Jump to content

Search the Community

Showing results for tags 'bình luận - quan điểm'.

  • Search By Tags

    Type tags separated by commas.
  • Search By Author

Content Type


Forums

  • Tin Tức Thời Sự
    • Thời Sự Việt Nam
    • Tin Quốc Tế
    • Tin Cộng Đồng Người Việt Hải Ngoại
    • Bình Luận Thời Sự
    • Khoa Học & Kỹ Thuật - Môi Trường
    • Kinh Tế
    • Biển Đông
    • Thể Thao
    • Thế Giới Động Vật
  • Đời Sống Xã Hội & Tâm Linh
    • Sức Khỏe
    • Tìm Hiểu Tôn Giáo
    • Tử Vi & Phong Thủy
    • Quê Hương Ký Sự
    • Tâm Linh
    • Xã Hội
  • Văn Hóa & Nghệ Thuật
    • Phụ Nử
    • Lịch Sử
    • lời hay ý đẹp
    • Văn Hóa & Nghệ Thuật
    • Online Study
    • Truyện ngắn Audio
  • Vườn Thơ
    • Thơ Sáng Tác
    • Thơ Đấu Tranh
    • Thơ Sưu Tầm
  • Âm Nhạc
    • Thông Tin Âm Nhạc
    • Nhạc Online
    • Cải Lương - Tân Cổ
    • Quán Khuya
  • Giải Trí
    • Thư Giãn
  • Phim & Nhạc
    • Phim Online
    • Thông Tin Điện Ảnh
    • Đời Nghệ Sỹ
  • Thông Báo
    • Cập nhật lượng khách truy cập

Categories

  • Videos
    • Âm Nhạc
    • Film online
    • Thễ Thao
    • Thế Giới Động Vật
    • Thảm Họa Hàng Không
    • Kinh Tế
    • Khoa Học
  • Tin Tức
    • RFA
    • Thời Sự Việt Nam
    • Thế Giới
    • Người Việt Hải Ngoại
    • RFI
    • Thời Sự Hoa Kỳ
    • Khung Trời Mới
    • ĐKN
    • NTD
    • The Saigon Post
    • Nửa Vòng Trái Đất TV
    • Culture Chanel
    • Chuyễn Động Toàn Cầu
    • VIETV NETWORK
    • Tự Lực Bookstore
    • Thế Giới Tiêu Điểm
    • LITTLE SAIGON NEWS
    • VietCatholicNews
    • English News
  • Bình Luận - Thời Sự
    • Sài Gòn TV Bên Kia Màn Khói
    • OfficialVietFaceTV
    • Đọc Báo Vẹm
    • Người Việt TV
    • VOA
    • Truyền Hình Calitoday
    • Biển Đông
    • PhoBolsaTV
    • SBTN
    • BBC Tiếng Việt
    • Saigon TV 57.5
    • Việt Thảo tonight
    • Kinh Tế Gia Nguyễn Xuân Nghĩa
    • TV Tuần-san
    • 2VNR
    • Mẹ Nấm
    • Tiếng Vọng Về Nguồn (TVVN)
    • VIETLIVE TV
    • SET TV (Saigon Entertainment Television)
    • Viet TV Australia
    • Trung Quốc Không Kiểm Duyệt
    • LSTV
    • Chiến Tranh Ukraine
    • Sỗ Tay Quân Sự
    • Nguoi Viet Channel
    • Chão Lửa Trung Đông
  • Đời Sống
    • Tử Vi & Phong Thủy
    • Lịch Sử & Văn Hóa
    • Tâm Linh
    • Tinh Hoa TV
    • Ẫm Thực
    • Sức Khỏe
    • Biết tõ cùng ai ?
    • Online Study
  • Văn Hóa Nghệ Thuật
    • Văn Học Nghệ Thuật

Find results in...

Find results that contain...


Date Created

  • Start

    End


Last Updated

  • Start

    End


Filter by number of...

