Jump to content

Search the Community

Showing results for tags 'bầu cử'.

  • Search By Tags

    Type tags separated by commas.
  • Search By Author

Content Type


Forums

  • Tin Tức Thời Sự
    • Thời Sự Việt Nam
    • Tin Quốc Tế
    • Tin Cộng Đồng Người Việt Hải Ngoại
    • Bình Luận Thời Sự
    • Khoa Học & Kỹ Thuật - Môi Trường
    • Kinh Tế
    • Biển Đông
    • Thể Thao
    • Thế Giới Động Vật
  • Đời Sống Xã Hội & Tâm Linh
    • Sức Khỏe
    • Tìm Hiểu Tôn Giáo
    • Tử Vi & Phong Thủy
    • Quê Hương Ký Sự
    • Tâm Linh
    • Xã Hội
  • Văn Hóa & Nghệ Thuật
    • Phụ Nử
    • Lịch Sử
    • lời hay ý đẹp
    • Văn Hóa & Nghệ Thuật
    • Online Study
    • Truyện ngắn Audio
  • Vườn Thơ
    • Thơ Sáng Tác
    • Thơ Đấu Tranh
    • Thơ Sưu Tầm
  • Âm Nhạc
    • Thông Tin Âm Nhạc
    • Nhạc Online
    • Cải Lương - Tân Cổ
    • Quán Khuya
  • Giải Trí
    • Thư Giãn
  • Phim & Nhạc
    • Phim Online
    • Thông Tin Điện Ảnh
    • Đời Nghệ Sỹ
  • Thông Báo
    • Cập nhật lượng khách truy cập

Categories

  • Videos
    • Âm Nhạc
    • Film online
    • Thễ Thao
    • Thế Giới Động Vật
    • Thảm Họa Hàng Không
    • Kinh Tế
    • Khoa Học
  • Tin Tức
    • RFA
    • Thời Sự Việt Nam
    • Thế Giới
    • Người Việt Hải Ngoại
    • RFI
    • Thời Sự Hoa Kỳ
    • Khung Trời Mới
    • ĐKN
    • NTD
    • The Saigon Post
    • Nửa Vòng Trái Đất TV
    • Culture Chanel
    • Chuyễn Động Toàn Cầu
    • VIETV NETWORK
    • Tự Lực Bookstore
    • Thế Giới Tiêu Điểm
    • LITTLE SAIGON NEWS
    • VietCatholicNews
    • English News
  • Bình Luận - Thời Sự
    • Sài Gòn TV Bên Kia Màn Khói
    • OfficialVietFaceTV
    • Đọc Báo Vẹm
    • Người Việt TV
    • VOA
    • Truyền Hình Calitoday
    • Biển Đông
    • PhoBolsaTV
    • SBTN
    • BBC Tiếng Việt
    • Saigon TV 57.5
    • Việt Thảo tonight
    • Kinh Tế Gia Nguyễn Xuân Nghĩa
    • TV Tuần-san
    • 2VNR
    • Mẹ Nấm
    • Tiếng Vọng Về Nguồn (TVVN)
    • VIETLIVE TV
    • SET TV (Saigon Entertainment Television)
    • Viet TV Australia
    • Trung Quốc Không Kiểm Duyệt
    • LSTV
    • Chiến Tranh Ukraine
    • Sỗ Tay Quân Sự
    • Nguoi Viet Channel
    • Chão Lửa Trung Đông
  • Đời Sống
    • Tử Vi & Phong Thủy
    • Lịch Sử & Văn Hóa
    • Tâm Linh
    • Tinh Hoa TV
    • Ẫm Thực
    • Sức Khỏe
    • Biết tõ cùng ai ?
    • Online Study
  • Văn Hóa Nghệ Thuật
    • Văn Học Nghệ Thuật

Find results in...

Find results that contain...


Date Created

  • Start

    End


Last Updated

  • Start

    End


Filter by number of...

