Jump to content

Search the Community

Showing results for tags 'điễm tin hàng ngày'.

  • Search By Tags

    Type tags separated by commas.
  • Search By Author

Content Type


Forums

  • Tin Tức Thời Sự
    • Thời Sự Việt Nam
    • Tin Quốc Tế
    • Tin Cộng Đồng Người Việt Hải Ngoại
    • Bình Luận Thời Sự
    • Khoa Học & Kỹ Thuật - Môi Trường
    • Kinh Tế
    • Biển Đông
    • Thể Thao
    • Thế Giới Động Vật
  • Đời Sống Xã Hội & Tâm Linh
    • Sức Khỏe
    • Tìm Hiểu Tôn Giáo
    • Tử Vi & Phong Thủy
    • Quê Hương Ký Sự
    • Tâm Linh
    • Xã Hội
  • Văn Hóa & Nghệ Thuật
    • Phụ Nử
    • Lịch Sử
    • lời hay ý đẹp
    • Văn Hóa & Nghệ Thuật
    • Online Study
    • Truyện ngắn Audio
  • Vườn Thơ
    • Thơ Sáng Tác
    • Thơ Đấu Tranh
    • Thơ Sưu Tầm
  • Âm Nhạc
    • Thông Tin Âm Nhạc
    • Nhạc Online
    • Cải Lương - Tân Cổ
    • Quán Khuya
  • Giải Trí
    • Thư Giãn
  • Phim & Nhạc
    • Phim Online
    • Thông Tin Điện Ảnh
    • Đời Nghệ Sỹ
  • Thông Báo
    • Cập nhật lượng khách truy cập

Categories

  • Videos
    • Âm Nhạc
    • Film online
    • Thễ Thao
    • Thế Giới Động Vật
    • Thảm Họa Hàng Không
    • Kinh Tế
    • Khoa Học
  • Tin Tức
    • RFA
    • Thời Sự Việt Nam
    • Thế Giới
    • Người Việt Hải Ngoại
    • RFI
    • Thời Sự Hoa Kỳ
    • Khung Trời Mới
    • ĐKN
    • NTD
    • The Saigon Post
    • Nửa Vòng Trái Đất TV
    • Culture Chanel
    • Chuyễn Động Toàn Cầu
    • VIETV NETWORK
    • Tự Lực Bookstore
    • Thế Giới Tiêu Điểm
    • LITTLE SAIGON NEWS
    • VietCatholicNews
    • English News
  • Bình Luận - Thời Sự
    • Sài Gòn TV Bên Kia Màn Khói
    • Điểm Tin Trong Tuần
    • Đọc Báo Vẹm
    • Người Việt TV
    • VOA
    • Truyền Hình Calitoday
    • Biển Đông
    • PhoBolsaTV
    • SBTN
    • BBC Tiếng Việt
    • Saigon TV 57.5
    • Việt Thảo tonight
    • Kinh Tế Gia Nguyễn Xuân Nghĩa
    • TV Tuần-san
    • 2VNR
    • Mẹ Nấm
    • Tiếng Vọng Về Nguồn (TVVN)
    • VIETLIVE TV
    • SET TV (Saigon Entertainment Television)
    • Viet TV Australia
    • Trung Quốc Không Kiểm Duyệt
    • LSTV
    • Chiến Tranh Ukraine
    • Sỗ Tay Quân Sự
    • Nguoi Viet Channel
    • Chão Lửa Trung Đông
  • Đời Sống
    • Tử Vi & Phong Thủy
    • Lịch Sử & Văn Hóa
    • Tâm Linh
    • Tinh Hoa TV
    • Ẫm Thực
    • Sức Khỏe
    • Biết tõ cùng ai ?
    • Online Study
  • Văn Hóa Nghệ Thuật
    • Văn Học Nghệ Thuật

Find results in...

Find results that contain...


Date Created

  • Start

    End


Last Updated

  • Start

    End


Filter by number of...

