Jump to content

Search the Community

Showing results for tags 'chính trị - xã hội'.

  • Search By Tags

    Type tags separated by commas.
  • Search By Author

Content Type


Forums

  • Tin Tức Thời Sự
    • Thời Sự Việt Nam
    • Tin Quốc Tế
    • Tin Cộng Đồng Người Việt Hải Ngoại
    • Bình Luận Thời Sự
    • Khoa Học & Kỹ Thuật - Môi Trường
    • Kinh Tế
    • Biển Đông
    • Thể Thao
    • Thế Giới Động Vật
  • Đời Sống Xã Hội & Tâm Linh
    • Sức Khỏe
    • Tìm Hiểu Tôn Giáo
    • Tử Vi & Phong Thủy
    • Quê Hương Ký Sự
    • Tâm Linh
    • Xã Hội
  • Văn Hóa & Nghệ Thuật
    • Phụ Nử
    • Lịch Sử
    • lời hay ý đẹp
    • Văn Hóa & Nghệ Thuật
    • Online Study
    • Truyện ngắn Audio
  • Vườn Thơ
    • Thơ Sáng Tác
    • Thơ Đấu Tranh
    • Thơ Sưu Tầm
  • Âm Nhạc
    • Thông Tin Âm Nhạc
    • Nhạc Online
    • Cải Lương - Tân Cổ
    • Quán Khuya
  • Giải Trí
    • Thư Giãn
  • Phim & Nhạc
    • Phim Online
    • Thông Tin Điện Ảnh
    • Đời Nghệ Sỹ
  • Thông Báo
    • Cập nhật lượng khách truy cập

Categories

  • Videos
    • Âm Nhạc
    • Film online
    • Thễ Thao
    • Thế Giới Động Vật
    • Thảm Họa Hàng Không
    • Kinh Tế
    • Khoa Học
  • Tin Tức
    • RFA
    • Thời Sự Việt Nam
    • Thế Giới
    • Người Việt Hải Ngoại
    • RFI
    • Thời Sự Hoa Kỳ
    • Khung Trời Mới
    • ĐKN
    • NTD
    • The Saigon Post
    • Nửa Vòng Trái Đất TV
    • Culture Chanel
    • Chuyễn Động Toàn Cầu
    • VIETV NETWORK
    • Tự Lực Bookstore
    • Thế Giới Tiêu Điểm
    • LITTLE SAIGON NEWS
    • VietCatholicNews
    • English News
  • Bình Luận - Thời Sự
    • Sài Gòn TV Bên Kia Màn Khói
    • OfficialVietFaceTV
    • Đọc Báo Vẹm
    • Người Việt TV
    • VOA
    • Truyền Hình Calitoday
    • Biển Đông
    • PhoBolsaTV
    • SBTN
    • BBC Tiếng Việt
    • Saigon TV 57.5
    • Việt Thảo tonight
    • Kinh Tế Gia Nguyễn Xuân Nghĩa
    • TV Tuần-san
    • 2VNR
    • Mẹ Nấm
    • Tiếng Vọng Về Nguồn (TVVN)
    • VIETLIVE TV
    • SET TV (Saigon Entertainment Television)
    • Viet TV Australia
    • Trung Quốc Không Kiểm Duyệt
    • LSTV
    • Chiến Tranh Ukraine
    • Sỗ Tay Quân Sự
    • Nguoi Viet Channel
    • Chão Lửa Trung Đông
  • Đời Sống
    • Tử Vi & Phong Thủy
    • Lịch Sử & Văn Hóa
    • Tâm Linh
    • Tinh Hoa TV
    • Ẫm Thực
    • Sức Khỏe
    • Biết tõ cùng ai ?
    • Online Study
  • Văn Hóa Nghệ Thuật
    • Văn Học Nghệ Thuật

Find results in...

Find results that contain...


Date Created

  • Start

    End


Last Updated

  • Start

    End


Filter by number of...

