Jump to content

Search the Community

Showing results for tags 'bầu cử'.

  • Search By Tags

    Type tags separated by commas.
  • Search By Author

Content Type


Forums

  • Tin Tức Thời Sự
    • Thời Sự Việt Nam
    • Tin Quốc Tế
    • Tin Cộng Đồng Người Việt Hải Ngoại
    • Bình Luận Thời Sự
    • Khoa Học & Kỹ Thuật - Môi Trường
    • Kinh Tế
    • Biển Đông
    • Thể Thao
    • Thế Giới Động Vật
  • Đời Sống Xã Hội & Tâm Linh
    • Sức Khỏe
    • Tìm Hiểu Tôn Giáo
    • Tử Vi & Phong Thủy
    • Quê Hương Ký Sự
    • Tâm Linh
    • Xã Hội
  • Văn Hóa & Nghệ Thuật
    • Phụ Nử
    • Lịch Sử
    • lời hay ý đẹp
    • Văn Hóa & Nghệ Thuật
    • Online Study
    • Truyện ngắn Audio
  • Vườn Thơ
    • Thơ Sáng Tác
    • Thơ Đấu Tranh
    • Thơ Sưu Tầm
  • Âm Nhạc
    • Thông Tin Âm Nhạc
    • Nhạc Online
    • Cải Lương - Tân Cổ
    • Quán Khuya
  • Giải Trí
    • Thư Giãn
  • Phim & Nhạc
    • Phim Online
    • Thông Tin Điện Ảnh
    • Đời Nghệ Sỹ
  • Thông Báo
    • Cập nhật lượng khách truy cập

Categories

  • Videos
    • Âm Nhạc
    • Film online
    • Thễ Thao
    • Thế Giới Động Vật
    • Thảm Họa Hàng Không
    • Kinh Tế
    • Khoa Học
  • Tin Tức
    • RFA
    • Thời Sự Việt Nam
    • Thế Giới
    • Người Việt Hải Ngoại
    • RFI
    • Thời Sự Hoa Kỳ
    • Khung Trời Mới
    • ĐKN
    • NTD
    • The Saigon Post
    • Nửa Vòng Trái Đất TV
    • Culture Chanel
    • Chuyễn Động Toàn Cầu
    • VIETV NETWORK
    • Tự Lực Bookstore
    • Thế Giới Tiêu Điểm
    • LITTLE SAIGON NEWS
    • VietCatholicNews
    • English News
  • Bình Luận - Thời Sự
    • Sài Gòn TV Bên Kia Màn Khói
    • OfficialVietFaceTV
    • Đọc Báo Vẹm
    • Người Việt TV
    • VOA
    • Truyền Hình Calitoday
    • Biển Đông
    • PhoBolsaTV
    • SBTN
    • BBC Tiếng Việt
    • Saigon TV 57.5
    • Việt Thảo tonight
    • Kinh Tế Gia Nguyễn Xuân Nghĩa
    • TV Tuần-san
    • 2VNR
    • Mẹ Nấm
    • Tiếng Vọng Về Nguồn (TVVN)
    • VIETLIVE TV
    • SET TV (Saigon Entertainment Television)
    • Viet TV Australia
    • Trung Quốc Không Kiểm Duyệt
    • LSTV
    • Chiến Tranh Ukraine
    • Sỗ Tay Quân Sự
    • Nguoi Viet Channel
    • Chão Lửa Trung Đông
  • Đời Sống
    • Tử Vi & Phong Thủy
    • Lịch Sử & Văn Hóa
    • Tâm Linh
    • Tinh Hoa TV
    • Ẫm Thực
    • Sức Khỏe
    • Biết tõ cùng ai ?
    • Online Study
  • Văn Hóa Nghệ Thuật
    • Văn Học Nghệ Thuật

Find results in...

Find results that contain...


Date Created

  • Start

    End


Last Updated

  • Start

    End


Filter by number of...

