Jump to content

Search the Community

Showing results for tags 'điễm tin hàng ngày'.

  • Search By Tags

    Type tags separated by commas.
  • Search By Author

Content Type


Forums

  • Tin Tức Thời Sự
    • Thời Sự Việt Nam
    • Tin Quốc Tế
    • Tin Cộng Đồng Người Việt Hải Ngoại
    • Bình Luận Thời Sự
    • Khoa Học & Kỹ Thuật - Môi Trường
    • Kinh Tế
    • Biển Đông
    • Thể Thao
    • Thế Giới Động Vật
  • Đời Sống Xã Hội & Tâm Linh
    • Sức Khỏe
    • Tìm Hiểu Tôn Giáo
    • Tử Vi & Phong Thủy
    • Quê Hương Ký Sự
    • Tâm Linh
    • Xã Hội
  • Văn Hóa & Nghệ Thuật
    • Phụ Nử
    • Lịch Sử
    • lời hay ý đẹp
    • Văn Hóa & Nghệ Thuật
    • Online Study
    • Truyện ngắn Audio
  • Vườn Thơ
    • Thơ Sáng Tác
    • Thơ Đấu Tranh
    • Thơ Sưu Tầm
  • Âm Nhạc
    • Thông Tin Âm Nhạc
    • Nhạc Online
    • Cải Lương - Tân Cổ
    • Quán Khuya
  • Giải Trí
    • Thư Giãn
  • Phim & Nhạc
    • Phim Online
    • Thông Tin Điện Ảnh
    • Đời Nghệ Sỹ
  • Thông Báo
    • Cập nhật lượng khách truy cập

Categories

  • Videos
    • Âm Nhạc
    • Film online
    • Thễ Thao
    • Thế Giới Động Vật
    • Thảm Họa Hàng Không
    • Kinh Tế
    • Khoa Học
  • Tin Tức
    • RFA
    • Thời Sự Việt Nam
    • Thế Giới
    • Người Việt Hải Ngoại
    • RFI
    • Thời Sự Hoa Kỳ
    • Khung Trời Mới
    • ĐKN
    • NTD
    • The Saigon Post
    • Nửa Vòng Trái Đất TV
    • Culture Chanel
    • Chuyễn Động Toàn Cầu
    • VIETV NETWORK
    • Tự Lực Bookstore
    • Thế Giới Tiêu Điểm
    • LITTLE SAIGON NEWS
    • VietCatholicNews
    • English News
  • Bình Luận - Thời Sự
    • Sài Gòn TV Bên Kia Màn Khói
    • OfficialVietFaceTV
    • Đọc Báo Vẹm
    • Người Việt TV
    • VOA
    • Truyền Hình Calitoday
    • Biển Đông
    • PhoBolsaTV
    • SBTN
    • BBC Tiếng Việt
    • Saigon TV 57.5
    • Việt Thảo tonight
    • Kinh Tế Gia Nguyễn Xuân Nghĩa
    • TV Tuần-san
    • 2VNR
    • Mẹ Nấm
    • Tiếng Vọng Về Nguồn (TVVN)
    • VIETLIVE TV
    • SET TV (Saigon Entertainment Television)
    • Viet TV Australia
    • Trung Quốc Không Kiểm Duyệt
    • LSTV
    • Chiến Tranh Ukraine
    • Sỗ Tay Quân Sự
    • Nguoi Viet Channel
    • Chão Lửa Trung Đông
  • Đời Sống
    • Tử Vi & Phong Thủy
    • Lịch Sử & Văn Hóa
    • Tâm Linh
    • Tinh Hoa TV
    • Ẫm Thực
    • Sức Khỏe
    • Biết tõ cùng ai ?
    • Online Study
  • Văn Hóa Nghệ Thuật
    • Văn Học Nghệ Thuật

Find results in...

Find results that contain...


Date Created

  • Start

    End


Last Updated

  • Start

    End


Filter by number of...

