Jump to content

Search the Community

Showing results for tags 'điễm tin hàng ngày'.

  • Search By Tags

    Type tags separated by commas.
  • Search By Author

Content Type


Forums

  • Tin Tức Thời Sự
    • Thời Sự Việt Nam
    • Tin Quốc Tế
    • Tin Cộng Đồng Người Việt Hải Ngoại
    • Bình Luận Thời Sự
    • Khoa Học & Kỹ Thuật - Môi Trường
    • Kinh Tế
    • Biển Đông
    • Thể Thao
    • Thế Giới Động Vật
  • Đời Sống Xã Hội & Tâm Linh
    • Sức Khỏe
    • Tìm Hiểu Tôn Giáo
    • Tử Vi & Phong Thủy
    • Quê Hương Ký Sự
    • Tâm Linh
    • Xã Hội
  • Văn Hóa & Nghệ Thuật
    • Phụ Nử
    • Lịch Sử
    • lời hay ý đẹp
    • Văn Hóa & Nghệ Thuật
    • Online Study
    • Truyện ngắn Audio
  • Vườn Thơ
    • Thơ Sáng Tác
    • Thơ Đấu Tranh
    • Thơ Sưu Tầm
  • Âm Nhạc
    • Thông Tin Âm Nhạc
    • Nhạc Online
    • Cải Lương - Tân Cổ
    • Quán Khuya
  • Giải Trí
    • Thư Giãn
  • Phim & Nhạc
    • Phim Online
    • Thông Tin Điện Ảnh
    • Đời Nghệ Sỹ
  • Thông Báo
    • Cập nhật lượng khách truy cập

Categories

  • Videos
    • Âm Nhạc
    • Film online
    • Thễ Thao
    • Thế Giới Động Vật
    • Thảm Họa Hàng Không
    • Kinh Tế
    • Khoa Học
  • Tin Tức
    • RFA
    • Thời Sự Việt Nam
    • Thế Giới
    • Người Việt Hải Ngoại
    • RFI
    • Thời Sự Hoa Kỳ
    • Khung Trời Mới
    • ĐKN
    • NTD
    • The Saigon Post
    • Nửa Vòng Trái Đất TV
    • Culture Chanel
    • Chuyễn Động Toàn Cầu
    • VIETV NETWORK
    • Tự Lực Bookstore
    • Thế Giới Tiêu Điểm
    • LITTLE SAIGON NEWS
    • VietCatholicNews
    • English News
  • Bình Luận - Thời Sự
    • Sài Gòn TV Bên Kia Màn Khói
    • Điểm Tin Trong Tuần
    • Đọc Báo Vẹm
    • Người Việt TV
    • VOA
    • Truyền Hình Calitoday
    • Biển Đông
    • PhoBolsaTV
    • SBTN
    • BBC Tiếng Việt
    • Saigon TV 57.5
    • Việt Thảo tonight
    • Kinh Tế Gia Nguyễn Xuân Nghĩa
    • TV Tuần-san
    • 2VNR
    • Mẹ Nấm
    • Tiếng Vọng Về Nguồn (TVVN)
    • VIETLIVE TV
    • SET TV (Saigon Entertainment Television)
    • Viet TV Australia
    • Trung Quốc Không Kiểm Duyệt
    • LSTV
    • Chiến Tranh Ukraine
    • Sỗ Tay Quân Sự
    • Nguoi Viet Channel
    • Chão Lửa Trung Đông
  • Đời Sống
    • Tử Vi & Phong Thủy
    • Lịch Sử & Văn Hóa
    • Tâm Linh
    • Tinh Hoa TV
    • Ẫm Thực
    • Sức Khỏe
    • Biết tõ cùng ai ?
    • Online Study
  • Văn Hóa Nghệ Thuật
    • Văn Học Nghệ Thuật

Find results in...

Find results that contain...


Date Created

  • Start

    End


Last Updated

  • Start

    End


Filter by number of...

