Jump to content

Search the Community

Showing results for tags 'điễm tin hàng ngày'.

  • Search By Tags

    Type tags separated by commas.
  • Search By Author

Content Type


Forums

  • Tin Tức Thời Sự
    • Thời Sự Việt Nam
    • Tin Quốc Tế
    • Tin Cộng Đồng Người Việt Hải Ngoại
    • Bình Luận Thời Sự
    • Khoa Học & Kỹ Thuật - Môi Trường
    • Kinh Tế
    • Biển Đông
    • Thể Thao
    • Thế Giới Động Vật
  • Đời Sống Xã Hội & Tâm Linh
    • Sức Khỏe
    • Tìm Hiểu Tôn Giáo
    • Tử Vi & Phong Thủy
    • Quê Hương Ký Sự
    • Tâm Linh
    • Xã Hội
  • Văn Hóa & Nghệ Thuật
    • Phụ Nử
    • Lịch Sử
    • lời hay ý đẹp
    • Văn Hóa & Nghệ Thuật
    • Online Study
    • Truyện ngắn Audio
  • Vườn Thơ
    • Thơ Sáng Tác
    • Thơ Đấu Tranh
    • Thơ Sưu Tầm
  • Âm Nhạc
    • Thông Tin Âm Nhạc
    • Nhạc Online
    • Cải Lương - Tân Cổ
    • Quán Khuya
  • Giải Trí
    • Thư Giãn
  • Phim & Nhạc
    • Phim Online
    • Thông Tin Điện Ảnh
    • Đời Nghệ Sỹ
  • Thông Báo
    • Cập nhật lượng khách truy cập

Categories

  • Videos
    • Âm Nhạc
    • Film online
    • Thễ Thao
    • Thế Giới Động Vật
    • Thảm Họa Hàng Không
    • Kinh Tế
    • Khoa Học
  • Tin Tức
    • RFA
    • Thời Sự Việt Nam
    • Thế Giới
    • Người Việt Hải Ngoại
    • RFI
    • Thời Sự Hoa Kỳ
    • Khung Trời Mới
    • ĐKN
    • NTD
    • The Saigon Post
    • Nửa Vòng Trái Đất TV
    • Culture Chanel
    • Chuyễn Động Toàn Cầu
    • VIETV NETWORK
    • Tự Lực Bookstore
    • Thế Giới Tiêu Điểm
    • LITTLE SAIGON NEWS
    • VietCatholicNews
    • English News
  • Bình Luận - Thời Sự
    • Sài Gòn TV Bên Kia Màn Khói
    • OfficialVietFaceTV
    • Đọc Báo Vẹm
    • Người Việt TV
    • VOA
    • Truyền Hình Calitoday
    • Biển Đông
    • PhoBolsaTV
    • SBTN
    • BBC Tiếng Việt
    • Saigon TV 57.5
    • Việt Thảo tonight
    • Kinh Tế Gia Nguyễn Xuân Nghĩa
    • TV Tuần-san
    • 2VNR
    • Mẹ Nấm
    • Tiếng Vọng Về Nguồn (TVVN)
    • VIETLIVE TV
    • SET TV (Saigon Entertainment Television)
    • Viet TV Australia
    • Trung Quốc Không Kiểm Duyệt
    • LSTV
    • Chiến Tranh Ukraine
    • Sỗ Tay Quân Sự
    • Nguoi Viet Channel
    • Chão Lửa Trung Đông
  • Đời Sống
    • Tử Vi & Phong Thủy
    • Lịch Sử & Văn Hóa
    • Tâm Linh
    • Tinh Hoa TV
    • Ẫm Thực
    • Sức Khỏe
    • Biết tõ cùng ai ?
    • Online Study
  • Văn Hóa Nghệ Thuật
    • Văn Học Nghệ Thuật

Find results in...

Find results that contain...


Date Created

  • Start

    End


Last Updated

  • Start

    End


Filter by number of...

