Jump to content

Search the Community

Showing results for tags 'bình luận - quan điểm'.

  • Search By Tags

    Type tags separated by commas.
  • Search By Author

Content Type


Forums

  • Tin Tức Thời Sự
    • Thời Sự Việt Nam
    • Tin Quốc Tế
    • Tin Cộng Đồng Người Việt Hải Ngoại
    • Bình Luận Thời Sự
    • Khoa Học & Kỹ Thuật - Môi Trường
    • Kinh Tế
    • Biển Đông
    • Thể Thao
    • Thế Giới Động Vật
  • Đời Sống Xã Hội & Tâm Linh
    • Sức Khỏe
    • Tìm Hiểu Tôn Giáo
    • Tử Vi & Phong Thủy
    • Quê Hương Ký Sự
    • Tâm Linh
    • Xã Hội
  • Văn Hóa & Nghệ Thuật
    • Phụ Nử
    • Lịch Sử
    • lời hay ý đẹp
    • Văn Hóa & Nghệ Thuật
    • Online Study
    • Truyện ngắn Audio
  • Vườn Thơ
    • Thơ Sáng Tác
    • Thơ Đấu Tranh
    • Thơ Sưu Tầm
  • Âm Nhạc
    • Thông Tin Âm Nhạc
    • Nhạc Online
    • Cải Lương - Tân Cổ
    • Quán Khuya
  • Giải Trí
    • Thư Giãn
  • Phim & Nhạc
    • Phim Online
    • Thông Tin Điện Ảnh
    • Đời Nghệ Sỹ
  • Thông Báo
    • Cập nhật lượng khách truy cập

Categories

  • Videos
    • Âm Nhạc
    • Film online
    • Thễ Thao
    • Thế Giới Động Vật
    • Thảm Họa Hàng Không
    • Kinh Tế
    • Khoa Học
  • Tin Tức
    • RFA
    • Thời Sự Việt Nam
    • Thế Giới
    • Người Việt Hải Ngoại
    • RFI
    • Thời Sự Hoa Kỳ
    • Khung Trời Mới
    • ĐKN
    • NTD
    • The Saigon Post
    • Nửa Vòng Trái Đất TV
    • Culture Chanel
    • Chuyễn Động Toàn Cầu
    • VIETV NETWORK
    • Tự Lực Bookstore
    • Thế Giới Tiêu Điểm
    • LITTLE SAIGON NEWS
    • VietCatholicNews
    • English News
  • Bình Luận - Thời Sự
    • Sài Gòn TV Bên Kia Màn Khói
    • OfficialVietFaceTV
    • Đọc Báo Vẹm
    • Người Việt TV
    • VOA
    • Truyền Hình Calitoday
    • Biển Đông
    • PhoBolsaTV
    • SBTN
    • BBC Tiếng Việt
    • Saigon TV 57.5
    • Việt Thảo tonight
    • Kinh Tế Gia Nguyễn Xuân Nghĩa
    • TV Tuần-san
    • 2VNR
    • Mẹ Nấm
    • Tiếng Vọng Về Nguồn (TVVN)
    • VIETLIVE TV
    • SET TV (Saigon Entertainment Television)
    • Viet TV Australia
    • Trung Quốc Không Kiểm Duyệt
    • LSTV
    • Chiến Tranh Ukraine
    • Sỗ Tay Quân Sự
    • Nguoi Viet Channel
    • Chão Lửa Trung Đông
  • Đời Sống
    • Tử Vi & Phong Thủy
    • Lịch Sử & Văn Hóa
    • Tâm Linh
    • Tinh Hoa TV
    • Ẫm Thực
    • Sức Khỏe
    • Biết tõ cùng ai ?
    • Online Study
  • Văn Hóa Nghệ Thuật
    • Văn Học Nghệ Thuật

Find results in...

Find results that contain...


Date Created

  • Start

    End


Last Updated

  • Start

    End


Filter by number of...

