Jump to content

Search the Community

Showing results for tags 'điễm tin hàng ngày'.

  • Search By Tags

    Type tags separated by commas.
  • Search By Author

Content Type


Forums

  • Tin Tức Thời Sự
    • Thời Sự Việt Nam
    • Tin Quốc Tế
    • Tin Cộng Đồng Người Việt Hải Ngoại
    • Bình Luận Thời Sự
    • Khoa Học & Kỹ Thuật - Môi Trường
    • Kinh Tế
    • Biển Đông
    • Thể Thao
    • Thế Giới Động Vật
  • Đời Sống Xã Hội & Tâm Linh
    • Sức Khỏe
    • Tìm Hiểu Tôn Giáo
    • Tử Vi & Phong Thủy
    • Quê Hương Ký Sự
    • Tâm Linh
    • Xã Hội
  • Văn Hóa & Nghệ Thuật
    • Phụ Nử
    • Lịch Sử
    • lời hay ý đẹp
    • Văn Hóa & Nghệ Thuật
    • Online Study
    • Truyện ngắn Audio
  • Vườn Thơ
    • Thơ Sáng Tác
    • Thơ Đấu Tranh
    • Thơ Sưu Tầm
  • Âm Nhạc
    • Thông Tin Âm Nhạc
    • Nhạc Online
    • Cải Lương - Tân Cổ
    • Quán Khuya
  • Giải Trí
    • Thư Giãn
  • Phim & Nhạc
    • Phim Online
    • Thông Tin Điện Ảnh
    • Đời Nghệ Sỹ
  • Thông Báo
    • Cập nhật lượng khách truy cập

Categories

  • Videos
    • Âm Nhạc
    • Film online
    • Thễ Thao
    • Thế Giới Động Vật
    • Thảm Họa Hàng Không
    • Kinh Tế
    • Khoa Học
  • Tin Tức
    • RFA
    • Thời Sự Việt Nam
    • Thế Giới
    • Người Việt Hải Ngoại
    • RFI
    • Thời Sự Hoa Kỳ
    • Khung Trời Mới
    • ĐKN
    • NTD
    • The Saigon Post
    • Nửa Vòng Trái Đất TV
    • Culture Chanel
    • Chuyễn Động Toàn Cầu
    • VIETV NETWORK
    • Tự Lực Bookstore
    • Thế Giới Tiêu Điểm
    • LITTLE SAIGON NEWS
    • VietCatholicNews
    • English News
  • Bình Luận - Thời Sự
    • Sài Gòn TV Bên Kia Màn Khói
    • Điểm Tin Trong Tuần
    • Đọc Báo Vẹm
    • Người Việt TV
    • VOA
    • Truyền Hình Calitoday
    • Biển Đông
    • PhoBolsaTV
    • SBTN
    • BBC Tiếng Việt
    • Saigon TV 57.5
    • Việt Thảo tonight
    • Kinh Tế Gia Nguyễn Xuân Nghĩa
    • TV Tuần-san
    • 2VNR
    • Mẹ Nấm
    • Tiếng Vọng Về Nguồn (TVVN)
    • VIETLIVE TV
    • SET TV (Saigon Entertainment Television)
    • Viet TV Australia
    • Trung Quốc Không Kiểm Duyệt
    • LSTV
    • Chiến Tranh Ukraine
    • Sỗ Tay Quân Sự
    • Nguoi Viet Channel
    • Chão Lửa Trung Đông
  • Đời Sống
    • Tử Vi & Phong Thủy
    • Lịch Sử & Văn Hóa
    • Tâm Linh
    • Tinh Hoa TV
    • Ẫm Thực
    • Sức Khỏe
    • Biết tõ cùng ai ?
    • Online Study
  • Văn Hóa Nghệ Thuật
    • Văn Học Nghệ Thuật

Find results in...

Find results that contain...


Date Created

  • Start

    End


Last Updated

  • Start

    End


Filter by number of...

