Jump to content

Search the Community

Showing results for tags 'điễm tin hàng ngày'.

  • Search By Tags

    Type tags separated by commas.
  • Search By Author

Content Type


Forums

  • Tin Tức Thời Sự
    • Thời Sự Việt Nam
    • Tin Quốc Tế
    • Tin Cộng Đồng Người Việt Hải Ngoại
    • Bình Luận Thời Sự
    • Khoa Học & Kỹ Thuật - Môi Trường
    • Kinh Tế
    • Biển Đông
    • Thể Thao
    • Thế Giới Động Vật
  • Đời Sống Xã Hội & Tâm Linh
    • Sức Khỏe
    • Tìm Hiểu Tôn Giáo
    • Tử Vi & Phong Thủy
    • Quê Hương Ký Sự
    • Tâm Linh
    • Xã Hội
  • Văn Hóa & Nghệ Thuật
    • Phụ Nử
    • Lịch Sử
    • lời hay ý đẹp
    • Văn Hóa & Nghệ Thuật
    • Online Study
    • Truyện ngắn Audio
  • Vườn Thơ
    • Thơ Sáng Tác
    • Thơ Đấu Tranh
    • Thơ Sưu Tầm
  • Âm Nhạc
    • Thông Tin Âm Nhạc
    • Nhạc Online
    • Cải Lương - Tân Cổ
    • Quán Khuya
  • Giải Trí
    • Thư Giãn
  • Phim & Nhạc
    • Phim Online
    • Thông Tin Điện Ảnh
    • Đời Nghệ Sỹ
  • Thông Báo
    • Cập nhật lượng khách truy cập

Categories

  • Videos
    • Âm Nhạc
    • Film online
    • Thễ Thao
    • Thế Giới Động Vật
    • Thảm Họa Hàng Không
    • Kinh Tế
    • Khoa Học
  • Tin Tức
    • RFA
    • Thời Sự Việt Nam
    • Thế Giới
    • Người Việt Hải Ngoại
    • RFI
    • Thời Sự Hoa Kỳ
    • Khung Trời Mới
    • ĐKN
    • NTD
    • The Saigon Post
    • Nửa Vòng Trái Đất TV
    • Culture Chanel
    • Chuyễn Động Toàn Cầu
    • VIETV NETWORK
    • Tự Lực Bookstore
    • Thế Giới Tiêu Điểm
    • LITTLE SAIGON NEWS
    • VietCatholicNews
    • English News
  • Bình Luận - Thời Sự
    • Sài Gòn TV Bên Kia Màn Khói
    • Điểm Tin Trong Tuần
    • Đọc Báo Vẹm
    • Người Việt TV
    • VOA
    • Truyền Hình Calitoday
    • Biển Đông
    • PhoBolsaTV
    • SBTN
    • BBC Tiếng Việt
    • Saigon TV 57.5
    • Việt Thảo tonight
    • Kinh Tế Gia Nguyễn Xuân Nghĩa
    • TV Tuần-san
    • 2VNR
    • Mẹ Nấm
    • Tiếng Vọng Về Nguồn (TVVN)
    • VIETLIVE TV
    • SET TV (Saigon Entertainment Television)
    • Viet TV Australia
    • Trung Quốc Không Kiểm Duyệt
    • LSTV
    • Chiến Tranh Ukraine
    • Sỗ Tay Quân Sự
    • Nguoi Viet Channel
    • Chão Lửa Trung Đông
  • Đời Sống
    • Tử Vi & Phong Thủy
    • Lịch Sử & Văn Hóa
    • Tâm Linh
    • Tinh Hoa TV
    • Ẫm Thực
    • Sức Khỏe
    • Biết tõ cùng ai ?
    • Online Study
  • Văn Hóa Nghệ Thuật
    • Văn Học Nghệ Thuật

Find results in...

Find results that contain...


Date Created

  • Start

    End


Last Updated

  • Start

    End


Filter by number of...