Joined

  • Start

    End


Group


  1. “Những năm gần đây, một thủ đoạn mà các thế lực xấu, thù địch với Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam thường tiến hành là khai thác một số hiện tượng rồi suy đoán, bịa đặt, dựng chuyện để đưa lên in-tơ-nét. Vì thế, cảnh giác, tỉnh táo đấu tranh với thông tin loại này trở thành một yêu cầu cấp bách trong cuộc đấu tranh phản bác những luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch, phản động, phần tử cơ hội và bất mãn chính trị.” Câu viết này là của Hồng Quang, trong bài “Cảnh giác và đấu tranh với luận điệu bịa đặt, dựng chuyện” đăng trong mục “Bình luận-Phê phán” ngày 02/12/2016 của báo Nhân dân, cơ quan Trung ương của đảng Cộng sản Việt Nam.Là một dư luận viên có đầu óc suy diễn phong phú nhưng hoang tưởng của ban Tuyên giáo nên Hồng Quang và báo Nhân dân chỉ biết nhắm mắt phóng loa tuyên truyền mà quên rằng mấy chữ “suy đoán, bịa đặt, dựng chuyện để đưa lên in-tơ-nét” được dùng trong trường hợp này lại nói về bản thân mình hơn là thành phần chống đảng.Bởi vì ai cũng biết nhiệm vụ viết bài chống người chống đảng của cán bộ Tuyên giáo được tính bằng tiền trong đồng lương cán bộ nên vì “ăn cây nào thì phải rào cây ấy”, hay ”ăn cơm chúa thì phải múa tối ngày”, thế thôi. Hơn nữa, nghĩa vụ này này là một định hướng và là chỉ tiêu đã được quy định cho loại cán bộ máy nước và loa phường nên nhiều khi họ tưởng mình nói xuôi mà hóa ra nói ngược nhưng cứ cảng cổ ra cãi lấy được.Chẳng hạn như khi Hồng Quang chụp mũ cho những ai “thù địch với Đảng, Nhà nước” cũng đồng thời là thù địch của “nhân dân Việt Nam” thì có phải là đã xuyên tạc để hòng tăng tội cho đối phương? Không dè, hành động lệch lạc này lại hóa ra lố lăng, ngây ngô và kịch cỡm vì nhân dân không có trách nhiệm gì với những lời nói và việc làm sai trái của đảng và nhà nước đang bị lên án?Vì vậy khi kêu gọi phải “cảnh giác, tỉnh táo đấu tranh với thông tin loại này (chống đảng) trở thành một yêu cầu cấp bách” là chính lúc dự luận viên Hồng Quang và đội ngũ cán bộ Tuyên giáo lộ ra bối rối, mất bình tĩnh trước trận cuồng phong của dư luận trái chiều với đảng.Nhưng để bảo vệ cho lập luận méo mó của mình, Tác gỉa Hồng Quang đã tưởng tượng ra sản phẩm huyễn hoặc được gọi là “thuyết âm mưu” để cảnh giác sự nhẹ dạ và cả tin của những ai mà Tuyên giáo coi như đang sai lầm hoài nghi về đảng.Hồng Quang viết:”Do khả năng lan truyền, ảnh hưởng, tác động tiêu cực của nhiều sản phẩm từ thuyết âm mưu đến tâm lý tiếp nhận của người đọc mà nhiều năm nay, các thế lực xấu, thù địch ngày càng tỏ ra hết sức thâm độc trong việc sử dụng thuyết âm mưu làm công cụ xuyên tạc, vu cáo, vu khống, dựng chuyện,… để gieo rắc thông tin bịa đặt, từng bước gây mơ hồ, hoang mang, làm xói mòn niềm tin vào Đảng, Nhà nước Việt Nam.”XUYÊN TẠC LÀM GÌ?Nhưng đâu cần phải dựa vào “thuyết âm mưu” và cũng chẳng có ma nào vô công rỗi nghề để “xuyên tạc, vu cáo, vu khống, dựng chuyện” khi mà tất cả những chứng hư tật xấu và suy thoái của cán bộ đảng viên đã đã được đảng vạch trần cho thiên hạ thấy tận mắt trong Nghị quyết số 04-NQ/TW (khóa XII) ngày 30-10-2016.Nội dung Nghị quyềt này, được Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng phổ biến nói về “Tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ.” Tài liệu chứng minh Ban Chấp hành Trung ương đã chỉ rõ 27 biểu hiện suy thoái thuộc 3 nhóm tư tưởng – chính trị, đạo đức – lối sống, và những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hoá” trong nội bộ.Trong 3 lĩnh vực tư tưởng chính trị, hành động và lối sống của cán bộ, đảng viên, Nghị quyết nêu một số biểu hiện cơ bản và quan trọng hàng đầu gồm:1) Phai nhạt lý tưởng cách mạng; dao động, giảm sút niềm tin vào mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hoài nghi, thiếu tin tưởng vào chủ nghĩa Marx – Lenin, tư tưởng Hồ Chí Minh.2) Xa rời tôn chỉ, mục đích của Đảng; không kiên định con đường đi lên chủ nghĩa xã hội; phụ hoạ theo những nhận thức lệch lạc, quan điểm sai trái.3) Nhận thức sai lệch về ý nghĩa, tầm quan trọng của lý luận và học tập lý luận chính trị; lười học tập chủ nghĩa Marx – Lenin, tư tưởng Hồ Chí Minh, chủ trương, đường lối, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.4) Nói và viết không đúng với quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Nói không đi đôi với làm; hứa nhiều làm ít; nói một đằng, làm một nẻo; nói trong hội nghị khác, nói ngoài hội nghị khác; nói và làm không nhất quán giữa khi đương chức với lúc về nghỉ hưu.5) Tham vọng chức quyền, không chấp hành sự phân công của tổ chức; kén chọn chức danh, vị trí công tác; chọn nơi có nhiều lợi ích, chọn việc dễ, bỏ việc khó; không sẵn sàng nhận nhiệm vụ ở nơi xa, nơi có khó khăn. Thậm chí còn tìm mọi cách để vận động, tác động, tranh thủ phiếu bầu, phiếu tín nhiệm cho cá nhân một cách không lành mạnh.6) Vướng vào “tư duy nhiệm kỳ”, chỉ tập trung giải quyết những vấn đề ngắn hạn trước mắt, có lợi cho mình; tranh thủ bổ nhiệm người thân, người quen, người nhà dù không đủ tiêu chuẩn, điều kiện giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý hoặc bố trí, sắp xếp vào vị trí có nhiều lợi ích.Như thế thì đã nát chưa, hay chiếc áo tươi tả của đảng hãy còn tốt chán?Chưa hết. Nghị quyết sau đó còn nói cho dân biết về lối sống xấu xa của đám “đầy tớ nhân dân” ai đọc cũng phải lắc đầu tội nghiệp cho phận dân đen. Chúng bao gồm:1) Cá nhân chủ nghĩa, sống ích kỷ, thực dụng, cơ hội, vụ lợi; chỉ lo thu vén cá nhân, không quan tâm đến lợi ích tập thể; ganh ghét, đố kỵ, so bì, tị nạnh, không muốn người khác hơn mình.2) Vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ, gây mất đoàn kết nội bộ; đoàn kết xuôi chiều, dân chủ hình thức; cục bộ, bè phái, kèn cựa địa vị, tranh chức, tranh quyền; độc đoán, gia trưởng, thiếu dân chủ trong chỉ đạo, điều hành.3) Kê khai tài sản, thu nhập không trung thực.4) Mắc bệnh “thành tích”, háo danh, phô trương, che dấu khuyết điểm, thổi phồng thành tích, “đánh bóng” tên tuổi; thích được đề cao, ca ngợi; “chạy thành tích”, “chạy khen thưởng”, “chạy danh hiệu”.5) Quan liêu, xa rời quần chúng, không sâu sát cơ sở, thiếu kiểm tra, đôn đốc, không nắm chắc tình hình địa phương, cơ quan, đơn vị mình; thờ ơ, vô cảm, thiếu trách nhiệm trước những khó khăn, bức xúc và đòi hỏi chính đáng của nhân dân.6) Quyết định hoặc tổ chức thực hiện gây lãng phí, thất thoát tài chính, tài sản, ngân sách nhà nước, đất đai, tài nguyên…; đầu tư công tràn lan, hiệu quả thấp hoặc không hiệu quả; mua sắm, sử dụng tài sản công vượt quy định; chi tiêu công quỹ tuỳ tiện, vô nguyên tắc. Sử dụng lãng phí nguồn nhân lực, phí phạm thời gian lao động.7) Tham ô, tham nhũng, lợi dụng chức vụ, quyền hạn cấu kết với doanh nghiệp, với đối tượng khác để trục lợi. Lợi dụng, lạm dụng chức vụ, quyền hạn được giao để dung túng, bao che, tiếp tay cho tham nhũng, tiêu cực.8) Thao túng trong công tác cán bộ; chạy chức, chạy quyền, chạy chỗ, chạy luân chuyển, chạy bằng cấp, chạy tội… Sử dụng quyền lực được giao để phục vụ lợi ích cá nhân hoặc để người thân, người quen lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình để trục lợi.9) Đánh bạc, rượu chè bê tha, mê tín dị đoan, ủng hộ hoặc tham gia các tổ chức tôn giáo bất hợp pháp. Sa vào các tệ nạn xã hội, vi phạm thuần phong, mỹ tục, truyền thống văn hoá tốt đẹp của dân tộc, chuẩn mực đạo đức gia đình và xã hội.THÁCH ĐỐI THỌAIVới một đội ngũ có nhiều người xấu như thế mà đảng chỉ nói mập mờ “một số không nhỏ cán bộ, đảng viên” suy thoái trong tổng số trên 4 triệu đảng viên thì ai cũng biết chế độ này đã tàn tạ đến mức thê thảm chứ chẳng còn vẻ vang như đám dư luận viên Tuyên giáo đã tô son để che lấp.Vì vây việc làm của cán bộ tuyên giáo đã không giấu được ai nên khi bị người khác vạch lưng cho mọi người thấy để phê bình thì họ đã cay cú và tìm đủ mọi chữ nghĩa thiếu văn hóa để chụp mũ và chạy tội. Nhưng đồng thời cũng để “đái công chuộc tội” vì đã không làm tròn nhiệm vụ của những cái loa thùng rỗng của một đội ngũ chỉ biết “ăn cơm chúa múa tối ngày”.Đọan viết này của Hồng Quang trong bài “Cảnh giác và đấu tranh với luận điệu bịa đặt, dựng chuyện” là một tỷ dụ của một dư luận viên Tuyên giáo chỉ biết viết bừa nói cuội :“Đặc biệt từ khi in-tơ-nét phát triển, bài vở xuất phát từ thuyết âm mưu ngày càng nhiều hơn, điển hình trong đó là sản phẩm của mấy kẻ như Phạm Trần, Ngô Nhân Dụng, Tưởng Năng Tiến, Kami, Bùi Thanh Hiếu (blogger Người buôn gió),… và một số “nhà báo, chuyên gia, nhà nghiên cứu” là người nước ngoài! Thủ đoạn chung trong sản phẩm của mấy người này là khai thác, tận dụng, dựa trên một (hay một số) con người, hiện tượng, sự kiện, vấn đề được dư luận quan tâm, để ghép nối với một (hay một số) con người, hiện tượng, sự kiện, vấn đề hiện tượng khác, và nhặt nhạnh một số tư liệu đã công bố bổ sung cho có vẻ xác thực, thêm thắt một số chi tiết mùi mẫn, giật gân để gợi sự tò mò của người đọc, sau đó bình luận, bịa đặt, suy đoán có lớp lang để biến thành vấn đề hệ trọng, khẳng định đó là hậu quả của âm mưu, thủ đoạn của “bàn tay vô hình”. Để gia cố sự thuyết phục, khi trình bày, những kẻ này cố tỏ ra rất am hiểu, nắm chắc vấn đề, trích dẫn đông tây tạo vẻ uyên bác, điểm xuyết bằng loại thông tin không thể kiểm chứng như “một nguồn tin cao cấp cho biết”, “một lãnh đạo giấu tên khẳng định”, “một tài liệu mật phổ biến trong nội bộ viết”,… Sau khi công bố, những sản phẩm này thường lập tức được khai thác, đăng tải tại rất nhiều địa chỉ trên mạng, từ trang tiếng Việt của RFA, BBC, VOA, RFI,… đến blog, facebook của một số cá nhân, tổ chức xấu, thù địch với Việt Nam…”Trước luận điệu vu khống, gắp lửa bỏ bàn tay của cán bộ tuyên giáo Hồng Quang, người chỉ biết “Việc người thì sáng, việc mình thì quáng”, hay” Nói láo quá, hóa vụng” tôi, Phạm Trần, là một trong số người bị Hồng Quang nêu đích danh để vu khống trân trọng tuyên bố trước dư luận Việt Nam và Thế giới:“Tôi công khai thách đố Hồng Quang, báo Nhân Dân và Ban Tuyên giáo của chế độ CSVN đối thọai để chứng minh bài viết nào, hay những bài nào của tôi viết về Việt Nam trong suốt 41 năm qua đã có nội dung “ghép nối, nhặt nhạnh thêm thắt một số chi tiết mùi mẫn, giật gân để gợi sự tò mò của người đọc, sau đó bình luận, bịa đặt, suy đoán có lớp lang để biến thành vấn đề hệ trọng khẳng định đó là hậu quả của âm mưu, thủ đoạn của “bàn tay vô hình”.Tôi cam đoan đối thọai công khai, công bằng, trong sáng để minh bạch lời vu cáo của Hồng Quang, báo Nhân dân và Ban Tuyên giáo Trung ương là Tổ chức đã đăng lại và phổ biến bài viết của Hồng Quang. Xin mời quý độc giả xem Video :Rộ tin đồn Bộ CA bắt được kẻ tung tin đồn đổi tiền là một cựu quan chức lãnh đạo Lý do tôi thách thức cuộc đối thọai vì hầu như bài viết nào của tôi về Việt Nam cũng có trích dẫn tài liệu dựa theo lời nói hay văn bản là sản phẩm của Lãnh đạo, Đại biểu Quốc hội, cán bộ nhà nước, các nhân chứng hay báo chí trong nước liên quan đền sự việc xẩy ra ngay trên lãnh thổ Việt Nam, hay bên ngoài Việt Nam nhưng là chuyện của Việt Nam.Vì lý do này, tôi long trọng lên án thái độ bất cẩn trọng, có chủ tâm bôi nhọ và xuyên tạc của Hồng Quang, báo Nhân Dân và Ban Tuyên giáo.Tôi tân trọng thời giờ qúy báu và biết ơn lỏng qúy mến của độc giả khắp nơi trên Thế giới, đặc biệt từ Việt Nam, đã dành cho tôi trong 41 năm qua.Tôi sẽ tiếp tục viết ngay và viết thẳng để nhìn vào sự thật của đất nước và con người Việt Nam. Phạm Trần(Việt Báo)
  2. Fidel Castro đã chết, kết thúc một cuộc đời sóng gió sôi nổi, để lại một quá khứ có nhiều tranh cãi dai dẳng. Phải chăng ông là một lãnh tụ vĩ đại, một nhà cách mạng kiệt xuất đã có công khai sáng một chế độ tươi đẹp cho nhân dân Cuba, biến đất nước này từ một thuộc địa nghèo nàn thành một quốc gia độc lập mẫu mực cho cả châu Mỹ La tinh, châu Phi và toàn thế giới? Cuba treo cờ rủ để tang Fidel Castro hàng tuần lễ. Một số nhà nước Cộng sản cũng làm quốc tang cho ông, coi ông là một lãnh tụ cộng sản kiên cường, trung thành đến cùng với ý thức hệ Mác - Lênin, với chủ nghĩa xã hội. Mặt khác, cũng có hàng ngàn thuyền nhân Cuba ở thành phố cảng Miami của Mỹ đốt pháo ăn mừng cái chết của người mà họ xem như một kẻ độc tài tàn ác bậc nhất thế giới, từng ra lệnh xử tử 15.000 sĩ quan và binh sĩ chế độ cũ bị nghi là "phản động", "có âm mưu phản loạn", bắt giam 20.000 tù chính trị, trong đó có nhiều chiến sĩ dân chủ và nhà báo đòi tự do, nhiều công dân đòi nhân quyền. Họ cũng xem ông là kẻ đã kìm hãm xã hội Cuba hơn nửa thế kỷ trong một chế độ cộng sản độc đảng, độc quyền, toàn trị, phản dân chủ và phi pháp. Theo họ, ông là kẻ tội phạm lớn nhất trong lịch sử Cuba, làm cho Cuba bị cô lập và trừng phạt một cách bi thảm, bị lạc hậu kéo dài trong thân phận nô lệ còn tệ hại hơn dưới thời Batista. Đó là hai mặt khác hẳn nhau, đối lập nhau, xung đột nhau dai dẳng, làm cho nhiều người không biết đâu là sự thật. Tuổi trẻ ở Việt Nam băn khoăn khi Nhà nước bắt dân để quốc tang một ngày và đình hoãn mọi cuộc vui chơi giải trí để tưởng nhớ "lãnh tụ vĩ đại Fidel", "người bạn lớn thân thiết" cách xa Việt Nam nửa vòng quả đất. Tôi vốn là kẻ sùng bái Fidel Castro từ khi còn ở trong nước do bị tuyên truyền bởi bộ máy tuyên huấn đồ sộ chuyên ép buộc cá nhân phải nhận thức và tư duy rập theo tư duy và nhận thức của đảng, không ai được có quan điểm tư duy độc lập. Mà có tư duy và nhận thức đối lập thì chỉ có vào tù. Cho nên từ khi ra được nước ngoài, vốn thường xuyên tò mò, tôi khám phá ra không biết bao nhiêu là sự thật từ kho tư liệu của Thư viện Quốc gia Liên Xô, kho tư liệu của Đảng Cộng sản Liên Xô, rồi tài liệu phong phú của Thư viện Quốc hội Hoa Kỳ, các kho tư liệu ở Pháp, ở Anh, ở Đức, ở Canada..., ở sách báo đọc hàng ngày không xuể, rồi cơ man nào là phim ảnh thời sự rất đa dạng, phong phú, chân thực. Về Fidel Castro, tôi biết thêm được những gì? Khá nhiều điều. Tôi từng gặp Fidel Castro khi ông sang thăm Việt Nam năm 1973, được Đại tướng Võ Nguyên Giáp đưa vào thăm một đoạn đường mòn Hồ Chí Minh. Tháng 4/1977 tôi lại có dịp gặp lại ông ở Berlin khi tôi là trợ lý báo chí cho Tướng Giáp trong Đoàn quân sự cấp cao đi cám ơn các nước XHCN sau khi thống nhất đất nước. Một sự trùng hợp: Fidel Castro cũng vừa đi một vòng các nước châu Phi để thanh tra số quân tình nguyện Cuba ở Angola, Congo, Namibia, Ethiopia, Mozambique... Đây là một cuộc đi thị sát bí mật tuyệt đối. Một điều rất thú vị là trong cuộc trò chuyện giữa 3 đại tướng cộng sản thuộc 3 châu (Đại tướng Heinz Hoffmann của Cộng hòa Dân chủ Đức, thuộc châu Âu; Đại tướng Fidel Castro thuộc châu Mỹ; và Đại tướng Giáp thuộc châu Á), Fidel Castro kể rằng ông đã bí mật gửi hơn 32.000 quân Cuba sang các nước châu Phi nói trên nhằm làm nòng cốt cho các đạo quân nổi dậy của các nước đó, cũng như ở một số nước Mỹ La tinh trước đây. Cách thâm nhập là dùng một loạt tàu chở dầu của Liên Xô sau khi cập bến Cuba trở về thì chở quân Cuba ghé qua các cảng châu Phi để tiếp tế nước ngọt đồng thời cho lính Cuba đổ bộ vào lúc ban đêm, với các loại vũ khí nhẹ như tiểu liên AK, đại liên, súng cối, bom mìn... Fidel Castro tự coi là "người hùng" đóng vai trung tâm trong sự nghiệp giải phóng toàn bộ châu Mỹ La tinh và châu Phi. Tôi ngẫm nghĩ mãi về con "người hùng" ấy sau khi gặp, ngắm nhìn ông cùng vẻ mặt và cung cách xử sự của ông và nhận ra một con người tự mãn, kiêu căng, đầy tham vọng chinh phục nước khác, tự hào là có nhiều sáng kiến và luôn chiến thắng. Sống ở Pháp, tôi quen thân với cựu Đại tá Dariel Alarcon Ramirez, một sĩ quan Cuba đã từ bỏ hàng ngũ của Fidel Castro trốn sang Tây Ban Nha rồi sang Pháp năm 1994. Hai năm sau, dùng bút danh "Benigno", Ramirez cho xuất bản một tập hồi ký gần 300 trang có nhan đề Vie et Mort de la Révolution Cubaine (Sống và Chết của Cách Mạng Cuba), tố cáo Fidel Castro "phản bội" cách mạng Cuba cũng như cách mạng xã hội chủ nghĩa tại châu Phi và các nước châu Mỹ La tinh khác. Dariel Alarcon Ramirez tham gia đội quân của Fidel Castro từ năm 1957, khi mới 17 tuổi, trong số 80 chiến sĩ tiến công trại Moncada, rồi sau này năm 1959 tiến vào giải phóng thủ đô Havana. Từ mù chữ, anh tự học, được phong cấp đại tá khi mới 25 tuổi, tham gia đội cận vệ bảo vệ Fidel Castro, về sau làm ở cơ quan tình báo theo dõi tình hình các nước Mỹ La tinh như Bolivia, Peru, Colombia… và một số nước châu Phi như Angola, Namibia, Nam Phi… Anh cũng từng là giám đốc hệ thống các nhà tù để giam tù chính trị, các sĩ quan chế độ cũ và những công dân đòi tự do dân chủ, tự do ngôn luận, báo chí và tự do tôn giáo… Anh không đồng tình với Fidel Castro về một loạt chính sách mà anh cho là quá khích, bất nhân, như bắt giam, bắt lao động khổ sai các sĩ quan chế độ cũ, xử tử quá nhiều người bị nghi là chống đối, có âm mưu lật đổ (anh ước tính số bị tử hình không xét xử hồi đó là 15.000 người). Anh chống lại việc bỏ tù các nhà báo, nhà văn đòi tự do ngôn luận, tự do sáng tác. Anh cho biết hiện có đến 20.000 tù nhân chính trị, một nửa là số thuyền nhân bị bắt khi tìm đường trốn sang Hoa Kỳ và Mexico. Trong hồi ký của mình, Alarcon Ramirez cho biết ông đồng ý phải giúp phong trào cách mạng tại các nước châu Mỹ La tinh và châu Phi, nhưng không thể làm theo kiểu riêng của Fidel Castro là can thiệp quá sâu vào nội bộ các đảng anh em, cài người Cuba vào các cơ quan lãnh đạo và cơ quan tình báo các đảng bạn, gây bè phái chia rẽ, làm cho phong trào thất bại. Anh khẳng định rằng Fidel Castro đã kèn cựa với Che Guevara, cố tình đẩy Che về Bolivia và làm cho Che bị giết tại đó. Ở Angola, Fidel Castro đã can thiệp quá sâu vào nội bộ đảng và Nhà nước, cài cắm người Cuba vào bộ máy cầm quyền và bộ máy an ninh. Theo "Benigno", chính vì vậy Fidel Castro bị một tướng lãnh nổi tiếng của Cuba là Arnaldo Ochoa, tư lệnh quân tình nguyện Cuba ở châu Phi, phản đối. Cũng theo "Benigno", Tướng Arnaldo Ochoa sống chan hòa, giản dị, khác hẳn lối sống cá nhân, xa hoa hưởng lạc của Fidel Castro. Ochoa cho là cách giúp đỡ đúng đắn nhất cho các phong trào cách mạng ở châu Phi và các nước châu Mỹ La tinh khác là yểm trợ và hướng dẫn họ, chứ không phải là làm thay, giẫm chân lên họ. Hồi ký của "Benigno" thuật lại rằng, vì bị chạm tự ái, Fidel Castro liền gọi Ochoa về và dựng lên vụ án vu cáo ông buôn lậu ma túy, kim cương, dầu hỏa. Kết quả là Tướng Ochoa, một ủy viên Ban Chấp hành Đảng Cộng sản Cuba, mà theo nhiều người, có uy tín hơn cả Fidel và Raúl Castro, bị tuyên án tử hình và bị hành quyết năm 1989. "Benigno" khẳng định rằng chính tính tự kiêu tự đại của Fidel Castro đã làm cho các cuộc cách mạng ở Bolivia, Peru, Nicaragua cũng như ở Angola và Ethiopia bị thất bại. Riêng cách mạng Nam Phi toàn thắng là nhờ có sự lãnh đạo sáng suốt, kiên cường của Nelson Mandela, một người sống giản dị khổ hạnh, gương mẫu hy sinh, không buông thả, hưởng lạc cá nhân như Fidel Castro. Mời xem Video: Câu chuyện đổi tiền ở VN hôm nay: Đổi tiền cũng chết mà không đổi thì còn chết nhanh hơn Gần đây, sau cái chết của Fidel Castro, Bộ Chính trị Đảng CSVN quyết định cả nước phải làm quốc tang, việc nhận ra hai bộ mặt của Fidel - bộ mặt tích cực và bộ mặt tiêu cực, bộ mặt giả tạo và bộ mặt thực sự - là rất cần thiết, nhất là đối với tuổi trẻ Việt Nam đang bối rối giữa những nhận định khác nhau, đối lập nhau. Cuốn sách và những chính kiến bộc trực của Alarcon Ramirez, một cựu đại tá từng sống và làm việc trực tiếp với Fidel trong hơn 20 năm, một nhà báo, nhà văn lưu vong sống trên đất Pháp 20 năm nay [1], có thể cho ta một số cách nhìn chuẩn xác đáng tin cậy. Bùi Tín [1] Alarcon Ramirez đã qua đời tại ngoại ô Paris hồi tháng 3 năm 2016. * Blog của nhà báo Bùi Tín là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ. (VOA)