Joined

  • Start

    End


Group


  1. Đảng Cộng sản Việt Nam đã suy nghĩ tới các phương án đổi mới chính trị, tuy nhiên phương án được hiểu là cải tổ từ một hệ thống nhất nguyên một đảng thành hệ thống đa đảng chính trị đối lập có thể chưa rõ khi nào được tiến hành, theo một nhà phân tích chính trị học Việt Nam. Nhấp vào nút play (►) dưới đây để nghe: Tải xuống Trao đổi với BBC hôm 24/7/2016, Tiến sỹ Hà Hoàng Hợp, nhà nghiên cứu cao cấp thuộc Viện Nghiên cứu Đông Nam Á và Viện Chiến lược Quốc tế tại Singapore, nói: "Cải cách chính trị ở Viêt Nam có nghĩa là cải cách từ hệ thống một đảng thành hệ thống nhiều đảng hơn điều đó tôi nghĩ Đảng Cộng sản Việt Nam đã nghĩ tới, nhưng không biết bao giờ họ có thể làm được." 'Người ta có nghỉ không?' Chính quyền Việt Nam đang làm thí điểm dự án 'nhất thể hóa' các chức vụ đảng và chính quyền, nhà nước ở một số địa phương. Khi được hỏi, liệu trong nhiệm kỳ này của Quốc hội Việt Nam, liệu có thể diễn ra thay đổi, đổi mới nào nữa, ở giữa nhiệm kỳ Quốc hội khóa mới hay không, với các vị trí tam, tứ trụ, nhất là ở hai vị trí đứng đầu nhà nước và người lãnh đạo Đảng cầm quyền, nhà phân tích nói: "Nếu có một thay đổi như nói như vậy, thì chắc chắn là có tuyên thệ, đấy là theo luật. Chuyện tuyên thệ là một thủ tục, nhưng nó theo luật, nếu mà có xảy ra một việc mà giữa chừng có ai nghỉ, mà có người khác lên, mà người đó phải tuyên thệ thì bắt buộc phải tuyên thệ thôi. "Còn người ta có nghỉ không, thì có người dự đoán là có, có người lại bảo là không," học giả này nói thêm. (BBC)
  2. Ngày 15/7/2016, một biểu tình viên chuyên nghiệp của nhóm No-U, Dòng Chúa cứu thế tuyên bố lập “Liên minh Dân tộc Việt Nam tự quyết” với mục tiêu đòi Đảng Cộng sản Việt Nam trao trả quyền lực về tay “nhân dân” và phải trưng cầu dân ý các vấn đề hệ trọng. Cho đến nay “Liên minh Dân tộc Việt Nam tự quyết” của ông Vịnh đã được Nguyễn Chí Trung tự xưng là “Ủy viên Trung ương Đặc trách Đối ngoại” của “Ban Chấp hành Việt nam Dân chủ Xã hội Đảng” ra quyết định “ tham gia Liên minh Dân tộc Việt nam Tự quyết”. Cùng đó, cờ vàng Cali Nguyễn Thế Quang, tự nhận là “Chủ tịch đảng Dân Chủ Việt” và “Tổng thống Chính Phủ Việt Nam Cộng Hoà Lưu Vong ” ra “thông báo” ủng hộ “Liên minh Dân tộc Việt Nam tự quyết” của ông Vịnh. Ông Lưu Văn Vịnh sinh năm 1967, bắt đầu tham gia biểu tình nước dưới danh nghĩa tưởng niệm với nhóm No-U Hà Nội từ đầu năm 2014. Qua facebook cho thấy, Vịnh tham gia khác nhiều các cuộc biểu tình từ trong Nam ra Bắc, thường hay ủng hộ cho dân khiếu kiện ở Dương Nội và không có chính kiến gì rõ ràng . (Dân News)
  3. Cuộc gặp của Tổng thống Obama và một số đại diện xã hội dân sự Việt Nam ngày 24/5 ở Hà Nội Chuyến thăm của Tổng thống Mỹ Barack Obama đến Việt Nam từ ngày 23/5 đến 25/5 là một sự kiện truyền thông lớn cho BBC Tiếng Việt. Đội ngũ từ hai văn phòng BBC tại London và Bangkok, trong điều kiện không có phóng viên tường thuật tại chỗ ở Việt Nam, đã nỗ lực cập nhật các diễn biến quan trọng và tìm cách kịp thời đưa các phân tích từ nhiều góc độ khác nhau về sự kiện này. Một trong những nội dung được chúng tôi tường thuật là cuộc gặp của Tổng thống Obama với sáu đại diện xã hội dân sự Việt Nam ngày 24/5 ở Hà Nội. Để có thông tin về những điều được đề cập trong cuộc gặp, BBC đã phỏng vấn một trong những người tham dự, bà Nguyễn Hồng Oanh, Giám đốc Ban hành động vì sự phát triển hòa nhập (IDEA), nơi vận động cho quyền của người khuyết tật. Phát biểu của bà được đưa vào trang Tường thuật Trực tiếp ngày 24/5. Bà Hồng Oanh nhắc lại với BBC về những điều mà các vị khách đại diện cho xã hội dân sự, trong đó có bà, đã nói với Tổng thống Obama ở cuộc gặp. Bà nhắc đến ca sĩ và nhà hoạt động Mai Khôi, ông Lê Quang Bình, một nhà xã hội học vận động cho quyền của người đồng tính, song tính và chuyển giới (LGBT). Bà Oanh tường thuật: “Tại cuộc gặp ông Obama, tôi nói về quyền của người khuyết tật, ông Bình nói về quyền của người LGBT, cô Khôi nói về quyền tự do biểu diễn. Không có ai đề cập về chuyện bầu cử Quốc hội cũng như vấn đề nhân quyền hay tù nhân chính trị.” Nhưng có những thông tin khác về cuộc gặp. Một thông cáo của Tổng thống Barack Obama sau cuộc gặp nhắc đến Mai Khôi như “một nghệ sĩ rất được ưa thích, người lên tiếng cho tự do ngôn luận, biểu đạt, cho các nghệ sĩ ở Việt Nam”. Tuy nhiên thông cáo này đã không được BBC đề cập trong trang tường thuật trực tiếp. Chúng tôi cũng đã không nắm bắt để đưa vào trang tường thuật trực tiếp bình luận về nội dung cuộc gặp của chính ca sĩ Mai Khôi trên trang Facebook của cô. Sau khi xem xét những thiếu sót này, chúng tôi thừa nhận tường thuật của BBC đã chưa phản ánh chính xác những gì diễn ra tại cuộc gặp. Chúng tôi rất tiếc đã đưa tin mà thiếu sự thẩm tra đầy đủ. Bài viết về các nhà hoạt động Cuộc gặp này cũng là chủ đề một bài blog của phóng viên BBC Ben Ngô đăng vào ngày 27/5, có tựa “Nhà hoạt động Việt Nam ‘cần chính trực’.” Tác giả đặt vấn đề “thực hư các nhà hoạt động có mặt tại cuộc gặp đã nói gì với Tổng thống Mỹ”. Bài viết dẫn lại phỏng vấn với bà Nguyễn Hồng Oanh và trích thông cáo của ca sĩ Mai Khôi. Tác giả phỏng vấn thêm Tiến sĩ Nguyễn Quang A và trích lời ông trong bài, mặc dù ông đã cho biết ông không có mặt trong cuộc gặp và từ chối bình luận về ca sĩ Mai Khôi. Tiến sĩ Nguyễn Quang A được dẫn lời, “Thực tế là có người chẳng thấy tham gia hoạt động dân sự nào cả mà chỉ chém gió trên Facebook rất là kinh”. Câu nói này có thể đã tạo ấn tượng ca sĩ Mai Khôi là đối tượng bị chỉ trích. Chúng tôi cho rằng bài blog này không phản ánh đúng nội dung cuộc gặp, và BBC đã sơ suất khi cho đăng bài. BBC Tiếng Việt luôn cố gắng đảm bảo sự chính xác, cân bằng và không thiên vị trong cách đưa tin và tường thuật. Chúng tôi rất tiếc về hai bài đã đăng trên trang web vì không đáp ứng đầy đủ các nguyên tắc và hướng dẫn biên tập của BBC. Cuối cùng, chúng tôi xin giới thiệu bài viết của ca sĩ Mai Khôi gửi cho trang web của BBC để độc giả có cái nhìn đầy đủ hơn về cuộc gặp với Tổng thống Obama. Lê Quỳnh Trưởng ban BBC Tiếng Việt (BBC)
  4. Người phát ngôn Bộ Quốc phòng Campuchia, Đại tướng Chhum Socheat, cho biết quân đội nước này đang điều tra một kế hoạch đảo chính khi xuất hiện một đoạn băng hình trong đó một người đàn ông tuyên bố kế hoạch đảo chính chống lại Thủ tướng Hun Sen. Phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Campuchia Chhum Socheat trả lời phỏng vấn trong một cuộc họp báo tại Phnom Penh. Ảnh: AFP/TTXVN Phóng viên TTXVN tại Phnom Penh dẫn lời Tướng Socheat nói rằng quân đội đã bắt đầu điều tra nguồn gốc và tính chính xác của đoạn băng hình được đưa lên "Youtube" và mạng xã hội "Facebook" vào ngày 17/7 trong đó có một người đàn ông tự xưng là người “Siem Reap Angkor” với lời kêu gọi quân đội chuẩn bị cho một cuộc đảo chính quân sự. Tờ nhật báo Campuchia ngày 20/7 trích dẫn lời Tướng Chhum Socheat nói: "Hành động này hết sức điên khùng và các lực lượng vũ trang của chúng tôi đang tìm kiếm người đàn ông kêu gọi tổ chức một cuộc đảo chính chống lại chính phủ hợp pháp. Chúng tôi sẽ không cho phép một cuộc đảo chính quân sự xảy ra ở Campuchia. Đây là một hành động điên khùng mà chúng tôi không thể chấp nhận". Ngồi trước một tấm biểu ngữ và nói với một giọng riêng của người Campuchia vùng Koh Kong, gần biên giới Thái Lan, người đàn ông trong đoạn băng hình thông báo một kế hoạch không rõ ràng nhằm giải phóng đất nước khỏi chế độ độc tài Hun Sen: "Đơn vị ở khu vực Tây Nam thông báo đến tất cả các đơn vị và các bộ, ngành ở khắp cả nước nhanh chóng chuẩn bị để chống lại chế độ độc tài do đảng CPP của ông Hun Sen lãnh đạo. Đơn vị chúng tôi không thừa nhận chính phủ hiện nay do Hun Sen, Chủ tịch CPP lãnh đạo". Đoạn băng hình có độ dài khoảng 4 phút, trước đó không được phát tán rộng rãi cho đến khi trang mạng "Fresh News" - được coi là có mối liên hệ với đảng CPP - ngày 19/ đưa lên trang này kèm một bài viết về kế hoạch cuộc đảo chính. Cùng khoảng thời gian này, nhiều đoạn băng hình khác được lan truyền trên "Facebook" cho thấy cảnh nhiều xe tăng đang được di chuyển từ căn cứ quân sự gần đền Preah Vihea ở khu vực biên giới Campuchia-Thái Lan về Phnom Penh ngày 18/7. Tuy nhiên, Tướng Chhum Socheat nói rằng việc di chuyển xe tăng không liên quan đến mối đe dọa đảo chính bởi các xe tăng này được di chuyển đến một căn cứ quân sự lớn ở tỉnh Kompong Speu, cách Phnom Penh khoảng 45 km về phía Tây, dọc quốc lộ 4. Ông cũng nhấn mạnh thêm rằng: "Một số xe tăng được đưa từ tỉnh Preah Vihear về căn cứ quân sự ở tỉnh Kompong Speu để sửa chữa". Trong lúc đó, Tư lệnh sư đoàn 3 đóng quân ở tỉnh Preah Vihear, Tướng Srey Doek, từ chối bình luận về việc di chuyển xe tăng và để nghị chuyển câu hỏi này đến Đại tướng Hing Bunheng, Tư lệnh đơn vị bảo vệ Thủ tướng Hun Sen. Tuy nhiên, tờ nhật báo Campuchia cho biết không thể liên lạc được với Tướng Hin Bunheng và Bộ trưởng Quốc phòng Tea Banh. Nhà nghiên cứu Long Kimkhorrn, chuyên gia về quân sự và các mối quan hệ quốc tế của Đại học Tổng hợp Panasastra ở PhnomPenh, nói rằng căn cứ quân sự ở Kompong Speu có vị trí chiến lược quan trọng bởi nó ở sát thủ đô Phnom Penh đồng thời là nơi đóng quân của trung đoàn nhảy dù cơ động 911. Do vậy, "việc di chuyển này dứt khoát không phải để sửa chữa, hoặc chỉ do một vài vấn đề kỹ thuật, mà việc di chuyển những phương tiện này về Kompong Speu, vốn là một khu vực quân sự đặc biệt, là do vấn đề an ninh ở thủ đô". Ông này nói thêm rằng việc di chuyển xe tăng có thể liên quan đến việc xuất hiện đoạn băng hình đe dọa đảo chính quân sự hoặc để đảm bảo an ninh trong lễ tang nhà phân tích chính trị nổi tiếng Kem Ley được dự đoán là sẽ có hàng chục nghìn người đến viếng. Tuy nhiên, Bun Buntenh, một nhà sư bất đồng chính kiến, thành viên ban tổ chức lễ tang ông Kem Ley cho rằng hành động di chuyển xe tăng là để đe dọa những người kéo về Phnom Penh viếng nhân vật này. Trong khi đó, ông Phay Siphan, Quốc vụ khanh Nhà nước, người phát ngôn Hội đồng Bộ trưởng thì nói rằng chính quyền không có ý định đe dọa ai cả. TTK (Tin Tức VN)
