Jump to content

Search the Community

Showing results for tags 'chính trị - xã hội'.

  • Search By Tags

    Type tags separated by commas.
  • Search By Author

Content Type


Forums

  • Tin Tức Thời Sự
    • Thời Sự Việt Nam
    • Tin Quốc Tế
    • Tin Cộng Đồng Người Việt Hải Ngoại
    • Bình Luận Thời Sự
    • Khoa Học & Kỹ Thuật - Môi Trường
    • Kinh Tế
    • Biển Đông
    • Thể Thao
    • Thế Giới Động Vật
  • Đời Sống Xã Hội & Tâm Linh
    • Sức Khỏe
    • Tìm Hiểu Tôn Giáo
    • Tử Vi & Phong Thủy
    • Quê Hương Ký Sự
    • Tâm Linh
    • Xã Hội
  • Văn Hóa & Nghệ Thuật
    • Phụ Nử
    • Lịch Sử
    • lời hay ý đẹp
    • Văn Hóa & Nghệ Thuật
    • Online Study
    • Truyện ngắn Audio
  • Vườn Thơ
    • Thơ Sáng Tác
    • Thơ Đấu Tranh
    • Thơ Sưu Tầm
  • Âm Nhạc
    • Thông Tin Âm Nhạc
    • Nhạc Online
    • Cải Lương - Tân Cổ
    • Quán Khuya
  • Giải Trí
    • Thư Giãn
  • Phim & Nhạc
    • Phim Online
    • Thông Tin Điện Ảnh
    • Đời Nghệ Sỹ
  • Thông Báo
    • Cập nhật lượng khách truy cập

Categories

  • Videos
    • Âm Nhạc
    • Film online
    • Thễ Thao
    • Thế Giới Động Vật
    • Thảm Họa Hàng Không
    • Kinh Tế
    • Khoa Học
  • Tin Tức
    • RFA
    • Thời Sự Việt Nam
    • Thế Giới
    • Người Việt Hải Ngoại
    • RFI
    • Thời Sự Hoa Kỳ
    • Khung Trời Mới
    • ĐKN
    • NTD
    • The Saigon Post
    • Nửa Vòng Trái Đất TV
    • Culture Chanel
    • Chuyễn Động Toàn Cầu
    • VIETV NETWORK
    • Tự Lực Bookstore
    • Thế Giới Tiêu Điểm
    • LITTLE SAIGON NEWS
    • VietCatholicNews
    • English News
  • Bình Luận - Thời Sự
    • Sài Gòn TV Bên Kia Màn Khói
    • Điểm Tin Trong Tuần
    • Đọc Báo Vẹm
    • Người Việt TV
    • VOA
    • Truyền Hình Calitoday
    • Biển Đông
    • PhoBolsaTV
    • SBTN
    • BBC Tiếng Việt
    • Saigon TV 57.5
    • Việt Thảo tonight
    • Kinh Tế Gia Nguyễn Xuân Nghĩa
    • TV Tuần-san
    • 2VNR
    • Mẹ Nấm
    • Tiếng Vọng Về Nguồn (TVVN)
    • VIETLIVE TV
    • SET TV (Saigon Entertainment Television)
    • Viet TV Australia
    • Trung Quốc Không Kiểm Duyệt
    • LSTV
    • Chiến Tranh Ukraine
    • Sỗ Tay Quân Sự
    • Nguoi Viet Channel
    • Chão Lửa Trung Đông
  • Đời Sống
    • Tử Vi & Phong Thủy
    • Lịch Sử & Văn Hóa
    • Tâm Linh
    • Tinh Hoa TV
    • Ẫm Thực
    • Sức Khỏe
    • Biết tõ cùng ai ?
    • Online Study
  • Văn Hóa Nghệ Thuật
    • Văn Học Nghệ Thuật

Find results in...

Find results that contain...


Date Created

  • Start

    End


Last Updated

  • Start

    End


Filter by number of...