Joined

  • Start

    End


Group


  1. Mai VânĐăng ngày 18-10-2016 Sửa đổi ngày 18-10-2016 16:11 Ửng viên Donald Trump tại bang New Jersey, ngày 15/10/2016.REUTERS/Jonathan Ernst Còn 3 tuần lễ nữa là đến cuộc bầu cử tổng thống Mỹ. Ứng viên đảng Cộng Hòa Donald Trump vẫn thua đối phương Dân Chủ Hillary Clinton. Theo kết quả thăm dò ở cấp toàn quốc công bố ngày 17/10/2016, bà Hillary được 45,9% dự định bầu, ông Donald Trump, 39%. Bị vướng vào những vụ tai tiếng miệt thị phụ nữ, Donald Trump tìm cách đảo ngược tình thế, vợ của ông, bà Melania, hôm qua đã trả lời phóng vấn trên hai đài truyền hình CNN và Fox News để bảo vệ chồng. Bà tố cáo truyền thông "cánh tả" cố tình bới móc những chuyện hơn một chục năm về trước. Trong lúc đó thì từ một tuần nay, bà Hillary Clinton đã rất kín đáo, im hơi lặng tiếng. Ngày 19/10, tại Las Vegas diễn ra cuộc tranh luận cuối cùng, nhiều người tự hỏi tại sao bà không vận động mạnh hơn. Thông tín viên RFI, Anne Marie Capomaccio, từ Las Vegas, nêu thắc mắc của dư luận : " Hillary Clinton đi đâu rồi ? Tại sao bà không lên tiếng nữa, trong lúc mà Donald Trump bị vướng trong tố cáo xách nhiễu tình dục ? Cho đến lúc bà Clinton chỉ đến vận động trong 52 cuộc mít tinh trong khi đối thủ của bà đi phát biểu đến 88 lần… Báo chí đã nêu lên câu hỏi này, nhận định là ứng viên đảng Dân Chủ có lẽ bị quá khứ chồng bà làm cho vướng víu. Nhưng đối với René Lake, chuyên gia tư vấn đảng Dân Chủ, sự vắng mặt của Hillary Clinton là một chiến lược sẽ mang lại hiệu quả. Hillary Clinton không có mặt ở hiện trường, nhưng cuộc vận động tranh cử của bà vẫn diễn ra đấy chứ : ứng viên phó tổng thống Tim Kane, tổng thống Obama và phu nhân Michelle, Bill Clinton, cô con gái Chelsea đều có mặt tại những bang quyết định… Biết bao cuộc mít tinh kêu gọi cử tri ủng hộ cho Hillary Clinton, trong lúc bà chuẩn bị cho cuộc tranh luận ngày mai… Bà sẽ giải thích về những tiết lộ gần đây của Wikileaks về những quan điểm trái ngược của bà như trên vấn đề tự do mậu dịch… Donald Trump cho biết sẽ tấn công bà không ngơi nghỉ trên những tiết lộ này. " (RFI)
  2. (Les Echos 17/10/2016) Chỉ còn ba tuần nữa là đến kỳ bầu cử tổng thống, cơ hội thắng cử của bà Hillary Clinton nay đã lên đến 89%. Ông Trump không còn hy vọng lôi kéo được những người còn do dự, và dùng lá bài cực đoan. Ông Donald Trump nhất quyết nói rằng không hề tấn công tình dục ai cả. Ảnh chụp tại New Hamsphire ngày 15/10/2016. Nhất thiết không nên làm gì cả ! Chỉ còn ba tuần lễ nữa là bầu cử, bà Hillary Clinton đã giảm tối đa những cuộc tiếp xúc công chúng, ưu tiên hướng sự chú ý của truyền thông vào những hành vi quá lố của đối thủ. Bà chỉ tổ chức một cuộc mít-tinh kể từ hôm thứ Năm 11/10, và dự kiến sẽ không có một mít-tinh nào khác trước cuộc tranh luận truyền hình lần thứ ba vào thứ Tư 19/10. Đây là điều chưa từng thấy trong chiến dịch vận động tranh cử Mỹ, vào lúc sát thời hạn bầu cử như thế ! Các cuộc thăm dò cho kết quả bà Clinton có đến 89% cơ hội chiếm được Nhà Trắng, nên ưu tiên của bà là càng ít hành động càng tốt để tránh mọi sai sót. Bà để cho ông Donald Trump tự lún sâu vào các xì-căng-đan – mỗi tuần lại có một loạt những tiết lộ mới. Những tố cáo gần đây nhất hết sức tai hại cho nhà tỉ phú : ít nhất sáu phụ nữ lên án ông đã tấn công tình dục. « Bà ta trông thật khiếp, không phải là lựa chọn hàng đầu của tôi ! » - Donald Trump hôm thứ Sáu 14/10 đã nói như thế về một trong số những phụ nữ này, và có nguy cơ sẽ càng làm thêm nhiều phụ nữ chống lại ông. Michelle Obama vào cuộc Bà Hillary Clinton không phải là nhân vật có ưu thế nhất nếu muốn khai thác các tiết lộ trên, vì ông chồng bay bướm cũng từng bị tố cáo tấn công tình dục. Thế nên đương kim đệ nhất phu nhân Michelle Obama đã nói thay bà hôm thứ Năm 13/10. « Một số người coi vụ này như một nấc thang mới của chiến dịch. Không phải thế : đây là điều không thể chấp nhận được. Nếu ông Donald Trump được bầu lên, những cậu trai của chúng ta sẽ hiểu rằng họ có quyền sỉ nhục phụ nữ. Và các cô con gái nghĩ là mình cũng xứng đáng bị đối xử như vậy ». Bà Michelle đã nói trong một bài diễn văn hết sức thuyết phục, được tất cả các mạng xã hội đưa lại. Summer Zervos, nguyên là thí sinh The Apprentice tố cáo bị ông Trump sàm sỡ, trong cuộc họp báo tại California ngày 14/10/2016. Donald Trump kêu rêu thuyết âm mưu Ông Trump kêu ca đây là âm mưu. Suốt cả weekend vừa rồi, ông nhắc đi nhắc lại là những phụ nữ cáo giác ông được tỉ phú Mêhicô Carlos Slim trả thù lao – ông Slim là sở hữu chủ tờ New York Times và mạnh thường quân của Quỹ Clinton. Ứng cử viên Cộng Hòa cũng toan phản công với những tiết lộ của WikiLeaks, theo đó bà Hillary Clinton đã sử dụng những nguồn tin nội bộ của bộ Tư pháp để xử trí xì-căng-đan về email của bà. Nhưng các thông tin này không tai hại bằng các vụ tố cáo ông Donald Trump từ hơn mười ngày qua. Thái độ phủ nhận tất cả Còn ba ngày nữa là đến cuộc tranh luận cuối cùng, chiến lược của ông có vẻ hầu như tuyệt vọng. Không lôi kéo được những người còn do dự, ông hy vọng làm bà Hillary Clinton mất phiếu bằng việc khuyến khích cử tri không đi bầu. Steve Schmidt, nguyên cố vấn ứng cử viên Cộng Hòa trước đây là thượng nghị sĩ John McCain trong chiến dịch năm 2008 nhận xét : « Đó là thái độ phủ nhận tất cả : Donald Trump sẵn sàng phát biểu linh tinh để làm cho thời gian cuối chiến dịch trở thành thô bạo chưa từng thấy tại nước Mỹ ». Ông Trump cũng nói rằng cuộc bầu cử bị « gian lận ». Hôm thứ Bảy 15/10 ông dọa : « Chúng tôi sẽ không để yên ! ». Donald Trump tuyên bố sẵn sàng phản đối nếu mình không được bầu lên – một điều vô tiền khoáng hậu tại Mỹ. « Các nước hoạt động theo kiểu đó là các chế độ độc tài đàn áp. Nền dân chủ đang bị đe dọa » - tổng thống Barack Obama cảnh báo trong một cuộc mít-tinh hôm thứ Sáu 14/10 ở Ohio. Cơ hội của Donald Trump lại càng thấp hơn vì việc bỏ phiếu có thể đã định đoạt xong trước ngày 8/11 : có 40% cử tri Mỹ muốn bỏ phiếu sớm. Tỉ lệ này có thể vượt quá 50% tại một số tiểu bang. Robby Mook, giám đốc chiến dịch tranh cử của bà Clinton ước lượng : « Nevada, Florida và Bắc Carolina có thể dồn phiếu cho Hillary Clinton, thậm chí trước cả ngày bầu cử chính thức ». Không có ba tiểu bang quan trọng này, Donald Trump sẽ không còn cơ hội thắng cử. (Blog Thụy My) Đăng bởi Tiểu Nhi on Tuesday, October 18, 2016 | 18.10.16
  3. RFIĐăng ngày 17-10-2016 Sửa đổi ngày 17-10-2016 15:31 Mike Pence, ứng viên phó tổng thống của đảng Cộng Hòa. Ảnh chụp tại Iowa, ngày 11/10/2016.REUTERS/Scott Morgan Chỉ còn ba tuần nữa là đến kỳ bầu cử tổng thống Mỹ, bà Hillary Clinton tiếp tục dẫn đầu vượt lên trên ông Donald Trump. Nhưng các cuộc thăm dò dư luận đưa ra những khoảng cách khác nhau, từ 4 đến 11 điểm. Nếu bị thua trong cuộc bầu cử, ông Donald Trump đã có câu trả lời : cuộc bầu cử này là gian lận. Và ứng viên đảng Cộng Hòa liên tục nhắc lại điều này cho dù tỷ lệ gian lận ở Mỹ rất thấp. Chiến thuật này của ông Trump làm cho phía đảng Dân Chủ lo ngại. Vì điều này có thể gây căng thẳng tại các phòng bỏ phiếu hoặc làm cho cử tri chán ngán không đi bỏ phiếu nữa. Hôm qua, đến lượt các chính trị gia bên đảng Cộng Hòa phải lên tiếng để làm giảm căng thẳng. Từ Washington, thông tín viên Jean Louis Pourtet cho biết thêm thông tin : « Ông Mike Pence, ứng viên phó tổng thống bên đảng Cộng Hòa phải gánh vác một công việc đầy khó khăn, đó là cố gắng sửa chữa những sai lầm, thiệt hại mà ứng viên tổng thống Donal Trump gây ra. Liên quan đến nguy cơ gian lận trong bầu cử, ông Pence giảm nhẹ những cáo buộc của nhà tỷ phú địa ốc. Ông nói : chúng tôi sẽ chấp nhận một cách tuyệt đối kết quả cuộc bỏ phiếu. Người dân Mỹ sẽ đi bỏ phiếu vào ngày 08/11 sắp tới. Trên đài truyền hình Mỹ CNN, cựu thị trưởng New York, Rudolph Giuliani, một trong những người ủng hộ Donald Trump mạnh mẽ nhất, cũng có cùng lập luận. Theo ông, ứng viên Donald Trump không nói đến gian lận trong phòng bỏ phiếu. Ông Trump chỉ nói là có từ 80 đến 85% các phương tiện truyền thông chống lại ông ta. Quả thực là trong những ngày qua, Donald Trump đã liên tục nhắc lại điều lại. Theo ứng viên đảng Cộng Hòa, thì cuộc bỏ phiếu bị gian lận bởi vì các phương tiện truyền thông bị mua chuộc nên đã tung ra những cáo buộc hoàn toàn sai trái, những lời dối trá, để bầu bà Clinton làm tổng thống. Trên các đài truyền hình, một trong những chỉ trích của đại diện đảng Cộng Hòa là các phương tiện truyền thông chỉ tập trung vào vụ quấy nhiễu tình dục của ông Trump mà coi nhẹ những tiết lộ của WikiLeaks liên quan đến những thư điện tử của bà Hillary Clinton, trong số này, có những thư không hay ho gì đối với ứng viên đảng Dân Chủ ». (RFI)
  4. RFIĐăng ngày 16-10-2016 Sửa đổi ngày 16-10-2016 14:16 Ứng viên tổng thống đảng Cộng hòa Donald Trump vận động tranh cử tại bang New Hampshire, ngày 15/10/2016.REUTERS/Jonathan Ernst Phải chăng Donald Trump đang rơi vào thế bí ? Trong khi bà Hillary Clinton đang tự tin chuẩn bị tinh thần cho cuộc tranh luận cuối cùng ngày 19/10/2016 ở Las Vegas, thì ông Donald Trump tiếp tục chiến dịch vận động tranh cử với 3 cuộc họp vào ngày hôm qua 15/10/2016 tại ba bang New Hamphsire, Maine và New Jersey. Riêng tại bang New Hamphsire, ứng viên tổng thống đảng Cộng hòa lại đưa ra một đề xuất « lạ đời » : yêu cầu bà Clinton xét nghiệm chất kích thích. Jean-Louis Pourtet , thông tín viên RFI tại Washington tường trình : Uy tín tuột giảm trong các thăm dò, gia tăng các đòn tấn công sau những tiết lộ về hành vi của ông với phụ nữ và nhất là thấy đảng bỏ rơi mình, Donald Trump kể từ nay nhắm bắn vào tất cả những gì đang dịch chuyển. Trong tầm ngắm của ông, đó là những phụ nữ đã tố cáo ông có những hành vi sàm sỡ, là những phương tiện truyền thông « thối nát » đã phổ biến những lời tố giác của những phụ nữ đó và đã bắt tay với Hillary Clinton để gian lận bầu cử. Ý ngông cuồng mới nhất của ông là muốn đối thủ của mình phải tiến hành xét nghiệm chất kích thích trước cuộc tranh luận tại Las Vegas. Ông nghi ngờ bà Hillary Clinton đã dùng các chất này trước khi bước vào cuộc tranh luận hôm Chủ Nhật 09/10/2016. Ông nói : « Tôi nghĩ rằng chúng ta nên làm xét nghiệm chống sử dụng chất kích thích trước khi tranh luận. Bởi vì tôi không biết chuyện gì đã xảy ra với bà ấy. Vì khi bước vào tranh luận, bà ấy có vẻ rất khỏe, nhưng khi kết thúc thì bà tỏ ra mệt mỏi, thậm chí là đi ra xe cũng không nổi ». Ông Trump tuyên bố sẵn sàng làm một xét nghiệm như thế. Chiến thuật của ông bây giờ là tấn công vấn đề sức khỏe của cựu Ngoại trưởng Hoa Kỳ. Ông chỉ trích bà là thiếu năng lượng và không đủ sức khỏe cần thiết để đảm nhận vai trò tổng thống. Nhưng chỉ còn ba tuần nữa đến kỳ bỏ phiếu, chính ông Trump mới là người đang bị suy yếu nhất. (RFI)
  5. Thanh HàĐăng ngày 15-10-2016 Sửa đổi ngày 15-10-2016 14:54 Ứng viên tổng thống đảng Cộng hòa Donald Trump phát biểu trong đợt vận động tranh cử tại Charlotte, bang North Carolina, Hoa Kỳ, ngày 14/10/2016.ominee Donald Trump speaks at a campaign rally in Charlotte, Nor Ngày 14/10/2016 thêm hai phụ nữ tố cáo ứng cử viên tổng thống của đảng Cộng Hòa, Donald Trump, sách nhiễu tình dục. Nhà tỷ phú New York bác bỏ tất cả các cáo buộc trên và lên án một « âm mưu » cản đường ông vào Nhà Trắng. Theo các cuộc thăm dò về ý định bỏ phiếu mới nhất, ứng cử viên Dân Chủ, Hillary Clinton dẫn đầu, hơn Donald Trump đến 7 điểm. Với ứng cử viên Donald Trump, những cáo buộc xâm hại tình dục vẫn chưa tới hồi kết. Cáo buộc mới nhất liên quan đến hai vụ, một diễn ra vào năm 2007 và một hồi đầu những năm 1990. Trước những lời tố cáo nghiêm trọng dồn dập từ một tuần qua, nhà tỷ phú Mỹ trong cuộc meeting hôm qua tại bang North Carolina xem tất cả là những « lời lẽ dối trá, vu khống » mà ban cố vấn của bà Clinton, đối thủ của ông trong cuộc chạy đua vào Nhà Trắng, đã tung ra để « đầu độc » cử tri. Donald Trump không ngần ngại tố cáo tờ New York Times mà nhà tỷ phú người Mêhicô Carlos Slim mà một trong những cổ đông là chính, là chủ mưu tấn công ông. Vẫn theo ông Trump, Carlos Slim đang « tài trợ hàng triệu đô la cho chiến dịch vận động của Hillary Clinton ». 25 ngày trước cuộc bầu cử tổng thống Hoa Kỳ, thăm dò về ý định bỏ phiếu do hãng tin Reuters và viện Ipsos thực hiện từ ngày 7 đến 13/10/2016 cho thấy ứng cử viên đảng Dân Chủ Hillary Clinton dẫn đầu, hơn ông Trump tới 7 điểm. 44 % những người được hỏi có ý định bỏ phiếu cho bà Clinton. Ông Trump chỉ được 37 % ủng hộ. (RFI)
  6. BBC Image copyrightREUTERS Image captionKristin Anderson là một trong những phụ nữ tố cáo Trump Có thêm hai phụ nữ đưa bằng chứng cáo buộc Donald Trump tấn công tình dục, và là cáo buộc mới nhất nhắm vào ứng viên đảng Cộng hòa. Summer Zervos, người từng tham gia show truyền hình thực tế Apprentice cho biết tỷ phú ép buộc bà vào phòng khách sạn ở Los Angeles và bắt đầu "đưa đẩy bộ phận sinh dục của ông ta". Kristin Anderson nói với tờ Washington Post rằng ông Trump chạm tay vào váy và sờ mó bà trong một hộp đêm ở New York vào thập niên 1990. Ứng viên đảng Cộng hòa tuyên bố các cáo buộc là "dối trá và nhơ bẩn". Bà Anderson, năm nay 46 tuổi, cho biết ông trùm bất động sản chạm tay vào đồ lót của bà tại một hộp đêm ở Manhattan. Thời điểm ấy, bà đang làm hầu bàn và muốn chuyển sang làm người mẫu. Bà cho biết đã "sợ hãi và ghê tởm". Bà Anderson nói bà nhận ra người đàn ông ngồi trên chiếc ghế nhung màu đỏ chính là ông trùm bất động sản nổi tiếng. "Ông ấy có mái tóc và lông mày rất dễ nhận diện," bà nói với báo Washington Post, "Ý tôi là không ai có cặp lông mày như ông ấy." Bà nói thêm: "Tôi không có ý mời chào ông ấy. Tôi không hiểu tại sao ông ấy lại làm như vậy." "Tôi và ông ấy không nói gì với nhau, thậm chí còn không nhìn nhau. Việc đó giống như ngẫu nhiên về phần ông ấy." Tờ báo cho biết họ tiếp cận bà Anderson sau khi biết chuyện của bà thông qua bên thứ ba, và bà dành nhiều ngày cân nhắc việc có nên công khai chuyện này. Hope Hicks, phát ngôn viên của ông Trump, gửi email thông cáo đến Washington Post: "Ông Trump cực lực bác cáo buộc sai sự thật và hoàn toàn vô lý". Trong khi đó, Summer Zervos, người từng tham gia show Apprentice năm 2006, cho biết bà bị ông Trump tấn công tình dục sau khi ông mời bà gặp để trao đổi về cơ hội việc làm. 'Nhớ mang máng' Bà Zervos, năm nay 41 tuổi, nói trong cuộc họp báo ở Los Angeles rằng bà gặp ông Trump năm 2007 tại khách sạn Beverly Hills, nơi tỷ phú chào đón bà với một nụ hôn. Bà cho biết ông yêu cầu bà ngồi sát ông trên một chiếc ghế sofa và "choàng tay qua vai tôi và bắt đầu hôn tôi cuồng nhiệt, tiếp đó đặt tay lên ngực tôi". Bà Zervos gạt nước mắt khi nói rằng ông Trump định đẩy bà vào phòng ngủ dù bà chống cự. Bà cho biết ông Trump sau đó bắt đầu nói chuyện với bà như thể bà là ứng viên dự phỏng vấn tuyển dụng. Bà Zervos, người mô tả mình theo đảng Cộng hòa, cho biết sau đó bà được nhận một công việc với mức lương thấp tại một sân golf do Trump sở hữu. Ngồi cạnh bà trong cuộc họp báo là luật sư Gloria Allred, người từng đại diện cho các nạn nhân cáo buộc nghệ sĩ Bill Cosby tấn công tình dục. Tại thời điểm xảy ra cáo buộc tấn công tình dục đó, ông Trump vừa kết hôn với người vợ thứ ba và hiện tại, Melania Trump. Chiến dịch của ông cho biết ông "nhớ mang máng" về bà Zervos, nhưng quả quyết rằng cuộc gặp tại khách sạn chưa bao giờ xảy ra. Trong cuộc vận động ở Bắc Carolina hôm 15/10, ứng viên đảng Cộng hòa cho biết các cáo buộc trên là "bệnh hoạn" và bịa đặt. "Tôi không biết những người đó là ai. Tôi xem tin trên truyền hình và nghĩ rằng đó là điều kinh tởm. Họ không có nhân chứng." "Một số người làm việc đó để được nổi tiếng. Đó hoàn toàn là một sự dàn dựng." (ijavn.org)