Joined

  • Start

    End


Group


  1. Tại sao trong xã hội Việt Nam hôm nay có quá nhiều lực lượng mặc đồng phục thiết kế y hệt hoặc na ná với bộ cảnh phục - quân phục như vậy? Những bộ đồng phục này cũng có cấp hàm, phù hiệu, lễ phục... Tư duy này cho thấy họ xem những bộ cảnh phục là đại diện cho sức mạnh tuyệt đối đối với người dân. Chỉ trong vài tuần, dư luận trở nên ồn ào với những vụ việc bị cho là lạm quyền của công an. Từ vụ "mời" mà như bắt cóc cha và đứa con gái 4 tuổi cho đến việc nửa đêm cạy cửa nhà dân để "tịch thu" máy tính. Không phải lần đầu tiên những người mặc cảnh phục bị phàn nàn là lạm quyền dù họ đang mặc trên người bộ đồng phục đại diện cho sức mạnh pháp luật. Viết đến đây, tôi chợt nảy ra câu hỏi, tại sao trong xã hội Việt Nam hôm nay có quá nhiều lực lượng mặc đồng phục thiết kế y hệt hoặc na ná với bộ cảnh phục - quân phục như vậy? Trong bất kỳ đất nước nào cũng duy trì hai bộ máy vũ trang là quân đội và cảnh sát. Quân đội để bảo vệ đất nước còn cảnh sát để gìn giữ trật tự xã hội, một bên là đối ngoại và bên kia đối nội. Bộ quân phục -cảnh phục luôn cần chỉnh tề, nghiêm cẩn để đại diện cho sức mạnh của nhà nước, đối với quân đội, và sức mạnh của pháp luật, với cảnh sát. Người dân cho phép những lực lượng này khoác lên mình những bộ đồng phục để thể hiện tính chính danh đối với quyền lực được giao để bảo vệ xã hội. Thế như nhiều khi không hiểu những lực lượng thuần tuý dân sự như Thanh niên Xung phong, Thanh tra Xây dựng, Thanh tra Giao thông, Kiểm sát viên (Viện Kiểm Sát)... tại sao vẫn phải ăn mặc những bộ đồng phục y hệt như của lực lượng bán quân sự là cảnh sát? Những bộ này cũng có cấp hàm, phù hiệu, lễ phục... Tư duy này cho thấy họ xem những bộ cảnh phục là đại diện cho sức mạnh tuyệt đối đối với người dân. Lẽ nào vì vậy mà một bộ phận những người mặc cảnh phục, những con sâu làm rầu nồi canh tự cho họ cái quyền hành xử bất chấp cả quy định luật pháp như trong các trường hợp kể trên? Không thể biện minh cho việc làm sai pháp luật của lực lượng công an quận Hai Bà Trưng trong vụ "bắt cóc" diễn ra ở Bình Thuận được. Trên mạng xã hội, một luật sư đã phân tích các hành động này và thậm chí gọi đó là "vi hiến". Hệ thống pháp luật chúng ta đầy đủ những quy định để vận hành một xã hội theo hướng pháp quyền.Tuy nhiên, điều băn khoăn là ai sẽ giám sát những người thực thi luật pháp khi họ nắm trong tay quyền bắt người, điều tra, giam giữ lẫn quyền ngôn luận. Người dân tin tưởng trao cho lực lượng công an sức mạnh thông qua bộ cảnh phục, nó mạnh đến nỗi các lực lượng dân sự lẽ ra nên mặc quần tây áo sơ mi cho đẹp mắt thì vẫn cố khoác lên bộ đồng phục na ná. Sự "sùng bái" đối với quyền lực mà những bộ cảnh phục đại diện cho thấy đâu đó trong xã hội này đang chấp nhận rằng đó là thứ quyền lực mạnh nhất. Điều này đi ngược lại với mọi định nghĩa về một xã hội dân chủ, ở đó hành pháp chỉ là một nhánh quyền lực và phải bị giám sát chặt chẽ. Từ những bộ đồng phục tưởng không liên quan đến sự lạm quyền nhưng chúng ta bỗng nhận ra đâu đó trong bộ máy nhà nước vẫn có những quan niệm coi sức mạnh của lực lượng công an là cao nhất để phải ăn mặc na ná. Phải hiểu rằng để chống lạm quyền không chỉ là xử lý từng trường hợp vi phạm mà phải cho những người mặc cảnh phục hiểu rằng bộ đồ của họ chỉ đại diện cho một nhánh quyền lực của nhà nước và phải bị giám sát bởi những nhánh sức mạnh khác. Tất cả những nhánh quyền lực này đều phải cúi đầu trước một sức mạnh duy nhất: Hiến pháp. Nguyễn Trung Bảo(Dân Việt)
  2. Những ngày này, phần lớn tin tức phát đi từ thủ đô Caracas của Venezuela là tin xấu, phản anh một nền kinh tế đang trên đà sụp đổ. Người dân Venezuela băng qua cây cầu Simon Bolivar trên biên giới giữa Venezuela và Columbia, vào thành phố Cucuta, Columbia để mua hàng nhu yếu phẩm hôm 17-7-2016. Ảnh: GettyImages Các phóng sự của đài CNN, đài VOA phát đi từ Caracas đều cho thấy một không khí hỗn loạn: người dân xếp hàng rồng rắn trước các siêu thị trống rỗng chờ những chuyến xe chở hàng, nạn cướp bóc, hôi của, giết người vì những lý do vụn vặt xảy ra liên tục… Tình trạng khan hiếm nhu yếu phẩm, từ sữa, gạo đến giấy vệ sinh đã không còn chịu đựng được nữa. Từ tuần này bánh hamburger cỡ lớn (Big Mac) của McDonald’s không còn bày bán ở các cửa hàng nhượng quyền Arcos Dorados (Venezuela) vì nhà sản xuất không có bột để làm bánh mì; Công ty Kimberly-Clark – nhà sản xuất tã giấy Huggies và khăn giấy Klenex – công bố chấm dứt hoạt động ở Venezuela vì không thu được tiền bán hàng. Cuối tuần qua có tới hơn 35.000 người Venezuela chạy sang nước láng giềng Columbia để “vơ vét” hàng hóa. Biểu tình phản đối diễn ra khắp nơi, điện bị cắt liên tục và vì thiếu điện nên các công xưởng và cơ quan hành chính mỗi tuần chỉ còn làm việc được hai ngày … Cuối tuần trước Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) nhận định tăng trưởng kinh tế Venezuela sẽ giảm khoảng 10% trong năm nay và lạm phát sẽ lên mức kỷ lục 700%. Đầu tuần này, ngân hàng trung ương các nước Nam Mỹ đã đồng thuận cho Venezuela “vay nóng” 482,5 triệu đô la Mỹ để nhập khẩu khẩn cấp lương thực chống đói cho người dân… Vì sao một đất nước giàu tài nguyên thiên nhiên và lực lượng lao động lại rơi vào tình cảnh này? Nguyên nhân thì nhiều, nhưng có thể nói cuộc khủng hoảng của Venezuela hiện thời là kết quả sự hội tụ hai xu hướng nguy hiểm: “căn bệnh Hà Lan” (Dutch Disease) và “chủ nghĩa xã hội Bolivar” (Bolivarian socialism). Căn bệnh Hà Lan Từ lâu, Venezuela đã nổi danh là “đất nước của nhan sắc” với hơn 22 người đẹp đăng quang Hoa hậu Thế giới và Hoa hậu Hoàn vũ, nhiều hơn bất cứ quốc gia nào. Nhưng ít ai để ý rằng, Venezuela là một “cường quốc dầu mỏ” với trữ lượng dầu khí lớn hơn cả Ả-rập Saudi. Venezuela là thành viên sáng lập Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ OPEC và là một trong 10 nước xuất khẩu dầu mỏ lớn nhất thế giới. Dầu mỏ chiếm một nửa tổng sản lượng GDP 480 tỉ đô la Mỹ (tính theo sức mua tương đương, PPP) của Venezuela, 80% kim ngạch xuất khẩu và đóng góp một nửa số thu ngân sách hàng năm. Với GDP bình quân đầu người năm 2009 đạt 13.000 đô la Mỹ/người/năm, Venezuela đứng vào hàng các quốc gia có thu nhập trung bình khá, xếp vị trí thứ 85 trên thế giới. Tuy nhiên, tài nguyên dồi dào nhưng thể chế quản trị quốc gia kém đã biến Venezuela thành một trường hợp điển hình của “căn bệnh Hà Lan”: nền kinh tế quốc gia phụ thuộc hoàn toàn vào khai thác và xuất khẩu dầu mỏ, các ngành nghề khác bị chèn ép không phát triển được. Theo tài liệu của Wikipedia, đóng góp của các ngành công nghiệp (ngoài dầu mỏ) vào GDP của Venezuela đã giảm từ mức 17,4% năm 1998 (thời điểm ông Chavez lên làm tổng thống) xuống mức 14,2% năm 2012. Sự phụ thuộc ngày càng lớn vào tài nguyên dầu mỏ của Venezuela đã được các chuyên gia kinh tế cảnh báo là “một trong những vấn đề nghiêm trọng nhất mà chính phủ Chavez phải đối mặt”. Để kiểm soát nguồn tài nguyên dầu khí, từ đầu năm 2002 Venezuela thi hành luật Dầu khí mới, theo đó tập đoàn Dầu khí quốc gia Venezuela PDVSA nắm giữ tối thiểu 51% vốn tất cả các dự án dầu khí, tăng tỷ lệ tiền thuê mỏ mà tập đoàn nước ngoài phải trả cho nhà nước Venezuela từ 16,5% lên 30% giá trị sản lượng. Đến năm 2007, chính phủ nắm toàn bộ quyền kiểm soát các mỏ dầu ở Đồng bằng Orinoco – trung tâm dầu mỏ của Venezuela – và sau đó truất hữu quyền khai thác của các tập đoàn dầu mỏ nước ngoài. Ngay đến các trạm bán xăng tư nhân - vốn thuộc kinh tế hộ gia đình – cũng bị tịch thu, quốc hữu hóa và bán xăng dầu với giá “bao cấp” chỉ bằng một phần nhỏ so với giá thế giới. Từ đó, nguồn lực quốc gia rơi tay các quan chức hành chính các cấp thay vì các nhà quản trị doanh nghiệp, dẫn tới những sai lầm nghiêm trọng, chẳng hạn như lợi nhuận từ xuất khẩu dầu mỏ hoặc rơi vào túi tham nhũng, hoặc được phân bổ vào các dự án “cải tạo xã hội” đầy tính chất dân túy thay vì tái đầu tư để mở rộng sản xuất hoặc đầu tư phát triển các lĩnh vực công nghiệp khác. Một trong những hậu quả của tình trạng phụ thuộc vào dầu mỏ là Venezuela gần như phải nhập khẩu toàn bộ hàng tiêu dùng, từ lương thực thực phẩm tới thiết bị sản xuất. Sự phụ thuộc vào nhập khẩu khiến Venezuela rất dễ bị tổn thương trước những biến động của thị trường thế giới, nhất là thị trường tài chính luôn chao đảo sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008. Chủ nghĩa xã hội Bolivar Thêm vào đó, từ năm 1998, dưới sự dẫn dắt của Tổng thống đã quá cố Hugo Chavez, Venezuela bắt đầu đi theo mô hình “chủ nghĩa xã hội Bolivar”, với những chính sách kinh tế sai lầm, triệt tiêu sức cạnh tranh của nền kinh tế và đi tới chỗ khánh kiệt khi giá dầu sụt giảm kéo dài. Sau hai cuộc đảo chính không thành, ông Hugo Chavez – thủ lĩnh đảng Xã hội chủ nghĩa Thống nhất Venezuela - được bầu làm tổng thống năm 1998, ngay trước thời điểm hồi phục của giá dầu trên thị trường thế giới. Ngay năm sau, ông Chavez cho ban hành hiến pháp mới, đề cao cái gọi là “Chủ nghĩa xã hội Bolivar” – một sự pha trộn giữa chủ nghĩa xã hội kiểu Cuba dưới thời ông Fidel Castro và đường lối chống phương Tây cực đoan của Salvatore Allende của Chile. Thực ra, “chủ nghĩa xã hội Bolivar” (theo tên của nhà cách mạng Simon Bolivar) không phải là học thuyết của ông Hugo Chavez mà có “truyền thống” từ các nhà lãnh đạo tiền nhiệm. Vào thập niên 1970, khi trào lưu chống chủ nghĩa đế quốc, dẫn đầu là Mỹ, dâng cao tại Mỹ La-tinh, nhiều chính phủ châu lục này đã triển khai các chương trình chống tư hữu, nhà nước kiểm soát kinh tế và thực hiện các dự án lớn để thúc đẩy tăng trưởng. Công cuộc quốc hữu hóa kinh tế ở Venezuela đã bắt đầu từ thời tổng thống Carlos Andress Perez năm 1974 mà ông Hugo Chavez chỉ là người kế tục và phát triển vào đầu thế kỷ 21, theo nhà nghiên cứu Mark Mobius. Các chính sách của ông Chavez đặt trọng tâm vào các nhiệm vụ “Bolivarian Missions”: cải tạo xã hội, kiểm soát nền kinh tế, xóa đói giảm nghèo, phân phối lại đất đai và của cải, theo đó ruộng đất phải được chia cho dân cày, các nhà máy, hầm mỏ cũng phải quốc hữu hóa... Cùng với việc “quốc hữu hóa” các mỏ dầu, năm 2005 Venezuela cũng hoàn thành việc phân phối lại ruộng đất, xóa bỏ các điều trang lớn để chia đất cho dân cày. Dưới thời ông Chavez, đầu tư cho giáo dục đã tăng từ 3,4% GDP trước đó lên 5,1%; đầu tư y tế cũng tăng từ 1,6% lên 7,71%... Nhờ giá dầu duy trì ở mức cao trong những năm từ 2005 đến 2014, các chương trình xã hội của ông Chavez có được nguồn tài chính phong phú để “trợ giá” cho các mặt hàng nhu yếu phẩm, có những mức trợ giá không tưởng như 1.000 lít xăng có giá chỉ 1 đô la Mỹ. Năm 2003 chính phủ bắt đầu kiểm soát giá cả 400 mặt hàng lương thực thực phẩm; theo đó thương nhân chỉ được bán theo giá quy định. Những biện pháp này làm cho người nghèo dễ thở hơn và tỷ lệ ủng hộ ông ngày càng cao, giúp ông vượt qua được các âm mưu đảo chính, lật đổ, phế truất… của phe đối lập. Tuy nhiên thời hoàng kim qua mau. Thiếu sự đầu tư, ngành dầu mỏ Venezuela quay đầu đi xuống: lúc ông Chavez lên nắm quyền, Venezuela khai thác 3,12 triệu thùng dầu mỗi ngày song con số đó giảm còn 2,95 triệu thùng/ngày năm 2007, trong số này nhà nước thu được lợi nhuận ở 1,4 triệu thùng; số còn lại được cho không hoặc bán với giá vốn. Trong khi thu nhập từ dầu giảm dần thì chi tiêu công của chính phủ lại tăng không ngừng, lên tới 50% GDP vào năm 2012. Thiếu tiền, Venezuela phải bù đắp bằng cách in tiền, quốc hữu hóa các doanh nghiệp tư nhân, kiểm soát chặt tiền tệ và ngoại hối, đồng thời tăng vay mượn trên thị trường tài chính thế giới. Thách thức lớn nhất mà ông Chavez đối mặt là cuộc tổng đình công toàn quốc kéo dài từ tháng 12-2002 đến tháng 2-2003, có sự tham gia của công nhân tập đoàn dầu khí quốc gia PDVSA, làm các nhà đầu tư hoảng sợ và tháo chạy. Cuộc đình công khiến Venezuela thiệt hại 13,3 tỉ đô la Mỹ, GDP 4 tháng đầu năm 2003 giảm 27% so với năm trước. Để ngăn chặn tình trạng tháo chạy của dòng vốn, chính phủ của ông Chavez khôi phục chính sách kiểm soát ngoại tệ đã bãi bỏ từ năm 1989, neo tỷ giá đồng Bolivar Fuerte (VEF) vào đồng đô la Mỹ, buộc các doanh nghiệp nhà nước phải bán hết ngoại tệ cho ngân hàng trung ương. Từ đó ở Venezuela hình thành 2 thị trường ngoại hối: thị trường chính thức do nhà nước kiểm soát và thị trường chợ đen có tỷ giá cao hơn nhiều lần. Doanh nghiệp, các nhà đầu cơ tiền tệ lợi dụng chênh lệch tỷ giá này để trục lợi mà nhà nước không thể nào kiểm soát nổi: vào giữa năm 2012, tỷ giá chính thức là 1 đô la Mỹ ăn 11 VEF trong khi ở chợ đen 1 đô la Mỹ ăn 20 VEF; hiện nay, sau nhiều lần phá giá đồng VEF, tỷ giá này đã lên đến mức không tưởng tượng nổi: vào đầu tháng 7-2016, tỷ giá chính thức 1 đô la Mỹ ăn 450 VEF nhưng ở chợ đen 1 đô la Mỹ đổi được tới 1050 VEF; lạm phát đạt mức 100%/năm vào năm ngoái và tăng nhanh phi mã. Vòng xoáy lạm phát – mất giá liên tục diễn ra từ giữa năm 2012 đã đẩy kinh tế Venezuela vào suy thoái từ năm 2014 và nay thì xuống tới đáy vực. Tình trạng khan hiếm hàng hóa, lương thực hiện nay chỉ là kết quả của việc doanh nghiệp không còn ngoại tệ để nhập khẩu hàng trong khi ngân sách nhà nước đã cạn kiệt sau khi giá dầu giảm mạnh từ mức bình quân 109,45 đô la Mỹ/thùng năm 2012 xuống 36,03 đô la Mỹ/thùng sáu tháng đầu năm nay. Bất ổn xã hội đang lan rộng ở Venezuela: không chỉ các lực lượng chính trị đối lập mà cả công chức nhà nước cũng biểu tình đòi phế truất tổng thống Nicolas Maduro – người được ông Chavez chỉ định kế nhiệm năm 2013. Nguy cơ xảy ra nội chiến ở Venezuela đã buộc Đức Giáo hoàng và Tòa thánh Vatican đứng ra làm trung gian hòa giải và một cuộc trưng cầu dân ý có thể sẽ được tiến hành trong thời gian tới… Huỳnh Văn Hoa * Bài đã đăng trên Thời báo Kinh tế Sài Gòn, số ra ngày 28/7/2016, bản in báo có vài chỗ cắt bỏ cho vừa trang in. (FB. Huỳnh Văn Hoa)
  3. Luật sư Lê Công Định: Có thể nói, công an ngày nay là lực lượng chỉ toàn hành động vi hiến. Từ sĩ quan cấp cao đến chiến sĩ cấp thấp đều sẵn sàng chà đạp và xem quyền công dân không ra gì. Chính họ, chứ không ai khác, đã tạo nên tình trạng vô pháp ngày càng nghiêm trọng. Nhân đây, xin mọi người lưu ý, xét về phương diện pháp lý, công dân hoàn toàn có quyền từ chối mọi giấy mời làm việc của công an, bất chấp họ mời bao nhiêu lần. Nếu muốn triệu tập công dân đến trụ sở công an làm việc, trừ phi liên quan đến một vụ án đã được chính thức khởi tố, còn không thì chúng ta hoàn toàn có quyền bác bỏ sự triệu tập bất hợp pháp đó và không đến. Phải dứt khoát như vậy để họ học cách biết tôn trọng hơn quyền công dân và quyền con người, nhất là biết tôn trọng cả bản hiến pháp (dù rất tệ) của chính chế độ này . Đại tá Đinh Huy Hoàng – Trưởng Công an quận Hai Bà Trưng, Hà Nội. Ảnh: An Ninh Thủ Đô. Trong mấy ngày nay, báo chí viết nhiều về vụ việc công an bắt cóc trẻ con (cùng bố đứa trẻ). Chưa luận đến việc có hành vi bắt cóc không, nhưng tôi thấy người dân chúng ta nên lưu tâm một số câu nói của Đại Tá Hoàng Đầu tiên, Đại Tá Hoàng nói rằng “Trong quy trình thực hiện công tác điều tra, có những lúc mời hoặc bắt không như thông thường.” Tôi không biết “bắt không như thông thường” của Đại Tá Hoàng là sao, nhưng tôi có thể khẳng định rằng Hiến Pháp Việt Nam, đạo luật căn bản và tối cao nhất của Việt Nam, đã quy định rõ “bắt” là phải như thế nào. Điều 20 của Hiến Pháp nói rằng “không ai bị bắt nếu không có quyết định của Toà án nhân dân, quyết định hoặc phê chuẩn của Viện kiểm sát nhân dân, trừ trường hợp phạm tội quả tang.” “Bắt không như thông thường” của Đại Tá Hoàng có phải là bắt không có quyết định của Tòa án, không có phê chuẩn của Viện kiểm sát, hay không bắt quả tang? Nếu vậy thì Đại Tá Hoàng, và nhiều đồng chí công an khác, không chỉ đang “bắt không như thông thường”, mà còn đang “bắt giữ người trái hiến pháp.” Đại Tá Hoàng nói tiếp rằng “có những tình huống chỉ là mời nhưng sau đó để bắt, hoặc có những lúc phải áp dụng đồng thời cả hai biện pháp.” Theo tôi, “mời” và “bắt” là 2 hành động và hoàn cảnh hoàn toàn khác nhau. Người được mời có quyền từ chối. Người bi bắt không có quyền từ chối. Vậy khi áp dụng đồng thời cả 2 biện pháp, hay khi áp dụng hình thức “mời, sau đó để bắt”, Đại Tá Hoàng và một số đồng chí công an khác phải chăng đang tạo ra một trường hợp phá cách khác, trường hợp “người được mời không có quyền từ chối” ? Nếu vậy, tôi xin khẳng định đây là hành động vi hiến. Ngoài Khoản 2 Điều 20 của Hiến Pháp có quy định về việc bắt người đúng hiến pháp, Khoản 1 của Điều này cũng quy định rõ “mọi người có quyền bất khả xâm phạm về thân thể”, Khoản 1 Điều 21 quy định “mọi người có quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư”, và Điều 23 của Hiến Pháp cũng khẳng định lại rằng “công dân có quyền tự do đi lại.” Như vậy, Hiến pháp hoàn toàn không cho phép trường hợp “người được mời không có quyền từ chối” tồn tại trong xã hội Việt Nam. Bắt và mời người không như thông thường, bắt và mời cùng một lúc, và mời rồi để bắt của Đại Tá Hoàng và nhiều đồng chí công an đang nói, đang thực hiện là sao ? Có phải là như tôi vừa giả định và phân tích ? Nếu quả đúng là vậy thì thật nguy hiểm. Thật vô pháp. Nếu những câu nói đầu tiên của Đại Tá Hoàng là mập mờ vi hiến, thì cá nhân tôi xin khẳng định rằng câu nói tiếp theo của đồng chí này đã rõ ràng vi hiến. Đại Tá Hoàng nói “việc hiểu là mời hay là bắt thì mỗi người có thể hiểu theo mỗi hướng, sau này lực lượng công an sẽ thông báo cụ thể.” Theo tôi, Đại Tá Hoàng và các đồng chí công an không được phép thông báo cụ thể sau này !!! Các anh phải thông báo ngay lập tức, ngay tại thời điểm các anh tiếp cận người dân rằng các anh đang muốn bắt họ hay mời họ !!! Điều 20, 21 và 23 của Hiến Pháp đã quy định rõ ràng người dân chúng ta có quyền bất khả xâm phạm thân thể, bất khả xâm phạm về đời sống riêng tự, và quyền “không bị bắt” khi không có quyết định của Tòa Án, Viện Kiểm Sát hay khi không bắt quả tang. Luật Pháp Việt Nam cũng đã quy định rõ ràng khi bắt người, công an phải thông báo, trình bày và cung cấp những thông tin, tài liệu nào cho người bị bắt và những người xung quanh. Không có chuyện ai thích hiểu theo hướng bắt hay mời thì hiểu; chỉ có thể 1 hướng: hoặc bắt, hoặc mời, và Đại Tá Hoàng cùng các đồng chí công an khác phải là người thông báo hướng đó cho người dân. Đó là quyền con người của người dân. Hiến Pháp và Luật Pháp Việt Nam không bao giờ cho phép hành vi “bắt rồi thông báo sau” mà theo như Đai Tá Hoàng nói. Quá là vô pháp. Ls Trần Đức Hoàng Vô pháp thế là chưa đủ. Đại Tá Hoàng lại tiếp tục phát ngôn ra một câu nói, mà theo tôi là, vô pháp tiếp theo: “một điều chắc chắn đó là đối tượng đã vi phạm pháp luật.” Tôi yêu cầu đồng chí đọc lại Điều 31 của Hiến Pháp Việt Nam, theo đó “người bị buộc tội được coi là không có tội cho đến khi được chứng minh theo trình tự luật định và có bản án kết tội của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật.” Đồng chí có phải là Tòa án không ? Không phải. Đồng chí là Đại Tá Hoàng, là công an, vậy sao đồng chí lại tước quyền kết tội của Tòa án. Câu nói chắc chắn kết tội người dân của đồng chí, theo tôi, là vô pháp, là vi hiến. Để có thể phát ngôn ra được hàng loạt câu nói vi hiến như vậy, theo tôi, có 2 khả năng. Khả năng thứ nhất là Đại Tá Hoàng chưa thuộc hoặc không hiểu Hiến Pháp Việt Nam. Nếu trường hợp này là đúng, tôi đề nghị tạm thời đình chỉ Đại Tá Hoàng khỏi công việc, và cấp tốc cho đồng chí đi học một lớp bổ túc về Hiến Pháp và Luật Pháp Việt Nam. Một người mang nhiệm vụ thực thi pháp luật không thể là một người kém hiểu biết về pháp luật. Tôi không tin vào khả năng thứ nhất cho lắm, do theo tôi được biết, điểm vào của các trường đào tạo công an của Việt Nam ta rất cao, các đồng chí công an được đào tạo ra lại rất ưu tú và giỏi giang. Và, bản thân tôi cũng tin tưởng vào trình độ của các đồng chí công an nước nhà. Vì vậy, khó có chuyện Đại Tá Hoàng lên được chức Đại Tá mà lại không đủ giỏi để thuộc và hiểu Hiến Pháp được. Do đó, có khả năng trường hợp thứ 2 sau sẽ đúng hơn. Khả năng thứ hai là Đại Tá Hoàng đã thuộc, đã hiểu Hiến Pháp Việt Nam, nhưng cố tình phát ngôn và hành động vi hiến. Nếu đúng là vậy, thì quả thật nguy hiểm cho xã hội Việt Nam. Tôi đề nghị Bộ Công An nhanh chóng vào cuộc điều tra và xem xét để bảo đảm trường hợp số 2 không xảy ra, do dựa trên tinh thần phát ngôn của Đại Tá Hoàng thì ngoài đồng chí này, còn có thể rất nhiều đồng chí công an khác đang phát ngôn và hành động vi hiến như vậy. Chủ tịch nước Trần Đại Quang cũng nên xem xét vào cuộc điều tra và chấn chỉnh phát ngôn và hành vi vi hiến của Đại Tá Hoàng và nhiều đồng chí công an khác, do trước đây ngài đã là Bộ Trưởng Công An, và đặc biệt, vào ngày nhận chức, ngài đã đặt tay lên quyển Hiến Pháp và tuyên thệ tuyệt đối trung thành và bảo vệ Hiến Pháp Việt Nam. Tôi tin tưởng vào ngài và lời nói của ngài. Nếu Đại Tá Hoàng đang ở trong Đảng, tôi cũng hy vọng các đồng chí lãnh đạo Đảng của nước ta xem xét phát ngôn và hành vi của đồng chí Hoàng đã đúng đắn chưa, khi đồng chí không thuộc hoặc cố tình làm sai Hiến Pháp Việt Nam, đạo luật tối cao mà ngay tại Điều 4 đã nói rằng “Đảng Cộng sản Việt Nam là lực lượng lãnh đạo nhà nước xã hội”, và “đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật.” Chưa kể tới việc Hiến Pháp Việt Nam 2013 đã được thông qua bởi Quốc hội khóa XIII, với tỷ lệ hơn 90% là Đảng viên; như vậy, cũng có thể nói Đại Tá Hoàng đang có dấu hiệu coi thường quyết định, chính sách và cương lĩnh của Đảng Cộng sản Việt Nam. Tôi coi một số câu nói của Đại Tá Hoàng, một số hành vi “không bình thường” của nhiều đồng chí công an, là vô pháp, là vi hiến, là coi thường Nhân dân, Nhà Nước và Đảng. Tôi hy vọng Nhân dân, Nhà Nước và Đảng sẽ xem xét và chú ý thực trạng nguy hiểm này của xã hội nước ta hiện tại. Ls Trần Đức Hoàng (FB Hoàng Trần)
  4. Lời người dịch: Dù Putin lo bảo vệ quyền lực cá nhân cho đến cuối đời trong lo sợ, nhưng lại hô hào dân chủ giả hiệu và tinh thần dân tộc cực đoan để tìm sự ủng hộ của dân chúng. Vì Putin ủng hộ cho chế độ phi nhân tại Syria và xâm chiếm Bán Đảo Crimea để phô trương sức mạnh quân sự cho thế giới và dân chúng, nên gây nhiều hậu quả bất lợi cho nước Nga. Do ảnh hưởng của giá dầu xuống thấp và các biện pháp phong toả mà tình hình kinh tế suy vi, Nga không thể tiếp tục tài trợ cho các phiêu lưu quân sự và gia tăng phúc lợi cho dân chúng. Bất ổn xã hội tăng cao và động loạn triền miên nên Nga không thể phát huy tinh thần dân chủ và đoàn kết chính trị. Sụp đổ của Nga như Liên Bang Xô Viết và các nước Đông Âu sẽ là một hồi kết để hạ màn cho chế độ của Putin, nhưng đó là một triển vọng khó lường đoán. Dù có tình huống nào khác tốt hơn có thể xảy ra thì người dân Nga cũng sẽ phải còn tiếp tục sống trong đau khổ. Các lý giải tổng hợp này của Anders Åslund cũng đúng cho Việt Nam, nhưng tình hình của Việt Nam còn trầm trọng hơn nước Nga nhiều. Kommersant Photo/Getty Images Khi cơn sốt chiến tranh trở lại Ukraina, thì lý do tại sao Tổng thống Nga Vladimir Putin, từ một con người mơ ước tạo ra hiện đại hóa lại thành một kẻ chuyên quyền hung hăng, là một vấn đề được làm sống lại. Cho dù với lý do nào đi nửa – nổi lo sợ cho sự an toàn của riêng mình hoặc ý nghĩa về sự bất bình thuộc lịch sử, hoặc là cả hai – khi Putin không có khả năng để cải cách cho nền kinh tế của Nga, thì dường như chắc chắn là ông sẽ sụp đổ. Tổng thống Nga Vladimir Putin ở vào thời điểm gây được nhiều chú ý trong chiến dịch tranh cử tổng thống Mỹ cũng giống như Hillary Clinton và Donald Trump. Như theo các chuyên gia an ninh khả tín cho biết rằng Putin có tay chân thâm nhập được các vào máy vi tính của Đảng Dân chủ và lọt qua các kết quả cuả WikiLeaks, nên Putin dường như đang cố làm thiên lệch cuộc bầu cử theo cách của Trump. Bên cạnh việc kêu gọi Nga thâm nhập vào các điện thư của Clinton, Trump dường như đã trả ơn cho Putin bằng cách chấp nhận các lý do của Putin trong việc sáp nhập Crimea và phủ nhận sự hiện diện của quân đội Nga ở miền Đông Ukraine. Nhìn trong con người của Putin, nhiều nhà quan sát thấy có cả lý tưởng lãnh đạo của Trump: độc đoán, không kềm chế và có phong cách riêng. Trở lại về vấn đề của Nga, Putin đã thậm chí vượt trội hơn Trump trong việc chế ngự các tin tức. Tất nhiên, ông có bộ máy tuyên truyền hùng hậu của Điện Kremlin trong tầm tay, một trong số bộ máy này là không ngừng phóng chiếu hình ảnh của ông như là một Nga Hoàng toàn năng và toàn trí qua hình thức sùng bái cá nhân trong phong cách mới của truyền hình. Tuy nhiên, bất chấp sự hiện diện của một Sa Hoàng khôn ngoan này, nền kinh tế Nga đã gần như nổ tung, dường như đang đi theo một tiến trình trì trệ như thời Leonid Brezhnev, nếu không nói là tệ hơn. Với thành tích về chủ trương phiêu lưu quốc tế và vụng về trong kinh tế, chuyện không có gì là ngạc nhiên khi Putin đã cuốn hút và gây quan tâm cho các nhà bình luận của Project Syndicate về 16 năm cầm quyền của ông. Ivan Krastev của Center for Liberal Strategies ở Sofia có thể nắm bắt được quan điểm của các nhà bình luận này một cách hay nhất: “chúng ta bị mê hoặc bởi Tổng thống Nga không phải vì Putin là hợp lý, hoặc thậm chí vì ông là mạnh hơn, nhưng vì ông chủ động sáng kiến”, trong khi các nhà lãnh đạo phương Tây dường như quá nhút nhát và/hoặc bị tê liệt trong hành động. Thuần lý trong ngang bướng Vladimir Putin là ai và điều gì thúc đẩy ông ta? Khi Putin nắm quyền vào năm 2000, ít ai biết về ông mà mọi người có xu hướng nhìn thấy những gì họ muốn biết. Sau khi nhìn vào đôi mắt của Putin, cựu Tổng thống Mỹ George W. Bush nói rằng ông có thể “nhận được một ý nghiã trong tâm hồn của Putin”, ông nhìn thấy Putin là “một người dấn thân cao độ vì lợi ích tốt nhất của đất nước”. Chris Patten, Ủy viên Ngoại vụ của Liên Âu và có quan hệ với Putin, qua các cuộc gặp gỡ này, ông có một ấn tượng tối tăm hơn nhiều: “Putin nhìn chúng tôi trong ánh mắt và nói dối, gần như chắc chắn ông nhận thức rằng chúng tôi biết ông đang nói dối”. Ngày nay, việc đánh giá tốt đẹp về Putin mà Bush thêu dệt đã đột nhiên biến mất trong số các nhà lãnh đạo của thế giới, một