Jump to content

Search the Community

Showing results for tags 'diễn biến hòa bình'.

  • Search By Tags

    Type tags separated by commas.
  • Search By Author

Content Type


Forums

  • Tin Tức Thời Sự
    • Thời Sự Việt Nam
    • Tin Quốc Tế
    • Tin Cộng Đồng Người Việt Hải Ngoại
    • Bình Luận Thời Sự
    • Khoa Học & Kỹ Thuật - Môi Trường
    • Kinh Tế
    • Biển Đông
    • Thể Thao
    • Thế Giới Động Vật
  • Đời Sống Xã Hội & Tâm Linh
    • Sức Khỏe
    • Tìm Hiểu Tôn Giáo
    • Tử Vi & Phong Thủy
    • Quê Hương Ký Sự
    • Tâm Linh
    • Xã Hội
  • Văn Hóa & Nghệ Thuật
    • Phụ Nử
    • Lịch Sử
    • lời hay ý đẹp
    • Văn Hóa & Nghệ Thuật
    • Online Study
    • Truyện ngắn Audio
  • Vườn Thơ
    • Thơ Sáng Tác
    • Thơ Đấu Tranh
    • Thơ Sưu Tầm
  • Âm Nhạc
    • Thông Tin Âm Nhạc
    • Nhạc Online
    • Cải Lương - Tân Cổ
    • Quán Khuya
  • Giải Trí
    • Thư Giãn
  • Phim & Nhạc
    • Phim Online
    • Thông Tin Điện Ảnh
    • Đời Nghệ Sỹ
  • Thông Báo
    • Cập nhật lượng khách truy cập

Categories

  • Videos
    • Âm Nhạc
    • Film online
    • Thễ Thao
    • Thế Giới Động Vật
    • Thảm Họa Hàng Không
    • Kinh Tế
    • Khoa Học
  • Tin Tức
    • RFA
    • Thời Sự Việt Nam
    • Thế Giới
    • Người Việt Hải Ngoại
    • RFI
    • Thời Sự Hoa Kỳ
    • Khung Trời Mới
    • ĐKN
    • NTD
    • The Saigon Post
    • Nửa Vòng Trái Đất TV
    • Culture Chanel
    • Chuyễn Động Toàn Cầu
    • VIETV NETWORK
    • Tự Lực Bookstore
    • Thế Giới Tiêu Điểm
    • LITTLE SAIGON NEWS
    • VietCatholicNews
    • English News
  • Bình Luận - Thời Sự
    • Sài Gòn TV Bên Kia Màn Khói
    • OfficialVietFaceTV
    • Đọc Báo Vẹm
    • Người Việt TV
    • VOA
    • Truyền Hình Calitoday
    • Biển Đông
    • PhoBolsaTV
    • SBTN
    • BBC Tiếng Việt
    • Saigon TV 57.5
    • Việt Thảo tonight
    • Kinh Tế Gia Nguyễn Xuân Nghĩa
    • TV Tuần-san
    • 2VNR
    • Mẹ Nấm
    • Tiếng Vọng Về Nguồn (TVVN)
    • VIETLIVE TV
    • SET TV (Saigon Entertainment Television)
    • Viet TV Australia
    • Trung Quốc Không Kiểm Duyệt
    • LSTV
    • Chiến Tranh Ukraine
    • Sỗ Tay Quân Sự
    • Nguoi Viet Channel
    • Chão Lửa Trung Đông
  • Đời Sống
    • Tử Vi & Phong Thủy
    • Lịch Sử & Văn Hóa
    • Tâm Linh
    • Tinh Hoa TV
    • Ẫm Thực
    • Sức Khỏe
    • Biết tõ cùng ai ?
    • Online Study
  • Văn Hóa Nghệ Thuật
    • Văn Học Nghệ Thuật

Find results in...

Find results that contain...


Date Created

  • Start

    End


Last Updated

  • Start

    End


Filter by number of...