Joined

  • Start

    End


Group


  1. Anh Võ Kim Cự, em vốn là người phụ nữ ngây thơ, mềm yếu, bản tính hiền lành, nhút nhát nên khi thấy anh hiên ngang trên mặt báo, khẳng định việc anh dâng 3.300 ha đất và biển Vũng Áng vào tay Formosa không có gì sai cả, em không dám chửi anh là kẻ trơ trẽn, cõng rắn cắn gà nhà như dư luận đang ầm ĩ. Em chỉ xin phép anh được nhỏ nhẹ thưa lại vài lời. 1. "Việc cấp phép đầu tư 70 năm là căn cứ vào điều 36 của Luật Đầu tư quy định đối với những dự án có nguồn đầu tư có quy mô lớn, thời gian thu hồi vốn chậm...". Anh khẳng định như vậy trên báo. Em hoàn toàn đồng ý với anh, Điều 36 Luật Đầu tư 2005 có quy định như vậy. Nhưng anh ơi Cự là anh Cự, đứa nào giúp việc cho anh nó hại anh rồi. Luật Đầu tư 2006 đưa cho anh đọc, đứa khốn nạn ấy in thiếu Điều 52 anh ạ. "Thời hạn hoạt động của dự án có vốn đầu tư nước ngoài phù hợp với yêu cầu hoạt động dự án và không quá năm mươi năm; trường hợp cần thiết, Chính phủ quyết định thời hạn dài hơn đối với dự án nhưng không quá bảy mươi năm". Muốn 70 năm thì phải Chính phủ quyết định à anh. Điều 52 nói vậy, không phải em Bạch Hoàn đâu. Anh mở to mắt ra mà đọc, nha anh. 2. "Tôi khẳng định là tôi làm đúng. Khi thẩm định dự án đã có ý kiến của 12 bộ chuyên ngành, kể cả các cơ quan trong khối nội chính, quốc phòng, an ninh..."; "Thời điểm đó Chính phủ đã có công văn 869 đồng ý cấp phép. Thủ tướng đã có văn bản 926 đồng ý cấp phép 70 năm, nên tôi cho rằng việc cấp phép phù hợp với luật pháp của chúng ta". Về khẳng định này của anh, em xin thưa lại như sau: Thứ nhất, các văn bản của bộ ngành chỉ là chấp thuận đầu tư dự án, không phải chấp thuận cấp phép thời hạn 70 năm. Hơn nữa, các bộ ngành không có thẩm quyền chấp thuận 70 năm hay không. Thứ hai, các văn bản của Thủ tướng Chính phủ, Chính phủ cũng là chấp thuận chủ trương đầu tư và giao Hà Tĩnh cấp phép, chứ không phải quyết định cấp phép cho Formosa 70 năm. Thứ ba, văn bản của các bộ ngành đồng ý chủ trương cho Formosa đầu tư vào Vũng Áng được ký lần lượt từ 22-5-2008 đến 30-5-2008; Văn bản của Thủ tướng giao Hà Tĩnh cấp phép ký ngày 6-6-2008. Anh nói rằng sau khi có các văn bản này, ngày 12-6-2008 anh mới cấp chứng nhận đầu tư 70 năm cho Formosa là đúng quy trình. Nhưng anh Cự ơi là anh Cự ơi, lẽ nào anh đã quên vào ngày 9-4-2008, khi ký văn bản xác nhận các ưu đãi đầu tư cho Formosa, anh đã cam kết cho Formosa thuê đất trong 70 năm. Văn bản có chữ ký của anh với chức danh phó chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh, có đóng dấu tử tế lắm. Vậy khi ký văn bản này, ai đã cho anh được quyền làm vậy? Lúc này, Chính phủ ở đâu? Nay em buồn chuyện tình yêu quá nên nói đến đây thôi. Em còn nhiều thứ về anh lắm, anh còn cự nữa em hết buồn, thưa chuyện tiếp đấy. Ngủ ngon nha anh. Bạch Hoàn (FB. Bạch Hoàn)
  2. Sếu đầu đỏ. Ảnh: Internet Nghe tin sếu bỏ đi, đại diện Vườn Quốc gia Tràm Chim khẳng định với BBC rằng, không có chuyện sếu đầu đỏ ‘bỏ Việt Nam sang Campuchia’ như báo trong nước tường thuật. Ngày 21/7, một số báo Việt Nam đưa tin sếu đầu đỏ bỏ Việt Nam sang Campuchia. “Biểu tượng một thời của Vườn quốc gia Tràm Chim nay đứng trước bờ tuyệt chủng. Nếu như trước đây, sếu về Tràm Chim ước tính lên đến 60% số lượng sếu di cư, thì nay chỉ còn vài chục cá thể”. VnExpress viết. “Sinh cảnh không phù hợp ở Việt Nam buộc loài sếu đi tìm nơi dừng chân khác. Khu bảo tồn Anlung Pring (Campuchia) – cách biên giới Kiên Giang khoảng 30 km đang trở thành ‘nhà’ của chúng”. Tuy nhiên, sếu đầu đỏ bỏ Việt Nam cũng không đáng chú ý bằng ông Hunsen (Campuchia), cũng là một “sếu đầu đỏ” được Việt Nam nuôi nấng từ trong trứng nước, đang theo Trung Quốc và là nước duy nhất ngăn khối ASEAN đạt đồng thuận về vấn đề Biển Đông sau khi Tòa Trọng tài Thường trực (PCA) bác yêu sách chủ quyền của Bắc Kinh đối với vùng biển này. Tháng trước, Hun Sen còn lên tiếng phản đối ASEAN ủng hộ phán quyết “đường lưỡi bò” và nhấn mạnh vấn đề Biển Đông “nên được giải quyết giữa các nước liên quan”. Chủ đề Biển Đông được trông đợi là sẽ phủ bóng lên cuộc họp thượng đỉnh của khối hiện đang họp tại Vientiane (Lào). ASEAN họp tại Lào. Ảnh: AFP Các bên đối lập cáo buộc Trung Quốc đã khéo léo lôi kéo đồng minh là các nước nhỏ như Lào, nước chủ nhà của hội nghị năm nay, và Campuchia bằng viện trợ và tiền cho vay để chia rẽ sự đồng thuận của khối. Trung Quốc hồi tháng trước đã gây áp lực khiến ASEAN phải rút lại thông cáo chung về Biển Đông có lời lẽ cứng rắn, do Malaysia đưa ra sau kỳ họp ASEAN-Trung Quốc. Một số trong 10 thành viên ASEAN cũng tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông, trong đó có Việt Nam, Philippines, Malaysia và Brunei. Tin trên BBC VN Sếu đỏ bỏ Việt Nam? ASEAN họp tại Lào ASEAN chia rẽ vì biển Đông Hiệu Minh (Blog Hiệu Minh)
  3. Việt Nam hạnh phúc nhất Châu Á và đứng thứ 5 thế giới về điều gì? Hạnh phúc nhất vì thua cả Lào, Campuchia và đứng chót bảng xếp hạng khu vực Asean về phát triển kinh tế? Hạnh phúc nhất vì tham nhũng ổn định trong nhiều năm qua và mặc dù tham nhũng là quốc nạn nhưng lại không phát hiện được tham nhũng? Hạnh phúc nhất vì "luật dành cho quan, luật dành cho dân" và những bộ luật thay đổi theo mỗi tháng, từng năm mà có khi ban hành ra lại phải đình chỉ vì sai sót? Hạnh phúc nhất vì muốn đi biểu tình vì yêu nước theo Hiến pháp thì bị cấm đoán, ngăn chặn, bắt giữ, đánh đập? Hạnh phúc nhất vì mỗi người nợ 56 triệu đồng trên đầu và nền kinh tế ngày càng nguy cấp, kiệt quệ? Hạnh phúc nhất vì hơn 200 nghìn cử nhân, thạc sỹ thất nghiệp và con số này chưa chịu dừng lại mỗi năm? Hạnh phúc nhất vì cắt chân, mổ nhầm chân hay tay vẫn cứ đúng quy trình? Hạnh phúc nhất vì 96% đảng viên là đại biểu quốc hội và người dân không hề được lựa chọn người đại diện cho mình? Hạnh phúc nhất vì con quan mà lại làm quan thì là hạnh phúc của dân tộc? Hạnh phúc nhất vì 11 triệu người ăn lương ngân sách như tằm ăn rỗi, tiêu tốn 68.000 tỷ đồng mỗi năm cho các hội đoàn mà không biết làm gì cho sự phát triển xã hội? Hạnh phúc nhất vì mỗi năm số người chết vì tai nạn giao thông lên đến hơn một vạn người? Hạnh phúc nhất vì tỷ lệ người mắc ung thư cao nhất thế giới? Hạnh phúc nhất vì tỷ lệ người nghèo, thất học, trẻ em không được chăm sóc ngày càng lớn? Hạnh phúc nhất vì đọc sách ít, uống rượu bia nhiều và người ta sợ bàn chuyện chính trị? Hạnh phúc nhất vì biển nhiễm độc, vùng miền Tây hạn hán và xâm lấn ngập mặn? Hạnh phúc nhất vì biển đảo bị cưỡng chiếm mà còn chưa dám kiện đòi lại theo luật pháp quốc tế? Hạnh phúc nhất vì dân trí thấp nên quyền lợi con người cũng phải hạn chế đến mức tối đa sao cho phù hợp với trình độ dân trí và hoàn cảnh đặc thù của nước nhà? Hạnh phúc nhất vì vấn nạn bằng giả tràn lan, thực phẩm, đồ uống bị tẩm độc thản nhiên để sát hại dân tộc, nòi giống mình? Hạnh phúc nhất vì những thông tin đời tư, những bí mật cá nhân rất dễ dàng bị bới móc và xâm phạm một cách công khai? Hạnh phúc nhất vì cha mẹ phải thức đêm hôm để nộp hồ sơ nhập học cho con hoặc để tiêm vaccine cho những đứa trẻ mà còn lo sợ không may tử vong? Hạnh phúc nhất vì cống hiến cho khoa học thế giới gần như bằng không và chỉ tiêu thụ đồ rẻ mạt của thế giới một cách vô tội vạ? Hạnh phúc nhất vì đến viện phải phong bì, đến cơ quan phải hối lộ, phải chạy chức, mua bằng, phải lo lót hay quen biết mới được việc? Hạnh phúc nhất vì gánh chịu các loại thuế, phí, lệ phí cao nhất Đông Nam á và giá xăng dầu cao nhất thế giới trong khi Mỹ chỉ có 2.800 đồng/lít? Hạnh phúc nhất vì làm vỡ đường ống 18 lần thì được miễn tố còn vô tình cứu người tốt thì phải tù đày hay chỉ một cuộc điện thoại cũng sẽ hưởng án treo vì là người nhà lãnh đạo, hoặc làm bí thư mà tông chết vài người thì cũng vẫn được ở ngoài mà thụ án? Hạnh phúc nhất vì cứ 24 tuổi hay 30 tuổi đã được bổ nhiệm làm những chức vụ lãnh đạo cao cấp hưởng lương tiền tỷ, đi xe siêu sang biển xanh, nhà lầu biệt thự nguy nga như vua chúa thời phong kiến trong khi dân nghèo ngày càng nghèo? Hạnh phúc vì thu nhập thấp và lượng người đi xuất khao lao động nhiều nhất là niềm tự hào dân tộc? Hạnh phúc nhất vì ra ngoài trộm cắp như rươi hay tranh nhau ăn cả ở đại sứ quán trước mặt quan khách nước ngoài? Hạnh phúc nhất vì dân oan kêu kiện khắp nơi, nhiều năm ròng rã và ngày càng nhiều? Hạnh phúc nhất vì vào đồn công an hay tạm giữ, tạm giam lại cứ thình lình lăn quay ra chết mà người ta không biết nguyên nhân? Hạnh phúc nhất vì người ta đánh nhau từ học sinh, cán bộ đến dân thường, từ nhà trường đến gia đình, đều giải quyết với xu thế bạo lực man rợ ngày càng tăng? Hạnh phúc nhất vì nền giáo dục cứ cải cách theo từng năm và chạy theo bằng cấp, thành tích mà không dạy kỹ năng và học thuật thực nghiệm? Hạnh phúc nhất vì bị ngừng cho vay ODA vào năm tới và bị quốc tế đánh giá là một nước không chịu phát triển vào năm trước? Hạnh phúc nhất vì "xã hội ta đang không biết đi đâu, về đâu"? Vâng, hạnh phúc quá, hạnh phúc không chịu nổi. Vì trong đám tang, người ta cho nhau hít khí N2O mà tưởng gia đình hạnh phúc. Lê Luân (FB Luân Lê)
  4. Người ta cứ bảo ông ấy lú chứ thật tình tôi thấy ổng chả lú tí nào. Lú gì mà bắt được bao nhiêu người phải răm rắp tuân theo. Lú gì mà chỉ hắt hơi cũng khiến kẻ khác run sợ. Đó không phải lú, đó là tầm cỡ của kẻ đại gian hùng cái thế, chọc trời khuấy nước, cầm đầu trăm vạn quân. Chính những người cung cúc tuân lệnh ông ta mới lú, lú toàn diện, lú từ đầu óc đến tận lục phủ ngũ tạng. Ai đời họp quốc hội, nơi thể hiện ý chí của toàn dân chứ không phải của cá nhân, tổ chức nào, chưa có đại biểu nào kịp lên tiếng thì ông ấy đã vọt lên chỉ đạo định hướng mất mấy chục phút, rằng phải làm thế này, rằng phải làm thế kia, phải nhất nhất thực hiện theo đường lối của đảng của ổng. Mấy trăm con người được coi là tinh hoa dân tộc hớn hở nghe một ông già vượt ngưỡng cổ lai hy truyền lệnh. Vậy mà cũng ngồi nghe, cũng vỗ tay rào rào. Thế thì đây là đại hội đảng chứ đâu phải họp quốc hội. Lẽ ra chỉ cho phép ổng lên nói vài ba câu, chúc kỳ họp thành công, thế là xong, đằng này một người cứ quán triệt, chỉ đạo, hăm dọa, một phía cả 493 vị đại biểu (tất nhiên là trừ ông ấy ra) không ai dám có ý kiến gì. Theo tôi, nên giải tán hết cả quốc hội, nhà nước, chính phủ đi, chỉ tồn tại một mình đảng là được rồi, vừa nhất thể hóa triệt để, vừa đỡ tốn kém. Đảng nếu mà tốt, vì dân vì nước, tôi cũng theo đảng, chả có gì phải lăn tăn. Còn quốc hội với nhà nước kiểu ấy thì tôi vái cả nón. Trong vòng nhõn 4 tháng, mà "tái đắc cử", "lại tuyên thệ", "tuyên thệ lần thứ 2" (theo những cái tít mỉa mai trên báo chí) cũng chỉ loanh quanh vài chức danh thì đúng là đặc sản của xứ này, ngay cả xứ lụn bại như Triều Tiên nó cũng không làm vậy. Dân chúng thì cứ chống mắt coi và... cười. Thay mẹ nó đám dân nhẹ dạ, cả tin, vô trách nhiệm, vô tích sự đi. Nguyễn Thông (Blog Nguyễn Thông)
  5. Quà Tặng Xứ Mưa: Chuyện ông Trịnh Xuân Thanh làm Chủ tịch HĐQT công ty Xây lắp dầu khí 3 năm liền chạy được 2 tấm huân chương và một danh hiệu Anh hùng thời đổi mới, rồi thua lỗ 3.000 tỷ đã được báo chí phanh phui. Việc này ở nước ta phổ biến. Nhân việc này QTXM xin in lại bài DANH HIỆU THI ĐUA, TRANG SỨC DỔM để mọi người cùng chia sẻ tình trạng “thi đua- thua đi” hiện nay Ảnh minh họa ***** Gần đây, đọc bài viết “Có nên bỏ…thi đua” trên TuầnViệt Nam.nét, tôi rất đồng tình. Vì từ lâu rồi tôi ghét cay ghét đắng chuyện thi đua ở xứ mình, vì thi đua là “chạy, mua thành tích”, nó như một thứ trang sức dởm. Tác giả Đinh Việt Bình viết rất đúng rằng :”Tại nhiều quốc gia trên thế giới, không hề thấy phong trào thi đua, không hề thấy khẩu hiệu “Ra sức…”, “Quyết tâm phấn đấu…” nhưng cái gì của họ cũng tốt, trong đó có sản phẩm đại học. Riêng về giáo dục đại học thì ngay cả các nước trong khối ASEAN cũng đã bỏ xa Việt Nam. Từ lâu, người Việt mình đâu đâu cũng nghe: “Người người thi đua, ngành ngành thi đua”. Và luôn được quán triệt: ” Thi đua là yêu nước, yêu nước phải thi đua”… Nhưng mà….Chỉ trong ngành giáo dục, nơi tôi gắn cả cuộc đời, được chứng kiến nhiều phong trào thi đua, như phong trào thi đua Hai tốt – Dạy tốt, Học tốt… Rồi bỗng dưng một ngày đẹp trời cách đây không xa lại được quán triệt: ” Nói không với bệnh thành tích“. Bệnh! Đã là bệnh thì…nguy rồi. Nói không là điều rất nên. Nhưng mà đâu lại vào đấy”. Tác giả Đinh Việt Bình chỉ ra một số dẫn chứng trong ngành giáo dục để chứng minh rằng: Thành tích, danh hiệu thi đua là cái không thực chất ! Vậy thi đua mang lại gì cho sự phát triển của nước Việt Nam mới ? Xin thưa: Không mang lại cái gì cả, chỉ mang lại bệnh thành tích ngày càng trầm trọng mà thôi. Và sự dối trá đã lên đến độ hơn cả chú cuội. Từ đó ảnh hưởng rất lớn đến việc giáo dục con trẻ, vì chúng sẽ bị nhiễm thói dối trá từ bé. Vì thế dân gian mới có rất nhiều câu ca dao về chuyện thi đua rất sâu sắc :” Thi đua ta quyết tiến lên hàng đầu. Hàng đầu rồi tiến đi đâu. Đi đâu không biết hàng đầu tiến lên”, hay :” Thôi, tôi không dám anh hùng, anh hùng là những thằng khùng thằng điên”,v.v.. Từng làm tuyên huấn, báo chí trong quân đội nhiều năm ở chiến trường B2, tôi hiểu rằng, muốn có “anh hùng”, “chiến sĩ thi đua”, “dũng sĩ diệt Mỹ”.v.v..thì phải “xây dựng”. Thành tích một thì “xít” lên 10 để cho “kêu”, để cho trên duyệt và để…tung lên dư luận, để kích động, động viên chiến sĩ xông vào cái chết ! Đơn vị này có “anh hùng”,”dũng sĩ”, thì đơn vị kia cũng phải có. “Con gà tức nhau tiếng gáy” mà. Thể là phải đi tìm cho ra “cốt cán” để xây dựng “điển hình tiên tiến”. Bên Sông Sài Gòn năm 1973, có anh bộ đội tên là Đặng Văn Minh, quê Hải Dương, mang súng B40. Trong trận đánh cứ điểm , anh ta bắn cháy một chiếc xe tăng địch. Chính trị viên tiểu đoàn quyết định báo cáo thành tích của Minh lên Trung Đoàn để xin thưởng “Huân chương chiến công”, “Dũng sĩ diệt xe tăng”. Tôi lúc đó là “nhà báo của sư đoàn”, được phân công về viết về gương chiến sĩ chiến đấu dũng cảm cho “Bản tin Sư đoàn”. Tôi đạp xe một mình vượt trăm cây số đường rừng về tận đại đội của Minh. Gặp Minh, tôi hỏi theo sách vở : “khi gặp địch , anh đã xác định tư tưởng quyết chiến như thế nào ?” . Minh cầm tay tôi khóc và van xin :” Anh ơi, anh tha cho em. Anh đừng viết về em. Em lạy anh. Anh mà viết, in lên báo, mẹ em ở ngoài Bắc mà đọc được thì khóc hết nước mắt. Mẹ em hay đọc báo Quân Đội nhân dân lắm. Em chẳng quyết bắn gì đâu. Em định trốn vào bụi. Nhưng chiếc xe tăng nó cứ càn về phía em. Em sợ nó nghiến nát mình. Em hoảng hồn, đành nhắm mắt bóp cò. Thế là nó cháy. Anh đừng viết anh nhé. Em sợ lắm, mẹ em mà đọc được…” Nghe Minh vừa khóc vừa kể, tôi cũng khóc theo. Tất nhiên là tôi không viết về gương chiến đấu đó. Nhưng Minh vẫn được phong tặng nhiều thứ danh hiệu lắm…. Tôi nghe nhiều người kể, mẹ Suốt anh hùng chèo đò trên sông Nhật Lệ xưa cũng thế thôi. Bộ đội và người dân qua đò. Chuyện thường nhật. Bữa đó máy bay Mỹ lao tới bắn con đò. Không chèo cũng chết, mà chèo cũng chết. Thôi thì liều. Mẹ cắn răng chèo đưa khách sang sông. Mặt tái mét. Thế là Mẹ được tôn vinh anh hùng đã chèo đò trong bom đạn đưa bộ đội sang sông… Không chỉ thêm thành tích cho kêu mà còn bịa ra, dựng khống lên các anh hùng , như chuyện bịa ra anh hùng đuốc sống Lê Văn Tám tẩm xăng đốt mình cháy rực rồi lao vào kho xăng giặc Pháp, như nhà sử học Trần Huy Liệu đã tự thú. Hay là anh hùng Nguyễn Văn Bé cũng không có thật trong thực tế chiến trường.v.v.. Chuyện “thi đua” thời đổi mới bây giờ càng cười ra nước mắt. Tất cả các doanh nghiệp nhà nước được tuyên dương anh hùng, giám đốc của nó dều được anh hùng theo. Nhiều giám đốc “anh hùng” , mà nhờ tham nhũng nên giàu sụ. Thế là được cả tiếng, được cả miếng. Không có người đi vượt biên gửi về, ông giám đốc cũng chi hàng mấy chục tỷ để xây dựng một khu lăng tẩm của ông bà tiên tổ, làm thiên hạ lác mắt. Tôi có anh bạn vong niên làm giám đốc một khách sạn nhà nước. Những năm sắp hưu trí, tôi thấy anh mời tôi đến dự đón huân chương liên tục. Năm trước Huân chương lao động hạng Ba, năm sau lại đón hạng hai. Hai năm sau cơ quan anh lại rầm rộ tổ chức cuộc đón Huân chương Lao động hạng Nhất. Cả cơ quan thi đua tỉnh ăn uống no say, vỗ tay rôm rốp. Cờ xí rợp sân khách sạn. Tôi rỉ rả hỏi anh :” Mần răng mà được Huân chương liên tục rứa ?”. Anh cười :” Có chi mô. Chạy là được tất. Chạy gan trời cũng được, chứ Huân chương là cái đinh gì !” Rồi anh kể chuyện chạy Huân chương , nghe vui lắm. Đầu tiên là Công ty tự làm một bản thành tích. Xong, mời mấy anh chuyên viên bên Ban thi đưa tỉnh về góp ý. Mấy anh góp ý nên thêm cái này, thêm cái kia…cho nổi bật. Xong ,chiêu đãi, rồi mỗi người được cái phòng bì mang về. Sau khi thành tích được Ban thi đưa tỉnh trình lãnh đạo tỉnh ký, lại liên hoan , lại phong bì đậm. Sau đó bao lộ phí cho anh chuyên viên thi đưa tỉnh đi cùng cán bộ khách sạn ra Hà Nội, đến nộp hồ sơ cho Ban thi đua Trung ương. Chỉ cần mời bữa nhậu ở nhà hàng kín đáo, phòng bì dày hơn tí, danh sách thi đua sẽ được trình lên chủ tịch nước duyệt. Chủ tịch nước thì chỉ biết ký, làm sao mà qua mặt Ban thi đưa Trung ương được ? Ba lần chạy là được Huân chương Lao động ba hạng ba, nhì, nhất liền. Tất nhiên đơn vị được huân chương thì giám đốc cũng được huân chương. Dễ ợt. Thi đua biến tướng đến mức, một nhà văn ở Huế tâm sự với tôi :” Trong danh sách đề nghị lên chủ tịch nước tặng giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật , khoa học kỹ thuật năm 2012 rồi, không ít người là lãnh đạo các vụ ở Bộ này, bộ khác, chẳng có mấy thành tích chuyên môn “. Thì họ dại gì mà không “chạy”. Có cái “Giải thưởng Nhà nước” cũng như bỏ tiền ra mua cái bằng tiến sĩ ấy mà, tắt cả đều là trang sức cả thôi, mà là trang sức dởm mới buồn. Có ông bí thư tỉnh ủy tỉnh nọ, được làm “vua một tỉnh “ hai khóa liền sướng rồi, lại là Trung ương ủy viên, nghĩa là chức tước sang trọng ngất trời rồi, lại giàu có, nhà cửa tòa ngang dãy dọc, mỗi ngày có một tiểu đội người chuyên chăm sóc sửa sang vườn tược, cây cảnh, sửa chữa nhà trên nhà dưới . Bí thư hàng đêm xách súng cùng đám tùy tùng lên xe Zép đi lên núi săn, Có lần ông bí thư trong đêm bắn phải trâu của đồng bào dân tộc, tỉnh phải lấy tiền ngân sách ( tức tiền thuế của dân) ra mua trâu bồi thường cho dân bản, nếu không thị sẽ bị dân xử theo luật lệ của bản làng, tức luật rừng “ thân đổi trâu”. Cũng có ông Bí thư tỉnh ủy đang sống đế vương tỉnh lẻ, bí thư bỗng dưng thích có được cái danh hiệu anh hùng. Đó là chuyện ông Hồ Xuân Mãn “anh hùng”. Đây là vụ điển hình nhất của danh hiệu thi đua dởm. Ông Hồ Xuân Mãn, 2 nhiệm kỳ Ủy viên Trung ương Đảng, 2 nhiệm kỳ Bí thư tỉnh ủy Thừa Thiên Huế (2000-2010). Trong Đại hội thi đua yêu nước tỉnh Thừa Thiên – Huế lần thứ ba vào ngày 21.8.2010, ông Hồ Xuân Mãn được trao tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng Vũ trang nhân dân.. Đây là vinh dự lớn không chỉ của ông Mãn mà đối với toàn thể nhân dân Cố đô Huế. Nhưng các cựu chiến binh huyện Phong Điền (quê ông Mãn) cùng chiến đấu với ông Mãn ngày xưa phát hiện ra ông Mãn gian dối, khai láo, không chịu được đã làm đơn tố cào gửi lên Trung ương: “Trong 17 thành tích mà ông Mãn khai để được anh hùng chỉ đúng có 2. Nhưng 1 trong 2 thành tích ấy đúng lại gây hậu quả xấu. Và 15 thành tích còn lại đều là bịa đặt, gian dối”. Ngày 2.1.2014, đoàn công tác Ủy ban Kiểm tra (UBKT) Trung ương (T.Ư) Đảng có buổi làm việc thông báo kết luận với nội dung: Ban thi đua – khen thưởng T.Ư báo cáo các cơ quan chức năng Nhà nước có thẩm quyền xem xét hủy bỏ quyết định phong tặng danh hiệu Anh hùng và thu hồi hiện vật, tiền thưởng của ông Mãn; đồng thời UBKT T.Ư chỉ đạo các cơ quan liên quan kiểm điểm làm rõ trách nhiệm và xử lý theo quy định đối với các tổ chức, cá nhân có liên quan đã để xảy ra các vi phạm, khuyết điểm trong việc xét đề nghị phong tặng danh hiệu Anh hùng cho ông Mãn. Theo kết luận của UBKT T.Ư, 17 thành tích mà ông Mãn khai chỉ đúng có hai. Tuy nhiên, một trong hai thành tích lại gây hậu quả xấu, đó là diệt giặc nhưng làm tổn hại đến cách mạng, nhân dân địa phương. Như vậy, 15 thành tích còn lại ông Mãn khai đều là bịa đặt, gian dối như: đã tự tổ chức đơn vị đánh gần 100 trận, diệt 150 tên Mỹ – Ngụy, phá hủy 1 máy bay, 37 xe quân sự (1969-1975); dẫn đường cho Quân đoàn 2 giải phóng Huế và truy quét ngụy quân, ngụy quyền… Thành tích “láo” đồng nghĩa với những tặng thưởng cũng được nghi vấn là giả mạo: 33 lần được tặng Dũng sĩ diệt Mỹ; Chiến sĩ thi đua; các Huân chương Chiến công, Giải phóng; Kháng chiến các hạng… Kết quả trên gây chấn động dư luận, nhưng không làm mọi người bất ngờ bởi chuyện danh hiệu Anh hùng của ông Mãn đã bị nghi ngờ và tố cáo từ lâu. Gần 20 cựu chiến binh, cán bộ hưu trí là những “nhân chứng sống”, những đồng đội, có người là chỉ huy của ông Mãn tố cáo ông cựu bí thư khai man, bịa đặt, cướp công đồng đội để được phong tặng danh hiệu Anh hùng. Một anh hùng dỏm bị tước danh hiệu, gây chấn động đất cố đô và cả nước!. Tôi đã từng nghiên cứu tài liệu, gặp gỡ những chiến sĩ tàu không số Q125 Hải Quân Việt Nam ba tháng liền để viết tập ký sự “Cổ tích tàu không số”. Thành tích chiến đấu vượt đại dương hiểm nguy vô vàn của các chiến sĩ tàu không số đều gấp trăm ngàn lần ông Bí thư tỉnh nọ hay ông hai lần Ủy viên Trung ương Đảng Hồ Xuân Mãn. Nhưng đơn vị tàu không số cả ngàn chiến sĩ , vượt đại dương tới 14 năm ròng chở vũ khí vào tận Cà Mau, thế mà 50 năm qua, chỉ 14 thuyền trưởng và thủy thủ được tuyên dương anh hùng. Vì sao vậy ? Vì họ đã hy sinh, không ai “chay danh hiệu cho”. Vì sao vậy ? Vì họ bây giờ là người lao động nghèo khổ ở thôn quê , không có tiền để “chạy danh hiệu” như ông bí thư tỉnh ủy. Ngẫm chuyện mà buồn thúi ruột. Cuộc đời viết văn, làm báo của tôi có hai kỷ niệm về danh hiệu thi đua buồn nhức nhối. Một lần, năm 2000, tôi đã về tận xã Quảng Công, huyện Quảng Điền bên kia phá Tam giang để lấy tư liệu viết bài “Ông tổ nghề nuôi tôm trên Phá Tam Giang” Phan Thế Phương . Bài báo được in trên báo An ninh thế giới. Sau đó, tôi nghe các anh bên Sở Thủy sản tỉnh Thừa Thiên Huế ( nơi anh Phương làm việc trước đây) kể rằng, sau khi bài báo được đăng, Chủ tịch nước đã đọc được bài báo, thấy anh Phương anh hùng quá, nên điện sang hỏi Ban thi đưa Trung ương :” Anh Phan Thế Phương này thành tích lớn thế , được phong anh hùng chưa ?”