vài người trong giới này như Thủ tướng Đức Angela Merkel chẳng hạn, họ đã có những kinh nghiệm tương tự như Patten. Nhưng đánh giá càng đáng ngờ nhiều hơn này đã chỉ đem lại những vấn đề khác. Có phải Putin là một bậc thầy về chiến lược luôn dẫm chân lên các đối thủ, gần đây nhất là ông tìm cách gần gủi hơn với Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdoğan trong khi đồng thời tăng thêm căng thẳng mới với Ukraine không? Hoặc có phải Putin là một kẻ vụng về liên tục, người không nhận ra các chiến thắng về mặt chiến thuật ở Ukraina và Crimea, hoặc trong việc ký kết thỏa thuận về năng lượng với giá hạ cho Trung Quốc, tất cả là những thất bại về mặt chiến lược mà nó đã gây thiệt hại nghiêm trọng cho các lợi ích lâu dài của Nga không? Adam Michnik, nhà lãnh đạo của phe đối lập chống Cộng sản của Ba Lan trước năm 1989, ông thấy tính cách hung hãn quốc tế của Putin như là nổi lên từ “quan điểm bất thường mà cả thế giới đã phân biệt đối xử chống lại Nga trong ba thế kỷ qua.” Tuy nhiên, Michnik nhấn mạnh rằng theo quan điểm bất động của phương Tây, quan điểm lệch lạc này về lịch sử đã khiến Putin nắm lấy các chính sách có thể được cấu trúc theo một cách thuần lý. Trong xâm lược và thôn tính Crimea, “việc thu tóm bằng bạo lực đã xãy ra – và Putin biết điều đó.” Một trong những người chỉ trích Putin gay gắt nhất trong nước (mà gần đây bị phải chạy khỏi nước Nga), đó là nhà phân tích chính trị Andrei Piontkovsky, ông đi xa hơn trong khi nhấn mạnh đến tính cách thuần lý của Putin. Ông lập luận là “Putin được hướng dẫn bởi một mục tiêu duy nhất.” Và mục tiêu đó không phải là “tham vọng đế quốc.” Thay vì thế, “mọi chính sách lệ thuộc với mục tiêu cầm quyền Nga của Putin là cho đến khi nào mà ông còn sống”. Các hành động của ông ta không được thúc đẩy bởi một ham muốn đầy bệnh hoạn cho quyền lực, nhưng đang “dựa trên các mối quan tâm hoàn toàn thực tế về sự an toàn cá nhân của mình,” Piontkovsky khẳng định như vậy. Nói một cách đơn giản, Putin “hiểu các quy luật của hệ thống độc tài mà ông đã giúp xây dựng lại nước Nga.” Nina Khrushcheva của Trường phái mới đồng ý khi lập luận là lo sợ của Putin cho sự an toàn cá nhân là biện minh có cơ sở. Bởi vì “Putin đã thể hiện là ít kiềm chế khi săn đuổi các đối thủ,” dù ông hiểu rằng có “các thỏa thuận bất thành văn giữa các giới lãnh đạo là không bao giờ có thể từ bỏ quyền lực một cách tự nguyện mà không lo sợ cho sự an toàn trong tương lai”. Vì vậy, số phận của người hùng là một loại hoang tưởng thường trực mà nó đòi hỏi Putin duy trì quyền lực cho đến ngày cuối đời của mình. Để đạt được mục tiêu này, Putin đã làm vô dụng một nền dân chủ còn non trẻ của Nga và thậm chí bịa ra một ý thức hệ giả tạo – “một nền dân chủ với chủ quyền tối thượng” mà trong đó, như cựu Tổng thư ký Liên minh Bắc Đại Tây Dương (NATO) Anders Fogh Rasmussen nói: “tổng thống loại bỏ tất cả đối lập, hạn chế tự do của truyền thông vàrồi thì ông nói với người dân rằng họ có thể lựa chọn các nhà lãnh đạo của họ.” Mối quan tâm của Putin cho an toàn cá nhân cũng đi theo một con đường dài hướng tới việc giải thích lý do tại sao ông đã kích động sự nhiệt tình tinh thần dân tộc ở trong nước. Vladislav Inozemtsev của Moscow’s Higher School of Economics thấy trong con người của Putin và cách cai trị của ông là một dấu hiệu lờ mờ của chủ nghĩa phát xít, mà theo định nghĩa của nhà sử học Robert O. Paxton là: “Mối bận tâm đầy ám ảnh về sự suy sụp của cộng đồng, ô nhục, hoặc mang tâm trạng là nạn nhân, tinh thần sùng bái cho đoàn kết, tinh thần nhiệt huyết và thuần khiết.” Viễn kiến này hỗ trợ cho sự khẳng định của Harold James thuộc Đại học Princeton. Đó là một lỗi lầm nghiêm trọng để biến “chính sách của Điện Kremlin thành một bi kịch tâm lý mà chỉ có thể hiểu được thông qua một cuộc thăm dò sâu xa về tinh thần của nước Nga.” Kết quả của một tìm kiếm như thế chỉ là “các quan niệm sai lầm tràn lan về những gì đã thúc đẩy làm cho Putin thay đổi từ một lập trường có vẻ như đang hiện đại hóa, hòa giải, và thậm chí thân phương Tây” trong đầu nhiệm kỳ tổng thống chuyển sang một “chủ nghĩa xét lại hung hăng” ngày nay. Đáp ứng trước sự đe doạ của một quyền lực đang suy vong Joseph S. Nye của Đại học Harvard, người có tiếng nói hàng đầu trong học giới về chính sách đối ngoại của Mỹ, ông nhìn thấy “một tình trạng suy vong trường kỳ” của nước Nga, nhưng trong đó “Nga vẫn còn đặt ra một mối đe dọa rất thực tế với trật tự quốc tế ở châu Âu và các nơi khác.” Vấn đề vượt qua khỏi Putin là: “Các quốc gia đang suy vong – thí dụ như Đế quốc Áo-Hung vào năm 1914 – có xu hướng trở nên ít sợ rủi ro và do đó mà họ tạo ra nguy hiểm hơn nhiều.” Thực ra, đối với Nye, mối đe dọa của Nga đặt ra “vượt xa khỏi Ukraine,” nơi mà Putin thôn tính Crimea và sự xâm nhập vào khu vực phía đông Donbas đã đặt ra một thách thức nghiêm trọng nhất đối với trật tự thế giới từ năm 1989. Như vậy, phương Tây phải đứng lên để đáp ứng lại thách thức của Putin, nhưng không phải là làm “cô lập Nga hoàn toàn.” Shlomo Ben-Ami, cựu Bộ trưởng Ngoại giao Israel, theo cách lý luận này trong một bước sâu xa hơn. “Đối với một số quốc gia, thất bại về mặt chính trị hay quân sự là chuyện không thể nào chịu đựng được, quá nhục nhã đến độ mà các nước này sẽ làm bất cứ điều gì để lật đổ những gì họ xem như là một trật tự quốc tế bất công. Ben-Ami lập luận rằng:” Mặc dù Putin có thể bị thúc đẩy nhằm để tự bảo tồn, Putin thực sự cảm thấy bị phẩn uất.“ “Chiến lược mới để báo thù ” của Nga có vẻ như là một phản ứng tự nhiên với sự nhục mạ trong thất bại của họ trong Chiến tranh Lạnh và sự bần cùng đi kèm với sự sụp đổ kinh tế của đất nước trong những năm 1990. Có thể làm gì để kiểm soát đất nước và lãnh đạo bị thúc đẩy bởi các cảm giác nhục nhã? Ben-Ami tiếp tục lập luận là: “Một quyền lực theo chủ trương xét lại có thể bị phản đối với sự nhiệt tình tương ứng” hoặc người ta có thể chờ đợi cho phản ứng này “đạt đến giới hạn của sức mạnh quân sự và kinh tế” và nổ tung giống như Liên Xô. Những giấc mơ của Putin về nước Nga “duy trì thiên hướng và các đặc điểm của một cường quốc: một nền văn hóa và lịch sử phong phú, tầm vóc quy mô, khả năng kinh khủng về hạt nhân, ảnh hưởng mạnh mẽ trên khắp vùng Âu Á, và năng lực để có một nơi điều chỉnh trong một vài cuộc xung đột.” Nhưng Putin dường như mù quáng trước các giới hạn về các nguồn lực của nước Nga. Đối với Richard N. Haass, Chủ tịch Hội đồng Quan hệ Đối ngoại, thì việc quyết định của Putin gửi quân sang bán đảo Crimea và sau đó là phía Đông Ukraine đã dẫn đến việc không chỉ làm phật ý phương Tây, nhưng là một phần của nỗ lực không ngừng để tăng cường “nắm quyền lực của mình trong nước.” Haass không ủng hộ việc kết hợp Ukraine vào khối NATO, nhưng ông đề xuất một sách lược đa phương. “Chính sách của phương Tây là nên tìm cách làm đe doạ chiến lược của Putin, bằng cách tăng cường cho Ukraine về phương diện chính trị và kinh tế, hỗ trợ an ninh và đặt thêm các biện pháp trừng phạt kinh tế Nga. Ulkraine và Syria là các ván cờ đầu của Điện Kremlin KHi Ngoại trưởng Thụy Điển Carl Bildt là một trong những kiến trúc sư về Quan hệ Đối tác của Liên Âu với các quốc gia Đông Âu trong năm 2009 (cùng có sự hợp tác của Ngoại trưởng Ba Lan lúc bấy giờ là Radosław Sikorski). Kể từ khi Nga xâm lược Ukraine, các Chương trình Đối tác với các quốc gia Đông Âu đã bị chỉ trích là một sáng kiến ngây thơ. Bildt cũng không biện hộ. “Trong khi viễn kiến của Liên Âu cho một ‘châu Âu rộng hơn’ dựa vào quyền lực mềm, hội nhập kinh tế và xây dựng thể chế dài hạn, thì chính sách Nga nới rộng của Putin phụ thuộc vào sự đe dọa và bạo lực”. Chuyện không may là một tình trạng bất đối xứng còn dai dẳng. “Đối với Nga, gây thêm biến động trong ngắn hạn còn dể hơn là đối với châu Âu trong việc giúp xây dựng sự ổn định lâu dài.” Yuliya Tymoshenko, người đã hai lần làm Thủ tướng Ukraine, bà nói rằng một tình trạng ổn định như vậy không thể phụ thuộc vào cách đặt niềm tin vào thiện chí của Điện Kremlin. Đối với bà Tymoshenko, Putin đã hành động theo một niềm tin đơn giản: “những gì ông có thể chia là để dể trị”. Đó là lý do tại sao số phận của đất nước của bà là rất quan trọng. Bà tin rằng “Những gì xảy ra ở Ukraine sẽ là một thử thách tối hậu để xem liệu việc thống nhất châu Âu và Xuyên Đại Tây Dương có chịu đựng được không” khi đối mặt với những cái bẩy mà Putin đặt ra cho họ. Nhưng Jeffrey Sachs của Viện Địa Cầu thuộc Đại học Columbia tin rằng niềm tin của Putin là bước thoát ra khỏi các thực tế của thế kỷ XXI. “Putin dường như tin rằng Nga có thể làm đảo lộn bất kỳ tình trạng tồi tệ nào của quan hệ kinh tế với phương Tây bằng cách tăng cường quan hệ kinh tế với Trung Quốc”, Sachs ghi nhận rằng: “Nhưng những công nghệ và kinh doanh được kết hợp nhau trong toàn cầu là để phân chia thế giới thành các khối kinh tế.” Trong khi đó, “Trung Quốc biết rằng sự thịnh vượng kinh tế dài hạn phụ thuộc vào quan hệ tốt đẹp với Mỹ và châu Âu”, điểm này dường như Putin không nhận ra, có vẻ như Putin không hiểu vấn đề “là nền kinh tế Liên Xô sụp đổ mà kết quả là do tình trạng bị cô lập từ các nền kinh tế công nghệ tiên tiến.” Việc xâm nhập gần đây của Nga tại Trung Đông thể hiện cả hai vấn đề là sự táo bạo và các giới hạn của chủ thuyết Putin. Anne-Marie Slaughter, cựu Giám đốc Hoạch định Chính sách tại Bộ Ngoại giao Mỹ và Chủ tịch đương nhiệm của New America, bà cho rằng: “Putin đã hành động vì lý do quốc nội – để đánh lạc hướng sự chú ý của người Nga ‘từ thất bại của nền kinh tế trong nước và để xoa dịu sĩ nhục khi xem những kẻ biểu tình ủng hộ châu Âu lật đổ chính phủ Ukraina mà ông hỗ trợ”. Và từ khởi thuỷ, ông tin tưởng rằng Nga sẽ phải chịu ít chi phí. Đối với một nhà lãnh đạo tự đo lường cho mình theo điều kiện của một kẻ bạo dâm thô kệch”, thực tế thì “Hoa Kỳ là một cường quốc quân sự lớn nhất và linh hoạt nhất trên thế giới, đã được lựa chọn để đàm phán khi bàn tay bị trói sau lưng,” là một lời mời gọi công khai đưa tới việc gây bất hoà. Ben-Ami nghĩ là Putin đã đạt được mục tiêu ở Syria, ngay cả khi chính quyền của Tổng thống Bashar al-Assad rút cục sẽ sụp đổ. “Sau nhiều năm đứng chung hàng ngũ, Nga hỗ trợ trong tâm điểm của trò chơi thuộc về địa chiến lược ở Trung Đông” và “đã củng cố vị trí như là một quyền lực phải được quan tâm đến”. Bằng cách tự khẳng định trong cuộc xung đột, Nga đã buộc Mỹ phải làm theo Nga. Do đó: “Các nhà lãnh đạo Trung Đông hiện nay hướng đến Moscow, không phải nhìn về Washington để gia tăng các lợi ích”. Trận chiến Potemkin của nước Nga Vấn đề chính của Putin ở Syria đã không phải là các phản đối của phương Tây, nhưng thực tế là nền kinh tế của Nga là quá yếu để hỗ trợ các hoạch định lớn lao của Putin trong thời gian dài. Trong vòng sáu tháng của sự can thiệp, chi phí tốn kém của việc phối trí quân đội Nga đã gây cho Putin phải triệt thoái nhiều lực lượng. Yuriko Koike là Đô trưởng vừa mới được bầu tại Tokyo chỉ ra một cách trung thực là sự can thiệp của Putin tại Ukraine thể hiện sự yếu đuối mà không có hành động kinh nghiệm trước đó. Bà lập luận là “chổ yếu trong tham vọng quyền lực của Putin là một nền kinh tế còn bấp bênh và chưa đủ đa dạng của Nga, và nhiều mong đợi của người Nga bình thường về các tiêu chuẩn sống được cải thiện.“ Thật vậy, vào tháng Ba năm 2014, ngay sau khi Nga chiếm đóng Bán Đảo Crimea, Sergei Guriev, cựu Viện Trưởng New Economic School ở Moscow, hiệnnay đang lưu vong, ông liệt kê những thiệt hại kinh tế lớn mà Nga gây ra như là kết quả trong một chuyến phiêu lưu sai lầm của Putin tại Ukraine. Điều này không chỉ bao gồm các “chi phí trực tiếp của hoạt động quân sự và hỗ trợ chế độ Crimean và nền kinh tế không hiệu quả”, nhưng cũng có những chi phí nhiều thương đau hơn do các biện pháp phong toả về thương mại. Kết quả của cả hai đã “làm suy yếu niềm tin của nhà đầu tư Nga và nước ngoài và gia tăng việc thất thoát vốn tư bản”. Putin là một nhà chiến thuật, ông đã sử dụng phản ứng của phương Tây để làm lợi cho mình. Cựu Ngoại trưởng Đức Joschka Fischer và Henrik Enderlein, Giáo sư tại Trường Quản trị Hertie tại Berlin, dự đoán việc này. “Nếu phản ứng của phương Tây trước việc xâm lược của Nga tại Ukraine giới hạn có hiệu quả trong các biện pháp trừng phạt kinh tế”, họ viết: “Putin sẽ dễ dàng hơn để có thể đổ lỗi cho phương Tây và Nga cáo buộc sự thù địch làm cho đời sống của người dân Nga bình thường suy sụp, do đó nó làm cho Putin tăng gấp đôi về chủ thuyết dân tộc hiếu chiến”. Nhưng ý tưởng cho rằng các biện pháp trừng phạt là nguyên nhân của tình trạng khốn cùng kinh tế của Nga chỉ là một phần khác trong tuyên truyền của chế độ. Các biện pháp phong toả chỉ kết hợp các yếu kém dài hạn của nền kinh tế Nga, phản ánh trào lượng tư bản khổng lồ bị thất thoát mỗi năm. Nguyên nhân của việc này, nói như Guriev và Aleh Tsyvinski của Đại học Yale, rõ ràng đây là: “Mặc dù các cơ hội đầu tư ở Nga rất nhiều, các cơ hội này đang bị đè nặng hơn bởi những rủi ro của sự truất hưũ tài sản.” Do đó mà “cổ đông tư nhân muốn bán cho nhà nước nhiều hơn, và lý do tại sao các công ty nước ngoài ưu tiên làm kinh doanh với các doanh nghiệp nhà nước.” Một phần vì lý do này mà Giáo sư Simon Commander của IE Business School và tôi tin rằng nỗ lực để đa dạng hóa nền kinh tế thoát ra khỏi khu vực dầu mỏ và khí đốt đã thất bại. Hơn nữa, dưới thời Putin, khu vực công đã mở rộng nhanh chóng đến 70% của nền kinh tế, về cơ bản đảo ngược các cải cách tư nhân hóa và thị trường tự do của những năm 1990. Các người trung thành với Putin quản lý doanh nghiệp nhà nước kém cỏi và ít có sự minh bạch tối thiểu, nó làm cho vấn đề còn tệ hại hơn. Chúng tôi đã lập luận là: “Nước Nga của Putin làm ngày càng gợi nhớ đến Tổng thống Suharto của Indonesia – một hệ thống phức tạp của tư bản thân tộc và không ai có quyền sở hữu thực sự.” Nhưng Charles Wyplosz của Trường Graduate Institute of International Studies tại Geneve đã cảnh báo chống lại các vấn đề phóng đại về khó khăn kinh tế của Nga. “Nga không phải là trường hợp của một cái rổ chờ để chứa các vấn đề kinh tế”, ông lập luận. “Tình hình hiện nay rất khác so với năm 1998”, khi thâm hụt ngân sách lớn lao của Nga và nợ công buộc chính phủ phải vỡ nợ. Wyplosz nhấn mạnh rằng trong những năm gần đây chính phủ của Putin đã theo đuổi một chính sách kinh tế vĩ mô bảo thủ với mức khiếm hụt ngân sách nhỏ và một khoản nợ công có giới hạn, trong khi tỷ giá hối đoái của đồng rúp mất giá so với giá dầu, làm cho Nga có thể duy tình trạng thặng dư trong tài khoản thanh toán vãng lai. Vì không có tình trạng tổn thương về mặt tài chính nên đã cho phép Nga khắc phục được các biện pháp phong toà kinh tế lâu dài hơn. Và trong khi “quyết định của Putin không thực hiện các cải cách không được phổ cập mà nó có thể tạo ra một khu vực mạnh không thuộc dầu khí và có thể tác hại lâu dài cho tình trạng lành mạnh của nền kinh tế”. Ông tiếp tục lập luận là: “Tình hình này đã cho phép Putin duy trì sự hỗ trợ của đông đảo quần chúng.” Vladimir Brezhnev? Tuy nhiên, lựa chọn đó chỉ làm trì hoãn các việc không thể tránh khỏi. Putin là một kẻ cơ hội khéo léo, nhanh chóng chuyển biến lợi thế trong ngắn hạn khi ông cảm nhận sự yếu kém hoặc thiếu quan tâm của giới đối kháng. Nhưng ngoài mối quan tâm của ông về sự ổn định về nền kinh tế vĩ mô, Putin dường như không có cách làm cho cải cách tạo ra cạnh tranh cho nền kinh tế của Nga. Thật vậy, mặc dù Putin thường đem nhiều lời hứa hẹn lớn lao và hoạch định cho một tương lai rạng rỡ của Nga, thậm chí đoan chắc rằng đến năm 2003 GDP sẽ tăng gấp đôi trong một thập kỷ, ông “đã không báo hiệu bất kỳ các kế hoạch cụ thể nào để giải quyết những yếu kém của nền kinh tế Nga”, nhà kinh tế học Ba Lan Jan Winniecki nói. “Nga phải đối mặt với một thách thức tương tự như trong các năm 1970 và 1980 – và, như Putin ngày nay, các nhà lãnh đạo đã thất bại trong việc làm những gì xem ra là cần thiết.” Do đó, George Soros lập luận là “chế độ Putin phải đối mặt với sự phá sản vào năm 2017, khi một phần lớn các khoản nợ nước ngoài tăng lên, và bất ổn chính trị có thể bùng dậy sớm hơn. “Với dự báo này, vấn đề cơ bản của Putin hôm nay là: nhờ sự cứng rắn, quá chú trọng vào đầu tư quân sự, và lơ là của phương Tây mà chế độ của ông sẽ kết thúc trong cùng một số phận sụp đổ như Liên Xô? Nếu Nga sụp đổ, các dự đoán Michnik sẽ được xác minh là đúng. “ông trùm của băng đảng Mafia thường gặp một số phận bất hạnh”. Ông nhắc nhở chúng ta là: “tôi không nghĩ rằng Putin sẽ tiến triển nhiều trong khi hạ màn kết thúc. Tuy nhiên, trong khi đó, nhiều người – trong nước Nga và ở các nơi khác nữa – có thể phải còn chịu khổ.“ Anders Åslund Dịch giả: Đỗ Kim Thêm * Anders Åslund là Thành viên Cao cấp của Atlantic Council in Washington, DC. Tác phẩm gần đây nhất của ông là Ukraine: Went Wrong và How to Fix It. Nguyên tác: The Putin Question. Tựa đề bản dịch là của người dịch. (Ba Sàm)
  5. Với chính quyền mới của Thủ tướng Thongloun Sisoulith, các nhà ngoại giao có vẻ như đang thấy một số dấu hiệu về sự thay đổi trong thái độ của Lào đối với Bắc Kinh và Việt Nam, theo Reuters. Ngoại trưởng mới của Lào, ông Saleumxay Kommasith và Ngoại trưởng Việt Nam, Phạm Bình Minh tại Hà Nội, 6/2016 Đáng chú ý là việc Phó Thủ tướng Somsavat Lengsavad, người dẫn dắt dự án đường sắt với Trung Quốc trị giá 7 tỷ USD, nay đã nghỉ hưu còn dự án này cũng bị tạm ngưng do Lào không hài lòng với một số điểm trong thỏa thuận. Hơn nữa, "nhiều quan chức trong chính quyền mới của thủ tướng Thongloun Sisoulith từng theo học ở Việt Nam, đồng loạt tới thăm Hà Nội trong thời gian gần đây, là những chuyến công du nước ngoài đầu tiên" của chính quyền mới. Lào trong vai trò chủ tịch ASEAN đang chuẩn bị tiếp đón các lãnh đạo thế giới tham dự hội nghị thượng đỉnh Asean và hội nghị với các đối tác ở Vientiane, trong đó có cuộc gặp với Tổng thống Barack Obama. Theo kế hoạch, ông Obama có mặt từ 6-8 tháng Chín, là lúc ông sẽ tham dự cuộc họp thượng đỉnh Hoa Kỳ-Asean bên cạnh các cuộc họp khác. Chuyến đi Lào của ông Obama được đánh giá là nỗ lực cuối cùng trong nhiệm kỳ tổng thống nhằm "tái cân bằng" chính sách ngoại giao của Washington ở châu Á, "một chiến thuật được coi là nhằm đáp trả việc Trung Quốc phô trương sức mạnh kinh tế và quân sự ở khu vực," Reuters viết. Các nhà ngoại giao cho rằng ông Obama có thể mở rộng hơn cánh cửa tại Lào nhờ những thay đổi diễn ra tại quốc gia này hồi tháng Tư vừa rồi. "Tân chính phủ Lào chịu ảnh hưởng từ Việt Nam nhiều hơn là từ Trung Quốc," một nhà ngoại giao phương Tây tại Đông Nam Á nói. "Chuyện một tổng thống Mỹ tới thăm không bao giờ là điều quá muộn." Bài báo cũng dẫn lời chuyên gia Phương Nguyễn, Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế từ Washington, nói: “Lợi ích chiến lược của Mỹ ở Lào là nhìn thấy đất nước này có thể thực thi được quyền tự trị nhất định nào đó vì người ta không muốn... [xảy ra] điều tương tự như quan hệ Trung Quốc và Campuchia.” Ở hai trong số các cuộc gặp của ASEAN do Lào chủ trì, Vientiane đã bày tỏ thái độ khó chịu đối với láng giềng Campuchia, quốc gia ngày càng bị coi là vệ tinh của Trung Quốc. Tuy nhiên, Trung Quốc cũng là quốc gia có khoản đầu tư khổng lồ vào Lào, so với Hoa Kỳ hay Việt Nam. Trong năm 2014, Bắc Kinh đầu tư 1 tỷ USD vào Lào, và nâng lên mức kỷ lục vào năm 2015 với số tiền 4,5 tỷ USD, bài viết dẫn số liệu từ Bộ Thương mại Trung Quốc và báo chí địa phương. “Ở Lào, chúng tôi có khoảng 7-8 công ty so với 30–40 công ty của Việt Nam. Nhưng Trung Quốc lại là một cuộc chơi khác hẳn,” người đứng đầu hội đồng kinh doanh Hoa Kỳ-Asean, ông Anthony Nelson được Reuters trích lời. “Thế nên không phải là ngẫu nhiên khi các quốc gia phát triển ở mức thấp nhất như Lào và Campuchia lại là những người muốn lên tiếng bênh vực cho quan điểm của Trung Quốc trong các cuộc thảo luận quốc tế.” Tuy nhiên, về văn hóa thì Lào gần gũi với Việt Nam hơn Trung Quốc. Các cửa hiệu kinh doanh dùng tiếng Lào và các gia đình Lào –Việt cũng hòa nhập với phong tục địa phương, trong khi các gia đình Trung Quốc thường tách biệt hơn. Lào có vai trò quan trọng chiến lược với cả Việt Nam và Trung Quốc. Việt Nam có đường biên giới dài trên đất liền với Lào, có thể giúp tới được thị trường Thái Lan và xa hơn. Với Trung Quốc, Lào là cánh cửa quan trọng để với tới Đông Nam Á trong chiến lược thương mại “con đường tơ lụa mới” của nước này, theo bài báo. Lào đang phát triển hàng loạt thủy điện ở dòng sông dài nhất thế giới, sông Mekong, với mục tiêu trở thành quốc gia cung cấp điện năng cho châu Á. Tuy nhiên, các nhà khoa học và môi trường Việt Nam bày tỏ lo ngại trước dự án Don Sahong trên dòng chính sông Mekong tại Lào, sau đập Xayaburi. Dự án thủy điện của Lào "có khả năng cản đường cá đi", gây tác động xấu tới nguồn cá và hệ sinh thái dòng chảy sông Mekong, Tiến sỹ Lê Anh Tuấn, chuyên gia về nghiên cứu biến đổi khí hậu nói với BBC Tiếng Việt hôm 21/08. Đập thủy điện này đã được bắt đầu thi công vào tháng 10/2015 được cho là sẽ hoàn thành vào năm 2019. (Tổng hợp)
  6. Dư luận Việt Nam tuần này tiếp tục quan tâm một phát biểu của đương kim Bí thư thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh đầu tuần này đưa ra với lãnh đạo công đoàn nhà nước ở địa phương, khi ông đề xuất "tại sao công đoàn không tổ chức đình công theo luật cho công nhân". Bí thư thành ủy TP. Hồ Chí Minh Đinh La Thăng thường có nhiều phát biểu 'gây sốt' theo truyền thông Việt Nam. Quan điểm này được ông Đinh La Thăng, Ủy viên Bộ Chính trị phát biểu khi ông tới thăm và làm việc ở Khu chế xuất Tân Thuận hôm 23/8/2016, trong đó ông được truyền thông Việt Nam trích thuật nói: “Các cuộc đình công là tự phát nhưng lại đem kết quả cho công nhân. Như vậy, rõ ràng yêu cầu của công nhân là chính đáng. Chúng ta phải đặt câu hỏi vì sao chủ doanh nghiệp chấp nhận khi công nhân đình công, còn công đoàn thương lượng thì họ không đồng ý. Vậy tại sao công đoàn không tổ chức đình công theo luật cho công nhân?” Bình luận về quan điểm này của Bí thư Thăng, hôm thứ Bảy, một nhà quan sát từ Sài Gòn nói với BBC: "Trên mạng xã hội người ta bàn tán về câu đó, có người thậm chí khá là lạc quan cho rằng ông Đinh La Thăng muốn đổi mới hay là ông Đinh La Thăng muốn chấp nhận công đoàn độc lập. Nhưng tôi cho rằng đó là một cái nhìn khá lạc quan, quá hy vọng vào ông Đinh La Thăng. "Có lẽ ông Đinh La Thăng chỉ trách tổ chức công đoàn của nhà nước như hiện nay không làm được nhiều việc. "Và điều đó chỉ có nghĩa ông muốn công đoàn đứng ra làm được nhiều việc hơn để cho công nhân không phải tự đình công và không phải nhờ đến những tổ chức mà hiện nay nhà nước không công nhận, nhưng có những tổ chức xã hội làm những việc giúp công nhân," nhà quan sát không muốn tiết lộ danh tính nói với BBC hôm 27/8. Vẫn theo truyền thông Việt Nam, ông Đinh La Thăng còn đề cập đến vấn đề ai đang là 'thủ lĩnh' của công nhân liên quan tới vai trò của công đoàn, ông được trích thuật nói: "Các cuộc đình công đều có thủ lĩnh. Vì sao công nhân lại coi những người công nhân không phải là cán bộ công đoàn là những thủ lĩnh các cuộc đình công mà không coi cán bộ công đoàn là thủ lĩnh? Chúng ta phải suy nghĩ về việc này." Đảng và giai cấp công nhân Bí thư Đinh La Thăng cho rằng công đoàn cần mạnh dạn tổ chức đình công nếu đem lại 'kết quả tốt'' Hôm thứ Bảy, từ Canada, luật sư Vũ Đức Khanh, một nhà hoạt động và quan sát chính trị, xã hội Việt Nam đưa ra bình luận về các phát biểu của Bí thư Thành ủy Đinh La Thăng, ông nói: "Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, thì Đảng Cộng sản Việt Nam là nhà nước và đảng bảo vệ cho giai cấp công nhân, thì nó có một sự rất phức tạp trong vấn đề này. "Tôi không thấy là đảng bảo vệ cho giai cấp công nhân gì hết, mà ba mươi năm qua với tiến trình đổi mới, thì quyền lợi của giai cấp công nhân và quyền lợi của chính quyền cộng với quyền lợi của giới chủ, trong và ngoài nước, tức là giới tư bản, giới chủ, có những xung đột, bất đồng rất nhiều." Cũng hôm 27/8, khi được hỏi về tương lai của các tổ chức công đoàn độc lập Việt Nam và phản ứng của giới công đoàn hiện chưa được nhà nước Việt Nam chấp nhận này trước phát biểu của ông Đinh La Thăng, nhà quan sát từ Sài Gòn nêu quan điểm: "Tôi nghĩ rằng TPP (Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương) sẽ là cơ hội cho công đoàn độc lập, tuy nhiên hiện nay mọi người cũng nghĩ rằng TPP không phải là dễ dàng và vì thế nếu không có TPP thì công đoàn độc lập vẫn là ngừng. "Tức là trong tình hình hiện nay, tất cả các quyền vẫn nằm trong tay Đảng Cộng sản và tôi không thấy có dấu hiệu là Đảng Cộng sản có ý định nhường bất cứ lãnh vực gì cho người ngoài đảng. Cho nên không có TPP thì đừng nói chuyện công đoàn độc lập. "Trong một thời gian mà tôi mường tượng được, xa vài chục năm thì tôi không biết, nhưng trong vòng 5 năm thì tôi không nghĩ (là có công đoàn độc lập). "Còn nếu có TPP, đó là một điều kiện, thì công đoàn độc lập sẽ có thể ra đời được, tuy nhiên ngay cả công đoàn độc lập đó nó có thực sự 'độc lập' hay không cũng là một dấu hỏi," nhà quan sát từ Sài Gòn nói thêm với BBC. (BBC)