Joined

  • Start

    End


Group


  1. Thụy MyĐăng ngày 30-09-2016 Sửa đổi ngày 30-09-2016 19:34 Ông Donald Trump trong cuộc tranh luận truyền hình đầu tiên với ứng viên Dân Chủ ngày 26/09/2016. Ảnh chụp trong phòng dành riêng cho báo chí.REUTERS/Carlos Barria Giải Nobel kinh tế Robert Shiller, giáo sư trường đại học Yale, là đồng tác giả cuốn « Các thị trường lừa đảo » với một giải Nobel kinh tế khác là George Akerlof, nói về nền kinh tế của lừa dối và lũng đoạn. Trong bài trả lời phỏng vấn nhật báo Pháp Les Echos ngày 26/09/2016, giáo sư Shiller đã nhận định« Chưa hề có kẻ lừa đảo nào như Trump ». Cuộc bầu cử Mỹ dường như lại làm nổi bật thêm cuốn sách mới nhất của ông ? George Akerlof và tôi đã đọc một tác phẩm tương tự cách đây 50 năm « The Hidden Persuaders » (Người thuyết phục giấu mặt). Các tác giả phát hiện rằng những người hút thuốc không gắn bó với gu của thuốc lá - mà họ ít phân biệt rõ, bằng nhãn hiệu và hình ảnh nó tạo ra, nhưng Marlboro gắn với chàng cao bồi. Người ta cũng tự nhận dạng qua ông Trump. Ông được ngưỡng mộ như một tỉ phú tự lập, dù thật ra ông có được số vốn từ người cha. Những khiêu khích, những lời nói dối của Donald Trump có vẻ không làm cử tri phiền hà ? Những người ủng hộ ông ấy cho rằng đây là một nguy cơ cao, nhưng họ nghĩ là không có chọn lựa nào khác vì đất nước đang đi xuống, theo họ. Hơn nữa, còn có bối cảnh chống đối lại bà Clinton. Donald Trump là một người thực sự có bản năng điều khiển sân khấu (showman). Với chương trình truyền hình « The Apprentice » (Người tập sự), ông đã tạo ra hình ảnh một nhà kinh doanh thiên tài, có thể là một quân sư biết quan tâm nhưng cứng rắn. Liệu nước Mỹ có thể bầu lên một tổng thống Trump ? Trong suốt lịch sử Hoa Kỳ, tôi không nghĩ rằng có một nhân vật lừa đảo nào như thế. Nhưng ông Trump gây ra nhiều phấn khích, và khả năng ông đắc cử không phải là không đáng kể. Thật đáng ngạc nhiên là ông có thể nổi lên trong hàng ngũ những người Cộng Hòa. Dù vậy ông Trump cũng không thiếu can đảm, khi trong một cuộc tranh luận sơ bộ, nói rằng sẽ không ủng hộ một ứng viên Cộng Hòa nào khác, nếu ông thua cuộc. Đúng là chẳng sợ ai. Bất bình đẳng là một chủ đề lớn trong kỳ bầu cử sơ bộ, nhưng nay tỏ ra ít quan trọng hơn… Bất bình đẳng là vấn đề của thời đại chúng ta, nhưng không phải là của các chính khách. Donald Trump đã khai thác chủ đề này với vấn đề người nhập cư bất hợp pháp Mêhicô, còn bà Hillary Clinton muốn tăng thuế đối với người giàu hay cho những phụ nữ góa được lãnh hưu bổng của người chồng quá cố. Về phía ông Obama thì đề nghị một loại bảo hiểm cho những người đã mất đi một phần thu nhập từ khi xảy ra khủng hoảng, nhưng ông không đạt được mục đích. Thương lượng về các hiệp định tự do mậu dịch quy mô đang bị ngưng lại, đây có phải là vấn đề ? Có những chỉ trích về các hiệp định tự do mậu dịch. Người ta tưởng tượng rằng chúng được tiến hành trong bí mật, với những món quà cho các doanh nghiệp, ngăn trở các Nhà nước điều tiết. Nhưng các hiệp định này rất quan trọng, không chỉ về hàng rào hải quan, mà vì nó giúp bình thường hóa các thương vụ. Trong một thế giới lý tưởng, thương mại phải đóng góp vào việc làm thu nhập trên thế giới bình đẳng hơn, nhất là bây giờ tất cả đều có thể thực hiện qua internet. Người ta không cần phải ra khỏi nước, nhưng như vậy phải có một cái khung ổn định. Thế nên các hiệp định này rất hữu ích. Ông Trump đòi nâng thuế hải quan đối với Mêhicô và Trung Quốc… Ý tưởng bảo vệ công ăn việc làm bằng cách ngáng chân các nước đang phát triển là sai lầm, sẽ tạo nên các cuộc chiến tranh thương mại, sự thù địch. Tôi không cho rằng ông Trump đã suy nghĩ nhiều về nhu cầu cân đối các thị trường. (RFI)
  2. Chắc chắn nhiều người không biết hoặc không còn nhớ Alicia Machado là ai. Cô đoạt vương miện Miss Universe từ 1996, bây giờ ở tuổi 40, bỗng nhiên tên cô lại nổi lên từ đầu tuần này và trở thành một trong những chuyện thời sự hàng đầu được truyền thông nói tới trong cuộc tranh cử tổng thống Mỹ. Cô Alicia Machado tố cáo ông Donald Trump, trong một cuộc vận động cho bà Hillary Clinton ở Virginia. (Hình: Astrid Riecken/The Washington Post via Getty Images) Trong lịch sử tranh cử, người ta biết rằng có nhiều trường hợp những chuyện nhỏ nhặt lại có tác động sâu rộng hơn những đề mục to lớn trọng đại. Ðó là tâm lý bình thường của cử tri mà đa số không có khả năng tập trung phân tích tất cả những khía cạnh phức tạp về chính trị-kinh tế-xã hội, hoặc không mấy tin tưởng những hứa hẹn của ứng cử viên. Ảnh hưởng về mặt tâm lý tình cảm lúc ấy quan trọng hơn lý luận. Vào những phút cuối của cuộc tranh luận tại Hofstra University vừa qua, bà Clinton bất ngờ giăng một cái bẫy có lẽ đã được ban tranh cử của bà tính toán từ trước, và ông Trump hớ hênh “bước” vào. Dưới đây là trích đoạn đối thoại: (Ðiều hợp viên) Lester HOLT: Chúng ta tới câu hỏi cuối cùng. CLINTON: Một chuyện, một việc thôi Lester. HOLT: Rất nhanh vì chúng ta đã đến câu hỏi cuối cùng. CLINTON: Ông thấy đấy, ông ấy (Trump) cố gắng đặt vấn đề từ diện mạo cho đến sức lực bền bỉ (của tôi). Nhưng đây là một người từng gọi phụ nữ là heo, bùn sình, chó. Và người này từng nói rằng phụ nữ có bầu là phiền phức cho chủ hãng, và cho rằng… TRUMP (ngắt lời): Tôi chưa bao giờ nói thế! CLINTON: …Phụ nữ không đáng được trả tiền ngang bằng nam giới trừ khi làm việc được như đàn ông. TRUMP: Tôi không nói thế! CLINTON: Và một trong những lời tàn tệ nhất mà ông từng nói là về một phụ nữ trong cuộc thi hoa hậu. Ông thích những cuộc thi sắc đẹp, tổ chức và bám quanh những chuyện ấy. Và ông gọi cô là “Bà heo con,” rồi “Bà nội trợ,” vì là dân Latino. Donald à, cô đó có tên hẳn hoi. TRUMP: Bà tìm ra chuyện này ở đâu? Ở đâu? CLINTON: Cô ấy tên là Alicia Machado. TRUMP: Bà tìm ra chuyện này ở đâu? CLINTON: Cô ấy bây giờ đã là công dân Mỹ, và ông có thể chắc chắn… TRUMP: Ồ, thật ư? CLINTON: …rằng cô ấy sẽ đi bầu vào Tháng Mười Một. TRUMP: OK. Ðược. Ðể tôi nói với bà… HOLT: Ông Trump, ông có thể nào trong 10 giây, và rồi chúng tôi sẽ đặt câu hỏi cuối cùng… TRUMP: Quý vị biết. Hillary đã đánh tôi với số quảng cáo truyền hình khủng khiếp. Một số nói về kịch nghệ. Một số nói đến – các người rất độc địa với tôi, Rosie O’Donnell. Tôi đã nói những chuyện rất cứng rắn về bà ấy và tôi nghĩ là mọi người đều đồng ý rằng đáng như thế và không ai thương hại. (Rosie O’Connell là diễn viên/soạn giả truyền hình, bênh vực quyền của người LGBT) Nhưng nếu quý vị muốn biết sự thật ư? Tôi sẽ nói vài chuyện… HOLT: Xin rất nhanh. TRUMP: …rất nặng nề về Hillary, gia đình bà, và tôi tự nhủ “Tôi không thể làm thế. Dứt khoát tôi không thể làm thế. Không thích đáng. Không tử tế.” Nhưng bà đã chi hàng trăm triệu đô la cho những quảng cáo xấu về tôi, nhiều cái tuyệt đối không đúng. Không đúng. Chúng bị đánh lạc hướng. Và tôi muốn nói thế này với ông, Lester: Không tử tế. Và tôi không đáng như thế. Nhưng chắc chắn là không có cái gì tử tế qua việc bà ấy làm. Hàng trăm triệu đô la quảng cáo truyền hình thương mại. Và điều duy nhất đáng hài lòng là, tôi xem thăm dò hôm nay, và với tất cả những số tiền ấy… HOLT: Chúng ta phải đi vào câu hỏi cuối cùng. TRUMP: …tốn $200 triệu, và tôi hoặc thắng hoặc ngang bằng, và tôi thực tế không tốn gì hết. Qua những lời lẽ qua lại ấy, các quan sát viên đều nhận thấy ông Trump bị bất ngờ và đối đáp lúng túng không chuẩn bị trước. Ban tham mưu của bà Clinton hiểu rõ những nhược điểm của ông Trump là không dằn được sự nóng nảy nên không thể ứng phó hợp lý. Bà Clinton đưa “vũ khí” Machado ra vào phút cuối, khi ông Trump đã mỏi mệt không có phản ứng khôn ngoan và vướng bẫy. Ðiều tệ hại hơn cho ông Trump là chẳng những ông chẳng tìm cách thoát ra khỏi, theo cách thông thường là bỏ lơ đi, mà còn đi sâu thêm vào chuyện không có lợi này. Sáng hôm sau, trong chương trình truyền hình “Fox and Friends” ông tiếp tục giải thích: “Tôi biết cá nhân ấy. Ðó là một Miss Universe. Cô ta là người tệ nhất mà chúng tôi có, tệ nhất, tệ nhất tuyệt đối, con người không thể chấp nhận được.” Miss Universe là một tổ chức của ông Trump, tổ chức các cuộc thi hoa hậu hoàn vũ hàng năm và những cô hoa hậu sau đó được làm việc cho các hoạt động thương mại quảng cáo của tổ chức đi khắp thế giới. Theo lời ông Trump, sau khi đoạt chức hoa hậu năm 1996, cô Machado đã lên cân quá mau mặc dầu được đưa vào một chương trình huấn luyện để giữ nguyên vóc dáng. Ông nói: “Cô là một hoa hậu, rồi ăn uống thế nào để thể trọng tăng lên khủng khiếp và đó là vấn đề như quý vị đã hiểu.” Và ông tố cáo: “Hillary trở lại chuyện từ nhiều năm trước, tìm ra cô này và nói về cô như cô là Mẹ Theresa. Chuyện chẳng ra gì như thế nhưng OK, Hillary phải làm những gì mà bà ta cần làm.” Ông còn cho rằng nhờ ông mà Machado giữ được việc làm. Những lời biện bạch ấy chỉ làm cho ngọn lửa tiếp tục cháy lớn hơn vì sự khai thác tin tức của giới truyền thông. Ban tranh cử của bà Clinton chỉ mong như vậy vì đã sẵn sàng cung cấp thêm dầu cho đám cháy. Cô Alicia Machado là dân Venezuela, bây giờ là công dân Mỹ và làm việc cho ban tranh cử của