Jump to content

Search the Community

Showing results for tags 'bầu cử mỹ'.

  • Search By Tags

    Type tags separated by commas.
  • Search By Author

Content Type


Forums

  • Tin Tức Thời Sự
    • Thời Sự Việt Nam
    • Tin Quốc Tế
    • Tin Cộng Đồng Người Việt Hải Ngoại
    • Bình Luận Thời Sự
    • Khoa Học & Kỹ Thuật - Môi Trường
    • Kinh Tế
    • Biển Đông
    • Thể Thao
    • Thế Giới Động Vật
  • Đời Sống Xã Hội & Tâm Linh
    • Sức Khỏe
    • Tìm Hiểu Tôn Giáo
    • Tử Vi & Phong Thủy
    • Quê Hương Ký Sự
    • Tâm Linh
    • Xã Hội
  • Văn Hóa & Nghệ Thuật
    • Phụ Nử
    • Lịch Sử
    • lời hay ý đẹp
    • Văn Hóa & Nghệ Thuật
    • Online Study
    • Truyện ngắn Audio
  • Vườn Thơ
    • Thơ Sáng Tác
    • Thơ Đấu Tranh
    • Thơ Sưu Tầm
  • Âm Nhạc
    • Thông Tin Âm Nhạc
    • Nhạc Online
    • Cải Lương - Tân Cổ
    • Quán Khuya
  • Giải Trí
    • Thư Giãn
  • Phim & Nhạc
    • Phim Online
    • Thông Tin Điện Ảnh
    • Đời Nghệ Sỹ
  • Thông Báo
    • Cập nhật lượng khách truy cập

Categories

  • Videos
    • Âm Nhạc
    • Film online
    • Thễ Thao
    • Thế Giới Động Vật
    • Thảm Họa Hàng Không
    • Kinh Tế
    • Khoa Học
  • Tin Tức
    • RFA
    • Thời Sự Việt Nam
    • Thế Giới
    • Người Việt Hải Ngoại
    • RFI
    • Thời Sự Hoa Kỳ
    • Khung Trời Mới
    • ĐKN
    • NTD
    • The Saigon Post
    • Nửa Vòng Trái Đất TV
    • Culture Chanel
    • Chuyễn Động Toàn Cầu
    • VIETV NETWORK
    • Tự Lực Bookstore
    • Thế Giới Tiêu Điểm
    • LITTLE SAIGON NEWS
    • VietCatholicNews
    • English News
  • Bình Luận - Thời Sự
    • Sài Gòn TV Bên Kia Màn Khói
    • OfficialVietFaceTV
    • Đọc Báo Vẹm
    • Người Việt TV
    • VOA
    • Truyền Hình Calitoday
    • Biển Đông
    • PhoBolsaTV
    • SBTN
    • BBC Tiếng Việt
    • Saigon TV 57.5
    • Việt Thảo tonight
    • Kinh Tế Gia Nguyễn Xuân Nghĩa
    • TV Tuần-san
    • 2VNR
    • Mẹ Nấm
    • Tiếng Vọng Về Nguồn (TVVN)
    • VIETLIVE TV
    • SET TV (Saigon Entertainment Television)
    • Viet TV Australia
    • Trung Quốc Không Kiểm Duyệt
    • LSTV
    • Chiến Tranh Ukraine
    • Sỗ Tay Quân Sự
    • Nguoi Viet Channel
    • Chão Lửa Trung Đông
  • Đời Sống
    • Tử Vi & Phong Thủy
    • Lịch Sử & Văn Hóa
    • Tâm Linh
    • Tinh Hoa TV
    • Ẫm Thực
    • Sức Khỏe
    • Biết tõ cùng ai ?
    • Online Study
  • Văn Hóa Nghệ Thuật
    • Văn Học Nghệ Thuật

Find results in...

Find results that contain...


Date Created

  • Start

    End


Last Updated

  • Start

    End


Filter by number of...

