Jump to content

Search the Community

Showing results for tags 'bình luận - quan điểm'.

  • Search By Tags

    Type tags separated by commas.
  • Search By Author

Content Type


Forums

  • Tin Tức Thời Sự
    • Thời Sự Việt Nam
    • Tin Quốc Tế
    • Tin Cộng Đồng Người Việt Hải Ngoại
    • Bình Luận Thời Sự
    • Khoa Học & Kỹ Thuật - Môi Trường
    • Kinh Tế
    • Biển Đông
    • Thể Thao
    • Thế Giới Động Vật
  • Đời Sống Xã Hội & Tâm Linh
    • Sức Khỏe
    • Tìm Hiểu Tôn Giáo
    • Tử Vi & Phong Thủy
    • Quê Hương Ký Sự
    • Tâm Linh
    • Xã Hội
  • Văn Hóa & Nghệ Thuật
    • Phụ Nử
    • Lịch Sử
    • lời hay ý đẹp
    • Văn Hóa & Nghệ Thuật
    • Online Study
    • Truyện ngắn Audio
  • Vườn Thơ
    • Thơ Sáng Tác
    • Thơ Đấu Tranh
    • Thơ Sưu Tầm
  • Âm Nhạc
    • Thông Tin Âm Nhạc
    • Nhạc Online
    • Cải Lương - Tân Cổ
    • Quán Khuya
  • Giải Trí
    • Thư Giãn
  • Phim & Nhạc
    • Phim Online
    • Thông Tin Điện Ảnh
    • Đời Nghệ Sỹ
  • Thông Báo
    • Cập nhật lượng khách truy cập

Categories

  • Videos
    • Âm Nhạc
    • Film online
    • Thễ Thao
    • Thế Giới Động Vật
    • Thảm Họa Hàng Không
    • Kinh Tế
    • Khoa Học
  • Tin Tức
    • RFA
    • Thời Sự Việt Nam
    • Thế Giới
    • Người Việt Hải Ngoại
    • RFI
    • Thời Sự Hoa Kỳ
    • Khung Trời Mới
    • ĐKN
    • NTD
    • The Saigon Post
    • Nửa Vòng Trái Đất TV
    • Culture Chanel
    • Chuyễn Động Toàn Cầu
    • VIETV NETWORK
    • Tự Lực Bookstore
    • Thế Giới Tiêu Điểm
    • LITTLE SAIGON NEWS
    • VietCatholicNews
    • English News
  • Bình Luận - Thời Sự
    • Sài Gòn TV Bên Kia Màn Khói
    • OfficialVietFaceTV
    • Đọc Báo Vẹm
    • Người Việt TV
    • VOA
    • Truyền Hình Calitoday
    • Biển Đông
    • PhoBolsaTV
    • SBTN
    • BBC Tiếng Việt
    • Saigon TV 57.5
    • Việt Thảo tonight
    • Kinh Tế Gia Nguyễn Xuân Nghĩa
    • TV Tuần-san
    • 2VNR
    • Mẹ Nấm
    • Tiếng Vọng Về Nguồn (TVVN)
    • VIETLIVE TV
    • SET TV (Saigon Entertainment Television)
    • Viet TV Australia
    • Trung Quốc Không Kiểm Duyệt
    • LSTV
    • Chiến Tranh Ukraine
    • Sỗ Tay Quân Sự
    • Nguoi Viet Channel
    • Chão Lửa Trung Đông
  • Đời Sống
    • Tử Vi & Phong Thủy
    • Lịch Sử & Văn Hóa
    • Tâm Linh
    • Tinh Hoa TV
    • Ẫm Thực
    • Sức Khỏe
    • Biết tõ cùng ai ?
    • Online Study
  • Văn Hóa Nghệ Thuật
    • Văn Học Nghệ Thuật

Find results in...

Find results that contain...


Date Created

  • Start

    End


Last Updated

  • Start

    End


Filter by number of...