Joined

  • Start

    End


Group


  1. Bởi vì tại sài Gòn ông Dũng đang thọ địch từ nhiều phía, từ phía ông Trọng, đương nhiên, phải kể đến cả lực lượng của ông Lê Thanh Hải, của quận Năm – ông Võ Tiến Sĩ, nguyên bí thư Quận Hai và đương kim phó bí thư thường trực Tất Thành Cang, Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, nếu Tập đoàn này còn chưa kịp phản thùng. Ở Sài Gòn, rõ ràng ông Dũng chưa có lực lượng, trong khi ông Thăng cũng chưa có gì, ngoài sự ồn ào. Chuyện Trịnh Xuân Thanh trốn ra nước ngoài, tuyên bố chống đảng, trực tiếp tuyên chiến với tổng bí thư đảng Nguyễn Phú Trọng, với ý đồ tạo gió. Gió xoay hướng, từ chuyện ăn cắp tiền dân thành chuyện chống đảng. Một mũi tên, nhưng nhằm nhiều hướng. Một mũi bắn thẳng vào bộ não trung ương đảng, đe doạ hạ bệ uy tín ông Trọng, đào đất dưới chân chế độ, một mũi tên khác bắn vào hồ sơ tị nạn chính trị, lập lờ chuyện lập công với dân chủ, hy vọng không phải sống chui lủi ở nước ngoài. Rất khó biết những tính toán này có phải do mưu của chính ông Đinh La Thăng, thậm chí của cả ông Nguyễn Tấn Dũng, nhưng có thể thấy ngay rằng, nếu có thì lại một nữa cả hai ông cùng sai. Cơn gió mà Trịnh Xuân Thanh tạo ra tưởng chỉ là cái vỗ cánh của một con bướm, đang có nguy cơ trở thành một cơn bão. Khi ông Dũng đưa ông Thăng từ sông Đà về Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, nơi có nguồn thu ngoại tệ lớn nhất thuộc khối Quốc doanh do Thủ tướng trực tiếp quản lý, một âm mưu khổng lồ có thể đã hình thành. Làm thế nào để chuyển hàng nghìn tỷ tiền vốn nhà nước, tích luỹ được từ xuất khẩu dầu thô thành tiền túi? Với kinh nghiệm gần mười năm làm kế toán trưởng, từ kế toán trưởng công ty cung ứng vận tải tới kế toán trưởng Tổng công ty sông Đà, một Tổng công ty quốc doanh lớn nhất Việt Nam, rồi sau đó leo lên phó tổng giám đốc, tổng giám đốc, rồi Chủ tịch Hội đồng quản trị Tổng công ty sông Đà, Đinh La Thăng nắm được toàn bộ quy trình chu chuyển của dòng tiền của một Tổng công ty khổng lồ và biết được quy tắc vận hành của hệ thống kế toán tài chính quốc gia. Ông Dũng là một người có con mắt tinh đời, hay cũng gọi là một người thính mũi. Ông đã ngửi thấy mùi tiền từ Tập đoàn Dầu Khí Việt Nam. Ông đã nhìn thấy tài năng của Đinh La Thăng. Một kế hoạch được vạch ra. Phải chuyển lượng tiền khổng lồ dưới tay quản lý của ông thành tiền vốn đầu tư các dự án. Rót vốn từ Tập đoàn dầu khí vào tài khoản các Ban quản lý dự án. Tiền từ các Ban quản lý sẽ thành tiền tạm ứng và tiền thanh toán từng giai đọan cho Tổng công ty xây lắp. Tiền sẽ được rút ra thành tiền cá nhân từ Tổng công ty xây lắp bằng tiền lương, thưởng, quà biếu, tiền bồi dưỡng, tiền hiếu hỉ, đặc biệt bằng cách thanh toán khống cho các công ty khách hàng theo các thoả thuận ăn chia sau khi giải ngân… tất cả các chủ tài khoản, các kế toán trưởng, các ngân hàng nhận và các ngân hàng giải ngân của các dòng tiền này là chủ nhân các khoản tiền được chia, mà về sau được hạch toán thành cá khoản lỗ, do nhiều nguyên nhân, cả chủ quan lẫn khách quan, rất khó quy trách nhiệm cá nhân, sẽ biến thành các khoản nợ ngân sách, và lâu dần sẽ biến mất. Tổng công ty xây lắp dầu khí được chọn làm nơi nhận tiền và chia tiền. Ông Thăng chuyển Diệu Đen về thay Hưng địa chủ, nhưng Diệu Đen bất tài, hoặc có thể không đủ gan ăn cắp, đã bỏ cuộc. Trịnh Xuân Thanh được Đinh La Thăng phát hiện, từ Tổng Sông Hồng, được Đinh La Thăng đưa về, cùng với Vũ Đức Thuận trở thành cặp bài hoàn hảo. Một loạt dự án đầu tư được ồ ạt triển khai. Tiền ào ào rót vào cho Tổng Công ty xây lắp PVC, tổng tài sản và tổng lợi nhuận của PVC tăng vọt trong những năm 2008-2010. Sau đó là chiến dịch thụt két, báo lỗ. Có lãi thì có lỗ, đó là chuyện thường của kinh doanh, chẳng ai có lỗi cả. Trịnh Xuân Thanh được phong anh hùng lao động thời kỳ đổi mới để làm bình phong và hoả mù. Đáng lẽ, theo mưu toan của Đinh La Thăng, các khoản lỗ hàng nghìn tỷ đồng của PVC sẽ được Tập đoàn dầu khí bù đắp bằng cách chuyển tiền lãi từ xuất khẩu dầu thô, thông qua kỹ thuật kế toán, và mọi chuyện sẽ êm ru. Nhưng thật không may, người tính không bằng trời tính, từ sau 2010, giá dầu thô tụt dốc, xuất khẩu dầu thất thu, nếu hạch toán lãi sẽ không có tiền nộp ngân sách. Các khoản báo khống, không có tiền bù, đã hiện nguyên hình. 3.300 tỷ đồng lỗ do thất thoát, do thụt két, có chủ ý, không phải do yếu kém hay lỗi kinh doanh, không thể lấp liếm. Điều khốn nạn mà không ai có thể lường được, đó là hiện tượng té nước theo mưa của cấp dưới. Khi đã bắt được mạch của cấp trên, mọi loại két, mọi loại quỹ, cả đen lẫn đỏ đều bị thụt, không gì chặn được, giống như ong vỡ tổ, như đê sạt lở do tổ mối. Đinh La thăng và Nguyễn tấn Dũng buộc phải chuyển Trịnh Xuân Thanh và Vũ Đức Thuận ra khỏi vũng bùn, tìm cách dìm cho chìm xuồng. Nhưng, người ăn ốc, người đổ vỏ. Thanh và Thuận ôm tiền chạy, dù thực ra là tiền của ông Thăng và của ông Dũng, nhưng cái “thối” để lại, những người đến sau tiếp quản, ngửi hết. Những người này tìm cách diệt Thanh và Thuận, danh nghĩa là đòi nợ. Chính vì vậy mà Thanh lủi xuống tận Hậu Giang, tránh bão, không ôm một vị trí có lộc nào của tỉnh, chỉ lo làm từ thiện và xoá đói (*), nhưng cuối cùng vẫn không thể thoát. Còn Thuận thì Thăng ở đâu, phải ở liền bên cạnh, rời một bước, lập tức có kẻ kề dao vào cổ liền. Bây giờ có là trợ lý bí thư thành uỷ cũng vào tù. Kết hợp việc ông Trọng nhảy vào thường vụ đảng uỷ bộ Công An, và việc có chuyện cố tình tung tin ông Dũng tái xuất, nhảy ra nắm bộ khung 400 cán bộ trung cao cấp của thành phố Hồ Chí Minh, có thể là những động tác vờn nhau, báo hiệu một cơn bão lớn đang đến. Bài báo “Thanh hay Thăng” của nhà báo Huy Đức chứa đựng những thông tin mà không một nhà báo nào, dù giỏi nghiệp vụ tới đâu cũng không thể có được. Và cái điều quan trọng nhất là câu hỏi trực tiếp “Thanh hay Thăng”? Cái mũi nhọn nhằm thẳng vào ông Thăng này, nếu đến từ một chỗ bên ngoài ông Huy Đức, thì cuộc chiến một mất một còn chuẩn bị diễn ra. Phần thua sẽ thuộc về phía ông Thăng và ông Dũng. Bởi vì tại sài Gòn ông Dũng đang thọ địch từ nhiều phía, từ phía ông Trọng, đương nhiên, phải kể đến cả lực lượng của ông Lê Thanh Hải, của quận Năm – ông Võ Tiến Sĩ, nguyên bí thư Quận Hai và đương kim phó bí thư thường trực Tất Thành Cang, Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, nếu Tập đoàn này còn chưa kịp phản thùng. Ở Sài Gòn, rõ ràng ông Dũng chưa có lực lượng, trong khi ông Thăng cũng chưa có gì, ngoài sự ồn ào. Ông Thăng có thể được rút về Trung ương, trước khi ra Tòa. Và hai giải pháp khác nhau có thể xảy ra. Nếu ông Thưởng quay trở lại thì có nghĩa ông Trọng thắng cuộc, còn nếu ông Tất Thành Cang lên thì ông Lê Thanh Hải chưa hề buông kiếm. Dự án Nam Sài Gòn vừa lọt vào tay Vạn Thịnh Phát nghe nói có phần trăm góp vốn của Lê Thanh Hải. Dù thế nào thì Sài Gòn vẫn không hết ngập lụt. Người làm lụt và trời làm lụt. Bùi Quang Vơm Từ khi ra đời đến nay, chưa lúc nào mà không có việc tranh giành ảnh hưởng, quyền lực ở thượng tầng của ĐCSVN. Những mưu mô nham hiểm, độc ác đều được đưa ra, hoặc là thủ tiêu, hoặc vô hiệu hoá, êm ái nhất thì về hưu. Tuy nhiên để thanh trừng, gạt bỏ một Uỷ viên Bộ Chính trị bằng con đường pháp luật, lao lý thì chưa bao giờ xảy ra. Có hai trường hợp đặc biệt. Một là Hoàng Văn Hoan, năm 1976 bị Lê Duẩn gạt ra khỏi Bộ Chính trị, năm 1979 ông bỏ chạy sang phía Trung Quốc tị nạn chính trị, bị xử tử hình vắng mặt. Hai là Trần Xuân Bách, tại Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 8 (tháng 3 năm 1990), ông đã bị phê phán gay gắt về chủ trương đa nguyên, đa đảng, bị kỷ luật, phải ra khỏi Bộ Chính trị và Ban Chấp hành Trung ương nhưng không bị khai trừ khỏi Đảng. Bằng hai bài viết ” Thanh hay Thăng”, “Tảng băng nổi” của nhà báo Huy Đức và cuộc kiểm tra, bắt giữ lãnh đạo của PVC, cùng với việc bỏ trốn trót lọt của Trịnh Xuân Thanh, cho thấy đứng đằng sau các vụ thất thoát nghiêm trọng, sau lưng Thanh – Thuận, là Đinh La Thăng, thân hữu của cựu Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, người được Dũng đặt vào chiếc ghế cao giá nhất của nội các: Bộ trưởng Bộ Giao Thông Vận Tải. Không phải người ta không biết những thất thoát nghìn tỷ ở Tập đoàn Dầu khí khi Thăng làm Chủ tịch Hội đồng Quản trị. Tuy nhiên con đường thăng tiến của Thăng vẫn êm ru. Vào Bộ Chính Trị khoá 12 và làm Bí Thư Thành uỷ TP HCM. Không biết có phải đây là thoả thuận giữa phe Nguyễn Tấn Dũng với phe Nguyễn Phú Trọng khi Dũng rút lui hay không? Khi thâu tóm quyền lực, loại bỏ thân tín của Dũng, chắc chắn là mục tiêu của Trọng. 8 năm giữ chức Thủ tướng, Nguyễn Tấn Dũng đã tạo ra một sân sau khá tốt trong quân đội, công an và hệ thống ngân hàng. Hầu hết các tướng lãnh trong công an, quân đội, từ thiếu tướng trở lên, đều chịu ơn huệ của Dũng (với thẩm quyền đuợc thăng cấp đến thượng tướng). Đánh Thăng, dù có cớ chính đáng, có nghĩa là đánh Dũng và mạng lưới đàn em có quyền và có lực đang tại vị, với Nguyễn Phú Trọng chắc chắn không dễ dàng. Thăng lại đang là Uỷ viên Bộ Chính Trị, làm tới nơi tới chốn để gạt bỏ Thăng, đưa Thăng vào tù tội, càng khó. Tôi đồ rằng, trong cuộc “đả ruồi, diệt hổ” này, Trọng có thể đả “ruồi”, diệt “báo”, chúa sơn lâm – “con cọp” Đinh La Thăng sẽ không trúng đạn! Tôi mong dự đoán của tôi sai. FB Lê Diễn Đức (Ba Sàm)
  2. Ông Nguyến Gia Kiểng trả lời phỏng vấn của nhà báo Trần Quang Thành Biểu tình Formosa gây nhiễm đọc biển - Ảnh theo internet Lời giới thiệu : Từ nhiều ngày qua dư luân lề đảng cũng như lề dân bàn cãi nhiều về vụ Trịnh Xuân Thanh, cựu chủ tịch Tổng công ty xây lắp dầu khí, cựu phó chủ tịch Ủy ban nhân dân Hậu Giang bị buộc tội trong vụ làm thiệt hại hơn 3000 tỷ đồng, dùng bảng xanh cho xe ôtô cá nhân. Trịnh Xuân Thanh đã đào tẩu và đang bị truy nã. Người ta bàn tán xôn xao đặt ra những câu hỏi, như phải chăng Trịnh Xuân Thanh chỉ là con dê tế thần của một cuộc đấu đá giữa các phe phái trong Đảng Cộng sản Việt Nam? Phải chăng vụ Trịnh Xuân Thanh chỉ là khởi điểm của một chiến dịch của phe đảng Nguyễn Phú Trọng và Đinh Thế Huynh nhắm thanh toán phe đảng Nguyễn Tấn Dũng? Phải chăng qua Trịnh Xuân Thanh đối tượng thực sự mà phe Nguyễn Phú Trọng muốn triệt hạ là Đinh La Thăng, cựu cấp trên của Trịnh Xuân Thanh và hiện đang là ủy viên bộ chính trị, bí thư thành ủy Sài Gòn v.v. Tuy vậy nhiều người dân chủ cho rằng những tranh cãi ồn ào về vụ Trịnh Xuân Thanh là quá mức và có tác dụng tai hại là đánh lạc sự chú ý khỏi vấn đề thực sự nghiêm trọng của đất nước là môi trường. Một trong những người đó là ông Nguyễn Gia Kiểng, ủy viên thường trực ban lãnh đạo Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên. Theo ông Kiểng môi trường sinh thái của Việt Nam đang bị tàn phá, đất nước Việt Nam đang bỉ hủy hoại và điều này nghiêm trọng gấp trăm, gấp ngàn lần vụ Trịnh Xuân Thanh Mời quí vị nghe cuộc phỏng vấn ông Nguyễn Gia Kiểng do nhà báo Trần Quang Thành thực hiện: (tiengdanvietmedia)
  3. Cuộc chiến trong lòng dân tộc Cuộc chiến - phải gọi như vậy - của người dân Miền Trung nói riêng và người dân Việt Nam nói chung đối với kẻ thủ ác trực tiếp là Formosa, kẻ đã đẩy hàng triệu ngư dân vào đường cùng đã bắt đầu nổ ra bằng cuộc hành quân đến Tòa án Thị xã Kỳ Anh, Hà Tĩnh nộp đơn kiện. Cuộc hành quân dài 200 km của hơn 600 giáo dân giáo xứ Phú Yên, kết hợp với hàng ngàn giáo dân tại địa phương ngày 26/9/2016 là màn mở đầu, là phép thử đơn giản cho những hành động không thể tránh khỏi và không thể thiếu trong cuộc đối đầu giữa nạn nhân và thủ phạm. Sở dĩ là màn mở đầu, bởi với thảm họa này, thì chắc chắn hậu quả không chỉ là một vùng, mà là cả một miền rộng lớn, thậm chí là cả đất nước và thời gian không chỉ là dăm bảy tháng, một năm mà là hàng chục năm sau đó. Cũng không chỉ là vấn đề khu vực và thời gian khắc phục, mà cái chính là tập đoàn Formosa vẫn còn hiện diện ở đó, nghĩa là nguồn đầu độc vẫn tiếp tục tồn tại và đầu độc bằng mọi cách đối với môi trường Việt Nam. Các nạn nhân thì không thể bán đất nước mình để đi đâu được. Nếu như để bào chữa cho thái độ hèn nhát của mình trước giặc bành trướng phương Bắc, Nguyễn Phú Trọng, TBT Đảng CS - đã biện bạch rằng: " Không ai chọn được láng giềng", thì người dân Việt Nam lại có quyền đuổi kẻ thủ ác ra khỏi đất nước mình một cách đàng hoàng và chính nghĩa. Và họ có quyền, cũng như khả năng để làm việc đó một cách đàng hoàng. Bởi đất nước này, dân tộc này là của chúng ta, của 90 triệu dân Việt Nam chứ không riêng của vài ba triệu đảng viên Cộng sản. Thử xem lại thái độ bạn, thù! Cho đến nay, thảm họa biển Miền Trung đã nửa năm trôi qua. Thời gian đó, đủ để cho chất độc phát tán theo làn nước biển đi khắp nơi, đủ để mọi sinh vật biển nhiễm độc, đủ để hàng triệu người dân thưởng thức trực tiếp hoặc gián tiếp và tích lũy các kim loại nặng vào cơ thể. Hậu quả của việc nhiễm độc kim loại nặng ra sao, mọi người đều có thể qua mạng internet để tìm hiểu. Ngay sau thảm họa xảy ra, Chu Xuân Phàm, giám đốc đối ngoại của Formosa đã thẳng thắn nói rõ: "Phải chọn lựa nhà máy thép hay tôm cá" - Nghĩa là nhà nước chọn đưa Formosa vào đây thì dân phải chấp nhận hủy hoại môi trường. Đơn giản thế thôi. Vấn đề đặt ra, là thái độ của nhà nước "của dân, do dân, vì dân" vốn được ầm ào kêu gọi, leo lẻo tuyên truyền qua cuộc bầu cử "dân chủ đến thế là cùng" vừa qua, đã thực hiện chức năng họ tự nhận trước quốc dân đồng bào ra sao? Những lời "tuyên thệ" được làm đi rồi làm lại trong vòng mấy tháng qua của quan chức lãnh đạo đất nước thực chất là gì? Ba tháng nóng bỏng với những tin cá chết, biển chết, người ngộ độc trôi qua... Nguyên nhân cá chết, điều mà người dân ai ai cũng biết rõ tỏng tòng tong ngay từ đầu, thủ phạm là Formosa. Thế nhưng, nhà nước hết hết đổ cho "thủy triều đỏ", "tảo nở hoa" rồi thì "tổn hại cho đất nước?"... Người dân bày tỏ thái độ phản đối thảm họa môi trường thì bị rình rập, khủng bố và bắt như bắt giặc. Thế rồi cán bộ, lãnh đạo đua nhau xúi dân ăn cá độc, tắm biển nhiễm độc mà không hề cho dân biết độc như thế nào, nguy hiểm ra sao. Họ đã làm rất tốt công việc hỗ trợ và quảng cáo cho thần chết mà nạn nhân là người dân Việt Nam. Thế rồi báo chí bị bịt miệng, cấm đăng, gỡ bài viết về thảm họa miền Trung. Độc ác hơn, báo chí còn lu loa rằng "biển đã hết độc"... nhằm bịt tai, bịt mắt người dân, mặc người dân ngập ngụa trong biển độc, sống chết mặc bay, miễn bảo vệ được nguồn ô nhiễm là Formosa. Thế nhưng, tận 3 tháng sau, vào tận những giờ cuối cùng của ngày cuối cùng tháng 6, nhà cầm quyền mới tuyên bố thủ phạm là Formosa. Thế nhưng, cùng lúc với tuyên bố thủ phạm là Formosa, người dân té ngửa ra là nhà nước đã đàm phán trên lưng họ và nỗi đau khổ của họ đã trả giá bằng máu xương, tính mạng... để lấy 500 triệu đô la. Hài hước hơn, chính phủ còn đưa ra lời kêu gọi: Hãy khoan hồng, độ lượng với Formosa. Vậy sao chính phủ không độ lượng với chính người dân Việt Nam, những nạn nhân trực tiếp của Formosa? Lại còn dùng công an, cảnh sát và đủ loại đòn bẩn để trấn áp? Có lẽ chưa có trường hợp nào như ở Việt Nam, nạn nhân thì bị chính phủ mình trấn áp, trong khi chính phủ kêu gọi độ lượng với kẻ thủ ác! Ngay sau đó, người ta biết được rằng, số tiền gọi là hoàn thuế cho Formosa còn hơn cả số tiền 500 triệu dola mà nhà nước chấp nhận đền bù? Và điều trớ trêu nhất, là ngay khi thảm họa được phát hiện, TBT Nguyễn Phú Trọng đã nhanh nhẩu tí tởn đến Formosa khen ngợi như ngầm đưa ra một thông điệp sắc lạnh: Đây là nơi cấm kỵ, không được đụng đến? Quả nhiên là như vậy, những cuộc biểu tình bị đàn áp không thương tiếc, nhà cầm quyền đã huy động cả hệ thống chính trị, cảnh sát và lực lượng vũ trang để ngăn chặn người dân nói lên nỗi đau của mình. Người ta tự hỏi: Không rõ 500 triệu đô la kia, (nếu thật sự nhận được) có đủ để nhà nước chi vào việc huy động hàng vạn lượt quân cảnh đến giữ gìn, bảo vệ Formosa và đàn áp, rình rập người dân từ Nam chí Bắc? Chưa nói là để đền bù cho thiệt hại của người dân. Trong khi, chưa hề có bất cứ con số nào về thiệt hại của đất nước, của người dân do thảm họa này gây ra, thì con số 500 triệu đô la kia căn cứ vào đâu mà họ nhận để gọi là đền bù? Nếu không đủ để đền bù thiệt hại cho dân, nhà nước sẽ lấy ở đâu để đền cho dân thỏa đáng? Phải chăng lại tiếp tục rút từ đồng tiền thuế của người dân qua mọi hoạt động, mọi mặt hàng từ xăng dầu cho đến quả trứng gà phải chịu đến 14 thứ thuế, phí và... vay nợ nước ngoài? Thế rồi, những cuộc bắt bớ, đàn áp những người biểu tình như ở Cồn Sẻ, Quảng Bình, những vây ráp, rình rập và khủng bố những người có tinh thần dân tộc, lo lắng trước thảm họa của đất nước được thực hiện ngày càng nhiều. Trên mặt trận truyền thông, báo chí, đài truyền hình tập trung xuyên tạc, đánh phá những người biết nghĩ đến người dân, biết lo cho cộng đồng và đất nước như Đức Giám mục Phaolo Nguyễn Thái Hợp và các linh mục thuộc Giáo phận Vinh... Những đòn lăng mạ đánh hội đồng được tung ra, những đám dư luận viên được nhà nước ưu ái không ngớt lời chửi bới những người công chính. Đến lúc đó, bộ mặt nhà nước lộ rõ: Họ đang đứng về phía kẻ thù của nhân dân. Người dân phải được đền bù, đất nước phải được an toàn Chúng tôi đã có bài viết: "Ai sẽ đền bù cho người dân Việt Nam trong thảm họa Miền Trung?". Ở đó, chúng tôi đã phân tích rõ ràng rằng phải có một kẻ nào đó chịu trách nhiệm đền bù cho người dân Việt Nam, và đất nước Việt Nam sau thảm họa, tội ác tầy trời này. Ở đó, chúng tôi cũng đã phân tích rõ khái niệm "hỗ trợ" và "đền bù" là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau. Vậy ai sẽ đền bù? Cho đến nay, chưa có bất cứ ai đứng ra nhận trách nhiệm đền bù cho người dân. Tất cả những bao gạo mốc mà người dân được chia vừa qua, đó là sự "hỗ trợ" từ phía nhà nước trong cơn hoạn nạn. Hẳn nhiên là sự hỗ trợ đó, cũng chính từ tiền của mà nhân dân đóng góp từ trăm ngàn thứ thuế má khác nhau. Bởi nhà nước chẳng có một đồng nào ngoài tiền thuế của dân và đi vay mượn để người dân mang nợ. Cho đến nay, chính phủ tuyên bố đã nhận 500 triệu đô la của Formosa, nhưng nửa năm trôi qua, người dân chưa được đền bù thiệt hại. Do vậy, cách đây mấy hôm, hơn 1.000 hộ dân Kỳ Anh đã gửi tới Quốc hội, chính phủ yêu cầu bồi thường thiệt hại với con số cụ thể và yêu cầu đáp ứng đầy đủ, kịp thời cho người dân. Xem ra, khi chính phủ tự nguyện đứng về phía kẻ thủ ác và nhận lấy trách nhiệm đền bù cho người dân là chuyện không dễ chịu chút nào. Vì thế, họ cứ lần khân và lẩn trốn. Đó là cuộc chiến giữa cái sống và cái chết của người dân. Hoặc là công lý phải được thực thi, hay là cái chết từ từ hoặc ngay lập tức. Hẳn nhiên là khi bị đẩy đến bước đường cùng, người dân không thể ngồi yên chịu chết. Họ đã hành động, bất chấp sự bao che, bảo vệ và sự lúng túng, thiếu minh bạch của nhà nước. Họ trực tiếp thủ phạm đã làm cho đời sống họ khốn đốn: Formosa. Và hôm qua, vượt qua mọi sự ngăn cản, gây khó khăn, đoàn 600 người đại diện cho 600 hộ gia đình ở Quỳnh Lưu đã vượt hơn 200km về Tòa án Thị xã Kỳ Anh để nộp đơn kiện. Và phát súng mở đầu cuộc chiến đã nổ. 27/9/2016 J.B Nguyễn Hữu Vinh (Blog RFA)
  4. Đăng bởi Tiểu Nhi on Thứ Ba, ngày 27 tháng 9 năm 2016 | 27.9.16 Ngày 26 tháng 9, hơn 600 cư dân Quỳnh Lưu, Nghệ An, với sự giúp đỡ của các luật sư đã đệ đơn khởi kiện Formosa ở Tòa án Nhân dân Thị xã Kỳ Anh, nơi nhà máy của tập đoàn này trú đóng. Điều này không chỉ làm xói mòn tận gốc rễ tính chính danh chế độ mà còn kích động sự giận dữ của quần chúng, đặc biệt là nhân dân 4 tỉnh miền Trung, thứ mà đến lượt nó không biết sẽ dẫn đến đâu. Diễn biến này là bước kế kiếp trong tiến trình đấu tranh pháp lý được khởi động từ gần một tuần trước đây với việc hơn 1000 hộ dân ở xã Kỳ Lợi, Kỳ Anh gửi đơn kiến nghị trực tiếp đến Chính phủ và Quốc hội đòi được đền bù hơn 2000 tỷ đồng (gần 100 triệu USD) từ số tiền 500 triệu USD bồi thường từ Formosa cho những thiệt hại về vật chất, tinh thần và sức khỏe mà họ đã, đang và sẽ gánh chịu vì thảm họa cá chết hàng loạt mà tập đoàn này gây ra thời gian vừa qua. Hơn 1000 hộ dân này, trong đơn của mình cũng đã đặt ra cho Chính phủ và Quốc hội thời hạn 2 tuần để giải quyết nguyện vọng của họ, trước khi họ tiến hành khởi kiện Formosa, tương tự như việc 600 cư dân Quỳnh Lưu vừa thực hiện. Đấu tranh pháp lý không phải là lựa chọn đầu tiên của người dân các tỉnh miền Trung trong vụ việc này, song lại là lựa chọn khả dĩ duy nhất sau khi Chính phủ thất bại trong việc đưa ra những giải pháp hiệu quả nhằm đạt được công lý. Việc từ bỏ tiến trình tư pháp để lựa chọn giải pháp đàm phán với Formosa dẫn đến con số đền bù vô căn cứ là 500 triệu đô đổi lại việc tập đoàn này được ở lại hoạt động, đang đặt Chính phủ trước tình thế tiến thoái lưỡng nan chưa biết sẽ đối phó như thế nào. Đồng ý với mức đòi hỏi hỗ trợ của hơn 1000 hộ dân Kỳ Anh thì số tiền 500 triệu đô hẳn chưa đền bù nổi thiệt hại của một huyện ở Hà Tĩnh, chứ nói gì đến cả 4 tỉnh miền Trung. Nhưng nếu không đồng ý thì người dân sẽ kiện Formosa ra tòa, và họ hoàn toàn có đầy đủ cơ sở pháp lý để làm điều đó. Khi đó, nếu để tòa án hoạt động độc lập chắc chắn họ sẽ thụ lý đơn của người dân và khả năng rất cao là tuyên Formosa thua kiện, trước những chứng cứ rõ ràng về sai phạm của tập đoàn này thể hiện qua việc họ đã công khai nhận lỗi gây ra thảm họa cá chết. Một phán quyết như vậy, đến lượt nó, sẽ kéo theo một cơn lũ đơn kiện đến từ hàng triệu người dân miền Trung khác đã, đang và sẽ chịu thiệt hại trực tiếp cũng như gián tiếp từ thảm họa cá chết, không chỉ trong lãnh vực ngư nghiệp mà còn bao gồm các ngành dịch vụ khác như lữ hành, lưu trú, ăn uống. Khi đó Formosa lấy tiền đầu ra để bồi thường, khi mà chỉ riêng Quảng Bình tạm tính vài thàng vừa qua đã thiệt hại hàng chục nghìn tỷ đồng? Trái lại, nếu thao túng tòa án để không thụ lý đơn, chính quyền sẽ xuất hiện trước công chúng như một tổ chức bất chấp công lý và sự khốn khổ của người dân để bảo vệ đến cùng Formosa – thủ phạm gây ra chính sự khốn khổ đó. Điều này không chỉ làm xói mòn tận gốc rễ tính chính danh chế độ mà còn kích động sự giận dữ của quần chúng, đặc biệt là nhân dân 4 tỉnh miền Trung, thứ mà đến lượt nó không biết sẽ dẫn đến đâu. (Blog RFA)
