Jump to content

Search the Community

Showing results for tags 'diễn đàn bạn trẻ'.

  • Search By Tags

    Type tags separated by commas.
  • Search By Author

Content Type


Forums

  • Tin Tức Thời Sự
    • Thời Sự Việt Nam
    • Tin Quốc Tế
    • Tin Cộng Đồng Người Việt Hải Ngoại
    • Bình Luận Thời Sự
    • Khoa Học & Kỹ Thuật - Môi Trường
    • Kinh Tế
    • Biển Đông
    • Thể Thao
    • Thế Giới Động Vật
  • Đời Sống Xã Hội & Tâm Linh
    • Sức Khỏe
    • Tìm Hiểu Tôn Giáo
    • Tử Vi & Phong Thủy
    • Quê Hương Ký Sự
    • Tâm Linh
    • Xã Hội
  • Văn Hóa & Nghệ Thuật
    • Phụ Nử
    • Lịch Sử
    • lời hay ý đẹp
    • Văn Hóa & Nghệ Thuật
    • Online Study
    • Truyện ngắn Audio
  • Vườn Thơ
    • Thơ Sáng Tác
    • Thơ Đấu Tranh
    • Thơ Sưu Tầm
  • Âm Nhạc
    • Thông Tin Âm Nhạc
    • Nhạc Online
    • Cải Lương - Tân Cổ
    • Quán Khuya
  • Giải Trí
    • Thư Giãn
  • Phim & Nhạc
    • Phim Online
    • Thông Tin Điện Ảnh
    • Đời Nghệ Sỹ
  • Thông Báo
    • Cập nhật lượng khách truy cập

Categories

  • Videos
    • Âm Nhạc
    • Film online
    • Thễ Thao
    • Thế Giới Động Vật
    • Thảm Họa Hàng Không
    • Kinh Tế
    • Khoa Học
  • Tin Tức
    • RFA
    • Thời Sự Việt Nam
    • Thế Giới
    • Người Việt Hải Ngoại
    • RFI
    • Thời Sự Hoa Kỳ
    • Khung Trời Mới
    • ĐKN
    • NTD
    • The Saigon Post
    • Nửa Vòng Trái Đất TV
    • Culture Chanel
    • Chuyễn Động Toàn Cầu
    • VIETV NETWORK
    • Tự Lực Bookstore
    • Thế Giới Tiêu Điểm
    • LITTLE SAIGON NEWS
    • VietCatholicNews
    • English News
  • Bình Luận - Thời Sự
    • Sài Gòn TV Bên Kia Màn Khói
    • Điểm Tin Trong Tuần
    • Đọc Báo Vẹm
    • Người Việt TV
    • VOA
    • Truyền Hình Calitoday
    • Biển Đông
    • PhoBolsaTV
    • SBTN
    • BBC Tiếng Việt
    • Saigon TV 57.5
    • Việt Thảo tonight
    • Kinh Tế Gia Nguyễn Xuân Nghĩa
    • TV Tuần-san
    • 2VNR
    • Mẹ Nấm
    • Tiếng Vọng Về Nguồn (TVVN)
    • VIETLIVE TV
    • SET TV (Saigon Entertainment Television)
    • Viet TV Australia
    • Trung Quốc Không Kiểm Duyệt
    • LSTV
    • Chiến Tranh Ukraine
    • Sỗ Tay Quân Sự
    • Nguoi Viet Channel
    • Chão Lửa Trung Đông
  • Đời Sống
    • Tử Vi & Phong Thủy
    • Lịch Sử & Văn Hóa
    • Tâm Linh
    • Tinh Hoa TV
    • Ẫm Thực
    • Sức Khỏe
    • Biết tõ cùng ai ?
    • Online Study
  • Văn Hóa Nghệ Thuật
    • Văn Học Nghệ Thuật

Find results in...

Find results that contain...


Date Created

  • Start

    End


Last Updated

  • Start

    End


Filter by number of...

