Jump to content

Search the Community

Showing results for tags 'chính trị -xã hội'.

  • Search By Tags

    Type tags separated by commas.
  • Search By Author

Content Type


Forums

  • Tin Tức Thời Sự
    • Thời Sự Việt Nam
    • Tin Quốc Tế
    • Tin Cộng Đồng Người Việt Hải Ngoại
    • Bình Luận Thời Sự
    • Khoa Học & Kỹ Thuật - Môi Trường
    • Kinh Tế
    • Biển Đông
    • Thể Thao
    • Thế Giới Động Vật
  • Đời Sống Xã Hội & Tâm Linh
    • Sức Khỏe
    • Tìm Hiểu Tôn Giáo
    • Tử Vi & Phong Thủy
    • Quê Hương Ký Sự
    • Tâm Linh
    • Xã Hội
  • Văn Hóa & Nghệ Thuật
    • Phụ Nử
    • Lịch Sử
    • lời hay ý đẹp
    • Văn Hóa & Nghệ Thuật
    • Online Study
    • Truyện ngắn Audio
  • Vườn Thơ
    • Thơ Sáng Tác
    • Thơ Đấu Tranh
    • Thơ Sưu Tầm
  • Âm Nhạc
    • Thông Tin Âm Nhạc
    • Nhạc Online
    • Cải Lương - Tân Cổ
    • Quán Khuya
  • Giải Trí
    • Thư Giãn
  • Phim & Nhạc
    • Phim Online
    • Thông Tin Điện Ảnh
    • Đời Nghệ Sỹ
  • Thông Báo
    • Cập nhật lượng khách truy cập

Categories

  • Videos
    • Âm Nhạc
    • Film online
    • Thễ Thao
    • Thế Giới Động Vật
    • Thảm Họa Hàng Không
    • Kinh Tế
    • Khoa Học
  • Tin Tức
    • RFA
    • Thời Sự Việt Nam
    • Thế Giới
    • Người Việt Hải Ngoại
    • RFI
    • Thời Sự Hoa Kỳ
    • Khung Trời Mới
    • ĐKN
    • NTD
    • The Saigon Post
    • Nửa Vòng Trái Đất TV
    • Culture Chanel
    • Chuyễn Động Toàn Cầu
    • VIETV NETWORK
    • Tự Lực Bookstore
    • Thế Giới Tiêu Điểm
    • LITTLE SAIGON NEWS
    • VietCatholicNews
    • English News
  • Bình Luận - Thời Sự
    • Sài Gòn TV Bên Kia Màn Khói
    • OfficialVietFaceTV
    • Đọc Báo Vẹm
    • Người Việt TV
    • VOA
    • Truyền Hình Calitoday
    • Biển Đông
    • PhoBolsaTV
    • SBTN
    • BBC Tiếng Việt
    • Saigon TV 57.5
    • Việt Thảo tonight
    • Kinh Tế Gia Nguyễn Xuân Nghĩa
    • TV Tuần-san
    • 2VNR
    • Mẹ Nấm
    • Tiếng Vọng Về Nguồn (TVVN)
    • VIETLIVE TV
    • SET TV (Saigon Entertainment Television)
    • Viet TV Australia
    • Trung Quốc Không Kiểm Duyệt
    • LSTV
    • Chiến Tranh Ukraine
    • Sỗ Tay Quân Sự
    • Nguoi Viet Channel
    • Chão Lửa Trung Đông
  • Đời Sống
    • Tử Vi & Phong Thủy
    • Lịch Sử & Văn Hóa
    • Tâm Linh
    • Tinh Hoa TV
    • Ẫm Thực
    • Sức Khỏe
    • Biết tõ cùng ai ?
    • Online Study
  • Văn Hóa Nghệ Thuật
    • Văn Học Nghệ Thuật

Find results in...

Find results that contain...


Date Created

  • Start

    End


Last Updated

  • Start

    End


Filter by number of...