Joined

  • Start

    End


Group


  1. “Đây là cú đấm trực tiếp vào tuyên xưng có cơ sở nhất của Trung Quốc tại biển Đông” – Thời Ân Hoàng, giáo sư quan hệ quốc tế tại Đại học Nhân Dân (Bắc Kinh) – thốt lên với sự chua chát khi nói về phán quyết của Tòa trọng tài (The Hague) về việc lần đầu tiên một tòa án quốc tế được thiết lập và đưa ra một phán quyết tiền lệ có giá trị pháp lý trong việc phủ nhận sự tồn tại cái gọi là “đường lưỡi bò”. Trong thực tế, luận điểm “đường lưỡi bò” hoàn toàn không có giá trị pháp lý quốc tế. Lori F. Damrosch, giáo sư Công pháp quốc tế thuộc Đại học Columbia, đã chỉ ra rằng những đảo nhỏ mà Trung Quốc đưa ra như là một phần của biên giới thực chất chỉ là “những cụm đá nhỏ lốm đốm”, và chúng không đủ lớn để có hải phận riêng. Một trong những chuyên gia luật hàng hải hàng đầu châu Âu, giáo sư Erik Franckx thuộc Vrie Universiteit Brussel (Bỉ), kết luận (trong một cuộc hội thảo biển Đông tại Sài Gòn cách đây vài năm) rằng, tấm bản đồ “đường lưỡi bò” hoàn toàn “thiếu cơ sở thuyết phục” và do đó nó sẽ “gây ra nhiều phiền toái nếu tiếp tục được xem như là một phần trong chính sách của Trung Quốc lẫn của Đài Loan”. Sử gia tên tuổi Stein Tønnesson (giám đốc Viện nghiên cứu hòa bình Oslo từ 2001-2009) thậm chí nhận định: “Trung Quốc lâu nay luôn đề cập đến việc các nước láng giềng nên “gạt bỏ những bất đồng và cùng hợp tác khai thác nguồn tài nguyên” nhưng điều thật sự cần gạt bỏ chính là cái bản đồ hình chữ U của Tưởng Giới Thạch; và những tranh cãi chủ quyền quanh quần đảo Trường Sa có lẽ cũng cần nên gạt quách đi”. Thực tế lịch sử cho thấy cương giới Trung Quốc từ xưa đến nay đều chưa bao giờ được chính sử của họ ghi nhận có đường biên vượt quá Hải Nam. “Lý lịch” “đường lưỡi bò” là một sản phẩm ngụy tạo dựa trên những luận điểm mơ hồ. Ngay cả người Trung Quốc chắc chắn cũng không biết rằng “đường lưỡi bò” đã được “ông cha mình” vẽ như thế nào, bằng kỹ thuật đo đạc ra sao, căn cứ vào cái gì và ai chịu trách nhiệm đo đạc ghi chép… Việc một phán quyết pháp lý quốc tế bác bỏ “đường lưỡi bò” không có nghĩa những ụ bê tông, sân bay hoặc dàn radar mà Trung Quốc tăng tốc xây dựng trên các đảo tranh chấp sẽ được dỡ bỏ và cục diện căng thẳng trên biển Đông sẽ thay đổi theo hướng tích cực và có lợi đối với các nước có tranh chấp với Trung Quốc. Tuy nhiên, phán quyết hôm nay sẽ có ảnh hưởng rất lớn trong các cuộc thương lượng tương lai, trên cơ sở các nước tranh chấp có quyết tâm thương lượng hay không, hay lại tiếp tục ngậm đắng nuốt cay nhìn Trung Quốc tác oai tác quái. Cách đây một tuần, trên tờ New Mandala, tác giả Ben Kerkvliet (giáo sư Đại học Quốc gia Úc), đã trích lại nguồn chính thức từ Việt Nam, cho biết, từ năm 2006 đến tháng 3-2010, đã có 7.045 ngư dân trên 1.186 tàu đánh cá Việt Nam bị tấn công, chủ yếu bởi Trung Quốc. Từ tháng 11-2015 đến đầu tháng 4-2016, Trung Quốc đã tấn công 1/3 tàu đánh cá thuộc một ngôi làng ở Thừa Thiên-Huế. Trong suốt 2015, Trung Quốc tấn công 20% tàu đánh cá Lý Sơn (nđd). Bài báo của giáo sư Ben Kerkvliet đã không cập nhập kịp vụ tàu cá QNg 90479 TS của ngư dân Võ Văn Lựu (Quảng Ngãi) bị Trung Quốc tông chìm vào ngày 9-7-2016, chỉ 12 ngày sau khi Dương Khiết Trì có mặt tại Hà Nội với tuyên bố chung về việc “nghiêm túc thực hiện” các thỏa thuận trong đó có “Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển Việt Nam-Trung Quốc”! Natalie Klein, giáo sư luật quốc tế thuộc Macquarie Law School (Úc), nhận xét rằng phán quyết hôm nay là “chiến thắng mang tính quyết định” đối với người Philippines. Giá như nhận xét đó dành cho Việt Nam như một kết quả từ sự quyết đoán của Việt Nam. Nói về phán quyết của Tòa trọng tài, người phát ngôn Bộ ngoại giao Việt Nam đã bày tỏ “hoan nghênh”. Giá như không chỉ “hoan nghênh”, điều cần tuyên bố hơn là Việt Nam sẽ hành động cụ thể tiếp theo như thế nào, chẳng hạn bằng một đơn kiện tương tự Philippines. Giá như không chỉ “hoan nghênh”, điều cần tuyên bố hơn là Việt Nam sẽ hành động cụ thể ra sao để, trước hết, bảo vệ ngư dân mình và đồng bào mình. ……. – Ảnh chụp màn hình một số trang nhất online chiều nay, cho thấy mức độ quan tâm thế giới của sự kiện Mạnh Kim (FB Mạnh Kim)
  2. Thế Lữ không phải chỉ là một nhà thơ, ông còn là một nhà văn được biết đến với hàng loạt truyện ngắn, đặc biệt câu chuyện mang đậm màu sắc Liêu trai huyền bí có tên Vàng và Máu. Truyện vừa Vàng và Máu của Thế Lữ đến giờ vẫn được đánh giá đứng đầu trong thể loại li kỳ, rùng rợn nhất của văn học Việt Nam. Vàng và Máu được Thế Lữ viết cùng thời điểm mà Đảng cộng sản Việt Nam manh nha le lói hình thành ở Việt Nam. Hơn 80 năm sau , khi đã cướp được chính quyền và độc tài cai trị đất nước Việt Nam. Đảng CSVN viết một câu chuyện khác có tên Máu và Vàng. Câu chuyện Máu và Vàng của Cộng Sản VN ngày nay viết cũng đầy kinh dị, chết chóc nhưng có điều nó không phải là huyền ảo, nó được viết trên những sự thật xảy ra trong những ngày tháng 7 năm 2016 này. Đây không phải lần đầu tiên mà CSVN viết ra câu chuyện Máu và Vàng. Câu chuyện này đã được viết lần đâu tiên khi cộng sản VN cướp được chính quyền đã huy động vàng trong dân vào ngày 4 tháng 9 năm 1945. Đến ngày 4 tháng 9 năm 1975 làm tiếp một lần nữa dưới tên '' cải tạo tư sản '' Ở cả hai lần trước việc cướp vàng đều diễn ra ngay sau khi cộng sản Việt Nam cướp được quyền kiểm soát đất nước. Một chế độ độc tài khi mới chiếm đoạt được đất đai, chuyện cướp bóc tài sản trên vùng đất mới chiếm bằng hình thức này, hay hình thức khác không có gì lạ, các chế độ phong kiến man rợ hay độc tài khi chiến thắng đều vẫn làm như vậy. Trong hai lần huy động vàng đó, giống nhau ở chỗ, sau khi cộng sản huy động vàng, đất nước đều trở lại một thời kỳ khốc liệt kéo dài của đói kém, khan hiếm hàng hoá, đời sống nhân dân cực khổ. Chính sách hà khắc đời sống vật chất, tinh thần đều bị bóp nghẹt. Những ai ở miền Bắc trước đó và miền Nam sau này đều thấy rõ sự khốn cùng của người dân sau mỗi lần nhà nước cộng sản huy động vàng. Ở lần thứ ba này, liệu đời sống người dân có lâm vào cảnh khốn khổ như hai lần huy động vàng trước đó không.? Hãy nhìn món nợ công khổng lồ gấp 10 lần toàn bộ số vàng trong nhân dân, sẽ hình dung được câu trả lời trong tương lai. Trong khi chờ đợi câu trả lời trên, xin hãy trở lại với thực tế liên quan đến vàng, đó là máu. Những người tư sản góp vàng những năm 1945, trước khi góp vàng đều biết về bản chất hung hãn của chế độ mới. Những người bị tước đoạt tài sản sau năm 1975 cũng biết điều đó. Trước khi huy động vàng, cộng sản Việt Nam đã ngầm gửi những thông điệp đến cho những người có vàng, họ là những kẻ khát máu thế nào, nếu như không đưa dưới hình thức tự nguyện, thì cũng không nên chống đối khi bị cưỡng ép. Không ai nói ra, nhưng những nạn nhân của hai lần ấy đều hiểu thông điệp của cộng sản qua những kênh thông tin khác nhau. Sau khi khủng bố tinh thần người dân có vàng phải giao nộp. Cộng sản Việt Nam lừa bịp dư luận rằng vì yêu mến chế độ, vì tấm lòng chân thành muốn xây dựng chế độ, nhân dân đã nô nức giao vàng cho nhà nước. Vàng và Máu là hai thứ quý báu, chỉ có máu mới đổi được vàng. Những tên cướp hiểu điều thành công nhất của việc ăn cưóp là phải cho người bị cướp hiểu rằng chúng là kẻ khát máu, dễ dàng lấy đi sinh mạng người khác, dù sự chống cự chỉ là câu nói. Cộng sản Việt Nam thành công ở hai lần trước đều do sự sợ hãi kinh hoàng trong lòng người dân, sự sợ hãi ấy hoàn toàn có cơ sở. Những vụ đấu tố tử hình ở cải cách ruộng đất ngoài Bắc và những cuộc tâp kích thảm sát trong đêm ở miền Nam do cộng sản gây ra, ngay thời VNCH còn tồn tại, đó là những thông tin đủ cho người có vàng biết về bản chất tàn ác cộng sản. Bây giờ muốn huy động vàng trong dân thành công, chính phủ Nguyễn Xuân Phúc phải làm lại kịch bản cũ, là cho người dân sợ hãi chế độ. Sự sợ hãi này phải bắt đầu bằng những minh hoạ bằng máu, bằng sinh mạng người dân. Phải cho dân chúng thấy bản chất dã man, khát máu của chế độ khi không vừa ý điều gì. Chế độ sẵn sàng lấy mạng người dân, đơn giản như xé tờ giấy báo. Dân chúng phải sợ hãi như thế, họ mới giao vàng để yên tính mạng. Nhưng ngày nay, để reo rắc sự sợ hãi như vậy trong lòng người dân là điều rất khó. Mặc dù dân chúng hoàn toàn khiếp sợ không dám phản đối các chính sách và đường lối của chính quyền. Tuy nhiên với chuyện mang vàng cho nhà nước giữ lại là câu chuyên khác xa. Không dùng máu để đe doạ người dân, làm sao việc huy động vàng sẽ thành công được. ? Có lẽ chính phủ Nguyễn Xuân Phúc sẽ làm cho người dân khốn khổ khi cầm vàng, bằng cách không cho mua bán giao dịch trao đổi thanh toán bằng vàng, hoặc đánh thuế thật cao khi mua bán vàng, muốn cất giữ vàng gửi nhà nước phải đóng lệ phí gửi vàng cao, hoặc quy định vàng là hàng hoá cấm lưu thông...dẫn đến người dân chỉ có cách đưa vàng thật cho nhà nước, đổi lấy tờ giấy chứng nhận vàng và giao dịch, trao đổi, mua bán bằng tờ giấy chứng chỉ đó. Câu chuyện huy động vàng lần này của Nguyễn Xuân Phúc hoàn toàn không khả thi, đây chỉ là đòn gió. Việc làm cho người dân giữ vàng thấy không an toàn, khó khăn sẽ khiến họ chuyển sang một kênh giữ tiền khác, đó là bỏ vàng ra đổi lấy bất động sản. Đây mới là mục đích chính của chính phủ nhằm cứu tình trạng bất động sản đang chết thoi thóp, cứu hàng núi tiền bỏ ra đầu tư xây dựng bất động sản đang nằm im mốc meo. Phần lớn số tiền bỏ ra đầu tư xây dựng bị bớt xén, bị chạy vào túi những quan chức xét duyệt dự án đã khiến giá của bất động sản đội cao hơn thực tế. Cuộc chuyển hướng cho người dân dân đang giữ vàng, phải chuyển sang giữ bất động sản, cũng là cách bắt người dân phải chịu phần bớt xét, tham nhũng mà các quan chức chế độ đã gây ra cho giá bất động sản. Đấy là mục tiêu của chính phủ muốn đổi đất lấy vàng trong nhân dân. Mục tiêu có thành công hay không còn phụ thuộc vào những người dân có vàng. Chẳng có gì đảm bảo thành công của mục tiêu này, bởi những người còn giữ vàng cũng là những người đã có đầu tư tiền vào bất động sản. Chưa kể trong số họ phần nhiều là quan chức tham nhũng mà có vàng, không dại gì họ tiếp tục bỏ vàng cất giữ ra mua thêm bất động sản, để phơi mình cho thiên hạ thấy. Tuy chẳng có gì để đảm bảo thành công ở việc huy động vàng thật lấy vàng giấy, nhưng vào thế khốn cùng túng thiếu, chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đành nghĩ được gì làm đó. Sẽ còn nhiều quyết sách, dự định không tưởng nữa, được vẽ ra trong thời gian tới. Khi sự khốn quẫn đến cận kề, người ta làm mọi thứ là điều đương nhiên. Người Buôn Gió (Blog Người Buôn Gió)
  3. Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Ngày 12/7 tới, Tòa án Quốc tế LHQ ở la Haye, Hà Lan, sẽ công bố kết luận Vụ án ‘’Lưỡi bò 9 đoạn‘’ của Trung Quốc trên biển Đông, do Philippines khởi kiện theo Luật Biển của LHQ. Tuy Trung Quốc một mực không công nhận, không tham gia vụ án, nhưng không thể không e ngại vì đây là sự phán xét của Tòa án Quốc tế có ảnh hưởng đến uy tín, vị thế quốc tế của Trung Quốc. Hơn nữa, Trung Quốc là nước lớn, rất quan tâm đến danh dự quốc gia, đến thanh danh quốc tế nên không thể chỉ tuyên bố không công nhận vụ án là xong. Tập Cận Bình cũng là người rất quan tâm đến vị trí cường quốc thứ hai của Trung Quốc đang trỗi dậy giành vị trí cao nhất trong ‘’Giấc mơ Trung Hoa’’, cho nên bị tố cáo là quốc gia vi phạm luật quốc tế, có hành vi bành trướng phi pháp là một điều không dễ chịu chút nào. Có thể phỏng đoán phản ứng của Bắc Kinh sẽ ra sao? Mức thấp nhất là Bắc Kinh sẽ ra tuyên bố lặp lại lập trường lâu nay là không công nhận kết luận của Tòa án, không công nhận các phiên tòa mới nếu như một số nước khác phát đơn kiện theo chân Philippines, như Malaysia, Indonesia, Việt Nam, hay cao hơn là tuyên bố không công nhận Luật Biển 1982 của LHQ, tự tách ra khỏi cộng đồng nhân loại. Mức cao hơn là bất chấp kết luận của Tòa án quốc tế, Trung Quốc tiếp tục củng cố 7 căn cứ quân sự nhân tạo đã có ở Hoàng Sa và Trường Sa, tăng thêm máy bay, tàu chiến, trạm radar, cùng các thiết bị quân sự khác tại đây. Cao hơn một mức nữa là tuyên bố thiết lập Khu nhận dạng phòng không, bao gồm vùng trời biển Đông. Mức này rất nghiêm trọng và liều lĩnh, vì sẽ dẫn ngay đến va chạm trên không, xung đột lớn kéo dài, hậu quả chưa biết đến đâu. Một khả năng liều lĩnh nữa là ra sức củng cố đảo Scarborough của Philippines cùng 7 đảo nhân tạo cũ trong vùng Hoàng Sa và Trường Sa thành khu tam giác liên hoàn, khống chế chặt chẽ toàn bộ tuyến hải vận nhộn nhịp qua vùng này. Hoa Kỳ và các nước đồng minh đã dự liệu và cảnh báo rõ ràng rằng Bắc Kinh chớ có liều lĩnh và rằng mọi hành động bành trướng ngông cuồng sẽ bị chặn lại một cách tức thời và kiên quyết nhất để bảo vệ quyền tự do hàng hải quốc tế. Cảnh báo này đi cùng hành động rõ ràng. Hai cụm hàng không mẫu hạm và hàng chục khu trục hạm cùng hơn hai trăm máy bay cùng gần 5.000 quân Mỹ đã có mặt trong vùng châu Á Thái Bình Dương để sẵn sàng chiến đấu, bảo vệ tư do hàng hải. Theo hướng xoay trục của Hoa Kỳ, Úc đã gia tăng sự có mặt ở biển Đông, Nhật Bản và Ấn Độ cũng tham gia tuần tiễu hải quân; riêng Indoneia, Tổng thống Joko Widodo cùng nhiều bộ trưởng đã ra tận đảo Natuna bị Trung Quốc xâm phạm để lên án Bắc Kinh và xua đuổi tàu cá Trung Quốc lộng hành tại vùng này. Sự cô lập của Trung quốc ngày càng rõ. Nhưng theo tôi, phản ứng của Bắc Kinh lần này sẽ phải chăng, sẽ nói nhiều nhưng làm ít, mọi hành động sẽ chững lại một thời gian, chưa thể có hành động gì liều lĩnh ngang ngược, vì tự hiểu lực bất tòng tâm. Chính do vậy mà sự đối phó của họ sẽ nặng về chiến tranh tâm lý, như huênh hoang rằng lập trường biển Đông của họ được trên 60 nước ủng hộ. Nhưng theo Reuters, tổ chức Asia Maritime Transparency Initiative cho rằng Lào và Campuchia ủng hộ Bắc Kinh do không có bờ biển ở Thái Bình Dương, và thực ra chỉ có 7 nước tuyên bố rõ ràng ủng hộ Bắc Kinh là Afghanistan, Lesotho, Gambia, Kenya, Niger, Sudan và Vanuatu. Chỉ tiếc là Bộ Chính trị Hà Nội không muốn và không thể thấy cái hoàn cảnh của Trung Quốc bành trướng đang bị bao vây cô lập, bị thế giới xa lánh, bị Tòa án quốc tế kết tội nhục nhã, để nhận ra thời cơ phát đơn kiện như Philippines đã làm có kết quả, để sớm liên minh với các nước dân chủ trên toàn thế giới nhằm tăng thêm gấp bội cả thế và lực để bảo vệ Tổ quốc. Trung Quốc càng thêm lo lắng khi cuộc họp G7 mở rộng sắp đến (26 và 27/7) tại Nhật Bản; Ngoại trưởng Nhật Fumio Keshida cho biết sẽ không bỏ qua vấn đề biển Đông là vấn đề lớn liên quan đến hòa bình an ninh và phát triển bền vững của khu vực và toàn thế giới. Bùi Tín Blog Bùi Tín * Blog của nhà báo Bùi Tín là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ. (VOA)
  4. Ngoại trưởng Mỹ John Kerry chúc mừng các sinh viên tốt nghiệp Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright (FETP) ở TP.HCM ngày 14/12/2013. Ngoại trưởng Kerry và Bí thư Đinh La Thăng đã chính thức tuyên bố thành lập Đại học Fulbright Việt Nam trong khuôn khổ chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Barack Obama. Như mọi người đã biết, nhân chuyến thăm Việt Nam 3 ngày vào cuối tháng 5 vừa qua của Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama, Trường Đại học Fulbright Việt Nam (FUV) đã chính thức được thành lập ngày 25-5-2016 như món quà giáo dục tặng cho Việt Nam, không phải của chính phủ Hoa Kỳ mà của một tổ chức thiện nguyện tư nhân hoạt động bằng tiền học phí và quỹ đầu tư phi lợi nhuận do Ông Bob Kerrey, một cựu chiến binh trong chiến tranh Việt Nam đứng đầu và là người góp nhiều công sức trong việc vận động, quyên góp tài chánh nhiều năm qua để hình thành được FUV hôm nay. Thế nhưng, ngày 1-6-2016, bà Tôn Nữ Thị Ninh, một nhà trí thức từng là chủ nhiệm Ủy ban đối ngoại trong Quốc hội và Chính phủ CSVN, đã phản bác một cách đầy hận thù việc ông Bob Kerrey giữ chức Chủ tịch Hội đồng Tín thác của Đại học Fulbright Việt Nam. Ngày 2/6 một ngày sau khi bà Tôn Nữ Thị Ninh nổ phát súng quan điểm hận thù trên mạng Zing News, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình trong cuộc họp báo ở Hà Nội đã tuyên bố rằng, sự kiện ông Bob Kerrey, người từng chịu trách nhiệm trong một vụ thảm sát thời kỳ chiến tranh, được bổ nhiệm làm chủ tịch hội đồng tín thác Đại học Fulbright, cần được xem xét phù hợp với xu thế quan hệ tốt đẹp giữa Việt Nam và Hoa Kỳ. Như vậy là đã có sự phản đối mang tính cá nhân và nhà cầm quyền CSVN cũng đã gần như chính thức bầy tỏ thái độ không muốn Ông Bob Kerrey là người đứng đầu Đại học Fulbright Việt Nam. Lý do được đưa ra là vì trong cuộc chiến Việt Nam cựu chiến binh này, vào năm 1969 đã chỉ huy một toán biệt kích tấn công vào làng Thạnh Phong ở tỉnh Bến Tre, nơi đảng và nhà cầm quyền Cộng sản Bắc Việt khởi phát cuộc chiến tranh thôn tính Miền Nam (Bến Tre đồng khởi tháng 12-1960). Vì trước đó có tin mật báo về một phiên họp của các nhân vật quan trọng thuộc Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam, một công cụ phát động và thực hiện cái gọi là “cuộc chiến tranh chống Mỹ cứu nước, giải phóng Miền Nam”. Trong cuộc tấn công này đã gây ra cái chết cho 23 thường dân, ngoài ý muốn của lực lượng tấn công. Mặc dầu không cố tình gây ra vụ thảm sát, nhưng sau này, nhiều lần trên báo chí Hoa Kỳ, ông Bob Kerry tỏ ra ân hận và nói rằng sự việc xảy ra ám ảnh ông suốt đời. Và ông tự nhủ mình sẽ làm mọi việc có thể, mà thực tế Ông đã làm được nhiều việc đáng kể để giúp đỡ Việt Nam xây dựng một tương lai tốt đẹp hơn, mà việc thành lập FUV là một điển hình. Đúng ra, cá nhân Bà Tôn Nữ Thị Ninh, một trí thức công cụ của chế độ đương quyền tại Việt Nam, không có quyền lên tiếng phê phán về những tội ác do đối phương gây ra trong cuộc nội chiến Quốc-Cộng kéo dài hơn 20 năm (1954-1975). Bởi vì trong quá khứ, đảng cầm quyền và chế độ đương quyền kế tục quyền bính quốc gia, chính là thủ phạm đã gây ra cuộc chiến tranh cốt nhục tương tàn này, trong đó Hoa Kỳ cũng như các quốc gia đồng minh khác tham gia cuộc chiến chỉ đóng vai trò đồng minh trợ giúp cho một bên (Việt quốc) chống lại cuộc xâm lăng của bên kia (Việt cộng), tương tự như vai trò của Liên Xô và Trung Quốc hỗ trợ Việt cộng phát động cuộc chiến thôn tính Miền Nam, nhuộm đỏ cả nước. Ai cũng biết, sau Hiệp Định Genève 1954 chia đôi đất nước, Việt Nam có số phận không may đã rơi vào thế gọng kìm của một cuộc chiến tranh ý thức hệ toàn cầu (cộng sản chủ nghĩa và tư bản chủ nghĩa). Nếu đảng và nhà cầm quyền CSVN sau khi thống trị được một nửa nước Miền Bắc, đã không tình nguyện làm tên lính xung kích cho cộng sản quốc tế, phát động và tiến hành cuộc chiến tranh xâm lăng Miền Nam thuộc chính quyền quốc gia, để mở mang bờ cõi cho các tân đế quốc Đỏ Nga-Hoa…Nếu đảng CSVN biết khôn ngoan hơn, chỉ tìm cách tranh thủ viện trợ kinh tế, tài chánh, khoa học kỹ thuật của Liên Xô, Trung Quốc và các nước “Xã hội chủ nghĩa anh em” để xây dựng thành công chế độ “xã hội chủ nghĩa ưu việt” của mình trên Miền Bắc, cạnh tranh hòa bình để giành thắng lợi sau cùng với chính quyền quốc gia trong chế độ dân chủ pháp trị “Việt Nam Cộng Hòa” ở Miền Nam; thay vì nhận viện trợ vũ khí, đạn dược và các phương tiện giết người của ngoại bang, với quyết tâm củng cố và xây dựng Miền Bắc thành “hậu phương lớn xã hội chủ nghĩa” để phát động và tiến hành cuộc chiến tranh xâm chiếm Miền Nam, thì cuộc chiến tranh “nồi da xáo thịt” đã không xẩy ra và đã không có thảm cảnh sát hại hàng triệu người Việt Nam trên cả hai chiến tuyến; và tất nhiên cũng không có các cuộc thảm sát những người dân vô tội, không có các tội ác trong chiến tranh do các bên tham chiến gây ra. Nếu xét tính chất các vụ thảm sát thì dù do bên nào trong cuộc chiến gây ra đều là tội ác. Nhưng xét về trách nhiệm của kẻ gây ra thảm sát sẽ không bị kết án như một tội ác chiến tranh, nếu chủ thể đã hành động ngay tình đúng theo thầm quyền, trách nhiệm và tình thế chiến đấu, với hậu quả không thể tiên liệu được. Trường hợp cựu chiến binh Bob Kerrey khi chỉ huy một đơn vị chiến đấu tấn công vào làng Thạnh Phong ở Bến Tre để tiêu diệt một đầu não cũa đối phương là thuộc thẩm quyền và trách nhiệm của một chỉ huy đơn vi quân đội, theo lệnh cấp trên đã thực hiện nhiệm vụ tấn công một mục tiêu đối phương trà trộn trong dân vốn là một trong những chiến thuật “dùng dân đỡ đạn” mà đối phương thường dùng để lẩn tránh. Cuộc tấn công này đã gây ra cái chết cho hơn 20 thường dân là ngoài ý muốn của toán biệt kích, Bob Kerrey chỉ huy không thể bị kết án, nhưng do lương tâm của một con người chân chính tự cảm thấy hối tiếc, ray rứt do mặc cảm tội lỗi vì đã vô tình gây ra những cái chết cho người dân vô tội. Nếu nhìn lại cuộc chiến hơn 20 năm (1954-1975) đã kết thúc hơn 40 năm qua (1975-2016),đã có biết bao vụ thảm sát nhiều người dân vô tội do cả hai phía gây ra. Nhưng điều đáng nói là nhiều vụ thảm sát do phía gây chiến (Việt cộng) thực hiện còn khủng khiếp hơn nhiều so với vụ thảm sát do toán biệt kích dưới quyền chỉ huy của Bob Kerrey gây ra tại làng Thạnh Phong, Bến Tre. Một trong những vụ gây kinh hoàng là các cấp chỉ huy chính trị quân sự của cộng sản Bắc Việt, trước khi rút chạy khỏi thành phố Huế đã ra lệnh tàn sát khoảng 5000 người ở Huế trong cuộc tổng tấn công các đô thị Miền Nam vào Tết Mậu Thân 1968. Trong số này, phần đông là những người dân vô tội bị giết chỉ vì tình nghi có liên hệ gia đình với quân, cán chính chế độ Việt Nam Cộng Hòa ở Miền Nam lúc bấy giờ. Theo nhân chứng, vật chứng tồn tại đến nay, tất cả đã bị xử bắn và chôn chung trong những ngôi mồ tập thể. Ngoài ra, Việt Cộng còn đêm đêm bắn hỏa tiễn vào các thành thị đông dân cư hay đặt chất nỗ những chỗ đông người để khủng bố nhằm gây hoang mang, rối loạn cho đối phương (VNCH) dù họ biết chắc là sẽ có nhiều người dân vô tội phải chết oan. Nếu xét về tính chất các vụ thảm sát này thì ở mức độ tàn ác cao hơn nhiều so với những vụ mà quân đội Hoa Kỳ và các đồng minh tham chiến đã gây ra. Nếu xét về trách nhiệm của những kẻ bên gây chiến gây ra các vụ tàn sát thì đã đủ yếu tố cấu thành tội ác chiến tranh. Vì những kẻ thủ ác, dù nhận lệnh của cấp trên hay tự ý hành động đều là tri tình, chủ động, biết rõ hậu quả nghiêm trọng của việc làm. Do đó, cả kẻ chủ mưu (đảng và nhà cầm quyền CSVN) chánh phạm và tòng phạm (là những kẻ trực tiếp thủ ác) đều phải bị lên án và kết tội. Nếu đưa ra xét xử trước công lý về tội ác chiến tranh, cả chủ mưu, chánh phạm và tòng phạm còn bị gia trọng về hình phạt vì tội ác gây ra cho những người cùng huyết thống (dân tộc Việt), khác với tội ác chiến tranh do ngoại chủng gây ra. Vậy mà cho đến nay, việc những nạn nhân của các vụ thảm sát này chưa có ai khởi động tố quyền đối với những kẻ thủ ác, trước một tòa án hình sự quốc tế có thẩm quyền đã là dấu hiệu của sự tha thứ, hòa giải dân tộc. Vậy thì, cá nhân Bà Tôn nữ Thị Ninh, một trí thức công cụ của chế độ đương thời mà trong quá khứ đã là thủ phạm gây ra cuộc nội chiến ý thức hệ Quốc-Cộng tại Việt Nam, không có tư cách và quyền lên tiếng kết án các hành vi tội ác trong chiến tranh do bất cứ ai gây ra. Người có tư cách và quyền lên tiếng chỉ có thể là nhân dân dân Việt Nam, những nạn nhân của cuộc nội chiến ý thức hệ do hai công cụ bản xứ là đảng và nhà cầm quyền cộng sản Bắc Việt (đóng vai trò xung kích, phát động chiến tranh) và chính quyền quốc gia Miền Nam (đóng vai trò ngăn chặn, đẩy lùi). Vì cả hai công cụ bản xứ này đều đã nhận viện trợ nhân lực, tài lực, vũ khí đạn dược và những phương tiện giết người của ngoại bang để sát hại anh em, sát hại nhiều người dân vô tộ và làm tan hoang đất nước; có khác chăng một bên là công cụ tri tình cho ngoại bang (Việt Cộng: tình nguyện, chủ động làm công cụ…) bên kia là công cụ ngay tình (Việt Quốc: bị ép buộc làm công cụ…). Vì vậy, cả hai công cụ tri tình hay ngay tình này đều không có quyền lên tiếng về các tội ác của bất cứ ai gây ra trong chiến tranh do vô tình hay cố ý. Giờ đây, cuộc nội chiến đã kết thúc hơn 40 năm qua (1975-2016) nhân dân Việt Nam, người có tư cách và quyền lên tiếng về những tội ác do các bên tham chiến nội thù (Việt Cộng-Việt Quốc) hay ngoại nhân (Hoa Kỳ và đồng minh – Liên Xô và Trung Quốc), thì đã thể hiện qua thực tế sinh động theo chiều hướng “đẩy lùi quá khứ đen tối, hướng đến tương lai tốt đẹp”. Nhân dân Việt Nam đã nồng nhiệt đón tiếp Tổng thống Barack Obama như một cứu tinh, với tình cảm chân thành, trong chuyến đi ba ngày tại Việt Nam vào cuối tháng 5 vừa qua. Quan hệ đối tác toàn diện giữa Việt Nam và Hoa Kỳ cũng đã được thể hiện qua các hoạt động hợp tác song phương nhiều mặt, hiệu quả trong hơn hai thập niên qua (1995-2016). Tất cả đều đi theo chiều hướng chung phù hợp với ý nguyện của nhân dân Việt Nam, đối với Hoa Kỳ, quá khứ hận thù chỉ nên ghi nhớ như một kinh nghiệp, để hiện tại cùng hợp tác hành động hướng đến tương lai tốt đẹp cho cả đôi bên. Thật là nghịch lý và trái với thực tế khi trí thức công cụ của chế độ Tôn Nữ Thị Ninh và người phát ngôn Bộ Ngoại Giao của chế độ Lê Hải Bình, lại chống lại việc cựu chiến binh Bob Kerrey làm người đứng đầu Đại Học Fulbright ở Việt Nam, vì cho rằng ở vị thế này “sẽ gợi lại những đau thương mất mát mà người dân Việt Nam phải trải qua trong chiến tranh là rất to lớn và không gì có thể bù đắp được”, chỉ vì Bob Kerrey là người có trách nhiệm về một vụ thảm sát trong chiến tranh. Nghịch lý vì không lẽ trách nhiệm và ảnh hưởng hành vi thảm sát của một cá nhân cựu chiến binh Bob Kerrey lại lớn hơn trách nhiệm và hành vi của pháp nhân “đế quốc Mỹ” trong chiến tranh. Trái với thực tế vì giờ đây sau chiến tranh, từ vị thế đối phương Hoa Kỳ đã trở thành đối tác với Việt Nam và sự xuất hiện của ba vị Tổng thống Hoa Kỳ trong vòng 20 năm qua (1995-2016) đã được đảng và chính phủ CSVN đón tiếp trang trọng và được nhân dân Việt Nam nồng nhiệt đón chào chân tình, tuyệt nhiên không thấy “phản cảm” nào của quá khứ. Vậy không lẽ sự xuất hiện của cá nhân cựu chiến binh Bob Kerrey lại gây “phản cảm” trong nhân dân Việt Nam đến độ không thể giữ vị thế đứng đầu Đại học Fulbright, một quà tặng cho nhân dân Việt Nam do một tổ chức phi chính phủ thực hiện mà Ông Kerrey là người có công đầu. Không hiểu trí thức công cụ Tôn Nữ Thị Ninh và người phát ngôn Bộ Ngoại giao của chế độ đương quyền nghi sao mà đã có lời nói, hành động nghịch lý, trái chiều như vậy. Thiện Ý * Các bài viết được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ. (VOA)
  5. Từ nhiều năm nay đa số người VN cứ tưởng đất nước mình đang sống trong hòa bình, yên ổn, chính trị thì ổn định. Thật ra cái gọi là “ổn định chính trị” ấy có được bởi chính sách cai trị bằng bàn tay sắt của một thể chế độc tài, luôn khinh dân, không tin dân, coi dân như kẻ thù, với cả một lực lượng đông đảo từ công an chìm, công an nổi, côn đồ, dư luận viên, bồi bút, tuyên giáo, chỉ điểm... cho tới quân đội để sách nhiễu, khủng bố, đàn áp nhân dân. Còn bên dưới bề mặt “ổn định” ấy là sự khủng hoảng, bất ổn toàn diện từ kinh tế, giáo dục, văn hóa, đạo đức xã hội cho tới quốc phòng, kết quả của một chính phủ kém cỏi, bất lực và tham nhũng nặng nề. Sự “ổn định” của một chế độ độc tài nhưng yếu kém trong việc điều hành quản lý mọi lĩnh vực của đất nước, khác xa với sự ổn định thật sự của một chế độ tự do, dân chủ, thượng tôn pháp luật, công khai minh bạch và có khả năng quản lý tốt. Ở các quốc gia như vậy có thể có những cuộc biểu tình, đình công của các tầng lớp khác nhau trong xã hội để đòi hỏi, yêu cầu chính phú phải đáp ứng một vấn đề nào đó, có thể có sự từ chức hoặc bị buộc phải từ chức của một vài cá nhân lãnh đạo cấp cao, có đảng này lên đảng kia xuống…Nhưng xã hội vẫn vận hành tốt, mọi thứ nằm trong vòng kiểm soát của chính phủ và của nhân dân. Người dân có niềm tin vào chính quyền, vào luật pháp, luôn có cảm giác bình yên, không phải lo lắng, sợ hãi nhiều thứ. Còn trong một quốc gia như VN chẳng hạn, chính sự thiếu vắng một thể chế tự do dân chủ, minh bạch thông tin, một hệ thống luật pháp vững vàng, một cơ chế kiểm soát quyền lực theo kiểu tam quyền phân lập cộng với sức mạnh của báo chí tự do, các tổ chức dân sự và quyền giám sát, phản biện, chỉ trích, bỏ phiếu… của người dân, đã dẫn tới sự lạm quyền, tham nhũng, làm ăn gian dối của bộ máy chính quyền từ trên xuống dưới. Hậu quả là ở bất cứ lĩnh vực nào người ta cũng nhìn thấy sự rối bời, nát bét, vượt qua ngoài sự kiểm soát của nhà cầm quyền. Người dân không còn có niềm tin vào nhà nước, luôn sống trong tình trạng bất an, lo lắng. Lo từ giá cả lên xuống, kinh tế bất ổn, an sinh xã hội không có, không bảo đảm cho con người được học hành đến nơi đến chốn nếu không có tiền, lúc đau ốm, tai nạn, tuổi già…không ai giúp; lo vì môi trường xã hội không được an toàn, tội ác ngày càng gia tăng, thực phẩm độc hại tràn lan, biển bị nhiễm độc …Một đất nước như thế không thể gọi là “ổn định”, là yên ổn được. Còn hòa bình ư? Chúng ta đang thật sự ở trong một cuộc chiến từ lâu rồi! Cuộc chiến ấy không còn là cuộc chiến tranh công khai bắn vào nhau như những năm 1979, 1984, 1988, hay khi mất Hoàng Sa, Trường Sa…Cuộc chiến ấy không cần tuyên bố, không cần súng đạn, chúng ta đang bị tấn công hàng ngày hàng giờ từ mọi phía, bằng mọi thủ đoạn, mọi biện pháp…trên mọi mặt trận an ninh, quốc phòng, chủ quyền lãnh thổ lãnh hải, cho tới kinh tế, văn hóa, giáo dục, môi trường, sức khỏe và sinh mạng của người dân. Cuộc chiến đến từ kẻ thù truyền kiếp của dân tộc nhưng lại là bạn vàng, đồng minh vĩnh cửu của đảng và nhà nước cộng sản VN. Trong cuộc chiến ấy, cái giá mà kẻ thù bỏ ra thì rẻ mạt so với việc khởi động một cuộc chiến tranh nhưng thắng lợi thì vô cùng lớn. VN không chỉ mất đất, đảo, biển, lãnh thổ VN bây giờ tràn ngập người Trung Quốc từ Nam ra Bắc, trấn giữ mọi địa điểm quan trọng, kinh tế VN lệ thuộc nặng nề vào Trung Quốc, VN trở thành nơi tiêu thụ mọi thứ hàng dỏm, hàng độc hại của Trung Quốc, hơn thế nữa, còn là bãi đáp để Trung Cộng xả chất thải, chất độc, công nghệ lạc hậu…Người VN bị đầu độc hàng ngày bằng môi trường ô nhiễm, chất độc trong thực phẩm, bị xâm lăng về văn hóa, bị tiêu diệt về ý chí… Một ví dụ rất nhỏ, Formosa ở Vũng Áng, Hà Tĩnh, mà thực chất bây giờ không còn là của Đài Loan nữa vì Trung Cộng mua lại phần lớn cổ phần, chỉ cần bỏ ra một số tiền hối lộ là được cấp phép làm ăn lâu dài đến 70 năm trên đất VN với cái giá rẻ như cho (tiền thuê đất hơn 96 tỷ đồng VN cho toàn bộ thời gian thuê), được hưởng mọi ưu đãi. Rồi chỉ cần vài tấn chất độc và 500 triệu USD bồi thường là tàn phá cả một vùng biển miền Trung mà theo các chuyên gia phải mất ít nhất vài chục năm hệ sinh thái biển ở khu vực này mới có thể hồi phục (với điều kiện đừng xả thêm bất cứ chất gì nữa), đồng thời khiến cho hàng chục vạn hộ ngư dân phải treo lưới, không ra khơi được. Đó là mới giai đoạn khởi động. Nếu nhà máy Formosa thực sự đi vào hoạt động, lượng chất độc và khí thải thả ra hàng ngày và trong suốt 70 năm đủ giết chết cả một vùng biển gấp 10, 100 lần khu vực 4 tỉnh miền Trung bị nhiễm độc vừa qua, đánh sập cả kinh tế biển của VN, đuổi hàng triệu hộ ngư dân phải bỏ nghề để lại biển trống cho giặc, chủ quyền mất, chưa kể tiêu diệt dần dần cả dân tộc VN… Thật là vừa hiệu quả vừa rẻ mạt vừa kín đáo, nhất là dân tộc ấy lại không ý thức được mức độ nghiêm trọng để phản ứng, cứ thế mà chết từ từ như con ếch trong nồi nước bị luộc chín dần dần! Việc gì phải phát động chiến tranh công khai, ầm ỹ như Mỹ, vừa tốn kém bộn tiền, tiêu hao sinh mạng binh lính mà còn bị thế giới phản đối! Trong cuộc chiến ấy VN chỉ có thua bởi vì khác với mọi cuộc chiến khác, giặc không chỉ ở bên ngoài, giặc ở trong nhà, giặc ở ngay sau lưng, giặc chính là tập đoàn tham nhũng bán nước hại dân-đảng và nhà nước cộng sản, ngay từ đầu cho tới giờ đã luôn luôn tạo điều kiện và tiếp tay cho kẻ thù. Chính vì thế VN sẽ chỉ từ thua tới thua. Không những thế, VN sẽ mất nước, dân tộc này sẽ bị diệt vong, nếu người Việt vẫn chưa thật sự tỉnh ngộ và nhìn ra nguy cơ này! Cuộc chiến thứ hai cũng đang diễn ra hàng ngày hàng giờ, trong mỗi con người VN. Đó là cuộc chiến giữa cái Thiện và cái Ác, giữa xấu và tốt, tử tế và không tử tế; giữa thói vô cảm, thờ ơ, bàng quan với chính trị, với vận mệnh của đất nước, dân tộc và sự quan tâm, dấn thân; giữa sự sợ hãi, hèn nhát không muốn lên tiếng trước bất cứ chuyện bất công, sai trái nào của nhà cầm quyền, tâm lý cầu an, chỉ muốn yên thân hoặc chỉ tìm đường sống riêng cho bản thân và gia đình với sự dũng cảm; giữa sự dối trá, vô liêm sỉ nhan nhản khắp nơi với sự trung thực, lòng tự trọng v.v… Xã hội nào, quốc gia nào thì cũng phải đối mặt với những cuộc chiến này. Ở đâu có con người là ở đó có hai mặt Thiện-Ác, chính-tà. Nhưng trong những quốc gia có một thể chế chính trị tồi tệ như VN, cái ác, cái xấu, sự không tử tế, sự vô cảm, cơ hội, thói hèn nhát…sẽ có điều kiện thắng thế, sinh sôi phát triển như cỏ dại, như căn bệnh ung thư, trở thành bình thường, ngược lại, cái thiện, cái đẹp, sự tử tế, dấn thân, dũng cảm…ngày càng trở nên hiếm hoi! Để chống lại cuộc chiến tranh không tiếng súng mà Trung Cộng đang âm thầm nhưng quyết liệt tiến hành, cộng với sự giúp sức của tập đoàn đảng và nhà nước cộng sản VN, người Việt cần phải nhận thức rõ mức độ nghiêm trọng của tình hình, hiểu rằng nếu còn đảng cộng sản thì VN sẽ chỉ có rơi vào tay Trung Cộng mà thôi. Nên muốn diệt được ngoại xâm thì phải loại bỏ nội xâm trước, dân chủ hóa VN, thay đổi thể chế chính trị là con đường tất yếu. Để chống lại cuộc chiến trong từng con người, chỉ có lòng yêu nước, yêu thương giống nòi, nghĩ đến thực trạng của đất nước, dân tộc so với các nước khác, thương xót cho người VN hôm nay và các thế hệ tương lai… mới có thể giúp cho mỗi người vượt qua được chính mình, mỗi người một việc, góp phần thay đổi vận mệnh của đất nước, dân tộc. Vì không ai khác ngoài người VN có thể làm được điều đó. Song Chi (Blog RFA)
  6. Hội nghị Trung ương 3 khóa 12. Nguồn: internet Hội nghị Trung ương 3 khóa XII đã khép, trong sự thất vọng của những người đau đáu với tiến bộ, phải đạo. Thật ra Nó đã được thực hiện rất đúng quy trình. “Đúng quy trình” đang như là một tư duy thời thượng. Không cho mở tiệm cà phê, cất chòi vịt, làm chuồng gà, bắt người, đánh chết người trong đồn công an… thậm chí cấp phép cho Formosa làm như khu nhượng địa, gia tăng 20 năm, nhận tiền đền bù của chúng… đều được cho là “đúng quy trình”. 1.- Mấy nhận xét a- Hội nghị rất coi trọng “đúng quy trình”, nên đã tập trung cho những nội dung về quy chế làm việc, phân công trách nhiệm, quy định thực hiện điều lệ, v. . v. Việc xây dựng quy trình, điều chỉnh quy trình cho một bộ máy (cơ học, cũng như xã hội) để nó hoạt động tốt là đương nhiên. Có điều khi một bộ máy đã hỏng hóc, thậm chí thường gây tai nạn, sự cố… thì quy trình càng chặt chẽ, càng có vẻ “khoa học” vẫn hại nhiều hơn là có lợi! Với một bộ máy xã hội, như đảng, quy trình, quy chế lại liên quan đến rất nhiều yếu tố nội sinh (phẩm chất của con người, nội dung đường lối cho nó hoạt động…) và yếu tố ngoại sinh, đó là môi trường xã hội nó đang hoạt động và nhất là khuynh hướng và mạch phát triển của thời đại. Một cỗ máy cơ học tồn tại cả trăm năm có thể “vẫn chạy tốt”. Nhưng cỗ máy một tổ chức xã hội muốn hoạt động tốt, có hiệu quả, nhất là có “mỹ ích” cho xã hội, đất nước, nó không thể tách rời yếu tố thời đại. Cho nên quy trình mà không gắn được với những phẩm chất mới của thời đại như Dân chủ, Dân quyền, Nhân quyền, bảo vệ sinh thái… nhất là yêu cầu cao của thoát vòng “nô lệ giặc Tàu”của nhân dân ta, thì quy trình dẫu chi ly chặt chẽ, có vẻ đầy tính “khuê học xây dựng đảng”, cũng sẽ chẳng đi đến đâu. b- Hội nghị này có vẻ rất “quy trình” vì nó tuồng như đã được lập trình, dự kiến nội dung từ trước. Tuy nhiên một tổ chức xã hội, đặc biệt là một chính đảng cầm quyền, thì bên cạnh cái năng lực lập trình, lại phải có năng lực và đạo đức tình cảm nhạy bén với tình thế mới khi đã có những sự kiện nghiêm trọng đã xảy ra, như thảm họa môi trường ở Miền Trung, cùng hàng loạt sự cố môi trường nghiêm trọng liên tiếp xảy ra trên diện rộng từ bắc vô nam, như sự cố hai máy bay chiến đấu đang đi làm nhiệm vụ liên tiếp bị rơi, trước ngưỡng cuộc tập trận của Trung quốc ở Biển Đông, khiến cả chục sĩ quan không quân hy sinh, như Tòa Trọng tài Thường trực (PCA) sẽ công bố kết luận rất quan trọng về Biển Đông, liên quan trực tiếp đến Việt Nam… Thành ra, nếu chỉ tuân theo quy trình, mà không biết gia giảm, thêm bớt nội dung, nhận định và công bố rõ thái độ, nguyên tắc ứng xử trước những sự kiện nóng hổi tính thời sự nghiêm trọng của Dân của Nước, dư luận xã hội có quyền đặt câu hỏi gay gắt rằng Hội nghị Trung ương 3 có xứng tầm là một hội nghị quan trọng hay không? Người ta cũng có quyền “théc méc” rằng, cái phương thức “robot”, cái nhân cách “robot” đang ngự trị, chứ không phải là những chính khách tầm cỡ quốc gia đang hành động! 2.- Những thất thố lớn. (Thất thố, tiếng cổ có nghĩa không đúng, không đến nơi, đến chốn, sai lầm…) a- Thứ nhất. Thông cáo báo chí (trích từ Tuổi Trẻ ngày 8-7-2016) “BCH TƯ tiếp tục khẳng địnhtrách nhiệm và quyền hạn của mình về những vấn đề to lớn và quan trọng của Đất Nước, của Đảng và Nhà nước bao gồm quyết định những vấn đề về chiến lược và chủ trương chính sách lớn về kinh tế, xã hội và ngân sách nhà nước 5 năm và hàng năm, nhiệm vụ quốc phòng an ninh, đối ngoại, công tác xây dựng đảng, công tác quần chúng nhằm thực hiện Cương lĩnh chính trị, Điều lệ đảng, Nghị quyết Đại hội đảng, những chủ trương, quan điểm chỉ đạo phát huy dân chủ, tăng cường kỹ luật, kỹ cương trong đảng, xã hội, chuẩn bị nhân sự BCH TƯ, Bộ chính trị, BBT, các chức danh lãnh đạo chủ chốt của đảng và Nhà nước, định hướng lớn về xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN”. Việc BCH Trung ương tự mình khẳng định trách nhiệm và quyền hạn chỉ trong phạm vi nội bộ của đảng là chuyện mặc nhiên của đảng. Anh có quyền và có sức tha hồ “khẳng định Trách nhiệm và quyền hạn” của mình. Tuy nhiên, những vấn đề liên quan đến Đất Nước, đến Nhà nước lại đến cả xã hội, mà chỉ khẳng định như thế là đại thất thố. Huống chi anh lại nói “định hướng xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN!” Một Nhà nước pháp quyền dẫu là XHCN đi chăng thì mọi thực thể của xã hôi phải hoạt động trong khuôn khổ pháp luật. Hội nghị TƯ 3 đã không biết đặt mình đặt đảng trong khuôn khổ pháp quyền. Như thế “trách nhiệm và quyền hạn” của BCH TƯ Đảng Cộng sản trong quan hệ với Đất Nước, với Nhà nước với xã hội là thế nào? Chưa có đạo luật nào khẳng định, mà chỉ là anh tự mình khẳng định mà thôi. Thế là vô pháp, mà cứ thế mà làm thì tự anh cho mình cái quyền đứng ngoài luật pháp, và cái câu xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN trở nên vô nghĩa, chỉ còn là sự lừa dối mà thôi! Cần phải thấy một sự thực rằng mọi thực thể xã hội ở VN đều đang tồn tại và hoạt động theo Hiến định và Luật định. Đảng Cộng sản chỉ hoạt động theo điều 4 Hiến Pháp là không đủ cơ sở pháp lý, anh đang hoạt động phi pháp. Phải có một đạo luật để quy định, điều tiết cái gọi là “trách nhiệm và quyền hạn” của cái gọi là BCH Trung ương như hội nghi trung ương 3 khẳng định. b- Thất thố lớn thứ hai là anh không đã động gì đến Hiến pháp, khi anh cao giọng nói “định hướng lớn xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN”. Thế mà những cái “nhằm” trong thông cáo chỉ là để thực hiện cương lĩnh, điều lệ, nghị quyết Đại hội. Không có nửa chữ nói về thi hành Hiến Pháp. Điều đó chứng tỏ cái quan niệm sai trái của chủ nghĩa Mác-Lê, của tư tưởng Lê nin, Stalin, Mao ít… coi cương lĩnh của đảng là số một. Hiến Pháp của Dân, của Nước là thứ yếu. Một khi đã bằng mọi cách để đưa phần lớn cương lĩnh của anh vào Hiến pháp, mà vẫn coi Hiến pháp là thứ yếu, thì phải xét lại cái nhận thức về nhà nước pháp quyền của anh, đúng là nó có vấn đề. Vì thế người ta có quyền hoài nghi cái ý thức pháp quyền của anh. Nếu đã có Hiến pháp, và biết tôn trọng Hiến pháp thì cương lĩnh, điều lệ, nghị quyết Đại hội cũng chỉ là thứ yếu, nó chỉ có giá trị nội bộ của đảng, nó trở thành một giá trị trong đa nguyên giá trị, mà Hiến pháp thể hiện. Cho nên không chỉ những đảng viên được cử làm những chức vụ chủ chốt của nhà nước phải thề trung thành với Hiến pháp, mà cả Tổng Bí thư, Bộ Chính trị cũng phải có ý thức rõ rệt về sự tôn trọng Hiến Pháp. Nếu biết tôn trọng Hiến pháp, Đảng phải đặt mình dưới một đạo luật do Quốc hội thông qua sau khi đã xin được ý kiến của nhân dân và xã hội. Chỉ như thế thì những quy chế hay ho, cụ thể mà BCH vừa thông qua mới có ý nghĩa pháp quyền. Nếu không chỉ là đảng quyền mà thôi. c- Đại thất thố thứ ba là Hội nghị Trung ương 3 không có điều gì khẳng định được rằng BCH khóa XII đã ý thức được tầm quan trọng, nóng bỏng của những sự cố đã và đang xảy ra. Xã hội không an tâm và hoài nghi chất lượng của “quy trình” xử lý vấn đề thảm họa môi trường do Formosa và cả nguyên nhân khác – “nguyên nhân lạ” gây ra. Bộ trưởng Tài nguyên Môi trường quả quyết 50% cá chết do chất độc từ Formosa. Vậy còn 50% nữa là từ nguyên nhân “lạ”, phải thế chăng? Chỉ riêng sự vội vàng của Chính phủ, sự thiếu rõ ràng của thông báo, chất lượng của cái Hội đồng giám sát hậu Formosa, và một quy trình đầy đủ, đáng tin xử lý toàn diện thảm họa môi trường này… đang đặt ra cho xã hội sự lo lắng, bất an. Chưa kể sự dung dưỡng những hành động đàn áp man rợ, nhẫn tâm, cũng như sự quy kết bất lương rằng nhân dân, thanh niên, nhân sĩ, trí thức biểu tình tố cáo Formosa là do bọn phản động xúi dục. Người ta không thấy rõ đảng đang cùng nhân dân hành động, mà chỉ thấy dường như là có sự thông cảm, bao che nương nhẹ cho tội phạm. Người ta có quyền