  7. Trong thời Chiến Tranh Lạnh, mỗi lần dân Mỹ đi bầu tổng thống người ta lại chú ý coi Cộng Sản Liên Xô sẽ “ủng hộ ứng cử viên nào!” Năm 1968, ứng cử viên Richard Nixon đã sai Henry Kissinger đến gặp Anatoly Dobrynin, đại sứ Nga ở Washington để yêu cầu chính phủ Nga “trung lập,” đừng làm gì gây ảnh hưởng trên cuộc tranh cử. Ðể làm quà cho Dobrynin, Kissinger báo trước nếu đắc cử, ông Nixon sẽ rút quân Mỹ khỏi Việt Nam, dù sau đó Cộng Sản có thắng cũng chấp nhận. Năm nay, chính phủ Nga có vẻ muốn gây ảnh hưởng trong cuộc bầu cử. Một cố vấn của Vladimir Putin mới nói với phóng viên đài CNN rằng nếu bà Hillary Clinton thắng, “sẽ có chiến tranh!” Trước đó, Nga đã đưa hỏa tiễn Iskander-M đến Kaliningrad, phía Bắc Ba Lan và Lithuania; có khả năng gắn bom nguyên tử bắn tới các thành phố lớn ở Âu châu. Trong khi đó, đài truyền hình NTV của chính phủ Nga bảo dân chúng hãy lo tìm chỗ tránh bom ngay gần nhà mình nhất, nếu cần thì có thể chạy tới ngay. Các nước Châu Á, ngay cả Trung Cộng, không nước nào có vẻ muốn gây ảnh hưởng trên tâm lý cử tri Mỹ năm nay. Chính quyền Bắc Kinh tất nhiên giữ miệng kín bưng; nhưng ngay cả dư luận dân chúng nước Tàu cũng phân vân trước cuộc tranh cử ở Mỹ. Vì cả giữa hai ứng cử viên đều chống Trung Cộng, họ không biết ai đắc cử thì lợi cho mình hơn! Dân lên mạng internet ở Trung Quốc tỏ ra rất vui khi thấy trong cuộc tranh luận lần thứ nhì giữa Donald Trump và Hillary Clinton, cái tên “China” chỉ được nói tới bốn lần – cuộc tranh luận đầu nói 12 lần. Bớt nói tới, tức là bớt chửi! Trong số các đồng minh của Mỹ ở Châu Á, dân Nhật Bản chú ý đến vụ bầu cử ở Mỹ hơn. Và họ rất lo ngại về ông Donald Trump. Trong khi tranh cử sơ bộ, ông Trump đả kích nước Nhật nhiều lần về “tội” bán quá nhiều hàng sang Mỹ và mua quá ít. Trong cuộc tranh luận đầu tiên, ông Trump lại nhắc đến Nhật Bản khi nói đến chính sách ngoại giao của ông. Ông chủ trương các nước đồng minh không trả tiền thì không được bảo vệ. Ðiều này ông đã từng nói, dọa sẽ không bảo vệ các nước miền Baltic nếu quân Nga tấn công, vì các nước này không đóng đủ tiền cho minh ước NATO. Ông Trump cũng từng đề nghị Nhật Bản, Nam Hàn, phải làm bom nguyên tử để tự bảo vệ, không nên để dân Mỹ phải chịu! Trong lần tranh luận đầu, ông Trump nói, “Chúng ta không thể bảo vệ Nhật Bản, một quái vật khổng lồ (a behemoth), đang bán cho chúng ta hàng triệu chiếc xe hơi!” Nghe những lời tuyên bố đó, dân Nhật nghiêng về phía bà Clinton cũng dễ hiểu. Một nước nhỏ nhất Châu Á lại theo dõi cuộc tranh cử ở Mỹ rất kỹ là Singapore. Ðiều khiến chính quyền và năm triệu dân chúng hòn đảo này lo lắng là số phận thỏa hiệp Mậu Dịch Xuyên Thái Bình Dương, TPP (Trans-Pacific Partnership). Ông Trump chống TPP; cũng như chống các thỏa ước tự do mậu dịch khác. Bà Clinton cổ động cho TPP khi còn làm ngoại trưởng, nay cũng chống vì đa số đảng Dân Chủ vẫn chống. Nếu dân Singapore lo lắng tương lai TPP thì chắc dân Nhật, Malaysia, Brunei, Úc, Tân Tây Lan và Việt Nam, cũng lo như vậy. Nhưng điều khiến dân Singapore lo lắng hơn cả vụ TPP, là chính sách Mỹ sẽ thay đổi ra sao trong việc đối đầu với Trung Cộng ở vùng biển Ðông Nam Á, nếu ông Trump đắc cử? Nước Mỹ hiện sử dụng một quân cảng ở Singapore, và quốc gia nhỏ xíu này được chính quyền Obama đặt lên tầm quan trọng ngang với Úc và Nhật Bản, một điều khiến Bắc Kinh đã tỏ ra tức giận. Nếu ông Trump nhìn các vấn đề ngoại giao theo lối tính toán lời lỗ khi kinh doanh, thì ông có thấy Singapore đáng bảo vệ hay không? Ông Miles Yu, giáo sư về lịch sử ngoại giao tại Học Viện Hải Quân Mỹ (US Naval Academy) ở Annapolis, Maryland, cho rằng bà Clinton sẽ gây khó khăn cho Bắc Kinh hơn ông Trump. Nhưng liệu giới lãnh đạo Bắc Kinh có muốn ông Donald Trump lên làm tổng thống Mỹ hay không? Không ai biết. Họ ghét bà Hillary Clinton, điều này chắc chắn. Nhưng họ biết rõ về bà cựu ngoại trưởng Mỹ, biết bà muốn gì và suy nghĩ thế nào, sau 21 năm nằm trong chính quyền và Quốc Hội Mỹ. Có thể nói bà Clinton là ứng cử viên tổng thống được quốc tế biết rõ nhiều nhất, so với các cựu tổng thống Ronald Reagan, Bill Clinton và George W. Bush, cũng như Barack Obama, trc khi họ nhậm chức. Còn Donald Trump, ông hoàn toàn là một ẩn số. Nếu bà Clinton thất cử, nhiều người ở Bắc Kinh sẽ mở rượu mừng, nhưng sau đó họ sẽ bù đầu tìm hiểu xem ông Trump sắp làm gì! Năm 2013, sau khi bà Clinton rời chức ngoại trưởng, tạp chí Hoàn Cầu Thời Báo (Global Times) của Trung Cộng đã viết rằng bà là “nhà chính trị Mỹ đáng ghét nhất;” đối với các công dân mạng ở Trung Quốc. Năm 1995, với tư cách đệ nhất phu nhân Mỹ đến dự hội nghị thế giới về phụ nữ tại Bắc Kinh, bà Clinton đã lớn tiếng đả kích chính quyền Trung Cộng xâm phạm nhân quyền; sau đó báo và đài của họ không còn loan báo bất cứ tin tức nào về bà nữa. Trong một thông điệp bị tiết lộ vào Tháng Chín năm 2015, bà Clinton đã chỉ trích chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình là “vô liêm sỉ” (shameless), vì trong khi ông ta tổ chức một cuộc tiếp tân về “quyền tự do của phụ nữ” tại trụ sở Liên Hiệp Quốc, thì chính quyền Trung Cộng đang bắt giữ năm phụ nữ Trung Hoa biểu tình ôn hòa tại Bắc Kinh, chỉ để biểu dương cùng những quyền tự do đó! Năm 2008, bà Clinton đang giành nhau với ông Obama trong đảng Dân Chủ, bà đã đề nghị Tổng Thống George W. Bush hãy ra lệnh tẩy chay Thế Vận Hội ở Bắc Kinh. Năm 2010, bà Clinton là chính khách Mỹ đầu tiên lên tiếng, ngay tại Hà Nội, rằng quyền tự do hàng hải trong vùng Biển Ðông là “quyền lợi quốc gia” của chính phủ Mỹ. Cộng Sản Trung Hoa coi bà là người chủ chốt tạo ra chính sách “chuyển trục sang Châu Á” của chính quyền Obama. Trong số những emails mới bị WikiLeaks tiết lộ, có một bài diễn văn bà Clinton đọc cho các nhân viên ngân hàng Mỹ, do Goldman Sachs tổ chức vào năm 2013, trong đó bà kể những cuộc đối đầu với giới lãnh đạo Trung Cộng trong thời gian còn làm ngoại trưởng. Bà từng nói với các viên chức ngoại giao Trung Cộng rằng, nếu Bắc Kinh đòi làm chủ cả vùng Biển Ðông Nam Á, thì chính phủ Mỹ cũng có thể tuyên bố cả Thái Bình Dương là “Biển của nước Mỹ!” Bắc Kinh chỉ dựa trên những di vật như đồ gốm, thuyền đánh cá từ thời xa xưa để lại, trong khi nước Mỹ có chứng cớ là những chiến dịch quân sự thời Thế Chiến Thứ Hai: “Chúng tôi đã giải phóng Thái Bình Dương! Chúng tôi đã bảo vệ Thái Bình Dương! Chúng tôi có thể gọi đó là Biển Hoa Kỳ, từ bở biển California sang tận Philippines!” Khi nhà ngoại giao Trung Cộng đáp lại rằng nước Tàu có thể đòi Hawaii thuộc về mình, bà Clinton trả lời: “Xin lỗi, Nước Mỹ đã mua Hawaii! Có giấy tờ làm chứng!” Trong bài diễn văn (có trả tiền) tại hãng Goldman Sachs, bà Clinton nói với cử tọa rằng Trung Cộng muốn làm chủ cả vùng biển Ðông Nam Á. Bà nói người Trung Hoa tha hồ đòi chủ quyền, đó là quyền của họ, nhưng nước Mỹ phải đẩy lùi họ. Nếu không bị ai đẩy lùi, Trung Cộng sẽ có thể “thắt họng” con đường chuyên chở 48% hàng hóa trao đổi trên thế giới, cũng như “chặn họng” các nước chung quanh vùng này. Bà Clinton cũng tiết lộ rằng trong giới lãnh đạo nước Trung Hoa, các tướng lãnh là những người ủng hộ thái độ gây hấn của Bắc Hàn mạnh nhất, chính họ ảnh hưởng trên cả đảng Cộng Sản. Bà cho biết đã nói thẳng với Bắc Kinh rằng nếu họ không ngăn cản Bắc Hàn, thì nước Mỹ sẽ không thể bất động. Chính phủ Mỹ sẽ “đặt chung quanh nước Tàu một hàng rào hỏa tiễn phòng thủ.” Và “sẽ đưa nhiều chiến hạm tới vùng biển chung quanh.” Lời đe dọa này đã thể hiện trong năm 2016, khi Nam Hàn đón nhận hệ thống phòng thủ không phận (THAAD) và các cuộc tập trận chung với Nhật Bản và Nam Hàn. Với tất cả những gì Bắc Kinh biết về thái độ của Hillary Clinton trong quá khứ, họ biết bà sẽ là một tổng thống Mỹ cứng rắn đối với Trung Cộng. Nhưng không chắc họ sẽ vui mừng nếu ông Donald Trump đắc cử. Bởi vì họ không biết thực sự ông ta chủ trương thế nào. Hầu hết những lời ông chi trích Bắc Kinh đều dựa trên chủ trương chống tự do mậu dịch. Ông Trump đã tỏ ra ngưỡng mộ Tổng Thống Nga Putin, coi là một nhà lãnh đạo “mạnh” hơn ông Obama. Liệu ông ta có khen tài ông Tập Cận Bình vì ông này cũng thâu tóm gần hết quyền hành vào trong tay sau ba năm tại chức hay không? Tập Cận Bình không thể đánh cá “ủng hộ” ông Trump được, vì đó là một con người khó đoán trước. Vì thế Bắc Kinh sẽ không muốn nói và làm gì ảnh hưởng tới cuộc tranh cử ở Mỹ. Vladimir Putin thì khác hẳn, ông muốn nhúng ta vào tất cả mọi nơi trên thế giới, nếu có thể! Ngô Nhân Dụng (Người Việt) Đăng bởi Ha Tran on Saturday, October 15, 2016 | 15.10.16
  8. Mai VânĐăng ngày 14-10-2016 Sửa đổi ngày 14-10-2016 14:58 Đệ nhất phu nhân Mỹ Michelle Obama phát biểu tại một diễn đàn ở Washington, ngày 11/10/2016REUTERS/Kevin Lamarque Sau các tiết lộ của phụ nữ khẳng định là từng bị ứng viên đảng Cộng Hòa Donald Trump quấy rối tình dục, nhà tỷ phú vào hôm qua, 13/10/2016, đã tự bảo vệ một cách dữ dội, tấn công ngược lại phe Clinton đã « bịa đặt những lời dối trá », và giới truyền thông bị mua chuộc đã loan truyền tin thất thiệt về ông. Donald Trump còn yêu cầu luật sư của ông kiện báo New York Times đã đăng những lời chứng. Những tiết lộ về hành vi của ông Trunmp đã làm cho phu nhân tổng thống Mỹ Michelle Obama, phải lên tiếng bày tỏ thái độ kinh tởm của bà trước những lời lẽ « không thể chấp nhận được » về phụ nữ. Bà Obama ám chỉ những lời lẽ miệt thị phụ nữ của ông Trump trong đoạn video năm 2005. Bà khẳng định « Cho dù thuộc đảng nào, Cộng Hòa hay Dân Chủ, hay độc lập, không người phụ nữ nào đáng bị đối xử như vậy ». Trong khí này, giới quan sát tự hỏi cuộc tranh cử kỳ quái hiện nay còn dẫn đến đâu nữa ? Thông tín viên RFI, tại Washington, Anne – Marie Capomaccio, ghi nhận : « Một sự kinh ngạc như bao trùm trên cuộc vận động tranh cử Mỹ : từ video thô tục, đến những lời chứng gây sốc, rồi những lời đe dọa kiện cáo về những cú đòn hèn : Cuộc tranh cử này còn có thể đi xuống mức tệ hại hơn nữa hay không ? Hiển nhiên là có, với việc ban vận động tranh cử của Donald Trump đe dọa bới móc nhiều chuyện khác liên quan đến Bill Clinton để đối phó với các lời chứng xâm phạm tình dục vừa qua. Trong khi chò đợi cuộc tranh luận cuối cùng vào ngày 19/10 tới đây, bà Obama có lẽ đã nói lên những điều mà mà nhiều cử tri Mỹ cảm nhận : « Đây không phải là điều mà chúng ta có thể ém nhẹm và nói đây chỉ là một nốt lạc điệu trong một cuộc vận động tranh cử đáng buồn, tựa như đó là điều bình thường theo kiểu chính trị là như thế. Nhưng không, điều đó không bình thường, không phải là " chính trị là như thế ". » Về câu hỏi là ai sẽ hưởng lợi từ đánh giá « tất cả đều thối tha » rút tỉa từ cuộc tranh cử hiện nay, một bản thăm dò về lá phiếu của cả nữ lẫn nam cho thấy là Hillary Clinton sẽ thắng với 80%, nếu chỉ có phụ nữ bỏ phiếu. Nhưng trong không khí nhiễm độc này, các ban tham mưu lo ngại là cử tri chán ngán sẽ không mất công đi bỏ phiếu. » (RFI)
  9. Chỉ còn chưa đầy bốn tuần lễ nữa đến ngày bầu cử và trong tình hình tranh cử của mình đang đi xuống, ứng cử viên Donald Trump leo thang tấn công cùng lúc hai đối thủ ngoài và trong đảng Cộng Hòa. Theo Reuters, phát biểu trước hàng ngàn người ủng hộ tập trung tại một trại gia súc ở Ocala, Florida, hôm Thứ Tư, ông Trump nặng nề tố cáo bà Hillary Clinton không đủ tư cách làm tổng thống. Ông tiếp tục lên án bà về vụ sử dụng email cá nhân khi làm ngoại trưởng, và phê bình bà không đủ sức khỏe để đảm nhận nhiệm vụ lãnh đạo quốc gia. CNN cho biết ông Trump phàn nàn Quốc Hội đã không có thêm hành động gì sau khi FBI quyết định không truy tố bà Clinton về vụ email. Nhắc lại lời đã nói trong cuộc tranh luận hôm Chủ Nhật, ông đe dọa nếu đắc cử tổng thống, ông sẽ chỉ định một công tố viên truy tố và bỏ tù bà Clinton và thêm nữa không tha các cố vấn pháp lý đã giúp bà. Đối với người Việt Nam thì có thể đây chỉ là sự thể hiện của câu tục ngữ “Chưa đỗ ông Nghè đã đe hàng Tổng,” nhưng với người Mỹ, đây là sự thiếu hiểu biết và vi phạm thể chế dân chủ của ông. Ông Ari Fleischer, phát ngôn viên Tòa Bạch Ốc từ 2001 đến 2003 dưới thời Tổng Thống George W. Bush, cho rằng ông Trump hoàn toàn sai. Qua Twitter, ông Fleischer phê phán: “Các ứng cử viên thắng cử không thể đe dọa bỏ tù đối thủ của mình. Các tổng thống không có quyền đe dọa truy tố cá nhân.” Bà Kellyanne Conway, trưởng ban tranh cử của ông Trump, tìm cách giảm nhẹ phát biểu ấy, giải thích với CNN rằng đó “chỉ là lời châm biếm.” Ông Trump cũng cho rằng: “Bà Clinton không thể nào đứng nói chuyện hàng giờ trước đám đông kiểu thế này như tôi.” Đề cập tới hàng ngàn email do WikiLeak vừa tiết lộ, ông Trump còn tố cáo là ban tranh cử của bà Clinton xúc phạm Thiên Chúa Giáo. Phát ngôn viên ban tranh cử Jennifer Palmieri của bà Clinton bác bỏ lập luận vô căn cứ ấy và nói thêm: “Chúng tôi không chấp nhận giá trị của các email ấy và hơn thế nữa chưa kiểm tra thực chất những email có thể đã bị tin tặc Nga đánh cắp nhằm phá hoại cuộc bầu cử Mỹ.” Mặt khác, bằng lới phát biểu và bằng tin ngắn gởi qua Twitter, ông Donald Trump gia tăng tấn công Chủ Tịch Hạ Viện Paul Ryan (Cộng Hòa-Wisconsin), người đã tuyên bố với các đồng viện là không bênh vực, vận động cho Trump và chỉ chú trọng tới bầu cử Quốc Hội. Hố sâu chia rẽ trong đảng Cộng Hòa đã không thể hàn gắn được mặc dù ông Reince Priebus, chủ tịch đảng Cộng Hòa, dường như đang cố gắng vận động tìm một thỏa hiệp. Tuy nhiên, nội bộ đảng Cộng Hòa rối loạn thêm vì đang có một số người ủng hộ ông Trump – rút bỏ sự ủng hộ – và tái ủng hộ! Hai thượng nghị sĩ Deb Fischer (Nebraska) và John Thune (South Dakota) và hai dân biểu Scott Garret (New Jersey) và Bradley Byrne (Alabama) bây giờ nói rằng sẽ có thể bỏ phiếu cho ứng cử viên Cộng Hòa dù đó là Donald Trump chứ không là Mike Pence như họ đã muốn thay đổi. Hầu hết các cơ quan truyền thông bây giờ đều tin rằng bà Hillary Clinton gần như chắc chắn sẽ thắng cử. Các thăm dò dư luận toàn quốc đều đưa ra kết quả mức chênh lệch giữa bà Clinton và ông Trump tiếp tục tăng hôm Thứ Tư, trung bình từ 4% đến 7%. Thăm dò USC/LA Times (tracking poll) trước đây lúc nào cũng đưa ra kết quả ông Trump dẫn trước 2%, hôm Thứ Tư loan báo: Trump 44% – Clinton 44%. Nhưng nguy cơ nặng nề hơn cho ông Trump là mất điểm ở những tiểu bang chiến trường tranh chấp và cả những tiểu bang xưa nay Cộng Hòa vẫn nắm vững phần thắng. Bà Clinton vượt lên ở Florida 2.7%, Ohio 2.5%, North Carolina 1.2% và Nevada 0.9%. Huffinton Post cho biết, ở Utah trước đây Trump 45%, Clinton 27%. Thăm dò Y2Anlytics bây giờ đưa ra kết quả Trump 26%, Clinton 26%, ứng cử viên độc lập Evan McMullin 22%, ứng cử viên đảng Libertarian Gary Johnson 14%. Lần cuối cùng Utah bầu cho Tổng Thống Lyndon B. Johnson (Dân Chủ) là năm 1964. Cử tri Thiên Chúa Giáo và Mormon chiếm ưu thế tuyệt đối tại Utah và vụ ông Trump nói tục tĩu trong cuốn băng video Access Hollywood đã tác động tai hại cho ông. Tờ báo Salt Lake Tribune hôm Thứ Tư chính thức loan báo ủng hộ bà Hillary Clinton. Việc này tương tự như tờ Columbus Dispatch mấy ngày trước ở Ohio lần đầu tiên tuyên bố ủng hộ ứng cử viên Dân Chủ, sau 100 năm kể từ 1916 luôn luôn ủng hộ Cộng Hòa. Những lời nói và hành động xâm phạm phụ nữ của ông Donald Trump có vẻ như sẽ còn bị phát hiện dài dài chưa dứt. Hai phụ nữ, bà Jessica Leeds ở New York, bây giờ 74 tuổi, nói rằng 30 năm trước ông Trump đã đụng tới người bà dù không có sự đồng ý. Cô Rachel Crooks ở Ohio tố cáo ông Trump về hành vi tương tự khi cô làm việc cho một văn phòng đầu tư đặt trụ sở ở trong cao ốc Trump Tower năm 2005 khi cô 22 tuổi. Hôm Thứ Tư, cô Tasha Dixon, hoa hậu Arizona năm 2001, cũng nói về hành động nham nhở của ông Trump, đó là nhìn những thí sinh thi hoa hậu ở truồng, và điều này cũng được ông Trump xác nhận khi nói chuyện trên chương trình của Howard Stern trước đây. Ba phụ nữ nói trên giải thích rằng họ phải nói ra các chuyện này vì bất bình sau khi xem truyền hình cuộc tranh luận tối Chủ Nhật. Khi điều hợp viên Anderson Cooper hỏi ông Trump là có bao giờ hôn và rờ mó các phụ nữ mặc dù họ không đồng ý, ông Trump trả lời khẳng định: “Không, tôi không bao giờ (làm chuyện đó).” Chuyện dài ông Trump, và là những chuyện mọi người không đáng biết, có lẽ chỉ tạm dứt khi đến ngày bầu cử. (Người Việt) Đăng bởi Tiểu Nhi on Friday, October 14, 2016 | 14.10.16
  10. Đăng bởi Tiểu Nhi on Thursday, October 13, 2016 | 13.10.16 Cuộc chiến quyết liệt của ứng viên tổng thống Đảng Cộng Hòa Donald Trump với đảng của ông đang làm cho bản đồ chính trị Mỹ bị xé nát, lôi kéo những đảng viên Cộng Hòa trên toàn quốc vào thế trận tự hủy diệt mà có thể gây nguy hại cho hàng chục nhà lập pháp tại Quốc Hội và trong tương lai là các tiểu bang nghiên về bảo thủ ngã theo bà Hillary Clinton, theo bản tin của báo The New York Times hôm Thứ Ba. Đảng Dân Chủ đang di chuyển nhanh chóng để khai thác thế đứng đổ nát của ông Trump trong cuộc chạy đua tổng thống, nhằm mục đích mang về chiến thắng vẻ vang cho bà Clinton và mở rộng lợi ích chính trị của họ vào các cuộc bầu cử quốc hội tháng tới. Ban vận động của bà Clinton kết luận rằng ít nhất có 2 tiểu bang truyền thống Cộng Hòa là Georgia và Arizona là các mục tiêu thực sự cho cuộc vận động của bà để giành chiến thắng. Và thăm dò của Đảng Cộng Hòa cho thấy rằng ông Trump đang đứng trước nguy cơ thua cuộc tại Georgia. Trong khi đó một bản tin khác của CNN hôm Thứ Ba cho biết ông Trump đang đập phá đảng của chính ông trước Ngày Bầu Cử chỉ có 4 tuần lễ. Ứng viên tổng thống của Đảng Cộng Hòa đang đả kích với sự giận dữ và oán hận, tấn công Chủ Tịch Hạ Viện Paul Ryan và kết án sự lãnh đạo đảng đang làm hại cuộc vận động của ông. Một bản tin khác của báo The Washington Post hôm Thứ Ba nói rằng ông Trump đã tuyên chiến với Đảng Cộng Hòa hôm Thứ Ba khi chỉ trích Chủ Tịch Hạ Viện Paul Ryan, Thượng Nghị Sĩ John McCain và các viên chức dân cử Đảng Cộng Hòa khác. (Việt Báo)