Joined

  • Start

    End


Group


  1. Đăng bởi Ha Tran on Tuesday, October 4, 2016 | 4.10.16 Một người dân biểu tình bên ngoài nhà máy thép Formosa, Hà Tĩnh, Việt Nam, ngày 02 tháng 10 năm 2016 Sau khi khoảng 10.000 người biểu tình hôm 2/10 ở Hà Tĩnh để phản đối việc nhà máy của Formosa gây thảm họa môi trường, Giáo sư Đặng Hùng Võ, cựu Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Việt Nam, nhận định với VOA rằng nhà máy này có thể phải rút đi nếu chịu áp lực từ chính quyền về trách nhiệm bảo vệ môi trường. Giáo sư Võ cho rằng tuy cuộc biểu tình khổng lồ tạo tiếng vang lớn nhưng không phải là yếu tố quyết định dẫn tới nhà máy Formosa có rút đi hay không. Ông nói: “Cái việc rút thì phải là họ quyết định rút đi dưới cái áp lực rất là mạnh của phía lãnh đạo của Việt Nam ở trung ương cũng như ở địa phương là yêu cầu giải quyết vấn đề về môi trường, yêu cầu về bảo vệ môi trường rất là chặt chẽ, theo đúng quy định của pháp luật và theo đúng cam kết của dự án đầu tư. Chuyện người dân biểu tình cũng không đến mức làm nhà đầu tư quyết định rút hay không rút, mà câu chuyện nó nằm ở chỗ chính sách của Việt Nam yêu cầu dự án đầu tư này phải thực hiện vấn đề về môi trường như thế nào”. Hồi tháng 4, nhà máy của Formosa ở Hà Tĩnh đã xả thải trái phép gây thảm họa môi trường, làm cá chết hàng loạt dọc 4 tỉnh miền Trung Việt Nam. Sau đó vài tháng, Formosa đã nhận trách nhiệm và cam kết đền bù 500 triệu đôla cho chính phủ. Theo vị cựu Thứ trưởng Tài nguyên và Môi trường, nếu Formosa theo đuổi phương pháp sản xuất rẻ tiền và không thân thiện với môi trường, thậm chí “có ý thức gây hại môi trường”, Formosa sẽ “không tồn tại được” ở Việt Nam. Ông Võ cho rằng trong trường hợp đó, vì Formosa vi phạm pháp luật và cam kết trong hợp đồng đầu tư nên phía Việt Nam sẽ không phải đền bù khi họ rút dự án. Ông nhấn mạnh một sự ra đi như vậy “không ảnh hưởng gì đến kinh tế của Việt Nam cả”. Mặc dù vậy, Giáo sư Võ cho rằng còn quá sớm để nói về sự ra đi của Formosa: “Cái chuyện Formosa ở lại hay là rút lui, cái điều này còn phụ thuộc diễn biến tiếp cái tình hình ô nhiễm môi trường do Formosa gây ra như thế nào và quan điểm và giải quyết của chính phủ Việt Nam về câu chuyện này như thế nào. Tôi cho rằng về phía chính phủ Việt Nam tôi đã thấy thể hiện những ý chí rất cương quyết trong việc chúng ta phải đảm bảo vấn đề môi trường cho Việt Nam. Nếu mà chúng ta nói về giả định không rút, chắc chắn là Việt Nam phải giám sát câu chuyện môi trường rất là chặt chẽ và không thể để ảnh hưởng tiếp tục đến người dân, và phải giải quyết tận gốc những cái ô nhiễm môi trường đã xảy ra trong thời gian vừa qua”. Cuộc biểu tình hôm 2/10 được công chúng Việt Nam xem như một sự kiện chưa từng có. Báo chí nhà nước hầu như không đưa tin gì về sự kiện hàng ngàn người đã tràn ngập trước cổng nhà máy Formosa, ngoại trừ một tin ngắn đăng trên trang web của báo Hà Tĩnh vào gần cuối buổi chiều cùng ngày, sau khi cuộc biểu tình kết thúc vào buổi trưa. Báo Hà Tĩnh nói hàng ngàn giáo dân đã “tụ tập, có những hành động quá khích, vi phạm pháp luật”, làm “ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động của Công ty Formosa”. Theo bài báo, “lực lượng chức năng đã có mặt để tuyên truyền, vận động bà con giáo dân, không nghe theo những lời xúi giục, lôi kéo của kẻ xấu” và sau đó “những người tụ tập đã giải tán”. Trong khi đó, tường thuật bằng ảnh và video trên mạng xã hội của những người tham gia biểu tình cho thấy nhiều người mặc đồng phục cảnh sát, quân đội đã chạy khỏi khu vực các cổng của nhà máy. Một số người thậm chí còn thay áo đồng phục màu xanh để mặc áo trắng sau khi chạy đi. Nhiều người bình luận trên mạng xã hội rằng hình ảnh đó cho thấy nhà chức trách đã “run sợ” trước “sức mạnh” và “đòi hỏi chính đáng” của nhân dân. Những người biểu tình nói họ đã tự ra về vào buổi trưa sau khi đã đạt mục đích là bày tỏ sự phẫn nộ đối với Formosa cũng như lên tiếng đòi chính quyền phải lựa chọn giữa bảo vệ dân, bảo vệ môi trường hay đứng về phía Formosa. Linh mục Phêrô Trần Đình Lai, Chánh xứ Đông Yên, Giáo phận Vinh, đã có mặt trong cuộc biểu tình và kêu gọi mọi người có thái độ ôn hòa. Ngài bình luận với VOA về hành động rút chạy của những nhân viên công an, quân đội tại hiện trường: “Hôm qua là một bài học cho họ hiểu cái sức mạnh của quần chúng. Người dân Việt Nam sống trong một đất nước tự do, có chủ quyền nhưng mà không hơn gì một người nô lệ, rất là tệ. Do đó mà họ phải đứng lên họ đòi lại quyền sống của mình thôi. Nhà cầm quyền phải nhận ra điều đó để thay đổi cách lãnh đạo của mình, cách phục vụ dân của mình”. Linh mục nói thêm cuộc đấu tranh này là của những người dân, vì dân tộc nói chung và vì người dân miền Trung trên một bình diện hẹp hơn, chứ không chỉ là một hoạt động của những người Công giáo. Từ thành phố Hồ Chí Minh, nhà hoạt động vì dân chủ Hoàng Dũng nhận xét: “Tôi cho rằng chính nghĩa đã thể hiện ra sự chiến thắng ban đầu bởi vì những người lính đó họ cũng hiểu là những người dân họ xuống đường vì lý do gì. Bởi vì người ta cho rằng người ta đang chống lại nhân dân, chống lại cha mẹ hay là anh em của mình. Do vậy mà người ta sẽ phải rút lui, và cái hình ảnh rất là đẹp”. Nhận định về việc xử lý các đơn kiện Formosa do vài trăm ngư dân nộp hồi tuần trước ở Kỳ Anh, Hà Tĩnh. Linh mục Phêrô Trần Đình Lai cho rằng có thể nhà chức trách sẽ tìm cách trì hoãn. Ngài nói: “Theo Luật Dân sự của Việt Nam, phải trả lời trong vòng 30 ngày, trả lời có thụ lý hồ sơ hay không. Tôi nghĩ lúc đó người ta bị đông quá và sức ép khiến cho họ phải nhận đơn thôi. Thế còn họ sẽ tìm cách để chối quanh chối quắt thôi. Thụ lý cũng phức tạp và cũng nguy hiểm, mà không thụ lý thì cũng rất là phức tạp”. Hôm 26/9, 600 ngư dân tỉnh Nghệ An đã đến tòa án thị xã Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh, để nộp đơn kiện nhà máy Formosa. Luật sư Võ An Đôn nói về mặt lý thuyết nếu các ngư dân có đầy đủ bằng chứng cho rằng nguyên nhân thiệt hại là do Formosa gây ra thì việc này thắng kiện là 100% vì trước đó Formosa đã nhận trách nhiệm và đồng ý chịu bồi thường. (VOA)
  2. Đăng bởi Tiểu Nhi on Monday, October 3, 2016 | 3.10.16 Phó Thủ tướng Việt Nam Trương Hòa Bình chỉ đạo làm rõ việc bổ nhiệm đối với con trai nguyên Bộ trưởng Công thương Vũ Huy Hoàng. Bộ Công Thương “kiểm tra, làm rõ căn cứ pháp lý, điều kiện, tiêu chuẩn, trình tự, thủ tục liên quan đến việc tuyển dụng, bổ nhiệm Hàm vụ phó, bổ nhiệm các chức vụ lãnh đạo, người quản lý doanh nghiệp đối với ông Vũ Quang Hải và báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả trước ngày 1/11/2016.” ‘Cần làm rõ việc bổ nhiệm Vũ Quang Hải’ Bản tin trên trang web Chính phủ mô tả về một văn bản truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình giao Bộ Công Thương “kiểm tra, làm rõ căn cứ pháp lý, điều kiện, tiêu chuẩn, trình tự, thủ tục liên quan đến việc tuyển dụng, bổ nhiệm Hàm vụ phó, bổ nhiệm các chức vụ lãnh đạo, người quản lý doanh nghiệp đối với ông Vũ Quang Hải và báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả trước ngày 1/11/2016.” Ông Hải, hiện đang giữ chức Phó tổng Giám đốc Tổng công ty Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco), từng được bổ nhiệm qua nhiều chức danh quan trọng tại nhiều doanh nghiệp, cơ quan quản lý trực thuộc Bộ Công Thương. Ông từng là người đại diện phần vốn, Ủy viên HĐQT và Tổng giám đốc Tổng công ty Tài chính cổ phần dầu khí Việt Nam (PVFC), từ giữ chức Trưởng phòng, Phó Giám đốc Trung tâm hỗ trợ xuất khẩu (Cục Xúc tiến Thương mại - Bộ Công thương) và là kiểm soát viên tại Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam. Bộ trưởng Bộ Công thương Trần Tuấn Anh từng thừa nhận về điều ông gọi là có sai sót trong một số khâu trong việc tiếp nhận, bổ nhiệm, luân chuyển ông Vũ Quang Hải. Trả lời báo Tuổi Trẻ hồi đầu tháng Tám năm nay, ông Trần Tuấn Anh được dẫn lời nói “sai đến mức độ như thế nào, trách nhiệm của ai thì đang tiếp tục làm rõ.” Ông Trần Tuấn Anh khi đó bình luận rằng “qua kiểm tra chưa có dấu hiệu, cơ sở để khẳng định ông Hải gây ra thua lỗ ở PVFC”. “Đảng có nguyên tắc trong công tác cán bộ. Với chỉ đạo rõ của Tổng bí thư, hơn nữa xã hội rất quan tâm, thì bất kỳ ai, dù là ai trong ngành công thương, tôi nghĩ cũng đều phải nhận thức rõ trách nhiệm của mình trước luật pháp, trước nhân dân,” Bộ trưởng Trần Tuấn Anh nói thêm. Các câu hỏi về việc bổ nhiệm Vũ Văn Hải, sinh năm 1986, được truyền thông quan tâm đăng tải chỉ khi cha ông là nguyên Bộ trưởng Công thương Vũ Huy Hoàng thôi chức bộ trưởng vào tháng 4/2016. Cựu bộ trưởng Hoàng cũng từng nói việc ông Vũ Quang Hải về Sabeco "là Sabeco có công văn thiết tha xin đích danh và Đảng ủy đã xem xét". Ông Vũ Quang Hải từng bình luận rằng ông "chỉ là người làm thuê cho Sabeco thôi, hoàn toàn rất đúng quy trình, chứ không phải bố bổ nhiệm con." (BBC)
  3. Đăng bởi Tiểu Nhi on Monday, October 3, 2016 | 3.10.16 Việc một tờ báo nhà nước đăng (dù là đăng lại) bài phỏng vấn một nhân vật bị đảng cầm quyền xem là “cực kỳ phản động” như ông Bùi Thanh Hiếu, là chưa bao giờ xảy ra. Thậm chí trường hợp lần đầu tiên xảy ra này còn đặc biệt hơn nhiều, vì trong làng báo nhà nước, Petrotimes thuộc về số ít những tờ báo chỉ biết "còn đảng còn mình". Blogger Người Buôn Gió (Ảnh: congdonghoalan) Từ chiều muộn ngày 1/10/2016, trên mạng xã hội, cùng dư luận báo giới nhà nước, kể cả một số trang dư luận viên của tuyên giáo và công an, bất chợt rộ lên tin tức về vụ Đại tá công an Nguyễn Như Phong - Tổng biên tập báo Petrotimes - vừa bị Bộ Thông tin và Truyền thông cách chức và bị thu hồi thẻ nhà báo, còn báo Petrotimes có thể bị đình bản. Theo dư luận chung, nguồn cơn của sự việc thình lình trên là do báo Petrotimes đã đăng bài "Người Buôn Gió Bùi Thanh Hiếu trả lời phỏng vấn về Trịnh Xuân Thanh" và dẫn link... "trang phản động Cầu Nhật Tân", như một cách thanh minh gián tiếp cho ông Trịnh Xuân Thanh. Nếu những thông tin trên là đúng, trước mắt có 3 khả năng xảy ra: 1/ Ông Nguyễn Như Phong chủ động phản ứng đối với loạt bài “THANH hay THĂNG” và “Tảng băng nổi” của tác giả Huy Đức trên mạng xã hội, và qua đó phản ứng với chiến dịch “diệt hổ” của Tổng bí thư Trọng mà có thể đang nhắm vào Ủy viên bộ chính trị, Bí thư thành ủy TP.HCM Đinh La Thăng. Theo đó, chính ông Nguyễn Như Phong là người chịu trách nhiệm cho đăng lại trên báo Petrotimes bài Thời Báo (ở Đức) phỏng vấn ông Bùi Thanh Hiếu. 2/ Ông Nguyễn Như Phong không biết vụ báo Petrotimes đăng lại bài Thời Báo ( ở Đức) phỏng vấn ông Bùi Thanh Hiếu, mà việc đăng lại này do cấp dưới của ông Phong tự quyết định, như một cách phản ứng với tác giả Huy Đức và Tổng bí thư Trọng. 3/ Ông Nguyễn Như Phong bị “gài”, khi một ai đó trong dàn dưới của ông đã tự ý lèn bài Thời Báo (Đức) phỏng vấn ông Bùi Thanh Hiếu và khiến ông Phong phải chịu tội. Hiện nay, trên mạng xã hội đã lan truyền hình ảnh chụp lại màn hình trang Petrotimes đăng bài Thời Báo (Đức) phỏng vấn ông Bùi Thanh Hiếu – như một xác nhận về trách nhiệm chính trị của ông Nguyễn Như Phong. Việc một tờ báo nhà nước đăng (dù là đăng lại) bài phỏng vấn một nhân vật bị đảng cầm quyền xem là “cực kỳ phản động” như ông Bùi Thanh Hiếu, là chưa bao giờ xảy ra. Thậm chí trường hợp lần đầu tiên xảy ra này còn đặc biệt hơn nhiều, vì trong làng báo nhà nước, Petrotimes thuộc về số ít những tờ báo chỉ biết "còn đảng còn mình". Tờ báo này đã đăng rất nhiều bài đả kích, miệt thị, chửi bới, xúc phạm nhân phẩm giới đấu tranh dân chủ và nhân quyền. Một số dư luận đã ví Petrotimes như một “dư luận viên cao cấp của đảng”, hoặc cũng được xem là “cơ quan ngôn luận của Bộ Công an”, với vai trò đặc biệt của Đại tá Nguyễn Như Phong. Một số nguồn tin cho biết Petrotimes được ông Nguyễn Tấn Dũng sủng ái khi ông Dũng còn là thủ tướng CSVN. Cơ quan chủ quản của Petrotimes là Hội Dầu khí Việt Nam. Nhưng có tin cho biết, nguồn tài chính mà Petrotimes nhận được là rất dồi dào do tờ báo này có mối quan hệ mật thiết với Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) – nơi ông Đinh La Thăng là Chủ tịch Hội đồng quản trước khi làm bộ trưởng Giao thông Vận tải, Lê Dung (SBTN)
