Jump to content

Search the Community

Showing results for tags 'bầu cử'.

  • Search By Tags

    Type tags separated by commas.
  • Search By Author

Content Type


Forums

  • Tin Tức Thời Sự
    • Thời Sự Việt Nam
    • Tin Quốc Tế
    • Tin Cộng Đồng Người Việt Hải Ngoại
    • Bình Luận Thời Sự
    • Khoa Học & Kỹ Thuật - Môi Trường
    • Kinh Tế
    • Biển Đông
    • Thể Thao
    • Thế Giới Động Vật
  • Đời Sống Xã Hội & Tâm Linh
    • Sức Khỏe
    • Tìm Hiểu Tôn Giáo
    • Tử Vi & Phong Thủy
    • Quê Hương Ký Sự
    • Tâm Linh
    • Xã Hội
  • Văn Hóa & Nghệ Thuật
    • Phụ Nử
    • Lịch Sử
    • lời hay ý đẹp
    • Văn Hóa & Nghệ Thuật
    • Online Study
    • Truyện ngắn Audio
  • Vườn Thơ
    • Thơ Sáng Tác
    • Thơ Đấu Tranh
    • Thơ Sưu Tầm
  • Âm Nhạc
    • Thông Tin Âm Nhạc
    • Nhạc Online
    • Cải Lương - Tân Cổ
    • Quán Khuya
  • Giải Trí
    • Thư Giãn
  • Phim & Nhạc
    • Phim Online
    • Thông Tin Điện Ảnh
    • Đời Nghệ Sỹ
  • Thông Báo
    • Cập nhật lượng khách truy cập

Categories

  • Videos
    • Âm Nhạc
    • Film online
    • Thễ Thao
    • Thế Giới Động Vật
    • Thảm Họa Hàng Không
    • Kinh Tế
    • Khoa Học
  • Tin Tức
    • RFA
    • Thời Sự Việt Nam
    • Thế Giới
    • Người Việt Hải Ngoại
    • RFI
    • Thời Sự Hoa Kỳ
    • Khung Trời Mới
    • ĐKN
    • NTD
    • The Saigon Post
    • Nửa Vòng Trái Đất TV
    • Culture Chanel
    • Chuyễn Động Toàn Cầu
    • VIETV NETWORK
    • Tự Lực Bookstore
    • Thế Giới Tiêu Điểm
    • LITTLE SAIGON NEWS
    • VietCatholicNews
    • English News
  • Bình Luận - Thời Sự
    • Sài Gòn TV Bên Kia Màn Khói
    • OfficialVietFaceTV
    • Đọc Báo Vẹm
    • Người Việt TV
    • VOA
    • Truyền Hình Calitoday
    • Biển Đông
    • PhoBolsaTV
    • SBTN
    • BBC Tiếng Việt
    • Saigon TV 57.5
    • Việt Thảo tonight
    • Kinh Tế Gia Nguyễn Xuân Nghĩa
    • TV Tuần-san
    • 2VNR
    • Mẹ Nấm
    • Tiếng Vọng Về Nguồn (TVVN)
    • VIETLIVE TV
    • SET TV (Saigon Entertainment Television)
    • Viet TV Australia
    • Trung Quốc Không Kiểm Duyệt
    • LSTV
    • Chiến Tranh Ukraine
    • Sỗ Tay Quân Sự
    • Nguoi Viet Channel
    • Chão Lửa Trung Đông
  • Đời Sống
    • Tử Vi & Phong Thủy
    • Lịch Sử & Văn Hóa
    • Tâm Linh
    • Tinh Hoa TV
    • Ẫm Thực
    • Sức Khỏe
    • Biết tõ cùng ai ?
    • Online Study
  • Văn Hóa Nghệ Thuật
    • Văn Học Nghệ Thuật

Find results in...

Find results that contain...


Date Created

  • Start

    End


Last Updated

  • Start

    End


Filter by number of...