Joined

  • Start

    End


Group


Found 5 results

  1. Chân Như, phóng viên RFA 2016-08-12 Giới trẻ Ba Lan chào đón Đức Giáo Hoàng Phanxicô vào Ngày Giới Trẻ Thế Giới (WYD) hôm 12/8/2016. AFP photo Vào ngày 17 tháng 12 năm 1999, Hội đồng bảo an Liên Hiệp Quốc đã thông qua nghị quyết chọn ngày 12 tháng 8 là ngày Quốc tế Giới trẻ. Năm nay chủ đề là tầm nhìn dài hạn đến năm 2030, xoá đói giảm nghèo và phát triển kinh tế bền vững. Là những người trẻ đang sống tại Việt Nam, họ sống với lý tưởng, ước mơ ra sao? Vai trò của giới trẻ Chân Như: Xin chào các bạn, khi các bạn được Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc dành cho mình một ngày, chẳc các bạn cũng biết là các bạn đóng một vai trò quan trọng như thế nào trong sự phát triển của quốc gia mình. Trước tiên ở Việt Nam các bạn có biết gì đến ngày này hay không? Và các bạn có thể chia sẻ về môi trường giáo dục hiện nay mà các bạn là những nhân vật chính? Thomas Võ: Ngày xưa học Anh văn thì cô giáo có nói tới, nhưng em không ấn tượng về ngày này, vì các thông tin đại chúng Việt Nam ít đề cập. Ngày xưa, trong đoàn thành niên họ không có tổ chức gì đặc biệt vào ngày này, thường chỉ là 26/3 như em biết; còn ngày này không phải em mà rất nhiều bạn trẻ như anh hỏi chắc chắn họ không biết. Còn về môi trường giáo dục ở Việt Nam, nói chung, em không hài lòng, rất nhiều bạn khác cũng vậy. Em thấy chất lượng còn rất nhiều vấn đề bất cập, tức là học nhưng không đi đôi với hành. Việt Nam bắt đầu quá trình cải cách đã hơn chục năm nay nhưng báo đài cũng đưa tin là nó cứ loay hoay giống như dậm chân tại chỗ. Nếu cho thang điểm 10 thì giáo dục Việt Nam hiện tại khoảng điểm 5, điểm 6, chứ chưa có tốt. Đó là lý do tại sao trong các quốc gia Đông Nam Á thì Việt Nam là nước có tỷ lệ du học sinh cao nhất thế giới. Mặc dù Việt Nam là nước rất nghèo nhưng rất nhiều gia đình vẫn ráng dành dụm chút tiền đưa con cái ra nươc ngoài để hưởng thụ một nền giáo dục phát triển tốt hơn. Bởi ở Việt Nam, thứ nhất giáo dục chưa tốt, thứ hai là ứng dụng thực tiễn những tháng ngày mình học ở nhà trường để áp dụng cho cuộc sống sau này hoặc phát triển bản thân sau này thì chưa có nhiều cơ hội. Bình Minh: Thú thực em chưa được nghe và chưa được biết về ngày giới trẻ thế giới do Hội đồng bảo an Liên Hiệp Quốc công nhận. Việc Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc đánh giá vai trò của giới trẻ trong xã hội hiện nay cho thấy đó là một sự ghi nhận và bản thân em là một người trẻ em cũng nhìn nhận được cái giá trị và vai trò của những người trẻ cho đất nước trong tương lai. Ở Việt Nam thường có câu “tương lai thuộc về người trẻ”, có nghĩa là những người trẻ đang học tập trong một xã hội sẽ ảnh hưởng tới tương lai. Chẳng hạn, những người trẻ hoạt động trong môi trường với nền giáo dục không phát triển với một xã hội không lành mạnh, thì tương lai làm chậm các bạn phát triển về mặt tư duy vì các bạn không thể tiếp cận được với những kiến thức của thế giới. Bản thân em đang được học tập và sinh hoạt trong nền giáo dục của Việt Nam hiện tại. Giống như các bạn trước đánh giá sự phát triển hiện tại của Việt Nam chưa tương xứng so với yêu cầu sự phát triển của xã hội, cộng vào đó là những chính sách dành cho người trẻ cũng chưa thật sự làm cho các bạn có thể phát triển, trưởng thành trong môi trường này. Có những câu chuyện mà bản thân em cũng như nhiều bạn khác có thể nhìn thấy được, khi đa số các bạn trẻ hiện nay dù là học đại học hay học gì cao hơn, thì tương lai về một xã hội tốt đẹp và tương lai cho chính các bạn cũng không được đảm bảo và cảm thấy rất mù mịt. Quay trở lại với câu chuyện Hội đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc nhấn mạnh vai trò của người trẻ, thì đến ngày hôm nay bản thân em là một người tích cực với hoạt động xã hội cũng chưa biết được là giới trẻ có ngày như vậy. Đó là lỗi của những người trẻ như cá nhân em, nhưng quan trọng hơn đó là lỗi của hệ thống của nền giáo dục này không đánh giá cao vai trò của người trẻ Giới trẻ quá vô tâm? Một cặp đôi hóng gió trên cầu Long Biên tại Hà Nội ngày 20 tháng 6 năm 2013. AFP photo Chân Như: Ngày nay, nhiều người lên án là một số các bạn trẻ sống vô tâm, chạy theo bề ngoài, nhận xét của các bạn? Duy Phan: Thật ra việc lên án các bạn trẻ chạy theo vẻ ngoài, sống vô tâm thì em nghĩ còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố nữa chứ không phải bạn trẻ nào cũng như vậy. Tại vì chạy theo vẻ bên ngoài không phải là chuyện xấu, ở các quốc gia phát triển thì em nhớ từ nhỏ con cái đã được cha mẹ hướng biết chăm sóc cho vẻ ngoài. Còn việc lên án bạn trẻ sống vô tâm không quan tâm đến mọi người nó còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố nữa vì có nhiều việc ở một quốc gia mà các bạn trẻ và ngay cả người lớn cũng không đươc phép nhúng vào. Em lấy đơn cử như việc vừa rồi có những cuộc biểu tình về cá chết, ngay cả việc đó cũng cho mọi người cảm thấy nản vì chính phủ không cho người dân lên tiếng, người đi biểu tình thì lại bị đàn áp. Nếu mình nói các bạn không quan tâm rồi mình lên án các bạn cũng không đúng, em nghĩ nó còn phải tùy thuộc vào nhiều yếu tố nữa. Chân Như: Vậy các bạn có quan tâm đến lý tưởng sống? Nếu có thì lý tưởng của bạn là gì? Thomas Võ: Anh nói nhiều bạn trẻ vô tâm thì đúng đó chứ. Thật ra cũng có người này người khác nhưng đúng là hiện tại các bạn trẻ ít quan tâm tới những lý tưởng sống. Họ chủ yếu chạy theo vẻ bề ngoài, theo vật chất. Riêng việc đi học thì đặc điểm của giáo dục Việt Nam là học để lấy bằng cấp chứ học để có kiến thức thành người và sau này để đi làm việc tốt hay đóng góp cho xã hội thì hầu như rất hiếm bạn trẻ nào mà suy nghĩ được điều đó. Ngày xưa em cũng vậy nhưng khoảng thời gian là sinh viên thì mình được tiếp xúc học hỏi nhiều hơn, đối với em nó không phải là lý tưởng đâu mà chỉ là mục tiêu của cuộc sống thì đúng hơn. Xưa đi học vì mình muốn có một cuộc sống tốt hơn, một công việc ổn định sau khi ra trường. Hiện tại, em muốn học cao hơn để có thể phát triển bản thân mình cũng như tìm được nhiều cơ hội tốt đẹp hơn trong tương lai. Còn lý tưởng sống thì hơi buồn em chưa thấy được lý tưởng cho bản thân mình Bình Minh: Trước tiên nhận định về thái độ thờ ơ, vô cảm của giới trẻ, theo em, đó là nhận định đúng. Tuy nhiên, không phải ai cũng vậy. Bản thân em, một người sống có trách nhiệm với bản thân mình, có trách nhiệm với gia đình và với xã hội, vì vậy việc em đang học tập, làm việc và đang sống trong ngày hôm nay là trách nhiệm của em. Do đó, em luôn luôn ghi nhớ trong mình một mục tiêu, một lý tưởng là trước tiên phải thật sự trở thành một người tốt để có thể cống hiến cho xã hội. Hiện tại em luôn luôn mong muốn mình sẽ góp sức vào việc tạo dựng giá trị mới cho những người xung quanh mình qua những hoạt động ngoại khoá mà bản thân em là một trong những người lãnh đạo các hoạt động của sinh viên tại trường, bởi vì em nhìn thấy được những lợi ích từ những hoạt động ngoại khoá mà bản thân em cũng như các bạn được tham gia. Và sau này, khi mình có điều kiện hơn thì em cũng sẽ cố gắng và mong muốn mình sẽ đóng góp nhiều hơn cho đất nước, cụ thể là có thể tham gia vào tiến trình để đưa Việt Nam trở thành một quốc gia dân chủ hơn, giàu mạnh hơn qua những cơ chế chính trị thật sự là dân chủ và người dân được thể hiện tiếng nói của mình một cách trực tiếp và không bị ngăn cản bởi bất cứ một nhóm lợi ích nào cả. Ước mơ gì cho tương lai Học sinh một trường Trung học ở Hà Nội giờ tan học. AFP photo Chân Như: Gia đình và xã hội hỗ trợ cho các bạn trên con đường đi đến tương lai như thế nào? Bình Minh: Bản thân em, em nhìn rất là tích cực. Bởi về mặt trực tiếp, gia đình em không phải là một gia đình có điều kiện, tuy nhiên, những thứ bố mẹ cung cấp cho mình một cách đơn giản nhưng cũng tạo cho mình những động lực, những bước đầu để mình có được cơ hội học tập và có cơ hội được tham gia nhiều hoạt động bên ngoài xã hội hơn. Về xã hội, có thể chắc chắn có rất nhiều những thứ không công bằng, không đi theo quy luật phát triển của xã hội và bản thân em khi tham gia hoạt động ngoài xã hội em cũng nhìn nhận được rất nhiều những cái yếu kém, rất nhiều những cái nhũng nhiễu kể cả tham nhũng. Tuy nhiên, khi gặp phải vấn đề như vậy, bản thân mình cũng phải cố gắng để vượt qua nó. Cá nhân em, em luôn cố gắng để mình không bị những danh vọng lợi ích mà mặt trái của hoạt động xã hội mang tới cho mình, để mình luôn luôn trở thành người trong