  5. Ngày 22-9 đã diễn ra phiên phúc thẩm vụ án Blog Anh Ba Sàm - bị cáo Nguyễn Hữu Vinh (tức blogger Anh Ba Sàm) và đồng phạm Nguyễn Thị Minh Thúy. Cũng trong ngày 22-9, trên trang báo điện tử Tuần Việt Nam, ông Vũ Ngọc Hoàng, nguyên phó trưởng ban thường trực Tuyên giáo Trung ương, có bài viết được trang Tuần Việt Nam rút tựa đề mang nhiều ẩn ý: “Có những người bán rẻ Tổ quốc vì quyền lợi cá nhân”. Ở Việt Nam người ta có thể “giám định tư tưởng” Được biết để đưa ra truy tố ông Anh Ba Sàm Nguyễn Hữu Vinh, Cơ quan an ninh điều tra Bộ Công an đã trưng cầu giám định đối với các bài viết trên hai blog Chép sử Việt và Dân quyền. Kết quả giám định của Bộ Thông tin và Truyền thông đã xác định trên blog có 24 bài viết sai sự thật, không có căn cứ, gây ảnh hưởng đối với lòng tin của nhân dân vào các chính sách của Đảng và Nhà nước. Như vậy, có thể thấy Anh Ba Sàm bị truy cứu trách nhiệm hình sự và phạt tù là vì đã có 24 bài viết sai sự thật, không có căn cứ. Và việc xác định “sai sự thật, không có căn cứ”, là do sự “giám định” của Bộ Thông tin và Truyền thông. Qua đó, giới luật sư ở Việt Nam giờ đây được biết rằng một tác phẩm viết (bài báo, hay ý kiến phát biểu...) tại Việt Nam có thể giám định được. Lâu nay, các luật sư thường hiểu việc giám định là mang tính khoa học, đối với một vật chứng nào đó. Chẳng hạn là xác định dấu vân tay, nhóm máu, hay về gen, hay chữ ký giả,... vv và thường sử dụng các biện pháp, công cụ khoa học kỹ thuật cao, do các chuyên viên (giám định viên) thực hiện. Nhưng hiểu như vậy giờ đây là chưa đầy đủ. Đáng tiếc là không hiểu vì lý do gì, mà mặc dù xét xử công khai, dư luận nói chung không thể biết 24 bài viết mà Anh Ba Sàm bị kết tội là những bài viết nào? Những thông tin nào là “sai sự thật, không có căn cứ”? Những thông tin nào là “gây ảnh hưởng đến lòng tin của nhân dân vào các chính sách của Đảng và Nhà nước”? Ông Vũ Ngọc Hoàng: Phá là việc của địch, còn ngã đổ là chuyện của ta Trong bài viết trên trang Tuần Việt Nam, ông Vũ Ngọc Hoàng nói: “Nhiều người đã giải thích rằng do địch phá bằng “diễn biến hòa bình”... Không phải như thế đâu! Đấy là cách giải thích miễn cưỡng, không có cơ sở khoa học, tự trấn an mình. Địch thì lúc nào mà chả phá ta? Do phá ta nên nó mới là địch. Địch mà không phá ta mới là chuyện lạ. Phá là việc của địch, còn ngã đổ là chuyện của ta. Nếu cử đổ lỗi cho địch thì rồi chẳng biết cách nào mà sửa”. Ông Vũ Ngọc Hoàng chỉ mới rời ghế phó trưởng ban thường trực Tuyên giáo Trung ương cách đây vài tháng, khi ấy đã có cái gọi là “kết quả giám định” của Bộ Thông tin và Truyền thông về 24 bài viết của blogger Anh Ba Sàm. Kết quả phiên phúc thẩm vụ án Blog Anh Ba Sàm, cho thấy đúng như chia sẻ trong bài viết của ông Vũ Ngọc Hoàng, tham nhũng và lợi ích nhóm đã “lan rộng dần vào tất cả mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, của công việc quản lý và quản trị quốc gia, vào ngay trong các lĩnh vực mà trước đến nay thường được cho là trong sạch, thiêng liêng - như lĩnh vực dạy người, cứu người, an ninh quốc gia, nắm cán cân công lý để bảo vệ sự nghiêm minh, kể cả cơ quan ở cấp cao, cả nhà thờ, chùa chiền, cả lĩnh vực làm từ thiện, nhân đạo, chính sách đền ơn đáp nghĩa...”. Cũng qua vụ án này, qua việc có hàng triệu lượt xem trên Blog Anh Ba Sàm, cho thấy nhu cầu của công dân về thông tin đa dạng, toàn diện trong xã hội là có thật. Thực ra đây là quyền công dân - quyền được tiếp cận thông tin mà. Tuy nhiên quyền này trên thực tế chỉ được bảo hộ bằng luật từ ngày 01-07-2018, ngày mà Luật Tiếp cận thông tin bắt đầu có hiệu lực thi hành. Minh Tâm (VNTB)
  6. Truyền thông Việt Nam tuần này đưa tin Tổng bí thư Đảng Cộng sản VN tham gia thường vụ của Đảng ủy Công an Trung ương, tuy nhiên đây chỉ là một động thái 'bình thường' không có gì đặc biệt kể cả về mặt thủ tục lẫn thời điểm, theo ý kiến của một nhà quan sát và bình luận thời sự, chính trị Việt Nam từ Hà Nội. Việc Tổng bí thư ĐCSVN tham gia vào Đảng ủy Công an Trung ương không trái với Hiến pháp và Điều lệ đảng và là việc được đề nghị từ trước, theo nhà phân tích. Trao đổi với BBC Việt ngữ hôm 25/9/2016, Tiến sỹ Hà Hoàng Hợp, nhà nghiên cứu cao cấp về chính trị thuộc Viện Nghiên cứu Đông Nam Á (ISEAS) có trụ sở ở Singapore, nói: "Sau tin này cũng có nhiều sự đồn đoán của mọi người, nhưng tôi thấy chuyện này bình thường, khóa trước người ta cũng có đề nghị là Tổng Bí thư Đảng CSVN tham gia Đảng ủy Công an Trung ương. "Thế nhưng xem đi xem lại, người ta để đến khóa này, thế thì gần như là một kế hoạch từ khóa trước và khóa trước nữa rồi. "Có một chú ý nữa là tham gia Thường vụ Đảng ủy của Công an Trung ương không có nghĩa, không phải là Bí thư, bí thư phải là Bộ trưởng. Cái đó là quy định từ trước không thay, hiện nay chưa thay được." Trước đó, nêu ý kiến trên truyền thông quốc tế, một nhà bình luận chính trị khác ở Việt Nam, Tiến sỹ Phạm Chí Dũng, Chủ tịch Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam, cho rằng vị thế bổ sung này của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng có thể đặt ra một số câu hỏi, mà theo ông là: "Vấn đề đặt ra là ông Nguyễn Phú Trọng là cấp trên hay cấp dưới của ông Tô Lâm (Bộ trưởng Công an)? "Vì hồi tháng 5 vừa rồi, ông Tô Lâm đã nhận quyết định của Bộ Chính trị phân công làm Bí thư Đảng ủy Công an Trung ương, vậy thì hiện nay, về mặt Đảng ủy Công an Trung ương, ông Tô Lâm đang là bí thư. "Như vậy nếu ông Nguyễn Phú Trọng, ông Trần Đại Quang, ông Nguyễn Xuân Phúc cùng nằm trong Ban thường vụ Đảng ủy Công an Trung ương, thì vai trò của họ là như thế nào, đặc biệt là của ông Nguyễn Phú Trọng? Ông là Bí thư Đảng ủy Công an Trung ương hay chỉ là một vai trò bình thường?” 'Từ khóa trước rồi' Khi được đề nghị bình luận về ý kiến này của Tiến sỹ Phạm Chí Dũng, nhà nghiên cứu chính trị Hà Hoàng Hợp nói: "Tôi phải nói rất rõ thế này Thủ tướng Chính phủ và Chủ tịch Nước đã tham gia Đảng ủy Công an Trung ương hai khóa rồi, tức là khóa trước và khóa trước nữa..., không phải bây giờ mới tham gia. "Bây giờ chỉ có là lần đầu tiên Tổng Bí thư tham gia Thường vụ Đảng ủy Công an Trung ương thôi, còn hai vị trí kia tham gia từ mấy khóa trước rồi" Và nhà nghiên cứu Hà Hoàng Hợp giải thích thêm về cơ sở, căn cứ của việc cơ cấu các vị trí này vào Đảng ủy Công an Trung ương của Việt Nam, ông nói: "Theo Hiến pháp và Điều lệ đảng thì Tổng Bí thư là Bí thư Quân ủy Trung ương, nhưng điều lệ không quy định Tổng bí thư làm Bí thư Đảng ủy Công an Trung ương, vì thế Đảng ủy Công an Trung ương khi có vận dụng đưa Tổng Bí thư vào thường vụ Đảng ủy Công an Trung ương thì vẫn phù hợp với điều lệ. Tôi không nghĩ là cái đấy có gì đó quá đặc biệt cả." Trước câu hỏi về tính thời điểm của việc cơ cấu, bổ sung vị thế này của Tổng bí thư Đảng Cộng sản và liệu động thái này có liên quan gì tới việc chống tham nhũng mà dư luận gọi là 'đả hổ, diệt ruồi' ở Việt Nam hiện nay và sắp tới hay không, nhà phân tích nói: "Quyết định này là quyết định từ ngày 16/8, ngày 21/9 họ mới công bố ra, Ban tổ chức Trung ương mới chính thức hóa, nếu bảo là trùng với thời điểm mà có việc đẩy mạnh chống tham nhũng, rồi các vụ vi phạm, sai luật v.v..., thì tôi cũng thấy là hơi khó." Trước đó, truyền thông Việt Nam cho hay Ban Thường vụ Đảng ủy Công an Trung ương của Việt Nam hiện nay gồm bảy quan chức, trong đó có ba lãnh đạo cao cấp hàng đầu của nhà nước là các ông Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch Nước Trần Đại Quang và Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc. Bộ trưởng Công an Tô Lâm được báo chính thống của Việt Nam dẫn lời nói việc ba lãnh đạo chủ chốt cùng tham gia Đảng ủy Trung ương là "thể hiện sự quan tâm đặc biệt của Đảng, Nhà nước đối với công tác bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội và xây dựng lực lượng Công an nhân dân trong giai đoạn hiện nay". Lễ công bố quyết định của Bộ Chính trị về việc chỉ định Đảng ủy Công an Trung ương nhiệm kỳ 2015-2020, gồm 16 ủy viên, được tổ chức tại Hà Nội vào sáng thứ Năm, ngày 21/9, theo Thông tấn xã Việt Nam. Ông Nguyễn Phú Trọng được dẫn lời trong phát biểu chỉ đạo ở lễ công bố nói rằng Đảng ủy Công an Trung ương phải "tập trung xây dựng Đảng bộ Công an Trung ương, các tổ chức Đảng trong Công an nhân dân và lực lượng Công an nhân dân thật sự trong sạch, vững mạnh, tuyệt đối trung thành với Đảng." (BBC)
  7. Song Chi. Có những quốc gia đời sống xã hội quá bình lặng, như các nước Bắc Âu chẳng hạn, quanh năm chẳng mấy khi có được một thông tin hay sự kiện gì có thể làm dư luận phải xôn xao. Ngược lại, ở VN thì ngày nào tuần nào cũng có vô số tin tức, sự kiện, câu chuyện…có thể gây nên trong người dân đủ mọi phản ứng, cung bậc cảm xúc khác nhau, mà đáng tiếc, hầu hết là tiêu cực! Cho đến bây giờ thì những vụ cướp giết hiếp, ngay cả những vụ thảm sát dã man vài ba người trong cùng một gia đình; những cái chết vì tai nạn giao thông, tai nạn lao động trong những hoàn cảnh rất xót xa; hoặc kể cả những cái chết oan ức, tức tưởi từ trên trời rơi xuống vì sự tắc trách của y bác sĩ, vì sự cẩu thả của người khác như một em nhỏ bị tấm tôn chở trên xe xích lô cứa trúng cổ, em bé bị cái tủ ở trường mầm non ngã đè chết, người đi đường bị cây xanh trốc gốc ngã đè trúng v.v…cũng đã trở thành “bình thường” vì quá nhiều bi kịch khác nhau xảy ra. Những vụ án tham nhũng, “thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”, làm ăn thua lỗ, thất thoát hàng chục, hàng trăm ngàn tỷ đồng VN…cũng trở thành “bình thường”. Tin tức về thức ăn bị nhiễm bẩn, bị phun, ướp, chế biến với đủ loại chất độc hại…cũng là “bình thường”! Điều kinh khủng là nó làm cho người dân quen dần với mọi sự tồi tệ đang xảy ra hàng ngày hàng giờ. Trong khi ở những quốc gia khác, chỉ cần một trong số những sự kiện như vậy là đã chấn động, là có rất nhiều người phải chịu trách nhiệm, phải từ chức, vào tù, dẫn tới những vụ kiện với những số tiền bồi thường “khủng” đến choáng váng…Còn trong một xã hội như VN, có cái gì là “không bình thường” được nữa? Có. Có những sự kiện mà tầm mức của nó ảnh hưởng đến hàng vạn, thậm chí hàng triệu con người, như vụ thảm họa môi trường nghiêm trọng do nhà máy thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh gây ra trong thời gian vừa qua chẳng hạn. Lúc đầu vụ việc này đã tạo ra cơn phẫn nộ lan truyền trong dư luận, vô số phản ứng, bài viết trên các trang mạng xã hội, báo chí độc lập bên ngoài và cả báo chí trong nước. Đã có những cuộc biểu tình diễn ra tại Sài Gòn, Hà Nội, các tỉnh miền Trung, lên đến hàng ngàn người. Đã có những niềm hy vọng rằng biết đâu từ vụ việc này một cuộc “cách mạng cá” sẽ nổ ra như cách mạng bánh mì, cách mạng hoa hồng, cách mạng hoa lài…tửng xảy ra trong lịch sử thế giới, xưa và gần đây. Sức ép của dư luận khiến nhà cầm quyền phải vội vã chống đỡ, đưa ra đủ thứ lý do cá chết rất tào lao trước khi thừa nhận Formosa là thủ phạm, làm đủ thứ trò mị dân như quan chức rủ nhau ăn cá, tắm biển, rồi hể hả tuyên bố Formosa đã đền bù 500 triệu USD, song càng khiến cho người dân phẫn nộ hơn vì số tiền quá bèo bọt… Nhưng rồi thời gian trôi qua, đến bây giờ đã nửa năm kể từ khi xảy ra thảm họa, dù báo chí còn đưa tin hay không thì thực tế là cá vẫn chết, biển vẫn chết, hàng ngàn hộ ngư dân vẫn đang điêu đứng vì không thể ra khơi và nếu có bắt được cá cũng chả ai dám mua, các ngành thủy hải sản, du lịch… vẫn bị ảnh hưởng nặng, những đồng tiền gọi là đền bù vẫn chưa đến được tay ngư dân…Trong khi đó thì Formosa vẫn tiếp tục tồn tại và sẽ còn tồn tại 70 năm nữa theo hợp đồng đã ký kết với VN, chua chát hơn, số tiền mà Formosa bồi thường cho VN cuối cùng lại được phía VN hoàn thuế 14,000 tỷ VND, còn nhiều hơn con số Formosa phải bỏ ra. Thế nhưng cái sự khốn nạn chưa dừng lại ở đó. Một dự án nhà máy thép khác, còn “khủng” hơn về mức độ quy mô đầu tư, số lượng sản xuất và xả thải, dự án nhà máy thép Hoa Sen Cà Ná-Ninh Thuận đang chuẩn bị được thông qua. Không khác gì dự án Formosa trước kia, dự án này cũng tràn đầy rủi ro, cũng do những con người chỉ nghĩ đến lợi nhuận bất chấp sức khỏe, tính mạng của đồng loại, lợi ích lẫn an ninh lâu dài của đất nước, và cũng có bóng dáng Trung Cộng phía sau. Trong khi cầm quyền hành xử theo một kiểu trơ lỳ, không thèm rút kinh nghiệm từ bài học Formosa cũng không thèm quan tâm đến phản ứng của người dân, lẽ ra người dân càng phải phản ứng mạnh hơn nữa, liên tục, thường xuyên hơn nữa cho tới khi tống cổ được Formosa và ngăn chặn được vụ Cà Ná. Thế nhưng người dân lại đã có những mối quan tâm khác để mà quan tâm rồi, và những mối quan tâm ấy thì quá nhiều, kể không xuể. Với những người bình thường thích những vụ việc ly kỳ, “hấp dẫn” thì đã có những vụ như quan chức xử nhau ở Yên Bái đầy uẩn khúc, quan chức Việt học theo quan chức Tàu có bồ nhí- người thì bị tố cáo, người thì bị lộ video clip sex, rồi hiện tượng “một người làm quan, cả nhà….cùng làm quan” lại được xới lên khi một ông Bí thư Tỉnh ủy Hà Giang cả nhà có đến 8 người ngồi ở những vị trí, chức vụ khác nhau trong cùng một tỉnh. Rồi một vụ án đại gia-hoa hậu có kèm theo “hợp đồng tình cảm” hay “hợp đồng tình dục”, cho thấy một khía cạnh nữa của xã hội VN bây giờ, ở đó đồng tiển có thể mua được nhiều thứ và có một tầng lớp người có tiền, giàu nhanh nhưng chưa kịp học để sống cho tử tế, có văn hóa…Thêm vào đó là vụ một quan chức bỏ trốn, gửi mail tố cáo ông Tổng, được báo chí nhà nước lẫn mạng xã hội đưa tin nóng sốt, lôi kéo sự quan tâm của bao nhiêu người. Những người quan tâm đến đời sống chính trị, thực trạng của đất nước thì lại đang bức xúc với việc Bộ Giáo dục định xây dựng chương trình dạy thí điểm tiếng Nga tiếng Trung từ năm lớp 3, hay hai phiên tòa có “yếu tố chính trị” mới vừa xảy ra. Một phiên tòa sơ thẩm diễn ra vào ngày 20.9, tại Tòa án nhân dân quận Đống Đa, Hà Nội, xét xử bà Cấn Thị Thêu, một dân oan bị cướp đất, bản án 20 tháng tù giam với tội danh “gây rối trật tự công cộng” theo Điều 245 BLHS. Và phiên tòa phúc thẩm tại Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội, diễn ra vào ngày 22.9, xét xử ông Nguyễn Hữu Vinh, tức blogger Anh Ba Sàm, và trợ lý Nguyễn Thị Minh Thúy về tội “Lợi dụng các quyền tự do dân chủ, xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân” theo điều 258 BLHS 1999. Thêm vào đó là vụ một phóng viên báo Tuổi Trẻ bị một nhóm nghi là công an huyện Đông Anh, Hà Nội hành hung v.v… Nghĩa là ngày nào tuần nào cũng tràn ngập các sự kiện buộc con người phải quan tâm, cái này chưa xong đã tới vụ khác, riết rồi các sự việc xảy ra dù nghiêm trọng đến đâu cũng chỉ gây bão được một thời gian. Dân tình thì vốn dễ quên. Đó là chưa kể đến sự cố tình lèo lái thông tin, đánh lạc hướng dư luận của nhà cầm quyền, mỗi khi muốn người dân quên đi thực tế đang có chuyện gì đó nghiêm trọng hơn. Báo chí quốc doanh thì nhiều tờ bị nhiễm tính chất “lá cải” nên khi có vụ gì “hấp dẫn”, có yếu tố “tiền tình tù tội” là lao vào khai thác. Còn báo chí “lề trái” cũng có những sự lèo lái, hướng dẫn dư luận trong những vụ đấu đá nhau như những trang blog Quan làm báo, Chân dung quyền lực…hoặc đôi khi có những cá nhân không biết vì lý do gì, vì muốn câu view, muốn nổi tiếng hay cố tình gây nhiễu thông tin, ví dụ như vụ tung tin ông Bộ trưởng Phùng Quang Thanh chết hay nói như thánh phán về cái chết của ông Nguyễn Bá Thanh, về nội bộ đảng cộng sản…Tất cả góp phần làm thành sự rối nhiễu về thông tin, người đọc không tỉnh táo sẽ cứ bị cuốn theo hết vụ này đến vụ khác. Cuối cùng nhìn lại những sai sót, những tội ác kinh khủng nhất đối với đất nước, dân tộc dần dần cũng bị chìm xuồng. Chả ai bị truy tố gì, chả ai phải chịu trách nhiệm, trừ một vài “con tốt” thí. Những lợi nhuận khủng vẫn chui vào túi của những quan tham và những kẻ làm ăn bất chấp tất cả. Đất nước này vẫn đang bị cho thuê, cầm cố, bán sỉ, bán lẻ với giá rẻ mạt. Người dân vẫn đang phải còng lưng gánh đủ thứ thuế, nợ và đủ thứ tai ương bệnh tật do môi trường độc hại gây nên. Kẻ thù vẫn đang từng bước, chậm rãi và chắc chắn, thực hiện âm mưu biến VN thành một quốc gia nghèo đói, phụ thuộc, không chỉ có thế, biến VN thành mảnh đất chết về nhiều nghĩa. Nhà cầm quyền thì vẫn tiếp tục tồn tại mặc cho những tiếng chửi của mọi tầng lớp nhân dân. Từ anh chạy xe ôm, bà bán hàng thịt hàng cá ngoài chợ, người nông dân, công nhân, ngư dân cho tới đội ngũ trí thức, giới viết báo, viết blog lề trái… Chửi từ ông Tổng ông Thủ chửi xuống. Chửi từ đám công an, tuyên giáo, đám quan chức văn hóa, giáo dục... chửi lên. Nếu tiếng chửi mà làm sụp được một chế độ thì chắc chế độ này đã sụp. Nhưng như đã nói, tiếng chửi không đủ làm cho một chế độ sụp đổ, và nhà nước cộng sản VN thì rất hiểu điều đó. (blog RFA)
  8. Zaria Gorvett 24 tháng 9 2016 Chia sẻ Image copyrightGETTY IMAGES Image captionGặp gỡ với những người có quan điểm tương tự có thể làm quan điểm của ta thêm cực đoan (Ảnh: Getty Images) Tự do sống ở nơi mình thích, một nền giáo dục tốt và internet: Liệu những thứ này có làm tăng quãng cách giữa các lòng tin chính trị đối lập không? Hãy tưởng tượng bạn đang trong một quán bar và bàn bạc với bạn bè về cuộc bầu cử sắp tới. Bạn thừa nhận mình còn lưỡng lự. Thực tế bạn đã biết lập luận của cả hai phía. Bạn bè trợn mắt nhìn bạn như bạn vừa nói bạn muốn giết các con gấu trúc con. Chính trị hình như chưa bao giờ mang nhiều tính bộ lạc như hiện nay. Ở Mỹ, đó là Donald Trump đối đầu với Hillary Clinton. Ở Châu Âu, người ủng hộ Liên minh Châu Âu đối đầu với người chống lại. Ở Thổ Nhĩ Kỳ, người hồi giáo đối đầu với người theo chủ nghĩa thế tục. Ở Mỹ, Úc và Châu Âu, khoảng cách giữa người theo chủ nghĩa tự do và người bảo thủ, giữa cánh tả và cánh hữu, ngày càng rộng dần. Trên mạng xã hội, ác cảm của ta với bên đối lập ngày càng căng thẳng. Thí dụ ở Mỹ, những đánh giá “rất bất lợi” của đối phương đã tăng gấp hơn hai lần từ 1992 đến 2014, theo thăm dò của Pew Research Center. Đến 2016 thì phần lớn (chứ không phải nhiều) những người Cộng Hòa và Dân Chủ đánh giá phía đối phương bằng lời lẽ vô cùng tệ hại. Trong gần 5000 người được khảo sát, hơn 1/2 tin rằng phía đối lập là “đầu óc tù túng”, trong khi 4/10 khẳng định rằng những người ủng hộ đảng đối lập với mình là “lười” hơn, “thất đức” và “không trung thực” so với những người Mỹ khác. Vậy cái gì là động cơ thúc đẩy bộ lạc chủ nghĩa này? Những nghiên cứu tâm lý cho thấy những sức mạnh tiềm thức (trước cái thực tế, trước trải nghiệm hoặc sự đánh giá đúng hơn) đã ngăn cản con người nhìn thấy những quan điểm lựa chọn khác thay thế và làm họ càng thêm thiên vị cho phe mình. Và một số nhà khoa học tin rằng nhiều nét riêng biệt của cuộc sống thế kỷ 21 có thể đã tạo nên điều kiện hoàn hảo để bị như vậy. Thực tế, từ nơi sống của họ đến cái họ đọc, cuộc sống hiện đại có một sức mạnh đáng báo động để cố thủ sự gắn kết chính trị và quan điểm của họ, mà họ thậm chí không hay biết. Một cách giải thích khả dĩ là hiệu ứng phân cực thành nhóm. Trao đổi quan điểm với bạn bè hình như có thể là cách tốt nhất để phơi bày những điểm yếu trong suy nghĩ và nghe những quan điểm tương tự nhưng có khác biệt. Không phải thế đâu. “Nếu ta đưa một nhóm những người có đồng ý nghĩ vào một phòng, thì thái độ của họ thường trở nên cực đoan hơn,” Jessica Keating, một nhà tâm lý của trường đại học Colorado, nói. Image copyrightGETTY IMAGES Image captionẢo tưởng về đồng thuận sai có thể lừa ta nghĩ rằng phần lớn những người biết lẽ phải đều đồng ý với ta (Ảnh: Getty Images) Để kiểm chứng ý tưởng này, Keating và đồng nghiệp đã làm làm thử nghiệm với một số sinh viên. Thử nghiệm đầu, để nhóm (đồng ý nghĩ) tranh luận Barack Obama hoặc George W Bush, ai là tổng thống tốt hơn. Thử nghiệm hai: xem ai ủng hộ Barack Obama hoặc Mitt Romney trong bầu cử tổng thống 2012. Sau khi tranh luận, họ được hỏi là nghĩ thế nào về ứng cử viên lúc này và quan điểm ban đầu của chúng trước khi tranh luận. Như dự đoán của Keating, quan điểm của tất cả đều cực đoan hơn. Điều đáng sợ là, việc bàn bạc chỉ 15 phút nhưng họ không biết rằng điều đó đã xảy ra. “Ở thử nghiệm đầu, họ không biết chút nào rằng là quan điểm của họ đã bị phân cực, ở thử nghiệm hai, phần lớn không biết rằng quan điểm của họ đã trở nên rất cực đoan,” Keating nói. Không một sinh viên nào biết chắc chắn lý do của hiệu ứng, nhưng chỉ đáng buồn về thông tin mới: Gặp gỡ với người đồng ý nghĩ thì như tiếp thêm lập luận mới để tiếp tục khẳng định quan điểm cũ của mình. Hoặc có thể đó là kết quả để có được khẳng định của nhóm. Cái rắc rối là, với một người, sẽ dễ dàng hơn khi trong cuộc đời không gặp một ai trái ý với mình. Cái khoảng trống trong tri thức này khêu gợi tò mò cho Matt Motyl, nhà tâm lý của đại học Illinois, Chicago. Trước đây vài năm ông bắt đầu dự các sự kiện chính trị và hành lễ tôn giáo để bắt chuyện với những người mà trước ông không thường hay gặp. “Và rồi tôi gặp lại hội người có tư tưởng chủ yếu là tự do của tôi và cố giải thích là những người phe đối phương không ngốc nghếch và ác tâm. Ông bị phản bác, kể cả tố cáo là phản bội. Motyl quyết định tìm nguyên nhân vì sao. Image copyrightGETTY IMAGES Image captionMột người trung bình mất hơn 12 tiếng xem truyền thông xã hội một tuần, nó ngăn ta có những quan điểm mới khác (Ảnh: Getty Images) Ai cũng biết là trung thành về chính trị thường được ví như kẻ một đường phân cách giữa Bắc và Nam trên bản đồ. “Ngay cả lúc này, nếu chỉ được biết một thứ về một người đi bầu để đoán họ sẽ bầu ai thì chỉ số bưu điện là một trong những điều dự đoán tốt nhất,” Jonathan Haidt, một nhà tâm lý của đại học New York, nói. Do vậy Motyl thấy rằng địa dư có thể đã có ảnh hưởng. Đây là kịch bản gà và trứng, có phải người ta cuối cùng cũng đồng quan điểm với những người láng giềng bởi vì họ chuyển nhà, hay là bởi vì họ bị ảnh hưởng trước tiên bởi nơi họ đang ở? Để hiểu được, Motyl đã sàng lọc các dữ liệu của hơn một triệu người Mỹ tham dự thử nghiệm kín này, là một điều tra trên mạng nhằm làm sáng tỏ những ý nghĩ mà ta không ý thức được, thí dụ như thành kiến chủng tộc. Ông chỉ quan tâm đến 3 điểm: Nơi người được hỏi hiện đang sống, nơi họ sống lâu nhất, và tư tưởng chính trị. Sau đó ông so sánh sự khác biệt về tư tưởng chính trị của người này với tư tưởng chủ đạo ở những vùng nói trên. Kết quả là, người vênh quan điểm là nhiều hơn do di chuyển, chiếm 8/10 so với 5/10 đối với người đồng quan điểm. Hơn nữa, trong số người di rời, địa điểm nhà mới của họ có lẽ là thành trì cho các quan điểm của họ. Với quá nhiều người di chuyển đến ở gần những người đồng quan điểm, hiện nay hiệu ứng phân cực nhóm xảy ra trên diện rộng. Ngay cả những người chưa bao giờ chuyển nhà thì một khía cạnh phổ quát của cuộc sống hiện đại đang biến họ thành nạn nhân dễ dàng hơn bao giờ hết: đó là internet. Việc tìm tòi trên mạng ngày càng cá nhân hóa, nghĩa là người ta ít bị tiếp xúc với thông tin mới ảnh hưởng đến thế giới quan. Nếu 2 người gõ từ “Donald Trump” trên bàn phím ở cùng một loại máy trong cùng một ngày, họ có thể nhận được 2 bộ kết quả khác nhau. Trên truyền thông xã hội, “bong bóng lọc” này sẽ cho ra kết quả thông qua phần cấp tin đã được cá nhân hóa. “Ngày càng khó khăn để tương tác với những người khác quan điểm chính trị. Phía bên kia có thể nghĩ bạn là đồi bại và hoàn toàn kỳ cục,” Motyl nói. Image copyrightGETTY IMAGES Image captionMong muốn giao lưu với người có quan điểm chính trị tương tự có thể ảnh hưởng tới các quyết định hàng ngày, từ việc ta sống ở đâu