  4. Vụ Nguyễn Như Phong bị trảm lần này là một bài học để đời cho dân viết lách đam mê đụng bút vào chuyện thế sự, một mảng đề tài đang hot? Nguyễn Như Phong nguyên Phó TBT báo Công an nhân dân, hàm đại tá được ngành dầu khí, một ngành mà tiền nhiều như nước “sông Đà, Biển Đông…” đón về để “kiến tạo” một tờ báo để vênh vanh với thiên hạ, để có thêm quyền nói sau quyền ăn vốn đã ngập tràn của những ông bà quan chức ngành này… So với các TBT khác, Nguyễn Như Phong có thâm niên ngành công an nên có quan hệ rộng, sâu với nhiều quan chức cao cấp với ngành này nên nắm được nhiều thông tin thuộc diện thâm cung bí sử, được cái tự tin: nói có người nghe, đe có ngưới sợ… Thế nhưng ở đời ai đoán được chữ ngờ, đi đêm lắm có ngày ắt gặp ma. Không ai khi ngờ phẩm chất “phò chính thống” của Nguyễn Như Phong, bởi có lần chính Nguyễn Như Phong đã tự nhận nghề làm báo không khác gì thân phận con chó; nhờ sự cúc cung tận tụy với nghề “phò chính thống” mà Phong có vai vế trong làng báo…Thế nhưng giờ đây tất cả đã lộn nhào, sau cú đột quỵ này Nguyễn Như Phong chỉ còn về hưu là nhẹ, không cẩn thận Phong còn khả năng ăn đòn lao lý… Chuyện của Phong suy cho cùng cũng chỉ nhằm mục đích tỏ ra ta là anh chị trong làng thông tin, câu view, tỏ ra nhanh nhạy thông tin, coi trời bằng vung nên đã thò đầu vào tử địa… Phong đưa lại bài phỏng vấn Người buôn gió, tác giả của loạt bài đang làm lộn tiết một số phe nhóm Việt Nam qua vụ Trịnh Xuân Thanh bỏ trốn; bài phỏng vấn của một tờ báo Việt Kiều mặc dù đã cắt gọt, thêm nếm nhưng đã lộ ra sự ngông nghênh về nhận thức thời thế, tưởng mình “chân cứng rễ bền”, “ô dù” hoành tránh cóc biết sợ ai; căn bệnh chung của dân police…Ở các nước người ta rất hạn chế cho dân Police có báo riêng vì ông được trang bị súng, dùi cui rồi mà ông có thêm báo nữa thì trời bằng vung thật... Phong đưa lại thông tin này khác nào gián tiếp vinh danh, xác nhận thông tin của Gió, trong khi Gió chỉ nhận mình là là "kẻ chém gió" ất ơ, trúng đâu thì trúng... Theo người viết bài này Nguyễn Như Phong đã rơi vào các tử địa sau đây mà rất nhiều blog lề dân đã tỉnh táo không xông vào: 1/ Chuyện của Người buôn gió tung lên mạng chưa biết thật giả đến đâu nhưng chắc chắc là những “tấn muối” gieo vào lòng TBT Nguyễn Phú Trọng người đích đanh chỉ đạo đích danh vụ Trịnh Xuân Thanh đã bị đẩy vào bẫy việt vị của ai đó? Trịnh Xuân Thanh trốn là một sự kiện gây mất điểm ghê gớm với uy tín của Nguyễn Phú Trong trong sự ngiệp “ đả chuột, diệt ruồi”… Vụ này gây tạo dư luận nghi ngờ về sự chia rẽ, mất lòng tin giữa phe đảng và phe an ninh; một thời cái sự liên minh này đã nâng thành khẩu hiệu, phương châm xử thế: Còn đảng còn mình… Thành ra các cây bút lề dân ở trong nước chỉ đứng xa xa mà xem cơ trời vận nước xoay vần đến đâu chứ không đụng bút vào hùa với Gió bởi đề phòng chuyện ăn đòn giận cá chém thớt… Petrotimes đưa bài PV một kẻ "ất ơ" Người Buôn Gió chọc tức TBT Trọng 2/ Qua vụ Trịnh Xuân Thanh blogger lề dân cũng lờ mờ nhận ra đổ bể cuộc chiến phe nhóm, thành ra mình thò bút vào không cẩn thận bị coi là ăn tiền của nhóm này để chơi nhóm kia. Một trong những lý do Trương Duy Nhất, Phạm Viết Đào bị nhập kho là do bị nghi là ăn tiền của phe nhóm Y. tấn công phe nhóm X. Thế nhưng, khi người ta lần theo từng cái “giải rút” của từng cái quần lót của 2 blogger này và không phát hiện thấy một dấu vết, một đồng tiền của nhóm lợi ích nào tài trợ cho 2 blogger này… Riêng Phạm Viết Đào không một cú điện thoại nào kể cả gọi cho em út bằng sim rác cũng bị sờ nắn tới; Ra tù hơn 2 năm rồi mà thỉnh thoảng vẫn có đuôi theo… 3/ Nguyễn Như Phong là người bên an ninh, là người ăn tiền dầu khí, vậy Năng lượng mới (Petro Times); dù muốn hay không người ta vẫn tin cái “ đạo lý” đồng tiền: ăn cây nào rào cây ấy; đưa chuyện của Trịnh Xuân Thanh, đưa Người buôn gió lên thành chuyện của công luận thì khác gì dỡn mặt phe nhóm đang tìm cách bắt trị Thanh, làm sôi máu những ông đang thần hồn nát thần tính, đang muốn tùng xẻo Trịnh Xuân Thanh ? 4/ Nguyễn Như Phong chắc chắn sẽ bị xử nặng bởi đây cũng còn là cái cớ để giết gà dọa khỉ; “Con gà” Nguyễn Như Phong rất có thể trở thành món cúng “ động thổ” cho chiến dịch “tảo thanh” nội bộ, “giải phóng mặt bằng”… Đó là 4 lý do, “tứ tử” do Nguyễn Như Phong tự thò đầu vào thế “ chết không kịp ngáp”, “ hối không kịp hận”…Các ô chắc cũng chẵng dại xòe ra che đỡ cho Nguyễn Như Phong trong hình thế sự đang như “nước sôi lửa bỏng”… Sau vụ này Nguyễn Như Phong chắc chắn rơi vào cảnh ê chề của cái thân phận “ hàng thần lơ láo phận mình sao đâu”; trở về lề dân chắc là không được; phò chính thống thì người ta cạch mất đường rồi, đành phải ôm, gặm nhấm một “ nỗi căm hờn trong cũi chó ?! Nỗi ê chề của Nguyễn Như Phong âu cũng là bài học cho những cây bút “ phò chính thống” mỗi khi thất cơ lỡ vận, điều ít ai tránh hết trong cõi đường đời ?! Phò nhân dân mới là sự nghiệp vạn đại vì không ai chiến thắng được nhân dân; một đúc kết của quan chức văn hóa Hà Nội khi hồi hưu... Phúc Lộc Thọ (Blog Phạm Viết Đào)
  5. Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte và Chủ tịch nước Việt Nam Trần Đại Quang tại Hà Nội, ngày 29 tháng 9 năm 2016. Việt Nam và Philippines sẽ lập đường dây nóng để tạo điều kiện hợp tác, bảo đảm an ninh hàng hải giữa các tranh chấp chủ quyền dai dẳng ở Biển Đông. Hai nước cũng đồng ý thực thi các biện pháp bảo vệ ngư dân và giải quyết tranh chấp ôn hòa. Siết chặt hợp tác hàng hải nằm trong số các vấn đề chính mà hai bên nhất trí trong cuộc gặp giữa Tổng thống Philippines, Rodrigo Duterte, và Chủ tịch nước Việt Nam, Trần Đại Quang, nhân chuyến thăm của ông Duterte trong hai ngày 28 và 29/9. Hai nhà lãnh đạo đã có cuộc họp kín hôm 29/9 để bàn về các biện pháp tăng cường đối tác chiến lược. Truyền thông Phillipines dẫn thông cáo chung cho biết hai bên đồng ý ‘tăng cường các cơ chế hợp tác hàng hải hiện nay như cơ chế liên lạc qua đường dây nóng giữa lực lượng tuần tra đôi bên, cũng như thông qua các biện pháp bảo đảm an ninh, an toàn cho ngư dân hai nước và giải quyết các sự cố ngoài ý muốn trên biển một cách ôn hòa.’ Theo MB.com/PhilStar.com(VOA)
  6. Sắp tới chúng tôi dự tính sẽ đưa Thanh ra họp báo, trả lời phỏng vấn công khai để đáp trả cái vụ truy nã quốc tế kia. Nhiều người không hiểu luật pháp ở các nước khác. Nơi Thanh ở, không bao giờ có chuyện dẫn độ được về Việt Nam. Chuyện đó không phải bận tâm. Trịnh Xuân Thanh đường xa vạn dặm 5. - Có đi vắng được một tháng không ? Câu đầu tiên người đàn ông hỏi khi tôi đặt mình xuống ghế đối diện ông. Bây giờ ban đêm ở Berlin trời lạnh. Chúng tôi ngồi bên hiên một quán. Đấy là điều kiện tôi đặt ra khi họ gặp tôi. Nếu điều kiện thì hơi quá, chỉ là yêu cầu để câu chuyện chất lượng tôi cần phải có chỗ hút thuốc lá. Người đàn ông đến trước, anh ta chọn chỗ ngồi để phù hợp cho tôi. Tôi lấy những gì ở bên Budapes đưa để ông ta chuyển lại cho Thanh. Ông ta trầm tư hơn lần gặp trước, tôi định hỏi ông về nước hay đi đâu thời gian qua. Nhưng nghĩ tò mò quá tôi thôi. Tôi hỏi về Thanh ở đâu. Tôi nói có thể gửi cho tôi những tấm hình Thanh ở đó. Tôi rất muốn được ông khẳng định Thanh an toàn với cái lệnh truy nã quốc tế kia. Tôi bảo nếu không bảo đảm an toàn được thì đừng nói gì hay làm gì tốt hơn. Cứ lặng lẽ ẩn đâu mà sống. Người đàn ông lắc đầu cười nhẹ, ông ta nói. - Ở nơi Thanh ở, không bao giờ có chuyện dẫn độ được về Việt Nam. Chuyện đó không phải bận tâm. Chúng tôi dự tính sắp tới sẽ cho Thanh họp báo, trả lời phỏng vấn công khai. Tôi hỏi. - Vậy anh muốn em đi vắng một tháng là đến chỗ Thanh.? Ông ta gật đầu. - Như thế tốt hơn, cậu có thể nắm luôn được những gì Thanh kể. Có khi bắt đầu từ trình tự Thanh tham gia làm quan chức thế nào. Cũng cần cho thiên hạ biết một người quan chức cộng sản con đường của họ đi trong đời ra sao. Có nhiều cái, cần người viết lại điều đó. Tôi nói mình không đi được lâu thế. Người đàn ông hỏi tôi uống gì, ông ta nói người phục vụ cho tôi một cốc trà mà không cần tôi trả lời. Tôi châm điếu thuốc đầu tiên thì một người dàn ông khác đi vào, anh ta cười bắt tay tôi và ngồi xuống ghế. Có lẽ anh ta đến cùng người trước nhưng tìm chỗ đậu xe, hoặc anh ta đứng đâu đó trong bóng tối bên ngoài để quan sát từ khi tôi vào. Bây giờ anh ta mới vào quán. Tôi nói chuyện của Thanh bây giờ dư luận cũng chả để ý, chỉ có chuyện Thăng là đang xôn xao. Chắc vì Thanh không bắt dược, nên Trọng tức mà muốn đánh Thăng luôn. Người đàn ông già mặc vét nói. - Thăng nó chả sao đâu, nó còn nhiều anh em bên công an. Cái thời nó làm dầu khí thì chỉ là tổng công ty. Lúc đó còn bộ trưởng , thủ tướng, chủ tịch nước. Đâu phải chỉ mình nó. Tôi hỏi. - Thế còn vụ Venezuela.? Ông ta điềm đạm trả lời. - Cái đó là do ông Triết, ông Triết đi sang đó, nhận nhau làm anh em với thằng Hugo. Lúc đó ông Triết đi loăng quăng bên Cu Ba, Venezuela..vì chỉ mấy nước đó nó tiếp ông chứ bọn khác xin nó có tiếp đâu. Rồi ông ấy nhận lời làm ăn, gọi cho thằng Thăng. Bảo thằng Thăng lập dự án rồi để bộ chính trị phê duyệt từ thủ tướng, chủ tịch nước, tổng bí thư, bộ trưởng , quôc hội cả một đống hoắng lên về tình anh em CNXH mà đồng ý tuốt. Lúc chính trị bên ấy biến động, giá dầu rớt thảm hại thì thành ôm mồm như bây giờ. Đâu phải thằng Thăng nó tự ý bê tiền đi. Tôi hỏi thêm lúc ông ta ngừng. - Thế số liệu mà Huy Đức nói ở đâu ra.? Người đàn ông cười nhếch mép. - Đấy là bản cáo PVN từ năm 2013, Huy Đức nó chộp cái đó. Còn sửa số đi. Chứ có cái gì mà ghê đâu. Dân chuyên ngành người ta biết cả. Tôi hỏi. - Anh có thể cho tôi được bản đó không.? Người đàn ông gật đầu. - Được tôi sẽ tìm. Tôi hỏi. - Còn chuyện này, hồi đại hội. Huy Đức có nói với tôi là lúc bàn ở BCT. Ông