đặt câu hỏi, sao đảng không xúi giục được dân hành động yêu nước, bảo vệ môi trường, tố cáo tội lỗi (cả tội lỗi do một nhóm lợi ích bất lương gây ra) lại để cho phản động xúi giục? Những hành xử vừa qua của các bộ máy chính quyền đang đánh mất tính chính danh, chính nghĩa của đảng nhiều lắm! Đảng đang đánh tráo vị thế của mình và giành cho “phản động” một sự đề cao đúng nghĩa. Vấn đề thứ hai là ngày 12 tháng7 này, Tòa Trọng tài Thường trực (PCA) sẽ công bố phán quyết về đơn kiện của Philippines. Sự kiện này có tầm quan trọng quốc tế và khu vực chung quanh hành xử của Trung quốc ở Biển Đông, rất liên quan đến việc bảo vệ chủ quyền biển đảo của Việt Nam. Người ta chỉ cần giữ bí mật về thủ thuật, thủ đoạn. Những vấn đề chiến lược phải đem ra bàn với dân chúng, từng bước đưa dân chúng vào trách nhiệm quốc gia, còn chiến thuật thì lại phải đem bàn với chuyên gia trí thức nơi các “vựa Tư duy” (Think tank). Nước càng có nhiều Vựa Tư duy thì càng khôn, càng mạnh! Một thái độ nhu nhược trước Trung Hoa cộng sản luôn luôn o ép, bắt chẹn, làm suy yếu, gây rối loạn xã hội đối với Việt Nam, những khẩu hiệu, đối sách không chính xác trong quan hệ với Trung quốc đang làm yếu vị thế của Đất Nước, làm hèn khí phách yêu nước của nhân dân, cả của Quân đội. Lặng thinh không có ý kiến gì không khiến đối phương sẽ bị bất ngờ, lại càng tăng ngờ vực trong đảng và trong nhân dân về sự vô minh, vô cảm của lãnh đạo, lại khiến cho dư luận “lãnh đạo đảng đang bị bắt làm tù binh” chẳng có cách gì xóa bỏ. Hơn 500 năm trước cụ Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491-1585) từng để lại minh triết: Biển Đông vạn dặm dang tay giữ, Nam cực muôn năm vững trị bình! Đây là dự báo chiến lược thiên tài cho một thế “địa chính trị mới” của Việt Nam và khu vực Đông Nam Á. Nam cực không chỉ có nghĩa là cõi trời Nam, đất nước Nam, là Việt Nam. Phải hiểu và hành xử như Nó là vấn đề chung của Đông Nam Á! Nhân dân có quyền đòi hỏi một thế ứng xử đúng, tốt, hiệu quả cao. Phải cố kết toàn dân, phải hợp tác thành tâm và có hiệu quả với các cường quốc văn minh, với khu vực, cùng có lợi ích chống Trung Quốc bành trướng, bá quyền, uy hiếp các nước nhỏ, uy hiếp hòa bình và an ninh hàng hải trên biển Đông. Gần đây khi đi “học” nghị quyết của đảng, thường nghe những cán bộ tuyên huấn của Trung ương và thành phố đưa ra luận điểm “không thể tin được Tàu, tin Tàu thì mất nước. Nhưng không thể đi với Mỹ, đi với Mỹ thì mất chế độ”. Chúng tôi cho rằng đây là luận điểm theo phương pháp luận “Trần ích Tắc – Chiêu Thống”. Bởi bọn bán nước bao giờ cũng đặt Quốc gia Dân tộc dưới lợi ích của ngôi báu, quyền lực, của chế độ. Ngược lại minh triết của tổ tiên ta từng khẳng định “vứt bỏ ngôi vua như quăng chiếc giày rách!” Cũng xuất hiện một luận điểm rằng lãnh đạo đang thực thi kế sách nhịn nhục “CâuTiễn”. Khổ nhục kế của Câu Tiễn là “liếm cứt” cho Ngô Phù Sai. Nhưng Câu Tiễn lại cho Phạm Lãi và Văn Chủng khoan thư sức dân, tích trữ lương thảo, bí mật huấn luyện 10 vạn tinh binh ở Cối Kê, nên mới có lực lượng để trả thù, đánh bại được Ngô Phù Sai. Vì thế, khi vua Trần Nhân Tông từ Thăng long xuôi thuyền về Hải Đông bố trí các trận địa thủy quân, cả ngày không kịp ăn, lại cho khắc ở mạn thuyền hai câu thơ nổi tiếng: Cối Kê cựu sự quân tu ký, Hoan Diễn do tồn thập vạn binh (Chuyện cũ Cối Kê, người nên biết, Trong Thanh, Nghệ vẫn còn mười vạn quân) Những hành xử nội trị của ta hiện nay dường như chỉ thấy mặt khổ nhục kế (liếm phân) còn vế khoan thư sức dân, cố kết dân tộc, nuôi dưỡng khí phách yêu nước của Quân đội, thanh niên, nhân dân, trí thức lại chệch choạc đáng ngờ. Vì thế không thể không đòi hỏi cao đối với hội nghị Trung ương 3 vừa qua. Hãy đi cùng Nhân dân sửa chữa những thất thố để xứng đáng là một Chính Đảng của Dân của Nước! Ô Đồng Lầm, những ngày tháng Bảy rất sốt. Nguyễn Khắc Mai (Ba Sàm)
  7. Tàu TQ xịt vòi rồng vào tàu VN trước đây. Nguồn: internet Một tàu hải cảnh Trung quốc mang số hiệu 46102 đã cùng tham gia đâm tàu ngư dân Quảng Ngãi, một tàu dân sự thông thường, không hề được trang bị vũ khí hay các khí tài nào mà chỉ đi khai thác hải sản mưu sinh – lại bị đến hai tàu cảnh sát biển của chúng hung hãn tấn công và đâm chìm giữa vùng biển gần đảo Hoàng Sa của nước ta. Vậy mà chúng ta vừa ký kết thỏa thuận hợp tác hòa bình trên biển đông còn chưa ráo mực, thế nhưng chúng đã hành động ngược lại một cách công khai và trắng trợn, chà đạp lên chính văn bản song phương ấy giữa hai quốc gia. Giống hệt với cái cách mà tên Tập Cận Bình sang đây được đón tiếp bằng 21 phát đại bác rền vang, đứng trước quốc hội Việt Nam phát biểu và dặn dò “không đề cạp đến vấn đề biển đông”, nhưng khi vừa bước chân khỏi lãnh thổ nước ta, nó đã trở mặt nói rằng hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa là của chúng, thuộc chủ quyền không bàn cãi với đường lưỡi bò 9 đoạn phi lý bất chấp luật pháp quốc tế (UNCLOS 1982, mà chính Bắc Kinh cũng là một thành viên của Công ước). Bây giờ chỉ còn cách là từng bước một trục xuất dần dần và rồi là tất cả những người dân Trung Quốc ra khỏi lãnh thổ nước ta, nếu không thực sự sẽ rất nguy hiểm đối với nền an ninh nước nhà, khi biển thì vắng bóng ngư dân do bị đầu độc diện rộng mà mỗi mét vuông biển đều có quân Tàu rất hung dữ thường trực đánh phá, người Trung Quốc thì rải rác khắp nơi trên tổ quốc mình, họ mua đất, làm nhà và lấy vợ người Việt, lập phố Tàu. Hàng vạn công nhân, doanh nhân, thương lái, khách du lịch ồ ạt vào Việt Nam một cách đáng ngờ tại thời điểm này, nhất là khi chúng cho hướng dẫn viên du lịch “chui” xuyên tạc lịch sử tại chính nội địa quốc gia, chúng đốt tiền Việt, đánh đập người kinh doanh dịch vụ du lịch, chúng cướp cả tiền của người bán hàng rong – ngay trên đất nước mình…Và rồi, thật ngạc nhiên là chúng ta lại vừa hoàn thành một đường bay từ Bắc Kinh đến thẳng Phú Quốc (???). Mà trước đó còn có một siêu dự án xuyên lục địa về việc thông thủy lộ dòng sông Hồng nối thẳng với Trung Quốc bằng cách xây các con đập (07 chiếc) và các âu tàu để đáp ứng “nhu cầu giao thương đường thủy giữa hai quốc gia”. Biển đảo, chúng đã chiếm trực tiếp với sự công khai và thách thức. Chúng cũng đã khống chế dòng nước ngọt trên thượng nguồn sông Mê Kông bằng 11 con đập và khiến vùng đồng bằng sông Cửu Long của chúng ta đang lâm vào tình trạng hạn hán đồng thời với đó là bị xâm lấn ngập mặn bởi nước biển. Vậy nhưng chúng ta hình như vẫn chưa thấy được dã tâm của chúng, là muốn khống chế chúng ta bởi tất cả các mặt, mọi lĩnh vực, muốn hiện diện sự có mặt của chúng trên mọi tuyến đường: Biển, đảo, sông, hàng không và cả tuyến đường bộ, đường sắt được kết nối từ các tỉnh phía Bắc qua tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc. Chúng ta cũng đang thực hiện chính sách giáo dục tiếng Trung phổ cập cho cấp 1 và cấp 2 bắt đầu từ năm nay (???). Thật quá nguy hiểm khi núi liền núi, sông liền sông, biển liền biển và cả việc con người đồng tiếng nói nữa. “Chúng ta” đã, đang và sẽ “vô tình” để chúng có mặt trên mọi mặt trận, mọi lúc và mọi địa điểm. Và từ đó chúng dễ dàng quan sát, kiểm soát rồi gây ảnh hưởng trực tiếp đến chúng ta, nếu cần. Tôi không thể hiểu sự tỉnh táo của các nhà lãnh đạo đang để ở đâu sau tất cả chiều dài lịch sử phải đổ biết bao xương máu để chống lại và đánh đuổi sự xâm lược mang sẵn dã tâm của chúng mà làm một quốc gia độc lập, tự chủ, tự cường. Và sau tất cả những biến cố cũng như tổn thất rất lớn của tổ quốc, của ngàn đời nay mà do sự bành trướng của chúng gây ra, thì ta lại cứ “bình thản” đến lạ lùng như vậy? Lê Luân (FB Luân Lê)
  8. Chiều 30.6.2016, ông Mai Tiến Dũng, Bộ trưởng Chủ nhiệm VPCP đã mở cuộc họp báo tại Hà Nội và cho biết kết quả cuộc điều tra vụ cá chết tại bốn tỉnh miền Trung gồm ba điểm chính sau đây: 1.- Đã xác định được nguồn thải lớn nhất tại khu vực Vũng Áng, Hà Tĩnh, chứa các độc tố như Fenol, Xianua, kết hợp với Hidro, tạo thành phức hợp theo dòng hải lưu đến Thừa Thiên - Huế làm hải sản và sinh vật biển chết hàng loạt. 2.- Thủ phạm vụ thải nước có chất độc làm cá chết là Công ty Formosa Hà Tĩnh. 3.- Công ty Formosa đã công khai xin lỗi Chính phủ và nhân dân Việt Nam vì đã để xảy ra ô nhiễm môi trường nghiêm trọng và xin bồi thường thiệt hại cho dân và hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp, bồi thường phục hồi môi trường biển với tổng số tiền là 11.500 tỉ đồng, tương đương 500 triệu USD. Ngay sau đó, nhiều thắc mắc đã được đưa ra: Căn cứ vào đâu để tính ra số tiền bồi thường 500 triệu USA? Trong số tiền đó, phần dùng để phục hồi môi trường và phần bồi thường cho những người bị thiệt hại là bao nhiêu? Những người có trách nhiệm gồm các viên chức điều khiển Công ty Formosa Hà Tĩnh và các viên chức chính quyền không thực thi đầy đủ nhiệm vụ luật định gây ra thảm họa môi trường, có bị truy tố về hình sự hay không? Với những sai phạm nghiêm trọng như vậy, có thể để cho Công ty Formosa Hà Tĩnh tiếp tục hoạt động ở Việt Nam hay không? BỒI THƯỜNG CÁI GÌ VÀ CHO AI? Bộ trưởng Chủ nhiệm VPCP cho biết số tiền bồi thường 500 triệu USD được chia làm hai loại: Loại một là bồi thường phục hồi môi trường và loại hai là bồi thường cho các cơ quan tại địa phương và tư nhân bị thiệt hại. Có hai vấn đề được đặt ra: Quyền đòi bối thường và việc ấn định số tiền phải bồi thường. Điều 13 của Bộ Luật Dân Sự 2015 có quy định về bồi thường thiệt hại như sau: “Cá nhân, pháp nhân có quyền dân sự bị xâm phạm được bồi thường toàn bộ thiệt hại, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.” 1.- Về quyền đòi bồi thường Theo nguyên tắc của dân luật, chỉ các chủ thể bị thiệt hại mới có tố quyền (action) kiện đòi bồi thường. Do đó: - Chính phủ chỉ có quyền đòi bồi thường về phần phục hồi môi trường và thiệt hại của các cơ quan chính quyền tại địa phương. - Chỉ các cá nhân hay cơ sở kinh doanh bị thiệt hại hay luật sư đại diện cho họ mới có quyền thương thảo hay kiện bên gây thiệt hại để đòi bồi thường cho các thiệt hại của họ. Khi chính phủ tự động đứng ra thương thảo và thỏa thuận về số tiễn bồi thường cho tư nhân và các cơ sở kinh doanh bị thiệt hại, chính phủ đã lạm quyền và những người bị thiệt hại có quyền không công nhận kết quả đó. 2.- Về việc ấn định số tiền bồi thường Số tiền bồi thường phải được ấn định căn cứ vào sự thiệt hại thật sự đã gây ra. Đây không phải là tiền cứu trợ hay tiền trợ cấp nên chính phủ và Công ty Formosa không thể đồng thỏa thuận về số tiền này. Việc chính phủ và Công ty Formosa tự ý định số tiền bồi thường trong vụ này là 500 USD là không phù hợp với luật pháp và thực tế: - Về thiệt hại môi trường: Cứ xem vụ tràn dầu ở vịnh Mexico thì biết. Giàn khoan dầu Macondo Prospect trên vịnh Mexico bị nổ ngày 2.4.2010 làm dầu tràn ra khoảng 180.000 km2. Công ty BP phải bỏ ra 54 tỷ USD để bồi thường, đóng tiền phạt và phục hồi môi trường trong 6 năm. Trong vụ 4 tỉnh miền Trung, ngoài việc tẩy xóa độc chất, còn phải cấy lại các tầng san hô và rong biển dưới đáy biển nên thời gian sẽ kéo dài không dưới 10 năm. - Về thiệt hại của tư nhân và các cơ sở kinh doanh: Khi nguyên đơn chưa đưa các tài liệu chứng minh sự thiệt hại của họ, chính phủ và Công ty Formosa căn cứ vào đâu để ấn định số tiền bồi thường? Trong vụ tràn dầu ở Mexico, Công ty BP đã phải trả cho hơn 220.000 cá nhân và cơ sở thương mại $6.2 tỷ USD. Kiểm ra sơ khởi cho biết Việt Nam có 263.000 người bị thiệt hại. Không lẽ Công ty Formosa bồi thường tất cả chỉ có 500 triệu USD thôi sao? 3.- Vấn đề đi kiện Công ty Formosa Mặc dầu đã có sự thỏa thỏa giữa chính phủ và Công ty Formosa, những người bị thiệt hại vẫn có quyền không chấp nhận sự thỏa thuận đó và làm đơn khởi tố trước tòa án địa phương. Điều quan trọng là phải chứng minh sự thiệt hại thật sự của mình do vụ cá chết gây ra. Nhưng đi kiện ở Việt Nam không phải là dễ, vì các cơ quan tư pháp được thiết lập hiện nay ở Việt Nam, ngoài khả năng pháp lý còn rất yếu kém, họ còn phải thi hành chỉ thị của Đảng Ủy hay dựa theo “phong bì”, nên việc đòi hỏi tòa án phải thi hành công lý không phải là chuyện dễ dàng. Do đó, đối với các vụ án có liên hệ đến chính sách hay chính trị, đơn khởi tố luôn phải có áp lực của công luận đi theo. Các cơ quan truyền thông và các phong trào đấu tranh đòi làm sạch môi trường, nhất là ở Hà Tĩnh, phải đấu tranh liên tục, đánh thẳng vào Công ty Formosa, nhất là đánh vào cơ sở hoạt động chính của công ty này tại Hà Tĩnh, mới có kết quả. Không làm như thế thì chỉ là kiện củ khoai mà thôi. CÓ TRUY TỐ VỀ HÌNH SỰ KHÔNG? Trong cuộc họp báo chiều 2.6.2016, Bộ trưởng Thông tin Truyền thông Trương Minh Tuấn nhấn mạnh rằng việc xác định nguyên nhân cá chết còn liên quan tới xác định thủ phạm gây ra nguyên nhân đó. Theo ông, ngoài bằng chứng khoa học còn phải điều tra đầy đủ chứng cứ vi phạm pháp luật, nhất là pháp luật về môi trường. Trong cuộc họp báo hôm ngày 30.6.2016, phóng viên báo Tiền Phong có hỏi ông Mai Tấn Dũng, Bộ Trưởng Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ: - Trong vụ việc này, VN có xử lý hình sự Formosa không? Ông Mai Tiến Dũng,: - Thái độ của lãnh đạo Đảng nhà nước VN là kiên quyết. Tuy nhiên, Formosa đã nhận lỗi, đưa ra 5 cam kết. Vì vậy, người VN chúng tôi có câu "đánh kẻ chạy đi chứ không đánh kẻ chạy lại". Việc đưa vụ án ra khởi tố không, VN sẽ cân nhắc. Còn ông Trương Minh Tuấn, Bộ trưởng Bộ Thông tin lại nói: - Việc khởi tố hay không sẽ phụ thuộc vào cơ quan tư pháp, Chính phủ không can thiệp. Như vậy là ông Mai Tiến Dũng muốn tha còn ông Trương Minh Tuấn bán cái, tuy ở Việt Nam tư pháp và hành pháp là một. Các điều 183, 184 và 188 của Bộ Luật Hình Sự có quy định các tội gây ô nhiễm nguồn nước, gây ô nhiễm đất và huỷ hoại nguồn lợi thuỷ sản, mỗi tội có thể bị phạt tới 5 năm tù, chưa kể phạt tiền. Tại sao chính phủ lại tuyên bố “đánh kẻ chạy đi chứ không đánh kẻ chạy lại"? Theo nguyên tắc phân quyền, cơ quan hành pháp (chính phủ) không có quyền phạt hay tha các tội phạm hình sự. Quyền phạt hay tha là quyền của tòa án, dựa theo sự quy định của luật pháp. 1.- Quyền miễn tội Điều 25, đoạn 2, của Bộ Luật Hình Sư có quy định: “Trong trường hợp trước khi hành vi phạm tội bị phát giác, người phạm tội đã tự thú, khai rõ sự việc, góp phần có hiệu quả vào việc phát hiện và điều tra tội phạm, cố gắng hạn chế đến mức thấp nhất hậu quả của tội phạm, thì cũng có thể được miễn trách nhiệm hình sự.” Công ty Formosa Hà Tĩnh đã không hề làm như vậy, trái lại còn cải chày cải cối, gây khó khăn cho cuộc điều tra: Trong thông cáo ra hôm 26.4.2016, Công ty Formosa tuyên bố: “Cho tới hiện tại thì không có bất cứ bằng chứng nào chứng tỏ sự liên can của chúng tôi đối với sự việc tôm cá chết hàng loạt trong thời gian gần đây.” Công ty nói thêm: "Hệ thống xử lý nước thải được thiết kế để tự động giám sát 24/24, các số liệu của nước thải đều thấp hơn tiêu chuẩn của nhà nước cho phép." Công ty "hy vọng chính phủ Việt Nam và các bộ ngành có liên quan điều tra tìm ra nguyên nhân đích thực, giải đáp thắc mắc" của xã hội. Do đó, cơ quan tư pháp cũng không thể miễn tội cho công ty Formosa được, trừ trường hợp xử theo theo chỉ thị của Bộ Chính Trị hay theo Phong Bì lớn. 2.- Tội phạm của các nhân viên công quyền: Các điều 281, 282, 283 và 285 của Bộ Hình Luật có quy định các tội lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ; tội lạm quyền trong khi thi hành công vụ; tôi lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi, và tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng. Các tội này đều có thể bị phạt tới 5 năm tù và phạt tiền. Do đó, trướcc tiên, ba tên Võ Kim Cự, Hoàng Trung Hải và Nguyễn Tấn Dũng phải bị điều tra và truy tố ngay. CÓ ĐÔI LỜI XIN “TÂM TƯ” Trước khi chấm dứt bài này, chúng tôi xin có đôi lời với ông Bộ trưởng Bộ Khoa học Công nghệ Chu Ngọc Anh. Trong cuộc họp báo chiều 30.6.2016, ông có phát biểu: “Có khó khăn trong xác định nguyên nhân, là tìm kiếm dấu vết ngay tại thực địa, đáy biển, phân tích, HỒI TỐ điều kiện thực địa ban đầu.” Ông làm tới Bộ Trưởng rồi mà không biết HỒI TỐ là gì sao? Chữ Hồi Tố là tiếng người Tàu dùng để dịch chữ Rétroactife trong tiếng Pháp hay Retroactive trong tiếng Anh và ta phiên âm ra, đó là một Tĩnh Từ, không phải là một động từ, có nghĩa là có hiệu lực đối với quá khứ. Thí dụ “Retroactive Law” được dịch là Luật có hiệu lực hồi tố, tức luật có hiệu lực đối với quá khứ. Chữ “Hồi tố” mà ông dùng ở trên phải được thay thế bằng động từ PHỤC HỒI hay PHỤC CHẾ, tiếng Pháp là Restaurer, còn tiếng Anh là Restore, chớ không thể dùng tỉnh từ “Hồi tố” được. Khi một người bình dân, một cán bộ hay một tướng lãnh ít học, không phân biệt được danh từ, tĩnh từ với động từ nên đã nói Tôi “ấn tượng” (impression – một danh từ - có nghĩa là những gì in vào tâm trí ta) hay Tôi “tâm tư” (inmost hay feelings – một danh từ - có nghĩa là những điều lo nghĩ trong lòng)… thì cũng có thể bỏ qua được, nhưng một người có học cao như ông mà dùng tĩnh từ hay danh từ thay động từ thì không chấp nhận được. Trong tuần tới, chúng tôi sẽ nói về chuyện các công ty Đài Loan đang dùng Phong Bì để đưa RÁC từ Trung Quốc qua Việt Nam. Đây là một vấn đề rất nghiêm trọng. Ngày 7.7.2016 Lữ Giang (Vietcatholic)
  9. Ngư dân Việt Nam biểu tình vì cá chết hàng loạt ở miền trung. Vụ cá chết dọc theo các tỉnh ven biển miền Trung Việt Nam đã được giải quyết khá nhanh, tuy chưa phải là kết luận sau cùng và chung cuộc.Tuy nhiên, đó chỉ là cách giải quyết giữa nhà nước Việt Nam, hay đúng ra là giữa Đảng Cộng sản Việt Nam với tập đoàn Formosa. Còn người dân Việt, đặc biệt là những nạn nhân trực tiếp bị ảnh hưởng, không có quyền lên tiếng, không có quyền kiện để đòi bồi thường thiệt hại cho bản thân cũng như cho môi trường nơi họ sinh sống. Sau ba tháng điều tra, giới chức nhà nước đưa ra kết luận cá chết là do chất độc thải ra từ nhà máy luyện thép Formosa, một công ty Đài Loan, đang được xây dựng tại khu công nghiệp Vũng Áng, thuộc tỉnh Hà Tĩnh. Đây là một dự án có kinh phí hàng chục tỉ đôla đã được Hà Nội cho phép xây dựng và hoạt động trong thời gian 70 năm. Ba tháng trước, đại diện cho Formosa là Chu Xuân Phàm đã nói với báo chí về nguyên do cá chết và thảm họa môi trường là do công ti của ông gây ra. Vì thừa nhận phần lỗi của công ti, ngay sau đó ông Chu đã bị cho thôi việc. Trong cuộc họp báo hôm 30 tháng Sáu để chính thức công bố kết quả điều tra, ban giám đốc Formosa không có mặt mà chỉ qua một đoạn quay hình trước đã ngỏ lời xin lỗi tới người dân Việt. Tập đoàn Formosa cũng đồng ý bồi thường 500 triệu đôla và hứa sẽ không để những sự việc như thế xảy ra nữa. Quan chức Hà Nội trong buổi họp báo là Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà và Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông Trương Minh Tuấn đã xác nhận những điều trên. Không mấy ai biết được chính xác sự hủy hoại môi trường là do những hóa chất như phi-nôn, xyanua và hydrôxít sắt hay còn những chất độc hại nào khác và nó đã tàn phá môi trường biển quanh khu vực nhà máy Formosa đến mức nào, ảnh hưởng đến hệ sinh thái sẽ kéo dài bao nhiêu năm. Đó là những vấn đề cần cấp bách đặt ra và tìm câu trả lời trước khi chấp nhận lời xin lỗi và những bồi thường. Trong khi đó nhà nước lại ngăn cấm các hoạt động nghiên cứu về ảnh hưởng của nó, không muốn bên ngoài vào giúp, dù Hoa Kỳ đã có lên tiếng sẵn sàng giúp đỡ để tìm hiểu nguyên do và cách khắc phục. Truyền thông báo chí không được phép đến khu vực ảnh hưởng để tìm hiểu. Không có những nghiên cứu liên quan thì số tiền mà công ty Formosa hứa đền bù, dù là 500 triệu đôla, cũng không thấm vào đâu nếu biển chết trong vòng 50 chục năm tới hay kéo dài lâu hơn. Làm sao để làm sạch lại môi trường biển ở những vùng đã bị ảnh hưởng và trong tương lai nhà máy của Formosa sẽ xử lý những chất độc hại này ra sao thì không nghe các quan chức nói đến. Số tiền 500 triệu đôla mà Formosa hứa bồi thường sẽ được chi tiêu như thế nào hiện nay Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã chỉ thị các cơ quan trách nhiệm đưa ra kế hoạch thực hiện. Với bộ máy nhà nước quan liêu, tham nhũng của Việt Nam, số tiền bồi thường đó không thể tránh khỏi những thất thoát. Trong quá khứ nhiều nơi trên thế giới đã có những vụ việc gây độc hại môi trường và các công ty trách nhiệm đã phải bồi thường thiệt hại cho người dân cũng như khu vực bị ảnh hưởng. Tiến trình đưa tới việc bồi thường được kết thúc sau khi có phán quyết của tòa án, hay sau khi ra tòa và hai bên đồng ý với nhau sẽ giải quyết vụ việc bên ngoài tòa. Năm 1984 ở Bhopal, Ấn Độ, có vụ nổ ở nhà máy hóa chất gây thiệt mạng cho nhiều nghìn người và ảnh hưởng đến sức khoẻ mấy trăm nghìn người khác. Ngay sau khi vụ việc xảy ra nhà nước có chính sách tạm giúp nạn nhân ngay. Sau đó nạn nhân, qua các tổ hợp luật sư, đã kiện các công ty trách nhiệm ra tòa và nhiều năm sau vụ việc mới