Jump to content

Search the Community

Showing results for tags 'diễn biến hòa bình'.

  • Search By Tags

    Type tags separated by commas.
  • Search By Author

Content Type


Forums

  • Tin Tức Thời Sự
    • Thời Sự Việt Nam
    • Tin Quốc Tế
    • Tin Cộng Đồng Người Việt Hải Ngoại
    • Bình Luận Thời Sự
    • Khoa Học & Kỹ Thuật - Môi Trường
    • Kinh Tế
    • Biển Đông
    • Thể Thao
    • Thế Giới Động Vật
  • Đời Sống Xã Hội & Tâm Linh
    • Sức Khỏe
    • Tìm Hiểu Tôn Giáo
    • Tử Vi & Phong Thủy
    • Quê Hương Ký Sự
    • Tâm Linh
    • Xã Hội
  • Văn Hóa & Nghệ Thuật
    • Phụ Nử
    • Lịch Sử
    • lời hay ý đẹp
    • Văn Hóa & Nghệ Thuật
    • Online Study
    • Truyện ngắn Audio
  • Vườn Thơ
    • Thơ Sáng Tác
    • Thơ Đấu Tranh
    • Thơ Sưu Tầm
  • Âm Nhạc
    • Thông Tin Âm Nhạc
    • Nhạc Online
    • Cải Lương - Tân Cổ
    • Quán Khuya
  • Giải Trí
    • Thư Giãn
  • Phim & Nhạc
    • Phim Online
    • Thông Tin Điện Ảnh
    • Đời Nghệ Sỹ
  • Thông Báo
    • Cập nhật lượng khách truy cập

Categories

  • Videos
    • Âm Nhạc
    • Film online
    • Thễ Thao
    • Thế Giới Động Vật
    • Thảm Họa Hàng Không
    • Kinh Tế
    • Khoa Học
  • Tin Tức
    • RFA
    • Thời Sự Việt Nam
    • Thế Giới
    • Người Việt Hải Ngoại
    • RFI
    • Thời Sự Hoa Kỳ
    • Khung Trời Mới
    • ĐKN
    • NTD
    • The Saigon Post
    • Nửa Vòng Trái Đất TV
    • Culture Chanel
    • Chuyễn Động Toàn Cầu
    • VIETV NETWORK
    • Tự Lực Bookstore
    • Thế Giới Tiêu Điểm
    • LITTLE SAIGON NEWS
    • VietCatholicNews
    • English News
  • Bình Luận - Thời Sự
    • Sài Gòn TV Bên Kia Màn Khói
    • OfficialVietFaceTV
    • Đọc Báo Vẹm
    • Người Việt TV
    • VOA
    • Truyền Hình Calitoday
    • Biển Đông
    • PhoBolsaTV
    • SBTN
    • BBC Tiếng Việt
    • Saigon TV 57.5
    • Việt Thảo tonight
    • Kinh Tế Gia Nguyễn Xuân Nghĩa
    • TV Tuần-san
    • 2VNR
    • Mẹ Nấm
    • Tiếng Vọng Về Nguồn (TVVN)
    • VIETLIVE TV
    • SET TV (Saigon Entertainment Television)
    • Viet TV Australia
    • Trung Quốc Không Kiểm Duyệt
    • LSTV
    • Chiến Tranh Ukraine
    • Sỗ Tay Quân Sự
    • Nguoi Viet Channel
    • Chão Lửa Trung Đông
  • Đời Sống
    • Tử Vi & Phong Thủy
    • Lịch Sử & Văn Hóa
    • Tâm Linh
    • Tinh Hoa TV
    • Ẫm Thực
    • Sức Khỏe
    • Biết tõ cùng ai ?
    • Online Study
  • Văn Hóa Nghệ Thuật
    • Văn Học Nghệ Thuật

Find results in...

Find results that contain...


Date Created

  • Start

    End


Last Updated

  • Start

    End


Filter by number of...