Joined

  • Start

    End


Group


Found 13 results

  1. Còn hai tháng nữa mới đến ngày bầu cử ở Hoa Kỳ, nhưng cử tri ở một số bang có thể bắt đầu bỏ phiếu trong tháng này – thậm chí trước khi hai ứng viên chính thực hiện cuộc tranh luận đầu tiên của họ. Cử tri Ohio bỏ phiếu sớm trong cuộc bầu cử tổng thống năm 2012 ở Medina, Ohio, ngày 26/10/2012. (Ảnh tư liệu) Hơn 2/3 trong số 50 bang của Mỹ cho phép cử tri đích thân đi bỏ phiếu trước ngày 8 tháng 11, và tất cả các bang đều cho phép cử tri bỏ phiếu qua đường bưu điện nếu người ta không thể đến nơi bỏ phiếu vào ngày hôm đó. Hầu hết các bang có bỏ phiếu sớm bắt đầu quy trình đó trước cuộc bầu cử 2 hoặc 3 tuần. Tuy nhiên, cử tri ở một vài bang nộp lá phiếu của họ sớm nhất là vào ngày 23/9. Một đồ thị mô tả cuộc đua giữa bà Hillary Clinton của đảng Dân chủ và ông Donald Trump của đảng Cộng hòa trong năm qua cho thấy bà Clinton thường dẫn điểm trước tới 4 hoặc 6 tuần, sau đó ông Trump có một cuộc mít tinh vận động cử tri làm cho mức điểm của họ gần như bằng nhau. Lần tăng điểm gần đây nhất của ông Trump hiện đang xảy ra lúc này sau khi bà Clinton đã đạt mức điểm cao nhất vào cuối tháng 8, dẫn trước 6% so với ông Trump. Các cuộc thăm dò mới nhất cho thấy bà Clinton dẫn trước khoảng 4% trên toàn quốc, mặc dù bà vẫn chỉ dẫn trước chút ít ở một số bang quan trọng có nhiều khả năng sẽ quyết định ai chiến thắng vào tháng 11. (VOA)
  2. Theo một cuộc thăm dò của Rasmussen Reports hôm 1/9, tỷ lệ ủng hộ trên toàn quốc cho cả hai ứng viên Tổng thống Mỹ đã giảm mạnh kể từ đầu tháng 8 vừa qua. Thăm dò của Rasmussen cho thấy Donald Trump đang dẫn trước Hillary Clinton với khoảng cách chỉ 1 điểm phần trăm. Cụ thể, tỷ lệ ủng hộ của bà Hillary Clinton đã tụt dốc nghiêm trọng, đến nay đã bị đối thủ Donald Trump dẫn trước với khoảng cách sát sao chỉ 1 điểm. Thăm dò hàng tuần mới nhất của Rasmussen cho thấy ông Trump đang giành được 40% ý kiến ủng hộ, trong khi đó bà Clinton chỉ có 39% tỷ lệ đồng thuận trong tổng số các cử tri tiềm năng của Mỹ. “Sự ủng hộ bà Clinton đã giảm dần từ con số khá cao là 44% xuống 39% kể từ đầu tháng 8, ngay sau khi Hội nghị Đảng Dân chủ diễn ra”, báo cáo cho biết. Xem thêm video: Tuy nhiên, theo trang web Real Clear Politics, trong số 7 cuộc thăm dò quốc gia trong vòng 2 ngày qua, chỉ duy nhất có Rasmussen khẳng định Donald Trump đang thắng thế. Trong khi đó, theo thông cáo của Rasmussen, khoảng cách 1 điểm giữa hai ứng cử viên không hoàn toàn chính xác nhất định, có nghĩa là cả ông Trump và bà Clinton đang có số điểm ngang bằng nhau. Hằng Thu (Sputnik)
  3. Ứng viên tổng thống Hoa Kỳ của phe Cộng hòa, ông Donald Trump tới Mexico vào hôm thứ Tư, vài giờ trước khi ông có bài phát biểu trong đó nêu chi tiết các biện pháp chống tình trạng nhập cư lậu. Ông Trump đăng trên Twitter rằng ông đang mong đợi gặp Tổng thống Enrique Pena Nieto, người đã mời cả ông và ứng viên đại diện phe Dân chủ, bà Hillary Clinton, tới thăm. Ứng viên tổng thống Hoa Kỳ của phe Cộng hòa, ông Donald Trump Ông Pena Nieto nói việc đối thoại sẽ giúp "bảo vệ người Mexico ở bất kỳ nơi nào họ có mặt". Ông Trump trong chiến dịch vận động tranh cử của mình đã lên án di dân Mexico và nói sẽ quyết xây dựng tường rào giữa hai quốc gia. Ông sẽ tới thăm Mexico trong khoảng thời gian sau khi tổ chức sự kiện gây quỹ tranh cử tại California và trước khi ông có bài diễn văn về tình hình nhập cư tại Phoenix, Arizona vào đêm thứ Tư. Ông Trump trong chiến dịch vận động tranh cử của mình đã gọi di dân Mexico là "những kẻ tội phạm", "những kẻ hiếp dâm" Mức độ ủng hộ dành cho ứng viên Cộng hòa đã giảm mạnh kể từ các cuộc đại hội đảng hồi tháng trước. Ở cả phạm vi quốc gia lẫn tại các bang chủ chốt, ông đều kém điểm bà Clinton, người nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ từ các cộng đồng thiểu số. 'Bảo vệ người Mexico ở bất kỳ nơi nào' Tổng thống Mexico nói ông đã mời cả hai ứng viên tới để thảo luận và sẽ gặp riêng ông Trump vào thứ Tư. "Tôi tin là việc đối thoại sẽ giúp bảo vệ quyền lợi của Mexico trên thế giới và bảo vệ người Mexico ở bất kỳ nơi nào họ có mặt," ông nói. Chiến dịch vận động của bà Clinton chưa nói liệu bà có đi Mexico hay không. Ông Pena Nieto trước đó đã cáo buộc ông Trump là làm tổn hại quan hệ Hoa Kỳ-Mexico và so sánh lời lẽ của ứng viên Cộng hòa với những phát biểu của lãnh tụ Phát xít Đức Adolf Hitler. Ông Trump đã dọa sẽ chặn việc người Mexico tại Mỹ gửi tiền về nhà cho tới khi nước này chi trả cho việc xây dựng bức tường. Tổng thống Pena Nieto nói với ông, ưu tiên hàng đầu là việc bảo vệ quyền lợi cho người Mexico 'ở bất kỳ nơi nào họ có mặt' Phóng viên BBC tại Mexico, Katy Watson nói viễn cảnh này khiến nhiều người Mexico lo lắng, bởi cuộc sống của họ dựa nhiều vào khoản tiền do thân nhân từ Mỹ gửi về. Ông Trump đổ lỗi cho Mexico là làm mất việc làm tại Mỹ, bởi các công ty chọn đóng ở Mexico nhằm tận dụng lợi thế nhân công rẻ. Hồi tháng Sáu, ông đã tỏ ý tức giận sau khi một giải thi đấu golf hàng đầu thế giới chuyển một phần sang Mexico. Ông cáo buộc giải PGA Tour là "đặt lợi nhuận lên trên hàng ngàn công ăn việc làm của người Mỹ". Ông Trump từng nói về Mexico "Họ đem tới ma túy, họ đem tới tội phạm, họ là những kẻ hiếp dâm." - Tháng Năm 2015. Mexico đang "ăn chặn của Mỹ nhiều hơn bất kỳ nước nào khác," ông nói hồi tháng Hai năm ngoái. "Mexico tiếp tục kiếm được bạc tỷ không chỉ nhờ vào các thỏa thuận thương mại hớ của chúng ta mà còn nhờ vào hàng tỷ đô la kiều hối mà những người nhập cư bất hợp pháp vào Mỹ gửi về," ông nói trong chương trình nhập cư của mình. ... và Mexico nói về ông Trump Ông Pena Nieto gọi những lời phát biểu của ông Trump hồi tháng Ba là "những lời hùng biện the thé", và nói: "Đó là thứ mà Mussolini nói, là thứ mà Hitler nói, họ tận dụng tình thế, có thể là lợi dụng một vấn đề khó khăn nào đó, điều mà nhân loại phải trải qua sau khi có cuộc khủng hoảng kinh tế." Người tiền nhiệm của ông, Felipe Calderon nói: "Hỡi nhân dân Mexico, chúng ta sẽ không trả một xu nào cho bức tường ngu ngốc đó." Sau khi ông Trump nói sẽ đòi lại toàn bộ các khoản kiều hối phát sinh từ những khoản lương bất hợp pháp, người tiền nhiệm của ông Calderon, Vicente Fox nói với BBC: "Ông Trum định đánh cắp tiền à? Làm sao mà một con người lại có thể nghĩ thế được? Thật là không thể tin nổi." (BBC)