. Thế là Ban thi đua Trung ương điện vào hỏi Ban Thi đưa tỉnh :” Sao ông Phan Thế Phương lăn lộn cùng dân nuôi tôm giỏi thế mà không có bản thành tích đề nghị phong tặng Anh hùng?…”. Ban Thi đua tỉnh mới trả lời:” Bản thành tích anh Phương chúng tôi đã gửi cách đây mấy năm rồi…”, Thôi thì làm lại hồ sơ. Nhờ thế , anh Phan Thế Phương mới được phong danh hiệu anh hùng năm 2002. Nếu không chắc anh không bao giờ được phong anh hùng, vì anh mất rồi, vợ con lại nghèo, không có người “chạy giúp”. Chuyện thứ hai là trường hợp anh Lại Đăng Thiện ở xã Nghĩa Bình, huyện Tân Kỳ, Nghệ An. Anh Thiện đi bộ đội năm 1965, khi mới 18 tuổi. Anh ở tiểu đoàn công binh Quân khu 4, đã 2 lần được truy điệu sống để lái ca nô kích nổ bom từ trường, thông đường đưa bộ đội và súng đạn qua sông suốt địa bàn Quân khu 4. Bản thân anh đã kích nổ hàng ngàn quả thủy lôi, bị thương tật. Anh đã được làm hồ sơ để tuyên dương anh hùng, đã có thông báo “sắp công bố”. Rồi bỗng dưng vì một lý do vớ vẩn , ai đó vu lên rằng ở làng anh là con địa chủ, thế là người ta dừng lại . Chẳng cần về làng kiểm tra. Mà gia đình anh thì nghèo rớt mùng tơi. Thế là khi hết chiến tranh, anh Thiện được ra quân, Không có lương bổng gì, phụ cấp thương binh cũng không . Anh xin đi học y tá. Học xong anh về xã đỡ đẻ cho 400 cháu bé ra đời. Khi buồn nghĩ đến chuyện cũ anh lại lại thơ nhớ đồng đội. Đến nay anh đã xuất bản được một tập thơ. Một tập nữa đang xin giấy phép. Tôi viết bài báo về anh có tựa đề là “ Người anh hùng chưa được tuyên dương” in báo Văn Nghệ. Tôi còng viết bài thơ Uống với Lại Đăng Thiện : rót thêm chén nữa hỡi chiều đò Rô hổn hển như diều đứt dây sông Con sấp ngửa vơi đầy say nhau tìm tận góc này nhân gian ừ, thêm chén nữa, cười khan đã truy điệu sống chưa tàn cuộc chơi đỡ trăm em bé ra đời trắng tay trắng mắt trắng trời … còn thơ rót thêm chén nữa, ơ hờ non non nước nước bao giờ cho khuây bao nhiêu đồng đội vùi thây mình may còn sống trắng tay, vẫn là… ừ thêm chén nữa, a ha sang hèn chi cõi ta bà ẩm ương mốt mai còn mấy đoạn trường đắng cay là chén vô thường. Thiện ơi… Năm 2009, tôi cắt bài báo đó, cùng bức thư tâm huyết, gửi ra Ban thi đua Trung ương, kính đề nghị Ban “thử một lần cử người đi về cơ sở, trực tiếp thẩm tra, lập hồ sơ phong anh hùng cho anh Lại văn Thiện”. Nhưng khoảng tháng sau, tôi nhận được thông báo của Ban thi đua Trung ương “đã chuyển thư của anh về đơn vị cũ của anh Thiện ở Quân Khu Bốn”. Thế là từ đó đến nay người anh hùng đích thực đó chẳng ai ngó ngàng gì. Buồn thế đó, thi đua ơi là thi đua ! Cho nên, theo tôi đừng nên biến danh hiệu thi đưa thành thứ trang sức dởm. Nên bỏ việc phát động thi đua. Bỏ hết bộ máy thi đua từ trung ương đến địa phương. Vì đó đã trở thành chỗ “xin-cho” danh hiệu. Chỉ giữ lại vài người làm chuyên viên ở Văn phòng Chủ tịch nước , để khi nào có những công dân, sinh viên có thành tích đột xuất, nổi bật, được cả nước biết đến thì viết bằng khen tặng trực tiếp, như khen cho giáo sư toán Ngô Bảo Châu, như nghệ sĩ dương cầm Đăng Thái Sơn vậy. Ngô Minh (Blog Quà Tặng Xứ Mưa)
  6. Gần đây, thành phố Đà Nẵng đã có văn bản đề nghị thay cụm từ “Chủ tịch ủy ban nhân dân” thành “Thị trưởng”. Ví dụ gọi là : Thị trưởng Đà Nẵng, Thị trưởng Huế, thị trưởng Hà Nội.v.v… Thị trưởng là cá nhân chịu trách nhiệm. Còn Chủ tịch Ủy ban nhân dân thì tập thể lấn át, chủ tịch phải làm theo ý kiến tập thể, nghĩa là cha chung không ai khóc. Mới đây khi thảo luận về việc thực thị Hiến pháp 1992, UBND Thành phố Hồ Chí Minh đã đề xuất không gọi là Ủy ban nhân dân … , mà gọi là Ủy ban hành chính…Hôm trước, xem ti vi, tôi thấy thông tin, Viện kiểm sát nhân dân tối cao đề nghị đổi tên thành Viện công tố…. T/g Ngô Minh Tôi rất tán đồng với ý những cao kiến này, vì nó chính xác như khoa học, gan ruột mà rất đúng nghĩa. Gọi thị trưởng, tỉnh trưởng là xác lập trách nhiệm cá nhân, không còn “tập thể lãnh đạo nữa”. Từ mấy chục năm nay chúng ta gọi là Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Ủy ban nhân dân, mà không hiểu nó có nghĩa là gì. Ủy ban gì là Ủy ban nhân dân ? Không ai giải thích được. Rồi Viện kiểm sát nhân dân tối cao, viện kiểm sát nhân dân ( tỉnh, huyện) là cái viện chi chi?: Cái viện chuyên đi “kiểm sát nhân dân”, chứ không kiểm sát đảng, không kiểm sát nhà nước, không kiểm sát chính phủ , không kiểm sát lãnh đạo, kiểm sát cán bộ ư ? Rõ ràng nghĩa của từ không ổn. Nước ta có rất nhiều tên gọi các tổ chức, cơ quan “đèo bòng” thêm hai chữ nhân dân một cách ép uổng như thế. Tôi biết không phải chỉ ở nước ta, mà nhiều nước “trong phe XHCN” xưa cũng gắn hai chữ “nhân dân” vào tên nước, tên các tổ chức hành chính như : Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, Cộng hòa dân chủ nhân dân Triều Tiên, Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc,…rồi thư viện nhân dân, giáo viên nhân dân, nghệ sĩ nhân dân, Tòa án nhân dân, Thư viện nhân dân.v.v.. Được vinh danh tột đỉnh thế mà nhân dân không ai sung sướng hãnh diện cả, vì nhân dân “kiếm ăn từng bữa toát mồ hôi”, thời giờ đâu mà biết cái gì là của mình hay không phải của mình? Theo tôi hiểu thì thời kỳ đang đấu tranh chống đế quốc, giành chính quyền, các Đảng CS đều thêm 2 chữ “Nhân dân” vào để tập lực lượng đông đảo trong nước đi theo mình. Điều đó rất đúng và rất có hiệu lực trong thực tế. Nhưng khi Đảng CS đã thành đảng cầm quyền,“cai trị” ( hay quản lý) đất nước rồi, thì việc cứ giữ nguyên hai chữ “Nhân dân” sau các tên gọi tổ chức hành chính trong bộ máy của mình như thế, không còn tác tác dụng nữa, mà có khi trở thành sự trớ trêu, phản cảm, nếu không dám nói là lừa bịp!. Ví dụ tên báo là Nhân dân, nhưng tôi cam đoan là 90% nhân dân không đọc, mà chỉ bí thư đảng bộ cơ sở trở lên, lãnh đạo và cán bộ lão thành mới đọc. Vì tin tức bài vở trên báo giống như công báo, không liên quan đến cuộc sông hàng ngày của dân chúng cả. Thời giờ đâu mà đọc những loại báo như thế? Trong thể chế quân chủ, nhân dân là người “bị cai trị”, gọi là dân đen. Trong chính thể cộng hòa, họ là đối tượng “bị”/ được quản lý . Bởi vậy mà những tổ chức nhà nước có dính thêm hai chữ “nhân dân” ở đuôi như Hội đồng nhân dân.v.v..là không đúng nghĩa thật của nó. Đọc lên nghe như sự lợi dụng, nghe như sự tuyên truyền. Cách đây hơn chục năm, có một ông Tổng biên tập một tờ báo ngành ở Hà Nội đã viết và cho đăng một bài nhàn đàm bàn về hai chữ “Nhân dân” trên báo mình. Đại ý bài viết là ở nước ta nhiều tổ chức có chữ nhân dân kèm theo như Quân đội nhân dân, Công an nhân dân, Ủy ban nhân dân, Viện kiển sát nhân dân, Tòa án nhân dân. Thư viện nhân dân…chỉ có mấy tổ chức liên quan đến tiền bạc là của Nhà nước, như : Kho bạc Nhà nước, Nhân hàng Nhà nước. Nghe nói sau khi đăng bài đàm đạo này, ông Tổng biên tập lập tức bị cách chức. Nhưng ngẫm lại, ý kiến trong bài viết của ông TBT trên là hoàn toàn chính xác. Vì sao kho bạc hay ngân hàng không được gọi là Khi bạc nhân dân, Ngân hàng ngân dân , mà lại gọi là Kho bạc/ Ngân hàng Nhà nước ? Đó là câu hỏi mà ai cũng có thể đặt ra. Trong tổ chức bộ máy hành chính một quốc gia, kho bạc hay ngân hàng không khác gì viện kiểm sát hay tòa án cả, sao nơi thì thêm chữ nhân dân, nơi lại thêm chữ “Nhà nước”? Cách gọi tên như thể làm cho người dân luôn nghĩ giống như ông Tổng biên tập nọ đã nghĩ. Nghĩa là tiền bạc thì Nhà nước phải nắm, còn cái gì không liên quan đến tiền bạc thì là “của nhân dân”. Đó là tư tưởng của bọn phản động xấu xa, bọn diễn biến hòa bình! Dù ĐCS nhiều lần khẳng định :” Nhà nước ta là Nhà nước của dân, do dân và vì dân”, cũng không thể gắn hai chữ “nhân dân” vào sau tên các tổ chức, các danh hiệu như vậy. Rõ ràng nhân dân không bao giờ quản lý, điều khiển được các tổ chức như Quân đội nhân dân, Công an nhân dân cả. Nếu nói hai chữ “nhân dân” là bản chất của bộ đội, của công an cũng không hoàn toàn đúng trong thời Đảng cầm quyền. Công an là lực lượng bảo vệ trật tự trị an xã hội, quân đội là lực lượng bảo vệ Tổ Quốc, nhiệm vụ của nó dược pháp luật quy định. Giả dụ, khi chính thể cầm quyền thối nát, phản động, bán nước cho ngoại bang, nhân dân đứng lên “lật thuyền” để bảo vệ Tổ Quốc, lúc đó, theo lệnh cấp trên Quân đội nhân dân, Công an nhân đàn áp nhân dân à ? Phản lại bản chất của mình à ?. 25 năm đổi mới, hội nhập, ý nghĩa của hai chữ “nhân dân” trong tên gọi các tổ chức càng ngày càng mất tác dụng. Ví dụ một số cán bộ lãnh đạo trong “Ủy ban nhân dân’… tỉnh/ huyện/xã, lợi dụng việc thu hồi đất ruộng của dân để xây dựng khu công nghiệp, khu đô thị mới, làm sân golf.v.v..rồi chia nhau phân lô bán làm giàu. Nhân dân không chịu dời nhà thì “ Ủy ban nhân dân...” cho lính đến cưỡng chế. Khi nhân dân tụ tập kéo nhau lên trung tâm thành phố để khiếu kiện, đòi lại đất, thì “Ủy ban nhân dân” sai “công an nhân dân” đi trấn áp, bắt trói nhân dân tống lên xe , vi cho là “gây rối trật tự công công”, “chống lại chính quyền”,”chống người thi hành công vụ”…. Trong các cuộc xuống đường chống Trung Quốc xâm lấn biển đảo Việt Nam, bắt bớ, giết ngư dân Việt Nam đang đánh cá trên vùng biến của nước mình, cắt cáp thăm dò của Tàu thăm dò dầu khí của nước ta…, thì “Ủy ban nhân dân” lại sai “công an nhân dân” trấn áp, bắt bớ, tống vô tù, thậm chí đạp vào mặt nhân dân.v.v.. Các nhà tuyên huấn lập luận rằng, những cuộc xuống đường như thế dễ bị kẻ xấu lợi dụng. Nhưng kẻ xấu nào nguy hiểm hơn bọn xâm lăng đang rình rập biên cương Tổ Quốc ? Bởi thế nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm , trong bài thơ Nhân dân mới đây đã viết : “Sao lại sợ nhân dân biểu tình?”. Tất cả những cảnh tượng “ bắt bớ”, “đàn áp” nhân dân ấy không phù hợp tí nào với những tên gọi:” Ủy ban nhân dân”, “Công an nhân dân”,”Quân đội nhân dân”… Cho nên để đảm bảo sự chính xác tên gọi, không gây sự hiểu lầm, phù hợp với một tổ chức nhà nước hiện đại , chúng tôi đề nghị bỏ hai chữ “nhân dân” khỏi các tên các tổ chức Nhà nước, chính quyền. Gọi lại các tên cho chính xác và sang trọng như : Ủy ban hành chính, Viện công tố, Thị trưởng thành phố, hoặc Chủ tịch ủy ban hành chính, hay Quân đội Việt nam, Công an Việt Nam… Vâng, hãy tha cho hai chữ “nhân dân”! Ngô Minh (Blog Ngô Minh)
  7. Dù nói theo cách nào, miền Trung cũng là miền đất thân phận nhất trên cả nước. Cái eo tựa như chiếc đòn gánh oằn mình chịu đựng cuộc phân tranh Trịnh – Nguyễn, rồi cuộc phân chia Nam – Bắc để một bên Nam vĩ tuyến 17 cho dù có cố gắng cách gì cũng không thể trở thành miền Nam được bởi nề nếp xôi đậu, bởi những ông nằm vùng… Và để rồi thời gian ngắn ngủi ấy trôi qua, miền Trung xóa đi ranh giới Nam - Bắc, dấu vết của tự do cũng phai mờ, thay vào đó là một miền Trung mưa chang, nắng cháy và khốc liệt trên mọi nghĩa. Chỉ riêng hai cuộc chiến Mậu Thân 1968 và Mùa Hè Đỏ Lửa 1972 đã ngốn của miền Trung gần ba triệu sinh mạng, không nơi nào nhiều mộ hoang và am thờ cô bác chết đường chết chợ như miền Trung. Đáng sợ hơn là dấu mốc 30 tháng 4 năm 1975, miền Trung chính thức bước vào thời kì chó ăn đá gà ăn muối. Sự khắc nghiệt của thiên nhiên, địa lý đã cộng hưởng với sự khắc nghiệt của chính trị khiến cho người miền Trung trở nên bi thảm từ đó. Suốt hơn mười năm trải qua thời kỳ kinh tế tập trung bao cấp, người miền Trung thấu hiểu thế nào là ba hạt cơm dính trên một lát sắn (khoai mì) khô và thế nào là ba bữa đói một bữa thèm no. Thậm chí bảy bữa đói một bữa lưng bụng. Những thức quà trở thành đắt đỏ, mang hồn cốt ẩm thực của người miền Trung bây giờ như bánh trôi nước sắn, bánh canh, cơm hến, bắp rang nóng nhúng canh rau muống, ốc xào lá gừng… Tất cả đều là thành tựu, là kết tinh của thời mò cua bắt ốc. Người ta nghèo quá, đói quá phải nghĩ đến việc đi bắt từng con ốc, đi hái từng cọng rau muống để nấu canh với muối và rang bắp đang nóng đổ vào canh ăn cho khỏi ngấy, bởi không có cơm, hay là xúc hến về luộc rồi rang bắp bỏ vào, bữa nào có cơm sắn độn thì bỏ vào đó để tăng dưỡng chất. Đó chỉ mới là chuyện miếng ăn, chuyện tự do ư? Đó là câu chuyện hết sức viễn vông đối với người miền Trung nói riêng và người dân cả nước nói chung, nhưng dù sao thì với người miền Trung, kinh nghiệm nói một tiếng “phản động” thì bị gọi lên hội đồng xã, bị đánh đến không còn một cái răng thì nhiều vô kể, có những nhân chứng sống, từng bị gọi lên trụ sở xã, (thời đó gọi là hội đồng xã) để đánh gãy gần hết hai hàm răng chỉ vì khi chứng kiến đoàn xe của Phạm Văn Đồng hụ còi đi qua thì nói “mấy thằng cha này làm gì mà ồn ào quá!”. Thời đó chưa kịp qua, con người cũng chưa kịp hồi tỉnh sau những chấn động kinh hoàng thì tiếp đó, miền Trung là cái rốn của sự xâm lăng, từ biển đảo cho đến đất liền, núi cao, không đâu là không có sự xuất hiện của kẻ xâm lăng. Từ việc tận thu tài nguyên thiên nhiên biển đảo như rong biển, san hô, nhử yến sào, tận thu tài nguyên rừng… cho đến việc người Trung Quốc được nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam dành cho sự ưu ái quá mức cho phép. Hay nói khác đi là hầu như nhà cầm quyền đã bán đứng, bán một cách rẻ rúng từ tài nguyên cho đến con người, lãnh thổ, lãnh hải của đất nước mà mức thu về chẳng có gì khác ngoài một cái gái rẻ mạt chưa từng thấy cũng như sự khinh khi, coi thường. Và điều này dẫn đến hệ lụy cả một miền Trung đau đớn dây chuyền, hậu quả đầu tiên là hèn nhát dây chuyền. Bởi có muốn dũng cảm cũng không được dũng cảm. Biết người Trung Quốc xúc phạm bà mẹ quê lên thành phố Đà Nẵng bán chuối qua ngày đoạn tháng, biết rằng họ xúc phạm người Việt đó, và bẩn thỉu đó nhưng chẳng thể làm gì được hơn ngoài sự can thiệp vừa phải, gần như năn kỉ kẻ xấu tha cho người mẹ quê kia. Bởi vì nếu chúng đụng vào người Việt thì không sao, cùng lắm thì bị trả về nước, nhưng người Việt đụng vào chúng thì hậu quả khôn lường bởi đã húc đầu vào bức tường “bốn tốt mười sáu vàng” của đảng Cộng sản Việt Nam. Và khi mà thế giới đã lên đường với đầy đủ hành trang văn minh, công kĩ nghệ tiến bộ, tự do, dân chủ, hòa bình, người thương yêu người trong thế giới phẵng của thời đại số thì Việt Nam ra sao? Miền Trung ra sao? Miền Trung, phía Đông vẫn có nhiều gia đình đói khổ mò cua bắt ốc, phía Tây vẫn có nhiều gia đình thiếu ăn đào củ mài qua ngày đoạn tháng, đồng bằng có nhiều gia đình mất đất, mất ruộng vì công trình của Trung Quốc mọc lên. Đặc biệt là công trình của Trung Quốc thuê tại miền Trung Việt Nam, tuy họ đã tiến hành dự án từ rất lâu nhưng vấn đề ký hợp đồng chỉ mới diễn ra nhiều nhất từ năm 2015 đến nay. Vì sao? Vì trên tất cả mọi cuốn bìa đỏ, bìa hồng nhà đất của cư dân Việt Nam đều ghi thời hạn sử dụng đất ruộng và đất vườn chấm dứt vào năm 2014. Từ năm 2015 đến nay, nhà nước bỏ ngỏ quyền sử dụng đất ruộng và đất vườn của người dân. Người dân, đặc biệt là nông dân vốn kham khổ làm ăn, ít ai để ý cái bìa đỏ, bìa hồng nên cũng không mang nó đi gia hạn, mà có gia hạn thì chưa chắc đã được. Hệ quả của vấn đề này là khi có một công trình hay một khu công nghiệp mọc lên trên đất nông nghiệp, người nông dân chỉ được nhận một số tiền ít ỏi gọi là đền bù cho mùa màng chưa thu hoạch chứ chưa chắc đã được nhận tiền đền bù diện tích đất đã mất. Bởi diện tích này không được gia hạn và đã thuộc về quản lý nhà nước trên danh nghĩa quản lý toàn dân. Và những mẫu hợp đồng thuê đất mà Trung Quốc đã ký thuê của Việt Nam thời hạn 49 hoặc 67 năm đều xuất hiện rất nhiều kể từ đầu năm 2015 đến nay không phải là không có lý do của nó. Dân oan ngày càng nhiều cũng không phải không có lý do. Và đáng sợ nhất khi điều này đến với người miền Trung, bởi cái nghèo, nỗi đau đã quá đủ với người dân miền Trung. Thử nghĩ, khi mà cả một bờ biển dài làm sinh kế cho hàng chục triệu gia đình trong đó gồm ngư dân, người buôn bán, nông dân và những người kinh doanh du lịch trở thành một bờ biển chết, vùng biển chết, kinh tế trì trệ, đời sống cơ cực, nhà cầm quyền không những không thương dân, thương đồng bào của họ mà còn bán rẻ nỗi đau của đồng bào, bán rẻ sự cơ cực của đồng bào cho kẻ thủ ác, kẻ đã xả độc vào lòng biển quê hương với cái giá 500 triệu Mỹ kim (có thể là cái giá thực cao hơn nhiều!) để rồi nhân dân tự gồng mình chống chọi với đau khổ, với con bệnh đang ủ trong cơ thể và trong môi trường. Có thể nói rằng khúc ruột miền Trung đã quá đau khổ, đã quá lầm than, đã trả giá cho đau khổ và lầm than của mình bằng máu và nước mắt. Nhưng, dường như nỗi đau này chưa bao giờ chạm tới lòng trắc ẩn của những “đày tớ nhân dân”, nếu không muốn nói đó là một loại cơ hội của họ. Như lời của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã phát biểu: “Thời gian qua, hiện tượng hải sản chết đột ngột ở các tỉnh miền Trung đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình bầu cử…”. Thật là tội nghiệp cho miền Trung! Bởi hơn ai hết, miền Trung đã nhường cơm xẻ áo, miền Trung đã mang cả sinh mệnh của mình để giao phó cho chế độ (có nơi nào có nhiều liệt sĩ Cộng sản hơn miền Trung?!) để rồi đến ngày hôm nay, người miền Trung té ngửa nhận ra nơi quê hương, bản quán của mình được chọn làm hố rác cho kẻ cướp nước, đời sống, sinh mệnh của người miền Trung không đáng giá bằng đống rác thải đầy độc tố của ngoại bang! Còn thân phận nào đau hơn thân phận miền Trung?! VietTuSaiGon (Blog RFA)
  8. Sau thời gian kéo dài đến gần 90 ngày kể từ khi môi trường biển ở bốn tỉnh miền Trung bị xâm hại nghiêm trọng, thì ngày 30/06/2016, công chúng đã có thể tạm hài lòng khi mà nghi phạm chính từng được họ đoan chắc là Formosa cuối cùng đã được xác nhận, Formosa chính thức bị điểm mặt chỉ tên là thủ phạm duy nhất gây ra thảm họa. Sự kiện này đình đám đến mức dành hầu hết sự chú ý của công chúng, khiến họ đã quên đi điều mà Formosa nại là “nguyên nhân” gây ra sự cố môi trường. Thật vậy, như chính trong công văn số 1606101/CV-FHS của Formosa lập ngày 18/06/2016, thì Formosa đã nại rằng “… nguyên nhân chính của sự cố trong hệ thống xử lý môi trường của chúng tôi là do có một số ngày bị mất điện trong khoảng thời gian đầu tháng 4 năm 2016, trong thời gian đó hệ thống quản lý của chúng tôi không kiểm soát được chất lượng nước thải điều này đã làm ảnh hưởng đến môi trường nước biển miền trung và là nguyên nhân sinh ra cá chết …”. Theo đó, “mất điện” đã được Formosa nại ra là nguyên nhân gây ra sự cố môi trường. Cho dù nguyên nhân thật là gì đi nữa, nhưng với tư cách là chủ sở hữu công trình gây ra ô nhiễm môi trường, thì Formosa vẫn phải là chủ thể chính và duy nhất chịu trách nhiệm bồi thường cho mọi tổn thất phát sinh. Tuy nhiên, nếu thật sự nguyên nhân khiến Formosa gây ra ô nhiễm môi trường vì “mất điện”, thì có vẻ như Công Ty Điện Lực Hà Tĩnh (EVN Hà Tĩnh), nơi đang có hợp đồng cung cấp điện cho Formosa sẽ không dễ dàng là đối tượng vô can !? Về nguyên tắc, với tư cách là bên bán điện thì EVN Hà Tĩnh có nghĩa vụ bảo đảm cung cấp điện thông suốt, đúng chất lượng cho khách hàng, nếu vi phạm nghĩa vụ, thì EVN Hà Tĩnh phải chịu trách nhiệm bồi thường toàn bộ thiệt hại (căn cứ theo điều 9 phần “Các điều khoản chung” của bản “mẫu hợp đồng mua bán điện ngoài sinh hoạt” được công bố chính thức trên website chính thức của Tập Đoàn Điện Lực Việt Nam (EVN)). Thế nên, trong quan hệ với thể nhân, pháp nhân (như ngư dân, doanh nghiệp đóng tàu, du lịch …) bị thiệt hại, thì Formosa có trách nhiệm phải bồi thường do lỗi của mình. Nhưng, trong quan hệ với bên bán điện thì các khoản mà Formosa phải bồi thường sẽ là thiệt hại của Formosa, đương nhiên, bên bán điện có trách nhiệm phải bồi thường thiệt hại của Formosa vì đã vi phạm nghĩa vụ bán điện của mình, chưa kể cả khoản phạt 8% trên tổng giá trị phần vi phạm ! Công ty điện lực ở các tỉnh đều là các công ty con của Tập Đoàn Điện Lực Việt Nam (EVN) có chủ sở hữu là Nhà Nước. Nói khác, tài sản của EVN cũng chính là tài sản của dân, được hình thành bằng tiền thuế của dân. Formosa bồi thường cho thể nhân, pháp nhân bị thiệt hại, sau đó, họ có quyền yêu cầu EVN Hà Tĩnh phải bồi thường lại cho họ. Rốt cuộc, tiền bồi thường đều là tài sản của dân, chỉ thay đổi vị trí từ túi trái qua túi phải mà thôi. Thiệt hại từ thảm họa môi trường còn nguyên. Thế nhưng, kẻ thủ ác của hành vi phạm tội tày trời chưa từng có, tuy vậy, có vẻ như, Formosa có thể sẽ không bị mẻ đến một xu … Chưa kể, Formosa còn lời khoản tiền phạt 8% trên tổng giá trị phần vi phạm nếu họ muốn đòi ! Nhiều tài liệu về quá trình điều tra của chính phủ đối với sự cố môi trường này vẫn chưa được bạch hóa, nếu có, chỉ mong rằng lời khai nại của Formosa cho rằng “mất điện” là “nguyên nhân” gây ra sự cố hủy hoại môi trường biển đã được điều tra tường tận và kết luận không phải là sự thật ! Nếu không, với Formosa, dân ta mất chì đã đành, nay mất cả chài thì thật là đau đớn ! Trong nỗi đau khi có thể phải chứng kiến đồng tiền của dân dùng để bồi thường thiệt hại chạy từ túi trái qua túi phải, mà ở đó, công chúng sẽ còn thấy cái mỉm chi cười nụ của Formosa … LS Đặng Đình Mạnh (FB Đặng Mạnh)