Joined

  • Start

    End


Group


  1. Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư của đảng cộng sản Việt Nam gần như đã thâu tóm trọn quyền lực trong chế độ cộng sản Việt Nam vào tay mình. Bằng từng bước lắt léo, Nguyễn Phú Trọng đã đưa cả một giàn lãnh đạo cùng thế hệ với ông ta về hưu, còn lại người duy nhất cao tuổi nhất là chính ông ta ở lại. Độ tuổi trung bình của ban chấp hành trung ương ĐCSVN là 53. Lứa tuổi từ 63 đến 70 hoàn toàn vắng bóng. Một mình Nguyễn Phú Trọng ở độ tuổi 72 còn lại và giữ chứng vụ tối cao nhất trong đảng là tổng bí thư. http://news.zing.vn/nhung-con-so-thu-vi-tu-ban-chap-hanh-trung-uong-xii-post622499.html Tất cả những uỷ viên BCT trong khoá 12 này đều nhận chức vụ mới, điều đó càng khiến Trọng có thuận lợi hơn trong việc thâu tóm quyền lực. Khi còn lại một mình với lũ đàn em mới toanh. Nguyễn Phú Trọng không còn phải ngại ngần, ông ta trơ tráo tự khen ngợi cuộc bầu cử trong đảng vừa qua thành công tốt đẹp, đã chọn ra được những người xứng đáng tiêu biểu. Câu nói này của Trọng được ông ta nhắc đi nhắc lại nhiều lần, như muốn chứng tỏ rằng uy thế của ông ta là tuyệt đối trong đảng. Nắm tuyệt đối được ban tuyên giáo và bộ thông tin truyền thông, càng về sau này trên các phương tiện báo chí càng xuất hiện nhiều bài viết ca ngợi Nguyễn Phú Trọng như một hình ảnh trong sạch, gương mẫu và kiên quyết chống tham nhũng. Công cuộc chống tham nhũng này thực ra là một chiêu bài Nguyễn Phú Trọng núp đằng sau để tiêu diệt những quan chức không cùng cánh với mình trước kia. Nó là một cuộc thanh tảo trả thù và cũng là sự cảnh cáo cho những quan chức đang đương vị. Hẳn ai cũng biết quan chức tham nhũng trong chế độ cộng sản Việt Nam phải chiếm đến 99%. Tuyệt đại đa số các quan chức phấn đấu để được chức vụ cao hơn đều với mong muốn quyền lực sẽ đẻ ra tiền bạc cho mình. Không có quan chức cộng sản nào hiện nay phấn đấu vì lý tưởng trong sáng nào cả, đó là hiện thực mà bất cứ người dân nào đều sẵn sàng khẳng định như vậy. Cuộc chống tham nhũng của Trọng là đòn uy hiếp tinh thần, làm tê liệt ý chí của các quan chức trong đảng cộng sản. Vì thế Trọng ngày càng một huênh hoang và trịch thượng. Lần đầu tiên hay có lẽ sau rất nhiều năm, một vị tướng là thứ trưởng bộ công an, thượng tướng Lê Quý Vương trả lời báo chí về vụ điều tra sai phạm Trịnh Xuân Thanh là thực hiện ý kiến chỉ đạo của Tổng Bí Thư. http://nld.com.vn/thoi-su-trong-nuoc/thu-truong-cong-an-noi-ve-vu-cong-ty-trinh-xuan-thanh-lo-dam-20160720105923849.htm Ở vụ án khác bị cáo là Phạm Công Danh. Nguyễn Phú Trọng cũng can thiệp chỉ đạo phải sớm đưa ra xét xử http://vietnamnet.vn/vn/phap-luat/ho-so-vu-an/316373/pham-cong-danh-keu-tri-nho-thi-luc-kem.html Như vậy Nguyễn Phú Trọng đã trắng trợn can thiệp thô bạo vào công việc của ngành tư pháp, cụ thể là các hoạt đông điều tra, xét xử. Chẳng lẽ không có ý kiến chỉ đạo của TBT thì công an không điều tra các sai phạm của Trinh Xuân Thanh, không có chỉ đạo đưa ra sớm xét xử thì toà án sẽ kéo dài thời gian đưa Phạm Công Danh ra toà.? Vậy thủ tướng chính phủ, chủ tịch nước, chủ tịch quốc hội và các chánh án tối cao, viện trưởng viện kiểm sát tối cao, bộ công an có vài trò gì trong vụ án này.? Những câu hỏi ấy đều đưa đến câu trả lời, đảng lãnh đạo toàn diện và trực tiếp, đảng chính là ông Trọng. Không có ai to hơn ông ta, ông ta có quyền bắt điều tra ai, bắt xử ai là được người đó. Những chức danh của chính phủ, nhà nước, quốc hội không là gì với ý kiến của ông ta. Trong phiên họp quốc hội vừa qua, chỉ là một đại biểu quốc hội bình thường. Nhưng Trọng đã chà đạp lên quốc hôi Việt Nam bằng cách đứng trên bục để phát biểu, chỉ đạo quốc hội. Đây là hành động bất chấp quy tắc, vì các đại biểu khác muốn phát biểu đều phải đứng tại chỗ và chỉ được nói trong thời hạn ngắn. Chủ tịch quốc hội điều hành có thể cắt ngang và nhắc nhở đại biểu về thời gian. Riêng Trọng lên bục chỗ dành cho những quan chức điều hành trong quốc hội, phát biểu như chính ông ta là chủ tịch quốc hội. Các cử tri Việt Nam là những người dân thường có thể gửi đơn khiếu nại và chất vất quốc hội về việc một đại biểu trong đoàn đại biểu Hà Nội tại sao lấy tư cách gì được đứng trên bục quốc hội chỉ đạo quốc hội.? Ông Trọng chỉ là một đại biểu ứng cử do khu vực 1 thành phố Hà Nội. Không thể có vượt nguyên tắc một cách càn rỡ vượt hơn các đại biểu khác như vậy. Đó là một sự bất công trong vị thế các đại biểu do nhân dân bầu ra. Việc làm của ông Trọng ở kỳ họp quốc hội khoá 13 vừa qua là hình ảnh của Đảng cộng sản VN vô pháp đạp lên hình ảnh quốc hội. Dẫu quốc hội Việt Nam là bù nhìn, nhưng sự trắng trợn của ông Trọng đã khiến hình ảnh bù nhìn của quốc hội đã tệ hại càng trở nên tận cùng của sự bù nhìn tệ hại. Đảng cộng sản đã đưa những người của đảng ra lãnh những chức vụ của hành pháp, tư pháp, lập pháp. Như thế đã là mất dân chủ, nhưng dù sao nó sự mất dân chủ ấy còn được trá hình bởi những chức vụ hợp hiến. Hành động của Nguyễn Phú Trọng trực tiếp ra lệnh chỉ đạo các cơ quan tư pháp này, không cần phải thông qua những chức vụ hợp hiến như chủ tịch nước, chủ tịch quốc hội, thủ tướng là một hành động không thể chấp nhận được. Mặc dù hiến pháp quy định là đảng CSVN là giai cấp lãnh đạo duy nhất, nhưng việc lãnh đạo đó được quy định là bằng đường lối , chính sách đảng đề ra. Những thứ mà thường gọi là nghị quyết. Nghị quyết có nghĩa những quyết định đã được hội nghị trung ương đảng thảo luận và thống nhất ý chí ban hành. Việc một cá nhân trong đảng đứng ra chỉ đạo trực tiếp vào quá trình điều tra, xét xử là việc làm lẽ ra các báo chí phải lên án. Nhưng đằng này các tờ báo Việt Nam lại đưa tin ca ngơi như hành động đó của Nguyễn Phú Trọng là đương nhiên , như thể ông ta có quyền làm bất cứ cái gì ông ta muốn. Sự khó hiểu ấy chính là điều mà Nguyễn Phú Trọng muốn đưa thông điệp đến cho toàn dân. Đó là ông ta trên cương vị tổng bí thư có thể làm tất cả những gì ông ta muốn làm. Và tất cả những điều đó đều không cần đến điều lệ đảng , hiến pháp, sự phân công công việc quản lý trong bộ máy hành chính nước Việt Nanm. Thiết nghĩ các cử tri Việt Nam cần sớm có kiến nghị gửi quốc hội Việt Nam để đòi hỏi làm rõ Nguyễn Phú Trọng giữ vai trò nào, quyền hạn thế nào trong việc chỉ đạo các ban ngành chính phủ. Tại sao ông ta có thể ra lệnh cho bộ công an điều tra ai ông ta muốn, tại sao ông ta có thể can thiệp thời gian tố tụng đòi xét xử sớm hay muộn. Và cuối cùng là tại sao ông ta chỉ là đại biểu quốc hội ứng cử ở một khu vực quận huyện lại có thể lên bục phát biểu vô thời hạn trước quốc hội, trong khi các đại biểu khác như ông ta chỉ được phép phát biểu tại chỗ của mình, với thời gian có hạn. Không thể vin vào ông ta là người cao tuổi, cũng không thể dựa vào ông ta là tổng bí thư ĐCSVN. Vì dù thế nào đảng CSVN lãnh đạo nhà nước, chính phủ cũng có nguyên tắc rõ ràng. Không thể tuỳ tiện, vô lối theo kiểu Nguyễn Phú Trọng đã làm rất càn rỡ trong những ngày vừa qua. Đấy là biểu hiện cho sự mất dân chủ và một hình bóng tên độc tài mới đang hình thành. Cần sớm phải có những kiến nghị làm rõ hành vi của Nguyễn Phú Trọng có phải là vô nguyên tắc hay không. Người Buôn Gió (Blog Người Buôn Gió)
  2. Chiến dịch tiêu diệt ruồi muỗi phe địch của Nguyễn Phú Trọng có chỉ dấu sẽ lan rộng ra ngoài phạm vi Vũ Huy Hoàng, Vũ Quang Hải, Trịnh Xuân Thanh. Truyền thông lề đảng đã bắt đầu khua trống gõ mỏ tạo động lượng cho ông Tổng Bí Thư mở rộng mặt trận tiêu diệt quân thù trong nội bộ đảng ra bình diện lớn hơn để trở thành cuộc chiến giữa phe "quyền lực" và phe "lợi ích" trong đảng. Một bài báo được đăng trên trang nhà "bán chính thức" của truyền thông lề đảng với nhan đề “Nhóm lợi ích” đang chuẩn bị để đối phó với quyết tâm của Tổng Bí thư? (*) cho thấy những chỉ dấu này. Trước hết, phe nhóm Nguyễn Phú Trọng đã dùng một thông tư của Bộ Nội Vụ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn với quy định “số lượng Phó Giám đốc Sở (NN&PTNT) không quá 3 người” để khai mào tấn công “Ban thường vụ Tỉnh ủy” Thanh Hóa khi đã chấp thuận cho Sở NN&PTNT có đến 8 Phó Giám đốc. Hành động này bi lên án "là một sự thách thức rất ghê gớm với quyết tâm giảm biên chế mà bộ máy của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đang hàng ngày hàng giờ đau đáu tìm giải pháp và thực thi”, và "quyền của “Ban thường vụ Tỉnh ủy” to hơn quyền “Liên tịch” của hai Bộ thuộc Chính phủ hoặc là tỉnh Thanh Hóa được “đặc cách” không cần tuân theo quy định của Liên Bộ". Trước tình trạng Formosa chôn lén chất thải khắp nơi sau khi nhận tội xả hóa chất độc hại ra biển, Phó chủ tịch UBND thị xã Kỳ Anh, ông Phan Duy Vĩnh lại công khai lên tiếng: “Báo chí và người dân đều... ‘náo'; Biển nhiễm chất độc... từ cái mồm của các bạn...”. Phát biểu này của ông Vĩnh được xem là "người này xem thường kết luận của Chính phủ như thế nào." Bên cạnh ông "phó" Vĩnh, một đồng chí "phó" khác cũng bị trích dẫn lời để đem lên bàn mổ của tổng bí thư. Đó là phát biểu của Phó thanh tra Lê Ngọc Huấn trình bày với truyền thông: “Đây là quan điểm áp đặt, máy móc, không thấu tình đạt lý trong kết luận thanh tra của Thanh tra Chính phủ và UBND tỉnh không đồng ý nội dung này”. Phát biểu trên của ông Huấn cho thấy có sự chống đối ra mặt giữa trung ương và địa phương trong nội tình của đảng cộng sản. Bên cạnh những nhân vật trên, bài báo trên trang Trần Đại Quang cũng kéo những "cấp phó" Bệnh viện Nhi Trung ương, Hà Tĩnh và xếp vào "nhóm lợi ích" thù địch của tổng bí thư. Những "đồng chí" tội phạm Phí Thái Bình, Nguyễn Văn Tuân, Tô Ngọc Thành, Hoàng Hợp Thương và Vũ Đình Chầm trong vụ ống nước sông Đà vỡ mười mấy lần cũng bị lôi ra hù doạ cho dù đã được tha là vì “có nhân thân tốt, nhiều đóng góp cho ngành xây dựng, vi phạm lần đầu”. Phe Nguyễn Phú Trọng cũng đang gặp "sự cố" trong cuộc đả muỗi diệt ruồi vì mắc nghẹn khúc xương “Liên ngành tư pháp Trung ương”. Lý do là nếu Ủy ban Kiểm tra Trung ương của Nguyễn Phú Trọng có những kết luận vi phạm của các đồng chí phe địch và chỉ có thể đề xuất kỷ luật về mặt đảng, nhưng "Liên Ngành" của "chúng" không chịu truy tố về mặt pháp luật thì sao? Và bài báo này đã cất tiếng than giùm cho Nguyễn Phú Trọng rằng: "Khi mà báo điện tử Vietnamnet phải thốt lên “Những vụ án oan ‘thấu trời xanh’” thì lại vẫn còn đó “những vụ án ‘vui’ đầy trong… túi”, những vụ án không bao giờ được xử theo quyết định của “Liên ngành”." Xem ra cuộc chiến thanh trừng nội bộ của đảng vẫn còn... phim dài nhiều tập, không phải chỉ tấn công vào vài đồng chí phe địch như bộ ba Hoàng-Hải-Thanh mà sẽ tấn công hàng loạt, trong đó có sự đối đầu giữa Ủy ban Kiểm tra Trung ương của đảng và Liên ngành tư pháp Trung ương của nhóm lợi ích. Đây là cơ hội (không phải nguy cơ) bùng nổ để nhân dân ta có dịp vỗ tay khích lệ, ăn mừng nội bộ của đảng chúng khệnh nhau. 22.07.2016 CTV Danlambao ______________ (*) http://trandaiquang.org/nhom-loi-ich-dang-chuan-bi-de-doi-pho-voi-quyet-tam-cua-tong-bi-thu.html (Dân Làm Báo)
  3. Thảm họa Formosa thải độc môi trường phá hoại kinh tế và làm điêu đứng hàng triệu gia đình ở 4 Tỉnh miền Trung (Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế) đã được người dân và nhiều Đại biểu Quốc hội đặt lên bàn cân nhưng Tổng Bí thư đảng Nguyễn Phú Trọng vẫn tiếp tục vô cảm, coi như không có việc gì quan trọng phải quan tâm. Thái độ đông đá của ông Trọng đã thể hiện rất rõ trong diễn văn kiến nghị Quốc hội “thực hiện một số định hướng lớn” tại buổi khai mạc 20/07/2016. Một lần nữa ông Trọng không nói chữ nào về vụ cá chết. Ông cũng gỉa vờ quên đi những khó khắn của trên 5 triệu người dân miền Trung đang phải gánh chịu do hành động vô trách nhiệm của Formosa Hà Tĩnh gây ra. Ông Trọng chỉ hô hào làm những việc đã nói nhiều lần mà làm chẳng xong như: -”Tập trung xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật đồng bộ, thống nhất, khả thi để tiếp tục thể chế hoá Cương lĩnh chính trị, các quan điểm, đường lối của Đảng, cụ thể hoá Hiến pháp, phát huy quyền làm chủ của nhân dân, vai trò và hiệu lực quản lý của Nhà nước, bảo đảm giữ vững ổn định chính trị, phát triển kinh tế - xã hội, tăng cường quốc phòng - an ninh, đẩy mạnh hội nhập quốc tế, xây dựng Nhà nước ngày càng trong sạch, vững mạnh.” -“Coi trọng hệ thống pháp luật về đất đai, tài nguyên, tài chính, tiền tệ, đầu tư, kinh doanh, môi trường, tạo điều kiện quản lý và sử dụng mọi nguồn lực của đất nước một cách có hiệu quả; khắc phục tình trạng thất thoát, tham nhũng, lãng phí trong các lĩnh vực này... Đồng thời, quan tâm đến các lĩnh vực giáo dục - đào tạo, khoa học - công nghệ, văn hoá, thông tin, dân tộc, tôn giáo, chính sách xã hội, quốc phòng, an ninh, hội nhập quốc tế...” Hay phải: “Tuyệt đối không mơ hồ, mất cảnh giác để cho các thế lực xấu, thù địch lợi dụng chống phá chúng ta bằng cách hướng lái hệ thống luật pháp của chúng ta đi con đường khác, nhất là trong điều kiện đất nước hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng hiện nay….Nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động giám sát của Quốc hội. Ông Trọng còn kêu gọi Quốc hội hãy:”Đề cao hơn nữa trách nhiệm và nâng cao chất lượng quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước, nhất là những vấn đề về kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước; về các dự án đầu tư quan trọng, nhạy cảm, tác động lớn đến ổn định kinh tế vĩ mô, ảnh hưởng sâu rộng đến quyền lợi, tư tưởng của đông đảo nhân dân, đến quốc phòng, an ninh, đối ngoại; tổ chức và nhân sự bộ máy nhà nước; bảo đảm lợi ích chung của quốc gia, phù hợp với ý chí, nguyện vọng của nhân dân.” Tòan là những vấn đề xưa như trái đất, chung chung và đại khái chủ nghĩa đã được ông Trọng nói đi nói lại nhiều lần trong suốt 5 năm nhiệm kỳ khóa đảng XI do ông lãnh đạo. Cuối cùng, ông kêu gọi các Đại biều Quốc hội hãy : “Đồng thời nêu cao phẩm chất đạo đức, cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư; gương mẫu học tập, rèn luyện, nâng cao trình độ và năng lực công tác; nghiêm chỉnh chấp hành nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; kiên quyết đấu tranh chống mọi biểu hiện quan liêu, hách dịch, tham nhũng, lãng phí và các hành vi tiêu cực khác.” Tuyệt nhiên không thấy ông nói đến chuyện thảm họa miền Trung, hay đóai thương đến các vụ thuyền đánh cá của ngư dân Việt bị quân Tầu đánh chìm mất mạng và bị tịch thu tài sản khi đánh bắt ở Hòang Sa và Trường Sa. Cũng chẳng thấy ông điếm xỉa đến hành động xâm lăng biển đảo Việt Nam và xây dựng trái phép của Trung Quốc ở Biển Đông là tại sao ? Chẳng nhẽ ông Trọng sợ Trung Quốc trả thù hay nhát gan đến xanh mặt nếu lỡ lời chạm đến láng giềng ? CÁ CHẾT VÀ THÙ ĐỊCH Chi biết rằng lần duy nhất ông Trọng nói đến mấy chữ “hải sản chết” được đưa ra trong bài nói chuyện hôm 18/7 (2016) tại Hà Nội khi ông kiểm điềm công tác bầu cử Quốc hội và Hội đồng Nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016 - 2021. Báo chí Việt Nam ghi lời ông Trọng nói rằng :”sự cố hải sản chết bất thường ở một số tỉnh ven biển miền Trung; sự chống phá quyết liệt của các lực lượng thù địch... đã gây không ít khó khăn cho công tác bầu cử". Nhưng không ai hiểu tại sao Tổng Bí thư đảng Cộng sản Việt Nam đã lợi dụng thảm họa cá chết và “sự chống phá quyết liệt của các lực lượng thù địch” , chưa biết thực hư ra sao, để che đậy cho sự thờ ơ đi bầu của người dân. Sự thể ông Trọng tránh không nói gì đến thảm họa môi trường ở miền Trung trước 494 Đại biều Quốc hội khóa XIV trong ngày họp đầu tiên, tuy ngạc nhiên mà không lạ. Bởi vì chỉ 16 ngày sau hàng chục tấn cá chết và hải sản trôi dạt vào bờ (6/4/2016), ông Trọng đã đến Hà Tĩnh sáng 22/4/2016 để “kiểm tra các mô hình sản xuất nông nghiệp công nghệ cao trên đất cát hoang hóa bạc màu ven biển, khu dân cư mẫu nông thôn mới và tiến độ triển khai các hạng mục của Dự án Khu kiên hợp gang thép và cụm cảng biển nước sâu Sơn Dương Formosa Hà Tĩnh.” (báo Sài Gòn Giải Phóng) Nhưng ông đã không nói lời nào về thảm họa cá chết và cũng không thèm đi thăm dân cho biết sự tình. Thái độ dửng dưng của người có trách nhiệm cao nhất nước trong hòan cảnh hoang mang và giao động tột độ của dân có bút mực nào nói hết chăng ? Chẳng nhẽ Đảng bộ và Hội đồng Nhân dân Hà Tĩnh không báo cáo với ông Trọng về biến cố quan trọng này, hay ông Tổng Bí thư đã làm ngơ cho đảng bộ Hà Tĩnh giấu nhẹm đi để nói quanh ? BÁO CÁO CỦA NHÀ NƯỚC Tuy nhiên, trước sự thật phũ phàng không còn che giấu được, Nhà nước CSVN đã mở cuộc điều tra để quy trách nhiệm cho thủ phạm Formosa Đài Loan. Lãnh đạo Công ty này đã cúi đầu xin lỗi và đảng CSVN đã chịu nhận đền bù 500 triệu Dollars để giúp dân và tẩy rửa ô nhiễm. Tuy nhiên, theo nhiều chuyên gia môi trường và kinh tế thì khỏan tiền 500 triệu chỉ là hạt muối bỏ biển, không đủ nuôi dân mất nghề, mất việc vì nạn cá chết và mất ngư trường. Đã có những ước đoán của các nhà khoa học Việt Nam rằng, có thể phải mất 50 năm may ra mới làm sạch được biển miền Trung, nhưng tiền đâu ra để làm ? Cuộc sống của người dân 4 tỉnh gặp nạn (Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế) sẽ ra sao từ nay về sau ? Nhà nước đã nhìn nhận trong báo cáo ngày 8/7/2016 gửi Uỷ ban Thường vụ Quốc hội rằng:” Khai thác thủy sản gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng tâm lý người tiêu dùng đối với vụ cá chết hàng loạt ở vùng biển Bắc Trung Bộ (Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế). Chính phủ báo cáo:”Hải sản khai thác khó tiêu thụ, nhiều ngư dân phải dừng đánh bắt ở vùng biển ven bờ, sản lượng thủy sản khai thác ở các tỉnh trên giảm mạnh, dẫn đến sản lượng khai thác chỉ tăng 3,2% (cùng kỳ tăng 4,4%); riêng sản lượng khai thác biển ước tăng 3,4% (cùng kỳ tăng 4,6%). (theo Thời báo Kinh tế Việt Nam) Trong báo cáo chi tiết hơn gửi đến Quốc hội ngày 20/07/2016, chính phủ Việt Nam đánh giá:”Sự cố ô nhiễm môi trường biển không chỉ ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống ngư dân, mà còn tác động xấu đến phát triển các ngành sản xuất khác, đến xuất khẩu, du lịch...” Tờ Thời báo Kinh tế VN (TBKTVN) viết :”Theo Chính phủ, tính toán sơ bộ thì sự cố ô nhiễm biển miền Trung đã ảnh hưởng trực tiếp đến hơn 100 nghìn người, do không có việc làm ổn định, thu nhập thấp và 176.285 người phụ thuộc. Báo cáo của Chính phủ còn cho biết, thiệt hại sản lượng hải sản khai thác ven bờ và vùng lộng ước tính khoảng 1.600 tấn/tháng. Diện tích nuôi tôm bị chết hoàn toàn là 5,7 ha tương đương 9 triệu tôm giống và khoảng 7 tấn tôm thương phẩm sắp đến kỳ thu hoạch. Có trên 3.000 ha nuôi tôm thâm canh và bán thâm canh đã thả giống bị nhiễm độ mặn cao, môi trường suy giảm nên tôm chậm lớn, xuất hiện bệnh và có trên 350 ha nuôi tôm bị chết rải rác; có 1.613 lồng nuôi cá bị chết (khoảng 30.000m3), tương đương 140 tấn cá.” Báo TBKTVN viết tiếp:”Ngoài ra, còn có 6,7 ha diện tích nuôi ngao bị chết, tương đương 67 tấn, trên 10 ha nuôi cua bị chết do sự cố môi trường. Báo cáo cũng nêu, giá bán các sản phẩm hải sản giảm trung bình từ 10 - 20% so với cùng kỳ năm 2015, việc tiêu thụ sản phẩm trên thị trường của 4 tỉnh bị ảnh hưởng giảm sút nghiêm trọng. Cụ thể, sản phẩm khai thác ngoài 20 hải lý thì giá bán giảm 30 - 50% còn sản phẩm khai thác trong 20 hải lý thì không tiêu thụ được. Hiện nay, tại Hà Tĩnh tồn kho trên 3.000 tấn sản phẩm thủy sản (chiếm 85% công suất kho lạnh toàn tỉnh), tại Quảng Bình tồn trên 2.000 tấn (chiếm 70% công suất kho lạnh toàn tỉnh)” Số dân bị liên lụy đến cá chết chỉ có 276,285 người là con số không thật. Nhà nước Việt Nam chỉ biết dựa vào báo cáo của địa phương, thay vì điều tra tường tận của các tổ chức độc lập. Do đó không phải cô cớ mà Đức Tổng giám mục Ngô Quang Kiệt, người đã thăm Giáo dân Giáo xứ Đông Yên thuộc xã Kỳ Lợi, huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh ngày 16/06/2016 đã nói rẳng:”Người ta đoán là có ít nhất là 5 triệu người bị ảnh hưởng bởi vụ cá chết này. Hết sức là đau xót, xung quanh đó hết sức là hoang tàn, không còn sức sống, người ta ai cũng mệt mỏi, rã rời và buồn chán.” DÂN VÀ QUỐC HỘI Trước nạn cá chết và những hành động xâm lược của Trung Quốc ở Biển Đông, người dân đã than phiền cao độ và được Mặt trận Tổ quốc báo cáo trước Quốc hội ngày 20/07/2016. Báo cáo do Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc Nguyễn Thiện Nhân đọc trước Quốc hội cho biết:”Cử tri và Nhân dân cả nước rất lo lắng, bất bình trước việc Trung Quốc tiếp tục gia tăng các hoạt động bồi đắp, xây dựng các công trình, bố trí vũ khí, quân đội tại các đảo, bãi đá trái luật pháp quốc tế thuộc quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và tàu thuyền của Trung Quốc hành hung, cướp phá tài sản, ngư cụ của ngư dân Việt Nam. Những việc này làm gia tăng sự bất ổn trong khu vực, đe dọa tự do hàng hải, vi phạm Công ước Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982, vi phạm Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) được ký giữa các nước ASEAN và Trung Quốc….Cử tri và Nhân dân mong muốn Đảng, Nhà nước tiếp tục có các giải pháp đấu tranh đồng bộ, quyết liệt và hiệu quả, vừa bảo đảm giữ vững chủ quyền biển, đảo của quốc gia, vừa bảo đảm môi trường hòa bình, ổn định để phát triển đất nước…” Về vụ cá chết, Báo cáo viết:” Việc Công ty TNHH Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh (gọi tắt là Công ty Formosa) che dấu việc xả thải gây ô nhiễm môi trường và gây hậu quả nghiêm trọng về nhiều mặt ở 4 tỉnh ven biển miền Trung đã gây nhiều bất bình và bức xúc trong Nhân dân và công luận. Cử tri và Nhân dân hoan nghênh Chính phủ đã chỉ đạo xác minh, kết luận và công bố công khai nguyên nhân hải sản chết hàng loạt và chỉ rõ Công ty Formosa đã vi phạm pháp luật về đầu tư và bảo vệ môi trường, vì vậy đã gây ra sự cố môi trường biển chưa từng có ở Việt Nam. Cử tri và Nhân dân đề nghị Chính phủ, chính quyền địa phương tiếp tục có các giải pháp tích cực, cụ thể để giải quyết hậu quả trước mắt và lâu dài, bảo vệ môi trường, bảo đảm cuộc sống của người dân và sự phát triển của địa phương ; giám sát Công ty Formosa thực hiện đầy đủ các cam kết, đồng thời chỉ đạo rà soát việc thực thi các quy định pháp luật về cấp phép đầu tư, đánh giá tác động môi trường, quản lý và giám sát hoạt động của các doanh nghiệp. Cử tri và Nhân dân cũng yêu cầu làm rõ trách nhiệm và xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân đã buông lỏng trách nhiệm quản lý nhà nước về đầu tư và bảo vệ môi trường.” Phản ứng của người dân cho thấy khi ông Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thờ ơ và né tránh thì các nạn nhân phải lên tiếng đòi hành động. Một số Đại biều Quốc hội cũng đã phản ứng quyết liệt với hành động của Formosa. Theo báo điện tử Infonet.VN thì Đại biểu Nguyễn Ngọc Phương đã nói thẳng với báo chí:” Sự cố môi trường liên quan đến hoạt động xả thải của Công ty Formosa là một sự cố rất nghiêm trọng, đã làm cho đời sống vật chất cũng như tinh thần của nhân dân miền Trung, đặc biệt ở 4 tỉnh: Quảng Bình, Quảng Trị, Hà Tĩnh, Thừa Thiên - Huế gặp rất nhiều khó khăn, để lại nỗi lo lắng về việc liệu hậu quả của sự cố này còn tiếp diễn nữa hay không? Là một ĐB đại diện cho người dân miền Trung, tôi kỳ vọng Quốc hội khóa mới phải làm sao giải quyết dứt điểm đối với hoạt động của Formosa. Nếu đểFormosa tồn tại thì phải kiểm soát và giải quyết được các bất cập hiện nay, còn nếu không kiểm soát được thì chấm dứt hoàn toàn hoạt động. Quốc hội phải giải quyết dứt điểm để lấy lại niềm tin trong nhân dân.” Đại biểu Trương Minh Hoàng trách móc:” Sau thảm hoạ biển chết, hàng trăm nhà khoa học ròng rã nhiều ngày đêm mới tập hợp đủ chứng cứ kết tội xả thải của Formosa, trong khi đáng ra chính Formosa phải ngay lập tức nhận trách nhiệm về mình chứ không phải đợi tới khi không thể cãi được mới cúi đầu nhận tội. Thái độ này chứng minh rất rõ Formosa luôn cố tình, tìm cách, tìm đủ mọi phương kế để che giấu hành vi xả thải vào môi trường biển. Cùng với đó là sự hời hợt, quan liêu của các cơ quan có trách nhiệm ngay từ khi hình thành dự án, ngay từ hồ sơ đánh giác tác động môi trường và sau này là hậu kiểm, giám sát vô cùng sơ sài, sơ sài và thiếu trách nhiệm tới mức buộc phải nghĩ tới một sự bắt tay sai phạm với Formosa.” (Infonet, 20/07/2016) Tuy nhiên, không chỉ đã gây ô nhiễm biển mà Formosa còn tìm cách chôn giấu các chất thải cứng nguy hại cho sức khỏe con người và môi trường tại Hà Tĩnh và nhiều nơi khác. Đại biểu Hòang tiết lộ:”Chưa hết, gần đây, bằng sự phát hiện của báo chí và người dân, liên tục phát hiện nhiều vụ chôn lấp chất xả thải, bùn bánh, rác công nghiệp, chất thải độc hại của Formosa ra nhiều điểm trên địa bàn Hà Tĩnh với nhiều phương cách: trắng trợn có, thủ đoạn móc nối với cá nhân, công ty cũng có, bất chấp luật pháp, bất chấp đạo đức doanh nghiệp, chất xả thải của Formosa trên bờ mỗi ngày lại phát hiện thêm...làm người ta nghĩ tới doanh nghiệp này vì sao lại có thể ngông nghênh, bất chấp và liều lĩnh như thế nếu không có sự bắt tay tiếp sức của ai đó, đơn vị nào đó, nếu không có sự "nuông chiều" quá trớn của chính quyền?” Ông Trương Minh Hòang bức xúc:”Nếu chỉ chờ đợi vào ý thức tự giác thực thi nghiêm chỉnh luật môi trường của Formosa thì nói thật đó là sự chờ đợi viễn vông. Nếu chỉ giám sát, xử phạt bằng những vụ việc gây hại như vừa qua của Formosa rồi tiếp tục cho hoạt động rồi lại sai phạm lại phạt lại tiếp tục cho hoạt động thì đó là một cách làm nguy hiểm. Còn nếu các cơ quan chức năng, chính quyền cam kết từ giờ sẽ giám sát quyết liệt để Formosa có muốn vi phạm cũng không dám vi phạm thì quá tuyệt vời, nhưng tôi cho rằng điều tối ưu này vẫn chỉ là mơ ước, khó thực thi.” Đại biểu Hòang đi xa hơn khi nói:”Hãy tái cơ cấu lại Khu kinh tế Vũng Áng theo hướng lành mạnh về đầu tư, an toàn về môi trường và tính đến cả việc bảo đảm cả trước mắt và lâu dài về an ninh quốc phòng ở khu vực có ý nghĩa đặc biệt này. Không dứt khoát vụ Formosa, chần chừ, thiếu khoa học hoặc thiếu quyết tâm, để ngày Formosa đi vào hoạt động, chỉ cần sơ sẩy một lần nữa ( mà điều này hầu như rất dễ xảy ra) thì khi đó dù có đóng cửa Formosa thì môi trường biển sẽ vô phương cứu chữa, thế hệ con cháu sẽ oán trách, an ninh trên biển sẽ bị đe doạ một khi vắng bóng ngư dân và cuối cùng là hậu quả nặng nề không thể cứu vớt được là bệnh tật, là sức khoẻ của hàng triệu người dân ven biển.” Như vậy, liệu phản ứng của dân và những lời nói tâm huyết của hai Đại biểu Nguyễn Ngọc Phương và Trương Minh Hòang có đủ để giúp ông Nguyễn Phú Trọng đứng thẳng người lên để đối phó với hiểm họa cá chết, hay ông cứ cúi mãi trước cái bóng Bắc Kinh sau lưng Formosa Đài Loan ? -/- Phạm Trần (Vietcatholic)
  4. Ông Võ Kim Cự Tập đoàn Formosa là một tập đoàn công nghiệp Đài Loan, hoạt động sản xuất chỉ biết có lợi nhuận, không đầu tư vốn khắc phục hậu quả độc hại do dây chuyền sản xuất tạo ra đã gieo chết chóc cho con người và hủy diệt sự sống tự nhiên trong môi trường. Chính người dân Đài Loan tháng 5.2010 đã công bố bức thư chỉ ra tám tội ác của Formosa: 1. Đặt lợi nhuận cao hơn sự sống của con người. 2. Đẩy sự sống trái đất vào cảnh khốn cùng. 3. Biến dòng sông lớn nhất Đài Loan khô cạn vì đã hút 345.000 tấn nước mỗi ngày. 4. Đầu độc bầu trời và lá phổi của sự sống. 5. Trái đất đang ấm lên còn thải thêm nhiều chất độc làm trái đất càng nóng lên mau lẹ. 6. Di họa ô nhiễm nguồn nước và không khí sẽ kéo dài trong hàng thiên niên kỷ. 7. Di họa rác thải công nghiệp sẽ gây họa đến 10 thiên niên kỷ sau. 8. Formosa là một tập đoàn nói dối, không thực hiện đúng cam kết với người dân. Năm 2009, tổ chức Vì Môi Trường Ethecon, Đức, đã trao giải Hành Tinh Đen cho ông chủ tập đoàn Formosa FPG, Formosa Plastics Group, với bản hạch tội: Lịch sử của FPG gắn liền với những tai họa về xã hội và môi trường trên phạm vi toàn cầu: - Lợi dụng xu thế quốc tế đang chối bỏ các sản phẩm PVC vì thuộc tính nguy hại cố hữu của chất này, FPG càng đẩy mạnh sản xuất PVC và trở thành nhà cung cấp hàng đầu các sản phẩm này, thậm chí coi thường cả việc cấm một số sản phẩm PVC tại Đài Loan. - Năm 1998 FPG bị bắt quả tang khi định xả 3000 tấn rác độc tại vùng cảng biển Sihanoukville của Campuchia. - FPG thường xuyên để xảy ra các tai nạn sản xuất gây chết người, nhiều vụ nổ ở mức sát thảm họa buộc phải di tản dân chúng. - FPG nằm trong nhóm 10 thủ phạm gây ô nhiễm lớn nhất tại Đài Loan, gây ra 25% trên tổng số khí nhà kính do Đài Loan phát ra. - Thái độ coi thường luật pháp, môi sinh và hòa bình, cộng đồng và quyền con người của FPG có thể thấy rõ trong một ví dụ tại Delaware, Hoa Kỳ. Và tổ chức Vì Môi Trường Ethecon dõng dạc Tuyên án: Các người chống lại nhân loại và môi trường vì tính ích kỷ, lòng tham lam vô độ, bất chấp cả luật pháp và đạo đức. Các người xứng đáng được bêu dương. Với tội ác chống sự sống, chống loài người như vậy, Formosa đi đến đâu cũng bị xua đuổi. Là đại họa của sự sống tự nhiên, đại họa của giống nòi dân tộc, Formosa đã bị xua đuổi ở Mỹ, ở Ấn Độ nhưng một chức sắc đảng Cộng sản Việt Nam, Ủy viên trung ương đảng, Bí thư tỉnh ủy Hà Tĩnh Võ Kim Cự đã thậm thụt tiếp xúc với Formosa, thậm thụt chạy thủ tục hành chính để rước đại họa Formosa về Hà Tĩnh với tốc độ của đội quân nhà Thanh được Lê Chiêu Thống dẫn đường từ Quảng Đông, Quảng Tây, Vân Nam, Quí Châu rầm rập tiến vào xâm lược nước ta cuối thế kỷ 18. Từ Hà Tĩnh chạy ngược chạy xuôi ra Hà Nội, sang Đài Bắc, đôn đáo rước đại họa Formosa về đầu độc giống nòi, tàn phá quê hương, hành động của Võ Kim Cự ở đầu thế kỷ 21 hoàn toàn giống như hành động của Lê Chiêu Thống cuối thế kỷ 18 từ Kinh Bắc tất tả chạy sang Bắc Kinh phủ phục trước Càn Long vua nhà Thanh, xin Càn Long đưa quân sang chiếm Đại Việt rồi đích thân Lê Chiêu Thống dẫn Tôn Sĩ Nghị đưa 29 vạn quân Thanh tràn qua biên giới vào chiếm Thăng Long. Cuối năm 1788 Tôn Sĩ Nghị cùng 29 vạn quân Thanh vào Thăng Long, thì đầu năm 1789 đã bị vua Quang Trung của nước Nam đốc thúc quân Đại Việt đánh tan tác, thây lính Thanh chất thành gò thành đống ở kinh kỳ Thăng Long, từ Ngọc Hồi đến Đống Đa, xác quân Thanh xâm lược trôi nghẽn cả dòng sông Hồng. Lịch sử Việt Nam mãi mãi khắc tên Lê Chiêu Thống là tên bán nước ô nhục. Còn Võ Kim Cự rước Formosa về đầu độc biển Việt Nam tàn phá đất nước Việt Nam, diệt chủng giống nòi Việt Nam thì được đảng cộng sản Việt Nam đưa vào Quốc hội của đảng! Phạm Đình Trọng Tác giả gửi BVN (Bauxitevn)
  5. Đầu giờ sáng nay, khi mở mạng ra nghe ngóng thông tin thì mới hay biết, trong văn bản truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về các công việc cần làm tiếp sau khi có Thông báo kết luận của Uỷ ban Kiểm tra Trung ương về trường hợp ông Trịnh Xuân Thanh ngày 18-7 của Văn phòng Trung ương Đảng có yêu cầu "kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm đối với Ban cán sự đảng Bộ Công thương nhiệm kỳ 2010 - 2015 và ông Vũ Huy Hoàng, nguyên Uỷ viên Trung ương Đảng, nguyên Bí thư Ban cán sự đảng Bộ Công thương), Uỷ ban Kiểm tra Trung ương cần chỉ đạo chặt chẽ các đoàn kiểm tra xem xét, kết luận bảo đảm đúng quy định của Đảng và pháp luật của Nhà nước, công tâm, khách quan, trong sáng, không chịu bất kỳ một sức ép nào của bất cứ tổ chức, cá nhân nào; chỉ đạo tiến hành khẩn trương các công việc được giao và báo cáo kết quả với Ban Bí thư". Ông Lê Khắc Nam. Ảnh: Internet. Thì chiều này lại có thêm một tin sốc khác mà chủ nhân của nó cũng đã từng xuất hiện trong bản Thông báo kết luận của Uỷ ban Kiểm tra Trung ương ngày 11/07/2016 vừa qua (trong phần Kiểm tra dấu hiệu vi phạm đối với Ban Cán sự đảng Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng nhiệm kỳ 2010-2015 và một số cá nhân). Theo đó, mặc dù trước đó UBND TP Hải Phòng đã trình Thủ tướng Chính phủ tái phê chuẩn chức danh Phó Chủ tịch TP Hải Phòng nhiệm kỳ 2016 - 2021 đối với ông Lê Khắc Nam, Phó Chủ tịch UBND TP nhiệm kỳ 2010 - 2015. Tuy nhiên, với lí do ông Nam đang thuộc diện xem xét trách nhiệm đối với việc "thiếu trách nhiệm trong việc lãnh đạo, chỉ đạo Ủy ban nhân thành phố thực hiện kết luận của Thường trực Thành ủy về chủ trương nghiên cứu phương án bố trí các đài phun nước, kết hợp ánh sáng, kỹ xảo nghệ thuật (Dự án nhạc nước), thực hiện không đúng các quy định về quản lý đầu tư xây dựng đối với Dự án" cùng với các cá nhân khác như ông Dương Anh Điền, nguyên Bí thư Thành ủy, nguyên Bí thư Ban cán sự Đảng, nguyên Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố; Đoàn Duy Linh, Giám đốc Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch thành phố. Và cũng giống như trường hợp Hội đồng bầu cử Quốc gia không công nhận tư cách đại biểu Quốc hội khóa 14 đối với ông Trịnh Xuân Thanh, nguyên Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang. Việc không phê chuẩn chức danh Phó Chủ tịch UBND TP Hải Phòng nhiệm kỳ 2016 - 2020 đối với ông Lê Khắc Nam vì thế được cho sẽ dọn đường cho việc xem xét xử lý trách nhiệm với các sai phạm liên quan trong nhiệm kỳ 2010 - 2015, kể cả việc xử lý trước pháp luật. Đây cũng là một động thái được cho sẽ tạo điều kiện tốt nhất các cơ quan hữu quan thi hành công vụ một cách khách quan, triệt để và công tâm nhất! Trên thực tế, đã có những đồn đoán về một cuộc "đả hổ diệt ruồi" giống như Trung Quốc đang làm sẽ diễn ra sau Đại hội 12, tuy nhiên đã có những sự ái ngại nhất định khi sự im lặng trong thời gian qua. Thậm chí, nhiều người đã nghĩ rằng, Đảng đang "đánh trống bỏ dùi" một cách lộ liễu và thiếu tôn trọng người dân. Song, với những gì đã thực hiện sau bản thông báo Kết luận Kỳ họp thứ IV và thứ V của Ủy ban Kiểm tra Trung ương được phát ra hôm 11/07/2016 thì tin chắc những sự ái ngại nói trên đã tiêu tan để nhường chỗ cho sự tin tưởng và kỳ vọng vào những gì sẽ diễn ra phía trước! Ở đó, Đảng không chỉ truy cứu trách nhiệm của những người có sai phạm đang đương nhiệm mà trách nhiệm của những người về hưu, những vị trí mà người đó đã từng công tác cũng được tính đến! Và điểm mới trong tất thảy những gì đã thực hiện không thể nói đến cơ chế "đả hổ diệt ruồi" khi tính khách quan, công minh đang được tạo điều kiện tối đa, tốt nhất để thực hiện. Xin được gọi những điều đang xảy ra là dấu hiệu cho thấy một cơn bão sắp sửa xảy đến trong nội bộ Đảng Cộng sản Việt Nam. Niềm tin sẽ được lấy lại từ những cơn bão làm sạch nội bộ như thế! An Chiến (Việt Nam Mới)
  6. Chủ nhật ngày 17 tháng 7 năm 2016, cuộc biểu tình phản đối quân Trung Cộng xâm lược tại Hà Nội đã không xảy ra. Trước đó vài ngày lời kêu gọi biểu tình được phát đi từ nhóm NoU, đây là một câu lạc bộ bóng đá được thành lập sau sự kiện Trung Cộng tuyên bố chủ quyền đường lưỡi bò. Trong mấy năm qua, nhiều cuộc biểu tình chống Trung Cộng xâm lược đã diễn ra tại các thành phố lớn ở Việt Nam như Hà Nội, Sài Gòn, Đà Nẵng, Nghệ An...các cuộc biểu tình này đều do các hội đoàn, tổ chức xã hội dân sự kêu gọi. Duy nhất cuộc biểu tình ở Bình Dương, Hà Tĩnh không phải do các tổ chức xã hội dân sự, các nhóm này kêu gọi. Đến nay tổ chức nào đứng ra tổ chức hai cuộc biểu tình bạo loạn này vẫn là một bí ẩn. Các thông tin về hai cuộc biểu tình này đều cho thấy bóng dáng của một phe phái trong chế độ cộng sản VN hiện nay nhúng tay vào tạo dựng lên. Hai cuộc biểu tình phá hoại này đã giáng một đòn nặng nề vào uy tín của thủ tướng bấy giờ là Nguyễn Tấn Dũng. Sau cuộc biểu tình bạo động ở Bình Dương, Hà Tĩnh. Một lá đơn của 3 giáo sư thuộc học viện chính trị Hồ Chí Minh đã đứng đơn quy kết nguyên nhân là do Nguyễn Tấn Dũng kích sự đối đầu Việt - Trung dẫn đến hai cuộc biểu tình bạo động trên bằng câu phát ngôn '' không đánh đổi chủ quyền lấy tình hữu nghị viễn vông ''. Học viện Hồ Chí Minh cũng là nơi mà Nguyễn Phú Trọng có nhiều gắn bó. Trong lá đơn này 3 giáo sư ông kết tội Nguyễn Tấn Dũng. '' Tình hữu nghị Việt Trung bao giờ cũng là có thật, không phải chuyện viển vông. Phát biểu của Nguyễn Tấn Dũng dù vô tình hay cố ý đã tiếp tay cho thế lực thù địch vu cáo đảng ta là tay sai của Trung Quốc, không dám đấu tranh bảo vệ chủ quyền lãnh thổ ....đề nghị bộ chính trị, ban chấp hành trung ương tiến hành hình thức kỷ luật đối với đồng chí Nguyễn Tấn Dũng '' Lá đơn của 3 giáo sư này xuất hiện vào tháng 9 năm 2015. Trước đó 5 tháng, tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng có sang Trung Quốc để học về kinh nghiệm xử lý, kỷ luật đảng viên. Trong chuyến học tập này của Nguyễn Phú Trọng, tờ Tân Hoa Xã có đưa lại lời căn dặn của Trung Quốc với tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng rằng. '' Một số kẻ trong hệ thống chính trị Việt Nam đang đồng loã tiếp tay để phá hoại quan hệ hai nước Việt Trung. Cần phải cho những kẻ này tỉnh ngộ ''. Nguyễn Tấn Dũng đã rời khỏi chính trường trong cuộc cạnh tranh quyết liệt với Nguyễn Phú Trọng. Nhiều người đã bày tỏ sự tiếc nuối về sự ra đi của Nguyễn Tấn Dũng vì cho rằng ông Dũng là người chống Trung Quốc như Tân Hoa Xã ám chỉ. Thế nhưng trong khi dư luận đang nuối tiếc này, thì nhà báo Huy Đức đã dội một gáo nước lạnh khi viết rằng Nguyễn Tấn Dũng chỉ là kẻ chống Tàu cơ hội, còn Nguyễn Phú Trọng là người có thái độ rõ ràng. Tuy nhiên thì Huy Đức không cho biết cái thái độ rõ ràng của ông Trọng là gì, ngoài một cuộc triệu tập Bộ Chính Trị trước sự kiện giàn khoan HD 981 thập nhập lãnh thổ Việt Nam. Bài viết của Huy Đức cũng không cho biết ông Trọng và các uỷ viên BCT khác đã ý kiến gì. Trong diễn biến như việc giàn khoan HD981 vào lãnh thổ Việt Nam, chuyện triệu tập họp Bộ Chính Trị là đương nhiên và ông Trọng trên cương vị TBT phải có trách nhiệm triệu tập. Huy Đức từng có truyền thống viết bài ca ngợi tổng bí thư, điển hình là bài viết ca ngợi tổng bí thư Nông Đức Mạnh với cái tiêu đề rất giản dị và gần gũi với dân chúng như '' Từ người gánh củi trở thành tổng bí thư ''. Đến nay khi phán quyết của Tòa Trọng Tài quốc tế về đơn kiện của Phi Luật Tân đã gây nên những biến động cực lớn, tình hình cực kỳ căng thẳng trên khu vực biển Đông. Người ta chưa thấy thái độ rõ ràng nào của Nguyễn Phú Trọng ngoài việc triệu tập trung ương đảng để bàn về việc nâng cao quyền lực của Bộ Chính Trị, Ban Bí Thư, Uỷ Ban Kiểm Tra Trung Ương Đảng mà thực chất chính là nâng cao quyền hạn của chính ông ta, Nguyễn Phú Trọng. Sau đó ông Trọng thung dung đi hái chè trên núi với bà con nhân dân vùng cao, hình ảnh rất gần gũi, dễ thương với dân chúng. Trở lại với cuộc biểu tình chống Trung Cộng xâm lược bị dập tắt ngay từ những giây phút đầu tiên bằng những hành động bắt người thô bạo, sỗ sàng tại Hà Nội vào ngày chủ nhật 17 tháng 7 năm 2016 vừa qua. Đây là cuộc biểu tình duy nhất tính từ đầu năm 2016 trở lại đây, hay nói cách khác là tính từ đại hội Đảng 12 đến nay, thời kỳ mà Nguyễn Phú Trọng đã hoàn toàn thắng thế nắm trọn quyền lực ở Việt Nam mà không còn đối thủ nào cản trở. Dễ nhận ra một điều là khi có thủ tướng chống Tàu cuội và cơ hội Nguyễn Tấn Dũng tại vị. Những cuộc biểu tình chống Trung Cộng liên tiếp nổ ra, thậm chí có lần kéo dài đến mười mấy lần trong một năm. Những cuộc biểu tình ôn hoà này đã để lại hình ảnh rất đẹp trong đông đảo bà con nhân dân, nuôi dưỡng tinh thần yêu nước của dân tộc. Cho đến khi xảy ra cuộc biểu tình bạo động ở Hà Tĩnh, Bình Dương của một nhóm lạ nào đó, đổ tiếng xấu cho người biểu tình chân chính chống Trung Cộng và kết tội Nguyễn Tấn Dũng dung dưỡng biểu tình chống Trung Quốc. Từ đó đến nay các cuộc biểu tình chống Trung Quốc của người dân giảm dần, chỉ bùng phát một lần ở cuộc viếng thăm của Tập Cận Bình đến Việt Nam chỉ đạo đại hội ĐCSVN bầu cho Nguyễn Phú Trọng tiếp tục làm tổng bí thư. Cho đến tháng 7 năm 2016 vừa qua, một dự định biểu tình chống Trung Quốc được tái khởi động đã bị dập tắt không chút ngần ngại ngay từ lúc đầu. Chính trường Việt Nam vốn dĩ đã bí ẩn, nó càng bí ẩn hơn khi có những nhà báo không rõ thuộc '' bên nào'' như Huy Đức, thỉnh thoảng tiết lộ thông tin '' mật của cung đình ''. Chẳng hạn như chính Nguyễn Tấn Dũng ra lệnh cấm biểu tình đóng dấu treo cho uỷ ban thành phố Hà Nội, rồi ngược lại chính Nguyễn Tấn Dũng đã làm Mỹ lo sốt vó vì thái độ chống Tàu, và Nguyễn Tấn Dũng là kẻ cơ hội gặp đường banh đi qua trước mặt để phát biểu chống Tàu mị dân, rồi trong Bộ Chính Trị không có ai chống Tàu hay thân Mỹ cả. Và hơn hết Nguyễn Phú Trọng là người có thái độ rõ ràng trước việc Tàu xâm nhập lãnh thổ, nhưng thái độ rõ ràng gì thì không biết. Nhưng có một điều chúng ta chắc chắn sẽ biết từ cuộc biểu tình chống Trung Cộng bị dập tắt ngày hôm qua tại Việt Nam. Đó là từ nay trở đi, trên đất nước Việt Nam này, sẽ không còn những cuộc biểu tình chống Trung Cộng hừng hực khí thế như những năm trước nữa. Điều đó thì không có gì là bí ẩn và cũng không cần thông tin nào từ '' cung đình '' lọt ra để biết thêm. Bởi đơn giản Bộ Chính Trị ngày nay không còn ai chống Tàu cuội như Nguyễn Tấn Dũng. Người Buôn Gió (Blog Người Buôn Gió)
  7. Bản đồ có in hình 'đường lưỡi bò' trong hộ chiếu mới của Trung Quốc. Các cơ quan phụ trách xuất nhập cảnh tại một số địa phương ở Việt Nam được dẫn lời cho biết đã “nói không” với bản đồ tuyên bố chủ quyền gần như toàn bộ biển Đông của Trung Quốc, hay còn được gọi là “đường lưỡi bò”. Theo báo chí trong nước, tại cửa khẩu Móng Cái ở tỉnh Quảng Ninh, nơi được coi có hàng nghìn công dân Trung Quốc qua lại mỗi ngày, nhân viên Việt Nam đã không chấp nhận hộ chiếu mới có in hình “đường lưỡi bò” bao trọn gần như toàn bộ biển Đông của Trung Quốc. Thay vào đó, theo lời ông Nguyễn Xuân Ký, một quan chức tỉnh Quảng Ninh, cơ quan xuất nhập cảnh của Việt Nam “cấp thị thực rời để thể hiện quan điểm không công nhận bản đồ của họ dưới bất cứ hình thức nào”. Còn tại Phú Quốc, Kiên Giang, nơi nhiều du khách Trung Quốc tới thăm mỗi ngày, nhân viên xuất nhập cảnh tại phi trường ở đây cũng làm tờ khai nhập cảnh riêng, không có hình ảnh “đường lưỡi bò”. Trong khi đó, cũng theo báo chí Việt Nam, chủ một nhà nghỉ ở Đà Nẵng đã không cho khách thuê phòng sau khi thấy hộ chiếu của hai khách nữ người Trung Quốc có hình “đường lưỡi bò”. Cuối tuần trước, một nhóm người Việt ở thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa đã biểu tình, giơ cao hình ảnh về bản đồ tuyên bố chủ quyền ở vùng biển tranh chấp của Trung Quốc trước mặt các du khách tới từ quốc gia đông dân nhất thế giới. Đầu tuần trước, Tòa Trọng tài Liên Hiệp Quốc đã ra phán quyết bác bỏ tuyên bố chủ quyền “đường lưỡi bò” của Trung Quốc. Hồi năm 2012, chính quyền Việt Nam tuyên bố không đóng dấu xuất nhập cảnh vào hộ chiếu mới của Trung Quốc có in hình ảnh còn được gọi là “đường đứt khúc 9 đoạn”. Bộ Ngoại giao Việt Nam khi ấy còn gửi công hàm phản đối tới Trung Quốc, “thể hiện rõ chính kiến” của Hà Nội. Theo Tuoi Tre, Zing, Enquirer, VOA (VOA)