Joined

  • Start

    End


Group


  1. Các báo lớn của Việt Nam đưa tin Bộ Công Thương không còn để tên Tập đoàn Hoa Sen là chủ đầu tư một dự án ở tỉnh Ninh Thuận trong bản dự thảo thứ nhì về quy hoạch hệ thống sản xuất thép đến năm 2025. Vị trí dự án Hoa Sen Cà Ná trên bản đồ Ông Trương Thanh Hoài, Vụ trưởng Vụ Công nghiệp nặng của Bộ nói với báo chí hôm 12/12 rằng việc để tên chủ đầu tư trong quy hoạch là “phản cảm”, nhưng ông cũng nói thêm là “việc rút tên không phải vì áp lực dư luận”. Hoa Sen là một trong những tập đoàn hàng đầu về sản xuất, buôn bán thép của Việt Nam. Hồi đầu tháng 9, có tin tập đoàn này dự định đầu tư 10 tỷ đôla để đưa Cà Ná thành dự án thép lớn nhất Việt Nam. Trong cuộc đại hội cổ đông bất thường hồi tháng 9, ban giám đốc tập đoàn đề xuất nhà đầu tư thông qua chủ trương triển khai đầu tư khu liên hợp luyện cán thép ở Cà Ná, công suất 6 triệu tấn/năm. Ngoài ra, theo tầm nhìn quy hoạch từ năm 2017-2031, công suất thiết kế sẽ đạt 16 triệu tấn/năm. Sau khi có tin này, nhiều nhà phân tích, cựu quan chức và một phần lớn công chúng đã phản đối. Họ nêu ra những lo ngại về tác hại đến môi trường của dự án, nhất là sau vụ xả thải trái phép gây thảm họa ô nhiễm biển của hãng Formosa, Đài Loan, trong một dự án thép lớn khác ở tỉnh Hà Tĩnh. Những người phản đối còn dẫn ra mối lo về nguồn nước ở Ninh Thuận, một tỉnh vốn ít mưa và khô cằn. Ngoài ra là các quan ngại về khả năng thừa thép không chỉ ở Việt Nam mà cả trên toàn thế giới. Giáo sư Tiến sĩ Phạm Ngọc Đăng, Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam, phân tích thêm với VOA: “Vấn đề vướng mắc lớn nhất chính là cung cầu, vấn đề ô nhiễm môi trường, và vấn đề về nguồn nước. Ở trong nước cũng như ở thế giới, không phải là có nhu cầu lớn như thế. Vấn đề nó gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng đối với xung quanh, đó là sự lo ngại lớn nhất của cả dân chúng và cả chính quyền của địa phương. Do đó người ta khó chấp nhận một dự án như thế. Tôi cho cái nguồn nước cũng là vấn đề hết sức bức bách đối với Ninh Thuận. Một tấn thép phải dùng mấy mét khối nước. Ninh Thuận là vùng khô hạn, thiếu nước. Hiện nay giải quyết nước sinh hoạt cho dân cũng đã gặp khó khăn. Nếu mà cái nhà máy lớn như vậy, tiêu thụ nước lớn như vậy thì chưa thấy phương án đưa ra giải quyết nguồn nước cho nhà máy ra sao. Nếu nhà máy có đưa ra thì chắc là phải thực hiện đánh giá tác động môi trường. Vấn đề đó sẽ được thảo luận và tôi cho rằng cũng khó được hội đồng thẩm định đánh giá tác động môi trường thông qua”. Xin mời quý vị xem Video : Chính phủ VN cầu cứu Ngân hàng Thế giới-IMF giúp giải cứu KH đổi tiền đã bị đổ vỡ Trong cuộc nói chuyện với báo chí ngày 12/12, ông Hoài, Vụ trưởng Vụ Công nghiệp nặng, Bộ Công thương, cũng thừa nhận vấn đề nước là “chuyện đau đầu nhất” trong dự án thép này. Ông nói: "Nếu Ninh Thuận không cung cấp được nước thì nhà đầu tư phải từ bỏ dự án”. Theo quy hoạch, tại Cà Ná có khu công nghiệp cao nhưng nhiều năm qua tỉnh Ninh Thuận không thu hút được dự án nào. Ông Hoài cho rằng với bài toán lớn nhất là nguồn nước, chính phủ trung ương cần hỗ trợ đầu tư hệ thống hạ tầng thủy lợi đáp ứng nhu cầu giai đoạn đầu tiên là 30 triệu m³ và đến năm 2020 là khoảng 200 triệu m³. (VOA)
  2. Phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Campuchia hôm 12/12 lên tiếng xác nhận có xảy ra biểu tình của nhiều binh sĩ nước này đang được đào tạo tại một tỉnh của Việt Nam, và nhấn mạnh rằng mọi chuyện đã được giải quyết. Theo tường thuật của tờ The Cambodia Daily, hàng trăm binh sĩ Campuchia đang tham gia một khóa huấn luyện ở Việt Nam mới đồng loạt phản đối bên ngoài văn phòng hiệu trưởng của một trường huấn luyện sĩ quan ở tỉnh Đồng Nai tuần trước, sau khi có tin “một nữ binh sĩ Campuchia suýt bị cưỡng hiếp”. Tờ nhật báo của Campuchia cho hay, 3 đoạn video lan truyền trên mạng cho thấy khoảng 200 binh sĩ Campuchia biểu tình bên ngoài trung tâm huấn luyện số 2 ở Đồng Nai hôm 5/12, cáo buộc một sĩ quan huấn luyện của đơn vị này tìm cách cưỡng hiếp một nữ binh sĩ Campuchia. Hôm 12/12, ông Chhum Sucheat, phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Campuchia cho biết rằng “có xảy ra biểu tình”, nhưng không có chuyện sĩ quan huấn luyện “tìm cách cưỡng hiếp” nữ binh sĩ Campuchia. Xin mời quý độc giả xem Video : NÓNG: Trần Đại Quang buộc phải từ chức khi Tổng Trọng & Bộ CT y/c điều tra lại tội khai gian 6 tuổi Người phát ngôn này nói rằng huấn luyện viên người Việt “bị say rượu và gõ cửa nhầm phòng”, và sau đó “bác bỏ đã chạm vào người” nữ binh sĩ Campuchia, nhưng vẫn bị kỷ luật và thuyên chuyển công tác. Theo tờ Kiến Thức, từ năm 1980 cho đến nay, phía Việt Nam đã đào tạo cho Campuchia gần 17.000 sĩ quan quân đội thuộc mọi binh chủng khác nhau. Phía Campuchia cho biết rằng có khoảng hơn một nghìn sĩ quan quân đội nước này hiện vẫn còn đang tiếp tục theo học ở Việt Nam. (VOA)
  3. Chuyên gia dự báo "còn nhiều ngân hàng bên bờ vực phá sản" "Theo tôi, việc bắt giữ lãnh đạo ngân hàng chưa dừng lại tại ông Bình mà sẽ còn diễn ra với một số ông khác trong lĩnh vực này," một chuyên gia tài chính từ Hà Nội bình luận với BBC về các vụ bắt người với cùng tội danh 'cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế'. Cuối tuần qua, cựu Tổng giám đốc ngân hàng Thương mại Cổ phần Đông Á (DongA Bank) Trần Phương Bình cùng bốn đồng sự bị Cảnh sát Điều tra tội phạm kinh tế và tham nhũng (C46) thuộc Bộ Công an bắt giữ. Hôm 12/12, Cổng thông tin điện tử Bộ Công an xác nhận ông Bình bị khởi tố tội 'Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng' và 'Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng'. Tháng 3/2016, ông Phạm Quyết Thắng, cựu Tổng giám đốc Ngân hàng Thương mại cổ phần Dầu khí Toàn cầu (GPBank) cũng bị bắt và khởi tố vì 'cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây thiệt hại cho ngân hàng hàng ngàn tỷ đồng'. Hôm 14/12, trả lời BBC từ Hà Nội, chuyên gia tài chính Bùi Kiến Thành nói: "Không riêng gì ông Bình và ngân hàng Đông Á mà còn nhiều ngân hàng khác đang trong tình trạng bên bờ vực phá sản vì nợ xấu và không đủ khả năng hoạt động theo luật về tổ chức tín dụng." "Tuy nhiên, Nhà nước vẫn cố gắng duy trì hoạt động của những ngân hàng đó, cái nào bê bết quá thì tổ chức sáp nhập hoặc mua lại với giá 0 đồng." Đề cập về tội danh 'Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng', chuyên gia cho hay: "Việc các ngân hàng cho vay mà không nghiên cứu kỹ hồ sơ, rủi ro, cho những công ty sân sau vay thì tràn lan chứ không riêng gì một vài giám đốc ngân hàng bị bắt gần đây." Cựu tổng giám đốc DongA Bank Trần Phương Bình bị bắt hôm 10/12 'Can thiệp' "Việc một ngân hàng cho vay là vấn đề dân sự nhưng khi họ bất chấp quy định của pháp luật, cố ý gây thất thoát tiền của những chủ tài khoản tại ngân hàng thì công an phải điều tra để làm rõ có tính chất hình sự tới mức nào." "Trong vấn đề dân sự có yếu tố hình sự là vì vậy." Bắt giam, khởi tố cựu tổng giám đốc DongA Bank 'Lãnh đạo ngân hàng dễ bị hình sự hóa' Ông Thành cũng nói thêm: "Cả hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam đang trong cái nạn quản lý không theo quy định của pháp luật ngay từ những năm thiết lập ban đầu." "Hiện trong số hơn 30 ngân hàng thương mại tại Việt Nam, một số cái đang không còn vốn điều lệ so với nợ xấu mà họ tạo ra nên không còn đủ an toàn để tiếp tục hoạt động." "Đáng lý phải cho nhiều ngân hàng phá sản nhưng chính phủ có những lý do này khác để không cho phép điều này xảy ra." "Thật ra chẳng có cơ sở pháp lý nào để Nhà nước can thiệp vào, để các ngân hàng ấy tiếp tục hoạt động tạo thêm nợ xấu rồi Nhà nước lại đứng ra mua lại." "Nhưng rồi Nhà nước có lãnh trách nhiệm về nợ xấu mà ngân hàng tạo ra hay không? Đó là cả vấn đề." Mời xem Video: NÓNG - Đại án tham nhũng Mobifone: Sắp khởi tố Nguyễn Thanh Phượng con gái Ba Dũng và đồng bọn? "Theo báo cáo của Ngân hàng Nhà nước, hiện có hơn 500.000 tỷ đồng nợ xấu hiện bán cho công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC) 240.000 tỷ đồng, số còn lại thì các ngân hàng tự quản lý lấy nhưng rõ ràng là họ không thể làm được." Hồi tháng 12/2015, Phó cục trưởng C46 Nguyễn Trọng Long được truyền thông trong nước dẫn lời, theo đó nói số nợ xấu của ba ngân hàng 0 đồng (gồm GPBank, OceanBank và CBBank) và DongA Bank là "khoảng 50-70.000 tỷ đồng". (BBC)
  4. Sáng nay, 13-12/2016, UBND tỉnh Đắk Lắk, Công an tỉnh Đắk Lắk đã tổ chức họp báo thông tin về vụ nổ xảy ra trong trụ sở Công an tỉnh Đắk Lắk tối 12-12. Theo đó, vào khoảng 20g50 tối ngày 12/12/2016, một vụ nổ lớn đã xảy ra, làm 3 người chết và 3 người bị thương nặng. Thượng tá Bùi Trọng Tuấn - Trưởng Phòng tham mưu Công an tỉnh Đắk Lắk thông tin về vụ nổ. Ảnh: QA Chủ trì buổi họp báo là ông Nguyễn Tuấn Hà - phó chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lắk. Ngoài ra còn có đại tá Phạm Minh Thắng – Phó GĐ Công an Đắk Lắk, thượng tá Bùi Trọng Tuấn - trưởng Phòng tham mưu Công an tỉnh Đắk Lắk.Tại họp báo, thượng tá Bùi Trọng Tuấn cho biết vụ nổ xảy ra tại Phòng lưu giữ vật chứng của Cơ quan an ninh điều tra, Công an tỉnh Đắk Lắk.Ông Tuấn khẳng định: "Đây là vụ tai nạn ngoài ý muốn, không phải khủng bố hay phá hoại. Có 6 người bị nạn. Tất cả 6 người đều là công an tỉnh. Trong đó, 3 cán bộ chiến sĩ đã tử vong. Một số nhà dân xung quanh bị hư hại."Khi phóng viên đặt câu hỏi đặt câu hỏi vụ nổ này có gây ra hậu quả, ảnh hưởng gì đến hồ sơ các vụ án có liên quan hay không, ông Nguyễn Tuấn Hà – Phó CT UBND tỉnh - người chủ trì họp báo đề nghị không trả lời câu hỏi này.Khi phóng viên đặt thêm câu hỏi về việc thời điểm xảy ra vụ việc các cán bộ chiến sĩ chỉ đang trực theo phân công hay đang thực hiện công việc gì cụ thể? Tại sao có nhiều chiến sĩ bị nạn đến như vậy? Tuy nhiên, UBND tỉnh Đắk Lắk không trả lời và chấm dứt họp báo.Trao đổi với báo chí sau cuộc họp báo, Chánh văn phòng Uỷ ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk Bùi Hồng Quý thông tin thêm trong số các cán bộ tử vong có Y Quyết BKrông, sinh năm 1987, cán bộ phòng Cảnh sát môi trường, là con trai của ông Niê Thuật - nguyên uỷ viên TW Đảng, nguyên bí thư Tỉnh uỷ Đắk Lắk, và một người khác là cháu của vị này.http://tuoitre.vn/tin/chinh-tri-xa-hoi/20161213/dak-lak-hop-bao-ve-vu-no-tai-tru-so-cong-an-tinh/1235059.htmlBáo Đất Việt đưa tin: Theo ghi nhận tại hiện trường, nhiều căn nhà bị hư hỏng nặng. Nhiều tường, trần nhà dân sát trụ sở Công an tỉnh Đăk Lắk bị đổ do áp lực của vụ nổ.Thống kê ban đầu cho biết, có ít nhất 10 ngôi nhà bị ảnh hưởng từ vụ nổ, nhiều vật dụng bị vỡ, hư hại.Nhiều người dân sống gần trụ sở Công an tỉnh Đăk Lắk cho biết khi vụ nổ xảy ra đã khiến nhiều gia đình hoảng loạn, mùi hơi khí giống như khí gas bốc lên nồng nặc xung quanh hiện trường vụ nổ.http://baodatviet.vn/chinh-tri-xa-hoi/tin-tuc-thoi-su/no-lon-tai-cong-an-tinh-dak-lak-khoanh-khac-kinh-hoang-3324884/Điều làm cho dư luận thắc mắc là, vụ nổ này chỉ mới xảy ra lúc gần nửa đêm hôm trước,thế mà ngay sáng hôm sau, chính quyền tỉnh Đăk Lăk đã tổ chức họp báo, và khẳng định như đinh đóng cột rằng, đây là vụ tai nạn ngoài ý muốn, không phải khủng bố hay phá hoại? Các anh ấy “mò” vào phòng lưu giữ vật chứng để làm gì lúc đêm hôm khuya khoắt? Hay là mấy anh ấy đang thực thi một “nhiệm vụ bí mật”? Vì thiên hạ đã quá rành việc công an “cầm nhầm” các tang vật vụ án(như xe máy..vv…) mang ra ngoài bán. Và tại sao một cuộc họp báo do cấp tỉnh chủ trì, có sự tham dự của nhiều ban ngành cùng phóng viên nhiều tờ báo lớn trong nước, với một vụ nổ dữ dội làm tổn thất nhiều người và nhà cửa như vậy, mà phải kết thúc một cách vội vàng chóng vánh, và “không dám” trả lời các câu hỏi của phóng viên?Vẫn biết công an Việt Nam đã được Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp QH (khóa XIII) Nguyễn Đình Quyền “phong” cho là: “So sáng với quốc tế, cơ quan điều tra Việ Nam vào loại quan giỏi nhất thế giới”.Nhưng du giỏi đến đâu thì cũng không thể chỉ sau mấy tiếng đồng hồ mà đã biết được nguyên nhân ngọn ngành của vụ nổ này không phải khủng bố? Cái giỏi của CAVN nếu có, là ở chỗ, theo lời ông Nguyễn Đình Quyền, là phá án rất nhanh. Điều này thì hoàn toàn đúng. Từ vụ án ông Nguyễn Thanh Chấn ở Bắc Giang, đến vụ ông Huỳnh Văn Nén ở Bình Thuận, và rất nhiều vụ án khác, đều được CAVN xử lý một cách gọn gàng và nhanh chóng. Nhưng bậc thầy của CAVN là, không nhận tội ư? Tao đánh cho hộc máu ra xem mày muốn chết hay muốn sống. Mà muốn sống thì mày phải nhận tội, mặc dù họ không phạm.Trở lại vụ nổ tại Đăk Lăk tối 12/12 vừa qua, ta thấy mục đích của cuộc họp báo sáng ngày 13/12 không phải là một cuộc họp báo đúng nghĩa. Đã gọi là họp báo, thì