Joined

  • Start

    End


Group


  1. Chủ tịch Tập Cận Bình tuyên bố nhân kỷ niệm 95 ngày thành lập Đảng Cộng sản Trung Quốc hôm 1/7. Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tuyên bố rằng nước ông sẽ không bao giờ thỏa hiệp về vấn đề chủ quyền, ít ngày trước khi Tòa Trọng tài ra phán quyết về vụ kiện “đường lưỡi bò” ở biển Đông. Phát biểu tại Đại lễ đường Nhân dân ở Bắc Kinh hôm 1/7 giữa tiếng vỗ tay vang dội, ông Tập nói: “Không quốc gia nào nên kỳ vọng chúng ta phải nuốt viên thuốc đắng, gây tổn hại tới các quyền lợi về chủ quyền, an ninh hoặc sự phát triển của chúng ta”. Chủ tịch Tập tuyên bố nhân kỷ niệm 95 ngày thành lập Đảng Cộng sản Trung Quốc: “Chúng ta không bao giờ e sợ điều phiền phức”. Phát biểu của ông Tập được đưa ra trong bối cảnh căng thẳng leo thang vì các tuyên bố chủ quyền gần như toàn bộ biển Đông của Trung Quốc, khiến Hoa Kỳ buộc phải tiến hành các cuộc tuần tra hàng hải gần các đảo nhân tạo của Bắc Kinh tại các vùng biển tranh chấp. Trong một tuyên bố được coi là nhắm vào Hoa Kỳ, ông Tập nói: “Chúng ta sẽ không bao giờ xuất hiện trước cửa nhà người khác để thể hiện sức mạnh. Điều đó không chứng tỏ sức mạnh hoặc khiến bất kỳ ai sợ hãi”. Tòa Trọng tài ở La Haye, Hà Lan, dự kiến sẽ ra phán quyết cuối cùng về vụ kiện của Philippines về “đường lưỡi bò” của Trung Quốc ở biển Đông vào ngày 12/7. Bắc Kinh nhiều lần tẩy chay với tuyên bố Tòa này không có thẩm quyền về vụ này. Kể từ khi đảm nhận vị trí hàng đầu Đảng cầm quyền của Trung Quốc năm 2012, ông Tập đã nhanh chóng củng cố quyền lực cũng như thực thi chính sách đối ngoại quyết đoán hơn. Các nguồn tin ngoại giao hôm 30/6 cho hay Ngoại trưởng Mỹ John Kerry đã nói với các quan chức Trung Quốc rằng Washington sẽ tiến hành các biện pháp chống lại nếu Bắc Kinh có thêm hành động khiêu khích ở biển Đông. Một nguồn tin dẫn lời ông Kerry nêu ví dụ rằng nếu Bắc Kinh đơn phương tuyên bố vùng nhận dạng phòng không ở vùng biển có tranh chấp, điều đó sẽ buộc Mỹ hành động. Theo AFP, VOA, Reuters (VOA)
  2. Các hãng tin quốc tế bình luận sau vụ họp báo công bố Formosa là thủ phạm gây thảm họa cá chết tại các tỉnh miền Trung Việt Nam. Báo Taipei Times hôm 1/7 cho hay, Sở Đầu tư kinh tế Đài Loan tuyên bố họ tôn trọng các thỏa thuận giữa nhà máy thép Formosa Hà Tĩnh và chính phủ Việt Nam. "Chúng tôi đã liên lạc Bộ Ngoại giao Việt Nam ngay sau khi chính phủ Việt Nam công bố báo cáo điều tra hôm 30/6," Tổng giám đốc sở Vivien Lien bày tỏ hy vọng rằng vụ cá chết sẽ không ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa Đài Loan và Việt Nam. Bà cho biết Bộ Công an Việt Nam cam kết với cơ quan đại diện Đài Loan tại Việt Nam rằng sẽ bảo đảm an toàn cho người Đài Loan tại Việt Nam sau vụ việc. Nhà máy thép Formosa là một trong những dự án đầu tư nước ngoài lớn nhất tại Việt Nam. Reuters hôm 30/6 bình luận thảm họa cá chết khiến tân chính phủ Việt Nam phải vật lộn kiểm soát cuộc khủng hoảng. Tối 30/6, Bộ Ngoại giao Đài Loan kêu gọi Việt Nam bảo vệ các doanh nghiệp Đài Loan. "Chúng tôi hy vọng chính phủ và người dân Việt Nam tiếp tục trợ giúp," thông cáo của Bộ Ngoại giao Đài Loan viết. Trong một video clip, Chủ tịch Hội đồng Quản trị công ty Gang thép Hưng nghiệp Formosa Hà Tĩnh (FHS), ông Trần Nguyên Thành nói: "Chúng tôi rất hy vọng người Việt Nam có thể rộng lượng trước vụ việc". 'Đảm bảo sự chắc chắn' Giới chức chính phủ Việt Nam phủ nhận bất kỳ sự che đậy để bảo vệ nhà đầu tư lớn và cho biết sự chậm trễ trong việc công bố kết luận điều tra là để đảm bảo sự chắc chắn với sự hợp tác của các nhà khoa học Nhật, Đức và Pháp. Những người chỉ trích chính phủ Việt Nam bình luận rằng cuộc điều tra cá chết kéo dài quá lâu Bloomberg hôm 1/7 tường thuật, cuộc khủng hoảng cá chết khiến xảy ra các cuộc biểu tình hiếm hoi tại các thành phố ở Việt Nam. Điều này giống như một phép thử với chính phủ phải cân bằng mong muốn tăng đầu tư nước ngoài nhưng phải chứng tỏ rằng họ không bị các công ty nước ngoài dắt mũi. Chính phủ Việt Nam cũng chịu áp lực cho phép hình thành công đoàn độc lập và ban hành các điều luật bảo vệ môi trường nghiêm ngặt là một phần yêu cầu Việt Nam trong việc gia nhập Hiệp định thương mại đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), Fred Burke, đại diện hãng luật Baker & McKenzie Vietnam, được dẫn lời. "Họ [Chính phủ] muốn gửi thông điệp tới các nhà đầu tư nước ngoài rằng sẽ không quá khắt khe" Burke nói. "Nhưng họ phải thực thi pháp luật và để nhà đầu tư biết rằng họ đang hoạt động trong một sân chơi bình đẳng." Những người chỉ trích chính phủ bình luận cuộc điều tra cá chết kéo dài quá lâu. Nguyễn Thi, một nhà tư vấn môi trường tại TP Hồ Chí Minh cho biết. "Sự phẫn nộ của công chúng và các cuộc biểu tình có thể tránh được nếu các chính phủ minh bạch vụ này ngay từ đầu". Hãng AP hôm 30/6 dẫn lời Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Trương Minh Tuấn cho biết nhà chức trách sẽ không dung thứ việc lợi dụng vụ cá chết để kích động gây bất ổn. "Chúng tôi tôn trọng phản ứng chính đáng của người dân. Tuy nhiên, chúng tôi không chấp nhận việc lạm dụng sự tức giận đó để kích động phá hoại Đảng và chính phủ." Ông Tuấn cho biết cơ quan thực thi pháp luật sẽ cân nhắc việc tiến hành điều tra hình sự vụ việc. Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Đặng Duy Đông nói tại cuộc họp báo 30/6 rằng chính phủ Việt Nam muốn thu hút đầu tư nước ngoài có công nghệ tiên tiến và thân thiện với môi trường, và sẽ không thu hút đầu tư bằng mọi giá. (BBC) Tin Tức Hà