Joined

  • Start

    End


Group


  1. Không, FBI không phải tay sai của Donald Trump – mặc dù Hillary Clinton có lý do chính đáng để nghi ngờ điều đó. Nhưng thực tế còn đáng lo ngại hơn nhiều. James Comey, Giám đốc FBI, đã hoảng sợ mà phải đưa ra tuyên bố sẽ mở lại cuộc điều tra về việc sử dụng email cá nhân của bà Clinton. Ông buộc phải làm điều này vì lo sợ rằng nếu ông không chịu đưa ra quyết định này, Đảng Cộng hòa sẽ buộc tội ông đang làm việc cho bà Clinton. Comey, người lính gác hoảng loạn, dường như đã đi quá xa. Các công chức nhà nước không bao giờ nên có những hành động có thể ảnh hưởng đến một cuộc bầu cử tổng thống. Bất cẩn của Comey là do Trump đã nêu tên ông này như là một phần của một “hệ thống gian lận.” Trong một đất nước vốn dĩ đã chia rẽ sâu sắc như vậy, sự trung lập sẽ bị xem là thông đồng. Vào thứ Sáu vừa qua, Comey đã bị đẩy vào một sai lầm lớn. Các chế độ chuyên quyền hoạt động dựa trên sự sợ hãi, còn các nền dân chủ lại được giữ vững nhờ niềm tin. Thời điểm tuyên bố hết sức thiếu cẩn trọng của Comey, về việc mở rộng điều tra vụ email của bà Clinton, là những gì sẽ xảy ra khi các quan chức dao động. Nếu Trump trở thành Tổng thống, ông đã tuyên bố sẽ đưa bà Clinton vào tù. Những người ủng hộ ông ta thậm chí đã hô to “nhốt bà ta lại” trong tất cả các cuộc biểu tình. Nhưng nếu Clinton mới là người thắng, Trump hẳn là sẽ tìm thêm nhiều người như Comey để đe dọa. Trong một nền dân chủ, khi một bên đưa ra các cáo buộc mang tính phủ đầu về tội phản bội – và thật ra chẳng còn cáo buộc nào nghiêm trọng hơn cáo buộc gian lận cả một cuộc bầu cử tổng thống – thì nền tảng nơi pháp luật định hình cũng bị co lại. Thậm chí càng khó khăn hơn khi duy trì một thứ “công lý làm ngơ” hay một tiến trình trung lập, khi xung quanh anh là một cơn bão lớn. Chiến dịch của Trump là một cơn cuồng phong, và Comey vừa bị thổi bay mất chiếc áo của mình. Liệu bà Clinton có thể sống sót được qua tuyên bố bất ngờ này? Nếu như câu hỏi là “Liệu bà có giành chiến thắng trong tuần tới hay không?”, thì câu trả lời vẫn có thể sẽ là “có.” Dù còn còn quá sớm để thăm dò về mức độ tác động từ pha “ném lựu đạn” của Comey, nhưng khoảng cách dẫn điểm của Clinton so với Trump vào hôm thứ 6 vẫn đủ lớn để bà có thể chịu đựng được một số thiệt hại nhất định. Nhưng nếu câu hỏi là bà có thể cầm quyền hiệu quả sau khi trở thành Tổng thống hay không thì bức tranh lại có vẻ khác. Ngay cả khi chỉ có 1% thay đổi theo hướng chống lại Clinton cũng có thể làm lệch cuộc đua vào Thượng viện Mỹ. Nếu không có một Thượng viện với đa số thuộc Đảng Dân chủ, Clinton cũng sẽ mất đi cơ hội để thông qua bất cứ điều gì. Bởi thậm chí cả trước khi có “món quà Halloween” từ Comey, thì nhiều khả năng Đảng Cộng hòa sẽ tiếp tục nắm quyền kiểm soát Hạ viện. Tổn thất lớn nhất sẽ xuất hiện sau khi bà Clinton giành chiến thắng. Chênh lệch số phiếu với biên độ càng thấp thì Trump lại càng dễ dàng châm ngòi sự bất bình về một cuộc bầu cử ”bị đánh cắp”. Điều đó cũng sẽ giúp ông ta có nhiều ảnh hưởng hơn đối với Đảng Cộng hòa trong Quốc hội. Các nhà lập pháp sẽ phải phản hồi lại thông tin từ các đơn vị bầu cử của mình. Theo mô hình tam quyền phân lập của Thomas Jefferson, Hạ viện là nơi mà liên kết giữa các dân biểu và cử tri là mạnh mẽ nhất. Nếu những người ủng hộ Trump giận dữ, các nghị sĩ Đảng Cộng hòa cũng sẽ phải hành động theo (để chống lại bà Clinton). Hầu hết các cử tri đã tin rằng bà Clinton không trung thực và tham nhũng. Cũng chẳng ngạc nhiên khi họ ủng hộ tuyên bố của Trump rằng nhà Clinton là một “tập đoàn tội phạm.” Thật khó có thể xoa dịu tình hình khi thứ ngôn ngữ dễ gây kích động như vậy lại được sử dụng, nhất là khi mục tiêu lại chính là bà Clinton. Trước khi trở lại Nhà Trắng, bà Clinton sẽ là chính trị gia bị điều tra nhiều nhất trong lịch sử Mỹ. Ngay cả chồng bà cũng không phải là đối tượng của nhiều cuộc điều tra và trát hầu tòa như vậy! Nếu Clinton thắng vào tuần tới, bà sẽ phải đối mặt với nhiều điều tra hơn nữa. Nhờ có WikiLeaks, Đảng Cộng hòa tin rằng họ có đủ đạn dược để mở thêm nhiều cuộc điều tra mới. Đối với các nhà lập pháp đầy tham vọng, chứng minh được tội lỗi của bà Tổng thống sẽ là con đường chắc chắn để giúp họ trở thành “anh hùng dân gian.” Đồng minh bất đắc dĩ của họ lại chính là bà Clinton. Điều đáng nói là bà chưa từng hứa sẽ cắt đứt liên hệ với Quỹ Clinton Foundation của gia đình bà nếu như bà được bầu làm Tổng thống. Tại thời điểm này, kế hoạch vẫn là để cho cô con gái Chelsea Clinton điều hành công việc hàng ngày của Quỹ. Điều đó không đủ để minh oan cho bà Clinton. Bà phải vượt lên được sự nghi ngờ. Quỹ Clinton Foundation đã không thể trải qua bài kiểm tra này. Nó đã nhận hàng tỷ USD từ các chính phủ, các công ty và cá nhân giàu có – một vài trong số đó khá đáng ngờ. Dù số tiền sau đó được dùng vào các mục đích tốt đẹp thì điều đó cũng chẳng ích gì cho uy tín của bà Clinton. Đối với các kẻ thù của Clinton, Quỹ của gia đình bà chính là “cái kho của những vụ bê bối”. Việc chính phủ các nước như Qatar và Morocco lại chọn chuyển tiền thông qua ông Bill Clinton, chứ không phải là Liên Hiệp Quốc, hay Quỹ Gates Foundation của gia đình Bill Gates, chắc chắn là có lý do. Đó là vì theo họ, việc chuyển tiền này sẽ giúp họ có nhiều ảnh hưởng lên ông Clinton. Và cả hai vợ chồng nhà Clinton đều nhận được tiền thù lao thuyết giảng lớn từ cùng một số tổ chức như vậy. Trong một môi trường căng thẳng như vậy, bà Clinton sẽ thể sẽ trở thành Tổng thống đầu tiên bị công chúng Mỹ thiếu tin tưởng nhất kể từ khi Gallup bắt đầu tổ chức các cuộc thăm dò ý kiến về vấn đề này. Bà Clinton vừa là nạn nhân, nhưng cũng chính là đồng tác giả cho tai họa của mình. Mỗi lần bà ra một quyết định liên quan đến các nhà tài trợ cũ của Quỹ Clinton, chắc chắn người ta sẽ lại nghĩ tới xung đột lợi ích. Điều đó sẽ càng xuất hiện nhiều hơn nếu tổ chức có liên quan đã từng trả phí nói chuyện cho bà hoặc chồng bà. Các tiềm năng xung đột này sẽ rất có lợi cho không chỉ Đảng Cộng hòa. Nếu một nhà quản lý do Clinton bổ nhiệm bác bỏ một số cáo buộc chống lại Goldman Sachs chẳng hạn, liệu phe cánh tả của Đảng Dân chủ có chịu tin? Nếu bà chấp thuận bán một lượng vũ khí khổng lồ cho một quốc gia vùng Vịnh, thì người ta có tin vào vẻ bề ngoài của giao dịch đó? Giờ vẫn chưa phải là quá muộn để bà Clinton hứa không can dự vào Quỹ của gia đình mình nữa. Càng chần chừ chỉ càng khiến tình hình thêm tồi tệ. Không chỉ danh dự của chồng bà bị đe dọa, mà còn cả tương lai của con gái bà. Đây là câu chuyện về khả năng điều hành nước Mỹ của bà. Edward Luce * Edward Luce là cây bút bình luận chính về Hoa Kỳ tại tờ Financial Times. Nguồn: Edward Luce, “Hillary Clinton’s woes really begin if she wins”, Financial Times, 01/11/2016. Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng | Biên tập: Lê Hồng Hiệp (Nghiên cứu Quốc tế)
  2. RFIĐăng ngày 01-11-2016 Sửa đổi ngày 01-11-2016 17:32 Giám đốc FBI James Comey (T) đang là "đối thủ" đáng ngại của Hillary Clinton.REUTERS Ít ngày trước cuộc bầu cử tổng thống Mỹ, giám đốc FBI James Comey gửi thư tới Quốc Hội Mỹ thông báo phát hiện những tình tiết mới và cho mở lại điều tra vụ thư điện tử của bà Hillary Clinton. Diễn biến bất ngờ đang làm cuộc chạy đua vào Nhà trắng sôi động và gay cấn hơn. Vài nét chân dung về lãnh đạo FBI, người gây náo động chiến dịch tranh cử tổng thống Mỹ 2016. Thông báo của ông James Comey được đưa ra khi mà cách đây 4 tháng chính ông đã kết luận Hillary Clinton trắng tội sau cuộc điều tra kéo dài cả năm trời về vụ việc. Thông báo của giám đốc FBI được đưa ra sát ngày bầu cử, vào thời điểm mà bà Hillary Clinton đang chiếm ưu thế trong các cuộc thăm dò so với đối thủ Donald Trump, đang khiến phe Dân Chủ hết sức lúng túng. Từ vài ngày qua, sự việc xuất hiện trên khắp truyền thông Mỹ. Chưa biết vụ việc này có phải là một đòn có tính toán hay không, nhưng rõ ràng không thể phủ nhận được tác động của nó đến chặng cuối cuộc đua vào Nhà Trắng. Trong sự kiện này dư luận Mỹ còn tập trung chú ý vào vị lãnh đạo Cục Điều Tra Liên Bang nổi tiếng. Ông là ai và tại sao ông lại có hành động gây ồn ào này. Sinh năm 1960 trong gia đình cha là nhân viên bất động sản, mẹ làm tư vấn tin học, James Comey đã từng nổi tiếng trên truyền thông địa phương từ khi mới 16 tuổi. Khi đó, báo chí địa phương đã tốn không ít thời gian về vụ cậu thiếu niên James Comey được tìm thấy trong một đêm tháng 10/1977 khi đang bị giam giữ cùng với người em Peter trong một khu nhà riêng của gia đình ở New Jersey. Một kẻ tội phạm đang bị truy nã vì nhiều vụ trộm cắp và cưỡng hiếp, đã đột nhập vào nhà Comey, dùng súng không chế và nhốt hai đứa trẻ vào buồng tắm. Hai anh em đã thoát ra ngoài qua cửa số, nhưng không may khi vừa nhảy ra khu vườn, họ chạm mặt ngay kẻ tội phạm. Hai anh em James chạy trở lại nhà, khóa trái cửa lại và gọi cảnh sát. Theo báo chí Mỹ, đó là sự kiện để lại dấu ấn không thể quên trong đời của James Comey và cũng góp phần tạo nên tiếng tăm của một người làm việc cứng rắn và rất chuyên nghiệp. Đối mặt với George W. Bush năm 2004 Chiến tích đầu tiên của James Comey có thể kể là vào năm 2004. Khi đó ông đang là trợ lý cho bộ trưởng Tư Pháp Mỹ John Ashcroft. Ông đã góp phần chính ngăn cản chính quyền Bush áp dụng chương trình giám sát của Cơ Quan An Ninh Quốc Gia Mỹ ( NSA). Đó là vào tháng 03/2004, ông John Ashcroft đang nằm viện, tổng thống George W. Bush cử chánh văn phòng của mình Andrew Card và luật sư của Nhà Trắng Alberto Gonzales đến để thuyết phục lãnh đạo Tư Pháp Mỹ thay đổi ý kiến về chương trình của NSA. Nghe tin có chuyến viếng thăm trên, James Comey đã không để mất một giây, tức tốc lao đến tận bệnh viện trước các vị đặc sứ của Nhà trắng, mục đích là để cấp trên của ông không bị ép buộc phải thay đổi quyết định. Vài ngày sau đó, sự việc trên đã dẫn đến cuộc giao chiến giữa Nhà Trắng và bộ Tư Pháp. John Ashcroft, James Comey và nhiều quan chức trong bộ đã dọa từ chức. Tổng thống Bush không còn cách nào khác là lùi bước. Vai trò của James Comay trong vụ việc này đã được New York Times tiết lộ và sau đó đã được trích dẫn lại trong phiên điều trần của ông trước Thượng Viện hồi tháng 5/2007. Ông được cả phe Cộng Hòa cũng như Dân Chủ đánh giá là người đã biết giữ gìn sự tôn trọng các nguyên tắc căn bản của thể chế. Nhiều cuộc điều tra nhằm vào nhà Clinton Chắc hẳn vì những phẩm chất như vậy mà tổng thống Barack Obama đã quyết định giao cho ông trọng trách lãnh đạo FBI từ tháng 7/2013. Trong lễ nhậm chức, ông Obama đã ca ngợi James Comey là “ một người ngay thẳng… vì công lý và Nhà nước pháp quyền”. Vị cựu trợ lý bộ trưởng Tư Pháp này còn biết đến là người đã tham gia nhiều vụ việc lớn trong sự nghiệp của mình. Đầu năm 1990, ông tham gia vào các cuộc điều tra gia đình mafia Gambio. Năm 1996 được giao điều tra vụ tấn công khủng bố ở tòa tháp Khobar tại Ả Rập Xê-Út… Gia đình nhà Clinton cũng biết rõ ông. Năm 1995, trên cương vị cố vấn pháp lý, ông tham gia điều tra cho một tiểu ban của Thượng Viện vụ Whitewater, một vụ bê bối bất động sản liên quan đến cả Bill và Hillary. Vợ chồng Clinton cuối cùng không bị truy tố gì. Đến năm 2002, trên cương vị chưởng lý Liên bang, James Comey được giao kiểm tra lại những ân huệ của tổng thống mà Bill Clinton dành cho doanh nhân giàu có nhưng nhiều tai tiếng Marc Rich. Một lần nữa, ông Comey thất bại trước nhà Clinton, không tìm ra điều gì để trách cứ cựu tổng thống Mỹ. Hôm 07/07/2016, khi FBI thông báo không khởi tố bà Hillary Clinton trong vụ sử dụng thư điện tử cá nhân dùng cho việc công, nhiều người đã nghĩ đó là màn điều tra cuối cùng của James Comey nhắm vào nhà Clinton. Không ai có thể nghĩ đến những tình tiết mới phát sinh mà có lẽ chỉ có ông giám đốc FBI mới nắm được bí mật của nó. Tác động đến cuộc bầu cử ra sao? Nhìn vào các cuộc thăm dò dư luận mới nhất, Donald Trump giờ đây đang có xu hướng bám đuổi sát sao đối thủ Hillary Clinton, trong khi mà cách đây 2 tuần ứng viên Dân Chủ vượt lên với khoảng cách khá xa. Thăm dò dư luận của Viện Politico của Mỹ thực hiện trong ngày cuối tuần vừa công bố hôm qua cho thấy, ứng viên Dân Chủ giành được 42% ý định bầu, trong khi đối thủ Cộng Hòa đạt 39%. Một thăm dò dư luận do kênh truyền hình ABC thực hiện trong một tuần từ khi có thông báo của FBI, thì cho kết quả là Hillary Clinton chỉ vượt lên trên Donald Trump có 1 điểm. Phe của Donald Trump vẫn đang tiếp tục tận dụng tối đa cơ hội bằng vàng này để tấn công đối thủ ở chặng chạy nước rút của tuần cuối cùng này. (RFI)
  3. Tác giả: Andrei Popescu | Dịch giả: Kim Xuân 1 Tháng Mười Một , 2016 Trong một diễn biến rất đáng ngạc nhiên đối với FBI, giám đốc cơ quan này hôm thứ 6 đã mở lại cuộc điều tra chống lại ứng cử viên tổng thống của đảng Dân chủ Hillary Clinton, kéo theo những giả thuyết về mưu toan và làm ảnh hưởng đến cán cân của 10 ngày cuối cùng của chiến dịch tranh cử. Giám đốc FBI James Comey. (Ảnh chụp màn hình) Theo Daily Mail và một nguồn tin thân cận với Giám đốc FBI James Comey, quyết định, ít nhất là một phần, được đưa ra “vì ông không thể chịu được áp lực ngày càng tăng bởi các nhân viên nổi loạn bên trong FBI” những người “cảm thấy giám đốc đã phản bội họ và đã kéo theo sự chế nhạo của công chúng đối với FBI vì đã cho phép bà Hillary “thoát ra quá dễ dàng”. Nguồn tin cũng cho biết một số trong những nhân viên trên thậm chí là cấp phó của ông Comey. James Comey đã trở thành mục tiêu của một làn sóng chỉ trích sau khi khép lại cuộc điều tra về việc bà Hillary Clinton, khi còn ở chức Ngoại trưởng, đã sử dụng một máy chủ về thư email cá nhân để gửi các tài liệu mật. Quảng cáo Hillary Clinton phủ nhận đã gửi các tài liệu mật, hoặc sử dụng một máy chủ để chuyển các email về công việc, và cuối cùng cho biết bà không biết làm thế nào để đánh dấu các tài liệu mật. Được biết, cá nhân bà Hillary Clinton đã sử dụng một phần mềm chuyên nghiệp – BleachBit – để xóa hàng chục nghìn email, mặc dù đã ban hành một yêu cầu giữ lại đối với máy chủ và các email. James Comey, khi kết thúc cuộc điều tra của FBI, đã tuyên bố cựu Ngoại trưởng đã gửi các email có chứa nội dung mật, và đã gửi các email liên quan đến công việc ngoại trưởng của bà, nhưng ông đã kết luận mơ hồ rằng sẽ không mở một vụ kiện vì không thể chứng minh ý định lừa đảo từ phía bà Hillary Clinton. Quyết định của ông Comey đã khiến những người ủng hộ ông Trump cũng như những người bảo vệ tư pháp Mỹ nhảy dựng lên. “Bầu không khí của FBI đã bị độc hại kể từ khi Jim công bố vào tháng 7 rằng ông sẽ không đề nghị luận tội Hillary”, nguồn tin – là một người bạn thân gần hai thập kỷ, và có quan hệ gia đình gần gũi với ông Comey cho biết. “Một số người, trong đó có lãnh đạo các bộ, không còn nói chuyện với Jim và thậm chí còn phớt lờ cả chào hỏi khi đi ngang qua ông ở sảnh”, nguồn tin cho biết. “Họ cho rằng ông Comey đã phản bội lại họ và khiến Cơ quan phải xấu hổ vì đã để Hillary thoát đi với một cái tát”. Theo nguồn tin, tình trạng này khiến ông Comey trăn trở trong nhiều tháng và ông đã trao đổi chi tiết điều này với vợ, bà Patrice. Comey đã nói với vợ rằng ông chán nản khi thấy các đơn từ chức chất đống trên bàn làm việc và chúng đến từ những nhân viên bất bình. Mỗi ngày, những đơn từ chức này khiến ông thấy không khí làm việc trong cơ quan đã rớt xuống thê thảm. “Những người mà ông tin tưởng nhất lại giận ông nhất, trong số đó có vợ ông, Pat. Bà đã liên tục yêu cầu ông thừa nhận sai lầm khi từ chối đề nghị truy tố cựu ngoại trưởng”, nguồn tin cho biết. Trong khi đó, Tổng thống Mỹ Barack Obama và Tổng chưởng lý Mỹ, Loretta Lynch, dường như đang “tức giận” về quyết định của ông Comey. Thông báo của giám đốc FBI về việc mở lại cuộc điều tra, chỉ 11 ngày trước cuộc bầu cử tổng thống, đã gây sốc và sự không hài lòng cho Lynch và các công tố viên của Bộ Tư pháp. “Jim đã nói với tôi rằng Lynch và Obama đang nổi giận với anh ta”, theo nguồn tin. “Lynch và Obama đã không trực tiếp liên lạc với Jim, nhưng gợi ý thông qua trung gian rằng họ không đồng ý với những nỗ lực của Jim để cứu vãn tình thế”, nguồn tin nói thêm. (Vietdaikynguyen)
  4. Thùy DươngĐăng ngày 01-11-2016 Sửa đổi ngày 01-11-2016 17:23 Ứng viên tổng thống đảng Dân Chủ Hillary Clinton đến cuộc mít tinh vận động tranh cử tại Cincinnati, bang Ohio, ngày 31/10/2016.REUTERS/Brian Snyder Để thoát ra khỏi cuộc tấn công liên quan tới vụ tai tiếng về thư điện tử, hôm qua, 31/10/2016 bà Hillary Clinton đã kêu gọi cử tri bình tĩnh và tìm cách hướng dư luận sang chủ đề bấm nút hạt nhân để tấn công đối thủ Cộng Hòa. Bà nhấn mạnh mối nguy hiểm nếu ông Donald Trump nắm quyền kiểm soát kho vũ khí hạt nhân của Mỹ. Trong bài phát biểu ở Cincinnati, bang Ohio, bà đã nhắm vào tính khí dễ bị kích động của ông Donald Trump. Hillary Clinton nói : « Hãy tưởng tượng khi ông ta ở trong phòng Bầu dục và phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng thực sự ! (…) Hãy tưởng tượng ông ta đẩy chúng ta vào một cuộc chiến tranh chỉ vì ai đó làm mếch lòng ông ta. Tôi hy vọng rằng các quý vị sẽ nghĩ đến điều đó khi đi bỏ phiếu ». Bà Clinton cũng đã tranh thủ sự ủng hộ của 10 cựu sĩ quan được giao nhiệm vụ phóng tên lửa đạn đạo hạt nhân, trong đó có cựu sĩ quan Bruce Blair. Những người này đã viết chung một bức thư ngỏ để phản đối ông Trump. Cựu sĩ quan Bruce Blair cũng là người giới thiệu bà Clinton lên phát biểu trong một cuộc mít tinh tại Ohio. Trong vòng một tuần trở lại đây, đối thủ Donald Trump đang rút ngắn khoảng cách so với Hillary Clinton. Tuy vậy, theo một thăm dò dư luận mới công bố hôm qua, những thông báo bất ngờ của giám đốc FBI về vụ thư điện tử vẫn có vẻ như không đủ để đảo ngược tình thế. Theo một điều tra của kênh truyền hình NBC hôm qua ( 31/10/2016), ứng viên đảng Dân Chủ vẫn giành được 47% ý định bầu, trong khi ông Donald Trump chỉ đạt 41%. (RFI)