Joined

  • Start

    End


Group


Found 3 results

  1. Luật sư Luân Lê Theo FB Luân Lê Nhiều người có học, thuộc lớp trí thức, có nhiều người khác nữa, nói với tôi về việc dân trí chúng ta thấp, ngay cả quan chức phát biểu tại nghị trường, trên báo chí còn có lập luận này, tựu chung cho những nhận định chung nhau ấy là để đổ lỗi cho xã hội về những điều xấu xí và tồi tệ đang diễn ra, mà họ là một kẻ ngoài cuộc không dính dáng đến những điều đó. Tôi cũng chưa bao giờ nói, dân trí chúng ta cao, ngay cả quan trí cũng vậy vì họ có quyền lực nhưng chưa bao giờ thoát bỏ ra được những định hướng tư tưởng và mắc kẹt trong chủ thuyết xã hội chủ nghĩa mơ hồ, ảo tưởng. Tuy nhiên, cùng là một nhận định, dân trí thấp, nhưng là hai hướng trái ngược về căn nguyên của nó, giữa tôi và những con người còn lại. Những người mà nói với tôi ấy, họ cho rằng là vì dân trí thấp nên, không thể thay đổi tốt lên được nếu nhận thức của người dân chưa lên đủ mức, và vì thế những gì đang diễn ra ở xã hội này là bởi họ và chính họ, do nhận thức thấp kém của họ mà ra. Ngược lại với họ, tôi chỉ cần đặt câu hỏi, dễ dàng nhận ra người ta đang nguỵ biện mà không biết, hoặc là để né tránh thực tế gốc rễ của nó. Câu hỏi: Ai khiến cho dân trí thấp? Giáo dục, do ai đặt ra và kiểm soát? Do ai định hướng và đào tạo? Do ai có quyền dạy, dạy gì và bác bỏ điều gì, nếu muốn? Đó chính là chính quyền, nhà nước đang trị vì quốc gia ấy. Mà đến nay, ngay cả trí thức, nếu chính họ nói rằng dân trí thấp để đổ lỗi cho hiện trạng xã hội, thì bản thân họ là kẻ phải chịu trách nhiệm đầu tiên về hậu quả đó, bởi trách nhiệm của người trí thức là khai sáng, là đem đến cho người dân những giá trị nhận thức đúng và khai phóng họ khỏi những thứ hủ lậu, tụt hậu và xấu xa, dù họ trong chính quyền hay ở ngoài thực thể đó, thì việc để cho dân trí thấp thì họ không thể đứng ngoài công cuộc "dân ngu" đó được. Họ là thành phần phải cúi đầu đầu tiên mà nhìn lại và nhận lấy trách nhiệm đó về mình, vì rằng họ đã không thể đóng góp hay làm gì cho nhận thức của người khác, của xã hội, mà sau nửa thế kỷ họ vẫn vô tư đổ lỗi cho người khác về tình trạng dân trí thấp. Nhiều người trí thức bây giờ chạy theo bằng cấp, khoa bảng chỉ để kiếm lợi ích và an thân, thăng tiến cho mình, bảo bọc gia đình, họ hàng, còn công cuộc thúc đẩy xã hội đi lên là gần như ngược lại, họ bỏ mặc hoặc thờ ơ một cách vô tư đến mức vô trách nhiệm. Những người dân, mà đa phần là nghèo khó và yếu thế khác, đều cần được giúp đỡ, chia sẻ tri thức, được giáo dục đúng mức và đúng cách, nhưng họ lại bị bỏ rơi bởi chính những người trí thức, người có lòng muốn thay đổi thì rời bỏ quê hương mà đi để tìm kiếm cơ hội ở một chân trời mới, kẻ khác ở lại thì ít ỏi mà lại cô độc trong chính tổ quốc mình. Người dân bỗng chốc trở nên bơ vơ và phải tiếp nhận thụ động những thứ giáo dục do người khác áp đặt lên, mà hầu như không được phản biện hay lên tiếng dù nó có bất cập, sai lầm đến đâu (như những người hít phải khói thuốc lá từ kẻ khác và chính mình lại mắc bệnh vậy). Nhiều người khác thì cho rằng, kiếm được tiền và ổn định gia đình sẽ tìm cách đấu tranh cho những giá trị tiến bộ hơn cho xã hội. Vậy, nếu ai cũng nghĩ như thế thì khi nào người ta mới bắt tay làm mà không phải là từ bây giờ và ngay tại lúc này? Trong một xã hội được tạo dựng và duy trì quá nhiều thói quen xấu, chúng ta lại hoà nhập vào đó để tìm kiếm lợi ích, và để sinh tồn thì bắt buộc bàn tay chúng ta phải nhúng vào những bất công nếu muốn có lợi ích, vậy là họ trở nên bất lực với chính mình vì đã trở thành một thành phần đang chấp nhận và dung dưỡng cái xấu đó, vậy làm sao còn lý do để chống lại nó, nếu cái tâm trí lợi ích ấy chưa thể gột rửa