sạch nhất và mình có thể toàn tâm toàn ý với mục tiêu tương lai của mình. Từ những nhũng nhiễu, nó thúc bách em đi tìm nguyên nhân sâu xa và đến một thời điểm thích hợp mình có thể thay đổi và có thể giúp mọi thứ trở nên tốt hơn. Quan điểm của em là muốn làm gì thì mình phải hiểu được vấn đề gì đang xảy ra tại môi trường mình đang sống và xa hơn là tại đất nước mình đang sống. Mình phải thật sự hiểu đâu là vấn đề chính và từ đó mình mới tìm ra được một giải pháp tối ưu nhất, phù hợp nhất với sự phát triển của xã hội rộng hơn cho Việt Nam trong giai đoạn tới. Bản thân em, em luôn luôn đón nhận tất cả những vấn đề từ bên ngoài xã hội hoặc từ gia đình hoặc từ những nhũng nhiễu của xã hội đối với mình bằng con mắt tích cực vì từ đó mình sẽ rút ra những bài học kinh nghiệm cho mình tuy nó là sai và cái mà mình cần phải thay đổi. Thomas Võ: Nói chung, anh biết Việt Nam mình chịu ảnh hưởng của nho giáo trọng học hành trọng chữ nghĩa. Gia đình thì ủng hộ em. Còn về xã hội xưa, học cũng có nhiều xuất học bổng, cũng ít nhiều hộ trợ cũng như tạo động lực cho mình để có thể phát triển bản thân hơn có thể tiếp tục đi đến trường. Tuy nhiên, đó chỉ là bản thân em thôi, còn nhiều bạn khác không phải ai cũng xác định được học hành là cứu cánh của đời mình hết vì nhiều bạn vẫn còn khó khăn, chật vật khi còn ngồi trên ghế nhà trường vì Việt Nam mình vẫn còn nghèo chi phí ngân sách cho giáo dục vẫn còn hạn hẹp, nên việc học của khá nhiều sinh viên còn khó khăn. Chân Như: Có thể nói các bạn là niềm tin, là hy vọng của đất nước vậy ước mơ của bạn là gì và hoài bão của các bạn dành cho đất nước là gì? Duy Phan: Đối với đất nước, vì em đang sinh sống tại Việt Nam, em chỉ mong muốn lớp trẻ độ tuổi của em khi được lên làm lãnh đạo sau này và có cơ hội đứng ra lèo lái đầu tàu cho đất nước thì các bạn nên có thay đổi triệt để. Những thay đổi sẽ phải ngay từ bây giờ, ngay từ việc tìm hiểu về thông tin về sách báo, về những gì trên internet. Ngày xưa, lớp người mà đang lãnh đạo đất nước là những lớp người thứ hai. Thế hệ này là những người không trực tiếp tham gia vào chiến tranh nhưng được truyền lại từ lớp thứ nhất. Và lớp này không hề được biết nhiều về thế giới họ phát triển như thế nào, rồi vẫn tiếp tục áp đặt như vậy. Em nghĩ nó làm cho guồng máy phát triển của đất nước sẽ không quay, càng ngày càng tụt hậu. Vì thế, hoài bảo và hy vọng của em dành cho Việt Nam đó là mong thế hệ kế thừa phải là thế hệ có tư tưởng tiến bộ hơn, thế hệ có nhiều điều kiện tiếp cận được những thông tin bên ngoài nhiều hơn và phải am hiểu được khi mình đưa ra một chính sách đường lối phát triển. Muốn vậy thì mình sẽ phải học tập từ những quốc gia khác và cải thiện nó, áp dụng cho quốc gia của mình một cách phù hợp và tốt đẹp hơn, đó là hy vọng của em dành cho đất nước. Thomas Võ: Từ nhỏ mình cũng đã hy vọng đất nước mình sẽ phát triển tốt hơn nhưng sau 16 năm, em thấy đất nước phát triển không có nhanh, vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề không giống như mình đã kỳ vọng. Hy vọng sắp tới đất nước có những chuyển biến tốt đẹp hơn; những vấn đề về môi sinh môi trường hoặc bất bình đẳng thu nhập sẽ được hạn chế. Mặc dù hiện tại vẫn còn tồn tại rất nhiều vấn đề, như tham nhũng, chạy chức chạy quyền hoặc những vấn đề nhức nhối trong xã hội nhưng hy vọng sắp tới sẽ được giải quyết rốt ráo hơn và người dân ít bức xúc hơn. Bình Minh: Ước mơ là những thứ gì đó mà ở tương lai và là mục tiêu, là kim chỉ nam thôi thúc mình sống trong giai đọan hiện. Ước mơ của em trong tương lai đó là sẽ trở thành một người hoạt động xã hội, bảo vệ tiếng nói của người dân, làm sao cho tiếng nói của người dân được thể hiện mạnh mẽ nhất trong vai trò định hướng chính trị và định hướng những hoạt động về xã hội. Người dân có thể bầu chọn những người mà họ cảm thấy thật sự có năng lực cũng như làm cho đất nước phát triển. Bản thân em trong tương lai, em mong muốn mình cùng với rất nhiều người khác nữa đang dấn thân cho một Việt Nam dân chủ, cường thịnh, được tham gia trực tiếp vào tiến trình thay đổi thể chế làm sao cho Việt Nam dân chủ hơn trong tương lai.
  2. Chân Như, phóng viên RFA 2016-08-04 Một cảnh sát giao thông đang điều khiển giao thông tại một ngã tư ở Hà Nội ngày 12/12/2007. AFP photo Chân Như: Để tiếp tục về chủ đề đang được người dân bàn tán đến nay thì chúng ta không thể không nhắc đến vụ việc cảnh sát giao thông tung cú đá vào hai người thanh niên đi xe ngược chiều, không đội mũ bảo hiểm, đúng là hai người thanh niên có vi phạm luật giao thông, nhưng có nhiều tiếng nói trái chiều trong vụ việc của anh cảnh sát giao thông này, bên nào cũng có cái lý riêng, liên quan đến sự an toàn của những bên có tại hiện trường. Các bạn có quan điểm thế nào về cái lý, cái tình trong vụ việc này ? Quang Sơn: Theo em về vấn đề vi phạm giao thông, chỉ là một vấn đề hành chính rất bình thường không nghiêm trọng như một án hình sự như cướp giật đánh nhau, mua bán ma túy hay giết người. Do vậy, việc cảnh sát giao thông cố tình lao ra giữa đường tung chân đạp vào đối tượng đi ngược chiều bản thân anh ta sai hoàn toàn, trừ khi trong trường hợp những người tham gia giao thông ấy họ có hành vi chống trả lại bằng hành vi bạo lực với anh ấy khi bị xử phạt thì lúc đó công an mới được quyền vũ lực can thiệp, chứ không được quyền tự dưng người ta đang đi như vậy mà xông ra giữa đường. Em thấy vấn đề hai thanh niên này đi ngược chiều là sai hoàn toàn vì có thể gây nguy hại cho người khác. Tuy nhiên, có rất nhiều cách xử lý khác nhau, như em nói hồi nãy là hành vi vi phạm giao thông chỉ là một vấn đề vi phạm hành chính hết sức bình thường kể cả họ có vi phạm nghiêm trọng đến mấy nhưng công an cũng không được quyền nhảy ra đạp như vậy, làm thế có khả năng gây ảnh hưởng tổn hại đến sức khoẻ và tính mạng của người khác, như thế cơ quan thi hành công vụ đang sử dụng một hành vi sai trái để đáp trả lại một hành vi sai trái tức là chúng ta đã sai hoàn toàn rồi. Trường Sơn: Em muốn nhìn vụ việc này theo một cái góc nhìn cẩn trọng hơn. Rõ ràng chúng ta đang ngồi đây phân tích sự việc thì nó khác rất nhiều so với bản thân anh công an đó trong trường hợp lúc bấy giờ. Tất nhiên, khi nói chuyện ở đây, chúng ta có thể sử dụng luật pháp hoặc lý lẽ, bất kỳ cái gì cũng được; Thế nhưng trong tình huống lúc bấy giờ thi em cho rằng công an đó không thể nào có được một suy nghĩ thông suốt như chúng ta bây giờ. Em muốn nhìn sự việc là như thế. Đồng ý rằng anh công an đó đã sử dụng biện pháp trấn áp quá mức cần thiết và chúng ta cùng đồng ý với nhau rằng việc vi phạm luật lệ giao thông là vụ việc hành chính không hề có liên quan gì đến hình sự cả. Thế nhưng trong vụ việc này em có đọc được đó là hai thanh niên đi ngược chiều kia không chấp hành hiệu lệnh của cảnh sát giao thông trước đó, tức đã bị phát hiện không đội mũ bảo hiểm bị yêu cầu dừng nhưng đã quay đầu xe bỏ chạy đi ngược chiều. Tình tiết này đã cho thấy họ không tuân thủ hiệu lệnh của cảnh sát giao thông. Và trong trường hợp đi ngược chiều với vận tốc khá cao, thì chúng ta thử nghĩ xem trong truờng hợp của công an này trong tình huống đó nếu anh ta nhận thấy rằng hành vi phạm giao thông của hai người này có thể gây nguy hiểm cho người khác cũng có thể khiến bản thân họ bị thương. Và cũng chính vì lập luận đó thúc đẩy công an tung chân đạp để dừng lại hành vi vi phạm pháp luật của hai thanh niên. Mặc dù vậy, em vẫn cho rằng công an đã dùng biện pháp nghiệp vụ quá mức cần thiết. Bản thân em không nói được ai hoàn toàn sai, ai hoàn toàn đúng mà chỉ nhìn vụ việc theo góc nhìn rộng hơn vậy thôi. Minh Hiển: Thật ra trong trường hợp này khi coi qua clip đó em cũng khó khẳng định được bởi vì rõ ràng cả hai người tham gia giao thông đi ngược chiều không đội mũ bảo hiểm là sai rồi không thể biện minh được; còn hành vi đá của cảnh sát thì em nghĩ rõ ràng là sử dụng quyền hành quá mức cần thiết. Nhưng chúng ta cũng nên xét lại, trên thực tế có rất nhiều trường hợp thanh niên đi ngoài đường mặc dù rành rành là họ sai bởi vì không đội mũ bảo hiểm hoặc đi ngược chiều..... , nhưng khi cảnh sát giao thông có một biện pháp gì đấy truy đuổi quá gắt gao thì vô hình chung cái đấy lại ảnh hưởng ngược lại tâm lý những người vi phạm giao thông kia, khiến họ phóng nhanh hơn, trốn khỏi cảnh sát từ đấy tạo ra hậu quả nghiêm trọng hơn. Em nghĩ là các hệ thống hạ tầng và cơ sở và giao thông của mình phải cải tiến theo hướng không thể lúc nào cảnh