  5. Image copyrightGETTY IMAGES Ứng cử viên của Đảng Cộng hòa Donald Trump đã thề sẽ tạo ra một cú lội ngược dòng giờ chót "gấp năm lần Brexit" trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ sắp tới. Liệu điều đó có thể thành hiện thực? Hàng triệu cử tri Anh đã tắt TV đi ngủ sớm vào Thứ Năm ngày 23 tháng Sáu, với tâm trạng tương đối tự tin rằng, bất kể tốt xấu ra sao, sẽ chẳng có gì thay đổi cả. Khi tỉnh giấc, họ nhìn thấy Nigel Farage - lãnh đạo Đảng Độc lập Anh quốc (UKIP) - tuyên bố với những ủng hộ viên đang sung sướng ngây ngất rằng "Mặt trời lại mọc trên một Vương quốc Anh độc lập". Nước Mỹ có khi nào sẽ gặp một sự bất ngờ tương tự lúc ban mai ngày mùng 9 tháng Mười một? Các cuộc thăm dò nói không… Image copyrightAP Image captionLãnh đạo UKIP Nigel Farage xuất hiện cùng Trump trong chiến dịch tranh cử Nhìn qua thì, khả năng đó không lớn. Ông Donald Trump đã bị bà Hillary Clinton dẫn trước từ 3% đến 10% trong phần lớn các cuộc thăm dò dư luận trên phạm vi toàn quốc. Đó là trước khi Cục Điều tra Liên bang (FBI) thông báo họ sẽ xem xét các tài liệu mới liên quang đến cuộc điều tra vào hệ thống email của bà Clinton. Cần thêm thời gian để có thể đánh giá tác động của bản tin này lên ý kiến của các cử tri. Trump và những người ủng hộ chỉ ra rằng các cuộc thăm dò dư luận đã sai về kết quả Brexit, nhưng sự thật thì nó phức tạp hơn một chút. Thực tế là, ngoại trừ một sự dịch chuyển sai nhưng khá đồng đều về phía Ở lại trong những ngày cuối, các cuộc thăm dò dư luận cho những kết quả rất khác nhau, khi thì phe Ra đi thắng, khi thì phe Ở lại thắng. Điều thú vị là, các cuộc thăm dò qua internet trong những tuần cuối cùng trước bầu cử, ngoại trừ một vài trường hợp, đều dự đoán phe Ra đi sẽ thắng trong khi các cuộc thăm dò qua điện thoại thì hướng đến kết quả là Ở lại. Nhưng giới chính trị và truyền thông chính thống đều cho rằng tính thận trọng cố hữu của các cử tri sẽ khiến họ lựa chọn giữ nguyên hiện trạng vào phút chót. Các nhà cái - ý kiến của họ luôn được tin tưởng hơn ở Anh - cũng đồng ý. Và ngay cả những cổ động viên nhiệt thành nhất của phe Ra đi cũng không đánh giá cao khả năng chiến thắng. Sau khi cuộc bỏ phiếu ngày 23 tháng Sáu kết thúc ít lâu, Farage đã trả lời một phóng viên truyền hình thế này: "Dường như là phe Ở lại sẽ thắng sít sao." …Nhưng sự tin tưởng vào chúng thì đã giảm sút Image copyrightAP Image captionĐiện thoại di động có thể gây khó khăn cho việc thăm dò dư luận Kết quả của Brexit là một cái tát vào uy tín của các công ty chuyên thăm dò dư luận, những người cũng dự báo sai về kết quả bầu cử toàn quốc 2015 ở Anh và Israel và kết quả một số bang trong vòng sơ bộ của Đảng Dân chủ năm 2016. Ở cả Anh và Mỹ, các công ty đang ngày càng gặp nhiều khó khăn hơn trong việc chọn ra các nhóm cử tri thật sự tiêu biểu để lấy ý kiến. Từng có thời họ có thể dựa vào việc quay số ngẫu nhiên đến các máy điện thoại bàn nhưng sự bùng nổ điện thoại di động - và sự ngần ngại ngày càng cao của công chúng với việc tham gia khảo sát - đã làm cho việc đảm bảo chất lượng thăm dò ý kiến trở nên khó khăn và tốn kém. Luật pháp Mỹ hạn chế việc sử dụng các máy quay số tự động, có nghĩa là những người phỏng vấn phải quay số bằng tay. Không hiếm trường hợp người ta phải quay đến 20.000 số điện thoại chỉ để đạt mốc 1.000 người cần thăm dò. Các công ty viễn thông không dư dả về tài chính đang ngày càng dựa nhiều hơn vào việc thăm dò ý kiến qua Internet, rẻ hơn nhưng thường bị cho là kém chất lượng hơn, dù rằng có vẻ như chúng lại gần với sự thật hơn trong sự kiện Brexit. Bầu cử Mỹ 2016: Hỏi nhanh đáp gọn Bầu cử Hoa Kỳ đầy căng thẳng IBD/TIPP, một công ty Mỹ có tiếng là đưa ra các kết quả chính xác nhất ngành và có trong mẫu khảo sát một tỉ lệ người sử dụng điện thoại di động so với điện thoại bàn rất cao so với trung bình, đã dự đoán một kết quả sít sao hơn so với các công ty khác trước khi Clinton bứt lên. Ravagan Mayr, chủ tịch công ty TechnoMetrica Market Intelligence điều hành cuộc thăm dò IBD/TIPP, đã phát biểu rằng kết quả của Brexit cho thấy sự khiếm khuyết của "mô hình 'cử tri biểu kiến' độc quyền" mà đa phần các công ty sử dụng để dự đoán xem cử tri nào sẽ đi bầu. Ông cũng nhấn mạnh vấn đề truyền thống - cử tri không chịu tiết lộ ý kiến của mình trong các thuộc thăm dò - có thể đã ảnh hưởng đến hiện tượng Brexit: "Những người ủng hộ Trump có thể ngại thông báo lựa chọn của mình vì không muốn là đối tượng của các chỉ trích bởi giới tinh hoa trên truyền thông hoặc những người khác," ông nói. Gallup, một trong những công ty đầu ngành, thì nhanh chóng bỏ cuộc, thông báo rằng họ sẽ không dự đoán người chiến thắng năm nay sau khi đã thất bại trong lần trước đó. Thay vào đó họ đang tập trung vào nghiên cứu ý kiến cử tri về các chính sách. Những cử tri thờ ơ có đi bầu? Image copyrightREUTERS Image captionPhe Ra đi đã thành công trong việc khuyến khích các cử tri vốn không hay đi bỏ phiếu trong các kỳ bầu cử trước Hãy dẹp đi tất cả những phỏng đoán quanh cách thức tiến hành thăm dò và những gì còn lại là một sự thật không thể chối cãi về kết quả Brexit. Khoảng 2.8 triệu người - gần 6% khối cử tri - vốn không đi bầu trong hàng thập kỷ nay, hoặc chưa bao giờ đi bầu, đã đi bỏ phiếu vào ngày 23 tháng Sáu - và hầu như tất cả bọn họ bỏ phiếu Ra đi. "Thế là quá đủ để đảm bảo chúng ta thua," thủ lĩnh phong trào Ở lại, Ngài Craig Oliver, viết trong một cuốn sách mới. "Đáng ra chúng ta đã phải nỗ lực hơn để tìm hiểu những lo toan của họ và giải thích cho họ tại sao rời khỏi Liên minh Châu Âu sẽ mang lại kết quả tiêu cực cho họ." Phong trào Ở lại đã tin lời các chuyên gia, theo ông Oliver, những người đã quả quyết rằng các cử tri thờ ơ sẽ tiếp tục bàng quan. Nhưng các chuyên gia đã nhầm to. Giám đốc FBI có thể 'sai luật' Công nghiệp quần jean Mỹ bất mãn vì thương mại tự do Nếu hiện tượng này lặp lại trong cuộc bầu cử Mỹ, có vẻ như Trump sẽ có nhiều cơ hội vào Nhà Trắng. Đặc biệt là nếu các cử tri theo Đảng Dân chủ không hăng hái bỏ phiếu với số lượng lớn như năm 2013 khi bầu Obama. Giống như chiến dịch tranh cử của bà Clinton, phong trào Ở lại tập trung vào việc cảnh báo mối đe dọa về kết quả khó lường của một sự thay đổi đột ngột. Nhưng họ đã không lường trước được cơn giận dữ từ các cộng đồng dân lao động, những người dường như cảm thấy quan điểm của họ về tình trạng nhập cư và toàn cầu hóa đã bị làm ngơ quá lâu bởi những người họ coi là tầng lớp tinh hoa chính trị ích kỷ. Bầu cử và trưng cầu dân ý không giống nhau Một vài người ủng hộ Brexit - giống như những người ủng hộ Trump - tin rằng kết quả bỏ phiếu sẽ bị làm sai lệch bởi những thế lực cầm quyền. Một số thậm chí còn thúc giục, qua mạng xã hội, bạn bè mình mang bút mực đến phòng bỏ phiếu, đề phòng trường hợp lực lượng an ninh tìm cách xóa vết bút chì trên lá phiếu. Trưng cầu dân ý, tuy thế, lại có bản chất rất khác với các cuộc bầu cử. Kết quả không phụ thuộc vào một số nhỏ "chiến trường" hay các cuộc đối đầu có kết quả sít sao. Tất cả các phiếu đều có giá trị như nhau. Cuộc trưng cầu dân ý về Brexit cũng có tỷ lệ cử tri đi bầu cao hơn nhiều, ở mức 72%, so với số cử tri được trông chờ là sẽ đi bầu trong cuộc đua vào Nhà Trắng, dựa theo tỷ lệ ủng hộ thấp của cả hai ứng cử viên chính. Đằng sau sự căm ghét Hillary Clinton Nhưng dự đoán kết quả là một nghề đầy rủi ro trong cuộc bầu cử khác thường này. "Chưa đến lúc ăn mừng" Image copyrightGETTY IMAGES Nate Silver, chủ trang blog FiveThirtyEight, nổi danh nhờ dự đoán đúng kết quả ở cả 50 bang trong cuộc bầu cử Tổng thống năm 2012, cho Trump một cơ hội thắng cao hơn nhiều so với các nhà chuyên môn khác. Ông đưa ra ý kiến, trong một bài viết gần đây, rằng nhiều công ty thăm dò dư luận đã không đưa vào mô hình dự đoán của mình đủ các yếu tố khó lường, đặc biệt trong tình cảnh các ứng cử viên đảng thứ ba đang nhận được sự ủng hộ cao và còn rất nhiều cử tri chưa đưa ra quyết định cuối cùng. Ông vẫn tin rằng Clinton "nhiều khả năng" sẽ trở thành Tổng thống Hoa Kỳ tiếp theo, nhưng bổ sung "Nếu bạn là người ủng hộ Trump thì đừng bỏ cuộc, và cũng chưa tới lúc ăn mừng nếu bạn đang bầu cho Clinton." Thường thì khi các chính trị gia đang tuyệt vọng phải chứng kiến bằng chứng về sự thiếu tín nhiệm cử tri dành cho họ, họ thường lẩm bẩm rằng con số duy nhất có giá trị là con số vào ngày bầu cử. Năm nay điều đó có khi lại đúng. Tính cách Donald Trump qua người viết tiểu sử của ông Giới quyền lực Washington bất an nếu Trump thành tổng thống (BBC)
  6. BBC Image copyrightAP Image captionÔng Comey bị các Đảng viên Đảng Dân chủ chỉ trích nặng nề Người đứng đầu Đảng Dân chủ ở Thượng viện Hoa Kỳ nói giám đốc FBI có thể đã làm sai luật khi tiết lộ cơ quan này đang điều tra các email có thể liên quan tới bà Hillary Clinton. Ông Harry Reid cáo buộc giám đốc FBI James Comey vì vi phạm điều luật cấm quan chức gây ảnh hưởng đến cuộc bầu cử. Tin về yêu cầu điều tra của FBI được đưa ra chỉ hai tuần trước cuộc bầu cử Hoa Kỳ. Trong khi đó, FBI được tin cho biết đã có trát để kiểm tra bộ nhớ tạm hộp thư của một trong những đồng minh thân cận nhất của bà Clinton. Email từ bà Huma Abedin được cho là đã được tìm thấy trên máy tính của người chồng đã ly thân, cựu thượng nghị sĩ Anthony Weiner. FBI tin rằng các thư điện tử này có thể "phù hợp" với điều tra trước đó của họ về việc bà Clinton sử dụng máy chủ cá nhân khi bà làm Ngoại trưởng Hoa Kỳ. Vụ điều tra khép lại vào tháng Bảy và bà Clinton không bị truy cứu. Ông Weiner là đối tượng trong một điều tra riêng với nghi ngờ ông gửi các tin nhắn khiêu dâm cho một bé gái. "Hành động đảng phái" Trong một lá thư, ông Reid cáo buộc ông Comey đã có hành động hai mặt với ý định ủng hộ một đảng chính trị nhiều hơn đảng kia. Ông nói ông Comey có thể đã vi phạm Đạo luật Hatch, cấm các quan chức tận dụng vị trí của họ để gây ảnh hưởng đến cuộc bầu cử. "Qua những hành động phe phái của mình, ông có thể đã làm sai luật," ông Reid nói. Ông Reid cũng cáo buộc ông Comey che giấu "thông tin động trời về mối quan hệ thân thiết giữa ông Donald Trump, cố vấn cao cấp của ông ta và chính phủ Nga." "Công chúng có quyền được biết thông tin này. Tôi đã viết cho ông nhiều tháng trước kêu gọi công bố thông tin này cho công chúng," ông Reid nói. Richard Painter, một giáo sư tại Trường Luật, Đại học Minnesota và là luật sư đạo đức của Nhà Trắng từ năm 2005 - 2007, tiết lộ hôm Chủ Nhật ông đã gửi một thư phàn nàn về FBI cho Văn phòng Tư vấn Đặc biệt, có thể điều tra sự vi phạm Đạo luật Hatch. Viết trên tờ New York Times, ông nói: "Tôi chưa bao giờ nghĩ FBI có thể bị kéo vào một vòng xoáy chính trị quanh một cuộc điều tra của họ. Cho đến tuần này." Thu hẹp khoảng cách Ngày bầu cử là ngày 8/11, các khảo sát ý kiến cho thấy bà Clinton dẫn trước ông Trump một khoảng cách hẹp hơn thậm chí trước khi tranh cãi về thư điện tử xuất hiện trở lại. Một khảo sát của hãng tin ABC News/Washington Post đăng hôm Chủ Nhật 30/10 cho thấy bà Clinton chỉ dẫn trước ông Trump 1%. Bà Clinton đã mô tả hành động của ông Comey là "chưa từng có tiền lệ" và "gây rắc rối sâu sắc". Nhưng ông Trump đã ca ngợi quyết định của giám đốc FBI, ông cáo buộc Bộ Tư pháp bảo vệ bà Clinton trong một "hệ thống gian lận". "Bộ Tư pháp chỉ cố gắng hết sức để bảo vệ hành động sai phạm của bà Hillary Clinton," ông Trump nói trong một cuộc tuần hành ở Nevada. Tin Chủ Nhật cho biết Bộ Tư pháp kêu gọi FBI không thông tin cho Quốc hội về yêu cầu điều tra mới khi đã quá sát thời gian bầu cử. (ijavn.org)
  7. Donald Trump nói rằng nếu ông thắng cử, ông sẽ chấn chỉnh lại Washington và điều hành quốc gia như một doanh nghiệp. Người dân ở đây đang tự hỏi việc ông thực hiện lời hứa ấy liệu có đem đến những điều tốt đẹp hay không. Phóng viên Nhà Trắng của BBC Tara McKelvey hỏi liệu Tổng thống Trump sẽ chấn chỉnh lại Washington hay Washington sẽ chấn chỉnh lại ông? Donald Trump hứa sẽ thay đổi toàn diện Hoa Kỳ nếu đắc cử tổng thống Ông Trump đe dọa Nhóm siêu quyền lực Washington, một nhóm vô định gồm những nhà lập pháp, người vận động hành lang, nhà báo, luật sư và một số khác, rằng ông sẽ đảo lộn cả Washington và phá bỏ hết mọi thứ tại đây. "Ông ta nói rằng mình hoàn toàn có thể đảo tung mọi thứ tại Washington. Dù cho khả năng ấy ra sao, thì đây vẫn là một sự đe dọa," ông Marty Cohen, Phó Giáo sư Khoa học Chính trị tại trường Đại học James Madison, cho biết khi mô tả về Trump. Vì thế chẳng có gì ngạc nhiên khi thủ phủ Hoa Kỳ liên tục bị quay cuồng sau tuyên bố của Trump. Ông Michael Kazin, tác giả của cuốn The Populist Persuasion: An American History đã nói rằng "Tôi không thể hình dung nổi một vị Tổng thống lại có những tuyên bố về một sự thay đổi lớn như thế." Ông cho rằng Trump có nhiều nét tương đồng giống Tổng thống Hoa Kỳ Andrew Jackson, người có nhiệm kỳ từ năm 1829 đến năm 1837. Ông Kazin nói rằng những người ủng hộ Jackson khi ấy bị xem như "những quần chúng nổi loạn" hay "những hai lúa say xỉn", bởi trong "bữa tiệc mở" mừng ngày nhậm chức của Jackson tại Nhà Trắng, họ đã làm vỡ hết mọi bát đĩa và vật trang trí của tòa nhà. Giới chức tại Washington tỏ ra khá lo lắng về khả năng Trump sẽ tái diễn lại sự kiện này, hoặc thậm chí là có chiều hướng tệ hơn. Theo Phó Giáo sư David Karol tại trường Đại học Maryland, tác giả đồng xuất bản cuốn Nominating the President, đặt vấn đề "Họ đang run sợ". Và mọi thứ càng trở nên căng thẳng hơn khi số phiếu ủng hộ Trump ngày một tăng lên. Trong tháng 8, Trump chỉ còn kém đối thủ từ Đảng Dân chủ, bà Hillary Clinton, chỉ 3 điểm, theo Ipsos/Reuters. Hiện tại bà Clinton vẫn đang dẫn đầu trong các thăm dò, nhưng việc Cục Điều tra Liên bang (FBI) mở lại cuộc điều tra vào máy chủ email cá nhân của bà càng làm dấy lên nỗi lo sợ trong giới tinh hoa Washington về một cuộc thắng cử của Trump. Tại một cuộc biểu dương diễn ra hồi đầu tháng 10 ở bang Florida, Trump đã gửi một lời cảnh báo tới những người đứng đầu Washington: "Cho những kẻ đang kiểm soát cán cân quyền lực tại Washington, và cho những lợi ích đặc biệt toàn cầu, chiến dịch của chúng tôi chính là một mối đe dọa hiện hữu mà hẳn các người chưa bao giờ được thấy." Ông nói với những người tham dự đại hội rằng ngày tàn của Nhóm siêu quyền lực Washington đã đến. Trump nhắm vào bà Obama Đối vối những người tại cuộc biểu dương này, và những người bên ngoài Washington, viễn cảnh Trump làm tổng thống thật tuyệt. Stephen Moore, nhà tư vấn kinh tế lâu năm của Trump, nói rằng Trump sẽ khởi đầu cho một kỷ nguyên mới. "Ông ta là một doanh nhân," ông nói và khẳng định Trump sẽ trở thành "CEO của Hoa Kỳ và của chính quyền liên bang". "Ông ta biết làm thế nào để cắt giảm hao phí và tạo ra lợi nhuận. Chính phủ Hoa Kỳ là một doanh nghiệp bốn nghìn tỷ đôla, và một người biết quản lý sẽ là nhân tố tốt." Về nhiều mặt, Trump là yếu tố khác lạ. Nhưng ông lại rơi vào một truyền thống bao đời nay của ứng cử viên ngoài cuộc. Có thể liệt kê từ ông Jimmy Carter, một nhà Dân chủ đã thắng cử năm 1976, cho đến ông Ross Perot, một giám đốc kinh doanh đã thất bại trong chiến dịch tranh cử như một người không đảng phái vào năm 1992, đều đã thực hiện ý tưởng của Trump trước đó. Thậm chí ông Barack Obama, một Thượng nghị sĩ Hoa Kỳ (vì thế cũng là một người trong cuộc của Washington), cũng đã dùng cách tiếp cận này. Giáo sư Elizabeth Theiss-Morse của trường Đại học Nebraska, đồng tác giả cuốn Stealth Democracy: Americans' Beliefs About How Government Should Work, đã nói rằng "Tại châu Âu, họ có một kiểu hệ thống khác mà nhà cầm quyền không có những hoạt động bất thường như kiểu hệ thống của Hoa Kỳ. Vì thế bạn không thấy được sự tuyệt vọng thực sự mà người Mỹ đang cảm nhận". Những cuộc nghiên cứu đã cho thấy người dân Hoa Kỳ không còn nhiều lòng tin vào thể chế chính trị, và những chiến dịch vận động ngoài cuộc đã khai thác sự oán giận của người dân Hoa Kỳ dành cho Washington. Người dân nhận thấy thủ đô như một nơi ô uế của chính quyền liên bang, một biểu tượng của bộ máy quan liêu, lười nhác và vô tích sự. Các ứng cử viên ngoài cuộc yêu cầu sự thay đổi, và sau đó thường nhận được sự ủng hộ của đông đảo quần chúng. Bà Theiss-Morse đã nói rằng "Trump đang tiết lộ tất cả mọi thứ mà các giới chức Washington đang phải đối phó". Không khó hiểu khi vấn đề này đã làm cho những người thuộc Nhóm siêu quyền lực quan tâm, họ đang lo lắng về sự gia tăng lượng người hưởng ứng cho chiến dịch này. Đệ nhất Phu nhân Michelle Obama dành sự quan tâm cho khu vườn của mình tại Nhà Trắng. Đầu tháng 10, bà nói với khách tham quan: "Tôi vô cùng tự hào khi biết rằng khu vườn nhỏ này sẽ tiếp tục sự sống của nó". Nhưng Trump có vẻ không thích những kiểu tẻ nhạt như vậy. Vì thế mọi người bỗng cảm thấy lo lắng việc khu vườn sẽ không còn được chăm nom (hoặc thậm chí bị trát xi-măng lại). Mục tiêu của nhà tù Guantanamo có thể sẽ chuyển sang một hướng khác. Một phần ba trong tổng số sáu mươi tù binh trong trại giam đã được minh oan và trả tự do. Nhưng Trump nói rằng ông ta muốn nhét kín nhà tù một lần nữa với "những kẻ xấu". Chỉ huy trại, Chuẩn đô đốc hải quân Peter Clarke, nói đầu năm nay rằng ông lo ngại hệ lụy từ một chiến thắng của Trump, và những động thái của tù nhân. Image copyright Getty Images Image caption Những người chỉ trích Trump lo lắng về người ông bổ nhiệm cho Tòa án Tối cao Hoa Kỳ Một khi thắng cử, Trump sẽ biết về mật mã phát động vũ khí hạt nhân, điều này càng cổ súy tư tưởng bành trướng vũ khí hạt nhân của Trump (ông nói rằng Hàn Quốc có thể thích điều này), nhiều người nhận thấy vấn đề dần trở nên đáng lo ngại. Trong suốt chiến dịch của mình, ông thể hiện rõ sự hâm mộ của mình dành cho Tổng thống Nga Vladimir Putin. Ông Peter Wehner, một cựu cố vấn lâu năm của Tổng thống George W Bush nói rằng "Một sự nguy hiểm đang hiện hữu từ những chính sách đối ngoại thảm họa, và những quân đội thảm họa". Ông Gordon Gray, giám đốc chính sách tài khóa tại The American Action Forum, một Viện chính sách Trung hữu, đã nhìn vào những báo cáo ngân sách và thốt lên: "Không ổn, không ổn chút nào. Ông ấy có thể gây nên khủng hoảng kinh tế ngắn kỳ". Theo những nhà môi trường học, đây là thời điểm diễn ra sự nóng lên toàn cầu, và Trump sẽ phá bỏ Hiệp ước Paris để làm thế giới nóng hơn nữa. Karol vừa nói vừa thở dài: "Bạn biết đấy, mang sự thay đổi đến để chấm dứt cái gì cơ? Phiến quân Taliban đã trở lại rồi đấy". Tuy nhiên, theo các nhà nghiên cứu thì những cuộc cách mạng mang tính thay đổi lớn kiểu như Trump thường không suôn sẻ Dưới thời Tổng thống Bush, Phó Tổng thống Dick Cheney và Bộ trưởng Quốc phòng Donald Rumsfeld, họ đã phục vụ chính quyền nhiều năm trước đó, và dĩ nhiên biết cách để chèo kéo quyền lực về phe mình. Nhưng khi chiến dịch mà bạn thực hiện đối chọi lại chính những người cùng đảng phái thì quyền hành của bạn cũng bị hạn chế. "Ông sẽ bổ nhiệm ai đây, một Sarah Palin cho Bộ trưởng Bộ Nội vụ à?" Kazin nói. Ông nói thêm: "Cơ cấu quyền lực vốn đã được hình thành lâu nay sẽ khiến kẻ như ông phải trả giá". Cohen nói rằng: "Nhiều người muốn ngồi vào chiếc ghế của Washington, và cố gắng thay đổi nó, nhưng rồi Washington vẫn là Washington". Trump và những người khác nói rằng sự thay đổi lớn có thể đạt được thông qua cải cách thể chế như giới hạn về tài chính và kỳ hạn. Họ nhất trí với nhau rằng khi nào những người giữ những chiếc ghế trong chính quyền còn tại vị thì sẽ mãi chẳng có sự thay đổi nào. "Cải cách lại một hệ thống để phục vụ ý đồ riêng của các ông à? Những kẻ đưa ra quyết định để thay đổi đích thực là những kẻ nhận được lợi ích từ việc đó," Cohen nói. Mọi người tin rằng, bất kể ai thắng cử cuộc đua vào Nhà Trắng trong tháng 11 này thì những giới chức cao cấp vẫn sẽ chễm chệ trên chiếc ghế của mình tại Washington. (BBC) Đăng bởi Tiểu Nhi on Monday, October 31, 2016 | 31.10.16