ra khỏi chính can tri của mình? Chúng ta, hay những người dân trót bị chê là dân trí thấp kia, sẽ trông chờ gì ở đám trí thức mà chỉ chăm bẵm bộ lông của mình, và khi nói đến thảm trạng xã hội thì họ lại mở miệng ra để đổ lỗi cho "dân trí thấp" như mình là một kẻ vô can? Vậy, nếu ai cũng chỉ lo sống đời mình như thế thì dân trí nào có thể cao lên được, mà đó vốn là bổn phận và trách nhiệm của họ, kẻ khoác áo và mang danh trí thức? Người Nhật đã trở nên vĩ đại cũng vì những nhà tư tưởng có tầm nhìn để vực dậy cả một dân tộc bại trận và bị kìm kẹp bao năm bởi Nho giáo, trong đó có ông Fukuzawa như một bậc hiền tài mà đã để lại di sản quá lớn cho các thế hệ sau tự hào. Ở Việt Nam, thực ra không phải ông Hồ Chí Minh, mà với tôi, bậc đại tài của dân tộc chính là cụ Phan Chu Trinh, người chí sỹ có tầm nhìn và tư tưởng vĩ đại cho dân tộc, mà đến nay những nỗi niềm của cụ vẫn còn là nhiệm vụ cấp bách của thời đại, nhất là đối với dân tộc bị kìm kẹp hết từ thời phong kiến đến việc khủng hoảng sau bước nhảy từ một sự đói nghèo sang một trạng thái không hề tồn tại, ngay cả cho đến lúc này. Tại sao không tiếp nhận tri thức văn minh của thế giới? Tại sao những quốc gia Tây phương đã đi thuộc địa các quốc gia khác từ hàng trăm năm trước? Bởi họ giàu có và văn minh, bởi họ đã có thời kỳ phục hưng và cuộc cách mạng đại công nghiệp, mà chính cụ Phan và ông Fukuzawa còn phải kinh ngạc và biết rằng dân tộc mình phải học hỏi từ các quốc gia ấy nếu muốn trở nên văn minh và phát triển. Nhiệm vụ khai sáng cho người dân, đến lúc này là cấp thiết như nước Nhật thời cải cách Minh Trị hay thời Duy Tân của cụ Phan vậy. Đó là con đường duy nhất đưa đất nước đến văn minh, không thể để xảy ra bạo lực hay dồn đẩy mâu thuẫn xã hội đến cùng để là động lực thay đổi đất nước. Với tôi, đó là sự trả giá, chứ không phải là thay đổi. Hoàn toàn không. Vì dân tộc này đã trả giá quá nhiều cho những "thắng lợi" bằng những cuộc chiến khốc liệt và sinh mệnh biết bao nhiêu thế hệ rồi. Khai dân trí, gặt văn minh. Gây hận thù, chuốc bạo lực. Gieo ngu dốt, nhận khổ nhục. Gieo bạc nhược, lãnh yếu hèn. (Dân Luận)
  2. Phạm Trần “Đã và đang có một bộ phận người làm báo và cơ quan báo chí bộc lộ không ít tiêu cực, hoặc đang có dấu hiệu thể hiện khuynh hướng lệch lạc. Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII đã thẳng thắn chỉ ra một cách có hệ thống những biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”; trong đó, xu hướng “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong hệ thống báo chí và thông qua hệ thống báo chí là hiện tượng nguy hiểm, có thể gây ra tác động khôn lường”. Đó là sự thừa nhận mới về tình trạng người làm báo cũng đang tìm đường thoát đảng chứa đựng trong bài viết của tác giả Trương Minh Tuấn, Bộ trưởng Thông tin-Truyền Thông kiêm Phó Trưởng ban Tuyên giáo. Bài viết, cùng lúc xuất hiện trên hầu hết các báo, kể cả các báo điện tử chính thống của Đảng và Nhà nước Cộng sản Việt Nam ngày 25/10/2016 chứng tỏ mức độ nghiêm trọng của tình hình. Các báo điện tử của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Ban Tuyên giáo (cơ quan tuyên truyền của Đảng), Nhân dân và Quân đội Nhân dân cũng đã dành chỗ trang trọng cho bài viết này. Tuy nhiên ông Trương Minh Tuấn lại giấu đi tông tích của mình khi phổ biến bài viết nên có người sẽ nhầm bài viết là của một Trương Minh Tuấn cha căng chú kiết nào đó. Nhưng ông ta muốn giấu các chức vụ để làm gì, nếu không để chơi trò ném đá giấu tay? Là người trong cuộc, chẳng nhẽ ông Trương Minh Tuấn không biết sự lợi hại của báo chí và người làm báo trong chế độ dân chủ nửa vời hiện nay ở Việt Nam? Mọi việc cần phải minh bạch, nói đi đôi với làm thì mới gây được niềm