  11. Mai VânĐăng ngày 12-10-2016 Sửa đổi ngày 12-10-2016 16:32 Ông Al Gore (T) trong cuộc mít tinh vận động tranh cử tổng thống cho bà Hillary Clinton tại Miami, ngày 11/10/2016.REUTERS/Lucy Nicholson Trong khi cuộc tranh cử tiếp diễn trong bầu không khí căng thẳng của đảng Cộng Hòa, hầu như đã quay lưng lại với ứng viên của đảng Donald Trump, thì bà Hillary Clinton vươn lên trong các cuộc thăm dò và được thêm hậu thuẫn trong đảng Dân Chủ. Hôm qua, 11/10/2016 bà đã được sự ủng hộ của cựu tổng thống Al Gore, đã hầu như không lên tiếng trong thời gian qua. Hôm qua hai ứng viên đã đến vận động ở bang Florida, vừa trải qua cơn bão Matthew. Thông tín viên RFI, Anne Marie Capomaccio, tường thuật từ Washington : Al Gore là một người rất kín đáo. Sự hiện diện của ông bên cạnh Hillary Clinton hôm thứ Ba đã thu hút nhiều thanh niên đến để nghe ‘" chuyên gia môi trường’ " hơn là nhân vật chính trị. Cựu phó tổng thống đã nhân cơ hội để giảng giải về trách nhiệm công dân, được rút ra từ kinh nghiệm của ông. Ai cũng còn nhớ, vào năm 2000 nước Mỹ đã phải mất một tháng để tuyên bố George Bush thắng cử trước ông Al Gore vì , hai người đã sát nút với nhau. Ông Al Gore khuyên nhủ : " Lá phiếu của mỗi người rất quan trọng. Các người có thể xem tôi là bằng chứng thực của những lời này. Những người dưới 25 tuổi không nhớ đến cuộc bầu cử năm 2000 và những gì xẩy ra tại đây, Florida. Nhưng hãy tin tôi, lúc ấy là rất xít xao ". Donald Trump cũng vận động ở Florida, nhưng với một giọng điệu khác. Ông rất phẫn nộ vì đảng Cộng Hòa không thật sự ủng hộ ông nữa. Ông đã chỉ trích thái độ " bất chính " của những người có trọng lượng trong đảng, nhưng cũng giải thích là như thế, ông không còn bị ràng buộc nữa và có thể vận động theo ý ông. Nhưng ông Trump cũng công nhận là sự đoàn kết trong đảng Dân Chủ tạo thế lợi cho đảng này. Bầu cử Mỹ : Washington sẽ đáp trả thích đáng các vụ tấn công tin học của Nga Washington sẽ có câu trả lời « thích đáng » đối với sự can thiệp của Nga vào quá trình bầu cử tổng thống Mỹ, thông qua việc đánh cắp dữ liệu tin học của đảng Dân Chủ. Một phát ngôn viên của Nhà Trắng thông báo với báo chí ngày hôm qua, trên chiếc phi cơ Air Force One. Thứ sáu tuần trước, chính quyền Mỹ đã công khai cáo buộc Matxcơva tìm cách can thiệp vào cuộc bầu cử tổng thống Hoa Kỳ diễn ra vào tháng 11 tới đây bằng cách tổ chức các vụ đánh cắp thư điện tử cá nhân và của các tổ chức Mỹ. Rất nhiều tài liệu đã được một người mang tên « Guccifer 2.0 » đăng trên các trang WikiLeaks và DCLeaks.com. Ứng viên đảng Dân Chủ, Hillary Clinton, cũng tố cáo những hành động nguy hiểm của Matxcơva, đồng thời cáo buộc Kremlin tìm cách để đối thủ Donald Trump trở thành tổng thống. Chính quyền Mỹ tỏ ra rất thận trọng trong cách đáp trả những vụ đánh cắp dữ liệu hay tấn công tin học, do lo ngại dẫn đến leo thang trong không gian mạng và nằm ngoài vòng kiểm soát. (RFI)
  12. Nguồn: Joseph Nye, “Trump’s Emotional Intelligence Deficit”, Project Syndicate, 07/09/2016. Biên dịch: Nguyễn Lương Sỹ | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp Tháng trước, 50 cựu quan chức an ninh quốc gia từng nắm giữ chức vụ cao trong bộ máy hành chính Đảng Cộng hòa từ thời Richard Nixon đến thời George W.Bush đã công bố một bức thư nói rằng họ sẽ không bầu cho ứng viên tổng thống của Đảng này, Donald Trump. Họ viết trong bức thư, “một Tổng thống phải thuân theo nguyên tắc, kiểm soát cảm xúc và chỉ hành động sau khi suy ngẫm và cân nhắc thận trọng.” Họ đơn giản cho rằng, “Trump thiếu khí chất để trở thành Tổng thống.” Theo thuật ngữ về lý thuyết lãnh đạo hiện đại, Trump thiếu trí tuệ cảm xúc (EQ) – tức khả năng tự chủ, kỷ luật, và đồng cảm, những thứ cho phép các nhà lãnh đạo lan truyền cảm xúc cá nhân và thu hút người khác. Trái với quan điểm rằng cảm xúc làm sao lãng lý trí, trí tuệ cảm xúc – thứ bao gồm hai thành tố chính là làm chủ bản thân và kết nối với người khác – cho thấy khả năng thấu hiểu và điều chỉnh cảm xúc có thể giúp lý trí nói chung hiệu quả hơn. Mặc dù khái niệm này khá hiện đại, ý tưởng đó lại không hề mới mẻ. Những người có đầu óc thực tế từ lâu đã nhận ra tầm quan trọng của nó đối với khả năng lãnh đạo. Trong thập niên 1930, nguyên thẩm phán Tòa án Tối cao Oliver Wendell Holmes, một cựu binh già khó tính từ thời Nội chiến Mỹ, được đưa đến gặp Franklin D.Roosevelt, đồng môn tốt nghiệp Harvard nhưng không phải là một sinh viên nổi bật. Khi được hỏi về ấn tượng của ông đối với vị tân Tổng thống, Holmes đã hài hước rất hay: “trí tuệ hạng hai, khí chất hạng nhất”. Phần lớn các nhà sử học đều sẽ đồng ý rằng thành công của Roosevelt trên cương vị lãnh đạo dựa vào cảm xúc nhiều hơn là tư duy phân tích của chỉ số IQ. Các nhà tâm lý học đã cố gắng đo lường trí tuệ trong hơn một thế kỷ qua. Các bài kiểm tra IQ tổng quát đã tính toán được những phương diện như vậy của trí tuệ, bao gồm khả năng lĩnh hội ngôn từ và tư duy phản biện, nhưng điểm số IQ chỉ dự đoán được khoảng 10 – 20% sự biến thiên của thành công trong cuộc sống. Một vài chuyên gia biện luận rằng trí tuệ cảm xúc quan trọng gấp đôi các kỹ năng chuyên môn và nhận thức. Những người khác cho rằng nó đóng một vai trò khiêm tốn hơn. Ngoài ra, các nhà tâm lý học còn bất đồng về việc hai phương diện của trí tuệ cảm xúc – khả năng tự chủ và đồng cảm – liên quan đến nhau như thế nào. Đơn cử như Bill Clinton, ông đạt điểm thấp đối với phương diện đầu tiên nhưng điểm cao đối với phương diện thứ hai. Tuy nhiên, họ đồng ý rằng trí tuệ cảm xúc là một yếu tố quan trọng trong khả năng lãnh đạo. Richard Nixon có thể có chỉ số IQ cao hơn Roosevelt nhưng chỉ số trí tuệ cảm xúc lại thấp hơn nhiều. Nhà lãnh đạo sử dụng trí tuệ cảm xúc để điều khiển “sức hút quần chúng” hoặc sức hấp dẫn cá nhân xuyên suốt các bối cảnh liên tục thay đổi. Tất cả chúng ta đều thể hiện bản thân trước người khác theo nhiều cách nhằm kiểm soát được ấn tượng mà chúng ta tạo ra: chẳng hạn như, chúng ta “mặc đẹp để thành công”. Chính trị gia cũng vậy, họ “ăn mặc” khác biệt trước các đối tượng thính giả khác nhau. Đội ngũ nhân viên của Ronald Reagan nổi tiếng bởi sự hiệu quả trong việc kiểm soát ấn tượng. Thậm chí một vị tướng nghiêm khắc như George Patton đã từng tập luyện vẻ mặt giận dữ của mình trước gương. Kiểm soát ấn tượng cá nhân thành công đòi hỏi một số nguyên tắc và kỹ năng cảm xúc giống như một diễn viên giỏi. Diễn xuất và lãnh đạo có rất nhiều điểm giống nhau. Cả hai đều phải gắn liền việc điều khiển bản thân với khả năng diễn xuất. Kinh nghiệm trước đây của Reagan với tư cách là một diễn viên Hollywood giúp ông rất nhiều trên khía cạnh này, và Roosevelt cũng là một diễn viên xuất chúng như vậy. Bất chấp sự đau đớn và khó khăn khi di chuyển trên đôi chân bị liệt của mình, Roosevelt vẫn giữ vẻ ngoài tươi cười, và cẩn trọng tránh bị chụp ảnh trên chiếc xe lăn mà ông sử dụng. Con người, cũng như các nhóm linh trưởng khác, tập trung sự chú ý vào người lãnh đạo. Dù cho các CEO và tổng thống có nhận ra hay không, các dấu hiệu họ truyền tải luôn được theo dõi kỹ lưỡng. Trí tuệ cảm xúc liên quan đến việc nhận thức và kiểm soát những dấu hiệu đó, và khả năng kiềm chế cảm xúc giúp ngăn không để các nhu cầu tâm lý cá nhân làm sai lệch đường lối. Ví dụ như Nixon có thể có chiến lược hiệu quả đối với chính sách đối ngoại, nhưng ông ít có khả năng kiểm soát tình trạng bấp bênh cá nhân, thứ khiến ông tạo ra một “danh sách kẻ thù” và sau cùng dẫn đến sự sụp đổ của chính mình. Trump có một vài kỹ năng của trí tuệ cảm xúc. Ông ta là diễn viên với kinh nghiệm làm người dẫn chương trình cho một chương trình TV thực tế, thứ giúp ông chiếm ưu thế trên chiến trường bầu cử đông đúc của Đảng Cộng hòa và thu hút được sự chú ý đáng kể của truyền thông. Đội chiếc mũ bóng chày đỏ với khẩu hiệu “Làm nước Mỹ vĩ đại một lần nữa”, ông đã biến đổi cả hệ thống bằng một chiến lược thắng lợi thông qua sử dụng những phát ngôn “không đúng đắn về mặt chính trị” (politically incorrect) nhằm tập trung sự chú ý vào bản thân và giành được sự quảng bá rộng rãi một cách miễn phí. Nhưng Trump đã chứng minh sự kém cỏi trên khía cạnh tự chủ, khiến ông không thể tiến thẳng vào trung tâm của cuộc tổng tuyển cử. Cũng vậy, ông đã thất bại trong việc thể hiện tính kỷ luật cần thiết để am hiểu từng chi tiết của chính sách đối ngoại, với hệ quả là, không giống như Nixon, ông trở nên ngờ nghệch trong các vấn đề thế giới. Trump nổi tiếng là kẻ “bắt nạt” trong tiếp xúc với những người đồng cấp, nhưng điều đó thực chất không hề xấu. Như nhà tâm lý học của Đại học Stanford Roderick Kramer chỉ ra, Tổng thống Lyndon Johnson là một kẻ “bắt nạt”, và nhiều doanh nhân ở Thung lũng Silicon sở hữu phong cách như vậy. Nhưng Kramer nhìn nhận những nhân vật đó là những kẻ “bắt nạt có tầm nhìn” vốn thu hút người khác muốn đi theo họ. Hội chứng tôn sùng bản thân của Trump khiến ông phản ứng thái quá, thường là phản tác dụng, đối với sự chỉ trích và công kích. Ví dụ, ông trở nên sa đà vào một tranh luận với một cặp vợ chồng Hồi giáo người Mỹ có con trai là một binh sĩ bị sát hại ở Iraq, và dính vào một xích mích vặt vãnh với Paul Ryan, Chủ tịch Hạ viện Mỹ, sau khi Trump cảm thấy bị xem thường. Trong những vụ việc như vậy, Trump đã tự dẫm lên thông điệp của chính mình. Chính sự kém cỏi về trí tuệ cảm xúc đã khiến Trump đánh mất sự ủng hộ của một số chuyên gia đối ngoại xuất chúng nhất trong đảng và trên cả nước. Theo những gì họ nói, “ông không thể hoặc không sẵn sàng để tách bạch giữa sự thật và những lời dối trá. Ông không khuyến khích quan điểm đối lập. Ông thiếu khả năng tự chủ và hành động bộp chộp. Ông không thể chịu được sự chỉ trích.” Hoặc, có thể như Holmes nói, Trump đã bị loại bởi khí chất hạng hai của mình. Joseph S. Nye, cựu Trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng và chủ tịch Hội đồng Tình báo Quốc gia Hoa Kỳ, là Giáo sư tại Đại học Harvard. Ông là tác giả của cuốn Is the American Century Over?. Copyright: Project Syndicate 2016 – Trump’s Emotional Intelligence Deficit (nghiencuuquocte)
  13. Thùy DươngĐăng ngày 10-10-2016 Sửa đổi ngày 10-10-2016 16:25 Hai ứng viên tổng thống Mỹ, Hillary Clinton (P) và Donald Trump, trong cuộc tranh luận tại đại học St. Louis Washington, ngày 09/10/2016REUTERS/Shannon Stapleton Theo cảm nhận chung của nhiều người, buổi tranh luận tối qua, 09/10/2016, giữa hai ứng viên tổng thống Mỹ Hillary Clinton và Donald Trump diễn ra rất ác liệt, với giọng điệu và ngôn từ gay gắt. Mở đầu buổi tranh luận, ông Donald Trump như ngồi trên ghế bị báo khi bị chỉ trích về băng vidéo năm 2005 trong đó ông khoe khoang cách tán tỉnh phụ nữ. Bà Clinton đã nhắc lại những lời ông Trump lăng mạ, xúc phạm những người Hồi giáo, người Mỹ gốc Phi, người Mêhicô và cả người khuyết tật. Bà nhấn mạnh ông sẽ không thể là vị tổng thống tốt. Còn ông Donald Trump thì phản công khi nói chính ông Bill Clinton mới là kẻ « săn tình », lạm dụng phụ nữ. Ông phê phán bà Clinton là dối trá, không trung thực, thiếu hiệu quả trên tất cả các lĩnh vực. Ông còn dọa sẽ cho bà Clinton đi tù nếu ông đắc cử tổng thống. Chủ yếu tập trung vào đả kích cá nhân, cả hai ứng viên đều ít đề cập đến các vấn đề quan trọng. Theo các cuộc thăm dò ý kiến trong thời gian diễn ra buổi tranh luận, bà Clinton được 57% số người ủng hộ so với con số 34% dành cho ông Trump. (RFI)
  14. RFI, Phạm TrầnĐăng ngày 10-10-2016 Sửa đổi ngày 10-10-2016 17:32 Cuộc tranh luận giữa hai ứng viên tổng thống Mỹ, Donald Trump (T) và Hillary Clinton tối 09/10/2016.REUTERS Hai ứng viên tổng thống Mỹ lại đối diện nhau trong cuộc tranh luận thứ hai, vào tối ngày 09/10/2016, tổ chức tại đại học Washington, St Louis, bang Missouri. Cuộc tranh luận này vô cùng căng thẳng với những lời lẽ chỉ trích cá nhân thô bạo, khiếm nhã, chủ yếu từ phía ông Doanald Trump, như không giữ được bình tĩnh, trong lúc bà Hillary điềm đạm hơn. Bị chất vấn về cuốn băng video năm 2005, trong đó ông có những lời lẽ khinh thị phụ nữ, ông Donald Trump lại bới móc chuyện quan hệ riêng tư của cựu tổng thống Bill Clinton, đưa cuộc tranh luận của ứng viên tổng thống xuống mức khiếm nhã không nên có. Trong cuộc thăm dò dư luận sau đó, 57% cho là bà Hillary đã thắng, trong lúc ông Trump chỉ được 34%. Nhà báo Phạm Trần tại Washington tường thuật cuộc đối mặt mà hai người ngay từ đầu đã không bắt tay nhau, điều khá bất thường. Mối đe dọa đối với ông Trump trước mắt là những người có trọng lượng trong đảng Cộng Hòa- các thượng nghị sĩ, thống đốc tiểu bang - ngày càng có nhiều người muốn ông Trump rút lui. Các nghị sĩ đang thảo luận có nên tiếp tục quyên góp cho ông Trump nữa hay không. (RFI)
  15. Đăng bởi Tiểu Nhi on Monday, October 10, 2016 | 10.10.16 Tổng thống Barack Obama nói ông Donald Trump đang ở thế “bất an” và rằng ứng cử viên tổng thống của đảng Cộng hòa đang “tự thổi phồng” mình bằng cách hạ người khác xuống. Ứng viên tổng thống đảng Cộng hòa Donald Trump vẫy chào những người ủng hộ bên ngoài toà nhà Trump Tower nơi ông sống tại khu Manhattan, New York, ngày 08 tháng 10 năm 2016. Ông Obama đã phản ứng lại những phát ngôn tục tĩu của ông hồi năm 2005, khi ông bị ghi hình đang tự hào nói có thể sờ soạng cả bộ phận sinh dục của phụ nữ vì ông là một “ngôi sao”. Tờ Washington Post hôm thứ Sáu đã đăng tải đoạn video có các phát ngôn trên. Trong lúc vận động tranh cử cho nữ nghị sĩ bang Illinois, Tammy Duckworth, hôm Chủ nhật, ông Obama nói những phát ngôn như vậy của ứng viên tổng thống đảng Cộng hòa cho thấy ông ấy “bất cẩn trong phép lịch sự và sự tôn trọng” mà một nền dân chủ năng động đòi hỏi. Ngay cả các cuộc thăm dò cũng cho thấy ông Trump đang thất thế trước ứng cử viên của đảng Dân chủ Hillary Clinton, ông Obama nói quá nguy hiểm khi xem thường mọi thứ. Tổng thống Hoa Kỳ còn nhấn mạnh tầm quan trọng việc mọi người phải làm việc chăm chỉ và đi bỏ phiều vào ngày 8/11. Ông Trump và bà Clinton đã gặp nhau vào tối Chủ nhật cho cuộc tranh luận thứ hai trong ba cuộc tranh luận giữa các ứng cử viên tổng thống, và phát biểu thẳng thừng của ứng viên đảng Cộng hòa về phụ nữ 11 năm trước đã là chủ đề của câu hỏi đầu tiên. Ông Trump nói ông “không tự hào” về những gì ông nói trong đoạn video và làm nhẹ chuyện này chỉ là “cuộc nói chuyện trong phòng thay đồ”. Trước đó, ông Trump đã xin lỗi về những phát ngôn của mình và bác bỏ đề nghị của một số đảng viên Cộng hòa rằng ông tránh sang một bên để ủng hộ cho người đồng hành đứng phó với ông là ông Mike Pence. “Bất cứ ai biết tôi đều biết những lời này không phản ánh con người tôi. Tôi đã nói điều đó, tôi đã sai và tôi xin lỗi”, ông Trump nói trong một đăng tải trên Facebook. “Tôi hứa sẽ là một người đàn ông tốt hơn vào ngày mai và sẽ không bao giờ khiến cho bạn thất vọng”. Sau đó ông buộc tội cựu Tổng thống Bill Clinton về việc lạm dụng phụ nữ và nói bà Hillary Clinton “đã bắt nạt, tấn công, gây hổ thẹn và đe dọa các nạn nhân của tôi”. Ngay trước khi bắt đầu cuộc tranh luận, ông Trump đã tổ chức một cuộc họp báo với một loạt những người phụ nữ cáo buộc ông Bill Clinton đã quấy rối tình dục và có hành vi sai trái đối với họ. Ông nói những người phụ nữ đã yêu cầu được lắng nghe. Ông Trump cũng đe dọa sẽ nói về sự phản bội trong quá khứ của ông Bill Clinton trong các cuộc tranh luận. Bà Hillary Clinton đã phản ứng với những phát ngôn của ông Trump bằng một tweet trên trang Twitter, gọi chúng là “khủng khiếp”. Tại cuộc tranh luận, bà nói đoạng video đã đặt ra câu hỏi về việc liệu ông Trump có phù hợp để trở thành tổng thống. Năm 1998, ông Bill Clinton đã bị Hạ viện luận tội vì đã nói dối về một mối quan hệ tình dục với một nhân viên thực tập tại Tòa Bạch Ốc, nhưng ông đã không bị kết tội trong phiên tòa tại Thượng viện. Nhiều phụ nữ cũng đã cáo buộc ông Bill Clinton về những hành vi sai trái trước và sau khi ông trở thành tổng thống, nhưng những cáo buộc này chưa được chứng minh hoặc dẫn đến việc buộc tội. Những phụ nữ khác cũng cáo buộc họ đã ngoại tình với cựu tổng thống. Nhiều nhân vật nổi tiếng của đảng Cộng hòa đang kêu gọi ông Trump từ bỏ cuộc đua làm tổng thống. Những người này cho rằng đảng đã thua trong cuộc đua vào Tòa Bạch Ốc, nhưng vẫn có thể cứu vãn được tình hình bằng cách chiến thắng tại Hạ viện và Thượng viện. Ứng cử viên tổng thống của đảng Cộng hòa năm 2008, Thượng nghị sĩ bang Arizona John McCain, đã rút lại sự ủng hộ dành cho ông Trump và kêu gọi ông rút lui. Ứng cử viên đảng của đảng Cộng hòa năm 2012 Mitt Romney tố cáo việc nói khoác về tình dục của ông Trump, nói rằng “Tấn công phụ nữ có chồng ư? Cuộc tấn công đáng coi thường? Thật là một sự hạ cấp những người vợ và con gái của chúng ta và làm mất mặt nước Mỹ trên thế giới”. (VOA)