  8. Người xưa vẫn có câu “nét chữ, nét người”. Tôi thì không biết gì về thư pháp, và cũng chẳng có chút kinh nghiệm nào về chuyện xét đoán tính cách con người qua nét chữ. Thế nhưng, không hiểu sao lần này, tình cờ bắt gặp bút tích của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, tôi lại cứ muốn thử làm “thầy bói” một lần xem sao. Đây là bức ảnh chụp lưu bút của ngài Tổng Bí thư tại lễ viếng và truy điệu 9 quân nhân phi hành đoàn Casa 212 hy sinh khi đang bay tìm kiếm máy bay Su30MK2 ở Hà Nội hôm 30/6 vừa qua: Ảnh: VietNamNet Và dưới đây là một vài nhận định chủ quan về tính cách con người qua nét chữ của tác giả bản lưu bút. Thứ nhất, nét chữ trong lưu bút vừa đẹp, vừa đều, vừa ngay ngắn, cho thấy tác giả là một con người chỉn chu, tròn trịa, ưa hình thức, và… không nhiều cá tính. Thứ hai, trong hai tên địa danh là “Hà Nội” và “Việt Nam”, tác giả chỉ viết hoa chữ cái đầu âm tiết thứ nhất là ‘Hà’ và ‘Việt’, hai chữ đầu âm tiết cuối lại viết thường. Đây là quy tắc chính tả quen thuộc thời ông Nguyễn Phú Trọng còn ngồi trên ghế nhà trường, vốn bắt đầu từ khi chữ quốc ngữ được sử dụng phổ biến ở Việt Nam. Lý do là vì chữ quốc ngữ ra đời từ các ký tự Latin, nên ban đầu các âm tiết trong tên địa danh thường được viết liền nhau và nối với nhau bằng một gạch ngang ở giữa, chẳng hạn như “Việt-nam” hay “Hà-nội”. Theo cách viết đó, chỉ chữ cái đầu của tên địa danh là được viết hoa. Dần dà, theo đà Việt hoá ngày càng sâu sắc, người ta bỏ gạch nối ở giữa để tách các âm tiết trong tên địa danh ra, nhưng vẫn chỉ viết hoa chữ cái đầu của âm tiết thứ nhất, chẳng hạn như “Việt nam” hay “Hà nội”. Tuy nhiên, bắt đầu từ những năm 1990 về sau, người ta lại quy ước là các âm tiết trong tên địa danh đều được viết hoa chữ cái đầu, tức là “Việt Nam” thay vì “Việt nam” như trước. Ông Nguyễn Phú Trọng tốt nghiệp Khoa Văn - Đại học Tổng hợp Hà Nội, trở thành nhà báo chuyên nghiệp, không ngừng thăng tiến trong sự nghiệp cầm bút, trước khi trở thành nhà lý luận số 1 của Đảng CSVN, Chủ tịch Quốc hội rồi Tổng Bí thư. Nghĩa là, hàng chục năm qua ông hoặc là suốt ngày ngồi viết lách, hoặc là luôn tiếp xúc với đủ mọi thứ ấn phẩm: báo chí, báo cáo, văn kiện, cương lĩnh, quyết định, nghị quyết, v.v. Hơn 1/4 thế kỷ qua, những tên địa danh như “Hà Nội” hay “Việt Nam” khi xuất hiện trước mắt ông đều được viết hoa các chữ đầu âm tiết. Tuy nhiên, ngần ấy thời gian vẫn chưa đủ khiến ông phải thay đổi thói quen chỉ viết hoa chữ cái đầu âm tiết thứ nhất trong tên địa danh. Lối viết này còn thể hiện rõ khi ông viết “Đảng cộng sản” và “Ban chấp hành” thay vì lẽ ra phải là “Đảng Cộng sản” và “Ban Chấp hành” như quy tắc thông dụng hiện nay. Điều đó cho thấy, ngài Tổng Bí thư của chúng ta là một người rất bảo thủ, cứng nhắc, cũ kỹ, theo lối mòn. Tính cách này rõ ràng là không phù hợp với vai trò lãnh đạo quốc gia trong một thời kỳ mà đất nước phải đối mặt với vô vàn biến động phức tạp và khó lường, cả bên trong lẫn bên ngoài, đòi hỏi tinh thần đổi mới cũng như phong cách quyết đoán của nhà lãnh đạo như hiện nay. Thứ ba, trong khi những danh từ như “Việt Nam” hay “Hà Nội” ông viết thành “Việt nam” và “Hà Nội” thì danh từ “Tổ quốc” ông lại viết thành “Tổ Quốc”, tức là viết hoa cả 2 ký tự đầu tiên của 2 âm tiết, chứ không như theo quy tắc phải là “Tổ quốc”. Điều này rõ ràng là thể hiện tính cách tuỳ tiện, bất nhất của tác giả. Với một nhà lãnh đạo quốc gia, dẫn dắt cả một dân tộc đến 90 triệu dân, tính cách này quả là tiềm ẩn nhiều hệ luỵ tai hại. Thứ tư, trước kia người ta chỉ viết hoa chữ đầu tiên trong tên chức vụ, chẳng hạn như “Tổng bí thư” hay “Bí thư”, tương tự như cách ông Trọng viết “Đảng cộng sản” hay “Ban chấp hành” ở trên. Về sau người ta mới chuyển sang viết “Tổng Bí thư”, thay vì “Tổng bí thư” như trước. Thậm chí năm 1998, Văn phòng Chính phủ còn ban hành một quyết định về quy tắc viết hoa. Và chưa bao giờ tên chức danh lại được viết hoa tất cả các chữ đầu âm tiết, chẳng hạn như “Tổng Bí Thư”. Vậy nhưng, trong lưu bút của mình, ngài TBT lại nắn nót viết hoa tất cả các chữ đầu âm tiết của hai tên chức danh là “Tổng Bí Thư” và “Bí Thư” [Quân uỷ Trung ương] ở cuối bản lưu bút. Điều này cho thấy tác giả là người có ý thức rất cao về vai trò của bản thân. Thậm chí có thể nói, những chức vị tối cao đó đối với ông dường như là một nỗi đam mê, một sự tôn sùng, và được ông dành cho một tình yêu đặc biệt. Phải chăng là để đạt được tham vọng quyền lực cháy bỏng đó, khi còn là Chủ tịch Quốc hội, ông đã không ngần ngại phát ra những câu như “Tình hình Biển Đông không có gì mới (!)” hòng “ghi điểm” với Bắc Kinh, mặc cho công chúng bêu riếu và sục sôi tức giận? Hiểu được tâm lý chuộng hình thức, tự tôn, ưa thích cảm giác thấy mình là quan trọng của vị quốc khách phương Nam, nên trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 7 - 10/4/2015, các ông chủ Trung Nam Hải đã dành người đứng đầu Đảng CSVN những nghi lễ đón tiếp đặc biệt long trọng, hoành tráng, mà tiêu biểu là loạt 21 phát đại bác chào mừng. Và kết quả của chuyến thăm này là một bản Tuyên bố chung Trung - Việt với vô số lợi thế cho Trung Quốc và đẩy hết những nguy cơ tiềm tàng về phía Việt Nam. Ngoài ra, tâm lý đó cũng bộc lộ khi ông hoan hỉ nói về chuyến thăm Anh đầu năm 2013: “Mình phải như thế nào thì người ta mới mời chứ” (!). Với tính cách như phân tích trên đây, dĩ nhiên ông Nguyễn Phú Trọng sẽ tìm mọi cách để kéo dài thời gian lãnh đạo quốc gia của mình càng lâu càng tốt, bất chấp thực tế ông là một gánh nặng lớn cho chính dân tộc đã sinh thành ra ông hay việc ông từng cao giọng lên án những kẻ có “tham vọng quyền lực”. Vậy những ngày tháng cuối cùng của ông trên cương vị Tổng Bí thư liệu có đem lại chút hy vọng nào cho đất nước hay không? Xin thưa là có, dù nhiều ít thì còn phải chờ thời gian trả lời. Với tính cách chỉn chu, ý thức cao độ về bản thân, cộng với những tai tiếng về những hậu quả nặng nề mà ông đã gây ra cho đất nước và (dường như) càng ngày ông càng nhận thức được đầy đủ, ngài TBT hẳn rất muốn làm điều gì đó hầu để lại một hình ảnh tích cực trong lịch sử. Bất luận thế nào, không ai khác mà chính ông mới là người tự đóng khung hình ảnh của mình trong lịch sử. Ông vẫn còn cơ hội, nhưng thời gian thì không còn nhiều nữa. Lê Anh Hùng (Việt Nam Thời Báo)
  9. Chiến thắng của Philippines dù rất đẹp, rất đáng hoan nghênh, nhưng đến cuối cùng vẫn là một món ăn không phải dành riêng cho Việt Nam. Chúng ta có thể dùng, có thể ăn, nhưng chỉ là ăn phần thừa mà Philippines để lại. Mà khi đã là đồ thừa thì một – sẽ không còn nhiều ý nghĩa cho người đến sau, hai – sẽ không phù hợp cho khẩu vị của người đó nữa. Kiện hay không kiện? Hiện nay không ít quan điểm từ nhóm bảo thủ tại Việt Nam cho rằng, Philippines đã chiến thắng và Trung Quốc đã thua trắng. Một khi “đường chín đoạn” không có giá trị pháp lý thì dù đối với Philippines, Việt Nam, Malaysia hay Brunei cũng đều không có giá trị pháp lý; vậy ra Việt Nam “bất chiến tự nhiên thành”, không phải là quá tốt hay sao? Qua lập luận này, một tác giả thuộc nhóm bảo thủ cũng khẳng định: Một phân tích ủng hộ việc không kiện đang được truyền tay trên mạng xã hội. Dù những quan điểm này mới nghe có vẻ rất phù hợp, rất ngoại giao và cực kỳ khôn ngoan. Nhưng thực tế liệu Việt Nam có thể vận dụng hết lợi thế mà phán quyết của PCA dành cho Philippines mang lại hay không? Đây chắc chắn là một vấn đề pháp lý còn rất nhiều tranh cãi, nhưng có nhiều điểm mà người viết mong muốn trình bày về cách lập luận không cần kiện hiện nay: 1. Mục tiêu, đối tượng và phạm vi khởi kiện: Điều dễ dàng nhận thấy nhất của phán quyết là dù Philippines chống lại toàn bộ tuyên bố chủ quyền “đường chín đoạn” của Trung Quốc, mối quan tâm tập trung và các bằng chứng của Philippines chỉ nhằm vào Trường Sa. Vì vậy, tranh cãi của Philippines có liên hệ tâm điểm đến những đảo, bãi đá ngầm bị bồi đắp thành đảo nhân tạo thuộc quần đảo này, từ đó phủ nhận phạm vi đặc quyền kinh tế (EEZ) mà Trung Quốc dùng để củng cố tuyên bố 9 đoạn của mình. Ngược lại, Việt Nam có một câu chuyện rất riêng với Bắc Kinh tại quần đảo Hoàng Sa với lịch sử và vấn đề pháp lý thậm chí phức tạp hơn rất nhiều. Chỉ riêng việc tìm ra một đối tượng khởi kiện và bằng chứng phù hợp để bảo vệ quần đảo Hoàng Sa mà không vướng vào vấn đề tuyên bố chủ quyền (vốn không thuộc thẩm quyền của Tòa Trọng Tài Thường Trực – PCA) đã là vấn đề pháp lý xứng đáng được phân xử trong một vụ án riêng biệt. 2. Phán quyết cho rằng tuyên bố đường chín đoạn không có cơ sở pháp lý, không có căn cứ chủ quyền lịch sử không đồng nghĩa với việc từng đảo, từng khu vực họ đang nắm giữ là trái với pháp luật quốc tế. Đây là điều rất quan trọng mà chúng ta cần ghi nhớ. Trung Quốc có rất nhiều cách để chứng minh chủ quyền này. Tại Trường Sa, họ chủ yếu đẩy mạnh hoạt động bồi đắp. Tại Hoàng Sa, họ thực tế đang chiếm giữ rất nhiều đảo tự nhiên lớn sau những cuộc xâm chiếm nhỏ lẻ từ năm 1974 (đều là những đảo có người sinh sống, có hoạt động dân sự, quân sự lâu đời). Trong khi Philippines đã bẻ gãy lập luận của Trung Quốc tại Trường Sa, Việt Nam cần bảo vệ chủ quyền của mình (và đáng lẽ phải có trách nhiệm) bằng cách bẻ gãy lập luận của Trung Quốc tại Hoàng Sa. Việc “tọa sơn” không có bất kỳ hành động gì sẽ chỉ làm trầm trọng thêm vị thế của Việt Nam trong tranh chấp Hoàng Sa. Khi mà bản thân Việt Nam chưa bao giờ thực sự có quyền chủ quyền de jure (chủ quyền luật định, theo pháp luật – ở đây là được công nhận không tranh cãi bởi Công pháp quốc tế – tuyên bố EEZ của Việt Nam thực tế vẫn bị phản đối bởi nhiều cường quốc) đối với Hoàng Sa, Trường Sa; còn Trung Quốc hiện đã trở thành “ông kẹ” của Biển Đông với sự chiếm đóng de facto (trên thực tế) tại toàn bộ Hoàng Sa và ngày càng mở rộng về phía Nam; cho rằng Việt Nam đang hưởng lợi rất nhiều từ phán quyết PCA cho Philppines và như thế là đủ có vẻ như là một lý luận vô cùng vội vã. 3. Câu chuyện đấu tranh cải lương suông không bằng bất cứ định chế giải quyết tranh chấp quốc tế nào, chỉ với các bằng chứng để dành cho người dân tự xem từ trầm trồ với nhau rằng chúng ta có chủ quyền trên “cơ sở luật pháp quốc tế”; nhưng đồng thời cũng buộc phải “chấp nhận thực tế” chiếm đóng de facto (chiếm đóng trên thực tế) của Trung Quốc theo lời nhiều tướng lĩnh cũng như các tác giả bảo thủ, dần dần cho thấy phần nào đó sự tương đồng giữa Biển Đông và Tây Tạng. Và chiến thuật “chiếm đóng trước, đàm phán sau” của các quốc gia lớn – ở đây là Trung Quốc chưa bao giờ lỗi thời. Chủ quyền độc lập của Tây Tạng Bản đồ ước tính của Tây Tạng hiện tại. Nguồn: Internet Tây Tạng có một nội tại văn hóa lịch sử và nền độc lập mạnh mẽ như bất kỳ quốc gia lâu đời nào trên thế giới. Về mặt lịch sử, chính quyền Trung Quốc luôn dựa vào lịch sử thời kỳ Đế Quốc Mông Cổ, khi mà Tây Tạng bị sát nhập vào Đế quốc này (hiển nhiên cùng với chính bản thân Trung Quốc) và đánh dấu Tây Tạng như là một phần không thể tách rời của quốc gia mình. Điều mà Trung Quốc không muốn nhắc tới, trước Triều Tống, trong Triều đại nhà Minh cũng như Triều đại nhà Mãn Thanh – tức thời kỳ ngay trước chuyển giao giữa mối bang giao các nhà nước Phong kiến phương Đông sang mối quan hệ ngoại giao hiện đại – Tây Tạng luôn được xem là một quốc gia độc lập với các nhà nước phong kiến Trung Hoa tại vùng đồng bằng châu thổ. Thêm vào đó, Đế Quốc Mông Cổ – Đế quốc hùng mạnh và rộng lớn nhất được biết đến trong lịch sử loài người, trải dài biên giới của nó không chỉ ở Tây Tạng mà còn có cả các quốc gia ở Nam Á, Đông Âu hay kể cả một phần lãnh thổ của Nga… Rõ ràng việc cho rằng các lãnh thổ bị chiếm đóng bởi Đế chế Mông Cổ cũng thuộc Trung Hoa ngờ nghệch không khác gì việc cho rằng Tây Tạng là lãnh thổ không thể tách rời của Trung Hoa. Về mặt khái niệm dân tộc, khi so sánh Tây Tạng với nguyên tắc dân tộc tự quyết ghi nhận trong bản Hiến chương Liên Hợp Quốc, không khó để thấy người dân Tây Tạng đáp ứng đủ điều kiện đó. Họ là tập hợp những cư dân sống thường xuyên và lâu dài trên lãnh thổ của một quốc gia nhất định, có ngôn ngữ riêng, tôn giáo riêng, văn hóa riêng và lịch sử phát triển hoàn toàn độc lập với Trung Quốc, đặc biệt với mô hình lãnh tụ tôn giáo có tên gọi Dalai Lama đóng tại Lhasa. Năm 1912, chính quyền tôn giáo này chính thức tuyên bố độc lập toàn vẹn lãnh thổ của mình và tiếp tục hoạt động như một nhà nước có chủ quyền. Dù chưa được công nhận một cách chính thức, Tây Tạng đã tham gia rất nhiều hiệp định song phương về thương mại và du lịch cùng quốc gia láng giềng hay cả Anh Quốc trong giai đoạn này với cơ chế chính trị, ngoại giao hoàn toàn độc lập. Đến năm 1950, Bắc Kinh chính thức dùng vũ lực để xâm lược Tây Tạng với mục tiêu kiểm soát chính quyền Lhasa sau nhiều lần đàm phán lẫn đe dọa không thành công. Trong Tuyên bố về những nguyên tắc của Luật quốc tế điều chỉnh quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa các quốc gia phù hợp với Hiến chương Liên Hợp Quốc (Nghị quyết 2625 (XXV) của Đại hội đồng Liên hợp quốc ngày 24/10/1970) ghi nhận rất rõ: “Lãnh thổ quốc gia không thể bị chiếm đóng quân sự do việc sử dụng vũ lực trái với những điều khoản của Hiến chương Liên hợp quốc. Lãnh thổ quốc gia không thể bị một quốc gia khác chiếm đoạt là kết quả của việc sử dụng hoặc đe dọa dùng vũ lực. Không một sự chiếm đóng lãnh thổ do việc sử dụng hoặc đe dọa dùng vũ lực nào được công nhận là hợp pháp.” Chúng ta có thể nói theo luật pháp quốc tế, không hề có bất kỳ cơ sở nào để cuộc xâm lăng 1950 trở thành sự kiện pháp lý hợp pháp việc sáp nhập Tây Tạng vào Trung Hoa. Thứ được gọi là Điều Ước 17 Điểm ghi nhận việc Tây Tạng chấp nhận chỉ giữ lại quyền quản lý nội bộ và giao lại toàn bộ chủ quyền ngoại giao và bảo vệ lãnh thổ cho Trung Hoa hoàn toàn trái với Công ước Vienna 1969 về Luật điều ước quốc tế vốn quy định: “Điều 51: Sự cưỡng ép đối với đại diện của một quốc gia Việc bày tỏ sự đồng ý của một quốc gia chịu sự ràng buộc của một điều ước đạt được do sự cưỡng ép đối với đại diện của quốc gia đó bằng những hành động hay sự đe dọa đối với người đó sẽ hoàn toàn không có một hiệu lực pháp lý nào Điều 52: Sự cưỡng ép đối với một quốc gia bằng việc đe dọa hay sử dụng vũ lực Mọi điều ước mà việc ký kết đạt được bằng sự đe dọa hoặc sử dụng vũ lực trái với những nguyên tắc của pháp luật quốc tế đã được ghi trong Hiến chương Liên hợp quốc đều không có giá trị.” Với thực tế những người ký kết Điều Ước 17 Điểm chỉ là những “người đại diện” không có thẩm quyền, bị chính quyền Bắc Kinh ngăn cấm nhận chỉ thị từ chính quyền Lhasa, không hề có dấu mộc của chính quyền chính thức tại Lhasa để hợp thức hóa Điều Ước và quan trọng nhất là thực tiễn quân đội nhân dân Trung Hoa đang chiếm đóng hoàn toàn Tây Tạng, không quá khó để chứng minh sự vi phạm nghiêm trọng của Trung Quốc đối với công pháp quốc tế và Công ước Vienna 1969. Hiển nhiên, sẽ có tác giả tranh luận rằng các văn bản này ra đời sau 1950, khi mà Trung Quốc thực hiện hành vi chiếm đóng và xâm lược Tây Tạng. Tuy nhiên, cách lập luận này cũng sẽ dẫn đến việc mọi thuộc địa hình thành trước và trong nửa đầu thế kỷ 20 vẫn thuộc quyền kiểm soát hợp pháp của thực dân và đế quốc. Từ chiếm đóng de facto đến chủ quyền de jure của Trung Quốc Nhưng rõ ràng, sự trỗi dậy của Trung Quốc không cho phép các cường quốc khác làm phật lòng đất nước này. Dù chính Đại hội đồng Liên Hợp Quốc liên tục thông qua đến 3 Nghị quyết số hiệu 1353 (XIV) vào năm 1959, 1723 (XVI) vào năm 1961, và 2079 (XX) vào năm 1965 về việc công nhận và yêu cầu Trung Quốc công nhận và thực hành quyền tự quyết của nhân dân Tây Tạng, lên án các hành vi vi phạm công pháp quốc tế; hầu hết các cơ quan thực thi chính sách Liên Hợp Quốc từ chối can thiệp, kể cả Ủy ban nhân quyền, do sức ép của Bắc Kinh. Hay Hoa Kỳ, người lãnh đạo quen thuộc trong những can thiệp của Liên Hợp Quốc đối với các vấn đề tương tự như tại Kuwait sau này cũng hoàn toàn giữ im lặng. Có thể vẫn còn nhiều người Tây Tạng đang tiếp tục đấu tranh cho một Tây Tạng độc lập như tổ tiên họ để lại. Nhưng khi đất nước Tây Tạng nằm hoàn toàn trong quyền kiểm soát thực tế của Trung Quốc và sự quan tâm của Liên Hợp Quốc không vượt hơn mức Nghị quyết và quan ngại chung, không khó để nhận ra hệ quả cuối cùng đi đến đâu. Đến nay Tây Tạng vẫn chưa được thừa nhận hay hỗ trợ bởi bất kỳ quốc gia nào. Nói cách khác, Tây Tạng đang dần chính thức bị thừa nhận là một vùng tự trị thuộc Trung Quốc, và đa số vẫn luôn tin nó là như thế. … Vài lời về câu chuyện Tây Tạng nói trên để chúng ta nhìn thấy rằng kịch bản của Biển Đông không khác hơn là mấy so với kịch bản Tây Tạng. Và chúng ta cần nhận thấy rằng, câu chuyện Biển Đông có phần bi đát hơn. Khi mà cả một dân tộc với một vùng lãnh thổ rộng lớn, với lịch sử lâu đời, với chính quyền riêng biệt còn có thể bị nuốt trọn, thế giới có lẽ chỉ cần mươi năm sau để bắt đầu biết đến Biển Đông như sân nhà của Trung Hoa./. Nguyễn Quốc Tấn Trung (Luật Khoa)
  10. Ngay trước thềm phán quyết của toà trọng tài Liên Hiệp Quốc về đơn kiên của Phi Luật Tân, Tổng bí thư ĐCSVN Nguyễn Phú Trọng quyết dịnh triệu tập nhóm họp trung ương 3 khoá 12. Hội nghị trung ương 3 nhóm họp tại Hà Nội, trong thời điểm Việt Nam đang phải đối phó với hai vấn đề cực kỳ nghiêm trọng. Đó là việc Formosa thú nhận là thủ phạm xả chất thải ở khu vực Hà Tĩnh. Việc thứ hai là Trung Quốc tập trận ở Biển Đông trong đó có phần quan trọng là tác chiến gây nhiễu điện tử. Thế nhưng không như thiên hạ trông chờ, hội nghị trung ương 3 không đề cập đến hai vấn đề nghiêm trọng và có ảnh hưởng lâu dài này. Sau 4 ngày làm việc, ngày 7 tháng 7 năm 2016 Tổng Bí Thư ĐCSVN Nguyễn Phú Trọng đọc thông báo hội nghị đã hoàn tất những đề xuất đặt ra, cụ thể là 5 điểm. Tất cả 5 điểm này đều xoay quanh vấn đề tập trung để nâng cao quyền hạn của Đảng CSVN, nói cách khác là thâu tóm quyền lực của thế lực đang cầm đầu ĐCSVN bây giờ.http://vov.vn/chinh-tri/dang/toan-van-thong-bao-hoi-nghi-trung-uong-lan-thu-3-khoa-xii-528048.vovHội nghị trung ương 3 mục đính chính là nâng cao quyền hạn của Uỷ Ban Kiểm Tra Trung Ương Đảng. Đây là cơ quan thân tín của Nguyễn Phú Trọng nắm giữ, việc nâng cao quyền hạn của uỷ ban này nhằm để triệt hạ những uỷ viên trung ương bất đồng quan điểm với mình. Đây là những bước đi cuối cùng của Nguyễn Phú Trọng hoàn tất việc nắm trọn quyền lực vào tay mình. Hãy trở lại một năm trước đây, thời điểm mà sự căng thẳng nhân sự trunng ương Đảng 12 đang nghiêng ngả bởi sự giằng co quyết liệt. TBT Nguyễn Phú Trọng đã có một chuyến thăm đột ngột đến Trung Quốc cùng với 4 uỷ viên Bộ Chính Trị. Đây là 4 uỷ viên Bộ Chính Trị đều có thái độ đối ngoại khá hoà nhã và mềm mỏng với Trung Quốc. Thực tế chứng minh 3 trong số đó sau này vẫn giữ quan điểm vậy, người thứ tư đã về hưu đó là đại tướng Phùng Quang Thanh.Ba người còn lại là Trần Đại Quang, Đinh Thế Huynh, Nguyễn Kim Thị Ngân.Cả ba đều trụ lại và thăng tiến sau này như chúng ta đều biết. Một nguồn tin từ Hồng Kông tiết lộ với tờ Oriental Daily mục đích chuyến thăm của Nguyễn Phú Trọng vào tháng 4 năm 2015 là nhằm xin học kinh nghiệm của Uỷ Ban Kiểm Tra Kỷ Luật Trung Ương ĐCSTQ.Tờ Minh Báo của Hồng Kông lúc đó nói rằng ông Trọng là người được Trung Quốc ủng hộ nhất, nhưng đáng tiếc ông Trọng không có ảnh hưởng lớn nhất tại Việt Nam. Cùng thời điểm trên, tờ Tân Hoa Xã có bài xã luận viết rằng.'' Hà Nội và Bắc Kinh đủ chín chắn để xử lý bất đồng trên biển Đông, không để kẻ khác bên ngoài chen vào phá hoại mối quan hệ sâu rễ, bền gốc. Một số kẻ trong hệ thống chính trị Việt Nam bị thế lực bên ngoài lừa dối thành đồng loã. Quan hệ Việt Trung sẽ xây dựng lòng tin để biến những kẻ bị lừa tìm lại lý trí và những kẻ độc ác thành trò cười.''Những gì sau này đều cho thấy các thông tin trên đều là sự thật.Hội nghị trung ương 3 vừa qua là hội nghị mà Nguyễn Phú Trọng triển khai thực hiện chỉ đạo của Trung Quốc nâng cao quyền lực của Uỷ Ban kiểm tra trung ương. Sau chuyến thăm Trung Quốc và xin ý kiến chỉ đạo ấy, Trọng đã nhanh chóng từng bước khắc phục điểm yếu từ người không có ảnh hưởng trở thành người có ảnh hưởng quyền lực lớn nhất Việt Nam. Nhưng Nguyễn Phú Trọng vẫn chưa dừng lại ở đó, một chỉ đạo của Trung Quốc nữa mà tờ Tân Hoa Xã đã nêu, đó là xử lý một số kẻ trong hệ thống chính trị Việt Nam bị thế lực bên ngoài lừa trở thành tiếp tay, đồng loã. Những kẻ mà Trung Quốc muốn xử lý này là ai.?Đại tướng Đỗ Bá Tỵ với giấc mơ sát cánh , hợp tác với quân đội Hoa Kỳ là một ví dụ. Ông Tỵ bị hất ra khỏi Bộ Quốc Phòng nơi lẽ ra ông phải làm bộ trưởng để ngồi chơi trong cái chân phó chủ tịch quốc hội bù nhìn. Và người nữa đằng sau ông Tỵ, người mà bị Trung Quốc kể tội là do bị thế lực bên ngoài lừa dối thành tiếp tay, nay đã về hưu.Thế còn kẻ độc ác bị biến thành trò cười là ai.?Đương nhiên là Hoa Kỳ, kẻ đã bị Việt Nam biến thành trò cười trong một nghi lễ đón tiếp nguyên thủ quốc gia lần đầu tiên trong lịch sử Việt Nam chỉ có thứ trưởng ngoại giao ra đón, trong một chuyến bay đến vào ban đêm với một nghi lễ sơ sài và một bó hoa tệ đến mức gây nhiều tranh cãi.Thứ trưởng ngoại giao Hà Kim Ngọc không phải là uỷ viên trung ương đảng lúc đó và cả sau này. Có nghĩa là một viên chức hạng trung trong cơ cấu quyền lực của ĐCSVN.Chưa hết ở cuộc đón tiếp tại TPHCM, một tấm thảm nhàu nát được cho là tại gió thổi và chưa được giở ra hết đã trải ra đón tiếp tổng thống Hoa Kỳ Obama.http://nld.com.vn/thoi-su-trong-nuoc/su-co-tham-do-don-tong-thong-obama-20160526132302552.htmĐến bây giờ thì những mảnh ghép của bức tranh đã trở nên rõ ràng. Nguyễn Phú Trọng chính là con cờ tự nguyện hiến thân mình cho Trung Quốc điều khiển. Bởi tham vọng danh tiếng muốn là người quyền lực nhất Việt Nam. Nguyễn Phú Trọng đã can tâm bán rẻ đất nước thực hiện đường lối chỉ đạo của kẻ thù truyền kiếp của dân tộc, làm tay sai cho giặc, tiêu diệt đồng chí của mình để đẹp lòng Trung Cộng. Trọng đã thành công khi thực hiện những mục tiêu mà Trung Cộng vạch ra, từ việc dùng uỷ ban kiểm tra trung ương đảng để trừng phạt những người chống Tàu, thân Mỹ . Đến việc biến Hoa Kỳ thành trò cười như Tân Hoa Xã đã đặt ra.Chưa thoả mãn ở đó, Nguyễn Phú Trọng ráo riết triệt để xây dưng uỷ ban kiểm tra trung ương đảng thành một cơ quan mật vụ tối cao, để tiếp tục tiễu trừ những uỷ viên trung ương đảng nào còn sót lại mà có thái độ, quan điểm không ưa Trung Cộng. Với những gì Trung Cộng đã nêu ra cho Việt Nam phải làm trong bài xã luận của Tân Hoa Xã trước kia, và những gì Trọng đang làm ngày hôm nay răm rắp y như thế.Liệu nhân dân Việt Nam có bao nhiêu người tin tưởng rằng, trước những biến động ở Biển Đông ngày hôm nay căng thẳng như vậy. Nguyễn Phú Trọng sẽ có '' thái độ rõ ràng '' để chống lại sự bành trướng của Trung Cộng, bảo vệ chủ quyền đất nước.?Hay là Trọng vẫn miệt mài, chăm chỉ, cần mẫn thực hiện những gì Trung Cộng đã vạch ra. (blog nguoibuongio)