tin trong dân. Ngược lại, những trò đổ lỗi cho nhau, đùn đầy trách nhiệm và quan to làm lỗi, quan bé lãnh đạn thì ai ở Việt Nam cũng đã học thuộc lòng từ khuya rồi. Người có trách nhiệm tuyên giáo và lãnh đạo báo chí như ông Tuấn mà không dám ra mặt nói thẳng điều mình nghĩ thì nếu không nhát thì cũng muốn lánh mặt khi bị dư luận phản bác? Do đó, bài viết của ông Trương Minh Tuấn chỉ được báo Nhân dân gới thiệu mập mờ rằng: “Bài viết của tác giả TRƯƠNG MINH TUẤN tiếp cận, nhận diện vấn đề này trong lĩnh vực báo chí, chỉ rõ một số xu hướng, hiện tượng,… có nguồn gốc từ yếu tố chủ quan, có thể tác động tiêu cực, đẩy tới quá trình “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”. Nhưng tại sao báo Nhân dân và các báo khác của Đảng không dám nói thẳng ra là bài viết là của Bộ Trưởng Thông tin-Truyền thông kiêm Phó Trưởng ban Tuyên giáo Trương Minh Tuấn để bảo vệ uy tín cho bài viết? Có lẽ vì biết những điều ông Tuấn chê trách và lên án đội ngũ người làm báo đã phai nhạt lý tưởng, đang tìm đường thoát Đảng không có gì mới hơn những điều ai cũng đã biết nên bài viết Nhận diện nguy cơ “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong lĩnh vực báo chí và một số giải pháp khắc phục của Bộ trưởng Trương Minh Tuấn chỉ khẳng định thêm mức độ xoay chiều, đổi gío là có thật trong đội ngũ người làm báo. Vì vậy, chuyện tưởng như bình thường không khác gì tình trạng suy thoái, và mất nhiềm tin vào Đảng của một số không nhỏ cán bộ, Đảng viên, nhiều người làm báo cũng đã công khai hành động ngược với mong muốn của Đảng là biểu hiện cho thấy “tự diễn biến” và “tự chuyển hóa” đã ăn sâu vào xương tủy của những người làm công tác tuyên giáo. Báo tự xoay chiều Vậy sự thật bây giờ ra sao? Theo Bộ trưởng Trương Minh Tuấn thì tình trạng hai mặt của một số người làm báo bị nhận diện đang “chạy theo chủ nghĩa cơ hội” diễn ra như thế này: “Luật pháp nước ta không cho phép viết tin bài chống chế độ đăng trên báo chí chính thống, nên một số người trong giới báo chí thường thể hiện xu hướng “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” qua thái độ nước đôi: đối với các bài báo đăng tải trên báo chí chính thống, họ thường né tránh những vấn đề họ “tự cho là nhạy cảm”; mặt khác, chính họ lại viết bài đăng trên blog, mạng xã hội để đưa ý kiến trái ngược với báo chí chính thống, phụ họa hoặc gián tiếp phụ họa giọng điệu của các thế lực thù địch, chống đối, thiếu thiện chí để làm vừa lòng đám đông trên mạng, trở thành “người hùng” trên mạng. Đáng chú ý, sau khi được dư luận trên mạng tung hô, cổ xúy, một vài cây bút càng trở nên hăng hái hơn”. Bên cạnh hành động muốn nói hết trên các trang báo cá nhân những điều bị cấm hay bị hạn chế viết trên báo chính thống, nhiều người làm báo còn thờ ơ với những tuyên bố của các viên chức và của cơ quan Đảng, Nhà nước vì biết không phản ảnh trung thực. Do đó, để được an tòan, nhiều báo đã đăng lại tin của Thông tấn xã Việt Nam, cơ quan thông tấn chính thức của Chính phủ để khỏi bị phiền lụy. Bằng chứng này được Bộ trưởng Trương Minh Tuấn chứng minh: “Nhiều cơ quan báo chí ngày càng hiếm các cây bút có khả năng viết bài bình luận sắc bén có phân tích rành mạch về lý luận và thực tiễn, có chứng lý cụ thể, trình bày bài bản, phù hợp với mọi tầng lớp bạn đọc và có sức thuyết phục để chống lại, vạch trần các âm mưu, ý đồ, quan điểm, luận điểm chống phá Đảng, chống chế độ. Với một số vụ việc đã được Nhà nước xử lý công khai, và dù cơ quan chức năng tổ chức họp báo để cung cấp thông tin, cung cấp thông cáo báo chí, nhưng một số cơ quan báo chí chỉ khai thác và đăng lại bản tin của Thông tấn xã Việt Nam”. Ông Tuấn chỉ trích: “Phải chăng, đó là kết quả của sự lười nhác, hay việc