  16. Đăng bởi Tiểu Nhi on Monday, October 10, 2016 | 10.10.16 Đúng 8h sáng (giờ Việt Nam) Thứ Hai ngày 10/10/2016, cuộc tranh luận trực tiếp lần thứ 2 giữa hai ứng viên Tổng thống Mỹ: Hillary Clinton và Donald Trump đã bắt đầu tại trường đại học Washington ở St.Luis, Bang Missouri. Hai ứng viên Tổng thống Mỹ trong cuộc đối thoại Donald Trump gọi những người Cộng hoà là 'đạo đức giả' Bà Clinton sẽ công kích bình luận thô tục của Trump trong tranh luận tay đôi Trump thực sự thua sau màn tranh luận đầu tiên với Hillary Đối thoại đầu tiên giữa bà Hillary Clinton và ông Donald Trump Trump gây sốc với cáo buộc Obama 'sáng lập' IS Cũng giống như lần “khẩu chiến” đầu tiên, cuộc quyết đấu lần 2 sẽ kéo dài 90 phút. Tuy nhiên, khác với lần trước, ngoài những câu hỏi do người điều phối đưa ra, hai ứng viên còn phải trả lời các câu hỏi của khán giả tham dự chương trình. Những khán giả theo dõi trực tiếp chương trình đều là những cử tri cam kết chưa quyết định bỏ phiếu cho ứng viên nào, được lựa chọn bởi Viện thống kê Gallup (Mỹ). Mỗi ứng cử viên sẽ có 2 phút để trả lời và thêm 1 phút để thảo luận về vấn đề mà người điều phối đưa ra. Cuộc tranh luận lần này do 2 nhà báo: Anderson Cooper (người dẫn chương trình của kênh truyền hình CNN) và Martha Raddatz (kênh truyền hình ABC) điều phối. Cuộc tranh luận chính thức bắt đầu, 2 người dẫn chương trình Martha Raddatz và Anderson Cooper đã xuất hiện trên sân khấu và vẫy tay chào khán giả. Hai ứng viên Tổng thống Hillary Clinton và Donald Trump không bắt tay nhau. Họ chỉ tiến lại gần và gật đầu chào nhau. Câu hỏi đầu tiên từ phía khán giả về việc liệu 2 ứng cử viên có phải là hình mẫu cư xử phù hợp đối với giới trẻ ngày nay. Bà Clinton trả lời một cách tự tin: “Cần khẳng định với giới trẻ rằng chúng ta một đất nước tôn trọng sự đa dạng và cùng giúp đỡ nhau phát triển. Tôi có một cái nhìn rất tích cực và lạc quan về những gì chúng ta có thể làm. Đó cũng chính là lý do vì sao khẩu hiệu trong chiến dịch tranh cử của tôi là Cùng nhau vững mạnh hơn.Tôi hi vọng chúng ta có thể sát lại gần nhau hơn nữa trong chiến dịch này. Tôi muốn trở thành Tổng thống của tất cả người dân Mỹ”. Bà Clinton tuyên bố: “”Chúng ta cần làm cho thanh niên hiểu rõ rằng, nước Mỹ là rất tuyệt vời bởi chúng ta đều là những người tốt. Chúng ta tôn trọng lẫn nhau, nâng đỡ nhau và trân trọng sự đa dạng”. Donald Trump: “Tôi đồng ý với những gì mà bà Clinton vừa phát biểu. Tôi bắt đầu chiến dịch tranh cử bởi tôi cảm thấy quá mệt mỏi khi phải nhìn thấy những điều ngu ngốc xảy ra tại đất nước này. Tôi muốn nước Mỹ trở lại vĩ đại như trước. Có rất nhiều điều tồi tệ đã xảy ra, như chính sách chăm sóc y tế Obamacare khiến người dân phải chi trả nhiều hơn”. Sau đó, ông nói sang vấn đề thỏa thuận Iran, thâm hụt thương mại của Mỹ, việc 2 cảnh sát bị bắn chết tại California vào thứ 7 vừa qua ở California và về điều kiện sống của người Mỹ gốc Phi trong các thành phố lớn. Xung quanh vụ bê bối gần đây của ông Trump, người điều phối Cooper đề cập: “Ông đã tuyên bố rằng ông đã tấn công tình dục phụ nữ?” Ông Trump đã gửi lời xin lỗi tới gia đình, người dân Mỹ và thừa nhận: “Đó là câu chuyện trong phòng thay đồ. Tôi không tự hào gì khi nói những điều đó. Trên thực tế, tôi cảm thấy rất xấu hổ”. Ngay lập tức, bà Clinton mở đòn tấn công: “Hồi tháng 6, tôi đã nói rằng, ông Trump không phù hợp để làm Tổng thống. Hôm thứ 6 tuần vừa qua, tất cả chúng ta đã nghe thấy những gì ông Donald nói về phụ nữ, ông ấy nghĩ gì về phụ nữ và đối xử với phụ nữ như thế nào? Chúng ta đã chứng kiến ông ấy sỉ nhục phụ nữ. Điều đó cho thấy con người thật của ông ta ra sao”. Khi được hỏi ông đã bao giờ quấy rối hay tấn công tình dục phụ nữ chưa, ông Trump trả lời: “Tôi rất tôn trọng phụ nữ, không ai tôn trọng phụ nữ hơn tôi. Tôi không bao giờ làm như thế. Tôi sẽ khiến nước Mỹ trở nên an toàn hơn”. Hillary tấn công, "tôi đã dành nhiều thời gian, trong 48 giờ qua, để nghĩ về những gì chúng ta nghe thấy và chứng kiến. Tôi chưa từng đặt câu hỏi về sự phù hợp của các ứng viên tổng thống trước đây – Donald Trump khác biệt. Những gì tất cả chúng ta đều đã nhìn thấy, đã nghe thấy hôm 7/10 là Donald Trump nói về phụ nữ... Tôi nghĩ ai biết cũng thấy rõ nó đúng là những gì ông ấy nghĩ về phụ nữ. Tôi từng nói rằng, ông Trump không xứng đáng là Tổng thống Mỹ. Tất cả những gì chúng ta được chứng kiến là những điều ông Trump muốn nói về phụ nữ, cách ông ấy suy nghĩ và đối xử với họ. Điều đó thể hiện chính xác con người ông ấy” Ông Trump tuyên bố, đó chỉ là “lời nói bình thường” và ông Trump cũng cáo buộc, chưa từng có ai trong lịch sử chính trị Mỹ lại lạm dụng phụ nữ nhiều như ông Bill Clinton. Đáp lại, bà Clinton dẫn lại tuyên bố của đệ nhất phu nhân Michelle Obama: “Khi họ chơi xấu chúng ta thì chúng ta vẫn sẽ ngẩng cao đầu” Tỷ phú Trump sau đó cáo buộc chính bà Clinton mới là người khơi mào vấn đề nơi sinh của Tổng thổng Obama và tuyên bố: “Bà nợ ông Obama một lời xin lỗi”. Hillary nói rằng, Trump "chưa từng xin lỗi", và ông nợ Barack Obama một lời xin lỗi vì đã khởi xướng "nói dối khai sinh". Đáp trả đòn tấn công của Hillary, ngay khi được hỏi "chiến dịch đã làm ông thay đổi. Điều gì đã xảy ra?" Ngay lập tức Donald Trump phản pháo bằng việc chĩa mũi dùi vào cựu Tổng thống Bill Clinton, chồng của bà Clinton. “Nếu bạn để ý, chưa từng có một chính khách nào trong lịch sử quốc gia này có những hành động phỉ báng phụ nữ như Bill Clinton. Trong khi đó, chính bà Hillary cũng đã chống lại những người phụ nữ ấy một cách đầy ác ý. Bốn người trong số họ cũng có mặt tại đây hôm nay. Một trong số họ bị cưỡng bức năm 12 tuổi. Bill Clinton đã bị tước bằng luật sư vì khai man trong các vụ bê bối tình ái khi còn đương nhiệm. Ông ấy đã phải trả 850.000 USD tiền phạt để hòa giải. Tôi nghĩ trước những vụ việc trên, bà Clinton nên cảm thấy tự hổ thẹn". Trump cũng nhắc lại đoạn băng hồi năm 2005 bị rò rỉ chỉ là "cuộc trò chuyện ở phòng kín". Chưa đầy hai tiếng trước khi cuộc tranh luận diễn ra, ông Trump tổ chức họp báo, xuất hiện cùng 3 người phụ nữ từng tố cáo cựu tổng thống Mỹ Bill Clinton, chồng bà Hillary Clinton, về hành vi hiếp dâm hay tấn công tình dục. Từ trái sang: Kathleen Willey, Juanita Broaddrick và Kathy Shelton - 3 trong số 4 người phụ nữ được Donald Trump đề cập đến có mặt tại hội trường buổi tranh luận. Ông Trump dọa sẽ bỏ tù bà Clinton nếu ông đắc cử Tổng thống Donald Trump bắt đầu công kích ông Bill Clinton, trên Twitter chính thức của ứng cử viên đảng Cộng hòa vừa xuất hiện dòng trạng thái: "Không có ai lạm dụng phụ nữ trong chính trị nhiều hơn Bill Clinton". Bà Clinton bao biện về bê bối sử dụng email cá nhân của mình: “Nếu tôi được làm lại, tôi sẽ không bao giờ làm như thế. Đó là một sai lầm và tôi lấy làm tiếc vì mình đã làm như vậy”. Bà Clinton khẳng định, không có bằng chứng gì về việc những email được đánh dấu mật rơi vào tay kẻ xấu. Ông Trump khẳng định: “Bà ấy lại dối trá”, còn bà Clinton chỉ biết cười trừ khi bị công kích trực diện. Cựu ngoại trưởng Mỹ khẳng định, không có bằng chứng máy chủ cá nhân của bà bị xâm nhập. Và bà coi chuyện các tài liệu mật "rất nghiêm túc". "Không có bằng chứng có bất kỳ tài liệu mật nào rơi vào tay kẻ xấu". Hillary yêu cầu khán giả kiểm tra nhanh Trump: "Mọi thứ ông ấy vừa nói hoàn toàn không đúng. Nhưng tôi không thấy ngạc nhiên. Thật tốt khi ai đó với tính khí của Donald Trump không lãnh đạo đất nước của chúng ta". "Nếu tôi đắc cử, tôi sẽ yêu cầu Bộ trưởng Tư pháp mở cuộc điều tra đặc biệt về bê bối email của bà", Trump đe dọa bà Clinton. “Bà sẽ phải tự thấy hổ thẹn”. Bà Clinton đáp trả: “Mọi điều ông nói đều là sai trái và tôi cũng không lấy làm ngạc nhiên gì”. Trump trả lời: "Bởi vì bà nên ở tù". Trump phản đòn quyết liệt: "Điều bà nên xin lỗi là về 33.000 email bà đã xóa... Nếu tôi thắng cử, tôi sẽ yêu cầu Bộ trưởng Tư pháp của mình cử một công tố viên đặc biệt điều tra vụ của bà". Thậm chí, ứng cử viên đảng Cộng hòa còn tuyên bố “Clinton sẽ phải vào tù nếu tôi trở thành Tổng thống”. Đám đông theo dõi cuộc tranh luận sau đó hò reo vang dội khi ông Trump khẳng định, bà Clinton sẽ phải ngồi tù. Chính sách Obamacare Trong khi bà Clinton khẳng định cần tiếp tục triển khai và phát triển chính sách chăm sóc sức khỏe này thì ông Donald Trump cho rằng đó thực sự là một thảm họa. “Chính sách này sẽ không bao giờ có hiệu quả”, ông nói.ông Donald Trump nói: "Obamacare là một thảm họa. Bạn biết điều đó, tất cả chúng ta đều biết. Obamacare sẽ không bao giờ hiệu quả. Nó là bảo hiểm y tế rất tồi và đắt đến mức khó tin đối với đất nước chúng ta. Chúng ta phải hủy bỏ và thay nó bằng một chương trình ít tốn kém hơn, có hiệu quả. [Clinton] muốn tiến tới bảo hiểm y tế thanh toán đơn lẻ, giống như ở Canada". Trong bối cảnh bà Clinton đang ngập ngừng khi gặp câu hỏi khó về vấn đề chăm sóc y tế, ông Trump tiếp tục dồn ép bà: “Bà cứ trả lời trước đi, tôi đợi được, Tôi là một quý ông mà”. Bà Clinton đành trả lời rằng, việc xem xét lại chi phí khám chữa bệnh theo Đạo luật Cải cách Chăm sóc Y tế sẽ là ưu tiên hàng đầu của Tổng thống tiếp theo của nước Mỹ. Bà cũng thừa nhận, người dân đang phải đóng chi phí quá cao. Bà Clinton cũng cho biết, bà muốn duy trì chính sách Obamacare, tuy nhiên, điều này có thể sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực đến những người được hưởng chính sách chăm sóc y tế. Trong khi đó, ông Trump khẳng định: “Chính sách chăm sóc y tế hiện nay chỉ càng trở nên tồi tệ hơn và sẽ tự sụp đổ vào năm 2017”. Theo ông Trump, chính sách này là quá đắt đỏ và không hiệu quả. Tỷ phú Mỹ nhấn mạnh, cần thay đổi chính sách hiện nay bằng một chính sách hiệu quả hơn: “Obamacare là một thảm họa”. Bản thân chồng bà Clinton, cựu Tổng thống Bill Cliton từng than phiền rằng, Obamacare là “thứ điên rồ nhất trên thế giới” do chi phí gia tăng chóng mặt. Người dẫn chương trình đặt câu hỏi: "Liệu Bill Clinton có sai khi gọi Obamacare là "thứ điên khùng nhất trên thế giới?". Đáp lại, Bà Hillary nói: "Chúng ta không chỉ xé toạc rồi vứt nó đi". Nói các công ty bảo hiểm "sau đó sẽ có thể làm gì tùy ý". “Hơn 20 triệu người Mỹ giờ đã được nhận tiền bảo hiểm”. Bà cũng cáo buộc ông Trump muốn “xé nát” chương trình chăm sóc y tế của mỹ và trao chúng cho các công ty bảo hiểm. Trả lời câu hỏi "Bà sẽ giảm chi phí chăm sóc sức khỏe thế nào?", Hillary nêu ra kế hoạch 4 điểm về cách thức bà cắt giảm chi phí y tế, nói rằng bà sẽ giữ lại những phần tốt đẹp nhất của Đạo luật Affordable Care của Obama. Trump nói, "chúng ta sẽ phải bảo vệ người dân". "Chúng ta sẽ có thể chăm sóc những người không có các quỹ cần thiết để tự chăm sóc mình". Ông quay sang cáo buộc bà Clinton đã thất bại trong việc tạo thêm việc làm và giúp đỡ người Mỹ gốc Phi. Ông nhanh chóng xoay sang chủ đề tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS). "Khi bạn có một thế giới mà IS đang chặt đầu người dân... có quá nhiều điều xấu xa đang xảy ra... Đó là những gì tôi muốn đề cập tới". Vấn đề người Hồi giáo Một khán giả người Hồi giáo đặt câu hỏi cho ứng viên Trump về việc làm thế nào để giải quyết Hội chứng sợ người đạo Hồi, khi những người theo đạo Hồi bị coi là một mối đe dọa và gây sợ hãi cho cộng đồng? Ông Trump trả lời: “Bạn nói đúng về Hội chứng sợ người đạo Hồi. Và điều này thật đáng xấu hổ. Đây thực sự là một vấn đề”. Theo quan điểm của ông Trump, người Hồi giáo cần phải báo cáo về vấn đề này nếu họ nhận thấy có điều gì bất ổn đang diễn ra. Nói tới đây, ông Trump cáo buộc bà Clinton không thể đối phó với khủng bố, bởi bà ấy “thậm chí còn không thể nêu tên những kẻ khủng bố thánh chiến Hồi giáo”. Về phía bà Clinton, bà thừa nhận: “Thật không may, có nhiều sự chia rẽ xung quanh vấn đề người Hồi giáo và một số vấn đề đó gây ra bởi ông Donald”. Bà nói rằng, người Hồi giáo đã có mặt tại Mỹ kể từ thời George Washington. Bà khẳng định: “Chúng ta cần người Mỹ gốc Hồi giáo, họ là một phần tai mắt của chúng ta, là những người đứng đầu mặt trận, họ là một phần của nước Mỹ”. Liên quan đến câu hỏi về việc một người theo đạo Hồi tại Mỹ bị coi là mối đe dọa đối với đất nước, ông Trump nhấn mạnh: “Những người theo đạo Hồi cần báo cáo với giới chức Mỹ nếu họ chứng kiến các hành vi thù hằn nhàm vào mình. Nếu họ không làm vậy, nước Mỹ sẽ gặp rất nhiều vấn đề khó khăn”. Ứng cử viên đảng Cộng hòa cho rằng, những người Hồi giáo, hơn ai hết phải trở thành người thông báo cho chính quyền sớm nhất về những âm mưu khủng bố mà họ có thể biết, ví dụ như vụ khủng bố ở San Bernardino năm 2015. Tỷ phú Mỹ khẳng định, việc cấm người Hồi giáo nhập cư vào Mỹ là nhằm ngăn chặn kế hoạch “Con ngựa thành Trojan” lớn nhất từ trước đến nay: “Tôi không muốn tiếp nhận hàng trăm nghìn người Syria đến Mỹ trong khi chúng tôi không biết gì về họ cũng như về tình yêu của họ đối với nước Mỹ”. Bà Clinton chỉ trích: “Những gì ông Trump nói về người Hồi giáo sẽ chỉ tạo điều kiện cho lũ khủng bố tuyển mộ người dễ dàng hơn”. Đáp lại, ông Trump nhấn mạnh: “Chúng ta đã có quá nhiều đồng minh là những tên tội phạm nhờ bà Hillary Clinton khi bà ấy còn là Ngoại trưởng Mỹ”. Trong khi đó, The Guardian cho rằng ông Trump dường như đang giận dữ khi liên tục đi xung quanh sân khấu trong khi bà Clinton thì “không tin được đang trên sân khấu cùng Donald Trump”. Người điều phối hỏi Donald Trump: "Ông sẽ giúp người Hồi giáo xử lý hậu quả bị gọi là mối đe dọa đối với đất nước sau khi bầu cử kết thúc?" Trump đáp: "Anh đã đúng về Islamophobia và đó là một sự hổ thẹn. Nhưng có một vấn đề. Và chúng ta phải đảm bảo rằng những người Hồi giáo đến và trình báo khi họ nhìn thấy điều gì đó đang diễn ra". Trump cho rằng, Hillary và Obama sẽ không dùng thuật ngữ "chủ nghĩa khủng bố Hồi giáo cực đoan". "Trước khi bạn giải quyết được nó thì bạn phải nêu tên ra", Trump chỉ trích đối phương. Raddatz hỏi liệu Trump vẫn giữ lệnh cấm người Hồi giáo vào Mỹ. Trump đáp: "Nó được gọi là kiểm tra cực điểm... Tôi không muốn có hàng trăm nghìn người từ Syria, khi chúng ta không biết gì về họ, kéo đến đất nước chúng ta". Cũng về câu hỏi này, theo Hillary, "nước Mỹ là nơi tất cả mọi người đều có một chốn, nếu bạn muốn làm việc chăm chỉ, hãy làm phần của mình, đóng góp cho cộng đồng của mình" và "Rất thiển cận và nguy hiểm khi dính vào kiểu ngôn ngữ mị dân mà Trump dùng. Đối với họ, điều quan trọng là cảm thấy được cần, được đón nhận, là một phần của an ninh đất nước ... Chúng ta không phải đang chiến tranh với người Hồi giáo...". Liên quan đến một gia đình người Hồi giáo tại Mỹ có con mất trong cuộc chiến tranh Iraq từng bị ông chỉ trích trước đây, ông Trump nói: “Đại úy Khan là anh hùng của Mỹ. Tuy nhiên, nếu tôi là Tổng thống vào thời điểm đó, anh ấy sẽ không phải bỏ mạng. Tôi sẽ không đưa quân sang Iraq. Iraq là một thảm họa”. Cuộc chiến tranh Iraq Bà Clinton cáo buộc ông Trump ủng hộ cuộc chiến tranh Iraq và khẳng định ông đã nói về điều này đến 11, 12 lần. Đáp lại, ông Trump khẳng định, ông chưa bao giờ nói như vậy và luôn phản đối cuộc chiến tranh này. Tỷ phú Mỹ cho rằng, người dẫn chương trình đã cố tình ưu ái bà Clinton khi để bà được nói thêm 25 giây so với quy định. Tuy nhiên, bà Clinton nhấn mạnh, Mỹ đóng vai trò rất quan trọng trong vấn đề nhập cư: “Có nhiều đứa trẻ là nạn nhân của chiến tranh và chúng ta cần đóng góp công sức của mình để giải quyết vấn đề này”. Bà Clinton khẳng định, bà ủng hộ việc xiết chặt quy định đối với người nhập cư vào Mỹ và “sẽ không để bất kỳ kẻ nào có thể gây hại cho nước Mỹ được đặt chân đến Mỹ”. “Trước hết, tôi sẽ không để bất cứ ai có nguy cơ gây hại đặt chân vào lãnh thổ của chúng ta. Tuy nhiên, hãy nghĩ về cảnh tượng hàng ngàn dân tị nạn, trong đó có cả phụ nữ và trẻ em. Hãy nghĩ về hình ảnh cậu bé 4 tuổi với vết thương rỉ máu trên đầu. Ông Trump nói rằng chúng ta sẽ áp đặt lệnh cấm dựa theo tôn giáo. Nhưng chúng ta sẽ thực hiện điều này bằng cách nào? Nước Mỹ là một quốc gia được thành lập dựa trên nền tảng tự do tôn giáo. Liệu chúng ta có thể “xét nghiệm” tôn giáo của những người đặt chân tới nước Mỹ?” Vấn đề Libya, Syria, Syria và IS Bà Clinton cho rằng những cuộc không kích của Nga đang tàn phá Aleppo, trong khi đó, ông Trump dường như lại tỏ ra ủng hộ vấn đề này và Tổng thống Syria Assad. Trump khẳng định: "Assad đang tiêu diệt IS". Ngoài ra, ứng cử viên này còn cho rằng “cứ mỗi khi Mỹ hỗ trợ các nhóm nổi dậy để chống lại các chế độ độc tài thì lực lượng nổi dậy sẽ tồi tệ hơn”. Ông Trump cũng công kích bà Clinton về vai trò của bà trong việc Mỹ can dự vào Libya, Syria và Iraq nhằm chống lại IS: “Giờ thì chúng hiện diện tại 32 quốc gia. Chúng mừng bà, làm tốt quá đấy!”