Joined

  • Start

    End


Group


  1. Đăng bởi Hai Hoang Van on Thứ Sáu, ngày 16 tháng 9 năm 2016 | 16.9.16 Nếu Hà Nội có đủ bằng chứng cho thấy Trịnh Xuân Thanh phạm tội và phát lệnh truy nã về tội “tham nhũng”, thì Trịnh Xuân Thanh sẽ rất là gian nan. Cho nên chỉ có nếu ông Thanh trốn ra với “hồ sơ mật” có thể bán cho tình báo Mỹ, Anh, Pháp... hẳn là sẽ được quy chế tỵ nạn dễ dàng? Trịnh Xuân Thanh đang ở đâu? Báo PetroTimes cho biết rằng có tin rằng Trịnh Xuân Thanh, người đang bị phe Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng truy tìm, đang ở Đức, dẫn theo tin từ Tạp chí của cộng đồng người Việt tại CHLB Đức. Trong khi đó, nhà văn Người Buôn Gió từ Đức cho biết ông Trịnh Xuân Thanh, vợ và 2 con nuôi đã xuất ngoại an toàn. Chính thức, nhà nước Hà Nội chưa đăng tin nào để xác minh về nơi Trịnh Xuân Thanh đang ở đâu. Theo lời một nhà bình luận Quận Cam, nếu Trịnh Xuân Thanh khi trốn ra hải ngoại, cầm theo “hồ sơ mật” nào đó về Nga hay về TQ, hay về nô bộ CSVN có giá tình báo, có thể sẽ được Mỹ, Anh, Pháp... đón nhận tỵ nạn? Ngay cả hô sơ tham nhũng của các quan chức CSVN gửi tiền ở ngân hàng Thụy Sĩ cũng có thể bán được... Bản tin PetroTimes viết theo nguồn “Tạp chí của cộng đồng người Việt tại CHLB Đức” nêu câu hỏi hôm 14/9/2016: Tại Đức, ông Trịnh Xuân Thanh đang đi xe nào? Bản tin naỳ phân tích theo nhiều hình ảnh trên mạng xã hội, cho thấy: “Hình ảnh ông Trịnh Xuân Thanh đang ngồi trên một chiếc xe ở một địa điểm đầy bí ẩn đã gợi ra vô số đồn đoán. Qua phân tích, chúng tôi nhận định rằng, xe mà ông Trịnh Xuân Thanh đang sử dụng là loại Mercedes thể thao dòng AMG GLE 63 Coupé, màu đen (hoặc xanh đen) nội thất sẫm, sản xuất cuối năm 2015.” Các phân tích thuần tuý vào kỹ thuật trong hình ảnh, không dựa vào các thông tin khác ngoàì hình. Trong khi đó, báo Người Lao Động hôm 14/9/2016 cho biết: “Ông Thanh không có mặt tại Hậu Giang thì việc Ủy ban Kiểm tra Trung ương triển khai quyết định của Ban Bí thư về việc khai trừ Đảng đối với ông Thanh vẫn diễn ra vào ngày 16- 9 tới. Đến sáng 14- 9, ông Trịnh Xuân Thanh, Tỉnh ủy viên, nguyên Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang, vẫn chưa xuất hiện tại tỉnh này theo thư triệu tập của Tỉnh ủy Hậu Giang.” Trong khi đó, báo Dân Trí ghi một phân tích của Luật sư Trương Anh Tú cho thấy nhà nước Hà Nội có thể lập hồ sơ truy nã để dẫn độ. Phân tích trên báo Dân Trí, LS Trương Anh Tú viết: “...trường hợp có đủ căn cứ khởi tố hình sự ông Trịnh Xuân Thanh, nhưng (nếu) ông Thanh đã bỏ trốn trước đó thì theo quy định của pháp luật hình sự, truy nã là việc cơ quan điều tra ra một quyết định truy tìm tung tích, bắt giam trở lại đối với người vi phạm pháp luật hình sự, khi có dấu hiệu bỏ trốn khỏi nơi cư trú, hoặc nơi thi hành án, đến một địa bàn khác,cơ quan điều tra sẽ phải tiến hành truy nã. Nếu như vậy, CQĐT chắc chắn sẽ ra quyết định truy nã đối với ông này. Nếu ông Thanh trốn ở trong nước thì không phức tạp lắm. Tuy nhiên, nếu ông Thanh đã trốn ra nước ngoài thì Bộ Công an sẽ có những biện pháp nghiệp vụ cần thiết để đưa ông Thanh trở lại Việt Nam, đối với một số quốc gia và vùng lãnh thổ mà Việt Nam đã ký Hiệp định tương trợ tư pháp về dẫn độ tội phạm như: Hàn Quốc, Liên bang Nga, Ba Lan, Lào …thì Việt Nam sẽ phối với các quốc gia này để dẫn độ ông Thanh về nước, còn với hầu hết các quốc gia khác như Hoa Kỳ, Canada, Úc, phần lớn các nước Mỹ La Tinh, Châu Phi, Tây Á chúng ta chưa ký kết các hiệp định tương trợ tư pháp về dẫn độ tội phạm thì việc chuyển giao ông Thanh về nước sẽ khó khăn hơn, tuy nhiên nếu xác được hành vi phạm tội của ông Thanh thì nhiều khả năng hành vi đó thuộc về nhóm tội phạm về tham nhũng. Nếu thuộc loại này thì đây là loại tội phạm mà không được bất cứ quốc gia và vùng lãnh thổ nào dung thứ. Do đó chúng ta có quyền hy vọng sẽ nhận được sự phối hợp của các nước sở tại để chuyển giao ông Thanh về nước...” Nghĩa là, nếu Hà Nội truy nã về tội “tham nhũng,” Trịnh Xuân Thanh sẽ rất là gian nan. Nghi vấn có thể nêu: nếu ông Thanh trốn ra với “hồ sơ mật” có thể bán cho tình báo Mỹ, Anh, Pháp... hẳn là sẽ được quy chế tỵ nạn dễ dàng? Trong khi đó, nhà văn Người Buôn Gió cho biết ông Trịnh Xuân Thanh đã ra nước ngoài cùng vợ và hai đứa con nuôi... Chuyện ông Trịnh Xuân Thanh y hệt như phim bộ... (Việt Báo)
  2. Khách quan mà nói, đảng cầm quyền ở Việt Nam đã thành công còn nước còn tát trong việc níu chân đảng viên bất mãn chế độ cho tới thời điểm này, ngoại trừ vụ Trịnh Xuân Thanh chủ động ra đảng vì “không còn tin cậy đồng chí Tổng bí thư” như một trường hợp ngoại lệ. Thành công còn nước còn tát Nếu lấy mốc thời gian từ đầu năm 2013 là lúc bùng nổ phong trào Kiến nghị 72 với khá nhiều nhân sĩ, trí thức xuất thân từ lòng đảng đòi bỏ Điều 4 Hiến pháp để chuyển sang đa đảng, một số ít người dám công khai từ bỏ đảng đã chỉ làm nên một bức tranh ly khai phơn phớt. Con số từ bỏ quá ít ỏi so với gần 4 triệu đảng viên đăng ký trên sổ sách của đảng đã phản ánh tâm thế e ngại và e sợ vẫn bao phủ trong tâm não tuyệt đại đa số đảng viên, mặc dù nhiều người còn giữ thẻ đảng thừa nhận đã quá chán ngán chế độ chính trị và hầu như mất hẳn niềm tin vào đảng. Đợt từ bỏ đảng đồng loạt và ấn tượng nhất đã chỉ diễn ra vào cuối năm 2013 với 3 đảng viên, sau đó là rời rạc từng người. Rất nhiều văn bản chỉ thị và công văn lẻ chỉ đạo lẫn “vận động” của các cấp ủy đảng từ trung ương xuống địa phương đã bó chân những đảng viên chỉ chực chờ thoát khỏi vòng kim cô. Thậm chí còn xuất hiện một hiện tượng khó tưởng tượng nếu xảy ra cách đây mười năm: bất chấp một quy định của Điều lệ đảng về việc đảng viên sẽ bị khai trừ nếu không đóng đảng phí trong 3 tháng liên tiếp, một số chi bộ địa phương sẵn sàng “tạm ứng” hoặc đóng luôn đảng phí của đảng viên, chỉ với điều kiện là đảng viên không đòi rút tên khỏi danh sách sinh hoạt đảng nơi cư trú. Cho tới nay, công tác “vận động” vẫn tỏ ra hiệu quả tương đối với một số đảng viên “không biết nên ra hay nên ở”. Cứ thấy đảng viên nào có biểu hiện “dao động tư tưởng” cấp ủy cơ quan hoặc cấp ủy địa phương lại tổ chức một đoàn đại biểu, có thể cả với thành phần “ủy viên” là công an, đến “làm việc” theo phương châm “vừa đấm vừa xoa”. Thể loại răn đe vừa kín đáo vừa lộ liễu luôn theo cách “Ông rút tên thì không sao, nhưng cũng phải biết nghĩ cho tương lai con cái mình chứ!”. Có những đảng viên chẳng mấy quan tâm đến sổ hưu (vì trong thực tế chẳng có quy định nào tước sổ hưu của những người bỏ đảng, và cũng bởi những đảng viên này đã có cuộc sống đủ sung túc sau thời làm quan), nhưng cứ nghe đến chuyện “con cái chúng ta” là lập tức từ bỏ ngay ý định từ bỏ đảng. Hiển nhiên, một trong những lý do chính mà nhiều đảng viên không dám công khai, kể cả âm thầm từ bỏ đảng là lo sợ bị chính quyền gây áp lực hoặc trả thù. Khi thấy kết quả thuyết phục và “giáo dục tư tưởng” không ăn thua, cấp ủy đảng và cơ quan chính quyền liền gây áp lực bằng cách đe dọa cắt bớt chế độ hưu trí, gây khó khăn về bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế, chế độ hộ khẩu… Nhưng thường nhất là chính quyền và công an gây khó khăn đối với người thân của người bỏ đảng, đặc biệt về công ăn việc làm. Đó là nguyên do chủ yếu để những người muốn bỏ đảng phải chấp nhận bỏ đảng trong âm thầm, bị khai trừ hoặc chưa dám ra đảng. Cũng bởi thế, từ đầu năm 2016 đến nay mới có hai trường hợp công khai bỏ đảng là giáo sư Nguyễn Đình Cống ở Hà Nội và cựu giám đốc Sở Tư pháp TP HCM là ông Võ Văn Thôn. Trong khi đó, “Nhóm 61” - một nhóm đa phần là đảng viên đã một số lần gửi kiến nghị về “chỉnh đảng” cho Bộ Chính trị và yêu cầu được gặp để đối thoại, nhưng lại chưa hề được các nhân vật tai to mặt lớn như Nguyễn Phú Trọng, Nguyễn Tấn Dũng (thời còn là thủ tướng), Trương Tấn Sang (thời còn là chủ tịch nước)… hồi âm lần nào - vẫn chưa thể hiện thái độ dứt khoát rời xa bến cũ dù đã có vài lần dự tính “làm một cuộc ra đảng tập thể”. Đủ cách thoái đảng và bất lực của chính quyền Khá tương đồng với hiện tình đảng viên cộng sản Trung Quốc, tình trạng xa rời đảng ở Việt Nam không phải chủ yếu là công khai tuyên bố bỏ đảng, mà nằm ở dạng “thoái đảng”. Phần lớn những người thoái đảng thuộc về lớp cán bộ, công chức hưu trí khi âm thầm không nộp hồ sơ đảng từ nơi làm việc trước đó về chi bộ nơi cư trú, và nếu sau một thời gian mà không thấy được “nhắc nhở” thì coi như không sinh hoạt đảng và tự nhiên “ra đảng”. Cũng có những đảng viên thoái đảng theo những cách khác như cố ý không sinh hoạt đảng dù có tên trong chi bộ địa phương, cố ý không đóng đảng phí, cố ý gây ra mâu thuẫn nội bộ để chi bộ bắt buộc phải khai trừ mình. Một số đảng viên khác, vì nguyện vọng đi định cư ở nước ngoài cùng gia đình, đã tha thiết và nằng nặc xin đảng xóa tên mình… Năm 2013, con số thống kê chính thức của một cơ quan đảng đã cho thấy có đến 40% đảng viên nằm trong những dạng thoái đảng khác nhau tại các địa phương. Cho tới nay, hẳn tỷ lệ này còn phải cao hơn trong bối cảnh chính trị và xã hội nhiễu nhương hơn trước đây nhiều và còn chưa tới đáy. Tỷ lệ trên cũng khá tương đồng với hiện tình Trung Quốc. Vào năm 2013, một phụ trương của tờ Nhân Dân nhật báo - cơ quan ngôn luận của đảng Cộng sản Trung Quốc - đã báo động về thực trạng có đến 30 triệu trong tổng số hơn 80 triệu đảng viên nước này “suy thoái tư tưởng” và cảnh cáo “sẽ không giữ”. Tuy nhiên, những câu chuyện truyền miệng của nhiều đảng viên hưu trí và cả đảng viên đương chức cho biết càng về sau này, hậu quả đến với những người bỏ đảng hoặc muốn bỏ đảng càng nhỏ. Nếu trước đây chỉ mới manh nha ý tưởng ra đảng thì đã bị cấp ủy hoặc thi hành khiển trách hoặc cảnh cáo đảng, gần đây áp lực tấn công người bỏ đảng đã giảm đi khá nhiều. Tổng hợp tình trạng của những người công khai bỏ đảng trước đây, chẳng hạn như nhà báo Kha Lương Ngãi ở TP HCM - nguyên Phó tổng biên tập tờ báo đảng Sài Gòn Giải Phóng - có thể thấy áp lực của chính quyền và công an chỉ xuất hiện trong một thời gian ngắn, nếu người bỏ đảng tỏ ra cương quyết và không sợ sệt. Khi đó, những thủ đoạn gây khó khăn đối với người thân của người bỏ đảng cũng giảm dần và sau đó mất hẳn, theo đúng phương châm “mềm nắn rắn buông”. Cũng gần đây, phản ánh của một số trường hợp bỏ đảng cho thấy áp lực và thủ đoạn gây khó khăn của chính quyền và công an đối với họ và những người thân đã giảm hẳn. Thậm chí đã xuất hiện một số trường hợp cán bộ hưu trí xuất thân từ lực lượng vũ trang như quân đội và công an cũng muốn công khai bỏ đảng. Còn với nhiều người thoái đảng, chính quyền gần như bất lực. Một trong những phương cách hữu hiệu cuối cùng của đảng để răn đe đảng viên chỉ còn dựa vào một thứ luật bất thành văn của đảng: không có đảng viên ra đảng, chỉ có đảng viên bị khai trừ. Theo đó, những trường hợp đảng viên tỏ ý kiên quyết ra đảng, và nếu đảng không “giáo dục” được thì sẽ được đối xử bằng một quyết định khai trừ đảng. Khi nào bỏ đảng trở thành phong trào? Căn cứ vào thực tế tâm lý đảng viên ở Việt Nam, một làn sóng bỏ đảng có thể phát triển thành tính phong trào có thể chỉ diễn ra trong hai trường hợp chủ yếu: Hoặc nền kinh tế rơi vào khủng hoảng và kéo theo sự sụp đổ của các quỹ an sinh xã hội như Quỹ hưu trí, Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế. Khi đó, chẳng cần ai phải vận động, hàng triệu đảng viên về hưu cũng sẽ “xuống đường”. Cho tới nay, khả năng vỡ các quỹ này đang lớn dần khi trong những năm qua Chính phủ đã phải vay mượn tiền từ các quỹ an sinh để “bù đắp khó khăn ngân sách”, mà thực chất là để trám vào lỗ hổng bội chi toang hoác do tham nhũng và lãng phí gây ra. Nếu trong tương lai vài ba năm tới mà Chính phủ không có đủ tiền, hoặc không in đủ tiền, để trả nợ cho các quỹ an sinh xã hội, hậu quả sẽ hiện thực hóa: nhiều cán bộ hưu trí bước vào phòng phát lương hưu ở ủy ban nhân dân phường xã và tận mắt chứng kiến két sắt trống rỗng. Do vậy, không quá quắt để dân gian chuyển vè từ “còn đảng còn tiền” thành “còn tiền còn đảng”. Hoặc diễn ra một cuộc tự tách đảng Cộng sản, có thể trở về tên gọi cũ là đảng Lao động hoặc thậm chí lấy lại hai cái tên từng bị đảng Cộng sản kỳ thị là đảng Dân chủ và đảng Xã hội. Khi đó, nhiều đảng viên sẽ “nhân cơ hội” để tự nhiên ra khỏi đảng Cộng sản, trong khi một số khác, có lẽ không nhiều, sẽ “xin nghỉ” sinh hoạt trong đảng Cộng sản để chuyển sang đầu quân cho đảng mới hoặc những đảng mới. Cho tới nay, khả năng này đã bắt đầu mang mầm mống và không loại trừ đang kết tụ bằng một lực lượng nào đó trong nội bộ đảng cầm quyền. Vụ Trịnh Xuân Thanh “trở cờ” ra đảng vào năm 2016 và thậm chí còn có hơi hướng nhảy sang “dân chủ nhân quyền” có thể được xem như một chỉ dấu đặc biệt cho xu hướng “tách đảng” - có thể bất ngờ phát ra trong năm 2017. Phạm Chí Dũng * Blog của nhà báo Phạm Chí Dũng là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ. (VOA Blog)
  3. Đăng bởi Hai Hoang Van on Thứ Năm, ngày 15 tháng 9 năm 2016 | 15.9.16 Còn rất nhiều sự việc khác gây nghi ngờ: có một thế lực “siêu quyền lực” nào đó hoạt động ngầm trong xã hội, luồn lách, vượt qua sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước? Trong một môi trường xã hội mù mờ, mất kiểm soát như vậy, người dân sao có thể an lòng. Hình như có một thế lực siêu quyền lực nào đó lởn vởn trên đầu sự lãnh đạo toàn diện, tuyệt đối của đảng. Ảnh minh họa Diễn biến của nhiều vụ việc trong mấy năm gần đây, cho thấy hình như có một thế lực siêu quyền lực nào đó lởn vởn trên đầu sự lãnh đạo toàn diện, tuyệt đối của đảng; trên cả hệ thống chính quyền hùng hậu và thiên la địa võng toàn “hệ thống chính trị” tay chân, tai mắt nhằng nhịt của Đảng từ trung ương đến thôn bản. Sự kiện mới nhất là vụ Trịnh Xuân Thanh (TXT). Vụ này TBT Nguyễn Phú Trọng trực tiếp chỉ đạo Ban kiểm ta TƯ, tỉnh ủy Hậu Giang, Bộ CA… kiểm điểm ông Thanh, hủy bỏ tư cách đại biểu QH, đình chỉ công tác để điều tra, rồi khám nhà, truy bắt về tội “Bổ nhiệm sai quy trình và làm thất thoát hơn 3000 tỉ… Trong cuộc tiếp xúc với cử tri ngày 6/8/2016, TBT Nguyễn Phú Trọng đã phát biểu “Những vụ như Trịnh Xuân Thanh, phải làm chắc chắn, thận trọng, hiệu quả, đồng thời giữ cho được ổn định để phát triển đất nước.”… Đùng cái, TXT đã ở nước ngoài, gửi đơn ra khỏi Đảng và công bố nhiều tài liệu chống lại TBT Nguyễn Phú Trọng, Ban Kiểm tra, Ban Tổ chức … của Đảng. Ồ! Đảng lãnh đạo toàn diện tuyết đối toàn hệ thống chính trị mà để đối tượng đang bị điều tra, trốn ra nước ngoài ngon lành thế ư? Ngày 10/9/2016, báo Pháp Luật Online dẫn lời thiếu tướng Lê Xuân Viên – Cục trưởng cục Quản lý Xuất nhập cảnh (thuộc tổng cục an ninh, bộ công an) cho biết cơ quan này “chưa nắm được thông tin”. Cục An ninh Cửa khẩu cũng “không rõ”… Như vậy phải có một tổ chức nào đó bịt mắt tất cả các cơ quan chức năng để đưa TXT đi trót lọt và chuẩn bị chiến lược phản công lại TBT Nguyễn Phú Trọng một cách bài bản như vậy chứ. Mình TXT sao làm được. Trở lại chuyện DƯƠNG CHÍ DŨNG, trong phiên tòa xét xử Dương Tự Trọng và 6 đồng phạm về tội “Tổ chức cho người khác (Dương Chí Dũng) trốn đi nước ngoài”, nhân chứng Dương Chí Dũng (anh ruột của Dương Tự Trọng) khai rằng: chính Thứ trưởng Bộ Công an Phạm Quý Ngọ, Trưởng ban chuyên án điều tra các sai phạm tại Vinalines báo tin cho mình biết việc bị khởi tố và bị bắt tạm giam. Ông Dũng khai rằng được ông Ngọ khuyên nên tránh đi một thời gian… Trong phần tuyên án “Dương Tự Trọng và đồng bọn tổ chức đưa người đi trốn”, chủ tọa Trương Việt Toàn đã công bố quyết định sẽ khởi tố vụ án cố ý làm lộ bí mật Nhà nước và yêu cầu VKS điều tra làm rõ hành vi nhận 510.000 USD để chạy tội cho Dương Chí Dũng trong vụ án Vinalines…(tức là điều tra Thượng tướng Phạm Quý Ngọ). Ông Nguyễn Bá Thanh Trưởng Ban Nội chính TƯ dự phiên tòa (chắc là trực tiếp chỉ đạo vụ trọng án này, vì trước đó ông đã tuyên bố “hốt hết”). Mà ông Nguyễn Bá Thanh tuyên bố như vậy là có sự hậu thuẫn của TBT và nhiều nhân vật quan trọng khác. Nhưng đùng cái, ông Phạm Quý Ngọ lâm bệnh nặng và “chết đúng quy trình”. Vụ án đến đó là cụt. Thế rồi ông Nguyễn Bá Thanh khỏe như vâm, vẫn ra sân bóng đá đọ sức với thanh niên, đùng cái mắc bệnh bí hiểm, đi chữa bệnh bí hiểm và chết bí hiểm! Hai anh em Dương Chí Dũng ngồi trong tù nhưng mối hận vẫn nung nấu cháy bỏng trong lòng, chờ dịp phải làm cho tóe loe ra, liên quan đến mấy ông to đùng… Thế thì đùng cái, lại nghe tin đồn Dương Chí Dũng chết đột ngột tại nhà giam Quảng Trị rồi. Phải có một thế lực nào siêu quyền lực bao trùm lên tất cả hệ thống chính trị mới làm được những việc “đúng quy trình” như vậy chứ? Lại mới đây, vụ Bí thư Tỉnh ủy Phạm Duy Cường và Chủ tịch HĐND tỉnh Ngô Ngọc Tuấn bị bắn chết, cũng lạ. Tại buổi họp báo chiều 18/8/2016 do bà Phạm Thị Thanh Trà – Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái, chủ trì đã xác nhận: ông Đỗ Cường Minh Chi cục trưởng Chi cục kiểm lâm là người trực tiếp vào từng phòng bắn chết 2 đồng chí cấp trên rồi tự sát. Ông Đặng Trần Chiêu Giám đốc CA tỉnh Yên Bái nói: “Chúng tôi xác định Minh bắn ông Cường trước, sau mới bắn ông Tuấn, có nhân chứng thấy Minh đi vào phòng ông Tuấn còn chào hỏi. Sau thấy tiếng nổ mới vào thì phát hiện cả 2 thiệt mạng”. Tin tức được thông báo: Đỗ Cường Minh là thủ phạm gây án và sau đó tự sát. Vụ án khép lại. Ba đám tang được tổ chức gấp gáp. Tưởng thế là xong. Nhưng dư luận lại rộ lên: Đỗ Cường Minh bị bắn từ sau gáy đạn xuyên ra phía trước. Không ai lại tự sát kiểu đó được? Vậy có bàn tay nào đứng sau, bắn vào gáy Cường Minh? Vậy động cơ gây án là gì? Những ai liên quan? Tất cả chìm trong im lặng, bặt tăm… Rồi người ta lại hỏi: Vụ bắn chết 2 cán bộ chủ chốt của Yên Bái có liên quan gì đến vụ Tư lệnh quân khu 2, uỷ viên trung ương đảng – thiếu tướng quân đội Lê Xuân Duy đã đột ngột qua đời ở tuổi 54 không? Có phải xâu chuỗi tất cả lại, có một thế lực nào đó gây ra “khủng hoảng cho Yên Bái” không? Nhằm mục đích gì? Còn rất nhiều sự việc khác gây nghi ngờ: có một thế lực “siêu quyền lực” nào đó hoạt động ngầm trong xã hội, luồn lách, vượt qua sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước? Trong một môi trường xã hội mù mờ, mất kiểm soát như vậy, người dân sao có thể an lòng. Mạc Văn Trang (FB Mạc Văn Trang)
  4. Cấu trúc tổ chức hiện tại của ĐCSVN sẽ chưa cho phép một ai như thế, ít nhất là cho đến hết nhiệm kỳ 5 năm của đại hội đảng 12. Không đảng viên cao cấp nào lại dại dột đến mức nhắm mắt lao vào "trận chiến" để huỷ hoại cái hệ thống đang bảo đảm sự giàu có của bản thân và gia đình. Sau vụ nổ súng Yên Bái, bà Phạm Thanh Trà, Chủ tịch tỉnh, Phó bí thư tỉnh uỷ, được cử làm Bí thư tỉnh Uỷ thay cho Phạm Duy Cường bị bắn chết, còn em trai ruột của bà Trà, ông Phạm Sỹ Quý được bổ nhiệm chức vụ Giám đốc Sở Tài Nguyên-Môi Trường (TN-MT), ông Mai Mộng Tuân, Phó giám đốc sở TN-MT, giữ chức giữ chức Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm, thay cho "tay súng" tiền nhiệm Đỗ Cường Minh. Xem ra Nguyễn Phú Trọng khá cao tay và có sức mạnh trong cán cân quyền lực, dẹp yên ngay tức thì cái vụ gọi là "rối loạn quân khu 2" mà nhiều tay bút đưa ra thuyết âm mưu bí hiểm, thậm chí còn hy vọng, "tại sao máu lại không thể nhuộm ở trụ sở TƯ đảng tại Hà Nội nếu Trần Đại Quang muốn gồm thâu cả chức TBT và chức chủ tịch nước vào trong tay mình". Điều này càng cho thấy vụ Trịnh Xuân Thanh bỏ trốn chỉ là hòn đá ném xuống ao bèo! Nhiều người đầu năm nay đã từng mường tượng lớn hơn đến phút chót "trận đánh" của Nguyễn Tấn Dũng trong việc giành chức Chủ tịch nước và Tổng Bí thư, nhưng rồi Dũng đã phải cụp đuôi, nén hận về vườn. Trước đó từ lâu tôi đã nhận định rằng, cấu trúc tổ chức hiện tại của ĐCSVN sẽ chưa cho phép một ai như thế, ít nhất là cho đến hết nhiệm kỳ 5 năm của đại hội đảng 12. Không đảng viên cao cấp nào lại dại dột đến mức nhắm mắt lao vào "trận chiến" để huỷ hoại cái hệ thống đang bảo đảm sự giàu có của bản thân và gia đình. Trừ trường hợp trước áp lực của xã hội, người đó là một "Jaruzelski Ba Lan" hay "Thein Sein Miến Điện", chấp nhận đối lập và thiết lập lộ trình dân chủ theo xu hướng đi từng bước, từng giai đoạn, nhưng vẫn bảo toàn danh dự và các lợi ích khác. Lê Diễn Đức (FB Lê Diễn Đức)
  5. Dù anh có chọn quyết định nào, khi anh cần, tôi vẫn ở bên anh như một người bạn tri kỷ. Với những vừa qua. Ở hai số phận và hai cuộc đời rất khác xa nhau, định mệnh đẩy chúng ta đi cùng một chặng đường nhỏ ngắn ngủi, cùng chơi một trận bóng hè đường. Nhưng đó là một đoạn đường ngắn, một trận bóng nhỏ mà chúng ta có thể mât đi đến cả tính mạng. Bây giờ Trịnh Xuân Thanh đã ra nước ngoài cùng vợ và hai đứa con nuôi mà họ nhận từ trại trẻ mồ côi. Một cuộc sống mới đang chờ họ. Trong nhiều năm qua,,có rất nhiều cán bộ cộng sản khi sự nghiệp đổ vỡ đã chạy đi như vậy. Càng ngày càng nhiều hơn những ngôi nhà của cán bộ cộng sản mọc lên cạnh những khu người Việt đi năm 75. Không chỉ là cán bộ cộng sản, mà còn nhiều những nghệ sĩ, phi công, doanh nhân cũng gây dựng cuộc sống của mình trên đất nước tự do. Họ đến đấy không phải trên tư cách những người tị nạn, họ đến bằng tư cách của nhà đầu tư, người có công việc , người kết hôn, bảo lãnh...nhiều trường hợp là kết hôn giả và cả giấy tờ giả. Ngày nay những người như Trịnh Xuân Thanh có thể mua quốc tịch ở xứ Man Tra hay xứ Vale nào đó với giá bèo bọt. Những xứ sở mà khối người trong chính phủ không biết đến xứ An Nam Mít. Đất nước này không có quan hệ ngoại giao gì với xứ An Nam. Muốn dẫn độ một người quốc tịch xứ đó mà gốc ở xứ An Nam , hai nước phải thiết lập quan hệ ngoại giao, rồi bươc tiếp theo ký kết những thoả thuận nhiều thứ, bao giờ trong những hiệp ước đó dẫn độ cũng được coi trọng ở mức thấp nhất. Từ quốc tịch xứ Man Tra hay Vale hay Cô Dăm An Giê Bích Zai này, họ có thể đầu tư vào Châu Âu, Hoa Kỳ, Úc, Ca Na Đa và chuyển đến đó sống. Nếu không phải là khủng bố hay tội phạm chiến tranh, chẳng ai làm gì họ cả. Việt Nam ký dẫn dộ được bao nhiêu nước trên thế giới.? Nếu tôi nhớ không nhầm , thì trong khối các nước tiến bộ Việt Nam ký kết được với Tây Ban Nha mà thôi. Các nước như Anh, Mỹ, Đức, Pháp, Úc, Ca Na Đa, Na Uy. Đan Mạch....đều không có. Câu chuyện hoàng đế Trọng lú xứ An Nam Mít đề nghị nước nào đó trong khối kia dẫn độ Trịnh Xuân Thanh, nhà đầu tư mang quốc tịch xứ Man Tra phải đưa về An Nam chịu tội. Là một câu chuyên hoang đường, nhưng nhiều người không biết tưởng rằng chế độ cộng sản An Nam Mít làm được. Trịnh Xuân Thanh nhờ tôi làm những việc này để xin tị nạn chính trị ư.? Hoang đường nốt, làm sao Trịnh Xuân Thanh có thể thông qua một bloger như tôi để tạo cho mình đủ chứng cứ được chấp nhận tị nạn chính trị.? Anh ta phải nhờ những tổ chức quốc tế, những hãng truyền thông quốc tế và các tổ chức nhân quyền quốc tế. Từng đó cũng chưa chắc đã đủ để anh ta được xác nhận. Câu chuyện tị nạn chính trị của người Việt Nam bây giờ khác xa trước kia mấy chục năm, không phải cái thời chỉ giả bộ đi biểu tình sứ quán, thuê người viết vài bài trên mấy tờ báo cộng đồng là đủ chứng cứ tị nạn. Ngay như nhà báo Nguyễn Văn Hải, tức bloger Điếu Cày, lúc này anh cũng chỉ trong thời gian chờ xác nhận tị nạn chính trị. Mặc dù hàng chục triệu người sẵn sàng xác nhận anh Hải dủ tư cách. Nhưng người ta hãy thích đặt ra những điều hoang đường, những tỉ lệ 1 trên 1000 để bàn luận động cơ này nọ của người khác làm. Tôi viết cho Trịnh Xuân Thanh thế này. - Tôi nghĩ anh hãy yên lặng, với khả năng anh có, anh dễ dàng tạo được cho mình một cuộc sống ở bất kỳ đâu trên thế giới này. Trọng Lú không thể với tới anh, tội gì anh phải nói hay làm gì nữa cho mệt. Hôm qua Trọng đã sai Huynh chỉ đạo báo chí ngưng đưa tin về anh, hoặc có đưa thì ẩn dưới không được lên trang nhất, ở những vj trí khó tìm. Anh đừng chú trọng đến chuyện đòi công lý, công bằng, dân chủ nữa, đó là một cuộc chiến dài và hao tổn thể xác cũng như tinh thần. Cuộc đấu tranh đòi dân chủ là của những nhà dân chủ. Cuộc chiến giữa những phe phái trong đảng là của những phe phái đó tiếp diễn với nhau. Anh đã ra ngoài rồi, sống cuộc sống bình lặng và chăm lo cho hai đứa bé mà anh đã nhận từ trại mồ côi để chúng lớn khôn , hưởng cuộc sống văn minh. Việc làm khuấy động của chúng ta vừa qua đã ảnh hưởng đến những nhà đấu tranh dân chủ trong và ngoài nước. Họ đang có những kế hoạch lớn lao, những hoạch định lý tưởng đẹp đẽ ...chúng ta ở góc độ nào đó, đã thực sự có lỗi khi đã làm ảnh hưởng đến công cuộc mà họ đã bỏ bao nhiêu tâm sức. Họ là những nhà tư tưởng, lý luận và chiến lược gia dân chủ hàng đầu như họ tự nhận, đang hướng cả một phong trào dân chủ đang lớn mạnh đi trên con đường chính nghĩa, và dường như họ thấy kết quả sắp thành công. Chúng ta đừng nên vô tình khuấy nước để làm sổng mất con cá của họ. Nếu không cả đời anh và tôi không gánh được, vì anh biết ,con cá sổng bao giờ cũng là con cá to nhất, to đến mức không ai hình dung bởi không ai nhìn thấy bởi vì đã bắt đươc đâu mà thấy. Nhưng người ta căn cứ vào cái quẫy đuôi tạo thành sóng để ước lượng con cá to đến đâu. Lúc đó thì cả cuộc đời anh lẫn tôi không bù đắp được, nếu họ thương tình, đời chúng ta đổi được một cái vảy con cá ấy là may mắn lắm rồi. Và dù họ chưa bắt được con cá dân chủ ấy. Thì như họ nói, họ đang hướng nhân dân cần lao và phong trào đấu tranh dân chủ đi theo một hướng đi sáng ngời chánh nghĩa, hướng đi để mà khi thời hậu cộng sản, người dân Việt đều đã thấm nhuần lý tưởng dân chủ. Không còn cảnh tranh giành, độc tài, con ông cháu cha, phe cánh, không còn cảnh tham nhũng, hối lộ... Anh hãy chọn nơi nào đó sống yên bình, cộng sản không thể vượt qua đống hàng rào quan hệ pháp lý quốc tế để mò đến anh, khi anh ở vai trò nhà đầu tư thế này, chỉ cần anh tạo công việc cho 5 đến 10 người làm là anh yên tâm vị thế của mình ở nước sở tại. Tôi nghĩ, với người đã từng trải qua những chức vụ lo công việc cho cả ngàn người như anh , thì việc tạo công ăn việc làm cho dăm mười người ở đây chả nghĩa lý gì. Chẳng những cộng sản không với được đến anh, mà cả những người chống cộng sản họ cũng không thể làm gì được anh. Nếu họ làm được thì không có chuyện Nguyễn Phương Hùng, Nguyễn Ngọc Lập, Phùng Tuệ Châu ...nghênh ngang đi lại giữa Bolsa như vậy. 6 tháng sau sẽ không còn ai nhắc đến Trịnh Xuân Thanh, kể cả khen hay chửi, hàng loạt các sự kiện khác sẽ cuốn cái tên của anh vào quên lãng. Chỉ một ít người thân biết đến anh trong vai một ông chủ công ty xây dựng nhà cửa nhỏ nào đó ở nơi anh định cư. 4 năm nữa việc anh có thể trở về thăm quê hương, hay thậm chí về nhà ở hẳn là điều hoàn toàn được. Lúc Trọng lú về rồi, những người cộng sản còn lại họ cũng chẳng bới ra việc của anh làm gì, khi nó dây dưa đến bao nhiêu người cộng sản khác, chứ không phải riêng anh. Hoặc 4 năm nữa những nhà đấu tranh kia bắt được con cá dân chủ, anh có trở về họ cũng không để ý anh mà , một phó chủ tịch tỉnh. Từ giờ đến lúc ấy sẽ năm này qua năm khác có bao nhiêu phó chủ tịch tỉnh đi lên, luân chuyển, bổ nhiệm. ...ai mà để ý đến anh cơ chứ. Tuy nhiên nếu anh vẫn muốn theo đuổi cuộc chiến của mình, cuộc chiến với Trọng lú hay cuộc chiến đấu tranh đòi sự công bằng. Anh cần có sự liên kết, làm việc với các luật sư quốc tế, luật sư về kinh tế, có chuyên môn am hiểu ngành nghề kinh doanh. Qua những luật sư này, họ sẽ có những liên hệ với các hãng truyền thông quốc tế để hỗ trợ sự vụ. Rất nhiều người luật sư, nhà báo đang sẵn sàng giúp đỡ anh. Và lời sau cùng, dù anh có chọn quyết định nào, khi anh cần, tôi vẫn ở bên anh như một người bạn tri kỷ. Với những vừa qua. Ở hai số phận và hai cuộc đời rất khác xa nhau, định mệnh đẩy chúng ta đi cùng một chặng đường nhỏ ngắn ngủi, cùng chơi một trận bóng hè đường. Nhưng đó là một đoạn đường ngắn, một trận bóng nhỏ mà chúng ta có thể mât đi đến cả tính mạng. Tôi phải trở lại với công việc tầm thường và lặng lẽ hàng ngày khi tôi chưa '' găp '' anh. Tôi viết bài , đi săn đồ , bán sách...nếu dư chút tiền tôi tặng cho những người nào tôi thấy họ khó khăn. Hẹn '' gặp lại '' anh. Với những người yêu mến và hy vọng một sự thay đổi nằm trong những câu chuyện tôi viết trong chục ngày qua, tôi xin nói rằng. Sự thay đổi đang đến, nó đến chính từ phía các bạn, những người quan tâm và chú ý đến câu chuyện. Chính sự quan tâm của các bạn sẽ là sự thay đổi , sự quan tâm càng lớn đến đâu thì sự thay đổi càng nhanh đến đó. Có hàng trăm câu chuyện khác đang cần sự quan tâm của các bạn, như chuyện Hoàng Sa, Trường Sa, Formosa...có rất nhiều người đấu tranh thực sự đang rât cần sự quan tâm của các bạn. Sẽ không có phần sau mang tên như thế này nữa, bởi bây giờ mọi việc không cần thiết phải để nhiều người hỏi có thật hay không, văn bản thật không, giấy tờ thật không. Bây giờ mọi việc nếu tiếp diễn, sẽ là Trịnh Xuân Thanh với những luật sư, và nếu là những luật sư thì tuỳ mỗi luật sư có quan hệ với hãng truyền thông nào, hãng đó sẽ đưa tin cho các bạn biết. Tuy nhiên thì tôi sẽ đóng vai ngoài lề, hóng hớt và ghi chép theo cái lối quê mùa ít học của mình để phục vụ một số bạn đọc ít ỏi thích hợp ở một dạng khác. Người Buôn Gió (Blog Người Buôn Gió)