làm này còn hàm ý rằng không thể không đưa tin nhưng đây không phải là quan điểm, và thái độ của tòa soạn? Thậm chí qua mạng xã hội, blog cá nhân,… một số người làm báo sau khi rời cơ quan báo chí (về hưu, nghỉ việc, hoặc bị buộc thôi việc) còn công khai quan điểm đi ngược quan điểm chính thống, thậm chí đồng tình, cổ vũ luận điệu của một số người tự nhận hoặc được gọi là “nhà dân chủ”, “người yêu nước”. Nhưng tại sao có tình trạng người làm báo Đảng lại không muốn trung thành với chỉ thị của Ban Tuyên giáo khi làm nhiệm vụ thông tin mà còn làm ngược lại? Bởi vì vì thực tế đã chứng minh Nhà nước chỉ muốn cho dân biết những điều Đảng muốn và giữ lại những thông tin dân cần được biết. Bằng chứng đã chứng minh trong vụ Formosa Hà Tĩnh thải độc gây ra thảm họa cá chết và hủy hoại môi trường từ tháng 4/2016 làm cho hàng triệu người dân 4 tỉnh Hà Tĩnh, Qủang Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế lâm vào tình trạng đói nghèo và thất nghiệp. Nhưng có báo nào dám mở cuộc điều tra và đấu tranh công lý cho ngư dân? Ngược lại, nhiều báo chính thống, điển hình như Đài Tiếng nói Việt Nam (VOV, Voice of Việt Nam), TTXVN (Thông tấn xã Việt Nam), Nhân dân, Quân đội Nhân dân và Công an Nhân dân, báo Hà Tĩnh v.v… đã phối hợp với các Ban Tuyên giáo địa phương và chính quyền sở tại xuyên tạc, vu khống và dùng võ lực, công an ngăn cản các vụ khiếu kiện Formosa của người dân lâm nạn. Các thế lực thông tin và tuyên truyền của Nhà nước từ trung ương đến địa phương đã toa rập để vu khống các nạn nhân đi khiếu kiện Formosa là gây rối, phá họai an ninh quốc gia và hành động chống Đảng theo sự xúi bẩy của các thế lực thù địch. Do đó, không có gì ngạc nhiên khi thấy Bộ trưởng Trương Minh Tuấn tiết lộ đã có những tờ báo và người làm báo có “xu hướng tách rời định hướng của Đảng với quyền tự do báo chí, tách rời hoạt động của Đảng khỏi cuộc sống của nhân dân”. Ông viết: “Xu hướng này khá phổ biến trong một số phóng viên, biên tập viên và cả lãnh đạo cơ quan báo chí. Biểu hiện rõ nhất là các bài viết liên quan chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, hoạt động của các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước thường được đưa tin một cách hời hợt, khô khan, thiếu sinh khí, lấy số lượng thay chất lượng, mục đích như để “đúng định hướng” một cách hình thức. Đôi khi phát biểu của lãnh đạo Đảng, Nhà nước đề cập nhiều vấn đề, với nhiều nội dung thì một số tờ báo chỉ khai thác vấn đề, nội dung ở một khía cạnh được họ cho là “giật gân” để rút “tít” câu khách chứ không nhằm giới thiệu một cách hệ thống”. Tại sao lại có tình trạng này? Bởi vì những người làm báo ở Việt Nam ngày này đã khôn lớn hơn thế hệ làm báo cha anh họ, những ngưởi chỉ biết cúi đầu gọi dạ bảo vâng để bẻ cong ngòi bút, dù biết là mình đã hành động trái lương tâm, xuyên tạc sự thật cho vừa lòng cấp trên để dạ dầy được no. Ngoài ra, nhiều người làm báo ngày nay ở Việt Nam cũng đã tỉnh táo, biết đâu là sự thật cần phải bảo vệ được chút nào hay chút nấy, thay vì chỉ biết ca tụng huyên thuyên để tuyên truyền phản cảm. Vì vậy, họ bị Bộ trưởng Tuấn chỉ trích: “Những bài viết chân thực và đầy tâm huyết về những tấm gương cán bộ, Đảng viên vì nước vì dân, các phóng sự sinh động về sự gắn bó giữa Đảng với dân vắng dần trên nhiều tờ báo, nhất là báo điện tử và báo của các tổ chức xã hội, nghề nghiệp; thay vào đó nhiều khi chỉ là các bản tin, bài tường thuật vô cảm được viết như ẩn chứa trong đó một “thông điệp” để công chúng hiểu rằng họ viết cho “phải đạo”, khiến công chúng dị ứng với hình ảnh về hoạt động của lãnh đạo Đảng và Nhà nước, cho dù đó là những hoạt động ích nước, lợi dân, vì sự ổn định và phát triển”. Hơn ai hết, ông Tuấn