được giải quyết bồi thường hơn 400 triệu đôla. Trong các vụ xả chất độc làm ảnh hưởng đến môi trường khác như Exxon Valdez làm đổ dầu ở Alaska, vụ bể giếng khoan dầu ở Vịnh Mexico, các tập đoàn có trách nhiệm đều bị phạt theo luật bảo vệ môi trường của Hoa Kỳ, phải làm sạch lại môi trường như trước đó. Trong khi đó một vài người dân có thể đứng đơn kiện công ty đã gây hại cho sức khoẻ hay làm mất nguồn sinh sống và đòi bồi thường thiệt hại. Các vụ kiện như thế, tuy chỉ có một hay vài người đứng đơn, nhưng đều là những vụ kiện mang tính tập thể (class action lawsuit), được đại diện bởi một tổ hợp luật sư hay nhiều luật sư nhưng cũng nhắm vào cùng một đối tượng và một mục đích. Sau khi có phán quyết của tòa, hay có những thương lượng bên ngoài tòa án để bị cáo không nhận tội nhưng chấp nhận bồi thường, khi đó tập thể bị ảnh hưởng sẽ được bồi thường tùy theo thiệt hại nặng nhẹ, nhiều hay ít. Có một vài vụ việc xảy ra ở California mà tôi có bị ảnh hưởng và được bồi thường, sau những khiếu kiện tập thể kéo dài cũng đến hai năm hơn. Cuối thập niên 1980 có vụ cháy một kho chứa hàng của siêu thị Safeway ở thành phố Richmond, vùng Đông vịnh San Francisco. Nguyên do vì một người lái xe xúc hàng bất cẩn khi nâng hàng lên cao làm chạm điện và phát hoả. Đám cháy kéo dài nhiều giờ đồng hồ và khói ô nhiễm lan tỏa ra khu vực cư dân. Rất may không ai thiệt mạng. Dân sống gần nhà kho phải chịu hít thở không khí nhiễm độc nên nhiều người khó thở, ngứa mắt, ngứa da phải đi bác sĩ hay nhà thương ngay. Tro bụi bay cao rơi xuống phủ đường đi, phủ nóc nhà, nóc xe trong một khu vực rộng lớn. Khoảng hai năm sau, vụ xử kết thúc và công ti Safeway phải bồi thường thiệt hại cho cư dân bị ảnh hưởng. Những người sống gần nơi đám cháy, với giấy chứng nhận đã đi bác sĩ hay vào nhà thương điều trị do hít khí độc được bồi thường có đến chục nghìn đôla hay nhiều hơn tùy theo giấy chứng nhận của cơ quan y tế. Những người ở xa xa, như nơi tôi cư ngụ cách chỗ cháy cũng đến 5 cây số, nhưng vì hướng gió thổi đem tro bụi bay đến và quả thật là sáng hôm sau xe bị phủ một lớp tro. Tuy không phải là người trực tiếp đứng đơn kiện, cũng như hàng vạn cư dân khác trong khu vực bị ảnh hưởng, nhưng tôi vẫn được bồi thường. Sau khi nghe thông báo, tôi đến văn phòng có luật sư đại diện, trình bằng lái xe để xác minh thời gian khi vụ cháy xảy ra tôi sống trong khu vực ảnh hưởng. Thế là nhận được tấm chi phiếu 250 đôla. Ít nhất đó cũng là tiền để tôi lo rửa xe, tuy không nhiều bằng đó, nhưng số tiền tôi được bồi thường bao gồm cả tiền phạt công ti phải chi ra. Tiền phạt mới là đáng kể, vì thường rất cao, để các công ti phải cẩn thận, tránh gây ra tai nạn làm ô nhiễm môi trường. Vụ việc mới đây đối với công ti xe hơi Volkswagen cũng thế. Tuy không gây chết người, nhưng vì cố tình dùng kỹ thuật để qua mặt luật Mỹ trong việc xử lý khói xe mà đã phải bồi thường hơn chục tỉ đôla cho khoảng nửa triệu chủ xe. Công ti Formosa gây ô nhiễm biển ở miền Trung thì thiệt hại cũng không phải là nhỏ. Có cư dân đã chết. Một số người bị bệnh do hóa chất trong nước biển. Hệ sinh thái bị hủy hoại khiến nhiều nghìn ngư dân không thể tiếp tục hành nghề. Kỹ nghệ du lịch cũng bị ảnh hưởng. Nhưng Đảng Cộng sản Việt Nam đã đồng ý với công ti Formosa và chấp nhận việc bồi thường 500 triệu đôla. Vụ việc cá chết là một thảm họa môi trường lớn và lâu dài, nhưng nhà nước cộng sản Việt Nam đã cho thấy họ làm việc thiếu tính minh bạch, lại không cho dân được quyền lên tiếng, được quyền kiện công ti có trách nhiệm ra tòa. Nhà nước cũng không cho truyền thông báo chí được đến đó điều tra hay cho những cơ quan độc lập chuyên về nghiên cứu khoa học đến để xác định ảnh hưởng của chất thải gây ra cho con người và môi trường. Khi vụ việc mới được đưa ra các đây ba tháng, phóng viên của báo Thanh Niên hỏi quan chức Bộ Tài nguyên và Môi trường về cá chết là có khả năng bị “nhiễm kim loại nặng” hay không, Thứ trưởng Võ Tuấn Nhân đã trả lời rằng hỏi thế là làm “tổn hại cho đất nước”. Biển miền Trung và người dân ở đó đang bị tổn hại quá nhiều qua vụ cá chết. Và đất nước Việt Nam còn bị tổn hại hơn nữa nếu Đảng Cộng sản và nhà nước Việt Nam không để cho vụ việc được làm rõ và người dân được bồi thường thỏa đáng. Bùi Văn Phú * Các bài viết được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ. (VOA)
  10. Mắt Biển. Ảnh: internet Đây có lẽ là bức ảnh thực sự đẹp về tính biểu đạt nghệ thuật, nhưng ngược lại, nó cũng ẩn chứa sâu thẳm trong đó là những cái nhìn ám ảnh đến trầm mặc đối với những người đang trong vai trò chứng kiến như một kẻ ngoài cuộc nhưng lại cùng cảm thấu được nỗi đau trong những lằn roi ánh mắt, dù khuất sau vành mũ tối, với những người dân vùng biển. Tôi gọi bức ảnh ấy là Mắt Biển. Bức ảnh ấy khiến tôi nhớ đến một câu chuyện, mà một vị vua yêu cầu các quan sỹ hãy vẽ một bức tranh sao cho nó thể hiện được sự yên bình nhất khi cùng đi du ngoạn sơn hà. Và cuối cùng, bức tranh của một nhân sỹ vẽ một tổ chim nằm sâu trong lòng thác dữ dội đang đổ xuống những cuộn nước khổng lồ bạc trắng. Nó khiến người ta hiểu, sự yên bình nhất thực sự lại tồn tại ở giữa nơi dữ dằn hay bão tố nhất. Và ngược lại, khi những ngư dân đang ngồi trước biển tĩnh lặng đến lạnh người, thì có lẽ tất thảy một ai trong chúng ta cũng đều hiểu được, không chỉ họ mà có đến cả triệu con người cũng đang cùng trong cảnh bão tố đổ ập xuống đầu những tai ương mà đến nay nó còn khắc nghiệt hơn sau mỗi ngày đi qua. Biển bây giờ đã chết, nửa thế kỷ nữa, đó là với cái nhìn lạc quan và bằng hành động tích cực liên tục, người ta mới mong biển có thể tái sinh trở lại trong ngần ấy thời gian. Đời ngư dân bỗng chốc chất chồng thêm những gánh nặng, tổn thất, nhất là với những đứa trẻ tuổi đời còn thơ dại. Người ta buồn, xen cả phẫn nộ và sự mong mỏi nào đó nữa, để nhìn về biển, nơi mà đã từng là niềm tự hào về nguồn tài nguyên mang màu bạc trù phú tưởng như vô tận với cá, tôm, ngao, hàu đủ loại mà từng xuất khẩu hàng triệu tấn đến mức tổng kim ngạch xuất khẩu hải sản trong năm 2015 đạt đến gần 6 tỷ USD. Tôi đi tỉnh từ tối muộn ngày hôm qua, nửa đêm đặt chân xuống phố thưa thớt người, tôi tìm nhà trọ rồi lọ mọ thức trắng đêm mà làm việc để cho kịp sáng mai dự phiên toà xét xử từ sớm. Tôi thấy khá mệt với đôi mắt mờ đi thấy rõ, nên muốn yên ắng và tạm lánh xa cuộc đời đi một chút, mặc dù trí óc tôi vẫn luôn dõi theo cuộc sống đang oằn mình lên mỗi giây mà liên tục nổi trên và trượt nhanh qua bảng tin facebook của mình. Tôi định chẳng viết gì trong hôm nay cả. Tĩnh lặng cho đời yên ả. Nhưng nếu cứ im lặng chỉ một ngày thôi, tôi thấy mình bỗng như trở thành một người tiền sử, tách biệt ra khỏi thế giới văn minh và rời xa trách nhiệm với xã hội của mình còn đang rên xiết ngoài kia. Trên chuyến xe đi, tôi đã nghĩ, rồi năm nay tôi sẽ viết một cuốn sách với tựa, Thiên đường cuối cùng, một tiểu thuyết chính luận thời cuộc như những bước chân hữu hạn rệu rã còn lại để kết thúc cho một chuyến phiêu lưu đầy ảo tưởng và tuyệt vọng của một nhóm người mà luôn chắc mẩm rằng như mình luôn đang ở đỉnh cao của quyền lực và trí tuệ. Tôi lại phải đặt bút viết, như để xoa dịu mình và làm lành lặn đời – mà vốn dĩ và đang ngày càng dầy lên những xây xước cùng những tổn thương được tạo nên bởi những cú đánh chí mạng, từ sự tàn nhẫn của con người ta mà họ trót đối đãi với nhau. Và tôi đã phải thốt lên trong đau đớn, rằng, trí thức rồi cũng trở nên ngu si và đần độn, và người dân dễ bị lừa phỉnh hơn bất cứ thứ gì khác nếu ở nơi mà nó tồn tại lại thiếu vắng thông tin, hoặc chỉ được phép di chuyển một chiều tư tưởng. Vì mỗi người sẽ chỉ như những con trâu buộc chặt vào và quẩn quanh sau luỹ tre làng của mình mà không thể biết bên bờ kia bụi rậm có ai và đang xảy ra những gì. Và vì vậy, họ chẳng có lý do nào để khiến mình phải bận tâm hay màng sự đến xã hội và cuộc đời vô minh bất nhiệm ngoài kia, bởi mớ cỏ tươi ngon (mà có thể tẩm độc) đã được kẻ khác dọn sẵn mỗi khi đến bữa ợ lên mà không còn gì để nhai lại nữa. Tôi viết, vì 300.000 đồng hỗ trợ cho ngư dân vùng thảm hoạ biển chết mà rồi chúng còn sẵn tâm ăn chặn 50 nghìn coi như là một sự đối trừ nghĩa vụ sang ngang mà người ta không hiểu nó là gì (!). Mà trước đó ít lâu, hẳn người ta còn chưa quên, cũng lại những kẻ táng tận lương tâm giành giật và cướp lấy cho kỳ được một phần nông phẩm trong số chút ít cân gạo hỗ trợ cho những mảnh đời đang lúc cơ cực nhất. Tôi viết vì bỗng nhiều người trẻ bị chết, từ tai nạn sông nước đến cả cái cách mà họ bị giết dã man rồi bị đem vứt xác đi chỉ vì 300.000 đồng nhỏ mọn. Tôi viết, vì một đám trẻ chỉ cần chọc cười bằng một clip vui nhộn mà bỗng chốc lại trở thành tâm điểm tấn công của ngành giáo dục và khủng khiếp hơn là cả việc công an nhanh chóng vào cuộc khiến các em trở nên sợ hãi, bất an. Tôi viết, vì một cậu thanh niên trưởng thành 18 tuổi dự thi đại học lại phải để một sinh viên tình nguyện áo xanh dắt tay qua đường như một đứa trẻ mới chập chững tập đi. Nền giáo dục của sự thiếu hụt về dẫn dạy kỹ năng sống, đã đe doạ và đưa đẩy con người ta đến những hiểm nguy mà người ta không thể tự mình lường trước hay sẵn có phương cách để đối phó nếu nó xảy ra. Tôi viết, vì ngân khố mỗi ngày mỗi cạn, nợ nần mỗi ngày mỗi cao, mà rồi càng ngày càng nhiều con số thất thoát, hoang phí và tham nhũng, đục khoét được đào xới lên mà hiển hiện đến mức hãi hùng chưa từng có. Tôi viết, vì một dự án “siêu dự án” như Formosa, với khả năng tàn phá môi trường kinh hoàng, mà hậu quả nhãn tiền như đã vừa thấy, lại được nhanh chóng cấp phép triển khai và đi vào hoạt động chỉ trong vỏn vẹn chưa đầy một tháng làm thủ tục. Điều đó làm tôi kinh hoàng và cả choáng váng nữa, vì tôi không thể tưởng tượng được việc Luật Đầu tư đã bị phá vỡ và hoàn toàn trở nên vô nghĩa trước dự án này. Hàng vạn, triệu ngư dân, họ có thể bám biển suốt đời để tìm kiếm, đánh bắt và kể cả là gìn giữ mà có thể đánh đổi đến mất mạng vì công cuộc mưu sinh đó, nhưng với họ, biển mới là nơi sinh ra và cũng là nơi nuôi dưỡng họ, là quê hương và cội nguồn của họ. Biển mang lại niềm tự hào, sự gắn bó máu thịt hơn là những kiểu suy nghĩ hời cạn mà cho rằng nó chỉ như một nơi của nghề kiếm ăn đơn thuần vậy. Ngư dân, diêm dân, người kinh doanh du lịch, dịch vụ từ biển và hải sản, tất thảy giờ đã chịu chung một số phận như nhau, đều không biết mai này, mà chỉ đơn giản là mỗi sáng mọc lên thôi, người ta phải lo sẽ ăn bằng gì, sống bằng gì và cuộc đời những đứa trẻ sẽ trở nên cằn cỗi, héo rũ ra sao? Bỏ xứ tha hương mà đi, có đành lòng không? Hay họ lại một lần nữa quyết tâm bám trụ lại biển, dẫu nó đang chết trong tĩnh lặng, mà đòi hỏi một ai đó phải chịu trách nhiệm với thảm cảnh này và với cuộc sống của chính họ nữa? Mắt Biển, vẫn còn vời vợi nỗi đau. Nhưng chắc chắn, những đôi mắt ấy vẫn luôn dành để trông coi bờ cõi và biển đảo của mình, như là máu thịt ngay từ khi họ được sinh ra vậy. Và chỉ khi biết đau một nỗi đau chung của đồng loại, thì lúc đó người ta mới cùng biết vì tổ quốc mà yêu thương nhau. Lê Luân (FB Luân Lê)
  11. Sự việc Formosa Hà Tĩnh lên tiếng nhận lỗi, xin lỗi và chịu bồi thường cho đến giờ vẫn chưa minh bạch xét về khía cạnh chứng cứ pháp lý bằng văn bản, bao gồm: 1. Văn bản thoả thuận giữa Chính phủ và Formosa, trong đó (1) Formosa nhận lỗi gây ô nhiễm môi trường biển 4 tỉnh miền Trung, và (2) Formosa đồng ý thanh toán tiền bồi thường 500 triệu USD. 2. Văn bản do người đại diện theo pháp luật của Formosa ký tên và đóng dấu, trong đó (1) công khai nhận lỗi và xin lỗi đã gây ô nhiễm môi trường biển 4 tỉnh miền Trung, và (2) đồng ý thanh toán tiền bồi thường. 3. Lịch thanh toán số tiền 500 triệu USD, trong đó nêu cụ thể từng mốc thời gian và khoản thanh toán tương ứng. Lịch thanh toán này có thể là một phần của Văn bản thoả thuận giữa Chính phủ và Formosa, như nêu tại mục 1 ở trên, hoặc có thể là một tài liệu được lập riêng. Như chúng ta đều biết, tất cả những thông tin về sự việc Formosa Hà Tĩnh nhận lỗi, xin lỗi và chịu bồi thường đều chỉ được các phương tiện truyền thông đưa ra, chứ chưa chính thức được xác nhận bằng văn bản có giá trị pháp lý và công bố công khai cho toàn dân biết. Bởi lẽ đây là thảm hoạ quốc gia nên không điều gì liên quan đến mọi hành vi và hành động của Formosa có thể được xem là bảo mật giữa các bên ký kết hoặc xếp loại bí mật quốc gia. Do vậy đề nghị Chính phủ công bố 3 văn bản nêu trên ngay lập tức. Lê Công Định (FB Lê Công Định)
  12. Chuyện Formosa sau khi công bố là tác nhân chính gây ra hiện tượng cá chết , biển nhiễm độc lan tràn trên bốn tỉnh miền Trung ( Hà Tĩnh , Quảng Bình , Quảng Trị , Thừa Thiện - Huế ) và có khả năng lây lan trên diện tích hơn 250 Km vuông biển dọc thềm lục địa nước ta , đã tạo ra những hệ luỵ và những câu hỏi chưa có lời giải ! Tiền bạc đền bù cho người bị hại là nhân dân đã gánh chịu tai ương ấy là điều đương nhiên , phải làm ! Giải cứu vùng biển ấy , làm cho biển không còn chất độc , trở lại trong xanh hiền hoà như ngày nào là việc bắt buộc phải làm , mà làm cẩn thận để khỏi di hại bao đời con cháu hiện tại và mai sau ! Nhưng làm sao để có được điều ấy khi cho đến bây giờ , trong tất cả những văn bản , thông báo , tuyên bố chính thức của quan chức trách nhiệm , của Formosa chưa hề có một phân tích nào về chất gây độc ( công bố chính thức ) ; tác hại của nó ; quy mô nhiễm độc và quan trọng hơn hết là giải pháp giải độc cho biển và ai là chủ thể trách nhiệm trong việc giải độc biển này ! Người ta chỉ biết và ngầm hiểu rằng : đền bù chủ yếu là hổ trợ , chuyển đổi việc làm cho ngư dân vùng này . Và nguy hiểm hơn qua các văn bản thì đương nhiên dù đã hay chưa đền bù đầy đủ , Formosa vẫn tiếp tục tồn tại hoạt động" bình thường " ; thậm chí là ngay quý ba này ( theo thông báo của Formosa ) sẽ tổ chức khánh thành nhà máy mà chưa có điều gì chứng tỏ Formosa có cải thiện hệ thống xã thải , nguyên nhân gây ra thảm hoạ vừa qua . Trước sự việc này , mọi người đều có thể hiểu theo nghĩa " PHẠT CHO TỒN TẠI " . Tệ hại hơn là không có PHẠT vẫn cho TỒN TẠI ! Ngày nay , ai cũng hiểu chữ câu chữ " phạt cho tồn tại " thông thường áp dụng cho các công trình xây dựng , các Dự án làm sai phép , có vấn đề về môi trường , xâm hại đến cọng đồng , sỡ hữu khác . Nó đồng nghĩa với chuyện vẫn tiếp tục làm như cũ , hoặc có sửa đổi tí chút cho phải phép sau khi đã tốn ...một thời gian chạy các nơi có thẩm quyền cho tồn tại . Dù có nhiều quy mô xây dựng , Dự án trước nay đã được " PHẠT CHO TỒN TẠI " , thậm chí đến như cái mới nhất là công trình 8A Lê Trực ( Hà Nội ) thì Thủ Tướng đã hai lần đích thân chỉ thị , thì nó vẫn dùng dằng " tồn tại " ( hồi sau sẽ rõ ) thì việc " PHẠT CHO TỒN TẠI " một Dự án gây quá nhiều và quá lớn tác hại đến con người , môi trường như Formosa quả là chưa có tiền lệ và thiếu mọi yếu tố để có thể cho nó TỒN TẠI như hiện nay dự án vẫn đang tiến hành ! Ngay cả khi Thủ Tướng Nguyễn Xuân Phúc nói " ...nếu Formosa tái diễn sẽ kiên quyết đóng cửa " để hàm ý buộc Formosa phải thay đổi , phải làm tốt môi trường khi tiếp tục hoạt động , thì các cơ quan quản lý vẫn chưa đưa ra các tiêu chí , những bắt buộc Formosa phải làm đúng các quy định , Luật về môi trường ... khi tiếp tục hoạt động . Mà những quy định này đều có thể hiểu nhiều cách khác nhau và thậm chí có thể có "đặc cách " để kẻ làm sai ,làm bậy dễ dàng nương vào . Ví dụ vấn đề ống thải của Formosa nằm sâu và dẫn xa dưới lòng biển , khi vào lần đầu tiên ông Bộ Trưởng TNMT Trần Hồng Hà , mới nhậm chức đã phát biểu " Đối với pháp luật Việt Nam hệ thống xã thải mà lắp đặt ngầm là không được phép . " thì ngay lập tức Formosa đã trình ra giấy phép được lắp đặt như hiện tại cũng do Bộ TNMT cấp , cho phép . Và diễn tiến sau đó là Bộ Trưởng cũng lờ đi , không truy cứu ai , vì sao đã cấp trái phép như vậy ( đặc cách ? ) ! Và cả những lần sau này , kể cả khi công bố Formosa là thủ phạm gây ra thảm hoạ trên , cũng không nghe ông BT hay bất kỳ ai nhắc đến ống xã thải nằm sâu dưới biển và trái phép này ! Vậy có phải là sau ba tháng nghiên cứu , điều tra , cái ống thải , nguyên nhân ấy vẫn cứ TỒN TẠI hay sao ? Ngay những lần kiểm tra đầu tiên sau tháng 4/2016 , Formosa cũng trưng ra những thiết kế , thủ tục kiểm tra... cho rằng mình đã làm đúng , hợp chuẩn mà chưa có ý kiến nào phản bác cho đến hôm nay . Vậy có nghĩa là không cần phải thay đổi gì thì hệ thống xã thải của Formosa đã đủ chuẩn xã thải , không có gì phải sửa chữa , làm thêm . Vậy " TỒN TẠI " ở đây chính là nguyên trạng . Mặt khác chính trong các thông báo của Formosa và của chính phủ qua cuộc họp báo đều cho rằng việc gây ra thảm hoạ môi trường vừa qua chỉ là sự cố do mất điện hay do nhà thầu phụ ( không biết là ai và đã làm gì gây nên xả thải độc vào môi trường ) gây nên . Như vậy là do không cố ý và chỉ là sự cố dễ dàng khắc phục khi có điện đầy đủ và thay đổi nhà thầu phụ là xong ! Với quan điểm và nhận định đó , làm sao có thể buộc Formosa phải sửa chữa hệ thống xã thải không đạt tiêu chuẩn cho được. Hay chính với động thái vừa qua đã chính thức cho phép Formosa " KHÔNG PHẠT VẪN CHO TỒN TẠI " . Đó mới chính là thảm hoạ lâu dài về môi trường không chỉ cho bốn tỉnh miền Trung mà còn cho cả nước hay nói đúng hơn Formosa đã gây thảm hoạ môi trường cho trái đất này , cho mọi cư dân tồn tại trên hành tinh xanh cần có sự an toàn ! Thực sự khi nhìn lại , tìm hiểu Formosa là ai ; đã làm gì để huỷ hoại môi trường sống của rất nhiều nơi khác Việt Nam ta hoàn toàn kinh ngạc vì sao Formosa có thể nhanh chóng được chấp thuận đầu tư vào Hà Tĩnh mà không ai quan tâm đến quá khứ quá kinh khủng của pháp nhân này . Ngay cả nơi xuất thân là Đài Loan thành tích phá hoại môi trường đã khiến họ bị đuổi đi từ nơi này đến nơi khác và hơn 11 lần bị phạt , dừng sản xuất , trục xuất ...thì mới có thể hiểu ra lời hứa gió bay của tập đoàn này ; huống hồ ở Hà Tĩnh , họ không có cả lời hứa .Hồ sơ phá huỷ môi trường của Formosa trên thế giới đã vào sách giáo khoa Luật môi trường tại Mỹ , và họ đã bị trao giải " Hành tinh đen " do tổ chức môi trường Ethecon trao năm 2009 . Có thể tra trên mạng về " thành tích " khủng khiếp của Formosa để thấy rằng hệ thống công quyền của chúng ta đã " lỏng lẻo " đến đâu khi để cho Formosa đầu tư vào Hà Tĩnh với rất nhiều ưu đãi chưa từng có và " dễ dàng " thông qua các tiêu chuẩn môi sinh , tác động môi trường v.v... Cho đến những quan trắc môi trường cần thiết, bắt buộc khi Formosa hoạt động cũng được Bộ uỷ quyền cho Tỉnh và Tỉnh thì " uỷ quyền " ... vào các báo cáo của Formosa để cho rằng đã đạt tiêu chuẩn môi trường . Cái gì để có thể hiểu được điều này nếu không muốn nói rằng " nén bạc đã đâm toạc tờ giấy " ! Trong nội dung văn bản 160610/. CV-FHS ngày 18/6/2016 của Formosa thì số tiền họ bỏ ra còn để " giúp người dân nâng cao năng lực tìm kiếm việc làm phù hợp " . Điều này có nghĩa là người dân nơi đây phải từ bỏ nghề nghiệp đánh cá truyền thống bao đời để nhờ sự " giúp đỡ " của Formosa tìm việc làm khác ! Có thể hiểu việc này như thế nào ? Nếu Formosa đã có cải thiện môi trường biển , cá vẫn sống bình thường thì người dân sao lại phải học nghề khác . Hay nói đúng là không thể bảo đảm không ô nhiễm khi Formosa hoạt động và cá vẫn chết ( hay không còn ) ; môi trường biển vẫn độc hại nên ngư dân phải chuyển đổi ngành nghề khác . Vậy mà các cơ quan chức năng trong cuộc họp báo ngày 30/6/2016 công bố điều tra nguyên nhân cá chết , môi trường biển nhiễm độc vẫn ủng hộ là số tiền đền bù ấy sẽ giúp ngư dân học nghề , ổn định cuộc sống ! Như vậy dù nói quanh co thế nào thì Formosa vẫn " TỒN TẠI " như hiện trạng mặc cho môi trường tương lai thế nào ! Không phải càn rỡ hay coi thường pháp luật Việt Nam , một vị lãnh đạo Formusa , ông Chu Xuân Phàm đã nói bộc tuệch đúng bản chất của nó " Muốn bắt cá , bắt tôm hay nhà máy , cứ chọn đi . Nếu chọn cả hai thì làm Thủ tướng cũng không giải quyết được ... " . Vậy thì khi cho Formosa " KHÔNG PHẠT VẪN TỒN TẠI " có phải chăng Chính phủ , các cơ quan chức năng đã chọn thép ! Điều rất đáng ngạc nhiên là vì sao không xử phạt đơn vị đã gây ra tai hoạ môi trường là Formosa ! Chúng ta đã có nhiều tiền lệ về xử phạt những đơn vị gây ô nhiễm môi trường như : Vedan , các Cty xử lý rác Tp HCM , Nghệ An , các công ty gây ô nhiễm trên sông Bưởi ... Quá nhiều trường hợp đã bị xử lý mạnh mẽ , nhưng chưa bao giờ từng có một đơn vị gây ô nhiễm trầm trọng và ở diện rộng như Formosa tại Hà Tĩnh mà lại không có án phạt . Hay do đã phạt thì phải đình chỉ hoạt động để xem xét sửa chữa , trong khi Formosa công bố mình vẫn hoạt động sản xuất bình thường , chỉ hoãn làm lễ khánh thành mà thôi , vậy làm sao có thể phạt để dừng sản xuất , hoạt động của Formosa . Có điều gì đó bất thường khi Formosa công nhận mình là thủ phạm và thống nhất đền bù 500 triệu Mỹ kim mà lại không hề có một xử phạt nào cho hành động phá huỷ môi trường này . Và thật đáng nói khi chúng ta không biết Formosa có tiếp tục phun thải , phun chất độc vào biển khi vẫn " TỒN TẠI " như vậy . Người bị hại chính là NHÂN DÂN vẫn chưa có câu trả lời CÁ đã ăn được chưa và BIỂN bao giờ trong sạch để mọi người có thể yên lành hưởng được môi trường biển như khi chưa có Formosa . Để phát triển bền vững , tạo dựng cuộc sống ít bệnh tật , chúng tôi chọn cá , chọn biển không chọn Formosa ./. Nguyễn Trung Dân (FB. Nguyễn Trung Dân)