  11. Toà nhà 8B Lê Trực vẫn “trơ gan cùng tuế nguyệt” sau 8 tháng bị “xử lý”. Vụ sai phạm ở toà nhà số 8B Lê Trực của Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng Phát triển Kinh Đô (Kinh Do TCI Group) đã khiến báo chí tốn rất nhiều giấy mực. Với chiều cao 69m, vượt quá 16m (tương đương 5 tầng) so với giấy phép xây dựng, toà nhà mang tên Discovery Complex II cao gần gấp đôi lăng Hồ Chí Minh và sừng sững như một toà tháp canh khổng lồ nhòm xuống khu trung tâm đầu não Ba Đình, có thể giám sát mọi động tĩnh xung quanh khu vực đặc biệt nhạy cảm về an ninh chính trị này. Mặc dù vụ việc bắt đầu được báo chí nêu lên 10 tháng trước, Bộ Xây dựng thì đã chính thứckiến nghị Thủ tướng xử lý nghiêm vụ việc được 9 tháng, và gần 8 tháng đã trôi qua kể từ thời điểm việc xử lý sai phạm bắt đầu diễn ra, nhưng toà tháp canh đó vẫn cứ “trơ gan cùng tuế nguyệt”. Tại phiên họp Chính phủ thường kỳ chiều 30/6 vừa qua, Thủ tướng Chính phủ lại một lần nữa phải lên tiếng: “Hà Nội có nghiêm túc ‘đập’ nhà 8B Lê Trực không, hay vẫn cứ để trơ trơ như thế?” Không phải ngẫu nhiên mà chủ đầu tư dự án tại địa chỉ 8B Lê Trực lại dám ngang nhiên thách thức cả công chúng lẫn hệ thống công quyền như thế: Phó Thủ tướng gốc Tàu Hoàng Trung Hải, người phê duyệt dự án trong vai trò Phó Thủ tướng phụ trách kinh tế kiêm Trưởng ban Chỉ đạo Quy hoạch và đầu tư xây dựng vùng Thủ đô, nay đã trở thành Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành uỷ Hà Nội. Đây không phải là dự án duy nhất nhạy cảm về an ninh của Kinh Do TCI Group, mà tập đoàn đầy mờ ám này còn ít nhất 2 dự án đặc biệt nhạy cảm về an ninh khác trên địa bàn thủ đô. Dự án thứ nhất là Capital Garden tại ngõ 102 Trường Chinh, bao gồm 2 tòa tháp với khu trung tâm thương mại là khối đế 2 tầng, khu căn hộ chung cư cao cấp từ tầng 3 đến tầng 25; diện tích lô đất của dự án là 5.065m2. Dự án thứ hai là Hoàng Quốc Việt Towers, gồm 2 tòa tháp, trong đó tòa tháp văn phòng cao 46 tầng và tòa tháp chung cư cao 50 tầng với 5 tầng hầm, 5 tầng trung tâm thương mại, 4 tầng cây xanh và tiện ích và 40 tầng căn hộ (theo giới thiệu trên trang web của Kinh Do TCI). Dự án Hoàng Quốc Việt Towers nằm ở góc đường Hoàng Quốc Việt - Phạm Văn Đồng, tức chỉ cách trụ sở mới đồ sộ của Bộ Công an vài trăm mét. Trong khi đó, dự án Capital Garden sắp sửa hoàn thành và vị trí của nó cũng chỉ cách khu vực Bộ Tư lệnh Phòng không Không quân vài trăm mét theo đường chim bay. Vị trí 2 toà tháp Capital Garden và Bộ Tư lệnh PKKQ trên bản đồ. Nguy hiểm hơn, dự án này lại do một nhà thầu Trung Quốc là Tập đoàn Xây dựng Quảng Châu (GMC) làm nhà thầu chính (đơn vị thi công là Cty CP Xây dựng và Kinh doanh Địa ốc Hoà Bình). Tập đoàn Xây dựng Quảng Châu (Trung Quốc) là nhà thầu chính của Capital Garden. Ảnh chụp từ website của Kinh Do TCI Group. Dự án Capital Garden sắp hoàn thành. Hai toà tháp Capital Garden (bên phải) nhìn từ bên trong cổng chính Bộ Tư lệnh PKKQ. Với chiều cao hơn 115m (25 tầng), 2 toà tháp Capital Garden có chiều cao vượt trội so với các toà nhà khác trong khu vực và có thể giám sát được mọi động tĩnh bên trong Bộ Tư lệnh Phòng không Không quân. Từ vị trí bao quát với khoảng cách gần như thế, đối phương có thể sử dụngkỹ thuật nghe lén bằng tia laser hoặc các kỹ thuật tinh vi khác để theo dõi các cuộc trao đổi, điện đàm diễn ra bên trong Bộ Tư lệnh PKKQ. Khi chiến sự xẩy ra, Bộ Tư lệnh PKKQ là một trong những mục tiêu quan trọng nhất mà đối phương muốn tiêu diệt, và thật nguy hiểm nếu họ kiểm soát được một toà cao ốc mà từ đó họ có thể hoặc là gây nhiễu hệ thống phòng thủ, thông tin liên lạc, hoặc thậm chí là sử dụng súng phóng tên lửa để tấn công. Xem ra dự án Capital Garden tại 102 Trường Chinh lại là một chiến tích ngoạn mục khác của đội quân tình báo Hoa Nam ở Hà Nội. Lê Anh Hùng * Ảnh trong bài: Lê Anh Hùng * Các bài viết được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ. (VOA)
  12. Suốt cả mười năm liên tục, từ khi có cuộc biểu tình ở hai thành phố Hà Nội, Sài Gòn phản đối Trung Quốc thành lập Tam Sa đến nay, đảng CSVN nói ra rả về cụm từ ''nhận thức chung của hai cấp lãnh đạo cao cấp ''. Cụm từ này lặp đi lặp lại nhiều lần mỗi khi Trung Quốc gây hấn, bắn giết, đâm chìm tàu cá, bắt tàu cá Việt Nam hoặc gia tăng hành động xây dựng căn cứ quân sự trên các quần đảo chiếm đóng của Việt Nam. Lập luận đó khiến người dân mơ hồ tin rằng đảng CSVN và ĐCSTQ đã có thoả thuận gì đó cao cấp nhất ở Bộ chính trị hai bên. Mọi việc bất đồng ở biển Đông chẳng qua chỉ do cấp địa phương thực hiện. Không người dân nào hiểu nhận thức chung của hai cấp lãnh đạo cao nhất giữa hai nước là gì. Nhưng với sự sợ hãi chiến tranh được thổi phồng bằng luận điệu '' phải giữ hoà bình, ổn định để làm ăn, phát triển, không tốn xương máu, cứng quá chỉ có thiệt....'' Những cơn nóng giận của người dân Việt đều lắng xuống. Nhận thức chung của hai đảng CS này về biển Đông đến giờ vẫn là bí ẩn. Nếu chúng ta từng đọc Linh Nghiệm của Trần Huy Quang, Đi về Nơi Hoang Dã của Nhật Tuấn. Chúng ta sẽ thấy những cuộc tìm kiếm những cái đích đến mơ hồ, không có thật. Cuộc tìm kiếm cái không có thật ấy phản ánh những cái không có thật trong những mục tiêu , lời nói mà đảng cộng sản vạch ra cho nhân dân đi. Khiến cho người dân có cái hy vọng, có cái bám víu trong cuộc đời, một lòng đi theo đảng. Mọi thứ hoài nghị đều được bị quy kết là bất mãn, chống đối, phá hoại. Sau phán quyết của PCA về biển Đông, lãnh đạo cao cấp nhất Trung Quốc là Tập Cận Bình phát biểu thế này. "Từ cổ chí kim, các đảo ở Biển Đông đều là lãnh thổ Trung Quốc. Trong bất cứ tình hình nào, chủ quyền lãnh thổ và các quyền, lợi ích hàng hải của Trung Quốc trên Biển Đông đều không chịu ảnh hưởng từ phán quyết của PCA.'' http://soha.vn/tap-can-binh-noi-ve-phan-quyet-vu-kien-bien-dong-cua-pca-2016071218402234.htm Tất cả các đảo ở biển Đông đều là lãnh thổ Trung Quốc. Tập Cận Bình khẳng định đanh thép nhận định như vậy, nhận định này có được gọi là nhận định của lãnh đạo cao cấp Trung Quốc hay không.? Rõ ràng nó là nhận định của lãnh đạo cao cấp nhất Trung Quốc. Còn có lãnh đạo Trung Quốc nào cao hơn Tập Cận Bình không.? Chỉ có hồn ma Hán Triều may ra mới cao hơn Tập Cận Bình ở Trung Quốc bây giờ. Nếu lãnh đạo ĐCSVN chung nhận thức với Tập, cùng nhận thức các đảo biển Đông là lãnh thổ Trung Quốc thì Đảng CSVN đã bán rẻ đất nước, lừa đảo dân tộc. Còn nếu không cùng quan điểm với Tập, có lẽ đảng CSVN đã cùng nhận thức với hồn ma nào đó bên Trung Quốc. Chắc hẳn là nhận thức chung với hồn ma Hán Triều, nên đến giờ cũng không ai rõ nhận thức chung của CSVN là nhận thức với ai, nhận thức cái gì.? Qua lời phát biểủ chính thức của Tập trên tờ Nhân Dân Nhật Báo, cơ quan ngôn luận chính thức của đảng CSTQ. Lãnh đạo cao cấp đã chính thức cho nhân dân Việt Nam thấy nhận thức của lãnh đạo cao cấp Trung Quốc. Bây giờ chúng ta hãy chờ xem đảng CSVN sẽ trả lời họ nhận thức chung gì với lãnh đạo của Trung Quốc về vấn đề chủ quyền ở biển Đông. Người Buôn Gió (FB Người Buôn Gió)
  13. Tổng Bí thư Việt Nam Nguyễn Phú Trọng. Theo tin trong nước, Quốc hội Việt Nam khóa 14 sẽ khai mạc kỳ họp đầu tiên vào ngày 20-7-2016. Nghị trình của kỳ họp này sẽ có việc bầu lại các chức vụ hàng đầu như Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch nước, Thủ tướng chính phủ, Chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao và Viện trưởng Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao. Có ý kiến cho rằng, trong kỳ họp Quốc hội đầu tiên này, nếu Tổng Bí thư đảng CSVN được bầu làm Chủ tịch nước như ở Trung Quốc, Bắc Triều Tiên, Cuba, thì “sẽ là giải pháp bảo đảm cho công cuộc chống quốc nạn tham nhũng do chính ông phát động đi đến thành công”. Ý kiến trên dựa trên hai luận cứ: Một là “người cầm chịch chống tham nhũng cần phải ở cương vị lãnh đạo Nhà nước… mới có thể phát huy tối đa và hiệu quả vai trò Trưởng Ban chỉ đạo phòng, chống tham nhũng trung ương của ông”. Hai là người cầm chịch chống tham nhũng phải là người không tham nhũng và thực sự chống tham nhũng “… thì với chức vụ đứng đầu Nhà nước Tổng Bí thư Đảng CSVN sẽ có đủ quyền lực cần thiết để diệt trừ quốc nạn này…”. Vì thực tế, vẫn theo ý kiến này, có dấu hiệu cho thấy, cá nhân Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng không tham nhũng. Theo nhận định của chúng tôi, hai luận cứ trên sẽ không thể “là giải pháp bảo đảm cho công cuộc chống quốc nạn tham nhũng do chính ông (Tổng Bí Thư) phát động đi đến thành công”; có chăng chỉ là một trong những điều kiện cần để công cuộc chống tham nhũng có hiệu quả nhất định, nhưng không thể thành công theo nghĩa diệt được tệ nạn tham nhũng đến mức độ tối thiểu nhân dân có thể chấp nhận được, chứ không thể tiêu diệt được hoàn toàn. Vì tham nhũng vỗn như căn bệnh mãn tính trong cơ cấu chính quyền của mọi chế độ chính trị; có khác chăng là mức độ căn bệnh tham nhũng năng nhẹ khác nhau. Thực tế cho thấy tệ nạn tham nhũng nặng nhất thường là trong cơ thể chế độ độc tài các kiểu, nhẹ nhất là trong các chế độ dân chủ pháp trị.Nghĩa là mức độ nặng nhẹ của căn bệnh tham nhũng ở mỗi nước tỷ lệ thuận với tính chất và mức độ các chế độ độc tài (càng độc tài, tham nhũng càng nhiều), nhưng tỷ lệ nghịch với các chế độ dân chủ pháp trị (càng dân chủ, tham nhũng càng ít). Việt Nam là một chế độ công sản độc tài toàn trị kiểu Vì thế tham nhũng đã là một căn bệnh trầm kha phát nay đã trở thành quốc nạn. Tham nhũng có tính hệ thống từ các viên chức chính quyền địa phương đến trung ương, tràn lan khắp các cấp các ngành; nặng nhất là ngành hành pháp và tư pháp. Tham nhũng đã trở thành chất keo gắn chặt các nhóm lợi ích trong đảng cầm quyền và cũng là động lực thúc đẩy cán bộ đảng viên CS phải sống chết bảo vệ chế độ đến cùng. Như thế, tham nhũng có thể tạm định nghĩa tổng quát như là hành động của các cán bộ, công nhân viên có chức, có quyền các cấp, các ngành trong guồng máy công quyền đã lợi dụng chức quyền nhũng nhiễu làm khó nhân dân để được thù đáp hay đục khoét công quỹ để làm giầu bất chính. Nhưng đây mới là tầng thứ nhất của hệ thống tham nhũng trực tiếp từ các viên chức tiếp cận với nhân dân hay tiếp cận với công quỹ, còn tầng thứ hai là các chức quyền tham nhũng gián tiếp qua tiền đút lót, ăn chia tiền bạc của tầng tham nhũng thứ nhất để được bao che. Đứng trước một thực trạng tham nhũng có hệ thống tràn lan các cấp, các ngành như trên, chúng tôi cho rằng cá nhân Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng dù thực sự là người trong sạch, không tham nhũng và thực tâm muốn diệt tham nhũng và nay có kiêm nhiệm chức vụ Chủ tịch nước cũng không thể “là giải pháp bảo đảm cho công cuộc chống quốc nạn tham nhũng do chính ông phát động đi đến thành công”.Vì giải pháp “nhân trị” này (dựa vào đạo đức, uy tín, uy quyền một cá nhân) lại dựa vào cơ chế chính quyền đẻ ra tham nhũng (Tổng Bí thư kiêm Chủ tịch nước…) sẽ không thể diệt tham nhũng thành công. Giải pháp duy nhất có thể bảo đảm cho công cuộc chống quốc nạn tham nhũng hiện nay tại Việt Nam chỉ có thể và phải là giải pháp “pháp trị”. Giải pháp này chỉ có được trong khung cảnh “một chế độ dân chủ pháp trị”. Vì chỉ trong khung cảnh chế độ này quyền làm chủ của nhân dân mới được thực thi để phòng chống tham nhũng có hiệu quả. thực thi bằng hệ thống pháp luật dân chủ trong đó có quyền tự do ngôn luận, báo chí, qua đó nhân dân kiểm tra, giám sát, ngăn chặn kịp thời tệ tham nhũng từ trong trứng nước và trừng phạt nghiêm minh những công bộc của dân, ăn lương bằng tiền thuế của nhân dân mà phạm tội tham nhũng. Vậy thì, muốn công cuộc chống quốc nạn tham nhũng ở Việt Nam thành công, không có giải pháp nào khác hơn là phải chuyển đổi càng sớm càng tốt “chế độ độc tài, độc đảng, toàn trị” qua “chế độ dân chủ, đa đảng, pháp trị”. Ngày nào chế độ đương quyền còn tồn tại ở Việt Nam, mọi chủ trương, chính sách chống, diệt tham nhũng chỉ là trò lừa mị nhân dân mà thôi. Thiện Ý * Các bài viết được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ. (VOA)
  14. Hội nghị trung ương 3 của đảng cầm quyền tại Việt Nam vừa kết thúc với một kết luận rất đáng chú ý: “Ủy ban Kiểm tra Trung ương sẽ có quyền kiểm tra, giám sát về kê khai tài sản của cán bộ thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý là điểm mới trong Quy chế làm việc của Ủy ban Kiểm tra Trung ương khoá XII”. Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra trung ương Trần Quốc Vượng. Ảnh: infonet.vn Có thể ghi nhận rằng đây là lần đầu tiên Ủy ban Kiểm tra Trung ương được Bộ chính trị giao cho quyền hạn “kiểm tra tài sản cán bộ” – một thẩm quyền mà ngay cả Ban chỉ đạo Phòng chống tham nhũng mà Tổng bí thư Trọng hiện là trưởng ban cũng chưa hẳn với tới. Tiếp sau chỉ đạo “việc cần làm ngay” của Nguyễn Phú Trọng đối với với vụ việc xe hơi Lexus 5.7 tỷ đồng của Phó chủ tịch Hậu Giang Trịnh Xuân Thanh vào tháng 6/2016, nhiều khả năng thẩm quyền “kiểm tra tài sản cán bộ; của Ủy ban Kiểm tra Trung ương là một bước đi đón đầu để “đánh lên” những cán bộ thuộc Bộ chính trị quản lý như nguyên bộ trưởng công thương Vũ Huy Hoàng, kể cả những cán bộ cao cấp còn đương chức. Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương hiện nay là ông Trần Quốc Vượng – người trước đây là Chánh văn phòng trung ương đảng. Tuy chỉ giữ vai trò “điếu đóm” cho Tổng bí thư Trọng vào thời gian đó, nhưng tại Hội nghị trung ương 14 trước đại hội 12, ông Trần Quốc Vượng bất ngờ được Tổng bí thư Trọng “bổ nhiệm” vào chức vụ Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương. Sau sự ra đi của Trưởng ban Nội chính trung ương Nguyễn Bá Thanh mà đã làm mất đi cánh tay mặt đắc lực của Tổng bí thư Trọng trong cuộc chiến quyền lực với thủ tướng thời đó là Nguyễn Tấn Dũng, con bài thứ hai mà ông Trọng có thể đang muốn nện xuống mặt chiếu là Ủy ban Kiểm tra Trung ương. Nếu Ủy ban Kiểm tra Trung ương được Tổng bí thư Trọng cho “phát huy sức mạnh tổng lực”, đây là sẽ là hình ảnh lặp lại của Ủy ban kiểm tra kỷ luật trung ương của đảng Cộng sản Trung Quốc. Ủy ban kiểm tra kỷ luật trung ương Trung Quốc được coi là cơ quan quyền pực ghê gớm kể từ chiến dịch “đả hổ diệt ruồi” của Tâp Cận Bình từ năm 2012. Người phụ trách Ủy ban kiểm tra kỷ luật trung ương Trung Quốc là Vương Kỳ Sơn – được xem là “dưới một người nhưng trên tỷ người”. Từ năm 2012 đến nay, Vương Kỳ Sơn đã tổ chức rất nhiều cuộc kiểm tra nhắm vào tài sản của của giới quan chức cao cấp như Bạc Hy Lai, Chu Vĩnh Khang… mà kết quả đã hiến cho đảng thu được một khối tài sản hàng chục tỷ USD từ tham nhũng. Cũng cho tới nay, Ủy ban kiểm tra kỷ luật trung ương Trung Quốc đã phát huy tác dụng tốt đến nỗi đã khiến trên 70 quan chức trung cao phải tự tử bằng nhiều hình thức. Còn Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra trung ương Trần Quốc Vượng ở Việt Nam thì thế nào? Liệu ông Vượng có thể trở thành một Vương Kỳ Sơn? Bản thành tích của ông Trần Quốc Vượng cho tới nay chưa có gì nổi bật, khác hẳn với quá khứ sắc nét hơn nhiều của Vương Kỳ Sơn trước khi ông này được đưa vào vị trí “dưới một người”. Bởi vậy, thật khó để dự đoán rằng Trần Quốc Vượng sẽ trở thành cánh tay mặt của Nguyễn Phú Trọng để tung ra một chiến dịch “đả hổ” đúng nghĩa. Ngay trước mắt, có lẽ hai ông Trọng và Vượng chỉ rón rén tìm cách “diệt ruồi”. Lê Dung (SBTN)
  15. Từ 50 năm qua mới có một tàu du lịch đầu tiên của Mỹ, chở khách từ Miami đến Havana ngày 2 tháng 5 (Ảnh Adalberto Roque/Agence France-Presse via Getty Images) Một bài phóng sự Nếu người Việt lưu vong có Orange County thì người Cuba lưu vong có Miami. Nếu ở Orange County có Little Saigon thì ở Miami có Little Havana. (Chỉ khác một điều là người Cuba lưu vong đoàn kết hơn người Việt, nhờ vậy, họ có nhiều đại diện cấp liên bang, tiểu bang, thành phố và trong các đại công ty, như Coca Cola.) Bên trong Little Havana có cửa hàng “Nooo! Que Barato!” tạm dịch “Chu choa! Quá rẻ!” Trước đây, cửa hàng này đã tấp nập sẵn, nhưng kể từ sau khi Hoa Kỳ và Cuba tuyên bố chính thức mở lại bang giao vào cuối năm 2014, và sau chuyến đi Cuba của Tổng thống Obama hồi tháng 3 vừa qua, cửa hàng này ngày càng tiền vô như nước. Lý do: người Mỹ gốc Cuba chen chân vào tiệm này để mua những món hàng có giá hạ để gửi về cho bà con bên nhà. Thật vậy, một gói 6 cái chuối chiên cho phụ nữ chỉ có $5.99, một áo thun cánh liền ông “mát-ze in Vietnam” cũng chỉ $5.99. Người dân Cuba lâu nay vẫn trông cậy vào quà của bà con bạn bè bên Mỹ. Mỗi năm, người Mỹ gốc Cuba trung bình gửi về khoảng 2,5 tỉ đô la, người gửi đa số sống tại Miami và vùng phụ cận. Chính phủ của Tổng thống Obama đã gỡ bỏ giới hạn số tiền gửi về cho thân nhân bên Cuba, và cho phép gửi về một số hàng trước đây bị cấm. Những chuyến phà từ Mỹ đến Cuba và đường bưu điện được mở lại làm cho hàng hóa mang vào dễ hơn. Người Mỹ gốc Cuba ở Miami nói rằng lâu nay họ vẫn vui vẻ cung cấp cho bà con đau khổ thiếu thốn bên nhà những nhu yếu phẩm để có thể ăn no mặc ấm. Nhưng kể từ khi cánh cửa tự do đã mở ra, bà con bên nhà bỗng dưng quay sang yêu cầu những món theo kiểu ăn ngon mặc đẹp. Hiện tượng này khiến nhiều người ở Little Havana lười nhấc điện thoại để khỏi phải trả lời những đơn đặt hàng hiệu hoặc mỹ phẩm cao cấp. Kẹt quá thì họ bịa ra lý do để khỏi phải nghe điện thoại. Bà Eloisa Canova, có mấy em gái vẫn còn ở Cuba cho biết: “Tôi nghe điện thoại nhưng nói, chị đang lái xe trong đường hầm, sóng chập chờn, không nghe rõ, hả, hả, hả… không nghe gì hết. Chán ơi là chán.” Ngoài đồ lót và quần áo, bà con bên nhà cũng yêu cầu iPhone 6, kính Ray-Ban, giày Nike; nhưng quan trọng nhất vẫn là đô la Mỹ, để họ có tiền mua các phút bỏ vào các thẻ điện thoại di động. Người nào có nhiều phút trên điện thoại sẽ có dịp lướt Internet, tra cứu những món hàng xịn trên không gian cyber để yêu cầu bà con bên Miami mua gửi về cho mình. Món hàng ưu tiên 1 xin gửi về vẫn là điện thoại di động. Nhưng không phải hiệu nào cũng được, mà phải là iPhone 6, dưới 6 là không ổn. Chẳng những vậy mà họ còn đặt trước những sản phẩm sắp ra của Apple. Laptop và máy tính bảng cũng có ưu tiên cao. Nhờ được truy cập Internet thoải mái hơn trước, người dân Cuba bây giờ mở ra được một cánh cửa mới, biết được những món hàng cao cấp của các nước phương Tây. Năm ngoái, anh em Castro đã tăng những điểm có wifi lên thành 65 và hứa năm nay sẽ có thêm 58 điểm. Tốc độ truy cập Internet cũng bắt đầu khá hơn. Năm 2014, trong số 11 triệu dân Cuba có 2,5 triệu người thuê bao điện thoại di động. Qua đến năm 2015 có 3,4 triệu. Cuba vẫn là nước có ít người sử dụng Internet nhất trong số các nước khu vực Tây Bán Cầu. Ước tính vào khoảng 10% dân Cuba có điều kiện truy cập Internet. Ngay tại trung tâm Havana, nhiều người tụ tập quanh những điểm có wifi công cộng, đến giờ khuya vẫn còn thấy họ bấm bấm quẹt quẹt