  8. Image copyrightGETTY IMAGES Image captionBà Clinton nói cuộc điều tra email này "chưa từng có tiền lệ" Ban vận động tranh cử của bà Clinton phản đối FBI về quyết định báo cáo với các nhà lập pháp Hoa Kỳ yêu cầu một cuộc điều tra mới về việc sử dụng email của ứng viên tổng thống Đảng Dân chủ này. Giám đốc FBI James Comey thông báo với Quốc hội về động thái này trong một lá thư gửi ngày thứ Sáu 28/10, 11 ngày trước cuộc bầu cử. Bà Clinton nói với người ủng hộ động thái này là "chưa từng có tiền lệ" và "gây rắc rối sâu sắc". Nhưng đối thủ Donald Trump của Đảng Cộng hòa đã ca ngợi quyết định của Cục Điều tra Liên bang. Trong lá thư gửi Quốc hội, ông Comey nói FBI đã tìm hiểu những thư điện tử mới, có thể "phù hợp" với yêu cầu trước đó của cục điều tra việc bà Clinton sử dụng hộp thư điện tử riêng khi bà là Ngoại trưởng dưới thời ông Obama. Ông Comey bảo vệ quyết định này, cho rằng nếu không công bố sẽ dẫn đến tình trạng "gây hiểu lầm" và cũng có nguy cơ bị "hiểu sai", trong khi FBI chưa biết tính chất quan trọng của những email mới tìm ra. Nói với những cử tri ủng hộ ở Florida hôm thứ Bảy 29/10, bà Clinton nói: "Điều này không chỉ lạ, mà là chưa có tiền lệ. Và nó gây rắc rối sâu sắc vì cử tri xứng đáng nhận được thông tin đầy đủ và hoàn chỉnh." "Vì thế chúng tôi đã yêu cầu Giám đốc Comey giải thích mọi thứ ngay lập tức, đặt mọi thứ lên bàn." Bà Clinton nói bà tự tin cuộc điều tra với các email mới này sẽ không thay đổi kết quả ban đầu như những gì FBI tìm thấy hồi tháng 7/2016, khi họ chỉ trích bà nhưng không quy vào tội hình sự. Ông Comey bị người ủng hộ bà Clinton chỉ trích dữ dội, và theo tờ New York Times, cả các quan chức tư pháp - vì quyết định công bố thông tin này quá sát thời gian bầu cử. Image copyrightAP Image captionĐối thủ Donald Trump nói vụ việc là một vụ bê bối chính trị lớn nhất từ thời Watergate Trong một bản ghi nhớ, ông cho biết "chúng tôi không thường nói với Quốc hội về những điều tra đang thực hiện". Nhưng ông nói bản thân cảm thấy "nghĩa vụ" phải làm vậy vì trước đó chính ông đã công bố cuộc điều tra của FBI hoàn tất. Chủ tịch ban vận động tranh cử của Bà Clinton, ông John Podesta nói thông tin do ông Comey cung cấp "đầy ám chỉ" nhưng "thiếu thông tin". Ông nói "không có bằng chứng cho thấy sai phạm, không có cáo buộc sai phạm.Thậm chí Không có dấu hiệu cho thấy đó là về Hillary." Minh bạch email Trong khi đó ông Trump nói sự việc là một vụ bê bối chính trị lớn nhất ở Hoa Kỳ từ thời Watergate từng khiến Tổng thống Richard Nixon phải từ chức. Trong cuộc tuần hành ở Colorado hôm thứ Bảy 29/10, ông Trump nói: "Hành động phạm tội của bà ấy là cố ý, có chủ ý và có mục đích". "Bà Hillary đã thiết lập một máy chủ bất hợp pháp cho mục đích rõ ràng là để che giấu hành động bất hợp pháp của bà ấy trước công chúng và sự công khai." FBI đã xác nhận bà Clinton đã lưu những thông tin mật trong một máy chủ email riêng. Hồi tháng Bảy, ông Comey nói cách bà Clinton xử lý tài liệu nhạy cảm trong thời gian giữ chức vụ ngoại trưởng là "cực kỳ bất cẩn", nhưng không quy vào tội hình sự. Vụ tai tiếng của vị cựu ngoại trưởng bị báo New York Times đưa ra ánh sáng hồi tháng Ba 2015. Bà Clinton đã không ngay lập tức bày tỏ sự hối lỗi, và nói lý do chính khiến bà sử dụng hòm thư "[email protected]" là do "thuận tiện". Không lâu sau đó bà xin lỗi trong một phỏng vấn với ABC News, và đã nhiều lần xin lỗi cử tri. (BBC)
  9. RFIĐăng ngày 30-10-2016 Sửa đổi ngày 30-10-2016 13:36 Giám đốc FBI James Comey, ngày 28/10/2016bất ngờ thông báo điều tra bổ sung vụ thư điện tử của ứng cử viên Hillary Clinton.REUTERS/Jonathan Ernst/File Photo Thông báo lật lại điều tra vụ sử dụng thư điện tử cá nhân của ứng cử viên Hillary Clinton chưa có tác động cụ thể nào đến cuộc cử tổng thống Mỹ, nhưng đã gây những phản ứng khiến ông giám đốc FBI James Comey rơi vào hoàn cảnh khó ăn khó nói. Từng được đảng Dân Chủ tán dương là người công tâm sau kết luận điều tra đầu tiên về vụ việc này, giờ đây ông bị những người ủng hộ Hillary Clinton lên án là kẻ phản bội, hai mặt. Chỉ có phe Cộng Hòa ca ngợi ông là người can đảm, trái ngược hoàn toàn với đánh giá về ông trước đây ít tháng. Thông tín viên Jean Louis Pourtet tại Washington: Sau một năm điều tra vụ thư điện tử, hồi tháng 7 vừa qua khi ông James Comey kết luận bà Hillary Clinton không phải truy tố, phe Dân chủ đã trút thở phào nhẹ nhõm. Giám đốc Cục điều tra Liên bang FBI trở thành người hùng của họ, trong khi đó phe Cộng hòa nguyền rủa quyết định đó và tố ông đã nhượng bộ áp lực của chính quyền Obama. Giờ đây tình hình đảo ngược hoàn toàn. Phe Cộng hòa đã khen ngợi ông Comey khơi lại cuộc điều tra. Còn phe Dân chủ thì đỏ mặt tức giận, chỉ trích giám đốc FBI đã can thiệp vào chiến dịch tranh cử bằng cách reo rắc ngờ vực về sự trung thực của ứng cử viên đảng Dân chủ, trước cuộc bầu cử 11 ngày. Ông Comey đã hành động bất chấp sự phản đối của cấp trên mình là bà bộ trưởng Tư Pháp. Ông nhận thấy có trách nhiệm, như đã hứa là phải thông báo cho Quốc Hội nếu xuất hiện những thông tin mới. Vấn đề ở chỗ, người ta sẽ không thể biết trước cuộc bầu cử là liệu các thư tín của bà Huma Abedin, người thân cận với Hillary Clinton, có liên quan gì đến các thư điện tử của cựu ngoại trưởng Mỹ hay không. Không có bằng chứng nhưng ông Donal Trump khẳng định là có liên quan, nhưng theo các báo như Time và Los Angeles Times thì không có liên quan gì. (RFI)
  10. Hơn năm giờ đồng hồ trong cuộc phỏng vấn trước đây với Donald Trump chưa từng công bố đã được báo New York Times cho đăng tải. Cuộn băng thu đó cho chúng ta biết điều gì? Những cuộc phỏng vấn này được thực hiện bởi ký giả Michael D'Antonio năm 2014, là một trong những lần phỏng vấn cuối cùng và sâu sát của ông Trump dành cho giới truyền thông trước khi ông chạy đua vào Nhà Trắng. Ký giả D'Antonio dùng những cuộc phỏng vấn này làm nền cho cuốn tiểu sử của ông viết về Donald Trump- người đã trở thành ứng viên đảng Cộng hoà. Sau đây là tám điểm chúng ta được biết qua các đoạn băng đó: Donald Trump không thích nói về quá khứ Khi ông Trump bị dồn dập hỏi tại sao ông "luôn luôn nói đến hiện tại", ông trả lời với nhà báo rằng: "Tôi không thuộc về quá khứ, tôi là người luôn hướng tới tương lai. Tôi học được từ quá khứ nhưng không quá đặt nặng vào quá khứ và điều này là một bài học rất quan trọng." Ông phát biểu như vậy trước khi nói thêm rằng ông "không hồi tưởng lại những gì đã qua và không muốn người khác làm như thế". Trong một lần phỏng vấn khác, ông nói: "Tôi không thích người ta phân tích tôi bởi vì có thể tôi sẽ không thích điều mình thấy." Donald Trump thích đấu tranh "Tôi là loại người ưa tranh đấu," ông Trump nói như vậy khi kể về thời niên thiếu của ông ở quận Queens, New York. "Thành thực mà nói, tôi không thích nói về chuyện này. Nhưng tôi là một người nổi loạn và làm theo ý mình. Tôi thích tranh đấu," ông nói trước khi bồi thêm rằng: "Mọi hình thức tranh đấu. Bất cứ loại nào tôi cũng thích, ngay cả đấm đá." Image copyrightGETTY IMAGES Image captionDonald Trump Ông Trump miễn cưỡng chấp nhận thất bại Mặc dù gặp biết bao lần vỡ nợ, ông Trump vẫn nói trong cuộc phỏng vấn rằng: "Tôi chưa từng thất bại vì tôi luôn chuyển bại thành thắng." Ông Trump thích thấy tên mình được in trên báo Thấy tên mình được in trên báo lần đầu tiên trong đời (lúc ông là cầu thủ trẻ chơi bóng chày đầy triển vọng), ông khoe rằng: "Thấy tên mình trên báo thật sướng, rất thú vị khi mọi người biết đến tên mình." "Hãy nhớ rằng không phải ai cũng được nêu tên trên báo. Tôi nghĩ ai cũng thích mình nổi tiếng, nhưng ai mới được người ta biết đến? Không ai được nêu tên cả. Rất ít người được diễm phúc đó." Sau này ông khoe ông có một đội ngũ nhân viên luôn xăm xoi những gì báo chí viết về ông. Ông nói: "Hàng ngày có hàng ngàn chi tiết trên báo đề cập đến tôi." Ông nghĩ một chính trị gia giỏi phải là người bán hàng giỏi "Để trở thành một chính trị gia bạn phải là một người bán hàng giỏi, phải thế không?" ông Trump đã từng nói như vậy. "Tôi quen biết nhiều chính trị gia. Tôi biết hết họ. Nhiều người trong số họ là bạn của tôi. Nhiều người thù tôi mà bạn thấy trên TV khi công kích tôi cũng là bạn của tôi, bạn nên biết điều này. Những người mà bạn không nghĩ thế, nhưng đúng thế, họ là bạn của tôi. Tôi biết họ hết." "Để trở thành một chính trị gia giỏi bạn phải là người bán hàng giỏi." Ông Trump nghĩ chính sự thành thực khiến ông gặp rắc rối "Tôi nghĩ sự thành thực của tôi khiến tôi gặp rắc rối. Tôi nghĩ tôi thành thực quá khiến người ta không thích tôi," ông nói. "Tôi là người rất thông minh. Tôi có thể cho bạn câu trả lời hoàn hảo để người ta chẳng thèm đá động tới, chẳng ai buồn viết về việc tôi làm, và chẳng sao cả." "Và tôi có thể cho câu trả lời thành thật, thế là thành tin lớn." Ông Trump là người có tài bẩm sinh (có vẻ như là vậy) Ông kể với D'Antonio rằng: "Thể thao là một ẩn dụ rất hay về mọi việc trong đời. Bạn đã biết trong môn chơi golf có những người rất giỏi khi đặt bóng hoặc có những người rất giỏi khi đánh bóng hoặc có những người rất giỏi cả hai." "Tôi là người rất giỏi về chuyện chọn chỗ đặt bóng; đó là tài năng thiên bẩm. Bạn biết đó không phải ai chơi golf cũng biết chỗ đặt bóng. Và có những người chơi golf không thể chọn chỗ để đặt bóng. Điều đó trời phú cho." Ông Trump không thích người khác hơn mình hoặc làm trò cười cho thiên hạ Ký giả D'Antonio cũng có nói chuyện với vợ cũ của ông Trump, Ivana. Và bà đã kể cho ông một câu chuyện về một lần trượt tuyết ở Colorado khi hai người mới quen nhau. Ông Trump lúc đó không biết bà Ivana là một người trượt tuyết giỏi đổ dốc và gọi bà Ivana theo ông. Ông gọi bà: "Em ơi, theo anh. Em ơi, theo anh." Bà Ivana kể với ký giả rằng: "Tôi lộn trên không trung trước ông rồi mất hút. Ông Trump lúc đó giận lắm, ông tháo đôi giày ủng và đi một mạch vào nhà hàng. Ông không chấp nhận được chuyện đó - chuyện người khác hơn mình." (BBC)
  11. Quang Nguyên (Washington) (VNTB) - Người Mỹ đã không đi bầu thì thôi; người đi bầu đều có trách nhiệm và coi trọng lá phiếu của họ. Họ có thể đùa cợt mọi chuyện, nhưng rất nghiêm túc khi bỏ lá phiếu vào thùng. Đó là ưu điểm đáng trân trọng của một xã hội mà ngừơi dân và chính quyền đều đặt lên hàng đầu quyền tự do của người dân, và quyền làm chủ vận mệnh quốc gia của họ. Còn một tuần nữa, người Mỹ sẽ chọn nhiều viên chức dân cử trong cùng một là phiếu bầu, nhưng trong tờ phiếu bầu đó, có tên những người ứng viên mà họ sẽ chọn lấy một vị tổng thống (TT) của họ. Loại trừ số ứng viên TT của các đảng phái khác như đảng Xanh, đảng Độc Lập, Đảng Xã Hội.. khó có khả năng đựoc bầu chọn làn TT vì số người ủng hộ họ quá ít, một trong hai người, hoặc thương gia nổi tiếng, ông Donald Trump hay bà Cựu Ngoại trưởng Hillary Clinton làm Tổng Thống, nhưng đến nay vẫn có nhiều người phân vân với quyết định của mình. Bỏ qua những lời đả kích qua lại, những bình luận khen chê, thử xem lập trường của hai ứng cử viên đang dẫn đầu có những điểm nào đối chọi. Giữa hai người, một thuộc đảng Dân Chủ, Clinton, và một thuộc đảng Cộng Hòa, Trump, có nhiều điểm khác biệt lớn. Bà Clinton đã tham gia hoạt động xã hội, tranh đấu cho nhân quyền từ thời còn là sinh viên, cuộc sống của bà hoàn toàn hòa trong môi trường chính trị. Kết hôn với Bill Clinton, bà đã là đệ nhất phu nhân bang Arkansas khi ông chồng làm thống đốc bang này và sau đó trở thành đệ nhất phu nhân Mỹ trong 8 năm khi chồng bà làm chủ nhân ông Nhà Trắng. Trước khi thành ngoại trưởng trong nội các Obama, bà là thượng nghị sĩ liên bang đại diện bang New York. Trái ngược với bà, đối thủ Donald Trump là một thương gia nổi tiếng, các cơ sở thương mại, khách sạn, câu lạc bộ, cao ốc của ông ở nhiều nơi trên thế giới, những show truyền hình thi tuyển hoa hậu đình đám của ông nhiều người trên thế giới ngưỡng mộ. Tuy nhiên ông tự nhận không phải là một người chính trị, ông đả phá những lỗi lầm của Nhà Trắng và cho rằng tài năng của một doanh nhân sẽ vận hành chính phủ tốt hơn, đồng thời có khả năng thỏa thuận với lãnh đạo các quốc gia khác dễ dàng hơn. Hai ứng viên này có những quan điểm hoàn toàn trái ngược: * Quốc Tế: Vốn là một nhà ngoại giao, bà Clinton muốn tạo sự quan hệ giữa các quốc gia qua các cuộc đàm phán để có được một thế giới an bình, cùng phát triển. Ông Trump với khẩu hiệu Làm Nước Mỹ Vĩ Đại Hơn; Ông cho rằng ưu tiên số một phải là nứơc Mỹ. Điều này có nghĩa tất cả các quan hệ với bất cứ đối tác nào cũng phải đặt quyền lợi của người Mỹ lên trên. Quan điểm ngược chiều của hai người ảnh hưởng đến cuộc chiến chống lại IS và đến quan hệ đang có giữa Hoa Kỳ và Nga, Trung Quốc. * Thương Mại Từ trước đến nay, cử tri Mỹ nhiều ngừơi tỏ ra bất mãn về các thỏa ước mậu dịch với các quốc gia khác. Nhiều việc làm của người Mỹ đã bị các công ty trong nước đem ra nước ngoài, thí dụ Việt Nam, Trung quốc, Mexico, vì lý do giá công nhân nơi đó thấp hơn nhiều. Cả hai ứng viên đều phản đối các hiệp ứơc thương mại đựơc ký dưới thời Obama. Riêng Trump, ông muốn chấm dứt tất cả các thỏa ước thương mại hiện hành, và ông sẽ đánh thêm thuế trên hàng nhập từ TQ. * Kinh Tế Bà Clinton muốn tăng lương tối thiểu của công nhân. Tăng thuế trên các ngừơi giầu có để giúp phát triển hạ tầng kiến trúc. Ông Trump không muốn tăng lương tối thiểu cho công nhân. Ông cho biết khi các thỏa thuận mới về thương mại với các quốc gia khác đạt được, công nhân Mỹ sẽ có nhiều việc làm và các việc tốt hơn. Ông hứa sẽ cắt giảm thuế. * Chăm sóc sức khỏe Bà Clinton muốn giữ lại chương trình thường gọi là ObamaCare được chấp thuận vài năm trước. Chương trình này giúp thêm nhiều người Mỹ có bảo hiểm y tế, nhưng nó lại làm giá thuốc men tăng vọt. Bà cũng muốn tăng ngân khoản cho các phần trợ giúp y tế Medicaid cho người nghèo. Ông Trump muốn bỏ chương trình ObamaCare như các người trong đảng Cộng Hòa vẫn mong muốn từ trứơc đến nay. Tuy vậy một chương trình tốt hơn vẫn chưa rõ ràng. * Giáo Dục Đây cũng là vấn đề then chốt. Giáo dục có liên quan đến các gia đình, đến tương lai và kinh tế Mỹ. Bà Clinton muốn giúp sinh viên giảm nợ nần tiền học. Bà muốn các trường đại học công lập trực thuộc tiểu bang sẽ miễn học phí hoàn toàn cho sinh viên trong các gia đình có thu nhập dưới 125 ngàn đô-la/năm. Nếu điều này xảy ra, tiền thuế sẽ phải tăng. Ông Trump muốn bỏ ra 20 tỷ hỗ trợ sinh viên, học sinh, giúp họ có quyền chọn lựa trường học, dù đó là các trừơng công hay tư. * Các cử tri Việt Nam Cử tri người Việt, hầu hết là người tị nạn, cũng như các cử tri khác đều có những quan tâm chung, nhưng họ đắn đo, thảo luận với nhau liệu ngừơi sẽ trở thành TT Mỹ (hay các viên chức dân cử khác) có thể giúp đỡ các cộng đồng dân thiểu số thiết thực hơn? Người Việt luôn hướng về quê hương. Họ mong muốn TT, các giới chức dân cử như dân biểu, thương nghị sĩ có thể giúp cho VN tiến triển kinh tế, an ninh quốc phòng chống sự xâm lược của Trung Cộng, họ quan tâm và ủng hộ người có thể đồng hành với người Việt trong, ngoài nước tranh đấu cho nhân quyền, tự do, dân chủ, và nếu có thể giúp họ trở về quê hương. * Cử tri công giáo Mỗi lần cầm phiếu bầu cho một vị dân cử nào, người công giáo lại đứng trước một vấn nạn to lớn. Lương tâm và đức tin người công giáo bắt buộc họ phải chọn người đại diện không đi ngược lại Thiên Chúa, lời dạy của Người và của Hội thánh La Mã. Mỗi người công giáo có thể có lập trường, quan điểm riêng về nhiều vấn đề, nhưng có địa hạt, người công giáo không thể tương nhượng, không thể điều đình, không thể đồng ý. Đó là những điều thuộc phạm trù đức tin. Lương tâm công giáo, đức tin công giáo và hội thánh công giáo tuyệt đối không chấp nhận, không thương lượng trên các vấn đề sau: 1/ Phá thai: Người công giáo tin rằng phá thai là giết người, một điều trái với điều răn Chúa dạy “cấm giết người”. Tuy vậy phá thai vẫn dược chấp nhận trong những trừơng hợp đặc biệt. Người phá thai coi đứa trẻ trong bụng mẹ như một sản phẩm được làm ra, hay lỡ làm ra, và họ tùy tiện trên sản phẩm của họ. Họ không coi em bé là một tặng dữ của Thiên Chúa. 2/ An tử, hay trợ tử (Euthanasia): sự can thiệp cố ý được thực hiện với ý định rõ ràng kết thúc một cuộc sống, để xoa dịu sự đau đớn khó chữa. Đức Giáo Hoàng Francis đã gọi đây là cách lấy đi một mạng người, một tội chống lại Chúa, đấng Tạo Hóa. Người ta kết thúc một cuộc sống, tiêu diệt một cuộc sống bằng sự thách thức ý muốn của Chúa. 3/ Các nghiên cứu về tế bào gốc phôi (Embryonic Stem Cell Research): là nghiên cứu trên các tế bào gốc được lấy từ phôi thai trong giai đoạn mới phát triển. Nghiên cứu về tế bào gốc là kết thúc một cuộc sống của một phôi thai mới thành hình, để tạo ra một cuộc sống khác. Đây là sự nghịch lý, sát nhân và báng bổ. 4/ Nhân bản (Human Cloning): tạo ra con người không qua đường lối tự nhiên. 5/ Hôn nhân đồng tính (Homosexual Mariages): hai người đồng giới kết hôn với nhau. Hội thánh Công Giáo tôn trọng con người, dù họ là những người ra sao, nhưng hôn nhân đồng tính phạm vào giá trị của con người, và Hội thánh cho đến nay luôn phản đối chuyện này, họ cũng cho rằng hôn nhân đồng tính tác hại đến xã hội. Thật ra không chỉ riêng người công giáo, nhiều người thuộc các tôn giáo khác cũng cùng quan điểm với họ tuy không cùng đức tin. Nhiều người Pro Life cũng có quan điểm tương tự trên lãnh vựa phá thai và trợ tử. Người Mỹ đã không đi bầu thì thôi; người đi bầu đều có trách nhiệm và coi trọng lá phiếu của họ. Họ có thể đùa cợt mọi chuyện, nhưng rất nghiêm túc khi bỏ lá phiếu vào thùng. Đó là ưu điểm đáng trân trọng của một xã hội mà ngừơi dân và chính quyền đều đặt lên hàng đầu quyền tự do của người dân, và quyền làm chủ vận mệnh quốc gia của họ. (ijavn.org)