bà Clinton. Ban tranh cử của bà đã sưu tầm tất cả những tài liệu cần thiết làm bằng chứng, và tạo điều kiện cho cô Machado được nhiều cơ quan truyền thông phỏng vấn thành nhân chứng sống để tấn công ông Trump về sự đối xử với mình nói riêng và với phụ nữ nói chung. Dấy lên chuyện này, bà Clinton thu được nhiều lợi thế về phía cử tri phụ nữ cũng như cử tri gốc Latino, vốn chú ý nhiều đến các cuộc thi hoa hậu. Các đài truyền hình lớn nói tiếng Tây Ban Nha, như Univision và Telemundo, đều tường trình rất đầy đủ những tin tức về cô Alicia Machado. Tờ LatinPost đưa tiêu đề: “Aliica Machado, cô gái Latino từ Miss Universe thành Miss Housekeeping và Miss Piggy.” Người ta dự đoán tới lần tranh luận thứ nhì, phía ông Trump sẽ phải tìm cách trả đũa. Một trong những đề tài có thể sẽ được nhắm tới là những chuyện ngoại tình của cựu Tổng Thống Bill Clinton. Ðã có nhiều dư luận chỉ trích bà Hillary về lối ứng xử với ông chồng và phê phán bà là người để tham vọng quyền lực lên trên đạo lý và tình cảm bình thường của người phụ nữ. Nhưng chưa biết những tấn công có thể có của ông Trump sẽ ảnh hưởng thế nào, vì chuyện của gia đình Clinton mọi người đều đã rõ, chưa kể được hai người viết lại trong hồi ký của mình. Mặt khác, trên bình diện chính trị, sự việc ấy lại có thể là minh chứng cho ý chí và nghị lực mạnh mẽ của bà trên con đường tiến đến Tòa Bạch Ốc. Mặc dầu có nhiều ý kiến bất đồng nhận định về cuộc tranh luận lần thứ nhất, nhưng chuyện cô hoa hậu Alicia Machado cùng nhiều sự kiện khác chứng minh rằng ông Donald Trump đã thiếu chuẩn bị và thiếu bản lãnh khi gặp những tình huống phức tạp. Hà Tường Cát tổng hợp (Người Việt)
  3. Ứng cử viên tổng thống của Đảng Cộng hòa Donald Trump đang vươn lên trong các cuộc thăm dò mới nhất trước đối thủ bên Đảng Dân chủ Hillary Clinton. Những người ủng hộ ông Trump cho biết, ông thậm chí có được nhiều sự ủng hộ hơn kết quả của các cuộc thăm dò. Một số người tin rằng điều này có thể là một số đáng kể các cử tri của ông Trump không cho giới thăm dò biết rằng họ có ý định bỏ phiếu cho ông ta. Ông Trump và bà Clinton bắt tay khi kết thúc cuộc tranh luận tổng thống đầu tiên tại Đại học Hofstra, Hempstead, New York, ngày 26 tháng 9 năm 2016. Sondra Dull là tình nguyện viên cho chiến dịch tranh cử của ông Trump ở phía đông Pennsylvania. Bà cho biết khi được những người thăm dò hỏi ý kiến, cử tri của ông Trump không trả lời. Bà nói: “Họ rất kín tiếng về việc đó, giống như một đám đông yên lặng. Họ không nói về điều đó.” Bà Dull nói có đủ cử tri thầm lặng để giúp ông Trump trúng cử. Nhiều ủng hộ viên của ông Trump không tin tưởng vào các cuộc thăm dò, những người thăm dò, và tất cả các tổ chức kiểu này. Tuy nhiên, có thể có lý do khác khiến họ không lộ diện. Với một số người, cử tri của ông Trump bị mang tiếng. Mặc dù sau đó có tỏ ra hối tiếc, nhưng ứng cử viên Tổng thống của Đảng Dân chủ, Hillary Clinton, từng tuyên bố: “Có thể liệt kê phân nửa ủng hộ viên của ông Trump vào loại mà tôi gọi là nhóm tệ hại. Họ là những người kỳ thị chủng tộc, kỳ thị người đồng tính, phân biệt giới tính, chống Hồi giáo, hay bài ngoại v..v..” Vì thế, nếu có ai hỏi họ bỏ phiếu cho người nào, họ có thể giữ im lặng, theo Giáo sư khoa học chính trị Joe Bafumi thuộc Đại học Dartmouth. Ông nói: “Họ sẽ bỏ phiếu cho ứng cử viên đó trong phòng phiếu kín. Nhưng họ sẽ không thừa nhận việc này với các chuyên gia thăm dò.” Điều tương tự đã xảy ra vào thập niên 1980. Tom Bradley là người Mỹ gốc Phi đầu tiên tranh chức Thống đốc bang California. Ông dẫn đầu trong các cuộc thăm dò, nhưng lại thua trong cuộc bầu cử. Giáo sư Bafumi tiếp lời: “Nhiều người lập luận rằng đó là vì có nhiều cử tri da trắng của Đảng Dân chủ nói họ sẽ bầu cho Đảng Dân chủ bởi họ thường dồn phiếu cho các ứng cử viên Đảng Dân chủ. Nhưng đến khi bỏ phiếu, họ đã không bầu cho Bradley bởi vì ông ấy là người da đen. Thay vào đó, họ đã bầu cho ứng viên da trắng.” Nhà phân tích Courtney Kenedy thuộc Trung tâm Nghiên cứu Pew cho biết qua Skype rằng hồi bầu cử sơ bộ, ông Trump có kết quả tốt trong các cuộc thăm dò trên mạng hơn là qua điện thoại, khi mà người trả lời tiếp chuyện với người thực. Chuyên gia Kennedy nói: “Mọi người có thể kìm nén ý định bỏ phiếu cho ông Donald Trump trong đợt bầu cử sơ bộ. Tuy nhiên, hiện không có gì thực sự cho thấy đó sẽ là điều xảy ra trong cuộc tổng tuyển cử sắp tới.” Khoảng cách giữa thăm dò thực tế và trên mạng đã được thu hẹp kể từ các cuộc bầu cử sơ bộ. Và một cuộc khảo sát gần đây của Pew đã hỏi mọi người cảm thấy thoải mái thế nào khi thảo luận việc bỏ phiếu cho ai. Chuyên gia của Trung tâm Nghiên cứu Pew cho biết thêm: “Chúng tôi không thấy bất kỳ sự khác biệt nào trong việc các ủng hộ viên của từng ứng viên nói rằng họ không muốn người khác biết sự hậu thuẫn của họ dành cho ai.” Vì vậy, các chuyên gia cho rằng những người ủng hộ ông Trump nhưng lại e dè kín tiếng có phần chắc sẽ không ảnh hưởng nhiều tới cuộc bầu cử. Nhưng họ nói rằng nếu cuộc đua vẫn cứ sát sao thì một tác động nhỏ cũng là đáng kể. (VOA)
  4. Minh AnhĐăng ngày 27-09-2016 Sửa đổi ngày 27-09-2016 16:21 Ông Donald Trump (T) và bà Hillary Clinton trong cuộc tranh luận đầu tiên, tại đại học Hofstra, Hempstead, New York, Hoa Kỳ, ngày 26/09/2016REUTERS/Rick Wilking Tối qua, 26/09/2016, tại New York đã diễn ra cuộc tranh luận đầu tiên giữa hai ứng viên tổng thống, ông Donald Trump và bà Hillary Clinton. Ứng viên đảng Dân Chủ, Hillary Clinton, đã áp dụng chiến thuật tấn công ngay trong buổi tranh luận đầu tiên, được cho là căng thẳng và sôi nổi này. Từ Washington, thông tín viên RFI, Anne-Marie Capomaccio, tường thuật : « Donald Trump trong thế phòng thủ và Hillary ở thế tấn công… Đó chính là kịch bản đã diễn ra tối hôm qua. Nhà tỷ phú cũng đã thành công trong việc gây khó bà Hillary Clinton khi nói về những thỏa thuận thương mại mà bà đã bảo vệ trước đây… Ông còn nặng nề nhấn mạnh đến « sự nghiệp chính trị quá dài của bà cựu ngoại trưởng ». Ông nói : « Bà ngoại trưởng hoạt động chính trị từ 30 năm nay… Tại sao bà đã không cải thiện hơn nữa các thỏa thuận đó ? Ngoại trưởng Clinton lẽ ra đã phải làm việc này từ nhiều năm nay ! Chứ không phải đợi đến bây giờ, chính là vì chúng ta đã gây ra một làn sóng phản ứng… » Thế nhưng bà Hillary Clinton còn tỏ ra quyết liệt ông Donald Trump… Và điều này, không ai ngờ tới. Bà đã đáp trả Donald Trump, vị doanh nhân vốn rất tự hào về những thành công của mình, bằng cách nhắc đến các vụ phá sản liên tục và những doanh nghiệp nhỏ bị lừa đảo… Khi nhắc đến việc ông Donald Trump từ chối công bố thu nhập của mình, bà đã hỏi : « Ông có gì phải giấu giếm người dân Mỹ ? » Bà Hillary Clinton còn đi xa hơn khi tố cáo ông Donald Trump là kỳ thị chủng tộc, nhắc lại chuyện ông Trump thắc mắc về quốc tịch của Barack Obama... và nhiều hồ sơ bất động sản trước đây... « Ông Donald đã bắt đầu sự nghiệp của mình khi bị bộ Tư Pháp điều tra về phân biệt chủng tộc… Do đó, ông ấy thật sự có hành vi kỳ thị từ rất lâu rồi…. » Nhịp độ tranh luận do Hillary Clinton ấn định gây bất lợi cho Donald Trump. Những thăm dò đầu tiên trên báo giới cũng đi theo chiều hướng này. ». (RFI)
  5. Đó là cuộc tranh luận giữa luật sư và người bán hàng, và trong phần lớn cuộc tranh luận, luật sư luôn dẫn trước. Nếu như chiến thắng của một bên trong cuộc xung đột chính trị được dựa vào nơi xảy ra xung đột, thì hầu hết cuộc tranh luận vừa rồi đã được thực hiện trên 'địa hình' mang nhiều lợi thế cho ứng viên Dân chủ. Có thể khó để nhớ ra, nhưng trước khi trở thành ngoại trưởng, thượng nghị sỹ, đệ nhất phu nhân, bà Clinton đã là một luật sư - và là một luật sư tài năng. Sau chừng đó năm, bà vẫn như một luật sư. Kỹ càng, thận trọng, biết kiểm soát. Tuy nhiên, những gì hiệu quả trong phòng xử án, với những quy tắc, chuẩn mực trong tòa, lại thường không áp dụng vào các cuộc tranh luận chính trị một cách tự do được. Về phần mình, ông Trump là một người bán hàng xuất sắc. Các quy tắc, truyền thống, thậm chí cả sự thật nữa, chỉ có ý nghĩa nếu như nó giúp ông bán được hàng. Cuối cùng, sự chuẩn bị kỹ càng của luật sư đã đem lại thành quả xứng đáng cho bà Clinton, khi bà đã kiểm soát được hầu hết buổi tối với sự chuẩn xác rất cao. Ông Trump có chiến lược và theo đuổi chiến lược đó, nhưng ông lại thường bị bà cựu ngoại trưởng bẻ gãy và có lúc bị chính bản thân ông đẩy vào thế kẹt khi tranh luận theo phong cách của người bán hàng rong. Bà Clinton thỉnh thoảng tỏ ra là người cái gì cũng biết, nhưng hầu hết thời gian bà duy trì được thế dẫn trước so với ông Trump. Dưới đây là ba vấn đề bà Clinton ghi điểm, hai chủ đề ông Trump lấy lại được thế cân bằng, và một lá bài rất quan trọng. Không minh bạch về thuế Sau phần nói về các kế hoạch kinh tế, chủ đề chuyển sang một nội dung cụ thể: hồ sơ khai thuế của ông Trump, và vì sao ông không theo gương các ứng viên tổng thống trước đây, công bố hồ sơ khai thuế của mình. Sau khi ứng viên phe Cộng hòa lặp lại là ông không thể công bố trong lúc ông còn đang được cơ quan thuế kiểm tra (là cơ quan mà ông nói là đã