để gửi tin nhắn hoặc lướt web. Ngoài điện thoại di động, các món hàng ưu tiên yêu cầu gửi về còn có đồ lót, nội y, cho phụ nữ. Nhưng các cô các bà sành điệu bây giờ không còn muốn loại chuối chiên bán theo lố nữa mà chỉ muốn của Victoria’s Secret thôi. Còn các ông? Cư dân Miami 66 tuổi, ông Luis Nieves, rời Cuba năm 1999: “Mấy ông bạn tôi chỉ muốn thuốc Vê màu xanh xanh. Tôi trả lời họ ở bên này tôi không xài thứ đó, và đương nhiên nếu tôi không xài thì tôi không gửi.” Chỉ có thành phần có thân nhân bên Mỹ viện trợ mới có cuộc sống tạm ổn, còn đa số người dân Cuba vẫn còn thiếu những món cần thiết. Nhiều cửa hàng có những kệ trống trơn. Lương tháng trung bình, nếu may mắn kiệm được việc, chưa tới 25 đô la Mỹ. Bà Sandra Cordero là một giáo viên rời Cuba năm 1980, có chồng làm tài xế xe tải. Bà nói bây giờ thì đơn đặt hàng có cả thuốc sơn móng tay, giầy xịn, máy ép tóc cho thẳng: “Thật tình mà nói, tôi chẳng vui vẻ gì. Cách đây mấy năm họ chẳng hề xin những những món đấy. Vấn đề thực sự ở đây là họ không hiểu, họ bị cô lập với thế giới bên ngoài khá lâu nên cứ tưởng ở bên Mỹ này đồng đô la từ trời rơi xuống.” Ông Alfonso Martin, giáo sư môn văn học Tây Ban Nha kể lại vào năm 2013, hai người em họ ông ở Havana thuộc độ tuổi dưới 30 xin ông gửi iPhone, ông đã gửi cho họ hai chiếc loại 4s vào dịp Giáng Sinh. Năm ngoái, tức là chưa đầy hai năm, họ lại xin hai máy loại 6s. “Tôi hỏi họ, bộ hai máy kia hư rồi hả? Họ trả lời không, chúng em chỉ muốn bắt kịp thời đại. Tôi từ chối và họ có vẻ giận dỗi. Sau đó ngồi nghĩ lại, tôi thử đặt mình vào vị trí của họ. Họ đang thiếu thốn và chỉ muốn có những gì mà người khác đang sở hữu. Nhưng sự thật là vào lúc nhận được yêu cầu của họ, chính tôi cũng không biết Apple đã ra loại iPhone 6.” Phong trào thèm thuồng các sản phẩm và dịch vụ của phe tư bản khiến cho anh em nhà Castro rất khó để xóa bỏ giai cấp, tiến lên thế giới đại đồng, không còn người bóc lột người, và cuối cùng, khi mà giai cấp trung lưu lan rộng, sẽ trở thành một thách thức cho chế độ. Một buổi sáng mới đây trong quán Versailles, một tiệm ăn quen thuộc tại Little Havana mà người Cuba lưu vong hay tụ tập, các khách hàng chia nhau xem và bàn tán tin trên tờ báo nói về buổi trình diễn thời trang của hàng Chanel ngay tại trung tâm Havana. Ông Andy Castro, rời Cuba năm 1961, phát biểu: “Người dân Cuba chưa bao giờ được xem một buổi trình diễn thời trang như thế cả. Bây giờ thì bất kỳ người phụ nữ nào ở Cuba cũng mong có một bộ đồ và các món phụ tùng của Chanel.” Lời bàn của Mao Tốn Cơm Bài phóng sự trên tờ Washington Post cho thấy kể từ khi hai anh em nhà Castro bỏ ngoài tai lời anh Sáu Phong, không còn muốn cùng với đảng Cộng sản Việt Nam thay phiên nhau canh giữ hòa bình thế giới, người dân Cuba bây giờ đang có phong trào thi đua… không phải trong lao động mà trong hưởng thụ những sản phẩm và dịch vụ của bọn tư bản giãy chết. Những cảnh nửa mếu nửa cười trong bài phóng sự có làm chúng ta nhớ lại cái thời ngay sau 75, người dân các đô thị miền Nam trông chờ các thùng quà của thân nhân ở các nước phương Tây gửi về? Các thùng quà đã giúp nhiều gia đình có được những bữa cơm có tí thịt, nhưng cũng làm chia rẽ, tan nát một số gia đình. Tất cả chỉ vì… đói sau khi được… giải phóng, bên thắng cuộc đưa bên thua cuộc trở về thời kỳ đồ đá. Ai không tin chuyện này thì cứ hỏi những người chưa hề sống ở miền Nam trước 75 như Dương Thu Hương, Bọ Lập, và gần đây nhất lá Ái Vân. Giới cầm bút, giới nghệ sĩ thường rất nhạy cảm, và nhiều khi hay đi trước thời cuộc. Khi nói đến sản phẩm và dịch vụ của tư bản, dân miền Nam đã từng biết qua quẹt Zippo, kính Ray Ban, thuốc Salem, rượu Johnny Đi Bộ… trong thời gian quân đội Mỹ có mặt. Vì thế họ không choáng ngợp khi nhìn thấy nhãn “mát-ze in USA” giống như dân miền Bắc. Thông thường, trong ăn uống, khi ta đã từng kinh qua một món ngon nào đó rồi, thì khi gặp lại món đó, ta sẽ thưởng thức một cách từ tốn, lịch sự, chia sẻ với người cùng bàn. Ngược lại, ta sẽ phùng mang trợn má, ăn ngập mày ngập mặt, tọng đầy miệng, mồ hôi nhễ nhại, hả hê vừa nhai vừa nói vừa nốc… Bằng chứng là chỉ cần một bí thư xã cũng có một ngôi nhà to đùng. Người dân miền Nam cũng đã từng biết qua thế nào là tự do báo chí, tự do bầu cử; họ biết quý trọng những thứ này cho nên mai đây chúng có trở lại, họ sẽ sử dụng các quyền này một cách khôn khéo, đúng đắn hơn. Đối với họ, ban tuyên giáo, chuyện hiệp thương, đảng cử dân bầu, đắc cử 99%… chỉ là những trò dỏm, nhưng vì đang ở trong thế trên đe dưới búa nên đành chấp nhận thôi. Người dân miền Nam cũng đã biết 20 năm không theo cộng sản, họ đã chế được xe La Dalat, 40 năm bị cộng sản cai trị, một con ốc có độ bền tương đối cũng không sản xuất được. Tại sao vẫn còn phân biệt vùng miền? Vì rõ ràng sau hơn 40 năm hai miền vẫn chưa hòa đồng được với nhau, bằng mặt nhưng không bằng lòng. Chính bác Cả Trọng công khai đầu têu chia rẽ bắc nam khi giảng rằng Tổng bí thư phải là người có ’ný nuận’ và phải là Người Miền Bắc. Một khi đảng Cộng sản đổ sụp, các nhà lãnh đạo của chế độ mới cần nhận thức rõ tình hình. Trong Nam thì căm thù cộng sản. Ngoài Bắc vẫn còn nhiều người tin tưởng cộng sản vì cứ nghĩ rằng cuộc sống họ bây giờ khá hơn xưa là nhờ ơn đảng. Thay vì mấy gia đình chia nhau sống trong một diện tích tí teo, bây giờ họ được sống trong một căn hộ riêng biệt, có gạo trắng nước trong không cần tem phiếu, lại có xe máy tung tăng. Thành phần “ngáo Văn Ba” này không nghĩ rằng cộng sản tồn tại là nhờ công an có toàn quyền sinh sát, người dân cúi đầu cam chịu, và quan trọng nhất, nhờ có FDI và ODA, nếu không có đảng cuộc sống của họ sẽ khá hơn hiện tại, nếu có một chính quyền lương thiện, luật pháp minh bạch, Việt kiều các nơi trên thế giới sẽ ào ào đổ tiền về đầu tư, trước là để giúp nước Việt Nam khá lên, sau là có dịp về sống ở quê hương một cách thanh thản. Trước tình hình như thế, các nhà lãnh đạo của chế độ hậu cộng sản cần khôn khéo, cẩn thận trong khi lập chủ trương chính sách. Ví dụ có nên đập tượng hoặc phá lăng giống như Saddam Hussein bên Iraq? Nếu không cẩn trọng, có thể sẽ xảy ra náo loạn, nội chiến không biết chừng? Châu Quang (© Đàn Chim Việt)
  16. 5 thẩm phán giải quyết vụ kiện của Philippines Ảnh: RAPPER Trước ngày Tòa Trọng Tài Quốc Tế công bố quyết định về vụ Biển Đông, Cộng Sản Trung Quốc đã vận động ngoại giao, biểu diễn vũ lực, đồng thời chỉ trích Mỹ can thiệp. Trung Cộng còn khoe đã được nhiều quốc gia ủng hộ, nhưng sự thật hoàn toàn trái ngược. Tất cả chứng tỏ giới lãnh đạo Bắc Kinh đang lo sợ dư luận thế giới. Ông Đới Bỉnh Quốc (Dai Bingguo) cựu phó thủ tướng Trung Quốc đặc trách ngoại giao qua thăm Mỹ một tuần trước ngày Tòa Trọng Tài tuyên án. Khi còn tại chức, Đới Bỉnh Quốc từng nói rằng Trung Quốc không bao giờ có tham vọng bá quyền trong suốt lịch sử; một lời dối trá trắng trợn. Hiện đang làm viện trưởng đại học Tế Nam, Đới Bỉnh Quốc đã lập lại, ở một viện nghiên cứu tại Washington, rằng Bắc Kinh không chấp nhận thẩm quyền của Tòa Trọng Tài xử vụ Biển Đông do Philippines kiện. Ông ta lại mạnh miệng mô tả phán quyết của án quốc tế ở Hòa Lan chỉ là “một mảnh giấy vô giá trị.” Đới Bỉnh Quốc còn khẳng định, “dù chính phủ Mỹ có gửi 10 hàng không mẫu hạm tới Nam Hải,” Trung Cộng cũng không sợ! Và ông đe dọa: “Mỹ sẽ vô tình bị lôi vào cuộc tranh chấp và sẽ phải trả một giá đắt vô lường!” Cùng thời gian đó, tờ Hoàn Cầu Thời Báo (Global Times) của Cộng Sản Trung Quốc lại đăng một bài quan điểm kêu gọi cả nước phải sẵn sàng biện pháp quân sự. Nhưng chính tờ báo này lại thú nhận rằng, về mặt quân sự, “Dù Trung Quốc không đủ sức đương đầu với Mỹ trong ngắn hạn, chúng ta sẽ bắt nước Mỹ phải trả một giá rất đắt nếu đem quân can thiệp.” Ngắn hạn là bao lâu? Chắc khoảng 20 đến 30 năm! Hoàn Cầu Thời Báo kích thích tự ái chủng tộc của độc giả bằng lời đe dọa: “Những ai nghĩ rằng Trung Quốc sẽ cam chịu nuốt viên thuốc đắng nhục nhã này là họ quá ngây thơ!” Cộng Sản Trung Quốc đang tự mâu thuẫn. Nếu họ bất chấp Tòa Trọng Tài, coi bản phán quyết vô giá trị, thì tại sao họ phải lên tiếng trước, yêu cầu Mỹ đừng can thiệp? Tại sao họ lại đưa hải quân ra tập trận ở ngay vùng quần đảo Hoàng Sa, một tuần lễ trước ngày phán quyết, để hăm dọa và chặn trước phản ứng của các nước Đông Nam Á? Hơn nữa, tại sao trong tuần trước họ vẫn ồn ào khoe rằng lập trường của mình đã được 60 quốc gia trên thế giới ủng hộ? Thái độ hung hăng phản đối cùng chiến dịch đe dọa và tấn công ngoại giao chỉ chứng tỏ rằng Bắc Kinh thực sự đang lo sợ. Lo lắng phản ứng của thế giới sẽ ra sao, không thể tính trước được, cho nên sinh hoảng hốt. Như một người tâm thần bất định, Bắc Kinh đã hành động bất nhất, nói những lời tự mâu thuẫn, rồi ăn gian nói dối, nhưng không đánh lừa được ai. Trước khi tòa tuyên án vào Thứ Ba tới ở Den Hagg (The Hague trong tiếng Anh, La Haye tiếng Pháp), suốt mấy tháng Trung Cộng luôn luôn tự mâu thuẫn với chính mình. Một mặt họ khẳng định không tôn trọng phán quyết của Tòa Trọng Tài; lấy cớ Công Ước Luật Biển Liên Hiệp Quốc (UNCLOS) không có giá trị đối với vấn đề chủ quyền ở Biển Đông. Trong khi đó, lúc cần tranh cãi với Nhật Bản về quần đảo Okinotori, thì Bộ Ngoại Giao Bắc Kinh lại viện dẫn UNCLOS để phản đối Nhật! Ai cũng biết dù Tòa Trọng Tài phán ra sao, bản án cũng không có một cơ quan quốc tế nào bắt buộc được ai phải thi hành, như ở các tòa án thường có cảnh sát thi hành án lệnh. Nếu tòa phán có lợi cho Philippines thì chính phủ Philippines cũng không thể đem quân đánh đuổi các tầu hải giám của Trung Cộng. Cho nên mối lo sợ của Bắc Kinh không có lý do cụ thể, tất cả chỉ là sợ hãi dư luận. Họ sợ những chiến dịch tuyên truyền mồm năm miệng mười của họ để mị hoặc thế giới sẽ trôi tuột ra biển hết! Mục tiêu của Trung Cộng là chiếm trọn vùng biển đảo trong vòng chữ U “Cửu Đoạn Tuyến.” Họ vừa xâm lấn các nước Đông Nam Á, vừa quả quyết “không có tham vọng đế quốc” như Đới Bỉnh Quốc từng rêu rao! Một bản phán quyết đứng về phía Philippines sẽ khiến bộ máy tuyên truyền khó ăn nói. Trước tình trạng đáng lo đó, họ bắt đầu ăn nói thất thường! Giống như một anh Chí Phèo đang khoa chân múa tay đe dọa, “Tao không sợ! Tao bất chấp nó nói gì thì nói!” Cùng lúc đó, Chí Phèo ta vẫn chạy tới từng nhà năn nỉ, “Đồng ý với ngộ không? Ủng hộ tớ không nào? Cả làng đã nhất trí với ngộ rồi nghe!” Cảnh hoảng hốt phơi bầy rõ nhất khi Bắc Kinh khoe khoang đã có 60 quốc gia ủng hộ lập trường của họ, tức là bác bỏ thẩm quyền Tòa Trọng Tài. Trong con số 60 đó họ kể tên những nước Nga, Ấn Độ, Ba Lan, Sudan, Pakistan, Belarus, vân vân. Nhưng cho tới nay, chỉ mới có tám trong số 60 nước được nêu tên chịu tuyên bố nhất trí với Trung Cộng: Afghanistan, Gambia, Kenya, Niger, Sudan, Togo, Vanuatu và Lesotho. Trong tám nước này, Afghanistan (Á Châu) và Lesotho (Phi Châu) là hai nước không hề có biển, cũng chẳng làm ăn gì với vùng Biển Đông nước ta. Gambia, Kenya, Niger và Sudan đều ở châu Phi, riêng Gambia thì mới được hối lộ để bỏ Đài Loan theo Bắc Kinh. Còn Vanuatu là một đảo quốc tít mù khơi trong Thái Bình Dương. Một số nước được nêu danh đã công khai cải chính: Fiji, Ba Lan, Slovenia, Bosnia & Herzegovina. Đa số, 45 nước còn lại thì lờ đi, không hề xác nhận ủng hộ Trung Cộng; hoặc chỉ tuyên bố đồng ý với Bắc Kinh trên một vấn đề khác. Thí dụ, chính phủ Nga đồng ý với Trung Cộng là không nên quốc tế hóa cuộc tranh chấp trong vùng Biển Đông. Đáng ngạc nhiên hơn cả là nhiều nước nhỏ, đã được viện trợ và đầu tư rất nhiều nhưng cũng không theo Trung Cộng. Từ Tháng Tư, Trung Cộng đã loan báo được ba nước ASEAN là Lào, Cambodia và Brunei ủng hộ. Tới nay cả ba nước vẫn không nói một lời nào. Phát ngôn viên chính phủ Camphuchia còn cải chính bản tin nói Cambodia và Tàu đã ký kết một thỏa ước. Chính phủ Ấn Độ hoàn toàn không ủng hộ lập trường của Trung Cộng, như Bắc Kinh từng khoe. Tháng Ba vừa qua, nhật báo Manila Times đã loan tin Đại Sứ Ấn Độ Shri Lalduhthlana Ralte tuyên bố chính phủ ông hoàn toàn ủng hộ Công Ước Luật Biển Liên Hiệp Quốc và dùng hệ thống trọng tài để giải quyết các xung đột. Ông còn khuyến cáo các nước phải tôn trọng luật lệ quốc tế trong các cuộc tranh chấp. Đối nghịch với tám nước đứng ra ủng hộ Trung Cộng, 40 nước khác công khai chống, trong đó có 28 nước trong Liên Hiệp Châu Âu. Họ kêu gọi Trung Quốc và Philippines hãy tôn trọng và tuân thủ phán quyết của Tòa Trọng Tài. Họ minh xác rằng quyết định của tòa có tính cách bắt buộc chứ không phải chỉ là lời khuyến cáo. Tất cả bẩy nước kinh tế lớn nhất, nhóm G-7 nằm trong số này. Nghĩa là cả thế giới loài người văn minh, tiến bộ muốn Trung Cộng phải tuân thủ luật pháp quốc tế. Tháng trước, bộ ngoại giao Trung Cộng khoe có 40 quốc gia đồng ý lập trường của họ. Một tuần sau, họ tăng lên thành số 47, trong tuần lễ tiếp theo, đã vọt lên thành 60. Chiến dịch tuyên truyền leo thang này thất bại, chỉ gây phản ứng ngược. Nếu không bị Trung Cộng nêu đích danh thì những nước ở xa xôi như Ba Lan, Slovenia, Bosnia & Herzegovina không cần công khai lên tiếng bác bỏ lý luận của Bắc Kinh. Ngay một nước nhỏ vẫn được Bắc Kinh mua chuộc như Cambodia cũng vì bị ép ghi tên vào danh sách mà phải đính chính. Trên hết, những cuộc leo thang bằng miệng trên cuối cùng lộ nguyên hình là bịa đặt, gian dối! Nếu Trung Cộng muốn chinh phục cảm tình và tạo ảnh hưởng trong thế giới, họ đã thất bại thê thảm. Có nhà bình luận Tây phương còn viện dẫn cả Tôn Tử để chứng minh rằng từ hơn 2000 năm trước Hán tộc vẫn quen “đi đánh nhau thì cứ dối trá” (binh bất yếm trá). Người ta còn nêu thí dụ sử gia Ngư Hoạn (Yu Huan, Zb) từ thế kỷ thứ ba đã khẳng định Phật Thích Ca chính là Lão Tử từ Tàu đi sang Tây vực, cho nên đạo Phật chính là hậu thân của đạo Lão! Ngày nay, những lời quả quyết của Trung Cộng về chủ quyền ở Biển Đông cũng theo truyền thống dối trá đó! Sở dĩ Trung Cộng lo hoảng trước về phán quyết của Tòa Trọng Tài là vì, nếu Philippines thắng, hậu quả sẽ không thể đoán trước được. Trước hết, một phán quyết bác bỏ chủ quyền của Trung Quốc trên những bãi đá và hòn đảo của Phi sẽ mở cửa cho Mỹ, Nhật Bản, Australia và các nước khác thi thố hải quân, xác định quyền lưu thông tự do trong vùng Biển Đông. Họ sẽ không ngần ngại tạo thêm áp lực, dựa trên luật pháp quốc tế. Thứ hai, những nước khác đang bị Trung Cộng lấn áp sẽ mạnh dạn hơn khi đối đầu với Bắc Kinh; nhiều nước sẽ đệ đơn kiện về các vụ tranh chấp khác. Indonesia đã bầy tỏ thái độ cứng rắn. Malaysia đang noi theo. Chỉ còn có Việt Nam là Trung Cộng có thể đã nắm được đầu thôi. Điều đáng buồn cho cả dân tộc Việt Nam là chính quyền cộng sản sẵn sàng để cho Bắc Kinh nắm đầu. Trong bài phát biểu ngày 1 tháng 7 năm 2016, phát ngôn viên Ngoại Giao Lê Hải Bình đã nói lập lờ nước đôi. Thứ nhất, Cộng Sản Việt Nam kêu gọi Tòa Trọng Tài hãy đưa ra một phán quyết “công bình và khách quan.” Một tòa án uy tín lâu đời như vậy, đâu cần ai khuyên nhủ họ phải “công bình và khách quan?” Kêu gọi như vậy là một cách kín đáo ủng hộ những lời xuyên tạc của Bắc Kinh, nói rằng tòa án quốc tế này chỉ là một công cụ của chính phủ Mỹ và Philippines trong âm mưu cô lập hóa Trung Cộng! Thứ hai, bản tuyên bố của chính quyền cộng sản ở Hà Nội không hề nói một lời nào yêu cầu hai nước Philippines và Trung Quốc phải tôn trọng và tuân thủ phán quyết của Tòa Trọng Tài Quốc tế. Đây là một né tránh có tính cách chiến lược, hoàn toàn đứng về phía Cộng Sản Trung Quốc! Tháng trước, mục này đã bàn về mục đích chuyến đi Hà Nội của Dương Thiết Trì, người kế nhiệm Đới Bỉnh Quốc. Họ Dương muốn chuyển thông điệp nào cho đảng Cộng Sản Việt Nam? Chắc chắn các đòi hỏi của họ đều liên can đến phán quyết sắp ra của Tòa Trọng Tài. Trung Cộng muốn gì? Chỉ cần dạy bảo Nguyễn Phú Trọng hai điều: Một, phải tỏ ý nghi ngờ Tòa Trọng Tài thiên vị. Hai, hãy coi phán quyết của tòa không có giá trị nào hết, ai muốn theo thì theo! Nguyễn Phú Trọng đã làm đúng những yêu cầu của Dương Thiết Trì! Trong lịch sử nước ta chưa có một chính quyền nào ở Hà Nội sợ Bắc Kinh đến như vậy! Ngô Nhân Dụng (Người Việt)
  17. Ngày hôm nay trên báo chí đã không còn nhắc đến câu chuyện về Formosa. Một lệnh cấm từ Ban Tuyên Giáo Trung Ương xuống báo chí, không được nhắc đến việc đòi truy tố hoặc xử phạt Formosa, không được bàn đến chuyện 500 triệu USD do Fomosa đền bù. Lệnh cấm này được phát đi trong một cuộc họp mà Đinh Thế Huynh, Phạm Minh Chính, Võ Văn Thưởng cùng có mặt. Đây là nhóm đại diện cho Bộ Chính Trị để quản lý thông tin, truyền thông theo định hướng. Nhiều bài báo thuyết phục có tính khoa học chặt chẽ đã bị rút xuống. Nếu nhìn toàn bộ sự việc Formosa xả thải độc tố gây nên thảm hoạ cá chết đến bây giờ. Rõ ràng thấy sự nhất quán của Đảng và Chính Phủ Việt Nam luôn có ý bao che cho Formosa. Từ lúc TBT Nguyễn Phú Trọng vào thăm, trấn an tập đoàn này với thông điệp ngầm, ông ta sẽ bảo trợ cho Formosa bất kể có chuyện gì xảy ra đi nữa. Một lãnh đạo cao cấp nhất, dày dạn chính trường, đến thăm một nghi phạm với những lời lẽ khen ngợi. Hẳn ai cũng hiểu thông điệp là gì. Sau đó là những bức xúc cuồn cuộn của người dân hướng về Formosa bị hạ nhiệt bởi những tin tức mà nhà cầm quyền đưa ra như thuỷ triều đỏ, tảo nở hoa, chấn động nứt gãy bề mặt trái đất, thay đổi khí hậu toàn cầu… Mặt khác nhà cầm quyền vu khống những bức xúc của người dân về vụ việc này là do thế lực phản động xúi dục, kích động nhằm mục đích xấu phá hoại đất nước. Đấy là những đòn phép của nhà cầm quyền trên những thông tin chính thức. Bên ngoài lề mạng xã hội, những dư luận viên tung ra đủ các chiêu trò oái ăm hơn để dư luận phải dồn bức xúc sang các hướng khác. Chẳng hạn như tập trung hướng mũi dư luận vào những người đã về hưu như … về thời điềm cấp phép cho Formosa trước kia. Đây là những chiêu tinh vi của thế lực cầm quyền hiện tại muốn chối bỏ trách nhiệm của chúng. Chúng đẩy hướng dư luận sự việc đến không gian rộng hơn như các nguyên nhân thuỷ triều đỏ, tảo nở hoa, chấn động, khí hậu…và thời gian xa hơn là thời điểm Formosa bắt đầu vào Việt Nam. Khiến cho dư luận chạy theo tản vào từng hướng và mất đi sự bức xúc tập trung một điểm. Cấp phép 70 năm cho Formosa là sai, nhưng cấp phép đúng 50 năm thì Formosa sẽ không xả chất độc vào hồi tháng 4 năm 2016 chăng.? Đưa truy tố những kẻ rước Formosa vào thì truy tố theo tội danh gì, chứng cứ gì để kết tội những kẻ này ký kết đồng ý cho Formosa vào Việt Nam để đế 8 năm sau cho phép Formosa xả chất độc? Tương tự như ở vụ Hoàng Sa, Gạc Ma. Lẽ ra phải hướng dư luận tới thời điểm quân Trung Quốc dùng vũ lực tàn sát và chiếm những hòn đảo này ở những thập niên gần đây nhất, trong khi quân đội Việt Nam đang chiếm giữ ôn hoà. Đảng CSVN lại né tránh chứng cứ thực tại, sự việc gần nhất để phát động cuộc tìm kiếm tư liệu lịch sử chứng minh chủ quyền cách đây mấy trăm năm trước đó. Để rồi dư luận và trí thức sa vào mớ bản đồ cổ hão huyền với Trung Quốc mải miết so đo chứng cớ. Cuộc phát động tìm hiểu chủ quyền biển đảo của cộng sản VN cực thâm độc ở chỗ là xui dân chúng, nhân sĩ, trí thức chạy xa rời chứng cứ thực tế gần nhất là máu và sinh mạng người lính, những chứng cớ thuyết phục và gây ấn tượng nhất với quốc tế. Nó giúp che đậy tội ác đẫm máu của Trung Quốc và đẩy dư luận quốc tế vào mớ bòng bong của những chứng minh từ những tờ giấy ố vàng mà ai cũng ngại phải bỏ thời gian, đầu tư khoa học giám định. Trong khi việc Formosa xả thải là việc bây giờ, chuyện đòi truy tố Formosa là việc của bây giờ, việc cầm 500 triệu usd là việc của bây giờ lại bị Bộ Chính Trị hiện nay cấm nhắc đến trong những tờ báo lớn do bộ thông tin truyền thông quản lý. Lý do bởi liên quan trực tiếp đến trách nhiệm của các cá nhân Bộ Chính Trị hiện nay, thì không được bàn. Có lẽ chỉ còn rơi rớt những tờ báo hay trang web địa phương không thuộc diện quản lý của bộ thông tin truyền thông còn đề cập đến việc này, trước khi ngừng hẳn sau lệnh của trưởng ban tổ chức trung ương Phạm Minh Chính đến địa phương. Nếu muốn truy tố những kẻ cấp phép và rước Formosa vào. Trước tiên Bộ Chính Trị , Chính Phủ hiện nay phải giao cho Bộ Công An, Viện Kiểm Sát thực hiên điều tra khách quan hành vi phạm tội của Formosa trên căn cứ luật hình sự, thống kê thiệt hại chính xác và khoa học. Bất cứ kẻ nào phạm tội trên đất nước Việt Nam đều phải xử lý theo đúng pháp luật Việt Nam. Tội của Formosa đã gây thiệt hại đến sinh mạng và sức khoẻ con người Việt Nam, môi trường sống và thu nhập kinh tế của người dân Việt Nam. Chừng ấy đủ để truy tố Formosa về mặt hình sự và bồi thường theo mặt dân sự. Từ bản án của toà phán quyết về vi phạm hình sự của Formosa, lấy đó làm căn cứ để điều tra tiếp việc các cơ quan hiện nay có trách nhiệm gì ở vụ này, và tới nữa là việc cấp phép cho công ty này có những sai phạm gì, để xử lý hoặc truy tố những kẻ cấp phép các tội tham ô, nhận hối lộ tiếp tay hoặc thiếu tinh thần trách nhiệm, làm sai nguyên tắc quản lý… Đây mới là hướng đi khách quan, đúng tính chất sự việc, đúng trình tự pháp luật cần được quan tâm và hối thúc. Nhưng hướng đi này đã bị Bộ Chính Trị hiện nay chỉ đạo báo chí, công an và dư luận viên đánh lạc hướng bằng những chuyện gián tiếp từ nhiều năm trước và bỏ đi phần trực tiếp lỗi ngày hôm nay. Sẽ không truy tố được những kẻ cấp phép cho Formosa nếu không truy tố Formosa vì sai phạm của công ty này. Đó là điều hiển nhiên, chính phủ đã tự tiện dẫm lên luật pháp cầm tiền bồi thường và thoả thuận cho Formosa xin lỗi. Đề nghị nhân dân tha thứ cho Formosa, đồng thời đàn áp trù dập, bịt miệng những ai đòi truy tố Formosa. Một khi chính phủ hiện nay đã dung túng và bao che cho Formosa như vậy, đòi hỏi truy tố những kẻ cấp phép cho Formosa chỉ là hướng vạch ra cho dư luận đi vào chỗ rối mù mịt và cuối cùng là mệt mỏi buông xuôi. Câu chuyện về Formosa đến thế là thôi. Bùi Thanh Hiếu (Blog Người Buôn Gió)
