Jump to content

Search the Community

Showing results for tags 'chính trị - xã hội'.

  • Search By Tags

    Type tags separated by commas.
  • Search By Author

Content Type


Forums

  • Tin Tức Thời Sự
    • Thời Sự Việt Nam
    • Tin Quốc Tế
    • Tin Cộng Đồng Người Việt Hải Ngoại
    • Bình Luận Thời Sự
    • Khoa Học & Kỹ Thuật - Môi Trường
    • Kinh Tế
    • Biển Đông
    • Thể Thao
    • Thế Giới Động Vật
  • Đời Sống Xã Hội & Tâm Linh
    • Sức Khỏe
    • Tìm Hiểu Tôn Giáo
    • Tử Vi & Phong Thủy
    • Quê Hương Ký Sự
    • Tâm Linh
    • Xã Hội
  • Văn Hóa & Nghệ Thuật
    • Phụ Nử
    • Lịch Sử
    • lời hay ý đẹp
    • Văn Hóa & Nghệ Thuật
    • Online Study
    • Truyện ngắn Audio
  • Vườn Thơ
    • Thơ Sáng Tác
    • Thơ Đấu Tranh
    • Thơ Sưu Tầm
  • Âm Nhạc
    • Thông Tin Âm Nhạc
    • Nhạc Online
    • Cải Lương - Tân Cổ
    • Quán Khuya
  • Giải Trí
    • Thư Giãn
  • Phim & Nhạc
    • Phim Online
    • Thông Tin Điện Ảnh
    • Đời Nghệ Sỹ
  • Thông Báo
    • Cập nhật lượng khách truy cập

Categories

  • Videos
    • Âm Nhạc
    • Film online
    • Thễ Thao
    • Thế Giới Động Vật
    • Thảm Họa Hàng Không
    • Kinh Tế
    • Khoa Học
  • Tin Tức
    • RFA
    • Thời Sự Việt Nam
    • Thế Giới
    • Người Việt Hải Ngoại
    • RFI
    • Thời Sự Hoa Kỳ
    • Khung Trời Mới
    • ĐKN
    • NTD
    • The Saigon Post
    • Nửa Vòng Trái Đất TV
    • Culture Chanel
    • Chuyễn Động Toàn Cầu
    • VIETV NETWORK
    • Tự Lực Bookstore
    • Thế Giới Tiêu Điểm
    • LITTLE SAIGON NEWS
    • VietCatholicNews
    • English News
  • Bình Luận - Thời Sự
    • Sài Gòn TV Bên Kia Màn Khói
    • OfficialVietFaceTV
    • Đọc Báo Vẹm
    • Người Việt TV
    • VOA
    • Truyền Hình Calitoday
    • Biển Đông
    • PhoBolsaTV
    • SBTN
    • BBC Tiếng Việt
    • Saigon TV 57.5
    • Việt Thảo tonight
    • Kinh Tế Gia Nguyễn Xuân Nghĩa
    • TV Tuần-san
    • 2VNR
    • Mẹ Nấm
    • Tiếng Vọng Về Nguồn (TVVN)
    • VIETLIVE TV
    • SET TV (Saigon Entertainment Television)
    • Viet TV Australia
    • Trung Quốc Không Kiểm Duyệt
    • LSTV
    • Chiến Tranh Ukraine
    • Sỗ Tay Quân Sự
    • Nguoi Viet Channel
    • Chão Lửa Trung Đông
  • Đời Sống
    • Tử Vi & Phong Thủy
    • Lịch Sử & Văn Hóa
    • Tâm Linh
    • Tinh Hoa TV
    • Ẫm Thực
    • Sức Khỏe
    • Biết tõ cùng ai ?
    • Online Study
  • Văn Hóa Nghệ Thuật
    • Văn Học Nghệ Thuật

Find results in...

Find results that contain...


Date Created

  • Start

    End


Last Updated

  • Start

    End


Filter by number of...