  12. Anh VũĐăng ngày 29-10-2016 Sửa đổi ngày 29-10-2016 16:09 Bà Hillary Clinton, lúc đến sân bay Cedar Rapids, Iowa, ngày 28/10/2016.REUTERS/Brian Snyder Chỉ còn hơn chục ngày trước cuộc bầu cử tổng thống, một diễn tiến bất ngờ đã xảy ra. Ngày 28/10/2016, giám đốc Cục Điều Tra Liên Bang Mỹ FBI bất ngờ thông báo mở điều tra bổ sung vụ ứng cử viên tổng thống Mỹ của đảng Dân Chủ, Hillary Clinton sử dụng hộp thư điện tử cá nhân để trao đổi việc công, khi bà còn đương chức ngoại trưởng. Mục đích, được giải thích là để xác định những thư điện tử mà FBI mới tìm thấy có chứa đựng thông tin mật hay không. Thông tín viên Jean Louis Pouret tại Washington tường trình : Đó là những điện thư tìm thấy trong máy tính mà người cộng sự thân tín nhất của Hillary Clinton là bà Huma Abedin đã dùng chung với chồng trước khi chia tay. FBI muốn biết chắc là Huma Abedin và Hillary Clinton đã không trao đổi các thông tin mật qua chiếc máy tính trên trong thời kỳ ứng viên đảng Dân chủ đang là ngoại trưởng. Bà Hillary Clinton cho biết bà cảm thấy thanh thản về việc điều tra mới này , đồng thời bà lấy làm tiếc là giám đốc FBI không cho biết thêm về những tình tiết mới. Bà nói trong một cuộc họp báo ngắn tại tiểu bang Iowa hôm qua rằng FBI phải khẩn cấp giải thích vụ việc này trong thời gian ngắn nhất. Phe Cộng hòa cũng muốn nội dung những thư điện tử phải được công khai trước ngày bầu cử 8/11, cho dù điều này trên thực tế là không thể được vì số lượng quá nhiều. Không cần bằng chứng, Donald Trumps đã phản ứng gay gắt trong một buổi mít tinh tại Manchester, tiểu bang New Hampshire rằng : « Việc tha hóa của Hillary Clinton đã ở quy mô chưa từng có. Chúng ta không thể để bà ta mang theo những thủ thuật phạm tội vào phòng bầu dục ( Nhà trắng) ». Giới phân tích chính trị dù gì vẫn không tin diễn biến bất ngờ này làm thay đổi căn bản ván cờ vì Hillary Clinton vẫn bỏ cách xa Donald Trump trong các cuộc thăm dò dư luận. (RFI)
  13. Image copyrightEPA Bà Hillary Clinton phải đối mặt với một loạt những tin tức mới bị rò rỉ về thời gian bà sử dụng một máy chủ email riêng tư trong giai đoạn làm Bộ trưởng Ngoại giao. Ý nghĩa của tất cả những chuyện này là gì? 11 ngày trước khi cuộc bầu cử diễn tra, các trang tin lớn đồng loạt đưa tin Cục Điều tra Liên bang (FBI) đang mở lại cuộc điều tra vào máy chủ email của bà Clinton - lần đầu tiên được công khai vào cuối năm 2015. Cuộc điều tra có thể chẳng đem lại kết quả gì, nhưng cũng có thể thay đổi tất cả. Và hầu như chắc chắn là nó sẽ không được hoàn tất trước khi người Mỹ đi bỏ phiếu nhưng có thể tiếp thêm năng lượng cho các đối thủ và đẩy những đồng minh của bà Clinton vào thế bị động. Thanh tra của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ phát hiện ra rằng hệ thống email của bà Clinton không được phê duyệt và không tuân thủ các quy định của chính phủ. Một cuộc điều tra của FBI ban đầu kết luận rằng không "công tố viên có lý trí" nào sẽ chịu khởi tố bà Clinton, nhưng bà và các cộng sự đã "hết sức thiếu thận trọng" trong việc xử lý các dữ liệu mật. Bây giờ thì họ lại nói rằng có bằng chứng mới. Vậy chuyện gì đã xảy ra? Bà Clinton hối thúc FBI giải trình vụ email Bà Clinton 'không còn quan tâm' tới Trump ________________________________________ Các email của bà Clinton có tầm quan trọng đến đâu? Ngay trước khi tuyên thệ nhậm chức Bộ trưởng Ngoại giao vào năm 2009, bà Hillary Clinton đã thiết lập một máy chủ email tại tư gia của mình ở Chappqua, New York. Kể từ đó bà đã sử dụng máy chủ này, với địa chỉ email [email protected], cho tất cả các liên lạc điện tử của mình - cả cho việc công lẫn việc riêng - trong suốt 4 năm bà tại chức. Có tin nói rằng bà cũng đã tạo các địa chỉ email trên máy chủ này cho trợ lý lâu năm của mình, Huma Abedin, và Chánh Văn phòng Bộ Ngoại giao Cheryl Mills. Bà Clinton đã không sử dụng, hoặc thậm chí là kích hoạt, một tài khoản email với đuôi state.gov, mà nếu có sẽ được đặt trên một máy chủ do chính phủ Mỹ sở hữu và quản lý. Hệ thống email của bà Clinton trở thành một mối quan tâm của toàn nước Mỹ trong tuần đầu tiên của tháng Ba năm 2015, khi tờ Thời báo New York chạy một bản tin trên trang nhất về câu chuyện này. Bài báo nói rằng hệ thống "có thể đã vi phạm các quy định của chính quyền Liên bang" và "đáng báo động" theo lời các viên chức chính phủ còn đương chức và đã nghỉ hưu ở Cơ quan Lưu trữ Tài liệu và Hồ sơ Quốc gia. Tại sao bà Clinton làm như vậy? Image copyrightREUTERS Image captionHệ thống email ban đầu được thiết lập để phục vụ cựu Tổng thống Bill Clinton, theo bà Clinton Những người hoài nghi đã phản bác rằng lý do thật sự khiến bà Clinton thiết lập hệ thống email cho riêng mình là vì nó cho bà toàn quyền kiểm soát những thư tín của bà. Với hệ thống email này, bà trở thành người duy nhất có quyền quyết định xem những gì được và không được chia sẻ cho chính phủ, công khai theo Đạo luật về Quyền Tự do Thông tin hoặc cung cấp cho các bên liên quan, ví dụ như Ủy ban Quốc hội điều tra về vụ tấn công năm 2012 vào lãnh sự quán Mỹ tại Benghazi. Theo báo cáo của Thanh tra Bộ Ngoại giao, vào năm 2010 bà Clinton đã nói với Phó Chánh Văn phòng của mình rằng một trong những quan ngại của bà về email là việc bà "không muốn bất cứ rủi ro nào về việc các thư cá nhân bị tiếp cận". Cuộc điều tra của FBI phát hiện ra rằng bà Clinton đã sử dụng "nhiều thiết bị điện tử cá nhân" trong khi tại chức và liên lạc qua vài máy chủ email khác nhau. Các trợ lý của Clinton khai với FBI rằng họ đã phá hủy một số thiết bị điện tử bằng búa sau khi chúng được thay thế, nhưng vẫn còn vài chiếc không rõ tung tích. Việc này có phi pháp không? Image copyrightAP Có lẽ là không. Hệ thống email của bà Clinton tồn tại trong một vùng xám của luật - và đã có vài thay đổi trong lãnh vực này kể từ khi bà rời nhiệm sở. Khi bà trở thành Bộ trưởng Ngoại giao, quy định của Luật Hồ sơ Liên bang năm 1950 được diễn giải rằng các quan chức sử dụng tài khoản email cá nhân phải đảm bảo những thư tín liên quan đến công việc được giao nộp cho chính phủ. Mười tháng sau bà Clinton khi nhậm chức, một quy định mới cho phép sử dụng email cá nhân chỉ khi các hồ sơ liên bang được "bảo quản trong một hệ thống lưu trữ phù hợp". Bà Clinton tiếp tục khẳng định rằng yêu cầu này đã được đáp ứng vì phần lớn những email của bà từ tài khoản cá nhân được gửi đến, hoặc chuyển tiếp đến, những người có tài khoản email chính phủ, vì vậy chúng được tự động lưu lại. Bất cứ email nào còn sót lại đều được giao nộp cho Bộ Ngoại giao khi bà - và một vài quan chức tiền nhiệm - nhận được yêu cầu vào tháng Mười năm 2014. Bà Clinton nói rằng đó là trách nhiệm của các nhân viên chính phủ "trong việc quyết định đâu là thư từ riêng tư và đâu là thư liên quan đến công việc" và rằng bà đã hoàn thành "vượt mức cần thiết" những gì bà được yêu Tháng Mười một năm 2014, Tổng thống Barack Obama ký Luật Hồ sơ Tổng thống và Liên bang Sửa đổi, bao gồm yêu cầu các quan chức chính phủ phải chuyển tiếp bất cứ thư tín liên quan đến công việc nào cho chính phủ trong vòng 20 ngày. Nhưng ngay kể cả dưới đạo luật này, hình phạt cũng chỉ là ở mức hành chính, không có xử lý hình sự. Giám đốc FBI James Comey đã ra thông báo về kết quả của cuộc điều tra của FBI vào ngày 5 tháng Bảy và kết luận rằng mặc dù "có bằng chứng về các vi phạm tiềm tàng" những điều luật hình sự quy định tội làm mất an toàn dữ liệu mật, "theo đánh giá của chúng tôi không một công tố viên có lý trí nào sẽ chịu khởi tố một vụ như vậy". FBI sau đó đã gửi kết luận qua Bộ Tư pháp, nơi đưa ra quyết định chấm dứt điều tra bà Clinton và các trợ lý mà không truy tố. Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ sau đó đã tiếp tục điều tra xem liệu bà Clinton hoặc những trợ lý của mình có vi phạm các chính sách của chính phủ về bảo quản dữ liệu mật hay không. Nếu như cuộc điều tra cho kết luận là có, hình phạt có thể bao gồm một lời khiển trách chính thức hoặc tước bỏ quyền truy cập thông tin cấp cao. Chúng ta đang nói đến bao nhiêu email? Image copyrightGETTY IMAGES Image captionBà Clinton nói rằng một số email riêng tư của bà bao gồm việc lên kế hoạch cho đám cưới của con gái Theo lời Hillary Clinton, bà đã gửi hoặc nhận tổng cộng 62.320 email trong thời gian bà làm Bộ trưởng Ngoại giao. Bà, hoặc các luật sư của bà, đã xác định rằng một nửa trong số đó - 30.490 email, dài khoảng 55.000 trang, là thư liên quan đến công việc và đã giao nộp cho Bộ Ngoại giao. Bà Clinton nói rằng những email còn lại là thư từ riêng tư - liên quan đến những vấn đề như đám cưới của con gái bà, đám tang của mẹ bà và "lịch học yoga." Theo yêu cầu của bà Clinton, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã đưa ra trước công chúng phần một phần những email được gửi từ tài khoản cá nhân của bà vào tháng Năm năm 2015, với nhiều lá thư liên quan đến vụ tấn công năm 2012 vào lãnh sự quán Hoa Kỳ tại Benghazi. Đằng sau sự căm ghét Hillary Clinton FBI lại điều tra email của bà Clinton Đầu tháng Tám năm 2015, bà Clinton đã ký một lời tuyên thệ, trong đó nói bà đã giao nộp toàn bộ những bản sao các hồ sơ của chính phủ trong thời gian bà tại nhiệm. Trong quá trình điều tra, FBI đã tìm thấy "vài nghìn" email liên quan đến công việc chưa được giao nộp cho Bộ Ngoại giao, mặc dù cuối cùng cơ quan này kết luận những email này được xóa trước năm 2014 và không phải bị cố tình xóa đi "với mục đích che giấu sự tồn tại của chúng." Khoảng 3.000 email sẽ được đưa ra trước công chúng trong thời gian từ nay đến ngày bầu cử, nhưng còn rất nhiều những thư khác sẽ không được xử lý xong cho đến sau ngày mùng 8 tháng Mười một. Các chính trị gia khác có tham gia những hành động tương tự? Bà Clinton hoàn toàn không phải là người duy nhất. Những chính trị gia và quan chức khác - ở cả chính quyền Liên bang lẫn tiểu bang - đôi khi sử dụng email cá nhân cho mục đích công việc. Colin Powell, Bộ trưởng Ngoại giao dưới thời Tổng thống George W Bush, nói với đài ABC rằng ông đã sử dụng một tài khoản email cá nhân trong thời gian tại nhiệm, thậm chí trong cả các giao tiếp với lãnh đạo nước ngoài. Báo cáo của Thanh tra Bộ Ngoại giao cũng phát hiện ra rất nhiều người tiền nhiệm của bà Clinton - bao gồm ông Powell - cũng đã không tuân thủ những quy định về lưu giữ hồ sơ của chính quyền liên bang, mặc dù vào thời điểm đó những quy định này không chi tiết như ở hiện tại. Thời báo New York tường thuật rằng đã có lần ông Powell khuyên bà Clinton sử dụng email cá nhân trong một bữa tiệc, mặc dù không phải trong lúc xử lý dữ liệu mật. Nhưng ông Powell sau đó đã phủ nhận việc này. Ở dưới cấp liên bang, cựu Thống đốc Florida Jeb Bush - một ứng cử viên cho chức Tổng thống Hoa Kỳ năm 2016 - cũng sử dụng một địa chỉ email cá nhân ([email protected]). Giống như bà Clinton, ông đã lựa chọn những thư tín để đưa ra trước công chúng. Image copyrightGETTY IMAGES Image captionÔng Colin Powell sử dụng một tài khoản email cá nhân trong thời gian làm Bộ trưởng Ngoại giao Thống đốc Wisconsin Scott Walker, một cựu ứng cử viên Tổng thống bên phía đảng Cộng hòa, bị chất vấn về việc các trợ lý của ông sử dụng địa chỉ email cá nhân khi ông còn làm ở Quận Milwaukee. Tạp chí Government Executive đã tiến hành một cuộc thăm dò ý kiến vào tháng Hai năm 2015 với 412 cán bộ cấp cao trong chính quyền liên bang và đưa ra kết quả có 33% những người được hỏi nói rằng họ đã sử dụng email cá nhân trong công việc chính phủ "ít nhất vài lần." Sự khác biệt trong vụ của bà Clinton không đến từ hành vi mà từ mức độ - vì bà chỉ duy nhất sử dụng email cá nhân của mình. Và, khác với ông Walker và ông Bush, các hành động của bà chịu sự giám sát của luật liên bang. Vậy tại sao điều này gây tranh cãi? Image copyrightGETTY IMAGES Sự việc trở nên nghiêm trọng phần lớn là bởi bà Clinton đang yêu cầu nhân dân Mỹ tin tưởng vào việc bà sẽ tuân thủ cả "văn tự và tinh thần của luật pháp", theo lời người phát ngôn của bà, Nick Merrill. Câu chuyện của Thời báo New York dựa trên thông tin được cung cấp cho tờ báo này từ Ủy ban Quốc hội về vụ Benghazi, và các chỉ trích từ phe bảo thủ cáo buộc rằng không có cách nào để chứng minh bà Clinton đã thành khẩn trong việc cung cấp cho cuộc điều tra tất cả những tài liệu liên quan. Lời giải thích "cho tiện" của bà Clinton cũng khiến nhiều người khó nuốt trôi, khi mà với vai trò Bộ trưởng Ngoại giao bà có một đoàn tùy tùng đông đảo đủ sức giúp bà mang thêm điện thoại. Và vào tháng Hai năm 2015, trong một cuộc phỏng vấn trên truyền hình, bà đã tiết lộ rằng bản thân hiện đang mang theo nhiều thiết bị điện tử - một chiếc iPhone và một chiếc Blackberry, cũng như một chiếc iPad và một chiếc iPad mini. Thêm vào đó, các nhà phê bình từ cả cánh tả lẫn cánh hữu đã bày tỏ quan ngại về khả năng các thông tin liên lạc của bà dễ bị tin tặc và các tổ chức tình báo nước ngoài tấn công do sự phụ thuộc vào một hệ thống email "của nhà trồng được" của bà Clinton. Chính xác thì email của bà Clinton bảo mật đến đâu? Image copyrightAP Image captionMáy chủ email có lẽ đã được đặt ở nhà Clinton ở bang New York Trong buổi họp báo của mình, bà Clinton đã nói rằng "không có lỗ hổng an ninh vào" trong máy chủ của bà và các biện pháp phòng vệ vững chắc được cài đặt "đã chứng tỏ sự hiệu quả và an toàn." Tuy nhiên, các chuyên gia an ninh mạng độc lập đã nói rằng những tin tặc bậc thầy có thể xâm nhập các máy chủ email mà không để lại dấu vết. Và những hệ thống an ninh trên thị trường không thể so sánh được với các hệ thống được chính phủ bảo vệ - nhưng ngay cả những hệ thống đó cũng không phải bất khả xâm phạm, như một cuộc xâm nhập vào hệ thống email của Bộ Ngoại giao năm 2014 đã chứng minh. Bà Clinton đã lặp đi lặp lại khẳng định của mình rằng không có bất cứ tài liệu mật nào được chuyển qua tài khoản email của bà và bà chỉ gửi một email cho một quan chức ngoại quốc - ở Anh. Nhưng vào tháng Bảy năm 2015, Chánh Thanh tra của cộng đồng tình báo Hoa Kỳ, Charles McCullough, trả lời trước Quốc hội rằng bà Clinton đã gửi ít nhất 4 tin nhắn chứa thông tin được rút ra từ tài liệu mật. Một tháng sau đó, ông McCullough tiết lộ rằng có hai email chứaa thông tin được đánh giá "tuyệt mật" - mức phân loại an ninh cao nhất. Trước áp lực ngày càng cao, bà Clinton cuối cùng cũng đồng ý đưa lại máy chủ cá nhân của mình vào tháng Tám năm 2015 cho một cuộc điều tra sơ bộ của FBI vào tính an toàn của các thông tin mật trong các email của bà. Bà cũng nói sẽ giao lại những thẻ nhớ chứa bản sao của các email. Đến khi nhứng email cuối cùng của bà Clinton được đưa ra công chúng vào tháng Ba năm 2016, tổng số email được tái phân loại lên mức thông tin mật đã vượt quá 2.000. Vào tháng Năm năm 2016, Guccifer, tin tặc người Romania, hiện đang bị tù ở Mỹ vì tội xâm phạm thông tin trái phép, nói với hãng thông tấn Fox News rằng hắn đã tiếp cận thành công vào máy chủ email của bà Clinton vài lần - một phát biểu mà bộ máy tranh cử của bà Clinton phủ định và Bộ Ngoại giao nói rằng không có bằng chứng ủng hộ. Vào tháng Bảy năm 2016 FBI báo cáo rằng họ không tìm thấy "bằng chứng trực tiếp" về những truy cập trái phép lên các máy chủ email của bà Clinton, theo ông James Comey, nhưng việc thiếu các biện pháp bảo mật chắc chắn có nghĩa là "có khả năng các lực lượng thù địch đã có được quyền truy cập." Bộ Ngoại giao cũng từng bị xâm nhập? Image copyrightWHITE HOUSE Image captionTổng thống Obama từng gửi email cho bà Clinton đến địa chỉ email cá nhân, theo người phát ngôn Nhà Trắng Đúng là như vậy. Theo các nguồn tin của CNN, cuộc tấn công tháng Mười một năm 2016 là cuộc tấn công điện tử "tồi tệ nhất từng xảy ra" vào một cơ quan chính phủ, khiến các nhân viên IT ở cơ quan này phải tắt toàn bộ hệ thống email không được bảo mật trong suốt hai ngày cuối tuần. Chính phủ Hoa Kỳ nghi ngờ các tin tặc người Nga đứng sau vụ tấn công - và cũng là chủ mưu các vụ tấn công tương tự vào Nhà Trắng, dịch vụ bưu chính và các cơ quan khác. Mặc dù bà Clinton không bị ảnh hưởng bởi sự kiện đó, một vài thư tín cá nhân của bà được tiết lộ vào tháng Ba năm 2013 khi một trợ lý thân cận, Sidney Blumenthal, bị xâm nhập vào địa chỉ email ở trang aol.com bởi một tin tặc biệt danh Guccifer (sau này được biết là một người Romania tên Marcel-Lehel Lazar). Mặc dù Guccifer chỉ công khai những email mà ông Blumenthal gửi cho bà Clinton, không phải những phản hồi của bà, chúng cũng đã tiết lộ địa chỉ email riêng tư của Bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ hai năm trước khi Thời báo New York biến nó thành câu chuyện toàn quốc. Đâu là tình tiết mới? FBI thông báo vào cuối tháng Mười rằng họ đã phát hiện những email mới "trong một vụ việc không liên quan… có vẻ có liên hệ đến cuộc điều tra". Giám đốc James Comey nói rằng các điều tra viên sẽ cân nhắc xem liệu các email này có chứa thông tin mật hay không. Bức thư ông Comey gửi cho Quốc hội mơ hồ một cách đáng thất vọng. Chẳng hạn, không có bất cứ thông tin nào về "một vụ việc không liên quan" dẫn đến việc mở lại các điều tra vào máy chủ của bà Hillary Clinton là vụ gì, hay có bao nhiêu email đang trong tầm điều tra. Điều đó sẽ chỉ thúc đẩy những đồn đoán đang bùng phát, với các tin tức rò rỉ từ "những nguồn trong chính phủ" chắc chắn sẽ đổ thêm dầu vào lửa trong những ngày tới. Những người phê phán bà Clinton sẽ mở cuộc tấn công, dùng tin tức mới nhất này để hỗ trợ cho khẳng định của họ rằng cựu Bộ trưởng Ngoại giao đã có hành vi phạm pháp. Những người ủng hộ bà sẽ dành những ngày sắp tới trong tư thế phòng thủ, tìm cách xác định mức độ tổn thất. Điều duy nhất ta có thể chắc chắn, là mặc cho sự kiện này cuối cùng có thực sự nghiêm trọng hay không, nó đẩy chiến dịch tranh cử của bà Clinton vào thế khó. Nó hầu như đảm bảo rằng ngay cả trường hợp bà Clinton vào được Nhà Trắng, những ngày đầu tiên trong nhiệm kỳ Tổng thống của bà sẽ bị che phủ bởi bóng đen của scandal chính trị trường kỳ này. (BBC)