  5. Ông Nguyễn Xuân Phúc đã tham dự hội nghị Asem 11 tại Mông Cổ Thông tấn xã Việt Nam vừa được uỷ quyền bác bỏ thông tin nói Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tuyên bố Việt Nam "tôn trọng lập trường của Trung Quốc" về Biển Đông. Hãng thông tấn nhà nước Việt Nam nói báo chí Trung Quốc đã nói sai sự thật khi tường thuật về cuộc gặp giữa ông Nguyễn Xuân Phúc và Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường bên lề Hội nghị thượng đỉnh Á – Âu (Asem) tại Ulan Bator (Mông Cổ) ngày 14/7/2016. Các tờ báo lớn của Đảng Cộng sản Trung Quốc như Trung Quốc Nhật báo và Nhân dân Nhật báo đều chạy tin nói rằng thủ tướng Việt Nam khẳng định “Việt Nam tôn trọng lập trường của Trung Quốc về vụ kiện trọng tài Biển Đông”. Ông Phúc cũng được báo Trung Quốc dẫn lời nói: “Việt Nam sẵn sàng thúc đẩy đàm phán song phương về vấn đề biển và quản lý đúng đắn những khác biệt với Trung Quốc nhằm đóng góp cho hòa bình và ổn định khu vực”. Theo chính phủ Việt Nam, thông tin này không đúng. Ông Phúc, theo nguồn tin chính phủ Việt Nam, chỉ khẳng định lại "lập trường của Việt Nam đối với phán quyết ngày 12/7/2016 của Tòa Trọng tài Thường trực (PCA)". Cho tới nay, lập trường của Việt Nam chỉ là hoan nghênh việc Tòa PCA đưa ra phán quyết và tiếp tục ủng hộ giải quyết tranh chấp ở Biển Đông bằng biện pháp hòa bình, "bao gồm các tiến trình ngoại giao và pháp lý". Chính phủ Việt Nam tuy chưa khẳng định nhưng cũng chưa bao giờ bác bỏ khả năng kiện Trung Quốc ra tòa. Ông Nguyễn Xuân Phúc đã kết thúc chuyến thăm chính thức Mông Cổ và tham dự Asem 11 vào chiều 16/7. (BBC)
  6. Những người phản đối cuộc đảo chính ăn mừng tại sân bay Ataturk, Istanbul, ngày 16 tháng 7 năm 2016. Các giới chức Thổ Nhĩ Kỳ cho biết khoảng 2839 binh sĩ và sĩ quan đã lập kế hoạch để âm mưu đảo chính vào khuya thứ Sáu đã bị bắt giữ, giữa lúc Tổng Thống Thổ Nhĩ Kỳ tố cáo một Giáo sĩ Hồi giáo sống lưu vong là người tổ chức âm mưu này. Tin còn cho hay có tới 2,745 thẩm phán bị tạm ngưng việc vì có những liên hệ với giáo sĩ Fetullah Gulen. Truyền thông Thổ Nhĩ Kỳ tường thuật rằng có 140 trát bắt giữ được ban hành, chống một số thành viên của toà án tối cao Thổ Nhĩ Kỳ. Giáo sĩ Hồi giáo Fetullah Gulen, đang cư ngụ tại bang Pennsylvania, Hoa Kỳ bác bỏ cáo buộc cho rằng ông là người đứng sau âm mưu đảo chính. Hôm thứ Bảy, Ngoại Trưởng Kerry cho biết Thổ Nhĩ Kỳ chưa chính thức yêu cầu Mỹ dẫn độ giáo sĩ Gulen, nhưng Hoa Kỳ sẽ cứu xét việc này nếu chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ trình ra những chứng cớ vững chắc cho thấy ông Gulen đã làm điều sai trái. Ngỏ lời trước quốc dân vào chiều thứ Bảy - giờ địa phương, Thủ Tướng Thổ Nhĩ Kỳ Binali Yildirim miêu tả đêm hôm trước là “một vết nhơ đối với quốc gia.” Trước đó trong một bài diễn văn phát đi trên đài truyền hình, Tham mưu trưởng quân lực Thổ Nhĩ Kỳ Umit Dundar ca ngợi “sự hợp tác lịch sử giữa chính phủ và nhân dân Thổ Nhĩ Kỳ”, tuy nhiên ông cảnh báo rằng các hành động của các quân nhân đã dàn dựng âm mưu đảo chính sẽ không được dễ dàng tha thứ. Ông nói: “Thổ Nhĩ Kỳ đã chứng kiến sự điên rồ của một nhóm người đã nổ súng và đánh bom vào quốc hội của chính họ, nhân dân của chính họ, và tài nguyên đất nước họ. Chúng ta sẽ không bao giờ quên những hành động ấy.” Có những tin tức khác nhau về con số người bị giết trong các vụ chạm trán, nhưng các giới chức cho hay có ít nhất 161 người thiệt mạng. Các giới chức tình báo và quân sự Tây phương đang theo sát các diễn biến tại Thổ Nhĩ Kỳ, một nước thành viên NATO và là đồng minh chủ yếu của Mỹ trong cuộc chiến chống nhóm khủng bố Nhà Nước Hồi giáo. Thổ Nhĩ Kỳ cũng hậu thuẫn phe đối lập ôn hoà đang tìm cách lật đổ chế độ của Tổng Thống Syria Bashar al-Assad. Có tin tường thuật rằng các giới chức Thổ Nhĩ Kỳ đã chặn các máy bay chiến đấu của Mỹ cất cánh từ căn cứ không quân Incirlik. Các giới chức Mỹ cho hay họ đang đòi phía Thổ Nhĩ Kỳ giải thích lý do. (VOA)
  7. Áp phích kêu gọi cử tri đi bầu cử trên đường phố Hà Nội, 22/4/2016. Báo chí Việt Nam đưa tin Hội đồng bầu cử quốc gia đã họp hôm 15/7 để biểu quyết về tư cách đại biểu Quốc hội của 496 người trúng cử trong kỳ bầu cử hồi tháng 5. Hội đồng đã không công nhận ông Trịnh Xuân Thanh đủ tư cách là đại biểu Quốc hội khóa 14. Ông Thanh, nguyên Phó chủ tịch tỉnh Hậu Giang, là người duy nhất bị hủy tư cách đại biểu Quốc hội. Trong cuộc bầu cử vừa qua, ông Trịnh Xuân Thanh đạt tỷ lệ 75,28% số phiếu hợp lệ và trở thành người trúng cử tại tỉnh Hậu Giang. Tuy nhiên, trong hơn một tháng trở lại đây, dư luận xã hội và báo chí đã phanh phui ra nhiều sai phạm của ông khi ông nắm các vị trí khác nhau trong hệ thống nhà nước, tạo ra sức ép dẫn đến việc ông phải chủ động không tái ứng cử chức phó chủ tịch tỉnh Hậu Giang và nay là bị hủy tư cách đại biểu Quốc hội. Theo thể lệ Quốc hội và Luật bầu cử Việt Nam, người ứng cử phải qua một quy trình sàng lọc nhiều tầng nấc trước khi trở thành ứng cử viên chính thức. Việc ông Trịnh Xuân Thanh là người có nhiều vấn đề như gây thua lỗ hàng nghìn tỷ đồng khi còn điều hành doanh nghiệp nhà nước, hay có những biểu hiện xấu về tư cách song vẫn lọt qua đã làm nhiều người đặt ra câu hỏi về tính hiệu quả của quy trình. Đại biểu Quốc hội khóa 13 Dương Trung Quốc giải thích với VOA về vấn đề này: “Bởi vì thực ra người dân được tham dự đến đâu trong quy trình đó. Chủ yếu là bộ máy, trong đó có bộ máy của Đảng, của chính quyền, của Quốc hội, v.v… Cho nên quan điểm của tôi là qua việc này có bộc lộ rất nhiều kẽ hở. Thậm chí còn có vấn đề quan trọng hơn thế nữa. Ví dụ như là ông ấy vốn là một quan chức ở một bộ ở trung ương được giới thiệu để tham gia vào lãnh đạo địa phương như một sự luân chuyển cán bộ. Thì đến lúc này người ta mới phát hiện ra, khi các cơ quan của đảng vào cuộc, mới phát hiện ra ông này không nằm trong diện luân chuyển”. Vụ ông Trịnh Xuân Thanh cũng làm nhiều người nêu ra chất vấn trên mạng xã hội rằng tại sao một nhân vật như ông đã được công nhận là ứng cử viên hồi tháng 5, trong khi những người tự ứng cử độc lập có tư cách và thành tích công việc tốt hơn lại không lọt qua các vòng của quy trình. Đại biểu Dương Trung Quốc đưa ra cái nhìn của người trong cuộc như sau: “Tôi đã phát biểu trên nhiều diễn đàn rằng cái điều đó nó thể hiện sự cứng nhắc trong thể lệ bầu cử. Bởi vì Quốc hội cứ muốn xây dựng một cái cơ cấu được gọi là hợp lý và cơ cấu quá cứng. […] Thì có lẽ thông qua sự việc này chắc là trong thời gian tới cũng phải nhìn nhận lại cái thể lệ bầu cử cho nó bảo đảm tính dân chủ, hay nói cách khác là bảo đảm chất lượng trong sự lựa chọn của cử tri”. Sự kiện Hội đồng bầu cử quốc gia không công nhận tư cách đại biểu của ông Trịnh Xuân Thanh cũng được dư luận xã hội nhìn nhận như một kết quả quan trọng của sức ép mạnh mẽ từ dư luận và mạng xã hội. An Tôn (VOA)
  8. Áp phích kêu gọi cử tri đi bầu cử trên đường phố Hà Nội, 22/4/2016. Báo chí Việt Nam đưa tin Hội đồng bầu cử quốc gia đã họp hôm 15/7 để biểu quyết về tư cách đại biểu Quốc hội của 496 người trúng cử trong kỳ bầu cử hồi tháng 5. Hội đồng đã không công nhận ông Trịnh Xuân Thanh đủ tư cách là đại biểu Quốc hội khóa 14. Ông Thanh, nguyên Phó chủ tịch tỉnh Hậu Giang, là người duy nhất bị hủy tư cách đại biểu Quốc hội. Trong cuộc bầu cử vừa qua, ông Trịnh Xuân Thanh đạt tỷ lệ 75,28% số phiếu hợp lệ và trở thành người trúng cử tại tỉnh Hậu Giang. Tuy nhiên, trong hơn một tháng trở lại đây, dư luận xã hội và báo chí đã phanh phui ra nhiều sai phạm của ông khi ông nắm các vị trí khác nhau trong hệ thống nhà nước, tạo ra sức ép dẫn đến việc ông phải chủ động không tái ứng cử chức phó chủ tịch tỉnh Hậu Giang và nay là bị hủy tư cách đại biểu Quốc hội. Theo thể lệ Quốc hội và Luật bầu cử Việt Nam, người ứng cử phải qua một quy trình sàng lọc nhiều tầng nấc trước khi trở thành ứng cử viên chính thức. Việc ông Trịnh Xuân Thanh là người có nhiều vấn đề như gây thua lỗ hàng nghìn tỷ đồng khi còn điều hành doanh nghiệp nhà nước, hay có những biểu hiện xấu về tư cách song vẫn lọt qua đã làm nhiều người đặt ra câu hỏi về tính hiệu quả của quy trình. Đại biểu Quốc hội khóa 13 Dương Trung Quốc giải thích với VOA về vấn đề này: “Bởi vì thực ra người dân được tham dự đến đâu trong quy trình đó. Chủ yếu là bộ máy, trong đó có bộ máy của Đảng, của chính quyền, của Quốc hội, v.v… Cho nên quan điểm của tôi là qua việc này có bộc lộ rất nhiều kẽ hở. Thậm chí còn có vấn đề quan trọng hơn thế nữa. Ví dụ như là ông ấy vốn là một quan chức ở một bộ ở trung ương được giới thiệu để tham gia vào lãnh đạo địa phương như một sự luân chuyển cán bộ. Thì đến lúc này người ta mới phát hiện ra, khi các cơ quan của đảng vào cuộc, mới phát hiện ra ông này không nằm trong diện luân chuyển”. Vụ ông Trịnh Xuân Thanh cũng làm nhiều người nêu ra chất vấn trên mạng xã hội rằng tại sao một nhân vật như ông đã được công nhận là ứng cử viên hồi tháng 5, trong khi những người tự ứng cử độc lập có tư cách và thành tích công việc tốt hơn lại không lọt qua các vòng của quy trình. Đại biểu Dương Trung Quốc đưa ra cái nhìn của người trong cuộc như sau: “Tôi đã phát biểu trên nhiều diễn đàn rằng cái điều đó nó thể hiện sự cứng nhắc trong thể lệ bầu cử. Bởi vì Quốc hội cứ muốn xây dựng một cái cơ cấu được gọi là hợp lý và cơ cấu quá cứng. […] Thì có lẽ thông qua sự việc này chắc là trong thời gian tới cũng phải nhìn nhận lại cái thể lệ bầu cử cho nó bảo đảm tính dân chủ, hay nói cách khác là bảo đảm chất lượng trong sự lựa chọn của cử tri”. Sự kiện Hội đồng bầu cử quốc gia không công nhận tư cách đại biểu của ông Trịnh Xuân Thanh cũng được dư luận xã hội nhìn nhận như một kết quả quan trọng của sức ép mạnh mẽ từ dư luận và mạng xã hội. An Tôn (VOA)