kiểm toán ông suốt 15 năm), bà Clinton liền tấn công. Câu nói quan trọng của bà: "Tôi nghĩ rằng có lẽ ông ấy không đủ nhiệt tâm về việc để cả nước biết những lý do thực sự là gì, bởi đó hẳn phải là điều rất quan trọng, thậm chí khủng khiếp, mà ông ấy muốn giấu." Kết luận: Vị luật sư đã nghiên cứu rất kỹ càng. Những bất lợi trong thương mại Trước khi ông Trump bị công kích về vấn đề thuế và sau cú đánh mạnh của bà Clinton, ông đã dành quá nhiều thời gian tìm cách trình bày về bản thân và cuộc tranh luận cho tới lúc đó thực ra diễn ra rất suôn sẻ cho ông. Phần thảo luận về kinh tế nêu ra các thỏa thuận thương mại, trong đó gồm việc bà Clinton từng ủng hộ cho Thỏa thuận Tự do Thương mại Bắc Mỹ (Nafta) và Thỏa thuận Hợp tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP), là phần sẽ khiến lợi thế của ông Trump trong lĩnh vực bất động sản bị mất đi khi các công ăn việc làm liên quan tới lĩnh vực sản xuất sẽ được chuyển ra nước ngoài. Câu nói quan trọng của ông: "Bà tới New England, tới Ohio, Pennsylvania, tới bất kỳ nơi nào bà muốn, thưa Ngoại trưởng Clinton, và bà sẽ thấy cảnh tan hoang ở những nơi ngành sản xuất bị giảm xuống 30, 40, thậm chí có lúc 50%. Nafta là thỏa thuận thương mại tệ nhất từng được ký ở bất kỳ đâu, và rõ ràng là tệ nhất từng được ký kết tại đất nước này." Kết luận: Người bán hàng biết thế nào là một thỏa thuận bất lợi. Tranh luận về nơi sinh Nếu bà Clinton giữ thế thượng phong ở phần tranh luận đầu tiên nhờ việc gây khó cho ông Trump với chủ đề hồ sơ khai thuế cá nhân, thì vòng hai cũng khó khăn không kém cho ứng viên của phe Cộng hòa. Đây là vấn đề liên quan tới chủng tộc tại Hoa Kỳ, và ông Trump phải trả lời về việc ông từng lớn tiếng đặt câu hỏi về quốc tịch Mỹ của Tổng thống Barack Obama. Ông Trump một lần nữa tìm cách quy trách nhiệm cho bà Clinton là trong cuộc chạy đua giành đề cử ứng viên tổng thống của phe Dân chủ hồi 2008, bà đã tung ra tin đồn này, và nói ông đáng được ông Obama cùng các cử tri da đen tin cậy vì đã giải quyết được tin đồn này. Bà Clinton đã tận dụng khoảnh khắc này để đốt cháy đối thủ. Câu nói quan trọng của bà: "Ông ấy đã thực sự khởi đầu hoạt động chính trị dựa trên lời nói dối về chủng tộc này, theo đó nói tổng thống da đen đầu tiên của chúng ta không phải là một công dân Mỹ. Hoàn toàn không có bằng chứng nào về chuyện đó, nhưng ông ấy cứ đeo đẳng năm này qua năm khác, bởi có một số ủng hộ viên của ông ấy, những người mà ông ấy định đưa vào cùng phe với mình, rõ ràng đã tin vào chuyện đó, hoặc là muốn tin vào chuyện đó." Kết luận: Vị luật sư đã có cơ hội đứng ra bảo vệ ông Obama, người hiện đang được lòng cử tri hơn cả hai ứng viên đứng trên bục tranh luận. Trong cuộc - ngoài cuộc Trong suốt cuộc tranh luận, khi không bị chọc tức khiến phải đáp trả những lời khiêu khích được lên kế hoạch cẩn thận của bà Clinton, ông Trump luôn tỏ ra rằng ông là người đứng ngoài còn bà Clinton thì gắn bó quá chặt với chính quyền đang không được lòng dân và tình hình thực tế hiện nay. Với các cuộc thăm dò dư luận cho thấy 70% dân Mỹ không hài lòng về hướng đi của đất nước, thì việc là một nhân tố có khả năng đem lại những thay đổi chính là một lợi thế chính trị to lớn. Hơn nữa, nếu như dân chúng Mỹ chuyển hướng từ đảng này sang đảng khác sau khi một đảng đã nắm Nhà Trắng được tám năm thì đó cũng là lẽ tự nhiên, và đây rõ ràng là một cơ hội giúp ông Trump có lợi thế giành lá phiếu cử tri. Câu nói quan trọng của ông: "Quý vị đã làm vậy suốt 30 năm. Tại sao quý vị chỉ vào lúc này mới nghĩ về những giải pháp đó?" Kết luận: Người bán hàng biết khi nào khách hàng cần có sản phẩm mới. Tính khí, tâm trạng Vào cuối cuộc tranh luận, chủ đề chuyển sang câu hỏi về tính khí và sức bền cần có của người giữ vị trí tổng thống. Ai có đủ những phẩm chất này, ai không? Ông Trump, người có vẻ như đã bị quần tả tơi trong buổi tối, coi đây là cơ hội tấn công. Ông đặt câu hỏi về khả năng phán đoán, ra quyết định của bà Clinton, về "dáng vẻ" và về sức bền của bà. Bà Clinton, sau khi nói về những chuyến công du quốc tế trong vai trò ngoại trưởng, về các nỗ lực đàm phán ngoại giao và về buổi trình bày kéo dài nhiều giờ của bà trước quốc hội để chứng tỏ bà có khả năng chịu đựng bền bỉ khi trở thành tổng thống, tuyên bố rằng cách tấn công của ông Trump chính là bằng chứng cho thấy cách hành xử mang tính phân biệt giới tính của ông. Câu hỏi quan trọng của bà: "Quý vị biết đấy, ông ấy cố tìm cách chuyển từ dáng vẻ sang sức bền. Nhưng đây là một người đàn ông đã gọi phụ nữ là heo, là kẻ vụng về, là chó, và là người nói rằng việc thai sản là điều bất tiện cho chủ lao động, người đã nói rằng phụ nữ không xứng đáng được chi trả tương đương trừ phi họ làm việc tốt như nam giới." Kết luận: Vị luật sư đẩy người bán hàng vào thế lắp bắp, than phiền về nội dung quảng cáo có tính tiêu cực của bà, về việc bà đã không cư xử tốt ra sao, và về việc các kết quả thăm dò dư luận vẫn cho thấy ông được đánh giá cao ra sao. Không mấy sáng sủa cho ông. Nhân tố Holt Và cuối cùng là 'nhân tố Lester Holt'. Đã có nhiều người nói về việc người dẫn chương trình của NBC lẽ ra cần phải giữ nhịp cuộc tranh luận ra sao, liệu ông đã làm tốt vai trò của người kiểm tra và công bố các thông tin ngay lập tức hay chưa, hay có cần phải có cách tiếp cận ít can thiệp vào nội dung tranh luận hơn hay không. Một nhân viên của NBC nói rằng Hold không phải là một "cây cảnh", và rõ ràng trong cuộc tranh luận vừa rồi cách mô tả này là hoàn toàn chính xác. Trong toàn bộ những điểm trên, phần mở đầu với lợi thế cho bà Clinton được người dẫn chương trình tạo ra. Ông đã nêu ra vấn đề thuế của ông Trump trước tiên. Ông đã hỏi về cuộc tranh cãi quanh nơi sinh của ông Obama. Ông đã đẩy ông Trump vào Cuộc chiến Iraq và nêu ra bình luận của ông Trump về 'dáng vẻ' của bà Clinton, điều dẫn tới cuộc tranh luận kéo dài về tính khí và khả năng phán xét cần có của người giữ cương vị tổng thống. Những điểm yếu của bà Clinton, nhất là về việc bà dùng email cá nhân và khả năng có những xung đột quyền lợi với quỹ thiện nguyện của bà, đã chỉ được nhắc tới sơ sài. Nếu như chiến thắng của một bên trong cuộc xung đột chính trị được dựa vào nơi xảy ra xung đột, thì hầu hết cuộc tranh luận vừa rồi đã được thực hiện trên 'địa hình' mang nhiều lợi thế cho ứng viên Dân chủ. Một số điểm là nhờ vào chiến lược và công tác chuẩn bị hiệu quả của bà, lợi thế của một luật sư. Một số là do ông Trump lạc bước và đi vòng vèo, sự thất bại của người bán hàng khi đưa ra sản phẩm muốn bán. Nhưng rất nhiều điểm là do cách điều khiển cuộc tranh luận của Holt. Điều đó sẽ khiến phe Dân chủ nở nụ cười, còn các ủng hộ viên của ông Trump la ó. Anthony Zurcher Phóng viên chuyên về vùng Bắc Mỹ (BBC)
  6. Đăng bởi Tiểu Nhi on Thứ Ba, ngày 27 tháng 9 năm 2016 | 27.9.16 "Đây là một hệ thống dự báo mang tính lịch sử. Tôi xây dựng nói bằng số liệu của các kỳ bầu cử Tổng thống Hoa Kỳ từ 1860 đến 1980, và tôi đã dự đoán đúng mọi cuộc bầu cử từ 1984 đến 2012," Allan Lichtman: 'Donald Trump sẽ thắng' - Hai ứng viên Dân chủ và Cộng hòa sẽ có cuộc tranh luận truyền hình tối 26/09 ở New York Một giáo sư ở Hoa Kỳ nói ông Donald Trump 'sẽ thắng cử tổng thống Mỹ', căn cứ vào số liệu ông nghiên cứu qua các kỳ bầu tổng thống Mỹ nhiều năm qua. Trả lời BBC News chiều 26/09, ông Allan Lichtman nói người như ông Trump đáng ra đã bị rớt khỏi cuộc đua từ lâu rồi nhưng năm 2016 là năm 'đặc biệt'. Tuy thế, trước cuộc cuộc tranh luận truyền hình tay đôi Hillary Clinton - Donald Trump đầu tiên vào tối 26/09 ở New York, một số trang báo tại Anh chỉ cho rằng ông Trump "sẽ thắng cuộc tranh luận" nếu không thua. Đánh giá về nhân vật đang là ứng viên tổng thống của đảng Cộng Hòa, Giáo sư Lichtman nói: "Ông Trump bác bỏ cả các bằng chứng khoa học như về biến đổi khí hậu, và khác với bà Clinton, ông cũng không muốn hợp tác với đồng minh nào của Mỹ..." "Nhưng năm nay, đảng đang cầm quyền tại Hoa Kỳ lại không được ủng hộ và ứng viên đảng này khó thắng," GS Lichtman nói với chương trình IMPACT trên BBC News tại London qua đường video từ Hoa Kỳ. Ông Lichtman nói dự báo của ông không có nghĩa là ông ủng hộ ứng viên Trump hay ai khác mà dựa trên sự so sánh hai đảng chính và vai trò của ứng viên bên thứ ba. Điều đó khiến ông thiên về khả năng rằng ứng viên đảng Cộng hòa, vốn đang không nắm Nhà Trắng, có nhiều cơ hội hơn ứng viên đảng Dân chủ. Trước đó, ông Lichtman đã nói trên báo chí tiếng Anh rằng dự báo của ông dựa trên số liệu lịch sử, chứ không phải là chuyện cảm tính ông hay cử tri ưa ai hơn. "Đây là một hệ thống dự báo mang tính lịch sử. Tôi xây dựng nói bằng số liệu của các kỳ bầu cử Tổng thống Hoa Kỳ từ 1860 đến 1980, và tôi đã dự đoán đúng mọi cuộc bầu cử từ 1984 đến 2012," ông được trích lời trên trang The Independent tại Anh tuần qua. Ông Trump nổi tiếng vì những phát biểu gây sốc Số phận của Đảng Dân chủ Ông Lichtman là tác giả cuốn 'Predicting the Next President: The Keys to the White House 2016'. Tựa đề nói về 'the Keys to the White House', có thể tạm dịch là 'Chùm chìa khóa vào Nhà