  3. Thông báo số 13/Hội NBĐLVN về Ban điều hành nhiệm kỳ 2 (2016-2020) và phân công thực hiện Kết thúc nhiệm kỳ hoạt động đầu tiên (2014-2016), từ ngày 21-23/6/2016 Hội Nhà báo độc lập Việt Nam (IJAVN) đã tiến hành bầu Ban điều hành nhiệm kỳ thứ 2 (2016-2020). Sau khi có kết quả bầu Ban điều hành nhiệm kỳ 2 xác định 5 thành viên được bầu, Ban điều hành mới đã tổ chức họp vào ngày 27/6/2016 và thống nhất bầu nhà báo Phạm Chí Dũng là Chủ tịch IJAVN. Trên cơ sở đó và căn cứ Điều lệ hoạt động IJAVN, Quy chế Ban điều hành IJAVN: 1. Chủ tịch IJAVN đã bố trí và phân công nhiệm vụ các thành viên của Ban điều hành nhiệm kỳ 2 (2016-2020) như sau: - Chủ tịch Phạm Chí Dũng: Phụ trách chung. Trực tiếp phụ trách chi hội miền Nam và chi hội Hải ngoại. Trực tiếp phụ trách hoạt động tổ chức - nhân sự, tài chính, trang web VNTB, truyền hình - truyền thanh VNTB, phóng viên, quan hệ quốc tế, tổ chuyên gia phản biện của Hội. - Phó chủ tịch Nguyễn Tường Thụy: Phụ trách chi hội miền Bắc và công tác tổ chức hội viên, dân oan đất đai, Facebook VNTB. Cùng chủ tịch phụ trách hoạt động tổ chức - nhân sự. Thành viên Ban biên tập trang web VNTB. - Phó chủ tịch Bùi Minh Quốc: Phụ trách chi hội miền Trung, phát triển hội viên, chăm sóc hội viên. Cùng chủ tịch phụ trách chi hội Hải ngoại. - Ủy viên Chu Vĩnh Hải: Phụ trách phân hội Bà Rịa - Vũng Tàu (thuộc chi hội miền Nam), hoạt động sự kiện và đào tạo, phát triển hội viên. Thành viên Ban biên tập trang web VNTB. - Ủy viên Nguyễn Thiện Nhân: Phụ trách hoạt động nghiên cứu cải cách thể chế, công tác công nhân, phát triển hội viên. 2. Ban điều hành nhiệm kỳ 2 thống nhất củng cố và mở rộng hoạt động của các ban chuyên môn và chi hội: - Ban truyền thông VNTB: Nhân sự chính: 7 người - Ban Sự kiện và Đào tạo: Nhân sự chính: 5 người - Ban Quan hệ quốc tế: Nhân sự chính: 7 người - Ban Nghiên cứu Cải cách thể chế: Nhân sự chính: 5 người - Chi hội Hải ngoại: có một số Đại diện là hội viên ở các nước. Ban điều hành nhiệm kỳ 2 (2016-2020) bắt đầu hoạt động từ ngày 4/7/2016. Trân trọng thông báo. Việt Nam ngày 30 tháng 6 năm 2016 Chủ tịch Hội Nhà báo Phạm Chí Dũng * Bài do VNTB gửi tới TTHN
  4. Lãnh tụ Kim Jong Un vẫy chào các giới chức Bắc Triều Tiên. Lãnh tụ Bắc Triều Tiên Kim Jong Un hy vọng nhận được chức danh mới và sẽ củng cố thêm quyền lực tuyệt đối của ông ta, trong khi hạn chế những ảnh hưởng của quân đội. Nhà lãnh đạo trẻ này đang nắm giữ chức vụ chủ tịch của Đảng Lao động Triều Tiên (WPK) và Đệ nhất Chủ tịch của Ủy Ban Quốc Phòng (NDC). Tại cuộc họp kín của Đoàn Chủ Tịch Quốc Hội Nhân Dân Tối Cao ngày hôm nay, ông Kim có phần chắc sẽ được bầu làm chủ tịch của một cơ cấu nhà nước mới được phục hồi có tên Ủy Ban Nhân Dân Trung Ương. Nhà phân tích Ahn Chan-il của Viện nghiên cứu Thế Giới về Bắc Triều Tiên và là một người đào tỵ từ nước này cho biết như sau. “Nếu ông Kim Jong Un nắm giữ độc quyền chức vụ cao nhất của nhà nước và chức vụ cao nhất của đảng, ông ấy sẽ trở thành nhà lãnh đạo cao nhất của chế độ này.” Ủy Ban Nhân Dân Trung Ương được thành lập vào năm 1972 để giám sát quân đội cũng như các bộ phận khác của chính quyền dân sự. Ông Kim Il Sung, người sáng lập đã qua đời của đất nước này và là ông nội của nhà lãnh đạo hiện thời, từng là người đứng đầu ủy ban này. Nhưng con trai của ông ta là Kim Jong Il đã dẹp bỏ ủy ban này trong thời gian cai trị đất nước và củng cố thêm vai trò của Ủy Ban Quốc Phòng với chính sách ưu tiên cho quân đội. Việc phục hồi cơ cấu quyền lực của ông nội của ông Kim Jong Un, theo nhà phân tích Ahn Chan-il, có thể làm giảm bớt ảnh hưởng của quân đội và làm cho những người cố vấn chính trị của Đảng Công Nhân có tiếng nói mạnh hơn. Vào tháng 5, nhà lãnh đạo Bắc Triều Tiên cũng đã ngả về phong cách cai trị của ông nội ông qua việc triệu tập Đại hội Đảng Lao động sau 36 năm và đó được coi là một bước tiến để củng cố thêm quyền lực và thúc đẩy cho chương trình nghị sự của ông ta. Bố của ông, ông Kim Jong Il, cũng đã giữ cả 2 chức danh của đảng và của quân đội nhưng không hề triệu tập đại hội đảng. Tuy nhiên trong nhà nước độc tài Bắc Triều Tiên, các phiên họp quốc hội chỉ có mục đích đồng thanh chấp thuận các quyết định được đã được giới lãnh đạo thông qua. Từ khi lên nắm quyền năm 2011, ông Kim Jong Un đã đề ra chính sách của riêng mình là đặt ưu tiên cho việc phát triển cùng một lúc vũ khí và phát triển kinh tế, được gọi là “byeongjin”. Việc Bắc Triều Tiên tiếp tục phát triển vũ khí hạt nhân và phi đạn đạn đạo đã làm gia tăng những mối căng thẳng với cộng đồng quốc tế. Chính phủ của ông Kim Jong Un cũng gặp phải sự chỉ trích mỗi lúc một nhiều về những vụ vi phạm nhân quyền, kể cả việc điều hành một mạng lưới nhà tù chính trị, tra tấn và xử tử bừa bãi. Tuy nhiên, lập trường ương ngạnh của nhà lãnh đạo trẻ tuổi này đối với áp lực quốc tế có lẽ cũng làm gia tăng sự ủng hộ của người dân trong nước. Ông Marzuki Darusman, Báo cáo viên Đặc biệt của Liên Hiệp Quốc về Bắc Triều Tiên, cho biết như sau. "Những áp lực được gia tăng và áp đặt lên chính phủ Cộng hoà Nhân dân Triều Tiên nhiều chứng nào thì chính phủ này dường như được công chúng ủng hộ nhiều chứng đó." Các nhà quan sát cho rằng Bắc Triều Tiên sẽ phải trả những cái giá rất đắt về kinh tế cho lập trường ương ngạnh của họ đối với vấn đề vũ khí hạt nhân. Đầu tuần này Bình Nhưỡng đã đề nghị thực hiện lại cuộc thương thuyết Liên Triều để cải thiện quan hệ, nhưng Seoul bác bỏ đề nghị đó. Họ nói rằng Bắc Triều Tiên trước tiên phải ngưng chương trình hạt nhân thì mới có thể tiến hành các cuộc đàm phán. (VOA)