sát giao thông cũng phải nhoài ra đường để bắt những người vi phạm vì việc ấy vừa nguy hiểm cho cảnh sát giao thông, vừa nguy hiểm cho người tham gia giao thông. Và tác động thứ ba nữa là có thể đẩy những người vi phạm giao thông có thể chạy trốn khiến hậu quả càng nặng nề hơn. Do vậy, em nghĩ để xét đoán trường hợp này rõ rang, phân định đúng hay sai thì rất khó nhưng chúng ta có thể tập trung hay kiến nghị về nâng cấp cơ sở hạ tầng hoặc cải thiện các biện pháp phạt nguội làm sao cho hiệu quả và chính xác hơn. Pháp quyền xã hội chủ nghĩa Một cảnh sát giơ tay ra dấu không chụp hình trên một đường phố ở Hà Nội, ngày 16 tháng 11 năm 2006. AFP photo Chân Như: Việt Nam luôn khẳng định đang xây dựng nhà nước “pháp quyền xã hội chủ nghĩa”. Vậy các bạn có ý kiến gì hệ thống luật pháp, tư pháp vàcách thực thi pháp luật hiện nay tại Việt Nam, làm sao để đảm bảo được cả tính nhân văn và sự nghiêm minh, công bằng của pháp luật ? Trường Sơn: Câu hỏi này rất thú vị bởi vì chúng ta chạm vào một khái niệm hầu như không ai giải thích được đó là pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Em dám chắc rằng tất cả mọi người đây đều không giải thích nổi thế nào là pháp quyền xã hội chủ nghĩa bởi vì nó là một khái niệm hết sức là hài hước, chắc chỉ có Việt Nam có thôi. Chúng ta biết được thế nào là một nhà nước pháp quyền, thế nhưng thế nào là pháp quyền xã hội chủ nghĩa thì chúng ta không biết. Và nếu căn cứ vào tình hình luật pháp Việt Nam hiện tại, nếu chúng ta gọi đó là pháp quyền xã hội chủ nghĩa thì rõ ràng đó là một điều hết sức là phản động, nó phản lại những thứ phát triển tiên tiến, bởi vì chúng ta thấy rõ ràng hệ thống luật pháp Việt Nam nó có rất nhiều vấn đề kẽ hở. Bản thân nền tư pháp Việt Nam cũng có vấn đề bởi vì vấn đề cốt lõi của chúng ta đó là đất nước không có tam quyền phân lập, không có tư pháp độc lập khỏi những nhánh khác của nhà nước như hành pháp luật pháp, bởi vì vẫn bị đảng cộng sản Việt Nam chi phối. Vì thế, luật pháp và ngành tư pháp của Việt Nam không được đặt vào đúng chức năng và không được trao quyền hành đủ để thực hiện đúng chức năng của mình nên bị bóp méo. Tất cả những tác động bên ngoài từ phiá chính quyền, hành pháp, chính phủ, đảng, công an, tất cả đều muốn chi phối ngành tư pháp Việt Nam nên biến toà án Việt Nam như một sân khấu thể hiện ý chí của những người khác. Rõ ràng chúng ta thấy rằng trong một nền pháp luật chuẩn mực tiên tiến mà chúng ta vẫn hay gọi là trong một xã hội thượng tôn pháp luật hay trong một nhà nước pháp quyền thì người thẩm phán hay chủ tọa có toàn quyền để đưa ra quyết định của mình cho từng trường hợp cụ thể và cũng không bị chi phối bởi bất cứ một thế lực hay cá nhân nào khác, thế nhưng ở Việt Nam hoàn toàn không giống thế. Rõ ràng bản chất cốt lõi của toà án Việt Nam không được như những gì mà đáng phải có. Càng cải cách, cải tiến, càng thay đổi lại càng làm cho nền tư pháp Việt Nam càng trở nên rối ren. Quang Sơn: Suy nghĩ đầu tiên duy nhất em muốn đưa ra đó là tại sao trong một đất nước khi người ta chỉ vì cái đói, cái khát mà lại bị đi tù mà còn đang là học sinh, trong khi đó những cán bộ tham nhũng hàng nghìn tỷ hay làm thất thoát hàng trăm nghìn tỉ của nhà nước thì lại chỉ hưởng án treo hoặc xử rất nhẹ. Đấy chính là đặc điểm của pháp quyền xã hội chủ nghĩa đấy. Đúng như bạn Sơn vừa nói nếu muốn đem giới thiệu cho thế giới biết rằng thế nào là pháp quyền xã hội chủ nghĩa thì luật pháp Việt Nam ta đúng là ví dụ cực kỳ kinh điển luôn. Thật sự trên thế giới không có hệ thống luật pháp nào “quái thai” như Việt Nam. Và để đảm bảo được tính nhân văn nghiêm minh của pháp luật, theo em nghĩ thì phải đi về cốt lõi là phải đa nguyên đa đảng. Bởi trong cả ba nhánh ngành, lúc nào Việt Nam cũng khẳng định có tam quyền phân lập nhưng ba nhánh này lại bị chi phối duy nhất bởi đảng cộng sản. Trong khi đó, đa phần những người làm tổn hại cho đất nuớc nhất thì lại là những đảng viên, những người đang nắm giữ những quyền lợi chính trị hoặc quyền lực lớn trong xã hội. Như vậyì làm sao đảng viên có thể xử lý đảng viên? Đúng là hệ thống luật pháp của Việt Nam “quái thai” ở chỗ ví dụ các nuớc trên thế giới, các thẩm phán là một trong những người giữ chức vụ cả đời và không thuộc bất kỳ đảng phái chính trị nào; Trong khi đó Việt Nam muốn lên làm thẩm phán thì phải làm thư ký 4-5 năm gì đấy và một thẩm phán chỉ được giữ chức vụ trong vòng 5 năm ngoài ra gần như tất cả các thẩm phán đều là đảng viên đảng cộng sản. Vậy làm sao đảm bảo được tính nghiêm minh khi đảng viên xử đảng viên và đảng viên xử dân. Và qua sự việc cả cộng đồng mạng so sánh về vấn đề cướp bánh mì và thất thoát nghìn tỉ, em thấy rằng lỗi thuộc về chế độ và về nhà nước Việt Nam này bởi vì lỗi lớn nhất là họ để người dân đói, không tạo ra được công ăn việc làm. Thực ra em chỉ thấy đúng một câu duy nhất liên quan đến hệ thống luật pháp tư pháp và thực thi luật pháp hiện nay từ duy nhất dành cho nó là “quái thai”. Minh Hiển: Để trả lời cho hết thì cần những phân tích và thảo luận rất dài, ở đây em chỉ xin nói mấy ý thôi. Thứ nhất, quá trình để làm sao đảm bảo được công bằng và đúng đắn của pháp luật thì đầu tiên phải bỏ cơ chế đảng cử dân bầu, phải làm sao cho các ứng viên thật sự có tài năng và họ sẽ bằng vận động cá nhân hay tự ứng cử vào những vị trí mà người dân tin tưởng bầu ra, chứ không cần qua cơ chế ai cử thì người dân mới được bầu, đấy là vô lý. Thứ hai, quá trình lựa chọn đại biểu quốc hội là quá trình lựa chọn người ra làm việc cho đất nước phải diễn ra công khai và minh bạch. Chúng ta có rất nhiều ví dụ để cho những việc làm này có thể xảy ra và ta có thể làm dần dần, như vừa rồi có công đoạn hiệp thương để chọn ra những đại biểu chẳng hạn, thì ở rất nhiều nơi việc đấy không được đại trà để tất cả mọi người ai quan tâm thì có thể được vào, điều đấy là không có. Chính vì thế mà ta cần cải thiện được việc này thì em nghĩ nó cũng tạo ra được những thay đổi đáng kể rồi. Và cuối cùng là người dân luôn luôn phải nắm giữ được trong tay những quyền bất khả chuyển nhượng ví dụ những quyền phán quyết hiến pháp chẳng hạn, việc này không thể nào theo hình thức dân chủ đại diện được. Nhân dân cuối cùng vẫn phải giữ quyền ấy cho mình bằng trưng cầu dân ý hay bằng những hình thức nào đó. Làm được những bước như thế dần dần cũng có thể có được những tiến triển. Đấy là những ví dụ cụ thể mà em nghĩ chúng ta có thể làm nó cũng không phải là quá xa vời nhưng sẽ tạo nên những hiệu quả rất khả quan. Chân Như: Cám ơn chia sẻ của Minh Hiển, Trường Sơn và Quang Sơn.
  3. Nguyễn Hoàng Tuấn (trái) và Ôn Thành Tân có mặt tại Tòa án Nhân dân Quận Thủ Đức vào sáng ngày 20 tháng 7 năm 2016. Báo chí trong nước và mạng xã hội thời gian gần đây loan tải nhiều câu chuyện pháp luật thu hút sự chú ý của dư luận như: cú đá của cảnh sát giao thông, vụ xử án 2 trẻ vị thành niên ăn cắp bánh mì, bảo vệ chặn xe chuyển bệnh nhân… Người dân đặt ra nhiều câu hỏi về tính nghiêm minh và chuẩn mực của pháp luật hiện hành, trong đó cái lý và cái tình thể hiện ra sao. Đó cũng chính là đề tài của chương trình Diễn đàn bạn trẻ hôm nay, với sự tham gia của Minh Hiển, Trường Sơn và Quang Sơn. Tòa án Việt Nam rất cứng nhắc? Chân Như: Câu hỏi đầu tiên, các bạn suy nghĩ gì khi đọc thấy tin hai trẻ vị thành niên bị toà án quận Thủ Đức, Sài Gòn tuyên phạt án tù chỉ vì đói quá, nên đã cướp ổ bánh mì chưa đầy 50 ngàn đồng. Cũng như các bạn còn nhớ về một câu chuyện bi hài tương tự xảy ra tại Hải Phòng: 4 thiếu niên đang học trung học đùa giỡn giật 1 mũ vải và 1 nón lá của bạn nữ cùng trường cũng bị xử án tù mặc dù nạn nhân và nhà trường có đơn bãi nại. Theo các bạn cảm nhận, có cần thiết phải xử lý hình sự với mức phạt tù đối với những trường hợp như vậy hay không, đặc biệt là khi các em đang ở độ tuổi đang đi học? Minh Hiển: Hôm nọ em có đọc lại điều 8 bộ luật hình sự của năm 2015 nói về khái niệm tội phạm, trong có hai khoản, 1 định nghĩa tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội và do người có năng lực trách nhiệm hình sự hoặc sát nhân thương hại thực hiện một hành vi cố ý hoặc vô ý. Nhưng tính chất của nó phải có sự nghiêm trọng nhất định ví dụ xâm phạm độc lập chủ quyền và nhất là về lãnh thổ... Khoản 2 của điều thứ 8 quy định những hành vi có dấu hiệu của tội phạm nhưng tính chất nguy hiểm trong xã hội không đáng kể thì sẽ không phải là tội phạm và được xử lý bằng biện pháp khác. Ở đây 2 trường hợp là 2 trường hợp vị thành niên ăn cắp bánh mì cũng như các em thiếu niên giật mũ vải của bạn thì hoàn toàn không phải là một hành vi nguy hiểm cho xã hội, ảnh hưởng của nó rất nhỏ và không đáng kể, do vậy việc truy tố hình sự và xử lạnh như thế là điều em thấy rất bất hợp lý. Quang Sơn: Theo quan điểm của em, bản án này hết sức là nặng và thường những bản án đối với những trẻ vị thành niên như này đa phần pháp luật cần có tính nhân đạo đó là mang tính răn đe là chủ yếu. Tuy nhiên, trường hợp của hai bạn này có lẽ họ đang cố tình muốn xé ra to, thực ra đáng lẽ phải được coi là tình tiết giảm nhẹ mặc dù chúng ta thừa nhận với nhau hành vi cướp không hay ho gì lắm họ có thể đi xin, nhưng rõ ràng họ đang trong quá trình đi xin việc, và bản tính con người khi đói có thể mất kiểm soát nếu tìm thấy đồ ăn hoặc nước uống trước mắt, ai cũng vậy thôi. Điều này thật ra đáng thương hơn là đáng trách. Bản án đưa ra em nghĩ là quá nặng. Thêm vào đó, em nghĩ hành vi của những bạn giật mũ vải bạn nữ em thấy mang tính chất kiểu trẻ con trêu đùa với nhau. Em nhớ người nhà nạn nhân đã bãi nại và xin cho những thanh niên ấy rồi nhưng tòa án vẫn quyết tâm tuyên án bốn thanh niên này. Điều này làm mình có cảm giác như trò hề tức là họ vừa muốn thể hiện cho công luận thấy bản thân họ nghiêm minh. Thật ra họ đang tự bôi tro trát trấu vào họ thôi, vì xử lý thiếu niên mà hành vi không có gì nghiêm trọng và không gây nguy hại cho xã hội thì họ đang chứng tỏ một điều rằng pháp luật của chế độ này không có tính nhân đạo. Trường Sơn: Em cũng đồng tình với cả ý kiến của anh Hiển cũng như Quang Sơn. Quan điểm cá nhân của em thì cho rằng luật pháp có hai tính chất một là dùng để răn đe và thứ hai là dùng để trừng phạt. Chúng ta thấy rằng trong sự việc hai cậu thiếu niên giật bánh mì cũng như sự việc xảy ra trước kia của mấy cậu cướp mũ của bạn, luật pháp trong trường hợp này theo em nếu là một toà án có lương tri thì thường người ta sẽ thấy rằng đây sẽ là những sự việc không nhất thiết phải sử dụng chức năng trừng phạt vào những vụ án nhân sự và xử án tù cho họ, thường chỉ nên răn đe đó là cho họ làm những việc công ích. Chúng ta thấy rằng trong hai sự việc này thì tòa án Việt Nam rất cứng nhắc trong việc áp dụng luật. Họ giải thích thế nào cũng đúng nếu chiếu theo những gì luật pháp Việt Nam ghi, nhưng họ quên mất rằng như vậy thì quá máy móc mà người ta phải xem cái tình tiết của sự việc, động cơ gây án và ảnh hưởng đối với những người bị hại cũng như đối với xã hội ra sao. Theo ý kiến cá nhân của em trong việc này thì nó hoàn toàn không đáng, không đến mức để phải xử phạt với những bản án nặng nề như vậy. Xét xử nhẹ tay với quan chức, khắt khe với dân thường? Chân Như: Có nhận định cho rằng, dường như chế độ hiện nay tại Việt Nam không quan tâm đến việc giải quyết phần gốc của vấn đề, nhiều người so sánh việc miễn truy cứu trách nhiệm hình sự, và xử lý nhẹ tay đối với nhiều quan chức có dấu hiệu vi phạm rõ ràng, gây thất thoát hàng trăm, thậm chí hàng ngàn tỷ đồng. Trong khi đó chỉ vì đùa giỡn giật mũ hoặc quá đói phải cướp ổ bánh mì thì lại quá khắt khe. Dẫu biết mọi sự so sánh đều khập khiễng nhưng trong trường hợp này, chắc hẳn, không ai trong chúng ta không khỏi so sánh? Các quan chức Việt Nam họp báo công bố lý do cá chết hàng loạt ở miền trung Việt Nam, tại Hà Nội vào ngày 30 Tháng Sáu năm 2016. AFP photo Minh Hiển: Thật ra cái gốc của vấn đề thì em nghĩ riêng việc này đã xử các bạn trẻ ấy quá nặng và quá mức cần thiết rồi. Như vậy có thể tạo ra cái hệ quả tạm gọi là tích cực đi, tuy thế nó lại dồn các em ấy vào chân tường bằng cách sử dụng hình phạt quá mức cần thiết như thế. Do vậy tiềm tàng những nguy hiểm, nguy cơ nghiêm trọng về sau vì tương lai ở các em như thế là đang đối diện với nguy cơ bị phá hủy và như vậy cũng là cái ý mà pháp luật hiện tại không giải quyết được phần gốc của vấn đề mà nó lại đẩy ra một nguy cơ mới. So sánh giữa các trường hợp của các em kia với cả những trường hợp đại án rất nghiêm trọng mà lại xử có vẻ rất nhẹ, thì gần đây mọi người nói cái câu mà em thấy vừa buồn cười nhưng rất đúng là “dường như tồn tại hai đạo luật, một luật cho dân và một luật cho quan chức.” Em thấy đúng như thế thật. Xin nhấn mạnh một loạt các hành vi vi phạm luật gây hậu quả nghiêm trọng gây thất thoát tài sản nhà nước rồi tiền thuế của nhân dân thì lại được khoan hồng, trong khi ấy hành vi bồng bột của trẻ thanh niên thì bị trừng phạt rất nặng. Đây thật sự là điều bất hợp lý và nó liên tục tạo ra những vòng lẩn quẩn mà nó sẽ đẩy sang những nguy cơ tiềm tàng mới. Trường Sơn: Vừa rồi chúng ta cũng đã nói rất kỹ về trường hợp của hai cậu thiếu niên ăn cắp hai ổ bánh mì rồi đi tù thì sau đó chúng ta thấy được một cái vụ việc rất thú vị khác để đem ra so sánh đó là những quan chức Việt Nam. Điển hình là những quan chức làm trong ngành nước sạch gây thất thoát rất nhiều tiền của của người dân cũng như ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống của người dân thì lại không bị xử vì người ta cho rằng họ có “thân nhân tốt”. Rõ ràng chúng ta thấy ở đây có sự mâu thuẫn rất lớn. Người ta cố gắng xử hai cậu bé kia bằng được bởi vì người ta nói luật pháp phải nghiêm minh. Thế nhưng sau đó họ lại giống như vừa viết xong một tờ giấy xé nó đi luôn vì người ta lại làm một điều ngược lại. Cho dù các vị quan chức đó gây ra sự ảnh hưởng hết sức nghiêm trọng đối với xã hội, gây mất niềm tin của người dân, và ảnh hưởng rất lớn đến đời sống của mọi người. Họ gây thất thoát bao nhiêu tiền của nhưng lại không bị truy cứu bất cứ một trách nhiệm hình sự nào. Như anh Hiển vừa rồi nói, Việt Nam đang tồn tại hai bộ luật thì em rất đồng ý bởi vì đây thực sự là hai vụ việc tiêu biểu chứ không phải là duy nhất. Em cũng đọc được câu hết sức thú vị nữa đó là luật pháp Việt Nam không có tác dụng đối với tầng lớp cai trị, nó chỉ dành cho người dân bị trị thôi . Rõ ràng nó làm mất đi niềm tin người dân vào hệ thống luật pháp và chính quyền hiện tại. Rõ ràng họ đang bị đối xử một cách hết sức bất công, cho dù những gì mà họ nhận, hoàn toàn không xứng đáng. Và rõ ràng là có một vấn đề cốt lõi gì đó mà chúng ta cần phải đi tìm. Chân Như: Có một thực tế ở Việt Nam, các cựu quan chức hoặc những người có mối quan hệ với họ phạm tội thường được giảm nhẹ mức án bởi “nhân thân tốt”, “gia đình có công với cách mạng”, hoặc “đã từng có nhiều thành tích”. Theo các bạn, điều này có hợp với nguyên tắc “mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật” và “công ra công, tội ra tội”? Minh Hiển: Theo em quá trình để đưa ra một bị cáo để xét xử đầu tiên phải xem xét xem là bị cáo ấy vào khung gì và có thể bị truy tố hình sự hay không. Vậy các yếu tố ví dụ như nhân thân tốt hay đã có thành tích thì thuộc về giai đoạn đầu, tức là để xem xét xem hành vi phạm tội đó nó có xuất phát từ nhận thức hay động cơ mà rõ ràng về hành vi phạm tội của mình không do vô tình hay do cố ý. Từ đấy những yếu tố sẽ được dùng để đánh giá xem bị cáo ấy có đáng bị truy tố hình sự hay không; tức là các yếu tố ấy chỉ tham gia vào giai đoạn đầu thôi, còn sau đấy thì nếu bị cáo đã được đưa ra xét xử về tội hình sự các thứ rồi mà cuối cùng kết luận đã có bản án thì các yếu tố nhân thân tốt, có thành tích, theo quan điểm của em là nó hoàn toàn không có vai trò gì nữa, luật pháp mới đảm bảo được tính nghiêm minh được. Nếu không sẽ dẫn tới có thể rất tùy tiện, ví dụ thế nào là nhân thân và thành tích, thành tích thế nào để đủ bù được phần nào tội lỗi mà họ gây ra? Cái đấy rõ ràng không liên quan đến nhau. Do vậy, theo em là không thể áp dụng hình thức thế được, có áp dụng nhưng chỉ trong phần đầu. Trường Sơn: Em thì cho rằng cách họ đang sử dụng luật pháp ở Việt Nam như bây giờ, khi áp dụng để xử những vụ việc mà các quan chức Việt Nam gây ra theo kiểu dựa vào nhân thân tốt hoặc gia đình có công với cách mạng hoặc phải có nhiều thành tích đưa vào để giảm nhẹ tình tiết của vụ án, nó giống như một cách phân xử của thời phong kiến quân chủ. Lúc bấy giờ luật pháp vẫn dựa vào ý chí của một cá nhân vua chúa hoặc vị quan nào đó thì đúng hơn còn luật pháp của thời hiện đại đó là luật pháp được gi trong hiến pháp và giấy trắng mực đen rành rành. Rất vô lý khi không hề mang một tính pháp luật theo tinh thần thượng tôn gì cả, nó hoàn toàn cảm tính. Em thấy rằng rõ ràng như em nói phần trả lời cho câu hỏi trước đó là khi hệ thống luật pháp và tư pháp Việt Nam hiện tại vẫn còn áp dụng những