  7. Thanh Trúc, phóng viên RFA 2016-08-27 Bộ trưởng ngoại giao Phạm Bình Minh tại Hội Nghị Ngoại Giao lần 29 diễn ra từ ngày 22 đến 26 tháng 8 tại Hà Nội. Photo courtesy of Bình Phước Online Hội nhập quốc tế - Chưa có gì mới Hội Nghị Ngoại Giao đã diễn ra tại Hà Nội với sự tham dự của đại diện các cơ quan chuyên trách đối ngoại trong nước cũng như các cơ quan đại diện Việt Nam tại nước ngoài. Đây là hội nghị lần thứ 29 của ngành ngoại giao Việt Nam. Với khẩu hiệu “Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Đối Ngoại Và Hội Nhập Quốc Tế”, “Thực Hiện Thắng Lợi Nghị Quyết Đại Hội Đảng Lần Thứ XII, Hội Nghị Ngoại Giao lần thứ 29 diễn ra từ ngày 22 đến 26 tháng 8. Theo tiến sĩ Đinh Hoàng Thắng, nguyên đại sứ Việt Nam tại Hà Lan, nguyên trưởng nhóm tư vấn lãnh đạo Bộ Ngoại Giao Việt Nam: Đây là chủ đề mang tính “routine” thôi, tức là một tập hợp bao gồm các nhiệm vụ hàng ngày chứ phần nào chưa bao hàm hết được bối cảnh đặc thù của Hội Nghị Ngoại Giao này. Lần nào thì hội nghị như thế này cũng bàn về Nghị Quyết đại hội đảng và phần liên quan đến đối ngoại. Hội Nghị Ngoại Giao được tổ chức hai năm một lần, điểm lại thành quả đã qua đồng thời vạch hướng đi mới cho chính sách đối ngoại những ngày tới. Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc đến dự hội nghị và có kêu gọi “trưởng cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài cần thường xuyên suy nghĩ, tìm hiểu cái gì có lợi cho đất nước thì báo ngay cho bộ trưởng Bộ Ngoại Giao, kể cả gọi điện trực tiếp cho thủ tướng”. Báo chí trong nước trích thuật đầy đủ những lời tuyên bố của ông Nguyễn Xuân Phúc đại ý ngành ngoại giao Việt Nam phải đáp ứng được những luật chơi tầm cỡ quốc tế, phải kiến tạo và phải tập trung vào 5 vấn đề mấu chốt. Trong lúc tiến sĩ Nguyễn Đăng Hưng, nguyên giáo sư danh dự đại học Liege của Bĩ, hiện về sinh sống tại Việt Nam bao năm nay, nhận xét Hội Nghị Ngoại Giao lần thứ 29 này không chứng tỏ được tầm quan trọng của nó: Thủ tướng có những phát biểu mà tôi thấy không đi vào những vấn đề cụ thể. Phát biểu mà chỉ có tính cách chung chung như vậy tôi thấy nó cũng hơi mơ hồ. Thủ tướng biểu phải có sáng tạo mà sáng tạo cái gì, sáng tạo đối với ai và làm cái gì cụ thể mới quan trọng. Tại vì vấn đề ngoại giao Việt Nam bây giờ mà cốt lõi và bức thiết là bảo vệ lãnh thổ và biển đảo. Thì tiến sĩ Đinh Hoàng Thắng cho rằng Hội Nghị Ngoại Giao lần thứ 29 này diễn ra trong bối cảnh đặc biệt: Ít nhất có hai cái đặc biệt. Thứ nhất, đất nước chưa bao giờ đối mặt với những hiểm nguy có thể nói là chưa từng có như hiện nay, cả về mặt nội trị lẫn về mặt ngoại giao. Thứ hai, để có thể tìm một lối ra cho những bế tắc hiện nay thì cả về chủ quan lẫn khách quan lại cũng chưa bao giờ nó hội tụ những cái hoàn cảnh và những cái thuận lợi như hiện nay. Điều này nghe như một nhịch lý nhưng đây chính là nghịch lý trong quá trình tiến hóa của sự việc. Một người đang sống ở nước ngoài, ông Đặng Xương Hùng, cựu quan chức Bộ Ngoại Giao Việt Nam đã ly khai và đào tị sang Thụy Sĩ, đang theo dõi sát Hội Nghị Ngoại Giao lần thứ 29 này, nhận xét: Trong lịch sử của ngành ngoại giao Việt Nam thì họp rồi bàn , rồi cãi , rồi tranh luận, rồi phân tích. Cũng rất là sâu sắc , cũng có những điểm rất đúng với tình hình quốc tế cũng như cái cấp bách đối ngoại của đất nước. Tuy nhiên nó bị ràng buộc, tức là phải thực hiện thắng lợi Nghị Quyết đại hội đảng XII. Đấy là câu mấu chốt. Tất cả những bàn cãi của những anh em làm công tác đối ngoại, dù có tâm huuyết đến đâu chăng nữa, thì rốt cuộc lại quay về cái khóa, cái trói là Nghị Quyết đại hội đảng XII. Ngành ngoại giao mà không dựa trên tinh thần những biến chuyển của tình hình thế giới mà chỉ dựa vào Nghị Quyết của đại hội đảng , mà Nghị Quyết đại hội đảng đó vạch ra những thứ rất chung chung và nó bị cứng nhắc bởi một chính sách đối ngoại bất di bất dịch, không uyển chuyển theo tình thế. Năm điểm mấu chốt mà ông Nguyễn Xuân Phúc đưa ra trong Hội Nghị Ngoại Giao lần thứ 29, thứ nhất là định hình được những ưu tiên chiến lược của đất nước và xác lập một tư duy chiến lược cho ngành ngoại giao trong thời kỳ mới. Thứ hai, Việt Nam cần tham gia và đóng vai trò quan trọng hơn trong nữa trong việc xây dựng thể chế của các định chế quốc tế nhằm tạo thế và lực cho đất nước. Thứ ba, ngoại giao cần chủ động đề xuất triển khai phối hợp tốt với trong nước, hoạt động ngoại giao không chỉ nằm ở Bộ Ngoại Giao mà cần sự hỗ trợ tích cực từ trong nước, đặc biệt các bộ, ngành. Thứ tư, cần có sự phối hợp chặc chẽ, thống nhất về nhiệm vụ đối ngoại và quản lý đối ngoại. Thứ năm, các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài, những nhà ngoại giao và các cán bộ thương mại phải đại diện một cách chân thực nhất, tối ưu nhất cho hình ảnh của Việt Nam. Đây là những điều mà ông Đặng Xương Hùng cho là nặng phần lý thuyết mà kém phần thực tế: Những phát biểu của ông thủ tướng có khi là do Bộ Ngoại Giao soạn ra và dựa thêm cái tinh thần của ông ấy hoặc của văn phòng chính phủ, không nói lên được điều gì mới cho tình hình đất nước, đến chính sách đối ngoại của Việt Nam trong quan hệ với các nước lớn để giải quyết được vấn đề có lợi nhất cho dân tộc cho đất nước. Bài phát biểu của thủ tướng trong một hội nghị rất quan trọng mà nó như một bài báo viết ra để phục vụ cho người đọc, để tô vẽ cho cái hình ảnh ngoại giao Việt Nam chứ không có tính chất chỉ dẫn, hướng dẫn, chỉ đạo phù hợp với tình hình thực tế. Do đó, bài tán giải đáp cho quan hệ đối với các nước lớn như Mỹ, Trung Quốc, Nga , rồi tình hình hiện nay ở biền Động, sự bành trướng của Trung Quốc, thái độ thay đổi của Kampuchia cũng như của Philippines. Tất cả những thứ đó nếu cứ lấy Nghị Quyết đại hội đảng XII ra chiếu rọi thì không thể theo kịp được những thay đổi hiện nay của tình hình thế giới. Đâu là giải pháp Chưa thấy có gì gọi là đột phá hay kiến tạo trong các nhiệm vụ mà ông thủ tướng muốn giao cho ngành ngoại giao Việt Nam, là phân tích của tiến sĩ Đinh Hoàng Thắng: Những yêu cầu mà thủ tướng đưa ra nói chung đều đúng, đó là những điểm mấu chốt mang tính thường trực, mang tính đạo đức nghề nghiệp hơn là tính giải pháp. Riêng cái nhiệm vụ thứ nhất, tức là thủ tướng nói cần định hình được những ưu tiên chiến lược của đất nước và xác lập một tư duy chiến lược cho ngành ngoại giao trong thời kỳ mới là tôi thấy phần nào có gợi lên ý nghĩa chuyển hướng, chuyển giai đoạn về đối ngoại cho thời gian tới. Tuy nhiên để làm được điều này thì một mình ngoại giao chuyển động không thôi thì chưa đủ. Ngoại giao với nội trị bây giờ là hai mặt tích hợp của một chiến lược nhất quán. Nếu nội trị không chuyển thì một mình ngoại giao khó có thể làm được gì. Theo tôi, có thể gọi giai đoạn tới đây là giai đoạn thoát hiểm để tập trung phát triển. Mà thoát hiểm cùng một lúc là phải chạy bằng cả hai chân và phải chạy nhanh. Phải có những đột phá về nội trị lẫn ngoại giao, đột phá cả về nhận thức lẫn chính sách thì mới có thể nói chuyện chuyển hướng theo yêu cầu mới, đáp ứng cái cấp bách của tình hình đang biến chuyển rất kịch tính. Được hỏi những yếu tố quan trọng hàng đầu mà ngành ngoại giao Việt Nam cần bàn thảo và hướng tới nhân Hội Nghị Ngoại Giao Lần Thứ 29 này, tiến sĩ Đinh Hoàng Thắng cho rằng: Tôi nghĩ phải tìm cho được, tìm cho ra một đáp án để trả lời cho câu hỏi Việt Nam là ai trong thế giới hôm nay. Việt Nam cũng phải tự biết rõ mình là ai, đặc biệt cũng phải làm cho các đối tác biết rõ Việt Nam có thể đóng góp gì vào công việc chung trong khu vực cũng như toàn cầu. Hiện nay nước nào, lớn hay nhỏ, phát triển hay đang phát triển, kể cả Trung Quốc hay Mỹ đều có vấn đề của họ cả. Không ai có thể đứng ra giải quyết hộ những khó khăn của mình. Nếu Việt Nam không có tinh thần tự cường quốc gia thì mọi chuyện rồi đây sẽ rất khó khăn. Tưởng cần nhắc trước đây, tổng bí thư đảng cộng sản Việt Nam, ông Nguyễn Phú Trọng, từng tuyên bố rằng ngành ngoại giao Việt Nam phải biết bảo vệ đất nước theo quan điểm ông gọi là “giữ nước từ xa” “giữ nước từ khi nước chưa nguy”. Còn theo tiến sĩ Đinh Hoàng Thắng, tuy Việt Nam đã có đối tác chiến lược hay đối tác toàn diện, đã được thống kê bằng con số, nhưng nếu không xét xem chất lượng của những bang giao ấy có phản ảnh đúng nội dung cần yếu không thì rõ ràng ngành ngoại giao nước nhà vẫn còn gặp nhiều trở ngại. Nói cách khác là có khi chính Việt Nam tự cản trở mình trong việc hoàn thành các sứ mạng ngoại giao đề ra.
  8. Mai Tú Ân Tác giả gởi tới cho Dân Luận Ông Đinh La Thăng làm việc tại KCX Tân Thuận. Ảnh: Tuổi Trẻ DL - Trong dịp đi thăm khu chế xuất Tân Thuận, khi ông Bí thư TP. HCM Đinh La Thăng gặp chị chủ tịch công đoàn quốc doanh nơi này thì được chị chàng cho hay là tổ chức công đoàn quốc doanh này chưa bao giờ tổ chức đình công cả. Mặc dù quyền đình công là quyền đương nhiên của công nhân, dù có công đoàn hay không. Nhưng cũng như bao điều tốt đẹp khác được vẽ vời từ thời ông Hồ Chí Minh đọc Tuyên Ngôn Độc Lập ngày Quốc Khánh 2/9/1945 cho đến giờ, 70 năm có lẻ rồi thì đều là chỉ là lời nói thôi chớ có phải làm đâu. Nhà Nước viết hẳn mọi điều tốt đẹp nhất, kêu vang to nhất vào trong Hiến Pháp, trong các bộ luật nhưng có thấy thi hành gì đâu. Thậm chí người dân còn đi tù nếu đòi thực thi các quyền trong Luật đó. Người dân ăn bánh vẽ quá nhiều rồi và thấy những điều viết ra, nói ra của chính quyền chả đáng tin chút nào. Nay bất ngờ ta lại thấy anh Đinh La Thăng lên tiếng kêu gọi đình công. Một vị quan chức được cho là "cấp tiến" nhất trong số quan chức"bảo thủ" nhất phát pháo như vậy khiến dân đen ta giật mình. Ta thử xem nhé. Anh Đinh La Thăng kêu gọi quyền đình công nhưng té ra là đình công trong khuôn khổ công đoàn quốc doanh. Nghĩa là chịu sự chỉ đạo của cái công đoàn mà chính quyền trả lương và bổ nhiệm trá hình người của nhà nước vào lãnh đạo. Đình công kiểu gì mà công nhân mặc đồng phục, tay cầm cờ đỏ sao vàng đứng lên ngồi xuống theo hiệu lệnh và ngưng làm việc vào giờ nghỉ trưa hay trước hoặc sau giờ làm việc để hoan hô chính quyền. Đình công kiểu đó thì coi như không có, hoặc có cũng như không. Anh Thăng quả là tinh đời, khôn ngoan biết chọn chỗ mô nói cho nổ văng miểng ra, mị dân nhưng rồi vẫn Vũ Như Cẩn mới tài. Đình công là quyền của công nhân lao động tự ngưng làm việc để gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại cho giới chủ để đòi quyền lợi nào đó cho mình. Và cũng theo thống kê thì tất cả các cuộc đình công tự phát của công nhân trong thời gian qua đều thành công. Giới chủ đều nhượng bộ tất cả hoặc một phần yêu cầu của công nhân để họ trở lại làm việc. Việt Nam sắp vào TPP với yêu cầu bắt buộc là phải có các công đoàn độc lập với các thủ lĩnh không ăn lương, không biên chế và không ở trong bộ máy chính quyền như các lãnh đạo công đoàn quốc doanh. Ông Đinh La Thăng nên té nước theo mưa, tuyên bố ủng hộ các công đoàn độc lập đó thì hơn. Còn khi công nhân đã có công đoàn độc lập rồi thì có đình công hay không thì tự họ quyết định, không cần ông phải kêu gọi... (Dân Luận)
  9. “Con đường vạn dặm bắt đầu bằng một bước chân” – Lao Tzu Đi hay ở là một câu hỏi đã ám ảnh nhiều người Việt, ít nhất hai thế hệ, như một bi kịch của quốc gia, với nhiều hệ quả khôn lường. Phải rời bỏ quê hương đất nước “di cư” tới một xứ sở khác là điều bất đắc dĩ. Các cuộc di cư lớn thường do chiến tranh hay thay đổi chế độ chính trị. Nhưng câu chuyện đáng nói ở đây không phải là về chuyện di cư thông thường đã từng xảy ra trong lịch sử (như sau năm 1975), mà về hiện tượng ra đi bất thường đang diễn ra hiện nay tại một số nước chuyên quyền (như Trung Quốc và Việt Nam). Có một cuốn sách nhỏ mà mỗi khi đọc lại người ta không khỏi liên tưởng đến thực trạng đang diễn ra tại quốc gia, công ty, hay cơ quan của mình. Đó là cuốn “Ra đi, Lên tiếng, và Trung thành” (Exit, Voice, and Loyalty, Albert Hirschman, Harvard University Press, 1970). Một cuốn sách hay nhưng dường như ít người đọc. Trong bài này, chúng ta thử nhìn lại làn sóng di cư diễn ra tại Trung Quốc và Việt Nam, như một hệ quả tất yếu của những bất ổn trong nước (như phần nổi của tảng băng chìm). Dòng người và dòng tiền ra đi không chỉ là bi kịch mà còn là thảm họa. Đã có 2.558.678 người Việt di cư ra nước ngoài Bi kịch của Việt Nam Thay đổi là bản chất của tạo hóa và xã hội. Không ai thoát được quy luật “sinh, lão, bệnh, tử”. Nếu không thay đổi thì không thể phát triển, dẫn đến diệt vong. Nhưng thay đổi cũng làm người ta lo sợ, nhất là khi đụng chạm đến lợi ích và thói quen. Thái độ ứng xử của nhiều người trước biến đổi của thời cuộc cũng khác nhau. Thường có 3 sự lựa chọn. Một là ra đi (exit); Hai là lên tiếng (voice); và ba là trung thành (loyalty). Trong ba sự lựa chọn đó, có lẽ trung thành để giữ nguyên trạng là dễ nhất (vì an toàn hơn cả); Lên tiếng để thay đổi là khó nhất (vì phải chấp nhận rủi ro); Ra đi tuy không khó bằng lên tiếng nhưng cũng phải trả giá. Tuy nhiên, vấn đề không phải chỉ là chuyện ra đi, mà là ra đi như thế nào, và ra đi vì lý do gì (chính đáng hay bất minh). Hầu hết người Việt Nam ra đi lặng lẽ như một làn sóng ngầm (còn gọi là “bỏ phiếu bằng chân”). Họ gồm ba nhóm đối tượng chính: Một là giới trí thức (và sinh viên), hai là các doanh nhân (giàu có), ba là gia đình các quan chức (thường là tham nhũng). Họ ra đi do nhiều nguyên nhân, nhưng nguyên nhân chính thường do cảm giác bất an. ĐBQH Trương Trọng Nghĩa bức xúc, “Tại sao trí thức giỏi không về nước làm việc, doanh nhân giỏi muốn bỏ nước ra đi? Tại sao cán bộ về hưu hay đương chức tìm cách cho con cháu mình ra định cư ở nước ngoài?” Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan bình luận, “Ai cũng định cư ở nước ngoài cả thì đất nước này lấy ai xây dựng đây? Tôi cho rằng nhân tố cảm thấy kém an toàn là nhân tố chính khiến người Việt rời khỏi Việt Nam”. Bà Lan lý giải, “Khi họ có khoản thu nhập không đàng hoàng thì họ có tâm lý nơm nớp sợ bị lộ nên phải tranh thủ khi còn cơ hội, còn quyền lực thì cho con ra nước ngoài…” Ví dụ, Nguyễn Thị Nguyệt Hường là một đại gia có tham vọng chính trị. Vấn đề không phải vì bà Hường có tài sản và quốc tịch Malta (tương tự như Panama hay Virgin Islands) vi phạm quy định của Quốc Hội nên bị bãi miễn ĐBQH, mà còn vì mâu thuẫn lợi ích nhóm nên bị thanh trừng. Trường hợp của chị Hường cũng giống trường hợp của doanh nhân Đặng Hoàng Yến và Đặng Thành Tâm (Tập đoàn Tân Tạo). Đó là những đại gia gắn với nhóm lợi ích, nên khi thất thế dễ bị thanh trừng, phải ra đi (Như bên Trung Quốc) Trương Đình Anh (đã từng là CEO của FPT) là một doanh nhân thành đạt, có tài và có tiền, có thể đóng góp nhiều cho đất nước. Anh không bất đồng chính kiến hay khó khăn gì về kinh tế. Những người như Anh ra đi là tổn thất cho đất nước, như một chỉ dấu (indicator) về tình trạng “chảy máu chất xám” (brain drain) và “thất thoát tài sản” “wealth drain”. Nhiều người lo ngại sau Trương Đình Anh sẽ có nhiều người khác tương tự ra đi. Theo số liệu của UN DESA, từ 1990 đến 2015 có 2.558.678 người Việt di cư ra nước ngoài. Trung bình mỗi năm có 100 nghìn người di cư. Việt Nam nằm trong top 10 quốc gia di cư nhiều nhất khu vực Đông Á – Thái Bình Dương (tính đến 2013). Hầu hết người Việt di cư đến các nước phát triển, trong đó đông nhất là Mỹ (1,3 triệu), Úc (227,3 nghìn), Canada (182,8 nghìn), Pháp (125,7 nghìn), Hàn Quốc (114 nghìn), Đức (113 nghìn). Tại Đông Âu và một số nước châu Á (như Lào, Campuchia, Malaysia) mỗi nước có khoảng 10.000 người. Trong năm 2015, có 2,67% công dân Viêt Nam sinh sống tại nước ngoài. Theo Kim Hạnh (cựu Tổng Biên tập báo Tuổi Trẻ và Sài Gòn Tiếp thị), người Việt đang ra đi ngày càng nhiều (cùng với dòng vốn), trong đó có nguồn nhân lực di cư theo loại visa EB-3 (có bằng cử nhân trở lên) và loại visa EB-5 (doanh nhân có vốn đầu tư đáng kể). Mỗi năm chính phủ Mỹ cấp hơn một trăm nghìn visa nhập cư, trong đó có khoảng 40 nghìn visa thuộc loại EB-3. Đối với loại visa EB-5, năm 2014 chỉ có 6,418 trường hợp định cư, đến năm 2015 con số này đã đã tăng vọt lên tới 17,662 trường hợp. Khoảng một năm lại đây, số người xin visa định cư tại các nước phát triển đã tăng lên khoảng 30%. Việt Nam có khoảng hơn 100 ngàn du học sinh ở 49 quốc gia, trong đó có 90% du học tự túc. Riêng tại Mỹ có 28.883 sinh viên, tại Úc có 28.524 (tính đến 10/2015). Việt Nam có khoảng 600 ngàn lao động làm ở nước ngoài (gọi là “xuất khẩu lao động”). Hàng trăm ngàn phụ nữ Việt lấy chồng ngoại quốc (gọi là “Cô dâu Việt”). Nhiều công ty khởi nghiệp của giới trẻ có học thức trong lĩnh vực IT và kinh doanh về Internet đang chạy qua Singapore. Trong khi đó một số nghệ sĩ Việt di cư hợp pháp sang Mỹ qua kết hôn với Việt kiều có quốc tịch Mỹ (như Thu Phương, Trần Thu Hà, Lam Trường, Bằng Kiều, Quang Dũng, v.v.). Cách thức di cư của người Việt ngày càng đa dạng và phức tạp, quy mô di cư ngày càng lớn. Người dân ra đi chủ yếu vì khủng hoảng lòng tin và môi trường sống không an toàn (thực phẩm, môi trường, giáo dục, an ninh bất ổn). Trí thức cảm thấy thiếu tự do dân chủ, tuyệt vọng và bất lực vì đất nước chậm đổi mới và phát triển. Doanh nhân ra đi để “phân tán rủi ro” (chân trong chân ngoài). Quan chức (tham nhũng) ra đi để bảo vệ tài sản… Một số doanh nghiệp lớn đang thoái vốn để tháo chạy. Năm 2015, tập đoàn Kinh Đô đã bán 80% cổ phần cho Mondele’s International (Hoa Kỳ), tương lai có thể thoái vốn tới 97%. Ông chủ Kinh Đô nói, “Khi Kinh Đô đã bán cho nước ngoài, thì khó có doanh nghiệp Việt Nam nào có thể trụ lại được.” Đợt thoái vốn tới sẽ là Vinamilk và FPT Telecom. Vinamilk được khuyến cáo là sẵn sàng bán cho nước ngoài 100% cổ phần. Theo số liệu của viện VEPR (quý I/2015), lượng tiền của người Việt gửi ra nước ngoài đã tăng đột biến lên 7,3 tỷ USD. Trong vòng 5 năm (2008-2013), số tiền từ Việt Nam đã chuyển ra nước ngoài là 33 tỷ USD (Vũ Quang Việt). Theo hồ sơ Panama, 92 tỷ USD đã được chuyển phi pháp ra khỏi Việt Nam (năm 2015 là hơn 9 tỷ). Đó là những con số thất thoát quá lớn, trong bối cảnh ngân sách nhà nước thâm hụt quá nhiều do bội chi ngân sách. Bi kịch của Trung Quốc Ngày càng nhiều người Trung Quốc “bỏ phiếu bằng chân”. Họ di cư khỏi Trung Quốc với tài sản để định cư ở nước khác. Từ năm 1990 đến 2000, trung bình mỗi năm có 143 nghìn người di cư. Từ năm 2000 đến 2010 con số này tăng lên đến 418 nghìn người/năm. Từ 1993 đến 2015, tổng số dân di cư đã tăng từ 4,1 triệu người lên 10 triệu người, trong đó có 2,02 triệu người định cư tại Mỹ, 896 nghìn người tại Canada, 657 nghìn người tại Hàn quốc, 655 nghìn người tại Nhật, 547 nghìn người tại Úc, và 457 nghìn người tại Singapore. Từ năm 1978 đến 2003 có 4.000 quan chức tham nhũng chạy trốn khỏi Trung Quốc, đem theo hơn 50 tỷ USD. Từ giữa thập niên 1990 đến nay, có 18.000 quan chức tham nhũng chạy ra nước ngoài, đem theo 123 tỷ USD. Hầu hết họ chạy sang các nước Phương Tây (như Mỹ, Canada, Úc, Hà Lan). Cơ quan an ninh Trung Quốc cho biết có 150 tội phạm kinh tế đang sống tại Mỹ để trốn tránh cáo buộc tham nhũng tại Trung Quốc. Theo Hurun Report, có 64% số người giàu (có 1,6 triệu USD trở lên) đã hoặc có ý định di cư khỏi Trung Quốc. Hiện nay có 1,2 triệu người sẵn sàng ra đi. Người ta xác định có 149 người Trung Quốc siêu giàu, với tài sản trên 1,6 tỷ USD. Danh sách siêu giàu này còn tăng thêm 150 người nữa nếu tính cả “tài sản ngầm” của họ. Theo GFI Report, Trung Quốc đã thất thoát mất 3,79 ngàn tỷ USD trong thời gian từ năm 2000 đến 2011. Theo Bloomberg Intelligence, 1,4 nghìn tỷ USD đã chạy khỏi Trung Quốc trong 10 năm qua (trung bình 140 tỷ/năm). Năm 2015, 1.000 tỷ USD đã chạy khỏi Trung Quốc, tăng gấp 7 lần so với năm 2014 (là 134,3 tỷ). Đây là do khủng hoảng lòng tin, khó lòng ngăn chặn nổi, dù Trung Quốc có xây vạn lý trường thành xung quanh đất nước. Năm 2004, chỉ có 16 người Trung Quốc nhận được visa loại EB-5 (13% tổng số); Năm 2008 con số này tăng lên tới 360 người. Đến 2013, con số này đã tăng vọt lên 6.895 người (chiếm 80% tổng số). Năm 2014, có 9.128 người Trung Quốc nhận được visa EB-5 (chiếm 85% tổng số 10.692 visas EB-5 được cấp). Người Trung Quốc chiếm 85% tổng số người xin visa EB-5 để đầu tư vào Mỹ, chiếm 76% tổng số 59.000 người xin visa đầu tư vào Canada; chiếm 91% của 1.679 người xin visa đầu tư vào Úc (từ 2012 đến 2015). Năm 2014, số sinh viên Trung Quốc đi học ở nước ngoài là 459.800 người, trong đó 274.000 người học tại Mỹ. Tuy chính phủ Trung Quốc có chủ trương khuyến khích vật chất như trả lương cao để họ trở về nước làm việc, nhưng xu hướng “chảy máu chất xám” vẫn gia tăng. Trung Quốc vẫn tiếp tục mất đi một tỷ lệ khá cao những sinh viên đi học nước ngoài nhưng không về nước (tỷ lệ cao hơn hầu hết các nước khác). Người giàu Trung Quốc không ủng hộ mà cũng không thách thức chế độ. Họ chỉ muốn chuyển phần lớn tài sản ra nước ngoài rồi ra đi. Họ không giống những người bất đồng chính kiến hay tị nạn chính trị. Thái độ ứng xử của họ có thể thay đổi với lòng yêu nước hay chủ nghĩa dân tộc. Khi ra đi dễ dàng thì họ lựa chọn ra đi, chứ không chọn lên tiếng. Họ sẽ lên tiếng mạnh hơn nếu chính quyền cởi mở hơn cho phản biện và cải cách Những người giàu có ở Trung Quốc được hưởng lợi lộc nhiều nhất từ sự tăng trưởng kinh tế, nhưng họ lại bỏ đất nước ra đi, thay vì lên tiếng phản biện và góp sức đổi mới đất nước. Một thập kỷ qua, việc họ ra đi đã làm Trung Quốc thất thoát hàng nghìn tỷ USD và chảy máu chất xám nghiêm trọng. Giới nhà giàu đã chuyển 458,3 tỷ USD ra khỏi Trung Quốc, trong tổng số 5,45 ngàn tỷ USD tài sản của họ. Con số thất thoát này bằng 3% GDP. Đây là một vấn nạn kinh tế, vừa “chảy máu chất xám” vừa “thất thoát tài sản”. Chính phủ Trung Quốc đang đứng trước nguy cơ khủng hoảng ngân sách nghiêm trọng do hệ quả của sự ra đi ồ ạt của tầng lớp giàu có nhất, và tiếng nói phản biện của tầng lớp trung lưu và lao động. Sức ép từ cả hai phía có thể buộc Chính phủ phải cải cách thể chế một cách có ý nghĩa như là sự lựa chọn duy nhất để tránh nguy cơ sụp đổ. Theo các học giả, Trung Quốc đã hết lợi thế phát triển và đã “kịch đường” (Paul Krugman). Kinh tế đang nguy khốn (in big trouble), tài chính có thể phân rã (meltdown). Lợi thế dân số không còn (Gordon Chang). Chủ nghĩa chuyên chế có sức sống đã hết thời (David Shambaugh). Tỷ phú George Soros dự báo kinh tế Trung quốc sẽ “hạ cánh cứng” (hard landing) có thể khủng hoảng như Nga (năm 2014). Trước đây Mỹ lo Trung Quốc vượt mặt, nay lo Trung Quốc sụp đổ, gây sốc lớn cho kinh tế toàn cầu, trong khi họ chưa sẵn sàng đối phó. (“When China Stumbles”, Paul Krugman, New York Times, January 8, 2016). Nghịch lý của “Mô hình Trung Quốc” Sau khi Tập Cận Bình tập trung quyền lực tuyệt đối vào tay mình, ông ta đã phục hồi những ý tưởng cực đoan của Mao Trạch Đông, như độc tài và sùng bái cá nhân, tuyệt đối tuân thủ hệ tư tưởng, hành xử độc đoán. Đó là sự kết hợp đầy nghịch lý giữa độc tài kiểu Mao với hiện đại hóa kiểu Đặng. Tập nắm nhiều quyền lực còn hơn cả Mao và Đặng (nhưng không bắt chước Đặng). Tập đề cao chủ nghĩa dân tộc cực đoan, tăng cường kỷ luật đảng, để duy trì ổn định chính trị (là ưu tiên hàng đầu), và để thực hiện “Giấc mộng Trung Hoa”. Vì vậy, Tập Cận Bình đòi hỏi tất cả phải trung thành tuyệt đối với Đảng, với chế độ, và với cá nhân ông ta. Tập tăng cường đàn áp mọi sự chống đối, kể cả xã hội dân sự, giám sát chặt chẽ giới trí thức, kiểm soát khắt khe giới báo chí truyền thông, và chống lại mọi giá trị phổ quát của phương Tây. Kể từ sau sự kiện Thiên An Môn, chưa bao giờ xã hội Trung Quốc lại hà khắc như hiện nay, làm giới cải cách và dân chúng rất bất bình. Tập thậm chí không tin các ủy viên thường vụ Bộ Chính trị khác, mà chỉ tin vào một nhóm trợ lý thân cận nhất như Vương Kỳ Sơn (trưởng ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương – CCDI, phụ trách chống tham nhũng), Lật Chiến Thư (chánh Văn phòng Trung ương – CCP, phụ trách nhân sự), Mạnh Kiến Trụ (phụ trách Ủy Ban An ninh Quốc gia), Lý Thành (học giả, phụ trách lý luận), và Vương Thiếu Quân (phụ trách an ninh riêng). Ván cờ của Tập Cận bình phải dùng đến ý thức hệ để cai trị thực ra không dựa trên sức mạnh đang lên mà bộc lộ thế yếu đang xuống (breaking down, rather than building up). Chế độ Trung Cộng rất dễ đổ vỡ vì kinh tế Trung Quốc đang suy thoái một cách đáng lo ngại, làm cho những người cải cách bất bình và dân chúng nổi giận. Nói cách khác, những mưu toan của Tập có thể tạo ra chính sự khủng hoảng mà Tập đang muốn tránh. Tập đã phát động một cuộc vận động ý thức hệ rộng lớn, lợi dụng chủ nghĩa dân tộc để che đậy những lỗ hổng của chế độ. Nhưng chủ nghĩa dân tộc cực đoan cũng là con dao hai lưỡi, và chơi với ý thức hệ cũng nguy hiểm như đùa với lửa. Xét cho cùng, Tập có thể bắt chước Mao, nhưng không thể hóa thành Mao. Sự đàn áp dựa trên ý thức hệ không mang lại lời giải nào cho các vấn đề của Trung Quốc, và không thể kéo dài mãi. Nước cờ của Tập không phản ánh sức mạnh mà bộc lộ sự lúng túng, và thú nhận sự mỏng manh của chế độ. Theo Suisheng Zhao (“Xi Jinping’s Maoist Revival” Suisheng Zhao, Journal of Democracy, July 2016), ngày 17/3/2013, Tập đề xướng chủ trương “ba tin tưởng”: (1) lý luận về “Chủ nghĩa Xã hội mang màu sắc Trung Quốc,” (2) con đường mà Trung Quốc theo đuổi, và (3) hệ thống chính trị mà Trung Quốc” lựa chọn. Đây là câu trả lời của Tập cho “ba cuộc khủng hoảng niềm tin” (chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa Marx, và Đảng). Quan điểm Maoist của Tập ngày càng cứng rắn, đe dọa sử dụng “chuyên chính vô sản”, và tiến hành “đấu tranh giai cấp”. Tập đã vay mượn “cẩm nang của Mao”, sử dụng những khẩu hiệu sặc mùi Maoist như “bảy điều đừng nói” để tránh “các sai lầm lịch sử không thể sửa chữa được”, và kêu gọi cán bộ đảng viên phải “tự thanh lọc, tự cải thiện, tự đổi mới…” Về giáo dục, Tập kêu gọi phát huy “năng lượng tích cực” với một “thái độ tươi sáng” đối với Đảng và nhà nước, biến các trường đại học thành “các lò nghiên cứu Maxist”. Theo chủ trương đó, tháng 1/2015, Bộ trưởng giáo dục Yuan Guiren (Viên Quý Nhân) đã đề xuất “hai củng cố”, nhằm hạn chế việc sử dụng các nguồn học liệu của phương Tây trong nội dung giảng dậy, để cảnh giác đối phó với “các rủi ro tư tưởng”. Về truyền thông báo chí, Tập Cận Bình ép buộc các nhà báo phải ngừng phê phán Đảng CSTQ, và kêu gọi họ “nói bằng một giọng” và “tường thuật tích cực” để ủng hộ các chính sách của đảng. Trong bài phát biểu tại hội nghị tuyên truyền (8/2013), Tập nói huỵch toẹt ra rằng các chính trị gia phải “vận hành các báo”, và nhà báo phải trở thành “cái họng và cái mồm” (the throat and the mouth) của Đảng. Bắc Kinh nhấn mạnh khái niệm “chủ quyền không gian mạng” và cho rằng các công nghệ truyền thông mới đang phá vỡ các ràng buộc không gian và thời gian, làm mờ nhạt sự phân biệt giữa tác giả, nhà xuất bản, và công chúng của thị trường tin tức. Khái niệm này hình dung ra một thế giới mạng trong đó các nhà chức trách sẽ “tuần tra” các cuộc nói chuyện online giống như tuần tra kiểm soát biên phòng. Tháng 7/2015, Chính phủ đã thông qua dự luật an ninh mạng, theo đó sẽ lập ra “các đồn cảnh sát an ninh