Trắng' nhưng cũng có nghĩa là 'các vấn đề trọng yếu' để vào Nhà Trắng. Chẳng hạn, trong kỳ bầu cử tháng 11/2016 này, ông nêu ra hơn 13 lý do để cho rằng ứng viên Dân chủ sẽ thua vì không thắng đủ quá 6 trên tổng số các hồ sơ. Sau đây là một số đoạn ông Lichtman nêu ra: 'Chủ đề 1: uy tín của đảng đang nắm Nhà Trắng qua bầu cử giữa kỳ. Phe Dân chủ vì ‘đập tan’. Chủ đề 3: tổng thống đương nhiệm không tái tranh cử. Chủ đề 7: không có biến đổi chính sách quan trọng trong nhiệm kỳ 2 của Obama như Luật Affordable Care Act. Một số người Nga ủng hộ ông Donald Trump Chủ đề 11: không có thắng lợi ngoại giao lớn. Chủ đề 12: Hillary Clinton không phải là Franklin Roosevelt.” Và cuối cùng là phiếu bỏ cho ứng viên độc lập Gary Johnson mà ông Lichtman gọi là 'The Gary Johnson Key'. Thường một nhân vật thứ ba như Gary Johnson (thống đốc bang New Mexico) chỉ được 5% phiếu thăm dò dư luận nhưng cho đến nay, ông Johnson được từ 10-12%, điều theo ông Lichtman nói, là khá bất thường. Mới hồi tháng 3/2016, trả lời kênh radio BBC Newshour, giáo sư lịch sử Allan Lichtman cho rằng những nhân vật 'ngoài luồng' như ông Trump thường không ghi điểm tốt trong các kỳ bầu cử. Tuy thế, khi đó ông Lichtman đã đoán đúng rằng Donald Trump "sẽ thành ứng viên chính của đảng Cộng hòa". Ông Gary Johnson phê phán cả hai đảng Dân chủ và Cộng hòa Hai ứng viên Hillary Clinton và Donald Trump sẽ có cuộc tranh luận truyền hình tay đôi đầu tiên vào tối 26/09 giờ Hoa Kỳ ở New York. Các báo tiếng Anh tin rằng ông Trump có thể "thắng cuộc tranh luận" khi chỉ cần "không bị thua", chứ không nói rằng ông Trump có thể thắng cử cả cuộc chạy đua vào Nhà Trắng. (BBC)
  7. Đó là câu hỏi đang được bàn luận sôi nổi khi chỉ còn hơn 40 ngày nữa là đến bầu cử. Bài viết này không nhằm đưa ra một dự đoán, mà chỉ trình bày tình hình một cách khách quan, căn cứ theo những thăm dò dư luận mới nhất, trên toàn quốc và ở các tiểu bang. Hàng trăm thăm dò dư luận thực hiện với những phương pháp khác nhau, khó có thể giúp rút ra được một kết luận đáng tin cậy. Tuy nhiên, nên chú ý, càng gần đến ngày bầu cử thì thăm dò sẽ gần đúng với thực tế hơn. Một phóng viên quay phim lấy cảnh bên ngoài nơi bà Hillary Clinton và ông Donald Trump tranh luận vào tối Thứ Hai. (Hình: AP Photo/J. David Ake) Vì thế, đừng nên xem kết quả thăm dò vào một ngày nào đó mà vội vã kết luận rằng ứng cử viên này đang chuyển bại thành thắng hay ứng cử viên kia đang đi dần đến thất bại. Các ứng cử viên cùng ban tranh cử của họ hiểu rõ thực tế phũ phàng ấy của bầu cử dân chủ tự do và không ngừng nỗ lực tranh thắng cho đến giờ chót. Chúng ta không thể nào biết trong thời gian hơn sáu tuần lễ tranh cử sắp tới, sẽ còn có những chuyển biến ra sao và những điều bất ngờ gì có thể xảy ra. Nhưng chuyển biến được coi như có tầm ảnh hưởng quan trọng là ba cuộc tranh luận giữa bà Hillary Clinton và ông Donald Trump vào các ngày Thứ Hai 26 Tháng Chín, Chủ Nhật 9 Tháng Mười, và Thứ Tư 19 Tháng Mười. Ngoài ra, tác động với chừng mực nhỏ hơn là từ cuộc tranh luận giữa hai ứng cử viên phó tổng thống Tim Kaine và Mike Pence vào ngày Thứ Ba, 4 Tháng Mười. Những chuyên gia về bầu cử giải thích rằng cho đến giai đoạn này, hầu hết cử tri đã có sự lựa chọn dứt khoát và sẽ rất ít người thay đổi ý kiến. Bình thường cử tri ghi danh đảng nào sẽ bỏ phiếu cho ứng cử viên đảng đó. Chỉ những cử tri độc lập, không ghi danh đảng nào, còn là ẩn số đáng kể. Hơn nữa, bây giờ là thời điểm 34 tiểu bang năm nay áp dụng thể thức bầu cử sớm. Cử tri được phép bỏ phiếu vắng mặt, bằng thư, qua Internet, hay đến bỏ phiếu trực tiếp tại địa điểm bầu cử sớm – vì lẽ không thể có mặt trong ngày bầu cử 8 Tháng Mười Một. Cũng có tiểu bang không đòi hỏi phải nêu lý do nào hết. Thời gian bầu cử sớm ở California là 30 ngày, tùy theo quy định của từng quận hạt. Tổng hợp chín thăm dò toàn quốc mới nhất cho thấy bà Clinton dẫn trước ông Trump khoảng 2%. Nhưng giữa các thăm dò có khác biệt lớn: New York Times 43%-41%, LA Times/USC Tracking 43%-45%, Huffington Post 46%-42%, NBC News/Wall Street Journal 48%-41%. Nếu tính hết bốn ứng cử viên chính: Hillary Clinton, Donald Trump, Gary Johnson, và Jill Stein, theo thăm dò Rasmussen là 39%-44%-8%-2% còn thăm dò NBC News/ES Journal là 43%-37%-9%-3%. Sai số của thăm dò là 3%. FiveThirtyEight nghiên cứu kết quả từ tất cả các thăm dò đưa ra dự đoán bà Clinton chiếm 46.6%, ông Trump chiếu 44.4% phiếu cử tri toàn quốc. Trang mạng này ngày Thứ Sáu 23 Tháng Chín dự đoán triển vọng đắc cử của bà Hillary Clinton là 61.6% và của ông Donald Trump là 38.3%. Xác suất do FiveFortyEight đưa ra một tháng trước là 89% so với 10% nghĩa là triển vọng đắc cử của ông Trump đã tăng lên đáng kể từ cuối Tháng Tám. Bà Clinton chỉ phục hồi vị thế trở lại sau khi bị mắc chứng viêm phổi và tiếp đó ông Trump lần đầu tiên phải công khai thú nhận đã dối trá trong vụ tố cáo Tổng Thống Barack Obama không sinh ra tại Mỹ. FiveThirtyEight (538) là trang mạng đặt trụ sở ở Manhattan, New York, do ông Nate Silver, 38 tuổi, sáng lập năm 2008, chuyên theo dõi phân tích về các cuộc bầu cử Mỹ bằng các phương pháp thống kê và khoa học xã hội. 538 nổi tiếng vì dự đoán hoàn toàn đúng kết quả trên toàn quốc trong kỳ bầu cử năm 2012. Nhưng như mọi người đều hiểu, yếu tố căn bản để đắc cử tổng thống Mỹ không phải là thắng thăm dò dư luận, hay thắng phiếu cử tri toàn quốc, mà là thắng đa số cử tri đoàn 538 đại cử tri sao cho chiếm được con số tối thiểu là 270. Trong 50 tiểu bang toàn quốc, mỗi chính đảng được coi như nắm chắc phần thắng ở một số tiểu bang và nhiều triển vọng thắng tại một số tiểu bang khác. Các tiểu bang như California, New York, Massachusetts, Illinois,… là những tiểu bang Dân Chủ chắc chắn thắng. Ngược lại, Montana, North Dakota và các tiểu bang miền Nam như Texas, Alabama là nơi Cộng Hòa chắc chắn thắng. Pennsylvania thiên về Dân Chủ trong khi Arizona thiên về Cộng Hòa. Do đó, đến nay số đại cử tri mà bà Clinton có thể chiếm được là 257 gồm 221 chắc chắn và 36 nhiều hy vọng. Số đại cử tri mà ông Trump có thể có là 191 gồm 164 chắc chắn và 27 nhiều hy vọng. Nếu như hai ứng cử viên giữ vững được thắng lợi ở các tiểu bang nêu trên, đừng để mất một hay nhiều tiểu bang ấy, thì kết quả cuối cùng ra sao sẽ được quyết định bằng việc chiếm thêm một số tiểu bang được gọi là chiến trường tranh chấp sao cho có đủ con số 270 đại cử tri. Năm nay tám tiểu bang Ohio, Florida, North Carolina, Colorado, New Hampshire, Iowa, Maine, và Nevada, với tổng cộng 90 đại cử tri, được xem là chiến trường tranh chấp. Lợi thế của bà Clinton là có vẻ chỉ cần thêm một số nhỏ hơn ông Trump trong số 90 đại cử tri này. Tuy nhiên, để đi đến kết quả ấy không phải là dễ, vì năm nay bà Clinton không có được thế mạnh của ông Barack Obama trong hai kỳ bầu cử 2008 và 2012, thắng hầu hết các tiểu bang ấy. Cho đến bây giờ, các phân tích gia đều nhìn nhận rằng cuộc bầu cử 2016 có nhiều điều bất ngờ không thể tiên liệu. Bà Clinton dường như có khả năng tranh thắng ở những tiểu bang vốn vẫn được coi là thành trì của Cộng Hòa. Ngược lại, ông Trump có vẻ sẽ chiếm số đại cử tri ở những nơi mà Tổng thống Obama thắng trong cả hai cuộc bầu cử trước. Georgia là tiểu bang miền Nam luôn luôn bỏ phiếu Cộng Hòa kể từ 1984, ngoại trừ một lần cho ông Bill Clinton năm 1992. Năm 2012, ông Mitt Romney hơn ông Barack Obama 8% phiếu. Nhưng năm nay bà Clinton tỏ ra mạnh ở tiểu bang này và nếu chiếm Georgia với 16 đại cử tri thì sẽ là một trở ngại lớn cho ông Trump. Ông Trump hiện dẫn trước chút ít ở Ohio và có triển vọng thắng Iowa và Nevada. Tổng Thống Obama chiếm cả ba tiểu bang này trong kỳ bầu cử 2012. Nhiều thăm dò dư luận ít chú ý tới hai ứng cử viên đảng nhỏ Gary Johnson, đảng Tự Do (Libertarian Party), và Jill Stein, đảng Xanh (Green Party). Hai ứng cử viên này có thể chiếm hàng triệu phiếu trên toàn quốc của hai ứng cử viên Cộng Hòa và Dân Chủ. Thăm dò của RealClearPolitics cho biết tỷ lệ cử tri ủng hộ ông ohnson là 8.8% và bà Stein là 2.8%. Tuy nhiên, người ta không tin rằng thực sự những cử tri này sẽ bỏ phiếu cho hai ứng cử viên đó, mà sẽ bỏ phiếu cho bà Clinton hay ông Trump, và đó là thêm một ẩn số có ảnh hưởng quan trọng nữa. Hà Tường Cát (Người Việt)