kiểu xử án như vậy sẽ càng làm sự bức xúc của người dân tăng thêm. Người dân cũng thấy rõ rằng quan chức phạm tội rất nặng gây ảnh hưởng đến đất nước cũng như xã hội hơn những dân thường gây ra rất nhiều, thế nhưng chỉ dựa vào gia đình có công với cách mạng và nhân thân tốt thì ngay lập tức họ được hưởng những bản án hết sức là nhẹ nhàng. Như vậy họ cố tình tạo nên một sự bất mãn ở trong xã hội Việt Nam vì đi trái lại với đạo lý hết sức là thông thường. Ngay cả về mặt triết học luật pháp cũng như ngay cả về mặt lý mặt tình không ăn nhằm gì cả, cho nên em thấy rằng ngành tư pháp Việt Nam nếu vẫn tiếp tục kiểu xử án như thế này thì rõ ràng rất là nguy hiểm, gây ra bức xúc âm ỉ trong xã hội Việt Nam. Quang Sơn: Em xin đóng góp đúng một điều duy nhất: em thấy điều này không hợp với nguyên tắc mọi người dân đều bình đẳng trước pháp luật và công ra công tội ra tội. Tuy nhiên, nó rất hợp với nguyên tắc mọi con vật đều bình đẳng nhưng có một số con vật bình đẳng hơn. Em chỉ có đúng 1 ý kiến vậy thôi tại vì đối với luật pháp Việt Nam nó hài quá rồi, thật ra em không thể bình luận gì hơn được vì nhiều bình luận quá chuẩn rồi. Em quá nản với luật pháp Việt Nam rồi. Chân Như: Xin cám ơn chia sẻ của Quang Sơn, cũng như Minh Hiển và Trường Sơn. Chân Như, phóng viên RFA (RFA)
  4. Chân Như, phóng viên RFA 2016-07-21 In trang này Chia sẻ Ý kiến của Bạn Email Logo facebook bên ngoài một buổi họp báo Facebook Innovation Hub tại Berlin hôm 24/2/2016. AFP photo 00:00/00:00 Kể từ ngày 15 tháng 8 năm 2016, tất cả các tác phẩm nhiếp ảnh tại Việt Nam trên mạng internet đều cần phải có giấy phép triển lãm do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp theo nghị định 72/2016 về hoạt động nhiếp ảnh do thủ tướng chính phủ ký ban hành. Liệu quy định này có đi quá đà với quyền tự do của người dân hay không, Chân Như trò chuyện cùng các bạn trẻ Việt Nam về vấn đề này. Muốn kiểm soát mọi thứ Chân Như: Chắc chắn các bạn ai cũng đã xem qua bản tin với hàng tít “phổ biến ảnh trên facebook cũng phải xin phép” của tất cả các báo chính thống trong nước vào ngày vừa qua, khi thủ tướng chính phủ ký ban hành nghị định về hoạt động nhiếp ảnh. Và ông Vi Kiến Thành, cục trưởng cục Mỹ thuật nhiếp ảnh và triển lãm, đơn vị tham gia soạn dự thảo giải thích cho rằng “Về nguyên tắc là kể cả khi đăng ảnh trên Facebook mà có hình thức phổ biến, giới thiệu, quảng bá cho nhiều người thì vẫn phải xin phép”. Trước hết, các bạn đánh giá thế nào về nghị định này và việc xin phép như vậy có xâm hại quyền công dân không? Lê Trí: Thực chất, em cũng chưa đọc rõ nghị định này. Tuy nhiên, nếu xem báo chí thời gian qua thì em thấy nghị định như vậy là can thiệp quá sâu vào đời sống riêng tư của người dân. Trước tiên, nếu muốn thì họ phải định nghĩa thế nào là ảnh có hình thức phổ biến, giới thiệu, quảng bá. Ví dụ như ảnh profile của facebook, đó thường là ảnh đặt chế độ xem là công cộng, như vậy cũng mang tính chất giới thiệu, tức là giới thiệu cho người khác biết cái tài khoản facebook đó là của ai, có hình dạng như thế nào. Như vậy mà cũng phải xin phép thì hơi phí thời gian và tiền của của xã hội. Tiến Toàn: Em được biết qua những trang mạng xã hội và báo chí, em thấy việc một khi muốn đăng hình ảnh hay quảng bá cho một việc gì đó, ví dụ những người bán hàng quảng cáo đăng kí hình ảnh như vậy thì có thể khi người ta quản lý sẽ thu được thuế để góp phần góp ích cho đất nước. Còn những người đăng hình ảnh mang tính chất kêu gọi cộng đồng giúp đỡ như từ thiện, chẳng lẽ cũng đi thông báo để quản lý? Nếu không có những người đăng lên facebook hình ảnh về từ thiện thì làm sao có thể giúp đỡ cho những cảnh đời khó khăn hơn. Trong khi đó, đất nước có bao giờ nhòm xuống được những cảnh đời khó khăn và đi đến tận nơi để trao tiền hoăc những món quà để giúp cho những người đó hay không? Em thấy vô cùng bất công và làm cho quyền công dân của mình không được thoải mái. Vốn là một đất nước không được tự do và dân chủ rồi nhưng gò bó thêm những chuyện như vậy em cảm thấy giống như trở lại xã hội cũ như xã hội phong kiến vậy đó. Việc gì cũng phải xin phép này nọ đâm ra đất nước giống như Bắc Triều Tiên. Xuân Phúc: Dĩ nhiên là có xâm hại quyền công dân. Thật ra Việt Nam cũng muốn giống Trung Quốc, muốn kiểm soát hết mọi thứ từ rất lâu, nhưng ở Trung Quốc họ khó mà làm gì được vì số lượng người sử dụng quá nhiều, nên họ chọn cách chặn hết và phổ biến tiêu dùng các social network khác dưới sự giám sát của nhà nước. Việt Nam cũng đã từng thử cấm, nhưng hầu như mọi người đều có thể tìm cách vượt tường lửa để vào, nên dần lại chuyển sang chuyện làm luật để dễ hợp thức hóa hơn thôi. Ở Việt Nam đi làm công chứng bản sao của giấy CMND đã lắm thủ tục. Giờ chờ đợi khi xin phép post ảnh lại khiến người ta dễ nản hơn và nó khiến người ta mất đi cái quyền riêng tư, quyền được nói của mình. Thêm nữa, hơi lố bịch một tí nếu như nói là anh phải xin phép từng tấm ảnh post lên facebook vì một ngày họ post lên hàng trăm, hàng ngàn tấm ảnh lên không lẽ tất cả cũng phải đi xin giấy phép hay sao?. Điều luật mơ hồ Chân Như: Sau khi cộng đồng mạng lên tiếng phản đối dữ dội và tất nhiên là có các bạn thì vào chiều ngày 14/7, cũng ông Vi Kiến Thành lại lên tiếng cho rằng hoàn toàn là sự hiểu lầm, xuất phát từ việc mọi người đọc không kỹ các điều khoản trong nghị định, và cho rằng chỉ áp dụng trong việc 1 cá nhân nào đó lập website riêng huy động gửi ảnh vào mới phải tuân thủ còn facebook là chuyện cá nhân nghị định không can thiệp. Vậy cuối cùng thì ai là người hiểu lầm- cư dân mạng hay ông Vi Kiến Thành? Tiến Toàn: Em nghĩ không ai hiểu lầm ai mà do tính chất của những người làm chức lớn thích nghĩ gì nói đó, những lời nói còn không chín chắn còn thua lời nói của một đứa con nít. Ông bà ta có câu nói “trước khi nói phải uốn lưỡi bảy lần”, còn những người này chợt suy nghĩ ra một cái là nói, nói thẳng nói nghiêng nói cỡ nào thì nói, ỷ quyền cao chức rộng muốn đưa ra gì nói cũng được. Em nghĩ đây không phải là sự hiểu lầm của ai mà chỉ là suy nghĩ bất chợt trong đầu của những người đó, nhưng chẳng nêu ra được gì. Hoặc nữa là không chịu suy nghĩ kỹ trước khi nói, chứ không có sự hiểu lầm của cư dân mạng. Em nghĩ những người đó dựa vào chức lớn của mình muốn nói gì thì nói rồi bây giờ bị sức ép của cộng đồng mạng quá mạnh thì họ mới thay đổi ý kiến, mượn gió bẻ măng nói qua lại, và cuối cùng lỗi cũng không biết do ai. Lê Trí: Theo quan điểm của em thì mình có thể thấy ở đây ông Thành đang nói theo kiểu bào chữa cho chính những phát ngôn của ông trước đây, có thể là do thấy dư luận phản ứng và có thể do chính ổng cũng chưa hiểu rõ nên giải thích sai nghị định. Nhưng trong lần giải thích này thì có thể hiểu rõ ý định của văn bản này. Tuy nhiên, nếu với nội dung như vậy thì cũng rõ ràng họ can thiệp sâu vào hoạt động cá nhân hay cộng đồng rồi. Ví dụ có một người lập một open group hoặc một public fanpage thu thập ảnh của Saigon hoặc Hanoi chẳng hạn, mọi người vào xem cũng gọi là thưởng lãm, vậy cũng cần phải xin phép hay sao? Hay trang flickr, triễn lãm ảnh qua các group, cũng không thể xin phép. Tuy nhiên, mình nghĩ nghị định này khi ban hành thì sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến các forum, website trong nước nhiều hơn so với các cộng đồng mạng có server hoặc công ty đặt ở nước ngoài. Hình ảnh chống đường lưỡi bò ở biển Đông trên một tài khoản facebook tiếng Việt chụp hôm 10/6/2011 tại Hà Nội. AFP photo Xuân Phúc: Thật ra không có ai hiểu lầm cả. Người dân đã quá quen với thể loại luật lạ từ trên trời rơi xuống như kiểu hồi xưa bộ y tế có cái luật dưới 1m60 không được lái xe máy, rồi chuyện đi từ thiện thì cũng phải xin giấy phép... rồi cứ đưa ra kiến nghị kiểu làm đại đi, rồi bị phản đối lại im im cất đi tìm luật mới. Đây là câu chuyện không hề hi hữu về việc đưa đại làm bừa ở Việt Nam. Tức là đã đưa ra luật rồi nhưng bị nói thì sửa lại, rồi nói bị hiểu lầm, nói không rõ rang, đổ thừa cho báo chí viết sai, nhưng thật ra không có chuyện hiểu lầm gì cả mà chỉ là cách chống chế cho bản thân thôi. Chân Như: Nói tóm lại là nghị định này vẫn còn rất mơ hồ mặc cho ông Vi Kiến Thành vừa giải thích. Theo các bạn thì vì sao tại Việt Nam lại có thể ban hành quy định một cách tùy tiện, không theo một luật lệ nào như vậy ? Liệu Chính quyền Việt Nam có đạt được lợi ích gì trong việc này không? Xuân Phúc: Thật ra việc đưa ra những luật lệ ở Việt Nam chỉ xoay quanh