  18. Tôi chưa biết ngư dân rồi sẽ nhận được bao nhiêu tiền trong số tiền mà Formosa hứa là sẽ bồi thường cho người dân vùng biển miền Trung thông qua Chính phủ, và với lời hứa của chính quyền nước sở taị, họ nói, sẽ hỗ trợ các chi phí để đào tạo chuyển đổi nghề cho các ngư dân, nhưng hôm nay đọc báo mới thấy đau xót, khi chính họ lại lên kế hoạch "ưu tiên cho các ngư dân vùng biển đi xuất khẩu lao động". Phụ nữ nước mình đi bán trôn nuôi miệng bao nhiêu người ở nước ngoài rồi? Bao người bị bán sang bên kia đường biên giới không có cơ hội quay lại quê hương rồi? Bao người đi xuất khẩu để hàng tháng gửi về những đồng đô la đầy cực nhọc mà người ta gọi là kiều hối rồi? Và giờ, sẽ bao nhiêu ngư dân thất học, không thạo biết nghề gì - ngoài bám biển để vừa đánh bắt hải sản mưu sinh, vừa bảo vệ chủ quyền cho đất nước, vừa trợ giúp tìm kiếm cứu nạn khi có sự kiện như đã thấy - được ưu tiên bỏ xứ mà đi (?). Cay đắng làm sao khi mảnh đất của mình mà không thể sinh tồn và dung chứa được chính mình nữa. Tài nguyên thiên nhiên cạn kiệt, giờ đến sức người cũng phải "bán tháo" thì đất nước không nghèo mới là điều khó hiểu. Trung Quốc, nó cho người vào thẳng trong lãnh thổ của Việt Nam để xuyên tạc lịch sử, cướp bóc, hành xử côn đồ, đánh đập người dân một cách trắng trợn, vậy mà không bắt bỏ tù những kẻ đó và xét xử theo luật pháp rồi trục xuất chúng khỏi lãnh thổ của mình. Mà người dân mình vì đâu lại còn sợ cả bọn chúng nên không cả dám làm nhân chứng hay lến tiếng tố cáo những hành vi côn đồ đó của chúng. Phải chăng, chúng ta đã bị giáo dục và tuyên truyền để trở nên nhu nhược, cam chịu chứ không được khơi dậy hay giáo dục đúng nghĩa về lòng yêu nước, sự tự tôn dân tộc cũng như lòng dũng cảm nên bây giờ mới thành kẻ hèn mạt ngay trên đất của mình? Chúng đánh đập dân ta, là để kiếm cớ mà triển khai thi hành điều luật về đưa quân tham chiến ở nước ngoài mà chúng vừa mới thông qua cách đây không lâu. Chỉ cần một hành động bạo lực không theo pháp luật của chúng ta đối với công dân của chúng thì rất có thể chúng sẽ có cớ đem "quân lính" sang để thực thi nghĩa vụ quốc tế hoặc với lý do bảo vệ công dân của mình mà can thiệp vào các hành động của nước khác. Biển đảo thì chúng trắng trợn chiếm, không chỉ diễn tập quân sự công khai đầy thách thức mà bây giờ là các tuyên bố sẽ hành động ngay tức khắc nếu có bất kỳ sự phản ứng nào của nước khác về hành vi mang tính không đồng thuận với chúng trong các khẳng định ý chí đơn phương trong vấn đề biển đông. Quan chức, hết chê dân trí thấp (lý do của một số đại biểu quốc hội, Bộ trưởng nêu ra để trì hoãn chính sách hay giải thích có lợi cho mình khi bị chất vấn), rồi lại chửi người dân thiếu kiến thức (lời của một vài ông Thứ trưởng các các bộ khác nhau), nhưng đến khi cần thì người ta lại ra sức huy động hàng trăm tấn vàng trong dân để cứu nền kinh tế đang trên bờ vực nguy cấp, hay để gìn giữ độc lập dân tộc, chủ quyền, lãnh thổ thì quan chức lại vỗ về bằng một thức lệnh tuyên ngôn: "nhân dân sẵn sàng hy sinh để bảo vệ độc lập, tự do của tổ quốc" (Nguyễn Chí Vịnh), rồi ông Thủ tướng cũng kêu gọi: người dân hãy cùng chung tay để bảo vệ chủ quyền biển đảo. Nhưng khi người dân đi biểu tình vì cuộc sống, thể hiện lòng yêu nước, lên tiếng bảo vệ tổ quốc, thì bị bắt bớ, đánh đập, trù dập, nên đã tạo ra những nỗi sợ hãi vô hình cho những người khác, dần dà rồi người ta trở nên vô cảm với những sự kiện của xã hội bởi những nỗi sợ hãi luôn thường trực đè nén họ khi đã chứng kiến những cảnh bạo lực hoặc hành xử bất chấp ấy. Vậy là, khi người ta muốn làm điều gì đó có lợi cho mình thì họ lại hạn chế và cố gắng đổ lỗi cho người dân, còn khi cần dân để cứu mình (sức người, trí tuệ hoặc tài sản) thì họ lại cạy nhờ đến dân với những ngôn từ hết sức mỹ miều đầy cám dỗ, thông qua tình yêu quê hương, đồng loại và lòng khoan dung, độ lượng. Còn một nghịch lý nữa, không thể không nói đến vì nó hiển hiện sừng sững quá, như một cú giáng quá mạnh vào tâm thức của những người có tự trọng, liêm sỷ và yêu nước. Đó là chuyện, người ta tham nhũng, vơ vét, đục khoét bằng mọi cách có thể, ăn không từ thứ gì của dân, như nhà máy giấy 3.000 tỷ xây xong mà không sản xuất được giấy rồi phải xóa sổ bỏ đi. Tượng đài tướng sỹ Trần Quốc Tuấn với 1.500 tỷ xây xong rồi bỏ hoang. Miếu thờ dựng lên gần 300 tỷ xong không biết thờ ai mà lúc trước đã dự tính đó là ông Khổng Khâu của người Tàu. Rồi chuyện đường trăm tỷ xây xong sạt lở mới vỡ ra là bên trong dùng hàng tá "xốp" để lót ở giữa, mà người ta giải thích là để sau này "sửa đường cho tiện". Hay hàng loạt các tin đã đưa về việc rất nhiều tỉnh, thành nâng cấp hệ thống toilet công cộng, xây công trình tượng đài, đền chùa cả trăm, ngàn tỷ, nhưng khi nói về khoa học và cần sự tham gia của công nghệ đối với và để giải quyết các sự kiện quốc gia nào đó quan trọng thì họ lại thản nhiên rằng, không có kinh phí hay vượt quá khả năng của nước nhà. Vì nơi nào mà những thứ dành cho người chết to lớn nhất, thì nơi đó người sống sẽ thiếu thốn và khổ sở nhất. Có đất nước nào lại lạ lùng và nhiều nỗi xót xa đến thế không? Khi người dân trở thành những đối tượng mà dễ cả tin, dễ bị mù quáng và cũng dễ bị đổ lỗi nhất không? Một dự án tầm cỡ quốc gia, mà hơn thế là quy mô quốc tế như Formosa (với hơn 10 tỷ usd đầu tư), thì theo Luật Đầu tư dự án này phải được sự chấp thuận, phê duyệt của chính Thủ tướng chính phủ với sự tham gia thẩm tra của 08 bộ, ngành liên quan, trong vòng gần 1 năm, nếu có đảm bảo đủ các điều kiện đầu tư thì mới được chấp thuận và triển khai. Nhưng đến nay, khi xảy ra sự kiện thảm họa cá chết ở miền Trung, Thanh tra chính phủ mới vào cuộc và người ta mới ngỡ ngàng với các kết luật rằng "việc cho thuê đất là vượt quá thẩm quyền của tỉnh". Và Bộ tài nguyên môi trường lại sửng sốt khi thừa nhận: bộ mình không được thẩm tra dự án này (!?). Quả thực là một sự vô pháp, lạm quyền, hoặc dung túng trong lúc đương thời của người tiền nhiệm trước. Quả là kinh hoàng, khi một nhánh quyền lực lớn nhất được gọi là hành pháp của một đất nước, ở cấp trung ương, người ta lại bị qua mặt một cách dễ dàng đến thế. Và với thảm họa đặc biệt nghiêm trọng đe dọa an ninh, kinh tế quốc gia mà Formosa đã vừa gây ra, có lẽ cần - mà chính xác ra là phải, vào cuộc một cách toàn diện, mạnh mẽ và tiến hành khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với tất cả các cá nhân, tổ chức có liên quan từ đầu khi chấp thuận dự án, đến giám sát, quản lý và cả khi xảy ra hành vi gây hậu quả đầu độc biển miền Trung với hiểm họa khôn lường và lâu dài này nữa. Pháp luật, nếu được thượng tôn và duy trì một cách minh bạch, thì quốc gia mới ổn định, thịnh vượng và được tôn trọng trong con mắt người dân và cả những bạn bè quốc tế nữa. Còn nếu diễn tiến theo chiều ngược lại, thì đó chính là lý do của câu nói nổi tiếng mà ông Thomas Jefferson đã nói cách đây gần hai thế kỷ trước: Khi bất công trở thành luật pháp, chống đối trở thành nghĩa vụ. Lê Luân (FB Luân Lê)
  19. Người dân Hà Nội biểu tình ngày 1-5-2016. Hình: EPA Báo Nhân Dân, cơ quan ngôn luận của đảng CSVN là một tờ báo tiêu lắm tiền của dân nhưng in ra chỉ để phát không cho các cơ quan và hàng trăm trại tù trên khắp nước. Mới đây, báo Nhân Dân đã “hợp xướng” với tờ Công An Nhân Dân điệp khúc “cách mạng cá” để hù dọa người dân. Theo tờ báo này, đó là một âm mưu của các thế lực thù địch đội lốt bảo vệ môi trường lợi dụng việc cá chết nhằm xúi giục người dân biểu tình gây bạo loạn. Sự kiện cá chết hàng loạt xảy ra vào từ đầu Tháng 4 xuất phát từ Vũng Áng, Hà Tĩnh, theo giòng hải lưu lan tràn xuống các tỉnh phía Nam làm hàng triệu ngư dân lâm cảnh khốn cùng. Vũng Áng là nơi Công ty Formosa đặt nhà máy luyện thép và dư luận đã khám phá chính công ty này xả thải độc chất trực tiếp ra biển, gây nhiễm độc cho hàng trăm cây số bờ biển xưa nay vốn rất an toàn cho loài thủy sản. Trước tình trạng này, chính phủ Nguyễn Xuân Phúc thay vì nhanh chóng đem hết khả năng ra giải quyết lại tìm đủ mọi thủ đoạn để lấp liếm nội vụ, che giấu tội phạm một cách vụng về. Bản đồ các tỉnh xuất hiện cá chết hàng loạt. Hình: RFA Nhưng trước những bằng chứng không thể chối cãi xuất phát từ hoạt động mờ ám của công ty Formosa, những cuộc biểu tình của nhân dân Hà Nội, Sài Gòn và các tỉnh đã bùng nổ. Người đân không ngần ngại nêu đích danh thủ phạm gây ra thảm họa môi trường không ai khác hơn là Formosa Hà Tĩnh. Lúc ấy nguyện vọng của nhân dân chẳng những không được lắng nghe mà đảng lại huy động bộ máy công an mật vụ ra đàn áp thẳng tay. Lãnh đạo CSVN còn gian manh né tránh phản ứng bực tức của người dân khi bị chỉ trích thiếu minh bạch, bao che và cố tình chậm trễ trong việc truy tìm thủ phạm. Không phải chính quyền không biết nguyện vọng của người dân là chính đáng, nhưng họ cố tình lờ đi vì phải thực hiện trọn vẹn kế hoạch che chở và đặt quyền lợi Formosa lên trên sinh mạng dân tộc. Để có lý do chính đáng cho việc đàn áp, bộ máy tuyên truyền của đảng chế ra cái gọi là “nguy cơ cách mạng cá” để trú ẩn trong đó, hầu bảo vệ quyền lợi đen tối trong việc câu kết với Formosa. Những cuộc biểu tình của người dân tuy rất ôn hòa nhưng đã bị công an triệt để ngăn chận, và đàn áp đổ máu. Những tiếng nói phản biện về tình trạng câu giờ, che giấu tin tức của nhà cầm quyền đều bị bóp nghẹt với sự tiếp tay của hệ thống báo chí quốc doanh mà báo Nhân Dân là cái loa đi đầu. Mục đích duy nhất của chính quyền cộng sản là bảo vệ cho bằng được Formosa, vì ngay từ đầu người dân biết rõ Formosa là thủ phạm. Thế nhưng Hà Nội đem cả một giàn bộ trưởng, thứ trưởng và cán bộ các tỉnh thành ra diễn trò tắm biển ăn hải sản. Nhiều người trong số họ tuyên bố rất ngô nghê, phản khoa học để minh chứng Formosa không hề vi phạm đầu độc môi trường biển. Chẳng hạn trong khi cá chết hàng loạt Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến tuyên bố tỉnh bơ: “Hải sản tươi sống ở Hà Tĩnh, Quảng Bình đều an toàn”. Những cán bộ gian dối ấy tỏ ra sung sướng khi nghĩ rằng sẽ lừa được người dân, nhưng không nghĩ được sau này họ sẽ lãnh hậu quả khi độc chất phát tác. Bộ máy tuyên truyền của chính phủ còn khuyên bảo mọi người rằng không nên quy chụp này nọ sẽ có hại cho đất nước. Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến (áo xanh) ăn hải sản tại Hà Tĩnh hôm 1-5-2016. Hình: Facebook Sau gần 3 tháng cù cưa, khi cảm thấy không còn có thể bao che được nữa, CSVN lại cho tay chân tung tin hẹn ngày này, ngày nọ sẽ họp báo công bố nguyên nhân và thủ phạm. Nhưng một mặt chính quyền cũng đưa Bộ trưởng Công an Tô Lâm ra dọa dẫm răn đe người dân về những cuộc biểu tình gây bạo loạn có sự xúi giục của thế lực thù địch tưởng tượng nào đó. Trong cuộc họp báo của chính phủ ngày 30 Tháng 6, CSVN không đưa ra được những gì gọi là truy tìm thủ phạm nhưng công việc điều tra lại kéo dài đến 3 tháng. Họ chỉ đưa được ông Trần Nguyên Thành, Chủ tịch Hội đồng quản trị FHS ra đọc lời xin lỗi, đổ cho “sự cố mất điện” và cho rằng lỗi lầm do “nhà thầu phụ” gây ra. Thật lạ lùng, cho tới nay không ai biết được mặt mũi tên họ nhà thầu phụ đó là ai, đóng vai trò gì trong việc đầu độc biển trong thời gian vừa qua. Đáng lý ra Formosa và nhà thầu phụ của mình phải bị đưa ra trước vành móng ngựa để trả lời về hành động phá hoại môi trường, nhưng chính phủ đã làm ngơ. Dù vậy, báo Nhân Dân vẫn đứng ra kể lể công lao của chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã vì “mục đích cao nhất là quyền lợi chính đáng của nhân dân”…mà phải vất vả 3 tháng trời. Người dân tự hỏi quyền lợi của họ nằm đâu khi sự kiện cá chết đóng lại bằng 500 triệu đô-la gọi là tiền bồi thường để Formosa thảnh thơi rũ bỏ mọi trách nhiệm còn lại. Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc giờ đây có thể hớn hở xoa tay cầm món tiền tuy không to lắm nhưng cũng tạm coi như đã “chiến thắng” trong sự điều tra tội phạm. Một lần nữa chính phủ tỏ ra quá nhẹ tay với Formosa nhưng không ngần ngại nặng tay đàn áp, bịt miệng người dân. Thêm chú thíchNgư dân Nhân Trạch đành phải treo thuyền sau thảm họa cá chết. Hình: vnexpress Nhưng canh bạc bịp “cách mạng cá” thực ra chưa chấm dứt vì trong thời gian sắp tới, dư luận sẽ theo dõi chính phủ sẽ giải quyết vụ bồi thường này như thế nào. Nhất là vấn đề làm sạch môi trường biển để ngư dân có thể trở lại hành nghề truyền thống của mình nuôi sống gia đình. Chính đây mới là khởi điểm có thể tạo ra cuộc cách mạng cá thực sự do chính sự ngu dốt của lãnh đạo CSVN. Phạm Nhật Bình (CTM)
  20. Sau gần một thập niên giữ chức Chủ Tịch Ủy Ban Nhân Dân Thành Phố Hà Nội, ông Nguyễn Thế Thảo đã hạ ... cánh an toàn, và để lại (hơi) nhiều điều tai tiếng. Người kế nhiệm, ông Nguyễn Đức Chung, tuy mới nhận việc chưa lâu nhưng đã được dân chúng và nhiều ban ngành đoàn thể “hoan nghênh” và “ngợi khen” không ngớt – theo như nguyên văn cách dùng từ củagiới truyền thông thuộc nhà nước Việt Nam: Hôm nay, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung sẽ ký quyết định tuyển dụng đặc cách vợ của phi công Trần Quang Khải vào dạy tại trường Chu Văn An. Trước nỗi đau, mất mát to lớn về con người sau khi sự ra đi của phi công, Đại tá Trần Quang Khải (thuộc Trung đoàn không quân 923, Quân chủng Phòng không - Không quân, đóng tại sân bay Sao Vàng, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa) gặp nạn khi luyện tập nghiệp vụ, Chủ tịch UBND TP Hà Nội đã có quyết định kịp thời để động viên, chia sẻ với thân nhân gia đình phi công Trần Quang Khải vơi đi nỗi đau, vượt lên khó khăn trong cuộc sống... Trước việc làm kịp thời của người đứng đầu chính quyền UBND TP Hà Nội, Bộ Giáo dục và Đạo tạo cũng hết sức ghi nhận và hoan nghênh về chủ trương rất kịp thời này của Chủ tịch Nguyễn Đức Chung cùng các sở, ban ngành liên quan. Sau khi biết được chủ trương rất kịp thời từ Chủ tịch Nguyễn Đức Chung, nhiều bạn đọc đã gửi những lời cảm ơn, chia sẻ về nghĩa cử cao đẹp đáng ngợi khen của vị lãnh đạo này. Thiếu tướng Nguyễn Đức Chung (trái) nhận lời chúc mừng của người tiền nhiệm Nguyễn Thế Thảo. Ảnh và chú thích: báoKinh Doanh Công luận, buồn thay, vẫn có dăm ba điều tiếng (eo sèo) về “nghĩa cử cao đẹp đáng ngợi khen của vị lãnh đạo này.” - Lã Yên: “Rõ ràng đây là việc làm cảm tính, không phân biệt chuyện công tư, và quan trọng là không dựa vào điều luật nào cả. Việc này ban đầu tưởng hay nhưng hóa dỡ, nó sẽ khiến nhiều người không phục, không công bằng, nó giống như một sự ban ơn, sẽ tạo một tiền lệ không tốt. Một câu hỏi được đặt ra là, vậy người thân của những phi công hi sinh trên chiếc Casa có được đặc cách gì đó không? Rồi những người lính khác hi sinh trong khi làm nhiệm vụ sẽ thế nào? Hay như những ngư dân “cột mốc sống bảo vệ chủ quyền” bị bắn chết trên biển ai tiếc thương họ? ai vinh danh họ? ai trợ giúp gia đình họ?” - Mạc Văn Trang: “Trong lúc gia đình liệt sĩ Khải đau đớn, tang gia bối rối, tập trung hết tình cảm, sức lực vào lo đám tang, thì mọi sự thông cảm, giúp đỡ hay thực hiện chính sách [nên làm] sao cho tế nhị, không làm xáo động tâm trạng tang gia… Nếu ông Chủ tịch Hà Nội quan tâm, thì đến thăm viếng, chia buồn và nói riêng, hoặc để lại dòng chữ cho vợ liệt sĩ, rằng xin chị an lòng, sẽ sắp xếp chị vào làm giáo viên Hà Nội… Việc gì ông phải tuyên bố rùm beng, đưa vào trường Chu Văn An, rồi cho báo đài đưa tin ầm ĩ? Người ta có quyền nghĩ, ông lợi dụng việc này để quảng cáo cho ông là chính!” Tôi thât tiếc là đã không thể đồng tình với những ý kiến (trái chiều) thượng dẫn. Theo Wikipediatiếng Việt thì ông Nguyễn Đức Chung hiện đang là Ủy Viên Trung Ương Đảng khóa XII mà Đảng thì có nguyên cả một đội ngũ dư luận viên chuyên “đánh bóng lư đồng.” Chủ Tịch Thành Phố Hà Nội, do đó, cần chi phải tự vái mình – trừ trường hợp ông có chu cầu muốn “quảng cáo” thêm (cho nó chắc ăn) như vị Chủ Tịch Nước, với bút danh Trần Dân Tiên, ngày trước. Tôi cũng rất tiếc là Đảng đã không trao cho Nguyễn Đức Chung những trọng trách lớn lao hơn – ở tầm mức quốc gia – để cả nước được nhờ (chứ không riêng gì vợ con của phi công Trần Quang Khải) vào “quyết định kịp thời” và “nghĩa cử cao đẹp đáng ngợi khen" của ông. Xin đơn cử một thí dụ, một "quyết định muộn màng." Ngày 29 tháng 3 năm 2016 vừa qua, báoQuân Đội Nhân Dân hân hoan thông báo: “Từ ngày 1-1-2016, các chế độ, chính sách đối với dân công hỏa tuyến tham gia kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ, chiến tranh bảo vệ Tổ quốc và làm nhiệm vụ quốc tế được quy định tại Quyết định số 49/2015/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ được thực hiện trên phạm vi toàn quốc... Các đối tượng đáp ứng đủ các điều kiện thì được hưởng chế độ trợ cấp một lần; chế độ bảo hiểm y tế và chế độ trợ cấp mai táng phí. Trợ cấp một lần từ 2 đến 3,5 triệu đồng… Nữ dân công hỏa tuyến & nhiệm vụ quốc tế. Ảnh: tạp chí Tài Chánh Dưới 1 năm, mức trợ cấp bằng 2.000.000 đồng; đủ 1 năm đến dưới 2 năm, mức trợ cấp bằng 2.700.000 đồng; từ đủ 2 năm trở lên, mức trợ cấp bằng 3.500.000 đồng…” Tôi sinh trưởng ở miền Nam, nơi mà người ta chỉ cần làm ngày là đủ, chớ không ai phải tranh thủ làm đêm (làm thêm giờ nghỉ) và phải làm luôn “nhiệm vụ quốc tế” (nữa) nên không biết chi về công tác của lực lượng “dân công hoả tuyến” cả. Lò mò tìm hiểu thì được ông Hà Xuân Định,Chính Trị Viên Đại Đội Dân Công Hỏa Tuyến Mặt Trận B5, cho biết như sau: “Nhiệm vụ đầu tiên của dân công hỏa tuyến lúc bấy giờ là tiếp tế đạn trực tiếp cho chiến trường, nơi diễn ra các trận đánh ác liệt, giằng co giữa ta và địch... Riêng đoàn dân công Quảng Bình phục vụ vận chuyển đã đạt 135% kế hoạch đề ra. Trong chiến đấu, phục vụ chiến đấu xuất hiện những tập thể, cá nhân tiêu biểu như Đại đội 2 do đồng chí Hồ Thị Thu Hiền chỉ huy liên tục vận chuyển gạo, đạn, tải thương phục vụ chiến đấu đạt hiệu suất cao, sau đợt phục vụ chiến dịch, đơn vị được tặng thưởng Huân chương Chiến công hạng Nhì; đồng chí Dương Văn Tiên (xã Phú Trạch) thường xuyên gùi hàng với mỗi chuyến 100 kg; đoàn xe đạp thồ của tỉnh Thanh Hóa đạt năng suất vận chuyển cao. Chiếc xe đạp thồ của anh Nguyễn Đức Thọ (huyện Đông Sơn – Thanh Hóa) chở mỗi chuyến trên 500 kg… Những chiến công của lực lượng dân công hỏa tuyến các địa phương Quân khu 4 đã góp phần quan trọng vào thắng lợi lịch sử của chiến dịch Đường 9 – Nam Lào...” Qúi đồng chí Hồ Thị Thu Hiền, Dương Văn Tiên, Nguyễn Đức Thọ ... nếu còn sống sót, và vẫn còn giữ được những huân chương chiến công (làm bằng) thì họ sẽ là đối tượng của Quyết Định số 49 (ký vào ngày 14 tháng 10 năm 2015) và sẽ được hưởng chế độ trợ cấp một lần ... từ 2 đến 3,5 triệu đồng” … Thiệt là tình nghĩa và tử tế hết biết luôn. Thảo nào mà ông nhà báo Duy Đức phải thốt nên đôi lời cảm kích: Quyết định 49 của Thủ tướng Chính phủ mang đậm tính nhân văn, phù hợp đạo lý, truyền thống dân tộc, thoả lòng mong ước của hàng vạn dân công hoả tuyến qua các thời kỳ trong cả nước. Những chàng trai cô gái tuổi mười tám, đôi mươi ngày ấy nay đã vào tuổi 60, thậm chí có cả những người đến tuổi “xưa nay hiếm.” Sự “cảm kích” của ông Đức khiến tôi nhớ đến những câu thơ, viết về những cô Thanh Niên Xung Phong, của thi sĩ Anh Ngọc: Có những người leo núi Vượt qua dốc Cổng Trời Là những cô con gái Qua tuổi mình ba mươi… Cơn sốt rét triền miên Tóc mọc rồi lại rụng Mùa xuân thành báo động Đoá hoa nhầu trên tay… Đi qua tuổi ba mươi Nhọc nhằn và lặng lẽ Bao ước mơ giản dị Mà sâu thẳm không cùng Hơn mọi sự anh hùng Là điều này nhỏ bé Làm vợ và làm mẹ Tuổi ba mươi chối từ … Dân công hỏa tuyến, thanh niên xung phong san lấp hố bom do địch bắn phá tại đường Trường Sơn. Chú thich: Báo Tin Tức. Ảnh: Hữu Ngôi-TTXVN Sau cuộc chiến – nếu sống còn – những “đoá hoa nhầu,” hay những quả chanh khô (theo như cách nói bạc bẽo của đời thường) có tên gọi là nữ TNXP đều trở thành những con số không tròn trĩnh: không chồng, không con, không nhà, và không chế độ! Ông Nguyễn Đức Chung còn khá trẻ, hoạn lộ còn dài. Hy vọng, sẽ có lúc vị CTUBNDTPHN được giữ chức Thủ Tướng để “kịp thời” ký một cái Quyết Định về "chính sách được hưởng chế độ" cho đám TNXP. Họ đã "đi qua tuổi ba mươi, nhọc nhằn và lặng lẽ." Phần lớn (nay) đang bước vào tuổi bẩy mươi, cũng lặng lẽ và nhọc nhằn không kém mà vẫn chưa được hưởng chế độ gì ráo trođi - dù chỉ một lần, và rất tượng trưng! Tưởng Năng Tiến (Blog RFA)