Joined

  • Start

    End


Group


  1. Thông qua mối quan hệ và kỹ thuật tin học tìm nơi Thanh ở. Tướng Lê Quý Vương có tiền, họ cử người riêng của họ, đến khống chế đe doạ Thanh, cùng lúc ấy họ cho người nhà liên hệ thuyết phục. Nôi công ngoại kích, trong trường hợp đó Thanh chỉ có nước tự mà ra sân bay theo họ về, không cần phải bắt bớ gì cả. Trịnh Xuân Thanh- Tên anh không có trong danh sách Liege một thành phố của Bỉ nằm sát biên giới Đức, ở nơi đây người ta dùng đến 3 thứ tiếng Đức, Bỉ và Hà Lan. Tôi đến nhà ga trung tâm Liege lúc 3 giờ chiều, mùa này trời châu Âu tốt rất nhanh. Lần trước tôi đến đây hình như đã hơn 2 năm, tiễn tôi về tại sân ga hôm đó là ông Lê Hữu Đào. Người đàn ông già, nét mặc khắc khổ đứng trên sân vẫy tay tiễn tôi khi đoàn tàu rời đi. Lê Hữu Đào có lẽ là một trong những người hải ngoại chống chế độ cộng sản bên bỉ nhất, ngay từ những ngày tháng 4 năm 1975. Chàng thanh niênLê Hữu Đào đã đấu tranh với đại sứ quán VNCH tại Bỉ để không bàn giao toà nhà cho phe miền Bắc thắng cuộc. Hơn 40 năm trôi qua, những năm tháng đấu tranh dài dằng dặc hiện từng nét trên khuôn mặt đăm chiêu của ông, khiến ông nét mặt đầy khắc khổ, đớn đau. Người ta đồn ông là đảng viên Việt Tân cỡ lớn ở Bỉ. Tôi không quan tâm ông ở tổ chức nào, một kẻ giang hồ đơn độc như tôi, một mình đi lại trên thế giới này, tôi trọng con người mà tôi thấy họ quan hệ được, chứ không cần biết họ ở tổ chức nào. Lê Hữu Đào nếu là người Việt Tân ở Bỉ, tôi cũng dành cho ông ta sự thiện cảm chân thành như gia đình ông Thọ bên Oslo hay em Hồng Thuận ở Cali. Nhưng đó chỉ là quan hệ bạn bè, quý mến nhau. Việc của ai người đó làm. Bởi thế tôi đến Liege, không liên hệ với ông Đào nhờ giúp đỡ trong việc đi lại, phiên dịch. Rất khó khăn từ nhà ga tôi mới tìm được bến xe liên quốc gia, trời Bỉ mưa gió cuối thu, lạnh và lá vàng xoáy trong cơn gió táp vào mặt theo cái lạnh. Tôi đứng chờ người của Trịnh Xuân Thanh. Thanh xuống trước, đầu tiên tôi tưởng đó là chiếc xe buýt của Bỉ, sau mới biết đó là xe của Hà Lan. Theo sau xuất hiện hai người nữa một già, một trẻ. Cả hai người tôi chưa bao giờ gặp họ. Chúng tôi tìm một quán ăn ngồi nói chuyện. Chào hỏi và gọi đồ, một lúc song người già hỏi. - Hiếu biết vì sao ông Lê Quý Vương mạnh mẽ tuyên bố truy nã đỏ không.? Tôi lắc đầu. Ông ta nói. - Ông ấy không phải nói chơi đâu, mặc dù các luật sư đều khẳng định Interpol không bao giờ công nhận tội danh mà Việt Nam đưa ra. Cái đó thì ai cũng biết, nhưng ông ta tin rằng sẽ có cách bắt được Thanh, nên mới nói vậy. Tôi ngạc nhiên. - Nếu không có Interpol, thì bắt làm sao được.? Người đàn ông già cười, ông quay sang chàng thanh niên trẻ hất hàm nói. - Kể cho Hiếu biết đi. Chàng trai trẻ, luôn tủm tỉm cười từ đầu, anh ta chắc còn chưa đến 30. Anh ta nhìn tôi với vẻ đầy quý mến. - Đại ca, đọc đai ca bao lâu rồi bây giờ mới được gặp, hâm mộ đại ca lắm. Em là dân tin học, đọc đại ca từ hồi còn yahoo 360 cơ. Hồi còn là sinh viên ấy ạ. Chàng trai kéo ghế lại gần tôi hơn, cậu nói. - Anh có biết trước kia mấy năm, ngân hàng Đức Deutschbank đầu tư vào Việt Nam rất nhiều không.? Tôi gật đầu. - Anh có nghe. Chàng trai. - Đấy anh ạ, trong số tiền đầu tư đó, có một khoản rất lớn rót vào VTC, một phần lớn số tiền đó là vào mảng game online. Người đại diện cho mảng game onlie của VTC lúc đó là Lê Quý Quốc. Doanh thu mảng này thu về một tháng đến 300 tỷ. Trước kia có một bọn cũng kinh doanh trò cờ bạc qua mạng này alar Rik Play và Vin Play. Bọn này về sau bị Quốc dùng tiền xui báo Công Luận khơi mào tố cáo , đề nghị công an vào cuộc. Bọn đó phải bị bật bãi khỏi cái trò rất ngon ăn này. Mặc dù thế lực đằng sau tay bỏ vốn rất lớn, nhưng ông đỡ đầu về hưu rồi nên đành phải nhượng bộ cho bọn Quốc. Ông này không liên quan đến việc mình, nên không cần nhắc ở đây. Nhưng Quốc là người thương thảo với phía đầu tư của Đức từ đầu, nên quan hệ rất tốt. Vừa tin học, vừa ngân hàng, không nói anh cũng đoán hai cái này liên quan đến an ninh rất nhiều. Vì lý do chống khủng bố, người làm ngân hàng và tin học thường buộc phải có quan hệ với cơ quan an ninh. Tôi căng tai ra nghe, buột mồm hỏi. - Trò chơi game liên quan đến ngân hàng Đức và tin học, rồi dẫn đến thông tin cá nhân à.? Chàng trai nói. - Liên quan chứ anh, làm sao mình biết được chắc là không liên quan. Họ làm ăn với nhau, trao đổi thông tin, nhờ vả chút gì đó ai biết được. Người đàn ông già nói. - Mình cẩn tắc vô áy náy, Hiếu có biết Quốc là con ai không.? Tôi lắc đầu. Ông ta cười bảo nhỏ. - Đó là con của thượng tướng Lê Quý Vương đấy. Tôi bất ngờ buột miệng. - Trời., thật thế sao? Người đàn ông già gật đầu. - Đúng, vì thế ông Vương mới nghĩ mình có thể , có thể thôi nhé, thông qua mối quan hệ này để lần tìm Thanh. Tất nhiên thì ngân hàng Đức, an ninh Đức không có chuyện họ vươt qua pháp luật để làm hại trực tiếp đến Thanh. Nhưng dù chỉ 1% thì vẫn nên cẩn thận phải không. Không phải một người làm thứ trưởng thường trực Bộ Công An có thể nói khơi khơi như thế, ông ta phải có những chiêu trò gì trong tay mới phát biêủ mạnh như vậy tại quốc hội. Hiếu chú ý đoạn ông ta nói về Trịnh Xuân Thanh theo dõi qua mạng. Tuy là chung chung, ai cũng theo dõi qua mạng được cả. Nhưng cũng phải cần cảnh giác , có thể ông ta dùng đôi ngũ tin học riêng của con mình , không cần qua cục an ninh mạng để theo dõi trao đổi của Thanh với bên nhà. Tôi quay ra hỏi Thanh. - Anh vẫn gọi điện và mail về Việt Nam sao.? Thanh cười. - Không, anh bỏ mẹ cả điện thoại lẫn mail rồi. Thế nên có chuyện bọn nó đồn anh bị bắt, bị trục xuất này nọ. Cả tháng rồi anh chả liên hệ gì nữa, đợi thằng em này nó rành kỹ thuật nó lo cho mình đã. Cậu trẻ nói. - Với trò chơi game on lie ăn tiền bằng cách nạp thẻ này, ngày nay rất hốt tiền anh ạ. Ông Vương thông qua Quốc có thừa tiền và kỹ thuật và quan hệ ở Đức để làm vụ anh Thanh mà không cần thông qua Bộ Công An. Tôi ngạc nhiên hỏi. - Tiền và kỹ thuật với quan hệ thì làm gì ở đây.? Thanh cười, cậu trẻ cười. Người đàn ông nói. - Đó là biện pháp tổng hợp, Hiếu không trong ngành không hiểu được đâu. Họ thông qua mối quan hệ và kỹ thuật tin học tìm nơi Thanh ở. Có tiền họ cử người riêng của họ, đến khống chế đe doạ Thanh, cùng lúc ấy họ cho người nhà liên hệ thuyết phục. Nôi công ngoại kích, trong trường hợp đó Thanh chỉ có nước tự mà ra sân bay theo họ về, không cần phải bắt bớ gì cả. Vừa năm, sáu thằng nó xộc đến vây quanh hằm hè, vừa mẹ cha ở nhà khóc lóc con ơi con hỡi về nhận khoan hồng, chịu án vài ba năm còn gặp mẹ cha, các anh ấy hứa bảo đảm chắc chắn vậy rồi, con về đi. Như thế ai mà cưỡng được hả Hiếu. Tôi hỏi. - Thế ông Vương làm việc nào đó , có lúc cũng chẳng cần đến Bộ Công An à anh.? Người đàn ông già nói. - Nghề này nó vậy, tin gì nhau, mỗi thằng có quan hệ riêng, có tay chân riêng, có đặc tình riêng. Chả ai tin ai cả. Thế mới là công an chứ Hiếu. Tôi tẩn ngẩn người, băn khoăn. - Tưởng anh Thanh cũng quan hệ tốt với bên công an , thấy ông Vương nói về vụ này cũng khách quan mà. Người đàn ông. - Lúc chưa nắm trong tay thì thế, còn lúc nắm trong tay thì biết được ông ấy sẽ xử thế nào. Thôi cứ tránh đi cho lành. Giờ chúng tôi tìm chỗ khác để Thanh ổn định, chạy đi chạy lại mệt lắm. Nên có thể mình sẽ không gặp lại một thời gian. Có gì chúng tôi sẽ liên lạc, à mà Hiếu đã làm visa Anh chưa.? Tìm được ai gửi giấy mời rồi chứ, cần chúng tôi hỗ trợ không.? Tôi lắc đầu. - Em chưa làm, từ giờ đến giữa năm sau em sẽ không đi đâu lâu quá. Nhà em có việc, bạn em cũng gửi giấy mời rồi. Mấy việc này em tự lo, mình tránh được cái gì liên quan đến nhau thì tránh anh ạ, giấy trắng mực đen phiền lắm. Bây giờ em phải đi về, em mua vé đổi tàu ở đây, còn 40 phút nữa tàu chạy. Thôi chào các anh. Chúng tôi đứng dậy chào nhau, cậu thanh niên bám tay tôi hỏi. - Anh có mang sách của anh không, em muốn một cuốn cho ông già ở nhà.? Tôi lắc đầu, hẹn sẽ gửi cậu sau. Tôi nói không cần tiễn tôi ra ga, vì ở Liege này cũng nhiều người Việt họ biết tôi. Mời xem Video: Các bê bối trong đời và chuyện tình ái của "Soái ca" Đinh La Thăng bây giờ mới kể Tôi ra sân ga một mình, bỗng nhớ năm nào Lê Hữu Đào tiễn mình ở đây. Hôm nay viết bài này, chợt nhớ đến vụ ầm ĩ của Hùng Cửu Long, nhớ nhất câu thơ anh ta đưa trên Facebook, không biết anh ta làm hay chôm ở đâu. Việt Tân, Việt Cộng, Việt Kiều Cả ba Việt ấy đều là anh em. Đến bây giờ thì tôi quan hệ cả ba loại Việt ấy, thế tôi là Việt gì nhỉ. Có lẽ tôi là Việt Gian. Kakakaka I love you 8888. Người Buôn Gió (Blog Người Buôn Gió)
  2. Trong cơn quẫn trí, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã làm một việc chẳng giống ai, và chưa bao giờ có trong lịch sử. Điều đó cho thấy rằng, chiến dịch “đả hổ diệt ruồi” của ông Trọng đã thất bại chua cay. Để gỡ gạc, ông Trọng đã đưa ra những quyết định chẳng giống ai trong lịch sử. Ông Vũ Huy Hoàng, cựu Bộ trưởng Công thương trở thành chủ đề nóng trong phiên bế mạc họp Quốc hội CSVN vào sáng ngày 23/11. Tại phiên họp bế mạc nay, Quốc hội CSVN đã lên tiếng phê phán gay gắt ông Vũ Huy Hoàng. Đồng thời, ông còn bị tổ chức của đảng CSVN yêu cầu cơ quan luật pháp phải làm rõ những sai phạm. “Quốc hội phê phán nghiêm khắc ông Vũ Huy Hoàng, Bộ trưởng Bộ Công thương nhiệm kỳ 2011-2016 trước Quốc hội và cử tri cả nước do đã có những vi phạm về công tác cán bộ trong thời gian đảm nhiệm chức vụ nêu trên, gây hậu quả nghiêm trọng, ảnh hưởng xấu đến uy tín của đảng, nhà nước, Bộ Công thương, gây bức xúc trong xã hội…”. Đồng thời, Quốc hội CSVN cũng yêu cầu các cơ quan luật pháp phải vào cuộc để làm rõ những sai phạm của ông Hoàng. Có một điều chắc chắn rằng, không một đảng viên Cộng sản nào phải bị ngồi tù, trừ khi người đó bị tước bỏ đảng tịch. Đối với ông Vũ Huy Hoàng cũng sẽ không ngoại lệ. Nếu muốn xử lý ông Vũ Huy Hoàng theo đúng trình tự luật pháp, thì trước hết phải tước bỏ đảng tịch của ông ta. Vì trước đó, đảng CSVN đã đưa ra một nghị quyết, đó là chính quyền không được điều tra đảng viên. Cho tới nay, cho dù liên tiếp bị đả phá, công kích khắp mọi mặt trận, nhưng ông Vũ Huy Hoàng vẫn là đảng viên CSVN. Cũng cần phải nói thêm, dưới chỉ thị của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, đảng ủy Bộ Công thương đã phải tổ chức buổi họp để biểu quyết có nên xử phạt ông Vũ Huy Hoàng hay không, thì tại cuộc họp đó, quá bán không đồng ý xử phạt ông Hoàng. Quốc hội là một tổ chức của đảng CSVN, việc Quốc hội lên tiếng phê phán ông Hoàng cũng không nằm ngoài chỉ thị của ông Nguyễn Phú Trọng. Xem chừng, chiến dịch “đả hổ diệt ruồi” chỉ dừng lại ở chỗ ông cựu Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng, chứ không thể đụng đến ông Đinh La Thăng, Bí thư Thành ủy Sài Gòn như những lời đồn đoán. Chưa bao giờ có trong tiền lệ, một người đã về hưu lại nhận được quyết định kỷ luật bằng cách cho thôi hết tất cả các chức vụ mà ông đã có trước đây. Ông Vũ Huy Hoàng bị cách chức Bộ trưởng, Bí thư đảng ủy Bộ Công thương khi ông này đã hoàn toàn không còn nhiệm vụ tại đây, và đã bàn giao cho Bộ trưởng mới. Có lẽ, trong cơn quẫn trí, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã làm một việc chẳng giống ai, và chưa bao giờ có trong lịch sử. Điều đó cho thấy rằng, chiến dịch “đả hổ diệt ruồi” của ông Trọng đã thất bại chua cay. Để gỡ gạc, ông Trọng đã đưa ra những quyết định chẳng giống ai trong lịch sử. Mời xem Video: Trận chiến Trọng Lú - Đinh La Thăng đang căng thẳng và khốc liệt hơn bao giờ hết Những người mà ông Nguyễn Phú Trọng muốn bắt, như: Trịnh Xuân Thanh, Vũ Đình Duy thì đã cao chạy xa bay. Không những vậy, khi đi ra nước ngoài, Trịnh Xuân Thanh còn lên tiếng tố cáo thói lạm quyền, đứng trên luật pháp của ông Trọng. Cho đến nay, mặc dù liên tục nhận được những trận đả phá mà đứng đằng sau không ai khác chính là Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, thì con ông Vũ Huy Hoàng, là Vũ Quang Hải vẫn ngồi ở chiếc ghế phó Tổng giám đốc Tổng công ty Bia rượu, nước giải khát Saigon (Sabeco). Cho dù trước đó, rất nhiều tiếng nói đã cất lên yêu cầu phải thanh tra lại quá trình bổ nhiệm ông Vũ Quang Hải. Nguoi quan Sat (Cali Today News)