Joined

  • Start

    End


Group


  1. Không thể hiểu hoàn toàn chính sách của Trung Quốc khi không nhắc đến con người và quá trình qua đó nó được tạo ra. Nếu Washington có ý muốn định hình sự trỗi dậy của Trung Quốc, khi đó các nhà hoạch định chính sách của Mỹ cần phải hiểu được hệ thống đó hoạt động ra sao. Việc theo dõi Chủ tịch Tập Cận Bình củng cố quyền lực kể từ khi ông trở thành Chủ tịch vào năm 2012 đã thúc đẩy nhiều nhà quan sát về Trung Quốc đi đến những quan điểm quá khích về các hoạt động chính trị và công tác hoạch định chính sách của Trung Quốc. Một mặt, một số nhà phân tích lập luận Tập Cận Bình đã sử dụng các sách lược theo chủ nghĩa Mao để tạo dựng một sự sùng bái cá nhân và quay trở lại chế độ cai trị độc đoán. Mặt khác, một số nhà phân tích đưa ra lý lẽ rằng Tập Cận Bình phần lớn không thích hợp ngoài việc ông được ủy nhiệm để hoàn thành những tham vọng của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ). Không quan điểm nào trong số này thực sự làm sáng tỏ những gì đang thực sự diễn ra ở Bắc Kinh. Một quan điểm rõ ràng hơn đòi hỏi phải thừa nhận rằng chính trị vẫn là chính trị: một câu chuyện về các cá nhân bi thảm hay anh hùng không hoàn mỹ liên tục tương tác với các thể chế và quy tắc xung quanh họ. Không thể hiểu hoàn toàn chính sách của Trung Quốc khi không nhắc đến con người và quá trình qua đó nó được tạo ra. Nếu Washington có ý muốn định hình sự trỗi dậy của Trung Quốc, khi đó các nhà hoạch định chính sách của Mỹ cần phải hiểu được hệ thống đó hoạt động ra sao. Những người chỉ rõ sự sùng bái cá nhân của Tập Cận Bình và một sự quay trở lại chế độ cai trị độc đoán đang đưa ra một thứ gì đó gần như là một bức biếm họa về đời sống chính trị Trung Quốc bởi sự ngớ ngẩn rõ ràng của nó. Chủ tịch Tập Cận Bình có thể xuất hiện tại một cuộc diễu binh, nhưng nó khác xa với việc đứng ở quảng trường Thiên An Môn và phát biểu trước hàng chục nghìn người. Những bức họa ngờ nghệch có thể tôn vinh ca tụng đời sống của Tập Cận Bình, nhưng chúng không phải là một cuốn sổ nhỏ màu đỏ mà hàng triệu người mang theo. Tập Cận Bình đã nỗ lực phát động lại cuộc vận động chính trị “đường lối quần chúng” của Mao để tạo phản hồi tích cực nhằm hỗ trợ các chính sách của ông, nhưng việc gây sức ép đối với chế độ quan liêu ĐCSTQ để đạt được các mục tiêu mà Đảng đề ra không phải là theo chủ nghĩa Mao. Bản chất khôi hài của Tập Cận Bình như Mao Trạch Đông là lý do chính tại sao quan điểm này đã biến mất khỏi phân tích của hầu hết các nhà quan sát Trung Quốc nghiêm túc. Tuy nhiên, quan điểm này là kết quả đương nhiên của việc xem xét các hoạt động chính trị của Trung Quốc thông qua lăng kính chính trị phe phái – sự cạnh tranh giữa các nhóm quan chức cạnh tranh lẫn nhau – và có vẻ không có phe phái nào nổi lên để thách thức sự thống trị của Tập Cận Bình. Không có nhiều dấu hiệu kình địch thực sự, Tập Cận Bình dường như không ai chống lại được và vô song, nhà lãnh đạo tối cao của Trung Quốc. Những người có quan điểm trái ngược và miêu tả Tập Cận Bình chỉ là một “người thừa hành của đảng” cho rằng nếu Tập Cận Bình mạnh mẽ hơn các nhà lãnh đạo trước kia thì đó là do tập thể lãnh đạo của ĐCSTQ muốn như vậy. Tập Cận Bình chỉ là người được chỉ định thông qua các quy trình hợp lý, nếu không nói là trọng nhân tài, của đảng để chọn các nhà lãnh đạo thực hiện các kế hoạch chiến lược của đảng. Ngoài bản chất lặp lại không cần thiết của lập luận này, các thành phần của nó trên thực tế loại chính trị ra khỏi phân tích của họ về các hoạt động chính trị và công tác hoạch định chính sách của Trung Quốc. Bất chấp tính tùy tiện về tri thức của quan điểm Tập Cận Bình như Mao Trạch Đông, quan điểm thứ hai này nguy hại hơn bởi nó dẫn đến ảo tưởng rằng quan điểm chính trị của Trung Quốc có đặc điểm hợp lý và có thể dự đoán được. Điều này dường như sẽ đem lại lý do để ban cho các văn kiện chính sách nhiều ảnh hưởng hơn chúng xứng đáng. Trên thực tế, mọi vấn đề chính sách đều có hơn một giải pháp, và việc Bắc Kinh chọn lựa trong số các giải pháp đó như thế nào là một câu hỏi về sự ưu tiên chứ không chỉ là tính thiết thực. Lấy một ví dụ đã thu hút sự chú ý của quốc tế, khi Bắc Kinh đã dàn xếp êm thấm vụ biểu tình ở làng Ô Khảm hồi năm 2011, mà đã bắt đầu sau khi dân làng đánh đuổi các quan chức của ĐCSTQ ra khỏi thị trấn, chính phủ đã có một lựa chọn. Bắc Kinh đã có thể lệnh cho các lực lượng an ninh địa phương san bằng Ô Khảm. Bắc Kinh đã có thể cho phép chính quyền cấp địa phương dàn hòa hoặc thay thế Bí thư tỉnh ủy để kiểm soát tình hình khi người biểu tình cầu xin. Quan điểm này nổi lên từ một loạt gồm 3 giả định về cách thức hoạt động của ĐCSTQ. Giả định đầu tiên là các nhà lãnh đạo được lựa chọn dựa trên cơ sở công trạng và thành tích trong quá khứ của họ. Giả định thứ hai là sự lãnh đạo tập thể ở các cấp cao nhất của đảng làm dịu bớt xung đột giữa các nhà lãnh đạo cấp cao nhất. Giả định thứ ba là hệ thống hoạch định chính sách của ĐCSTQ về cơ bản hoạt động như được dự định và chỉ đạo. Không giả định nào trong số này có thể được thừa nhận một cách không ngờ vực. Chúng dễ bị nghi ngờ bởi chúng không phản ánh những gì người ta biết về các hoạt động chính trị hay hệ thống của Trung Quốc. Các hoạt động chính trị mang tính cá nhân, và các tổ chức không thể né tránh các hoạt động chính trị, đặc biệt là khi đề cập đến việc lựa chọn lãnh đạo. Sự lãnh đạo tập thể đòi hỏi phải cùng hoạch định chính sách và bàn bạc, và bằng chứng về sự lãnh đạo tập thể đến nhiều từ chương trình nghị sự của đảng hơn là bất cứ điều gì khác. Nếu hệ thống ĐCSTQ về cơ bản hoạt động như nó được dự định, khi đó các nỗ lực của Tập Cận Bình nhằm tái tổ chức và khẳng định quyền lực của ông đối với nó là không thể giải thích được. Tất cả các hoạt động chính trị đều mang tính cá nhân. Bất kể một tổ chức có trọng nhân tài như thế nào, việc đề bạt lên các cấp cao nhất sẽ luôn được cá nhân hóa – một vấn đề về chính trị hơn là công trạng. Các tổ chức sản sinh nhiều người có đủ năng lực để đảm nhiệm các chức vụ cấp cao nhất của chúng hơn là những sự bổ nhiệm cán bộ. Ngay cả khi các nguyên tắc tổ chức cán bộ mới được đưa ra để quyết định ai sẽ được đề bạt, chúng không thể bị tách ra khỏi bối cảnh chính trị trước mắt trong một khoảng thời gian. Chẳng hạn, nguyên tắc “7 lên, 8 xuống”, qua đó những người 67 tuổi có thể được đề bạt nhưng những người 68 tuổi phải nghỉ hưu, đối với việc đề bạt của Ban Thường vụ Bộ Chính trị ban đầu được thiết kế để loại bỏ các đối thủ của Giang Trạch Dân khỏi Ban Thường vụ. Gần đây hơn, việc Ban Thường vụ Bộ Chính trị của Tập Cận Bình tại Đại hội Đảng 18 tinh giản cán bộ từ 9 thành viên xuống còn 7 thành viên là điều khôn ngoan bởi càng có ít tiếng nói thì con đường đi đến đồng thuận càng ngắn hơn. Điều thuận tiện là, thâm niên khiến hai lãnh đạo có quan hệ thân thiết với Chủ tịch Hồ Cẩm Đào sắp mãn nhiệm không vào được Ban Thường vụ. Điều có liên quan là, yếu tố cá nhân của hoạt động chính trị đóng vai trò như một lời nhắc nhở về vai trò của cơ hội hay tình huống bất ngờ. Việc gọi Tập Cận Bình là sự biểu hiện ý chí của đảng sẽ cho thấy rằng các quy trình hợp lý, dựa trên nguyên tắc đã dẫn tới việc ông được lựa chọn. Trong một nghĩa rất hạn hẹp thì điều đó có thể là đúng. Việc Tập Cận Bình vào năm 2007 được bầu làm Phó Chủ tịch, người đứng đầu Trường đảng Trung ương, và đứng đầu Ban bí thư đã củng cố các triển vọng của ông. Nhưng điều gì đã xảy ra trước đó? Năm 1997, Tập Cận Bình là sự lựa chọn cuối cùng của các đồng sự của ông để trở thành Ủy viên dự khuyết Ban chấp hành trung ương (từ đó Bộ Chính trị cầm quyền và Ban Thường vụ của nó được thành lập). Tập Cận Bình đã bỏ qua việc trở thành một bí thư tỉnh ủy để nhảy vào Ban Thường vụ Bộ Chính trị. Ngay cả khi những bước “nhảy cóc” như vậy không phải hoàn toàn là hiếm, các bí thư tỉnh ủy có triển vọng tiến xa hơn nữa thường công tác trong Bộ Chính trị, như ủy viên Ban Thường vụ hiện nay Trương Đức Giang và không giống như Tập Cận Bình. Ông đã vươn lên như thế nào từ những triển vọng không hứa hẹn như vậy để leo lên vị trí cao nhất của ban lãnh đạo, nhảy qua nhiều cấp bậc của các cán bộ nòng cốt có uy tín cao hơn? Trước tiên, không có nhiều ứng viên thay thế có thể làm hai nhiệm kỳ 5 năm như Tổng Bí thư ĐCSTQ, có lẽ chỉ có 2 hoặc 3, cụ thể là Bạc Hy Lai (hiện đang bị bỏ tù), Thủ tướng Lý Khắc Cường và Phó Chủ tịch Lý Nguyên Triều. Thứ hai, nhà lãnh đạo có nhiều triển vọng nhất mà có thể chỉ làm một nhiệm kỳ mà không thay đổi các hạn chế tuổi tác được nhắc đến trước đó, Bí thư Thành ủy Thượng Hải Trần Lương Vũ, đã trở thành nạn nhân của một vụ bê bối tham nhũng. Cuối năm 2006, một cuộc điều tra do Chủ tịch Trung Quốc khi đó là Hồ Cẩm Đào tiến hành đã gài bẫy Trần Lương Vũ và giúp phá hỏng các dàn xếp của người tiền nhiệm của Hồ Cẩm Đào là Giang Trạch Dân để đảm bảo uy thế tiếp tục của “bè nhóm Thượng Hải” của ông này. Tình huống bất ngờ có vai trò quan trọng. May mắn có vai trò quan trọng. Kỹ năng của các nhà lãnh đạo ĐCSTQ có vai trò quan trọng. Trung Quốc cũng không ngoại lệ về mặt này. Sự lãnh đạo tập thể trên thực tế có nghĩa là mỗi lãnh đạo đứng đầu một hệ thống chính sách hoạt động độc lập mà không chịu sự can thiệp của các đồng sự của họ. Một trong những ví dụ rõ ràng nhất của quyền tự trị này là hệ thống an ninh, trong đó có cơ quan tình báo trong nước và các lực lượng cảnh sát, trong nhiệm kỳ của Chu Vĩnh Khang (2007-2012), nhân vật hiện giờ đang bị bắt giam. Các xuất bản phẩm chủ đạo của Ban chấp hành Trung ương ĐCSTQ và Trường đảng Trung ương đã chỉ trích bộ máy an ninh vì nhìn nhận tất cả các kiểu vấn đề xã hội thông qua lăng kính an ninh và sử dụng vũ lực đối với toàn thể công dân Trung Quốc theo những cách thức đối nghịch với các mục tiêu khác của ĐCSTQ. Trong một sự công kích khác nhằm vào sự lãnh đạo tập thể trong một đảng thống nhất, các nhà lãnh đạo tỉnh đã tuần hành trước các báo địa phương của họ hồi đầu năm nay để bày tỏ sự ủng hộ của mình đối với Tập Cận Bình và các ý kiến chỉ đạo của ông. Ít nhất 17 bí thư cấp tỉnh đã bày tỏ sự công nhận của họ rằng Tập Cận Bình là “nòng cốt” của ban lãnh đạo – một vinh dự mà người tiền nhiệm Hồ Cẩm Đào của ông không có được. Hai nhà lãnh đạo quan trọng nhất phớt lờ giọng điệu về Tập Cận Bình như là nòng cốt của ban lãnh đạo là Bí thư Thành ủy Thượng Hải Hàn Chính và Bí thư Thành ủy Quảng Đông Hồ Xuân Hoa. Cả hai nắm giữ các chức vụ quan trọng mà gần như đảm bảo sự đề bạt trong tương lai lên các chức vụ lãnh đạo cấp cao ở Bắc Kinh nếu không nói là Ban Thường vụ Bộ Chính trị. Cả Hàn Chính và Hồ Xuân Hoa đều không có liên hệ với giới thân cận của Tập Cận Bình, và một số nhà phân tích đã gọi họ là những người đi đầu trong các phe phái của những người tiền nhiệm của Tập Cận Bình. Sự lãnh đạo tập thể hàm ý địa vị của Tập Cận Bình là “nòng cốt” sẽ không muốn sự bất đồng công khai như vậy. Phần này cũng cho thấy chúng ta biết ít như thế nào về các động cơ và hành động của giới chóp bu của ĐCSTQ. Các dấu hiệu cho thấy sự chống đối đối với Tập Cận Bình đã xuất hiện trên các các phương tiện truyền thông chính thức, chẳng hạn như một bài luận mang tính khiêu khích do Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương ĐCSTQ – cơ quan chống tham nhũng – công bố. Phải chăng các tuyên bố công khai này đã được sắp đặt để cho thấy Tập Cận Bình kém cỏi hay là một nỗ lực nhằm thị uy sức mạnh đã thất bại? Hay chúng là một phần của cuộc đấu quyền lực để thúc đẩy bộ máy tuyên truyền sự nằm dưới sự kiểm soát của Tập Cận Bình? Không lâu sau khi các tuyên bố công khai rằng Tập Cận Bình là nòng cốt của ban lãnh đạo, vị chủ tịch này đã ghé thăm các vị trí then chốt trong bộ máy tuyên truyền để đòi hỏi sự trung thành với các yêu cầu của đảng, ngụ ý rằng các tổ chức này cần phải tăng cường kiểm soát các bài viết bày tỏ bất đồng và củng cố cương vị lãnh đạo của ông. Công tác tuyên truyền do Ban Thường vụ Bộ Chính trị giám sát, do đó người ta tự hỏi tại sao những vấn đề lại không thể được giải quyết chính giữa bản thân các lãnh đạo với nhau hay tại sao bộ máy tuyên truyền lại cần được nhắc nhở về uy quyền tối cao của đảng. Những người lập luận rằng các lãnh đạo đảng cùng điều hành Trung Quốc cần phải cho thấy rằng các nhà lãnh đạo Trung Quốc gặp gỡ nhau đủ thường xuyên để sự lãnh đạo tập thể đem lại kết quả. Làm thế nào để có sự lãnh đạo tập thể giữa các nhà lãnh đạo mà gặp gỡ nhau không quá một lần mỗi tháng? Sắp xếp giấy tờ giữa các thư ký riêng và bộ máy hành chính quan liêu trung ương không phải là lãnh đạo tập thể. Tốt hơn hết, họ có thể cho thấy sự thỏa thuận giữa tập thể lãnh đạo đã thay đổi như thế nào các chính sách mà ban đầu do một nhà lãnh đạo và bộ máy chính sách của ông đề xướng. Cuối cùng, một hệ thống đã tạm dừng hoạt động khi các nguyên tắc cơ bản của nó đang được thực hiện cho thấy giả định về một hệ thống chính trị hoạt động đúng chức năng cần được xem xét kỹ lưỡng hơn. Theo các báo cáo liên tiếp, những nỗ lực của Tập Cận Bình nhằm tập trung quyền lực và chống tham nhũng đã làm chậm lại hoạt động của Chính phủ Trung Quốc, khi các quan chức cấp thấp lo sợ việc hành động sai lầm sẽ dẫn đến việc họ bị sa thải hoặc bỏ tù. Số quan chức trên thực tế bị bỏ tù là tương đối nhỏ trong một ĐCSTQ gồm hơn 88 triệu người. Các nguồn tin chính thức nói rằng khoảng 300.000 quan chức đã phải đối mặt với các hình phạt cho tội tham nhũng và chỉ 80.000 trong số đó phải chịu hình phạt nghiêm khắc như là giáng cấp. Khoảng 400.000 quan chức đã bị trừng phạt trong năm 2013 và 2014, tổng số vẫn chỉ chiếm 0,79% số đảng viên. Kiểu lo sợ đó chỉ có lý nếu tình trạng u ám của ĐCSTQ khiến thậm chí là những thành viên trong nội bộ đảng cảm thấy khó có thể hiểu được điều gì đang diễn ra ở bất kỳ thời điểm cụ thể nào. Đây không phải là giả định vô lý khi căn cứ vào các báo cáo của các đảng viên bí mật theo dõi lẫn nhau và các vụ việc tống tiền giữa các cán bộ. Ở các cấp cao nhất, giả định này bao gồm cả các nỗ lực của Bí thư Thành ủy Trùng Khánh Bạc Hy Lai bị hất cẳng nhằm thâm nhập Cục Bí mật Nhà nước, cơ quan phụ trách đảm bảo công tác thông tin liên lạc giữa các lãnh đạo, và các nỗ lực của Chu Vĩnh Khang nhằm dùng bộ máy tình báo trong nước chống lại các đối thủ chính trị. Việc leo lên các vị trí đòi hỏi các quan chức của đảng phải dính dáng đến các hành động mà hoặc liên quan đến phạm tội hoặc là có thể bị trừng phạt sau đó – cũng giống như trong nhiều hệ thống độc tài khác. Ở thời điểm họ hành động, các quan chức của đảng không có cách nào biết được liệu họ có phải đối mặt với những hậu quả hay không nếu thời thế chính trị thay đổi. Do các đảng viên có nhiều khả năng hơn phải chịu sự thi hành thất thường hơn là có tính hệ thống, các quan chức này có động cơ để tìm kiếm sự an toàn thông qua hai hình thức liên hệ. Hình thức thứ nhất là dưới vỏ bọc của một nhân vật cấp cao, người giúp quyết định ai bị điều tra. Hình thức thứ hai bao gồm những người ở trong các đơn vị an ninh và điều tra, những người tiến hành công việc và có thể che giấu bằng chứng. Về mặt này, Tân Hoa Xã không nhầm khi nói với tác giả bài viết rằng các quan chức tham nhũng đều cùng hội cùng thuyền. Đó là cách duy nhất để tìm kiếm sự an toàn trong một môi trường khó lường. Rõ ràng câu trả lời nằm ở đâu đó trong các hoạt động chính trị cá nhân đơn thuần của các phe phái và ĐCSTQ như là bộ máy hành chính quan liêu hợp lý. Việc cố gắng tránh khỏi tình trạng mơ hồ và nói rằng các hoạt động chính trị của Trung Quốc hoặc là mang tính cá nhân hoặc hành chính quan liêu sẽ không đem lại nhiều sự thấu đáo hơn so với những sự lưỡng phân tương tự, giống như là những người bảo thủ đấu với những người cải cách, những kẻ hiếu chiến đấu với những người yêu hòa bình hay Liên đoàn Thanh niên Trung Quốc đấu với phe “Thái tử đảng”. Các thể chế và nguyên tắc là quan trọng, nhưng những người không hoàn hảo là những người quản lý chúng và đảm bảo việc thực thi (hoặc không thực thi) chúng. Người ta có thể mắc sai lầm. Họ có tham vọng hay lòng vị tha, hành động cẩn trọng hay liều lĩnh, rèn luyện tính chính trực hay thói bợ đỡ, và một loạt đặc điểm anh hùng hay bi thảm khác. Tập Cận Bình là “người thừa hành” của đảng, nhưng ông cũng là người phải chịu nhiều rủi ro trong các hoạt động chính trị cấp cao. Chính sách của Mỹ đối với Trung Quốc bao gồm cả một yếu tố định hình quan trọng, do chính sách và hành động của Bắc Kinh từ Biển Đông cho đến thực thi quyền sở hữu trí tuệ vẫn còn để lại nhiều điều để mong đợi. Việc hiểu được làm thế nào để gây sức ép hay phớt lờ Bắc Kinh đồng nghĩa với việc hiểu được về môi trường chính trị Trung Quốc và các lãnh đạo nước này hoạt động như thế nào trong đó. Tuy nhiên, hai quan điểm nổi bật không đem lại đường cơ sở đó. Peter Mattis là chuyên viên nghiên cứu Chương trình Nghiên cứu Trung Quốc của Quỹ Jamestown và là tác giả cuốn “Analyzing the Chinese Military” (2015). Hiện tác giả đang hoàn thành hai cuốn bản thảo về hoạt động tình báo của Trung Quốc. Nguồn: Nghiên cứu Biển Đông - See more at: http://nghiencuuquocte.org/2016/08/14/con-nguoi-hay-che-di-tim-su-trong-chinh-tri-trung-quoc/#sthash.RK4TKA00.dpuf Peter Mattis Nguồn: Peter Mattis, “Man or machine: Seeking truth in Chinese politics“, War on the Rock. Biên dịch: Văn Cường * Peter Mattis là chuyên viên nghiên cứu Chương trình Nghiên cứu Trung Quốc của Quỹ Jamestown và là tác giả cuốn “Analyzing the Chinese Military” (2015). Hiện tác giả đang hoàn thành hai cuốn bản thảo về hoạt động tình báo của Trung Quốc.(Nghiên cứu Biển Đông)
  2. Tác giả: David Satter Dịch giả: Lê Minh Nguyên Ứng cử viên tổng thống đảng Cộng hòa Donald Trump đã có một lập trường thiếu thông tin về Nga, nó tệ hơn khi so sánh với chính sách "xóa bài làm lại" (reset) của bà Hillary Clinton, đối thủ Dân chủ của ông. Nếu được thực hiện, nó sẽ làm cho Hoa Kỳ bị bất lực trong quan hệ với Nga, đe dọa nghiêm trọng sự độc lập của các nước đồng minh dân chủ của Hoa Kỳ. Nếu Obama-Clinton lập ra chính sách "xóa bài làm lại" với ý định gỡ gạc lại các thiệt hại trong quan hệ Mỹ-Nga được cho là đã gây ra bởi chính quyền của Tổng thống Bush, thì những gì Trump đề xuất là Mỹ và Nga nên trở thành đồng minh thực sự (de facto) cùng nhau làm việc để "đánh bại chủ nghĩa khủng bố và khôi phục hòa bình thế giới." Trump cho biết rằng ông sẵn sàng xét lại để bỏ các biện pháp trừng phạt Nga, được áp dụng sau năm 2014 khi Nga xâm lược Ukraine, và hợp tác với Nga ở Syria, chống lại Nhà nước Hồi giáo. Ông gợi ý rằng liên minh NATO đã lỗi thời, và rằng, nếu được bầu, ông sẽ không cần thiết phải tuân thủ các cam kết của Hoa Kỳ với NATO để bảo vệ các nước cộng hòa vùng Baltic. Nhưng, chính sách Nga của ông Trump không có cơ hội dẫn đến sự cải thiện trong quan hệ giữa Hoa Kỳ và Nga, hoặc làm cho thế giới ổn định hơn. Lý do là mặc dù Mỹ muốn Nga là một người bạn, nhưng lãnh đạo Nga cần Hoa Kỳ như một kẻ thù. Chỉ bằng cách này, thì sự bất mãn của người dân Nga được nhằm để chống lại phương Tây thay vì chống lại lãnh đạo Nga. Các nhà lãnh đạo hậu Xô Viết-Nga sử dụng chiến tranh để đạt mục tiêu chính trị nội bộ. Cuộc chiến tranh Chechnya lần đầu tiên là "một cuộc chiến thắng nhỏ" được tính toán để tăng sự ủng hộ Tổng thống Boris Yeltsin bị suy giảm vì những khổ đau gây ra do "cải cách" qua cơ chế thị trường trong những năm 1990s. Cuộc chiến tranh Chechnya lần thứ hai nhằm giải cứu đàn em Yeltsin không bị đi tù hay bị hại, và đảm bảo cho Vladimir Putin lên nắm quyền. Bốn tòa nhà chung cư ở Buinaksk, Moscow, và Volgodonsk bị nổ bom năm 1999, giết chết 300 người; các cuộc tấn công này được đổ thừa là do khủng bố Chechnya. Trong thực tế, các bằng chứng mạnh mẽ cho thấy các vụ đánh bom được thực hiện bởi Cơ quan An ninh Liên bang (FSB), hậu thân của KGB thời Liên Xô. Bằng chứng này bao gồm sự kiện là các nhân viên FSB bị bắt sau khi đặt một quả bom trong tòa chung cư thứ năm ở Ryazan phía đông nam Moscow, và ông Gennady Seleznev, chủ tịch quốc hội (Russian Duma), công bố vụ đánh bom ở Volgodonsk ngày 16/9/1999 - ba ngày trước khi nó thực sự xảy ra. Các vụ đánh bom được sử dụng để biện minh cho cuộc xâm chiếm Chechnya mới, và sự thành công trong cuộc chiến này đã đưa Putin lên nắm quyền. Nói cách khác, có bằng chứng mạnh mẽ cho thấy sự cai trị của Putin là kết quả của hành động khủng bố chống lại chính người dân Nga của họ. Các nhà lãnh đạo Nga hậu Xô Viết sử dụng các cuộc chiến tranh để nhằm mục đích đạt mục tiêu chính trị nội bộ. Cuộc chiến ở Ukraine cũng là một trò đánh lạc hướng dư luận. Nó được gây ra nhằm đánh lạc hướng người dân Nga để họ không chú ý tới những bài học của cuộc nổi dậy ở quảng trường Maidan ở Ukraine, đặc biệt là người dân có thể tự đứng lên để tổ chức và lật đổ một chế độ đạo tặc (kleptocratic). Cũng như thế, cuộc chiến ở Syria, được tiến hành để đánh lạc hướng sự chú ý từ việc không thành công ở Ukraine. Các kế hoạch đầy tham vọng để cắt ra một "Tân Nga" từ lãnh thổ Ukraine có chủ quyền ít nhất là đã bị tạm thời đóng băng, khi phải đối mặt với lệnh trừng phạt của phương Tây và sự kháng cự mạnh mẽ của quân đội Ukraine. Cho nên Trump kêu gọi một sự mặc cả lớn với Nga là ngây thơ và lầm lạc. Nó sẽ không thể tạo hứng thú cho Nga hợp tác với Hoa Kỳ vì lợi ích chung nhưng thay vào đó nó phục vụ như là lời mời mọc cho sự xâm lăng thêm nữa với những hậu quả nghiêm trọng. Sau đây là một vài trọng điểm của các vấn đề: Ukraine: Ở thời điểm hiện tại, quân đội Nga đang đông đảo có mặt ở khu vực chiếm đóng của bán đảo Crimea tiếp giáp với Ukraine lục địa. Dân Ukraine có thể bị quân đội Nga mở cuộc tấn công bất cứ lúc nào. Trong khi đó, báo cáo của nguời dân Ukraine cho biết các lực lượng ly khai gốc Nga ở miền đông Ukraine hôm mùng 8 tháng tám tấn công các vị trí của quân đội Ukraine 61 lần trong 24 giờ. Lực lượng ly khai gốc Nga, được xây dựng bởi Nga trên lãnh thổ Ukraine, bao gồm khoảng 40,000 binh sĩ chiến đấu - 12,000 trong số đó là quân đội chính quy của Nga. Lãnh đạo và phối trí là do bởi Nga. Lực lượng này được trang bị các máy phóng tên lửa đa đầu, các hệ thống chống máy bay, với lượng xe tăng nhiều hơn so với các nước thành viên của NATO. Nó được hỗ trợ bởi một lực lượng 50,000 quân Nga đóng ngay bên biên giới phía Nga. Trong những tháng gần đây có sự tạm lắng dịu trong việc đánh nhau, cho nên Ukraine không còn nằm trong các tiêu đề hàng đầu của thế giới. Nhưng nếu tuyên bố của các chính khách Hoa Kỳ làm xói mòn niềm tin vào ý chí của Mỹ để phản ứng trước sự xâm lăng, sẽ khuyến khích chế độ Putin tăng cường nỗ lực để gây bất ổn cho Ukraine với một cuộc tấn công mới cho dù Trump được bầu hay không. Vùng Baltic: Nga không thể đánh bại Mỹ hoặc NATO trong một cuộc chiến tranh toàn diện, nhưng Nga có ưu thế chiến lược ở vùng Baltic, nơi Nga có thể kích động một cuộc xung đột và sau đó đe dọa sử dụng vũ khí hạt nhân, nó sẽ làm cho NATO phải lựa chọn hoặc leo thang hoặc nhuợng bộ. Người Nga rõ ràng là sẵn sàng chấp nhận rủi ro. Vào ngày 14/4, một chiến đấu cơ phản lực của Nga SU-27 đã bay một cách nguy hiểm gần một máy bay do thám RC-135 của Mỹ trên biển Baltic. Nó bay rất gần chỉ cách máy bay Mỹ 50 feet và tiến hành một cuộc xoay tròn ngửa bụng bắt đầu từ phía bên trái của máy bay Mỹ, lên bên trên và kết thúc ở bên phải của máy bay Mỹ. Sự kiện này xảy ra chỉ hai ngày sau một cuộc thực tập (simulated) tấn công trên không của Nga với tàu khu trục tên lửa dẫn đường USS Donald Cook ở Biển Baltic. Một trong những máy bay Nga đã bay trong vòng 30 feet cách tàu chiến Mỹ. Đây là cuộc bay ngang qua tàu Mỹ liều lĩnh nhất của máy bay phản lực Nga kể từ khi Chiến tranh Lạnh. Người Nga rõ ràng là sẵn sàng chấp nhận những rủi ro. Các nhà lãnh đạo Nga không phải là những kẻ cuồng tín. Nỗ lực mà họ đầu tư vào việc tích lũy những tài sản cá nhân nó minh chứng cho điều này. Họ sẽ không để rủi ro là việc nắm quyền bị mất đi vì một cuộc xung đột mà họ biết là họ sẽ thua. Nhưng họ có thể tính toán sai, đó là lý do tại sao những phát biểu của Trump, như nghi vấn về sự cam kết của HK trong các hiệp ước quốc tế sẽ nhiều phần tạo ra khủng hoảng hơn là tránh nó. Bạo lực bừa bãi: Các nhà chức trách Nga hành động với một cung cách hoàn toàn coi thường mạng sống con người. Ở Syria, Nga đánh bom một cách bừa bãi. Theo Trung tâm Tài liệu về Bạo lực (Violations Documentation Center) mà họ tìm cách thu thập những sự tấn công của tất cả các bên, các ca tử vong dân sự do Nga tấn công trong sáu tháng tính đến giữa tháng 3/2016 là hơn 2,000 người. Trong tháng Giêng, theo Mạng lưới Syria cho Nhân quyền, (the Syria Network for Human Rights), một tổ chức theo dõi khác, các cuộc không kích của Nga đã giết chết 679 thường dân. Con số này vượt hơn con số thường dân thiệt mạng trong cùng thời điểm bởi quân đội Syria, dù cũng phạm tội ném bom bừa bãi, cũng như ISIS (98 người chết) và al-Nusra Front (42 người chết). Trong chiều hướng những nguy hiểm mà chế độ Nga gây ra, điều quan trọng cần có là sự răn đe. Việc đánh bom các mục tiêu dân sự ở Syria, trong đó có các cơ sở làm bánh và các bệnh viện, cũng làm tăng dòng di tản những người tị nạn vào Thổ Nhĩ Kỳ và Châu Âu, làm trầm trọng thêm những căng thẳng nội bộ tại các vùng đó và tạo ra áp lực để chấp nhận một giải pháp giải quyết khủng hoảng Syria theo các điều kiện của Nga. Công dân Mỹ cũng không miễn nhiễm từ sự xâm lược của Nga. Một công dân Mỹ là nạn nhân trong số các nạn nhân khi ngày 17/7/2014, chuyến bay Malaysia Airlines MH17 bị bắn rơi ở miền đông Ukraine giết chết tất cả 298 người. Ban An toàn Hà Lan (The Dutch Safety Board) khẳng định rằng MH17 đã bị bắn rơi bởi một tên lửa được bắn đi từ giàn phòng không BUK do Nga chế tạo. Chế độ Putin, hoàn toàn bất chấp sự an toàn của hành khách vô tội quốc tế, đã chuyển giao tên lửa có khả năng bắn hạ các máy bay, bay ở độ cao trên 30,000 feet, cho một quân đội được thành lập vội vã ở một khu vực qua lại của hành lang thương mại hàng không nhộn nhịp nhất trên thế giới. Cũng có một nạn nhân người Mỹ khác, Sandy Booker ở Oklahoma, trong năm 2002 chính quyền Nga bao vây nhà hát Moscow và tràn ngập nhà hát với khí độc gây chết người. Trong tất cả các trường hợp, các nhà lãnh đạo Nga chỉ sẽ tôn trọng mạng sống thường dân, bao gồm cả những người Mỹ, khi đến mức độ mà họ lo sợ rằng họ có thể bị quy trách. Nếu một nhà lãnh đạo Mỹ như Trump phản ứng với báo cáo về tội phạm của Nga bằng cách nói, "chúng ta cũng giết rất nhiều người," thì ông ta đã loại bỏ những kiềm chế tối thiểu mà người Nga có thể tôn trọng trong các cuộc xung đột quân sự và gia tăng rủi ro đối với những người Mỹ không liên can. Trump đã bày tỏ sự quan tâm về thái độ của ông Putin đối với ông. Ông Putin nói ông tin rằng ông Trump tôn trọng ông và Trump thắc mắc là nếu Putin thích ông, làm như thể là một cách nào đó nó có liên quan. Ông Carter Page, cố vấn về chính sách Nga của Trump, cho rằng những căng thẳng giữa Hoa Kỳ và Nga trong các việc "thường dựa trên những quan điểm có tính cách đạo đức giả như dân chủ hóa, bất bình đẳng, tham nhũng, và thay đổi chế độ." Tuy nhiên, trong chiều hướng của những mối nguy hiểm mà chế độ Nga hiện nay đe dọa, điều quan trọng là sự ngăn ngừa (deterrence), vì nó luôn luôn có một yếu tố tâm lý mạnh mẽ. Kiềm chế hành vi của chế độ Putin đòi hỏi phải tạo ra một ấn tượng là cả hai lời nói và hành động bạo lực sẽ được đáp trả một cách thích đáng. Nếu Trump trở thành tổng thống, tất nhiên, ông sẽ tiếp cận các thông tin tình báo và điều này có thể thay đổi một số ấn tượng mà ông đang có. Nhưng nếu ông vẫn kiên trì trong các ý kiến nông cạn của ông, thì hậu quả của nó có thể sẽ được cảm nhận bởi tất cả mọi người. - David Satter là nhà báo Mỹ và là chuyên gia về Nga và Liên Xô. Ông là tác giả các cuốn sách và các bài báo về sự suy tàn và sụp đổ của Liên Xô và sự nổi lên của nước Nga tội phạm hậu Xô viết. Ông Satter bị chính quyền Putin trục xuất khỏi Nga năm 2013. Ông là thành viên cao cấp tại Viện Nghiên Cứu Hudson và là thành viên của Viện Chính sách đối ngoại, Trường Nghiên cứu quốc tế cao cấp, Đại học Johns Hopkins (SAIS). 11/8/2016 Nguồn: Bit.ly/2bkQ3LJ bit.ly/2bmk6Av (tiengdanvietmedia.com)