  21. Ông Trần Quốc Thuận cùng một số đảng viên gửi thư kiến nghị về Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng Cựu Phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Việt Nam, ông Trần Quốc Thuận, trả lời BBC hôm 08/01 về lá thư đề nghị xác minh những vấn đề liên quan tới Thủ tướng Việt Nam, đang lưu truyền trên mạng xã hội. Cùng lúc có ý kiến không đồng ý với cách dùng 'lý lịch' vào đấu đá phe phái trong trường hợp của Thủ tướng Dũng. Ông Trần Quốc Thuận cho biết, ý kiến đề tên ông trong lá thư đó đã được tổng hợp lại từ thư riêng do ông "gửi có địa chỉ, thư gửi riêng, không tiện nói ra" trên truyền thông. "Nếu tổng hợp thành thư chung thì chắc là do các ban của cơ quan của Đảng, trong đó có thể là Ban tổ chức Trung Ương hoặc Ủy ban Kiểm tra Trung Ương hoặc Văn phòng Trung Ương. Những ban đó tổng hợp tất cả các đơn đề nghị, kiến nghị lên, hoặc đơn thư khiếu nại tố cáo. "...Tôi cũng không rõ bản trên mạng đó là của ai tập hợp," luật sư Trần Quốc Thuận nói với BBC Tiếng Việt hôm 08/01. Trả lời câu hỏi vì sao đưa ra một số đề nghị xác minh thông tin liên quan tới Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, ông nói: "Tôi là đảng viên mà đã gần 50 tuổi Đảng. Ở trong tổ chức lâu, tôi biết, những quy định của Đảng rất chặt chẽ. "Nghị quyết Trung ương 11 vừa qua quy định những điều kiện tiêu chí ứng cử vào Trung ương, trong đó quan hệ lý lịch phải rõ ràng, không chỉ là bản thân mà cả quan hệ bên nội ngoại, con cái này kia phải rõ ràng, không có vướng về mặt chính trị. "Thứ hai, trong nghị quyết trung ương 11 có quy định là vợ con và người thân không được giàu có một cách không bình thường." Ông nói thêm, một người ở trong tổ chức Đảng, "muốn vào trung ương thì không được vướng gì vào chuyện này, còn nếu anh vướng chuyện này thì thôi. "Cần được hiểu rằng, những người trong tổ chức này đều được trong sạch và mọi thứ đều rõ ràng công khai, không có vấn đề gì uẩn khúc cả." Nhưng một ý kiến khác từ Sài Gòn tỏ ra không đồng tình với chính sách lý lịch của Việt Nam: "Có lẽ rất ít nơi trên thế giới có chính sách phân biệt dựa trên lý lịch rõ ràng như vậy. Có lẽ ở các nơi đều có sự không tin, nghi ngờ, nhưng người ta không được quyền biến nó thành chủ trương như thế, chỉ có ở Việt Nam," Tiến sỹ Vũ Thị Phương Anh nói với BBC vào chiều cùng ngày. Quan hệ sui gia Trả lời BBC về việc có đúng ông Trần Quốc Thuận đã đặt câu hỏi về mối quan hệ sui gia giữa ông Nguyễn Tấn Dũng và cựu quân nhân Việt Nam Cộng Hòa Nguyễn Bá Bang, ông xác nhận: "Cái đó là đúng, cái đó là tôi có ý kiến về chuyện đó, và trong tập hợp họ nêu tên nhiều người trong đó có tên tôi. "Tôi kiến nghị, giờ trên mạng họ đưa ra vấn đề đó thì cần làm rõ thực hư như thế nào. Một người ở vị trí đứng đầu Đảng, Nhà nước này mà người ta nói lý lịch thế thì đối với Việt Nam là một điều không bình thường." Ông nói cả chuyện riêng như lấy vợ, lấy chồng, gia đình sui gia đều có quy định chặt chẽ do Việt Nam trải qua chiến tranh kéo dài. Tuy việc này "không phù hợp với tự do hôn nhân," nhưng nếu đó là quy định của tổ chức chính trị "mà mình ở trong tổ chức chính trị đó thì mình phải chấp hành". Luật sư Trần Quốc Thuận nói Việt Nam vẫn có chủ trương giữ quy định "chống diễn biến hòa bình, chống những thành phần chống phá, thì đối với những người có lý lịch đó thuộc diện có khả năng thực hiện diễn biến hòa bình." Tuy nhiên, Tiến sỹ Vũ Thị Phương Anh, nói với BBC 'với tư cách một người dân thường' rằng, chuyện lý lịch của ông Dũng, với bà, là 'dấu hiệu tốt'. "Tôi là người hoàn toàn không ủng hộ chính sách lý lịch một chút nào vì tôi cũng đã từng là nạn nhân của nó. Vì tôi và gia đình thuộc bên thua cuộc, con em của bên thua cuộc nên bị ảnh hưởng rất nhiều. "Với tư cách là một người thuộc bên thua cuộc thì tôi cho việc ông Dũng [Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng] có sui gia là cựu quân nhân Việt Nam Cộng hòa là điều tốt. "Tất nhiên tại sao hay có mưu đồ gì không, có bị mua chuộc, gì đó không thì tôi không quan tâm như một thường dân tôi cho đấy là dấu hiệu tốt cho sự hòa giải. "Đó là chuyện của Đảng. Nếu như các ông ấy không còn coi trọng nữa thì tôi mừng, còn nếu họ vẫn coi đó là chuyện rất quan trọng thì tôi thất vọng," bà Vũ Thị Phương Anh, một giảng viên đã nghỉ hưu ở Sài Gòn nhận xét. "Kể cả diễn biến hòa bình, tôi không hiểu. Mọi thứ phải thay đổi chứ? Và nếu nó thay đổi trong hòa bình, vì thế giới thay đổi, suy nghĩ của con người thay đổi thì tại sao phải chống diễn biến hòa bình?" nữ tiến sỹ nói. 'Chuyện phe nhóm' Tiến sỹ Vũ Thị Phương Anh Bà Vũ Thị Phương Anh suy luận, việc Thủ tướng Việt Nam có sui gia như vậy là thông tin 'không thể giấu được' và chuyện xảy ra đã nhiều năm nay nhưng được đưa ra vào thời điểm này vì muốn 'ngăn cản' ông Nguyễn Tấn Dũng. "Nếu điều đó rất quan trọng với an ninh quốc gia hay là chế độ... thì ông Dũng đã và đang ở vị trí quan trọng nhất, tại sao lâu nay không đặt vấn đề? Nếu để làm hại thì ông ấy đã tại vị 10 năm nay rồi. "Nếu ai đó đặt vấn đề thì nên cảm thấy xem trách nhiệm của mình như thế nào. Tôi thấy rất khó hiểu." Bà giải thích, bà thiên về nhận định của nhiều người, của 'đa số quần chúng' rằng đây là 'đánh' khi có thông tin cho rằng ông Nguyễn Tấn Dũng "muốn giành vị trí Tổng Bí thư". "Những người chống ông Dũng phải đưa ra chuyện đã cũ như thế là có thể có ý gì đó. Là một thường dân, không đảng viên, tôi thấy khá bất thường nên nếu không có lời giải thích nào phù hợp hơn thì đấy là chuyện phe nhóm." "Ông Dũng có những lỗi lầm gì thì đó là trách nhiệm của nhà nước, của Đảng bao nhiêu năm nay phải xác minh và đi đến những quyết định gì đó nếu ông ấy sai." Trong thể chế của Việt Nam, theo nữ tiến sỹ, vị Thủ tướng không thể tự quyết định một mình và vì thế, cũng không thể một mình chịu trách nhiệm, "và người đứng đầu cao nhất cũng phải chịu [trách nhiệm]". Bà đánh giá, trong hai nhiệm kỳ của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng có nhiều vụ truyền thông đã nhắc tới như Vinashin, Vinalines, hay các vụ án tham nhũng, nhưng "đổ hết cho ông Dũng cái hay hay cái dở tôi đều thấy là không hoàn toàn hợp lý. Ông Dũng mà có làm được là cũng phải được phép của Đảng, của Bộ Chính trị, chứ không phải một mình ông ý muốn làm gì thì làm." 'Giàu từ đâu ra?' Thư tổng hợp ý kiến đề nghị xác minh thông tin liên quan đến Thủ tướng Việt Nam đang được chia sẻ trên mạng Về vấn đề tài sản của gia đình Thủ tướng Việt Nam, cựu Phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Trần Quốc Thuận nhận xét, truyền thông Việt Nam đã nhiều lần đưa về vấn đề này và không có gì bất thường. "Cái không bình thường là từ đâu mà có tài sản đó? Và việc làm giàu nhanh như vậy phải có giải trình như thế nào?" "Dĩ nhiên như tôi nói, nó là một tổ chức chính trị nên người ta đòi hỏi ngặt nghèo hơn. Còn nếu mình không ở trong tổ chức chính trị mà là người dân bình thường thì đòi hỏi ấy điều chỉnh bởi quy định pháp luật. "Còn anh ở trong tổ chức thì phải chấp nhận những quy định, chấp hành điều lệ của quy định và những quy định khác của điều lệ." Bình luận về những thông tin khác nhau được chia sẻ trên mạng xã hội liên quan tới nhân sự chính trị, bà Vũ Thị Phương Anh nói nếu những thông tin này là thật, "nó cho thấy sự chia rẽ phe nhóm rất rõ ràng. Nếu không thật thì cũng đáng quan tâm ở chỗ là chuyện gì đang xảy ra?" "Rất dở là không thể biết được những thông tin đó là đúng hay không đúng, và rất tiếc là thông tin chính thức thì gần như không có gì cả, khiến tạo cơ hội cho thông tin ngoài luồng xuất hiện. Đặc biệt là lần này quá nhiều." (BBC)
  22. Năm trăm triệu đô là tiền làm con đường đến địa ngục. Hàng triệu người mất sinh kế gần như vĩnh viễn. Hàng trăm ngàn gia đình ly tán vì cha mẹ phải tha phương cầu thực. Tương lai của đa phần con cái họ là xấp vé số trên tay em bé, là những giọt lệ tuôn chảy không ngừng trong lòng thiếu nữ đương xuân trong vòng tay của bao khách làng chơi, là tủi nhục dâng trào thầm lặng theo từng giọt mồ hôi rơi trên lưng còng của người thanh niên trai tráng làm công trên xứ người. Những bệnh viện ung thư rồi sẽ sớm bắt đầu mọc lên trên khắp nước để chữa trị vô vọng cho rất nhiều bệnh nhân đủ mọi lứa tuổi. Hình ảnh địa ngục ở âm ty được tái hiện phần nào ở những nơi này qua hình ảnh dị dạng, khuyết tật, kinh hoàng của những người nghèo đã phải ăn cá, nước mắm, và muối bị nhiễm độc để qua cơn đói thèm. Họ nằm đấy chen chúc nhau trong các phòng và dọc theo hành lang của những địa ngục trần thế này Mùa hè trên biển mất vĩnh viễn. Sóng biển vỗ vào bờ hoang vắng thiếu tiếng cười đùa của trẻ thơ và cha mẹ. Biển hiền lành bình an đầy gợi tưởng và mơ mộng giờ chỉ còn trong tâm tưởng. Biển và người đã mất đi mùa hè cuối cùng. Tâm hồn con người ngày càng vô cảm và chai sạn khi phải quay lưng lại với biển. Biển chết, sông hồ chết, rừng chết tất cả đưa đến cái chết tất yếu của tâm hồn, đạo lý và cả lương tâm con người. Cửa vào tầng đầu địa ngục bắt đầu từ đây khi xã hội chìm đắm trong mông muội đang trở về. Đảng từ lâu đã phác thảo và xây dựng nên con đường dẫn đến địa ngục này. Formosa hôm nay chỉ cấp vốn cho họ làm tiếp đoạn đường cuối cùng đến cổng địa ngục. Sẽ còn rất nhiều Formosa môi trường và chính trị khác để giúp Đảng làm tiếp những tầng địa ngục bên trong để chờ đón những người Việt cuối cùng. Cuộc xếp hàng đi vào số phận đã bắt đầu. Trần Quốc Việt (CTM)
  23. Đại sứ Ted Osius. Vì sao nhà nước CSVN từ chối các lời đề nghị giúp đỡ của Hoa Kỳ và các viên chức LHQ để truy tìm nguyên nhân vụ cá chết, biển ô nhiễm ở miền Trung ? Lãnh đạo CSVN sẽ không có câu trả lời thỏa đáng. VN là một nước lạc hậu về khoa học, điều này ai cũng biết, mặc dầu con số tiến sĩ tốt nghiệp thuộc hạng cao nhứt thế giới. VN không có viện nghiên cứu nào có thể phân chất nước biển hay mẫu cá, chim... chết để tìm dấu vết các chất thải, để truy tìm lên tận gốc, nhà máy nào là thủ phạm. Nhà nước, qua một số quan chức, cho biết đã mời một số khoa học gia nước ngoài như Mỹ, Nhật, Pháp, Do Thái... về làm cố vấn trong các công tác phân chất. Điều này không thuyết phục được ai. Bởi vì một tay ngang, chỉ cần có tiền, cũng có thể mời "khoa học gia tứ xứ" về tụ dưới trướng, sẵn sàng ký tên bảo chứng cho bất kỳ "kết quả khoa học" nào. Việc phân chất các mẫu nước biển, mẫu cá chết... ở đây phải truy cứu ngọn nguồn từng "phân tử" hóa chất, từ đó mới có thể thấy được "chữ ký" đặc thù các chất thải này. Chúng đã đến từ các nhà máy nào ? VN có phòng thí nghiệm nào có thể "soi" đến từng "phân tử" hóa chất gây ô nhiễm? Không có! Các cố vấn quốc tế, cho dầu thượng thặng, cũng phải bó tay nếu không có máy móc thích hợp. Nhà nước CSVN từ chối đề nghị giúp đỡ của Hoa Kỳ, là nước có nền khoa học tiên tiến nhứt thế giới. Từ chối luôn đề nghị giúp đỡ của LHQ, tổ chức quốc tế uy tín nhứt, có thẩm quyền về môi trường trên thế giới. Đơn giản vì nhà nước CSVN có những khuất tất. Nhà máy "Gang thép Hưng hiệp" thuộc Formosa chưa chắc là "nhà máy chế tạo gang thép". Nó có thể là "nhà máy xử lý chất thải" đội lốt. Nghi vấn này hoàn toàn chánh đáng, vì sự từ chối của nhà nước CSVN trước những đề nghị giúp đỡ của Mỹ, LHQ... là không chánh đáng. Formosa Hà Tĩnh là hợp doanh giữa tài phiệt TQ, Đài Loan. Chất thải công nghiệp của TQ và Đài Loan (thép, nhựa, plastic, hóa chất diệt cỏ, chất nổ...) của các nhà máy thuộc hai nước này nhiều vô số kể. TQ hiện nay là quốc gia ô nhiễm (và gây ô nhiễm) nhứt thế giới. "Formosa" có ý nghĩa là "mỹ lệ", tức xinh đẹp. Nếu Formosa Hà Tĩnh là "nhà máy xử lý chất thải" thì ý đồ của tài phiệt Formosa hết sức xấu xa. Loại tài phiệt (đáng đem đi tử hình) này liên kết với lãnh đạo CSVN, những người mà chưa có tội ác nào họ không phạm. "Tiền rừng bạc biển", là câu thường đọc trước đây khi nói về VN. VN bây giờ "rừng đã hết và biển đã chết". Không có cái tàn phá nào mãnh liệt bằng "cái ngu". Tàn phá sẽ gấp ngàn lần, nếu "cái ngu" được lên làm lãnh đạo. Nhà nước CSVN tiếp tay với tài phiệt "xấu xa" để tàn phá đất nước VN. Vì vậy, lãnh đạo VN làm sao có thể nhận lời giúp đỡ của Mỹ và LHQ? Nếu để lộ ra tin tức nhà máy Gang thép Hưng Hiệp thuộc Forposa Hà Tĩnh là nhà máy xử lý chất thải của TQ, Đài Loan, thì nhà nước VN có thể bị LHQ truy tố trước tòa án quốc tế. Nhà nước CSVN đồng lõa làm ô nhiễm, vi phạm các công ước quốc tế về bảo vệ môi trường. Trương Nhân Tuấn (FB Trương Nhân Tuấn)
  24. Đầu tiên các bạn hãy đến với bản tin Trung Quốc sẽ tập trận quy mô lớn trên biển Đông từ ngày 5 tháng 7 đến ngày 11 tháng 7. http://nld.com.vn/thoi-su-quoc-te/trung-quoc-tap-tran-tren-bien-dong-truoc-phan-quyet-pca-2016070312330798.htm Cuộc tập trận quy mô lớn này của Trung Cộng nhằm đe doạ lại phán quyết của toà án quốc tế về đơn khởi kiện của chính phủ Philipin. Trung Cộng đã dành được sự ủng hộ của Lào, Cam và Brunay. Đây là sự ủng hộ quan trọng bởi ba nước này nằm trong khu vực Đông Nam Á. Trước đó ít ngày, một chuyến viêng thăm đột ngột của uỷ viên quốc vụ viện Trung Quốc Dương Khiết Trì đã đến Việt Nam, trong bối cảnh mà hai chiếc máy bay của Việt Nam rơi bất ngờ vì lý do sự cố kỹ thuật. Sau chuyến đến Việt Nam của Dương Khiết Trì, người phát ngôn bộ ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình đã có những lời lẽ hoà nhã , bày tỏ quan điểm bàng quan của Việt Nam trước phán quyết của toà án quốc tế. http://news.zing.vn/viet-nam-mong-doi-phan-quyet-cong-bang-o-vu-kien-bien-dong-post662394.html Ông Lê Hải Bình đại diện cho nhà nước Việt Nam, mong đợi. Vâng, nó là từ mong đợi, mong đợi một sự khách quan công bằng. Mong đợi phán quyết sẽ đem lại hoà bình cho biển Đông. Trung Quốc sẵn sàng dùng quân sự đối phó với phán quyết của toà án quốc tế nếu bất lợi cho họ, còn Việt Nam mong đợi phán quyết sẽ làm cơ sở hoà bình ở Biển Đông. Vậy có lẽ Việt Nam mong phán quyết của toà án quốc tế có lợi cho Trung Quốc, vì phán quyết như thế sẽ khiến Trung Quốc không nổi giận dùng biện pháp quân sự.? Lẽ ra ở cương vị một nước bị Trung Quốc xâm phạm chủ quyền tương tự cảnh ngộ với Phi. Việt Nam phải mạnh mẽ và nghiêng hẳn quan điểm về phía lên án kẻ xâm lược. Nhưng thật lạ lùng, thái độ Việt Nam không hề lên án Trung Quốc đã đành, những cũng không hề nêu mình là nước bị Trung Quốc xâm hại. Và đặc biệt hơn cả là trong quá khứ trước đây, Việt Nam từng lên án việc Trung Quốc tập trận ở biển Đông. Nhưng lần này, Trung Quốc tập trận với quy mô lớn chưa từng có, thì không thấy sự phản ứng nào từ phía chính phủ, đảng cộng sản Việt Nam, nhà nước Việt Nam. Tất cả các quan chức lãnh đạo cộng sản Việt Nam đang ở đâu ?. Khi mà Trung Quốc đang tập trận bao trùm biển Đông, khẳng định quần đảo Hoàng Sa và khu vực biển Đông là của Trung Quốc. Các quan chức lãnh đạo Việt Nam đang ở hôi trường Ba Đình họp trung ương dưới sự chủ trì của Nguyễn Phú Trọng. Để bàn cách chống Trung Quốc ư.? Không, họ đang họp để bàn về nhân sự sẽ được Đảng giới thiệu ra quốc hội làm quan chức cấp cao từ chủ tịch nước, thủ tướng đến các bộ trưởng. Một sự kiện quan trọng với cá nhân và phe nhóm của mình, liên quan thiết thực đến quyền lợi cá nhân và phe nhóm của mình sẽ được cân nhắc và quyết định trong trong buổi họp kéo dài mầy ngày này. Với cuộc họp như thế, cá nhân hay nhóm nào có bụng dạ để mà nghĩ đến việc ngoài biển Đông. ? Tất nhiên tâm lý ai cũng phải gác lại mọi chuyện để mình hay nhóm của mình qua được vòng loại cuối cùng đặt chân vững vàng cho nhiệm kỳ kéo dài 5 năm nữa. Đến bây giờ thì suy đoán Nguyễn Phú Trọng là con bài mà Trung Quốc dùng để điều khiển trung ương đảng CSVN là hoàn hoàn có cơ sở. Bằng những thủ đoạn rất tinh vi và thâm hiểm tung ra đúng lúc, đúng thời điểm, khiến cho tinh thần dân tộc cảnh giác với Trung Cộng bị tiêu tan bởi mục tiêu và lợi ích cá nhân đặt ra ngay trước mắt. Bài học này còn được minh hoạ thêm bằng việc khởi tố nguyên chủ tịch thành phố Vũng Tàu vì tội quản lý đất đai thiếu sót. Vụ án khởi tố ngay trước thềm họp trung ương lần này cũng như việc Trung Quốc tập trận. http://baodatviet.vn/phap-luat/tin-tuc-phap-luat/nguyen-chu-tich-ubnd-tpvung-tau-duoc-cho-tai-ngoai-3312882/ Đã đến chức chủ tịch như vậy, quan chức cộng sản Việt Nam nào không dúng chàm, nhất là chuyện đất đai.? Việc quan chức Việt Nam tham nhũng bình thường như việc cảnh sát giao thông ăn hối lộ. Ngay cả Nguyễn Bá Thanh cũng đầy vết chàm tham nhũng. Sự tham nhũng quen thuộc đến nỗi người dân chấp nhận nó, và họ chỉ còn trông mong là thằng nào ăn nhưng mà làm được việc thì cũng được rồi. Vì thế trùm tham nhũng Đà Nẵng Nguyễn Bá Thanh mặc dù tham nhũng đất đai thuộc dạng khủng, nhưng dân chúng đa phần vẫn ghi nhận công lao ông Thanh phát triển Đà Nẵng. Trong sự kiện giàn khoan Trung Quốc tiến vào biển Đông, toàn thể nhân dân Việt Nam đều sôi sục. Một số lãnh đạo Việt Nam khi đó đã có những phát ngôn mạnh mẽ lên án việc Trung Quốc đưa giàn khoan vào vùng biển Việt Nam. Các lực lượng cảnh sát biển Việt Nam đã hết sức mình tiến tới giàn khoan để áp lực đòi Trung Quốc phải rời giàn khoan đi khỏi chủ quyền Việt Nam. Ông Phan Hoà Binh lúc đó là chủ tịch thành phố Vũng Tàu, trong độ tuổi sung sức nhất của đời quan chức, ông Bình đã mở cuộc mít tinh kêu gọi nhân dân phản đối sự ngang ngược của Trung Quốc khi đưa giàn khoan 981 vào vùng biển Việt Nam. https://www.facebook.com/anhnguyenvh/videos/625939200818916 Một thời gian sau, một số kẻ trong bộ chính trị đã nhân danh Đảng điều chuyển ông Bình từ chủ tịch thành phố sang làm phó ban tổ chức tỉnh Bà Rịa, Vũng Tàu. Động thái này là đưa ông Bình vào vòng quản lý của đảng mà những kẻ này nắm quyền xử lý số phận. Và hôm nay, trước sự kiện Trung Quốc tập trận ngoài biển Đông, vụ việc tương tự và có phần căng thẳng hơn cả vụ giàn khoan. Phan Thanh Bình, kẻ đã từng lên án Trung Quốc đưa giàn khoan vào vùng biển Việt Nam năm trước bị lôi ra truy tố vì tội sai phạm trong quản lý đất đai. Một trong những tội danh thông thường mà bất cứ quan chức cộng sản VN nào cũng dính tới. Trong bối cảnh họp trung ương để bàn sắp xếp nhân sự, việc đưa Phan Thanh Bình ra truy tố lúc này, cùng lúc việc Trung Quốc tập trận ngoài khơi. Có quan chức cộng sản nào không nhận ra thông điệp mà Nguyễn Phú Trọng muốn nói. Sẽ có một số bồi bút tung hô Nguyễn Phú Trọng là thẳng tay diệt trừ tham nhũng trong việc xử lý Phan Thanh Bình. Nhưng một nửa sự thật không phải là sự thật. Nguyễn Phú Trọng đang lợi dụng việc chống tham nhũng để phục vụ những mục đích làm đẹp lòng Trung Quốc, qua đó đổi lấy sự bảo trợ cho phe nhóm của mình bằng việc thanh trừng những quan chức có thái độ chống Trung Quốc. Các âm mưu trên của Nguyễn Phú Trọng khi triệu tập họp trung ương bàn sắp xếp nhân sự trong chính phủ, nhà nước và khởi tố Phan Thanh Bình. Đúng thời điểm mà Trung Quốc tập trận, toà án quốc tế sắp ra phán quyết biển Đông...những âm mưu đó rõ ràng triêt tiêu ý chí phản đối Trung Quốc trong đầu những quan chức nào có ý định đó. Người Buôn Gió (Blog Người Buôn Gió)
  25. Sau buổi họp báo chiều tối 30-6 công bố thủ phạm gây ra nguyên nhân dẫn đến cá chết hàng loạt, trên mạng xã hội đã xuất hiện những bức ảnh thứ trưởng bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT), ông Võ Tuấn Nhân với dòng chữ được cho là trích lời ông này: “Cá chết do thuỷ triều đỏ, không phải do Formosa”. Trao đổi với báo chí ngày 2-7, thứ trưởng Võ Tuấn Nhân khẳng định, ông không phát ngôn như vậy. Cụ thể, ông Nhân cho hay tại buổi họp báo ngày 27-4, ông chỉ đọc thông cáo báo chí, công bố nguyên nhân ban đầu về việc cá chết hàng loạt tại miền Trung. Bài đọc của ông Nhân, có đoạn như sau (trích ghi âm): “… Sau khi thảo luận loại trừ nhiều nguyên nhân khác có thể gây ra, các nhà khoa học và cơ quan quản lý thống nhất nhận định sơ bộ như sau: Có 2 nhóm nguyên nhân chính có thể gây ra hiện tượng cá chết hàng loạt. Thứ nhất, do tác động của các độc tố hóa học thải ra từ hoạt động của con người trên đất liền và trên biển. Thứ hai, do hiện tượng dị thường tự nhiên kết hợp với tác động của con người, tạo nên tượng tảo nở hoa của nước, mà trên thế giới gọi là hiện tượng thủy triều đỏ. Đến thời điểm hiện nay, qua kiểm tra và thu thập chứng cứ, chưa có bằng chứng để kết luận về mối quan hệ liên quan của Formosa và các nhà máy đến vấn đề cá chết hàng loạt” (dừng trích). Ngay sau “bài đọc” nói trên của thứ trưởng Võ Tuấn Nhân, nhiều bài báo ghi nhận ý kiến của các nhà khoa học phản đối lý do “thủy triều đỏ”. Tuy nhiên, thứ trưởng Võ Tuấn Nhân không trả lời các ý kiến phản biện này. Từ các ghi nhận nói trên, cho thấy việc kêu gọi từ chức không chỉ riêng cho ông Võ Tuấn Nhân, mà còn là cả những nhà quản lý chuyên trách, khi đã đồng ý với kết luận: “…chưa có bằng chứng để kết luận về mối quan hệ liên quan của Formosa và các nhà máy đến vấn đề cá chết hàng loạt”. Cho đến giờ này, không có quan chức nào ở Việt Nam bị khiển trách vì vụ Formosa, từ việc cấp giấy phép quá ưu đãi, cho đến việc quản lý tuân thủ môi trường lỏng lẻo, và vụ điều tra cá chết. Chính quyền CSVN cũng không xin lỗi người dân vì đã đàn áp những cuộc biểu tình chính đáng, và chỉ đích danh Formosa là thủ phạm. Vũ Minh Ngọc (SBTN)

×
×
  • Create New...