  5. Tòa Trọng tài Thường trực tại La Haye, Hà Lan Tòa Trọng tài Thường trực (PCA) tại La Haye sẽ ra phán quyết về vụ Philippines kiện yêu sách chủ quyền của Trung Quốc tại Biển Đông vào ngày 12/7 tới. Thông cáo từ PCA gửi cho BBC cho hay phán quyết sẽ được đưa ra vào khoảng 11:00 giờ sáng giờ CEST (16:00 giờ chiều giờ Hà Nội) thứ Ba, 12/7/2016. Ngày 22/1/2013, Philippines nộp bản Thông báo và Tuyên bố khởi kiện đối với Trung Quốc trước Tòa Trọng tài PCA về “Thẩm quyền trên các vùng biển của Philippines đối với Biển Tây Philippines”. Tây Philippines là tên mà Philippines đặt cho vùng biển tranh chấp, Việt Nam gọi là Biển Đông, Trung Quốc gọi là Nam Hải, trong khi tên gọi quốc tế tiếng Anh là South China Sea (Biển Nam Trung Hoa). Sau đó chưa đầy một tháng, ngày 19/2/2013 Trung Quốc nộp note verbale “Quan điểm của Trung Quốc đối với các vấn đề ở Nam Hải”, từ chối tham gia vụ kiện và trả lại thông báo của Philippines. Tuy nhiên theo điều 9 Phụ lục VII UNCLOS, việc một bên từ chối không tham gia không thể là rào cản cho Tòa Trọng tài tiến hành xét xử và Tòa PCA thụ lý vụ kiện này. Các thẩm phán Tòa Trọng tài xét xử vụ kiện Tòa PCA đã tổ chức một số phiên điều trần về thẩm quyền và khả năng thụ lý vụ việc tại La Haye. Ngày 29/10/2015, Tòa đưa ra “Tuyên bố (Phán quyết) về quyền tài phán và thừa nhận” đối với vụ kiện giữa Philippines và Trung Quốc. Tòa không bác bỏ quyền tài phán với bất cứ luận điểm nào trong Bản Tranh tụng của Philippines. Sau khi đưa ra phán quyết này và tiếp tục tìm hiểu ý kiến của các bên, Tòa PCA đã có phiên điều trần cuối cùng từ 24 tới 30/11/2015. Thông cáo mới nhất của Tòa PCA nói trong phán quyết cuối cùng, Tòa "sẽ đề cập các vấn đề pháp lý đã tiếp tục được xem xét sau Phán quyết về quyền tài phán và thừa nhận, cũng như giá trị của các tuyên bố chủ quyền trong khuôn khổ pháp lý của Philippines". (BBC)
  6. Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam phân công Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông kiêm nhiệm ghế Phó Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương. Quyết định phân công về nhân sự trung ương được Thường trực Ban Bí thư Đinh Thế Huynh ký. Ông Trương Minh Tuấn, Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng, đã từng là Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương trong giai đoạn 2011-2014. Ông được báo chí trong nước mô tả là người có nhiều kinh nghiệm về công tác tuyên giáo và thông tin và từng giữ chức Giám đốc Trung tâm Thông tin công tác tư tưởng Ban Tuyên giáo Trung ương (2007-2011). Ông Tuấn cũng là trưởng phòng Tuyên truyền, báo chí - Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Quảng Bình trong 10 năm (1988-1998). Ông sinh năm 1960 tại Đồng Hới, Quảng Bình và được bầu vào Ban chấp hành TƯ Đảng tại Đại hội Đảng 12. Vào đầu tháng Tư năm nay, Quốc hội Việt Nam bỏ phiếu tán thành phê chuẩn ông vào ghế Bộ Trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông, kế nhiệm ông Nguyễn Bắc Son. Vụ cá chết hàng loạt tại vùng biển miền trung đang được dư luận và truyền thông quan tâm nhiều và có thể là phép thử về tự do thông tin tại Việt Nam. Truyền thông tại Việt Nam khá kín tiếng về vụ cá chết sau một giai đoạn đầu đưa tin khá rầm rộ. Tuy nhiên vào tuần này báo chí trong nước đồng loạt chạy tin phóng sự của truyền thông Đài Loan, theo đó tập trung vào cáo buộc đối với công ty Formosa. Theo dự kiến nhà chức trách Việt Nam sẽ công bố kết quả điều tra về nguyên nhân gây cá chết vào cuối tháng Sáu. Hồi đầu tháng này, Bộ trưởng Thông tin - truyền thông Trương Minh Tuấn, được truyền thông Việt Nam dẫn lời nói tại cuộc họp báo của Chính phủ rằng chưa thể công bố nguyên nhân cá chết. "Các cơ quan phải điều tra đầy đủ các bằng chứng pháp lý về môi trường xem các tổ chức, cá nhân có vi phạm không. Quan điểm của Chính phủ là bất kỳ tổ chức, cá nhân nào vi phạm đều bị xử lý nghiêm minh. Cho nên, cần phải có thời gian kỹ lưỡng để có kết luận xác thực. “Vụ cá chết là một sự cố môi trường nghiêm trọng. Dư luận quan tâm là hoàn toàn chính đáng. Chính phủ cầu thị lắng nghe ý kiến và có trách nhiệm minh bạch thông tin”, Bộ trưởng Tuấn nói thêm. Trong một cuộc phỏng vấn với BBC hồi tháng Tư, ông Lê Quốc Vinh, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Tập đoàn Truyền thông Lê (Le Group) nói "bản chất của hệ thống Việt Nam vẫn nhấn mạnh vai trò quản lý của nhà nước, của bộ máy chính trị với báo chí". Đại Sứ Vương Quốc Anh tại Việt Nam Giles Lever mới đây bàn về quyền được tiệp cận thông tin, những thách thức và khó khăn trong khi tác nghiệp. “Tiếp cận Thông tin và các Quyền Tự do Cơ bản: Quyền của bạn!” là chủ đề được ông Lever đề cấp tới vào Ngày Quốc tế về Tự do Báo chí. (BBC)
  7. Ủy viên Quốc vụ viện Trung Quốc Dương Khiết Trì và Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Phạm Bình Minh tại Hà Nội, ngày 27/6/2016. Tin chính quyền Bắc Kinh sắp mở thêm một cơ quan ngoại giao tại thành phố chiến lược ở miền Trung Việt Nam đang gây tranh cãi trên mạng xã hội. Phó thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Phạm Bình Minh và Ủy viên Quốc vụ viện Trung Quốc Dương Khiết Trì cùng xác nhận tin này hôm 27/6. Việc hoàn tất các thủ tục lập tổng lãnh sự quán Trung Quốc cũng là một phần nội dung của phiên họp lần thứ chín của Ủy ban chỉ đạo hợp tác song phương Việt - Trung do ông Minh và ông Dương chủ trì tại Hà Nội. Khi đi vào hoạt động, đó sẽ là cơ quan ngoại giao thứ ba của Trung Quốc ở Việt Nam cùng với đại sứ quán tại Hà Nội và Tổng lãnh sự quán ở Sài Gòn. Về quyết định này, một doanh nhân có tiếng ở trong nước viết: “Tôi buồn chảy nước mắt khi nghe sẽ có Lãnh sự quán Trung Quốc tại Đà Nẵng. Là một Công dân