. Tỷ phú Mỹ cũng chỉ trích thời gian bà Clinton làm Thượng Nghị sĩ New York và những dự luật mà bà thông qua vào thời điểm đó: “Bà ấy là một thảm họa, một thảm họa thực sự”. Bà Clinton cho biết, bà ủng hộ việc thiết lập một vùng cấm bay tại Syria nhưng “chúng ta cần phải giàn xếp với Nga” về điều này. Dù vậy, bà vẫn cảnh báo Mỹ cần thận trọng trước tham vọng của Nga. Đáp lại, ông Trump nhấn mạnh: “Tôi không thích ông Assad nhưng ít nhất ông ấy cũng đang nỗ lực tiêu diệt IS, Nga cũng đang nỗ lực tiêu diệt IS và Iran cũng đang nỗ lực tiêu diệt IS”. Khi được hỏi, điều gì sẽ xảy ra nếu Aleppo rơi vào tay IS, ông Trump khẳng định: “Tôi nghĩ về cơ bản nó đã nằm trong tay IS”. Sau khi ông Trump chỉ trích cái gọi là “sự ngu dốt của Chính phủ Mỹ ở Trung Đông” khi công khai kế hoạch quân sự chống IS của mình trước khi tấn công thực sự, người dẫn chương trình Martha Raddatz đã hỏi xoáy ông Trump: “Hãy trình bày chiến lược của ông đi”. Quay trở lại vấn đề Syria, bà Clinton khẳng định, bà không muốn đưa quân vào Syria nhưng vẫn ủng hộ vai trò của lực lượng đặc nhiệm Mỹ hiện đang có mặt tại đây. Bà Clinton cũng cho biết, bà sẽ tập trung vào mục tiêu hàng đầu là thủ lĩnh IS Abu Bakr al-Baghdadi. Tấn thảm kịch ở Syria Hillary cho rằng, "tình hình ở Syria thực sự là một thảm họa". Bà ủng hộ thiết lập một khu vực cấm bay tại khu vực, khẳng định Mỹ "cần một đòn bẩy trước người Nga" nhằm mang họ trở lại bàn đàm phán. "Tôi sẽ ngồi vào bàn đàm phán với nhiều đòn bẩy hơn những gì chúng ta có hiện nay". Bà cũng bày tỏ ủng hộ việc truy tố tội ác chiến tranh đối với Nga và Syria. Trump nói: "Tôi không thích Assad chút nào, nhưng ông ta đang tiêu diệt IS, lính Nga cũng đang tiêu diệt IS". Ông Trump cũng thừa nhận tình hình ở Syria là "thảm họa". "Tại sao không làm nó thầm lặng, mở một chiến dịch tấn công âm thầm vào Mosul (thành trì của IS ở Iraq)? Tại sao các tướng lĩnh không bí mật tấn công và hạ gục IS?", Trump nói. Trump nói, Hillary là một phần của cái gọi là "ranh giới đỏ" vô tác dụng mà Obama nêu ra về Syria. Hillary đáp rằng, bà không còn là Ngoại trưởng Mỹ khi Obama đưa ra "ranh giới đỏ" cho việc không kích nhằm vào Assad. Người điều phối Raddatz lưu ý rằng liên danh tranh của của Trump đã kêu gọi cứng rắn hơn với Assad. Trump đáp lời: "Ông ấy và tôi chưa nói chuyện và tôi không đồng ý". Hillary khẳng định sẽ không triển khai bộ binh tham chiến ở Syria, cho rằng đây là quyết định nguy hiểm. "Tôi hy vọng trước khi tôi trở thành tổng thống thì chúng ta đã có thể đẩy lùi IS ra khỏi Iraq. Nhiều cơ hội cho thấy chúng có thể bị đánh bật khỏi Mosul", bà nói. Tuy nhiên sẽ điều động các lực lượng đặc nhiệm và binh lính huấn luyện. Bà hy vọng khi trở thành Tổng thống Mỹ sẽ quét sạch Nhà nước Hồi giáo (IS) khỏi Iraq. Ông Trump nhắc lại cuộc tấn công nhằm vào lãnh sự quán Mỹ tại Libya hồi năm 2012, nói rằng bà Clinton khi ấy đã phớt lờ rất nhiều yêu cầu tăng cường an ninh mà đại sứ Mỹ thiệt mạng trong vụ tấn công Benghazi đề xuất. Sự can thiệp của Nga vào cuộc bầu cử của Mỹ Bà Clinton cáo buộc Tổng thống Nga Putin cố tình “gây ảnh hưởng đến kết quả của cuộc bầu cử” nhằm giúp tỷ phú Donald Trump thắng cử: “Chưa bao giờ trong lịch sử nước Mỹ, chúng ta chứng kiến kẻ thù - một quốc gia lớn khác- nỗ lực tìm cách tác động đến cuộc bầu cử của chúng ta”. Đáp lại, ông Trump bác bỏ quan điểm này: “Tôi nghĩ sẽ tốt hơn nếu chúng ta có mối quan hệ tốt đẹp với nước Nga. Tôi không nợ nước Nga bất kỳ điều gì”. Bà Clinton lên án chính quyền Matxcơva khi cho rằng Nga đang chỉ đạo tấn công mạng để gây ảnh hưởng tới cuộc bầu cử Mỹ. Ứng cử viên đảng Dân chủ nói rằng các quan chức tình báo tin rằng điện Kremlin đứng sau những vụ tấn công mạng vào chính phủ Mỹ, các tổ chức dân chủ và các trung tâm bỏ phiếu. Theo bà Clinton, điều này có thể là do ông Trump đã ca ngợi ông Putin hoặc có dính líu đến các phi vụ làm ăn với các doanh nhân Nga và khẳng định, chỉ có thể biết được điều này nếu ông Trump chịu công khai thuế thu nhập cá nhân. Ông Trump cũng cho rằng, việc Nga - Mỹ có thể hợp tác để đánh bại IS là điều rất tốt khi cho rằng “sẽ thật tốt nếu Mỹ có thể hợp tác với Nga để tiêu diệt cái gọi là Nhà nước Hồi giáo”. Trong khi đó, ứng viên đảng Cộng hòa nói "sẽ tuyệt nếu chúng ta có thể hòa thuận với Nga, nhờ vậy có thể cùng đánh IS. Tôi không biết rõ về Putin. Tôi chả biết gì về Nga. Tôi không có hợp đồng ở đó". Và cũng không làm việc với Chính phủ Nga trong quá trình tranh cử. "Tôi không có khoản vay nào với Nga, và tôi đã trả hàng triệu đôla tiền thuế. Ngay khi kiểm toán thường kỳ kết thúc, tôi sẽ công bố hồ sơ thuế của mình", Donald Trump khẳng định. Vấn đề thuế thu nhập cá nhân Một khán giả nam đặt câu hỏi: "Làm sao các vị bảo đảm giới nhà giàu sẽ đóng thuế đầy đủ". Trump cho biết, ông đã đóng hàng trăm triệu tiền thuế, "nhiều hơn cả người bạn Warren Buffet của bà Hillary". Về việc ngăn chặn các lỗ hổng và thay đổi chính sách thuế, Trump cho rằng: "Bà ấy đã làm việc hơn 30 năm nhưng không thay đổi được gì, và sẽ không bao giờ thay đổi". Đáp lại, Hillary cho rằng kế hoạch thuế của Trump sẽ giúp giới nhà giàu và các tập đoàn có được khoản giảm thuế lớn nhất chưa bao giờ có, trong khi lại làm gia tăng thuế của những gia đình trung lưu. "Ông ta chỉ quan tâm chính bản thân và những người như ông ta", bà Hillary nói, đồng thời nhắc lại chuyện Trump không đóng thuế thu nhập trong gần 20 năm. Bà Clinton cáo buộc ông Trump trốn thuế suốt 20 năm qua: “Những gì mà các bạn nghe ông Donald nói vừa rồi là không đúng sự thật. Đừng tin những lời của một kẻ đã suốt 20 năm qua trốn thuế thu nhập liên bang. Ông ta chỉ nghĩ tới bản thân mình và những người như ông ta mà thôi”. Ông Trump khẳng định, ông chỉ công bố sau khi Chính phủ kết thúc việc kiểm toán thuế và nhấn mạnh: “Tôi rất tự hào khi làm như vậy”. Cũng theo ông Trump, nếu làm Tổng thổng, ông sẽ cắt giảm thuế cho người dân Mỹ trong khi bà Clinton sẽ “đánh thuế thật nặng vào họ”. Khi được hỏi có phải ông đã “sử dụng khoản thua lỗ 916 triệu USD để không phải đóng thuế liên bang hay không?”, ông Trump khẳng định: “Đúng là thế” và cho biết, rất nhiều người bỏ tiền ủng hộ cho quỹ Clinton cũng làm điều tương tự. “Đúng là tôi làm thế, nhưng Warren Buffet hay George Soros cũng làm thế. Nếu có vấn đề gì về thuế, bà Clinton đã có cơ hội sửa đổi thuế trong suốt 30 năm qua. Bà ấy chỉ nói mồm thôi”. Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP). Ông Trump cáo buộc bà Clinton nói dối về Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP). Trong khoảng thời gian từ năm 2010 đến năm 2014, bà Clinton thể hiện quan điểm ủng hộ thỏa thuận thương mại do Tổng thống Barack Obama khởi xướng. Trong vai trò Ngoại trưởng Mỹ vào năm 2012, bà nói: “Hiệp định TPP đề ra các tiêu chuẩn vàng về thỏa thuận thương mại mậu dịch tự do, minh bạch, công bằng và một sân chơi bình đẳng”. Bà cũng nhiều lần ca ngợi hiệp định này với những mỹ từ như “chất lượng cao”, “đột phá”, “tiêu chuẩn cao”... Tuy nhiên, sau khi rời cương vị Ngoại trưởng Mỹ vào năm 2014, quan điểm của bà về TPP đã đổi chiều. Năm 2015, trong một lần phát biểu, bà đã bày tỏ những lo ngại xung quanh hiệp định TPP và tỏ ý phản đối những điều khoản hiện nay của hiệp định này. Về chính sách năng lượng Theo bà Clinton, lần đầu tiên trong lịch sử, nước Mỹ đang giữ thế độc lập về năng lượng, nhưng Trung Đông vẫn dàn xếp giá dầu khiến nhiều công ty năng lượng của Mỹ chịu thiệt hại. “Chúng ta cần phải tiếp tục độc lập về năng lượng nhằm giúp gia tăng sức mạnh và sự tự do”. Bà Clinton cho rằng mục tiêu của bà là hướng tới năng lượng sạch và có khả năng tái tạo. Bà cũng nhấn mạnh rằng, mình là ứng cử viên duy nhất có kế hoạch khôi phục trữ lượng, sản lượng than của nước Mỹ. Trong khi đó, ông Trump trình bày quan điểm sử dụng năng lượng hiệu quả, ông Trump khẳng định: “Chúng ta đang giết chết doanh nghiệp Mỹ làm ăn trong lĩnh vực năng lượng” và nhấn mạnh, ông ủng hộ việc phát triển điện gió và điện mặt trời. "Chúng ta đang giết chết, hoàn toàn giết chết, ngành năng lượng ở quốc gia này. Chúng ta đã tìm thấy một khối tài sản khổng lồ ngay dưới chân mình”. Trong khi đó, bà Clinton cáo buộc ông Trump đã mua thép từ chính các doanh nghiệp Trung Quốc mà ông chỉ trích trước đó. Câu hỏi về năng lượng cũng chính là câu hỏi cuối cùng trong cuộc tranh luận lần thứ 2 của 2 ứng viên Tổng thống. Trong cuộc tranh luận này, các chuyên gia cho rằng, ông Trump đã “hoàn toàn lấn lướt” so với bà Clinton. Một số chuyên gia còn đùa rằng: “Hầu như không nghe thấy gì từ bà Clinton khi ông Trump công kích bà”. Các vấn đề khác Trong khi đó, ông Trump lên tiếng phàn nàn với người điều phối rằng, các phần phát biểu của bà Clinton quá dài dòng: “Khi bà ấy nói quá thời gian 1 phút thì các vị không ngắt lời. Trong khi tôi chỉ quá 1 giây thôi đã bị ngắt”. Người dẫn dắt tranh luận Cooper hỏi Trump về lời chỉ trích cựu hoa hậu hoàn vũ Alicia Machado đăng trên Twitter cá nhân ông. Trump né tránh và bắt đầu nói về Clinton và Benghazi. Bà Clinton công kích Donald Trump khi nhắc đến những phát ngôn trước đây của đối thủ. "Trump đã phát ngôn về người da màu, người Hồi giáo, người Mỹ La tinh, người nhập cư và cả các nạn nhân chiến tranh nhưng ông ta chưa bao giờ xin lỗi về hành động này", bà Clinton nhận định. Trong khi đó, Trump cho rằng bà Clinton có 'sự thù hận trong trái tim'. Bà Clinton nói rằng muốn Tòa án tối cao sớm hỗ trợ quyền phá thai và hôn nhân đồng tính ở Mỹ. Tỷ phú Mỹ khẳng định: “Tôi muốn là Tổng thống phục vụ cho mọi người dân Mỹ” và chỉ trích bà Clinton vì đã gọi “nửa số người ủng hộ ông Trump là lũ khốn”. Bà Clinton đã lên tiếng xin lỗi vì tuyên bố của mình: “Tôi không nói những người ủng hộ ông ấy mà là nói chính ông ấy và chiến dịch tranh cử đầy bạo lực của ông ấy không chỉ nhắm vào phụ nữ mà toàn thể người Mỹ”. Tuy nhiên, theo ông Trump: “Trong đầu bà ấy đầy những suy nghĩ hận thù. Khi bà ấy nói “lũ khốn” là bà ấy thực sự nghĩ vậy”. Bà Clinton khẳng định, bà sẽ chỉ định một Chánh án Tòa án Tối cao Mỹ, người “am hiểu cách thế giới hiện nay vận hành như thế nào” và cam kết sẽ đẩy “tiền bẩn” ra khỏi hệ thống chính trị của Mỹ. Một khán giả người da màu đặt câu hỏi: "Liệu các vị có tự tin xứng đáng và thu được nhiều lá phiếu để trở thành tổng thống không?" Ứng viên đảng Cộng hòa nói ông tự tin về điều này. "Bà Clinton nói người dân của chúng ta đáng khinh. Tôi sẽ không nói như vậy, tôi sẽ là tổng thống của tất cả mọi người", Trump công kích đối thủ đảng Dân chủ. Về bình luận "đáng khinh", bà Clinton cho rằng đây không phải là từ dùng cho các cử tri, mà nói về chiến dịch gây chia rẽ của ông Trump, khi công kích người da đen, Hồi giáo, gốc Latin, nhập cư và cựu binh. Trong khi đó, Hillary nhắc đến tỷ lệ đắc cử cao trong nhiệm kỳ thượng nghị sĩ lần 2, về xuất phát điểm là một luật sư đấu tranh chống phân biệt đối xử chống người da đen ... "Chúng ta đang có một đất nước chia rẽ, vì những người mang sự thù hận to lớn trong tim như bà Clinton", Trump nói. "Đất nước này không thể có thêm 4 năm với người tiếp tục các chính sách của ông Obama, đó là bà Clinton". Người điều phối hỏi bà Clinton: "Liệu Trump có tư cách trở thành lãnh đạo tốt?". Hillary trả lời, "không". Trump lập tức chen ngang, "Tôi bàng hoàng khi nghe như vậy". Hillary tiếp lời, "đó không chỉ là ý kiến của riêng tôi". Trả lời câu hỏi về tòa án tối cao, bà Clinton cho rằng "Đây thực sự là một việc quan trọng. Tôi muốn các thẩm phán phải là người thực sự thấu hiểu cách mà thế giới này hoạt động và có tầm hiểu biết không chỉ trong lĩnh vực pháp luật”. Bên cạnh đó, bà Clinton cũng đề cập đến việc loại bỏ việc sử dụng “tiền đen” và các “nhóm không tiết lộ danh tính” ra khỏi sự vận hành của hệ thống chính trị Mỹ, đồng thời bảo vệ quyền bầu cử và công bằng hôn nhân. Trong khi đó, ông Trump đề cập tới hình mẫu của thẩm phán tòa án tối cao Mỹ Antonin Scalia đã qua đời vào ngày 13/2 vừa qua. “Ông ấy là một con người tuyệt vời. Sự ra đi ấy đã để lại một khoảng trống to lớn. Tôi muốn những vị quan tòa tôn trọng thể chế và Tu chính án thứ hai (có đề cập tới quyền sở hữu súng đạn)". Câu hỏi cuối cùng của một khán giả: “Ông/bà có thể nêu một điều tích cực ở đối thủ mà ông/bà cảm thấy tôn trọng nhất?” Hillary đáp, "tôi tôn trọng các con của ông ấy. Những người con của Trump phản ánh nhiều điều về ông ấy". "Trên cương vị là một người mẹ, một người bà, tôi rất tôn trọng những đứa con của Trump khi họ luôn nói tốt về ông ấy", bà Clinton chia sẻ. Còn ông Trump thì nói rằng: “Bà ấy là người không dễ bỏ cuộc, bà ấy là một chiến binh. Dù tôi có bất đồng với những gì bà ấy đang đấu tranh nhưng bà vẫn đang nỗ lực hết mình để đi theo con đường riêng của bản thân. Đó là điều rất tốt đẹp”. Cho dù ông "có nhiều quan điểm bất đồng với bà ấy". "Tuy nhiên, tính cách này là điều mà tôi ngưỡng mộ Hillary. Đây là một tính cách tuyệt vời", Donald Trump nói. Đây cũng là câu hỏi cuối cùng của cuộc tranh luận. Hai ứng viên bắt tay nhau, kết thúc màn tranh cãi trực tiếp lần hai. (Ngày Nay)
  17. Đăng bởi Tiểu Nhi on Monday, October 10, 2016 | 10.10.16 Cuộc tranh luận thứ nhì trong ba lần tranh luận giữa hai ứng cử viên tổng thống Hillay Clinton và Donald Trump sẽ diễn ra lúc 6 giờ chiều giờ California, ngày Chủ Nhật, 9 Tháng Mười. Địa điểm tranh luận là trường đại học Washington University ở St. Louis, Missouri. Các hệ thống truyền hình sẽ trực tiếp phát hình đi toàn quốc. Cuộc tranh luận Clinton-Trump lần thứ nhất hôm 26 Tháng Chín có hơn 84 triệu khán giả xe trực tiếp truyền hình. Cuộc tranh luận Kaine-Pence, hai ứng cử viên phó tổng thống Dân Chủ và Cộng Hòa) chỉ có 37 triệu. Cuộc tranh luận lần này dự đoán có thể gần bằng hoặc hơn lần đầu. Đại học Washington University ở St. Louis chuẩn bị cho cuộc tranh luận giữa bà Hillary Clinton và ông Donald Trump. (Hình: Win McNamee/Getty Images) Một số chi tiết đáng chú ý sẽ được trình bày tóm tắt kịp thời trên trang web Người Việt Online. “Town Hall” Khác với lần trước, cuộc tranh luận lần này diễn ra bằng hình thức tương tự như một cuộc họp các cử tri và thảo luận khoáng đại trong hội trường, mà người Mỹ gọi là “Town Hall.” Phân nửa câu hỏi đặt ra cho các ứng cử viên là do cử tọa hiện diện tại chỗ đưa ra. Gallup Organisation tham gia vào việc thanh lọc để xác định tính cách vô tư của việc đặt câu hỏi. Phân nửa câu hỏi khác do hai điều hợp viên dẫn chương trình đưa ra, căn cứ trên những đề mục được dư luận quan tâm, phản ánh qua truyền thông, mạng xã hội và các nguồn khác. Cho đến sáng Thứ Năm, những câu hỏi được nêu lên nhiều nhất là việc kiểm tra lý lịch của người mua súng và mở rộng phúc lợi an sinh xã hội. Điều hợp viên Anderson Cooper của CNN và Martha Raddatz của ABC được Ủy Ban Tranh Luận Tổng Thống, một tổ chức độc lập không đảng phái chỉ định phụ trách cuộc tranh luận thứ nhì. Lester Holt của NBC đã phụ trách cuộc tranh luận thứ nhất ngày 26 Tháng Chín, và Chris Wallace của Fox News Channel điều hợp cuộc tranh luận thứ ba, và cũng là cuối cùng, vào ngày 19 Tháng Mười. Theo lời ông Trump, “Cooper rất có thiên kiến” và “CNN là một mạng lưới tin tức của Hillary Clinton,” tuy nhiên, ông nói “sẽ tham dự cuộc tranh luận.” Trước cũng như sau các cuộc tranh luận, từ thời bầu cử sơ bộ đến bây giờ, lần nào ông Trump cũng phàn nàn như thế về hầu hết các phóng viên hoặc ký giả kỳ cựu có nhiều am hiểu và kinh nghiệm chính trị. Hình thức tranh luận có ảnh hưởng gì? Ứng cử viên không đứng sau bục diễn thuyết, có thể đi lại trên sân khấu và bước ra gần cử tọa. Tình trạng ấy khiến mọi động tác của ứng cử viên đều có thể bị chú ý. Năm 1992, máy thu hình