  3. Chủ nhật tuần rồi (7/8/16), khoảng 10 giờ tối, thiếu tướng Quân độ CSVN Lê Xuân Duy đột ngột qua đời. Theo truyền thông nhà nước VN, lý do là “lâm bệnh hiểm nghèo”. Thêm chú thích Ba tháng trước đó, ngày 6/5/16, tướng Duy được bổ nhiệm chức vụ Tư Lệnh quân khu 2 có nhiệm vụ bảo vệ các tỉnh vùng Tây Bắc và nửa phía tây của miền Bắc VN, bao gồm khu vực biên giới ba nước: VN, TQ và Lào. Đây là khu vực hết sức quan trọng trong thời điểm hiện nay vì những tranh chấp lãnh thổ giữa Trung Quốc và các nước trong khu vực bao gồm Việt Nam. Tướng Duy đã từng tham chiến ở mặt trận Vị Xuyên, Hà Giang. Sư đoàn 313 của tướng Duy đã đụng độ ác liệt với ít nhất hai sư đoàn lính Trung Quốc và buộc phải rút khỏi cao điểm 1200, vào tháng 4/1984. Điều đáng chú ý là các tướng lĩnh đã trực tiếp tham chiến chống Trung Quốc, lần lượt chết vì những lý do bất thường hay chuyển tới những vị trí không tương xứng: Trung Tướng Đào Trọng Lịch (Tư lệnh QK2 1992-1997) và Trung Tướng Trần Tất Thành (Tư lệnh QK2 1997-1998) cả hai đều thiệt mạng trong một tai nạn máy bay tại Xiêng Khoảng, Lào, năm 1998. Những trùng hợp đó đã làm dấy lên những nghi ngờ về sự thanh trừng, triệt hạ phe cánh, sau những đấu đá chính trị trong nội bộ Đảng CSVN, và cũng không loại trừ có sự giật dây từ phía Bắc Kinh. Quân đội CSVN thực hiện cơ chế Đảng lãnh đạo, Đảng ủy Quân Khu, đứng đầu là Chính Ủy có quyền hạn cao nhất. Nguyên tắc đó duy trì sự trung thành của quân đội với đảng, nhưng cũng vì thế những tướng lãnh giỏi chỉ huy, giàu kinh nghiệm trận mạc, lần lượt bị thay thế bởi những quân nhân biết đầu cơ, hiểu biết và nhiều thủ đoạn ở hậu trường chính trị. Khi có sự thay đổi trong hàng ngũ lãnh đạo đảng, các tướng lãnh chỉ huy trong quân đội cũng bị thay thế. Ba năm sau khi Hồ Chí Minh mất, Đại Tướng Võ Nguyên Giáp đã bị thất sủng. Sau đó, từ chức vụ Tổng Tư Lệnh QĐ, ông “được” chuyển sang làm nhiệm vụ của một Phó Thủ Tướng, chủ tịch ủy ban dân số và sinh đẻ có kế hoạch, và đó là chức vụ cuối cùng của ông trước khi về hưu. Gần đây hơn, sau khi ông Nguyễn Tấn Dũng ra đi, Đại Tướng Đỗ Bá Tỵ (nguyên Tư lệnh QK2 2007-2010) đang giữ chức Tổng Tham Mưu Trưởng QĐ “được” thuyên chuyển sang làm Phó Chủ Tịch Quốc Hội, giúp việc cho bà CTQH Nguyễn Thị Kim Ngân; và hình như để giúp cho ông Tỵ tập trung hơn vào công việc ở Quốc hội, ngày 27/4/2016, ông Nguyễn Xuân Phúc đã ký quyết định bãi chức Thứ Trưởng Bộ Quốc Phòng của ông Tỵ. Ngược lại, ở các nước dân chủ, các tướng lĩnh quân đội tuyệt đối không được dính líu tới chính trị (cũng giống như các quan tòa). Nguyên tắc phi chính trị của quân đội các nước dân chủ bảo đảm việc các tướng lãnh tài ba về quân sự và giàu kinh nghiệm chiến trường luôn có cơ hội phát triển và được trọng dụng. Ngày 14/6/16, một máy bay quân sự SU-30 MK2 biến mất khỏi màn hình radar trên vùng biển Diễn Châu, cách đất liền 26 hải lý sau khi xuất phát từ sân bay Thọ Xuân, Thanh Hóa. Sau đó, khoảng 1 giờ chiều ngày 16/6/16, chiếc máy bay tuần thám CASA 8983 bị phá hủy trong khu vực gần đảo Bạch Long Vĩ thuộc vịnh Bắc Bộ, sau khi xuất phát từ sân bay Gia Lâm, Hà nội, mang theo sinh mạng của 9 người bao gồm 3 người thuộc phi hành đoàn có nhiệm vụ đi tìm chiếc máy bay quân sự bị mất liên lạc trước đó. Hai vụ rơi máy bay trong vòng hai ngày có vẻ như một phép thử về khả năng chiến đấu của không quân VN, nhiều hơn là những tai nạn; đặc biệt là cho đến hiện nay, chính phủ CSVN vẫn chưa công khai tiết lộ nguyên nhân thật sự của hai “tai nạn” máy bay rất đáng ngờ này. Lãnh đạo ĐCS vẫn còn nợ họ, những quân nhân đã mất, và thân nhân của họ một câu trả lời rõ ràng, minh bạch, và khả tín về nguyên nhân cái chết của họ. Lịch sử dân tộc Việt Nam đã ghi nhận sự hy sinh của những chiến sĩ VNCH trong trận hải chiến cô đơn năm 1974, cũng sẽ tô những vết son máu đối với những nhiều ngàn anh hùng đã ngã xuống, mười năm sau đó trên mặt trận Vị Xuyên để giữ gìn từng cột mốc biên giới ở vùng cực bắc của đất nước trước hỏa lực tràn ngập của quân đội Trung Cộng. Họ, tất cả đều là chiến sĩ Việt Nam, họ có cùng một nhiệm vụ: bảo vệ đất nước, và cùng một kẻ thù: quân xâm lược Trung Cộng. Cũng vậy, lịch sử sẽ chỉ ghi dấu những vết nhơ cho những phí phạm xương máu mà đảng CS đã dùng để bảo đảm sự thống trị của họ như những chủ nô trên đất nước quá đau thương này. Tám (8) tiếng đồng hồ, sau cái chết đột ngột của tướng Duy, “phụ trách” tư lệnh quân khu 2, ông Nguyễn Xuân Phúc, với một đoàn xe sang trọng đen bóng sầm sập tiến vào phố cổ Hội An. Ông Phúc không nhắc một chữ nào, cho dù chỉ là một sự chia sẻ giả vờ, về sự ra đi đột ngột của tướng Duy, ngược lại ông thong thả chụp hình tự sướng, và đùa vui rằng ông đang quảng cáo cho ngành du lịch ở đây. Trong cương vị Thủ Tướng, ông không được thông báo về cái chết của Tướng Tư Lệnh quân khu 2? Trong tình cảm đồng chí, cái chết của tướng Duy không bằng chiều dày của một tấm hình tự sướng? Ông Thủ tướng đã về quê như một quan chức cộng sản giàu sang, tự cho mình cái quyền đổ bộ lên những con đường di sản mong manh của tổ tiên bằng những đoàn xe bọc thép. Trong bài viết “Đoàn xe tang trên đường phố Hội An“, Trần Trung Đạo đã có những câu hỏi nhức nhói và xúc động: “Khi ngồi trên xe, Nguyễn Xuân Phúc và đám quan quyền CS có để ý ánh mắt đầy giận dữ của người dân Hội An đứng nhìn đoàn xe nặng nề đang lăn bánh trên con đường mỏng manh sau mấy trăm năm chịu đựng lụt lội, nắng mưa? “Khi ngồi trên xe, Nguyễn Xuân Phúc và đám quan quyền CS có để ý đôi mắt ngạc nhiên và khinh bỉ của các du khách ngoại quốc đứng bên đường nhìn lãnh đạo cao cấp của một quốc gia đang vi phạm luật lệ do chính các lãnh đạo đó ban hành?” Hôm nay (12/8), vận động viên bơi lội người Mỹ Michael Phelps đã giành được chiếc huy chương vàng thứ 22, trong số 26 huy chương Thế Vận Hội mà anh có được. Dĩ nhiên, báo chí Mỹ và nhiều nước khác ca ngợi anh, một người có thành tích quá xuất sắc trong thể thao. Xin được nhấn mạnh: Thể Thao – một cách rõ ràng, chính xác, và nghiêm chỉnh. Năm ngày trước đó, anh Hoàng Xuân Vinh đã giành được một huy chương vàng đầu tiên trong môn bắn súng hơi. Sẽ là quá khập khiểng nếu so sánh Mỹ và Việt Nam về một điều gì đó, kinh tế chẳng hạn; nhưng, nếu so sánh thành tích Thế Vận giữa hai vận động viên thể thao sẽ không có gì quá đáng. Người viết không hề coi thường chiếc huy chương vàng duy nhất trong lịch sử Thế Vận mùa hè mà anh Vinh đã đem về cho tất cả các tuyển thủ Việt Nam tại Thế Vận Hội, trong 60 năm qua. Anh cũng là vận động viên duy nhất của Việt Nam nhận được hai huy chương trong một mùa Thế Vận (anh Vinh cũng giành được một huy chương bạc, cũng trong môn bắn súng, nhưng dưới hình thức thi đấu khác). Cũng sẽ rất cập kênh, nếu không nói tới sự quan tâm của chính phủ Mỹ đối với phong trào thể thao nói chung và đối với tuyển thủ Olympic đại điện cho nước Mỹ, khi so sánh với sự thiếu thốn về dụng cụ, hỗ trợ chuyên nghiệp của huấn luyện viên, và việc các quan chức của đảng bộ thể thao VN đã giành lấy cơ hội để đi du lịch mà tước đi sự trợ giúp về y tế và huấn luyện mà các tuyển thủ Việt Nam cần phải có. Điều khôi hài là báo chí của đảng lại chạy những hàng tít quá nhột nhạt như “phát súng vang năm châu bốn biển”. Con người của thế kỷ tin học hôm nay không dễ bị bốc thơm như vậy. Điều thực sự chấn động năm châu bốn biển là hàng vạn tấn cá chết dọc suốt bờ biển miền Trung, hàng triệu ngư dân đang điêu đứng, mỗi ngày đau đáu nhìn biển mờ dần trong nước mắt. Sự nhức nhối đó thấm thía trong từng bửa ăn mỗi ngày của nhiều người Việt và bạn bè của họ ở khắp năm châu bốn biển. Hoàng Xuân Vinh sinh năm 1974, năm 20 tuổi anh tốt nghiệp trường công binh. Anh thường đạt giải trong các cuộc thi bắn súng trong quân đội. Năm 1999, anh được Câu Lạc Bộ Quân đội rút về, và sau đó thường được cử tham dự các cuộc tranh tài về môn bắn súng ở SEA Games (Giải Thể Thao Đông Nam Á), và vì các thành tích đạt được trong môn thể thao này, anh được thăng chức Đại Tá. Có thể anh Vinh sẽ có chút lúng túng khi ngồi chung với những Đại Tá đã chứng kiến xương máu của đồng đội mình trên những cao điểm của mặt trận Vị Xuyên, Lão Sơn. Xin nhường sự lúng túng đó cho những người đã gắn lon Đại Tá cho anh. Nguyên Đại (Ba Sàm)
  4. Ông Trọng muốn gì? Nếu thâu tóm quyền lực để phe phái khử nhau giành miếng và miếng sau lại to hơn miếng trước thì Đất nước Việt Nam này sẽ thật sự lâm nguy trong tương lai. Sự cố gắng gây chú ý trong việc dí chuột Các chỉ đạo cụ thể chống tham nhũng gần đây đều xuất phát từ Ban Bí Thư. Có thể nói, ông Nguyễn Phú Trọng - Tổng bí Thư Đảng CS Việt Nam đã tỏ ra thành công trong việc củng cố lại quyền lực của Đảng. Và trong trung tâm quyền lực đó ông Trọng đóng vai một trưởng lão, vị thế của ông cụ xưa, vừa là người đứng đầu thực sự "tập thể lãnh đạo" quyền nghiêng chính sự. Các nhánh quyền lực của thể chế, dường như chấp hành sự phân công của Đảng, hay thực tế là của ông Trọng. Chú ý các trọng điểm mà ông Trọng chỉ đạo trong trận địa chống tham nhũng vừa qua sẽ nhận ra ông Trọng đang điềm tĩnh bóc từng lớp bánh da lợn, từng lớp, từng lớp… Chưa thấy lực lượng chuột phản ứng, nhưng có lẽ cũng có bày binh bố trận chống lại ông Trọng. Vụ Formosa, bóc, dường như cũng hướng vào tham nhũng. Việc Trịnh Xuân Thanh, thông tin cứ lai rai được "tìm" thấy, lại cũng hướng vào tham nhũng. Án Phạm Công Danh, chứng cứ tới đâu xử tới đó, cũng như rúng chuột trong hệ thống tiền tệ. Sự tìm người tài chứ không tìm người nhà đã thấy lai rai xuất hiện chuyện con của ông này bà kia trên báo bị phanh phui. Núi Pháo rồi Mobifone, gọng kìm đã mở, coi trong đó chuyện lúc bình minh và hoàng hôn nhiệm kỳ có con cái nhà ai che trời, quẫy nước. Chính sự chưa đầy nửa năm nghiêng bàn cờ, ông Trọng đặt trọng tâm của mình vào việc dọn dẹp. Tới giờ này, ông ấy ghi được dấu ấn không phải là không ngoạn mục. Thực ra, ông Trọng muốn gì? Những yêu cầu cải cách chính trị trong nước vẫn không thấy có chuyển động gì. Trong một kết quả thấy rõ ràng hơn cả việc chống tham nhũng, trung tâm quyền lực đang được TW nắm giữ còn sít sao hơn trước. Lần đầu tiên thấy có văn bản truyền đạt ý kiến TBT về các vấn đề cụ thể như nên xử vụ này, nên tiếp tục án kia. Vụ Trịnh Xuân Thanh, câu giới thiệu của những người phát biểu hay tham gia xử lý, là tiếp thu chỉ đạo của ông TBT. Vụ mua AVG, Chính phủ cũng nêu trong văn bản thông báo vừa kín vừa hở rằng đây là việc theo chỉ đạo của Ban bí thư. Dân chúng, thậm chí là đa số đại biểu QH ( ý này chúng tôi không chắc 100% ) không được biết qui chế làm việc của BCH TƯ, của BCT, của BBT. Trong khi đó, một kết quả của TƯ vừa rồi là xác định thẩm quyền của BCT trong những vấn đề kinh tế xã hội. Có thể nói, Đảng CS đang lãnh đạo đất nước theo Hiến pháp nhưng cũng đang nắm trọn quyền hành, thậm chí là chi phối đến Hiến pháp theo chiều hướng có lợi cho Đảng. Một Chính phủ kiến tạo hãy còn là những định nghĩa mơ hồ. Một nền công lý đang được bảo đảm bởi cơ chế liên ngành. Một cuộc bầu cử gạt đi hầu hết ứng viên độc lập. Một Quốc hội tiếp tục đồng tình treo món nợ tự do với người dân. Một xã hội mà công dân thụ động chờ được ban phát từ thái độ biểu thị lòng yêu hước đến tham gia bảo vệ môi trường, bảo vệ cuộc sống. Một khung cảnh nghiêm trọng mà mọi việc chỉ có Đảng mới nhúng nổi tay vào, thì mức độ tập trung quyền lực vào Đảng, vào Tổng bí thư dù tài ba, trong sạch gì, cũng cần được toàn dân chú mục thường xuyên và có cảnh báo. Truyền thông trong những hân hoan làm chiến sĩ chống tiêu cực, cần nhớ lại và thấm thía bài học thắng lợi rào rào của PMU 18. Nên nhớ chúng ta chỉ làm chiến sĩ, chứ không phải là sĩ quan chỉ huy. Rõ ràng chỗ đứng và nguồn tin không chỉ là kế sách bảo vệ mình mà còn giúp cho người dân xác định đúng toạ độ quan sát của họ. Truyền thông của Việt Nam đang tạo cho người dân Việt ảo tưởng họ có công cụ quyền lực giám sát. Đó là một sai lầm chết người. Không, quyền lực thật sự hãy còn nơi tay Đảng, có lẽ Đảng CS Việt Nam vẫn chưa tìm được cách giao nó lại cho nhân dân thực sự... hoặc không muốn chuyển giao. Ông Trọng cũng hiểu chống tham nhũng trong Đảng, Chính quyền trước hết là chống bộ máy mà trước kia ông không kiểm soát được. Bây giờ mọi chuyện đã dễ hơn nhiều. Bộ máy ấy chỉ còn là tàn quân, vấn đề là ông có thật sự làm triệt để vì nhân dân và đất nước này không? Nếu thâu tóm quyền lực để phe phái khử nhau giành miếng và miếng sau lại to hơn miếng trước thì Đất nước Việt Nam này sẽ thật sự lâm nguy trong tương lai. Đào Đức Thông (VNTB)
  5. Phần Tóm tắt Phúc trình Tự do Tôn giáo Quốc tế về Việt Nam năm 2015 đã nhắc tới thực tế Hiến pháp Việt Nam khẳng định tất cả mọi người đều có quyền tự do tín ngưỡng và tôn giáo, tuy nhiên các quy định tôn giáo tại nước này lại cho phép “có những giới hạn về tự do tôn giáo vì các lợi ích an ninh quốc gia và đoàn kết xã hội đã được nêu ra”. Hôm 10/8 Bộ Ngoại giao Mỹ vừa công bố Phúc trình Tự do Tôn giáo Quốc tế năm 2015 trong đó có phần nói về Việt Nam. Tóm tắt phúc trình viết: “Giới chức chính phủ tiếp tục hạn chế các hoạt động của các nhóm tôn giáo không được đăng ký, đặc biệt là những nhóm chính phủ cho là tham gia vào các hoạt động chính trị, trong khi thành viên của các nhóm đã đăng ký có thể thực hành tín ngưỡng của họ mà ít bị can thiệp hơn”. Phúc trình cũng nhắc tới việc chính phủ Việt Nam “tiếp tục hạn chế các hoạt động của mọi nhóm tôn giáo trong lĩnh vực giáo dục và y tế, và yêu cầu nhiều hoạt động khác phải được xin phép”. Hiện tại theo con số được Phúc trình đưa ra, chính phủ Việt Nam đã công nhận 38 tổ chức tôn giáo, 36 trong số này được công nhận hoàn toàn. Các tổ chức tôn giáo được công nhận này xuất phát từ 14 tôn giáo được nhà nước ghi nhận, gồm Phật giáo Hồi giáo, Công giáo, Tin Lành, Mormon, Hòa Hảo, Cao Đài, Bửu Sơn Kỳ Hương, Tịnh Độ Cư sĩ Phật hội, Tứ Ân Hiếu nghĩa, Phật Đường Nam Tông Minh Sư Đạo, Minh Lý Đạo Tam Tông Miếu và đạo Bà La Môn. “Một số thành viên của các nhóm không được đăng ký đã nói về nhiều hình thức sách nhiễu của chính phủ, bao gồm, nhưng không chỉ giới hạn ở, hành hung, giam giữ ngắn hạn, truy tố, giám sát, hạn chế về đi lại, và từ chối cho đăng ký và / hoặc các cho phép khác,” tóm tắc phúc trình viết. Phân biệt đối xử Người thiểu số tại Tây Nguyên (hình minh họa của Khắc Giang) Tuy nhiên các đối xử của chính phủ đối với các nhóm tôn giáo có sự khác biệt rõ rệt giữa các vùng, và giữa các cấp trung ương, tỉnh và địa phương quản lý. Vẫn theo phúc trình thì quyền hiến pháp về tín ngưỡng và thực hành tín ngưỡng vẫn được diễn giải không đồng đều và không được bảo vệ đồng nhất, đặc biệt liên quan tới các nhóm sắc tộc thiểu số tại một số tỉnh ở Tây Nguyên và Tây Bắc. Các tín đồ tôn giáo đã báo cáo về việc chính quyền địa phương hoặc cấp tỉnh, chứ không phải chính quyền trung ương, chính là nơi thực hiện phần lớn các vụ việc đó, phúc trình viết. “Một số giới chức địa phương và cấp tỉnh đã sử dụng một cách có hệ thống và công khai các cơ chế quản lý địa phương và quốc gia để làm chậm, phi hợp pháp hóa, và đàn áp các hoạt động tôn giáo của các nhóm cưỡng lại sự quản lý chặt chẽ của chính phủ đối với cơ cấu lãnh đạo, chương trình đào tạo, các cuộc tụ họp, và các hoạt động khác của các nhóm này,” phúc trình viết. “Có nhiều tin tức nói tới các vụ hành hung, giam cầm và phá hủy tài sản tại các tỉnh nông thôn, đặc biệt là tại cao nguyên ở Tây Nguyên và Tây Bắc.” Một số trường hợp cụ thể được nêu ra trong Phúc trình bao gồm việc đàn áp nhóm tôn giáo Dương Văn Minh, hay trường hợp mục sư Nguyễn Hồng Quang có tin nói là đã bị cảnh sát lùng sục nhà trong dịp Tết hay bị “khoảng 20 cá nhân mặc thường phục đánh” hồi tháng Ba v.v. Phúc trình cũng nói tới những căng thẳng trong các nhóm dân tộc H'mong liên quan đến tôn giáo mà cụ thể như vụ bảy dân làng có tin đã bị hành hung khi ngăn chặn hay quay phim các viên chức cảnh sát thường phục và không mặc thường phục phá nhà don của nhóm tôn giáo Dương Văn Minh tại Tây Bắc, hay vụ việc được cho là giới chức địa phương đã trục xuất một số tín đồ Thiên chúa giáo ra khỏi làng tại tỉnh Điện Biên, v.v. Yêu cầu về thủ tục, cơ cấu Tình trạng không phản hồi trước đơn xin đăng ký của nhiều nhóm tôn giáo cũng được nêu ra trong Phúc trình với ví dụ con số “vài trăm hội đoàn thuộc Giáo hội Tin Lành Việt Nam quyết định đơn xin đăng ký của họ vượt quá thời gian quy định theo Nghị định 92”. Việc chính quyền địa phương yêu cầu sáp nhập các hội đoàn nhỏ vào nhau dường như cũng khá phổ biến đối với Giáo hội Tin Lành Miền Nam Việt Nam hay với một số nhóm Tin Lành, theo Phúc trình. Ngoài ra Phúc trình cũng nói tới “các nhóm Phật giáo, Cao Đài, Hòa Hảo và Thiên Chúa giáo không đăng ký thường báo cáo giới chức ở một số địa phương dùng quy chế đăng ký địa phương để gây áp lực, dọa nạt, đe dọa, tống tiền, sách nhiễm và tấn công các thành viên” của các nhóm tôn giáo này. Một số lượng đáng kể các tổ chức tôn giáo có đăng ký nói rằng việc họ có thể công khai gặp gỡ để thờ cúng đã được cải thiện trong những năm gần đây. Ví dụ hai nhóm Tin lành chính cho biết họ được tự do hơn trong việc tổ chức các hoạt động tôn giáo. “Tuy nhiên chính phủ tiếp tục yêu cần các nhóm tôn giáo đăng ký trước các hoạt động của mình và dùng yêu cầu này để giới hạn và không khuyến khích việc tham gia vào các hoạt động của một số nhóm tôn giáo không đăng ký nhất định, kể cả các nhóm Phật giáo, Tin Lành, Cao Đài và Hòa Hảo không bị cấm,” Phúc trình viết. Giám sát các tín đồ và tổ chức tôn giáo Hòa Thượng Thích Quảng Độ là trong số các lãnh đạo tôn giáo được nhắc tới trong Phúc trình. Phúc trình cũng nhắc tới trường hợp những người theo phái Pháp Luân Công đã bị cấm thực hành tín ngưỡng của mình tại một công viên ở thành phố Hồ Chí Minh, hay việc giới chức thành phố tiếp tục thương thuyết với lãnh đạo Giáo hội Phật giáo Thống nhất về Chùa Liên Trì cũng như thương thuyết với một nhà thờ Công giáo gần đó phải rời đi để thực hiện một dự án phát triển đô thị. Phúc trình nói tới tình trạng người Thượng ở Tây Nguyên nói rằng “chính phủ tiếp tục giám sát, thẩm vấn và phân biệt đối xử với họ, một phần vì nghi ngờ họ liên kết với các tổ chức Tin lành có liên hệ với các tổ chức chính trị ly khai”. Phúc trình cũng nói tới việc giám sát của giới chức trách, ngăn chặn đi lại, gặp gỡ với một số các lãnh đạo tôn giáo như trường hợp Hòa thượng Thích Quảng Độ của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, Linh mục Công giáo Phan Văn Lợi ở Huế, mục sư Phạm Đình Nhân ở thành phố Hồ Chí Minh.v.v. Trong khi một số nhóm Tin Lành và Công giáo nói về tình trạng tiếp tục hạn chế hoặc cấm không cho các tổ chức tôn giáo này mở các cơ sở giáo dục và y tế như bệnh viện hay trường đạo nhưng ở một số nơi chính quyền địa phương cho phép các tổ chức tôn giáo được mở các dịch vụ xã hội, chẳng hạn như tại Hà Nội các viên chức thành phố cho phép các nhà thờ Tin lành mở các trung tâm cai nghiện. Phúc trình cũng ghi nhận việc là thành viên của một nhóm tôn giáo nói chung không gây bất lợi cho các cá nhân trong các tổ chức dân sự phi chính phủ, kinh tế và thế tục. Nhiều người là thành viên của các nhóm tôn giáo có đăng ký khác nhau cũng là thành viên của Mặt trận Tổ Quốc và nhiều người nắm giữ các vị trí trong chính quyền địa phương và cấp tỉnh và có đại diện tại Quốc hội. Các viên chức cao cấp trong chính phủ thường gửi thư chúc vào các dịp lễ tôn giáo như Giáng sinh, Phục sinh hay dự các lễ kỷ niệm Phật đản. Chính sách của chính phủ Hoa Kỳ Phúc trình nêu rõ :“Tổng thống Hoa Kỳ và Bộ trưởng Ngoại giao, trong các cuộc họp với các quan chức cao cấp của chính phủ, đã kêu gọi tiếp tục cải thiện về tự do tôn giáo. “Đại sứ quán và lãnh sự quán Hoa Kỳ thúc giục giới chức trách cho phép tất cả các nhóm tôn giáo được hoạt động tự do, trong đó có Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống Nhất, Tin Lành và các nhà thờ Công giáo, và các nhóm tôn giáo độc lập Hòa Hảo và Cao Đài; tìm cách có được tự do hơn cho các nhóm tôn giáo đã được công nhận; và kêu gọi chấm dứt những hạn chế và sách nhiễm đối với các nhóm chưa đăng ký. “ (BBC)
  6. Viết từ Sài Gòn 2016-08-11 Đoàn xe của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trong phố cổ Hội An hôm 08/08/2016. Photo: RFA Vị trí của Thủ tướng đóng vai trò gương mặt quốc gia. Việt Nam tuy là một nước độc tài, nhưng trong xu hướng chung của thời đại kinh tế toàn cầu, vị trí của Thủ tướng không hề nhỏ. Tuy nhiên, giữa chức danh, trọng trách và tư cách, đôi khi có những sự không đồng nhất. Và một Thủ tướng đủ tư cách, trước nhất phải là một Thủ tướng có văn hóa, đó là tiêu chuẩn tối thiểu! Phố đi bộ Hội An Ngoài tiêu chuẩn tối thiểu này ra, phải có trình độ, kiến thức, sự thông minh, và kể cả lòng độ lượng, đặc biệt là lòng yêu nước và uy tín cá nhân. Bởi những yếu tố cơ bản trên đây, nếu không có được thì sẽ không bao giờ làm được bất kì công việc gì trong chính phủ chứ đừng nói đến chức danh Thủ tướng. Với ông Nguyễn Xuân Phúc, Thủ tướng Việt Nam thì sao? Ngoài tốc độ phát biểu quá nhanh, ngay cả người Quảng cũng nghe không kịp, nói mà cứ như chạy đua, như có ai đó đang đuổi theo sau hoặc nói mà giống như sợ ai đó chiếm mất phần nói nên nói cho kịp… Tay thì luôn huơ Đông chỉ Tây chẳng đâu vào đâu. Ông còn chơi một cú rất nặng đô hôm ngày 8 tháng 8 này là cho nguyên một đoàn xe tùy tùng dài cả cây số vào ngay khu phố đi bộ của phố cổ Hội An. Thực ra, giờ mà Thủ tướng Phúc đưa xe vào khu phố vẫn đang cấm xe gắn máy. Nghĩa là từ 7h sáng đến 11h trưa, xe gắn máy và các phương tiện cơ giới không được vào khu phố đi bộ. Từ 11h trưa đến 13h chiều, xe gắn máy được vào đây. Từ 13h chiều đến 17h, lại cấm. Từ 17 đến 19h, xe được đi và từ 19h đến 22h thì lại cấm. Nhưng cả hai việc cấm và thả đều xoay quanh xe gắn máy. Xe hơi, các phương tiện 4 bánh tuyệt đối không được vào khu phố đi bộ. Sở dĩ người ta phải cấm như vậy là do đường quá chật chội, mặt đường cũng không còn mới gì, hai bên đường là những dãy nhà cổ có tuổi đời đã lên đến trên ba trăm năm. Những ngôi nhà này không chịu nỗi sức rung của những chiếc xe bốn bánh. Chính vì vậy mà xe bốn bánh tuyệt đối không được vào khu phố đi bộ. Đoàn tùy tùng của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chơi cả một đoàn xe rầm rộ theo sau, ông và các thuộc cấp thì đi bộ phía trước. Trong khi đó, con đường này dài đúng với chiều dài của đoàn xe. Tôi có đọc status trên facebook Nguyen Thi Thao, tức nhà báo Nguyễn Hùng Sơn, phó TBT tạp chí Ngày nay nói rằng con đường đó đi bộ cũng hết hai giờ đồng hồ, mà thời gian của Thủ tướng là vàng là bạc nên ông phải có xe đi theo… vân vân và vân vân…! Xin thưa là nhà báo đó nên đến Hội An một chuyến, bởi Hội An không có con phố nào đi bộ với tốc độ bình thường mà quá 15 phút để đi từ đầu phố cho đến cuối phố. Hội An được mệnh danh là thành phố mà đứng ở đầu phố ho thì cuối phố nghe được! Chỉ có con phố nịnh bợ hoặc con phố không biết gì nó mới dài đi bộ cả hai giờ đồng hồ ở Hội An mà thôi! Mà tại sao ông Phúc lại chọn kiểu vi hành kì cục như vậy? Bởi càng làm lớn thì càng phải biết coi trọng pháp luật và coi trọng hành vi của mình. Phải chăng ông Phúc đã không biết những chuyện nhỏ như vậy? Tôi không nghĩ là vậy! Tôi nghĩ rằng nếu như chính quyền thành phố Hội An nói rõ với ông Phúc về phố đi bộ được thành lập vào năm 2004, lúc ông đang làm phó bí thư tỉnh ủy Quảng Nam, thì chưa chắc ông Phúc đã cho xe vào khu phố này. Bởi tất cả các đoàn xe công của trung ương khi đến một tỉnh nào đó thì phải có hoa tiêu của tỉnh đó dẫn đường. Hoa tiêu gồm lực lượng công an, cảnh sát cơ động và cảnh sát giao thông. Họ sẽ dọn đường trước, coi các vấn đề an ninh và sau đó là bố trí nhân viên an ninh ở các điểm nhạy, khi đoàn xe đến chỉ là chuyện cuối cùng, cảnh sát giao thông của tỉnh sẽ dẫn đường. Rõ ràng ở đây đã có sự sắp đặt, mời mọc và dẫn đường cho đoàn xe chính phủ vào tận khu phố đi bộ. Đương nhiên là ông Phúc cũng phải biết rằng con đường ông cho xe vào là con đường cấm xe bốn bánh, cả đoàn xe của ông đồng loạt nổ máy có thể gây ảnh hưởng mạnh đến những ngôi nhà cổ. Nhưng không, ông Phúc xem như đó là chuyện của ai chứ không hề liên quan đến ông! Tại sao lại có chuyện tréo cẳng ngỗng như vậy? Văn hóa, Xã hội? Có hai lý do để nói rằng Việt Nam dưới thời Cộng sản xã hội chủ nghĩa đã và sẽ có nhiều Thủ tướng kiểu như Nguyễn Xuân Phúc và nhiều quan chức ngớ ngẩn, phát biểu chẳng ra trò trống gì kiểu như Nguyễn Phú Trọng, Nguyễn Thị Kim Ngân, Nguyễn Minh Triết, Nguyễn Sinh Hùng… Đó là: Tính mặc cảm xã hội “hậu bao cấp” còn quá nặng và; Phông văn hóa đã bị đánh tráo. Ở khía cạnh tính mặc cảm xã hội hậu bao cấp còn quá nặng bởi vì dù gì đi nữa thì Nguyễn Xuân Phúc cũng từng đi qua thời kinh tế tập trung bao cấp, thời của van vỉ, nài nỉ bà lương thực, ông thuế vụ để có miếng ăn, đội trên đạp dưới, đâm bị thóc thọc bị gạo vì cái ghế và miếng ăn. Và khi nền kinh tế tập trung bao cấp tạm xếp lại thì liền sau đó là nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Có thể hiểu bản chất của nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa tại Việt Nam là một loại hình kinh tế hỗn tạp nhất nhân loại, bởi trong thời bao cấp, mọi thứ đầu cơ, cơ hội, chụp giật không có điều kiện phát triển. Khi chuyển sang kinh tế thị trường có định hướng, mọi quyền lực điều hành thuộc về bàn tay sắt của Cộng sản. Lúc đó, những kẻ cơ hội đã có đất sống, họ nhân danh quyền lực nhà nước, quyền lực nhóm đứng lên tàn phá đất nước. Nói một cách nghiêm túc nếu Việt Nam có nền kinh tế thị trường mà không theo định hướng nào cả, để nó chảy theo dòng tự nhiên thì đất nước không bị tàn phá như hiện tại. Đất nước này bệ rạc là do cái “định hướng xã hội chủ nghĩa” này! Và đây cũng là thời điểm mà mọi thứ mặc cảm xã hội, mặc cảm dân tộc lộ ra rõ nét nhất. Mặc dù Nguyễn Xuân Phúc đã làm đến chức Thủ tướng nhưng bản thân ông ta chưa bao giờ vượt qua mặc cảm được. Bởi lẽ, nếu có bầu cử tự do, có bầu cử đúng tinh thần dân chủ thì Nguyễn Xuân Phúc có nằm mơ cũng không đụng tới cửa văn phòng chính phủ chứ đừng nói sờ vào được ghế Thủ tướng. Biệt danh “Phúc lủi”, “Thủ tướng sân bay” của Phúc cũng nói lên được điều này! Và khi người ta mặc cảm, điều người ta muốn làm là bằng mọi cách để chứng minh mình cao hơn người khác, mình vĩ đại hơn người khác, mình đặc biệt hơn người khác, mình là một thứ gì đó thần thánh, khác người… Im lặng để thuộc hạ đưa xe vào khu phố cấm rồi nói cười bắt tay với những người dân được chính quyền Hội An dàn dựng cho gặp Thủ tướng cũng là một cách để chứng minh với thiên hạ rằng “Tuy quyền lực cao vọi, tao muốn đi đâu thì tao đi nhưng tao vẫn cứ đi bộ, bỏ mặc đoàn xe lẽo đẽo theo sau tao, tao chịu cúi mình xuống để… bắt tay với mấy người đã được chỉ định!”. Tất cả đều do mặc cảm mà ra! Và, đặc biệt, phông văn hóa Việt Nam đã xuống đến mức mà người ta không còn qui chuẩn nào để kéo lại. Chính vì không còn qui chuẩn nào để níu kéo nên khi có một tai to mặt lớn nào đó định làm chuyện sàm bậy họ cũng không thấy chùng tay. Bởi vì đó là cái phông chung, thêm một cục bùn xuống ao nước đục thì cũng chẳng sao cả. Chứ nếu Việt Nam là ao nước trong thì ông Phúc không bao giờ dám vứt cục bùn tổ tướng vào phố cổ Hội An, vào gương mặt Việt Nam như chuyện hôm ngày 8 tháng 8 vừa qua đâu! - Viết Từ Sài Gòn 11/08/2016 *Nội dung bài viết không phản ảnh quan điểm của RFA