Việt nam tôi phải nói với Lãnh đạo Trung Quốc và người dân Việt nam rằng: 'Hoàng Sa là đơn vị hành chính của thành phố Đà Nẵng. Trung Quốc đã xâm lược trái với đạo lý và luật pháp quốc tế. Nay các ông còn xin mở Lãnh sự quán tại Đà Nẵng? Thì tốt nhất các ông nên xây trên đất Đà Nẵng ngoài Hoàng Sa. Chúng tôi và sau này là con cháu chúng tôi sẽ dứt khoát lấy lại Hoàng Sa cho Đà Nẵng và cho Việt Nam'." Sự xuất hiện rầm rộ của người Trung Quốc ở Đà Nẵng thời gian qua cũng đã gây “sốt” dư luận. Chính quyền địa phương năm ngoái cho biết nhiều người Trung Quốc đã “núp bóng” người dân Đà Nẵng, mua hơn 100 khu đất ở “những vị trí nhạy cảm liên quan đến an ninh, chính trị, và quốc phòng”. Sau đó, trong một động thái được coi là “mạnh tay”, Đà Nẵng đã trục xuất 64 người Trung Quốc làm việc “chui”, sau khi phạt mỗi người gần 1.000 đôla. Ngoài vấn đề lập lãnh sự quán Trung Quốc ở Đà Nẵng, tại cuộc họp hôm 27/6, quan chức đôi bên cũng đã thảo luận về việc không làm phức tạp tình hình trên biển Đông. Hai phía cũng ký “bản ghi nhớ hợp tác” giữa cảnh sát biển hai nước cũng như trao đổi về việc Trung Quốc cung cấp bổ sung khoản viện trợ không hoàn lại trị giá 129,5 triệu nhân dân tệ cho dự án Cung Hữu nghị Việt - Trung. Cung hiện được xây dựng ở Hà Nội được quan chức hai nước coi là sẽ “góp phần tăng cường tình đoàn kết hữu nghị giữa nhân dân hai nước Việt Nam - Trung Quốc”. (VOA)
  8. Hiện trường sau một vụ nổ bom tại sân bay Ataturk, Thổ Nhĩ Kỳ, ngày 28 tháng 6 năm 2016. Nhà chức trách Thổ Nhĩ Kỳ cho biết hai, và có lẽ là ba, kẻ đánh bom tự sát đã giết chết ít nhất 28 người và làm bị thương ít nhất 40 người khác vào cuối ngày thứ Ba, trong hai vụ nổ tại sân bay Ataturk của thành phố Istanbul. Truyền hình nhà nước cho biết một trong những vụ nổ xảy ra tại một điểm kiểm soát ở lối vào ga đến quốc tế. Những nhân chứng cho biết cảnh sát đã bắn vào những nghi phạm sau khi một kẻ tấn công lúc đầu bắn bằng một khẩu súng mà sau đó được mô tả là súng trường Kalashnikov. Chưa có tuyên bố nhận trách nhiệm ngay lập tức. Truyền hình chiếu cảnh hỗn loạn tại sân bay lớn nhất của Thổ Nhĩ Kỳ và là một trong những sân bay nhộn nhịp nhất thế giới. Trong khi cảnh sát nắm quyền kiểm soát ga sân bay, số người chết bắt đầu gia tăng, sau khi báo cáo ban đầu cho biết có 10 người chết. Istanbul đã là mục tiêu của một số vụ tấn công khủng bố trong năm nay, trong đó có vụ đánh bom nhắm vào một xe buýt chở cảnh sát làm thiệt mạng 11 người vào ngày 7 tháng 6. Không ai lên tiếng nhận trách nhiệm về vụ tấn công đó. Nhưng phiến quân người Kurd đấu tranh giành quyền tự trị ở đông nam Thổ Nhĩ Kỳ đã có liên hệ tới một loạt những vụ tấn công tương tự trong những tháng gần đây. Ataturk là sân bay lớn nhất của Thổ Nhĩ Kỳ và là một đầu mối giao thông chính cho hành khách quốc tế. Tất cả những chuyến bay đã bị đình chỉ sau vụ tấn công. Sau đó nhà chức trách cho phép những chuyến bay tới đang bay vòng vòng bên trên thành phố bắt đầu hạ cánh. Tất cả những chuyến bay tới khác đều được chuyển hướng. (VOA)
  9. Trung Quốc đang tăng cường các hoạt động trên truyền thông bằng việc tung ra một loạt các video tuyên truyền về chủ quyền lãnh thổ của nước này tại vùng Biển Đông. Các hoạt động này diễn ra vào khi Tòa trọng tài thường trực sắp có phán quyết trong vụ Philippines kiện Trung Quốc về các tuyên bố chủ quyền tại vùng biển có tranh chấp này. Kênh tin tức của truyền thông nhà nước Trung Quốc, CCTV News đã cho phát một video hoạt hình dành cho trẻ em về Biển Đông, mà Trung Quốc gọi là Nam Hải, qua cuộc trò chuyện giữa hai ông cháu, trong đó người ông giải thích cho cháu về chủ quyền của người Trung Quốc tại các đảo và vùng lãnh thổ này từ cách đây 2.000 năm. Video hoạt hình nhắc tới lịch sử Trung Quốc thực hiện việc tuần tiễu trên biển cũng như các chuyến đi của Đô đốc Trịnh Hòa cách đây 600 năm tới vùng Đông Nam Á, Trung Đông và châu Phi. Giải thích về việc vì sao có tranh chấp hiện này tại các đảo này, người ông nhắc lại việc Pháp "lấy đi của Trung Quốc chín hòn đảo vào những năm 1930 và người Nhật còn lấy đi thêm một số nữa nhưng người Trung Quốc đã lấy lại sau Đại chiến thế giới thứ hai" và đi kèm là hình ảnh bản đồ với đường chín đoạn khẳng định chủ quyền của Trung Quốc tại vùng biển có tranh chấp này. Lý do các nước khác "không muốn Trung Quốc lấy lại chủ quyền các đảo này" là do tìm thấy dầu lửa và rằng các nước này cần phải nhìn vào lịch sử để thấy rằng Trung Quốc là nước đầu tiên định cư, làm ăn buôn bán và đặc biệt là gìn giữ an ninh tại đây. Image copyright CCTV Đây không phải là video duy nhất dưới hình thức hoạt hình. Hôm 21 tháng Sáu, CCTV cũng đã đưa một video khác trên trang Weibo nói tới tầm quan trọng của an toàn hàng hải tại vùng biển này. Video hoạt hình này là một phần nỗ lực nhằm thuyết phục công dân của họ và cả thế giới rằng tuyên bố chủ quyền của họ tại Biển Đông cần phải được tôn trọng. Và nó là một trong số các video tuyên truyền được nhà nước Trung Quốc thực hiện khẳng định chủ quyền tại Biển Đông, trong đó nhấn mạnh tầm quan trọng của các tài liệu lịch sử và các bản đồ hàng hải. Vẫn với luận cứ là nước đầu tiên phát hiện quần đảo này từ cách đây cả ngàn năm, Trung Quốc đã đặt tên cho quần đảo này là Nam Sa, mà Việt Nam gọi là Trường Sa, nơi Trung Quốc đã tăng cường hoạt động cải tạo đảo trong những năm gần đây. Video này cũng nhắc tới bản đồ đường chín đoạn hồi những năm 1940 bao quanh bốn cụm quần đảo chính "nhằm nhắc lại và tái khẳng định chủ quyền lãnh thổ và các quyền hạn khác của Trung Quốc tại Nam Hải". Bản đồ này bao trùm lên các khu vực biển mà các nước khác như Việt Nam, Indonesia và Philippines cũng nhận chủ quyền dựa trên các bản đồ của họ. Trước đây Trung Quốc và Philippines đã từng có "cuộc chiến video" về tranh chấp tại Biển Đông. Hồi tháng Sáu năm 2015, Philippines phát phim tài liệu ba phần mang tên "Karapatan sa Dagat", tức Quyền hàng hải, để bảo vệ quan điểm của họ về vùng biển có tranh chấp để phản bác lại một series truyền hình của Trung Quốc mang tên "Hành trình trên Biển Nam Trung Hoa" về tuyên bố chủ quyền tại vùng biển nằm trong "bản đồ đường chín đoạn" do Trung Quốc vạch ra. (BBC)