  6. Ít ngày trước tôi có viết một bài nói về cuộc chiến tranh giữa Trọng – Thanh với lời tiên đoán là mặt trận này dù đang ác liệt, sẽ lắng xuống dần trong vài ngày tới. Tuy nhiên, do ước lượng tình thế không đúng, tôi đã đoán trật lất. Cuộc chiến tranh giữa Trọng và Thanh, mấy ngày qua chẳng những không giảm cường độ mà còn có chiều hướng dữ dội, khốc liệt hơn với sự tham dự của nhiều tay bắn sẻ như Kami, Nguyễn An Dân… Phe Trịnh Xuân Thanh vẫn nã đạn 130 ly đều đặn vào thành trì Cả Trọng với nhịp bắn hàng ngàn quả mỗi ngày, cao điểm lên 3.000 trong hai ngày. Cả Trọng, với bản tính ngậm miệng ăn tiền, chui xuống hầm trú ẩn bằng bê tông xây dưới lòng đất sâu 60m ra lệnh phản pháo tự do, trúng ai người đó chịu. Ban lãnh đạo ĐCS dù núp trong “bâng-cơ” (bunker) cũng có vài người bị tiếng nổ quá lớn – không biết do đạn của Trịnh Xuân Thanh hay của chính phe mình – như Trần Đại Quang, Đinh Thế Huynh, Vũ Huy Hoàng… chưa có thương tích nhưng cũng ù tai, nhức đầu, ngạt thở…, tuy ngoài mặt còn làm tỉnh nhưng trong bụng đã đánh lô-tô. Mặc dù chưa có dấu hiệu gì là thiếu thốn đạn dược, tiếp liệu…, Trịnh Xuân Thanh cũng vừa cho Gió bắn, vừa gửi một văn bản chính thức (cực kỳ lâm ly, bi đát, đẫm mồ hôi, nước mắt) cho bộ chính trị ĐCSVN vào ngày 11.09.2016, đề nghị đình chiến và đàm phán với sự hiện diện của ủy ban kiểm soát đình chiến. Thành phần nhân sự của ủy ban kiểm soát đình chiến do Thanh đề nghị. Nếu văn bản này được chấp thuận, đồng ý, Thanh sẽ ngưng pháo vào thành trì của tổng Trọng để đi tới đàm phán. Lời kêu gọi tái lập hòa bình trong nội bộ đảng này (tất nhiên) không được BCT cũng như tổng Trọng phúc đáp. Ai đời một thằng tép riu, ranh con – tuổi đời cũng như tuổi đảng không nhiều bằng những năm tháng nuốt nhục, luồn lọt, bưng bô, chè lá, điếu đóm, nâng bi các anh Đỗ Mười, Lê Khả Phiêu, Lê Đức Anh, Nguyễn Văn Linh… để leo lên chức vụ tổng bí thư – lại đòi ngồi ngang hàng nói chuyện với mình, đời nào Trọng chịu đựng được thái độ hỗn láo, mất dạy đó. Đến Ba Ếch mà Trọng còn đá một cú giò lái, văng tuốt về quê… đuổi gà, giặt quần cho vợ, ráng làm người tử tế, nữa là hạng ruồi muỗi như Thanh. Trong lúc Trọng đang còn điên đầu tìm cách phản pháo, đập chết Xuân Thanh thì dịp may đưa tới, hai tay bắn sẻ khá nổi tiếng trên diễn đàn mạng là Kami và Nguyễn An Dân xuất hiện, chấm được vị trí đặt pháo của Thanh, liền chơi luôn mấy phát CKC khiến xạ thủ Gió bị trúng đạn té nhào. Nhưng cũng may Gió có mặc áo chống đạn như Xuân Thanh nên không bị thương tích gì, chỉ bị sức đập của đầu đạn làm cho rêm ngực, khó thở. Kami cũng như Nguyễn An Dân là hai xạ thủ bắn sẻ có nhiều kinh nghiệm, biết nghe tiếng nổ để định hướng, chấm tọa độ nên tìm đến nơi đặt pháo, bất ngờ ra tay, tưởng Gió tiêu tùng. Hạ được Gió, Xuân Thanh sẽ mất đi xạ thủ ưu tú (XTƯT) khó tìm người thay thế, những người khác như Tạ Phong Tần, Điếu Cày, Cù Huy Hà Vũ… chỉ là xạ thủ nhân dân (XTND) thua XTƯT xa lắc, nhưng còn súng, còn đạn thì còn có thể tiếp tục chiến tranh, miễn kiếm ra nhân sự. Nhưng người định không qua trời định, Gió trúng đạn nhưng vẫn bình yên, hơn nữa cũng không phải loại gà mờ hay gà nuốt dây thung nên đang tìm cách bắn trả. Ngoài ra, khi Kami, Nguyễn An Dân chơi trò bắn sẻ Buôn Gió, khiến mặt trận Trọng – Thanh sôi động, khốc liệt hơn thì đồng thời cũng lôi kéo theo sự tham chiến của các tay bắn sẻ khác vốn là “Fan” của Gió như Huỳnh Ngọc Chênh, Phạm Thành… Đây cũng là những tay súng thiện xạ, dầy dạn kinh nghiệm chiến trường, lại can đảm, không sợ chết, không sợ thương tích. Thế là lập tức, Huỳnh Ngọc Chênh cùng Phạm Thành bắn trả, nhắm hướng Kami, Nguyễn An Dân chơi liền mấy viên CheyTac M200 để Gió có thời gian lấy lại tinh thần. Cùng lúc đó, thêm một luât sư ở Canada, ông Vũ Đức Khanh tiếp tế thêm đạn cho Trịnh Xuân Thanh bằng gợi ý qua một thư ngỏ, đề nghị Thanh tổ chức họp báo tại Canada, công khai hết mọi việc. Ông Khanh cũng cam kết bảo mật tối đa cho Thanh trong tiến trình tổ chức họp báo, cũng như xin tị nạn. Ta bắn người thì người bắn ta, có gì là lạ? Thế nhưng, quan sát trận chiến mịt mù khói lửa trong lòng đảng Mafia đỏ VN này, đồng thời chịu khó suy nghĩ, đặt câu hỏi: Ai là người hưởng lợi nhiều nhất khi trận chiến chấm dứt, có thắng bại rõ ràng giữa tổng Trọng và phe “kháng chiến” của Trịnh Xuân Thanh? Thử đặt ra những kịch bản để tìm “đáp án” cho những ngày sắp tới. Kịch bản 1: Phe Trịnh Xuân Thanh thắng, chắc chắn sẽ có một cuộc thanh trừng lẫn thanh toán nhau một cách sâu rộng diễn ra giữa những người đồng chí, đồng sàng nhưng dị mộng. Tổng Trọng sẽ phải từ bỏ giấc mộng tiếp tục làm tổng bí thư đến hết nhiệm kỳ, trở về trường đảng trung ương, với bằng tiến sĩ, lại biết lý luận, sẽ dạy lý luận chính trị Mác-Lê cho các… học sinh mẫu giáo. Những kẻ núp sau cánh gà, điểu khiển, giật dây con cờ Trịnh Xuân Thanh, Người Buôn Gió… sẽ xuất hiện, chính thức nắm lấy quyền hành, tổ chức lại cơ cấu, nội bộ đảng. Trịnh Xuân Thanh sẽ trở về VN, phục hồi đảng tịch, chức vụ… Người Buôn Gió trở nên nổi tiếng cả nước, được ca tụng, khen thưởng, đón tiếp như một anh hùng, dám chơi dám chịu, đã cứu được sự đổ vỡ toàn diện của đảng CSVN, được tự do đi về VN, loạt phóng sự “Trịnh Xuân Thanh, con dê tế thần” sẽ được in ấn, xuất bản trong nước, có thể trở thành sách giáo khoa hoặc dùng làm tuyển tập huấn luyện đảng viên. Kịch bản 2: Phe tổng Trọng thắng, sau khi một toán đặc nhiệm của tình báo CSVN ra hải ngoại, tìm bắt được Trịnh Xuân Thanh, dẫn độ về nước hoặc tổng Trọng đồng ý đàm phán, cho BCT tổ chức xét xử công khai Thanh với tất cả những điều kiện như Thanh yêu cầu. Tuy nhiên, khi Thanh vừa xuất hiện hay về đến VN, tổng Trọng sẽ cho “úp sọt” bắt giữ Thanh luôn, không xét xử công khai như đã hứa. Lúc đó báo chí lề phải, ban tuyên giáo sẽ mở hết công suất để kết tội Thanh. Phần Buôn Gió, đường về quê sẽ xa lắc lê thê, (bởi) trót nghe theo lời u mê… có biết đâu niềm tin đã nằm trong thiên tai… Trong quá khứ CSVN đã bội tín không phải một lần với một người, môt tổ chức, môt công ty, một quốc gia mà luôn luôn bội tín với tất cả những hiệp định, hiệp ước ký kết, từ hiệp định Genève, hiệp định Paris, đến những công ước quốc tế chống tra tấn, bảo vệ nhân quyền…, hoặc những cam kết, hợp đồng đã ký với chính phủ Đức về việc hồi hương 60.000 khách thợ ở Đông Đức cũ… Với quốc tế, đảng CSVN còn coi các hiệp định, công ước, hợp đồng như mớ giấy lộn thì lời hứa, cam kết với Thanh có nghĩa lý gì? Tóm được Thanh rồi, cả Trọng sẽ an tâm, ăn ngon, ngủ yên, mạnh dạn xúc tiến những kế hoạch đã sắp sẵn trong đầu. Chiến dịch “Đã hổ, diệt ruồi” sẽ được tiến hành mạnh mẽ và cẩn trọng hơn. Những con ruồi, lẫn hổ nằm trong danh sách cần phải dứt nọc hay lọt vào tầm ngắm của tổng Trọng sẽ không còn đường chạy thoát như Trịnh Xuân Thanh nữa. Vũ Huy Hoàng, Đinh La Thăng… có thể sẽ bị sờ gáy trong tương lai gần. Những kẻ ngo ngoe, ngắm nghía cái ghế tổng bí thư của Trọng như Trần Đại Quang, Đinh Thế Huynh… sẽ bị bụp trước không còn đất sống. Kịch bản 3: Tổng Trọng bỏ qua mặt trận Xuân Thanh – mặc cho Gió bắn phá tổng hành dinh – ra lệnh tiếp tục khai triển chiến dịch, đánh vào các mục tiêu khác. Khi đó các đảng viên trung ương và BCT sẽ tìm cách móc nối, liên kết để loại trừ, tiêu diệt lẫn nhau, đảng viên trung cấp hoặc cỡ tép riu hoảng hốt, không ai đoán được số phận mình ra sao vì tên nào cũng có tội hối lộ, tham nhũng, bòn rút của công và không biết ai sẽ thắng. Họ sẽ tìm cách, một là chuồn khỏi nước như Thanh (nếu có thể), hai là tập họp nhau lại làm đảo chính. Cách nào thì đảng CS cũng sụm bà chè. Xác suất để xẩy ra kịch bản này rất nhỏ, khoảng chừng 2-3%, nhưng không có gì là không thể xẩy ra trong tình trạng rệu rã hiện nay của đảng. Trong 3 kịch bản này, hai kịch bản đầu sẽ không đem đến bất cứ một lợi ích nào cho dân tộc, đất nước, xã hội VN. Chỉ có kịch bản thứ ba là (có thể) có lợi cho dân tộc, đem đến những sự thay đổi lớn lao cho đất nước. Dùng chữ có thể trong mở, đóng ngoặc đơn là khi đảng CS bị tan vỡ, sụp đổ, nếu các tổ chức xã hội dân sự, các hội đoàn, bắt tay lại được với nhau và nếu công an, cảnh sát, quân đội quay trở về với dân, sẵn sàng chống trả lại sự can thiệp của Trung Cộng, giữ gìn an ninh của tổ quốc. Hy vọng lắm thay. Thạch Đạt Lang (Ba sàm)
  7. Dù không có tên trong các dự án đã được duyệt từ trước nhưng dự án thép Hoa Sen Cà Ná đã được Bộ Công thương bổ sung vào quy trình quy hoạch ngay trước thời điểm Chính phủ yêu cầu xây dựng lại quy hoạch ngành thép hơn nửa tháng. Một dự án được bổ sung vào quy hoạch ngành nhanh chóng mà chưa thông qua các cơ quan thẩm định, đánh giá. Điều này có gì bất thường hay không? Không quá khó để tìm ra mối liên hệ giữa ông Trần Tuấn Anh – Bộ trưởng Bộ Công thương hiện nay và ông Lê Phước Vũ – Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Tôn Hoa Sen. Ông Trần Tuấn Anh, con trai của cựu chủ tịch nước Trần Đức Lương, sau khi kết hôn với người mẫu Thùy Hương (1) đã trở thành anh em cột chèo với ông Lê Phước Vũ. Ảnh đại gia Lê Phước Vũ và vợ là bà Mỹ Hạnh (em ruột bà Thuỷ Hương) Ảnh Bộ trưởng Bộ Công thương Trần Tuấn Anh và vợ là người mẫu Thuỷ Hương Điểm qua một số sự kiện song hành của ông Trần Tuấn Anh trong quá khứ cùng tập đoàn Tôn Hoa Sen - kể từ thời còn làm Thứ trưởng. - Tháng 6/2015, tại khu công nghiệp Đông Hồi – Thị xã Hoàng Mai, tỉnh Nghệ An phối hợp với Tập đoàn Hoa Sen tổ chức lễ khởi công xây dựng nhà máy Hoa Sen thứ 2 của Tập đoàn Hoa Sen tại Nghệ An. Dự lễ khởi công về phía khách mời có ông Trần Tuấn Anh – Phó Trưởng ban kinh tế Trung ương, Thứ trưởng Bộ Công thương.(2) - Tháng 1/2016, Công ty Tôn Hoa Sen cùng tham gia đoàn công tác của Bộ Công Thương do Thứ trưởng Trần Tuấn Anh dẫn đầu tại Bắc Kạn. (3) - Tháng 2/2016, Tập đoàn Hoa Sen tổ chức sự kiện xuất khẩu lô hàng 20.000 tấn tôn thành phẩm đến Hoa Kỳ. Đến dự sự kiện có các đồng chí: Trần Tuấn Anh, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công thương (4) - Tháng 3/2016, Thứ trưởng Trần Tuấn Anh dự lễ khởi công nhà máy Tôn Hoa Sen Hà Nam. Tháng 4/2016, Quốc hội đã bỏ phiếu kín phê chuẩn đề nghị của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc về việc bổ nhiệm ông Trần Tuấn Anh làm Bộ trưởng Bộ Công thương thay ông Vũ Huy Hoàng. Tháng 8/2016, Bộ Công thương bổ sung dự án thép Hoa Sen Cà Ná vào quy hoạch ngành thép tại tỉnh Ninh Thuận. Chiều 27/8/2016, tại buổi làm việc với tỉnh Ninh Thuận, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã chỉ đạo: “Tỉnh Ninh Thuận cùng với Bộ Công thương đánh giá về thiết bị, công nghệ của nhà máy này. Muốn đảm bảo môi trường phải sử dụng thiết bị hiện đại, đặc biệt không được xả nước thải ra biển" (5) Ngày 6/9/2016, trả lời báo chí, đại gia Lê Phước Vũ công bố: "Hiện các tổ hợp luyện thép lớn trên thế giới đều sử dụng công nghệ Trung Quốc nên việc này không thành vấn đề..." (6) Không quá khó để người ta xâu chuỗi các mối liên hệ kể trên với nhau để đưa ra kết luận cho sự hình thành của nhóm lợi ích mới sau cuộc thanh trừng thứ XII của nội bộ đảng Cộng sản. Mối quan hệ mật thiết giữa Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc – Bộ trưởng Bộ Công thương Trần Tuấn Anh và đại gia Lê Phước Vũ đã có câu trả lời cho công luận về việc đưa Ninh Thuận vào quy hoạch ngành thép năm 2016 một cách quá dễ dàng. Người Quan Sát 14.9.2016 (DLB)
  8. Đòn nham hiểm này đánh qua Thanh sẽ làm 3 ứng viên trẻ tuổi còn sức đi tiếp kia phải dè chừng bước chân của mình. Nếu tương lai muốn đi tiếp thì phải nghe Trọng ngay từ bây giờ, còn không sẽ phải chiu điều tra vì liên quan. Sự thất bại đầu tiên thuộc về Ban kiểm tra trung ương đảng do Trần Quốc Vượng, cánh tay phải của Nguyễn Phú Trọng, người mà suốt cả nhiệm kỳ trước là chánh văn phòng cho Trọng. Trước nữa Vượng là viện trưởng viên kiểm sát tối cao. Thông tin về Trần Quốc Vượng trên báo chí mới đây đều bị cắt bỏ phần hoạt động trước, đảng chỉ giới thiệu lý lịch Vượng từ năm 2006 trở lại đây. Trần Quốc Vượng có kinh nghiệm về an ninh, tố tụng và xử lý việc trong đảng. Dưới sự nâng đỡ của đàn Nguyễn Phú Trọng, chỉ trong thời kỳ Trọng lọt vào tứ trụ, Vượng liên tục được cất nhắc qua nhiều chức vụ và cuối cùng lọt vào tốp 10 quyền lực trong Bộ Chính Trị. Thế nhưng với từng ấy bề dày kinh nghiệm trên lĩnh vực pháp luật, nội vụ đảng. Trần Quốc Vượng đã không thể làm gì được Trịnh Xuân Thanh suốt mấy tháng ròng, từ khi nhận chỉ đạo của Trọng từ đầu tháng 6 xử lý Trịnh Xuân Thanh. Ba tháng trời dù lệnh đốt cháy giai đoạn, có thể bỏ qua cả trình tự pháp luât, dùng luật đảng và lệnh của TBT để đè lên pháp luật....nhưng Trần Quốc Vượng không thể nào ép được Trịnh Xuân Thanh nhận tội. Sau nhiều cuộc thanh tra, kiểm tra, đối chất, làm việc với các đơn vị liên quan đến vụ Trịnh Xuân Thanh không đạt được kết quả nào. ngoài những kết luận ban đầu mang tính áp đặt của Trọng. - Dùng xe tư đeo biển xanh chạy. - Tự ý xin bổ nhiệm. - Liên quan đến thất thoát 3000 tỷ. 1. Dùng xe tư đeo biển xanh chạy. Ở việc dùng xe tư đeo biển xanh chạy là sai, nhưng cái sai đó phải được phân tích đúng tình , đúng lý. Nếu là người dân dùng xe ô tô biển số giả, mức xử lý quy định như sau. Khi tham gia giao thông mà xe lắp biển số giả có thể bị xử phạt hành chính từ 4.000.000 đồng - 6.000.000 đồng theo quy định tại điểm d, khoản 5, Điều 16 và bị áp dụng biện pháp xử phạt bổ sung tại điểm c, khoản 6, Nghị định 171/2013/NĐ-CP như sau: "Điều 16. Xử phạt người điều khiển xe ô tô (bao gồm cả rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo theo) và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm quy định về điều kiện của phương tiện khi tham gia giao thông [...]5. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây: ..... d) Điều khiển xe gắn biển số không đúng với Giấy đăng ký xe hoặc biển số không do cơ quan có thẩm quyền cấp;" Như vây trong trường hợp Trịnh Xuân Thanh là người dân, dùng xe ô tô biển số giả. Thanh sẽ bị áp mức xử phạt trên. Ở đây Thanh là phó chủ tịch tỉnh, hàm tương đương thứ trưởng. Hãy đối chiếu về quy định tiêu chuẩn và định mức chế độ sử dụng xe ô tô công. Thanh ở trong trường hợp được quyền đi xe công với điều kiện tự túc. Biển số xe do công an Hậu Giang cấp, như vậy Thanh chịu lỗi về biển số gắn không đúng. Việc như thế đã có nghị định xử phạt, có mức phạt quy định. Chuyện tổng bí thư, văn phong trung ương đảng, ban kỷ luật trung ương vào cuộc xem xét chủ nhân trước xe dưới danh nghĩa là bảo vệ uy tín đảng là việc làm bịp bợp. Đảng luôn tìm cách che đây đồng đảng của mình, chuyện đảng nói rằng vì giữ uy tín cho đảng nên phải xử lý đồng chí đi xe gắn biển không đúng giấy tơ xe đăng ký là chuyện tào lao, không lừa được người dân vốn dã bị lừa quá nhiều. Sự việc Formosa sai phạm về hình sự, gây hậu quả nghiêm trọng cho môi trường, dù là lỗi sơ ý như đảng xem xét cũng phải truy tố hình sự vì hậu quả quá lớn, không khắc phục được. Nhưng đảng đã nhận 500 triệu usd và coi là xong. Không phải bồi thường do phán quyết của toà hình sự, cũng không phải xử phạt hành chính....mà như đảng là một công ty làm ăn và cầm tiền bồi thường của công ty khác. Mọi yêu cầu xử lý hình sự Formosa bị đảng coi là chống phá chế độ, mọi đòi hỏi quyền lợi của người dân bị thiệt hại trực tiếp , đảng cho là phá rối an ninh trật tự. Trong khi đó thì ông TBT lờ vụ Formosa để chỉ đạo vụ biển xe không đúng xe. Ai cũng hiểu đây là cái cớ, vì các tài liệu chưa đủ chứng minh Trịnh Xuân Thanh phạm tội hình sự gì. Trọng dùng báo chí kết hợp với ban kiểm tra trung ương hướng dư luận kết tội Thanh, hòng tạo áp lực để Bộ Công An vì sức ép dư luận sẽ bất chấp làm trái quy định, xử lý Thanh. Vụ tự xin bổ nhiệm. Có gì sai nếu một người xin được thăng chức, xin được chuyển công tác khác, xin được bổ nhiệm. Chẳng có gì là sai, nhưng Trọng bị ám ảnh năm trước đòi kỷ luật Ba Dũng ra quốc hội. Chuyện tưởng như gần xong thì Ba Dũng chơi đòn. - Mọi người tín nhiệm tôi thì tôi làm. Trọng đã không làm gì được Ba Dũng và Trọng phải rơi lệ. Thật ra thì trước hôm ra quốc hội, Ba Dũng cũng rơi lệ vì không nghĩ có ngày mình bị ép vào được cùng như vậy. Nhưng thật bất ngờ, chỉ một câu nói đơn giản không phải những lời khuôn sáo, Ba Dũng được cảm tình quốc hội và trụ lại. Sau đó phiếu tín nhiệm lại cao vọt gần như dẫn đầu. Đến đại hội 12, Trọng lo sợ Ba Dũng sẽ lập lại câu nói ấy. Lúc đó số phiếu cho Ba Dũng khoảng hơn 40 %, một số lửng lơ chưa quyết. Chỉ cần Ba Dũng giở bài nói một câu. - Tôi vẫn muốn cống hiến, nếu các đồng chí tín nhiệm tôi sẽ làm. Chắc chắn kết quả bầu cho Ba Dũng ở lại sẽ khác, và sẽ không phải một mình Trọng như bây giờ độc ngôi để biến mình thành Cha già dân tộc thứ hai. Nhưng vì lý do nào đó, Trọng đã bắt Dũng không được nói. Cũng có thể do Ba Dũng chủ quan và thích kiểu oai là mọi người tin tôi thì tôi làm, một kiểu anh hùng rơm như thế chỉ cần bị đối thủ chơi trò tiểu nhân hơn là bại. Cái ám ảnh đấy theo Trọng đến tận bây giờ khi Trọng ở ngôi cao nhất trong Đảng. Giá thử nếu Trọng ở ngôi thứ ba , thứ tư chắc ông ta cũng khoái cái chuyện tự đê cử mình. Nhưng giờ ông ta ở ngôi cao nhất, ông ta sợ trong một cuộc họp trung ương nào đó khoá 12, có một uỷ viên BCT đứng ra nói anh Trọng già yếu, tôi xin ứng cử thay, đề nghị mọi người biêủ quyết. Trọng đè Thanh chuyện tự xin bổ nhiệm là vì lý do thế. Trọng muốn dưới thơi của Trọng không thằng nào được phép tự ý xin bổ nhiệm và muốn nó thành tiền lệ trong đảng ở các kỳ họp trung ương diễn ra sau này. Vì những lý do không trong sáng và không đủ sức thuyết phục, cũng như không đủ căn cứ xét tính chất ở vụ xe biển xanh và tự ứng cử. Ba trong hai chiêu bài Trọng sai Vượng cầm đi bị thất bại. Nhưng hai đòn này thành công trên mặt dư luận nhờ Đinh Thế Huynh định hướng báo chí, liên tiếp muôn vàn nhà báo, dư luận viên xung trận đánh chìm Trịnh Xuân Thanh từ kẻ đi xe biển xanh thành kẻ tội đồ dân tộc, kẻ tham nhũng, biến chất ( mặc dù chưa có kết luận chính thức bằng văn bản nào..) Và Nguyễn Phú Trọng, cha già dân tộc thứ hai, đầy anh minh và tràn trề sức lực huy hoàng trong mắt quần chúng nhân dân. Chiêu bài thứ ba là thất thoát 3000 tỷ Trọng , Huynh, Vượng biến vụ thất thoát này cho thiên hạ nghĩ rằng đây là tham nhũng. Trong khi đó bộ công an , viện kiểm sát và chính phủ ...những người biết rõ câu chuyện thì họ thận trọng hơn và muốn xem xét kỹ. Vì viêc chuyển nợ, chuyển lỗ chạy vòng từ tập đoàn này sang tập đoàn khác để che đậy, không phải là lỗi của cá nhân Thanh. Hơn ai hết Nguyễn Xuân Phúc, Hoàng Trung Hải, Đinh La Thăng... ba uỷ viên bộ chính trị hiện nay đều có liên quan đến việc này ở nhiệm kỳ trước của họ. Đòn nham hiểm này đánh qua Thanh sẽ làm 3 ứng viên trẻ tuổi còn sức đi tiếp kia phải dè chừng bước chân của mình. Nếu tương lai muốn đi tiếp thì phải nghe Trọng ngay từ bây giờ, còn không sẽ phải chiu điều tra vì liên quan. Cũng vì sự liên quan không hẳn lỗi do Thanh, nên ban kiểm tra trung ương của Vượng sai đi gần như tay trắng trở về. Trọng tức tối bắt Công an và Chính Phủ vào cuộc tiến hành bắt Thanh ngay. Sự chần chừ của công an và chính phủ là do họ thấy động cơ mù quáng của Trọng đang xúi họ làm ẩu. Lỡ có gì bản thân họ chịu tội, lên thượng tướng Lê Quý Vương nói phải cần có điều tra, có khi là 4 tháng và còn hơn nữa trên nguyên tắc suy đoán vô tội. Còn Phúc Hói biết chắc cuộc tấn công này không nhằm vào mình, chuyến đi chầu thiên triều Trung Cộng sẽ về phần mình, chắc chắn rồi Phúc mới ra mặt chỉ đạo làm vụ Trịnh Xuân Thanh, những là mãi sau này. Ở phần trước có nói Trịnh Xuân Thanh vào thành phố HCM thì mất tích sau vụ khám nhà, bắt nguội hụt. Trước khi xảy vụ khám nhà, Thanh có đến gặp một uỷ viên BCT ở nhà riêng tại Hà Nội nói. - Sao em lại bị xử ép thế này, lỗ là do trên chuyển nợ xuống, đâu phải em. Vị uỷ viên BCT kia dỗ dành. - Chả có gì đâu, chú cứ nhận rồi sẽ xong thôi. Thanh bảo. - Thôi em chả tin vào bọn này, nó cứ nhốt mình tù mọt gông có cho nói đâu. Em '' đi đây '' Vị uỷ viên BCT kia lặng ngắt lúc lâu không nói gì,, dù Thanh nhấn lại tiếp ''em đi đấy, đi thật đấy''. Ông ta điềm tĩnh đi lấy một gói bánh, mở gói bánh ra mời Thanh ăn, ông nói. - Ngày xưa khó khăn, toàn ăn lương khô, giờ lâu lâu cũng thèm, ăn bánh cho đỡ nhớ. Chú ăn đi, bánh ngon, tí chú cầm chỗ dở về mà ăn. Ông ta không nói gì thêm, ăn bánh xong lặng lẽ tiễn Thanh về. Chỉ có thằng ngu mới không hiểu người ta đưa lương khô cho mình làm gì..... ...và Thanh thì không ngu.... Người Buôn Gió (Blog Người Buôn Gió)
  9. Thông tin chính thức là Trịnh Xuân Thanh hôm nay cùng vợ và hai con nhỏ ( hai con nuôi nhận ở trại mồ côi ) đã đến một quốc gia dân chủ. Hiện nay dư luận có một số ý kiến, từ những nhà '' đấu tranh dân chủ nặc danh '' cho rằng. - Việc Trịnh Xuân Thanh nhờ tôi giúp đỡ, ảnh hưởng đến danh dự của những nhà đấu tranh dân chủ. Vì tiếp tay cho quan chức cộng sản. Về ý kiến này tôi xin trả lời. - Thứ nhất tôi chưa bao giờ nhận mình là nhà đấu tranh dân chủ, cũng chưa ai phong cho tôi, chính các bạn những người nêu ý kiến này cũng chưa bao giờ phong cho tôi. Thật bất ngờ là ở lần này thì các bạn phong cho tôi cái danh ấy, và đòi hỏi tôi phải giữ danh dự cho những nhà đấu tranh. Tuy nhiên nếu các bạn khẳng định được rằng việc tôi dừng giúp sức cho Trịnh Xuân Thanh sẽ khiến danh dự của những nhà đấu tranh dân chủ được sáng giá hơn, tôi sẽ chấp nhận dừng sự kiện này. Với điều kiện các bạn công khai tên tuổi, danh tính và được những người đấu tranh dân chủ khác đồng tình. Một số người đơn lẻ, không phải chịu trách nhiệm hay hoạt động cùng ai thì nói rằng. - Hành động của tôi đã tạo nên sự kiện khiến phong trào dân chủ bị suy yếu, không phát triển vì chạy theo sự kiện, quên phận sự của mình. Về ý kiến này tôi xin trả lời. - Các bạn có hoặc đã giao cho phong trào đấu tranh dân chủ nhiệm vụ gì, và những nhà đấu tranh ấy đã làm chậm hoặc không hoàn thành nhiệm vụ ra sao.? Nếu chứng minh được nếu tôi dừng sự kiện này, phong trào dân chủ sẽ phát triển mạnh hơn. Tôi sẽ dừng lại. Mặc dù tôi không bị bắt buộc phải dừng, nhưng tôi tôn trọng những gì người khác đang làm có lợi cho đất nước. Một cuộc thăm dò ở một tổ chức đấu tranh cuối cùng mà tôi từng sinh hoạt là nhóm NoU Hà Nội. Các thành viên đều nhất trí để tôi theo đuổi sự kiện này. Điều đó thể hiện tôi có trách nhiệm với những người bạn đã từng sát cánh với mình. Trong bao la của phong trào đấu tranh dân chủ này, tôi không thể chiều lòng theo vài ý kiến cá nhân lẻ tẻ. Tôi sẽ không nói về những ý kiến này một lần nào nữa để khỏi mất thời gian. Việc tôi trả lời thế này cũng là tôn trọng ý kiện các bạn. Bây giờ thì tôi tiếp tục câu chuyện về Trịnh Xuân Thanh, phần thứ 13. Trịnh Xuân Thanh đã gửi một lá thư đến Bộ Chính Trị, vì điều kiện thư gửi qua email lên không ký tên. Cá nhân tôi đảm bảo lá thư này là của Trịnh Xuân Thanh viết. Do không bắt được Trịnh Xuân Thanh, uy tín của Nguyễn Phú Trọng bị giảm sút trầm trọng. Nguyễn Phú Trọng đã chỉ đạo Đinh Thế Huynh và các bồi bút chọn phương án làm sao để dư luận phải đi theo chiều hướng Trịnh Xuân Thanh và Bùi Thanh Hiếu là những tên xấu xa, cặn bã. Chúng tôi sẽ sẵn sàng chấp nhận tất cả mọi quy chụp và không thanh minh bất kỳ một lần nào nữa, kể cả những chất vấn về bằng chứng và đoì hỏi phải làm thế này, thế kia. Nếu các bạn không tin có thể không đọc. Các bạn có thể bình phẩm, đánh giá nó là giả tạo trên trang cá nhân của các bạn. Tôi khước từ những câu hỏi theo dang tin nhắn, điện thoại, comment hoặc trực tiếp. Được đăng bởi Thanhhieu Hieubui vào lúc 12:24 (blog nguoibuongio)