  9. Thuyền viên Philippines ra dấu với tàu Tuần duyên Trung Quốc khi họ chặn chiếc tàu này tiến vào Bãi Cỏ Mây ở Biển Đông, 29/3/2014. TAIPEI / MANILA — Một nước Trung Quốc phẫn nộ và một nước Philippines hân hoan đang dự tính mở các cuộc đàm phán chính thức, một động thái chính trị được nhiều người ủng hộ bởi vì nó sẽ giảm thiểu nguy cơ xảy ra xung đột vũ trang, sau khi Toà Trọng tài Liên Hiệp Quốc hôm qua bác bỏ căn cứ pháp lý của tuyên bố chủ quyền của Bắc Kinh tại Biển Đông đang trong vòng tranh chấp. Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị châm biếm phán quyết của Toà Trọng tài Liên Hiệp Quốc, bác bỏ tính hợp pháp của tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc trên 95% diện tích Biển Đông theo “đường 9 đoạn”, một vùng biển rộng 3,5 triệu km vuông phong phú hải sản và tài nguyên như dầu và khí đốt, và cũng là một tuyến hàng hải quan trọng cho thương thuyền qua lại. Mặc dù vậy, ông Vương cũng đánh tiếng rằng ông muốn có đối thoại. Khuya hôm thứ Ba, Ngoại Trưởng Trung Quốc nói: “Bây giờ trò hề đã qua, giờ là lúc chúng ta nên quay lại con đường ngay. Phía Trung Quốc nhận thấy rằng tân chính phủ Philippines hồi gần đây đã đưa ra một loạt tuyên bố, kể cả những phát biểu cho thấy họ sẵn sàng tái tục thương thuyết và đối thoại với Trung Quốc về vấn đề Biển Nam Trung Hoa.” Bắc Kinh từ lâu vẫn nói họ muốn mở các cuộc đàm phán song phương để giải quyết vụ tranh chấp biển đảo, thay vì sử dụng các cơ quan đa quốc gia. Tại Manila hôm qua, Ngoại trưởng Philippines Perfecto Yasay miêu tả phán quyết của Toà Trọng tài LHQ là “một quyết định có tính bước ngoặt”, nói rằng phán quyết này đã “đóng góp quan trọng” hướng tới việc giải quyết các cuộc tranh chấp biển đảo vẫn đang tiếp diễn, và ông hối thúc tất cả các bên “hãy tự chế và tỉnh táo.” Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte, người lên nhậm chức vào ngày 30/6, từng nói rằng ông muốn thương thuyết tay đôi với Trung Quốc, bất chấp thái độ cứng rắn hơn của ông trong một chiến dịch tranh cử tổng thống được đánh dấu bằng những lời lẽ thô tục và những hứa hẹn. Đối thoại có thể giúp đẩy lùi bất cứ mối đe doạ chiến tranh và giúp cho các vùng biển giữa hai nước này trở nên an toàn hơn cho những hoạt động thương mại của cả hai nước, đặc biệt là cho ngư dân Philippines. Giải pháp này cũng giúp Trung Quốc cải thiện hình ảnh của mình như một nước ỷ lớn hiếp bé trong cuộc tranh chấp lãnh hải kéo dài 4 thập niên nay, dưới con mắt của mọi người từ Châu Á cho tới Hoa Kỳ. Vấn đề phức tạp Trung Quốc đã gây phẫn nộ cho Philippines và 4 nước khác cũng tranh giành chủ quyền Biển Đông với các hoạt động quân sự hoá và các dự án bồi đắp đất xây đảo giữa 500 đảo hay cấu trúc địa lý bé nhỏ, về phần lớn không có điều kiện để sinh sống trong Biển Đông. Brunei, Malaysia, Việt Nam và Philippines tuyên bố chủ quyền một phần vùng biển này dọc theo các bờ biển của các nước này. Chính phủ Philippines dưới thời Tổng thống Benigno Aquino đã khởi tố Trung Quốc ra trước toà án Liên Hiệp Quốc cách đây 3 năm, sau khi Manila đối đầu với các tàu đánh cá Trung Quốc tại một bãi cạn trong vòng tranh chấp. Trung Quốc còn chiếm đóng hai bãi cạn trong vùng đặc quyền kinh tế của Philippines. Trung Quốc viện dẫn các tài liệu lịch sử để biện minh cho tuyên bố chủ quyền của mình. Bắc Kinh đặt nghi vấn về tiến trình tìm sự thật của toà án Liên Hiệp Quốc, và nói rằng toà án này không có quyền tài phán trong vụ tranh chấp này. Mặt khác, phán quyết của Toà Trọng tài LHQ còn là một đòn giáng đối với tuyên bố chủ quyền các vùng lãnh hải tương tự của Đài Loan, đặc biệt sau khi toà bác bỏ lập luận cho rằng các cấu trúc địa lý nổi khi thuỷ triều dâng lên tại quần đảo Trường Sa- kể cả đảo Itu Aba đang do Đài Loan kiểm soát, quyền được có vùng đặc quyền kinh tế trong phạm vi 200 hải lý. Phát biểu từ một tàu chiến lớp La Fayette đang chuẩn bị lên đường thực hiện sứ mạng tuần tiễu Biển Đông hôm nay, thứ Tư 13/7, Tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn nói việc Itu Aba bị giáng cấp xuống thành một hòn đá “phương hại nghiêm trọng tới vị thế pháp lý của chúng tôi trong việc hành xử quyền chủ quyền và các lợi ích hàng hải liên quan.” Bà Thái Anh Văn nói Đài Loan sẽ không bao giờ chấp nhận phán quyết đó. Phán quyết được đưa ra sau 8 tháng thảo luận đã được người dân Philippines hoan nghênh nhiệt liệt, và được cựu Tổng thống Philippines Benigno Aquino ca tụng. Chính phủ của ông đã khởi sự hồ sơ khiếu kiện Trung Quốc ra trước toà án quốc tế đặt tại La Haye, cho rằng Trung Quốc vi phạm các quyền của Philippines được sử dụng các vùng lãnh hải ngoài khơi bờ biển phía Tây Philippines. Thế bất cân bằng ngoại giao Tuy nhiên một số người Philippines bày tỏ lo sợ rằng Trung Quốc có thể thách thức phán quyết của toà và gây khó khăn hơn cho các tàu đánh cá Philippines trong các vùng biển đang tranh chấp. Những quan ngại ấy trao thêm quyền cho giải pháp mở đàm phán với Bắc Kinh. Ông Jay Batongbacal, Giám Đốc Viện Nghiên cứu Hàng Hải và Luật Biển tại Đại học Philippines nói :“Điều rõ rệt là chính phủ của ông Duterte sẽ tìm cách thương thuyết với người Trung Quốc để đạt một giải pháp hữu nghị nào đó.” Ông nói thêm rằng người Philippines đã giang tay đề nghị hoà bình, mục đích có lẽ là để Trung Quốc trở lại bàn đàm phán để thảo luận về cuộc tranh chấp. Theo ông Batongbacal, công chúng Philippines rõ ràng trông đợi họ thắng kiện, và họ cũng trông đợi chính phủ của họ phải có một lập trường mạnh mẽ đối với Trung Quốc về các vấn đề tranh chấp lãnh thổ. Giới phân tích nhận định Trung Quốc giờ đây đang lâm vào thế kẹt giữa việc tiếp tục duy trì lập trường cứng rắn để bảo vệ các tuyên bố chủ quyền lãnh thổ của mình trong tranh chấp Biển Đông và tìm một đường lối ngoại giao để thoát ra khỏi tình trạng bế tắc về vấn đề này với quốc tế. Lập trường quá cứng rắn, chẳng hạn như tuyến bố khu nhận dạng phòng không (ADIZ) sẽ phương hại đến hình ảnh vốn đã xấu của Trung Quốc trên khắp Châu Á, khu vực mà Trung Quốc muốn trở thành một láng giềng tốt. Nói chuyện với VOA, ông Tang Siew Mun, một nhà nghiên cứu cấp cao tại Viện nghiên cứu các vấn đề Đông Nam Á ISEAS Yusof Ishak nói: “Có phần chắc là Trung Quốc sẽ biểu dương lực lượng để khẳng định chủ quyền của họ, nhưng những biện pháp ấy chỉ làm cho hình ảnh rất xấu của Trung Quốc càng trở nên xấu xí hơn nữa.” Ralph Jennings - Joyce Huang (VOA)
  10. Chủ tịch Tập Cận Bình tuyên bố Trung Quốc sẽ không bị áp chế bởi phán quyết từ trọng tài PCA vốn phủ nhận đường chín đoạn và quyền chiếm hữu hầu hết Biển Đông của nước này. (China Daily) Sau khi phán quyết của Tòa Trọng tài Thường trực Quốc tế PCA được đưa ra phủ nhận tính hợp pháp của đường chín đoạn vốn là chiêu bài chiếm chủ quyền hầu hết Biển Đông của Trung Quốc, chính quyền nước này lập tức phủ nhận với truyền thông nhà nước đồng loạt đưa tin có 20.000 học giả trẻ đã ký đơn kiện lại phán quyết trên của tòa, đồng thời cảnh báo “Việt Nam có thể học theo Philippines kiện tiếp vì họ cũng chiếm giữ rất nhiều đảo ở Biển Đông”, tin mới hôm nay về Biển Đông dẫn nguồn truyền thông Trung Quốc ngày 12/7. Trung Quốc phản đối bất kỳ cưỡng chế hay hành động này dựa trên phán quyết của tòa PCA tại La Hay về Biển Đông, tin mới hôm nay về Biển Đông dẫn lời Chủ tịch Tập Cận Bình chiều 12/7 sau phán quyết lịch sử vừa ra. Ông Tập tuyên bố chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ cũng như tất cả lợi ích trên Biển Đông của Trung Quốc không bao giờ chịu tác động bởi một bên thứ ba như phán quyết của tòa PCA, tin mới hôm nay về Biển Đông dẫn tuyên bố của Chủ tịch Tập đăng tải trên trang báo nhà nước Global Times ngày 12/7. Global Times cùng lúc cũng đăng ngay bài bình luận vào chiều 12/7 để nói rằng phán quyết vừa ra của tòa PCA có thể tạo thông lệ để một số nước tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông với Trung Quốc đua nhau kiện cáo, đặc biệt là Việt Nam. “Trung Quốc cần phải chuẩn bị sẵn sàng để đối phó và ngăn chặn các nước khác cũng đua nhau nộp đơn lên hội đồng trọng tài quốc tế”, Global Times dẫn lời nhà nghiên cứu Đông Nam Á Cố Hiểu Tông tại học viện Khoa học Xã hội Quảng Tây ngày 12/7, “trong số nhiều quốc gia tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc, Việt Nam là đối tượng dễ học theo Philippines để tiếp tục nộp đơn kiện”, chuyên gia này nói. “Đơn giản là vì Việt Nam chiếm nhiều đảo và đảo nhỏ nhất ở Biển Đông và có xung đột lợi ích gay gắt nhất với Trung Quốc”, Cố chuyên gia nhấn mạnh, “Tinh thần dân tộc của họ đang dâng cao, nên Việt Nam khó mà từ chối việc này”. Trung Quốc hy vọng Việt Nam sẽ không dám phá hủy mối quan hệ đảng liên thông và hợp tác kinh tế-chính trị đôi bên để kiện tiếp giống Philippines. (Tân Hoa xã) “Dù Việt Nam đang