Joined

  • Start

    End


Group


  1. Kính Hòa, phóng viên RFA 2016-11-14 Từ trái qua: ông Đinh thế Huynh, Chủ tịch nước Trần Đại Quang, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân trong ngày cuối cùng Đại hội đảng lần thứ 12 hôm 27/1/2016 tại Hà Nội. AFP photo Môi trường, nhân quyền và nhà nước Lại thêm những người bất đồng chính kiến bị bắt, trong khi đó những mối nguy về ô nhiễm môi trường sống không có dấu hiện dừng lại. Sau Formosa, người ta lại đang lo ngại nhà máy điện Vĩnh Tân muốn đổ chất thải của họ xuống vùng biển tuyệt đẹp tại tỉnh Bình Thuận. Môi trường Nhà hoạt động dân sự, blogger Nguyễn Anh Tuấn nhận định rằng những thảm họa môi trường đã xảy ra như Formosa-Vũng Áng, hay có nguy cơ xảy ra như Vĩnh Tân-Bình Thuận là những thất bại của đảng cộng sản Việt Nam, đảng duy nhất điều hành đất nước. Đảng Cộng sản suốt một thời gian dài đã tin là họ có tính chính danh cầm quyền vì đã đánh bại các cuộc xâm lược của ngoại bang. Nhưng nay Đảng Cộng sản sẽ phải giải thích thế nào đối với thất bại thảm hại của họ trước những cuộc xâm lăng kiểu mới không tiếng súng, không bóng lính như Formosa và Vĩnh Tân - khi tiền của lợi nhuận làm ra thì chảy về Trung Quốc, Đài Loan; còn ô nhiễm, chất thải thì nằm lại phá hoại không gian sinh tồn của người Việt khiến họ phải bỏ biển, bỏ đất, bỏ nghề và thậm chí bỏ nước ra đi. Trong thất bại này, Đảng Cộng sản còn phải chịu một trách nhiệm lớn hơn, khi chính họ chứ không ai khác đã rước những kẻ xâm lược kiểu mới này vào gây họa cho đất nước. Không đề cập trực tiếp đến tên của đảng cộng sản Việt Nam, nhưng trong một bài viết mới mang tên “Vì đâu mạng người Việt rẻ lắm?” blogger Đoan Trang liệt kê những cái chết dễ dàng của người Việt Nam, từ ngộ độc thực phẩm đến tai nạn giao thông, từ bị điện giật chết đến chết đuối vì hồ thủy điện xả nước, và tác giả cho rằng nguyên nhân của tất cả những tai ương đó là một nguyên nhân gián tiếp, rằng bởi vì người Việt đang sống trong một xã hội độc tài, nơi tính mạng con người rẻ như bèo, do người dân không hề được tôn trọng, không hề có nhân quyền. Nhân quyền Một blogger có tiếng là ông Hồ Hải bị bắt. Luật sư Lê Công Định, người cũng từng bị tù đày vì những bài viết của mình, nhớ đến một blogger khác hiện cũng đang ở tù là ông Nguyễn Ngọc Già. Luật sư Định gọi họ là những người tù chính trị cô đơn. Anh Nguyễn Ngọc Già là tù nhân chính trị cô đơn. Bây giờ đến lượt anh Hồ Hải. Tôi gọi "cô đơn" vì họ không nhận được sự quan tâm và lên tiếng của cộng đồng quốc tế, đặc biệt là người Việt trong và ngoài nước. Không có nỗ lực nào đáng kể vận động cho họ cho đến nay. Anh Nguyễn Ngọc Già cô đơn vì không xuất hiện công khai trước khi bị bắt. Còn anh Hồ Hải cô đơn vì từng gây thù chuốc oán nhiều trên chốn giang hồ đầy thị phi. Tôi giao du với hai anh và thấy cả hai đều đầy cá tính. Anh Già thì thâm trầm, hợp tính tôi. Anh Hải thì ồn ào, làm tôi ái ngại. Song tôi đều quý cả hai vì tấm lòng của họ đối với đất nước và giới trẻ, bất kể đời tư họ ra sao. Nhà báo Trương Duy Nhất, cũng một cựu tù chính trị, tiếp lời về Những người tù cô độc ấy: Có thể, họ chọn cách thầm lặng. Có thể, con đường và phương cách họ chọn khác chúng ta. Cứ giả vậy đi. Nhưng vì mục tiêu và đích đến chung, không ai trong chúng ta được phép im lặng. Đặc biệt, khi họ đã rơi vào chốn ngục tù cô độc ấy. Sự lên tiếng của chúng ta nhiều khi cũng chẳng thay chuyển được gì, không cứu được các anh. Nhưng nó cho các anh, cho thân nhân của họ, và cho cả những người đang tranh đấu đang dấn thân hiểu rằng: Họ không cô đơn. Đó là sức mạnh, cho họ, và cho chính chúng ta. Nhà báo Trương Duy Nhất từng bị tù vì hoạt động báo chí tự do, và ngay sau khi ra khỏi tù ông lại tiếp tục hoạt động báo chí tự do. Luật sư Lê Công Định gọi hoạt động của các blogger, các nhà báo đó là những người dấn thân, và ông không đồng tình với những người không hoạt động mà chỉ chỉ trích những người đang dấn thân: Dấn thân là đức tính đáng quý giữa xã hội cam chịu đến phát chán này. Do vậy tôi không đòi hỏi ai nhiều hoặc tự cho phép mình phán xét ai từ lăng kính đạo đức rởm nào. Ai dấn thân đều làm tôi nể trọng, bởi họ hơn hẳn đám người trùm chăn, lâu lâu thò đầu ra la lên một tiếng, rồi ngó dáo dác và chui thụt lại vào chăn. Họ luôn chửi, chửi cả chính quyền lẫn người dấn thân. Loại người thập thò thích phán xét đối với tôi chẳng đáng giá. Tôi chỉ bật cười khi thỉnh thoảng vô tình nghe thấy tiếng la thất thanh hoặc chửi bới nhặng xị của họ. … Và Nhà nước Trong tuần cũng xảy ra câu chuyện hở hoạn lớn tại Hà nội, thiêu rụi một cơ sở hát karaoke, và làm thiệt mạng hơn 10 cán bộ nhà nước. Đã có xuất hiện những tiếng nói hả hê vì cái chết của các cán bộ ấy. Nhà báo Đoan Trang, ảnh minh họa chụp trước đâyFile photo Theo nhà báo Đoan Trang, nếu như nhà nước Việt Nam là một nhà nước có nhân quyền thì sẽ không xảy ra chuyện hả hê trước cái chết của đồng loại như vậy, cũng sẽ không có thái độ dửng dung của các quan chức khi tuyên bố các đập thủy điện xả lũ đúng qui trình, dù việc đó có làm người ta thiệt mạng: Những chính sách của bộ máy Đảng và Nhà nước hiện nay, nếu chúng vì nhân quyền một chút thôi – tức là vì người dân chứ đừng vì sự trường tồn của đảng – thì con người đã được quý trọng hơn bao nhiêu, xã hội đã phát triển biết bao nhiêu. Những quan chức, cán bộ lãnh đạo hiện nay, nếu họ vì nhân quyền một chút thôi, thì các chính sách đã thông minh hơn biết bao nhiêu. Khi ấy, ý thức của cả xã hội về nhân quyền sẽ khác. Chúng ta sẽ biết xót nhau hơn. Chính quyền, thay vì đàn áp hay để kệ “sống chết mặc bay”, sẽ bảo vệ, chăm lo cho dân, từ những hoạt động như hướng dẫn, tuyên truyền các kỹ năng thoát hiểm, đến huy động nguồn lực sơ tán, cứu trợ từng người dân trong thiên tai, và lăn xả bảo vệ công dân Việt Nam ở nước ngoài; từ việc xây dựng quy chuẩn luật pháp để bảo vệ môi trường, đảm bảo an toàn lao động, đến một việc rất đỗi bình thường là hãy để yên cho xã hội dân sự phát triển và làm những gì họ có thể làm, đừng kìm kẹp, hành hạ họ nữa. Khi ấy, tất cả chúng ta đều sẽ thấy nhân quyền là tối quan trọng và con người là quý giá lắm – bất kể là người nào. Sẽ không ai khoái trá vì sự kiện một nhóm cán bộ chết cháy trong phòng karaoke; không ai hả hê nghĩ đến cảnh sau này “treo cổ mấy thằng lãnh đạo”; không ai tỉnh bơ “xả lũ đúng quy trình” trong đêm, mặc kệ dân chới với trong nước lụt… Không viết thẳng thắn như Đoan Trang trên một không gian truyền thông tự do, những cây bút trên các trang blog do nhà nước quản lý cũng tìm cách lên tiếng. Tác giả Lê Minh Nhựt viết bài Xứ người hiền trên trang blog của báo Kinh tế Sài Gòn. Trong bài này tác giả tiếc nuối cho cách cư xử thẳng thắn của một vùng đất nước Người ngoài cuộc như bạn, nghi ngờ rằng: có một tảng đá ngàn cân nào đó, đang treo lơ lửng trên đầu, nên dân ở đây bắt buộc phải hiền. Hiền để thủ thân, để an toàn. Nếu không thì tảng đá ấy sẽ bất thình lình đổ ụp xuống, cho đáng đời “tật nhiều chuyện”. Đáng lý ra, mỗi người góp một tay, chung sức khiêng tảng đá ấy quăng chỗ khác hoặc chôn nó đi. Hay nhất là xắn tay áo mà lớn tiếng với người đã treo tảng đá ấy. Nhưng ai sẽ xung phong làm người đầu tiên? Bởi người đầu tiên sẽ luôn chịu nhiều rủi ro, thương tích. Thay cho việc trả lời câu hỏi của mình, bạn trầm ngâm và ngước mắt... nhìn lên trời xanh. Ý tưởng mỗi người góp một tay của Lê Minh Nhựt trong tình hình hiện nay qua cái nhìn của luật sư Lê Công Định là rất khó khăn vì nhà cầm quyền và những người bất đồng chính kiến nhìn nhau ngày càng thiếu thiện cảm. Luật sư Định cho rằng nếu cái gì cũng đổ cho nhà nước thì rất cực đoan, thậm chí trong thời kỳ đầu tiên, theo ông Định, những người cộng sản cũng hoạt động vì mục tiêu dân tộc và dân sinh. Khởi phát phong trào cộng sản ở Việt Nam cũng từ mục tiêu dân tộc và dân sinh. Bác bỏ điều đó là cái nhìn phi lịch sử, dù phương pháp tranh đấu của các nhà cách mạng cộng sản luôn có khuynh hướng bạo lực và bạo động từ xưa đến giờ. Nhưng vì sao hiện nay dân tình ta thán ngày càng nhiều và giới bất đồng chính kiến nhìn nhà cầm quyền ngày càng thiếu thiện cảm? Phải chăng đó là do sự thất bại trong mọi chính sách quốc kế dân sinh của nhà nước? Sẽ là cực đoan nếu trút hết mọi điều tệ hại trên đời vào nhà nước, dù sự bất tài và tham nhũng của quan chức trong rất nhiều trường hợp là nguồn cơn của sự ta thán khắp nơi. Nếu nhà nước cởi mở hơn, sẵn sàng đối thoại nghiêm túc và chân thành với các tổ chức xã hội dân sự, dù họ chưa được công nhận theo luật hiện hành, thì nhiều vấn đề nan giải của xã hội chắc sẽ được giải quyết từng bước với sự thấu hiểu hơn từ phía dân chúng. Sự căng thẳng và mất niềm tin giữa nhà nước và người dân chỉ làm đôi bên ngày càng rời xa nhau, và gây thêm tổn hại cho quyền lợi của tất cả, trong khi đất nước thật sự cần sức mạnh nội tại để phát triển hơn nữa. Chia rẽ chỉ làm chúng ta yếu đi mà thôi. Có quá nhiều vấn đề rất cần sự chung tay giải quyết của nhà nước và nhân dân. Nghi kỵ nhau như những thế lực thù địch hay bán nước chẳng phải là điều cần thiết lúc này. Mong đôi bên suy nghĩ lại! Nhưng thiện chí giữa các bên khác nhau không đủ để thay đổi xã hội. Ông Nguyễn Mạnh Tuấn cho rằng không có con đường nào khác là phải xây dựng một nhà nước pháp quyền, tam quyền phân lập. Luật sư Lê Luân thêm rằng luật pháp sẽ tạo ra được đạo đức và văn minh, còn blogger Nguyễn Anh Tuấn nhấn mạnh đến khía cạnh phải có sự cạnh tranh về chính trị thì mới tạo ra một chính quyền lành mạnh được: Chỉ có cạnh tranh chính trị, nơi dân chúng có thể trừng phạt nguyên một đảng bằng cách bầu cho đảng còn lại, mới ngăn chặn được các đồng đảng bao che sai phạm cho nhau. Bài học này người dân chúng ta nếu không học thật kỹ và rồi sau đó hành động thật quyết liệt, thì thảm họa như Formosa sẽ còn đến dài dài khắp mọi miền đất nước, chỉ là dưới những tên gọi và hình thức khác mà thôi. Cũng bàn về luật pháp, trong tuần qua báo chí Việt Nam lại đưa tin về trang phục mới của quan tòa Việt Nam. Luật sư Lê Công Định bình luận rằng Chiếc áo không làm nên thầy tu! Vấn đề quan trọng của nền tư pháp Việt Nam hiện tại chính là sự độc lập của các thẩm phán khỏi đảng cầm quyền và ngành hành pháp, chứ không phải trang
  2. Trong một hội nghị chủ yếu mang tính tuyên truyền diễn ra tại thành phố Sài Gòn trong ba ngày từ 11 đến 13 tháng 11, Thủ Tướng CSVN Nguyễn Xuân Phúc có ý nói Việt kiều “không biết nhiều”.Câu nói của ông Phúc được báo mạng Dân Trí dẫn lại khi ông cám ơn ông Nguyễn Thanh Mỹ, chủ tịch Hội Doanh Nhân Việt Nam Ở Nước Ngoài. Ảnh: Dân Trí Ông Mỹ được ông Phúc ghi nhận là “dù không biết nhiều về nông nghiệp, nhưng đã đề nghị một hệ thống quan trắc nước mặn, tận dụng nước ngọt để tưới tiêu”. Thủ tướng Cộng Sản Việt Nam nhấn mạnh rằng đảng và nhà nước luôn lắng nghe ý kiến đóng góp của giới trí thức, nhất là các trí thức kiều bào. Ông Phúc đã nói như vậy, sau khi dành ra vỏn vẹn một tiếng đồng hồ vào buổi chiều ngày 12 tháng 11 để lắng nghe ý kiến của 500 Việt kiều được mời về tham dự cái gọi là “Hội Nghị Kiều Bào”.Thái độ của đương kim thủ tướng Cộng Sản Việt Nam có lẽ không phải là vô căn cứ. Tiến sĩ Trần Văn Bình, chuyên gia về năng lượng tái tạo bền vững, nói với báo Dân Trí rằng ông đã đem kiến thức, tài lực về đóng góp cho đất nước gần 10 năm nay, nhưng ông tự nhìn nhận rằng chưa làm được gì nhiều.Một số Việt kiều khác như chuyên gia tài chính ngân hàng Tiến sĩ Nguyễn Trí Hiếu nói rất nhiều về kinh tế vĩ mô, trong khi các quan chức CSVN chủ tọa hội nghị nói rõ ý định chỉ muốn Việt kiều đóng góp ý kiến xây dựng thành phố Sài Gòn là chính. Tiến sĩ Hiếu cũng nhắc đến một ý kiến ông đã “đóng góp” cách đây 25 năm và cho đến giờ vẫn không được xét tới, đó là xây dựng một “ngân hàng Việt kiều”. Xin mời quý độc giả xem Video : Nhân chứng sống tố cáo: Võ Nguyên Giáp từng mất chức Tổng Bí thư do âm mưu của Hoa Nam Tình báo 500 Việt kiều đã được nhắc nhở về hướng đóng góp giới hạn trong phạm vi thành phố Sài Gòn, trong chuyến thăm một số địa điểm bao gồm những khu công nghệ cao, khu đô thị mới… Sau đó, họ lại được nhắc nhở khi tham dự buổi tọa đàm mang tiêu đề “Kiều bào với thành phố mang tên bác”.Huy Lam(SBTN)