Dũng được 1 phiếu, ông Trọng được 6 phiếu, ông Sang được 5 phiếu. Thế có đúng không anh.? Người đàn ông phẩy tay. - Đúng là linh tinh, ông Trọng được 7 phiếu, ông Dũng được 6 phiếu. Ông Sang có 2 phiếu thôi. Chuyện qua rồi, để lúc nào rảnh nói lại chuyện này. Được đà tôi hỏi lan man. - Vậy vụ Núi Pháo thanh tra, có liên quan gì đến Phượng nhà ông Dũng không.? - Chả liên quan gì, cái đó của bọn Masan. Phượng nó không có gì ở đó cả. Thôi, chuyện không liên quan đến việc anh em mình đang bàn, để khi nào rảnh đã. Người đàn ông ngừng lại, chắc để cho tôi dứt khỏi những hỏi han miêm man từ chuyện nọ xọ sang chuyện kia. Một lúc ông ta nói. -Bố mẹ Thanh và hai đứa con ở nhà, đang gặp nhiều khó khăn. Bọn Trọng nó cho công an quấy nhiễu này nọ. Ông bà đang tức, muốn tìm luật sư. Theo cậu ở Hà Nội thì ai làm được việc đó. Thêm nữa là việc nhờ luật sư Trần Vũ Hải và Lê Công Định thế nào tiếp.? Tôi trả lời. - Luật ở Việt Nam anh biết rồi đó, cơ quan công an điều tra có kết luận, chuyển cho viện kiểm sát. Viện ra đưa bản truy tố ra toà. Lúc đó luât sư xin toà cấp giấy giới thiệu, luật sư mới tiếp cận hồ sơ. Về ông Hải thì phải đợi dài dài là Thanh bị bắt, Thanh ra toà...mà chuyện đó thì giờ vời vợi lắm. Trước mắt em nghĩ nên chuyển hồ sơ theo những gì mà bản truy nã nói. Để ông Định bào chữa trên mạng thì tốt hơn. Gọi như bình luận pháp luật chẳng hạn. Còn chuyện quấy nhiễu kia thì ông bà có thể nhờ luật sư khởi kiện những người làm chuyện đó. Người đàn ông nói. - Sắp tới chúng tôi sẽ đưa Thanh ra trả lời báo chí, để đáp trả cái vụ truy nã quốc tế kia. Nhiều người không hiểu luật pháp ở các nước khác. Cứ nghĩ có truy nã quốc tế là cảnh sát các nước đi tìm bắt về cho Việt Nam ngay đến nơi. Nhưng chuyện hôm nay tôi muốn nói là ở những vụ án kinh tế vừa qua thất thoát, thua lỗ có nhiều người liên quan. Cả những người hiện nay đang ở trong Bộ Chính Trị cũng có trách nhiệm chính. Đổ lên đầu thằng Thanh cả 3000 nghìn tỷ thua lỗ ấy rồi bảo nó tham nhũng trong đó là không công bằng. Nếu thế phải đưa những người khác có liên quan ra cùng. Ý của cậu thế nào. Chúng tôi vẫn muốn cậu là kênh phát ngôn như trước. Tôi đáp. - Cái này cho em nghĩ đã, chứ cường độ liên tục ngày một bài, rồi cả đống hồ sơ, tài liệu toàn con số, ngày tháng, các công văn, bản bản...số này, số kia nhức đầu lắm. Cuối tuần này em đi chơi xa mấy ngày. Sang tuần có gì em sẽ báo lại cho anh. Chúng tôi đứng dậy chào nhau, đồng hồ đã 1 giờ đêm. Hai người đàn ông tiễn tôi đến lúc tôi lên tàu. Người Buôn Gió (Blog Người Buôn Gió)
  7. Cựu bí thư thành ủy Quảng Châu Vạn Khánh Lương Cựu bí thư thành ủy Quảng Châu Vạn Khánh Lương Tòa án Trung Quốc kết án chung thân với cựu bí thư thành ủy Quảng Châu Vạn Khánh Lương vì tội tham nhũng. Trong khi đó, cựu bí thư thành phố Tế Nam, thủ phủ tỉnh Sơn Đông, cũng bị kết án 12 năm tù vì tội nhận hối lộ. Cựu bí thư thành ủy Quảng Châu bị kết tội nhận 110 triệu nhân dân tệ trong 14 năm để giúp người đưa hối lộ được cất nhắc và phê chuẩn dự án. Theo cáo trạng, ông nhận hối lộ từ 15 công ty và cá nhân từ 2000 đến 2014, ở trong các vị trí khác nhau tại tỉnh Quảng Đông. Còn cựu bí thư thành phố Tế Nam Vương Minh bị kết án 12 năm tù vì nhận 18 triệu nhân dân tệ, trực tiếp hoặc qua người thân, cho dự án bất động sản hoặc cất nhắc vị trí. Tòa nói cần thu hồi 2 triệu nhân dân tệ từ tài sản của ông này. Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã mở chiến dịch chống tham nhũng từ khi nắm quyền gần bốn năm trước. (BBC)
  8. Hoàng Đình Khải, người nghiên cứu Trung Quốc đã đăng một bài viết với nhan đề “Yêu cầu gỡ tấm hình của Mao Trạch Đông trên cổng thành Thiên An Môn xuống ngay” và cho rằng: “Bức ảnh của Mao Trạch Đông cần phải gỡ xuống, thứ ô trọc đó cần phải quăng đi, những thứ đó cần phải tiêu hủy”. Bức chân dung của Mao Trạch Đông tại quảng trường Thiên An Môn bị gỡ xuống đêm 27/9/2016. (Ảnh: Internet) Đêm 27/9, bức ảnh chân dung của Mao Trạch Đông treo trên cổng Thiên An Môn, Bắc Kinh bị gỡ xuống, dấy lên sự chú ý của các giới bên ngoài. Trước đó, chân dung của Mao đã tồn tại không ít tranh luận, vì vậy nhiều lần bị người dân vẩy mực. Theo báo cáo của truyền thông Trung Quốc, vì để nghênh đón ngày quốc khánh sau khi Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) giành chính quyền, ảnh chân dung của Mao Trạch Đông – lãnh tụ của ĐCSTQ, treo trên cổng thành Thiên An Môn, Bắc Kinh đã bị xe cần cẩu gỡ xuống, 40 phút sau mới treo lên lại. Tuy giới truyền thông Trung Quốc nói rằng, thay chân dung của Mao Trạch Đông tượng trưng cho lấy cũ đổi mới, nghênh đón cái mới, nhưng các giới bên ngoài không khỏi nghĩ đến sự kiện bức chân dung của Mao Trạch Đông nhiều lần bị người dân Trung Quốc phản đối, ném mực. Nhiều lần bị ném mực, chân dung Mao Trạch Đông dấy lên cuộc tranh luận Nguồn tư liệu cho thấy, chân dung của Mao Trạch Đông treo trên cổng thành Thiên An Môn đã có ít nhất 4 lần bị ném mực. Tháng 5/1989, trong khoảng thời gian phong trào sinh viên đòi quyền dân chủ, 3 thanh niên từ Hồ Nam đi đến Bắc Kinh ủng hộ phong trào sinh viên, đồng thời ném sơn và trứng gà lên bức chân dung của Mao Trạch Đông treo trên quảng trường Thiên An Môn, để tỏ rõ rằng nhân dân cần tự do dân chủ, phản đối chính quyền một đảng chuyên chế của ĐCSTQ. Tháng 5/2009, một người đàn ông đến từ Tân Cương ném chất nổ lên tấm hình của Mao Trạch Đông, khiến cho bên dưới tấm hình có vết cháy sém. Tháng 4/2010, một người dân từ tỉnh Hắc Long Giang đến Bắc Kinh đã vẩy mực lên trên tấm hình, khiến cho tấm hình bị dơ đôi chút. Tháng 3/2014, một người đàn ông quăng cả lọ mực lên tấm hình của Mao Trạch Đông, khiến cho góc trái phía dưới của tấm hình bị vấy bẩn. Từ ngày 1/10/1949, sau khi ĐCSTQ thành lập chính quyền, cổng thành Thiên An Môn vẫn luôn treo tấm ảnh chân dung của Mao Trạch Đông. Thế nhưng, Hoàng Đình Khải, người nghiên cứu Trung Quốc đã đăng một bài viết với nhan đề “Yêu cầu gỡ tấm hình của Mao Trạch Đông trên cổng thành Thiên An Môn xuống ngay”, đã được truyền tải trên các trang mạng. Ông chất vấn: “Đấu tranh chống cánh hữu năm 1975 có phải là được phát động dưới sự lãnh đạo của Mao Trạch Đông hay không? Có phải nó đã hại chết mấy trăm nghìn phần tử tri thức Trung Quốc hay không? Có phải là đã hại chết mấy triệu người hay không? Ba lá cờ đỏ có phải là Mao Trạch Đông khởi xướng hay không? Đại Nhảy Vọt năm 1958 có phải là do ông ta nhất quyết làm ra hay không? Chống cánh hữu ở hội nghị Lư Sơn năm 1959 có phải là chính ông ta làm hay không? Từ đây đã khiến cho hàng chục triệu người dân chết đói, thử hỏi đây có phải là trách nhiệm của ông ta hay không? Mao Trạch Đông có phải đã phát động phong trào Đại Cách mạng Văn hóa hay không? Có phải đã mang đến 10 năm đại nạn cho cả nước Trung Quốc hay không?”. Hoàng Đình Khải cho rằng: “Bức ảnh của Mao Trạch Đông cần phải gỡ xuống, thứ ô trọc đó cần phải quăng đi, những thứ đó cần phải tiêu hủy”. Mao Vu Thức, một học giả Trung Quốc, từng viết sách liệt kê tội ác của Mao Trạch Đông, cho rằng Mao “lòng dạ nham hiểm, làm nhục vô số phụ nữ, làm ra các loại đấu tranh giai cấp, hại chết hơn 80 triệu người”. Nhà sử học nổi tiếng Tân Hạo Niên trong nhiều năm nghiên cứu đã phát hiện, 8 năm ‘kháng chiến’ của ĐCSTQ dưới sự lãnh đạo của Mao Trạch Đông: “1 năm kháng chiến tiêu cực, 7 năm chuyên đánh nhau với quân của Quốc Dân đảng”. ĐCSTQ dưới sự chỉ huy của Mao Trạch Đông, không chỉ câu kết mật thiết với quân Nhật cướp đoạt một nửa Trung Quốc, còn từ Hà Bắc đánh đến Sơn Đông, từ Sơn Đông đánh đến Tô Bắc, Tô Trung, Tô Nam, rồi lại đánh đến Hoài Nam, Hoài Bắc của tỉnh An Huy. Vì vậy, theo đánh giá của Tân Hạo Niên đối với việc nắm quyền của ĐCSTQ: Không những không có tính hợp pháp trong lịch sử, mà trong hiện thực cũng không có tính hợp pháp. Tưởng Giới Thạch đi vào thành Bắc Kinh, người dân chào đón nồng nhiệt Chân dung của Tưởng Giới Thạch được treo trên cổng thành Thiên An Môn, Bắc Kinh. (Ảnh: Internet) Trên thực tế, cổng thành Thiên An Môn vốn đã từng treo qua chân dung của nhiều nhân vật quan trọng trong lịch sử. Theo ghi chép, những năm đầu Dân Quốc, tổng thống Viên Thế Khải khôi phục đế chế, đã từng treo chân dung của mình ở Thiên An Môn; Tưởng Giới Thạch sau khi hoàn thành bắc phạt, đã treo chân dung quốc phụ Tôn Trung Sơn lên trên cổng thành Thiên An Môn. Tư liệu lịch sử cho thấy, Trung Quốc trải qua 8 năm kháng chiến, tháng 8/1945, khôi phục Bắc Kinh. Ngày 11/12 cùng năm, Tưởng Giới Thạch và Tống Mỹ Linh bay đến Bắc Kinh, khi xe của Tưởng Giới Thạch đi vào quảng trường Thiên An Môn, hàng trăm nghìn thanh niên nhiệt liệt hoan nghênh, những người vệ sĩ phải mất hơn nửa tiếng đồng hồ mới giúp ông lên xe an toàn và rời khỏi. Sau khi kháng chiến thắng lợi, cổng thành Thiên An Môn treo lên tấm chân dung của Tưởng Giới Thạch và bốn chữ lớn “Thiên Hạ Vi Công”, đồng thời treo lên biểu ngữ “Đề cao dân quyền, thực hành chính trị dân chủ”. Mãi đến ngày 31/1/1949, ĐCSTQ chiếm lĩnh Bắc Kinh đã gỡ bỏ tấm chân dung của Tưởng Giới Thạch, cùng tấm biểu ngữ. Sau khi ĐCSTQ thống trị Trung Quốc, đã không ngừng lợi dụng giới truyền thông để tiến hành tuyên truyền cho nó, khiến cho người dân Trung Quốc nhầm lẫn khái niệm giữa Trung Quốc và ĐCSTQ. Công lao Tưởng Giới Thạch lưu danh sử sách Tư liệu công khai cho thấy, Tưởng Giới Thạch tên Trung Chính, tự Giới Thạch, vào thời Trung Hoa Dân Quốc ông luôn là nhân vật nòng cốt của quân đội và chính phủ. Tưởng Giới Thạch từng đảm nhận nhiều chức như: Hiệu trưởng trường quân đội Hoàng Phố, Tổng tư lệnh quân đội Quốc Dân, Chủ tịch chính phủ Quốc Dân, Viện trưởng Viện hành chính, người đứng đầu hội ủy viên quân sự chính phủ Quốc Dân, Thượng tướng đặc cấp của Trung Hoa Dân Quốc, Tổng tài đảng Quốc dân Trung Quốc, Tổng thống Trung Hoa dân Quốc, sau khi hình thành hiến pháp đã giữ chức tổng thống Trung Hoa Dân Quốc trong suốt 27 năm. Tưởng Giới Thạch lãnh đạo bắc phạt thống nhất toàn Trung Quốc, ông không chỉ lãnh đạo quân đội giành được thắng lợi trong cuộc kháng chiến chống Nhật, mà còn xác định địa vị của Trung Hoa Dân Quốc trong Hội đồng bảo an Liên Hiệp quốc. Đồng thời ông cũng bảo vệ, giữ gìn và phát huy văn hóa truyền thống Trung Hoa. Tưởng Giới Thạch lúc còn sống đã ra sức ngăn cản chủ nghĩa cộng sản Mác-Lê làm loạn Trung Quốc, kiên quyết phản đối tư tưởng chủ nghĩa cộng sản, đồng thời phản đối phong trào độc lập của Đài Loan. Tuệ Tâm theo Secretchina (Tinh Hoa)