đến việc sẽ cưới ai (Ảnh: Getty Images) Ngay cả khi nghĩ một cách có ý thức, nhiều người vẫn chọn truyền thông có cùng quan điểm với mình. Với việc tiếp cận những nguồn tin này dễ dàng hơn so với trước đây, qua điện thoại, máy tính, TV, có nguồn vô tận các video đầy thuyết phục cùng quan điểm, sự việc và đầu đề cuốn hút. Thực tế, dù có ủng hộ một quan điểm chính trị hay không, thông tin càng tới bạn nhiều thì bạn càng có cảm giác là bạn đúng. “Điều chúng ta phải đồng ý là những người đi tìm cùng bằng chứng khách quan thì những quan điểm của họ gặp nhau. Điều ấy không xẩy ra đối với những người tin tưởng ở quan điểm ngược lại khi họ gặp vẫn những bằng chứng ấy; nhưng thực tế là như vậy,” Ross nói. Điều này cũng giải thích tại sao những người có học vấn cao hơn có xu thế có quan điểm cực đoan hơn. Nhưng sự thể sẽ xấu đi. Khi một quan điểm khác lọt vào thì nó phải đụng độ với nhiều định kiến khác sẵn có. “Nhiều người đau khổ vì cái gọi là ảo tưởng khách quan. Họ nghĩ bất kỳ ai biết lẽ phải thì sẽ phải nhìn nhận sự việc giống như họ và bất kỳ ai không như vậy là người không biết gì, họ bị định kiến do cảm xúc của họ hoặc do thông tin họ được tiếp xúc ,” Ross nói. Chúng ta đang nhìn sự vật theo như thực chất của nó, trong khi những người khác nhìn sự vật qua lăng kính tư tưởng, chủng tộc và giai cấp của họ. Có lẽ nguy hiểm nhất là ảo tưởng hiểu thấu bất đối xứng. Được phát hiện ra năm 2001, ảo tưởng này là sự tin tưởng rằng mình hiểu quan điểm của người khác hơn họ hiểu quan điểm của mình. Không những nhóm người này nghĩ họ hiểu quan điểm của các nhóm khác và hiểu hơn họ, mà sự hiểu biết về quan điểm của mình là hơn hẳn. Không cần thiết phải nghe họ nói gì, mình đã hiểu cách lập luận của họ rồi. Image copyrightGETTY IMAGES Image captionTrên khắp Châu Âu, khoảng cách chính trị giữa cánh tả và cánh hữu ngày càng rộng ra (Ảnh: Getty Images) Cuối cùng là có sự đồng thuận sai, nó làm người ta nghĩ rằng mọi người biết lẽ phải sẽ đồng ý với họ. “Đó là vì sao chúng ta thường thấy người ta thực sự bị choáng, thí dụ, sau Đại Hội Đảng Dân Chủ,” Ross nói. Những người ủng hộ Hillary sẽ được nghe điều mà bà phải nói và khẳng định nó rõ ràng là đúng và bất kỳ ai biết lẽ phải cũng sẽ đồng ý với bà (mặc dù điều đó cũng đúng với những người thuộc đảng Cộng Hòa). Những điểm mù trí tuệ này không phải là không có rủi ro. Trong bầu cử, chỉ với chênh lệch nhỏ giữa quan điểm một bộ tộc này hay bộ tộc khác thì phía thất bại có thể cảm thấy tức tối và bị bỏ quên. Điều này lại càng dễ xẩy ra vì sự phân cực trước tiên sẽ làm giảm số người đi bầu. Khi kết hợp với cuộc sống hiện đại, những sai lầm có sẵn bên trong có thể dẫn đến một công chúng mang tính bộ lạc nguy hiểm, dễ bị thất tín chính trị và thù hằn. Điểm lưu ý thú vị cho các điều nói trên là, khi được khảo sát, quần chúng thường thống nhất ở nhiều chủ đề và chính sách hơn là những lời báng bổ mà các nhóm nói nhau. “Chắc chắn rằng có sự phân cực về những lời lẽ nặng nề, nhưng về quan điểm trong những chủ đề cụ thể thì những người ủng hộ Trump và những người ủng hộ Clinton đồng ý với nhau ở rất nhiều thứ,” Lee Ross, một nhà tâm lý xã hội ở đại học Standford, nói. Tuy nhiên, dù bạn làm gì, đừng dùng bài này để làm thay đổi ý nghĩ ai đó. Khi có những bằng chứng ngược lại với lòng tin của ta, “hiệu ứng bắn ngược” thậm chí lại có xu thế làm ta tin mạnh mẽ hơn vào quan điểm ban đầu. Có vẻ bạn sẽ khó có thể thắng cuộc tranh luận với bạn bè một cách nhanh chóng. Bài tiếng Anh đăng trên BBC Future (BBC)
  9. TBT Nguyễn Phú Trọng làm việc với Đảng ủy Công an Trung ương. Ảnh: báo ANTĐ Sáng 21-9, Hà Nội công bố Quyết định của Bộ Chính trị Khóa XII về việc chỉ định Đảng ủy Công an Trung ương nhiệm kỳ 2015-2020. Tại buổi lễ, Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng ban Tổ chức Trung ương Phạm Minh Chính đã công bố Quyết định của Bộ Chính trị về việc chỉ định Đảng ủy Công an Trung ương nhiệm kỳ 2015-2020, gồm 16 người; Ban thường vụ Đảng ủy gồm 7 người, trong đó có 3 Lãnh đạo Đảng, Nhà nước là: Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch nước Trần Đại Quang và Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc. Nhiều người hoảng hốt. Ông Trọng đương kiêm bí thư Quân uỷ trung ương, bây giờ nhảy vào thường vụ đảng uỷ bộ Công an. Có phải sắp đại loạn đến nơi không? Bình tĩnh một chút sẽ thấy đây là phản ứng trực tiếp đối phó chuyện chạy trốn của Trịnh Xuân Thanh. Việc khẳng định chính quyền đảng trị phi dân chủ, không còn là chuyện phải tranh luận, nhưng chỉ vì không thể chấp nhận chế độ mà lẫn lộn khái niệm đạo đức, đến mức bênh vực kẻ cắp, thì sẽ không còn công lý nữa. Nếu tôi gọi Trịnh Xuân Thanh là một tên ăn cắp, sẽ có ai phản đối? Tất nhiên, hắn không ăn cắp của đảng, đảng không có gì để hắn ăn cắp. Hắn ăn cắp của dân. Trong con số 3.300 tỷ đồng thất thoát thua lỗ, có một phần vào túi hắn. Đó là mồ hôi, nước mắt, thậm chí là xương máu của 3 triệu người dân lương thiện làm ra trong một năm. Hắn có thể bây giờ chống lại đảng của hắn, nhưng hắn chống ai, thì hắn vẫn là thằng ăn cắp. Hắn ăn cắp của dân, thì dù hắn có trốn thoát vòng tay của tổ chức đảng của hắn, hắn không và sẽ không bao giờ chạy thoát khỏi lưới trời. Hắn lách được kẽ hở của đảng luật, một thứ pháp luật vận hành bằng chỉ thị của lãnh đạo đảng, vọt được sang Đức hay đâu đó, bên ngoài Việt Nam. Nhưng khốn nạn cho hắn, ngoài Việt Nam, thì luật đảng không còn giá trị. Hắn sẽ không có lối thoát nữa. Sớm hay muộn thì hắn cũng bị bắt. Hắn đang cố tình lập lờ đánh lận, bịt mắt thiên hạ bằng hoả mù chống đảng, để lách luật chính trị. Hắn trở thành một thằng ăn cắp có hạng là nhờ đảng của hắn. Hắn lên lon, lên chức là nhờ hắn biết đường tận tụy với đảng. Hắn có cơ hội để ăn cắp của dân, vì nhờ có đảng, hắn có địa vị, có quyền lực, và bởi vì đảng của hắn trao vào tay hắn một khối tài sản khổng lồ nhưng không có chủ nhân, gọi là tài sản quốc dân, tài sản thuộc sở hữu nhà nước. Nếu hắn không ăn cắp thì mới là một thằng ngu. Có cái chỗ nào có tài sản thuộc sỡ hữu nhà nước mà không có bọn ăn cắp có thẻ đảng. Vấn đề không phải là bắt thằng ăn cắp, mà việc cần trước hết là không để có cái gì vô chủ trước mặt bọn sẵn sằng ăn cắp ấy. Nhưng của ăn cắp dù có nhiều cũng không thể vô hạn, và không thể đủ để chia khắp. Và nguyên nhân chính hắn bị đảng của hắn truy lùng bắt bớ, chính là trong đảng của hắn, hắn chỉ cung phụng được có một phần. Những kẻ đang tổ chức truy lùng hắn là những kẻ nằm ngoài số đó. Bây giờ trốn được ra nước ngoài, hắn đang tìm cách tạo dựng cho hắn một hồ sơ chính trị. Hắn chống đảng của hắn vì hắn yêu nước, vì hắn không chịu được chế độ độc tài đảng trị. Hắn không chịu được hành vi đè lên luật pháp của chính ngài tổng bí thư đảng. Hắn không là thằng ăn cắp tiền của, hắn chống đảng vì một cuộc đấu tranh vì một nền dân chủ thật sự cho tổ quốc yêu dấu của hắn. Hắn phải được xem là nạn nhân chính trị. Bên cạnh cái biệt thự giá 5 triệu Euro, hắn sẽ còn được hưởng trợ cấp tị nạn. Hắn sẽ xin được quy chế đoàn tụ gia đình để đưa nốt những người còn lại. Hắn sẽ trở thành một lãnh tụ phong trào dân chủ cho Việt Nam. Ông Trọng, trước hết không nằm trong nhóm những kẻ có phần ăn chia cái thất thoát 3.300 tỷ đồng đó. Có thể thấy, những kẻ xúm quanh ông Trọng hiện là những người này. Ông Đinh Thế Huynh, thợ cạo giấy, chuyên nghề lý luận, ông Tô Lâm, nguyên thứ trưởng Công An phụ trách An ninh đối ngọai, Trần Quốc Vượng, nguyên viện trưởng Kiểm sát tối cao, Trương Hoà Bình, Chánh án Toà án tối cao, Ngô Xuân Lịch, tướng mà làm bí thư… toàn những nhân vật chức vụ rất cao, nhưng không có phần chia trên chiếc bánh ăn cắp, mà chỉ tử tế thì có chút ít quà cáp. Không nói tới chuyện khác, chỉ riêng cái bánh 3.300 tỷ này, lần theo con đường nào cũng dẫn tới chỗ Đinh La Thăng và Nguyễn Tấn Dũng. Ông Thăng là cấp trên trực tiếp của Trịnh Xuân Thanh và Vũ Đức Thuận, hai tên nhúng bùn trực tiếp, với chuyên môn nguyên là một kế toán trưởng, chưa biết chừng chính Đinh La Thăng mới là kẻ chủ mưu ăn cắp. Chính vì vậy mà xong chuyện, Trịnh Xuân Thanh lẩn như trạch, lánh thật xa, lặn thật sâu. Nhưng ông Thăng sơ hở ở chỗ ông Thuận, tác giả Kami nói, ông Thuận này là tay hòm chìa khoá của ông Thăng, nghĩa là không được phép xa ông Thăng nửa bước. Chạy lòng vòng, nhưng khi ông Thăng được ông Dũng giao chức bộ trưởng giao thông, thì Vũ Đức Thuận về làm chánh văn phòng Bộ. Đầu tháng ba, ông Thăng vào làm bí thư Sài Gòn, thì lập tức Vũ Đức Thuận bỏ mặc Văn phòng bộ, lang thang vào Sài gòn chờ cho đến khi ông Thăng thu xếp khả dĩ yên vị, mới bổ nhiệm ông này thành phó chánh văn phòng đảng uỷ. Việc thu xếp này kéo hơi dài, thể hiện ông Thăng không hề làm chủ địa bàn và bộc lộ hoàn toàn bộ mặt thật của Đinh La Thăng. Có thể dễ dàng đoán nhận ra, Đinh La Thăng là giải pháp thoả thuận giữa Nguyễn Tấn Dũng và Nguyễn Phú Trọng, trả giá cho việc chấp nhận rút lui của ông Dũng trước đại hội XII. Sài Gòn là khát vọng nung nấu của Nguyễn Tấn Dũng, vừa để trả hận Lê Thanh Hải, vừa nắm nguồn tấc đất tấc vàng, trong đó có kể đến con vịt đẻ trứng vàng trong tay Lê Thanh Hải là tập đoàn gốc Hoa Vạn Thịnh Phát. Ông Thăng làm ầm ĩ báo chí, trảm tướng, chỉ là để ra oai, phát tín hiệu dụ hàng đối với Vạn Thịnh Phát. Sự kiện khu ngã tư Nguyễn Huệ vào tay Vạn Thịnh Phát vừa rồi báo hiệu kết thúc cuộc mặc cả, và Vạn Thịnh Phát đã đầu quân cho ông Dũng và Thăng. Nhưng việc khởi phát tiếng súng tấn công này cùng một lúc với việc ban hành văn bản số 13-TB/TW Thông báo Kết luận của Ban Bí thư về việc xác định tuổi của đảng viên có thể là một sai lầm nữa của ông Trọng. Ông không thể cùng lúc đánh cả ông Dũng lẫn ông Quang. Đây có thể là sự nôn nóng quá sức của ông Đinh Thế Huynh, vì có thể thời hạn giữa nhiệm kỳ đã đến quá gần. Buộc phải vừa bắn vừa dọn ngai. Nhưng nếu vì bị ép quá, ông Quang sẽ lại quay lại với ông Dũng. Nếu phải đánh trận như vậy, ông Trọng và ông Huynh tất thất bại, chế độ sẽ sụp đổ. Ông Dũng chỉ có tiền và đội ngũ những tên ăn cắp sẽ không làm chủ được tình hình. Quân đội sẽ lợi dụng khoảng trống, và một chế độ quân phiệt do Tập đoàn 319 tài trợ sẽ được thiết lập. Cha con Phùng Quang Thanh có thể quay trở lại. Nếu lực lượng quần chúng chưa sẵn sàng, khung kết cấu nền dân chủ chưa có, thì Việt Nam buộc phải đi qua một thời kỳ quân phiệt, tương tự như những gì từng xảy ra tại Myanmar, lịch sử Việt nam sẽ lại phải dừng lại ít nhất hai mươi năm nữa. Nghiêm trọng, nhưng dư luận mải miết săn tìm Trịnh Xuân Thanh. Cái tội này có phần do Gió gây ra. Gió là chuyển động không khí từ chỗ áp suất khí quyển cao sang chỗ có áp suất thấp. Mà áp suất khí quyển thì giống như hiệu ứng cánh bướm, nói rằng, một con bướm vỗ cánh tại Bắc Kinh có thể gây ra bão ở New York. Nhưng khi Trịnh Xuân Thanh bị bắt, mà chắc chắn bị bắt, thì Gió có thể cũng tắt. Bùi Quang Vơm (Ba sàm)
  10. Cứ nhìn vụ “nổ súng Yên Bái” đến ngày hôm nay, ngoại trừ những trang mạng xã hội, có tờ báo nào trong nước tiếp tục theo dỏi hay không? Đơn giản là “lệnh miệng” của ban tuyên giáo trung ương đã nói rõ, và hơn 700 tờ báo đã “thỏa hiệp” không đưa thêm tin tức vì “nhạy cảm” về “an ninh quốc phòng”. Thêm chú thích Dường như kể từ ngày phe “Miền Bắc có lý luận” dành được quyền cai trị và kiểm soát, cái gọi là nền báo chí ở Việt Nam, đã có những dấu hiệu “thay đổi”, càng lúc càng tệ hại hơn bao giờ hết, các “nhà báo”, “phóng viên”, đang ra sức trở thành công cụ cho các phe phái, dùng báo chí để triệt hạ lẫn nhau, và tất cả đều được núp dưới danh nghĩa “dư luận xã hội”. Cuộc họp báo của Lưu Phước Vũ, chủ tịch hội đồng quản trị của công ty Tôn Hoa Sen (HSG), chưa biết vô tình hay hữu ý, đã khui ra những trò lợi dụng báo chí của các “nhà báo”, “phóng viên”, “Tổng Biên tập”, làm tiền các “con buôn doanh nghiệp” như thế nào. Hàng trăm tờ báo giấy, hàng ngàn tờ báo mạng, đang có hiện tượng trở thành “đâm thuê chém mướn” một cách “đột phá”. Dưới cái cơ chế “nhất đảng” cai trị, và nền báo chí “định hướng” của ban tuyên giáo trung ương, báo chí trong Việt Nam đang “biến tướng” trở thành một thứ “quái thai”, một thứ “vũ khí” cho các “quan” và “con buôn” sử dụng để “giết” nhau, dành “ghế”, dành quyền lợi. Có vẽ ngán sợ sẽ bị “làm thịt” vì công văn của cục trưởng cục báo chí Lưu Đình Phúc ký hôm đầu tháng 7, bốn tờ báo mạng VnExpress, Zing News, Dân trí, Giáo dục Việt Nam, đã bất ngờ đóng cửa các trang Fan Page trên mạng xã hội Facebook, và tờ báo Giáo dục Việt Nam đưa ra một lý do rất “ngô ngê” là “không đủ nhân sự”. Phía nhà nước Việt Nam thì chối beo bẻo là không hề kiểm soát báo chí, nhưng trên thực tế, những người làm nghề truyền hình, báo chí ở Việt Nam đều quá quen thuộc với cái gọi là “lệnh miệng” của các “cụ” ở trên, được ban tuyên giáo trung ương “thông báo” mỗi khi “họp giao ban” đầu tuần. Khi Lưu Phước Vũ “kể chuyện” Nguyễn Công Khế gọi điện thoại “xin lỗi”, rồi cuối cùng Lưu Phước Vũ kết luận “ông ta chỉ muốn làm tiền tôi”, cho thấy thực trạng của nền báo chí trong Việt Nam như thế nào. Như đã từng nói trong các bài báo trước, Nguyễn Công Khế thời còn làm tổng biên tập tờ báo Thanh Niên, được Nguyễn Hữu Ước (lúc còn là tổng biên tập báo Công An), “ưu ái” gọi là kẻ “chống” tham nhũng …. Nửa mùa, thời điểm đó, khi đất đai còn là “hũ vàng” cho các tỉnh, thành phố, quận, xã dùng để “phát triển”, Nguyễn Công Khế được mệnh danh là “hung thần” của các chủ tịch tỉnh, quận, huyện hay xã, chỉ cần một bài báo trên tờ Thanh Niên, thì các “quan” lật đật chạy đến “anh Khế” xin “cúng dường” đất đai. Nhưng Nguyễn Công Khế vốn là thứ “Nhạc Bất Quần”, không bao giờ ra mặt “đứng tên” trong những mảnh đất đó, mà cho người khác đứng tên, còn bản thân Khế chỉ “đóng vai” kẻ mua lại một miếng đất nhỏ trong mảnh đất lớn, bỏ tiền xây một căn nhà thiệt đẹp, rồi ra ngoài “chiêu dụ” những “con nhạn” khác mua đất xây nhà trên mảnh đất đó. “Nạn nhân” của Nguyễn Công Khế thì nhiều lắm, từ trong nước ra tới hải ngoại... Tất cả đều “trót dại” nghe lời Khế mua đất xây nhà. Nay khi bị “đá văng” ra khỏi tờ Thanh Niên, mở báo mạng “Một Thế Giới”, và đã “hạ cánh an toàn” cho 2 đứa con ở Mỹ (2 con của Khế đang ở Castro Valley...), đảng viên Nguyễn Công Khế không còn “lo ngại” gì cả, và đang trở thành “cao thủ” làm thịt các “đại gia” lắm tiền bạc tương tự như Lưu Phước Vũ của công ty Tôn Hoa Sen. Có thể nói Nguyễn Công Khế đang là “thần tượng” cho những tay viết báo “đâm thuê chém mướn” tại Việt Nam, hầu như các tờ báo giấy hay báo mạng, đều muốn học đòi theo “chiêu thức” kiếm tiền của Khế. Giờ các “đại gia” ở Sài Gòn hay các tỉnh miền tây, miền trung Việt Nam, đều “té đái” mổi khi có một cô, cậu nào đó gọi đến xưng danh là “nhà báo”, không lo “chung chi” thì hậu quả sẽ….. hộc máu. Không chỉ Lưu Phước Vũ, ngay cả Trịnh Xuân Thanh, người vừa viết lá thư “xin” ra khỏi đảng cũng đang trở thành “nạn nhân” của nền báo chí tại Việt Nam. Khi vụ “bản số xanh” trên chiếc xe Lexus của Trịnh Xuân Thanh “bị” báo chí khui ra, lại có “lệnh truy sát” từ cụ tổng”, Trịnh Xuân Thanh, từ một “đại biểu quốc hội” có số bầu “tín nhiệm” cao, trên mặt báo chí đã “biến tướng” thành một kẻ “hủ hóa”, “thủ phạm”, “làm thiệt hại hàng ngàn tĩ đồng”. Từ một “đảng viên ưu tú” nay đã biến thành một “kẻ đáng trừng phạt”, khiến Trịnh Xuân Thanh phải “bỏ trốn” và lên tiếng tố giác “cụ” tổng “chơi bẫn”. Sự “biến tướng” của nền báo chí nguyên nhân chủ yếu đến từ sự “định hướng” của ban tuyên giáo trung ương, từ đồng lương “chết đói” của ký giả, phóng viên. Chỉ cần không đụng đến những tin tức “nhạy cảm” chính trị, các nguồn thông tin thuộc phe “phản động” hay các “thế lực thù địch”, còn lại tha hồ muốn làm gì thì làm, nếu “lỡ dại” đụng nhằm vào “sân sau” của các “cụ” Bộ Chính Trị, thì phải “biết điều” đăng bài gỡ gạc, còn không thì sẽ đối diện với “hậu quả”, nhẹ thì trừng phạt “kiểm điểm” còn nặng thì “cách chức”, thu hồi “thẻ báo chí”, tương tự như trường hợp của “chuyên gia thịt chó” Đỗ Hùng, người quản lý trang mạng của tờ báo Thanh Niên. Với đồng lương “chết đói”, thì làm sao các “nhà báo”, “ký giả”, “phóng viên” sống nổi ở các thành phố lớn như Sài Gòn, Hà Nội, những nơi được xem là chi phí đắt đỏ nhưng cũng là nơi tập trung hầu hết của nền báo chí cả nước. Mỗi bài viết dù thuộc dạng “lăng xê” hay bài “cảnh cáo”, có giá dao động từ vài triệu đồng lên đến hàng chục triệu đồng, tùy theo tên tuổi của tờ báo, tùy theo “mức độ” của “nạn nhân”. Những “nhà báo”, “ký giả”, “phóng viên” nào e ngại không dám “đụng” đến những vấn đề chính trị, xã hội, thì cứ gây Scandal trong giới giải trí cho an toàn, rồi sau đó ngồi “đếm view” để kiếm tiền. Hoặc “bốc thơm” theo kiểu “Tài Xế Phan Văn Bắc được giải Vô lăng Vàng” để rồi các “quan” bẽ bàng khi biết được sự thật câu chuyện “tài xế anh hùng cứu 30 hành khách”. Phía truyền hình, thì ban tuyên giáo “nắm chặt” VTV, VTC, hay VOV, đảm bảo rằng các “phóng viên” không có “tư tưởng hủ hóa phản động”, còn lại cứ tha hồ “kiếm ăn” thoải mái. Mặc kệ cho “Lão Nguyên” đài Vĩnh Long “đốt” văn hóa dân tộc như đem Cải Lương, ca đờn tài tử để làm “bệ phóng” cho những tên hề rẻ tiền như Trấn Thành, Trường Giang làm game show. Hay “thằng Tùng” HTV, cứ đem “giờ vàng” bán cho các công ty quảng cáo để “quảng bá” hình ảnh của Trung Quốc, Hàn Quốc, Ấn Độ qua các phim truyện truyền hình. Và càng “lệch lạc” hay “biến tướng”, thì càng có lợi cho đảng, Bộ Thông Tin và Truyền Thông lại có đầy đủ “cớ” để có những công văn, thông tư, nghị định xiết chặt quyền tự do báo chí, luôn tiện “đánh dẹp” luôn các trang mạng, blog, hay Face book, được xem là “có dấu hiệu” của “thế lực thù địch”, “phản động”. Khi nền báo chí trở thành công cụ bảo vệ chế độ, thì xã hội nơi đó, con người sẽ trở thành những “Zombies”, họ sẽ bị “thông tin định hướng” xỏ mủi, dẫn đến một xã hội băng hoại về đạo đức, về con người, về văn hóa và cả về tư duy. Đời sống của người dân sẽ còn tệ hại hơn cả thời “thuộc địa”, hay bị “kẻ thù xâm lăng”, vì những trò “thỏa hiệp”, “định hướng” giữa báo chí và kẻ cai trị, biến người dân trở thành “dân đen” đúng nghĩa, khiến người dân trở nên vô cảm với tất cả mọi thứ xung quanh, chỉ biết làm sao “kiếm đủ” bữa ăn cho gia đình, tiền “học” cho con cái và sống tạm bợ trong những khu “ổ chuột” hay túp lều mộc mạc giữa môi trường đầy “chất độc”. Cứ nhìn vụ “nổ súng Yên Bái” đến ngày hôm nay, ngoại trừ những trang mạng xã hội, có tờ báo nào trong nước tiếp tục theo dỏi hay không? Đơn giản là “lệnh miệng” của ban tuyên giáo trung ương đã nói rõ, và hơn 700 tờ báo đã “thỏa hiệp” không đưa thêm tin tức vì “nhạy cảm” về “an ninh quốc phòng”. Nhờ Internet và các trang mạng xã hội như Face book, người dân mới có cơ hội “tiếp cận” những thông tin “trời ơi, đất hỡi” về các “quan” đang ngồi trên đầu họ, về sự “vô lương tâm” của những tay viết “đâm thuê chém mướn” trên hầu hết các tờ báo ở Việt Nam. Làm sao họ biết đến những bất công, những phản ứng đầy phẩn uất của người dân Hà Tĩnh, của người dân Dương Nội, của Phật Tử Chùa Liên trì? Tất cả đều bị “nền báo chí” và “an ninh trị” tiếp tay cho đảng cai trị che đậy bưng bít hoàn toàn. Internet và các trang mạng xã hội như Face book, đã trở thành “công đường” bất đắc dĩ cho những người dân thấp cổ bé miệng, như trường hợp về những “tội ác” của đảng viên Nguyễn Công Khế mà Lưu Phước Vũ đã tố giác, đó là chưa kể những thông tin bị “rò rĩ” khi Nguyễn Công Khế khoe khoang với những người bạn rằng được “Sáu Phong” (Nguyễn Minh Triết) đỡ đầu, hay từng làm “ma cô” cho Trương Tấn Sang và một nữ doanh gia. Sở dĩ Internet và các trang mạng xã hội như Facebook trở thành “người bạn” không thể thiếu hàng chục triệu người Việt Nam hiện nay, là bởi vì họ không còn tin vào cái gọi là “nền báo chí” ở Việt Nam, cứ mỗi khi báo chí đăng tải, thì người dân lại có xu hướng đi tìm thông tin của “lề dân” qua mạng xã hội để đối chiếu, vì họ biết rõ, báo chí hiện chỉ là “mảnh đất” cho những “ân oán” giữa con buôn doanh nghiệp và “quan” cai trị, còn “sự thật” của bản tin thì không bao giờ được lên mặt báo. Dưới xã hội chỉ bị cai trị bởi một đảng chính trị, thì sẽ còn bao nhiêu Nguyễn Công Khế thao túng lãnh vực báo chí? Sẽ còn bao nhiêu thông tin bị che đậy? Sẽ còn bao nhiêu “nạn nhân” bị bôi nhọ tri trét là “phản động”, “thế lực thù địch” hay “chống lại nhân dân” trên mặt báo? Và sự “lệch lạc” hay “quái thai” của nền báo chí “định hướng” tại Việt Nam cũng chỉ là thêm “lý do” mà giới lãnh đạo ở Bắc Bộ Phủ nói với quốc tế rằng “văn hóa khác biệt, dân trí thấp, nên Việt Nam không thích hợp với nền tự do báo chí và tự do tư tưởng”. - Ở đây mà chúng em tin vào “lều báo” thì chỉ có nước “bán lúa giống” hay “cạp đất mà ăn” anh ạ. Và đó chính là kết luận của một người em “giang hồ” của tôi đang sống ở khu phố “Tây Đi Bộ” tại Sài Gòn đã inbox cho tôi, một nền báo chí “quái thai” đúng nghĩa. Trần Nhật Phong (Việt Báo)