  3. WASHINGTON, DC – Chính phủ Obama ngưng nỗ lực để Quốc Hội chấp thuận Hiệp Ước Mậu Dịch Xuyên Thái Bình Dương (TPP), trước khi tổng thống đắc cử Donald Trump nhậm chức. Báo chí loan tin ông Donald Trump thắng cử sau ngày bầu phiếu. (Hình: Getty Images/John Moore) Reuters trích lời của các giới chức chính phủ Obama nói rằng số phận của TPP sẽ tùy thuộc vào quyết định của ông Trump và các nhà lập pháp Cộng Hòa. Các giới chức cũng thêm rằng Tổng Thống Barack Obama sẽ tìm cách giải thích tình trạng này với lãnh đạo 11 nước khác có tham gia trong TPP vào tuần tới, khi ông đến dự một hội nghị cấp vùng được tổ chức tại Peru. Chính phủ Obama trong nhiều tháng qua từng vận động các dân cử Quốc Hội để hiệp ước được thông qua sau ngày bầu cử. Tuy nhiên, chiến thắng bất ngờ của ông Trump và việc phe Cộng Hòa tiếp tục chiếm đa số ở Quốc Hội khiến việc thông qua không còn hy vọng thành công. Hôm Thứ Tư, Thượng Nghị Sĩ Mitch Connell (Cộng Hòa-Kentucky), lãnh đạo khối đa số Thượng Viện, cho hay ông sẽ không đưa TPP ra thảo luận tại Quốc Hội trước ngày đăng quang của ông Trump, và rằng số phận của hiệp định sẽ tùy ông Trump. Chủ Tịch Hạ Viện Paul Ryan trước đây cũng có tuyên bố tương tự. Trong thời gian tranh cử, ông Trump từng khẳng định lập trường chống TPP, gọi hiệp định này là “thảm họa” đối với nước Mỹ vì sẽ khiến thêm nhiều việc làm chạy ra ngoại quốc. Chính lập trường chống tự do mậu dịch và sự cam kết ngăn chận làn sóng hàng hóa nhập cảng từ Trung Quốc và Mexico, khiến ông thu hút được phiếu của cử tri thuộc thành phần lao động ở các tiểu bang kỹ nghệ như Ohio, Michigan, Wisconsin, và Pennsylvania, từ đó giúp ông giành được chiến thắng. Xin mời quý độc giả xem Video : Chủ tịch Trần Đại Quang yêu cầu khẩn trương làm rõ vụ tượng vàng Formosa Ông Trump cũng từng tuyên bố rằng ông sẽ bãi bỏ TPP, tái thương lượng Hiệp Ước Mậu Dịch Tự Do Bắc Mỹ (NAFTA) , được ký kết 22 năm trước, và sẽ khắt khe hơn trong việc mua bán với Trung Quốc. TPP được ký kết vào Tháng Mười, 2015 sau hơn năm năm thương thảo, với mục đích giảm bớt những rào chắn mậu dịch do các nền kinh tế tăng trưởng nhanh ở Á Châu dựng lên, và tăng cường mối quan hệ giữa Hoa Kỳ với các đồng minh của Mỹ trước sự bành trướng ảnh hưởng của Trung Quốc trong khu vực. Ông Wally Adeyemo, phó cố vấn an ninh quốc gia Tòa Bạch Ốc, hôm Thứ Sáu nói với các nhà báo rằng Tổng Thống Obama sẽ nói với các nước thành viên của TPP tại hội nghị thượng đỉnh Hợp Tác Kinh Tế Vùng Á Châu Thái Bình Dương, rằng Mỹ sẽ tiếp tục duy trì sự cam kết của mình ở Á Châu. (Người Việt)
  4. Hôm 12/11, truyền thông nhà nước dẫn lời Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại Hội nghị người Việt Nam ở nước ngoài năm 2016, khuyến khích mỗi kiều bào nên là một đại sứ của Việt Nam tại nước ngoài. "Mỗi kiều bào hãy là một đại sứ VN trong mắt bạn bè quốc tế, đồng thời hướng về quê hương bằng những hành động thiết thực, phù hợp" Thủ tướng Việt Nam ông Nguyễn Xuân Phúc. Đây là lần thứ ba Hội nghị người Việt Nam ở nước ngoài được tổ chức tại Sài gòn (TP. HCM), qui tụ khoảng 500 Việt kiều hoạt động trong các lĩnh vực khác nhau với mục đích đóng góp ý kiến phát triển thành phố nói riêng và Việt Nam nói chung. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc kêu gọi sự đóng góp của kiều bào, tùy khả năng, điều kiện để cùng xây dựng thành phố Sài gòn (TP.HCM) “văn minh, hiện đại, nghĩa tình.” Theo VnExpress, ông Phúc cũng khẳng định quyết tâm đổi mới, xây dựng chính phủ liêm chính nhằm thu hút, phát huy nguồn lực từ người Việt ở nước ngoài. Mời xem Video: Hung thủ đốt quán Karaoke Trần Thái Tông để diệt khẩu 12 cán bộ nguồn lãnh đạo? Kiều hối Theo báo cáo "Migration and Remittances Factbook 2016" của Ngân hàng thế giới (WB), trong năm 2015, Việt Nam đón lượng kiều hối lên tới 12,25 tỷ USD, đứng thứ 11 trên thế giới. Trong đó Mỹ là nguồn kiều hối lớn nhất của Việt Nam trong năm 2015 với 7 tỷ USD. Theo ông Sử Ngọc Anh, giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư TP. HCM, hiện có 122 dự án đầu tư của Việt kiều tại thành phố này, với số vốn trên 260 triệu USD. Đây cũng là nơi thu hút lượng kiều hối lớn nhất, chiếm từ 45 -55% tổng lượng kiều hối trên cả nước. (VOA)
  5. GS Chu Hảo: QUÝ VỊ ĐÓN KẺ XÂM LƯỢC RỒI CHO NÓ ĐĂNG ĐÀN QUỐC HỘI, QUÝ VỊ CÓ THẤY HỔ THẸN VỚI TIỀN NHÂN KHÔNG? GS Chu Hảo Thư ngỏKính gửi các ĐBQH: Trương Trọng Nghĩa, Lê Như Tiến, Dương Trung Quốc, Trần Du Lịch, Lê Nam …Và các vị khác được các tầng lớp xã hôi dân sự và doanh nhân tín nhiệm.Thưa quý vị,Là một cử tri luôn quan tâm đến các hoạt động của Quốc hội, tôi xin chất vấn quý vị những điều sau đây, và mong được hồi âm trên công luận.1. Vì sao quý vị không có bất kỳ hành động công khai nào phản đối, ngăn chặn Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đăng đàn phát biểu tại Quốc hội nước ta, thực chất là với tư cách kẻ xâm lược, đại diện cho bè lũ bá quyền Đại Hán chưa khi nào rời bỏ âm mưu thôn tính Đất nước ta và nô dịch Dân tộc ta? 2. Nếu không ngăn chăn được như đã thấy thì vì sao quý vị không thể bày tỏ thái độ cần có của một ĐBQH của nhân dân, tối thiểu bằng cách bỏ ra ngoài không tham dự, hoặc tham dự và chất vấn trực tiếp dù Chủ tịch đoàn phiên họp cho phép hay không?3. Tôi tin rằng quý vị không thể vỗ tay hoan nghênh Tập Cận Bình khi ông ta kết thúc bài phát biểu lố bịch ấy. Liệu có bao nhiêu phần trăm Đại biểu Quốc hội không vỗ tay như quý vị đã làm? Nhân dân rất cần được biết điều đó.4. Quý vị có thấy hổ thẹn với tiền nhân khi cam chịu tham gia đón tiếp long trọng đại diện cho bè lũ xâm lược tại Phòng họp mang tên Diên Hồng- biểu tượng thiêng liêng cho tinh thần toàn dân đoàn kết chống ngoại xâm?5. Sau hết, các vị có thể công khai bày tỏ thái độ của mình đối với bài phát biểu lươn lẹo, thâm độc và ngang ngược của Tập Cận Bình tại phòng Diên Hồng, và sau đó một ngày tại Singapore, để chúng tôi được hy vọng tiếp tục đặt niềm tin vào quý vị, những đại biểu hiếm hoi đã từng dám tự do biểu đạt chính kiến của mình trong một Quốc Hôi thiếu dân chủ, không thật sự do nhân dân tự nguyện bầu ra này.Xin quý vị hãy lên tiếng! Trân trọng cám ơn!Chu Hảo,Hà Nội
  6. Ðó là điểm chính trong báo cáo của viên Thiếu Tướng Nguyễn Minh Hoàng, phó chính ủy Quân Khu 7, tại buổi thảo luận riêng của đoàn đại biểu Quốc Hội thành phố Sài Gòn. Phi cơ loại L39 rớt sáng 26 tháng 8 tại Phú Yên. (Hình: VietNamNet) Trong các kỳ họp Quốc Hội Việt Nam, đại biểu Quốc Hội của các tỉnh, thành phố thường có những buổi thảo luận riêng theo từng đoàn. Những viên chức đương nhiệm là thành viên của các đoàn đại biểu Quốc Hội thường có báo cáo riêng về những vấn đề liên quan đến lĩnh vực của họ trong những buổi thảo luận riêng theo từng đoàn như thế.Tuy được xem là thảo luận riêng theo từng đoàn, song các báo cáo riêng thường được báo chí Việt Nam tường thuật rộng rãi. Lý do là vì các ngành hữu trách trong chính phủ Việt Nam muốn dùng hình thức báo cáo riêng như một kiểu báo cáo không chính thức về những vấn đề không tiện đưa ra cho toàn bộ đại biểu cùng thảo luận tại diễn đàn Quốc Hội.Theo tờ Tuổi Trẻ, hôm 9 tháng 11, tại buổi thảo luận riêng của đoàn đại biểu Quốc Hội thành phố Sài Gòn, viên thiếu tướng tên là Nguyễn Minh Hoàng, phó chính ủy Quân Khu 7 đã có báo cáo riêng về chuyện Không Quân CSVN mất bốn phi cơ và 14 sĩ quan không quân trong vòng bốn tháng.Hôm 14 tháng 6, một chiến đấu cơ loại Su30-MK2 đã rớt khi đang thực hiện một phi vụ huấn luyện trên vùng biển Nghệ An. Chỉ có một trong hai phi công thoát nạn. Tuy hộp đen bị vỡ song Bộ Quốc Phòng Việt Nam vẫn đang cố gắng xác định nguyên nhân. Tướng Hoàng tiết lộ, hai phi công thiếu phối hợp khi tìm cách thoát ra khỏi phi cơ lâm nạn. Chưa biết đó có phải là nguyên nhân khiến một phi công bị dù bó chặt mà uổng mạng hay không vì Tướng Hoàng không nói và cũng không có đại biểu nào của đoàn đại biểu Quốc Hội thành phố Sài Gòn hỏi về chuyện này.Hai ngày sau, trong quá trình tìm kiếm chiến đấu cơ bị rớt và cứu hai phi công lâm nạn, một phi cơ vận tải loại CASA-212 bị rớt tại vịnh Bắc bộ. Cả chín sĩ quan Không Quân CSVN trên phi cơ này đều thiệt mạng. Tướng Hoàng cho biết, chiếc phi cơ vận tải loại CASA-212 bị rớt vì viên đại tá lái chiếc phi cơ này cho phi cơ xuống thấp để quan sát mặt biển. Do thời tiết xấu, tầm nhìn hạn chế, góc nghiêng giữa phi cơ với mặt biển quá nhỏ, sóng biển đã làm phi cơ rớt.Sáu tuần sau, hôm 26 tháng 8, tới lượt một phi cơ huấn luyện loại L39 rớt tại Phú Yên khi đang thực hiện phi vụ huấn luyện. Một phi công tập sự tử nạn. Nguyên nhân dẫn tới tai nạn là động cơ của phi cơ bị hư, phi công tập sự cố gắng đưa phi cơ ra xa khu dân cư, không còn cơ hội nhảy dù nên uổng mạng.Hạ tuần tháng 10, ngày 18, Không Quân CSVN mất thêm ba phi công và một trực thăng loại EC 130T2 trong một phi vụ huấn luyện tại tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu. Trong ba phi công, có hai đang được huấn luyện để làm quen với bảng hệ thống điều khiển trực thăng.Khi báo cáo riêng về việc mất hàng loạt phi cơ quân sự trong một thời gian ngắn, viên tướng vừa kể nhìn nhận, việc đào tạo, huấn luyện nhân sự chưa đạt yêu cầu. Việc bổ nhiệm, sử dụng nhân sự còn tùy tiện, không đúng năng lực. Việc chỉ đạo và kiểm tra an toàn bay rất chủ quan, không đến nơi, đến chốn. Phương tiện tìm kiếm-cứu nạn thiếu.Tướng Hoàng cho biết, sau khi mất bốn phi cơ quân sự trong một thời gian ngắn, Bộ Quốc Phòng Việt Nam đã kỷ luật 40 cá nhân, trong đó có hai viên tướng. Cũng theo lời viên tướng này thì Bộ Quốc Phòng Việt Nam đang kiểm tra lại mọi thứ liên quan tới Không Quân CSVN, từ chất lượng phi cơ đến hoạt động đào tạo, huấn luyện và hoạt động của các đơn vị không quân được phát giác là “rất lỏng lẻo.”Mời quý độc giả xem video: Xử lý một số tướng lĩnh quân đội Tổng Bí thư Trọng bất ngờ giành thế chủ động Phó chính ủy Quân Khu 7 nói thêm, trách nhiệm đầu tiên thuộc về Quân Ủy Trung Ương và Bộ Quốc Phòng, kế đó là thuộc về các đơn vị đã để xảy ra tai nạn. Ông ta thú nhận, chuyện kiểm tra chất lượng phi cơ, chất lượng đào tạo, huấn luyện và hoạt động của các đơn vị lẽ ra phải làm từ khi hiện đại hóa Không Quân CSVN nhưng lại chưa làm. Ông ta nói thêm rằng, lẽ ra hiện đại hóa phải đồng bộ hóa cả phương tiện lẫn nhân sự nhưng phi công của Không Quân CSVN chỉ được đào tạo tại chỗ. Cũng vì vậy, trong tương lai phải gửi nhiều người sang ngoại quốc học hành cả về điều khiển lẫn sửa chữa.Tướng Hoàng còn đề cập đến việc tổ chức nâng hạng các phi cơ quân sự ngay tại Việt Nam. Hiện nay, có tình trạng “có phi cơ nhưng chưa chắc đã bay được, không dám bay vì hết hạn, muốn bay phải nâng hạng nhưng gửi phi cơ ra ngoại quốc nâng hạng rất tốn kém.”Ðây là lần đầu tiên, một viên tướng của quân đội CSVN, được phép của Bộ Quốc Phòng Việt Nam, báo cáo tương đối cặn kẽ về những vấn đề có liên quan đến tương quan giữa các tai nạn phi cơ quân sự với thực trạng Không Quân CSVN.Chưa đầy 24 giờ sau khi tường thuật về báo cáo riêng của phó chính ủy Quân Khu 7 với đoàn đại biểu Quốc Hội thành phố Sài Gòn được báo chí Việt Nam đưa lên Internet, báo chí Việt Nam đã đồng loạt đục bỏ các bài tường thuật về báo cáo riêng này.(Người Viêt)
  7. Đi khám phụ khoa ngay, “quí vị chỉ còn 70 ngày,” đó là thông điệp các phụ nữ gửi đến nhau sau cuộc bầu cử tổng thống hôm Thứ Ba. Nhân viên của AIDS Healthcare Foundation cung cấp bao cao su miễn phí cho người lái xe chạy qua đường East Capitol ở Washington DC. (Hình: Getty Images/Brendan Smialowski) Báo USA Today tường thuật rằng, theo chương trình Obamacare, phụ nữ được hưởng 18 loại ngừa thai được FDA chấp thuận mà không phải trả tiền. Hiện chưa rõ liệu dịch vụ và chi phí về ngừa thai có sẽ thay đổi dưới chính phủ mới hay không. Phụ nữ Hoa Kỳ sử dụng truyền thông xã hội để nói lên nỗi sợ rằng dưới thời tổng thống mới, Donald Trump, chi phí ngừa thai sẽ tăng cao và việc được dịch vụ của các nơi như Planned Parenthood sẽ bị hạn chế. Planned Parenthood cung cấp dịch vụ cho khoảng 2.5 triệu người hàng năm, từ ngừa thai đến truy tầm bệnh phong tình, ung thư, cố vấn, khám tử cung và phá thai. Nỗi sợ của phụ nữ Mỹ bắt nguồn từ việc đảng Cộng Hòa chủ trương xóa bỏ chương trình Obamacare. Đặc biệt, ông Mike Pence, phó tổng thống đắc cử của Hoa Kỳ, người đang là thống đốc tiểu bang Indiana, nổi tiếng với luật ngăn chận Planned Parenthood không được phép nhận trợ cấp từ liên bang, rồi sau đó vận động để thông qua luật hạn chế phá thai. Trong thời gian vận động tranh cử, ông Trump từng nói ông sẽ ngưng trợ cấp cho Planned Parenthood một khi ông đắc cử. Mời quý độc giả xem Video : Bộ Chính trị và Tổng Bí thư Trọng lo lắng trước nguy cơ quân đội tạo phản Qua lá thư gửi cho cấp lãnh đạo nhóm chủ trương chống phá thai, ông Trump hứa sẽ thực hiện nhiều bước nhằm hạn chế việc phá thai cũng như việc cấp ngân quỹ cho các tổ chức cung cấp dịch vụ phá thai. Không những thế, ông Trump còn cam kết sẽ bổ nhiệm những thẩm phán chống phá thai vào Tối Cao Pháp Viện Hoa Kỳ. Tuy nhiên, bà Ginny Ehrlich, tổng giám đốc Chiến Dịch Toàn Quốc Ngăn Ngừa Thiếu Niên Có Thai Ngoài Kế Hoạch, nói rằng đa số trên khắp nước đều ủng hộ việc ngừa thai. Một nghiên cứu gần đây của tổ chức này cho thấy 81% đồng ý rằng người chống phá thai nên mạnh mẽ ủng hộ việc ngừa thai. Ủng hộ lập trường này, Cộng Hòa có 74% và Dân Chủ 86%. Bà Ehrlich nói: “Tuyệt đại đa số quần chúng bất kể thuộc đảng phái chính trị nào, nhóm nhân chủng nào hay tôn giáo nào, đều ủng hộ việc phụ nữ cần được giúp đỡ trong vấn đề ngừa thai.” (Người Việt)