  10. Quyết định này là một "nguy cơ nghiêm trọng" cho con đường hoạn lộ của Trần Đại Quang. Xuất phát từ Ban Bí thư, đây được xem là ý đồ loại trừ cơ hội Trần Đại Quang, có thể là con bài phe phái đưa ra tranh ghế Tổng bí thư, dự trù sẽ được Trọng trao lại cho Đinh Thế Huynh nếu Trọng rời ghế đảng trưởng giữa nhiệm kỳ như đã hứa hẹn trong đại hội đảng 12. Đã có chỉ dấu tấn công vào Trần Đại Quang... Trong cuộc khai pháo bắn vào Vũ Huy Hoàng và Trịnh Xuân Thanh để mở đường tổng tấn công vào phe ba X, trong nhóm tứ trụ, ngoài Nguyễn Phú Trọng là tổng tư lệnh đả muỗi đập ruồi, thì Nguyễn Xuân Phúc, Nguyễn Thị Kim Ngân đều lên tiếng vuốt đuôi đảng trưởng. Chỉ riêng Trần Đại Quang là im hơi kín tiếng. Vậy thì ông chủ tịch nước của đảng này đang là đồng chí cùng bọn hay là đồng rận khác nhóm với Nguyễn Phú Trọng? Chuyện con ruồi Trịnh Xuân Thanh còn nhỏ hơn con ruồi Tân Hiệp Phát mà ngày qua đêm lại ngài tổng vẫn bí và lù trong việc dứt điểm. Do đó, nhân dịp kỷ niệm cướp chính quyền, một quân "nguyên" chức bự ngày xưa là Trương Tấn Sang đã phải cầm cờ phất thêm sức đập ruồi cho Nguyễn Phú Trọng với bài viết "Gánh nặng trách nhiệm trước lịch sử và tương lai." (1) Tư Sang rào trước đón sau nhưng cuối cùng cũng lộ rõ ý đồ: gánh nặng trách nhiệm trước lịch sử và tương lai là phải dập cho được phe nhóm Nguyễn Tấn Dũng vẫn còn lắm tiền và quyền. Trần Đại Quang nhân ngày này cũng viết một bài thật dài (2). Nhưng khác với nguyên chủ tịch nước - móm méo ủng hộ tổng Trọng truy cùng đuổi tận đám “tư bản thân hữu”, “lợi ích nhóm”, “sân sau của gia đình” ở trong đảng... thì chủ tịch Quang kêu gọi đảng ta đại đoàn kết và không đá động gì đến những nỗ lực "cần làm ngay" của tổng bí. Rõ ràng là Trần Đại Quang là đồng bọn (BCT) nhưng không là đồng chí với Nguyễn Phú Trọng. Vấn đề còn căng hơn nếu đi ngược thời gian chỉ vài tuần để nhìn về một sự kiện liên quan đến Trần Đại Quang. Đó là Thông báo Kết luận của Ban Bí thư về việc xác định tuổi của đảng viên (3) Ngày 17/8, Phạm Minh Chính, Trưởng ban Tổ chức Trung ương ký ban hành văn bản 13-TB/TW đặt vấn đề cán bộ đảng viên khai lại tuổi và quyết định không xem xét tuổi mà đảng viên đã điều chỉnh nhưng sẽ dựa vào tuổi của đảng viên đã khai trong hồ sơ gốc lý lịch đảng viên khi vào đảng. Quyết định này là một "nguy cơ nghiêm trọng" cho con đường hoạn lộ của Trần Đại Quang. Xuất phát từ Ban Bí thư, đây được xem là ý đồ loại trừ cơ hội Trần Đại Quang, có thể là con bài phe phái đưa ra tranh ghế Tổng bí thư, dự trù sẽ được Trọng trao lại cho Đinh Thế Huynh nếu Trọng rời ghế đảng trưởng giữa nhiệm kỳ như đã hứa hẹn trong đại hội đảng 12. Theo bản tóm tắt tiểu sử đăng tải trên VOV thì Trần Đại Quang sinh năm 1956 (4): Tương tự như bản tóm tắt ghi trên Cổng Thông tin điện tử của Chính phủ (5): Điểm cần ghi nhận là dựa vào tiểu sử này thì Trần Đại Quang lúc mới: - 15 tuổi 9 tháng đã là học viên trường Cảnh sát Nhân Dân; - 16 tuổi đã là học viên trường Văn hoá Ngoại ngữ của Bộ Nội vụ. - 19 tuổi đã là cán bộ Cục Bảo vệ chính trị của Bộ Nội vụ. Thật ra, Trần Đại Quang sinh năm 1950 với những chứng tích trên giấy tờ như sau: Tuy nhiên, Trần Đại Quang đã "điều chỉnh" ngày sinh của mình từ 1950 thành 1956 qua văn bản chứng nhận của chủ tịch tỉnh Ninh Bình lúc ấy là ông Đinh Văn Hùng: Với những chứng tích này thì Trần Đại Quang đáng lẽ phải nằm trong danh sách "những người sinh từ năm 1956 trở về trước sẽ phải ra đi" vào thời điểm đại hội 12 chứ đừng nói gì việc được vào ngồi ghế Chủ tịch nước. Do đó, kết luận của Ban Bí thư về việc xác định tuổi của đảng viên với văn bản 13-TB/TW là một phát súng chỉ thiên mới từ tiền đồn Nguyễn Phú Trọng bắn lên trời nhưng có đường cong bay xuống đầu Trần Đại Quang. Từ Yên Bái sang đến Trịnh Xuân Thanh rồi sẽ đến Trần Đại Quang. Để xem tình trạng "đập chuột bể bình rồi" (6) của Nguyễn Phú Trọng sẽ đi về đâu... Vũ Đông Hà _________________ (1) http://dantri.com.vn/xa-hoi/ganh-nang-trach-nhiem-truoc-lich-su-va-tuong-lai-2016090109113167.htm (2) http://vietnamnet.vn/vn/thoi-su/chinh-tri/324271/bai-viet-cua-chu-tich-nuoc-nhan-cach-mang-thang-8-va-quoc-khanh.html (3) http://nguyentandung.org/ket-luan-cua-ban-bi-thu-ve-viec-xac-dinh-tuoi-cua-dang-vien.html (4) http://vov.vn/chinh-tri/dang/danh-sach-va-tieu-su-19-uy-vien-bo-chinh-tri-khoa-xii-473596.vov (5) http://www.chinhphu.vn/portal/page/portal/chinhphu/tieusulanhdao?personProfileId=1780&govOrgId=2876 (6) http://danlambaovn.blogspot.com/2016/09/nguyen-phu-trong-ap-chuot-be-binh-roi.html (Dân Làm Báo)
  11. Gần một tuần lễ trôi qua, cường độ giao tranh nơi chiến sự trời Nam trong đảng CSVN vẫn đang rất ác liệt, chưa có chiều hướng thuyên giảm. Tiếng súng đại bác 130 ly, chen lẫn từng tràng tiếng tiểu liên AK-47 vẫn đang ì ầm vang vọng khắp nơi, chẳng những ở trong nước mà còn lan ra tới hải ngoại. Phe khởi động cuộc chiến tranh mang tên “đả hổ, diệt ruồi” do tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, thường được gọi một cách “kính yêu” là Trọng , làm tổng tham mưu trưởng kiêm tư lệnh mặt trận, sau những ngày đầu ào ào ra quân đầy khí thế, những tưởng rằng sẽ chiến thắng cuôc chiến trong thời gian ngắn, ai ngờ đang phải vất vả đối phó với những đợt mãnh pháo cường tập TOT (Total on Target) bắn trả của phe phản đòn do Trịnh Xuân Thanh làm tư lệnh. Chiến dịch “Đả hổ, diệt ruồi” với chiêu bài Diệt Tham Nhũng thật ra đã được tư lệnh Trọng ấp ủ từ lâu, ngay sau khi đại hội 12 của đảng CSVN kết thúc, loại được đối thủ đồng thời cũng là kẻ thù truyền kiếp của mình là Nguyễn Tấn Dũng, tức Ba Ếch ra khỏi vòng tranh chấp, ép Ba Ếch phải đi… làm người tử tế. Khi chiến dịch bắt đầu, tư lệnh Trọng ra lệnh cho đàn em tấn công căn cứ Hậu Giang, tìm diệt những con ruồi cộm cán. Lọt vào tầm ngắm của Trọng trước hết là Trịnh Xuân Thanh, cựu phó chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang, trong thời gian làm phó giám đốc tổng công ty xây lắp dầu khí PVC nổi tiếng với thành tích làm lỗ 3.200 tỉ VNĐ chỉ trong vòng vài năm, nhưng sau đó lại được thăng chức, cơ cấu về làm phó chủ tịch tỉnh. Viên đạn đầu tiên bắn tỉa bằng súng CKC “Lexus biển xanh” trúng ngực Trịnh Xuân Thanh, nhưng không gây thiệt hại gì vì Thanh mặc áo chống đạn. Không bị thương tích, sứt mẻ nhưng Thanh biết ngay nguy hiểm đang chờ đón. Biết mình sức yếu, thế cô, Thanh lẳng lặng tìm cách thoát thân không gây ồn ào, chú ý của dư luận. Cũng có nguồn tin cho rằng Thanh là đàn em của Ba Dũng, bị Trọng nhắm đầu tiên vì Trọng dư trù, sau khi diệt được Thanh sẽ đến lượt Vũ Xuân ? (Huy) Hoàng, Đinh La Thăng, cùng phe miền Nam với Dũng. Phát súng CKC bắn đi, trúng vào ngực Thanh, Trọng hả hê, hớn hở, hồ hởi, hân hoan, hí hửng tưởng rằng mình là Độc Cô Cầu Bại, chuẩn bị ra lệnh đem Thanh lên bàn mổ. Bất ngờ Thanh biến mất, không biết đi đâu, không rõ tông tích, không để lại dấu vết, khiến Trọng giận dữ, tức tối, điên cuồng cho họp bộ tham mưu ra lệnh truy nã Thanh. Đám đảng viên, công an, cảnh sát nháo nhào, cuống quýt đi tìm dấu vết, nơi trú ẩn của Thanh từ nhà riêng đến công sở, cà phê ôm, quán bar rượu, sàn nhẩy… Không ai thấy tăm hơi. Đúng vào lúc cả bọn còn đang hoang mang, lo sợ thì ầm một phát, viên đạn trái khói bắn điều chỉnh tọa độ của Trịnh Xuân Thanh do Người Buôn Gió tức Bùi Thanh Hiếu làm xạ thủ, rót trúng ngay trung tâm hành quân của Nguyễn Phú Trọng. Cũng may lúc đó ngoài giờ làm việc, không bị cắm trại, cả ban tham mưu đều về nhà hay ra quán rượu, bar… ăn uống, nhậu nhẹt, thăm các em chân dài các cái… nên không ai chết hay bị thương tật gì, chỉ có thiêt hại vật chất khá nặng nề. Trong lúc các pháo thủ của Trọng đang bối rối tính toán, định hướng, tìm kiếm tọa độ đặt pháo của Thanh để bắn trả thì những quả đạn nổ kinh hồn, đinh tai, nhức óc của Trịnh Xuân Thanh tiếp tục rót xuống bộ tham mưu hành quân của Trọng khiến cả bọn run rẩy, chùm đụp ngồi túm tụm lại với nhau không biết phản ứng ra sao? Thấy đàn em quá hèn nhát, sợ hãi, Trọng bèn họp ban tham mưu, ra lệnh phản pháo không cần tọa độ, bắn tưới hạt sen, trúng ai người đó chịu. Thế là chiến dịch “Đả hổ, diệt ruồi” những tưởng sẽ mang lại vinh quang, chiến thắng sáng ngời, quyền uy tuyệt đối cho tổng Trọng, rốt cuộc lại biến thành trò cười trong dân gian. Mọi người đã thấy rõ cuộc chiến tranh giành quyền lực trong đảng CSVN vẫn chưa hề chấm dứt mà càng ngày càng có dấu hiệu quyết liệt, dữ dội hơn. Có người nhận định rằng, Ba Ếch sau khi về quê, ráng… làm người tử tế, ngày ngày giặt quần cho vợ được một thời gian, chợt nhận ra rằng Trọng đâu có cái gì hay hơn mình ngoài cái bằng tiến sĩ lý luận chính trị Mác-Lê chẳng nước nào công nhận, lại già khú hơn, sao mình lại chịu thua cơ khứa? Nghĩ vậy nên Ba Ếch âm thầm, kín đáo kết nạp lại đám đàn em khi xưa từng ăn chịu với mình, tính chuyện chơi Trọng, trả lại thù (chưa) cũ. Trong lúc đó, Tô Lâm chỉ huy trưởng đơn vị pháo binh, đồng thời cũng là xếp sòng lực lượng đặc nhiệm chống “phản động” của Trọng, nghi ngờ Trọng bày kế cho Thanh trốn thoát, sau đó đưa tọa độ của tổng hành dinh cho Thanh, để Thanh bắn sập bộ tham mưu. Từ chuyện đó, Trọng có lý do phế bỏ quyền chỉ huy trưởng pháo binh của Tô Lâm, thay thế bằng đàn em đáng tin cậy hơn. Suy nghĩ như thế nên lệnh Trọng đưa ra, Tô Lâm chỉ hụ hợ, ầu ơ làm cho có lệ, không hết sức mình, bàng quan thiên hạ lại có dịp cười nghiêng ngả (sướng hơn coi bắn pháo hoa) với những trò khai trừ khỏi đảng, gửi công lệnh bắt trình diện, cho người đi lùng sục, tìm kiếm Thanh ngoài Hà Nội. Ngày lại ngày, tình hình chiến dịch “Đã hổ diệt ruồi” càng thêm bi đát khi Lái Gió tiếp tục nã pháo 130 ly dưới sự điều chỉnh tọa độ của Thanh, bắn tới tấp vào hành dinh Trọng. Đến giai đoạn này, ít còn ai nghĩ rằng Gió chỉ đơn thuần là một con cờ trung gian, một xạ thủ chỉ biết giật cò súng, hoàn toàn không có mục đích thủ lợi nào trong bàn cờ chính trị, đấu đá nhau đang diễn ra đến hồi quyết liệt này. Những tài liệu, hồ sơ, những chuyện thâm cung, bí sử của đảng CSVN… đang được Xuân Thanh từ từ hé lộ qua bàn tay Lái Gió, cho thấy Gió đã đi quá sâu, từ nhiệm vụ xạ thủ pháo, trở thành chiếc xe tăng xung kích trong cuộc chiến. Có thể Gió đã được phe chống Trọng (không phải phe chống cộng) hứa hẹn nhiều điều. Qua những lời tự bạch, tường thuật diễn tiến gặp gỡ các nhân vật bí mật từ Houston đến Berlin, có ai dám kết luận chắc chắn, quả thật Gió là kẻ có máu anh hùng, mã thượng, dám chơi, dám chịu, đi đường thấy chuyện bất bình, rút kiếm tương trợ, thấy viêc nghĩa phải làm thì không ngần ngại, kể cả hy sinh tính mạng, ngoài ra không còn mục đích nào khác khi quyết định làm xạ thủ cho Xuân Thanh? Để độc giả có nhận định bao quát hơn, xin được nói sơ qua về xạ thủ Người Buôn Gió – Bùi Thanh Hiếu trong mặt trận Trọng – Thanh của chiến dịch Đả Hổ Diệt Ruồi này. Sinh ra dưới chế độ cộng sản, trưởng thành trong một môi trường ngập ngụa dối trá, bạo lực, nham hiểm, tàn ác… Gió vẫn tồn tại, chứng tỏ Gió là một con người khôn ngoan, mưu trí, can đảm nhưng cũng không kém phần gian hùng, thủ đoạn, biết tiến, biết lui đúng lúc, đúng chỗ. Tuy học hành không nhiều, nhưng nhờ vào khiếu văn chương thiên bẩm, Gió trở thành nhà văn, có sách xuất bản, được dịch sang tiếng Đức và sở văn hóa thành phố Weimar, tiểu bang Thüringen – Đức cấp học bổng về văn chương. Trước thời gian qua Đức học viết văn với học bổng của thành phố Weimar, Gió cũng có những hoạt động trong phong trào “phản động” đòi hỏi dân chủ, tự do, No-U…, cũng bị bắt, bị thẩm vấn, nhưng có lẽ nhờ tài đối đáp, khả năng lý luận cùng những kinh nghiệm từng trải trong cuộc đời giang hồ… Gió không bị giam giữ, kết án tù, ngoại trừ những lần bị tù về tội hình sự dính dáng đến buôn bán, tiêu thụ ma túy hay trộm cướp, trấn lột…So với những người đấu tranh cho dân chủ, tự do hay hoạt động trong phong trào No-U, dân oan, đòi tự do báo chí… như Hải Điếu Cày, Tạ Phong Tần, Lê Thị Công Nhân, Phạm Đoan Trang, Phạm Thanh Nghiên, Trần Huỳnh Duy Thức… thành tích của Buôn Gió mỏng hơn rất nhiều. Sau khi đến Đức, tiếng tăm của Gió nổi trội hơn khi cuốn Đại Vệ Chí Dị ra mắt độc giả ở Đức, Châu Âu rồi sang tới Mỹ, đồng thời những bài viết bình luận về chính trị, nhận định, phê phán, chỉ trích chế độ CSVN của Gió cũng trở nên ăn khách, được nhiều độc giả ngưỡng mộ, được mời đi nói chuyện nhiều nơi. Có lẽ khi quyết định chọn Gió, phe đối lập với tổng Trọng, họp bàn với Trịnh Xuân Thanh cùng ban tham mưu đã nghĩ đến tầm ảnh hưởng của Gió trong dư luận. Với thể văn dí dỏm, đơn giản, không cầu kỳ, dễ đọc, pha trộn vài phần tưởng tượng vốn đã được nhiều người ưa thích, dùng Gió làm pháo thủ, xạ kích vào hành dinh Tổng Trọng sẽ có tác động, sức công phá mạnh mẽ hơn dùng những người khác gấp bội. Mặt Trận vẫn diễn tiến ác liệt vì Gió đang tiếp tục nã pháo vào hành dinh của Trọng, Số lượng đạn đại bác do Thanh tiếp tế cho Gió chưa có dấu hiệu cạn kiệt, trong lúc phe của tổng Trọng dường như đang lui về thế thủ. Tổng Trọng có lẽ để tránh nguy hiểm, thương tích, sứt mẻ, đã lặng lẽ chui xuống hầm trú ẩn, bỏ mặc đàn em hứng đạn thay mình sau khi ra lệnh phản pháo không cần trúng mục tiêu. Tuy nhiên, dù cường độ giao tranh mặt trận Trọng – Thanh có khốc liệt đến đâu thì cũng có lúc sẽ phải ngưng, có thể chỉ vài ngày nữa, bởi đây cũng mới chỉ là trận đánh thăm dò, mở màn cho chiến dịch Đã Hổ, Diệt Ruồi do Trọng phát động. Chưa biết phe nào thắng nhưng phe nào thắng thì người dân Việt Nam cũng chẳng được lợi lộc gì. Phe nào thắng thì cũng không có gì thay đổi trong xã hội theo chiều hướng tốt đẹp, dân oan sẽ vẫn tiếp tục bị cướp đất, thành phố Hà Nội, Sài Gòn… sẽ vẫn chìm sâu trong nước sau những cơn mưa lớn, chùa chiền, nhà thờ tiếp tục bị phá, bị cướp, người bị mời tới đồn công an điều tra sẽ còn chết bí ẩn dài dài, tương lai sẽ có thêm những nhà máy, những công trình công nghiệp tàn phá môi trường nặng nề, khủng khiếp như Formosa hoặc hơn, thực phẩm bị đầu độc sẽ nhiều, tràn lan hơn, len tới từng ngõ ngách, đi vào từng gia đình, nợ công sẽ tiếp tục tăng như phi mã… Về phần Người Buôn Gió, giả sử phe Trọng thắng, tìm cách tóm được Xuân Thanh, dẫn độ về Việt Nam (rất khó xẩy ra), Gió cũng không bị thiệt hại gì, cùng lắm bị chế độ CSVN xử khiếm diện tội…giật cò súng đại bác (tiết lộ bí mật quốc gia – coi như huề tiền) không thể trở về VN. Ngược lại, nếu phe Thanh thắng, Trọng bị truất phế vì không còn khả năng lãnh đạo ĐCSVN nữa, phe chống Trọng nắm quyền kiểm soát ĐCSVN, Thanh trở về VN, phục hồi đảng tịch, chức vụ các cái, thì Gió sẽ công thành danh toại, nổi tiếng như điệp viên James Bond 007. Loạt bài “Trịnh Xuân Thanh, Con Dê Tế Thần” sẽ được in thành sách, bản thân Gió sẽ được hậu đãi, được ban thưởng vì lập công đầu trong việc truất phế Trọng. Đánh một canh bạc để đời chỉ từ Hòa tới Thắng, là dịp may hiếm có trong đời, tội gì mà không chơi? Thạch Đạt Lang (Ba sàm)
  12. Theo dõi những diễn biến trong đời sống chính trị Việt Nam gắn với cộng đồng mạng trong hai năm qua, có thể thấy một số điểm thú vị. Chẳng hạn, trong bất cứ vụ việc nào, từ chuyện Formosa xả thải vào biển miền Trung hồi tháng 4 năm nay, chuyện chính quyền Hà Nội tổ chức chặt phá hàng loạt cây xanh năm ngoái, đến chuyện một giáo sư đề nghị dạy chữ Hán trong trường học mới đây… luôn luôn có hiện tượng: Cứ khi cộng đồng đang thể hiện sự bức xúc, bất mãn, thậm chí phẫn nộ với nhà nước, thì thể nào cũng có một vài giọng nói ôn tồn kêu gọi mọi người bình tĩnh, tỉnh táo, sáng suốt, không hùa theo đám đông bầy đàn, cảm tính, tát nước theo mưa… Phạm Đoan Trang Thường thì những tiếng nói như vậy đến từ một số trí thức – những người có xu hướng cho rằng họ duy lý, hoặc tôn sùng sự duy lý (mà nếu lại là “duy lý hoài nghi” nữa thì càng tốt, nghe càng giống trí thức hơn). Phẫn nộ vì chính quyền chặt cây hàng loạt ư? Cảm tính quá, chặt đâu mà chặt, đấy là cải tạo, thay thế, vì mục đích phát triển đô thị. Phản đối dạy chữ Hán trong trường học à? Thật là đầu óc dân tộc hẹp hòi, cực đoan, che giấu sự tự ti bệnh hoạn trước nền văn hóa Trung Hoa vĩ đại. Căm giận Formosa xả thải vào biển miền Trung và muốn kiện, muốn đuổi họ sao? Hồ đồ quá, cho đến giờ đã làm gì có bằng chứng nào khẳng định 100% Formosa là thủ phạm làm biển nhiễm độc, cứ nghe thông tin linh tinh trên mạng rồi làm ầm làm ĩ lên, rõ là bầy đàn… Ngẫm ra người đọc Việt Nam, nói rộng ra là người dân Việt Nam, khổ thật. Họ luôn ở thế thấp kém trước cơ quan công quyền đã đành, mà ngay cả trước một thiểu số trí thức tinh hoa, họ cũng ở chiếu dưới, có thể bị đánh giá là “đám đông ngu dốt, cảm tính, tầm nhìn hạn hẹp…” bất kỳ lúc nào. Duy lý vs. cảm tính Các nhà kinh tế học cổ điển và tân cổ điển cho rằng bản chất của con người là duy lý, tự chủ và ích kỷ (theo đuổi tư lợi), và một cách tự nhiên, trong quá trình con người hành động duy lý vì lợi ích cá nhân, xã hội cũng được hưởng lợi và trở nên thịnh vượng. Nói chung, duy lý là một phẩm chất tốt. Người duy lý là người hành động theo một cách có lý, có logic, thay vì cảm tính, thậm chí bản năng như con vật. Chỉ tiếc là, duy lý được thì tốt nhưng trên thực tế người ta lại không duy lý. Vào những năm 1970, hai nhà tâm lý học Amos Tversky và Daniel Kahneman đã nghiên cứu cách não bộ xử lý thông tin, đối chiếu với các mô hình kinh tế, và rồi rút ra một kết luận: Khi đối diện với tình huống bất trắc, con người không hề hành xử duy lý, cũng chẳng bừa phứa ngẫu nhiên, mà là theo những quy tắc được tự hình thành từ trước, có thể dự đoán, và bị ảnh hưởng bởi kinh nghiệm và/hoặc môi trường. Ví dụ, ai đã từng bị bỏng khi sờ tay vào chảo nóng thì có xu hướng sẽ cẩn thận hơn sau này, mỗi khi cầm chảo. Tất nhiên, kết luận của Tversky và Kahneman cũng chỉ là một trong vô vàn lý thuyết. Nhưng nói chung, con người không duy lý, bởi nếu duy lý họ đã không ồ ạt mua/bán chứng khoán, đổ xô đi rút tiền ngân hàng, hút thuốc lá đến khan cả cổ hay làm nhiều chuyện khác không mang lại tư lợi cho họ. Thế nên các nhà tâm lý học và kinh tế học hành vi mới cho rằng giả định “con người duy lý” là một giả định sai; con người có xu hướng phản ứng với cảm xúc (yêu, ghét, phấn khích, ghen tuông, đau khổ…) hơn và chính vì thế họ trở thành cảm tính, phi lý trí. Vấn đề là, trong những tình huống bất trắc, thì đám đông ai cũng phi lý trí cả. Đòi hỏi sự duy lý ở cộng đồng mạng, nhất là trong một bối cảnh chính trị rối ren, lòng dân vốn đã đầy ức chế và bức xúc, là một đòi hỏi ngớ ngẩn; chưa nói đến chuyện nó còn có hại. Tác hại của duy lý rởm Cái đáng nói ở đây, trong trường hợp Việt Nam, là tác hại của những lời kêu gọi duy lý không phải lối. Câu chuyện Formosa xả thải vào Việt Nam và tàn sát môi trường biển là một ví dụ điển hình: Điều tra để tìm ra được những bằng chứng khoa học, xác thực, là chuyện tất nhiên, nhưng trong khi đó, từ giác độ chính sách công, việc có những phản ứng chính sách đối với Formosa và các doanh nghiệp liên quan (trong khi vẫn chờ bằng chứng khoa học) là việc bắt buộc phải làm ngay, không thể chỉ ngồi chờ bằng chứng. Ngay cả ở Mỹ, trong lúc các nhà khoa học còn đang tranh cãi về biến đổi khí hậu và ảnh hưởng của nó đối với nước Mỹ và trái đất, thì chính quyền vẫn cứ phải làm ra luật (có 7 đạo luật lớn về bảo vệ môi trường) và thi hành luật gắt gao, mặc cho các doanh nghiệp, tập đoàn và nhóm lợi ích kêu gào (đương nhiên, họ cũng nhân danh “phát triển kinh tế”). Đó là ở Mỹ, còn ở Việt Nam, với trình độ khoa học như hiện nay mà chờ “kết luận khoa học” về sự liên quan của Formosa rồi mới hành động… thì chắc dân đen chúng ta xanh cỏ cả rồi. Hãy nhớ rằng, kết quả nghiên cứu khoa học cũng chỉ là một khía cạnh của tiến trình chính sách; những người làm chính sách phải biết căn cứ cả vào các giác độ kinh tế, chính trị, xã hội, đạo đức, luật pháp… để giải quyết vấn đề. Hãy nhớ rằng, nghiên cứu khoa học không thể cho ra kết quả điều tra ngay, trong khi đó, những hậu quả của thảm họa môi trường do Formosa gây ra là có thật và đang ảnh hưởng trực tiếp lên cuộc sống của gần 4 triệu người dân miền Trung. Sự thực là hàng nghìn thanh niên miền Trung đang thất nghiệp và tất cả các ngành nghề dựa vào biển đều bị ảnh hưởng. Sự thực là đã có ít nhất một thợ lặn chết sau khi lặn trong vùng xả độc của Formosa. Sự thực là chưa có đồng nào trong 500 triệu USD bồi thường đến tay người dân, và cứ cho là toàn bộ số tiền đó đến tay nhân dân miền Trung hết đi, thì tính ra mỗi người cũng chỉ được khoảng… gần 3 triệu đồng. Sự thực là Vân Lâm (Yunlin), nơi đặt trụ sở Formosa Plastic Corporation (một trong các công ty lớn nhất Đài Loan), vẫn là vùng nghèo nhất xứ Đài và bị ô nhiễm nặng nề cả không khí lẫn nguồn nước, mà người dân ở đó không sao đuổi “nó” đi được vì “nó” quá mạnh: Formosa với Đài Loan có vẻ cũng như Tân Hiệp Phát với Việt Nam vậy. Sự thực là Formosa đã có những dự án bị đình chỉ ở Đài Loan và… họ mang chúng sang Việt Nam – địa điểm đầu tư lý tưởng với những tiêu chuẩn cực kỳ thấp về sản xuất công nghiệp và môi trường. Sự thực là Formosa đang lợi dụng chuyện “chưa có kết luận khoa học” để tìm cách phản cung và giảm nhẹ tội lỗi của họ đối với môi trường và người dân Việt Nam. Và cuối cùng, phải nói rằng loại quan điểm “nhân danh khoa học” nghe rất có lý, rất thuyết phục, nhưng nó khéo léo gạt bỏ một thứ quyền rất quan trọng của người dân, là quyền được… chửi lãnh đạo, hay nói đúng hơn, quyền biểu đạt ý kiến, bày tỏ sự phẫn nộ một cách bản năng, không khoa học. Còn bạn, bạn thấy bức xúc, muốn lên tiếng ư? Bạn cứ nói đi, đừng sợ bất cứ điều gì. Đừng sợ phạm pháp, vì lên tiếng bày tỏ quan điểm vốn là quyền của bạn. Đừng sợ sai, vì phải có sai mới thành đúng, miễn là bạn chịu khó lắng nghe để sửa sai (chứ không như các ông bà lãnh đạo cộng sản). Và đừng sợ bị coi là “cảm tính”, “bầy đàn”, vì những lý do đã nêu ở trên. Duy lý được thì tốt, nhưng nếu không thì cũng chẳng phải lỗi của bạn. Nhược bằng muốn được hưởng sự duy lý, tỉnh táo, sáng suốt nhất, mời bạn đóng facebook vĩnh viễn và tìm đến các hội thảo khoa học có chất lượng cao… Phạm Đoan Trang (Blog Phạm Đoan Trang)
  13. Trịnh Xuân Thanh có thể xuất hiện trên clip để chứng thực một số vấn đề và có những phát ngôn bày tỏ quan điểm của mình. Việc này hơi bị trở ngại ở chỗ, nếu thực hiện sẽ mất 1200 usd tiền vé, thế là bọn anh Thanh có bằng chứng anh Gió được tài trợ mua vé. Còn anh Gió nhận tiền mặt, biết đâu một clip quay trộm hoặc ghi âm anh nhận tiền. Cái đó lăm le, hăm doạ sẽ đến người Đức, vây cả đời còn lại anh Gió đi theo làm lính hầu cho người ta. Bây giờ có lẽ người của Trọng đang phàn nàn trong trung ương rằng chuyện thằng Thanh chỉ là con muỗi, nó cứ để chịu kỷ luật, khiển trách rồi xử lý một chút là xong. Giơ cao đánh khẽ thôi, làm gì mà nó phải ầm ĩ lên như thế. Đúng là chuyện con cáo và chùm nho. Nguyễn Phú Trọng đã sa lầy vào vụ việc mà ông ta chắc mẩm đem lại danh giá cho mình. Làm cơ sở để ngồi tiếp đến hết nhiệm kỳ. Cách mà Trọng thích làm nhất là tạo ra những cuộc thanh trừng liên miên, từ thằng nhỏ để rung thằng lớn. Khiến nội bộ đảng rối bời, rồi Trọng nại lý do tình hình nội bộ như thế chưa yên tâm về được. Trọng xếp đội hình tứ trụ rất tréo ngoe. Thường lệ chỉ có người trong tứ trụ mới được giới thiệu làm TBT. Trừ Trọng ra ba người còn lại là Trần Đại Quang, Nguyễn Xuân Phúc và Nguyễn Thị Kim Ngân. Chỉ có hai trong số này có ý định làm TBT , đó là Phúc và Quang. Chủ tịch nước Trần Đại Quang xuất thân từ công an, chuyên ngành của ông ta như thế khó ứng cử vào chức TBT giữa nhiệm kỳ, kể cả nhiệm kỳ sau là tương đối trắc trở ở khoản này. Một ứng cử viên tổng bí thư cả dời làm nghề công an khó mà thuyết phục được những lá phiếu. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, người mà được đệ tử khen là dị tướng, là tướng quý có thể thay đổi thiên hạ là người miền Trung, trình độ về chính trị không xuất sắc gì để phụ trách cương vị tổng bí thư. Những Trọng cứ hứa với Phúc như hứa với nhiều người khác, nên Phúc Hói sẵn sàng nghe mọi thứ từ Trọng. Phúc chăm chỉ lãnh nhận những nhiệm vụ mà người khác chối từ. Chẳng hạn lúc xảy ra sự cố ở Formosa, Trọng vào tham quan nơi ấy và được Formosa tặng bức tượng Hồ Chí Minh. Trọng khen ngợi Formosa làm ăn tốt, mang theo bức tượng về. Chắc bây giờ bức tượng ấy đã được nấu chảy thành cục để ở nhà anh Ngọc, và những nghệ nhân đúc đồng ở làng nghề ở Đại Bái hay Ngũ Xã đa được ai đó ở văn phòng trung ương đảng đặt một bức tượng Hồ Chí Minh khác. Rồi việc cá chết ầm ĩ, Trọng bảo thế lực thù địch tuyên truyền chống Đảng. Trọng sai người đi tắm biển, đi ăn hải sản để trấn an dân. Nhưng cá vẫn chết, việc không dấu được vì bà Thái Anh Văn một lãnh đạo ở Đài Loan mới lên không chấp nhận cho Formosa lợi dụng danh nghĩa công ty Đài Loan để cho Trung Quốc điều khiển ( Trung Quốc có 65% vốn ở đây ) . Trọng đẩy phắt việc sang cho Phúc đứng ra giải quyết. Formosa nghĩ chuyện đã xong ở bức tượng rồi, nay bị bóc ra. họ tức tối và định làm bung bét ra. Chính vì thế cả tháng trời Phúc phải đi thuyết phục lãnh đạo Formosa nhận tội và đền 500 triệu usd. Thực ra là vay nhau, Formosa đền tiền usd bao nhiêu thì Việt Nam hoàn thế lại còn hơn chút bây nhiêu. Rồi có đền thật hay không thì sau này tính, tạm thời cứ thế để cho trôi dư luận. Kiểu anh cứ chuyển tôi từng này tiền trên danh nghĩa đền bù, tôi cứ chuyển lại anh từng ấy tiền hoàn thuế. Còn việc đền bù hay hoàn thế thật sự chúng ta tạm để đấy. Việc này đã được những ông chủ Trung Quốc đồng ý nên tạm thời diễn ra như vậy. Chính vì tiền ảo như thế, chính phủ của Phúc loay hoay mãi với kế hoạch đền bù dân, bởi tiền có thật đâu. Chỉ là một giao dịch ảo lừa dân chúng. Trong khi dân chúng tưởng có tiền thật cứ ngóng cổ chờ. Hẳn chúng ta nhìn thực trạng cứu trợ dân miền Trung bị thảm hoạ cá chết tồi tệ thế nào. Gạo mốc và cái gì nữa...chả có cái mẹ gì nữa ngoài những lời hứa. Thiếu tiền trầm trọng để giải quyết Formosa, Nguyễn Phú Trọng quyết định đẩy nhanh tiến độ xét xử Phạm Công Danh để ép buộc, thoả thuận Danh phải nhả tiền ra cho Phúc. Trong khi việc điều tra còn chưa ngã ngũ, Trọng bắt công an phải đẩy nhanh tiến độ. Hài không, có nghĩa việc điều tra của công an nhanh hay chậm Tổng bí thư đảng bảo sao nghe vậy. Ngày 30 tháng 6 Formosa thông báo nhận trách nhiệm vụ cá chết. http://us.24h.com.vn/tin-tuc-trong-ngay/truc-tiep-cong-bo-nguyen-nhan-ca-chet-mien-trung-formosa-nhan-trach-nhiem-c46a801139.html Cùng thời gian đó ngày 30 tháng 6 , Nguyễn Phú Trọng đích thân chỉ đạo xét xử sớm vụ Pham Công Danh. http://vietnamnet.vn/vn/phap-luat/313132/tong-bi-thu-yeu-cau-xu-nghiem-vu-an-pham-cong-danh.html Vụ án Phạm Công Danh kết thúc mà người ta nhìn thấy đặc điểm ở vụ án này là Đảng chỉ chăm chăm hốt tiền và nhà về tay. Chuyện này các bạn tự tìm hiểu có đầy trên mạng, không cần kể ở đây. Danh nhận án mấy chục năm tù cười tươi, vì đã thoả thuận xong với Đảng. Tiền để đấy cho Đảng đang cần, tạm vào tù nghỉ ngơi chế độ uỷ viên nghỉ hưu cho qua mắt thiên hạ. Sở dĩ vụ án kết thúc nhanh, để Phúc Hói còn kịp nhân chuyến sang Trung Quốc dự hội chợ, gặp chủ đầu tư thực sự của Formosa nói chuyện về hợp đồng trao đổi vụ đền bù Formosa. Tức khoe chúng tôi đang có mấy món nhắm cũng tàm tạm rồi, mấy chuyện giả vờ đền bù kia ông yên tâm thực hiện. Cùng lúc chỉ đạo vụ đẩy nhanh tiến độ xử Danh, một con gà đã nằm trong sẵn trong chuồng. Ngày hôm ấy Trọng nhờ Tư Sang xúi bọn báo chí khơi lại vụ xe xanh. Ngày 3 tháng 6 báo Thanh Niên nhận lệnh trên mở lại vụ việc xe biển xanh ở Hậu Giang của con dê Trịnh Xuân Thanh. Từ đó để ép buộc nhóm Thanh phải chung xuồng oẹ tiền ra hoặc không thì đánh chiếm miền Nam, nơi dồi dào tiền bạc để dành nguồn thu về chạy thuốc thanh cho Đảng trong cơn ngắc ngoải. Hậu Giang là nơi của những anh Hai Nam Bộ ít nhiều chưa bị cộng sản hoá tính Nam Bộ. Lại xa trung ương, các anh Hai Nam Bộ này hồn nhiên như cô tiên, lại nặng nghĩa tình. Nhìn chuyện Ban Bí Thư xử lý khai trừ Thanh ( trước đó Thanh đã tự ra khỏi đảng vì phản đối Trọng ) mà Hậu Giang vẫn rồng rắn ra Hà Nội thăm Thanh thì hết nói về tính Nam Bộ hồn nhiên, đôn hậu của mấy ông anh Hai này. Chưa kể anh Bí thư Hậu Giang cũ từng đưa Trịnh Xuân Thanh về Hậu Giang, anh bí thư này chỉ mặt Trọng trong hội nghị trung ương 13 khoá 11, đúng lúc nước sôi lửa bỏng. - Trọng mày già yếu đi không nổi phải có người dìu thế kia, về đi làm nữa làm cái gì. Sở dĩ Trọng chon Hậu Giang là nhiều yếu tố. Hậu Giang nơi hang ổ của kẻ thù, tên bí thư Bảy Chắc vừa cả chuyện thằng Trịnh Xuân Thanh con ông Đồ Giới xóm bên ở đó. Gia đình ông Đồ Giới mấy đời khoa bảng, còn bần nông nhà Trọng mới phất từ đời Trọng nhờ theo trung thành với Đảng mà ra. Và hơn nữa thằng Thanh, Thuận trước đây làm quân cho thằng Đinh La Thăng, bọn này chắc còn khối tiền phải oẹ. Rất nực cười từ cái xe biển xanh rồi sang chuyện thất thoát 3000 tỷ, nhưng Trọng chưa đủ chứng cứ nên cứ vờn vậy....... Lại nói về anh Đinh La Thăng, một cách khách quan thì anh ấy ở TPHCM sẽ có lợi cho