  8. Một số nhà quan sát cho là Trump đang tấn công vào Điều Khoản Sixth Amendment trong Hiến Pháp, vốn quy định “dù phạm tội nặng đến đâu thì một phạm nhân vẫn phải có người bào chữa”, còn Tu Chính Án Số 8 nghiêm cấm mọi hình thức “trừng trị tàn bạo” nhắm vào phạm nhân. Ứng cử viên Cộng Hòa Donald Trump Ứng cử viên Cộng Hòa Donald Trump không tin tưởng Hiến Pháp của Hoa Kỳ, thoạt tiên chuyện này có vẻ quá đáng, nhưng có nhiều dấu hiệu dần dần cho thấy chuyện này không sai. Ngay cả nếu như Trump có đọc toàn văn bản Hiến Pháp này thì ông ta vẫn không tin tưởng vào giá trị cốt lỏi của nó, khốn nỗi các “giá trị cốt lỏi và nguyên tắc này” lại biến nước Mỹ trở nên mạnh mẽ, theo như khẩu hiệu tranh cử của Trump đề ra. Sự khinh bỉ này được thể hiện ngay sau khi có tin về vụ đánh bom khủng bố ở New York. Trump than thở là “thế nào Hiến Pháp Mỹ cũng sẽ kêu gọi phải đối xử với thủ phạm Ahmad Khan Rahami một cách nhân đạo cho mà coi” Trump phát biểu: “Thế nào cũng có một luật sư đại diện cho hắn, hắn sẽ trải qua nhiều năm, qua nhiều tòa án ở Hoa Kỳ theo đúng thủ tục, dần dần trí nhớ mọi người tàn phai và hình phạt dành cho hắn không còn nghiêm nữa, thật là đáng buồn” Lẽ ra ngành tư pháp Mỹ phải xử thật nhanh và cho ra một bản án thật nặng trong vụ này, theo ý Trump. Trump còn than phiền là “người như Rahami mà lại được chăm sóc y khoa trong một gian phòng thật rộng!” Một số nhà quan sát cho là Trump đang tấn công vào Điều Khoản Sixth Amendment trong Hiến Pháp, vốn quy định “dù phạm tội nặng đến đâu thì một phạm nhân vẫn phải có người bào chữa”, còn Tu Chính Án Số 8 nghiêm cấm mọi hình thức “trừng trị tàn bạo” nhắm vào phạm nhân. Trường Giang (Rolling Stone) (Cali Today News)
  9. Bản tin từ tờ USA Today cho hay bà Kathleen Hartington Kennedy Townsend, cựu phó thống đốc tiểu bang Maryland, nói rằng đã đến thăm ông Bush hôm Thứ Hai tuần này và được ông cho biết là sẽ bỏ phiếu cho ứng cử viên đảng Dân Chủ, bà Hillary Clinton. Hình trên trang Facebook của bà Kathleen Hartington Kennedy Townsend cho biết cựu Tổng Thống George H.W. Bush nói với bà là ông sẽ bỏ phiếu cho bà Clinton. (Hình: Kathleen Hartington Kennedy Townsend Facebook) Cựu Tổng Thống George H.W. Bush (vẫn thường được giới truyền thông Việt gọi là Bush “cha”) có thể đã quyết định ai sẽ là người có lá phiếu của ông trong kỳ bầu cử tổng thống Mỹ tới đây. Ông Jim McGrath, một phát ngôn viên của gia đình ông Bush, cho tờ The Guardian hay việc bỏ phiếu của ông là vấn đề cá nhân và cựu Tổng Thống Bush không muốn bình luận gì vào lúc này. Cho đến nay, đại gia đình ông Bush không có nhiều phát biểu về cuộc bầu cử năm 2016. Tuy nhiên ông George H.W. Bush có nói sẽ không ủng hộ ông Trump. Con trai của ông, cựu Tổng Thống George W. Bush, cũng có phát biểu tương tự. “Ở tuổi 91, Tổng Thống Bush hiện đã rời khỏi lãnh vực chính trị,” một phát ngôn viên của vị tổng thống thứ 41 của Mỹ cho hay hồi Tháng Năm, giải thích rằng ông Bush đã có vận động cho con trai là Jeb Bush, nhưng đó là sự ngoại lệ. Cựu thống đốc tiểu bang Florida, ông Jeb Bush, là một trong số 17 ứng viên muốn đại diện đảng Cộng Hòa ra tranh cử tổng thống, nhưng đã chấm dứt hồi Tháng Hai khi loan báo quyết định ngưng tranh cử. Ông Jeb Bush bị thành phần chống đối coi là người muốn tiếp tục triều đại của gia đình nhà Bush, tiếp theo cha và anh. Vợ của cựu Tổng Thống George H.W. Bush, bà Barbara Bush, cũng tỏ ý cho thấy không đồng ý với ông Trump, nhưng không cho biết sẽ bỏ phiếu cho ai. Cho tới nay, ngày càng có nhiều nhân vật quan trọng của đảng Cộng Hòa tuyên bố ủng hộ bà Clinton, trong đó có ông Carlos Gutierrez, cựu bộ trưởng Thương Mại dưới thời Tổng Thống George W. Bush; ông John Negroponte, cựu giám đốc tình báo quốc gia; ông Hank Paulson, cựu bộ trưởng Tài Chánh của Tổng Thống George W. Bush; ông Brent Scowcroft, cố vấn an ninh dưới thời Tổng Thống Gerald Ford và Tổng Thống Ronald Reagan; và ông Richard Armitage, từng là thứ trưởng Ngoại Giao dưới thời Tổng Thống George W. Bush và từng là phụ tá bộ trưởng Quốc Phòng dưới thời Reagan. (Người Việt)
  10. Image copyrightAP Ứng viên Donald Trump tiếp tục đối mặt với chỉ trích sau khi dường như nói bóng gió về việc ám sát đối thủ Hillary Clinton lần thứ hai. Ông Trump đề nghị các vệ sĩ của bà Clinton nên thử buông súng và "xem những gì xảy ra với bà ấy". Ông nói với những người ủng hộ rằng đối thủ của ông muốn "xóa sổ Tu chính án thứ hai của quý vị" trong lúc đề cập đến quyền sở hữu súng. Nhóm vận động của bà Clinton cáo buộc ông Trump "kích động bạo lực". Phát biểu tại cuộc vận động ở Miami hôm 16/9, ứng viên đảng Cộng hòa cho biết: "Các vệ sĩ hãy buông súng đi, bà ấy không muốn súng đạn mà. Rất nguy hiểm." Robby Mook, phát ngôn viên của bà Clinton, nói: "Dù phát ngôn đó là để kích động người ta tại cuộc vận động hay chỉ là lời nói đùa thì cũng không thể chấp nhận được đối với một người muốn tìm kiếm vị trí Tổng Tư lệnh.” "Phát ngôn này nên đặt ngoài giới hạn với một ứng viên tổng thống." Bà Clinton kêu gọi kiểm soát chặt chẽ hơn việc sở hữu súng nhưng cũng nhấn mạnh bà ủng hộ Tu chính án thứ hai, trong lời phát biểu trước các nghị Đảng Dân chủ vào tháng 7/2016: "Tôi không ở đây để tước đi khẩu súng của quý vị". Phát ngôn của ông Trump gợi lại bài phát biểu gây tranh cãi hồi tháng trước mà nhiều đảng viên Dân chủ lên án là lời kêu gọi ám sát bà Clinton. 'Tố cáo sai' Phát biểu tại North Carolina, ông tuyên bố rằng bà Clinton muốn bãi bỏ Tu chính án thứ hai và nói thêm: "Nếu bà ấy bổ nhiệm các thẩm phán làm suy yếu quyền sở hữu súng thì quý vị sẽ không thể làm gì được.” Nhóm vận động của Trump sau đó giải thích ông không có ý kích động bạo lực. Image copyrightGETTY Image captionBà Clinton kêu gọi kiểm soát chặt chẽ hơn việc sở hữu súng Bình luận mới nhất được đưa ra chỉ vài giờ sau khi ông Trump buộc phải thừa nhận rằng Tổng thống Barack Obama được sinh ở Mỹ. Nhưng ông Trump cũng tố cáo sai rằng nhóm của bà Hillary Clinton đã khởi xướng phong trào nghi vấn nơi sinh của ông Obama. Tuyên bố ở Washington, ông Trump nói: “Tổng thống Barack Obama sinh tại Mỹ, chấm hết.” “Hillary Clinton và nhóm tranh cử bà ta năm 2008 đã khởi xướng phong trào nghi vấn. Tôi chấm dứt nó.” Không có bằng chứng bà Clinton liên quan phong trào này. Trước đó, chiến dịch vận động tranh cử của ông Donald Trump thừa nhận trong một tuyên bố rằng Tổng thống Obama được sinh ra ở Mỹ. Ứng viên Cộng hòa từng dẫn đầu trong phong trào "birther" - đặt nghi vấn về vấn đề quốc tịch của ông Obama, người chào đời tại Hawaii. (BBC)
  11. Hôm nay 19/09/2016, bà Hillary Clinton phải có mặt tại Bắc Carolina cho buổi mít tính đầu tiên, kể từ sau khi bà gặp vấn đề về sức khỏe. Việc Hillary Clinton đột ngột bị choáng đã gây ra cuộc tranh luận về sức khỏe của các ứng viên tổng thống. Ứng viên đảng Dân Chủ bị chẩn đoán viêm phổi, nhưng bác sĩ riêng vẫn kết luận là bà có sức khỏe tốt và đủ khả năng giữ các chức vụ quan trọng. Bà Hillary Clinton, New York, 18/08/2016. REUTERS/Lucas Jackson Từ Washington, thông tín viên RFI Anne-Marie Capomaccio cho biết thêm chi tiết : "Cựu tổng thống Mỹ, và cũng là chồng của ứng viên tổng thống, tuyên bố : « Tôi rất vui mừng có thể thay thế Hillary. Bà ấy đã thường làm thế với tôi, giờ đã đến lúc tôi làm điều tương tự với bà ấy ». Bill Clinton nói đùa : « Hllary rất khỏe » để trấn an cử tri ở Nevada. Nhưng cuộc tranh luận về sức khỏe của ứng viên đảng Dân Chủ và đối thủ của bà vẫn chưa dứt. Và không chỉ về tình trạng sức khỏe và còn về sự mập mờ trong bản kết quả kiểm tra sức khỏe của các ứng viên tổng thống. Chris Garbb, đảng viên đảng Dân Chủ ở Pennsylvania, cho biết : « Tôi không lo lắng về sức khỏe và tâm thần của bà ấy. Trái lại, tôi rất lo ngại về sức khỏe tâm thần của Donald Trump. Tôi nghĩ rằng ông ta không chỉ ngu ngốc, mà còn có thể bị bệnh thần kinh ». Sau khi Hillary Clinton bị choáng, Donald Trump đã hứa sẽ công bố các kết quả kiểm tra sức khỏe của bản thân. Nhưng theo kết quả kiểm tra sức khỏe gần đây nhất của ông, theo lời thú nhận của bác sĩ, đã được viết trong chớp nhoáng. Như thường lệ, Donald Trump biến việc này thành trò cười. Ứng cử viên Cộng Hòa sẽ tham gia vào một chương trình truyền hình thực tế với vị bác sĩ nổi tiếng Oz. Chương trình này chưa tiết lộ điều gì, trừ trọng lượng của ông Donald Trump là 120 kg”. Thùy Dương (RFI)
  12. Hình minh họa. (Nguyễn Xuân Nghĩa) Ý Dân là Ý Trời, nhưng khi Dân nói thì con Trời mắng rằng ngu! Nguyễn-Xuân Nghĩa Ðáng lẽ, ứng cử viên Hillary Clinton nên học Thủ Tướng Angela Merkel của Cộng Hòa Liên Bang Ðức… Ngoài chuyện Hillary xuýt té tại New York trong lễ tưởng niệm nạn nhân vụ 9.11 – nhờ đó mà tám tiếng sau thiên hạ mới biết là bà bị sưng phổi, phải uống trụ sinh và bị thuốc hành nên đã thoát hài lên xe – hôm Thứ Sáu mùng 9, bà bị vạ miệng khi gọi phân nửa những người ủng hộ đối thủ Donald Trump là “nằm trong cái giỏ đáng trách” (basket of deplorables) với hàng loạt thậm từ còn đáng trách hơn vì mang nội dung nhục mạ. Gần hai ngày sau, Hillary mới ngỏ lời xin lỗi thì dư luận đã lại ngó vào tình trạng sức khỏe của bà với nhiều câu hỏi khác về lòng ngay thật của một chính khách chưa hề nổi danh thành thật… Số là hôm mùng 7, tại Ðức, đảng Dân Chủ Thiên Chúa Giáo CDU của Thủ Tướng Merkel bị một vố nặng, về hạng ba trong một cuộc bầu cử tại quản hạt Mecklenburg-Vorpommern của bà: không chỉ thua đảng Dân Chủ Xã Hội SPD mà còn thua đảng “Giải Pháp Khác Cho Ðức.” Ðảng Alternative für Deutschland AfD mới xuất hiện ở ngoài rìa của hữu phái với chủ trương quốc gia, nghi ngờ Âu Châu và chống di dân mà lại chiếm hạng nhì với 20.8% số phiếu từ cả hai cánh tả hữu. Cuộc bầu cử địa phương không dẫn đến thay đổi lớn, nhưng cho thấy mức độ thất nhân tâm đáng ngại của đảng CDU, bà Merkel và cả đảng SPD trong liên minh cầm quyền. Ðiều đáng chú ý, và Hillary lẫn nhiều người bên Mỹ đáng học, là hôm sau Thủ Tướng Merkel nói