cho thấy Tổng Thống George H.W. Bush luôn luôn xem đồng hồ. Trong lần lần tranh cử thượng nghị sĩ New York đầu tiên, bà Hillary Clinton được cảm tình vì đối thủ Rick Lazio luôn luôn chuyển động trên diễn đàn và có những lúc hăm hở lấn sang chỗ của bà. Năm 2000, Phó Tổng Thống Al Gore cũng có cử chỉ tương tự khi tranh luận với Thống Đốc George W. Bush và không được tán thưởng. Bà Clinton có thể học hỏi kinh nghiệm của ông Bill Clinton chứng tỏ sự chủ động khi tranh luận năm 1992, bước ra tới rìa sân khấu để trả lời cử tọa. Bà đã từng rất thành công trong các cuộc nói chuyện vận động cử tri, nhưng khi ấy là người độc nhất trên sân khấu, khác với cuộc tranh luận sắp tới. Ngược lại, ông Trump có lối nói chuyện mạnh mẽ, thu hút, trước một cử tọa đông đảo ồn ào. Khác với lần tranh luận trước, điều hợp viên đã đề nghị không nên vỗ tay nhiều gây ảnh hưởng tới phát biểu của ứng cử viên, cuộc tranh luận này sự biểu lộ cảm nhận của cử tọa sẽ rõ ràng hơn. Chuẩn bị Trợ giúp hướng dẫn tập dượt tranh luận cho ông Trump là Thống Đốc Chris Christie của tiểu bang New Jersey, người đã có kinh nhiệm nói năng trong 130 cuộc gặp gỡ kiểu “town hall.” Bà Clinton dùng kinh nghiệm trình bày thảo luận về chính sách với ban tranh cử của mình. Ban tranh cử và một số người ủng hộ nói rằng ông Trump lần trước đã thiếu tập dượt và sửa soạn đầy đủ như ông ứng cử viên phó tổng thống Mike Pence và do đó khó khăn khi phải đối phó với tình huống bất ngờ. Họ nói rằng ngày Chủ Nhật này họ sẽ hiểu tại sao nước Mỹ cần tổng thống Trump. Tuy nhiên, giống như trận bóng đá, khi bị dẫn trước, san bằng tỷ số không phải là dễ, chưa nói tới thắng lại. Phía bà Clinton chắc chắn đã dự đoán và chuẩn bị đương đầu. Nhưng cũng có thể bằng kinh nghiệm cá nhân và các cố vấn, kể cả kinh nghiệm về việc ông Kaine không thành công khi cố gắng tấn công quá nhiều, bà Clinton sẽ tìm cách cho cuộc tranh luận này ở tình thế không dứt khoát. Lúc đó, nếu quả thật ông Trump tin là có thể đánh mạnh thì đồng thời cũng sẽ có những sơ hở tình cờ và đó là chỗ để khai thác. Thông thường, các ứng cử viên khôn ngoan đều hiểu là mỗi cuộc tranh luận không thể có ảnh hưởng đảo ngược tình thế. Cuộc tranh luận đầu tiên đã đem tới cho bà Clinton một kết quả hơn mong muốn, thể hiện bằng các thăm dò đều cho thấy bà lên điểm từ 2% đến 5%, đặc biệt là chiếm được ưu thế ở nhiều tiểu bang chiến trường tranh chấp. Như thế, có thể chiến lược của bên Dân Chủ sẽ là cố gắng giữ nguyên trạng thay vì quá chú trọng tìm cách thắng thêm. Nói như vậy, cuộc tranh luận ngày Chủ Nhật sẽ buồn tẻ chăng? Không phải vậy, nên hiểu một thực tế là tranh luận quan trọng trên toàn bộ, nhưng sự hấp dẫn nhiều khi chỉ ở những lời đối đáp châm biếm, những tình tiết nhỏ nhặt chẳng có ý nghĩa gì tới lập trường chính sách trọng đại. Chuyện gì sẽ được nói tới? Ban tranh cử Cộng Hòa nói rằng ông Trump sẽ tập trung vào chính sách, kế hoạch xây dựng quốc gia, về việc làm, mậu dịch, về chính sách di dân, tăng sức mạnh quốc phòng, an ninh quốc nội và chống khủng bố. Không chắc ông Trump áp dụng được đúng chiến thuật của ban tranh cử, vì ông vốn không có kỷ luật ấy và sở trường tranh biện của ông không ở những nội dung này. Vì vậy, có thể ông vẫn còn tiếp tục chuyện email của bà Clinton. Có thể ông sẽ khơi ra chuyện như ông đã hăm dọa về đời tư nhiều tình ái lăng nhăng của cựu Tổng Thống Bill Clinton, hay khôn khéo hơn về lời ông Clinton phê phán Obamacare và những chuyện linh tinh khác. Ngược lại, về phía bà Clinton, ngoài những đường lối chính sách lớn, vẫn có thể tiếp tục khai thác chuyện phụ nữ, chuyện cô hoa hậu Alicia Machado và nhiều vụ gây tranh cãi khác đã hoặc sẽ xảy ra khó có thể dự đoán ở ông Trump. Việc ông Trump không công bố hồ sơ thuế có thể sẽ được bà Clinton nhắm tấn công mạnh hơn trong cuộc tranh luận. Lời tự nhận là “khôn ngoan” khi “tránh” thuế hàng trăm triệu đô la khó có thể lọt tai cử tri dù ông Mike Pence có miễn cưỡng giải thích là ông Trump nói với tính cách một nhà kinh doanh và ban tranh cử lập luận rằng ông Trump hiểu rõ những thiếu sót trong luật thuế nên sẽ đủ khả năng sửa chữa luật này. Về phía cử tọa, chắc chắn sẽ có nhiều câu hỏi bất ngờ, chẳng hạn cả bà Clinton lẫn ông Trump sẽ bị chất vấn về vấn đề tiền bạc trong bầu cử, hoặc là “làm sao chúng tôi có thể được bảo đảm về những gì quý vị nói và những gì quý vị sẽ làm.” Hà Tường Cát (tổng hợp) (Người Việt)
  18. Đăng bởi Tiểu Nhi on Sunday, October 9, 2016 | 9.10.16 Vụ rò rỉ xảy ra sau khi Hoa Kỳ cáo buộc Nga về một cuộc tấn công mạng nhắm vào các tổ chức chính trị có ý định gây ảnh hưởng trong cuộc bầu cử tổng thống. Những người ủng hộ ông Donald Trump đã hy vọng rằng Wikileaks sẽ công bố một "Điều ngạc nhiên của tháng Mười" trong tuần này để đặt dấu chấm hết cho những hy vọng trở thành tổng thống của bà Clinton. Bà Hillary Clinton Bà Hillary Clinton đã từ chối công bố các văn bản được gỡ băng từ các phát biểu của bà hồi năm 2013 và 2014. Tài liệu gỡ băng ghi chép các phát biểu riêng tư của ứng viên tổng thống Hoa Kỳ thuộc đảng Dân chủ, bà Hillary Clinton, vừa bị trang mạng ‘thổi còi’ Wikileaks rò rỉ, tiết lộ. Trong một đoạn được trích xuất, bà Clinton nói với các chủ ngân hàng rằng họ đã ở trong vị trí tốt nhất để giúp cải cách khu vực tài chính Mỹ. Bà cũng nói bà ưa chuộng "thương mại mở và biên giới mở". Đối thủ chính của bà Clinton, ông Donald Trump, nói rằng ông muốn đàm phán lại các thỏa thuận thương mại then chốt. Bà Clinton đã từ chối công bố các phần gỡ băng thực hiện từ năm 2013 và năm 2014. Đối thủ của bà trong bầu cử sơ bộ của đảng Dân chủ, Bernie Sanders, đã nhiều lần kêu gọi bà Clinton công bố văn bản của các bài phát biểu được cho là đã mang về cho bà khoảng 26 triệu USD. "Giấc mơ thị trường chung ' Tôi không hài lòng về việc người Nga tấn công mạng trong nỗ lực đưa cuộc bầu cử về tay Donald Trump. Không có thời gian để xác định cái nào trong các tài liệu đó là thật và cái nào bị làm giả John Podesta Các trích đoạn bao gồm nhiều bình luận được đưa ra tại một sự kiện do Goldman Sachs tài trợ vào tháng 10/2013, trong đó bà Clinton nói về sự cần thiết tham vấn ý kiến của phố Wall trong cải cách tài chính. "Những người biết rõ ngành này hơn so với bất cứ ai là những người làm việc trong ngành", bà Clinton nói. Tại một bài phát biểu trình bày cho một ngân hàng Brazil vào năm 2013, bà Clinton nói về "giấc mơ" của bà về một thị trường thương mại chung. "Giấc mơ của tôi là một thị trường chung bán cầu (châu Mỹ), với thương mại mở và biên giới mở vào một thời điểm nào đó trong tương lai với năng lượng càng xanh và càng bền vững như chúng ta có thể có được, tạo ra sức mạnh cho tăng trưởng và cơ hội cho tất cả mọi người ở phần bán cầu này," bà Clinton nói . Vụ rò rỉ xảy ra sau khi Hoa Kỳ cáo buộc Nga về một cuộc tấn công mạng nhắm vào các tổ chức chính trị có ý định gây ảnh hưởng trong cuộc bầu cử tổng thống. Những người ủng hộ ông Donald Trump đã hy vọng rằng Wikileaks sẽ công bố một "Điều ngạc nhiên của tháng Mười" trong tuần này để đặt dấu chấm hết cho những hy vọng trở thành tổng thống của bà Clinton. Các nhân viên trong chiến dịch vận động của bà được cho là đã nhận được các bài phát biểu của bà Clinton để xác định các đoạn trong văn bản có thể gây ra vấn nếu chúng được công bố, theo hãng tin AP. Wikileaks đã công bố trên mạng hàng ngàn bức thư điện tử, bao gồm các trao đổi với trợ lý chiến dịch tranh cử, John Podesta. Đợt rò rỉ lần này bao gồm các thư từ, thông điệp từ nhiều năm trước, nhưng cũng có một số có thời gian ít nhất từ tháng trước. Ông Podesta gọi các chi tiết bị tiết lộ là một cuộc tấn công mạng của Nga và cho rằng một số tài liệu có thể đã bị thay đổi. "Tôi không hài lòng về việc người Nga tấn công mạng trong nỗ lực đưa cuộc bầu cử về tay Donald Trump," ông Podesta viết. "Không có thời gian để xác định cái nào trong các tài liệu đó là thật và cái nào bị làm giả." (BBC)
  19. Image copyrightAP Image captionBà Hillary Clinton đã từ chối công bố các văn bản được gỡ băng từ các phát biểu của bà hồi năm 2013 và 2014. Tài liệu gỡ băng ghi chép các phát biểu riêng tư của ứng viên tổng thống Hoa Kỳ thuộc đảng Dân chủ, bà Hillary Clinton, vừa bị trang mạng ‘thổi còi’ Wikileaks rò rỉ, tiết lộ. Trong một đoạn được trích xuất, bà Clinton nói với các chủ ngân hàng rằng họ đã ở trong vị trí tốt nhất để giúp cải cách khu vực tài chính Mỹ. Bà cũng nói bà ưa chuộng "thương mại mở và biên giới mở". Đối thủ chính của bà Clinton, ông Donald Trump, nói rằng ông muốn đàm phán lại các thỏa thuận thương mại then chốt. Bà Clinton đã từ chối công bố các phần gỡ băng thực hiện từ năm 2013 và năm 2014. Đối thủ của bà trong bầu cử sơ bộ của đảng Dân chủ, Bernie Sanders, đã nhiều lần kêu gọi bà Clinton công bố văn bản của các bài phát biểu được cho là đã mang về cho bà khoảng 26 triệu USD. "Giấc mơ thị trường chung ' Các trích đoạn bao gồm nhiều bình luận được đưa ra tại một sự kiện do Goldman Sachs tài trợ vào tháng 10/2013, trong đó bà Clinton nói về sự cần thiết tham vấn ý kiến của phố Wall trong cải cách tài chính. "Những người biết rõ ngành này hơn so với bất cứ ai là những người làm việc trong ngành", bà Clinton nói. Tại một bài phát biểu trình bày cho một ngân hàng Brazil vào năm 2013, bà Clinton nói về "giấc mơ" của bà về một thị trường thương mại chung. "Giấc mơ của tôi là một thị trường chung bán cầu (châu Mỹ), với thương mại mở và biên giới mở vào một thời điểm nào đó trong tương lai với năng lượng càng xanh và càng bền vững như chúng ta có thể có được, tạo ra sức mạnh cho tăng trưởng và cơ hội cho tất cả mọi người ở phần bán cầu này," bà Clinton nói . Vụ rò rỉ xảy ra sau khi Hoa Kỳ cáo buộc Nga về một cuộc tấn công mạng nhắm vào các tổ chức chính trị có ý định gây ảnh hưởng trong cuộc bầu cử tổng thống. Image copyrightWIKILEAKS Image captionWikileaks công bố trên mạng hàng ngàn bức thư điện tử, văn bản tài liệu, trao đổi liên quan có thời gian từ vài năm trước cho tới cách đây chỉ một tháng. Những người ủng hộ ông Donald Trump đã hy vọng rằng Wikileaks sẽ công bố một "Điều ngạc nhiên của tháng Mười" trong tuần này để đặt dấu chấm hết cho những hy vọng trở thành tổng thống của bà Clinton. Các nhân viên trong chiến dịch vận động của bà được cho là đã nhận được các bài phát biểu của bà Clinton để xác định các đoạn trong văn bản có thể gây ra vấn nếu chúng được công bố, theo hãng tin AP. Wikileaks đã công bố trên mạng hàng ngàn bức thư điện tử, bao gồm các trao đổi với trợ lý chiến dịch tranh cử, John Podesta. Đợt rò rỉ lần này bao gồm các thư từ, thông điệp từ nhiều năm trước, nhưng cũng có một số có thời gian ít nhất từ tháng trước. Ông Podesta gọi các chi tiết bị tiết lộ là một cuộc tấn công mạng của Nga và cho rằng một số tài liệu có thể đã bị thay đổi. "Tôi không hài lòng về việc người Nga tấn công mạng trong nỗ lực đưa cuộc bầu cử về tay Donald Trump," ông Podesta viết. "Không có thời gian để xác định cái nào trong các tài liệu đó là thật và cái nào bị làm giả." (BBC)
  20. Anh VũĐăng ngày 08-10-2016 Sửa đổi ngày 08-10-2016 14:06 Ứng cử viên Cộng Hòa Donald Trump trong cuộc vận động tại Loveland, Colorado ngày 03/10/2016.Reuters/Mike Segar Trước khi bước vào cuộc tranh luận trực tiếp với ứng viên đảng Dân Chủ Hillary Clinton, trong chiến dịch tranh cử tổng thống Mỹ, ông Donald Trump lại gặp rắc rối lớn vì lời ăn tiếng nói. Hôm qua 08/0/2016, báo chí Mỹ đã tung ra một video ghi những phát biểu của ông Trump từ năm 2005 có nội dung khinh miệt phụ nữ một cách thô tục. Ngay lập tức nhiều tên tuổi lớn trong đảng Cộng Hòa đã lên án khiến Donald Trump phải lên tiếng xin lỗi. Đoạn video có vấn đề nói trên do kênh truyền hình NBC ghi hình từ hồi tháng 9/2005 đã được báo Washington Post và sau đó là kênh NBC tung lên mạng. Video ghi lại cảnh bên lề trường quay và ông Trump không biết, khi đó nhà tỉ phú đang mô tả cách tiếp cận tán tỉnh những phụ nữ cuốn hút ông, với những ngôn ngữ thô tục coi khinh phụ nữ. ÔngTrump khẳng định với một người dẫn chương trình truyền rằng khi đã là sao rồi thì mình muốn làm gì phụ nữ cũng được, hay với phụ nữ chỉ cần dùng tình dục là bẫy được họ… Vào thời điểm đó, Donald Trump chỉ là một tỉ phú, nổi tiếng tài tán tỉnh phụ nữ và ông vừa kết hôn lần thứ ba với người mẫu Melania Knauss. Việc đoạn băng ghi hình trên được tung ra được coi như là một quả bom nổ giữa chiến dịch tranh cử của ứng viên Cộng Hòa khiến cho sẽ có nhiều người trong đảng sẽ quay lưng lại với Donald Trump . Ngay trong đêm qua, ông Trump đã ra phải lên tiếng xin lỗi qua một đoạn video đăng trên trang Facebook cá nhân. Trong vidéo, Donald Trump giải thích : « Những ai quen tôi đều biết rằng những lời lẽ đó không phản ánh bản chất của tôi. Tôi xin nói là tôi đã sai lầm và tôi xin lỗi ». Sự cố vạ miệng của ứng viên đảng Cộng Hòa dự báo sẽ là một chất liệu mới làm nóng cuộc tranh luận thứ hai trực tiếp trên truyền hình với đối thủ của đảng Dân Chủ Hillary Clinton vào tối Chủ nhật này (09/10).Theo các cuộc thăm dò dư luận gần đây tại Mỹ, ứng viên Hillary Clinton đang dẫn trước với 44% dự định bầu, còn ứng của viên Cộng Hòa chiếm được 41%. Đến giai đoạn này, chỉ còn lại khoảng 4% cử tri còn lưỡng lự chưa biết bầu cho ai. Những cuộc tranh luận trên truyền chỉ nhằm để các ứng viên lôi kéo số phiếu trên về với mình. (RFI)
  21. Nguồn: Jeffrey Frankel, “Voting for a Better US Political System,” Project Syndicate, 23/09/2016. Biên dịch: Trần Văn Thắng | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng Con tàu chính trị Mỹ đã trật khỏi đường ray, và có vẻ như việc trở lại đúng hướng của nó đang xa vời hơn bao giờ hết. Đã có rất nhiều sự chỉ trích, với việc giới bình luận đổ lỗi cho các vấn đề như điều chỉnh gian lận ranh giới khu vực bầu cử (gerrymandering), bất bình đẳng kinh tế gia tăng, hệ thống tài chính của chiến dịch tranh cử, và nền báo chí mất cân bằng. Nhưng công chúng không thể trực tiếp giải quyết những khiếm khuyết thực sự trong hệ thống này. Điều họ có thể làm là giải quyết một vấn đề cơ bản khác: tỷ lệ cử tri bỏ phiếu thấp. Vẻ đẹp của nền dân chủ là nếu bỏ phiếu, người dân có thể mang lại sự thay đổi. Có thể điều đó không xảy ra nhanh chóng như họ mong muốn, và có thể các ứng cử viên không phải lúc nào cũng là lý tưởng. Nhưng cử tri vẫn có thể giúp định hình tương lai của đất nước mình. Ngày nay, nhiều người đang vỡ mộng về chính trị. Với việc nhóm người giàu và quyền lực giật dây cuộc bầu cử, những người dân thường cảm thấy họ không có ảnh hưởng đến kết quả bầu cử. Do đó, họ kết luận, họ cũng có thể không đăng ký hoặc không đi bỏ phiếu. Hành vi này nổi bật nhất ở giới trẻ và một số nhóm sắc tộc, đặc biệt là người Mỹ gốc Latinh và gốc Á. Chắc chắn, những phàn nàn về nền chính trị Mỹ không phải là vô căn cứ. Bất bình đẳng thu nhập đang gia tăng, với việc top 1% nắm giữ một lượng của cải quá lớn, trong khi thu nhập của tầng lớp trung lưu và hạ lưu phần lớn vẫn rất trì trệ. Và có quá nhiều tiền chảy vào chính trị, minh chứng là ảnh hưởng của các nhóm lợi ích như Hiệp hội Súng trường Quốc gia (NRA). Điều đáng chú ý là trong nền chính trị Mỹ, lượng tiền chảy vào quảng cáo và các hoạt động chiến dịch tranh cử khác chiếm thế áp đảo, chứ không chảy vào túi của các quan chức tham nhũng. Nhưng việc giải quyết sự ảnh hưởng quá mức của các nhà tài trợ lớn vẫn là một nhu cầu cấp bách. Phán quyết năm 2010 của Tòa án Tối cao trong vụ Citizens United v. FEC, mở đường cho đóng góp chính trị của các tập đoàn kinh tế, nên được đảo ngược. Và các bước phối hợp phải được thực hiện nhằm đạt được sự bình đẳng thu nhập lớn hơn. Nhưng có một cách để công chúng giải quyết cả sự bất bình đẳng lẫn vấn đề tài chính của chiến dịch tranh cử: đó là đi bỏ phiếu. Một công dân ở nhà thay vì đi bỏ phiếu cho ứng cử viên mà người này yêu thích chỉ đơn thuần là đang tăng cường tác động của giới tài phiệt vốn tài trợ cho chiến dịch tranh cử của ứng viên đối lập. Nếu mong muốn có bất kỳ tiếng nói nào về đường hướng của đất nước thì mọi người phải làm phần việc của mình để bầu ra ứng cử viên thích hợp nhất. Như thường lệ, trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ vào tháng 11, ứng cử viên của Đảng Dân chủ, Hillary Clinton, là người có cương lĩnh tranh cử bao gồm các chính sách nhằm thúc đẩy sự bình đẳng kinh tế lớn hơn, bao gồm một hệ thống thuế lũy tiến hơn, mức lương cao hơn, và bảo hiểm y tế toàn dân. Với đủ sự ủng hộ trong Quốc hội, bà Clinton sẽ ban hành những chính sách trên. Ứng cử viên của Đảng