phải trả lời những câu hỏi khi nhà báo đưa ra. Nhưng ở đây, mục đích chính của họ là tuyên bố vụ nổ này không phải do âm mưu khủng bố. Vì họ rất sợ những thông tin sự thật tiết lộ sẽ làm rung động và lung lay chế độ.Bưng bít thông tin là “ đặc sản” của mọi thể chế độc tài nói chung, và của nhà nước cộng sản VN nói riêng.Nhìn lại vụ máy bay SU-30MK2 rơi hồi tháng 6/2016 thì biết. Thiếu tá phi công Nguyễn Hữu Cường, người cùng bay với Thượng tá Trần Quang Khải. Anh Cường trả lời báo chí ngay khi vừa được ngư dân vớt, đã nói rằng anh chỉ bị xây xát nhẹ. Thế nhưng, khi vào đất liền, anh Cường liền bị “tống” vào quân y viện 108, và cấm mọi tiếp xúc với báo chí. Đến đám tang của người bạn ngồi chung buồng lái bị hy sinh, anh ta cũng không được về dự đám tang, mà phải nhờ người nhà mang vòng hoa tới phúng viếng. Và cho đến nay, mặc dù các hộp đen đã được giải mã, nhưng người ta vẫn quyết không công bố những dữ liệu về nguyên nhân của hai máy bay bị rơi là do đâu.Hay như vụ nổ súng tại Yên Bái hối tháng 8/2016. Báo chi nhà nước đưa tin, Đỗ Cường Minh, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm tỉnh Yên Bái tự sát.Tại cuộc họp báo chiều ngày 18/8/2016, nghĩa là chỉ sau ngày xảy ra vụ án một ngày, Thiếu tướng Đặng Trần Chiêu, GĐ CA Yên Bái khẳng đinh, hung thủ Đỗ Cường Minh( người đã bắn chết Bí thư tỉnh ủy Yên Bái, và Ngô Ngọc Tuấn, Chủ tịch HĐND kiêm Trưởng ban Tổ chức tỉnh ủy Yên Bái), đã tự sát. Thế nhưng, ông Vàng A Sàng, giám đốc BV Yên Bái nói: “viên đạn trên đầu ông Minh đi từ phía sau gáy trổ ra phía trước”. Thử hỏi, không ai có thể tự vòng tay đưa khẩu súng K59 ra phía sau gáy để bóp cò tự sạt! Và đây là dịp tốt để báo chí “lề dân” bình luận rằng, Người Việt Nam mới phát minh ra một kiểu tự sát có một không hai trong lịch sử.Xin mời quý độc giả xem Video : NÓNG: Trần Đại Quang buộc phải từ chức khi Tổng Trọng & Bộ CT y/c điều tra lại tội khai gian 6 tuổi Tóm lại, với vụ nổ xảy ra đêm 12/12/2016 tại công an tỉnh Đăk Lăk, dù nguyên nhân của nó có là khủng bố hay phá hoại, hoặc do tai nạn ngoài ý muốn đi nữa, thì các ông cũng cứ cố dấu như mèo dấu của bẩn vậy. Xưa nay vẫn thế và sau này vẫn thế. Có ai tin những điều các ông nói đâu. Thương vong nhiều thì nói ít. Nguyên nhân nọ thì nói xọ sang nguyên nhân kia, cốt sao che chắn được tấm thân tơi tả rách nát của chế độ này. Khi và chỉ khi không thể bưng bít được nữa thì các ông mới “hé” một ti để cố đánh lừa dư luận. Có điều là những màn kịch các ông dựng lên còn vụng về lắm. Vì vậy thường là “dấu đầu hở đuôi”. Những trò ma mãnh đó chỉ lừa dối được trẻ con thôi.Hương Khê(Dân Luận)
  5. Một ban của Đảng Cộng sản Việt Nam sẽ kiểm tra lại quy trình bổ nhiệm một cán bộ trẻ gây nhiều tranh cãi. Trong khi đó, một chuyên gia kinh tế nói do thiếu sự giám sát của nhân dân nên quy trình của Việt Nam tưởng như chặt chẽ nhưng vẫn có nhiều vụ bổ nhiệm sai người. Vũ Minh Hoàng (phải), người từng giữ chức Vụ phó Vụ Kinh tế Ban chỉ đạo Tây Nam Bộ, trong một bức hình được truyền thông trong nước nói là được chụp khi anh tham gia diễn đàn chính sách thanh niên Châu Âu vào tháng 4 năm 2014 Theo các báo mạng lớn tại Việt Nam, Ban chỉ đạo Tây Nam Bộ mới đây đã lập một tổ kiểm tra toàn bộ quy trình nhân sự liên quan đến ông Vũ Minh Hoàng, 26 tuổi. Ông Hoàng đã được bổ nhiệm làm Vụ phó Vụ Kinh tế của Ban hồi giữa tháng 1 năm 2016. Một tháng sau, ông chuyển công tác và được bổ nhiệm làm Phó giám đốc Trung tâm Xúc tiến Đầu tư-Thương mại và Hội chợ triển lãm thành phố Cần Thơ. Ban chỉ đạo Tây Nam Bộ cho hay, tổ công tác sẽ làm việc từ ngày 12 tháng 12, kiểm tra chi tiết các khâu từ tuyển dụng, cử đi học, bổ nhiệm chức vụ phó, chuyển công tác về Ủy ban Nhân dân Cần Thơ liên quan đến ông Hoàng, người có quê ở Bắc Ninh. Ban chỉ đạo Tây Nam Bộ có chức năng giúp Đảng Cộng sản chỉ đạo thực hiện các quyết sách của đảng về phương hướng phát triển kinh tế-xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Theo tường thuật của báo chí trong nước, khoảng đầu năm 2014, ông Vũ Minh Hoàng đến thăm một người chú khi đó là đại tá công an, giữ chức Vụ phó An ninh-Quốc phòng của Ban chỉ đạo Tây Nam Bộ. Sau đó, vào đầu tháng 6 năm 2014, ông Hoàng được tuyển thẳng vào làm việc tập sự về xúc tiến đầu tư cho Ban chỉ đạo Tây Nam Bộ dựa trên cơ sở là ông “thông thạo nhiều thứ tiếng” cũng như “tốt nghiệp thạc sĩ loại xuất sắc.” Một tháng sau, ông được cử đi du học, nghiên cứu sinh tiến sĩ tại Nhật Bản đến tháng 9 năm 2017. Mặc dù quá trình học chưa kết thúc, ông đã liên tiếp được bổ nhiệm, luân chuyển như đã nêu ở trên. Thiếu tướng Nguyễn Đoàn Kết, Vụ trưởng Vụ An ninh-Quốc phòng, Ban chỉ đạo Tây Nam Bộ, mới đây nói với một tờ báo Việt Nam rằng ông không biết việc tiếp nhận, đề bạt ông Hoàng. Ông cũng nói thêm là trong 10 năm công tác ở Ban, ông “chưa thấy trường hợp nào bổ nhiệm quá nhanh như Vũ Minh Hoàng." Việc bổ nhiệm ông Hoàng tuy đã diễn ra từ đầu năm nay, song cách đây ít ngày được báo chí trong nước nêu lên, dẫn đến nhiều chỉ trích trong công luận về sự thiếu minh bạch và quan hệ thân hữu trong giới chức Việt Nam. Về sự việc này, chuyên gia kinh tế Pham Chi Lan nhận xét với VOA: “Tại sao anh ta lại được bổ nhiệm lại nhất là còn đang trong quá trình đi học mà đã lại được bổ nhiệm vào những chức vụ tương đối cao? Chính các quy trình bổ nhiệm không rõ ràng, nó khá là mù mờ và không có một sự cạnh tranh thực sự thì làm cho mọi người thắc mắc. Rất cần có những người trẻ nhạy bén hơn với thời cuộc, nắm bắt nhanh hơn các vấn đề, để cho các người trẻ đó lên nắm các vị trí cao hơn trong lãnh đạo đất nước, cũng như các bộ ngành hay các địa phương. Nhưng mà việc cử bất cứ ai lên thì phải qua một quá trình minh bạch, sòng phẳng. Phải công khai ra. Thì nếu có một quá trình minh bạch thì chắc chắn sẽ không ai phản đối gì.” Bà Lan cho rằng nhiều trường hợp bổ nhiệm công chức, quan chức ở Việt Nam gây phản ứng xấu trong công luận là do quy trình chọn lựa không có sự cạnh tranh và không rõ các chuẩn mực tuyển dụng. Bà chỉ ra một thực tế đáng lo ngại: Xin mời quý độc giả xem Video : Rộ tin đồn Huy Đức bỏ trốn sau khi Tổng Bí thư cảnh cáo lợi dụng đánh Đinh La Thăng để chống Đảng? “Cái điều đáng buồn ở Việt Nam từ xưa nay về cán bộ hay là về bổ nhiệm, đề bạt, nhà nước đưa ra một quy trình tưởng như rất chặt chẽ và qua rất nhiều tầng nhiều nấc. Nhưng rút cục thì đã có khá nhiều trường hợp bổ nhiệm đúng quy trình nhưng vẫn sai về con người, vẫn không đúng con người đạt được chuẩn đó. Bản thân ông thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã có lần phải thốt lên, phải nói là tuyển dụng là phải tuyển người tài, chứ không phải tuyển người nhà. Chuyện người nhà lâu nay nó trở thành một tình trạng quá đáng ở Việt Nam đến nỗi dư luận rất bức xúc.” Cách đây ít hôm, ông Vũ Minh Hoàng nói với báo mạng VnExpress rằng bằng cấp của ông là đủ tiêu chuẩn để ông được tuyển dụng không qua thi tuyển vào Ban chỉ đạo Tây Nam Bộ. Đồng thời, việc ông được Ban tuyển dụng có sự đồng ý từ cấp trung ương, chứ không phải nhờ ảnh hưởng của người chú ruột từng là Vụ phó An ninh-Quốc phòng của Ban. An Tôn (VOA)
  6. Ngày 23/11/2016, đức giáo hoàng Phanxicô đã tiếp chủ tịch nước Việt Nam Trần Đại Quang tại Vatican, một bước mới trên tiến trình hai quốc gia xích lại gần nhau. Đây là lần thứ sáu kể từ năm 2007, một lãnh đạo của Việt Nam gặp lãnh đạo Giáo hội Công giáo Hoàn vũ. Thế nhưng, thông cáo của Tòa Thánh về cuộc gặp gỡ này vẫn chưa nhắc đến khả năng tái lập bang giao giữa Vatican với Hà Nội. Giáo hoàng Phanxicô tiếp chủ tịch nước Việt Nam Trần Đại Quang ngày 23/11/2016.Reuters Chế độ Cộng sản Việt Nam đã cắt đứt bang giao với Vatican vào năm 1975, nhưng hai bên đã tiến tới hòa giải kể từ năm 2007 và đến năm 2009 đã lập “Nhóm làm việc chung Vatican -Việt Nam ”. Phiên họp gần đây nhất, phiên thứ sáu, của nhóm làm việc này đã diễn ra từ ngày 24 đến 26/10 năm nay. “Nhóm làm việc chung Vatican -Việt Nam ”sẽ tiếp tục họp vào năm tới. Đặc biệt kể từ năm 2011, Tòa Thánh có một “đại diện không thường trú” ở Việt Nam, đó là Tổng giám mục Leopoldo Girelli, sứ thần Tòa Thánh tại Singapore. Nhiều phái đoàn của Vatican cũng đã thường xuyên đến thăm và làm việc tại Việt Nam. Các lãnh đạo cao cấp của Việt Nam trong những năm gần đây đã đến hội kiến đức giáo hoàng tại Vatican, như thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng gặp giáo hoàng Benedicto 16 vào năm 2007. Cũng chính giáo hoàng Benedicto đã tiếp chủ tịch nước Việt Nam Nguyễn Minh Triết vào năm 2009, và tiếp tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng năm 2013. Trước ông Trần Đại Quang, chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng cũng đã hội kiến giáo hoàng Phanxicô vào tháng 03/2014. Sau đó, nhân chuyến công du châu Âu, thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng đã ghé qua Vatican để hội kiến giáo hoàng Phanxicô vào tháng 10/2014. Tóm lại, chế độ Hà Nội có bốn nhân vật lãnh đạo cao cấp nhất thì giáo hoàng đều đã gặp hết. Tuy quan hệ giữa Tòa Thánh và Hà Nội tiếp tục được cải thiện như vậy, căng thẳng vẫn tồn tại giữa chính quyền và Giáo hội Công giáo Việt Nam, chủ yếu do tranh chấp đất đai. Ấy là chưa kể vấn đề bổ nhiệm các giám mục vẫn thường xuyên gây bất hòa giữa chính quyền Hà Nội với Tòa Thánh. Đức Giáo hoàng Phanxicô rất chú trọng đến việc phát triển Công giáo ở châu Á ( hiện chỉ chiếm thiểu số 3% dân số ). Từ khi được bầu làm Giáo hoàng năm 2013, Ngài đã đến các nước Hàn Quốc, Srilanka và Philippines. Giáo hoàng Phanxicô hiện cũng đang chuẩn bị cho việc xích gần lại Trung Quốc, qua việc công nhận các giám mục do chế độ Bắc Kinh bổ nhiệm. Nếu được Hà Nội mời, chắc là Ngài sẽ rất vui lòng đến thăm Việt Nam, một quốc gia mà người Công giáo chỉ chiếm 7%, nhưng Giáo hội có ảnh hưởng đáng kể trong xã hội. Nhưng do hai bên chưa tái lập bang giao, một chuyến viếng thăm của lãnh đạo Giáo hội hoàn vũ vẫn là một viễn cảnh xa vời. Việt Nam hiện là một trong số 15 quốc gia mà Vatican chưa có bang giao. Cuộc họp lần thứ 6 ( từ 24 đến 26/10/2016 ) của "Nhóm Làm Việc chung Việt Nam – Vatican" dường như vẫn chưa đạt kết quả nào mang tính đột phá. Thông báo của Tòa Thánh chỉ cho biết hai bên đã “ trao đổi sâu rộng quan điểm về quan hệ giữa Việt Nam và Tòa Thánh, kể cả những vấn đề liên quan đến Giáo Hội Công Giáo tại Việt Nam”. Hai bên cũng đã “nhìn nhận sự tiến bộ trong quan hệ Việt Nam - Tòa Thánh”, trong đó có việc “ trao đổi các phái đoàn cấp cao, và những cuộc viếng thăm thường xuyên tại Việt Nam của Đại diện Tòa Thánh và Đặc Phái Viên không thường trú, Đức TGM Leopoldo Girelli”. Thông báo cũng Tòa Thánh cũng nhắc lại rằng giáo hoàng Phanxicô rất quan tâm đến sự phát triển các quan hệ giữa Việt Nam và Tòa Thánh, hàm ý rằng Ngài rất muốn hai bên tiến tới bình thường hóa. Mời xem Video: Tô Huy Rứa đã khai gì về khoản tiền triệu USD nhận từ Trịnh Xuân Thanh? Trả lời RFI Việt ngữ ngày 05/12 vừa qua, giám mục Phaolô Nguyễn Thái Hợp, chủ tịch Uỷ ban Công lý và Hòa bình của Hội đồng Giám mục Việt Nam, cũng cho biết là hiện chưa thông tin gì mới về quan hệ Vatican - Việt Nam sau cuộc gặp gỡ giữa giữa giáo hoàng Phanxicô với chủ tịch nước Trần Đại Quang. Đức cha Hợp tuy vậy ghi nhận một điểm tích cực là Đại diện không thường trú của Tòa Thánh ở Việt Nam, Tổng giám mục Leopoldo Girelli trong thời gian qua đã được đi nhiều nơi ở Việt Nam, giúp Vatican nắm rõ hơn tình hình hiện nay. Thanh Phương (RFI)