  3. Thông điệp chúng muốn tạo ra từ những comment “tiêu diệt Bắc Kỳ chó” đó thực chất là:Đồng bào thấy không, bọn phản động, cờ vàng, hải ngoại, bọn theo Vatican... tàn ác lắm, nó chỉ rình cơ hội để trả thù, để dìm một nửa đất nước trong biển máu thôi… “Đồng Bào Miền Nam Chúng Tao Vô Cùng Vui Mừng vì 10 Con Chó Bắc Kỳ Bị Tàu Khựa Giết Chết Tươi (…). Nhân Dân Miền Nam Chúng Tôi Vô Cùng Biết Ơn Trung Quốc Đã Giết Chết 10 Con Chó Bắc Kỳ. Chúng Tôi Đéo Thương Xót Gì Lũ Chó Đẻ Bắc Kỳ Cả. Xin Quân Đội Trung Quốc Hãy Giết Càng Nhiều Bắc Kỳ Chó Càng Tốt. Chừng Nào Bắc Kỳ Chó Còn Sống Thì Miền Nam Chúng Tôi Còn Mất Tự Do và Làm Nô Lệ Cho Lũ Chó Đẻ Bắc Kỳ Ăn Bám…”. Đây là một trong số hàng trăm comment trên mạng xã hội, của một lực lượng facebooker giấu mặt, mà đặc điểm chung là luôn căm ghét và kêu gọi tiêu diệt người miền Bắc. Vấn đề là, tôi đã theo dõi một facebooker có comment như thế, và nhận ra anh ta. Tôi đã nhìn thấy anh ta ở đâu đó trong một vài cuộc biểu tình chống Trung Quốc. Anh ta mặc sắc phục xanh lá cây (không rõ của lực lượng nào, đơn vị nào), đeo băng đỏ. Facebook của anh ta tràn ngập hình các cô gái mặc đồ lót, hở ngực lấp ló hoặc đang chun môi nhìn webcam. Các bạn facebook của anh ta có những cái tên thật kêu “Gái xinh”, “Em xinh em kiêu”, “Chào em cô gái tươi hồng”, “Bướm đêm em ở đâu”… Có lẽ do sơ suất, anh ta đăng cả ảnh anh ta mặc sắc phục, rồi ảnh chụp chung với các bạn ở Học viện An ninh lên facebook. Phía dưới là các comment í ới hưởng ứng. Quả là sơ suất, vì một khi đã làm nhiệm vụ spam khắp nơi những comment kêu gọi “tiêu diệt Bắc Kỳ chó” kia, thì không nên làm lộ thân phận trên facebook như thế. Một trong những nhân vật có những lời bình luận kêu gọi tiêu diệt người Bắc (xem ảnh chụp bình luận của anh ta cuối bài). Nguồn: FB Trọng Hồ. Những comment nguyền rủa, hô hào “giết Bắc Kỳ chó”, “địt mẹ Bắc Kỳ chó”… luôn có một nội dung y hệt nhau, cách viết giống nhau, lỗi chính tả giống nhau như hệt, đặc biệt lạm dụng dấu ba chấm và viết hoa. Chúng thường được tung ra theo đợt, nhất là khi có những sự kiện dễ tạo suy nghĩ về vùng miền, ví dụ như nhà báo Huy Đức ra sách Bên Thắng Cuộc, hay máy bay Casa 212 rơi và một số quân nhân miền Bắc thiệt mạng. Chúng thường đến từ các facebook rất lạ, trông không giống của người bình thường, có facebook còn trắng tinh vì mới được lập. Trông như các trang vô chủ vậy, nhưng chúng lại hay comment bằng hình cờ vàng, hình Hồ Chí Minh liếm đ. Mao Trạch Đông… Và chúng rất đông đảo. Đông nhưng lại đăng tải nội dung giống hệt nhau. Cứ cho là có những người quá khích, căm thù dân Bắc, thích cờ vàng và thích Hồ Chí Minh xxx Mao Trạch Đông, nhưng số người đó không thể đông và thống nhất đến thế được. Thêm nữa, tôi tin chắc rằng ngay cả những người Việt hải ngoại cực đoan nhất cũng không bao giờ nghĩ đến việc spam mạng xã hội bằng các comment với nội dung kích động bạo lực trắng trợn như vậy, họ tinh tế, khôn ngoan hơn thế nhiều. Nếu có ai đó làm thì cũng chỉ một mình người đó thôi, không thể vận động được đến… 2 người cùng làm việc ấy. Sự đồng loạt, thống nhất cao độ đó chứng tỏ chúng rất có tổ chức. Ai mà có thể tổ chức chúng lại, ai mà giỏi thế? Ngoài các comment chửi bới dân miền Bắc, chúng cũng rất tích cực nguyền rủa Công giáo. Chúng đăng ảnh các linh mục Nguyễn Thái Hợp, Lê Ngọc Thanh… rồi ghi thêm vào đó các dòng chữ “Ta Là Chó Đây”. Một người bình thường với tư duy bình thường, ngay cả nếu không theo đạo Thiên Chúa, chẳng có lý do gì để thù ghét Công giáo làm vậy. Người theo đạo thì lại càng không thể. Chúng là ai? Đến đây thì tôi nghĩ là ta đoán được rồi. Mời xem Video: Người Buôn Gió - Trọng sẽ không lùi bước? Chúng là dư luận viên, là một bộ phận nào đó trong hàng nghìn đơn vị, hàng nghìn bộ phận của Bộ Công an, không loại trừ cả Bộ Quốc phòng, hay một tổng cục, một ban nào đó của đảng Cộng sản. Nhiệm vụ của chúng là phát tán các nội dung kích động thù hận, gây chia rẽ, đặc biệt chia rẽ vùng miền (Bắc-Nam, hải ngoại-trong nước, Công giáo-lương), và bôi nhọ hình ảnh cộng đồng hải ngoại. Chúng muốn làm cho người dân trong nước khiếp sợ trước sự cực đoan của người Việt ở bên ngoài. Thông điệp chúng muốn tạo ra từ những comment “tiêu diệt Bắc Kỳ chó” đó thực chất là: Đồng bào thấy không, bọn phản động, cờ vàng, hải ngoại, bọn theo Vatican... tàn ác lắm, nó chỉ rình cơ hội để trả thù, để dìm một nửa đất nước trong biển máu thôi… Hãy cảnh giác với âm mưu tuyên truyền và kích động của cộng sản. Đoan Trang (FB Đoan Trang)
  4. Việc đảng và nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam (CSVN) quyết định tổ chức quốc tang vào ngày 4/12/2016 cho Fidel Castro, lãnh tụ cộng sản Cuba vừa qua đời, đã làm nhân dân trong nước “bức xúc”; nhiều người cho rằng quyết định này làm nhục quốc thể. Người dân xếp hàng tại Đại sứ quán Cuba ở Hà Nội để bày tỏ lòng thương tiếc đến chủ tịch quá cố Fidel Castro, ngày 28/11/2016. Vì làm quốc tang cho Fidel Castro là bắt các cơ quan chính quyền trong nước và các cơ sở ngoại giao ở nước ngoài phải treo cờ rũ, có vải khăn tang, buộc nhân dân cả nước phải ngừng mọi hoạt động giải trí vui chơi trong ngày quốc tang, để tỏ lòng thương tiếc và biết ơn một người nước ngoài vừa nằm xuống, trong khi người nước ngoài này không có công trạng to tát gì với nhân dân và đất nước Việt Nam. Như vậy quan hệ “tình cảm cách mạng” trong quá khứ chỉ có giữa các lãnh đạo của hai Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Cộng sản Cuba. Vì vậy, nếu muốn thể hiện lòng tiếc thương trước sự ra đi vĩnh viễn của người đồng chí anh em cộng sản, các lãnh đạo Đảng CSVN chỉ có thể làm “Đảng tang” cho Fidel Castro. Đồng thời về mặt nhà nước nhà cầm quyền CSVN chỉ cần chia buồn với đảng và chính phủ Cuba theo nghi thức ngoại giao thông thường dành cho một nguyên thủ quốc gia đã về hưu là đủ. Fidel Castro và Đảng Cộng sản Cuba đã không có công trạng gì với dân tộc và đất nước Việt Nam. Trái lại, xét về hậu quả tai hại nhiều mặt cho đất nước Việt Nam, sự đóng góp của cá nhân Fidel Castro và Đảng Cộng sản Cuba vào cái gọi là cuộc “chiến tranh giải phóng Miền Nam” là có tội với nhân dân Việt Nam. Thật là nghịch lý khi Đảng CSVN bắt nhân dân cả nước phải để tang để tỏ lòng thương tiếc một kẻ từng tiếp tay cho những cá nhân và tập đoàn đã gây tai hại cho nhân dân và cho đất nước. Hầu hết nhân dân Việt Nam đánh giá Fidel Castro không gì khác hơn là một nhà độc tài cộng sản tiêu biểu còn sót lại của thời kỳ Chiến tranh lạnh. Nhân dân Việt Nam dường như không thương tiếc mà chỉ thương hại cho một nhân tài của đất nước Cuba, tốt nghiệp cử nhân luât tại Đại học La Habana và từng là một luật sư, mà vì hoang tưởng, nên cả một đời lao vào một cuộc chiến đấu, cho đến khi nhắm mắt ở tuổi 90 vẫn không thành đạt được mục tiêu lý tưởng, là xây dựng thành công xã hội chủ nghĩa không tưởng của mình trên đất nước Cuba. Trái lại, nếu Fidel Castro đã lãnh đạo cuộc cách mạng lật đổ được chế độ độc tài Batista vào 1/1/1959, thì sau đó chính ông ta nhanh chóng trở thành một nhà lãnh đạo độc đoán, chuyên quyền, từ chối mọi chia sẻ quyền lực, thẳng tay trấn áp đối lập. Tháng 2/1959 Fidel Castro nắm chức thủ tướng. Năm 1961, ông tuyên bố Cách mạng Cuba đi theo con đường xã hội chủ nghĩa. Năm 1965 ông thành lập Đảng Cộng sản Cuba mới, nắm chức bí thư thứ nhất kiêm chủ tịch nước. Dưới chế độ độc tài toàn trị của Fidel Castro, nhân dân Cuba đã phải sống những năm dài nghèo đói, thiếu thốn mọi mặt, bị tước đoạt các quyền tự do, dân chủ, nhân quyền. Thật ra, xét về nhiều mặt, chế độ độc tài do Fidel Castro cầm đầu còn tệ hại hơn nhiều so với chế độ độc tài của Batista. Tuy nhiên, niềm an ủi cho Fidel Castro là dù không thành công về mục tiêu xây dựng chủ nghĩa xã hội không tưởng, nhưng bản thân đã “thành danh và thành nhân”. Fidel Castro đã được sống một cuộc đời “vinh thân, phì gia” và đầy quyền uy, được thế giới cộng sản tôn vinh là “Nhà lãnh đạo cách mạng xã hội chủ nghĩa kiệt xuất”, là “lá cờ đầu trong phong trào giải phóng dân tộc” ở các nước thuộc địa nói chung, vùng Châu Mỹ La tinh nói riêng…. Những lãnh đạo hàng đầu của đảng và nhà nước Việt Nam dường như cũng có chung niềm an ủi và tự hào đến cuối đời “Không thành công cũng thành nhân” như Fidel Castro. Vì vậy họ đã bất chấp lòng dân, coi thường công luận, ngang nhiên tổ chức “quốc tang” cho một lãnh tụ cộng sản nước ngoài, chẳng có công trạng gì với nhân dân và đất nước Việt Nam. Xin mời quý độc giả xem Video : Bộ CA khẩn trương làm rõ các sai phạm Hợp đồng in tiền của Ngân Hàng NN với đối tác TQ Tựu chung, đảng và nhà nước CSVN làm quốc tang cho Fidel Castro vào ngày 4/12/2016 là làm nhục quốc thể. Một lần nữa việc này cho thấy đảng CSVN luôn đặt lợi ích của mình trên lợi ích của nhân dân và danh dự của tổ quốc. Đã đến giờ thứ 25 của chủ nghĩa cộng sản, mà sao những người lãnh đạo đảng và chế độ CSVN vẫn ngoan cố chưa nhìn ra hay nhìn ra mà không dám thừa nhận về một quá khứ sai lầm gây hậu quả nghiêm trọng, toàn diện và di hại lâu dài cho dân cho nước? Nay họ còn muốn lợi dụng hào quang quá khứ của một xác chết Cuba để tự mãn và tiếp tục lừa bịp thế hệ con cháu là làm sao? Thiện Ý * Các bài viết được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ. (VOA)
  5. Ăn cắp có hai loại, hợp pháp và bất hợp pháp. Bất hợp pháp thì như chúng ta đã biết, là phạm pháp, sẽ bị xử phạt. Còn ăn cắp hợp pháp có khi không bị trừng trị mà lại còn được biểu dương, khen ngợi. Nên không ít các cá nhân, tập thể khi bị phát hiện sai phạm, tham nhũng nhưng huân chương, huy chương, bằng khen, giấy khen có đủ cả. Ví dụ, PVC (Tổng Công ty cổ phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam) tuy làm ăn thua lỗ hơn 3.300 tỷ đồng nhưng trong 3 năm (2009, 2010, 2011) liên tiếp được nhận Huân chương Lao động hạng nhì, hạng nhất và Danh hiệu Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới. Để chiếm đoạt của công, những kẻ ăn cắp bất hợp pháp này không từ bất cứ thủ đoạn nào để đạt được mục đích, kể việc ăn chặn tiền hộ trợ dân nghèo. Một trong những mánh khóe ngon ăn của chúng là khai khống vật tư, nâng giá trị hàng hóa... Việc Tập đoàn Than - Khoáng sản Việt Nam (Vinacomin) chi 70 tỷ đồng để làm logo kỷ niệm chương nhân sự kiện 80 năm ngày truyền thống công nhân vùng mỏ cũng là một dạng như vậy. Theo tờ Lao động, Tập đoàn TKS Việt Nam chi 70 tỷ đồng để làm hơn 1 vạn logo kỷ niệm chương bằng bạc (hàm lượng 92% bạc), giá 640.000 đồng/chiếc. Tuy nhiên, khi nhiều công nhân đem ra các cửa hàng vàng bạc tại TP Hạ Long, TP Cẩm Phả (Quảng Ninh), để bán, giá chỉ từ 150.000đ đến 200.000đ/chiếc. Một số chủ cửa hàng vàng bạc cho hay, những chiếc logo kỉ niệm chương này có giá trị chỉ khoảng 200.000đ/chiếc. Như vậy giá để làm một logo giá chỉ 200.000đ/chiếc, nhưng bị nâng lên thành 640.000đ/chiếc. Nghĩa là để làm số logo trên chỉ cần 20 tỷ đồng thay vì 70 tỷ đồng. Vậy 50 tỷ đồng đã đi đâu? Trong khi đời sống công nhân mỏ vô cùng khó khăn, thì lãnh đạo ngành lại vung tiền làm màu và kê giá làm logo để đút túi. Đáng lẽ khi nhận được kỷ niệm chương, những người công nhân phải lấy làm tự hào nhưng họ đã đem bán ngay sau đó. Tại sao ? phải chăng sự giả dối đã mất giá trị của những tấm kỷ niệm chương. Hãy nghe một công nhân ngành mỏ chia sẻ:"Chúng tôi phải giảm ngày công vì than tồn nhiều không bán được. Thu nhập có gần 4 triệu đồng mỗi tháng nên khi cầm trên tay món quà này, lòng không thấy vui, mà nặng trĩu" (theo Lao động) Có lẽ không có thời nào mà người ta ăn cắp lại dễ như bây giờ. Câu chuyện kê giá gấp 3 lần để làm logo kỷ niệm chương ở tập đoàn TKS chỉ là một chuyện nhỏ so với nhiều vụ khác. Mới đây, một xã miền núi ở Gia Lai làm kênh mương nội đồng chỉ hết 27 triệu đồng nhưng cán bộ xã đã nâng khống hơn 1 tỷ đồng (gấp 400 lần giá đầu tư thực). Hay như dự án cắt cỏ ở Hà Nội, dự toán ban đầu là 886 tỷ đồng, bị dư luận lên án, lãnh đạo họp cắt xuống còn 178 tỷ đồng. Nhưng có lẽ kinh khủng nhất vẫn là vụ ở Công ty Cho thuê tài chính II, năng giá thiết bị gấp 1.300 lần - giá từ 100 triệu đồng thành 130 tỷ đồng. Đặc biệt là trong lĩnh vực đầu tư xây dựng, cách làm, bản chất giống nhau, chỉ khác về quy mô. Bỏ thầu giá thấp, sau đó kéo dài thời gian thi công để dẫn tới trượt giá rồi xin điều chỉnh: Dự án HYPERLINK đường cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây. điều chỉnh tăng thêm hơn 10.700 tỉ đồng. Dự án xây dựng đường nối từ sân bay Nội Bài đến cầu Nhật Tân điều chỉnh từ 4.956 tỉ đồng lên 6.742 tỉ đồng. Dự án thoát nước Hà Nội (giai đoạn 2) điều chỉnh ba lần, từ 5.063 tỉ đồng lên gần 9.700 tỉ đồng . Dự án Tòa nhà Trung tâm hành chính TP.Đà Nẵng đội vốn từ 880 tỉ đồng lên 2.131,3 tỉ đồng. Dự án mở rộng Đường 5 kéo dài mức đầu tư 3.131 tỷ đồng sau 7 năm triển khai tăng lên 6.663 tỷ đồng... Không cần biết là đầu tư có hiệu quả hay không. Cứ vẽ ra dự án, công trình để xin đầu tư nhằm kiếm chác. Vậy nên mới có chuyện hàng loạt các dự án, công trình quy mô lớn hàng nghìn tỷ đồng bị bỏ hoang hoặc hoạt động thua lỗ nặng nề. Ví dụ, dự án Nhà máy Đạm Ninh Bình, vốn đầu tư 12.000 tỷ đồng nhưng qua 4 năm hoạt động, mỗi năm đã lỗ khoảng 2.000 tỷ đồng. Nhà máy sản xuất xơ sợi Đình Vũ của Công ty Cổ phần Hoá dầu và Xơ sợi dầu khí (PVTex), đầu tư 7.000 tỷ đồng nhưng đã phải tạm ngừng hoạt động. Dự án mở rộng Nhà máy gang thép Thái Nguyên giai đoạn 2, đầu tư trên 8.000 tỷ đồng sau 10 năm triển khai vẫn chưa hoạt động... Mời xem Video: Các thông tin quan trọng và mới nhất xung quanh vấn đề đổi tiền ở VN mà bạn phải biết Những vụ việc trên chỉ là phần nổi của tảng băng chìm. Với cơ chế xin cho này, khẳng định luôn, không thể sửa chữa được những khuyết điểm như vậy. Hàng ngày, hàng giờ những đồng tiền ngân sách vẫn không ngừng bị bòn rút. Với tình trạng này, nên chẳng có gì khó hiểu khi Chính phủ năm nào cũng cắp rổ đi vay. Để rồi nợ công tăng theo từng năm. Người dân phải đóng thêm thuế. Ở thời buổi này mà vẫn cái lối tư duy làm ăn theo kiểu “Ăn xổi ở thì" thì muôn đời không khá lên được. Buồn thay cho cái gọi là kinh tế thị trường định hướng XHCN. Lã Yên (Dân Luận)
  6. Gửi những bạn yêu mến Fidel Castro, “cha già dân tộc” của nhân dân Cuba: Bài viết dưới đây đặc biệt dành cho các bạn. Nếu có bình luận gì, xin các bạn lưu ý: Mình chưa từng nói bất cứ ai ủng hộ quốc tang Fidel là ngu dốt, thần kinh…, nên mong các bạn cũng đừng dùng lập luận “chỉ có lũ vô ơn, vong ân bội nghĩa mới không tán thành quốc tang”. Ngoài ra, để kể về tình cảm và ân nghĩa giữa đảng và nhà nước Cuba với đảng và nhà nước Bắc Việt thì mình kể hay hơn dư luận viên nhiều, cho nên cũng không cần phải nhắc mình về điều đó. Bài viết sẽ giải thích vì sao ở Việt Nam, yêu mến lãnh tụ cộng sản lại được xem là một phẩm chất tốt đẹp. Nó liên quan đến vấn đề “tính chính danh của nhà cầm quyền”.Tính chính danh là niềm tin phổ biến của các thành viên trong một xã hội rằng quyền lực của chính quyền hay đảng cầm quyền là đúng, chính đáng, hợp lý, hợp pháp, và vì thế dân chúng phải phục tùng.Tóm lại, chính quyền có chính danh tức là việc cầm quyền của họ là phù hợp, thích đáng trong suy nghĩ của người dân, và (vì thế) người dân chấp nhận phục tùng chính quyền ấy.Làm thế nào để một tổ chức có được tính chính danh để trở thành chính quyền? Theo nhà xã hội học người Đức Max Weber (1864-1920), có ba cách:1. Nhờ truyền thống (cha truyền con nối);2. Nhờ có sức hấp dẫn của lãnh tụ, lãnh đạo;3. Nhờ được thành lập và vận hành hợp pháp và hợp lý.Trong đó, cách 2, chính danh nhờ có lãnh tụ kiệt xuất, là cách phổ biến ở các nhà nước độc tài. Các chính thể ở đó được công nhận là chính danh nhờ sự hấp dẫn của một cá nhân nào đó được công chúng sùng bái, và cá nhân đó đóng vai trò lãnh tụ, lãnh đạo. Ví dụ như các chính quyền Napoleon (Pháp), Mussolini (phát xít Ý), Hitler (Đức quốc xã), Fidel Castro (Cuba cộng sản), Khomeini (Hồi giáo Iran), Lenin, Staline (Liên Xô), Mao Trạch Đông (Trung Quốc cộng sản), dòng họ Kim Nhật Thành (Bắc Triều Tiên), và Hồ Chí Minh (Việt Nam cộng sản), v.v...Nói cách khác, những chính quyền đó có được tính chính danh nhờ việc họ có một gương mặt cá nhân nào đó có sức hấp dẫn to lớn đối với dân chúng, được ngợi ca bởi công đức trời biển, được tôn vinh như “tiên đế”, “cha già dân tộc”, “khai quốc công thần”. Chừng nào nhân vật ấy còn được sùng bái, chừng đó chính thể còn có tính chính danh, và ngược lại, khi sự sùng bái của người dân đối với lãnh tụ kiệt xuất bị suy giảm thì khi ấy, tính chính danh của chính thể bắt đầu lung lay. Đến khi lòng kính trọng, tin yêu của dân chúng đối với lãnh tụ hoàn toàn chấm hết, thì chế độ không còn lý do để tồn tại.Đó là lý do vì sao các chính quyền cộng sản như Liên Xô, Bắc Triều Tiên, Cuba, Trung Quốc, Việt Nam… phải sống chết bảo vệ hình ảnh vị “cha già dân tộc” của mình, kể cả hàng chục năm sau khi ông ta mất. Ở những xã hội này, sự kính trọng, tin yêu đối với lãnh tụ được xem như đạo đức. Nói xấu, phỉ báng lãnh tụ bị coi là trọng tội và bị pháp luật trừng phạt.Đến đây xin kể lại với các bạn về một chuyện xảy ra vào tháng 10 năm ngoái.Vào ngày 12/10/2015, Đỗ Đăng Dư, 17 tuổi, chết lúc 7h tối tại bệnh viện Bạch Mai sau hai tháng bị công an huyện Chương Mỹ tạm giam ở Trại tạm giam số 3 (Công an TP. Hà Nội) để điều tra về hành vi trộm cắp tài sản. Trước đó, ngày 11/10, Cơ quan Cảnh sát Điều tra cho biết, Đỗ Đăng Dư bị bạn tù là Vũ Văn Bình đánh vì “rửa bát bẩn”.Đêm 12/10 sau khi Dư chết và thi thể được đưa vào nhà xác, hàng chục nhà hoạt động nhân quyền ở Hà Nội đã đến bệnh viện Bạch Mai an ủi, giúp đỡ gia đình và lên án công an bạo hành dân.Ngày hôm sau, 13/10, facebooker Nguyễn Lân Thắng đăng tải trên trang cá nhân một bức hình chụp ông cầm chiếc đĩa sứ có in chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh, kèm bình luận: “Ngày xưa ông ấy rửa bát bẩn trên tàu thì Việt Nam đâu đến nỗi”. Bức hình được gần 5000 người “like” và hơn 300 người chia sẻ, nhưng nó cũng gây phẫn nộ lớn trong cộng đồng những người “yêu Đảng yêu Bác”. Vào ngày 17/10, ông Trần Nhật Quang, một nhân vật trong đội ngũ dư luận viên Hà Nội, tuyên bố thành lập nhóm phản ứng nhanh để “săn lùng” và “hỏi tội” “những tên phản động” mà trước mắt là Nguyễn Lân Thắng vì tội “xúc phạm Bác Hồ”.Nhiều độc giả của ông Nguyễn Lân Thắng, tuy ủng hộ ông hoạt động xã hội, đấu tranh dân chủ, nhưng cũng không tán thành việc ông “đem Bác Hồ ra làm trò cười”.Tuy vậy, cũng không ai giải thích được tại sao kính trọng lãnh tụ lại là một thứ đạo đức.Nhưng chắc đến lúc này thì các bạn có câu trả lời rồi: Đó chính là bởi vì tâm lý sùng bái lãnh tụ trong dân chúng Việt Nam còn rất nặng, mà tâm lý ấy là kết quả của sự tuyên truyền không ngừng nghỉ của đảng Cộng sản về ông Hồ Chí Minh như vị cha già dân tộc.VẶN CỔ DÂN MÌNH ĐỂ ĐI GIÚP NGƯỜICâu chuyện Fidel Castro với Cuba cũng vậy, và rộng ra là với người dân Việt Nam cũng vậy. Đảng Cộng sản Việt Nam chắc chắn phải ép toàn dân chịu quốc tang Fidel Castro, mặc dù nước Cuba của Fidel thực chất chỉ giúp một nửa nước Việt Nam; và cũng chẳng phải là nhân dân Cuba tự nguyện giúp. Để làm được việc đó, Fidel đã bóp cổ, bóp hầu bóp họng chính người dân của mình. Cũng giống như Trung Quốc giúp Việt Nam trong chiến tranh – cung cấp lương khô, quân trang, quân dụng, vũ khí – trong khi chính thời gian đó, đất nước này điêu linh vì cách mạng văn hóa, đại nhảy vọt v.v.Bạn sẽ bảo là “giúp người trong lúc chính mình khó khăn mới là nhân nghĩa”. Vâng, cứ cho là việc họ bóp cổ dân, bắt dân ăn đói mặc rách để họ làm nghĩa vụ quốc tế, là điều tốt, là nhân nghĩa đi. Nhưng các bạn cũng chớ quên, chính cái chính quyền Trung Quốc ấy, khi trở mặt (hoặc bị Việt Nam trở mặt, theo cách hiểu của họ), đã đem cả bát mẻ, bát sứt ra mời cơm Đại tướng Võ Nguyên Giáp của các bạn, nhân chuyến thăm Trung Quốc của ông Giáp vào năm 1976. Ba năm sau, họ kéo quân sang “dạy cho Việt Nam một bài học”, giết chóc, tàn sát…Sự cực đoan không bao giờ là điều tốt. Sự cực đoan của lãnh đạo càng kinh khủng hơn.Xin mời quý độc giả xem Video : Ý kiến chuyên gia: Đổi tiền để cứu KT là bức bách song không nên để Trung Quốc giúp in tiền mới Chính quyền ở cả Trung Quốc, Việt Nam, Cuba lẫn Bắc Hàn đều cố dạy cho dân rằng kính trọng lãnh tụ là một thứ đạo đức. Từ lâu, chắc bạn cũng đã tin như thế.Nhưng trên thực tế, sùng bái cá nhân đã chỉ đưa đến và củng cố chế độ độc tài và nô lệ. Không xã hội nào tiến bộ về đạo đức và văn hóa chính trị nhờ việc dân chúng sùng bái lãnh tụ.Đoan Trang(FB Đoan Trang)
  7. Cuối cùng thì cựu Chủ tịch nhà nước Cuba Fidel Castro cũng đã qua đời vào tối 25/11/2016 tại Habana hưởng thọ tuổi 90. Trước đây, đã có nhiều đồn đoán cho rằng ông Fidel đã bị bệnh nặng khó qua khỏi, thậm chí là đã chết. Song chỉ sau một thời gian vắng mặt, ông Fidel đã quay lại trở lại và được truyền thông thi thoảng nhắc đếng. Được biết rằng, cuộc đời của ông Fidel đã 638 lần bị âm mưu ám sát nhưng cuối cùng ông ta vẫn vô sự. Cái chết của nhà độc tài Cộng sản này cũng có các phản ứng khác nhau. Các nước cộng sản như Việt Nam, Bắc Triều tiên còn tổ chức quốc tang để tưởng niệm người mà họ coi là vị anh hùng chống Mỹ. Bởi ở các quốc gia ấy có cái chung là những chế độ độc tài cộng sản, Fidel Castro luôn luôn được ca ngợi là một lãnh tụ cách mạng có tên tuổi đối với những người lao động.Còn ở các quốc gia dân chủ tự do, nơi các thông tin về sự thật của các nhà độc tài này, được thường xuyên công bố, ở đó Fidel Castro không chỉ là một kẻ khát máu, mà còn là một con quỷ dâm loạn, đồng thời là một kẻ vô đạo đức. Chính vì thế, mới có chuyện người Mỹ gốc Cu Ba ở Maiami, Frorida... đã xuống đường để nhảy múa ăn mừng. Kể cả chuyện bà Juanita em gái của Fidel Castro, sinh sống tại Hoa Kỳ từ năm 1964, đã bày tỏ thương tiếc về cái chết của anh trai nhưng kiên quyết không có dự định đến Cuba đưa tang ông vì bất đồng quan điểm.Nói thế để thấy trên thế giới trước đây cũng như bây giờ, những người mong muốn ông Fidel Castro chết cũng phải là không ít.Người ta đã tốn không ít giấy mực để viết về nhiều góc cạnh khác nhau xung quanh cuộc đời cũng như cái chết của ông Fidel Castro. Trong giới hạn của bài viết này, tôi xin đi sâu vào phân tích các nguyên do dẫn tới việc sự phản bội của những lãnh tụ cách mạng nói chung và những người cộng sản nói riêng.Cái chết của Fidel, một lần nữa đã cho thấy sự phản bội của lãnh tụ cách mạng nổi tiếng này, đối với quần chúng nhân dân. Từ trước đến nay, họ vốn là lực lượng to lớn nhất có khả năng quyết định sự thành công của mỗi cuộc cách mạng. Vì chỉ có họ mới là lực lượng đóng góp, góp phần ủng hộ làm nên các cuộc cách mạng ấy.Thực tế lịch sử đã cho thấy, không chỉ có các cuộc cách mạng của những người cộng sản lãnh đạo, mà hầu hết mọi cuộc cách mạng đã thành công, thì hầu hết đều bị phản bội một cách tàn nhẫn nếu không có đủ các thiết chế kiểm soát quyền lực của người lãnh đạo cao nhất và bộ máy của họ.Khi đó, những khẩu hiệu, những chủ trương của họ trong thời kỳ vận động cách mạng đối với dân chúng nhanh chóng bị lãng quên, thậm chí là vứt thẳng vào sọt rác. Điều đó chúng ta không chỉ xảy ra riêng ở Việt Nam, đến hôm nay nhìn lại sự nghiệp của Fidel Castro ở Cu Ba cũng chẳng khác gì.Đều là sự dối trá và phản bội lại quần chúng cách mạng.