  7. Ngày càng nhiều “tai nạn truyền thông”, tuy không nhiều bằng tai nạn giao thông, nhưng cũng gây bức xúc không kém. Không phải chỉ có người dân, mà các quan chức cũng bức xúc. Ông Lê Doãn Hợp (cựu bộ trưởng TT-TT, nay là chủ tịch Hội Truyền thông số) chia sẻ, “Nếu báo chí tự cảm thấy nhạy cảm và không dám vào vùng nhạy cảm thì là không đúng…Nếu được làm rõ thì sẽ hết nhạy cảm, bởi vì chính bản thân cái được gọi là nhạy cảm làm cho xã hội lúng túng về thông tin. Bây giờ dân trí cao, mình đừng sợ dân hiểu sai…”Trong bài này, tôi không định chỉ đề cập đến vấn đề “nhạy cảm” của báo chí (vì được đề cập nhiều rồi), mà muốn đặt vấn nạn truyền thông trong một bối cảnh rộng hơn (in perspectives). Nói cách khác, vấn nạn truyền thông chỉ là “phần nổi của tảng băng chìm”. Phát biểu của ông Lê Doãn Hợp (sau “hoàng hôn nhiệm kỳ”) mới đề cập đến hiện tượng, mà chưa đề cập đến bản chất và không lý giải nguyên nhân thực sự của hiện tượng đó. Kỷ nguyên truyền thông số Cuộc cách mạng truyền thông lần thứ haiCách đây khoảng hai năm, khi dự một hội thảo về truyền thông tại đại học Sydney, tôi có nói,“sự xuất hiện của internet, với truyền thông số (digital media) và mạng xã hội (blogosphere) đã tạo ra một cuộc cách mạng truyền thông lần thứ hai…”, một bước ngoặt làm thay đổi cơ bản nhiều vấn đề liên quan đến bản chất truyền thông và xã hội…Khi nói đến “lần thứ hai”, thì phải nói đến “lần thứ nhất”. Cách đây hơn một thế kỷ, sự xuất hiện của máy in và sự bùng nổ của phong trào “truyền bá quốc ngữ” đã tạo ra một bước ngoặt, như cuộc “cách mạng truyền thông lần thứ nhất”. Lần đầu tiên, người Việt được tiếp cận với truyền thông đại chúng (mass media), với sự xuất hiện của báo chí độc lập, với những tên tuổi lớn đã đi vào lịch sử như Nguyễn Văn Vĩnh, Trương Vĩnh Ký, Phan Kế Bính…Về văn hóa, phong trào “Tự lực Văn đoàn” (với Nhất Linh, Khải Hưng, Thạch Lam…), “Thơ mới” (với Tản Đà, Tú Mỡ…) và “Đông Kinh Nghĩa thục” (với Phan Bội Châu, Lương Văn Can, Nguyễn Quyến…) là một hiện tượng. Qua đó, những tư tưởng tự do, bình đẳng, bác ái của thế kỷ “khai sáng” (ở Tây Âu) và canh tân (ở Nhật) đã du nhập vào Việt Nam, góp phần làm thay đổi bản chất xã hội Việt Nam buổi giao thời (từ Nho sang Tây).Với một gia tài văn hóa tư tưởng đáng tự hào như vậy, nhưng mặt bằng trí thức nói chung và nền báo chí nói riêng tại Việt Nam hiện nay không những thua kém mà còn đang tụt hậu so với các nước khu vực có bối cảnh lịch sử tương đồng. Đó là một nghịch lý. Những gì xảy ra như những tai họa ịch sử đã làm thui chột truyền thống đáng quý đó? Phải chăng là do tư tưởng cực đoan và cuồng tín của chủ nghĩa Mao đã ăn sâu bám rễ, dẫn đến những nhầm lẫn ấu trĩ về tư duy, dù vô tình hay cố ý, đang góp phần kéo lùi lịch sử? Ông Lê Doãn Hợp thừa nhận, “chúng ta đã sai, đang sai và tiếp tục sai… phải có sự góp ý, phản biện, giám sát của dân, của trí thức… chúng ta chưa động viên báo chí nói đúng những điều sai… không ai xử lý người nói đúng và cũng không ai xử lý người nói có lý, có tình…” Bây giờ ông Hợp “nói đúng những điều sai”, nhưng khi còn tại chức, ông “đã làm được gì” để thay đổi những điều sai đó? (mượn lời bà Chủ tịch Quốc hội). Liệu đã hết “nhạy cảm” đối với các ý kiến phản biện và nỗi ám ảnh về các “thế lực phản động” nào đó? Ông Lê Doãn Hợp (cựu bộ trưởng TT-TT, nay là chủ tịch Hội Truyền thông số) Truyền thông trực tuyến và thể chế chính trịSau một thế kỷ, sự phát triển của truyền thông đại chúng tại Việt Nam vẫn đang đối mặt với những thách thức tương tự, như tài chính và thể chế chính trị (kiểm duyệt). Việt Nam vẫn đang ở ngã ba đường của lịch sử. Tuy nhiên, bản chất cuộc “cách mạng truyền thông lần thứ hai” có những đặc điểm khác trước. Khác với máy in (bị hạn chế), internet với ưu thế của công nghệ số đã mở ra một xa lộ thông tin trực tuyến, không thể kiểm duyệt. Sự phát triển vũ bão của internet tại Việt Nam trong gần hai thập kỷ qua là một hiện tượng, do nhu cầu đổi mới và phát triển kinh tế cũng như truyền thông. Mỗi ngày có hơn 3 triệu người dùng facebook. Về tốc độ phát triển internet, Việt Nam được xếp vào nhóm nước đứng đầu khu vực, nhưng về kiểm duyệt và tự do thông tin thì Việt Nam lại được xếp vào nhóm nước đứng cuối. Theo ông Lê Doãn Hợp, “bây giờ số người đọc tin tức qua internet có khoảng 52 triệu, trong khi đó số người đọc báo in chỉ có khoảng 5 triệu…”Gần đây, trong giới báo chí xuất hiện một khái niệm hơi bất bình thường là báo “lề phải” và báo “lề trái” (chỉ Việt Nam mới có). Lý giải thế nào khi một nhà báo vừa làm cho báo “lề phải”, vừa là một blogger? Sự phân biệt này phản ánh dân trí xã hội trước thực trạng truyền thông đại chúng đang bị phân hóa sâu sắc vì những lý do chính trị (như cái bẫy ý thức hệ). Đồng thời nó phản ánh ưu thế gần như tuyệt đối của truyền thông số đang làm giới quản lý đau đầu và cơ chế kiểm duyệt lúng túng và bất lực trước một thực tế mới.Có một nguyên tắc (hay tập quán) bất thành văn trong hệ thống công quyền là “cái gì không kiểm soát được thì cấm” (hoặc không thừa nhận). Ví dụ, người ta tranh cãi mạng xã hội có phải là báo chí hay không, có nên thừa nhận hay không. Lý do là nếu thừa nhận thì không thể kiểm soát được. Nhưng thật chớ trêu là mạng xã hội (hay báo “lề trái”) vẫn tồn tại, dù có được thừa nhận hay không. Không những thế, nó đang lấn sân và áp đảo báo “lề phải” đang bị cơ chế kiểm duyệt vô hiệu hóa chức năng truyền thông đại chúng. Ông Lê Doãn Hợp thừa nhận thực trạng yếu kém của nền báo chí mà bộ ông phụ trách, “Nhà nước phải đi trước mạng xã hội chứ không phải đi sau. Nếu đi sau mạng xã hội là đối phó không kịp thời…Trong vụ cá chết ở miền Trung vừa rồi, thông tin mạng đưa hết rồi nhưng báo chí nhà nước lại đi sau và chậm trễ là khó chấp nhận, làm mất đi vị trí của mình. Trong xã hội, nếu báo chí đi sau, người dân sẽ không dùng đến báo chí nữa…”Ông Hợp đã “nói đúng những điều sai”. Thái độ ứng xử của chính quyền và báo chí “lề phải” phản ánh khủng hoảng về truyền thông và lúng túng, lẩn tránh trách nhiệm của chính quyền trước thảm họa môi trường, mà Formosa là phần nổi của tảng băng chìm. Khi buộc tội Formosa, tại sao phải tránh né đề cập đến trách nhiêm của nhà thầu Trung quốc MCC? Tại sao phải gây khó dễ và ngăn cản bà Su Chih-fen (nghị sỹ Quốc hội Đài Loan, thuộc Đảng cầm quyền Dân Tiến) sang Việt Nam khảo sát thực tế về Formosa? Cũng như vậy, khi hệ thống an ninh mạng tại sân bay Nội Bài và Tân Sơn Nhất bị hackers (của Trung Quốc) đánh sập, thì dư luận cả nước lo lắng và bức xúc. Nhưng thái độ ứng xử của một số quan chức và nhà báo đối với sự cố an ninh mạng nghiêm trọng này đã bị dư luận phản ứng vì họ muốn “định hướng dư luận” bằng cách ngụy biện và đánh tráo khái niệm. Phải chăng đó là biểu hiện của tâm trạng lo sợ, không dám thoát Trung? Tương tự, dư luận bức xúc phản đối Bộ GTVT đề xuất vay Trung Quốc 300 triệu USD để làm đường cao tốc Vân Đồn - Móng Cái. Theo thăm dò dư luận trên mạng dantri.com.vn, có 99% người dân phản đối, nhưng tại sao ngoại trưởng Phạm Bình Minh lại ủng hộ (vì động cơ gì)? Trong khi đó, Bộ Tài chính và Quảng Ninh không tán thành. Các chuyên gia kinh tế có uy tín như Lê Đăng doanh, Phạm Chi Lan và Lưu Bích Hồ… đã lên tiếng phản đối, cho rằng dự án đường cao tốc này cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro (về kinh tế, an ninh, môi trường) như dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông hoặc Bô-xít Nhân Cơ và Thép Formosa. Tại sao đến lúc này mà nhiều người vẫn chưa tỉnh ngộ về “Giấc mộng Trung Hoa” (như bị bóng đè hay ma ám)? Liệu Việt Nam có muốn trở thành bãi rác thải công nghiệp để Trung quốc hay Đài Loan xuất khẩu công nghệ cũ gây ô nhiễm môi trường, hàng hóa lạc hậu ế thừa, hay những thiết bị làm nhiệm vụ “Con ngựa thành Troy”? Cách đây hơn 25 năm cố ngoại trưởng Nguyễn Cơ Thạch đã cảnh báo, “Một thời kỳ Bắc thuộc mới bắt đầu”…Những hệ lụy của định hướng và kiểm duyệtChủ trương tuyên truyền, định hướng dư luận, cũng như cơ chế kiểm duyệt đã dẫn đến những hệ quả đáng tiếc về chất lượng chương trình, đạo đức nghề nghiệp, gây ra những sự cố truyền thông (hay “tai nạn nghề nghiệp”), làm ảnh hưởng đến uy tín của tổ chức hay tư cách cá nhân những người trong cuộc. Nhưng thái độ vô cảm và coi thường công chúng của một số người trong cuộc xét cho cùng chỉ là hệ quả của “lỗi hệ thống”.Các biên tập viên phụ trách những chương trình gây ra tranh cãi, thực ra không đáng trách bằng chính hệ thống và những người đã định hướng họ, làm cho họ méo mó về nghề nghiệp và nhân cách, theo một đường mòn (“đúng quy trình”) mà ông Lê Doãn Hợp gọi là “đã sai, đang sai và tiếp tục sai”. Đó là sự nhầm lẫn đáng tiếc mà những người trong cuộc, như ông cựu bộ trưởng, cũng không thể vô can, dù đã về hưu hay làm việc khác.Gần đây, một loạt sự cố và tai nạn truyền thông tại VTV đã làm dư luận bức xúc. Ví dụ, chương trình “60 phút mở” của VTV do nhà báo Tạ Bích Loan phụ trách, về chủ đề “đấu tố” MC Phan Anh, hay về chủ đề “mục đích làm từ thiện”. Ví dụ, chương trình truyền hình “Ký sự Syria” của biên tập viên Lê Bình (VTC24), được Tổng Giám đốc VTV Trần Bình Minh trao bằng khen “vì dũng cảm hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ”, trong khi dư luận (có cả các đại sứ) phê phán là “dàn dựng vụng về, thiếu chuyên nghiệp và không trung thực”. Một số quan chức hay chính khách cũng có thể trở thành nạn nhân của tai nạn truyền thông, nếu họ không ý thức rõ bản chất của truyền thông trực tuyến là phản ánh trung thực và lan tỏa cực nhanh. Thái độ ứng xử và phát ngôn vụng về của họ sẽ được truyền đến hàng triệu người ngay lập tức, (going viral in real time), làm cho họ không có cơ hội cải chính và không thể che đậy (cover up). Truyền thông trực tuyến như con dao hai lưỡi.Vì vậy, phát ngôn của đại sứ Tôn Nữ Thi Ninh về Bob Kerrey đã gây bão dư luận, làm cho bà Ninh bị “ném đá” dữ dội như một cuộc tàn sát. Hình ảnh cho cá ăn phản cảm của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân (bên cạnh Tổng thống Obama) đã làm cho dư luận bức xúc và chê trách. Câu nói xếch mé của bà Ngân, “các người đã làm được gì cho đất nước chưa?” cũng bị dư luận phản ứng dữ dội, làm bà Ngân mất điểm nặng nề. Nếu không đổi mới tư duy, sẽ còn nhiều người khác trở thành nạn nhân của sự cố truyền thông. Người ta có thể kiểm duyệt hay đóng cửa một tờ báo, nhưng không thể kiểm duyệt hay đóng cửa mạng xã hội. Ông Lê Doãn Hợp đã phải thừa nhận một thực tế mới là không thể quản lý truyền thông báo chí theo kiểu cũ, “Việc quản lý báo chí trong thời đại công nghệ thông tin, trong thời kỳ mạng xã hội đã trở thành phổ biến, phải hoàn toàn khác. Nhưng chúng ta vẫn đang quản lý theo những kinh nghiệm truyền thống của thế kỷ 20… Chúng ta đang quản lý báo chí bằng mệnh lệnh hành chính… đó là quản lý tình thế, giật cục…”Lời cuốiTrong thế giới phẳng, với nhu cầu kết nối toàn cầu, phải xóa bỏ các rào cản phân biệt báo “lề trái” với báo “lề phải”, thông tin “trong luồng” và “ngoài luồng”, để hòa nhập thành một dòng chảy chung của truyền thông đại chúng thời đổi mới. Muốn biến điều không thể thành có thể, trước hết phải bình thường hóa những điều bất bình thường.Muốn tránh vấn nạn truyền thông, phải ý thức rõ bản chất và vai trò của truyền thông số và triển vọng phát triển đáng kinh ngạc của nó hiện nay. Trong khi nhân loại đang tiến tới một nền văn minh truyền thông mới, thì Việt Nam vẫn đang ở ngã ba đường. Muốn phát triển kinh tế trí thức dựa trên công nghệ cao và tư duy quản trị mới, phải tháo gỡ những ách tắc và bất cập về truyền thông, cả về công nghệ lẫn ý thức hệ, bằng cải cách thể chế.Nguyễn Quang Dy.10/8/2016Tác giả gửi cho viet-studies ngày 10-8-16(Viet-studies)
  8. Mặc dù đã loại được ông Nguyễn Tấn Dũng trong Đại hội 12 để giành ghế Tổng Bí Thư và giữ cho phe đảng tồn tại thêm 5 năm nữa từ 2016 đến 2021, nhưng ông Nguyễn Phú Trọng thực sự không an tâm. Ông Nguyễn Phú Trọng. Ảnh: kremlin.ru Thứ nhất, trong hơn 9 năm làm Thủ Tướng và gần 10 năm giữ trách vụ Phó Thủ tướng dưới thời Thủ tướng Võ Văn Kiệt và Phan Văn Khải, ông Nguyễn Tấn Dũng đã có một ảnh hưởng chính trị rất lớn trong bộ máy chính phủ lẫn ở trong các doanh nghiệp nhà nước, nhiều khi vượt lên trên ảnh hưởng của Tổng bí thư. Thứ hai, tuy đã rời khỏi vị trí quyền lực, ông Dũng đã để lại một dàn nhân sự đàn em chịu ơn về sự cất nhắc vào các trách vụ béo bở, và nhất là cùng chia nhau lợi ích ở trong các cơ quan chính phủ và doanh nghiệp. Thành phần này sẽ tìm mọi cách chống lại những áp lực của phe đảng, nhất là những thay đổi của tân Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, để củng cố và tạo thành thế lực ngầm cho ông Dũng. Thứ ba, trong gần 95 tỷ Mỹ Kim đầu tư của ngoại quốc rót vào Việt Nam dưới thời ông Dũng làm Thủ Tướng, chắc chắn có vài chục tỷ Mỹ Kim đã chạy vào túi riêng của những đàn em, và chính những người này đã tạo thành một phe phục vụ cho ông Dũng một cách trung thành mà ông Trọng năm 2012 gọi nó là “lợi ích nhóm”. Với những số tiền có được, phe nhóm ông Dũng dư sức khuynh loát giới truyền thông để tạo ra những lùng bùng nội bộ. Thứ tư, khác với những nhân vật lãnh đạo cao cấp khác, gia đình ông Nguyễn Tấn Dũng có một vị trí đặc biệt. Người con gái lớn của ông Dũng nắm giữ một công ty tài chánh lớn và lại thành hôn với một doanh nhân làm ăn thành công, có quốc tịch Mỹ, nên nếu gia đình có bị nạn vẫn có thể thoát sang Hoa Kỳ. Không những thế, ông Dũng còn có người con trai đang là Ủy viên trung ương kiêm Bí thư Tỉnh Kiên Giang, nơi mà gia tộc của ông Dũng xây dựng bao đời. Muốn đụng đến ông Dũng, ông Trọng không thể làm ngơ vị trí của Nguyễn Thanh Nghị đang là Bí thư Kiên Giang. Ông Đinh Thế Huynh, Thường trực Ban bí thư, nhiều phần sẽ là người kế nhiệm khi ông Nguyễn Phú Trọng về hưu. Ảnh: infonet.vn Với thế lực của ông Nguyễn Tấn Dũng như vậy, quả thật, đó là mối đe dọa cho phe đảng. Bởi vì ông Trọng năm nay đã cao tuổi (73 tuổi), không còn sức lực để đi hết 5 năm. Nếu ông Trọng nghỉ hưu giữa nhiệm kỳ, người kế nhiệm nhiều phần là Đinh Thế Huynh – đang là Thường trực Ban bí thư – lên thay thế. Tuy nhiên, tư thế chính trị của ông Đinh Thế Huynh quá yếu sẽ không đủ sức đương đầu với phe Nguyễn Tấn Dũng. Qua một số động thái của ông Nguyễn Phú Trọng trong vài tháng qua, người ta thấy là ông Trọng đang dùng chước “đả thảo kinh xà”, có nghĩa là “đánh cỏ động rắn” – tấn công vào xung quanh kẻ địch khiến chúng hoảng sợ mà lộ diện, nhằm gây rối loạn đàn em ông Dũng. Ông Nguyễn Phú Trọng đang cho báo chí lề đảng phanh phui bốn vụ án: Vụ ai đứng đàng sau che chở cho Trịnh Xuân Thanh được luân chuyển về làm Phó chủ tịch tỉnh Hậu Giang sau khi làm thất thoát 3.200 tỷ đồng ở PVC. Vụ cất nhắc Vũ Quang Hải lên làm Phó Tổng Giám Đốc công ty Sabeco có đúng quy trình hay do chỉ thị của nguyên Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng – bố ruột của Vũ Quang Hải. Vụ khai thác mỏ vonfram tại Núi Pháo do công ty Masan của đại gia Nguyễn Đăng Quang phụ trách có đúng quy trình hay được bao che bởi gia đình Nguyễn Tấn Dũng. Vụ Tổng công ty Mobifone mua lại 95% cổ phần công ty AVG với giá 8.900 tỷ đồng trong khi giá trị thực của AVG chỉ khoảng 1.800 tỷ đồng. Vụ mua bán này là do công ty Bản Việt cùa con gái ông Nguyễn Tấn Dũng làm môi giới. Đương nhiên sẽ còn một số vụ án mà ông Nguyễn Phú Trọng có thể cho phanh phui tiếp để tạo rối loạn trong nội bộ phe ông Nguyễn Tấn Dũng, nhưng ít ra qua 4 vụ án đang được điều tra hiện nay cho thấy hai điều. Một là ông Trọng cho đánh thẳng vào Bộ Công Thương, nơi được coi là có quan hệ mật thiết với gia đình ông Nguyễn Tấn Dũng. Bộ Công Thương là nơi quản lý nhiều Tập đoàn kinh tế và Tổng công ty có số vốn đầu tư lớn nhất, và cũng là nơi “làm thất thoát” tiền của dân nhiều nhất so với các Bộ hay những doanh nghiệp nhà nước khác. Hơn thế nữa, Bộ Công Thương cũng là nơi mà khối nhân sự đàn em ở trong phe ông Dũng đông nhất. Bộ Công Thương là nơi được coi là có quan hệ mật thiết với gia đình ông Nguyễn Tấn Dũng. Ảnh: Internet Hai là ông Trọng bắt đầu cho điều tra về những liên hệ làm ăn, môi giới của bà Nguyễn Thanh Phượng, con gái ông Dũng, với những doanh nghiệp nhà nước hay những dự án cấp quốc gia. Mục tiêu điều tra không nhằm xách nhiễu bà Phượng, mà là tìm ra những lý cớ hầu dẫn đến quyết định không cho công ty tài chánh Bản Việt của bà Nguyễn Thanh Phượng làm ăn với doanh nghiệp nhà nước nữa. Nếu làm được điều này, ông Trọng và phe đảng mới hy vọng chiếm thế thượng phong trong kế sách “đả thảo kinh xà”. Nhưng ông Dũng tuy đã về hưu, sẽ không im lặng đứng nhìn đàn em của mình bị tấn công, rối loạn. Liệu ông Nguyễn Tấn Dũng sẽ cứu đàn em của mình bằng chước gì? Tóm lại, thế trận mà ông Nguyễn Phú Trọng đang bày ra dưới danh nghĩa “làm trong sạch đảng”, thực chất chỉ là chiêu bài mà các phe lợi dụng để tấn công nhau. Làm sao có thể trong sạch đảng khi đảng chính là phương tiện kiếm sống của những nhóm quyền lực. Đoàn Hùng (Việt Tân)
  9. Ảnh minh họa. Nguồn: internet Có 3 tín hiệu cho sự thay đổi của một nền chính trị và cả nền giáo dục: 1. Ông thủ tướng đến thăm giáo sư Hoàng Tuỵ, người nổi tiếng thế giới với Lát cắt Tuỵ và lĩnh vực toán học tối ưu toàn cục, một nhà bất đồng chính kiến đối với đảng cộng sản và đã ký thư ngỏ trong số 56 trí thức gửi tới Bộ chính trị cách đây không lâu; cùng trong cuộc viếng thăm này ông thủ tướng cũng gặp giáo sư toán học Phan Đình Diệu, cũng là một trong các trí thức ký vào đơn thỉnh cầu thay đổi cải cách thể chế chính trị nêu trên; 2. Giáo sư Ngô Bảo Châu vừa dự một hội nghị bàn tròn với ông Phùng Xuân Nhạ, ông Hiệu trưởng trường Đại học Bách khoa bàn về cải cách giáo dục Việt Nam mới được phát trên tivi mới đây, trong khi đó chính ông giáo sư Châu đã có status gây chấn động dư luận về việc nên giải thoát hình ảnh “mãi mãi trong sự nghiệp cách mạng của chúng ta”; 3. Trong một thông cáo của nhà trắng Whitehouse, Tổng thống Obama có nói về việc Việt Nam sẽ sửa đổi toàn bộ Luật lao động để phù hợp với việc gia nhập TPP cũng như cả Hiến pháp hiện hành để đảm bảo tương thích với các chế định của luật quốc tế về quyền con người, quyền chính trị và dân sự của công dân cũng như cách thức tổ chức quyền lực. Một dấu hiệu thứ 4 rất quan trọng không kém là việc suy yếu và rạn nứt mang tính hệ thống của chủ nghĩa xã hội, một bước quá độ trung gian của chủ nghĩa cộng sản còn mơ hồ và đầy mâu thuẫn trong chủ thuyết, cộng với việc Việt Nam, Triều Tiên xung đột với Trung Quốc ngày càng lớn trong tranh chấp biển đông hay quan hệ giữa hai nước, (nên một một loạt các dự án đầu tư của Bắc Kinh đã bị huỷ bỏ – dự án ống dẫn nước sông đà, dự án cao tốc ở Quảng Ninh). Đồng thời với đó là việc Mỹ cùng các đồng minh liên tiếp gây sức ép trên bình diện quốc tế, thậm chí cô lập bất cứ ai đi ngược lại xu thế của cộng đồng quốc tế. Vịnh Cam Ranh chúng ta đã cho Nhật thuê, một bước đi tôi cho là cực kỳ tỉnh táo và khôn ngoan. Tôi nghĩ, đây là lúc cải cách thể chế chính trị một cách triệt để, nhưng tôi hoàn toàn không đủ chắc chắn về điều này. Vì mọi người đều thấy, không ai có thể thay đổi cộng sản nếu họ không tự suy rã, về mặt kinh tế, cấu trúc xã hội và bởi chính một người tỉnh táo của cộng sản còn sót lại thực hiện. Luân Lê (FB Luân Lê )
  10. Các bạn, các ông bố, bà mẹ có thể chặc lưỡi, chuyện đó (tức chính trị, quản lý) là của nhà nước. Nhưng các bạn thử nghĩ, nếu phó mặc kiểu đó thì nếu họ cùng đồng loã với những kẻ vô lương, bất nhân tuồn vào thị trường những thực phẩm sữa, bột cho trẻ em độc hại như thế này thì ai là người gánh chịu hậu quả? Cũng giống như hàng triệu chai nước ngọt của URC nhiễm chì vẫn tuồn được ra thị trường tiêu thụ, rồi thực phẩm bẩn tràn lan mà không ai kiểm soát được, cũng bởi đóng góp trong đó có kiểu coi thường luật pháp như tên cục trưởng của Bộ Tài nguyên Môi trường sẵn sàng cấp giả tới 800 loại giấy an toàn vệ sinh thực phẩm cho các doanh nghiệp thoả thích làm ăn. Và nếu chúng ta không có cơ chế kiểm soát hành vi quản lý của nhà nước bằng một thiết chế quyền lực hữu hiệu khác thì chúng ta làm sao có thể biết và cũng không đủ chức năng, thẩm quyền để xử lý các hành vi trái luật nếu các nhà chức trách của chính quyền vi phạm luật pháp? Hay chúng ta lại tiếp tục phó mặc với kiểu tư duy: việc đó họ tự xử và giải quyết với nhau, đó đâu phải việc của mình? Chúng ta cứ cần mẫn làm ăn, kiếm chác lợi ích, đóng thuế, bỏ mặc xã hội muốn vận động và biến đổi ra sao thì ra, nhưng cuộc sống lại bao trùm chúng ta và bủa vây quanh mỗi người là những thứ vô cùng độc hại mà chúng ta cứ thản nhiên sử dụng, hoặc vì tin tưởng vào lòng tốt của người khác đem cung cấp sản phẩm đó cho mình cũng như đạo đức của nhà chức trách, hoặc vì thiếu hiểu biết về chúng. Rồi những đứa trẻ của chúng ta cũng phải chịu cảnh bủa vây bởi sữa giả, bột nhiễm độc, môi trường giáo dục nặng thành tích, gò ép hay nỗi lo sợ bị xâm hại tình dục (kể không hết các trường hợp này) hoặc sợ bị bắt cóc (tại một ngôi trường ở Hải Phòng mới diễn ra hôm qua). Chúng ta đi làm ăn, lắm khi còn đút lót, chạy chọt hoặc cấu kết với quan chức để làm sao cho qua các "cửa an ninh" và "các giấy phép nhiêu khê" mặc dù biết chúng, tức thứ ta đem kinh doanh, không đảm bảo chất lượng. Ngay chính chúng ta còn cố làm bậy để đạt mục đích, thì chúng ta phải luôn nghĩ rằng cũng sẽ có người khác, thậm chí nhiều người khác, cùng làm như thế chỉ để kiếm lợi ích. Và vì vậy, khi cán bộ, công chức thiếu phẩm chất, và nhất là khi nó thiếu một cơ chế quyền lực độc lập với đảng cộng sản để kiểm soát chính quyền, thì với sự bất chấp tìm kiếm lợi ích của chính chúng ta nữa, thì xã hội và con người này ngày càng trở nên tha hoá, suy đồi và bất an là điều hiển nhiên thấy rõ. Đã đến lúc mọi người cùng nhìn vào thực tại để thấy những tồn tại, bất công và nguy hiểm trong cuộc sống đang thực sự đáng báo động đến mức nào, để từ đó thay đổi và chung tay xây dựng đất nước sạch hơn, đẹp hơn, đàng hoàng hơn và phát triển hơn. Và chúng ta cũng cần một chính phủ mạnh, liêm khiết, thông qua những chính đảng chính trị khác nhau cùng tồn tại và kiểm soát nhau. Như vậy chúng ta mới thoát ra được cái vòng luẩn quẩn suốt mấy chục năm do cơ chế tự mâu thuẫn lẫn tự tha hoá của quyền lực độc quyền, toàn trị. Và trách nhiệm đầu tiên của việc kiến thiết đất nước thuộc về giới trí thức, và như ông Lev Tolstoy đã nói: điều đáng sợ không phải người ngu dốt, mà là sự hiểu biết giả, trí thức giả nó sẽ phá hoại đất nước nhanh hơn bất cứ sự ngu dốt nào. Luật sư Luân Lê (FB Luân Lê)
  11. Các quốc gia Thái Lan, Campuchia và Lào là những đất nước thân thuộc trong cuộc đời của tôi, tôi hiểu người dân ở các quốc gia đó có lẽ nhiều hơn họ hiểu tôi. Tôi yêu những đất nước ấy không chỉ vì là nơi mình từng sống, mà còn vì đất nước và con người ở đây có một nền văn hóa đậm bản sắc một cách thực sự, chứ không hời hợt, tẻ nhạt như cái nền văn hóa có bề dày tới 4.000 năm lịch sử như ở xứ mình. Quan trọng là ở những xứ sở ấy con người rất tử tế và có trách nhiệm. Có lẽ bạn đọc sẽ cho rằng tôi không yêu Việt Nam? Không, tôi yêu Việt nam quê hương của tôi lắm chứ, vì người ta bảo quê hương mỗi người chỉ có một và chỉ một mà thôi, từ trước đến nay cái tên Việt Nam luôn ở trong trái tim của tôi. Tôi đã từng giận dữ khi nghe người ta nói rằng, Việt Nam đang tụt hậu so với cả hai quốc gia láng giềng là Campuchia và Lào trên một số lĩnh vực. Tôi nghĩ rằng mình có lý, khi người ta đưa ra bằng chứng "tầm phào" rằng vì Campuchia đã sản xuất được xe hơi giá rẻ hay nhà vệ sinh ở Lào sạch hơn nhà vệ sinh ở Việt nam; thậm chí giao thông ở Lào có kỷ luật v.v... Đó là những cái trên thực tế đã cho thấy không phải như vậy. Vì thế điều cho rằng Việt Nam đang tụt hậu so với Campuchia và Lào đã không thuyết phục được tôi. Tôi nói tôi có lý không phải do tôi là kẻ mang tư tưởng dân tộc cực đoan, mà vì tôi đi nhiều, sống nhiều ở các xứ sở nói trên và cũng xin khẳng định rằng muôn năm hai cái dân tộc nhược tiểu đó mới bằng Việt nam quê hương mình. Thêm một cơ sở nữa để khẳng định đó là từ đầu thế kỷ 20, một chính trị gia người Pháp là ngài Paul Doumer - Toàn quyền Đông Dương (1897-1902) và sau này Tổng thống Pháp từ 1931-1932 đã viết trong cuốn sách mang tựa đề "Xứ Đông Dương" có nhận xét rằng: "Người An Nam chắc chắn là tộc người ưu trội so với các dân tộc chung quanh. Người Cao Miên, Ai Lao và Xiêm La đều không thể chống lại được họ. Không một dân tộc nào trong đế quốc các xứ Ấn Độ có những phẩm chất như họ. Phải tới tận Nhật Bản mới có tộc người có phẩm chất của người An Nam và giống như người An Nam. Cả hai đều thông minh, cần cù và dũng cảm. Người lính An Nam là một người lính giỏi, có kỷ luật và dũng cảm. Họ cũng là người lao động mẫu mực, những nông phu giỏi việc đồng áng, những người thợ lành nghề, những nghệ nhân khéo léo và thông minh. So với các dân tộc khác ở châu Á, trên tư cách người thợ và người lính, người An Nam vẫn xếp cao hơn một bậc". Điều đó đã khẳng định rằng suy nghĩ của tôi là có cơ sở, tuy vậy những ngày gần đây tôi đã có cảm giác cái chân lý tưởng chừng bất di bất dịch ấy của mình có nguy cơ bị đảo lộn. Tôi đã thất vọng không chỉ chỉ riêng cá nhân tôi mà còn tiếc cho cả ngài Paul Doumer - Toàn quyền Đông Dương đáng kính kia hình như cũng đã nhầm. Tại sao lại nói như vậy? Theo The Phnom Penh Post, ngày 02/08/2016 trong phát biểu mạnh mẽ bất thường về mối quan hệ của mình với Việt Nam, Thủ tướng Hun Sen đã "mắng" một người Việt Nam sử dụng Facebook, khi cáo buộc ông “phản bội” lại Việt Nam. Ông Hun Sen đã khẳng định rằng “Việt Nam không phải là ông chủ của tôi”, theo đó Thủ tướng Hun Sen đã nhấn mạnh lòng trung thành với với nhân dân Campuchia, nhà Vua, và người vợ yêu quý của ông. Đồng thời cũng yêu cầu người dùng Facebook này chuyển thông điệp trên của ông đến các nhà lãnh đạo Việt Nam rằng, “Việt Nam không phải là ông chủ của tôi mà tôi phải trung thành với họ”. Tuyên bố của ông Hun Sen là điều mà không phải các lãnh đạo các quốc gia nhược tiểu nào cũng có thể dũng cảm lên tiếng đối với các nước lớn hơn và là mối đe dọa thường trực đối với chủ quyền an ninh của quốc gia mình. Nhất là trong điều kiện ông Hun Sen là người do bàn tay chính quyền Việt Nam dựng lên. Song chỉ một người có tinh thần ái quốc như ông Hun Sen thì mới dám lớn tiếng với ông chủ cũ Việt Nam của mình như vậy. Thử hỏi đối với ban lãnh đạo Việt Nam hiện nay thì đã có ai dám lớn tiếng như Thủ tướng Hun Sen, khẳng định đối với người bạn láng giềng phương Bắc đồng thời cũng là kẻ thù truyền kiếp của dân tộc Việt Nam hay chưa? Nếu như cứ suy từ chuyện tàu lạ, nước lạ hay các vấn đề liên quan đến Trung Quốc là việc hết sức nhạy cảm... thì cũng đủ thấy bản lĩnh và sự hèn nhát của các nhà lãnh đạo Việt Nam tới cỡ nào? Nhiều người đã phải đặt câu hỏi rằng, không hiểu họ ăn gì của Trung Quốc mà họ sợ người ta đến như thế? Vẫn là chuyện của Hun Sen ở Campuchia trước đây ít lâu. Theo tờ Khmer Times ngày 23/6/2016 đưa tin, trung tuần tháng 6 Thủ tướng Campuchia Hun Sen đã bị công an tỉnh Koh Kong bắt dừng xe và nhận một biên lai phạt 15.000 riel (khoảng gần 4 USD) vì lỗi đi xe máy không đội mũ bảo hiểm. Tất nhiên là qua các hình ảnh vụ việc này trên mạng đã cho thấy đây là một việc hoàn toàn dàn dựng, nhằm PR cho Thủ tướng Hun Sen nhằm giáo dục ý thức chấp hành luật giao thông cho người dân Campuchia. Cái lớn nhất cho thấy là, mọi người đều bình đẳng trước pháp luật, Thủ tướng cũng như người dân thường. Sai là phạt. Ở Campuchia là thế, còn ở Việt Nam mình thì sao? Theo tin từ trang website của Chính phủ, trước khi dự Hội nghị toàn quốc về phát triển du lịch tại tỉnh Quảng Nam, chiều tối ngày 8/8/2016 Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã đi bộ, trò chuyện với du khách, người dân ở Phố cổ Hội An. Đoàn xe của TTg Nguyễn Xuân Phúc và đòan tùy tùng hàng chục chiếc chạy vào phố đi bộ ở Hội An Tuy nhiên trên mạng xã hội đã có nhiều hình ảnh và bình luận về sự kiện này, khi cho rằng, trong chuyến đi dạo Phố cổ Hội An, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và đoàn tùy tùng đã cho hàng chục chiếc xe ô tô do xe cảnh sát dẫn đường chạy trong các tuyến phố đi bộ, vốn là trục đường đã có lệnh cấm phương tiện cơ giới: ô tô, xe máy. Không chỉ thế, sau đó đoàn của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã chiếm lĩnh toàn bộ khu vực để dạo chơi, làm ảnh hưởng đến đời sống du lịch bình thường nơi đây. Người ta đặt câu hỏi rằng, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc là Thủ tướng một quốc gia mà còn không tôn trọng và không nghiêm chỉnh chấp hành luật pháp, tự cho mình một đặc quyền như thế thì liệu quốc tế và người dân đánh giá thế nào về việc chấp hành pháp luật của các quan chức ở Việt Nam? Nếu trước pháp luật tất cả mọi người đều bình đẳng, vậy Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và đoàn tùy tùng của ông đã vi phạm pháp luật giao thông, ông sẽ có hành xử thế nào để trả lời công luận? Xin được nhắc lại, ngày 26/7/2016 phát biểu trong Lễ tuyên thệ nhậm chức cương vị Thủ tướng Chính phủ nhiệm kỳ 2016-2021, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã khẳng định rằng "Với việc ban hành Bộ luật Hồng Đức từ thế kỷ thứ 15, Vua Lê Thánh Tông đã đặt nền móng cho việc hình thành hệ thống pháp luật ở nước ta từ rất sớm. Nhà vua nói: “Pháp luật là phép tắc chung của Nhà nước, ta và các ngươi phải cùng tuân theo”. Năm 1919, Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc cũng đã viết: “Bảy xin Hiến pháp ban hàn/Trăm điều phải có thần linh pháp quyền”. Nguyên tắc này vẫn là thông điệp đúng đắn cho chúng ta hôm nay. Chính phủ quản lý xã hội bằng pháp luật và đồng thời Chính phủ cũng phải nghiêm chỉnh tuân thủ pháp luật. Phải đề cao tinh thần thượng tôn pháp luật, tăng cường kỷ luật, kỷ cương" Không có lẽ, điều mà Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc vừa tuyên thệ trước "cờ đỏ sao vàng thiêng liêng của Tổ quốc, trước Quốc hội, và đồng bào, cử tri cả nước" vừa được có 10 ngày mà ông đã quên mất sao? Trên mạng facebook, có một người viết một status bình về vụ việc của vị tân Thủ tướng và đoàn tùy tùng của ông vi phạm luật giao thông ở Hội An khá thú vị và kèm theo lời bình "Khỉ không bao giờ có thể thành Người" như sau, xin được trích lại: Một phụ nữ Campuchia gốc Việt, mà chúng tôi tình cờ gặp trong một quán nhậu ở khu vực Tô Sanh, nơi được mệnh danh là tiểu Sài Gòn ở thủ đô Phnom Penh, khi kể về cô con gái của mình học nói tiếng Việt. Chị say sưa kể lại với vẻ mặt và giọng nói hồ hởi, đầy tự hào rằng, "Câu nói tiếng Việt đầu tiên đủ nghĩa của con em là "Tôi yêu Việt Nam!" và điều này được chị nhắc đi nhắc lại trong bữa ăn. Nhiều lần, khi nghĩ lại câu nói "Tôi yêu Việt Nam!" phát ra từ miệng của một đứa bé Việt kiều thế hệ thứ 3 ở Campuchia được nghe kể lại tối hôm đó, tôi nhiều lần cũng thầm hỏi lòng mình rằng, tôi còn yêu Việt nam như lời đứa trẻ kia nói không? Qua những chuyện nhỏ nêu trên thì có lẽ tôi phải đổi câu hỏi cho mình rằng, tôi còn đủ kiên nhẫn để yêu Việt Nam quê hương tôi nữa hay không? Ngày 09/08/2016 © Kami (Blog RFA)