  9. Đã là đại biểu của dân thì phải có đức tính trung thực, gương mẫu, không gian lận trong bất kỳ việc gì. Việc có gian lận hay không trong lúc làm hồ sơ, bầu cử, kiểm phiếu xin để Ban kiểm tra của Quốc hội lo. Mục tiêu của kiểm tra là xem có ai gian dối không chứ không phải xem trình độ văn, toán, ngoại ngữ đến đâu. Ảnh minh họa Trong chương trình họp lần 1 của Quốc hội 14 chắc sẽ có mục báo cáo thẩm tra tư cách đại biểu. Mục này có khả năng do bà Tòng Thị Phóng phụ trách. Theo kết quả sơ bộ, trong số đại biểu, trên 300 người có trình độ thạc sĩ, tiến sĩ. Đó là điều nên mừng hay nên lo. Nên mừng, rất mừng khi họ là những thạc sĩ thật, tiến sĩ thật. Nên lo, không những lo mà xấu hổ, tủi nhục khi một số trong họ là thạc sĩ dổm, tiến sĩ dổm, những kẻ hữu danh vô thực. Hiện nay thạc sĩ dổm, tiến sĩ dổm có nhiều, họ chui rúc khắp nơi nhưng chui vào cơ quan quyền lực cao nhất thì sẽ quá nguy hiểm cho dân tộc. Mưu mánh của những người có bằng thật nhưng trình độ dổm là gian lận trong thi tuyển, trong quá trình học, làm và bảo vệ luận văn, luận án. Sự gian lận của họ được một số thầy và cơ sở đào tạo tiếp tay, để tự lừa dối, lừa dối nhau và cùng nhau lừa dối xã hội, để tham nhũng quyền lực, tiền bạc, danh vọng. Những người có bằng thật nhưng trình độ dổm, không tương xứng chắc chắn là có gian lận, chỉ cần kiểm tra trình độ là lòi ra ngay. Đã là đại biểu của dân thì phải có đức tính trung thực, gương mẫu, không gian lận trong bất kỳ việc gì. Việc có gian lận hay không trong lúc làm hồ sơ, bầu cử, kiểm phiếu xin để Ban kiểm tra của Quốc hội lo. Để kiểm tra trình độ chuyên môn của trên 300 tiến sĩ, thạc sĩ có xứng đáng với bằng cấp hay không thì hơi phức tạp vì chắc là có nhiều ngành hẹp khác nhau. Nhưng nếu chỉ kiểm tra trình độ cơ bản thì đơn giản. Tôi đề nghị chia các ĐBQH có bằng Thạc sĩ và Tiến sĩ thành 2 nhóm A và B. Nhóm A kiểm tra toán, nhóm B kiểm tra văn. Toàn thể kiểm tra ngoại ngữ. Việc kiểm tra này chủ yếu để phát hiện người có bằng thật mà trình độ dổm, chứng tỏ có gian dối trong quá trình học, đã từng có tiền sự không trung thực. Tôi đã có kinh nghiệm kiểm tra toán các ThS, xin đề nghị một bài làm mẫu như sau : Cho hình thang ABCD. AB là cạnh đáy bé, DC là cạnh đáy lớn, dài gấp đôi AB, mà (AB/4) +(DC/2) = 3BC/2 = 7,5 m. Tổng hai góc ABC và ADC bằng 180 độ. Yêu cầu tính diện tích hình thang đã cho. Bài này học sinh lớp 7; 8 có trình độ trung bình khá làm xong trong khoảng 5 phút. Cho các Thạc sĩ, Tiến sĩ là ĐBQH làm trong 10 phút. Ra khoảng 5 hoặc 6 bài kiểu như vậy, cho làm trong 45 đến 60 phút. Về văn, nên ra vài bài tự luận, viết về thực trạng xã hội, về ô nhiễm môi trường, về tình hình Biển Đông với sự phán quyết của PCA, về Luật biểu tình, về Tự do báo chí…. Để tránh oan sai nên tiến hành kiểm tra 2 vòng. Vòng 1 ai qua được là qua. Vòng 2 kiểm tra lại những người chưa đạt, đề phòng ở vòng 1 họ bị oan. Ở vòng 2 đề ra phải khó hơn. Sau khi kiểm tra như vậy, tìm được một số ĐBQH có bằng cấp cao thuộc diện bị nghi ngờ, lúc này sẽ kiểm tra vòng 2 kỹ hơn về năng lực chuyên môn để phát hiện các TS dổm, ThS dổm. Khi đã phát hiện đúng thì phải kiên quyết loại ra khỏi Quốc hội. Mục tiêu của kiểm tra là xem có ai gian dối không chứ không phải xem trình độ văn, toán, ngoại ngữ đến đâu. Tôi đã tìm được biện pháp để bảo đảm việc kiểm tra diễn ra minh bạch, công bằng, tránh được gian lận. Khi đọc bản thảo bài viết này nhiều bạn bè cho rằng không thể có một lãnh đạo cao cấp nào của Đảng, Nhà nước, Quốc hội tán thành ý kiến đề xuất. Tôi biết như vậy mà vẫn cứ viết vì đoán rằng đa số nhân dân muốn nghe, muốn có được sự kiểm tra tương tự như thế. Nguyễn Đình Cống Tác giả gửi BVN (Bauxitevn)
  10. Ông Võ Kim Cự Ông Võ Kim Cự - Nguyên Chủ tịch, rồi Bí thư tỉnh Hà Tĩnh, tri kỷ tri âm với Formosa, người sẵn sàng gây hấn với tất cả những ai phản đối Formosa thời ông còn nắm cương vị lãnh đạo tỉnh Hà Tĩnh. Báo Tiền Phong có bài phản ánh, ông Cự đay nghiến mãi không thôi. Nhà báo Phong Cầm của Báo Tiền Phong viết với đại ý rằng, “ Tôi gọi cho ông Võ Kim Cự trình bày muốn hỏi về Formosa, ông Cự lập tức ngắt máy. Một lãnh đạo tỉnh Hà Tĩnh cho biết, hiện tại Chủ tịch hay Bí thư tỉnh Hà Tĩnh gọi điện thoại, ông Cự cũng không nhấc máy”. Ông Cự, đang rất cô đơn. Trái ngược hoàn toàn, với cơn tăng động ngày trước. Những năm Formosa mới vào Hà Tĩnh, ông Cự vô cùng hào hứng với dự án này. Bất chấp hơn 3.000 hecta đất nội bất xuất ngoại bất nhập nếu không có thẻ từ cá nhân được Formosa cung cấp thì không thể vào khu công nghiệp Vũng Áng, ông cự vẫn hào hứng. Bất chấp Formosa trình bày chỉ có 2,7 tỷ USD và nếu không được tạo điều kiện vay ngân hàng trong nước hoặc quốc tế thì dự án khó hoàn thành, ông Cự vẫn hào hứng. Bất chấp trước Formosa có tập đoàn thép bề dày cả trăm năm kinh nghiệp của Ấn Độ xin đầu tư vào Hà Tĩnh, ông Cự vẫn hào hứng chọn Formosa. Bất chấp Chủ tịch huyện Kỳ Anh từng bị dân vây đánh đến mức nhập viện vì dân phản ứng di dời lấy đất cho Formosa ông Cự vẫn hào hứng. Bất chấp vùng tái định cư của dân chỉ có cây đột điện và không có điện, những đứa trẻ không được đến trường vì thay đổi môi trường sống, ông Cự vẫn hào hứng. Bất chấp tình hình các băng nhóm giang hồ người Trung Quốc tranh giành địa bàn, thiếu nữ Hà Tĩnh bị bắt cóc bán vào nhà thổ phục vụ cho công nhân Trung Quốc làm việc tại Formosa (chủ nhà thổ đòi 20 triệu mới trả về, sau phải nhờ công an can thiệp), ông Cự vẫn hào hứng. Bất chấp mấy nghìn lao động chui đang hoạt động bền bỉ trong đại công trường Formosa ông Cự vẫn hào hứng. Và sự hào hứng của ông Cự đối với Formosa, chuyển sang cho cả thế hệ lãnh đạo kế nhiệm của ông. Để rồi bây giờ, chính hậu sinh của ông Cự cũng cô đơn như nỗi cô đơn mà ông Cự đang nhận lãnh. Cô đơn đến độ con dân Hà Tĩnh có đến 16 Ủy viên Trung ương Đảng (13 chính thức, 3 dự khuyết), ngoại trừ Bộ trưởng Bộ Tài nguyên – Môi trường Trần Hồng Hà còn vì phạm vi quản lý mà lên tiếng, thì bói không ra một cảm thán khác từ những người con Hà Tĩnh đang làm quan to. Cô đơn đến độ Bí thư, Chủ tịch, rồi Phó Bí thư lãnh đạo tỉnh Hà Tĩnh im lặng xem thảm họa do Formosa là chuyện ở Đài Loan chứ không phải ở nước mình. Kiểu như, chúng ta đọc báo về đảo chính ở Thổ Nhĩ Kỳ vậy. Lãnh đạo Hà Tĩnh rời nhiệm sở cô độc, lãnh đạo đương nhiệm cũng cô đơn. Chỉ có nhân dân Hà Tĩnh bấu víu vào nhau mà hạnh phúc viên mãn thôi. Chỉ có nhân dân mấy tỉnh Quảng Trị, Quảng Bình liền kề siết tay chúc nhau như lời cụ Nguyễn Công Trứ ngày xưa mà thôi. Chúc rằng, “Kiếp sau xin chớ làm người / Làm cây thông đứng giữa trời mà reo”. Sống như vậy, thác xuống gặp tiên tổ thì biết ăn nói làm sao? Mà đến mức này, vẫn có thể sống được thì cũng hay tận cùng rồi, tài tận cùng rồi. Tại sao ông Cự vẫn là Đại Biểu Quốc Hội? Ông ấy sẽ đại diện cho quyền lợi hợp pháp của ai? Ngô Nguyệt Hữu (FB Ngô Nguyệt Hữu)
  11. Ông Thanh và bà Hường. Một đồng nghiệp phương Tây sang Hà Nội công tác vài tuần đã nhận xét, đèn xanh ở ngã tư giao thông ở đây không an toàn, anh suýt bị đâm xe vì nhiều người cố vượt đèn đỏ. Tôi cười bảo anh, ở xứ này, mầu xanh, mầu đỏ, kể cả nhờ nhờ đều không an toàn. VNN cho hay, trong phiên họp bất thường chiều 17/7 vừa diễn ra, 100% thành viên HĐ Bầu cử quốc gia bỏ phiếu không xác nhận tư cách ĐBQH khóa 14 đối với bà Nguyễn Thị Nguyệt Hường. Bà Hường được cho là vi phạm chế độ hai quốc tịch, vừa có quốc tịch Việt Nam và quốc tịch Malta. Theo điều 4, luật quốc tịch Việt Nam “Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam công nhận công dân Việt Nam có một quốc tịch là quốc tịch Việt Nam, trừ trường hợp Luật này có quy định khác.” Malta là một quốc đảo bé tý, rộng 300km2 bằng 1/10 diện tích Hà Nội (3200km2), nằm ở Địa Trung Hải gần Italia, dân số gần nửa triệu. Malta đã gia nhập EU, không hiểu công dân Malta có đi lại trong EU dễ như dân Pháp hay Italia hay không. Bà Hường là Chủ tịch hội đồng sáng lập Ngân hàng Maritime Bank, cũng là vợ ông Trần Anh Tuấn – thành viên Hội đồng sáng lập MaritimeBank nhiệm kỳ I (2012-2016). Nhớ là Trần Anh Tuấn chứ không phải cụ Tuấn “Cơm có thịt” nha:) Trước đó, ngày 15-7, HĐ Bầu cử quốc gia đã họp và biểu quyết 100% không xác nhận tư cách ĐBQH khoa 14 của ông Trịnh Xuân Thanh. Tin cho hay, ông Thanh không liên quan đến quốc tịch như bà Hường mà chỉ “nhõn” mỗi việc đi xe biển xanh. Tỉnh ủy Hậu Giang báo cáo TƯ việc ông Trịnh Xuân Thanh đi ôtô tư nhân mang biển số xanh bởi TBT Nguyễn Phú Trọng đã chỉ đạo trước đó về vụ việc này. Cũng lạ, biển xanh mà lên tới TBT giải quyết. Cả hai việc đều liên quan đến mầu xanh, một bên là hộ chiếu xanh (VN), một bên là biển số xanh. Bây giờ bà Hường và ông Thanh đều xanh mặt. Nhớ mấy tháng trước anh Trần Đăng Tuấn tự ứng cử vào Quốc hội, dấy lên bao niềm hy vọng, người ngoài hành tinh vẫn được dân cử vào nơi quyền lực nhất nước. Nếu anh được bật đèn xanh thì giống đèn xanh ở ngã tư giao thông Hà Nội đầy hiểm họa. Hiệp thương cú đầu anh được 100% phiếu ủng hộ của bà con địa phương. Nhưng lên vòng hai ở thành phố, anh bị trượt vì cơ cấu, chứ nói đến tư cách thì chắc chắn 100% anh Tuấn đủ. Từng làm PGĐ VTV, phụ trách chương trình từ thiện “Cơm có thịt” có cả triệu người tham gia, mỗi stt của anh chỉ thở dài cũng có cả ngàn likes. Cơ cấu chặn người có tâm và có tầm nhưng có cửa vào cho những người như ông Thanh và bà Hường. Chắc chắn ông bà này cũng được bật đèn xanh, dân thấy đảng cử nên bầu ào ào, toàn trúng gần 100%, giở bên UB QH đuổi người cũng 100% luôn. Hỏi rằng, còn bao nhiêu người được cơ cấu như vậy. Cơ cấu “đủ chỗ trên mâm cỗ” không thể đảm bảo cho tư cách đại biểu QH. Một khi tư cách đàng hoàng phải đứng ngoài cho cơ cấu hoạt động bên trong thì chuyện Hường Thanh “mặt xanh như đít nhái” là bình thường. Nhớ lời người đồng nghiệp nhận xét, ở Hà Nội, mầu xanh chưa phải là an toàn. Hiệu Minh. 18-7-2016 (Blog Hiệu Minh)
  12. Kiểm duyệt báo chí. Ảnh: internet Nếu không gặp trắc trở, bài viết Không thể một mình một chợ của nhà báo Hữu Nguyên đã trình diện trên mục thời luận của báo Đại Đoàn Kết. Báo Đại Đoàn Kết không đăng, vì lý do tế nhị, không phải do chất lượng bài viết, vì thế bài của Hữu Nguyên có cơ hội gia nhập... báo lề trái. Lề trái đầy sức sống. Nằm trong dòng chủ lưu và chiếm phần lớn của thế giới phẳng. Nếu lấy ta làm chuẩn, đại bộ phận thế giới thuộc về lề trái. Sau phán quyết của PCA, dư luận thế giới cũng như báo chí trong nước rầm rộ đưa tin. Một số tờ báo khai thác nguồn thông tin đa chiều, dĩ nhiên theo đúng định hướng. Bài viết của Hữu Nguyên chỉ là hạt cát trong bãi sa mạc ấy. Kết hợp chứng với luận, bài của Hữu Nguyên, viết cho mục thời luận, vạch ra thói hành xử theo kiểu một mình một chợ của Trung Quốc. Mặc kệ phán quyết của PCA, Trung Quốc quay lưng với luật pháp quốc tế, vẫn ngang nhiên hành xử theo kiểu một mình một chợ. Một mình một chợ là cách hành xử truyền thống của Trung Quốc. Khổ nhất là những nước láng giềng nhỏ, luôn bị Trung Quốc hà hiếp theo kiểu chợ búa. Thế giới cũng như Việt Nam hiện thời có 2 loại chợ. Chợ truyền thống và chợ hiện đại. Chợ truyền thống, hình thành và phát triển ở thôn quê. Loại chợ này có đông người bán. Bao nhiêu chỗ ngồi (trong chợ) thì bấy nhiêu người bán. Là chợ nhưng ở đây không có chuyện một mình một chợ. Chợ hiện đại, ra đời muộn, chủ yếu hoạt động ở khu vực đô thị. Trung tâm thương mại. Siêu thị. Đại siêu thị. Đó là những tên gọi khác nhau của chợ hiện đại. Chợ hiện đại gắn liền ông chủ. Giám đốc trung tâm thương mại. Siêu thị hoặc đại siêu thị dĩ nhiên có giám đốc, hoặc tổng giám đốc. Người đứng đầu có quyền quyết định tất cả những việc trong cái chợ hiện đại do ông ta làm chủ. Ông chủ là người có quyền và lực để quản lý theo kiểu một mình một chợ. Báo chí quốc doanh đang tồn tại theo kiểu chợ hiện đại. Hàng ngàn sản phẩm báo chí, có tên tuổi riêng, nhưng vâng lệnh hoạt động của ông... chủ siêu thị. Đành rằng có sắc thái riêng nhưng ông chủ siêu thị luôn là người dẫn dắt báo chí quốc doanh. Đặc biệt, khi có điểm nóng, lúc cần báo chí lên tiếng nói đúng sự thật, ông chủ siêu thị cho viết mới được viết, còn ông chủ lắc đầu là im lặng. Tổng biên tập chỉ là công cụ trong tay ông chủ siêu thị báo chí quốc doanh. Nếu không tuân lệnh, dám cả gan làm trái, mất đứt cái chức đứng đầu một tờ báo. Chạy được cái chức ấy đâu phải dễ. Phát triển thị trường thương mại theo chợ hiện đại đang là xu thế của thế giới. Quản lý chỉ đạo báo chí theo kiểu siêu thị là ngược chiều phát triển của thế giới. Bá Tân (Blog Nguyễn Thông)
  13. Hiệp Hội Các Quốc Gia Đông Nam Á ASEAN nhóm họp cùng với những vị đối tác phía Trung Cộng ở Côn Minh trong hội nghị Trung-Asean thường niên, họ đã vô cùng ngạc nhiên khi thấy là mọi sự đã được an bài trước. Ảnh minh họa vanews file Các tin khác » Biển Đông: rắc rối chồng thêm Trung Cộng và Asean sau phán quyết Hà Nội biểu tình, Nha Trang ‘cắt lưỡi bò,’ Bình Thuận ngưng chiếu phim Hy vọng lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam kiện Trung Quốc ra tòa án quốc tế: chỉ là ảo tưởng! Fan Việt sao Trung, nỗi buồn dân tộc Trung Quốc đề nghị Nhật Bản dừng can thiệp vào Biển Đông Người Việt phản đối ‘đường lưỡi bò’ trước du khách Trung Quốc Từ biển Đông tới tượng đài Vụ kiện thế kỷ và bước ngoặt Biển Đông Phán quyết của Tòa Trọng Tài Thường Trực về Công Ước về Luật Biển của Liên Hiệp Quốc về vụ kiện của Philippines chống lại Trung Cộng ở Biển Đông đã mang lại những làn chấn động mà dư âm sẽ còn tiếp tục rất lâu dài.Lời tuyên bố từ phòng xử huy hoàng của Tòa Trọng Tài đã làm thay đổi cục diện trong vùng, truất đi của Trung Cộng chút chính nghĩa cuối cùng và làm lộ rõ bộ mặt của một cường quốc ỷ mạnh bắt nạt yếu mà thế giới đã tưởng không còn thấy nữa cho đến khi ông Vladimir Putin của Nga lộ diện ở Ukraine.Nhưng phán quyết chỉ làm nổi bật những vấn đề mà Trung Cộng đang gặp ở Đông Nam Á. Hôm tháng rồi, khi các ngoại trưởng của Hiệp Hội Các Quốc Gia Đông Nam Á ASEAN nhóm họp cùng với những vị đối tác phía Trung Cộng ở Côn Minh trong hội nghị Trung-Asean thường niên, họ đã vô cùng ngạc nhiên khi thấy là mọi sự đã được an bài trước.Không có một chút cố gắng nào để thăm dò hay tham khảo ý kiến, các nhà ngoại giao Trung Cộng đã trao cho họ một “đồng thuận” gồm 10 điểm để giải quyết những vấn đề đầy tranh cãi liên quan đến tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông và yêu cầu họ ký tên vào văn bản đó. Theo hai nhà ngoại giao có mặt tại cuộc họp ở Côn Minh cho tờ Financial Times biết thì cái trò hề đó của Trung Cộng đã tạo nên những phản ứng giận dữ, nhất là từ phái đoàn Philippines, Malaysia và Việt Nam.Vụ này cho thấy rõ là cố gắng của Bắc Kinh để dành bạn và ảnh hưởng đến các đồng minh tiềm tàng trong khi chờ đợi phán quyết về Biển Đông của Tòa Trọng Tài quốc tế đáng kính nể của Liên Hiệp Quốc ở La Haye hôm Thứ Ba tuần rồi. Nay thì phán quyết đã cho thấy rõ là cái gọi là “đường chín đoạn” của Trung Cộng không có một căn bản pháp lý nào và họ không có một tí gì chủ quyền trên Biển Đông nếu họ tôn trọng Công Ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển mà họ đã ký kết.Như chúng ta đã rõ, phán quyết đã đồng ý với một loạt những điều khiếu kiện mà Philippines đưa ra cách đây bốn năm. Tuy tòa không đưa ra phán quyết về vấn đề quốc gia nào sở hữu số vài chục bãi cạn hay rạn san hô hiện đang bị tranh chấp, mà nhiều cái nay đã bị chính Trung Cộng biến thành những “hòn đảo” nhân tạo, tòa tuyên bố là không có bãi hay đá nào có đủ tư cách pháp lý để có thể dành được khu đặc quyền khai thác kinh tế 200 hải lý mà Luật Biển cho phép nếu những bãi cạn hay đá đó có thể được coi là một hòn đảo.Và do đó, tòa thêm, Trung Cộng đã bất hợp pháp vi phạm lên chủ quyền của Philippines về việc khai thác ngư sản và phát triển các nguồn tài nguyên của các khu đặc quyền khai thác kinh tế thực sự của Philippines tính từ bờ biển của nước họ.Phán quyết của Tòa Trọng Tài sẽ khiến cho chính quyền Bắc kinh gặp thêm khó khăn để dành sự ủng hộ của quốc tế. Nhưng đến cuối ngày thứ ba 12 tháng 6, Tân Hoa Xã, cơ quan thông tấn chính thức của nhà nước Trung Cộng, vẫn còn cho phổ biến một bài với tựa đề chính cho thấy Bắc Kinh vẫn cố gắng để tìm cách biện minh, với tựa đề “Phán quyết về Biển Hoa Nam ‘thiên vị và sai phạm về luật pháp’ theo các chuyên gia Sudan.” Cái nực cười của sự việc là Tân Hoa chỉ kiếm được có các “chuyên gia Sudan” đưa ra ý kiến đó hẳn có lẽ không được Bắc Kinh hiểu cho. Ngay đến những quốc gia “đàn em” như Cambodia, Lào và Bắc Hàn cũng không có ai lên tiếng bênh vực cho lập trường của họ mà phải chạy tuốt sang Phi Châu thì thật là quá mỉa mai.Ở trong nước, đảng Cộng Sản Trung Quốc đã lâu nay sử dụng chiến thuật “đoàn kết” của ông Mao để cô lập và rồi đánh bại bất cứ một nhóm nào có tiềm năng trở thành đối lập. Tuy chiến thuật này là chuyện thường tình trong chính trị nội bộ của Trung Cộng, Bắc Kinh nay khám phá ra là nó không có hiệu quả ở ngoại quốc.Hôm tháng rồi ở Côn Minh chẳng hạn, các vị khác tức giận của Bắc Kinh đã bác bỏ cái gọi là “đồng thuận” mà họ được trao cho và thảo một bản tuyên bố của riêng họ bày tỏ quan ngại về những phát triển trong vùng vốn đang “làm xói mòn niềm tin và sự tín nhiệm,” một lối bóng gió để chỉ đến các hoạt động lấn biển trong các vùng bãi hay rạn san hô của quần đảo Trường Sa.Các nhà ngoại giao Trung Cộng đã phải cuống cuồng tìm cách đánh bại bản tuyên ngôn đối đầu này, sử dụng đến các đàn em trong khối Asean như Cambodia và Lào. Chưa hết và còn đáng tức giận hơn nữa, các nhà ngoại giao Asean còn kể lại là họ bị Viên Thứ Trưởng Ngoại Giao Lưu Chấn Minh lên mặt dạy dỗ. Họ Lưu, cũng xin thêm, là thứ trưởng ngoại giao phụ trách vấn đề biên giới và lãnh hải.Một nhà ngoại giao đã có mặt trong phiên họp này bảo với tờ Financial Times “Người Trung Cộng đã đi quá xa và nó đã có ảnh hưởng ngược lại. Có những cách lịch sử hơn để nói về những gì họ muốn nói, nhưng thay vì vậy họ đã thẳng thừng bảo “Chúng ta đúng và các người sai.”Tiến Sĩ Yanmei Xie, chuyên gia về an ninh vùng của Tổ Chức International Crisis Group, ghi nhận là các vị ngoại trưởng của Hiệp Hội Asean, có người là phó thủ tướng ở nước mình, đã không bằng lòng bị một thứ trưởng ngoại giao Trung Cộng coi mình như là đàn em nếu không nói là tôi tớ. Bà Xie giải thích: “Việc này thực sự đã làm cho thái độ đối với Trung Quốc trở nên cứng rắn hơn và đóng góp cho bản tuyên ngôn chung của Asean với lời lẽ khá mạnh bạo. Và tuy sau đó, vì luật lệ Asean đòi phải có thống nhất, bản tuyên ngôn đã bị rút lại, nhưng trước đó, phái đoàn Malaysia đã ‘cố tình’ cho phổ biến trước cho báo chí.” Bà thêm là liên hệ giữa Trung Cộng và toàn khối Asean phải nói là đã “xuống đến mức thấp nhất từ nhiều năm nay.”Ở nhiều khía cạnh, đây là một màn tái diễn của cuộc đụng độ giận dữ giữa ông Dương Khiết Trì, lúc đó là ngoại trưởng Trung Cộng, và các vị ngoại trưởng Asean ở Hà Nội hồi năm 2010. Ông Dương đã từng được dẫn lời nói một câu bất hủ “Trung Quốc là nước lớn và các ông là nước nhỏ và đó là một sự thật.” Khá nhiều nguồn tin thân cận với chính phủ Hoa Kỳ nói chính câu nói này đã khiến cho Tổng Thống Barack Obama quyết định “chuyển hướng” quân sự sang vùng Á Châu Thái Bình Dương.Trong những năm gần đây, cố gắng rộng lớn của Trung Cộng trong việc lấn biển để xây dựng trên những bãi cạn đang còn bị tranh chấp, biến chúng thành những căn cứ quân sự tiềm tàng nằm ngay gần lãnh thổ của Philippines và Việt Nam, chỉ làm cho vùng này ngày càng sẵn sàng hơn trong việc yêu cầu một sự hiện diện mạnh mẽ hơn của Hoa Kỳ trong vùng.Một nhà ngoại giao Hoa Kỳ đã từng giải thích tình hình một cách tóm gọn như sau: “Thái độ của chúng tôi là, OK, anh chiếm mấy hòn đá đó đi, chúng tôi sẽ chiếm toàn vùng.”Hơn thế cố gắng của Trung Cộng để dành đồng minh ở xa hơn cũng có vẻ khá khó khăn.Hôm tháng rồi, một phát ngôn nhân bộ ngoại giao ở Bắc Kinh tuyên bố: “Gần 60 quốc gia ủng hộ Trung Quốc (về vấn đề Biển Hoa Nam). So sánh với bảy hay tám quốc gia duy trì lập trường đối nghịch, tôi nghĩ con số đó đã chứng minh quá rõ ràng.”Hôm Thứ Tư vừa qua, Tân Hoa lại tường thuật là hơn 70 quốc gia và tổ chức quốc tế ủng hộ “Lập trường có chính nghĩa của Trung Quốc.”Nhưng theo một số nhà ngoại giao quen thuộc với cố gắng vận động này, một số quốc gia đã tỏ vẻ ngạc nhiên khi thấy mình được dẫn lời là đã ủng hộ lập trường của Trung Cộng. Một nhân vật trong ngoại giao Âu Châu nói: “Slovenia đã không hài lòng khi họ thấy tên mình trong danh sách mà truyền thông nhà nước phổ biến và chính thức yêu cầu rút tên ra.” Tổ chức nghiên cứu Trung Tâm Nghiên Cứu Chiến Lược và Quốc Tế CSIS ở Washington thì nói họ chỉ tìm được có bảy tám quốc gia thực sự có tuyên bố ủng hộ Trung Cộng mà tất cả trừ Vanuatu đều ở xa ngàn vạn dặm và không có quyền lợi gì trong vấn đề Biển Đông cả.Tiến Sĩ Bonnie Glaser của CSIS thì giải thích: “Lề lối Trung Quốc hành xử về Biển Nam Trung Hoa đã làm cho toàn vùng sáng mắt ra. Cố gắng của họ để gây áp lực cho khối Asean đã lộ rõ là quyền lợi của họ là tạo nên một Asean yếu và chia rẽ. Trung Quốc không cho phép một Asean đoàn kết chỉ trích Trung Quốc.”Những cố gắng của Trung Cộng cũng đã thành công một phần nào. Cho đến nay Asean vẫn chưa có được một phản ứng chính thức về phán quyết của Tòa Trọng Tài. Bà Glaser bảo là Trung Cộng sẽ dùng chính sách dọa nạt cùng với “củ cà rốt kinh tế” để khai thác các quốc gia nhỏ trong Asean như Cambodia và Lào. Bà nói “Nếu người Trung Quốc nghe phong thanh về bất cứ một tuyên bố nào của Asean thì họ sẽ tìm đủ mọi cách để giết nó đi.”Nhưng như tờ South China Morning Post, một tờ báo nay chủ nhân là một tỷ phú người Hoa Lục, đã kết luận: “Các nhà phân tích kêu gọi chính phủ lục địa hãy tính lại lối chơi hung hăng hiện nay, mà họ nói chỉ có hậu quả ngược lại avf đã tạo nên một ‘thâm thủng chiến lược’ cho Bắc Kinh trong việc đối xử với các nước láng giềng ở Đông Nam Á. Họ khuyến cáo là nếu Bắc Kinh có những biện pháp ngoại giao, kinh tế hay quân sự trả đũa cho phán quyết này thì nó chỉ lôi cuốn các quốc gia Asean xích lại gần hơn đối thủ chiến lược của họ là Hoa Kỳ.” Lê PhanNgười Việt