  9. Các nhà ngoại giao Đức tham dự buổi họp báo ở Hà Nội hôm 28/9. Một quan chức ngoại giao của Đại sứ quán Đức ở Hà Nội mới đáp lại một câu hỏi của báo chí Việt Nam về trường hợp của ông Trịnh Xuân Thanh.Khi được hỏi về tin đồn cựu Phó Chủ tịch tỉnh Hậu Giang bỏ trốn sang Đức, và khả năng dẫn độ ông Thanh trong khi hai nước chưa ký kết hiệp định về dẫn độ tội phạm, Phó Đại sứ Wolfang Manig nhắc lại thông tin về việc Việt Nam đã phát lệnh truy nã quốc tế đối với cựu quan chức này.Báo Người Lao Động dẫn lời ông Manig nói rằng trong khi “vẫn chưa có thông tin chi tiết về việc ông Trịnh Xuân Thanh đang ở đâu thì câu hỏi về việc dẫn độ nhân vật này không được đặt ra”.Trước đó, một loạt các tờ báo ở trong nước đề cập tới các tin đồn trên mạng xã hội về việc cựu Phó Chủ tịch tỉnh Hậu Giang có thể đã rời Việt Nam, “chạy” sang nước khác, nhất là Đức.Bộ Công an Việt Nam phát lệnh truy nã quốc tế với cựu Chủ tịch Hội đồng quản trị Tổng công ty Xây lắp dầu khí Việt Nam hôm 16/9, sau khi khởi tố ông này vì “tội cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng theo Điều 165 Bộ luật hình sự”.Trong bài viết có tựa đề “Ông Trịnh Xuân Thanh có bị dẫn độ nếu đang lưu trú ở Đức”, VnExpress dẫn một nguồn tin nói rằng “Việt Nam và Đức có hiệp định về tương trợ tư pháp nhưng hiện không còn hiệu lực”, nhưng “Đức vẫn có thể dẫn độ nghi can cho Việt Nam theo nguyên tắc có đi có lại, không cần hiệp định".Blogger Lê Anh Hùng, một người theo dõi tình hình thời sự ở trong nước, nói với VOA Việt Ngữ rằng vụ ông Trịnh Xuân Thanh vẫn còn “nóng”.Nhà hoạt động xã hội này nói thêm: “Đúng là dư luận trong nước họ đang quan tâm tới vụ việc này, bởi vì đây được cho là biểu hiện ra bề ngoài của cuộc đấu đá quyền lực ở bên trong bộ máy, vốn diễn ra âm ỉ nhiều năm nay, cũng như là nó cho thấy tình trạng tham nhũng ở Việt Nam vượt ra khỏi mức độ tưởng tượng của rất nhiều người”.Với tư cách một người dân, ông Hùng bày tỏ hy vọng rằng “vụ việc sẽ được xử lý đến nơi đến chốn”, và “phải có những người chịu trách nhiệm, chứ không thể ‘đánh trống bỏ dùi’ như diễn ra nhiều năm qua”.(VOA)
  10. Vài khoản thâm thủng lẻ tẻ của PVN dưới thời anh Thăng đã có thể trên chục ngàn tỷ (VNĐ) còn những khoản lớn hơn như chuyện ném tiền vào anh Venezuela mình không nói. Còn anh Trọng Nguyễn Phú, anh vẫn dương cao ngọn cờ chống tham nhũng nhưng chính anh là kẻ tham nhũng số 1 về quyền lực. Chuyện những con mèo ăn vụng miếng thịt đang được anh ráo riết truy nã còn con hổ lớn vồ cả con lợn, thậm chí một số con lợn thì vẫn vô can… Thêm chú thích ANH THĂNG VÀ ANH TRỌNG Mình biết anh Thăng đã lâu, từ thời anh còn mần Sông Đà, rồi chuyển qua Phó bí thư Thừa thiên- Huế. Năm 2006, anh Thăng nhảy về mần Chủ tịch PVN. Dừng lại ở bến đỗ mới, tiền nhiều, anh tri ân cho Ninh Bình (Quê triều Đinh) cái sân Golf Hoàng Gia ở Yên Thắng. Sân golf này được khai trương vào 2 lẻ chín, hồi đó mình cũng được mời, rồi thi thoảng xuống đó mần một trận chỉ vì sân vắng hoe, giá rẻ, chơi rất sướng. Sau ba năm hoạt động, sân này lỗ òe rồi phải bán lại cho Vietinbank. Thương vụ này, PVN chỉ mất độ ba trăm (tỉ VNĐ). Chuyện Ocean Bank của Hà Văn Thắm, nơi PVN ném vào đó 800 tỷ rồi mất trắng thì ai cũng biết. Vì vụ này, Nguyễn Xuân Sơn, một đệ của Thăng bị cho nhập kho và có khả năng sẽ bóc lịch đến trọn đời, còn anh Thăng vẫn vô can và tiếp tục… thăng. Tuy nhiên, khoản 800 tỷ chỉ là con số lẻ so với những thất thoát khủng khác của PVN dưới thời anh Thăng. PVTex là một ví dụ có thể kể đến. Nhà máy này được xây ở Khu công nghiệp Đình Vũ, một thời được giao cho Trần Trung Chí Hiếu mần Chủ tịch. Là bạn golf của nhau nên mình có xuống đó vài lần khi cùng Hiếu đi Đồ Sơn golf Couse. Trên diện tích 10 héc ta, nhà máy này đã ngốn của PVN xấp xỉ 7.000 tỷ, xây dựng xong, hoạt động lèo tèo vài ba năm rồi lỗ nặng, nay đang đắp chiếu nằm bất động. Vài khoản thâm thủng lẻ tẻ của PVN dưới thời anh Thăng đã có thể trên chục ngàn tỷ (VNĐ) còn những khoản lớn hơn như chuyện ném tiền vào anh Venezuela ở bên kia bán cầu, chuyện này Huy Đức rành hơn, đã nói kỹ mình không nói thêm. Còn anh Trọng Nguyễn Phú, anh vẫn dương cao ngọn cờ chống tham nhũng nhưng chính anh là kẻ tham nhũng số 1 về quyền lực. Chuyện những con mèo ăn vụng miếng thịt đang được anh ráo riết truy nã còn con hổ lớn vồ cả con lợn, thậm chí một số con lợn thì vẫn vô can… Đó là chưa nói đến chuyện Tiệc của anh Trọng tiêu hết bao nhiêu tiền thuế của dân, đố ai biết! Dân chủ đến thế là cùng! Phan Thế Hải (FB. Phan Thế Hải)
  11. Ủy viên Quốc vụ của chính phủ Trung Quốc kiêm Bộ trưởng Công an, ông Quách Thanh Côn đã hội đàm với người tương nhiệm Việt Nam, Bộ trưởng Tô Lâm để thúc đẩy 'hợp tác ngày càng hiệu quả', theo truyền thông từ Hà Nội. Ông Quách Thanh Côn (hình tư liệu) Trong ngày 26/09, ông Quách cũng đến trụ sở Chính phủ và được Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đón tiếp. Báo Điện tử Chính phủ Việt Nam viết, "phát biểu ý kiến tại buổi tiếp, thay mặt Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chào mừng chuyến thăm Việt Nam của Bộ trưởng Quách Thanh Côn". "Thủ tướng phấn khởi trước kết quả chuyến thăm này, kết quả hội đàm thành công giữa Bộ Công an hai nước." Ông Nguyễn Xuân Phúc cũng nói rằng: "Chính phủ hai nước tạo điều kiện thuận lợi để Bộ Công an hai nước hợp tác ngày càng hiệu quả hơn, góp phần thúc đẩy quan hệ Đối tác hợp tác chiến lược toàn diện giữa hai nước." Các lĩnh vực tăng cường hợp tác gồm có "trao đổi thông tin, kinh nghiệm đấu tranh phòng chống các loại tội phạm, trong đó có tội phạm công nghệ cao, tội phạm lợi dụng dân chủ, nhân quyền để phá hoại an ninh nội địa của mỗi nước". Báo Việt Nam trích lời Thượng tướng Tô Lâm "chúc quan hệ hữu nghị truyền thống Việt Nam – Trung Quốc mãi mãi xanh tươi, đời đời bền vững". Được biết tháng 10/2015 ông Quách Thanh Côn đã đón ông Trần Đại Quang, khi đó là Bộ trưởng Công an Việt Nam, sang thăm Bắc Kinh. Tuần này, ở cương vị Chủ tịch nước, ông Trần Đại Quang đã tiếp ông Quách Thanh Côn ở Hà Nội. Ông Quách Thanh Côn (giữa) với bà Loretta Lynch, Trưởng Công tố và ông Jeh Johnson, Bộ trưởng Nội an Hoa Kỳ tại Washington DC tháng 12/2015 Các trang chính thức ở Trung Quốc cho hay ông Quách Thanh Côn, dân tộc Hán, sinh năm 1954 ở tỉnh Giang Tây, tốt nghiệp kỹ sư luyện kim và đi lên từ ngành công nghiệp nhôm. Sau đó, ông sang làm cán bộ Đảng Cộng sản và nắm các chức vụ tại Quảng Tây, tỉnh giáp biên với Việt Nam. Năm 2012 ông lên làm Bộ trưởng Công an và một năm sau lên làm Ủy viên Quốc vụ, một chức cao hơn bộ trưởng và chỉ dưới Phó Thủ tướng. Từ 2013, ông Quách Thanh Côn cũng phụ trách mảng 'chống khủng bố' và an ninh mạng tại Trung Quốc. Ở cương vị này, ông đã thường xuyên có các chuyến đi sang châu Âu và Hoa Kỳ bàn thảo về an ninh mạng. Hồi tháng 4/2015 ông Quách đã có chuyến thăm hai ngày sang Việt Nam và được TBT Đảng Cộng sản Nguyễn Phú Trọng cùng các lãnh đạo cao cấp Việt Nam đón tiếp, theo Tân Hoa Xã. (BBC)
  12. Formosa nói với truyền thông Đài Loan rằng họ đã nhận được thông tin nhưng không bình luận việc hàng trăm hộ ngư dân kiện đòi bồi thường. Formosa chính thức xin lỗi và nhận trách nhiệm cho hiện tượng cá chết hàng loạt ở 4 tỉnh miền Trung hồi cuối tháng 6/2016. Formosa nói vụ việc sẽ do chính phủ Việt Nam xử lý. Ông Dư Khánh Chương, Phó tổng giám đốc Công ty TNHH gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh, được báo CNA (Central News Agency) của Đài Loan dẫn lời nói rằng công ty đã nhận được toàn bộ thông tin liên quan đến các vụ kiện, nhưng nói rằng vấn đề này sẽ do chính phủ Việt Nam giải quyết. Công ty không can dự vấn đề này, và do đó không thể bình luận, ông Dư nói. Ông nói rằng Formosa đang cố gắng hết sức mình để thực hiện cam kết bảo vệ môi trường theo yêu cầu của Chính phủ Việt Nam, và nói thêm rằng những nỗ lực của công ty đã giành được sự chấp thuận của các cơ quan chức năng tại địa phương. Hôm 27/9, Tòa án Nhân dân Thị xã Kỳ Anh nhận 506 bộ hồ sơ của các hộ ngư dân khởi kiện đòi bồi thường thiệt hại. Vào tuần trước, hơn 1000 hộ gia đình tại huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh, gửi đơn đến Quốc hội và Chính phủ “yêu cầu chi trả tiền bồi thường thiệt hại” vì môi trường biển bị tàn phá. Bức thư đề ngày 22/9/2016 đề nghị Quốc hội và Chính phủ trích hơn 2 ngàn tỉ đồng từ số tiền 11.500 tỉ đồng mà họ mô tả là Công ty Formosa đã thanh toán toàn bộ để bồi thường cho hơn 1.100 hộ dân. Trước đó, chính phủ Việt Nam nói Công ty TNHH Gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh đã chuyển đủ 500 triệu đôla bồi thường cho phía Việt Nam. Hôm 30/06 Formosa chính thức xin lỗi và nhận trách nhiệm cho hiện tượng cá chết hàng loạt ở 4 tỉnh miền Trung, bồi thường 500 triệu đôla cho thiệt hại về kinh tế cho người dân, hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp, bồi thường xử lý ô nhiễm, phục hồi môi trường biển tại bốn tỉnh miền Trung. (BBC)
  13. Số phận các đàn em của cựu Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng giờ càng thêm thê thảm. Gần một năm sau khi Nguyễn Tấn Dũng “nghỉ”, Đinh La Thăng có thể là “con hổ” đầu tiên bị chiến dịch “chống tham nhũng” của Tổng bí thư Trọng và cựu chủ tịch nước Sang “làm thịt”. Thấy gì từ bài ‘THANH hay THĂNG’ của Huy Đức? Cây viết Huy Đức vừa có bài ‘THANH hay THĂNG’ trên blog Ba Sàm. Đây có lẽ là một bài báo rất đáng chú ý, xét về tính tín hiệu chính trị cho cuộc thanh trừng trong nội bộ đảng CSVN sẽ bùng nổ không bao lâu nữa. Đây lần đầu tiên Huy Đức đề cập trực tiếp với chiều sâu về nhân vật Đinh La Thăng - Ủy viên bộ chính trị và đương kim Bí thư thành ủy TP.HCM. Vài tháng trước khi bắt đầu nổ ra vụ Trịnh Xuân Thanh, tác giả Huy Đức cũng đã đề cập đến Đinh La Thăng trên facebook cá nhân của mình, nhưng chỉ ở dạng status và ngắn gọn. Bài ‘THANH hay THĂNG’ về thực chất là một bài điều tra án kinh tế. Ý chính của bài này là vụ Tổng công ty Xây lắp dầu khí (PVC), nơi mà Trịnh Xuân Thanh làm lỗ hơn 3,200 tỷ đồng, chỉ là chuyện nhỏ. Câu chuyện lớn hơn nhiều là doanh nghiệp chủ quản của PVC – Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) – nơi mà trước khi về cái ghế bộ trưởng Giao thông vận tải, ông Đinh La Thăng đã làm chủ tịch hội đồng quản trị. Nhà báo Huy Đức Huy Đức kết luận trong bài ‘THANH hay THĂNG’: “Thanh – Thuận, cho dù tội trạng tày đình cũng chỉ là kẻ thừa hành. PVC chưa phải là mất mát đau nhất ở PVN dưới thời Đinh La Thăng; di sản của ông ta sau 5 năm ở đây chỉ có thể nói là “tan hoang”. Nếu các cơ quan pháp luật muốn làm tới nơi thì quy mô của vụ án không chỉ “xảy ra ở PVC” mà là ở PVN, vấn đề không phải là Thuận hay Thanh mà là Thăng”. Có thể hình dung, bài viết trên đang hướng Cơ quan điều tra C46 của Bộ Công an sang một “quy trình” mới: PVN. Cách đây khoảng một tháng, C46 đã bắt hụt Trịnh Xuân Thanh và không biết có muốn ôm mối hận hay không. Nhưng sau đó, cơ quan này đã phải bắt đệ tử của Trịnh Xuân Thanh là Vũ Đức Thuận – người mà Đinh La Thăng sử dụng là trợ lý tại Thành ủy TP.HCM. Nếu Bộ Công an “chiều” Huy Đức, hướng điều tra mới về PVN sẽ được củng cố và “hợp thức hóa” trên cơ sở đã có dư luận, không phải chỉ là dư luận đồn đoán mà là dư luận rất chi tiết. Cũng cần nói thêm là Tổng bí thư Trọng giờ đây đã có thêm một chức mới: Thường vụ đảng ủy công an trung ương. Nếu hàng đống chi tiết mang dấu hiệu tham nhũng thời Đinh La Thăng ở PVN được ông Trọng “xới”, số phận Bí thư thành ủy Đinh La Thăng có thể nói là ngàn cân treo sợi tóc. Gần đây, có dư luận đồn đoán về một “thỏa thuận ngầm” nào đó để đổi lại thái độ “vui vẻ nghỉ” ngoan ngoãn không ngờ của ông Dũng ngay trước đại hội 12. Có thông tin về nhân vật Đinh La Thăng vào Bộ Chính trị và được điều về TP.HCM nằm trong “thỏa thuận ngầm” ấy. Tuy nhiên, đây vẫn là những thông tin chưa được kiểm chứng. Chỉ biết rằng, số phận của “dây” của cựu thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng giờ càng thêm thê thảm. Gần một năm sau khi Nguyễn Tấn Dũng “nghỉ”, Đinh La Thăng có thể là “con hổ” đầu tiên bị chiến dịch “chống tham nhũng” của Tổng bí thư Trọng và cựu chủ tịch nước Sang “làm thịt”. Cần nhắc lại, vào tháng 10/2015 – gần 3 tháng trước khi diễn ra đại hội 12, cây viết Huy Đức đã tung lên mạng xã hội bài “Em vợ thủ tướng & siêu lừa Dương Thanh Cường”, mổ xẻ chi tiết về vợ chồng tướng công an Trần Quốc Liêm - em vợ Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng – mà Huy Đức xem là "mắt xích" quan trọng nhất trong vụ án Dương Thanh Cường (lừa đảo ngân hàng Agribank 966 tỷ đồng). Sau đó, người ta chứng kiến Thủ tướng Dũng phải làm bản giải trình 12 điểm cho Bộ Chính trị, và sau đại hội 12 thì không biết tướng Liêm ở đâu. Một khả năng có thể là bài ‘THANH hay THĂNG’ của Huy Đức là điểm mở đầu cho một chiến dịch truyền thông “chống tham nhũng” để kết thúc số phận của “hổ” Đinh La Thăng. Lê Dung (SBTN)