  10. Phó tham mưu Quân chủng phòng không Đỗ Đức Minh (phải) đứng trước một chiếc máy bay tìm kiếm cứu hộ CASA 212 trong cuộc tìm kiếm chuyến bay Malaysia Airlines MH370 mất tích năm 2014. Chiếc máy bay CASA-212 bị rơi thuộc lực lượng cứu hộ cứu nạn quốc gia Việt Nam. Việt Nam cho biết “có đủ khả năng phân tích hộp đen” của chiếc máy bay của cảnh sát biển gặp nạn, dù Airbus, đơn vị sản xuất chiếc máy bay, sẵn sàng hỗ trợ. Báo chí Việt Nam dẫn lời Thượng tướng Võ Văn Tuấn, Phó Tổng Tham mưu trưởng Quân đội Việt Nam, cho biết rằng hộp đen của chiếc CASA mới được tìm thấy “chưa cần tới sự hỗ trợ của Airbus”. Ông Tuấn được trích lời nói: “Sau khi tìm thấy hộp đen, họ (Airbus) sẵn sàng hỗ trợ phân tích dữ liệu tìm nguyên nhân vụ tai nạn. Tuy nhiên hàng không VN có đủ khả năng và điều kiện phân tích dữ liệu nên việc có cần Airbus hỗ trợ hay không phải xem cụ thể rồi mới quyết định”. Trưa 27/6, thiết bị ghi dữ liệu của chiếc CASA đã được tìm thấy ở vị trí cách đảo Bạch Long Vĩ 15 hải lý, và đã được đưa về đất liền phục vụ công tác điều tra. Chiếc máy bay tuần thám CASA của cảnh sát biển, chở 9 người, “mất liên lạc” trưa 16/6 khi đang đi tìm kiếm một phi công lái máy bay chiến đấu Su-30 MK2 mất tích trước đó. Ông Tuấn xác nhận thêm rằng tất cả 9 thành viên tổ bay CASA đã tử nạn. Hiện có các giả thuyết về việc máy bay gặp nạn của Việt Nam chịu “va đập”, “tác động bên ngoài”, hay “chế áp điện tử”, nhưng các chuyên gia hàng không cho rằng mọi phỏng đoán đều “không chắc chắn” cho tới khi phân tích dữ liệu hộp đen. Theo VietNamNet, MOD, (VOA)
  11. Boxun quan sát: Đằng sau động thái ngoại giao siêng năng của Tập Cận Bình cả 1 tuần qua http://boxun.com/news/gb/china/2016/06/201606261958.shtml… Hành trình ngoại giao suốt 1 tuần của Chủ tịch Nước Trung Quốc Tập Cận Bình đã đánh dấu chấm hết; tổng thống Nga Putin tiến hành cuộc thăm chính thức Trung Quốc "chớp nhoáng" bám đuôi tới Bắc Kinh cũng đã về nước. Đằng sau chuyện Tập Cận Bình đích thân tới dự Hội nghị thượng đỉnh SCO tại Tashkent, cùng việc đón tiếp Putin tới thăm Trung Quốc "chớp nhoáng" chưa đầy 24h sau đó, đã chứng tỏ hết mức sự siêng năng của nền ngoại giao Bắc Kinh. Phóng viên Boxun.com tại Bắc Kinh được biết, gần đây, Tập Cận Bình và Lý Khắc Cường bất hòa, chính trường chao đảo, dân chúng oán thán ngút trời, lòng dân Hongkong phấp phỏng hoang mang, Đài Loan nội bộ lục đục, Nam Hải gươm súng đã sẵn sàng; có thể nói TQ loạn trong giặc ngoài, tứ bề thọ địch. Hình ảnh TQ rớt xuống ngàn trượng; để cứu vãn thể diện, Tập Cận Bình chỉ còn cách phải cầu cứu tới Putin, rồi còn ra sức tìm cách thao túng Hội nghị thượng đỉnh SCO. Nguồn tin cho biết, Trung Quốc luôn coi Mĩ là thủ phạm gây nên hiện trạng cô lập của Trung Quốc, đã từng nhiều lần chơi xấu Mĩ nhưng đều thất bại; đó chính là vì Mĩ không hợp tác. Nga bị Mĩ làm khó dễ cho tới tận giờ vì cuộc khủng hoảng Ukraine tất nhiên sẽ trở thành đối tượng để Trung Quốc "ve vãn". (FB. Nguyên Trung Thuan)
  12. Ý tưởng chiến lược tại Nam Hải trong nội bộ TQ được các nhà nghiên cứu TQ của Mĩ phân tích cho rằng hiện đang có sự chia rẽ, chia thành 3 phái hiện thực, cứng rắn và ôn hòa. Song sự phân tích như vậy có thể không đáng tin cậy do không thực sự hiểu ý hướng của cấp cao TQ. Nhiều trang mạng dẫn tin mới nhất trên trang "Foreign Policy" của Mĩ ngày 23.6 Nhiều trang mạng dẫn tin mới nhất trên trang "Foreign Policy" của Mĩ ngày 23.6 (bài "The Fight Inside China Over the South China Sea")nói rằng, tình hình Nam Hải lại nóng lên khi phán quyết của Tòa trọng tài Nam Hải đang tới gần. Các bên tranh chấp Nam Hải chẳng có nước nào, bao gồm cả TQ trong đó, có một mục tiêu rõ ràng về việc hi vọng sẽ có được gì từ Nam Hải. Có 3 trường phái đang tranh chấp lẫn nhau chiếm cứ trong vòng quyết sách của TQ. Bài báo viết, lãnh đạo TQ, từ chủ tịch nước Tập Cận Bình cho đến Bộ trưởng Ngoại giao Vương Nghị và Tôn Kiến Quốc bên quân đội, đều nhấn đi nhấn lại rằng các rạn san hô ở Nam Hải từ xưa đến nay là lãnh thổ của TQ, các động thái của TQ ở Nam Hải là những biện pháp hợp pháp để bảo vệ chủ quyền, TQ bố trí hữu hạn các công trình quân sự trên các rạn san hô mới xây dựng hoàn toàn là xuất phát từ mục đích phòng ngự. . Song sự thực là, TQ không hoàn toàn rõ họ muốn đoạt được cái gì từ Nam Hải. Xét theo nghĩa rộng, các nhà phân tích và hoạch định chính sách của TQ chủ yếu phân thành 3 phái về vấn đề Nam Hải. Bài báo nói, do tình hình căng thẳng hiện nay tiếp tục nóng lên, nên các nhà phân tích TQ buộc phải nói theo lời lẽ của chính phủ, rất hiếm khi chỉ trích phát ngôn của chính phủ. Điều này giải thích tại sao bên ngoài không hiểu được sự tranh chấp trong nội bộ TQ. Thực tế, sự tranh luận về vấn đề Nam Hải trong nội bộ TQ là hết sức quan trọng đó́i với chiều hướng chính sách của TQ trong tương lai. Bài báo nói, phái hiện thực cho rằng chính sách Nam Hải của TQ hiện nay là hợp lí, không cần phải sửa đổi. Họ thừa nhận danh dự quốc tế của TQ đã bị tổn hại, song lại cho rằng sự tồn tại thực tế và năng