Jump to content

Search the Community

Showing results for tags 'diễn biến hòa bình'.

  • Search By Tags

    Type tags separated by commas.
  • Search By Author

Content Type


Forums

  • Tin Tức Thời Sự
    • Thời Sự Việt Nam
    • Tin Quốc Tế
    • Tin Cộng Đồng Người Việt Hải Ngoại
    • Bình Luận Thời Sự
    • Khoa Học & Kỹ Thuật - Môi Trường
    • Kinh Tế
    • Biển Đông
    • Thể Thao
    • Thế Giới Động Vật
  • Đời Sống Xã Hội & Tâm Linh
    • Sức Khỏe
    • Tìm Hiểu Tôn Giáo
    • Tử Vi & Phong Thủy
    • Quê Hương Ký Sự
    • Tâm Linh
    • Xã Hội
  • Văn Hóa & Nghệ Thuật
    • Phụ Nử
    • Lịch Sử
    • lời hay ý đẹp
    • Văn Hóa & Nghệ Thuật
    • Online Study
    • Truyện ngắn Audio
  • Vườn Thơ
    • Thơ Sáng Tác
    • Thơ Đấu Tranh
    • Thơ Sưu Tầm
  • Âm Nhạc
    • Thông Tin Âm Nhạc
    • Nhạc Online
    • Cải Lương - Tân Cổ
    • Quán Khuya
  • Giải Trí
    • Thư Giãn
  • Phim & Nhạc
    • Phim Online
    • Thông Tin Điện Ảnh
    • Đời Nghệ Sỹ
  • Thông Báo
    • Cập nhật lượng khách truy cập

Categories

  • Videos
    • Âm Nhạc
    • Film online
    • Thễ Thao
    • Thế Giới Động Vật
    • Thảm Họa Hàng Không
    • Kinh Tế
    • Khoa Học
  • Tin Tức
    • RFA
    • Thời Sự Việt Nam
    • Thế Giới
    • Người Việt Hải Ngoại
    • RFI
    • Thời Sự Hoa Kỳ
    • Khung Trời Mới
    • ĐKN
    • NTD
    • The Saigon Post
    • Nửa Vòng Trái Đất TV
    • Culture Chanel
    • Chuyễn Động Toàn Cầu
    • VIETV NETWORK
    • Tự Lực Bookstore
    • Thế Giới Tiêu Điểm
    • LITTLE SAIGON NEWS
    • VietCatholicNews
    • English News
  • Bình Luận - Thời Sự
    • Sài Gòn TV Bên Kia Màn Khói
    • OfficialVietFaceTV
    • Đọc Báo Vẹm
    • Người Việt TV
    • VOA
    • Truyền Hình Calitoday
    • Biển Đông
    • PhoBolsaTV
    • SBTN
    • BBC Tiếng Việt
    • Saigon TV 57.5
    • Việt Thảo tonight
    • Kinh Tế Gia Nguyễn Xuân Nghĩa
    • TV Tuần-san
    • 2VNR
    • Mẹ Nấm
    • Tiếng Vọng Về Nguồn (TVVN)
    • VIETLIVE TV
    • SET TV (Saigon Entertainment Television)
    • Viet TV Australia
    • Trung Quốc Không Kiểm Duyệt
    • LSTV
    • Chiến Tranh Ukraine
    • Sỗ Tay Quân Sự
    • Nguoi Viet Channel
    • Chão Lửa Trung Đông
  • Đời Sống
    • Tử Vi & Phong Thủy
    • Lịch Sử & Văn Hóa
    • Tâm Linh
    • Tinh Hoa TV
    • Ẫm Thực
    • Sức Khỏe
    • Biết tõ cùng ai ?
    • Online Study
  • Văn Hóa Nghệ Thuật
    • Văn Học Nghệ Thuật

Find results in...

Find results that contain...


Date Created

  • Start

    End


Last Updated

  • Start

    End


Filter by number of...