  14. Vụ bí thư tỉnh Thanh bị tố có bồ nhí có vẻ bị chìm xuống. Chính quyền tỉnh Thanh khẳng định tin tức từ mạng xã hội là vu khống bịa đặt cho cán bộ tỉnh, nhưng không đưa ra chi tiết nào có thể dân chúng tin rằng là vu khống, bịa đặt. Song Trưởng phòng ở Sở Xây dựng tỉnh Thanh Hóa tên Trần Quỳnh Anh, là có thật. Tên đầy đủ của cô là Trần Vũ Quỳnh Anh, ngoài chức trưởng phòng, còn là Phó bí thư Đoàn thanh niên Sở xây dựng tỉnh. Ảnh chỉ mang tính chất minh họa. Báo chí Việt đã lỡ một vụ đình đám có thể câu view? Chuyện cổ tích: được chọn làm hạt giống đỏ vì "trí tuệ" không phải từ "tiền tệ, quan hệ hay hậu duệ"? Vụ bí thư tỉnh Thanh bị tố có bồ nhí có vẻ bị chìm xuống. Chính quyền tỉnh Thanh khẳng định tin tức từ mạng xã hội là vu khống bịa đặt cho cán bộ tỉnh, nhưng không đưa ra chi tiết nào có thể dân chúng tin rằng là vu khống, bịa đặt. Riêng về cô trưởng phòng ở Sở Xây dựng tỉnh Thanh tên Trần Quỳnh Anh, hoá ra là có thật. Tên đầy đủ của cô là Trần Vũ Quỳnh Anh, ngoài chức trưởng phòng, còn là Phó bí thư Đoàn thanh niên Sở xây dựng tỉnh. Theo thông tin từ tỉnh Thanh, cô đang nghỉ đẻ. Lẽ ra báo chí sẽ có cơ hội tìm hiểu cô trưởng phòng này có phải xuất thân từ "tạp vụ" không, và nay là thạc sỹ, học lý luận chính trị cao cấp để quy hoạch lãnh đạo Sở Xây Dựng khi mới 30 tuổi? Nếu đúng vậy, cô ta là một gương sáng, đi lên từ "lao động chân tay và trí tuệ" không phải nhờ "tiền tệ, quan hệ hay hậu duệ", có khả năng thành lãnh đạo địa phương, thậm chí có thể lên trung ương! Ngoài ra tài sản của cô nếu đúng khủng như tin đồn, càng chứng minh cô là một người phụ nữ giỏi. Thực ra cô có thể kiếm tiền nhiều bằng chính năng lực của mình, mà không dựa dẫm nhiều vào người khác hay chức vụ của mình. Ví dụ cô chơi chứng khoán giỏi, từ 100 triệu đồng ban đầu cô kiếm 10 tỷ đồng, rồi buôn bán môi giới nhà đất cho các sếp có nhu cầu, nay kiếm được mấy bất động sản giá trị và siêu xe, chuyện vẫn thường thấy ở nhiều phụ nữ giỏi, năng động. Nếu những kinh nghiệm làm giàu của cô được tiết lộ, các em nữ lẫn cánh mày râu phải "thần tượng" cô lắm! Lẽ ra một câu chuyện như cổ tích về người phụ nữ trẻ đẹp, đi lên bằng sự "chăm chỉ và thông minh" từ vị trí "tạp vụ" thành người cán bộ giỏi, giàu và nhiều tiềm năng như Trần Vũ Quỳnh Anh sẽ thu hút bạn đọc hơn rất nhiều so với câu chuyện của hoa hậu PN và lại đúng chủ trương nêu gương "người tốt, việc tốt" của Đảng ta. Đáng tiếc cho báo chí Việt một cơ hội câu view tuyệt vời. Tuy cơ hội cho báo chí vẫn còn đó, nhưng chắc phải sau khi cô ta hết hạn nghỉ đẻ! Trần Vũ Hải (FB. Trần Vũ Hải)
  15. Đăng bởi Tiểu Nhi on Thứ Ba, ngày 27 tháng 9 năm 2016 | 27.9.16 Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte Giá cổ phiếu niêm yết tại Sàn Giao dịch Chứng khoán Manila hôm 26 Tháng Chín, 2016, tiếp tục giảm thêm 1,2% do việc người đầu tư nước ngoài rút thêm 351 triệu Mỹ Kim tiền vốn ra khỏi Philippines trong phiên giao dịch cuối ngày. Vì lo ngại về chính sách thân Trung, chửi Mỹ, EU của Tổng Thống Duterte nên liên tục trong 23 ngày các nhà đầu tư nước ngoài tháo chạy ra khỏi Philippines. Tuần trước, Thống đốc Ngân hàng Trung ương Philippines Amando Tetangco đã tìm cách trấn an các nhà đầu tư nước ngoài hoảng sợ vì những phát ngôn gây tranh cãi của Tổng Thống Duterte. Giám đốc chiến lược thị trường tại Ngân hàng BDO Unibank là ông Jonathan Ravelas, nói rằng, khó ai đoán được đường lối chính trị sắp tới của Tổng Thống Duterte là gì và sẽ tác động xấu vào lãnh vực kinh tế, thương mại đến mức độ nào. Theo các kinh tế gia Philippines thì những phát ngôn và động thái của ông Duterte rõ ràng đã làm xáo động đến nền mậu dịch của Philippines, nhưng người dân phải chịu vì đã bầu ông ta lên làm Tổng Thống. Vấn đề còn lại là mong chờ sự sáng suốt của những người cộng tác với Tổng thống Duterte khuyên ngăn làm sao để cho ông Duterte đừng chơi ngông. Nền Kinh tế của Philippines còn yếu lắm, dựa vào Trung Quốc là chết. (CTM Media)
  16. Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte đến tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á ở Vientiane, Lào, 8/9/2016. Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte dự kiến sẽ đặt chân tới Việt Nam vào chiều 28/9, và “sẽ có một lịch trình dày đặc với nhiều cuộc gặp quan trọng”. Báo chí trong nước đưa tin, ngay sau khi đáp xuống sân bay quốc tế Nội Bài, ông Duterte “sẽ có buổi gặp gỡ với cộng đồng doanh nghiệp Philippines tại Việt Nam tại Hà Nội”. Theo Infonet, Chủ tịch nước chủ nhà Trần Đại Quang sẽ chính thức đón tiếp ông Duterte sáng 29/9 theo nghi lễ cấp cao nhất. Sau đó, ông sẽ hội đàm với người đồng cấp Việt Nam, rồi sẽ có cuộc họp báo chung với ông Quang. Ngoài ra, Tổng thống Philippines còn gặp mặt và trao đổi với Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng trước khi rời Hà Nội tới TP HCM. Luật sư Trịnh Hữu Long, đang làm việc cho tổ chức phi chính phủ Voice ở Philippines, nhận định với VOA Việt Ngữ về chính sách đối ngoại của nhà lãnh đạo này liên quan tới Việt Nam: “Bây giờ, chắc Việt Nam phải thăm dò xem ông ấy thực sự muốn cái gì. Tuy nhiên, dù chính sách của ông ấy như thế nào thì Việt Nam và Philippines đã ký hiệp định về đối tác chiến lược, trong đó có hợp tác về an ninh”. Đây là lần đầu tiên ông Duterte tới Việt Nam trên cương vị Tổng thống Philippines, trước khi công du tới Trung Quốc, nhiều khả năng vào tháng sau. Báo chí trong nước nhận định rằng ông tới thăm quốc gia Đông Nam Á cũng có tranh chấp ở biển Đông để “thúc đẩy quan hệ đối tác chiến lược”. Trong khi đó, tờ PhilStar dẫn lời phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Philippines nói hôm 26/9 rằng ông Duterte “sẵn sàng thảo luận” về các vấn đề liên quan tới vùng lãnh hải này. Dưới thời chính quyền của cựu Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Việt Nam xích lại gần hơn với Philippines trong một động thái mà nhiều nhà phân tích cho là để cùng đương đầu với Trung Quốc. (VOA)
  17. BTV Mặc Lâm 2016-09-26 Đoàn xe chở giáo dân Chu Mạnh Sơn Sáng hôm nay ngày 26 tháng 9 năm 2016, giáo xứ Phú Yên và vùng lân cận theo dự tính sẽ tập trung tại giáo xứ để đến Tòa án đưa đơn khỏi kiện nhà máy Formosa vì đã gây thảm họa môi trường ảnh hưởng đến sức khỏe và công ăn việc làm của người dân. Số người tham dự cuộc đi này lên đế 600 người và giáo xứ đã thuê 20 xe ô tô để đưa đón họ. Tuy nhiên công an đã làm khó dễ các nhà xe khiến cho một nửa trong họ không đến được theo như hợp đồng. Linh mục Đặng Hữu Nam, Quản xứ giáo xứ Phú Yên cho chúng tôi biết thếm chi tiết như sau: “Hôm nay theo chương trình thì tôi tổ chức đưa người dân giáo xứ Phú Yên và người dân vùng phụ cận lên tòa án kiện Formosa về vấn đề môi trường. Chúng tôi đã hợp đồng với 20 xe ô tô để chở người dân đi với số lượng khoảng 600 người nhưng từ ngày hôm qua công an huyện Quỳnh Lưu và công an huyện Diễn Châu đã đến tận các nhà xe bao vây, khủng bố họ. Công an tuyên bố nếu chương trình đưa dân đi khởi kiện thì họ sẽ cho biết tay, họ sẽ làm ảnh hưởng việc làm ăn của nhà xe sau này. Lời tuyên bố đó làm cho một số người không dám đi nhưng rồi khi tôi đứng ra bảo lãnh là sẽ đi với tôi thì họ sẵn sàng để đi. Họ đã điều chỉnh được số lượng 20 xe để ngay buổi sáng nay họ sẽ đến để rồi đưa chúng tôi đi. Khi trên đường đi đến chúng tôi thì công an huyện Quỳnh Lưu, công an huyện Diễn Châu đã tổ chức chặn xe lại, công an lên gặp gỡ những người lái xe hăm dọa họ trong khi họ đang trên đường đến với chúng tôi do đó người dân chưa lên xe được vì họ dọa: anh đi cũng được nhưng mà sau chuyến đi của anh về thì anh sẽ biết, chúng tôi sẽ cho anh biết như thế nào. Vì thế đã có mười một chiếc xe không đến được với chúng tôi. Trong khi đó chúng tôi tiếp tục bổ sung những xe khác thì hầu như tất cả các nhà xe trên địa bàn của tỉnh Nghệ An nhận lời. Nhưng khi nhận lời rồi trên đường họ đến đây thì công an lại tiếp tục chận đường uy hiếp tuyên bố nhà xe sẽ bị trả thù vì đã đưa người dân theo lời khuyên của chúng tôi đã đi đến tòa án khởi kiện. Cho đến bây giờ chỉ có một số xe, chúng tôi phải tìm mọi cách để giúp người dân đi. Đáng lẽ chương trình của tôi là 4 giờ 30 chúng tôi đã khởi hành từ nhà thờ giáo xứ Phú Yên nhưng mà cho đến giờ này là 8 giờ kém 10 chúng tôi vẫn chưa đi hết được”. Khi được hỏi nếu trên đường đi có các chốt công an giao thông ngăn lại làm khó dễ nhà xe thì giáo dân sẽ quay về hay tiếp tục đến tòa án, Linh mục Đặng Hữu Nam cho biết: “Tôi dự báo thì nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam họ sẽ tìm mọi cách để ngăn cản như chúng ta đã thấy nhưng chắc chắn rằng nếu mà còn cái đầu óc tỉnh táo thì họ sẽ không đứng ra để chặn đường như vậy. Bởi vì khi mà người dân chưa lên xe thì họ dọa nhà xe nhưng khi người dân đã lên xe rồi mà ách tắt giữa đường thì chắc chắn là người dân sẽ xuống đường và ngay lúc đó sẽ có những cuộc biểu tình phản đối, truyền thông sẽ cho cả thế giới biết được diện mạo của nhà cầm quyền Việt Nam”.