Đi ngược dòng lịch sử để biết, Fidel sinh ra trong một gia đình giàu có và đã tốt nghiệp ngành luật tại Đại học La Habana và sớm bắt đầu sự nghiệp chính trị. Sự nghiệp chính trị của Fidel bắt đầu từ việc chống lại Tổng thống Fulgencio Batista, một chế độ độc tài thân Mỹ.Năm 1952, Tướng Fulgencio Batista ra tranh cử tổng thống Cu Ba, tuy nhiên trước thất bại đã được báo trước, vốn là một tướng quân đội, Fulgencio Batista đãtổ chức một cuộc đảo chính để lên nắm quyềnVốn là một nhà độc tài quân sự, ông Batista đã có các chính sách bóp nghẹt tự do như: cấm báo chí tự do, đàn áp đối lập, dập tắt mọi thách thức quyền lực chính trị chống lại bản thân mình. Song ông tướng độc tài này lại tỏ ra có quan hệ tốt với giới kinh doanh, những nhà tư bản. Đặc biệt là các chủ các công ty của Mỹ đang kinh doanh tại Cu Ba.Khi ấy, ở Cuba, nạn tham nhũng và sự tàn bạo của chính quyền đã khiến người dân vô cùng bức xúc, đó chính là nguyên nhân thúc đẩy Fidel Castro tiến hành một cuộc cách mạng, với khẩu hiệu "Tự do hay là chết".Sau vụ binh biến bất thành năm 1953, khi tấn công vào Pháo đài Moncada, Fidel đã bị bắt, chịu bản án 15 năm tù. Tuy vậy ông đã sớm được trả tự do. Sau đó sau khi ra tù, với chí lớn Fidel đã tới Mexico để tổ chức và huấn luyện chuẩn bị lực lượng tiếp tục chiến đấu chống chế độ Batista và trở lại Cuba tháng 12 năm 1956. Song không may, nhóm du kích của Fidel đã bị rơi vào ổ phục kích của quân đội Chính phủ và đã bị đánh tan tác, một số nhỏ còn sống sót kịp chạy lên núi khôi phục lực lượng và tiếp tục chiến tranh du kích.Trong bài viết, "Castro đã phản bội cuộc cách mạng", tác giả Jeffrey Tucker đã thừa nhận "Khẩu hiệu của cuộc cách mạng là “tự do hay chết”, và Castro là một người lãnh đạo xuất chúng của cuộc cách mạng đó. Ông đã trở thành nhân vật huyền thoại, được báo chí Mỹ đặc biệt yêu thích.". Theo đó, tờ New York Times, năm 1957, viết về Fidel Castro như sau: “Đó là một người có học, một người cuồng tín đồ tận tụy, một người có lí tưởng, can đảm và phẩm chất đặc biệt về lãnh đạo”.Tại thời điểm ấy, chế độ độc tài của Tổng thống Fulgencio Batista đã thối nát lại càng thối nát thêm, dân chúng không ủng hộ, quân đội Chính phủ lúc đó tinh thần ta rã. Ngược lại nhóm du kích của Fidel Castro được dân chúng hết sức ủng hộ. Chính vì thế, chỉ chưa đầy 3 năm sau, ngày 1 tháng 1 năm 1959, đội quân của Fidel Castro đã làm chủ La Havana, mà hầu như không có sự kháng cự của quân đội của Batista.Ngay sau cuộc cách mạng ở Cu Ba thành công, người giữ chức Tổng thống Cu Ba đầu tiên, không phải là Fidel Castro, mà là ông Manuel Urrutia Lleó, một người không đảng phái và Thủ tướng là Giáo sư José Miró Cardona. Tuy nhiên, tân thủ tướng José Miró Cardona chỉ tại vị đươc hơn một tháng thì từ chức và Fidel Castro được chỉ định làm Thủ tướng thay. Ngay sau đó Fidel Castro đã lên nắm quyền lực tại Cuba và trong vai trò Thủ tướng, và Fidel Castro đã hứa sẽ xây dựng một chính quyền trong sạch và tôn trọng hiến pháp.Quan hệ ngoại giao giữa Mỹ và Cu Ba cũng đã khiến cho Fidel thay đổi về quan điểm cũng như lập trường chính trị của mình. Từ một lãnh tụ cách mạng kiệt xuất, Fidel đã trở thành một nhà độc tài tàn độc. Không chỉ thế, người ta còn cho rằng Fidel không đủ tư cách là một tín đồ Thiên Chúa Giáo.Sau khi cách mạng Cu ba thành công, chính quyền Mỹ vẫn công nhận nhà nước Cu Ba, thậm chí tháng 4/1959, Fidel Castro đã tiến hành chuyền viếng thăm Mỹ, song bị Tổng thống Mỹ Dwight D. Eisenhower từ chối không tiếp. Và người tiếp Fidel Castro lúc đó là Phó tổng thống Richard Nixon. sau buổi gặp gỡ, Richard Nixon đã nhận xét về Fidel rằng, ông ta chưa chắc là một người cộng sản.Tuy nhiên, do Fidel Castro vẫn có tư tưởng bài Mỹ, ông này đã có quyết định quốc hữu hóa các công ty của Mỹ tại Cu Ba và ngày càng tỏ ra có xu hướng thân Liên xô hơn. Vì thế phía Mỹ đã có các hành động công khai chống lại Cu Ba, kể cả việc sử dụng lực lượng vũ trang là những người Cu Ba lưu vong, tiến hành các hoạt động chống Cu Ba một cách công khai. Điển hình là sự kiện 1.300 lính Cuba lưu vong đổ bộ lên vùng Vịnh Con Lợn nhằm mục đích lật đổ Fidel Castro. Nhưng cuộc tấn công này đã bị thất bại. Trong tình thế quan hệ với Mỹ ngày càng xấu, Fidel Castro không còn một lựa chọn nào khác. Cuối năm 1961, Fidel công khai tuyên bố đi theo chủ nghĩa Marx-Lenin, và quốc gia Cuba sẽ đi theo Chủ nghĩa Cộng sản.Điều đó cho thấy, với tư cách là một luật sư, dù chưa bị lôi cuốn bởi Chủ nghĩa Cộng sản, nhưng thực tế đã bắt buộc ông ta phải ngả sang cộng sản và đã trở thành một người Cộng sản thực thụ. Điều này một phần cũng do chính sách đối ngoại của Mỹ lúc đó chưa thực sự khéo léo. Cái đó, đã biến Cu Ba trở thành một quốc gia cộng sản tiên phong ở Tây bán cầu, dưới sự yểm trợ của ông trùm cộng sản lúc đó là Liên Xô. Và đất nước Cu Ba cũng trở nên tàn tạ, cũ kỹ và lạc hậu như chúng ta đã thấy ngày hôm nay, phải chăng cũng là định mệnh của đất nước từng được coi là thiên đường trong vùng Caribe.Ngay sau khi Castro nắm trọn được quyền lực, và có Liên xô hậu thuẫn, Fidel đã tổ chức những vụ hành quyết công khai các đối thủ chính trị của mình, tịch thu đất đai tư nhân, tuyên bố gắn bó với chủ nghĩa Mác-Lênin, và áp đặt thể chế độc tài cộng sản cho đến nay. Biến đất nước Cu Ba trở thành một địa ngục tách biệt với thế giới bên ngoài.Và kể từ đó, cuộc cách mạng với câu khẩu hiệu "Tự do hay là chết" của Fidel vốn được đông đảo người dân ủng hộ đã bị chính ông ta phản bội. Kết quả của cuộc cách mạng do Fidel Castro lành đạo đã không mang lại một chế độ dân chủ và tự do mà trước đâyquần chúng nhân dân mong muốn, mà chỉ là sự thay đổi một chế độ độc tài tham nhũng bằng một chế độ độc tài khắc nghiệt hơn.Dù rằng, vào giai đoạn đó, khi chủ nghĩa cộng sản còn là cao trào, và là xu hướng mạnh mẽ đối với những người muốn làm cách mạng để cải tạo xã hội. Hơn nữa, đến lúc đó sự xấu xa của chủ thuyết cộng sản vẫn chưa bộc lộ ra hết như chúng ta thấy bây giờ. Điều đó cho thấy, vào thời điểm đó - đầu thập kỷ 60 của thế kỷ trước Fidel vẫn hoàn toàn ngộ nhận về cộng sản.Quan trọng hơn là, cái thể chế cộng sản độc đoán ấy đã biến Fidel Castro từ một lãnh tụ cách mạng đấu tranh vì tự do đã trở thành một kẻ độc tài, tham quyền cố vị đã cầm quyền lâu tới 47 năm, bất chấp lợi ích của nhân dân cũng như đất nước Cu Ba. Kẻ độc tài này từ một người anh hùng, đã đưa đất nước Cu Ba đi từ hết thất bại này đến lụn bại khác và kết quả cuối cùng là đã biến Cu Ba trở thành một quốc gia tồi tệ nhất.Quyền lực tuyệt đối sẽ dẫn đến kẻ lãnh đạo tha hóa tuyệt đối là như vậy.Về sự phản bội của những kẻ lãnh đạo biến chất như Stalin, Mao Trạch Đông, Hồ Chí Minh, Polpot... đều như thế. Chính vì thế, nhà báo Jeffrey Tucker đã phải đánh gia về Fidel rằng, "Khao khát cách mạng bao giờ cũng giống nhau: tự do hay là chết. Đó là tư tưởng đầy cảm hứng và gây được nhiều cảm hứng. Nhưng tư tưởng đó nhanh chóng lụi tàn khi các nhà cách mạng nhấm nháp được hương vị của quyền lực và sao chép những biện pháp của những người đi trước, và những người kế thừa cũng làm y như thế".Điều đó đã cho thấy, việc duy trì và tạo điều kiện cho cách phương thức kiểm soát và điều chỉnh quyền lực làm nền tảng cho việc vận hành một bọ máy nhà nước pháp quyền là hết sức cần thiết. Mà thiết chế tam quyền phân lập là một công cụ hết sức hữu hiệu. Từ đó, trên phải có cơ sở là các cơ chế kiểm soát cần thiết để tiến hành điều chỉnh quyền lực của người lãnh đạo. Mà phải áp dụng chính sách tản quyền, không tập trung quá nhiều quyền lực vào trong tay một người, một nhóm người - một đảng chính trị.Trong một tương lai không xa, với hiện tình đất nước Việt Nam như hiện tại, đòi hỏi cần có một cuộc cách mạng để thay đổi đã trở nên bức bách. Tuy nhiên, việc để cho những người dân không bị đánh lừa một lần nữa là một điều khó tránh khỏi.Xin mời quý vị xem Video : Sự thật di sản của Fidel Castro để cho đất nước Cu Ba là gì? Hiện tượng Cu Ba với lãnh tụ FIdel Castro với khẩu hiệu "Tự do hay là chết" cũng chỉ là thứ lọc lừa. Điều đó đã cho thấy, không phải chỉ có các dân tộc Á Đông là hay bị lừa phỉnh. Mà bất kỳ là ai, bất kỳ ở đâu cũng vậy, nếu như không có những chính trị gia là những người người có năng lực, kiến thức trình độ về Khoa học Chính trị kết hợp với sự dũng cảm. Cộng với sự thức tỉnh của hàng ngũ trí thức, biết dẫn dắt và chỉ rõ cho người dân những biểu hiện vi phạm hiến pháp của nhà cầm quyền, thì ngay lập tức phải tạo áp lực buộc những kẻ nhân danh cách mạng ấy phải chấm dứt. Nếu như không, những hiện tượng chính trị lạm quyền của các nhà lãnh đạo như ở Việt Nam, Cu Ba... là những kết cục đau xót không chỉ cho thế hệ này, mà còn nhiều thế hệ khác.Ngày 28/11/2016© Kami(Blog RFA)
  8. Có thể nói rằng hiện tại, thế giới đang đón nhận một cơn ốp đồng phát sinh sau cái chết của Fidel Castro kinh khủng hơn bao giờ hết! Vì sao lại nói cái chết Fidel bốc nhiệt hơn bao giờ hết? Vì lẽ, khi Hồ chi Minh chết, nhiệt lượng bốc ra cũng không nhỏ nhưng nó chỉ bốc ra tại miền Bắc và hình như ngoài miền Bắc Việt Nam ra, chẳng có quốc gia nào khóc thương Hồ Chí Minh. Ngược lại, giữa thế kỉ 21, Fidel chết, tại Cu Ba, Mỹ, Việt Nam và nhiều quốc gia khác, nhiệt lượng bốc ra dữ dội. Và đương nhiên cũng chưa bao giờ cả hai loại nhiệt cùng tỏa trong một lần như cái chết của Fidel. Người ta khóc thương như điên như dại, và người ta cũng reo mừng như đón quốc khánh. Người dân tại Little Havana, Miami ăn mừng sau khi nghe tin về cái chết của lãnh tụ cách mạng Cuba Fidel Castro, ngày 26 tháng 11 năm 2016. Sở dĩ diễn ra hai tình trạng này cùng một lúc, cái chết của Fidel khác hẳn cái chết của lãnh tụ Cộng sản Hồ Chí Minh hay các lãnh tụ CS Bắc Hàn, lãnh tụ CS Trung Hoa, Nga, bởi vì hơn bất kì một quốc gia nào, Cu Ba chỉ cách bang Florida chỉ 150 km về phía nam, và người dân Cu Ba có thể đứng trên bờ biển của họ mà nhìn sang nước Mỹ, mà ước mơ một nền kinh tế thịnh vượng, quyền được sống tự do, được làm người như nước láng giềng của họ. Và có không ít người Cu Ba đã quyết định bỏ thiên đường CSXHCN Cu Ba để trốn sang xứ “tư bản giãy chết” như Mỹ. Và đời sống trên xứ tư bản đã ươm mầm cho hàng triệu giấc mơ từ dòng máu Cu Ba. Người dân rất dễ dàng để nhận ra sự lạc hậu, thiếu đói, đau khổ mà họ gánh chịu, và họ cũng dễ dàng nhận ra kẻ đã đẩy đất nước, dân tộc cu Ba vào chỗ bế tắc như hiện tại. Và sau cái chết của kẻ độc tài Fidel, có một nhóm không nhỏ người Cu Ba và những cư dân tự do trên thế giới reo mừng, một nhóm khác lại bắt đầu lên đồng, bắt đầu trò khóc than và tưởng niệm. Đây là tập tính chung của người Cộng sản, nghĩa là họ luôn đẩy mọi sự việc lên đến đỉnh điểm kịch tính để cố tạo ra một thứ gì đó thần thánh, vượt ngoài khả năng có thật của con người để thực hiện ý đồ độc thần của họ. Hồ Chí Minh từng được nhào nặn thành một phong thánh, một vị bồ tát, một vị thần của Việt Nam với không biết bao nhiêu kiểu thêu dệt. Và hệ quả của việc này là không ít người Việt Nam và bạn bè quốc tế từng tưởng đó là thật, từng sùng bái ông tra như một vị thánh cứu thế. Và mãi đến bây giờ, vẫn có nhiều người sùng bái ông ta. Và có vẻ như tại Việt Nam, cái thời sùng bái Hồ Chí Minh một cách điên rồ như người ta từng thần tượng Nguyễn Văn Tám đã qua rồi. Nhiệt lượng của cuồng tín và ốp đồng tập thể cũng dần vơi cạn, phôi phai, mãi cho đến khi Võ Nguyên Giáp chết, ngọn lửa đó được hâm nóng nhưng có vẻ như cũng nhanh chóng lụi tàn. Và, chưa bao giờ đảng Cộng sản Việt Nam lại khủng hoảng thần tượng như hiện tại. Chính vì vậy, cái chết của FiDel Castro là cái chết của một lãnh tụ Cộng sản Cu Ba, người Cu ba xem đó là chuyện bình thường, chỉ có một nhóm nhỏ có lợi ích dây mơ rễ má đến đảng Cộng sản thì thương tiếc, đa phần người dân Cu Ba dửng dưng trước tin này, và không ít người Cu ba tiến bộ vui mừng vì cái chết của Fidel dù sao cũng khép lại chuỗi dài bóng đêm độc tài trên xứ sở Cu Ba. Nhưng tại Việt Nam, các đảng viên Cộng sản, đặc biệt là trung ương Cộng sản Việt Nam lại lên đồng, có một cuộc ốp đồng tập thể sau cái chết của Fidel. Vì sao lại có chuyện buồn cười như vậy? Vì hiện tại, cái cớ để ốp đồng có vẻ như không còn, giới lãnh tụ Cộng sản sau thời Hồ Chí Minh, Kim Nhật Thành, Mao Trạch Đông, Fidel Castro, có vẻ như chẳng còn ai đủ ảnh hưởng để tạo ra một cơn ốp đồng tập thể cho chủ nghĩa Cộng sản, cho việc xây dựng thần tượng. Nói cho cùng thì Fidel là cơ hội cuối cùng để người Cộng sản tự ốp đồng, tự tạo ra một chuỗi thương tiếc và xây dựng thần tượng bằng nước mắt, bằng lòng ngưỡng mộ, kính cẩn hay gì gì đó để ít ra cũng giảm bớt nhiệt lượng bất mãn, mất niềm tin và coi thường nhau ngay trong nội bộ Cộng sản cũng như sự khinh bỉ của người dân đối với thứ chủ nghĩa độc tài mà họ đã cam chịu suốt nhiều thập kỉ nay. Và lần này, trong lúc dầu sôi lửa bỏng, chủ nghĩa Cộng sản đã lung lay tận gốc rễ, việc sụp đổ hay không sụp đổ cũng chỉ có giá trị ngang nhau bởi thứ quyền lực thật sự của một nhà nước, một đảng cầm quyền thì họ không có. Họ tồn tại dựa trên bạo lực và sự dối trá, và sự tồn tại của họi đóng vai trò là một gánh nặng quốc gia, dân tộc. Dường như tâm lý chung của người Cộng sản là vô vọng, vô vọng trong giàu có, vô vọng trong xa hoa, vô vọng trong tiền bạc và mọi thứ vật dục bu bám, vô vọng trong bộ vó quyền lực và lịch lãm vốn dĩ không phải của mình… Giữa không khí vô vọng và nhốm màu chạng vạng của chủ nghĩa, Fidel chết, cái chết như một tia chớp lóe lên, giúp người Cộng sản hưng phấn bởi cơn ốp đồng thần tượng mới. Điều đó lý giải tại sao những nước Cộng sản kỳ cựu và độc tài như Trung Quốc, Bắc Hàn, Campuchia, Lào, Venezuela … cũng đều có kiểu nhảy ốp đồng giống Cộng sản Việt Nam. Bởi ngay trong thế giới Cộng sản, vấn đề khủng hoảng thần tượng vẫn đang làm đau đầu các nhà lãnh đạo độc tài. Chính vì vậy, khi có một ông kệch đổ xuống thì có hàng triệu bài ai điếu nổi lên hầu cứu rỗi những thần tượng đang trôi nổi vật vờ giữa dòng lịch sử. Xin mời quý độc giả xem Video : Người con gái bỏ trốn sang Mỹ của Fidel Castro nói gì về cha mình? Có thể nói rằng từ Lê Văn Tám, ngọn đuốc sống đã đốt hàng triệu trái tim thanh niên miền Bắc để họ xông xáo và cuồng nhiệt lên đường, mặc dù nước mắt rớt lả chã thì vẫn cứ hát quốc ca tiến thẳng vào miền Nam để bỏ xác cho trận Mậu Thân 1968 cho đến ngọn lửa ốp đồng tuy cố thổi bùng nhưng nó vẫn leo lét cháy của Fidel Castro là một bước tiến dài của những đồng loại còn mắc kẹt trong thế giới độc tài. Nếu như cách đây chừng 20 năm hoặc 10 năm, Fidel chết, có lẽ không khí ốp đồng sẽ mạnh hơn, không èo ọp và đôi khi lộ rõ tính chất nhảm nhí, tệ hại như hiện tại. Bởi trong cái nhìn của thế giới tiến bộ, sự lố lăng rất dễ hiện hình! Viết Từ Sài Gòn (Blog RFA)
  9. Để thực thi Nghị quyết của Quốc hội trong kỳ họp thứ 2 vừa qua, nhà báo Quốc Phong trên báo Một thế giới có đề xuất hình thức “ tước chức danh” Bộ trưởng của ông Vũ Huy Hoàng; một dạng xử lý hành chính đối với các hành vi của ông này trong thời gian làm Bộ trưởng Bộ Công thương... Đề xuất này có đúng pháp luật ? Một trong những nội dung đáng chú ý trong Nghị quyết thể hiện rõ: “Quốc hội phê phán nghiêm khắc ông Vũ Huy Hoàng, Bộ trưởng Bộ Công thương nhiệm kỳ 2011-2016 trước Quốc hội và cử tri cả nước do đã có những vi phạm về công tác cán bộ trong thời gian đảm nhiệm chức vụ nêu trên, gây hậu quả nghiêm trọng, ảnh hưởng xấu đến uy tín của Đảng, Nhà nước, Bộ Công thương, gây bức xúc trong xã hội, được nhiều đại biểu Quốc hội quan tâm chất vấn. Giao Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ, các cơ quan bảo vệ pháp luật tiếp tục làm rõ và xử lý theo quy định của pháp luật; đồng thời, tăng cường công tác giám sát, quản lý cán bộ, làm tốt việc thanh tra, kiểm tra để kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các hành vi sai phạm của cán bộ, công chức, viên chức, nhất là cán bộ lãnh đạo, quản lý và người đứng đầu; khẩn trương rà soát, sửa đổi, bổ sung theo thẩm quyền các văn bản quy phạm pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức, tạo cơ sở pháp lý đồng bộ để xử lý công bằng và nghiêm minh các hành vi vi phạm của cán bộ, công chức, viên chức, kể cả khi đã chuyển công tác hoặc nghỉ hưu…” (http://vov.vn/chinh-tri/quoc-hoi/nghi-quyet-cua-quoc-hoi-phe-phan-nghiem-khac-ong-vu-huy-hoang-571722.vov) Để ra được quyết định “ tước chức danh” Bộ trưởng của ông Vũ Huy Hoàng thì về phương diện, cơ sở pháp lý đòi hỏi trong Luật Tổ chức Quốc hội; Luật Tổ chức Chính phủ; Luật xử lý các vi phạm hành chính; Luật Phòng chống tham nhũng... phải có một điều khoản trong một nghị định nào đó đã ban hành quy định việc được “ tước danh hiệu” và các chế độ liên quan tới các quan chức, công dân đã nghỉ hưu có khuyết điểm trong thời gian tại nhiệm. Để thi được theo sáng kiến đề xuất của nhà báo Quốc Phong thì Quốc hội và Chính phủ phải cấp tốc bổ sung một điều khoản nào đó ( vì hiện chưa có) vào trong một nghị định nào đó với đại ý: “Những quan chức, công chức nhà nước đã nghỉ hưu, song trong quá trình công tác đã có những hành vi hành chính vi phạm nghiêm trọng thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hành chính và sẽ bị tước danh hiệu và các chế độ liên quan tới chức danh được hưởng sau khi nghỉ hưu…” Khi chưa có một điều khoản nào đó trong một nghị định ban hành kèm theo một bộ luật nào đó thì không ai có thể có quyền hạ bút ký một quyết định hành chính để tước đoạt danh hiệu Bộ trưởng cùng với các chế độ trợ cấp lương hưu, chế độ khám bảo hiểm y tế, là 2 chế độ liên quan tới chức danh Bộ trưởng mà các nhân ông Vũ Huy Hoàng sau khi về hưu còn tiếp tục được hưởng… Vì làm sao Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng hay Bộ trưởng Bộ Công thương có khả năng ban hành một quyết định đại loại như trên để buộc cơ quan Bảo hiểm xã hội chấp hành ? Thực ra, nếu để có cơ sở nhằm xử lý một dạng hành chính đối với ông Vũ Huy Hoàng mà cấp tốc ban hành một điều khoản như trên vào một nghị định nào đó thì vẫn là một sự khiên cưỡng về phương diện pháp lý: một dạng đám cưới chạy chửa hoang... Hiện tại, ông Vũ Huy Hoàng đã nghỉ hưu, do vậy ông Vũ Huy Hoàng không có bất kỳ một quan hệ hành chính nào với các cơ quan như Quốc hội, chính phủ và cả Bộ Công thương. Thỉnh thoảng nếu ông Vũ Huy Hoàng có đến các cơ quan nói trên thì phương diện pháp lý ông cũng sẽ bị ứng xử như bất kỳ một công dân bình thường khác… Hiện nay các công dân bình thường chỉ có quan hệ hành chính trực tiếp với UBND phường trong một số vấn đề liên quan tới hộ khẩu, hộ tịch, xác nhận nhân thân, an ninh trật tự, vệ sinh môi trường; ngoài ra UBND phường không chịu trách nhiệm pháp lý gì… Muốn có sự điều chỉnh pháp lý về phương diện hành chính giữa 2 chủ thể thì giữa 2 chủ thể này phải có quan hệ hành chính được luật định; nếu pháp luật chưa quy định “chủ thể A” có quan hệ hành chính với “chủ thể B” thì mọi quyết định tương tác giữ 2 chủ thể này đều vô hiệu và không mang tính chất ràng buộc pháp lý phải tuân thủ… Hiện chưa có một quy định pháp lý nào quy định về quan hệ hành chính giữa người về hưu, một công dân bình thường với cơ quan Quốc hội, chính phủ và các thành viên chính phủ ngoài hoạt động giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan tới một số lĩnh vực đời sống dân sinh, đất đai, hôn nhân… Xin lấy một ví dụ về vụ kiện của tôi, cựu tù Phạm Viết Đào về khoản lương hưu bị cơ quan Bảo hiểm Xã hội Hà Nội cắt trong thời gian phải chịu án phạt tù 15 tháng; Phạm Viết Đào bị bỏ tù sau khi đã có quyết định nghỉ hưu… Sau khi mãn hạn tù, tôi có tiến hành đòi truy lĩnh lại số lương hưu này nhưng đã bị cơ quan bảo hiểm từ chối chi trả. Tôi đã khiếu nại với cơ quan Bảo hiểm Xã hội Hà Nội cho rằng: Quyết định cắt lương hưu của tôi trong thời gian tôi phải chịu án phạt tù là trái pháp luật, là vi hiến vì: Chỉ có Tòa án theo quy định của Điều 9 của Bộ luật Tố tụng hình sự mới có thẩm quyền ban hành các hình phạt: phạt tù, phạt tiền… đối với công dân khi vi phạm một điều luật hình sự nào đó… Tôi bị Tòa tối cao khép vào tội vi phạm Điều 258-Xâm phạm lợi ích hợp pháp của nhà nước, tổ chức và các nhân bị xử phạt tù 15 tháng. Trong quyết định ( bản án) của 2 phiên xét xử chỉ dừng lại xử phạt giam mà không có một điều khoản phạt tiền, hạy bị cắt lương hưu của tôi. Do đó, Giám đốc Bảo hiểm Hà Nội đơn phương Ban hành quyết định hành chính cắt lương hưu của tôi trong thời gian tôi phải chịu án phạt tù là trái Luật Bảo hiểm, trái Luật Hình sự, trái Luật tố tụng hình sự, trái Hiến pháp; một hành vi lạm quyền trái pháp luật… Do khiếu nại không được Giám đốc Bảo hiểm Xã hội Hà Nội giải quyết trả lại lương hưu, tôi đã làm đơn khởi kiện Giám đốc bảo hiểm Xã hội Hà Nội ra Tòa án Hành chính Hà Nội…Sau khi tôi gửi đơn, Tòa án hành chính Hà Nội thụ lý đơn và đa yêu cầu tôi nộp án phí, gần một năm xem xét; cuối cùng Tòa trả lại đơn vì phát hiện ra vụ kiện này chưa đúng quy trình pháp lý nên đã trả lại đơn. Lý do: giữa Tòa án Hành chính Hà Nội và cơ quan Bảo hiểm Hà Nội không có quan hệ hành chính; Do không có quan hệ hành chính nên các phán quyết của Tòa sẽ không có hiệu lực pháp lý với Giám đốc bảo hiểm Xã hội Hà Nội… Tòa án Hành chính Hà Nội đã hướng dẫn cho tôi tiến hành lại các bước khiếu nại để có thể đưa ra Tòa Hành chính xử lý đơn khiếu kiện đòi trả lại lương hưu của tôi. Tòa án Hành chính Hà Nội đã hướng dẫn cho tôi thủ tục như sau: Bước 1: Gửi đơn khiếu nại tới Giám đốc bảo hiểm Hà Nội yêu cầu trả lời bằng 1 quyết định giải quyết khiếu nại; Bước 2: Nếu không thỏa mãn với quyết định giải quyết khiếu nại của Giám đốc Bảo hiểm Hà Nội thì khiếu nại lên cơ quan quản lý nhà nước cấp trên đó là Giám đốc Sở Lao động Thương binh và Xã hội Hà Nội… Bước 3: Nếu không thỏa mãn với quyết định giải quyết khiếu nại của Giám đốc Sở Lao động –thương binh và Xã hội Hà Nội thì lúc đó mới có quyền khởi kiện ra Tòa án Hành chính Hà Nội… Tòa án Hành chính Hà Nội chỉ điều chỉnh được quyết định của Giám đốc Sở Lao động-Thương binh-Xã hội Hà Nội mà không điều chỉnh được quyết định của Giám đốc Bảo hiểm Xã hội Hà Nội… Vụ khởi kiện của tôi kèo dài gần 2 năm, Tòa án Hành Chính Hà Nội đã thụ lý đơn, đã nhận án phí do tôi nộp từ tháng 4/2016 nhưng cho đến nay vẫn chưa mở phiên tòa xét xử Đơn khởi kiện Giám đốc Sở Lao động-Thương binh-xã hội Hà Nội của tôi.. Tôi đã gửi đơn thúc dục lần 1 và sắp tới sẽ gửi tiếp lần 2; Nếu không được xét xử theo luật định, tôi lại phải làm đơn khởi kiện Chánh án Tòa án Hành chính Hà Nội vì đã không xét xử đơn khởi kiện của công dân theo luật định mặc dù đã nhận đơn và đã yêu cầu tôi nộp án phí… Qua vụ án của tôi để thấy rằng: Muốn xử lý hành chính một vụ việc gì đó thì giữa tổ chức, cơ quan ra quyết định xử lý với người chịu trách nhiệm chấp hành quyết định xử lý phải có quan hệ hành chính được pháp luật quy định thì mới được phép và có hiệu lực. Do ông Vũ Huy Hoàng đã nghỉ hưu và không có bất kỳ quan hệ hành chính nào với cơ quan Quốc hội, Chính phủ thì chỉ có thể xử lý theo trình tự thủ tục của một vụ án hình sự như tôi đã phân tích trong bài: >SỰ LÚNG TÚNG NỰC CƯỜI BỞI SÁCH LƯỢC “ĐÁNH CHUỘT GIỮ BÌNH”… TRONG VỤ XỬ “ĐẠI TRỌNG ÁN VŨ HUY HOÀNG” ? ( Phần 1) Không còn một “tấc đất” pháp lý nào dành cho việc xử lý hành chính đối với ông Vũ Huy Hoàng nếu muốn thực hiện nghiêm túc, đúng pháp luật nghị quyết của Quốc hội… Mời xem Video: Quân ủy TW phê phán hành động cố ý chia rẽ nội bộ Quân đội của Tổng BT Bản thân cái nghị quyết của Quốc hội dành riêng cho ông Vũ Huy Hoàng: về phương diện và cơ sở pháp lý có sức mạnh hơn bất cứ một cáo trạng của bất cứ một cơ quan kiểm sát nào... Đến mức đó rồi mà không khởi tố vụ án hình sự, lại tìm cách che đậy bằng hình thức hành chính khơi khơi thì khác chi cái trò mèo dấu cái gì đó không thơm tho ?! Tóm lại, đề xuất của nhà báo Quốc Phong tước danh hiệu Bộ trưởng của ông Vũ Huy Hoàng cũng chỉ là sáng kiến viển vông của một nhà báo đã nghỉ hưu, xa lạ với đời sống pháp lý ! Phạm Viết Đào * Bài của tác giả gửi tới TTHN (Tin tức Hàng ngày)