hai mục đích đó là thu lợi và kiểm soát, luật này em nghĩ họ muốn kiểm soát nhiều hơn. Giống như chuyện bưng bít thông tin biểu tình cá chết trên báo chí gần đây nhất, rồi sau nhiều lần người dân làm cho tới cùng thì cuối cùng lòi ra kẻ phạm lỗi là đúng như ban đầu không gì thay đổi theo cách họ bưng bít. Và thậm chí chuyện kinh doanh trên facebook do không quản lý được nên sắp tới họ cũng áp dụng luật vì bị gọi là phạm pháp và bị thu thuế. Em nghĩ ban hành những quyền như vậy chỉ là nhằm mục đích bảo vệ lợi ích và kiểm soát của nhà nước mà thôi còn người dân thật sự họ không có được hưởng lợi từ luật này và cảm thấy họ không được bảo vệ. Thậm chí, luật họ ban hành rất rườm rà nhưng tại sao doanh nghiệp Việt Nam mỗi năm lại có rất nhiều người trốn thuế lách luật? Cả chuyện vụ hai thanh thiếu niên quá đói bụng chỉ giật một ổ bánh mì thì lại bị xử phạt tới hơn 10 tháng tù, rất tức cười và làm cho người ta càng thấy càng ngày những luật này chỉ ban hành bừa bãi và mục đích đảm bảo quyền lợi cho nhà nước. Tiến Toàn: Tất cả các nước trên thế giới khi người ta muốn đưa ra một luật hoặc nghị định gì đó, người ta phải thông qua rất nhiều ý kiến của dân. Còn Việt Nam muốn đưa ra luật gì cũng được, xin tô đậm đó là “luật rừng”. Muốn bắt hay làm gì cũng phải có luật nhưng Việt Nam mình muốn là đặt luật và đó gọi là luật rừng, em được biết từ đó đến giờ là vậy rồi. Đó là ý kiến của em. Lê Trí: Em cũng chưa đọc rõ nghị định, nhưng trước đây có một lần đọc văn bản luật, họ miêu tả các trường hợp phạm luật cụ thể, sau đó còn kèm theo một dòng là “các trường hợp khác”. Dòng đó vô cùng nguy hiểm vì nó để ngỏ cho những người chấp pháp khả năng suy diễn vô cùng phong phú, thế là nếu họ không vừa lòng bạn thì quanh đi quẩn lại bạn cũng có thể phạm luật khi bị họ suy diễn. Nó cũng thể hiện khả năng có hạn của người làm luật, soạn thảo luật khi sợ sai sót, thế là bỏ lửng một câu “các trường hợp khác” vào; Nó làm cho người dân rất bối rối không biết như thế nào là không phạm luật và thế nào là phạm luật. Việt Nam có thể ban hành một luật lệ như vậy vì thực sự không có ai giám sát họ cả, họ tự làm và họ tự giám sát với nhau, nên sai sót nó mang tính hệ thống rất khó có thể sửa chữa được. Không hiệu quả Chân Như: Nhân chúng ta đang nói đến các nghị định và luật lệ được ban hành hàng năm, các bạn có nhận xét tổng quan ra sao về các quy định quản lý hành chính trong mọi lĩnh vực đời sống xã hội hiện nay tại Việt Nam? Lê Trí: Xã hội thì luôn vận động, có những hành vi mới phát sinh thì họ cũng phải có luật để quản lý, nếu không thì xã hội cũng loạn thật. Tuy nhiên, thời gian gần đây, luật đưa ra bị người dân người ta phản ứng, một phần em nghĩ là trình độ học thức của mọi người đã nâng cao, mọi người có thể nói lên chính kiến của mình. Dân cũng có một khả năng phân tích sâu sắc hơn, cho nên họ nhận thức được cái nào trực tiếp ảnh hưởng đến đời sống của họ để lên tiếng. Mặt khác, cũng có thể do những người làm luật mới, họ không đủ kiến thức xã hội, kiến thức thực tiễn, lý luận khoa học nên khi đưa ra luật luôn bị sai sót và phải chỉnh sửa, gây tốn kém cho xã hội. Khi mình đóng thuế nuôi bộ máy làm luật nhưng họ cứ làm sai thì vòng lập cứ xoay mãi thì tiền đó sẽ đi vào đâu? Bản thân em hiện tại cũng là người đóng thuế và em cảm thấy tiền thuế em bỏ ra đang bị lãng phí một cách vô ích, ví dụ như một đồng tiền thuế đóng thì phải được 0.9 đồng hiệu quả, còn hiện tại một đồng đó chỉ được 0.1 đồng có hiệu quả thôi. Xuân Phúc: Chuyện luật lệ, quản lý hành chính cho dù có ban hành thêm nhiều luật nữa cũng chẳng giải quyết được gì, vì những luật đưa ra thứ nhất đọc vào là thấy không có lý rồi và việc quản lý hành chính đời sống nó cũng chẳng có gì thay đổi. Thậm chí, khi chúng ta làm những công việc rất nhỏ như là mình đi xin giấy tờ cũng phải tốn thời gian, rồi kể cả việc hộ khẩu. Thật ra trên thế giới chẳng ai dùng cuốn sổ hộ khẩu đó nữa ngoài Việt Nam, Trung Quốc và Bắc Hàn vì nó chẳng có lợi trong việc quản lý đời sống ngày nay cả. Những chuyện cần làm thì nhà nước không làm, toàn làm những chuyện đâu đâu, thậm chí, đi bắt bán hàng rong trong khi có rất nhiều việc khác cần làm. Em thấy càng lúc việc quản lý đời sống xã hội tại Việt Nam càng lúc càng tệ mặc dù luật càng lúc càng nhiều không hề có hiệu quả. Tiến Toàn: Nhân chúng ta đang nói đến các nghị định và luật lệ được ban hành hằng năm, em xin trả lời là hằng năm Việt Nam đưa ra rất nhiều luật, mà nhiều luật đưa ra góp ích cho dân thì không nói làm gì, đưa ra càng nhiều luật mà nền kinh tế Việt Nam cũng không thể khá hơn và càng ngày càng đi xuống thì tốt nhất nên dẹp những luật đó đi. Nếu đưa ra những luật chính đáng (giống như ở Mỹ) có bao nhiêu tiểu bang thì mỗi tiểu bang đưa ra một luật rất nghiêm ngặt. Việt Nam đặt ra chung một luật áp đặt dân, làm ra những luật mà nhiều khi em cảm thấy không xứng đáng và thích đáng. Đó là những suy nghĩ của em, em chỉ dám nói vậy thôi còn nói đụng chạm hơn về chính trị kinh tế thì em không dám nói thẳng tại vì em còn đang sống ở đất nước Việt Nam này, một nước gọi là không dân chủ nên em cũng không thể định chủ lời nói của mình. Chân Như: Xin cám ơn ba bạn đã dành thời gian cho chương trình này.
  5. Chân Như, phóng viên RFA 2016-07-13 In trang này Chia sẻ Ý kiến của Bạn Email Hình chụp từ video clip được cho là chế diễu kỳ thi Trung học phổ thông quốc gia 2016 của nhóm học sinh Huế. Youtube screenshot 00:00/00:00 Vào ngày 5 tháng 7 năm 2016, Giám đốc sở Giáo Dục và Đào Tạo Thừa Thiên - Huế cho biết cơ quan này đã có văn bản gửi Công an tỉnh đề nghị vào cuộc làm rõ việc một nhóm học sinh quay, dựng và phát tán clip được cho là chế diễu kỳ thi Trung học phổ thông quốc gia 2016. Những bạn trẻ đang sinh sống tại Việt Nam nghĩ gì về vấn đề này? Video clip về kỳ thi Trung học Phổ thông quốc gia: Đúng hay sai? Chân Như: Các bạn nhìn nhận thế nào về clip của nhóm bạn trẻ tại Huế làm về kỳ thi Trung học Phổ thông (THPT) quốc gia? Phản ứng của ông giám đốc sở Giáo dục - Đào tạo có quá mức cần thiết hay không? Hoàng Nam: Thật sự các bạn trẻ đó khi tạo clip đó thì cũng có phần sai, sai chỗ trong clip các bạn sử dụng ngôn từ hơi phản cảm. Tuy nhiên, điều đó cũng chỉ là những tư tưởng hay mặt tâm lý chung của học trò, cũng chẳng có gì để đáng trách. Còn phản ứng của ông giám đốc sở có vẻ là hơi quá. Có thể nói ông ta làm một điều gọi là “làm nổi”, “làm quá” đối với tuổi học trò chứ thật sự clip đó không mang “động cơ” gì quá để ảnh hưởng đến Bộ Giáo dục đâu. Mai Kha: Kha cũng có coi và clip đó lấy theo ý tưởng từ một clip hài năm 2015. Đúng là chỉ vui thôi, nhưng có lẽ cũng sẽ làm phật ý một số người nào đó gọi là những bác trung niên nghiêm túc. Ông giám đốc sở giáo dục, đúng là có phần hơi quá. Nói chung, các bạn trẻ bây giờ cũng không nghĩ video clip này là quan trọng, vì nếu nghĩ là quan trọng thì các bạn ấy đã không làm; chỉ tại mấy bác nâng tầm quan trọng của một clip hài lên cho là phỉ báng kỳ thi quốc gia thôi. Nói chung, Kha nghĩ nó không làm tổn hại gì đến cuộc sống của người dân hay ảnh hưởng gì đến quốc thể. Gia Bảo: Em nghĩ đây cũng chỉ là một trò đùa vui của một nhóm học sinh, ví dụ ngày xưa khi chúng ta đi học chúng ta cũng có những câu nói vui lúc làm kiểm tra không tốt hoặc lúc không thuộc bài, và thường bông đùa với nhau bằng những câu như thế. Có chăng trong thời buổi công nghệ hiện đại, thì mạng xã hội phát triển, những câu nói đó được nhiều người biết đến và chia sẻ rộng rãi hơn, thành ra tạo nên những đợt sóng dư luận, có người đồng tình cũng có người không. Suy cho cùng, đó cũng chỉ là những câu nói vui mà học sinh ai cũng đã biết rồi. Khi xem clip này em chỉ thấy buồn cười theo kiểu những clip tấu hài nhưng mỗi lứa tuổi có suy nghĩ khác nhau. Với tuổi trẻ, không ít những người thích clip đó, em cũng là người thích những clip như vậy, nhưng ở những lứa tuổi trung niên hoặc người lớn hơn thì người ta lại có những suy nghĩ khác. Và đó là suy nghĩ của mỗi người thôi. Chân Như: Mới đây, nhóm bạn trẻ làm clip tại Huế đã có đoạn video ngắn nhằm xin lỗi về sự việc này. Câu hỏi đặt ra là các bạn ấy có lỗi hay không? Nếu có thì là lỗi gì? Mai Kha: Ngay từ đầu Kha đã cho những bạn này không có lỗi, thậm chí, các bạn đó cũng chỉ cho là không có gì quan trọng, chứ nếu như các bạn nghĩ đó là chuyện có lỗi hoặc quan trọng thì các bạn không dại dột để làm, để phải như thế này. Nếu cho các bạn ấy có lỗi thì theo mình chắc có