hy vọng dựa hơi Mỹ để giành giật lợi ích lãnh thổ trên Biển Đông, nhưng nước này chắc chắn không muốn để mất mối quan hệ hợp tác lâu dài về chính trị và kinh tế với Trung Quốc”, ông Cổ nói tiếp. “Vì quan hệ Việt-Trung dựa trên cùng một hệ tư tưởng lý luận nên dễ bề vượt qua một số bất đồng, ít nhất là tạm thời trước mắt, thông qua cơ chế đảng cộng sản liên thông”, chuyên gia nghiên cứu Thái Bình Dương trụ sở Malaysia Ei Sun Oh nói. Ông này cũng đề cập tới chuyến thăm của Chủ tịch Hội đồng nhà nước Trung Quốc Dương Khiết Trì tới Hà Nội và gặp gỡ Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng cùng Chủ tịch Trần Đại Quang. “Hai bên lặp lại cam kết duy trì tình đoàn kết truyền thống cũng như sự sẵn lòng “kiểm soát bất đồng và bảo vệ ổn định hàng hải”, tin mới hôm nay về Biển Đông dẫn bình luận của ông Oh đăng tải trên Global Times. Còn một nhà nghiên cứu chuyên về Việt Nam tại Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Trung Quốc là Phan Kim Nga bình luận rằng phán quyết vừa ra của PCA chưa chắc đã tốt cho Việt Nam do Việt Nam cũng tranh chấp với Philippines vài hòn đảo nhỏ. Bà Nga cũng cảnh báo Trung Quốc thận trọng với việc ASEAN, dù vừa qua đã bác thông cáo chung lên án Trung Quốc, vẫn có thể tái đoàn kết để thực hiện điều này, đe dọa lợi ích đất nước. Cũng trong một dạng phản ứng thể hiện sự bất bình, Trung Quốc đã huy động được hơn 20.000 học giả trẻ ký kết đơn khiếu nại để kiện lại phán quyết của PCA vốn phủ nhận quyền chiếm hữu lịch sử của nước này trên Biển Đông qua cái gọi là đường chín đoạn. Hiện chính quyền Bắc Kinh đang ráo riết kêu gọi “lòng yêu nước” từ giới thanh niên và học giả khắp thế giới để ký vào đơn khiếu nại này để gửi lên văn phòng Luật pháp của Liên Hợp quốc, chống lại phán quyết PCA ra ngày 12/7, tin mới hôm nay về Biển Đông dẫn China Daily cùng ngày. Biên dịch từ Global Times, China Daily (Minh Báo)
  11. Cảnh biểu tình bên ngoài Lãnh sự quán Trung Quốc tại Manila, Philippines, ngày 12/7, vài giờ trước khi Tòa án Trọng tài Thường trực (PCA) ở Hague ra phán quyết về vụ kiện Biển Đông của Philippines. 15:56 Phóng viên BBC Johah Fisher Tòa Trọng tài Thường trực tại Hague sẽ ra phán quyết đối với đơn Philippines kiện Trung Quốc về các tuyên bố chủ quyền tại Biển Đông. Hai điểm chính được quan tâm nhiều là “đường chín đoạn” và lập trường của tòa đối với một số đảo, đá và bãi ngầm có tranh chấp. Vậy sự khác biệt về đảo, đá hay bãi ngầm thể theo luật pháp quốc tế là gì? Phóng viên BBC Jonah Fisher từ Manila giải thích trong video này. 15:52 15:54 Dự kiến hôm 12/07 Tòa Trọng tài Thường trực ở Hague sẽ đưa ra phán quyết được chờ đợi từ lâu, với kết luận về tuyên bố chủ quyền gây tranh cãi của Trung Quốc ở Biển Đông. Philippines đưa ra vụ kiện tại tòa án ở Hague, nêu những hoạt động của Trung Quốc trong khu vực này vi phạm luật pháp quốc tế. Trung Quốc tuyên bố chủ quyền khoảng 90% Biển Đông, bao gồm các rạn san hô và đảo mà các nước khác cũng tuyên bố chủ quyền. Trung Quốc nói họ không công nhận quyền tài phán của tòa và từ chối tham gia vụ kiện. Vụ kiện được Tòa Trọng tài phân xử theo Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (UNCLOS), mà Trung Quốc và Philippines đã ký kết. Phán quyết này mang tính bắt buộc nhưng tòa không có quyền hạn thực thi. 15:51 Các điểm nóng bùng phát gần đây xảy ra trong vài thập niên qua là giữa Việt Nam và Trung Quốc, và vụ giằng co giữa Philippines và Trung Quốc. Điểm qua một vài vụ việc gồm có: Năm 1974, Trung Quốc chiếm Hoàng Sa từ Việt Nam, giết chết hơn 70 binh sỹ người Việt Năm 1988, hai bên lại xung đột nhưng lần này ở Trường Sa, với phía Việt Nam gánh chịu thua thiệt, vì có khoảng 60 thủy thủ bị thiệt mạng Đầu 2012, Trung Quốc và Philippines có cuộc giằng co trên biển kéo dài, các bên cáo buộc nhau lấn vào bãi Scarborough Các tin không được xác nhận nói Hải quân Trung Quốc quấy phá hai điểm thăm dò khai thác của Việt Nam cuối 2012, dẫn đến các cuộc biểu tình chống Trung Quốc lớn trên đường phố Việt Nam Tháng 1/2013, Manila nói sẽ đưa Trung Quốc ra Tòa án của Liên Hiệp Quốc căn cứ vào Công ước Luật Biển của Liên Hiệp Quốc để thách thức các yêu sách của Trung Quốc Tháng 5/2014, Trung Quốc đưa vào hoạt động dàn khoan gần Hoàng Sa, dẫn tới tàu thuyền của hai nước đã có một số va chạm 15:51 Tin Mới Nhất Cảnh các phóng viên đứng chờ bên ngoài Cung điện Hòa bình, Hague, Hà Lan hôm 12/7. Dư luận đang quan tâm phán quyết sắp ra của Tòa án Trọng tài thường trực (PCA) về vụ kiện Biển Đông của Philippines. 16h14: Thiếu tướng Lê Văn Cương, nguyên viện trưởng Viện Chiến lược và Khoa học, của Bộ Công an Việt Nam nói với BBC: “Trung Quốc gần như có một chiến dịch vận động ngoại giao và truyền thông để quảng bá quan điểm rằng Trung Quốc là có cơ sở pháp lý với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa và cơ sở pháp lý với chủ quyền vùng nước bao chiếm trong đường chín đoạn.” “Họ có một chiến dịch truyền thông, là đòn tâm lý. Thứ nhất là để 1 tỷ 350 triệu người Trung Quốc biết. Thứ hai là tạo ra một dư luận ủng hộ của quốc tế với Trung Quốc khi tòa công bố phán quyết.” 16:15 Học giả về Asean Somkiat Onwimon nói đường chín đoạn "như một cái lưới cá bao bọc toàn bộ vùng biển" trên tờ Bangkok Post của Thái Lan. Thitinan Pongsudhirak, nhà nghiên cứu chính trị từ Đại học Chulalongkorn nói phán quyết của Tòa trọng tài sẽ cho Trung Quốc và Asean một cơ hội hàn gắn những rạn nứt bằng cách cùng hành động trên luật lệ chung. "Không đáng cho tham vọng lâu dài của Trung Quốc là trở thành một siêu cường quốc toàn cầu lại đi có tranh cãi về biển đảo với các quốc gia nhỏ láng giềng, và sau đó phớt lờ phán quyết quốc tế về tranh chấp. Đó sẽ là hành xử không thể trở thành cường quốc toàn cầu đáng được tôn trọng." 16:17 Nếu Trung Quốc tăng cường hoạt động quân sự ở khu vực tranh chấp, Hoa Kỳ và một số quốc gia khác không có lựa chọn nào hơn là phản ứng bằng các nhiệm vụ tuần tra tự do hàng hải đa quốc gia và bay tuần tra, quân chức Hoa Kỳ ẩn danh nói với Reuters. Tin mới nhất 16h25: Tòa ở Hague nói Trung Quốc không có căn cứ pháp lý để đòi “chủ quyền lịch sử” với các đảo trên Biển Đông. “Tòa kết luận không có căn cứ pháp l‎y để Trung Quốc đòi quyền lịch sử với các vùng biển nằm trong ‘đường chín đoạn’,” theo thông cáo của Tòa Trọng tài Thường trực ở Hague. Trung Quốc đã ra phản ứng, nói phán quyết “vô căn cứ”. Tân Hoa Xã nói phán quyết “không có giá trị”. 16:38 Tin Mới Nhất Trích đoạn phán quyết của Tòa Trọng tài LHQ về ‘Đường Chín Đoạn’ của Trung Quốc: “Tính hợp pháp của các hành động Trung Quốc: Tòa đã xem xét tính hợp pháp của các hành động Trung Quốc gây ra tại Biển Nam Trung Hoa. Tòa nhận thấy một số khu vực nằm trong vùng kinh tế đặc quyền (EEZ) của Philippines, và theo tòa, Trung Quốc đã vi phạm chủ quyền của Philippines trong EEZ qua cách: (a) Can thiệp vào công tác khai thác dầu khí và ngư nghiệp của Philippines, (b) Xây dựng đảo nhân tạo, và (c) Không ngăn các ngư dân Trung Quốc đến đánh cá trong EEZ này. Tòa cũng nhận định rằng ngư dân Philippines có quyền đánh cá truyền thống (traditional fishing rights) tại Bãi Scarborough và Trung Quốc đã ngăn cản quyền của họ. Tòa nhận định rằng các tàu hải tuần của Trung Quốc đã tạo ra một cách phi pháp rủi ro nghiêm trọng cho các vụ va đập khi họ thực hiện việc ngăn cản các tàu thuyền Philippines." 16:45 Reuters: Ngoại trưởng Philippines kêu gọi "kiềm chế và tỉnh táo" tại Biển Đông ngay sau một phán quyết của Tòa Trọng tài quốc tế có lợi cho Manila và lên án Bắc Kinh. "Các chuyên gia của chúng tôi đang nghiên cứu phán quyết này cẩn trọng và triệt để bởi đó là kết quả quan trọng của tòa trọng tài." Ngoại trưởng Perfecto Yasay nói tại một cuộc họp báo."Chúng tôi kêu gọi tất cả các bên liên quan kiềm chế và tỉnh táo. Philippines khẳng định hết sức tôn trọng quyết định cột mốc này". Bấm F5 để cập nhật..... (BBC)
  12. Ông Trịnh Xuân Thanh từng giữ chức chủ tịch hội đồng quản trị của Tổng công ty cổ phần Xây lắp dầu khí Việt Nam (PVC) Phó chủ tịch UBND Hậu Giang và là tân Đại biểu Quốc hội Trịnh Xuân Thanh bị Đảng Cộng sản Việt Nam kết luận có nhiều khuyết điểm, vi phạm. Thông cáo của Ủy ban Kiểm tra Trung ương chiều 11/7 kiến nghị Hội đồng Bầu cử quốc gia xem xét, không công nhận tư cách đại biểu quốc hội khóa 14 đối với ông Trịnh Xuân Thanh. Cơ quan kiểm tra của Đảng Cộng sản cũng yêu cầu kỷ luật ông Thanh. Ông Trịnh Xuân Thanh bị báo chí đưa tin hồi tháng Năm khi phát hiện chiếc xe Lexus 570 biển số xanh chở ông Thanh. 'Sai phạm' Nhưng không dừng lại ở sự việc này, nay Ủy ban Kiểm tra Trung ương nói thời gian ông Thanh làm lãnh đạo Tổng công ty cổ phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam (PVC) từ 2007 đến 2013 đã xảy ra các sai phạm. Từ 2007 đến 2013, ông Thanh là Phó Bí thư Đảng ủy, Tổng Giám đốc, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng quản trị Tổng công ty cổ phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam (PVC). Ủy ban Kiểm tra Trung ương nói ông Thanh và ban lãnh đạo PVC đã “thiếu trách nhiệm, buông lỏng lãnh đạo, quản lý điều hành, thiếu kiểm tra, giám sát, làm trái các quy định của pháp luật về quản lý kinh tế”. Theo cơ quan này, do khuyết điểm khi làm ở PVC, ông “không đủ điều kiện, tiêu chuẩn” để luân chuyển hay lên cao hơn. Tuy vậy, sau khi rời PVC năm 2013, ông Thanh được Bộ Công Thương bổ nhiệm làm Phó chánh văn phòng Bộ, rồi Vụ trưởng, Ban đổi mới doanh nghiệp Bộ. Sang tháng 5/2015, ông Thanh luân chuyển và được bầu làm Phó Chủ tịch tỉnh Hậu Giang. Ủy ban Kiểm tra Trung ương nói đã có “vi phạm nguyên tắc, quy trình, thủ tục và tiêu chuẩn cán bộ” trong việc tiếp nhận, điều động, bổ nhiệm, quy hoạch, giới thiệu bầu cử ở Bộ Công Thương và tỉnh Hậu Giang đối với ông Thanh. Về chiếc xe Lexus mang biển số xe công (biển xanh), ủy ban này đề nghị phía công an thu hồi biển số. Ủy ban cũng đề nghị “tiếp tục kiểm tra, làm rõ trách nhiệm và xem xét việc kiểm điểm trách nhiệm của các tập thể, cá nhân để xảy ra sai phạm tại PVC”. “Kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm đối với Ban cán sự đảng Bộ Công Thương và Bí thư Ban cán sự Đảng Bộ Công Thương nhiệm kỳ 2010-2015,” thông cáo nói. Ủy ban này cũng kiến nghị Hội đồng Bầu cử quốc gia xem xét, không công nhận tư cách đại biểu quốc hội khóa 14 đối với ông Trịnh Xuân Thanh. Trong cuộc bầu cử Quốc hội tháng Năm, ông Thanh đạt 75,28% số phiếu hợp lệ ở tỉnh Hậu Giang, trúng cử đại biểu Quốc hội. Cuộc điều tra của Đảng đối với ông Thanh bắt đầu sau khi có ý kiến chỉ đạo của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng. (BBC)