  3. Henry Kissinger Khi viết bài này thấy trên kênh AMC (American Movie Channel) đang chiếu bộ phim Troy (Tơ-roa) dựa vào sử thi Iliad của Homer với diễn viên Brad Pitt vào vai Achilles nổi tiếng. Vừa xem phim vừa lướt nét. Một tin ít người để ý đó là tuần trước, Donald Trump gặp Henry Kissinger tại đại bản doanh của TT mới bầu mà sau đó Trump đã dành những từ tốt đẹp, sự tôn trọng cựu ngoại trưởng thời chiến tranh Việt Nam. Tiếp theo vị trí gây tranh cãi như Stephen Bannon cố vấn trưởng của TT, người có xu hướng theo thuyết ưu thế của người da trắng và bài Do Thái, là những nhân vật mà Trump vừa gặp như Rudy Giuliani biểu tượng chống Hồi Giáo, tướng James Mattis bên thủy quân lục chiến đã về hưu, có biệt danh là “Mad Dog – chó điên” nhắm vào chức bộ trưởng quốc phòng. Kris Kobach, quan chức ở bang Kansas có lập trường chống di dân trái phép, cũng đang nhắm vào một chức nào đó. Nhà tỷ phú đầu tư Wilbur Ross, một ứng viên cho chức bộ trưởng thương mại, kể cả cựu đối thủ Mitt Romney đang muốn chức ngoại trưởng. Các chức danh như Bộ trưởng Bộ Tư pháp chính thức vào tay Jeff Sessions, Giám đốc CIA là Mike Pompeo, tướng về hưu Mike Flynn làm cố vấn an ninh quốc gia. Nhìn danh sách các nhân vật Trump đã gặp có thể nói về sự “diều hâu” trong tranh cử của Trump đang thể hiện trong lựa chọn các ứng viên không biết thỏa hiệp là gì. Bắt giam bloggers đem mặc cả sẽ không có tác dụng với loài chim chỉ biết vồ mồi, ăn tươi nuốt sống. Đối với người Việt, tin TPP bị TT mới bầu Trump bỏ ra ngoài rìa, dường như là đáng buồn và lo nhất. Trái lại, Trung Quốc vui về TPP vì họ hiểu chiến lược châu Á không phải là ưu tiên của Trump. Ông ta còn không nhắc tới trong thông điệp trên YouTube về tiền tệ của Trung Quốc mà ông lên án suốt thời gian tranh cử. Thú thật, nếu TPP thực hiện ngay hôm nay và thậm chí tầm này sang năm, hay 5 năm nữa, Việt Nam chưa sẵn sàng về nguồn lực, kỹ thuật, hiểu biết toàn cầu, kể cả thể chế đi theo. Đối với riêng người viết entry này thì cuộc gặp Kissinger-Trump gây nhiều lo ngại cho Việt Nam. Nếu nhớ lại thời Kissinger đã “giải tỏa” quan hệ Mỹ-Trung thông qua kênh ngoại giao bóng bàn, giúp giải quyết Liên Xô và Đông Âu êm thấm. Nhưng Trung Quốc lại trỗi dậy thành nền kinh thế thứ 2 thế giới sau hơn 40 năm “hàn gắn” với Mỹ. Chiến lược xoay trục châu Á dùng TPP của Obama là nhằm chế ngự Trung Quốc đang muốn làm bá chủ thế giới vì vài thập kỷ nữa thôi, Mỹ sẽ xuống hàng thứ hai nếu không cân bằng quyền lực toàn cầu. Trong vụ “buôn bán” Mỹ-Trung, người Do Thái (Kissinger) và người Hoa (Mao Trạch Đông) đã giở hết ngón lái buôn để làm sao có lợi cho mình nhất. Mỹ xóa sổ được Liên Xô và Đông Âu. Trung Quốc được mở cửa. Và trong vụ đó thì Việt Nam (cả hai miền) bị thiệt thòi nhất. Miền Nam bị Mỹ bỏ rơi, miền Bắc bị Trung Quốc đánh từ phía Nam và tấn công phía biên giới. Từng là đồng minh cộng sản “máu chảy ruột mềm” thành kẻ thù không đợi trời chung, mưu nào cao hơn Kissinger Dù sau cuộc gặp, không thấy thông báo về nội dung câu chuyện giữa Trump và Kissinger, nhưng có vài ý về quan hệ với Nga, Trung Quốc và có thể là biển Đông mà Trump muốn hiểu quyền lợi Mỹ ở đây là gì. Theo Jeffrey Goldenberg, TBT báo Atlantic nổi tiếng của Mỹ, Kissinger luôn khôn khéo biết đối xử với Trung Quốc, hướng tới hợp tác cùng có lợi hơn là đối đầu quân sự giữa số 1 và số 2 thế giới. Trump tỷ phú quen với kinh doanh, lợi nhuận là trên hết. Như Marx nói, vì tiền tư bản có thể giết cả cha mẹ. Đồng minh, bạn bè chẳng đóng vai trò gì trong suy nghĩ của một người thực dụng như Trump và đàn diều hâu vây quanh. TBT Atlantic lo Trump đang tập trung những người giỏi nhất, lo về tính cách nóng nẩy, và những hành xử không thể đoán trước của TT mới bầu. Dù ông không lo chuyện Trump hứa lung tung trong bầu cử như đuổi người nhập cư, xây tường biên giới hay đưa Clinton ra tòa. Nhưng TBT Atlantic lo nhất có sự cố bất ngờ. Một hôm nào đó Giám đốc CIA đặt lên bàn làm việc báo cáo, Bắc Triều Tiên có tên lửa mang đầu đạn hạt nhân vượt đại châu có thể bắn vào Hoa Kỳ, thưa tổng thống, chúng ta phải làm gì. Việt Nam đứng đâu trong bức tranh của Trump và Tập Cận Bình, điều đó cần thêm thời gian vài năm. Quan hệ làm ăn với Trung Quốc là quan trọng số 1 của Trump vì ông hứa lôi việc làm về cho người Mỹ, vì quyền lợi quốc gia để Make America Great Again. Kissinger từng bán rẻ Việt Nam thì hoàn toàn có thể khuyên Trump bán thêm lần nữa. Hai nước cộng sản hục hặc với nhau càng lợi cho Hoa Kỳ như thời Liên Xô – Trung Quốc. Ngựa thành Troy (Tơ roa) trong phim. Ảnh: Internet Lái buôn Hoa và Do Thái hợp tác với nhau, thêm tỷ phú Trump chuyên các phi vụ tiền tỷ vào vai định giá thì khó mà đoán hậu quả cho các nước nhỏ. Tại Hội nghị Paris 1973, ông Lê Đức Thọ từng chỉ mặt Kissinger “ông là kẻ lái trâu” để đáp lời tay Do Thái sành sỏi nói ông Thọ “buôn ngựa”. Bộ phim thành Troy đi đến hồi kết trên tivi. Cảnh thật tàn bạo, giết chóc, máu me từ đầu đến cuối. Quân Hy Lạp chiếm thành Troy bởi con ngựa gỗ chứa bên trong những chiến binh tinh nhuệ như Achilles nửa đêm mở cổng thành đón quân vào chiếm thành. Mời xem Video: Các bê bối trong đời và chuyện tình ái của "Soái ca" Đinh La Thăng bây giờ mới kể Chợt nghĩ đến ngoại trưởng gốc Do Thái, Henry Kissinger, sức phá hoại của con ngựa gỗ ngoài 90 tuổi không chỉ riêng một thành Troy. Hôm nay nhìn vào bức tranh của tỷ phú Trump vừa trúng tổng thống, TPP hay nhân quyền chỉ là chuyện nhỏ. Con ngựa gỗ đang ẩn mình đâu đó mới thực sự đáng lo với Việt Nam. Hiệu Minh. 22-11-2016 (Blog Hiệu Minh)
  4. Quốc hội cộng sản Việt Nam hôm Thứ Tư 23/11 thông qua một nghị quyết với số phiếu thuận lên tới hơn 95%, trong đó có phần yêu cầu các cơ quan thi hành pháp luật tiếp tục điều tra những sai phạm của cựu Bộ trưởng Công Thương Vũ Huy Hoàng. Đặc biệt, ngôn ngữ dùng trong nghị quyết có ý thúc đẩy nhà cầm quyền đưa vụ ông Vũ Huy Hoàng trở thành án hình sự. Bản nghị quyết dùng những chữ như “gây hậu quả nghiêm trọng” khi nói về những việc làm của ông Hoàng.Tổng thư ký quốc hội CSVN Nguyễn Hạnh Phúc lưu ý rằng những chữ “gây hậu quả nghiêm trọng” thường gắn với những vụ phạm pháp về hình sự. Với bản nghị quyết này, quốc hội CSVN là cơ quan mới nhất tham gia cuộc trừng phạt ông Vũ Huy Hoàng, sau khi đảng cộng sản đã ra quyết định chỉ có tính hình thức là “cách chức” ông Hoàng, một người đã không còn giữ một chức vụ nào. Từ đó đến nay, cả chế độ cộng sản đương quyền vẫn không ngừng loay hoay với việc tìm biện pháp trừng phạt, và một số quan chức từng công khai thú nhận là chế độ đang bất lực trong việc trừng phạt một quan chức sai phạm.Xin mời quý độc giả xem Video : Bộ CA hỗn loạn, Tổng Bí thư yêu cầu Trần Đại Quang chấm dứt ngay việc thanh trừng Bản nghị quyết được thông qua hôm 23 tháng 11 vốn có mục đích đưa ra một số quy định về tiến trình chất vấn và trả lời chất vấn của các quan chức đứng đầu các bộ ngành trước quốc hội. Việc đưa vụ cựu Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng vào nghị quyết cho thấy quốc hội hiện cũng bế tắc như đảng, nhưng ít nhất đã gợi ý hình sự hóa vụ này.Huy Lam(SBTN)
  5. Ông Hùng Cửu Long từng tự ứng cử đại biểu Quốc hội năm 2016 Hôm 21/11, trên trang Facebook cá nhân, doanh nhân Lê Đình Hùng, còn gọi là Hùng Cửu Long, đăng một số hình ảnh và video clip được nói là ghi lại ở Phố Bolsa, khu Little Saigon, Quận Cam, bang California. Ông Hùng mặc áo dài hình cờ đỏ sao vàng tới đây để làm công việc mà ông nói là "kêu gọi hòa hợp hòa giải dân tộc" và bị một số người lớn tiếng chỉ trích. Khi cảnh sát địa phương tới can thiệp vì quan ngại an toàn, ông giải thích ông chuẩn bị đăng cử Đại biểu Quốc hội trong nước và muốn "tìm hiểu tâm tư nguyện vọng của đồng bào hải ngoại". Hôm 23/11, trả lời BBC từ TP Hồ Chí Minh, ông Lê Đình Hùng nói: "May mắn là tôi chỉ bị xây xát nhẹ sau vụ việc này." "Phản ứng của người Việt tại Mỹ văn minh, lịch sự và nhẹ nhàng hơn tôi dự trù." "Tôi có phần ngạc nhiên trước ứng xử của họ vì thú thật là tôi đã viết di chúc sẵn trước khi quyết định làm chuyện này." "Vì tự do ngôn luận, tự do dân chủ là quyền của mỗi người. Mình thích thì mình làm, thực thi cái quyền ấy." doanh nhân Lê Đình Hùng, tự Hùng Cửu Long "Như quý vị đã biết, tôi từng tham gia tự ứng cử đại biểu Quốc hội khóa 14 vừa qua và chương trình tranh cử của tôi đặt mục tiêu hòa hợp dân tộc." "Việc tôi mặc áo dài cờ đỏ là một động thái trong nỗ lực đó." "Tôi làm thế không theo mệnh lệnh của bất kỳ ai, vì nếu tôi tuân theo mệnh lệnh thì đã trúng cử đại biểu Quốc hội." 'Việc cả đời' Ông Hùng nói thêm: "Đừng ai hỏi tại sao tôi lại tự cho mình cái quyền gánh vác trọng trách hòa giải trong khi tôi chỉ là một cá nhân không có chức vụ trong chính quyền." "Vì tự do ngôn luận, tự do dân chủ là quyền của mỗi người. Mình thích thì mình làm, thực thi cái quyền ấy." "Nhất là tại một xứ nổi tiếng tự do dân chủ như Mỹ." Đề cập đến lời thách đố mới đây từ một nhà báo về việc Hùng Cửu Long mặc áo dài 'cờ vàng' ra chợ Bến Thành để xem phản ứng của chính quyền và người dân Việt Nam, ông nói: "Việc đó có thể xảy ra hay không xảy ra, tôi không nói trước." 'Ứng viên ngoài Đảng quá nhiều' Ông cũng cho hay "sẽ còn ra tranh cử đại biểu Quốc hội những năm sau" và "chuyện hòa hợp dân tộc là việc cả đời tôi theo đuổi". "Điều tôi nhận ra sau sự cố ở Little Saigon là có những người mệnh danh nhà dân chủ nhưng họ cũng chụp mũ và đánh lừa dư luận về bản chất của sự việc giống như cách họ cáo buộc phía Hà Nội." "Tôi cam đoan là mình không hề bị còng hay bị trục xuất, cấm nhập cảnh nếu có ý định quay trở lại Mỹ lần sau." Ông đưa ra lời kêu gọi "mọi người hãy sống thật, không dối trá, đừng chụp mũ người khác cả ở ngoài đời và trên mạng xã hội." "Dân tộc Việt Nam từ bao nhiêu năm nay đã lầm than vì sự dối trá với nhau. Nếu còn để tình trạng này tiếp diễn trong hiện tại thì đó là lỗi của chúng ta," ông Hùng nói với BBC. Hồi tháng 3/2016, doanh nhân Lê Đình Hùng nói với BBC: "Tuyên ngôn tranh cử của tôi là "Đối đầu hay đối thoại. Chủ trương hòa hợp sẽ giúp dân tộc đoàn kết, quốc gia hưng thịnh". Tôi tự tin mình là người tiên phong tạo ra khuôn mẫu khác biệt và là hình mẫu mới cho môi trường chính trị Việt Nam". (BBC)
  6. “Hãy tống giam bà ấy”, câu nói của tỷ phú Donald Trump đã trở thành khẩu hiệu được ông và những người ủng hộ nhắc lại nhiều lần trong chiến dịch tranh cử vừa qua. Ông Trump nói bà Clinton đã phải chịu đựng rất nhiều (Ảnh: Flickr) Ông Trump từng tuyên bố sẽ cử một công tố viên đặc biệt để điều tra bà Hillary Clinton với một đám đông những người ủng hộ ông. Trong một cuộc tranh luận tổng thống, ông đe dọa “bà sẽ phải đi tù.” Nhưng giờ đây khi ông sẽ thực sự trở thành tổng thống, Trump nói rằng ông sẽ không đề nghị truy tố bà Clinton vì bà đã “phải chịu đựng rất nhiều.” Phóng viên Mike Grynbaum và Maggie Haberman của New York Times đã chia sẻ thông tin này trên mạng xã hội Twitter sau khi tham dự một cuộc họp giữa Tổng thống đắc cử và các phóng viên và biên tập viên của thời báo này. “Tôi không muốn làm tổn thương gia đình Clinton, tôi thực sự không muốn. Bà ấy đã trải qua rất nhiều điều và phải chịu đựng rất lớn theo nhiều cách khác nhau.”, bài đăng Twitter trích dẫn lời ông Trump. Quyết định này có thể là một cú sốc đối với một số người ủng hộ hăng hái nhất của Tổng thống mới đắc cử, theo CNN. Nhưng ngược lại đây có thể là một nhánh ô liu để đổi lấy cảm tình của những người ủng hộ bà Clinton. Đồng thời quyết định này cũng gửi đi một thông điệp tới các thành viên khác của Đảng Cộng hòa, theo bà Kellyanne Conway, người từng quản lý chiến dịch của ông Trump, cho biết hôm 22/11. “Tôi nghĩ rằng khi Tổng thống mới đắc cử, người cũng là lãnh đạo đảng của bạn, nói cho bạn thậm chí trước khi ông ấy thực hiện, rằng ông không muốn theo đuổi những cáo buộc này, điều đó gửi đi một bức thông điệp với ngữ điệu và nội dung rất mạnh mẽ” tới những người đảng Cộng hòa, bà Conway cho biết trong một cuộc phỏng vấn trên chương trình Morning Joe của MSNBC. Bà Conway nói bà Clinton “vẫn phải đối mặt với thực tế là đa số người Mỹ không thấy bà thành thật hay đáng tin cậy”, nhưng nói thêm rằng “nếu Donald Trump có thể giúp bà hàn gắn, thì có lẽ đó là một điều tốt để làm.”. Mời xem Video: Bộ CA hỗn loạn, Tổng Bí thư yêu cầu Trần Đại Quang chấm dứt ngay việc thanh trừng Mặc dù Tổng thống đắc cử Trump đã phá vỡ lời hứa với những người chống lại bà Clinton, đảng Dân chủ vẫn chỉ trích điều nay như một sự phi lý hoạt động điều hành của Tổng thống đắc cử, theo CNN. “Đó không phải cách làm việc. Trong nền dân chủ của chúng ta, Tổng thống không quyết định ai bị truy tố hay không bị truy tố“, Thượng nghị sĩ Chris Murphy của bang Connecticut viết trên Twitter . Mai Lan (Đại Kỷ Nguyên)
  7. Tổng thống đắc cử Donald Trump tuyên bố Mỹ sẽ bỏ Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) ngay trong ngày đầu tiên ông nhận nhiệm sở. Tuyên bố được đưa ra trong một video phác thảo những gì ông dự định làm đầu tiên khi nhậm chức vào tháng 1/2017. Việc ông Trump báo hiệu sự chấm dứt của TPP là đòn giáng xuống nhiều quốc gia mới nổi ở châu Á Việc ông Trump báo hiệu sự chấm dứt của TPP là đòn giáng xuống nhiều quốc gia mới nổi ở châu Á Hiệp định TPP được 12 quốc gia chiếm 40% nền kinh tế thế giới ký kết. Tuy nhiên, ông Trump không đề cập đến việc hủy bỏ Obamacare hoặc xây một tường tại biên giới với Mexico, hai hành động mà ông hứa hẹn trong chiến dịch tranh cử. Chiến thắng bất ngờ của Trump hai tuần trước đã làm dấy lên các cuộc biểu tình khắp nước Mỹ. TPP đã được các quốc gia gồm Nhật, Malaysia, Úc, New Zealand, Canada và Mexico tán thành năm 2015, nhưng chưa được phê chuẩn. Tôn chỉ của TPP là thắt chặt quan hệ kinh tế và thúc đẩy tăng trưởng nhưng có ý kiến nói rằng hiệp định này được đàm phán bí mật và thiên vị các tập đoàn lớn. Phản ứng trước việc Trump bỏ TPP "Không có gì bất ngờ, nhưng các chính sách thương mại của ông ấy sẽ làm suy yếu lợi ích mà TPP sẽ mang lại cho Mỹ." Parag Khanna, Trung tâm châu Á và toàn cầu hóa "Đây là tin buồn. Điều này có nghĩa là kết thúc sự lãnh đạo của Mỹ trong thương mại và trao lại trách nhiệm cho châu Á." Deborah Elms, Trung tâm Thương mại Châu Á Clinton và Trump tranh luận về TPP "Sự sụp đổ của TPP sẽ tạo ra khoảng trống ở châu Á. Có rất nhiều ý kiến cho rằng Trung Quốc giờ đây sẽ lấp đầy khoảng trống này." Harumi Taguchi, kinh tế gia Các nhà lãnh đạo châu Á-Thái Bình Dương nhóm họp tại Peru cuối tuần qua cho biết họ sẽ tiếp tục theo đuổi thỏa thuận thương mại tự do bất chấp phản đối từ phía ông Trump. Nhưng hôm 21/11, Thủ tướng Nhật Shinzo Abe cho biết thỏa thuận thương mại TPP sẽ là vô nghĩa nếu không có sự tham gia của Mỹ. RCEP Karishma Vaswani, Phóng viên về kinh doanh châu Á phân tích: "Việc Tổng thống đắc cử Trump báo hiệu sự chấm dứt của TPP là đòn giáng xuống nhiều quốc gia mới nổi ở châu Á. Chắc chắn là các nước khác có thể tiếp tục theo hiệp định với thỏa thuận riêng của họ - nhưng vấn đề là TPP sẽ về đâu nếu không có quyền tiếp cận không hạn chế thị trường Mỹ? Việt Nam và Malaysia được cho là hưởng lợi nhiều nhất từ thỏa thuận này. Hai nước này đang đưa sản phẩm vào thị trường Mỹ, nhưng hy vọng thuế quan với một số mặt hàng xuất khẩu chủ đạo sẽ được xóa bỏ. Trung Quốc có thể thúc đẩy thỏa thuận thương mại khu vực được biết đến với tên RCEP (Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực). Nhưng liệu thỏa thuận thương mại do Trung Quốc khởi xướng có mang lại những lợi ích tương tự? Một số nhà phân tích cho hay hầu hết các nước châu Á được ưu đãi tiếp cận thị trường Trung Quốc theo Hiệp định thương mại tự do Trung Quốc-Asean năm 2010. Nhưng quý vị có thể thấy một số nước châu Á bị loại khỏi TPP - như Philippines, Thái Lan và Nam Hàn - hưởng lợi từ RCEP". Mời xem Video: Chùn bước chống Tổng BT Trọng, Bộ trưởng CA Tô Lâm sẽ bị Trần Đại Quang loại bỏ Trong đoạn video được công bố, ông Trump cho biết nghị trình của ông sẽ "Ưu tiên cho nước Mỹ". Sáu động thái Trump sẽ thực hiện trong ngày đầu ở Nhà Trắng: Công bố thông báo rút khỏi TPP Hủy bỏ hạn chế về sản xuất năng lượng của Mỹ Cắt bớt các quy định về doanh nghiệp Yêu cầu thiết lập kế hoạch chống tấn công mạng Điều tra những lạm dụng trong chương trình cấp visa của Mỹ đối với lao động nhập cư khiến người Mỹ mất việc Áp lệnh cấm 5 năm cho những công chức từ nhiệm trở thành người vận động hành lang Tổng thống tân cử dành tuần vừa qua để sắp đặt nội các mới. (BBC)