  14. Mai VânĐăng ngày 28-10-2016 Sửa đổi ngày 28-10-2016 17:42 Phu nhân tổng thống Mỹ, Michelle Obama, vận động tranh cử cùng ứng viên Dân Chủ Hillary Clinton tại bang Bắc Carolina, ngày 27/10/2016.REUTERS/Carlos Barria Phu nhân tổng thống Mỹ đã cùng ứng viên Hillary Clinton đến vận động tại Bắc Carolina ngày 27/10/2016. Sự xuất hiện của bà Michelle Obama bên cạnh Hillary Clinton đã làm cho cuộc mít tinh sôi động hẳn lên, hai người đã được nhiệt liệt hoan nghênh. Thông tín viên RFI, Anne Marie Capomaccio, có mặt tại chỗ nhận thấy đây quả là một cuộc mít tinh nâng cao vai trò phụ nữ, nhiều người không kiềm được nỗi xúc động, cho đây còn hơn một cuộc mít tinh tranh cử, và họ sẽ không thể quên được ngày này. Tuy các cuộc thăm dò rất tốt đối với bà Hillary Clinton, nhưng ứng viên đảng Dân Chủ cũng biết là chưa có gì chắc chắn. Sau cuộc vận động tranh cử bị đánh giá là tồi tệ nhất từ trước đến nay, cử tri Mỹ có thể tẩy chay phòng phiếu. Tại Bắc Carolina, một bang mang tính quyết định, với cuộc bầu trước thời hạn đang bắt đầu, bà Hilary Clinton đã kêu gọi mọi người đi bỏ phiếu. Bà Michelle Obama rất được hoan nghênh, đã kết thúc cuộc mít tinh với lời kêu gọi tương tự. Thông điệp của phu nhân tổng thống rất rõ. Đối với bà, những người không đi bỏ phiếu sẽ phải chịu trách nhiệm nếu Donald Trump thắng cử, cho nên bà thúc giục : « Hãy đi bầu và bỏ phiếu cho Hillary Clinton. Hãy đi ngay, đừng để ai tước quyền của mình. Nếu Hillary Clinton không thắng thì đó là lỗi của chúng ta ». Trên bình diện tài chính hiện nay, bà Hillary Clinton và đảng Dân Chủ đã huy động được thêm 153 triệu đô la - theo số liệu tuần qua - trong khi cánh ông Trump chỉ khoảng 68 triệu. (RFI)
  15. RFIĐăng ngày 26-10-2016 Sửa đổi ngày 26-10-2016 16:36 Cựu ngoại trưởng Hoa Kỳ, Colin Powell (T) và ứng viên tổng thống đảng Dân Chủ, Hillary Clinton, tại Washington ngày 03/09/2016.REUTERS/Jonathan Ernst Cựu ngoại trưởng Hoa Kỳ, thuộc đảng Cộng Hòa tuyên bố, trong cuộc bỏ phiếu bầu tổng thống ngày 08/11/2016 tới đây, ông sẽ bỏ phiếu cho ứng viên đảng Dân Chủ, bà Hillary Clinton. Hôm qua, 25/10/2016, ông Peggy Cifrino, trợ lý của cựu ngoại trưởng Colin Powell, cho AFP biết, trong cuộc gặp các doanh nhân tại Long Island, Woodbury, New York, ông Powell đã công khai khẳng định sẽ bỏ phiếu ủng hộ bà Hillary Clinton. Theo nhật báo Mỹ Newsday, thì cựu ngoại trưởng Powell cho rằng ứng viên đảng Cộng Hòa Donald Trump không có đủ các phẩm chất để trở thành tổng thống, lãnh đạo nước Mỹ và ông Trump đã đánh lừa người dân Mỹ với những hứa hẹn mà ông ta không thể nào thực hiện được. Tờ báo trích đăng phát biểu của cựu ngoại trưởng Powell, theo đó, ông Donald Trump « đã thóa mạ nước Mỹ ít nhất là mỗi ngày một lần », « ông ta đã thóa mạ người Mỹ gốc Latinh, thóa mạ người Mỹ gốc Phi, thóa mạ phụ nữ và thóa mạ cả đảng của ông ta ». Vẫn theo ông Power, thì ứng viên đảng Cộng Hòa còn thóa mạ các đồng minh của Hoa Kỳ và cả các cựu quân nhân Mỹ. Ngược lại, cựu ngoại trưởng Powell lại hết lời ca ngợi ứng viên đảng Dân Chủ, bà Clinton mà ông coi đó là một người bạn, quen biết nhau từ 20 năm qua. Theo ông Powell, bà Clinton «thông minh, có khả năng. Bà đã là một ngoại trưởng tốt », có thái độ đúng mực và có sức khỏe dẻo dai và hoàn toàn có đủ khả năng làm tổng thống của nước Mỹ. Tuy thuộc đảng Cộng Hòa, nhưng cựu ngoại trưởng Colin Powell, nguyên tổng tham mưu trưởng quân đội Mỹ đã từng bỏ phiếu ủng hộ ứng viên đảng Dân Chủ Barack Obama trong các cuộc bầu cử tổng thống năm 2008 và 2012. (RFI)
  16. Trọng NghĩaĐăng ngày 26-10-2016 Sửa đổi ngày 26-10-2016 16:34 Bà Hillary Clinton (P) bắt tay ông Donald Trump, sau cuộc tranh luận đầu tiên, tại đại học Hofstra, New York, Mỹ, ngày 26/09/2016REUTERS Từ những cáo buộc của Mỹ theo đó Mátxcơva đã tung tin tặc đánh cắp email của giới lãnh đạo đảng Dân Chủ nhằm gây hại cho Hillary Clinton, cho đến cáo buộc của ứng cử viên đảng Dân Chủ nhắm vào đối thủ Donald Trump, gọi ông là một « con rối » trong tay tổng thống Vladimir Putin, rất nhiều điểm bất thường đang khuấy động cuộc vận động tranh cử tổng thống tại Mỹ mà mẫu số chung chính là Nga. Khi nhận định về điều kể trên trong bài phân tích ngày 25/10/2016, hãng tin Pháp AFP đã nêu bật bầu không khí chiến tranh lạnh đang bao trùm trở lại quan hệ Mỹ - Nga, và căng thẳng trong địa hạt ngoại giao đã tác động đến đời sống chính trị Mỹ. AFP hóm hỉnh cho rằng : « Ai mà nghĩ rằng nước Mỹ đang ở thời thập niên 1960 chứ không phải là năm 2016 đều được lượng thứ ! ». Theo ghi nhận của AFP, quan hệ Nga-Mỹ đã trở nên rất căng thẳng từ sau cuộc chiến tranh ở Ukraina năm 2014, kéo theo các biện pháp trừng phạt của Mỹ và phương Tây nhắm vào Matxcơva, và mới đây là các cuộc tấn công của không quân Nga tại Syria. Nhân tố Nga đã bắt đầu len lỏi vào cuộc vận động tranh cử tổng thống tại Mỹ vào cuối năm 2015, khi ông Putin lên tiếng ca ngợi Donald Trump là một « người thông minh và tài ba ». Ông Trump, vào khi ấy vẫn chưa được chính thức đề cử, đã tâng bốc trở lại và khen ông Putin là một « lãnh đạo mạnh mẽ, … trái hẳn với những gì được thấy ở Mỹ ». Kể từ khi ấy, với vụ hơn 20.000 email của giới lãnh đạo đảng Dân Chủ bị tin tặc đánh cắp, mà Washington quy trách nhiệm cho Nga, hoặc vụ các mối quan hệ bất minh với Nga của ông Paul Manafort, cựu giám đốc chiến dịch tranh cử của ông Trump, nhân tố Nga không ngừng được hai ứng cử viên nhắc đến. Gần đây nhất là nhân cuộc tranh luận ngày 19/10 vừa qua. Ông Trump đã lặp đi lặp lại rằng chỉ có ông mới có khả năng thiết lập một mối quan hệ tốt hơn với Matxcơva bởi vì ông Putin « không hề có bất kỳ một sự tôn trọng nào » đối với bà Clinton. Ứng cử viên đảng Dân Chủ đã phản pháo ngay bằng câu « Đó là vì ông ta – tức là ông Putin – muốn có một con rối lên làm tổng thống Mỹ ». Theo giáo sư Tim Frye, chủ nhiệm khoa Chính Trị Học tại đại học Mỹ Columbia, chưa bao giờ nước Nga lại được nhắc đến nhiều như vậy trong một cuộc vận động tranh cử tại Mỹ, và điều đó phản ánh trực tiếp quan hệ giữa hai nước, đang ở mức thấp nhất kể từ thời Chiến Tranh Lạnh đến nay. Chuyên gia này phân tích tiếp : Sở dĩ vấn đề Nga đã nổi cộm lên như vậy, che khuất cả các vấn đề khác như sự vươn lên của Trung Quốc, tình trạng lộn xộn tại châu Âu hay đà sụp đổ của Syria, đó là vì chưa bao giờ quan điểm của hai ứng viên đối với Nga lại khác biệt nhau như vậy. Hơn nữa, ông Trump lại có một lập trường cực đoan, hoàn toàn lệch pha so với tất cả những tên tuổi lớn trong chính sách đối ngoại của Mỹ. Đối với chuyên gia Frye, khi khai thác yếu tố Nga, bà Clinton cũng có lợi vì sẽ tranh thủ được các cử tri gốc Đông Âu, « đặc biệt là tại các bang quan trọng như Pennsylvania, Ohio và Michigan, nơi có một cộng đồng đáng kể người gốc Ukraina, Ba Lan hay từ các nước Đông Âu khác mà Nga là một chủ đề rất được quan tâm ». Theo hãng AFP, vấn đề Nga nhúng tay vào vụ đánh cắp email của đảng Dân Chủ đã bị Matxcơva cực lực bác bỏ, những ác cảm của Putin đối với bà Clinton là một điều có thực, với các phương tiện truyền thông Nga liên tục chĩa mũi dùi vào tất cả những tai tiếng có liên can đến cựu ngoại trưởng Mỹ, và loan tải rộng rãi mọi tuyên bố của ông Trump có lợi cho Mátxcơva. Tuy nhiên, vào lúc mà khả năng bà Clinton trở thành tổng thống tương lai của Hoa Kỳ ngày càng rõ nét, giới quan sát cho rằng Matxcơva sẽ phải trở lại với một chính sách ngoại giao truyền thống hơn. (RFI)
  17. Ứng viên tổng thống Đảng Cộng hòa Donald Trump nói chính sách ngoại giao của Hillary Clinton ở Syria có thể kích động chiến tranh thế giới thứ ba. Ông nói Hoa Kỳ nên tập trung vào việc đánh bại tổ chức Nhà nước Hồi giáo IS hơn là thuyết phục Tổng thống Syria Bashar al-Assad từ chức. Bà Clinton đề xuất một vùng cấm bay qua Syria, mà một số người cho rằng có thể dẫn đến xung đột với máy bay chiến đấu của Nga. Chiến dịch của bà Clinton cáo buộc ông Trumpm "đùa giỡn với nỗi sợ của người Mỹ". Ông Trump cũng tấn công các đảng viên Cộng Hòa không ủng hộ ông. "Nếu chúng ta có sự đoàn kết trong đảng, chúng ta không thể thua cuộc bầu cử này trước Hillary Clinton," ông nói với hãng tin Reuters tại khu nghỉ dưỡng chơi golf Trump National Doral ở Miami, Florida. Người đại diện Đảng cộng hòa chỉ trích đối thủ Đảng Dân chủ về việc kiểm soát vùng cấm bay Syria. "Bạn không còn chiến đấu chống Syria thêm nữa, bạn đang chiến đấu chống Syria, Nga và Iran, đúng không?" "Nga là một cường quốc hạt nhân, nhưng một quốc gia nơi vũ khí hạt nhân được sử dụng để chống lại các quốc gia khác chịu đàm phán." Ông cũng cho rằng bà Clinton không thể thương thuyết với Tổng thống Nga Vladimir Putin sau khi bà chỉ trích ông ta dữ dội. Ông Trump đặt câu hỏi: "Làm sao bà ấy có thể quay lại và thương thuyết với người mà bà ấy đã bôi xấu" nếu bà được bầu làm tổng thống vào ngày 8/11. Chiến dịch tranh cử của Clinton chối bỏ các phê phán, nói cả các chuyên gia an ninh của Đảng Cộng hòa và Đảng Dân chủ đã cho rằng ông Trump không phù hợp với vai trò người lãnh đạo. "Một lần nữa, ông ấy đang nhại lại những luận điểm của Putin và đùa giỡn với nỗi sợ của người Mỹ, trong khi đó vẫn từ chối công bố kế hoạch đánh bại tổ chức ISIS hay giảm bớt những thương tổn nhân đạo ở Syria," người phát ngôn của bà Clinton Jesse Lehrich nói trong một thông cáo. "Giết rất nhiều người Syria" Cảnh báo của ông Trump về việc đối đầu với Nga phản ánh quan ngại được nêu ra tháng trước tại phiên đều trần tại quốc hội với sĩ quan cao cấp nhất của quân đội Hoa Kỳ. Chủ tịch Hội đồng tham mưu trưởng Liên quân Hoa Kỳ Joseph Dunford đề xuất với các nhà lập pháp một "vùng cấm bay" ở Syria có thể gây ra chiến tranh với Nga. "Giờ đây, thưa thượng viện, với chúng tôi để kiểm soát toàn bộ không phận của Syria sẽ buộc chúng tôi phải tiến hành chiến tranh, chống lại Syria và Nga," tướng Dunford nói với Ủy ban Quân vụ Thượng Viện. "Đó có lẽ là một trong những quyết định quan trọng nhất mà tôi sẽ không thông qua." Trong cuộc tranh luận cuối cùng ở Nevada hôm 20/10, bà Clinton phác thảo sự ủng hộ của bà với đạo luật này. "Vùng cấm bay có thể cứu nhiều sinh mạng và sớm dẫn đến kết thúc xung đột," bà nói trên sân khấu. Nhưng trong một bài diễn thuyết với công ty Goldman Sachs ở Phố Wall vào năm 2013, bà Clinton nói thiết lập vùng cấm bay sẽ "giết chết rất nhiều người Syria", theo đoạn nội dung bài diễn thuyết mà Wikileaks công bố. Số thường dân bị thiệt mạng tại Syria có thể dẫn đến kết quả Hoa Kỳ phải tiêu diệt không quân Syria, thường đóng tại các khu vực đông dân cư. Chính sách của bà Clinton không chỉ bất đồng với Tổng thống Obama mà còn khiến Hoa Kỳ leo thang can thiêp vào xung đột tại Syria. Bình luận của ông Trump được đưa ra hai tuần trước kỳ bầu cử và chiến dịch của ông phải đối mặt với phản ứng của công chúng sau khi nhiều người cáo buộc ông Trump về quấy rối tình dục. Vị doanh nhân ở New York đang theo sau bà Clinton trên các khảo sát quốc gia, đã lớn tiếng chỉ trích báo chí và cho rằng nhiều tờ báo đã thông đồng để sắp đặt kết quả bầu cử chống lại ông. "Mọi người đang rất giận dữ với sự lãnh đạo của đảng này, bởi vì đây là một cuộc bầu cử chúng ta sẽ chắc thắng 100% nếu chúng ta có sự ủng hộ từ phía trên,"ông nói. "Tôi nghĩ dù sao chúng ta vẫn sẽ thắng." (BBC) Đăng bởi Tiểu Nhi on Wednesday, October 26, 2016 | 26.10.16
  18. Bà Hillary Clinton đang ở kèo trên. Sao biết? Xin thưa: đa số các cuộc thăm dò được thực hiện 2 tuần trước ngày bầu cử cho thấy ứng cử viên Dân Chủ đang dẫn trước ít nhất 5 điểm. Bà Hillary Clinton đang ở kèo trên. Sao biết? Xin thưa: chính người điều hành cuộc vận động cho ứng cử viên Cộng Hòa Donald Trump nhìn nhận hôm Chủ Nhật vừa rồi. Lên tiếng trên đài Fox News và NBC, bà Kellyanne Conway của ban vận động tranh cử cho ông tỷ phú Donald Trump xác nhận ứng cử viên Cộng Hòa đang bị bà Clinton của đảng Dân Chủ dẫn trước, nhưng nhấn mạnh “cuộc đua chưa kết thúc” sẽ tiếp tục vận động không ngừng nghỉ ở các tiểu bang như Virginia và Pennsylvania, những địa điểm các cuộc thăm dò cho hay bà Clinton gần như chắc thắng. Bà Kellyanne Conway còn trình bày con đường giúp ông Trump có được 270 phiếu cử tri đoàn để chiến thắng vào ngày mùng 8 Tháng Mười Một tới đây, nói rõ con đường đó sẽ đi qua những tiểu bang quyết định cuộc đua, như Florida, Iowa, North Carolina và Ohio, kết thúc bằng giọng đầy cương quyết “chúng tôi không bỏ cuộc. Chúng tôi biết vẫn có thể thắng cuộc tranh cử tổng thống năm nay,” nhắc nhở cử tri nhớ đi bầu, nhớ bỏ phiếu cho ông Trump, “người duy nhất xứng đáng lãnh đạo quốc gia, người duy nhất là tiếng nói của nhân dân Hoa Kỳ.” Kêu gọi đó cũng được chính ông Trump nêu lên trong các cuộc vận động tranh cử kéo dài từ Thứ Sáu tuần trước đến giờ ở nhiều tiểu bang khác nhau, trong đó có bài diễn văn nói về những điều ông sẽ làm 100 ngày đầu tiên sau khi đặt chân vào Tòa Bạch Ốc. Những điều ông hứa sẽ làm bao gồm việc hủy bỏ quy định giới hạn năng lượng để Hoa Kỳ tiếp tục khai thác mỏ than nhằm tạo thêm công ăn việc làm cho người dân, kế đến là đặt Trung Quốc trong danh sách những quốc gia cố tình hạ giá đồng bạc để trục lợi khi xuất khẩu hàng sang Hoa Kỳ, và sẽ thương thuyết lại bản Hiệp Ước Thương Mại NAFTA đã ký với Mexico và Canada để nước Mỹ không bị thiệt thòi như hiện giờ. Ông Trump cũng nhắc lại lời đã hứa ngay từ ngày đầu khi mới ra tranh cử là sẽ có biện pháp cứng rắn đối với những công ty rời Mỹ mang tiền sang Mexico hay nước khác lập nhà máy, không thuê thêm công chức làm việc cho chính quyền liên bang, những người nào đã bị trục xuất khỏi Mỹ sau đó trốn sang lại và bị bắt “sẽ bị tù 2 năm, sau đó bị trả về nguyên quán.” Kèm theo những lời hứa đó lời cam kết “từng bước một, tôi cam kết sẽ dựng một chính phủ thật sự do dân bởi dân và vì dân,” nhắc nhở mọi người “nhớ đi bỏ phiếu, rủ bạn bè, người thân đi cùng, chúng ta không thể để cho bà Clinton lãnh đạo quốc gia,” tin tưởng ngày chiến thắng đã gần kề, không quên thông báo sau khi cuộc bầu cử kết thúc, “sẽ nộp kiện những phụ nữ ăn gian nói dối” tố cáo ông tội sàm sỡ ra tòa. Những điều ông Trump và dàn tham mưu nêu ra được sự ủng hộ mạnh mẽ của nhà phân tích Frank Luntz, một trong những phân tích gia bầu cử thường xuyên xuất hiện trên các đài truyền hình. Chủ Nhật vừa rồi trên đài CBS, ông Luntz nói rằng dù các cuộc thăm dò cho thấy bà Clinton đang có lợi thế “nhưng cuộc tranh cử chưa chấm dứt” vì những lý do sau đây: thứ nhất, điểm của bà Clinton vẫn ở dưới mức 50%; thứ nhì, tỷ lệ cử tri chưa quyết định sẽ bỏ phiếu ủng hộ ai vẫn còn cao, “do đó ông Trump vẫn còn cơ hội chiến thắng.” Ông Luntz cũng lấy làm tiếc khi nhìn thấy “ông Trump đang phải leo con dốc thật cao,” ý muốn nói đường đưa ông tỷ phú New York vào Tòa Bạch Ốc không dễ dàng như mong đợi, “trong khi đáng lý ra, giờ này đảng Cộng Hòa đã ăn mừng thật to” vì chắc chắn thành công lớn ở cuộc bầu cử 2016, lấy được cả ghế tổng thống lẫn thêm ghế ở Thượng và Hạ Viện. Ông Luntz, người từng sát cánh với Chủ Tịch Hạ Viện Cộng Hòa Newt Gingrich, giải thích ông Trump gặp khó khăn “chỉ vì những sai lầm căn bản” mà ứng cử viên đại diện cho đảng Cộng Hòa và ban tham mưu của ông ta đã phạm phải, thí dụ như “nội dung bài diễn văn nói về những điều ông Trump sẽ làm trong 100 ngày đầu ở Tòa Bạch Ốc phải là những điều ông ta (Trump) trình bày với cử tri trong những cuộc tranh luận với bà Clinton,” để 70 triệu cử tri ngồi trước màn hình biết những gì ông sẽ làm cho họ. Thay vì làm điều phải làm, “ông Trump dồn thì giờ để bêu xấu bà Clinton, khiến bà Clinton bị dè bỉu nhưng kết quả thăm dò cho thấy không triệt hạ được bà ta.” Một lý do khác nữa cũng được ông Luntz nêu ra là ngay từ khi mới tranh cử sơ bộ, ông Trump nhiều lần hãnh diện bảo với mọi người “Donald Trump sẽ là tiếng nói cho người dân, cho lực lượng thợ thuyền là nạn nhân của nền kinh tế Obama và những hiệp ước thương mại các chính quyền Dân Chủ ký kết với các nước khác.” Ông Luntz nói thêm “thay vì phải đi đúng và đi sát với mục tiêu đó, ông Trump lại chú tâm vào chuyện tấn công giới truyền thông, lo tranh cãi với những phụ nữ tố cáo ông tội sách nhiễu tình dục, hoặc bận rộn cãi vã với người trong đảng, chẳng hạn như với ông Chủ Tịch Hạ Viện Paul Ryan.” Chỉ những chuyện đó thôi “ông ta bỏ quên những cử tri đang trông chờ ông cất tiếng nói cho họ.” Theo dự đoán của hãng thông tấn Reuters, bà Clinton sẽ thắng lớn với 326 phiếu cử tri đoàn, nhưng một số nhà phân tích tin rằng ông Trump vẫn còn cơ hội lấy được 270 phiếu để trở thành vị tổng thống thứ 45 của nước Mỹ. Ðể điều này trở thành sự thật, ông Trump phải thắng tất cả những tiểu bang đã bỏ phiếu cho đảng Cộng Hòa từ năm 1992 tới giờ (thí dụ như tiểu bang Texas), đồng thời phải thắng ở Ohio, Florida, Nevada, Colorado và New Hampshire (nơi hiện bà Clinton đang dẫn trước 15 điểm). Trong trường hợp mất Nevada và Colorado, ông Trump phải thắng Pennsylvania (từ 1988, cử tri tiểu bang này luôn bỏ phiếu cho ứng cử viên Dân Chủ). Trước tương lai đầy hứa hẹn như thế, bên bà Clinton vẫn làm việc không ngừng nghỉ “cho đến khi có được kết quả bỏ phiếu,” theo lời ông Robby Mock, người điều hành cuộc vận động cho bà cựu ngoại trưởng Hoa Kỳ. “Chưa thể đoán biết kết quả sẽ như thế nào, nhưng ngay lúc này đừng quên những tiểu bang ông Trump phải thắng cũng là những tiểu bang chúng tôi cũng phải thắng, cuộc chiến chính trị năm nay sẽ được quyết định ở những tiểu bang đó (battleground states).” Nguyễn Văn Khanh (Người Việt) Đăng bởi Tiểu Nhi on Tuesday, October 25, 2016 | 25.10.16