cũng biết muốn tồn tại, báo phải có những gì độc gỉa muốn đọc để bổ ích cho cuộc sống và cho xã hội. Nhiều báo phải bươn chải vất vả để nuôi thân và người làm báo, nhưng vẫn không sao bằng cuộc sống vương giả của những cán bộ làm báo Nhân dân, Quân đội Nhân dân, Sài Gòn Giải phóng, Công an Nhân dân v.v… dù những báo này in ra chỉ để giao cho các cơ quan Đảng, quân đội, công an và Nhà nước phát không. Đối với các nguôn tin từ nước ngoài, hiện tình báo chí ở Việt Nam đã có những cởi mở hơn nhiều năm trước đây. Thay vì phải đợi quyết định của Ban Tuyên giáo sàng lọc và chỉ thị, nhiều báo đã loan tin sát với tình hình thực tế hơn, nhất là khi có những vấn để được gọi là “nhạy cảm” liên quan đến nhân quyền và giao hảo với Trung Quốc. Báo chí Việt Nam, phần đông đã không còn bị ràng buộc phải viết “có thiện cảm” các tin liên quan đến nước Nga, nhất là đối với sự tham chiến ở Syria của Nga để bảo vệ chế độ độc tài của Tổng thống Bashar Hafez al-Assad. Nhưng làng báo Việt Nam vẫn còn bị “mắc họng” khi loan tin xung đột với láng giềng Trung Quốc ở Biển Đông. Những người làm báo chưa được hòan tòan tự do gọi đích danh các tầu Trung Quốc tấn công tầu cá Việt Nam. Hầu hết chỉ gọi chúng là “tàu lạ” hay “tầu của nước ngoài”. Do đó, khi ông Tuấn lên án làng báo đã thiếu thận trọng khi để bị lệ thuộc quá đáng vào các hãng thông tin hay nguồn tin nước ngoài thì lại không dám nói đến chuyện “tầu lạ” hay “tầu nước ngoài” vì sợ mất lòng Trung Quốc. Thái độ cẩu thả vô trách nhiệm, chối bỏ sự thật trắng trợn của ông Tuấn nói riêng và của Ban Tuyên giáo nói chung đối với hành động đàn áp ngư dân Việt Nam dã man của các tầu Trung Quốc ở Biển Đông rất đáng bị lên án. Bộ trưởng Trương Minh Tuấn viết: “Tùy tiện khai thác tin tức từ báo chí phương Tây, coi báo chí phương Tây là chuẩn mực của tự do báo chí. Trên diện rộng có thể thấy, khi đề cập các sự kiện quốc tế, lâu nay nhiều cơ quan báo chí chủ yếu sử dụng thông tin, dựa trên bình luận của các hãng tin, báo chí phương Tây để đưa tin hoặc bình luận, nhất là những sự kiện lớn như chiến tranh I-rắc, cuộc chiến ở Li-bi, vấn đề bán đảo Triều Tiên, tình hình ở Xy-ri, các vấn đề quốc tế về nhân quyền… Một số tin tức, bình luận từ VOA, RFI, RFA,… thậm chí tin tức, bình luận của một số báo, trang tin của người Việt ở nước ngoài vốn không thiện chí với Việt Nam đã được sửa sang công bố trên báo chí trong nước”. Nhóm lợi ích Sau cùng, bài viết của Bộ trưởng Tuấn không ngần ngại lên án tình trạng có báo đã lợi dụng tự do báo chí để, theo lời ông, “để phục vụ các “nhóm lợi ích” Ông cho biết: “Tựu trung, tình trạng này đã và đang diễn ra trên hai phương diện: “Một là, một số tờ báo, trang tin câu kết với một bộ phận doanh nghiệp và một số cán bộ, công chức để lũng đoạn chính sách, thực hiện chiến dịch truyền thông tạo lợi thế để một số doanh nghiệp làm ăn bất chính, gây bất lợi cho doanh nghiệp khác. Thực tế cho thấy, một số doanh nghiệp, đơn vị sản xuất được một số tờ báo ca ngợi, biến thành địa chỉ kinh doanh lành mạnh, phát đạt, đáng tin cậy,… nhằm thu hút đầu tư, tăng hấp dẫn để bán sản phẩm; tô vẽ thành tích cho một số cá nhân để biến họ thành người thành đạt, kinh doanh giỏi,… Sau một thời gian, tất cả vỡ lở, doanh nghiệp hoặc đơn vị sản xuất được ca ngợi chỉ là nơi làm ăn thua lỗ, tài sản của Nhà nước thất thoát nghiêm trọng; cá nhân được tô vẽ thì bị phát hiện là lừa đảo, tham nhũng, có người phải nhận án tù…” Đối với nhóm thứ hai, bài viết chĩa mũi dùi vào tấn công thành phần chống Đảng và Nhà nước CSVN. Ông Tuấn lên án: “Hai là, một số tờ báo, trang tin phụ họa một số phần tử cơ hội chính trị tranh thủ sự hậu thuẫn của các thế lực chính trị nước ngoài hòng tạo ra thực lực