  12. Chiến dịch “đả hổ diệt ruồi” của Tổng Bí thư Trọng – bắt đầu từ tháng 6/2016 - đang có triển vọng gây chấn động lớn trong giới chính trị gia nửa mùa nhưng thậm tham. Tháng Bảy năm 2016, không hiểu vì lẽ gì mà “bỗng dưng” gia đình Thiếu tướng Trần Kỳ Rơi, Giám đốc công an Đắc Lắc, lại bị một tờ báo nhà nước là Dân Việt lôi ra với một bài báo có tựa đề “Cơ ngơi ngàn tỷ” – ám chỉ ngôi nhà chứa đầy gỗ quý của con gái tướng Rơi, cũng là dân công an. Ngay sau đó, ông Trần Kỳ Rơi đã phải thanh minh trên mặt báo: “Người ta chơi tôi!”. “Người ta” nào? Giờ thì chẳng còn mấy quan chức, dù là cấp trung hay cả cấp cao, được “an toàn”. ‘Mặt trận’ liên tục phát triển Từ đầu tháng 6/2016 đến nay, “mặt trận” đã liên tục phát triển về chiều sâu ở các địa phương và bộ ngành. Đầu tiên là Hậu Giang với vụ Phó chủ tịch Trịnh Xuân Thanh nhận xe Lexus 5,7 tỷ đồng, kéo theo quá khứ ông Thanh gây lỗ ở Tổng công ty dầu khí PVC đến 3.200 tỷ đồng. Từ “ruồi” Trịnh Xuân Thanh, cựu Bộ trưởng Công Thương Vũ Huy Hoàng lại bị một số dư luận và báo chí cáo buộc phải chịu trách nhiệm hành chính và kể cả trách nhiệm hình sự. Vũ Huy Hoàng là nhân vật nghe nói “giàu nứt đố đổ vách”, từng được coi là một trong những cánh tay mặt của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và tưởng như đã “hạ cánh an toàn”. Ông Hoàng còn bị coi là phải chịu trách nhiệm trong việc “bổ nhiệm” con trai còn trẻ của mình làm giám đốc doanh nghiệp và gây lỗ cho doanh nghiệp này. Sát kỳ bầu bán Quốc hội trong tháng Bảy, bất chợt một đại gia có phạm vi hoạt động liên tỉnh - bà Nguyễn Thị Nguyệt Hường - lại bị bác tư cách đại biểu Quốc hội vì có quốc tịch ở tận… Malta. Ngay sau đó, báo chí lề dân lẫn lề nhà nước đã dồn dập lên tiếng tố cáo bà Hường đã thao túng các dự án bất động sản và đẩy đuổi nông dân đến mức khốn quẫn ra sao… Nhưng vẫn chưa hết. Mỏ Núi Pháo ở Thái Nguyên là một trong những địa chỉ gây ô nhiễm môi trường mà có lần phóng viên nhà nước đến điều tra đã bị côn đồ hành hung tàn bạo nhưng Hội Nhà báo Việt Nam đã không dám có hành động tối thiểu nào để bảo vệ hội viên của mình. Mỏ Núi Pháo có trữ lượng wolfram lớn vào hàng thứ hai trên thế giới, đã bị Bộ Tài nguyên Môi trường thanh tra toàn diện. Chưa biết kết quả thanh tra sẽ ra sao, nhưng ấn tượng lớn nhất liên quan đến vụ này là Bộ Tài nguyên Môi trường - cơ quan hầu như đã không đưa ra một tuyên bố nào sau vụ cá chết trắng biển 4 tỉnh miền Trung, nhưng lại đang trở thành một mũi tiên phong trong công cuộc “hồi tố” dự án Núi Pháo mà đằng sau đó ai cũng biết là có bàn tay giao dịch đắc lực của bà Nguyễn Thanh Phượng, con gái cựu Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Đến cuối tháng Bảy, vụ Mobifone mua AVG với gần 9.000 tỷ đồng đã chính thức được Ban Bí thư và Chính phủ giao cho Thanh tra chính phủ tổ chức thanh tra. Vụ này từng được một bàn tay bí mật phanh phui đến từng chi tiết trên mạng xã hội mấy tháng trước và còn báo trước là “Thanh tra chính phủ sẽ vào cuộc”. Một lần nữa cái tên Nguyễn Thanh Phượng lại được nêu ra như một “người đứng sau ông Lê Nam Trà ở Mobifone”. Rồi cũng “không hiểu sao”, một tờ báo nhà nước lại đùng đùng lôi ra vụ một công ty chỉ có vốn điều lệ 3 tỷ đồng nhưng lại tặng siêu xe có giá trị đến 6 tỷ đồng cho Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Bình. Trước vụ việc gần như y hệt vụ Trịnh Xuân Thanh này, một số dư luận không khỏi đặt câu hỏi: nếu Hậu Giang được coi là “đất” của ông Nguyễn Tấn Dũng thì Ninh Bình là “lãnh địa” của ai? Còn có một ẩn ý khác. Bất an ‘thay máu’ Chiến dịch “chống tham nhũng” của Tổng Bí thư Trọng nhắm đến những “mỏ vàng” như Vũ Huy Hoàng, Nguyễn Thị Nguyệt Hường, mỏ Núi Pháo và Mobifone đang khiến dư luận xôn xao với câu hỏi: phải chăng phía sau chiến dịch này là mưu toan thâu tóm thị trường của nhóm lợi ích mới đối với nhóm lợi ích cũ? Câu hỏi trên là có “cơ sở thực tiễn”. Ngay sau khi ông Nguyễn Tấn Dũng mất chức thủ tướng vào tháng Giêng năm 2016, đã có nhiều đồn đoán về một chiến dịch từ tranh giành đến thâu tóm doanh nghiệp và thị phần kinh doanh, xuất phát từ những nhóm lợi ích liên quan mật thiết đến những nhóm quyền lực mới. Lãnh địa của tay chân ông Nguyễn Tấn Dũng lại được coi là vô cùng lớn và vô cùng màu mỡ, bao gồm nhiều ngành nghề trải rộng ở nhiều tỉnh thành, đặc biệt là khối tài chính và ngân hàng mà đã có đủ thời gian phát triển thành một thế lực tài phiệt - tức có quyền năng chi phối, can thiệp đáng kể vào không chỉ các chỉ số kinh tế quốc gia mà còn vào cả thế lên xuống của chính trường Việt Nam. Đương nhiên, những lãnh địa đó là điểm nhắm của mọi con mắt thèm thuồng của những kẻ muốn thâu tóm trong bối cảnh đất nước đang gần như cạn kiệt các nguồn tài nguyên. Khi mà “rừng vàng biển bạc” đã trở nên trơ trụi và kiệt quệ, khi các nguồn tài trợ lãi suất ưu đãi và viện trợ không hoàn lại từ các tổ chức quốc tế như Ngân hàng thế giới, Quỹ tiền tệ quốc tế, Ngân hàng Phát triển Á châu, kể cả một số quốc gia như Nhật Bản, Úc, Thụy Điển, Đan Mạch, Na Uy… đã tắt dần đến tắt ngấm, thì việc sát phạt nhau về mặt chính trị đang trở thành thủ đoạn bảo đảm mang lại lợi nhuận lớn nhất, chứ chẳng còn phải là kiểu kinh doanh “một vốn bốn lời” trong việc trục lợi các chính sách của nhà nước như trước đây. Không khó hiểu nếu đảng muốn những quan chức như Trịnh Xuân Thanh, Vũ Huy Hoàng hay đại gia như Nguyễn Thị Nguyệt Hường, Nguyễn Đăng Quang, Lê Nam Trà… phải “ói ra” - như cách nói rất dung tục của giới giang hồ chính trị chuyên sát phạt lẫn nhau. Thậm chí, chiến dịch thâu tóm thị phần không chỉ dừng ở các con “hổ nhỏ” mà còn có thể dẫn đến những con “hổ lớn” như Ngân hàng Bản Việt cùng nhiều dự án khác của bà Nguyễn Thanh Phượng, con gái ông Nguyễn Tấn Dũng. Nếu quả chiến dịch thanh tra môi trường mỏ Núi Pháo và Mobifone là muốn nhắm vào vai trò của bà Nguyễn Thanh Phượng, thì chiến dịch “đả hổ diệt ruồi” của Tổng bí thư Trọng đang tiến một bước dài đáng kể. Nếu ông Trịnh Xuân Thanh là “lính” của ông Vũ Huy Hoàng, thì ông Vũ Huy Hoàng lại là “lính” của ông Nguyễn Tấn Dũng. Tất cả đều liên quan với nhau, và các “quy trình xử lý” cũng đều có vẻ logic. Bàn cờ chính trị Việt Nam cũng bởi thế đang sôi động trở lại và trở nên cực kỳ rối rắm sau cuộc đọ sức giữa các kỳ phùng địch thủ trước Đại hội XII vào cuối năm 2015. Thậm chí bàn cờ chính trị ấy còn diễn ra gay go, ác liệt giữa nhiều phe phái hơn cả thời kỳ đấu đá tranh giành quyền lực vào năm ngoái. Nếu trước Đại hội XII, giới quan sát chỉ tập trung vào hai lực lượng chính trị chủ yếu là “phe chính phủ” và “phe đảng”, gây ra sự xung đột giữa hai nhóm lợi ích lớn - thì hiện nay, chủ thuyết “đa trung tâm quyền lực” đang xuất hiện ngày càng rõ, kéo theo lý thuyết “đa trung tâm lợi ích”. Vào lúc này, các nhóm lợi ích mới, hoặc nói cách khác là những nhóm lợi ích mới xuất đầu lộ diện theo từng bước chân của những nhân vật quyền lực mới, đang ở thế công. Không chỉ “anh Hai, anh Ba, anh Tư…”, mà tầm lợi ích còn trải rộng ra những trung tâm quyền lực mới như Bộ Quốc phòng, Bộ Công an và một số tỉnh thành. Chiến dịch “sáp nhập ngân hàng” mà nhóm lợi ích cũ tiến hành vào những năm 2011, 2012 coi chừng sẽ bị “thâu tóm” lại. Những dự án béo bở như mỏ Núi Pháo, Mobifone và hơn thế nữa sẽ không thoát khỏi cặp mắt cú vọ của những kẻ đi sau nhưng muốn “hốt trọn ổ”. Từ quy luật cùng logic “xét lại” ấy, mỗi chiến dịch của nhóm lợi ích mới thanh toán nhóm lợi ích cũ lại có thể gắn liền với một chiến dịch “đả hổ diệt ruồi”, hay gọi nôm na là “quyết tâm chống tham nhũng” nổ ra ở những cấp, ngành và địa phương liên hệ. Những chiến dịch này tất yếu sẽ dẫn đến việc “thay máu” về nhân sự ở các cấp, ngành, địa phương đó. Giờ thì chẳng còn mấy quan chức “an toàn”. Phạm Chí Dũng * Blog của nhà báo Phạm Chí Dũng là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ. (VOA)
  13. Ông Lê Văn Cuông cho rằng, mùa "sưu thuế hãi hùng" ở Hậu Lộc cho thấy đang có sự xuất hiện trở lại của bộ phận cường hào, ác bá thời phong kiến ở nông thôn trong thời kỳ văn minh. Mùa sưu thuế hãi hùng: Cựu ĐBQH nói đó là "cường hào ác bá" "Cường hào, ác bá" ở nông thôn Thời gian qua, người dân ở các thôn Lộc Tiên (xã Hải Lộc), thôn Thái Hòa (xã Hưng Lộc) của huyện Hậu Lộc, Thanh Hóa đang phải chịu cảnh thu các khoản đóng góp theo kiểu "sưu cao thuế nặng". Sau khi được phóng viên Báo điện tử Trí Thức Trẻ cung cấp thông tin, ông Lê Văn Cuông (nguyên Phó đoàn ĐBQH khóa 11 tỉnh Thanh Hóa - là ĐBQH các khóa 11,12) đã bày tỏ sự bức xúc, bất bình trước tình trạng lạm thu các khoản đóng góp ở một số địa phương của huyện Hậu Lộc. Theo ông Cuông, ở huyện Hậu Lộc từng xảy ra việc lạm thu này và báo chí cũng đã lên tiếng, tỉnh chỉ đạo giải quyết rất quyết liệt, nhưng gần đây lại tiếp tục tái diễn ở một số thôn, xã. "Chứng tỏ ở Hậu Lộc đã có truyền thống không hay trong vấn đề thu các khoản đóng góp bất hợp pháp của dân", ông Cuông nói. Ông Cuông cũng nêu rõ, trường hợp người già cả, ốm đau, không thể lao động sản xuất rồi ngay kể cả trẻ em mới sinh ra được vài tháng còn chưa biết gì đã bị chính quyền thôn bổ đầu để lạm thu như vậy thì không thể nào chấp nhận được. "Trước đây, khi còn là đại biểu Quốc hội, tôi cũng đã phát biểu và cảnh tận thu đang ở diễn ra ở một số địa phương của Hậu Lộc hiện nay, dường như cho thấy đang có sự xuất hiện trở lại của một bộ phận cường hào, ác bá thời phong kiến ở nông thôn trong thời kỳ văn minh này. Họ đè đầu, cưỡi cổ người dân, tận thu bằng mọi giá, từ những đứa trẻ mới sinh ra chưa biết gì, đến các cụ già nằm liệt và khi không thu được đủ thì lại có động thái là o ép, ức hiếp người dân. Cuộc sống của người dân ở nông thôn bây giờ rất vất vả, nguồn thu rất khó khăn, có nơi chỉ trông chờ vào mấy mảnh ruộng nhỏ, không có nghề gì làm thêm... Thế mà chính quyền thôn lại tự ý đặt ra biết bao khoản thu bất hợp lý, trái pháp luật, có nơi lên đến trên dưới 20 khoản thu, trong đó, nhiều khoản mà tôi đọc thấy rất kỳ lạ. Điều đó là không thể nào chấp nhận được. Ở đây, Bí thư huyện ủy Hậu Lộc đã nhận rõ đây là khuyết điểm, sai và xin lỗi dân, hứa xử lý nghiêm túc. Cá nhân tôi rất hoan nghênh tinh thần cầu thị của Bí thư Tỉnh ủy và Bí thư huyện ủy, mong rằng, sẽ có sự quyết liệt xử lý, ngăn chặn kịp thời việc lạm thu trái quy định của pháp luật. Từ đó, tạo bình yên cho người dân ở nông thôn", ông bày tỏ. Các khoản thu năm 2013 mà gia đình một hộ dân ở thôn Thái Hòa, Hưng Lộc, Hậu Lộc phải đóng góp. Đề cập nguyên nhân tái xuất tình trạng "mùa sưu thuế hãi hùng " này, nguyên Phó đoàn ĐBQH tỉnh Thanh Hóa cho rằng, việc này xuất phát từ chính lợi ích của một bộ phận cán bộ, chính quyền muốn có một khoản ngân sách ngoài ngân sách Nhà nước cấp xuống hàng năm. "Một bộ phận chính quyền cơ sở muốn có khoản thu khác để tự tung, tự tác, giải quyết lợi ích cá nhân, cho nên họ đặt ra các khoản thu bất hợp pháp. Họ lấy lý do là đồng thuận của dân nhưng phải xem có thực tế như vậy không hay là có sức ép nào đó, bắt dân phải đồng thuận để lấy cơ sở đó nhằm đè đầu, cưỡi cổ để tận thu. Cũng cần xem họ có vì dân không hay lợi dụng dân để tự tung, tự tác. Có nhiều địa phương thu xong rồi biển thủ các khoản đó và tham ô, tham nhũng cũng từ đây mà ra. Do đó, tôi đề nghị các cơ quan chức năng phải vào cuộc ngay để có biện pháp xử lý kịp thời", ông Cuông nhấn mạnh. ĐBQH và câu chuyện cứu bò của người dân bị tận thu Ông cũng kể lại câu chuyện cách đây nhiều năm, khi ông đứng ra giúp một người nông dân ở huyện Thọ Xuân đòi lại con bò bị chính quyền địa phương bắt bán. Khi đó, do không đóng đủ tiền giao thông nông thôn, 1 chị nông dân đã bị chính quyền thôn, xã đến cưỡng bức bắt con bò mới mua để cày ruộng, sau đó bán cho người khác. Con chị đó, đến ngăn thì bị họ đánh, phải đi bệnh viện. Báo chí lúc đó lên tiếng nhưng chính quyền xã, thậm chí huyện lơ đi, không xem xét, giải quyết. Chị này đến gặp ông Cuông và sau khi tiếp nhận thông tin, ông đã chỉ đạo văn phòng có văn bản kiến nghị huyện, xã phải trả lại bò cũng như tiền thuốc men cho con chị nhưng chính quyền cũng làm ngơ đi, đổ lỗi cho chị này ương bướng, chống đối, không chịu nộp tiền... "Sau đó, tôi đã đề nghị và thành lập đoàn giám sát xuống tận nơi làm việc, yêu cầu trả lại con bò cho người dân. Tôi cũng nêu rõ trong các văn bản là nếu không giải quyết thì tôi sẽ có kiến nghị đến các cơ quan có thẩm quyền yêu cầu xem xét trách nhiệm của chính quyền xã, huyện. Với sự quyết liệt, kiên trì thì sau đó xã, huyện đã trả lại con bò và tiền thuốc men cho con chị này trong quá trình điều trị. Dù việc giải quyết đó vẫn chưa thực sự thỏa đáng và người dân vẫn còn bức xúc nhưng việc chính quyền lúc đó nhận sai, sửa cũng là điều tích cực", ông Cuông kể lại. Trở lại câu chuyện "sưu thuế hãi hùng" ở Hậu Lộc hiện tại, vị đại biểu Quốc hội khóa 11, 12 này cũng đặt ra một vấn đề, đó là, tình trạng lạm thu đã diễn ra khá lâu, người dân bức xúc nhưng chính quyền cấp xã, huyện lại không nắm được việc làm của cấp dưới. Đến khi xảy ra vi phạm, báo chí phát hiện mà lại không có biện pháp xử lý kịp thời, cương quyết, thì rõ ràng đây là sự thiếu trách nhiệm, vô cảm trước bức xúc của người dân. Ông cuông đặt câu hỏi, liệu có hay không, việc chính quyền xã, huyện biết nhưng lại có tình trạng đồng lõa, làm ngơ đi những việc làm sai trái của cấp dưới? "Tôi đề nghị, lãnh đạo tỉnh phải xem xét trách nhiệm phục vụ nhân dân của lãnh đạo huyện, xã cùng với đó, xử lý nghiêm minh những người làm sai, ngăn chặn kịp thời, không cho lan tỏa ra các địa phương khác", ông kiến nghị. (Kiến Thức Trẻ.net)
  14. Luật sư Lê Công Định Theo FB Luật sư Lê Công Định Báo Tuổi Trẻ ngày hôm qua đưa tin rằng theo điều tra riêng mà báo này thực hiện, gần đây hàng chục phạm nhân thụ án tại trại giam Z30A (còn gọi là trại giam Xuân Lộc, Đồng Nai) đã được đưa đi “lao động” ngay tại công trình xây biệt thự của đại tá Hồ Phi Thắng, giám thị trại giam, nằm trên mặt tiền đường Hồ Thị Hương nối dài (khu phố 2, phường Xuân Hòa, thị xã Long Khánh, Đồng Nai). Phóng viên của báo đã đến gặp và hỏi đại tá Hồ Phi Thắng, ông thừa nhận việc đưa phạm nhân đi ra làm phụ hồ ở căn biệt thự của mình là ... phản cảm. “Anh em thấy tôi sắp về hưu nên đưa phạm nhân ra phụ giúp,” theo lời ông Thắng. Một lãnh đạo của Tổng cục Thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp (Tổng cục VIII - Bộ Công an) khi được hỏi cũng bảo rằng điều đó là sai nguyên tắc và phản cảm. Ngoài thợ hồ còn có phạm nhân trong trang phục sọc trắng - xanh cùng xây dựng nhà đại tá Thắng - Ảnh: Đ.TR., Tuổi Trẻ Sự việc trên thật ra là chuyện thường ngày ở tất cả các trại giam trên đất nước này. Không chỉ cán bộ cấp giám thị, mà mọi cán bộ có chức vụ trong trại giam, đều luôn trục lợi từ nguồn lao động không công của các tù nhân. Sự trục lợi đó vẫn luôn diễn ra, chứ không chỉ chờ đến lúc sắp nghỉ hưu mới tranh thủ. Từ ngày đầu bước chân vào tù cho đến ngày cuối cùng bị giam cầm, tôi đều phải chứng kiến tình trạng cưỡng bức lao động trên thân xác của tù nhân. Nó đương nhiên đến nỗi từ tù nhân đến cán bộ quản giáo đều luôn miệng bảo nhau: "Nước sông, công tù!" Nước múc từ sông có tốn xu nào đâu mà dại gì không mang về dùng? Công tù có khác gì nước sông? Tù nhân không chỉ bị cưỡng bức phục vụ cho trại giam và cán bộ quản giáo, từ việc nhỏ nhất như giặt quần áo, rửa xe máy, v.v... mà còn bị cưỡng bức làm việc cho các doanh nghiệp bên ngoài để mang lại thu nhập cho ngân sách của trại giam. Đạp điều (tức bóc tách vỏ hạt điều) chẳng hạn là một trong các ví dụ về công việc khổ sai mà tù nhân phải lao động để tồn tại trong địa ngục trần gian, mà trông đợi ngày về. Tôi nghe nói, đa số sản phẩm từ hạt điều bán trên thị trường trong nước đều ít nhiều dính dáng đến mồ hôi và nước mắt của tù nhân Việt Nam. Lao động không công của tù nhân mang lại lợi ích kinh tế to lớn như thế cũng chính là lý do vì sao nhiều năm trước kế hoạch chuyển giao chức năng quản lý trại giam từ Bộ Công an sang Bộ Tư pháp để tuân theo chuẩn mực quốc tế đã từng được mang ra bàn thảo, nhưng thất bại. Bởi lẽ làm sao Bộ Công an có thể chấp nhận vuột mất miếng ăn bổ béo này vào tay bộ khác? Xét về phương diện pháp lý, lao động tù là hình thức bị nghiêm cấm và lên án theo luật pháp các nước trên thế giới, sau lao động trẻ em. Phạt lao động công ích tuy được chấp nhận, nhưng bị giới hạn trong một số trường hợp và phạm vi cụ thể do luật pháp quy định rõ ràng. Hành vi cưỡng bức lao động tù cũng bị luật pháp của Việt Nam nghiêm cấm và trừng trị. Khoản 3 Điều 35 của Hiến pháp 2013 quy định như sau: "Nghiêm cấm phân biệt đối xử, cưỡng bức lao động [...]." Khoản 1 Điều 283 của Bộ luật Hình sự về "Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi" quy định như sau: "Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn, trực tiếp hoặc qua trung gian đã nhận hoặc sẽ nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác dưới bất kỳ hình thức nào có giá trị từ năm trăm nghìn đồng đến dưới mười triệu đồng hoặc dưới năm trăm nghìn đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng, đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm, để dùng ảnh hưởng của mình thúc đẩy người có chức vụ, quyền hạn làm hoặc không làm một việc thuộc trách nhiệm hoặc liên quan trực tiếp đến công việc của họ hoặc làm một việc không được phép làm, thì bị phạt tù từ một năm đến sáu năm." Các khoản 2, 3, 4 và 5 của Điều 283 quy định thêm về tình tiết tăng nặng của tội phạm này và hình phạt cấm đảm nhiệm chức vụ có liên quan trong một số trường hợp cụ thể. Quy định của Hiến pháp và Bộ luật Hình sự rõ ràng như vậy, nhưng hàng chục năm nay (từ khi có thể chế cộng sản ở nước này) tình trạng "nước sông công tù" vẫn ngang nhiên tồn tại một cách nghiễm nhiên. Bây giờ báo chí đặt thành vấn đề, họ cũng chỉ xem đấy là "phản cảm" hoặc cùng lắm là "sai nguyên tắc" mà thôi. Nói cách khác, chưa bao giờ các quan chức công an ý thức được đó là hành vi bị Hiến pháp nghiêm cấm và luật pháp trừng trị, nói chi đến việc biết tôn trọng nhân quyền và nhân phẩm của tù nhân. (Dân Luận)
  15. Trần Quang Thành phỏng vấn Hà Sĩ Phu 8-8-2016 Lời giới thiệu: Mới đây Tiến sĩ Hà Sĩ Phu có viết bài mang tựa đề: “Lọc ngược”. Nội dung bài viết tác giả phân tích suốt hơn 70 năm cai trị đất nước những người cầm đầu đảng cộng sản Việt Nam đã tiến hành sự sàng lọc bằng một qui trình ngược để độc tôn, củng cố quyền lực làm tổn hại đến lợi ích của đất nước. Để làm rõ hơn nội dung bài viết, từ thành phố Đà Lạt, Tiến sĩ Hà Sĩ Phu đã trả lời phỏng vấn của nhà báo Trần Quang Thành. Nội dung như sau – Mời quí vị cùng nghe: Trần Quang Thành: Xin chào TS Hà Sĩ Phu Hà Sĩ Phu: Vâng, xin chào nhà báo Trần Quang Thành TQT: Mới đây ông có viết một bài báo mang tựa đề “Lọc ngược”, các cuộc bầu cử hiện nay diễn ra theo kiểu lọc ngược, đáng lẽ phải lọc lấy cái tốt thì lại lọc lấy cặn bã. Vậy quá trình lọc ngược này diễn ra từ khi nào, từ khi ĐCS cầm quyền hay từ khi Liên xô và CS Đông Âu sụp đổ thưa ông? HSP: Lọc ngược bắt đầu ngay từ khi Chủ nghĩa Cộng sản chính thức nắm quyền ở Việt Nam chứ, nhưng lúc đầu chưa rõ, lúc ấy ĐCS còn chân ướt chân ráo, chưa nắm được gì nên còn hòa đồng với dân tộc, nhưng càng về sau, quyền lực càng được củng cố vững chắc thì sự lọc ngược ngày càng bộc lộ rõ ràng hơn. – Về bản chất và về lâu dài thì sự du nhập của thể chế Cộng sản là một biến cố có hại cho nước VN, nên mọi sự sàng lọc nhằm củng cố quyền lực lãnh đạo của ĐCS đều là lọc ngược. Sự sàng lọc này đi ngược với lợi ích Dân tộc vì nó củng cố nền độc tài toàn trị, đi theo con đường ảo tưởng phi khoa học khiến xã hội thiếu dân chủ, xã hội chẳng những không phát triển được mà còn dần dần tha hóa về mọi mặt. – Nhưng sự sụp đổ của khối Liên xô và Đông Âu là một biến cố quan trọng. Để tự vệ chống sự sụp đổ như quân bài Domino CSVN phải nhích hẳn vào với Trung quốc để tìm chỗ dựa nên sự sàng lọc theo hướng thân Tàu phải rõ ràng hơn. Nhu cầu của ĐCS và nhu cầu dân tộc vốn khác nhau ở tính Cộng sản chuyên chế và tính thân Tàu. Khi khối Liên xô và CS Đông Âu sụp đổ thì tính thân Tàu tăng lên, mâu thuẫn về Dân chủ vẫn tiếp tục như cũ nhưng mâu thuẫn vể Độc lập dân tộc bắt đầu gia tăng mạnh mẽ. – Có người thắc mắc: làm gì có sự lọc ngược, ai điên rồ lọc lấy cặn bã làm gì? Xin thưa khi nhu cầu đã đối lập nhau, mục đích khác nhau thì cái cặn bã của bên này chính là cái tinh hoa của bên kia và ngược lại. Sự ngược nhau chủ yếu ở 2 mặt: Dân tộc VN cần từ giã chủ nghĩa CS thì ĐCS cần kiên trì chủ nghĩa ấy. Dân tộc VN cần một quan hệ có cảnh giác với Trung quốc Đại Hán, theo kiểu “Kính nhi viễn chi” tức là tôn trọng nhưng không gần quá để giữ một khoảng cách an toàn, nhưng để giữ thể chế CS thì ĐCSVN lại cần một mối quan hệ khăng khít chiến lược với Trung quốc như môi với răng! TQT: Theo ý kiến TS, sự sàng lọc tối cao biểu hiện nghiêm trọng nhất ở ngôi vị Tổng Bí thư đảng, phải đáp ứng hai yêu cầu cơ bản là sao cho củng cố quyền lực của ĐCS và gắn kết chặt chẽ với Cộng sản Trung Quốc. Vậy tất cả các đời TBT đã qua đều như vậy hay có ngoại lệ nào không? HSP: Từ người đứng đầu là HCM đến ông Nguyễn Phú Trọng ngày nay đều “quán triệt” 2 đặc điểm là tính cách Cộng sản và tính thân Trung quốc, không có ngoại lệ, nhưng trường hợp ông Lê Duẩn thì có cuộc chiến ngắn ngủi chống Trung quốc ở biên giới và do đó có nhận định Trung quốc là kẻ thù truyền kiếp được ghi lại trong văn khố của ĐCS nên cần phải nói thêm, nói riêng. Trước hết phải khẳng định thái độ phản kháng Trung quốc của Lê Duẩn ở giai đoạn sau là đáng ghi nhận. Song Lê Duẩn vốn là người nhiễm thói chuyên chính Cộng sản rất cao, đến mức trở thành Maoist và tôn sùng Mao Trạch Đông, chủ trương dùng vũ lực “giải phóng” miền Nam, coi quan điểm chiến tranh cách mạng của Mao Trạch Đông là mẫu mực cho các nước Á Phi Mỹ La Tinh, muốn lập thuyết “làm chủ tập thể” quái gở…chứ không phải nhà lãnh đạo dân chủ gì hết. Trong cuộc đấu tranh với phe xét lại thì Lê Duẩn đứng hẳn về phe Mao. Nhưng đến khi Mao đi đêm với Nixon-Kissinger chống Việt Nam thì Lê Duẩn thấy quyền lực chỉ huy của mình bị xúc phạm mới phê phán phe Mao là “đâm sau lưng đồng chí”. Vậy ở Lê Duẩn thì tính Cộng sản và tính thân Tàu lúc đầu là nhất quán, dù sao sự tỉnh ngộ về tinh thần dân tộc và nhận định Trung quốc là kẻ thù truyền kiếp tuy muộn mằn nhưng cần được ghi nhận. TQT: Theo TS thì trong xã hội VN hiện nay, các giá trị tốt xấu bị xếp ngược như người trồng cây chuối. Có nhiều người tán thành như vậy không? HSP : Tuy chưa nói hẳn ra như tôi, nhưng ngày càng nhiều người đồng thuận với ý tưởng đó bằng các cách diễn đạt khác nhau như : hiện nay ý đảng một đường- lòng dân một nẻo, yếu tố cản trở xã hội VN chính là ĐCS, xã hội mình ngộ quá, lạ quá, vô lý quá, ngược đời quá, chẳng giống ai, lực lượng đáng lý bảo vệ dân thì lại bảo vệ kẻ thù, đảng của giai cấp Vô sản thì giàu có, cung điện nguy nga, tiền của như nước tiêu không hết …vân vân…Về chính trị thì đi theo Trung quốc nhưng tiền của và con cái toàn đưa sang Hoa Kỳ. Dân còn mỉa mai cái chữ Vô sản rằng ở Việt Nam phải có vài chục tỷ mới đứng được vào hàng ngũ giai cấp Vô sản! Thật là quá lộn ngược. Bài thơ “Đất nước mình ngộ quá phải không anh” của cô giáo Trần Thị Lam mô tả những sự ngược đời của xã hội lập tức được nhiều người tán thưởng và phát triển. Khái quát lại thì ĐCSVN muốn “theo bác Hồ trồng người” nhưng trồng người không ra người mà “trồng cây chuối “khắp cả nước. TQT: TS Hà Sĩ Phu vừa nhắc đến một cô giáo ở miền Trung với bài thơ gây ấn tượng là Đất nước mình ngộ quá phải không anh. Vậy theo TS thì đất nước mình có đúng như thế không, và rồi đất nước sẽ về đâu khi tình trạng đã “ngộ” quá như vậy? HSP: Thực trạng thì chúng ta đã thống nhất với nhau rồi đấy. Sau khi thấy đất nước mình nó ngộ quá, lạ quá, ngược đời quá…cô giáo Lam có hỏi Thế thì đất nước rồi sẽ về đâu. Tôi thấy có 2 khả năng: một là thành một địa danh của Tàu, hai là còn giữ được nước. – Nếu ĐCSVN cứ dính chặt với Tàu như hiện nay thì mọi ước mơ đều chấm hết. Không phải chấm hết cho dân tộc mà chấm hết cho chính ĐCS. Ông Nguyễn Văn Linh đã nói một câu rất dại, rất ngu và rất phản động: Biết đi với Trung quốc thì mất nước nhưng mất nước còn hơn mất đảng. Còn có tương lai gì, vinh quang gì cho một đảng chư hầu vong bản, vong quốc? Thực tế hiện nay là như thế. Trở thành một địa danh thuộc Tàu thì mất cả gia phả, quốc phả, lịch sử, giống nói, sẽ không còn gì để nói, sẽ trở thành một lũ bất hiếu phản bội lại nghìn đời mồ hôi và xương máu, nghìn đời trí tuệ và tâm huyết của ông cha, chỉ còn là một lũ ngang tầm súc vật. Khả năng tồi tệ này sẽ khó tránh khỏi nếu ĐCSVN vẫn quyết một lòng theo Tàu, dâng nước cho Tàu để cố giữ ngai vàng bẩn thỉu. Nhưng khốn một nỗi là khả năng xấu này hiện nay đang dần thành hiện thực. – Khả năng thứ hai là còn giữ được nước và chỉ trong nội bộ một nước, giữa người Việt Nam với nhau, trong cuộc vật lộn tay đôi giữa chủ nghĩa Cộng sản ngoại lai với nhân dân Việt Nam, thì mặc dù khó khăn đến mấy, dù có dùng hết cả công an và quân đội để trói tay nhân dân, cuối cùng tôi tin nhân dân nhất định thắng, tình tự dân tộc máu mủ ruột rà nhất định thắng, gia đình của bộ đội, công an cũng là nhân dân cả, không cạn tàu ráo máng với nhau mãi được đâu. Nhưng thực tế là yếu tố Trung quốc đang hoành hành, ĐCS đâu có dứt được khỏi Tàu nên khả băng thứ hai này không thể có được. Chỉ còn khả năng xấu. Cho nên , mặc dù đã cảnh báo về khả năng tuyệt vọng từ lâu, tôi vẫn cố phác ra một cái tôi gọi là “giấc mơ”. Thấy chữ “giấc mơ”có bạn liền bảo: ông này còn hữu khuynh nhỉ, còn hy vọng rằng khà đảng này còn đi được với nhân dân ư? Tôi xin thưa lại rằng: Tôi đưa ra cái gọi là “giấc mơ” thực ra chẳng phải một hy vọng gì hết, chỉ là một ví dụ, giả thử mà ĐCSVN biết đặt vận mệnh Tổ quốc lên trên hết như đảng vẫn tuyên bố thì đây, có cách làm đây, có giải pháp,sẽ làm thế này, có thể làm thế này. Câu hỏi tôi muốn đặt ra là :Vậy tại sao đảng không làm? Tôi còn giả thiết, nếu muốn cho Trung quốc nó chịu, nó không làm gì được, thì để cho dân chúng làm một cuộc biểu tình mạnh mẽ để tạo ra một cuộc “đảo chính”, thay đổi thể chế thật sự có sự đồng thuận (ta mơ ước giá được như thế mà), nhân dân sẽ thắng và bỏ được chủ nghĩa CS. Vấn đề là ĐCS chỉ đi được với dân để chống Bành trướng nếu thực sự từ bỏ độc quyền Cộng sản. Muốn Thoát Trung thì phải Thoát Cộng chẳng có cách nào khác. Tôi ví von Tổ quốc Việt Nam nếu có cái đuôi XHCN thì Tàu nó túm lấy cái đuôi XHCN ấy để tóm gọn ta, nuốt chửng ta. Con thằn lằn muốn thoát thân phải tự đứt cái đuôi ra. VN muốn thoát Tàu cũng phải tự cắt cái đuôi XHCN ấy. Cứ cắt cái đuôi CS là rũ sạch mọi ký kết mà CS trước đây đã ký bất lợi cho dân tộc. ĐCSVN muốn cứu nước thì phải từ bỏ cái đuôi ấy, tự cắt cái đuôi ấy. Nếu không thì nhân dân phải đứng lên chặt đứt cái đuôi CS ấy để tự giải thoát mình, nhưng như vậy sẽ có xung đột, có đau và chảy máu là điểu chẳng ai mong. TQT: Nhưng, tôi xin hỏi ông một câu cuối cùng: Cả thế giới đã biết CS là dối trá, chủ nghĩa ấy không cải tạo được, chỉ có cách xóa bỏ nó đi thôi. Ông còn hy vọng con thằn lằn ấy có thể tự đứt đuôi rồi thế này thế khác, rồi nó vẫn có một vai trò lãnh đạo đất nước được thưa ông? HSP: Điều tôi đề cập chuyện tự cắt đuôi ở trên là vạch ra lối thoát cho ĐCS là phải cắt đuôi thật, Thoát Cộng thật, Thoát Cộng giả vờ thì sao gọi là cắt đuôi được? Và như vậy dù ĐCS có còn cũng phải đa nguyên đa đảng cạnh tranh với các đảng khác đê cho dân lựa chọn, thì Tổ quốc VN mới không còn bị gắn cái đuôi XHCN nữa. Cái đuôi CS là phải cắt thật sự và không bao giờ mọc lại được nữa thì mới đi được với nhân dân, dân mới tin, chứ làm giả như xưa nay thì làm sao lừa được nhân dân nữa. Từ tình hình thực tế, riêng tôi thì chẳng bao giờ tôi tin vào những khả năng tử tề này. Tôi vừa nói: Nếu không tự cắt cái đuôi, hoặc chỉ cắt giả vờ thì nhân dân sẽ phải đứng lên , dùng sức mạnh để chặt đứt cái đuôi CS, trong trường hợp ấy thì có đau đớn và thương vong là điều mà chẳng ai mong. Và như thế, vấn đề còn lại thuộc về chiến thuật chiến lược là việc không hề đơn giản. TQT: Xin cảm ơn TS Hà Sĩ Phu (basam)
  16. Nguyễn Xích Long (Hà Nội) Tác giả gửi tới Dân Luận Những câu nói của tân chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân mới đây như “Các người (những người phản biện) đã làm được gì cho đất nước?” hay “Luật biểu tình nếu được ban hành sẽ gây rối loạn” đã làm lộ rõ bản lĩnh yếu kém, trình độ vớ vẩn và ngộ tính thấp của chị ta. Ảnh chế trên Facebook đáp lại lời Chủ tịch quốc hội. Đã có nhiều bài nói về đóng góp của mọi công dân Việt Nam cho đất nước bao gồm cả những người phản biện, bằng việc đóng góp tiền của công sức qua mỗi sản phẩm tiêu dùng đã được đóng thuế, bao gồm họ không tham nhũng tàn phá đất nước như bộ máy độc đảng, độc quyền… như thế đã là quá đủ để trả lời cho câu hỏi của chị Ngân. Ở đây tôi chỉ muốn phân tích về bản lĩnh, trình độ và ngộ tính của chi đã được lộ rõ qua những phát ngôn này. Chị Ngân cần phải học hỏi rất nhiều từ những người phản biện, những ý kiến phản biện của giới trí thức chính là những đóng góp vô cùng to lớn cho đất nước, họ đã góp phần chỉ ra những yếu kém, gian dối của bộ máy độc đảng độc quyền, họ góp phần làm bọn quan chức tham nhũng phải e sợ, chùn bớt tay trong việc ăn cắp, tham nhũng, phá hoại đất nước. Họ góp phần khai sáng dân trí cho đông đảo công chúng nhận thức về dân chủ nhân quyền là con đường duy nhất để dân tộc tồn tại và phát triển. Họ góp phần làm thức tỉnh phần nào lương tri còn sót lại trong một bộ phận nhỏ quan chức của cái hệ thống lỗi thời trì trệ vô lương tâm vô nhân cách vô cảm chỉ biết ăn cắp tham nhũng không từ một thứ gì này. Trình độ của giới trí thức đã dám dũng cảm phản biện hơn trình độ chị Ngân rất nhiều, chị chỉ là một loại chim cảnh được những kẻ mị dân dựng lên cho đủ cơ cấu để cho dân và thế giới xem mà thôi chứ dân hoàn toàn không được tham gia vào bầu cử giả hiệu của cầm quyền. Khi chị không nhận thức nổi giá trị của sự phản biện cho thấy trình độ của chị rất hạn hẹp, ngộ tính của chị rất thấp. Khi chị lại nói hẳn ra những câu nói vô lễ với dân, xấc xược với giới trí thức phản biện cho thấy chị không dám nhìn thẳng vào sự thật mà giới trí thức phản biện, chứng tỏ bản lĩnh của chị quá kém cỏi trong khi những vấn đề thối nát của giới cầm quyền nó cứ sò sờ ra đấy, hàng loạt các đại án và những vấn đề xã hội nhức nhối ngày càng trầm trọng phơi bầy khắp nơi mà giới cầm quyền không thể nào bịt nổi. Những Vinashin, Vinaline, Bauxite Tây Nguyên, Formosa, hàng loạt các nhà máy ethanol đóng cửa, nông dân mất đất đi kiện hàng ngày ở thủ đô Hà Nội… còn nhiều, nhiều lắm không thể kẻ xiết không có những người phản biện thì đất nước này nát bét rơi vào họa diệt vong lâu rồi. Dân chúng cả nước đều nhìn thấy rõ bộ máy cầm quyền của các chị tham nhũng phá hoại đất nước thế nào vậy mà chị lại không nhìn thấy sao mà còn dám hỏi lại những người phản biện? Vừa được bè đảng phe nhóm chị đưa lên vị trí cao nhất chị đã vội quay ra coi thường dân chúng thể hiện quyền lực một cách thô thiển trọc phú vậy ư? Chưa nói đến những cách cư xử kém văn hóa trong ngoại giao, khiếu thẩm mỹ thấp mà dân chúng đã điểm tên chị trong các sự kiện, cách phát ngôn của chị đã cho thấy bản lĩnh của chị chỉ như con rùa rụt cổ khi thấy nguy hiểm, chỉ như con đà điểu rúc đầu vào đất để cảm thấy an toàn mà không cần biết ngoại cảnh ra sao. Chị không hề có bản lĩnh đối mặt với sự thật khó khăn để giải quyết mà chỉ muốn mình như những vua chúa phong kiến, những kẻ độc tài chỉ biết ra lệnh chỉ thị mà không cần biết đến hậu quả ra sao. Chị không được dân bầu lên nên chị cũng không hề quan tâm đến cuộc sống, nguyện vọng của dân chúng mà chỉ tìm cách bảo vệ cho cái quyền lợi nhóm ích ky của số ít những kẻ cầm quyền, chị không hề xứng đáng ở vị trí của người đứng đầu cơ quan đại diện cho nhận dân. Các nghi thức ngoại giao, cách ăn mặc thì người ta có thể dạy cho chị, nhưng bản lĩnh và ngộ tính thì là tư chất trời sinh không ai có thể cho chị được. Chị Ngân cần phải thực sự cầu thị, cầu tiến học hỏi ở giới trí thức phản biện nếu chị còn muốn ngồi tiếp ở cái vị trí đứng đầu cơ quan đại diện cho dân ấy. Nếu thực sự muốn tiến bộ sửa chữa những sai lầm đã mắc chị Ngân cần công khai xin lỗi dân chúng và giới trí thức phản biện, nhưng e rằng với bản lĩnh và ngộ tính của chị thì chị cũng chẳng nhận thức được vấn đề và sẽ không bao giờ làm được cái trò mị dân chấm chấm khăn tay xin lỗi công chúng như thầy của chị đã làm. Hà nội tháng 8 năm 2016 Tác giả: Nguyen Xich Long – bút danh: Xương Rồng Đỏ (Dân Luận)