Cộng hòa, Donald Trump, thì ủng hộ các chính sách ngược lại: Cắt giảm thuế cho người giàu, giữ mức lương thấp, và thu hẹp các cải cách chăm sóc sức khỏe. Tương tự, Đảng Dân chủ muốn đảo ngược phán quyết trong vụ Citizens United, trong khi Đảng Cộng hòa muốn duy trì nó. Do tổng thống Mỹ tiếp theo sẽ có cơ hội bổ nhiệm ít nhất một thẩm phán của Tòa án Tối cao (và có khả năng lên tới bốn người), một lá phiếu cho bà Clinton cũng có thể là một lá phiếu góp phần đảo ngược một phán quyết đã góp phần vào sự vỡ mộng của cử tri. Dù kết quả đó không được bảo đảm, có một điều chắc chắn là: chỉ đăng một bài viết giận dữ trên blog về cách hệ thống bị gian lận, hoặc bỏ phiếu cho một ứng cử viên của đảng thứ ba không có cơ hội chiến thắng, thì điều đó sẽ không mang lại tác dụng gì – hoặc tệ hơn thế. Trên thực tế, một lá phiếu “phản đối” (hai ứng viên chính), tức bỏ phiếu cho một ứng cử viên không thể trở thành tổng thống của đảng thứ ba, có thể tạo ra một kết quả khác xa các giá trị của người đó so với một lá phiếu dành cho một ứng cử viên có cương lĩnh gần giống với cương lĩnh của ứng viên “lý tưởng.” Năm 2000, 2,9 triệu phiếu bầu cho ứng cử viên Đảng Xanh, Ralph Nader, đã gây tổn thất cho ứng cử viên Al Gore của Đảng Dân chủ trong cuộc bầu cử. Mặc dù không phải mọi cử tri ủng hộ Nader đều thích Gore hơn George W. Bush, đối thủ thuộc Đảng Cộng hòa của ông, nhưng bằng chứng cho thấy họ ủng hộ ông với tỷ lệ xấp xỉ 2:1. Nếu bỏ phiếu cho ứng cử viên của một đảng lớn thì những người ủng hộ Nader đã có thể cho Gore đủ số phiếu để đảm bảo chiến thắng (ông thất bại ở Florida vì thiếu chỉ 537 phiếu) và có một tổng thống mà những giá trị của ông tương đồng với những giá trị của chính họ hơn rất nhiều. Trong cuộc bầu cử sắp tới, một ứng cử viên khác của Đảng Xanh, Jill Stein, đe dọa sẽ làm mất phiếu bầu của bà Clinton, điều có lợi cho Trump. Mặc dù Clinton có thể không phải là ứng cử viên lý tưởng đối với nhiều người bỏ phiếu cho Stein, nhưng cương lĩnh tranh cử của bà chắc chắn “xanh” hơn nhiều so với cương lĩnh của Trump. Tuy vậy, những phiếu phản đối, cùng với những phiếu không được bỏ nhằm phản đối, có thể tạo ra một kết quả hoàn toàn “nâu.” Nguy cơ này hoàn toàn rõ ràng, với kinh nghiệm của Vương quốc Anh trong cuộc trưng cầu dân ý hồi tháng 6 về tư cách thành viên trong Liên minh châu Âu (EU). Khi biết 52% số phiếu được bỏ cho phương án “Rời đi,” nhiều người trẻ đã rất giận dữ; gần 75% số người từ 18 đến 24 tuổimuốn ở lại EU. Nhưng chỉ một phần ba trong số đó đã thực sự bỏ phiếu. Trong khi đó, hơn 80% cử tri trong độ tuổi 65 và lớn tuổi hơn đã đi bỏ phiếu, phần lớn ủng hộ rời EU. Nếu giới trẻ đi bỏ phiếu với tỷ lệ bằng một nửa tỷ lệ của người già thì kết quả có thể đã được đảo ngược. Một số quốc gia đã tìm cách thúc đẩy sự tham gia của cử tri. Ví dụ, Úc đã ban hành lệnh bỏ phiếu bắt buộc, với một khoản tiền phạt nhỏ cho những ai không tuân thủ; kết quả là nước này có tỷ lệ cử tri đi bỏ phiếu bình quân 94% so với tỷ lệ 57% trong cuộc bầu cử tổng thống Hoa Kỳ năm 2012. Một bước đi ít quyết liệt hơn mà Mỹ có thể thực hiện là lùi ngày bầu cử từ thứ Ba, khi một số người không thể nghỉ việc để đi bỏ phiếu, sang cuối tuần. Người ta có thể lập luận rằng việc bỏ phiếu cần đòi hỏi động lực và nỗ lực, nhằm loại bỏ những ai không am hiểu hoặc thờ ơ với chính trị. Nhưng lập luận này chỉ áp dụng cho một số người không có mặt để bỏ phiếu. Nhiều người khác, đặc biệt là ở Mỹ, vẫn theo dõi tin tức và quan tâm tới nền chính trị quốc gia nhưng lại ở nhà trong Ngày Bầu cử vì họ tin rằng lá phiếu của mình không quan trọng. Nhưng sự thật là lá phiếu của họ sẽ quyết định kết quả của cuộc bầu cử. Tổng thống Barack Obama nói điều này rõ ràng nhất tại Đại hội Toàn quốc của Đảng Dân chủ hồi tháng 7. Khi một vài đại biểu la ó vì tên của Trump được nhắc đến, Obama đã nói: “Đừng la ó. Hãy đi bỏ phiếu!” Đó là thông điệp phải được nhắc đi nhắc lại, như một câu thần chú, cho đến tháng 11. Jeffrey Frankel, giáo sư Trường Quản lý Nhà nước Kennedy thuộc Đại học Harvard, từng là thành viên Hội đồng Cố vấn Kinh tế của Tổng thống Bill Clinton. Ông điều hành Chương trình Tài chính Quốc tế và Kinh tế Vĩ mô tại Văn phòng Nghiên cứu Kinh tế Quốc gia Hoa Kỳ, nơi ông là thành viên của Ủy ban Xác định Chu kỳ kinh tế, cơ quan chính thức của Hoa Kỳ chuyên xác định thời điểm suy thoái và phục hồi của nền kinh tế. Copyright: Project Syndicate 2016 – Voting for a Better US Political System (nghiencuuquocte)
  22. Đăng bởi Tiểu Nhi on Tuesday, October 4, 2016 | 4.10.16 Ứng viên Donald Trump không đóng thuế trong vòng 18 năm. Tiết lộ của nhật báo Mỹ New York Times gây ra một cuộc tranh cãi lớn tại Hoa Kỳ. Theo bài báo, nhà tỷ phú từng khai báo kinh doanh thua lỗ 916 triệu đô la vào năm 1995. Những khoản lỗ này, trải đều cho nhiều năm sau đó, đã giúp cho ông Trump được miễn thuế trong nhiều năm liền. Theo báo New York Times, ứng viên tổng thống Donald Trump đã không đóng thuế trong 18 năm. REUTERS/Jonathan Ernst Từ Washington, thông tín viên RFI Anne-Marie Capomaccio cho biết rõ : Ông Donald Trump đã nổi cơn giận dữ. Một đoạn trích trong bản khai thuế thu nhập năm 1995, do một người cung cấp thông tin giấu tên gởi đến tòa soạn tờ New York Times cho thấy sau khi các sòng bài của ông tại Atlantic City bị thua lỗ nặng, ứng viên đã khai thua lỗ một tỷ đô la. Do vậy, ông đã được miễn thuế trong vòng 18 năm sau đó. Việc này không có gì là bất hợp pháp, theo như giải thích của cố vấn ông Trump, cựu thị trưởng New York, ông Rudy Giuliani : " Với tư cách là chủ doanh nghiệp, ông ấy buộc phải sử dụng tất cả các biện pháp xin giảm thuế được áp dụng cho các đối tượng chịu thuế. Sự thật là như thế trong luật thuế của chúng ta ! Ông ấy là một thiên tài ! ” Donald Trump cũng có thể là một thiên tài trốn thuế. Đảng Dân Chủ, ông Bernie Sanders đã bày tỏ sự ngán ngẩm : “ Đó chính là điều làm cho hàng triệu dân Mỹ cảm thấy thất vọng, tức giận, chán ngấy. Ông Trump vênh váo tuyên bố : tôi có giá hàng tỷ và tôi nộp thuế, nhưng quý vị, những người kiếm được 15 đô la/ giờ, và quý vị phải trả thuế”. Phe Dân Chủ đang khai thác các tiết lộ của New York Times. Thông cáo của ban vận động tranh cử của bà Clinton viết : Cho dù cách thức này là hợp pháp, nhưng điều đó chứng tỏ là công việc kinh doanh của ông Donald Trump không mấy thịnh vượng. Và chắc chắn là các cố vấn thuế của ông Trump rất khôn khéo, nhưng người dân Mỹ đòi hỏi một sự minh bạch. Về phần mình, ông Donald Trump cho biết sẽ kiện nhật báo ra tòa. Minh Anh (RFI)
  23. Bà Hillary Clinton lên điểm so với ông Donald Trump trong các cuộc thăm dò mới nhất đưa ra hôm Thứ Sáu, lần đầu tiên sau cuộc tranh luận của hai ứng cử viên tổng thống Dân Chủ và Cộng Hòa. Ngoài ra, tại một số tiểu bang quan trọng, bà Clinton cũng hơn điểm ông Trump. Hai ứng cử viên Donald Trump và Hillary Clinton tại cuộc tranh luận đầu tiên. (Hình: Drew Angerer/Getty Images) Trước tranh luận, các thăm dò cho thấy cả hai ngang ngửa, thậm chí, ông Trump còn hơn bà Clinton tại một số tiểu bang quan trọng. Ở mức toàn quốc, RealClearPolitics cho thấy bà Clinton hơn ông Trump 3.1 điểm, nếu chỉ có hai ứng cử viên. Trong sáu cuộc thăm dò khác, trung bình, bà Clinton hơn ông Trump từ 1 đến 5 điểm. Thăm dò của Fox News, thực hiện qua Internet hoặc điện thoại gọi tự động, cho thấy bà Clinton được 43%, trong khi ông Trump được 40%. Thăm dò của Reuters-Ipsos, thực hiện qua Internet, cho thấy Clinton 42% – Trump 38%. Thăm dò của Morning Consult, cũng thực hiện qua Internet, có kết quả là Clinton 45% – Trump 41%. Rasmussen Reports, thực hiện thăm dò qua điện thoại tự động, cho thấy Clinton 43%, trong khi Trump là 42%. Echelon Insights, một công ty thăm dò của đảng Cộng Hòa, cho thấy bà Clinton hơn ông Trump 5%, trong khi thăm dò Public Policy Polling của đảng Dân Chủ cho thấy bà Clinton hơn ông Trump 4 điểm. Tại các tiểu bang quan trọng, mức cách biệt của bà Clinton còn cao hơn. Tại Michigan, thăm dò của Detroit News/WDIV-TV cho thấy Clinton 46% và Trump 39%. Ở New Hampshire, thăm dò của MassINC Polling Group/WBUR-FM cho thấy bà Clinton 42%, ông Trump 37%, trong cuộc đua có cả hai ứng cử viên Gary Johnson của đảng Libertarian và bà Jill Stein của Ðảng Xanh. Thăm dò của Mason-Dixon tại Florida cho thấy, bà Clinton dẫn trước ông Trump 4 điểm, 46% so với 42%. Thăm dò của đại học Suffolk University ở Nevada cho thấy bà Clinton hơn đối thủ 6 điểm, 44% và 38%. Hai ứng cử viên Hillary Clinton và Donald Trump sẽ có cuộc tranh luận thứ nhì vào Chủ Nhật, 9 Tháng Mười, tại St. Louis, Missouri, vào lúc 6 giờ chiều (giờ California). (Người Việt)
  24. Nhiều tờ báo lớn ở Mỹ phá lệ, quyết định ủng hộ Hillary Clinton trong cuộc đua vào Nhà Trắng, khiến họ phải đối mặt với những đe dọa chết chóc và bị độc giả tẩy chay. Ứng viên tổng thống đảng Cộng hòa Donald Trump (trái) và đảng Dân chủ Hillary Clinton. Ảnh: Reuters. Arizona Republic, trụ sở ở thành phố Phoenix, tờ báo lớn nhất bang Arizona, ngày 27/9 đăng bài xã luận ủng hộ đảng Dân chủ vì cho rằng Donald Trump, đảng Cộng hòa, không đủ tiêu chuẩn làm tổng thống. Đây là lần đầu tiên Arizona Republic ủng hộ một chính đảng kể từ khi thành lập năm 1890. Ban biên tập tờ báo cho rằng Hillary Clinton cũng có khuyết điểm nhưng bà hiện là "lựa chọn tốt hơn". Arizona Republic ngay sau đó nhận hàng loạt email tức giận từ độc giả và yêu cầu hủy đặt báo, AFP dẫn lời Phil Boas, người biên tập trang xã luận, nói ngày 29/9. Báo còn nhận một số cuộc điện thoại đe dọa chết chóc. Ban biên tập đã dự tính điều này và không hối hận về quyết định ủng hộ Clinton. USA Today hôm qua cũng phá lệ lần đầu tiên trong 34 năm hoạt động khi ban biên tập nghiêng về một ứng viên trong cuộc đua vào Nhà Trắng, dù không trực tiếp nêu họ ủng hộ ai. USA Today đăng bài viết chỉ trích Trump, kêu gọi người đọc phản đối ứng viên được mô tả là "nguy hiểm" và "không phù hợp làm tổng thống". Tờ báo còn gọi ông là "người thất thường, thiếu chuẩn bị", có quá khứ kinh doanh "sóng gió" và "nói dối hàng loạt". Ngoài Arizona Republic và USA Today, nhiều tờ báo khác ở Mỹ cũng nghiêng về phía bà Clinton. Cincinnati Enquirer, tờ báo bang Ohio từng ủng hộ phe Cộng hòa suốt gần một thế kỷ, tuần trước thông báo ủng hộ Clinton vì "Trump rõ ràng là mối nguy với đất nước". Dallas Morning News, trụ sở ở bang Texas, nơi phe Cộng hòa chiếm đa số, cũng ủng hộ ứng viên đảng Dân chủ, lần đầu tiên trong 75 năm, gọi bà là "ứng viên duy nhất nghiêm túc". Hai tờ báo trên cũng bị phản ứng dữ dội, độc giả tẩy chay. Boas, đảng viên Cộng hòa, nói Arizona Republic ra quyết định ủng hộ phe Dân chủ một cách dễ dàng dựa trên những đề xuất và cách hành xử của Trump. "Chúng tôi sẽ sốc và kinh hoàng nếu con cháu của mình hành xử như ông ấy", ông nói, cho biết nhiều đảng viên Cộng hòa hiểu điều đó "nhưng lại cố phủ nhận". "Tôi nghĩ nhiều người biết ứng viên này đã vi phạm những giá trị của họ. Họ thỏa hiệp bằng cách không thích Hillary Clinton... đã đến lúc các đảng viên Cộng hòa và bảo thủ thức tỉnh". (Ngày nay)
  25. Thụy MyĐăng ngày 30-09-2016 Sửa đổi ngày 30-09-2016 18:31 Ông Donald Trump sau khi gặp gỡ những người ủng hộ tại Florida, ngày 27/09/2016.REUTERS/Jonathan Ernst Chỉ còn hơn một tháng nữa, chúng ta sẽ biết được tổng thống tương lai của Hoa Kỳ là ai. Một dấu hiệu cho thấy quan ngại đang tăng lên tại Washington : những chuyên gia nghiêm túc tự hỏi ông Donald Trump nếu đắc cử, sẽ đưa ra những biện pháp gì trong vòng 100 ngày đầu nắm quyền. Theo giáo sư Dominique Moisi của King’s College, Luân Đôn, thực tiễn đã trở nên khó tin còn hơn cả chuyện viễn tưởng. Không có một kịch tác gia cho phim truyền hình nhiều tập nào dám sáng tạo ra một nhân vật « không giống ai » như Trump. Làm sao lại đến nông nỗi này ? Cách đây không đầy 25 năm, sau khi bức tường Berlin sụp đổ, triết gia Mỹ gốc Nhật Francis Fukuyama loan báo – tất nhiên là sai – « hồi kết của lịch sử ». Sau khi Donald Trump đắc cử - một điều không thể tưởng tượng nhưng vẫn có thể xảy ra – liệu chúng ta có thể nói, một cách chính xác hơn, là « hồi kết của nền dân chủ » hay không ? Lá phiếu thay chân Liên Xô và thánh chiến Việc bầu lên một nhân vật mị dân, nhiều chiêu trò và chủ trương cô lập, ngày càng giống phiên bản hiện đại « truyền hình thực tế » của một Mussolini kiểu Mỹ. Giáo sư Moisi cho rằng đây là thách thức nghiêm trọng nhất mà thế giới tự do phải đối mặt kể từ khi Đệ nhị Thế chiến kết thúc. Điều mà Liên Xô trước đây và quân thánh chiến hiện nay không thể nào đạt được, nay người Mỹ qua lá phiếu có thể thực hiện mà hầu như không nghĩ đến : đó là phá hủy cơ cấu nội tại trong hệ thống dân chủ của đại cường số một thế giới. Nếu sự rối loạn chức năng của nền dân chủ có thể đưa Trump lên đỉnh cao quyền lực, thì tại sao không chọn một chế độ toàn trị, mà ít nhất cũng có được sự hài hòa và hiệu quả ? Không cần phải tìm hiểu sâu xa lý do khiến ông Vladimir Putin ủng hộ ứng cử viên của đảng Cộng Hòa. Ông chủ điện Kremlin, vốn hoàn toàn bất chấp mô hình dân chủ, hiểu rất rõ nếu Donald Trump được bầu lên sẽ là một món quà từ trên trời rơi xuống. Giờ phút vinh quang cho Thượng đế của các chế độ chuyên chế đã đến, sau hơn hai thế kỷ khó khăn phải đối mặt với « tinh thần của kỷ nguyên ánh sáng dân chủ ». Đọc thêm: Donald Trump, « người bạn tốt nhất » của nước Nga Giáo sư Moisi cho rằng chiến thắng của Donald Trump sẽ là một cuộc cách mạng và đặt câu hỏi, cuộc bầu cử Mỹ lần này liệu sẽ là một bước mới về hướng làm phân rã các giá trị và nguyên tắc mà thế giới phương Tây đang dựa vào ? Nỗi sợ và sự hoài cổ Cuộc trưng cầu dân ý « Brexit » dẫn đến kết quả Anh ra khỏi Liên Hiệp Châu Âu hôm 23/6 phải chăng là cảnh báo đầu tiên, trước cơn sóng thần có thể làm nên chiến thắng của Donald Trump ngày 8/11 ? Nếu việc này thành sự thật, hai cuộc bầu cử liên tiếp ở Anh và ở Mỹ được coi là kết quả một hỗn hợp chất nổ gồm nỗi sợ và sự hoài cổ. Tại Anh, đó là sự tiếc nhớ một quá khứ đế quốc hùng mạnh, kháng chiến anh hùng, nét duyên của một đảo quốc. Tại Hoa Kỳ, thì tâm lý hoài cổ còn đi kèm với sự sợ hãi. Một « nước Mỹ da trắng », mà ngôn ngữ chính - nếu không nói duy nhất - là tiếng Anh, sẽ ra sao ? Ông Trump là biểu hiện của sự sợ hãi trước những chuyển biến của lục địa mà trong không đầy 30 năm, tiếng Tây Ban Nha có thể trở thành ngôn ngữ được sử dụng nhiều nhất. Nỗi ám ảnh về sự suy tàn đang thống trị nước Mỹ từ hơn một thập kỷ, nay đã tìm được lời giải thích :« Chúng ta nay là người lạ ngay trên đất nước của chính mình ». Trong cuốn sách « Địa chính trị của xúc cảm », xuất bản lần đầu năm 2008, giáo sư Dominique Moisi viết rằng thế kỷ 20 là thế kỷ của ý thức hệ, còn thế kỷ 21 là của bản sắc. Và nay, năm 2016, ông sợ rằng mình đã đúng. Không còn là « kinh tế », mà « bản sắc » là điều được quan tâm nhất. Bộ ba an ninh-chủ quyền-bản sắc chế ngự hầu hết mọi đánh giá, kể cả sự thịnh vượng. Đặc biệt về mặt kinh tế, bầu cho Brexit là một sự phi lý đối với người Anh. Bầu cho Trump là một mối nguy lớn đối với người Mỹ, mà hầu như họ không nghĩ đến. Tương lai của nền dân chủ đi về đâu ? Nhưng làm thế nào trấn an các cử tri khi tất cả đều muốn nói lên sự phẫn nộ, sợ hãi, nếu không phải là ý muốn đập vỡ mọi thứ ? Nhà bình luận Martin Wolf trên Financial Times đã tự hỏi, khi dân chủ tự do và chủ nghĩa tư bản toàn cầu dường như không còn hòa hợp với nhau, thậm chí còn mâu thuẫn lẫn nhau – đối với một số người ngày càng đông, thì điều gì sẽ diễn ra ? Bất bình đẳng tăng lên, một mặt qua sự yếu đi của giai cấp trung lưu, mặt khác sự chia rẽ tả-hữu truyền thống không còn rõ nét, mang lại hậu quả là cực hữu cũng như cực tả mạnh lên rất nhiều, cả hai bên bờ Đại Tây Dương. « Dù sao đi nữa, tôi không chờ đợi gì ở quý vị » - chừng như cử tri nghĩ thế. « Các vị đã nói dối quá nhiều, làm thất vọng quá nhiều về kinh tế. Ít nhất hãy bảo vệ tôi khỏi nạn khủng bố và những người nhập cư. Tôi chấp nhận nghèo một chút, nhưng cần được an toàn tuyệt đối ». Trong bối cảnh như thế, tất cả đều trở nên có thể, kể cả điều bất khả. Nhất là khi ứng cử viên của sự hợp lý lại là một phụ nữ có vẻ « mỏng manh », ít được yêu mến. Buổi tối 26/9, hàng mấy chục triệu cử tri Mỹ theo dõi chương trình tranh luận trên truyền hình đầu tiên giữa hai ứng cử viên, với sự thích thú của một công dân La Mã trước hai nhà giác đấu bước vào đấu trường. Nhưng chúng ta không phải đang trong đấu trường La Mã, mà chính tương lai của nền dân chủ đang bị đặt cược. (RFI)

×
×
  • Create New...