  10. Những năm tháng là sinh viên, tôi hay tò mò về việc phân chia đất nước Đại Hàn. Một bên theo Tư bản và một bên theo Cộng sản. Nhất là vào những năm 80 và 90, tôi luôn ấn tượng về phong trào sinh viên Nam Hàn xuống đường biểu tình đòi thống nhất, ủng hộ Bắc Hàn. Truyền hình đưa tin sinh viên đụng độ với cảnh sát, lập chiến lũy, bị truy bắt… là những câu chuyện khiến tôi háo hức tìm đọc rất nhiều thứ về đất nước bị chia cắt đó. Lý do tôi muốn biết, vì Đại Hàn cũng tương tự với một Việt Nam trong lịch sử. Nhạc sĩ Tuấn Khanh May mắn thay, tôi lại có cơ hội bạn bè với nhiều sinh viên Nam Hàn. Trong đó có một nam sinh viên là Oh và một nữ sinh viên là Kim. Những người này hay ngạc nhiên hỏi tôi là vì sao cứ hỏi những chuyện không ai hỏi, và họ bày tỏ cũng rất chân thành suy nghĩ của mình. Oh từng xuống đường biểu tình nhiều lần, và bị cảnh sát Nam Hàn đánh tơi tả. Anh nói là anh xuống đường không vì chính trị mà vì bạn bè mình đã đi, mình cũng phải đi. Và bị đánh thì phải đánh trả. Còn Kim thì ngồi suốt với tôi và anh Đỗ Trung Quân ở một quán nhỏ ở Binh Thạnh, nói về lý tưởng. Kim nói cô thần tượng lãnh tụ Kim Nhật Thành và Kim Chính Nhật, tức ông nội và cha của Kim Chính Ân, lãnh tụ Bắc Hàn hiện nay. Cô sinh viên Nam Hàn này xuống đường biểu tình, đòi thống nhất với Bắc Hàn, chống chính quyền Nam Hàn đến mức bị truy tìm, phải bỏ trốn ra nước ngoài, rồi cô đến Việt Nam vì cô nghĩ rằng Việt Nam gần và thân thuộc với Bắc Hàn. Tôi còn nhớ mình và anh Đỗ Trung Quân im lặng nghe cô Kim ngợi ca về chủ nghĩa Cộng sản. Anh Quân cố hỏi vài câu thăm dò rồi sau đó, cả hai thoái thác không gặp lại Kim nữa. Khác với cô sinh viên Nam Hàn ấy, trong muôn vàn ảo tưởng của đời người, tin vào chủ nghĩa Cộng sản như Bắc Hàn là điều chúng tôi đã may mắn, sớm bước qua từ tuổi 20. Nhiều năm sau, tôi có gặp lại Oh, và cũng nghe nói về cô Kim ấy. Họ vẫn ở Việt Nam vì đã có cơ sở làm ăn và quen cuộc sống ở đây. Nhưng không ai muốn nhắc về những gì của tuổi trẻ của họ khi còn ở trong đất nước. Oh thì cười xòa, nói “thôi thôi”. Còn cô Kim thì không còn nói gì về Bắc Hàn hay thống nhất nữa. Thời đại mới với truyền thông tự do khắp nơi, đủ để lan truyền về một Bắc Hàn thật sự ra sao. Và giờ đây, tôi cũng không còn thấy những cuộc biều tình đòi thống nhất của giới sinh viên cánh tả Hàn Quốc trên truyền hình nữa. Tin tức thì lại hay nói về những phong trào chuyển lương thực, đồ chơi và tin tức bằng bong bóng qua biên giới Bắc Hàn, giúp cho người dân khốn khổ ở sau đường biên của chế độ độc tài. Tôi nhớ câu nói của Martin Luther King (1929-1968), câu nói hay làm tôi nghĩ ngợi “Chúng ta phải biết sống chung với nhau như là anh em, hoặc tiêu tan cùng nhau như những kẻ ngu muội”. (We must learn to live together as brothers or perish together as fools). Chắc là rất nhiều người Nam Hàn đã tìm mọi cách để đem sự thật đến cho thế hệ mình và sau nữa. Họ sống với tinh thần như những người anh em với nhau. Thật kiên nhẫn và đáng quý. Họ đã làm được, để thế hệ Nam Hàn hôm nay đủ nhận biết về các ảo tưởng cách mạng và những kẻ độc tài biên kia Bàn Môn Điếm, để tương lai người Nam Hàn sống với nhau mà không tàn phá nhau, không rửa nát trong ngu muội. Nhiều thập niên trước, tôi cũng thần tượng Fidel Castro và cách mạng Cuba. Thầy dạy sử của tôi kể say mê rằng Fidel Castro đã thành huyền thoại khi tự mình đứng trước tòa bào chữa cho mình, và chế độ độc tài Batista buộc phải trả tự do cho ông. Nhưng rồi nhiều năm sau, tôi cũng tự hỏi một nền tư pháp của chế độ độc tài ấy, vì sao có thể tuyệt vời đến nhường ấy khi nhìn ra công lý để trả tự do cho Fidel. Trong khi 47 năm cầm quyền của Fidel Castro, tòa án là vô nghĩa, hàng chục ngàn người phải lưu đày, tù ngục hoặc bỏ trốn khỏi nước. Hàng trăm người hành quyết công khai bởi các nhóm xử bắn lưu động nhưng không có cơ hội nào được tự bào chữa như Fidel Castro đã từng. Huyền thoại về công lý ở Cuba từng cứu sống Fidel, và rồi bị bóp chết bởi chính ông. Tôi cũng muốn sống với thế hệ mình, và thế hệ mai sau như những người anh em, để chúng ta không rửa nát trong ngu muội. Vì vậy, tôi đã cố viết và nói, như có sự thúc giục không ngừng trong mình, rằng chúng ta phải tồn tại trong lẽ phải và sự thật. Chúng ta không thể rửa nát bằng sự tưởng tượng hay niềm tin bất cần lịch sử của những khổ đau mà con người đã gánh chịu. Xin mời quý độc giả xem Vdeo : DLV cao cấp Hùng Cửu Long bị người Việt tị nạn CS uýnh bét nhè khi mang cờ đỏ đến Little Sài Gòn Như một con cua phải tự lột vỏ mỉnh, hết sức đau đớn, nhưng để sống còn, tôi đã bước qua những ngày tháng thiếu niên, mệt mỏi tự truy vấn để thôi ôm ấp những giấc mơ về Stalin, Lenin hay Fidel Castro, cũng không khác gì việc tôi đã tự mình chạy ra khỏi những hội hè mang tên Lê Văn Tám, Bảy Lốp… giữa những e dè và tổn thương của người quen, bạn bè trong suốt một giai đoạn dài. Nơi tôi đến, là sự thật. Mà sự thật thì không thể lẫn lộn mơ mộng hay thần tượng những kẻ dựng nên đền đài của mình bằng sinh mạng và máu của người khác. Nhưng vì tôi tin rằng chúng ta là anh em, là đồng bào. Và chúng ta sẽ tồn tại cùng nhau chứ không thể cùng rửa nát trong sự ngu muội. Và đôi khi, tôi biết, thật đau đớn khi phải lột bỏ những gì đã học, đã biết, đã tin để bước ra cánh cửa, nhận ra sự thật mới mẻ. Nhưng đó là cách cuối cùng để chúng ta hay con cháu chúng ta không rửa nát, không trở thành kẻ đáng thương trong thế kỷ ánh sáng. Tuấn Khanh (Blog RFA)
  11. "Chưa bao giờ đẹp như thế này" mà nợ quốc gia lên đến hơn 2 triệu tỷ đồng, bằng hơn 2/3 tổng thu nhập quốc dân; tham nhũng hàng chục, hàng trăm vụ, mỗi vụ vài ngàn tỷ đồng không sao thu hồi được; hàng triệu ngư dân mất việc; bộ trưởng giáo dục thì nói rằng cho nữ giáo viên đi "tiếp khách" là chuyện vui vẻ bình thường. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với cán bộ, nhân dân thôn Phật Tích, xã Phật Tích, huyện Tiên Du, Bắc Ninh, ngày 13/11/2016. Ngày 13 tháng 11 vừa qua, tại thôn Phật Tích, huyện Tiên Du, Bắc Ninh, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã đến dự ngày Hội Đại đoàn kết dân tộc và có bài nói chuyện được phổ biến rộng rãi trên các phương tiện truyền thông chính thống. Nội dung quan trọng nhất được nhiều người chú ý là những lời "vàng ngọc" sau đây của ông Trọng: "Có lẽ nhìn lại chưa bao giờ quê hương ta đẹp như thế này! Chưa bao giờ quê hương ta có đời sống văn hóa, kinh tế phát triển, xã hội ổn định, có nhiều hình thức hoạt động mới. Con em được học hành đến nơi đến chốn, đời sống bà con có nghĩa có tình. Đây không chỉ là sự thay đổi của Tiên Du, Bắc Ninh mà nhìn rộng ra là thay đổi của cả nước". Ông nói thêm: "Vị thế Việt Nam trên trường quốc tế ngày càng cao. Việt Nam có quan hệ với tất cả các nước lớn trên thế giới, tham gia tất cả các tổ chức quốc tế. Triển vọng phát triển của đất nước ngày càng lớn". Thế rồi ông Tổng Bí thư phủ dụ, trấn an dân chúng rằng: "Mặc dù bây giờ ra đường lắm chuyện khó chịu, nghe báo chí nói rất nhiều chuyện tiêu cực hàng ngày, rất là bực mình! Tệ nạn tham nhũng, cán bộ hư hỏng có cả, nhưng nhìn tổng quát lại, đất nước ta có bao giờ được thế này không?". Ý ông Trọng là trình bày một bức tranh sáng rực đầy màu sắc rạng rỡ của đất nước dưới quyền lãnh đạo của ông và của Đảng Cộng sản của ông, không chỉ nhằm vào dân Tiên Du mà là cho cả nước ngắm nhìn và nức lòng tin tưởng. Tại sao lại "nhìn tổng quát"? Ý ông Trọng muốn nói là mặt chính, mặt bản chất là tích cực, mặt xấu, thất bại, tiêu cực, suy thoái chỉ là hiện tượng tạm thời, không đáng kể, nên bỏ qua. Đây là một kiểu cách suy nghĩ nông cạn, hời hợt, làm công tác tuyên truyền đơn giản, rẻ tiền, chỉ cần học thuộc lòng một số công thức, khẩu hiệu đã nhàm chán để tuyên đọc một cách hùng hồn, dõng dạc cho dân nghe, vỗ tay tán thưởng là coi như xong cuộc đi thăm và ban huấn thị cho dân. Thật đáng não lòng khi ở vào thời đại này mà một ông tổng bí thư lại đi làm công việc tuyên truyền một cách ngây ngô, ấu trĩ, thấp kém đến thế. Sách báo các nước đầy rẫy những hướng dẫn, giới thiệu kinh nghiệm thực hiện mối quan hệ giữa các chính khách, nhà hoạt động chính trị với công luận, với nhân dân, với xã hội, sao cho đó là mối quan hệ tin cậy, ngay thật, chân thành với nhau. Trong các trường, lớp đào tạo cán bộ hành chính, tuyên truyền đã có những bài học cơ bản và những buổi thực tập, rèn luyện cho người học năng khiếu tiếp xúc với quần chúng sao cho có kết quả. Tôi từng được biết tại trường Nguyễn Ái Quốc Trung ương, trường Tuyên huấn Trung ương, Học viện Chính trị QĐND cũng có những bài học về quan hệ công chúng. Đại thể các bài học chính là: đến với nhân dân phải chân thành, giản dị; không quan liêu, cũng không mị dân; phải lắng nghe nhiều hơn nói; phải hiểu những vấn đề nổi cộm nhất của địa phương để góp phần giải quyết. Mối quan hệ của chính quyền xã, huyện, tỉnh với dân ra sao? Vấn đề ruộng đất ra sao? Tỷ lệ dân nghèo ra sao? Sử dụng ngân sách ra sao? Y tế, giáo dục ra sao? Trật tự an ninh ra sao? Tệ nạn xã hội ở mức nào? Trộm cắp, tham nhũng, cờ bạc … tương trợ, từ thiện ra sao? Khen ra khen, chê ra chê. Hai mặt đều rõ, đúng mức. Không mặc áo thụng vái nhau. Nghiêm cách mà chân thành. Thế mới là "gần dân", "trọng dân" như chính ông Trọng từng đề xuất. Thế mới là "dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra". Còn như đi thăm theo kiểu cưỡi ngựa xem hoa, rồi đưa ra lời tâng bốc: "Nhìn tổng quát, đất nước ta có bao giờ đẹp như thế này không?" để ru ngủ quần chúng thì thật đơn giản, hời hợt, lừa mị quá. Trong khi ở đâu cũng có những vấn đề nổi cộm, có khi kinh hòang, ghê sợ. Mời xem Video: Chấn động: TBT Nguyễn Phú Trọng đã dính bẫy người phụ nữ tên Thủy ở Đà Nẵng thế nào? "Chưa bao giờ đẹp như thế này" mà nợ quốc gia lên đến hơn 2 triệu tỷ đồng, bằng hơn 2/3 tổng thu nhập quốc dân; tham nhũng hàng chục, hàng trăm vụ, mỗi vụ vài ngàn tỷ đồng không sao thu hồi được; hàng triệu ngư dân mất việc; bộ trưởng giáo dục thì nói rằng cho nữ giáo viên đi "tiếp khách" là chuyện vui vẻ bình thường; nam nữ công dân yêu dân chủ đòi nhân quyền cho dân bị tống vào tù; khi Đảng Cộng sản và Nhà nước một mực tỏ ra hèn với giặc, ác với dân; khi công dân Việt Nam mang hộ chiếu công vụ nổi tiếng về ăn cắp vặt ở Thái Lan, Thụy Điển, Nhật Bản và Singapore… Thật ra ông Trọng phải là người cần nhớ rất lâu, rất kỹ các hiện tượng "chưa bao giờ đẹp" như thế để mà nhận ra trách nhiệm của đảng ông, của Bộ Chính trị, và của cá nhân ông ta trong bức tranh xám xịt, buồn thảm của đất nước hiện nay. Bùi Tín * Blog của nhà báo Bùi Tín là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ. (VOA)
  12. Trước hết, xin chân thành cám ơn cô Từ Huy đã gợi cảm hứng cho tôi trở lại làm việc. Hơn hai tuần lễ vừa qua, tôi thật sự chán nản, buồn bã, muốn buông bỏ tất cả khi hàng ngày đọc tin tức ở Việt Nam, những tin tức đầy bi quan, đen tối cho vận mệnh, tương lai dân tộc, đất nước trong tất cả các lãnh vực từ văn hóa đến giáo dục, kinh tế, môi trường… Tôi cảm thấy mình thật sự bất lực, ngay cả trong những việc nhỏ nhặt nhất như giúp đỡ nạn nhân bị lũ lụt ở Hà Tĩnh, Quảng Bình. Liên lạc với một hai người quen biết có chút ảnh hưởng, tiếng tăm trong nước để đóng góp, họ khuyên hãy chờ vì công tác cứu trợ đang gặp khó khăn do chính quyền gây khó dễ, thế rồi có thể vì lý do sức khỏe, không thấy họ liên lạc lại. Có một điểm đầu tiên trước khi đi vào phần chính của bài. Tôi không đồng ý với nhận định tự cho mình thuộc cộng đồng trong nước của cô Từ Huy. Tiếng Anh có một câu như sau: “Where there’s a will, there’s a way”. Có nghĩa là: Ở đâu là ước muốn, ở đó là con đường, hay “Có chí thì nên”. Do đó, việc cô Từ Huy nhận mình không thuộc cộng đồng NVHN là không đúng, khi đóng góp ý kiến, bài vở về những vấn đề liên quan đến cộng đồng, cô đã là một thành viên của cộng đồng dù sống ở đâu. Tuy nhiên, khi đặt mình ra khỏi cộng đồng, cô có thể quan sát chính xác, tường tận, rõ ràng hơn tình trạng những sinh hoạt, diễn biến trong cộng đồng đó.Trở lại vấn đề, bài viết trước của tôi nhận định Về Một Liên Minh Chính Trị của NVHN của cô, tôi đã không nói hết những suy nghĩ của mình. Gần đây nhất, tôi tham dự hai buổi họp chỉ để thành lập ban tổ chức đại hội trong một dịp họp mặt với khoảng 500 người cho tháng 6 sang năm. Buổi họp mặt đầu chưa đến 10 người, kéo dài gần 2 tiếng không đi đến kết quả vì đối chọi nhau trên nguyên tắc làm việc, cãi nhau qua lại, đề nghị họp lần thứ hai. Lần thứ hai, kéo dài cũng gần hai tiếng với chừng đó người, may là lập ra được ban tổ chức đại hội.Tôi thật sự chán ngán vì dường như mọi người không đặt trong tâm là tổ chức đại hội cho thành công tốt đẹp, mỹ mãn mà người nào cũng muốn mọi chuyện, từ việc đưa đón, thuê khách sạn cho người từ xa tới, tiền đại hội, đại hội, picnic ra sao… phải được làm theo ý mình. Hầu hết những người tham dự buổi họp (trừ tôi) đều là những trí thức ra đi từ miền Nam như bác sĩ, kỹ sư, kiến trúc sư… người trẻ nhất 52 tuổi, là cô giáo trung học ở Mỹ. Đa số những người tham dự – tôi không nói là tất cả – dường như lầm lẫn giữa mục tiêu và phương tiện. Tranh luận với nhau rất nhiều, rất mất thời gian về những việc nhỏ rất dễ giải quyết nếu chịu lắng nghe và tôn trọng nhau.Từ chuyện nhỏ luận ra chuyện lớn. Trong cộng đồng người Việt hải ngoại, các tổ chức, đảng phái, hội đoàn không liên minh được với nhau vì đã không có cùng mục tiêu cuối cùng: Tranh đấu cho tự do, dân chủ cho đất nước, dân tộc Việt Nam. Các đảng phái, tổ chức, xã hội dân sự… đã lầm lẫn khi đặt mục tiêu của mình lên trên mục mục tiêu cuối cùng là một nước Việt Nam độc lập, tự do, không cộng sản.Hơn thế nữa, ranh giới giữa hai khái niệm phương tiện và mục đích đôi khi trừu tượng, dễ xen kẽ, lẫn lộn với nhau. Đó chính là điều mà đảng CSVN đã khôn ngoan, khéo léo lợi dụng tối đa để có thể thống trị 71 năm ở miền Bắc và 41 năm trên cả nước và tiếp tục cho đến ngày hôm nay.Khi cần đánh đuổi thực dân Pháp cũng như xâm chiếm miền Nam, đảng CSVN dùng khái niệm chống Pháp, chống Mỹ, thống nhất đất nước làm mục tiêu, đảng CSVN lúc đó được coi như phương tiện để lãnh đạo, thi hành cuộc chiến. Sau khi thống nhất được đất nước bằng vũ lực, sự lãnh đạo tuyệt đối của đảng CSVN trở thành mục đích, độc lập. tự do, dân chủ trở thành phương tiện cho đảng cai trị người dân theo lý luận của họ. Ngày hôm nay người CSVN luôn tâm niệm rằng “Thà mất nước chứ không mất đảng”, từ đó dẫn đến hậu quả là đất nước bị khủng hoảng về mọi mặt từ kinh tế, giáo dục đến văn hóa, y tế, môi trường…Với cộng đồng NVHN, nếu chịu khó suy nghĩ sâu xa để thấy rằng, tranh đấu để lập lại một nền cộng hòa mà biểu tượng là lá cờ vàng ba sọc đỏ ở miền Nam trước đây cũng không đi ra ngoài mục tiêu cuối cùng là thể chế dân chủ, tự do cho cả nước Việt Nam, do đó cờ vàng chỉ nên là phương tiện chứ không nên là mục đích. Đã là phương tiện thì chỉ nên dùng khi cần thiết, cũng không nên bài xích, tẩy chay những người cùng mục tiêu tối hậu nhưng không cùng phương tiện như mình.Một nước Việt Nam độc lập, tự do với tam quyền phân lập, bắt buộc sẽ phải tôn trọng nhân quyền, tự do báo chí, tự do ngôn luận, lập hội, lập đảng phái, công đoàn độc lập, công nhận quyền sỡ hữu đất đai của người dân…Nhận định như vậy để thấy rằng các phong trào đòi hỏi công đoàn độc lâp, tự do báo chí, nhân quyền,..sẽ chỉ là những phương tiện tranh đấu cho mục đích cuối cùng là một nước Việt Nam độc lập, tự do, dân chủ. Hiểu được đâu là nguyên nhân chính khiến cho các đảng phái, tổ chức xã hội dân sự không liên minh được với nhau, mọi người sẽ dễ dàng vượt qua được chính mình để ngồi lại với nhau, đặt ra mục tiêu chung.Một việc gần đây nhất liên hệ đến sự lầm lẫn nói trên là những người lãnh đạo trong phong trào đòi công ty Formosa bồi thường thiệt hại và rời khỏi Việt Nam, đã dùng cờ Thiên Chúa giáo trong cuộc biểu tình trước khu công nghiệp Formosa ở Kỳ Anh vào ngày 02.10.2016. Ai dám khẳng định rằng 100% dân số ở bốn tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế đều theo đạo Thiên Chúa? Hành động dương cờ Thiên Chúa giáo trong lúc biểu tình đã vô tình tách rời giáo dân ra khỏi cộng đồng dân tộc. Chẳng biết những người lãnh đạo giáo dân ở các giáo xứ miền Bắc-Trung phần có ý thức được điều này không?Một chuyện khác nữa là việc hai bà Cẩn Thị Thêu, Trần Ngọc Anh được Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam trao giải thưởng Nhân Quyền 2016 cũng vấp phải một số chống đối của các nhà văn, nhà báo trong và ngoài nước. Những người chống lại kết quả trao giải Nhân Quyền năm 2016 lập luận rằng hai bà Thêu, Ngọc Anh không xứng đáng nhận giải vì chỉ tranh đấu cho dân oan mất đất, tức chỉ tranh đấu cho “nhân quyền về kinh tế”, thấp hơn “nhân quyền đích thực” một bậc. Họ cho rằng người xứng đáng được giải nhân quyền 2016 hơn hai bà Thêu, Ngọc Anh là nhà báo Phạm Đoan Trang hoặc Nguyễn Anh Tuấn.Trong số những người phản đối kết quả trao giải NQVN 2016 có bà Tạ Phong Tần, một tù nhân lương tâm nổi tiếng trong và ngoài nước, cũng từng đoạt giải NQVN năm 2012, tuyên bố sẽ trả lại giải và sẽ không tiếp tục tham gia hoạt động cho Mạng Lưới Nhân Quyền VN nữa.Việc bà Tần cùng các nhà văn, nhà báo… phản đối kết quả trao giải NQVN 2016 là chuyện nhỏ, nhưng sẽ trở thành chuyện lớn nếu ai cũng xử sự như bà Tần. Bà Tần đã lầm lẫn giữa mục tiêu và phương tiện. Bà Tần cùng những người phản đối có thể gửi thư cho ủy ban chấm giải, phân tích sự việc, đề nghị tránh bất công cho lần sau, nhưng tuyên bố trả lại giải, từ bỏ hoạt động là hành động giận dỗi không nên có của một người có bề dầy đấu tranh cho tự do, dân chủ đáng kính phục như bà Tần. Việc làm đó có thể làm giảm giá trị của bà Tần mà ngay cả Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam cũng bị mất uy tín.Xin mời quý độc giả xem Video : Những tiên tri của Trạng Trình về Nhà Sản và tai nạn chết đau đớn của Tổng Trọng Tôi nêu lên sự việc không phải để phản đối quyết định của bà Tạ Phong Tần hay các linh mục lãnh đạo giáo dân trong các cuộc biểu tình chống Formosa. Họ có toàn quyền hành động, xử sự theo suy nghĩ của mình. Thế nhưng lầm lẫn giữa mục tiêu và phương tiện sẽ gây ra những trở ngại, mâu thuẫn, đối kháng với nhau dẫn đến tình trạng không thể hợp tác, liên minh trong mục tiêu chung cuối cùng: Tranh đấu cho một nước Việt Nam dân chủ, tự do thật sự với một chế độ có tam quyền phân lập rõ ràng cùng với nền tự do báo chí.Tôi chưa biết quan niệm về mục tiêu của cô Tiến sĩ Từ Huy là gì, nhưng hy vọng sẽ không ngoài mục tiêu cuối cùng mà tôi nói đến trong bài.Thạch Đạt Lang28-11-2016(Ba sàm)
  13. Thực sự, câu chuyện về việc « không thể » hình thành một liên minh chính trị của người Việt hải ngoại rất đáng được suy nghĩ và cắt nghĩa, trong mục đích nhằm giải quyết vấn đề, để tiến tới chỗ có thể bàn tới các giải pháp cho việc này. Bởi vì theo quan sát của cá nhân tôi, mong muốn tạo liên kết để hình thành các tổ chức mạnh là một mong muốn có thực và tồn tại ở nhiều người. Và mong muốn đó không hề là ảo tưởng, mà có thể thực hiện được, trong một điều kiện quá thuận lợi mà các nước dân chủ trao tặng cho người Việt hải ngoại. Nếu điều kiện khách quan là hoàn toàn thuận lợi, vậy thì lực cản chính nằm ở đâu ? Câu trả lời không phải là quá khó : nằm ở chính cộng đồng người Việt, hoặc nói cách khác, nằm trong chính mỗi người. Việc nhận thức về lực cản này là bước đầu tiên cần phải làm, nếu quả thực những người mong muốn liên kết có nhu cầu đi tới hành động thực sự chứ không chỉ dừng lại ở mong muốn. Dĩ nhiên, bước thứ hai, sau khi phân tích các nguyên nhân tạo nên lực cản, là tiến hành các thao tác cụ thể của việc thành lập liên minh. Nhưng các thao tác cụ thể chỉ có thể thực hiện được, khi đã vượt qua bước thứ nhất. Chân thành cảm ơn ông Thạch Đạt Lang, trong bài phản hồi bài báo của tôi, đã cho biết một số nguyên nhân tạo ra tình trạng chia rẽ trong cộng đồng người Việt hải ngoại. Những phân tích thẳng thắn như phân tích của ông Thạch Đạt Lang là hết sức cần thiết, và rất có ý nghĩa. Trong bài ông Thạch Đạt Lang có đề cập đến những người có tâm và có tầm đã lặng lẽ rút khỏi các hoạt động vì cảm thấy không thể làm thay đổi thực tế. Hy vọng ông cảm thấy rằng lúc này đây đã là thời điểm mà những người đó cần tập hợp lại với nhau để thể hiện tâm và tầm của mình. Công việc phân tích và nhận thức các nguyên nhân của sự chia rẽ chỉ có hiệu quả khi mà chính bản thân những người trong cuộc tiến hành các phân tích này. Tôi không phải là « người trong cuộc », vì tôi không thuộc về cộng đồng người Việt hải ngoại, tôi không có tất cả các kinh nghiệm của người Việt hải ngoại. Tôi ra nước ngoài chỉ trong một thời gian ngắn và chỉ để đi học. Về cơ bản, tôi thuộc về cộng đồng trong nước. Nói điều này để xác định vị thế một cách rõ ràng, vì điều này là hết sức cần thiết trong quá trình nhận thức, cũng như hành động. Từ vị thế của một người không thuộc cộng đồng người Việt hải ngoại, tôi xin đóng góp một điểm mà tôi quan sát được, mà theo tôi, điểm này có thể là một trong những nguyên nhân chính khiến việc hình thành một liên minh không những khó khăn mà trong mắt nhiều người còn là « không thể ». Điều khó khăn có lẽ nằm ở chỗ cuộc đấu tranh không có một mục tiêu chung. Ít nhất có thể nhận thấy một số mục tiêu chính sau đây : có những người Việt hải ngoại đấu tranh vì mục đích dân chủ hóa Việt Nam, có những người đấu tranh để khôi phục lại lá cờ vàng hay nói cách khác là để khôi phục chế độ Việt Nam Cộng hòa trước 75, có những người hoạt động vì mục đích từ thiện, giúp đỡ những người nghèo hay các nạn nhân của hoàn cảnh khó khăn ở Việt Nam, có những người hoạt động một cách hợp pháp (theo pháp luật Việt Nam) cho quá trình giúp Việt Nam hội nhập quốc tế. Xin mời quý độc giả xem Video : Tình báo Quân đội giúp Tổng BT Trọng giành toàn quyền kiểm soát Bộ CA từ Trần Đại Quang Với các mục tiêu khác nhau như vậy, người Việt hải ngoại tập hợp lại thành các nhóm nhỏ và đi theo những con đường nhỏ của mình. Các mục tiêu này không giúp liên kết mà trái lại trên thực tế trở thành loại trừ lẫn nhau, theo nghĩa là khiến cho các nhóm không thể nào hợp tác được với nhau. Giờ đây, nếu muốn hình thành một liên minh, hoặc thành lập một tổ chức đủ lớn để thu hút sự tham gia đông đảo, người Việt hải ngoại cần tiến tới xác định một mục tiêu chung. Từ mục tiêu chung này mới có thể thống nhất trên một số phương pháp chung. Tôi sẽ dừng lại ở đây, tạm thời chưa đưa ra quan niệm của tôi về mục tiêu này. Hy vọng rằng bài viết mang tính chất đặt vấn đề này của tôi có thể gặp được một sự quan tâm chung, để mọi người cùng thảo luận. Có thể từ chỗ thảo luận chung sẽ đi tới chỗ hình thành những nỗ lực chung cho Việt Nam, bởi vì chúng ta chỉ có một Việt Nam mà thôi. Nguyễn Thị Từ Huy 27-11-2016 (Blog RFA)