  14. Phải chăng chỉ đến khi đất nước thực sự nguy cấp hoặc lúc có chiến sự người ta mới cho nhân dân thể hiện quyền biểu đạt lòng yêu nước của mình bằng cách không còn lựa chọn nào khác ngoài việc đưa tay cầm súng và ra trận mà đánh đổi bằng sinh mệnh bản thân mà người ta vẫn gọi với mỹ từ là "sẵn sàng hy sinh cho độc lập, tự do của tổ quốc"? Còn khi đang đứng trên mảnh đất mà vẫn còn bề mặt yên bình và vào những thời điểm khác, người ta không thể hoặc bị cấm cản bất chấp Hiến pháp và pháp luật đối với một quyền cao quý và nghĩa vụ thiêng liêng của người dân, vốn đã được ấn định trong văn bản có giá trị pháp lý cao nhất ấy? Thật đau lòng, khi mỗi ngày phải chứng kiến cảnh thế giới văn minh hết sáng tạo ra cái này, lại phát minh ra thứ khác hoặc tự do bàn tán về một định đề khoa học hay tự do biểu quyết các vấn đề đại sự của quốc gia họ, còn nhìn gần lại, trong vòm trời bé nhỏ của chúng ta thì giới trí thức và người yêu nước cứ phải khổ sở đào bới những chồng sách cũ mà đánh vật từng trang về chủ nghĩa cộng sản, những cuốn sách về thứ thuyết giáo sai lầm mà ngay cả nơi sản sinh ra nó đã chôn vùi và bỏ xó nó từ thế kỷ trước, để rồi khi tìm đọc những thứ ấy người trí thức thực sự vẫn cứ thấy và phải thốt lên nó hay quá đến chua xót và đầy đau đớn cho những thực tại bế tắc cũng như khắc nghiệt cho một dân tộc mà mình trót mang trên vai hai từ thiêng liêng ấy. Nếu muốn biết chủ nghĩa cộng sản nó tốt đẹp hoặc có tồn tại hay không thì hãy cứ hỏi bà Thủ tướng đương thời nước Đức - Angela Merkel, người đàn bà sinh ra ở Đông Đức (nước theo Xã hội chủ nghĩa của tư tưởng Karl Marx), nhưng chính bà đã phải đau đớn thừa nhận sự sai lầm của học thuyết, rằng, nó chỉ như một liều thuốc an thần cho những kẻ đang trong cơn bệnh tật và cảnh nghèo đói tìm thấy một giấc mơ đẹp mà giải thoát mình mà thôi. Rồi cũng hãy hỏi ông Tổng bí thư đất nước Nam Tư cũ, hỏi ông Putin - Tổng thống Nga hiện tại, những nước thuộc khối Liên Xô hoặc Đông Âu xã nghĩa đã sụp đổ hoàn toàn những năm 1991. Và cũng đừng quên nhìn vào đất nước Venezuela hiện tại đang trong tình trạng điêu tàn và bi đát chưa từng có, và cả xứ Bắc Triều Tiên chuyên chế toàn trị để hiểu thứ chủ nghĩa cộng sản thực sự nó đang được thực thi và hiện hình ra sao và như thế nào ở những đất nước vô pháp, nghèo đói và độc tài một cách dã man này. Tôi chỉ mong giới trẻ sớm tỉnh ngộ, có tư duy và nhận thức để nhận ra được những khiếm khuyết, sai lầm và cả sự ảo tưởng của nó nữa, để thế hệ ấy sẽ gánh vác trọng trách mà kiến thiết lại đất nước này tươi đẹp hơn, nếu không, tất thảy rồi sẽ như một cơn đại hồng thuỷ, chỉ là sớm hay muộn, sẽ đến lúc nó ập xuống xã hội đã quá nhiều thứ khủng khiếp đang phủ lấp đất nước này, mà thực càng giải quyết người ta càng đi vào bế tắc và với tình trạng trầm trọng hơn mỗi ngày. Những trí thức hiện tại, thực đã không còn cơ hội để sửa chữa, thay đổi và thức tỉnh nữa. Chỉ chờ vào các bạn trẻ thông tuệ, bản lĩnh và thực sự yêu nước nữa thôi. Chúng ta không thể trông chờ rồi chỉ ngồi chỉ trích suông những kẻ sẵn sàng xâu xúm và rốt ráo xử lý một cô Hoa Hậu trót hút thuốc, nhưng thờ ơ với dân chúng đói khổ, thậm chí ăn bớt khẩu phần của họ trong cơn hoạn nạn, không chịu truy tố kẻ phạm tội nghiêm trọng làm vỡ đường ống nước làm khổ hàng vạn dân nhưng lại xét xử quyết liệt và nghiêm khắc hai thanh niên đói khát trót cướp ổ bánh mỳ. Chúng ta không thể trông chờ vào những cơ chế quan chức nhiệm kỳ, ngồi vào chỉ để đục khoét mà cứ thăng quan tiến chức vùn vụt, và khi hết thời hay tàn nhiệm thì lại thênh thang về làm người tử tế mà rồi dân chúng lãnh tất thảy những hậu quả nặng nề của nó. Chúng ta đến khi nào mới lựa chọn được người tài làm lãnh đạo đất nước và khi không thể thì phải từ chức rồi tự dọn bê đồ, tìm thuê nhà mà tá túc khi kết thúc nghề chính trị của mình? Khi nào? Là câu hỏi phụ thuộc vào nhận thức của dân chúng, mà trách nhiệm trước hết là những người trí thức, chứ không phải trông chờ vào sự bùng nổ ở và đẩy trách nhiệm cho lực lượng từ những con người lâm vào đường cùng mất đất, mất nhà hay oan ức ngút trời bao năm, vì chúng ta cần một cuộc cách mạng nhung để thay đổi chứ không thể bằng cách nào khác. Lê Luân (FB Luân Lê)
  15. Ls Lê Luân Tôi thực hiện một cuộc biểu tình mini ở gốc cây gần bờ hồ, từ sáng tới trưa với một cốc trà đá! Nhìn người ta rần rần phản đối việc Trung Quốc không tuân thủ luật pháp quốc tế với phán quyết của PCA về việc bác bỏ hoàn toàn đường lưỡi bò chín đoạn phi lý của Bắc Kinh vẽ ra trên biển đông mà thấy xấu hổ cho chính mình. Một anh diễn viên giải trí người Mỹ còn biết lên tiếng phản đối, với những câu từ và lập luận đầy thuyết phục về sự hợp lý của nó, hay những diễn viên, ca sỹ nổi tiếng ở trời Tây còn biết phẫn nộ và bức xúc mà cảm thán và yêu cầu Trung Quốc tôn trọng cũng như thực hiện theo đúng phán quyết của Toà án dựa trên luật pháp quốc tế. Trong khi giới hoạt động nghệ thuật, trí thức của ta thì hầu như là im lặng, hoặc có phản ứng thì vài dòng yếu ớt như là một sự tham gia cảm tính theo phong trào mà không thấy được chúng xuất phát từ một cái tâm thực sự của lòng yêu nước thường trực và chân chính. Bởi, họ lên tiếng chỉ lúc này mà dường như lặng im tuyệt nhiên trước tất cả những ngày còn lại của cuộc sống, trước mọi bất công và trái ngang của xã hội, của dân tộc mình, dẫu lớn bao nhiêu, dẫu hiển hiện thế nào. Có nhiều người nói, im lặng có thể cũng được gọi là một loại lòng tốt. Nhưng nhìn ngược lại, im lặng hay phớt lờ trước những bất công và đòi hỏi buộc phải lên tiếng của xã hội thực tại với một người có lương tâm, thì có nghĩa, im lặng, nếu được hiểu là một loại lòng tốt, chắc chắn thứ lòng tốt đó là hoàn toàn vô nghĩa và không sử dụng được, giống như đồng tiền trên tay mà không thể tiêu vậy. Hemingway đã nói, chẳng có gì là cao quý khi ta hạ thấp người khác. Và tôi cũng nghe thấy câu nói, thế giới chẳng có thằng nào là ngu cả. Đúng là vậy. Chẳng ai ngu cả, chỉ là người ta không sử dụng trí thông minh của mình vào việc có ích và đúng lúc thôi, tất nhiên, người ta cũng không cần phải yêu cầu ai đó trở thành thiên tài như kiểu dùng việc leo cây để đánh giá khả năng của một con cá (Einstein). Và rồi cũng chẳng ai đẹp lên hay phẩm giá hơn khi ta có xu hướng miệt thị mang tính hạ thấp người khác xuống, nhưng chỉ trích là một điều phải làm, thức tỉnh là trách nhiệm của trí thức, đó chính là lời dặn đáng lưu tâm của ông Fukuzawa Yukichi, người đã làm thay đổi dân tộc và con người Nhật Bản để được như hiện nay. Cũng lại trớ trêu thay, ở đất nước mình, khi người ta không may chết đi, lại là dịp người ta tụ tập để làm những đám ma thật lớn, với mâm cao cỗ đầy, với rượu chè đình đám. Tôi không hiểu lắm về tập tục hoang phí và cả xúc phạm người chết này mà đã tồn tại bao nhiêu năm qua. Người chết có gì vui mà người ta hớn hở trong lúc phải tưởng như tâm trạng đau buồn, lại làm mấy chục mâm cỗ để ăn uống, nhận tiền phúng điếu, rồi nhậu nhẹt, no say? Người chết mà sao dây dưa đến cả vài ngày không chôn cũng chẳng thiêu cho sạch, người ta lại cứ mượn sự chết chóc hay thân xác người chết làm cỗ to để thể hiện sự thương xót của người còn sống dành cho người đã khuất. Và rồi cứ mỗi năm một lần, người ta lại tiếp tục lặp lại vào ngày đó để "cúng giỗ" với những mâm cỗ linh đình, như một thứ tệ nạn mà cả hơn trăm năm trước nhà chí sỹ yêu nước Phan Châu Trinh đã khắc hoạ trong mười điều bi ai của dân tộc mình, là - người dân xứ An Nam sẵn sàng bán trâu, bán nhà cửa, đất đai để lo làm đám ma chay thật to, nhưng khi còn sống lại đối xử tệ bạc với nhau và lười nhác làm ăn. Còn rất nhiều thứ hủ tục nữa khiến con người ta cứ trong một vòng luẩn quẩn mãi không thoát ra nổi. Chuyện người đàn bà nhẫn nhục chịu đòn từ những ông chồng vũ phu vì lấy lý do "cho những đứa con có đầy đủ cha mẹ", hay đàn bà thì phải bếp núc, chăm con, đàn ông thì phải kiếm tiền và được quyền đi sớm về khuya, mắng chửi, đánh đập vợ con, mà phần lớn hành vi bạo lực (cả vũ lực tay chân lẫn hành hạ tinh thần) phần lớn xuất phát từ sự nhẫn nhục kỳ lạ của những người đàn bà xứ này. Rồi chuyện người ta sợ người khác biết hôn nhân của mình không hạnh phúc, khi lập gia đình và sống trong cuộc hôn nhân của mình thì họ lại lo cha mẹ, bạn bè, hàng xóm, láng giềng, đồng nghiệp nghĩ gì và có vui hay buồn về hôn nhân hay quyết định chấm dứt hôn nhân của mình không. Trong khi họ sống cuộc đời của họ, hạnh phúc hay khổ đau họ hưởng, nhưng họ lại quá quan tâm, một cách phi lý, đến việc người xung quanh nghĩ gì và muốn gì, muốn mình sống và chấp nhận ra sao, mà đôi khi cưỡng ép mình phải sống theo ý chí của người khác. Rồi chuyện cha mẹ không chịu học hỏi để có đủ kiến thức trao đổi, dạy dỗ con cái, họ quần quật kiếm tiền mà nghĩ rằng việc dạy dỗ đứa trẻ đã có "nhà trường" lo. Rồi họ không chịu tôn trọng mà làm bạn và trao đổi như hai người lớn nghiêm túc với những đứa con còn nhỏ của mình, họ luôn ép buộc, quát nạt, doạ dẫm, thậm chí đánh đập con cái nếu dám trái ý mình. Vậy là Việt Nam sản sinh ra một thế hệ toàn những đứa trẻ 30 tuổi mà không bao giờ chịu lớn, và chúng trở thành những con người thụ động, thiếu tư duy và khó có phát kiến gì trong nhận thức. Vì chỉ những con người "bất mãn" mới là những người dễ phát minh ra thứ gì đó cho nhân loại, chứ không phải bởi những người chỉ biết nghe theo lối mòn hay vâng lời người khác. Biển đã chết, và vì vậy, đừng để biển sẽ mất. Và khi Nho giáo (tâm thức nô lệ, khuất phục) còn trói buộc quá nặng nề dân tộc này, thì cái bóng của Trung Quốc còn chưa thoát khỏi Lê Luân (FB Luân Lê)
  16. Bàn tròn Trực tuyến của BBC và các khách mời thảo luận các phương án giải quyết tranh chấp chủ quyền Việt - Trung trên Biển Đông, hậu phán quyết hôm 12/7/2016 của Tòa Trọng tài Thường trực (PCA) trong vụ Philippines kiện Trung Quốc về 'Đường chín đoạn', trong đó có việc Việt Nam nên kiện hay đàm phán chủ quyền với Trung Quốc. Hôm thứ năm, 14/7, Giáo sư Ngô Vĩnh Long, nhà nghiên cứu Việt Nam học và Trung Quốc học từ Đại học Maine, Hoa Kỳ nói với Bàn tròn thứ Năm của BBC: "Trước hết đối với (quần đảo) Hoàng Sa, tôi đồng ý rằng là vì Trung Quốc đã dùng vũ lực chiếm đóng và giết người, thì Việt Nam, Chính phủ Việt Nam và người Việt Nam, nên đem vấn đề này ra trước công lý quốc tế và cũng nên kiện Trung Quốc về vấn đề Hoàng Sa. "Không thể đàm phán song phương với Trung Quốc. "Đối với vấn đề (quần đảo) Trường Sa, tôi nghĩ cái gì của nước khác, ở trong vùng đặc quyền kinh tế của họ, thì mình nên đàm phán với họ. "Mình không có thể từ khước phán quyết của Tòa Trọng tài kinh tế về vấn đề khẳng định đường đặc quyền kinh tế của các nước ở trong khu vực," sử gia từ Đại học Maine nói với Bàn tròn. 'Mật, công khai và kiện' Từ Đại học George Mason, Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng, nhà phân tích bang giao quốc tế, bình luận thêm và đồng thời đưa ra 'tư vấn chiến lược' với Việt Nam, ông nói: "Tôi thấy đều đồng ý là cái gì liên hệ đến hai nước thì đàm phán song phương, đó là trường hợp Hoàng Sa. Cái gì liên hệ với nhiều nước, thì đàm phán đa phương, đó là Trường Sa, người ta áp dụng như vậy. GS. Ngô Vĩnh Long cho rằng Việt Nam không nên đàm phán với Trung Quốc mà nên đưa vấn đề Hoàng Sa ra quốc tế. "Còn về vấn đề Việt Nam nên làm gì, tôi nghĩ phán quyết đó (Tòa PCA) ít nhất rất lợi cho Việt Nam về phương diện pháp lý và về phương diện ngoại giao nữa. "Nó dồn Trung Quốc vào thế bị động, Việt Nam có thể tiến hành được. "Nhưng mà trong việc thi hành đó, nó rất khó khăn chứ không phải dễ. Nó có nhiều điều, chẳng hạn có những cuộc đàm phán có tính cách mật, hoặc là đàm phán công khai, hoặc đưa ra vụ kiện. "Về vụ kiện Hoàng Sa, tôi nghĩ là hơi khó, là bởi vì đó liên quan đến vấn đề chủ quyền, mà chủ quyền thì Tòa Trọng tài pháp lý (PCA) người ta không có thẩm quyền làm chuyện đó và nhất là ngay cả tòa án quốc tế cũng không có thẩm quyền, nếu một bên đương sự không chấp nhận, thì đằng này dĩ nhiên Trung Quốc không chấp nhận. "Thành ra việc đưa ra kiện, tôi nghĩ là hơi khó. Nó đòi hỏi Việt Nam phải có những thái độ khác hơn, tôi nghĩ việc dùng Hoàng Sa, Trường Sa, hai cái liên hệ với nhau có thể dùng được làm đòn bẩy. "Và trong phán quyết của Tòa án (PCA) vừa rồi có nói là vì vùng Scarborough Shoal (Bãi cạn Scarborough) thuộc vào vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Philippines, cho nên Trung Quốc đã vi phạm vào quyền đánh cá truyền thống của Philippines. "Lâu nay, khi Việt Nam đánh cá ở vùng Hoàng Sa mà bị Trung Quốc áp đặt, Việt Nam cũng nói đó là vùng đánh cá truyền thống của Việt Nam, cái đó cũng là một yếu tố thuận lợi cho Việt Nam có thể đưa ra trước công luận quốc tế," nhà nghiên cứu Nguyễn Mạnh Hùng nói với BBC. Tại sao lại nguy hiểm? Trước đó, từ Viện Nghiên cứu Chính sách, Pháp luật và Phát triển (PLD) tại Hà Nội, Phó Giáo sư, Tiến sỹ Hoàng Ngọc Giao, Viện trưởng, cho rằng việc Việt Nam đàm phán song phương với Trung Quốc về chủ quyền trên quần đảo Hoàng Sa là rất nguy hiểm, khi ông phản biện quan điểm của nhà nghiên cứu chính trị, Tiến sỹ Vũ Cao Phan từ Đại học Bình Dương. Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng cho rằng vấn đề liên hệ hai nước thì đàm phán song phương, vấn đề liên hệ nhiều nước thì đàm phán đa phương. Trao đổi lại với luật gia Hoàng Ngọc Giao, nguyên Phó Vụ trưởng, Ban Biên giới Chính phủ Việt Nam, ông Vũ Cao Phan nói: "Tôi rất ngạc nhiên không hiểu tại sao tác giả vừa rồi lại nói là chuyện đàm phán với Hoàng Sa vừa rồi là rất nguy hiểm, và ông ấy lại nói là phải đưa bên thứ ba. Bên thứ ba, rõ ràng theo Tòa án Quốc tế, Unclos, không bao giờ phán xử về việc tranh chấp chủ quyền cả, không thể đưa ra bên thứ ba được, Việt Nam khẳng định Hoàng Sa là của mình, Trung Quốc họ cũng nói như thế. "Thế thì ta đàm phán, ta (Việt Nam) có chứng cứ đặt lên bàn, họ có chứng cứ họ đặt lên bàn, xem ai là chứng cứ chính xác, đơn giản như thế thôi, rõ ràng đây là việc của song phương, thì phải đàm phán song phương và tôi thấy điều đó là rất đúng. "Nếu mà gọi chuyện đó là nguy hiểm, thì tôi không hiểu là như thế nào cả và nhất là ông ấy lại bảo là đưa ra một bên thứ ba để phán quyết, thì Trung Quốc lại càng không chấp nhận chuyện đó. Ta biết rằng là vừa rồi Trung Quốc không đồng ý với Tòa án này (PCA), chủ yếu là họ lo rằng Tòa án này sẽ phân xử về mặt chủ quyền," Tiến sỹ Vũ Cao Phan nêu quan điểm. Trước đó, ông Hoàng Ngọc Giao nói bình luận với Bàn tròn về quan điểm Việt Nam nên bắt tay ngay 'đàm phán song phương' với Trung Quốc về chủ quyền ở quần đảo Hoàng Sa, ông nói: "Tôi đề nghị tác giả xem lại câu chuyện này, Trung Quốc không bao giờ chấp nhận chuyện đó và có thể chúng ta không bao giờ đàm phán được, bởi vì về mặt hồ sơ lịch sử, pháp lý, Hoàng Sa đã khẳng định là của Việt Nam, điều đó rất rõ, bây giờ chỉ có chuyện thẩm quyền bên thứ ba là cơ quan tài phán quyết định việc này. Chứ không thể nào mà đi đàm phán với một người mà xâm chiếm của người khác, sau đó mà lại đi đàm phán với họ được, quan điểm này rất sai lầm" nguyên Phó Vụ trưởng, Ban Biên giới Chính phủ Việt Nam, ông Hoàng Ngọc Giao, nêu quan điểm. Ai đúng và ai sai? Bình luận với BBC ngay sau cuộc Tọa đàm hôm 14/7 với các ý kiến thảo luận, tranh luận được đưa ra, một nhà nghiên cứu và tư vấn chính trị cho Chính phủ và một số cơ quan Đảng của Việt Nam, đưa ra nhận xét: "Tôi có chú ý xem Tọa đàm của BBC về hậu phán quyết của Tòa PCA, tôi thấy nói được nhất là ông Hoàng Ngọc Giao," ý kiến không muốn tiết lộ danh tính này nói. Tiến sỹ Vũ Cao Phan cho rằng đàm phán song phương với Trung Quốc về Hoàng Sa không có gì là 'nguy hiểm' đối với Việt Nam. "Ông Vũ Cao Phan đề xuất đàm phán song phương với Trung Quốc về quần đảo Hoàng Sa là không đúng. Ông Nguyễn Mạnh Hùng phân loại Hoàng Sa vào đàm phán song phương cũng không đúng. "Ông Ngô Vĩnh Long thì luôn đúng vì ông ấy nói ở tầm chính trị mà không đả động đến chuyện pháp lý về biển. Vì sao ông Phan và ông Hùng không đúng? Vì theo tôi, Trung Quốc sau khi chiếm Hoàng Sa, luôn khẳng định đó là chủ quyền của Trung Quốc, không bàn cãi, không có vấn đề gì khác, không bao giờ có đàm phán song phương với Việt Nam. "Việt Nam đã nhiều lần đề nghị đàm phán song phương về Hoàng Sa, nhưng Trung Quốc đã bác bỏ. Chính phủ Việt Nam, theo tôi, hoàn toàn hiểu rằng khả năng đàm phán song phương gần như bằng không. Nên bấy lâu nay, không thấy nói đến nữa, mà có lẽ họ chuẩn bị cách khác. "Trung Quốc chỉ nhắc Việt Nam về việc đàm phán song phương về quần đảo Trường Sa. Nhưng Việt Nam hiểu rằng không thể đàm phán song phương riêng với Trung Quốc vì Trường Sa có các vấn đề đa phương và quốc tế. "Ông Nguyễn Mạnh Hùng đúng ở chỗ rằng Tòa Trọng tài Thường trực PCA không có thẩm quyền xử lý vấn đề chủ quyền. Hồ sơ Hoàng Sa, thì ngay cả Tòa án Công lý Quốc tế (ICJ) cũng rất khó xử lý. Theo tôi biết, thì Việt Nam đã tiếp xúc với ICJ nhiều lần. "Mặt khác, giả sử Trung Quốc đồng ý đàm phán song phương về Hoàng Sa, thì vẫn không ổn, vì Đài Loan cũng có tuyên bố chủ quyền ở Hoàng Sa. Tôi hiểu rằng chính phủ Việt Nam có lẽ đang cân nhắc các khả năng, sau phán quyết của Tòa PCA và Việt Nam có nhiều lựa chọn hơn. Tôi muốn nhấn mạnh ở đây là vấn đề là Mỹ sẽ tính toán và hành động thế nào?," nhà tư vấn chính trị này đưa ra nhận định. Về dự báo trước mắt Hôm thứ Năm, nhà báo Ngô Ngọc Văn (Yuwen Wu), cây bút phân tích thời sự, chính trị quốc tế và Trung Quốc tại BBC World Service nói với Bàn tròn Biển đông hậu phán quyết PCA về khả năng điều chỉnh, thay đổi chính sách và chiến lược của Trung Quốc trước mắt, cũng như trong trung và dài hạn ở Biển Đông, mà nước này gọi là Biển Nam Trung Hoa. Bà nói: "Tôi nghĩ Trung Quốc bị dồn vào một góc rất khó khăn sau phán quyết này, mặc dù nước này đã tảng lờ quyền lực của Tòa Trọng tài Thường trực và như đã nói là Trung Quốc sẽ không chấp nhận phán quyết. Nhà báo Ngô Ngọc Văn (Yuwen Wu, trái) phân tích và đửa ra dự báo ngắn, trung và dài hạn về chính sách và chiến lược của TQ trên Biển Đông hậu phán quyết PCA. "Nhưng Trung Quốc đã nói và tránh chấp nhận phán quyết và cũng như điều chỉnh các hành động, dù Mỹ đã lên tiếng, Philippines cũng đã nói hôm nay (14/7) và Nhật Bản cũng vậy. "Do đó trong ngắn hạn tôi nghi ngờ rằng Trung Quốc sẽ cần một giai đoạn khá dài để cân nhắc, suy nghĩ, có nghĩa là với chiến lược của Trung Quốc ở Biển Đông. "Ngày hôm qua (13/7), ngay khi phán quyết được công bố, Trung Quốc đã thử hai chuyến bay thương mại tới một trong các đảo trên Trường Sa mà Trung Quốc đã cải tạo. "Điều đấy cho thấy Trung Quốc sẽ tiếp tục những hoạt động mà Tòa Trọng tài Thường trực phán quyết là bất hợp pháp. "Do đó trong ngắn hạn, tôi nghi ngờ là Trung Quốc sẽ suy nghĩ lại và không có gì sẽ xảy ra và họ sẽ nói là phán quyết này sẽ không ảnh hưởng trên bất cứ phương thức nào sự quyết tâm của Trung Quốc để bảo vệ chủ quyền." Trung hạn và dài hạn Còn về trung và dài hạn, nhà báo Ngô Ngọc Văn nói tiếp về khả năng với chính sách, chiến lược Biển Đông của Trung Quốc: "Tôi không nghĩ là họ sẽ bỏ đi chiến lược dài hạn của họ, Biển Đông là một vấn đề rất quan trọng, nhưng nó không phải là vấn đề duy nhất mà sẽ quyết định mối quan hệ giữa Trung Quốc và các quốc gia láng giềng Đông Nam Á. Ví dụ, với Philippines, một số hành động của Trung Quốc có thể sẽ tùy thuộc vào hành động tiếp theo của Philippines. Tôi muốn nói một số quan chức chính phủ, thậm chí tân Tổng thống có nói rằng Philippines mong muốn đàm phán với Trung Quốc, nếu họ thắng vụ kiện, mà đã được chứng minh. "Ngoại trưởng Philippines cũng nói họ muốn giải quyết hòa bình thông qua đàm phán và đối thoại, do đó có thể không ngay lập tức, nhưng trong trung, dài hạn, có thể có một số đàm phán về việc gì có thể làm. "Và ghi nhớ rằng cách đây hai thập niên, Trung Quốc đã có chính sách về Biển Đông, có nghĩa là chúng ta đặt sang bên cạnh sự khác biệt và cùng khai thác chung ở vùng rất giàu có này về dầu khí và tài nguyên thiên nhiên, và tất cả mọi người đều có thể hưởng lợi. "Đó là một chiến lược mà Trung Quốc đôi lúc tuân thủ, nhưng gần đây họ đã từ bỏ và nhấn mạnh khẳng định về chủ quyền đã tuyên bố, do đó trong tương lai, có thể Trung Quốc sẽ phải suy nghĩ về đâu là tiếp cận tốt nhất cho lợi ích của Trung Quốc và quan hệ với các nước láng giềng, tất nhiên một số chủ thể khác cũng rất quan trọng, Asean là một bên. "Asean đã bị đặt vào một vị trí khá khó khăn, bởi vì một số nước trong khối như Campuchia, Lào không muốn làm mếch lòng Trung Quốc, họ sẽ không cùng với một ố nước khác lên án Trung Quốc. "Và rồi chúng ta có một chủ thể rất quan trọng, đó là Hoa Kỳ, hôm nay Hoa Kỳ phát biểu một ý đại ý nói phán quyết đã ở đó, thì cần phải có cưỡng hành (enforcement), chúng ta đều biết rằng Tòa Trọng tài Thường trực The Hague tự nó không có phương tiện nào để cưỡng hành phán quyết, Tòa chỉ đưa ra phán quyết mà thôi. "Do đó, phán quyết sẽ được thực thi thế nào, Hoa Kỳ dường như đang nói: Hãy xem cần phải có thực thi phán quyết và có vẻ như Hoa Kỳ không ngần ngại nhúng tay vào việc này. "Do đó Trung Quốc sẽ phải thực sự đàm phán với tất cả các chủ thể, các bên liên quan này để có thể tìm được một giải pháp hòa bình, bởi vì nếu không, sẽ có thể xảy ra một số xung đột khi Philippines nghĩ anh (Trung Quốc) đang xâm phạm lãnh hải của tôi và họ muốn khai thác nguồn lực của họ, và Trung Quốc cũng muốn làm tương tự, trong cùng một khu vực, do đó sẽ xảy ra những xung đột mà chẳng ai muốn thấy," nhà báo Ngô Ngọc Văn của BBC World Service nói với bàn tròn. (BBC)