lực đoạt được lợi ích vật chất trên trường quốc tế của TQ còn quan trọng hơn là hình ảnh quốc tế. Phái hiện thực cho rằng họ đang bảo vệ lợi ích quốc gia của TQ bằng việc tăng cường sự tồn tại vật chất tại Nam Hải. Song họ lại vẫn chưa dám quả quyết là sẽ vận hành các rạn san hô mới xây dựng ra sao, phái hiện thực hi vọng TQ sẽ lớn mạnh hơn tại Nam Hải, song không xác định được lớn mạnh đến đâu là đủ. Còn phái cứng rắn thì đưa ra đáp án cho nghi vấn của phái hiện thực. Họ không chỉ cho rằng TQ cần tăng cường sự tồn tại của 7 rạn san hô mới xây dựng, mà còn ủng hộ việc TQ mở rộng lãnh thổ và thực lực quân sự tại Nam Hải, bao gồm cả việc xây dựng các rạn san hô thành các tiểu căn cứ quân sự, để chinh phục phần lớn các rạn san hô mà những nước khác đang kiểm soát. Bài báo phân tích cho rằng phái cứng rắn vẫn còn chưa dẫn dắt được tầng quyết sách tối cao của TQ. Phái cứng rắn thường tới từ phía quân đội và các cơ quan chấp pháp. Phái ôn hòa còn lại cho rằng TQ đã đến lúc phải thay đổi chính sách Nam Hảì, họ cho rằng sự mơ hồ về phiên thuộc chủ quyền lãnh thổ Nam Hải cùng ý đồ chiến lược của Bắc Kinh hiện nay khiến cho thế giới khiếp sợ và không tin cậy TQ. Dưới con mắt họ, những động thái cứng rắn của Bắc Kinh tại Nam Hải đã đẩy TQ về phía đối lập với các nước Đông Nam Á và Mĩ. Phái ôn hòa có chủ trương khác với phái hiện thực và phái cứng rắn, song cả 3 phái này đều cho việc xây dựng các rạn san hô là cần thiết và quan trọng, đây là việc sớm muộn TQ cũng phải làm, vì các rạn san hô này sẽ trở thành cứ điểm chiến lược tại Nam Hải của TQ. (RFI tiếng Trung)
  13. Một nhóm du khách Trung Quốc tại bãi biển Mỹ Khê, Đà Nẵng. Courtesy NLĐ Sáng hôm qua (24/6) Bí thư thành ủy Đà Nẵng Nguyễn Xuân Anh đã có cuộc họp đặc biệt với ban lãnh đạo thành phố để nghe Hiệp hội du lịch Đà Nẵng trình bày vấn nạn bức thiết đang thách thức ngành du lịch cũng như đầu tư tại thành phố này về sự tràn lan của khách du lịch Trung Quốc. Ông Huỳnh Tấn Vinh chủ tịch hiệp hội cho biết số khách sạn xây vội vã trong thời gian qua là mối quan tâm hàng đầu. Ông Vinh cho biết chỉ trong vòng 5 tháng qua Đà Nẵng xây mới thêm hơn 2500 phòng khách sạn và số phòng tăng đột biến này đã kéo theo nhiều câu hỏi mà thành phố phải giải quyết đó là lượng du khách Trung Quốc hiện nay là chủ yếu nhưng sau này khi họ không còn tới nữa thì số phòng khách sạn này sẽ giải quyết ra sao. Vốn đầu tư của doanh nghiệp sẽ tan vỡ do chính quyền cấp giấy phép xây dựng không có kế hoạch bảo vệ cho sự phá sản của doanh nghiệp do quá tải. Theo ông Huỳnh Tấn Vinh cho biết các hướng dẫn viên du lịch của Việt Nam thông thạo tiếng Trung trong thời gian gần đây nói rằng họ không còn muốn hướng dẫn khách Trung Quốc do bản chất gây rối và khinh thường người Việt của họ. Một số lớn hướng dẫn viên đã gần như có thái độ đình công, cụ thể khi khách Trung Quốc tới Đà Nẵng thì thường kèm theo hướng dẫn viên của họ. Quan trọng hơn nữa là các hướng dẫn viên người Việt trong lúc vô tình đã nghe được hướng dẫn viên Trung Quốc nói với khách du lịch của họ rằng Đà Nẵng vốn là đất đai trước đây của Trung Quốc và biển Đà Nẵng trước đây có tên là China Beach đã chứng minh điều này. Trong thời gian gần đây khách du lịch Trung Quốc tràn ngập Việt Nam khi cá chết hàng loạt tại 4 tình miền Trung. Con số tăng đột biến này nhắc nhở cho doanh nghiệp Việt Nam các bài học mà Trung Quốc từng làm với Việt Nam là dùng tiền bạc khuyến khích người dân Việt đầu tư một thứ gì đó để rồi sau cùng quay lưng bỏ mặc đối tác tự giải quyết một mình. (RFA)
  14. Việt Nam tỏ dấu hiệu muốn mua phi cơ đã qua sử dụng của Nhật Bản sau khi được Hoa Kỳ dỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí sát thương. Ảnh: Reuters Nhật báo Nikkei của Nhật Bản hôm 26 tháng 6 dẫn lời một giới chức Nhật Bản không nêu tên, cho biết hải quân Việt Nam hồi mùa xuân vừa qua đã hỏi mua một cách bán chính thức những phi cơ chống ngầm P-3C đã được cho về hưu của Lực Lượng Bảo Vệ Biển Nhật Bản. Tờ báo giải thích rằng, Việt Nam không muốn mua các phi cơ này từ Hoa Kỳ vì hai lý do. Một là phi cơ mới của Hoa Kỳ có giá thành quá đắt đỏ, và hai là Việt Nam không muốn chọc giận Trung Cộng khi đứng về phe Hoa Kỳ một cách lộ liễu. Theo báo Nikkei, Nhật Bản sở hữu khoảng 80 chiếc phi cơ tuần thám P-3C, một biến thể của chiếc P-3 Orion do công ty Lockheed Martin của Hoa Kỳ chế tạo. Công ty Kỹ Nghệ Nặng Kawasaki của Nhật Bản được phép chế tạo phi cơ P-3C. Trước đây, hãng tin Reuters đưa tin, Việt Nam dự trù sẽ yêu cầu Lockheed Martin cho biết giá cả của từ 4 tới 6 phi cơ P-3 Orion cũ trong vài tháng tới. Một chiếc P-3 mới sẽ có giá ít nhất 80 triệu Mỹ kim. Theo tờ Nikkei, ngoài việc tìm kiếm giá rẻ cho những phi cơ tuần thám và săn ngầm, Việt Nam cũng hy vọng được Nhật Bản huấn luyện cho lực lượng phi công P-3C. Việt Nam hiện có nhiều mối quan hệ chính trị và kinh tế với Nhật Bản. Trong năm nay, hai phía dự trù có những cuộc diễn tập chung về tìm kiếm và cứu nạn trên biển. Huy Lam (SBTN)