Joined

  • Start

    End


Group


  1. Có người hỏi Mạnh Tử rằng: - Chu Văn Vương vốn là bề tôi của Trụ Vương. Chu Văn Vương đã nổi lên đánh giết Trụ Vương để lập nên nhà Chu. Bề tôi mà giết vua thì có đáng tội hay không? Tại sao nhà nho đã không kết tội Chu Văn Vương mà lại còn tôn sùng Chu Văn Vương, xem như bậc thánh nhân? Mạnh Tử trả lời rằng: -Ta nghe nói Chu Văn Vương có giết một kẻ thất phu tên là Trụ chớ ta chưa hề nghe nói có giết vua bao giờ. Ảnh minh họa Như vậy, theo quan niệm của Mạnh Tử, Trụ Vương không đáng được gọi là vua, ông ta chỉ là một kẻ thất phu. Gọi ông ta là vua là danh không chính rồi. Tại sao? Vì Trụ Vương, khi ở ngôi vị ông vua, đã không làm trọn đạo một người làm vua. Làm vua, theo nho giáo, là người thay trời để trị dân. Trời thương dân như con đẻ, thì người làm vua, người thay trời để lo cho dân, cũng phải thương dân như con đẻ. Thương dân, lo cho dân, đem bình an trật tự lại cho xã hội, làm cho người dân được thái bình no cơm ấm áo, đó là bổn phận của nhà vua đối với thần dân. Khi lên ngôi, vua Trụ đã không làm tròn sứ mạng cao quí đó. Ông ta chỉ là một kẻ tàn ác, bạo ngược, ngồi trên ngai vàng để hà hiếp, áp bức, làm khổ, giết hại dân lành mà thôi chớ không hề làm được một việc tốt đẹp nào đáng được xem là thay trời để lo cho dân. Như thế là không có chính danh. Đó là chuyện xưa, hai chữ chính danh nói đến việc hành xử của cá nhân trong một xã hội dưới chế độ phong kiến. Ngày nay, hai chữ chính danh có ý nghĩa khác vì luật pháp trong một quốc gia theo chế độ dân chủ với tam quyền phân lập, có hệ thống xét xử hành động, lời nói của mỗi cá nhân, tổ chức bằng một văn bản gọi là hiến pháp, không ai có thể đứng lên trên, kể cả nguyên thủ quốc gia. Ở Mỹ, nơi đất nước được coi như đứng đầu thế giới theo thể chế dân chủ, là quốc gia hợp chủng có nhiều cộng đồng di dân như Mễ, Cuba, Tầu, Việt Nam, Korea, Do Thái, Nhật, Philippines... Trong cộng đồng Việt Nam, viết tắt CĐNVTNCS, có môt đảng phái hoạt động chính trị, thành lập vào đầu thập niên 80 của thế kỷ 20, lấy tên là Việt Nam Canh Tân Cách Mạng Đảng, tức là Đảng Việt Tân (VT). Đảng Việt Tân có một tổ chức hoạt động ngoại vi là Mặt Trận Quốc Gia Thống Nhất Giải Phóng Việt Nam, gọi ngắn, gọn là Mặt Trận (MT). Cả hai tổ chức, đảng VT cũng như MT đều do ông cựu phó đề đốc Hoàng Cơ Minh làm chủ tịch, lãnh đạo. Nên nhớ rằng dù MT được thành lập năm 1980, trước khi VT ra đời năm 1982, nhưng khi VT được thành lập, tất cả đoàn viên MT đều trở thành đảng viên VT và MT trở thành tổ chức hoạt động ngoại vi cho VT. Có thể nói hầu hết người Việt Nam ở khắp nới trên thế giới, kể cả trong nước, đều biết đến hay nghe nói đến đảng Viêt Tân cũng như những hoạt động của họ, riêng về MT thì có người biết, người không. Dù được thành lập từ ngày 10.09.1982 tại gần biên giới Thái-Lào thuộc huyện Buntharik tỉnh Ubon Ratchathani, Thái Lan, nhưng mãi đến tháng 9 năm 2004, Việt Tân mới chính thức ra mắt ở Berlin, thay vì ở Mỹ là nơi đóng trụ sở chính và bộ tham mưu của họ. Việc ra mắt sau 22 năm thành lập, tại môt địa điểm xa bộ chỉ huy đầu não hàng chục ngàn cây số là một điều gây thắc mắc, khó hiểu cho rất nhiều người. Có một điều gì đó bí ẩn mà lãnh đạo đảng VT khó lòng hay không muốn giải thích. Mặt Trận, tổ chức ngoại vi của Việt Tân chính thức bị xóa sổ sau khi VT ra mắt, tuy nhiên âm vang những hoạt động khủng bố của MT như hăm dọa bằng điện thoại, hành hung, đòi tịch thu báo...hay quyên tiền bất hợp pháp trong cộng đồng NVTNCS ở Mỹ và nhiều nơi khác trong thập niên 80 và