  19. Related Articles Một nam giáo viên tấn công tình dục trẻ em của Quận Cam bị bắt Trump bị tố giác mới: có quan hệ với thế giới tội ác Nhân viên chùi kiếng sống sót sau cú rơi từ tòa nhà 10 tầng Cali Today News – Khi chỉ còn hai tuần nữa đến ngày Tổng tuyển cử, bà Hillary Clinton vẫn tiếp tục dẫn trước ông Donald Trump trong các cuộc thăm dò cử tri quốc gia mới nhất. Theo thăm dò của hãng ABC News/Washington Post thực hiện từ ngày 20 đến 22 tháng 10, cựu Ngoại trưởng dẫn trước ông trùm bất động sản 12 điểm (50% nghiêng về Hillary so với 38% ủng hộ ông Trump). Thăm dò của CNN/ORC được thực hiện trong 3 ngày 20-23 tháng 10 mới được công bố sang hôm nay, ông Trump bị dẫn trước 5 điểm với tỉ lệ 49% ủng hộ Clinton so với 44% cho Trump. Trước tình hình tranh cử đang càng ngày xấu đi, vào hôm nay, ông Trump quay sang đổ lỗi cho “thăm dò giả tạo” từ truyền thông “đáng kinh tởm.” Đây được xem là nỗ lực tiếp tục tuyên truyền “thuyết lũng đoạn” của ứng cử viên Cộng hoà nhằm tiếp thêm sinh lực mới cho những người ủng hộ khi còn đường đến Toà Bạch Ốc càng ngày càng thu hẹp lại. Vào hôm nay, ông Trump tập trung vận động tranh cử tại Florida, tiểu bang chiến trường, trước tình thế tiểu bang quan trọng Pennsylvania có thể trượt khỏi tay. Nếu việc này xảy ra thì khả năng giành 270 phiếu đại cử tri đoàn cần thiết sẽ chông gai hơn rất nhiều. Cũng vào sáng hôm nay, cử tri tại 50 quận hạt ở tiểu bang Florida bắt đầu đi bỏ phiếu, trong khi bầu cử qua đường bưu điện đã bắt đầu hàng tuần với gần 1,2 triệu cử tri đã quyết định lá phiếu của mình. Mặc dù tiếp tục gặp khó khăn với nhóm nữ cử tri và cử tri thiểu số, nhưng ông Trump không dịu giọng trong những ngày cuối cùng để mở rộng liên minh. Ông Trump kêu gọi người ủng hộ, đừng nghe, đừng tin vào thăm dò tại buổi gặp mặt bàn tròn với các nhà nông ở tiểu bang Florida. “Tôi tin chúng ta sẽ chiến thắng,” ông Trump khẳng định. Một ngày sau khi tuyên bố Tu Chính Án thứ nhất đem lại cho truyền thông quá nhiều tự do, Donald Trump nhấn mạnh, truyền thông đang cổ võ những thăm dò thiên vị để giảm tinh thần những người ủng hộ đi bỏ phiếu cho ông ta. “Truyền thông tìm cách chống lại tôi, bọn họ chống lại tất cả quý vị,” ông Trump hô hào trước đám đông người ủng hộ reo hò ở St. Augustine. “Họ đang chống lại những gì chúng ta đại diện!” ông Trump tuyên bố. Với Trump đang ở thế thủ, ứng cử viên Dân chủ một mặt tập trung nội lực nhằm đóng sập cánh cửa tổng thống đối với đối thủ tại New Hampshire – tiểu bang thay đổi – mặt khác chú ý vào khả năng nâng số ghế Dân chủ chiếm đa số ở Thượng viện. Vào hôm nay, bà Clinton vận động tranh cử tại New Hampshire cùng với Thống đốc tiểu bang Maggie Hassan đang tranh cử vào Thượng viện, và Thượng nghị sĩ tiểu bang Massachusetts Elizabeth Warren. Tại buổi vận động tranh cử, bà Warrant đã giành những lời lẽ hết khắc nghiệt cho ông Trump, nhất là những lời cáo buộc sàm sỡ và coi thường phụ nữ. Cho đến nay đã có 11 phụ nữ lần lượt bước ra ánh sáng, tố cáo từng bị ông Trump dở trò. Ông Trump cảnh cáo sẽ kiện những người phụ nữ này ngay sau tranh cử. Trưởng ban vận động tranh cử của ông Trump thừa nhận, ông chủ đang tụt hậu. Bà Kellyanne Conway phân trần, đối thủ Clinton chi tiền quảng cáo khổng lồ, được chồng là cựu Tổng thống vận động tranh cử, được đương kim Tổng thống, đương kim phó Tổng thống và cả đương kim Đệ nhất Phu nhân vận động tranh cử nhưng chỉ vượt ông Trump ngang đó thôi, nên cũng không đáng ngại lắm. Bà Hillary hiện nay đang tiếp xúc các nhà lãnh đạo đảng Cộng hoà tại Hạ viện, những người bà từng có mối quan hệ khi từng làm thượng nghị sĩ New York. Cử chỉ này được xem là sự chuẩn bị đảm đương quyền lực, một dấu hiệu tự tin vào chiến thắng. Tuy nhiên, nhiều người chỉ trích, coi hành động này “tự tin quá lố” trong khi bầu cử luôn luôn có những yếu tố bất ngờ, và quan trọng hơn bóng ma WikiLeak và email cá nhân vẫn chưa buông tha. Hương Giang (Tổng hợp)
  20. Related Articles Quân nhân Hồi giáo phục vụ trong quân đội Mỹ Chi cục trưởng kiểm lâm bắn chết Bí thư Tỉnh ủy rồi tự sát Hayward điều tra việc nữ Cảnh sát trưởng ưu tiên cho bạn trai Cali Today News – Thượng nghị sĩ Dân Chủ của Masschasussets, bà Elizabeth Warren, hôm thứ hai đã mở chiến dịch đả kích tỉ phú Trump thậm tệ và tuyên bố “chính thái độ thiếu kính trọng phụ nữ của ông ta sẽ làm ông ta thua trong cuộc bầu cử” Xuất hiện bên cạnh bà Clinton trong một cuộc tập hợp các ủng hộ viên ở Manchester của tiểu bang New Hampshire, bà Warren mạnh mẽ lên tiếng: “Ông Trump không kính trọng một cách tuyệt đối hơn phân nửa thành phần dân chúng của đất nước này” Bà Warren muốn đề cập đến vụ “sex band” năm 2005 của Trum bị tiết lộ, trong đó Trump huênh hoang tuyên bố bằng ngôn từ rất khiêu khích và bỉ ổi là “có thể hôn bất kỳ phụ nữ nào mà không cần xin phép trước” Khi nói về từ ngữ ‘nasty woman’ (người đàn bà bẩn thỉu) mà Trump gán cho bà Clinton trong cuộc tranh luận cuối, bà Warren nói: “Chính phụ nữ sẽ là thành phần làm giấc mộng chen chân vào Tòa Bạch Ốc của Trump tan tành” Bà Warren nói: “Này ông Trump, tôi nói cái này cho ông biết nhé, phụ nữ bẩn thỉu thông minh đấy, phụ nữ bẩn thỉu gan lì đấy, họ cũng sẽ đi bầu đấy và họ sẽ ‘dọn ông’ sạch sẽ đấy” Tỉ phú Trump đi vận động ở Florida, một tiểu bang với 29 phiếu cử tri đoàn, vốn đóng vai trò rất quan trọng đến kết quả bầu cử, nhưng ông bỏ ra đến phân nửa thời gian trong bài nói chuyện kéo dài 7 phút ở chợ Farm Fresh Market ở thành phố Boynton Beach là nhằm đả kích giới truyền thông. Đào Nguyên (WP)
  21. Tổ chức WikiLeaks vừa “ném một quả bom khổng lồ” vào cuộc bầu cử tại Mỹ khi đưa ra tuyên bố gây sốc rằng nước này không hề có cuộc bầu cử nào. WikiLeaks đưa ra thông điệp: Cuộc bầu cử tại Mỹ bị gian lận. Ảnh: YourNewsWire Sử dụng tài khoản Twitter của mình, WikiLeaks viết rằng: Không có cuộc bầu cử nào tại Mỹ. Chỉ có sự củng cố quyền lực. Cuộc bầu cử tổng thống gian lận, truyền thông gian lận và ứng cử viên gian lận đang thúc đẩy sự củng cố quyền lực đó. Ảnh chụp từ màn hình WikiLeaks Theo WikiLeaks, dù phần lớn người dân Mỹ đang hào hứng hay chán ghét cuộc bầu cử đang diễn tại Mỹ, thực sự là chẳng có cuộc bầu cử nào, mà đó chỉ là một trò diễn được thiết kế để tạo ra ảo tưởng về quyền lựa chọn của người dân.Trang tin Inquisitr cho biết thông điệp trên được WikiLeaks đưa ra sau khi tổ chức này công khai một loạt email của Tổng thống Barack Obama để đáp lại những cáo buộc rằng WikiLeaks đang chơi trò chơi chính trị “đảng phái” và cố gắng gây ảnh hưởng đến kết quả của kỳ bầu cử hiện tại.Tuy nhiên, WikiLeaks cho rằng kiểu gây tác động đó là hoàn toàn không thể, vì cuộc bầu cử đã được quyết định bởi những người có sức mạnh và quyền lực lớn hơn nhiều so với tất cả các cử tri của Mỹ cộng lại.Nói cách khác, tổng thống Mỹ là người đã được lựa chọn, chứ không phải được bầu, và tất cả vở kịch bầu cử này không là gì khác ngoài một trò hề chính trị.Theo WikiLeaks, đây không phải là lần đầu tiên tổng thống đương nhiệm được cho là đã chuẩn bị chu đáo cho người thay thế mình, một sự thay thế đã được xem xét từ lâu trước khi một cuộc tổng tuyển cử vô nghĩa diễn ra.Thực tế, WikiLeaks cũng cho rằng cựu Tổng thống George W. Bush và Tổng thống Barack Obama cũng đã tham gia vào một tình huống tương tự vào năm 2008. Liệu tổng thống được bầu hay đã được lựa chọn từ trước? Ảnh: YourNewsWire Các email được WikiLeaks công bố cho thấy chính quyền Bush đã hợp tác chặt chẽ với Tổng thống Barack Obama đương nhiệm để đảm bảo một sự chuyển giao quyền lực suôn sẻ, ngay trước khi ông Obama thắng cử.Cũng đáp lại những lời tố cáo gần đây rằng WikiLeaks đang chơi trò chơi chính trị, WikiLeaks phản pháo rằng: “Các bạn không phải là fan hâm mộ việc công bố thông tin trung thực về những phe phái quyền lực hủ bại sẽ lên nắm quyền vào ngày 20/1 tới sao?”Hạo NhânNguồn Google Lư trữ: Tiết lộ chấn động từ WikiLeaks: Mỹ không có bầu cử, tổng thống đã được chọn, không phải bầu - Đại Kỷ Nguyên(Tin tức Hàng ngày) Đăng bởi Thùy Trâm on Monday, October 24, 2016 | 24.10.16
  22. “Kết quả trận đấu chính trị ở Las Vegas thiệt quá bất ngờ,” ông Việt Trần, một cử tri ủng hộ ông Donald Trump, nói qua điện thoại sau khi cuộc tranh luận thứ ba giữa ứng cử viên đại diện cho đảng Cộng Hòa và bà Hillary Clinton của đảng Dân Chủ mới kết thúc. Bất ngờ ở chỗ “30 phút đầu tiên ông Trump liên tục tung những cú đấm ngàn cân để dồn đối thủ vào một góc, sau đó ông móc súng, nạp đạn, rồi tự bắn vào đùi mình.” “Thiệt tình,” ông Việt nói tiếp, “tôi chưa hề thấy chuyện kỳ cục như vậy bao giờ. Thấy thắng chắc, đâu ngờ lại thua ngược.” Ông Việt Trần, cư ngụ tại North Carolina, không phải là người duy nhất đưa ra nhận xét đó. Ngay sau khi cuộc tranh luận kết thúc, nhiều bình luận gia chính trị nổi tiếng của nước Mỹ cũng lên tiếng cho rằng ông Trump của đảng Cộng Hòa đã “bỏ lỡ cơ hội bằng vàng” để chiếm ghế tổng thống. Nhà bỉnh bút Theodore Johnson của tờ The Atlantic viết rằng ông Trump khởi đầu tranh luận thật tốt, nhưng sau đó lại đi vào vết xe đổ cũ “khi ông đưa ra điều không ai có thể tin được là cuộc bầu cử năm nay có gian lận, do đó, chưa chắc ông đã chấp nhận kết quả.” Chuyên gia Kori Schake của viện nghiên cứu Hoover Institution viết rằng có lẽ “cuộc tranh cử đã kết thúc,” giải thích thay vì phải tìm cách thu hút lá phiếu của cử tri độc lập và những người chưa quyết định ủng hộ Dân Chủ hay Cộng Hòa, ông Trump “lại nói không công nhận kết quả cuộc bầu cử và gọi bà Clinton là người đàn bà đáng kinh tởm (such a nasty woman).” Cũng với suy nghĩ đó, chiến lược gia Doughlas Schoen viết rằng ông “thấy rõ cuộc tranh cử đã kết thúc vào tối Thứ Tư,” ngay sau khi cuộc tranh luận giữa ông Trump và bà Clinton kết thúc, nói thêm “(những lỗi lầm của ông Trump) giúp bà Clinton chỉ cần thủ huề đã đủ thắng, và bà đã làm được điều đó.” Với một số người khác, “mong đợi thì quá nhiều, kết quả chẳng được bao nhiêu,” như bà Martha Murphy, một nhà quan sát độc lập viết trên trang mạng xã hội. Cuộc tranh luận ở Las Vegas “chỉ cho thấy sự cách biệt giữa hai người ra tranh cử, chứ không thấy được kế hoạch, chính sách mà họ sẽ thực hiện để giải quyết những điều cần phải giải quyết cho quốc gia.” Theo nhận xét của anh Danny Nguyễn, một cư dân ở Dallas, Texas, từ câu hỏi đầu tiên về vai trò của Tối Cao Pháp Viện và vị thẩm phán mà ông Trump hay bà Clinton sẽ đề cử, tới vấn đề phá thai, giải quyết thế nào về số 11 triệu người đang cư trú bất hợp pháp trên đất Mỹ, ngay cả những vấn đề liên quan tới lãnh vực, kinh tế, ngoại giao, quốc phòng,… hai ứng cử viên Dân Chủ và Cộng Hòa “đứng ở hai góc khác nhau, suy nghĩ khác nhau, dường như họ chỉ muốn cho cử tri biết là họ nghĩ khác đối thủ chứ không cho biết tại sao họ lại suy nghĩ như thế.” Ông Donald Trump và bà Hillary Clinton tranh luận lần cuối tại Las Vegas. (Hình: Mark Ralston/AFP/Getty Images) “Những gì ông Trump hay bà Clinton nói tối nay đều là những điều họ đã nhắc đi nhắc lại nhiều lần với cử tri, không đưa ra được điểm gì mới,” anh Danny nói với giọng không được vui. “Tôi thấy họ vẫn tìm đủ mọi cách để tấn công cá nhân chứ không đi vào chính sách,” đặc biệt “có những câu hỏi cả ông Trump lẫn bà Clinton đều tìm cách trả lời quanh co, tệ nhất là họ không bắt tay nhau lúc mới bước vào cuộc tranh luận, cũng chẳng thèm bắt tay hay chào nhau lúc cuộc tranh luận kết thúc.” Hình ảnh “kém văn minh đó,” anh Danny nói tiếp “chứng tỏ họ ghét nhau như chó với mèo” nhưng “sẽ được cả thế giới chú ý tới, nói tới, dùng đó để đánh giá tư cách vị tổng thống tương lai của nước Mỹ,” trước khi kết luận “tôi không cần biết ai thắng, ai thua ở cuộc tranh luận này, chỉ biết cử tri sẽ tiếp tục phân vân vì chỉ còn ba tuần lễ nữa là đến ngày bầu cử mà họ vẫn chưa biết nên chọn ai, nên dồn phiếu cho đại diện đảng Dân Chủ hay bỏ phiếu ủng hộ ứng cử viên Cộng Hòa.” Với chiến lược gia Dân Chủ Stephen McCullough, người thành công sau cuộc tranh luận lần này chính là bà Clinton, nhờ “trình bày có bài bản, có kinh nghiệm để chống đỡ tất cả những lần bị ông Trump tấn công.” Ông McCullough nói rằng điểm son của bà cựu ngoại trưởng Hoa Kỳ “là trình bày rành mạch những điều bà hiểu biết, đặc biệt giải thích cho cử tri thấy những điều Hoa Kỳ phải làm để tạo liên minh chống khủng bố ISIS, cho dù bà Clinton thiếu sót ở điểm không đưa ra lời cam kết chắc chắn sẽ diệt ISIS ngay ở nhiệm kỳ đầu tiên.” Dù vậy, ông vẫn tin nhờ cuộc tranh luận này “tỉ lệ phiếu cử tri ủng hộ bà Clinton sẽ tăng cao hơn” nhờ lời hứa sẽ không tăng thêm nợ nần, bảo đảm quỹ an sinh xã hội có đủ tiền để cấp cho người về hưu, hứa tìm giải pháp tốt nhất để giải quyết tình trạng sinh viên mắc nợ quá nhiều vì học phí và chí phí quá cao.” Chưa thể biết số phiếu ủng hộ bà Clinton có tăng hay không, nhưng theo giải thích của ông John Lehman, hồi năm 2012 từng đứng trong ban cố vấn chính trị cho ứng cử viên Cộng Hòa Mitt Romney, “phải ngợi khen lần này ông Trump điềm tĩnh hơn, ăn nói chững chạc hơn, biết tấn công đối thủ hơn,” nhưng cuối cùng “Trump lại hoàn Trump,” phạm hai lỗi lầm tai hại. “Lỗi thứ nhất là ông Trump công khai mắng bà Clinton là người đàn bà kinh tởm, lỗi thứ nhì là nếu thất cử, ông không hứa sẽ công nhận kết quả cuộc bầu cử.” Ở lỗi thứ nhất, ông Lehman nhấn mạnh “ai cũng biết phiếu của tập thể nữ cử tri rất quan trọng, lời lẽ mang tính miệt thị ông Trump đưa ra trong cuộc tranh luận ít nhiều, cho cử tri thấy ông không tôn trọng nữ giới như ông thường nói,” e ngại “sẽ gây ảnh hưởng đầy bất lợi cho ông Trump khi vận động kiếm phiếu của nữ giới.” (Theo Pew Research, hồi năm 2008, Thượng Nghị Sĩ Cộng Hòa John McCain được 51% phụ nữ có gia đình bỏ phiếu ủng hộ, năm 2012 số phiếu tập thể này dành cho ông Mitt Romney tăng lên thành 53%, nhưng cả ông McCain và Rommney đều thất cử. Hiện giờ, các cuộc thăm dò cho thấy tỉ lệ phiếu nữ cử tri nói sẽ ủng hộ Trump chỉ ở mức 30%). Lỗi thứ nhì, “ông Trump khiến mọi người phải giật mình, vì chỉ ở những quốc gia chậm tiến, không dân chủ, người thua mới lấy cớ bầu cử gian lận để kiện tụng, không công nhận kết quả, còn ở một nước như Hoa Kỳ không ai chấp nhận điều đó.” Ông Lehman cũng nhắc lại ở cuộc tranh luận trước đây, “ông Trump còn bảo nếu làm tổng thống thì sẽ nhốt bà Clinton vào tù” gọi đó “là lời đe dọa của những chính trị gia ở các nước chậm tiến, không văn minh, chứ không phải ở Mỹ.” Những điều nêu trên “chính là những lý do tại sao thành phần cử tri độc lập không muốn đi bỏ phiếu,” theo lời cô sinh viên Nicole Fallon ở tiểu bang Virginia. Cô nhắc lại năm nay sẽ không đi bầu vì “cả ông Trump lẫn bà Clinton đều không xứng đáng,” đồng thời “khi đi bầu, người ta bỏ phiếu chọn người tài ba hơn, lần này đi bầu chỉ để chọn người ít tệ hơn thì đi làm gì.” Hồi đầu tuần, cô Nicole cũng bảo không xem các cuộc tranh luận giữa ông Trump và bà Clinton vì “I don’t like jockers, không thích xem đám làm hề, mất thì giờ vô ích.” Một ngày sau khi cuộc tranh luận kết thúc, cô lắc đầu thắc mắc “không hiểu tại sao lại có tới hơn 66 triệu người xem cuộc tranh luận” mà cô gọi là “chẳng có gì đáng để quan tâm.” Nhưng với ông Việt Trần, chuyện ông Trump “tự rút súng bắn vào đùi mình” chẳng ảnh hưởng gì tới “lá phiếu tôi đã quyết định bỏ cho ông Trump ngay từ ngày ông ta mới tranh cử.” Ông Việt nói chắc như định đóng cột: “Nước Mỹ cần một tiếng nói mới, một chính sách mới, như ông Trump vừa nói khi kết thúc cuộc tranh luận là Hoa Kỳ xuống dốc sau tám năm ông Obama lãnh dạo, tại sao lại tiếp tục trao quyền hành cho Obama thứ hai là bà Clinton, một chính trị gia bị cả nước Mỹ chê bai là người gian xảo, thiếu thành thật?” Nguyễn Văn Khanh (Người Việt)
  23. Ứng viên tổng thống của Đảng Cộng hòa một lần nữa lại nhắc tới Việt Nam trong cuộc tranh luận tổng thống cuối cùng với đối thủ Đảng Dân chủ Hillary Clinton. Khi nói về báo cáo việc làm ở Mỹ mới công bố mà tỷ phú bất động sản coi là “tệ hại”, ông Donald Trump cho rằng Hoa Kỳ đang đánh mất dần các doanh nghiệp. Ông Donald Trump trong cuộc tranh luận tổng thống cuối cùng hôm 20/10. Ông nói: “Tuần trước, như mọi người biết, cuối tuần trước, họ công bố một bản phúc trình về việc làm thiếu sức sống. Một bản báo cáo việc làm tệ hại”. Ứng viên tổng thống của Đảng Cộng hòa nói thêm: “Nói một cách tương đối, chúng ta không sản xuất nữa. Hàng hóa của chúng ta đổ vào từ Trung Quốc, đổ vào từ Việt Nam, đổ vào từ khắp nơi trên thế giới”. Reuters dẫn lời một phúc trình về việc làm công bố hôm 12/10 cho biết rằng các việc làm mới mở ra đã rơi xuống mức thấp nhất trong 8 tháng trong tháng Tám, và rằng việc tuyển dụng ít thay đổi. Đây không phải là lần đầu tiên ông Trump nhắc tới Việt Nam trong chiến dịch tranh cử mà nhiều nhà quan sát nói là đầy tranh cãi. Hồi tháng Hai, trong một cuộc vận động tranh cử, ông Trump từng cáo buộc Việt Nam cũng như một số các nước châu Á khác “đánh cắp” việc làm tại Mỹ. Ba tháng sau đó, ứng cử viên này nói rằng ông tức giận với sự lãnh đạo “bất tài” và “thiếu năng lực” của Mỹ chứ không phải với Việt Nam, Trung Quốc hay Ấn Độ vì “đã lấy đi rất nhiều thứ của chúng ta”. Mới nhất, hồi tháng Sáu, ứng viên tổng thống trực ngôn của Mỹ một lần nữa nêu đích danh Việt Nam, gọi đây là “một trong những nước trả lương thấp nhất trên thế giới”. Trong cuộc tranh luận cuối cùng hôm 19/10 mà hai ứng viên thậm chí không bắt tay nhau, tỷ phú Donald Trump cũng nhắc tới Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) mà Việt Nam là một trong 12 nước ký kết. "Rút Hoa Kỳ khỏi TPP" Ông Trump nói rằng bà Clinton từng hậu thuẫn TPP, coi đó là “tiêu chuẩn vàng”, và nhấn mạnh rằng ông phản đối thỏa thuận thương mại tự do của các nước thuộc vành đai Thái Bình Dương này. Ứng viên tổng thống của Đảng Dân chủ đáp lại: “Đầu tiên, tôi muốn nói rằng khi tôi xem bản thỏa thuận cuối cùng về TPP, tôi nói tôi chống lại nó. Nó không đáp ứng cuộc trắc nghiệm của tôi. Tôi đã có cùng cuộc trắc nghiệm – nó có tạo công ăn việc làm, nâng thu nhập và tăng cường an ninh quốc gia của chúng ta không? Giờ tôi chống lại nó. Tôi sẽ chống lại nó. Và tôi sẽ chống lại nó khi làm tổng thống”. Trong hai cuộc tranh luận trước, ông Trump cũng từng nhắc tới TPP, và hồi tháng Sáu từng tuyên bố rằng nếu được bầu làm tổng thống, ông sẽ rút Hoa Kỳ khỏi hiệp định này. Ứng viên này nói tại tiểu bang Pennsylvania rằng TPP sẽ “buộc các nhân công Hoa Kỳ phải trực tiếp cạnh tranh với các công nhân từ Việt Nam, một trong các quốc gia trả lương thấp nhất trên thế giới”. Doanh nhân Trump nói thêm rằng “không có cách nào để sửa lại TPP. Chúng ta cần các thỏa thuận thương mại song phương”. Trước những tuyên bố trái chiều về TPP trong cuộc đua vào Nhà Trắng, tháng trước, các nguồn tin cho biết rằng Quốc hội Việt Nam hoãn thảo luận và thông qua hiệp định thương mại này cho tới sau cuộc bầu cử tổng thống ở Hoa Kỳ. Trong khi ông Trump nhiều lần đích danh Việt Nam trong những lời chỉ trích của mình, theo giới quan sát, một số người sử dụng mạng xã hội ở Việt Nam nuôi hy vọng ứng viên Đảng Cộng hòa của Mỹ sẽ giúp “dẹp mộng bá quyền của Trung Quốc”. Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng của Đại học George Mason ở Hoa Kỳ từng nhận định với VOA Việt Ngữ rằng ông Trump nhận được sự ủng hộ của một số người Việt chính vì ông từng mạnh mẽ “chống” Bắc Kinh. (VOA) Đăng bởi Tiểu Nhi on Thursday, October 20, 2016 | 20.10.16