  7. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) hôm 11/12 đã lên tiếng giải thích lý do vì sao cựu tổng giám đốc Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đông Á (DongA Bank) Trần Phương Bình cùng một số người khác bị Cơ quan Cảnh sát Điều tra tội phạm kinh tế và tham nhũng (C46) thuộc Bộ Công an bắt giữ hai ngày trước đó. Trụ sở Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ở Hà Nội. Theo DongA Bank hôm 10/12, ông Bình cùng bà Nguyễn Thị Ngọc Vân - nguyên Phó Tổng giám đốc DongA Bank và ba nhân viên có liên quan “bị khởi tố do vi phạm các quy định của pháp luật trong hoạt động tiền tệ ngân hàng” hôm 9/12. Ngân hàng thương mại cổ phần này cho biết thêm rằng những người bị bắt giữ trên đã bị Ngân hàng Nhà nước và DongA Bank “đình chỉ chức vụ vào tháng 8/2015 và đã không tham gia quản lý, điều hành ngân hàng gần một năm rưỡi qua” nên việc khởi tố vụ án và bị can “không ảnh hưởng hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Đông Á”. Hai ngày sau đó, Ngân hàng Nhà nước ra thông cáo cho biết rằng hồi “tháng 8 năm 2015, NHNN đã công bố kết luận thanh tra DongA Bank theo quy định của pháp luật và Quyết định kiểm soát đặc biệt đối với ngân hàng này do DongA Bank đã có nhiều vi phạm pháp luật về quản lý tài chính, cấp tín dụng và hoạt động kinh doanh khác đã làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình hình tài chính và kinh doanh của DongA Bank”. “NHNN cũng đã quyết định đình chỉ quyền và nghĩa vụ của ông Trần Phương Bình đối với chức danh thành viên Hội đồng Quản trị và chức danh Tổng Giám đốc DongA Bank; đình chỉ quyền và nghĩa vụ của bà Nguyễn Thị Ngọc Vân đối với chức danh Phó Tổng Giám đốc DongA Bank. Đồng thời, NHNN đã cử các cán bộ có trình độ chuyên môn, có năng lực quản trị tiếp quản và nắm các vị trí chủ chốt vào quản trị, điều hành DongA Bank để chỉ đạo xây dựng Đề án tái cơ cấu, củng cố toàn diện tổ chức và hoạt động của DongA Bank”, thông cáo có đoạn. “Đến nay, các chỉ tiêu tài chính của DongA Bank đã được cải thiện và có mức tăng trưởng khả quan, khách hàng tiếp tục tín nhiệm trong việc sử dụng các sản phẩm, dịch vụ của DongA Bank”. Hôm 9/12, đúng ngày các cựu quan chức DongA Bank bị bắt giữ, Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại “Diễn đàn phát triển Việt Nam năm 2016” rằng “xử lý nợ xấu là một vấn đề hết sức quan trọng” và “nếu không xử lý tốt sẽ ảnh hưởng đến ổn định kinh tế vĩ mô và tăng trưởng”. Xin mời quý độc giả xem Video : Tin khẩn: Tổng Cục 2 yêu cầu Phó TTg Nguyễn Văn Bình giải trình việc đứng sau tin đồn đổi tiền Ông Phúc được VGP News dẫn lời nói: “Tôi xin tiết lộ với quý vị là Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) cùng với một đối tác tư nhân Việt Nam cũng đang có kế hoạch xử lý mua lại một ngân hàng thương mại yếu kém của Việt Nam và có thể giới thiệu cho những đối tác khác để hỗ trợ Việt Nam trong xử lý nợ xấu và các ngân hàng thương mại yếu kém”. Hồi tháng Chín, Việt Nam tuyên án tù đối với 36 cựu nhân viên, trong đó có cả cựu chủ tịch, của Ngân hàng Xây dựng về tội “mua bán khống, rút tiền trái phép của Ngân hàng Xây dựng Việt Nam để tiêu xài, gây thiệt hại hơn 9.000 tỷ đồng (400 triệu đôla)”. An Tôn (VOA)
  8. 2016-12-10 RFA Ông Trần Phương Bình (trái), lúc còn điều hành Ngân hàng Đông Á trong một lễ ký kết hợp đồng tài trợ địa ốc tại TP.HCM Courtesy of DongABank Ông Trần Phương Bình, nguyên Tổng giám đốc Ngân Hàng Đông Á bị công an bắt giam tối thứ Bảy 10/12. Báo chí trong nước loan tin này và cho biết thêm, cùng bị bắt với ông bình là bà Nguyễn Thị Ngọc Vân, nguyên Phó tổng giám đốc và 3 nhân viên khác của Ngân hàng Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đông Á. Tin của báo Người Lao Động cho biết, vụ bắt giữ các lãnh đạo Ngân Hàng Đông Á do Cục Cảnh Sát Cơ Động thuộc Bộ Công An thực hiện. Lực lượng chức năng cũng khám xét nhà riêng của ông Bình tại Quận 2, thành phố Hồ Chí Minh. Được biết, trước khi bị bắt giam, ông Trần Phương Bình và các cộng sự đã bị Ban Kiểm soát đặc biệt của Ngân hàng Nhà nước đình chỉ chức vụ, theo đó, trong quá trình giữ chức Tổng giám đốc Ngân Hàng Đông Á, ông Bình có nhiều chỉ đạo, văn bản khiến hoạt động kinh doanh của ngân hàng này và tình hình tài chính trong nước bị ảnh hưởng. Vào tháng 8/2015, Ngân Hàng Đông Á bị Nhà nước Nhà nước đặt vào tình trạng kiểm soát đặc biệt do có những vi phạm về quản lý tài chính, cấp tín dụng của một số cán bộ nguyên là lãnh đạo, quản lý của ngân hàng này.
  9. Nếu không “bắt bằng được Trịnh Xuân Thanh”, chiến dịch được tuyên truyền là “chống tham nhũng” của tổng bí thư Trọng sẽ mang xác suất thất bại rất cao. Thậm chí, chiến dịch này còn có thể dẫn đến hậu sự “hạ cánh cứng”. Thấy gì từ việc Tổng bí thư Trọng gián tiếp thừa nhận Trịnh Xuân Thanh vẫn an toàn? 6 tháng sau khi phát lệnh “việc cần làm ngay” và ra lệnh tấn công trực tiếp Trịnh Xuân Thanh, Tổng bí thư Trọng đã lần đầu tiên gián tiếp thừa nhận Trịnh Xuân Thanh vẫn an toàn. Ngày 6/12/2016, trong một cuộc tiếp xúc cử tri tại Đông Anh, Hà Nội, ông Nguyễn Phú Trọng cho biết về vụ Trịnh Xuân Thanh: “Bây giờ chúng ta đã phát lệnh truy nã ra cả quốc tế, phối hợp với các cơ quan của các nước và tinh thần là bắt bằng được, không trốn được đâu. Chúng ta làm theo luật pháp quốc tế nhưng phải có thời gian.” Dù tinh thần “bắt bằng được”, “không trốn được đâu” vẫn được ông Trọng kiên định lặp đi lặp lại, nhưng lần này ông còn thòng thêm một đoạn “nhưng phải có thời gian”. Chỉ trước lời thừa nhận gián tiếp trên của ông Trọng có một tuần, đã có một dấu hiệu lần đầu tiên như thể “Trịnh Xuân Thanh vẫn an toàn” được phát ra từ cấp phó của ông Trọng – ông Đinh Thế Huynh. Chiều 30/11/2016, trả lời ý kiến của cử tri quận Thanh Khê (TP Đà Nẵng), đại biểu Đinh Thế Huynh (Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư) cho hay “Trong những ngày tới sẽ có công bố, xác định trách nhiệm của các cơ quan liên đới chịu trách nhiệm trong việc bổ nhiệm Trịnh Xuân Thanh. Còn việc Trịnh Xuân Thanh bỏ trốn ra nước ngoài, khi đó thì Trịnh Xuân Thanh vẫn đang bị kiểm tra, chưa có biện pháp ngăn chặn nên bỏ trốn”. Lối nói gián tiếp mập mờ của ông Huynh cũng cho thấy chiến dịch truy lùng đường dây, hoặc thế lực chính trị nào đã bảo kê cho Trịnh Xuân Thanh, cho tới nay đã hầu như không đạt được kết quả gì. Rất nhiều khả năng là trong quá trình xác minh làm rõ, những người bên đảng đã đụng phải một ‘bức tường” ghê gớm. Tức một thế lực chính trị rất lớn, liên quan sâu đến nội bộ và cả bên đảng. Vì thế, nếu bứt dây sẽ động rừng. Để cuối cùng, những cấp cao nhất như ông Nguyễn Phú Trọng và Đinh Thế Huynh chỉ còn cách “ngậm bồ hòn làm ngọt”. Phát ngôn trả lời cử tri của ông Đinh Thế Huynh cũng gián tiếp xác nhận một khả năng là Trịnh Xuân Thanh chưa bị bắt, và cũng chưa biết khi nào mới bị bắt. Cách đây không lâu, Thứ trưởng Bộ công an – tướng Lê Quý Vương – cũng đã gián tiếp xác nhận khả năng Trịnh Xuân Thanh vẫn ung dung tự tại khi trả lời báo chí “Có lẽ Trịnh Xuân Thanh cũng đang theo dõi qua mạng (về kỳ họp quốc hội)”. Nối kết các phát ngôn từ tướng Lê Quý Vương, ông Đinh Thế Huynh đến gần đây nhất là ông Nguyễn Phú Trọng, bức tranh “lưới trời lồng lộng” đối với Trịnh Xuân Thanh đang thưa lọt đến não nề. Tất cả đều phải chờ… Interpol quốc tế. Nhưng lại chẳng có gì chắc chắn là Interpol quốc tế sẽ ra tay nhanh chóng. Thậm chí, việc bắt Trịnh Xuân Thanh ở nước ngoài còn có thể còn được “quốc tế” tính toán, kèm với một điều kiện đánh đổi nào đó đối với Chính phủ Việt Nam. Cần nhắc lại, nếu không “bắt bằng được Trịnh Xuân Thanh”, chiến dịch được tuyên truyền là “chống tham nhũng” của tổng bí thư Trọng sẽ mang xác suất thất bại rất cao. Thậm chí, chiến dịch này còn có thể dẫn đến hậu sự “hạ cánh cứng”. Lê Dung (SBTN)
  10. Bắc Kinh kêu gọi Hà Nội “kềm chế,” “không làm phức tạp thêm tình hình” khi nghe tin Việt Nam cải tạo luồng lạch cho tàu vào đảo chìm Ðá Lát ở quần đảo Trường Sa. Ðảo chìm Ðá Lát trước khi nạo vét luồng tàu, hình vệ tinh chụp ngày 19 Tháng Bảy 2016 và sau khi cải tạo luồng lạch, hình chụp ngày 30 Tháng Mười Một, 2016. (Hình: Planet Labs) “Trung Quốc thúc giục các nước liên quan tôn trọng chủ quyền và lợi ích của Trung Quốc, chấm dứt các sự chiếm đóng và xây dựng bất hợp pháp, cũng như kềm chế không có hành động nào làm phức tạp thêm tình hình.” Hôm Thứ Sáu, 9 Tháng Mười Hai 2016, Lu Kang (Lục Khảng), phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao Trung Quốc phát biểu phản ứng về tin Việt Nam đang cải tạo luồng lạch cho tàu vào đảo chìm Ðá Lát, tên quốc tế là Ladd Reef mà Trung Quốc gọi là RijiJiao (Nhật Tích Tiêu). Dịp này, Lục Khảng kêu rằng Trung Quốc có chủ quyền “không thể tranh cãi đối với quần đảo Trường Sa gồm cả Nhật Tích Tiêu” và kêu gọi các nước liên quan tranh chấp “làm việc với Trung Quốc cho hòa bình và ổn định trên Biển Ðông.” Tuy tuyên bố có chủ quyền “không thể tranh cãi” với hơn 80% Biển Ðông theo cái vạch 9 đoạn hình “lưỡi bò” nhưng Bắc Kinh chỉ cướp một số bãi đá ngầm ở quần đảo Trường Sa sau cuộc chiến ngắn ngủi hồi năm 1988 ở bãi đá cạn Gạc Ma, trước đó cướp quần đảo Hoàng Sa năm 1974 sau trận hải chiến với VNCH. Trước các hành động ngang ngược của Bắc Kinh trên Biển Ðông, Hà Nội chỉ lên tiếng tuyên bố Việt Nam có chủ quyền “không thể tranh cãi với các bằng chứng lịch sử và thực tế.” Hoa Thịnh Ðốn nhiều lần kêu gọi các bên tranh chấp chủ quyền biển đảo trên Biển Ðông kềm chế, tranh các hành động bị coi là khiêu khích, dẫn tới tranh chấp. “Chúng tôi thường xuyên cảnh cáo các vụ bồi đắp và quân sự hóa tại các khu vực tranh chấp trên biển Ðông sẽ có nguy cơ dẫn đến bất ổn và khuynh hường leo thang căng thẳng.” Bà Anna Richey-Allen, phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao Mỹ phát biểu, “Chúng tôi khuyến khích các bên tuyên bố chủ quyền thi hành các bước làm giảm căng thẳng và giải quyết các khác biệt một cách hòa bình.” Trước các hành động Trung Quốc bồi đắp thành đảo nhân tạo khổng lồ xây dựng căn cứ quân sự một loạt trên 7 bãi đá ngầm ở Trường Sa, Hoa Kỳ đã thực hiện nhiều chuyến tuần tra “tự do hải hành” thách đố tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc. Tuy nhiên, Bắc Kinh vẫn không hề giảm bớt nhịp độ xây dựng nhằm thực hiện mưu đồ bá quyền bành trướng trên Biển Ðông. Bắc Kinh thường xuyên mở các cuộc tập trận quy mô trên Biển Ðông đe dọa Việt Nam cũng như cấm đánh cá 3 tháng vào lúc đại mùa. Lại còn bắn tiếng có thể tuyên bố “Khu Vực Nhận Dạng Phòng Không” (ADIZ) trên Biển Ðông khi tình hình căng thẳng. Theo một bản tin của thông tấn Reuters, hình ảnh vệ tinh do công ty Planet Labs của Mỹ chụp ngày 30 Tháng Mười Một, 2016, trong đó thấy một số tàu đậu ở kênh mới được đào sâu thêm trong phạm vi bãi san hô và biển sâu của đảo chìm Ðá Lát, tên quốc tế là Ladd Reef và Trung Quốc gọi là RijiJiao (Nhật Tích Tiêu). Từ hơn chục năm trước, Việt Nam đã xây dựng một tiền đồn tại bãi đá ngầm Ðá Lát và cho quân đội canh giữ thường trực. Sau đó, cho xây thêm một ngọn hải đăng. Ðảo chìm Ðá Lát nằm cách đảo Trường Sa lớn khoảng 14 hải lý (25.9 km) về phía Tây. Toàn bộ bãi đá ngầm nằm theo trục Ðông Bắc-Tây Nam với chiều dài khoảng 5.9 km, chiều rộng khoảng 1.6 km và diện tích khoảng 9.9 cây số vuông. Không ai biết đích xác mục đích của Hà Nội nhưng các nhà phân tích cho rằng những việc bồi đắp tương tự là điềm báo trước cho những hành động quy mô hơn ở những bãi đá ngầm khác. “Chúng ta có thể thấy rằng trong hoàn cảnh này, Việt Nam hoàn toàn không tin ai và họ đang cố gắng cải thiện sự phòng vệ.” Ông Trevor Hollingsbee, một phân tích gia tình báo hải quân đã nghỉ hưu của Bộ Quốc Phòng Anh Quốc phát biểu với thông tấn Reuters. Giữa Tháng Mười Một 2016, Trung Tâm Nghiên Cứu Chiến Lược và Quốc Tế (CSIS) ở Hoa Thịnh Ðốn trưng ra một số hình ảnh chụp từ vệ tinh từ 2014 đến ngày 7 Tháng Mười Một 2016 nói rằng Việt Nam đã cơi nới đảo Trường Sa Lớn và kéo dài thêm phi đạo trên đảo này từ 650 mét lên khoảng 1,000 mét. Ðồng thời cũng thấy trên đó hai nhà để máy bay. Hồi Tháng Tám 2016, tin tức cũng tiết lộ Hà Nội đưa hỏa tiễn Extra tầm bắn khoảng 120km mua của Do Thái ra tấn thủ tại một số đảo ở Trường Sa. Tuy nhiên, tin này bị Hà Nội lên tiếng cải chính. Ông Greg Poling, một chuyên viên về Biển Ðông tại CSIS nói rằng hiện chưa biết những hành động của Hà Nội tại Ðá Lát sẽ đến đâu. Theo ông, thay vì bồi đắp đảo nhân tạo và thành lập căn cứ, Hà Nội chỉ cố cải tiến luồng lạch để các tàu tiếp tế và tàu đánh cá tiếp cận dễ dàng hơn. Theo ông, trên lý thuyết, tiền đồn tại Ðá Lát có vai trò giúp phòng vệ những đảo và bãi đá ngầm khác ở khu vực hiện Việt Nam đang chiếm giữ 21 cái. Mấy tháng gần đây, Philippines dưới triều Tổng Thống Duterte không còn cương quyết kình chống Trung Quốc về chủ quyền biển đảo dù đã có sự thuận lợi từ phán quyết của Tòa Trọng Tài Quốc Tế, nay có vẻ chỉ còn Hà Nội không muốn nhượng bộ chủ trương bá quyền bành trướng của Bắc Kinh. Theo tài liệu của CSIS, phía Việt Nam đã bồi đắp thêm khoảng 49 hecta trên tác đảo ở quần đảo Trường Sa. Giới tùy viên quân sự ở khu vực tin rằng các đảo của Việt Nam đều được xây dựng kiên cố, một số có cả hầm trú ẩn và địa đạo nhằm ngăn chống xâm nhập. Dù vậy diện tích mà phía Việt Nam bồi đắp thì chẳng thấm tháp gì so với các đảo nhân tạo khổng lồ mà Trung Quốc làm tại Trường Sa. Xin mời quý độc giả xem Video : Rộ tin đồn Trưởng Ban Tổ chức TW Tô Huy Rứa bị cấm xuất cảnh vì l/q đến Trịnh Xuân Thanh Trung Quốc đã bồi đắp tổng cộng 1,300 hecta biến 7 bãi đá ngầm ở quần đảo Trường Sa thành 7 đảo nhân tạo mà họ cướp của Việt Nam hồi năm 1988. Các phân tích gia đều tin rằng những nơi này sẽ là các căn cứ quân sự quy mô gồm cả phi trường và cảng biển để Bắc Kinh khống chế toàn bộ Biển Ðông. Việc họ có tuyên bố thành lập “Vùng Nhận Dạng Phòng Không” (ADIZ) hay không, tùy thuộc tình hình tranh chấp và căng thẳng ở khu vực đến đâu. Không những bồi đắp đảo nhân tạo ở Trường Sa, Bắc Kinh cũng cho bồi đắp cơi nới thêm một số đảo tại quần đảo Hoàng Sa. Không kể đảo Phú Lâm được cơi nới thêm, đảo Bắc (phía bắc đảo Phú Lâm khoảng 12 km) được Trung Quốc bồi đắp cơi nới thêm từ đầu năm nay Hình ảnh vệ tinh chụp hồi Tháng Hai và Tháng Ba năm nay thấy các tàu hút cát đang xây dựng một cái cầu dài 700 mét nối đảo Bắc với đảo Giữa ở Hoàng Sa. Nhưng hình ảnh chụp lại gần đây cho thấy sau hai trận bão lớn thổi qua khu vực này hồi Tháng Mười thì thấy dải cát đó đã bị bão thổi bay mất. (Người Việt)
  11. Sau khi Trịnh Xuân Thanh và Vũ Đình Duy bay vù qua đầu Nguyễn Phú Trọng thì bây giờ đến phiên Lê Chung Dũng, Phó tổng giám đốc Tổng công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam (PV Power). Trong "lưới trận" chụp muỗi bắt ruồi để làm bàn đạp tấn công vào những kẻ thù cấp cao hơn trong đảng của Nguyễn Phú Trọng, câu hỏi được đặt ra là "đồng chí" nào đã từng chống lưng và bổ nhiệm "đồng chí" Lê Chung Dũng.Cần ghi nhận rằng lúc lên voi thì các ông bà trong đảng luôn có cụm từ "đồng chí" đi trước tên nhưng khi xuống chó thì cụm từ này cũng bị đục bỏ.Vào Google để tìm kiếm việc bổ nhiệm "đồng chí" Lê Chung Dũng thì có được 3 kết quả sau: Tuy nhiên theo đường dẫnhttp://www.pvpower.vn/web/ct/tin-tuc/bo-nhiem-pho-tong-giam-doc-moi-cua-pv-power/default.aspxđể vào trang nhà của PVPOWER.VN thì được báo là "nội dung không tồn tại". Tại sao phải gỡ bỏ nội dung trong đó mở đầu bằng câu (còn sót lại trong bộ máy nhớ tìm kiếm của Google) "Đồng chí Nguyễn Quốc Thập, Phó Tổng Giám đốc PVN trao Quyết định bổ nhiệm cho đồng chí Lê Chung Dũng, Phó Tổng Giám đốc PV Power.""Đồng chí" nào đã ký quyết định bổ nhiệm này cho "đồng chí" Lê Chung Dũng?Theo PV Power thì "đồng chí" Phó giám đốc Lê Chung Dũng gửi đơn vào ngày 10.10.2016 để xin nghỉ phép 15 ngày, được chấp thuận cho đi 9 ngày - từ ngày 10.10.2016 đến hết ngày 20.10.2016 và sau đó sang Singapore. Sau hạn nghỉ, Dũng xin nghỉ để đi học 6 tháng tại Singapore nhưng không được phép.Câu hỏi được đặt ra là Lê Chung Dũng trốn nhiệm sở sau khi hết hạn phép vào ngày 20 tháng 10 nhưng mãi đến tối ngày 8 tháng 12 mới chính thức lên tiếng Lê Chung Dũng... mất tích.Theo thông cáo báo chí của PV Power thì lúc này cũng là thời điểm bổ nhiệm lại chức vụ Phó TGĐ đối với Lê Chung Dũng cho nên ông Dũng hiện đã không còn là Phó TGĐ của Tổng Công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam. Lê Chung Dũng là người đang bị phe nhóm Nguyễn Phú Trọng đưa lên "bàn mổ kỷ luật" vì những sai phạm xảy ra trong dự án Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2 trong thời gian làm việc tại Tổng công ty cổ phần Xây lắp dầu khí (PVC) do Trịnh Xuân Thanh làm Chủ tịch và ông Vũ Đức Thuận làm Tổng giám đốc.Xin mời quý độc giả xem Video : Người Buôn Gió - Vỡ mộng bá vương, Tổng Trọng dở trò mua chuộc và chia rẽ Việc xin phép đi nước ngoài và được chấp thuận để sau đó trốn luôn chứng tỏ rằng Nguyễn Phú Trọng đã bất lực trước thế lực thù địch trong đảng đã bao che cho Lê Chung Dũng ra đi. Và việc này xảy ra sau "sự cố" Trịnh Xuân Thanh và trong bối cảnh Lê Chung Dũng đã vào tầm ngắm chứng tỏ Nguyễn Phú Trọng quá yếu trong chiến dịch ruồi muỗi nội bộ này.(DLB)
  12. Trong khi đảng vẫn chưa làm cách nào để lần ra manh mối của hai nhân vật Trịnh Xuân Thanh và Vũ Đình Duy của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) đã “biến” ra nước ngoài, lại thêm một thách thức vỗ mặt nữa dành cho chiến dịch được tuyên truyền là “chống tham nhũng” của tổng bí thư Trọng. Ông Lê Chung Dũng, Phó tổng giám đốc, Tổng Công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam. Ngày 8/12/2016, báo Dân trí đưa tin ông Lê Trung Dũng, Phó Tổng giám đốc Tổng công ty Điện lực dầu khí (PV Power) – một doanh nghiệp lớn thuộc PVN đã xin nghỉ phép, đi việc cá nhân ở nước ngoài hơn 3 tuần nay vẫn chưa về. Những thông tin ban đầu cho thấy, ông Dũng xin nghỉ phép với lý do cá nhân và đi nước ngoài bằng hộ chiếu phổ thông. Tuy nhiên, việc ông này 3 tuần qua chưa về mà không báo cáo việc kéo dài thời gian nghỉ (ngoài chế độ) là điều rất bất thường và vi phạm quy định của Nhà nước. Cũng theo báo Dân trí, hiện không còn thấy tên ông Dũng trên bảng cơ cấu lãnh đạo của PV Power trên trang web của Tổng công ty này. Một nguồn tin khác cho biết, ông Dũng được cho là có liên quan trách nhiệm đến những sai phạm trong triển khai dự án Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2, khi ông này còn làm ở Tổng công ty Cổ phần xây lắp dầu khí (PVC), thời kỳ ông Trịnh Xuân Thanh làm Chủ tịch và ông Vũ Đức Thuận làm Tổng giám đốc. Một chi tiết đáng lưu ý: Dân Trí là một trong số hiếm hoi tờ báo dường như có vị thế “đặc cách” trong chiến dịch truyền thông hỗ trợ cho Tổng bí thư Trọng. Trong nửa năm qua, tờ báo này đã đăng nhiều bài công kích các nhân vật Trịnh xuân Thanh, Vũ Huy Hoàng, Vũ Đình Duy… với nguồn tài liệu riêng mang tố chất “nguồn nội bộ”. Nếu ông Lê Trung Dũng thực sự “theo chân” Trịnh Xuân Thanh và Vũ Đình Duy, hiện tượng này đã quá đủ cơ sở để được kết luận về bản chất mà cho tới giờ đảng không dám nói ra: đã chính thức hình thành một phong trào “Tây tiến” của giới quan tham – một phương cách thoát thân không khác gì giới quan tham Trung cộng. Không khó để hình dung thái độ và phản ứng của tổng bí thư Trọng trước thông tin nóng hổi về vụ Lê Trung Dũng “Tây tiến”. Nhưng lại thật khó hiểu việc sau khi một tổng bí thư đã tự tham gia thường vụ đảng ủy công an trung ương để giữ gìn an ninh trật tự cho đất nước, mà vẫn đều đặn diễn ra những vụ đào tẩu của Vũ Đình Duy, và nay có thể là Lê Trung Dũng. Xin mời quý độc giả xem Video : Rộ tin đồn Bộ CA bắt được kẻ tung tin đồn đổi tiền là một cựu quan chức lãnh đạo Thực trạng quá bức bối đối với ông Trọng, là có vẻ vai trò ủy viên thường vụ trong Đảng ủy công an trung ương của ông đã chẳng mấy phát huy tác dụng. Trước và sau hội nghị trung ương 4 về “chống tự diễn biến, tự chuyển hóa” vào tháng 10/2016 do ông Trọng khởi xướng, không có bất kỳ thông tin nào công bố về lời khai của nhân vật Vũ Đức Thuận – người được xem là một trong những trợ lý thân cận của Đinh La Thăng, thời ông này còn ở Bộ Giao thông Vận tải. Với đà “Tây tiến” hiện thời, dự báo trong thời gian tới sẽ còn có thể xảy ra những trường hợp “ra nước ngoài chữa bệnh trót lọt” khác. Lê Dung (SBTN)
  13. Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam, ông Nguyễn Phú Trọng nói hôm 6/12/2016 về hai nhân vật Trịnh Xuân Thanh và Vũ Huy Hoàng và nhấn mạnh lại quyết tâm 'chống tham nhũng' của bộ máy chính trị tại Việt Nam. TBT Trọng nói về ông Trịnh Xuân Thanh: 'tinh thần là bắt bằng được, không trốn được đâu' Tiếp xúc cử tri tại Đông Anh, Hà Nội, ông Nguyễn Phú Trọng cũng thừa nhận nói: "Trịnh Xuân Thanh chỉ là Phó Chủ tịch của một tỉnh thôi nhưng đã ghê gớm, móc ngoặc, dây dợ rồi bỏ trốn đi nước ngoài, nhưng không trốn được đâu." Nghe lời bình luận 'con voi mà chui qua lỗ kim' từ một cử tri về vụ nguyên Đại biểu Quốc hội, Phó Chủ tịch tỉnh Hậu Giang Trịnh Xuân Thanh hiện đang trốn ở nơi nào không ai rõ, ông Trọng nói: "Bây giờ chúng ta đã phát lệnh truy nã ra cả quốc tế, phối hợp với các cơ quan của các nước và tinh thần là bắt bằng được, không trốn được đâu. Chúng ta làm theo luật pháp quốc tế nhưng phải có thời gian." Còn khi nói về nguyên Bộ trưởng Công thương Vũ Huy Hoàng, ông Nguyễn Phú Trọng cho hay: "Lần đầu tiên Quốc hội đã ghi vào trong Nghị quyết chất vấn là Quốc hội nghiêm khắc phê phán ông Vũ Huy Hoàng, việc này có người bảo như thế đã đau chưa..." Giáo sư Trọng cũng nhắc lại đề nghị kỷ luật của Ủy ban Kiểm tra Trung ương, xử lý nhiều cơ quan, gồm cả Ban Tổ chức Trung ương, Bộ Nội vụ, Bộ Công thương, Tỉnh ủy Hậu giang, bảy cán bộ bị xử lý kỷ luật, theo trang Zing (06/12). Liên tục hỏi về vụ Trịnh Xuân Thanh Có vẻ như các lãnh đạo cao cấp nhất ở Việt Nam phải liên tục giải thích về vụ ông Trịnh Xuân Thanh 'bỏ trốn'. Liên quan đến vụ việc về ông Trịnh Xuân Thanh khiến tỉnh ủy Hậu Giang bị kỷ luật, hôm 04/12, Chủ tịch Quốc hội Việt Nam, bà Nguyễn Thị Kim Ngân đã có lời giải thích với cử tri Ninh Kiều, Cần Thơ. Trước câu hỏi của một cử tri "Tại sao tỉnh Hậu Giang xin cán bộ cho địa phương và được Ban tổ chức Trung ương đồng ý, nhưng cuối cùng nguyên Bí thư và Bí thư tỉnh này bị kỷ luật?", bà Ngân đã nói: "Tôi biết, Hậu Giang có hai lần xin Phó chủ tịch tỉnh. Lần đầu tiên là xin một Phó chủ tịch, lần hai là xin đích danh ông Trịnh Xuân Thanh. Còn vì sao lãnh đạo tỉnh Hậu Giang bị kỷ luật, vì khi xin một Phó chủ tịch UBND tỉnh mà không thông qua Thường vụ Tỉnh ủy là sai nguyên tắc. "Chỉ vì làm không đúng nguyên tắc đã ảnh hưởng đến Đảng bộ và nhân dân tỉnh Hậu Giang. Ngoài ra còn cái sai nữa là để lãnh đạo tỉnh đi xe biển trắng gắn biển xanh. Đó là hai cái sai của Hậu Giang." Ông Trịnh Xuân Thanh nguyên là Phó Chủ tịch Hậu Giang Trước đó, hôm 30/11/2016 ông Đinh Thế Huynh, Thường trực Ban Bí thư Trung ương Đảng CSVN đã bị cử tri Đà Nẵng hỏi cũng về vụ ông Trịnh Xuân Thanh. Một cử tri ở Quận Thanh Khê, Đà Nẵng nói rằng "một người ăn cắp mấy triệu đồng dù có trốn đi đâu thì cũng bị bắt về quy án. Còn ông Thanh thì làm thất thoát cả nghìn tỷ đồng với nhiều sai phạm mà trốn đi nước ngoài không ai hay. Điều này quá vô lý." Đáp lại, ông Đinh Thế Huynh bày tỏ sự thất vọng khi xảy ra những sai phạm liên quan đến Trịnh Xuân Thanh. Theo các báo Việt Nam, ông Huynh cho biết: "Không chỉ Bộ Công thương mà cả những đơn vị - nơi mà Trịnh Xuân Thanh từng công tác cũng sẽ bị xem xét trách nhiệm liên đới." Liên quan đến vụ ông Trịnh Xuân Thanh, trong cuộc họp ba ngày từ 28/11-30/11 ở Hà Nội, các ủy viên Ủy ban Kiểm tra Đảng Cộng sản Việt Nam đã xem xét xử lý, đề nghị kỷ luật bảy cán bộ cao cấp. Đó là các vị Huỳnh Minh Chắc, cựu Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang nhiệm kỳ 2010-2015; Trần Công Chánh, bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang nhiệm kỳ 2015-2020; Trần Lưu Hải, nguyên phó Ban thường trực Ban Tổ chức Trung ương Đảng; ông Bùi Cao Tỉnh; bà Trần Thị Hà; ông Trần Anh Tuấn và ông Nguyễn Duy Thăng. Xin mời quý vị xem Video : Tin chấn động: Đinh La Thăng sẽ thay Nguyễn Phú Trọng giữ chức Tổng Bí thư Ông Trịnh Xuân Thanh, sinh năm 1966, từng làm Tổng giám đốc rồi Chủ tịch Hội đồng quản trị Tổng công ty cổ phần Xây lắp dầu khí Việt Nam (PVC) cho đến 2013. Ông được luân chuyển về Bộ Công thương trước khi về làm Phó Chủ tịch tỉnh Hậu Giang năm 2015. Bộ Công an Việt Nam ngày 16/9/2016 đã ra quyết định truy nã ông vì liên quan vụ án Cố ý làm trái quy định của Nhà nước gây hậu quả nghiêm trọng xảy ra tại Tổng công ty Cổ phần xây lắp Dầu khí Việt Nam (PVC). Bộ này nói "sau khi xác định" ông Thanh bỏ trốn, công an ra quyết định truy nã toàn quốc và truy nã quốc tế. (BBC)