  17. Khi gieo những con chữ này, là lúc tôi đang day dứt và vỡ ra từng mảnh trong bản nhạc không lời cùng tên được hoà tấu trên nền nhạc chủ đạo Saxophone của ông Trần Mạnh Tuấn. Tôi thấy mình trở nên vô nghĩa trước những vòm nhạc trầm mặc nhưng sắc cạnh, gai góc. Những giai điệu và âm vực như cứa sâu vào da thịt và tâm can một con người, rất đỗi đời thường. Một bản nhạc khiến bất kỳ một ai mà đã vô tình trót bỏ ra một chút thời gian quý báu của mình mà nghe nó, sau những ngày vất vả mưu sinh tiền bạc và vật lộn với cuộc sống xô bồ, bon chen đầy thủ đoạn ngoài kia, thì tôi tin rằng, trái tim ai cũng sẽ phải se thắt lại mà dồn dập những mạch đập xiết chặt hơn lẽ thường, một cách đồng cảm như nhau. Nhất là trong cảnh người ta dù nhắm mắt lại cũng không thể tránh khỏi cảnh phải chứng kiến mỗi ngày đất nước cứ oằn mình lên chống chọi lại với những tai ương, những cơ cực mà sau bao năm chất dồn lại để trở thành bão tố dập vùi liên tiếp, và đến nay mỗi ngày bung lật lên những thứ làm con người ta còn rùng mình, xót xa, đau đớn, phẫn uất hơn nữa. Nghe bản nhạc ấy, mà chứng kiến cảnh một bác sỹ phải đứng ngoài đường kêu gọi sự trợ giúp và chia sẻ tình người từ những lòng tốt lẩn khuất đâu đó mà vị lương y cũng như người thân của hai đứa trẻ dính liền bụng đáng thương kia không thể tìm thấy chúng hiện diện tại nơi chúng sống. Người ta phải ra đường để trưng dụng lòng tốt, tình người, với tất cả hy vọng mong manh từ những tấm lòng thiện lương rất xa lạ còn vất vưởng đâu đó. Và khi đó ta mới thấy, những bệnh viện to lớn khang trang, những nhà thương nguy nga hiện đại, những chính sách mỹ miều đã không thể đảm bảo cho con người ta được sự sống, quyền được chăm sóc, chữa trị, đặc biệt là dành cho những đứa trẻ bất hạnh, tật nguyền, mà bố mẹ chúng trót sinh ra chúng trong cảnh cùng quẫn, nghèo đói. Người ta sẽ phải rụng rời và đau đớn như bị xẻ ra từng thớ thịt của mình trong cảnh tra tấn thân xác một cách tàn bạo, nếu đó là một con người còn chút lương tri đồng loại, khi vừa nghe hai từ quê hương và căng tròng mắt lên mà chứng kiến cảnh con người ta phải từng ngày giành giật sự sống cho chính mình. Nghe bản nhạc ấy, khi phải chứng kiến những đứa trẻ được sinh ra thiếu thốn, những cụ già lang thang hè phố, những bà mẹ, ông bố đèo con trong thùng carton len lỏi trong dòng người tất bật, mà rồi phải gánh trên vai những món nợ khổng lồ từ kẻ khác gây ra và người ta đang loay hoay không biết tìm cách nào để có tiền chi trả mà làm ăn và vực dậy nền kinh tế đang ngày càng khủng hoảng trầm trọng với tàn tích bị tàn phá bởi những con sâu bất lương, vô sỉ đục khoét cùng những chính sách trói buộc đến tắt thở nơi này. Nghe bản nhạc ấy, khi phải chứng kiến lòng bao dung của người dân trong cảnh cơ cực, vốn chưa hết bàng hoàng vì cảnh bị ăn chặn tiền, gạo hỗ trợ, thì đã phải tiếp tục trả giá khi biết đã trao nhầm chỗ cho kẻ gây ra tội ác huỷ diệt dân tộc mình. Khi âm thầm chúng che giấu những đường ống xả thải và những chuyến xe hàng trăm tấn chất thải rắn độc hại đem chôn trong lòng đất ở nhiều nơi mà chính quyền không biết. Lòng bao dung đã trở nên vô dụng và bị coi thường, khinh khi, chà đạp, và cũng lại sẵn có những kẻ quan chức vì lợi ích bản thân mà sẵn sàng bán rẻ sinh mạng đồng loại trên chính đất nước mình. Nghe bản nhạc ấy, người ta chứng kiến cảnh hai thanh niên cướp chiếc bánh mỳ vì đói sẽ đối diện mức án công bằng đến cả 10 năm cuộc đời. Nhưng người ta cũng chứng kiến cảnh 5 lãnh đạo Vinaconex được miễn tố vì sự cố vỡ đường ống nước khiến dân tình khốn đốn chỉ bởi "phạm tội lần đầu". Mà rồi người ta cũng chứng kiến những kẻ quan tham, tàn ác cùng tiếp tay cho Formosa gây tội ác khắp nơi nhưng nghiễm nhiên chưa thấy bất kỳ một ai phải chịu trách nhiệm cho những thứ kinh hoàng ấy. Lòng bao dung, người ta phải rất kỳ công nuôi dưỡng chúng mỗi ngày, nó lớn lên rất khó khăn bởi được vun đắp bằng tình yêu và lòng tin - vốn đã cạn kiệt, vào con người, vào sự thật và vào cả những khờ dại dễ bị đánh lừa của chính mình nữa. Và người ta chỉ cho đi, lòng bao dung đầy cực nhọc kia, chỉ khi thấy rằng người nhận nó phải thực sự xứng đáng, nếu không - khi lòng độ lượng, vị tha bỗng chốc trở thành thứ sai lầm bởi chứng kiến sự chà đạp phũ phàng ngay sau đó của kẻ đã được thừa hưởng, chỉ khiến người cho đi sẽ cảm thấy căm phẫn gấp đôi lúc ban đầu, vì nhận ra mình đã bị lừa dối và khinh bỉ đến tội nghiệp. Cái giá của bao dung, luôn là sự phẫn uất gấp trăm lần nếu được trả lại. Và nó sẽ bất chấp những sự thật sau đó được trưng ra để minh chứng mà xoa dịu một lần nữa những con người ấy. Quê hương, đừng nghĩ chỉ là nơi ta được sinh ra, nơi ta lọt lòng, mở mắt đầu tiên, nơi của cha mẹ đã sinh nở cho ta hình hài, nuôi dưỡng và lớn lên. Chúng ta, sinh ra từ làng, nhưng quê hương là tổ quốc. Cũng bởi điều thiêng liêng và lớn lao sẵn có trong huyết mạch mỗi người ấy, quê hương - nếu chúng ta "không nhớ", chúng ta "sẽ không lớn nổi thành người". Chúng ta làm giàu cho bản thân, cho làng xóm, nhưng lại làm tàn tạ và kiệt quệ đất nước, thì đó là kẻ tội đồ của tổ quốc, với dân tộc, chứ không thể nào được ngợi ca hay phải xuê xoa bỏ qua dễ dàng như xí xoá cho một đứa trẻ vô tình đánh vỡ bát cơm trên tay của người đối diện với mình. Có khi nào, người ta ngồi nghe bản nhạc ấy, để khơi dậy và thôi thúc lương tri mình thức dậy, mà nghĩ về tổ quốc, về những ngày khó khăn, những mảnh đời khổ cực, còn đang vất vưởng và lê lết bất kể ngày hay đêm tối, nắng nóng mưa dầm, khô hanh hoặc rét mướt, hay không? Có khi nào người ta dừng lại, quên đi những tháng lương chưa đến hai chục triệu đồng lao tâm khổ tứ, cật lực ngày đêm, kể cả bon chen, giành giật để kiếm lấy mà nghĩ đến rằng, nếu một ngày đất nước này không còn chỗ mà giành giật, không còn chỗ mà mưu sinh, không còn thế hệ lành lặn nữa, hay không? Có khi nào, người ta cần dừng lại, như trước một chiếc đèn đỏ bật lên, sừng sững trước mặt, để lắng nghe hai từ quê hương, để tìm lại sự thổn thức trong trái tim mình hay không? Và khi nào người ta biết đau với nỗi đau của người khác mà bằng và như chính vết thương trên thân thể của chính mình, để quê hương dần lành lặn lại? Lê Luân (FB Luân Lê)
  18. Thư cho người bạn trẻ, Có thể bạn sẽ thất vọng sau khi đọc những gì tôi sẽ viết dưới đây, nhưng nếu trong phút giây nào đó, tôi may mắn được bạn nhận ra những điều tôi gửi gắm vào, hy vọng, bạn và tôi sẽ còn có thể chia sẻ với nhau trên suốt con đường dài dầy những biến cố của đất nước mình. Trước việc các ngôi sao giải trí của Trung Quốc rầm rộ giương cao biểu ngữ đường chín đoạn trên biển Đông để bác bỏ phán quyết của tòa trọng tài La Haye, Hà Lan về vụ kiện của Philippines với Trung Quốc, bạn đã hỏi rằng người Việt cần phải làm một cái gì đó mạnh hơn nữa để đáp trả. Vài ngày trước, nhiều ngôi sao giải trí Việt Nam cũng đã làm hành động đáp trả bằng cách giơ cao biểu ngữ Việt Nam có chủ quyền với Hoàng Sa và Trường Sa. Thậm chí, rất nhiều người không cần là nghệ sĩ cũng có những hoạt động như vậy. Làm gì? Chúng ta sẽ làm thêm những gì, để gọi là yêu nước? Kết quả của tòa trọng tài quốc tế, phủ quyết sự điên cuồng của Bắc Kinh đòi sở hữu 80% biển Đông, là một cơ hội thú vị cho người Việt được giương cao suy nghĩ của mình, được biểu lộ công khai lòng yêu nước. Tôi chỉ muốn nhắc cho bạn nhớ, rằng nhiều năm trước đây, rất nhiều người giương biểu ngữ Hoàng Sa – Trường Sa – Việt Nam đã luôn bị đánh đập, đã bị gọi là “phản động”. Có những con người vô danh đã mỗi ngày lặng lẽ viết lên tường, bỏ lại một mảnh giấy trên đường như mật mã để nhận ra nhau, với những dòng chữ yêu nước như vậy. Nhạc sĩ Việt Khang chỉ với câu hỏi “Việt Nam còn hay đã mất, mà giặc Tàu, ngang tàng trên quê hương ta” đã nhận 4 năm tù giam. Nhạc sĩ Trần Vũ Anh Bình cũng nhận 6 năm tù với “Hoàng Sa nay đâu – sao biển máu dâng trào, Trường Sa nay đâu – nhuộm thắm giọt máu đào”. Tất cả những lời yêu nước xé lòng ấy, có quá xa lạ và bất thường với hiện thực hôm nay không? Tôi nhớ vô cùng những ngày tháng mà tôi và các người bạn chuyền tay nhau những chiếc áo có in gạch chéo trên đường chín đoạn của Trung Quốc, phản đối âm mưu xâm lược của Bắc Kinh. Những chiếc áo phải đưa thầm cho nhau dưới gầm bàn. Có những người rơi vào khó khăn vì giữ những khẩu hiệu như vậy. Có những người đang mặc áo, cũng bị xé rách. Bạn hãy tự đặt câu hỏi cho mình, những người ấy hôm nay ở đâu, trong phong trào yêu nước hợp pháp lúc này? Hãy cùng tôi nhận ra rằng, lòng yêu nước có cơ hội của riêng mình để bùng phát, nhưng sự tồn tại của lòng yêu nước không phải là hoạt động vô giác chỉ khởi động theo điều kiện. Có thể lòng yêu nước được biểu hiện rầm rộ, nhưng cũng có lúc lòng yêu nước rất cô đơn. Lòng yêu nước, đơn giản bắt đầu từ sự nhìn ngó chung quanh mình mỗi ngày. Nếu bạn biết cau mày trước những điều vô pháp, biết tức giận trước các vấn nạn của xã hội chung quanh mình và không ngại bày tỏ về lẽ phải và sự thật, thì lòng yêu nước đã rọi những tia sáng đầu tiên lấp lánh trong trái tim bạn. Clarence Darrow (1857-1938), luật sư và nhà cải cách lỗi lạc của Hoa Kỳ có nói rằng “Tinh thần yêu nước thật sự được bắt đầu từ việc căm ghét sự bất công ngay trên mảnh đất quê hương của mình, hơn bất cứ nơi nào khác”. Vậy, hãy bắt đầu sống như một người yêu nước ngay khi bạn nhận thức được về hơi thở của mình, con đường đi dưới chân mình. Khi bạn vượt lên cao, nhìn thấy được những điều chung quanh mình và khao khát lên tiếng, đó là sự thức tỉnh lớn lao mà chỉ có duy lòng yêu nước cao quý mới có thể thúc đẩy bạn – vào bất kỳ thời điểm nào, và đôi khi, tự thân chứ không màng đến một người đồng hành. Bạn hỏi tôi vì sao không cùng đưa hình phản đối đường chín đoạn của Bắc Kinh như nhiều người khác. Hãy hứa với tôi nhé, nếu hôm nay chúng ta không giương biểu ngữ để mừng cùng Philippines về kết quả tòa án La Haye, Hà Lan, thì chúng ta nhớ phải luôn luôn nuôi trong tim mình một ngọn lửa yêu nước không đợi bất kỳ một điều kiện nào, và cũng cần không cần sự cho phép của bất cứ ai. Đừng nghĩ Việt Nam chỉ có kẻ thù là Bắc Kinh với nụ cười nham hiểm trên môi họ, mà kẻ thù của chúng ta, đôi khi nằm ngay trên đất nước mình với những thỏa hiệp, hám danh lợi, phản bội và sẳn sàng bán rẻ tổ quốc với những lời ngụy biện ngu xuẩn. Tôi biết bạn rất vui vì hiện có nhiều ngôi sao Việt đang cùng bộc lộ lòng yêu nước qua biểu ngữ. Tôi cũng như bạn, đã vui như trẻ dại khi đọc được những dòng tâm huyết của nghệ sĩ Thành lộc, nghệ sĩ Nguyễn Công Vượng… Họ đúng là những người ấp ủ trong tim lòng yêu nước và chỉ luôn muốn cất cao giọng nói. Nhưng trong việc hưởng ứng luôn dễ bị đẩy thành phong trào, cũng có những kẻ muốn đóng vai yêu nước để được bằng vai phải lứa với các ngôi sao Trung Quốc, họ chọn đối chọi chỉ vì muốn mình cũng được nhìn nhận và cảm thấy khoái trá vì được nâng tầm như là một ngôi sao. Bạn và tôi, chúng ta cần sống như những người yêu nước thức tỉnh trước thời cuộc. Và xin hãy nhận rõ đâu là kẻ thù và đâu là những kẻ dựa dẫm kẻ thù, hãm hại quê hương mình. Kẻ thù có thể mặc quân phục nhưng cũng có thể mặc những bộ veste sang trọng đắt tiền. Thậm chí, kẻ thù cũng có thể là những kẻ cùng tiếng nói, màu da và luôn lên giọng ái quốc. Ngọn lửa thức tỉnh về lòng yêu nước trong tim bạn chính là điều cao quý nhất – sẽ giúp bạn nhận ra mọi thứ – mà không cần phải khoác lên mình bất kỳ chiếc áo lộng lẫy nào của danh hiệu nhà ái quốc được phong tặng. Nhà ái quốc được tung hô, đôi khi chính là người có thể hò la to nhất mà không biết mình đang hò la vì cái gì – nhà văn Mark Twain (1835-1910) đã từng viết như vậy. Và vì sao chúng ta phải yêu nước trong thức tỉnh? Nếu không thức tỉnh trước những lời ngụy trá, những hứa hẹn mật ngọt… chúng ta sẽ trở thành những kẻ ái quốc u mê: những kẻ ái quốc vui vì được đập cánh, rộ lên theo mùa của lễ hội. Có rất nhiều bài học về lòng yêu nước trên thế giới này. Tôi không thể kể hết cho bạn. Nhưng yêu nước, bản chất của nó là khi bạn nhận ra mình mang danh dự, trách nhiệm với tổ quốc mình chứ không vì một ai, hay vì một đảng phái nào. Tôi thích ông già nhà văn Mark Twain lắm, vì ông rất tàn nhẫn trong ngôn ngữ, nhưng ít có gì có thể diễn đạt hay như ông. Chẳng hạn với câu nói nổi tiếng của ông “Hãy luôn trung thành với Tổ quốc. Và chỉ trung thành với chính quyền, một khi nó xứng đáng với điều đó”. Bạn hỏi tôi phải nên hành động như thế nào. Tôi khó có thể trả lời toàn ý cho bạn về điều này. Tôi cũng không muốn khuyên bạn xuống đường biểu tình, vì bạn có thể là một người bồng bột. Nhưng nếu bạn bắt gặp một ai đó trên đường phố đang giương khẩu hiệu chống Bắc Kinh xâm lược, hay phản đối sự tồn tại phi nhân và phi lý của Formosa chẳng hạn, hãy chào và dành cho người yêu nước ấy một nụ cười. Đó là một nụ cười thật sự ấm áp để bạn, tôi, và người ấy cùng hiểu với nhau trong niềm hy vọng, rằng, dân tộc chúng ta, quê hương chúng ta đang thức tỉnh. Tuấn Khanh (Blog Tuấn Khanh)
  19. Suốt chiều dài lịch sử của Trung Quốc (TQ) liên tục là những cuộc tách rồi nhập rồi tách các quốc gia.Theo gã sự vận hành của muôn vật mà Kinh dịch của tổ tiên Bách Việt (người Việt chúng ta hiện nay là người thừa kế hợp pháp) đúc kết thành quy luật thì bất cứ sự dịch chuyển nào đều phải tuân thủ lẽ của Tạo hóa, đó là sự hài hòa. Với thiên nhiên gã luôn thấy bất cứ sự áp đặt cưỡng bức nào phá đi sự hài hòa vốn có của nó tạo nên sự bới tung, xung đột đều bị thiên nhiên trừng phạt khốc liệt. Với các quốc gia, thể chế của con người cũng vậy, bất cứ sự dịch chuyển nào không hài hòa tức là mang tính áp đặt, cưỡng bức trước sau đều thảm bại. Sự hình thành nên nước Trung Hoa ngày nay là kết quả của quá trình áp đặt, cưỡng bức bằng máu của hàng chục triệu người, như sự hình thành gọi là “thống nhất quốc gia” của bạo chúa Tần Thủy Hoàng bằng chất chồng núi xương hơn 2000 năm trước, sẽ thất bại vì không hợp lẽ Trời, không hợp lòng người, đương nhiên không thể hài hòa. Để biết thuận hay không thuận, Trời có thể khó hỏi nhưng người thì nào có khó hỏi? Vậy nếu nhà cầm quyền Trung Nam Hải hiện nay của nước TQ với hơn một tỷ ba dân chiếm một phần sáu nhân loại, hỏi những người dân Tây Tạng, Mãn, Tân Cương, Nội Mông và cả những tộc của Bách Việt chủ nhân lâu đời nhất tạo nên nền văn minh nông nghiệp và nền văn hóa vĩ đại từ bờ nam sông Dương Tử trong đó có cư dân của nước Nam Việt thì sẽ không khó có được những câu trả lời “thuận” hay “nghịch”. Vậy thì đến bao giờ ở TQ mới có được cuộc trưng cầu dân ý mang tính sống còn cốt lõi của lẽ hưng thịnh bền vững không chỉ cho đất nước TQ hiện nay mà còn cho cả Hành tinh này ? Câu trả lời không khó. Vì, chỉ khi Trung Quốc là một đất nước dân chủ thật sự, tự do thật sự, các quyền cơ bản của con người được tôn trọng thật sự sẽ có được cuộc trưng cầu dân ý để thuận theo lòng dân như thế. Liên bang Xô viết đã trả lại vận mệnh của 15 quốc gia, dân tộc khác biệt theo nguyện vọng “Ai làm chủ nhà nấy” một cách êm thấm chính nhờ làn sóng dân chủ, tự do này. Hãy tin gã đi, một ngày không xa TQ cũng sẽ như vậy. Người Hán sẽ trở lại đúng bản thể của mình một quốc gia như nó vốn có để là láng giềng chung sống hòa bình hài hòa với các quốc gia khác của người Tây Tạng, người Tân Cương, người Nội Mông, người Mãn, người Bách Việt với quy luật và sự sắp đặt ngàn xưa của lẽ Trời: Ai làm chủ nhà nấy. Khi ấy đương nhiên cái thế lực bành trướng Đại Hán hay cái gọi là tham vọng “trỗi dậy Trung Hoa” một cách ngông cuồng của bè lũ cầm quyền TQ hiện nay âm mưu làm đảo lộn sự hài hòa thống nhất Thiên - Địa - Nhân của nhân loại mới không thể có cơ hội và điều kiện ngóc đầu tạo ra thảm họạ Chiến tranh thế giới thứ Ba. Điều này đồng nghĩa với chấm dứt tận gốc rễ nguy cơ chiến tranh ở biển Hoa Đông cũng như ở Biển Đông mà cả thế giới đang lo ngại. Gã nghĩ, con đường tất yếu đã rõ, nhưng làm thế nào để thúc đẩy sớm tiến trình hợp quy luật này? Trước hết đó là Sứ mệnh của chính những người đang sống trên đất nước TQ mà đòi hỏi về tính tự quyết và dân chủ đang và càng ngày càng là đòi hỏi bức thiết nhất, chính đáng nhất giữa trào lưu dân chủ toàn cầu không thể cưỡng lại này. Sự bành trướng Đại Hán rõ ràng đang phá sự ổn định, sự tồn tại hài hòa của nhân loại, vì vậy vấn đề dân chủ và tự quyết của người TQ không chỉ còn là của riêng người TQ mà liên thông gắn bó mật thiết như một thể thống nhất với bộ phận còn lại của nhân loại trên nền tảng tự quyết và dân chủ mà Tạo hóa công bằng, bình đẳng ban tặng cho bất cứ dân tộc nào. Thế giới chưa thể quên bài học về chủ nghĩa phát xít Hitler, chính vì các quốc gia chỉ nghĩ lợi ích của riêng mình một thời gian dài không đồng lòng chung tay ngăn chặn chế độ phát xít độc tài, góp phần nuôi dưỡng chế độ độc tài ấy dẫn đến thảm họa khủng khiếp cho nhân loại. Vậy thì Việt Nam làm gì, tham gia gì trước bài toán mang tính sống còn không những đối với VN mà đối với nhân loại này? Câu trả lời rất đơn giản: Không có bất cứ con đường nào khác VN phải phát triển theo nguyên tắc ba không: “Không xung khắc người với người, không xung khắc thể chế với người, không xung khắc người với thiên nhiên”. Thế giới đã thay đổi VN phải thay đổi! Và sự thay đổi này là sự chuyển dịch tất yếu. Cái đích của sự chuyển dịch tất yếu ấy chính là sự bất dịch muôn đời: Lòng Người, lòng Đất Trời hòa làm một. Cốt lõi vấn đề ở đây đồng thời cũng là trục của sự chuyển dịch- thay đổi, đó là phải xây dựng một thể chế đồng thuận dân chủ, không thể khác! Sự cường thịnh của VN một láng giềng gắn bó nguồn cội về chủng tộc, về văn hóa với hàng trăm triệu người Bách Việt đang sống ở TQ sẽ góp phần không nhỏ tạo nên niềm tự hào và khát vọng nhân văn cội nguồn Bách Việt trở thành động lực thúc đẩy tiến trình dân chủ nhân văn và tinh thần độc lập tự quyết của cả nước Trung Hoa. Trong quá trình chuyển dịch này Nhân loại có thể sẽ chứng kiến sự trở lại một quốc gia đã từng rất huy hoàng làm nên nòng cốt của tộc Bách Việt đó là Văn Lang hoặc một phần của nó cách đây hơn 2000 năm là Nam Việt mà lãnh thổ bao gồm cả vùng Quảng Đông, Quảng Tây, Vân Nam, vươn ra cả đảo Hải Nam trước khi bị nhà Hán tàn bạo xâm chiếm. Một Nam Việt ấy sẽ tất yếu hợp nhất với Việt Nam theo lẽ “Thuận” thành một dải non sông nước Việt ngàn đời (tất nhiên bao gồm cả quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa) mà các tổ tiên Kinh Dương Vương, Lạc Long Quân cùng Mẹ Âu Cơ theo mệnh Trời đã tạo dựng nên. Một nước Việt với tư tưởng hòa hiếu lấy nền tảng là chữ “Thuận” sẽ là nơi hội tụ hòa bình, thịnh vượng bên nước của người Hán luôn mạnh mẽ nhưng đã vào khuôn khổ vốn có, khiêm nhường. Sẽ đến lúc tất cả người Việt ở bất cứ đâu từ bờ Nam sông Dương Tử, từ Trung Nguyên nơi sừng sững núi Thái Sơn hay 90 triệu người đang sinh sống trên dải đất hình chữ S hoặc hàng chục triệu người đang sống khắp nơi trên thế giới là con cháu của Bách Việt, Nam Việt, Việt Nam nhận thức ra cùng cội nguồn của mình. Đồng thời cũng nhận thức ra sứ mệnh phục hồi và phát triển nền văn minh Bách Việt góp phần xây dựng, kiến tạo lại nền văn minh ấy phát triển rực rỡ dâng góp cho nhân loại các giá trị của mình để mãi mãi là một phần máu thịt không thể tách rời của nhân loại. *** Một giấc mơ xa vời? Người Do Thái không nghĩ thế. Mất nước hơn 2000 năm, người Do Thái đã giành lại nước. Tại sao chúng ta lại không, thậm chí không dám một ước mơ? Người Do Thái suốt chiều dài đau thương của mình luôn truyền nhau ý nghĩ: Cái gì tới sẽ tới. Ai sẽ về nhà nấy. *** Gã luôn tin rằng Truyền thuyết Mẹ Âu Cơ đẻ ra Trăm trứng là minh chứng cho sự hình thành Trăm dân tộc anh em cùng cội nguồn Việt- Bách Việt. Lưu Trọng Văn (FB Lưu Trọng Văn)