rằng không nên trách dân bỏ phiếu. “Quở trách họ cũng chẳng được gì hết”! Tức là đáng quở mà không nên… Chúng ta đã quen với khái niệm “Ý Dân là Ý Trời” (Vox Populi, Vox Dei) của Tây phương. Ðây là nền tảng của chế độ dân chủ vì ý kiến người dân được đề cao còn hơn ý của nhà vua, hoàng đế, thiên tử hay Con Trời. Vì từ nay Trời nói thẳng với dân! Ðông phương thì bảo rằng Trời có nói gì đâu, Thiên hà ngôn tai! Cho nên, giữa dân và trời hình như còn một giai tầng thông ngôn. Ðấy là chuyện xưa. Chuyện nay là sau mấy chục năm đồng ca với Trời dưới sự điều khiển của các “nhạc trưởng” – giới chính khách và các phần tử ưu tú truyền thống – người dân không ngó vào cây đũa nhạc trưởng nữa mà lại diễn tả ý Trời theo ý họ! Họ liền bị chửi là hát… lạc tông. Bà Merkel bảo rằng không nên chửi như vậy. Hãy nhìn vào cách nhìn của thủ tướng Ðức đã. Tại Âu Châu, toàn khối Liên Âu gồm 28 quốc gia, bên trong có 19 nước dùng chung một đồng Euro, đang bị khủng hoảng. Từ tám năm nay, họ không giải quyết nổi những khó khăn của khối Euro, rồi bị nhồi trong vụ khủng hoảng di dân và nạn khủng bố mà chưa nhìn ra ánh sáng cuối đường hầm. Trong số thành viên Liên Âu, có Vương Quốc Anh bèn quyết định xé chiếu ngồi riêng sau cuộc trưng cầu dân ý ngày 23 Tháng Sáu. Khi ấy, 53% những người ủng hộ việc ra đi, Brexit, đã bị gọi là “cử tri ngu xuẩn,” stupid voters. Ngoài nước Anh, người dân tại nhiều quốc gia khác cũng nghĩ lại về những hứa hẹn của Liên Âu, của khối Euro, của tinh thần hội nhập vào một thế giới đại đồng, toàn cầu hóa, theo nguyên tắc tự do thương mại, v.v… Họ nghĩ lại và bỏ phiếu cho các phần tử xưa nay chưa hề thuộc dòng chính, là thuộc các thành phần đáng kính trọng và tự cho là chính thống. (Người Việt)
  13. Ứng viên tổng thống đảng Dân Chủ Mỹ Hillary Clinton (P) chuẩn bị đến dự lễ tưởng niệm các nạn nhân loạt khủng bố ở New York, ngày 11/09/2016. Đăng ngày 13-09-2016 Sửa đổi ngày 13-09-2016 14:01 Tình trạng sức khỏe của bà Hillary Clinton hôm nay 13/09/2016 tiếp tục chiếm trang nhất trên báo chí Mỹ, sau vụ bà bị choáng phải rời lễ kỷ niệm ngày 11 tháng Chín. Nhưng ngoài trường hợp bà Hillary, tuổi tác của hai ứng cử viên còn là vấn đề, vì cả hai đã ở vào lứa tuổi 70. Các luật gia xem xét lại các quy định về người thay thế, trong trường hợp một trong hai ứng cử viên chính thức không thể tham gia trước ngày bầu cử 8/11 tới. Từ Washington, thông tín viên RFI Anne-Marie Capomaccio tường trình : « Trường hợp này chưa từng xảy ra đối với một ứng cử viên tổng thống. Hai ví dụ được các luật gia nêu ra liên quan đến vụ một phó tổng thống qua đời, hay rút lui ngay trước cuộc bầu cử, và trong cả hai trường hợp này, ứng cử viên coi như thất bại. Như vậy câu chuyện dừng lại ở đây. Liên quan đến vụ việc đang gây tranh cãi tại Hoa Kỳ những ngày gần đây, câu trả lời phức tạp hơn, vì Hiến pháp Mỹ không hề dự kiến. Chính các đảng chính trị mới có quyền quyết định. Phía đảng Cộng Hòa, ban lãnh đạo có sự chọn lựa giữa việc khẩn cấp tổ chức một đại hội mới – một việc hết sức khó khăn, hay chỉ nhóm lãnh đạo họp và đưa ra quyết định. Đối với đảng Dân Chủ, quy định dự kiến tổ chức một cuộc họp giữa ban lãnh đạo, bỏ phiếu để chọn ra người thay thế. Điều này có nghĩa là ứng cử viên đã thất bại là ông Bernie Sander không được hưởng một ưu tiên nào. Một nhân vật chưa từng tham gia cuộc bầu cử sơ bộ có thể được « tiến cử khẩn cấp ». Điều chắc chắn duy nhất là không có tổng thống nào đã hoàn tất hai nhiệm kỳ có thể tiếp tục nắm quyền. Về điểm này, Hiến pháp Mỹ rất dứt khoát ». Hoa KỳQuốc tếBầu cửTổng thốngHiến pháp http://vi.rfi.fr/quoc-te/20160913-hoa-ky-dieu-gi-dien-ra-neu-mot-ung-vien-tong-thong-bo-cuoc-truoc-ngay-bau-cu-0 (blog thuymyrfi)
  14. Một nhân chứng kể rằng bà Clinton đã vấp chân vào lề đường, "khuỵu gối" và rơi mất một chiếc giày khi được các trợ lý dìu lên xe. Một video ghi lại cảnh tượng này đang lan truyền trên Twitter. Hillary Clinton và Donald Trump đã đi đâu trong ngày khủng bố 11/9 lịch sử? "Hậu phương" của bà Clinton và ông Trump "giao chiến" Bà Clinton "mượn cớ" xin lỗi đã "vạ miệng" để tiếp tục công kích ông Trump? BBC dẫn lời Nick Merrill, phát ngôn viên chiến dịch tranh cử của bà Clinton, cho hay bà bị "nóng quá mức" và rời đi khoảng 90 phút sau khi sự kiện ở New York diễn ra. Sau đó bà đến chung cư của con gái Chelsea Clinton và "đã cảm thấy khỏe hơn". Truyền thông Mỹ đưa tin ứng viên Tổng thống 68 tuổi của đảng Dân chủ bị ốm. Nhiệt độ tại Đài Tưởng niệm Quốc gia 11/9, nơi từng là Trung tâm Thương mại Thế giới trước vụ khủng bố, là khoảng 26,6 độ C, có nắng nhẹ. Hình ảnh bà Clinton rạng ngời khi bắt đầu đến buổi lễ kỉ niệm Một nguồn tin hành pháp giấu tên nói với kênh Fox News rằng, bà Clinton gặp "vấn đề về y tế" nên phải rời khỏi buổi lễ sớm. Sau đó bà dường như bị ngất xỉu khi chuẩn bị lên xe ra về. Một nhân chứng kể rằng bà đã vấp chân vào lề đường, "khuỵu gối" và rơi mất một chiếc giày khi được các trợ lý dìu lên xe. Một video ghi lại cảnh tượng này đang lan truyền trên Twitter. Ông Trump cũng có mặt trong buổi lễ kỉ niệm này, đây là lần hiếm hoi hai đối thủ tranh cử Tổng thống Mỹ xuất hiện cùng với nhau. Có lẽ ông cũng đã chứng kiến từ đầu đến cuối sự việc và đây sẽ trở thành một cơ hội để ông mở một cuộc "công kích" mới đánh vào điểm yếu của bà Clinton. Lý giải cho tình trạng sức khỏe của bà Clinton lúc này, bác sĩ của cựu Ngoại trưởng đưa ra lý do rằng bà đang bị viêm phổi. Cô nói: "Bà Clinton đã trải qua một đợt ho kéo dài do dị ứng, sau đó dẫn đến viêm phổi, tôi đã cho bà ấy điều trị bằng thuốc kháng sinh trước đó. Tuy nhiên vào hôm 11/9 trong khi dự lễ tưởng niệm, do trời quá nóng và bị mất nước nên sức khỏe của bà ấy có một chút bất ổn, sau khi được cung cấp nước bà Clinton đã bình phục hoàn toàn". Bà Clinton gần như ngã quỵ ngay tại buổi lễ Điều này lại một lần nữa làm dấy lên những tin đồn về sức khỏe của bà trước đây. Dư luận và trong số đó không thể thiếu ông Donald Trump, cho rằng cựu Ngoại trưởng có một vấn đề lớn về sức khỏe do đó khó có thể đảm đương được chức vị Tổng thống đầy nặng nề và áp lực. "Bà ấy là một người hoàn toàn mất phương hướng, bà ấy không bình thường. Tất cả những gì các bạn phải làm là hãy theo dõi, nhìn và đọc về Clinton. Nếu Clinton chiến thắng, mong là không xảy ra, sẽ hủy hoại đất nước chúng ta từ bên trong", ông Trump nói. Tuy nhiên, bác bỏ lại những đồn đoán vô căn cứ đó, các bác sĩ khẳng định bà Hillary Clinton đã phục hồi hoàn toàn sau khi phẫu thuật. Năm ngoái, trong một thư kèm theo kết quả khám nghiệm, bác sĩ riêng của bà - Lisa Bardack, Chủ tịch bộ phận y tế của CareMount kết luận:“Những bản báo cáo về sức khỏe của bà Clinton trôi nổi trên mạng là giả mạo, chúng không phải là do tôi viết và chúng không dựa trên bất kỳ một cơ sở nào”. Để chứng minh thêm những lời nói của bác sĩ Lisa là đúng và có cơ sở, bà Clinton đưa ra chế độ sinh hoạt khoa học của mình hàng ngày: "Tôi thật sự may mắn khi có sức khỏe và có sức chịu đựng tốt, đó là điều cần thiết cho chiến dịch tranh cử. Để có được điều đó, tôi đã thiết lập cho mình một chế độ ăn uống đúng cách, ngủ đủ giấc, và tập thể dục hàng ngày. Tôi thường chọn cho mình phương pháp tập yoga và đi bộ để cải thiện sức khỏe của mình". Hình ảnh các trợ tá dìu bà Clinton vào xe trong tình trạng kiệt sức Thậm chí vào tháng trước bác sĩ của bà Clinton còn tuyên bố: "Bà Clinton đang ở trong tình trạng sức khỏe tuyệt vời nhất để làm Tổng thống Mỹ". Nhưng với biểu hiện sức khỏe liên tục bất ổn gần đây của cựu Ngoại trưởng, liệu bà có đủ thể chất để đi đến cuối cuộc chạy đua vào Nhà Trắng? Tiêu Giao (DailyMail)
  15. Ứng cử viên tổng thống Mỹ của Đảng Dân chủ Hillary Clinton đã cảm thấy không khỏe và đột ngột rời buổi lễ ở New York hôm Chủ nhật kỷ niệm 15 năm ngày xảy ra các cuộc tấn công khủng bố năm 2001, nhưng ban vận động tranh cử của bà sau đó cho biết bà đã "cảm thấy khỏe hơn nhiều." Ứng cử viên tổng thống Mỹ của Đảng Dân chủ Hillary Clinton vẫy tay khi bà đi từ một tòa nhà chung cư ở New York, ngày 9 tháng 11 năm 2016. Ban vận động cho biết bà đã cảm thấy "quá nóng" tại sự kiện ở địa điểm Ground Zero nơi al-Qaeda hôm 11 tháng 9 năm 2001 đã lao hai máy bay phản lực vào tòa tháp đôi Trung tâm Thương mại Thế giới, làm sụp đổ cả hai tòa nhà và giết chết gần 3.000 người. Một phát ngôn viên của ban vận động cho biết bà đã tham dự buổi lễ trong 90 phút "để tưởng nhớ và chào hỏi một số các gia đình của những người đã mất". Nhưng khi bà cảm thấy quá nóng, các cận vệ thuộc Mật vụ của bà đã đưa ứng cử viên 68 tuổi và con gái bà là Chelsea về căn hộ của họ ở New York. Một nhân chứng nói với Fox News rằng bà Clinton, từng là ngoại trưởng Hoa Kỳ, đi không vững ra khỏi hè đường khi bà rời buổi lễ 11/9, đầu gối của bà va vào nhau và có lúc bà bị tuột một chiếc giày khi bà được người khác giúp đi lên xe. Đối thủ của bà Clinton trong cuộc bầu cử tổng thống tháng 11, ông Donald Trump của Đảng Cộng hòa, cũng tham dự sự kiện này, nhưng cả hai ứng cử viên đều đã tạm ngừng các hoạt động vận động và các bài phát biểu của họ vào ngày kỷ niệm các cuộc tấn công được coi là tồi tệ nhất trên đất Mỹ kể từ vụ không kích của Nhật Bản vào Trân Châu Cảng ở giai đoạn đầu của Chiến tranh Thế giới thứ hai. Ông Trump, một ông trùm bất động sản đầu tiên tranh cử, và một số người ủng hộ ông đã tuyên bố rằng bà Clinton là không đủ khỏe mạnh, nhưng ban vân động của bà đã phủ nhận cáo buộc này. (VOA)