  8. TS. Lê Huy Khôi, Trưởng ban Nghiên cứu và Dự báo thị trường Viện Nghiên cứu Thương mại (Bộ Công thương), cho rằng vẫn còn quá sớm để đưa ra những nhận định rằng Mỹ sẽ từ bỏ TPP. Ngày 19/11 (giờ địa phương Peru), các nhà lãnh đạo của 12 nước thành viên Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) đã nhất trí thúc đẩy các nỗ lực thực thi thỏa thuận thương mại tự do này, bất chấp sự phản đối lúc tranh cử của Tổng thống Mỹ mới đắc cử Donald Trump. Trong một cuộc họp ở thủ đô Lima của Peru bên lề Hội nghị Cấp cao Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC), các nhà lãnh đạo đã tái khẳng định sự ủng hộ đối với hiệp định TPP. Tổng thống Mexico Enrique Pena Nieto để ngỏ khả năng “hiện đại hóa” Thỏa thuận thương mại tự do Bắc Mỹ, song tái khẳng định cam kết ủng hộ thương mại tự do nói chung, trong đó có TPP. Tổng thống Mexico Enrique Pena Nieto, nói: “TPP đang trải qua một giai đoạn bất ổn lớn khi không rõ Mỹ có tham gia đến cùng hay không và cơ chế TPP có thể thành công theo cách nào. Tất cả các nước đã nỗ lực rất lớn để đạt được thỏa thuận này, vì chúng ta đều rõ nó có lợi như thế nào”. Thủ tướng New Zealand John Key tán đồng quan điểm với Tổng thống Mexico, cho rằng các thỏa thuận thương mại tự do sẽ vẫn được thúc đẩy bất chấp tình hình ở Mỹ như thế nào. Thủ tướng New Zealand John Key: “Kể cả khi nước Mỹ không muốn tham gia vào thương mại tự do, Tổng thống đắc cử Donald Trump cần phải hiểu rằng những nước khác vẫn sẽ làm được điều đó. New Zealand sẽ tiếp tục thúc đẩy thương mại tự do với các nước vùng Vịnh, với Ấn Độ, Anh, châu Âu và tìm cách tiếp cận tốt hơn với các thị trường trên toàn thế giới”. TPP đã kết thúc giai đoạn đàm phán vào tháng Mười năm ngoái và để chính thức có hiệu lực, thỏa thuận này phải được phê chuẩn chậm nhất là vào tháng 2/2018 bởi ít nhất sáu nước thành viên, chiếm 85% tổng sản lượng kinh tế của nhóm 12 nước tham gia hiệp định. Trong diễn biến có liên quan, dường như một số quốc gia khác đang chuẩn bị tiếp tục với TPP, có hoặc không có Mỹ. Theo một báo cáo của Reuters dẫn lời Bộ trưởng Kinh tế Mexico Ildefonso Guajardo nói rằng nước này, cùng với Nhật Bản, Australia, Malaysia, New Zealand và Singapore, xác định sẽ tiếp tục thỏa thuận này, độc lập với những gì Washington quyết định. Mời xem Video: DLV cao cấp Hùng Cửu Long bị người Việt tị nạn CS uýnh bét nhè khi mang cờ đỏ đến Little Sài Gòn Tại Việt Nam, câu hỏi được đặt ra là triển vọng nào cho TPP sau sự kiện ông Donald Trump được bầu làm Tổng thống thứ 45 của nước Mỹ? Trả lời câu hỏi này, TS. Lê Huy Khôi, Trưởng ban Nghiên cứu và Dự báo thị trường Viện Nghiên cứu Thương mại (Bộ Công thương), cho rằng vẫn còn quá sớm để đưa ra những nhận định rằng Mỹ sẽ từ bỏ TPP. Thứ nhất, các nghị sĩ Dân chủ phản đối TPP chứ không phải Đảng Cộng hoà. Trong khi đó, TPP được Đảng Cộng hoà ủng hộ mà giờ họ đang chiếm đa số ghế tại Quốc hội. Ngoài ra, Tổng thống Hoa Kỳ không phải là người có quyền quyết định tất cả mọi việc. Dù Tổng thống có quyết định thì Quốc hội Mỹ cũng không cho phép bởi vì danh dự, uy tín quốc tế của Hoa Kỳ. Thứ hai, TPP do chính Hoa Kỳ là nước khởi xướng và 12 nước đã bỏ ra 16 năm đàm phán. Do vậy, Hoa Kỳ chắc chắn sẽ không thể hủy bỏ TPP, mà chỉ lên giọng nhằm áp lực với các nước để ép họ phải đàm phán lại những điều khoản mà Mỹ đã nhượng bộ trước đó. Thứ ba, cả 2 Đảng của Hoa Kỳ đều có sự ủng hộ tăng cường quan hệ với Châu Á. Tương lai của Hoa Kỳ sẽ gắn chặt với tương lai của Châu Á. Chính sách kinh tế này là chiến lược xoay trục sang Châu Á mà trọng tâm là TPP. Do đó, mục tiêu và lợi ích của Hoa Kỳ trong hình thành TPP là rất lớn và rất rõ ràng. Việc hủy bỏ TPP có thể sẽ đẩy các đồng minh của Mỹ trong khu vực sang Trung Quốc, trong khi cản trở các công ty Mỹ phát triển tại các thị trường mới nổi ở Châu Á. Thứ tư, chúng ta có thể nhận thấy, Hạ viện Nhật Bản thông qua ngày 10/11/2016, bất chấp triển vọng phê chuẩn TPP tại Mỹ giảm dần sau chiến thắng của ông Donald Trump. Thứ năm, vấn đề quan điểm trong lúc vận động tranh cử của Tân tổng thống Donald Trump cho đến khi thực thi thành một chính sách trong một chính thể mới thì cần có thời gian. Trần Thành(VNTB)
  9. Đại sứ Việt Nam tại Mỹ Phạm Quang Vinh khẳng định Việt Nam sẽ tiếp tục hợp tác với chính quyền mới của Hoa Kỳ và trông đợi Tổng thống mới của Hoa Kỳ sẽ đến Việt Nam và tham dự APEC 2017. Tổng thống tân cử Hoa Kỳ Donald Trump sẽ duy trì quan hệ thân thiết giữa Mỹ và Việt Nam như hiện nay? Bản tin VOA ghi lời Đại sứ Việt Nam tại Hoa Kỳ ông Phạm Quang Vinh bày tỏ lạc quan như thế. VOA ghi rằng tại một sự kiện ở Washington hôm thứ Tư, Đại sứ Việt Nam tại Hoa Kỳ ông Phạm Quang Vinh không muốn bình luận về chính sách của chính quyền mới của Mỹ. Đại sứ Vinh nói: “Tôi không dám phán xét về những gì chưa xảy ra.” Nhưng ông tỏ ra lạc quan rằng mối quan hệ Mỹ-Việt và với khu vực sẽ không thay đổi quá nhiều. Ông nói: “Châu Á tiếp tục đóng vai trò quan trọng đối với Hoa Kỳ và muốn Hoa Kỳ hiện diện trong khu vực. Và chính quyền mới nên tiếp tục duy trì sự hiện diện trong khu vực.” Trong khi đó, báo Lao Động ghi lời ông Đại sứ Phạm Quang Vinh rằng ông mong đợi Tổng thống Donald Trump sẽ đến thăm Việt Nam trong năm 2017. Bản tin báo LĐ ghi lời Đại sứ Việt Nam tại Mỹ Phạm Quang Vinh khẳng định Việt Nam sẽ tiếp tục hợp tác với chính quyền mới của Hoa Kỳ và trông đợi Tổng thống mới của Hoa Kỳ sẽ đến Việt Nam và tham dự APEC 2017. Ngày 16.11, Đại sứ Việt Nam tại Hoa Kỳ Phạm Quang Vinh đã có buổi nói chuyện tại Trung tâm Lợi ích Quốc gia Hoa Kỳ về tương lai quan hệ Việt Nam cũng như Châu Á với Hoa Kỳ trong thời gian tới. Tham dự buổi nói chuyện có học giả và phóng viên đến từ nhiều viện nghiên cứu và hãng truyền thông lớn trên thế giới. Tại buổi nói chuyện, Đại sứ Phạm Quang Vinh nhấn mạnh, Châu Á có ý nghĩa quan trọng cả về kinh tế và chiến lược đối với Hoa Kỳ. Châu Á hiện là khu vực phát triển năng động hàng đầu trên thế giới, với những nền kinh tế lớn như Trung Quốc, Nhật Bản, đóng góp 60% GDP toàn cầu cùng một thị trường chiếm tới một nửa dân số thế giới. Các cơ chế khu vực của Châu Á như APEC, ASEM, EAS, ARF, ADMM cộng ngày được mở rộng, thu hút sự tham gia của tất cả các cường quốc trên thế giới. Mời xem Video: Bộ CA đã xác định được tên UV Bộ Chính trị tổ chức cho Trịnh Xuân Thanh bỏ trốn Báo Lao Động ghi rằng trong bối cảnh đó, Đại sứ cho rằng chính quyền kế nhiệm tại Hoa Kỳ cần tiếp tục duy trì những cam kết của mình đối với Châu Á. Điều này không chỉ xuất phát từ lợi ích của Châu Á mà còn từ chính lợi ích quốc gia của Hoa Kỳ. Báo Lao Động cũng ghi rằng: “Đại sứ cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của năm APEC 2017 tại Việt Nam, bày tỏ mong muốn hợp tác chặt chẽ với Hoa Kỳ và các nước thành viên bảo đảm thành công của tuần lễ cấp cao APEC, trông đợi Tổng thống mới của Hoa Kỳ sẽ đến Việt Nam và tham dự Hội nghị.” (Việt Báo)
  10. Hôm qua, 18/11/2016, tổng thống đắc cử Hoa Kỳ Donald Trump phải chấp nhận điều mà ông đã từng tuyên bố là không bao giờ muốn : đó là giải quyết theo thỏa thuận vụ kiện trường đại học Trump lừa đảo. Nhà tỉ phú, tổng thống tương lai của nước Mỹ đồng ý chi 25 triệu đô la để tránh phải ra tòa. Đây chỉ là một trong số hàng chục vụ kiện khác đang chờ xét xử, có liên quan đến ông Trump. Ảnh minh họa: Ông Donald Trump trong cuộc vận động tranh cử ở Tampa, Florida, Hoa Kỳ. Từ Washington, thông tín viên Jean Louis Pourtet tường trình : « Đại học Trump mở cửa năm 2004. Hàng ngàn người, trong đó có những người phải chi tới 35 ngàn đô la, đăng ký theo học với hy vọng trở thành đại gia trong lĩnh vực bất động sản, qua các bài giảng của những cộng sự thân cận với ông Donald Trump. Nhưng đó chỉ là những giảng viên tồi. Nhà trường chỉ hứa hão và đã phải đóng cửa vào năm 2010. Do vậy, các sinh viên bị lường gạt đã đệ đơn kiện tập thể về tội lừa đảo. Tuy vậy, ông Trump đã khẳng định là đa số sinh viên đã tỏ ra hài lòng về khóa học. Trong cuộc vận động tranh cử tổng thống, ứng viên của đảng Cộng Hòa còn làm cho tình hình thêm nghiêm trọng khi từ chối để một thẩm phán, sinh ra tại Hoa Kỳ, nhưng có gốc Mêhicô, xét xử vụ việc. Ông Trump cho rằng vị thẩm phán đó không thể ra phán quyết một cách công bằng. Thế nhưng, cuối cùng, ông Trum vừa mới chấp nhận giải quyết vụ việc theo thỏa thuận. Khoảng 6000 nguyên đơn sẽ được đền bù 25 triệu đô la. Ông cũng bị phạt một triệu đô la do phạm luật trong lĩnh vực giáo dục. Thỏa thuận này cho phép ông khỏi phải ra làm nhân chứng vào ngày 28/11 tại California. Xin mời quý độc giả xem Video : Lần đầu tiên Tướng CA tiết lộ hành trình và những kẻ tiếp tay cho Trịnh Xuân Thanh đào thoát Các cộng sự của ông Trump khẳng định là ông đã thắng kiện và tuyên bố là hài lòng vì tổng thống tân cử sẽ có thể tập trung toàn bộ thời gian vào việc thành lập nội các. Tuy vậy, ông Trump vẫn còn phải đối mặt với 75 vụ kiện khác đang chờ xét xử ». (RFI)
  11. Không ầm ỹ như anh em Nguyễn Trần Bạt về tư vấn đầu tư. Kiên đến với công viêc này sau nhưng chắc chắn và hiệu quả. Mỗi phi vụ thành công, Kiên kiếm từ 8 đến 10 triệu USD. Vì thế tài sản của Kiên nhiều hơn mọi người tưởng và Kiên trở thành mục tiêu cần tiêu diệt của một số người. Nguyễn Đức Kiên là một kẻ biết quá rõ nhóm làm ăn của X và Bình. Kiên có tham gia ở khoảng 100 công ty chứ không phải chục công ty như mọi người vẫn biết. Việc kiếm tiền của Kiên không phải chỉ với ngân hàng và chứng khoán. Kiên kiếm tiền bằng tư vấn đầu tư. Ai cũng biết người có công tiến cử Bình với anh Ba X và là tài phiệt cung cấp tài chính cho cuộc chay đua vị trí thống đốc cho Bình là Nguyễn Đức Kiên (Kiên Bạc). Thân đến mức Kiên đã mua cho Bình một mảnh đất gần 500 m2 ngay sát với nhà Kiên, nằm trên mặt ra Hồ Tây. Ước tính có giá thị trường thời kỳ cao điểm khoảng 250 tỷ, nhưng thời điểm này cũng phải 150 tỷ. Đây là quà Kiên tặng Bình. Khi Kiên chưa bị bắt, Bình luôn mời Kiên đến dự các cuộc họp của nội bộ ngành ngân hàng và cho Kiên được phát biểu. Có lần, Kiên lên diễn đàn của ngân hàng nhà nước tuyên bố: Trước khi đến đây, tôi đã làm việc với 2 ủy viên Bộ Chính trị và thống nhất cao là phải tái cơ cấu ngân hàng… Cơ quan điều tra đã cho biết: Để cướp được ngân hàng Sacombank, ông Trầm Bê – chủ của Ngân hàng Phương Nam đã trả công cho Kiên 850 tỷ. Trong đó, 50 tỷ Kiên rút ra để chi tiêu cá nhân, còn lại 800 tỷ Kiên đưa vào 8 sổ tiết kiệm, mỗi sổ 100 tỷ và Kiên đã đưa cho Bình ruồi 300 tỷ trả phần ăn chia. Việc này cả ngân hàng nhà nước biết, cơ quan điều tra rất rành. Oái oăm thay, khi Kiên bị bắt, Bình làm văn bản đổ hết tội cho Kiên. Bình còn chạy Bộ trưởng Trần Đại Quang, Thứ trưởng phụ trách điều tra Phạm Quý Ngọ (đã chết) và Phan Văn Vĩnh (Tổng cục trưởng cảnh sát) cùng Hoàng Nghĩa Mai – Viện phó Viện Kiểm sát nhân dân tối cao. Đầu bài đặt ra là loại hoàn toàn điều gì liên quan trách nhiệm của Binh Ruồi. Mặt khác, Bình ra các văn bản đẩy hết trách nhiệm cho Kiên, đi chạy cho Kiên phải nhận mức án chung thân trong tù thì Bình mới yên tâm với những bí mật mà Kiên đang nắm giữ, trong số đó toàn là những bí mật chết người liên quan trực tiếp đến nhóm lợi ích như Anh Ba X, Bình Ruồi và các đại gia ngân hàng khác. Người ta ví hình ảnh Bình giống như cố tình đạp thêm mấy cái nữa dành cho một thằng đã chết. Có một lời thề danh dự nữa của anh Ba X mà Quang không biết, khi quân của Quang tiến hành cho bắt Kiên Bạc. Đó là, có 3 người, kể cả quỳ xuống lạy Ba X, cũng không bao giờ bỏ qua và cân nhắc. Đó là Trần Đại Quang, tội dám phản bội; Nguyễn Bá Thanh, tội dám định lật và coi thường Ba X; Vương Đình Huệ, tội dám đánh vào sân sau của Ba là đòi truy thu thuế hơn 1000 tỷ đồng của Dầu Khí (PVN) khi Ba X đã hứa mồm rằng cho để lại PVN chi tiêu riêng. Huệ con dám truy thu và tính lại thuế của TCT xăng dầu (Petrolimex) vì đây là sân sau của Ba X và của Sinh Hùng. Sinh Hùng thì còn quy cho Vương Đình Huệ là án cháo đá bát… Cũng dễ hiều vì sao sau khi chính Trần Đại Quang chỉ đạo bắt Kiên Bạc, nhưng ngay sau đó lại giao việc điều tra cho Phạm Quý Ngọ. Việc giao vụ án Kiên Bạc cho Ngọ, Trần Đại Quang nhằm để gửi thông điệp đến cho anh Ba: Tôi xin lỗi, không biết đây là sân sau thực sự của anh, giờ biết rồi nên tôi để đệ tử của anh là Ngọ toàn quyền quyết định. Mong anh yên tâm. Bản thân Trần Đại Quang là người đầu tiên được báo về lời khai của Dương Chí Dũng, cụ thể là Phạm Quý Ngọ là người chỉ đạo Dương Chí Dũng trốn nhưng rồi vụ án này lại được giao cho Ngọ giải quyết. Vì còn một bí mật nữa đó là, chính Anh Ba X dùng máy điện thoại của một vệ sĩ riêng điện trực tiếp cho Dương Chí Dũng nói rằng: "Chú lánh đi một thời gian". Tất cả các quyết định của Quang lại để Ngọ điều tra vụ án Dương Chí Dũng và Kiên Bạc là vì như thế. Đêm bắt Kiên Bạc, nhà riêng anh Ba X ở Phan Đình Phùng sang đèn cả đêm, để anh Ba bàn mưu tính kế với thuộc hạ. Ngay sau khi bắt Kiên, rất nhiều nhân sự đã phải bỏ đi nước ngoài để nằm chờ anh Ba tài giỏi ở nhà giàn xếp. Kể cả em Phượng nhà anh Ba cũng phải bỏ đi. Dàn đệ tử này thậm chí đã làm sẵn hộ chiếu Nam Phi, nếu có biến thì sẽ qua Nam Phi. Sau khi bắt Kiên Bạc, Bình Ruồi ý thức được sự nguy hiểm nên đã sụt gần 5kg. Bản thân Phạm Quý Ngọ đã từng khoe với nhiều người: Thẳng Bình ruồi xin gặp tao 3 lần mà tao chưa cho gặp. Thế rồi việc gì đến phải đến, Thống đốc Nguyễn Văn Bình đã phải nộp cho Phạm Quý Ngọ ở nước ngoài, khi Ngọ đi chữa bệnh với số tiền khoảng 10 triệu USD. Vì thế trong cáo trạng, Ngọ và Hoàng Nghĩa Mai gạt tất cả trách nhiệm của Thống Đốc trong các vụ án liên quan đến ngân hàng. Xét ở góc độ của pháp luật thì cơ quan bảo vệ pháp luật không thể kết tội Kiên. Ngôn từ mà người ta kết tội Kiên là Cố Ý Vi Phạm Pháp Luật gây Hậu Quả Nghiêm Trọng thì ở đây chả có cái nào có thể kết tội được. Không cố ý, không vi phạm pháp luật và không có hậu quả. Mời xem Video: Choáng: Trịnh Xuân Thanh lật bài ngửa bất ngờ tiết lộ danh tính kẻ đã bảo kê cho mình đào thoát Các cơ quan từ hành chính đến tư pháp không chứng mình đàng hoàng được Kiên vi phạm ở chỗ nào. Kiên làm tư vấn đầu tư nên Kiên rất rành về văn bản pháp luật. Hơn nữa cũng không có đối tượng bị hại. Nhưng Kiên bị tiêu diệt bởi Kiên quá giàu và người ta muốn xâu xé tài sản của Kiên. Kim Lang tổng hợp từ nhiều nguồn (Tin tức Hàng ngày)