  4. New York, New York. (CBS) - Ứng cử viên tổng thống của đảng Dân Chủ Hillary Clinton nhận được thông tin an ninh quốc gia đầu tiên tại New York vào ngày hôm qua. Ứng cử viên tổng thống của đảng Dân Chủ Hillary Clinton Bà tới trụ sở của FBI vào buổi sáng và ra về sau hơn hai giờ đồng hồ. Bà Clinton tham dự cuộc họp tại White Plains, New York một mình. Không có phụ tá nào đi cùng bà. Đầu năm nay, Chủ Tịch Hạ Viện Paul Ryan yêu cầu giám đốc Cơ Quan Tình Báo Quốc Gia James Clapper cấm bà Clinton nhận thông tin an ninh trong thời gian là ứng cử viên tổng thống, sau khi FBI coi bà vô cùng bất cẩn trong việc bảo mật thông tin qua email trong khi làm ngoại trưởng. Theo đề nghị của FBI, bà Clinton không bị bộ Tư Pháp truy tố trong cuộc điều tra của FBI vào máy chủ email cá nhân của bà. Tuy nhiên ông Clapper bác bỏ yêu cầu ngay sau đó. Ông viết trong lời đáp trả rằng ứng cử viên tổng thống và phó tổng thống nhận được thông tin tình báo theo đức hạnh ứng cử viên. Họ không yêu cầu phải qua kiểm tra bảo mật trước khi được thông báo. Bà Clinton thường xuyên được nhận thông tin tình báo khi còn làm ngoại trưởng dưới thời Tổng Thống Obama. Nhưng cuộc gặp hôm qua là lần đầu tiên kể từ khi bà trở thành ứng cử viên tổng thống của đảng Dân Chủ. Ứng cử viên của đảng Cộng Hòa Donald Trump được nhận thông tin tình báo vào đầu tháng này. Nguyên Trân(SBTN)
  5. Hai ứng cử viên tổng thống, Donald Trump, đảng Cộng Hòa, và Hillary Clinton, đảng Dân Chủ, đều bí mật hơn so với mọi ứng cử viên tổng thống khác hồi gần đây trong việc cung cấp chi tiết về sức khỏe cá nhân. Donald Trump và Hillary Clinton Theo báo NY Times, chưa có cuộc bầu cử Hoa Kỳ nào với hai đảng chính có ứng cử viên già như ông Trump, 70 tuổi, và bà Clinton, 68. Cả hai đều từ chối không muốn chia sẻ thông tin về sức khỏe của họ hay cho phép bác sĩ riêng của họ được giới truyền thông phỏng vấn. Mỗi ứng cử viên chỉ phổ biến một báo cáo y khoa vắn tắt hồi năm 2015, nhưng từ đó về sau cả hai không hề cập nhật thêm. Ông Trump từng khá dè dặt mặc dù ông tìm cách biến sức khỏe thành đề tài tranh cãi trong cuộc tranh cử, thắc mắc về sức mạnh tinh thần lẫn khả năng chịu đựng của bà Clinton, trong khi đồng minh của ông tung ra những đồn đoán vô căn cứ rằng bà Clinton đang đau ốm. Bà Hope Hicks, nữ phát ngôn viên của ông Trump, hôm đầu tuần nói rằng ông Trump sẽ “sẵn sàng công bố tin cập nhật về sức khỏe cá nhân” nếu bà Clinton cũng làm tương tự. Trong khi đó các cố vấn của bà Clinton, người công bố nhiều chi tiết hơn so với ông Trump, nói rằng ông Trump có trách nhiệm phải làm y như bà. Các nhân vật Cộng Hòa, từ Ronald Reagan đến Mitt Romney đều công bố chi tiết từ nhiều tháng trước ngày bầu cử, hoặc cho phép bác sĩ riêng trả lời các thắc mắc. Ông John McCain cho phép các phóng viên xem hơn 1,100 trang hồ sơ y khoa của ông. Trong số các ứng cử viên Dân Chủ, hai ông Al Gore và John Kerry công khai về sức khỏe cá nhân, trong đó ông Kerry thoát được bệnh ung thư nhiếp hộ tuyến. Các ông Bill Clinton và Barack Obama thì kín đáo hơn. Phụ tá họ cho biết cả hai đều quá trẻ nên sức khỏe đều tốt cả, tuy nhiên ông Clinton chấp thuận một cuộc phỏng vấn về sức khỏe hồi năm 1996 vì bị áp lực của đối thủ Cộng Hòa Bob Dole. Ông Trump, người thường ăn fast food, thức ăn làm sẵn, và cho biết thường ít ngủ hoặc không nghỉ hè lâu, cung cấp bản báo cáo sức khỏe dài chỉ 4 đoạn, do một bác sĩ chuyên về bao tử cung cấp hồi Tháng Mười Hai vừa qua. Trong đó không đề cập gì đến nhịp tim, nhịp hô hấp, mức cholesterol, thuốc Tây ông từng dùng hay bệnh lý của gia đình. Nhưng viết rằng huyết áp ông ở 110/65 và kết quả thử nghiệm y khoa cho thấy sức khỏe ông “tuyệt vời một cách đáng ngạc nhiên.” Bác Sĩ Harold N Bornstein ở Manhattan, New York, kết luận rằng ông Trump nếu chiến thắng “sẽ là cá nhân khỏe mạnh nhất từ trước đến nay được bầu làm tổng thống.” (Người Việt)
  6. Trong hơn một tuần lễ, ứng cử viên Tổng thống Đảng Cộng hoà Donald Trump gọi đối thủ của ông bên Đảng Dân chủ, bà Hillary Clinton, là một kẻ kỳ thị và bất khoan dung, đồng thời tố cáo bà là chỉ xem các cộng đồng Mỹ gốc Phi là những lá phiếu mà thôi, trong khi hoàn toàn làm ngơ tình trạng thất nghiệp và vấn đề tội phạm trong các cộng đồng này. Ứng cử viên tổng thống đảng Dân chủ Hillary Clinton phát biểu tại 1 cuộc mít tinh ở Reno, Nevada, 25/8/2016. Ông Trump nói với cử tri da đen rằng nhiều thập niên dưới quyền cai trị của các chính quyền Đảng Dân chủ đã không giúp ích gì cho họ. Ông hỏi: “thế thì quý vị mất mát gì chứ” khi bỏ phiếu cho Đảng Cộng hoà vào tháng 11? Sau vài ngày tương đối im tiếng, hôm thứ Năm, bà Clinton đã phản ứng một cách mạnh mẽ. Phát biểu tại Nevada, bà Clinton nói ông Trump dùng những từ ngữ “có tính cách xúc phạm và thiếu hiểu biết” khi nói về các khu xóm da đen, và chỉ thấy thất bại, giết chóc, ma tuý và các trường học tồi. Bà nói thật đáng buồn là ông Trump không thấy được những sự thành công, chẳng hạn như những doanh nghiệp phát đạt, các sinh viên tốt nghiệp từ các trường đại học da đen thành đạt, và những giáo hội lớn mạnh, dấn thân hoạt động trong các cộng đồng của họ. Bà Hillary Clinton lưu ý rằng Bộ Tư pháp Mỹ đã từng truy tố ông Trump về các chính sách kỳ thị sắc tộc khi ông cho mướn các chung cư cho người da đen và người Châu Mỹ La tinh, và chính ông Trump tiếp tục khẳng định ông Obama sinh quán ở Kenya thay vì chấp nhận một người da đen trong cương vị Tổng thống. Bà Hillary Clinton nói: “Tôi đã đọc và nghe một số người nói rằng những phát biểu có tính khoa trương và bất khoan dung của ông Trump chỉ nhằm mục đích vận động chính trị - một nhân vật thái quá dùng những lời lẽ quá trớn để gây sự chú ý. Nhưng hãy nhìn vào các chính sách của ông. Những chính sách mà ông Trump đề nghị trên thực tế chỉ đưa những thành kiến ra thực hành… Đây là sự thực khó chấp nhận - không có một ông Donald Trump nào khác cả.” Bà Hillary Clinton nói một “cánh hữu thay thế” đã khống chế Đảng Cộng hoà Mỹ. Bà miêu tả cánh hữu đó là một thành tố ngoài rìa bác bỏ chủ nghĩa bảo thủ chính thống như một mối đe doạ đối với vị trí độc tôn của người da trắng. Bà cho rằng sự