  15. Khuya 25, rạng sáng 26/6/2016, người dân Sài Gòn bất ngờ chứng kiến cảnh hàng loạt xe thiết giáp quân đội di chuyển rầm rập giữa trung tâm thành phố. Bắt đầu từ trụ sở Bộ tư lệnh TP.HCM tại quận 10, đoàn xe thiết giáp đã di chuyển rất nhanh trên đường Cách mạng tháng 8 theo hướng tiến về khu vực trung tâm quận 1. Video phổ biến trên mạng xã hội cho thấy đoàn xe quân sự đi thành một hàng dài dằng dặc, đa số thuộc loại xe thiết giáp chở quân BRT do Liên Xô tài trợ. Tháp tùng trên xe là lực lượng mặc trang phục lục quân Việt Nam, những người này vừa đi vừa la hét, quát tháo người dân tránh sang hai bên, mặc dù tiếng còi hú giành đường ưu tiên vẫn vang lên inh ỏi. Hiện không rõ nguyên nhân thực sự cũng như điểm đến của đợt xuất quân trên quy mô lớn lần này. Tuy nhiên, sự kiện các khí tài quân sự xuất hiện rầm rập ngay giữa thời bình đã khiến dư luận đặt ra nhiều câu hỏi đầy hoài nghi. Động thái này khiến nhiều người nhớ lại sự kiện tương tự hồi tháng 7/2015, giữa lúc bộ trưởng quốc phòng Phùng Quang Thanh vắng mặt với lý do “sang Pháp chữa bệnh”, các khí tài quân sự cũng đã được lệnh di chuyển mà không nói rõ lý do. Khi ấy, một số lời đồn đoán cho rằng việc vận chuyển vũ khí liên quan đến vấn đề căng thẳng tại khu vực biên giới Tây Nam. Tuy nhiên, có ý kiến khác cho rằng, động thái này có liên quan đến các diễn biến quyền lực trong nội bộ đảng CSVN, mà kết quả sau đó là Phùng Quang Thanh bị loại ra khỏi chiếc ghế chủ tịch nước, vị trí mà chỉ vài tháng trước đó ông này gần như đã nắm chắc trong tay. * Video: Facebook Vo Son Hoang Tuan, Phat Huu Tran, Do Duc Hop (Dân Làm Báo)
  16. Việt Nam hôm 24/6 tiếp tục phản đối các hoạt động xây dựng của Trung Quốc ở vùng biển tranh chấp. Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh Bắc Kinh tuyên bố rằng ít nhất 47 quốc gia đã ủng hộ lập trường của Trung Quốc trong cuộc tranh chấp ở biển Đông. Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh công bố con số này trong cuộc họp báo hôm 23/6. Bà Hoa nói: “Số ủng hộ Trung Quốc tăng lên mỗi ngày, cho nên tôi không thể cung cấp con số cụ thể”. Nữ phát ngôn viên này nói thêm rằng con số thực tế “không phải là điều quan trọng nhất”. “Chừng nào ai đó có quan điểm khách quan, bất thiên vị, hiểu các điểm chính về lịch sử của biển Nam Trung Hoa [biển Đông] cũng như hiểu bản chất của cái gọi là ‘vụ phân xử’ [vụ kiện của Philippines], bất kỳ quốc gia, tổ chức và cá nhân không thiên vị nào đều sẽ không do dự ủng hộ quan điểm công bằng của Trung Quốc,” bà Hoa nói. Theo Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) ở thủ đô Washington, Mỹ, Trung Quốc đang “ráo riết vận động sự hậu thuẫn” đối với Bắc Kinh trước khi Tòa trọng tài Liên Hiệp Quốc dự kiến sẽ ra phán quyết về vụ kiện “đường lưỡi bò” của Bắc Kinh trong tháng tới. Hồi tháng Tư, Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov ủng hộ lập trường của Trung Quốc về việc giải quyết song phương tranh chấp biển Đông. Người đứng đầu ngành ngoại giao Nga cũng kêu gọi “các quốc gia ngoài cuộc ngừng can thiệp vào các cuộc đàm phán giữa các bên liên quan”. Trong khi đó, hôm 24/6, người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Hải Bình đã lên tiếng về việc Trung Quốc tiếp tục tiến hành xây dựng và đưa vào sử dụng một số công trình ở quần đảo Trường Sa, , cũng như về thông tin Tập đoàn Vận tải biển Trung Quốc COSCO có kế hoạch tổ chức các tuyến du lịch ra quần đảo Hoàng Sa. Ông Bình tuyên bố rằng Hà Nội “kiên quyết phản đối", và rằng “những hành động phi pháp như vậy không thể làm thay đổi sự thực về chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo này”. Theo Reuters, MOFA, VOA (VOA)
  17. Nhà Trắng vừa có phản hồi thỉnh nguyện thư được hơn 142.000 người ký trên website của họ về thảm họa cá chết hàng loạt tại miền Trung Việt Nam. Thư phản hồi viết: “Chúng tôi bày tỏ sự cảm thông sâu sắc tới người dân các tỉnh ven biển miền Trung trong lúc người dân nỗ lực vượt qua thiệt hại về hải sản ảnh hưởng đến sinh kế của họ. Khi Việt Nam đối phó cuộc khủng hoảng môi trường này, Chính phủ Hoa Kỳ sẵn sàng giúp đỡ. Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam Ted Osius đã tiếp cận các quan chức chính phủ cấp cao ở Hà Nội để ngỏ lời trợ giúp của chúng tôi, và hai chính phủ đang thảo luận về các lĩnh vực có thể hợp tác. Sự tham gia của công chúng là một phần quan trọng trong việc giải quyết những thách thức về môi trường. Tương tự như kinh nghiệm tại Hoa Kỳ, chúng tôi khuyến khích Chính phủ Việt Nam tăng cường hợp tác với các tổ chức xã hội dân sự và các tổ chức phi chính phủ về môi trường, những nới có thể giúp các cộng đồng bị ảnh hưởng bởi vụ cá chết, đảm bảo trách nhiệm và tính minh bạch trong các nỗ lực làm sạch vùng biển, và giúp xây dựng chính sách để ngăn ngừa các vấn đề trong tương lai." 'Thành tố quan trọng' Thư phản hồi viết tiếp rằng khi thăm Việt Nam tháng 5/2016, Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama đã trao đổi với chính phủ Việt Nam, giới doanh nhân, và các đại diện xã hội dân sự, cũng như sinh viên. Lá thư dẫn lại lời Tổng thống Obama phát biểu khi đó: "Một khi người dân được quyền tự do tổ chức trong xã hội dân sự, quốc gia có thể giải quyết tốt hơn những vấn nạn mà chính quyền đôi khi không thể tự giải quyết”. Thỉnh nguyện thư gửi tới Nhà Trắng về vụ cá chết nhận được hơn 142.000 chữ ký Thư của Nhà Trắng viết tiếp: “Việc hợp tác về môi trường là một thành tố quan trọng trong mối quan hệ đối tác toàn diện Mỹ - Việt. Trong chuyến thăm Việt Nam của ông Obama, hai nước đã khởi động Quan hệ Đối tác Khí hậu Mỹ - Việt, nhằm giúp hai nước thực hiện Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu”. “Chúng tôi đang trợ giúp các nỗ lực bảo tồn môi trường giúp đưa chính phủ, doanh nghiệp và các tổ chức xã hội dân sự lại gần nhau, chẳng hạn như Sáng kiến Liên minh Hạ Long - Cát Bà nhằm bảo vệ những kho báu quốc gia của Việt Nam”. “Chúng tôi cũng đồng thời tăng cường mối cam kết chung đối với cuộc sống biển thế giới qua những chuẩn mực môi trường cao được định ra trong TPP, một hiệp ước cam kết bảo vệ môi trường thiết thực nhất trong các hiệp ước giao thương trong lịch sử." (BBC)

×
×
  • Create New...