  13. Hải quân Thái Lan bắt giữ 38 ngư dân Việt Nam ngày 25 tháng 3, 2016 và đưa về Songkhla. (Hình: Facebook Bộ Tư Lệnh Vùng 2 hải quân Thái Lan) BANGKOK (NV) – Tàu tuần hải quân Thái Lan bắn 3 tàu đánh cá của Việt Nam bị cáo buộc đánh cá bất hợp pháp. Vụ nổ súng đã làm cho 2 tàu cá của người Việt bị chìm, một lái tàu mất tích. Một số tờ báo tại Việt Nam thuật theo tin của tòa đại sứ CSVN tại Bangkok cho hay vụ việc “va chạm” giữa các tàu đánh cá có biển đăng ký của tỉnh Bến Tre xảy ra ngày 8 tháng 7, 2016 tại khu vực khoảng 8 độ vĩ Bắc, 102 độ kinh Đông. Theo các nguồn tin vừa kể, hai ngư dân bị thương là Nguyễn Văn Tèo, 28 tuổi, và Nguyễn Văn Linh, 25 tuổi, đều quê ở Bến Tre. Nguyễn Văn Tèo bị thương ở chân phải còn Nguyễn Văn Linh bị thương ở bả vai. Cả hai ngư dân đã được phía Thái Lan đưa vào bờ bằng máy bay trực thăng và đang bị giam tại căn cứ Vùng 2, hải quân Thái Lan. Các ngư dân còn lại sẽ được áp tải vào bờ và tòa án tỉnh Songkhla sẽ đưa vụ việc ra xét xử. Họ có thể bị ghép vào tội xâm nhập lãnh hải bất hợp pháp và đánh bắt trái phép. Đây không phải là lần đầu tiên lực lượng Thái Lan nổ súng tấn công tàu đánh cá của ngư dân Việt Nam. Ngày 11 tháng 9, 2015, cảnh sát biển Thái Lan đã bắn truy đuổi và tấn công một số tàu cá ở tỉnh Kiên Giang mà họ nói đánh bắt trong vùng biển Thái Lan. Vụ nổ súng đã làm một ngư dân Việt Nam thiệt mạng và 2 người khác bị thương. Tháng 3, 2016 vừa qua, tàu tuần biển của Thái Lan đã bắt giữ 7 tàu đánh cá với 38 ngư dân Việt bị cáo buộc đánh bắt cá trái phép tại Vịnh Thái Lan ở tỉnh Nakhon Si Thammarat. Hàng trăm ngư dân Việt Nam bị bắt giữ mỗi năm tại các nước trong khu vực phần lớn tại các vùng biển của Thái Lan, Malaysia và Indonesia. Trong năm nay, ít nhất hơn một chục tàu đánh cá Việt Nam bị chính phủ Indonesia đánh chìm tại nhiều địa điểm khác nhau. (TN) (Người Việt)
  14. Trung Quốc tập trận trên Biển Đông trước thời điểm có phán quyết của Tòa trọng tài Chiến lược ngoại giao công chúng của Trung Quốc nhằm định hình nhận thức của quốc tế trước phán quyết của tòa trọng tài, nhà nghiên cứu từ Viện Nghiên cứu Đông Nam Á ISAS tại Đại học Quốc gia Singapore nói. Ông Rajeev Ranjan Chaturvedy bình luận với BBC Tiếng Việt trước khi Tòa trọng tài Thường trực (PCA) tại The Hague công bố phán quyết vào ngày 12/7 sắp tới: “Việc Trung Quốc nỗ lực thể hiện quan điểm coi phán quyết của Tòa trọng tài là không có giá trị là một phần trong chiến lược ngoại giao công chúng của nước này. "Ngoại giao công chúng là công cụ đầy sức mạnh để để định hình nhận thức của cộng đồng quốc tế và tập hợp những ủng hộ quốc tế dành cho quốc gia đó,” ông giải thích về hành động Trung Quốc. “Song song với việc tiến hành tất cả các biện pháp nội bộ để xử lý vấn đề , Trung Quốc cũng tranh thủ tìm kiếm sự ủng hộ của các quốc gia bạn bè. Nỗ lực của Trung Quốc nhằm để tránh né và làm mờ nhạt tính hợp pháp của phán quyết này thông qua ủng hộ trong khu vực và quốc tế,” ông Rajeev nhận định Những ngày vừa qua, trước thềm phán quyết của Tòa trọng tài PCA, Trung Quốc tiến hành tập trận gần quần đảo Hoàng Sa. Các đại sứ Trung Quốc liên tục đăng nhiều bài viết nói về chủ quyền của nước này trên báo chí, truyền thông quốc tế. Nhà nghiên cứu từ viện ISAS gọi đây là “ngoại giao công chúng”. 'Nước đôi' Các nhà ngoại giao Trung Quốc đăng nhiều bài viết trên báo quốc tế về vấn đề Biển Đông thời gian qua “Tuy nhiên cho tới giờ, Trung Quốc chưa thành công lắm trong việc thuyết phục các quốc gia xung quanh và các nước lớn về lập trường của mình trên Biển Đông,” ông nhận định. “Phán quyết của tòa có giá trị pháp lý nhưng không thể áp đặt hành động của Trung Quốc, vốn ngay từ đầu đã từ chối quyền tài phán của tòa. Bắc Kinh có thể sẽ cố dạy cho Manila và các nước xung quanh một bài học và tăng cường ảnh hưởng chiến lược hơn nữa.” “Nếu Trung Quốc không tuân thủ phán quyết, như bây giờ ta đang thấy, điều này có thể làm ảnh hưởng đến uy tín của họ. Thái độ bất chấp phán quyết sẽ cho thấy sự nước đôi trong lời nói và hành động của Trung Quốc, dẫn đến những tổn thất không thể khắc phục trong mối quan hệ Trung Quốc – Asean. "Việc nước này tăng cường chế giễu quyết định của tòa qua các kênh chính thức và không chính thức đều sẽ làm phức tạp thêm tình hình và tăng nguy cơ xảy ra đối đầu.” 'Khẩu chiến' “Phán quyết có thể khuyến khích những quốc gia khác có tuyên bố chủ quyền trong khu vực này tạo ra các thách thức pháp lý với Trung Quốc. Nhu cầu bức thiết là phải có phương pháp phòng tránh khủng hoảng và cơ chế xuống thang căng thẳng.”Các nước lớn và các tổ chức tầm khu vực có thể gây áp lực ngoại giao bằng các biện pháp xây dựng lòng tin hàng hải và có lẽ thiết lập đường dây nóng giữa Trung Quốc và các nước lớn." Khi được hỏi về những vấn đề nảy sinh sau phán quyết của tòa PCA, mà dư luận cho là có thể có lợi cho Philippines hơn, ông Chaturvedy nói: “Tôi không tin sẽ có chiến tranh, dù là kịch bản xấu nhất. Cả Trung Quốc và Philippines đều đã có đủ vấn đề nội bộ và nguy cơ dẫn đến xung đột vũ trang rất hạn chế.” “Sẽ khó có đột phá nào trong tranh chấp Biển Đông trong vài năm tới, dù tranh chấp này sẽ có thể là một trong những trường hợp tồi tệ nhất đe dọa hòa bình và an ninh khu vực.” Trung Quốc tăng cường cải tạo đảo ở khu vực Biển Đông trong các năm qua “Trung Quốc có thể thiết lập vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) và xây dựng các căn cứ mới, Hoa Kỳ cũng có thể tăng cường các hoạt động tự do hàng hải. "Hoa Kỳ và Trung Quốc có thể sẽ có va chạm nhau, dẫn đến những cuộc khẩu chiến và phô diễn sức mạnh quân sự. "Tuy nhiên, nguy cơ chính là ở Biển Đông một sự việc nhỏ trên biển cũng có nguy cơ dẫn đến xô xát quân sự và leo thang thành căng thẳng. “Song những động thái như vậy có lẽ sẽ chỉ xảy ra sau Hội nghị Thượng đỉnh G20 sắp tới,” nhà nghiên cứu người Ấn Độ từ Singapore nói với BBC. (BBC)
  15. Quyết định cưỡng chế do chính quyền dán trước cứa chánh điện chùa Liên Trì Hôm 9/7, trụ trì chùa Liên Trì ở TP Hồ Chí Minh xác nhận với BBC về việc chính quyền ra thông báo quyết định cưỡng chế thu hồi đất cơ sở này từ ngày 8 đến 20/7. Chùa Liên Trì tọa lạc tại phường An Khánh, quận 2, là một trong các cơ sở còn sót lại của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất từ trước 1975, giáo hội không được chính phủ thừa nhận. Hòa thượng Thích Không Tánh, hiện đang trụ trì tại chùa Liên Trì, đã từng bị Tòa án Nhân dân TP. Hồ Chí Minh tuyên phạt hồi năm 1995 cùng Hòa thượng Thích Quảng Độ mỗi người 5 năm tù về tội phá hoại chính sách đoàn kết và lợi dụng quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích Nhà nước. Hôm 9/7, trả lời BBC qua điện thoại, Hòa thượng Thích Không Tánh nói: “Chính quyền đưa quyết định cưỡng chế thu hồi đất nhưng nhà chùa không nhận nên họ dán trước cứa chánh điện. Hiện nhà chùa đã gỡ tờ giấy này đem vô để trong phòng”. “Về thông tin chính quyền bồi thường cho chùa 9,7 tỷ đồng thì con số này được họ đề cập trong một lá thư riêng”. “Nhưng quan điểm của nhà chùa là không đồng ý bán chác, di dời chùa đến nơi hẻo lánh, giáp ranh tỉnh Đồng Nai mà ở lại đây phụng sự Phật tử trong khu vực”. Hòa thượng nói với BBC rằng “Trong trường hợp chính quyền cưỡng chế, các sư thầy ở chùa cũng chỉ biết niệm Phật”. 