  17. Một clip quay tại phiên toà xét xử Dương Chí Dũng trong vụ án làm thất thoát hàng chục triệu usd mua ụ nổi M83. Tại phiên toà này Dương Chí Dũng đã khai việc đưa cho đại tướng bộ trưởng công an bấy giờ là Trần Đại Quang số tiền là 500 nghìn usd. Clip cho thấy chủ toạ đã cắt ngang lời khai của Dương Chí Dũng ngay lập tức. Đến năm 2016 này, Trần Đại Quang đã là chủ tịch nước, nhưng câu hỏi là ai là người quay clip đó và phát tán trên mạng vẫn chưa được tìm ra. Về lý thuyết thì việc điều tra người quay clip và phát tán không có gì khó khăn, bởi giới hạn phòng xử rất dễ khoanh vùng tìm đối tượng. Là bộ trưởng công an không thể nói rằng Trần Đại Quang không biết ai tung ra clip này và ý đồ là gì. Nếu Quang biết và làm ngơ, chứng tỏ đối thủ hạ nhục Quang là một thế lực rất mạnh. Ngay cả đến giờ, quyền lực của Quang đứng hàng thứ hai hoặc thứ ba trong Đảng cũng không làm gì được. Tất nhiên đối thủ đã dám tung ra clip như thế họ cũng không ngại chuyện Quang trả thù. Khó có thể biết đối thủ đã hạ nhục Quang là ai, nhưng điều chắc chắn đó là một thế lực cực kỳ nặng ký trong nội bộ Đảng. Ở vị trí ấy chỉ có hai nhóm có thể làm được, nhóm thứ nhất là cơ quan an ninh do Tô Lâm cầm đầu, nhóm thứ hai là ban tuyên giáo trung ương do Đinh Thế Huynh cầm đầu, Có thể là là Huynh cho phát tán và Tô Lâm đồng loã không điều tra, khiến Trần Đại Quang phải nuốt nhục vào trong. Cả hai nhóm này đều có thực lực mạnh và cũng như Quang, tất cả đều là đàn em thân tín của Nguyễn Phú Trọng. Chính Trọng đã tạo ra như vậy để kiềm chế sức mạnh của các đàn em. Việc làm của Trọng là nước đi lão luyện của kẻ cai trị, tất cả những kẻ dưới quyền đều e dè nhau sẽ dẫn đến việc ai cũng phải ra sức trung thành với Trọng. Để Trọng sai khiến gì cũng chịu còn hơn để Trọng nghiêng về bên kia thì số phận quan trường của mình sẽ bị chấm dứt. Đến bây giờ thì đã sáng rõ, kẻ kế thừa chức tổng bí thư của Trọng là Đinh Thế Huynh. Một đàn em có chuyên môn lý luận như Trọng, hơn nữa Huynh từng là người ra sân bay tiếp đón Tập Cận Bình, Huynh cũng có nhiều thành tích hợp tác tuyên truyền hình ảnh tốt cho Trung Quốc. Huynh điều tiết dư luận theo hướng thân Trung, bài Mỹ rất tích cực. Lựa chọn Đinh Thế Huynh làm tổng bí thư kế cận là vừa phù hợp với các tiêu chí của Trọng về duy trì tính kiên định đường lối CNXH bảo thủ. Vừa hợp với sự lựa chọn của Trung Quốc về nhân tố thân Trung, bài Mỹ và ghét dân chủ, đa nguyên, đổi mới. Để thuận lợi hơn cho Huynh có lẽ Trọng sẽ về hưu giữa nhiệm kỳ để Huynh tiếp quản. Nếu để đến hết đại hội 12, sang đại hội 13 mới bầu bán tổng bí thư. Trung ương Đảng CSVN sẽ sa vào cuộc đấu khốc liệt tranh giành quyền lực. Ở giữa nhiệm kỳ 12 này cuộc chuyển giao chức TBT không diễn ra, thì các phe ứng cử chức TBT ở nhiệm kỳ sau sẽ bắt đầu gây dựng phe cánh, tìm cách triệt hạ bôi bẩn nhau để dành thắng lợi ở đại hội. Với việc kém Huynh 3 tuổi, Quang không dễ dàng bỏ qua việc chạy đua chức TBT khi cơ hội mở cho cả hai. Nhìn chung thì Huynh có lợi thế hơn Quang mọi mặt. Thông lệ thì thường ai làm đến chủ tịch nước đều là chức cuối cùng, trong khi làm thường trực ban bí thư thì thường đi tiếp lên chức vụ cao hơn. Trần Đại Quang chỉ còn cách duy nhất là dùng ảnh hưởng của mình trên cương vị chủ tich nước để ký những quyết định có lợi cho thu nhập của các cán bộ, chiến sĩ công an và ký quyết định phong hàm cho các tướng. Qua đó nắm được ủng hộ của lực lượng này, lôi kéo được Tô Lâm về phe mình, hứa hẹn cho Lâm kế cận chức chủ tịch nước khi Quang làm được tổng bí thư. Chỉ có thế Quang mới tạo được thế mạnh để đương đầu với những thuận lợi mà Đinh Thế Huynh đang có. Nhưng dường như Trần Đại Quang đã bỏ cuộc, Quang bằng lòng với chức vụ chủ tịch nước để lo vun vén cho sân sau kiếm chác dưỡng già. Chẳng hạn như cho tập đoàn quê hương mình là Xuân Trường, Xuân Thanh triển khai những đại dự án tâm linh ở hồ Núi Cốc, sông Hồng trị giá nhiều nghìn tỷ và đang tính toán cho em trai Trần Quốc Tỏ, bí thư Thái Nguyên đánh chiếm mỏ Núi Pháo đầy màu mỡ. Việc xây nhiều dự án tâm linh Phật Giáo để kinh doanh là do họ hàng nhà Trần Đại Quang có 7 người đi tu, bởi thế lãnh vực kinh doanh tôn giáo này họ hàng nhà Quang rất giỏi chuyên môn. Còn riêng về quặng mỏ, thì Trần Quốc Tỏ khi trước ở Ninh Bình từng tham gia kinh doanh và bảo kê cho viêc buôn lậu, xuất khẩu quặng ở cảng Kim Sơn, Ninh Bình cũng rất am hiểu giá trị kinh tế thu được từ quặng mỏ. Trần Đại Quang lọt vào bộ chính trị và là cánh tay đắc lực của Nguyễn Phú Trọng và Trương Tấn Sang, thì em trai Quang là Trần Quốc Tỏ được thăng tiến nhanh chóng theo một quy trình tốc độ tên lửa. Từ cương vị phó tổng cục trưởng tổng cục cảnh sát phòng chống tội phạm Quang nhận được từ năm 2013, một năm sau Tỏ được làm phó bí thư tỉnh Thái Nguyên, một năm sau nữa làm bí thư tỉnh uỷ Thái Nguyên. Con đường tiến thân theo quy trình nhảy cóc bậc thang như vậy lẽ ra cần phải làm sáng tỏ có minh bạch hay không. Thêm nữa là việc Quang dùng quyền lực chỉ đạo để người cùng quê với mình là Đoàn Duy Khương từ một tay công an xã làm giám đốc công an Hà Nội. Khương người Nam Đinh, Quang người Ninh Bình tưởng không có họ hàng gì. Nhưng thực ra bố Quang là người Nam Định sang Ninh Bình ở rể và sinh ra anh em Quang. Cho đến nay Khương chưa làm được cái gì ở Hà Nội ngoài việc ngồi đó thu tô cho Trần Đại Quang. Nguyễn Phú Trọng và những ông thầy của Trọng ở Bắc Kinh đã vẽ một lộ trình nhân sự cho Việt Nam khá rành mạnh. Với những gì đã thấy thì việc cho Quang giữ chủ tịch nước là hậu hĩ , một cái giá tốt cho Quang đã nỗ lực đánh phá các sân sau của Nguyễn Tấn Dũng như vụ Bầu Kiên, Dương Chí Dũng và công lao lớn nhất để đánh sập hẳn Nguyễn Tấn Dũng là vụ bắt Nguyễn Xuân Sơn chủ tịch tập đoàn dầu khí Việt Nam. Cộng thêm những dự án khủng mà gia đình, sân sau Quang đang dự định tiến hành và những chức vụ cho anh em, vây cánh của Quang. Từng ấy thứ quá béo bở để Quang thấy vui lòng không còn ngó đến chức TBT sẽ dành cho Đinh Thế Huynh. Trong bối cảnh thế giới như ngày nay, việc Trung Cộng lựa chọn cho Việt Nam một tên bảo thủ cuồng tín chủ nghĩa cộng sản sẽ thích hợp hơn việc lựa chọn một kẻ tham tiền, lôi kéo anh em họ hàng tham gia kiếm chác. Một tên tham tiền có thể sẽ chùng tay khi ra lệnh thảm sát hàng loạt. Những tên tham tiền làm lãnh đạo chỉ gây tội ác ở mức độ nào đó. Nhưng một tên cuồng tín giáo điều thì sẵn sàng ra lệnh ấy không hề đắn đo, vì việc thảm sát ấy củng cố được chủ nghĩa mà hắn tôn thờ. Hắn nghĩ sự tàn ác đó là cần thiết để mang lại một thế giới tốt đẹp, hắn sẽ không có sự lung lay vì động cơ của mình như những tên lãnh đạo vì tiền. Trái lại hắn còn tự hào vì ý nghĩa tốt đẹp của động cơ ra những lệnh tàn ác, phi nhân tính. Trọng và Huynh chính là những tên mang trong mình sự cuồng tín đáng sợ như vậy. Đừng tưởng sự trong sạch, lý tưởng là tốt đẹp. Nó sẽ là ác mộng cho nhân loại nếu như lý tưởng ấy là lý tưởng phản lại sự tiến bộ loài người. Dưới cái lý tưởng ấy, sự trong sạch cuồng tín sẽ nhân cái bạo tàn nên gấp bội thành những thảm hoạ diệt chủng. Tất cả những kẻ như Hồ Chí Minh, Hít Le, Xtalin, Polpot....đều có mẫu số chung là trong sạch và lý tưởng như vậy. Người Buôn Gió (Blog Người Buôn Gió)
  18. (Nói chuyện với cái cột nhà đang bị vênh…váo) Ngôi nhà Việt Nam gấm vóc yêu quý của chúng ta đã bị “đại tu nhăng nhít” mấy chục năm nay bởi những kiến trúc sư tồi, mục ruỗng mất cái nền, và hiện đang trụ trên 4 cây cột sơn son mà chữ Tàu gọi là “tứ trụ”. Mới hơn ba tháng ĐCS đã dựng trụ đến hai lần giống hệt nhau, lần nào cũng bắt chước các nước văn minh thề thốt rất chi là long trọng. Nhưng hình thức thì hoành tráng mà nội dung, tức lời nói và việc làm sau đó, thì còn quá nhiều điều cần xem xét lại. Bà Chủ tịch QH Nguyễn Thị Kim Ngân giơ tay tuyên thệ lần 1. Ảnh: internet Những điều khiến dân chúng phải xem xét và lên tiếng thì báo chí, nhất là các báo lề Dân, đã đề cập nhiều và rất cụ thể, không biết “4 cái cột” có đọc kỹ không, ở đây tôi chỉ đề cập một điều là nguyên do của sự lên mặt, lên giọng vô lối ấy. Các cuộc bầu cử thực ra chỉ là diễn tuồng, nhưng nhào nặn và diễn xuất rầm rộ quá, cứ như thể “ngày hội lớn của toàn dân” thật khiến cho chính các vai tuồng cũng bị cái ảo giác tưởng mình “tài đức” xuất chúng thật, mình “vĩ đại” thật, nên cứ thản nhiên đem những lời nói kênh kiệu từ vở tuồng ấy vào đời sống. Nếu hiểu cuộc “sàng lọc” đã đưa mình lên ngôi cao thực chất chỉ là một quá trình “Lọc ngược” thì biết đâu sự kiêu căng vô lối kia có thể chuyển thành khiêm tốn, khiêm tốn đáng thương hay dễ thương gì đó cũng nên (cứ hy vọng tếu một chút cũng được chứ nhỉ?). Vậy “Lọc ngược” là gì? Lọc ngược là lọc bỏ cái phần quý giá lẽ ra phải giữ, đồng thời giữ lại cái phần cặn bã vô ích lẽ ra phải bỏ. Cứ thế tiếp tục lọc nhiều tầng từ dưới lên trên. Đến trên cùng tạo ra “tứ trụ” thì phẩm chất được kết tinh như thế nào cũng chẳng có gì khó hiểu (như người ta vẫn tuyển chọn các giải Nobel ngược ấy mà). Ai cũng hiểu, chỉ một mình không hiểu nên mới sinh kiêu căng. Hiểu cho nhau như vậy thì thiết tưởng cũng chẳng cần phải nặng lời. Vì sao sinh ra Lọc ngược? Cũng đừng trách riêng từng cái cột, vì cột mọc ra từ nền, mà trong nền móng đã chứa sẵn những mâu thuẩn trái ngược. Khi chủ nghĩa Cộng sản đã sang giai đoạn thoái trào đánh dấu bằng sự sụp đổ của Liên xô và một loạt nước CS Đông Âu thì các chế độ CS Đảng trị châu Á cũng đứng trước nguy cơ tan rã theo quy luật. Muốn tồn tại ĐCS phát sinh những nhu cầu chống lại quy luật, ngược với nhu cầu của Dân tộc. Vì thế Dân tộc cần một đằng thì ĐCS cần một nẻo nên ĐCS độc quyền chỉ huy các cuộc bầu cử, lựa chọn người theo những nhu cầu ngược với nhu cầu của dân, vì thế sinh ra lọc ngược. Chẳng hạn, dân cần thoát khỏi quỹ đạo Mác-Lê độc tài ảo tưởng phi quy luật để xã hội phát triển thì ĐCS cần tuyển người lãnh đạo cứng rắn “kiên trì” cái chủ thuyết mà lịch sử “ đã vứt vào sọt rác”!. Dân cần thoát khỏi cái gọng kìm Cộng sản Đại Hán Trung quốc thì ĐCS cần tuyển chọn người thân với Trung quốc để có chỗ dựa mà giữ ngai vàng Búa Liềm. v. v … Một vài dẫn chứng điển hình về Lọc ngược. 1/ Việc tuyển chọn các đời Tổng Bí thư Lịch sử VN đã khẳng định mốiquan hệ với Trung quốc tức “kẻ thù truyền kiếp” phải thế nào để tồn tại đã trở thành câu hỏi số 1 mà một người lãnh đạo đất nước phải trả lời cho được, trả lời sai sẽ thất bại về chiến lược. Qua bốn nghìn năm dựng nước với 1000 năm Bắc thuộc, tổ tiên ta đã dùng hành động để chứng minh chân lý mà tôi gọi là “kính nhi viễn chi” (tôn trọng nhưng không quá gần, phải giữ khoảng cách an toàn): (Trích): “Bình thường thì gần gũi và nhún nhường, chấp nhận triều cống, kể cả việc xin làm dâu làm rể Thiên triều. Nhưng nếu Thiên triều giở mặt, nhe nanh muốn nuốt chửng ta thì toàn dân ta trên dưới một lòng, đem hết sức bình sinh quyết một phen sống mái, đánh cho đoàn quân Thiên triều tan tác, xác chết đầy sông đầy gò. Nhưng thắng mà không kiêu , không tận diệt mà mở đường cho địch rút, sau đó lại chủ động hiếu hòa. Sách lược lúc gần lúc xa, lúc cương lúc nhu sở dĩ được tiến hành nhịp nhàng thành công như vậy là cốt ở hai điều: một là khi thân thiết vẫn phải giữ khoảng cách, không để cho Tàu chiếm được những nơi huyết mạch, hai là lúc kháng cự phải có sức mạnh tổng lực trên dưới một lòng quyết đánh cho giặc chẳng những phải thua mà còn phải nể sợ đến mức phải từ bỏ dã tâm xâm lược. Lúc Cận lúc Viễn đều có chừng mực như vậy làm cho gã khổng lồ đành phải nuốt hận, để cho nước Việt nhỏ tồn tại, đô hộ tới cả ngàn năm mà đồng hóa không nổi, từng tấc giang sơn của họ vẫn được giữ nguyên”. Nhưng vì bị chất men Cộng sản dẫn dụ, tất cả các Tổng Bí thư ĐCSVN, từ HCM đến Nguyễn Phú Trong bây giờ, tất cả đểu phá tan kế sách của cha ông giữ nước trước họa xâm lăng phương Bắc. Dưới sự dẫn dắt của các đời Tổng Bí thư (tạm trừ ông Lê Duẩn) đã gần gũi và nhờ vả Trung quốc đến mức gắn bó như môi với răng, như chui vào vòng tay của Tàu, trở thành con nợ của Tàu, để cho lão không lồ ôm lấy vai, choàng lấy cổ, thọc tay vào sườn…thì khi kẻ khổng lồ ấy ra tay làm sao mà chống đỡ? Chưa kể còn chủ động ôm lấy nó để nhờ nó làm chỗ tựa chống giông bão dân chủ. Tất cả các đời TBT đều là người thân Tàu quá mức (trừ Lê Duẩn), không chú ý gì đến khoảng cách an toàn trước con ác thú truyền kiếp Đai Hán.Về chiến lược giữ nước trước Đại Hán thì tất cả sự tuyển chọn ra các TBT đều là “lọc ngược” , bầu ra người dẫn giặc Tàu vào nhà, thì những tuyển chọn nhân sự cấp thấp hơn làm sao có thể “lọc xuôi” được? Cho nên trách các Tứ trụ bây giờ là tất nhiên nhưng điều quan trọng hơn là phải nhìn thấy và xử lý được nguyên nhân gốc của đại họa. 2/ Loại trừ những ngưởi yêu nước, đảng viên yêu nước Đảng ngược với dân đã đành, mà ngược nhau ngay trong đảng. Trong 4 triệu đảng viên của các vị thôi, ở các địa phương không phải không còn người tốt, nhưng giả thử có một đảng viên còn nhân cách độc lập, biết đặt vận mệnh quốc gia lên trên quyển lợi của đảng mình, dũng cảm vạch rõ nguy cơ nội xâm và ngoại xâm, đứng vào hàng ngũ dân VÔ SẢN thật, hiện đang cùng khổ, và đấu tranh với những sai lầm của đám Vô sản giả thượng cấp thì xin thưa những con người đáng quý ấy sẽ bị “trượt ngay từ vòng gửi xe”, bị qui kết là làm rối loạn xã hội như ý bà Kim Ngân, chứ đừng hòng giành được một chức quèn là anh Tổ trưởng dân phố. Một ví dụ khác như cố Bộ trưởng ngoại giao Nguyễn Cơ Thạch (Phạm Văn Cương), trước mật ước bán nước Thành Đô đã thốt lên một tiếng kêu đau đớn để đời “Thế là một thời kỳ Bắc thuộc mới đã bắt đầu” thì người đảng viên yêu nước ấy “mất ghế bộ trưởng bộ ngoại giao, là do áp lực của Trung Quốc trong Hội nghị Thành Đô 1990, điều kiện để bình thường hóa quan hệ hai nước” (https://vi.wikipedia.org/wiki/Nguyễn_Cơ_Thạch) , trong khi TBT Nguyễn Văn Linh đã bộc lộ lập trường rất phản động đối với Tổ quốc (Tôi cũng biết rằng, dựa vào Trung quốc thì sẽ mất nước, nhưng mất nước còn hơn mất Đảng) thì vẫn nghiễm nhiên ngồi ghế tối cao và được dựng bia kỷ niệm, tượng đài. Không trọng dụng ngưởi yêu nước, lại vinh danh kẻ sẵn sàng bán nước, như thế chẳng là lọc ngược hay sao? 3/ Hình ảnh người “trồng cây chuối” Trong thể chế toàn trị, sự lộn ngược về chính trị kéo theo sự lộn ngược về văn hóa. Tôi đã hình dung XHCN như một người ”trồng cây chuối” nên đánh giá mọi việc ngược với thế giới bình thường. Đỉnh cao nhất thực ra là “đỉnh” của hạng thấp nhất. Thật là: Trời bày một trận nhố nhăng Ông hóa ra thằng, thằng hóa ra ông (HSP) Hoặc là: Những người Đảng ghét dân yêu Ngẫm ra phần lớn là siêu anh tài Những người đảng đến khoác vai Xem ra tất cả là loài bất lương (Ca dao ghi được ở Hà nội) Bức tranh xã hội ngược đời cũng được vẽ ra trong bài thơ “Đất nước mình ngộ quá phải không anh” của cô giáo Văn học Trần Thị Lam: ngộ quá, lạ quá, buồn quá, thương quá, chẳng biết rồi sẽ về đâu…vì đất nước XHCN này nó chẳng giống ai, nó là cuộc sống con người đảo ngược, con người lộn trái, chân lý lộn ngược, mọi quy luật thông thường của thế giới khi vào đất nước “trồng cây chuối” này không còn có tác dụng thông thường. Tôi không nhìn xã hội tòan một màu xám, nhà cầm quyền cũng như toàn xã hội đã có những cố gắng và cũng có kết quả, nhưng hàng trăm cái khôn ngoan chữa cháy ở trên ngọn cũng không thể giúp ta thoát khỏi cái ung nhọt sâu xa tận gốc. Mấy ai trung thành với ĐCS hơn người đảng viên chân chất Phó Tổng Biên tập Kha Lương Ngãi, mà mới đây cũng phải thốt lên “chế độ Cộng sản không thể sửa, mà phải thay đổi tận gốc rễ” . Tuy kẻ trước người sau, nhưng nếu là người tử tế thì rốt cuộc không thể nghĩ khác. Vậy cuối cùng đất nước rồi sẽ về đâu, thưa cô giáo Trần Thị Lam? Lời giải cho câu hỏi này phải tách thành hai hướng. – Nếu trở thành một địa danh thuộc Tàu thì mất cả gia phả, quốc phả, lịch sử, giống nói, sẽ không còn gì để nói, sẽ trở thành một lũ bất hiếu phản bội lại nghìn đời mồ hôi và xương máu, nghìn đời trí tuệ và tâm huyết của ông cha, chỉ còn là một lũ ngang tầm súc vật. Khả năng tồi tệ này sẽ khó tránh khỏi nếu ĐCSVN vẫn quyết một lòng theo Tàu, dâng nước cho Tàu để cố giữ ngai vàng bẩn thỉu. – Khả năng thứ hai là còn giữ được nước thì một ngày đại hạnh phúc, một ngày hội thật sự của toàn dân nhất định phải đến. Bởi vì nếu chỉ trong nội bộ một nước, giữa người Việt Nam với nhau, trong cuộc vật lộn tay đôi giữa chủ nghĩa Cộng sản ngoại lai với nhân dân Việt Nam, thì mặc dù khó khăn đến mấy, cuối cùng nhân dân nhất định thắng, tình tự dân tộc máu mủ ruột rà nhất định thắng. Tại sao tôi có niềm tin như thế? Không phải một niềm tin hão huyền mà dựa trên đúc kết thực tế. Vì hiểu bản chất và tâm lý của hệ thống Cộng sản, quyết giành lấy cờ “Tiền phong” như bài bản giáo lý, nhưng nhận thức lúc đầu lại quá lạc hậu, nên thù ghét những giá trị Tiển phong thật, khiến cho quá trình “giành lấy Tiền phong” phải diễn ra theo 4 bước. Cách đây hơn 20 năm (lúc ấy nhân tố Bành trướng xâm lược của Trung quốc chưa lộ diện), trong bài Chia tay Ý thức hệ tôi đã viết như sau: “Dựa trên một lý thuyết phi khoa học thì chủ trương và hành động sẽ chống quy luật, sẽ bị thực tế phủ định. Bản chất của lý thuyết dẫn đường là lạc hậu, không tiền phong, nhưng muốn giành vị trí tiền phong thì quy trình giành lấy tiền phong phải diễn ra theo 4 bước tuần tự : Bước 1 : Thấy cái “tiền phong thật” ngược với mình, nên coi là phản động. Bước 2 : Không chống được, đành buông lỏng, để cái “tiền phong thật” tồn tại không chính thức . Bước 3 : Thấy cái “tiền phong thật” hữu hiệu , hợp lý nên phải làm theo. Bước 4 : Tuyên bố cái “tiền phong thật” ấy là do mình khởi xướng. Và mỗi bước chuyển đổi ấy đều được coi là một bước khám phá, sáng tạo trên con đường tiền phong !”. Sự thay đổi, hoặc thay đổi nửa chừng, đối với các nhân vật Trần Đức Thảo, Phạm Quỳnh, Nguyễn Văn Vĩnh, Nguyễn Mạnh Tường, Văn Cao, Nguyễn Hữu Đang, Hữu Loan, Phạm Duy…vân vân…chứng thực thái độ “sửa sai không tuyên bố” đặc trưng của ĐCSVN. Cứ đà ấy, đừng có yếu tố Trung quốc, biết đâu sẽ “sửa sai không tuyên bố” đến cả Trần Độ, Hoàng Minh Chính, Nguyễn Hộ… và cả Cát Hanh Long Nguyễn Thị Năm nữa chứ? Quả thực, nếu không có yếu tố Trung quốc can thiệp, chỉ vì trót theo một chủ nghĩa sai lầm mà trở thành lạc hậu và chống dân chủ, thì sớm muộn gì người Cộng sản cũng phải bỏ cái lạc hậu, theo cái dân chủ tiên tiến, và lúc đó sẽ tuyên bố cái dân chủ tiên tiến chính là của mình, do mình đề xướng chứ chẳng học ai, chẳng theo ai hết, mà cũng chẳng phải do nhân dân đấu tranh ( Cộng sản là đỉnh cao Trí tuệ, ai lại “theo đuôi quần chúng” hoặc đi học lũ Tư bản thối tha?). Đến ngày mà sự nghiệp Thoát Cộng thắng lợi, có khi một dũng sĩ “nguyên là CS” sẽ nhảy lên cầm cờ? Cũng tốt thôi, biết tính cách ấy là nhận vơ, cướp thành quả, cướp công nhưng dân cũng chẳng thiết tranh công, chẳng kể công, miễn là Thoát Cộng thực sự, Thoát Cộng là Thoát Trung được dễ dàng, Thoát Trung thực sự là sướng rồi. “I have a dream!” giống như Luther King, tôi cũng đã có một giấc mơ. Mơ rằng: Một cuộc Thoát Cộng không đao to búa lớn mà Dân và Đảng cùng làm (như đã cùng làm cầu, cùng làm đường, cùng làm thủy điện, cùng xây trường học, bao nhiêu thứ rồi đấy). Cuối cùng, nếu cần phải dứt khoát hẳn với Trung quốc để rũ sạch những cam kết bất lợi mà các bác TBT Cộng sản nhà ta đã trót ký, thì Đảng và Dân lại kín đáo bảo nhau cùng làm một cuộc “đảo chính giả vờ” ( có bạn bè dự phòng yểm trợ) để tự cắt cái đuôi Cộng sản , tuyên bố từ nay giã từ chế độ Cộng sản, như con Thằn lằn biết tự cắt đuôi để thoát khỏi nanh vuốt kẻ thù, kẻ thù chỉ đớp được cái đuôi thôi. Thế là cùng nhau nhẹ nhàng Thoát Cộng để Thoát Trung, để lại quá khứ phía sau lưu vào sách vở! Tổ quốc Việt Nam được cắt cái đuôi XHCN, sẽ đứng lên thành người, khôi ngô tráng kiện! Con dân nước Việt khắp Bắc Trung Nam và hải ngoại sẽ xum vầy một nhà bên Mẹ Âu Cơ, ôm lấy nhau mà reo hò, cùng hát lại bài ca “Việt Nam minh châu trời Đông, Việt Nam nước thiêng Tiên Rồng, ôi non sông như gấm hoa uy linh một phương…” Chỉ nghĩ đến thế tôi đã thấy cay cay trong mắt, như sống lại ngày nào còn tuổi thanh xuân. Nhưng trước mặt, trên màn hình lại kéo tôi tuột khỏi giấc mơ. Giặc Tàu như đang hiện diện khắp nơi, chui cả vào trong ruột trong gan những tam trụ, tứ trụ rồi loang hết ra ngoài, vây quanh nhà Quốc hội. Chỗ nào cũng có mật thám Tàu rải khắp, làm thế nào ta “bàn kín” được với nhau những chiến thuật tôi mơ? Nếu ĐCSVN cứ dính chặt với Tàu như hiện nay thì mọi ước mơ đều chấm hết. Không phải chấm hết cho dân tộc mà chấm hết cho chính ĐCS. Còn có tương lai gì, vinh quang gì cho một đảng chư hầu vong bản, vong quốc? Gương lịch sử đã đầy.Lời NVL “Tôi cũng biết rằng, dựa vào Trung quốc thì sẽ mất nước, nhưng mất nước còn hơn mất Đảng” là câu nói vừa tối phản động vừa ngu! Một tia sáng kéo tôi đứng dậy: Không, ở đời không có gì là không thể! Dù bị chăn nuôi trong một trại mác-xít, 90 triệu con người có mắt không thể cùng là 90 triệu con cừu! Cặp đôi Nguyễn Phú Trọng – Tập Cận Bình, Nguyễn Phú Trọng, Nguyễn Thị Kim Ngân. Nguồn: internet Tuyệt vọng rồi hy vọng, hy vọng rồi tuyệt vọng. Mộng và thực.Tôi ngồi vào bàn, chép lại một Câu đối mới nằm nghĩ được đêm qua, gọi là một chút “văn nghệ” cho khuây, một câu đối vịnh hai trong bốn “cây cột” trong “ngôi nhà… tạm” Kinh tế Thị trường định hướng XHCN: * Ai bảo PHÚ không giàu, dù TRỌNG dù khinh, ĐỊNH HƯỚNG một tay anh PHÚ TRỌNG! * Đời biết NGÂN là bạc, nửa KIM nửa cổ, THỊ TRƯỜNG hai mắt chị KIM NGÂN! (1) Hà Sĩ Phu 5-8-2016 _____ (1) Chữ Nho Phú là giàu, Ngân là bạc. Thị trường cũng là thuật ngữ Nhãn khoa chỉ vùng nhìn, khoảng nhìn của mắt. (Ba Sàm)
  19. Thảm trạng môi trường miền Trung của Formosa đang làm hàng triệu dân đói mà các viên chức đảng và nhà nước lại tìm cách đổ lỗi cho nhau khiến cả nước hoang mang. Trước tiên, hãy nghe Bộ trưởng Tài Nguyên và Môi trưởng Trần Hồng Hà tuyên bố tại cuộc họp báo thường kỳ của Chính phủ ngày 02/08/2016:”Theo Luật Đất đai năm 2003 cũng như Luật Đất đai năm 2013, việc cho thuê đất đối với các nhà đầu tư mà theo các tiêu chí như khu vực khó khăn để đầu tư…, Hà Tĩnh được coi là khu vực thuộc tiêu chí được xem xét ưu tiên. Như vậy, theo cả Luật Đất đai 2003 và 2013 thì thẩm quyền cho thuê đất đối với UBND tỉnh, thành phố là được 70 năm. Như Thứ trưởng Bộ KH&ĐT đã nêu, đối với việc cấp giấy phép đầu tư, đặc biệt cho doanh nghiệp nước ngoài theo Luật Đầu tư 2014 thì thẩm quyền của UBND tỉnh cho phép thuê được 50 năm, còn trên 50 năm thuộc thẩm quyền của Chính phủ, báo cáo Chính phủ để xem xét trên các góc độ: Nguồn vốn đầu tư, điều kiện khó khăn… Sau đó, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và người có thẩm quyền cho phép. Trong trường hợp các bạn nêu, việc này thanh tra Chính phủ cũng đã thanh tra, kiểm tra rồi. Đối với Hà Tĩnh, tôi cho rằng, việc cấp giấy phép đầu tư với thời hạn 70 năm cùng với cho thuê đất 70 năm ở đây là sai thẩm quyền vì UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh đã cho doanh nghiệp thuê với thời hạn đáng nhẽ phải do Chính phủ quyết định.” (Cổng thông tin của Chính phủ, 02/08/2016) Như vậy rõ ràng Hà Tĩnh đã tự ý qua mặt Chính phủ khi cấp giấy phép cho nhà đầu tư nước ngòai là Formnosa Đài Loan. Trước đó, ngày 22/7, Ông Ngô Văn Khánh, Phó tổng Thanh tra Chính phủ cũng cho biết, qua cuộc thanh tra năm 2014 đã kết luận chỉ rõ:” Hà Tĩnh đã cấp phép cho Formosa thuê đất trong 70 năm là không đúng thẩm quyền (tỉnh chỉ được cấp phép thuê đất trong 50 năm). Thanh tra Chính phủ đề nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư xem xét, kiến nghị Thủ tướng thống nhất cấp phép 70 năm cho Formosa, sau đó Thủ tướng chấp thuận. "Nếu xem xét theo Luật đầu tư năm 2014, những trường hợp như của Formosa được phép cấp đến 70 năm. Nhưng thời điểm năm 2012 Hà Tĩnh cấp phép như vậy là trái thẩm quyền." Khi nói đến trách nhiệm của việc làm tắc trách này của Hà Tĩnh ông Khánh khẳng định:”Không cần chỉ ra người cụ thể nhưng đương nhiên các lãnh đạo ở thời điểm đó phải có trách nhiệm, và đến nay việc kiểm điểm trách nhiệm của các lãnh đạo Hà Tĩnh chưa được nghiêm túc." Thanh tra đã kết luận Hà Tĩnh làm bậy từ năm 2014 mà hai năm sau (2016) khi xẩy ra vụ cá chết mà các viên chức có trách nhiệm vẫn chưa chịu kiểm điểm trách nhiệm thì Bộ Chính trị và Chính phủ sợ ai ? VÕ KIM CỰ LÀ AI ? Báo chí trong nước viết rõ:”Thời điểm 2008-2010, ông Võ Kim Cự, Phó chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh trực tiếp cấp phép đầu tư cho dự án Nhà máy liên hợp luyện gang thép và cảng nước sâu Sơn Dương (dự án Formosa) do Công ty TNHH gang thép Hưng Nghiệp Formosa Đài Loan làm chủ đầu tư với thời hạn 70 năm khi chưa được Chính phủ đồng ý. Từ tháng 8/2010 đến nay, ông Cự kinh qua nhiều vị trí, là Phó bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân (UBND) tỉnh, đại biểu Quốc hội khóa 13, Bí thư tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội từ 1/2015 và hiện nay là Bí thư Đảng đoàn Liên minh Hợp Tác Xã Việt Nam nhiệm kỳ 2015-2020.” (VNEXPRESS, 22/07/2016) Vẫn theo VNExpress, chính ông Cự cũng đã thừa nhận tại buổi công bố kết luận thanh tra khi ấy rằng:“Việc Ban quản lý khu kinh tế Vũng Áng cấp phép đầu tư với thời hạn 70 năm khi chưa được Chính phủ đồng ý là không phù hợp.” Nhưng tại cuộc họp báo ngày 25/07/2016, sau ít ngày lẩn tránh phóng viên, ông Võ Kim Cự lại đảo ngược mọi chuyện. Ông nói với báo chí tại hành lang Quốc hội:”Việc ký giấy chứng nhận đầu tư là đúng luật, đúng theo Nghị định 108 và quyết định 72 của Thủ tướng, đặc biệt là luật Đầu tư, Đất đai. Thời hạn 70 năm là đúng điều 34 của luật Đầu tư và điều 67 của luật Đất đai. Đối với những dự án lớn, quy mô lớn, nhưng thu hồi chậm nằm trong khu vực vùng kinh tế đặc biệt khó khăn thì được hưởng ưu đãi về tiền thuê đất…, có quyết định, điều khoản quy định rõ ràng. Việc này Hà Tĩnh không thể tự đặt ra được, đồng thời, khi đảm bảo đúng quy trình, nhà đầu tư có yêu cầu thì tỉnh đã có văn bản xin ý kiến Thủ tướng đồng ý, sau đó, giao cho các bộ, ngành hướng dẫn, quy trình, thẩm định… Hiện văn bản còn nguyên vẹn cả. Chính phủ đồng ý ở công văn 869 cấp phép, Thủ tướng có văn bản số 926 đồng ý cấp phép 70 năm. Việc cấp phép như vậy là đúng và phù hợp. Khi được yêu cầu nói rõ hơn về trách nhiệm của lãnh đạo trong thực thi? Ông Cự đáp:”Ký quyết định là đúng quy định của luật pháp còn để vi phạm đấy thì thủ phạm và nguyên nhân là Formosa thì rất rõ và chúng ta đang xử lý nghiêm túc.” Một phóng viên bảo:”Nhưng Formosa có tiền sử là đi đến nước nào gây ô nhiễm nước đấy?” Ông Cự trả lời:”Văn bản hồ sơ chúng tôi vẫn giữ nguyên đây, chưa có bộ nào bảo là không đồng ý Formosa hay bảo Formosa có vấn đề gì cả.” Ông Cự cũng bác ý kiến cho rằng Hà Tĩnh đã cấp phép qúa nhanh, chỉ trong hai tháng, đặc biệt cho Formosa. Ông nói:”Không thể có gì đặc biệt, đã làm đúng luật, đúng trình tự, đúng bước đi, đúng quy định của luật pháp, không bỏ qua bất kỳ giai đoạn nào, đúng theo nghị định 108, đúng theo luật Đầu tư, đúng các quy định của Chính phủ…không rút ngắn thời gian, không bỏ qua, vẫn đủ trình tự và ý kiến tất cả các bộ ngành liên quan, không thiếu bộ nào.” (Theo VietNamNet) Như vậy thì ai nói đúng ? Bộ trưởng Tài Nguyên và Môi trưởng Trần Hồng Hà và Phó tổng Thanh tra Chính phủ Ngô Văn Khánh bảo ông Cự làm sai còn ông Võ Kim Cự thì đưa ra bằng chứng nói ông “đã làm đúng luật, đúng trình tự, đúng bước đi, đúng quy định của luật pháp” ? Như vậy là “cốt đổ chi đồng, đồng đổ cho cốt” để mặc cho dân khốn đốn. QUỐC HỘI –CHÍNH PHỦ -GIÁO PHẬN VINH Vậy tại sao Quốc hội lại bác ý kiến của Đại biểu Trương Trọng Nghĩa và một số Đại biểu khác yêu cầu Quốc hội thành thành lập Ủy ban điều tra riêng về vụ Formosa ? Tổng thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc giải thích trong cuộc họp báo ngày 27/07/2016:”Riêng với sự cố ô nhiễm môi trường do tập đoàn Formosa gây ra, Ủy ban