  20. Tôi có một anh bạn người Pháp, tên thường gọi thân mật là Pie, vốn là một giảng viên chuyên ngành Toán học ứng dụng, nhưng lại ham mê tìm hiểu văn hóa và lịch sử Việt Nam. Niềm ham mê này có lẽ bắt nguồn từ sự khâm phục và mối thiện cảm với Việt Nam gắn liền với cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và chiến thắng Điện Biên Phủ của chúng ta, mà bố anh đã từng tham gia phản chiến. Từ khi nghỉ hưu, anh thường hay sang Việt Nam du lịch, và Sầm Sơn là một trong những địa điểm anh thích nhất. Những lần vợ chồng anh về Sầm Sơn thì bao giờ cũng có vợ chồng tôi đi cùng. Anh Pie rất thích trao đổi với tôi về những kết quả mà anh tìm hiểu được, qua những chuyến đi này, về văn hóa và lịch sử Việt Nam. Tôi nhớ có một lần gần đây, anh nói với tôi rất thân tình nhưng cũng rất thẳng thắn: Người Việt các cậu vốn có một Niềm Tin rất nhân văn, rất thánh thiện, rất cao đẹp, rất sâu sắc và mãnh liệt, nhưng bây giờ hình như Niềm Tin đó đã bị đánh cắp rồi thì phải?! Kể từ ngày nghe lời tâm sự ấy, tôi cứ luôn suy ngẫm, và ngày càng thấy nhận xét ấy của anh là rất đúng, dù anh chỉ là một người nước ngoài. Tuy rất buồn, nhưng tôi lại thầm cảm ơn anh đã thức tỉnh tôi, đã tiếp thêm cho tôi một niềm tin về cái điều trăn trở đó, mà tôi cũng đã từng thai nghén, từng tự vấn! Và cho đến bây giờ, khi tôi tiếp tục đi sâu thêm vào các nội dung cơ bản của chủ đề này, thì quả thật là gặp bế tắc. Tôi đã từng không thể trả lời ngay được các câu hỏi như: Dân Việt ta ngày nay biết tin vào Điều Gì đây? Biết tin vào Ai đây?Biết tìm lại niềm tin ở đâu đây? Biết noi theo ai để mà sống tử tế, sống cho ra sống đây?... Và, chả nhẽ dân Việt ta lại phải tiếp nhận, phải tiếp tục bị nhấn chìm trong một sự khủng hoảng tệ hại khác nữa: Khủng hoảng Niềm Tin? Vâng, đúng là thế đấy, các bạn hãy cùng tôi đi tìm sự lý giải rõ ràng cho các băn khoăn cơ bản và chính đáng nêu trên đi! Ai cũng đều hiểu, con người ta sống được thì ngoài việc ăn uống, hít thở,… để dung nạp nguồn năng lượng vật chất, thì còn luôn cần đến một nguồn năng lượng tinh thần nữa. Trong nguồn năng lượng tinh thần đó thì Niềm Tin bao giờ cũng là món ăn đầu vị, luôn có mặt trước hết và thường xuyên nhất trong các "thực đơn" hàng ngày. Không có hoặc không còn Niềm Tin thì con người sẽ chết thật, chết hoàn toàn, cả thể xác và tâm hồn! Nói rộng ra, một đất nước mà lâm vào khủng hoảng niềm tin thì hậu quả sẽ rất khủng khiếp và khó lường, vì sẽ mất đi chất keo cố kết cộng đồng, sẽ suy giảm nghiêm trọng mọi động lực phát triển, trước mắt sẽ gây ra rối loạn, trì trệ, nhưng nếu cứ kéo dài thì cộng đồng sẽ phân rã, thể chế sẽ sụp đổ, nhân dân sẽ lầm than, điêu đứng! Nhưng mối nguy hại của cái chết này, với từng người cũng như với cộng đồng, lại khó nhận ra ngay, vì nó là cái chết từ từ! Và do đó mọi người thường chủ quan, coi thường, không cảnh giác để sớm tìm cách phòng chống! Từ cổ chí kim, con người ta thường tìm Niềm Tin ở đâu nhỉ? Chắc chắn là, ngoài sự tự tin vào bản thân, thì phải tìm Niềm Tin ở trong Văn hóa truyền thống của dân tộc, đã được hình thành và tích tụ từ hàng ngàn năm đấu tranh dựng nước và giữ nước. Đó là những lời răn dạy của cha ông về Triết lý Sống, về Triết lý Phát triển quốc gia, về Đạo lý Làm Người, về các giá trị Chân - Thiện - Mỹ,... Nhưng sống động hơn cả là ở các tấm gương Sống và Làm việc của các Nhân cách lớn của đất nước, của các bậc Hiền tài của dân tộc, của tầng lớp tinh hoa của cộng đồng xã hội qua các thời kỳ thăng trầm của lịch sử. Người dân cứ hướng về đó là tìm thấy Niềm Tin để Nghe theo, Học theo, và Làm theo, để biết sống tử tế, sống cho ra sống, và qua thực tiễn trải nghiệm đó thì Niềm Tin càng sâu sắc hơn, bền vững hơn. Lịch sử dân tộc đã từng có nhiều thời kỳ như vậy, kể cả buổi ban đầu dưới chính thể mới do Cụ Hồ lãnh đạo, trong lịch sử Việt Nam cận - hiện đại. Và phải thừa nhận rằng, cái niềm tin khởi đầu này, tuy có nhiều điểm còn mơ hồ, đã đóng một vai trò quan trọng trong việc tạo ra động lực mạnh mẽ để kháng chiến chống Pháp thắng lợi. Người dân tin ở các mục tiêu kháng chiến và kiến quốc mà chính phủ của Cụ Hồ nêu ra. Người dân tin ở cái Tâm cái Đức của các đảng viên lớp trước, của các bậc chí sĩ tiền bối, của các quan chức chính phủ thuở khởi đầu, mà tiêu biểu là các bậc lão thành thứ thiệt, thể hiện trong nhiều việc làm ích nước lợi dân của họ. Người dân nghe theo họ và cùng làm theo họ để mang lại những kết quả thiết thực. Nhưng, từ sau ngày thống nhất đất nước 1975, và nhất là khi đất nước bước vào Đổi mới, nhiệm vụ phát triển và bảo vệ đất nước đã có những thay đổi cơ bản. Nhưng hình như nội hàm của Niềm Tin truyền thống vẫn chưa tìm được một sự bổ sung, điều chỉnh, nâng cấp phù hợp? Thực tiễn phát triển kinh tế - xã hội chưa trả lời đúng được hai câu hỏi cơ bản nhất chứa đựng trong Niềm Tin đó là Tin vào Điều gì, và Tin vào Ai? Những nét đẹp trong Niềm Tin truyền thống cứ mờ nhạt dần, cứ vơi dần, các nội hàm trong Niềm Tin ban đầu đó cứ mơ hồ thêm, khó hiểu thêm, và đến lúc này thì ai cũng giật mình, vì ngoảnh đi ngoảnh lại chả thấy cái niềm tin ấy đâu nữa rồi! Cái Niềm Tin mà dân Việt ta đã từng tôn thờ từ thuở ban đầu ấy, đã ra sức bảo vệ nó, đã trân trọng nâng niu nó,... thì bây giờ chỉ còn là một ảo ảnh xa vời, một thứ xa xỉ của cuộc sống hiện đại. Nội hàm của niềm tin đó đã bị nhiều lần đánh tráo, để đến hôm nay thì cái niềm tin ấy đã bị người ta đánh cắp nó gần như tất tật, đã tuột ra khỏi tay người dân chúng ta rồi! Trên thực tế, không còn đâu cái thiêng liêng, cao quý, cái giá trị vô địch của "Niềm Tin Việt Nam" đã từng một thời vang bóng, lẫy lừng! Xin các bạn hãy thẳng thắn tự trả lời các câu hỏi được nêu ra ở trên đi, xem có thể tạo ra được một bài Tập Làm Văn hay, đáng giá điểm 9 hoặc 10 không nào? Hay chỉ được một bài Tập Chép quá tồi, chỉ đáng điểm 0, vì toàn chứa đựng những điều sai trái, dối trá! Này nhé: Dân Việt ta bây giờ Tin vào Điều gì nào? Thể chế chính trị Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ư? Mục tiêu Giàu, Mạnh, Dân chủ, Công bằng, Văn minh ư?... Cái Thể Chế ấy làm gì có mà tin (ngay cả Tổng bí thư Trọng còn chưa biết đến bao giờ mới có kia mà), nó mới chỉ là cái áo khoác ngoài mới dựng, còn bên trong chưa có gì là xã hội chủ nghĩa cả, mà toàn là những thứ rác rưởi, vừa là của thể chế độc tài toàn trị mang danh cộng sản, vừa là của xã hội tư bản chủ nghĩa hoang dã hoặc thân hữu,...! Sau hơn 70 năm rồi mà chưa thấy bóng dáng của sự Dân Giàu, Nước Mạnh đâu cả? Đúng là rất, rất nhiều kẻ giàu lên thật, nhưng đó không phải là Dân, vì bộ phận nòng cốt nhất, đông đảo nhất trong Dân là công nhân và nông dân thì đang là tầng lớp nghèo khổ nhất, yếu thế nhất, bị bần cùng hóa và ngu dân hóa, rồi bị vô hiệu hóa vai trò, và bị đẩy xuống đáy tận cùng của xã hội! Còn Nước có Mạnh không thì chưa đánh giá ngay được, vì mới có sự đọ sức một phần, chưa đầy đủ và thật sự. Chỉ biết là Việt Nam vẫn thuộc tốp các nước nghèo, vẫn lạc hậu, chậm phát triển, và luôn bị xếp sau về nhiều mặt! Chỉ biết là Việt Nam ngày càng Hèn đi, yếu thế đi, luôn bị uy hiếp, đe dọa bởi kẻ bá quyền hàng xóm phía Bắc, bị bắt nạt nhiều lần, mà không dám ho he đáp lại một cách kiên quyết, dũng cảm, đàng hoàng, tự tin,... dẫn đến bị tổn thất nhiều thứ lợi ích dân tộc, cả vật chất lẫn tinh thần, cả kinh tế và chính trị! Sau hơn 70 năm rồi mà cái mục tiêu Cộng Hòa vẫn chỉ có mặt trên giấy, bởi vì Dân có được làm chủ thật sự đâu, thực tế thể chế này chỉ là một chế độ độc tài toàn trị, như là vẫn còn vua thời xưa, và còn tệ hơn cả thời có vua! Sau hơn 70 năm rồi mà Bất Công xã hội ngày càng nặng nề, thể hiện rõ nhất là sự phân cách Giàu - Nghèo ngày càng lớn và rất lớn, là cái sự độc quyền cai trị của Đảng Cộng sản Việt Nam, là sự lên ngôi của đồng Tiền và sự Đểu cáng,... rồi từ đó mà luôn đẻ ra hàng loạt các tệ nạn phi pháp luật, phi đạo lý, phản văn hóa,... có mặt trong mọi ngõ ngách của đời sống xã hội. Cái được gọi là Sự "Phát triển" của đất nước trên thực tế là chả đi theo định hướng chính thống nào cả, và hầu như là đang đi ngược dòng với xu hướng chung của thế giới văn minh, nên dân ta gọi đó chỉ là Ngụy lý phản phát triển. Càng "phát triển" thì càng tàn phá môi trường, càng cạn kiệt tài nguyên, càng "phát triển" thì càng lệ thuộc nước ngoài, càng nợ nần chồng chất, càng "phát triển" thì càng bất công xã hội, càng mất dân chủ và không tôn trọng nhân quyền,...! Như thế là dân Việt chúng ta đang thật sự bế tắc, thật sự đang lạc lối trong định hướng phát triển đất nước, không còn điều gì đáng gọi là chân lý mà tin cả! Xin lại tiếp nhé, dân Việt ta bây giờ Tin và Ai nào? Tầng lớp tinh hoa nhất thì Đảng đã tự nhận, tức là các đảng viên cộng sản Việt Nam, càng cấp cao thì càng tinh hoa! Nhưng thực tế bây giờ phải là ngược lại mới đúng. Hầu như đa số các đảng viên cộng sản Việt Nam đếu hư hỏng về nhiều mặt, nhất là về đạo đức và lối sống. Hầu như đã thành một "quy luật" của thể chế chính trị hiện nay là, trước khi vào Đảng thì tốt, nhưng khi đã thành đảng viên rồi thì sẽ trở nên hư hỏng rất nhanh! Đông đảo nhất và điển hình nhất trong các tội phạm tham nhũng là đảng viên chứ không ai khác, từ cấp cao nhất đến cấp xã phường, và họ "ăn" bất kể thứ gì! Cũng đông đảo nhất và điển hình nhất của các "trí tuệ" bậc cao lại là đồ dởm, có học vị mà đầu óc thì rỗng tuếch, vì mắc tội không chịu học mà chỉ giỏi mua bán bằng cấp,... Ngay cả những vị tiêu biểu cho trí tuệ uyên bác, sáng tạo nhất nước, thì cũng đều một giuộc "mọt sách", quen nếp tư duy bảo thủ, giáo điều, mù quáng với ý thức hệ cộng sản, lại bị cầm tù trong cái "lợi ích nhóm" bẩn thỉu, nên luôn có các sản phẩm trí tuệ sai lầm, làm hại nước hại dân,... và họ đều là các bậc đảng viên ưu tú, kể cả nhiều vị đang ngồi trên các ghế cao, và ghế cao chót vót. Đông đảo nhất và điển hình nhất của tội "sớm vác ô đi, tối vác về", năng suất phục vụ dân rất thấp, "hành dân là chính",... lại cũng là các công chức đảng viên. Tiêu biểu cho thái độ hèn nhất trước kẻ thù truyền kiếp, để không bảo vệ nổi lợi ích của dân, của nước,... lại cũng là đảng viên, trước hết là đảng viên cấp chiến lược!... Tiêu biểu cho lối sống hưởng lạc, lối sống xa dân, vô cảm trước nỗi khổ của dân, vô trách nhiệm trước nỗi lo và lợi ích của dân,... lại cũng là các đảng viên! (Ví dụ điển hình gần đây nhất là sự kiện Formosa và ô nhiễm môi trường biển miền Trung). Rõ ràng là ngày nay người dân Việt không thể tìm thấy tấm gương nào của đảng viên mà tin theo cả, dân không thể cứ suy nghĩ và hành động một cách ngu muội "đảng viên đi trước, làng nước bước theo" như một thời bị mê hoặc nữa rồi! Tin vào các đoàn thể xã hội trong hệ thống chính trị ư, tin vào các cơ quan dân cử mang tên Hội đồng nhân dân hoặc Quốc hội ư? Nhưng tất thảy đều hoặc là tay chân, hoặc là người được Đảng bố trí theo phương thức "Đảng cử dân bầu" để chỉ biết "gật", chỉ biết thừa hành mệnh lệnh của Đảng, chứ về thực chất đâu có phải là đại biểu của dân, đâu có quan tâm đến nguyện vọng và lợi quyền của dân! Hiện nay người dân Việt chúng ta tuy đông, nhưng vẫn như là đang đơn độc, đang bị cô lập, đang bị bơ vơ giữa ngã ba đường, không có hậu thuẫn, không có lực lượng mũi nhọn dẫn dắt, đưa đường, dân không biết dựa vào ai, không biết tin vào ai nữa! Như thế là, chỉ cần xét qua hai điều cơ bản "Tin vào điều gì đây, Tin vào ai đây?", thì quả đúng là dân Việt ta đang thật sự mơ hồ và bế tắc, đang thật sự đơn phương, bơ vơ, không biết đâu là chân lý mà tin, không biết dựa vào ai, không biết tin vào ai mà theo! Niềm Tin của dân Việt chúng ta đang mất dần, đã và đang bị đánh cắp, đã là một hiện thực đau đớn và phũ phàng! Nhưng, có lẽ cũng còn một cơ may có thể hóa giải cho dân ta về những khó khăn vừa nêu trên. Đó là, chúng ta còn cả một kho tàng văn hóa truyền thống của dân tộc, rất bản sắc, rất uyên thâm, trong đó chứa đựng các giá trị vô giá về triết lý Dựng Nước và Giữ Nước,... Đó là, trong thế giới toàn cầu hóa ngày nay, Liên Hiệp Quốc đã đưa ra một khuyến cáo rất có giá trị cho tất cả các quốc gia, là Triết lý Phát triển Bền Vững. Đó là, trong cộng đồng người Việt ta, cả trong và ngoài nước, còn có cả một lực lượng hùng hậu những người con ưu tú, đáng mặt tinh hoa của dân tộc, họ là các trí thức thứ thiệt, là các đảng viên tử tế, là các bậc lão thành,... Họ vừa có tâm huyết, vừa có trí tuệ vượt trội, có thực tiễn của cả Việt Nam và thế giới, họ có thể đảm trách nhiệm vụ dẫn dắt, định hướng cho nhân dân trong tiến trình phát triển. Họ rất xứng đáng để làm chỗ dựa cho dân, để dân có thể tin cậy, thế mà lâu nay họ thường bị vô hiệu hóa!... Vậy thì xin thẳng thắn hỏi: Giới chức lãnh đạo Việt Nam (Đảng) có chịu đón nhận và khai thác hiệu quả cơ may còn lại đó không, hay lại để cơ may đó vuột mất, bắt dân phải tiếp tục bị các vị đánh cắp Niềm Tin?... Và để làm được việc có ích này thì giới lãnh đạo (Đảng) phải tự sửa mình, tự đổi mới, trở lại làm người tử tế, rồi vươn lên vị trí tinh hoa của dân tộc, như đã tự nhận! Sau khi chúng ta vừa tự trả lời các câu hỏi trên, nếu suy ngẫm tiếp thì chắc là các bạn phải đặt thêm một câu hỏi lớn nữa, đó là: Dân Việt ta phải đòi lại Niềm Tin bị đánh cắp đó như thế nào? Có người đã lý giải như sau, các bạn thử tham khảo và trao đổi tiếp. Đánh cắp vốn bị coi là một hành vi bẩn, đê tiện, vì nó không dựa trên chính nghĩa, nên luôn phải thực hiện bằng các thủ đoạn lừa bịp đen tối. Mục đích của hành vi đánh cắp là lấy đi tài sản (vật chất hoặc tinh thần) của đối tác để gây khó khăn, tổn thất cho đối tác. Nhưng ở đây có hai điều khác với chuyện đánh cắp thông thường. Một là thủ phạm không cần giữ lại thứ đánh cắp được (Niềm Tin của dân) để biến thành sở hữu của mình, vì hai thứ niềm tin đó hoàn toàn khác biệt, mà chính là nhằm thay thế Niềm Tin sạch của dân bằng niềm tin bẩn của họ. Hai là, nạn nhân (người dân) không biết ngay là mình bị đánh cắp, mà dần dần mới nhận ra thì đã muộn, sau khi đã bị thủ phạm áp đặt phải theo niềm tin ngụy tạo, lừa đảo của họ. Và trên thực tế, đã có một bộ phận người dân phải chấp nhận (không tự giác) niềm tin giả dối đó! Từ đây, chúng ta cũng đã nhìn ra tương đối rõ về thủ phạm đánh cắp, chẳng ai khác ngoài giới lãnh đạo đương quyền, đầy tà tâm, nhằm mục đích xiết chặt hơn nữa ách cai trị độc tài của họ. Để đòi lại cho được Niềm Tin đã bị đánh cắp, và giữ gìn nó thật chắc cho khỏi bị tái đánh cắp, thì người dân Việt chúng ta phải biết đẩy mạnh hơn nữa cuộc đấu tranh đổi mới chính trị, dân chủ hóa thể chế chính trị. Chúng ta đấu tranh để giành lại cho được Niềm Tin trong sáng, khoa học và thánh thiện, bằng chính trí tuệ và đạo lý Việt Nam. Chúng ta làm việc này một cách ôn hòa, công khai, đàng hoàng, rất văn hóa, chứ không cần dùng thủ đoạn bẩn thỉu như thủ phạm đã làm. Trong cuộc đấu tranh gian khó này thì cộng đồng xã hội, cũng như mỗi người dân, phải biết khai thác tốt nhất những lợi thế và cơ may đã nêu ở trên, và phải biết giữ vững Niềm Tin của chính bản thân mình (Tự Tin). Tháng 7 năm 2016 Sắc Ly (Bauxitevn)
  21. Thành Lộc kể: Trong 1 đợt kỷ niệm cho sự kiện của 1 hội chuyên ngành về sân khấu, người ta muốn dựng lại 1 số vở kịch lừng danh của nhà hát sân khấu nhỏ 5B mà một thời tôi đã gắn bó tài nghệ mình nơi đó, chỉ là 1 đợt hoạt động mang tính sự kiện thôi nhưng trong đó có vở Lôi Vũ (tác giả Tào Ngu – Trung Quốc) mà tôi đã thành công nhiều với vai Chu Xung. Tôi từ chối tham gia ... Không thể viện lý do nghệ thuật khác với chính trị để chính mình tự làm tổn thương lòng tự trọng dân tộc của mình. Khi 2 quốc gia còn là bạn bè tôn trọng chủ quyền của nhau thì nghệ thuật còn làm thăng hoa nhau được, chứ ai lại có thể đi tôn vinh văn hoá của 1 quốc gia nó bắn giết dân ta, xâm phạm chủ quyền lãnh thổ của ta từng ngày từng giờ được. Ns Thành Lộc Gã nghĩ khác. Mặc dù với gã Thành Lộc luôn là nghệ sĩ sân khấu mà gã rất mến phục về tài năng xuất chúng , về nhân cách khẳng khái, trung thực hàng đầu cũng như tinh thần yêu nước mạnh mẽ, nhưng gã vẫn cho rằng Thành Lộc đã sai khi tẩy chay các giá trị văn hoá của Trung Quốc chỉ vì Trung Quốc xâm lấn Biển đảo của tổ quốc và bắn giết bà con ngư dân của ta. Trước năm 1945 nước nhà nổ ra một cuộc tranh luận về “nghệ thuật vị nghệ thuật” và “nghệ thuật vị nhân sinh”- tức nghệ thuật vị chính trị của hai nhóm nhà văn không cộng sản và cộng sản. Phái cộng sản do Hải Triều và Bùi Công Trừng đứng đầu đã không thuyết phục được phái không cộng sản do Hoài Thanh và Lưu Trọng Lư đứng đầu. Phái cộng sản cho rằng nghệ thuật phải phục vụ chính trị, đấu tranh giai cấp, đứng về người nghèo bị áp bức.Phái không cộng sản bảo vệ quan điểm của mình: Nghệ thuật là nghệ thuật khi nghệ thuật đồng nghĩa với cái đẹp và cái đẹp ấy cứu rỗi nhân loại. Nghệ thuật không chỉ đơn thuần là chính trị mà nghệ thuật đứng trên chính trị nếu nghệ thuật ấy đồng nghĩa với cái đẹp và chính trị ấy được hiểu một cách máy móc bảo thủ theo quan điểm giai cấp hẹp hòi. Nghệ thuật cũng không chỉ đơn thuần khác chính trị như một số người cao ngạo có tư tưởng tách rời cuộc sống, xã hội hiểu mà nghệ thuật chân chính cũng chính là chính trị nếu chính trị ấy đồng nghĩa với cái đẹp. Cái đẹp cứu rỗi nhân loại. Chúng ta thấy cái đẹp trong truyện Kiều, trong thơ Uyt Man, thơ Đỗ Phủ, Thôi Hiệu, Tagor, Exenhin, trong kịch Ham lét, trong kịch Romeo và Juliet của Sechxpia, trong kịch Lôi Vũ của Tào Ngu... Cái đẹp không biên giới và nó thực sự là di sản chung của nhân loại bất chấp mọi quốc gia có hận thù chém giết nhau nó vẫn vượt qua tất cả để làm sứ mệnh cứu rỗi của nó. Chính vì vậy những người lính ra trận chống thực dân Pháp trong chiến hào vẫn say sưa kể nhau nghe mối tình của thằng gù với cô nàng digan của Hugo. Chính vì vậy ngay khi hai miền Bắc Nam thù địch chĩa súng vào nhau, những học trò của Sài Gòn và miền Nam vẫn viết luận văn bình bài thơ Tiếng Thu của cha gã lúc ấy là một nhà thơ ở phía bên kia. Cái lớn là ở chỗ đó. Nghệ thuật là cái đẹp là ở chỗ đó. Chính trị là cái đẹp là ở chỗ đó. Lưu Trọng Văn (FB Lưu Trọng Văn)
  22. T/g André Menras – Hồ Cương Quyết Tôi thiển nghĩ rằng sau bước nhảy dài về phía trước này tiến tới Luật pháp vì Công bằng, mọi sự sẽ chẳng còn như cũ được nữa. Đây là một thất bại nặng nề về chính trị và ngoại giao đối với Bắc Kinh. Theo thói quen tuyên truyền ve vãn nhân dân và mang tính dân tộc chủ nghĩa cực đoan của chế độ (Cộng sản Trung Hoa), cú đòn này thật không thể coi nhẹ. Tuy nhiên, chính quyền Trung Hoa sẽ dùng cú đòn này để nuôi dưỡng tình cảm hận thù vì đã bị “đối xử bất công”, một trong những đòn bẩy tâm lý nhằm vào tăng trưởng và bành trướng, nhưng đồng thời, sẽ càng ngày càng có nhiều người sẽ tính toán khôn ngoan hơn về những giới hạn của “sức mạnh Trung Hoa” và mối đe dọa giáng trả về kinh tế của các chính quyền ngoại bang. Tính ngạo ngược về sức mạnh Trung Hoa đang lên cho rằng không gì cưỡng nổi đã được ăn một cú giáng đáng kể. Để phản ứng lại trọng tội này (của Tòa La Haye), và để khỏi mất mặt, Trung Quốc chắc chắn sẽ gia tăng mạnh mẽ các hành động khiêu khích ở vùng tranh chấp. Đứng trước sự chối bỏ chính thức (đường chín đoạn) này mà Trung Quốc coi như một sự lăng nhục, nước này thậm chí còn có thể tiến đến những vụ đụng độ tại vùng tranh chấp với Hải quân Hoa Kỳ, sẽ càng tăng thêm nhiều vụ đối xử tàn tệ hơn nữa với ngư dân miền Trung Việt Nam, những người mà tôi biết rõ là sẽ chẳng bao giờ chấp nhận việc gia tăng hiện diện quân sự và thiết lập vùng nhận diện hàng không (ADIZ) ở đây... Ta cũng có thể hình dung là, với sự trụ đỡ quốc tế to lớn này (phán quyết La Haye) và ánh sáng soi rọi từ đó, có thể có những ngư dân quá khích sẽ không chịu bó tay mà sẽ tự vũ trang để tự vệ chống lại những tàu dánh cá dổm của Trung Quốc, để bảo vệ sinh mạng mình khi lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam vẫn không chịu làm công việc đó. Quyết định của Tòa án quốc tế cũng bồi bổ thêm sức mạnh cho Nhật Bản, Australia, Ấn Độ trong những chiến lược hợp tác đã bắt đầu với Việt Nam. Tóm lại, gió biển không còn thổi theo hướng có lợi cho sức mạnh của đế chế Trung Hoa và Bắc Kinh sẽ phải mau chóng rút ra từ đó những kinh nghiệm nếu không muốn nếm thêm những hậu quả từ đó, kể cả những tác động trong nước trên bình diện kinh tế do tác động của phán quyết La Haye. Nhưng phán quyết La Haye mới chỉ là một bước tích cực tới những trận chiến sẽ bùng nổ rõ rệt khi các phe sẽ ngày càng hình thành rõ rệt hơn. Vẫn còn khó thấy rõ những tác động bên trong Việt Nam khi những người ủng hộ việc kiện Bắc Kinh, khi phe “thoát Trung” được củng cố thêm sức mạnh. Phe theo Bắc Kinh bảo thủ (ở Việt Nam) liệu có theo đường lối cứng rắn hơn và ngày càng cô lập, hay là họ sẽ khôn ngoan thử tìm cách tạo ra một bãi đáp an toàn cho tới nay thấy rõ là đã thỏa hiệp được khá nhiều trong quá trình cởi mở với những lời thú nhận tội lỗi có cân nhắc? Sự thắt chặt hợp tác quân sự, đặc biệt là về hải quân và không quân của quân đội Việt Nam với Hải quân Hoa Kỳ có thể gia tăng trong hành động thực tế (chưa có trên văn bản). Đó có thể là điều có lợi cho cả hai bên, nhất là cho Việt Nam. Nhưng, mặt khác, căn cứ theo những tuyên bố đầy mâu thuẫn và đáng lo ngại của nhóm Duterte mới cầm quyền ở Philippines, đặc biệt trong đề nghị cùng khai thác tài nguyên, Trung Quốc rất có khả năng nguy hại là nhờ mánh lới cụ thể đó mà đặt chân tại vùng đất “chủ quyền” mới bị Tòa La Haye dùng pháp lý nghiêm cấm nhận vơ. Hành động này của Trung Quốc như một thứ nhạo báng lại phán quyết của Tòa. Điều đó cũng chẳng khiến tôi ngạc nhiên chút gì khi Trung Quốc vung tay ném đô-la nhằm nuôi dưỡng sâu sắc thêm những bất đồng tiềm tàng cho tới nay vẫn được Manila và Hà Nội khéo léo né tránh... Washington sẽ làm gì khi đó? Liên Hiệp quốc sẽ làm gì với đề nghị của Pháp về việc thành lập hạm đội Đông Nam Á? Tóm lại, mọi chuyện sẽ xoay chuyển như ngọn sóng trên biển xoay từ trên xuống dưới rồi từ dưới lên trên. Nhưng một lần nữa, như bao giờ cũng vậy, chỉ những con người vô danh chúng ta, là những người sẽ chèo lái con tàu qua những cuộc đấu tranh sáng suốt và kiên trì. Người nào vị trí nấy. Không e sợ và không thỏa hiệp về những điều căn bản. Kinh nghiệm già đời của riêng tôi đối với những hy vọng “ngây thơ” mà cuối cùng đều thành hiện thực đẩy tôi tới tinh thần lạc quan. André Menras – Hồ Cương Quyết Phạm Toàn dịch Tác giả gửi BVN.(Bauxitevn) Tin Tức Hàng Ngày