  8. Tàu nạo vét của Trung Quốc trong vùng biển quanh đảo Đá Vành Khăn, thuộc quần đảo Trường Sa ở Biển Đông. Các chuyến bay trinh sát của Mỹ ngày 21/5/2015 gần những bãi cạn mà Trung Quốc đang cải tạo cho thấy mấy mươi chiếc tàu đang ráo riết tiến hành hoạt động lấp biển xây đảo. Cây viết Matt Rivers nhận định trong mục Chính trị của trang web thuộc đài CNN rằng ông Donald Trump, tổng thống thứ 45 của Mỹ, sẽ không “giải quyết” vấn đề Biển Đông trong nhiệm kỳ đầu. Ông nhận định rằng việc hai cường quốc cạnh tranh ảnh hưởng ở Biển Đông có tuyến hàng hải chiến lược là một trận đấu sẽ kéo dài. Trong những năm gần đây, những hành động của Trung Quốc lấn chiếm và xây đảo nhân tạo trên vùng biển đang trong vòng tranh chấp với các nước khác, trong đó có Việt Nam, là những tín hiệu đáng báo động đối với Mỹ. Washington lo ngại chính sách bành trướng của Trung Quốc cuối cùng sẽ giúp nước này ngang nhiên kiểm soát tuyến đường biển nơi qua lại của lượng hàng hóa trị giá hàng nghìn tỷ đôla hàng năm, giúp Bắc Kinh kiểm soát tuyến hàng hải huyết mạch này. Phóng viên của CNN cho rằng cả Mỹ lẫn Trung Quốc “đều tiến hành trận đấu lâu dài ở Biển Đông”. Ông nêu ra thực tế là các đảo nhân tạo mới của Trung Quốc và các trang thiết bị của họ sẽ vẫn tồn tại, trong khi quân đội Mỹ chuyển trọng tâm sự chú ý của họ sang Trung Quốc. Cả hai điều đó, theo Matt Rivers, đều là chiến lược dài hạn, và cả hai nước đều có nguồn lực để thực hiện. Khi tranh cử, ông Trump cam kết sẽ tăng cường sức mạnh quân sự của Mỹ, nhất là hải quân, nhưng ông không cho biết chi tiết về cách tiếp cận của ông đối với hành động ngày càng táo bạo của Trung Quốc ở Biển Đông. Ông Dean Cheng, một chuyên gia về Trung Quốc tại quỹ Heritage Foundation ở Washington, nhận xét: “Tiếp cận về chính sách đối ngoại của ông Trump dường như chỉ mới trong giai đoạn phôi thai và vì vậy sẽ phụ thuộc nhiều vào việc ông bổ nhiệm những nhân vật nào, và ai sẵn lòng phục vụ”. Nhiều người chưa quên những lời chỉ trích của ông Trump khi tranh cử, cho rằng các đồng minh của Mỹ, trong đó có Nhật Bản, ỉ lại vào sự đảm bảo an ninh của Mỹ mà không chung vai đóng góp tài chánh một cách công bằng cho sự hiện diện của lực lượng Mỹ. Điều này có thể khiến Trung Quốc nghĩ rằng Mỹ sẽ giảm bớt hoạt động ở châu Á. Ông Wang Yiwei, Giám đốc Viện Quan hệ Quốc tế tại Đại học Nhân dân Trung Quốc nói: “Từ giác độ dài hạn, điều này mang lại cho Trung Quốc nhiều không gian hơn để chứng minh bản thân và tình thế này cũng giảm bớt một số sức ép lên Trung Quốc”. Tuy nhiên, việc Mỹ giảm bớt vai trò trong khu vực cũng làm Bắc Kinh có những quan ngại mới, chẳng hạn như khả năng Nhật Bản sẽ gia tăng sức mạnh quân sự. Mời quý độc giả xem Video: Xử lý một số tướng lĩnh quân đội Tổng Bí thư Trọng bất ngờ giành thế chủ động Theo CNN, Reuters (VOA)
  9. Ngày 7.11.2016, tại Sài Gòn, thêm một tổ chức xã hội dân sự mới được thành lập là Hội hỗ trợ nạn nhân bạo hành đã ra mắt với đất nước. Hội hỗ trợ nạn nhân bạo hành ( HHTNNBH) Việt Nam do bác sỹ Đinh Đức Long thành lập hoạt động dựa trên luật pháp quốc tế, trong đó có công ước chống bạo hành mà nhiều nước đã ký. Sự kiện ra mắt diễn ra tại dòng Chúa Cứu Thế- Sài Gòn. Đại diện thứ nhất của Hội hỗ trợ nạn nhân bạo hành- bác sỹ Đinh Đức Long đã đọc tuyên bố chính thức thành lập và tôn chỉ. Bác sỹ Đinh Đức Long là tiến sĩ y khoa tu nghiệp tại Hungary. Trước đây, trong thời gian du học, bác sỹ Đinh Đức Long là đại diện của sinh viên Việt Nam tại Hungary. Sau đó bác sỹ Đinh Đức Long về nước và giảng dạy, cống hiến trong các trường y và các bệnh viện. Chứng kiến cảnh đất nước tồi tàn, thảm thương do lãnh đạo níu kéo chủ nghĩa cộng sản, ông đã tuyên bố ly khai khỏi đảng này và trở thành một nhà hoạt động xã hội dân sự độc lập lâu nay. Trong quân đội, bác sỹ Đinh Đức Long lên đến hàm trung tá. Ấp ủ ý định thành lập một tổ chức tương thân tương ái như thế từ tháng 5 năm 2016, đến nay tháng 11, nghĩa là 6 tháng sau, Hội hỗ trợ nạn nhân bạo hành mới có đủ thời cơ chín muồi để thành lập hội. Hội hỗ trợ nạn nhân bạo hành ( HHTNNBH) Việt Nam do bác sỹ Đinh Đức Long thành lập hoạt động dựa trên luật pháp quốc tế, trong đó có công ước chống bạo hành mà nhiều nước đã ký. Việt Nam cũng nằm trong những nước đã ký tên vào công ước này. Việc thành lập Hội HTNNBH là hợp pháp chiếu theo hiến pháp Việt Nam. Bản thân tiến sỹ-bác sỹ Đinh Đức Long và các cộng sự cũng là những người luôn chấp hành luật pháp. Bác sỹ Đinh Đức Long, ngoài một tiến sỹ y khoa, còn có văn bằng luật tại Hungary. Ông có nhiều bài bình luận về luật pháp khá sâu sắc và dí dỏm trên trang facebook cá nhân và các trang truyền thông tự do. Trong thời gian qua, lực lượng an ninh của nhà cầm quyền ra sức bắt bớ những người đấu tranh ôn hòa cho dân chủ nhân quyền. Họ trấn áp nhiều tổ chức xã hội dân sự để ngăn không cho số lượng người tham gia phong trào phát triển. Tuần qua an ninh của nhà cầm quyền bố ráp và bắt bớ Liên minh dân tộc Việt Nam tự quyết và gieo rắc nỗi sợ hãi trong dân chúng. Vì vậy có thể nói việc ra mắt Hội hỗ trợ nạn nhân bạo hành lần này là một thành công ngoài dự tính của giới xã hội dân sự độc lập với nhà nước. Xin mời quý độc giả xem Video: Tướng Tô Lâm yêu cầu Đinh Thế Huynh giải trình việc đưa Cổng TT Bộ Quốc phòng sang Bắc Kinh Trước khi ra mắt vào 7.11, trong thời gian tồn tại dưới dạng ban vận động thành lập, Hội hỗ trợ nạn nhân bạo hành đã giúp đỡ nhiều tổ chức, cá nhân bị bạo hành khi đi biểu tình đòi quyền dân sinh. Một số blogger tự do khi bị bắt hoặc bị đánh đập cũng đã được HHTNNBH hỗ trợ về tài chính và các dịch vụ chăm sóc sức khỏe. Trang web chính thức của hội hỗ trợ nạn nhân bạo hành là Asvtvn.com, viết tắt của tên tiếng Anh Association for Support of Victim of Torture. (VNTB)
  10. Chuyến đi Mỹ của ông Đinh Thế Huynh vừa qua là nhằm yêu cầu phía Mỹ phải đảm bảo cho sự an toàn của lãnh đạo Đảng, cụ thể là tính mạng Tổng bí thư, và chế độ nếu Việt Nam chịu nghiêng hẳn về phía Mỹ. Tình hình nội bộ Bộ Chính Trị đang rất căng thẳng! Theo nguồn tin riêng, sẽ còn một số nhà hoạt động khác tiếp tục bị bắt lẻ tẻ cầm canh câu rê chứ không úp sọt hàng loạt một lúc. Tình hình nội bộ trong BCT đang rất căng, phe cánh thân Trung Quốc của Tổng bí thư Trọng đang nắm toàn quyền nhưng không thực lực, trong khi phe cánh thân Mỹ rất đoàn kết, nhiều tiền và sẵn sàng ăn miếng trả miếng nếu bị phe Tổng bí thư chèn ép. Điểm chung giữa 2 phe đảng là cả hai đều muốn ngả theo Mỹ để cứu kinh tế và ổn định chính trị. Điểm chưa thống nhất là, nếu chịu ngả theo Mỹ, thì phe Tổng bí thư cần đạt được dàn xếp với phe thân Mỹ về bố trí cân bằng nhân sự trong BCT. Nhưng vấn đề thỏa hiệp nhân sự trong Đảng là việc dài hơi, trước mắt lúc này là phe thân Tàu của Tổng bí thư đang chịu sức ép rất lớn từ Bắc Kinh phải thực hiện các cam kết mà Tổng bí thư đã hứa để có được hậu thuẩn của Tập Cận Bình trong Đại hội đảng 12 vừa rồi. Các cam kết này sẽ mở đường cho thương mại và doanh nghiệp Trung Quốc ào ạt vào Việt Nam giết chết các doanh nghiệp trong nước và làm kinh tế phụ thuộc hoàn toàn vào Trung Quốc. Tổng bí thư cũng bị thúc ép phải thúc đẩy tiến hành các nhượng bộ về biển đảo. Tổng bí thư làm theo yêu cầu của Trung Quốc thì sẽ chết với nhân dân, nhưng nuốt lời với Tập Cận Bình thì Tổng bí thư cũng sẽ sớm đi gặp Nguyễn Bá Thanh. Tình hình đang rất căng và cấp bách. Chuyến đi Mỹ của ông Đinh Thế Huynh vừa qua là nhằm yêu cầu phía Mỹ phải đảm bảo cho sự an toàn của lãnh đạo Đảng, cụ thể là tính mạng Tổng bí thư, và chế độ nếu Việt Nam chịu nghiêng hẳn về phía Mỹ. Các nhà hoạt động dân chủ trong nước sẽ lần lượt bị bắt cho đến khi nào phía Mỹ đưa ra được một chương trình hành động đảm bảo an toàn tuyệt đối cho chế độ trong nước cờ quyết định chuyển hướng này. Xin mời quý độc giả xem Video: Đinh La Thăng sẽ xóa sổ Huy Đức vì tội tiếp tay cho Tổng BT Trọng đánh Ba Dũng Phe cánh Tổng bí thư đã bị dồn vào thế đường cùng, như chuột trong hang mà bên ngoài là Tập Cận Bình đang đổ nước vào. Phe Tổng bí thư rất muốn chạy trốn khỏi hang nhưng vẫn phải chờ phía Mỹ đứng ra bảo đảm tính mạng thì mới dám vọt ra. Một mặt khác không hay cho phe cánh Tổng bí thư là nếu chần chừ quá lâu thì rất có thể phải đối mặt với nguy cơ xảy ra đảo chính khiến chế độ tan vỡ ngoài tầm kiểm soát. Tình hình trong BCT đang biến chuyển nhanh, sẽ có những diễn biến bất ngờ khó lường trong những ngày tới. (Nhà báo Tự do)
  11. Chủ tịch Ủy ban Nhân dân Hà Nội Nguyễn Đức Chung. (Ảnh tư liệu) Các báo Việt Nam đưa tin Chủ tịch Ủy ban Nhân dân Hà Nội Nguyễn Đức Chung hôm 7/11 đã đặt hoa tưởng niệm tại tượng đài Lenin ở thủ đô của Việt Nam. Tin cho hay hoạt động này của đoàn đại biểu lãnh đạo Hà Nội do ông Chung dẫn đầu là để “kỷ niệm 99 năm Cách mạng tháng mười Nga”. Đây là hoạt động thường niên của lãnh đạo thành phố. Một vài cơ quan báo chí Việt Nam thường đưa tin vắn tắt về việc này và không nhận được sự chú ý đáng kể từ công chúng. Tuy nhiên, năm nay, nhiều người đã chia sẻ trên mạng xã hội tin ông Chung đặt hoa ở tượng Lenin. Một số nhà quan sát cho rằng diễn biến khác lạ này có liên quan đến tin đồn âm ỉ trên mạng xã hội trong khoảng một tuần nay rằng ông Nguyễn Đức Chung bị ung thư. Trong những ngày qua, ông đã không xuất hiện trước công chúng. Việc ông chủ tịch Hà Nội xuất hiện tại một sự kiện công khai được xem như một động thái xua tan tin đồn về tình trạng sức khỏe của ông. Từ Hà Nội, nhà hoạt động vì dân chủ Nguyễn Quang A nói với VOA: “Việc ông Chung ông ấy đi đặt vòng hoa như thế thì nó cũng có lý do rằng 4, 5 ngày là có thông tin nói rằng ông ấy đang bị bệnh gì đó, thì đấy là một hành vi để trả lời một cách gián tiếp rằng ‘Không, tôi vẫn còn khỏe đây, không có việc gì cả’”. Bên cạnh việc bàn luận về sức khỏe của ông Chung, nhiều người trong cộng đồng mạng xã hội cũng bày tỏ quan điểm rằng đã đến lúc Việt Nam xem lại cách “kỷ niệm Cách mạng tháng mười Nga”. Về lý do bộ máy chính trị Việt Nam vẫn kỷ niệm sự kiện này, Tiến sỹ Nguyễn Quang A giải thích: “Người ta vẫn nói rằng người ta trung thành với Chủ nghĩa Marx-Lenin, nhưng mà thực chất là những giáo điều quan trọng nhất của học thuyết đó người ta vứt bỏ từ lâu rồi, hai ba chục năm nay rồi. Nhưng người ta vẫn phải bám lấy cái đấy, bởi vì một mặt chẳng còn ai tin cái đó nữa, nhưng mà một mặt ai cũng làm ra vẻ gắn bó rất là mật thiết với một cái hệ tư tưởng như vậy. Đối với họ nó cũng là một tính toán rất là tế nhị. Đối với những người mà cần phải tỏ ra mình rất là trung thành với một cái thế lực nào đấy để nhắm nhe cái chuyện thăng quan tiến chức, thì trong đời sống chính trị thì những hành vi như thế là có tính toán”. Xét đến thực tế hầu hết các nước trong khối XHCN trước đây đã từ bỏ Chủ nghĩa Marx-Lenin từ lâu, cũng như đã dỡ bỏ các tượng Lenin ở nước họ, Tiến sỹ Quang A cho rằng Việt Nam có thể kỷ niệm Cách mạng tháng mười Nga theo những cách khác “cho đỡ chướng”. Ông nêu ví dụ như có thể tổ chức hội thảo khoa học về cuộc cách mạng này, ở đó có thể có “những ý kiến ngược, ý kiến xuôi” về cuộc cách mạng. An Tôn (VOA)
  12. Giới tuyên giáo và phái “thân Trung” đang bắt đầu thì thào về “Tổng bí thư Đinh Thế Huynh”. Nhưng có lẽ vẫn còn quá sớm để thốt ra cụm từ ấy, nếu chịu khó ngẫm lại bài học lịch sử của Phạm Quang Nghị: dù đã được xem là “thái tử”, ông Nghị đã hoàn toàn “biến mất” sau chuyến đi Mỹ tháng Bảy năm 2014. Ông Đinh Thế Huynh Ủy viên Bộ Chính trị kiêm Thường trực Ban bí thư “Mời Tổng thống mới của Hoa Kỳ thăm Việt Nam” Không hổ là nhân vật được xem như “người kế thừa vĩ đại” của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, Thường trực Ban bí thư Đinh Thế Huynh - dù chỉ xếp thứ 5 trong bảng tổng sắp của Bộ Chính trị nhưng lại đương kim “phó đảng” và đang sáng lạn hơn bao giờ hết với tương lai danh phận thành “số 1” - đã khai triển thế song hành công du đối ngoại vào năm 2016 hệt như ông Trọng đã triển khai vào năm 2015: đi Mỹ sau khi đã “vấn ý” Tập Cận Bình ở Bắc Kinh. Nhưng cũng tương tự trường hợp Ủy viên bộ chính trị - Bí thư thành ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị “diện kiến” ở Washington vào tháng 7/2016, phải đến 3 ngày sau khi ông Huynh đặt chân lên đất Mỹ, Thông tấn xã Việt Nam mới đưa tin. Tuy thế, bản tin của Thông tấn xã Việt Nam có thể khiến không ít người ngỡ ngàng với tựa đề thật đặc biệt: “Đồng chí Đinh Thế Huynh mời Tổng thống mới của Hoa Kỳ thăm Việt Nam”. Có lẽ không ai quên việc Thường trực Đinh Thế Huynh từng có thời phụ trách Ban Tuyên giáo trung ương và hiện tại vẫn như “nắm” rất chặt khối này. Theo nguyên tắc vừa nổi vừa chìm của đảng, thông thường chỉ những nhân vật chủ tịch nước và thủ tướng mới có đủ thẩm quyền và danh nghĩa để mời nguyên thủ quốc gia nước ngoài đến thăm Việt Nam. Trường hợp ngoại lệ gần nhất là “giới đảng” - Tổng bí thư Trọng - sau chuyến công du Hoa Kỳ vào tháng 7/2015 mà đã được Tổng thống Obama tiếp đón như cấp nguyên thủ quốc gia, đã mạnh miệng đưa ra lời mời Tổng thống Mỹ sang thăm Việt Nam. Không hiểu vô tình hay hữu ý, cách rút tít của Thông tấn xã Việt Nam đã khiến người ta tưởng tượng rằng một cách nào đó, ông Đinh Thế