thường vụ Quốc hội đánh giá Chính phủ các cơ quan hữu quan đã tập trung triển khai và tiến hành nhiều giải pháp quyết liệt, phát hiện nguyên nhân, khắc phục hậu quả và đã đạt được kết quả bước đầu. Hiện các cơ quan chức năng đang làm rõ trách nhiệm, xử lý sai phạm của cá nhân, tập thể có liên quan. Ngay sau khi xảy ra sự cố, Ủy ban thường vụ Quốc hôi đã chỉ đạo Ủy ban khoa học công nghệ và môi trường chủ động nắm tình hình, làm việc với các bộ ngành địa phương có liên quan để báo cáo kết quả.” Ông Phúc còn cho biết:“Ủy ban thường vụ Quốc hội cũng giao Ủy ban khoa học công nghệ và môi trường trực tiếp giám sát về việc thực hiện chính sách pháp luật về bảo vệ môi trường khu công nghiệp và và khu kinh tế ven biển các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên - Huế. Trong đó có hoạt động của tập đoàn Formosa báo cáo kết quả cho Quốc hội để tiếp tục theo dõi giám sát.” Tổng Thư ký Quốc hội kết luận:”Với những hoạt động đã có này của Quốc hội, Formosa đã không được bổ sung vào chương trình giám sát chuyên đề của Quốc hội 2017.” Nhưng kinh nghiệm qúa khứ đã chứng minh Quốc hội chẳng giám sát được ai. Bằng chứng chưa bao giờ Quốc hội phát giác được các ổ tham nhũng trong Đảng và Chính phủ. Quốc hội cũng đã bất lực không thanh lọc được hàng ngũ cán bộ, đảng viên chạy chức, chạy quyền và mua bằng, bán cấp. Từ lâu, Quốc hội cũng đã biết cả nước phải sống chung với ô nhiễm môi trường và thực phẩn độc hại đem vào từ Trung Quốc mà có làm được gì đâu ? Vụ Formosa qúa lớn và cực kỳ nguy hại cho người dân và đất nước nên Quốc hội mới nhìn thấy. Vậy còn hàng trăm nhà máy và dự án kinh tế có bàn tay Trung Quốc đã và đang tiếp tục xả thải chất độc phá họai Việt Nam thì chưa thấy Quốc hội “giám sát” là tại sao ? Nhưng đâu phải Formosa chỉ thải chất độc ra biển mà còn chôn giấu khỏang 400 tấn thải khô có chất độc tại ít nhất 10 địa điểm trong địa hạt Hà Tĩnh mà cũng chưa thấy Quốc hội nhẩy vào “giám sát” thì Quốc hội là của ai ? Trước những khốn khó tột cùng của người dân tại các vùng bị nạn ở miền Trung, lần đầu tiên Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã đồng loạt đưa ra những tuyên bố trấn an dân để lấy lại niềm tin là chính. Trong chuyến thăm và làm việc với cử tri tại huyện Kỳ Anh và Thành phố Hà Tĩnh, tỉnh Hà Tĩnh ngày 03/08/2016, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ hứa:”Chính phủ sẽ rà soát lại từ cấp Trung ương tới địa phương đối với những cá nhân có liên quan tới cấp phép, xây dựng và vận hành dự án này. “Cho dù có mục đích vì sự phát triển của địa phương mà thiếu hiểu biết hoặc kém trách nhiệm hoặc cố ý làm trái thì phải xử lý nghiêm theo pháp luật. Chính phủ sẽ công bố cho đồng bào, cử tri cả nước biết.” Trong khi ấy, tại cuộc họp báo của Chính phủ hôm 2/8 (2016), Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng cũng hứa: “Đối với dự án Formosa, hiện đang giao cho Bộ Tư Pháp kiểm tra toàn diện tính pháp lý; giao Bộ KH&ĐT (Khoa học-Đào tạo), TN&MT (Tài nguyên & Môi trường) rà soát toàn bộ quy trình, thủ tục đầu tư, quá trình cấp phép, cấp xả thải của các cơ quan và tỉnh Hà Tĩnh. Tinh thần chỉ đạo của Tổng Bí thư, Thủ tướng Chính phủ là không có vùng cấm trong xử lý tổ chức, cá nhân vi phạm. Tất cả các tổ chức, cá nhân vi phạm đều sẽ bị xử lý nghiêm minh, công khai trước nhân dân.” Cuối cùng, gặp cử tri Hải Phòng ngày 03/08 (2016), Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng lập lại lới hứa: ”Chính phủ theo dõi sát sao hoạt động của Formosa Hà Tĩnh và sẽ đóng cửa nếu họ tái phạm.” Nhưng hứa và hy vọng là một chuyện, còn có làm được hay không là chuyện khác. Chắc chắn nhân dân không còn lựa chọn nào ngoài ngồi “chờ cho sung rụng” với ước mơ không phải ăn thêm qủa thối môi trường của Formosa. Chỉ tiếc rằng, khi ngửa tay ra nhận khỏan tiền đền bù 500 triệu của Formosa, đảng và nhà nước Cộng sản Việt Nam đã hí hửng như kẻ thắng cuộc mà chưa biết hết thiệt hại của dân và của đất nước đến mức độ nào bây giờ và trong tương lai. Cho đến nay, người dân chỉ được nghe những dự đóan Nhà nước sẽ công bố kết qủa thử nghiệm nước biển và sự an tòan cho dân được sống không bị nhiễm độc. Chưa có viên chức thẩm quyền nào cho biết khi nào thì dân mới được an tâm và có công ăn việc làm ổn định như trước ngày cá chết 06/04/2016. Vì dân không thể di dời như dân du mục thời xưa nên khi nào hàng ngàn người dân đã ăn cá nhiễm độc ở miền Trung chưa được khám nghiệm để biết sức khỏe vẫn an tòan thì mối lo tuyệt nòi không phải là chuyện khó xẩy ra. Vì vậy mà hôm 27/07/2016, Ban Công lý và Hòa bình Giáo phận Vinh, nơi có địa bàn thiệt hại nhiều nhất trong vụ Formosa đã yêu cầu Nhà nước cấp bách cứu dân khỏi kiệt quệ thêm về kinh tế và tài chính. Ngoài ra kiến nghị này cũng yêu cầu Nhà nước: “Buộc Công ty TNHH Gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh bồi thường thiệt hại căn cứ trên cơ sở thực tế đã xảy ra và thiệt hại kéo dài trong tương lai. Thiệt hại này bao gồm chi phí khôi phục môi trường biển và những tổn thất mà người dân đã và sẽ gánh chịu. Truy cứu trách nhiệm pháp lý đối với Công ty Formosa và những cá nhân tổ chức liên quan căn cứ trên những quy định của pháp luật.” Cuối cùng Giáo phận Vinh của Đức Cha Nguyễn Thái Hợp đã dứt khoát: ”Yêu cầu đóng cửa vĩnh viễn Formosa để đảm bảo môi trường sống ổn định lâu dài cho người dân.” Khi đưa ra đề nghị khẩn trương này, Giáo phận Vinh có thể đã nhìn thấy hiểm họa Formosa không chỉ ngắn hạn mà cơn ác mộng sẽ còn dài lắm vì không ai dám bảo đảm sẽ không có một thảm họa cá chết thứ hai ở Hà Tĩnh. -/- Phạm Trần (Vietcatholic)
  20. Bộ Ngoại giao Việt Nam đã có phản hồi hai ngày sau khi Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc được Tân Hoa Xã dẫn lời kêu gọi người dân Trung Quốc chuẩn bị "chiến tranh nhân dân ngoài biển" để đối phó đe dọa an ninh và bảo vệ chủ quyền. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Hải Bình Tại cuộc họp báo thường kỳ của Bộ Ngoại giao Việt Nam hôm 4/8/2016, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Hải Bình trả lời câu hỏi của phóng viên về phản ứng và bình luận của Việt Nam trước kêu gọi của Thượng tướng Trung Quốc Thường Vạn Toàn, đã khẳng định: "Hòa bình và ổn định ở Biển Đông là lợi ích và nguyện vọng chung của các nước trong và ngoài khu vực. Các tranh chấp ở Biển Đông cần phải được giải quyết một cách hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế, không sử dụng vũ lực hay đe dọa sử dụng vũ lực. “Tôi cho rằng quan chức của các nước cần phát biểu và hành động một cách phù hợp với các tuyên bố chính thức cũng như nghĩa vụ của quốc gia mình là tôn trọng luật pháp quốc tế, không sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực, đóng góp tích cực vào hòa bình, ổn định của khu vực cũng như trên thế giới". Bộ trưởng Quốc phòng Thường Vạn Toàn được hãng thông tấn nhà nước Trung Quốc đưa tin trong chuyến thị sát tỉnh duyên hải Chiết Giang đã kêu gọi người dân Trung Quốc hãy "nhận thức được tình hình an ninh quốc gia nghiêm trọng, nhất là đe dọa [an ninh] trên biển" và rằng quân đội, công an và người dân cần sẵn sàng huy động lực lượng để bảo vệ chủ quyền quốc gia và toàn vẹn lãnh thổ. Tuyên bố của Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc được đưa ra vài tuần sau khi Tòa trọng tài quốc tế ra phán quyết hôm 12/7 rằng Trung Quốc không có chủ quyền lịch sử đối với đường chín đoạn mà nước này sử dụng để hoạch chiếm Biển Đông. Trung Quốc đã chống lại phán quyết này bằng cách dấy lên một làn sóng yêu nước, những cuộc biểu tình rải rác và các bài viết mạnh mẽ trên các kênh truyền thông quốc gia. Cũng liên quan đến vấn đề Biển Đông, ông Lê Hải Bình cho biết tại cuộc họp báo rằng Việt Nam đang tìm hiểu thông tin chính thức liên quan tới tin Tòa án Nhân dân Tối cao Trung Quốc ban hành xử lý hình sự với ngư dân đánh bắt cá trong khu vực mà Trung Quốc nhận chủ quyền. Được biết Tòa án Tối cao Trung Quốc ra phán quyết vào hôm thứ Ba 2/8 rằng những ai bị bắt khi đang đánh bắt trái phép trong vùng biển của Trung Quốc có thể bị tù tới một năm. Tòa này nói phán quyết được đưa ra dựa trên luật pháp Trung Quốc và Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (UNCLOS). Tòa này cũng khẳng định các vùng biển này bao gồm cả vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng kinh tế đặc quyền và thềm lục địa. Tuy nhiên người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam hôm 4/8 đã nói việc đối xử với ngư dân hoạt động trên Biển Đông phải phù hợp với luật pháp quốc tế, các thỏa thuận trong khu vực đã được các bên thông qua, tôn trọng chủ quyền và lợi ích chung của các nước trên Biển Đông. Nhấn mạnh phản đối của Việt Nam đối với việc Trung Quốc xây dựng nghĩa trang ở quần đảo Hoàng Sa và Cục Hải dương Trung Quốc mở trang web về Biển Đông gọi quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa là của Trung Quốc, ông Lê Hải Bình nói: "Việt Nam có đầy đủ cơ sở pháp lý và chứng cứ lịch sử để khẳng định chủ quyền đối với hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa... Những việc làm này không thể làm thay đổi thực tế Việt Nam có chủ quyền không thể tranh cãi với hai quần đảo." (BBC)
  21. Đối mặt với một TQ hung hăng, các cường quốc dân chủ và hàng hải lớn của châu Á, Ấn Độ, Nhật Bản và Australia sẽ làm việc một cách đồng bộ hơn cùng với Hoa Kỳ trong một nhóm tứ giác. Họ sẽ được ủng hộ bởi các cường quốc trung bình (Hàn Quốc, Việt Nam, Philippines, Malaysia, và Indonesia) vốn đang ngày càng lo lắng về hành vi trên biển của TQ. Biển Đông là cửa ngõ ra vào Ấn Độ Dương - nơi New Delhi coi là sân sau của mình (hình minh họa: Hải quân Ấn Độ) Bản án của Tòa Trọng tài Thường trực (PCA) bác bỏ yêu sách của Trung Quốc (TQ) đòi sở hữu đến 80% biển Đông (một khu vực có diện tích gần bằng Ấn Độ) đã được New Delhi chào đón rất hài lòng và hân hoan. Đây là lần đầu tiên toàn bộ cơ sở của “yêu sách lịch sử” của TQ (ví dụ, “đường chín vạch”) đã bị một tóa án quốc tế phán là không hợp lệ theo luật quốc tế. Phán quyết này không những có ý nghĩa quan trọng đối với các nước có tranh chấp lãnh thổ chưa được giải quyết với TQ mà còn có ảnh hưởng tới các mối quan hệ của Ấn Độ với Nhật Bản, Hoa Kỳ, các nước ASEAN, và trật tự quốc tế. Phán quyết đưa ra gần ngay lúc Bắc Kinh thành công trong việc chặn đề xuất của New Delhi gia nhập vào Nhóm các nhà cung cấp hạt nhân (NSG) —bằng cách nại ra các thủ tục pháp lý—và chặn đề xuất của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc đưa tay khủng bố Pakistan Masood Azhar vào danh sách khủng bố, bản án được xem như là một “bản cáo trạng kết tội” TQ coi thường Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển (UNCLOS) và các nghị quyết của Hội đồng an ninh chống khủng bố mà chính Bắc Kinh đã tự ký kết và ủng hộ. Khiển trách TQ Phản ứng chính thức của chính phủ Ấn Độ là nhanh chóng và có cân nhắc, với Bộ Ngoại giao (MEA) đưa ra một tuyên bố vào ngày công bố phán quyết, kêu gọi tất cả các bên thể hiện “sự tôn trọng tối đa” đối với UNCLOS. Qua việc nhấn mạnh rằng “Ấn Độ ủng hộ tự do đi lại trên biển và trên không cũng như giao thương không bị cản trở, dựa trên các nguyên tắc của luật pháp quốc tế, như được phản ánh một cách đáng chú ý trong UNCLOS”, tuyên bố của MEA được xem là lời chê trách TQ. Nhấn mạnh lợi ích quốc gia cụ thể của Ấn Độ trong vấn đề này, tuyên bố nêu thêm: “Các quốc gia nên giải quyết tranh chấp thông qua các biện pháp hòa bình không đe dọa hoặc sử dụng vũ lực và thực hành kềm chế trong việc tiến hành các hoạt động có thể làm phức tạp hoặc leo thang tranh chấp ảnh hưởng đến hòa bình và ổn định“. Đòi hỏi về “sự tôn trọng tối đa,” khẳng định lợi ích thiết yếu của Ấn Độ trong việc duy trì “tự do đi lại trên biển và trên không theo UNCLOS” và không muốn có “các hoạt động làm phức tạp hoặc leo thang tranh chấp”—tất cả đều có ngụ ý chỉ trích mạnh mẽ ý định của Bắc Kinh bác bỏ phán quyết của tòa và tiếp tục như trước. Đúng như dự đoán, TQ lên án mạnh mẽ phán quyết, tuyên bố nó vô hiệu, và đặt câu hỏi về tính hợp pháp của chính tòa trọng tài. Phản ứng của TQ tương phản rõ rệt với việc Ấn Độ vui vẻ chấp nhận một vụ trọng tài tương tự với Bangladesh hai năm trước đây, mặc dù bản án đó đã nghiêng về nước láng giềng nhỏ hơn. Tuy nhiên, không phải Ấn Độ mà chính Trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng cho khu vực Đông Á Abraham Denmark đã nhắc nhở TQ và thế giới về vụ trọng tài phân định ranh giới biển bất lợi mà Ấn Độ đã chấp nhận với Bangladesh. Vào ngay đêm trước ngày bản án công bố, ông Denmark kêu gọi TQ noi theo tấm guơng của Ấn Độ trong việc giải quyết tranh chấp ranh giới biển với Bangladesh bằng cách chấp nhận phán quyết của tòa án do PCA bổ nhiệm. Tuy nhiên, một TQ đang nổi cơn điên đã lên án kịch liệt lời khuyên của Hoa Kỳ theo tấm gương của Ấn Độ qua việc tuyên bố rằng “không có gì giống nhau” giữa hai vụ kiện. Đồng thời, việc TQ tuyệt vọng muốn xua đi nhận thức lan rộng về tình trạng cô lập toàn cầu của mình đã khiến phương tiện truyền thông nhà nước và các nhà ngoại giao đưa ra khẳng định lạ lùng về sự ủng hộ của 60 nước, trong đó có Ấn Độ. Phụ trách ngoại giao của TQ ở Ấn Độ, Liu Jinsong, nhấn mạnh một cách thiếu trung thực rằng lập truờng của Ấn Độ về biển Đông là “khá giống” với lập truờng của chính TQ, vì Ấn Độ đã ký tuyên bố “lập truờng chung” về vấn đề này hồi tháng 4 năm 2016 tại Moscow. Thông cáo chung ba bên Nga-Ấn-Trung của ba bộ trưởng ngoại giao đúng là có giống với lời lẽ được sử dụng trong các tuyên bố của Bộ Ngoại giao TQ: Thông báo này kêu gọi tất cả các tranh chấp ở biển Đông cần “được giải quyết thông qua thương lượng và thỏa thuận giữa các bên liên quan. Về mặt này, các Bộ trưởng kêu gọi tôn trọng đầy đủ tất cả các quy định của UNCLOS, cũng như Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở biển Đông (DOC) và Hướng dẫn thực hiện DOC”. Tuy nhiên, trong khi các quan chức TQ cố tình nhấn mạnh câu đầu tiên, giới chức Ấn Độ và phương tiện truyền thông lại cảm thấy yên lòng với câu thứ hai đặt ra giới hạn cho câu đầu. Có vẻ do phải đối mặt với những thách thức trong việc cân bằng lợi ích của Ấn Độ trong quan hệ ba bên Nga-Ấn -Trung trên lục địa với quan hệ ba bên Mỹ-Nhật-Ấn trên biển, thông cáo chung “hài lòng tất cả” này là một hành động ngoại giao “vòng vo” của New Delhi. Dù Bắc Kinh khẳng định có đuợc sự ủng hộ đáng kể trên toàn cầu, chỉ có 10 nước— hầu như tất cả trong số đó đều là nước không có biển, nghèo, tham nhũng, và phụ thuộc vào sự hào sảng của TQ— là công khai nói ủng hộ cho lập trường của TQ rằng TQ đã “tuân thủ luật pháp quốc tế qua việc bác bỏ phán quyết bất hợp pháp của tòa”. Bắc Kinh càng thất vọng nhiều hơn nữa khi tuyên bố chung được Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ và Nhật Bản đưa ra ngày 14 tháng 7, sau Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng Ấn-Nhật hàng năm hai ngày sau đó, một lần nữa kêu gọi các bên “thể hiện sự tôn trọng cao nhất đối với UNCLOS” và bày tỏ “mối quan tâm của hai nước qua các diễn biến gần đây” (các hành động của TQ như đáp máy bay xuống các đảo nhân tạo và hàng loạt đả kích các thẩm phán tòa án, cùng với việc đe dọa tuyên bố vùng nhận dạng phòng không trên biển Đông). Lời lẽ rất giống với các tuyên bố riêng của Bộ Ngoại giao Ấn Độ và Bộ Ngoại giao Nhật Bản vào ngày 12 tháng 7. Đây là lần thứ hai mà một tuyên bố chung Ấn-Nhật đề cập đến tranh chấp lãnh thổ biển Đông và chú trọng rõ nét sự sắp xếp địa chính trị đang phát triển ở châu Á. Tháng 12 năm 2015, tuyên bố chung của Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi và Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã kêu gọi tất cả các bên “tránh các hành động đơn phương” ở biển Đông “có thể dẫn tới những căng thẳng trong khu vực.” Tokyo và New Delhi cũng thoả thuận tăng cường hợp tác quân sự tổng thể của họ bằng cách thiết lập Đối thoại Chiến lược biển và tiến hành các cuộc tập trận trên biển ba bên Mỹ-Ấn-Nhật, cuộc tập trận Malabar, hàng năm. Sự cạnh tranh địa chính trị Trung-Ấn Sự bất hòa Trung-Ấn ngày càng tăng đối với biển Đông góp thêm nhiều áp lực và căng thẳng vào quan hệ song phương của họ, vẫn còn bị ám ảnh bởi cuộc chiến tranh biên giới năm 1962 và các tranh chấp lãnh thổ chưa được giải quyết ở Himalaya. Với nền kinh tế đang phát triển và tầm nhìn địa chính trị mở rộng của mình, hai người khổng lồ của châu Á hiện nay cạnh tranh về sự hiện diện phía trước và vùng ảnh hưởng, đặc biệt là khi họ tranh giành các nguồn tài nguyên năng lượng. Từ năm 2008, TQ đã phái gần hai chục chuyến hải quân đi tới Ấn Độ Dương, bề ngoài là để chống cuớp biển nhưng ngầm tung sức mạnh trong khu vực. Trong tình hình có nhiều tranh chấp của các nước chưa được giải quyết, cộng với vai trò của TQ như là nhà cung cấp vũ khí lớn nhất cho nước láng giềng của Ấn Độ, và các cuộc tuần tra của tàu ngầm hạt nhân TQ tại Ấn Độ Dương (mà New Delhi coi là sân sau chiến lược của mình), dễ hiểu được việc Ấn Độ tìm mưu tính kế giành lợi thế trong những khu vực ảnh hưởng trùng với TQ. New Delhi vươn tới các nước láng giềng châu Á mà còn tới các nước xa xôi trong cái bóng ngày càng mở rộng của Bắc Kinh, đặc biệt là các nước Việt Nam, Philippines và Nhật Bản bao quanh. Ấn Độ, giống như Việt Nam, từ lâu đã coi TQ như một cường quốc muốn đòi đất xưa và bành trướng. Theo nhà phân tích chiến lược nổi bật Brahma Chellaney quan sát gần đây, “TQ không chỉ nhằm tới việc kiểm soát không bị tranh giành ở biển Đông, mà họ còn đang không ngừng tìm cách thách thức hiện trạng lãnh thổ ở biển Hoa Đông và ở Himalaya”. Tuy nhiên, thay vì tung ra “một cuộc xâm lược theo kiểu cũ — một cách làm có thể kích hoạt một cuộc đối đầu trực tiếp với Hoa Kỳ—TQ đang tạo sự kiện mới trên thực địa bằng việc nhũng nhiễu, bắt nạt, và hối lộ đối thủ”. Do 55% thương mại của Ấn Độ đi qua biển Đông, Hải quân Ấn Độ mới đây đã dành ưu tiên cho an ninh năng lượng và bảo vệ các tuyến đường biển. Năm 2007, Bắc Kinh đã phản đối một dự án thăm dò năng lượng Việt-Ấn trong vùng biển tranh chấp ở biển Đông, và thậm chí đã có báo cáo về việc tàu chiến TQ đối đầu với tàu hải quân Ấn Độ trong khu vực. Phớt lờ cảnh báo của Bắc Kinh, Ấn Độ đã công khai ủng hộ Việt Nam và Philippines, đặc biệt là trong tranh chấp của hai nước này với Bắc Kinh, và tiếp tục hợp tác với Hà Nội trong thăm dò dầu khí ở biển Đông. Trong tuyên bố song phương với Manila, New Delhi đã thừa nhận khu vực này là một phần của biển Tây Philippines và không chấp nhận luận thuyết của TQ về biển Đông. Vì vậy, cũng giống như TQ, Ấn Độ đang quơ quào giành ảnh hưởng. Là một phần của chính sách “Hướng Đông” trùng hợp với chủ trương “tái cân bằng của Hoa Kỳ” và “Đóng góp chủ động cho hòa bình” của Nhật, Ấn Độ đã gia tăng phối hợp, cả quân sự và ngoại giao, với các nước Đông và Đông Nam vốn cũng coi TQ như một mối đe dọa. New Delhi hiện đang đàm phán việc bán các tên lửa hành trình BrahMos cho Việt Nam cũng như tàu khu trục và tàu tuần tra cho Philippines, trong khi hình thành quan hệ quân sự và các liên kết kinh tế và thương mại với Indonesia, Malaysia, Thái Lan và Singapore. Vào thời điểm khi ASEAN đang chia rẽ, Ấn Độ tự đặt mình ở trung tâm các mối quan hệ trong khu vực với Mông Cổ, Việt Nam, Philippines, Úc, Indonesia và Thái Lan như một phần của kiến trúc an ninh nhằm cân bằng một TQ đang trỗi dậy và tăng cường an toàn và an ninh cho các tài sản chung (commons) trên toàn cầu. Trong tuyên bố chung cấp cao, cả Hoa Kỳ lẫn Ấn Độ đã nhiều lần tuyên bố họ ủng hộ quyền tự do đi lại trên biển và trên không, báo hiệu rằng chính phủ Modi không thấy xấu hổ về việc liên kết một cách rõ ràng với Mỹ và mục tiêu chiến lược của Ấn Độ ở Ấn Độ-Thái Bình Dương là đối phó với các hành động bành trướng của TQ. Về phần mình, TQ đang ngày càng khó chịu với viễn cảnh Ấn Độ đóng một vai trò lớn hơn ở Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương. Bắc Kinh không chấp nhận việc Ấn Độ tập trận hải quân chung với Hoa Kỳ, Nhật Bản, Việt Nam, Singapore ở biển Hoa Đông và biển Đông. Bắc Kinh đã cho thấy là họ sẽ không dung thứ cho một cường quốc hải quân khác hoạt động ở biển Đông—mà các quan chức của họ đã mô tả như là “lợi ích cốt lõi” liên quan tới chủ quyền đất nước, toàn vẹn lãnh thổ và an ninh quốc gia, và do đó gắn liền với tính chính đáng trong nước và sự tồn vong của chế độ cộng sản. Kiểm soát đối với biển Đông cũng có tầm quan trọng sống còn đối với sự thành công của Con đường tơ lụa trên biển của Tập Cận Bình. Tranh luận về Được, Mất và các lựa chọn Các nhà hoạch định chính sách và bình luận Ấn Độ thường cáo buộc TQ hai mặt [tiêu chuẩn kép]. Họ nhấn mạnh rằng UNCLOS không phải là một “hiệp ước bất bình đẳng” do các cường quốc bên ngoài áp đặt lên Bắc Kinh. Trong nhiều năm, TQ đã tham gia như một nước ngang hàng trong đàm phán UNCLOS và cũng đồng ý với các thủ tục giải quyết tranh chấp ở trong đó khi TQ trở thành một thành viên của Công ước. Hơn nữa, TQ tận dụng đầy đủ các quyền và quyền tự do trên biển theo UNCLOS ở các biển và đại dương thuộc những nơi chưa có nước ven biển tìm cách giữ vai trò chính yếu, chẳng hạn như ở Ấn Độ Dương và biển Bắc Cực, nhưng TQ lại phủ nhận các quyền và tự do đó với các nước khác gần cạnh họ ở biển Hoa Đông và biển Đông. Các chuyên gia kỳ cựu về TQ của Ấn Độ cũng lưu ý sự tương đồng nổi bật giữa các chiến thuật Bắc Kinh dùng để mở rộng biên giới đất liền của mình ở Himalaya với chiến thuật họ sử dụng để đẩy ranh giới trên biển của họ ở biển Đông ra xa. Cũng hệt như Quân đội TQ (PLA) định kỳ phái các đội tuần tra biên giới mặc trang phục của dân làng, người chăn nuôi thú, và đội ngũ kỹ sư thi công mặt đường đến biên giới Ấn-Tạng để thay đổi các sự kiện trên mặt đất, cảnh sát biển, ngư dân, và dân quân biển đã được phái đi để mở rộng biên giới trên biển của TQ ở biển Đông. Bắc Kinh cũng thực hiện các thủ đoạn gian trá ngôn từ. Mặc dù theo quan điểm pháp lý, việc sử dụng các thuật ngữ “biển Nam Trung Hoa” không nói lên việc công nhận chủ quyền lịch sử của TQ, nhưng các đô đốc và các tướng lĩnh TQ tuyên bố nghiêm trang rằng “biển Nam Trung Hoa, như tên cho thấy, là biển của TQ” (Chuẩn Đô đốc Yuan Yubai, tháng 9 năm 2015), tuy nhiên “Ấn Độ Dương thì không phải là đại dương của Ấn Độ” (Captain Zhao Yi, tháng 9 năm 2015; Gen Zhao Nanqi, 1993) – một khẳng định đặc biệt khó chịu cho New Delhi. Mặc dù Bắc Kinh yêu sách khoảng 80 % biển Đông là “vùng nước lịch sử” của họ (và bây giờ đã nâng yêu sách này lên thành “lợi ích cốt lõi”, giống với yêu sách của họ đối với Đài Loan và Tây Tạng), Về mặt lịch sử mà nói, nếu TQ có quyền yêu sách biển Đông để sử dụng độc quyền thì Mexico cũng có quyền đòi vịnh Mexico, hay Iran đòi Vịnh Ba Tư, hoặc Ấn Độ đòi Ấn Độ Dương. Nói cách khác, chẳng ra gì cả. Việc liên tục diễn giải lại lịch sử để lấn tới các yêu sách chính trị, lãnh thổ và biển hiện đại, cùng với khả năng lãnh đạo Cộng sản đóng mở “nồi hơi dân tộc chủ nghĩa” giống như đóng mở vòi nước trong những thời điểm căng thẳng với Hoa Kỳ, Nhật Bản, Việt Nam, Philippines, và Ấn Độ khiến cho Bắc Kinh khó trấn an các nước láng giềng rằng “sự trỗi dậy hòa bình” của họ là có tính hòa bình. Mặc dù các nhà lãnh đạo TQ và các nhà ngoại giao vẫn tụng câu thần chú “trỗi dậy hòa bình”, nhưng ngôn ngữ điệu bộ của họ bảo tất cả mọi người hãy tránh khỏi con đường của họ. Trong bối cảnh đó, Ấn Độ khó có thể hy vọng một phán quyết tốt hơn của PCA. Phán quyết là một sự phát triển đáng mừng cho các lợi ích kinh tế và chiến lược đang phát triển của Ấn Độ (đặc biệt là khai thác dầu ngoài khơi Việt Nam) khi tòa tuyên bố biển Đông là vùng biển quốc tế. Về mặt chiến lược, phán quyết cung cấp che chắn pháp lý và ngoại giao cho Ấn Độ tăng sự tham gia của hải quân (bao gồm cả quyền tự do đi lại và tập trận chung) với các nước Đông Nam Á khác ở biển Đông. Một chiến thắng rõ ràng cho Philippines cũng có tác dụng hết sức tích cực cho các bên yêu sách khác như Malaysia, Indonesia, Việt Nam và Brunei nếu các nuớc này chọn cách đưa vụ việc của mình ra PCA. Các nhà chiến lược Ấn Độ tin rằng, những cố gắng của TQ tìm cách chia rẽ ASEAN sẽ phân cực khu vực dẫn đến việc “TQ đối chọi với cả phần còn lại”. Phán quyết này sẽ cho Ấn Độ nhiều cơ động hơn để tác động như một sức mạnh cân bằng hay một đối trọng có thể có với TQ ở Ấn Độ-Thái Bình Dương. Với các căn cứ (Djibouti và Gwadar) và sự đột nhập ngày càng tăng của hải quân TQ ở Ấn Độ Dương, Hải quân Ấn Độ muốn có sự hiện diện giám sát ở biển Đông, chủ yếu là để đối phó với sự hiện diện của TQ ở Ấn Độ Dương. Không chỉ vậy, việc phán quyết tòa bác bỏ chính sách biển Đông của Tập Cận Bình còn đặt ra câu hỏi về khả năng phán đoán và lãnh đạo của ông và có thể làm suy yếu việc nắm giữ quyền lực của Tập Cận Bình vào Đại hội Đảng tới. Ngoài ra, nó có thể làm sáng tỏ tham vọng Con đường tơ lụa trên biển của Tập Cận Bình qua Ấn Độ Dương—một lợi ích ròng cho Ấn Độ. Phán quyết của tòa cũng có thể có lợi cho Ấn Độ theo những cách khác, Việc TQ coi thường luật pháp quốc tế đặt Bắc Kinh, trước đó đã ngăn New Delhi xin gia nhập NSG bằng cách viện dẫn pháp luật, vào vị thế bất lợi. Ấn Độ, ngược lại, đứng trên một nền tảng đạo đức cao hơn vì đã tuân thủ phán quyết của PCA cho Bangladesh về một vấn đề tương tự. Sự phát triển này sẽ tăng cường điều kiện của Ấn Độ gia nhập NSG và hủy hoại những nỗ lực của TQ lôi kéo các nước như Nam Phi, Brazil, Ireland, và New Zealand chống lại Ấn Độ trong cuộc họp toàn thể lần tới. Quan trọng hơn, một số nhà phân tích chiến lược của Ấn Độ tin rằng phán quyết của tòa, hủy yêu cầu lịch sử của TQ về “đường chín đoạn”, cũng có thể làm suy yếu các yêu sách của TQ đối với Arunachal Pradesh. Ấn Độ, một mặt, không bao giờ chấp nhận lập luận lịch sử của Bắc Kinh về Tây Tạng. Nếu yêu sách lịch sử có một giá trị nào đó thì Mông Cổ có thể đòi cả châu Á, đơn giản chỉ vì họ đã từng chinh phục các vùng đất của châu lục này. Tòa cũng kết luận rằng, nếu TQ có quyền lịch sử đối với các tài nguyên trong các vùng biển của biển Đông thì các quyền đó đã bị triệt tiêu trong chừng mức chúng không phù hợp với các vùng đặc quyền kinh tế được quy định trong UNCLOS. Nếu áp dụng cùng logic đó vào tranh chấp biên giới Trung-Ấn thì phán quyết của PCA có vẻ củng cố lập trường của Ấn Độ truớc TQ. Như một chuyên gia về TQ của Ấn Độ, Srikanth Kondapalli, chỉ ra: “Năm 1914, Hội nghị Simla, tạo ra đường MacMahon, được Chen Yifan của chính phủ Quốc Dân Đảng ký tắt. Dù tài liệu này không được nâng lên thành một hiệp ước sau này (do sự khác biệt về biên giới Trung-Tạng, chứ không phải biên giới Ấn -Tạng), theo luật pháp quốc tế, ký tắt ngụ ý đóng băng đàm phán.” Vì vậy, Kondapalli lập luận chống lại việc mở rộng lập luận lịch sử của TQ “để bao hàm cả Arunachal Pradesh, có thể, tốt nhất được mô tả như là một vụ bán hợp pháp”. Tòa án quốc tế sẽ đồng tình: luật pháp thắng lịch sử. Nhiều nhà phân tích chiến lược của Ấn Độ, vẫn nhức nhối trước tư thế phá rối của TQ trong các diễn đàn quốc tế, muốn Bắc Kinh phải gánh chịu hậu quả về hành động của mình và ủng hộ việc chính phủ của họ thông qua một chính sách ăn miếng trả miếng. Họ cho rằng giống như các quy tắc không phổ biến [vũ khí hạt nhân] không thể bị uốn cong vì New Delhi, thì các quy tắc của UNCLOS cũng không thể bị bẽ cong vì Bắc Kinh. Phán quyết của PCA “thiết lập trật tự pháp lý quốc tế về biển và đại dương và tất cả các bên phải tôn trọng nó”. Đối với họ, việc TQ bác bỏ phán quyết là hết sức nhức nhối khi so sánh với việc Ấn Độ chấp nhận phán quyết UNCLOS xấu về vấn đề biên giới biển có tranh chấp với Bangladesh. Hầu hết tin rằng TQ của Tập Cận Bình coi trọng việc thu đạt lãnh thổ hơn bị mất danh tiếng. Sức mạnh kinh tế, sức mạnh quân sự đang tăng của TQ và chủ nghĩa siêu dân tộc trong nước đang thúc đẩy các hành động ở nước ngoài đưa nó vào cuộc xung đột ngày càng nguy hiểm. Ví dụ, cựu Cố vấn An ninh quốc gia Ấn Độ S. S. Menon không dự kiến TQ sẽ “xuống nước” vào một lúc nào sớm và dự đoán “chủ nghĩa bành trướng hung hăng trong tương lai gần” sẽ tiếp tục. Trong trường hợp đó, sự hiếu chiến của Bắc Kinh sẽ mở ra việc hình thành một liên minh biển do Mỹ dẫn đầu để duy trì tự do đi lại trên biển và trên không ở Thái Bình Dương. Mặt khác, một số cựu chuyên gia về TQ và cựu quan chức ngoại giao Ấn Độ nhấn mạnh sự cần thiết phải hạ căng thẳng, giúp TQ tìm ra con đường trung gian thông qua ngoại giao và đàm phán, và cho phép Bắc Kinh bước lùi và duy trì hệ thống dựa trên luật lệ. Nhà quan sát TQ Kondapalli muốn đất nước mình “theo đuổi một chính sách hòa giải giữa TQ và các nước Đông Nam Á vì an ninh khu vực”. Những nước khác cẩn trọng chống lại việc đối kháng không cần thiết hay kích động TQ. Cựu Bộ trưởng Ngoại Kanwal Sibal nói: “mối đe dọa TQ trên đất liền với Ấn Độ và việc tăng cường trục TQ-Pakistan là nghiêm trọng hơn nhiều đối với chúng ta, hơn là các yêu sách biển của họ”. Đối với thiếu tướng hưu C. Uday Bhaskar, một TQ tức giận hay hờn dỗi mà quay lưng với hòa giải hoặc trọng tài quốc tế, và tấn công các nước láng giềng yếu hơn của nó, không phải là một kết quả mong muốn. Ông cho rằng “Ấn Độ mất nhiều hơn được với việc siết thêm căng thẳng, đặc biệt là vào thời điểm khi TQ có thể có cảm giác bị tù túng và bị cô lập”, bởi vì “xét cho cùng Ấn Độ có lợi ích sống còn trong việc duy trì một mối quan hệ hòa bình và ổn định với TQ trong tình hình mức độ liên kết thương mại, sự chênh lệch về vị thế kinh tế, tranh chấp biên giới hiện có…”. Sau khi nói như vậy, gần như tất cả mọi người đều tự hỏi liệu tương lai của khu vực sẽ được xác định bằng cách tuân thủ pháp luật và các chuẩn mực quốc tế hay sẽ được xác định bằng tiền và sức mạnh. Các tương lai thay thế Phán quyết The Hague đánh dấu một thời điểm quyết định trong sự phát triển của luật biển và trật tự địa chính trị của châu Á. Vụ kiện đã qua, nhưng tranh chấp vẫn còn đó. Biển Đông mà qua đó có hơn $5,3 nghìn tỉ giao thương biển đi qua mỗi năm, bây giờ là đấu trường của một trò chơi poker địa chính trị vốn sẽ quyết định tương lai của trật tự khu vực: Pax Sinica (Hoà bình kiểu TQ) hay Pax Americana (Hoà bình kiểu Mỹ). Washington dường như quyết tâm giữ gìn trật tự quốc tế tự do do Hoa Kỳ lãnh đạo khi Bắc Kinh muốn thay và sửa đổi nó. Phán quyết của PCA buộc TQ phải quyết định loại cường quốc nào nó mong muốn trở thành —một cường quốc đề cao pháp luật và chuẩn mực hiện hành hoặc một cường quốc khinh thị các điều này trong việc trần truồng theo đuổi quyền lực, lãnh thổ và quyền bá chủ. Việc một cường quốc lớn có trở thành một cường quốc vĩ đại hay không cũng được xác định bởi các phản ứng hoặc đồng ý của nước khác. Sự ủng hộ của Gambia, Sudan, Pakistan, Lào, và Campuchia chắc chắn sẽ không làm cho TQ thành một cường quốc vĩ đại. Vì vậy, sự lựa chọn rõ ràng là: Bắc Kinh có thể hoặc hạ bớt căng thẳng hoặc tăng gấp đôi vào tranh chấp của mình. Lựa chọn của TQ sẽ định hình tương lai của châu Á. Nếu Bắc Kinh chấp nhận hướng đi theo chính sách đối ngoại ôn hoà và tái cam kết thực hiện pháp luật và các chuẩn mực quốc tế, môi trường an ninh châu Á sẽ được cải thiện. Tất cả các nước châu Á đều muốn hưởng lợi từ quan hệ kinh tế với TQ, nhưng không ai muốn sự trở lại của một trật tự chư hầu lấy TQ làm trung tâm. Đối mặt với một TQ hung hăng, các cường quốc dân chủ và hàng hải lớn của châu Á, Ấn Độ, Nhật Bản và Australia sẽ làm việc một cách đồng bộ hơn cùng với Hoa Kỳ trong một nhóm tứ giác. Họ sẽ được ủng hộ bởi các cường quốc trung bình (Hàn Quốc, Việt Nam, Philippines, Malaysia, và Indonesia) vốn đang ngày càng lo lắng về hành vi trên biển của TQ. Họ sẽ hợp tác chặt chẽ với nhau để thúc đẩy và bảo vệ một trật tự dựa trên luật lệ, một trật tự không dành lợi thế cho các quốc gia lớn mạnh với cái giả phải trả cho các quốc gia nhỏ yếu. Theo thời gian, các liên kết hai bên, ba bên khác nhau (như Nhật-Việt-Philippines, Mỹ-Nhật-Ấn, Úc-Indonesia-Ấn, Ấn-Nhật-Việt), và những nỗ lực đa phương không chính thức để kiềm chế TQ có thể hợp lại thành một liên minh hàng hải hay “Đối tác biển Indo-Pacific” (hay một tên khác là “NATO của châu Á”). Nếu thấy con rồng TQ hành động hung hăng trong các vùng đất và vùng biển xung quanh Ấn Độ, một Ấn Độ yếu nghiêng về phía Hoa Kỳ sẽ trở thành một liên kết vững chắc chống lại TQ. Tác giả: Mohan Malik - American Interest Dịch giả: Song Phan (Ba Sàm)