hoang tưởng và chủ nghĩa cực đoan chưa bao giờ có “một cái loa phát thanh trên toàn quốc” cho tới bây giờ. Bà chỉ trích ông Trump đã không quay lưng với những phần tử cực đoan cánh hữu như những người dẫn chương trình phát thanh có lập trường cực đoan, các chính khách mập mờ, những nhân vật theo lý thuyết chủ nghĩa và các tờ báo lá cải, kể cả những nguồn tin cho rằng bà Clinton mắc bệnh nan y và đồn đại bà sắp chết. Ông Trump nói bà Clinton không có sức và năng lực để làm Tổng thống. Trong khi chỉ còn 2 tháng rưỡi nữa trước cuộc bầu cử Tổng thống, hai ứng cử viên Đảng Cộng hoà và Đảng Dân chủ đang vận động lá phiếu của các cộng đồng thiểu số. Ông Trump tìm cách thuyết phục cộng đồng Mỹ gốc Phi để họ quay lưng với bà Hillary Clinton, trong khi phần lớn thành phần này ủng hộ bà Clinton. Cùng lúc ông Trump cũng tìm cách giảm nhẹ tính cách quyết liệt của những phát biểu của ông về người di dân đến từ Châu Mỹ La tinh, khi nói rằng không phải là tất cả thành phần sẽ bị trục xuất. Trong tuần qua, ông Trump hứa hẹn sẽ cải thiện lĩnh vực giáo dục và giảm tỷ lệ thất nghiệp trong các cộng đồng Mỹ gốc Phi, ông hứa sẽ hồi sinh các khu vực nội thành đang sa sút, nơi mà nhiều người da đen sinh sống. Tại một cuộc mít tinh ở Manchester, bang New Hampshire hôm qua, ông quy lỗi cho Đảng Dân chủ là đã thất bại, không bênh vực các cộng đồng thiểu số tại Hoa Kỳ: “Đây là một năm mà nhân dân Mỹ, vốn bị phản bội bởi các chính sách Đảng Dân chủ, kể cả hàng triệu người Mỹ gốc Phi và các công dân Mỹ gốc Châu Mỹ La tinh, sẽ gạt sang một bên các chính khách đã liên tục thất bại, không giúp ích gì cho họ.” Cử tri thuộc các nhóm thiểu số về phần lớn không ủng hộ ông Trump, nhưng một số người sẵn sàng dành cho ông một cơ hội: “Bởi vì chúng tôi cần việc làm. Các gia đình da đen ở nước này có chưa tới 5000 đôla. Điều này đúng với hơn phân nửa người Mỹ gốc Phi bị thất nghiệp sống tại các vùng ngoại ô. Không phải là tất cả chúng tôi. Rõ ràng ông ta không nói về tất cả người Mỹ da đen mà trên thực tế tình cảnh của số lớn người Mỹ gốc Phi chúng tôi không mấy sáng sủa.” Ứng cử viên Tổng thống Đảng Cộng hoà cũng đang ra sức ve vãn cử tri gốc Châu mỹ La tinh. Ông vẫn cam kết sẽ xây một hàng rào ở vùng biên giới Mỹ giáp với Mexico, nhưng đã rút lại lời hứa sẽ trục xuất hàng triệu di dân bất hợp pháp. Ông Trump đã gọi bà Hillary Clinton là một kẻ nói dối và người đồng sáng lập một tổ chức khủng bố. Ông còn tố cáo bà về tội tham nhũng: “Muốn tiếp cận hay nhận đặc ân, phải bỏ tiền mặt ra. Đó là thủ tục đầu tiên, tiền đâu? Rất nhiều người đã tặng tiền bạc cho Quỹ Clinton, đưa tiền cho ông Bill Clinton, rồi được hưởng đặc ân của bà Clinton thời bà còn ở Bộ Ngoại giao.” Trong khi đó bà Hillary Clinton dự tính sẽ đọc một bài diễn văn tại Reno Nevada tập trung vào đề tài phát triển doanh nghiệp nhỏ, nhưng thay vào đó, bà tập trung vào ‘thành tích’ của ông Trump đối với các cộng đồng thiểu số: “Chỉ trong tuần qua, dưới chiêu bài là tìm đến người Mỹ gốc Phi, ông Trump đã đứng trước một cử toạ về phần lớn là người da trắng, và miêu tả các cộng đồng da den bằng những lời lẽ có tính xúc phạm và không hiểu biết về họ: nghèo đói, thiếu phương tiện giáo dục, vô gia cư, không sở hữu tài sản nào, tội phạm ở mức chưa từng thấy… Ngay lúc này, ông nói chúng ta có thể đi trên một đường phố và bị nhắm bắn”. Bà Hillary Clinton tố cáo ông Trump là giúp đỡ các nhóm nhỏ theo chủ nghĩa hận thù các nhóm thiểu số, và các thành phần cực đoan đang khống chế Đảng Cộng hoà: “Thái độ bất cần của ông Trump đối với các giá trị đã giúp đất nước chúng ta trở thành một nước vĩ đại, thật là cực kỳ nguy hiểm.” Ứng cử viên Đảng Cộng hoà còn cho rằng sự thiếu hiểu biết của ông Trump và tính khí quá bất định của ông khiến cho khó có thể tin cậy ông trong vai trò một nhà lãnh đạo tại một thời điểm đang xảy ra khủng hoảng chính trị. (VOA)
  7. Ứng cử viên Tổng thống Đảng Cộng hòa Donald Trump phát biểu trong một buổi mít tinh ở Akron, Ohio, ngày 22 tháng 8 năm 2016. Ứng cử viên Tổng thống Đảng Cộng hòa Donald Trump đã huỷ bỏ lời kêu gọi của ông, đòi trục xuất tất cả 11 triệu người di dân không có giấy tờ hợp lệ đang sinh sống ở Hoa Kỳ. Thay vào đó, ông tuyên bố sẽ gửi trả về quê cũ những kẻ tội phạm đã bị kết án, và tiếp tục giải quyết các tranh chấp về di dân theo đường lối hiện hành. Trùm bất động sản Trump nói với nhà bình luận Bill O’Reilly của chương trình tin tức - đài truyền hình FOX chiều tối hôm qua rằng: “Điều đầu tiên mà chúng tôi sẽ làm nếu tôi đắc cử là trục xuất tất cả các phần tử xấu ra khỏi nước Mỹ.” Ông Trump nói thêm: “Chúng ta có thành viên của các băng đảng, những kẻ sát nhân, chúng ta có rất nhiều phần tử xấu cần phải trục xuất khỏi đất nước này. Chúng ta sẽ trục xuất họ, cảnh sát biết họ là ai. Lực lượng thi hành công lực biết họ là ai. Nếu chúng ta không làm gì hết, họ sẽ đi lòng vòng giết người, hãm hại người, những hạng người này sẽ bị trục xuất ra khỏi nước này nhanh tới mức chóng mặt. Hiện chúng ta đã có luật pháp cho phép làm điều đó.” Còn đối với các trường hợp di trú khác, ông Trump nói chiến dịch của ông đang xem xét các thủ tục hiện hành, “có lẽ một cách năng nổ hơn, và chỉ thực hiện việc này thông qua hệ thống luật pháp.” Ông nói điều mà có lẽ nhiều người không hay biết là Tổng thống Obama cũng như Tổng thống Bush tiền nhiệm cũng đã trục xuất rất nhiều di dân, dựa trên các luật hiện hành. Và ông cũng sẽ làm như vậy. Trong suốt 1 năm, ông Trump nói với cử tri rằng ông sẽ lập ra một lực lượng để trục xuất tất cả di dân sinh sống bất hợp pháp ở Hoa Kỳ, đại đa số đến từ Mexico và Trung Mỹ, về lại quê cũ của họ, và chỉ cho phép một số trở về Mỹ thông qua một tiến trình hành chính. Ông nói: “Họ phải ra khỏi nước Mỹ”, và gắn liền lập trường của ông đòi trục xuất di dân bất hợp pháp với lời hứa sẽ xây một bức tường dọc theo biên giới phía Nam nước Mỹ giáp với Mexico để chặn đứng làn sóng di dân tràn vào Hoa Kỳ. (VOA)