  18. Quá nhiều cái khó để Tổng bí thư Trọng “thí điểm” vụ Trịnh Xuân Thanh. Mà nếu không xử lý sớm được Thanh, ông Trọng sẽ chẳng thể lần ra được những “hổ” ở cấp cao hơn và cao hơn hẳn. Chiến dịch “chống tham nhũng” của ông cũng bởi thế sẽ có nguy cơ lớn bị tan vỡ từ trứng nước. Quá khó để mô phỏng chiến dịch được coi là chống tham nhũng của Nguyễn Phú Trọng với chiến dịch “đả hổ diệt ruồi” của Tập Cận Bình. Với một ít nước cờ mà đã toát lộ gần hết ‘cơ” của ông Trọng, chỉ có thể đặt tên cho chiến dịch đang phát động của ông là “đập muỗi diệt ruồi”! Động tác phải “tự cơ cấu” vào Đảng ủy Công an trung ương của Tổng bí thư Trọng là một chỉ dấu lộ liễu về việc ông Trọng đã có thể không còn tin cậy lực lượng công an như “cánh tay sắt của đảng”, mà quyết định tự mình làm tất cả theo cách mà Tập Cận Bình đã ra oai với Bộ trưởng công an Chu Vĩnh Khang ở Trung cộng. Tuy nhiên, cách thể hiện của Tập cận Bình là nói ít làm nhiều, và làm ghê gớm. Còn với Tổng bí thư Trọng, chỉ cần lấy khoảng thời gian từ tháng 6/2016 đến nay, tức đã hơn 3 tháng, mà ông Trọng chưa thể xử lý được chỉ với “ruồi” Trịnh Xuân Thanh, cho thấy “cơ” của ông yếu ớt đến thế nào. Động tác phải “tự cơ cấu” vào Đảng ủy Công an trung ương của Tổng bí thư Trọng cũng dẫn đến một kết luận quan trọng: Ủy ban Kiểm tra trung ương với trưởng ban là Ủy viên bộ chính trị Trần Quốc Vượng – người được xem là thân tín của Nguyễn Phú Trọng, đã không thể so sánh dù chỉ một phần nhỏ với Ủy ban Kỷ luật trung ương của Vương Kỳ Sơn – người thân tín của Tập Cận Bình. Từ tháng Sáu đến nay, dàn chuyên viên của Ủy ban Kiểm tra trung ương ở Việt Nam đã không lần ra được bất kỳ manh mối nào về bằng chứng tham nhũng của Trịnh Xuân Thanh ở PVC. Mà cơ quan có khả năng “làm hồ sơ” về Trịnh Xuân Thanh chỉ còn là Bộ Công an (trên danh nghĩa và trước mắt giao cho Cục C46). Nhưng Bộ Công an lại thuộc quyền của ông Tô Lâm. Sau vụ Trịnh Xuân Thanh ung dung đào thoát ngay trước mũi công an, có lẽ ông Nguyễn Phú Trọng đã không còn có thể tin tưởng vào đội quân “còn đảng còn mình” này. Vấn đề đặt ra là nếu các cơ quan nghiệp vụ của Bộ Công an không chịu, hoặc không thật sự nhiệt tình trong việc “làm hồ sơ” vụ Trịnh Xuân Thanh, Tổng bí thư Trọng sẽ lấy đâu ra cơ sở để ít nhất cũng truy tố vắng mặt Thanh? Chưa kể đến việc “truy nã quốc tế” đối với Trịnh Xuân Thanh đang vấp phải một rào cản lớn về tư pháp quốc tế. Có thông tin cho biết Trịnh Văn Thảo của PVC – ME – người trốn ra nước ngoài từ năm 2010 và đã bị Bộ công an phát lệnh truy nã quốc tế - cho tới nay vẫn chẳng thấy tăm hơi đâu, thậm chí cái tên Trịnh Văn Thảo còn không xuất hiện trong cả danh sách truy nã quốc tế của cơ quan Interpol. Quá nhiều cái khó để Tổng bí thư Trọng “thí điểm” vụ Trịnh Xuân Thanh. Mà nếu không xử lý sớm được Thanh, ông Trọng sẽ chẳng thể lần ra được những “hổ” ở cấp cao hơn và cao hơn hẳn. Chiến dịch “chống tham nhũng” của ông cũng bởi thế sẽ có nguy cơ lớn bị tan vỡ từ trứng nước. Còn trước mắt, nếu vụ Trịnh Xuân Thanh bế tắc, liệu ông Trọng sẽ tính toán để ra ngón đòn nào khác? Và với nhân vật nào? Sẽ bỏ qua “ruồi” để đánh thẳng vào “hổ” chăng? Nhưng trên tất cả, cơ quan nào sẽ muốn giúp và có khả năng giúp ông Trọng thực hiện ý đồ ấy? Lê Dung (SBTN)
  19. Tổ chức Cảnh sát Hình sự Quốc tế (Interpol) cho BBC biết họ không bình luận với báo chí về các trường hợp cụ thể trừ phi có sự cho phép của nước liên quan. Ông Trịnh Xuân Thanh chưa được xác định đang ở đâu Ngày 16/9, Bộ Công an Việt Nam ra Quyết định truy nã toàn quốc và quốc tế đối với ông Trịnh Xuân Thanh, nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị Tổng công ty PVC. Việt Nam nói các nước tham gia tổ chức Interpol sẽ phối hợp với cơ quan Công an Việt Nam truy bắt bị can Trịnh Xuân Thanh. Khi được BBC hỏi vì sao vẫn chưa thấy tên ông Thanh trên trang web Interpol, cơ quan này trả lời: “Khi cảnh sát của một trong 190 nước thành viên chia sẻ thông tin với văn phòng tổng thư ký ở Lyon về các cuộc điều tra và người chạy trốn, thông tin này vẫn thuộc sở hữu của nước thành viên đó.” “Interpol vì vậy không bình luận về các vụ án hay cá nhân cụ thể trừ trường hợp đặc biệt và có sự đồng ý của nước thành viên liên quan.” Tại Việt Nam có Văn phòng Interpol Việt Nam (C55), trực thuộc Tổng Cục Cảnh sát. Ông Trịnh Xuân Thanh bị khởi tố bị can về tội Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng. Hiện không rõ ông Thanh đang ở đâu sau lệnh truy nã của Việt Nam. (BBC)
  20. Sau đại hội 12, ông Lê Thanh Hải bị loại khỏi Bộ chính trị, được một số dư luận đồn đoán là “một trong những người giàu nhất Việt Nam”. Trong thời gian tới, một thế lực chính trị và tài phiệt nào đó sẽ muốn hất cẳng Vạn Thịnh Phát, và do đó cả ông Lê Thanh Hải theo cách ‘của thiên trả địa”. Ông Lê Thanh Hải trao tặng Huy hiệu biểu dương của thành phố cho bà Trương Mỹ Lan. (Hình: Quan Làm Báo) Sau khi chiến dịch “chống tham nhũng” được Tổng bí thư Trọng tung ra, đã xuất hiện hàng loạt biểu hiện cho thấy nhiều nhóm quyền lực và lợi ích mới tìm cách “vận dụng” chiến dịch này để thanh toán các nhóm quyền lực và lợi ích cũ. Núi Pháo, MobiFone là những minh họa rất điển hình. Vào đầu tháng 8/2016 đã bắt đầu tăng cường những dấu hiệu tấn công vào Tập đoàn Vạn Thịnh Phát thuộc sở hữu của gia tộc họ Trương. Vạn Thịnh Phát được xếp vào hàng những công ty gia đình lớn và bí ẩn nhất Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng quản trị là bà Trương Mỹ Lan. Tập đoàn này hiện có vốn điều lệ tới 12,800 tỷ đồng, cao hơn cả Vingroup của tỷ phú Phạm Nhật Vượng (9,300 tỷ đồng) và Hoàng Anh Gia Lai của bầu Đức với mức lần lượt là 7,200 tỷ đồng. Chỉ riêng tại 2 công ty Công ty TNHH Tập đoàn Vạn Thịnh Phát và Công ty cổ phần Tập đoàn Đầu tư Vạn Thịnh Phát, bà Trương Mỹ Lan đã sở hữu lượng cổ phần trị giá tới hơn 6,700 tỷ đồng. Với khối tài sản này, bà Lan có thể coi là một trong những người giàu nhất Việt Nam, tương đương với ông Dương Công Minh – chủ tịch tập đoàn Him Lam hay bà Lê Thị Thúy Ngà – chủ tịch tập đoàn Nam Cường. Nhưng cái tên Vạn Thịnh Phát và bà chủ Trương Mỹ Lan lại khá bí ẩn khi thông tin cá nhân rất hiếm hoi được tiết lộ với giới truyền thông. Cái tên Vạn Thịnh Phát thực sự được chú ý khi tại phiên xét xử bị cáo Dương Tự Trọng ngày 7/1/2014, ông Dương Chí Dũng (anh trai Dương Tự Trọng, nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị Tổng công ty Hàng Hải Việt Nam - Vinalines, nguyên Cục trưởng Cục Hàng Hải, Bộ Giao thông vận tải) khai nhận 20 tỷ đồng để được làm dự án chuyển đổi công năng Cảng Sài Gòn của Tập đoàn Vạn Thịnh Phát (TP.HCM) do bà Trương Mỹ Lan làm chủ tịch. Sau đó, bắt đầu xuất hiện trên mạng xã hội một số bài viết mang tính móc xích về mối quan hệ “đặc biệt” giữa bà Trương Mỹ Lan với ông Lê Thanh Hải – Bí thư thành ủy TP.HCM từ năm 2015 trở về trước. Nhiều dư luận cho rằng nhờ có sự “bảo kê” của Bí thư Hải mà Vạn Thịnh Phát đã giành được nhiều khu đất vàng để kinh doanh bất động sản, mang lại một khoản lợi nhuận khổng lồ cho tập đoàn này. Sau đại hội 12, ông Lê Thanh Hải bị loại khỏi Bộ chính trị, đương nhiên không còn giữ chức bí thư thành ủy TP.HCM và hiện thời coi như “hạ cánh”. Ông Hải cũng được một số dư luận đồn đoán là “một trong những người giàu nhất Việt Nam”. Không loại trừ khả năng trong thời gian tới, một thế lực chính trị và tài phiệt nào đó muốn hất cẳng Vạn Thịnh Phát, và do đó cả ông Lê Thanh Hải theo cách ‘của thiên trả địa”. Lê Dung (SBTN)
  21. Truyền thông nhà nước ở Việt Nam hoặc cải chính hoặc rút bài trước đó đưa tin cựu Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng làm 'giảng viên' cho lớp bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo ở Thành phố Hồ Chí Minh. Truyền thông Việt Nam cải chính hoặc sửa tin ông Nguyễn Tấn Dũng, cựu Thủ tướng làm giảng viên lớp bồi dưỡng cán bộ ở TP. Hồ Chí Minh. Cuối ngày 23/9/2016, báo Đất Việt, Diễn đàn của Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam (Vusta) đăng tin cho hay ông Nguyễn Tấn Dũng, cựu Ủy viên Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam, nguyên Thủ tướng Chính phủ không giảng dạy ở lớp cán bộ này của Học viện Cán bộ TP. Hồ Chí Minh. Trong bài báo có tựa đề "Nguyên Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng không dạy lớp cán bộ TP.HCM", tờ báo điện tử này dẫn lời một quan chức Việt Nam, ông Trần Hoàng Ngân, Giám đốc Học viện trên, cho biết: "Dù rất muốn mời nguyên Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cùng tham gia giảng dạy tại trường tuy nhiên, do ông quá bận nên không thu xếp được lịch. "Ông chỉ tham gia nói chuyện, chia sẻ kinh nghiệm trong các báo cáo chuyên đề của trường", ông Ngân được dẫn lời nói. Trước đó, Sài Gòn Giải Phóng online, có bài " Nguyên Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng làm giảng viên Học viện cán bộ TPHCM", trong đó nói: "Sáng 19-9, Học viện Cán bộ TPHCM đã khai giảng lớp bồi dưỡng, cập nhật kiến thức cho 400 cán bộ lãnh đạo, quản lý của TPHCM (đối tượng 3) năm 2016." "Các học viên tham dự khóa học là lãnh đạo các sở ngành, quận huyện, một số cơ quan báo chí… được chia thành 4 lớp." 'Kinh nghiệm quản lý' Tờ Đất Việt phủ nhận tin ông Nguyễn Tấn Dũng giảng bài ở Học viện cán bộ ở TP. Hồ Chí Minh. "Giảng viên là cán bộ lãnh đạo, quản lý cao cấp, là các chuyên gia, nhà khoa học, cán bộ nghiên cứu, giảng dạy có nhiều kinh nghiệm như: nguyên Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, GS.TS Hoàng Chí Bảo, PGS.TS Trần Hoàng Ngân, GS.TS Nguyễn Kỳ Phùng, nguyên Phó Bí thư Thường trực Thành ủy TPHCM Nguyễn Văn Đua…," vẫn theo tờ báo là cơ quan truyền thông của Đảng bộ và chính quyền TP. Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, bài báo với thông tin này hiện đã không còn tồn tại trên Sài Gòn Giải Phóng. Bài báo trên Vietnamnet đưa thông tin tương tự cũng đã bị rút và hàng loạt các báo điện tử hoặc phiên bản báo điện tử khác có đưa tin trên cũng đã báo lỗi không thể truy cập được bài hoặc đường link bài vị thay thế, trong đó có báo Giao Thông. Hiện chưa rõ nguyên nhân của việc vì sao các báo trên rút bài mà không có thông báo lý do tới bạn đọc. Tuy nhiên, trên trang mạng của Học viện Cán bộ TP. Hồ Chí Minh vẫn lưu thông tin theo đó, trong mục 'Báo cáo viên' cho thấy nguyên Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng có tên trong danh sách tham gia. Theo chương trình của trường, ông Nguyễn Tấn Dũng sẽ có bốn buổi "báo cáo" từ 11 đến 14/10 về "Kinh nghiệm trong quản lý nhà nước". Ông Nguyễn Tấn Dũng có tên trong mục 'báo cáo viên' của Học viện cán bộ TP. Hồ Chí Minh. Còn theo cổng thông tin điện tử của Chính phủ Việt Nam, ông Dũng có trình độ học vấn "cử nhân Luật" và "lý luận chính trị cao cấp"; cựu Thủ tướng Việt Nam cũng được nhận bằng Tiến sỹ danh dự của một số đại học nước ngoài, trong đó có Thái Lan, theo truyền thông Việt Nam. Hồi cuối tháng 7 năm nay, báo chí Việt Nam đưa tin ông Nguyễn Tấn Dũng nhận kỷ niệm chương về Tây Nguyên. Theo VOV, Chủ tịch nước Trần Đại Quang trao quyết định của Bộ Chính trị phân công Thượng tướng Tô Lâm, Bộ trưởng Công an giữ chức vụ Trưởng Ban chỉ đạo Tây Nguyên. "Đồng thời Ban chỉ đạo Tây Nguyên tặng kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp phát triển Tây Nguyên” cho Chủ tịch nước Trần Đại Quang và các nguyên Trưởng Ban chỉ đạo Nguyễn Tấn Dũng và Lê Hồng Anh," trang VietnamNet viết hôm 30/07/2016. (BBC)