'Xin tỵ nạn' Ông cũng cho hay: “Một khi Chùa Liên Trì bị phá bỏ, tôi sẽ tìm một quốc gia có tự do tôn giáo để xin tỵ nạn. Vì hòa thượng mà mất chùa thì không còn lý do gì để ở lại”. BBC đã liên hệ Ban Quản lý Khu Thủ Thiêm và Ban Bồi thường Giải phóng Mặt bằng quận 2 nhưng hai số điện thoại này thường xuyên trong tình trạng bận máy. Hôm 8/7, Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư Khu đô thị mới Thủ Thiêm phát đi thông báo về việc mời người dân liên hệ cơ sở thờ tự chùa Liên Trì để nhận lại các hũ tro cốt, di ảnh của người thân. Hòa thượng Thích Không Tánh, trụ trì chùa Liên Trì, được cho là nhân vật bất đồng chính kiến “Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư Khu đô thị mới Thủ Thiêm thông báo cho các hộ gia đình và cá nhân là thân nhân của các hũ tro cốt, di ảnh đang gửi thờ tại cơ sở thờ tự chùa Liên Trì thuộc Khu đô thị mới Thủ Thiêm đến liên hệ cơ sở thờ tự chùa Liên Trì để nhận lại các hũ tro cốt, di ảnh”, thông báo được báo Công An TP Hồ Chí Minh đăng tải. “Trường hợp các hộ gia đình và cá nhân là thân nhân có nhu cầu gửi hũ tro cốt, di ảnh thờ tại các chùa khác trên địa bàn quận 2, đề nghị liên hệ Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam quận 2 để được hỗ trợ và hướng dẫn cụ thể”. Trước đó, hôm 23/6, hàng chục nhà hoạt động và Phật tử đã đến chùa Liên Trì ở TP Hồ Chí Minh sau khi có tin 'nơi này bị chính quyền cưỡng chế'. Hội đồng Liên Tôn Việt Nam, một tập hợp các nhân vật thuộc nhiều tổ chức tôn giáo khác nhau tại Việt Nam, trong thông cáo hôm thứ Năm 23/6 viết: "Việc giải tỏa Chùa Liên Trì của nhà cầm quyền đã có dự tính từ lâu nhằm triệt hạ những cơ sở tôn giáo độc lập không chịu nằm dưới sự kiểm soát của chính quyền. Tuy nhiên, do áp lực của công luận của quốc tế, họ đã tạm thời chưa thực hiện chờ cơ hội thuận tiện." Hôm 22/6, trả lời BBC qua điện thoại, Hòa thượng Thích Không Tánh nói: “Ngay lúc tôi đang nói chuyện điện thoại thì ngoài cổng chùa đang có 3, 4 công an canh gác. Từ mấy năm nay, chính quyền tìm mọi cách cô lập và ngăn cản Phật tử đến chùa và họ nói đây là chùa ‘phản động’. “Có thể một trong những lý do khiến chính quyền tìm mọi cách cưỡng chế, giải tỏa chùa là vì lâu nay vẫn diễn ra các hoạt động ‘ngoài luồng’ như phát quà cho thương phế binh của chế độ cũ, trợ giúp dân oan mất đất hay họp mặt các cựu tù chính trị hoặc các hội đoàn xã hội dân sự”. “Phía công an nói là không thích những việc này và nhiều lần đề nghị nhà chùa không tiếp tục làm. Tuy vậy, chúng tôi thấy đây là những việc nhân đạo, ích lợi cho xã hội nên không thể không ủng hộ”. Trong hai ngày 22 và 23/6 BBC cũng đã tìm cách liên hệ với Ban Quản lý Khu Thủ Thiêm và Ban Bồi thường Giải phóng Mặt bằng quận 2 để hỏi thêm thông tin về vụ việc nhưng đều không đạt kết quả. Ngoài Chùa Liên Trì còn có hai cơ sở của Công giáo là Nhà thờ Thủ Thiêm và Tu viện Mến Thánh giá cũng nằm trong diện bị giải tỏa ở khu vực này. (BBC)
  16. Các tay súng bắn tỉa giết chết ít nhất bốn cảnh sát và làm bảy cảnh sát khác bị thương tại Dallas trong khi diễn ra các cuộc phản đối sau các vụ cảnh sát bắn hai người da đen. Cảnh sát đang bủa vây một tay súng cố thủ tại nhà để xe. Ba nghi phạm đã bị bắt. Vụ bắn tỉa xảy ra vào lúc 20:45 trong lúc người biểu tình đi qua thành phố vào tối hôm thứ Năm. Cảnh sát Dallas nói một người cảnh sát đưa ảnh ra để truy lùng đã trình diện nhưng sau đó cảnh sát đã trả tự do cho ông. Philando Castile ở Minnesota bị cảnh sát bắn chết tại bang Minnesota của Hoa Kỳ trong lúc các cuộc biểu tình trước đó tiếp diễn quanh vụ cảnh sát giết chết Alton Sterling tại Louisiana. Cảnh sát Dallas nói một người cảnh sát đưa ảnh ra để truy lùng đã trình diện nhưng sau đó cảnh sát đã trả tự do cho ông. Bạn gái của Philando Castile đã phát video trực tiếp ngay sau khi xảy ra vụ việc, cho thấy cảnh ông này nằm trong vũng máu và bị một cảnh sát chĩa súng vào. Ông bị bắn khi đang tìm lấy bằng lái xe, bạn gái ông nói. Đây là vụ xảy ra sau cái chết của Alton Sterling, người bị cảnh sát bắn trong một vụ riêng rẽ ở Baton Rouge hôm thứ Ba. Hàng trăm người đã biểu tình trong hai đêm để phản đối vụ giết hại ông Sterling, 37 tuổi, bị giết hôm thứ Ba. Tại Baton Rouge, hàng trăm người đã tụ tập biểu tình trong đêm thứ hai tại cửa hàng nơi Alton Sterling, Một số người biểu tình hô vang "mạng sống của người da đen" và đòi công lý. Các vụ bắn chết người mới nhất diễn ra sau hàng loạt các vụ liên quan tới việc cảnh sát xử lý người Mỹ gốc Phi, khiến làm dấy lên cuộc tranh luận trên toàn quốc về việc sử dụng vũ lực gây chết người. (BBC)
  17. Người Hà Nội yêu cầu:- BRING FORMOSA TO COURT!- CHÍNH PHỦ CHỌN FORMOSA HAY CHỌN NHÂN DÂN?- HÃY TRẢ LẠI MÔI TRƯỜNG SẠCH CHO VIỆT NAM!- ĐÓNG CỬA VĨNH VIỄN FORMOSA!Chùm ảnh: FB Nguyễn Thúy Hạnh (Blog Tễu)
  18. Từ Facebook Thuan Van Bui cho hay, trưa nay 7/7/2016 có trên 2000 bà con giáo xứ Cồn Sẻ, xã Quảng Lộc, thị xã Ba Đồn Quảng Bình đã xuống đường yêu cầu đóng của Formosa và cải tạo lại môi trường đã bị lực lượng an ninh đàn áp dẫn đến đổ máu. Được biết tỉnh Quảng Bình là một trong những tỉnh ở khu vực miền Trung chịu hậu quả nặng nề khi biển bị đầu độc. Vào tháng 4 tỉnh Quảng Bình cũng đã diễn ra nhiều cuộc biểu tình cá tương tự nhưng bị chính quyền dập tắt sau đó. Theo người dân địa phương cho biết thì nhà cầm quyền nơi đây tuyên bố sẽ xóa bỏ giáo xứ Cồn sẻ này. Trả lời phỏng vấn của Tin Mừng Cho Người Nghèo, Linh mục Phêrô Hoàng Anh Ngợi, Quản xứ giáo xứ Cồn Sẻ kể lại: “Tôi vừa mới về đến nhà. Tôi rất mệt. Hôm nay, người dân xuống đường biểu tình, rồi xảy ra tình trạng công an đánh người dân, người dân đánh công an. Hai bên đánh nhau, có hai người dân chảy máu, phía họ cũng có. Họ bắt một người nhưng đã thả rồi. Hiện nay, người dân đã giải tán được một phần ba. Sự việc xảy ra từ lúc 11 giờ, nắng buổi trưa rất gay gắt.” Được biết trưa nay có khoảng 10 người bị thương nặng, 4 người đang bị đưa đi cấp cứu. Thông tin từ báo Tuổi Trẻ cho hay có tình trạng chính quyền địa phương ăn chặn tiền hỗ trợ cho bà con ngư dân sau thảm hoạ cá chết. Cụ thể, mỗi gia đình ngư dân và nuôi trông thuỷ hải sản được hỗ trợ 300.000 đồng. Tuy nhiên, khi nhận số tiền này, chính quyền địa phương cắt lại 50.000 với lí do "làm sân hội trường thôn". Dưới đây là một số hình ảnh từ Facebook Thuan Van Bui: Dân Luận tổng hợp (Dân Luận)
  19. Phó Thủ tướng Huệ. Ảnh: xaluan.com Một cách tế nhị nhất, người ta thường hiểu “quỹ đen” là một loại quỹ dự phòng cho trường hợp cấp bách và đặc biệt khó khăn. Nếu đảng đã phải dùng đến quỹ dự phòng thì cũng có nghĩa là nguồn cung tài chính từ phía chính phủ chắc chắn không còn dồi dào đến vài ngàn tỷ đồng như những năm trước. Thậm chí còn có thể cho rằng nguồn cung tài chính này bị cạn kiệt đến mức có thể khiến đảng “cháy túi”. Sau đại hội 12 “thành công tốt đẹp” vào tháng Giêng năm 2016, đến nay tình hình thu chi ngân toàn tin “thất trận”. Khi năm 2016 đã trôi qua nửa đầu tiên của nó, tổng thu ngân sách chỉ bằng 42% dự toán năm. Đặc biệt thu từ dầu thô giảm hẳn, chỉ bằng 33% dự toán năm. Ngay cả thu cân đối ngân sách từ hoạt động xuất, nhập khẩu, trước đây thường “năm sau cao hơn năm trước”, thì nay chỉ bằng 37%. Thu ít hẳn nên chi cũng phải “thắt lưng buộc bụng”. Tổng chi ngân sách Nhà nước từ đầu năm đến thời điểm 15/06/2016 ước tính bằng 40% dự toán năm. Đáng chú ý, khoản chi thường xuyên cho “phát triển sự nghiệp kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, quản lý Nhà nước, Đảng, đoàn thể” đã từ 70% những năm trước giảm còn 44% tổng chi. Trong khi đó, chi trả nợ và viện trợ lại lên tới 68 ngàn tỷ đồng, bằng 44% tổng chi. Cần nói thêm, kế hoạch trả nợ nước ngoài của Chính phủ Việt Nam trong năm 2016 là 12 tỷ USD. Tuy nhiên nhiều người hồ nghi rằng đây chỉ là một con số “cho có”, còn thực chất con số trả nợ có thể cao hơn nhiều, thậm chí tương đương với số tiền 20 tỷ USD phải trả nợ cho năm 2015. “Ưu điểm” có lẽ là duy nhất của 6 tháng đầu năm 2016 chỉ là chi giảm, kéo theo bội chi ngân sách Nhà nước tính đến giữa tháng 6/2016 ước khoảng 83 ngàn tỷ đồng – ít hơn khá nhiều con số bội chi nằm 2016 mà Chính phủ trình và đã được Quốc hội “gật” là khoảng 250,000 tỷ đồng. Dù là một người kiệm lời, trong một cuộc sơ kết tình hình thu chi tài chính 6 tháng đầu năm 2016, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ cũng phải thốt lên: "Bội chi tăng rồi chạy về trung ương thì không có đâu mà bù!". Ông Huệ cũng phàn nàn “ngân sách trung ương không hỗ trợ địa phương như trước được”. Vào đầu năm nay khi lập kế hoạch dự toán tài chính trình Quốc hội, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã “lên ruột” bởi kế hoạch dự toán chi của các tỉnh thành trình Trung ương vượt quá khả năng chi của Trung ương đến… 20.5 lần ! Hiện đang có những tin đồn về khả năng chịu đựng của ngân sách nhà nước sẽ không vượt quá mùa đông năm nay. Một đánh giá khác – lạc quan hơn – cho rằng vẫn có thể “cầm cự” đến cuối năm 2017. Nhưng người nêu ra đánh giá này chỉ nói “có trời mới biết” khi nhìn về tương lai tài chính ngân sách năm 2018. Lê Dung (SBTN)
  20. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình Hoàn Cầu Thời báo hôm thứ Tư 6/7 đăng bài bình luận về lời phản đối mà Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam đưa ra hôm 4/7 khi Trung Quốc thông báo tập trận ở gần quần đảo Hoàng Sa. Tối 4/7 giờ Hà Nội, ông Lê Hải Bình lên tiếng gọi đây là "hành động vi phạm luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên hiệp quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS) và Tuyên bố về Ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC)". Ông Bình nói: "Việt Nam phản đối mạnh mẽ và yêu cầu Trung Quốc tôn trọng chủ quyền của Việt Nam, hành xử có trách nhiệm, chấm dứt ngay và không có những hành động đe dọa đến an ninh, an toàn hàng hải ở Biển Đông hay làm gia tăng căng thẳng tại khu vực này”. Bài xã luận đăng trên Hoàn Cầu hai hôm sau gọi phản đối của người phát ngôn Việt Nam là "tuyên bố định kỳ", không có ảnh hưởng gì tới hoạt động tập trận của Trung Quốc. Báo này viết "cứ mỗi khi Trung Quốc có hoạt động gì tại Tây Sa (cách Trung Quốc gọi Hoàng Sa)... thì Việt Nam lại lên tiếng phản đối". "Thế nhưng nói chung Việt Nam không có hành động can thiệp gì." Theo tờ báo khuynh hướng dân tộc chủ nghĩa của Trung Quốc, việc Việt Nam phản ứng dữ dội sau khi Trung Quốc đưa giàn khoan 981 vào vùng biển tranh chấp năm 2014 là "rất hiếm" khi xảy ra. Hoàn Cầu Thời báo cũng cáo buộc Việt Nam "chiếm đóng bất hợp pháp hơn 20 hòn đảo và rạn san hô của Nam Sa (tên Việt Nam là quần đảo Trường Sa)". Với một chính phủ mới và một dàn lãnh đạo mới, tờ báo Trung Quốc cho rằng Việt Nam hết sức quan tâm tới Biển Đông. Sau một năm 2014 đầy biến động, hiện "tình hình Nam Hải (Biển Đông) có vẻ ít căng thẳng hơn". Báo này đề cập tới vai trò 'đòn bẩy' của Hoa Kỳ trong xung đột Biển Đông nhưng cho rằng Việt Nam sẽ không vì Hoa Kỳ mà đối đầu với Trung Quốc. "Quan hệ Trung-Việt phức tạp và tế nhị... muốn ổn định ở Việt Nam thì không thể thiếu ảnh hưởng chính trị từ Trung Quốc." Hoàn Cầu Thời báo kết luận là về phương diện chiến lược, "Việt Nam không có khả năng đối đầu với Trung Quốc" và Trung Quốc cũng không muốn đối đầu với Việt Nam, bởi vậy phương cách tốt nhất là duy trì hữu nghị và hợp tác. (BBC)