chính trị nhằm thay đổi chế độ trong tương lai. (Liệu có nên coi đây là loại hành vi hỗ trợ các thế lực thù địch thực hiện âm mưu “diễn biến hòa bình”?). Trên thực tế, phát ngôn và hành động của một số người này cho thấy họ có khuynh hướng lợi dụng phản biện để phê phán, bôi đen chế độ xã hội. Họ phủ nhận con đường Đảng và Bác Hồ đã lựa chọn. Họ không thừa nhận các thành tựu kinh tế – văn hóa – xã hội đất nước đạt được trong thời gian qua. Dưới nhãn quan của họ, tất cả đều xấu, tất cả đều tiêu cực… chỉ có ý kiến của họ mới đúng đắn! Họ thường xuyên xuất hiện trên BBC, VOA, RFI, RFA… để đánh giá, bình luận với các ý kiến chưa bao giờ tỏ ra thiện chí; đồng thời, mỗi khi có sự kiện hệ trọng xảy ra trong nước, họ vẫn được một số tờ báo, trang tin ưu ái phỏng vấn, đề nghị viết bài trong đó chủ yếu là đánh giá tiêu cực”. Với tất cả những gì Bộ trưởng Thông tin-Truyền thông kiêm Phó Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Trương Minh Tuấn kể tội báo chí hiện nay, ông kết luận: “Và “tự diễn biến” trên báo chí, cũng bắt đầu từ những cách thức biểu hiện như vậy”. Nhưng “cách thức biểu hiện như vậy” của báo chí ở Việt Nam ngày nay lại thu hút nhiều độc gỉa hơn báo, đài chính thống vừa khô khan lại sặc mùi tuyên giáo và giáo điều một chiều của Nhà nước. Do đó nếu báo chí và người làm báo Việt Nam có “tự diễn biến” và “tự chuyển hóa” thì đó cũng chỉ là hành động chảy xuôi theo dòng tiến bộ của con người để tiến lên, thay vì cứ mãi cúi đầu lầm lũi theo Đảng đi vào ngõ cụt. 26/10/2016 P.T. Nguồn: http://www.vietcatholic.net/News/Html/199618.htm (boxitvn)
  3. Dự thảo Luật về Hội Việt Nam hiện nay đang trong giai đoạn soạn thảo, hoàn chỉnh với rất nhiều tranh cãi và ý kiến. Dự thảo, cho đến hiện nay, cũng trải qua nhiều thăng trầm. Từ việc cực kỳ cởi mở với đầy đủ tiêu chuẩn quốc tế đối với việc thành lập hội, cho đến những quy định thậm chí có phần hà khắc hơn cả Nghị định 45 về Hội hiện tại. Nhưng tiêu chuẩn quốc tế ra sao? Khó khăn về việc thành lập Hội tại Việt Nam là những khó khăn gì? Bài viết này hy vọng giúp bạn đọc có được một cái nhìn cơ bản về các quy định về Hội hiện nay. Điều này có thể giúp chúng ta có cái nhìn khách quan riêng cho mình khi dự thảo Luật về Hội mới chính thức được đệ trình lên Quốc hội hay thông qua trong thời gian tới đây. 1. Đạo luật gần 60 năm tuổi: sống cũng như chếtHiện nay, Sắc lệnh số 102/SL/L004 ngày 20 tháng 5 năm 1957 ban hành Luật quy định quyền lập hội vẫn được xem là văn bản nguồn cơ bản nhất của hệ thống pháp luật về Hội. Tuy nhiên, văn bản này chỉ mang giá trị hình thức vì không có nội dung cụ thể nào được áp dụng.Tiếp đó là Nghị định 45/2010/NĐ-CP, văn bản pháp luật “thực quyền” quy định về Hội và quản lý nhà nước về Hội hiện nay. Nghị định 45 được sửa đổi bổ sung bởi Nghị định 33/2012/NĐ-CP cũng như được hướng dẫn bởi một số văn bản dưới luật khác như Thông tư 03/2012/TT-BNV của Bộ Nội vụ hướng dẫn thi hành nghị định và Quyết định 68/2010/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ xác định các tổ chức đặc thù.2. Nguồn gốc Trung QuốcMột trong những lập luận thường được sử dụng để phản bác việc áp dụng mô hình kinh tế, pháp luật nước ngoài tại Việt Nam là mọi thứ phải dựa trên tình hình thực tế ở địa phương.Tuy nhiên, Nghị định 45 là một trong những minh chứng cho kiểu “tiêu chuẩn kép” của nhiều nhà lập pháp Việt Nam. Một mặt, họ cho rằng việc học hỏi pháp luật nước ngoài phải phù hợp với mô hình kinh tế – xã hội Việt Nam, mặt khác lại sao chép và sử dụng gần như nguyên bản một văn bản pháp luật nước ngoài – mà ở đây là Trung Quốc.Cụ thể hơn, Nghị định 45 hiện nay có thể được xem là bản copy từ Quyết định của Hội đồng Nhà nước Trung Hoa (State’s