  16. Ứng viên Tổng thống của Đảng Dân Chủ của Mỹ, Hillary Clinton, đã lên tiếng xin lỗi vì gọi các ủng hộ viên của đối thủ Donald Trump bên Đảng Cộng hòa là “những người tệ hại”. Ứng viên Phó Tổng thống Mỹ của Đảng Cộng hòa Mike Pence phát biểu tại Washington hôm 10/9. Bà Clinton ra tuyên bố hôm nay, 10/9, một ngày sau khi nói tại một cuộc gây quỹ rằng “một nửa” ủng hộ viên của ông Trump thuộc “nhóm tệ hại” – như “những người kỳ thị chủng tộc, kỳ thị người đồng tính, phân biệt giới tính, chống Hồi giáo, hay sợ hãi những người không giống họ”. Bà Clinton nói rằng bà lấy làm tiếc về một nửa tuyên bố của mình, cho rằng nó “quá chung chung”, nhưng vẫn cho rằng “một nửa” người ủng hộ ông Trump phù hợp với mô tả trước đó của bà. Bà nói tiếp: “Điều đáng lên án là ông Trump xây dựng chiến dịch tranh cử của mình phần lớn dựa trên thành kiến và hoang tưởng, cũng như tạo cơ hội cho các ý kiến và tiếng nói đầy hận thù có dịp phát tán bằng cách đăng lại các tweet của những người mù quáng chỉ với vài chục người theo dõi tới với 11 triệu người (theo dõi ông Trump trên Twitter)”. Cựu Ngoại trưởng Mỹ nói tiếp rằng, chính vì lý do đó, bà sẽ không ngưng “lớn tiếng về sự mù quáng và phát ngôn phân biệt chủng tộc trong chiến dịch này”. Trước đó, nhóm vận động tranh cử của ông Trump đã lên án bình luận của bà Clinton, chỉ trích bà đã thiếu tôn trọng các cử tri. Phát biểu tại một sự kiện hôm 10/9, ứng viên Phó Tổng thống của Đảng Cộng hòa Mike Pence lên tiếng bảo vệ những người ủng hộ ông Trump. Ông nói: “Họ không thuộc một nhóm người nào hết. Họ là người Mỹ và họ đáng được tôn trọng”. Ông Pence nói thêm rằng “không thể để cho người có ý kiến thấp kém về người Mỹ được bầu làm Tổng thống Hoa Kỳ. Chúng ta cần phải quyết tâm để Hillary Clinton không bao giờ được làm tổng thống của đất nước vĩ đại này”. (VOA)
  17. Image copyrightAP Tổng thống Mỹ Barack Obama chỉ trích ông Donald Trump là “kỳ dị” và “thiếu hiểu biết” sau khi ứng viên đảng Cộng hòa nói Tổng thống Nga Putin lãnh đạo giỏi hơn ông Obama. Phát biểu tại Lào, ông Obama nói mỗi lần ông Trump lên tiếng, càng thấy rõ ông không đủ điều kiện làm tổng thống. Trong một diễn đàn truyền hình hôm thứ Tư, ứng viên đảng Cộng hòa Donald Trump hết lời ca ngợi Tổng thống Nga Vladimir Putin khi ông và đối thủ đảng Dân chủ Hillary Clinton nhận câu hỏi từ các cựu chiến binh. Tỷ phú nói tại diễn đàn NBC rằng Tổng thống Nga "là nhà lãnh đạo tốt hơn tổng thống của chúng ta [Obama]". Lời bình luận của ông Trump đưa ra cùng ngày Lầu Năm Góc cáo buộc Nga gieo mầm mống của sự bất ổn toàn cầu. Trong khi đó, bà Clinton bảo vệ quan điểm về tranh cãi email của mình. Ứng viên đảng Dân chủ cũng nhắc lại rằng việc bà bỏ phiếu cho cuộc chiến Iraq là một "sai lầm". Các ứng viên Nhà Trắng trả lời chất vấn trong nửa giờ tại New York đêm 6/9. Nhà báo Matt Lauer hỏi ông Trump về lời khen trước đó mà ông dành cho ông Putin, và tỷ phú trả lời: "Ông ấy được 82% người dân Nga ủng hộ." 'Đồng hành' Tỷ phú nói thêm rằng ông Putin "điều hành nước Nga rất tuyệt". Image copyrightAFP Image captionBà Hillary Clinton hứa hẹn sẽ không đưa thêm quân Mỹ đến Iraq Ông Trump cũng dự báo rằng nếu giành chiến thắng trong cuộc bầu cử tháng 11/2016, "Tôi nghĩ rằng mình sẽ đồng hành cùng ông ta." Ông trùm bất động sản gần đây bị chỉ trích dữ dội khi ông kêu gọi Nga hack các email mà bà Clinton đã xóa từ máy chủ. Đây không phải là lần đầu tiên ông Trump bày tỏ sự ngưỡng mộ về nhà lãnh đạo Nga. Tháng 12/2015, ông nói "rất vinh dự" khi ông Putin gọi ông là "một người tài năng". Ông Trump đưa ra bình luận vài giờ sau khi Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ash Carter tuyên bố Nga "có tham vọng rõ ràng muốn làm xói mòn các nguyên tắc trật tự quốc tế". Trong bài phát biểu tại Đại học Oxford, ông Carter cũng dường như ám chỉ nghi vấn Nga liên can đến vụ hack các máy tính của Ủy ban Quốc gia Dân chủ tại Mỹ. "Chúng tôi sẽ không bỏ qua những âm mưu xen vào tiến trình dân chủ của chúng tôi,'' ông nói. Đêm 6/9, ông Trump cũng gây tranh cãi về tình trạng lạm dụng tình dục trong quân đội. Ông nhắc lại một bình luận từ ba năm trước, dường như cho rằng những cuộc tấn công tình dục xảy ra là do quyết định cho phép phụ nữ nhập ngũ. Ông Trump viết trên Twitter năm 2013: "Các thiên tài mong đợi điều gì khi cho đàn ông và đàn bà ở cùng nhau?". (BBC)
  18. Đức TâmĐăng ngày 08-09-2016 Sửa đổi ngày 08-09-2016 12:36 Hai ứng viên tổng thống Mỹ cùng có mặt trên truyền hình tối 07/09/2016, nhưng không vào cùng một lúc, để nói về vấn đề quốc phòng.REUTERS/Mike Segar Hôm qua, 07/09/2016, hai ứng viên tổng thống Mỹ, Donald Trump thuộc đảng Cộng Hòa và Hillary Clinton thuộc đảng Dân Chủ, lần lượt tham gia một chương trình của đài truyền hình NBC, trả lời các câu hỏi của các cựu chiến binh Mỹ. Bảo đảm an ninh quốc gia là một trong những mối quan tâm hàng đầu của các cử tri Hoa Kỳ. Cuộc trao đổi với các nhà báo cũng như của khán giả cho thấy rõ được tính cách của từng ứng viên. Từ Washington, thông tín viên Anne Marie Capomaccio gửi về bài tường trình : « Hillary Clinton trong thế phòng thủ, Donald Trump trong thế tấn công… Đó là cảm giác của khán giả sau khi xem chương trình truyền hình hai ứng viên tổng thống trả lời các câu hỏi của các binh sĩ Mỹ. Bà Clinton đã giữ các chức vụ chính thức trong chính quyền từ 25 năm qua. Bà đã phải trả lời các câu hỏi về những quyết định của mình. Đây là một khó khăn mà đối thủ của bà không phải đối mặt. Ông Donald Trump thì hứa cải thiện hoàn cảnh của các cựu chiến binh. Khẩu hiệu của ông là cần một nước Mỹ mạnh hơn. Ông cũng hứa sẽ đánh bại quân khủng bố của tổ chức Nhà Nước Hồi Giáo, nhưng không cho biết chi tiết kế hoạch này. Ông nói : Tôi có một kế hoạch. Nếu thắng cử, tôi sẽ không gọi điện cho các vị và nói về nội dung kế hoạch này. Đây chính là điều mà ông Obama đã làm. Về phần mình, bà Clinton luôn luôn tỏ ra thận trọng, từ chối đưa ra các hứa hẹn, trừ những cam kết liên quan đến cuộc chiến tại Irak và Syria. Bà nói : Chúng ta sẽ không bao giờ có binh sĩ tham chiến trên bộ tại Irak nữa ; sẽ không có binh sĩ tham chiến trên bộ tại Syria. Chúng ta sẽ chiến đấu chống những kẻ khủng bố mà không điều quân tham chiến trên bộ. Rõ ràng là hai ứng viên đã tranh giành nhau để có được sự ủng hộ của các quân nhân và gia đình họ. Sự ủng hộ của nhóm cử tri này rất quan trọng để có thể giành thắng lợi trong cuộc bầu cử tổng thống. Tối qua, ông Donald Trump dường như có vẻ thoải mái hơn bà Hillary Clinton và do vậy, có thể mắc một sai lầm. Ông đã kể lại cuộc họp liên quan đến bí mật quốc phòng – đây là một truyền thống mà các ứng viên vẫn làm. Nhà tỉ phú nói là các quan chức cao cấp đã thông báo cho ông những hồ sơ đang được triển khai và ông cảm thấy họ rất buồn vì đã không được Nhà Trắng lắng nghe. Không có gì bảo đảm là bộ Quốc Phòng Mỹ hài lòng về câu chuyện này ». (RFI)
  19. Mai VânĐăng ngày 07-09-2016 Sửa đổi ngày 07-09-2016 15:45 Tranh cử Hillary Clinton - Donald Trump : tỉ lệ ủng hộ sít saoREUTERS/David Becker/Nancy Wiechec/Files Còn 9 tuần lễ nữa là đến cuộc bầu cử tổng thống Mỹ. Các cuộc thăm dò cho thấy khoảng cách giữa hai ứng viên Donald Trump (Cộng Hòa) và Hillary Clinton (Dân Chủ) đang rút ngắn. Trong phần lớn các thăm dò, ở cấp quốc gia, ứng viên đảng Dân Chủ thắng thế, bỏ xa đối thủ, nhưng lại có một cuộc điều tra dư luận cho thấy Trump dẫn trước hai điểm. Ngày hôm qua 06/09/2016, báo Washington Post đã công bố một kết quả nghiên cứu tình hình ở 50 tiểu bang, đặt câu hỏi cho 74 000 người, cho thấy là chưa bao giờ bản đồ bầu cử Mỹ bị đảo lộn như vào lúc này. Thông tín viên RFI tại Washington, Anne Marie Capomaccio tường thuật : "Có một điều chắc chắn duy nhất : Đây là một cuộc bầu cử khác thường. Donald Trump rất được lòng dân ở các vùng trước đây ủng hộ đảng Dân Chủ. Nhà tỷ phủ có chiều hướng thắng lợi tại các bang Wisconsin, Michigan, Pennsylvania. Tầng lớp bình dân da trắng, và những cử tri lớn tuổi có khuynh hướng tin tưởng Donald Trump. Nhưng ngược lại ông mất uy tín nơi nơi cử tri da trắng (thường ủng hộ đảng Cộng Hòa) có học vấn cao và trong giới phụ nữ. Hillary Clinton thì đạt điểm rất tốt tại những tiểu bang như Arizona hay Texas, những nơi mà đảng Dân Chủ thường hay thất bại. Điều đáng ngạc nhiên là hai ứng viên suýt soát nhau ở Texas, nơi mà Obama từng đã bị thua đến 16 điểm. Giờ đây thì Hillary Clinton có vẻ sẽ chiến thắng tại đấy. Tờ báo địa phương Dallas Morning News, còn đăng cả một bài xã luận để giải thích với độc giả của mình là Donald Trump không xứng đáng với lá phiếu của họ. Đây là lần đầu tiên trong 50 năm mà nhật báo bảo thủ này không ủng hộ người của đảng Cộng Hòa". (RFI)

×
×
  • Create New...