  11. Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte sẽ đến Việt Nam vào tuần tới để bàn chuyện Biển Đông, Bộ trưởng Truyền thông Philippines Martin Andanar hôm thứ Năm (22/9) khẳng định với báo chí quốc tế. Trong khi đó, một nhà nghiên cứu Biển Đông cho rằng ông Duterte đến Việt Nam nhằm “trấn an” và tranh thủ sự ủng hộ của Việt Nam để không bị cô lập hóa vì những phát ngôn gây nghi ngờ về lập trường của Philippines trong vấn đề tranh chấp Biển Đông. Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte đến tham gia các cuộc gặp song phương với các nhà lãnh đạo ASEAN bên lề Hội nghị ASEAN ở Vientiane, Lào, 6/9/2016. Trước đó tại Hội nghị Thượng định ASEAN ở Lào, Tổng thống Philippines nói ông không có ý định đưa vấn đề tranh chấp Biển Đông với Trung Quốc ra trong các cuộc thảo luận cùng với các nước ASEAN khác. Ngoài ra, những phản ứng có phần dè chừng của Washington đối với Philippines sau phát ngôn “gây sốc” của ông Duterte dành cho Tổng thống Barack Obama trong kỳ họp trên đã khiến cho không chỉ các nước trong khu vực, mà cả các đối tác và đồng minh phương Tây e ngại. Một chuyên gia nghiên cứu Biển Đông, Giáo sư Ngô Vĩnh Long của Trường đại học Maine, Hoa Kỳ, nhận định mục tiêu đầu tiên của chuyến đi Việt Nam của ông Duterte là nhằm trấn an Việt Nam. Ông nói: “Tôi nghĩ Tổng thống Philippines đến Việt Nam là để trấn an Việt Nam và cũng để so sánh thông tin với Việt Nam. Bởi vì gần đây, ông ấy có những tuyên bố có vẻ hơi hàm hồ rằng ông sẽ thương lượng với Trung Quốc. Mặc dù ông nói rõ rằng ông sẽ thương lượng với Trung Quốc về cái phán quyết của Tòa án thường trực nhưng thái độ của ông đối với Mỹ đã làm cho nhiều nước trong khu vực bất an”. Gần đây, đặc sứ của ông Duterte về Trung Quốc, cựu Tổng thống Fidel Ramos đã bay sang Hồng Kông để gặp cựu Thứ trưởng Ngoại giao của Trung Quốc Phó Oánh. Hai bên đã thỏa thuận với nhau về việc giảm thiểu căng thẳng thông qua đàm phán. Tuy nhiên, cuộc thảo luận của hai giới chức đã không đề cập đến phán quyết của Tòa trọng tài ở La Haye, trong đó khẳng định đường lưỡi bò 9 đoạn mà Trung Quốc đưa ra để xác định chủ quyền là hoàn toàn phi pháp. Tổng thống tiền nhiệm của ông Duterte, ông Benigno Aquino, trước đây đã kiên quyết không chấp nhận đàm phán song phương với Trung Quốc về Biển Đông. Ông Aquino chính là người đã khởi kiện Trung Quốc ra Tòa trọng tài quốc tế. Trong khi đó, chính quyền của ông Duterte được cho là đang theo đuổi một chính sách đối ngoại độc lập bằng cách từ chối mọi nỗ lực can thiệp của các chính phủ nước ngoài, khiến cho đồng minh lâu năm Mỹ và các nước phương Tây nghi ngờ về lập trường của nước này. Lâu nay, Việt Nam và Philippines là hai nước có tiếng nói mạnh mẽ nhất trong vấn đề Biển Đông. Do đó, việc tìm kiếm sự ủng hộ từ phía Việt Nam trong chuyến đi sắp tới của ông Duterte cũng sẽ giúp cho Philippines tránh được thế “bị cô lập”, theo GS. Ngô Vĩnh Long: “Việt Nam là nước có bờ biển dài nhất trong khu vực và là nước có quyền lợi nhiều nhất trong khu vực. Cho nên nếu không có Việt Nam ủng hộ Phi Luật Tân trong lúc này thì có lẽ Phi Luật Tân sẽ bị các nước khác cô độc hóa qua những phản ứng và tuyên bố không rõ ràng. Bây giờ Phi Luật Tân và Việt Nam phải làm sao cho mọi người thấy là hai nước cùng nhau bảo vệ quyền lợi không những của nhau mà còn của tất cả các nước khác trên thế giới và trong khu vực”. Theo lịch trình, Tổng thống Philippines sẽ đến Việt Nam vào ngày 28 và 29/9. Ngoài ra, ông Duterte dự kiến cũng sẽ đến Trung Quốc và Nhật Bản sau đó. Trong cùng ngày 22/9, Tổng thống Duterte nói nếu đến Trung Quốc, ông sẽ đòi Bắc Kinh trao trả quyền đánh cá cho ngư dân của nước này trong khu vực có tranh chấp chủ quyền giữa hai nước. Đồng thời, ông khẳng định “không hề có kế hoạch làm ngơ phán quyết của Tòa trọng tài quốc tế của Liên Hiệp Quốc”. Ông Duterte nói ông tin là Trung Quốc sẽ thảo luận với ông “bằng thiện chí”. Khánh An (VOA)
  12. BBC 22-9-2016 Truyền thông mạng xã hội và truyền thông chính thống, ai mạnh hơn ai và ai đang được người dân quan tâm nhiều hơn là một câu hỏi được đặt ra. Ảnh: Getty Đã có sự ‘nhận thức lại tiến bộ’ về phía chính quyền mà có thể cho là ‘tín hiệu tích cực’ khi chính quyền và quan chức có phản ứng với truyền thông mạng xã hội, hay truyền thông lề trái, qua một số sự kiện mà Thủ tướng Việt Nam và một số quan chức lãnh đạo cấp tỉnh được truyền thông mạng đề cập gần đây, theo khách mời của Bàn tròn thứ Năm. Phản ứng và hiện tượng này cũng cho thấy đã có sự ‘trưởng thành’ của truyền thông mạng và không ai có thể ‘bỏ qua sức mạnh’ của truyền thông mạng xã hội và việc các quan chức nhà nước gần đây có phản ứng ‘nhanh nhậy, kịp thời’ trước dư luận và thông tin trên mạng này dù sao cũng là những ‘chỉ dấu cho phép chúng ta lạc quan’, vẫn theo ý kiến của khách mời tại Tọa đàm trực tuyến của BBC Việt ngữ hôm 22/9/2016. Trao đổi với Bàn tròn thứ Năm tuần này của BBC Việt ngữ với chủ đề ‘Truyền thông dân’ và ‘phản ứng quan’ về sức mạng, vai trò và ảnh hưởng của chuyển thông mạng Việt Nam đối với chính quyền và quan chức, nhà báo, blogger Trương Duy Nhất từ Đà Nẵng nói: “Nhà nước vẫn hay gọi chúng tôi, tức là báo chí không chính thống, là lề trái, xưa nay chúng tôi đưa cái gì, nói chung nhà nước không quan tâm. Các quan quản báo không bao giờ quan tâm, họ đa phần là bảo ‘ôi giời, bọn phản động, tin tào lào, bịa đặt, chống phá, quan tâm làm gì?”. “Cho nên không quan tâm, không thèm trả lời, bỏ ngoài tai, thậm chí những thông tin mà loại tin ‘rúng động thiên đình’ như trang ‘Quan Làm báo’, rồi ‘Chân dung Quyền lực’ trước đây thì người ta có đả động gì đâu. “Người ta phản ứng bằng cách im lặng không nói, coi như là ‘bỏ chúng mày qua bên’, ‘đó là cái loại phản động, chống phá, không có đúng gì hết cả’, nhưng ở đây bắt đầu bằng hiện tượng tôi cho rằng từ hai phía sự trưởng thành của truyền thông mạng và cái phải công tâm mà nói là có những nhận thức lại tôi cho là tiến bộ từ phía chính quyền. “Khởi đầu là xe của Thủ tướng vào Phố Cổ Hội An, việc này chỉ phản ánh trên Facebook, trên truyền thông mạng thôi, tức các trang lề trái, các báo nhà nước, báo lề phải không đưa mà đưa theo dạng khi các trang Facebook đưa rồi, thì vài nhà báo nhà nước đưa (tin) theo, mà đưa theo kiểu biện minh, ủng hộ Thủ tướng. “Nhưng mà không, báo chí nhà nước biện minh, nhưng Thủ tướng vẫn coi đó là hành vi không đúng, hình ảnh phản cảm mà ông ấy phải công khai xin lỗi người dân, thì cái đó là lần đầu tiên và đó là một chuyển biến tích cực, áp lực của truyền thông mạng là một chuyển biến tích cực trong nhận thức, tôi gọi đó gần như cái ‘bẻ ghi’ trong quan điểm, nhận thức và tư duy ứng xử của quan chức. “Từ cái đó, sau này…, hai vụ như vụ’ Triệu gia’ của Bí thư Hà Giang, rồi vụ ‘bố nhí’ của Bí thư Thanh Hóa, thì tin loại đó trước đây tôi nghĩ chẳng có quan chức nào đứng ra đối thoại, giãi bày cả, bảo nhảm nhí, họ không quan tâm mà đây là cách để bảo vệ họ, nhưng bây giờ khác, bây giờ họ buộc phải bảo vệ họ bằng cách gì? Buộc họ phải đối thoại,” nhà báo Trương Duy Nhất nói với BBC. Lạc quan về tương lai Đã cõ chuyển biến trong nhận thức của giới chức lãnh đạo Việt Nam về truyền thông mạng xã hội, theo khách mời của BBC. Từ Hà Nội, Tiến sỹ xã hội học Khuất Thu Hồng, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển Xã hội (ISDS), bình luận với Bàn tròn thứ Năm về tương lai của truyền thông mạng xã hội ở Việt Nam, bà nói: “Tôi khá lạc quan về tương lai của truyền thông mạng, chúng ta hình dung Việt Nam có khoảng 30 triệu tài khoản Facebook, tôi chỉ lấy một con số khiêm tốn là 1% trong những người đó là những người đã có trình độ làm báo không kém các nhà báo chuyên nghiệp… thì con số đã là 300 nghìn. “Đấy là một con số mà tôi nghĩ là khổng lồ và không ai có thể bỏ qua sức mạnh của con số đó. “Việc các quan chức của nhà nước gần đây có những phản ứng mà chúng ta nói là nhanh nhậy hay kịp thời trước những dư luận, thông tin trên mạng xã hội, thì cho đến bây giờ mới chỉ là những vấn đề liên quan đến uy tín cá nhân của họ thôi chứ chưa phải để giải những vấn đề đơn từ, khiếu nại… “Nhưng dù sao đấy cũng là một chỉ dấu cho phép chúng ta lạc quan. Rõ ràng những người sử dụng Facebook thì họ đã có những trình độ nhất định rồi, để có thể sử dụng công nghệ, với 30 triệu tài khoản ấy, thì đã là những người biết sử dụng công nghệ. “Tôi chỉ nói 1% – những người gọi là có trình độ cao – thì những nguồn thông tin, luồng thông tin khi bình luận, khi họ nhận xét, tôi nghĩ sẽ gấp nhiều lần những gì mà 15 ngàn nhà báo có thể làm được. “Và với một lực lượng như vậy, tôi nghĩ rằng tương lai sẽ rất là tốt và chính Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khi nhậm chức, ông cũng đã đưa ra khẩu hiệu trong Chính phủ mới của ông là chính phủ hành động và chính phủ liêm chính. “Và phản ứng đầu tiên là trả lời dân mạng về việc đi xe (hơi) vào Phố Cổ, thì tôi cho rằng bây giờ không phải là lúc bỏ qua sức mạnh này nữa. “Và sức mạnh này sẽ được khai thác, cũng như là Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng cũng muốn nhấn mạnh là muốn thay đổi chính phủ này, và muốn thay đổi hình ảnh của Đảng, của chính phủ này tốt lên, thì không thể nào bỏ qua lực lượng này,” TS. Khuất Thu Hồng nói với BBC. ‘Rất nhanh và đáng mừng’ Trước đó, hôm 21/9, trong bài viết có tựa đề ‘Mạng xã hội VN rọi đèn hai bí thư Đảng’, phóng viên của BBC Việt ngữ từ Bangkok viết: “Phản ứng của các bí thư Hà Giang, Thanh Hóa trước thông tin trên mạng xã hội được nhà hoạt động và các trí thức đánh giá là “rất nhanh” và “đáng mừng”. “Cuối tuần qua mạng xã hội ở Việt Nam lan truyền thông tin bí thư Thanh Hóa Trịnh Văn Chiến có con riêng và cung cấp tài sản “nhiều chục tỉ đồng” cho một viên chức sở xây dựng Thanh Hóa. “Đồng thời, cư dân mạng cũng chia sẻ cáo buộc rằng tám người thân của Bí thư Tỉnh ủy Hà Giang Triệu Tài Vinh giữ vị trí chủ chốt trong các cơ quan của tỉnh. “Rất nhanh sau đó, cả ông bí thư Thanh Hóa và Hà Giang đều có trả lời trên báo chí tại Việt Nam về sự việc liên quan đến họ. “Thông thường, các lãnh đạo tại Việt Nam hiếm khi trả lời các tin đồn hoặc thông tin từ mạng xã hội. “Ông Hoàng Văn Dũng, nhà hoạt động của nhóm Con Đường Việt Nam nhận định các vị trên “đã phản ứng rất nhanh với mạng xã hội” và cho rằng “tức là người ta rất quan tâm”. “Tôi cho rằng cộng đồng mạng có sức mạnh. Chắc chắn là thế, bởi vì những sự kiện nào bên tuyên giáo chỉ định không được đăng thì dù mạng xã hội có lên tiếng đến mấy thì nó cũng chỉ nằm trên mạng xã hội. Chứ còn những sự kiện như ông Triệu Tài Vinh hay ông bí thư Thanh Hóa thì không nằm trong sự kiểm duyệt của Ban tuyên giáo thì người ta sẽ phải phản ứng ngay lập tức,” ông Dũng được phóng viên của chúng tôi trích lời nói. Mời quý vị bấm vào đường link này để theo dõi Bàn tròn thứ Năm tuần này của BBC Việt ngữ.
  13. Bất chấp những phức tạp ngày càng gia tăng trong mối quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc, được đánh giá là quan trọng nhất và cũng nhiều tranh cãi nhất đối với Hà Nội, liệu có thể xuất hiện hai cấp độ trong mối quan hệ Việt-Trung hay không ? Nói một cách khác, liệu đảng Cộng Sản Việt Nam cùng một lúc phải ứng xử với các vấn đề trong nước và với Trung Quốc hay không ? Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc và đồng nhiệm Trung Quốc Lý Khắc Cường, Bắc Kinh, 12/09/2016. REUTERS/Lintao Zhang Ngày 10/09/2016, lần đầu tiên kể từ khi được bầu làm thủ tướng Việt Nam trong kỳ họp thứ nhất Quốc Hội khóa 14 hồi tháng Sáu, ông Nguyễn Xuân Phúc đã có chuyến công du chính thức Trung Quốc. Tháp tùng thủ tướng Phúc là 12 quan chức thuộc các bộ ngành khác nhau. Theo nhận định của nhà nghiên cứu Nicholas Chapman (Đại học Quốc tế Nhật Bản), trên báo mạng The Diplomat ngày 16/09/2016, chuyến đi này cho thấy ưu tiên và tầm quan trọng của mối bang giao của Việt Nam với nước láng giềng phương bắc, và cũng là đồng minh truyền thống. Trong chuyến công du, thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc luôn nhắc lại chính sách đối ngoại của Việt Nam là duy trì mối quan hệ hữu nghị truyền thống với Trung Quốc và Việt Nam sẵn sàng tăng cường hợp tác với Bắc Kinh trên các phương diện chính trị, kinh tế và văn hóa. Dĩ nhiên, điểm bất đồng chính trong mối quan hệ này vẫn là vấn đề Biển Đông. Chủ tịch Tập Cận Bình nhấn mạnh là lợi ích chung của Việt Nam và Trung Quốc phải vượt lên trên những khác biệt. Về tranh chấp biển đảo giữa hai nước, thủ tướng Lý Khắc Cường bảo vệ quan điểm cho rằng Biển Đông là một vấn đề chủ quyền và quyền hàng hải, cũng như “tình cảm dân tộc”. Tại Việt Nam, chính kiểu chiến lược ngoại giao này đã làm xuất hiện những bài viết chống Trung Quốc và sự sôi sục ở trong nước làm xói mòn tính chính đáng của đảng Cộng Sản Việt Nam. Sự cố giàn khoan Hải Dương Thạch Du-981 (Haiyang Shiyou-981) mà Bắc Kinh đưa vào bên trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam năm 2014 làm dấy lên một làn sóng bạo lực chống Trung Quốc. Nhiều người biểu tình giận dữ đốt một số khu công nghiệp và nhà máy, kết quả là 21 người chết. Mối quan hệ giữa Hà Nội và Bắc Kinh xấu đi nghiêm trọng. Cho đến tháng 05/2016, tại Hà Nội, nhiều người đã xuống đường kỷ niệm 28 năm trận Gạc Ma (John Reef Skirmish), nhằm phản đối những yêu sách lãnh thổ gần đây của Trung Quốc. Ngoài ra, chuyến công du của thủ tướng Phúc diễn ra chỉ hai tháng sau phán quyết của Tòa Trọng Tài Thường Trực La Haye, bác bỏ những chứng cứ lịch sử của Trung Quốc tại Biển Đông và có lợi cho Philippines. Trung Quốc đã tuyên bố không thừa nhận các phán quyết này. Dù Việt Nam hoan nghênh phán quyết của Tòa, nhưng công luận khó chịu trước việc chính phủ không hành động sau phán quyết của Tòa. Các cuộc tuần hành đơn lẻ đã diễn ra tại Hà Nội, một vài người biểu tình đã tụ tập trước sứ quán Philippines, với biểu ngữ “Cảm ơn Philippines, các bạn có một chính phủ dũng cảm”. Tuy nhiên, việc những người biểu tình này đã nhanh chóng bị cảnh sát bắt, cho thấy chính phủ rất nhậy cảm trước phong trào phản đối. Ba lý do Việt Nam không gây căng thẳng với Trung Quốc về vấn đề Biển Đông Vậy tại sao Việt Nam không theo Philippines đưa tranh chấp tại Biển Đông ra Tòa Trọng Tài Thường Trực? Hoặc ít nhất cũng phải thể hiện một đường lối cứng rắn hơn đối với Bắc Kinh chiểu theo phán quyết của tòa án? Tác giả bài báo đưa ra ba giả thuyết. Thứ nhất, Bắc Kinh gây áp lực chính trị và kinh tế đối với Việt Nam nhằm tránh mọi đòi hỏi khác. Giả thuyết thứ hai là Việt Nam ưu tiên duy trì nguyên trạng để tránh leo thang căng thẳng và tập trung vào các giải pháp hòa bình và quốc tế. Giả thuyết thứ ba, và được cho là kịch bản khả thi nhất, là Việt Nam không gây áp lực trực tiếp đối với Bắc Kinh, nhưng gửi tín hiệu cảnh báo thông qua chiến thuật cân bằng trên diện rộng qua việc tăng cường bang giao với các cường quốc khác. Thực vậy, trước chuyến công du Trung Quốc của thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, thủ tướng Ấn Độ Narenda Modi đã thăm Việt Nam. Nhân chuyến công du này, Hà Nội và New Delhi đã nâng cấp mối « quan hệ đối tác chiến lược » lên thành « quan hệ đối tác chiến lược toàn diện », mà cho đến hiện tại, Hà Nội mới chỉ duy trì với Nga và Trung Quốc. Ấn Độ đã cấp 500 triệu đô la tín dụng cho Việt Nam để mua vũ khí quốc phòng. Chính sách hợp tác song phương này bổ sung cho việc tăng cường mối quan hệ hợp tác quốc phòng với Hoa Kỳ, Nhật Bản và Nga. Tuy nhiên, theo tác giả bài phân tích, chính phủ Việt Nam phải nhanh chóng hành động nếu không muốn gặp thêm rắc rối về hình ảnh của mình. Văn hóa phản đối đang phát triển tại Việt Nam, từ phản đối tham nhũng đến vấn đề sinh thái, từ vấn đề nhân quyền đến sự quyết đoán của Trung Quốc là nguồn gốc của mối bất bất hòa giữa chính phủ Việt Nam và công dân. Một dấu hiệu đáng lo ngại cho đảng Cộng Sản Việt Nam là những người biểu tình chống Trung Quốc thường tận dụng cơ hội để biểu tình chống chế độ, do người dân không được thể hiện nỗi bất bình. Các cuộc biểu tình phản đối thảm họa sinh thái ở miền trung Việt Nam vào đầu năm 2016 mang đầy mầu sắc chống Trung Quốc, mặc dù đơn vị chịu trách nhiệm là nhà máy thép Formosa của Đài Loan. Trước đó, vào năm 2009, một hợp đồng khai thác mỏ bauxit gây tranh cãi đã được trao cho một doanh nghiệp Trung Quốc. Sự kiện này đã dẫn đến cuộc tranh luận chính trị nghiêm túc về các vấn đề môi trường và an ninh mà dự án có thể gây ra. Một bộ phận công chúng, trí thức và các nhà quản lý kỹ thuật mạnh mẽ lên án chính phủ đi ngược lại lợi ích của quốc gia và bán nước cho Trung Quốc. Cuối cùng, các cuộc biểu tình và những lời kiến nghị đã minh chứng những giới hạn trong khả năng hành động của đảng Cộng Sản Việt Nam. Điều này càng cho thấy đảng Cộng Sản Việt Nam phải có sách lược cân bằng một cách tinh tế. Một mặt, cần phải thận trọng hơn với nước láng giềng cho dù có bất đối xứng trong mối quan hệ giữa hai nước và việc Trung Quốc là mối đe dọa nghiêm trọng nhất đối với chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam. Mặt khác, do tầm quan trọng kinh tế và sự hỗ trợ chính trị trong quá khứ của Trung Quốc đối với Việt Nam, Hà Nội không muốn gây thêm căng thẳng trong mối bang giao. Tuy nhiên, làn sóng bất mãn ở trong nước, xuất phát từ tinh thần dân tộc chống Trung Quốc, khiến đảng Cộng Sản Việt Nam xung đột với người dân, đồng thời gây thắc mắc về mục tiêu tối hậu của chính phủ : đó là bảo đảm rằng đảng vẫn là « lực lượng tiên phong của nhân dân và đất nước ». Tuy nhiên, Việt Nam đang xem xét một cách nghiêm túc việc Trung Quốc quân sự hóa Biển Đông và có những bước đi táo bạo. Tháng 08/2016, Việt Nam đã thể hiện ý định ngăn chặn Trung Quốc về mặt quân sự khi bí mật đưa hệ thống pháo phản lực có độ chính xác cao « EXTRA » mua của Israel đến năm căn cứ trong quần đảo Trường Sa. Dàn pháo phản lực này được bố trí ở những vị trí có thể tấn công vào các phi đạo và các căn cứ quân sự của Trung Quốc. Hà Nội cũng đã mua sáu tầu ngầm lớp Kilo cải tiến của Nga. Bất chấp những phức tạp ngày càng gia tăng trong mối quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc, được đánh giá là quan trọng nhất và cũng nhiều tranh cãi nhất đối với Hà Nội, liệu có thể xuất hiện hai cấp độ trong mối quan hệ Việt-Trung hay không ? Nói một cách khác, liệu đảng Cộng Sản Việt Nam cùng một lúc phải ứng xử với các vấn đề trong nước và với Trung Quốc hay không ? Theo tác giả bài báo là không cần thiết. Việt Nam vẫn có nhiều kinh nghiệm điều chỉnh khi hoạch định chính sách đối ngoại. Hơn nữa, cho đến nay, đảng Cộng Sản vẫn tương đối kiểm soát được các vấn đề trong nước. Thế nhưng, các sự kiện gần đây cho thấy là Việt Nam cần phải thận trọng hơn trong quan hệ với Trung Quốc. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chắc chắn ý thức được tầm quan trọng của việc phải có những phát biểu và ứng xử đúng mực của ông trong chuyến công du Bắc Kinh vừa qua. (RFI)
  14. Tổng Bí thư đảng, vốn dĩ đã là Chủ tịch Quân ủy Trung ương, là người quyết định tối hậu về các mặt quân sự, nay lại cũng nằm trong “đảng ủy công an trung ương,” tham dự họp hành chỉ đạo trực tiếp, thay vì ngồi ở văn phòng điều khiển từ xa. “Lãnh đạo đảng, nhà nước” CSVN và các “đại biểu” tham gia lễ công bố quyết định 3 trong tứ trụ triều đình đỏ đều nằm trong “Đảng Ủy Công An Trung Ương.” (Hình: VNExpress) Tổng Bí Thư Đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng có thêm quyền lực bao trùm khi “tham gia đảng ủy và Ban Thường Vụ Đảng Ủy Công An Trung Ương,” theo tin của Thông Tấn Xã Việt Nam hôm 21 tháng 9, 2016. Tin này được nhiều báo chính thống trong nước đăng tải lại về một sự kiện chưa từng có tiền lệ trong nội bộ đảng CSVN. Một số lời bình luận trên mạng cho rằng nó liên quan đến những diễn biến thời sự gần đây làm ông tổng bí thư đảng ê mặt và đồng thời, ông muốn gom thêm quyền lực vào tay mình. Thông Tấn Xã Việt Nam (TTXVN) viết rằng: “Sáng 21 tháng 9, lễ công bố quyết định của Bộ Chính Trị Khóa XII về việc chỉ định Đảng Ủy Công An Trung Ương nhiệm kỳ 2015-2020 đã được tổ chức trọng thể tại Hà Nội.” Vẫn theo TTXVN, tại buổi lễ này, “Ủy Viên Bộ Chính Trị, Trưởng Ban Tổ Chức Trung Ương Phạm Minh Chính đã công bố quyết định của Bộ Chính Trị về việc chỉ định Đảng Ủy Công An Trung Ương nhiệm kỳ 2015-2020, gồm 16 thành viên; Ban Thường Vụ Đảng Ủy gồm bảy thành viên, trong đó có ba lãnh đạo đảng, nhà nước là Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ Tịch Nước Trần Đại Quang và Thủ Tướng Nguyễn Xuân Phúc. Đây là lần đầu tiên trong các nhiệm kỳ, tổng bí thư tham gia Đảng Ủy và Ban Thường Vụ Đảng Ủy Công An Trung Ương.” Như vậy, trong “tứ trụ triều đình đỏ” tại Việt Nam chỉ còn thiếu bà chủ tịch Quốc Hội Nguyễn Thị Kim Ngân là còn ở ngoài “Đảng Ủy Công An Trung Ương.” Dịp này, phát biểu “chỉ đạo,” ông Trọng nói rằng “Đảng Ủy Công An Trung Ương phải thật sự là một tập thể đoàn kết, vững mạnh, phát huy trí tuệ tập thể, thống nhất ý chí, hành động, nghiêm túc chấp hành cương lĩnh chính trị, điều lệ đảng, giữ vững và phát huy vai trò lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt công tác công an.” Ông được TTXVN thuật lời “chỉ đạo” tiếp rằng “Từng ủy viên Đảng Ủy Công An Trung Ương phải thực sự gương mẫu, cần, kiệm, liêm, chính; chí công vô tư; nói đi đôi với làm, dám đương đầu với khó khăn, thử thách, quyết liệt trong chỉ đạo, trong hành động; có ý thức trách nhiệm cao đóng góp vào các quyết định chung của Đảng Ủy Công An Trung Ương; phát huy hơn nữa năng lực, trí tuệ để phục vụ Đảng, Nhà nước và Nhân dân, xây dựng lực lượng Công an nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, trong sạch, vững mạnh…” Quyền hành cao nhất? Trong hệ thống tổ chức của đảng CSVN, “bí thư đảng ủy” có quyền hành cao nhất. Hôm 4 tháng 5 vừa qua, Thượng Tướng Tô Lâm, ủy viên Bộ Chính Trị, bộ trưởng Bộ Công An được “phân công” giữ chức bí thư Đảng Ủy Công An Trung Ương theo một quyết định của Bộ Chính Trị. Nay lại có cả ông tổng bí thư đảng, chủ tịch nước và cả ông thủ tướng cũng nằm trong “Đảng Ủy Công An Trung Ương” cho người ta những suy đoán về nội bộ thượng tầng của chế độ có vấn đề về độ tin cậy lần nhau cũng như về quyền lực. Dư luận vẫn đang còn bàn luận sôi nổi vụ chính ông Nguyễn Phú Trọng ra lệnh trực tiếp điều tra Phó Chủ Tịch tỉnh Hậu Giang Kiêm Đại Biểu Quốc Hội Trịnh Xuân Thanh. Từ cái bảng số xe riêng lại là bảng số “xe công” bị bắt lỗi, nhiều tội trạng của ông này bị moi móc từ thời làm chủ tịch Tổng Công Ty Xây Lắp Đầu Khí (PVC) để thất thoát 3,200 tỷ đồng mà không bị truy cứu trách nhiệm, rồi lại luồn sâu leo cao trong guồng máy nhà nước. Các bài báo bới móc Trịnh Xuân Thanh đang phơi đầy trên Internet thì đột nhiên, Trịnh Xuân Thanh biến mất. Khi Bộ Công An phát lệnh “truy nã quốc tế” thì đương sự đã ở đâu đó nước ngoài hơn một tháng, ngay cả trước khi đương sự gửi đơn cho chủ tịch Hậu Giang xin đi nước ngoài “chữa bệnh.” Việc này được một tướng công an thanh minh trên báo chí là Trịnh Xuân Thanh “không nằm trong diện bị cấm xuất cảnh” và cũng không biết ông ta khi nào đi ra khỏi Việt Nam, từ đâu, đi một mình hay với ai, và đến đâu. Vụ việc này có vẻ là nguyên nhân gần dẫn đến lý do ông tổng bí thư đảng, vốn dĩ đã là chủ tịch quân ủy trung ương tức người quyết định tối hậu về các mặt quân sự, lại cũng nằm trong “đảng ủy công an trung ương,” tham dự họp hành chỉ đạo trực tiếp, thay vì ngồi ở văn phòng điều khiển từ xa. Bản tin TTXVN không có chi tiết nào nói ông Tổng Bí Thư Đảng Nguyễn Phú Trọng cũng như ông chủ tịch nước và ông thủ tướng có nhiệm vụ gì trong “Đảng Ủy Công An Trung Ương.” Chẳng lẽ đã có một ông “bí thư đảng ủy” là tướng bộ trưởng Công An rồi mà không đủ tin cậy nên các ông mới phải chen vào ngồi họp và ra lệnh trực tiếp, đồng thời kiểm soát? Nhiều người đã nhìn thấy sự việc bất bình thường này và sự tròng tréo không có tiền lệ này. Liệu ông “bí thư đảng ủy” Tô Lâm có mất vui khi quyền hành của mình vừa mới được ban phát vài tháng đã bị đè xuống? Người ta chỉ thấy TTXVN thuật lại những lời nói khiêm tốn kiểu nịnh hót bề ngoài của ông Tô Lâm. “Bộ trưởng Bộ Công An cho biết đây là lần đầu tiên Đảng Ủy Công An Trung Ương vinh dự được 3 đồng chí lãnh đạo chủ chốt của đảng, nhà nước cùng tham gia. Điều này thể hiện sự quan tâm đặc biệt của đảng, nhà nước đối với công tác bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội và xây dựng lực lượng công an nhân dân trong giai đoạn hiện nay,” TTXVN viết. (Người Việt)