  14. Sau khi ông Fidel Castro ra đi, mình có viết 1 status đánh giá, và cám ơn các bạn bình luận, dù phản biện ôn hòa hay đồng tình đều đáng quý như nhau Ông Fidel Castro cũng di chúc lại là hỏa táng, và nhà nước Cuba đã tôn trọng ý ông là hỏa táng và chuẩn bị thực hiện, đây là điều đáng quý mà tôi trân trọng ở đảng cầm quyền Cuba Suốt quá trình cầm quyền của mình, ông Fidel Castro dĩ nhiên có sai lầm, và dù không biết lý do vì sao 2 triệu dân Cuba phải bỏ nước ra đi nhưng tôi tin là ông Fidel Castro phải có sai trong đó. "Mình có thế nào người ta mới như thế", số lượng người Cuba phải bỏ nước ra đi chắc là tỷ lệ thuận với sai lầm của ông Fidel Castro. Dân tộc VN và nhân dân Cuba giống nhau là đều có kiều dân ra đi vì tránh đàn áp chính trị và đòi hỏi đa nguyên phải được tôn trọng, và cả hai dân tộc đều cần hòa giải nội tại như nhau Tôi tin rằng những người Cuba tị nạn cộng sản Cuba sẽ bớt bức xúc chính trị hơn khi nói về đảng cầm quyền Cuba sau khi hỏa táng thi hài ông Fidel Castro xong. Với quyết định hóa táng này, cá nhân ông Fidel Castro và đảng cầm quyền Cuba đã đi một bước quan trọng trong tiến trình hòa giải dân tộc của họ Nói lại chuyện Việt Nam, nguyên chủ tịch Hồ Chí Minh cũng di chúc lại về việc hỏa táng mình, điều này cũng đã có nhiều báo như Pháp Luật TPHCM và Báo VietNamNet đăng tải Với việc đảng chưa thực hiện di chúc của ông HCM sẽ là một cản trở lớn cho tiến trình hòa giải dân tộc và cũng là chưa thực hiện nghiêm túc ý chí của ông HCM Ngày nào thần tượng của một bên còn chưa được ứng xử như ý nguyện của ông khi còn sống thì tiến trình hòa giải dân tộc sẽ còn nhiều gian nan trắc trở, trong khi vấn đề hòa giải là tất yếu và quy luật. Tôi nghĩ rằng khi ông HCM ghi vào di chúc đề nghị tự hỏa táng mình, ông đã nhìn thấy vấn đề dân tộc VN cần hòa giải về sau. Thực tiễn cho thấy những tư duy nào không theo quy luật sớm muộn cũng phải thay đổi để trở nên tích cực hơn Các khai quốc hoàng đế trong nhiều triều đại của Việt Nam đều được lịch sử đánh giá khách quan và có vị trí nhất định trong lòng dân tộc tùy theo cống hiến và sai lầm của họ dù thi hài đã về với cát bụi từ lâu. Đó mới là sự sống mãi đúng đắn nhất và tránh đi những lời bài xích khen chê Mời xem Video: Từ việc Bộ CA hỗn loạn và Trần Đại Quang đã mất quyền kiểm soát thế nào? Dân tộc ta luôn có truyền thống "Nghĩa tử là nghĩa tận", hãy làm theo di chúc của người đã khuất để tôn trọng người đã khuất và hòa giải với người đang sống Cuba làm được thì sao Việt Nam không làm được ??? Nguyễn An Dân 27/11/2016 *Tác giả gửi bài viết tới TTHN (Tin tức Hàng ngày)
  15. Đây là tình đồng chí, tương trợ và khắng khít qua lý tưởng chống Mỹ. Đối với một số người dân Cuba, Fidel Castro tượng trưng cho niềm kiêu hãnh của quốc gia khi một mình đơn độc chống Mỹ tới sức tàn lực kiệt nhưng vẫn chống, chống trong niềm hoài nghi nhưng không đành lòng chấp nhận sự thất bại của mình kéo theo lầm than cho cả một dân tộc. Người dân Cuba đứng tại thành phố La Habana nhìn sang Mỹ vừa giận dữ vừa thèm khát. Thứ giận dữ rất khó định hình nhưng thèm khát thì rõ như chiếc bánh mì nướng giòn tan nằm trên chiếc bàn đơn sơ chỉ còn lại một ít muối trằng của Chủ nghĩa xã hội. Mặn mùi hoang dại của biển và trắng tinh thứ chủ nghĩa úp mặt vào tường. Từ ngày tham gia vào khối cộng sản, Việt Nam xem Fidel Castro là một vị thánh sống. Fidel luôn luôn vĩ đại và nhân dân Việt Nam được nhồi vào óc rằng trên thế giới không ai chống Mỹ bằng ông ta vì vậy muốn thắng Mỹ toàn dân Việt Nam phải lấy hình ảnh của Fidel Castro làm ngôi sao dẫn đường cho tới ngày hoàn tất giấc mơ diệt Mỹ. Vài chục ngàn người Cuba trong nước rơi nước mắt vì Fidel ra đi. Vài chục ngàn người Cuba khác ở Miami nhảy múa ăn mừng một kẻ tội đồ của dân tộc vừa chết. Hai thái độ nghịch lý ấy là bi kịch của những đất nước cộng sản, bất cứ thứ cộng sản nào, Đông hay Tây. Việt Nam có Chủ tịch Hồ Chí Minh, vĩ đại và đầy uẩn khúc trong tiểu sử lẫn lịch sử. Fidel Castro ngược lại, rõ ràng và đầy tính cách, cho dù bản chất lúc “khởi nghiệp” hùng tráng bao nhiêu thì càng về sau càng làm cho đất nước bi ai bấy nhiêu. Dù gì thì gì Việt Nam vẫn bám chặt “mối tình” ấy một cách khó hiểu. Bàn cờ chính trị không còn thích hợp với con cờ Cuba, thậm chí còn là cản trở quá trình hội nhập nhưng Việt Nam vẫn tiếc rẻ, vẫn xem quá khứ chống Mỹ anh hùng phải được tô son trét phấn mặc dù nó đã quá già như khuôn mặt đất nước trải qua bao tai biến. Fidel Castro phải được nhắc đi nhắc lại như một tấm gương chống Mỹ sáng chói bất kể đất nước Cuba chịu thua thiệt và tụt hậu đến mức gạo trở thành một loại thực phẩm xa xỉ, thay vào đó là khuôn mặt của thứ Chủ nghĩa xã hội nhàu nát. Không có gạo, Việt Nam mang tặng tuy chính bản thân Hà Nội cũng chả sang trọng giàu có gì. Người cộng sản gọi đó là tinh thần vô sản đoàn kết, tinh thần của những chiếc gậy mù lòa quơ trong bóng đêm lịch sử. Gậy va vào nhau, va vào tình nghĩa rất nồng thắm tạo nên những tiếng động khô khan giữa mịt mùng lý thuyết. Đó là tình nghĩa cộng sản. Thứ tình nghĩa lấy khẩu hiệu làm quà tặng cho nhau. Thứ tình nghĩa đãi bôi và thừa mùi vị gian trá. Xin mời quý độc giả xem Video :Trần Đại Quang thăm Vatican Nguyễn Phú Trọng chơi xỏ cho bắt LM. Đặng Hữu Nam Cho tới lúc chết, Fidel vẫn kiên trì với thứ mà ông ta bắt đầu hơn nửa thế kỷ trước. Đây là điểm đồng nhất với các lãnh tụ Việt Nam trong mọi thời đại. Cho dù chế độ có sụp đổ thì Chủ nghĩa xã hội vẫn được bảo vệ tới cùng. Nó mang tính cách truyền kiếp vừa đau đớn vừa có tác dụng thăng hoa ảo giác. Thứ chủ nghĩa khổ dâm ấy buộc Cuba vào Việt Nam tuy mơ hồ nhưng rõ ràng là không thể gạt bỏ trong chương cuối cùng của lịch sử cộng sản thế giới. Cánh Cò (Blog RFA)
  16. Các anh chị quý mến,Tôi viết lá thư này, không phải vì mối quan hệ giữa cá nhân tôi và các anh chị, không phải vì bản thân tổ chức của các anh chị, mà vì câu chuyện chung của tất cả mọi người Việt Nam, vì chúng ta có một điểm chung : chúng ta sinh ra trên cùng một mảnh đất (dù rằng có thể mỗi người sẽ chết ở những xứ sở khác nhau), chúng ta có cùng nơi chôn nhau cắt rốn, chúng ta có cùng nỗi lo trước vận mệnh một quê hương mà tương lai không có gì đảm bảo. Cách đây vài ngày tôi có nhận được thông báo về việc tự giải thể của một tổ chức ở Úc Châu. Và trong thời gian qua, tôi có trao đổi với một số người ở một số nhóm khác nhau về viễn cảnh của việc người Việt hải ngoại có thể liên kết lại với nhau hay không, câu trả lời rất thống nhất : không thể. Tôi có viết một bài báo đặt câu hỏi (xin nói rõ là tôi chỉ đặt câu hỏi chứ không phải là nêu ra một ảo tưởng) về khả năng thành lập liên minh chính trị của người Việt hải ngoại, những người hoạt động trong một hoàn cảnh vô cùng thuận lợi, không hề bị đàn áp, không hề bị bắt bớ. Và ngay lập tức có bài phản hồi, cũng nói rằng điều đó là không thể.Việc thành lập một liên minh chính trị trong điều kiện thuận lợi ở các nước dân chủ là một việc hoàn toàn trong tầm tay, vậy mà lại trở thành « không thể ». Trong khi, người Miến điện, trong bối cảnh bị đàn áp tàn khốc ở thập kỷ 80 của thế kỷ trước, đã thành lập liên minh ngay tại đất Miến điện. Trong khi, trước đây, cũng chính người Việt Nam, trong bối cảnh đàn áp của thực dân, và bối cảnh khốc liệt của chiến tranh, cũng có thể thành lập liên minh. Những việc trước đây hoàn toàn nằm trong tầm tay người Việt Nam, giờ đây trở thành « không thể ».Tất cả những việc trên nói lên điều gì ? Nói lên rằng trên bình diện chung, chúng ta không chứng tỏ rằng chúng ta có khả năng phát triển. Trái lại, chúng ta đang chứng tỏ là chúng ta không có khả năng kết hợp với nhau vì một mục tiêu chung. Vậy thì kết cục là gì ? Là chúng ta cần chờ đợi rằng chính thể cộng sản sẽ vĩnh viễn duy trì, đảng cộng sản sẽ vĩnh viễn duy trì quyền lãnh đạo tuyệt đối, dù rằng bộ máy lãnh đạo thực sự rất nhiều vấn đề, rất bê bối, như chúng ta đã thấy. Và chúng ta đều biết rằng quyền lực tuyệt đối thì tha hoá tuyệt đối, nhưng không chỉ đảng cộng sản tha hoá, mà cả xã hội sẽ tha hoá dưới guồng máy quyền lực độc tài. Và không chỉ là hiện tượng tha hoá xã hội, mà cả chủ quyền và môi trường sống đều đang bị đe doạ trầm trọng. Những điều đó đã và đang là hiện thực, bởi vì chúng ta không đủ khả năng để làm xoay chuyển tình thế, vì chúng ta không giải quyết được các vấn đề của chính mình, vì chúng ta không thể trở nên mạnh, vì chúng ta tự làm chúng ta suy yếu và tan rã. Điều này thực sự rất đáng buồn. Nhất là tình thế hiện nay rất đáng lo ngại, Donald Trump lên làm tổng thống Mỹ với hứa hẹn sẽ huỷ bỏ TPP, vì thế để bảo vệ chế độ, rất có thể xảy ra trường hợp lãnh đạo VN sẽ buộc phải lệ thuộc hoàn toàn vào Trung Quốc.Xin mời quý độc giả xem Video : Tình báo Quân đội giúp Tổng BT Trọng giành toàn quyền kiểm soát Bộ CA từ Trần Đại Quang Vì thế mà tôi viết thư này, để nhắc lại hai niềm hy vọng mà tôi đã đặt vào tổ chức của các anh chị: hy vọng rằng tổ chức của các anh chị có thể bước sang một mức phát triển mới và trở thành một đảng chính trị chuyên nghiệp, và hy vọng rằng tổ chức của các anh chị sẽ là một tổ chức chính trị có khả năng mời gọi người Việt ngồi lại với nhau để tạo thành một sức mạnh chung, đáp ứng đòi hỏi của thực tế Việt Nam hiện tại.Quý mến,Nguyễn Thị Từ Huy Paris, 26/11/2016(Blog RFA)
  17. Ông Võ Văn Thưởng trong cuộc tiếp xúc cử tri Hôm nay BBC đăng tin ông Võ Văn Thưởng, Ủy Viên BCT, Trưởng ban Tuyên Giáo TW vẫn khỏe và đi tiếp xúc cử tri ở Đồng Nai BBC cũng nói rằng với việc xuất hiện này, ông Thưởng đã giảm bớt dư luận đồn đoán về việc ông bị bệnh. BBC cũng nhận xét "ông Thưởng gầy hơn so với trước" Dù đã từng nói rằng ông Thưởng bệnh và phải đi Nhật trị bệnh, tôi cũng mong rằng tôi đã hiểu sai về bệnh của ông, thật lòng tôi mong ông khỏe mạnh. Trong xu hướng đường lối cải cách chính trị quốc gia đang chậm đi, tôi có nhiều cơ sở để nhận định rằng ông Thưởng như một mầm xanh có thể kế thừa đường lối của nhóm cải cách nhằm cải thiện bức tranh chính trị của đảng và đất nước. Với tư thế là Ủy viên BCT trẻ nhất , ông Thưởng có nhiều thời gian để nắm vững bức tranh chính trị quốc gia và cầm nắm quyền lực theo xu hướng tích cực cho tất cả. Mong rằng ông giữ gìn sức khỏe vì con đường còn dài phía trước. Tôi cũng biết rằng thiên triều phương Bắc chưa bao giờ khoái nhóm cải cách trong đảng CSVN. Theo nhiều nguồn tin không có cách gì kiểm tra, trong triều đình thiên triều vẫn có một bộ phận ngày ngày khấn vái cầu cúng trù ẻo cho ông Thưởng bệnh nặng để không thể tiếp tục con đường chính trị. Mà không chỉ mình ông Thưởng, việc tướng Tô Lâm trước đây từng đề xuất tăng cường cận vệ và an ninh cho ghế bộ trưởng ngoại giao của Việt Nam cho thấy những việc khấn vái trù ẻo nhằm ngăn chặn Việt Nam cải cách xích về hướng Tây của thiên triều là có cơ sở. Bởi vì ngoài thiên triều ra, tôi không nghĩ rằng có nước nào khác muốn trù ẻo quan chức Việt Nam lúc này Khác với nhiều thân vương khác, ông Võ Văn Thưởng sạch sẽ về tiếng tăm và được nhiều thiện cảm của nhiều phe phái, nên một khi ông đã leo lên được thì rất khó hạ bệ ông bằng quy định quy chế hoặc sử dụng văn nô bồi bút ( như ông Đinh La Thăng đang bị) để làm ông mất uy tín mà phải tự lui. Việc kiên trì cầu cúng trù ẻo của thiên triều nếu "có cầu có thiêng" rơi trúng vào ông Thưởng chính là chiêu "rút củi đáy nồi" rất hiểm, nó sẽ làm đảng mất hẳn một đường lối cải cách chứ không chỉ mất đi một con người cụ thể đang được nhiều bên kỳ vọng Mời xem Video: Tình báo Quân đội giúp Tổng BT Trọng giành toàn quyền kiểm soát Bộ CA từ Trần Đại Quang Mong ông Thưởng cẩn thận giữ gìn mọi thứ để đủ sức chống lại các lời cầu cúng trù ẻo xuất phát từ thiên triều phương Bắc. Tôi lo lắng cho con đường cải cách đảng không chỉ vì ông Thưởng, mà còn bởi vì tôi chưa nhìn ra sau ông Thưởng sẽ là ai. Nguyễn An Dân 26/11/2016 (FB Nguyễn An Dân)
  18. Thế là cuộc họp thứ 2 của Đại hội Quốc dân thành công tốt đẹp, rất tốt đẹp trên tinh thần “dân chủ đến thế là cùng”, nhưng cũng chộn rộn nhiều cảm xúc. Quốc dân trông chờ ở kỳ họp này. Từ đầu năm 2016 đến nay, ngay sau những sự kiện thành công ngoài mong đợi ở phút bù giờ, trên khắp đất nước, hầu hết các lĩnh vực bung bét quá nhiều chuyện kinh hoàng, xót xa, căm giận, ngờ vực, thất vọng. Nhưng đã trót cầm lá phiếu bầu cho các vị mà chưa bỏ đã biết trúng cử vào cơ quan quyền lực càng cao… càng tối nên cố xem kỳ họp này thế nào. Sát kỳ họp lóe lên chút hy vọng, chói tai bởi những lời hùng hồn, hoa mắt vì những bàn tay chém gió. Nào là kỳ này những vấn đề nổi cộm nhất định sẽ đưa ra Nghị trường, vạch đích danh. Nào là sẽ truy vấn đến cùng, không có chuyện hết giờ, sẽ họp ngoài giờ. Nhưng rồi thất vọng ngay. Không có đó là Luật về Hội, vừa đưa ra bàn đã rụi tắt. Còn số phận của Luật Biểu tình càng vô vọng, trước mắt năm 2017 chưa có tăm hơi. Bộ luật Hình sự 2015 vừa sửa vừa run, ngộ nhỡ lại sai nữa thì có mà … Không ra các luật này thì không được, mà cho ra thì chưa biết sao đây. Lần khân là thượng sách. Cũng có sáng suốt đối với Điện Hạt nhân Ninh Thuận chỉ sau có… 7 năm rầm rộ triển khai tốn kém nay đắp chiếu. Nhưng điều quốc dân mong mỏi không chỉ có vậy mà phải là cả Formosa Hà Tĩnh, bauxit Tây Nguyên, thép Cà Ná. Anh minh sớm ngày nào chặn thảm họa ngày đó. Hy vọng còn lại đặt cược vào cuộc chất vấn và trả lời chất vấn (gọi tắt là Vấn-Đáp). Ngay phiên đầu tiên được mô tả là “nảy lửa” (nảy ra lửa nhưng Bộ Tư lệnh Chữa cháy vẫn rung đùi… nhậu). Nhưng mà có lửa thật. Trong 2,5 ngày mà có tới 200 loạt liên thanh câu hỏi, rồi lại hơn 30 lượt tay súng khác bắn tiếp gọi là tranh luận… không tới cùng. Cứ tưởng là các vị phải Đáp sẽ tóa mồ hôi, nhưng chẳng dè ai nấy đều thản nhiên, mạch lạc, tươi cười ăn ảnh. Thì ra thế này. Phải bái phục tài của Bà Tổng Trọng tài cuộc giao tranh Vấn-Đáp. Biết chắc các truy vấn việc luân chuyển công bộc, tặng danh hiệu cao quý, kẻ tham những bỏ trốn ra nước ngoài êm ái như “con voi chui lọt lỗ kim”, các vị phải Đáp sẽ ứ họng, Bà giải cứu bằng hiệu lệnh cắt còi “Hết giờ”; Không nằm trong Chương trình nghị sự; Sẽ trả lời riêng bằng văn bản. Bà còn có cách “cứu bồ” siêu hơn. Đáng ra việc giải trình 4 vụ máy bay rơi gây tổn thất nghiêm trọng cho Quốc gia phải là trưởng Ngành thì chỉ ủy quyền tướng một sao (trong cơ man tướng), Phó Quân khu (cấp này dòm đâu cũng có), là Đại biểu của một Thành phố ê a vài câu trong cuộc họp tổ. Thế là xong, đố ai dám thóc mách, vặn vẹo, lô bô sẽ là mắc mưu các thế lực phản động. Liệu đây có phải là phép màu để từ nay có các vụ rắc rối tương tự, cứ việc cho hình nhân thế mạng? Đến màn Vấn-Đáp mới cực hay. Sự việc rành rành từ tám đời, qua ngày này tháng khác xục xạo điều tra mà khi Vấn ráo hoảnh như mới toanh: Có biết không, cho biết nguyên nhân, trách nhiệm thuộc về ai, biện pháp giải quyết thế nào? Người đáp mạch lạc: Nhận được chỉ đạo của thượng cấp đã khẩn trương điều tra làm rõ. Khi phát hiện vi phạm sẽ kiên quyết xử lý nghiêm, không có vùng cấm. Xin nhận trách nhiệm của tập thể, của người tiền nhiệm. Cam kết làm hết bổn phận… Thế nên Chủ tọa nấc nỏm khen: Nắm chắc vấn đề, đưa ra được hướng giải quyết”. Vấn chung chung, Đáp cũng chung chung, khớp khít, hài lòng cả. Người Vấn, kẻ Đáp đều là lính mới, song ai nấy đều là siêu sạ thủ, xứng đáng đoạt huy chương vàng Olympic Thế giới. Đến lượt Vị Tổng chưởng lý khóa đuôi màn Tuồng cải lương tân cổ giao duyên nghe càng sướng tai. Tiếng ông vốn đanh vì miệng có gang có thép, lại được loa điện kích cao tần: Phải làm rõ vi phạm. Kiên quyết xử lý nghiêm không loại trừ bất cứ tổ chức cá nhân nào. Xóa bỏ tư duy nhiệm kỳ. Không có vùng cấm. Kiểm soát quyền lực để chống tham nhũng. Phát hiện cán bộ hư hỏng, thoái hóa, biến chất xử lý ngay. Sẽ có cơ chế (cách nói khác của chữ quy trình) tìm người tài ở góc núi, bìa rừng; bổ nhiệm người tài. “Văn hóa từ chức” cũng phải có cơ chế. Điệp khúc sẽ-quy trình-kiên quyết thét vang cháy cả màng loa. Tự hỏi cớ sao cả Vấn và Đáp hùng hồn như tràng súng trọng liên ròn rã đều vống lên trời? Thì ra, lâu nay ở cái xứ này dù đã cam đoan có một bộ phận không nhỏ suy thoái, tự chuyển hóa, nhưng là ai? Không ai. Gay gắt về sự lộng hành của các nhóm lợi ích nhưng là nhóm nào? Cũng chịu. Thời buổi số hóa, mỗi vị chức sắc được cấp một mật khẩu, chẳng hạn ông là X, bà là Y, vậy chỉ có trời mới biết. Thượng đế né thì hạ giới không dại gì bô bô, có khi mang vạ. Thượng đế bắn chỉ thiên thì quần thần ghếch nòng súng lên trời. Mọi xạ thủ phải bắn chỉ thiên vì chống tham nhũng là ta chống …ta. Vở diễn hạ màn thì đến màn tung hứng vén phông. Theo chân các vị dân biểu vừa ra khỏi Cung điện Diên Hồng, các nhà đài chính hãng giơ mic phỏng vấn. Các vị nguyên lão, hưu trí rỗi hơi ngồi sẵn chầu chực chờ nhà đài dí mic vào miệng. Tất thảy đều chung bài ca: Chưa hay như thế bao giờ! Các đài con, báo lẻ phụ họa. Lòng tin đã tơi tả, ra rả thành tích, thành công, thành tựu chẳng lọt tai. Số liệu minh chứng là liều liệu mà ra số. Từ ngữ có hoa mỹ đến mấy thì vẫn là đống rác mới chềnh ềnh ra thế. Nghị quyết chồng nghị quyết nhưng tình thế không thể đảo ngược. Ngân khố Quốc gia luôn thâm hụt. Có tới 47/63 đứa con lúc nào cũng nheo nhéo gào tiền để tổ chức lễ lạt, đãi đàng, xây tượng đài, công trình thế kỷ, thả phanh phong hàm thăng cấp cho thuộc hạ. Vẫn chìm đắm trong nợ công. Nợ xấu chưa thành nợ đẹp. Thiếu trách nhiệm gây hậu quả càng nghiêm trọng. Cất nhắc bao nhiêu người nhà cũng đúng quy trình. Dân đen điêu đứng vì thảm họa, lừa đảo cũng đúng quy trình. Hàng trăm nghìn cử nhấn vẫn lêu lổng. Học trò tiếp tục làm chuột bạch thí nghiệm. Tội ác ngày càng man rợ, trẻ hóa. Tệ nạn ngày một tinh vi cũng hóa trẻ, tràn lan trên mặt báo, lanh lảnh tiếng rao bán báo dạo sớm mai. Vạn bó đuốc thanh tra vẫn không bắt nổi một con ếch. Cách thẳng thừng cái chức không còn, nhưng cứ phèng phèng thật to để mách khéo đồng lõa hãy tìm mánh siêu hơn để cống hiến cho “Tổ quốc ta chưa như thế bao giờ”. Mời xem Video: Nguy cơ xảy ra đột biến lớn Bộ Quốc phòng báo động toàn quân sẵn sàng 24/24 Tan làn khói bắn chỉ thiên, mới lộ ra điểm khiến lớp người ăn lương mà không sống… bằng lương hý hửng là đến 1/7 sang năm tăng lương 7%. Sẽ thêm vài đồng, song cái “giá” nó ranh ma lắm, đánh hơi sắp có tiền là đi tắt đón đầu tăng vọt, biết bao người không có lương vạ lây. Ngộ nhỡ đến hạn tăng lương Ngân khố Quốc gia vơi đành lùi như năm 2014, ban đầu định 1/7 sau lùi đến 1/10 rồi lùi tiếp đến 1/1/2015, đến tháng 4 mới được lĩnh. Theo quy trình khai mạc, hết việc thì bế mạc. Ngày khai mạc nóng bao nhiêu thì ngày bế mạc nguội tanh bấy nhiêu, nhưng do làm việc đầy trách nhiệm, đầy tốn kém, nhàm chán, vô bổ Kỳ họp đã thành công rực rỡ. Máy bay địch đã bay xa, tình hình trở lại bình thường. Nguyễn Duy Nghĩa Tác giả gửi BVN. (Bauxitevn)