dân chúng ở thành phố này. Bởi vì anh không thể nào gây dựng được vây cánh mà hốt bạc trong xứ ấy. Quân lính dưới quyền toàn của bọn khác. Anh một mình lạ nước , lạ cái vào đấy. Bên ngoài Trọng lú nhăm nhăm soi. Anh Đinh La Thăng đành chấp nhận đóng vai một bí thư liêm chính, niềm vui của anh là thể hiện sự năng nổ, hăng hái của mình để cống hiến cho thành phố. Nói anh Thăng đổi tính trong sạch thì chả ai tin, vì bố có thằng cộng sản nào leo đến chức huyện trở lên mà trong sạch cả. Xã thì còn may ra có ông ngây ngô, chỉ là may ra có số ít thôi. Lên đến huyện rồi là thành tinh hết. Nhưng cái thế của anh Thăng bây giờ bắt phải trong sạch, ít ra cũng phải hết nhiệm kỳ này vì trên soi, dưới thì rình báo cáo. Anh Thanh cũng vậy, vì sao ở Hậu Giang nhân dân ngừoi ta quý anh và bầu phiếu cho anh cao nhất vào quốc hội, mặc dù anh không phải người bản xứ? Anh Thanh vào đó, ngồi chơi xơi nước, lạ nước lạ cái. Không có quan hệ gì mà kiếm chác, anh đành đi làm những việc từ thiện giết thời gian. Vì việc quan trong có mẹ ai giao cho anh làm đâu. Chính vì chả dây đến tai tiếng gì ở Hậu Giang, lại toàn làm điều tốt cho dân. ( cái này là bản chất anh tốt hay là anh đéo có việc gì làm, đi làm từ thiện giải khuây cho có viêc thì không rõ cái nào đúng). Nhưng nhân dân Hậu Giang thì họ chỉ nhìn thấy anh về địa phương, trong sạch không dính dáng áp phe, dự án gì. Chỉ đi làm việc chăm lo đời sống bà con. Cứ thế họ thương yêu anh và cho anh đỉnh nhất trong đám quan chức Hậu Giang bằng lá phiếu bầu vào quốc hội. Giờ anh Thanh bị Trọng tầm nã, anh Thanh lặn mất tiêu. Bà con Hậu Giang thì ngỡ ngàng. Ngỡ ngàng là một quan chức mà họ thấy tốt với dân bỗng nhiên là kẻ có tội gì trước đó. Y hêt chuyện một thằng hàng xóm sống yên lành chan hoà với mọi người, một ngày công an đến bắt. Nhưng thằng dân thì dễ hình dung, vì công an sở tại chỉ chút tiền là cho mày tạm trú, miễn là trong lúc tạm trú không gây tội gì. Đằng này phó chủ tịch tỉnh điều từ đâu về, đang sống với dân tốt thì nghe nói làm nhà nước mất tiền, đang điều tra kỷ luật.? Chứng tỏ số dân Hậu Giang đen, hay cái thể chế cộng sản này chẳng ra cái mẹ gì hết nên mới có chuyện téo nghoe một thằng quan chức đang làm tốt, được lòng dân lại là thằng gây án ở đâu về. Tức là bọn cộng sản này, chúng chỉ làm tốt khi chúng đang vào thế không có điều kiện để làm điều xâu xa. Còn đâu sểnh có cơ hội là múc tất tần tận. Như ông tổng bí thư không thèm tiền , nhưng ông yêu bác, nên tượng Bác mà vật liệu dễ hung chảy là ông bê ngay. Chuyện từ con cá chết do bọn Formosa ra bao nhiêu chuyên hay ho. Nếu như tổng Trọng không nhận cái tượng HCM của Formosa đem về nấu ngay, thì chức chắc có cuộc gọi là chống tham nhũng gấp gáp đúng vào cái ngày mà Formosa nhân tội. Và chính vì hiến kế làm cái tượng HCM tặng cho Trọng mà Võ Kim Cự chả sao. Kế ấy của Cự mà ra, chứ bọn chó Fomosa nó tặng cặp tiền , chứ nó tích tượng Hồ CHí Minh trong cái Formosa làm cái mẹ gì. .....còn nữa... Đón xem phần sau, Trịnh Xuân Thanh có thể xuất hiện trên clip để chứng thực một số vấn đề và có những phát ngôn bày tỏ quan điểm của mình. Việc này hơi bị trở ngại ở chỗ, nếu thực hiện sẽ mất 1200 usd tiền vé. Người của anh Thanh lo được, nhưng anh Gió đéo chơi. Thế là bọn anh Thanh có bằng chứng anh Gió được tài trợ mua vé, tuy rằng tin nhau, nhưng là chỉ tin ở mức độ đưa THÔNG TIN mỗi lần kèm bằng chứng. Chuyện tiền ở đây nó lại khác. Còn anh Gió nhận tiền mặt, biết đâu một clip quay trộm hoặc ghi âm anh nhận tiền. Cái đó lăm le, hăm doạ sẽ đến người Đức, vây cả đời còn lại anh Gió đi theo làm lính hầu cho người ta. Tất nhiên anh Gió dù ngây thơ, nông nổi như anh Kami nói, nhưng đéo dại gì nhận tiền như thế. Muốn đưa tiền anh, lại chờ anh mở cuộc bán sách rồi cho chục ông đóng giả người mua sách. Mỗi cuốn cứ trả vài trăm usd ủng hộ. Như thế vẹn cả đôi đường, vì giờ anh Gió mở cuộc bán sách thì thường chỉ có cúng tất vào từ thiện. người tổ chức cuộc bán sách từ thiện họ sẽ đứng bên canh thu tiền, đéo phải anh Gió thu. Bao nhiêu con mắt rành rành ra đấy, anh Gió chỉ được cái danh làm quà để lại cho con anh sau này. Kể ra có dăm nghìn làm từ thiện cho anh em, bà con cũng vui. Đm, đời sá gì nhỉ. Cộng sản nó còn buôn thuốc phiện để sống hồi những năm 30. Anh đi bán sách cho cộng quân ly khai, tiền giúp đỡ anh chị em có sao. Đi đến tầm này , còn gì mà phải ngại. Xin lỗi hơn mười ngàn bạn mới đặt theo dõi, tôi biết các bạn theo dõi câu chuyên nghiêm túc về thời sự. Nhưng xin trả công viết cho tôi bằng cách bỏ qua những chi tiết vặt cuộc đời mà tôi đưa vào. (Người Buôn Gió)
  14. Những thay đổi nhân sự Bộ Công Thương đang diễn ra chỉ là nhằm tiêu diệt "lợi ích nhóm" phe ông Dũng để lập ra "lợi ích nhóm" phe ông Trọng mà thôi. Sự kiện Trịnh Xuân Thanh bỏ trốn sang Âu Châu và viết đơn tố cáo Nguyễn Phú Trọng cho thấy là phản công của phe nhóm Bộ Công Thương cũ đang bắt đầu. Ngụy trang dưới nhóm từ “cải cách hành chính”, Bộ Trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh tiến hành một kế hoạch gọi là rà soát và sắp xếp lại bộ máy nhân sự của bộ mình, theo lệnh của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng. Nhưng có thực sự là bộ này đang “quyết liệt đổi mới” vì quyền lợi nhân dân như ông Trần Tuấn Anh, con trai của nguyên chủ tịch nước Trần Đức Lương đang làm, hay đây chỉ là kế sách lập ra những "lợi ích nhóm" mới sau khi tống những băng đảng cũ ra đi? Nhắc lại dưới trào Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng, Bộ Công Thương là bộ lớn nhất trong chính phủ. Bộ này được hình thành từ năm 2009 do sự sáp nhập 2 bộ: Bộ Công Nghiệp và Bộ Thương Mại, nắm giữ trong tay 6 tập đoàn và 5 tổng công ty nhà nước. Lúc ấy, Vũ Huy Hoàng là Bí thư Tỉnh ủy Lạng Sơn được Nguyễn Tấn Dũng đưa về làm bộ trưởng đứng đầu một khu vực kinh tế trọng điểm. Là một người không có kinh nghiệm điều hành, quản lý một bộ lớn và quan trọng như thế nếu không phải là tay chân của thủ tướng, làm sao ông Hoàng được ngồi vào chiếc ghế đầy quyền lực và quyền lợi đó? Nhưng quản lý kinh tế là việc phụ, mục đích của Thủ Tướng Dũng khi đẩy một tay chân thân tín về giữ Bộ Công Thương, không có gì khác hơn là nhằm xây dựng một mạng lưới chân rết cho ông Dũng qua việc bổ nhiệm nhân sự sau này. Đó là nơi tiêu tiền vay mượn hay đầu tư từ các nguồn đầu tư tài chính quốc tế đổ vào kiếm lời ở một quốc gia chập chững bước vào kinh tế thị trường. Những gì diễn ra sau đó cho thấy với những tập đoàn và tổng công ty thành lập để khoa trương tinh thần “quốc doanh là chủ đạo”, các ông chủ mới được bổ nhiệm trong Bộ Công Thương vung tay tiêu tiền như rác, bất chấp hiệu quả kinh tế mang lại. Thời kỳ huy hoàng của ông Bộ Trưởng Vũ Huy Hoàng và các đàn em diễn ra suốt một thời gian dài, một phần cung phụng cho cấp trên, một phần vơ vét làm của riêng. Lễ ký bàn giao hôm 14-4-2016 giữa Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh (trái) và nguyên Bộ trưởng Bộ Công Vũ Huy Hoàng. Ảnh: MOIT Chính vì thế không phải tự nhiên mà từ tháng 6/2016 Phó chủ tịch Hậu Giang Trịnh Xuân Thanh, con trai của Phó trưởng ban dân vận trung ương về hưu Trịnh Xuân Giới bị báo chí phanh phui từ một vụ xe cộ cỏn con. Để rồi đích thân Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng xăn tay áo nhảy vào cuộc, chỉ đạo các cơ quan trung ương lập tức mở cuộc điều tra. Tuần tự cả Trịnh Xuân Thanh và Vũ Quang Hải con trai Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng đều dính líu đến những vụ mà cơ quan điều tra nói là “sai phạm rất nghiêm trọng”. Công an Việt Nam vẫn theo một bài bản cũ, kết tội nghi can để lèo lái dư luận trước khi đưa ra tòa. Trong khi người ta còn ngạc nhiên vì sau gần một tháng mọi sự vẫn còn lình xình thì Nguyễn Phú Trọng tiếp tục ra đòn bằng cách chỉ đạo Bộ Công Thương cho điều tra vấn đề nhân sự trong giai đoạn từ 2013 đến 2015 mà điểm nhấn liên quan đến việc bổ nhiệm cán bộ của bộ này. Nói khác đi là điều tra con đường đi vòng vèo mờ ám của Thanh và Hải để leo lên những chiếc ghế lãnh đạo béo bở. Dĩ nhiên trong quy mô của cuộc trình diễn chống tham nhũng, Nguyễn Phú Trọng không thừa thì giờ đi trảm mấy con ruồi ấy. Đó chỉ là một mồi lửa khởi đầu cho một trận hỏa công có dự mưu của Nguyễn Phú Trọng. Vì chính trong giai đoạn Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng thực hiện những vụ bổ nhiệm mờ ám nhưng vẫn “đúng quy trình” thì không phải ông Trọng không biết trong cương vị tổng bí thư. Sự kiện Bộ trưởng Trần Tuấn Anh theo lệnh Nguyễn Phú Trọng rà soát lại nội bộ nhân sự Bộ Công Thương cho thấy 3 điều: Thứ nhất, sau khi loại được Nguyễn Tấn Dũng trong Đại hội 12, giờ đây mục đích lớn nhất của Nguyễn Phú Trọng là cho loại tất cả những nhân sự của ông Dũng ra khỏi các tập đoàn và tổng công ty mà Bộ Công Thương quản lý. Ông Trọng làm điều này vì chống tham nhũng thì ít mà vì muốn củng cố chiếc ghế của mình nhiều hơn. Nhưng Trọng cũng tỏ ra rất thận trọng như tên cúng cơm của mình tức không tấn công ồ ạt mà đi từng bước. Trọng đã từng bộc bạch: “Vụ Trịnh Xuân Thanh chỉ là một ví dụ thôi. Còn liên quan đến nhiều thứ lắm. Chúng ta làm từng bước, chắc chắn, hiệu quả. Có những việc tôi chưa tiện nói trước. Sở dĩ như vậy là sau vụ này nó lại liên quan đến vụ khác." Chưa tiện nói ra được phải hiểu là chiến dịch của Trọng còn liên quan đến nhiều nhân vật cao cấp hơn Trịnh Xuân Thanh và Vũ Quang Hải. Ông Nguyễn Phú Trọng ra những đòn củng cố nhân sự nhằm củng cố chiếc ghế của mình nhiều hơn là chống tham nhũng. Ảnh: AP Thứ hai, Bộ Công Thương của Vũ Huy Hoàng là nơi nắm hầu hết nguồn lợi lớn nhất mà phe Nguyễn Tấn Dũng có thể có được. Với cách bổ nhiệm trong tiêu chuẩn người nhà hoặc tay chân cật ruột, Bộ có được một dàn lãnh đạo giỏi tiêu tiền và vơ vét của cải nhà nước hơn kinh doanh trên thương trường. Nay ông Trọng cho chặt hết râu ria của những người nằm trong phe ông Dũng ở Bộ Công Thương chính là để cắt đứt sự liên hệ với các công ty đại gia bên ngoài, chấm dứt những thương vụ làm ăn bất chính của phe Dũng. Thứ ba, sau khi diệt tay chân của Dũng, ông Trọng sẽ cho đàn em của mình mặc tình chiếm hết những tài sản và quyền lợi mà tay chân ông Dũng đã hưởng bấy lâu nay. Nói cách khác là ông Trọng đã lập ra “lợi ích nhóm” mới cướp đoạt những tài sản từ các “lợi ích nhóm” cũ. Rồi đây những tay chân của Vũ Huy Hoàng tức của Nguyễn Tấn Dũng trong Bô Công Thương sẽ không yên thân khi Vụ Tổ chức Cán bộ của Vụ trưởng mới được bổ nhiệm rớ tới. Xa hơn nữa, những ủy viên trung ương, những bí thư tỉnh ủy đã từng hậu thuẫn cho Dũng trước đây phải trả giá cho những giọt nước mắt của tổng bí thư. Kết luận ở đây là việc điều tra, thay đổi nhân sự Bộ Công Thương đang diễn ra chỉ là nhằm tiêu diệt "lợi ích nhóm" phe ông Dũng để lập ra "lợi ích nhóm" phe ông Trọng mà thôi. Công quỹ tiếp tục bị đục khoét và đồng đô-la hiếm hoi từ ngân sách tiếp tục bị tẩu tán ra nước ngoài. Sự kiện Trịnh Xuân Thanh bỏ trốn sang Âu Châu và viết đơn tố cáo Nguyễn Phú Trọng cho thấy là phản công của phe nhóm Bộ Công Thương cũ đang bắt đầu. Phạm Nhật Bình (Việt Tân)
  15. Trịnh Xuân Thanh nó muốn chơi một cú được thua, nó sẽ gửi đơn lúc sang tuần. Nếu Trọng và ban kiểm tra trung ương mà chấp nhận minh bạch, làm rõ chuyện thất thoát kia là trách nhiệm của nó. Còn việc nó đi đâu, bất kỳ lúc nào thì nó cũng đi được... Chiều nay tôi nhận lại chứng minh thư và bằng lái xe kèm theo thẻ đảng của Trịnh Xuân Thanh. Lần này người liên lạc là một ngừoi đàn ông lạ, anh ta nói hai người kia có việc gấp đã đi xa trong sáng nay, họ nhắn lại Thanh nhờ tôi đưa lá đơn mà họ dã gửi File ảnh qua Email. Tôi nhận trước phong bì không đóng nắp, rõ là những giấy tờ bên trong mới được bỏ vào cái phong bì này. Nó chẳng có dấu bưu điện, hay dấu tích của từ nơi xa nào gửi đến. Có thể người ta đã thay cái phong bì gửi đi bằng một phong bì khác khi đưa nó đến tay tôi. Anh ta nói anh ở tận Frankfurt, anh phải đi tàu từ sáng đến đây. Frankfurt cách Berlin khoảng 6 tiếng đi xe và tầm 5 tiếng đi tàu. Như thế có lẽ giờ tôi sẽ ít gặp những người của Thanh hơn trước. Người đàn ông khi vào quán cà phê, anh ta chọn chỗ ngồi một cách tuỳ tiện, ngay ngoài trời bên sát hàng rào. Ở Đức có những tiệm ăn quán cà phê lấn ra cả vỉa hè, có quán người ta quây hàng rào gang vai khi khách ngồi, tạo cảnh đẹp là chính. Chỗ ngồi rất lộ liễu, tôi nghĩ anh ta chỉ là một người dân xuất khẩu lao đông, hay đi học ở lại. Tôi hỏi anh có ngại khi làm việc này không, anh bảo. - Tôi ngại chó gì, Hiếu cứ vô tư đi, chả có quái gì mà phải ngại đâu. Anh ta gọi bia, còn tôi gọi cà phê. Tôi hỏi có gặp được hai người kia không, anh ta bảo họ di Mỹ rồi. Người đàn ông nhấp cốc bia, nói theo kiểu tự nhiên như đang bình luận về bóng đá hay sự kiện nào đó. - Tối qua cưới con Tô Lâm, tướng tá công an, quân đội đấy đó. Có nghe nói là anh Thao phụ trách an ninh bên này báo về. Thao nó bảo hình như nghe tin Thanh ngồi với một luật sư. - Thế sao .? Tôi giật mình, nguyên nhân tôi giật mình là sáng nay tôi thấy Facebooke Nguyễn Thuỳ Trang đưa tin là Thanh đang ở Đức và nhờ luật sư xin tị nạn. Tôi thấy Thuỳ Trang đưa cái ảnh Thanh chụp cầm giấy tờ của tôi và một cái ảnh phố nào đó ban ngày. Rồi Thuỳ Trang nói là do phân tích bóng đêm, ra cái ảnh phố này là ở Đức. Nhiều người đồng tình và chia sẻ, nhưng có một người biết cái phố ấy, họ nói đó là phố đi bộ, chả xe nào vào được. Nên tôi cũng thôi không chú ý. Giờ người đàn ông này lại nói thêm chi tiết ông Thao phụ trách an ninh Đức báo về trong tiệc cưới tối qua với mấy ông tướng an ninh, rằng dường như thấy Thanh ngồi với một luật sư. Ô lạ kỳ, tôi lạnh người. Thế thì Thuỳ Trang là ai, người của ai. Làm sao có được chi tiết như thế.? Có thể Thuỳ Trang lại nhận tin từ những tướng an ninh tối qua ăn cưới con Tô Lâm, rồi giả vờ đưa tấm hình lên để nói là mình nhìn qua hình , phân tích và biết được như thế để đánh lừa, che dấu nguồn tin.? Nhưng cũng có thể Thuỳ Trang đoán bừa, đoán bừa nhưng lại trùng cái tin mà trùm an ninh Việt Nam ở Đức là ông Thao báo về.? Nhưng cũng chả sao, tôi chẳng có quan hệ hay trao đổi gì với Facebook Nguyễn Thuỳ Trang cả. Duy nhất một lần Nguyễn Thuỳ Trang nói Nguyễn Lân Thắng là an ninh. Vì danh dự, tôi là người sát cánh cùng Lân Thắng nhiều trận, đặc biêt là trận Văn Giang năm 2012. Tôi phải nhắn tin nói Thuỳ Trang để đảm bảo Nguyễn Lân Thắng không phải an ninh. Anh ta là người đấu tranh thực sự, nhưng đôi khi rất nóng tính phang những lời khó nghe. Còn nếu anh Thắng là an ninh thì tôi cũng là an ninh luôn. Sau đó Thuỳ Trang đã xin lỗi Lân Thắng. Nếu Nguyễn Thuỳ Trang là người an ninh, thì thật sự làng Facebook Việt Nam thật khó lường. Tuy nhiên thì biết đâu Facebook Nguyễn Thuỳ Trang bất ngờ đoán đúng tình cờ, trùng khớp một cách ngẫu nhiên tin của Thao báo về Bộ Công An thì sao. Tôi nghĩ nếu Nguyễn Thuỳ Trang là an ninh, thế lại càng vui, như thế là có người an ninh cũng tham gia tung tin loạn xạ hoặc cũng là một phe đấu đá phe nào đó. Còn không phải thì càng tốt, có thêm tiếng nói đấu tranh. Bỗng nhiên tôi nhớ lại những năm tháng ở nhà, một lần đêm đó tôi và vài người nữa ngồi với Nguyễn Văn Đài ở một quán ăn. Đài nói rằng ngày kia sẽ có một phái đoàn hỗn hợp nhân quyền Âu Mỹ đến Việt Nam. Đài nói có thể họ muốn gặp chúng tôi. Sau cuộc gặp ra về đêm đã rất muộn, tôi gửi xe và đi lên nhà. Lúc này tôi ở khu tập thể Nghĩa Đô, tận tầng 5 nên tôi gửi xe ở những nhà tầng dưới. Vừa bước chân vào nhà, tôi có điện thoại, số lạ. Đó là người hộ tịch mới, anh ta nói mới về đây được mấy tuần nên muốn gặp tôi. Tôi bảo để sáng mai, anh ta bảo mai đi xa về quê giỗ mẹ, mà có tờ giấy về việc kê khai tạm trú mong gặp tôi làm cho xong. Mai đi về giỗ mẹ tiện nghỉ phép luôn. Tôi hẹn ở quán cà phê ngoài đầu ngõ, đến nơi thấy anh hộ tịch vốn là hình sự phường đi cùng một anh nữa. Anh hộ tịch giới thiệu đây là anh trên an ninh thành phố xuống có việc. Tôi tức chửi hộ tịch. - Mày bảo tao ra đây làm cái kia cho mày, sao lại gặp thằng này. Sao mày không để nó gửi giấy triệu tập cho tao như mọi lần, đéo gì mày phải lừa tao thế. Như các bạn biết, loại người như tôi với công an khu vực như là bạn. Bọn tôi đôi khi ngồi đánh bài, hay nước nôi trà đá ngoài quán như thanh niên với nhau. Chuyện tôi chửi mày tao với hộ tịch không phải là thói quen chúng tôi như bọn thanh niên cùng khu phố, không phải tôi anh hùng chửi cả công an. Mặc dù bây giờ tôi ở ngoài, nhưng cũng phải giải thích thế để mọi người, không lại nghĩ tôi gan dạ hay gì thì mệt lắm. Cậu an ninh rất trắng trẻo , thư sinh cười xoà. - Thôi anh Hiếu, việc gấp em nhờ, anh trách ông ấy làm gì. Cậu hộ tịch chữa. - Tại em nhiều khi cũng nhờ họ, nên giờ họ nhờ em, đêm hôm này ai muốn đi làm việc đâu anh. Cuối cùng ông an ninh trẻ đề nghị là có phái đoàn Âu Mỹ sang mong tôi đừng đến gặp. Anh ta không thuyết phục được tôi, nhưng đứng dậy vẫn tươi cười. - Thì em báo bác thế theo lệnh trên, bác đi thì chả ai ngăn cả, em chỉ có nhiệm vụ khuyên bác thế. Bác đến thì do bác quyết. Phái đoàn nước ngoài đến Việt Nam, họ muốn gặp ai ở Việt Nam, thường họ có thông báo cho phía Việt Nam biết. Vì Việt Nam lại cớ phải thông báo để họ xem xét, bảo vệ không phái đoàn gặp nhầm khủng bố thịt phái đoàn thì họ , những người bảo vệ an ninh bị trách nhiệm. Mấy ông Tây vì thế có gì thông báo hết, rút cục là những người dến gặp toàn bị ngăn. Nhưng sao hộ tịch lại biết tôi về, tôi bị theo dõi à. Tôi đi đường ban đêm, ngó nghiêng, vào ngách này, ra ngách kia. Cam chắc là không ai theo. Sáng sau tôi lấy xe, tôi chửi thằng Dũng trông xe. - Đm ông, bọn công an nó cho ông ăn gì mà tôi vừa về nhà đêm qua ông báo luôn. Thằng Dũng trông xe mặt tái nhợt lắp bắp. - Nó bảo tôi thấy ông về thì gọi nó, nên tôi gọi. Tôi chửi tiếp. - Đm ông làm sao mà phải sợ nó. Ông trông xe chứ làm cái đéo gì mà sợ, tôi phản động đây cả khu biết mà tôi còn đéo sợ , mà ông lại sợ. Dũng nói luống cuống. - Tôi sợ, chúng nó công an, tôi thấy công an tôi sợ. Tôi chán quá đi, nhưng từ đấy tôi biết những ngày quan trọng gì, tôi lấy xe đi là Dũng sẽ báo công an. Tương kế, tựu kế có lúc tôi đi bộ qua ngả khác rồi đi xe ôm. Các bạn liên tưởng câu chuyện của tôi với thằng Dũng với câu chuyện Thuỳ Trang thế nào là cảm nhận của các bạn. Tôi chỉ kể câu chuyện, liên tưởng và nhận định là quyền các bạn. Người đàn ông kia nói. - Sáng mai vợ con Thanh sẽ đến Pháp, cô ấy đi cùng hai đứa con nuôi. Thanh nó nhận hai đứa này ở trại trẻ mồ côi. Còn hai thằng con nó thì vẫn làm ở nhà. Nó bàn vợ nó mình mà nhận nuôi rồi, giờ gặp cảnh này thì đưa chúng nó đi. Chứ ở lại nó không có tương lai, thì cũng tội. Hai đứa này bé chưa đến 10 tuổi. Tôi hỏi Thanh ở đâu lúc này, ngừoi đàn ông nói. - Thanh nó muốn chơi một cú được thua, nó sẽ gửi đơn lúc sang tuần. Nếu Trọng và ban kiểm tra trung ương mà chấp nhận minh bạch, làm rõ chuyện thất thoát kia là trách nhiệm của nó. Thì mở cuộc công khai, nó chỉ định mời chuyên gia kinh tế trong nước, tuỳ viên lãnh sự Mỹ về nhân quyền, tuỳ viên lãnh sự Pháp hiểu về pháp luật, luật sư Lê Công Định và cậu. Nó nói là Hiếu Gió , nói cả ông Bùi Thanh Hiếu về dự để đưa tin. Tôi ngạc nhiên. - Nội bộ đảng xử nhau, sao nó cho người ngoài vào. Trừ khi nó có phiên toà, lúc đó nó cũng chẳng cho. Người đàn ông nói. - Đấy, thì nó bảo mở mẹ phiên toà đi, cho những người như nó yêu cầu, nó ra toà luôn. Tôi hỏi sao vợ Thanh đi Pháp diện gì, người đàn ông nói. - Vợ nó visa Pháp 5 năm, cả bọn con. Hết 5 năm thì tính sau. Tôi hỏi. - Nếu thế sao Thanh nó không đi, rồi sống êm ấm, đơn từ chửi thằng Trọng làm gì. Cứ lặn mẹ đi, có tiền, có bạc thì sống đâu chả sướng. Vợ visa thế thì chồng cũng phải visa thế. Người đàn ông cười nói. - Thằng này tính nó ngang, ai chơi với nó đều biết. Mấy ông trên Ban Bí Thư bảo nó nhịn đi, chịu kỷ luật nhưng nó không nghe. Nó bảo thằng nào có chứng cớ nó ăn hối lộ, tham nhũng nó đưa tay vào còng ngay. Còn đây tội làm ăn thua lỗ, phải cho nó giải trình. Không cho giải trình, muốn thanh toán nhau đem nó làm thí điểm để hại nhau. Nó không chịu. Cái này thì cậu biết rõ rồi còn gì. Còn việc nó đi, bất kỳ lúc nào nó cũng đi được.....( chuyện này tôi không thể kể, nhưng tôi có thể nói với các bạn là các quan chức cỡ nào tôi không biết, nhưng có chút máu mặt thì đi lúc nào cũng được ) Tôi bảo. - Nó tham nhũng mói có nhà Ciputra, bọn quan chức nào có nhà ở đó đều tham nhũng ăn hối lộ mà có, mà không phải bọn đó, cả các bọn khác nữa đều vậy. Oan gì nó cơ chứ.? Người đàn ông. - Thì nó có thanh minh gì đâu, chỉ có là bắt được chứng cứ tham nhũng hối lộ thì nó chịu ngay. Còn bảo không bắt lỗi gì, kiểm tra đi kiểm tra lại mấy tháng trời, cái ý kiểm tra từ đầu thế nào đến mấy tháng sau kết luận vẫn thế. Tự các ông trên ra rồi tự các ông kết luân. Chứ ở cơ sở nó công tác các đơn vị ở đấy có kết luận tội của nó đâu. Nhà biệt thự ở Ciputra thì ông Trọng cũng được biếu 2 căn ở đó, bán sang tay luôn rồi đó còn gì. Tôi có điện thoại ở nhà gọi, chị Lê Thị Minh Hà vợ anh Nguyễn Hữu Vinh ( Ba Sàm ) đến đưa mấy cuốn sách, chị nói sắp về xem xử anh Ba Sàm, muốn găp tôi chút ít. Người đàn ông cũng bảo anh ta phải ra tàu, về đến nhà cũng muộn. Anh ta nói sẽ liên lạc với tôi sang tuần. Mai vợ con Thanh sẽ đến Pháp, thế mà ngày 7 tháng 9. Nhà báo Mạnh Quân nói chắc rằng Thanh ở Đức, vì hiện nay vợ con Thanh đang ở Đức. Tôi có còm trong stt của Quân, chúng ta cùng giữ cái stt này để xem về những gì mà Quân nói liên quan đến người thân Thanh. Người Buôn Gió (Blog Người Buôn Gió)
  16. Trong truyện Kiều của thi hào Nguyễn Du có câu: Nghĩ điều trời thẳm vực sâu/ Bóng chim tăm cá biết đâu mà tìm Hai câu này diễn tả tâm trạng Từ Hải khi Thúy Kiều bỏ ra đi biền biệt phương trời, không để lại tin tức, dấu vết, không biết làm sao để tìm gặp nàng. Đó là trong thi văn. Hiện tại ở Việt Nam, chẳng những một mà rất nhiều người cũng đang mang tâm trạng giống như Từ Hải, đang cuống cuồng trước sự mất tích của Trịnh Xuân Thanh, cựu phó chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang. Tuy nhiên người “bức xúc”, sốt ruột nhất có lẽ không là ai khác ngoài Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng CSVN. Tại sao? Lý do khiến Tổng Trọng vừa “bức xúc” vừa sốt ruột như ngồi trên lò lửa là do Trịnh Xuân Thanh, sau khi thoát khỏi thiên la, địa võng của chế độ CSVN, đã vỗ đánh “bốp” một cái thật mạnh vào ngay giữa mặt Trọng – nhân vật quyền lực số một ở VN hiện nay – bằng một lá thư xin ra khỏi đảng, đồng thời nói thẳng không còn tín nhiệm, tin tưởng tư cách lãnh đạo Trọng nữa. Vụ án mạng ở Yên Bái với 3 đảng viên trung, cao cấp của đảng vừa “anh dũng hi sinh” làm xôn xao cả nước chưa lắng xuống thì nay thêm vụ Trịnh Xuân Thanh dùng kế Thiềm Thừ Thoát Xác chuồn khỏi Việt Nam như Tề Thiên Đại Thánh hóa phép thành con ruồi (không phải ruồi Tân Hiệp Phát – ruồi Tân Hiệp Phát chết ngủm trong chai nước ngọt từ lâu rồi) bay ra khỏi Việt Nam, đến một nơi vẫn đang còn trong vòng bí mật. Sự đau đớn, nhục nhã nhất của Tổng Trọng, không phải vì Trịnh Xuân Thanh xin ra khỏi đảng hay phê phán mình thẳng thừng mà chỉ vì lũ đàn em làm ăn hạch đụi, không tính toán đến trường hợp Thanh thấy rằng đã đến lúc tam thập lục kế, tẩu vi thượng sách, nên để xổng con “ruồi trâu” to, béo – dù chưa phải là con ruồi số 1 – mà Trọng quyết đập dẹp để lấy uy, dằn mặt những kẻ có tư tưởng chống đối hay muốn phê bình, chỉ trích mình. Đúng ra với một cái đầu cáo già như Phú Trọng, trước khi ra lệnh đập con ruồi Xuân Thanh, Trọng phải âm thầm bố trí khắp nơi, lặng lẽ cho công an, cảnh sát, tình báo dưới quyền theo dõi Thanh từng bước, nhất cử nhất động để khi ra tay là… mã đáo công thành, không bị trật vuột con dê… tế đảng. Hơn thế nữa, Trọng cũng không nhớ tới việc đại gia Trương Đình Anh, chủ tịch tập đoàn FPT đưa cả gia đình qua Mỹ sống, viêc đại biểu quốc hội Nguyễn Thị Nguyệt Hường có quốc tịch Malta…Đó là những bằng chứng rõ ràng cho thấy sự chuẩn bị tháo chạy khỏi Việt Nam khi có biến động của các đại gia, các cán bộ CSVN. Nếu là một người cẩn thận, suy nghĩ sâu xa, trước khi đập con ruồi Xuân Thanh, Trọng phải giăng lưới khắp nơi, ra lệnh cho công an, cảnh sát, tình báo theo dõi Thanh từng bước, nhất cử nhất động để khi ra tay là… ngon cơm. Ai ngờ vì quá tự cao, tự đại, chỉ giỏi huênh hoang, khoác lác cộng thêm niềm hoan lạc miên man sau chiến thắng đại hội đảng 12, loại được Nguyễn Tấn Dũng khỏi chính trường, trở về làm người tử tế, Tổng Trọng nghĩ rắng mình là vô địch, võ công cái thế, bao trùm thiên hạ. Có ngờ đâu Trọng ngoại, hữu Thanh. Cái vỗ nặng nề của Trịnh Xuân Thanh vào mặt Tổng Trọng chắc chắn phải được chuẩn bị từ lâu ngay từ khi biết mình bị đem lên bàn mổ. Trước khi rời khỏi Việt Nam, Thanh biết mình sẽ phải đi đến nước nào, ở đâu, gặp ai, mới có thể an toàn. Visa đã được chuẩn bị, xin từ trước, vé máy bay, người đón tiếp, chỗ trú ngụ bí mật, tiền mặt, thẻ visa… Việc liên lạc với Người Buôn Gió – Bùi Thanh Hiếu để cung cấp hồ sơ, tư liệu nhờ Gió đưa lên mạng chắc chắn đã được suy nghĩ, tính toán, cân nhắc cẩn thận. Lý lịch cá nhân, tính tình cùng những hoạt động, các bài viết của Gió trước và sau khi qua Đức đã nói lên được điều gì để Trịnh Xuân Thanh cùng các cố vấn có thể tin tưởng, giao hồ sơ, tài liệu cho Gió đem phổ biến lên mạng? Hơn thế nữa, những nhân vật bí ẩn gặp gỡ Bùi Thanh Hiếu chắc chắn phải thuộc một phe đối đầu với Nguyễn Phú Trọng, đang tìm cách phá vỡ mặt trận “đã hổ, diệt ruồi” của Trọng. Tại sao họ dám giao việc trọng đại, liên quan đến số phận của Trọng nói riêng, ĐCSVN nói chung cho một người như Bùi Thanh Hiếu? Có thật sự Gió hoàn toàn đứng ngoài cuộc tranh chấp giữa Trọng và các phe phái trong nôi bộ ĐCSVN, vô tình được chọn làm một con cờ trung gian cho cuộc đấu đá? Trong thâm tâm Gió khi nhân lời phổ biến các tài liêu của Thanh, Gió chỉ muốn giúp Trịnh xuân Thanh trở thành môt con người tốt như mình?Tất cả vẫn là những câu hỏi chưa có câu trả lời. Thật ra, để truy tìm tông tích của Trịnh Xuân Thanh không phải là việc quá khó khăn nếu có sự giúp đỡ của tình báo các nước láng giềng. Với hệ thống camera dầy đặc ở các phi trường, cửa khẩu ở biên giới, truy tìm các chứng từ sử dụng visa mua vé phi cơ, tầu điện, khách sạn… các chuyên viên có thể tổng hợp, phân tích, tìm biết Thanh rời khỏi Việt Nam ngày giờ nào, ở đâu, đi đến đâu? Tuy nhiên việc này không thể thực hiện vì Trịnh Xuân Thanh chưa bị đánh giá, kết luận là tội phạm quốc gia vì không có chứng cớ, cần phải truy nã gấp. Ngay cả viêc tung sát thủ để đi tìm giết Thanh hay bắt cóc Người Buôn Gió cũng có thể đã được đem ra thảo luận, bàn bạc trong nội bộ đảng CSVN, giữa những lãnh đạo cao cấp nhất thuộc phe Trọng. Rõ ràng phe của Trọng đã phản ứng rời rạc, không có kế hoạch. Để vớt vát lại thể diện phần nào sau cái vỗ thẳng mặt này, Tổng Trọng cho họp ban bí thư để khai trừ Trịnh Xuân Thanh ra khỏi đảng. Đúng là trò hề, giống như hiệu trưởng một trường trung học ra lệnh đuổi một học sinh vĩnh viễn sau khi học sinh này tuyên bố công khai bỏ học vì hiệu trưởng, thầy, cô giáo không có tư cách, liêm sỉ, không có lòng tự trọng, không có nền tảng, căn bản giáo dục để dậy dỗ ai. Song song với những phản ứng trên, trong cơn hoảng loạn, thần thái bất định, hoang mang, lo sợ bị đảo chánh, Trọng ra lệnh cho ban bí thư tỉnh ủy Hậu Giang cử người đi tìm Trịnh Xuân Thanh…ngoài Hà Nội. Thiệt là ruồi bu quá sức (lẽ mình)! Những hình ảnh, văn bản được đưa lên báo điện tử, facebook những ngày qua từ Người Buôn Gió, chứng tỏ Thanh đang ở Âu châu, nhiều phần là ở Đức. Nếu còn mang quốc tịch Việt Nam, có visa qua Đức, Thanh có thể đi vòng vòng 28 nước Âu Châu bằng phi cơ, đường bộ, tầu thuyền… nằm trong Liên hiệp Âu Châu (European Union). Trường hợp có quốc tịch Malta như bà Nguyệt Hường, Thanh có thể qua Mỹ bất cứ ngày giờ nào, chỉ cần làm một bản khai ESTA (Electronic System for Travel Authorization), trả lệ phí 14 USD là đặt chân đến xứ thiên đường America Dreaming. Vậy thì để có thể truy nã, tóm cổ Thanh đem về VN, chế độ CSVN phải nhờ đến cảnh sát quốc tế (interpol) hay cảnh sát đặc biệt bảo vệ biên giới Đức GSG-9 (Grenzschutz Gruppe 9), sở tình báo Đức – BND (Bundes Nachrichten Dienst)… Nhưng lấy lý do gì để nhờ Đức giúp? Thanh chưa hề bị truy tố bởi một tòa án ở VN về bất cứ tội danh gì. Vô phương! Hay là tổ chức bắt cóc Người Buôn Gió, tra khảo, tìm chỗ ở của Thanh? Cũng không ổn, bởi Gió cũng mù tịt, không biết Thanh ở đâu, chỉ liên lạc được với Thanh qua những nhân vật thần bí bằng điện thoại, với mạng Viber. Bắt cóc hay hãm hại Gió chỉ làm tình hình xấu xa, tồi tệ hơn. Cuối cùng để khỏa lấp những thất bại trong vụ Trịnh Xuân Thanh, Nguyễn Phú Trọng tiếp tục ra lệnh cho đàn em làm những việc che dấu, định hướng dư luận, lừa gạt những người ở trong nước không có phương tiện tìm hiểu rõ ràng, xác thực sự kiện…, như cho người đi tìm Trịnh Xuân Thanh ở Hà Nội, ra lệnh triệu tập Thanh vào ngày 13.09.2016, phải trình diện tỉnh ủy Berlin, xin lỗi nói lộn… tỉnh ủy Hậu Giang để trả lời về những việc làm trong quá khứ. Đúng là Bóng Chim Tăm Cá Tìm Thanh như thể tìm chim. Trọng đây, Thanh đó biết tìm nơi đâu? Trọng đang ôm một nỗi sầu Thanh đi một kiếp Trọng rầu thiên thu Thạch Đạt Lang (Ba sàm)