  15. Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng hôm 21/9 đã quyết định tham gia vào Đảng ủy Công an Trung ương. Sự kiện lần đầu tiên một Tổng bí thư Đảng Cộng sản chính thức trở thành “công an”, theo nhà bình luận, TS. Phạm Chí Dũng, đã đặt ra nhiều câu hỏi liên quan đến việc chấn chỉnh nội bộ đảng trong thời gian gần đây. Tổng bí thư đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng. Thông Tấn Xã Việt Nam đưa tin 3 nhân vật trong “tứ trụ” lãnh đạo Việt Nam, gồm Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch nước Trần Đại Quang và Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, vừa được chỉ định vào Đảng ủy và Ban thường vụ Đảng ủy Công an Trung ương trong buổi lễ công bố Quyết định của Bộ Chính trị khóa XII, nhiệm kỳ 2015 – 2020. Đây là lần đầu tiên, một Tổng bí thư đảng Cộng sản có mặt trong Đảng ủy Công an Trung ương. Một số nhà quan sát chính trị cho rằng sự kiện này có liên quan đến những “biến động” gần đây trong nội bộ đảng. Tiến sĩ Phạm Chí Dũng, một nhà bình luận chính trị tại Việt Nam, nói việc không chính thức công bố chức danh cụ thể của ông Nguyễn Phú Trọng đặt ra một số câu hỏi “tế nhị”. Ông Dũng nói: “Vấn đề đặt ra là ông Nguyễn Phú Trọng là cấp trên hay cấp dưới của ông Tô Lâm? Vì hồi tháng 5 vừa rồi, ông Tô Lâm đã nhận quyết định của Bộ Chính trị phân công làm Bí thư Đảng ủy Công an Trung ương, vậy thì hiện nay, về mặt Đảng ủy Công an Trung ương, ông Tô Lâm đang là bí thư. Như vậy nếu ông Nguyễn Phú Trọng, ông Trần Đại Quang, ông Nguyễn Xuân Phúc cùng nằm trong Ban thường vụ Đảng ủy Công an Trung ương, thì vai trò của họ là như thế nào, đặc biệt là của ông Nguyễn Phú Trọng? Ông là Bí thư Đảng ủy Công an Trung ương hay chỉ là một vai trò bình thường?” Nhà quan sát chính trị Việt Nam cho rằng chức danh cụ thể của ông Tổng bí thư trong Đảng ủy Công an Trung ương sẽ cho thấy rõ hơn quyết định của ông Nguyễn Phú Trọng khi “xen” vào một trong những thế lực chính trị quan trọng là Bộ Công an. Ông Dũng cho biết: “Nếu là vai trò bình thường, về mặt đảng trong Đảng ủy Công an Trung ương, thì ông Nguyễn Phú Trọng, ông Trần Đại Quang, ông Nguyễn Xuân Phúc sẽ phải đứng ở vị trí dưới ông Tô Lâm. Còn nếu như ông Nguyễn Phú Trọng trở thành Bí thư Công an Trung ương, thì như vậy ông Tô Lâm là gì? Và như vậy, quyết định phân công ông Tô Lâm làm Bí thư Đảng ủy Công an Trung ương còn giá trị hay không? Thì lúc đó, tôi phải hiểu rằng ông Tô Lâm một cách nào đó đã bị “cách chức”, không còn là Bí thư Công an Trung ương nữa”. Một câu hỏi nữa, theo TS. Phạm Chí Dũng, có liên quan đến nguyên nhân tham gia vào Đảng ủy Công an Trung ương của ông Trọng và những vụ bê bối trong nội bộ đảng gần đây: “Bây giờ đang đặt ra một vấn đề hết sức tế nhị là tại sao ông Trọng lại quyết định tham gia vào Đảng ủy Công an Trung ương? Việc này liệu có liên quan gì đến việc gần đây có nguồn dư luận cho rằng Tổng bí thư thậm chí chẳng nắm được Đảng ủy Công an Trung ương và chẳng nắm được Bộ Công an, để Trịnh Xuân Thanh đào tẩu một cách ung dung, ngon lành như vậy? Có lẽ ông Nguyễn Phú Trọng đã tính đến việc đã đến lúc ông muốn giám sát cả hoạt động của Bộ Công an thông qua cơ chế Chính ủy trong Bộ Công an, tức Đảng ủy Công an Trung ương”. Theo quyết định được công bố hôm 21/9, Đảng ủy Công an Trung ương nhiệm kỳ 2015 – 2020 gồm có 16 người. Ban Thường vụ Công an Trung ương gồm 7 người, bao gồm “tam trụ” vừa được chỉ định tham gia. Báo Quân Đội Nhân Dân nói Thượng tướng Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an “giữ chức Bí thư Đảng ủy Công an Trung ương nhiệm kỳ 2015 – 2010”, nhưng không nói rõ chức vụ của ông Tô Lâm là bảo lưu hay theo quyết định trước đây. VOA chưa có điều kiện để kiểm chứng thông tin này Khánh An (VOA)
  16. Việt Hà, phóng viên RFA 2016-09-20 Bí thư tỉnh Hà Giang Triệu Tài Vinh Courtesy vnn Vài ngày qua, trên trang mạng xã hội đồng loạt xuất hiện một số những bài viết tiết lộ những thông tin liên quan đến hai lãnh đạo đảng của tỉnh Thanh Hóa và Hà Giang cho thấy hai vị bí thư đảng cấp tỉnh đã lợi dụng chức quyền để làm lợi cho gia đình và tham nhũng. Tuy nhiên, ngay sau đó, cả hai vị bí thư này đã đồng loạt lên báo chí chính thống để bác bỏ các thông tin cáo buộc. Phản ứng này hoàn toàn khác so với những gì đã diễn ra trước kia khi các trang mạng xã hội cũng loan tin về đời tư các quan chức đảng và nhà nước mà không ai lên tiếng thanh minh chính thức. Có ý kiến cho rằng đây là một dấu hiệu của một cuộc khủng hoảng trong đảng nhưng cũng có người cho rằng đây là một dấu hiệu tốt của minh bạch thông tin. Một dấu hiệu tốt? Bí thư tỉnh Hà Giang Triệu Tài Vinh và Bí thư tỉnh Thanh Hóa Trịnh Văn Chiến hôm 17 và 18 tháng 9 đã đồng loạt lên các trang báo chính thống để phản bác những thông tin loan truyền trên mạng xã hội cuối tuần qua về việc các ông đã lợi dụng chức quyền để làm lợi cho gia đình và tham nhũng. Theo các trang mạng xã hội, Bí thư Hà Giang Triệu Tài Vinh có vợ, em trai, em gái đều là những người nắm các chức vụ quan trọng trong tỉnh. Trong khi đó, Bí thư Thanh Hóa Trịnh Văn Chiến bị cáo buộc là có bồ nhí, và tham nhũng mua nhà cửa cho bồ nhí, bổ nhiệm cô này lên các chức vụ cao trong tỉnh. Nói với báo vnexpress hôm 17 tháng 9, ông Triệu Tài Vinh cho biết quy trình bổ nhiệm những người trong gia đình ông đều tuân thủ đúng quy định của đảng, nhà nước. Ông còn nói thêm là ông không cảm thấy vui khi những người trong gia đình mình được bầu, bổ nhiệm làm lãnh đạo. Báo Dân Trí hôm 18 tháng 9 trích lời Bí thư Trịnh Văn Chiến cho biết những thông tin trên trang mạng xã hội là hoàn toàn bịa đặt, bôi nhọ cán bộ. Ông cũng cho biết là tỉnh đã giao cho cơ quan chức năng vào cuộc điều tra. Báo vnexpress hôm 19 tháng 9 trích lời ông Đỗ Trọng Hưng, Phó bí thư thường trực tỉnh ủy Thanh Hóa cho biết tỉnh đã có công văn gửi Ban Tuyên giáo và Bộ thông tin truyền thông đề nghị chỉ đạo, xử lý việc đưa thông tin bịa đặt, sai sự thật về Thanh hóa của một số blog, mạng xã hội. Nhà báo tự do Phạm Chí Dũng từ Sài gòn nhận định những thông tin trên mạng xã hội trong hai trường hợp này đã có tác dụng nhất định: “Về thông tin về mạng xã hội thì cần chú ý thế này là những thông tin hết sức cụ thể về con người, về thời gian, địa điểm, tài sản, về hình ảnh và về giá trị và cả về dư luận. Trên mạng xã hội đã xuất hiện hai bài dài của một tác giả tên là Trịnh Văn Duy, cùng họ với ông Bí thư tỉnh Thanh Hóa. Tác giả này viết hai bài dài đưa ra những dẫn chứng, dữ liệu và minh họa rất cụ thể, thậm chí còn cụ thể hơn cả mạng chân dung quyền lực nêu về các nhân vật của Bộ Chính trị. Xét về mặt hiệu ứng truyền thông thì tính cụ thể như vậy dễ thuyết phục người đọc. Điểm thứ hai là phản hồi. Điều đó cho thấy mạng xã hội bây giờ lan tỏa rất rộng rãi và phần lớn quan chức việt Nam bây giờ đặc biệt quan tâm đến mạng xã hội và họ phải phản ứng ngay.” Luật sư Trần Quốc Thuận, nguyên Phó Chủ nhiệm văn phòng Quốc hội thì nhận định đây là một dấu hiệu tốt: “Những thông tin đó là thông tin trên mạng mà hai ông bí thư lên đính chính như vậy là một dấu hiệu tích cực, tốt. Thông thường trước đây các tin trên mạng được coi là tin ảo, không đáng trả lời. Giờ họ chịu trả lời… nó đưa ra một vấn đề là các cơ quan chức năng sẽ vào cuộc để thẩm tra thẩm định. Nếu đúng như vậy thì sẽ có biện pháp phản ứng….(1m48) trước đây thì họ khinh không trả lời nhưng giờ thì họ có phản ứng thì đó là một dấu hiệu tốt cho thấy họ tôn trọng mạng xã hội.” Vừa đánh vừa lợi dụng Bí thư tỉnh Thanh Hóa Trịnh Văn Chiến. Courtesy chinhphu.vn Đây không phải là lần đầu tiên, các trang mạng xã hội đưa các bài viết chứa đựng những thông tin và hình ảnh cáo buộc các quan chức của đảng và nhà nước các tội tham nhũng hay lợi dụng chức quyền. Hồi năm 2012, trước hội nghị trung ương 6, trên mạng internet đã xuất hiện trang mạng quan làm báo được cho là có nhiều thông tin tấn công Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và gia đình ông. Năm 2015, trước đại hội đảng 12, trên internet cũng xuất hiện trang mạng chân dung quyền lực với nhiều bài viết về nguyên Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh và gia đình, cùng các bài viết và hình ảnh về đương kim Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc. Tuy nhiên không có một quan chức nào bị tố cáo trên các trang mạng xã hội sau đó đã lên tiếng đính chính trên báo chí chính thống. Nhiều người quan tâm đến tin chính trường Việt Nam nhận định, các trang mạng xã hội này là nơi các quan chức Việt Nam sử dụng để công kích lẫn nhau vì các trang này hoàn toàn không bị tấn công hay cấm truy cập như các trang mạng xã hội lề trái khác. Các trang mạng này lại thường xuất hiện vào những thời gian quan trọng khi sắp xảy ra các sự kiện liên quan đến sắp xếp nhân sự trong đảng và nhà nước. Nhà báo Phạm Chí Dũng cho rằng, điều này đã trở thành xu hướng ngày càng phổ biến: “Nếu như trước đây nội bộ đảng muốn triệt tiêu mạng xã hội và họ dựng ra nghị định 72 vào tháng 7 năm 2013 nhưng đã không làm được. Sau đó nó có một hiệu ứng như thế này là dường như các quan chức đảng nhận thấy mạng xã hội có tác động quá, hấp dẫn quá. Từ việc triệt tiêu mạng xã hội thì một số người trong nội bộ đảng lại quay qua lại vận dụng mạng xã hội để thanh toán nhau. Xu hướng sắp tới là càng phát triển của mạng xã hội và càng phát triển hơn nữa việc các quan chức lợi dụng, sử dụng mạng xã hội để đấu đá với nhau. Trong điều kiện đó, thông tin trong nội bộ đảng càng ngày càng bùng nổ trên mạng xã hội. Và người dân càng biết được nhiều những chân tơ kẽ tóc, những điều cực kỳ thiếu minh bạch mà trước đây họ không thể biết được về nội bộ đảng cộng sản.” Giáo sư Zachary Abuza thuộc trường đại học về chiến tranh của Hoa Kỳ, người đã có nhiều các bài viết về chính trị Việt Nam nhận định về xu hướng này như sau: “Chúng ta đang thấy sự bùng nổ của truyền thông, nghĩa là người dân đói thông tin truyền thông. Chúng ta cũng thấy sự biến chuyển trên mạng từ các blog sang các diễn đàn, trang web với nhiều người viết, được biên tập một cách chuyên nghiệp. Điều này rất quan trọng vì nhiều người Việt Nam bây giờ nhận được các thông tin trên mạng qua truyền thông mạng xã hội.” Theo giáo sư Abuza, mặc dù chính phủ đang cố gắng hết sức để kiểm soát mạng xã hội nhưng dường như họ đang tham gia một cuộc chiến mà họ khó thắng. Báo hiệu khủng hoảng Câu chuyện của hai bí thư tỉnh ủy và các trang mạng xã hội mới đây dường như cũng đang cho thấy một cuộc khủng hoảng khác trong nội bộ đảng theo nhận định của nhà báo Phạm Chí Dũng: “Dường như có một dấu hiệu gì đó không bình thường trong nội bộ đảng cộng sản đều liên quan đến Bí thư tỉnh ủy hai tỉnh. Nó có thể có liên quan tới một chiến dịch thanh trừng trong nội bộ đảng nhưng không diễn ra ở cấp trung ương mà ở cấp địa phương. Trước đây đã từng có một số chuyên gia dự báo là chiến dịch được coi là chống tham nhũng hay còn gọi là đả hổ diệt ruồi của ông Nguyễn Phú Trọng có thể sẽ làm phát sinh một hệ lụy là sẽ diễn ra một làn sóng thanh trừng quyền lực từ trung ương đến địa phương và có những nhân vật, nơi, địa phương không liên quan đến chiến dịch đả hổ diệt ruồi của ông Trọng cũng sẽ bị rơi vào tầm ảnh hưởng của việc thanh trừng dữa nhóm lợi ích và nhóm quyền lực mới với nhóm quyền lực và nhóm lợi ích cũ.” Tổng Bí thư Đảng cộng sản Nguyễn Phú Trọng đang phát động một phong trào chống tham nhũng rầm rộ hay còn gọi là đả hổ diệt ruồi. Đã có quan chức địa phương đầu tiên bị điều tra là trường hợp của Phó Chủ tịch tỉnh Hậu Giang Trịnh Xuân Thanh, người đang bị phát lệnh truy nã. Theo nhà báo Phạm Chí Dũng thì ông Thanh có thể đã tẩu thoát thành công vì ông đã được giúp đỡ bởi những thế lực ngay trong đảng.
  17. Vào ngày 10 tháng Chín, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc có chuyến viếng thăm Trung Quốc đầu tiên kể từ khi đắc cử ghế thủ tướng trong cuộc bầu cử Quốc Hội hồi tháng Sáu. Tháp tùng với ông có 32 viên chức cấp bộ và các phái đoàn khác, cho thấy tầm quan trọng của mối quan hệ Việt-Trung. Trong chuyến viếng thăm, ông Phúc lập lại chính sách của Việt Nam duy trì mối quan hệ hữu nghị với Trung Quốc và đề nghị sẵn sàng hợp tác trong các lãnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa. Dĩ nhiên, điểm rắc rối trong mối quan hệ là – và sẽ tiếp tục là – Biển Đông. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Chủ tịch Tập Cận Bình Chủ tịch Tập Cận Bình khẳng định rằng lợi ích chung của hai quốc gia lấn át sự khác biệt. Về cuộc tranh chấp trên biển, Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường xác nhận rằng Biển Đông là vấn đề chủ quyền và quyền lợi biển cũng như “tự ái quốc gia”. Nhưng tại Việt Nam, chính sách đối ngoại đó còn phải kể luôn cả chuyện chống Trung Quốc và những giao động trong nước đang làm xói mòn lẽ chính thống của Đảng CSVN. Vụ giàn khoan Hải Dương 981 được đưa vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam năm 2014 dẫn đến một làn sóng biểu tình bài Trung rồi trở thành bạo động khi đám đông phẫn nộ đốt các nhà máy, hãng xưởng. Sự cố đó làm thiệt mạng 21 người và gây căng thẳng nặng nề trong quan hệ Việt-Trung. Rồi hồi tháng Năm năm nay, quần chúng xuống đường biểu tình tại Hà Nội để tưởng niệm 28 năm Trường Sa và phản đối hành vi hung hãn của Trung Quốc tại Biển Đông. Thêm vào đó, chuyến viếng thăm của ông Phúc diễn ra hai tháng sau khi Tòa Trọng Tài bác bỏ các tuyên nhận chủ quyền của Trung Quốc trên Biển Đông, đưa ra các phán quyết có lợi cho Phi Luật Tân nhưng Trung Quốc thì lại xem không có giá trị gì cả. Mặc dầu chính quyền Việt Nam hoan nghênh vụ xử, dư luận lại bất mãn vì chính quyền không có hành động gì sau phán quyết. Một số cuộc biểu tình nhỏ xảy ra tại Hà Nội, với một số người biểu tình trước lãnh sự quán Phi Luật Tân. Một biểu ngữ ghi là “Cám ơn Phi Luật Tân, các bạn có một chính quyền can đảm.” Các cuộc biểu tình này công an nhanh chóng dẹp ngay. Tại sao Việt Nam lại không noi gương và nộp đơn kiện lên Tòa Trọng Tài? Hay tối thiểu phải tỏ ra cứng rắn hơn với Bắc Kinh sau phán quyết của tòa? Có ba giả thuyết đưa ra. Giả thuyết thứ nhất là Bắc Kinh dùng sức mạnh chính trị và kinh tế để áp lực Việt Nam không kiện tụng. Điều này rơi đúng vào suy nghĩ của quần chúng là Đảng CSVN yếu ớt không dám đối đầu với Trung Quốc, một hình ảnh mà chính quyền mới muốn gạt bỏ. Giả thuyết thứ nhì là Việt Nam muốn giữ nguyên hiện trạng để tránh gia tăng thêm căng thẳng và chú tâm vào các giải pháp quốc tế và ôn hòa. Một giả thuyết thứ ba, và nhiều phần đúng, là Việt Nam không làm áp lực trực tiếp lên Bắc Kinh, nhưng gửi tín hiệu cảnh báo qua chiến thuật quân bằng rộng khắp bằng cách mở rộng quan hệ với các cường quốc khác. Trước chuyến đi Trung Quốc của ông Phúc, Thủ Tướng Ấn Độ Narenda Modi có đến thăm Việt Nam. Trong chuyến viếng thăm này, Ấn và Việt Nam nâng cấp quan hệ đối tác chiến lược đôi bên lên thành đối tác chiến lược toàn diện, một mức quan hệ mà trước đây Việt Nam chỉ dành cho Nga và Trung Quốc. Ấn Độ đề nghị cho Việt Nam vay 500 triệu đô la để mua vũ khí quốc phòng. Bên cạnh đó còn phải tính đến việc gia tăng hợp tác quốc phòng giữa Hà Nội với Hoa Kỳ, Nhật Bản, và Nga. JPEG - 64.3 kb Thủ Tướng Ấn Độ Narenda Modi đến thăm Việt Nam vào đầu Tháng 9/2016. Ảnh: Reuters Dầu với lý do gì đi nữa, chính quyền phải có hành động nhanh chóng nếu muốn rũ bỏ hình ảnh yếu hèn. Thói quen biểu tình tại Việt Nam đang gia tăng, khi mà tham nhũng, vấn nạn môi trường, vấn đề nhân quyền, và thái độ hung hăng của Trung Quốc đặt chính quyền và người dân ở thế bất hòa. Một chỉ dấu lo ngại cho Đảng CSVN là biểu tình chống Trung Quốc thường biến thành biểu tình chống chế độ vì người dân không có nhiều ngõ để bày tỏ sự bất bình. Các cuộc biểu tình chống thảm họa môi trường tại miền Trung vào đầu năm 2016 có phảng phất âm điệu chống Trung Quốc, mặc dầu công ty thép Đài Loan là người có lỗi. Lùi lại năm 2009, vụ một công ty Trung Quốc trúng thầu khai thác bô-xít tại cao nguyên Trung phần dẫn đến nhiều tranh luận chính trị gắt gao về môi trường và an ninh quốc gia. Chính quyền bị tố cáo là đã đi ngược lại lợi ích quốc gia và bán nước cho Trung Quốc. Dư luận quần chúng, trí thức đã lên án chính quyền nặng nề. Các cuộc biểu tình và kiến nghị cho thấy là có giới hạn đối với Đảng CSVN, không phải họ muốn làm gì thì làm. Điều này làm nổi bật sự cân bằng tế nhị mà Đảng CSVN đối diện. Ở một mặt, họ phải cẩn trọng với người láng giềng phương Bắc vì mối tương quan bất cân xứng và trên thực tế Trung Quốc là mối đe dọa lớn nhất với chủ quyền và sự toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam. Ở một mặt khác, với tầm quan trọng của hợp tác kinh tế và sự hậu thuẫn chính trị lịch sử lâu dài, Việt Nam không muốn mối quan hệ căng thẳng thêm. Tuy nhiên, sự bất mãn trong nước, bao bọc với chủ nghĩa dân tộc bài Trung, đặt đảng vào thế đối đầu với chính người dân và khiến người ta phải xét lại khẩu hiệu: đảng là đội tiên phong của dân tộc. Tuy nhiên, Việt Nam xem trọng việc quân sự hóa Biển Đông của Trung Quốc và có các bước táo bạo. Vào tháng Tám, Việt Nam tỏ ý định ngăn chận Trung Quốc về mặt quân sự khi họ kín đáo thiết lập hệ thống hỏa tiễn “EXTRA” mua của Do Thái trên năm căn cứ tại Trường Sa, đặt chúng trong tầm nhắm các phi đạo và căn cứ quân sự của Trung Quốc. Việt Nam cũng đã mua sáu tàu ngầm hạng-Kilo của Nga. Các bước chủ động này có được dư luận trong nước nhìn nhận hay không là một chuyện khác. Với sự phức tạp trong mối quan hệ quan trọng nhưng hay tranh chấp với Trung Quốc, liệu chúng ta sẽ thấy đối sách hai tầng trong quan hệ Việt-Trung. Nói cách khác, liệu Đảng CSVN có bị buộc thương lượng với cả quần chúng trong nước và Trung Quốc? Không nhất thiết vậy. Việt Nam vẫn còn rộng chỗ trong việc hoạch định chính sách đối ngoại. Hơn thế, đảng vẫn còn tương đối kiểm soát tình hình trong nước hiện nay. Nhưng như các sự kiện gần đây cho thấy, Việt Nam phải dè dặt cẩn thận khi đối xử với Trung Quốc. Ông Phúc có lẽ phải ý thức được tầm quan trọng của việc bày tỏ tông điệu vừa đủ trong chuyến viếng thăm. Nicholas Chapman là ứng viên Tiến sĩ tại Đại Học Quốc Tế Nhật Bản. Ông chuyên về chính sách đối ngoại, chính trị nội địa và xã hội dân sự của Việt Nam. Nicholas Chapman - The Diplomat Hoàng Thuyên lược dịch (Việt Tân)
  18. Shlomo Ben-Ami, Phạm Nguyên Trường chuyển ngữ Tác giả gởi đến cho Dân Luận Ảnh: Humanist Federation Dường như, hiện nay, gần như không có chế độ dân chủ phương Tây nào được miễn dịch với chủ nghĩa dân túy cánh hữu. Trong khi thuật hùng biện của những người dân túy dường như đã đạt tới đỉnh điểm, với những hậu quả sâu rộng - đáng chú ý nhất là cuộc bỏ phiếu ở Vương quốc Anh về việc ra khỏi Liên minh châu Âu - thực tế là khuynh hướng cho rằng người bản địa ưu việt hơn người nhập cư, mà chủ nghĩa dân túy là người đại diện đã làm điêu đứng nền chính trị dân chủ từ khá lâu rồi. Phong trào dân túy có xu hướng tập trung việc vu vạ. Cố đạo Charles Coughlin, linh mục Công giáo ở Detroit - trong những những năm 1930, đã từng cổ vũ cương lĩnh phát xít dành cho nước Mỹ - luôn luôn tìm cách đào tận gốc, trốc tận rễ thủ phạm gây ra những vấn đề của xã hội. Tương tự như thế, những người dân túy cánh hữu hiện nay cũng hăng hái đánh nhằm bật “giới quyền uy” và “tinh hoa”. Ở châu Âu, nó có nghĩa là vu vạ cho EU về tất cả những thứ không như ý. Giải quyết nguồn gốc phức tạp của những thách thức về kinh tế và xã hội hiện nay – ví dụ, Anh và Pháp bị đau khổ vì hiện tượng đặc quyền đặc lợi cha truyền con nối và hệ thống giai cấp bất di bất dịch - khó hơn gấp nhiều lần những lời chỉ trích EU, coi tổ chức này như là một người khổng lồ đầy tội lỗi. Ngoài vu vạ, ý thức hệ dân túy dựa chủ yếu vào tình cảm luyến tiếc quá khứ. Phần lớn những vụ biến động hiện nay ở châu Âu làm người ta nhớ lại thái độ phủ nhận Cách mạng Pháp của Edmund Burke vào năm 1790, ông ta coi đây là sản phẩm của một niềm tin sai lầm vào những tư tưởng coi thường sự gắn bó của nhân người đối với lịch sử và truyền thống. Đối với những người ủng hộ việc Anh ra khỏi EU, thế giới không biên giới mà EU – bằng việc cam kết với toàn cầu hóa – là người đại diện cho tư tưởng phá hủy quốc gia-dân tộc. Mà theo họ thì quốc gia-dân tộc bảo vệ quyền lợi của họ tốt hơn là EU. Trong chiến dịch trưng cầu dân ý, họ nhắc nhở người ta về quá khứ, khi công việc được bảo đảm, hàng xóm là những người quen và an ninh cũng được giữ vững. Đối với họ, cái quá khứ như thế đã bao giờ thực sự tồn tại hay không không phải là vấn đề. Gần đây nhất, khi các chế độ dân chủ châu Âu bị phong trào chính trị cấp tiến đánh bại - trong những năm 1930 – những kẻ mị dân đã dựa vào sự ủng hộ của tầng lớp trung lưu lớp dưới, những người sợ bị tước đoạt và bị những lực lượng kinh tế không thể kiểm soát được đẩy vào tình trạng nghèo đói. Trong bối cảnh cuộc khủng hoảng đồng euro đã kéo dài khá lâu, và tình trạng thắt lưng buộc bụng sau đó, hiện nay, những người dân túy đã lợi dụng những lo ngại tương tự và một lần nữa, lại chủ yếu là những người công nhân lớn tuổi và các nhóm dễ bị tổn thương khác. Tất nhiên, không chỉ châu Âu bị cuốn vào chủ nghĩa dân túy. Hoa Kỳ, nơi mà Donald Trump được đảng Cộng hòa đề cử làm ứng viên, cũng đang gặp nguy hiểm nghiêm trọng. Trump đưa vẽ đời sống ở Mỹ hiện nay thành một bức tranh xám xịt, và vu vạ cho toàn cầu hóa (đặc biệt là người nhập cư) và những nhà lãnh đạo “quyền uy”, những người đã thúc đẩy tòan cầu hóa nhằm chống lại những người công nhân bình thường ở Mỹ. Khẩu hiệu của ông ta: “Một lần nữa, hãy làm cho Mỹ trở thành vĩ đại”, là màn trình diễn cao nhất của tình cảm dân túy, luyến tiếc quá khứ sai lầm. Hơn nữa, hệt như những người Anh muốn nước này rút khỏi châu Âu, Trump muốn rút Mỹ khỏi các hiệp ước quốc tế mà nó là thành viên, nếu không phải là trụ cột. Ông đã đề nghị rời bỏ NATO và tuyên bố rằng các nước đồng minh của Mỹ phải trả tiền, nếu muốn được Mỹ bảo vệ. Ông ta còn tung ra một loạt bài đả kích tự do thương mại và thậm chí là đả kích cả Liên Hiệp Quốc nữa. Như ở bất kì nơi nào khác, chủ nghĩa bảo hộ của Trump và tính tự đại dân tộc là do sự lo lắng của những người bị những lực đen tối, phi cá nhân của “thị trường” đánh trúng. Chuyển hướng về phía chủ nghĩa dân túy là cuộc nổi dậy nhằm chống lại dòng chính thống về mặt trí tuệ, mà hiện thân là giới tinh hoa chuyên nghiệp, theo tư tưởng quốc tế. Trong chiến dịch trưng cầu dân ý ở Anh về việc ra khỏi EU, từ “chuyên gia” đã trở thành lời lăng mạ. Nói thế không có nghĩa là thách thức giới quyền uy là hoàn toàn vô giá trị. Giới quyền uy không phải bao giờ cũng giữ mối dây liên hệ với nhân dân. Chủ nghĩa dân túy đôi khi có thể trở thành kênh hợp pháp để cho những cử tri bị thiệt thòi thể hiện cho người ta thấy những thất vọng của mình, và kêu gọi thay đổi đường lối. Và ở châu Âu, có rất nhiều lời oán trách chính đáng: thắt lưng buộc bụng, quá nhiều thanh niên thất nghiệp, thiếu dân chủ trong lòng EU, và bộ máy quan liêu quá tải ở Brussels. Nhưng, không những không tập trung vào các giải pháp thực tế, những người dân túy hiện nay lại thường hướng vào những bản năng thấp hèn nhất của người dân. Trong nhiều trường hợp, họ nhấn mạnh vào cảm xúc chứ không phải là sự kiện, khuấy động sợ hãi và lòng hận thù và dựa vào quan niệm cho rằng người bản xứ thì tài giỏi hơn người nhập cư. Và, trên thực tế, họ ít quan tâm đến việc giải quyết những bất bình về kinh tế, mà chỉ sử dụng những sự bất bình để lôi kéo người dân ủng hộ chương trình nghị sự sẽ kéo lùi sự cởi mở cả về xã hội lẫn văn hóa. Thể hiện rõ nhất là trong các cuộc tranh luận về nhập cư. Ở Mỹ, đề xuất của Trump về việc ngăn chặn, không để người Hồi giáo vào nước Mỹ và xây dựng bức tường để ngăn, không cho người ta vượt qua biên giới từ Mexico đã giành được ủng hộ. Tương tự như thế, ở châu Âu, các nhà lãnh đạo dân túy đã lợi dụng dòng người tị nạn chạy trốn khỏi những cuộc xung đột ở Trung Đông để thuyết phục nhân dân rằng các chính sách mà EU áp đặt đe dọa không chỉ sự an toàn của người châu Âu mà còn đe dọa cả nền văn hóa của họ. Sự kiện là, gần như tất cả các vùng ở Anh bỏ phiếu ủng hộ việc ra khỏi EU đều nhận được những khoản trợ cấp khổng lồ từ EU, ủng hộ cho cách giải thích như thế. Tình hình ở Đức cũng như thế. Mặc dù, việc cả triệu người nhập cư, chủ yếu là người Hồi giáo, vào năm ngoái đã không ảnh hưởng đến nền kinh tế - ở đây 100% người lao động vẫn có việc làm - nhiều người đang bác bỏ tầm nhìn của của thủ tướng Angela Merkel về một nước Đức mới, đa văn hóa. Nói đơn giản là, đối với nhiều người châu Âu, người nhập cư không phải là mối đe dọa lới đối với sinh kế của họ mà là thách thức đối với bản sắc dân tộc và bộ lạc của họ. Các nhà lãnh đạo phong trào dân túy, như Nigel Farage của đảng Độc lập ở Anh đã không lưỡng lự trong việc tận dụng sự lo lắng như thế về văn hóa, nó làm cho cử tri Anh cuối cùng sẽ bỏ phiếu chống lại chính quyền lợi của họ. Sự bất bình mà những người dân túy như Farage và Trump lợi dụng là có thật. Muốn duy trì các nguyên tắc về cởi mở và dân chủ, vốn là nền tảng của tiến bộ về xã hội và kinh tế, thì phải hiểu và phải giải quyết những bất bình đó. Nếu không, những người dân túy sẽ tiếp tục được dân chúng ủng hộ, với những hậu quả nghiêm trọng tiềm tàng, như vụ bỏ phiếu về việc Anh ra khỏi EU đã cho thấy. May mắn là, đã có những tiền lệ về việc giải thoát, không để những người dân túy thôn tính. Trong những năm 1930, khi châu Âu lọt vào tay hoặc là các bạo chúa hoặc là các nhà lãnh đạo dân chủ tầm thường, thì những đệ tử của Coughlin ở Mỹ và những người khác đã bị chính sách Kinh tế Mới của Tổng thống Franklin Roosevelt làm lu mờ. Và, một chính sách kinh tế mới – tìm cách sửa chữa sự thiếu dân chủ ở EU và đặt dấu chấm hết cho chính sách thắt lưng buộc bụng tự làm hại mình - chính là biện pháp cứu châu Âu trong giai đoạn hiện nay. Shlomo Ben-Ami, là cựu bộ trưởng ngoại giao Israeli và hiện là phó chủ tịch trung tâm hòa bình Toledo. Ông là tác giả cuốn Scars of War, Wounds of Peace: The Israeli-Arab Tragedy Nguồn: Project-Syndicate (Dân Luận)