Huynh đã trở thành “nguyên thủ quốc gia”, hoặc chí ít cũng đã lọt vào “tứ trụ”. Hơn hẳn Phạm Quang Nghị Nhưng dù thế nào chăng nữa, hình như chức vụ chỉ là Thường trực Ban bí thư của ông Huynh không làm người Mỹ phải quá “lăn tăn”. Nước Mỹ mùa bầu cử. Với đủ thứ chộn rộn cuối nhiệm kỳ cũ và chuẩn bị cho một giai đoạn tổng thống mới. Nhưng lịch làm việc của Ngoại trưởng Mỹ John Kerry vẫn được lèn thêm thời gian tiếp Thường trực Đinh Thế Huynh. Không những thế, thể diện của giới đảng Việt Nam vẫn được chu toàn vì chính người Mỹ phát ra lời mời để ông Huynh thăm Mỹ. Không những thế, giới lãnh đạo Việt Nam vốn nặng tâm lý sĩ diện hão còn được bảo toàn thể diện bởi Thường trực Đinh Thế Huynh đã không “đi chơi”, mà là một chuyến công du có vẻ mang tính thực chất. Rất nhiều nội dung quan trọng trong quan hệ Việt - Mỹ đã được nêu ra và còn có thể được bàn thảo như TPP, “kinh tế thị trường hoàn chỉnh”, Biển Đông, chính sách xoay trục về châu Á - Thái Bình Dương của Hoa Kỳ sau khi có tổng thống mới, giải tỏa cấm vận vũ khí sát thương, nhiệm vụ nhân đạo, kể cả những vấn đề mà phía Việt Nam luôn sợ sệt như Công đoàn độc lập, quyền tự do lập hội và những yêu sách khác về quyền con người. Trên tổng thể, toàn bộ các nội dung làm việc trong chuyến thăm Mỹ của ông Đinh Thế Huynh có “tầm vóc” không kém thua mấy so với Tuyên bố chung Mỹ - Việt nhân chuyến công du Hoa Kỳ của ông Nguyễn Phú Trọng vào năm 2015. Tất nhiên đó là một thành công có thể tính được của Đinh Thế Huynh, nếu đối sánh với kết quả của chuyến đi Phạm Quang Nghị đến Mỹ vào năm 2014 mà đã chỉ gặp được vài thượng nghị sĩ và đảng Cộng sản Mỹ. Tuy nhiên, điều hơi đáng tiếc là nếu Tổng bí thư Trọng mạnh dạn “ủy quyền” hơn nữa cho ông Đinh Thế Huynh, biết đâu một người chuyên làm công tác đảng như ông Huynh đã được tiếp không chỉ bởi cấp hành pháp là Ngoại trưởng John Kerry mà còn bởi Phó tổng thống Mỹ. Nhưng nói đi thì cũng cần nói lại. Chuyến đi “tiền trạm” đến Mỹ của Bộ trưởng công an Trần Đại Quang để chuẩn bị cho chuyến công du Hoa Kỳ sau đó của Tổng bí thư Trọng cũng chỉ tiếp cận được cấp Bộ Ngoại giao nước chủ nhà. Người Mỹ rõ ràng rất biết sắp xếp các quân cờ nghi thức đối ngoại. Những dấu hỏi Còn bây giờ, Trần Đại Quang đã là chủ tịch nước, và Nguyễn Xuân Phúc cũng chẳng còn là cấp phó thời Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Một dấu hỏi tế nhị: vì sao lại là Đinh Thế Huynh mà không phải Trần Đại Quang hay Nguyễn Xuân Phúc đi Mỹ và “mời tổng thống mới của Hoa Kỳ sang thăm Việt Nam” vào lần này? Như đã đề cập, cả hai ông Quang và ông Phúc đều danh chính ngôn thuận hơn ông Huynh khi đưa ra lời mời đối với một nguyên thủ quốc gia. Trừ phi những người bên đảng như ông Trọng và ông Huynh đã thực sự thỏa mãn rằng phía Mỹ còn chịu chơi với cả “kênh đảng” của chính thể Việt Nam cực kỳ phức hợp vừa nhà nước, vừa chính phủ và cả đảng cầm quyền. Mà từ sau đại hội 12, “kênh đảng” đã nổi lên như một thế lực có tầm chi phối bao trùm và đang hướng đến mục tiêu “nhất thể hóa”. Tuy thế, không phải sự đời cứ muốn thì đều mãn nguyện. Vụ Trịnh Xuân Thanh biệt tăm ở nước ngoài là một thách đố quyền lực vô cùng lớn đối với Tổng bí thư Trọng và “kênh đảng’ của ông. Cả nước đều muốn biết ai, những ai hay lực lượng chính trị nào đã ra tay cứu vớt ông Thanh và tạo nên thế đối đầu công khai với ông Trọng. Hơn 4 tháng sau khi phát lệnh “việc cần làm ngay” và lối phát ngôn úp mở có vẻ tự tin “Chống tham nhũng chưa nói ra hết, kẻo lộ chúng nó chạy”, tâm thế của Tổng bí thư Trọng vừa lộ ra nhiều dấu hiệu mệt mỏi hơn với tán thán từ “chống tham nhũng khó lắm vì ta tự đánh vào ta”. Ông Đinh Thế Huynh hiện là Ủy viên Bộ Chính trị kiêm Thường trực Ban bí thư Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam. Có lẽ đã đến lúc phải sửa soạn cho “người kế thừa vĩ đại”. Dường như có một động cơ đầy ẩn ý và gấp gáp đối với chuyến đi Mỹ vừa qua của ông Đinh Thế Huynh, đặc biệt chuyến đi này lại không phải diễn ra sau cuộc bầu cử tổng thống Mỹ khi đường hướng đã rõ ràng. Đơn giản là giới lãnh đạo Việt Nam thừa hiểu rằng để cho ông Huynh đến Mỹ trước bầu cử sẽ chẳng thu hoạch được bất cứ một kết quả mang tính cam kết nào về tương lai chiến lược. Mà phải nhằm giải quyết càng sớm càng tốt một nhu cầu đặc biệt nào đó của giới lãnh đạo Việt Nam, hoặc một vấn đề cấp tốc trong quan hệ Việt - Mỹ… Một trong những biểu hiện đột ngột của chuyến đi Mỹ của Đinh Thế Huynh là báo nhà nước đã chỉ thông tin về chuyến đi này với độ trễ đến ba ngày sau khi ông Huynh đến Mỹ, trái ngược việc ngay trước đó cũng chính báo nhà nước đã mau mắn đưa tin về chuyến đi Bắc Kinh gặp Tập Cận Bình của Đinh Thế Huynh. Một dấu hỏi nữa là liệu chuyến “diện kiến” bất thường của Đinh Thế Huynh ở Mỹ có liên quan gì đến vai trò của ông Huynh trong cuộc đua giành chức tổng bí thư từ đây đến cuối năm 2017, nếu ông Trọng giữ đúng cam kết “sẽ nghỉ sau hai năm”? Hãy nhớ lại, chuyến công du Hoa Kỳ của Tổng bí thư Trọng vào vào giữa năm 2015 - bất chấp việc ông Trọng đã phải nhân nhượng Mỹ về Công đoàn độc lập - đã mang lại kết quả mĩ mãn cho ông về “uy tín trên trường quốc tế”: cuối năm ấy, Nguyễn Phú Trọng vượt hẳn qua người từng được xem là ứng viên số 1 cho chức tổng bí thư - Nguyễn Tấn Dũng. Không những thế, ông Dũng còn phải “về vườn”. Lịch sử tái hiện? “Người kế thừa vĩ đại” của Tổng bí thư Trọng hẳn đang muốn tái hiện thành công vang dội ấy, dù ông Huynh biết chắc chắn con đường trở thành “số 1” sẽ còn lắm gian nan và không loại trừ hiểm nguy. Lịch sử dường như đang lặp lại: sau chuyến công du Hoa Kỳ của Tổng bí thư Trọng vào năm 2015, đã nảy sinh cuộc chiến quyền lực giữa Nguyễn Phú Trọng và Nguyễn Tấn Dũng; và cũng có thể là như vậy sau chuyến đi Mỹ tháng Mười năm 2016 của ông Đinh Thế Huynh. Ông Huynh sẽ phải đấu với ai? Xin mời quý độc giả xem Video: Sấm Trạng Trình nói gì về sự sụp đổ của chế độ và sự kết liễu số phận TBT Nguyễn Phú Trọng? Âm thanh sấm động của một con bão lớn đang ầm ì ở góc trời. Thỉnh thoảng lại vụt ra những tia sét ngoằn ngoèo, xanh lè đầy đe dọa… Thêm một giả thiết: Nếu cuộc chiến quyền lực của Tổng bí thư Trọng có độ trễ 6 tháng tính từ sự kiện đi Mỹ tháng Bảy năm 2015, thời điểm “chốt” cho cuộc chiến quyền lực của ông Huynh sẽ phải kết thúc vào khoảng giữa năm 2017! Tháng 10/2016, vài dấu hiệu sớm đã xuất hiện cho cuộc chiến quyền lực ấy: ngay sau khi Đinh Thế Huynh được Ngoại trưởng Mỹ John Kerry tiếp, trên mạng xã hội đã xuất hiện ít nhất 2 bài viết mang mùi phe phái “đánh” ông Huynh theo cách vừa trực tiếp vừa gián tiếp. Tháng 10/2015, song trùng thời gian của hai hội nghị trung ương 12 và 13 để “toàn đảng, toàn dân tiến đến đại hội 12”, cuộc chiến phe phái cũng chợt bùng nổ trên một số trang mạng xã hội. Nhiều đến nỗi, gay cấn và nguy hiểm đến nỗi bộ trưởng công an thời đó là Trần Đại Quang và dắt dây cả bộ trưởng công an thời nay là Tô Lâm đều đã và đang phải thừa nhận “Tình hình tài liệu nội bộ và bí mật nhà nước lọt lộ trên mạng xã hội là rất nghiêm trọng”. Lúc này đây, có thể giới tuyên giáo và phái “thân Trung” đang bắt đầu thì thào về “Tổng bí thư Đinh Thế Huynh”. Nhưng có lẽ vẫn còn quá sớm để thốt ra cụm từ ấy, nếu chịu khó ngẫm lại bài học lịch sử của Phạm Quang Nghị: dù đã được xem là “thái tử”, ông Nghị đã hoàn toàn “biến mất” sau chuyến đi Mỹ tháng Bảy năm 2014. Phạm Chí Dũng * Blog của nhà báo Phạm Chí Dũng là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ. (VOA)
  13. Bây giờ gặp lại anh Thanh cũng mang tính chất người bạn cũ, còn anh Thanh có là cái gì đi nữa, thì đấy là việc của pháp luật, của Nhà nước, chúng tôi không liên quan, nếu anh Thanh cần giúp đỡ gì, chúng tôi sẵn sàng. Anh L.N.Bình, người bạn của Trịnh Xuân Thanh tại Đức đang xem tin tức về anh. Phỏng vấn anh L.N.Bình, người bạn của Trịnh Xuân Thanh tại Đức. * Chào anh, là một người bạn của Trịnh Xuân Thanh ở Đức, anh cho biết các quan hệ của anh với anh Trịnh Xuân Thanh thời gian ở Đức ? Tôi với anh Thanh biết nhau từ lúc trước khi anh ấy sang Dresden, sau đó chúng tôi có gặp nhau, Tôi thì bán thuốc, còn anh Thanh thì chở thuốc giao cho chúng tôi. Sau này có gặp nhau lại ở vùng Leipzig làm nghề bán hoa quả tươi, nhìn thấy nhau thì nhận ra nhau. Anh bảo `` Tao thời gian vừa qua làm thuốc ở Weißwasser, bây giờ quay ra làm người lương thiện để làm hoa quả ``. Anh em cũng rất hay tâm sự với nhau, thời đó chúng tôi không có giấy tờ, nghèo lắm. Anh Thanh vẫn động viên `` Hết mưa thì trời lại nắng `` tính anh Thanh rất điềm đạm, mà anh ấy nói là sinh năm 1964, chứ không phải 1966, giờ cũng hai mấy năm rồi. Tôi biết ở nhà, anh ấy là con gia đình cán bộ, anh ấy vẫn thường động viên anh em `` Thôi thì cố gắng lên, sang đây rồi cứ cố gắng, lúc nào về tính sau `` . Đến cuối năm 1994 anh em không gặp nhau nữa, bây giờ nghe lại, ba anh em mới nói chuyện với nhau về việc `` Thanh ngày xưa có làm thuốc, sau đó làm hoa quả với anh em mình và hay gặp lúc 2-3 giờ đêm Cafe, người sống từ tốn, điềm đạm `` , thỉnh thoảng mấy anh em đang còn ở Đức cũng hay liên lạc, gọi điện cho nhau, bây giờ chúng tôi có giấy tờ hết rồi. Nếu gặp lại anh Thanh, chúng tôi vẫn chào hỏi anh, trước đây chúng tôi chưa có giấy tờ mà anh Thanh lại có bằng lái xe rồi, chúng tôi không có, nên chúng tôi đi làm thuê thôi. Cuối năm 1994 chúng tôi không gặp nhau nữa, nghe đâu anh ấy về Việt Nam. Video phỏng vấn anh L.N.Bình, người bạn của Trịnh Xuân Thanh tại Đức. * Anh đánh giá, ``anh Thanh là người điềm đạm`` vậy trong cuộc sống anh Thanh có hay giúp đỡ bạn bè ? Anh Thanh có xe Auto, nên cần việc gì anh Thanh đưa chúng tôi đi rất nhẹ nhàng và vui. Trong cuộc sống anh rất điềm đạm, chắc chắn và ít nói lắm, cũng có thể do tuổi anh ấy hơn chúng tôi, nhưng cũng có khi do gia đình anh ấy có Bố làm cán bộ, nên anh ấy không sống xô bồ như chúng tôi được, vì chúng tôi tị nạn mới sang, nhiều khi không được chín chắn lắm, anh ấy tâm sự không nhiều, nhưng luôn động viên anh em cố gắng. * Hiện nay Bộ Công an đưa ra lệnh truy nã tại Việt Nam và quốc tế, bây giờ anh Thanh có thể đang ở hoàn cảnh rất khó khăn khi định cư ở nước ngoài, là những người bạn cũ của anh Thanh, anh có ý kiến gì ? Tôi có xem trên mạng, thấy những bức hình anh Thanh chụp có cảnh quan rất quen, nếu trong hoàn cảnh bị truy nã, hay truy nã thật, thì anh Thanh sẽ không xuất hiện như thế, mà anh xuất hiện với một dáng rất tự tin, thì tôi nghĩ rằng anh Thanh không sợ, giờ nếu gặp lại anh Thanh, thì chúng tôi vẫn mời anh uống Cafe hoặc anh Thanh có nhã ý, thì chúng tôi vẫn đến với anh Thanh, vì anh Thanh dù có lệnh truy nã, thì chúng tôi vẫn là những người bạn cũ gặp lại, vẫn Caffe vơi nhau, không liên quan đến vấn đề Chính trị hay Kinh tế gì cả. Chúng tôi ở Đức bao nhiêu năm nay cũng đóng góp nhiều cho cộng đồng và làm các việc thiện thì bây giờ gặp lại anh Thanh cũng mang tính chất người bạn cũ, còn anh Thanh có là cái gì đi nữa, thì đấy là việc của pháp luật, của Nhà nước, chúng tôi không liên quan, nếu anh Thanh cần giúp đỡ gì, chúng tôi sẵn sàng chở đi nơi này, nơi kia, nhưng theo thông tin được biết thì anh Thanh kinh tế rất khá, có khi giờ gặp nhau anh Thanh lại giúp chúng tôi nhiều hơn. Nhưng tôi xin nói rằng, nếu gặp lại anh Thanh, chúng tôi vẫn là anh em, luôn luôn là anh em, anh em từ lúc khi chúng tôi đặt chân sang nước Đức tị nạn, không phải đến ngày nay anh Thanh có quyền ,chức chúng tôi mới là bạn, vì anh ấy hơn tuổi chúng tôi, là một người đàn anh, chúng tôi luôn tôn trọng. T.K (Thoibao.de)
  14. Việc truy cập từ Mỹ vào cổng thông tin điện tử của Bộ Quốc phòng của Việt Nam bị chuyển hướng sang một trang đặt trụ sở ở Bắc Kinh, Trung Quốc, gây đồn đoán là trang web này “có thể đã bị tin tặc khống chế”. Khoảng nửa đêm 6/11 (giờ Việt Nam), phóng viên VOA Việt Ngữ không thể truy cập được vào tên miền www.mod.gov.vn, mà liên tiếp bị chuyển hướng sang một trang web của ChinaCache trong vài giờ sau đó. Phóng viên chúng tôi đã thử truy cập trang web của Bộ Quốc phòng ở nhiều nơi tại Mỹ, và đều bị chuyển hướng sang trang web của Trung Quốc. Theo thông tin trên mạng, ChinaCache là “công ty cung cấp dịch vụ nội dung đầu tiên và lớn nhất ở Trung Quốc”. VOA Việt Ngữ không thể liên lạc được với ban quản trị Cổng thông tin của Bộ Quốc phòng Việt Nam. Ban tiếng Việt của Đài Tiếng nói Hoa Kỳ cũng liên lạc với chi nhánh của ChinaCache ở Hoa Kỳ nhưng cũng không tiếp xúc được với ai. Trong khi đó, một số nguồn tin của VOA tiếng Việt ở trong nước cho biết rằng "vẫn có thể truy cập Cổng thông tin của Bộ Quốc phòng Việt Nam như bình thường". Chuyện này xảy ra hai ngày sau khi Thứ trưởng Quốc phòng Việt Nam Nguyễn Chí Vịnh và Đô đốc Tôn Kiến Quốc, Phó Tổng Tham mưu trưởng Quân đội Trung Quốc, đồng chủ trì cuộc đối thoại chiến lược quốc phòng cấp thứ trưởng lần thứ 6 diễn ra ở thành phố Thành Đô, Trung Quốc. Theo VnExpress, Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh và Đô đốc Tôn Kiến Quốc đã nêu rõ rằng “Việt Nam và Trung Quốc còn có khác biệt về vấn đề Biển Đông”. Xin mời quý độc giả xem Video: Tô Lâm cho bắt đàn em Nguyễn Phú Trọng ở Thanh Hóa chiếm đoạt hàng chục triệu USD “Chúng tôi kiên quyết bảo vệ chủ quyền, tuân thủ luật pháp quốc tế, tôn trọng lợi ích của các bên liên quan và đặc biệt là không để tranh chấp, bất đồng phát triển thành xung đột”, Thứ trưởng Quốc phòng Việt Nam được báo điện tử trên trích lời nói. Hồi tháng Bảy, theo báo chí trong nước, các màn hình tại sân bay Nội Bài, Tân Sơn Nhất “hiển thị các thông tin kích động, xúc phạm Việt Nam và Philippines, xuyên tạc các nội dung về Biển Đông” kèm theo logo của nhóm hacker Trung Quốc 1937CN. Tuy nhiên, sau đó, đại diện của nhóm tin tặc được coi là thuộc hàng lớn nhất Trung Quốc này lên tiếng “không thừa nhận cũng như bác bỏ” sự liên quan. (VOA)