  22. Tin từ Tổ Chức Lao Động Quốc Tế (ILO) thì Việt Nam có hơn 100 000 lao động tình dục, và nhiều người làm việc hơn 12 tiếng đồng hồ một ngày. Hôm 16 tháng Chín 2016, các con số thống kê của ILO được đưa ra trước một hội nghị do Bộ Lao Động, Thương Binh Và Xã Hội tổ chức. Theo đó, có tới 72 000 người trong tổng số lao động tình dục là phụ nữ. Tuy nhiên các con số của ILO có lẽ chưa phản ánh đúng với thực tế, vì theo Bộ Lao Động Việt Nam nhìn nhận ngay trong hội nghị rằng Việt Nam có hơn 160,000 cơ sở cung cấp những “dịch vụ nhạy cảm”, với hàng trăm ngàn người lao động bị buộc phải quan hệ tình dục với khách. Đước biết, các số liệu vừa nêu được khảo sát trong năm 2015, với 73 người làm nghề mại dâm, 22 chủ nhân và quản trị viên cơ sở dắt mối và 15 người đại diện các cơ quan, tổ chức liên quan ở Hà Nội, Hải Phòng, Khánh Hòa, Sài Gòn và Cần Thơ. Theo nghiên cứu của ILO, người lao động tình dục ở Việt Nam có thể được chia làm hai giới theo thu nhập, gồm một bên là những nhà chứa trá hình, quán cà phê, nhà hàng, quán karaoke, cơ sở massage rẻ tiền; và bên kia là các quán bar, vũ trường, tiệm spa và nhà hàng sang trọng. Hầu hết người bán dâm nữ trên 25 tuổi, trong khi người bán dâm nam thường dưới 25 tuổi. (CTM Media)
  23. Cát Linh, RFA 2016-09-21 Ba lãnh đạo cấp cao của Đảng Cộng sản Việt Nam có mặt trong Đảng uỷ Công an. AFP Tham gia Đảng uỷ Công an: Thế cờ vây của TBT Nguyễn Phú Trong Truyền thông Việt Nam hôm nay đưa tin Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng quyết định tham gia Đảng uỷ và Thường vụ Đảng uỷ Công an Trung ương. Đây là một quyết định mới và cũng là lần đầu tiên người đứng đầu Đảng Cộng sản Việt Nam tham gia cơ quan Đảng đầy quyền lực của Bộ Công An. Sự kiện này dưới cái nhìn và quan điểm của các nhà quan sát như thế nào, mời quí vị theo dõi bài phóng sự sau do Cát Linh thực hiện. Cũng cố vai trò độc tôn của Đảng Đài truyền hình trong nước tối hôm Thứ Tư 21 tháng Chín trình chiếu buổi lễ của Bộ Chính trị công bố việc chỉ định một danh sách gồm 16 người đứng đầu cơ quan Đảng của Bộ Công an. Đây là lần đầu tiên trong các nhiệm kỳ Tổng bí thư trước, ông Nguyễn Phú Trọng với cương vị hiện tại là Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam tham gia Đảng uỷ và ban thường vụ Đảng uỷ Công an Trung ương. Tiến sĩ Hà Sĩ Phu, một nhà bất đồng chính kiến, từ Đà Lạt trả lời phỏng vấn chúng tôi vào tối 21 tháng 9 cho biết ông cũng vừa biết được tin từ truyền hình nhà nước. Nhận định đầu tiên của ông về sự việc này đó là Đảng Cộng sản Việt Nam đang ngày càng cũng cố sự lãnh đạo độc tôn của Đảng trong cả hai lĩnh vực quân đội và công an. “Có thể nói chế độ Đảng trị đồng thời cũng là công an trị. họ tranh nhau chẳng qua là để cũng cố đường lối đó. Và như thế có thể cho thấy phái diều hâu trong Đảng đang thắng, và tiếng nói của nhân dân về dân chủ bao năm nay chẳng có ảnh hưởng tí gì với họ. Có những điều chỉnh nhưng chẳng qua họ chủ động điều chỉnh để chính sách của họ được thực hiện 1 cách hoàn chỉnh hơn chứ chẳng tiến về dân chủ gì cả.” Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu tại buổi lễ. Courtesy TTXVN Theo Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam ghi rõ, Đảng ủy Công an Trung ương do Bộ Chính Trị là cơ quan có quyền lực tối cao của Đảng Cộng sản chỉ định. Một vị Giáo sư, Tiến sĩ xin được dấu tên cho chúng tôi biết suy nghĩ của ông sau khi biết được tin từ truyền hình VTV trong nước. “Tôi cho rằng ông ấy (Nguyễn Phú Trọng) làm như thế là quá tham quyền lực. ông ấy định dùng cả bộ máy Đảng áp lên công an, rồi chỉ đạo công an làm việc. Nói chung tôi có phản ứng không tốt lành, cho rằng đây là một việc làm kiêm quyền ghê gớm của Nguyễn Phú Trọng.” Vị giáo sư này đặt câu hỏi “làm thế nào mà trong một Đảng uỷ lại có cả Đinh Thế Huynh, Nguyễn Xuân Phúc và Nguyễn Phú Trọng trong ấy? Rõ ràng là một bộ máy Đảng trị, một bộ máy mà Đảng bao trùm lên tất cả.” Trong quyết định của Bộ Chính trị Khoá XII về 16 thành viên đứng đầu cơ quan Đảng của Bộ Công an, có cả ba lãnh đạo cấp cao trong số bốn người được gọi là “Tứ trụ” của Đảng Cộng sản Việt Nam, là ông Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch nước Trần Đại Quang và Thủ tướng chính phủ Nguyễn Xuân Phúc. Nói về cơ cấu này, Tiến sĩ Hà Sĩ Phu không cho rằng sẽ có sự “chồng chéo về quyền lực”, vì theo ông, tất cả chỉ là một. “Thực chất lãnh đạo của Đảng Cộng sản tất cả chỉ là Đảng hết. mọi thứ chỉ là bù nhìn. Quốc hội cũng là bù nhìn. Chính phủ cũng là bù nhìn. Trước đây họ phân công chỉ là tính chất hình thức thôi chứ mọi thứ thật ra là một đầu mối.” Thế cờ vây Quyết định tham gia Đảng uỷ và Thường vụ Đảng uỷ Công an Trung ương của ông Nguyễn Phú Trọng, mà không có một chức danh cụ thể nêu ra trong buổi lễ công bố ngày 21 tháng Chín, đã đặt ra nhiều câu hỏi cho các nhà quan sát. Đặc biệt khi nói đến sự kiện Trịnh Xuân Thanh, nguyên Phó chủ tịch tỉnh Hậu Giang, nguyên cán bộ quản lý cao cấp của công ty dầu khí Việt Nam, người làm xôn xao dư luận và được cơ quan báo chí của nhà nước, cả giới blogger nhắc đến gần đây, Tiến sĩ Hà Sĩ Phu cho rằng không thể không nghi ngờ có một sự liên quan. Ông cho rằng việc tham gia bộ phận tối cao của công an là một bước để ông Nguyễn Phú Trọng tham gia trực tiếp vào vụ án “Đúng như vậy, ông Nguyễn Phú Trọng muốn nắm luôn cả công an là vì thế này: dư luận người ta biết lúc đầu, ông Trần Đại Quang tưởng đã đi theo ông Trọng một cách tuyệt đối, nhưng không phải. càng ngày người ta càng thấy trong nội bộ của họ có những phân hoá. Cho nên ông Nguyễn Phú Trọng, có thể nói người mà ông ấy muốn diệt nhất, trung tâm là ông Nguyễn Tấn Dũng. Sau đại hội 12, tưởng là ông Nguyễn Tấn Dũng mất hết quyền lực nhưng nghĩ vậy thôi, chân rết của ông ấy còn nhiều. Thứ hai nữa là công an cũng muốn bảo vệ ông Dũng đấy chứ không phải chuyện đùa. Cho nên muốn đánh ông Dũng thì cũng phải nắm luôn cả công an. Chắc chắn như thế. Ngay cả ông Trịnh Xuân Thanh, ông ấy đi ra được nước ngoài trong điều kiện như thế thì tất nhiên công an phải mở cửa cho ông ấy đi chứ. Tóm lại muốn trị ông Trịnh Xuân Thanh thì ông Trọng phải nắm luôn cả công an.” Tuy nhiên cũng theo Tiến sĩ Hà Sĩ Phu thì những người trong “Tứ trụ” cũng không dễ dàng chịu thua ngay. “Chắc chắn rằng trong họ sẽ có những đấu tranh với nhau chứ không dễ dàng ông Trọng có thể dắt mũi họ. Những người không còn trong Tứ trụ cũng còn lực lượng và tất nhiên họ kết hợp với Tứ trụ. Chứ không phải những người đã bị hất ra khỏi Bộ chính trị là họ chịu thua hoàn toàn. ” Cho dù báo chí trong nước đã đồng loạt tường thuật lời phát biểu của Bộ trưởng Công an Tô Lâm cho rằng, sự tham gia của ba lãnh đạo cấp cao vào Đảng uỷ Trung ương là thể hiện sự quan tâm của Đảng, nhưng các nhà quan sát thì lại có nhận định ngược lại. Họ cho rằng quyết định tham gia Đảng uỷ Công an của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng không chỉ cho thấy sự độc tôn của Đảng cộng sản mà chiều hướng dân chủ hoá ở Việt Nam vẫn còn rất xa vời.
  24. Thứ trưởng Ngoại giao Việt Nam Lê Hoài Trung nói như vậy với báo chí trong nước hôm 16/9, khi đánh giá về chuyến công du Trung Quốc của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc. Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc và người đồng nhiệm Trung Quốc Lý Khắc Cường ở Bắc Kinh hôm 12/9/2016. Người đứng đầu chính phủ Việt Nam tới quốc gia láng giềng từ ngày 10 tới 15/9 theo lời mời của Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường. Đây là chuyến thăm Trung Quốc đầu tiên của ông Phúc trên cương vị Thủ tướng Việt Nam, và cũng là chuyến thăm đầu tiên của một lãnh đạo cấp cao của Việt Nam sau Đại hội đảng 12 hồi đầu năm. Ông Lê Hoài Trung nói rằng nó “có ý nghĩa rất quan trọng”, “là dịp để Lãnh đạo cấp cao hai nước đi sâu trao đổi các biện pháp nhằm tăng cường tin cậy chính trị, thúc đẩy các lĩnh vực hợp tác thực chất, kiểm soát tốt bất đồng trên biển, không để ảnh hưởng tới môi trường hòa bình, ổn định cũng như sự phát triển của quan hệ hai nước”. Thứ trưởng Ngoại giao Việt Nam nói tiếp: “Trung Quốc vừa là nước láng giềng vừa là nước lớn, đối tác quan trọng hàng đầu về kinh tế - thương mại của ta. Việc phát triển quan hệ ổn định, lành mạnh và bền vững với Trung Quốc luôn là lựa chọn chiến lược và là một trong những ưu tiên hàng đầu trong chính sách đối ngoại của Việt Nam”. Ông Phúc tới Trung Quốc đúng dịp Nga và Bắc Kinh tiến hành cuộc tập trận lớn trên biển Đông. Trong bài bình luận đăng tải hôm nay, 18/9, tờ Hoàn cầu Thời báo, một ấn phẩm của Nhân dân Nhật Báo, cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sàn Trung Quốc, nói rằng cuộc thao dượt hải quân này “phát tín hiệu mạnh mẽ tới thế giới”. Trả lời VOA trong tuần trước, ông Dương Danh Dy, một cựu quan chức ngoại giao Việt Nam, nói với VOA Việt Ngữ rằng “ý đồ của Trung Quốc là bá chiếm biển Đông của Việt Nam là ý đồ bất biến của họ, và Việt Nam cũng quyết tâm giữ, cho nên không bao giờ có chuyện xây dựng lòng tin với nhau”. Theo Xinhua, TTXVN, Global Times, (VOA)
  25. Đăng bởi Hai Hoang Van on Chủ Nhật, ngày 18 tháng 9 năm 2016 | 18.9.16 Tên của cựu quan chức tỉnh Hậu Giang vẫn chưa nằm trong danh sách “những người bị truy nã” của tổ chức Cảnh sát Hình sự Quốc tế (Interpol), sau khi Việt Nam phát lệnh truy nã quốc tế đối với ông Trịnh Xuân Thanh. Biểu tượng của tổ chức Cảnh sát Hình sự Quốc tế, Interpol. Trong danh sách nhiều nhân vật bị truy nã trên toàn cầu của Interpol hôm 17/9, chưa có ai tên là Trịnh Xuân Thanh. Một ngày trước đó, hôm 16/9, Bộ Công an phát lệnh khởi tố và truy nã quốc tế với cựu Chủ tịch Hội đồng quản trị Tổng công ty Xây lắp dầu khí Việt Nam (PVC). Ông Thanh hôm 16/9 bị “khởi tố tội cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng theo Điều 165 Bộ luật hình sự”. Trong thông cáo trên trang web, Bộ Công an viết rằng “sau khi xác định bị can Trịnh Xuân Thanh bỏ trốn”, Bộ này đã “truy nã toàn quốc và truy nã quốc tế” đối với ông này. Cùng ngày 16/9, theo báo chí trong nước, Ủy ban kiểm tra Trung ương đã quyết định khai trừ Đảng đối với ông Thanh. Các động thái này được thực hiện sau khi cựu Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Hậu Giang hôm 13/9 vẫn chưa có mặt theo thời hạn chót mà chính quyền đặt ra. Trong một diễn biến khác có liên quan, hôm 15/9, Việt Nam bắt giữ bốn người, trong đó có ông Vũ Đức Thuận, nguyên Ủy viên HĐQT kiêm Tổng Giám đốc PVC. Hiện có nhiều đồn đoán về việc ông Thanh đã ra khỏi Việt Nam, nhưng các quan chức trong nước chưa lên tiếng xác nhận hay phủ nhận thông tin này. Vụ việc liên quan tới ông Thanh bùng lên sau khi truyền thông trong nước đưa tin hồi tháng Sáu về chiếc xe sang trị giá nhiều tỷ đồng do ông sử dụng. Sau đó, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã giao cho các cơ quan liên quan “kiểm tra, xem xét, và kết luận” thông tin liên quan tới Phó chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang. (VOA)

×
×
  • Create New...