  23. Tòa Trọng tài Thường trực tại Image copyrightAP Hôm 12/7/2016, Tòa Trọng Tài Thường Trực (Permanent Court of Arbitration "PCA") ở The Hague (Hà Lan) đã ra phán quyết về vụ kiện Biển Đông giữa Trung Quốc và Philippines. Tuyên bố của tòa là "không có cơ sở pháp lý" cho việc Trung Quốc đòi hỏi "quyền lịch sử" trên những tài nguyên tại các vùng biển nằm trong bản đồ "đường 9 đoạn" ở Biển Đông mà Thủ tướng Chu Ân Lai trong tuyên bố ngày 15/8/1951 đã chính thức đưa yêu sách đòi toàn bộ "chủ quyền" Biển Đông, gây tranh chấp với các nước Brunei, Đài Loan, Mã Lai, Philippines và Việt Nam. Trong phán quyết của mình, tòa PCA kết luận, "mặc dù các ngư dân và nhà hàng hải của Trung Quốc, cũng như của những nước khác, trong lịch sử đã từng sử dụng các "đảo" ở Biển Đông, nhưng không có bằng chứng nào cho thấy Trung Quốc trong lịch sử đã từng "độc quyền kiểm soát" các vùng biển và các nguồn tài nguyên tại đây." Xin nhắc lại rằng Philippines hôm 22/2/2013 đã đệ đơn kiện Trung Quốc, theo đó yêu cầu tòa PCA xác định rằng yêu sách chủ quyền về "đường 9 đoạn" của Bắc Kinh là vô hiệu và vi phạm Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (UNCLOS). Tuy nhiên, cũng cần nói rõ rằng mặc dù phán quyết của tòa PCA trong vụ kiện này có giá trị pháp lý đối với cả Trung Quốc lẫn Philippines vì hai nước đều là thành viên của UNCLOS nhưng đây không phải là phán quyết về "chủ quyền biển đảo", mà chỉ xác định là những "thực thể" nào trên biển có thể tạo ra chủ quyền lãnh thổ trên các vùng biển xung quanh theo luật quốc tế. Phản ứng của các bên liên quan và quốc tế Chủ tịch Tập Cận Bình, Trung Quốc, tuyên bố phán quyết này không ảnh hưởng gì tới Trung Quốc Tân Hoa Xã đưa tin, Chủ tịch Tập Cận Bình đã phát biểu trong cuộc gặp với Chủ tịch Hội đồng Châu Âu, Donald Tusk, và Chủ tịch Ủy ban Châu Âu, Jean-Claude Juncker, ở Bắc Kinh ngày 12/7 rằng "chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông không bị ảnh hưởng bởi phán quyết của tòa PCA." Thông cáo của Bộ Ngoại giao Trung Quốc cũng xác nhận, "quyền chủ quyền và quyền lãnh thổ" của nước này tại khu vực Biển Đông "không bị ảnh hưởng bởi phán quyết của tòa PCA". Trung Quốc phản đối và sẽ không bao giờ chấp nhận bất cứ khiếu nại hay hành động nào dựa trên phán quyết trên. "Chính phủ Trung Quốc nhắc lại rằng, liên quan đến vấn đề lãnh thổ và lãnh hải tranh chấp trên biển, Trung Quốc không chấp nhận bất cứ phán quyết hay giải pháp nào của bên thứ ba áp đặt với Trung Quốc", lập trường nhất quán của phía Trung Quốc về việc giải quyết tranh chấp trên Biển Đông dựa theo nguyên tắc "song phương", giữa các nước trực tiếp liên quan, trên cơ sở "tôn trọng luật pháp quốc tế". Và "Chính phủ Trung Quốc sẽ tiếp tục tuân thủ luật pháp quốc tế và các quy tắc cơ bản trong quan hệ quốc tế, được ghi trong Hiến chương Liên Hiệp Quốc, bao gồm các nguyên tắc tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ và giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, tiếp tục hợp tác với các quốc gia liên quan trực tiếp để giải quyết các tranh chấp có liên quan ở Biển Đông thông qua đàm phán và tham vấn, phù hợp với luật pháp quốc tế, nhằm duy trì hòa bình và ổn định trong khu vực". Về phía Hoa Kỳ, Bộ Ngoại giao Mỹ ra tuyên bố nói "phán quyết của tòa PCA là đóng góp quan trọng cho mục tiêu chung nhằm giải quyết tranh chấp Biển Đông bằng biện pháp hòa bình". Mặc dù "Hoa Kỳ vẫn còn đang nghiên cứu về phán quyết này và hiện giờ chưa có bình luận gì về các giá trị của vụ kiện" nhưng Phát ngôn nhân Bộ ngoại giao Mỹ, John Kirby, nói rằng "phán quyết có tính ràng buộc pháp lý với cả hai phía và, Mỹ hy vọng Trung Quốc và Philippines tuân thủ các nghĩa vụ của mình." Thông cáo cho biết thêm, Hoa Kỳ "khuyến khích các bên tuyên bố chủ quyền làm rõ yêu sách trên biển của họ phù hợp với luật pháp quốc tế – như được phản ánh trong Công ước Luật Biển – và làm việc với nhau để quản lý và giải quyết tranh chấp của họ. Những bước đi như vậy có thể cung cấp cơ sở cho các cuộc thảo luận nhằm thu hẹp phạm vi địa lý của các tranh chấp hàng hải của họ, thiết lập các tiêu chuẩn về hành xử trong các khu vực tranh chấp, và cuối cùng là giải quyết tranh chấp tiềm ẩn của họ mà không có sự ép buộc hoặc sử dụng hoặc đe dọa vũ lực." Trong khi đó, Ngoại trưởng Philippines, Perfecto Yasay, ra tuyên bố chỉ vài phút sau khi tòa PCA ra phán quyết rằng "Philippines hoan nghênh phán quyết này" nhưng không quên giải thích rằng "các chuyên gia của họ còn đang phân tích về phán quyết của tòa PCA" và nêu lên sự quan ngại về việc thi hành “một cách miễn cưỡng và có kiềm chế” phán quyết được cho là “quyết định mang tính lịch sử”. Ông Yasay "kêu gọi các bên kiềm chế và tỉnh táo", và khẳng định Philippines cam kết sẽ tuân thủ luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước Quốc tế về Luật Biển (UNCLOS). Philippines tuyên bố hoan nghênh phát quyết của Tòa Trọng tài Thường trực Dường như Chính phủ Philippines đương nhiệm không muốn làm lớn chuyện và cũng không muốn ăn mừng cho "thắng lợi" này! Tân tổng thống Duterte đã tỏ ra thận trọng và ra chỉ dấu cho thấy ông "sẵn sàng hòa giải" để đổi lại thu hút đầu tư Trung Quốc. Đài Loan cũng lên tiếng rằng phán quyết này đã "làm thiệt hại nghiêm trọng quyền lợi của họ." "Chúng tôi xin long trọng tuyên bố rằng chúng tôi chắc chắn sẽ không chấp nhận phán quyết này", Bộ Ngoại giao Đài Loan loan báo. Một diễn biến khác cũng đáng chú ý, đó là trong lúc Ngoại trưởng Nhật, Fumio Kishida, ra tuyên bố cho rằng phán quyết của tòa PCA là phán quyết cuối cùng và mang tính ràng buộc pháp lý, theo đó các bên liên quan phải tuân thủ phán quyết này, thì Bộ Ngoại giao Ấn cho biết nước này đang nghiên cứu vấn đề này một cách cẩn thận! Việt Nam, cũng như Philippines, hoan nghênh phán quyết của tòa PCA và cho biết Việt Nam sẽ có tuyên bố về nội dung phán quyết. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam, Lê Hải Bình, cho biết "Việt Nam một lần nữa khẳng định lập trường nhất quán của mình về vụ kiện này như đã được thể hiện đầy đủ trong Tuyên bố ngày 5/12/2014 của Bộ Ngoại giao Việt Nam gửi Tòa PCA... Việt Nam ủng hộ mạnh mẽ việc giải quyết các tranh chấp ở Biển Đông bằng các biện pháp hòa bình... “Việt Nam tiếp tục khẳng định chủ quyền của mình đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, chủ quyền đối với nội thủy và lãnh hải, quyền chủ quyền và quyền tài phán đối với vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam được xác định phù hợp với Công ước của Liên Hiệp Quốc về Luật Biển năm 1982, cũng như tất cả các quyền và lợi ích pháp lý của Việt Nam liên quan đến các cấu trúc địa lý thuộc hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa". Cơ sở pháp lý và giải pháp chính trị Trung Quốc diễn tập quân sự sử dụng đạn thật ở Biển Đông ngay trước khi Tòa Trọng tài ra phán quyết một vài ngày Phán quyết của tòa PCA có hai điều quan trọng: thứ nhất, tòa bác bỏ yêu sách "chủ quyền về đường 9 đoạn trên Biển Đông" của Trung Quốc dựa theo "quyền lịch sử" và thứ hai, tòa xem xét "tư cách pháp lý" đối với những thực thể như "bãi đá ngầm, bãi đá và đảo" trong vùng biển nói trên. Tòa kết luận rằng không một "thực thể" nào do Trung Quốc tuyên bố chủ quyền có đủ điều kiện xác lập "vùng đặc quyền kinh tế" theo Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển 1982. Và theo quan điểm của tòa, những "thực thể" này phải được xem xét, đánh giá dựa trên "nguyên trạng tự nhiên" bằng "những chứng cứ lịch sử", chứ không phải dựa trên "hiện trạng". Rõ ràng với phán quyết này, "Biển Đông" sẽ trở lại nguyên trạng như trước ngày Philippines kiện Trung Quốc ra tòa năm 2013. Vấn đề "chủ quyền" Biển Đông không thể giải quyết bằng pháp lý vì đây là vấn đề chính trị nên chỉ có thể giải quyết bằng chính trị. Trung Quốc đã tuyên bố không nhìn nhận phán quyết và phủ nhận quyền tài phán của tòa PCA. Trong lịch sử cũng chưa có một quốc gia nào trong năm nước thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an LHQ chấp nhận một phán quyết tương tự của tòa PCA thì việc Trung Quốc không tuân thủ không phải là chuyện lạ. Hơn thế nữa, Mỹ cũng không phải là thành viên của UNCLOS. Chúng ta cũng biết rằng việc tôn trọng và thực thi luật pháp quốc tế phụ thuộc vào thiện chí cũng như những tính toán của từng quốc gia một. Người dân Philippines biểu tình trước tòa lãnh sự của Trung Quốc trước khi phán quyết của Tòa Trọng tài được công bố Liệu Trung Quốc có tuân thủ phán quyết này không, tùy thuộc vào rất nhiều yếu tố nhưng cái chính vẫn là tương quan quyền lực và cán cân quyền lợi. Trung Quốc vẫn phải tính thiệt hơn khi ra quyết định cuối cùng. Theo tinh thần đó, bất cứ một quyết định nào liên quan đến khu vực Á Châu-Thái Bình Dương cũng không thể loại bỏ Trung Quốc, nếu như không muốn thất bại. Với phán quyết này của tòa PCA, Trung Quốc đã gần như mất trắng Biển Đông. Cho dù đây có là một tính toán sai lầm của Trung Quốc đi chăng nữa thì thời điểm này vẫn còn có cơ hội trước khi quá muộn. Một giải pháp đôi bên cùng có lợi vẫn còn kịp để giúp Trung Quốc và các bên liên quan thoát cảnh "đối đầu" thậm chí "phiêu lưu quân sự" vì chắc chắn rằng Trung Quốc sẽ không bao giờ đơn phương từ bỏ chủ quyền trên Biển Đông cho dù họ thật sự không muốn chiến tranh. Và vì tòa PCA cũng không ra phán quyết về vấn đề chủ quyền của Biển Đông nên đây là cơ hội để các bên có tranh chấp tại Biển Đông "tạm gác lại hoặc từ bỏ hẳn" vấn đề chủ quyền và tuyên bố đặt toàn bộ vùng đang có tranh chấp dưới quyền tài phán của Liên Hiệp Quốc, từ đó thảo luận và đi đến thành lập một ủy ban quốc tế quản trị sự hợp tác và phát triển chung khu vực tranh chấp. Điều này cũng phù hợp với thông cáo của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ hôm 12/7/2016 rằng Mỹ "khuyến khích các bên tuyên bố chủ quyền làm rõ yêu sách trên biển của họ phù hợp với luật pháp quốc tế... và làm việc với nhau để quản lý và giải quyết tranh chấp của họ." Như đã trình bày, đây chỉ là một biện pháp tạm thời, vì thế, vấn đề chủ quyền nên được đặt sang một bên trong việc chấp nhận một "modus vivendi", tức là một "thoả thuận của những điểm bất đồng", đặc biệt là liên quan đến tranh chấp chủ quyền của quần đảo Trường Sa, vì tính đa phương của nó. Bản chất của sự tranh chấp đặc biệt này sẽ buộc tất cả các quốc gia có yêu sách cùng nhau làm việc, hướng tới việc tìm kiếm một giải pháp khả dĩ chấp nhận được cho tất cả. Bản đồ với 'đường chín đoạn' của Trung Quốc đưa ra khẳng định chủ quyền tại Biển Đông Cuối cùng, một hợp tác để khai thác chung các nguồn tài nguyên ở Trường Sa có thể sẽ không được chấp nhận bởi tất cả các nước có liên quan. Tuy nhiên, nó sẽ là một bước tiến vững chắc để làm giảm bớt căng thẳng trong khu vực. Hoa Kỳ có thể không dám nói Trung Quốc phải làm gì, nhưng Hoa Kỳ có thể thuyết phục các đối tác, đồng minh của họ có can dự vào các tranh chấp chủ quyền Biển Đông để xem xét một chương trình hợp tác phát triển dưới sự giám sát quốc tế. Luật pháp quốc tế chưa chắc đảm bảo hoà bình, ngay cả trong ngắn hạn, nhưng một giải pháp đa phương qua hình thức của một hợp tác phát triển và thăm dò tài nguyên chung dưới sự bảo trợ của Liên Hiệp Quốc, mặc dù có khó khăn để thực hiện, là một giải pháp hoàn toàn khả thi. Đối với những quốc gia liên quan không muốn tham gia, Mỹ nên nói rõ với họ rằng đây không phải là một giải pháp lâu dài nhưng là một biện pháp tạm thời để ngăn chặn, hoặc ít nhất là giảm, khả năng đối đầu thù địch, vì hòa bình, an ninh và thịnh vượng chung cho khu vực. Tóm lại, vấn đề Biển Đông không phải là vấn đề của khu vực mà là vấn đề của thế giới. Mà đã là vấn đề của thế giới nên để cho thế giới giải quyết. Xin nhắc lại quan điểm của Ngoại trưởng Hoa Kỳ Hillary Clinton, đưa ra tại Hà Nội hồi tháng 7 năm 2010 rằng, Hoa Kỳ không đứng về phía bên nào trong tranh chấp này, mà Hoa Kỳ chỉ đóng vai trò giúp đỡ các nước tranh chấp đi đến đàm phán và sử dụng một cơ chế quốc tế để giải quyết vấn đề này. Luật sư Vũ Đức Khanh Gửi riêng cho BBCVietnamese.com từ Canada Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả, luật sư Vũ Đức Khanh từ Canada. (BBC)
  24. Năm 2013, Benigno Aquino III được Time xếp vào danh sách 100 nhân vật có sức ảnh hưởng nhất thế giới Phán quyết Tòa trọng tài thường trực (The Hague) ngày 12-7-2016 nghiêng về Philippines là di sản của cựu Tổng thống Benigno Aquino III. Quan hệ kinh tế khá lệ thuộc, từng là đối tác quốc phòng với Trung Quốc, chưa kể tình trạng đất nước nghèo và quân đội yếu… vẫn không là những biện bạch mà Aquino nêu ra để lẩn tránh va chạm với một sức mạnh hung hăng luôn muốn đè bẹp mình. Cần nhắc lại, Đại sứ Trung Quốc Lưu Kiến Siêu là viên chức ngoại giao nước ngoài thứ hai, sau Đại sứ Mỹ Harry Thomas Jr, là người mà Aquino tiếp tại tư dinh ngay sau khi kết quả bầu cử tổng thống cho thấy ông chiến thắng. Quan hệ Trung Quốc-Philippines thời Gloria Macapagal Arroyo phát triển tốt và Aquino không có lý do để làm nó xấu đi. Chọc giận một gã khổng lồ có những biểu hiện côn đồ trong chính sách ngoại giao là điều càng không nên. Năm 2011, Aquino kinh lý Bắc Kinh theo lời mời Tập Cận Bình. Tay bắt mặt mừng, bang giao hữu hảo. Quan hệ hai nước nồng ấm đến mức Philippines có thể được xem là đồng minh, hay chí ít cũng là đối tác đáng tin cậy của Trung Quốc tại khu vực. Cho nên, tháng 4-2012, khi tàu chiến Trung Quốc đụng độ tàu chiến Philippines tại bãi đá cạn Panatag (Scarborough), Malacañang (Dinh tổng thống) gần như hoàn toàn bất ngờ. Họ không biết nên phản ứng thế nào. Chuyện xảy ra khi một tàu chiến Philippines vây đuổi một số tàu đánh cá Trung Quốc quanh bãi cạn Scarborough thì tàu hải giám Trung Quốc lao đến chặn lại rồi tuyên bố Scarborough thuộc chủ quyền họ. Đây là lần đầu tiên kể từ 1995 mà Trung Quốc tỏ rõ công khai chiếm hữu Scarborough. Khủng hoảng leo thang. Aquino bế tắc. Ba tháng sau, tháng 7-2012, Malacañang triệu tập họp khẩn, với sự tham dự của hai cựu tổng thống Fidel Ramos và Joseph Estrada, các nghị sĩ và thành viên nội các. Họ biểu quyết đề xuất đưa vấn đề lên ASEAN. Trong khi đó, Bắc Kinh cương quyết không quốc tế hóa vụ việc và yêu cầu vấn đề tranh chấp phải được giải quyết song phương. Họ cũng nói rõ: không được lôi Mỹ vào! Có tên quốc tế là Scarborough (đặt theo tên chiếc tàu yểu mệnh của hãng Đông Ấn bị chìm tại đó năm 1784), bãi cạn 150 km2 này, nằm ở tọa độ 15°11′ Bắc 117°46′ Đông, được Philippines gọi là Panatag và Trung Quốc gọi là đảo Hoàng Nham. Trong khi cách tỉnh Zambales của Philippines 229 km (nằm trong vùng đặc quyền kinh tế Philippines như qui định trong Công ước LHQ về Luật Biển-UNCLOS), Scarborough cách đảo Hải Nam của Trung Quốc đến hơn 1.000 km. Philippines dẫn chứng cứ liệu lịch sử, cho thấy, Scarborough từng có mặt trong bản đồ Carta Hydrographical y Chorographics De Las Yslas Filipinas (Thủy văn địa chí bản đồ về các hòn đảo Philippines). Ấn hành năm 1734, tấm bản đồ này của nhà truyền giáo Tây Ban Nha, Cha Pedro Murillo Velarde, đã công nhận Scarborough là một phần của tỉnh Zambales. Tiếp đó, trong cuộc khảo sát năm 1808, Alejandro Malaspina (nhà quý tộc Ý phục vụ cho hải quân Tây Ban Nha) cũng thừa nhận tương tự. Phần mình, với lý lẽ giống như quan điểm quanh vấn đề Trường Sa-Hoàng Sa, Bắc Kinh cũng nói cùn rằng Scarborough là của mình. Họ nói rằng dân họ là những người đầu tiên phát hiện Scarborough khi thực hiện cuộc khảo sát đo đạc và vẽ bản đồ biển Đông thời nhà Nguyên (1271-1368) rồi tiếp tục vẽ đo lần nữa vào năm 1279 bởi nhà thiên văn học Quách Thủ Kính... Sau nhiều tháng khẩu chiến, Malacañang nhận thấy điều khiến Trung Quốc sợ nhất là quốc tế hóa vấn đề. Aquino quyết định đánh vào nỗi sợ đó. Ông đưa Trung Quốc ra tòa! Ngày 21-1-2013 Philippines bắt đầu tiến trình khởi kiện Trung Quốc, dựa theo Phụ lục VII của UNCLOS. Ngày 30-4-2014, Manila đấm một cú ngoạn mục vào mặt gã khổng lồ: họ đệ trình bộ hồ sơ 4.000 trang lên Tòa trọng tài thường trực (PCA). Trong cuộc họp báo về sự kiện này, Ngoại trưởng Albert del Rosario nói: “Đây là vấn đề bảo vệ chính đáng những gì thuộc về chúng ta. Đây là vấn đề bảo đảm tương lai thế hệ con cháu chúng ta. Đây là vấn đề bảo đảm quyền tự do hàng hải cho tất cả các nước. Đây là vấn đề giúp mang lại sự ổn định hòa bình và an ninh khu vực. Và cuối cùng, đây là vấn đề không chỉ tìm kiếm bất kỳ nghị quyết nào mà là một giải pháp công bằng và bền lâu dựa trên luật quốc tế”. Bộ hồ sợ gồm 10 tập. Volume I (270 trang) phân tích về luật, các chứng cứ liên quan tranh chấp, và đặc biệt phân tích yếu tố pháp lý cho thấy PCA hoàn toàn đủ thẩm quyền để thụ lý và phán xét. Đây là điều cần phải nhấn mạnh, nếu không, vụ kiện sẽ không có giá trị. Volume II đến X (tổng cộng hơn 3.700 trang) chứa những chứng cứ và bản đồ ủng hộ lập luận chủ quyền của Manila… Không phải tất cả ý kiến trong nước đều ủng hộ Tổng thống Aquino. Bắt đầu có những chuyên gia phân tích rằng Aquino đã liều lĩnh đưa quốc gia đến bờ vực rủi ro, không chỉ kinh tế mà còn quân sự. Những so sánh quân sự hai bên bắt đầu được nêu ra. Ngân sách quốc phòng Philippines không bằng 2% Trung Quốc. Dự trữ quốc gia 3.000 tỷ USD có thể giúp Trung Quốc đánh Philippines tơi tả mà không mảy may thiệt hại kinh tế. Không quân Trung Quốc có 315.000 người, Philippines chỉ có 15.000. Hải quân Trung Quốc có 255.000, Phi chỉ có 24.000 người. Trung Quốc có 2.910 máy bay quân sự trong khi Phi có vỏn vẹn 56. Trung Quốc có 19 khu trục hạm trong khi Phi không có chiếc nào. Trung Quốc có 4.500 tên lửa chiến thuật trong khi Phi không có một. Đừng kích động chiến tranh và châm ngòi cho chiến tranh. Nhiều ý kiến lên tiếng… Tuy nhiên, như đã thấy, Manila không run sợ. Philippines không có sức mạnh quân sự. Họ chỉ có sức mạnh tinh thần dân tộc. Vũ khí của họ là pháp lý. Lý lẽ tranh luận chủ quyền phải được xây dựng trên nền tảng pháp lý và chỉ có thể dựa vào pháp lý để bảo vệ chủ quyền. Cách đối đầu với một kẻ ngông cuồng không biết lý lẽ là dạy cho hắn hiểu lý lẽ là gì. Một quốc gia to lớn không có “nhân phẩm” cần phải được giáo dục về giá trị nhân phẩm quốc gia. Bằng ý chí và quyết đoán, Aquino hiểu rằng, một quốc gia yếu khác với một quốc gia nhược. Một quốc gia yếu luôn cần một bộ máy lãnh đạo mạnh, có đủ dũng khí để đương đầu thế lực ngoại xâm, bằng bất kỳ phương tiện và cách thức gì, bất chấp nó hung hăn thế nào, và đặc biệt, luôn có đủ tự trọng để không hổ thẹn với người dân. Trong số hàng triệu người dân Philippines đang vui mừng hôm nay trước phán quyết PCA, chắc chắn có không ít người nhớ đến Aquino. Trong số người dân nhiều quốc gia châu Á đang theo dõi sự kiện này, hẳn có không ít người nghĩ rằng các nước nhỏ châu Á khác đang cần có những lãnh đạo như Aquino. Mặc cảm tự tròng vào cổ cái gọi là “lời nguyền địa lý”, cùng những viện dẫn tự ti về yếu kém quân sự, chẳng gì hơn là lớp tráng phủ ngụy biện được dùng để che một sự thuần phục cúi đầu. Mạnh Kim (FB Mạnh Kim)
  25. Tòa La Hague đã bác bỏ đường lưỡi bò của Trung Quốc. Ảnh: internet Phán quyết lịch sử của Toà trọng tài thường trực (PCA) về đường chín đoạn và một loạt các vấn đề liên quan đến cách diễn giải công ước quốc tế về biển đông đã mở ra một giai đoạn lịch sử mới đối với vùng biển đông đúc chật hẹp và đầy rẫy tranh chấp này. Phán quyết 12/07 được công bố tại Lahay đã chấm dứt nhiều thập kỷ thiếu vắng ràng buộc pháp lý tại biển đông. Dù tất cả các nước đưa ra các yêu sách chủ quyền trong vùng biển này đều là thành viên của Công ước quốc tế về luật biển – UNCLOS 1982, nhưng việc diễn giải và áp dụng công ước này lại được thực hiện một cách hết sức tuỳ tiện bởi Trung Quốc, nước mạnh nhất và hung hăng nhất trong các hành động đơn phương trên biển. Trung Quốc đã phản đối dữ dội phán quyết này, một điều hoàn toàn hợp logic khi hầu hết các đòi hỏi quan trọng nhất của họ đã bị phán quyết của toàn PCA bác bỏ. Họ đã tốn vài năm trời cố tình tìm cách bác bỏ vai trò của phiên toà và hậu quả pháp lý của nó nhưng thất bại. Điều này đặt Trung Quốc trước một tình huống cực kỳ bất lợi: Bất cứ động thái leo thang nào của họ nhằm vi phạm phán quyết và gia tăng căng thẳng ở Biển Đông đều sẽ là trái với luật pháp quốc tế. Đây là thất bại nặng nề không phải chỉ về mặt ngoại giao, mà nó còn để lại những hậu quả hết sức lâu dài đối với chiến lược bành trướng xuyên suốt nhiều thập kỷ của Trung Quốc. Phán quyết pháp lý quan trọng nhất và có tác động lớn nhất đối với biển đông của PCA là việc bác bỏ hoàn toàn đường lưỡi bò – Vốn là một tuyên bố chủ quyền phi lý và hoang đường nhất trong các tranh chấp biển hiện hữu trên thế giới. Điều này củng cố những chứng lý quan trọng nhất để đàm phán ranh giới biển giữa các nước có tham gia tranh chấp như Vietnam, Philipin, Indonesia, Malaysia, Bruney trước các đòi hỏi của Trung Quốc. Nó cũng mở đường cho các cường quốc bên ngoài dễ dàng can thiệp vào khu vực khi phán quyết mở ra những ranh giới rất rõ về các vùng biển lưu thông tự do. Tuy nhiên, chính phán quyết thứ hai về các đảo và bãi đá tại Trường Sa mới là phần bổ sung quan trọng nhất để giải quyết các tranh chấp trong phiên toà lịch sử này: PCA tuyên bố xét cả về hoàn cảnh lịch sử lẫn điều kiện tự nhiên, các đảo và đá tại Trường Sa đều thiếu vắng sự hiện diện thường xuyên, liên tục của đời sống kinh tế dân sự thông thường. Việc hiện diện của các lực lượng công vụ của các quốc gia tranh chấp trên các hòn đảo tại đây không phải là căn cứ và không tạo cơ sở cho sự hiện diện kinh tế đơn thuần. Do đó, các đảo này không tạo ra yêu sách về lãnh hải và vùng đặc quyền kinh tế. Đây là một nội dung hết sức quan trọng của phán quyết. Nó tạo cơ sở cho việc đàm phán chồng lấn vùng đặc quyền kinh tế của tất cả các quốc gia đang có tranh chấp ở Trường Sa. Quyền chiếm hữu các đảo và đá của mỗi nước có thể tiếp tục duy trì, nhưng quyền về vùng đặc quyền kinh tế thì không còn phụ thuộc vào chúng nữa. Đây là lối thoát cho tất cả các nước trong hoà bình. Với riêng Việt Nam, nội dung phán quyết thứ hai này cũng mở ra cơ hội cho việc giải quyết các tranh chấp tại quần đảo Hoàng Sa. Một số đảo tại Hoàng Sa có kích thước lớn (Ví dụ Phú Lâm) và đã được Trung Quốc củng cố và tôn tạo nhiều thập niên sau khi chiếm đóng sau cuộc chạm súng khốc liệt với hải quân Việt Nam Cộng Hoà. Cho đến nay, với các phương tiện chiến tranh TQ đưa ra Hoàng Sa, gồm chiến đấu cơ, các hệ thống phòng không và tên lửa đối hải, cộng với lực lượng hải quân khiến việc tiếp cận của Việt Nam với Hoàng Sa hầu như vô vọng. Cùng với đường lưỡi bò, Trung Quốc dựa vào các yêu sách pháp lý đối với vùng đặc quyền kinh tế của các đảo tạo Hoàng Sa để đòi hỏi rất sâu vào vùng lãnh hải và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Ngay từ lúc này, Việt Nam cần nghiên cứu rất kỹ phán quyết 12/07 của PCA và cân nhắc một vụ kiện tương tự với tình trạng các đảo tại Hoàng Sa. Nếu vô hiệu hoá được quyền yêu sách lãnh hải của các đảo này thì dù Trung Quốc có tiếp tục duy trì quyền chiếm đóng Hoàng Sa, nhưng Việt Nam sẽ cải thiện được tình trạng tranh chấp chênh vênh ở vùng biển miền Bắc và miền Trung Việt Nam. Trung Quốc là nước chịu nhiều bất lợi nhất sau phán quyết này. Điều đó khá dễ hiểu vì họ là nước đưa ra những đòi hỏi chủ quyền phi lý nhất, nó hầu như chỉ dựa trên sức mạnh và sự ngang ngược chứ không dựa trên bất cứ một căn cứ phù hợp đạo lý nào. Phán quyết của PCA có lẽ sẽ không làm giảm sự hung hăng của Trung Quốc trong ngắn hạn, thậm chí trung hạn, nhưng nó đánh dấu sự thất bại chiến lược của Trung Quốc và nước này sớm muộn sẽ phải tái định hình lại chính sách của mình. Mỹ và phương tây sẽ có những bước tiến dài trên biển đông vì hành lang pháp lý giờ đây đã rõ ràng hơn cho các hoạt động của họ. Người ta nói nhiều đến các động thái cực đoan của Trung Quốc, như việc gọi tái ngũ lực lượng hải quân, hoặc các tuyên bố bác bỏ lớn lối của Trung Quốc đối với phán quyết, nhưng đó chỉ có thể là những động thái hình thức bên ngoài. Thất bại của họ mang tính chiến lược. Và bài học nước Nga tại Crimea cho thấy phát động một cuộc chiến xâm lăng thì dễ, thậm chí là đạt được quyền chiếm hữu cũng không phải quá khó khăn với các cường quốc, nhưng rút chân ra khỏi nó và khắc phục các hậu quả lâu dài là điều không hề dễ dàng. Nhất là trên biển đông, có nhiều nước tham gia và không thiếu gì quốc gia cứng cổ. Ngày 12/07/2016 là một ngày lành ở biển đông. Đó cũng là một ngày lành với riêng anh Lãng. Lãng (FB Lãng)

×
×
  • Create New...