  22. Đào Đức Thông (VNTB) - “Ông ấy quên hết tất cả chúng ta. Người Mỹ sẽ không nói: Một mình tôi có thể giải quyết được mọi vấn đề”. Chúng ta nói rằng: “Chúng ta sẽ cùng giải quyết mọi vấn đề với nhau”. Tỉ phú Donal Trump, sinh ngày 14 tháng 6 năm 1946, là một doanh nhân và ngôi sao trong giới truyền thông người Mỹ được đảng Cộng hòa lựa chọn làm ứng cử viên tranh cử tổng thống Mỹ nhiệm kì 2017-2020. Là tân binh của đảng Cộng hòa. Tuy chỉ mới hơn 5 năm tuổi đảng, nhưng ông Donal Trump được đề cử trở thành người đại diện của đảng Cộng hòa hùng mạnh đứng ra tranh cử ngôi vị quyền lực cao nhất nước Mỹ. Tháng 6 năm 2015, Trump tuyên bố ứng cử tổng thống nhiệm kì 2016 và chiến dịch tranh cử cho Đảng Cộng hòa của ông thu hút được sự quan tâm của giới truyền thông nhiều hơn tất cả các ứng viên Đảng Cộng hòa khác gộp lại. Trump luôn là người dẫn đầu trong các cuộc thăm dò dư luận cho người nhận được đề cử của Đảng Cộng hòa. Chiến dịch của ông mang hình thức dựa trên nền tảng chủ nghĩa đại chúng, nhắm vào sự ủng hộ của tầng lớp cử tri công nhân; những người Mỹ trình độ thấp, hoặc chưa qua Đại học đang bất mãn vì mất việc làm và những thay đổi về sắc tộc và tôn giáo đang diễn ra trên đất Mỹ. Những kĩ thuật tranh cử lập dị Nếu theo dõi một số cuộc tranh luận truyền hình của Trump với các đối thủ, có thể thấy Trump là người có tài hùng biện. Ông biết cách dẫn dắt đám đông. Ông nắm vững kỹ thuật thuyết phục đám đông. Chiến thuật tranh cử của Trump không giống bài bản và kỹ thuật vận động tranh cử quen thuộc chính trường Mỹ. Trump tạo ra nét khác biệt, lập dị bằng cách sử dụng thuật ăn nói gây sốc, ngang ngược. Trump gây chú ý như một chính trị gia độc lập dù ông tranh cử dưới danh nghĩa ứng cử viên của đảng Cộng hòa. Trong phát biểu, Trump chỉ trích chính sách 2 đảng: Dân chủ lẫn Cộng hòa; đặc biệt lên án một số chính sách của đảng Cộng hòa với ngôn ngữ nặng nề hơn cả đối với phe Dân chủ. “Hãy tái tạo sự vĩ đại cho nước Mỹ” là phương châm tranh cử của Trump. Trump thực hiện điều đó với chiến dịch vận động hung hăng theo đúng kiểu cách bấp chấp của ông. Đánh vào tâm lý, Trump mang lại cho những người dân Mỹ có trình độ thấp một hy vọng mới về “tái thiết kế nước Mỹ” để họ được quan tâm nhiều hơn. “Tái thiết kế” bằng cách giành lại công ăn việc làm cho người Mỹ, bằng chính sách bảo hộ mậu dịch, và xây dựng quân đội hiện đại hơn… Một cá nhân có thể làm được tất cả - Chứng bệnh tự vĩ cuồng bản thân Trong phát biểu của mình gần đây, ông Trump đã mô tả nước Mỹ như “sắp tận thế” hay nói cách khác là “tồi tệ hơn bất kỳ giai đoạn nào trước đó với hàng trăm nghìn những tên tội phạm là những người nhập cư bất hợp pháp “tự do đi lại trên đường phố và đe dọa đến sự bình yên của người dân” cũng như tình trạng giết người gia tăng bởi “chính phủ Mỹ muốn giảm quy mô lực lượng thực thi pháp luật”. Điều đáng ngạc nhiên nhất là ông Trump tự tin cho rằng, mình chính là giải pháp duy nhất cho vấn đề này chứ không phải là “những giá trị về gia đình, tinh thần ái quốc hay một nền kinh tế tự do”, cũng không phải là “nền dân chủ hay thậm chí là người dân Mỹ”. Ông Trump khẳng định: “Một mình tôi có thể giải quyết được mọi vấn đề”. Donal Trump đang làm đảo lộn lịch sử nước Mỹ Trong quá khứ, người Mỹ rất lạc quan khi họ tự tin về kỹ năng cá nhân và kinh tế gia đình họ. Họ rộng lượng với chương trình di dân khi nền kinh tế cần di dân để làm những việc mà họ không muốn làm. Sau thế chiến thứ II là thời kỳ hoàng kim của người Mỹ vì họ sản xuất gần 50% GDP toàn cầu. Nền kinh tế nước Mỹ khi ấy cần thị trường mới, muốn vậy, các nước khác phải giàu lên mới có tiền tiêu thụ sản phẩm của họ. Hơn nữa khi mang vốn đầu tư ở các nước bị chiến tranh tàn phá, người Mỹ sở hữu nhiều tài sản có giá trị và lãi xuất từ sự phát triển của các quốc gia đó, điển hình là các nước đồng minh thân cận của Mỹ. Thắng bại trong bầu cử Tổng thống Mỹ là phe nào vận động được nhiều người bỏ phiếu cho họ sẽ thắng, nhất là các tiều bang "xôi thịt", khi nghiêng qua tả với Dân Chủ, lúc thiên hữu với Cộng Hòa. Nếu Trump thắng, có nghĩa khối di dân chưa đủ sức áp đảo, hoặc quá thờ ơ để người khác quyết định vận mệnh chính trị của mình. Nó nói lên chính sách đi ngược với mọi truyền thống của đảng Cộng Hòa, bài tự do thương mại, tự cô lập với thế giới ngoài, bỏ quên đồng minh chiến lược... "America First". Đó là dấu hiệu bất an, mất tự tin của nhiều người dân Mỹ đang bị lép vế bởi sự thay đổi toàn diện do tài năng trên toàn thế giới tụ lại đã và đang thay đổi xã hội họ sinh ra và lớn lên. Donal Trump – Lợi bất cập hại cho nước Mỹ Nổi trội với sự quyết đoán, tập trung và không ngừng nghỉ, Donal Trump thậm chí có thể vượt qua một cách đầy ngoạn mục những phi vụ làm ăn không tưởng nhất. Nhưng đó là trong Kinh doanh. Chính trị quyết định sinh mạng của hàng triệu người dân và vận mệnh của quốc gia nên mọi việc làm của người đứng đầu đất nước đều phải được cân nhắc, thận trọng. Khó có thể hình dung Donald Trump sẽ dẫn nước Mỹ đến đâu nếu đắc cử tổng thống. Khi xử lý tình huống, Donald Trump dựa vào cảm tính và kinh nghiệm cá nhân hơn là sách vở. Đặc biệt, trong chiến dịch tranh cử Donald Trump đã tỏ ra bản thân không am hiểu gì về chính trị, và vì vậy, ông sẽ phải phụ thuộc vào những người xung quanh để có thể đưa ra một chính sách nào đó. Như vậy nếu đắc cử, Donald Trump sẽ chỉ là Tổng thống bù nhìn của Mỹ. Trên Washington Post (1-3-2016), giáo sư Đại học Harvard, Lawrence H. Summers (cựu Bộ trưởng tài chính, cựu giám đốc Hội đồng kinh tế quốc gia thuộc Nhà trắng), viết rằng hiện tượng Trump cho thấy “tiến trình dân chủ đã mất phương hướng và trở nên độc hại một cách nguy hiểm”, và “khả năng bầu Trump làm tổng thống là mối hiểm họa lớn nhất cho sự thịnh vượng và an ninh của nước Mỹ”. Nếu nước Mỹ trở nên hẹp hòi với di dân, bắt đầu nhắm vào 1 nhóm nào đó nó sẽ làm nước Mỹ suy sụp từ bên trong dấy lên làn sóng chia rẽ, hận thù giữa các sắc tộc với nhau. Hôm nay là nhóm di dân này, ngày mai sẽ là nhóm khác, và nhóm khác. Với những tuyên bố của ông Trump rằng, ông muốn rút binh sĩ Mỹ khỏi NATO, xây tường rào bao quanh biên giới Mỹ-Mexico, cấm người Hồi giáo đặt chân đến Mỹ hay khẳng định rằng, mình ông có thể giải quyết mọi việc,… ông Trump đang đi ngược lại lịch sử nước Mỹ, nếu Trump chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ, nhiều khả năng trong tương lai nước Mỹ sẽ bị dẫn dắt đứng trước bờ vực thẳm. Để kết thúc bài viết này, chúng tôi xin mượn câu nói của bà Clinton - Ứng viên TT Mỹ Đảng Dân chủ: “Ông ấy quên hết tất cả chúng ta. Người Mỹ sẽ không nói: Một mình tôi có thể giải quyết được mọi vấn đề”. Chúng ta nói rằng: “Chúng ta sẽ cùng giải quyết mọi vấn đề với nhau”. (Việt Nam thời báo)
  23. Trách nhiệm của bạn là nhận ra việc mình đã đóng góp những gì để nuôi sống nhà nước và phải có trách nhiệm giám sát, kiểm soát và cả đấu tranh để đòi hỏi việc sử dụng minh bạch, đúng đắn số tiền mà mỗi người dân phải cật lực đóng góp từng giờ cho nhà nước để có thể tồn tại mà làm tròn bổn phận và chức trách của mình là ổn định xã hội, bảo vệ người dân và cả tổ quốc này nữa. Người dân cõng trên mình 432 loại phí, thuế. Nguồn: internet Khi nào bạn phải trả thuế, phí, lệ phí trong cuộc sống hàng ngày? Đó là khi bạn mua hàng hoá tiêu dùng hoặc phục vụ cuộc sống của bạn. Khi bạn có đứa con đi học lớp 1, bạn phải trang trải học phí, tiền sách vở cho con cái. Những thứ đó đã bao gồm thuế, phí và các nghĩa vụ tài chính được tính vào giá thành của nó mà bạn phải thanh toán mỗi học kỳ cho đứa con của mình. Khi bạn ốm đau phải vào viện, tất nhiên, bạn phải thanh toán viện phí và tất tần tật các khoản phí cho việc điều trị, mua thuốc uống, nằm giường bệnh. Và hiện nay viện phí ngày càng tăng, nên hãy cố giữ sức khoẻ để chớ có ốm đau mà chỉ tốn tiền, khổ thân. Bạn ra đồng, phải mua tư liệu sản xuất như cuốc, cày, máy gặt, trâu bò kéo, công nông, máy móc thiết bị khác, mua phân, cây, hạt giống để gieo trồng, và các chi phí đó được tính vào trong giá thành các sản phẩm và nó đã bao gồm thuế trong giá hàng hoá. Khi được mùa thu hoạch thì bạn phải thanh toán thuế, phí, lệ phí về đất, sản vụ, các loại phí thuỷ lợi, công ích, canh tác,…khi nuôi được con gà, con vịt đẻ trứng thì tiền thuế về chăn nuôi, bảo vệ môi trường, phí kiểm dịch,…đều được tính thẳng vào giá thành số trứng đó khi bạn đem bán ra thị trường. Đắt thì khó bán, mà rẻ thì bạn lại thiệt thòi. (Người nông dân hiện tại ở nước ta phải gánh hơn 1000 loại thuế, phí, lệ phí – một con số kinh hoàng). Mua chiếc xe máy, ô tô thì đóng đủ các loại thuế cho chúng như thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, phí kiểm định, đăng kiểm, phí đường bộ,…muốn di chuyển thì phải mua xăng đổ vào bình, và trong giá xăng nếu tính trong 100.000 đồng thì người mua phải đóng đến gần 60.000 tiền thuế, phí mà cấu tạo nên giá thành của xăng đó. Mua cái áo, cái quần, mua chai bia, điếu thuốc, mua cái mâm, cái bát, bó đũa, lọ tăm,…thì giá thành của chúng đều đã được tính các loại thuế, phí, lệ phí ở trong đó, mà chỉ có người tiêu dùng cuối cùng là người phải thanh toán toàn bộ các loại thuế, phí, lệ phí nếu muốn sử dụng đồ vật, thành phẩm đó trong cuộc sống hàng ngày. Và những thứ liên quan đến giá thành hàng hoá, trong đó đã bao gồm các loại thuế, phí, lệ phí (hiện tại là 432 loại, cao nhất khu vực Asean) đã được ấn định vào trong giá bán, thì nó được quyết định bởi ai? Đó chính là nhà nước này. Và ai phải gánh chịu những thứ ấy? Đó chính là người dân. Và mỗi người dân chúng ta đang sống mỗi phút, từng giờ là bị bủa vây bởi một ma trận những loại thuế, phí, lệ phí trên đầu trong cuộc sống hàng ngày, và nó hoàn toàn phụ thuộc vào những chính sách pháp luật ban hành ra của nhà nước này, mà chỉ có sự phản ứng và đòi hỏi của người dân thì mới có thể ngăn cản, kiểm soát hay đình bỏ được những thứ đó từ chính phủ mà thôi. Vì vậy, trách nhiệm của bạn là nhận ra việc mình đã đóng góp những gì để nuôi sống nhà nước và phải có trách nhiệm giám sát, kiểm soát và cả đấu tranh để đòi hỏi việc sử dụng minh bạch, đúng đắn số tiền mà mỗi người dân phải cật lực đóng góp từng giờ cho nhà nước để có thể tồn tại mà làm tròn bổn phận và chức trách của mình là ổn định xã hội, bảo vệ người dân và cả tổ quốc này nữa. Vì vậy, bất cứ ai, nhất là làm trong chính quyền, nếu có hiểu biết, đều sẽ không bao giờ dám đặt câu hỏi hỏi người dân một nước là đã làm gì được cho quốc gia hay chưa. Và chắc chắn rằng, họ phải có nghĩa vụ để sẵn sàng nghe những lời chỉ trích từ những ông chủ bỏ tiền ra để nuôi sống mình. Nhưng ở ta đang hành xử ngược lại điều văn minh hiển nhiên này. LS. Lê Luân 1-8-2016 (FB Luân Lê)
  24. Sự hèn nhát của lãnh đạo đảng CSVN được minh chứng qua những lần đất nước có những biến động ở tầm mức quốc gia, khi đó những lãnh đạo cao nhất của chế độ CS biến mất tiêu. Không xuất hiện, không lên tiếng trấn an, giải thích. Ảnh người lính khắc trên cánh tay dòng chữ “Si vis pacem para bellum”, nghĩa là: muốn hòa bình, hãy chuẩn bị cho chiến tranh. Nguồn: Pinterest. Tiếng la-tinh có một thành ngữ: Muốn sống trong hòa bình, phải chuẩn bị chiến tranh (Si vis pacem para bellum) – Dịch ra tiếng Việt một cách ngắn gọn là Cư An Tư Nguy (Muốn sống bình yên phải lo chuyện bị hiểm nguy). Bốn chữ này cũng được chọn, ghi trên huy hiệu trường huấn luyện sĩ quan trừ bị Thủ Đức – Trường đào tạo sĩ quan trung đội trưởng của quân lực VNCH trước năm 1975. Thành ngữ này xuất phát từ câu nói lịch sử được Marcus Tullius Cicero phát biểu trong quốc hội Rom năm 43 trước Tây Lịch khi nói đến sự nguy hiểm của việc ký kết hòa ước với Marcus Antonius (người yêu của nữ hoàng Cleopatra). Cha ông chúng ta, ở vào thời điểm Marcus Tullius Cicero phát biểu câu nói trên, dù cách xa Rom hàng chục ngàn cây số, chắc cũng có một quan niệm tương tự như vậy về hòa bình và chiến tranh, cũng như an ninh, độc lập, tự chủ của dân tộc, đất nước. Chính vì thế tiền nhân chúng ta, các thời đại Đinh, Lê, Lý, Trần mới có thể bảo vệ được bờ cõi suốt chiều dài lịch sử hơn 4.000 năm, trước một anh láng giềng khổng lồ tham lam, gian ác, nham hiểm, lúc nào cũng có dã tâm xâm chiếm, nuốt chững nước ta. Dù có thời kỳ bị đô hộ, lệ thuộc tổng cộng cả hơn ngàn năm nhưng đất nước vẫn giữ được sự toàn vẹn lãnh thổ, vẫn bảo tồn được kinh tế, văn hóa, ngôn ngữ… riêng biệt. Kẻ thù vẫn không thể đồng hóa được dân tộc Việt Nam về bất cứ phương diện gì. Tiếc thay, từ sau khi chế độ CS cướp được quyền cai trị, thống nhất được đất nước bằng bạo lực, hơn 41 năm qua, nền đôc lập, tự chủ của dân tộc càng ngày càng bị lệ thuộc vào tên láng giềng gian ác, thâm hiểm. Những diễn biến, xáo trộn nặng nề trong xã hội về kinh tế, an ninh, quốc phòng… trong thời gian gần đây cho thấy, Tổ Quốc Việt Nam đang trên đà phá sản, bị hủy diệt về mọi mặt. Phá sản vì từ năm 1990, chế độ CSVN đã hèn nhát trở mặt, quay lại quỵ lụy kẻ thù truyền kiếp trước đây, ký kết hiệp ước Thành Đô để giữ vững chế độ sau khi hệ thống xã hội chủ nghĩa trên thế giới hoàn toàn sụp đổ năm 1989, thay vì đi theo trào lưu tiến hóa của nhân loại. Sự hèn nhát của lãnh đạo đảng CSVN được minh chứng qua những lần đất nước có những biến động ở tầm mức quốc gia, khi đó những lãnh đạo cao nhất của chế độ CS biến mất tiêu. Không xuất hiện, không lên tiếng trấn an, giải thích. Từ thảm họa cá chết hàng loạt do Formosa gây ra trên bờ biển 4 tỉnh miền Trung, đến bùn đỏ tràn ra ở Lâm Đồng, đồng bằng sông Cửu Long bị hạn hán… bốn nhân vật đầu đảng Trọng, Phúc, Quang, Ngân hoàn toàn vắng mặt, không xuất hiện trên truyền hình, hoàn toàn im lặng, không tuyên bố bất cứ điều gì liên quan đến những biến cố đó. Thảm họa Formosa khởi phát từ Kỳ Anh, Hà Tĩnh bắt đầu ngày 06.04.2016, một thời gian dài cả mấy tuần lễ, từ chủ tịch UBND đến bí thư Hà Tĩnh không ai liên lạc được, không ai biết ở đâu. Biến cố mới nhất là vụ hacker tấn công mạng điều hành hai sân bay lớn nhất đất nước Nội Bài, Tân Sơn Nhất, gây trở ngại, hoang mang lẫn hiểm nguy cho hàng ngàn hành khách di chuyển bằng phi cơ với những hình ảnh, loa phóng thanh chửi bới, hăm dọa dân tộc, đất nước Việt Nam, vẫn không thấy có lãnh đạo nào của chế độ như Trọng, Quang, Phúc, Ngân hay Đinh La Thăng chủ tịch UBND thành phố HCM, Nguyễn Đức Chung chủ tịch UBND thủ đô Hà Nội lên tiếng giải thích, trấn an, mà chỉ có những tuyên bố chung chung của cán bộ cấp dưới. Xâm nhập vào server của hai phi trường Nội Bài, Tân Sơn Nhất, cướp quyền điều khiển, truyền đi những tin tức, thông điệp chỉ trích, đe dọa hành khách di chuyển bằng phi cơ, những hacker muốn gửi tới chế độ CS Hà Nội một thông điệp là họ đã nắm được quyền điều khiển, chi phối mọi hoạt động của Hàng không Việt Nam. Điều này chứng tỏ, CS Hà Nội, một là không chuẩn bị phòng thủ cho nghiêm ngặt, không có biện pháp khắc phục khi gặp biến cố, hai là không đủ khả năng ngăn chận một cuộc tấn công trên không gian mạng. Thật ra, VN không thiếu gì những chuyên viên điện toán tài giỏi nhưng không được trọng dụng. Có môi trường hoạt động, làm việc thoải mái, được trả lương xứng đáng, họ dư sức thành lập hệ thống bảo toàn mạng internet hữu hiệu cho bất cứ cơ quan, phòng, sở, công ty nào. Tệ hại hơn nữa là phản ứng chậm chạp của những người chịu trách nhiệm điều hành máy chủ (server). Thay vì có phản ứng cấp thời là tắt ngay (shut down) server chính, cắt điện để tránh bớt tác động, ảnh hưởng, thiệt hại, họ đã để cho biến cố kéo dài khá lâu, gây hậu quả cho khách hàng là có khoảng 400.000 hồ sơ cá nhân của hành khách bị đánh cắp. Điều này chứng tỏ toàn bộ giám đốc lẫn chuyên viên về an ninh mạng ở hai phi trường Nội Bài, Tân Sơn Nhất đã không hề được huấn luyện để đối phó với sự cố, tình trạng khẩn cấp. Trước khi xảy ra biến cố ở hai sân bay Nội Bài, Tân Sơn Nhất ngày 29.07.2016, một việc khác cần được quan tâm là đài phát thanh tại phường Khuê Mỹ, Đà Nẵng và huyện Phú Lộc, Thừa Thiên-Huế đã bị chèn sóng tiếng Tàu vào ngày 18 và 19.07, điều này cho thấy CS Hà Nội hoàn toàn lơ là trong vấn đề an ninh mạng internet trên toàn lãnh thổ. Lẽ ra, sau khi có tin tức về việc chèn sóng phát thanh ở Đà Nẵng, Huế, những người chịu trách nhiệm về an ninh mạng trên cả nước, cũng như tại các phi trường phải được cảnh báo, tăng cường ý thức phòng vệ, đề phòng hacker xâm nhập, phá hoại an toàn mạng của mình. Khi an ninh quốc gia bị đe dọa như thế, lãnh đạo ĐCSVN vẫn thờ ơ, nghe, nhìn sự việc như thể biến cố xảy ra ở một nước Phi Châu xa xôi nào đó chứ không phải ở Việt Nam. Sinh mạng, nguy hiểm của hàng ngàn người dân, sĩ diện ngoại giao đối với quốc tế chẳng hề được quan tâm, lo lắng. Hành khách ngoại quốc đi phi cơ ở Việt Nam nghĩ thế nào về vấn đề an ninh phi hành của Hàng không Việt Nam? Đi xa hơn nữa lại có thêm bọn bồi bút, dư luận viên như Hoàng Minh Trí viết bài ca ngợi, phù phép sự bất lực, sợ hãi, chịu đựng của những hành khách ngu ngơ như những con cừu, co cụm lại với nhau, không biết phải phản ứng ra sao trước biến cố, thành sự đoàn kết, lòng yêu nước, giữ trật tự, không hoảng loạn rồi đánh giá sự phá hoại đã bị thất bại. Có lẽ Hoàng Minh Trí nghĩ rằng, nếu biến cố này xảy ra tại một phi trường quốc tế nào khác trên thế giới thì hành khách sẽ xô đẩy, dẫm đạp lên nhau, chạy trốn hay tìm nơi ẩn núp như khi bị khủng bố bằng bom tự sát, bằng súng AK-47, bị bắn tỉa cho an toàn chăng? Không dám đâu! Họ sẽ ồn ào phản đối và yêu cầu trả lời ngay cho biết chuyện gì xảy ra chứ không co rút lại như những con sâu róm ngơ ngác chờ bị dẫm bép dí. Nhắc lại một sự kiện lịch sử khác về tầm nhìn hạn chế của lãnh đạo đảng CSVN: Cuộc chiến tranh Việt-Trung tháng 2 năm 1979 cho thấy Lê Duẫn và Bộ Chính trị ĐCSVN hoàn toàn bị bất ngờ khi 500.000 quân Trung Cộng, theo lệnh Đặng Tiểu Bình đồng loạt vượt biên giới, ồ ạt tấn công vào 6 tỉnh miền Bắc Việt Nam, dù trước đó vài tháng khi công du các nước Đông Nam Á, họ Đặng đã tuyên bố sẽ dạy cho tên tiểu bá Việt Nam một bài học. CSVN có lẽ vẫn còn say men chiến thắng với ảo tưởng đánh bại “đế quốc Mỹ”, thống nhất đất nước tháng 04.1975, lại thêm vừa ký kết được hiệp ước liên minh quân sự với Liên Xô, đã coi thường lời hăm dọa này. Chỉ huy là tiên liệu, cả bộ chính trị đảng CSVN không hề chuẩn bị, không đề phòng không tiên liệu cuộc chiến nên bị bất ngờ, gây nên thiệt hại về thương vong cho dân, quân VN khá nặng nề. Quên đi sự sáng suốt, khôn ngoan, kinh nghiệm của tiền nhân trong việc giữ nước, không lưu tâm, suy nghĩ sâu xa đến những nguy hiểm tiềm tàng khi ký kết những hiệp ước bí mật với Trung Cộng – Những hiệp ước che giấu những cuộc chiến tranh (có thể) không cần đến một tiếng súng, một viên đạn, CSVN đã đưa đất nước, dân tộc đến tình trạng lệ thuộc nặng nề vào Trung Cộng như ngày hôm nay. Việc chèn sóng phát thanh bằng tiếng Tàu, việc cướp quyền điều khiển hệ thống mạng, truyền hình, loa phát thanh tại 2 sân bay quốc tế lớn nhất VN mới chỉ là những đòn dằn mặt, đánh thăm dò ảnh hưởng tác hại, phản ứng của quần chúng, của chế độ cũng như lãnh đạo ĐCSVN. Tuy nhiên, cho rằng cộng sản VN không chuẩn bị chiến tranh cũng không đúng hoàn toàn. Họ không chuẩn bị chiến tranh với kẻ thù nhưng lại chuẩn bị chiến tranh với chính người dân VN. Việc tăng cường lực lượng, quân số công an, đảng viên, cảnh sát cơ động, côn đồ, dư luận viên…, mua sắm vũ khí, hơi ngạt, bom cay, ngựa cản, dây kẽm gai, phương tiện tra tấn, xây dựng thêm nhà tù để sẵn sàng trấn áp, bắt giữ, vu khống, sĩ nhục những người yêu nước, những ý kiến đối lập, xây dựng, đòi hỏi chủ quyền quốc gia, dân tộc… đã chứng minh ĐCSVN sẵn sàng đối đầu với toàn dân trong cuộc chiến cuối cùng. Nếu CSVN chiến thắng trong cuộc chiến này, họ sẽ vĩnh viễn được sống trong một nền hòa bình (nô lệ) vĩnh cữu, không còn phải quan tâm, lo ngại đến chuyện ai thù, ai bạn nữa bởi sự nguy hiểm cho đảng không còn tồn tại. Những điều này giải thích, tại sao ĐCSVN tiếp tục coi nhẹ, lơ là việc chuẩn bị chiến tranh, dù là chiến tranh thực địa hay trên không gian mạng (cyber war) với kẻ thù. Khi đa số người dân đang Cư An trong nền hòa bình (giả tạo), không còn Tư Nguy nữa, số ít những người yêu nước chân chính, lo lắng cho vận mệnh, tương lai đất nước, dân tộc, chắc chắn không thể nào lạc quan được trước một thực thể: Bao lâu nữa đất nước sẽ trở thành môt khu tự trị chính thức của Tàu cộng? Thạch Đạt Lang 1-8-2016 (Ba Sàm)
  25. Hoàng Dung, thông tín viên RFA 2016-08-01 Lễ khởi công xây dựng nhà máy xi măng Sông Lam. Courtesy of vissaigroup.vn Thêm một dự án xây dựng chính quyền giao đất cho doanh nghiệp xây dựng nhà máy, trong khi doanh nghiệp chưa đền bù cho dân, dân phản đối nhà máy xây dựng thì chính quyền lại huy động một lực lượng lớn công an đánh dân. Đền bù không thỏa đáng Vào khoảng 8h sáng ngày 30 tháng 7 năm 2016, nhiều người dân ở một số thôn trên địa bàn xã Nghi Thiết, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An đã vào tận nơi nhà máy xi măng Sông Lam được xây dựng trên địa bàn để phản đối không cho nhà máy hoạt động vì chưa đền bù cho người dân. Theo anh Hào, một người dân ở địa phương cho biết nhà máy đã tiến hành xúc tiến xây dựng hơn 1 năm nay, đến nay đã chuẩn bị được đưa vào hoạt động, các máy móc đã được chuyển về đây, doanh nghiệp có hứa sẽ đền bù thỏa đáng cho người dân, tuy nhiên đến nay người dân vẫn chưa được nhận 1 số tiền đền bù nào dù nhiều lần người dân đã lên tiếng. Bức xúc trước việc đó, sáng nay người dân mới tập trung vào nhà máy để phản đối. Anh Hào cho biết: “Mới năm ngoái, chưa đền bù cái chi cả, họ đã làm rồi, hoạt động xong rồi, máy cẩu múc máy chi về rồi.” Chị N xin được giấu tên một người dân ở địa phương cũng cho biết thêm, hiện nay xã Nghi Thiết đa số là những người đi đánh bắt cá và từ biển đi vào trong dân cư chỉ có 1 người duy nhất, tuy nhiên doanh nghiệp lại đổ đất lấp đường, lấp biển không cho dân đi, hơn nữa lại đền bù không thỏa đáng, khi dân ra đứng ra phản đối không cho doanh nghiệp đổ đất lấp đường đi của người dân thì chính quyền không bảo vệ người dân mà họ lại huy động một lực lượng lớn cảnh sát cơ động để đánh đập người dân. Chị N chia sẻ: “Con đường này người ta đền bù cũng không thỏa đáng cho người dân là chuyện thứ nhất, thứ hai 2 nữa người dân chỉ có duy nhất 1 con đường này để đi nhưng người ta không cho đi thì lấy đâu mà đi làm ăn nữa.” Trong khu vực nhà máy xi măng Sông Lam này có 1 nghĩa trang của người dân, và nghĩa trang này đã bị doanh nghiệp giải tỏa từ tháng 4 năm 2016, người dân cũng đã biểu tình phản đối nhưng họ đều bị chính quyền đàn áp. Chị N cho biết thêm: “Ngày trước cũng có biểu tình, có xô xát nhưng lực lượng công an chỉ đứng về phía phe công ty Vissai này thôi không đứng về người dân.” Người dân bị đánh đập Khi người dân phản đối yêu cầu nhà máy xi măng Sông Lam đền bù cho dân như những gì họ đã hứa thì người dân không nhận được sự hợp tác của doanh nghiệp mà doanh nghiệp lại yêu cầu chính quyền can thiệp để xử lý giúp cho doanh nghiệp. Giai đoạn II nhà máy xi măng Sông Lam. Trên mạng xã hội Facebook, nhiều cư dân mạng đã chia sẻ về video cảnh đụng độ giữa cảnh sát và cơ động với người dân. Cảnh sát cơ động thì được huy động với một lực lượng lớn được trang bị vũ khí trong khi người dân lại tay không. Chị N cho biết, ngay từ sáng sớm, vào lúc 6h thì lực lượng cảnh sát cơ động để chặn con đường không cho người dân ra phản đối, chị cũng cho biết có một người đàn ông đi khám chữa bệnh thì lực lượng cảnh sát không cho lại còn đánh đập người này. Chị N cho biết thêm. “Có một bác lúc sáng đi khám bệnh đi qua con đường công ty Vissai đang còn thi hành, công an không cho đi và đánh đập, giẫm trên người, trên ngực rồi đưa bác lên xe, bác còn đang nằm trên này.” Chị N cũng cho biết khi người dân đứng ra phản đối không cho doanh nghiệp này đổ đất thì chính quyền đã huy động lực lượng lớn cảnh sát cơ động ngăn chặn sau đó cuộc đụng độ giữa người dân và cảnh sát cơ động đã diễn ra, người dân bị thương rất nhiều trong đó có 5 người bị thương rất nặng hiện đang cấp cứu tại bệnh viện huyện Nghi Lộc, ở xung quanh bệnh viện cũng được công an bảo vệ, nếu không phải người nhà cũng những người bị thương họ sẽ không cho vào. Chị N nói: “Bị thương rất nhiều người thì không nói, nhưng bị thương nặng thì có 4, 5 người.” Theo ông Thao một người dân ở địa phương cho biết thì tình hình hiện nay tại xã Nghi Thiết đang còn rất nóng, hiện nay cảnh sát cơ động đang còn đi lại trong dân, nhưng người dân quyết sẽ bảo vệ con đường ra biển, con đường đi làm ăn này. “Chiều này công an vẫn dạo qua dạo lại, chuẩn bị mai đổ đất, mà dân đang định bố trí cột thuyền không đi biển ở nhà bảo vệ đất của mình, chưa thỏa thuận khoản hỗ trợ nên dân không cho đổ, sáng nay họ đã đổ đất rồi đó.” Chị N cũng cho biết thêm: “Người dân thì đang còn ngồi ở đây, lúc nào họ đổ cát xuống dưới biển thì người dân sẽ đi biểu tình còn lực lượng công an thì một số rất đông còn đang đứng ngoài đường.” Vào chiều ngày 31 tháng 7 năm 2016, sau 1 ngày người dân bị lực lượng cảnh sát cơ động đánh, chúng tôi có liên lạc được với chị Hạnh 1 người dân ở địa phương và chị cho biết tình hình những người bị đánh. “Có 1 người đang điều trị ở bệnh viện huyện Nghi Lộc thì bị nặng, còn mấy người kia đã được về nơi làng để điều trị lại.” Ý kiến của các cơ quan chính quyền Để tìm hiểu rõ hơn thông tin, chúng tôi có liên lạc với các cơ quan chính quyền địa phương cũng như bên phía doanh nghiệp, nhưng họ đều từ chối trả lời. Chúng tôi tiếp tục liên lạc với trưởng công an xã Nghi Thiết thì ông trả lời như sau rồi cúp máy: “Tôi không biết.” Dẫn lời của ông Lê Ngọc Hoa Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An trả lời trên báo Lao Động số ra ngày 8 tháng 4 năm 2016 cho biết: Dự án đang triển khai ở xã Nghi Thiết là dự án trọng điểm của tỉnh để phát triển kinh tế cho toàn tỉnh, tuy nhiên hiện nay đang còn một số vướng mắc trong việc giải tỏa mặt bằng, ông cũng cho biết sẽ vận dụng chính sách để hỗ trợ cho người dân để đẩy nhanh tiến độ thi công. Dự án đang thực hiện ở xã Nghi Thiết, huyện Nghi Lộc tỉnh Nghệ An do công ty cổ phần xi măng Sông Lam thuộc Vissai Group là đơn vị thi công. Chị N cũng chia sẻ với chúng tôi, người dân đóng thuế để nuôi chính quyền, nhưng chính quyền lại không bảo vệ dân mà lại còn bảo vệ cho doanh nghiệp để đánh đập người dân điều đó không thể chấp nhận được. Chị N cũng cho biết nếu con đường mà bị lấp thì dân ở đây sẽ không có con đường để đi làm ăn nên người dân sẽ kiên quyết bảo vệ trong khi công an vẫn còn ở đây rất đông.

×
×
  • Create New...