  21. Luật sư Hà Huy Sơn Sự kiện thảm họa môi trường ở Kỳ Anh, Hà Tĩnh, tôi xin thực hiện nghĩa vụ công dân, ngày 05/07/2016 đã gửi Đơn tố giác tội phạm bằng đường bưu điện EMS đến Thủ trưởng Cơ quan ANĐT, Bộ Công an. Luật sư Hà Huy Sơn(Blog Tễu)
  22. Một tờ báo theo khuynh hướng dân tộc chủ nghĩa tại Trung Quốc nói Bắc Kinh nên tự chuẩn bị cho đối đầu quân sự ở Biển Đông. Bài viết được đăng tải vào hôm thứ Ba, một tuần trước một phán quyết của Tòa án Quốc tế về tranh chấp giữa Trung Quốc và Philippines. Hoàn Cầu Thời báo, cả bản tiếng Anh và tiếng Trung, nói tranh chấp, vốn trở nên phức tạp do sự can thiệp của Hoa Kỳ, nay phải đối mặt với thực trạng leo thang thêm do mối đe dọa của phán quyết đối với chủ quyền của Trung Quốc. "Washington đã triển khai hai tàu sân bay tại Biển Đông, và muốn gửi một tín hiệu bằng cách lên gân theo đó muốn chứng tỏ họ là cường quốc lớn nhất trong khu vực và chờ đợi Trung Quốc phải phục tùng," báo này viết. "Trung Quốc nên tăng tốc phát triển khả năng răn đe quân sự." "Mặc dù Trung Quốc không thể theo kịp Hoa Kỳ về quân sự về ngắn hạn, Trung Quốc sẽ có thể khiến Hoa Kỳ phải trả một cái giá mà Hoa Kỳ không thể lường nếu họ dùng vũ lực can thiệp vào tranh chấp Biển Đông. "Trung Quốc hy vọng tranh chấp có thể được giải quyết bằng đàm phán, nhưng Trung Quốc phải chuẩn bị cho bất kỳ cuộc đối đầu quân sự nào. Đây là chuyện bình thường trong quan hệ quốc tế," báo này bình luận. Trung Quốc vào tuần này nói họ tiến hành tập trận trên Biển Đông từ 5-11 tháng Bảy tại khu vực quần đảo Hoàng Sa và tàu bè bị cấm đi lại trong khu vực vào thời gian này. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam ngay lập tức lên tiếng phản đối, gọi đây là "hành động vi phạm luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên hiệp quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS) và Tuyên bố về Ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC)". Ông Lê Hải Bình nói: "Việt Nam phản đối mạnh mẽ và yêu cầu Trung Quốc tôn trọng chủ quyền của Việt Nam, hành xử có trách nhiệm, chấm dứt ngay và không có những hành động đe dọa đến an ninh, an toàn hàng hải ở Biển Đông hay làm gia tăng căng thẳng tại khu vực này”. Tòa trọng tài thường trực tại The Hague, Hà Lan, cho biết họ sẽ công bố phán quyết vào ngày 12/7, trong vụ Philippines kiện Trung Quốc vì tuyên bố chủ quyền trong khu vực vùng biển chiến lược và giàu tài nguyên. Tuy nhiên, Trung Quốc liên tục tẩy chay vụ kiện, và cho rằng tòa trọng tài không có thẩm quyền phán quyết với vụ kiện. (BBC)
  23. Lính hải quân Philippines ở khu vực Bãi Cỏ Mây, Biển Đông. REUTERS/Erik De Castro/Files Trung Quốc, qua trung gian báo Đảng, tuyên bố sẵn sàng thương lượng với Philippines nếu Manila bỏ qua phán quyết của Toà Trọng Tài Thường Trực LaHaye công bố vào tuần tới, mà theo giới thạo tin, sẽ bất lợi cho Bắc Kinh. Ngày 12/07/2016, tức vào đầu tuần tới, Toà Án Trọng Tài Thường Trực La Haye sẽ ra phán quyết về đơn kiện của Philippines yêu cầu phân xử vụ Trung Quốc đơn phương tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông với bản đồ hình lưỡi bò. Bắc Kinh một mặt tuyên bố trước là không công nhận thẩm quyền của Toà, mặt khác lại nỗ lực tuyên truyền chỉ trích tính xác đáng của phán quyết. Tuy vậy, trong một bài xã luận ngày 04/07/2016, tờ China Daily, được xem là tiếng nói của đảng Cộng sản Trung Quốc, "mời gọi" chính phủ mới của Philippines « bỏ qua » kết quả vụ kiện để cùng với Trung Quốc « hợp tác phát triển và nghiên cứu khoa học ». Một nguồn tin xin ẩn danh được mô tả là theo sát hồ sơ « quan hệ giữa hai nước » tuyên bố rằng Manila « phải gác qua một bên kết quả phán quyết của Toà Trọng Tài » để thảo luận các « vấn đề cốt lõi ». Theo Reuters, hồi tháng 6, bộ Ngoại Giao Trung Quốc có tuyên bố hai nước đã thảo luận, đàm phán nhiều đợt về cách hợp tác « quản lý tốt » những xung khắc hàng hải nhưng chưa bao giờ đàm phán về tranh chấp ở biển « Nam Hải », tức Biển Đông. Trong đơn kiện, Philippines phản đối Trung Quốc đã khẳng định chủ quyền trên phần lớn diện tích Biển Đông, trong đó có một phần lãnh hải và đảo đá ngầm của Philippines. Tú Anh (RFI)
  24. Ông Nguyễn Xuân Phúc tuyên thệ nhậm chức thủ tướng Việt Nam hôm 7/4. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tuyên bố như vậy hôm 1/7, một ngày sau khi Việt Nam quy kết Formosa là “thủ phạm” gây ra vụ cá chết ở miền Trung, đòi bồi thường 500 triệu đôla. Trong ngày làm việc thứ hai của chính phủ Việt Nam, ông Phúc cho rằng kết quả điều tra trên “đạt được là nhờ thái độ bình tĩnh, phương pháp tiến hành khoa học, khách quan, cẩn trọng của các cấp lãnh đạo và các nhà khoa học”. Thủ tướng Việt Nam được báo chí trong nước trích lời nói “đánh giá cao sự cố gắng nỗ lực của rất nhiều bộ, ngành, cơ quan chức năng”. Ông Phúc yêu cầu Formosa phải xử lý nghiêm sự cố này, cam kết không tái diễn và Chính phủ sẽ giám sát việc thực hiện các cam kết. “Ở đây tôi nói rõ, không vì kinh tế, vì thu hút đầu tư, mà chúng ta bỏ qua vấn đề môi trường, đánh đổi môi trường”, Thủ tướng Việt Nam nói. Ông Phúc cũng giao Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ, Bộ trưởng Tài chính Đinh Tiến Dũng cùng chỉ đạo để hoàn thành kế hoạch sử dụng khoản đền bù 500 triệu đôla này trong cuối tháng Bảy năm nay, theo báo chí trong nước. "Hành vi vi phạm" Phát biểu tại cuộc họp báo ở Hà Nội chiều 30/6, Bộ trưởng, Chủ nhiệm văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng cho biết rằng Formosa Hà Tĩnh "có một số hành vi vi phạm, nước thải có chứa độc tố vượt quá mức cho phép". Ông nói: “Các bộ ngành và cơ quan chức năng của Việt Nam có liên quan đã thẩm định kỹ lưỡng, tham vấn các nhà khoa học trong nước và quốc tế, và đã kết luận: Những vi phạm và sự cố trong quá trình thi công vận hành thử nghiệm tổ hợp nhà máy của công ty Formosa Hà Tĩnh là nguyên nhân gây ra ô nhiễm môi trường biển nghiêm trọng, làm hải sản tại 4 tỉnh miền từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên Huế chết bất thường trong tháng Tư vừa qua”. Trước khi chính phủ Việt Nam công bố kết luận, Chủ tịch Formosa Hà Tĩnh đã gửi thư tới toàn thể cán bộ, công nhân viên của công ty. Bức thư có đoạn: "Trong bất kì tình huống nào, công ty vẫn giữ cho nhà máy tiếp tục hoạt động, đặt sự an toàn và lợi ích của toàn thể cán bộ nhân viên lên hàng đầu nỗ lực để phát triển bền vững và lâu dài tại Việt Nam". Về tuyên bố này, ngư dân Mai Thạnh ở Hà Tĩnh nói: “Chính Formosa gây ra tội ác cho những người làm biển. Yêu cầu của tôi là ngừng hoạt động Formosa để làm thế nào cho dân ổn định lại cuộc sống, nếu không dân sẽ chết đói. Nếu mà họ không đóng cửa dân sẽ nổi loạn đấy”. Cho dù Formosa đã “nhận trách nhiệm”, “xin lỗi” và “đền bù thiệt hại”, hiện có nhiều ý kiến trên mạng xã hội đòi “đóng cửa vĩnh viễn” nhà máy của công ty này ở Hà Tĩnh. (VOA)
  25. Hải quân Việt Nam canh gác tại đảo Thuyền Chài, quần đảo Trường Sa, Biển Đông (ảnh chụp ngày 17/01/2013). REUTERS Hai ngày sau khi Tòa Án Trọng Tài Thường Trực cho biết sẽ ra phán quyết vào ngày 12/07/2016 về vụ Philippines kiện Trung Quốc về Biển Đông, Việt Nam kêu gọi tòa án này ra một phán quyết « công bằng ». Trong một tuyên bố đưa ra hôm qua, 01/07/2016, phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Việt Nam Lê Hải Bình bày tỏ mong muốn Tòa Án Trọng Tài Thường Trực sẽ ra một phán quyết « công bằng và khách quan, tạo cơ sở cho việc giải quyết hòa bình các tranh chấp ở Biển Đông ». Tuy nhiên, phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Việt Nam không kêu gọi các bên phải tôn trọng phán quyết của Tòa Án Trọng Tài Thường Trực. Ông Lê Hải Bình chỉ nhắc lại lập trường của Việt Nam là « ủng hộ việc giải quyết tranh chấp ở Biển Đông bằng các biện pháp hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế, ủng hộ việc tuân thủ và thực thi đầy đủ tất cả các quy định và thủ tục của Công ước của Liên Hiệp Quốc về Luật biển năm 1982. » Về phần mình, Trung Quốc đã báo trước là sẽ không tuân thủ phán quyết của Tòa Án Trọng Tài Thường Trực, mà họ cho là không có thẩm quyền xét xử vụ này. Trong khi đó, theo hãng tin AP, luật sư chính của phía Philippines trong vụ kiện Trung Quốc, ông Paul Reichler ngày 30/06/2016 vừa qua đã dự báo tòa sẽ ra phán quyết có lợi cho Philippines, nhưng ông cho rằng phản ứng của quốc tế, đặc biệt của các nước khác trong vùng Biển Đông, sẽ có tính chất « quyết định » sau khi tòa ra phán quyết. Luật sư Reichler tin tưởng rằng, tuy Tòa Án Trọng Tài Thường Trực không có một cơ chế để buộc thi hành phán quyết, dư luận quốc tế (sau vụ kiện này) sẽ có tác động lên Trung Quốc. Cũng theo chiều hướng vận động dư luận quốc tế, ngoại trưởng Philippines Perfecto Yasay hôm qua cho biết là Manila sẽ đưa phán quyết về Biển Đông ra thảo luận tại cuộc họp thượng đỉnh Diễn đàn Âu – Á ASEM, diễn ra trong hai ngày 15 và 16/07 tại Mông Cổ. Thanh Phương (RFI)

×
×
  • Create New...