  8. Người ta ra tranh cử tổng thống với nhiều lý do, nhưng với ứng cử viên đảng Cộng Hòa Donald Trump thì có lẽ ông là người đầu tiên xem chiến dịch vận động là cách tốt nhất để gây sự chú ý cho bản thân. Một tiệm tóc ở Anh gây chú ý khách hàng bằng cách treo hình kiễu tóc của ông Donald Trump. (Hình: Getty Images/Jim Dyson) Theo báo NY Times, có vẻ như ông Trump không có say mê nào khác, dĩ nhiên là không cả ước vọng được nắm quyền lực. Ông Trump không mang một chủ trương hư ảo như ông Ted Cruz, không là một người cơ hội như ông Marco Rubio, một nhà tạo phong trào như Bernie Sanders, một người thừa kế chính trị như Jeb Bush hay một người tiểu tiết về chánh trị như bà Hillary Clinton. Đối với tất cả họ, sự gây chú ý chỉ là phó sản của một cuộc vận động, không phải là một động cơ, nhưng đối với ông Trump, gây sự chú ý mới chính là trọng tâm. Đó có lẽ là bài học của cuộc vận động “lung lay” của ông hồi đầu tuần này, một sự chuyển tiếp từ chính trị sang việc gây được sự chú ý, và có thể cả sự chuyển tiếp từ chiến thắng bầu cử sang chiến thắng từ việc bị đánh bại, điều mà ông thường làm trong suốt sự nghiệp. Ông Trump, trùm ngành địa ốc, chuyên kinh doanh bất động sản, sau khi vắt cho cặn kiệt nguồn lợi thì để mặc cho chết dần, rồi như một phép lạ, biến sự thua lỗ thành cái có lợi cho mình. Một cao ốc tàn tạ hay một đảng Cộng Hòa tan tác, đối với ông Trump có thể đều như nhau. Gây sự chú ý luôn là nền tảng của mô thức hoạt động của ông Trump. Căn bản là ông kinh doanh bằng tên mình, nào là thịt bò Trump steak, nước uống Trump water, trường đại học Trump University, cao ốc Trump Tower. Ông Trump khám phá ra rằng, trong một xã hội sùng bái sự tiếng tăm như xã hội Hoa Kỳ, nơi quá nhiều người tranh đua để được chú ý, chạy đua vào ghế tổng thống được chú ý nhiều đến bao nhiêu. Việc ông Trump sa thải ông Corey Lewandowski, chủ tịch ban vận động đầu tiên, rồi thay bằng ông Paul Manafort, đều được xem là một quyết định chính trị. Ông Manafort là một chiến lược gia kỳ cựu, một người chuyên nghiệp, người có thể giúp đưa ông Trump đi vào dòng chính của cuộc tranh cử. Đó là chuyện chính trị. Tuy nhiên điều mà ông Manafort có thể không nhìn thấy là ông Trump không bao giờ là một nhà vận động chính trị, hoạt động theo qui tắc chính trị truyền thống hay mang mục tiêu chiến thắng trong cuộc bầu cử. Quả thật ông Trump đâu có khờ. Ông dư biết ông sẽ bị chế nhạo khi xúc phạm đến vợ chồng ông Khan, người có con trai bị tử trận, hay chần chừ trong việc ủng hộ ông Paul D Ryan, chủ tịch Hạ Viện, hoặc nói rằng cách chận bà Clinton tốt nhất là bắn bỏ bà ấy. Tất cả những phát biểu như vậy đều làm cho ông được chú ý thêm. Không riêng gì ông Trump, ông Mike Huckabee lợi dụng sự chú ý ông có được trong cuộc tranh cử thất bại để lấy được một hợp đồng với Fox News Channel. Sarah Palin dùng sự gây chú ý của bà để đạt được một “reality show” và thu được vô số tiền từ chi phí diễn thuyết. Ông Ben Carson dùng tiếng tăm tạo được lúc tranh cử sơ bộ để bán sách. Những người thua cuộc trong các thùng phiếu, nói đúng ra tất cả đều là những người chiến thắng. Làm show truyền hình ư, bán sách và diễn thuyết ư, tất cả đều là chuyện nhỏ đối với ông Trump. Theo cô Ivanka Trump, ái nữ của ông, châm ngôn của ông Trump là “Nếu quí vị có suy nghĩ thì hãy động não đến những gì thật to lớn.” Và đó là nơi mà việc tạo được sự chú ý gặp gỡ sự chiến thắng. (Người Việt)
  9. Chuyện chẳng lạ: Xuống chức hay mất chức, đương nhiên sẽ ra đi hay phải ra đi. Chuyện lạ: trước và sau ngày ra đi vẫn được ca ngợi là người tài năng nhất. Ứng cử viên Donald Trump của đảng Cộng Hòa. (Hình: AP Photo/Gerald Herbert) Chuyện lạ và chẳng lạ đó là chuyện liên quan đến ông Paul Manafort, cựu sếp của dàn tham mưu và ủy ban vận động tranh cử cho ứng cử viên Cộng Hòa Donald Trump. Chừng 2 tháng trước đây ông được giới thiệu “sẽ thổi luồng sinh khí hoàn toàn mới để đánh bại (ứng cử viên Dân Chủ Hillary) Clinton,” cách đây hai ngày khi cánh ông Trump loan tin đã chọn người mới để thay thế ông, ông vẫn được nhắc nhở đến như “một trong ‘tứ trụ’ cầm trịch của Ủy Ban Vận Động (ba người khác là ông phụ tá Rich Gates, và hai người mới được ông Trump mời tham gia là ông Stephen Bannon và bà Kellyanne Conway). Sáng hôm nay, khi tin ông nộp đơn từ chức bùng nổ khắp nơi, ông vẫn được Sếp Trump ngợi khen là “một trong những chiến lược gia tài ba,” một người “chuyên nghiệp,” tức hội đủ những yếu tố cấn thiết để làm cố vấn và điều khiển dàn quân làm việc cho một ứng cử viên ra tranh chức tổng thống. Có nhiều lý do để ông Manafort phải ra đi. Rõ nhất là chuyện ông có liên hệ khá thân thiết với những nhóm được coi là “thân Nga” ở Ukraine, lý do khác cũng được nhiều người nói tới là ông Trump muốn trở lại hình ảnh của một ứng cử viên ăn nói “hùng hổ” như lúc còn vận động sơ bộ, không muốn “đóng khung” như chiến lược vận động ông Manafort đặt ra từ ngày về làm việc chung. Điều thứ nhất cũng đúng vì con trai của ông Trump là anh Eric nói với đài Fox News rằng không ai muốn “chuyện ông Manafort đã làm sẽ gây trở ngại cho cuộc vận động,” điều thứ nhì cũng chẳng sai vì ngay sau khi có người mới, ông Trump nói với cử tri Louisiana rằng “nếu (trong quá khứ) tôi đã làm điều gì khiến ai đó phật lòng thì cho tôi xin lỗi, nhưng đó là tôi, tôi sẽ tiếp tục nói những gì tôi thấy cần phải nói.” Tức khắc, phát biểu của ông Trump được hiểu là ông sẽ nói “tưới hạt sen” như thời còn vận động sơ bộ, không đóng khung, đóng bộ, như chiến lược của thời Manafort. Bất kể ông Manafort bị buộc phải từ chức vì lý do gì, giới bề thế của đảng Cộng Hòa xem chuyện ông Manafort bị đẩy là ngoài cuộc vận động tranh cử là điều đáng tiếc. Ngay sau khi được tin ông Trump chọn ông Stephen Bannon và bà Kellyanne Conway để điều binh khiển tướng, một nhân vật thân tín của ông Chủ Tịch Hạ Viện Cộng Hòa Paul Ryan bảo ngay “sắp xếp lại bàn ghế, bát đĩa, chẳng ăn thua gì đâu, cử tri họ cần món ăn chứ không cần những thứ ông Trump muốn khoe,” ý muốn nói ông Trump phải đưa ra chính sách để thu hút cử tri “phải đánh bà Clinton những đòn thật đích đáng, để cử tri thấy rằng bỏ phiếu cho đảng Dân Chủ là sai lầm.” Một trong những cố vấn chính trị của ông Chủ Tịch Khối Đa Số Thượng Viện Cộng Hòa cũng chia sẻ quan điểm đó, cho rằng “nếu Paul (Manafort) không cản được ông Trump, chẳng ai cản được ông ta đâu,” trách móc “thay vì phải giữ cử tri ở lại với mình, ông Trump là người đẩy cử tri về phía bà Clinton.” Nghe đâu bên văn phòng điều hành trung ương của đảng Cộng Hòa, ông Chủ Tịch Reince Priebus cũng than thở với nhân viên dưới quyền, cho rằng “lúc này mà thay người, đuổi người thì quá sai lầm, khiến cử tri thấy mình đang lung túng,” nhắc lại xưa nay chưa từng có một ứng cử viên Cộng Hòa nào thay đổi người đứng đầu dàn tham mưu “trong ba tháng cuối cùng của cuộc tranh cử” mà thành công. Người kể lại chuyện này còn tiết lộ “đang có áp lực buộc ông Chủ Tịch Priebus không tùng tiền giúp vận động cho ông Trump, dùng tiền đó để giúp các ứng cử viên tranh cử dân biểu, thượng nghị sĩ.” Điều đó cho thấy, ít nhất, những khuôn mặt tên tuổi của đảng Cộng Hòa đều lo ngại “lối làm việc luộm thuộm, vá víu” của ông Trump khiến đảng đánh mất cơ hội lấy lại Tòa Bạch Ốc. Sóng gió còn đến với ông Trump qua kết quả những cuộc thăm dò cử tri được phổ biến vào chiều Thứ Sáu (9 Tháng Tám 2016). Reuters/Ipsos cho hay 42% cử tri toàn quốc ủng hộ bà Clinton, chỉ có 34% bỏ phiếu chọn ông Trump và 23% cử tri Hoa Kỳ nói sẽ không chọn bà Dân Chủ lẫn ông Cộng Hòa. Ngay cả khi được hỏi chọn ai giữa ông Trump, bà Clinton và hai ứng cử viên khác là ông Gary Johnson của đảng Libertarian và bà Jill Stein của Green Party, 41% người được thăm dò nói sẽ bỏ phiếu cho bà Clinton so với 34% ủng hộ ông Trump, 7% ủng hộ ông Johnson và 2% dồn phiếu cho bà Jill Stein. Nguyễn Văn Khanh(Người Việt)
  10. Ứng cử viên tổng thống Đảng Cộng hòa Donald Trump hôm thứ Tư đã thay đổi ban lãnh đạo hàng đầu của chiến dịch tranh cử của ông trong khi còn chưa đầy ba tháng nữa là người dân Mỹ sẽ bỏ phiếu chọn tổng thống kế tiếp. Ông Donald Trump quyết định thay đổi ban lãnh đạo hàng đầu của chiến dịch trong khi còn chưa đầy 3 tháng nữa là đến cuộc bầu cử. Ông Trump thuê Stephen Bannon, một nhà quản lý cao cấp tại website tin tức bảo thủ Breitbart, làm giám đốc điều hành chiến dịch tranh cử và đưa chuyên viên thăm dò ý kiến cử tri Kellyanne Conway lên làm người quản lý chiến dịch tranh cử. Ông Trump cho biết trong một thông cáo: "Họ là những người rất có năng lực, hội đủ điều kiện, rất thích giành chiến thắng và biết làm thế nào để giành chiến thắng." Ban vận động tranh cử của ông Trump cho biết vị trí của ông Bannon sẽ liên quan đến việc giám sát nhân viên và "những kế hoạch vận động tranh cử lớn," trong khi bà Conway sẽ tập trung vào việc quảng bá thông điệp và thường xuyên đi vận động với ông Trump. Ông Trump cho biết những quyết định này không ảnh hưởng tới vai trò của ông Paul Manafort, người đã điều hành chiến dịch vận động tranh cử kể từ khi ông Trump sa thải cựu quản lý chiến dịch Corey Lewandowski vào tháng 6. Ông Manafort đã bị báo chí săm soi những ngày gần đây vì những mối quan hệ của ông với cựu tổng thống thân Nga của Ukraine Viktor Yanukovich, người bị truất quyền vào năm 2014. Quyết định cải tổ ban lãnh đạo hôm thứ Tư được đưa ra sau khi tờ The New York Times đưa tin về sự tồn tại của những sổ sách bí mật ở Ukraine cho thấy 12,7 triệu đôla tiền mặt được dành cho ông Manafort. Ông Manafort phủ nhận những khoản thanh toán ngoài sổ sách cho công việc của ông ở Ukraine, gọi những cáo buộc này là "vô căn cứ, ngớ ngẩn và phi lý." (VOA)
  11. Chuyện đang được giới sinh hoạt chính trị tại thủ đô Washington nói tới: cánh Cộng Hòa ngày một âu lo hơn trước, sợ thua ghế tổng thống lẫn mất cả thế đa số ở Thượng và Hạ Viện. Tất cả chỉ vì ông tỷ phú Domald Trump, người đại diện cho đảng dự cuộc đua làm chủ chiếc khóa mở cửa Tòa Bạch Ốc. Ông Trump được cho là nguyên nhân gây rạn nứt trong nội bộ đảng Cộng Hòa. (Hình: Getty Images) Lo âu tới mức nào? Câu trả lời: “lo lắm chứ không nhỏ đâu,” theo chia sẻ ghi nhận được từ một nhân vật thân cận với ông Reince Priebus, chủ tịch điều hành đảng Cộng Hòa. “Ngày nào anh em chúng tôi cũng thấy ông sếp nhăn nhó, ngày nào cũng thấy sếp nói chuyện điện thoại với ông Trump, ngày nào cũng thấy sếp yêu cầu ông Trump giải thích những lời phát biểu ông ta (Trump) đưa ra trong các cuộc vận động, ngày nào cũng thấy sếp nhẹ giọng năn nỉ ông Trump đừng làm điều này, điều khác, tránh gây thêm trở ngại cho cuộc tranh cử, nhất là phải tránh đừng gây ảnh hưởng bất lợi cho các ứng cử viên của đảng đang tranh cử hay tái ứng cử dân biểu và nghị sĩ liên bang.” Lo âu đến mức nào? “Theo tôi hiểu, ông Priebus đang ở thế rất khó xử,” ông Teddy Richards, một trong những người được xếp trong danh sách “thạo tin” ở Washington D.C. nói trong buổi gặp gỡ bỏ túi cách đây chỉ vài ngày. Tay cầm ly cà phê, ông Richards cho hay “ông bạn Priebus của tôi hiểu là không thể bắt ông Trump phải làm thế này thế khác, trong khi đó Ủy Ban Cộng Hòa Vận Ðộng Tranh Cử liên tục dọa dẫm, nói rằng nếu ông Trump không thay đổi, ủy ban sẽ ngưng yểm trợ, dồn hết tiền quyên được cho các cuộc tranh cử Thượng và Hạ Viện, chấp nhận chuyện bên Dân Chủ tiếp tục nắm hành pháp,” tức bỏ mặc ghế tổng thống cho bà Hillary Clinton. Nếu điều đó xảy ra “đường thành công của ông Trump coi như sẽ là con số zero to tướng, đồng thời cử tri Mỹ sẽ thấy hố sâu rạn nứt của đảng Cộng Hòa ngày càng to hơn, khó có thể cứu chữa.” Hố sâu rạn nứt đó “là lỗi của ông Trump,” chiến lược gia Marcus Sullivan nói với giọng nghiêm nghị, chẳng ngần ngại trách móc ứng cử viên Donald Trump là người “phạm những lỗi lầm không thể nào chấp nhận được.” “Thay vì phải tấn công bà Clinton, phải đánh mạnh vào chính sách để thu hút tập thể cử tri không ưa bà ta (Clinton), ông Trump dành thì giờ cho những chuyện chẳng đâu vào đâu, chỉ tạo thêm chia rẽ nội bộ, đồng thời khiến cử tri thấy ông ta là người thiếu điềm tĩnh, thiếu suy tính, khiến họ ngại không muốn ủng hộ một người kỳ quặc như thế lên lãnh đạo quốc gia.” Dẫn chứng được ông Sullivan đưa ra: “Ngày nào cũng nghe tin lại có thêm chính trị gia bề thế của đảng nói sẽ không bỏ phiếu cho ông Trump, ngay những cuộc thăm dò do nội bộ đảng Cộng Hòa thực hiện cũng cho thấy ông Trump đang thua bà Clinton, tệ hơn nữa là những gì ông Trump làm sẽ ảnh hưởng tới nỗ lực vận động (của đảng Cộng Hòa) để tiếp tục giữ khối đa số ở Quốc Hội.” Thăm dò của đảng Cộng Hòa cho thấy ông Trump đang thua, kết quả những cuộc thăm dò cử tri mới nhất cũng cho thấy cho thấy bà Hillary Clinton đang dẫn ông Donald Trump tới 10 điểm trong cuộc chạy đua vào Tòa Bạch Ốc. Mới Thứ Ba vừa rồi, NBC News/Survey Monkey