  12. Không hiểu vô tình hay hữu ý, gần cuối kỳ họp quốc hội cuối năm 2016 bất chợt nảy sinh hàng loạt câu hỏi của đại biểu quốc hội đòi lật lại vụ việc Trịnh Xuân Thanh, đặc biệt về việc ai hoặc thế lực chính trị nào đã đứng đằng sau Thanh để bảo kê cho anh ta trốn thoát. Chủ tịch quốc hội CSVN Nguyễn Thị Kim Ngân có vẻ khá lúng túng, tìm cách né tránh các câu hỏi trên. Báo chí nhà nước vừa ám chỉ thái độ tránh né trên vừa tỏ ra nghi ngờ khi dẫn lại một thông tin mới nhất được “tiết lộ” từ Thứ trưởng công an Lê Quý Vương.Theo tướng Vương, từ cuối tháng 9/2016, Interpol quốc tế đã phát lệnh truy nã đỏ đối với trường hợp Trịnh Xuân Thanh. Đây là cấp độ truy nã cao nhất và được chuyển đến nhiều quốc gia. Cách thông tin này có thể củng cố “quyết tâm chính trị” như một số quan chức công an và chính phủ đã phát ra cách đây không lâu: bằng mọi cách phải bắt bằng được Trịnh Xuân Thanh!Tuy nhiên, chi tiết khó hiểu là vào tháng 10/2016 và đến cả đầu tháng 11/2016, trong lúc một số dư luận tỏ ra nghi ngờ về sự chậm chạp của Interpol quốc tế trong việc đưa tên Trịnh Xuân Thanh vào lệnh truy nã, lại không thấy Bộ Công an thông tin về “lệnh truy nã đỏ”. Chẳng lẽ khi đó Bộ Công An vẫn không biết được Interpol quốc tế đã đưa Trịnh Xuân Thanh vào danh sách truy nã đỏ từ cuối tháng 9/2016? Còn nếu đã biết, tại sao không thông tin để tránh “gây hoang mang nghi ngờ trong quần chúng và cán bộ đảng viên”?Một chi tiết khác có vẻ không đồng pha với tuyên bố chắc nịch của tướng Vương về lệnh truy nã đỏ đối với Trịnh Xuân Thanh chính là lời của ông Vương: “Đã là điều tra thì có những thông tin liên quan đến vụ án đưa ra đôi khi bất lợi. Chúng ta đang họp QH, có những việc diễn ra tại đây, nhưng chỉ một phút sau lên mạng hết vì thế giới phẳng. Trịnh Xuân Thanh cũng đang theo dõi qua mạng”.Cần chú ý là vào những ngày này, trong dư luận bất chợt rộ lên tin đồn về việc Trịnh Xuân Thanh đã ra đầu thú, đã bị bắt, đã bị dẫn độ về Việt Nam…Nhưng lời tự sự “Trịnh Xuân Thanh cũng đang theo dõi qua mạng” của tướng Lê Quý Vương lại cho thấy một thực tại chắc chắn là Trịnh Xuân Thanh chưa hề bị bắt. Mà như vậy, tương lai của chiến được tuyên truyền là “chống tham nhũng” của ông Nguyễn Phú Trọng xem ra còn quá xa vời. Xin mời quý độc giả xem Video : Từ Canada Trịnh Xuân Thanh tự tin thách lãnh đạo Bộ Công An sang dẫn độ Cho tới nay, tất cả các mũi tiến công của Tổng bí hư Trọng vào vụ “Vũ Đức Thuận và đồng bọn”của PVC, vụ Núi Pháo, Vụ MobiFone đều chưa đi đến đâu, mặc dù chiến dịch này đã được ông Trọng khởi phát từ đầu tháng 6/2016.Trong khi đó, vụ Vũ Huy Hoàng đang lộ ra bế tắc rõ rệt. Và nếu ông Trọng có xử tù được Vũ Huy Hoàng, thì có lẽ cũng chẳng có ý nghĩa lớn lao gì. Vì nhiều khả năng sau ông Hoàng sẽ khó dẫn đến một “cá lớn” nào. Và cứ như trêu ngươi ông Trọng, một đàn em của ông Vũ Huy Hoàng là Vũ Đình Duy lại vừa trốn thoát thành công ra nước ngoài ngay trước mũi công an.Lê Dung(SBTN )
  13. Hôm 16/11, trong bài phát biểu trước báo giới tại Trung tâm Lợi ích quốc gia ở thủ đô Washington (Hoa Kỳ), đại sứ Việt Nam tại Mỹ, ông Phạm Quang Vinh, đã nhấn mạnh tầm quan trọng của Châu Á cả về mặt kinh tế lẫn chiến lược, với sự trỗi dậy của Trung Quốc, Ấn Độ và nhiều nước khác. Tuy nhiên ông cho rằng Hoa Kỳ vẫn đóng vai trò quan trọng số một tại khu vực. Ông nói: “Về mặt chiến lược, chúng ta có những nước lớn trong khu vực, số một vẫn là Hoa Kỳ, một quốc gia có vai trò đặc biệt quan trọng. Xếp thứ hai và thứ ba lần lượt là Nhật Bản và Trung Quốc với vai trò ngày càng tăng trong khu vực và trên toàn thế giới.” Ông Vinh cho rằng quan hệ giữa Mỹ và các nước trong khu vực Châu Á có lịch sử lâu dài và mật thiết. Vẫn theo lời ông, Việt Nam hy vọng và tin rằng rằng chính phủ Hoa Kỳ sẽ tiếp tục đặt ưu tiên cho mối quan hệ này. TPP và quan hệ Việt Nam- Hoa Kỳ trong nhiệm kì Tổng thống đắc cử Donald Trump Khi được hỏi về kế hoạch của Việt Nam trước những thay đổi trong chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ dưới thời Tổng thống đắc cử Donald Trump, đại sứ Việt Nam tỏ ra khá dè dặt. Tuy nhiên, ông Vinh cho rằng quan hệ hai nước đang phát triển tốt đẹp đặc biệt trong lĩnh vực thương mại, du lịch, giáo dục, và xử lý môi trường ô nhiễm dioxin tại Việt Nam. Một trong những trọng tâm của cuộc trao đổi lần này là vấn đề Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP). Tổng thống đắc cử Donald Trump trong quá trình tranh cử đã liên tục khẳng định sẽ rút Hoa Kỳ ra khỏi hiệp định này. Chính quyền của Tổng thống Barack Obama mới đây cũng tuyên bố ngừng nỗ lực để Quốc hội phê chuẩn TPP. Hôm 17/11, Thủ tướng Việt Nam ông Nguyễn Xuân Phúc cũng cho biết “Việt Nam chưa có đủ cơ sở trình tham gia TPP”. Đại sứ Phạm Quang Vinh cho rằng nếu không có TPP, Việt Nam-Hoa Kỳ vẫn là Đối tác toàn diện, cùng tham gia nhiều diễn đàn, tổ chức quốc tế. “Mỹ và Việt Nam đã xác lập quan hệ đối tác toàn diện, trong đó bao gồm nhiều lĩnh vực từ chính trị, kinh tế, giáo dục, an ninh và cả vấn đề nhân quyền. Chúng tôi tin rằng cho dù hai nước có thể chế chính trị xã hội không giống nhau, chúng ta đều là thành viên của Liên hiệp quốc. Hai nước đã có những kênh đối thoại hiệu quả để giải quyết những khác biệt, và tôi tin rằng cho dù ai trở thành Tổng thống kế tiếp của Hoa Kỳ, hai nước sẽ tiếp tục hợp tác trong tất cả lĩnh vực.” Ông Vinh cũng khẳng định Việt Nam luôn quan tâm đến vấn đề nhân quyền cho dù thừa nhận quan liêu, tham nhũng đang là những trở lực lớn trong quá trình dân chủ hoá. Quan hệ Việt- Mỹ- Trung và việc dạy tiếng Trung tại trường phổ thông Trong cuộc thảo luận lần này với báo chí, đại sứ Việt Nam tại Hoa Kỳ tái khẳng định cam kết của Việt Nam trong việc đa phương hoá, đa dạng hoá và mong muốn củng cố mối quan hệ với hai siêu cường thế giới là Mỹ và Trung Quốc. Trả lời câu hỏi của phóng viên VOA về việc dạy tiếng Trung bắt buộc tại các cấp học của Việt Nam, ông Vinh cho biết: “Khi nền kinh tế mở cửa, Việt Nam hội nhập nhiều hơn với thế giới, thì việc học các ngoại ngữ, trong đó có tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Nga, Nhật, Hàn và cả tiếng Trung, là một nhu cầu của người dân hơn là một thứ bắt buộc. Đây là kết quả của quá trình toàn cầu hoá, sức ép của nhu cầu tìm việc và cơ hội làm ăn.” Mời xem Video: Từ Canada Trịnh Xuân Thanh tự tin thách lãnh đạo Bộ Công An sang dẫn độ Trước đó ngày 22/09, bộ GD-ĐT Việt Nam đã có thông tin chính thức giải thích về kế hoạch thí điểm đưa chương trình giảng dạy tiếng Nga, tiếng Trung vào các trường, trong đó khẳng định học sinh có thể lựa chọn 4 thứ tiếng, trong đó có tiếng Trung là ngoại ngữ bắt buộc. Đông Hải (VOA)
  14. Trong các chiến dịch vận động tranh cử Tổng thống Mỹ, từ Tổng thống Carter tới Tổng thống Reagan, không phải là tất cả những lời hứa hẹn đưa ra đều trở thành hiện thực. Theo ông Ralph Cossa thuộc Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế thì tới phân nửa những lời hứa hẹn của ứng cử viên sẽ không được thực hiện: “Thách thức ở đây là tìm ra phân nửa nào sẽ được thực hiện”. Đại sứ Việt Nam tại Hoa Kỳ Phạm Quang Vinh. (Ảnh tư liệu) Ông Cossa nói với VOA: “Sẽ không mấy thực tế và công bằng đối với ứng cử viên nếu chúng ta tập trung quá mức vào những lời hứa hẹn to tát đưa ra trong chiến dịch tranh cử. Giả thiết của tôi là mọi sự sẽ như cũ cho tới khi có ai đó thuyết phục được tôi là chính quyền mới thực sự có ý định thay đổi hiện trạng, và có khả năng để biến điều đó thành hiện thực.” Nhưng những tuyên bố của ông Trump về chính sách đối với Châu Á xem ra vượt quá giới hạn thông thường so với các ứng cử viên Tổng thống Mỹ khác. Nhiều tuyên bố của ông là đề tài đang làm bận tâm Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe khi ông và ông Trump gặp nhau ở New York vào chiều tối ngày thứ Năm, cuộc gặp đầu tiên của Tổng thống tân cử Mỹ với một nguyên thủ nước ngoài kể từ sau cuộc bầu cử. Sau đây là một trong số những tuyên bố của tỷ phú Donald Trump về chính sách châu Á trong cuộc vận động tranh cử của ông: Ông Trump đề nghị Hoa Kỳ nên rút binh lính ra khỏi Nhật Bản và Nam Triều Tiên trừ phi hai nước chia sẻ gánh nặng tài chính cho sự hiện diện của lực lượng Mỹ trú đóng tại những nước này. Trên thực tế, Seoul và Tokyo trả phân nửa chi phí đóng quân của Mỹ. Ông nói rằng hai quốc gia này nên tự túc về an ninh. Trong tình huống rút hết binh sĩ Mỹ mà xảy ra chiến tranh giữa Nhật Bản và Bắc Triều Tiên thì ông Trump hồi tháng Tư nói Nhật Bản phải tự phòng vệ. Ngoài ra, Ông Trump cũng có những phát biểu rất mạnh mẽ về chính sách đối với Trung Quốc. Ông hứa sẽ áp đặt mức thuế 45% đối với hàng nhập khẩu từ Trung Quốc, một động thái có thể gây ra một chiến tranh thương mại với nước này. Ông chống đối Hiệp định Hợp tác Xuyên Thái Bình Dương TPP, tâm điểm của các nỗ lực của Toà Bạch Ốc nhằm tái cân bằng lực lượng của Mỹ, xoay trục sang Châu Á. Về vấn đề Bắc Triều Tiên, một quốc gia trong khu vực đang làm đau đầu cộng đồng quốc tế, ông Trump không có một thông điệp nhất quán, ông nói ông sẵn sàng thương lượng với lãnh tụ Kim Jong Un của nước này, và có lúc tỏ ý mong Trung Quốc ám sát ông Kim. Những lời bình luận này đã gây quan ngại sâu sắc cho giới quan sát, họ cho rằng quan điểm của ông Trump hình như thể hiện một sự thay đổi căn bản trong chính sách của Hoa Kỳ về châu Á được sự đồng thuận của cả hai đảng trong nhiều thập kỷ qua. Ông James Schoff, một nhà nghiên cứu lão thành thuộc Viện Carnegie nghiên cứu hoà bình quốc tế ở thủ đô Washington, nói: “Trong lúc nhiều ứng viên tổng thống đề xuất thay đổi chiến lược châu Á, đa số làm như vậy trong khi vẫn trấn an các đồng minh của Hoa Kỳ là họ không muốn lật ngược trật tự thế giới sau chiến tranh thế giới thứ 2.” Xin mời quý độc giả xem Video : Trịnh Xuân Thanh nhờ Người Buôn Gió hẹn Thứ trưởng CA Lê Quý Vương gặp tại Canada Ông Katsuyuki Kawai, cố vấn của Thủ tướng Nhật Bản cũng là người giàn xếp cuộc gặp gỡ giữa ông Trump và ông Abe, cho biết các cố vấn của ông Trump đã nói với ông rằng: “Chúng tôi không bận tâm xét nét từng lời phát biểu của ông Trump khi vận động trước công chúng.” Nhiều nhà lãnh đạo châu Á đang dõi theo mọi động thái của ông Trump Tại một sự kiện ở Washington hôm thứ Tư, Đại sứ Việt Nam tại Hoa Kỳ ông Phạm Quang Vinh không muốn bình luận về chính sách của chính quyền mới của Mỹ. Đại sứ Vinh nói: “Tôi không dám phán xét về những gì chưa xảy ra.” Nhưng ông tỏ ra lạc quan rằng mối quan hệ Mỹ-Việt và với khu vực sẽ không thay đổi quá nhiều. Ông nói: “Châu Á tiếp tục đóng vai trò quan trọng đối với Hoa Kỳ và muốn Hoa Kỳ hiện diện trong khu vực. Và chính quyền mới nên tiếp tục duy trì sự hiện diện trong khu vực.” Nhà phân tích Cossa ở Hawaii cũng đồng ý với ý kiến của Đại sứ Việt Nam tại Hoa Kỳ. Ông dự báo chính sách châu Á của Hoa Kỳ sẽ “tiếp tục theo hướng đi hiện nay.” William Gallo (VOA)
  15. Hèn chi ông đăng đàn nói lắp lung tung. Dù có sinh ra tại một số địa phương mắc phải tật nói lắp nhưng nếu như theo lý lịch học vấn tự khai, ông Nhạ đáng lẽ đã sửa được tật này từ lâu lắm do đã được đi đây đó nhiều nơi, tiếp xúc nhiều người nói giọng chuẩn, ông sẽ thừa sức sửa được tật nói lắp. Truy cập vào trang cổng thông tin điện tử chính phủ nước CHXHCN Việt Nam, mục "Tiểu sử lãnh đạo" và mục "Quá trình đào tạo", bạn sẽ thấy hồ sơ của ngài bộ trưởng cực kỳ "hoành tráng": Năm 2002: Sau Tiến sĩ (Fulbright Scholar), Georgetown University (USA). Năm 2000: Tiến sĩ; Viện Kinh tế Thế giới; Chuyên ngành: Kinh tế thế giới và Quan hệ kinh tế quốc tế. Năm 1994: Sau Đại học Manchester University (UK); Chuyên ngành: Kinh tế phát triển. Năm 1985: Đại học; Khoa Kinh tế- Đại Học Quốc Gia Hà Nội (Đại học Tổng hợp); Chuyên ngành: Kinh tế thế giới và quan hệ kinh tế quốc tế. Để tiện cho các bạn đang sinh sống ở mấy xứ tư bản "giãy chết" theo dõi vì có một số thuật ngữ học thuật nên dùng tiếng Anh thì mới hiểu rõ nó thật sự là gì, xin tóm tắt SƠ YẾU HỌC VẤN BẰNG TIẾNG ANH CỦA BỘ TRƯỞNG PHÙNG XUÂN NHẠ: Post-doctoral in Economics (Fulbright Scholar), Georgetown University, USA, 2001-2002. Ph.D. in Economics, Institute of World Economy, Hanoi, Vietnam, 1999. Postgraduate Diploma in Economics, University of Manchester, UK, 1994. B.A. in Economics, Hanoi University, Hanoi, Vietnam, 1985. Hết sức chú ý nha: Năm 2002 ông Phùng Xuân Nhạ khai là Sau Tiến sĩ (Fulbright Scholar), Georgetown University (USA). Nhưng chỉ là được nhận vào chương trình học bổng Scholarship trao đổi học sinh do Đại Sứ Quán Mỹ tổ chức tại Việt Nam. Ông Phùng Xuân Nhạ có tên được nhận chương trình Scholarship trao đổi học sinh của Đại Sứ Quán Mỹ nhưng chưa bao giờ học tại Mỹ, do đó ông khai là Sau Tiến sĩ tại trường Georgetown University (USA) là khai man vì ông chỉ nhận được Scholarship nhưng chưa học qua. Ông Phùng Xuân Nhạ khai năm 2000: Tiến sĩ; Viện Kinh tế Thế giới; Chuyên ngành: Kinh tế thế giới và Quan hệ kinh tế quốc tế. Vào thời điểm này ông Nhạ chỉ là giáo viên ở Đại Học Tổng Hợp Hà Nội (cũ), tức Đại Học Quốc Gia Hà Nội khi đã đổi tên. Trong năm 1999 ông được cấp bằng Tiến Sĩ Kinh Tế nhưng lại chưa học qua thạc sĩ? Ông Phùng Xuân Nhạ khai năm 1994: Sau Đại học Manchester University (UK); Chuyên ngành: Kinh tế phát triển. Thực tế là năm 1994, ông Phùng Xuân Nhạ ghi danh học trường Manchester University (UK) có nhánh ở Nga chứ không phải ở UK. Ông không hề ra trường tiến sĩ hay cử nhân tại Manchester University (UK) mà chỉ là đăng ký học với Transcript là bằng Cử Nhân ở Đại Học Hà