  13. Trong các đời thủ tướng gần đây, thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc là người đáng thương nhất. Dễ dàng nhìn thấy, Phúc không có được cái uy của mình để điều hành chính phủ. Không phải là do Phúc mới nhậm chức, mà bởi bản thân Phúc không tạo được cho mình dược bản sắc. Nhưng cũng chính vì vậy mà Phúc được Trọng , Quang, Huynh... chọn làm thủ tướng. Một thủ tướng không có uy, không có lực tất sẽ chỉ biết trông chờ vào ý kiến của tập thể Bộ Chính Trị. Mà bộ chính trị thì nằm trong tay của ba kẻ đầu sỏ Trọng, Quang, Huynh đứng đầu. Đây cũng là ba kẻ có thâm niên trong Bộ Chính Trị nhất và giữ chức vụ chủ chốt nhất. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc Ngay sau khi nhậm chức thủ tướng vào tháng 6 năm 2006, với thế lực mạnh nổi lên, Nguyễn Tấn Dũng đã chọn Phúc về làm chủ nhiệm văn phòng chính phủ. Cùng lúc ấy Nguyễn Phú Trọng bước chân vào nhóm tứ trụ nhưng giữ một chức yếu nhất là chủ tịch quốc hội. Đương kim tổng bí thư bấy giờ là Nông Đức Mạnh, một kẻ háo sắc, bất tài, vô dụng. Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết nhạt nhoà với những phát biểu ngô nghê. Dũng nhờ thế nổi bật lên và tạo được thế lực cho mình trong nhóm tứ trụ. Trong lúc bắt đầu hoàng kim của đời mình, Dũng chọn Phúc làm người quản gia. Con đường đưa Phúc từ một quan chức thường thường bậc trung ở tỉnh lẻ ra trung ương do một tay Thân Đức Nam dẫn lối bằng cách rải tiền, con đường đưa Phúc sau đó lên chức thủ tướng ngày nay do Nguyễn Phú Trọng sắp đặt. Nguyễn Phú Trọng là kẻ thâm hiểm và lão luyện trong nghề chính trị cộng sản. Trọng âm thầm nín lặng trong nhiệm kỳ làm chủ tịch quốc hội với vẻ ôn hoà, vô hại. Trong thời gian Trọng làm chủ tịch quốc hội, Trọng rất hạn chế đưa ra những phát ngôn gây chú ý. Trọng đóng giả ông giáo làng, hiền lành, nhu mỳ và trong sạch để nín thở qua kỳ thứ nhất để đến đại hội 11 được bầu làm tổng bí thư. Lúc này bộ mặt ông giáo hiền lành của Trọng lập tức được gỡ phắt xuống. Trọng kích động tâm lý vùng miền, gây dố kỵ và ghen tức để chia rẽ thế lực của Dũng. Trọng liên kết với Sang đã là chủ tịch nước để tạo thành hai gọng kìm đảng và nhà nước cùng đánh phá Dũng. Trong thế trận liên minh này Trọng và Sang đã tìm được hai kẻ đắc lực là Trần Đại Quang và Nguyễn Xuân Phúc. Kẻ phản bội Nguyễn Xuân Phúc được hứa chức thủ tướng, đã ôm những tài liệu trong văn phòng chính phủ dâng cho Trọng, Sang. Giúp cho Trọng, Sang có căn cứ để triệt hạ được Nguyễn Tấn Dũng. Ở đại hội 12, Trọng đã đích thân giới thiệu Phúc làm thủ tướng. Còn Sang giới thiệu Quang làm chủ tịch nước. Hai kẻ có công đã được trọng thưởng, chỉ buồn cho Nguyễn Bá Thanh không còn sống để làm chủ tịch quốc hội. Quang đi lên chủ tịch nước bằng thành tích đàn áp tôn giáo ở Tây Nguyên và Nam Bộ và qua mặt được Nguyễn Văn Hưởng để triệt tiêu nhóm lợi ích như Bầu Kiên. Vả lại trong thời buổi các hội đoàn mọc lên như nấm, người có kinh nghiệm đối phó với làn sóng dân chủ như Quang trông coi mảng nhà nước để kiềm chế bên trong, đối phó bên ngoài là lựa chọn xứng đáng của đảng cộng sản. Phúc không được như thế, ông ta đi lên nhờ đồng hương Thân Đức Nam lo lót tiền và sự nhẫn nhục của một kẻ đầy tớ. Cuối cùng sự phản bội của ông ta đã được trả công bằng cái ghế thủ tướng. Nhưng thật đáng thương, cái ghế ấy bây giờ ngồi không dễ dàng như trước kia. Cái ghế thủ tướng đã bị bọn Trọng và Quang xâu xé làm giảm quyền lực. Nhiều quyết định trước kia từ cái ghế này nay, đã phải để cho Trọng núp sau danh nghĩa tập thể Bộ Chính Trị quyết định. Những gì êm ái , được tiếng bọn Trọng và Quang đều dành lấy cả. Chỉ có những món nợ chất chồng, kinh tế sa sút đình trệ, ngân sách cạn kiệt là phần của Nguyễn Xuân Phúc phải lo. Từ những khó khăn này, buộc Phúc phải tính đến phương án huy động lấy vàng từ trong nhân dân để làm nguồn vốn cho chính phủ. Hoạt động nổi bật của Phúc mà khiến nhân dân và dư luận chú ý nhất từ lúc làm thủ tướng đến nay là việc dự tính lấy vàng trong dân và việc nhanh chóng cầm 500 triệu usd bồi thường của Formosa. Những mảng quan trọng là công an, quân đội, tuyên truyền, ngoại giao, thanh tra, toà án , viện kểm sát... Phúc đều không nắm được hoặc không đủ uy để sai khiến những kẻ đứng đầu các mảng này theo ý của mình. Về mảng kinh tế, Phúc phải chia quyền kiểm soát với Vương Đình Huệ. Ở các địa phương, Phúc chẳng hề có chút uy lực để chỉ đạo. Tình trạng Việt Nam bây na ná như cách đây gần 40 năm trước, thời mà thủ tướng tức chủ tịch hội đồng bộ trưởng Phạm Văn Đồng làm bù nhìn. Quyền lực rơi vào tay Lê Duẩn và Lê Đức Thọ thao túng. Đấy cũng là thời kỳ đen tối và khốn khổ nhất của nhân dân Việt Nam. Ngày nay cặp Quang, Trọng và Phúc cũng tạo thành một ê kíp như vậy. Duẩn là kẻ tham quyền cố vị đến lúc chết, giống như Trọng bây giờ. Thọ là một tên đồ tể khát máu của Đảng sát cánh với Duần như Trần Đại Quang và Nguyễn Phú Trọng bây giờ. Cuộc phát động làm trong sach đảng mà Trọng, Quang làm ngày nay cũng mang mầu sắc của cuộc thanh trừng nội bộ khi xưa mà Duần và Thọ đã làm. Và cũng y như Duẩn, Thọ chọn Đồng làm bù nhìn. Quang và Trọng cũng làm tương tự như vậy khi chọn Phúc. Đáng thương cho Nguyễn Xuân Phúc làm kẻ bù nhìn lãnh hậu quả, phải xử lý nềnkinh tế đất nước đang thảm hại. Nhưng đáng thương hơn cho cả dân tộc Việt Nam đang trở lại một thời kỳ chính trị hà khắc và đen tối như cách đây đã 40 năm. Mặc dù thời nay có công nghệ thông tin và có quan hệ quốc tế trợ giúp cho người dân lên tiếng, nhưng nếu nhìn kỹ một loạt các sự kiện gần đây sẽ thấy bọn Trọng, Quang, Huynh đang triển khai những biện pháp để trấn áp dư luận, bịt miệng người dân ý đồ đưa đất nước trở lại cảnh cuồng tín cộng sản độc tôn như thời Duẩn, Thọ. Bây giờ Phúc phải chịu tiếng cướp vàng của dân và bán rẻ tính mạng nhân dân để cầm lấy món tiền bèo bọt 500 triệu usd. Tất cả tai tiếng Phúc phải chịu hết, trong khi bọn đàn anh Trọng, Quang thì nhởn nhơ nhìn. Chỉ để đổi lại Phúc được Trọng cho bọn bồi bút dưới quyền của Trương Minh Tuấn khen ngợi, bơm kích đểu Phúc là người tài năng, đảm lược, trong sạch này nọ để trả công. Nếu trong một hay hai năm nữa, Nguyễn Xuân Phúc không thoát được cảnh làm tôi tớ cho bọn Trọng, Quang. Để vượt lên chứng tỏ bản lĩnh cá nhân của mình, có lẽ Phúc nên chuyển sang giữ chức nào đó để khỏi thành tội đồ trong lịch sử chịu tội thay người khác. Phúc nên nhớ bài học về Nguyễn Sinh Hùng, một phó thủ tướng chuyên trách và đầy kinh nghiệm về kinh tế, tại sao Nguyễn Sinh Hùng bỗng ngoặt sang ngang làm chủ tịch quốc hội nhàn nhã đến cuối đời. Người Buôn Gió(FB Người Buôn Gió)
  14. Bạn có thể có một cuộc đời êm ấm, nhung lụa, với nhà cao, cửa rộng, xe đẹp, bạn có những tài khoản ngân hàng nhiều tiền, và bên cạnh bạn lại có vài người thân hay bạn bè của bạn cũng như vậy, nhưng hãy đưa mắt ra xa để nhìn vào cuộc sống rộng lớn ngoài kia, nhìn vào những mảnh đời bão tố lênh đênh chỉ cách vài bước chân hoặc có thể hiển hiện ngay trước cánh cổng hay góc phố nhà bạn đang ở. Tôi nghĩ đó là phần đông của xã hội hôm nay mà họ đang sống trong những tình cảnh đó. Ls Lê Luân Đó chính là: Nghèo nàn và lạc hậu. Đói kém và thiếu hiểu biết. Vô cảm và vắng tình người. Áp đặt và đầy định kiến ác cảm. Gian trá có thừa nhưng niềm tin lại trống rỗng. Bạn có thể làm từ thiện để cứu giúp những con người cụ thể, bạn có thể bớt chút khẩu phần để cho những người nghèo đói, bạn có thể trang trải chi phí cho những bệnh nhân vô gia cư hay không có tiền để trả, bạn có thể bố thí chút vật chất cho người khổ hạnh bắt gặp đâu đó, bạn có thể quyên góp cho những chương trình từ thiện nhiều nơi. Nhưng có khi nào bạn nghĩ, thay vì đi giải quyết hậu quả, bạn sẽ tạo nên những cơ hội cho những con người không còn rơi vào cảnh đó nữa không? Vì thế, tốt hơn tất cả là hãy tạo ra một xã hội mà ở đó con người ta có đủ bệnh viện để được đến điều trị, có thể là miễn phí và với những bác sỹ không bao giờ nghĩ đến phong bì khi gặp bệnh nhân. Tạo ra xã hội mà người đi học sẽ không phải lo tiền học phí tăng cao, có hộ khẩu thành phố mới vào được trường công, phải lo lắng bị soi xét, đánh giá về hạnh kiểm, về những tấm giấy khen vô bổ cuối năm, về những thành tích hão huyền hay những kỳ thi căng thẳng mệt nhọc, và học sinh luôn được tôn trọng mà sẵn sàng đứng dậy chỉ ra rằng sách hoặc thày cô đang dạy là không đúng. Tạo ra xã hội mà con người đi ra đường không sợ tai nạn giao thông rình rập, không sợ bị thổi còi, dừng xe và nộp phạt vô cớ, không sợ bị hạch sách, nhũng nhiễu khi đến cửa quyền, kiện tụng. Tạo ra xã hội mà con người ta không thể và không dám tẩm hoá chất độc hại vào thực phẩm để bán ra thị trường, không thể làm ăn bát nháo, lươn lẹo, lừa lọc hay bất chấp tất cả hậu quả mà chạy theo lợi nhuận, kể cả là tàn phá môi trường, nhân cách con người. Tạo ra xã hội mà quan chức phải lo lắng cho vận mệnh người dân, phải biết cúi đầu xin lỗi và nhận trách nhiệm, phải từ chức nếu không tròn nghĩa vụ, chứ không có chuyện chửi tục, văng bậy khi dân gọi điện chất vấn hay nhởn nhơ trong thinh lặng rồi qua chuyện là xong. Tạo ra xã hội mà trẻ em không phải đi biểu tình để đòi biển sạch hay được đến trường, mà nếu có đến trường cũng không phải lo chuyện học thêm, không còn định hướng hay áp đặt tư tưởng giáo điều và lạc hậu, không phải lo cha mẹ bắt ép học hành ngày đêm để được điểm cao hay được thày cô khen ngợi. Tạo ra xã hội mà những vùng sâu, vùng xa được xây trường học, bệnh viện để cứu người thiết thực chứ không phải những dự án đình chùa, miếu mão hay tượng đài nghìn tỷ chỉ để ngắm nhìn rồi thôi. Tạo ra xã hội mà làm ăn tắc trách khiến người khác cắt chân phải đi tù chứ không còn thứ quy trình ma quái nào được viện dẫn ra mà bao che nữa, hay nếu có làm ăn thất thoát hoặc tham nhũng phải bắt nhốt, thậm chí tử hình chứ không thể chỉ rút kinh nghiệm mà lại lên chức cao hơn như lẽ hiển nhiên cố hữu. Tạo xã hội mà người dân bức xúc, không đồng thuận với chính phủ thì có thể xuống đường biểu tình theo đúng Hiến pháp và đúng với ý chí cũng như mong muốn thực sự của mình, chứ không phải lo sợ sẽ bị đánh đập, bắt giữ trái pháp luật hay sợ sệt một thứ quyền lực vô hình nào đó bị tuyên truyền ngược lại. Tạo ra xã hội mà bạn không còn phải thấy những cảnh người ta lê lết ngoài đường ăn xin, thỉnh thoảng lại thấy đăng tin tìm nhà hảo tâm trợ giúp, hay những trẻ em lang thang khắp mọi nẻo đường, ngõ phố kiếm ăn, những cụ già bơ vơ, bị bạc đãi, những đôi vợ chồng đánh chửi nhau như những kẻ thù hằn hay những đứa trẻ bị bạo hành, bỏ xó cuộc đời và tương lai vào những tăm tối. Tạo ra xã hội mà nếu bạn muốn, bạn có thể thành lập bất kỳ một đảng phái nào để làm chính trị hay kiểm soát nhà nước mà mình đóng tiền thuế hàng ngày để nuôi nó. Tạo ra xã hội mà chỉ cần chạy chọt, xin việc hay quan hệ để kiếm chác, vây cánh sẽ bị trừng trị và xử lý nghiêm minh chứ không phải thành những mảng bám che lấp và làm đảo lộn mọi giá trị trong xã hội nữa. Tạo ra xã hội mà không phải nịnh bợ, xảo ngôn, bán rẻ lương tâm, nhân cách để tiến thân hay trục lợi. Tạo ra xã hội mà ai cũng có thể được bầu cử, được ứng cử với một cơ chế minh bạch, dân chủ mà không bị đấu tố bởi những tư tưởng hủ bại, đểu cáng, bẩn thỉu nữa. Bạn cũng như tôi, kiếm bao nhiêu tiền cũng được, bao nhiêu vật chất cũng được, vị trí ra sao cũng được, nhưng rồi tôi với bạn đều như nhau, đó là sẽ chết vào một ngày nào đó, và chúng ta chỉ còn khác nhau duy nhất ở mỗi cách sống với cuộc đời chứ không phải như chú Thạch Sùng nhục nhã. Nên đừng bận tâm nấm mộ của mình sẽ được xây cất khang trang trên mảnh đất rộng lớn hoặc sẽ nằm nơi đồng lạnh hoang vắng hay không. Lúc đó không quan trọng nữa, nên đừng cố tranh giành hay phải ấn định nó trở thành một sự ưu ái cho bất kỳ ai. Thân xác mất rồi, cái còn lại là danh và tiếng chứ không phải mộ phần bằng đất, gạch đè lên xương cốt. Đừng tích luỹ vật chất, bởi nó đồng nghĩa với keo kiệt lòng tốt của mình. Vì vậy, khi sống, hãy nhìn vào những phần còn lại của cuộc đời, vốn rất rộng lớn và luôn cần sự trợ giúp và chia sẻ, để làm người tốt, có lương tri, chứ đừng vị kỷ hưởng thụ đời mình. Như thế, quả thực là vô nghĩa lắm. Ls Lê Luân (FB Luân Lê)
  15. Dưới đây là một lá thư riêng, trả lời một bức thư đầy tâm huyết của nhà văn Phạm Đình Trọng, nhưng xét thấy thư thì riêng nhưng vấn đề lại là vấn đề chung, nên tôi quyết định công bố rộng rãi. Hy vọng những dòng này có thể có một ích lợi nhất định nào đó đối với các tổ chức đang bước đầu hình thành ở Việt Nam. T/g Nguyễn Thị Từ Huy Anh Phạm Đình Trọng quý mến, Cảm ơn anh rất nhiều về lá thư này. Đặc biệt chi tiết liên quan đến sự minh bạch tài chính của Văn đoàn độc lập, đến cách làm việc công khai và đầy tự trọng của chị Ý Nhi. Thông tin này của anh soi sáng rất nhiều điều. Một tổ chức không thể vững mạnh nếu nhân cách của những người lãnh đạo có vấn đề. Trừ phi nó là loại tổ chức cuồng tín như các đảng cộng sản.Nhưng công bằng mà nói, các đảng cộng sản thủa đầu là nơi tập hợp những người thực sự mang lý tưởng cao cả, những người thực sự có tài năng và hy sinh hết mọi quyền lợi cá nhân của họ. Em làm nghiên cứu về chủ đề này, em có thể nói như vậy mà không sợ sai. Nhưng đảng cộng sản tất yếu phải tha hóa, phải suy yếu, nó không thể không suy yếu khi mà nó nắm quyền lực tuyệt đối và quyền lực đó không phải chịu sự giám sát của pháp luật. Sự tha hóa của đảng cộng sản được quy định từ trong bản chất của nó, bản chất của một đảng độc tài. Và thực ra không nên vì lo sợ tổ chức tan rã, cũng không nên lấy lý do phải cứu nước, mà chấp nhận những sự yếu kém, những bất cập, chấp nhận sự thiếu đàng hoàng và thiếu nguyên tắc, thiếu minh bạch của tổ chức đó. Một tổ chức yếu kém dĩ nhiên không thể làm được gì nhiều trong việc cứu nước. Mà, trái lại thì đúng hơn, một tổ chức yếu kém sẽ cản trở quá trình cứu nước. Quy luật của cuộc sống là những gì yếu kém sẽ phải bị đào thải, những gì mạnh, tốt thì sẽ tồn tại và phát triển. Nhưng Việt Nam của chúng ta không đi theo quy luật này. Nước Việt yêu quý của chúng ta rơi vào tình trạng ngày nay, tan hoang, mất độc lập như thế này, bởi vì đảng cầm quyền yếu kém và đầy tội lỗi nhưng lại không bị đào thải, bởi vì người dân vẫn chấp nhận nó, và bởi vì, đa số trí thức vẫn chấp nhận cái đảng ấy. Vì thế, chúng ta đã không thể hòa nhập vào dòng chảy lành mạnh của nhân loại. Và chúng ta đang mất hết mọi thứ, mất đến cả khả năng sinh tồn. Thật đau đớn cho dân tộc Việt. Và nếu nhìn nhận thẳng thắn, thì lỗi lớn thuộc về những người được gọi là trí thức, những người biết cái gì tốt, cái gì xấu, nhưng vẫn chấp nhận cái xấu, không bảo vệ và không ủng hộ và không xây dựng cái tốt. Nếu cứ khăng khăng bảo vệ sự tồn tại của một tổ chức tồi tệ để rồi hy sinh hết các tôn chỉ, các giá trị, các nguyên tắc tốt đẹp mà vì chúng tổ chức ấy ra đời, thì đó là một việc làm không những vô nghĩa mà còn nguy hiểm. Bởi vì nó hoàn toàn tương tự như việc những người cầm quyền hiện nay lấy việc bảo vệ sự tồn tại của cái tổ chức được gọi là đảng cộng sản lên trên hết, coi sự tồn tại của đảng quan trọng hơn quốc gia, hơn dân tộc, hơn mọi giá trị. Một tổ chức yếu và tồi cần phải tan rã, để có thể ra đời những tổ chức tốt, mạnh, và minh bạch. Một đảng cầm quyền thối nát và bất lực cần phải bị loại trừ để cho những đảng phái mạnh có thể ra đời. Đó là một quá trình bình thường, nhưng nó chưa xảy ra ở đất nước chúng ta. Chúng ta đang ở trong một tình trạng rất bất thường. Những người như chúng ta cần phải thúc đẩy quá trình bình thường này, quá trình đào thải các tổ chức tồi và xây dựng các tổ chức mạnh, quá trình mà mọi dân tộc khác đã trải qua, anh Trọng nhé. Chúng ta hãy tin rằng một cánh cửa khép lại sẽ có cánh cửa khác mở ra; một tổ chức tồi tệ tan rã, sẽ có các tổ chức mạnh hơn được thành lập. Và một tổ chức có nhiều vấn đề, nếu muốn không tan rã, thì nó phải tự điều chỉnh để trở nên mạnh, và hoạt động tốt. Một lần nữa cảm ơn anh! Từ Huy Paris, ngày 4/7/2015 (Blog RFA)
  16. Ảnh minh họa - Lễ khai mạc Đại hội Đảng Toàn quốc lần thứ 12 ở Hà Nội, Việt Nam, ngày 21 tháng 1 năm 2016. Một quyết định hy hữu Sau chiến dịch “luân chuyển cán bộ” 3 giai đoạn của đảng trong năm 2015 mà đã giúp cho Đại hội XII không thể nào “thành công tốt đẹp” hơn dành cho Tổng Bí thư Trọng và ê kíp của ông, chính trường Việt Nam lại vừa nổi lên một động thái thú vị: trong một hành động hy hữu, vào cuối tháng 6/2016 Bộ Chính trị đã “quyết định phân công đồng chí Trương Minh Tuấn, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông kiêm giữ chức Phó trưởng ban Tuyên giáo Trung ương”. Vào thời gian trước Đại hội XII và khi đang ngấp nghé chiếc ghế bộ trưởng Thông tin và Truyền thông, có lẽ bản thân ông Trương Minh Tuấn cũng khó hình dung được là đến một ngày nào đó ông lại được “kiêm” thêm một đảng chức theo đúng nghĩa đen. Có thể nói, động thái bố trí “kiêm chức” của Bộ Chính trị đối với trường hợp ông Trương Minh Tuấn là hầu như chưa có tiền lệ vào thời bình. Từ trước đến nay, cơ chế “kiêm”, hay “kiêm nhiệm” chủ yếu chỉ diễn ra trong Quốc hội, nơi mà số đại biểu kiêm nhiệm có lúc chiếm đến 70% tổng đại biểu Quốc hội để về cơ bản “gật” cho những gì đã được soạn sẵn. Hoặc tại một số tỉnh thành, bí thư tỉnh/thành ủy có thể kiêm chức vụ chủ tịch hội đồng nhân dân tỉnh/thành để làm sâu sắc hơn chủ thuyết “cương lĩnh đảng quan trọng hơn Hiến pháp”. Còn việc một quan chức hành pháp bên khối chính phủ như ông Trương Minh Tuấn lại được “kiêm” một chức vụ trong “đảng pháp” hẳn là hiện tượng chính trị rất lạ, nhất là trong khung cảnh nhá nhem hiện nay. Những sự lạ Sự lạ đầu tiên là quy trình “kiêm”. Thông thường, nếu đảng muốn bố trí cơ chế kiêm nhiệm thì ra quyết định cho quan chức đảng kiêm chức chính quyền, với điều kiện quan chức đó phải giữ chức bên đảng trước, tức “là người của đảng” trước, rồi sau đó mới “là người của dân”. Còn việc “bốc” thẳng ông Trương Minh Tuấn từ một chức vụ hành chính để kiêm chức bên đảng dường như là một quy trình ngược ngạo. Cái lạ thứ hai là từ trước tới nay vẫn duy trì cơ chế lãnh đạo - phối hợp chỉ đạo giữa Ban Tuyên giáo trung ương và Bộ Thông tin và Truyền thông (trước đây là Bộ Văn hóa và Thông tin) về “công tác định hướng”, mà thực chất là quản lý báo chí và văn nghệ sĩ, biểu hiện qua những cuộc giao ban hàng tuần, hàng tháng và chỉ đạo đột xuất. Cho tới nay, có vẻ cơ chế này vẫn “ổn” và chưa có gì thay đổi. Nhưng việc đảng bất ngờ bố trí ông Trương Minh Tuấn kiêm chức Phó trưởng ban tuyên giáo trung ương, mà thực chất là làm cấp phó cho Trưởng ban tuyên giáo Võ Văn Thưởng, đã phát ra một tín hiệu vừa bất thường vừa bất an. Vì sao lại hiện ra quyết định bất thường như thế? Phải chăng đây là một bước đi cụ thể về “nhất thể hóa” khối đảng và chính quyền? Nhưng nếu là như vậy, tại sao từ sau cơ chế “nhất thể hóa” ở Quảng Ninh vài năm trước, cho đến nay người ta không nghe thêm gì về chủ trương này, đặc biệt chẳng có tin tức nào về “nhập chung” từ khối trung ương? Còn có một khả năng khác: “đảng hóa chính quyền”. ‘Đảng hóa chính phủ’? Bất an và sợ hãi sinh ra tư tưởng vun vén quyền lực. Trong bối cảnh nội bộ đảng bị phân hóa mạnh về quyền lực và cả tư tưởng mà bầu không khí xung đột từ trước Đại hội XII còn ngấm ngầm kéo đến hiện thời là một minh chứng hùng hồn, đã xuất hiện xu hướng đảng càng muốn tập quyền hơn nữa bằng cơ chế đảng can thiệp trực tiếp vào hành pháp cấp bộ, thay vì phải thông qua lãnh đạo chính phủ như các thời thủ tướng trước đây. Nhu cầu này càng trở nên thiết thân khi đang xuất hiện dư luận về một nhóm lãnh đạo, hoặc một lực lượng chính trị trong đảng đang có xu hướng “cải cách”. Cũng có dư luận về một số nhân vật chính trị có xu hướng “cát cứ quyền lực” và do đó đang dần “ly khai” với đảng. “Nội bộ đảng” cũng đã và đang mau chóng trở thành một khái niệm khá trừu tượng. Theo đó, hiện tượng phân hóa trong nội bộ đảng cần được hiểu cụ thể là sự phân hóa giữa các cá nhân với nhau, giữa các cơ quan với nhau, và trên hết là giữa các nhóm lợi ích với nhau, chứ không phải là phân hóa giữa “phe bảo thủ” và “phe cấp tiến” như một số đồn đoán trước đây. Rất có thể rút kinh nghiệm từ “thực tiễn lịch sử” thời “triều đại Nguyễn Tấn Dũng”, Tổng Bí thư Trọng rất không muốn chính phủ của đương kim thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chệch xa khỏi quỹ đạo của đảng. Nếu dư luận về thực trạng cát cứ quyền lực trong nội bộ đảng là có cơ sở, tình trạng phân hóa trong đảng hẳn đã trở nên nguy hiểm đến mức Bộ Chính trị, mà về thực chất có thể là Tổng Bí thư cùng êkip của ông thấy rằng đã đến lúc phải tạo ra một loại cơ chế mà dân gian gọi nôm na là “đảng hóa chính phủ”. Trong thực tế, nguy cơ cát cứ quyền lực trên có thể là có thật và luôn tồn tại. Nguyễn Xuân Phúc dù đang chấp chính vai trò thủ tướng, nhưng ở dưới ông này lại vẫn còn khá nhiều “bộ hạ” của nguyên Thủ tướng Dũng - những người có khả năng lôi các toa tàu bộ ngành ngược chiều với đầu tàu Văn phòng trung ương đảng. Hẳn nhiên, một trong những mặt trận nóng bỏng nhất mà đảng phải ra tay trấn áp là mặt trận tư tưởng, liên quan đến hơn 800 tờ báo nhà nước và một thực thể không tránh đâu được là mạng xã hội. ‘Một cổ hai tròng’ Với cơ chế “kiêm” mới, ông Trương Minh Tuấn sẽ phải chạy qua chạy lại họp giao ban và họp đột xuất giữa hai văn phòng bộ của ông với văn phòng tuyên giáo của ông Thưởng. Ông Tuấn cũng sẽ phải báo cáo đồng thời cho hai hệ thống vừa chính phủ vừa đảng. Điều đó cũng có nghĩa là ít nhất trên phương diện quản lý thông tin, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc có thể sẽ không được quyền quyết định ngay cả những vấn đề bình thường như cấp phép báo chí hoặc xử phạt báo chí, mà sẽ phải “chờ ý kiến” hoặc “xin ý kiến” Trưởng ban Tuyên giáo trung ương Võ Văn Thưởng - mà hiểu theo cách nào đó là phải có chỉ đạo từ Thường trực ban bí thư Đinh Thế Huynh hoặc thậm chí từ Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Nhưng vẫn chưa phải hết. Sau mặt trận thông tin và tư tưởng, vẫn còn những chiến hào khác mà đảng phải tìm cách chế ngự như huyết mạch quốc gia về tài chính, đặc biệt liên đới nguồn thu ngân sách từ những “bò sữa” và nguồn chi ngân sách cho khối đảng. Xu thế “đảng hóa chính phủ” cũng vì thế có thể lan ra rộng hơn. Ban Kinh tế trung ương cũng bởi thế có thể sẽ được bổ sung một phó ban, trong nhiều phó ban chuyên trách “định hướng”, lấy từ một bộ nào đó nắm tiền bạc của chính phủ. Có lẽ đến lúc này, ông Trương Minh Tuấn và cả những nhân sự “phó ban” tương lai khác mới bắt đầu thấm thía tục ngữ dân gian “một cổ hai tròng”… Và nếu dân gian đã từng kêu trời về ách “một cổ hai tròng” thời thực dân, các bộ trưởng cũng có thể than vãn không ngớt. Tất nhiên còn lâu mới dám oán thán, nhưng ít nhất họ sẽ “tâm tư”: Tôi phải nghe chỉ đạo của ai đây - chính phủ hay đảng? Phạm Chí Dũng (Blog VOA)