Council) quy định về đăng ký và quản lý nhà nước các tổ chức xã hội (Regulations on the Registration and Management of Social Organizations). Hai văn bản này tương đồng từ lời mở đầu, cách loại trừ tổ chức đặc thù, những hoạt động không được thực hiện, hai lớp thủ tục kiểm soát đăng ký, phương án và điều kiện đặt ra để đăng ký hội, phân hội theo cấp bậc hành chính địa phương, nội dung chính phải có của điều lệ hay kể cả cấu trúc của văn bản.3. Yêu cầu… 100 thành viên sáng lập hộiThông thường, hội được hiểu là nơi sinh hoạt, kết nối, tập hợp của một nhóm gồm hai công dân trở lên. Cách hiểu này được công nhận ở nhiều nước. Pháp yêu cầu 2 công dân trở lên thì được đăng ký lập hội, trong khi ở Nga là 3. Ngay cả tại Trung Quốc, với dân số chiếm 1/7 dân số thế giới, con số này cũng chỉ là 50.Trong khi với Nghị định 45, do cách phân chia hội theo cấp quản lý hành chính, các hội “quốc gia” phải có đến 100 sáng lập viên ở nhiều tỉnh thành, với đầy đủ đơn “đăng ký tham gia thành lập hội”. Yêu cầu này đối với các tổ chức địa phương là 10 sáng lập viên.Việc đòi hỏi phải có từ 10 đến 100 thành viên sáng lập cho bất kỳ hội nhóm nào mới thành lập đều tỏ ra bất hợp lý, đặc biệt khi những hội này còn chưa có hoạt động nào đáng kể.4. Độc quyền HộiDù trong Nghị định 45 không có ghi nhận rõ việc “độc quyền hội”, kết quả độc quyền luôn tồn tại do quy định giới hạn phạm vi hoạt động, cũng như quy trình xem xét hội có… “cần thiết” hay không.Cụ thể, tại Khoản 1, Điều 5, Nghị Định 45, Hội mới thành lập phải “không trùng lặp về tên gọi và lĩnh vực hoạt động chính với hội đã được thành lập hợp pháp trước đó trên cùng địa bàn lãnh thổ”.Điều này, cộng với thực tế có hàng loạt các hội nhóm thân chính phủ và do chính phủ bảo trợ, từ mang tính chính trị (Hội Nông dân, Liên đoàn Lao động…) cho đến xã hội – kinh tế thông thường (như Hội bảo vệ người tiêu dùng, Hiệp hội doanh nghiệp…) khiến cho việc thành lập các hội mới trong cùng lĩnh vực là bất khả thi.5. Muốn thành lập hội? Phải thành lập Ban vận động.Được quy định cụ thể tại Điều 6 của Nghị định 45, pháp luật Việt Nam hiện nay yêu cầu những cá nhân tổ chức có mong muốn buộc phải thành lập Ban vận động thành lập hội, trước khi được phép thực hiện các thủ tục thành lập. Đây là bước mà nhiều học giả trong ngành cho là biện pháp “loại từ vòng gửi xe” các hội nhóm độc lập tại Việt Nam.Trước tiên, yêu cầu phải hình thành Ban vận động nghe cũng phi lý giống như việc phải thành lập Hội đồng quản trị vận động thành lập doanh nghiệp trước khi thành lập công ty. Thêm vào đó, những thông tin phải cung cấp trong quy trình thành lập Ban vận động thật ra hoàn toàn trùng khớp hoặc có thể đưa vào nhóm thủ tục thành lập hội thông thường. Cũng cần kể đến yêu cầu dành riêng cho thành viên của Ban vận động, vốn lệ thuộc vào ý kiến và sự xem xét chủ quan của cơ quan quản lý, như “có sức khoẻ và có uy tín trong lĩnh vực hội dự kiến hoạt động”.6. Hội của tập thể, hoạt động theo quyết định nhà nướcCó nhiều quy định cho thấy sự lệ thuộc tương đối lớn giữa hoạt động của Hội và cơ quan quản lý nhà nước, mà rõ nhất là yêu cầu báo cáo kết quả đại hội hay phê duyệt điều lệ hội. Trong đó, hội sau khi thành lập phải thông qua đại hội thành lập và phải báo cáo cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền các nội dung sau: Điều lệ và biên bản thông qua điều lệ hội; Biên bản bầu ban lãnh đạo, ban kiểm tra (có danh sách kèm theo) và lý lịch người đứng đầu hội; Chương trình hoạt động của hội; Nghị quyết đại hội. Cùng với đó, điều lệ hội cũng phải được cơ quan nhà nước này “phê duyệt”.Nguyễn Quốc Tấn Trung(Nhà Báo Tự Do) Đăng bởi Tiểu Nhi on Monday, October 17, 2016 | 17.10.16

×
×
  • Create New...