mạng” để kiểm soát các website và các hãng cung cấp dịch vụ Internet, nhằm “tóm cổ các hành vi phạm tội online” càng sớm càng tốt. Một blogger Trung Quốc đã cảnh báo, “các tường rào trong nhà tù thông tin Trung Quốc nơi sự ngu dốt nuôi dưỡng các tư tưởng hận thù và đối kháng. Nếu bức tường lửa tồn tại vô hạn định, Trung Quốc sẽ quay lại cái thời mà nó bị cô lập, thiển cận, hung hăng, và bất ổn”. Nhà sử học Xiao Gongqing gọi chính thể của Tập là “Neo-Authoritarianism 2.0”. Theo ông, “Chủ nghĩa Độc đoán Mới 2.0” là cần thiết nếu Trung Quốc muốn tránh tai họa trong cuộc “trường chinh” tiến đến trật tự dân chủ hóa. Xét cho cùng, Đảng là nạn nhân của thành công cũng như thất bại của chính họ. Không có nước nào lại hiện đại hóa nhanh như Trung Quốc mà không phải chịu các hệ quả xã hội to lớn như vậy. Sự ổn định chính trị và sự sống còn của chế độ là mối quan tâm chủ yếu của Tập Cận Bình, “Sự ổn định cao hơn mọi thứ”. Vì vậy, Tập quyết tâm phải “bóp chết mọi yếu tố chống đối từ trong trứng nước”. Tập đã bị chỉ trích không những bởi những người ủng hộ cải cách, mà còn bởi những người cánh tả cấp tiến. Chế độ kiểm duyệt tăng lên cùng với mối lo về khả năng quản lý sự bất mãn của dân chúng. Trong thời đại Internet, việc khóa miệng sự bất mãn là hầu như không thể. Cái gậy hạn chế quyền tự do trực tuyến có thể “đập lại lưng ông”, bằng việc gây thêm oán hận và mất lòng tin. Đồng thời nó cũng kìm hãm sự phát triển của đất nước vì các nhà khoa học và doanh nhân khó tiếp cận với các nguồn lực trực tuyến vốn đã làm cho Internet trở thành tác nhân đổi mới và phát triển. Sự lẫn lộn về lý luận được minh họa rõ ràng qua các giá trị XHCN cốt lõi mà ban lãnh đạo của Tập đưa ra từ năm 2013 và được đăng tải khắp nơi ở Trung Quốc. Nó bao gồm “sự thịnh vượng, dân chủ, văn minh, hài hòa, tự do, bình đẳng, công lý, pháp quyền, chủ nghĩa yêu nước, cống hiến, chính trực, hữu nghị…” Tóm lại đó là một danh sách gồm đủ các từ ngữ chắp vá lộn xộn, chứ không bắt nguồn từ một tầm nhìn chính trị mạch lạc. Vì vậy, “Chủ nghĩa Độc đoán Mới 2.0” có thể là sự kéo dài vô hạn chủ nghĩa độc đoán, chứ không phải là sự chuẩn bị quá độ tiến đến cải cách dân chủ cho quản trị quốc gia. Theo Cheng Xiaonong (Chủ nghĩa Tư bản với Bản sắc Trung Quốc, Epoch Times, 19/8/2016), Đảng CSTQ đã sử dụng kinh tế tư bản để tăng cường chế độ độc tài. Đây là một điểm mấu chốt của “Mô hình Trung Quốc”. Chế độ Trung Cộng đã bắt tay với hệ thống kinh tế Tư bản (từ thời Đặng Tiểu Bình kêu gọi “mèo trắng, mèo đen, miễn là bắt được chuột”). Không những Đảng CSTQ chấp nhận CNTB, mà hàng ngũ lãnh đạo Đảng còn tự mình trở thành những nhà “tư bản đỏ” giàu có đầy quyền lực. Mô hình “Kinh tế Thị trường theo Định hướng Xã hội Chủ nghĩa” của Việt Nam chỉ là bản sao của “Mô hình Trung Quốc”. Về cơ bản, giới “tư bản đỏ” đã thâu tóm tài sản thông qua tham ô, biển thủ, chiếm đoạt bất hợp pháp các tài sản nhà nước, duy trì sự độc quyền của các ngành quan trọng, và thao túng các chính sách để đạt được lợi ích và duy trì chế độ độc tài của mình. Họ đã trở thành các doanh nhân, chủ bất động sản và chủ sở hữu tài chính lớn. Quá trình tích lũy của họ đầy đen tối và tội lỗi. Vì vậy, họ cần chế độ bảo vệ tài sản và cuộc sống của mình. Họ cũng cần sự độc quyền của nhà nước để tiếp tục tích lũy của cải nhiều hơn nữa. Nhiều học giả phương Tây đã tưởng bở rằng sau quá trình tự do hóa kinh tế, giới ‘tư bản đỏ” Trung Quốc sẽ tự nhiên chuyển đổi theo khuynh hướng dân chủ và tự do. Thực tế quá trình chuyển đổi của Trung Quốc đã chứng minh rằng suy nghĩ này không những rất ngây thơ mà còn sai lầm nghiêm trọng. Giới “tư bản đỏ” có một vị thế chính trị tuyệt vời (không có cạnh tranh) nên họ dễ dàng ngăn chặn quá trình dân chủ hóa, có thể dẫn đến sự phá sản kinh tế và chính trị. Đây chính là bản chất của “Mô hình Trung Quốc”. Thay vì lên tiếng góp phần thúc đẩy quá trình dân chủ hóa tại Trung Quốc, giới “tư bản đỏ” lại chuyển tài sản cá nhân của họ đến các nước phương Tây, trong khi thu xếp cho các thành viên trong gia đình của mình nhập cư vào các nước đó. Đây là một nghịch lý. Chính điều này chỉ ra rằng tương lai của “Mô hình Trung Quốc” thực sự mỏng manh. “Mô hình Trung Quốc” vừa mâu thuẫn với chủ nghĩa Mác, vừa trái ngược với nền dân chủ. Trong tương lai gần, Đảng CSTQ không thể tránh khỏi một cuộc khủng hoảng ý thức hệ. Bộ máy chuyên chính tuy có thể ngăn chặn được sự bùng nổ (explosion) nhưng không ngăn ngừa được sự suy sụp (implosion). Tập Cận Bình muốn tránh vết xe đổ của Liên Xô, nhưng không thoát được quy luật lịch sử. Lối thoát duy nhất là phải cải cách thể chế chính trị đã lỗi thời. Thượng Tướng Lưu Á Châu (con rể cựu phó thủ tướng Lý Tiên Niệm, có nhiều phát biểu gây tranh cãi) đã cả quyết, “Trong vòng 10 năm nữa, một cuộc chuyển hình thái từ nền chính trị uy quyền sang nền chính trị dân chủ chắc chắn sẽ phải xảy ra, Trung Quốc sẽ có một sự biến đổi to lớn. Cải cách thể chế chính trị là sứ mệnh lịch sử trao cho, chúng ta không còn có đường lùi”. La Vũ (con trai của cố đại tướng La Thụy Khanh, là bạn thân của Tập Cận Bình) đã đăng một loạt 10 bài viết công khai khuyến nghị với Tập Cận Bình rằng lối thoát duy nhất của Trung Quốc là từng bước dân chủ hóa. Ngày 19/6/2016, La Vũ đã cho đăng bài thứ 10 trong loạt bài với nhan đề “Bàn bạc với chú em Tập”, trong đó La Vũ thẳng thắn vạch ra rằng chính quyền Trung Quốc từ lâu không được lòng dân, “đến hôm nay, đã không còn được lòng dân nữa“. La Vũ khuyên Tập, “Người dân sẽ không cho chú nhiều thời gian nữa đâu“. Trong lá thư viết cho Tập, La Vũ đề xuất 5 điểm: “xóa bỏ lệnh cấm báo chí; xóa bỏ các lệnh cấm của Đảng; có hệ thống tư pháp độc lập; tuyển cử; quốc gia hóa quân đội”. Dư luận Trung Quốc và thế giới đang quan tâm đến Hội nghị cơ mật Bắc Đới Hà (8/2016). Trang mạng Weixin lan truyền tin Tập Cận Bình đề xướng “20 chinh sách cải cách chính trị-xã hội”. Không biết thực hư ra sao, nhưng người dân Trung Quốc đang háo hức chờ mong. Ngày 18/7/2016, trang mạng Mingjingnews.com đăng bài xã luận nhận xét: “Hội nghị Bắc Đới Hà lần này sẽ là hội nghị căng thẳng nhất từ trước đến nay…”. Trang Weixinqz.com cũng đưa tin: “Tập Cận Bình sắp tới sẽ có những tuyên bố về chính sách cải cách to lớn, khiến cho cả thế giới phải kinh ngạc…” Đó là Trung Quốc, còn Việt Nam? Thay lời kết Đáng lẽ phải “xoay trục” để thoát dần cái bóng Trung Quốc, thì Việt Nam vẫn núp bóng ý thức hệ đã lỗi thời và bắt chước “Mô hình Trung Quốc, mà không có tiềm lực kinh tế và quốc phòng đủ mạnh làm đối trọng để thoát Trung. Ý thức hệ là cái bẫy làm Việt Nam bị mắc kẹt tại ngã ba đường, nên bảo hoàng hơn cả vua, làm mất dần độc lập kinh tế và chủ quyền quốc gia. Khái niệm trung với nước bị đánh tráo, trở thành trung với Đảng và chế độ. Vì vậy, tiếng nói phản biện vì tương lai của dân tộc thường bị coi là “phản động”. Đã đến lúc người Việt phải thức tỉnh để đổi mới tư duy và thể chế, nhằm thoát khỏi sự lệ thuộc vào Trung Quốc. Trước xu hướng người Việt đang đổ xô di cư, cần có cách khuyến khích họ ở lại để chung tay chấn hưng đất nước, khôi phục các giá trị cốt lõi của dân tộc. Tại sao người Miến Điện và người Mông Cổ làm được mà người Việt Nam lại không? Aung San Suu Kyu và Tsakhiagiin Elbegdorj đâu phải là siêu nhân từ trên trời rơi xuống. Nhưng họ không bỏ nước ra đi vì lợi ích riêng, và cũng không chấp nhận thực trạng độc tài của đất nước, mà kiên trì đấu tranh (bất bạo động) để thay đổi vận mệnh của dân tộc họ. Quyền tự do cư trú và di cư là quyền chính đáng của mọi công dân, là chuyện bình thường của mọi xã hội. Nhưng hiện tượng nhiều người bỏ đất nước ra đi ồ ạt như hiện nay tại Trung Quốc và Việt Nam là chuyện bất bình thường. Nó phản ánh não trạng bất an của cộng đồng và thực trạng bất ổn của đất nước. Tại sao người ta không ở lại để lên tiếng phản biện và góp phần đổi mới thể chế và phát triển đất nước? Câu chuyện đi hay ở không chỉ là bi kịch, mà còn là thảm họa quốc gia. Phải đổi mới thể chế trước khi quá muôn. Nguyễn Quang Dy (Blog Kim Dung)
  10. Nam Nguyên, phóng viên RFA 2016-08-24 Tài xế hãng taxi Sao Sài Gòn tại Hà Nội đình công hôm 31/7/2008. AFP photo Dọn đường cạnh tranh với công đoàn độc lập Trong 15 năm qua, Việt Nam xảy ra hơn 7.000 cuộc đình công tất cả đều được mô tả là trái luật, đặc biệt tổ chức công đoàn độc quyền do nhà nước thành lập không hề tổ chức bất kỳ một cuộc đình công nào để tranh đấu cho quyền lợi của người lao động. Cái "khó" của công đoàn Điểm chung của các cuộc đình công tự phát ở Việt Nam là đòi quyền lợi lương bổng, phúc lợi và chế độ làm việc của người lao động. Hầu như sau các cuộc đình công tự phát và bị coi là trái pháp luật, hầu hết giới chủ doanh nghiệp đều phải đáp ứng toàn phần hoặc một phần yêu sách của người lao động. Các cuộc đình công bị coi là trái pháp luật vì công đoàn cơ sở hoặc công đoàn cấp trên không đứng ra lãnh đạo và tổ chức đình công. Đây là điều kiện bắt buộc ghi trong các Bộ Luật Lao động 2006 và được sửa đổi trong Bộ Luật Lao động 2012. Như vậy Việt Nam có luật pháp về đình công, tuy nhiên Tổng Liên đoàn Lao Động và hệ thống trực thuộc là tổ chức độc quyền chịu sự lãnh đạo toàn diện của Đảng và Nhà nước. Một điểm đáng chú ý là tất cả cán bộ công đoàn cơ sở ở doanh nghiệp là do chủ doanh nghiệp trả lương. Luật sư Lê Văn Luân từ Hà Nội phân tích vấn đề này: “Một người được sinh ra và trả lương bởi một ông chủ mà đứng ra bảo vệ người đối nghịch, thì đó chính là mâu thuẫn từ trước đến nay chưa giải quyết được. Cho nên tính độc lập của tổ chức công đoàn để bảo vệ người lao động hầu như không có. Khi không phát huy được vai trò của công đoàn thì đương nhiên người lao động khi bị xâm phạm đến quyền lợi của mình, cho rằng là như thế, thì chắc chắn họ phải tự mình chứ không thể nhờ công đoàn được…với TPP Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương nếu Việt Nam gia nhập thì có yêu cầu tổ chức công đoàn độc lập. Đây chính là điểm cực kỳ tiến bộ, phù hợp nhất đối với việc điều chỉnh liên quan đến công đoàn, khắc phục điểm yếu của nó, đó là phải độc lập với người sử dụng lao động, không do người sử dụng lao động trả lương hoặc lập ra mà do trực tiếp người lao động…hoặc phải là tổ chức công đoàn được thành lập hợp pháp theo luật Việt Nam, có được quyền bảo vệ tính độc lập với doanh nghiệp. Đây chính là yếu tố quyết định đến phát triển.” Báo chí Việt Nam trong đó có Tuổi Trẻ Online và Dân Trí Online ngày 23/8 đưa tin, Bí thư Thành ủy TP.HCM Đinh La Thăng đề nghị Liên đoàn Lao động TP.HCM mạnh dạn tổ chức cho cán bộ công đoàn lãnh đạo công nhân đình công theo luật, nếu việc này đem lại kết quả tốt cho người lao động. Ông Đinh La Thăng đã nói như thế khi thăm Khu Chế xuất Tân Thuận hôm 23/8/2016 và được giới chức Liên đoàn Lao động TP.HCM xác định rằng, từ trước tới nay công đoàn chưa bao giờ tổ chức đình công để tranh đấu cho người lao động. Ông Đinh La Thăng là Ủy viên Bộ Chính trị đầu tiên phê phán vai trò không hiệu quả của tổ chức công đoàn, khi mà công nhân những người là thành viên công đoàn lại không coi cán bộ công đoàn là thủ lĩnh của họ. Trao đổi với chúng tôi, LS Lê văn Luân nhận định rằng tư tưởng của ông Thăng không phải là mới mà chỉ phù hợp với xu hướng Việt Nam hội nhập quốc tế, tham gia TPP Hiệp định đối tác Xuyên Thái Bình Dương. LS Lê Văn Luân tiếp lời: “ … Trong một môi trường có một tổ chức công đoàn khác và độc lập, anh muốn cạnh tranh được thì cũng phải thể hiện được vai trò của mình trong vấn đề bảo đảm quyền lợi người lao động. Ông Thăng đề cập vấn đề đó cũng là một bước cực kỳ mạnh dạn đối với thứ người ta coi là hoàn toàn nhạy cảm và rất khó để thực hiện. Tôi thấy đây là bước đầu tiên dọn đường cho việc ở cơ sở….” Quyền tự do lập hội Công ty may 10 ở ngoại ô Hà Nội hôm 20/10/2015. AFP photo Công đoàn độc lập và sự liên kết giữa các tổ chức công đoàn là điều chưa hề có ở nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Chìa khóa của vấn đề là quyền tự do lập hội. Quyền này tuy được ghi trong tất cả các bản Hiến pháp của Việt Nam, nhưng chưa bao giờ có luật để thi hành. Dự luật Lập hội vẫn cứ ì ạch ở Quốc hội từ khóa trước sang khóa sau. Luật sư Lê Văn Luân nhận định: “ …Chưa có Luật Lập hội thì đúng là một vấn đề vướng mắc, tất nhiên khi tham gia TPP Nhà nước có nói rằng sẽ phải thay đổi một loạt các văn bản luật để tương thích với vấn đề công đoàn độc lập, vấn đề liên quan đến lao động ở trong TPP. Tôi tin rằng sớm muộn cũng phải ban hành, phải đặt lên bàn dự thảo Luật Lập hội, khi đó mới bảo đàm quyền thành lập công đoàn độc lập theo TPP…” Trong dịp trả lời chúng tôi, Phó Giáo sư Ngô Trí Long hiện sống và làm việc ở Hà Nội tỏ vẻ băn khoăn về khả năng tiến tới tự do nghiệp đoàn ở Việt Nam: “Triết lý chính trị cũng như quan điểm của họ chưa thay đổi thì tôi nghĩ vấn đề này khó thay đổi lắm. Thực chất đó là vấn đề tối tế nhị, một mặt đây là vấn đề nhạy cảm, vấn đề nóng và bức xúc hiện nay mà người ta đang quan tâm. Nhưng để triển khai và thực hiện được những vấn đề đó, tôi nghĩ là còn phải chờ đợi một quá trình không phải là đơn giản…” Hiến pháp hiện hành của Việt Nam minh thị những quyền cơ bản của công dân như lập hội, biểu tình, hội họp, dù nhà nước cộng sản trì hoãn ban hành những bộ luật về vấn đề này. Tuy vậy với xu hướng hội nhập để phát triển, giới học giả cho rằng đã tới giai đoạn mà Đảng Cộng sản và Nhà nước Việt Nam phải chấp nhận hé mở cánh cửa hẹp về dân chủ hóa, ít nhất là vấn đề quyền lựa chọn nghiệp đoàn ở cơ sở. Đề nghị của ông Đinh La Thăng Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TP.HCM về việc Công đoàn phải gánh vác trách nhiệm của mình, đứng ra lãnh đạo và tổ chức đình công tranh đấu cho quyền lợi của công nhân, được giới quan sát xem như một sự chuẩn bị cho tương lai đó.
  11. Hơn một tháng sau khi Tòa Trọng tài Thường trực (La Haye, Hà Lan) ra phán quyết ngày 12/7/2016, những tranh chấp về cách diễn giải và áp dụng Luật Biển (UNCLOS) giữa Philippines và Trung Quốc tưởng rằng đã được Tòa làm sáng tỏ. Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte Ngày 21/8 vừa qua, Tổng thống Duterte của Philippines ra tuyên bố: "Philippines có thể rút ra khỏi Liên Hiệp Quốc". Tuyên bố như một gáo nước lạnh, không chỉ gieo sự bất an cho toàn khu vực, mà còn đặt ra nhiều nghi vấn về tương lai Biển Đông. Ông Duterte còn cho biết Philippines có thể sẽ cùng Trung Quốc và các nước Châu Phi lập một tổ chức "liên hiệp quốc" khác. Để sang một bên nguyên nhân vì đâu ông Duterte lại có tuyên bố như vậy. Bộ Luật Quốc tế về Biển 1982 (UNCLOS) cùng với nhiều công ước khác, cũng như Hiến chương LHQ, là những công ước nền tảng làm nên "trật tự pháp lý thế giới", từ sau Thế chiến Thứ II đến nay. Có thể LHQ vẫn chưa thực hiện hết những tiêu chí về "hòa bình" của mình. Nhưng thử tưởng tượng, nếu không có "trật tự pháp lý" mà tổ chức này là một hình thức đại diện, chắc chắn nhân loại vẫn còn sống trong cảnh chiến tranh triền miên, mạnh được yếu thua, cá lớn nuốt cá bé. Dĩ nhiên những quốc gia "nhỏ", nhiều tài nguyên với một vị trí chiến lược quan trọng, như Philippines, chắc chắn sẽ bị một đế quốc nào đó, có thể là Trung Quốc, Nhật hay Hoa Kỳ... chinh phục. Nếu tuyên bố của Duterte được Quốc hội Philippines phê chuẩn, Philippines không còn là thành viên LHQ (và cùng Trung Quốc lập ra tổ chức đối lập khác). Mặc nhiên quốc gia Philippines không còn bị ràng buộc bởi các công ước nền tảng của tổ chức này. Các nguyên tắc hòa bình của Hiến chương LHQ, cũng như UNCLOS, sẽ vô hiệu lực. Điều sẽ đến là Phán quyết 12/7 của Tòa Trọng tài cũng không còn hiệu lực áp dụng (cho Trung Quốc và Philippines). Ta có thể suy diễn rằng nguyên nhân tuyên bố của tổng thống Duterte là dựa trên các báo cáo của sứ giả mà ông đã phái đi Hong Kong để tìm cách nối lại đối thoại với Bắc Kinh. Quan hệ hai bên bị "đông lạnh" sau khi Tòa PCA ra phán quyết ngày 12/7. Ta thấy hình dáng một "plan B" của Bắc Kinh nhằm đối phó với phán quyết của Tòa PCA, mà TQ gọi là một "âm mưu chính trị" của Hoa Kỳ. Tuyên bố của Duterte cho thấy hai bên, Philippines và Trung Quốc, trong chừng mực đồng thuận về "plan B" này. Manila-Bắc Kinh "đi đêm"? Điều này có thể đã được khẳng định. Mới hôm trước Tổng thống Duterte cho biết, trong kỳ họp thượng đỉnh ASEAN tổ chức ở Lào vào đầu tháng Chín tới, Philippines sẽ không đưa vấn đề liên quan Biển Đông vào hội nghị. Theo ông Duterte, nước này sẽ đối thoại song phương với Trung Quốc về những tranh chấp biển, đảo hiện đang tồn tại giữa hai bên. Bàn cờ chiến lược ở Biển Đông có đặt lại hay không là do quyết định của Quốc hội Philippines về hiệu lực tuyên bố của ông Duterte. Điều này chắc chắn làm cho sự suy nghĩ của lãnh đạo Việt Nam (và các học giả Việt Nam về Biển Đông) phải thay đổi để đối phó với tình thế. Đối với Việt Nam, bên (tưởng là) hưởng lợi nhiều từ phán quyết của Tòa trọng tài ngày 12/7. Người ta nghĩ rằng phán quyết đã giúp cho Việt Nam giải quyết mọi chuyện. Những thôi thúc của một bộ phận người dân yêu cầu đảng CSVN thực thi việc kế thừa danh nghĩa VNCH và các quốc gia tiền nhiệm như "Quốc gia Việt Nam" của Bảo Đại nhằm khẳng định chủ quyền của Việt Nam tại Hoàng Sa và Trường Sa, từ nay có thể bỏ ngoài tai. Cũng vậy, các yêu sách về "hòa giải quốc gia" cũng bị dẹp sang một bên. Nhà nước CSVN cho rằng, khi mà các thực thể ở Trường Sa chỉ có hiệu lực của "đá", theo phán quyết Tòa Trọng tài 12/7, chỉ có lãnh hải tối đa 12 hải lý, thì Trung Quốc hay Việt Nam, bên nào có chủ quyền quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa, vấn đề không còn quan trọng. Tranh chấp Hoàng Sa và Trường Sa giữa Việt Nam và Trung Quốc bắt đầu từ cả trăm năm. Tranh chấp chỉ nổi sóng gió từ thập niên 70, sau khi các giàn khoan của VNCH cũng như của các nước trong khu vực, khám phá ra dầu hỏa dưới đáy Biển Đông. Luật Biển 1982 càng làm cho tranh chấp này gay gắt thêm. Bởi vì, điều thứ 121 của bộ Luật qui định rằng một đảo cũng có hiệu lực 200 hải lý "vùng kinh tế độc quyền - EEZ". Tức là quốc gia có chủ quyền đảo được Luật này cho phép "độc quyền" khai thác tài nguyên trong cột nước, dưới mặt đáy biển và thềm lục địa của các đảo, trong khu vực 200 hải lý, tính từ đường cơ bản của đảo. Trung Quốc, với căn bản pháp lý dựa trên những văn bản từ thế kỷ trước của VNDCCH nhìn nhận chủ quyền của Trung Quốc ở Hoàng Sa và Trường Sa, đưa ra yêu sách đường chữ U chín đoạn, chiếm gần hết Biển Đông. Bắc Kinh dựa trên hai lý lẽ: 1/ quyền lịch sử và 2/ quyền thuộc chủ quyền (tức EEZ) sinh ra ở các đảo. Phán quyết 12/7 thu hẹp đáng kể các yêu sách của Trung Quốc. Quyền lịch sử của Trung Quốc bị Tòa bác bỏ, trong khi các đảo Trường Sa thì không có cái nào thực sự là "đảo" để yêu sách vùng "kinh tế độc quyền". Những tuyên bố vừa qua của Tổng thống Duterte, trong chừng mực, giới hạn hiệu lực của phán quyết 12/7 của Tòa PCA, đồng thời củng cố lại yêu sách đường chữ chín đoạn của Trung Quốc. Những cuộc "đi đêm" với Bắc Kinh của sứ giả của ông Duterte, cho thấy Việt Nam không còn ở tư thế "ngư ông", hưởng lợi từ tranh chấp nghêu cò là Trung Quốc và Philippines. Hai nước này bắt tay, phía thiệt hại sẽ là Việt Nam. Việt Nam phải làm lại từ đầu. Để giữ chủ quyền cần hòa giải quốc gia Tức là, đối với Việt Nam, chủ quyền Hoàng Sa và Trường Sa vẫn là vấn đề trọng tâm. Nếu không thuyết phục được dư luận quốc tế về danh nghĩa chủ quyền của mình ở Hoàng Sa và Trường Sa, Việt Nam sẽ ở vào một tư thế hết sức bất lợi. Hà Nội không thể vịn vào các điều ước của Hiến chương LHQ, áp dụng cho Trường Sa, về "quyền tự vệ chính đáng". Tuần trước, báo chí quốc tế đăng tin rằng Việt Nam đã đem một số giàn rốc kết EXTRA, mua của Do Thái, ra đặt ở 5 đảo thuộc Trường Sa. Mặc dầu Bộ Ngoại giao Việt Nam phủ nhận việc này, nhưng một số học giả Việt Nam cho rằng Việt Nam có thể giành quyền "tự vệ chính đáng" để làm việc này. Việc Trung Quốc xây dựng các đảo nhân tạo ở Trường Sa, sau đó biến chúng thành các căn cứ quân sự cho không quân và hải quân, là một hành vi đe dọa cho an ninh Việt Nam. Phản ứng của Trung Quốc trước việc này phải nói là gay gắt. Nhiều bài báo đăng tải các ý kiến yêu cầu Tập cận Bình "đánh cho Việt Nam sặc máu mũi". Trong khi Hoa Kỳ thì không hoan nghênh. Điều này cho thấy, trong chừng mực, Hoa Kỳ không nhìn nhận lý do "tự vệ chính đáng" ở các học giả Việt Nam. Và thái độ này có thể giải thích. Ta phải nhìn nhận rằng công hàm 1958 của ông Phạm Văn Đồng, cũng như một số tài liệu khác do VNDCCH phát hành, đã đưa Việt Nam vào tư thế kém về pháp lý so với Trung Quốc: Việt Nam nhìn nhận chủ quyền của Trung Quốc tại Hoàng Sa và Trường Sa. Điều nguy hiểm là dựa vào nội dung các văn kiện này Trung Quốc có thể tấn công để chiếm lại các đảo mà Việt Nam chiếm đóng, bất kỳ khi nào họ thấy chắc thắng. Trung Quốc và Philippines "đi đêm" với nhau, việc áp dụng phán quyết của Tòa PCA ngày 12/7 có thể sẽ không bao giờ được thực thi. Việt Nam sẽ bị cô lập. Mà khi toàn bộ các đảo Trường Sa thuộc về Trung Quốc, vùng "kinh tế độc quyền EEZ" của Việt Nam, sinh ra từ bờ biển của quốc gia, sẽ bị mất rất nhiều do "chồng lấn" EEZ của các đảo Trường Sa thuộc Trung Quốc. Việt Nam không thể đi kiện Trung Quốc vì các vướng mắc pháp lý. Còn quyền "tự vệ chính đáng" thì bị nghi ngờ. Image copyright BBC Chinese Như vậy, vấn đề khẳng định chủ quyền ở Trường Sa, chưa bao giờ trở thành việc quan trọng và cấp bách cho Việt Nam như hôm nay. Việt Nam bắt buộc phải hóa giải hiệu lực pháp lý công hàm 1958 cũng như các tài liệu ủng hộ chủ quyền của Trung Quốc do VNDCCH phát hành. Mà việc này chỉ có thể thực hiện bằng việc nhìn nhận và kế thừa di sản các thể chế tiền nhiệm như "Quốc Gia VN" của Bảo Đại (sinh ra từ Hiệp ước Elysée 1949), hai nền đệ nhứt và đệ nhị VNCH, là những nhà nước này kế thừa di sản nhà nước bảo hộ Pháp và các triều đại vương quyền Việt Nam. Những nhà nước này đã khẳng định và sáp nhập Hoàng Sa và Trường Sa vào lãnh thổ Việt Nam theo các trình tự pháp lý quốc tế. Và khi đặt ra vấn đề kế thừa và muốn thể hiện nó, việc "hòa giải quốc gia" là bước đầu tiên. Nhưng thái độ của nhà cầm quyền Việt Nam hôm nay, vẫn xem các chế độ VNCH là "ngụy", cho thấy họ từ chối kế thừa di sản của các nhà nước tiền nhiệm. Việc đặt vũ khí mới mua của Do Thái ở các đảo Trường Sa, cho thấy lãnh đạo CSVN đã lựa chọn sử dụng vũ lực để đối đầu với Trung Quốc. Việt Nam có phương pháp khác, hòa bình, để giữ vững lãnh thổ. Bằng không thì cũng giành được tư thế "tự vệ chính đáng". Chỉ khi giành được tư thế này Việt Nam mới có hy vọng thắng trong chiến tranh, vì có sự hỗ trợ của Hoa Kỳ và dư luận thế giới. Phương pháp đó là thực thi "hòa giải quốc gia". Việc này có thể đem tai hại cho thanh danh đảng CSVN. Hành vi hòa giải là nhìn nhận những sự thật về lịch sử. Mà điều này đặt lại hoàn toàn các "công lao" mà đảng CSVN cho rằng đã đóng góp cho đất nước. Thanh danh của đảng CSVN đối với chủ quyền của quốc gia, cái nào nặng hơn, là sự lựa chọn của thành phần trí thức, học giả Việt Nam... Chỉ có lực lượng trí thức Việt Nam, khi ý thức được đâu là quyền lợi của đất nước, đồng loạt lên tiếng làm áp lực yêu cầu nhà nước CSVN thể hiện việc "hòa giải quốc gia", việc giữ toàn vẹn lãnh thổ mới hy vọng đạt được. Trương Nhân Tuấn Gửi cho BBC từ Pháp * Bài phản ánh văn phong và quan điểm riêng của tác giả, nhà nghiên cứu sống tại Pháp. (BBC)
  12. Phát pháo ấy, ít nhất, cho thấy nó từ chối mọi phê bình và tự phê, mọi kỉ luật, ý thức chính trị, và cả pháp luật. Và nó sẽ lan tràn. Không cần phải kiểm điểm, giải trình, khiếu nại, xử lý. Cuộc đấu tranh âm ỉ trong chính nội bộ hệ thống quyền lực độc tài đã bước tới ngưỡng cửa bạo lực súng đạn. Vào lúc 7 giờ 45 sáng ngày 18 tháng 8 năm 2016, súng đã đi thẳng vào trụ sở Tỉnh ủy Yên Bái ở thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái, Việt Nam; khạc lửa đúng ba phát, đoạt ngay tức thì ba mạng người, trong đó có hai mạng người đứng đầu hệ thống đảng bộ tỉnh gồm Bí thư tỉnh ủy Phạm Duy Cường và Chủ tịch hội đồng nhân dân tỉnh kiêm Trưởng ban Tổ chức Tỉnh ủy Yên Bái Ngô Ngọc Tuấn. Nói như lời của bà Phạm Thanh Trà - Chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái còn sống sót là “súng nổ do bão lòng”. Có một sự khá lạ là câu chuyện súng nổ chết 3 quan chức của tỉnh Yên Bái lại làm cho nhân dân trong và ngoài tỉnh muốn ăn mừng. Một việc hết sức lạ lùng và nghiệt ngã! Có vẻ nhiều người dân Việt Nam muốn tin tiếng súng nổ vào hai quan chức đứng đầu tỉnh Yên Bái là tiếng súng nổ vào hệ thống quyền lực độc tài do đảng CS cai trị đang chứa đựng lắm bất bình trong đời sống xã hội Việt Nam. Lâu nay đã có nhiều cảnh báo về hiện tượng này, bây giờ là máu đổ từ chính những “đồng chí” trong cùng hệ thống. Các đồng liêu của nạn nhân đang đổ dồn vào niềm tin, sát nhân cũng là một đồng liêu của họ - Đỗ Cường Minh, quan chức đứng đầu ngành kiểm lâm của tỉnh. Nhưng Đỗ Cường Minh lại được nhận định là một người lành hiền, có một gia thế thuộc hàng "quý tộc". Mọi lý giải nguyên nhân của vụ án nổ súng ở Yên Bái hiện vẫn chỉ là suy đoán. Chúng ta hãy chờ đợi kết luận có lý nhất từ cơ quan điều tra. Hãy tin, như lời ông Nguyễn Xuân Phúc- thủ tướng chính phủ Việt Nam chỉ đạo ngành công an, sớm làm rõ và công khai với nhân dân. Đạn trong khẩu K59 của nghi phạm Đỗ Cường Minh cũng đã nhả. Tiếng dội của nó chắc không khác những phát đạn bình thường. Nhưng dội vào tâm trạng xã hội Việt Nam thì nó có thể là một phát pháo hiệu của sự sụp đổ chế độ. Phát pháo ấy, ít nhất, cho thấy nó từ chối mọi phê bình và tự phê, mọi kỉ luật, ý thức chính trị, và cả pháp luật. Và nó sẽ lan tràn. Không cần phải kiểm điểm, giải trình, khiếu nại, xử lý. Cuộc đấu tranh âm ỉ trong chính nội bộ hệ thống quyền lực độc tài đã bước tới ngưỡng cửa bạo lực súng đạn. Bất bình có thể được nung nấu thành thù hận Một tâm lý cực kỳ nguy hiểm là người ta có thể những tin, những mong bạo lực sẽ tạo dựng một cảnh tượng hả hê. Cuộc chỉnh trị hệ thống cai trị tại Việt Nam đang được gióng trống trận. Tiếng trống giòn giã, thôi thúc, dù có khí thế thì cũng khó chết ai. Nhưng tiếng súng thì khô khốc, đầy chết chóc. Chỉ có thể tước đoạt khả năng nổ súng bằng chính niềm tin của người dân vào khả năng duy trì công lý, loại bỏ bất bình ngay từ chính những nơi có xung đột của lòng người và hệ thống quyền lực. Nói như Ức Trai ngày xưa, là làm cho "khắp thôn cùng, ngõ vắng không còn tiếng hờn giận, oán sầu" của dân. Khó thật! Muốn người dân xót thương khi người làm lãnh đạo đảng, chính quyền chết, thì hãy để nhân dân thực sự được tự do lựa chọn bầu người mà họ yêu quý, tin tưởng lên làm lãnh đạo và được quyền phế truất kẻ không còn xứng đáng ở vị trí lãnh đạo. "Lẳng lặng mà nghe họ bắn nhau Bắn nhau vì lẽ có thù sâu Phen này ông quyết buôn áo giáp Ông Bự, ông To chỉ định thầu. Lẳng lặng mà xem họ giết nhau Nội tình mâu thuẫn chắc từ lâu Nay đà đến lúc nên dùng đạn Ông Nọ, ông Kia phải rút đầu. Lẳng lặng mà nghe thiên hạ chê Người đăng phây búc, kẻ hả hê. Làm nhân đạo lý luôn chia sẻ . Kẻ chết làm sao chúng mới trề". (Phỏng theo thơ Chúc Tết của cụ Tú Xương) Đào Đức Thông (VNTB)