  15. Những bí ẩn trong vụ hỏa hoạn tại quán Karaoke ngày 01.11.2016 Vụ hỏa hoạn tại quán Karaoke vào khoảng 2 giờ chiều ngày 01.11.2016 trên đường Trần Thái Tông, quận Cầu giấy , Hà Nội làm thiệt mạng 13 người. Theo danh sách được công bố trên mạng internet cũng như báo chí chính thống của chế độ, 12 trong số 13 người bị thiệt mạng là cán bộ từ cấp phó phòng của cấp sở trở lên, sau khi thi mãn khóa lớp học bồi dưỡng chính trị cao cấp tại học viện chính trị quốc gia, rủ nhau đi liên hoan bằng môt màn hát hò Kara thì ôkê! Nguồn: Danh tính 13 người thiệt mạng tại quán Karaoke - VNTB Không bàn đến thái độ dững dưng, thậm chí là hả hê, thích thú kèm theo lời nguyền rủa của người dân đối với nạn nhân, chỉ thắc mắc là tại sao một tai nạn hỏa hoạn như vậy lại được sự lưu tâm của Hoàng Trung Hải, phó thủ tướng kiêm bí thư thành ủy Hà Nội? Ông Hải tuyên bố:-“Đây là sự cố rất đáng tiếc và nghiêm trọng, cơ quan công an đang tiến hành điều tra nếu cần sẽ khởi tố vụ án”.Thường trực TP sẽ có cuộc họp đột xuất về vụ này. “Tôi muốn khẳng định đã xảy ra cháy chết người thì trách nhiệm quản lý bao giờ cũng có. Như tôi là trách nhiệm của lãnh đạo TP”Phải chăng vì trong số 13 nạn nhân, 12 người là cán bộ trung cấp của đảng, đầy tớ của nhân dân nên ông Hoàng Trung Hải phải lên tiếng? Nếu đúng thế thì làm đầy tớ dưới chế độ CSVN sướng hơn làm chủ rất nhiều. Được ăn, được nói, được gói mang về, vừa có quyền, vừa có tiền, chết vì “tai nạn” lại được “trùm đầy tớ” quan tâm, lo lắng. Trong khi vụ xả lũ ở Hố Hô chết 40 người chủ của đất nước, không thấy công an Hà Tĩnh, cán bộ của sở công thương Hà Tĩnh, bộ công thương “vào cuộc”, cũng không thấy Nguyễn Xuân Phúc hay Hoàng Trung Hải yêu cầu điều tra, xử lý nghiêm. Đầy tớ xả lũ đúng quy trình chết 40 người chủ, ít ngày sau lại tiếp tục xả lũ cho chủ chạy hụt hơi, bơi mệt nghỉ, trèo lên mái nhà ngồi.Trở lại vấn đề. Theo những hình ảnh phổ biến trên mạng thì mặt tiền của 4 căn nhà cao 8 tầng bị thiêu rụi hoàn toàn. Không cần phải là một thám tử, nhân viên điều tra, một người bình thường có thể tự hỏi: -Lý do nào một đám cháy lớn như vậy với 13 người bị thiêu sống, trong đó 12 là cán bộ đảng CSVN đang liên hoan ca hát Karaoke lại chỉ nằm ở tầng 5 của một tòa nhà trên đường Trần Thái Tông quận Cầu Giấy? Phải chăng đây là một vụ thanh toán nhau vì ăn chia không đều, hay vì trả thù, rửa hận giữa các đồng chí với nhau hoặc để bịt miệng một vài người trong số các nạn nhân? Nhân vật duy nhất thoát khỏi đám cháy là ai trong số các cán bộ đi liên hoan?Theo Việt Nam Thời Báo online của chế độ cộng sản : “Cũng liên quan đến việc có khởi tố vụ cháy quán karaoke hay không, Thượng tướng Lê Quý Vương (Thứ trưởng Công an) cho hay, phải xác định rõ nguyên nhân, các dấu hiệu tội phạm, bởi nguyên tắc tố tụng là phải có dấu hiệu tội phạm thì mới khởi tố vụ án.“Điều tra ban đầu để xác định nguyên nhân, do cố ý hay vô ý. Cái này khả năng là vô ý gây ra đám cháy”, tướng Vương nói.Ủa? Sao lạ vậy? Khả năng là vô ý, nếu đã vô ý thì làm sao có dấu hiệu tội phạm? Tại sao ông tướng công an lại đặt vấn đề khởi tố vụ cháy quán Karaoke? Thế những vụ hỏa hoạn khác xẩy ra ở Hà Nội có khởi tố không? Trong vụ hỏa hoạn này sẽ khởi tố ai? Chủ quán, người cho cán bộ vào liên hoan giờ hành chánh trong khi quán chưa có giấy phép hoạt động? Hay khởi tố nhân viên hàn xì đang làm việc, dựng biển quảng cáo ở bên ngoài mặt tiền?Hát Karaoke đượng nhiên phải có người phục vụ, điều chỉnh âm thanh, ánh sáng, thay đổi các đĩa nhạc, phục vụ nước uống, tượu bia, món nhậu các cái...Thế những người phục vụ này ở đâu khi hỏa hoạn xẩy ra? Trong danh sách nạn nhân chỉ có một người tên Trần Quốc Khánh sinh năm 1993 là không có chức vụ, nghề nghiệp. Có phải đây là nhân viên kỹ thuật cho dàn nhạc Karaoke? Nguồn thượng dẫn.Hỏa hoạn xẩy ra trong giờ hành chánh, những tầng khác của tòa nhà bị cháy chắc chắn phải có người đang làm việc, sinh hoạt, vậy tại sao chỉ có 13 nạn nhân trong tầng thứ 5 bị thiệt mạng?Các thợ hàn đang gắn biển quảng cáo làm việc ở tầng 2 bên ngoài tòa nhà, phòng các nạn nhân hát karaoke nằm ở tầng 5 bên trong. Nếu vì lý do những người thợ làm việc bất cẩn, các máy hàn bằng gió đá hay điện bắt lửa vào các nguyên liệu dễ cháy gây ra hỏa hoạn thì tại sao chỉ những người ở lầu 5 bị thiệt mạng không chạy thoát xuống được bên dưới? Hơn nữa, họ đang làm việc hàn, gắn biển quảng cáo trên giàn chống bằng khung sắt, thép bên ngoài, nếu vì bất cẩn để tia lửa văng ra, bằng cách nào tia lửa có thể văng tới nơi tồn trữ các nguyên liệu dễ cháy bên trong để gây hỏa hoạn khi mặt tiền của các phòng hát đều có những tấm thép gắn chặt vào tường? Nguồn: 4 quán karaoke liền nhau ở Hà Nội bốc cháy: Có nạn nhân mắc kẹt - Thanh Niên Theo lời thượng tá Ngô Thanh Lâm, người trực tiếp chỉ huy cứu hỏa, căn nhà bị cháy cao 9 tầng, từ tầng 2 đến tầng 6 đều được xây dựng, thiết kế trở thành phòng hát karaoke. Phòng hát tầng 5 có chiều rộng 6m, dài 16m, chia làm 2 phòng ngăn cách nhau. Nếu như vậy thì phải có 2 cửa ra vào riêng cho 2 phòng, để khách phòng này không làm phiền khách phòng kia và 2 phòng đều có cửa dẫn ra lối cầu thang bộ.Cũng theo lời ông thượng tá PCCC Lâm thì có 2 người trong nhóm thoát được ra ngoài. Hai người này là ai? Không thấy tờ báo nào tiết lộ tên tuổi, chức vụ. Điều này giống như vụ thảm sát ở trụ sở UBND tỉnh Yên Bái vào ngày 18.08.2016, không ai biết nhân chứng nghe tiếng súng và đầu tiên phát giác ra 3 nạn nhân Đỗ Cường Minh, Phạm Duy Cường, Ngô Ngọc Tuấn là người nào.Đọc tất cả các tờ báo liên quan đến vụ hỏa hoạn, cũng không thấy có tờ nào nói đến tên tuổi chủ quán, nhân viên đang làm việc bên ngoài mặt tiền tòa nhà hay các nhân chứng khác trong vụ hỏa hoạn, những người thoát chết chạy kịp ra ngoài. Chỉ có tên, tuổi, chức vụ của những người bị thiệt mạng. Nguồn: Chỉ huy chữa cháy quán karaoke: '13 nạn nhân bị ngạt khói trước khi lửa lan tới' - VNExpress Liệu có khả năng hai người chạy thoát là hung thủ đã khóa trái cửa vào phòng hát rồi chạy xuống lầu 2 châm lửa, chờ cho ngọn lửa bốc lên mới chạy thoát ra ngoài, nên các nạn nhân khi phát giác hỏa hoạn không thể chạy thoát?Theo BBC ngày 02.11.2016, chủ tịch ủy ban nhân dân quận Cầu Giấy, ông Dương Cao Thanh cho biết, quán karaoke này chưa được phép hoạt động. Như vậy thì ai là người giới thiệu, dẫn nạn nhân đến quán? Chắc chắn phải là một cán bộ quen biết với chủ quán, đã điều đình từ trước, đúng ngày giờ sẽ đưa người tới. Người giới thiệu này có nằm trong số nạn nhân hay không? Nếu không, cứ lần đầu mối từ chủ quán mà ra. Lẽ tất nhiên phóng viên, ký giả các tờ báo sẽ không có cơ hội điều tra vì còn chờ công an “vào cuộc” trước. May mắn có được nguồn tin nào đó từ những nạn nhân chạy thoát thì bố bảo cũng chẳng dám cho đăng, nếu không muốn bị rút thẻ nhà báo và có thể bị bắt “nóng”. Nguồn: Hậu vụ cháy quán karaoke ở Hà Nội - BBC Vụ hỏa hoạn tại quán karaoke ở Hà Nội rồi cũng sẽ chìm xuồng nhanh chóng như vụ thảm sát ở Yên Bái. Người dân sẽ chẳng biết được gì thêm, hoặc nếu có thì cũng chỉ là những tin không chính thống, rò rỉ ra ngoài qua những tiết lộ cũng bí mật, không thể kiểm chứng như những cái chết mà chế độ không muốn ai nói tới như Nguyễn Bá Thanh, Phạm Quý Ngọ, Đỗ Cường Minh, Phạm Duy Cường, Ngô Ngọc Tuấn...© Thạch Đạt Lang(VANEWS)
  16. Vụ việc bắt giữ hình sự ông Hồ Văn Hải của Công an TP.HCM, tính cho đến đầu giờ chiều ngày 4-11, cho thấy khả năng đây dường chừng không phải là một vụ bắt bớ những nhà hoạt động xã hội-dân sự, mà là kịch bản của các phe nhóm quyền lực thuộc hậu trường chính trị. Có ít nhất là ba lý do cho nghi vấn nói trên: Thứ nhất, các bài viết về vấn đề chính trị-xã hội trên trang cá nhân của ông Hồ Văn Hải lâu nay không tạo hiệu ứng đáng kể trong cộng đồng. Nói một cách khác, việc bắt giữ hình sự ông Hồ Văn Hải không rõ ràng cho chuyện nhằm dập tắt tiếng nói phản biện. Cho đến nay, cơ quan điều tra vẫn chưa đưa ra bất kỳ cáo buộc cụ thể về điều khoản hình sự nào đối với ông Hồ Văn Hải. Các vụ việc bắt giữ những nhân vật lên tiếng đấu tranh dân chủ lâu nay, luôn được viện dẫn ngay điều luật 88 hoặc 258 của Bộ Luật Hình sự. Nói thêm, những bài viết gần đây của ông Hồ Văn Hải về thảm họa ô nhiễm môi trường do Formosa gây ra như: Chiến lược giải quyết vấn nạn môi trường ở Việt Nam, Hãy kiện tập đoàn Formosa ra toà án quốc tế, Formosa Hà Tĩnh phát thải "siêu độc", quản lý "chưa tiên liệu", Phải đóng cửa không chỉ tập đoàn Thép..., ít thu hút và kém tương tác với cộng đồng mạng xã hội dân sự. Thứ hai, chưa ghi nhận ông Hồ Văn Hải tham gia các hoạt động của những tổ chức xã hội dân sự nào. Những lần xuống đường gần đây phản đối chuyến viếng thăm Việt Nam của Tập Cận Bình, phản đối Formosa Hà Tĩnh tại Sài Gòn cũng không có sự góp mặt của ông Hồ Văn Hải. Thứ ba, ông Hồ Văn Hải từng xảy ra vụ việc liên quan tài chính đến hoạt động của Quỹ GWF (Go West Foudation) và công ty KHV (Khuyến Học Việt). Cựu nhà báo Huỳnh Ngọc Chênh của báo Thanh Niên, viết như sau về vụ bắt ông Hồ Văn Hải: “Cái cách của ông thể hiện trên facebook, từ đảng cầm quyền đầy quyền lực đáng kinh, đến quý vị cuồng đảng vô tư đáng thương hại, đến bọn dư luận viên cơ hội ngu dốt không đáng cảm xúc, đến quí vị đấu tranh dân chủ đáng kính, đến mọi người bình thường, trong đó có tui, đều không thể nào ưa nổi, chưa nói là căm ghét. Chúng ta có quyền bày tỏ cảm xúc của chúng ta đối với ông, cũng như ông có quyền bày tỏ cảm xúc của ông với bất cứ ai ông cảm thấy căm ghét hoặc khinh bỉ, trong đó có tui, có nhiều bạn và có cả đảng cầm quyền. Ông căm ghét chúng ta, ông chỉ bày tỏ cảm xúc, nhiều lắm là block để không thèm nhìn mặt chúng ta nữa chứ không bắt chúng ta giam vào ngục, ngược lại chúng ta cũng có thể làm mọi thứ đối với ông trừ dùng bạo lực hành hung hoặc bắt giam ông ta vào ngục. Vậy mà đảng cầm quyền này ỷ mình có quyền lực vô hạn không ai làm được gì nên tự tung tự tác dùng bạo lực trấn áp ông vào tù. Tui chợt liên tưởng Hồ Hải với Donald Trump. Ông Trump kia, dưới mắt chúng ta, có cung cách còn đáng ghét gấp trăm lần Hồ Hải, ấy vậy mà ở Mỹ có số người thích ông ta còn hơn số người căm ghét, và hơn nữa sắp tới, ông ta có thể vào ngồi trong nhà Trắng chứ không vào ngồi nhà đá như bác sĩ Hồ Hải của chúng ta”. Trên trang điện tử của Công an TP.HCM, ghi: “Ngày 02/11/2016, Cơ quan An ninh Điều tra Công an Thành phố Hồ Chí Minh phối hợp với Công an Quận Thủ Đức bắt quả tang Hồ Văn Hải (sinh năm 1964, hộ khẩu thường trú tại Số 9, Lầu 03 Nghĩa Thục, Phường 5, Quận 5, TP.Hồ Chí Minh) đang có hành vi tán phát thông tin, tài liệu chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam trên Internet tại số 891 Kha Vạn Cân, Phường Linh Tây, Quận Thủ Đức. Cơ quan An ninh điều tra Công an Thành phố Hồ Chí Minh tiếp tục điều tra, làm rõ hành vi vi phạm của Hồ Văn Hải để xử lý theo quy định của pháp luật”. Xin mời xem Video - Choáng: Vũ Huy Hoàng bí mật đưa em trai Vũ Đình Duy ôm nghìn tỷ bỏ trốn theo Trịnh Xuân Thanh Như vậy, khả năng ông Hồ Văn Hải bị tạm giữ theo thủ tục tố tụng hình sự.Cho đến nay, Công an TP.HCM chưa có thêm thông tin cụ thể gì về hành vi vi phạm pháp luật hình sự của ông Hải, do đó các cáo buộc liên quan về Điều 88, Điều 258 của Bộ Luật hình sự đối với ông Hồ Văn Hải hiện vẫn dừng ở mức độ dự đoán.Liệu đây có phải là đòn gió mang tính răn đe các tiếng nói phản biện, hay đòn đánh kiểu trâu bò húc nhau? Sở dĩ nói vậy vì trên báo Thanh Niên khi đưa tin bắt giữ ông Hồ Văn Hải, đã dàn dựng một hình ảnh và gán cho người đàn ông đó là ông Hồ Văn Hải (ảnh dưới). (VNTB)