cho biết bà Clinton được 51% số phiếu cử tri toàn quốc, so với tỷ lệ dành cho ông Trump là 41%, cuộc thăm dò của nhật báo The Washington Post và ABC News phổ biến hôm Chủ Nhật đầu tuần này cũng đưa ra kết quả tương tự: 50% ủng hộ bà Clinton, 42% sẽ bỏ phiếu cho ông Trump. Ngoài ra, theo RealClearPolitics, “mức trung bình của tất cả các cuộc thăm dò hiện nay đều nói bà Clinton đang dẫn trước ông Trump khoảng 7%.” Ngay cả đài FOXNews thường lên tiếng ủng hộ ông Trump cũng cho hay ông tỷ phú xuất thân từ New York “đang được 67% cử tri Cộng Hòa ủng hộ, trong khi số cử tri Dân Chủ nói sẽ bỏ phiếu cho bà Clinton lên đến 86%.” Vẫn theo FOXNews, khoảng thời gian này 4 năm trước đây “tới 93% cử tri Cộng Hòa cho hay họ sẽ bỏ phiếu cho ứng cử viên của đảng là ông Mitt Romney,” chứng tỏ ông Trump phải vận động cật lực hơn để lấy được lá phiếu ủng hộ của chính người trong đảng. Không chỉ đang gặp khó khăn ở những cuộc thăm dò trong đảng và cấp toàn quốc, ông Trump còn phải đối phó với khó khăn đến từ những tiểu bang “cần phải thắng” để cầm chìa khóa mở cửa Phòng Bầu Dục. Theo USA Today, ông Trump chỉ dẫn trước bà Clinton “có 2 điểm ở Arizona, nhưng thua tới 12 điểm ở Virginia và 10 điểm ở Michigan.” Một số các quan sát viên bầu cử Dân Chủ tin rằng với tình hình hiện tại, bà Clinton sẽ “toàn thắng” (landslide) khi cử tri vào phòng phiếu chọn người lãnh đạo quốc gia vào đầu Tháng Mười Một sắp tới, tuy nhiên các quan sát viên độc lập dù tin “gần như chắc chắn bà Clinton sẽ thành công,” nhưng vẫn nghĩ ông Trump “vẫn còn cơ hội” cho dù con đường dẫn đến chiến thắng của người đại diện cho đảng Cộng Hòa “rất hẹp.” Theo đó, để có thể có được 270 phiếu đại cử tri, ông Trump phải thắng tất cả những tiểu bang ông Romney đã thắng 4 năm trước đây (tổng cộng 206 phiếu, bao gồm cả Arizona và Georgia) “đồng thời phải thắng ở Ohio, Michigan, Pennsylvania và Florida” những nơi các cuộc thăm dò đều cho thấy cử tri đang nghiêng về phía bà Clinton. Riêng tại Ohio, ông Thống Ðốc Cộng Hòa John Kasich dự đoán “ông Trump sẽ thắng ở một số khu vực, nhưng chiếm được đa số phiếu cử tri Ohio là điều thật khó khăn.” Trước những khó khăn đến từ mọi ngã, người lớn tiếng bênh vực cho ông Trump vẫn là ông Newt Gingrich, cựu chủ tịch Hạ Viện. Tuần rồi khi có mặt tại D.C., ông Gringrich đưa ra cái nhìn rất lạc quan, đại để cho rằng cử tri Hoa Kỳ sẽ nhìn thấy một ông Trump hoàn toàn mới, khác hẳn những gì họ thấy ở ông Trump từ trước đến giờ. Theo ông cựu chủ tịch Hạ Viện Liên Bang“ông Trump tuần này hơn hẳn ông Trump tuần trước. Tôi nghĩ rằng ông ta học được bài học, biết phải sửa đổi để chiến thắng.” Ông cựu chủ tịch Hạ Viện Liên Bang nói như thế, nhưng tin phát xuất từ Ủy Ban Vận Ðộng Tranh Cử Donald Trump lại… nói khác! Theo đó, trong một cuộc thảo luận với dàn cố vấn và ban tham mưu, ông Trump “có hứa sẽ chừng mực hơn, thay đổi cách ăn nói, chú trọng hơn vào chính sách kinh tế, xã hội, ngoại giao và quốc phòng” nhưng “chính ông Trump cũng thắc mắc không hiểu tại sao lại phải làm khác những gì ông đã làm và đang làm,” theo lời kể của một người biết chuyện. Người này nói thêm “ông Trump nhất quyết bảo rằng cách vận động tranh cử của ông là cách ăn khách nhất, giúp ông lấy được 14 triệu phiếu cử tri sơ bộ, giúp ông trở thành ứng cử viên đại diện cho đảng, bây giờ mọi người lại bảo ông phải sửa đổi, khiến ông ta thắc mắc, đặt câu hỏi không biết đó có thật sự là điều cử tri thật sự trông chờ ở Donald Trump hay không?” Nguyễn Văn Khanh (Người Việt)
  12. Một kịch bản cười ra nước mắt có thể xảy ra là Hà Nội thà quay sang ủng hộ ứng cử viên phét lác Donald Trump, thay vì hậu thuẫn cho một Hillary Clinton nhỏ nhẹ. Ông Donald Trump và bà Hillary Clinton. Tin xấu Từ tháng 7/2015 đến nay, dù đảng Dân chủ của đương kim Tổng thống Obama đã lặp đi lặp lại một cách dứt khoát là “sẽ tôn trọng chế độ chính trị của Việt Nam”, nhưng như thế vẫn chưa đủ. Hà Nội còn muốn cả TPP - thuyền cứu sinh trước khi đại dương nổi sóng nhấn chìm con tàu đã quá mục nát. Nhưng giờ đây nữ chính trị gia Hillary Clinton có lẽ đang khiến Bộ Chính trị Việt Nam phải chăm chú theo dõi các chỉ số thăm dò tín nhiệm trước cuộc bầu cử ở Hoa Kỳ vào tháng Mười Một tới. Lý do chủ yếu là Hillary Clinton “đá ngang” TPP. Cuối tháng Bảy, tin xấu đã đến với Hà Nội. Bà Laura Rosenberger, cố vấn ngoại giao của bà Hillary Clinton, khẳng định bà Clinton sẽ không ủng hộ TPP nếu trở thành tổng thống Mỹ (theo BBC). “Bà Clinton tin rằng các thỏa thuận thương mại cần có lợi cho nhân dân Mỹ. Bà có ba trắc nghiệm cho bất kỳ thỏa thuận nào: nó cần tạo ra việc làm cho người Mỹ, cần tăng lương cho người lao động Mỹ, và cần thúc đẩy an ninh quốc gia của Mỹ.” “Khi xem bản chung cuộc của TPP, bà thấy nó không đáp ứng được ba trắc nghiệm trên. Vì thế bà quyết định rằng bà không thể ủng hộ.” Bà Laura Rosenberger nhấn mạnh: “Nghĩa là hiện nay bà (Hillary Clinton) không thể ủng hộ nó, cũng không ủng hộ nó sau bầu cử tháng Mười Một, cũng như tháng Giêng năm sau.” Nếu điều đó xảy ra thì sáu năm đàm phán TPP của thể chế “kinh tế Việt Nam luôn phát triển mạnh mẽ” sẽ trở thành công cốc. Sẽ không còn cơ hội để khoác lác về “GDP tiếp tục tăng trưởng từ 6-7%”. Thậm chí 1% cho GDP cũng còn là khó! Nếu không có Việt Nam… Năm 2013, khi diễn ra cuộc gặp Obama - Trương Tấn Sang ở Tòa Bạch Ốc nhằm chấm dứt cuộc “chiến tranh lạnh” giữa Mỹ và Việt Nam trong vài năm trước đó và đồng thời mở ra hy vọng cho Việt Nam vào TPP, có lẽ giới lãnh đạo Hà Nội chỉ nghĩ về Hillary Clinton như một người đàn bà sắc sảo và mang danh hiệu cựu phu nhân tổng thống, thay vì một người sẽ có thể nắm chìa khóa tương lai của thế giới trong những tháng tới đây. Năm 2015, khi cuộc chạy đua vào Tòa Bạch Ốc chỉ mới khởi động, giới lãnh đạo Việt Nam có thể không quan tâm lắm đến quan điểm của Hillary Clinton. Khi đó, họ chỉ biết đến bà với tư cách một cựu bộ trưởng ngoại giao và là người có tình cảm khá gần gũi với (nhân dân) Việt Nam, cũng giống như Thượng nghị sĩ John McCain và Bộ trưởng ngoại giao John Kerry. Mọi việc có vẻ tạm ổn từ sau chuyến công du Washington tháng 7/2015 của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng kèm cam kết không công bố của Việt Nam về việc cho phép Công