  19. Trong một thời gian ngắn, rất nhiều sự kiện trên thế giới đem lại cho chúng ta những bài học về sự thất bại. Từ thất bại của một ứng cử viên tổng thống cho đến thất bại của một quốc gia bất ngờ về người lãnh đạo của mình. Rất nhiều những câu chuyện về thất bại được kể lại với nhiều ngôn ngữ, chủng tộc. Nhưng điều đáng để ghi lại, là khi giáp mặt với thất bại, con người đã hành xử như thế nào. Ns Tuấn Khanh Điều tôi muốn nói với bạn là vậy. Ngay tại Việt Nam, người ta cũng nhìn thấy vô số các biểu cảm về sự thất bại. Có người cảm thấy thất bại trong việc đã đặt niềm tin vào ai đó. Có người cảm thấy thất bại vì đã trông chờ vào những chuyển biến của thời cuộc tốt hơn, nhưng chỉ thấy toàn là nhiễu nhương. Trên một status của Facebook, một người bạn trẻ viết rằng anh sẽ rời bỏ trang mạng xã hội này vì đã quá mệt mỏi nuôi hy vọng về tương lai của đất nước mình. Quả là chúng ta đang đối diện với hàng loạt thất bại. Nhưng đôi khi, có cả những thất bại không phải do chúng ta gây ra, nhưng phải gánh chịu. Thật thất bại khi phải chấp nhận một Bộ trưởng giáo dục như Phùng Xuân Nhạ, khi cười vui, bán danh dự nhà giáo vào những cuộc chè chén, coi đó là những điều bình thường. Chúng ta đang phải sống và giáp mặt với thất bại từ một nền giáo dục loay hoay với những kẻ cầm đầu vô trách nhiệm cũng như vô liêm sỉ. Thật thất bại khi mỗi ngày người dân chúng ta nói về biển, về đảo và lòng yêu nước. Nhưng rồi bàng hoàng nhìn tàu kiểm ngư oai vệ đâm chìm tàu ngư dân, hành động hung ác và tàn nhẫn không khác gì tàu Trung Quốc đâm tàu Việt Nam ngoài khơi xa. Loại tàu kiểm ngư không bao giờ dám xuất hiện giải cứu ngư dân khi họ gặp kẻ cướp trên biển, chỉ vênh váo gần bờ. Thật thất bại, khi mỗi ngày các câu chuyện công an, cảnh sát giao thông đánh chết dân vẫn diễn ra, nhưng pháp luật thì bâng quơ. Những kẻ phạm pháp tồi tệ nhất được nâng đỡ chỉ bởi là đảng viên đảng cộng sản. Chúng ta cũng là những kẻ thất bại, khi nhìn thấy chung quanh mình những điều bất cập diễn ra như một sự thách thức lương tri và lẽ phải, nhưng bất lực đối diện với sự thất bại của mình mỗi ngày. Trong một lần trả lời phỏng vấn đài RFI vào tháng này, bà Phạm Chi Lan, chuyên gia kinh tế nói rằng mọi thứ cần phải thay đổi để phát triển, Việt Nam sẽ phải, làm dù chậm. Sự thật là như vậy. Trong những giờ phút mệt mỏi nhất, tôi cũng đã tự hỏi sẽ còn phải đổi bao nhiêu những bất cập nữa, chịu đựng bao nhiêu quan chức tồi tệ như Võ Kim Cự hay Vũ Huy Hoàng… thì chúng ta có được những đổi thay tốt hơn, so với những thất bại từng ngày, từng giờ, trên từng phát biểu của các nhà lãnh đạo hiện nay? Tôi cũng như bạn, và nhiều người dân Việt Nam khác, nhìn thấy sự thất bại của mình, của dân tộc mình khi nghe rau củ quả Trung Quốc sẽ tràn sang Việt Nam với mức thuế 0%. Tôi nghe thấy thất bại khi Ninh Thuận reo mừng thực hiện nhà máy thép Cà Ná, đường biên giới phía Bắc ở Vàng Ma Chải bị Trung Quốc âm mưu lấn từng ngày. Tiếng vọng thất bại còn ở chuyện nền kinh tế Campuchia giờ đây sản xuất được cả xe hơi điện và đòi xây tường ngăn biên giới Việt Nam – Campuchia như Donald Trump tuyên bố, để cấm Việt Nam xâm phạm chủ quyền. Tôi sống trong thất bại, chúng ta sống trong thất bại, và một cơ đồ nhìn tổng quát như hôm nay, quả là thất bại. Không ít người Việt mang tâm trạng bế tắc và buồn phiền. Đâu đó trên Twitter, một người ủng hộ cho bà Hilary Clinton, đã viết sau khi có kết quả chung cuộc. Đại ý của cô viết rằng “Chúng ta đã thất bại. Nhưng chúng ta không trốn chạy, không ẩn nấp. 4 năm thật dài, nhưng đó là cơ hội để chúng ta tập hợp và quay lại, giành quyền quyết định cho đất nước mình”. Những dòng chữ này đã có đến hàng chục ngàn like và chia sẻ. Quả vậy, chúng ta cũng sẽ không trốn chạy, không ẩn nấp. Dẫu rất buồn phiền. Vì bởi giáp mặt với thất bại, nếu chấp nhận đau yếu, bạn sẽ bị hủy diệt. Còn nếu nghĩ đến tương lai và giữ một niềm hy vọng, bạn có thể đi tới và băng qua thất bại của mình, cũng như của kẻ khác. Và vì bởi, thất bại nhìn thấy hôm nay nhắc mỗi người về tương lai của một quê hương không thể tan rã, con cháu chúng ta không thể lạc loài. Có thể là một ngày thất bại, một giai đoạn thất bại, chứ không thể là một định mệnh thất bại. Hãy nuôi một niềm hy vọng cho những đổi thay tốt đẹp nhất, lên tiếng bằng sự thật và lẽ phải. Có thể bạn nói tôi mơ ước viễn vông, nhưng đừng quên nhớ lại câu nói nổi tiếng Nelson Mandela, người từng chịu 27 năm tù cho một giấc mơ thôi aparthied trên đất nước mình “Mọi thứ đều là bất khả, chỉ khi sự thật đến”. Chúng ta cũng có quyền nuôi một giấc mơ và hy vọng về sự thật, dẫu phải đang giáp mặt với thất bại. Tuấn Khanh (Blog RFA)
  20. Hôm nay dạo một vòng quanh làng facebook thấy thiên hạ quần hùng vẫn còn rộn cả làng về chuyện Hùng Cửu Long (HCL). Chưa kể cuộc chiến đã lan rộng hơn khi thiên hạ lôi cả Nguyễn Trang Nhung và Lê Nguyễn Hương Trà vào ném đá chung vì những chị này có những hình chụp chung với HCL. Trước tiên là có vẻ như những người ném đá và phản biện phe ném đá đều có những lý luận rất có lý, nhưng đa phần quên là ném đá vào cái áo của HCL mặc thì đúng hơn là ném đá vào chính bản thân HCL, đây là hai việc khác nhau. Thế nên hãy bỏ qua chuyện HCL ngồi với ai để ném đá lây lan. Ném đá quan điểm của một người vì mình không thích quan điểm đó khác với ném đá vào quan hệ cá nhân của họ. Cái thứ hai là dư luận dù phê phán hay ủng hộ cũng chưa quan trọng, quan trọng là theo tôi thì nên khuyến khích nhiều hành vi như HCL, ví dụ có nhiều thanh niên mặc cờ vàng ba sọc đi trên phố thị Việt Nam một cách thong dong ôn hòa thì cũng là tốt một khi cho là việc của HCL vừa làm là hợp lý Tôi chỉ mong rằng những ai ủng hộ HCL mặc đồ cờ đỏ sao vàng đi vào cộng đồng VNCH ở Mỹ thì cũng đừng phản đối khi sau này có nhiều thanh niên khác mặc đồ có cờ VNCH đi trên phố thị Việt Nam. Ai kêu gọi bảo vệ tự do ngôn luận-tự do thể hiện tư duy chính trị cho HCL thì cũng nên kêu gọi bảo vệ khi có người khác mặc cờ VNCH, như vậy mới chân chính là bảo vệ tự do ngôn luận, còn không cũng chỉ là ngụy biện mà thôi. Dân tộc này sớm hay muộn cũng phải hòa giải để tham gia vào cạnh tranh dân tộc. Tương lai thế giới là cạnh tranh dân tộc. Trong công cuộc hòa giải đó, bàn tay chìa ra trước từ phía đang nắm giữ quyền lực sẽ nhận được nhiều tiếng vỗ tay khen ngợi dù bất cứ phe nào Còn về anh HCL, tôi có lời khen anh về sự dũng cảm. Nhưng sự dũng cảm và sự cần thiết đôi khi không đi kèm với nhau. Dũng cảm xung phong là cần thiết khi là chiến sĩ, nhưng nó chỉ có giá trị khi phù hợp với chiến lược của cả bộ tư lệnh phía sau, còn không thì rất dễ bị quy là "tham công mạo tiến" dù động cơ xung phong có khi là trong sáng Mời xem Video: Tổng BT Nguyễn Phú Trọng yêu cầu Bộ CA chấm dứt hỗn loạn do thanh trừng nội bộ Mong anh nên mặc áo có cả 2 màu cờ VNCH và cờ đỏ sao vàng (nếu anh thích mặc quần áo có cờ), để thể hiện quan điểm đứng giữa trung lập của mình nhằm hòa giải ( nếu anh có ý định đó). Hòa giải thì cần "đứng giữa" và phê bình khách quan, chứ không nên thể hiện một bên như thế Trách nhiệm hòa giải là của hai bên, nhưng quyền thổi còi khai mạc trận đấu và áp đặt luật thi đấu đang nằm trong chân đảng. Nguyễn An Dân 23/11/2016 (FB Nguyễn An Dân)
  21. Khi thay đổi một xã hội, đương nhiên sẽ có một khoảng thời gian bị hỗn loạn trước khi đi vào ổn định và phát triển, và đây là một điều bình thường cho tất cả các xã hội, và không có gì đáng sợ cả. Do đó trong xã hội hiện nay của Việt Nam, nếu các bạn không tự mình trở thành một “Lương Sơn”, thì ai sẽ làm chuyện đó cho các bạn? Muốn thay đổi, xã hội Việt Nam cần có những "Lương Sơn Bạc" Đang chuẩn bị cho tuần le Tạ Ơn theo truyền thống ở mảnh đất mà tôi sinh sống, hôm nay tôi lại nhận được một email từ Việt Nam của một bạn rất trẻ, chánh gốc miền nam, thường xuyên đọc các ý kiến của tôi trên các bài viết hoặc trên Facebook, người bạn trẻ này đã đưa một ý kiến khá nghiêm túc rằng: Chú viết rất nhiều và so sánh rất nhiều về xã hội đương đại của Mỹ và Việt Nam, nhưng chú lại không sống thực tế ở Việt Nam, làm sao chú hiểu được người sống ở Việt Nam đang cần điều gì, nhất là trong giai đoạn hiện tại, những cái “quyền” mà chú đề cập đến, có ai ở Việt Nam mà không mơ ước, nhưng lực bất tòng tâm, với một xã hội, môi trường tan nát như vậy, người dân như chúng cháu không có khả năng để thay đổi, điều mong mỏi nhất sau “cơm, áo, gạo, tiền” chính là sự an toàn cho gia đình. Các chú, bác ở bên ngoài nên đưa ra những giải pháp thực tế tốt hơn hơn, còn những cái “quyền” con người mà chú nói, xa vời lắm chú ơi. Ý kiến của người bạn trẻ này đã khiến tôi liên tưởng đến một tác phẩm tiểu thuyết của Trung Hoa, được xếp vào hàng “Tứ Đại Danh Tác”, tức là bốn tác phẩm lừng danh của nền văn học tiểu thuyết cổ điển Trung Hoa, đó là Thủy Hử của Thi Nại Am, mà người Việt thường gọi là 108 Anh Hùng Lương Sơn Bạc. Tác phẩm này đề cập đến những quan lại dưới triều đại nhà Tống, vì không chịu nổi bộ máy tham nhũng, thối nát của những tên gian thần như Cao Cầu, Lương Trung Thư, họ đã bỏ lên núi Lương Sơn tụ nghĩa, trở thành một lực lượng đối đầu với chính quyền Tống Huy Tông một thời gian dài. Lương Sơn Bạc là nơi tập hợp không chỉ quan lại bất mãn, mà còn có những thảo khấu hắc đạo, ban đầu chỉ là cướp giàu tế nghèo, sau đó bị lực lượng nhà Tống truy bắt, họ trở thành những “nghĩa quân”, công khai đối đầu với các trận tấn công. Những tên tuổi của 108 Anh Hùng Lương Sơn như thầy chùa ăn thịt chó Lỗ Trí Thâm, Lâm Xung, Võ Tòng, Ngô Dụng, Tống Giang, Dương Chí đã trở thành những tên tuổi quen thuộc của văn hóa dân gian, thậm chí câu chuyện của họ còn được dàn dựng thành tuồng tích trên sân khấu. Tác phẩm được ra đời dưới triều đại quân chủ, nhưng cũng đã nói lên được khát vọng của tác giả và những người dân sống dưới triều đại đó, khát vọng có một xã hội công bằng hơn, không bị sách nhiễu bởi các quan lại địa phương cho đến trung ương, kẻ ác phải bị trừng trị, và người lương thiện nên được môi trường sinh sống trong sạch và an toàn hơn. Chắc các bạn thắc mắc tại sao tôi lại liên tưởng đến Thủy Hử? Là bởi vì xã hội các bạn đang sinh sống, nó còn tàn khốc không khác gì những người dân sống dưới thời Tống Huy Tông trong Thủy Hử. Dưới thời Tống Huy Tông, Cao Cầu nhân danh “thiên tử”, truy thu đủ loại thuế, mục đích là phục vụ cho ông vua ăn chơi trác tán Tống Huy Tông, và thu gôm tài sản của quốc gia về làm của riêng. Nó có khác gì bây giờ, “chính phủ” của các bạn đang nhân danh “phát triển”, truy thu hàng chục loại thuế, phí, quỹ, bòn rút hết máu của người dân, để rồi những tên “quan” mang thẻ đảng, nhà cao cửa rộng, xe hiệu, đất đai khắp nơi, trong khi các bạn thì còng lương làm việc không đủ sống, còn gồng gánh hàng trăm thứ thuế, phí quỹ do “chính phủ” của các bạn đặt ra. Cao Cầu giữ chức Thái Úy, lợi dụng chức quyền đưa hết bà con, thân thuộc, phe đảng vào nắm các chức vụ quan trọng của triều Tống, hà hiếp những quan lại trung lương, truy bức những kẻ có tài mà không chấp nhận làm việc cho hắn, thủ tiêu hàng loạt những người không đồng ý cách điều hành triều đình của hắn, và “chụp mũ” cho những người này là “tạo phản”. Nó có khác gì đảng Cộng Sản hiện nay, bà con thân thuộc của đảng viên được cấp “thẻ đảng” vô tội vạ, rồi cùng nhau nắm giữ các chức vụ lãnh đạo một cách “đúng qui trình”, những người không có “thẻ đảng” thì bị gạt ra ngoài guồng máy chính phủ, những tiếng nói khác biết với quan điểm của đảng Cộng Sản thì bị sách nhiễu, cô lập, trù dập, tù tội, và “chụp mũ” cho họ là ‘phản động”. Dưới thời Cao Cầu thao túng, phe đảng của hắn là cả một guồng máy tham nhũng, sử dụng các binh lính, cận vệ, cấm vệ quân làm lực lượng bảo vệ quyền lực, nhắm mắt cho các lực lượng này tha hồ hà hiếp bá tánh, cướp đất đai, cướp tài sản, thậm chí là cướp luôn… vợ của người khác, ra sức bảo vệ cho tên gian thương, quan lại thuộc phe cánh của Cao Cầu. Còn dưới thời đảng Cộng Sản chi phối quyền lãnh đạo đất nước, guồng máy tham nhũng có khác gì với Cao Cầu, quân đội, công an, phường đội, thanh niên xung phong ‘biến dạng” trở thành lực lượng bảo vệ quyền lực chế độ, đảng Cộng Sản ra những “thông tư”, “nghị định” để ngăn chặn việc truy tố những “đảnh viên”, bao che cho các lực lượng này tha hồ “cưỡng chế”, đánh đập, sách nhiễu, cướp đất đai của dân chúng, bảo vệ cho những tên “đại gia” như Formosa, Dr Thanh, Tôn Hoa Sen thuộc phe cánh của đảng Cộng Sản. Cao Cầu nhân danh “thiên tử” để thao túng cả một triều đại nhà Tống, còn đảng Cộng Sản thì nhân danh “tổ quốc” để thao túng cả một giang sơn gấm vóc của tổ tiên. Và dưới triều đại của Cao Cầu, những người còn lương tri, những người còn khát vọng đã chấp nhận 2 chữ “tạo phản” để tranh đấu cho một xã hội khác công bình hơn, và họ đã làm nên lịch sử, tên tuổi của họ đã đi vào huyền thoại dân gian được người đời kính ngưỡng, và quan trọng hơn hết, bản thân họ đã có một khoảng thời gian dài sống với không gian tự do tự tại. Còn dưới xã hội của Cộng Sản, chứng nào các bạn trở thành một “Lương Sơn”? “Quyền” bảo vệ cho bản thân, cho gia đình cho tài sản là một cái “quyền” chính đáng, tại sao các bạn lại nói là “lực bất tòng tâm”? “Quyền” đó là do chính các bạn quyết định và tranh đấu, chứ đừng ngồi chờ “ai” ban phát cho các bạn. Trong một xã hội mà luật lệ do người dân bỏ phiếu, thì nền tư pháp độc lập là nơi gìn giữ luật pháp được người dân tôn trọng, mọi cái “quyền” đều được người dân tranh đấu bằng phương pháp ôn hòa trên tòa án, và tôn trọng quyết định sau cùng của tòa án, vì người dân hoàn toàn chịu trách nhiệm với những luật lệ do chính họ bỏ phiếu tán thành. Còn trong một xã hội, đảng cầm quyền tự ý ra luật lệ, không có một nền tư pháp độc lập, thì luật lệ đó chỉ bảo vệ quyền của kẻ cai trị chứ không phải bảo vệ cho người dân, nên việc tranh đấu cho cái “quyền” bằng phương pháp ôn hòa, các bạn sẽ mất cả vài trăm năm, thậm chí là vĩnh viễn không thể tranh đấu được. Tại sao các bạn lại cần phải tôn trọng cái “luật pháp” của đảng cầm quyền, khi cái “luật pháp” đó không hề bảo vệ cho các bạn, gia đình và tài sản của các bạn? Luật pháp chỉ được tôn trọng, nếu những luật lệ đó do chính người dân bỏ phiếu và chịu trách nhiệm, còn những “luật pháp” do đảng cầm quyền ban hành, thì mục đích sau cùng của họ là bảo vệ quyền cai trị, chứ không phải bảo vệ cho chính người dân trong xã hội, thì người dân có cần tôn trọng “luật pháp” đó hay không? Trong xã hội mà “luật pháp” do người dân bỏ phiếu chọn, thì không ai khuyến khích những hành động dùng vũ lực để giải quyết những vấn đề trong xã hội, mà họ chọn giải quyết bằng luật pháp trên tòa án để có sự công bằng tương đối. Nhưng trong xã hội “luật pháp” do đảng cầm quyền ban hành, làm sao các bạn có được sự công bằng khi “huyện bênh vực huyện”, “đảng viên bao che cho đảng viên”? Nên vũ lực sẽ là một giải pháp sau cùng để các bạn bảo vệ cho bản thân, cho gia đình và tài sản của các bạn. Với xã hội hiện nay của Việt Nam, khi người dân khinh thường những tên lãnh đạo với những hành động bao che lẫn nhau, dung túng cho gia đình, thân thuộc, phe đảng, sử dụng những luật lệ của đảng cầm quyền ban hành, để cướp đất đai, thao túng thị trường, phá hủy môi trường, tham nhũng tràn lan, công an liên kết với xã hội đen để thao túng xã hội, nếu không sử dụng vũ lực để tự bảo vệ, tôi quả thật không nghĩ ra giải pháp nào khác để các bạn có thể sinh sống một cách an toàn như các bạn mong muốn. Dưới xã hội đó, tôi cho rằng nếu các bạn can đảm, bước ra khỏi sự “sợ hãi” để trở thành một thứ “Lương Sơn”, không những các bạn có khả năng bảo vệ gia đình, bảo vệ tài sản, đòi lại sự công bằng cho chính các bạn, mà các bạn còn được “nếm thử” mùi vị của 2 chữ tự do như thế nào. Đương nhiên, sẽ có nhiều bạn cho rằng ý kiến này mạnh bạo, hay còn cho rằng tôi kích động bạo lực ở Việt Nam để lật đổ chế độ, và cho rằng nếu đấu tranh theo phương pháp này thì Việt Nam sẽ loạn mất, tình trạng “thập nhị sứ quân” thời đại sẽ xuất hiện, hay giống như cuộc chiến chống ma túy Phillipines hiện nay. Việt Nam sẽ giống như Syria, Lybia v.v… Đúng, người Việt Nam yêu chuộng hòa bình, không ai thích chiến tranh cả, nhưng nếu sống dưới một xã hội thối nát, môi trường bị tàn phá, tham nhũng, lộng quyền từ trung ương đến địa phương, quyền lực của công an, an ninh bao trùm trên cả nước, muốn thay đổi để trở thành một xã hội tốt hơn, các bạn đã không còn giải pháp nào khác. Đừng bao giờ trông chờ vào cộng đồng quốc tế giúp các bạn thay đổi xã hội, vì cộng đồng quốc tế chỉ can thiệp khi xã hội đó đã bị thay đổi hay lật đổ, và họ can thiệp để giảm bớt sự bạo loạn, và giúp cho quốc gia đó chấn chỉnh lại guồng máy điều hành thông qua bầu cử, chứ cộng đồng quốc tế không hề giúp lật đổ một chính phủ nào, trừ phi chính phủ đó đe dọa đến nền an ninh thế giới. Mời xem Video: DLV cao cấp Hùng Cửu Long bị người Việt tị nạn CS uýnh bét nhè khi mang cờ đỏ đến Little Sài Gòn Khi thay đổi một xã hội, đương nhiên sẽ có một khoảng thời gian bị hỗn loạn trước khi đi vào ổn định và phát triển, và đây là một điều bình thường cho tất cả các xã hội, và không có gì đáng sợ cả. Do đó trong xã hội hiện nay của Việt Nam, nếu các bạn không tự mình trở thành một “Lương Sơn”, thì ai sẽ làm chuyện đó cho các bạn? Và cũng không có ai bảo vệ cho chính các bạn, gia đình các bạn và tài sản của các bạn đâu! Công an, quân đội đã có lời thề “trung thành với đảng”, thì họ có trách nhiệm bảo vệ đảng chứ có bảo vệ dân đen như các bạn đâu? Hãy thử nếm mùi vị tự do nhé, các bạn sẽ cảm thấy nó quan trọng hơn bất cứ điều gì khác, vì tự do là nguồn gốc đem đến cho các bạn sự an toàn, cơ hội và tương lai. Trần Nhật Phong (Dân Làm Báo)
  22. Hiệp Định TPP mà đi đứt thì nhân quyền ở Việt Nam cũng đi tong... (Ảnh minh họa: Nguồn tư liệu Hiệp định Đối Tác Kinh Tế Xuyên Thái Bình Dương (TPP) đã gần như chết yểu khi ông Donald Trump, người từng tuyên bố sẽ cho TPP vào thùng rác đã đắc cử tổng thống Mỹ năm 2016. Mặc dù tổng thống B. Obama, cha đẻ của Hiệp Định này vẫn cố gắng khích lệ 12 nước liên quan rằng ông vẫn tin vào thành công của Hiệp Định nhưng có lẽ càng lúc ông càng tuyệt vọng hơn khi thời gian làm tổng thống của ông đã sắp hết. Theo các nguồn tin chắc chắn thì Quốc Hội Hoa Kỳ sẽ không bỏ phiếu về HĐ này trước khi tổng thống mới nhậm chức. Coi như TPP đã chết khi chưa kịp ra đời. TPP mà không có nước Mỹ thì coi như chết mất gần một nửa với hàng chục tỷ đô la tăng lên cùng các nguồn lợi đủ thứ đổ về với thuế xuất nhập hàng vào Mỹ với thuế xuất bằng 0.Thế là các lãnh đạo Ba Đình của Việt Nam ngẩn ngơ, lúng túng. Họ đã đánh cược vào bà Hillary Clinton quá nhiều với niềm tin bà này sẽ vẫn tiếp nối truyền thống đối xử mềm dẻo của ông B. Obama. Một chính sách ngoại giao thiếu cứng rắn cần thiết của Đảng Dân Chủ đối với chế độ CS ở Việt Nam cũng như khiến cho chế độ này ung dung chơi trò đu dây một cách công khai giữa hai siêu cường là Trung Quốc và Mỹ suốt nhiều năm qua. Nhất là trong vấn đề nhân quyền ở Việt Nam.Có lẽ hiếm có Nhà Nước nào mà tình hình nhân quyền, sự cởi mở dân chủ trong nước lại phụ thuộc vào nước ngoài nhiều như nước Việt Nam ta. Mỗi khi Việt Nam trước cơ hội được gia nhập một khối chính trị, kinh tế quan trọng nào đó thì nhân quyền lại được cởi trói một chút. Tùy theo sự quan trọng của nơi gia nhập, tùy theo đối tác mạnh hay yếu thì nhân quyền ở Việt Nam, một thứ quyền con người đầy vẻ khôi hài và giả tạo lại được thăng giáng, được đem ra mua bán, trao đổi nếu có kẻ mua. Và trên đời này thì chỉ có mỗi nước Mỹ là nước có đủ khả năng có củ cà rốt và cây gậy (yếu xìu) để mua mà thôi. Và Việt Nam chúng ta cứ ung dung mà chơi trò mặc cả, hét giá lên xuống để trục lợi trước anh Mỹ giàu có và bao dung.Nhưng than ôi. Thời oanh liệt nay còn đâu. Cuộc bầu cử 2016 đã đưa một nhân vật cứng rắn là ông Donald Trump lên làm tổng thống, với một quốc hội Hoa Kỳ lưỡng viện đều là các ông nghị Cộng Hòa còn cứng rắn hơn. Các đầu lĩnh CS ở Ba Đình ngơ ngác như những đứa trẻ bị cha mẹ bỏ rơi, không biết kiếm sữa ở đâu để bú mớm. Chẳng biết làm gì hơn thôi thì bổn cũ soạn lại, lấy ngay chuyện nhân quyền và tự do của các nhà đấu tranh dân chủ trong nước ra để ăn vạ. Trước tiên là TPP bị đe dọa chết trước khi sinh. Mất TPP thì cũng đồng nghĩa việc thành lập các hội đoàn độc lập mà hai nước đã đàm phán xong cũng đi tong. Các công đoàn độc lập mới chào đời đón TPP bị giải tán, cùng với hy vọng cho phép lập hội đoàn tự do vào cuối năm nay cũng chết ngắc. Những điều luật cởi mở đôi chút như Quyền Biểu Tình chẳng hạn sẽ ở lâu lắm trong bóng tối. Quan trọng hơn nữa là sẽ có nhiều nhà đấu tranh dân chủ sẽ bị bắt, nhiều phong trào độc lập sẽ bị đánh phá để trút cơn hả dạ. Ở đời có chuyện "Bánh ít đi, bánh qui lại" nhưng bây giờ ở phía "đối tác" là Mỹ thì phe Dân Chủ mềm xèo xuống, phe Cộng Hòa cứng rắn lên thì làm gì còn bánh ít để mà vòi vĩnh nữa nên các lãnh đạo Việt Nam đương nhiên cũng chẳng có bánh qui lại. Và nhân quyền ở Việt Nam, một thứ nhân quyền hạng hai cũng đương nhiên bị trả giá, bị bóp nghẹt không thương tiếc. Không lo sợ già néo đứt dây, không sợ sự trừng phạt có thể có thì các thủ lĩnh CS sẽ ra tay thẳng thừng. Để trả thù và cũng để làm hài lòng những tay cứng rắn nhất trong BCT CS. Thế là sẽ có nhiều nhà đấu tranh dân chủ nước nhà sẽ được mau mắn nhập kho là chuyện có thể dự đoán được.Nhưng biết đâu việc ông Trump đắc cử cùng với việc mất TPP lại là cái may cho nền tự do dân chủ ở Việt Nam. Vì ở đâu có áp bức, ở đó có đấu tranh...Mai Tú Ân* Tác giả gửi tới VANEWS