  17. Sau khi Trung Quốc và Maylaysia nhất trí thúc đẩy giải quyết tranh chấp trên biển Đông thông qua đối thoại và đàm phán song phương, Việt Nam đã lên tiếng phản đối. Bộ Ngoại Giao Việt Nam hôm 3/11 khẳng định việc giải quyết tranh chấp trên biển Đông cần phải dựa trên cơ sở luật pháp quốc tế và bằng biện pháp hòa bình. Người phát ngôn Bộ Ngoại Giao Việt Nam ông Lê Hải Bình. Người phát ngôn bộ Ngoại Giao Lê Hải Bình được truyền thông trong nước trích lời nói tại một cuộc họp báo thường niên tại Hà Nội rằng: “Lập trường nhất quán của Việt Nam là các vấn đề tranh chấp ở biển Đông liên quan đến song phương thì giải quyết qua kênh song phương, còn các vấn đề liên quan đến đa phương, có nhiều bên thì phải giải quyết thông qua nhiều bên.”Ông Bình, khi trả lời câu hỏi của VNExpress trong cuộc họp báo, nói Việt Nam giữ vững lập trường trong việc giải quyết các tranh chấp ở biển Đông trên cơ sở luật pháp quốc tế. Việt Nam và Malaysia nằm trong số các nước trong khu vực tuyên bố chủ quyền chồng chéo với Trung Quốc trên biển Đông. Bắc Kinh tuyên bố chủ quyền trên 80% vùng biển giàu tài nguyên này, và đòi giải quyết các tranh chấp một cách song phương. Trong vụ kiện ra tòa trọng tài quốc tế của Philippines, tòa án tại La Haye bác bỏ các tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc. Tuy nhiên, sau khi nhậm chức vào cuối tháng 6, tổng thống mới của Philippines Rodrigo Duterte, lật ngược chính sách của người tiền nhiệm Benigno Aquino, xích lại gần hơn với Trung Quốc, kể cả trong việc giải quyết tranh chấp chủ quyền biển đảo. Giống như Philippines, Malaysia cũng đang xích lại gần hơn với Trung Quốc và đây được coi là một nỗ lực mới nhất của Bắc Kinh nhằm chống lại ảnh hưởng của Mỹ trong khu vực. Tổng thống Philippines trong chuyến thăm tới Bắc Kinh tháng trước đã tuyên bố “chia tay” với Mỹ và xoay sang Trung Quốc và Nga. Theo hãng tin Reuters, Malaysia hôm 2/11 đã ký thỏa thuận mua 4 tàu hải quân của Trung Quốc và cam kết sẽ cùng với Bắc Kinh xử lý song phương tranh chấp trên biển Đông. Đây là thỏa thuận quốc phòng lớn đầu tiên của Malaysia với Bắc Kinh trong bối cảnh căng thẳng trên biển Đông gia tăng. Gần đây, Mỹ đã đưa tàu khu trục hạm USS Decatur tới biển Đông nhằm thách thức “những tuyên bố chủ quyền hàng hải quá đáng” của Trung Quốc. Thứ trưởng bộ Quốc Phòng Việt Nam Nguyễn Chí Vịnh nói rằng “Việt Nam ủng hộ Mỹ cũng như các đối tác khác can dự vào khu vực” nếu sự can dự ấy phục vụ cho hòa bình và ổn định khu vực. Năm ngoái, Mỹ đã chi gần 260 triệu đô la để giúp các nước trong đó có Việt Nam đảm bảo an ninh biển. Tuy nhiên với quyết định của Philippines và Malaysia xích gần hơn với Trung Quốc, chính sách xoay trục sang châu Á của Mỹ để kiềm chế sự bành trướng của Trung Quốc đang gặp nhiều trở ngại. (VOA)
  18. 13 người thiệt mạng trong vụ cháy một quán karaoke ở Hà Nội hôm 1/11. AP dẫn báo chí trong nước cho hay đám cháy chiều ngày 1 tháng 11 xuất phát từ quán karaoke số 68 trên phố Trần Thái Tông, quận Cầu Giấy, rồi nhanh chóng lan sang những nhà lân cận. Lực lượng chữa cháy đã mất khoảng 5 giờ đồng hồ mới dập tắt được ngọn lửa. Tờ VNExpress trích lời giới chức sở cứu hỏa cho biết tìm thấy 13 thi thể nạn nhân tại hiện trường vụ hỏa hoạn. Báo nhà nước dẫn lời một nhân viên bảo vệ của quán karaoke cho biết lửa bốc ra từ bảng quảng cáo của tiệm, nhân viên đã tìm cách chữa cháy nhưng bất thành. Chưa ghi nhận được bình luận tức thời từ quan chức chính phủ. Trang tin VnExpress dẫn lời Chủ tịch Ủy ban Nhân dân Quận Cầu Giấy, Lương Cao Thanh, tại hiện trường cho biết cơ sở này “chưa có đầy đủ giấy phép hoạt động theo quy định pháp luật" và rằng đây là “cơ sở kinh doanh mới, đang trong quá trình hoàn thiện thủ tục pháp lý.” Bản tin này cũng cho biết nhà chức trách địa phương đã nhiều lần kiểm tra, nhắc nhở cơ sở này và lần gần đây nhất là ngày 25 tháng 10. Danh tính những người tử vong chưa được công bố. Trong một thông cáo đăng trên website chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã yêu cầu Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội nhanh chóng tìm kiếm nạn nhân, đồng thời chỉ thị công an sớm điều tra nguyên nhân, xử lý nghiêm sai phạm. Thủ tướng cũng yêu cầu có biện pháp hỗ trợ kịp thời những nạn nhân, chỉ đạo các địa phương tăng cường kiểm tra và kiên quyết đình chỉ hoạt động những quán karaoke, nhà hàng không tuân thủ quy định về phòng cháy- chữa cháy. Theo AP, VnExpress (VOA)
  19. Ngoại trưởng Mỹ John Kerry gần đây nhắc tới sự trỗi dậy của chủ nghĩa tư bản, phần nào lấn át chủ nghĩa cộng sản ở Việt Nam, gây ra nhiều tranh luận. Ngoại trưởng Hoa Kỳ John Kerry và Thường trực Ban Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Đinh Thế Huynh phát biểu tại một cuộc họp báo chung tại Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, Washington D.C, ngày 25 tháng 10 năm 2016. Mới nhất, trong khi tiếp ông Đinh Thế Huynh, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam, hôm 25/10, nhà ngoại giao hàng đầu của Mỹ nói: “Người dân Việt Nam đang chứng kiến một cuộc cách mạng kinh tế đáng chú ý. Họ đang thực thi một nỗ lực kinh tế tuyệt vời, một nỗ lực theo kiểu tư bản. Đó là một trong những quốc gia phát triển nhanh nhất trong khu vực”. Trước đó, hôm 10/10, phát biểu tại một hội thảo về Internet ở tiểu bang California, ông Kerry cũng đề cập tới chủ nghĩa cộng sản ở Việt Nam. Ngoại trưởng Mỹ nói: "Tôi đã từng chiến đấu tại Việt Nam để ngăn nơi này biến thành cộng sản. Hơn 58.000 người đã bỏ mạng để thực hiện điều đó trong vòng 10 năm, trong cuộc chiến dài nhất lịch sử Hoa Kỳ. Và các bạn đoán được không? Điều chúng tôi đã làm là mở cửa và bình thường hóa quan hệ, nỗ lực mà ông John McCain và tôi đi đầu, rồi dỡ bỏ lệnh cấm vận để kinh doanh, và nay không còn dấu vết của ‘chủ nghĩa cộng sản’, xét về lý thuyết kinh tế”. Ông Kerry nói thêm: “Chủ nghĩa tư bản ở đó thật sống động và người dân có thể tiếp cận Internet. Đó vẫn là một quố gia độc đảng, độc đoán, và vẫn còn tình trạng vi phạm nhân quyền cùng nhiều thứ khác nhưng qua thời gian, nó đã chứng tỏ sự thay đổi”. Giáo sư Tương Lai, thành viên nhóm tư vấn cho Thủ tướng Võ Văn Kiệt trước đây, nói ông “không bất ngờ” vì phát biểu của ông John Kerry. “Tôi thấy những chính khách Mỹ, những nhà quản lý và lý luận, những người theo dõi tình hình Việt Nam họ hiểu quá rõ guồng máy kinh tế đang vận hành ở Việt Nam. Việt Nam đang vận hành theo guồng máy của nền kinh tế tư bản, quy luật kinh tế tư bản, nhưng mà nó rất méo mó, và chính sự méo mó đó, nó mới đẻ ra các nhóm lợi ích. Những nhóm lợi ích đó thực chất là lực lượng mafia, câu kết với nhà cầm quyền”. Theo nhà quan sát tình hình chính sự ở trong nước này, Việt Nam đang, theo lời ông, “đang mò theo con đường của Trung Quốc”. Cựu cố vấn của Thủ tướng Việt Nam nói thêm: “Khi Đặng Tiểu Bình hay là Tập Cận Bình bây giờ nói rằng đang xây dựng chủ nghĩa xã hội theo đặc sắc Trung Quốc, thì thực chất mà nói, đó là xây dựng chủ nghĩa tư bản mang đặc sắc Trung Quốc. Và quá trình tích tụ tư bản cũng đầy man rợ, đầy máu và nước mắt của người dân lao động, và của tầng lớp trung lưu khác trong xã hội. Bây giờ số tỷ phú ở Trung Quốc lớn hơn rất nhiều so với các nước khác trong lúc đó đời sống của tuyệt đại bộ phận nông dân Trung Quốc thì đang nghèo khổ”. Bản nghị quyết do Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XII do Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ký ban hành ngày 30/10 nêu rõ các biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hoá" trong nội bộ, trong đó có việc “phản bác, phủ nhận nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa; đòi thực hiện thể chế "tam quyền phân lập", phát triển "xã hội dân sự". Phủ nhận nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, chế độ sở hữu toàn dân về đất đai”. Năm ngoái, Tổng thống Obama đã tiếp ông Trọng tại Nhà Trắng trong chuyến thăm Hoa Kỳ đầu tiên của một tổng bí thư Việt Nam, vài tháng trước Đại hội đảng ở Việt Nam. Về các diễn biến trên, giáo sư Tương Lai nhận định: “Ông Obama tiếp ông Nguyễn Phú Trọng, và giờ đây ông John Kerry mời ông Đinh Thế Huynh, tôi nghĩ người Mỹ muốn đánh một tín hiệu như thế này, việc nội bộ của các anh, các anh đánh nhau, đấu nhau, lật đổ nhau, chúng tôi không cần biết, chúng tôi cần là một nước Việt Nam ổn định, để mà đầu tư và phát triển. Và dù sớm hay muộn, Việt Nam không thể đi ngược lại quỹ đạo phát triển của thế giới được. Sớm hay muộn, Việt Nam cũng phải đi vào quỹ đạo chung. Người Mỹ họ hiểu rõ điều đó”. Trong chuyến thăm Cuba năm 2012, Tổng bí thư Trọng có bài thuyết giảng về mô hình chủ nghĩa xã hội của Việt Nam tại Trường đảng cao cấp Nico Lopez – nơi đào tạo cán bộ chủ chốt của Trung ương Đảng cộng sản Cuba. Ông Trọng khẳng định với những người đồng chí Cuba, theo VNA, là rằng đi lên chủ nghĩa xã hội là “khát vọng của nhân dân (Việt Nam)”, là “lựa chọn đúng đắn của đảng” và “phù hợp với xu thế phát triển của lịch sử”. (VOA)
  20. Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte sẽ tham dự một sự kiện phóng thích 17 ngư dân Việt bị bắt vì đánh bắt trái phép tại nước này vào ngày 2/11 tới, tin từ Philippines cho hay. Nhà lãnh đạo mạnh miệng này yêu cầu thả các dư dân Việt Nam để, theo Philippine Daily Inquirer, "bày tỏ thiện chí của Philippines", sau chuyến thăm Việt Nam kéo dài 2 ngày hồi tháng Chín. Các ngư dân trên 3 tàu cá bị bắt giữ hôm 8/9 rồi bị cáo buộc đánh bắt cá trái phép, nhưng sau đó một công tố viên của tỉnh nơi họ bị bắt đã huỷ cáo trạng này hôm 7/10, sau khi các ngư dân khai rằng họ dạt vào Philippines "để tránh cơn bão mạnh Ferdie". Không chỉ Philippines, mà nhiều nước như Indonesia, Thái Lan, Palau hay thậm chí Australia thời gian qua đã bắt nhiều ngư dân Việt, cáo buộc họ đánh bắt hải sản trái phép. Khi được hỏi ý kiến về những nhận định trên mạng rằng “chính việc Trung Quốc ngăn chặn đánh bắt ở vùng biển truyền thống của Việt Nam trên biển Đông, nên ngư dân Việt phải đi các vùng biển của nước khác để đánh bắt”, ông Nguyễn Việt Thắng, Chủ tịch Hội Nghề cá Việt Nam từng nói với VOA tiếng Việt: “Có thể có nhiều người suy nghĩ như thế này, như thế nọ. Còn đối với phía chúng tôi vẫn khẳng định rằng vùng biển một triệu km vuông đặc quyền kinh tế của chúng tôi vẫn được đảm bảo để bà con ngư dân đánh bắt. Các cơ quan chấp pháp của chúng tôi như là kiểm ngư, hải quân cũng như bộ đội biên phòng thì luôn luôn cố gắng hiện diện để bảo vệ ngư trường truyền thống của bà con. Chúng tôi cũng tổ chức đoàn đội để giữ vững ngư trường của mình, cũng không để đến nỗi có một suy nghĩ như thế. Còn những việc tàu bè Trung Quốc va đập, húc tàu của Việt Nam ở khu vực Hoàng Sa của Việt Nam thì có chứ không phải không, nhưng không thể nào làm bà con ngư dân chùn bước, không đánh bắt ở vùng biển của mình”. Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte hôm 28/9 đã đến Việt Nam trong chuyến công du kéo dài hai ngày lần đầu tiên kể từ khi ông nhậm chức vào tháng Sáu. Theo tường thuật của truyền thông Việt Nam, ông Duterte khẳng định “coi trọng và tăng cường quan hệ mọi mặt với Việt Nam” và mong muốn “làm sâu sắc hơn nữa quan hệ Đối tác Chiến lược” giữa hai nước trong thời gian tới. Tin cho hay lãnh đạo hai nước “nhất trí tăng cường hơn nữa hợp tác chính trị, ngoại giao” thông qua “tăng cường trao đổi các chuyến thăm và tiếp xúc cấp cao và các cấp”. Về vấn đề Biển Đông, truyền thông Việt Nam cho biết trong cuộc hội đàm giữa Chủ tịch Quang và ông Duterte, hai bên cam kết “duy trì và thúc đẩy hòa bình, an ninh, ổn định, an toàn và tự do hàng hải và hàng không, cũng như thương mại không bị cản trở trong khu vực, đặc biệt là ở Biển Đông”. (VOA)
  21. Đoạn clip dài gần 20 phút trên mạng xã hội cho thấy nhiều chiếc xe lớn nhỏ gắn biển công vụ màu xanh phóng nhanh trên một con đường hẹp không rõ ở đâu, và được dẫn đường bởi xe cảnh sát. Chính quyền và truyền thông trong nước hôm 30/10 đồng loạt lên tiếng bác bỏ đoạn video cùng thông tin “Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân dẫn dàn siêu xe 55 chiếc về thăm quê”. Chính quyền tỉnh Bến Tre tuyên bố rằng đoạn clip xuất hiện hôm 28/10 và sau đó nhanh chóng lan truyền trên các trang mạng xã hội là “hoàn toàn sai sự thật”. Báo Thanh Niên trích dẫn đại diện tỉnh này nói rằng thông tin đó “có tính xuyên tạc” vì “ ngày 28.10, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đang chủ trì kỳ họp thứ 2 Quốc hội khóa XIV tại Hà Nội”. VTC News dẫn lời ông Nguyễn Hạnh Phúc, Tổng Thư ký Quốc hội, cũng khẳng định điều này, và nói thêm rằng bà ngân “điều hành phiên họp cả ngày”. Theo ghi nhận của phóng viên VOA tiếng Việt, đoạn clip dài gần 20 phút trên mạng xã hội cho thấy nhiều chiếc xe lớn nhỏ gắn biển công vụ màu xanh phóng nhanh trên một con đường hẹp không rõ ở đâu, và được dẫn đường bởi xe cảnh sát. Có thể nghe thấy những tiếng bình luận của người đứng bên đường như “xe của quốc hội đó”, “chiếc chở bả [bà] qua rồi” hay “đi sập cầu luôn đó”. Tuy nhiên, theo tỉnh Bến Tre, “hình ảnh đoàn xe trong đoạn clip lan truyền trên mạng xã hội là đoàn xe của các địa phương cùng các đơn vị chức năng tỉnh Bến Tre đang tham gia diễn tập hoạt động phòng thủ năm 2016”. Cổng Thông tin Điện tử Quốc hội Việt Nam cho biết rằng quê quán của bà Nguyễn Thị Kim Ngân “là xã Châu Hòa, huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre”. Trên trang Facebook cá nhân, luật sư Võ An Đôn viết: “Xin lỗi Bà Chủ tịch Quốc hội vì hôm qua đã đăng clip về đoàn xe mà mọi người cho là "Chủ tịch Quốc hội về thăm quê". Tôi chỉ là người đăng lại từ Facebook của một người cùng quê với Bà ở huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre. Mới đọc báo thấy thông tin không đúng nên tôi viết stt [dòng trạng thái] này, mong Bà thứ lỗi!” Đoạn clip trên xuất hiện hơn hai tháng sau khi Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc công khai ngỏ lời xin lỗi người dân sau khi xuất hiện đoạn video chiếu cảnh đoàn xe hộ tống ông đi vào đường cấm là phố đi bộ ở Hội An, tỉnh Quảng Nam. Ông Phúc được báo chí trong nước trích lời nói hôm 17/8: "Thủ tướng đã đi bộ trước hàng cây số rồi, xe ôtô vẫn đi phía sau, Thủ tướng không biết. Nhưng khuyết điểm đó vẫn có trách nhiệm của Thủ tướng trong việc quán xuyến, cũng phải xin lỗi người dân để người dân thông cảm". Giới quan sát cho rằng việc quan chức Việt Nam nhanh chóng lên tiếng trước các thông tin xuất hiện trên mạng cho thấy "sức mạnh ngày càng lớn" của các trang mạng xã hội. (VOA) Đăng bởi Ha Tran on Monday, October 31, 2016 | 31.10.16