  19. Nguyễn Hoàng Hải (VNTB) - Có một người, cầm tinh tuổi con Ngựa đang bị vấn nạn vòng kim cô của "Bộ bò Ngựa" với lệnh truy nã mang tầm quốc tế, xem ra câu chuyện bắt đầu gay cấn. Dường như, lệnh truy nã đã quá trễ khi con Ngựa đã "quất ngựa truy phong" tận phương trời xa, có thể là thành Troy. Trên bước đường phi nước đại tẩu thoát bụi bay mù trời nên Ngựa phải dừng lại để điều đình với Gió về những thâm cung bí sử của đảng mình. Từ đây, Ngựa quyết định chơi cú hồi mã thương thật ấn tượng về với đảng trưởng của mình qua sự trợ giúp đầy nhiệt tình của Gió, một tay giang hồ nghĩa hiệp giờ đây lại trở thành người đưa tin chuyên nghiệp có tầm cỡ. Con Ngựa, được cho là "đảng viên cấp 3" đang đối đầu lại với "đảng viên cấp 1" là đảng trưởng của mình. Có người cho rằng đây là sự đối đầu khập khiễng, nhưng biết đâu con Ngựa đang có âm mưu tự cho mình là con "Ngựa thành Troy" để một ngày không xa nào đó sẽ chơi tiếp một ván bài lật ngữa, bày ra trước bàn dân thiên hạ một thâm cung bí sử có tính triêt hạ cao hơn nào đó nữa chăng? Cũng có người cho rằng con Ngựa ngày xưa và con Ngựa ngày nay có gì đó giống nhau. Nhưng có lẽ chỉ giống nhau về lệnh truy nã còn lại mọi chuyện hình như con Ngựa ngày nay cao tay ấn hơn vì có lẽ là con ngựa bất kham. Con Ngựa bất kham này ít nhiều đã từng sống trong "thâm cung bí sử" nên kinh nghiệm chiến trường chắc cũng không hề nhỏ. Hơn nữa, những đàn anh đi trước người thì vướng vòng tù tội người thì chết bất đắc kỳ tử, lẽ nào con Ngựa bất kham này không tính cho mình một nước cờ chu đáo và độc đáo hơn. Nói về đảng trưởng, khi nhận cú hồi mã thương chắc có lẽ cũng lồng lộn, cay cú, ít nhiều cũng sầu não rồi tự hỏi con Ngựa bất kham kia giờ này nó đang ở đâu và nó dự tính sẽ làm gì tiếp theo đây? Dù vậy, vẫn còn đủ tỉnh táo để khai trừ con ngựa bất kham ra khỏi hàng ngũ của mình. Chợt cười khẩy, lấy cú hồi mã thương của đối phương để trả về đơn vị chính chủ quản lý con ngựa bất kham với chỉ thị tự xử lý con Ngựa của đơn vị mình đi. Trách nhiệm lại được giao về chính chủ, nhưng trước đó chính chủ cũng không làm được gì và cũng không giám nói gì thì nay lại nhận được cú hồi mã thương từ trên giao xuống. Chắc hiện giờ chính chủ cũng tức tưởi lắm nhưng không biết phải làm sao hơn. Quả thật, câu chuyện không kém phần gay cấn và hấp dẫn khi chỉ với vài cú hồi mã thương mà giờ đây "Bộ bò Ngựa" đã phát lệnh truy nã con Ngựa bất kham của mình trên toàn lãnh thổ và quốc tế. Việc của cộng đồng khán giả là ngồi xem các con Ngựa truy tìm và đánh nhau thế nào để tiếp tục hướng về Thành Troy xem thử con Ngựa bất kham sẽ hành động những chiêu thức gì tiếp theo. (ijavn.org)
  20. Đăng bởi Hai Hoang Van on Chủ Nhật, ngày 18 tháng 9 năm 2016 | 18.9.16 Có dư luận cho rằng Tổng bí thư Trọng chẳng “nắm” được đảng ủy Bộ Công An, và cũng chẳng chỉ đạo được Bộ Công an phải “kiên quyết”. Mà nếu vậy, uy lực của một tổng bí thư quả là quá yếu! Vì thế Tổng bí thư Trọng đang muốn truy xét xem những quan chức nào của Bộ Công An đã, vô tình hoặc hữu ý, để vuột Trịnh Xuân Thanh. . Cùng lúc thực hiện lệnh khởi tố và bắt giữ ông Vũ Đức Thuận – cấp phó của Trịnh Xuân Thanh, Bộ Công An đã phát lệnh truy nã quốc tế đối với Trịnh Xuân Thanh và thông báo rộng rãi. Động thái này cho thấy sau một thời gian lúng túng, phía đảng của tổng bí thư Trọng đã quyết định lấy lại thế chủ động, mà không để bị mất mặt do cú scandal chính trị gây ra bởi Trịnh Xuân Thanh. Cuối cùng, Bộ Công an đã bắt đầu “vào cuộc” và có động tác có vẻ kiên quyết hơn, đối với người đang nhiều khả năng đã trốn ra nước ngoài là Trịnh Xuân Thanh. Nhưng chỉ mới là bắt đầu, bởi trước đó các quan chức công an phụ trách xuất nhập cảnh còn cho báo chí biết là “ông Trịnh Xuân Thanh không nằm trong diện bị cấm xuất cảnh”, và dường như công an cửa khẩu đã không làm gì cả. Có thể hình dung trạng thái của Tổng bí thư Trọng là giận dữ đến thế nào. Sau hơn một tháng, từ lúc có chỉ đạo của ông này, hồ sơ vụ PVC liên quan đến Trịnh Xuân Thanh vẫn chưa được Bộ Công an hoàn tất, trong lúc Bộ Nội Vụ vẫn lần khân việc báo cáo vụ bổ nhiệm Trịnh Xuân Thanh, còn bản thân Trịnh Xuân Thanh thì biến mất không tăm hơi. Thậm chí đã xuất hiện dư luận cho rằng Tổng bí thư Trọng chẳng “nắm” được đảng ủy Bộ Công An, và cũng chẳng chỉ đạo được Bộ Công an phải “kiên quyết”. Mà nếu vậy, uy lực của một tổng bí thư quả là quá yếu! Rất có thể, Tổng bí thư Trọng đang muốn truy xét xem những quan chức nào của Bộ Công An đã, vô tình hoặc hữu ý, để vuột Trịnh Xuân Thanh. Còn giờ đây, khi Bộ Công An đã quyết định truy nã quốc tế đối với Trịnh Xuân Thanh, liệu một kết quả mĩ mãn có dành cho ông Trọng? Trong thực tế, có nhiều thông tin cho là ông Thanh đã có mặt tận Cộng Hòa Liên Bang Đức - một quốc gia chưa có hiệp định dẫn độ tội phạm với Việt Nam. Do đó dù chính phủ Đức không cho phép ông Thanh tị nạn chính trị, ông Trịnh Xuân Thanh vẫn có thể đường hoàng mua vé máy bay để đến một nước khác, hoặc vẫn ở lại nơi đây như một khách du lịch. Cũng có một luồng ý kiến khác cho rằng sau khi Bộ Công An VN thông báo cho Interpol về trường hợp Trịnh Xuân Thanh, Interpol sẽ tiến hành điều tra và xem xét. Nếu họ nhận thấy vụ việc có yếu tố chính trị thì họ sẽ từ chối ra một quyết định truy nã như vậy. Mà Trịnh Xuân Thanh lại là người rất nhanh nhạy, khi nhanh chóng tẩu thoát ra nước ngoài, và bắt đầu những bước đi đầy mầu sắc chính trị. Thanh không im lặng mà tạo ra một quả bom chính trị để gây tiếng vang mà cứu mình. Do vậy, Bộ Công an VN sẽ khó lòng thuyết phục được Ban Tổng thư ký Interpol ra một lệnh truy nã quốc tế đối với Trịnh Xuân Thanh, khi quả bom chính trị do Thanh tạo ra đã phát nổ. Cũng bởi thế, Trịnh Xuân Thanh đang có nhiều cơ may thoát được vụ này, cũng tại cái hệ thống chính trị độc tài đã tạo cơ hội cho những kẻ chốn chạy như Thanh, dùng chính trị như là một phương tiện hữu hiệu cho hành trình đào tẩu. Vào năm 2012, Dương Chí Dũng của Vinalines đã tẩu thoát sang Campuchia. Nghe nói chính quyền phải dùng đến lực lượng tình báo của Tổng cục 2 – Bộ Quốc phòng sang tận Campuchia mới bắt được Dương Chí Dũng – vào thời Hunsen của Campuchia còn chưa mạnh miệng tuyên bố “Campuchia không phải là con rối của Việt Nam”. Nhưng nếu Trịnh Xuân Thanh đã trốn sang châu Âu, mà châu Âu lại không phải là Campuchia, liệu những lực lượng đặc nhiệm của Việt Nam sẽ làm được gì, hay vụ “truy nã quốc tế Trịnh Xuân Thanh” sẽ chìm xuồng sau một thời gian đủ dài? Lê Dung (SBTN)
  21. Đăng bởi Xuan on Thứ Bảy, ngày 17 tháng 9 năm 2016 | 17.9.16 Đó là 01 căn biệt thự sang trọng tại Khu đô thị Bình Minh, Tp Thanh Hóa (diện tích 350m2); 01 biệt thự cao cấp tại Khu du lịch FLC Sầm Sơn (250m2); 01 căn nhà 150m2 phố Triệu Quốc Đạt; 01 quần thể sân Tenis cho thuê tại khu vực hồ Đồng Chiệc, TP Thanh Hóa; 01 căn biệt thự tại quận Thanh Xuân, Hà Nội; 3 xe ô tô dòng cao cấp (trong đó có 2 siêu xe Cadilac và Mercedes)… Chân dung Hot girl Trần Quỳnh Anh – vợ bé của Bí thư tỉnh Thanh Hóa Trịnh Văn Chiến với cuộc sống xa hoa. Đây chỉ mới là khối tài sản bề nổi của Trưởng phòng nhà và Bất động sản Sở Xây dựng Thanh Hóa - Trần Quỳnh Anh. Cô hiện là “bồ nhí” hay nói chính xác hơn là “vợ bé” của đương kiêm Bí thư tỉnh ủy Thanh Hóa, Trịnh Văn Chiến. Sinh ngày 15/10/1986, Trần Quỳnh Anh hiện là Trưởng phòng nhà và Bất động sản - một Hot girl của Sở Xây dựng tỉnh Thanh Hóa. Nhờ có nhan sắc và một làn da trắng trẻo, Trần Quỳnh Anh từ một tạp vụ của Liên đoàn Lao động tỉnh, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Xây dựng đã được các đấng mày râu “hám gái” nâng đỡ và nhanh chóng leo lên chức vị Trưởng phòng nhà & Bất động sản Sở xây dựng. Cô cũng đang sở hữu một khối tài sản “khủng” lên đến nhiều chục tỷ đồng từ sự cung phụng của Bí thư tỉnh ủy Trịnh Văn Chiến. Trần Quỳnh Anh luôn tâm niệm: “Mọi phụ nữ đều sẽ cảm thấy an toàn trong vòng tay người đàn ông của mình. Bất kể anh ta có là trộm là cướp là kẻ bệnh hoạn hay một tay chơi mạt hạng. Miễn là cô cảm thấy mình được yêu đủ đầy. Nếu cô ấy cảm thấy bất an chưa chắc đã có nghĩa bạn quá đào hoa hay phong lưu, nhưng chắc chắn là cô ấy cần bạn yêu cô ấy nhiều hơn nữa”. Từ một nhân viên tạp vụ Nói đến tài sản và sự thăng tiến đến chóng mặt của một cô bé năm nay vừa tròn 30 tuổi Trần Quỳnh Anh thì bất kỳ ai cũng phải “kinh ngạc”. Khi nhắc đến tiểu sử của Quỳnh Anh, người dân Thanh Hoá đọc vanh vách: tốt nghiệp Cao đẳng công nghệ thông tin Vinh (tỉnh Nghệ An), Trần Quỳnh Anh được nhận vào làm hợp đồng chân tạp vụ của Liên đoàn Lao động tỉnh Thanh Hóa vào năm 2008. Tại đây Quỳnh Anh có một mối tình khá đẹp với con trai của đương kiêm Trưởng ban Tổ chức tỉnh ủy Cầm Bá Tiến và dự định sẽ đi đến hôn nhân. Tuy nhiên không may cho Quỳnh Anh là ông Tiến đã lên cơn đau tim và qua đời đột ngột nên cô đã rũ bỏ tình yêu một cách không thương tiếc. Bến đỗ tiếp theo của Trần Quỳnh Anh là nhân viên tạp vụ của Sở Tài nguyên và Môi trường, sau đó là nhân viên tạp vụ của Sở Xây dựng tỉnh Thanh Hóa. Và cuộc đời của cô tạp vụ Trần Quỳnh Anh đã sang một trang mới khi lọt vào mắt xanh của Giám đốc Sở Xây dựng, Ngô Văn Tuấn – còn có biệt hiệu là “Tuấn phăn” - (hiện là Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa – một quan chức nổi tiếng là man rợ và tàn bạo). Để thăng tiến sự nghiệp, Tuấn đã từng chấp nhận đánh đổi bằng tình phu thê, “dâng hiến” cả cô vợ xinh đẹp cho Bí thư tỉnh ủy Nguyễn Văn Lợi – nhân vật thao túng chính trị - kinh tế của xứ Thanh từ khi còn đương chức cũng như khi nghĩ hưu từ hàng chục năm nay). Công cụ tình dục Trở thành tình nhân của ông Giám đốc Ngô Văn Tuấn, Trần Quỳnh Anh ngay lập tức được tuyển vào công chức của Sở Xây dựng mà không cần có bằng đại học. Và cũng từ thời điểm này, cô không chỉ là tình nhân mà còn trở thành công cụ “tình dục” để Ngô Văn Tuấn thăng tiến trên con đường quan lộ. Điều này được minh chứng cụ thể nhất vào năm 2010. Sự kiện ngày 6/12/2010, ông Trịnh Văn Chiến, Phó Chủ tịch Thường trực được HĐND bầu giữ chức Phó bí thư kiêm Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa. Là một kẻ hám tiền, hám danh lợi, hám gái nên Trần Quỳnh Anh nhanh chóng trở thành người tình, bồ nhí của Trịnh Văn Chiến từ năm 2010 đến nay chỉ sau vài lần được Ngô Văn Tuấn cố tình sắp xếp “cài bẫy” để hầu rượu ngài Chủ tịch. Những lần phê rượu, Quỳnh Anh đã lên giường với Chiến và đã bị Ngô Văn Tuấn âm thầm cho quay video để dùng làm “bùa’ hộ mệnh trên con đường quan lộ của mình. Năm 2015, mọi chuyện suýt bị “phơi bày” khi HĐND tỉnh Thanh Hóa họp bất thường để bầu chức danh Phó Chủ tịch UBND tỉnh. Chỉ vì ông Trịnh Văn Chiến (lúc này đã là Bí thư tỉnh ủy thay ông Mai Văn Ninh) cứ nấn ná, kéo dài thời gian họp HĐND, trong khi Ngô Văn Tuấn thì sốt ruột, sốt gan muốn lên chức nên đã nổi sùng, lu loa là sẽ cho mọi chuyện bại lộ nếu …hắn không trúng PCT tỉnh. Chỉ mới vài câu hù dọa mà ông Bí thư đã vãi cả linh hồn và ngay lập tức vài ngày sau đã tổ chức phiên họp bất thường lần thứ 14, HĐN tỉnh khoá 16 (ngày 10/11/2015), bầu Ngô văn Tuấn vào chức danh Phó Chủ tịch tỉnh Thanh Hóa thay cho ông Nguyễn Ngọc Hồi về hưu. Từ một giám đốc doanh nghiệp xây dựng, Ngô Văn Tuấn đã patse cả vợ của mình để “dâng” cho ông Nguyễn Văn Lợi, Bí thư tỉnh ủy Thanh Hóa (giai đoạn 2007-2010) để leo lên Giám đốc Sở Xây dựng. Cũng với chiêu bài hối lộ “tình dục”, Ngô Văn Tuấn đã dùng Trần Quỳnh Anh để “trói buộc” Trịnh Văn Chiến leo lên được chức vụ Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa. Hiện nay, Ngô Văn Tuấn đi đâu cũng hùng hồn tuyên bố là bác Bí thư đang tìm mọi cách đẩy đ/c Xứng Chủ tịch UBND tỉnh ra trung ương để mình ngồi vào thay thế. Cung phụng bồ nhí hết mực! Mặc dù biết mình đã bị Ngô Văn Tuấn gãi bẫy, tuy nhiên Trịnh Văn Chiến lại là kẻ say tình “chung thủy với vợ con, sắc son với bồ bịch”. Ông Bí thư không thể bỏ vợ và càng không thể bỏ được cô vợ bé hotgirl Trần Quỳnh Anh. Và kết quả là món quà “tình dục” mà Ngô Văn Tuấn hối lộ từ năm 2010 đã có với ông Chiến 1 cháu trai khá kháu khỉnh, năm nay đã hơn 4 tuổi (xin giấu tên cháu bé) và giống bố Chiến như hai giọt nước (xem ảnh). Hiện nay, Quỳnh Anh đang mang bầu cháu thứ hai với ông Bí thư Trịnh Văn Chiến và sẽ hạ sinh vào đầu năm 2017. Cháu bé giống ông Chiến như 2 giọt nước Không chỉ cung phụng mua siêu xe, biệt thự… Ông Bí thư còn ra tay nâng đỡ người tình “thăng quan, tiến chức” một cách lố bịch. Trần Quỳnh Anh từ vị trí của một cô tạp vụ được đưa lên Trưởng phòng nhà và Bất động sản của Sở Xây dựng, được ưu ái học xong thạc sĩ, Tỉnh ủy cử đi học lớp Cao cấp lí luận chính trị để “làm hạt giống đỏ”, cán bộ nguồn và quy hoạch vào vị trí Phó giám đốc Sở Xây dựng nay mai. Dự kiến, Quỳnh Anh sẽ được nhậm chức Phó giám đốc Sở Xây dựng trước khi hạ sinh cháu thứ hai với ngài bí thư Trịnh Văn Chiến cuối năm nay. Nói thêm về đám lâu la, “lợi ích nhóm” Ngô Văn Tuấn. Nhờ vào “bùa hộ mệnh” Trần Quỳnh Anh mà Ngô Văn Tuấn cùng Đào Vũ Việt giám đốc Sở Xây dựng thời gian vừa qua đã ngang nhiên coi thường Luật lệ, cậy có Bí thư Trịnh Văn Chiến nâng đỡ “bảo kê” nên lộng hành tham ô, tham nhũng, tàn sát, trả đũa doanh nghiệp một cách không thương tiếc, khiến cho môi trường đầu tư, kinh doanh của tỉnh Thanh Hóa trở nên “xấu xí” chưa từng thấy. Cũng theo điều tra, Trần Quỳnh Anh và ông Trịnh Văn Chiến còn tinh vi tạo ra cho mình một vỏ bọc rất hoàn hảo về cuộc tình vụng trộm, đó là dựng lên một cuộc hôn nhân giữa Quỳnh Anh và người đàn ông khác có một hôn nhân đúng pháp luật. Tuy nhiên, người dân sống quanh khu vực căn biệt thự mà Quỳnh Anh và con đang ở tại Khu đô thị Bình Minh, TP Thanh Hoá và thậm chí họ hàng, bạn bè của cô ta cũng chưa một lần được gặp mặt ông chồng trong hôn thú. Hóa ra, để hợp thức hóa chuyện tình cảm với ông Chiến, Trần Quỳnh Anh đã kết hôn “giả” với một người đàn ông người Việt, sinh sống và làm ăn ở nước ngoài và còn tặng cho anh này món tài sản trị giá 6 tỷ đồng để đánh đổi sự im lặng. Đây là một chiêu bài rất “cao thủ” của ông Bí thư Trịnh Văn Chiến và cô vợ bé Trần Quỳnh Anh. Nhưng sự thật con trai của Quỳnh Anh giống ông Trịnh Văn Chiến y đúc thì không thể che dấu được sự đàm tiếu và con mắt thiên hạ! Dưới đây là chùm ảnh về tài sản “khủng” của Trần Quỳnh Anh được ghi lại tháng đầu tháng 9/2016 Căn biệt thự tráng lệ, diện tích 350m2 trong Khu đô thị Bình Minh, TP Thanh Hóa hiện Trần Quỳnh Anh và con trai đang ở Căn biệt thự cao cấp số 94, FLC Sầm Sơn đang được hoàn thiện, diện tích 250m2. Và Khu thể thao, gồm quần thể nhiều sân quần vợt cho thuê tại hồ Đồng Chiệc, TP Thanh Hóa của Trần Quỳnh Anh Siêu xe giấu biển số - Quỳnh Anh hoàn thành Cao cấp lí luận Chính trị Chân dung Ngô Văn Tuấn, PCT UBND tỉnh Thanh Hoá (TTHNO sẽ tiếp tục cập nhật phần II ) Trịnh Văn Duy Tác giả gửi TTHNO
  22. Related Articles California: $2 tỉ/năm ngân sách sức khỏe tâm thần đi về đâu? 0 11.Sep Bắt giữ hai người gốc Việt buôn bán cần sa Bệnh viêm gan A bùng phát ở 6 tiểu bang có liên quan đến trái strawberries Cali Today News – Nếu những ai theo dõi vụ đấu đá giữa ông Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và cựu phó Chủ tịch tỉnh Hậu Giang sẽ có cảm giác như đang bị cuốn vào một bộ phim nhiều tập. Và cứ mỗi ngày trôi qua, bộ phim ấy lại có thêm nhiều tình tiết hấp dẫn mới. Trong một diễn biến mới nhất của vụ án, ông Trịnh Xuân Thanh lại gửi một lá thư qua email cho tất cả các thành viên của Bộ Chính Trị và Ban Bí thư đảng CSVN. Lá thư này không gửi cho ông Nguyễn Phú Trọng, vì theo như ông Thanh nói, tuy về độ tuổi, ông Trọng ở vào tầm cha chú nhưng tư cách “không xứng đáng để được gọi là cha chú”. Lá thư này lại một lần nữa được blogger Người Buôn Gió cho đăng trên Facebook Bùi Thanh Hiếu. Ông Hiếu bảo đảm rằng đó là lá thư của ông Trịnh Xuân Thanh. Cùng với đó, ông Thanh cũng không gọi những người trong Bộ Chính trị và Ban Bí thư là “đồng chí” như theo cách xưa nay những người Cộng sản gọi nhau, vì ông đã tự thoái đảng CSVN trước đó. Ông Trịnh Xuân Thanh lúc còn là phó Chủ tịch tỉnh Hậu Giang. Ảnh: Tuổi Trẻ Trong lá thư, với bao nhiêu uất hận của một người bị đem ra như là vật tế thần, ông Thanh đã đưa ra vài đề nghị mà ông cho rằng, với quyền lực của mình có được từ sau Ðại hội đảng CSVN lần thứ 12, ông đã “dựng lên câu chuyện và tự kết luận kỷ luật tôi vô căn cứ, không có trách nhiệm, áp đặt và không tôn trọng pháp luật và những quy định hiện hành”. Cũng như trong lá thư gửi Bộ Chính trị, Ban Bí thư và Ủy ban Kiểm tra Trung ương trước đây, ông lập lại 3 vấn đề chính mà Nguyễn Phú Trọng muốn trù dập ông, dùng đó để kết tội. Ðó là: – Việc ông Trịnh Xuân Thanh đi chiếc xe Lexus, có tài xế riêng. Tuy là xe cá nhân nhưng lại dùng biển số xanh. – Việc kinh doanh thua lỗ vào thời ông còn làm ở Tổng Công ty Cổ phần Xây lắp dầu khí (PVC) – Việc ông Trọng dùng quyền lực để chỉ thị bắt buộc Ủy ban Kiểm tra Trung ương phải kỷ luật ông Trịnh Xuân Thanh. Về việc dùng xe cá nhân, ông Thanh cho biết là để tiết kiệm ngân sách tỉnh Hậu Giang. Thay vì phải được khuyến khích, khen ngợi thì ông Nguyễn Phú Trọng và Ủy ban Kiểm tra Trung ương lại biến nó thành sai phạm. Ông Trịnh Xuân Thanh đưa ra một tình tiết, là ở Việt Nam không hề có chuyện một phó Chủ tịch tỉnh lại lái xe đi làm. Hầu hết họ đều có tài xế riêng. Qua đó, ông Thanh cho rằng Ủy ban Kiểm tra Trung ương “yếu kém về trình độ, thô thiển về lý luận”. Chẳng những vậy, ông Thanh còn nói, với kiểu lý luận ấy thể hiện trình độ học vấn của ông Nguyễn Phú Trọng “không hết cấp một”. Còn về vấn đề thua lỗ lại PVC, ông đã giải trình trong những văn bản trước đây gửi cho Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Bộ Công an và Ủy ban Kiểm tra Trung ương ông Thanh đã cho biết việc thua lỗ hoàn toàn là do kinh doanh thuần túy. Tất cả những chuyện thua lỗ đó đều là do quyết định của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN). Các dự án trước khi đưa về cho PVC đã không bảo tồn được vốn và có những khoản đầu tư bất động sản….tất cả đều đang thua lỗ. Tất cả những khoản thua lỗ này đều đã được các cơ quan có trách nhiệm, như: Kiểm toán nhà nước, Thanh tra Chính phủ, các công ty kiểm toán độc lập…Ông Thanh khẳng định việc thua lỗ không phải do ông gây ra. Tuy thế, Ủy ban Kiểm tra Trung ương và ông Nguyễn Phú Trọng vẫn vịn vào đó để kết luận, áp đặp để vu vạ nhằm xử lý ông. Nguyễn Phú Trọng già nua đốt đuốc đi tìm “con gà” Trịnh Xuân Thanh giữa con bão gió. Trong khi Trịnh Xuân Thanh đang núp trên cây cao miệng ngồm ngoạm đùi gà. Biếm họa của Vũ Tuân Trong lá thư, ông Trịnh Xuân Thanh lên án ông Nguyễn Phú Trọng đã “làm sai các nguyên tắc đảng, coi thường luật pháp”. Cho báo chí tuyên truyền, xuyên tạc làm cho dư luận và người dân hiểu sai về ông Thanh. “Với cách nghĩ và cách làm như vậy của người đứng đầu đảng thì nhân dân và đảng viên nào tin tưởng vào các anh chị và đảng nữa.”- lá thư viết. Ông Trịnh Xuân Thanh đề nghị: “Yêu cầu Tổng bí thư và Ủy ban Kiểm tra Trung ương tổ chức một cuộc họp và làm việc tập thể với tôi, với sự tham gia của các anh chị trong Bộ Chính trị và Ban Bí thư, của các nhà báo quốc tế và một số đại diện đoàn ngoại giao nước ngoài tại Hà Nội.” Nếu làm được những việc trên, ông Trịnh Xuân Thanh sẽ có mặt để đối chất. Còn nếu ông Nguyễn Phú Trọng và Ủy ban Kiểm tra Trung ương không làm được những điều đó nhưng lại vẫn muốn kỷ luật, ông Thanh sẽ “cân nhắc” việc kiện ông Nguyễn Phú Trọng và Ủy ban Kiểm tra Trung ương ra tòa án quốc tế như cách mà Phi Luật Tân đã làm đối với Trung Cộng tại Tòa Trọng tài La Haye (Hà Lan). Qua lá thư, một lần nữa ông Thanh khẳng định mình đã đào tỵ ra hải ngoại. Một nơi mà “không cho phép ai và tổ chức nào làm việc trái với pháp luật”. Cùng với đó, ông Thanh còn đề nghị cơ quan điều tra không được hỏi cha mẹ và hai đứa con nhỏ của ông về nơi ông ở. Ðiều này cho thấy, để điều tra ông Trịnh Xuân Thanh ở đâu, cơ quan điều tra đang áp lực rất lớn đến ông Trịnh Xuân Giới- cựu phó Trưởng ban dân vận Trung ương, cha đẻ của ông Thanh cùng với hai người con nhỏ của ông. Ông Trịnh Xuân Giới, cựu phó Trưởng Ban dân vận Trung ương. Người từng nâng đỡ để cho ông Nguyễn Phú Trọng lên nấc thang quyền lực như ngày hôm nay. Ảnh: Tayho.gov.vn Theo một nguồn tin mà chúng tôi có được, vợ ông Trịnh Xuân Thanh cùng với hai người con nuôi đã đoàn tụ với ông tại hải ngoại. Hai người con ruột đang ở lại với ông bà nội. Qua lá thư, độc giả có thể thấy được sự căm phẫn của ông Trịnh Xuân Thanh đối với ông Nguyễn Phú Trọng. Sự căm phẫn đó thể hiện qua việc ông muốn chiến đấu đến cùng để phơi bày ra bộ mặt xấu xa, giả nhân giả nghĩa của ông Tổng Bí thư đảng CSVN. Ông Thanh cũng thừa biết mình chỉ là con vật tế, mà chủ đích là người ở đàng sau. Người đó không ai khác chính là Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Sài Gòn Ðinh La Thăng. Và xa hơn nữa là ông cựu Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Ông Trọng đang cố dùng sức mạnh của mình đánh bật tất cả những thế lực chính trị có khuynh hướng thân Hoa Kỳ. Chỉ để dành những người nghiêng về Trung Cộng. Ðến lúc đó, ông có thể thoải mái khuynh loát cả chính trường Việt Nam. Song, ông Trọng đã chọn lầm người. Trong tư thế chẳng còn gì để mất và bị dồn vào chân tường, Trịnh Xuân Thanh đã quay ngược lại phản đòn. Và như chúng ta đã thấy, ông Nguyễn Phú Trọng đang phải đau đớn khi từ một tội đồ, Trịnh Xuân Thanh lại hiên ngang trở thành anh hùng. Trong tất cả những quốc gia độc tài toàn trị, màn chống tham nhũng “đả hổ diệt ruồi” chỉ là bình phong, mà ở phía sau đó là nhằm tranh quyền đoạt lợi, thu những mối lợi về một mối rồi từ đó ban phán cho phe nhóm. Cách làm của ông Nguyễn Phú Trọng cũng. Song, nguy hiểm hơn là ông Nguyễn Phú Trọng lại đang muốn biến nước Việt Nam quy thuận Trung Cộng, cùng với Trung Cộng đi đến cái gọi là “đại cục”. Người Quan Sát