  13. Ai đó có thể cho rằng do bận trăm công ngàn việc nên Thủ tướng Phúc không thể quán xuyến được từng việc và có thể không biết về đường cấm ở Phố cổ Hội An. Nhưng chính ông Phúc đã đến Hội An để chủ trì hội nghị toàn quốc về phát triển du lịch, chẳng lẽ ông không ý thức được rằng con phố dành riêng cho người đi bộ là một đặc trưng văn hóa trong du lịch cần được triệt để tôn trọng? Còn nếu ông quên mất điều sơ đẳng ấy, lẽ nào bộ tham mưu của ông lẫn chính quyền địa phương cũng quên nốt? Ông Nguyễn Tấn Dũng và ông Nguyễn Xuân Phúc. Trần đời chẳng có ai là hoàn hảo, Nguyễn Xuân Phúc cũng thế. Dưới thời Thủ tướng Dũng, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc có tiếng là người nhẫn nhịn đến mức có lúc còn bị xem là “mất tích”. Chỉ mới từ sau Đại hội XII của đảng cầm quyền ông mới được bình yên “mở miệng”, nhưng nay ông lại phải bắt đầu giải quyết hậu quả của những sai lầm trong hành chính và phong cách chính trị. Cho tới nay, Thủ tướng Phúc là quan chức cao cấp duy nhất đang lặp lại lý thuyết “Nhà nước kiến tạo” của nguyên Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng - nhân vật mà khi đưa ra thông điệp đầu năm 2014 - trong đó có chủ trương “Nhà nước kiến tạo phát triển” - rất có thể đã không biết dàn tham mưu vẽ vời cái gì trong đó. Không biết do ngẫu nhiên hay vận số, kể từ lúc Nguyễn Xuân Phúc bất ngờ nói về mô hình “Nhà nước kiến tạo” gần kỳ bầu bán lẫn tuyên thệ nhậm chức thủ tướng lần thứ hai liên tiếp vào giữa năm 2016, những sự cố - hoặc điều được gọi là “tai nạn nghề nghiệp” - cứ thi nhau ập lên quãng đời ông. Một trong những sự cố như thế là Nghị định 72 do ông ký vào tháng 7/2016. Nghị định 72: không đọc hay bị gài? Tháng 7/2016, nghị định mang số 72/2016/NĐ-CP do Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc ký đã khiến dư luận Việt Nam và quốc tế kinh ngạc với định nghĩa: "Triển lãm tác phẩm nhiếp ảnh là hình thức phổ biến, giới thiệu, trưng bày, trình chiếu tác phẩm nhiếp ảnh, bao gồm cả triển lãm tác phẩm nhiếp ảnh trên mạng Internet." (Điểm 9, Điều 3) Vào thời buổi một nửa dân số Việt Nam dùng Internet và “mỗi người là một trang Facebook”, rất nhiều người đã phản ứng với cái điều khoản lạ lùng của Nghị định 72 nói trên. Theo nhiếp ảnh gia Đoàn Bảo Châu ở Hà Nội thì nghị định này “rất vô lý”. Ông nói: “Thế mà tự nhiên lại xuất hiện một nghị định thế này, không phù hợp với sự phát triển của xã hội. Bởi vì nếu mà đúng làm theo nghị định này thì cứ mỗi khi chúng ta phải đưa một chia sẻ ảnh lên mạng xã hội thì chúng ta phải xin phép. Tôi nghĩ theo xu hướng phát triển xã hội thì người ta cần phải cởi bỏ hơn để luồng thông tin được trôi chảy một cách thuận tiện hơn thì bây giờ người ta lại bóp lại”. Nhiều người khác cũng cho rằng với quy định mới của nghị định 72/2016/NĐ-CP, những người chụp ảnh và đưa lên Facebook có thể bị phạt tù nếu cơ quan công an muốn như thế. Không biết do ngẫu nhiên hay bởi “trời định”, Nghị định 72 năm 2016 lại trùng số với Nghị định 72 được Chính phủ ban hành vào năm 2013 nhằm “siết” các blog và trang web “lề trái”. Thậm chí 2 văn kiện này cũng trùng thời gian ban hành: tháng Bảy. Chỉ khác người ký: Nguyễn Tấn Dũng vào tháng 7/2013 và Nguyễn Xuân Phúc vào tháng 7/2016. Một bằng chứng hiển nhiên là hai năm sau ngày Nghị định 72 được ban hành (năm 2013), tại Đại hội đảng XII, người trở thành Bộ trưởng Bộ Thông tin - Truyền thông - ông Trương Minh Tuấn - đã lần đầu tiên tuyên bố: “Tôi thừa nhận thực trạng mà chúng tôi chưa tìm ra được giải pháp là việc quản lý mạng xã hội. Đây không chỉ là khó khăn của Việt Nam, mà các quốc gia khác cũng vậy”. Nếu nhiều quốc gia phát triển trên thế giới đã không thể hạn chế được hoạt động của mạng xã hội thì một nước còn đang phát triển như Việt Nam chỉ nên đứng nhìn. Nếu Nghị định 72 (năm 2013) của Thủ tướng Dũng đã bị cộng đồng nhân quyền quốc tế phản ứng quyết liệt, thì Nghị định 72 (năm 2016) của Thủ tướng Phúc cũng không tránh khỏi số phận tương tự. Một câu hỏi không thể không đặt ra là khi ký Nghị định 72 năm 2016, Thủ tướng Phúc có đọc kỹ nội dung về cấm đoán “triển lãm hình ảnh trên Facebook” không? Nếu ông Phúc đã “vô tình” ký văn kiện đang làm mất mặt ông, thì cơ quan nào đã làm tham mưu trực tiếp cho ông trong việc này - Bộ Công an hay Bộ Thông tin và Truyền thông, hay cả hai? Hội An tiếc Nguyễn Sự Sai lầm rõ ràng nhất và không thể bào chữa được của Thủ tướng Phúc đã xảy ra vào ngày 9/8/2016, khi đoàn xe hơi sang trọng đến 30 chiếc của ông lừ lừ tiến và chiếm lĩnh con đường chỉ dành tiêng cho người đi bộ tại Phố cổ Hội An. Lâu lắm rồi, không gian văn hóa dân tộc tĩnh mịch được UNESCO công nhận này mới bị phá vỡ bởi tiếng còi hụ dẹp đường của lớp cảnh sát giao thông kiêu binh. Cũng lâu lắm rồi, người dân Phố cổ mới ngơ ngác và kinh ngạc trước đoàn xe bất chấp biển hiệu đường cấm xe hơi. Ngay lập tức, những hình ảnh của đoàn xe Thủ tướng Phúc cùng ý kiến bày tỏ sự bất bình của nhiều du khách nước ngoài xuất hiện lên trên mạng xã hội, gây nên một làn sóng công phẫn và phản đối dữ dội. Hành vi phạm luật đã quá rõ: ông Nguyễn Xuân Phúc bị điểm âm ngay sau khi tuyên thệ lần thứ hai liên tiếp “thượng tôn pháp luật” trong vai trò thủ tướng trước Quốc hội vào tháng Bảy năm 2016. Ai đó có thể cho rằng do bận trăm công ngàn việc nên Thủ tướng Phúc không thể quán xuyến được từng việc và có thể không biết về đường cấm ở Phố cổ Hội An. Nhưng chính ông Phúc đã đến Hội An để chủ trì hội nghị toàn quốc về phát triển du lịch, chẳng lẽ ông không ý thức được rằng con phố dành riêng cho người đi bộ là một đặc trưng văn hóa trong du lịch cần được triệt để tôn trọng? Còn nếu ông quên mất điều sơ đẳng ấy, lẽ nào bộ tham mưu của ông lẫn chính quyền địa phương cũng quên nốt? Cách đây hơn một năm, Bí thư thành ủy Hội An là ông Nguyễn Sự, một người đàn ông gầy gò với dáng dấp nông dân, đã xin nghỉ hưu sớm. Với việc ra đi của ông Sự, quốc gia mất đi nhân vật bí thư thành ủy duy nhất tay không bắt cướp, cũng mất đi cái trí tuệ “tri túc” và cái tâm bộc trực thẳng thắn của một người dám nói. Khi không còn kẻ sĩ Nguyễn Sự và lại đứng trước một thủ tướng “vinh quy về làng” là Nguyễn Xuân Phúc, tất cả thuộc cấp trở về trạng thái răm rắp quy phục, bất kể phải làm điều trái luật. Bầu không khí “uy quyền trên pháp luật” ấy đã bộc lộ trở lại trong con người vừa chắc ghế thủ tướng và dẫn ông đến sai lầm nghiêm trọng trước cả người dân Việt lẫn cộng đồng quốc tế. An ủi còn lại đối với Nguyễn Xuân Phúc là sai lầm trên chỉ xảy ra sau khi ông được Quốc hội chính thức bầu làm người đứng đầu chính phủ. Nếu không, hẳn ông Phúc đã mất đi nhiều phiếu. Nhưng với “sự cố Formosa” thì nguy hiểm đối với Thủ tướng Phúc không chỉ là mất phiếu… Formosa: một tác nhân lật đổ Khác nhiều với sự trùng lặp ngẫu nhiên về Nghị định 72 hay “tai nạn nghề nghiệp”, vụ xe công và đường đi bộ Phố cổ Hội An, vụ “cá chết Formosa” hoàn toàn nằm trong phần hành và trách nhiệm của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc. Người ta còn nhớ, chỉ một tuần sau khi được bầu lần thứ nhất vào chức vụ thủ tướng vào tháng 3/2016, ông Phúc đã phải đối mặt với thảm cảnh cá chết trắng biển 4 tỉnh miền Trung vào đầu tháng 4/2016. Trong suốt hai tháng sau đó, Thủ tướng Phúc đã tỏ ra bất lực trước nạn quan chức các bộ ngành quản lý liên quan như Tài nguyên và Môi trường thi nhau phát ngôn bừa bãi, còn chính quyền địa phương Hà Tĩnh, Nghệ An và Quảng Bình đã cực kỳ quan liêu và tắc trách trước thân phận mất biển và mất luôn kế sinh nhai của ngư dân. Thế nhưng “tội” lớn nhất của thủ tướng Phúc là lần xuất hiện chính thức của ông vào tháng 6/2016 để công bố về nguyên nhân cá chết cùng “500 triệu USD bồi thường của Formosa”. Điểm lạ lẫm là đây cũng là thời điểm mà ông Phúc bắt đầu nhắc lại mô hình “Nhà nước kiến tạo” của thủ trưởng cũ của ông là Nguyễn Tấn Dũng. Kể từ đó, công luận và phản ứng xã hội đã chĩa thẳng mũi dùi vào Nguyễn Xuân Phúc về chuyện “đi đêm với Formosa”, thay cho việc công kích ác liệt đối với Tổng bí thư Trọng trước đó. Bây giờ thì đã rõ: người đứng đầu khối hành pháp ở Việt Nam không chỉ phải đối diện với một thử thách lớn, mà vụ “cá chết Formosa” là tác nhân có thể tiêu diệt hoặc lật đổ bất kỳ quan chức cấp cao nào. Duy tâm Dũng - Phúc? Từng là một cấp dưới quen im lặng dưới thời Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, ông Nguyễn Xuân Phúc vẫn giữ được đức tính khôn khéo, thận trọng và kiệm lời khi thế vào chỗ thủ tướng cũ. Nếu so sánh với Bí thư thành ủy Đinh La Thăng liên tục hô hào trong một tháng rưỡi đầu tiên chấp nhiệm ở thành phố Hồ Chí Minh nhưng sau đó lặng tăm và dần biệt tăm, ông Phúc tỏ ra khiêm tốn hơn hẳn. Cũng bởi lẽ đó mà cho tới nay, trong khi đang có những đồn đoán về khả năng Đinh La Thăng không thể “trụ” được ở thành phố Hồ Chí Minh mà sẽ bị “rút” ra trung ương cho một cái ghế vô thưởng vô phạt, vị trí chính trị của Nguyễn Xuân Phúc vẫn có vẻ an toàn. Trừ một dấu hỏi “phản nghịch” đang nổi lên trong bộ máy tham mưu của ông Phúc… Nếu không thấy được chuyện đoàn xe hơi của mình vi phạm con đường chỉ dành riêng cho người đi bộ ở Phố cổ Hội An, rõ ràng Thủ tướng Phúc hoàn toàn có thể nhận ra được điều cốt tử: dàn tham mưu của ông quá tệ. Thủ tướng Phúc sẽ còn phải đi nhiều nơi, làm nhiều việc, ký nhiều văn bản, nhưng với một dàn tham mưu quen cậy thần thế và xu nịnh, chưa tính đến việc có thể có thuộc cấp nào đó muốn “gài” tân thủ tướng, thì liệu ông Phúc có sẽ tiến xa trên con đường chính trị đầy tham vọng của mình? Những đối thủ vừa ẩn vừa hiện của Thủ tướng Phúc cũng vì thế đang khấp khởi hy vọng… Nếu nhìn sự việc theo quan niệm vận số thì có thể xác định là sau khi ký Nghị định 72 vào năm 2013, đường công danh của Thủ tướng Dũng đã trở nên trắc trở và sụp đổ trong hai năm tiếp theo. Liệu ông Phúc có khôn khéo hơn với hình thái “Nhà nước vì dân” - nhưng phải thực tâm và thực chất hơn rất nhiều so với thói mị dân hiện thời - hay sẽ lại đi vào con đường “bất tri túc” cùng bất thành của Nguyễn Tấn Dũng trong mô hình “Nhà nước kiến tạo” và chỉ để lại âm hưởng của một cái thùng rỗng? Phạm Chí Dũng * Blog của nhà báo Phạm Chí Dũng là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ. (VOA)
  14. Dân Luận - Bí thư Thành Ủy Đinh La Thăng thắc mắc vì sao khi công nhân tổ chức đình công tự phát mới được doanh nghiệp đáp ứng yêu cầu, còn khi có đại diện Công đoàn thương lượng thì không đạt kết quả, ông yêu cầu Liên đoàn Lao Động TP.HCM nên mạnh dạn tổ chức cho công nhân đình công và việc đình công theo luật pháp là cần thiết. 90000 công nhân đình công phản đối luật BHXH. Ảnh: CafeBiz Công đoàn sao không tổ chức đình công? Sáng 23/8, tại buổi làm việc với Liên đoàn Lao Động TPHCM, Bí thư Thành Ủy Tp. HCM Đinh La Thăng đặt câu hỏi: “Công đoàn đã tổ chức cuộc đình công nào thành công chưa?” Trả lời câu hỏi, Chủ tịch Liên đoàn Lao động TP.HCM Trần Kim Yến trả lời: “Chưa bao giờ!”. Bí thư Đinh La Thăng cho rằng, chưa thành công là do tổ chức công đoàn chưa mạnh dạn làm việc đó và yêu cầu Liên đoàn Lao động TP.HCM nếu chưa tổ chức thành công thì cứ mạnh dạn tổ chức cho thành công. Bí thư Thăng nhận định yêu cầu của công nhân là chính đáng, ông đặt vấn đề: “Sao công đoàn không tổ chức đình công theo luật cho công nhân?” Vì các chủ doanh nghiệp đều chấp nhận yêu cầu khi công nhân đình công, và không đồng ý khi công đoàn thương lượng, do đó việc đình công theo luật là cần thiết. Đình công: “Bị động dữ lắm” Ông Trần Thanh Hồng - phó tổng giám đốc Công ty TNHH Tân Thuận cho rằng, thay vì để xảy ra đình công, công đoàn cần suy nghĩ để có quy trình đạt được yêu cầu vì lí do “có cái không đúng thì sinh ra nhiều hệ lụy”. Ngoài ra, ông còn cho rằng cần có thủ lĩnh công đoàn có năng lực, chặt chẽ có quy trình nếu muốn đình công. Vì đã có những cuộc đình công kéo dài đến bảy ngày nhưng cuối cùng không tìm ra được ai là người phát động, đại diện cho nhóm đình công. “Cuối cùng tôi phải ra lo gom lại, hốt lại, nói với anh em đình công vậy đủ rồi, không thể kéo dài hoài được... Cuối cùng anh em cũng thôi. Bị động dữ lắm” - ông Hồng nói. Một trong những.. “cánh tay nối dài của Đảng” Nhà báo Phạm Chí Dũng (chủ tịch Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam) trong bài viết trên VOA vào cuối tháng 6 chỉ trích, "từ khi có luật Lao động, tổ chức này đã chưa hề chủ động tổ chức một cuộc đình công hoặc lãn công nào cho công nhân, bất chấp vô số khó khăn và bất công trùm phủ lên đầu lớp công nhân vừa nghèo vừa đói cùng hàng ngàn cuộc đình công tự phát của công nhân nổ ra hàng năm." Ông Dũng còn nhận định: "Không những không hỗ trợ công nhân, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam lại nối thêm một cánh tay giúp công an ngăn chặn đình công. Trong một số trường hợp, công nhân còn phát hiện chính cán bộ công đoàn làm công tác chỉ điểm để “khoanh vùng đối tượng” và sau đó là bắt bớ tống giam những công nhân khởi xướng đình công." Công đoàn Việt Nam là tổ chức duy nhất đại diện hợp pháp cho người lao động tại Việt Nam, đến nay đã hoạt động được 87 năm (tháng 7/1929). Hiện, tổ chức Lao Động Việt (Liên Đoàn Lao Động Việt Tự Do) là một tổ chức Phi chính phủ độc lập hoạt động về vấn đề lao động, công nhân tại Việt Nam nhằm mục đích giúp đỡ, hỗ trợ cho người lao động Việt Nam. Đây là liên minh giữa một số nhóm trong và ngoài Việt Nam hoạt động trong lãnh vực lao động. Hiện nay, tổ chức Lao Động Việt gồm có: Phong Trào Lao Động Việt, Công Đoàn Độc Lập, và Ủy Ban Bảo Vệ Người Lao Động Việt Nam. Dân Luận tổng hợp ------------------- http://tuoitre.vn/tin/chinh-tri-xa-hoi/20160823/cong-doan-da-to-chuc-cuoc-dinh-cong-nao-thanh-cong-chua/1159507.html http://www.voatiengviet.com/a/nhung-canh-tay-noi-dai-cua-dang-can-duoc-rut-ngan/3397131.html (Dân Luận)
  15. Ông Tô Huy Rứa, cựu trưởng ban tổ chức trung ương đầy quyền lực, nhân vật mà vào Tháng Mười Một, 2015 từng có một bài viết trên báo nhà nước kỳ vọng về “đào luyện một lãnh tụ” mà một số dư luận cho là ẩn ý cổ vũ cho ông Nguyễn Phú Trọng trước đại hội 12, đang đối diện nguy cơ bị “lãnh tụ” truy xét trách nhiệm trong quá khứ. Nhân vật đầu tiên báo điềm xấu hồi tố với ông Rứa là bà Nguyễn Thị Kim Ngân, chủ tịch Quốc Hội. “Ngân nói” hay “đảng nói?” Sau hai lần liên tiếp được bầu bán và tổ chức tuyên thệ, khi đã chắc suất trong “tứ trụ” kiêm chức chủ tịch quốc hội, bà Nguyễn Thị Kim Ngân bắt đầu phát tác uy quyền của mình. Hành động đầu tiên ngay sau khi nhậm chức chủ tịch quốc hội là bà Ngân thẳng thừng bác bỏ Luật Biểu Tình – một quyền dân mà Quốc Hội Việt Nam nợ dân từ một phần tư thế kỷ qua – với lý do “rối loạn đất nước.” Tuy nhiên, hành động này là không quá bất ngờ bởi vì dư luận đều biết rõ không chỉ bà Ngân mà từ Tổng Bí Thư Trọng đến Bộ Công An đều hết sức lo sợ Luật Biểu Tình trong một xã hội Việt Nam đang tiệm cận bùng nổ. Nhưng hành động tiếp theo của Chủ Tịch Ngân lại có vẻ đột ngột, liên quan đến công tác nội bộ. Vào đầu Tháng Tám, trong một buổi tiếp xúc cử tri và được tờ báo của Mặt Trận Tổ Quốc là tờ Đại Đoàn Kết đưa tin, bà Ngân đã khẳng định rằng: “Trịnh Xuân Thanh không thuộc diện luân chuyển. Trách nhiệm thuộc về Ban Tổ Chức Trung Ương.” Có thể ghi nhận đây là lần đầu tiên kể từ khi được đưa vào Bộ Chính Trị từ giữa năm 2013, bà Ngân thể hiện “chính kiến” của mình về những chuyện được coi là hết sức “nhạy cảm” trong nội bộ đảng. Khi nói về trách nhiệm của Ban Tổ Chức Trung Ương liên quan đến “ruồi” Trịnh Xuân Thanh, hẳn nhiên không phải bà Ngân đề cập đến trưởng ban hiện nay là ông Phạm Minh Chính, mà đương nhiên chĩa mũi dùi vào ông Tô Huy Rứa trong chiến dịch “luân chuyển cán bộ” diễn ra trong năm 2015. Nhiều người bình luận: Một nhân vật ít can đảm thể hiện chính kiến như Nguyễn Thị Kim Ngân nhưng bất thần phát lộ một vấn đề nhạy cảm về Ban Tổ Chức Trung Ương, tất không phải “Ngân nói” mà là “đảng nói.” Thời kỳ vàng của “kiến trúc sư” Năm 2015 có thể được xem là thời kỳ vàng son của ông Tô Huy Rứa, “kiến trúc sư” của chiến dịch “luân chuyển cán bộ” ba giai đoạn trong năm 2015, hỗ trợ cực kỳ hiểm hóc và đắc lực để Tổng Bí Thư Trọng từ lấy lại thế cân bằng đến giành chiến thắng vẻ vang trong cuộc đấu với đối thủ quá nguy hiểm là Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng. Cho đến giờ, nhiều người vẫn chưa quên vào dịp Ngày Nhà Giáo Việt Nam, 20 Tháng Mười Một, năm 2015, trên một số tờ báo nhà nước bất chợt xuất hiện một bài viết rất dài với nhan đề “Công tác nhân sự cho đại hội 12 được chuẩn bị kỹ” của ông Tô Huy Rứa, ủy viên Bộ Chính Trị, bí thư trung ương đảng kiêm trưởng ban tổ chức trung ương. Hầu như toàn bộ bài viết đến 8,000 từ nửa chuyên môn nửa kinh viện ấy nói về công tác cán bộ. Nhưng có lẽ nội dung “luân chuyển cán bộ’’ mới là phần được nhấn nhá mạnh mẽ nhất. Và trái tim của bài viết được mặc định như một tiết lộ hoàn toàn mới: “Thực hiện luân chuyển 54 đồng chí thuộc diện trung ương quản lý để đào tạo bồi dưỡng thông qua thực tế địa phương và điều động 28 đồng chí đang công tác tại các địa phương về trung ương để có điều kiện kiện toàn các chức danh chủ chốt gắn với nguồn nhân sự tham gia cấp ủy địa phương khóa mới.” Có thể nói, đây là lần đầu tiên từ thời điểm sau Tết Nguyên Đán 2015, ông Rứa mới công bố con số cụ thể về 82 nhân sự cao cấp (54 + 28) được “trung ương” điều về địa phương và ngược lại. Tình hình biến động nhân sự cấp kỳ như vậy đã khiến cán cân lực lượng trở nên cân bằng hơn, khác khá nhiều với thế một chiều đi lên của Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng tại hội nghị trung ương 10 vào đầu năm 2015 – khi chỉ số thăm dò của ông được xem là cao nhất trong Bộ Chính Trị. Trước đó, thậm chí còn có thông tin cho biết Thủ Tướng Dũng “nắm” đến gần 70% nhân sự trên tổng số 200 thành viên Ban Chấp Hành Trung Ương. Ông Tô Huy Rứa Cho đến sát đại hội 12 của đảng vào đầu năm 2016, nhiều dấu hiệu cho thấy ông Nguyễn Tấn Dũng đã bị bất ngờ bởi chiến dịch “luân chuyển cán bộ” mà đã tước đi tối thiểu 80 nhân sự – cũng có thể tương đương 80 ghế ủy viên trung ương – của “phe chính phủ,” thay vào đó là người của “phe đảng.” Trịnh Xuân Thanh đang ở đâu? Mặc dù được coi là “công thần,” ông Tô Huy Rứa cũng có những khuyết tật. Vào năm 2013, ông đã dại dột “bổ nhiệm” con gái của mình là cô Tô Linh Hương, mới có 24 tuổi, làm tổng giám đốc công ty Vinaconex có tới 2,000 công nhân. Công ty này lại quá tai tiếng về lỗ lã và liên tục làm vỡ đường ống nước Sông Đà. Sau khi bị dư luận chỉ trích dữ dội và không thiếu điều ong tiếng ve trong nội bộ đảng, chỉ sau vài tháng ông Tô Huy Rứa đã phải vội “rút” cô Tô Linh Hương ra. Cũng gần đây, dư luận xã hội đang phản ứng mạnh mẽ về việc dàn lãnh đạo Vinaconex không bị truy tố tội trạng làm đường ống nước Sông Đà vỡ tới 18 lần, đe dọa toàn bộ nguồn cung cấp nước cho 8 triệu dân Hà Nội. Nhiều người còn nói thẳng là vụ bỏ truy tố này là do có bàn tay của ông Tô Huy Rứa can thiệp. Cũng mới đây đã xuất hiện thông tin về việc Vinaconex là do ông Trịnh Xuân Thanh “đẻ” ra, còn ông Thanh lại được ông Tô Huy Rứa “đỡ đầu.” Ông Rứa cũng là người đỡ đầu nhân vật đầy tai tiếng Vũ Huy Hoàng, cựu bộ trưởng Bộ Công Thương. Nhưng động thái mới nhất của Viện Kiểm Sát Nhân Dân Tối Cao muốn lật lại hồ sơ vụ bỏ truy tố Vinaconex, đồng pha và đồng thời điểm với phát ngôn của Chủ Tịch Quốc Hội Nguyễn Thị Kim Ngân quy trách nhiệm cho Ban Tổ Chức Trung Ương liên quan vụ Trịnh Xuân Thanh, đã cho thấy dường như ông Tô Huy Rứa đang đánh mất đáng kể vai trò “công thần.” Hiện thời, cánh báo chí đang lùng sục sự tồn tại của nhân vật Trịnh Xuân Thanh, nhưng chẳng ai biết. Chỉ có một luồng thông tin mơ hồ: “Thời gian qua anh Thanh đang phục vụ công tác điều tra.” Nếu đúng vậy, có khả năng Trịnh Xuân Thanh đã bị bắt kín, thậm chí đã bị khởi tố và tạm giam. Và nếu đúng ông Tô Huy Rứa bị “thất sủng,” cuộc chiến trong nội bộ đảng đang biến diễn sang một giai đoạn mới, với những nhân vật “cũ” cùng nhóm lợi ích đã từng ăn dày nhiều khả năng sẽ phải đội nón ra đi, nhường chỗ cho những nhóm quyền lực cùng nhóm làm ăn mới. Lý thuyết “đa trung tâm quyền lực” cũng đang phát tác trên mảnh đất lợi ích quá màu mỡ. Nếu lịch sử chính trường Việt từng chứng kiến không ít lần sau chiến thắng là “thanh trừng,” thời nay cũng thế, nhất là vào buổi hoàng hôn sậm tối giai đoạn cuối mà không một quan chức đương đại nào có thể tự tin là sẽ “chắc chân” hoặc sẽ “hạ cánh an toàn.” Hồi tưởng Tagor “Phe đảng” đang lục đục và có thể sẽ xáo trộn mạnh. Trên phương diện “đối nội,” Tổng Bí Thư Trọng không “lú” như nhiều người tưởng. Ông là người quyền biến và ngày càng sắc xảo thủ đoạn. Hãy hồi tưởng lại khoảng thời gian trước đại hội 12. Khi ấy, ông Rứa còn khá tự tin trong khẩu khí và văn phong, khi trong một bài viết của ông đã xuất hiện một đoạn ví von đầy tính triết lý: “Tagor, một nhà thơ, một triết gia Bà La Môn nổi tiếng của Ấn Độ đã nói: Đào luyện một người đàn ông, chúng ta được một người đàn ông. Đào luyện một phụ nữ, chúng ta được một gia đình. Đào luyện một thầy giáo, chúng ta được một thế hệ. Còn đào luyện một lãnh tụ, chúng ta được một quốc gia phát triển.” “Lãnh tụ” nào? Nếu một công thần như Tô Huy Rứa mà còn có thể “mất nón,” những đối thủ của “lãnh tụ” hãy coi chừng “mất gáo!” Phạm Chí Dũng(Người Việt)