  22. Tháng Mười năm 2016 đã đi vào lịch sử của nền “báo chí cách mạng” với hàng loạt vụ “trảm”. Có lẽ phải rất lâu nữa giới nhà báo quốc doanh mới lãng quên được cơn khủng hoảng đột biến này. “Tay kiếm” Trương Minh Tuấn. Ảnh Báo Mới Những cái tên bị “trảm” như Ngyễn Như Phong của tờ báo chuyên chính Petrotimes, Lê Bình của VTV24, Võ Khối của báo Thanh Niên, Nguyễn Thanh Phong của báo Lao động và Xã hội đang khiến cho báo giới nhà nước rúng động ghê gớm. Chỉ dám thầm thì trong các cuộc họp nội bộ, nhưng bùng phát trong các quá cà phê, nhiều nhà báo cho rằng đây thực sự là một chiến dịch “đánh” báo chí mà ông Trương Minh Tuấn – Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông kiêm Phó trưởng ban tuyên giáo trung ương – là mũi chủ công.Cũng trong tháng Mười, đã có hai tờ báo điện tử là Petrotimes và Tầm Nhìn bị đình bản – quá nhiều so với mật độ xử trị báo chí thưa thớt trước đây.Tuy nhiên, chiến dịch “trảm” báo chí không thuần túy mang một màu sắc, mà với những gam màu khác nhau. Nếu Nguyễn Như Phong bị cách chức được nhận định mang màu sắc đơn thuần do vấn đề chính trị, khi cho đăng bài phỏng vấn của “phản động Người Buôn Gió” trên Petrotimes, thì những trường hợp bị kỷ luật khác bị cho là liên quan đến hoặc nhóm lợi ích truyền thông, hoặc đến “truyền thông bẩn” qua vụ nước mắm.Dư luận cũng cho rằng ngoài mục tiêu “làm sạch báo chí” như chủ trương và cách thức “chống tham nhũng” của Tổng bí thư Trọng đã phát ra, một mục tiêu khác không thể lẫn vào đâu được là giới định hướng và quản lý báo chí. Ông Trọng muốn nhân chiến dịch này để thanh loại một số lãnh đạo báo không ăn cánh, hoặc thuộc phe “đối lập” (không phải bất đồng chính kiến mà đối lập mà quyền lực và lợi ích trong nội bộ).Sau Hội nghị trung ương 4 với khẩu hiệu giương cao là “chống tự chuyển hóa, tự diễn biến” của Tổng bí thư Trọng, “tay kiếm” Trương Minh Tuấn đã nổi rõ độ sắc bén của mình bằng loạt hai bài viết trên báo Nhân Dân về cùng chủ đề này. Ông Tuấn còn mạnh miệng đòi phải đưa ra khỏi báo những phần tự “tự chuyển hóa, tự diễn biến”.Khác nhiều với bộ trưởng cũ, ngay sau khi chấp nhiệm chức bộ trưởng Thông tin và Truyền thông, ông Trương Minh Tuấn đã có một số động thái khá mạnh mẽ về “chấn chỉnh báo chí”. Tháng 7/2016, ông Tuấn được Bộ Chính trị điều động kiêm Phó trưởng ban Tuyên giáo trung ương, để về thực chất ông Tuấn trở thành “người của đảng”.Trương Minh Tuấn được nhiều người bình luận rằng ông là người có tham vọng chính trị ngùn ngụt. Và trong một hoàn cảnh cần thiết, thậm chí ông còn tỏ ra sắt son với đảng hơn nhiều so với các ủy viên bộ chính trị. Theo đó, Trương Minh Tuấn đang được “quy hoạch” để trở thành tân ủy viên bộ chính trị trong tương lai.Nếu bình luận trên là đúng, logic tiếp tới sẽ là việc ông Trương Minh Tuấn trở thành “tay kiếm” sắc nhất để tiếp tục thực hiện chiến dịch “trảm” báo chí, trong đó một phần sẽ khiến nhiều tổng biên tập báo phải quy thuận với Tổng bí thư Trọng.Lê Dung(SBTN) Đăng bởi Ha Tran on Saturday, October 29, 2016 | 29.10.16
  23. Bị cáo Tống Văn Sơ và luật sư Loseby Hồng Kông - Peter Griffiths, người đứng đầu luật sư đoàn ở đây, kể câu chuyện mà tổng kết hoàn toàn đúng sự khác biệt rất lớn giữa công lý của người Anh-dựa trên luật pháp-và loại công lý độc đoán được phân phát đằng sau các bức màn Sắt và Tre. Trước chiến tranh, Đông Dương Pháp yêu cầu dẫn độ một người cộng sản đã trốn sang Hồng Kông để tránh bị truy tố về một loạt các trọng tội. Có được luật sư giỏi, ông chống lại yêu cầu ấy nhưng vẫn bị ra lệnh trục xuất để có thể phải chịu kết án và tử hình dựa trên vụ án nhà đương cuộc ở Sài Gòn đã xác lập. Tuy nhiên khi kháng cáo sang Luân Đôn, lệnh dẫn độ bị hủy. Tòa phúc thẩm phán quyết rằng ông đã bị hỏi một câu hỏi nằm ngoài phạm vi hợp lệ của phiên tòa sơ thẩm. Câu hỏi ấy là: “Có phải ông đã đến Mạc Tư Khoa?” Nhà lãnh đạo cộng sản ấy là Hồ Chí Minh, hiện nay lãnh đạo cộng sản ở Bắc Việt Nam, người mà sau đấy đã trở lại Đông Dương qua ngả Trung Hoa để lãnh đạo cuộc tấn công chống Pháp ở đấy thắng lợi. Trần Quốc Việt dịch Nguồn: Báo The Washington Post and Times Herald số ra ngày 9 tháng Mười Hai, 1958, trang A4. Tựa đề của người dịch. Tựa đề trong nguyên tác “Ho Chi Minh’s Escape” (Dân Làm Báo) Đăng bởi Tiểu Nhi on Saturday, October 29, 2016 | 29.10.16
  24. Bộ trưởng Thông tin Truyền thông Việt Nam quyết định đình bản tạm thời báo điện tử Tầm nhìn vì 'vi phạm mặc dù đã được nhắc nhở'. Bộ trưởng TT&TT Trương Minh Tuấn cũng là Phó trưởng ban Tuyên giáo Bản tin đăng trên trang web của bộ này mô tả quyết định đình bản tạm thời trong thời gian ba tháng có hiệu lực kể từ ngày 27/10/2017. "Theo quyết định này, Bộ trưởng Bộ TT&TT quyết định đình bản tạm thời Báo điện tử Tầm nhìn trong thời gian 03 tháng vì Báo đã vi phạm quy định trong giấy phép hoạt động báo chí điện tử; không thực hiện đúng tôn chỉ, mục đích, mặc dù đã đuợc cơ quan quản lý nhà nước về báo chí nhắc nhở, yêu cầu khắc phục nhưng Báo tiếp tục vi phạm," bản tin viết. Trong khi đó báo VietnamNet trực thuộc Bộ Thông tin Truyền thông mô tả báo Tầm nhìn "đang bị xem xét xử lý do sai phạm trong thông tin về nước mắm thời gian gần đây". Báo điện tử Tầm nhìn thuộc Liên hiệp các hội KH&KT Việt Nam và hiện đăng tên Phó Tổng biên tập phụ trách báo này là ông Huỳnh Văn Nam. VietnamNet nói báo Tầm nhìn đang bị xem xét xử lý do sai phạm trong thông tin về nước mắm thời gian gần đây Cho tới 10 giờ tối ngày 27/10 giờ Việt Nam vẫn có thể truy cập được báo này. Một số báo tại Việt Nam gần đây đã phải gỡ bài với nội dung nước mắm chứa asen vượt ngưỡng. Hôm 21/10, báo Tuổi Trẻ tường thuật Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Trương Minh Tuấn gọi vụ thông tin "nước mắm chứa asen vượt ngưỡng" là "sự cố truyền thông" và "không bình thường". "Ai cũng biết thạch tín là một chất cực độc, thường được sử dụng làm thuốc diệt chuột, nên sự sợ hãi, hoang mang đối với nước mắm bao trùm lên người tiêu dùng. Nếu không xóa tan nỗi sợ hãi này thì ngành sản xuất nước mắm truyền thống đứng trước nguy cơ bị phá sản hàng loạt", Bộ trưởng Trương Minh Tuấn được báo này dẫn lời. Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ Người tiêu dùng (Vinastas) hôm 22/10 gỡ bản công bố 'nước mắm chứa asen vượt ngưỡng' gây tranh cãi khỏi website của họ và từ chối trả lời BBC. Bốn hôm trước, ngày 18/10, trang web của Vinastas viết: "Chỉ có 25 trong tổng số 150 mẫu nước mắm được lấy thử nghiệm (tương ứng 16,67%) đạt theo TCVN 5107:2003, 104 (69%) mẫu nước mắm không đạt chỉ tiêu về asen (thạch tín) - một loại á kim cực độc." Truyền thông Việt Nam đưa tin hôm 22/10 là hạn chót để Cục An toàn thực phẩm - Bộ Y tế có kết quả thanh tra chất lượng nước mắm báo cáo Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc. BBC chưa tiếp cận được tài liệu này. Vào đầu tháng 10, Báo điện tử Năng lượng mới (PetroTimes) bị đình bản ba tháng vì 'để xảy ra những sai phạm' và Tổng Biên tập bị cách chức và thu thẻ nhà báo. (BBC) Đăng bởi Ha Tran on Thursday, October 27, 2016 | 27.10.16
  25. Đinh Thế Huynh nhập ngũ năm 1971, là chiến sĩ thoát chết trong Mùa hè đỏ lửa năm 1972 tại thành cổ Quảng Trị. Sau đó được ra miền Bắc đi học trường Sĩ quan Thông tin, thời gian đầu học ở đây Đinh Thế Huynh có bị kỷ luật đuổi học và khai trừ đảng, vì lý do rất đơn giản là ăn cắp chó của dân về làm thịt. Tuy vậy do là người họ hàng với ông Trường Chinh, cùng quê huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định nên Huynh được nâng đỡ và sau đó theo học trường Tuyên Huấn TW. Đinh Thế Huynh sang Mỹ nhằm mục tiêu gì? Sau chuyến sang bẩm báo, xin ý kiến, nhận chỉ thị của Tàu Cộng, phó đảng CSVN Đinh Thế Huynh lặng lẽ sang Mỹ. Đinh đã có mặt ở Mỹ ngày hôm qua, 24/10, nhưng đến trưa ngày 26/10 nền báo chí tuyên giáo của cộng sản mới đưa tin ( Tuổi trẻ Online). Kể từ nằm 2000 đến nay, có lẽ, đây là vụ thăm nước Mỹ hy hữu mà báo chí tuyên giáo cộng sản chậm đựa tin như vậy. Mà Đinh ở nước Mỹ không phải là ngắn, nó kéo dài hơn cả một tuần ngày làm việc, đạt kỷ lục cho một cương vị phó đảng CSVN thăm một cựu thù Mỹ. Tất nhiên, Đinh sang Mỹ, không phải chỉ là một chuyến đi mang nặng tính xã giao hay một chuyến đi du lịch kết hợp làm việc, thăm dò, được thì tốt, không được thì cũng không sao, như chuyến đi năm năm 2015 của Nguyễn Phú Trọng, mà giường như phải bám, phải nằn nèo nước Mỹ cho được một việc quan trọng, to lớn nào đó? Tôi là ngươi biết nhiều về Đinh. Rượu chè, trò chuyện cũng khá nhiều và có thể nói Đinh là bạn tôi. Vài nét về Đinh. Đinh Thế Huynh nhập ngũ năm 1971, là chiến sĩ thoát chết trong Mùa hè đỏ lửa năm 1972 tại thành cổ Quảng Trị. Sau đó được ra miền Bắc đi học trường Sĩ quan Thông tin, thời gian đầu học ở đây Đinh Thế Huynh có bị kỷ luật đuổi học và khai trừ đảng, vì lý do rất đơn giản là ăn cắp chó của dân về làm thịt. Tuy vậy do là người họ hàng với ông Trường Chinh, cùng quê huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định nên Huynh được nâng đỡ và theo học trường Tuyên Huấn TW. Tôi là đồng môn với Đinh ở Trường tuyên huấn trung ương ( Định khóa 1, Phạm khóa 3). Đinh viết văn, viết báo không có gì đặc sắc. Đinh có tấm lòng với bạn bè. Khi Đinh làm lãnh đạo báo, Đinh hiếm khi ra lệnh cho cấp dưới phải thế này, phải thế kia. Đinh thường giao nhiệm vụ kiểu trao đổi, thân tình. Khác Trần Mai Hạnh, Đinh không quyết liệt ở bất kỳ một vấn đề gì, kể cả đấu tranh chống tiêu cực, tham nhũng. Trần thì ngược lại. Về báo chí, tài năng của Đinh không thể so được với Trần. Nhưng Trần quyết liệt nên Trần bị gãy khi chỉ muốn nhích lên một chút chức vụ từ Tổng giám đốc Đài TNVN lên Bộ trưởng Bộ Văn hóa Thông tin. Đinh trung bình hơn nên quan lộ của Đinh cứ từ từ thăng tiến. Qua Tổng biên tập báo Nhân Dân, trưởng ban Tuyên giáo và bây giờ Đinh đang ở vị trí quyền lực thứ 2 trong đảng CS, ứng viên quyền lực số 1 của đảng CSVN sẽ diễn ra vào năm 2017. Đinh, khi còn là nhà báo, chỉ là nhà báo hạng trung. Khi Đinh làm lãnh đạo báo, cũng chỉ thuộc hạng lãnh đạo trung bình. Nhưng khi Đinh đứng trên giàn lãnh đạo cao cấp của đảng, Đinh lại là khuôn mặt sáng giá về nhân cách và cả sự khôn khéo trong ứng sử với các mối quan hệ. Đinh không có nhiều tiền như các quan chức cộng sản chóp bu khác. Đinh là người không quyết đoán. Quyết cái gì Đinh cũng nhìn ngược ngó xuôi. Đinh lặng lẽ sang Mỹ, không phải là ý chí nổi trội của Đinh mà nó hành sử theo một quyết định tập thể mà Đinh đồng tình. Và với vị trí thứ 2 trong đảng, Đinh vừa muốn và vừa phải thực hiện quyết định của tập thể. Tôi cho rằng: Chuyến đị Mỹ của Đinh có nhiệm vụ giải trình về sự hiện diện của 3 tàu chiến Trung Cộng tại cảng Cam ranh, trong đó có tàu chiến đã hạ sát 88 chiến sĩ Việt Nam ở đảo Gạc ma năm 1988. Vì rằng, người Mỹ khó chấp nhận, khi mới tuần trước tầu chiến Mỹ cũng vừa cập cảng Cam Ranh. Nước Mỹ không chịu nổi cú “ngáng họng” này. Đinh sang Mỹ có mục đích thanh minh cho cú “ngang họng” này. Hồ sơ nhân quyền, tức hồ sơ Việt Nam vi phạm nhân quyền đã ngày một chồng cao trong chính quyền Mỹ và các chính giới của Mỹ. Áp lực ra một nghị quyết đưa Việt Nam trở lại đối tượng Cần Quan Tâm Đặc Biệt (Country of Particular Concerns, gọi tắt là CPC) lên chính quyền Mỹ, dường như không thể trì hoãn được lâu hơn nữa, buộc phải hiện hữu bởi những cuộc vận động hành lang của cá nhân, tổ chức, chính giới Hoa Kỳ chưa bao giờ lơi lỏng, hạ nhiệt. Đinh phải ầm thăm sang Mỹ là nhằm xin Mỹ thông cảm, đừng thông qua nghị quyết đưa Việt Nam trở lại CPC. Đó là hai lý do chính Đinh phải âm thầm sang Mỹ không kèn trống. Các nội dung khác như TPP, già phá bom mìn, viện trợ nhân đạo, mua vũ khí, tăng cường quan hệ mậu dịch giữ hai nước, vân vân, chỉ là những phần thứ yếu, cài thêm vào cho nó quan trọng chuyến đi, cho nó “mở ra trang mới trong quan hệ 2 nước”. Thành Phạm(Nhà Báo Tự do) Đăng bởi Tiểu Nhi on Thursday, October 27, 2016 | 27.10.16

×
×
  • Create New...