lẽ lỗi vì làm nhột một số người, tại vì họ hay quan trọng hóa vấn đề nhìn theo hướng hài hước thì đâu có là gì đâu. Hoàng Nam: Thật sự, mấy bạn chế biên lại clip 2015, nhưng trong đây các bạn một phần có lỗi là có những chi tiết các bạn nói quá về vấn đề kỳ thi đại học quốc gia. Thật sự trong một kỳ thi đại học quốc gia cũng sẽ có những phần này phần kia, nhưng có nhiều trường hợp các bạn đặt ra vấn đề là các bạn 10 điểm trên tay hay 1 điểm trên giấy. Đó là tâm lý của một bộ phận cá thể không chịu học chứ không phải là tâm lý chung hay bộ ra đề quá khó. Còn các bạn ấy xin lỗi là tại vì thứ nhất các bạn ấy sợ vấn đề điều tra của chính quyền. Mặt khác nữa các bạn cũng ý thức được rằng mình làm clip này cũng hơi quá, chứ nếu nói sai thì không sai nhưng hơi quá đối với sự thật trong kỳ thi. Gia Bảo: Các bạn này không có lỗi gì cả. Suy cho cùng các em không làm ảnh hưởng đến ai, không lộ bí mật nhà nước cũng không làm ảnh hưởng đến bất kỳ người nào. Tuy nhiên, sở giáo dục mời công an vào cuộc điều tra thì em thấy giống như một kiểu dọa dẫm các em học sinh làm cho các em sẽ sợ và tạo ra một cú sốc lớn trong cuộc đời của các em. Em cũng có xem clip xin lỗi của các em và các em nói do bồng bột trong hành động của mình. Chắc có lẽ là do các em bộc phát và cảm thấy vui thì làm chứ cũng không nghĩ đến mình đang xúc phạm hay làm ảnh hưởng đến bất kỳ một cá nhân hay tổ chức nào. Công an vào cuộc? Chân Như: Theo như thông tin trên báo chí, phía công an cho hay, họ sẽ điều tra, xử lý theo quy định của pháp luật. Vậy các bạn nghĩ họ sẽ xử lý nhóm bạn trẻ này về tội gì? Theo quy định nào của pháp luật? Xử lý như vậy có xâm hại đến các quyền công dân căn bản của nhóm bạn trẻ hay không? Kỳ thi Trung học phổ thông tại trường Hai Bà Trưng ở Huế. Ảnh chụp từ đoạn clip được cho là chế diễu kỳ thi Trung học phổ thông quốc gia 2016. Mai Kha: Ngẫm đi nghĩ lại thì Kha cũng không biết để xử lý về tội gì? Tội phỉ báng ngành giáo dục hay tội dám nói lên hiện thực xã hội? Nói chung, cái đó không đáng là tội cho những bạn đó. Nếu xử lý như vậy cũng tội cho những bạn đó, cũng có xâm hại quyền tự do ngôn luận đó chứ. Giới trẻ bây giờ phải cho họ sáng tạo, hài hước. Việc cũng không có gì nhưng nếu nói xử lý về chuyện phỉ báng thì Kha thấy cũng rất nhiều những chương trình truyền hình cũng phỉ pháng hiện thực xã hội mà, không lẽ bây giờ đi xử hết? Gia Bảo: Em cũng đồng tình với ý kiến của bạn Mai Kha. Em cũng thấy các em học sinh này không có lỗi bởi vì các em không làm ảnh hưởng đến ai. Tuy nhiên, nếu như xem đây là lỗi vu khống bịa đặt lan truyền những điều xúc phạm danh dự đến người khác thì sở giáo dục phải chứng minh được thiệt hại và những người bị hại là ai? Theo em, mức độ thiệt hại ở đây thì khó xác định lắm nên em nghĩ chỉ dừng ở mức cảnh cáo chứ không xử lý vi phạm về pháp luật. Hoàng Nam: Thật sự nếu nói các bạn ấy vi phạm, công an có thể khép tội các bạn ấy vào điều 122 bộ luật hình sự vì họ có thể “ép” các bạn ấy được. Điều ấy là “vu khống, bịa đặt, loan truyền những điều biết rõ là bịa đặt nhằm xúc phạm danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền lợi hợp pháp của người khác hoặc bịa đặt.” Các bạn ấy đang bị công an khép vào tội vu khống cho Bộ Giáo dục và làm ảnh hưởng uy tín của Bộ Giáo dục. Thực tế Bộ Giáo dục và công an có nên, có đáng làm điều đó không? Thật ra cũng chỉ là để cải thiện ý thức cho các em chứ khép tội thì có vẻ hơi quá và cũng vì chưa đánh giá được mức thiệt hại của Bộ Giáo dục là gì và tầm ảnh hưởng như thế nào nên chưa xác định được. Khi nào anh phát hiện được thì anh mới có quyền kết tội, chứ giờ nó đã ảnh hưởng uy tín Bộ Giáo dục như thế nào, bao nhiêu phần trăm thì chưa biết được, nhưng nếu công an nhảy vào thì họ sẽ quy chụp phạm vào điều 122 bộ luật hình sự. Chân Như: Một lần nữa, từ "động cơ" lại được xuất hiện, nhưng do phía công an sử dụng như một từ ngữ họ thường xuyên sử dụng trong khi giải quyết các vụ án hình sự. Có phải là công an đã lạm dụng từ “động cơ” trong trường hợp này? Hoàng Nam: Theo em chắc là bệnh nghề nghiệp. Họ không còn ngôn từ nào nên mới sử dụng từ động cơ chứ nó làm cho vui chứ có làm ảnh hưởng gì đến an ninh quốc gia hay buôn bán ma túy hay thế này thế kia đâu mà động cơ; chỉ làm để giải trí sau kỳ thi cho vui vậy thôi chứ có chi đâu mà gọi là tuyên truyền chống phá đảng và nhà nước gì đâu để gọi là động cơ. Họ lạm dụng ngôn từ, không biết sử dụng ngôn từ đó như thế nào thôi. Mai Kha: Kha nghĩ đúng là dùng từ động cơ đó thì hơi quá, có nghĩa là họ quan trọng hóa vấn đề. Nếu bạn Hoàng Nam nói “họ chỉ dùng vậy thôi” thì Kha không nghĩ như vậy tại vì đã là công an, vào ngành Công an thì phải có nghiệp vụ từ điều tra cho đến giao tiếp, đến phát ngôn. Những từ ngữ họ nói ra, ít ra cũng phải có nghiệp vụ chuyên nghiệp nhưng dùng những từ động cơ trong trường hợp này cũng gọi là nghiêm trọng hóa, không đáng. Có lẽ mình phải tập nghe cho quen đi vì Kha thấy không phải chỉ có công an mới dùng từ động cơ trong mấy vụ án đâu mà hình như gần đây trong chương trình talk show của đài truyền hình cũng có dùng, ví dụ động cơ gì để bạn làm từ thiện, ví dụ vậy đó. Gia Bảo: Bản thân em, em không thích từ động cơ, ví dụ anh dùng từ động cơ này vô những trường hợp phạm tội gì đó, chứ còn thật ra trong trường hợp này thì động cơ gì? Khi em coi clip này, em cũng ước là một diễn viên trong clip em còn sẽ nói hơn như vậy nữa. Chân Như: Nhiều người cho rằng, dường như ngành công an làm việc tuỳ tiện. Nhiều vụ việc có dấu hiệu phạm tội hình sự bị bỏ qua - như vụ cá chết, trong khi nhiều việc không liên quan - như vụ clip này thì công an hăng hái vào cuộc. Các bạn có nhận định thế nào? Hoàng Nam: Theo em, nhìn một mặt nào đó qua câu chuyện thì công an nếu nói theo ngôn từ dân dã thì thật sự họ hơi tào lao. Đối với con em của mình khi nó tung clip ra, thật sự nó cũng chẳng có động cơ gì cũng chẳng chống phá ai. Vậy nếu nó vi phạm thì cứ khuyên dạy nó, trao đổi với nó để cho nó cải thiện. Họ làm để răn đe, nhưng răn đe những cái không đúng, dẫn đến độ chênh quá cao giữa việc quan trọng và không quan trọng, phải nói là hơi quá đáng. Thật sự, nó không mang tầm ảnh hưởng gì gọi là quá lớn cho Bộ Giáo dục. Nó chỉ làm vui cho mọi người thưởng thức vậy thôi. Đó cũng là những câu nói thường xuyên trải dài trên những đứa học trò chứ không phải giờ mới có hay bịa ra và cũng đâu dựng chuyện giữa trời để vu khống Bộ Giáo dục làm ăn thế này thế kia, nó đâu làm điều đó. Trong khi những việc lớn chúng ta chưa giải quyết chúng ta cứ làm những việc gọi là “kim chỉ”, những việc nhỏ rồi chúng ta xem đó là quan trọng, còn những việc quan trọng hơn chúng ta nên dành thời gian cho nó chứ không cứ “bỏ lơ bỏ lửng” trong khi dân thì ý kiến quá trời. Mai Kha: Đúng là trong cơ bản thì không riêng một mình Kha mà rất nhiều người nhận định đây là một clip hài, nhưng ngành công an mà như thế thì nặng nề quá. Kha nghĩ nếu muốn xử lý hay gì đó thì có thể xử lý nội bộ hay nhắc nhở khéo các bạn đó là được rồi. Công an vào cuộc điều tra như thế này thì thật giống như mang dao giết trâu ra để mổ gà vậy đó. Đúng là còn rất nhiều chuyện lớn hơn để công an phải quan tâm tới chứ không phải chuyện như thế này. Giống như có cảm giác những việc nhỏ thì làm cho lớn lên còn những việc lớn thì làm cho dịu xuống. Nếu clip này gọi là sỉ nhục Bộ Giáo dục đào tạo, thì hình như năm nào show Táo Quân cũng sỉ nhục cả bộ nhà nước chính quyền. Nói tóm lại một câu, Việt Nam mình chỉ thích được khen thôi nên mấy anh làm những việc gì đó cho nó chỉn chu chút xíu từ việc lớn đến nhỏ, nhưng việc lớn khó làm quá nên có lẽ mấy anh bỏ qua cho im lặng, còn việc nhỏ các anh khuấy lên cho có việc để làm. Chân Như: Theo Mai Kha thì phải chăng đây cũng là cách để họ đánh lạc hướng dư luận, khi vụ cá chết và số tiền bồi thường chỉ có 500 triệu mỹ kim đang bị người dân phản ánh gắt gao? Mai Kha: Cũng có thể lắm, nhưng Kha nghĩ nếu cố tình lái như vậy là sai lầm, tại vì so clip này với chuyện cá chết là không cân bằng, một chuyện quá lớn lao với một chuyện quá cỏn con thì gọi là họ dở. Kha nghĩ nói tóm lại tại vì mấy bác của Bộ Giáo dục đào tạo ở Huế chắc có lẽ chưa va chạm nhiều nên đụng một chuyện này có vẻ quá sức tưởng tượng đối với mấy bác hay bị cái gì đó nên mấy bác phải nhảy lên vậy. Chân Như: Cám ơn phần chia sẻ của Mai Kha, cũng như của Hoàng Nam và Gia Bảo đã dành thời gian đến với diễn đàn hôm nay.

×
×
  • Create New...