  24. Thu HằngĐăng ngày 19-10-2016 Sửa đổi ngày 19-10-2016 15:42 Ứng viên tranh cử tổng thống của đảng Cộng Hòa, Donald Trump, trong cuộc vận động tại Grand Junction, bang Colorado, ngày 18/10/2016.REUTERS/Jonathan Ernst Donald Trump là một diễn viên ảo thuật đường phố thô thiển và phân biệt chủng tộc. Đây là hình ảnh về ứng viên đảng Cộng Hòa trong con mắt nhà văn Mỹ Jerome Charyn, tác giả cuốn I Am Abraham (Tôi là Abraham, NXB Hardcover, 2014) và được nhật báo Le Monde đăng trong mục “Tranh luận & Phân tích” ngày 19/10/2016. Theo nhà văn Mỹ, tỉ phú bất động sản đã biến cuộc tranh cử tổng thống Mỹ thành lễ hội hóa trang, trong đó những người ủng hộ ông, “da trắng thuộc tầng lớp trung lưu”, đang tái diễn cuộc chiến giai cấp trên toàn nước Mỹ, như thời Nội Chiến cách đây hơn 150 năm. Trừ một số trường hợp đặc biệt do tài năng hay khát vọng chiến thắng, như vị tổng thống da mầu đầu tiên và một số người da đen nổi tiếng trong lĩnh vực thể thao hay âm nhạc, cộng động người Mỹ gốc Phi đa số vẫn thuộc thành phần nghèo, thiếu giáo dục và sống trong những “khu biệt cư” của họ. Người Mỹ trung lưu da trắng giữ khoảng cách với cộng đồng này nhờ những biểu hiện ngày càng tinh xảo hơn của cuộc chiến giai cấp trong thế kỷ XXI. Chính trong bối cảnh này xuất hiện một Donald Trump, lường gạt, phân biệt chủng tộc, nói dối “toàn tập”, ghét phụ nữ và là tỉ phú đang phá sản. Ông làm hài lòng một bộ phận cử tri da trắng : những người có cùng quan điểm coi thường phụ nữ, coi họ là những món đồ chơi tình dục, những người cho rằng xã hội sẽ tốt hơn nếu người Mỹ gốc Phi, kể cả gia đình Obama, bỗng biến mất. Biện pháp gần đầy nhất của nhà tỉ phú bất động sản là cấm người da đen vào các tòa nhà do ông sở hữu. Tờ New York Times từng đánh giá Donald Trump là người “không đủ năng lực”. Thế nhưng, trong vòng sơ loại, không một ứng viên nào của đảng Cộng Hòa có đủ sức để cản đường tiến của đối thủ có ánh mắt ang ác và thường cười nhếch mép. Trong suốt chiến dịch vận động tranh cử, ông kích động bạo lực và ẩu đả. Ông sinh ở quận Queens, New York, nhưng nhà văn Mỹ lại tưởng như ông Donald Trump là một nhân vật miền Tây hoang dã, từ lời nói như tiếng súng đến việc ông sẵn sàng đấm vào mặt một người phản đối trong các cuộc mít-tinh hay cho rằng nên phạt đứa bé bỗng nhiên bật khóc trong một buổi vận động. Ông tuôn hàng loạt lời dối trá, thay đổi diễn văn tùy theo hoàn cảnh. Mọi việc diễn ra suôn sẻ, như có chiếc đũa thần, đối với ứng viên Cộng Hòa cho đến buổi tranh luận tay đôi đầu tiên với đối thủ đảng Dân Chủ Hillary Clinton. Không được phép dùng những lời lẽ “ma thuật” trước đó để tự vệ, nên ông cựa quậy, cau có, hút miếng nước và bàn tay run run. Rồi ông trở nên quàu quạu, trách người dẫn chương trình, rồi quay sang trách đối thủ Dân Chủ đến mức bà Clinton phải thốt lên : “Tôi có cảm giác là đến cuối buổi, tôi sẽ bị buộc là thủ phạm của tất cả những việc chưa từng xảy ra”. Ông Trump tố cáo bà Clinton là “kẻ nói dối” và biệt danh này vẫn đeo đẳng bà cho đến giờ. Những bài diễn văn của ông được hình thành từ luận điểm của những người ghét phụ nữ - những người sẽ không bao giờ bầu cho bất kỳ một phụ nữ nào vào vị trí tổng thống. Đây chính là một trong những yếu tố mà người ta không đánh giá hay giải thích được trong kết quả các cuộc thăm dò. Dù đa số những người đàn ông da trắng trên 40 tuổi không phải là người phân biệt giới tính. Tuy nhiên vẫn còn những trường hợp hãn hữu và họ hài lòng ẩn trong thế giới khiêu khích của Trump, với những luận điệu quá khích về những phụ nữ ngực lép, người Mỹ gốc Phi luôn gây rối, người Mỹ la tinh là kẻ cắp, người theo đạo Hồi chuyên đánh bom, trong khi tổng thống Obama chỉ thích thu mình trong phòng Bầu Dục và đi chơi golf. Bầu cử tổng thống Mỹ: Thời khắc quyết định Tối 19/10/2016, hai ứng viên tổng thống Mỹ Hillary Clinton và Donald Trump sẽ có cuộc tranh luận lần thứ ba, cũng là buổi cuối cùng, tập trung vào vấn đề ngân sách. Sau loạt tai tiếng về những lời bình luận hạ thấp phụ nữ, ứng viên đảng Cộng Hòa mất tỉ lệ ủng hộ một cách rõ rệt, từ nữ giới đến cộng đồng Thiên Chúa giáo. Trang nhất và mục hồ sơ của nhật báo công giáo La Croix nhấn mạnh đến việc “Cử tri Thiên Chúa giáo nghiêng về bà Clinton” dù vẫn dè chừng chương trình của ứng viên Dân Chủ. Đây là điều dễ hiểu sau những vụ tai tiếng hạ thấp phụ nữ và hàng loạt vụ tố cáo ông Trump quấy rối tình dục phụ nữ. Thế nhưng, tương lai chính trị Hoa Kỳ có vẻ bi đát trong con mắt của một cử tri, được La Croix trích dẫn : “Hillary Clinton không trung thực, còn Donald Trump không đủ tư cách về mặt đạo đức để điều hành đất nước. Tôi mất hẳn niềm tin vào hệ thống chính trị”. Le Figaro nhận định buổi tranh luận tối nay là “Cơ hội cuối cùng cho Donald Trump”. Riêng nhật báo kinh tế Les Echos quan tâm đến “Khoảng cách lớn trong các dự án thuế khoá” của hai ứng viên. Tờ báo cũng cho rằng “Trump dường như không thể rút ngắn được sự cách biệt với bà Clinton”. Mosul: Tổng tấn công chiếm lại cứ địa của Daech Cuộc phản công chiếm lại Mosul, thành phố lớn thứ hai của Irak, do một liên quân hỗn hợp cùng nhau thực hiện, tiếp tục là chủ đề được quan tâm trên các nhật báo Pháp. Theo bài xã luận của Le Monde, cuộc chiến này có thể đánh dấu một bước ngoặt quyết định trong cuộc chiến chống Hồi Giáo cực đoan. Vẫn theo bài viết, dù mỗi một lực lượng tham gia liên quân hỗn hợp trên đều theo đuổi mục tiêu riêng, nhưng đã cùng phối hợp để tấn công vào thành phố lớn thứ hai của Irak : quân đội, cảnh sát và hiến binh Irak được lực lượng đặc biệt Mỹ điều phối, đã tấn công từ phía nam. Họ cũng được hỗ trợ ở tuyến sau nhờ lực lượng dân quân Irak theo hệ phái Shia do Iran hậu thuẫn. Tấn công từ phía đông là lực lượng người Kurdistan Irak đồng hành cùng với dân quân Ả Rập địa phương theo hệ phái Suni, cả hai đều được Thổ Nhĩ Kỳ hậu thuẫn. Đặc phái viên của Libération có mặt tại chiến tuyến thì nhận định, “Tại phía đông thành phố Mosul, lực lượng peshmerga (dân quân Kurdistan Irak) đã hoàn thành nhiệm vụ”, với sự yểm trợ của chiến đấu cơ của liên quân quốc tế, do Hoa Kỳ dẫn đầu, và được huy động theo yêu cầu của chính quyền Bagdad. La Croix thì quan tâm đến việc Thổ Nhĩ Kỳ tham chiến để bảo vệ lợi ích với dòng tựa : “Thổ Nhĩ Kỳ muốn giữ vị trí tại Mosul”. Thực vậy, Ankara có một doanh trại được thành lập từ cuối năm 2015 tại Bachika, đông bắc Mosul, với mục đích, theo Thổ Nhĩ Kỳ, là huấn luyện lực lượng dân quân theo hệ phái Suni để chiếm lại căn cứ của Daech tại Irak. Trên trang nhất của Le Monde là hình ảnh “Golden Division”, lực lượng đặc biệt của Irak, tập trung tại Tal Aswad, cách Mosul chừng 12 km. Thành phố có khoảng 3.000 đến 5.000 quân thánh chiến của tổ chức Nhà Nước Hồi Giáo đang cố thủ cùng với hơn 1,5 triệu dân bị kẹt tại đây. Thế nhưng, theo thông tin của Le Figaro, “Lực lượng Irak đụng phải những kẻ đánh bom tự sát của Daech” để đối phó với lực lượng hùng hậu của liên quân quốc tế. Trước “một cuộc chiến khó khăn”, theo dự đoán của tổng thống Mỹ Barack Obama, Les Echos cho biết “Pháp muốn chuẩn bị thời hậu chiến tại Mosul”. Một cuộc họp bộ trưởng sẽ diễn ra ngày mại tại Paris với ba ưu tiên chính : bảo vệ thường dân tại Mosul và các làng lân cận, hỗ trợ nhân đạo và ổn định thành phố và các vùng được giải phóng khỏi tay Daech. Lượng khách du lịch giảm tại Paris và Côte d’Azur đe dọa việc làm Ngành du lịch Pháp là chủ đề trên trang nhất và chuyên trang “Kinh tế” của Le Monde với nhận định : “Lượng khách du lịch giảm tại Paris và Côte d’Azur đang đe dọa việc làm”. Chiếm đến 7% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Pháp, ngành du lịch đang trải qua giai đoạn khủng hoảng chưa từng có, khiến tỉ lệ thất nghiệp tăng từ tháng Tám vừa qua. Chỉ còn một tháng nữa sẽ diễn ra cuộc hội thảo thường niên của ngành du lịch, các nhà hoạt động trong lĩnh vực này yêu cầu chính phủ tăng thêm khoản hỗ trợ, trước đó đã được hứa 10 triệu euro. Tỉ lệ các phòng khách sạn được đặt tại Paris đã giảm thêm 9,3 điểm, có nghĩa là trong vòng 8 tháng đầu năm, chỉ có 70% số phòng là có người đặt. Tình hình tại các khách sạn hạng sang còn thê thảm hơn, giảm 35%. Một số khách sạn đã tính đến giải pháp “tình nguyện nghỉ việc”. Hai khu vực quan trọng, Paris và vùng Côte d’Azur, bị tác động mạnh mẽ nhất, trước khi xảy ra khủng bố. Tuy nhiên, ông chủ của khách sạn nổi tiếng George-V lạc quan cho rằng “năm 2017 có thể sẽ khả quan hơn” với hy vọng không xảy ra khủng bố. Hiện tượng trầm cảm ở trẻ em Pháp Trên lĩnh vực xã hội, nhật báo công giáo La Croix đề cập đến hiện tượng trầm cảm ở trẻ em, thường không được đánh giá đúng mức và không được đề cập. Tại Pháp, năm 2010, khoảng 2,1 đến 3,4% trẻ em dưới 12 tuổi bị trầm cảm. Đối với các bậc phụ huynh, rất khó nhận ra được con mình bị trầm cảm hay chỉ bị chán chường trong thời gian ngắn. Theo bác sĩ tâm lý nhi đồng, Patrice Huerre, những biểu hiện có thể giúp nhận ra được là “các em thường trở nên tăng động vì khó miêu tả thành lời những gì cảm thấy”, hay có các triệu chứng như đau bụng, đau đầu lặp lại nhiều lần, chán ăn, gầy đi hoặc béo lên, khó ngủ hay tỏ thái độ tức giận. Theo lời khuyên của bài báo, các bậc phụ huynh nên đưa con đến các bác sĩ chuyên khoa. Khi người lớn bị trầm cảm, họ được nghỉ làm, nhưng các em nhỏ, vì không được phát hiện, nên vẫn phải đi học. Chính vì thế, nhà trường cần đóng vai trò phòng ngừa và chú ý. Hiện tại Pháp, ngày càng có nhiều khóa đào tạo cho giáo viên để giúp họ nhanh chóng nhận ra được những dấu hiệu trầm cảm ở học sinh. Trang nhất các nhật báo Thời sự nước Pháp được đề cập trên trang nhất của Le Monde là ngành du lịch với số lượng khách sụt giảm, có nguy cơ dẫn đến tăng tỉ lệ thất nghiệp, hay cảnh sát biểu tình thể hiện bất bình trước tình trạng bạo lực mà họ là nạn nhân trên Le Figaro. Còn Les Echos thì lo ngại trước việc thêm năm nhà máy điện nguyên tử Pháp bị tạm ngừng hoạt động để kiểm tra lượng carbone của một số thành phần, sau khi phát hiện mức độ quá cao tại một số lò phản ứng đã ngừng hoạt động. Thời sự quốc tế được chú ý là kỷ niệm một năm thủ tướng Trudeau lên điều hành chính phủ Canada và tiếp tục nhận được sự ủng hộ của người dân trên nhật báo Libération. Riêng cuộc bầu cử tổng thống Mỹ được đề cập trên hầu hết các mặt báo. (RFI)
  25. Ðúng 6 giờ chiều Thứ Tư, 19 Tháng Mười, ông Donald Trump và bà Hillary Clinton xuất hiện trên sân khấu hội trường University of Nevada tại thành phố Las Vegas. Ðây là cuộc tranh luận thứ ba đồng thời cũng là cuộc tranh luận cuối cùng giữa ông tỷ phú đại diện cho đảng Cộng Hòa và bà cựu ngoại trưởng đại diện cho đảng Dân Chủ, diễn ra đúng 20 ngày trước khi cử tri Hoa Kỳ bỏ phiếu chọn người lãnh đạo quốc gia. Cuộc tranh luận dài 90 phút đồng hồ, dưới sự điều khiển của ông Chris Wallace, một ký giả truyền hình được mọi người biết đến qua chương trình hội luận vào sáng Chủ Nhật trên đài Fox News. Không chỉ là một nhà báo kinh nghiệm, ông Wallace còn nổi tiếng là người biết đào sâu vấn đề, được đồng nghiệp quý trọng vì luôn đòi hỏi người ông phỏng vấn phải trả lời thẳng vào vấn đề, không chấp nhận chuyện quanh co. Vì thế, những câu hỏi được ông đưa ra tối nay xoay quanh sáu đề tài: chương trình của chính phủ và nợ nần, kinh tế, ngoại giao, tối cao pháp viện, di dân, và khả năng lãnh đạo của hai ứng cử viên, hứa hẹn sẽ là cuộc tranh luận hào hứng, sôi nổi nhất. Ðể sửa soạn cho cuộc tranh luận này, từ cuối tuần trước, bà Clinton đã ngưng tất cả những cuộc vận động, cùng với dàn tham mưu dàn dựng kế hoạch, tự trả lời những câu hỏi được dự đoán sẽ được đặt ra. Trong khi đó, ông Cộng Hòa Donald Trump xuất hiện ở nhiều nơi để tiếp tục chương trình tiếp xúc với cử tri, kêu gọi mọi người bỏ phiếu ủng hộ ông, vẽ ra hình ảnh một nước Mỹ xuống dốc, ảm đạm, nếu được điều khiển dưới sự lãnh đạo của bà Clinton. Ðiều cũng cần nói: trên đường từ địa điểm này tới địa điểm khác vận động tranh cử, ông Trump liên tục sử dụng mạng xã hội Twitter để bày tỏ sự bất bình về cuộc tranh cử, tiếp tục đưa ra luận điệu cho rằng giới truyền thông không công bằng, đổ dồn ủng hộ cho bà Clinton bằng cách bêu xấu ông, và vẫn theo lời ông, cuộc bầu cử năm nay là cuộc bầu cử “gian lận” để bà Clinton chiến thắng. Trong cuộc vận động ở Colorado Springs, ông cho hay “gian lận bầu cử” xảy ra ở nhiều nơi “ngay tại phòng bỏ phiếu cũng có,” nhắc nhở mọi người phải rủ nhau đi bầu và phải đề phòng cảnh giác “đừng để chúng đánh cướp kết quả, đánh cướp cuộc bầu cử của chúng ta.” Bất kể ông Trump nói gì và bất kể bà Clinton sửa soạn cho cuộc tranh luận tối nay kỹ lưỡng đến mức nào, “cử tri muốn ông Trump và bà Clinton đi thật sâu vào chính sách sẽ thực hiện khi làm chủ Tòa Bạch Ốc,” anh Danny Nguyễn, một cư dân tại Dallas, Texas, trả lời, khi được hỏi mong chờ gì ở cuộc tranh luận tối nay. Ðến giờ, “tôi vẫn chưa biết nên bỏ phiếu cho ai, vì trong hai cuộc tranh luận trước, cử tri là tập thể bị thiệt thòi nhiều nhất vì chỉ nghe ông Trump lẫn bà Clinton bôi xấu nhau, chẳng thấy họ nói gì về chính sách hoạt động cả,” anh Danny nói tiếp. “Tôi hiểu tranh cử đòi hỏi phải cho cử tri thấy mình hơn đối thủ, nhưng qua hai cuộc tranh luận vừa qua cử tri Hoa Kỳ thấy khá rõ ông chẳng ra gì, bà cũng chẳng ra chi, khiến tôi e ngại cho tương lai của quốc gia và của thế giới, không biết tình hình rồi sẽ ra sao nếu ông Trump hay bà Clinton là tổng thống Mỹ.” Thomas & Mack Center tại đại học University of Nevada, Las Vegas, nơi sẽ diễn tra cuộc tranh luận cuối cùng. (Hình minh họa: AP Photo/Julio Cortez) “Nếu cử tri vẫn phân vân thì cuộc tranh luận thứ ba giữa ông Trump và bà Clinton trở nên rất quan trọng” là ý kiến của ông Việt Trần ở North Carolina, “đặc biệt với ông Trump.” Không ngần ngại cho biết “ngay từ ngày đầu đã quyết định bỏ phiếu cho người đại diện của đảng Cộng Hòa,” ông Việt nói thẳng điều ông đang trông chờ “là cú đấm nốc ao mà ông Trump sẽ tung ra tối nay.” Cú đấm đó “bao gồm những điều ông Trump sẽ trình bày cho cử tri thấy rõ một bà Clinton gian xảo, một tập đoàn Clinton mua thần bán thánh, lợi dụng chức vụ để làm lợi riêng.” Trả lời qua điện thoại, ông Việt nói thêm “nên nhớ bà Clinton lúc nào cũng khoe có kinh nghiệm,” ông Trump phải cho mọi người thấy trong những năm sinh hoạt chính trị “bà Clinton chẳng đem lại thành quả nào cho nước Mỹ, ngoại trừ thành quả dùng quyền lực chính trị để làm tiền cho gia đình bà.” Một điểm cũng được ông Việt nói tới “ông Trump cần phải nhấn mạnh rằng sau tám năm bết bát của Obama, nước Mỹ cần là một khuôn mặt mới, đường hướng mới, chứ không cần người làm việc rập khuôn Obama là bà Clinton,” gọi đó là “cú nốc ao ông Trump phải tung ra để hạ đo ván đối thủ.” Ông còn hoan nghênh việc ông Trump mời bà Pat Smith, mẹ của một nhân viên ngoại giao hy sinh ở Benghazi, làm khách danh dự cho buổi tranh luận, “để mọi người thấy rõ thành quả tồi tệ của bà Clinton lúc làm ngoại trưởng.” Với cô Michelle Spears, hiện đang làm việc cho một cơ quan truyền thông tại Washington, DC, “bà Clinton đã thành công ở hai cuộc tranh luận đầu, cho mọi người thấy bà sửa soạn kỹ lưỡng, bình tĩnh, nên không có gì khiến tôi phải âu lo ở cuộc tranh luận cuối cùng giữa bà với ông Trump.” Cô nói “lợi điểm của bà Clinton là bà hiện đang dẫn đầu các cuộc thăm dò, do đó bà không được nao núng, phải đi thật sát với câu hỏi để cử tri thấy bà có bản lãnh để lãnh đạo quốc gia.” Cô cho hay từng ủng hộ Thượng Nghị Sĩ Dân Chủ Bernie Sanders trước khi quay sang ủng hộ bà Clinton, “không phải vì tôi là phụ nữ nên muốn thấy nước Mỹ có nữ tổng thống, mà vì tôi không chịu nổi lối ăn nói thiếu tư cách của ông Trump,” đề nghị “bà Clinton nên đánh mạnh vào chuyện ông Trump xem thường nữ giới, để mọi người thấy ông có thể là tỷ phú nhưng không thể làm tổng thống được.” Ý kiến đo không được cô Nicole Fallon, một sinh viên theo học ở Virginia, tán thành. Cô kể lại chuyện năm ngoái cũng xin nghỉ học để đi vận động cho ông Sanders, năm nay chắc sẽ không đi bầu vì “cả ông Trump lẫn bà Clinton đều không xứng đáng.” Cô cũng không xem cuộc tranh luận nhất, nhì và ba vì “I don’t like jockers, không thích xem đám làm hề.” Lạ lùng nhất là ý kiến của ông Trần Văn Son, ở Manassas, Virginia. Ông Việt Nam tuổi trung niên đang làm nghề xây cất nói rằng dù đã có quốc tịch “chưa từng đi bầu lần nào” nhưng nhất định phải xem cuộc tranh luận. Lý do “tôi thích xem đám tai to mặt lớn chửi nhau, còn chuyện ai thắng ai thua chẳng ảnh hưởng gì tới tôi cả.” Ngưng chừng 5 giây, ông Son nói tiếp “ông hay bà lên thì tui cũng phải kéo cầy ngày 12 tiếng, sáu ngày một tuần, chẳng thay đổi gì cả.” Nguyễn Văn Khanh (Người Việt) Đăng bởi Tiểu Nhi on Wednesday, October 19, 2016 | 19.10.16

×
×
  • Create New...