  17. Chiều nay, tôi nhận lại chứng minh thư và bằng lái xe của mình, kèm theo thẻ đảng viên của Trịnh Xuân Thanh và lá thư Thanh gửi Tỉnh uỷ Hậu Giang. Về lý do gửi thẻ đảng sẽ giải thích trong phần sau, phần này đăng tải lá thư của Trịnh Xuân Thanh. Kính gửi: Anh Bảy Chánh – Bí Thư Tỉnh Ủy Hậu Giang Anh Năm Hùng – Chủ tịch Tỉnh Hậu Giang Các Anh/Chị trong Thường vụ, Tỉnh ủy và bà con cô bác tỉnh Hậu Giang Kính thưa anh Bảy và các Anh/Chị, trước tiên em xin phép được xin lỗi các anh và bày tỏ lòng biết ơn của em với các Anh/Chị và bà con cô bác nhân dân tỉnh Hậu Giang đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho em được làm việc và có cuộc sống tốt đẹp trong thời gian làm việc tại Tỉnh. Dù thời gian chỉ một năm nhưng với nhiều kỷ niệm trong công việc, những buổi họp giao ban bàn việc thu hút đầu tư cho Tỉnh, bàn về những kế sách chống xâm nhập mặn, cùng nhau thức khuya, dậy sớm, trăn trở băn khoăn lo cho bà con còn nghèo, cho các gia đình chính sách, liệt sĩ, thương bình, đi xin từng căn nhà tình nghĩa..v..v. Những chuyến đi về Ấp, Xã, Huyện.. nơi bà con nhân dân mình còn bao khổ đau nghèo túng, bao giờ các anh cũng cử người đi cùng, sợ em chưa quen đường, chưa biết nói với bà con thế nào, khi mà một anh (Bắc Kỳ) như em, văn hóa, tình cảm chưa hiểu hết ở đây. Em nhớ rất rõ những khi đi cùng anh Năm, anh Bảy Chung, Bảy Chắc.. về trường Trung học Vị Thanh huyện Phụng Hiệp để cho các cháu học sinh có phương tiện đi học. Thật vui khi nhìn gương mặt của các em rạng ngời và thật buồn vì bà con nhân dân của Tỉnh mình còn nghèo như vậy. Với hoài bão và ước muốn được cùng lãnh đạo của Tỉnh làm việc hết sức mình vì nhân dân Hậu Giang, những người dân nghèo khó, chân lấm tay bùn nhưng rộng lượng, phóng khoáng, chở che và thương yêu em. Kính thưa các Anh/Chị, những tưởng thời gian sẽ tiếp tục để em được cùng làm việc, cùng sống với các anh giúp đỡ Tỉnh cũng như bà con nhân dân tỉnh Hậu Giang với vai trò nhỏ bé của mình. Nhưng các anh cũng đã biết, tháng 6 Tổng Bí thư đã chỉ đạo UBKTTW bằng mọi cách phải kỷ luật em. Ngày 9/9/2016, TBT đã ép Ban Bí Thư bỏ phiếu khai trừ em ra khỏi Đảng (mặc dù em đã có Đơn xin ra khỏi Đảng từ trước đó). Trước đây, UBKTTW đã có rất nhiều buổi làm việc với Thường trực, Thường vụ, Tỉnh Ủy và các Anh/Chị cũng đã biết rõ nội dung. Em rất cám ơn các Anh/Chị đã khách quan, vô tư, thẳng thắn nhận xét các ưu khuyết điểm của em, không chịu sức ép của TBT chỉ đạo đã giúp đỡ em được tiếp tục làm việc và cống hiến. Nhưng Anh/Chị cũng biết rằng, TBT đã tiếp tục chỉ đạo UBKTTW, Ban Bí thư, báo chí áp đặt, bịa đặt, bôi nhọ em để kỷ luật. Kính thưa anh Bảy và các Anh/Chị trong Tỉnh, ông Trọng đã làm những điều mà ai cũng biết là sai trái, vô trách nhiệm, làm mất uy tín của UBKTTW, Ban Bí thư và của Đảng. Với kết luận như vậy của Ban Bí thư và UBKTTW thì các anh cũng biết, Bộ Công An cũng không còn con đường nào khác là ra một bản án sai lệch trái với pháp luật. Chính vì vậy thời gian vừa qua em đã không thể vào Tỉnh và phải tránh ra nước ngoài, nếu không có thể sẽ bị bắt và tạm giam bất cứ lúc nào với những lý do mà ông Trọng đã chỉ đạo, yêu cầu Ban Bí Thư và UBKT, báo chi đang làm. Kính thưa các Anh/Chị, những tổ chức cấp cao như Ban Bí thư và UBKTTW mà kết luận vội vàng, sai lệch, không có lập luận, chụp mũ, trái với pháp luật hiện hành thì liệu ông Trọng và họ có tồn tại được hay không? (Trong khi tại Tỉnh, các Anh/Chị đều đã biết các khuyết điểm của em là không đúng như vậy). Kính thưa anh Bảy và các Anh/Chị, một lần nữa em cám ơn các anh đã quan tâm và giúp đỡ em trong thời gian công tác tại Tỉnh. Em thấy tự hào về các anh và bản thân, trong một năm làm việc tại Tỉnh đã hết lòng, hết sức vì công việc và được nhân dân tin câỵ. Em xin lỗi vì đã không vào được trực tiếp để báo cáo các anh. Nếu em xuất hiện, ông Trọng sẽ chỉ đạo Bộ Công an bắt giam em không cần lý do. Kính thưa các Anh/Chị, trong thời gian tới em xin nghỉ làm việc và không tham gia bất kỳ công việc gì ở Tỉnh, vì như em đã báo cáo nếu em xuất hiện sẽ bị bắt ngay lập tức theo chỉ đạo. Em xin kính chúc sức khỏe các Anh/Chị trong Thường vụ, Tỉnh Ủy và Nhân dân Hậu Giang hạnh phúc. Chúc cho Tỉnh mình sẽ phát triển tốt đẹp. Người Buôn Gió (Blog Người Buôn Gió)
  18. Một trong những con chuột to nhất, chắn ngang họng Nguyễn Phú Trọng là Đinh La Thăng. Việc Trịnh Xuân Thanh cất cánh bay xa từ vòng bủa vây của quân Trọng cũng cho thấy quân "địch" vẫn còn nhiều thế lực và khả năng đối đầu. Cái bình đầy chuột của Nguyễn Phú Trọng vừa bị 8 viên K59 bắn thủng từ Yên Bái. Thủ phạm bấm cò vẫn còn là nghi vấn, vụ án sẽ chìm xuồng theo cái xác của Đỗ Cường Minh tự sát từ sau gáy sau đó được đảng cho đổi chiều đạn bay (1). Từ sự việc náo loạn quân khu II (2) - khởi đi với cái chết mờ ám của tướng Lê Xuân Duy sang đến Bí thư tỉnh ủy Yên Bái Phạm Duy Cường - và cú hồi mã thương bỏ đảng của phó chủ tịch tỉnh Hậu Giang Trịnh Xuân Thanh (3) đã làm cho Nguyễn Phú Trọng đối diện với nguy cơ chuột chưa chết "đủ" mà bình muốn... "tan xác". Thử lược qua tiến trình đánh chuột vỡ bình của Nguyễn Phú Trọng... Từng bước từng bước thầm khởi đi từ quân... nguyên: Con chuột đầu tiên được đưa lên bàn mổ là Trịnh Xuân Thanh vào cuối tháng 5, đầu tháng 8. Nguyễn Phú Trọng bắt đầu bằng một chuyện nhỏ như ruồi nhưng biết rằng sẽ tạo được cảm giác thích sa-vào-đậu: tấm biển xanh trên xe Lexus của quan chức đảng. Tên "nguyên" đầu tiên vào cuộc là một "nguyên" đại tá phó trưởng phòng cắc ké Trần Sơn, lên tiếng về hành vi phạm luật của Trịnh Xuân Thanh (4). Sau đó là một loạt quân "nguyên" khác: Trần Lưu Hải, Tạ Xuân Đại, Nguyễn Anh Liên, Nguyễn Đình Hương, Lê Văn Cuông, Nguyễn Quốc Thước, Lê Hoa, Vũ Mão... trong đó đa phần thuộc tiểu đội Tổ chức Trung ương. Rón rén tiếp theo bởi quân... ta đang ấm ghế nhờ ơn của Nguyễn Phú Trọng: Nguyễn Hạnh Phúc, Mai Tiến Dũng, Trương Hòa Bình, Nguyễn Xuân Phúc, Nguyễn Thị Kim Ngân... Những tên lính mới này của Trọng thái thú phải rụt rè chờ quân nguyên dọn đường dư luận trước mới dám cầm cờ chạy theo. Tuy nhiên, từng bước từng bước thầm cho đến rón rén nhập cuộc kéo dài thì cũng không giải quyết rốt ráo con chuột mang biển số xanh. Thứ trưởng Bộ Nội vụ - Trần Anh Tuấn thì tuyên bố vụ việc phức tạp, nhiều vấn đề, không thể giải quyết ngay (5). Tại sao? Có 3 lý do tổng thể: 1. Trong guồng máy đảng hiện nay, quân "tử tế" của Nguyễn Tấn Dũng cũng còn đông không kém gì quân "nguyên" và quân "thái thú" - đứng đầu là tưởng thú - của Trọng. Nguyễn Tấn Dũng thua cuộc nhưng với 38/65 đoàn tại đại hội đã đề cử Dũng là ứng viên trong BCHTW khóa 12 và 41% tổng số phiếu ủng hộ cho việc Dũng ở lại - là con số không nhỏ. 2. Trong số phải ngả về phía Trọng trong đại hội 12 là vì "cuốn theo chiều gió", hoặc bị áp lực lẫn chiêu dụ nhất thời sau chuyến đi của Dương Khiết Trì trước những ngày bỏ phiếu, không nhất thiết trung thành tuyệt đối với Trọng. 3. Chính câu nói của Nguyễn Phú Trọng - "đánh chuột nhưng đừng làm vỡ bình". Kẹt cho Trọng là trong cái bình có nhãn hiệu ma dzê in Ba Đình này, chuột phe "địch" cũng nhiều mà chuột phe "ta" cũng không ít. Cả 2 loại chuột lổm ngổm này nhìn vào những cáo trạng dành cho chuột Trịnh Xuân Thanh đều thấy có phảng phất bóng dáng và "thành tích quá khứ lẫn hiện tại và cả tương lai" của mình trong đó. Một trong những con chuột to nhất, chắn ngang họng Nguyễn Phú Trọng trong bữa tiệc xơi tái ruồi muỗi là Đinh La Thăng. Đệ tử ruột trong nhóm thân tín hàng đầu của Thăng không ai khác hơn là Vũ Đức Thuận và Trịnh Xuân Thanh. Cả Thanh lẫn Thuận đều có trách nhiệm trong vụ gây thua lỗ hơn 3 nghìn tỷ đồng tại Tổng Công ty Xây lắp Dầu khí Việt Nam. Nhưng Nguyễn Phú Trọng đem Thanh lên bàn mổ mà không hoặc chưa dám lôi đầu Vũ Đức Thuận - nguyên Chánh Văn phòng Bộ GTVT được bộ trưởng Đinh La Thăng lúc ấy kéo về sát nách. Lôi Thuận ra thì Thăng sẽ chết chùm. Chính vì vậy là Nguyễn Phú Trọng phải tổ chức những buổi tiếp xúc với một thành phần quân nguyên khác - mang nhãn hiệu cử tri để tuyên bố: "Vụ việc được quan tâm, hoan nghênh như vụ Trịnh Xuân Thanh cũng đủ thấy sự phức tạp lắm rồi. Chúng ta phải có bước đi vững chắc, thận trọng, làm sao để giữ được ổn định, để phát triển kinh tế, vì vụ việc này còn mở ra nhiều "ông", nhiều đầu mối khác" (6) Chưa mở ra thêm được ông nào ngoài "ông" Trịnh Xuân Thanh, "ông" Vũ Huy Hoàng, Tổng bí thư đang bí lối trong "những bước đi vững chắc, thận trọng" thì đùng một cái "ông" ruồi Trịnh Xuân Thanh cất cánh bay mất và gửi tặng Nguyễn Phú Trọng một câu độc hơn chất thải Formosa: "Tôi xin ra khỏi đảng vì không tin vào sự chỉ đạo của đồng chí tổng bí thư". (3) Việc Trịnh Xuân Thanh cất cánh bay xa từ vòng bủa vây của quân Trọng cũng cho thấy quân "địch" vẫn còn nhiều thế lực và khả năng đối đầu. Việc ra khỏi đảng cũng tạo tiền lệ - triệt tiêu con đường dùng luật đảng cũng như cánh tay đắc lực của Trọng là Ủy ban Kiểm tra Trung ương đảng để thanh trừng nhau - ngoài trừ vớt vát thể diện là "khuyến nghị khai trừ ra khỏi đảng" và sau đó hè nhau quyết định khai trừ đối với một kẻ đã chính thức vứt thẻ đảng. (7) Băn khoăn của Nguyễn Phú Trọng trong buổi gặp mặt với các cử tri họ "nguyên" tại quận Hoàn Kiếm hôm ngày 6/8/2016 đến nay lại càng thêm băn khoăn. "Đánh trống liên hồi chứ không phải làm nhát một, phải làm đến cùng" nhưng... "làm thế nào là đến cùng?" (6) Đánh liên hồi nhưng ruồi địch có chịu đậu một chỗ đâu để mà đánh. Làm một nhát còn chưa được thì cách gì làm nhiều nhát. Và "làm sao đến cùng" thì cũng theo bài bản "Đến hết thế kỷ này không biết đã có CNXH hoàn thiện ở Việt Nam hay chưa"! (8) Chỉ biết một điều là nếu "làm đến cùng" thì cả đảng còn ai là người "tử tế" để "phục vụ" nhân dân? Ôi! cái bình với những con chuột và đảng trưởng của tập đoàn chuột. Bó tay! Vũ Đông Hà ________________ Chú thích: (1) http://danlambaovn.blogspot.com/2016/08/an-mang-yen-bai-vien-oi-chieu.html (2) http://danlambaovn.blogspot.com/2016/09/roi-loan-tai-quan-khu-ii-lieu-tap-can.html (3) http://danlambaovn.blogspot.com/2016/09/ong-trinh-xuan-thanh-tuyen-bo-bo-ang-vi.html (4) http://thanhnien.vn/thoi-su/xe-tu-nhan-gan-bien-so-xanh-va-di-san-cua-pho-chu-tich-hau-giang-709466.html (5) http://baodatviet.vn/chinh-tri-xa-hoi/tin-tuc-thoi-su/cham-bao-cao-vu-ong-trinh-xuan-thanh-ly-do-la-3317781/ (6) http://nld.com.vn/thoi-su-trong-nuoc/tong-bi-thu-vu-trinh-xuan-thanh-chi-la-mot-vi-du-thoi-2016080614165449.htm (7) http://www.baomoi.com/quyet-dinh-khai-tru-ra-khoi-dang-doi-voi-ong-trinh-xuan-thanh/c/20292360.epi (8) http://thanhnien.vn/thoi-su/tong-bi-thu-nguyen-phu-trong-phat-bieu-tai-to-ve-du-thao-sua-doi-hien-phap-1992-469414.html (Dân Làm Báo)
  19. Nhưng chuyện đó thì còn đang diễn ra. Đau và nhục nhã nhất là Nguyễn Phú Trọng bây giờ gặp vụ Trịnh Xuân Thanh. Cả trung ương chế nhạo, cười khinh Trọng trình gì mà náo loạn vang trời, khua chiêng, gõ mõ cờ xí rợp trời như ăn được người đến nơi. Sau khi tấm ảnh Trịnh Xuân Thanh xuất hiện cầm chứng minh thư và bằng lái xe của tôi trong đêm, sáng ngày hôm sau Nguyễn Phú Trọng đã triệu tập họp bất thường Ban Bí Thư để khai trừ đảng với Trịnh Xuân Thanh. Tại cuộc họp Ban Bí Thư này, Nguyễn Phú Trọng là người trực tiếp chủ trì. Trong khi đó tỉnh uỷ Hậu Giang đang ra tối hậu thư cho ông Thanh 4 ngày nữa phải có mặt ở tỉnh uỷ để giải quyết việc liên quan. Trong lá thư xin ra khỏi đảng của mình trước đó vài ngay, Trịnh Xuân Thanh đã gửi đến Uỷ ban kiểm tra trung ương, báo Thanh Niên, tỉnh uỷ Hậu Giang. Nội dung lá đơn này được giữ kín, bởi nó có những đoạn vỗ mặt thẳng vào Nguyễn Phú Trọng. Tại cuộc họp của uỷ ban kiểm tra trung ương, lá đơn được đọc. Cả phòng đều bất ngờ đến nỗi lặng ngắt 10 phút không ai nói gì. Lần đâu tiên trong đảng có một đảng viên viết những lời lẽ chỉ trích thẳng vào TBT đương nhiệm như thế. Chủ nhiệm uỷ ban kiểm tra trung ương Trần Quốc Vượng đành cho tạm nghỉ giải lao để xin ý kiến Tổng Bí Thư. Trọng nghe tin, phẫn uất bắt Trần Quốc Vượng đề nghị khai trừ đảng đối với Trịnh Xuân Thanh. Đây là một cuộc họp mà dự tính ban đầu mới chỉ là xem xét kỷ luật. Cuộc điện thoại chỉ đạo của Trọng khiến cho Vượng làm gộp tất cả phần xem xét và đưa ra hình thức kỷ luật khai trừ đảng đối với Thanh. Lý do là Thanh đã không những gửi lá đơn này đến các cơ quan mà còn đưa chúng lên mạng xã hội Facebook. Lời đề nghị khai trừ Đảng của uỷ ban kiểm tra trung ương có sau khi lá đơn tung ra trên mạng xã hôi. Nhưng Nguyễn Phú Trọng vẫn còn muốn giữ thể diện cho mình, ông ta chờ chỉ đạo vài cơ quan nữa cùng xúc tiến để thiên hạ tâm phục khẩu phục. Một cái kiểu mà Trọng thích là cụm từ tuyệt đối nhân dân, cán bộ, ban ngành đều nhất trí với quyết định của TBT. Như cái cách mà ông ta từng khoe khoang ở đại hội 12 mình được bầu 100% số phiếu. Tức ông ta muốn giết người, nhưng lại muốn ép cấp dưới đề đạt lên điều đó. Để ông ta nói rằng ý của ông ta là ý kiến của toàn đảng, toàn dân, toàn quân. Lá đơn của Trịnh Xuân Thanh lúc này vẫn là sự hồ nghi của dư luận, chỉ một số cơ quan nhận được chúng. Cùng lúc Trọng cho đội ngũ dư luận viên đi phao tin về lá đơn này là giả mạo, không có độ chính xác. Mặt khác Trọng ráo riết ép cấp dưới là Tỉnh Uỷ Hậu Giang dứt điểm đề nghị kỷ luật khai trừ đảng đối với Trịnh Xuân Thanh lên cấp trên. Lá đơn của Thanh đã khiến uy tín của Trọng giảm sút, nhưng trong lúc dư luận và nhiều đảng viên khác còn hồ nghi tính xác thực của lá đơn này. Nếu Trọng tranh thủ được quãng thời gian đó, xử lý khai trừ Thanh còn vớt vát lại được phần nào uy tín. Tôi thấy cần thiết phải gấp rút đưa ra tính xác thực của lá đơn này, bởi tôi là người đã đưa lá đơn đó ra trên mạng. Bản thân tôi cũng vấp phải nhiều sự hồ nghi. Tôi đã đặt điều kiện với người của Thanh, Thanh phải xuất hiện cầm giấy tờ tuỳ thân của tôi trước khi Trọng Lú hoàn tất mọi thủ tục để khai trừ Thanh. Yêu cầu có lẽ khó với những người của Thanh, họ ngồi lặng lẽ đi rất lâu. Họ nói việc này cần có thời gian vài ngày. Tôi lắc đầu nói cần phải càng sớm càng tốt. Tôi đẩy họ vào một tình thế bắt buộc là họ phải đi nhờ người khác nếu tôi không có hình ảnh của Thanh cầm giấy tờ của tôi. Nếu họ gửi tấm hình sớm, tôi sẽ đoán được Thanh ở đâu căn cứ vào thời gian từ khi giấy tờ của tôi gửi đi. Nhiều phỏng đoán trên mạng rằng Thanh đang ở Đức này, Thanh có nhà và vợ con đang ở đây. Tôi muốn kiểm tra điều ấy không phải là tò mò. Mà nếu như Thanh ở đây, tôi sẽ vững tâm hơn vì biết Thanh ở chỗ an toàn. 42 tiếng đồng hồ sau, tôi nhận lá đơn được gửi qua Viber. 42 tiếng là quãng thời gian có thể bay vòng quanh trái đất đối với những người sẵn tiền và sẵn visa và sẵn cả nhân lực. Tấm hình của Thanh được đưa lên trong đêm qua, và được chia sẻ rộng rãi. Lần này thì chỉ có 3 ý kiến trong gần 60 ngàn người theo dõi Facebook tôi cho là giả. Những nhà báo và cũng có thể là bồi bút của Trọng Lú ngay từ sáng sớm thức dậy thấy tấm hình được chia sẻ, đã hậm hực, tru tréo xỉ vả Thanh và cả tôi. Chúng ám chỉ rằng tôi vì tiền của Thanh đưa mà đã làm giúp. Có lẽ chúng nghĩ tôi cũng như chúng, cũng nhận tiền để làm những việc đấu đá thanh trừng nội bộ giữa các quan chức cộng sản với nhau. Trong cơn cuồng loạn để giữ uy tín cho ngài Minh Chủ Nguyễn Phú Trọng, mọi thứ chúng đều có thể nói ra, kể cả những lời dơ bẩn nhất. Đấy là việc mà chúng phải làm, công việc của chúng là giữ uy tín cho ngài Trọng. Còn tôi thì hạ bệ cái uy tín ấy, tôi cũng chẳng ngại ngần như chúng. Bởi về những gì học hỏi trong môi trường cộng sản thì chúng cả tôi cùng được học như nhau. Tôi chả cần là nhà bất đồng chính kiến, nhà đấu tranh dân chủ. Những thứ ấy với một thằng như tôi là không thích hợp. Nhưng tôi sẽ không sa đà vào việc tranh luận với chúng về đường lối làm cho dân giàu, nước mạnh bằng cách giúp cho Minh Chủ Nguyễn Phú Trọng sáng ngời chánh nghĩa bịp bợm kia trở thành một vị lãnh tụ thần thánh tối cao. Một Cha già dân tộc thứ hai. Tấm hình Thanh xuất hiện và những lời tán thưởng đối với sự dám chơi tới bến của Thanh khiến Nguyễn Phú Trọng bị ê mặt. Ngay từ sáng dã có người nói xì xào đến tai Trọng. – Ông Trọng làm báo chí mất công ròng rã cả tháng trời để vu thằng Thanh là tội phạm, giờ lại được dân chúng hoan hô đầy trên mạng kìa. Trọng nghe uất đứng không vững. Chung quy tại Trọng tất, vì thích vờn mồi để báo chí tung hô theo kịp, Trọng có con gà trong tay, thỉnh thoảng lại ngó cái lông, xem thịt béo không, rồi lại vác cân ra cân xem thịt được chưa. Kiểu dề dà đầy sảng khoái trong mắt làng xóm, thiên hạ là nhà ông Trọng có con gà ngon quá, ông ấy sắp thịt đấy. Thịt gà mang cho hàng xóm sự thán phục là Trọng Lú có gà ngon trong nhà, chả mấy ai có. Nhưng thịt người lại khác. Thịt người thì Trọng cho thiên hạ thấy Trọng quyền uy tối cao, uy trùm thiên hạ. Trước khi thịt Trịnh Xuân Thanh phải vờn cho các thằng uỷ viên trung ương, bộ chính trị khác phải vỡ mật, kinh hồn. Có thế mới thành được cha già dân tộc, một lời như nhấc được chín đỉnh đồng. Nhưng con gà biến mất, Trong chót khoe hàng xóm, đang muốn chữa thẹn bằng cách gà gầy quá tao giam nó lại nuôi thêm vài tháng. Đang tính chữa thẹn như thế, thì bỗng nhiên con gà nó đậu trên cây tre đầu làng gáy tè té tree như nói hàng xóm nhà Trọng rằng. – Nó giam tao nuôi béo thịt đâu, thằng già ngu lại thích khoe, mở cửa chuồng sờ lườn tao béo không. Tao nhanh chân nhảy tót lên hàng rào, rồi bay lên cây tre gáy cho cả làng biết lão Trọng ngu thế nào. Trọng xem tin tức mà trợ lý đưa, uất quá triệu tập Ban Bí Thư để khai trừ Thanh. Tổng Bí Thư đi khai trừ một thằng tỉnh uỷ viên mà nó gửi đơn chửi thẳng vào mặt mình và tuyên bố không chung đảng vì ghét cái mặt đểu cáng của tổng bí thư. Nhục cho Trọng, nhưng chả lẽ không làm gì. Làm để bớt tức tí nào hay tí nấy. Đinh Thế Huynh thường trực ban bí thư, vẫn ngầm kiêm quản lý báo chí tuyên truyền vì thằng Thưởng trẻ người non dạ chưa có kinh nghiệm. Huynh cũng ức vì bao công chỉ đạo báo chí, bồi bút các kiểu để biến Thanh thành một kẻ tội phạm trong mắt nhân dân, dư luận cho Trọng thịt. Kiểu Huynh chính là thằng vỗ béo gà. Vì tức Huynh không đứng ra, kệ cho Trọng chủ trì Ban Bí Thư. Chán quá rồi, thôi thì ông Trọng bày ra làm xổng thì ông đi mà giải quyết. Trọng muối mặt đứng ra khai trừ Trịnh Xuân Thanh, cả thiên hạ dè bỉu, giễu cợt tổng bí thư gì mà đi vuốt đuôi, bắt bóng thế. Già rồi thôi giữ hẹn năm sau nghỉ đi đừng có cố nữa. Lại nói đến thằng Thưởng hồi Tư Sang làm bí thư HCM coi như con, nâng đỡ dìu dắt. Đại hội 12 Tư Sang về muốn gửi gắm Thưởng vào BCT để mộng sau này nó nắm TPHCM thì Sang thành bố già oai phong trấn cả cả cõi phía Nam. Nhưng thế nào đại hội bầu thằng Thưởng lại bật vòng 16 uỷ viên BCT trong danh sách ứng cử viên BCT cùng với mụ Trương Thị Mai. Vì có công hợp sức đánh bật được Ba Dũng không vào vòng ứng cử viên, hai loại tép riu đàn bà và trẻ con cũng không đáng ngại. Trọng nghĩ chỗ nhờ cậy Tư Sang sau này, ép được đại hội ngoài 16 suất kia ra phải thêm mấy suất nữa ở BCT. Cho nên BCT đại hội 12 lại phình ra thêm mấy suất như bây giờ. Ngày trước chạy dự án gì cần thông qua Bộ chính trị, doanh nghiệp chỉ rải tiền hơn chục mống. Từ khi Trọng làm Tổng bí thư, lần trước phình thêm 2 suất là Kim Ngân và Thiện Nhân. Giờ lại phình thêm 3 suất nữa. Thế mà Trọng chỉ đạo chính phủ giảm biên chế, trong khi BCT thì Trọng tăng thêm đến mấy chục phần trăm người. Đúng là chả nghe được những gì cộng sản nói, nhất là cộng sản đàu đảng. Hai đệ của Tư Sang vì nhét nhồi thêm vào, không biết sắp đi đâu. Bà Mai đi làm phó mặt trận, còn Thưởng đi làm tuyên huấn dù chả biết mẹ gì kinh nghiệm. Sang thì vẫn hy vọng Thưởng về làm bí thư thành uỷ HCM tha hồ màu mỡ. Tư Sang thích gái đẹp, chân dài, hoa hậu… mà ở đâu gái gọi cao cấp nhiều như ở Hồ Chí Minh. Nhưng Thưởng phải về đó thì bố già Phương Nam Trương Tấn Sang mới hưởng lạc được. Thế nên Sang cay cú muốn giúp Trọng hất bằng được Đinh La Thăng để cho Thưởng về đó. Nếu Thưởng về làm bí thư thành uỷ HCM, cánh bồi bút cũ từng theo Sang lại ấm êm. Tha hồ đi đánh các doanh nghiệp, băng đảng để lấy tiền tậu nhà cửa. Có tên bồi bút cho Sang thời Sang bí thư thành uỷ HCM, tên này kiếm được mấy cái nhà. Sau dính vụ Năm Cam với Tư Sang nên làm ăn khó khăn, quay ra tạo dựng hình ảnh nhà báo cải cách, và cổ suý cho một minh chủ cộng sản trong sáng, liêm khiết. Hòng chờ ngày Thưởng về làm bí thư ở đây chuyện hốt bạc lại huy hoàng như ngày xưa. Nên bọn này rất hăng hái ra sức ngày đêm tạo dư luận Thăng chẳng ra gì, để cô lập Thăng cho bọn Trọng, Sang thịt. Đưa Thưởng về ngự, cả lũ từ thầy Tư Sang đến đệ tử lúc đó khỏi phải nghĩ. Nhưng chuyện đó thì còn đang diễn ra. Đau và nhục nhã nhất là Nguyễn Phú Trọng bây giờ gặp vụ Trịnh Xuân Thanh. Cả trung ương chế nhạo, cười khinh Trọng trình gì mà náo loạn vang trời, khua chiêng, gõ mõ cờ xí rợp trời như ăn được người đến nơi. Đến thằng ranh con như Trịnh Xuân Thanh nó có giỡn cho vào mặt. Tái bút: Câu chuyện này ghi lại theo lời kể của người khác trong bộ máy cộng sản. Văn phong đương nhiên bị pha trộn lẫn cái cách của người kể và người viết. Xin chờ xem tiếp phần 8Người Buôn Gió(Blog Người Buôn Gió)