  17. Người dân xuống đường biểu tình tại Hà Nội với biểu ngữ "Ai đầu độc biển miền Trung?", ngày 1/5/2016. Thế rồi, chuyện gì phải đến cũng đã đến. Sau hơn 3 tháng mong mỏi chờ đợi, cái kết thúc thật không nằm ngoài dự đoán và không lấy gì làm bất ngờ với nhân dân chúng tôi: 500 triệu đô la và màn kịch xin lỗi của những tên hại dân hại nước, làm giàu trên quê hương và xương máu của đồng bào Việt Nam. Còn những thằng hèn lãnh đạo thì cứ trâng tráo và lươn lẹo trước những nỗi đau và mất mát của dân tộc. Sau 3 tháng loay hoay đối phó, tìm đủ mọi phương án, huy động hơn trăm nhà khoa học trong một đất nước có hàng ngàn tiến sĩ giấy, sử dụng lực lượng vũ trang hùng hậu để uy hiếp và đe nạt dân đen, những thằng hèn trên đất nước Việt Nam cuối cùng cũng phải thừa nhận Formosa là thủ phạm gây ra thảm hoạ cá chết tại Miền Trung lây lan kéo dài trên cả nước. Đây là điều mà dân đen chúng tôi đã biết lâu rồi, từ khi cá nổi lềnh bềnh trên biển, dạt vào trong đất liền và lên từng mâm cơm của ngư dân nghèo Việt Nam. Thủ phạm mà các thằng hèn loay hoay tìm kiếm, lươn lẹo để chứng minh thì dân chúng tôi đã biết từ khi những người thợ lặn hy sinh tính mạng mình để tìm ra cái ống xả thải của Formosa. Vậy mà những thằng hèn như các ông phải đợi đến hơn 90 ngày mới xác minh được thủ phạm khi dân chúng tôi chỉ nhìn qua đã biết. Để rồi chiều qua, với màn kịch cúi đầu và 500 triệu đô la bỏ túi, các ông, các bà nghĩ là dân chúng tôi sẽ cho qua và Formosa vẫn tiếp tục hoạt động, xả thải làm huỷ hoại môi sinh Việt Nam ư? 500 triệu ấy có đủ để đền bù thiệt hại khi ngành thuỷ hải sản phải thất thu khi hàng trăm tấn thuỷ hải sản xuất khẩu đi EU, Châu Úc, Châu Mỹ bị trả về? 500 triệu ấy có đủ để đền bù cho những thiệt hại của ngành du lịch Việt Nam khi du khách quốc tế ngày càng e sợ khi đến nước này? Và 500 triệu ấy có đủ đền bù cho những huỷ hoại về môi sinh của Việt Nam phải gánh chịu trong những năm tháng tiếp đây mà không biết khi nào mới có thể khôi phục lại hoàn toàn? Đau xót hơn nữa là 500 triệu ấy các ông có tính đến những thiệt hại mà ngư dân các tỉnh Miền Trung bị thiệt hại hơn 3 tháng qua hay không? Trong khi ngư dân vẫn chưa dám ra biển để đánh bắt và thuỷ hải sản họ ăn hàng ngày liệu có phải là những tấn hàng bị trả về vì nhiễm độc từ nước xả Formosa? Chưa kể nguồn nước và môi trường bị tàn phá, các rặng san hô ngầm đã chết và nước biển thì đã thấm đủ độ độc hại. Hay để tôi trả lời cho những thằng hèn các ông là 500 triệu ấy chỉ để bịt mõm những tham quan như các ông có thừa quyền hành và bạo lực để đàn áp người dân hiền hòa chúng tôi! 500 triệu ấy làm gì đến được đến tay dân đen chúng tôi khi mà các ông cứ ra rả nói rằng đã hỗ trợ 5 triệu cho những ngư dân nghèo bị thiệt hại cách nay 3 tháng mà trên thực tế nó còn chưa đến tay họ. Các ông chỉ giỏi tuyên truyền mị dân chứ bòn rút trên xương máu đồng bào thì các ông thuộc loại có tiếng tăm trên thế giới. Tôi thấy Formosa còn đỡ hèn hơn khi họ còn dám đứng lên nhận tội để tiếp tục mua chuộc lũ hèn nhằm phá nát, huỷ hoại môi sinh Việt Nam vì lợi nhuận chứ những tên hèn các ông nợ dân chúng tôi một lời xin lỗi khi dám vu khống chúng tôi là “thế lực thù địch” và dám vu khống cả Trời gây thuỷ triều đỏ trong khi các ông không dám thừa nhận nguyên nhân cá chết tại Miền Trung là do nhà máy Formosa gây ra. Để rồi, sau khi công bố thừa nhận thủ phạm là Formosa, nhận đủ 500 triệu vào tay, những tên hèn lại tiếp tục sâu xé và chia chác trên sự đau khổ và đói nghèo của người dân Việt Nam. Nếu dân đen chúng tôi không làm lớn chuyện, không xuống đường biểu tình ôn hoà thì chắc chắn các ông chẳng có được 500 triệu để chia chác. Formosa vẫn còn đó, rồi một ngày xấu trời bất chợt máy phát điện bị hư tiếp, chúng lại tiếp tục xả chất độc ra để huỷ hoại Việt Nam. 500 triệu để mua sự tồn tại của một tập đoàn là kẻ thù, là thủ phạm và sẵn sàng thả độc bất kỳ lúc nào để giết hại dân tộc Việt Nam. Thủ phạm đã nhận tội, sao những thằng hèn có đủ quyền hành trên đất nước này không đuổi cổ bọn chúng ra khỏi giang sơn Việt Nam? Lấy 500 triệu xong đuổi bọn chúng khỏi đất nước này thì may ra các ông bà còn đỡ hèn. Chứ lấy 500 triệu xong thủ phạm vẫn cứ trơ ra như thế thì các ông bà thật quá hèn. Tội của Formosa một thì tội của những tên hèn trên đất nước này phải gấp trăm, gấp ngàn lần vì các ông bà bao che và thông đồng để huỷ hoại môi trường Việt Nam, hãm hại ngư dân Việt Nam và bán rẻ đất nước Việt Nam để lấy 500 triệu bỏ túi riêng. Tôi nhìn thấy những ngày tháng u ám tiếp theo của dân tộc Việt Nam khi có quá nhiều thằng hèn trên đất nước này. Sài Gòn 1/7/2016 Antoine Cuong * Các bài viết được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ. (VOA)
  18. Việc để đến 3 tháng mới tìm ra nguyên nhân, và để đến 3 tuần mới công bố bản báo cáo đã hoàn thành trước đó đã khiến cho người dân nghi ngờ về tính minh bạch của chính quyền trong việc chậm trễ này. Nhưng việc xuất hiện cùng với “tội phạm” Formosa tại cuộc họp báo ngày 30/6/2016 lại khiến cho người dân nghi ngờ hơn về sự làm việc vô lối, thiếu khôn ngoan của chính quyền trong sự vội vã này. T/g Mai Tú Ân Các sự kiện sau đó, coi việc thỏa thuận với Formosa như đền bù 500 triệu đô la, lời xin lỗi của Formosa là cái chốt cuối cùng để cho qua cái vụ cá chết này, cũng như chính quyền mau chóng lên kế hoạch tiêu thụ số tiền đền bù của Formosa cho nhanh chóng thì tất thảy đều là những bài giải sai và kém cỏi của những anh trò dốt lại cầm đèn chạy trước ôtô. Việc tàn sát môi trường Việt Nam, dù không cố ý thì cũng như cũng giống một vụ giết người, ngộ sát vậy. Chính quyền vào cuộc lờ phờ và lâu lắc, và 3 tháng sau thì mới công bố nguyên nhân tai họa cá chết này. Trước sự chờ đợi của muôn dân, chính quyền lại xuất hiện tay trong tay với kẻ thủ ác Formosa, với lời khẳng định khẳng định kẻ sát nhân chính là...Formosa. Và cũng tại cuộc họp báo trên, Formosa cũng đã mau chóng có lời xin lỗi với cái giá 500 triệu đô la tiền đền bồi. Hai bên hỉ hả khi cho rằng việc đã xong. Nhưng việc lại không xong được bởi cách làm khó hiểu của chính quyền Việt Nam. Việc điều tra tội phạm thì phải cung cấp hồ sơ điều tra khi đã xong, còn phải chờ bên tội phạm phản ứng, chối tội rồi vì ta đã có sẵn bản điều tra với các con số kỹ thuật, các tài liệu chứng minh đưa ra khiến tội phạm hết đường chối cãi, phải qui hàng, tâm phục khẩu phục. Chớ không ai im he một thời gian dài khiến công chúng bất mãn rồi bỗng xuất hiện với kẻ thủ đã bị bắt, đã thú nhận và đã chấp nhận bồi thường, khiến công chúng lại càng bất mãn hơn. Chính quyền thì hành động mau mau, chấp nhận đền bồi và tha thứ, và không quan tâm đến người bị chết, tức biển và người miền Trung ra làm sao cả. Việcnày giống như ta đã bán thảm họa này để lấy tiền rồi vậy. Chưa kể việc “kẻ sát nhân” mau chóng nhận tội và đền tiền cũng khiến cho thiên hạ giật mình. Bỏ mẹ. Hay nó giết nhiều người, sát nhân hàng loạt nên giờ nó chỉ nhận một tội thôi để trốn các tội khác. Hay nó là hình nhân thế mạng cho ai đó, lớn hơn đứng đằng sau nó. Hoặc nó biết nó phạm tôi mà ra tòa án quốc tế phải đền hàng tỷ, hàng chục tỷ đô la nên nó mới khôn ngoan, đền nhanh cho các anh thộn Việt Nam 500 triệu thôi. Tóm lại thiên hạ có quyền nghi ngờ như vậy cũng bởi sự nhanh chóng quá hay sự nhanh nhẩu đoảng quá của cả hai khi đẩy sư việc lên đỉnh một cách kiên cưỡng và thiếu thuyết phục như vậy. Ở đời có câu nói :”Dục tốc bất đạt” Cái gì chạy nhanh quá thì không thành. Ấy thế nhưng chính quyền lại không học được chữ này khi mới ngày sau buổi họp báo, thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã ra thông báo kế hoạch tiêu số tiền mà Formosa hứa đền bù. Việc chưa đâu vào đâu thì chính quyền vội khỏa lấp bằng cách xơi vội số tiền trên giấy đó, kiểu như đếm cua trong lỗ vậy. Việc này có nhiều cái sai. Thứ nhất là vỗ vào mặt đồng bào miền Trung rằng tiền đền bù sẽ không được chia cho nạn nhân, (không chia cho nạn nhân thì chia cho ai) mà chỉ giúp họ hỗ trợ lãi suất ngân hàng khi họ vay tiền đóng tàu đánh bắt xa bờ mà thôi. Thật là thất vọng quá cho người dân nghèo miền Trung, những người nghèo khổ trông chờ con cá về để họ đi làm vẩy cá, hay buôn bán lặt vặt con cá củ rau, chứ có mấy người đủ sức, đủ trình độ và đầu óc để đóng táu đánh cá xa bờ đâu. Cái sai nữa là nóng vội xài tiền chùa quá đã khiến cho nghi can phản công lại. Vừa rồi đài TV của Đài Loan đã viết rằng, theo lời Formosa thì chính quyền Việt Nam chơi trò bắt cóc con tin, không cho ông trưởng và phó Formosa xuất cảnh để đòi tiền và thế là Formosa phải chịu chi 500 triệu đô la. Chả biết việc này như thế nào, nhưng dù đúng hay sai thì người chịu mang tiếng là chính quyền Việt Nam bởi kiểu làm việc không giống ai, lúc nóng lúc lạnh, lúc thì chậm quá, lúc thì nhanh quá của mình. Việc cần làm của chính quyền là đưa Formosa ra tòa án quốc tế thì không làm, lại chỉ làm những việc để thiên hạ chửi nên càng lúc càng sai... Mai Tú Ân (FB Mai Tú Ân)
  19. Khi cần phải trả lại cho nhân dân bất cứ một quyền gì thuộc về quyền tự do, dân chủ, quyền con người, quyền công dân…mà nhà nước này đã tước đọat suốt hơn 70 năm qua, kể từ quyền tự do ngôn luận, quyền phản biện các chủ trương chính sách của nhà nước, quyền thành lập hội, quyền biểu tình ôn hòa, quyền ra báo tư nhân…cho tới quyền thành lập các đảng phái chính trị, nhà nước VN luôn luôn lấy lý do rằng dân trí VN còn thấp, nếu làm giống như các nước khác thì loạn, rằng VN mình khác v.v… Đạo diễn Song Chi Nhưng thực tế từ lâu nay cho thấy, thật ra ở VN, dân trí thấp hay quan trí thấp? Làm sao thống kê nổi bao nhiêu lần các quan to quan nhỏ cứ mở miệng ra là bị dân chửi vì “dốt”, hoặc nói những điều cũ rích, sáo mòn, bảo thủ, lạc hậu, không ai còn muốn nghe, hoặc nói lấy được, bất chấp logic, bất chấp lẽ phải, bất chấp người dân có tin hay không. Làm sao thống kê nổi biết bao nhiêu điều luật vừa mới ra đời đã bị dân phản đối hoặc phải tự động xếp xó vì tính chất vô lý, không khả thi, không thể thực hiện được. Làm sao thống kê nổi bao nhiêu dự án, chính sách, chủ trương..."lớn” của đảng và nhà nước cộng sản ngay từ khi còn trên giấy đã bị dư luận, các nhà báo, các nhà khoa học, chuyên môn trong ngành ra sức ngăn cản, phản đối vì lợi thì ít mà tác hại thì quá nhiều. Từ dự án khai thác bauxite ở Tây Nguyên, xây dựng nhà máy lọc dầu Dung Quất, dự án xây dựng các nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận, cho thuê rừng đầu nguồn, cho Trung Cộng thuê đất làm ăn dài hạn khắp nơi từ Nam ra Bắc, hay cho Trung Cộng trúng thầu hầu hết các dự án “khủng” ở VN trong nhiều lĩnh vực khác nhau mặc dù thực tế đã chứng minh so với các nhà thầu khác, các nhà thầu Trung Quốc vừa kém hơn về chất lượng công trình, chất lượng sản phẩm, vừa làm ăn kéo dài, số tiền sau đó phía VN phải chi ra thường đội lên gấp nhiều lần so với dự tính ban đầu…Chưa kể các nhà thầu Trung Quốc thường đưa người của họ qua làm việc, kể từ những công việc lao động phổ thông trở đi, nên không tạo công ăn việc làm gì nhiều cho người VN, mà lại còn sinh sống lâu dài trên đất Việt gây ra nhiều chuyện phức tạp v.v… Kể cả dự án nhà máy thép Formosa Hà Tĩnh này cũng vậy. Nếu được công khai minh bạch thông tin, hỏi ý kiến các chuyên gia, trí thức ngay từ đầu, tin rằng đa số sẽ phản đối dự án này vì tai tiếng phá hoại môi trường của tập đoàn Formosa, vì hợp đồng có thời hạn 70 năm với giá cho thuê rẻ mạt (tiền thuê đất hơn 96 tỷ đồng VN cho toàn bộ thời gian thuê) với quá nhiều ưu đãi sẽ giết chết nền công nghiêp sản xuất thép của VN và vì việc xây dựng một nhà máy thép sát bờ biển chắc chắn sẽ gây ô nhiễm biển… Đến khi xảy ra hiện tượng cá chết, ngay lập tức người dân đã chỉa mũi dùi về phía Formosa nhưng nhà cầm quyền thì phải mất 84 ngày để tuyên bố thủ phạm. Và khi công bố số tiền Formosa đền bù là 500 triệu USD, nhà cầm quyền có vẻ cho đó là một thắng lợi lớn, rằng chúng nó đã chịu xin lỗi, đã chịu thừa nhận và đền bù, một mức đền bù lớn nhất đối với một công ty nước ngoài làm ăn tại VN từ trước đến nay. Nhưng ngược lại, phản ứng của người dân là....lại càng phẫn nộ hơn! Người dân chỉ ra cho nhà nước này thấy rằng đó là một cái giá rẻ mạt so với những thiệt hại về nhiều mặt mà VN phải chịu trong 3 tháng qua và chắc chắn sẽ còn xảy ra trong 70 năm nữa. Rằng giải pháp tốt nhất là tìm cách kiện Formosa ra tòa và nhân đó tống cổ Formosa đi thì may ra vài chục năm sau những tổn hại của biển, hệ sinh thái, san hô, tôm cá…trong mấy tháng qua mới trở lại như cũ. Như vậy ai sáng suốt hơn? Như vậy là dân trí thấp hay quan trí thấp? Thật ra cũng chả phải đảng và nhà nước cộng sản VN quá ngu, chỉ có điều vì quá tham nên mới thành ra tối mắt, lú lẫn; và cũng vì chỉ nghĩ tới quyền lợi của đảng và của phe nhóm mà không bao giờ nghĩ tới quyền lợi của đất nước, của dân tộc, nên bất chấp mọi cái hại cho nước cho dân, thế thôi. Song Chi (FB Song Chi)
  20. Từ khi Chính phủ công bố nguyên nhân cá chết đến nay, hầu như ngày nào tôi cũng dành thời gian nói chuyện với các nhà báo, nhà hoạt động môi trường Đài Loan để tìm hiểu suy nghĩ của các bạn ấy xung quanh sự việc này. Các bạn ấy đều không ngạc nhiên về cách thức Formosa và Chính phủ Việt Nam xử lý thảm họa: Đóng tiền bồi thường để tiếp tục hoạt động tiếp. Đơn giản, đây là cách thức Formosa đã từng áp dụng nhiều lần ở Đài Loan khi bị phát hiện gây ô nhiễm môi trường. Theo thống kê của các luật sư đang đại diện cho 74 gia đình ở Vân Lâm, Đài Loan khởi kiện Formosa thì trong 5 năm qua, đã có 645 vụ vi phạm pháp luật môi trường của Formosa được ghi nhận với tổng số tiền phạt khoảng 9.3 triệu USD. [1] Số tiền này, theo các luật sư, ‘không là gì cả’ so với những lợi nhuận Formosa thu được từ việc vi phạm. Điều này hoàn toàn phù hợp với những gì mà Diana Wilson - nhà hoạt động môi trường nổi tiếng của Hoa Kỳ, người đã có gần 30 năm theo dấu Formosa khắp nơi trên thế giới để tranh đấu cho môi trường một cơ hội tồn tại trước Formosa - đã mô tả trong diễn văn trao giải Hành Tinh Đen 2009 cho tập đoàn này. [2] Đó là, cách thức làm giàu của tập đoàn này từ khi mới thành lập khá đơn giản: Họ mua lại các nhà máy hóa chất trên bờ vực phá sản bởi không chịu nổi chi phí vận hành, rồi cắt giảm các chi phí xử lý chất thải và an toàn lao động. Nếu bị phát hiện thì nộp phạt để tiếp tục hoạt động. Nhờ vậy mà họ thu được lợi nhuận khổng lồ để tiếp tục đi mua các nhà máy sắp phá sản khác. Trước một tập đoàn có bề dày tai tiếng lấy việc gây ô nhiễm môi trường để thu lợi làm thành chiến lược hoạt động, mọi lời hứa ‘khắc phục’ hoặc ‘cải thiện’ của họ không thể không nghi ngờ. Không gây ô nhiễm biển, không cắt giảm các chi phí xử lý nước thải và chất thải rắn, Formosa có kiếm được lợi nhuận? Người Đài đã có một kinh nghiệm đáng buồn, khi một số cư dân địa phương quanh nhà máy Formosa ở Vân Lâm chịu thiệt hại đã đồng ý nhận tiền bồi thường và di dời tới nơi ở mới cách xa nhà máy. Họ để lại một thảm cảnh môi trường nơi họ rời đi, khiến những tiếng nói phản đối Formosa bỗng dưng trở nên yếu ớt. Thế thì số tiền ấy, theo cách các nhà báo Đài Loan nói, khác gì đâu một khoản chia cổ tức của Formosa từ khoản lợi nhuận khổng lồ mà tập đoàn này kiếm được bằng việc gây ô nhiễm môi trường. 500 triệu USD mà Formosa vừa cam kết sẽ trả để tiếp tục được hoạt động cũng sẽ là khoản cổ tức chia cho Chính phủ Việt Nam - một cổ đông không góp vốn của họ. Nguyễn Anh Tuấn ---------------- Xem diễn văn của Diana Wilson trong lễ trao giải Hành Tinh Đen 2009 cho các tổ chức, cá nhân gây ô nhiễm môi trường nhất thế giới ở đây: https://www.youtube.com/watch?v=0xClwh5ZHe4 (Blog RFA)
  21. Tướng Nguyễn Chí Vịnh. Ảnh: Hoàng Ðình Nam/AFP/Getty Images Theo báo Dân Trí thì Bộ Lao động – TBXH đang gấp rút chuẩn bị kế hoạch chuyển nghề cho 1 triệu ngư dân ven biển 4 tỉnh miền trung là Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế rời ngư trường, lên rừng làm lâm nghiệp hoặc nông nghiệp. Thoạt nghe thì tưởng là kế hoạch lo liệu cho cuộc mưu sinh của ngư dân, nhưng suy nghĩ kỹ thì đồng thời không thể đặt câu hỏi liệu đây có phải là kế hoạch chuẩn bị giao vùng biển miền trung cho Tập Cận Bình hay không? Tại sao có câu hỏi như vậy? Chắc Tướng Nguyễn Chí Vịnh thừa hiểu trong thời bình 1 triệu ngư dân này là người bám biển để mưu sinh nghề đánh bắt cá, còn trong thời loạn thì chính họ là những dân quân am hiểu cặn kẽ vùng biển này và là những người đã được thực hành thành thạo nghề đi biển. Kinh nghiệm vừa qua cho thấy, nếu 1 triệu ngư dân này từ bỏ vùng biển quê hương của họ, mà chẳng may có chiếc Su-30 MK2 hoặc chiếc CASA nào nữa của không quân Việt Nam rớt xuống biển thì ai sẽ tìm, vớt các phi công gặp nạn, như đã cứu thiếu tá Cường? Liệu Hải quân Việt Nam có đủ 1 triệu quân rải khắp vùng biển này, thường trực thay cho 1 triệu ngư dân đó không? Rồi sau khi thực hiện kế hoạch của Bộ Lao động (tức là của Chính phủ) 1 triệu ngư dân đó rời bỏ, để trống vùng biển này, Tập Cận Bình nhân cơ hội đó, lại phái Dương Khiết Trì sang đàm phán, đề nghị Việt Nam và Trung Quốc là anh em trong nhà, hãy “tạm giao” vùng biển này cho Trung Quốc giữ hộ thì tướng Vịnh và Ngoại trưởng Phạm Bình Minh sẽ đối phó ra sao? Trong kế sách “Mưu công” thuộc Binh pháp Tôn Tử của Trung Quốc có viết: “Đoạt thành của địch mà không cần tấn công mới là thượng sách”. Vẫn biết dư luận đánh giá Tướng Vịnh và Ngoại trưởng Minh là những người khôn ngoan, nhiều mưu mẹo, nhưng đây là chuyện chủ quyền quốc gia, chuyện đại cục, thiết nghĩ nhắc lại mưu sâu kế hiểm của tổ tiên họ Tập là không thừa, để tránh vô tình hay cố ý, sa vào kế giặc rồi bị ghi vào danh sách cùng với Trần Ích Tắc. Sau khi Formosa Hà Tĩnh nhận tội gây ra thảm họa môi trường biển miền Trung, có vị học giả đã vội vui mừng cho rằng Việt Nam đã thành công. Thế nhưng Chu Xuân Phàm hỏi “Việt Nam phải tự chọn 1 trong 2 là Gang thép hay Cá” thì rút 1 triệu ngư dân ra khỏi ven biển miền Trung có khác gì chấp nhận từ bỏ vĩnh viễn nghề đánh bắt cá ở vùng biển này, thực chất là trả lời với Chu Xuân Phàm “Việt Nam chịu chấp nhận chọn 1 thứ thôi là Gang thép thay Cá”. Hiệp 1 đã thất bại rõ ràng. Đến nay, tình thế tự nó đưa đến cho chúng ta phải lựa chọn tiếp 1 trong 2 ở câu hỏi của hiệp 2: “Chọn Gang thép hay chọn Chủ quyền quốc gia”. Dĩ nhiên người dân Việt Nam muốn cả Gang thép và Chủ quyền quốc gia, nhưng chọn gang thép là chọn tiểu cục, chọn chủ quyền quốc gia là chọn đại cục, không được lẫn lộn. Trong trường hợp buộc chỉ được chọn một mà không mắc tội bán nước thì đừng chịu thất bại ở hiệp 2, tức là chỉ được phép chọn Chủ quyền quốc gia. Hiện nay đang có một nguồn tin rất đáng để các nhà chiến lược của Việt Nam tham khảo thêm, suy nghĩ cân nhắc thận trọng về sự lựa chọn giữa Gang thép hay Chủ quyền quốc gia. Đó là thế giới đang dư thừa nguồn cung cấp thép (*). Giá thép trên toàn cầu đang hạ thấp. Vì vậy trong tháng 3 năm nay, nhà máy thép khổng lồ Port Tabot của Anh mỗi ngày bị lỗ hơn một triệu Bảng Anh (tương đương 1,45 triệu USD). Tình hình ngành sản xuất thép ở Bỉ, Italia, ở Mỹ cũng gặp khó khăn tương tự. Liệu Gang thép Formosa Hà Tĩnh có ngoại lệ không? Số tiền 500 triệu USD mà Formosa hứa bồi thường chỉ có thể bù đắp cho 1 triệu ngư dân mất nghề truyền thống, mỗi người 11 triệu đồng tiền Việt Nam. Số tiền này không thể dùng cho việc chuyển nghề, cũng không thể giúp họ tiếp tục ngư nghiệp trong môi trường biển đã bị ô nhiễm cực độc. Việc di dân có thể đưa đến ẩn họa về an ninh chủ quyền quốc gia. Vậy phải làm sao? Chính phủ hãy dừng kế hoạch di dân 1 triệu ngư dân, đưa Formosa ra Tòa, buộc họ phải xử lý độc tố do họ đã thải ra biển, trả lại môi trường biển trong sạch của 4 tỉnh miền Trung như trước khi xảy ra tai họa này, để ngư dân tiếp tục mưu sinh bằng nghề đánh bắt cá của họ. Nếu Chính phủ không đưa họ ra Tòa, thì hãy để dân chúng đưa họ ra Tòa, đừng ngăn cản và đừng làm những điều thất đức như ông Tô Lâm đã đe dọa. Trịnh Kháng Chiến (Ba Sàm) ____ (*) “ “Vì sao thế giới dư thừa nguồn cung cấp thép” ” – Tạp chí nghiên cứu quốc tế ngày 07/6/2016