Nội. Ông học trường Manchester University (UK) với Certificate kinh tế tương đương cấp Trung Học "Graduate diploma in economy from Manchester University in the UK". Ông khai là năm 1994: Sau Đại học Manchester University (UK); Chuyên ngành: Kinh tế phát triển. Sự thật ông chưa đậu bằng Cử Nhân nào ở Manchester University (UK) thì không thể gọi là "Postgraduate Diploma in Economics" ở trường này, mà chỉ được gọi là "Postgraduate Diploma in Economics" ở Đại học Hà Nội. Túm cái quần què lại là: Bộ trưởng Bộ Giáo Dục & Đào tạo Phùng Xuân Nhạ chỉ thật sự đậu bằng Cử Nhân Kinh Tế tại trường Đại Học Hà Nội và một bằng tương đương Trung Học ở Nga về Kinh Tế của chi nhánh trường Manchester University (UK). Sau đó ông trở về Đại Học Hà Nội thì ở Việt Nam "ai đó" đã cấp cho ông Nhạ bằng Tiến Sĩ khi chưa hề học qua thạc sĩ! Bằng tiến sĩ của ông Nhạ là do Viện Kinh Tế Thế Giới (của Việt Nam) cấp năm 1999. Ông Nhạ không hề có bằng cấp sau đại học hay tiến sĩ gì của nước ngoài! Hèn chi ông đăng đàn nói lắp lung tung. Dù có sinh ra tại một số địa phương mắc phải tật nói lắp nhưng nếu như theo lý lịch học vấn tự khai, ông Nhạ đáng lẽ đã sửa được tật này từ lâu lắm do đã được đi đây đó nhiều nơi, tiếp xúc nhiều người nói giọng chuẩn, ông sẽ thừa sức sửa được tật nói lắp. Hơn nữa, đi nước ngoài quá nhiều, nói chuyện, tiếp xúc nhiều người nước ngoài thì cái lưỡi đã phải "mềm ra" rất nhiều do phải thường xuyên "luyện giọng" để phát âm tiếng nước ngoài cho chuẩn. Hèn chi, trả lời báo chí và thậm chí cả lúc trả lời chất vấn các đại biểu khi họp quốc hội, ông Nhạ vẫn phát ngôn lung tung về nữ giáo viên bị điều đi làm "Thúy Kiều", thể hiện tầm nhận thức cũng như tư duy không xứng với một lô lông lốc các bằng cấp cấp cao của ngoại quốc mà ông kê khai. Nhân dân tránh vỏ dưa lại gặp vỏ dừa rồi. Tân bộ trưởng bộ Giáo Dục có khi còn tệ hơn cựu bộ trưởng bộ này, ông Phạm Vũ Luận - người xem giáo dục là trận đánh chứ không phải là nơi đào tạo con người có nhân cách tốt. Mời xem Video: Rộ tin đồn sắp khởi tố bà Nguyễn Thanh Phượng con gái cựu Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng Ai quan tâm có thể vào đọc tóm tắt (Abstract, 25 trang) luận án tiến sĩ của ông Phùng Xuân Nhạ. Luận án có tên “Vai trò của đầu tư trực tiếp nước ngoài trong quá trình công nghiệp hóa ở mailaixia, 1999” với nơi bảo vệ là Viện Kinh Tế Thế Giới (của Việt Nam). Ông Nhạ không hề có bằng cấp sau đại học hay tiến sĩ gì của nước ngoài như ông ấy tự khai ! Luận án tiến sĩ gì mà sai cả chính tả, tên các quốc gia viết sai lung tung. Thảo nào ông ấy... nói ngọng! Tèo Ngu Khìn (Nhà báo Tự do)
  16. Trong một chế độ công an trị, việc một cán bộ mắc một loạt sai phạm, lại nằm trong danh sách bị khởi tố lại có thể thoải mái trốn sang nước ngoài. Dư luận cho rằng, phải có người giúp đỡ nên ông Thanh mới có thể dễ dàng tẩu thoát ra nước ngoài, và để làm được việc đó phải là người của công an. Thượng tướng Lê Quý Vương, thứ trưởng Bộ Công an Câu chuyện ông Trịnh Xuân Thanh lại một lần nữa lại khiến dư luận trong nước chú ý. Ngày 17/11, bên lề cuộc họp Quốc hội CSVN, thượng tướng Lê Quý Vương, thứ trưởng Bộ công an nói rằng, Ban thư ký của Interpol đã ra lệnh truy nã quốc tế đối với ông Trịnh Xuân Thanh từ ngày 29/9, sau khi nhận được yêu cầu từ phía công an Việt Nam. Cũng trong lần trả lời báo chí, tướng Lê Quý Vương nhận được khá nhiều câu hỏi về việc tại sao lại có những người phạm tội nghiêm trọng nhưng lại trốn ra nước ngoài một cách êm ả. Ông Vương cho biết, có chuyện tẩu thoát như vậy, nhưng ông không thể trả lời vì vụ án vẫn đang trong giai đoạn điều tra. Ông sợ những thứ ông nói ra thì nghi phạm Trịnh Xuân Thanh có thể biết được. Điều khiến người dân vô cùng thắc mắc là tướng Vương nói ông Trịnh Xuân Thanh đã bị Interpol truy nã từ ngày 29/9, nhưng trên danh sách truy nã của tổ chức này vẫn không có tên ông Thanh. Trả lời về vấn đề này, tướng Vương khẳng định: “Đây là lệnh truy nã đỏ, nhiều nước đã nhận được”. Tướng công an CSVN Lê Quý Vương trả lời báo chí bên lề cuộc họp Quốc hội. Ảnh: Dân Việt Trịnh Xuân Thanh đã bị Bộ công an Việt Nam truy nã từ ngày 15/9 vì tội Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng. Tổng số tiền mà ông này làm thất thoát lên đến 134 triệu Mỹ kim. Toàn bộ thất thoát, sai phạm này đều được diễn ra dưới thời ông làm Chủ tịch Hội đồng quản trị Tổng Công ty Xây lắp Dầu khí. Ông Trịnh Xuân Thanh, người từng là phó Chủ tịch tỉnh Hậu Giang, Đại biểu Quốc hội. Ngay sau nhận được thông tin hồ sơ của mình bị chuyển sang cho công an thụ lý, ông Trịnh Xuân Thanh đã xác định được tương lai của mình chắc chắn sẽ là nhà tù. Do đó, ông này nhanh chóng chuồn khỏi Việt Nam. Việc trốn chạy của Trịnh Xuân Thanh đã làm cho dư luận hết sức ngạc nhiên. Vì trong một chế độ công an trị, việc một cán bộ mắc một loạt sai phạm, lại nằm trong danh sách bị khởi tố lại có thể thoải mái trốn sang nước ngoài. Dư luận cho rằng, phải có người giúp đỡ nên ông Thanh mới có thể dễ dàng tẩu thoát ra nước ngoài, và để làm được việc đó phải là người của công an. Mời xem Video: Tướng Tô Lâm chỉ trích Nguyễn Phú Trọng dung túng các dâm quan Một người khác cũng bỏ trốn ra nước ngoài sau khi gây ra một loạt sai phạm là ông Vũ Đình Duy. Ông này từng là Tổng giám đốc công ty Cổ phần hóa dầu và xơ sợi dầu khí (PVTex), thành viên Hội đồng thành viên Tập đoàn Hóa chất Việt Nam. Ông Duy bị cáo buộc đã gây ra thất thoát khoảng 7,000 tỷ. Ông Vũ Đình Duy, được cho là anh em bạn dì với ông Trịnh Xuân Thanh. Theo báo chí trong nước cho biết, ông Vũ Đình Duy đã trốn ra nước ngoài vào ngày 22/10. Cùng chung một kịch bản như ông Trịnh Xuân Thanh, ngay sau khi thanh tra chuyển hồ sơ của vụ án sang cho bên công an thụ lý, ông Vũ Đình Duy đã trốn ra nước ngoài. Từ những nguồn tin mà chúng tôi thu thập được, ông Trịnh Xuân Thanh và ông Vũ Đình Duy là anh em bạn dì với nhau. Nguoi Quan Sat(Calitoday)
  17. Trịnh Xuân Thanh nhờ tôi đưa lời khẳng định với dư luận, anh ta không hề có ý định đầu thú, không hề bị nguy hiểm, anh ta đang lo một số thủ tục để ổn định cuộc sống. Mọi thứ đang diễn ra với anh ta đều bình an và thuận lợi. Nếu ông Lê Quý Vương bảo đảm đi môt mình đến gặp tôi, trong vòng hai ngày tôi sẽ thu xếp để ông gặp Trịnh Xuân Thanh nói chuyện. Trịnh Xuân Thanh hôm nay thế nào? Nghị trường Việt Nam nóng bỏng vì câu chuyện về Trịnh Xuân Thanh. Mới hôm trước nhiều ông nghj gà gật ngủ trong hội trường đang họp, mặc kệ các đại biểu khác phát biểu, chất vấn gì. Dưới đây là tấm hình quốc hội họp ngay 15. Nhưng đến hôm sau thì khác. Màn chất vấn của đại biểu Quảng Nam Ngô Văn Minh đã đề nghị làm rõ chuyện Trịnh Xuân Thanh trốn thoát. Bà chủ tịch quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đã cắt gang vì lý do không có thời gian, đang trong thời gian điều tra. Ngay sau đó bên lề quốc hội, ông Lê Quý Vương, thứ trưởng bộ công an đã có cách gỡ thể diện cho quốc hội, chính phủ , đảng bằng một cuộc trả lời phỏng vấn báo chí bên lề hành lang quốc hội. Ông Vương giải thích “Đã là điều tra thì có những thông tin liên quan đến vụ án đưa ra đôi khi bất lợi. Chúng ta đang họp QH, có những việc diễn ra tại đây, nhưng chỉ một phút sau lên mạng hết vì thế giới phẳng. Trịnh Xuân Thanh cũng đang theo dõi qua mạng”, tướng Vương phân tích. Từ lời giải thích này của ông Vương, cho thấy nội bộ đảng CS nghi ngờ , không hề tin tưởng nhau. Nói như vậy hẳn ông Vương muốn ám chỉ ngay trong mấy trăm đại biểu quốc hội ngồi đây, có người tiếp tay đưa thông tin cho Trịnh Xuân Thanh hoặc sẵn sàng tuồn tin ra ngoài trong '' một phút''. Nhưng ông cũng gián tiếp khẳng định một điều là Trịnh Xuân Thanh đang ung dung ở đâu đó, ngồi theo dõi các ông làm gì qua mạng internet. Ngoài ra ông Vương cũng lý giải việc Trịnh Xuân Thanh biến mất không phải lỗi của ngành công an. "Đây là vụ án nhận kết quả từ công tác thanh tra, kiểm tra. Khi tiếp nhận hồ sơ phải có một quá trình nghiên cứu theo quy trình giải quyết về tin báo tố giác tội phạm, nên phải có thời gian nên đây là một cái khó cho lực lượng Công an”, Thứ trưởng Vương nói. Ông cũng cho hay, tất cả những vấn đề trong vụ án phải xem xét, trong khi nó xảy ra từ năm 2008 -2013. Tổng cộng PVC có 43 công ty. Trong thời điểm đó họ cùng thực hiện 67 dự án, công trình, nhiều công trình đang làm dở dang chưa quyết toán - tất cả những yếu tố đó đặt ra áp lực lớn về công tác điều tra. Ông cũng nói thêm, liên quan đến kinh tế với hành vi làm trái gây hậu quả theo quy định của pháp luật phải có giám định như giám định về tài chính, kỹ thuật. Như lời của ông Vương nói về quy trình trên, thì việc để Trịnh Xuân Thanh có thời gian bên ngoài dài, chủ động trốn thoát được là lỗi của Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng. Sự việc xảy ra từ rất lâu, từ trước cả nhiệm kỳ đầu tiên của Nguyễn Phú Trọng. Vậy ông Trọng làm gì trong 3 năm làm chủ tịch quốc hội, 5 năm làm tổng bí thư khoá 11, đến khi đầu khoá 12 mới chỉ đạo xử lý vụ việc này. Chưa kể quá trình xử lý lại của ban kiểm tra trung ương kéo dài mấy tháng, cơ quan công an không được vào cuộc vì Trịnh Xuân Thanh thuộc diện quản lý trung ương. Phải chờ đợi kết quả của ban kiểm tra trung ương, chỉ đạo của Nguyễn Phú Trọng, lúc đó bộ công an mới vào cuộc. Chính vì vậy khi được thông báo của uỷ ban kiểm tra trung ương, ban bí thư bộ công an mới vào cuộc. thực hiện các biện pháp giám sát. Nhưng lúc đó thì đã muộn. Nguyên nhân là sự non kém của ông Trọng trong xử lý vụ việc này, thiếu quyết đoán, để kéo dài. Có lẽ ông Trọng đã để vụ việc Trịnh Xuân Thanh nhiều năm trời như của để dành, đến nhiệm kỳ thứ hai muốn thị uy hay muốn làm chuyện lớn che đậy Formosa. Nên cùng ngày Formosa thú tội, ông Trọng đánh trống mở cờ chỉ đạo xử lý Trịnh Xuân Thanh, việc chỉ đạo này song song với vụ Formosa đang nóng hổi. Đã khiến mục đích kép làm chìm Fomosa của ông Trọng thành công khi chuyển hướng dư luận. Việc nhùng nhằng để Trịnh Xuân Thanh trốn thoát, lại thêm được cái cớ để ông Trọng đổ tội cho bộ công an có vấn đề, ông nhảy vào ban cán sự đảng bộ công an để tham gia kiểm soát bộ này, tăng thêm quyền lực của cá nhân. Trả lời báo chí ngoài lề hành lang quốc hội, ông Vương còn cho biết vụ việc Trịnh Xuân Thanh được phát truy nã đỏ toàn thế giới. Nhiều nước đã nhận được bản truy nã này của bộ công an Việt Nam. Nhưng chuyện nhận được là nhận được, còn cảnh sát quốc tế có làm theo yêu cầu của bộ công an Việt Nam không lại là chuyện khác. Việc gửi lệnh truy nã như thế chỉ có tình hình thức ban đầu như chuyển một công văn, bức thư. Còn người nhận thư họ thấy có phải trách nhiệm họ thực hiện yêu cầu đó không mới là vấn đề. Ông Vương nói đúng trên mặt hình thức là đã gửi truy nã đỏ Trịnh Xuân Thanh, nhưng ông cũng khôn ngoan giới hạn đến đó mà không cam đoan gì thêm. Trong bài viết trước có nói đến việc nói về khả năng đầu thú của Trịnh Xuân Thanh. Một số người hiểu nhầm rằng Trịnh Xuân Thanh muốn ra đầu thú, nhưng sợ cơ quan công an, đảng csvn không giữ lời. Nên không dám ra đầu thú. Sự hiểu lầm này dẫn đến bộ công an cũng cử một vị tướng đến gia đình Trịnh Xuân Thanh, thuyết phục Thanh ra đầu thú, sẽ được hưởng khoan hồng tối đa. - Chỉ đi tù vài năm rồi về. Đó là lời hứa hẹn của một vị tướng công an với gia đình Trịnh Xuân Thanh. Nhiều tin đồn đoán Trịnh Xuân Thanh đã bị bắt, đã ra đầu thú, thậm chí có tin đã giải về Việt Nam. Như chúng ta đều biết, một người bình thường khá giả ở Việt Nam còn muốn ra nước ngoài sống, họ tìm đủ mọi cách để đi, kết hôn, làm việc, đầu tư...những người nghèo hơn thì đặt nhà cho ngân hàng đi du lịch rồi trốn ở lại bất hợp pháp. Có đến hàng nghìn người Việt Nam không giấy tờ, bất hợp pháp như vậy sống ở các nước tư bản. Chẳng lẽ một người như Trịnh Xuân Thanh lại đi về đầu thú, chịu án tù, sau khi đã viết đơn từ đảng và chỉ trích đương kim TBT Nguyễn Phú Trọng. Câu chuyện ra đầu thú của Phú Ông và Thằng Bờm, nhưng chuyện có ra đầu thú hay không là của Thanh, và Thanh không phải thằng bờm. Đến thằng bờm nó còn không tin cái quạt mo đổi được ba bè gỗ lim, ao sâu cá mè. Thì chả có lẽ gì Trịnh Xuân Thanh lại đi về chịu án tù qua một phiên toà xử bất công, không được thanh mình, biện luận. Bằng chứng ông Nguyễn Như Phong chỉ đưa thông tin về Thanh một cách khách quan đã bị xử lý cách chức. Đến lúc này, việc Trịnh Xuân Thanh có ý định đầu thú hoàn toàn không có một mảy may. Thông báo này để cho bộ công an biết, khỏi mất công tìm đến người thân của Trịnh Xuân Thanh thuyết phục. Việc thứ hai về truy nã đỏ, những người bạn của Trịnh Xuân Thanh đã nghiên cứu kỹ hệ thống pháp luật của nước Thanh đang trú ngụ. Có sự tham vấn của các luật sư nước sở tại để chắc chắn một điều từ nơi này, lệnh truy nã đỏ của bộ công an với Trịnh Xuân Thanh hoàn toàn vô giá trị. Mời xem Video: Nguyễn Tấn Dũng đóng vai trò gì trong cuộc chiến Nguyễn Phú Trọng-Đinh La Thăng? Những tấm hình trong bài Trịnh Xuân Thanh Và Nơi Đây Bình Minh Yên Tĩnh, cho thấy Thanh đi lại ngoài phố, ngồi quán xá, đi dạo trong công viên... đã chứng tỏ Thanh không hề lo ngại cảnh sát nước sở tại đụng chạm gì đến anh ta. Đây là những tấm hình thật, không hề chỉnh sửa, nguyên bản khi đưa lên mạng. Cách đây 1 tiếng đồng hồ, Trịnh Xuân Thanh nhờ tôi đưa lời khẳng định với dư luận, anh ta không hề có ý định đầu thú, không hề bị nguy hiểm, anh ta đang lo một số thủ tục để ổn định cuộc sống. Mọi thứ đang diễn ra với anh ta đều bình an và thuận lợi. Có thể vào những ngày tới đây, sẽ có chùm ảnh sinh hoạt của Trịnh Xuân Thanh trong ngôi nhà mà anh ta đang sống. Nếu ông Lê Quý Vương bảo đảm đi môt mình đến gặp tôi, trong vòng hai ngày tôi sẽ thu xếp để ông gặp Trịnh Xuân Thanh nói chuyện, không phải qua lại gặp phụ huynh , con cái Trịnh Xuân Thanh làm gì. Đây cũng là đề nghị của Trịnh Xuân Thanh nhờ tôi dẫn ông đi, nếu ông có nhu cầu. Không phải là ý kiến đề nghị của tôi. Nhưng nếu ông Lê Quý Vương cần, tôi sẽ thực hiện. Người Buôn Gió (Blog Người Buôn Gió)