  23. Trong bài "Đa đảng đa phái, dân chủ dân chọn" đăng trên Talawas ngày 31-3-2017, tôi đưa ra nhận xét là ngay từ khi còn trứng nước, khi Việt Nam Cộng sản đảng bị Stalin bắt phải đổi tên là Đông dương cộng sản đảng, ĐCSVN đã chia làm hai phái đối nghịch nhau: phái Trần Phú, Hà Huy Tập và phái Nguyễn Ái Quốc. Hai phái này, ông Võ Văn Kiệt gọi là Tả khuynh và Hữu khuynh, theo cách gọi của 2 phái đối nghịch dưới thời Cách mạng 1789 Pháp, thường được biết dưới tên Jacobins và Girondins, nguồn gốc của các đảng phái Pháp sau này. Lịch sử của sự chuyển biến từ một đảng là đảng Dân chủ-Cộng hòa Mỹ, thành 2 đảng, Dân chủ và Cộng Hòa cũng giống như vậy. Ở những nước này sự tự tách rời thành 2 đảng đã tạo ra chế độ lưỡng đảng (hay lưỡng liên minh), hai đảng luân phiên nhau cầm quyền hành pháp theo sự lựa chọn của người dân qua phổ thông đầu phiếu và đó cũng là căn bản của dân chủ. Cũng trong bài viết kể trên, tôi có đưa ra ý kiến là với sự toàn trị của ĐCSVN không thể có đa nguyên nên không thể có đa đảng theo đúng nghĩa của nó, tuy trong thực tế, hai phái cố hữu trong Đảng luôn luôn đối nghịch nhau, phải được coi là 2 đảng. Thật ra trong từ ngữ Tây phương 'đảng" (party) cũng chỉ có nghĩa là phần, là phái. Từ khi tôi viết bài đó đến nay đã hơn 9 năm. ĐCSVN không những đã hoàn toàn bất lực không ngăn cản được sự 2 phái đấu đá nhau công khai, mà còn mỗi ngày một phân hóa, khiến trong mỗi phái lại nẩy sinh ra những bè cánh tranh giành nhau miếng ăn, đưa đến cái hậu quả là đất nước bị kéo lui trở lại thời thập nhị sứ quân cách đây gần 1100 năm.. Tôi thấy ĐCSVN khó mà tránh được bi kịch của ĐCSLX, chỉ ngày trước ngày sau mà hơn 20 triệu đảng viên đã biến mất không còn một mống, nếu không biết đi theo đường lối tự chuyển hóa của những đảng ở Mỹ, ở Pháp, được thành hình sau cuộc cách mạng giành độc lập của Hoa Kỳ (1776-1783) và trong cuộc cách mạng 1789 Pháp đánh đổ chế độ quân quyền. Bởi vậy sự ĐCSVN phải tìm một con đường để tự chuyển hóa là vấn đề sống chết cho chính ĐCSVN chứ không phải có một thế lực thù địch nào muốn cho Đảng tự chuyển hóa. Trái lại, những "thế lực thù địch", nhất là Tàu cộng, không mong gì hơn là ĐCSVN mỗi ngày một phân hóa chia thành nhiều bè nhiều cánh để Tàu dễ dàng khuynh loát, đồng thời kéo cả dân tộc Việt Nam vào vòng nô lệ của mình. Vấn đề là dù tự ý hay bị bắt buộc phải chuyển hóa thì ĐCSVN phải chọn mô hình nào? Chỉ có 2 mô hình: - Mô hình Tàu cộng. Mô hình này chỉ là mô hình Trung ương tập quyền từ thời Tần Thủy Hoàng với một vị hoàng đế hiện nay là Tập Cận Bình và một triều đình cùng hàng quan lại, là ĐCSTQ. - Mô hình lưỡng đảng của Mỹ được hình thành cách đây 200 năm khi đảng Dân chủ-Cộng hòa tự tách thành 2 đảng: Dân chủ và Cộng hòa. Tôi thấy mô hình Mỹ có vẻ thích hợp với tình trạng hiện nay của ĐCSVN nhất: Tôi xin tóm tắt lịch sử của đảng Dân chủ-Cộng hòa Mỹ và những trường hợp nào đã đưa đến sự tách thành 2 đảng là đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa, thay phiên nhau cầm quyền cho tới ngày nay : Năm 1792, Thomas Jefferson và James Madison thành lập một đảng lấy tên là Dân chủ-Cộng hòa để làm hậu thuẫn chống lại phái Liên bang (les Fédéralistes) muốn tăng cường chính quyền trung ương liên bang, hạn chế sự tự chủ của các tiểu bang. Jefferson là vị tổng thống đầu tiên của đảng này được bầu năm 1801, giữ 2 nhiệm kỳ liên tiếp. Sau đó là Madison rồi đến Monroe mỗi người cũng giữ 2 nhiệm kỳ. Jefferson là vị tổng thống thứ ba của Hoa kỳ và được coi là một nhà lập quốc đứng hàng thứ hai sau Washington. Đảng Dân chủ-Cộng hòa là đảng độc nhất cầm quyền trong một thời gian tương đối khá lâu dài, từ nhiệm kỳ của Jackson năm 1801 cho tới sau nhiệm kỳ của John Quincy Adams năm 1829. Cũng nên biết vì sao đảng Dân Chủ-Cộng Hòa tự tách ra làm 2 đảng: Ngay từ khởi đầu, trong đảng Dân chủ-Cộng hòa Mỹ đã có 2 xu hướng: Xu hướng thứ nhất muốn thống nhất quyền hành trong tay chính quyền liên bang, bênh vực lợi quyền của những doanh thương miền Bắc, đa số là người da trắng theo đạo Tin Lành. Xu hướng thứ hai đại diện cho những tầng lớp nhân dân miền Nam và miền Tây gồm những cộng đồng thiểu số, sắc tộc cũng như tôn giáo, và những thành phần trí thức, văn nghệ sĩ. Năm 1824 xẩy ra sự tranh giành giữa 2 ứng cử viên tổng thống, Andrew Jackson, đại diện xu hướng miền Nam và John Quincy Adams, đại diện xu hướng doanh thương miền Bắc. Cả 2 đều không đạt được đa số tuyệt đối, nhưng Adams lại được Quốc hội bỏ phiếu chọn. Phe theo Jackson tự li khai ra khỏi đảng, thành lập một đảng mới mang tên là đảng Dân chủ. Phe Adams cũng thành lập một đảng khác lấy tên là đảng Whip. Andrew Jackson, người đầu tiên của đảng Dân chủ được bầu 2 nhiệm kỳ liền. Năm 1854 đảng Whip đổi tên là đảng Cộng hòa với danh nghĩa tranh đấu chống sự một tiểu bang miền Bắc muốn hợp pháp hóa chế độ nô lệ. Chế độ lưỡng đảng ở Hoa kỳ bắt đầu từ năm đó. Nhưng những trường hợp của ĐCSVN có giống những trường hợp của đảng Dân chủ-Cộng hòa Mỹ không? Muốn trả lời phải trở lại thời những đảng của ông Hồ: Có nhiều người muốn ví ông Hồ với Washington và cho ông Hồ cũng như Washington, là người vô đảng phái, hay còn hơn nữa, đứng trên các đảng phái khi tập hợp mọi người yêu nước, không phân biệt tôn giáo, chính kiến, trong một tổ chức, không phải là một đảng mà chỉ là một hội, mang tên là Việt Nam Độc lập Đồng minh hội, gọi tắt là Việt Minh. Chỉ sau khi ĐCSVN bị chính ông Hồ giải tán, thì Đảng Lao động Việt Nam mới được ông Hồ thành lập. Bởi vậy, về mặt pháp lý, nói ĐCSVN là đảng của ông Hồ là nói không đúng, tuy thật ra những sự trá hình đổi tên cũng chỉ là những thủ đoạn của ông Hồ. Và nếu Lê Duẩn không ngu xuẩn vẫn giữ tên đảng Lao động, vẫn duy trì 2 đảng "anh em" là đảng Dân chủ và đảng Xã hội và Mặt trận giải phóng miền Nam, vẫn giữ tên nước là VNDCCH, thì ĐCSVN (đảng Lao Động), chỉ cần dầnh một số ghế đại biểu QH cho 2 hay 3 đảng này, thả cho Tư pháp một chút tự chủ, thì vẫn giữ đa số trong Quốc hội và vẫn nắm quyền Hành pháp, đồng thời đất nước không bị thêm 2 cuộc chiến tranh, không có 3 triệu người di tản, 1 triệu người bị đầy đọa trong các trại học tập, và nhất là không bị mất biển mất đảo, không bị nằm trong vòng cương tỏa của Tàu cộng. Vì sự ngu xuẩn của Lê Duẩn mà sai một li đi một dậm. Bởi vậy muốn tự cứu mình tránh trong Đảng tự thịt nhau vì tranh nhau quyền lợi, tránh đảng bị đi đến sự tan rã, và nhất là tránh cho người dân khỏi bị, không phe này thì cánh kia bóc lột, ức hiếp, không còn cách nào khác là đảng phải tự tách ra làm 2 theo mô hình của đảng Dân chủ-Cộng hòa Mỹ cách đây 200 năm. Kết Luận Có người nói, dù có đấu đá nhau, thậm chí có chém giết nhau vì tranh giành nhau lợi quyền, nhưng đầu óc những bè phái trong Đảng đều hệt như nhau thì dẫu có chia làm 2 cũng chả có gì thay đổi và dân lại càng khổ hơn vì trước chỉ có một đảng ức hiếp mình nay lại có 2 đảng. Tôi thì nghĩ ngược lại: 1) Một khi tự phân ra làm 2 đảng thì lực lượng đàn áp dân là công an và quân đội bắt buộc phải đứng trung lập. 2) Khi đã thành 2 đảng thì 4 triệu đảng viên có quyền lựa chọn theo đảng nào, hay chả theo đảng nào cả, tùy bản lãnh và sức lôi kéo của lãnh tụ mỗi đảng và nhất là về đối ngoại, đảng nào có vẻ cởi mở hơn, thiên về Tàu hay về Tây phương hơn thì lôi kéo được nhiều người hơn. 3) Khi có 2 đảng thì tất nhiên là mỗi đảng được quyền đề cử một ứng cử viên với những lời lẽ tranh cử khác nhau nên người dân ít nhất cũng có quyền chọn lựa một trong 2 người. Nguyên tắc "check and balances" (kiểm soát và đối trọng) trong tam quyền phân lập của Mỹ, dầu muốn dầu không cũng được áp dụng một phần nào giữa 2 đảng để kiểm soát lẫn nhau, cân bằng nhau và không thể tự kết tội nhau là thế lực thù địch được. Đó cũng là phương cách duy nhất để chống tham nhũng vì mỗi một đảng sẽ có một cơ quan báo chí, truyền thông riêng. Phong Uyên(Dân Luận)
  24. Do Thái, một quốc gia tan nát, chia lìa phải chạy trốn khắp nơi trên thế giới vậy mà cuối cùng vẫn trở lại được với quốc gia của mình do kiên trì và tình yêu quê hương đất nước tột độ. Họ có rất nhiều biểu tượng về niềm tin đối với thượng đế mà một trong các di tích còn lại là Bức tường than khóc nằm tại Jerusalem, thành phố của Chúa. Bức tường than khóc được xây dựng gần ba ngàn năm, nơi ấy người Do Thái tin rằng khi viết một lời nguyện nào đó trên giấy rồi nhét vào một lỗ hổng trên tường sẽ được chứng nhận và thực hiện bởi Chúa. Những câu than khóc, những lời ước hay thú nhận tội lỗi trước Chúa làm cho người ta rũ bỏ điều không phải của mình đã làm để từ đó xin ơn lành cùng sự cứu rỗi. Ở Việt Nam cũng có một bức tường than khóc như thế Mỗi năm một lần bức tường than khóc xuất hiện tại Quốc hội qua hình ảnh của 500 ông bà đại biểu như những viên gạch được người dân gửi tới nằm chồng lên nhau. Những viên gạch lằng nghe sự than khóc của những ông Bộ trưởng qua các báo cáo, chất vấn và những câu trả lời “nhận khuyết điểm” như tiếng than khóc của những đứa bé chưa trưởng thành được giao cho vai trò ngồi trên đầu thiên hạ. Bức tường ấy đôi khi cũng giận dữ hay phê phán với một chừng mực nhất định để rồi cuối cùng nhận tấm giấy “hứa” nhét vào khe hở vốn toang hoác vì trơ trẽn. Bức tường than khóc năm nay bị quá tải. Quá tải bởi sự than khóc của các Bộ trường trở nên đông đúc và khôi hài hơn. Tường không còn chỗ nhét các phát biểu nữa, đặc biệt sau khi ông Phùng Xuân Nhạ bị chất vấn vì hành vi vô giáo dục của ngành giáo dục do ông quản lý. Bộ trưởng Nhạ bị vây và đã phản ứng như một đứa trẻ lớp năm. Ông phân trần rằng các giáo viên bị điều đi tiếp khách do cán bộ chỉ vui chơi thôi không có bất cứ một sai trái nào. Hình ảnh giáo dục của đất nước trở nên tồi tệ đến không còn chỗ rửa chân nhất là ngày nhà giáo tới gần và phát biểu của ông Nhạ như chiếc đinh đóng vào bức tường than khóc tại Quốc Hội. Giáo dục đã tỏ rõ thành quả của nó sau 70 năm xây dựng. Cụ thể và dễ thấy nhất qua hình ảnh của các Bộ trưởng Giáo dục từ trước tới nay. Thử hỏi có ông nào ăn học đàng hoàng, tận tâm tận lực với giáo dục hay không hay là chỉ là những cậu bé bị ủ thứ khí đá “nhiệm vụ chính trị” sau những năm tháng học hỏi lý tưởng Mác Lê và tuyên chiến với ngành giáo dục bởi sự dốt nát và mù quáng của chính họ. Một nền giáo dục lấy xác người làm đơn vị đong đếm trong sách giáo khoa sẽ sản sinh ra những người dân lạnh lùng giết những tên ăn trộm chó một cách tàn nhẫn. Một nền giáo dục vinh danh anh hùng thần đồng không có thật là Lê Văn Tám, sẽ sản sinh ra những hung thần nhỏ có thật sẵn sàng đánh nhau như kẻ thù rồi quay phim đưa lên mạng như một chiến tích đối với bạn bè mình. Một nền giáo dục xem sự tranh dành miếng ăn là mục tiêu trong cuộc sống sẽ sản sinh ra hình ảnh dành ăn trong các tiệm buffet ở nước ngoài là điều không hề đáng ngạc nhiên. Một nền giáo dục xem hành vi chửi bới là chuyện bình thường nơi công cộng sẽ sản sinh ra bún chửi Ngô Sĩ Liên với hàng ngàn con bệnh tới đây sếp hàng nghe chửi là điều hợp lý. Một nền giáo dục luôn miệng tôn sư trọng đạo nhưng học trò đánh nhau với thầy cô giáo xảy ra như cơm bữa và không ai thấy đó là sự băng hoại của nền giáo dục sẽ lây lan ra xã hội như nấm sau mưa. Phùng Xuân Nhạ là sản phẩm của nền giáo dục ấy, nay được bày ra trước thiên hạ những gì ông ta được học trong nhà trường xã hội chủ nghĩa thì chúng ta cũng không nên trách móc ông ấy. Hãy tiếp tục than khóc cho chính chúng ta, những kẻ đang nuôi dưỡng nền học vấn đáng bị lên án và đập bỏ. Ngày nhà giáo 20 tháng 11 người ta thấy ông Phùng Xuân Nhạ tới viếng thầy của mình là Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân. Không biết ông Nhạ học ông Nhân lúc nào nhưng xét về thành tích thì ông Nhân không hơn gì ông Nhạ mặc dù được gọi là thầy. Cái lỗi của ông Nguyễn Thiện Nhân vẫn sờ sờ ra đấy: Ngày 17 tháng 11 năm 2006 ông Nhân trong tư cách Bộ trưởng Giáo dục đã hứa rằng tới năm 2010 người giáo viên sẽ sống được bằng đồng lương của mình. Xin mời quý độc giả xem Video : Bộ trưởng Giáo Dục Phùng Xuân Nhạ lớn tiếng: Cô giáo trẻ làm cave thì đã sao? Mười năm sau, người giáo viên khắp nước vẫn ngậm niềm tin của ông Nhân trong miệng lặn mò tìm đồng lương “sống được” ấy dưới những ao hồ bị phỉ báng là dạy thêm. Giáo dục với những lời hứa cuội sẽ sản sinh ra những bộ trưởng than khóc trước quốc hội là điều tất yếu. Tất cả các Bộ trưởng trong các đời Thủ tướng khác nhau đều được sinh ra trong chiếc lò ấp trứng xã hội chủ nghĩa được mệnh danh là giáo dục, sẽ không có thứ triết lý giáo dục nào thích hợp, ngoại trừ bốn chữ “nhiệm vụ chính trị” rất hào nhoáng nhưng lại đúng đắn đến kỳ lạ. Và vì vậy "bức tường than khóc" vẫn còn đó trong hàng chục hay hàng trăm năm nữa cho tới khi sự than khóc trở thành lửa đốt ra tro thứ than khóc giả tạo và đầy khinh bỉ đối với người dân hiện nay. Cánh Cò (Blog RFA)
  25. Một chính phủ Việt Nam khôn ngoan sẽ tìm cách lợi dụng cuộc đấu này để làm lợi cho đất nước. Vì trong cuộc diện vùng Ðông Nam Á, Việt Nam có thể đóng một vai quan trọng nếu ông Trump nhìn kỹ vào bản đồ. Donald Trump rất thực tế, không phải một người giáo điều, sẽ nhận ra sự thật đó. Donald Trump, Trung Quốc, và Việt Nam (Ảnh minh họa: Nguồn tư liệu) Khi ông Donald Trump đã vào Tòa Bạch Ốc, đứng trước bản đồ thế giới, ngó đến vùng Châu Á, liệu ông sẽ tìm thấy ngay tên nước Việt Nam hay không? Chắc là hơi khó. Ông Trump đã được hoãn dịch mấy lần, cho đến khi chiến tranh Việt Nam chấm dứt. Có lần ông được hoãn đi lính vì bị đau chân, mà bây giờ ông cũng không nhớ đau chân phải hay chân trái. Trên bản đồ Châu Á, Trung Quốc sẽ thu hút đôi mắt của các vị tổng thống Mỹ, hơn cả Trung Ðông và Ấn Ðộ. Nhưng khi nhìn xuống phía Nam Trung Quốc, tới vùng Ðông Nam Á, thì không ai có thể bỏ qua nước Việt Nam. Nếu có người vẽ thêm Ðường Lưỡi Bò trên mặt biển để giải thích, thì chắc chắn ông Trump phải nhìn thấy Việt Nam nằm ngay bên con đường biển mà một phần ba hàng hóa trao đổi khắp thế giới qua lại. Sẽ có người kể cho ông Trump biết rằng Nhật Bản tấn công Pearl Harbor năm 1941 sau khi các nước Anh, Mỹ phong tỏa, tấn công các tàu chở nguyên liệu và dầu lửa cho Nhật, cấm Nhật đi qua vùng biển này. Nếu có một cuộc chiến tranh mới ở Thái Bình Dương trong thế kỷ 21, thì Ðường Lưỡi Bò sẽ là nguyên nhân; mặc dù đây không phải là một nơi đáng tới xây khách sạn hoặc mở sòng bài. Từ sau Thế Chiến Thứ Hai, nước Mỹ đóng ba vai trò quan trọng trên thế giới, dù muốn hay không. Một là bảo đảm an ninh, trật tự trong nhiều khu vực, một vai trò cảnh sát. Hai là thiết lập và bảo vệ các định chế cùng quy tắc thúc đẩy thương mại quốc tế mở rộng hơn. Và thứ ba là vai trò hô hào, cổ động cho cách sống tự do dân chủ, như người Mỹ đã thí nghiệm từ thế kỷ 18. Trong cả ba vai trò đó, hiện nay Cộng Sản Trung Quốc đang thách thức nước Mỹ ở vùng Ðông Nam Á. Muốn thực hiện khẩu hiệu “Nước Mỹ vĩ đại như xưa” thì chắc ông Donald Trump không thể bỏ qua vùng này. Ðây là điều người Việt Nam có thể vận dụng làm sao có lợi cho dân tộc mình. Người ta chú ý nhiều đến những lời ông Trump đả kích Trung Cộng về thương mại, những lời đe dọa tăng thuế quan, vân vân. Nhưng trong cuộc vận động tranh cử vừa qua, ông Donald Trump cũng cảnh cáo những hành động xâm lăng của Trung Cộng. Ông đã nói rất mạnh, cốt chỉ trích chính quyền Obama, và muốn chứng tỏ ông sẽ cứng rắn hơn. Ông Trump từng nói rằng Trung Quốc đang xây một “pháo đài vĩ đại” (a massive fortress) trong vùng biển Ðông Nam Á. Theo ông, vì họ không coi nước Mỹ ra gì cả; ông ví với một bọn giết người mà không ai hỏi tội! Trên điểm mạng (website) của ông Trump khi tranh cử, ông đã nêu ý kiến sẽ “tăng cường quân lực Mỹ trong vùng biển phía Ðông và Ðông Nam Châu Á cho thích đáng,” để “ngăn chặn cuộc phiêu lưu của Trung Quốc đe dọa quyền lợi nước Mỹ ở Châu Á.” Những lời đe dọa trên có vẻ mâu thuẫn với ý kiến của ông Trump muốn “thương thuyết lại” những hiệp ước bảo vệ Nhật Bản và Nam Hàn, nhằm giảm bớt chi phí quân sự của Mỹ. Ông Trump còn nói sẽ rút bớt quân Mỹ đang đồn trú tại hai nước này, nếu họ không trả thêm tiền trong việc bảo vệ an ninh. Tuy nhiên, ai cũng biết rằng những cam kết quân sự của Mỹ với các nước trong khối NATO và Nhật Bản, Nam Hàn, là những cột trụ ngoại giao dựng lên từ 70 năm qua không thể một sớm một chiều xóa bỏ được. Nếu Mỹ rút quân đi, vùng Ðông Bắc châu Á sẽ náo động và bất ổn. Một cuộc chạy đua vũ lực sẽ diễn ra trước mối đe dọa bom nguyên tử của Bắc Hàn. Ông Trump đã nói với đài CBS vào Tháng Hai năm 2016 rằng, “Tôi sẽ bảo Trung Quốc thủ tiêu cái thằng đó (Kim Yong Un, lãnh tụ Bắc Hàn) bằng cách này hay cách khác.” Ông còn ngỏ ý nếu Nhật Bản chế vũ khí hạch tâm thì “cũng không hại gì cho nước Mỹ!” Có lẽ ông nghĩ một cách đơn giản rằng khi Trung Cộng lo Nhật chế bom nguyên tử thì họ sẽ phải tìm cách ngăn cản Bắc Hàn. Tại Quốc Hội Nam Hàn, các đại biểu thuộc cả hai đảng đã lên tiếng yêu cầu chính phủ cứu xét việc chế tạo vũ khí hạch tâm. Nhưng đảng Cộng Sản Trung Quốc có thể nghĩ khác. Bắc Hàn vẫn được họ dùng như một quân bài trong những cuộc thương lượng với các nước Á Ðông. Nếu quân đội Mỹ rút đi, họ sẽ tìm cách mời các nước này ký những hiệp ước an ninh song phương, đi đôi với những quan hệ kinh tế, vì Trung Quốc hiện đang là khách mua hàng nhiều nhất của cả Nam Hàn lẫn Nhật Bản. Ðối với các nước Ðông Nam Á cũng vậy, các hiệp ước kinh tế sử dụng Ngân hàng Phát triển Hạ tầng Châu Á sẽ là đầu cầu để tiến tới các hiệp ước an ninh hỗ tương. Liệu nước Mỹ có thể rút quân đi để Trung Cộng đóng vai “cầm trịch” ở vùng Á Ðông hay không? Mọi người có thể an tâm vì chính quyền Donald Trump sẽ gia tăng ngân sách quốc phòng. Những chiến hạm và phi cơ chiến đấu mới sản xuất, các tiểu đoàn bộ binh và thủy quân lục chiến sắp thành lập, sẽ phải được khai triển nơi nào đó trên thế giới. Người sắp được bổ nhiệm chức Cố vấn An ninh Quốc gia là tướng ba sao Mike Flynn, vốn là phó chủ tịch công ty CACI International ở Virginia, một nhà thầu với Bộ Quốc Phòng, các cơ quan tình báo, và Bộ Nội An, chuyên về kỹ thuật tin học. Cho nên quân đội Mỹ sẽ không được rút về mà có thể còn được điều động thêm, đi khắp thế giới. Trên website tranh cử, ông Trump từng nói rằng, “Một sự hiện diện quân sự mạnh mẽ sẽ là một tín hiệu minh bạch cho Trung Quốc và các nước Châu Á thấy rằng nước Mỹ đã trở lại đóng vai trò lãnh đạo thế giới.” Ông Trump đã chỉ trích chính sách của Tổng thống Barack Obama là “yếu ớt,” thì ông sẽ tìm cách chứng tỏ mình mạnh hơn. Biểu diễn thái độ cứng rắn hơn tại Ðông Nam Á cũng phù hợp với những lời ông Trump đả kích Trung Quốc trong cuộc tranh cử. Các cử tri ủng hộ ông Trump sẽ hài lòng. Vùng biển Ðông Nam Á là nơi không phức tạp như ở Trung Ðông và vùng Ukraine. Vì ở đó Mỹ chỉ cần tiếp tục những việc ông Obama đang làm, có thể gia tăng cường độ; mà phía đối nghịch trước mặt chỉ có một nước Trung Hoa. Còn ở hai chiến trường kia cần thăm dò phản ứng của các nước Châu Âu, cũng đụng chạm tới Nga, Iran, Thổ Nhĩ Kỳ, lại thêm cả thế giới Hồi Giáo. Ông Trump có thể biểu diễn bằng cách tăng cường những chuyến đi thám sát của Hải Quân Mỹ quanh các hòn đảo nhân tạo Trung Cộng đã xây, nhiều lần hơn, với các chiến hạm lớn hơn. Ông sẽ tìm cách “chinh phục lại” Philippines, coi như ông Obama đã để mất vào tay Trung Cộng. Dù tiên đoán ông Trump sẽ “làm dữ” nhưng chúng ta không thể đặt hy vọng vào một cuộc đối đầu sống chết giữa Donald Trump và Tập Cận Bình. Quan hệ giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới không phải là một cuộc chơi đơn giản. Ông Trump cũng từng nói trước ông sẽ dùng vấn đề thương mại để tạo áp lực trên Bắc Kinh trong những cuộc thương thảo khác. Cho nên ông cũng có thể làm ngược lại, dùng vấn đề an ninh hàng hải trong vùng Ðông Nam Á như một miếng đòn mặc cả với Trung Cộng trên các vấn đề mậu dịch và đầu tư. Cộng sản Trung Quốc có thể sẽ thấy nói chuyện với một thương gia như Donald Trump dễ hơn phải đối đầu với các nhà chính trị như Barack Obama hay Hillary Clinton, những người lúc nào cũng nhắc nhở đến nhân quyền hay chuyện khí quyển đang nóng lên. Giới kinh doanh Mỹ và đảng Cộng Hòa sẽ không cho phép một vị tổng thống Mỹ nào gây ra một cuộc chiến tranh mậu dịch, vì kinh tế thế giới sẽ sụp đổ. Từ năm 1990, các công ty Mỹ đã đầu tư 225 tỷ đô la vào nước Tàu, trong khi Trung Quốc mới đầu tư vào Mỹ được 65 tỷ. Năm ngoái, Mỹ bán sang Trung Quốc số hàng hóa trị giá 113 tỷ đô la, đó là nước buôn bán lớn hàng thứ ba, sau Canada và Mexico. Những công ty Mỹ như Boeing, Apple, General Motors biết rằng dân Trung Hoa càng có tiền nhiều hơn thì nhu cầu mua những món hàng đắt giá của Mỹ càng cao hơn. Trong một thế giới mậu dịch tự do thì chính các xí nghiệp và các nhà kinh doanh Mỹ sẽ được lợi; vì họ sẵn có tập quán cạnh tranh và khuyến khích các sáng kiến trong nội bộ. Họ cũng sẵn sàng thay đổi cách làm ăn khi cần thích ứng với hoàn cảnh mới. Tổ hợp ngân hàng JPMorgan Chase mới bị chính phủ Mỹ phạt 264 triệu đô la vì đã tuyển mộ hàng trăm nhân viên là con cháu của các quan chức Trung Cộng, trong đó có con trai ông Cao Hổ Thành (Gao Hucheng), bộ trưởng Thương Mại Bắc Kinh và con gái ông Hoàng Hành Nguyên (Huang Hongyuan) giám đốc ủy ban chứng khoán Hồng Kông. Luật lệ Mỹ cấm hối lộ như vậy. Dù Mỹ đánh thuế 45% trên hàng nhập cảng từ nước Tàu thì cũng không đem được về Mỹ những công việc mà các công nhân Tàu đang làm. Muốn gia tăng sản xuất công nghiệp ở Mỹ thì chỉ có cách đào tạo thêm kỹ thuật cao cho công nhân đã mất việc. Vì phần lớn những việc đã bị đã đưa ra nước ngoài nếu đem về Mỹ cũng không ai muốn làm với đồng lương như vậy. Chính phủ Mỹ không thể trợ cấp các công ty để tăng lương cho nhân viên như các xí nghiệp quốc doanh bên Tàu, vì sẽ bị các nước khác kiện trước WTO. Cho nên người Việt Nam không thể trông chờ một cuộc “chiến tranh” giữa Mỹ và Trung Cộng, về kinh tế cũng như quân sự. Tuy nhiên, chúng ta cũng biết rằng hai nước này sẽ “đấu võ” với nhau trong bốn năm tới, nhiều hơn những năm qua; vì Donald Trump sẽ coi cuộc đấu với Trung Cộng như một màn biểu diễn cho thấy ông mới là người tài giỏi hơn các chính phủ trước. Mời xem Video: Tổng BT Trọng ra lệnh Quân khu 4 thẳng tay dùng vũ lực dẹp biểu tình chống Formosa nếu xảy ra Một chính phủ Việt Nam khôn ngoan sẽ tìm cách lợi dụng cuộc đấu này để làm lợi cho đất nước. Vì trong cuộc diện vùng Ðông Nam Á, Việt Nam có thể đóng một vai quan trọng nếu ông Trump nhìn kỹ vào bản đồ. Donald Trump rất thực tế, không phải một người giáo điều, sẽ nhận ra sự thật đó. Ông được nhận xét là một người “ưa ngọt,” thích được khen ngợi và không thể chấp nhận ai đối đầu với mình. Ngay cả khi chính quyền Trump xóa bỏ Hiệp Ước TPP, thì hai nước vẫn có thể tiếp tục giao thương với thuế quan ưu đãi trong khuôn khổ WTO. Không có TPP, Việt Nam vẫn có thể ký một hiệp ước mậu dịch tự do với Mỹ, ít nhất cũng tương đương với các cuộc trao đổi bắt buộc với nước Tàu bây giờ vì không thể cưỡng lại. Chính quyền Trump sẽ nhìn ra rằng giúp Việt Nam thoát khỏi cảnh lệ thuộc Trung Cộng về kinh tế, thương mại, thì sẽ Việt Nam sẽ đủ mạnh để quyết định độc lập hơn. Ðó là một cơ hội cho ông Trump chứng tỏ mình thành công hơn ông Obama. Tất nhiên, khi chọn con đường hợp tác với Mỹ để thoát áp lực của Trung Cộng thì chính quyền Việt Nam sẽ phải cải cách môi trường kinh doanh, thay đổi luật lệ và thể chế cho phù hợp với thế giới hiện tại. Ngô Nhân Dụng (Người Việt)

×
×
  • Create New...