  20. Càng đi sâu tìm hiểu, càng thấy sự đê tiện của Nguyễn Phú Trọng. Thử hỏi trong các uỷ viên trung ương Đảng và các bà con làng xóm nhà Trọng, Giới...ai có thể nghĩ rằng một ngày nào đó. Trọng chỉ đạo làm rõ việc Trịnh Xuân Thanh là ai, ai bổ nhiệm...từ một bài báo trên tờ Thanh Niên. Tổng BT Nguyễn Phú Trọng Càng đi sâu tìm hiểu, càng thấy sự đê tiện của Nguyễn Phú Trọng. Thử hỏi trong các uỷ viên trung ương Đảng và các bà con làng xóm nhà Trọng, Giới...ai có thể nghĩ rằng một ngày nào đó. Trọng chỉ đạo làm rõ việc Trịnh Xuân Thanh là ai, ai bổ nhiệm...từ một bài báo trên tờ Thanh Niên. Cái cách của Trọng như vẻ ta không biết gì về thằng ranh con Thanh ấy, hôm nay thấy báo chí phản ánh, thì chỉ đạo làm rõ kỷ luật để làm gương. Chính cái kiểu đó gây phẫn nộ cho nhiều người biết về quan hệ giữa gia đình Nguyễn Phú Trọng và Trịnh Xuân Thanh. Còn dân chúng không biết về mối quan hệ này, họ đứng xem. Thằng nào chết họ cũng mừng, mà trong những vụ như thế, thằng càng to chết thì càng mừng. Hãy xem trình tự của việc bổ nhiệm Trịnh Xuân Thanh dựa trên chủ trương của Đảng. Đây là ý kiến của Bộ Chính Trị đã nhất trí đồng ý và Lê Hồng Anh là người thay mặt tập thể Bộ Chính Trị khoá 11 ban hành. Văn bản ghi rõ viêc thực hiện này giao cho Ban Tổ Chức Trung Ương Đảng CSVN thực hiện. Tham mưu tốt công tác tổ chức xây dựng đảng, công tác nhân sự phục vụ đại hội đảng bộ các cấp 17:54' 5/11/2014 Thực hiện chương trình công tác, ngày 5-11-2014, tại Hà Nội, Ban Tổ chức Trung ương tổ chức giao ban trực tuyến định kỳ; đồng chí Trần Lưu Hải, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Tổ chức Trung ương chủ trì hội nghị. Lãnh đạo các vụ, đơn vị trong Ban ở 3 khu vực Hà Nội, Đà Nẵng, TP. Hồ Chí Minh tham dự. Bài báo đưa chi tiết về sự chặt chẽ, cẩn trọng của Ban tổ chức trung ương khi thực hiện nhiệm vụ mà Bộ Chính Trị giao. Căn cứ trên những quyết định của BCT và tiêu chuẩn của Ban tổ chức trung ương. Tỉnh Hậu Giang do nhu cầu cần xin thêm một phó chủ tịch, đã làm đơn đề nghị. Chuyện đơn vị cấp dưới xin bổ sung thêm người và đưa tên luôn ai đó là một đề xuất bình thường. Có những trường hợp cấp trên bác đơn hoặc cử người khác về thay thế. Nhưng thông lệ trong bộ máy đảng và nhà nước cộng sản thì khi cấp dưới đề nghị xin xỏ nhân sự thường nêu luôn tên người để cấp trên tiện giải quyết. Đấy là những điều mà bí thư Bảy Chắc giãi bày với báo chí. "Về nguyên tắc, phải thông qua tập thể Thường vụ ngay từ đầu. Nhưng sau đó, chúng tôi có báo cáo đàng hoàng, chứ không phải bao che, bưng bít, chạy chọt để lo chuyện đó cả. Mặc dù mình là người kế thừa nhưng dẫu sao, trước đây, tôi vẫn là Thường trực Tỉnh ủy. Tôi nghiêm túc nhận cái này. Về việc thiếu thẩm tra trước khi tiếp nhận ông Trịnh Xuân Thanh, chúng tôi có nhận xét đầy đủ của Ban cán sự Đảng bộ Công Thương và đồng chí này có quy hoạch Thứ trưởng Bộ Công Thương. Quy hoạch thì Trung ương ký, tôi đâu ký được. Tôi nghĩ như thế là đầy đủ rồi. Hậu Giang từ khi tách tỉnh, các đồng chí cán bộ luân chuyển về, chưa bao giờ được đi thẩm định các đồng chí này. Tôi nghĩ rằng, Trung ương đưa về thì các đồng chí này đã đủ tiêu chuẩn để đảm trách các vị trí chủ chốt. Cho nên từ xưa đến nay, chưa có xác minh nào đối với cán bộ luân chuyển. Thẩm tra, xác minh trước khi nhận, tôi không biết công việc này có đúng thẩm quyền của Hậu Giang hay không? Vì vậy, đề nghị Trung ương nên nói rõ về việc này. Nếu thấy rằng, việc không thẩm tra, không xác minh là sai sót của tập thể Ban Thường vụ Tỉnh uỷ hoặc cá nhân đồng chí nào, chúng tôi nghiêm túc nhận sai sót, rút kinh nghiệm trong thực hiện quy trình điều động, bổ nhiệm luân chuyển hay thuyên chuyển cán bộ. Theo nguyên tắc, đối với cán bộ hàm Vụ trưởng có quy hoạch Thứ trưởng thì do Trung ương, trong đó có Bộ Nội vụ trực tiếp quản lý, không thuộc đối tượng chúng tôi trực tiếp quản lý." Ông Chánh bí thư Hậu Giang ( tức Bảy Chắc ) đã khẳng định việc ông xin người là xin, còn việc thẩm tra là của Trung Ương. Thấy phần lỗi thuộc về Ban tổ chức Trung ương, đoàn kiểm tra trung ương đã trở mặt quay ngoắt sang đổ lỗi là tại Trịnh Xuân Thanh trong bản kết luận của đoàn đến Hậu Giang làm việc. ‘' Biết bản thân không đủ điều kiện, tiêu chuẩn theo quy định nhưng vẫn có ý kiến đề nghị cơ quan chức năng làm quy trình tiếp theo tiếp nhận, bổ nhiệm các chức danh phó chánh văn phòng, Vụ trưởng, quy hoạch chức danh thứ trưởng Bộ Công Thương, Tỉnh Uỷ Viên, tham gia ứng cử đại biểu quốc hội khoá XIV là trung thực, thiếu trách nhiệm và không tự giác ''. Như thế nào là không đủ quy định , đối chiếu với thông báo của Bộ Chính Trị mà thường trực Ban Bí Thư Lê Hồng Anh ký kia thì Trịnh Xuân Thanh hoàn toàn đủ cơ sở. Còn về việc thất thoát 3000 tỷ ở PVC. Ban tổ chức Trung Ương lẽ nào không biết đến bản báo cáo về vụ việc này của Bộ Công Thương và kết luận của thủ tướng chính phủ đã đánh giá sự việc và nhất trí không kỷ luật Trịnh Xuân Thanh. Việc Trịnh Xuân Thanh liên quan đến vụ lỗ này thế nào, sẽ có bài viết trình bày rõ ràng, nếu có những bằng chứng xác thực Thanh dính dáng đến thất thoát 3000 tỷ, có lẽ chả ai dám bao che cho Thanh lúc đó. Và đoàn kiểm tra trung ương bây giờ cũng không phải đánh vật tìm cách kết tội Trịnh Xuân Thanh. Đến nỗi dưa sang cả Bộ Công An định bắt mà Viện Kiểm Sát không đồng ý. Tất cả đều hợp lý đến nỗi, đoàn Hậu Giang khi bị kiểm tra vụ tiếp nhận Trịnh Xuân Thanh này đã ngạc nhiên đến nỗi ra trung ương hỏi Phạm Minh Chính trưởng ban tổ chức trung ương bây giờ và là uỷ viên Bộ Chính Trị rằng. - Tại sao lại có chuyện kiểm tra này.? Phạm Minh Chính cười nhạt đáp. - Thì chuyện nó thế thì nó thế, chết một thằng đã sao. Chuyện nó thế ở đây là thế nào, là Nguyễn Phú Trọng muốn thế thì phải thế. Muốn ai sai thì người đó thành sai. Trọng đang cần thể hiện quyền uy để nuốt lời hứa sẽ về hưu sau hai năm ở lại làm TBT. Chuyện nó là đến hàng xóm, thân tình Trọng cũng giết đừng nói thằng khác. Và chuyện nữa là giết Trịnh Xuân Thanh để tiến tới tấn công những phe thân Mỹ còn sót lại trong đảng. Chuyện nó thế là trong đại hội trung ương 13, lúc còn gay gắt nhất chưa ngã ngũ. Nguyễn Phú Trọng đi lên bậc có hai cảnh vệ đỡ. Bí thư Hậu Giang đã nói thẳng rằng. - Anh Trọng đi còn không nổi, anh về đi làm nữa làm gì. Câu nói này của bí thư Hậu Giang ở hội nghị trung ương 13, để cho các cán bộ hội nghị trung ương 13 lúc đó thẩm định độ đúng sai. Trước khi đưa ra lời nhận định, hãy thề trước con cái và tổ tiên mình. Còn những loại bồi bút, dư luận viên, tay sai của đảng nhận định thế nào không đáng quan tâm. Nguyễn Phú Trọng liêm khiết, hiền lành ư.? Đừng mơ, con cáo già ấy còn dạy cho các đệ tử nào nghĩ Trọng không biết gì đến tiền bằng cách có một không hai. Ông Năm Hùng trong Nam ra trung ương gặp Trọng, đưa phong bì vài chục triệu. Trọng cười nhạt bảo. - Thôi bọn mày cất đi, bọn mày trong đó làm gì có tiền mà biêú ạnh. Nói rồi Trọng lấy một xấp 10 ngàn usd đưa cho Năm Hùng, bắt phải nhận đây là quà của anh. Câu chuyện Năm Hùng về kể làm cho các anh Hai Nam Bộ bừng tỉnh, hiểu rằng TBT nhà ta cũng sành chơi lắm. Từ đó mức lễ lạt cứ vô tư vượt mức tình cảm, 50 đến 100 ngàn usd là chuyện thường. Hoặc những công việc khác để lại phần khủng nào đó cho anh Cả chẳng phải sợ anh ấy liêm khiết không nhận. Từ Houston đến Berlin. Buổi bán sách ở Houston có khoảng 80 người tham dự, số sách mang đến cũng chừng đó. Tôi và anh Nguyễn Văn Hải, sẽ gọi anh bằng tên quen thuộc là Hải Điếu Cày ngồi nói chuyện với các độc giả gần 2 tiếng đồng hồ. Phần bán sách diễn ra trong khoảng một thời gian rất ngắn, người mua vây quanh để chờ chữ ký tặng. Có một chị phụ nữ mua một cuốn sách, chị bảo mua tặng cho ba chị. Tôi hỏi tên cụ là gì để ghi tặng. Chị nói tên ba chị là Khuất Duy Trác. Tôi ký tặng trên sách rồi tần ngần hỏi. - Bố chị tên như một ca sĩ ấy. Chị cười. - Em cũng biết à, bố chị là ca sĩ. Tôi hớn hở khoe. - Em thích nghe bố chị lắm, nhất là bài Đôi Mắt Người Sơn Tây của Phạm Đình Chương mà cụ hát, không ai có thể hát tâm trạng hơn ông bài đó. Chị cười. - Bố chị người Sơn Tây mà. Trong cái lúc mải nói đến người ca sĩ mà mình hâm mộ từ nhỏ, tôi không để ý đến một người đàn ông nói nhỏ bên cạnh tai tôi. Anh ta mua một cuốn mà chỉ cần đề chữ thân tặng. Khi trả tièn anh ta để lại một phong bì lớn loại hay chứa tài liệu nói. - Gió cầm đọc chơi. Anh ta trả 30 usd cho cuốn sách như bao người khác và đi mất trong đám đông người đang tíu tít mua sách và đề nghị ký tên, chụp ảnh cùng tôi và anh Hải. Thực sự lúc ấy tôi như một cái máy, ký tên, cầm tiền, chụp ảnh, chào hỏi ...tôi không để ý gì đến tập hồ sơ. Thậm chí tôi cũng không biết đó là hồ sơ, vì trước đó có hai người tặng tôi hai cuốn sách họ viết , cũng để trong túi giấy. Tôi nghĩ anh ta là một nhà thơ khiêm tốn nào đó, trong những năm tháng sống trên xứ người, ra một tập thơ nhỏ để khuây khoả làm kỷ niêm. Tôi đã từng nhận rất nhiều tập thơ, sách như thế. Tôi chỉ loáng thoáng anh ta gần 50 tuổi và hơi gầy nhưng vẻ rất nhanh nhẹn. Tôi trở về Đức rất vội, bởi đêm hôm trước đi nghỉ cách ngoài bãi biển cách Houston hơn 100 cây só, đến trưa thì về và chiều thì ra sân bay. Nửa tiếng đồng hồ sắp đồ tôi nhét tất tận giấy tờ, sách vở vào hành lý ký gửi, những thứ không quan trọng. Những gì quý hơn tôi để trong vali xách tay. Về lại Berlin, tôi nằm ngủ li bì , hai hôm liền chỉ có ăn và ngủ vì chuyến đi xa và múi giờ lệch. Ngày thứ ba tôi phải chuẩn bị đi xa đến thành phố Damstadt để dự một cuộc nói chuyện về tự do sáng tác tại Việt Nam. Sau đó tôi đi Muenchen chơi ở nhà người bạn. Thứ hai ở Muenchen tôi nhận được một cú điện thoại, chả nhớ là ngày bao nhiêu, chỉ nhớ hôm thứ sáu là ngày 26 tháng 8 tôi ở Damstadt. Người gọi điện giới thiệu là một bạn đọc của tôi nhiều năm, anh ta hỏi việc đi Mỹ bán sách Đại Vệ Chí Dị có thành công không, rồi anh ta nói có nhận được gì bên đó không. Tôi cứ nghĩ anh ta hỏi nhận về quà cáp nào đó nên gật đầu, bởi có vài chiếc áo Phản Đối Formosa, một chiếc túi hiệu hàng hiệu Kross gì đó, một tờ 2 usd tuổi đời đã 100 năm, kính đeo mắt...và sách..của nhiều người tặng tôi hoặc nhờ tôi chuyển hộ ai đó. Anh ta nói nhận rồi chắc chưa kịp đọc phải không, cố đọc rồi anh em mình gặp nhau nhé, ở đâu cũng được. Tôi nhớ ra tập hồ sơ của người mua sách để lại ở Houston. Mỗi lần đi, hoặc ở nhà có bưu kiện gửi thỉnh thoảng tôi nhận được những tập hồ sơ, loại hồ sơ về quan hệ Việt Mỹ, quá trình tiến hành TPP, về các hoạt động đấu tranh đòi nhân quyền cho tù nhân lương tâm nào đó, cả những thông tin về các hội nghị trung ương nữa...có khi là hồ sơ của những cá nhân là cán bộ, hoặc gia đình cán bộ bị lấy đất hay bị trù dập thành dân oan. Tôi trả lời khi về lại Berlin tôi sẽ đọc. Về đến Berlin , hôm sau tôi mới trở tập hồ sơ đó ra. Đấy là những công văn, thông báo, báo cáo liên quan đến vụ Trịnh Xuân Thanh. Lúc này tôi mới để ý trên báo chí đang rầm rộ đưa tin kỷ luật phó chủ tịch Hậu Giang Trịnh Xuân Thanh theo chỉ đạo của Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng. Một vụ thanh trừng đấu đá và một thằng quan nhỏ trở thành dân oan, chuyện quá cũ , tôi có cả đống hồ sơ như thế mà chưa có thời gian để đọc. Người đàn ông gọi điện hôm trước lại gọi điện, số điện của tôi rất dễ dàng tìm thấy. Tôi vẫn theo thói quen ở Việt Nam dùng hai điện thoại và hai số. Số điện thoại ở chiếc iPhone 6 plus là số điện thoại thông thường, còn dành cho những việc quan trọng ở chiếc Nokia đời ơ kìa màn hình đen trắng. Một thói quen duy nhất mà hơn 3 năm rời quê hương tôi vẫn chưa bỏ được. Vì anh ta gọi vào số của chiếc iPhone nên tôi không bận tâm đến chuyện vì sao anh ta có số của tôi. Chúng tôi hẹn nhau găp nhau, anh nói ở xa Berlin, hẹn tối hôm sau sẽ gặp ở quán cà phê ở một nơi mà hầu như chảng có người Việt ở quanh đó. Tôi đến hẹn sớm, thói quen hẹn với người Đức cũng là thói quen hẹn với người lạ đến xem để nhìn địa hình có từ hồi ở Việt Nam. Mẹ kiếp, nhà tù và giang hồ là hai thứ ám ảnh người ta lâu nhất trong cuộc đời. Sự đề phòng ngấm vào da thịt thành bản năng chứ không phải bản thân mình chủ ý làm như vậy. Đôi khi chọn chỗ ngồi cứ vô tình chọn chỗ nào dễ thoát thân, dễ xoay sở nhất và dễ vớ được đồ đạc gì gần đó nhất để cần cái là phang đập được ngay. Hai người đàn ông đến gặo tôi, một người cao ráo, săn chắc tuổi chừng 50. Tôi bất chợt nghĩ đến vóc dáng của người để lại tập hồ sơ bên Houston, cái tác phong của người này từ đi đứng, ngồi đều giống người kia. Tuổi họ cũng trạc như nhau. Anh ta ngồi thoải mái, hai tay dang vắt trên thành ghế , dường như anh ta không biết tiếng Đức nhiều khi người bồi bàn hỏi chúng tôi uống gì. Nhưng anh ta không bối rối vì việc trả lời người bồi bàn, hầu hết những người Việt không rành tiếng Đưc ít nhiều lúng túng khi gặp trường hợp như vậy, anh ta thản nhiên như không. Điều đó có nghĩa anh ta đã từng đi nhiều nơi trên thế giới này mà chẳng rành tiếng. Người đàn ông kia thì lịch thiệp và sang trọng, ông ta khoảng 65 tuổi, to béo như nhiều ngươì ở tuổi ông. Chính ông ta là người hẹn tôi đến nói chuyện. Ông ta giỏi tiếng Đức, ông ta đặt đồ uống cho chúng tôi. Ông ta ngồi đối diện, còn người khoẻ mạnh kia thì ngồi bên cạnh ở cái tư thế thoải mái mà tôi đã nói. Cái tư thế xoà hai cánh tay rắn chắc trên thành ghế như hai con rắn hoặc hai chiếc cánh đại bàng rất dễ để làm việc gì đó. Nhiều bạn nghĩ tôi đang trầm trọng hoá vấn đề. Không, tôi chẳng có gì phải trầm trọng sự việc, tính tôi khoái nhất là biến những chuyện trầm trọng thành một chuyện tầm phào, có lẽ cái năng khiếu nhất của tôi là như vậy. Người đàn ông lớn tuổi sau màn chào hỏi thân thiện, ông ta biết rõ về tôi, thậm chí là cả thời tôi còn trẻ. Ông ta nhắc nhiều đến những thứ mà tôi thích hay trân trọng. Khi người bồi bàn mang đồ uống đến và quay đi, ông ta bắt đầu vào câu chuyện chính bằng một giọng nói nhẹ nhàng và khá êm ái. - Bọn anh đọc Gió nhiều năm nay ( bọn anh? tôi ngẩn người ), nhất là trong suốt năm ngoái. Nay có việc như thế này, đấy Gió cũng đọc rồi, Gió nghĩ sao.? Tôi ngồi nghĩ, rồi bảo em cũng không biết sao nữa. Anh đọc em nhiều, thì biết em chỉ là một thằng ất ơ chém gió thôi, tuỳ hứng, tuỳ tâm trạng. Người đàn ông lấy trong cặp ra tờ đơn đưa cho tôi và nói. - Đây là đơn của thằng Trịnh Xuân Thanh, Gió xem qua đi. Tôi đọc tờ đơn, tôi không ngờ trình độ của một người là phó chủ tịch tỉnh, hàm thứ trưởng thuộc diện trung ương quản lý mà lỗi chính tả và câu cú nhiều chỗ lởm khởm hơn cả tôi. Tôi chỉ phàn nàn về những cú pháp trong lá đơn, người đàn ông nói. - Thì thằng Thanh nó là dân kinh doanh, đâu phải dân viết, nếu Gió sửa được cho nó thì sửa, để ngày một ngày hai sẽ gửi trung ương và báo chí. Tôi lắc đầu từ chối. - Nếu là của Thanh, cứ kệ thế đi, người khác viết đơn văn phong khác, người ta kêu không phải là thật. Thế giờ Thanh nó ở đâu ạ anh. Người đàn ông nói. - Tờ đơn theo Gió là để vậy không cần sửa cũng được, còn Thanh bây giờ nó ở chỗ an toàn, nếu nó không ra thì chẳng ai bắt được nó. Một người trí, tuệ sắc sảo và từng trải, tôi nhận xét về người đàn ông đang trả lời mình trong đầu. Tôi đã nhồi cả hai ý trong một câu, đó là về lá đơn không cần sửa và Thanh đang ở đâu. Ông ta trả lời rành rọt cả hai câu theo đúng trình tự, ngắn gọn và rõ ràng một cách tự chủ và kiểm soát. Tôi hỏi ông ta muốn tôi giúp gì lúc này. Ông ta nói tôi hãy đưa lá đơn này lên trang blog của tôi, chỉ cần vậy thôi. Tôi thoái thác, tôi nói blogs tôi chả ai đọc, chỉ là những người dân đen bình thường họ đọc giải trí. Ông ta cười động viên. - Tất cả những người như chúng tôi, đọc của Gió rất nhiều, để giải trí mà, vì chúng tôi làm việc căng thẳng lắm, nhiều khi sáng đến chỗ làm toàn giở của Gió ra đọc. Đọc Đại Vệ Chí Dị vui lắm, tuy có nhiều cái không đúng, nhưng cơ bản là sát vấn đề. Tôi hơi giật mình khi nghe câu '' cơ bản là sát vấn đề ''. Hơn ba năm tôi xa quê hương, đi bao nhiêu nơi trên thế giới này, gặp bao nhiêu người Việt tôi không nhớ, hàng trăm cuộc nói chuyện liên quan đến những đề tài chính trị, nhân quyền, viết lách....tôi chưa thấy ai dùng từ như vậy. Có chăng là tôi từng nghe những cụm từ ấy ở Việt Nam, thứ ngôn ngữ của những người có quyền uy. Tôi lại thoái thác lần nữa. - Cái này không như Đại Vệ , viết là chuyện sáng tác, còn đây là văn bản phải cần độ đảm bảo, nếu người ta nghĩ không phải là Thanh viết thì làm sao, khó cho em, tự nhiên em mất uy tín. Người đàn ông ngồi bên cạnh tôi bây giờ mới xen vào. - Gió yên tâm, Thanh nó viết, anh sẽ cho em gọi nói chuyện với Thanh. Tôi đề nghị nếu được thì gọi nói chuyện có hình ( vì làm sao tôi biết được giọng của Trịnh Xuân Thanh), yêu cầu được thực hiện. Người đàn ông gọi cho một ai đó hỏi thăm này nọ, và rồi Trịnh Xuân Thanh xuất hiện trên màn hình viber. Thanh mặc chiếc áo phông màu vàng nhạt như là trắng, bút máy gài túi. Mái tóc xoăn gọn gàng chứ không xoã xượi như ảnh trên báo. Anh ta chào tôi, sau vài câu xã giao tôi giơ lá đơn lên và hỏi cái này của anh chứ, anh ta gật đầu. Chúng tôi nói chuyện dài thêm một hồi, máy vẫn để đó để Thanh nói chuyện cùng. Tôi không hứa điều gì cả, tôi bảo tôi về nghĩ lại. Chúng tôi chào chia tay nhau , trời đã khuya. Khi ra về họ bàn nhau chuyện đêm đói, rồi gọi thêm món đồ mang đi theo về. Tôi nghĩ đêm nay họ ở khách sạn, nếu ở đây họ là những người độc thân. Chẳng mấy ai có gia đình, vợ con ở đây mà tính chuyện mang theo gì để về nhà đêm ăn cả. Khi họ đi rồi, tôi ngước nhìn chiếc máy camera của tiệm, tôi thấy không cần thiết mai nhờ người đến xin hình ảnh, phức tạp thêm. Chuyện chắc chả có gì nghiêm trọng, thêm một người nữa biết mặt họ chẳng cần thiết gì. Đêm ngày 3 sang ngày mùng 4 tôi không ngủ, tôi cầm tờ đơn của Trịnh Xuân Thanh xin ra khỏi đảng và tập hồ sơ tôi nhận ở Houston. Cái suy nghĩ duy nhất của tôi là. Những con người này rất giống nhau, và điều giống nhau nữa là họ có thể gặp tôi bất kỳ đâu dù là Hoa Kỳ hay Đông Nam Á, chẳng phải chỉ ở Châu Âu này. ....còn nữa... Người Buôn Gió (Blog Người Buôn Gió)
  21. Mạng xã hội đang lan truyền một bản báo cáo khá đặc biệt được cho là của ông Trịnh Xuân Thanh, người vừa bị phế truất khỏi chiếc ghế phó chủ tịch tỉnh Hậu Giang. Trong lá đơn gửi đến uỷ ban kiểm tra trung ương đảng được ký vào ngày 4/9/2016, ông Thanh cho biết hiện ông đã phải ra nước ngoài nhằm “bảo đảm an toàn cho bản thân”. Ông Trịnh Xuân Thanh tuyên bố bỏ đảng vì “không còn niềm tin” vào Nguyễn Phú Trọng Ông cũng khẳng định đã làm đơn xin ra khỏi đảng với lý do “không còn tin vào sự chỉ đạo” của người đứng đầu đảng CSVN, tức tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng. Tháo chạy thời hậu Nguyễn Tấn Dũng Theo báo Thanh Niên Online, vào chiều ngày 6/9/2016, ông Thanh cũng đã chủ động gọi điện thoại cho phóng viên báo này để khẳng định lại việc đã gửi đơn xin ra khỏi đảng. Khi được hỏi đang chữa bệnh ở đâu thì ông này từ chối tiết lộ mà chỉ nói rằng đang tập trung điều trị căn bệnh gout. Đây là lần xuất hiện đầu tiên của vị phó chủ tịch Hậu Giang kể từ khi bị phế truất đến nay. Trong hơn 1 tháng “nghỉ phép để chữa bệnh”, có tin nói rằng nhà riêng của ông này tại Hà Nội đã bị công an ập vào khám xét. Tuy nhiên, phát biểu trong cuộc họp báo hôm 31/8/2016, bộ trưởng – chủ nhiệm văn phòng chính phủ Mai Tiến Dũng tuyên bố rằng thông tin đã khởi tố đố với ông Trịnh Xuân Thành là “không chính xác”. Động thái này cho thấy nhà cầm quyền CSVN biết rõ ông Thanh đã ra nước ngoài nên không thể khởi tố, tránh phải tái diễn kịch bản như đã từng xảy ra đối với Dương Chí Dũng. Cũng theo một nguồn tin chưa kiểm chứng, cựu bộ trưởng công thương Vũ Huy Hoàng – người chịu trách nhiệm chính trong việc ký quyết định luân chuyển ông Trịnh Xuân Thanh về Hậu Giang, cũng đã bí mật sang Singapore “chữa bệnh” từ nhiều tuần qua. Dấu hiệu này cho thấy một làn sóng tháo chạy đang âm thầm diễn ra sau khi tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã thành công trong việc loại bỏ phe nhóm Nguyễn Tấn Dũng tại đại hội 12 hồi đầu năm. Con số thống kê về khoản tiền 14,2 tỷ đô-la gửi ra nước ngoài trong năm 2015 dự kiến sẽ còn gia tăng theo cấp số nhân vào năm 2016, nhất là khi Nguyễn Phú Trọng đang say men chiến thắng, quyết đuổi cùng giết tận những tay chân thân tín của Nguyễn Tấn Dũng. Khi đã không thể hạ cánh an toàn để làm “người tử tế”, kế sách “ôm tiền tháo chạy” vẫn là lựa chọn tối ưu trong thời điểm hiện nay của thế lực tư bản đỏ. Lá đơn thách thức quyền uy của Tổng Bí thư Trở lại với lá đơn đang gây xôn xao trên mạng xã hội, thật khó có thể kiểm chứng được tác giả lá đơn có thực sự là ông Trịnh Xuân Thanh hay không. Về nội dung, đây là một bản báo cáo tồi. Kém cả về hình thức lẫn văn phong, câu cú thì lủng củng, tối nghĩa với hàng loạt lỗi chính tả sai be bét. Ít ai có thể tin được rằng, với trình độ viết văn còn thua học sinh trung học như trên, ông Thanh có thể leo lên chức thứ trưởng bộ công thương, rồi trở thành phó chủ tịch tỉnh Hậu Giang. Tuy vậy, đây cũng chính là lời lý giải hợp lý nhất về khoản thua lỗ 3,300 tỷ đồng của ông Trịnh Xuân Thanh khi còn tổng giám đốc Tổng công ty xây lắp dầu khí Việt Nam (PVC). Lãnh đạo mà trình độ như vậy thì công ty không thua lỗ mới lạ. Nhiều khả năng, bản báo cáo này là thật và được viết một cách vội vàng khi bị dồn đến chân tường. Trong đơn, ông Thanh dùng nhiều lời lẽ mạnh bạo tố cáo tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã dùng quyền lực để đưa ra những chỉ đạo mang tính áp đặt, thiếu khách quan và gây oan sai đối với cá nhân ông. Thậm chí, Trịnh Xuân Thanh còn cho rằng chính tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng là người ký quyết định luân chuyển cho ông về làm phó chủ tịch tỉnh Hậu Giang, bản thân ông không thể tự bổ nhiểm và luân chuyển mình. Trong bản báo cáo dài 3 trang, ông cũng liên tục kể lể và giải bày: “Tôi được nhân dân Hậu Giang tín nhiệm bầu với số phiếu cao, các đồng chí tự cho mình quyền quyết định ngược lại với nhân dân và loại tôi khỏi danh sách đại biểu quốc hội là vi phạm pháp luật và vi hiến”. “Để đảm bảo an toàn cho bản thân, tôi đã xin nghỉ phép để đi chữa bệnh ở nước ngoài. Mặt khác, do các cơ quan chịu áp lực chỉ đạo, tôi rất khó để có được sự thật” “Bố tôi là phó trưởng ban dân vận trung ương đảng, nhiều năm cùng làm việc trong tổ chuẩn bị văn kiện đại hội đảng với đồng chí tổng bí thư, mà đồng chí vẫn chỉ đạo sự việc thiếu khách quan, không công bằng [nhằm] tạo hình ảnh riêng cho cá nhân đồng chí”. “Tôi không còn tin vào sự chỉ đạo nữa nên tôi báo cáo gửi các đồng chí, kính mong các đồng chí có trách nhiệm, ý thức được việc mình kết luận ngày hôm nay một cách chính xác, khách quan, không chịu áp lực. Tôi xin ra khỏi đảng vì không tin vào sự chỉ đạo của đồng chí tổng bí thư” Lời lẽ giận dỗi trong lá đơn báo cáo cho thấy Trịnh Xuân Thanh đã không còn gì để mất, và cũng chẳng còn sợ hãi trước quyền uy của đảng trưởng Nguyễn Phú Trọng. Chiến dịch triệt hạ phe nhóm của Nguyễn Phú Trọng thông qua chiêu bài “đả hổ diệt ruồi” có nguy cơ vỡ trận do “con ruồi” Trịnh Xuân Thanh đã bất ngờ thoát lưới và cao chạy xa bay. Xem toàn văn lá đơn báo cáo được cho là của ông Trịnh Xuân Thanh đang phổ biến trên các mạng xã hội: Nguyên văn Đơn xin ra khỏi Đảng của ông Trịnh Xuân Thanh Hoàng Trần (Dân Làm Báo)
  22. Như vậy đã rõ việc Trương Hoà Bình được vào bộ chính trị là để làm công cụ tay sai cho Trọng tiêu diệt phe cánh mà Trọng thâm thù, đây cũng là phe cánh mà Trương Tấn Sang cũng căm ghét. Trương Hoà Bình là con cờ tay sai của Trọng và Sang trong việc thanh toán đối thủ của mình, việc ấy đã rõ qua những chứng cớ trên. Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Chánh án Tòa án NDTC Trương Hòa Bình. Ảnh: T.Nhung Kết thúc đại hội đảng 12, chánh án tối cao Trương Hoà Bình được bầu vào Bộ Chính Trị. Đây là trường hợp rất hiếm hoi trong nhiêu năm qua. Từ lâu nhiều câu hỏi đã dấy lên phàn nàn, việc ba ngành công an, viện kiểm sát, toà án mà chỉ có công an là uỷ viên BCT. Còn toà án thì lại không. Trong khi về luật pháp thì toà án phải là nơi cao hơn cả. Đại hội 12 đưa chán án Trương Hoà Bình vào BCT đã dấy dư luận rằng trung ương đảng khoá 12 này do TBT Nguyễn Phú Trọng cầm đầu có những chuyển biến về mặt cải cách pháp luật. Thế nhưng việc đưa Trương Hoà Bình vào bộ chính trị và nắm chức phó thủ tướng của Nguyễn Phú Trọng và Trương Tấn Sang lại nhằm mục đích khác. Trương Tấn Sang chọn đề cử Trương Hoà Bình vì tính chất đồng hương, vùng miền và từng gắn bó với Trương Tấn Sang thời Sang còn làm bí thư thành uỷ HCM. Ngay khi làm bí thư thành uỷ HCM, Sang đã đưa Bình về làm phó giám đốc công an TPHCM và thủ trưởng cơ quan điều tra thành phố này. Vụ án bao che cho Năm Can đã khiến Sang phải rời chức bí thư thành uỷ HCM đi làm trưởng ban kinh tế trung ương, một chức vụ vô vị hồi ấy. Còn Bình cũng chịu số phận chuyển đi làm Tổng cục phó cục xây dựng lực lượng vũ trang, một chức cũng vô vị không kém. Tháng 5 năm 2006 Sang trở lại chính trường trong một chức vụ đầy quyền lực của đảng là thường trực ban bí thư. Ngay sau đó Bình cũng được thăng vượt cấp lên làm thứ trưởng bộ công an và liên tiếp phong tướng trong hai năm liền. Đến năm 2007 được giữ chức chánh án toà án tối cao. Còn Nguyễn Phú Trọng chấp nhận đề cử của Sang, bởi Trọng thấy Binh là cánh tay đắc lực có thể dùng để giữ gìn chế độ cộng sản cũng như việc thanh toán các đối thủ của Trọng. Trương Hoà Bình vốn xuất thân từ an ninh bảo vệ chính trị và tư tưởng văn hoá của chế độ, điều ấy đạt yêu cầu thứ nhất của Trọng. Trương Hoà Bình lại là đàn em của Tư Sang, kẻ vốn dĩ muốn bắt '' sâu '' nhiều lần không được, sử dụng Bình để tiêu diệt nhóm '' sâu '' phù hợp với ý định của Trọng. Nhờ đáp ứng được mục đích của Sang và Trọng, chánh án Trương Hoà Bình đã được vào Bộ Chính Trị. Không có câu chuyện cải cách tư pháp nào cho dân chủ ở đây như nhiều người đã lầm tưởng. Thực tế đã chứng minh vài tháng sau được cất nhắc, Trương Hoà Bình đã không ngần ngại bất chấp phép nước, coi khinh chủ tịch nước Trần Đại Quang để nghe lời chỉ đạo của Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng. http://cand.com.vn/Su-kien-Binh-luan-thoi-su/Pho-Thu-tuong-Truong-Hoa-Binh-yeu-cau-Bo-Cong-an-vao-cuoc-lam-ro-ve-vu-ong-Trinh-Xuan-Thanh-402881/ Bài trên báo công an nhân dân ngày 3 tháng 8 năm 2016 có đoạn thể hiện rõ ý trên. Đoạn đó như sau '' đồng chí Trương Hòa Bình, Phó Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo Bộ Công an khẩn trương thực hiện ý kiến chỉ đạo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại văn bản số 1578-CV/VPTW của Văn phòng Trung ương Đảng về việc chỉ đạo cơ quan chức năng của Bộ Công an điều tra làm rõ các vi phạm dẫn đến thua lỗ gần 3.300 tỷ đồng giai đoạn 2012-2013 tại Tổng công ty cổ phần xây lắp dầu khí Việt Nam (PVC), báo cáo Tổng Bí thư và Thủ tướng Chính phủ.'' Như vậy đã rõ việc Trương Hoà Bình được vào bộ chính trị là để làm công cụ tay sai cho Trọng tiêu diệt phe cánh mà Trọng thâm thù, đây cũng là phe cánh mà Trương Tấn Sang cũng căm ghét. Ngay lập tức để ủng hộ cỗ vũ cho Trọng và Trương Hoà Bình, mặc dù về hưu và sau chuyến ăn chơi dài ngày ở châu Âu, Trương Tấn Sang đăng đàn cổ vũ Bình, Trọng bằng bài tâm sự trên báo Dân Trí, trong đó có đoạn nhắc đến cần phải tiêu diệt những nhóm lợi ích, sân sau của những quan chức cấp rất cao. http://dantri.com.vn/su-kien/nghi-ve-tam-su-moi-day-cua-nguyen-chu-tich-nuoc-truong-tan-sang-20160902064156322.htm Trương Hoà Bình là con cờ tay sai của Trọng và Sang trong việc thanh toán đối thủ của mình, việc ấy đã rõ qua những chứng cớ trên. Từ khi chánh án Trương Hoà Bình vào bộ chính trị và giữ chức thủ tướng, ngành toà án , tư pháp đã có thay đối với nhân quyền, tự do ngôn luận. Phiên phúc thẩm xét xử anh Ba Sàm Nguyễn Hữu Vinh ngày càng vi phạm hơn về thời hiệu vụ án. Cho đến nay mặc dù đã quá hạn xét xử phúc thẩm vụ án này, nhưng toà án vẫn cứ làm ngơ. Vụ án sơ thẩm xét xử Nguyễn Hữu Vinh được diễn ra khi chánh án Bình đã vào Bộ Chính Trị. Một mức án hà khắc dài đến 5 năm tù cho một người điểm tin, làm báo trung lập như anh Ba Sàm là một mức án tàn bạo, phi nhân tính. Gây bất bình trong xã hội cũng như quan ngại của dư luận quốc tế. Những sai phạm trong việc xét xử này diễn ra một cách trắng trợn không cần che đậy. Và vụ án hai thanh niên trẻ ở Nha Trang mới đây vì tội danh tuyên truyền chống chế độ, toà án đã tước đoạt quyền lựa chọn luật sư của gia đình. Toà án quyết định chọn luật sư cho bị cáo để tác động ép buộc hai bị cáo này nhận tội. Trong phiên xử này không thân nhân nào của bị cáo được vào phiên toà. Minh chứng này càng cho rõ thêm việc chánh án Trương Hoà Bình bổ sung vào bộ chính trị nhằm củng cố sức mạnh đàn áp dân chủ và duy trì chế độ cộng sản như Nguyễn Phú Trọng mong muốn. Các vụ án xét xử người bất đồng chính kiến ngày càng vi phạm luật pháp và nhân quyền một cách thô thiển hơn so với những năm trước đó. Càng tồi tệ hơn là chiều hường này gia tăng theo hướng bất chấp dư luận trong nước và quốc tế. Đánh giá lại các sự kiện, vấn đề nêu trên. Để thấy việc chánh án Trương Hoà Bình được vào bộ chính trị, thăng cấp thủ tướng không phải là mong muốn cải cách pháp luật theo chiều hướng tiến bộ. Trái lại đó là tăng thêm gọng kìm để xiết chặt quyền con người, quyền tự do ngôn luận của người dân. Cùng với việc thêm sức mạnh để phục vụ Nguyễn Phú Trọng,, Trương Tấn Sang thanh toán những ân oán cá nhân giữa các lãnh đao cao cấp của đảng với nhau. Và xuất thân từ an ninh tư tưởng, đàn em của Trương Tấn Sang. Trương Hoà Bình đã lọt vào mắt của Nguyễn Phú Trọng vì đủ yếu tố thực hiện hai nhiêm vụ trên. Hai nhiệm vụ mà Trọng luôn đặt lên hàng đầu là bảo vệ chế độ CNXH, trấn áp dân chủ đồng thời tiêu diệt phe phái mà Trọng lâu nay vốn mang mối thù không đội trời chung. Người Buôn Gió (Blog Người Buôn Gió)