  22. Ls Lê Ngọc Luân Sau hàng chục ngày mòn mỏi chờ đợi, người dân Việt nói chung và miền Trung nói riêng đã biết đâu là nguyên nhân cá chết. Thủ phạm không ai khác, chính là cái tên FORMOSA. Nó không phải là thủy triều đỏ, táo đỏ hay "rồng đỏ". Sau khi thông tin được công bố, tôi có vài suy nghĩ nên viết ra vậy. 1) 500 triệu USD đúng là số tiền lớn ? Việc Formosa tự nguyện bồi thường, chúng ta ghi nhận đó là thiện chí nhưng liệu đó có phải là thiệt hại cuối cùng và đó có phải là ý chí và sự chấp thuận của người bị thiệt hại hay chưa ? Đây chỉ được xem đây là một tình tiết "giảm nhẹ tội" cho Formosa mà thôi. 2) Thiệt hại có thể thấp hơn hoặc lớn hơn 500 triệu USD. Tuy nhiên, pháp luật nước Việt được mệnh danh là "pháp chế XHCN". Vì vậy, hơn lúc nào hết, Đảng và Nhà nước cần phải chứng minh và thực thi việc này. Người bị thiệt hại chưa có bất kỳ thỏa thuận nào chấp thuận cho việc tự nguyện bồi thường nên, nếu bất kỳ tổ chức nào tự cho mình cái quyền quyết định số tiền bồi thường là đi ngược với "pháp chế XHCN", cần phải xử lý nghiêm. 3) Việc khởi kiện đòi bồi thường thiệt hại có khó không? Không chỉ khó mà rất khó. Nhưng khó thế nào vẫn tính toán được, vấn đề là phương thức thực hiện. Số tiền 500 triệu USD là sự tự nguyện của Formosa nên, nếu thiệt hại thực tế lớn hơn, Formosa vẫn phải có trách nhiệm bồi thường thêm. 3) Nếu, ngay lập tức chấp thuận số tiền 500 triệu USD sẽ tạo một tiền lệ xấu và cực kỳ nguy hiểm bởi, các nhà đầu tư khác khi vào Việt Nam để xảy ra trường hợp tương tự và, "cúi đầu xin lỗi" và tự đưa ra con số bồi thường thế là xong. Do đó, Bộ Công an cần phải cuộc điều tra, nếu xác định có dấu hiệu tội phạm thì khởi tố vụ án và xử lý theo quy định. Cạnh đó, chiếu theo luật pháp, nếu vi phạm của Formosa buộc phải tạm dừng hay rút giấy phép thì phải thực thi ngay. 4) Người Việt từ ngàn xưa và cho đến nay vẫn thế, luôn có đức tính vị tha và bao dung. Tuy nhiên, lòng vị tha đó phải do chính những người bị thiệt hại xem xét chứ không thể nói như ngài Bộ trưởng Mai Tiến Dũng: "Thái độ của lãnh đạo Đảng, Nhà nước VN là kiên quyết. Nhưng Formosa đã nhận lỗi, đưa ra năm cam kết, người VN chúng ta có câu đánh kẻ chạy đi chứ không đánh người chạy lại. Việc đưa vụ án ra khởi tố không, Việt Nam sẽ cân nhắc". Hay "chính phủ mong nhân dân khoan hồng độ lượng với Formosa". 5) Nếu có hành vi phạm tội, tùy theo thái độ khắc phục hậu quả của Formosa, sự "ăn năn, hối cãi" của những cá nhân đó, người bị thiệt hại sẽ cân nhắc ký đơn bãi nại để tòa án xem xét lượng tội. Một đất nước muốn phát triển và tiến bộ khi và chỉ khi có "thượng tôn pháp luật". 6) Bộ TNMT khi chưa biết nguyên nhân gây cá chất đã vội nhận định do "thủy triều đỏ", gây hoang mang dự luận. Vậy, BTNMT có lỗi không? Mới chỉ thấy Formosa cúi đầu xin lỗi mà thôi. Ngoài ra, trách nhiệm của Formosa là đương nhiên, còn trách nhiệm của tổ chức chính quyền quản lý trực tiếp và gián tiếp thì sao ? Thiết nghĩ, cần phải làm rõ và đưa ra xử lý, nếu có, có như vậy "lòng dân mới an". P/s: Còn, còn rất nhiều vấn đề mà bản thân tôi muốn nêu ra nhưng xin tạm dừng ở đây. Khi viết bài này, tôi nhớ lại câu nói của ông Đinh La Thăng trong buổi họp về sai phạm của một nhà thầu Trung quốc rằng: "KHÔNG ĐÁNH ĐỔI TÍNH MẠNG NGƯỜI DÂN VIỆT NAM...". Ls Lê Ngọc Luân (FB Lê Ngọc Luân)
  23. Đăng bởi Ha Tran on Thứ Bảy, ngày 02 tháng 7 năm 2016 | 2.7.16 Tranh biếm họa vụ cá chết hàng loạt. Ảnh: internet Hôm 29-4 tôi có viết một status nhằm “trả lời” hai bài báo trên BBC, có tựa đề là hai câu hỏi như sau: “một là Việt Nam có tìm ra lý do cá chết hàng loạt? Và hai là Mỹ sẽ bỏ cấm vận vũ khí với Việt Nam?” Tôi có “trả lời” rằng: Hai bài báo, hai câu hỏi hoàn toàn “trớt quớt” với nhau, dầu vậy nó có chung một câu trả lời. Đó là chính trị (và ngoại giao). Về câu hỏi một, VN có tìm thấy thủ phạm làm cá (chim, rừng và người) chết hay không, là tùy ở Bắc Kinh (hay Đài Bắc). Câu hỏi hai, Mỹ có bỏ lệnh cấm vận vũ khí sát thuơng cho VN hay không. Câu trả lời cũng sẽ thấy ở Bắc Kinh. Đúng vậy, Bắc Kinh chớ không phải ở Hà Nội hay do nhân quyền. Bây giờ kiểm chứng lại thấy là đúng, cả hai câu. Mỹ đã gỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí sát thương cho VN nhân chuyến thăm viếng Obama vừa rồi. Điều này đã làm cho nhiều nhà tranh đấu và bảo vệ nhân quyền ở VN hay trên thế giới thất vọng. Bởi vì chính sách của Mỹ đối với VN từ lâu là nhân quyền đổi vũ khí sát thương. Rõ ràng mục đích bỏ lệnh cấm vận cho VN, Mỹ nhắm đến Bắc Kinh, vì e ngại lãnh đạo CS TQ sẽ không tuân thủ phán quyết của Tòa Trọng tài Quốc tế trong vụ Phi kiện TQ về cách giải thích và áp dụng đối nghịch Luật quốc tế về Biển ở Biển Đông. Mục đích của Mỹ là giúp cho VN các phương tiện để bảo vệ các lợi ích của mình, mà thực ra là bảo vệ trật tự pháp lý đã được thiết lập từ sau Thế chiến thứ II. Về vụ cá chết và ô nhiễm biển, kết quả được công bố hôm qua, 30-6-2016, mọi người theo dõi tin tức đều nắm vững. Kết quả là Formosa có trách nhiệm phải bồi thường thiệt hại 500 triệu đô cho VN. Theo tôi, kết quả này là sản phẩm của một “mối tình tay ba”, do sự lã lơi vụng trộm (và ngu xuẩn) của cô gái (lăng loàn) VN với hai tài phiệt TQ và Đài Loan. VN “ôm bầu tâm sự”, lãnh bố thí 500 triệu về nuôi con. Tức VN lãnh cục nợ khắc phục ô nhiễm biển, các vấn đề ổn định nhân sinh, hướng nghiệp… cho ngư dân vùng ô nhiễm. Theo lá thư của “Chủ tịch HĐQT công ty Gang thép Hưng nghiệp Formosa Hà Tĩnh Trần Nguyên Thành” gởi cho nhân viên xí nghiệp, được báo chí trong nước đăng tải, thì lý do cá chết là do “sai sót của các nhà thầu phụ”. Mọi người ai cũng biết Formosa là hãng của Đài Loan, nhưng phần cổ phần xí nghiệp Gang thép Hưng hiệp phần lớn là của TQ. Nếu không nói quá, Gang thép Hưng hiệp là xí nghiệp của TQ. Rắc rối là thủ phạm chính là TQ (xí nghiệp Hưng Hiệp), nhưng thủ phạm này lại dưới sự bảo trợ của Đài Loan (Formosa). Theo tin tức, kết quả điều tra đến từ “đoàn kiểm tra liên ngành của do Bộ Tài nguyên và Môi trường”. Tức là phía Formosa không tham gia việc kiểm nghiệm. Vấn đề là, theo ý lá thư của giám đốc Trần Nguyên Thành: “Mặc dù, đây là một kết quả chúng tôi không mong muốn, nhưng công ty tôn trọng kết quả điều tra của Chính phủ.” Tức là “thủ phạm” tự thú theo kiểu hàng hai. Hàng thứ nhứt là không phải do tôi, mà do thằng bồi bưng rượu. Hàng thứ hai là không phải do tôi, mà do “công an ép cung” nên tôi nhận tội. Rốt cục Formosa xin trả tiền bồi thường. Thấy vậy mà không phải vậy. Đọc báo chí trong nước, chuyên gia về luyện kim cho biết, phần đầu tư vào “xử lý chất thải” chiếm từ 20% đến 30% tổng số vốn đầu tư. Vị chuyên gia này đưa ra kết luận: vốn đầu tư cho việc xử lý chất thải cho nhà máy thép Vũng Áng phải từ 2 tỉ đến 3 tỉ đô la. Sau màn kịch gớm giết, Formosa xùy ra 500 triệu, phía công an VN hỉ hả kể công, trong khi phía phạm tội vẫn còn lời từ 1 tỉ rưỡi đến hai tỉ rưỡi đô la. Lãnh đạo VN khuyên người dân nên “bao dung”. Người ta lên TV xin lỗi như vậy cũng đủ rồi. Đây là gì nếu không phải là kết quả của một cuộc đi đêm? Dương Khiết Trì, người của Bắc Kinh đến Hà Nội hôm trước dặn dò kịch bản. Trong khi Đài Loan đạo đức giả cho đăng tải phóng sự cá chết miền Trung. Một thằng đánh, một thằng xoa, VN như “thằng Bờm” (hôm qua có ai ví như vậy) bưng “nắm xôi” 500 triệu cười hỉ hả họp báo cho biết nguyên nhân cá chết. Vấn đề là người ta chỉ cần biết “nguyên nhân”, còn việc bồi thường là chuyện riêng giữa nạn nhân và thủ phạm. Nhà nước CSVN đã làm cuộc kiểm định khoa học nào chưa để ước lượng sự tàn phá của chất thải? Tàn phá không chỉ lên môi trường, mà còn lên con người, thế hệ hôm nay và mai sau. Nhà nước đã có kiểm định nào về thiệt hại của các ngành du lịch, nghề làm muối, mắm… nói chung là thiệt hại của nền kinh tế VN hay chưa? Nếu chưa, thì nhà nước căn cứ vào đâu để nhận số tiền 500 triệu? Vì vậy, như tôi tiên đoán từ hai tháng trước, tất cả đều là sản phẩm của cuộc tình tay ba. Kết quả đến từ Bắc Kinh hay Đài Bắc chớ không phải ở VN. Trương Nhân Tuấn (FB Trương Nhân Tuấn)
  24. Như vậy là sau 3 tháng, kể từ ngày gây ra thảm họa ô nhiễm môi trường thuộc hàng khủng khiếp nhất trong lịch sử nhân loại ở miền trung Việt Nam, kẻ thủ ác đã bị nêu tên, chỉ mặt. Đó là Formosa - một doanh nghiệp hoạt động dưới mác "sản xuất thép" ở vùng biển Vũng Áng, Việt Nam. Cá chết & Formosa sừng sững phía xa (nguồn ảnh: internet) Thực ra thì trước khi bị Chính phủ Việt Nam nêu tên, chỉ mặt vào ngày 30/6/2016, phần lớn người dân Việt Nam đều đã biết rõ kẻ phạm tội là ai (với tính chất và mức độ hết sức nghiêm trọng như vậy, có thể xem đây là hành vi phạm tội theo Bộ luật hình sự). Tuy nhiên, vì Nhà nước chưa cho phép, hay đúng hơn là không cho phép nói trước, nên người dân đành nhẫn nhịn, chờ đợi. Vì nếu không, thì cho dù là nói đúng sự thật, nói đúng tên Formosa, sẽ bị coi là lũ "phản động", "thế lực thù địch", "bị kích động xúi giục", "vì tiền của bọn phản động nước ngoài" ...vv. Người dân Việt Nam đã phải im lặng, khi có vị quan chức to nói cá chết ở miền Trung là do thủy triều đỏ, khi có vị quan to khác "chửi" nhà báo phỏng vấn về cá chết ở miền Trung là "làm tổn hại cho đất nước"! Người dân Việt Nam phải im lặng, dù trong lòng muốn can, khi có một số quan chức "nêu gương" tắm biển, ăn cá ... ở những khu vực cá chết do Formosa. Nay, Formosa đã nhận lỗi, và chịu bồi thường một số tiền có thể nói là quá bé nhỏ - nếu so với những thiệt hại đã gây ra - là 500 triệu USD. Nếu như ở nước ngoài, ở Mỹ chẳng hạn, thì Formosa có lẽ phải bồi thường gấp 10, 20 lần hay thậm chí nhiều hơn nữa. Và bị tống cổ về nước, đóng cửa nhà máy. Tuy nhiên, vì Việt Nam là đất nước còn nghèo, là quốc gia biển, cán bộ lãnh đạo lại có lòng nhân ái, chỉ "đánh kẻ chạy đi, không đánh kẻ chạy lại" - nên Chính phủ Việt Nam bước đầu đã chấp nhận số tiền bồi thường ấy, cho dù chưa thống kê, xác minh thiệt hại thật là bao nhiêu. Và nhiều khả năng Chính phủ Việt Nam sẽ nhân đạo, không khởi tố vụ án hình sự, truy tố những kẻ đã gây nên tội ác kinh khủng khiếp với nhân dân Việt Nam. (Nhưng Nhà nước Việt Nam rất ghét và xử lý nghiêm tội phạm về ma túy. Cho nên một bà lão Việt kiều Úc dù đã 73 tuổi, vận chuyển ma túy, vẫn bị tuyên tử hình). Qua những gì đã diễn ra, qua hành vi vi phạm pháp luật của Formosa, tôi chỉ có thể thốt lên một câu: Formosa - sao các người độc ác với nhân dân Việt Nam đến vậy? Các người lỡ lòng nào xả chất độc ra biển, hủy hoại môi trưởng biển ở miền trung Việt Nam ở mức độ và quy mô khủng khiếp như vậy? Hậu quá gây ra quá lớn đến vậy? Nếu thật lòng có tâm, và nhận thức được lỗi của mình, sao ngay sau khi cá chết, các người không sớm thú nhận và có các biện pháp ngăn chặn, khắc phục, giảm thiểu thiệt hại cho người dân? Đến mức chính Quốc Hội Đài Loan của các người phải ra nghị quyết phản đối. Sao các người lại "khôn khéo" chọn ngay vùng biển Vũng Áng, là khu vực đặc biệt, có ý nghĩa an ninh quốc phòng hết sức quan trọng để "đầu tư", xây dựng nhà máy khổng lổ, trên diện tích rộng lớn, tường rào cao ngất, toàn người Trung Quốc vào làm? Sao các người lại kinh doanh ngành sản xuất thép, khi mà thép đang dư thừa trên toàn thế giới. Và ngay ở Việt Nam cũng đã và đang dư thừa, tồn kho hàng trăm ngàn tấn? Trong khi sản xuất thép là ngành gây ô nhiễm môi trường khủng khiếp nhất, sao các người không đầu tư hệ thống xả thải tương xứng, đàng hoàng và đúng pháp luật, có trách nhiệm với đồng loại? Sao các người không giỏi thì đầu tư ở quê nhà Đài Loan, để người dân Đài Loan biểu tình phản đối, mà phải tới tận Việt Nam để đầu tư, và bây giờ gây ra thảm họa cho nhân dân Việt Nam? Hành động của các người còn làm ảnh hưởng, gây chia rẽ không nhỏ khối đại đoàn kết dân tộc Việt Nam. Một MC đẹp trai, yêu nước một cách có trách nhiệm, chỉ vì đưa hình ảnh con cá chết ở miền Trung lên facebook, mà bị một nhà báo tên tuổi mời lên truyền hình hỏi vặn "mục đích gì?". Dẫn đến cả nước chia làm hai phe, dùng những từ nặng đối đáp nhau. Một luật sư chỉ vì nêu vấn đề tại sao đài truyền hình quốc gia không phản ánh chuyện cá chết ở miền Trung như bên Đài Loan, bị một nữ nhà báo dùng từ nặng, khuyên "quay lại là bờ". Dẫn đến cả nước lại một lần nữa chia thành hai phe, dùng từ nặng với nhau. Dân tộc Việt Nam có bao giờ phải lâm vào cảnh chia rẽ trong quan điểm, dùng từ nặng với nhau như hiện nay không? Chưa bao giờ! Chỉ vì các người, mà Chính phủ phải khổ công dè chừng, huy động lực lượng ngăn chặn người dân Việt Nam có thể vì bức xúc mà biểu tình, phản đối các người. Dù đấy là quyền được quy định trong Hiến Pháp. Trên hết, các người đã khiến cho biết bao gia đình người dân miền Trung rơi vào cảnh khốn khó. Tương lai bấp bênh. Môi trường biển ở miền Trung bị hủy hoại hàng nhiều chục năm sau cũng chưa chắc khôi phục lại được. Các người quả đã rất giỏi trong những hành động xấu xa, độc ác với nhân dân Việt Nam. Đôi khi tôi tự hỏi, đằng sau những hành động xấu xa và độc ác của Formosa, liệu có còn một mưu đồ thâm hiểm, sâu xa nào nữa hay không - với đất nước Việt Nam? Và tôi rùng mình, không muốn nghĩ nhiều hơn! Trần Hồng Phong .............. “Thành tích” phá hoại môi trường của Formosa Theo trang Financial Times, tổng doanh thu của Formosa Plastics Corporation (Đài Loan) trong năm 2015 là 192 tỉ đôla Đài Loan (TWD), khoảng 5,9 tỉ USD, giảm khoảng 11% so với năm 2014. Tuy nhiên, thu nhập sau thuế của công ty này trong năm 2015 vào khoảng 30,9 tỉ TWD (tương đương 1 tỉ USD), tăng mạnh so với thu nhập 17,9 tỉ TWD của năm trước đó. Tập đoàn nhựa Formosa được thành lập từ năm 1954 và có bề dày thành tích vi phạm trong vấn đề môi trường. Ngoài giải thưởng “hành tinh đen” do Quỹ Ethecon, một tổ chức bảo vệ môi trường của Đức, trao năm 2009, Formosa còn bị chỉ trích phá hoại môi trường tại nhiều nơi khác trên thế giới. Trong bức thư gửi các lãnh đạo của Formosa mới đây, ngày 17-6, sau sự kiện tại Việt Nam, Ethecon tiếp tục chỉ trích hành động vô trách nhiệm và vô lương tâm của công ty Đài Loan trong thảm họa gây ra cho môi trường Việt Nam. “Các hành động vì mục đích cá nhân của công ty là mối đe dọa cho toàn xã hội và môi trường” - Ethecon viết. Tổ chức này cho rằng Formosa phải chấm dứt ngay việc gây ô nhiễm môi trường, đền bù thiệt hại kinh tế và sức khỏe cho những người bị ảnh hưởng và quan trọng nhất là đưa những người chịu trách nhiệm ra trước công lý. Khi trao giải cho Formosa năm 2009, Ethecon dẫn ra nhiều ý kiến cũng như tình hình sức khỏe của các công nhân từng làm việc cho Formosa cũng như nông dân, ngư dân khu vực quanh nhà máy của Formosa. Năm 1998, Formosa cố thải 3.000 tấn chất thải hóa học ra vịnh Thái Lan, gần cửa biển Sihanoukville, Campuchia. Theo Ethecon, cho tới hôm nay người dân Campuchia tại đây vẫn còn bị ảnh hưởng sau vụ xả chất thải của Formosa. Còn tại Đài Loan, Formosa nằm trong top 10 công ty gây ô nhiễm nhất và “đóng góp” đến 25% tổng lượng khí nhà kính của Đài Loan. Tại Mỹ, Formosa nhiều lần bị phạt vì vấn đề thải chất ô nhiễm ra môi trường. Những năm 1980, Tập đoàn nhựa Formosa xả 63 tấn chất độc ethylene dichloride vào khu vực dân cư tại Texas, Mỹ. Năm 2009, các nhà khoa học tại Texas đo được một lượng lớn chất độc trong đất và không khí ở xung quanh nhà máy của Formosa... Năm 2004, Nhà máy Formosa tại Illinois cũng phát tán chất gây ô nhiễm khiến toàn thể dân cư quanh vùng phải di tản. Tháng 9-2009, Formosa bị Sở Tư pháp Mỹ và Cơ quan Bảo vệ môi trường Mỹ phạt số tiền lên đến 13 triệu USD. Phần lớn trong số 13 triệu USD được nhà chức trách Mỹ dùng để cải thiện môi trường. Khôi phục môi trường: không đơn giản Thế giới có không ít ví dụ trong việc khôi phục thành công môi trường bị tàn phá hay giải quyết các vấn nạn liên quan, nhưng đây là những quá trình dài và có sự quyết tâm của các nhà lãnh đạo nhằm đưa ra các chính sách mạnh mẽ để bảo vệ môi trường. Gần đây nhất tại Mỹ, vụ tràn dầu trên vịnh Mexico do vụ nổ giếng dầu của Tập đoàn BP năm 2010. Trong 87 ngày, lượng dầu khổng lồ phủ khắp mặt biển và các bờ biển quanh vịnh Mexico, gây thiệt hại không tưởng cho môi trường, kinh tế và du lịch. Chi phí dọn dẹp trong năm năm sau đó lên đến 28 tỉ USD, theo Telegraph. Các bãi biển đến nay đã xanh tươi trở lại và số lượng các loài sinh vật bắt đầu tăng. Báo cáo của BP không có bằng chứng cho thấy tác động về lâu dài lên các loài sinh vật nhưng giới khoa học cảnh báo sẽ mất nhiều thời gian để nhìn thấy hết được hậu quả của thảm họa môi trường nghiêm trọng nhất trong lịch sử nước Mỹ. TRẦN PHƯƠNG/ báo Tuổi Trẻ (Blog Bình Luận Án)
  25. Cuối cùng thì Formosa cũng phải cúi đầu nhận tội, xin lỗi và cam kết bồi thường thiệt hại trong vụ xả thải gây ô nhiễm môi trường và làm chết trước mắt khoảng 100 tấn cá (lâu dài chưa biết sẽ còn bao nhiêu tấn cá sẽ chết nữa!). Về cơ bản, Chính phủ mà đặc biệt là Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên - Môi trường Trần Hồng Hà đã chứng tỏ năng lực và lời hứa của mình trước nhân dân! Không thể không ghi điểm 10/10 cho 2 vị "nô bộc" này. Tuy nhiên, tôi nghĩ rằng chính trong thời điểm này, người nên xin lỗi nhân dân nhất chính là... Chính phủ! Vì sao? Thứ nhất, Chính phủ đã để cho công chức bộ máy của mình tắc trách trong cấp phép, kiểm tra, giám sát hoạt động của Formosa, để chúng nó xả thải trực tiếp như vậy ra biển. Thứ hai, Chính phủ đã không kịp thời chỉ đạo khẩn cấp thu nhặt ngay mẫu cá chết, nước biển trong vòng 24 giờ khi sự cố này xảy ra nên từ đó làm dư luận cả nước xôn xao, suy đoán đủ điều, mất niềm tin vào Chính phủ. Thứ ba, Chính phủ đã để cho bộ máy của mình khống chế, nếu không muốn nói là đánh đập, đàn áp một số người trong một số cuộc biểu tình đòi làm rõ nguyên nhân cá chết! Ngạn ngữ phương Tây có câu:"Muốn nổi tiếng thì đốt đền". Tôi chưa biết cái "tổ chức khủng bố Việt Tân" hình thù nó cỡ nào nhưng rõ ràng một số ổ bánh mì, chai nước suối,vài triệu đồng mà nó "tài trợ" cho ít người đi biểu tình không thể giúp nó nổi tiếng được! Chính bộ máy chính quyền của mình đã giúp nó nổi tiếng và tự chính quyền mình làm giảm uy tín hình ảnh môi trường đầu tư của mình khi chúng ta tự lu loa khắp thế giới là "tổ chức khủng bố Việt Tân" đã kích động nảy sinh ra các đám biểu tình trên. Nếu chính quyền bình tĩnh thông minh hơn thì thế giới sẽ thấy chính các đám biểu tình này là biểu hiện của mong muốn làm sạch môi trường sống, môi trường đầu tư để môi trường Việt Nam nói chung ổn định, phát triển bền vững hơn. Đằng này chính quyền đã làm cho thế giới suy diễn rằng môi trường sống của Việt Nam không an toàn là do... có khủng bố đang hiện diện. Thứ tư, bộ máy truyền thông đã tạo ra nhiều trò hề, đấu tố người dân trên TV, truy xét người dân "có động cơ gì" khi chia sẻ nỗi lo cá chết trên mạng xã hội; bắt cán bộ lãnh đạo xuống tắm biển, ăn cá để trấn an tinh thần người dân! Những chi phí làm các "vở diễn" nói trên cần phải được xuất toán khỏi các chi phí công vì người dân không thể è lưng ra đóng thuế để chi cho những hoạt động phản bội quyền lợi sống chính đáng của họ! 30/06/2016 Victoire Vincent (FB Victoire Vincent)

×
×
  • Create New...