  14. Các chuyên gia tài chính trao đổi với BBC về tin đồn Việt Nam sắp đổi tiền trong bối cảnh tỷ giá USD và giá vàng tăng mạnh. Truyền thông Việt Nam tường thuật tỷ giá đôla Mỹ tại các ngân hàng thương mại và thị trường tự do "đồng loạt tăng mạnh trong hôm 6/12". Giá USD trên thị trường tự do được ghi nhận "ở mức 23.217 đồng/USD, tăng 170 đồng". Hôm 6/12, trả lời BBC từ TP Hồ Chí Minh, chuyên gia tài chính ngân hàng Nguyễn Trí Hiếu nói: "Tôi cho rằng mọi người nên bình tĩnh trước tin đồn vì hiện tại tôi không thấy có căn cứ hoặc dấu hiệu nào khiến chính phủ Việt Nam phải tính đến cách này." Tuy vậy, tiến sĩ cũng nói thêm: "Việt Nam đang chịu áp lực từ bên ngoài và bên trong về tỷ giá." "Trong những tháng cuối năm, cả doanh nghiệp và chính phủ đều cần ngoại tệ để trả nợ." "Dù thế, tôi vẫn tin là Ngân hàng Nhà nước đang có trong tay công cụ hữu hiệu để kiểm soát tỷ giá." Ông Hiếu cũng cho hay "không thấy mối tương quan giữa nợ công đang gia tăng và tin đồn đổi tiền". Theo ông, để giảm thiểu những tin đồn liên quan đến chính sách tiền tệ, Ngân hàng Nhà nước "cần cung cấp thông tin chính thức về vốn tự có của những ngân hàng bị mua với giá 0 đồng, cũng như tìm cách giải quyết dứt điểm vấn đề nợ xấu, sở hữu chéo, đầu tư chéo của các ngân hàng". Đổi tiền 'khó xảy ra' Cùng ngày, từ Đại học Strasbourg, Pháp, chuyên gia tài chính Nguyễn Văn Phú nói với BBC: "Tin đồn đổi tiền sẽ có tác động tiêu cực lên kinh tế Việt Nam, gây thiệt hại cho cả doanh nghiệp lẫn nhà nước." "Trước mắt là sẽ gây khó khăn cho việc điều tiết chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam." Tiến sĩ nói thêm: "Việc đổi tiền có thể là không có thật. Tuy nhiên việc để biến động tỷ giá giữa VND và USD như hiện nay cho thấy khả năng ứng phó của Ngân hàng Nhà nước có vấn đề." Việc đổi tiền có thể là không có thật. Tuy nhiên việc để biến động tỷ giá giữa VND và USD như hiện nay cho thấy khả năng ứng phó của Ngân hàng Nhà nước có vấn đề Nguyễn Văn Phú "Có thể nó xuất phát từ việc ngân sách dự trữ ngoại hối của Việt Nam không đủ khả năng để hỗ trợ tỷ giá cho VND." "Nếu dự trữ ngoại hối dồi dào thì sẽ không có việc biến động tỷ giá quá lớn như vậy trong các ngày qua." "Việt Nam thông báo có dự trữ ngoại hối trên 40 tỷ USD, nhưng đây là những con số không minh bạch, khó kiểm chứng." "Tuy nhiên, theo tôi, việc đổi tiền có thể khó xảy ra vì chuyện này sẽ gây nhiều hậu quả khó đoán trước như lạm phát, tiền VND tiếp tục mất giá nặng hơn, khủng hoảng kinh tế." Ông Phú cho rằng việc bác tin đồn gặp nhiều khó khăn do "Ngân hàng Nhà nước Việt Nam không có sự độc lập, dù chỉ có tính tương đối, trong việc điều hành chính sách tiền tệ". "Khi việc điều hành chính sách không minh bạch, thì đây là đất sống của các tin đồn." "Về lâu dài, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cần phải có sự độc lập nhằm tăng sự minh bạch." "Các nhà đầu tư trên thị trường ngoại tệ hoạt động theo dự đoán về các thông tin chính sách, tỷ giá. Nếu dự đoán sai thì hậu quả vô cùng lớn, do đó khi Ngân hàng Nhà nước minh bạch thông tin, thì sẽ giúp các nhà đầu tư dự đoán tốt hơn, không phải đối phó các tin đồn thất thiệt," ông Phú nói với BBC hôm 6/12. Lần đổi tiền gần nhất của Việt Nam diễn ra hồi tháng 9/1985 nhằm "phục vụ cuộc cách mạng về giá và lương", theo tỷ lệ 10 đồng tiền cũ ăn 1 đồng tiền mới. Xin mời quý độc giả xem Video : Kế hoạch đổi tiền của Ngân Hàng Nhà Nước sẽ được thực hiện thế nào? Phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú được báo Thanh Niên hôm 5/12 dẫn lời: "Trong điều kiện kinh tế xã hội đang ổn định, không có lý do gì lại phải đổi tiền, kể cả thay đổi cơ cấu mệnh giá." "Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hoàn toàn không có động tác hay hoạt động nào liên quan đến đổi tiền. Bởi giá trị, cơ cấu, mệnh giá VND là hoàn toàn phù hợp và đáp ứng yêu cầu trong hoạt động thanh toán của nền kinh tế." (BBC)
  15. Võ Kim Cự là một nhân vật đã “nổi tiếng” từ nhiều năm nay. Ngay khi còn là Chủ tịch tỉnh Hà Tĩnh, “tiếng tăm” của ông ta đã vượt xa ra ngoài địa phận của cái tỉnh nghèo ở Miền Trung, trở thành một cái tên “hot” trên cả nước. Một trong những sự kiện gây xôn xao dư luận và mang đậm “dấu ấn” độc tài, ngang ngược của ông ta là việc UBND tỉnh Hà Tĩnh chỉ đạo các cơ quan ban ngành và huyện thị trên địa bàn ưu tiên sử dụng bia Sài Gòn, kèm theo đó là những chuyện khôi hài như việc vận động uống bia được đưa vào cả tiết mục văn nghệ hay vụ 7 cán bộ Sở Giáo dục - Đào tạo bị kiểm điểm vì không uống bia Sài Gòn trong một cuộc nhậu. Và đến khi vụ đại thảm họa môi trường do Formosa Hà Tĩnh gây ra ở Miền Trung từ tháng 4/2016 cùng những thông tin về trách nhiệm trực tiếp của ông ta được phơi bày trước công luận thì số phận chính trị của ông ta đã trở thành mối quan tâm của hàng chục triệu người Việt. Tuy nhiên, mặc dù bị báo chí cả “lề đảng” lẫn “lề dân” liên tục công kích và vạch trần những sai phạm rõ ràng liên quan đến dự án Formosa Hà Tĩnh trong bối cảnh bản thân nhà cầm quyền CSVN cũng rất cần một “con dê tế thần” hầu xoa dịu cơn phẫn nộ của công chúng cả nước, nhưng ông ta vẫn cứ “bình chân như vại”, vẫn trở thành Ủy viên Ủy ban Kinh tế Quốc hội khoá XIV và tái nhiệm vị trí Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã Việt Nam khoá V (2016-2020). Sau một thời gian hứng chịu sự lên án của công luận, người ta có cảm giác như “tội đồ” Võ Kim Cự đã “tai qua nạn khỏi” khi những thông tin về ông ta trên báo chí cứ thưa thớt dần, thậm chí truyền thông nhà nước còn không ít lần đăng những phát ngôn rất dễ “đi vào lòng người” của ông ta. Tuy nhiên mới đây, những ai quan tâm đến hiểm họa Formosa Hà Tĩnh nói chung và số phận của Võ Kim Cự nói riêng hẳn đều ít nhiều phấn chấn trước hai thông tin còn nóng hổi trên báo chí. Trong buổi tiếp xúc với cử tri của Đoàn Đại biểu Quốc hội thành phố Đà Nẵng sáng 30/11 để báo cáo kết quả kỳ họp thứ 2, Quốc hội khoá XIV, Thường trực Ban Bí thư Đinh Thế Huynh cho biết Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đảng đang tiến hành kiểm tra dấu hiệu vi phạm của ông Võ Kim Cự và Ban Cán sự Đảng UBND tỉnh Hà Tĩnh trong việc xây dựng dự án Formosa Hà Tĩnh. Và ngày 2/12, Toà án Nhân dân tỉnh Hà Tĩnh đã tuyên án cựu Chủ tịch UBND huyện Kỳ Anh Nguyễn Văn Bổng 12 năm tù giam trong phiên toà xét xử vụ án cố ý làm trái các quy định của Nhà nước để thu lợi bất chính liên quan đến việc thu hồi, giải phóng mặt bằng dự án Formosa. Nguyễn Văn Bổng vốn là tay chân đắc lực của Võ Kim Cự trong dự án Formosa Hà Tĩnh, từng được coi là “có công lớn” trong việc giải phóng mặt bằng cho siêu dự án. Và việc ông ta bị tuyên một bản án khá nặng chỉ vài hôm sau khi Thường trực Ban Bí thư Đinh Thế Huynh thông báo về việc Ủy ban Kiểm tra Trung ương đang làm rõ trách nhiệm của Võ Kim Cự khiến không ít người vội coi đó là dấu hiệu cho thấy những sai phạm trong đại thảm họa Formosa Hà Tĩnh sắp được xử lý đến nơi đến chốn. Bổn cũ soạn lại Khi còn ở Hà Tĩnh, Võ Kim Cự được coi là một nhà lãnh đạo độc tài, bất kể trên cương vị Phó Chủ tịch tỉnh (6/2005-7/2010), Chủ tịch tỉnh (8/2010-10/2015) hay Bí thư Tỉnh ủy (1/2015-10/2015), quyền uy của ông ta không chỉ khuynh đảo cấp dưới mà còn lấn át cả cấp trên. Cũng như việc đến tận thời điểm này ông ta vẫn bình an vô sự trước búa rìu của dư luận trong bối cảnh đại thảm họa môi trường do Formosa Hà Tĩnh gây ra vẫn là nỗi nhức nhối của hàng chục triệu người Việt. Điều đó có lý do hết sức dễ hiểu: ông ta bị dư luận nội bộ tố là đệ tử ruột của cựu Phó Thủ tướng phụ trách kinh tế Hoàng Trung Hải, nhân vật đã trở thành Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội sau Đại hội XII vừa qua. Cặp bài trùng Hoàng Trung Hải - Võ Kim Cự chính là “tác giả” của đại dự án Formosa Hà Tĩnh, theo một kịch bản mà nếu được cho là “đúng quy trình” thì người ta chỉ có thể gọi “quy trình” đó là “quy trình bán nước”: Ngày 16/1/2008, Phó Chủ tịch tỉnh Hà Tĩnh Võ Kim Cự ký công văn số 102/UBND-CN2 gửi Thủ tướng Chính phủ về chủ trương đầu tư xây dựng nhà máy liên hợp luyện thép tại Khu Kinh tế Vũng Áng và dự án cảng nước sâu Sơn Dương tỉnh Hà Tĩnh do tập đoàn Formosa làm chủ đầu tư, và ngày 4/3/2008 Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải ký công văn hỏa tốc số 323/TTg-QHQT “đồng ý với chủ trương tập đoàn công nghiệp nặng Formosa - Đài Loan lập dự án đầu tư nhà máy liên hợp thép tại Khu Kinh tế Vũng Áng và cảng nước sâu Sơn Dương tỉnh Hà Tĩnh như đề nghị của UBND tỉnh Hà Tĩnh tại công văn nêu trên”; ngày 2/6/2008 Phó Chủ tịch tỉnh Hà Tĩnh ký công văn số 122/BC-UBND “Báo cáo thẩm tra Dự án đầu tư Khu liên hợp gang thép và cảng Sơn Dương của Tập đoàn Formosa (Đài Loan)” gửi Thủ tướng Chính phủ, và ngày 6/6/2008, Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải ký công văn số 869/TTg-QHQT “đồng ý với việc Tập đoàn công nghiệp nặng Formosa - Đài Loan thực hiện dự án đầu tư Khu liên hợp gang thép và cảng Sơn Dương tại Khu kinh tế Vũng Áng, tỉnh Hà Tĩnh”. Xin mời quý độc giả xem Video : Bộ Chính trị yêu cầu Bộ CA cấm xuất cảnh đối với ông Võ Kim Cự để chuẩn bị khởi tố Rõ ràng, nếu xử lý Võ Kim Cự thì không thể không xử lý Hoàng Trung Hải, bởi Võ Kim Cự chỉ là người đề xuất, trong khi viên cựu Phó Thủ tướng gốc Tàu mới là người quyết định. Trước thực tế ông Hoàng Trung Hải suốt từ năm 2007 đến nay bị tố cáo đã phạm những tội ác đặc biệt nghiêm trọng như khai man lý lịch, giết người, phản quốc, buôn lậu ma tuý, trùm băng đảng… nhưng không những không bị xử lý mà còn tiếp tục “thăng quan tiến chức”, trở thành thành viên ban lãnh đạo tối cao của Việt Nam, việc “tội đồ” Võ Kim Cự vẫn tiếp tục nhâng nháo thách thức dư luận là điều không có gì quá khó hiểu. Và động thái mới nhất của Thường trực Ban Bí thư trên đây xem ra cũng chỉ là trò bịp bợm “bổn cũ soạn lại” của phường buôn dân bán nước. Lê Anh Hùng * Blog của nhà báo Lê Anh Hùng là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ. (Blog VOA )
  16. Chủ tịch nước Việt Nam Trần Đại Quang rời đại sứ quán Cuba ở Hà Nội sau khi bày tỏ lòng thương tiếc đến chủ tịch quá cố Fidel Castro, ngày 28/11/2016. Việt Nam dành một ngày quốc tang hôm Chủ nhật, 4/12, cho cựu lãnh đạo Cuba Fidel Castro. Việc này đã gây chia rẽ dư luận. Ông Fidel Castro qua đời hồi tuần trước ở tuổi 90. Vào ngày Chủ nhật, các cơ quan nhà nước Việt Nam treo cờ rủ, cùng lúc nhà chức trách kêu gọi các địa điểm vui chơi đề nghị ngừng các hoạt động vui chơi giải trí trong ngày. Nhưng ngày quốc tang, vốn chỉ dành cho các chính trị gia hay anh hùng thời chiến cấp cao nhất của Việt Nam, đã không được hoan nghênh rộng rãi. Nhân viên văn phòng 25 tuổi Nguyễn Lưu Hương nói với AFP: "Ông ấy không phải là người Việt. Chúng tôi biết ơn ông ấy về sự ủng hộ của ông, nhưng một ngày quốc tang là hơi quá ". Doanh nhân Hoàng Báu nói: "Thật nực cười. Tôi chắc chắn nhiều người Việt Nam không quan tâm". Trên truyền thông xã hội, nơi nhiều người Việt cảm thấy ít bị hạn chế về tự do ngôn luận, những lời bình luận không ủng hộ quốc tang đã lan tràn. Nhà hoạt động Lê Dũng nói với AFP: "Không có luật cho phép Đảng Cộng sản yêu cầu cả nước để tang người nước ngoài. Tôi không ủng hộ quyết định này." Ngược lại, truyền thông nhà nước đầy rẫy các ý kiến ủng hộ cho rằng một quốc tang dành cho ông Castro là phù hợp vì ông là một trong những người ủng hộ sớm nhất và kiên định nhất đối với cuộc cách mạng cộng sản của ông Hồ Chí Minh ở Việt Nam. Cuba và Việt Nam duy trì mối quan hệ vững mạnh ngay cả sau khi Liên Xô sụp đổ, bất chấp khoảng cách địa lý giữa hai nước lên đến 15.000km. Các nhà lãnh đạo Việt Nam đã thường xuyên thăm Cuba, trong đó Chủ tịch Trần Đại Quang là nguyên thủ cuối cùng gặp Castro trước khi ông qua đời. Theo AFP (VOA)
  17. Trong một hành động có thể làm Trung Quốc nổi giận, hôm cuối tuần, tân Tổng Thống Hoa Kỳ Donald Trump đã gọi điện thoại và nói chuyện với nữ Tổng Thống Đài Loan Thái Anh Văn. Chẳng những đây là một việc làm rất bất bình thường đối với một Tổng Thống Mỹ đương nhiệm mà ngay cả các tân Tổng Thống chẳng ai làm như thế cả, đó là nói chuyện trực tiếp với lãnh đạo Đài Loan, nhất là khi Hoa Kỳ đã cắt đứt quan hệ ngoại giao với Đài Loan từ năm 1979. Hoa Kỳ chuyển qua nói chuyện ngoại giao với Trung Quốc với chính sách “một quốc gia, hai thể chế”. Từ đó chính phủ Mỹ tuy vẫn giữ mối liên hệ với Đài Loan nhưng trên bình diện chính thức lại chỉ công nhân mỗi một mình Trung Quốc. Hiện nay người ta chưa rõ ai là người đã gọi điện trước, chỉ biết bà Thái đã gừi lời chúc mừng tân Tổng Thống Mỹ. Nhóm chuyển quyền cho ông Trump cho hay “hai bên bàn về hợp tác kinh tế, chính trị và an ninh giữa Hoa Kỳ và Đài Loan và ông Trump cũng chúc mừng bà Thái trở thành Tổng Thống Đài Loan vào đầu năm nay” Rõ ràng ông Trump không hề “care” các thủ tục ngoại giao, ông muốn gọi cho ai thì gọi tứ tung. Hành động của ông chẳng những làm chính giới Hoa Kỳ quan tâm, mà còn làm các lãnh đạo thế giới phải “đau đầu”, đặc biệt là giới lãnh đạo ở Bắc Kinh. Mời xem Video: Tiết lộ động trời về con đường thăng tiến và phạm tội của 2 cha con Phùng Quang Thanh từ Tổng Cục 2 Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ lẫn Tòa Đại Sứ Trung Quốc ở Washington D.C. đều không bình luận gì về cú điện thoại kỳ lạ này. Có vẻ như nhiều cố vấn của ông Trump đã báo cáo tình hình qua Eo Biển Đài Loan cho ông Trump và còn gợi ý cho ông cú điện thoại này. Hôm thứ bảy 3/12 Ngoại Trưởng Trung Quốc Dương Nghị đã “khá nhỏ nhẹ” cho là cú gọi điện giữa hai người chỉ là “trò vặt từ phía Đài Loan” và ông bày tỏ hy vọng chuyện này “sẽ không ảnh hưởng tai hại đến mối bang giao giữa Mỹ và Trung Quốc” Trần Vũ tổng hợp (Cali Today News)