  23. Thất bại ngay từ khi mở màn, Nguyễn Phú Trọng sợ mất uy thế, nên đã vội vàng bước qua hành pháp, tư pháp. Làm một điều có một không hai khiến thế giới ngỡ ngàng, một tổng bí thư của một đảng lại chỉ đạo Bộ Công An phải làm thế này, thế kia. Càng trắng trợn hơn là chỉ đạo Ban thường vụ đảng uỷ Bộ Công An chỉ đạo Bộ Công An điều tra. Chiếc xe biển xanh và vận mệnh đen đủi của ông Trịnh Xuân Thanh phó CT tỉnh Hậu Giang. Trong chiến trận giữa hai bên, lúc bắt đầu xuất quân, người ta hay chọn một thành yếu, tướng nhỏ để triệt hạ lấy tinh thần cho quân của mình. Câu chuyện chiếc xe biển xanh ở Hậu Giang cũng tương tự như vậy. Vận mệnh đen đủi đã giáng xuống đầu một tiểu tướng có tên là Trịnh Xuân Thanh quan phó tỉnh Hậu Giang. Trước tiên hãy nói về phe tấn công. Phe này đứng đầu là Nguyễn Phú Trọng liên minh với Trương Tấn Sang. Cặp đôi này trong nhiều năm núp dưới cái danh là diệt tham nhũng, xoá bỏ nhóm lợi ích để thanh toán các đối thủ. Tập trung quyền lực về tay mình nhằm mục đích lập ra các nhóm lợi ích mới để kiếm lợi nhuận cho phe của mình. Ngày 3 tháng 6 tờ Thanh Niên có bài báo phản ánh về việc Trịnh Xuân Thanh phó chủ tịch tỉnh Hậu Giang đi xe Lexus trị giá hơn gắn biển xanh, đã gây ra xôn xao dư luận. Dư luận nào xôn xao về chiếc xe như thế gắn biển xanh. Chả có dư luận nào cả, dư luận từ mồm báo Thanh Niên mà ra. Ngày nay bất cứ lúc nào người ta cũng thấy đầy những chiếc xe biển xanh sang trọng chạy trên các thành phố của đất nước này. Dư luận nào để ý đến một chiếc xe biển xanh sang trọng.? Báo Thanh Niên nêu ra đây là việc vi phạm pháp luật, những căn cứ này phóng viên đã hỏi một vị đại tá công an thuộc phòng hướng dẫn luật và điều tra tai nạn giao thông. Người đọc một lần nữa không nhận ra một chiêu quen thuộc của Trọng và Sang ở đây, đó là ở chữ '' nguyên''. Một vị đại tá nghe chừng tưởng là ghê, nhưng thực ra chức vụ chỉ là phó phòng của một cục. Một loại đại tá vô danh trong hằng chục nghìn đại tá về hưu. Sử dụng cán bộ về hưu, chẳng còn gì để mất , thiên hạ quên lãng, thích được người ta chú ý đến là những điểm tâm lý mà Trọng và Sang hay dùng. Những gì ở trước đại hội 12 dạng lá đơn tố cáo của Trịnh Văn Lâu đều là thủ đoạn mà Sang và Trọng đã dùng, lần này lặp lại. Và lại là tờ báo Thanh Niên, một tờ báo vốn dĩ thân thiết với Trương Tấn Sang. Phải gọi là tờ báo ruột của Sang đưa vụ xe biển xanh này. Trước đó tờ Dân Việt đã đưa tin vào hồi tháng 5. Nhưng không đánh động được dư luận chú ý vì lượng đọc thấp. Trọng buộc phải nhờ đến Sang hợp sức gọi báo Thanh Niên vào cuộc. Một đấu pháp quen thuộc của cặp đôi Trọng Sang. Tư Sang là cầu thủ mớm bóng và Nguyễn Phú Trọng thực hiện cú sút ghi bàn, báo chí đi theo cổ vũ. Cả thiên hạ bị cuốn theo vào bàn thắng diệt tham nhũng, bắt sâu và không bận tâm đến bàn thắng đó vì dân vì nước hay vì phe phái trong Đảng. http://thanhnien.vn/thoi-su/xe-tu-nhan-gan-bien-so-xanh-va-di-san-cua-pho-chu-tich-hau-giang-709466.html Đối với nhân dân thì thằng quan chức nào bị xử họ cũng vui mừng, đảng cs ngày nay đừng lên vội trách vì sao dân chúng reo mừng trước việc ba cán bộ Yên Bái giết nhau. Chẳng phải chính đầu đảng Nguyễn Phú Trọng, Trương Tấn Sang đã lợi dụng tâm lý nhân dân ghét cán bộ, để dành lấy sự ủng hộ qua việc thanh toán các đối thủ của mình đấy sao.? Sau khi các đệ tử ở báo Thanh Niên thực hiện chỉ đạo của Trương Tấn Sang tâng phát bóng tái khởi động sau đường ban yếu của tờ Dân Việt. Ngay lập tức Nguyễn Phú Trọng vào cuộc với vẻ rất vô tư ''nghe báo chí phản ánh'' http://vnexpress.net/tin-tuc/thoi-su/tong-bi-thu-yeu-cau-kiem-tra-viec-pho-chu-tich-hau-giang-su-dung-xe-lexus-3417283.html Màn kịch phối hợp rất nhuần nhuyễn đã che mắt được nhiều người. Chẳng ai còn ngẫm nghĩ xem rằng con người của Nguyễn Phú Trọng quan tâm đến báo chí thế ư.? Quan tâm thế thì bao nhiêu vụ đau thương như đứa trẻ 11 tuổi tự vẫn, cán bộ cấp cao giết nhau, máy bay rụng như sung rồi thảm hoạ cá chết, biển nhiễm độc và hàng trăm điều tệ hại khác ông Tổng bí thư có đọc không mà chẳng thấy chỉ đạo gì. Chỉ vài ngay sau để cho dư luận ồn lên vụ xe biển xanh do báo Thanh Niên khuấy động. Con cáo già Nguyễn Phú Trọng bắt đầu vào cuộc khiến dư luận hân hoan, báo chí được thể ca ngợi sự nhanh nhạy của TBT. Trọng đứng tên chỉ đạo ban kiểm tra trung ương đảng làm rõ vụ này. Báo chí chỉ nhắc chỉ đạo của Tổng Bí Thư, nhưng không nói rõ công văn đó thế nào. Tiện đây xin nhắc đó là công văn số 1200 -CV/VPTW cho mọi người rõ, nếu cần thiết sẽ đưa toàn bộ công văn này lên cho bạn đọc tham khảo. Ngay từ đầu Trọng đã áp đặt hướng điều tra và báo chí kết luận Trịnh Xuân Thanh là kẻ phạm tội, trong khi đoàn kiểm tra còn chưa đi đến Hậu Giang. Nhưng ngày 1 và 2 tháng 8 năm 2016. Tỉnh uỷ Hậu Giang không đồng ý kỷ luật Trịnh Xuân Thanh với đa số phiếu trong cuộc bỏ phiếu kín có mặt đoàn kiểm tra trung ương. Đoàn kiểm tra trung ương lúc đầu đồng ý với việc bỏ phiếu kín, nghĩ rằng sẽ đạt được kết quả như mình trông đợi. Đoàn quân của Trọng sai đi đã nhổ toẹt vào cuộc bỏ phiếu mà họ đã đồng ý, dấu nhẹm việc bỏ phiếu và tự ý kết luận báo cáo về quy kết trách nhiệm sai trái của Trịnh Xuân Thanh. Liền đó tỉnh uỷ Hậu Giang bị khiển trách việc tiếp nhận Trịnh Xuân Thanh về địa phương. Một trò quá hèn hạ của Nguyễn Phú Trọng khi không đạt được mục đích. Thất bại ngay từ khi mở màn, Nguyễn Phú Trọng sợ mất uy thế, nên đã vội vàng bước qua hành pháp, tư pháp. Làm một điều có một không hai khiến thế giới ngỡ ngàng, một tổng bí thư của một đảng lại chỉ đạo Bộ Công An phải làm thế này, thế kia. Càng trắng trợn hơn là chỉ đạo Ban thường vụ đảng uỷ Bộ Công An chỉ đạo Bộ Công An điều tra. http://news.zing.vn/tong-bi-thu-chi-dao-tiep-tuc-xu-ly-vu-ong-trinh-xuan-thanh-post666791.html Sự vội vàng của Trọng đã bộc lộ một nền tư pháp Đảng trị, làm rơi cái mặt nạ nhà nước pháp quyền mà Việt Nam thường rêu rao và hơn cả đã cho dư luận trong và ngoài nước thấy rõ đây là một vụ thanh toán chính trị chứ không phải những sai phạm hình sự. Vì nếu một công chức sai phạm về hình sự sẽ phải chịu sự xem xét của nhà nước pháp quyền, không thể theo lời phán của một ông tổng bí thư đảng. Để lấp liếm sự vội vã của Trọng, kẻ đầu sai Nguyễn Xuân Phúc đứng ra hợp thức hoá cứu danh từ nhà nước pháp quyền mà Trọng đã dẫm đạp lên. Nhưng cũng phải mất hơn một tháng sau, ngày 31 tháng 8 năm 2016 Nguyễn Xuân Phúc chỉ đạo bộ công an, thanh tra chính phủ vào cuộc điều tra vụ lỗ 3000 tỷ liên quan đến Trịnh Xuân Thanh. Nhưng tất cả là đã muộn.... Phần 2 Bổ nhiệm Trịnh Xuân Thanh liên quan đến Nguyễn Phú Trọng. (Còn nữa...) Bùi Thanh Hiếu (Người Buôn Gió)
  24. Trả lại lịch sử những gì của lịch sử Trước giờ chúng ta thường được thông tin của lề đảng nói rằng, tại vì chính quyền VNCH của Tổng thống Ngô Đình Diệm không chấp nhận bầu cử để thống nhất vì sợ sẽ thất cử trước chính quyền VNDCCH của Chủ Tịch Hồ Chí Minh. Qua nhiều sự nghiên cứu trung thực của nhiều người thì kết luận lại là những người CS đã nói đúng trong trường hợp bầu cử thống nhất đất nước năm 1956 này. Và là một điều hiếm hoi mà họ đã nói thật, nhưng cũng chỉ nói thật được một nửa... Như mọi người đều biết, sau chiến thắng vang dội của những người Việt Minh CS ở Điện Biên Phủ thì thế trận đã hình thành như sau. Toàn bộ vùng núi phía Bắc giáp biên giới Trung Quốc đã lọt vào tay Việt Minh, và những người CS Trung Quốc, đã giành được toàn bộ Trung Hoa Đại Lục, đuổi quân Tưởng ra Đài Loan trước đó vào năm 1949. Biên giới hai nước CS đã mở toang cửa cho từng đoàn xe tải Trung Cộng chở hàng, vũ khí từ Liên Xô ùn ùn sang tiếp viện cho đồng mình mới là CS VN. Ngay trong chiến dịch Điện Biên Phủ thì cùng có trên 3000 cố vấn Trung Cộng tham chiến. Hết hy vọng thành công trong quân sự, người Pháp không chịu nổi gánh nặng chiến tranh 9 năm trời nên đã muốn buông bỏ nhưng quân đội Quốc Gia Việt Nam của Quốc Trưởng Bảo Đại thì chưa đủ mạnh để có thề thay thế quân Pháp làm chủ lực chống lại Việt Minh đang được sự trợ giúp vô cùng mạnh mẽ của khối Cộng Sản, qua ngả Trung Quốc. Cũng xin nói thêm về sự giúp đỡ của khối CS này cho Việt Minh. Thời điểm trước năm 1953- 54 khi đại nguyên soái Staline còn sống, thì mối quan hệ đặc biệt thân thiết giữa Stalin và Mao Trạch Đông cũng như hai nhà nước CS này là vô cùng thân thiết. Chính vì sự giúp đỡ vật chất, khí tài, chuyên gia của Liên Xô đã giúp cho CS Trung Quốc của Mao thắng quân QDĐ của Tưởng Giới Thạch và chiếm toàn bộ đại lục. Nhưng kể từ khi Stalin chết năm 1953, những người kế thừa như Khorussop đã bất đồng quan điểm nghiêm trọng với Mao Trạch Đông, và dần dần hai nước từ bạn biến thành thù. Thậm chí 2 nước còn xảy ra xung đột biên giới năm 1967. Và CS Bắc Việt cũng chịu sự thất thường của mối quan hệ này cũng như sự viện trợ lên xuống tùy theo sự đóng băng của tình đồng chí giữa hai ông lớn CS. Nên có những sự kiện chính của đất nước Việt Nam trong thời gian này cũng chịu ảnh hưởng của mối quan hệ giữa hai ông lớn này. Đó là sự kiện Cải Cách Ruộng Đất và ký Hiệp Định Giơnevo 1954, chia đôi đất nước. Xin hẹn dịp khác sẽ trở lại vấn đề này. Khi Hiệp Định Giơnevơ được ký kết thì phía của Quốc Gia Việt Nam do Bảo Đại làm Quốc Trưởng và Ngô Đình Diệm làm thủ tướng đã ngần ngại không tham gia. Sau cùng thì cử ông Ngoại Trưởng Trần Văn Đỗ dẫn phái đoàn qua Giơnever. Khi Pháp phải chấp nhận ký hiệp định Genever 1954, thì chỉ có 7/9 nước tham gia ký Hiệp Định này. Và hai nước không ký chính là Hoa Kỳ và Quốc Gia Việt Nam. Mặc cho Pháp thúc ép, và ngay cả QT Bảo Đại cũng thúc giục nhưng TTg Diệm vẫn cương quyết không chấp nhận ký hiệp định này, vì lý do như vậy sẽ chia cắt lâu dài đất nước. Ông đã chỉ đạo cho ngoại trưởng Trần Văn Đỗ, trưởng đoàn Quốc Gia Việt Nam dứt khoát không ký với một tuyên bố long trọng trước tất cả các đoàn để bảo lưu ý kiến rằng: "Việc ký hiệp định giữa Pháp và Việt Minh có những điều khoản gây nguy hại nặng nề cho tương lai chính trị của Quốc gia Việt Nam. Hiệp định đã nhường cho Việt Minh những vùng mà quân đội quốc gia còn đóng quân và tước mất của Việt Nam quyền tổ chức phòng thủ quốc gia. Bộ Tư lệnh Pháp đã tự ấn định ngày tổ chức tuyển cử mà không có sự thỏa thuận với phái đoàn Quốc Gia Việt Nam. Chính phủ Quốc gia Việt Nam yêu cầu Hội nghị Gienever ghi nhận một cách chính thức rằng, Việt Nam đã long trọng phản đối cách ký kết Hiệp định cùng những điều khoản không tôn trọng nguyện vọng sâu xa của người dân Việt. Chính phủ Quốc gia Việt Nam yêu cầu Hội nghị ghi nhận rằng Chính phủ Việt Nam tự dành cho mình quyền hoàn toàn tự do hành động để bảo vệ quyền thiêng liêng của dân tộc Việt Nam trong công cuộc thực hiện Thống nhất, Độc lập, và Tự do cho toàn xứ sở." Và Quốc Gia Việt Nam và Hoa Kỳ đã không ký cái Hiệp Định Genever 1954 tai họa đó khi các cường quốc và VNDCCH đã ký. Ông ngoại trưởng Trần Văn Đỗ đã bật khóc. TTg Ngô Đình Diệm thì tuyên bố treo cờ rủ vào ngày ký kết hiệp định vì biết trước sự chia cắt lâu dài đất nước. Và ông đã có một câu nói nổi tiếng: "Phải thống nhất đất nước trong tự do chứ không phải trong nô lệ" Vốn là người quá rành những thủ đoạn của những người CS vì ông đã từng bị CS cầm tù nên có lẽ Thủ Tướng Ngô Đình Diệm biết chắc rằng, CS sẽ tráo trở chứ không bao giờ nghiêm chỉnh thực thi hiệp định cả. Ông nói rằng chẳng bao giờ có chuyện những người CS lại phải ký những hiệp định hòa bình với người phía thế giới dân chủ cả, nếu họ không bị dồn vào chân tường. Và họ cũng chỉ ký vi tình thế nào đó bức bách thôi. Ngay khi chưa ráo mực thì họ sẵn sàng xé tan hết cho dù mấy cái Hiệp Định như HD Giơ ne vơ. Được sự ủng hộ về mọi mặt của Hoa Kỳ, ông cùng chính phủ Quốc Gia Việt Nam đã lao vào làm một khối lượng công việc khổng lồ như di dân vào Nam và ổn định nền kinh tế đã tan nát thời hậu chiến. Đây là thời điểm mà ông Diệm và bào đệ là ông Nhu làm việc đến 18 - 20 giờ mỗi ngày. Ông nói phát triển kinh tế, ổn định cuộc sống người dân khám khá lên là những lá phiếu xứng đáng để hai miền thống nhất. Ta sẽ sơ lược để tìm hiểu nhé. Thời điểm từ năm 1954, là năm ký Hiệp Định Giơnevơ cho đến năm 1956 là năm sẽ phải Tổng tuyển cử thống nhất hai miền, thì như các bạn đã biết là công cuộc Cải Cách Ruộng Đất đang "Long Trời Lở Đất" trên khắp lãnh thổ miền Bắc của VNDCCH. Rồi những cuộc di cư của hàng trăm ngàn đồng bào Công Giáo vào Nam vẫn tiếp diễn, khiến cho các vùng Công Giáo truyền thống như Bùi Chu, Phát Diệm... vắng tanh, chỉ còn các cha ở lại để giữ tài sản Nhà Thờ. Vùng tập kết tự do cho dân di cư ở vùng Hải Phòng vẫn hoạt động trong thời hạn 300 ngày. Ước tính có khoảng 900.000 ngàn đồng bào miền Bắc đã rời bỏ quê hương, mồ mả ông bà tổ tiên cùng nhà cửa ruộng vườn, gạt nước mắt bồng bế nhau đến khu vực tập kết tự do chờ tàu há mồm để di cư vào Nam. Số người di cư này, vốn có sự căm thù hiển nhiên với CS, cộng với các Giáo Phái Cao Đài, Hòa Hảo đều có mối căm thù không khoan nhượng với CS. Và hơn tất cả là tuyệt đại đa số người Miền Nam, miền Trung đều không ủng hộ CS. Và thực tế trong cuộc kháng chiến 9 năm thì Việt Minh không thành công ở các lãnh thổ miền Nam và miền Trung như ở Miền Bắc được. Các khối dân trên là một lực lượng gần như tất cả của Đệ Nhất VNCH đều ủng hộ tuyệt đối Chính phủ của ông Ngô Đình Diệm và hoàn toàn có thể giúp chính phủ thắng cử, nếu có một cuộc bầu củ công bằng. Ngược lại chỉ có khoảng 160.000 ngàn người vừa dân vừa quân đội của Việt Minh đã rời bỏ quê hương để tập kết ra Bắc. Bối cảnh thì như vậy, với sự tan hoang của cả nông thôn miền Bắc lẫn lòng dân sau 2 năm CCRĐ, cộng với truyền thống thắng cử của nền dân chủ trước nền độc đảng thì hẳn là ngược đời nếu cho rằng chính quyền Ngô Đình Diệm không dám Tổng tuyển cử vì sợ thất cử. Theo các quan chức ngoại giao nước ngoài thì về cá nhân con người thì ông Ngô Đình Diệm là một con người nhỏ bé, và đã bắt đầu hơi đẫy ra với tướng đi vội vàng của một người đã tới tuổi già, dễ gây cảm giác cho người tiếp xúc thấy ông là người đa cảm, yếu đuối. Ông không thích chốn đông người mà ưa trầm tư suy ngẫm. Ông thường đến sớm hơn các em trước bàn thờ Chúa trong các lễ, và ở lại lâu hơn tất cả. Và người ta nghĩ rằng, nếu không có ông em Ngô Đình Như thông làu kinh sử, thông tuệ hơn người thì Tổng Thống sẽ lúng túng lắm trong các buổi giao tế tiệc tùng. Thế nhưng ông Diệm lại thường là người cương quyết và quyết định dứt khoát cùng ý trí thể hiện đến cùng mọi quyết sách hơn là ông em. Việc cương quyết từ chối ký Hiệp Định chính thức ở Gioneve sẽ cho chính phủ của ông, như đã nói trong phần bảo lưu hội nghị, có "toàn quyền hoàn toàn tự do hành động để bảo vệ quyền thiêng liêng của dân tộc Việt Nam trong công cuộc thực hiện Thống nhất, Độc lập, và Tự do cho toàn xứ sở." Nói thẳng ra là ông dành quyền đáp trả xứng đáng với miền Bắc bất cứ lúc nào, và bất cứ giá nào. Quân đội quốc gia được tổ chức cơ động, có sức tấn công chứ không phòng thủ xé lẻ ra như 4 quân đoàn ở 4 quân khu như sau này. Các đơn vị biệt kích gốc Bắc, Nùng Thái... được huấn luyện để nhảy ra Bắc hoạt động du kích, như những chuyến nhảy toán liên tục cho tới khi nền đệ 1 CH sụp đổ năm 1963. Đệ nhị CH đã bị người Mỹ buộc đóng cửa các trại huấn luyện ở Lào. Các chương trình biệt kích cũ, "Bóng Ma Biên Giới" giải thể và trở về với hoạt động nội địa với các tên như Biệt Cách 81. Với sự cương quyết, không bao giờ khoan nhượng với CS, ông đã làm tất cả để mơ một ngày Lấp Sông Bến Hải, thống nhất đất nước trong tự do chứ không phải trong nô lệ. "Nhưng Trời cao quen thói má hồng đánh ghen", Ông đã ngã xuống khi ước mơ thống nhất chưa thành. Lịch sử ngắn ngủi sau đó đã chỉ ra rằng ông đã đúng, bởi khoan nhượng, hay hòa hoãn với CS là tự sát. Như Winton Shusin đã nói, một quốc gia hèn nhát, không dám đối đầu sanh tử với kẻ thù thì trước sau gì cũng bị kẻ thù đánh gục trong một cuộc chiến tranh. Việc từ chối Tổng tuyển cử thống nhất đất nước vào năm 1956 của chính quyền miền Nam là có thật chứ không phải là bịa đặt của chính quyền Hà Nội. Và chúng ta hiểu vì sao một con người Kính Chúa yêu nước, nhưng năm đó luôn đáu đáu trong lòng việc lớn nhất đời ông, đó là thống nhất đất nước, thu giang san về một mối rồi rũ áo từ quan để trở về dòng tu cũ để đọc kinh dâng lễ, lại từ chối việc bầu cử để thống nhất đất nước vào năm 1956 ấy. Bởi vì ông biết là cuộc bầu cử ấy sẽ không bao giờ có. Làm gì có chuyện chế độ CS miền Bắc lại cho phép cán bộ miền Nam tự do đi lại, căng quảng cáo, áp phích, tờ rơi hoặc gặp gỡ dân chúng miền Bắc để vận động tranh cử? Rồi loa đài phóng thanh cứ ra rả ca ngợi miền Nam, đả kích CS ngay trên đất Bắc (Miền Bắc cũng được làm tương tự ở miền Nam). Tóm lại làm gì có câu chuyện viễn tưởng đó, và ông Diệm biết điều đó hơn ai hết. Và khi năm bầu cử 1956 đến, khi đó ông đã là Tổng Thống của nền Đệ Nhất Cộng Hòa, ông đã cương quyết bác bỏ mọi khả năng bầu cử để thống nhất hai miền. Vì ông luôn mạnh mẽ tin rằng, chính quyền CS của ông Hồ Chí Minh sẽ không nghiêm chỉnh thực hiện đầy đủ trách nhiệm để có một cuộc bầu cử hợp lệ, tự do và công bằng. Chính phủ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa sau đó cũng đã liên tiếp đưa ra các đề nghị bầu cử để thống nhất đất nước theo Hiệp Định 1954, và thậm chí đưa ra Ủy Hội Giám Sát QT. Nhưng chính quyền Đệ Nhất Cộng Hòa của Tổng Thống Ngô Đình Diệm đã không trả lời. Rồi chiến tranh giữa hai miền nổ ra sau đó đưa đến bao cảnh tan nát điêu linh và kéo dài. Và bao giờ chính quyền VNDCCH cũng lên tiếng tố cáo chính quyền VNCH của TT Diệm là kẻ chịu hoàn toàn trách nhiệm vì không chịu tham gia bầu cử để thống nhất hai miền. Điều đó cũng không sai... Nhưng trong vòng thân tình với báo giới quốc tế thì ông cố vấn Ngô Đình Nhu bao giờ cũng cười ruồi mà rằng: "Các bạn có thể tiếc nuối bất cứ cái gì, nhưng đừng tiếc nuối câu chuyện bầu cử đó. Vì nó sẽ không bao giờ có cả. Chứ nếu có bầu cử thì cho dù chúng tôi có nhắm một mắt lại để cho họ (CS) gian lận bầu cử thì chúng tôi vẫn thắng tuyệt đối. Vì biết chắc rằng họ cũng phá đám nếu thấy rằng họ không thể thắng. Họ không bao giờ có thể thắng, nên không bao giờ có cuộc bầu cử đó". Mai Tú Ân (Dân Làm Báo)
  25. Trong cuộc họp báo ngày 31 tháng Tám, 2016 tại Hà Nội, khi nhà báo hỏi về vụ án mạng tại Yên Bái, ông bộ trưởng văn phòng chính phủ cho biết có một phó thủ tướng đã gửi “công văn chỉ đạo cơ quan công an khởi tố, điều tra, xác định nguyên nhân vụ án cấp dưới dùng súng sát hại cấp trên.” Qua câu nói của ông Mai Tiến Dũng, người ta thấy ông Trương Hòa Bình, phó thủ tướng, đã xác định trong vụ Yên Bái “cấp dưới,” tức ông Đỗ Cường Minh, đã “dùng súng sát hại cấp trên,” tức hai ông bí thư và chủ tịch tỉnh. Xác định đích danh thủ phạm trước khi cảnh sát tư pháp công bố kết quả điều tra, trước khi có một tòa án xét các chứng cớ và nghe tranh luận rồi tuyên phán; đó là cung cách làm ăn của guồng máy tư pháp cộng sản. Một xã hội tự do dân chủ sống theo lối khác. Người ta chỉ được dùng hai chữ “nghi can” để gọi những người bị nghi ngờ là hung thủ, dù 99% tin chính hắn giết người. Không ai được phép gọi nghi can là thủ phạm, khi tòa chưa tuyên án. Công an chỉ nhận được lệnh “điều tra,” và “xác định nguyên nhân vụ án.” Họ không có phận sự tìm thêm kẻ tình nghi nào nữa. Gia đình, vợ con Đỗ Cường Minh cũng không được phép hoài nghi, nghĩ chồng, cha mình là vô tội. Nhưng nếu Đỗ Cường Minh là hung thủ, thì ông ta cũng chết rồi. Ngay buổi sáng ngày 18 tháng 8, ông Đặng Trần Chiêu, giám đốc công an Yên Bái đã nói rằng vì nghi can Đỗ Cường Minh đã qua đời cho nên không còn ai để truy tố nữa. Vậy khi ông phó thủ tướng ra lệnh cơ quan công an “khởi tố” thì khởi tố ai? Chắc họ sẽ phải đưa ra trước tòa một cái ghế trống, hay một hình nộm, gọi đó là hung thủ! Vợ con Đỗ Cường Minh có quyền ra trước tòa hay mời luật sư ra tòa đưa các chứng cớ phản bác hay không? Một câu của ông Mai Tiến Dũng, thuật lại ý của ông Trương Hòa Bình không giải tỏa được thắc mắc nào mà lại khiến dư luận càng thêm bối rối! Bài trước trong mục này đã nêu lên nhiều câu hỏi về vụ án, nhưng dư luận bên ngoài còn đưa thêm hàng trăm câu hỏi khác. Nhiều tin đồn đãi mới được tung ra mỗi ngày, ngày càng moi móc trong thâm cung bí sử của chế độ độc tài. Bài trước đã hỏi: “Người dân biết tin ai bây giờ?” Biết tin ai bây giờ? Câu hỏi này mô tả một cuộc khủng hoảng lớn, lớn hơn vụ án mạng Yên Bái, lớn hơn vụ Formosa, lớn hơn cả chế độ cai trị của cộng sản. Cuộc khủng hoảng lớn của dân tộc bây giờ là khủng hoảng lòng tin. Không ai tin nhà nước, không ai tin cảnh sát công an, không tin báo chí, không tin cả lòng dạ người khác. Con người sống hạnh phúc vì có thể tin tưởng. Tin được người khác, trong lòng sung sướng lắm. Lòng nghi ngờ sẽ gây đau khổ, sẽ khiến chính mình xấu hơn, ác hơn, có thể sinh bệnh tâm thần. Trong cuộc sống riêng tư, con có thể tin cha mẹ, anh chị em hay vợ chồng tin nhau. Hạnh phúc.. An toàn. Nhìn rộng ra, chúng ta cảm thấy an toàn, bớt lo sợ, hạnh phúc hơn, nếu có thể tin mọi người trong xã hội. Tin rằng đa số người ta ai cũng tôn trọng đạo lý và pháp luật, mình cảm thấy sống an toàn. Giống như người lái xe trên đường mà trong lòng tin rằng những người khác chung quanh mình đều tôn trọng luật đi đường; trong một ngàn người họa miếm mới có một người đang say rượu hay đang muốn tự sát. Một xã hội có lòng tin là xã hội ổn định. Người du lịch đến nước Nhật cảm thấy an toàn, vì không lo bị trộm cắp, sống sung sướng trong khi ngoạn cảnh. Đến nước Đức, nước Mỹ thấy mình được hưởng an toàn pháp lý, biết rằng nếu mình theo đúng luật thì không lo bị bắt bớ, giam cầm vô lý. Đi qua cửa khẩu các nước đó cũng yên tâm vì không thắc mắc mình có phải hối lộ ai hay không. Người dân các nước đó sống an toàn nhờ họ có thể tin tưởng xã hội họ sống trong nền đạo đức và hệ thống pháp luật đàng hoàng. Nhờ đâu đa số dân các nước có thể tin vào xã hội chung quanh mình? Vì họ có những định chế thiết lập được lòng tin, bảo vệ niềm tin. Sống chung trong một quốc gia cũng giống như sống với một bản hợp đồng. Có những hợp đồng viết ra chữ rõ ràng, là những hiến pháp, luật lệ. Có những bản hợp đồng ngầm, mọi người đều biết và tôn trọng, là các quy tắc đạo lý, phong tục, tập quán. Có những “hợp đồng ngầm” giúp cho các bản hợp đồng chính thức có hiệu lực hơn. Đó là lòng tin. Một nước có đủ thứ hiến pháp và luật lệ nhưng mọi người còn phải tin rằng các thứ đó được tôn trọng, tin rằng mình chỉ cần sống theo đúng luật thì được an toàn. Nếu không thì đó chỉ là những trang giấy đầy chữ nhưng vô tích sự. Niềm tin chung này cũng là căn bản của những bản hợp đồng ngầm. Đó là niềm tin giữa con người với con người. Nhờ có niềm tin đó nên phong tục, tập quán, và đạo lý đóng đúng và đầy đủ vai trò bảo vệ xã hội ổn định, người dân sống an toàn, hạnh phúc. Nhờ đâu dân Mỹ cảm thấy an toàn về pháp lý, dân Nhật cảm thấy yên tâm về mặt đạo lý? Vì trong các xã hội đó người ta có những định chế được xây dắp từ đời này sang đời khác. Người Mỹ thường hay nghiên cứu tâm trạng của dân chúng, đặt những câu phỏng vấn, như “Bạn có tin được các những người làm nghề sau đây hay không? Liệt kê ra: Các thẩm phán? Các bác sĩ? Luật sư? Các chính trị gia? Các tu sĩ? Nhà báo? Nhà giáo? Người bán xe hơi? Người môi giới mua nhà cửa, bảo hiểm, vân vân. Giữa số không và số 10, xin cho biết bạn tín nhiệm các giới người trên đến mức nào? Người ta còn hỏi về mức độ tín nhiệm đối với hệ thống tòa án, với quốc hội, đối với các xí nghiệp kinh doanh, với cơ quan tiên đoán thời tiết, với cảnh sát, với tôn giáo nói chung, vân vân. Tại sao người ta tò mò như vậy? Để đo lường lòng tin của người dân vào tất cả xã hội chung quanh. Người Nhật có một niềm tin sâu xa vào những người chung quanh. Vào các định chế trong xã hội. Một người thợ máy nói, “xe ông hư, cần phải sửa,” tức là xe cần sửa thật. Ai tỏ ý không tin, người ta sẽ kinh ngạc, không hiểu nổi người này mới ở trên mặt trăng xuống hay sao! Bỏ quên một cái túi trên xe lửa, người ta yên tâm, vì biết không ai lấy của người khác. Về nhà gọi điện thoại tìm, chờ một thời gian sẽ được báo tin cái túi lớn nhỏ như thế, nhãn hiệu và mầu sắc đó, đang được cất giữ ở đâu. Thời Phan Bội Châu qua Nhật cụ đã thán phục cái tính tốt đó. Hơn 100 năm họ vẫn sống như vậy. Sống như vậy thật là hạnh phúc. Tin tưởng người khác là hạnh phúc. Học trò tin thầy cô chỉ muốn cho mình giỏi chứ không nghĩ đến tiền bạc, bệnh nhân tin thầy thuốc có khả năng và tận tụy, dù cũng không biết trị mọi bệnh tật hoàn toàn. Tin rằng hệ thống pháp luật công bằng, minh bạch. Tin rằng các báo, đài đều loan tin có thật và bình luận công bằng. Tin rằng nhà buôn không dối trá bán hàng giả. Tất cả tạo ra một xã hội ổn định, an toàn. Muốn xây dựng một mạng lưới xã hội như vậy, phải mất hàng trăm năm. Trong lúc lòng người còn đầy rẫy nghi ngờ, phải xây dựng lòng tin bằng cách nào? Phải bắt đầu bằng luật pháp. Trong lúc người ta còn chưa tin được mọi người đều sống lương hảo, đạo đức, ít nhất hãy giúp mọi người tin rằng xã hội có pháp luật, pháp luật được tôn trọng. Nói ít nhất. Vì đó là chuyện tầm thường nhất trong một xã hội văn minh. Không có, thì chưa văn minh. Bắt đầu với pháp luật, vì việc đó tương đối dễ. Dễ hơn việc xây dựng đạo đức nghề nghiệp. Dễ hơn việc làm sao học sinh, sinh viên tin tưởng vào trường học, vào thầy cô. Khi bắt đầu tin xã hội có pháp luật công bằng rồi, những niềm tin khác xây dựng dễ hơn. Nhưng muốn tạo niềm tin vào pháp luật, phải bắt đầu bằng việc tôn trọng các quyền công dân căn bản. Người ta chỉ vui vẻ tuân theo luật lệ, không tìm cách xé rào, không lòn qua khe hở, trốn tránh luật lệ, khi nào họ thấy luật pháp là do mình chịu trách nhiệm đặt ra, mình được tự do bầu người lên thay đổi luật lệ cho nên phải tôn trọng luật. Cuối cùng, muốn xây dựng lòng tin, phải được sống tự do, dân chủ. Các xã hội có vốn niềm tin lớn là những xã hội tự do dân chủ. Ngược lại, trong một nước mà người cầm quyền không tôn trọng cả bản hiến pháp và các luật lệ của họ, lại chỉ lo bưng bít tin tức, chiếm độc quyền thông tin để lừa dối toàn dân, thì đừng kể tội người dân sao không tin bất cứ cái gì. Trong vụ án mạng ở Yên Bái, dân Việt Nam không biết tin ai. Nói chung, đại đa số người dân không biết tin cái gì nữa. Các chế độ độc tài, từ thực dân đến cộng sản đã gieo rắc đại họa đó, hơn một thế kỷ rồi! Không nên trách người dân thiếu tin tưởng. Không ai muốn sống như vậy cả. Khi được tin tưởng, dù chỉ tin một số điều, tin một số người thôi, chúng ta hạnh phúc hơn nhiều. Cứ nhìn những đồng bào mới đi biểu tình đòi bảo vệ môi trường sống ở Nghệ An, ở Hà Tĩnh. Đi biểu tình, họ đang sống hạnh phúc. Vì họ biết mình làm gì, và tin công việc mình đang làm là đúng. Còn những anh công an, chính họ đau khổ. Đánh đập người dân xong, tối nằm ngủ sẽ băn khoăn tự hỏi không biết mình có xứng đáng là một con người hay không! Trong thiên Ly Lâu thượng, Mạnh Tử mô tả tình trạng suy tàn, với các hiện tượng báo trước chế độ sắp sụp đổ: “Thượng vô đạo quỹ dã, hạ vô pháp thủ dã, triều bất tín đạo, công bất tín độ, quân tử phạm nghĩa, tiểu nhân phạm hình, quốc chi sở tồn giả, hạnh dã”: Trên không dựa vào đạo lý, dưới không theo luật pháp nào, trong triều vi phạm lễ nghĩa, các công chức phạm hình luật, một nước như vậy mà tồn tại là điều may hiếm có.” [上無道揆也,下無法守也, 朝不信道,工不信度,君子犯義,小人犯刑,國之所存者幸.] Chế độ Cộng Sản ở Trung Quốc và Việt Nam đang lâm vào cảnh tượng đó. Bên trên thì “Triều bất tín đạo;” Ủy viên Bộ Chính Trị cũng không ai tin vào chủ nghĩa Mác nữa dù nó vẫn ghi trong cương lĩnh. Cả thế giới biết chủ nghĩa đó là tào lao, mình có ngu đâu mà tin? Họ không còn một thứ đạo lý nào để theo, chỉ còn tham vọng quyền lực giúp họ cấu kết với nhau. Bên dưới thì “Công bất tín độ;” Cán bộ, công chức, đám quan lại tham nhũng không ai theo pháp luật, bất chấp những luật lệ mà chính họ có trách nhiệm thi hành. Tất cả trong tâm trạng làm chuyến tàu vét! Chế độ cộng sản chứa đựng đủ các dấu hiệu đang tan rã. Thời Mạnh Tử các chính quyền chưa có bộ máy công an kìm kẹp. Cũng chưa có các xảo thuật mị hoặc lừa dối dân tinh vi như bây giờ. Sau khi Mạnh Tử nói những lời trên, trong vòng 80 năm các vương quốc, hầu quốc đều tan rã. Nhà Tần lên, chỉ trong một thế hệ cũng tan. Ngày nay chế độ cộng sản có giỏi đàn áp và mị hoặc nhưng cũng không chắc giỏi hơn nhà Tần. Mà người dân bây giờ có ý thức về quyền công dân của mình cao hơn dân Tầu 2,300 năm trước đây. Cho nên theo phân tích của Mạnh Tử, chúng ta biết rằng chế độ Cộng Sản đang trên đà sụp đổ. Ngô Nhân Dụng (Diễn đàn Thế kỷ)

×
×
  • Create New...