  23. Posted by adminbasam on 17/09/2016 FB Phạm Lê Vương Các 17-9-2016 Công an phát lệnh truy nã quốc tế với ông Trịnh Xuân Thanh. Nguồn: internet Vào khuya đêm qua 16/9, Bộ Công an đã ra quyết định truy nã đối với Trịnh Xuân Thanh. Nhiều tờ báo cho biết lệnh truy nã không chỉ được thực hiện trên toàn quốc mà còn “truy nã quốc tế”. Nói đến “truy nã quốc tế” nghe có vẻ nghê gớm, nhưng thật ra chả có quái gì nguy hiểm cho trường hợp của Thanh, vì Việt Nam làm gì có thẩm quyền phát lệnh truy nã quốc tế. Nó chẳng qua chỉ là một cái thông báo được chuyển tới một số quốc gia mà VN có ký kết tương trợ tư pháp, với nội dung đại loại như chúng tôi đang truy nã thằng Thanh, nó có ở trên đất nước của các bạn thì bắt giữ giùm chúng tôi. Việc ký kết tương trợ tư pháp của VN với các quốc gia khác về việc dẫn độ chỉ đếm trên đầu ngón tay. Chẳng ăn nhằm gì vì hầu hết các quốc gia văn minh không có ký kết tương trợ tư pháp về việc dẫn độ với VN. Trong trường hợp của Thanh, thẩm quyền truy nã quốc tế sẽ thuộc về Tổ chức Cảnh sát Hình sự Quốc tế (Interpol). Nếu Interpol phát lệnh truy nã Thanh thì lúc này nó gần như có giá trị pháp lý toàn cầu vì tổ chức này có đến 190 quốc gia thành viên, nhưng nó cũng đòi hỏi một thủ tục nhiêu khê. Giả sử trong thời gian tới, Interpol ra quyết định truy nã Thanh thì cũng chưa đủ để bắt giữ Thanh dẫn giải về lại VN . Bởi lẽ Interpol không tham gia vào việc truy tìm và bắt giữ đối tượng, mà họ cũng chỉ phát đi thông báo là thành viên VN đang truy nã ông Thanh, các quốc gia thành viên nếu phát hiện ông Thanh đang ở trên quốc gia thì họ có nghĩa vụ bắt giữ ông Thanh giùm VN. Chỉ thế thôi! Và ngay cả khi Thanh bị cảnh sát nước sở tại túm theo quyết định truy nã của Interpol hoặc yêu cầu từ chính quyền VN , không có nghĩa là Thanh bị dẫn giải về lại VN liền, mà cảnh sát sở tại sẽ tiến hành điều tra cáo buộc, sự truy nã có chính xác không và vụ việc có mang yếu tố chính trị hay không. Nếu Thanh không nhận tội cáo buộc từ nhà nước VN, mà phản bác lại cáo buộc mang tính chất chính trị thì cũng rất khó xử cho quốc gia đã túm được Thanh. Và trong trường hợp này Thanh hoàn toàn có quyền khởi kiện ra tòa án tại quốc gia sở tại để chống lại việc dẫn giải về lại VN. Yêu cầu dẫn giải Thanh là một quá trình không dễ nuốt, vì vụ việc của Thanh giờ đây đã mang yếu tố chính trị. Như vậy, vấn đề Thanh có bị túm đem về VN hay không sẽ phụ thuộc hoàn toàn vào hệ thống pháp luật và chính trị ở quốc gia mà Thanh đang lưu trú, chứ cũng chẳng phải “truy nã quốc tế” gì nghe phát ớn. Nhưng cũng không dễ dàng gì cho Thanh để thuyết phục chính phủ quốc gia sở tại tin rằng mình là một người đối kháng, bất đồng ly khai với hệ thống chính trị hiện hành của VN chứ không phải là người tham nhũng, sai phạm trong quản lý kinh tế như cáo buộc của nhà cầm quyền. Vì vậy, để làm được điều này Thanh đang rất cần sự ủng hộ của người bất đồng, và người đấu tranh của Việt Nam. Nếu giới này mà quay lưng lại với Thanh, xem Thanh là “một kẻ tham nhũng hay một gã ngã ngựa vì đấu đá nội bộ chứ bất đồng chính trị con mẹ gì” thì coi như Thanh tiêu. Nhưng nếu giới này lên tiếng ủng hộ Thanh, tin tưởng Thanh là người đã quay đầu thật sự, đứng về phía Thanh thì Thanh hoàn toàn có thể tin tưởng vào tương lai của mình và gia đình sẽ được định cư ở một quốc gia khác. Giới này thông qua các tổ chức xã hội dân sự họ sẽ tác động đến chính phủ sở tại dưới nhiều hình thức khác nhau để ngăn chặn việc Thanh bị dẫn giải về lại VN. Đây cũng là lý do để giải thích vì sao nhóm giải cứu cho Thanh đã liên hệ với Gió, nhờ Gió hỗ trợ. Đây là một chiến lược giải cứu đúng hướng. Gió đã đồng ý hợp tác và hỗ trợ Thanh rất tốt ở bước đầu. Nhưng để các tổ chức xã hội dân sự đồng ý hỗ trợ cứu nguy cho Thanh hay không là một việc khó, vì nó không mang tư cách cá nhân dễ ra quyết định một mình như Gió. Và tính chất chưa rõ ràng trong vụ việc của Thanh sẽ làm họ cân nhắc kỹ lưỡng. Dù khó nhưng không có nghĩa là không làm được, nếu Thanh hiểu về cách vận hành của các tổ chức xã hội dân sự và tính cách của giới đấu tranh VN. Không khó để tìm kiếm được sự tin tưởng và ủng hộ của họ. Họ là những người đấu tranh cho một thể chế dân chủ và một xã hội tôn trọng quyền con người, trong đó bao gồm cả lòng khoan dung và sự tha thứ cho những ai biết quay đầu, không phải đẩy ai vào đường cùng của cuộc sống. Tôi tin họ sẽ hỗ trợThanh như Gió đã làm trong thời gian vừa qua. Nếu Thanh đã thật sự quay đầu thì Thanh cần làm ngay những việc sau đây: 1. Thanh không nên di chuyển từ quốc gia này đến quốc gia khác mà ở yên một chỗ giữ bình tĩnh và chủ động đối mặt với cáo buộc từ chính quyền Việt Nam. Trong bối cảnh này, Thanh càng trốn thì càng chết. Khi Thanh có dấu hiệu lẩn trốn mà bị cảnh sát nước sở tại bắt được sẽ vô cùng bất lợi cho Thanh. Thanh cần thuê ngay một luật sư chuyên về Luật quốc tế và Nhân quyền ở nước sở tại để tư vấn, và nhờ họ hỗ trợ làm ngay một hồ sơ giải trình, trong đó phủ nhận các cáo buộc từ chính phủ liên quan vấn đề tham nhũng và quản lý kinh tế. Cần chứng minh việc mình bị phát lệnh truy nã vì mình là một nhà ly khai với hệ thống chính trị và là nạn nhân của hành vi “thanh trừng chính trị”. Sau đó gửi hồ sơ này đến Interpol và nhà chức trách của quốc gia sở tại. Khi làm điều này nó không chỉ chứng minh Thanh chỉ chạy trốn khỏi hệ thống chính trị và pháp luật của một quốc gia độc tài, chứ Thanh không trốn chạy trong một quốc gia dân chủ và pháp quyền, mà nó còn chứng minh rằng Thanh đã quay đầu thật sự, tự tin sẵn sàng một cuộc chiến pháp lý với chính quyền VN. Nếu tình hình diễn biến xấu, vì quan hệ ngoại giao của nước sở tại với VN, Thanh đối diện với nguy cơ bị dẫn giải về VN, thì luật sư cần áp dụng pháp luật quốc tế để tìm kiếm giải pháp khác cho vấn đề của Thanh. Chẳng hạn nếu Thanh đang ở Châu Âu khởi kiện luôn ra Tòa án Nhân quyền Châu Âu để chống lại việc bị dẫn giải về lại VN vì lý do chính trị. Chưa bàn đến việc thắng thua, việc khởi kiện này sẽ làm gián đoạn và đình chỉ tạm thời việc dẫn giải Thanh, giúp Thanh có thêm thời gian vận động tìm kiếm sự ủng hộ. 2. Công bố hồ sơ này rộng rãi trên phương tiện truyền thông một cách danh chính ngôn thuận. Tự mình làm việc này chứ không nên qua trung gian, nhờ người khác kể lể câu chuyện thay cho mình như giai đoạn vừa qua. Giai đoạn chơi trò trốn tìm, giật gân đã kết thúc. Đây là giai đoạn cất tiếng nói chính thức để xóa tan sự nghi ngờ để tìm kiếm sự ủng hộ. Chủ động liên hệ với truyền thông quốc tế để làm việc này. Chứng tỏ mình là một người đã ly khai hoàn toàn khỏi hệ thống chính trị và đang đối đầu với nó. 3. Liên hệ với các tổ chức xã hội dân sự, tổ chức cộng đồng của người Việt nhờ họ giúp đỡ. Sự việc sẽ xoay đổi cục diện nếu các tổ chức này cùng với các đối tác của họ là các tổ chức phi chính phủ ra một thông cáo bày tỏ quan điểm về việc này theo chiều hướng có lợi cho Thanh. Họ sẽ tác động dưới nhiều cách khác nhau để chống lại việc dẫn giải một cách hiệu quả. Thanh còn may mắn hơn các quan chức khác có thể làm được điều này vì Thanh không có tên trong danh sách sổ đen là kẻ thù của xã hội dân sự. Cũng không có một báo cáo nào cho thấy trong quá trình nắm quyền Thanh đã có hành vi vi phạm nhân quyền và chà đạp nhân phẩm con người. Thanh cần phải tận dụng tối đa vào điều đó. Thanh có lợi thế, vì đối với quốc gia dân chủ trên thế giới, đặc biệt là các quốc gia Châu Âu, họ khá “dị ứng” với thể chế chính trị của VN hiện nay. Thanh không cần thuyết phục họ hoàn toàn tin tưởng vào Thanh, Thanh chỉ phản bác cáo buộc để chính phủ sở tại thấy rằng cáo buộc từ chính quyền VN là “không rõ ràng” và có “động cơ chính trị” trong đó, thì pháp luật quốc gia tiên tiến theo nguyên tắc “thà bỏ sót còn hơn giết nhầm” sẽ được áp dụng cho Thanh. Nếu đã quay đầu thật sự, thì Thanh sẽ tự ý thức “những gì thuộc về người dân cần trả cho người dân”. Nếu Thanh có tham nhũng thì tự khắc hãy trả lại số tiền đó cho người dân, thông qua các tổ chức xã hội dân sự, các tổ chức cộng đồng, để các tổ chức này thực hiện những việc phục vụ vì người dân và vì cộng đồng. Đây không phải là mua chuộc hay đổi chác, mà là một sự sòng phẳng “có qua, có lại”, và cho họ thấy Thanh đang đứng về phía họ. Qua sự việc của Thanh, nó như là một bài học đắt giá cho những ai đang cỗ vũ và duy trì một hệ thống chính trị độc tài. Nó chứng tỏ rằng, không một ai trong một thể chế như vậy được an toàn trước pháp luật ngay cả khi mình và gia đình qua nhiều thế hệ đã gắn chặt với nó và được nó che chở. Khi sa cơ lỡ vận mới cảm nhận và thấu hiểu giá trị của một thể chế dân chủ và pháp quyền là quan trọng như thế nào. Và nó cũng đưa ra một cảnh báo đối với những ai đang nắm quyền, nếu không muốn chừa đường thoát thân thì cứ tiếp tục làm kẻ thù của xã hội dân sự và chà đạp nhân quyền. (basam)
  24. September 16, 2016 Cặp đôi Trịnh Xuân Thanh - Vũ Đức Thuận (phải) từng sát cánh bên nhau lãnh đạo Tổng Công Ty Cổ Phần Xây Lắp Dầu Khí Việt Nam (PVC) . (Hình: Dân Trí) HÀ NỘI (NV) – Bốn sếp cầm đầu Tổng Công Ty Cổ Phần Xây Lắp Dầu Khí Việt Nam thuộc Tập Đoàn Đầu Khí Quốc Doanh Việt Nam vừa bị bắt, đồng thời nguyên chủ tịch HĐQT, Trịnh Xuân Thanh, bị “truy nã quốc tế.” Các báo tại Việt Nam đồng loạt đưa tin Bộ Công An “khởi tố bị can” và bắt tạm giam ông Vũ Đức Thuận, nguyên ủy viên HĐQT kiêm tổng giám đốc Tổng Công Ty Cổ Phần Xây Lắp Dầu Khí Việt Nam (PVC) cùng phó tổng giám đốc Nguyễn Mạnh Tiến, Trương Quốc Dũng, cựu phó tổng giám đốc và kế toán trưởng Phạm Tiến Đạt. Lý do thấy nêu ra là “Cơ quan cảnh sát điều tra (C46) Bộ Công An đang tiến hành điều tra, xác minh làm rõ các hành vi sai phạm để xảy ra thua lỗ gần 3,300 tỷ đồng (hay khoảng gần $150 triệu USD) tại Tổng Công Ty PVC. Đồng thời, Bộ Công An CSVN ngày 16 tháng 9, 2016, đã ra quyết định “truy nã quốc tế” đối với ông Trịnh Xuân Thanh sau khi khởi tố và có lệnh bắt giam. Chức vụ sau cùng của ông này là phó chủ tịch tỉnh Hậu Giang và đồng thời cũng được “giới thiệu” và trúng cử đại biểu quốc hội. Ông đã nhảy qua nhiều chức vụ béo bở và cũng từng giữ chức chủ tịch hội đồng quản trị của Tổng Công Ty PVC thời gian ông Vũ Đức Thuận làm tổng giám đốc. Mấy tuần qua, tin tức liên quan đến cá nhân ông Trịnh Xuân Thanh “luồn sâu leo cao” trong guồng máy kinh tế của chế độ Hà Nội được báo chí trong nước khai thác khá nhiều, trong khi dư luận cũng rất tò mò theo dõi loạt bài “Trịnh Xuân Thanh con dê tế thần” trên trang facebook của Người Buôn Gió. Cuối tháng 5 đầu tháng 6, 2016, báo chí trong nước lật tẩy ông Trịnh Xuân Thanh gắn bảng số “xe công” trên xe Lexus dẫn đến những bài viết bới móc và đặt các dấu hỏi về trách nhiệm của ông ta trong sự thất thoát tài chánh lớn lao của PVC. Dù vậy, ông ta vẫn thăng tiến trên đường hoạn lộ. Vì cái thư cho rằng của ông Trịnh Xuân Thanh phổ biến trên facebook của Người Buôn Gió “không còn tin tưởng” vào ông Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng và thông báo “ra khỏi đảng” CSVN, cái đảng này vội vã ra quyết định “khai trừ” ông. Hiện không ai biết ông Trịnh Xuân Thanh ở đâu, nhưng ít nhất, Bộ Công An dựa vào hồ sơ xuất nhập cảnh Việt Nam từ khi ông Thanh xin “nghỉ phép đi nước ngoài chữa bệnh” và biến mất thì hình dung ra được thời gian ông ta xuất ngoại và dự trù đến đâu. Chuyện ông Trịnh Xuân Thanh đã trở thành cái đinh của các lời bình luận và thông tin trên mạng khi đích thân Tổng Bí Thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng ra lệnh điều tra dẫn đến việc chạy trốn của ông Trịnh Xuân Thanh về số tiền thất thoát đó khi ông ta còn cầm đầu PVC, không những không bị hài tội lại còn leo lên các chức béo bở khác. Bốn ông tổng giám đốc, phó tổng giám đốc và kế toán trưởng PVC nói trên là những người mới nhất trong một loạt “đả hổ, diệt ruồi” bắt chước Trung Quốc của bè cánh ông Nguyễn Phú Trọng, trị tội những quan chức của chế độ không cùng phe cánh. Ông Vũ Đức Thuận trong thời gian còn tại chức năm 2011. (Hình Tuổi Trẻ – PVC) Theo một thông báo trên trang mạng của Bộ Công An Hà Nội và được các báo trong nước khai thác rộng rãi, ngày 15 tháng 9, 2016, Cơ Quan Cảnh Sát Điều Tra, Bộ Công An đã ra quyết định số 51/C46 (P12) khởi tố vụ án hình sự: Cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng theo Điều 163 Bộ Luật Hình Sự xảy ra tại Tổng Công Ty Cổ Phần Xây Lắp Dầu Khí Việt Nam và các đơn vị thành viên. Theo những lời lẽ kể tội trên tờ Dân Trí hôm Thứ Sáu, “Có thể nói ông Trịnh Xuân Thanh và ông Vũ Đức Thuận (nguyên chủ tịch HĐQT và tổng giám đốc PVC) là ‘một cặp bài trùng,’ cùng điều hành, lãnh đạo khiến PVC thua lỗ gần 3,300 tỷ đồng nhưng sau đó cùng an toàn để tiếp tục thăng tiến lên những vị trí cao hơn.” PVC là công ty thành viên của Tập Đoàn Đầu Khí Việt Nam (PVN). Tháng 7 năm ngoái , cựu chủ tịch Tập Đoàn PVN cũng đã bị bắt, khởi tố tội danh “Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ gây hậu quả nghiêm trọng;” “Cố ý làm trái các quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng.” Theo tờ Tiền Phong kể, ông Vũ Đức Thuận năm nay 45 tuổi, quê ở Thái Bình. Ông Thuận từng được bổ nhiệm làm tổng giám đốc Công Ty Cổ Phần Đầu Tư Phát Triển Đô Thị và Khu Công Nghiệp Sông Đà (Sudico) thuộc Tập Đoàn Sông Đà. Tuy nhiên, chỉ mới sau 2 năm, tới đầu năm 2008, ông Thuận bất ngờ bị bãi nhiệm vị trí tổng giám đốc Sudico. Sau đó, ông Thuận chuyển sang giữ vị trí tổng giám đốc PVC từ năm 2009. Đến ngày 1 tháng 1, 2013, ông Thuận được miễn nhiệm chức vụ tổng giám đốc PVC, thuyên chuyển giữ chức phó trưởng Ban Xây Dựng của Tập Đoàn Dầu Khí Việt Nam. Đây cũng là thời điểm PVC để xảy ra kết quả kinh doanh thua lỗ nặng nề. Vẫn theo tờ tiền Phong, “Đáng chú ý, từ tháng 10, 2013, ông Vũ Đức Thuận được bổ nhiệm làm phó giám đốc Sở Giao Thông Vận Tải tỉnh Thái Bình. Ngày 27 tháng 2, 2015, Bộ Giao Thông Vận Tải đã chính thức công bố quyết định điều động, bổ nhiệm ông Thuận về làm chánh văn phòng Bộ Giao Thông Vận Tải từ ngày 1 tháng 3, 2015. Từ cuối tháng 3, 2016, ông Thuận đã không thường xuyên có mặt tại Bộ Giao Thông Vận Tải và chuyển vào Sài Gòn. Ghế Chánh văn phòng Bộ Giao Thông Vận Tải đã bỏ trống trong vài tháng trước khi ông Nguyễn Trí Đức, phó chánh văn phòng Bộ Giao Thông Vận Tải được trao quyết định bổ nhiệm chánh văn phòng Bộ Giao Thông Vận Tải vào ngày 16 tháng 6, 2016.” Phần lớn các tập đoàn, tổng công ty quốc doanh đều thuộc loại “lời giả lỗ thật.” Các đảng viên CSVN cầm đầu đều tìm cách đục khoét, tư túi nên chúng là gánh nặng cho ngân sách quốc gia. Suốt bao năm qua, các định chế tài trợ quốc tế thúc giục hàng năm chế độ Hà Nội phải dẹp đám này nhưng chúng vẫn được giữ làm “chủ đạo” cho nền kinh tế. Tuần trước, ông Phạm Công Danh – Nguyên chủ tịch HĐQT Ngân Hàng Xây Dựng bị kết án 30 năm tù và bồi thường hơn 9,000 tỷ cho những thiệt hại ông ta bị cáo buộc đã gây ra tại ngân hàng này. (TN) (Người Việt)
  25. Quan hệ Việt-Trung đã đến mức « giọt nước tràn ly » vào năm 2014, với cuộc khủng hoảng xảy ra khi Trung Quốc đưa giàn khoan Hải Dương Thạch Du 981 vào vùng biển Hoàng Sa, kéo mối quan hệ xuống thấp chưa từng thấy. Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc và đồng nhiệm Trung Quốc Lý Khắc Cường duyệt hàng quân danh dự tại Bắc Kinh ngày 12/09/2016. REUTERS/Jason Lee Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc đã được Bắc Kinh trải thảm đỏ đón tiếp, mặc dù quan hệ Việt-Trung đang lạnh giá do vấn đề chủ quyền Biển Đông. Tờ South China Morning Post nhận định, Trung Quốc trong tuần rồi đã trưng ra bộ mặt hữu hảo trong chuyến viếng thăm của thủ tướng Việt Nam. Đây là một phần trong nỗ lực ngoại giao để chiêu dụ nước láng giềng châu Á, nhằm làm giảm nhẹ những bất đồng đang âm ỉ, do tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông. Nhưng các nhà phân tích cảnh báo, quan hệ giữa Hà Nội và Bắc Kinh vẫn khó khăn, mặc dù có những dấu hiệu tích cực bề ngoài trong tuần lễ vừa qua. Các nhà quan sát nói rằng chuyến đi Trung Quốc của ông Nguyễn Xuân Phúc, kết thúc vào hôm nay 15/09/2016, cho thấy Bắc Kinh đánh giá cao tầm quan trọng về địa chính trị của Hà Nội - một đối thủ chính đang yêu sách chủ quyền Biển Đông. Bắc Kinh cũng cố gắng sử dụng chính sách ngoại giao dùng kinh tế làm mồi nhử, để cải thiện mối quan hệ giữa hai nước. Bỏ qua một bên những bất đồng sâu sắc về tranh chấp lãnh thổ trên biển, Bắc Kinh đã trải thảm đỏ đón ông Nguyễn Xuân Phúc, quan chức cao cấp đầu tiên của Việt Nam đến thăm Trung Quốc, kể từ sau đợt thay đổi mạnh mẽ ban lãnh đạo tại Hà Nội hồi đầu năm. Trong một động thái bất thường nhằm phô trương mối quan hệ đặc biệt với quốc gia cộng sản láng giềng, trong chuyến viếng thăm kéo dài sáu ngày, ông Nguyễn Xuân Phúc được đến năm trong số bảy ủy viên thường trực Bộ Chính trị Trung Quốc tiếp, trong đó có cả chủ tịch Tập Cận Bình và thủ tướng Lý Khắc Cường. Ông Phúc, người mà theo tờ báo là có lập trường cứng rắn hơn với Trung Quốc sau phán quyết của Tòa án Trọng tài Thường trực La Haye hồi tháng Bảy, đã dịu giọng hẳn và hứa hẹn rằng mối quan hệ với Bắc Kinh sẽ là ưu tiên hàng đầu của Hà Nội. Đổi lại, các lãnh đạo Trung Quốc cam đoan sẽ thắt chặt hơn quan hệ thương mại và tăng cường đầu tư vào Việt Nam - đang trở thành đối tác thương mại hàng đầu của Trung Quốc ở Đông Nam Á. Nhà nghiên cứu Hứa Lợi Bình (Xu Liping) thuộc Viện hàn lâm Khoa học Xã hội Trung Quốc nói rằng chuyến đi của ông Nguyễn Xuân Phúc đánh dấu một chương mới trong quan hệ Trung-Việt, vì « cả hai bên đã hiểu được rằng họ không thể dấn vào xung đột trên biển ». Ông nói : « Do quan hệ thương mại chưa bao giờ chặt chẽ đến thế, rõ ràng là các lợi ích chung đã vượt lên hẳn những bất đồng. Đây là lúc để hai nước nhìn xa hơn vấn đề tranh chấp Biển Đông và xây dựng lại lòng tin ». Cố Hiểu Tùng (Gu Xiaosong, một chuyên gia về Việt Nam ở Viện Khoa học Xã hội Quảng Tây nói rằng mặc dù quan hệ chính trị giữa hai nước vẫn còn bị ảnh hưởng bởi tranh chấp trên biển, và khác biệt về tư tưởng, các lãnh đạo Việt Nam cũng như Trung Quốc vẫn lưu tâm đến việc làm giảm bớt căng thẳng, và cố gắng siết chặt quan hệ kinh tế thương mại. Ông nhận định : « Rõ ràng hòa bình, ổn định trên Biển Đông là phù hợp với lợi ích của cả đôi bên, và quan hệ Trung-Việt sẽ ổn thỏa trong một thời gian ». Theo ông, việc giảm bớt căng thẳng trong quan hệ Việt Nam và Trung Quốc cũng sẽ giúp làm nguội bớt các quan hệ khác trong khu vực, vốn đang căng như dây đàn trong hồ sơ Biển Đông. Các nhà phân tích ghi nhận, chủ tịch Tập Cận Bình hứa hẹn sẽ xúc tiến hợp tác trên biển giữa hai quốc gia trên vùng biển tranh chấp. Trung Quốc và Việt Nam hồi tháng 12/2015 đã cùng kiểm tra thực địa và các điều kiện địa lý ở cửa Vịnh Bắc bộ. Tuy nhiên những nhà phân tích khác cho rằng quan hệ đôi bên đã bị xói mòn nghiêm trọng do tranh chấp Biển Đông, và các nỗ lực nhằm cải thiện sẽ rất khó khăn. Giáo sư Alexander Vuving của Trung tâm Nghiên cứu An ninh Châu Á-Thái Bình Dương ở Honolulu nhận xét, quan hệ Việt-Trung đã đến mức « giọt nước tràn ly » vào năm 2014, với cuộc khủng hoảng xảy ra khi Trung Quốc đưa giàn khoan Hải Dương Thạch Du 981 vào vùng biển Hoàng Sa, kéo mối quan hệ xuống thấp chưa từng thấy. Ông nói : « Bề ngoài có vẻ tích cực trong quan hệ giữa Trung Quốc và Việt Nam có lợi cho cả hai, nhưng điều này không giống với thực tế. Từ đó đến nay, mặc cho những nỗ lực của cả đôi bên để tổ chức nhiều cuộc đàm phán hơn giữa các lãnh đạo, nhưng lòng tin đã xuống rất thấp. Những gì Trung Quốc hành động ở Biển Đông đã gây ngờ vực sâu sắc cho phía Việt Nam ». Chuyên gia Alexander Vuving cũng ghi nhận, Bắc Kinh khó mà từ bỏ lập trường quyết đoán về Biển Đông, có nghĩa là căng thẳng vẫn có thể leo thang giữa Trung Quốc và Việt Nam cũng như với các nước khác. Giáo sư Carl Thayer, chuyên gia về Đông Nam Á ở trường đại học New South Wales, Úc, nói rằng thủ tướng Việt Nam nhất muốn quyết Trung Quốc cam kết tôn trọng nguyên trạng, không tiếp tục quân sự hóa Biển Đông. Ông nói : « Tất cả những gì có thể hy vọng trong chuyến viếng thăm của ông Phúc là duy trì cấp độ những cuộc họp làm việc về tranh chấp trên biển, và tăng cường những biện pháp xây dựng lòng tin. Hà Nội mong muốn bảo đảm rằng tình hình trong khu vực thuận lợi cho phát triển kinh tế. Việt Nam coi Trung Quốc là một trong những cường quốc quan trọng trong chính sách ngoại giao của mình ». Làm giảm nhẹ căng thẳng với Bắc Kinh, Hà Nội trong những tháng gần đây cũng nghĩ đến việc xúc tiến quan hệ với Hoa Kỳ, tăng cường mối quan hệ với các nước lớn khác như Nhật Bản, Ấn Độ và Pháp. Ông Vuving nhận định : « Sau chuyến công du Hoa Kỳ của tổng bí thư Việt Nam Nguyễn Phú Trọng năm 2015, và chuyến thăm Việt Nam của tổng thống Mỹ Barack Obama năm nay, nhiều lãnh đạo Việt Nam hiện giờ tin tưởng vào Hoa Kỳ hơn là Trung Quốc. Đây là điều trái ngược so với chỉ vài năm trước đây ». Thụy My (RFI)

×
×
  • Create New...