đoàn độc lập được hoạt động. Cho tới tháng 5/2016 khi Tổng thống Obama sang Việt Nam, mọi chuyện vẫn tiếp tục tạm ổn, cùng lời hứa công khai của Obama về việc sẽ hối thúc Quốc hội Mỹ thông qua TPP ngay trong năm 2016. Nhưng còn bây giờ, khi cuộc bầu cử tổng thống Mỹ chỉ còn hai ứng cử viên và Hillary Clinton có 50% xác suất chiến thắng, thì quan điểm đối ngoại của bà đương nhiên phải được phân tích một cách cặn kẽ, thậm chí cần phải lo lắng về nó tương ứng với từng mối lợi ích của từng quốc gia đối tác với Mỹ. Với Việt Nam, đã từ lâu dàn đồng ca tuyên giáo và báo chí cùng hợp xướng “TPP được nhiều chuyên gia nhận định là có lợi nhất cho nền kinh tế Việt Nam”. Tức cũng có lợi nhất cho Việt Nam để có thể kéo dài chế độ toàn trị thêm một thời gian nữa. Rõ ràng, Việt Nam sẽ không thể nào “tăng 25% GDP đến năm 2030 nếu vào TPP” như một “quyết tâm” của Bộ Chính trị, nếu Hillary Clinton không ủng hộ hiệp định này. Và nếu TPP không được thông qua, hoặc chỉ được thông qua một phần - tương ứng với một số quốc gia, và đặc biệt tệ hại là trong số quốc gia đó lại không có Việt Nam - có thể hình dung cánh cửa còn lại để cứu vãn nền kinh tế sắp sụp đổ của Việt Nam đã tuyệt đối đóng lại. ‘Không thích Hillary’ Đứng trước ngã ba đường lịch sử trong bối cảnh ngân sách chi nhiều hơn hẳn thu và luôn có đà vượt hẳn ngưỡng cho phép 5% GDP, Viêt Nam đã phải vơ vét thuế từ dân chúng, trong lúc tín dụng cho vay lãi suất ưu đãi từ các tổ chức tài chính lớn như Ngân hàng thế giới, Quỹ tiền tệ quốc tế, Ngân hàng Phát triển Á châu và những quốc gia chủ nợ tiềm tàng như Nhật Bản đều đã bay biến hoặc chỉ còn nhỏ giọt. Giải thích đơn giản nhất là nếu trong vài năm tới mà không có được nguồn tài chính bổ sung vào ngân sách có nhiều khả năng sẽ trống rỗng, chế độ Việt Nam sẽ phải đối mặt với nguy cơ sụp đổ. Mặc dù trước đây bà Clinton đã nhiều lần sang Việt Nam trong vai trò Bộ trưởng ngoại giao cùng nụ cười thân thiện thường trực, được dân chúng Việt Nam tiếp đón nồng nhiệt - trong lúc vẻ mặt giới quan chức sở tại lại lộ rõ nét gượng gạo - nhưng có thể tâm lý “không thích Hillary” đang dấy lên trong một số quan chức cao cấp Việt Nam. Những người vẫn dán nhãn Cộng sản ở Việt Nam cũng không thể bỏ qua một trắc nghiệm khác mà Hillary Clinton đã tế nhị không nói thẳng: đó là thành tích quá tệ hại của Hà Nội về đủ loại nhân quyền đã khiến cho chế độ này tự giẫm chân phải lên chân trái. Từ sau cuộc gặp Obama - Nguyễn Phú Trọng vào tháng 7/2016, bà Hillary Clinton đã bắt đầu bày tỏ thái độ ngần ngại đối với TPP, và càng không nhắc gì đến Việt Nam trong những nhận định của mình về chủ đề này. Quả thực, lời cam kết “sẽ thực thi Công đoàn độc lập” của Nguyễn Phú Trọng trong Phòng Bầu dục đã có giá trị đến nỗi cho đến bây giờ trên mặt báo chí nhà nước Việt Nam vẫn cùng lắm chỉ xuất hiện cụm từ “công đoàn cơ sở”. Còn chủ trương “công đoàn độc lập” vẫn bị giấu biệt, không được hé ra trên bất kỳ phương tiện thông tin đại chúng nào. Nếu Hillary Clinton đã từng tuyên bố cứng rắn “Assad của Syria phải ra đi”, điều đó có nghĩa rằng nếu bà là tổng thống Hợp chúng quốc Hoa Kỳ, giới lãnh đạo ở Việt Nam phải coi chừng: Hillary Clinton không phải là người dễ bị qua mặt và chơi khăm. Theo nhiều người và giới quan sát, Hillary Clinton chúa ghét thói tiểu nhân và ti tiện. Lối trả treo nhân quyền lấy lợi ích kinh tế và khí tài quân sự của chế độ Hà Nội mấy năm qua có nét khá tương đồng với những trò tấn công bẩn thỉu của Trump đối với Hillary trong cuộc tranh cử tổng thống Mỹ. Với nhiều lý do cùng nguyên cớ mới nhất về thái độ của bà Clinton đối với TPP, có lẽ Bộ Chính trị Hà Nội sẽ quay sang ủng hộ ứng cử viên Donald Trump - người bị quá nhiều tai tiếng vì thái độ quá khích, phát ngôn bạt mạng và chỉ muốn “Hillary phải vào tù”, nhưng ít ra cho tới giờ này vẫn chưa bày tỏ quan điểm rõ ràng nào về việc chống đối TPP. Phạm Chí Dũng * Blog của nhà báo Phạm Chí Dũng là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ. (VOA)
  13. Các cuộc thăm dò công bố tuần này cho thấy ứng cử viên tổng thống bên đảng Cộng hòa Donald Trump đang cố gắng đuổi kịp đối thủ bên đảng Dân chủ, bà Hillary Clinton, với khoảng cách khá xa sau Hội nghị Toàn quốc của đảng Dân chủ hồi tháng trước. Ứng cử viên tổng thống bên đảng Cộng hòa Donald Trump (trái) và đối thủ bên đảng Dân chủ, bà Hillary Clinton. Cuộc thăm dò gần đây nhất, McClatchy-Marist, cho thấy bà Clinton dẫn trước ông Trump với tỷ lệ 48% so với 33%. Trong cuộc thăm dò tương tự hồi tháng rồi, khoảng cách này gần hơn khi bà Clinton được 42% và ông được 39%. Cuộc thăm dò được thực hiện từ thứ hai đến thứ tư tuần này và công bố hôm 4/8. Tuy nhiên, không phải tất cả số liệu này đều tích cực cho cựu Ngoại trưởng Clinton, với 40% cử tri trưởng thành đã đăng ký cho biết họ bỏ phiếu cho bà vì họ chống lại ông Trump, theo cuộc khảo sát. Cuộc thăm dò cũng cho thấy 55% cử tri trưởng thành đã đăng ký không yêu chuộng bà Clinton. Ông Trump còn tệ hơn, với 66% cử tri được hỏi cho biết họ không ưa doanh nhân tỷ phú này. Ở nhóm cử tri dưới 30 tuổi, quan điểm thể hiện rất rõ ràng. Cả cuộc thăm dò McClatchy và cuộc khảo sát cử tri do GenForward thực hiện đều cho thấy dưới 25% cử tri trong độ tuổi từ 18 đến 30 thích ông Trump. Trong nhóm này, cuộc thăm dò McClatchy cho thấy 23% sẽ bỏ phiếu cho ứng cử viên bên thứ ba ứng cử viên đảng Tự do, Gary Johnson, trong khi cuộc thăm dò GenForward cho thấy cứ 10 cử tri trẻ thì có tới 7 người cảm thấy họ không biết gì nhiều về ứng viên này để bỏ phiếu cho ông ta. Tương tự với ứng cử viên Đảng Xanh Jill Stein, 16% nói họ sẽ dồn phiếu cho bà, theo khảo sát McClatchy-Marist. Cử tri trong mọi độ tuổi vẫn tỏ ra không tin tưởng và không thích bà Clinton xuất phát từ vụ tai tiếng dùng máy chủ email cá nhân tại tư gia trong công tác của chính phủ. Trong buổi vấn đáp tại một hội nghị ở Washington dành cho nhóm ký giả thiểu số hôm 5/8, khi được hỏi về tỷ lệ ưa chuộng dành cho bà, bà Clinton dẫn tỷ lệ ủng hộ khi bà thôi chức Ngoại trưởng là 66% và bày tỏ tin tưởng rằng khi cử tri thực sự lắng nghe cương lĩnh của bà, họ sẽ ủng hộ. "Tôi sẽ bước lên và trình bày rõ đường lối của tôi, dân chúng sẽ nghe," bà phát biểu trước hội nghị. (VOA)

×
×
  • Create New...