  18. Nhà dân chủ Mai Dũng, thành viên "Đảng Cộng Sản Việt Tân" quốc nội - một nhân vật "nổi tiếng" về chuyện dối trá và lường gạt CHUYỆN KHÔNG MUỐN VẪN CỨ PHẢI NÓIAnh Nguyễn Tường Thụy nói về việc nhân vật Mai Dũng - một nhân vật "nổi tiếng" về "sự đạo đức và lòng thương người" mà lâu nay trên mạng vẫn ì xèo về chuyện ăn chặn tiền bạc, chuyện lùm xùm nọ kia... và nhất là chuyện dối trá. Nhiều người đã hỏi tôi và tôi không trả lời kịp trong Inbox, nay tôi nói ở đây một lần cho tiện.Tôi từ lâu đã không nói đến nhân vật này, dù nhân vật này tôi không lạ gì. Chính vì không lạ, nên tôi đã không thèm nói đến.Tôi không nói, không phải vì tôi sợ hãi hay vì bất cứ lý do nào bao che cho những hành động của anh ta mà tổng kết lại chỉ là dối trá và lừa bịp. DỐI TRÁ VÀ LỪA BỊP - tôi xin nhắc lại điều đó về con người này. Chỉ là vì tôi không muốn dây vào một kẻ mà tôi không thích. Đặc biệt, tôi cũng như nhiều người xưa nay vốn ngại sự không thấu hiểu của người khác và cho rằng đó có thể ảnh hưởng đến phong trào chung.Vấn đề cũng không phải là quan hệ cá nhân tôi và anh ta. Anh ta có thể nói dối tôi, có thể phản bội tôi, tôi không quan tâm lắm. Nhưng vấn đề đã trở thành của cộng đồng nhất là của những người đấu tranh và những người liên quan.Mới đây, một người bạn từ hải ngoại về nước, có hỏi tôi rằng: Chúng tôi ở nước ngoài không biết ai là ai, chỉ thấy nói ngọt miệng thì tin tưởng và gửi tiền xương máu về để giúp đồng bào chứ không gửi cho những kẻ trục lợi. Tại sao các anh là người trong nước mang tiếng đấu tranh cho sự thật, các anh có thể tố cáo cộng sản bất minh, dối trá, lừa bịp và vô lương mà các anh lại bao che để cho Dũng Mai có thể hoành hành trục lợi trên sự trắc ẩn và lòng thương của người khác và làm hại phong trào? Như vậy các anh có khác gì cộng sản không? Nhà dân chủ Mai Dũng, thành viên "Đảng Cộng Sản Việt Tân" quốc nội - một nhân vật "nổi tiếng" về chuyện dối trá và lường gạt họp mặt với các đảng viên trung ương "Đảng Cộng Sản Việt Tân" hải ngoại tại Singapore tháng 5/2015 Điều đó làm tôi rất suy nghĩ. Và hôm nay, tôi thấy cần lên tiếng về việc này.Mai Dũng, là một người mà tôi biết qua một buổi nói chuyện tại quán Cà Phê, khi đó anh ta giới thiệu là người Công giáo, từ đó thì tôi quý anh ta. Dù anh ta mang tiếng là người Công giáo, nhưng suốt cả mấy năm Giáo hội đau đớn dưới bàn tay Cộng sản, không bao giờ thấy nhân vật này xuất hiện. Mãi sau này, tôi mới biết là khi đó, anh ta đang lo ca ngợi cộng sản bằng những bài viết copy và paste.Kể từ đó, mỗi khi đi đâu tôi thường đưa anh ta đi theo, từ Sài Gòn, Tây Nguyên cho đến Đà Nẵng, Hà Tĩnh...Qua một quá trình, tôi nhận thấy về anh ta như sau:Khi gặp chúng tôi anh ta sống trong cảnh không công việc không nghề nghiệp và cả gia đình anh ta cũng chẳng coi anh ta ra gì. Chính vì thế, anh ta sống rất khó khăn, hàng tháng con gái phải cho anh ta đứa một ít tiền tiêu, vợ nuôi cơm và phục vụ.Vô nghề nghiệp, học hành nhưng thích xưng danh họa sĩ hoặc nhà nọ nhà kia... mục đích tạo lòng tin cho mọi người để thực hiện mục đích của mình.Luôn miệng là "Không thích các vĩ nhân" nhưng có một ai nổi tiếng thì bài nịnh của anh ta vào hàng thượng thừa.Luôn luôn kêu gào xúi người khác đấu tranh, nhưng chính anh ta sẵn sàng bán bạn bè ngay trong hoạn nạn chỉ để tìm lối thoát cho riêng mình. Chỉ những khi người biểu tình hoặc có việc gì phải ra mặt, thì chỉ khi nào hoàn toàn yên tâm không bị bắt, hoặc sau bắt bớ, thì ra chụp mấy kiểu ảnh rồi đưa lên mạng chém gió kêu gọi giúp đỡ nọ kia... và anh ta làm chủ thầu.Rất nhiều lần như vậy trong các cuộc biểu tình, Nhưng đến lần Linh mục và giáo dân Thái Hà đi nộp đơn về đến Bờ Hồ thì bị bắt, thì tôi hiểu. Sáng đó tôi và Mai Dũng cùng đi lên, hôm đó là ngày 2/12. Linh mục Gioan Nguyễn Ngọc Nam Phong cùng các linh mục đi trong đoàn giáo dân thì công an xông vào bắt tôi cướp cái máy ảnh. Bà con giáo dân xúm lại kéo tôi và kêu "Cướp, cướp" và giữ tôi lại. Thì chính lúc đó anh ta đút hai tay vào túi lùi lại nhắm trốn tránh như người đi đường. Thậm chí sau đó, anh ta còn giả vờ hỏi: Không thấy cha Phong và ông ở đâu cả, tôi tìm khắp. Chuyện đó rồi cũng qua vì tôi không để ý. Cho đến khi tôi thấy một đoạn video clip lúc bắt tôi thì tôi mới biết sự dối trá của anh ta ngay lúc đó.Căn bệnh dối trá là căn bệnh cố hữu của anh ta, nhiều khi thậm chí như người nhà anh ta nói rằng: Nhiều việc không hiểu ông ấy nói dối để làm gì ngay cả khi không cần nói dối.Anh ta hay xưng là một người công giáo, vì lấy vợ người công giáo. Nhưng anh ta chỉ dùng danh xưng đó, thậm chí sẵn sàng xúc phạm cả Bí tích Thánh Thể khi có lợi cho anh ta nhằm thu phục lòng tin của ai đó mà thôi.Thế rồi những thói dối trá của anh ta xuất hiện đều đặn khiến tôi nghi ngờ. Thậm chí có những khi anh ta bịa chuyện như thật. Sau nhiều lần kiểm chứng tôi thấy con người này rất khéo miệng và trình độ dối trá có thừa. Vì vậy tôi cảnh giác. Facebook của Lê Quang Hà, một nick ảo mà người ta khẳng định là của chính Mai Xuân Dũng lập để tự ca ngợi mình kiểu Trần Dân Tiên. Thế rồi mâu thuẫn nảy sinh, là khi tôi không nhất trí với anh ta khi anh ta đưa một stt cách công khai cổ vũ chuyện quan hệ ngoài gia đình, kể cả quan hệ tình dục . Tôi có nói rằng cuộc sống cá nhân của anh như thế nào tôi không can thiệp, nhưng suốt ngày anh đưa Lời Chúa mà cổ vũ công khai chuyện đó là không đồng ý.Rồi trong một lần đi từ La Vang về Hà Nội có tôi, Trần Thạch Linh , linh mục Nguyễn Ngọc Nam Phong và Mai Dũng khi nói về quan hệ cá nhân, tôi nói với anh ta rằng: Tôi thấy một thằng đàn ông mà cứ bám váy con đàn bà chỉ vì mấy đồng bạc của nó, thì loại đó hèn hạ lắm.Đó là nguyên nhân mà anh ta thù tôi sau này.Kể từ khi tôi không quan tâm làm bạn anh ta nữa, tôi không chú ý lắm về những việc anh ta làm, song nhiều khi những tiếng ỳ xèo trên mạng lại đến tai tôi, tôi cũng bỏ qua.Cho đến khi, chính những người anh em trong nhóm Cứu Lấy Dân Oan nói cho tôi biết rằng sau khi lập nhóm nhận được nhiều tiền bạc của bà con hải ngoại, thì ăn chơi rất sang, chẳng hạn vào những nhà hàng ăn uống con cá cả triệu đồng, thuê người rót rượu hết mấy trăm ngàn, một bữa ăn hết cả bảy, tám triệu đồng... thì quả là xót xa cho những tấm lòng bà con hải ngoại đã vì lương tâm và trách nhiệm đất nước mà gửi tiền về để Cứu lấy người Cứu dân oan.Bởi tôi biết rằng một người dối trá thành bản năng, thì không thể có chuyện thành thật trong hoạt động chung.Bởi tôi biết, một người đã ăn chặn bằng cách kê khống ngay của đồng đội mình là anh Nguyễn Tường Thụy và 1 người chính trong nhóm Cứu lấy dân oan đã cưu mang anh ta như Lai Tiến Sơn từng bữa ăn sáng trong chuyến đi chơi...Thì thử hỏi khi tiền bạc gửi về mông lung vô định ai có thể nói rằng mọi sự minh bạch.Thế rồi nhóm Cứu lấy dân oan tan rã, nguyên nhân thì chính những người trong nhóm sẽ ý kiến.Còn tôi, tôi thấy từ khi Cứu lấy dân oan, thì ông Trùm đi cứu dân oan đã hoàn toàn thoát nghèo, phong lưu và khi người này nhận ra chân tướng tránh ra xa, thì lại có những con mồi mới được quy tập. Và nhóm Mai.Info đã ra đời cũng cùng một ông trùm chăn dắt.Âu đó cũng là một nghề kiếm ăn, có điều là kiếm ăn kiểu đó không thể gọi là bình thường chứ chưa cần dùng từ lương thiện.Và những tấm lòng của những người nhiệt thành vì đất nước, vì việc chung đã bi lợi dụng, bị biến thành những con cừu cho ông Trùm chăn dắt để nuôi béo ông Trùm.Nhưng điều nguy hại nhất, là chính những hiện tượng này đã làm giảm lòng tin của những người có tấm lòng với bà con, với những người đấu tranh trong nước khi có những sự việc cần sự giúp đỡ.Đặc biệt, lòng tin bị đánh cắp và phản bội nghiêm trọng.Hà Nội, ngày 16/11/2016J.B Nguyễn Hữu VinhFB J.B Nguyễn Hữu Vinh P/s: - Những điều tôi nói trên đây, tôi khẳng định bằng nhiều dẫn chứng cụ thể. Tiếc rằng chưa thể viết được ra đầy đủ để cung cấp cho Facebook của Lê Quang Hà, một nick ảo mà người ta khẳng định là của chính Mai Xuân Dũng lập để tự ca ngợi mình kiểu Trần Dân Tiên. - Những ai phản biện ý kiến này, đề nghị nêu dẫn chứng cụ thể, không quy kết kiểu vô căn cứ. Những ý kiến không có ý xây dựng sẽ bị loại bỏ. - Những thông tin này, có thể dùng bổ sung cho thư viện Mai.Info mà không cần phải trả bản quyền. - Để những người có tấm lòng chung trong và ngoài nước không bị biến thành đàn cừu cho ông Trùm vặt lông, các bạn hãy Share bài viết này đến với những ai không đáng bị lừa đảo và dối trá. (vanews)
  19. Theo tường thuật của báo chí Việt Nam, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc hôm 17/11 nói trước quốc hội ông tin quan hệ Việt-Mỹ “sẽ tốt hơn”. Tổng thống đắc cử Donald Trump phát biểu trong một cuộc mít tinh ở New York, 9/11/2016. Thủ tướng Việt Nam phát biểu như vậy khi trả lời chất vấn của đại biểu quốc hội về việc chính phủ ứng phó thế nào khi Mỹ có tổng thống mới. Ông Phúc cũng cho biết Việt Nam “đã chuẩn bị các điều kiện cần thiết” để tham gia Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương TPP, “tuy nhiên Mỹ tuyên bố dừng TPP nên Việt Nam chưa đủ cơ sở trình Quốc hội”.Về quan hệ song phương, tin cho hay ông Phúc nói: “Đảng, Nhà nước thực hiện chủ trương đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ quốc tế. Chúng ta sẵn sàng hợp tác với Mỹ để cùng nhau phát triển trên tinh thần tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, không làm phương hại lẫn nhau. Với tinh thần đó, tôi tin chắc thời gian đến quan hệ Việt Nam với Hoa Kỳ sẽ tốt hơn, vì lợi ích chung của hai nước”.Nhận xét về cơ sở của lời phát biểu của Thủ tướng Phúc, Tiến sỹ Hoàng Ngọc Giao, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chính sách Pháp luật và Phát triển, nói với VOA:“Tôi nghĩ rằng nhà nước Việt Nam chắc chắn cũng mong đợi Hoa Kỳ sẽ thực thi chính sách đối ngoại có thể không được như dưới thời chính quyền Obama nhưng vẫn có những cam kết với châu Á, cam kết với Đông Nam Á và vẫn cam kết hợp tác với Việt Nam ở những mức độ mà không những là chỉ củng cố mà phát triển hơn nữa quan hệ giữa hai nước. Về phía nhân dân, rất nhiều người Việt Nam hy vọng rằng những gì mà ông Donald Trump trong tranh cử ông phát biểu thì khi ông trở thành tổng thống và nhận nhiệm sở Nhà Trắng, ông sẽ thực thi một đường lối thực tế hơn, chứ không phải là ông thực thi tất cả những gì như ông đã phát biểu”.Trong cuộc trả lời chất vấn trước Quốc hội, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho hay Việt Nam “có quan hệ với cả đảng Cộng hoà và đảng Dân chủ ở Mỹ”. Về nền tảng của quan hệ hai nước, ông chỉ ra rằng “có 10 cơ chế quan hệ với chính quyền Mỹ về giáo dục, y tế, sông Mê Kông, rà phá bom mìn...”, và Việt Nam “sẽ tiếp tục thực hiện các cơ chế đó”.Tiến sỹ Hoàng Ngọc Giao nói người dân Việt Nam hoan nghênh các chương trình đối tác, hợp tác kể trên. Tuy nhiên, ông không kỳ vọng nhiều vào quan hệ an ninh-quốc phòng giữa hai nước. Ông nói:“Những quan hệ đã gặt hái được những kết quả rất đáng khích lệ ở trong các lĩnh vực không chỉ là y tế, giáo dục mà kể cả trong quốc phòng. Nhân dân Việt Nam đánh giá rất cao. Và nó cũng tạo mong muốn cũng như hy vọng là nó được tiếp tục phát triển. Tuy nhiên, mức độ phát triển, đặc biệt là quan hệ về an ninh quốc phòng nó phát triển đến mức độ nào thì tôi cũng không hy vọng nó sẽ phát triển thật tốt bởi lẽ đường lối đối ngoại về an ninh quốc phòng và chuyển trục sang châu Á của ông Donald Trump vẫn chưa rõ ràng. Cũng có một sự e ngại trong một số người Việt Nam rằng liệu có khả năng là vì chủ nghĩa dân túy và đồng thời thu hẹp chính sách đối ngoại toàn cầu, thì nước Mỹ dưới sự lãnh đạo của ông Donald Trump sẽ xích gần lại với Trung Quốc, vì lợi ích kinh tế và nhượng bộ những hành vi xâm chiếm biển đảo cũng như vi phạm luật quốc tế ở Biển Đông hay không?”Xin mời quý độc giả xem Video : Tiết lộ chấn động: Tình báo TQ đã tổ chức hạ sát Tư lệnh QK II và 3 lãnh đạo tỉnh Yên Bái Trong tiến trình chuyển giao chính quyền từ ông Obama sang tân Tổng thống Trump, có phần chắc Đại sứ Mỹ tại Việt Nam Ted Osius sẽ được thay thế bằng một đại sứ mới do ông Trump bổ nhiệm.Tiến sỹ Giao nhận xét rằng Việt Nam dành tình cảm tốt đẹp cho ông Ted Osius vì ông thể hiện là người am hiểu văn hóa Việt Nam đồng thời có nhiều đóng góp vào việc phát triển quan hệ song phương. Nhận định về những yếu tố mà người kế nhiệm đại sứ Osius cần có, Tiến sỹ Giao nói:“Điểm quan trọng nhất tôi nghĩ là cần ở ông đại sứ mới là ông ấy phải am hiểu văn hóa Việt Nam, và ông ấy cũng cần hiểu được cái hoàn cảnh đất nước Việt Nam hiện nay, cả về mặt chính trị cũng như các mặt xã hội, kinh tế và văn hóa, đặc biệt là mối quan tâm của người dân Việt Nam liên quan đến vấn đề chủ quyền biển đảo cũng như phát triển kinh tế”.Nhiều nhà phân tích cho rằng hiện vẫn còn quá sớm để dự báo về chính sách đối ngoại của chính quyền ông Trump. Ngay sau khi ông đắc cử, Giáo sư Ngô Vĩnh Long thuộc Đại học Maine, Mỹ, nhận định với VOA rằng Việt Nam có phần chắc sẽ không ở vị trí ưu tiên cao trong chính sách đối ngoại mới của Mỹ, và quan hệ giữa hai nước sẽ không nồng ấm hơn so với hiện nay.An Tôn(VOA)