  18. Chuyện phải đến đã đến Sáng nay, người dân Hà Tĩnh và Nghệ An đã đồng loạt chặn xe đường qua cầu Bến Thủy để phản đối việc Trạm thu phí này đã lạm dụng việc thu phí, ép buộc oan uổng người dân biết bao năm nay. Hàng loạt xe ô tô và người dân đã chặn đường qua trạm này, căng băng rôn khẩu hiệu phản đối việc lạm thu và sự bất hợp lý đổ xuống đầu họ bao nhiêu năm nay. Nhiều xe cộ đã đồng loạt dừng trước Trạm và căng băng rôn kêu cứu tới các cơ quan chức năng. Đông đảo người dân đã ủng hộ việc này, và họ cho biết từ nay họ sẽ tiếp tục phản đối cho đến khi những yêu cầu của họ được đáp ứng. Nhà cầm quyền lại tiếp tục sử dụng con bài: Giải tán, hứa hẹn giải quyết và đe dọa “sẽ xử lý người gây mất trật tự giao thông”. Ảnh: JB Nguyễn Hữu Vinh Vì sao nên nỗi Dự án BOT do Tổng công ty Công trình giao thông 4 (Cienco 4) làm chủ đầu tư, gồm: Tuyến tránh TP Vinh; dự án nâng cấp, mở rộng quốc lộ (QL) 1A đoạn nam cầu Bến Thủy đến đường tránh TP Hà Tĩnh. Tuy nhiên, những người dân không hề sử dụng những đoạn đường này vẫn cứ phải nộp tiền đều đều mỗi lượt qua cầu. Những người dân ở Nghi Xuân, làm việc ở Thành phố Vinh hoặc người dân TP Vinh đi Nghi Xuân, chỉ đi qua cầu Bến Thủy đều phải bị móc túi đều đề hàng ngày. Mức thu phí của trạm này thuộc một trong những mức cao nhất của các Trạm ở Miền Bắc, với mức thu hiện nay là 45.000 đồng/lượt xe 4 chỗ. Một người dân làm việc ở Vinh, nhà ở Nghi Xuân, chỉ qua bên kia cầu Bến Thủy đi làm hàng ngày mỗi tháng mất 4.680.000 đồng tiền khi qua trạm này. Điều này gây nhức nhối cho bao nhiêu người dân ở đây và thể hiện rõ ràng sự chèn ép người dân từ phía nhà đầu tư được sự hợp sức của nhà cầm quyền. Dù báo chí đã nhiều lần chỉ ra sự bất cập này, người dân đã nhiều lần phản ứng bằng đơn từ, kiến nghị… nhưng tất cả đều bị bỏ ngoài tai. Và chuyện phải đến đã đến, sáng nay 3/12/2016, người dân đã không thể im lặng, họ đồng loạt phản ứng. Việc những công ty, cá nhân… các nhóm lợi ích núp dưới bóng danh nghĩa nhà nước để vơ vét của người dân trái lẽ thường, trái luật pháp và ép buộc người dân đến mức kiệt cùng là một thảm họa xã hội đã và đang xảy ra khắp nơi. Gần đây, các dự án giao thông BOT đã lạm dụng điều này. Các thành phố lớn như Hà Nội, các dự án BOT đã bao vây mọi đường vào, ngõ ra của thành phố. Bất cứ người dân nào ra khỏi thành phố đều bị móc túi. Thậm chí cả những con đường được đầu tư bằng tiền ngân sách nhà nước, tức là tiền thuế của người dân. Đoạn đường Bắc Thăng Long – Nội Bài là một ví dụ, Trạm thu phí mấy chục năm nay vẫn cứ nghiễm nhiên tồn tại dù người dân đã kêu tham thấu cả trời xanh. Một số đường cũ được đầu tư bằng vốn ngân sách, nay các tập đoàn tư nhân, của những nhóm lợi ích chỉ cần đầu tư ít tiền sửa sang lại, rải lại mặt bằng và… thu phí. Đoạn đường Pháp Vân – Cầu Giẽ đã và đang là một ví dụ điển hình. Khắp nơi từ Nam ra Bắc, các trạm thu phí bất chấp những quy định, luật lệ cũng như những điều mà lẽ thường người dân ai cũng biết: Không ai phải trả tiền cho những dịch vụ mà họ không hề sử dụng. Một điều mà nhà nước không bao giờ nói đến, người dân ai cũng biết nhưng cứ chấp nhận như một nạn cướp bóc không thể thay đổi, đó là Phí giao thông. Ai cũng biết rằng: Phí Giao thông đường bộ, đường thủy đã được nhà nước tận dụng bằng mọi cơ hội mà người dân không thể thoát. Phí giao thông được đưa vào xăng dầu bán cho người dân, dù đã có nhiều nhà phân tích rằng như vậy không hợp lý, bởi có những người sử dụng xăng dầu cho máy móc hoạt động mà không hề tham gia giao thông. Nhưng điều đó không được quan tâm. Mời xem Video: Tiết lộ động trời về con đường thăng tiến và phạm tội của 2 cha con Phùng Quang Thanh từ Tổng Cục 2 Phí giao thông bị chặn bắt mua ngay khi đăng kiểm xe ô tô, dù lưu thông hay không trên đường, thì đến mỗi kỳ đăng kiểm, xe ô tô vẫn cứ phải mua phí đường bộ. Phí giao thông lại được thu từng chặng trên mỗi đoạn đường đi mà nhà nước đã giao cho các dự án BOT… Mà những dự án này số tiền đầu tư ra sao, thu nhập thế nào từ đồng tiền người dân… tất cả chỉ có những nhà đầu tư và những người quản lý của họ biết. Thậm chí còn cãi nhau loạn xà ngầu về số liệu vì lẽ ra thu 5 năm thì được thu 10 năm… Tất cả vào đầu người dân chịu, những người dân đã không còn cách nào khác là cứ tiếp tục bị lột bằng những chiêu trò này. Nhưng, con giun xéo lắm cũng quằn. Rồi sẽ đến ngày không thể quằn hơn nữa. Và chuyện gì đến sẽ phải đến. JB. Nguyễn Hữu Vinh (FB. JB Nguyễn Hữu Vinh )
  19. Ngày 26.11, lãnh tụ cách mạng của Cuba ông Fidel Castro qua đời. Tối ngày 27, sau khi đi… nhậu về, anh Phùng Hiệu - Quyền phụ trách cơ quan phía Nam của Nhà báo & Công luận (Cơ quan TW Hội nhà báo Việt Nam), đã viết trên FB cá nhân vầy nha! “Xin thắp cho ông Fidel Castro một nén nhang, chúc cho dân tộc của ông bước sang một trang sử mới. Sau gần 50 năm cai trị đất nước Cuba với sự độc tài, bảo thủ và tôn thờ chủ nghĩa Marx một cách mê muội, ông Fidel Castro đã để lại một Cuba nghèo nàn, lạc hậu với những chiếc xe Lada cũ kỹ thời Xô Viết và những chiếc tivi màn hình đen trắng. Mấy hôm nay báo chí và nguời dân nuớc tôi cứ ngây thơ ca ngợi, tiếc thuơng ông mà không xót xa cho một đất nước hơn nửa thế kỷ chìm đắm, ngủ quên trong lạc hậu và bị cô lập, cấm vận; mất cả quyền tự do, bình đẳng. Rất may nguời em của ông đã nhìn thấy và kịp vực dậy, đưa dân tộc thoát dần ra khỏi tối tăm. Hy vọng sau khi ông mất nguời dân Cuba sẽ hòa nhập vào thế giới tiến bộ của con nguời./.” ... Nhà báo Phùng Hiệu và Nhà thơ Phùng Thu (bên phải)- Ảnh internet Ngày 29.11, tòa soạn đã bảo Phùng Hiệu xóa status và cho hay, BTG Trung Ương đang làm căng. Đến sáng 1.12, trong buổi giao ban báo chí với Bộ 4T, Phùng Hiệu bị đưa ra giữa cuộc họp, và cho rằng đã có lời lẽ phỉ báng, châm biếm, thiếu nhạy cảm chính trị và sai về lập trường quan điểm với lãnh tụ Fidel trên facebook. Chủ tịch Hội Nhà Báo và Thứ trưởng Bộ 4T đã yêu cầu cơ quan chủ quản của Phùng Hiệu xử lý nghiêm về mọi mặt. Hôm nay 2.12, Phùng Hiệu đã nhận được quyết định cắt… cu (Quyền) phụ trách cơ quan phía Nam tờ Nhà Báo & Công Luận, đồng thời đình chỉ công tác và mất …chiến sĩ thi đua. Như vậy, sau nhà báo Đỗ Hùng - Thanh Niên, thì đây là trường hợp tiếp theo của giới báo chí được Ban Tuyên Giáo cho là phỉ báng và châm biếm các lãnh tụ Cộng Sản trên mạng xã hội! Anh Phùng Hiệu cho biết: “Năm nay tam tai mà, nhưng tôi chỉ nói đúng sự thật thôi. Với lại 10 năm làm báo là quá đủ rồi. Báo tôi bán đâu ai mua, làm thằng đại diên phía Nam phải chạy vạy làm ra tiền nuôi cả chục anh em, rồi phải chạy chỉ tiêu cả tỉ bạc hàng năm cho cơ quan. Mỗi lần đi xin quảng cáo các doanh nghiệp tôi thấy quá xá nhục. Thôi, sẵn dịp này bỏ nghề luôn!”. Mời xem Video: Ý kiến chuyên gia: Đổi tiền để cứu KT là bức bách song không nên để Trung Quốc giúp in tiền mới P/s: Trên thực tế, nhiều cơ quan báo chí đã đặt ra một số tiêu chí cho nhà báo và CB-CNV về việc xài facebook, thậm chí có tòa soạn còn cấm cả phóng viên… like/comment các stt bàn về những vấn đề chính trị - xã hội. Lê Nguyễn Hương Trà (FB Lê Nguyễn Hương Trà)
  20. Phùng Quang Hải (người thứ 4 từ trái) trong buổi bàn giao Cái kết của các quan CSVN thì trước cũng như sau. Từ khi có đảng CS cho tới bây giờ. Hễ còn chức thì còn quyền hành muốn đưa ai lên thì đưa muốn trù dập ai thì trù, một người làm quan cả họ được nhờ, đúng như câu nói để đời của ông bà ta từ xưa tới giờ, quả đúng không sai chút nào.Hồi Phùng Quang Thanh còn làm Bộ Trưởng Quốc Phòng thì quyền sinh sát trong tay, muốn thay đổi tướng tá nào tùy ý, sân bay Tân Sơn Nhất càng ngày càng bị co cụm lại, đất đai thuộc quyền sở hữu của cha con Phùng Quang Thanh, muốn lấy chỗ nào thì lấy. Nhiều biệt thự và khu đất vàng tại Hà Nội, Nha Trang, Sài Gòn đứng tên người nhà của Phùng Quang Thanh.Con trai của Phùng Quang Thanh là Phùng Quang Hải chưa một ngày lâm trận đã được phong lên chức Đại Tá mặt búng ra sữa khiên nhiều quan chức khác phải thèm thuồng nhỏ rãi.Đặc biệt Phùng Quang Hải được cha cắt cử cho giữ chức vụ Chủ Tịch Tổng công Ty 319 một công ty trực thuộc Bộ Quốc Phòng lớn nhất nhì trong cả nước.Năm 2016, giá trị sản xuất của Tổng công ty ước đạt 9.461,7 tỷ đồng, doanh thu ước đạt 9.393, 5 tỷ đồng, lợi nhuận trước ước đạt 198,1 tỷ đồng...Sau khi người cha là Phùng Quang Thanh được cho là qua Paris và bị ám sát, sau đó lại xuất hiện vài lần rồi mất tích cho tới nay, thì Phùng Quang Hải cũng im hơi lặng tiếng cho tới giờ thì được lệnh bàn giao chức vụ lai cho con trai của Trần Đại Quang, là Đại Tá Trần Đăng Tú.Xin mời quý độc giả xem Video : Tổng Cục 2 Quân đội truy tố cha con Phùng Quang Thanh - Phùng Quang Hải với tội danh gì? Thế mới biết còn thời huy hoàng thì làm mưa làm gió, khối kẻ quy lụy, hết thời thì mặt tròn tự nhiên méo xẹo.Làm quan thời CSVN mới thấy sự đời đảo điên,tráo trở,khi còn chức còn quyền thì mọi người khúm núm quỵ lụy, xin xỏ, nể phục, khi mất chức thì 2 tay buông thõng, mặt méo xẹo, và chưa biết còn giữ được mạng sống không vì nắm khá nhiều bí mật trong nội bộ. Cái kết thật đắng lòng cho các quan thời @ CSVN.Cánh dù lộng gió(DLB)
  21. Lê Nam Trà, chủ tịch Mobifone, người đang bị chỉ mặt đích danh cho vụ "tham nhũng 9.000 tỷ" Mobifone mua AVG, vừa được Đại sứ quán Mỹ cấp Visa B-1 theo diện công tác. Nếu đi Mỹ thành công, Trà có thể dễ dàng trốn sang Canada rồi từ đó "bốc hơi" khỏi tầm mắt của Cộng sản Việt. Manh mối chính của vụ án biến mất, phe Tổng Trọng liệu có thêm lần bị đem làm trò cười trước toàn dân thiên hạ? Ông Lê Nam Trà. Điểm lại một chút về vụ Mobifone mua AVG. Ban đầu khi những cáo buộc đầu tiên phát đi từ các báo lề trái nhắm thẳng vào Lê Nam Trà và Nguyễn Thanh Phượng, người ta còn bán tín bán nghi. Rất nhiều người còn đặt câu hỏi liệu đây có phải là một vụ vu khống nhằm hạ thấp uy tín của cá nhân Trà hay không? Bây giờ, khi thông tin cụ thể bắt đầu được các báo lề phải công bố, người ta mới ngã ngửa ra, hóa ra lề trái nói gì cũng đúng cả, số má chả lệch đồng nào, mà còn nói trước lề phải đến cả năm chứ không ít. Một nhóm tác giả lấy bút danh là Nguyễn Văn Tung đều đặn viết ra đến nay 11 kỳ báo tung hê hết thâm cung bí sử của Mobifone, nhóm này chắc chắn được hậu thuẫn lớn nên có nguồn thông tin rất cụ thể và chính xác. Tại sao gọi vụ Mobifone mua AVG là tham nhũng thì nhóm tác giả Nguyễn Văn Tung đã phân tích rất kỹ. AVG thực chất chỉ là đống sắt vụn, cho không ai lấy. Tổng tài sản trên số sách của AVG là 3.000 tỷ, trong đó tài sản cố định là 800 tỷ và 2.200 tỷ còn lại đầu tư mua cổ phần của 2 công ty con: một công ty khai thác khoáng sản và một công ty kinh doanh resort. 2.200 tỷ cổ phiếu chỉ là giấy lộn vì 2 công ty này đều đang thua lỗ nặng trước khi bán mình cho AVG với giá cao hơn nhiều lần giá trị thật. 800 tỷ tài sản cố định thì toàn là hạ tầng công nghệ truyền hình đã lạc hậu nhiều so với thế giới. Nếu tính cả lỗ lũy kế 1.000 tỷ thì chính xác AVG chỉ là đống sắt vụn giá 0đ. Phạm Nhật Vũ chơi bài thật cao tay, vừa chuyển được 2.200 tỷ vốn AVG ra ngoài (số tiền này chắc chắn đã bị Vũ rút ra tiêu), vừa tăng được tổng tài sản của AVG lên để sau này Mobifone mua AVG với giá 8.900 cũng dễ giải trình. 8.900 tỷ thì Lê Nam Trà cũng không ăn được một mình. Nghe đâu Trà cũng chỉ được 890 tỷ, 3 Bộ liên quan, mỗi Bộ được 1.000 tỷ, trừ đi phí xử lý 20% là mỗi vị lãnh đạo ngành cầm về đút túi 800 tỷ. Người cầm cân nảy mực cả dàn, người có đủ quyền để chi phối cả Mobifone lẫn 3 Bộ, thì đương nhiên cầm phần nhiều nhất rồi. Trong 3 vị Lãnh đạo ngành, 1 vị đã về hưu, khi đương chức lại gây thù oán nhiều nên khi bị Tổng Trọng hỏi đến thì đã ngoan ngoãn nộp lại 800 tỷ phần của mình. Xin mời quý độc giả xem Video : Tại sao Nguyễn Phú Trọng & Tổng Cục 2 phải triệt hạ bằng được Đinh La Thăng bằng mọi giá? Cái khó của Tổng Trọng bây giờ là xử lý thế nào? 2 thằng đương chức thì không xử lý được, không bắt nó nôn tiền ra được. Thằng về hưu thì vừa đi mổ tim ở Sing về, tiền đã nộp lại rồi, giờ mà bêu rếu nó như Vũ Huy Hoàng thì có mạnh tay quá không? Bản thân việc xử lỷ Vũ Huy Hoàng loay hoay mãi cũng đã ra được phương án cụ thể đâu. Tổng Trọng có thể cũng sợ làm căng quá, dày quá thì sẽ sinh ra một lực lượng phản kháng, chống đối (vì thằng nào chả có vết). Trong khi đó, việc Mobifone mua AVG đã nêu ra rồi thì không thể không xử lý được. Có thể Tổng Trọng lại mắt nhắm mắt mở cho Trà chạy trốn, rồi trách nhiệm, tội vạ đâu lại quy hết cho cái thằng đã mất tích. Thế là hòa cả làng! Công Lý * Bài của tác giả gửi tới TTHN (Tin tức Hàng ngày)