  16. Vụ việc ngày 18/8/2016 tại Yên Bái, trước giờ khai mạc kỳ họp Hội đồng Nhân dân tỉnh, Chi cục trưởng Kiểm lâm Đỗ Cường Minh đã dùng súng bắn chết ông Phạm Duy Cường, Bí thư Tỉnh ủy và ông Ngô Ngọc Tuấn, Chủ tịch HĐND kiêm Trưởng ban Tổ chức Tỉnh ủy Yên Bái đã khiến dư luận rúng động. Sau đó cả 2 lãnh đạo hàng đầu của tỉnh Yên Bái đã chết và hung thủ Đỗ Cường Minh cũng đã tử vong do tự bắn vào đầu để tự sát. Trước hung tin này, thay vì tỏ lòng tiếc thương theo tập tục "Nghĩa tử là nghĩa tận", thì trái lại dư luận xã hội cũng như đa số dân chúng trong những ngày qua đã tỏ ra hả hê, thích thú. Thậm chí nhiều người đã không tiếc lời rủa xả "cho đáng đời". Bất ngờ trước phản ứng của dư luận, VTC News đã có một bài báo của tác giả Khánh Nguyên với tựa đề “Khi kẻ vô lương đùa cợt trên nỗi đau tột cùng vụ thảm án” để cảnh báo hiện tượng đáng lo ngại này. Tác giả Khánh Nguyên đã viết rằng "Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhận định: “Đây là mất mát to lớn và là sự cố có tính đặc biệt nghiêm trọng từ trước đến nay trên địa bàn Yên Bái nói riêng và cả nước nói chung”. Vậy mà trái lại "Điều khiến người có lương tri nhói đau là quá nhiều kẻ vô lương đang đùa cợt, thậm chí hả hê với nỗi đau tột cùng vụ thảm án xảy ra ở Yên Bái sáng nay." Vấn đề đặt ra là tại sao, khi các quan chức lãnh đạo chết do trừ khử lẫn nhau, mà người dân lại có thái độ không chỉ là không hề xót thương mà thậm chí lại "tàn nhẫn" như vậy? Mà quan trọng hơn là để biết lòng dân đối với chế độ hiện nay như thế nào? Đấy mới là điều quan trọng. Lãnh đạo thời nay Tâm lý bất mãn với chính quyền là tâm lý chung của kẻ bị trị ở mọi thời đại, đặc biệt là trong các chế độ thiếu tính dân chủ, nhất là khi người dân không có vai trò gì trong việc quản lý nhà nước và xã hội, ở đó mọi ý kiến đều không được nhà nước lắng nghe và sẵn sàng dập tắt. Mà Việt nam là một quốc gia ở trong tình trạng như vậy. Ở đó, bộ máy Nhà nước không chỉ mất dân chủ mà còn có quá nhiều khiếm khuyết, đó là nguyên nhân tình trạng "Quan tham, lại nhũng" đã lên đến cực điểm và không thể kiểm soát được. Facebooker Lệ Thuỷ đã không nén được căm phẫn khi viết rằng "Một thằng làng nhàng như Trịnh Xuân Thanh mà sinh nhật của bố hắn hết 550 triệu và bộ đồ chơi golf của hắn hết 350 triệu, thì hàng nghìn tên đại diện cho "đảng và nhà nước" khác còn ăn cở nào? Chúng ăn chơi cho đã rồi đè ngửa 90 triệu dân Việt ra thu thuế, phí để trả nợ. Vậy mà khi người ta lên tiếng thì chúng vu cho là "thế lực thù địch."" Lãnh đạo nhà nước như thế, cho nên đã nảy sinh ra một lớp cường hào mới ở nông thôn, tình trạng tận thu các khoản sưu cao thuế nặng đã trở thành phổ biến ở nông thôn và trở nên dã man hơn thời thực dân, phong kiến. Báo chí nhà nước đã phải lên tiếng cảnh báo rằng: "Thật không thể nào tin nổi các loại thu phí, quỹ vô tội vạ ở nông thôn:“Quỹ thôn là 30 nghìn đồng/khẩu, quỹ thanh thiếu niên 30 nghìn đồng/khẩu, quỹ xây dựng hội trường 200 nghìn/khẩu... Đứa trẻ vừa lọt lòng cũng phải đóng đủ các loại quỹ. Không nộp thì... bị lùng sục, biên phạt, tịch thu... như trấn lột. Thậm chí có cả khoản thu đóng góp nghĩa địa của một đứa trẻ" Thế chưa đủ, nói về sự có bàn tay của các quan chức trong vấn nạn lâm tặc ở Yên Bái, nhà báo Phạm Trung Tuyến đã thổ lộ rằng: "Trên những thân cây đều có đánh dấu, đó là những cái tên, có cả chức vụ. Người ta đã chia nhau từng cây gỗ quý ở trong rừng, theo chức vụ, làm gì có cửa cho lâm tặc tự do? Hơn một tuần ở Yên Bái, mình biết người ta có thể làm giàu bằng rừng như thế nào, giàu đến mức ngông cuồng. Tới mức, vợ của một quan chức tuyên bố sẽ bỏ tiền làm cho tỉnh một con đường, miễn là nó phải được đặt tên ông chồng đang tại vị.". Có nghĩa là các quan chức lãnh đạo thời nay, đâu có phụng sự dân chúng mà trái lại họ đã mặc sức vơ vét tài nguyên của đất nước, tài sản của nhân dân để bỏ túi riêng, làm giàu như chốn không người. Tại Hội nghị Dân vận ngày 27/5/2016, Tổng Bí thư đã phải khẳng định rằng: "Những hiện tượng cán bộ, đảng viên sa sút phẩm chất, thoái hoá có chiều hướng gia tăng, ngày càng nghiêm trọng. Không ít đảng viên vào Đảng để mưu cầu danh lợi. Một số người chẳng những không gương mẫu mà còn nêu gương xấu trước quần chúng, vô tổ chức, vô kỷ luật, kéo bè kéo cánh, nịnh bợ cấp trên, chèn ép quần chúng và cấp dưới, cơ hội, thực dụng, gây mất đoàn kết nội bộ". Vì vậy, việc nhân dân có thái độ hả hê, thích thú hay rủa xả trước cái chết của các cán bộ lãnh như vậy cũng là dễ hiểu, còn oan ức nỗi gì? Những lãnh đạo thời nay bị dân nguyền rủa có xứng đáng hay không và sao lại bắt người dân phải xót thương cái loại lãnh đạo như thế? Thay vì trách người dân, thì lẽ ra phía chính quyền phải nên nghiêm túc đặt ra câu hỏi: "Tại sao dân chúng lại thích thú khi thấy mấy ông quan chết và mình phải như thế nào thì người ta mới hả hê như thế?". Hơn thế nữa, đảng cầm quyền phải lấy đó làm bài học cho mình Những cái chết đúng quy trình Thể chế chính trị chẳng giống ai của Việt Nam, nói như ông Vũ Tiến Lộc-Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam đã biến một nhà nước với "một chính quyền của dân, do dân và vì dân" đã được hiến định rõ ràng trong Hiến Pháp, nay đã trở thành một thứ nhà nước với "một chính quyền của ông, do ông và vì chúng ông". Trong khi luật pháp đất nước thì vô minh, viết một đằng nhưng thực thi một nẻo, chỉ nhằm bênh vực kẻ cai trị (lãnh đạo) và ức hiếp kẻ bị trị (dân đen). Như vụ không khởi tố lãnh đạo Vinaconex gây thiệt hại nghiêm trọng, nhưng thẳng tay với 2 thanh niên do đói bụng chót cướp vài chiếc bánh mỳ là những ví du hết sức đau xót. Bên cạnh đó, là việc hàng ngũ lãnh đạo toàn con ông cháu cha, bất chấp quy định của pháp luật trong việc cất nhắc người tài. Song người ta vẫn bảo là đúng quy trình. Như hung thủ Đỗ Cường Minh - Chi cục trưởng Kiểm lâm cũng là con rể nguyên Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Văn Ý và vợ ông Minh hiện là Chủ tịch Hội liên hiệp phụ nữ tỉnh Yên Bái đó thôi v.v... và v.v... Đây là một vụ án mạng chấn động dư luận xã hội, khi các lãnh đạo tỉnh Yên Bái dùng súng để đoạt mạng nhau và tự sát. Điều đó chứng tỏ mâu thuẫn trong vụ việc này phải là mâu thuẫn đối kháng, không chỉ là một mất, một còn. Mà ở mức phải chấp nhận tất cả cùng chết để sạch nợ lẫn nhau. Vì thế, đây là một vấn đề đặc biệt nghiêm trọng và nguyên nhân do đâu mà các lãnh đạo phải dùng súng để giải quyết các bất đồng? Trong một xã hội đa nguyên chính trị, khi quyền lực của các quan chức cũng như viên chức nhà nước thuộc về người dân và bị kiểm soát thông qua các đảng chính trị khác, thì nguy cơ phát sinh trong vấn đề quyền lực của quan chức lãnh đạo có thể bị kiềm chế ngay từ đầu. Như thế sẽ không xảy ra việc (như người ta đồn) là ông Bí thử Tỉnh Ủy Yên Bái và ông Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy, dù đã nhận tiền của Chi cục trưởng Kiểm lâm 2 tỷ đồng để đồng ý im lặng trong vụ việc liên quan đến gỗ lạt , song khi bị cấp trên phát hiện thì lại lật kèo đòi xử lý pháp luật với Chi cục trưởng Kiểm lâm thì xem ra cũng đáng tội chết lắm. Nói theo giọng điệu của mấy ông lãnh đạo cộng sản thì đó là cái chết đúng quy trình. Kết Như đã nói ở trên, tâm lý bất mãn với chính quyền là tâm lý chung của kẻ bị trị ở mọi thời đại, xã hội Việt Nam thời trước đây cũng vậy, vì thế đừng trách người dân sao không thương xót, một khi các nhà lãnh đạo không mang quyền lợi và lợi ích gì cho họ. Cách đây khoảng 80 năm, nhà văn Nam Cao đã từng viết về chuyện ông Bá Kiến chết thì cũng vậy để thấy (trích) "Cả làng Vũ-đại nhao lên. Họ bàn tán rất nhiều về vụ án không ngờ ấy. Có nhiều kẻ mừng thầm, không thiếu kẻ mừng ra mặt! Có người nói xa xôi: "Trời có mắt đấy, anh em ạ!" Người khác thì nói toạc: "Thằng nào chứ hai thằng ấy chết thì không ai tiếc! Rõ thật bọn chúng nó giết nhau, nào có cần phải đến tay người khác đâu". Mừng nhất là bọn kỳ hào ở trong làng. " Có người so sánh mấy kẻ trộm chó bị người dân đánh chết với mấy ông quan lớn tỉnh Yên Bái vừa giết lẫn nhau, và họ cho rằng mấy ông quan ấy không đáng để so sánh với mấy kẻ trộm chó. Với lý do vì, mấy kẻ trộm cho họ chỉ ăn trộm một vài con chó và gây thiệt hại ít ỏi chỉ cho một vài người, song các ông lãnh đạo thời nay thì là thành viên của một cái đảng cướp, ngày đêm đang cướp bóc và bòn rút tài sản của đất nước của cả 90 triệu người dân Việt Nam. Thì hỏi ai đáng thương hơn ai? Như GS. Mạc Văn Trang có viết rằng "Muốn dân xót thương khi người lãnh đạo chết, thì hãy để nhân dân thực sự được tự do lựa chọn bầu người họ yêu quý, tin tưởng lên làm lãnh đạo và được quyền phế truất kẻ không còn xứng đáng ở vị trí lãnh đạo. Đơn giản vậy thôi. Đừng hỏi nhân dân tại sao?" Ngày 21/08/2016 © Kami (Blog RFA)
  17. Những thông tin về sự lạm quyền bẩn thỉu của chính quyền địa phương với người dân khiến tôi phát chán. Thủ tướng kêu gọi “lấy lại lòng tin” của người dân. Việc đầu tiên là làm sao hàng ngày người dân chúng tôi không phải nghe những tin như vậy nữa. Không phải bằng cách bịt mồm báo chí mà thực sự phải cải thiện bộ máy mà ông gọi là để “phục vụ” chứ không phải “hưởng thụ”. Vua trị tội bọn cường hào ác bá thời xưa. Để làm được điều ấy, không có cách nào khác là phải thẳng tay trừng trị bọn quan chức, cán bộ tham nhũng hay chèn ép người dân một cách phi pháp. Vụ “Bùm Bùm Bùm” vừa qua chẳng phải là một thước đo rõ ràng về sự chán ghét của người dân với chính quyền hay sao? Thay vì nhìn nhận vấn đề một cách hằn học và tiêu cực, hãy học cách nhìn tích cực. Đấy là một phép thử rất tốt để chính quyền hiểu lòng dân và để các vị thấy sự cải tổ là vô cùng cần thiết trước khi quá muộn. Đừng nói miệng, hô hào sáo rỗng nữa, người dân chúng tôi đã nghe quá nhiều suốt mấy chục năm rồi. Hệ thống loa phường của các ông đã làm việc cần cù quá mức cần thiết, khiến những người đi làm ca đêm muốn phát điên. Những chương trình trên ti vi, những phát biểu hội nghị đã có quá nhiều những lời hay ý đẹp, đã khiến người dân bội thực rồi. Hệ thống thiếu cán bộ giỏi bởi nạn mua quan bán chức, cất nhắc nhờ quan hệ. Kẻ có đôi chút khả năng thì cũng bị nhuộm mầu đểu giả bởi hệ thống, đầu óc rồi cũng chỉ nghĩ cách đấu đá giữ ghế thì làm sao có thể tập trung cải thiện phương cách làm việc. Một hệ thống mà một kẻ có tiếng là làm thất thoát mấy nghìn tỉ mà vẫn ung dung quan lộ thì là một hệ thống gì? Thuế nào của dân đủ để nuôi những con mọt khổng lồ như vậy? Ở đây tôi muốn nói tới một nỗi buồn chán toàn tập, bao trùm ở mọi cấp độ. Formosa gây ra một thảm hoạ, một tổn thất kinh hoàng đến vậy. Hàng triệu ngư dân khốn đốn, hàng chục nghìn người kinh doanh hải sản, nhà hàng, khách sạn phải bỏ nghề đi kiếm việc khác vậy mà đến giờ này họ đã được hỗ trợ những gì? Cả một xã hội be bét ở tất cả các khâu, các ngành. Nếu không quyết liệt trong xử lý sai phạm thì sự be bét ấy có thể sẽ thành một đại nạn của đất nước. Đến lúc ấy, các ông có nghìn mắt nghìn tay cũng không thể làm gì. Theo tôi, hệ thống của các ông thiếu những người mạnh mẽ, có lý tưởng đưa dân tộc đi lên. Đã làm quan mà kẻ nào còn lấn bấn tiền bạc thì kẻ ấy là tiểu nhân đáng khinh. Hãy dùng quyền lực của mình để thanh lọc hệ thống, đưa ra những cải tổ táo bạo và thông minh. Hãy xử lý không thương xót những con sâu lớn nhỏ. Làm được thế, các ông sẽ ghi tên vào sử sách, vào lòng dân chúng, còn không thì các ông sẽ chỉ nhận được sự CHÁN GHÉT. Doãn Châu (FB Chau Doan)
  18. Tưởng Năng Tiến 2016-08-17 Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh Võ Kim Cự đón tiếp Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đến thăm Vũng Áng hồi tháng 9/2014. file photo Nhật ký Vương Trí Nhàn, ghi ngày 14/8/1979, có đoạn rất xúc cảm. Đọc mà không ứa nước mắt (chắc) cũng ứa gan: “Các bệnh viện quá đông người. Bệnh viện St.Paul khoa nhi ba trẻ con một giường, đêm có đứa ngã xuốngđất chết luôn. Không có điện, nhiều trẻ bị chết, các bà mẹ trông cả về Lăng Bác mà khóc.” Ba mươi năm sau, vào ngày 1/12/2008, báo Tuổi Trẻ đi tin: “Tám bệnh nhân trên một giường... tại các khoa hô hấp, sốt xuất huyết Bệnh viện Nhi Đồng 1, bệnh nhân nằm gần kín các hành lang... Ban ngày hành lang còn có lối nhỏ để đi, chứ đến đêm kín mít chiếu. Mỗi gia đình là một khoảnh chiếu, cứ nằm vậy để thay nhau chăm con...” Cái gì cũng phải “mua” Những bà mẹ hồi năm 1979 nay đã phải thành nội/ngoại hết trơn. Những em bé thơ, vào thời điểm đó (nếu còn sống sót) hẳn cũng đều làm mẹ cả rồi. Phụ nữ thuộc thế hệ này, chắc chắn, không còn ai “trông về Lăng Bác mà khóc” nữa. Dân Việt – cũng may – tuy ngây thơ thật, ngây thơ lâu, và ngây thơ lắm nhưng không ngây thơ mãi! Khóc lóc không giải quyết được gì. Để cho người thân có một chỗ nằm ở nhà thương thì điều cần là vài cái phong bì, chứ không phải là những giọt nước mắt. Ở nhà giam cũng thế, theo lời của cựu tù nhân lương tâm Phạm Thanh Nghiên: “Cánh sĩ quan được tắm hàng ngày vào các buổi chiều. Một tuần được 3 lần gội đầu. Nước và thời gian cũng được nhiều gấp đôi cánh tù bình dân. Sĩ quan, là những người tù có tiền. Nói cho chính xác, đám này thuộc diện có gia đình ở ngoài khá giả... Ngay cả chỗ họ nằm, cũng là gia đình lo lót, mua cho. Thời điểm tôi bị giam ở Trần Phú (2008- 2009) mỗi xuất nằm trên sàn trung tâm có giá từ 2 đến 3 triệu đồng. Sàn đối diện giá rẻ hơn một chút, dao động từ 1 đến dưới 3 triệu, tùy theo vị trí.” Một “xuất nằm” trong nhà thương, hay trong nhà lao mà cũng cần chạy tiền thì có chỗ nào ở nước CHXHCNVN mà không phải lo lót – kể cả chỗ đứng rất khiêm tốn, trước bảng đen/phấn trắng (với đồng lương còm cõi) của những người dậy học. Trong bức Thư Ngỏ Gửi Quốc Hội & Ba Bộ Trưởng , gửi hôm 17 tháng 10 năm 2015, nhà báo Nguyễn Thu Trang viết: “Từ năm 2009 đến nay, 185 giáo viên của huyện Sóc Sơn được UBND huyện nhận vào làm với mức giá, trên, dưới 50 triệu đồng/1 người. Không có tiền thì không bao giờ xin nổi việc và ngược lại. Vì muốn có việc làm, nhiều giáo viên phải vay mượn tiền để chạy việc, thông qua các đường dây cò mồi, một số trường, đích thân hiệu trưởng nhận tiền theo giá chung. Nhưng mọi quyết định cuối cùng đều nằm ở huyện...” Tôi đã đặt bản thân mình vào hoàn cảnh của họ để viết giúp họ một bức thư, như một tiếng kêu cứu thống thiết, gửi đến những người có chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn cao nhất có thể xem xét lại giúp họ…” Đã “mua” thì phải “hoàn vốn” Nguyễn Thu Trang chắc cũng không ngờ rằng những kẻ “quyền hạn cao nhất” mà bà vừa gửi đến “tiếng kêu cứu thống thiết” cũng phải chạy (thấy mẹ luôn) mới thành được bộ trưởng hay dân biểu quốc hội, chớ chức tước đâu phải là đồ miễn phí. Điều khác biệt duy nhất giữa họ và những cô/thầy giáo (đáng thương) là một đằng chạy chỗ để kiếm sống qua ngày, còn đằng khác chạy chức để đầu tư. Đại Biểu Quốc Hội Lê Văn Cuông cho biết: “Bây giờ chạy vào Quốc hội là bình thường, có tiền là chạy được, có quan hệ thân là chạy được.” Và chạy xong thì "tránh sao khỏi tâm lý ít nhất là hoàn vốn,” theo lời của nhà báo Bùi Hoàng Tám. Sao hoàn vốn thôi sao, cha nội? Đâu có quan chức nào chịu (“huề”) như vậy? Họ đầu tư là để kiếm lời, bằng mọi cách, càng nhiều càng tốt, bất kể nhân phẩm và đạo lý. Xin đơn cử một trường hợp tiêu biểu, theo Wikipedia: Võ Kim Cự (sinh 1957) là một chính khách Việt Nam, Bí thư, Chủ tịch đoàn Liên minh HTX Việt Nam nhiệm kỳ 2015-2020, nguyên Bí thư Tỉnh ủy, nguyên Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Hà Tĩnh, Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa 13, khóa 14 thuộc đoàn đại biểu Hà Tĩnh, thành viên Ủy ban Kinh tế của Quốc hội. Không phải khi khổng khi không mà ông Võ Kim Cự trở thành Bí Thư Tỉnh Ủy, Chủ Tịch Uỷ Ban Nhân Dân, Đại Biểu Quốc Hội... Ở một xứ sở mà một chỗ nằm trong nhà thương, hay nhà tù, đều phải mua bằng tiền thì để được trở thành chính khách - tất nhiên – là phải chạy điên luôn! Ông Cự rất chịu chạy và chạy rất nhanh nhưng – đôi lúc – có lẽ vì chạy bạo quá nên không tránh khỏi dăm ba điều tiếng (eo sèo) của người dân địa phương: Ông Võ Kim Cự xuất thân từ cán bộ phong trào đoàn xã Cẩm Thăng, huyện Cẩm Xuyên. Ông chưa học hết cấp 3, nhưng nghe nói đã có bằng bổ túc công nông. Khi lên làm đoàn xã rồi đến đoàn huyện ở Cẩm Xuyên, ông có một lần bị kỉ luật vì làm cho một cô giáo mầm non bầu bí. Năm 1991, sau khi Hà Tĩnh tách ra từ Nghệ Tĩnh. Hà Tĩnh thành lập công ty khai thác Titan liên kết với Úc có tên là Khoảng sản Hà Tĩnh, tiền thân của tổng công ty Khoáng sản Thương Mại bây giờ. Trong quá trình làm ở Mitraco, ông Cự theo học lớp đại học tại chức luật được tổ chức ở thị xã Hà Tĩnh năm 1995-1997. Khi đó ông Cự là lớp trưởng, một người có vai trò tổ chức đưa đón thầy cô giáo và bố trí nơi ăn, chỗ nghỉ cho các thầy cô về dạy tại chức. Nên khi tốt nghiệp ông Cự đại loại cao, nhiều người thắc mắc thì có thầy giáo đã trả lời. "Chúng tôi nhờ có anh Cự giúp đỡ trong khi đi dạy ở đây nên chúng tôi cho anhđiểm cao là chuyện dễ hiểu". Sau khi có bằng đại học tại chức, ông Cự lên giám đốc rồi công ty chuyển thành tổng công ty nên ông mang danh Tổng giám đốc. Sau đó vài năm ông lên chức chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh. Có nghịch lý là trong những năm ông Cự làm giám đốc Mitraco, nhiều dự án được vẽ ra và không thu được gì. Cuối cùng, các dự án này đều được bán dần để trả nợ (mà nhiều người cho là ông dùng tiền để chạy chức phó chủ tịch tỉnh). Trong khi làm phó chủ tịch, ông học Thạc sỹ MBA theo chương trình liên kết với đại học Western Pacific University. Trường này cũng nằm trong danh sách những Scam Universities mà báo chí đã từng nêu. Trớ thêu hơn, ông lại là sinh viên "thủ khoa" của khóa học này. Trớ trêu hay không thì ông VKC vẫn là người có bằng cấp, học vị “được công nhận” bởi nhà nước hiện hành. Nhờ thế, ông ấy được bầu vào vị trí Phó Chủ Tịch UBND tỉnh, kiêm Trưởng Ban Khu Kinh Tế Vũng Áng. Sau đó là Chủ tịch UBND tỉnh rồi Bí Thư Tỉnh Ủy... Ở địa vị này, ông VKC đã góp phần không nhỏ vào việc cấp phép cho công ty Formosa mở nhà máy thép ở Hà Tĩnh, và nhận được nhiều ưu đãi “kịch trần” – theo như (nguyên văn) cách dùng từ của báo Đất Việt: “Được hưởng thuế thu nhập doanh nghiệp 10% (doanh nghiệp trong nước là 22%), miễn thuế thu nhập trong bốn năm và giảm 50% số thuế phải nộp trong 9 năm tiếp theo; được miễn thuế nhập khẩu máy móc, thiết bị; miễn thuế tài nguyên…” Tổng cộng là hơn mười ngàn tỷ đồng tiền hoàn thuế. Theo phỏng tính của chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan phỏng tính: “Hơn 10.000 tỷ đồng nếu tính vào thời giá cuối năm 2014, đầu năm 2015 thì nó tương đương với 500 triệu USD.” Thiệt là quá đã, và quá đáng! Đúng qui trình Nếu phần lại quả là hai chục phần trăm thì số tiền sẽ là một trăm triệu Mỹ Kim. Ông VKC – tất nhiên – ăn chia tử tế, theo đúng qui trình: đầu tư – hoàn vốn - kiếm lời. Việc làm này hoàn toàn không có gì sai trái nên đương sự được sự tán trợ và ủng hộ nhiệt tình của mọi giới quan chức (lớn/nhỏ) từ trung ương đến địa phương. Vấn đề chả qua, và chả may, là Formosa lại là đồ độc. Nuốt vào rồi mới biết là lôi thôi lắm, lôi thôi lâu, và e (cả đám) sẽ lôi thôi lớn! Vậy mà sau khi sự việc lỡ vỡ thì không thấy người gian nào (khác) mắc nạn hết trơn hết trọi, ngoài cái ông Kim Cự. Sao kỳ vậy chớ? Câu hỏi thượng dẫn được blogger Nguyễn Ngọc Như Quỳnh trả lời rành rọt và chính xác: “Dồn hết sức tấn công ông Võ Kim Cự lúc này là cách cứu vãn hệ thống đúng đắn nhất mà đảng Cộng sản đã chọn.” Thôi thế cũng đành. Chỉ có điều (hơi) khó đành và rất đáng phàn nàn là Đảng còn nhẫn tâm và trơ tráo xua ngay cả một bầy chó dại ra sủa nhặng xị cái người đồng chí (vừa mới vừa bị lộ) hôm qua: – Báo Tiền Phong (18/07/2016) : “Formosa và Ba Lần Đụng Độ Ông Võ Kim Cự” – Báo Tuổi Trẻ (22/07/2016) : “Ông Võ Kim Cự Có Trách Nhiệm Gì Trong Vụ Formosa Thuê Đất” – Báo Vnexpress (24/07/16) “Formosa Chôn Lấp Chất Thải ở Đâu” – Báo Dân Trí (25/07/2016) : “Trả Lời Của Ông Võ Kim Cự Là Lấp Liếm” -Báo Người Lao Động 26/07/2016 : “Ông Cự quyết cho Formosa thuê đất 70 năm trước khi xin ý kiến” – Báo VnMedia (26/07/2016) : “Cận Cảnh Biệt Thự Khủng Của Nguyên Bí Thư Tỉnh Ủy Võ Kim Cự” -Báo Tin Nhanh (27/07/2016) “Phát hiện căn biệt thự ‘khủng’của nguyên Bí thư Tỉnh ủy Hà Tĩnh Võ Kim Cự” Cái biệt thự to đùng, xây từ 2010, chớ có phải cái kim đâu mà sáu năm sau mới “phát hiện” ra – mấy cha? Trơ tráo tới cỡ đó mà vẫn được xem như là chủ trương “đúng đắn” thì chung cuộc chỉ có sự lựa chọn của ông VKC là sai lầm, và sai ngay từ đầu lận. Hồi đó, thay vì vào ĐCSVN, nếu ông Võ Kim Cự gia nhập vào một thứ băng đảng nào khác thì đã không đến nỗi. Giới giang hồ đối với những kẻ đồng đảng, hay đồng vụ, tử tế và nghĩa khí hơn nhiều. S.T.T.D Tưởng Năng Tiến *Bài viết không phản ảnh quan điểm của RFA.
  19. Khởi tố là cần thiết vì nếu có thể tìm ra nguyên nhân vụ án mạng ở Yên Bái thì cho dù không còn bị can, bị cáo nào, chính quyền vẫn có thể rút ra nhiều bài để học. Tuy nhiên, không cần chờ khi công cuộc điều tra khép lại, cơ quan lãnh đạo cao nhất của ĐCS VN mới cần ngồi xuống để nhận ra đâu là căn nguyên của cuộc khủng hoảng này. Lễ tang 2 vị lãnh đạo đầu tỉnh Yên Bái Khủng hoảng không phải bắt đầu từ Yên Bái. Tại thời điểm xảy ra vụ Cống Rộc, Tiên Lãng, Hải Phòng (5-1-2012), tôi viết bài "Quả Bom Đoàn Văn Vươn" và cảnh báo, đừng để "những quả bom lại nổ". Hai mươi tháng sau, chiều 11-9-2013, ở Thái Bình, nông dân Đặng Ngọc Viết đã cầm súng xông vào trụ sở Ủy ban, nổ súng vào 5 cán bộ Trung tâm phát triển quỹ đất thành phố, rồi tự sát... Cho dù giờ đây, ông Đoàn Văn Vươn đã trở về đoàn tụ gia đình và công việc cày cấy trên mảnh đất nhuốm máu của ông có vẻ như đang tiến triển; cho dù ông Đặng Ngọc Viết đã chuẩn bị cho mình một cái chết bi tráng, cái giá mà hai ông và gia đình phải trả là quá khắc nghiệt. Tại sao hai thường dân lương thiện này đã phải dùng súng, dùng bom. Đấy là hành động của những con người không còn tin chính quyền này có thể mang đến cho mình công lý. Nhiều người hôm qua cũng đặt câu hỏi, dẫu có mất chức chi cục trưởng, ông Đỗ Cường Minh vẫn còn khá nhiều cơ hội, tại sao ông nỡ chọn một kết cục bi thảm như vậy. Cũng như ông Viết, ông Vươn, phải đối diện với một tình huống bất công một quan chức của chế độ mới phải dùng đến khẩu súng do chế độ trang bị cho để bắn vào những người cùng ngồi trong lòng chế độ. Không chỉ có những thường dân, hành động của ông Minh cho thấy, ngay cả những cán bộ ở cấp rất cao giờ đây cũng không còn tin rằng trong cái tổ chức mà họ đang có chân, dẫu vẫn mang lại cho họ rất nhiều bổng lộc, khi đụng chuyện cũng không thể mang đến cho họ công lý. Rõ ràng, vụ Yên Bái cho thấy tính mạng các nhà lãnh đạo của "Đảng Ta" đã không còn an toàn ngay cả khi họ ngồi trong những căn phòng cách âm quá tốt (Súng K59 nổ trong phòng Bí thư mà không ai nghe thấy). Nhưng, đừng phản ứng mau lẹ bằng cách tăng cường lực lượng cảnh vệ hoặc đặt máy dò kim khí ngay trước cổng các cơ quan. Không phải cứ thêm súng ống là có thể giữ được tính mạng cho quý vị. Chỉ khi không còn chút hy vọng nào vào công lý người dân và các đồng chí của quý vị mới tìm đến bạo lực. Đừng sợ hãi bạo lực đến mức tăng cường bạo lực cho dù có nấp dưới mỹ từ kỷ cương. Đừng củng cố những thiết chế chỉ để bảo vệ chính quyền bởi cách làm đó cũng không khác chi tự cài bom dưới ghế. Hãy nghĩ đến một lộ trình cải cách chính trị để không chỉ quý vị tránh được những viên đạn của đồng chí mình mà còn để cho dân tránh được bể dâu lần nữa. Huy Đức (FB Trương Huy San)
  20. Trong một hội nghị hôm 17/8 ở Hà Nội, Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc đã xin lỗi nhân dân về việc đoàn xe của ông hồi tuần trước đã đi vào một phố cấm ở Hội An. Đoàn xe thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc rầm rộ kéo vào phố cổ Hội An, bất chấp bảng cấm xe cơ giới, 8/8/2016. Báo chí Việt Nam trích lời Thủ tướng Phúc phát biểu tại hội nghị về cải cách hành chính như sau: "Thủ tướng đã đi bộ trước hàng cây số rồi, xe ôtô vẫn đi phía sau, Thủ tướng không biết. Nhưng khuyết điểm đó vẫn có trách nhiệm của Thủ tướng trong việc quán xuyến, cũng phải xin lỗi người dân để người dân thông cảm". Sự việc làm thủ tướng Việt Nam phải xin lỗi diễn ra vào chiều muộn ngày 8/8 khi ông Phúc ghé thăm khu phố cổ ở thành phố du lịch Hội An trước khi dự một hội nghị về phát triển du lịch tại tỉnh Quảng Nam. Thủ tướng đã đi bộ và trò chuyện với nhiều người ở khu phố cổ. Sau chuyến thăm, trên mạng xã hội đã xuất hiện các bức ảnh và một số đoạn video cho thấy một đoàn xe có cảnh sát hộ tống được cho là của thủ tướng đã chạy trên phố đi bộ. Những hình ảnh này đã lan truyền với tốc độ chóng mặt, khiến đông đảo công chúng bày tỏ ý kiến trên mạng xã hội, trong đó đa số phê phán việc đoàn xe đã đi sâu vào khu phố chỉ dành cho người đi bộ. Họ cho rằng điều đó cho thấy nhiều quan chức Việt Nam thích đứng trên pháp luật cũng như thiếu tế nhị trong việc tôn trọng di sản. Hình ảnh cho thấy khoảng một chục chiếc xe tháp tùng ông Phúc lăn bánh trên các con phố nhỏ trong khi các du khách vẫn đi lại. Báo chí Việt Nam không đề cập trực tiếp đến sự việc cũng như phản ứng của người dân. Mặc dù vậy, ít ngày sau khi có những ý kiến ồn ào trên mạng xã hội, báo chí dẫn lời vị Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Quảng Nam xác nhận rằng đoàn xe của thủ tướng có đi vào khu vực nội thành Hội An, và địa phương nhận thấy “có sơ suất, khuyết điểm của các cơ quan phối hợp, vì sự thay đổi đột xuất về lịch trình”. Các nhà quan sát nhận định rằng việc Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc hôm 17/8 đưa ra lời xin lỗi về một hoạt động công vụ là điều hiếm có và là một tín hiệu tốt. Từ Hà Nội, Tiến sỹ Lê Đăng Doanh, người theo dõi sát tình hình kinh tế, chính trị ở Việt Nam, nói với VOA: “Tôi nghĩ đấy là thể hiện tinh thần cầu thị và cũng rất là chân thành của thủ tướng. Và từ trước đến nay, sự kiện như vậy xuất hiện ý kiến ở trên mạng, chúng ta thấy là ít khi người đứng đầu của chính phủ Việt Nam lại có ý kiến xin lỗi trong một cuộc họp chính thức như vậy. Và tôi nghĩ đây là một biểu hiện tiến bộ và đáng hoan nghênh trong quan hệ giữa nhà cầm quyền và các người dân bình thường”. Nhà hoạt động dân chủ Phạm Đoan Trang ở Hà Nội cũng đánh giá rằng hành động của Thủ tướng Phúc là “một việc rất tốt”. Bà Trang cho rằng phản ứng đón nhận tích cực của công chúng với lời xin lỗi có thể làm cho các quan chức lạm dụng việc xin lỗi sau này. Mặc dù vậy, bà Trang vẫn cho rằng việc giới chức chính quyền có thái độ cầu thị hơn với dân là một bước tiến lớn. Bà nói: “Cái tiền lệ này nếu mà bị phát huy nhiều quá, đến mức lạm dụng lại thành ra mị dân thì nó cũng không phải là tốt. So với các quan chức khác, so với các chính quyền khác, nội các khác từ trước tới giờ, thì nhiệm kỳ này ông Phúc nổi bật lên hơn hẳn. Bởi vì tôi cũng có chứng kiến các quan chức nhà nước Việt Nam từ cấp sở trở lên làm việc với người dân rất nhiều. Và họ không bao giờ có khái niệm là họ phải xin lỗi, chưa bao giờ có chuyện xin lỗi cả, không bao giờ họ sai cả. Cho nên lần này được ông thủ tướng xin lỗi thấy là quá khác luôn, đã là tốt quá, tích cực quá so với từ trước đến nay”. (VOA)