  20. Để trấn an các đồng minh châu Á đang hoang mang chưa biết chính sách của Washington đối với khu vực này sẽ ra sao dưới chính quyền Trump, hôm qua 15/11/2016, một quan chức cao cấp quân sự Mỹ lên tiếng khẳng định Hoa Kỳ không quay lưng lại với châu Á trong những năm tới. Lễ đón tiếp đô đốc Mỹ Harry Harris, tư lệnh Thái Bình Dương, tại tổng hành dinh quân đội Philippines, Manila, ngày 25/08/2015. AFP PHOTO / NOEL CELIS Tại Washington, đô đốc Harry Harris, tư lệnh các lực lượng Mỹ trong vùng châu Á – Thái Bình Dương, đã nói với báo chí rằng : mặc dù lúc này suy đoán chính sách của chính quyền sắp tới là việc không thích hợp, nhưng ông khẳng định chắc chắn Mỹ sẽ duy trì những cam kết không lay chuyển đối với các nước châu Á. Ông Doanld Trump đắc cử tổng thống, các nước đồng minh của Mỹ tại châu Á có lý do lo ngại về chính sách của chính quyền sắp tới đối với khu vực châu Á Thái Bình Dương. Bởi vì trong chiến dịch tranh cử, Donald Trump đã nhiều lần tuyên bố sẽ cắt giảm các viện trợ, thay đối các cam kết với các đồng minh để giảm gánh nặng chi tiêu cho nươc Mỹ. Thí dụ như với đồng minh Nhật Bản, ông Trump chủ trương đòi Tokyo phải cùng gánh vác chi phí cho việc bảo đảm an ninh của mình. Đô đốc Mỹ nói rõ là : « Tôi muốn trấn an các lo ngại của những đối tác của chúng ta cũng như những đối thủ tiềm ẩn của chúng ta là vùng châu Á-Thái Bình Dương giờ đây cũng quan trọng như từ trước tới nay », Hoa Kỳ vẫn luôn là « đối tác đáng lựa chọn » trong lĩnh vực an ninh của những nước châu Á và điều này sẽ còn tồn tại lâu dài. Mời xem Video: Kịch bản mới nhất của Bộ Chính trị khi Trung Quốc phát động chiến tranh trên Biển Đông Với trường hợp Philippines, một đồng minh lâu đời của Mỹ và cũng có một tổng thống Rodrigo Duterte ăn nói bốc đồng không kém gì ông Donald Trump, từng có lần ngỏ ý muốn quân đội Mỹ rút khỏi đất nước mình, đô đốc Harry Harris khẳng định đến giờ hợp tác quân sự Mỹ-Philippines không có thay đổi gì. Tất cả những tuyên bố hứa hẹn tranh cử của ông Donald Trum chưa thể gọi là đường lối chính sách của chính quyền tương lai ở Mỹ, cũng như chỉ huy quân đội không phải người quyết định chính sách. Dư luận có thể đoán được phần nào chính sách đối ngoại và quốc phòng của Mỹ, khi ông Trump công bố tên của ngoại trưởng và bộ trưởng quốc phòng trong những ngày tới. Bắt đầu từ ngày 20 tháng Giêng năm tới, chính quyền của tổng thống tân cử mới chính thức hoạt động. Anh Vũ (RFI)
  21. Trung tuần tháng 11/2016, lần đầu tiên cựu bộ trưởng Vũ Huy Hoàng phải đối diện với nguy cơ bị xét xử hình sự được phát ra một cách bán chính thức bởi một cựu quan chức cũng mang họ Vũ: ông Vũ Mão. Ông Vũ Mão trao đổi bên lề kỳ họp sáng 15/11. Ảnh Như Ý Ông Vũ Mão cho rằng: “Đảng nên giao cho các cơ quan chức năng nghiên cứu việc điều tra, xem xét mức độ vi phạm của ông Vũ Huy Hoàng như thế nào. Trên cơ sở điều tra của các cơ quan chức năng như bên Công an, Thanh tra Nhà nước, VKS, kiểm toán… liên quan đến những vấn đề thực thi chức năng nhiệm vụ và trên cơ sở xem xét, điều tra như thế để có kết luận. Trên cơ sở kết luận đó mới có hướng xử lý đầy đủ, toàn diện”.Từ đó ông Vũ Mão nêu ví dụ, nếu sai phạm của ông Vũ Huy Hoàng chỉ ở mức độ trách nhiệm thôi, thì xét xử theo mức độ trách nhiệm, nếu là những vi phạm pháp luật thì phải xử theo pháp luật hình sự.Dù chỉ là “gợi ý” về cách thức xử lý đối với Vũ Huy Hoàng, nhưng có khả năng tiếng nói của ông Vũ Mão tạo ra tác động đến một số cán bộ thuộc giới về hưu và cả đương chức, giúp cho ông Nguyễn Phú Trọng nhận được sự ủng hộ nhiều hơn nếu muốn ra quyết định “bắt Hoàng”.Tuy đã về hưu, Vũ Mão là một nhân vật được coi là “kênh phát ngôn” của đảng. Trong một số trường hợp và đặc biệt trong bối cảnh hỗn tạp trước đại hội 12, ông Vũ Mão vẫn đứng ra cổ vũ cho các ông Nguyễn Phú Trọng và Trương Tấn Sang. Còn giờ đây, có thể hiểu cách nói của ông Vũ Mão đang cổ vũ cho chiến dịch được xem là ‘chống tham nhũng” của Tổng bí thư Trọng.Cách đây 3 tháng khi Trịnh Xuân Thanh còn ở trong nước và chưa bùng nổ cú thách thức ghê gớm làm mất mặt Tổng bí thư Trọng, vấn đề của Vũ Huy Hoàng chỉ là “chuyện nhỏ”. Tuy nhiên đến giờ, Trịnh Xuân Thanh đã biến mất và cả Vũ Đình Duy – một đệ tử ruột của ông Vũ Huy Hoàng – cũng thế. Tình thế này đã khiến cho ông Vũ Huy hoàng, mặc dù nghe nói là đang trong giai đoạn điều trị bệnh tật, khó thoát khỏi số phận phải “chết thế”.Xin mời quý độc giả xem Video : Tổng Bí thư Trọng ra lệnh truy sát thề bỏ tù bằng được cựu Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng Tuy vậy, một số trong giới quan sát cho rằng trong tình hình hiện thời, nhân vật Vũ Huy Hoàng không có giá bằng Trịnh Xuân Thanh. Dù ông Hoàng từng đảm nhiệm chức vụ cao hơn hẳn ông Thanh. Lý do đơn giản là cho dù Tổng bí thư Trọng có xét xử hình sự và tống giam Vũ Huy Hoàng, nhưng sẽ khó lần ra nhân vật nặng ký nào phía sau ông Hoàng. Còn nếu Thanh mà rơi vào tay Tổng bí thư Trọng theo quyết tâm chính trị “phải bắt bằng được Trịnh Xuân Thanh”, rất nhiều khả năng từ nhân vật này mà Tổng bí thư Trọng sẽ lần ra được những nhân vật ở cấp cao hơn hẳn, và còn đang tại vị chứ không phải đã “hạ cánh”.Bởi thế, kết quả có bắt được Trịnh Xuân Thanh hay không trong thời gian tới sẽ quyết định đáng kể bàn cơ thắng/thua của ông Trọng.Lê Dung(SBTN)
  22. Bộ Công Thương tiếp tục là đích nhắm điều tra về những bê bối trong thời gian qua. Chủ nhiệm Văn Phòng Chính Phủ Mai Tiến Dũng nêu ra 8 vấn đề với Bộ trưởng Công Thương Trần Tuấn Anh, trong đó vấn đề đầu tiên liên quan đến việc cử một tài xế đi nước ngoài làm tham tán thương mại. Theo ông Dũng, Bộ Công Thương cần phải xem xét kỹ lại vụ này, vì tham tán là một “vị trí quan trọng” không thể sử dụng viên chức như thế. Cử tài xế làm tham tán thương mại, Bộ Công Thương bị tố Mới đây nhất, bộ này bị nhắc nhở phải xem xét lại chuyện đưa tài xế đi nước ngoài làm tham tán thương mại. Truyền thông trong nước tường thuật buổi làm việc hôm 14 tháng 11 giữa một tổ công tác của Thủ tướng CSVN Phúc và Bộ Công Thương. Chủ nhiệm Văn Phòng Chính Phủ Mai Tiến Dũng nêu ra 8 vấn đề với Bộ trưởng Công Thương Trần Tuấn Anh, trong đó vấn đề đầu tiên liên quan đến việc cử một tài xế đi nước ngoài làm tham tán thương mại. Theo ông Dũng, Bộ Công Thương cần phải xem xét kỹ lại vụ này, vì tham tán là một “vị trí quan trọng” không thể sử dụng viên chức như thế. Được biết vào năm 2015, một đoàn công tác của thành ủy Đà Nẵng đã tổ chức một chuyến đi trên danh nghĩa là để “xúc tiến đầu tư thương mại” tại ba nước Canada, Cuba và Nam Phi. Trong số những quan chức trong phái đoàn thương mại này, có một tài xế. Ngoài vấn đề bổ nhiệm nhân sự, ông Mai Tiến Dũng cũng yêu cầu Bộ Công Thương giải trình về 7 vấn đề khác, bao gồm tình trạng tập đoàn lớn thua lỗ, cổ phần hoá các công ty quốc doanh, chống hàng giả nhập lậu từ Trung Cộng và việc vận hành các hồ thủy điện. Về vấn đề thoái vốn khỏi các công ty quốc doanh, ông Mai Tiến Dũng lặp lại ý của Thủ tướng CSVN Phúc rằng “chính phủ không bán bia, bán sữa”. Mời xem Video: Cung đình hỗn loạn, phe Nguyễn Phú Trọng phản công, Đinh La Thăng có thể bị khởi tố? Huy Lam (SBTN)
  23. Các luật sư của bà Hillary Rodham Clinton vừa nộp đơn xin ly dị của bà lên Tòa án quận Westchester County, Tiểu bang New York,- Tạp chí Christian Times đưa tin. Cho rằng những mâu thuẫn không thể hóa giải trong cuộc sống của vợ chồng, Cựu ứng viên Tổng thống của Đảng Dân chủ đang tìm cách giải thoát cho mình khỏi người chồng lâu năm – Cựu Tổng thống Bill Clinton. Trong lá đơn ly dị gửi Tòa án đã có chữ ký của cả hai vợ chồng. Trong đó, chữ ký của ông Bill Clinton được đặt trong mục số 14 – phần khai về “bị đơn”; Còn chữ ký của bà Hillary được đặt tại mục số 5- phần khai về “nguyên đơn”. Đơn ly dị của bà Hillary vừa gửi Tòa án Theo thông tin của Kênh truyền hình CTN (Community Television Network), hai vợ chồng ông bà Clinton trước đó đã có thỏa thuận ly thân một thời gian khá dài và đã có thỏa thuận việc phân chia tài sản chung trong trường hợp ly hôn. Tuy nhiên, nội dung chi tiết việc phân chia tài sản hiện chưa được tiết lộ. Vì tôn trọng sự riêng tư của ông bà Clinton, Kênh truyền hình CTN (Community Television Network) đã xóa các thông tin về địa chỉ của ông bà cùng các thông tin về các luật sư của bà Hillary. Tại thời điểm này, ông bà Clinton và những người thân của họ chưa đưa ra bình luận gì về các tin tức vụ ly hôn sắp xảy ra. Ông bà Clinton đã kết hôn vào ngày 11 Tháng 10 năm 1975 tại Fayetteville, Arkansas trong phòng khách của ngôi nhà gạch đỏ mới xây của họ. 15 người bạn thân nhất của họ cùng người thân trong gia đình đã có mặt cũng kiến lễ thành hôn. Ngay sau đó, tiệc cưới diễn ra tại sân sau. Cuộc hôn nhân của vợ chồng Clinton đã trải qua không ít sóng gió khi Bill Clinton làm Thống đốc bang Arkansas rồi Tổng thống Hoa Kỳ. Nhiều chuyên gia nhận xét, từ nhiều năm nay, bà Hillary mỗi khi xuất hiện trước công chúng cùng ông Bill Clinton thì đó chỉ là “thỏa thuận công việc” của hai người chứ không còn chút tình cảm riêng tư nào. Và có lẽ, bây giờ, khi mà cuộc bầu cử Tổng thống đã đi qua, giấc mơ về một “nữ tổng thống đầu tiên của Hoa Kỳ” đã tan thành mây khói, cựu Ngoại trưởng cuối cùng đã có cơ hội để chính thức nói lời chia tay với Bill Clinton sau thời gian dài ly thân. Bùi Ngọc Trâm Anh (Googletienlang)
  24. Phó chủ tịch Công ty Gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh nói công ty Đài Loan đã sửa chữa 45 trong 53 vi phạm do chính phủ Việt Nam phát hiện. Đã từng xảy ra các vụ biểu tình chống Formosa ở Việt Nam (ảnh chụp ngày 1/5/2016 ở Hà Nội) Ông Trương Phục Ninh nói với hãng tin Reuters, cho biết thêm bảy vi phạm khác sẽ được sửa xong cuối tháng 11. Formosa đã chuyển cho chính phủ Việt Nam 500 triệu đôla bồi thường vì gây ra sự cố môi trường cá chết ở 4 tỉnh miền Trung, sau khi nhận trách nhiệm hồi cuối tháng Sáu. Trong bài báo độc quyền của Reuters ngày 14/11, hãng tin này nói họ được đọc báo cáo điều tra của chính phủ Việt Nam, hoàn tất hồi tháng Bảy. Báo cáo này chưa từng được công bố toàn văn. Theo Reuters, báo cáo do bộ trưởng môi trường Việt Nam ký, và được viết sau khi có tham vấn với một nhóm chuyên gia quốc tế. Reuters dẫn lại báo cáo nói rằng Formosa đã có 53 vi phạm - đây là chi tiết đã được công bố trên truyền thông trước đây. Reuters đề cập chi tiết, cũng từng được Bộ trưởng Tài nguyên - Môi trường Việt Nam Trần Hồng Hà nêu trên báo, rằng Formosa tự ý thay đổi công nghệ làm nguội than cốc từ khô (theo phê duyệt dự án) thành công nghệ ướt lạc hậu hơn. Theo báo cáo do Reuters dẫn lại, công nghệ ướt lạc hậu gây ra hậu quả khi một lần mất điện đã ngừng thiết bị xử lý chất thải của nhà máy, khiến nước độc đổ ra biển. Chủ tịch Formosa Hà Tĩnh Trần Nguyên Thành xin lỗi trong video ngày 30/6 Vào tháng Bảy, Bộ trưởng Trần Hồng Hà nói với Quốc hội: "Việc này hoàn toàn là do Formosa tự ý điều chỉnh so với công nghệ được duyệt và đây là bằng chứng hết sức quan trọng về việc vi phạm pháp luật của Formosa." Đề xuất đổ chất thải xuống biển Bình Thuận Formosa đã cam kết sẽ hoàn thành hạng mục công nghệ làm nguội than cốc khô theo như cam kết ban đầu, vào năm 2019. Giới chức Formosa xác nhận lại với Reuters về thời điểm 2019. Họ nói dự kiến nhà máy sẽ đi vào vận hành thương mại trong quý đầu năm 2017. Hôm 10/11, Bộ Tài nguyên - Môi trường Việt Nam thông báo họ đã yêu cầu Formosa phải thay đổi công nghệ, xây thêm hồ chứa, lắp đặt các thiết bị kỹ thuật xử lý chất thải đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế. Dự kiến lò cao đi vào vận hành chính thức vào ngày 31/3/2017. Trước cột mốc này, Formosa được yêu cầu phải có kế hoạch cải thiện các công trình bảo vệ môi trường của dự án. (BBC)
  25. Hôm thứ Hai, Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama đã khởi hành chuyến công du nước ngoài dự kiến cuối cùng trong nhiệm kỳ tổng thống của mình. Các cố vấn của ông dự đoán Tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ trở thành chủ đề chính trong các cuộc thảo luận với các nhà lãnh đạo khác. Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama. Phó Cố vấn An ninh Quốc gia Ben Rhodes cho biết chuyến đi của Tổng thống Obama với các điểm dừng ở Hy Lạp, Đức và Peru là một tín hiệu của tình đoàn kết với các đồng minh thân cận nhất của Mỹ và là một cách thể hiện “sự ủng hộ một châu Âu mạnh mẽ, hòa nhập và thống nhất”. Bài phát biểu lớn duy nhất dự kiến diễn ra ở Hy Lạp vào thứ Tư, nói về những công việc còn tồn đọng để giải quyết những thách thức kinh tế tại đây và ở những nơi khác trên thế giới, đồng thời thúc đẩy tăng trưởng toàn diện và đấu tranh chống bất bình đẳng. Ông Rhodes cho biết trong cuộc hội đàm với Thủ tướng Alexis Tsipras, Tổng thống Obama cũng sẽ bày tỏ sự ủng hộ đối với những gì mà người dân Hy Lạp đã phải trải qua để đối phó với cuộc khủng hoảng kinh tế. Cuộc khủng hoảng này đã dẫn đến gói cứu trợ quốc tế và những yêu cầu nghiêm ngặt về việc cắt giảm chi tiêu và các dịch vụ công cộng ở Hy Lạp. Thủ tướng Đức Angela Merkel sẽ chủ trì cuộc thảo luận với Tổng thống Obama vào thứ Năm. Ông Rhodes nhấn mạnh đến tầm quan trọng của mối quan hệ hai nước và gọi bà Merkel là “đối tác thân cận nhất của tổng thống trong toàn bộ nhiệm kỳ tổng thống của ông”. Các nhà lãnh đạo Anh, Pháp, Ý và Tây Ban Nha cũng sẽ đến Berlin để dự các cuộc họp hôm thứ Sáu, dự tính sẽ bao gồm các nội dung về cuộc chiến đang tiếp diễn chống Nhà nước Hồi giáo, các vấn đề liên quan đến di cư, tình hình ở Ukraine và cuộc bầu cử của Hoa Kỳ hồi tuần trước. Xin mời quý độc giả xem Video :Tổng BT Nguyễn Phú Trọng muốn kiêm luôn chức Thủ tướng của Nguyễn Xuân Phúc Ông Trump đã nhiều lần nói rằng các thỏa thuận quốc tế đã đạt được trong nhiệm kỳ tổng thống của ông Obama, bao gồm thỏa thuận hạn chế chương trình hạt nhân của Iran, thỏa thuận khí hậu quốc tế đã có hiệu lực vào tháng trước và Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) chưa được thông qua tại Quốc hội Mỹ. Ông Trump đã đánh bại ứng cử viên Hillary Clinton, đồng đảng Dân chủ với ông Obama. Ông Rhodes nói với các nhà báo trong cuộc họp trước chuyến đi của Tổng thống Obama rằng dù kết quả bầu cử có ra sao, Obama và chính quyền của ông cũng mong muốn chính quyền kế nhiệm sẽ thành công, và thế giới cũng có mong muốn tương tự. Về Hiệp định TPP, ông Obama dự kiến sẽ gặp gỡ với các nhà lãnh đạo khác có liên quan đến thỏa thuận trong chặng dừng chân ở Peru để đánh giá về những ảnh hưởng của việc thắng cử của ông Trump đến hiệp ước này và các vấn đề thương mại khác. Ông Obama cũng sẽ có một cuộc họp theo dự kiến với Chủ tịch Tập Cận Bình của Trung Quốc, quốc gia không nằm trong thỏa thuận TPP. Ông Obama đã đưa khu vực châu Á-Thái Bình Dương trở thành một trọng tâm chính của chính sách đối ngoại của mình. Tại Peru, chương trình nghị sự chính của ông là thảo luận với các nhà lãnh đạo tại hội nghị thượng đỉnh Hợp tác Kinh tế châu Á-Thái Bình Dương. Ông Trump có thể sẽ có một lập trường khác đối với châu Á, nhưng theo ông Rhodes, vì sự phát triển của khu vực và số lượng các hiệp ước thương mại và các đối tác của Hoa Kỳ tại đây, ông tin rằng khu vực này vẫn sẽ là một ưu tiên trong chính sách của Hoa Kỳ. (VOA)

×
×
  • Create New...