  22. Lễ khánh thành Trung tâm kĩ thuật cao và tiêu hoá (Bệnh viện Xanh Pôn, Hà Nội) hôm 27/11 diễn ra trong lúc có tin đồn Chủ tịch Ủy ban Nhân dân TP.Hà Nội Nguyễn Đức Chung bị ung thư. Ông Nguyễn Đức Chung, khi đó là Giám đốc Công an Thành phố, "gặp gỡ nhóm giáo sư hàng đầu thế giới trong lĩnh vực nội soi và phẫu thuật nội soi tiêu hóa", do giáo sư người Pháp Joel Leroy dẫn đầu. Chủ tịch Hà Nội Nguyễn Đức Chung Thành viên Ban Chăm sóc Sức khỏe Trung ương bình luận với BBC về tin Hà Nội có trung tâm tầm soát ung thư đường tiêu hóa giá rẻ. Lễ khánh thành Trung tâm kĩ thuật cao và tiêu hoá (Bệnh viện Xanh Pôn, Hà Nội) hôm 27/11 diễn ra trong lúc có tin đồn Chủ tịch Ủy ban Nhân dân TP.Hà Nội Nguyễn Đức Chung bị ung thư. Trang web chính thức của Ủy ban Nhân dân TP.Hà Nội cho biết ý tưởng xây dựng trung tâm bắt đầu từ tháng Giêng 2015. Ông Nguyễn Đức Chung, khi đó là Giám đốc Công an Thành phố, "gặp gỡ nhóm giáo sư hàng đầu thế giới trong lĩnh vực nội soi và phẫu thuật nội soi tiêu hóa", do giáo sư người Pháp Joel Leroy dẫn đầu Từ đó ông "nung nấu ý tưởng đưa mô hình tổ chức, tiếp nhận chuyển giao kỹ thuật tiên tiến này về Việt Nam", theo trang web của thành phố Hà Nội. Còn trang VietnamNet dẫn lời ông Chung tại buổi lễ rằng ba tháng sau, vào tháng Tư, ông "là một bệnh nhân được chính bàn tay GS Leroy khám, chữa. GS có một bàn tay như 1 con mắt thứ 3. Và kết quả đó đã thôi thúc tôi phải làm điều gì đó để đưa những công nghệ này về Việt Nam." 'Thông tin' Hôm 28/11, trả lời BBC từ Hà Nội, Giáo sư Phạm Gia Khải, thành viên Ban Chăm sóc Sức khỏe Trung ương, nói: "Tất nhiên, khi một lãnh đạo xuất hiện trong một sự kiện y tế như thế này, người dân nghĩ ngay đến mối liên hệ của ông ấy với căn bệnh." Giáo sư cũng cho hay: "Năm 2015, trong một dịp tình cờ gặp, ông Chung có nói với tôi rằng ông ấy mới đi Pháp chữa bệnh về nhưng không nói rõ kết quả thế nào." "Tôi được biết thời điểm ấy ông Chung bị polyp đại tràng nhưng đấy chưa phải là ung thư và sau đó tôi không có thêm thông tin." "Do ông Chung là lãnh đạo ngành công an và bên đấy họ có hệ thống bảo vệ sức khỏe riêng nên tôi cũng rõ bệnh tình của ông ấy." "Tuy vậy, theo tôi, lâu nay việc truyền thông nhà nước đưa thông tin về sức khỏe lãnh đạo theo kiểu kín kín hở hở là không khoa học." "Tôi không tán thành cách này," Giáo sư Phạm Gia Khải nói. "Các nhà lãnh đạo ở ta khi bị ung thư hoặc bệnh hiểm nghèo mang tính 'tế nhị' thường giấu biệt, ngay cả những bác sĩ không liên quan cũng không được biết." "Họ thường chọn cách đi chữa bệnh ở nước ngoài và đến khi bệnh trở nặng, khó qua khỏi thì thông tin mới được công khai phần nào," giáo sư Khải nói với BBC. Mời xem Video: Quân ủy TW phê phán hành động cố ý chia rẽ nội bộ Quân đội của Tổng BT Việc Chủ tịch UBND TP.Hà Nội Nguyễn Đức Chung chia sẻ ông từng là bệnh nhân của giáo sư người Pháp được đánh giá là cử chỉ hiếm có trong giới chính khách Việt Nam. Theo truyền thông Việt Nam, giá chẩn đoán sớm bệnh ung thư đường tiêu hóa tại trung tâm này chỉ là 63.200 đồng/lần. (BBC)
  23. Trước tin đồn của giới kinh doanh người Hoa khu vực Chợ lớn cho rằng, Ngân hàng Nhà nước sẽ sẽ tiến hành giảm giá trị mệnh giá quá lớn của đồng bạc VN hiện đang lưu hành trên thị trường, bằng các đồng tiền mệnh giá thấp nhưng giá trị cao có sức mua tương đương với đồng đô la Mỹ. Theo đó trong lần đổi tiền lần này, sẽ chuyển đổi theo tỷ lệ 25.000 đồng cũ bằng một đồng bạc mới. Trong vòng hai ngày qua, thị trường tiền tệ Việt Nam trở nên như hỗn loạn vì hối suất đô la tăng vọt từng giờ. Xôn xao tin đồn đổi tiền khiến mọi người ai cũng cố gắng lùng mua để để bảo vệ tài sản cho mình, điều đó đã đẩy giá đô la tăng vọt. Trước tin đồn của giới kinh doanh người Hoa khu vực Chợ lớn cho rằng, Ngân hàng Nhà nước sẽ sẽ tiến hành giảm giá trị mệnh giá quá lớn của đồng bạc VN hiện đang lưu hành trên thị trường, bằng các đồng tiền mệnh giá thấp nhưng giá trị cao có sức mua tương đương với đồng đô la Mỹ. Theo đó trong lần đổi tiền lần này, sẽ chuyển đổi theo tỷ lệ 25.000 đồng cũ bằng một đồng bạc mới. Đây là chuyện mới đây đã xảy ra tại Zimbabue, theo Reuters, Zimbabwe hôm 28-11 phát hành tiền trái phiếu có tổng trị giá 10 triệu USD nhằm đối phó với cuộc khủng hoảng tiền mặt nghiêm trọng. Ngân hàng Dự trữ Zimbabwe lần đầu tiên công bố kế hoạch giải quyết tình trạng thiếu tiền mặt diễn ra trong nước. Ngày 26-11, Ngân hàng Dự trữ Zimbabwe tiết lộ chính phủ nước này sẽ phát hành một loại tiền tệ mới – tiền trái phiếu – có mệnh giá quy đổi tương đương đồng USD của Mỹ (1 đổi 1). Số tiền trái phiếu phát hành lần này có giá trị tương đương 10 triệu USD. Tiền trái phiếu sẽ được phát hành vào thị trường thông qua các kênh ngân hàng bình thường với mệnh giá nhỏ: 2 và 5 USD để tài trợ ưu đãi xuất khẩu 5% và tiền mới chính thức phát hành hôm 28-11. Nhà chức trách hy vọng động thái trên sẽ giúp giải quyết cuộc khủng hoảng tiền mặt sau khi Zimbabwe sử dụng nhiều đồng ngoại tệ để thay cho đồng nội tệ vốn lạm phát phi mã từ năm 2009. Tuy vậy, mọi người dân đang hoài nghi đồng tiền mới vì trong quá khứ, đồng tiền cũ của chúng tôi bị mất giá trị. Họ nghĩ điều đó có thể xảy ra một lần nữa. Nguyên nhân là hồi năm 2009, đồng Zimbabwe bị khai tử do siêu lạm phát khiến người dân chưa hết tức giận. Hiện tượng thị trường mua bán ngoại tệ bỗng nóng lên bất thường này được giới mua bán giải thích nguyên nhân: tin đồn đổi tiền râm ran khắp nơi. Bên cạnh đó, người ta còn đồn nhau rằng Ngân hàng nhà nước Việt Nam sắp tung ra nhiều loại giấy bạc mới, với các mệnh giá khách nhau với tỷ giá 1 đồng, tương đương 1 đôla Mỹ. Một số người trong giới kinh doanh và người giàu có “nháo nhào” tuôn tiền đồng Việt Nam ra mua đô la ở thị trường chợ đen dự trữ, khiến giá đô la vọt lên nhanh chóng. Báo Lao Động cho biết, giá đô tăng chiều ngày 27 tháng 11, có những lúc lên đến 22,900 đồng/đôla. Cho đến chiều ngày 28 tháng 4, tức sau đó khoảng 24 tiếng đồng hồ, giá đô giảm xuống khoảng 300 đồng, tương đương 0.30 cent, nhưng vẫn còn ở mức cao: 22,660 đồng/đôla. Ngày 25/11, Ngân Hàng Nhà Nước VN vẫn công bố hối suất chính thức trong ngày là 22,550/1 đô la Mỹ (mua vào) và bán ra là 22,620/1 đô la Mỹ. Chiều ngày 27 tháng 11, Cục trưởng Cục Phát hành và kho quỹ Ngân hàng nhà nước Việt Nam – Nguyễn Chí Thành đã lên tiếng trấn an dư luận về tin đồn đổi tiền. Ông này cho rằng tin đồn đổi tiền xuất phát từ một số ý kiến đóng góp cho việc thanh đổi lớn trong chính sách quản lý tiền tệ từ Ngân hang Trung ương. Tuy vậy, theo ông Nguyễn Chí Thành - Cục trưởng Cục Phát hành và kho quỹ Ngân hàng nhà nước Việt Nam, tin đồn trên là bịa đặt và không có cơ sơ. Đồng thời, ông Thành cũng khẳng định rằng “dù rằng từ lâu đã có chủ trương, nhưng chăc chắn không có chuyện đổi tiền trong thời điểm hiện nay.” Ông này cũng hô hào người dân bình tĩnh và tiếp tục “yên tâm sử dụng đồng tiền hiện hành,” đồng thời còn cam kết “sẽ không có bất kỳ một sự thay đổi nào đồng tiền đang lưu hành.” Ngay hôm sau, Thứ Hai 28/11, chính Ngân Hàng Nhà Nước CSVN ra bản thông cáo báo chí, phổ biến trên trang nhà của mình nói “Vừa qua, xuất hiện tin đồn cho rằng sắp tới Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có thể thay đổi đồng tiền đang lưu hành bằng đồng tiền mới có mẹnh giá thấp nhưng có giá trị rất cao. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam khẳng định không có chủ trương đổi tiền và không có bất kỳ một sự thay đổi nào với đồng tiền đang lưu hành hiện nay”. Bản thông cáo này đồng thời cũng bác bỏ một tin đồn liên quan là “Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cũng không có chủ trương phát hành tiền mới mệnh giá thấp nhưng giá trị cao.” Lời giải thích của ông Cục trưởng Cục Phát hành và kho quỹ Ngân hàng Nhà nước cũng như bản thông cáo chính thức xem ra đã nhận được không ít lời mỉa mai từ phía dư luận. Một cư dân, bạn đọc của báo Lao Động cho rằng, dân chúng vẫn không khỏi hoang mang trước tin đồn đổi tiền. Ông này tâm sự: “Cứ ý như rằng tuyên bố không tăng giá xăng thì đùng một cái giá xăng tăng vọt. Kêu không tăng giá điện thì giá điện… lừ lừ đi lên. Lần này có một bác nhảy ra, chẳng ai hỏi, cũng kêu không đổi tiền. Nhưng trong vụ này, chúng tôi suy nghĩ lung lắm.” Người ta vẫn chưa quên nhiều lần chế độ này đã “đổi tiền” trong đó người dân bị nhà nước “dân chủ triệu lần tư bản” lột gần sạch sẽ, không khác gì cảnh cướp ngày. Chỉ sau khi báo đảng Sài Gòn lên tiếng bác bỏ tin đồn đổi tiền vài tiếng đồng hồ, nhà nước Việt Nam ra thông báo … đổi tiền chính thức trên toàn quốc. Chỉ kể từ Tháng 9-1975, sau khi nhuộm đỏ được cả nước, Chính quyền mới bắt dân miền Nam đổi tiền. Cứ 500 đồng VNCH thì chỉ đổi được 1 đồng CSVN. Tối đa mỗi gia đình người dân chỉ được đổi 100,000 đồng VNCH lấy 200 đồng tiền mới, những số tiền VNCH còn lại sau đó trở thành những tờ vô dụng. Tháng 5-1978, chế độ Hà Nội đổi tiền giấy lọai mới. Cứ 1 đồng mới bằng 0.8 đồng cũ. Mỗi gia đình 2 người chỉ được đổi tối đa 200 đồng và một gia đình lớn dù đông người đến đâu cũng chỉ được đổi đến 500 đồng. Mời xem Video: Sắp đổi tiền 25.000 tiền cũ ăn 1 đồng tiền mới, VND ngang giá USD Đến Tháng 5-1985, VN lại đổi tiền. Đây là kế hoạch mở màn cho công cuộc đổi mới kinh tế ở Việt nam. Về mặt lý thuyết, trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, khi lượng cung tiền giảm phần lớn thì giá cả cũng sẽ giảm tương ứng. Nhưng trên thực tế, sau khi đổi tiền, giá cả không giảm mà còn tăng mạnh lên trở thành lạm phát phi mã trong những năm liền sau đó. Ngay năm 1985, lạm phát ở VN tuy dữ dội nhưng mới chỉ tới 95%. Sang năm sau, lạm phát lên tới 775% khiến dân chúng óan than dậy đất. Nay những ai cầm đồng tiền VN nào cũng đều nhớ lại những kinh nghiệm đau đớn cũ. PV Tường Minh Tường trình từ Sài Gòn (Kiến thức Trẻ)
  24. Với việc cha đẻ của Cách mạng Cuba Fidel Castro qua đời hôm qua, 25/11/2016, Cuba lật qua một trang sử mới, bởi vì lần đầu tiên chủ tịch Raul Castro thật sự nắm quyền một mình. Theo lời chủ tịch Quốc hội Cuba Ricardo Alarçon nói vào cuối năm 2011, kể từ khi được chỉ định làm chủ tịch Cuba năm 2006, ông Raul Castro vẫn tham khảo ý kiến của người anh trước khi ra những quyết định quan trọng. Ảnh kỷ niệm 50 năm Cách Mạng Cuba, ngày 01/01/2009, ở Santiago de Cuba.(Photo by Sven Creutzmann/Mambo photo/Getty Images) Tuy vậy, ông Raul Castro, năm nay 85 tuổi, từ 10 năm nay đã âm thầm thúc đẩy tiến trình xích lại gần Hoa Kỳ, được chính thức thông báo vào tháng 12 năm ngoái, cho thấy ông có một đường lối rất thực dụng, khác hẳn với tư tưởng chống Mỹ đến cùng của người anh Fidel. Theo nhận định của ông Michael Shifter, chủ tịch trung tâm Inter-American Dialogue, nói với hãng tin AFP hôm nay, 26/11/2016, sau cái chết của Fidel, tình hình kinh tế và chính trị của Cuba sẽ được cởi mở hơn. Nó sẽ trút đi một gánh nặng cho ông Raul Castro. Kể từ nay ông không còn sợ nói trái ý người anh nữa. Tuy nhiên ông Shiffer cảnh báo rằng cái chết của Fidel chắc chắn sẽ dẫn đến nhiều xung đột, đấu đá giữa những người đang nắm quyền ở Cuba: “ Raul sẽ rộng tay hành động hơn, nhưng các đối thủ chính trị của ông cũng vậy.” Chuyên gia về Cuba thuộc đại học Texas Arturo Lopez Levy thì không tin vào ảnh hưởng của ông Raul, người đã tuyên bố là sẽ rút lui vào năm 2018. Ông Levy dự đoán, sau cái chết của Fidel, việc mở cửa cho kinh tế thị trường và bãi bỏ những trói buộc của những quy định Cộng sản sẽ được thúc đẩy. Không còn sức hấp dẫn của Fidel nữa, tính chính đáng của Đảng Cộng sản Cuba sẽ chỉ còn dựa trên thành quả kinh tế. Tuy vậy, tác động lên nhịp độ và bản chất các cải tổ của Raul Castro sẽ rất hạn chế. Xin mời quý vị xem Video : Tổng cục 2 cảnh báo nguy cơ xảy ra đột biến lớn Bộ Quốc phòng báo động toàn quân Đối với nhà đối lập ôn hòa Miriam Leyvan, cái chết của Fidel Castro có thể giúp gạt sang một bên những thành phần thủ cựu của chế độ, vốn chống lại những thay đổi. Bà Leyvan tin rằng đây là cơ hội để Cuba mở cửa xã hội hơn nữa và tiến nhanh hơn trên con đường cải tổ. Thanh Phương (RFI)
  25. Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương, đại biểu Quốc hội Võ Văn Thưởng tiếp xúc cử tri ở Đồng Nai, dẹp bỏ tin đồn ông bị bệnh nặng. Ông Võ Văn Thưởng trong cuộc tiếp xúc cử tri Sáng thứ Sáu 25/11, ông Võ Văn Thưởng, người cũng là Ủy viên Bộ Chính trị Đảng CSVN, Bí thư Trung ương Đảng, đã có buổi tiếp xúc với cử tri hai huyện Nhơn Trạch và Long Thành, tỉnh Đồng Nai.Các báo trong nước đăng hình ông tươi cười nói chuyện với cử tri, có vẻ hơi gầy so với trước.Ông Thưởng được dẫn lời "lưu ý lãnh đạo địa phương về việc không sâu sát nắm tình hình".Ông Võ Văn Thưởng nói: "Có vấn đề chỉ cần lãnh đạo ngồi lại nghe và giải quyết cho người dân nửa tiếng là xong nhưng lại để tồn đọng đến cả chục năm".Theo Đài Tiếng nói Việt Nam, chính trị gia này cũng nhấn mạnh: "Chuyện của dân là chuyện của cả gia đình, là chuyện lớn, nên chuyện gì đã sai thì cố gắng khắc phục, làm cho nhanh, làm cho tốt".Ủy viên trẻ nhấtThực ra ông Võ Văn Thưởng đã xuất hiện trước công chúng trong lễ tổng kết và trao thưởng Giải báo chí "Vì sự nghiệp đại đoàn kết toàn dân tộc" tối 17/11 ở Hà Nội.Xin mời quý độc giả xem Video : Trần Đại Quang thăm Vatican Nguyễn Phú Trọng chơi xỏ cho bắt LM. Đặng Hữu Nam Tuy nhiên trước đó ông vắng mặt một thời gian dài, gây đồn đoán.Sinh năm 1970, ông Võ Văn Thưởng là một trong các lãnh đạo trẻ được đánh giá là có triển vọng trong hàng ngũ lãnh đạo cao nhất của Đảng CSVN.Ông vào Bộ Chính trị, cơ quan quyền lực cao nhất của Đảng CSVN tại Đại hội XII, khi mới 46 tuổi, là ủy viên ít tuổi nhất.Khi được bầu, ông Thưởng nhiều lần nhấn mạnh là làm cán bộ "phải lắng nghe ý kiến của người dân".(BBC)

×
×
  • Create New...