  21. Trong khi dân nghèo nhăn nhó với từng đồng lương còm cõi thì Hà Nội lại chi ra tới 700 tỷ đồng chỉ để cắt tỉa hoa, cây cỏ. Ông Phạm Quang Nghị tặng hoa cho ông Nguyễn Thế Thảo Thông tin này được chính ông Nguyễn Đức Chung – Chủ tịch UBND thành phố cho biết trong buổi tiếp xúc cử tri quận Hoàn Kiếm cách đây 2 ngày. Như vậy, bình quân mỗi tháng chi phí cho việc cắt tỉa cây cảnh ngốn hết 58,3 tỷ đồng. Nếu chỉ tính riêng 24km Đại lộ Thăng Long (cắt cỏ và một ít trúc anh đào, hoa dâm bụt) thì chi phí mỗi năm cũng hết tới 53 tỷ đồng. Nghĩa là mỗi tháng hết tới 4,4 tỷ đồng. Nghe được tin này, hẳn là 10 triệu dân đang sinh sống ở Thủ đô sẽ choáng váng và bức xúc lắm. Và, ông Nguyễn Đức Chung cũng vô cùng bức xúc khi nói rất gay gắt: “Không thể chấp nhận được”. Người đứng đầu thành phố chỉ đạo dừng ngay việc làm vô nghĩa và lãng phí này, tiết kiệm 700 tỷ đồng để dùng vào những việc thực sự có ích cho dân. Đó là một chỉ đạo đúng đắn, nhưng người dân còn muốn hơn thế nữa, đó là Chủ tịch thành phố phải làm rõ những chi phí này xuất phát từ sự chỉ đạo của ai, những cá nhân và tổ chức nào đã tham gia vào việc tiêu tiền của dân vô tội vạ như vậy? Lương của những công nhân làm việc này rất thấp, chỉ vài ba triệu mỗi tháng, vậy thì số tiền hàng trăm tỷ đồng kia rơi vào tay ai? Ai đã thừa cơ “thả câu” để khuân hàng tỷ đồng về nhà? Dư luận bức xúc vì mỗi năm Hà Nội lãng phí tới 700 tỷ đồng để cắt tỉa cây hoa, cây cảnh. ảnh: kinh tế đô thị Khi sự việc xảy ra, có người bình luận chua chát rằng, ở Hà Nội chuyện gì cũng có thể xảy ra, vậy nên cũng chẳng cần bức xúc làm gì. Vào dịp Đại lễ nghìn năm Thăng Long, rất nhiều công trình ở Hà Nội có rất nhiều công trình bị gọi là phung phí vì hàng đống tiền ném và nhưng kết quả thu về thì quá thấp, trong đó phải kể tới Bảo tàng Hà Nội đầu tư hơn 23.000 tỷ đồng, vậy mà sau 5 năm vẫn vắng như chùa Bà Đanh, và cũng chẳng để lại được ấn tượng gì. Công viên Hòa Bình cũng là một dự án khủng, đầu tư tới 282 tỷ đồng và khánh thành vào dịp Đại lễ nghìn năm Thăng Long. Công viên này vừa xây dựng xong đã xuống cấp, rồi cũng phải đổ ra hàng đống tiền để sửa chữa. Một dự án khác ở Hà Nội là cải tạo, sữa chữa vỉa hè, hệ thống chiếu sáng… trên đoạn phố Nguyễn Văn Cừ, chỉ dài khoảng 2,8km, nhưng cũng chi phí tới 254 tỷ đồng. Tất nhiên, dự án này cũng được gắn mác cải thiện môi trường, giao thông trong khu vực, phục vụ Đại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội. Các dự án ở Hà Nội đều được gắn với nhiều lý do, trong đó phải có yếu tố phục vụ đời sống nhân dân. Nhưng lạ là làm vì dân nhưng lại bị dân phản đối kịch liệt. Đấy là dự án xây nhà vệ sinh công cộng trị giá bạc tỷ (14 nhà vệ sinh, 15 tỷ đồng) mà ông Phó Chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Văn Khôi ký quyết định vào tháng 10/2014. Số tiền này lấy từ ngân sách thành phố. Khi ấy, ông Nguyễn Mạnh Cường – Giám đốc Ban quản lý chỉnh trang đô thị còn mạnh miệng tuyên bố, đây là mức giá thấp nhất, tiết kiệm nhất. Tất nhiên, ngay sau khi thông tin được công bố thì dư luận đã “phát điên” với ý tưởng này, để rồi ông Nguyễn Thế Thảo – Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội khi ấy đã phải ra lệnh dừng dự án. Trước đó, vào tháng 4/2010, Hà Nội thực hiện dự án cải tạo chỉnh trang khu vực xung quanh hồ Gươm bằng việc thay đá lát vỉa hè bằng đá xanh cỡ lớn với kinh phí dự kiến 40 tỷ đồng. Nhiều ý kiến cho rằng việc lát loại đá trên dễ trơn trượt, gây nguy hiểm và việc thực hiện dự án có thể gây lãng phí khi vỉa hè khu vực này còn khá mới. Lần ấy, ông Thảo cũng phải chỉ đạo dừng dự án này. Một dự án khác cũng được dư luận đặt câu hỏi về sự lãng phí đầu tư đó là nhà chờ xe bus nhanh thuộc diện 5 sao đầu tiên ở Hà Nội, với chi phí đầu tư với lên tới hơn 1.000 tỷ đồng. Theo dự kiến, khi đi vào hoạt động, phía bên trong nhà chờ sẽ trang bị máy bán vé, máy quét thẻ và soát vé tự động. Tuy nhiên, đến thời điểm này, nhà chờ vẫn trống không và cũng chẳng ai trông giữ hay bảo vệ dự án nghìn tỷ. Để đầu tư cho dự án này (phê duyệt từ năm 2007), Hà Nội đã vay hơn 55 triệu USD từ Ngân hàng Thế giới, và phải hoàn trả trong vòng 30 năm. 9 năm qua, khoảng tiền đi vay đã tiêu gần hết, nhưng lại chẳng phục vụ được gì cho cộng đồng. Với hàng loạt dự án chi tiêu hàng trăm, hàng nghìn tỷ, kém hiệu quả như vậy, nhưng lạ thay không một cán bộ nào của Hà Nội bị quy trách nhiệm, bị cách chức. Đó đều là những chuyện bắt nguồn từ thời ông Nguyễn Thế Thảo còn giữ ghế Chủ tịch Thành phố, và đến bây giờ ông Nguyễn Đức Chung đang phải giải quyết hậu quả từ những mớ bòng bong ấy. Cách đây 1 tháng, tại hội nghị triển khai Chương trình số 07-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội, Bí thư Thành ủy Hà Nội – ông Hoàng Trung Hải nhấn mạnh yêu cầu, cần chú trọng việc giáo dục đạo đức, rèn luyện tính liêm khiết và tinh thần trọng danh dự của đảng viên, cán bộ, công chức. Ông Hải nói thẳng rằng, tình hình tham nhũng, lãng phí, tiêu cực tại Hà Nội vẫn tiềm ẩn những diễn biến phức tạp. Một số cán bộ, công chức còn biểu hiện sách nhiễu, tiêu cực trong thực thi công vụ, cá biệt có đồng chí còn thiếu gương mẫu trong việc giữ gìn phẩm chất, đạo đức, lối sống, vi phạm pháp luật, phải xử lý theo quy định… Do vậy, cần chú trọng việc giáo dục đạo đức, rèn luyện tính liêm khiết của đảng viên, cán bộ, công chức, tinh thần trọng danh dự; phê phán những hành vi tham nhũng, lãng phí, tiêu cực, tạo đồng thuận của cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân. Nhưng nếu chỉ giáo dục, rèn luyện… thôi thì có lẽ cũng chẳng đi đến kết quả gì, và giống như ném đá ao bèo. Vì vậy hẳn là 10 triệu dân ở Hà Nội sẽ hết lòng ủng hộ nếu ông Hải, ông Chung áp dụng những biện pháp mạnh tay để ngăn chặn nhóm lợi ích, khiến cho chúng “không thể” và “không dám” nhân danh nhân dân để đục khoét tài sản của dân. (Trần Đại Quang)
  22. Hai ngày trước (13/8), Tổng Trưởng Tài Chánh Úc, ông Scott Morrison, đã thông báo quyết định của chính phủ trong việc rút giấy phép đầu tư của các công ty Trung Quốc vào mạng lưới cung cấp điện cho tiểu bang New South Wales (NSW). Lý do mà nhân vật quyền lực số 2 trong chính phủ, sau Thủ Tướng Úc, đưa ra là: “an ninh quốc gia”. Vị trí của khu công nghiệp Vũng Áng, địa điểm chiến lược có thể cô lập miền Bắc Việt Nam với biển cả. Ảnh: internet Tuy nhiên, ảnh hưởng cụ thể của việc đầu tư này đối với nền quốc phòng Úc như thế nào đã không được ông đưa ra chi tiết; mặc dù ông nhấn mạnh rằng, quyết định của ông dựa trên các báo cáo về quốc phòng. Nói một cách ngắn gọn: Úc từ chối nhận 10 tỉ đô la của Trung Cộng với một câu duy nhất: “an ninh quốc gia”. Chấm. Không cần nói thêm. Quyết định của ông Tổng Trưởng gây “sốc” đối với nhiều người, lớn tiếng nhất là Cựu Thủ Hiến NSW Bob Carr, hiện là Chủ Tịch Viện Quan Hệ Úc-Trung, và Phó Thủ Lãnh Đối Lập, ông Anthony Albanese. Trong khi ông Albanes chỉ vào sự thiếu thống nhất trong chính sách của chính phủ, khi vừa cuối năm ngoái (2015) đã cho phép các công ty Trung Quốc thuê cảng Darwin, mặc dù có sự cảnh báo của Hoa Kỳ, thì ông Carr đặt câu hỏi rằng tại sao việc tương tự có thể xảy ra ở tiểu bang Victoria, và Nam Úc trước đó, lại không thể xảy ra đối với tiểu bang NSW bây giờ, và việc loại bỏ gói thầu đã làm thiệt hại cho nền kinh tế của tiểu bang NSW. Ông nói thêm rằng có vẻ như quyết định này mang tính chính trị nhằm mục đích kiếm phiếu, và là chỉ dấu của phong trào Bài Trung đang lan rộng. Các dự án đầu tư về năng lượng của Trung Cộng cũng cũng bị dội lại ở Anh và Mỹ. Tháng trước (7/16), bà Thủ Tướng Anh Quốc vừa mới nhậm chức, Theresa May, vào phút chót đã ra lệnh đình chỉ dự án năng lượng hạt nhân lên đến 30 tỉ đô la, theo sau cáo buộc của cảnh sát liên bang Mỹ rằng cố vấn cao cấp, kỹ sư Allen (Szuhsiung) Ho (Hồ) của Công Ty Năng Lượng Hạt Nhân Trung Quốc (China General Nuclear Power) đã tuyển mộ các chuyên gia của Mỹ với mục đích ăn cắp thông tin khoa học bí mật về hạt nhân để bán cho Trung Cộng. Ông Hồ sẽ phải ra hầu tòa vào tuần tới, và nếu bị buộc tội, ông sẽ đối diện với bản án 10 năm tù và đóng phạt $250.000 đô Mỹ về việc vi phạm các điều luật bảo vệ an ninh quốc gia của Mỹ. Quyết định của chính phủ Úc hôm 13/8 được đưa lên bảng tin hàng đầu ở nhiều thông tấn xã trên thế giới không phải vì nó mới, mà bởi vì nó ngắn; như đã nói ở trên, lý do đưa ra là: “an ninh quốc gia” (Chấm). Điều đó gởi đến một thông điệp quan trọng cho các công ty của Úc rằng sự hợp tác của họ với các công ty của Trung Cộng có thể bị chấm dứt bất ngờ với cùng một lý do cực kỳ ngắn gọn như vậy. Mấy chữ ngắn gọn đó có vẻ như một hiệu lệnh cho thấy sự cảnh báo cao độ của chính phủ đối với dã tâm của Trung Cộng trong việc đầu tư vào cơ sở hạ tầng, và năng lượng như một vũ khí chiến lược để thực hiện giấc mơ Trung hoa của họ. Hiểm họa Trung Cộng đã được báo động rõ ràng, và phải chấm dứt. Trong khi đó, chính phủ CSVN hoàn lại tiền thuế để công ty Formosa của Trung Cộng tiếp tục hoạt động; và hôm qua 14/8, công ty này đã đã tiến hành việc xả khí thử nghiệm ở 6 ống khói đã hoàn tất trong số 23 ống khói theo dự án. Tác hại đối với môi trường do công ty này tạo ra sẽ vượt sức tưởng tượng của nhiều người, theo sau việc hủy hoại mội trường sinh thái biển ở các tỉnh miền Trung từ 4 tháng trước. Cũng trong thời gian này có tin VN đã đưa tên lửa ra các đảo mà VN đang giữ thuộc khu vực đảo Trường Sa. Theo ông Gregory Poling, Giám Đốc Tổ Chức Sáng Kiến Minh Bạch Hàng Hải Á Châu, thì tổ chức của ông ta không thể xác nhận hay phủ nhận điều này. Thực chất của việc xuất hiện tên lửa của VN ở Trường Sa không phải là điều quan trọng tới mức sống chết. Trường Sa có thể chỉ là một cái bẫy. Thực ra vấn đề không phải ở đảo, mà là ở đất liền. Vũ khí khủng khiếp nhất, đáng sợ nhất của Trung Cộng đối với Việt Nam, không phải là tên lửa hay tàu ngầm mà là các dự án, các công trình lớn nhỏ đang ngày mỗi nhiều hơn trên khắp mọi tỉnh thành Việt Nam. Hiểm họa Trung Cộng đối với Việt Nam đã quá rõ ràng. Hiểm họa này phải chấm dứt, cho sự tồn tại của dân tộc Việt Nam. Yêu cầu mà hàng chục ngàn người dân đang xuống đường để biểu tình những ngày này cũng rất rõ ràng: Formosa phải đóng cửa. (Chấm. Không cần nói thêm). Nguyên Đại (FB Nguyên Đại)
  23. “Kịch bản Formosa” tiếp tục được giới quan chức chính phủ và Hà Tĩnh thao diễn trên một sân khấu bị mọi cánh gà che chắn bùng bít. Nhân vật bị dư luận xã hội công phẫn đòi cách chức nhưng cho tới nay vẫn an nhiên tại vị – Bộ Trưởng Bộ Tài Nguyên Môi Trường Trần Hồng Hà – đã được đưa lên sân khấu Quốc Hội vào cuối tháng 7, 2016 với một đoạn tự thoại dễ khiến khán giả mủi lòng: “Bộ Tài Nguyên Môi Trường sẽ tiến hành xử phạm vi phạm hành chính với Formosa, cụ thể là xử lý 53 vi phạm,” và đến ngày 28 tháng 7, 2016, Formosa đã thực hiện cam kết, chuyển số tiền bồi thường ban đầu là 250 triệu USD vào một tài khoản tạm giữ, số còn lại sẽ được chuyển vào ngày 28 tháng 8, 2016. Tài khoản “tạm giữ” là gì vậy? Tại sao số tiền do Formosa bồi thường vụ cá chết miền Trung lại do ông Trần Hồng Hà mà không phải là cấp lãnh đạo của chính phủ thông báo? Một nhân vật sân khấu khác – Chủ Nhiệm Văn Phòng Chính Phủ Mai Tiến Dũng – hứa hẹn: “Tới đây họ sẽ chuyển nốt số tiền còn lại. Hiện đầu mối giữ số tiền trên là Bộ Tài Nguyên và Môi Trường. Chính phủ yêu cầu có bao nhiêu tiền bồi thường từ Formosa sẽ dành để hỗ trợ hết cho dân,” và cho biết “các tỉnh sẽ xem xét, lên phương án tổng thể về việc chi tiêu khoản tiền đó trên cơ sở dự kiến từ đối tượng được hưởng, được hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp, mức hỗ trợ cụ thể là bao nhiêu…” Phải chăng sau khi “chủ động và dũng cảm thông tin về nguyên nhân cá chết cùng số tiền bồi thường 500 triệu USD của Formosa,” giới quan chức chính phủ đã lập tức bị dư luận phát hiện hành vi tự ý thỏa thuận với Formosa để nhận một số tiền 500 triệu USD bồi thường mà chẳng biết dựa trên căn cứ xác thực nào, để sau đó chính phủ của Nguyễn Xuân Phúc liên tiếp bị chỉ trích nặng nề? Và thực tế liệu có đúng như hứa hẹn của giới quan chức ngồi tận Hà Nội không? “Ngậm miệng ăn tiền” nhìn từ quá khứ Với vai trò chủ thể thông tin về việc Formosa đã thực hiện bồi thường 250 triệu USD, hoàn toàn có lý do để cho rằng chính Bộ Trưởng Tài Nguyên Môi Trường Trần Hồng Hà là một trong những tác nhân đàm phán với Formosa để nhận tiền bồi thường, và do đó ông Hà phải chịu trách nhiệm hoặc liên đới hoặc trực tiếp về không chỉ việc để Formosa xả thải gây ô nhiễm trầm trọng mà còn tự tung tác thỏa thuận với Formosa mà không thông tin cho dân biết. Bộ Trưởng Trần Hồng Hà cũng phải chịu trách nhiệm liên đới về bản báo cáo đánh giá tác động môi trường (ÐTM) của Formosa Hà Tĩnh của Bộ Tài Nguyên Môi Trường vào năm 2008. ÐTM này chỉ dài 1 trang mà không có một dòng nào về môi trường biển. Trong khi đó, Luật Bảo Vệ Môi Trường 2005 quy định phải đánh giá chi tiết các tác động môi trường có khả năng xảy ra khi dự án được thực hiện; dự báo rủi ro về sự cố môi trường do công trình gây ra; biện pháp cụ thể giảm thiểu các tác động xấu đối với môi trường. Trong phần ÐTM, đánh giá tác động của nước thải đến môi trường trong giai đoạn vận hành nhà máy chỉ chưa đến 2.5 trang. Mất 1,5 trang là các bảng biểu, vỏn vẹn một trang ÐTM, chủ yếu là liệt kê các nguồn nước thải của nhà máy ra môi trường, đặc điểm của các loại nước thải đó. Ngoài ra, không có thông tin nào cho biết, lượng nước thải này có ảnh hưởng như nào đến môi trường? Ðánh giá tác động của chất thải rắn đến môi trường cũng chỉ hơn một trang, đánh giá tác động do ô nhiễm nhiệt 1/3 trang. Ðặc biệt đánh giá rủi ro về sự cố môi trường chỉ dài một trang, nêu vắn tắt, gạch đầu dòng một số sự cố có thể xảy ra như nổ và bén lửa, ngã do đứng ở vị trí trên cao, kim loại nóng chảy phun bắn ra ngoài, sự cố chập điện, phóng điện, bỏng điện… Không có một dòng nào về sự cố với môi trường biển, với đất, với không khí… Trong thực tế, đường ống xả thải của tập đoàn thép Formosa đã xả thải trực tiếp một số lượng khổng lồ những chất độc hại ra môi trường, số lượng khổng lồ. Về phương diện kinh tế, tuy chưa có thống kê cụ thể, nhưng nhiều người cho rằng, thiệt hại do thảm họa môi trường này gây ra vượt rất xa lợi nhuận mà một khu công nghiệp có thể mang lại. Hậu quả của nhiễm độc kim loại nặng đối với sức khỏe con người còn khủng khiếp hơn. Các độc tố này sẽ tồn tại lâu dài trong lòng biển. Nước biển và hải lưu sẽ làm loãng nồng độ chất độc để không gây chết tức thì cho sinh vật biển, nhưng các sinh vật này sẽ bị tác hại lâu dài qua việc hấp thụ độc tố từ chuỗi thức ăn. Do đó sẽ là không quá đáng khi nói rằng không chỉ người Việt Nam là nạn nhân của thảm họa môi trường Formosa mà là cả nhân loại. Từ bản ÐTM “làm cho có” trên, phải chăng đó là hành vi “ngậm miệng ăn tiền” của giới quan chức Bộ Tài nguyên và Môi trường và các “nhà khoa học”? Tiền sẽ chạy vào túi ai? Rủi ro luôn gắn liền với số phận dân đen. Cho tới nay người dân miền Trung, báo chí và công luận vẫn chưa nhận được bất kỳ thông tin chi tiết nào về điều được gọi là “kế hoạch chuyển đổi nghề cho ngư dân miền Trung,” kế hoạch xử lý ô nhiễm biển, và càng không có bất kỳ chi tiết nào về kế hoạch sẽ sử dụng thế nào số tiền 500 triệu USD bồi thường của Formosa. Trong thực tế của vụ “cá chết Formosa,” điều được gọi là “hỗ trợ ngư dân” đã được tiến hành cực kỳ cẩu thả và thậm thụt. Từ lúc vụ cá chết 4 tỉnh miền Trung xảy ra vào đầu tháng 4, 2016, hầu hết chính quyền các tỉnh này đều bất động trước thảm cảnh của ngư dân không còn biển để ra khơi kéo lưới. Phải đến gần một tháng sau Chính phủ mới có chính sách hỗ trợ, nhưng lại phải đến 3 tháng sau đó thì tiền và gạo mới đến được tay một bộ phận ngư dân. Tuy phần hỗ trợ khó khăn chỉ có 300,000-500,000 đồng/người cùng 15 kg gạo/người/tháng, nhưng không phải ngư dân nào cũng nhận được. Có những ngư dân cho tới nay vẫn chưa nhận được bất kỳ thứ gì. Có trường hợp chính quyền xã còn đòi ngư dân phải nộp một phần tiền hỗ trợ vào “quỹ địa phương” thì mới cho nhận… 500 triệu USD chỉ là một số tiền nhỏ so với cái giá quá đắt mà Việt Nam phải trả về ô nhiễm môi trường, nhưng chắc chắn sẽ bị nhiều con mắt cú vọ của giới quan tham nhòm ngó trong tình cảnh “ngân sách cực kỳ khó khăn.” Nếu trước đây, người dân đã thường không lạ với nạn nhũng nhiễu cùng tỷ lệ từ vài chục phần trăm đến “cưa đôi” tiền bồi thường giải phóng mặt bằng tại nhiều dự án lấy đất của dân, thì 500 triệu USD cũng có thể tái hiện cảnh trạng đó, tức sẽ chỉ còn một số tiền nhỏ đến được tay lớp ngư dân không còn biển để sinh sống và chưa biết chọn nghề gì khác để sinh nhai. Tiền sẽ chạy đi đâu? Hay lại chạy vào túi quan chức như vốn thế trong vô số chương trình tài trợ của Liên Hiệp Quốc và phương Tây cho môi trường, xã hội và xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam? Thói thiếu minh bạch của giới chức chính phủ vẫn tiếp tục hiển hiện trong vụ Formosa. Lối thông báo hết sức mơ hồ về một “tài khoản tạm giữ” nào đó để “giam” số tiền 250 triệu USD của Formosa có thể khiến người dân “lên ruột.” Với tình trạng quan liêu và thâm lạm như thế, thử hỏi làm sao có thể tin được số tiền 500 triệu USD bồi hoàn của Formosa “sẽ được chi hết cho ngư dân”? Làm sao có thể không nghi ngờ về một phần không nhỏ trong số 500 triệu USD bồi thường của Formosa sẽ rơi vào túi giới quan chức từ lớn xuống nhỏ? Cơ quan đang giữ số tiền trên lại là Bộ Tài Nguyên Môi Trường – một trong những địa chỉ đã cực kỳ tắc trách trong quản lý và hậu kiểm, và còn có dấu hiệu đồng lõa với Formosa đối với việc xả thải gây ô nhiễm khủng khiếp về môi trường biển. Làm sao có thể tin được cơ quan bộ này? Làm thế nào tin được khi “luật rừng” ở rất nhiều bộ ngành và chính quyền địa phương vẫn là một thực tế cực kỳ nan giải. Quen rút rỉa thậm tệ các chương trình hỗ trợ nông dân và ngư dân được tài trợ bởi các tổ chức thiện nguyện quốc tế, giới quan chức Việt Nam chắc chắn đang chăm bẳm vào số 500 triệu USD xem có thể “nuốt” được bao nhiêu phần trăm trong đó. Vào năm 2009, một tờ báo nhà nước là VietNamNet đã phát giác ra vụ “ăn ODA” đến 40% trong một dự án xây trường học ở Hà Tĩnh. Hà Tĩnh lại là “quê hương” của “đồng chí Võ Kim Cự – nguyên bí thư tỉnh này và là người đã “rước giặc vào nhà” qua cơ chế tự cấp giấy phép thuê đất đến 70 năm cho Formosa. Cho tới nay, ông Cự vẫn bình yên trên chiếc ghế ủy viên Ủy Ban Kinh Tế của một Quốc Hội “gật.” Vào cuối tháng 7, 2016, dù cả Quốc Hội lẫn chính phủ mới vẫn thản nhiên tuyên thệ lần thứ hai liên tiếp cho các chức danh chủ tịch nước, chủ tịch quốc hội, thủ tướng chính phủ, toàn bộ báo cáo của hai cơ quan này đều không một lần đề cập đến trách nhiệm của giới quan chức, đặc biệt quan chức Hà Tĩnh như ông Võ Kim Cự, và Thứ Trưởng Bộ Tài Nguyên Môi Trường Võ Tuấn Nhân – người đã công khai che chắn “nguyên nhân cá chết là do thủy triều đỏ.” Tiền sẽ chạy đi đâu và vào túi ai? Thói khuất tất và khuất lấp của giới quan chức ngày càng đổ dầu vào lửa, càng khiến các cuộc biểu tình không thể ngăn chặn của ngư dân và giáo dân miền Trung bùng nổ rộng và sâu trong thời gian tới. Phạm Chí Dũng (Người Việt)
  24. Trong khi “đại án” Phạm Công Danh làm thất thoát 9.000 tỷ đồng của ngân hàng VNCB diễn ra trước tòa sơ thẩm, Phó chủ tịch Hậu Giang Trịnh Xuân Thanh tiếp tục bị báo chí quốc doanh đưa lên bàn mổ với nhiều dữ kiện vốn bị che giấu từ ở cương vị người lãnh đạo Công Ty PVC. Nguyên Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng của Nguyễn Tấn Dũng cũng không chạy thoát được tấm lưới do phe cánh Nguyễn Phú Trọng giăng ra Ngay khi vụ bảng số xe Lexus màu trắng màu xanh nổi lên, đích thân ông Nguyễn Phú chỉ thị đến 9 cơ quan trung ương vào cuộc điều tra nhân vật lâu nay gần như mai danh ẩn tích ở một tỉnh miền Tây. Thế là từ câu chuyện chiếc xe Lexus tư mang biển số xanh tưởng đâu nhỏ, đảng đã moi ra vụ thất thoát 3.200 tỷ đồng ở Tổng công ty PVC mà không hiểu sao lúc đó trách nhiệm của ông Thanh được êm thấm bỏ qua. Số tiền hơn 150 triệu Mỹ Kim bốc hơi ấy nằm trong thời kỳ 4 năm ông Trịnh Xuân Thanh là lãnh đạo cao nhất ở Tổng Công Ty Xây Lắp Dầu Khí (PVC). Giống như hầu hết các doanh nghiệp nhà nước ồn ào nhưng làm ăn bê bối khác trong thời gian bùng nổ những quả đấm thép, PVC dưới sự điều hành của ông Thanh đã lao vào lối kinh doanh lời giả lỗ thật, đầu tư vô hiệu quả đưa đến kết quả tiền mất tật mang. Một doanh nghiệp đã từng nhận “huân chương lao động hạng nhất’’ nhưng cuối cùng lại là đơn vị làm mất trắng hàng ngàn tỷ đồng. Một trong những chuyện lem nhem điển hình của PVC trong thời gian này mới bị phanh phui là nhân dịp “sinh nhật của bố sếp”, một công ty vệ tinh của PVC đã mạnh tay chi trên 500 triệu để mua quà tặng cho bố ông Thanh. Lối chi tiêu tiền nhà nước như tiền âm phủ này không phải chỉ có ở đại gia đình PVC mà hầu hết các đơn vị kinh tế quốc doanh đều chung sách vở. Khi nội vụ vỡ lở, ông Thanh đường hoàng về làm Vụ trưởng ở Bộ Công Thương rồi được ai đó cho “luân chuyển” ra giữ chức vụ Phó chủ tịch Hậu Giang… chuẩn bị lên Trung ương nhiệm kỳ tới. Con đường ngoằn ngoèo của Phó chủ tịch Hậu Giang tưởng đâu sắp đến đích, ngờ đâu chiếc xe Lexus đã hại đời Trịnh Xuân Thanh, gặp lúc ông Trọng muốn tìm một “con dê” tế thần. Qua vụ Trịnh Xuân Thanh, có thể thấy rồi đây Thanh sẽ là người bị quy trách nhiệm làm thất thoát 3.200 tỷ đồng ở PVC. Điều này cũng không làm ai ngạc nhiên vì trước PVC đã từng có vụ Vinalines thất thoát 10.000 tỷ với Dương Chí Dũng rồi được móc về Cục Hàng Hải nhưng rốt cuộc cũng ra tòa lãnh án. Lần này Trịnh Xuân Thanh cũng hạ cánh không an toàn, mặc dầu đã bị đẩy ra khỏi quốc hội và chức phó chủ tịch tỉnh. Nhưng ai là người đã bao che cho Trịnh Xuân Thanh thoát khỏi vụ án 3.200 tỷ và ai đưa Thanh an toàn về Bộ Công Thương cũng như về làm Phó chủ tịch Hậu Giang? Cho truy kích Trịnh Xuân Thanh tới cùng, rõ ràng Nguyễn Phú Trọng muốn chứng minh ba điều: - Con đường công danh của Trịnh Xuân Thanh là cả một phe nhóm vây quanh và qua đó ông Trọng muốn chứng minh Trịnh Xuân Thanh là một mắc xích của “lợi ích nhóm” mà ông Trọng sáng tạo vào năm 2012 để chỉ bầy sâu tham nhũng ở trong đảng. Không thể một mình Trịnh Xuân Thanh có thể làm thất thoát 3.200 tỷ đồng ở PVC rồi sau đó lại được đề bạt về làm cán bộ ở Bộ Công Thương. Đó là nói về mắc xích ở Trung Ương. Sau khi “luân chuyển” về Hậu Giang làm Phó Chủ tịch, Trịnh Xuân Thanh còn được đưa ra làm Đại biểu Quốc hội cho thấy là mắc xích ở địa phương đã giúp Trịnh Xuân Thanh rất đắc lực. Những mắc xích này, nói theo ngôn ngữ của đảng chính là “đúng quy trình” mà Thanh đã dùng số tiền thất thoát 3.200 tỷ đồng ở PVC để nối kết nó. - Bộ Công Thương dưới trào Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chính là cái nôi sinh ra lợi ích nhóm vì đây là bộ nắm quyền quản lý 11 tập đoàn và tổng công ty lớn nhất như Tập đoàn dầu khí, Tập đoàn điện lực, Tập đoàn than khoáng sản, Tồng công ty Bia Rượu vân, vân… Nguyễn Phú Trọng thừa biết đây là nơi toàn quyền ban phát và chia chác quyền lợi cho các phe nhóm của Nguyễn Tấn Dũng, vì theo luật định, Thủ tướng là người tổng chỉ huy và quản lý nhân sự, kinh doanh các Tập đoàn và Tổng công ty. 5 năm qua, ông Trọng chưa đụng được “sợi lông chân” của ông Dũng, có lúc còn phải ngậm đắng nuốt cay rơi nước mắt với “đồng chí X”. Giờ đây phải chăng là lúc Trọng trả lại món nợ cũ? - Dưới thời tái cơ cấu nền kinh tế do Nguyễn Tấn Dũng chỉ đạo, sự lớn mạnh của lợi ích nhóm đã khiến cho mục tiêu cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước trở nên khó khăn. Dưới tác động của lợi ích nhóm, một mặt ra vẻ đề cao, thúc đẩy việc cổ phần hóa theo chỉ tiêu, một mặt trì hoãn để tiếp tục thủ lợi. Không có gì khó hiểu khi việc sắp xếp lại lề lối kinh doanh của các công ty nhà nước đồng nghĩa với việc đụng tới quyền lợi của các nhóm lợi ích. Bằng cách này hay cách khác, chúng ngăn chặn, kéo lùi thời gian, tráo trở bòn rút cho đến khi công ty chỉ còn là một xác chết vô giá trị mới chịu buông ra. Ngoài một Trịnh Xuân Thanh, nguyên Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng của Nguyễn Tấn Dũng cũng không chạy thoát được tấm lưới do phe cánh Nguyễn Phú Trọng giăng ra sau đại hội 12. Vũ Huy Hoàng được đánh giá là người nắm quyền sinh sát, cùng với các đơn vị trong tay mình vung tay tiêu tiền làm giàu bất chính cho phe cánh. Moi ra Trịnh Xuân Thanh và Vũ Huy Hoàng, mục đích của ông Trọng là muốn từng bước quy trách nhiệm cho Nguyễn Tấn Dũng và có thể Trọng sẽ kéo Dũng ra trước vành móng ngựa về tội sản sinh và nuôi dưỡng "lợi ích nhóm". Điều này người ta thấy rõ ràng hơn khi mới đây, ngày 6 tháng 8, trong lúc tiếp xúc với cử tri quận Hoàn Kiếm, Nguyễn Phú Trọng đã bộc lộ mẻ lưới của mình. “Trịnh Xuân Thanh là một thí dụ thôi mà đã liên quan nhiều thứ lắm. Đang quyết tâm làm, chúng tôi đã nói nhiều lần, làm có bước đi chắc chắn, chặt chẽ thận trọng hiệu quả, và phải giữ được ổn định để phát triển đất nước. Bởi vì sau vụ này còn liên quan người khác”. “Sau vụ này còn liên quan người khác”. Lời khẳng định của ông Trọng hứa hẹn những màn thanh trừng nội bộ đang được sắp xếp chặt chẽ và số phận Nguyễn Tấn Dũng trong tương lai sẽ không có gì sáng sủa. Phạm Nhật Bình (CTM)
  25. Chúng ta đang tồn tại trong một trạng thái mà hầu như không còn tôn trọng luật pháp. Mọi sự vi phạm đều trở nên công nhiên, thách thức và hầu như là trút xuống đầu dân đen. Nền tảng quốc gia Singapore. Nguồn: internet Luật pháp là một thứ quý giá của quốc gia và cũng là tấm áo choàng nói lên sự văn minh của một đất nước. Không phải là những toà nhà lớn, nhà máy, xí nghiệp to, hiện đại là chúng ta có văn minh, có thứ đó, như ông Fukuzawa đã nói, đó đơn giản chỉ là có phần xác mà chưa có phần hồn. Phần hồn của một quốc gia mà tạo nên sự văn minh thực sự của đất nước đó chính là thái độ của người dân, ý chí độc lập của người dân một nước. Chúng ta đang thiếu phần hồn của một quốc gia. Chúng ta chỉ có một vài dự án, nhà máy, xưởng sản xuất, sân bay, cảng vụ có chút hiện đại, nhưng chúng ta còn thiếu sinh lực nội tại của một quốc gia. Người dân thì sợ chính phủ và phục tùng chính phủ một cách giả tạo. Họ sợ hãi chứ không phải bằng thái độ tôn trọng vì những gì hà khắc, những hành xử bất chấp luật pháp, những sự cai trị bằng nhiều chính sách thuế, phí, lệ phí khiến người dân còng lưng gánh chịu mà hiện còn có xu thế tăng cao, từ học phí, viện phí đến cả lộ phí đi đường (thông qua các trạm BOT, thuế xăng dầu, phí kiểm định, thuế xuất nhập khẩu). Chúng ta chưa có văn minh, vì việc xây dựng những toà nhà, nhà máy, xí nghiệp, sân bay hay các công trình khác thì có tiền là xây lên được, vay mượn cũng xây lên được như các nước phương Tây, nếu không tự mình làm được thì thuê nước ngoài làm hộ. Tuy nhiên, cái sự học hỏi và làm việc của người Việt còn quá kém cỏi và trì trệ. Ý chí tự lập, ý chí vươn lên và cảm giác biết xấu hổ vì lạc hậu, đói kém cũng như sự thiếu hiểu biết về học thuật so với thế giới không có nên gần như chúng ta không thể khai phá hay sáng tạo được gì. Chúng ta cứ ngày một thụt lùi xa hơn so với thế giới, kể cả thu nhập bình quân có tăng lên 3.500 ÚD/người như dự tính vào năm 2025 thì điều đó cũng trở nên vô nghĩa. Luật pháp rối rắm, chồng chéo, thay đổi liên tục là điều xấu cho một quốc gia, nó tạo ra sự bất ổn định ngay cả cho Chính phủ chứ chưa nói đến người dân chỉ biết sống dựa vào luật pháp. Và trong quá trình tạo ra luật pháp thì lại có quá nhiều sai sót, nhiều khiếm khuyết, việc thi hành không nghiêm tạo nên những bất công, nên thành ra người dân không biết đường nào mà lần. Làm ăn cũng lo lắng nơm nớp vì sợ phạm luật. Rồi họ lại cấu kết với nhiều công chức mà làm ăn bất chấp, vậy là tạo ra bất công xã hội, mà nếu không loại bỏ được thì người dân sẽ ngày càng mất dần niềm tin vào chính phủ. Chúng ta phải thay đổi nền giáo dục, không được tạo ra rào cản nào với thế giới để con người Việt được tiếp cận, tương tác với tri thức toàn cầu, nó đem lại lợi ích nhiều hơn cho chính phủ và đời sống cán bộ, vì người dân có giàu lên thì chính phủ mới có nhiều tiền thuế để duy trì và đời sống công chức ắt hẳn nâng cao lên. Mà muốn thay đổi giáo dục theo hướng tích cực nêu trên thì càn phải ban hành chính sách thông qua luật pháp sao cho thật đơn giản, dễ hiểu nhưng phải thực thi nghiêm minh. Chúng ta phải xây dựng một chính phủ liêm chính, ban hành luật pháp tiến bộ, người dân có ý chí độc lập với vị thế của một người làm chủ đất nước, chịu khó học tập và có trách nhiệm quốc dân là biết phản kháng trước những bất công chứ không chịu khuất phục trước những sai trái của chính phủ hay người làm cho chính quyền mà mình uỷ thác cho. Có nền tảng đó, chúng ta mới có một quốc gia văn minh. Nếu không, tất cả chỉ là giả tạo và đặt dưới sự cai trị của quyền lực chính trị bằng sự sợ hãi không hơn không kém. LS. Luân Lê (FB Luân Lê)

×
×
  • Create New...