đầu 90 thỉnh thoảng vẫn được báo chí NVHN nhắc tới. Cuốn phim Terror in Little Sàigòn do hai phóng viên A.C. Thompson, Richard Rowley thực hiện, phổ biến ngày 03.11.2015 trên hai đài truyền hình Frontline, ProPublica dù không nói rõ Mặt Trận là thủ phạm trong việc giết hại 5 ký giả VN trong cộng đồng NVTNCS ở Mỹ nhưng kết luận điều tra cho thấy mọi chỉ dấu thủ phạm đều chỉ về một hướng duy nhất: Mặt Trận. Nhắc lại chuyện này để độc giả hiểu rõ, tại sao Việt Tân phải chính thức ra mắt sau khi công bố cái chết của ông Hoàng Cơ Minh năm 2001, cái chết bị phủ nhận hơn 14 năm, đồng thời xóa bỏ để không còn ai nhớ đến những việc làm nhơ nhớp, hèn hạ, gian ác của MT Tuy nhiên sau khi chính thức ra mắt, dùng hai chữ Việt Tân hoạt động đến nay, kể cả thời gian nằm trong bóng tối hay không chính thức, tất cả là gần 34 năm, đảng VT không hề ghi danh hoạt động ở Mỹ với chính quyền sở tại. Sở thuế liên bang, tiểu bang, ủy ban bầu cử, tòa án...không một nơi nào có tên VT trong sổ bộ của họ. Điều này giải thích tại sao ông Nguyễn Thanh Tú, con trai của ký giả Nguyễn Đạm Phong, một trong 5 ký giả người Việt bị sát hại được nói đến trong phim Terror in Little Sàigòn, đã không hề gặp trở ngai khi đăng ký một công ty hoạt động bất vụ lợi Non-Profit NGO với tên Việt Nam Canh Tân Cách Mạng Đảng (Viet Tan Reform Party). Điều này cho thấy, tất cả những hoạt động của MT hay của VT, từ chuyện quyên góp tiền bạc cho kháng chiến thập niên 80-90, đến những buổi văn nghệ, đại hội...với các tổ chức ngoại vi sau này, đều không hề kê khai chi thu cho sở thuế liên bang. Những số tiền thu được, dự đoán tổng cộng lên tới vài chục triệu USD đi dâu, vào tay ai, được sử dụng như thế nào? Có lẽ không ai biết trừ gia đình ông Hoàng Cơ Định, Hoàng Tứ Duy. Khi thông báo số 18 được phổ biến rộng rãi trên mạng truyền thông, đài RFA có đăng một bài viết của Nguyễn Tường Thụy ở Việt Nam với tựa đề Liệu Việt Tân có lâm vào thế “tình ngay lý gian”?. Tuy nhiên chỉ sau vài tiếng đồng hồ, bài báo bị bị gỡ xuống không nói rõ lý do. Nếu chịu khó truy tìm, người ta có thể thấy bài báo đó còn nằm trong Google Cache và được Viêt Nam America News đăng lại. Bài viết này cho rằng Nguyễn Thanh Tú tiếm danh của Việt Tân. Trích: Ông Ngô Thanh Tú cũng không hề giấu giếm việc tiếm danh Việt Tân với mục đích làm cho tổ chức này không thể hoạt động dưới danh nghĩa quen thuộc được nữa. Nhìn chung, nội dung thông báo của ông Nguyễn Thanh Tú thể hiện ông rất tự tin và đầy tính mệnh lệnh hành chính, răn đe, không những đối với Việt Tân mà còn gồm cả… giới truyền thông nữa. Theo đó, cánh ký giả dùng chữ Việt Tân để chỉ Đảng của ông Đỗ Hoàng Điềm trong bài viết cũng có nguy cơ… ra tòa. Đài Á Châu Tự Do gỡ bỏ bài viết của Nguyễn Tường Thụy đảng viên đảng Việt Tân Ma Một người ở Việt Nam, không hiểu gì về luật pháp Mỹ, có những lời lẽ bênh vực cho đảng Việt Tân một cách hàm hồ. Thế nào là tiếm danh? Tại sao một tổ chức, đảng phái hoạt động suốt mấy chục năm dài không ghi danh với thành phố, tiểu bang, ủy ban bầu cử...cho hợp lệ? Nguồn: http://www.vanews.org/2016/09/ai-chau-tu-do-bai-viet-cua-ang-vien-ang.html Tất cả chỉ nằm trong một nguyên nhân duy nhất: - Trốn thuế! Mà tội trốn thuế ở Mỹ bị xử rất nặng, bị coi như tội hình sự. Người Mỹ đã có một thành ngữ: -Trên đời, có 2 việc bạn không thể tránh được là cái chết và đóng thuế. Eliot Ness, điệp viên của sở thuế liên bang Mỹ phá tan băng đảng của Al Capone, tay Gangster nổi tiếng nhât nước Mỹ thập niên 30 cũng bằng tội trốn thuế. Al Capone lãnh 11 năm tù vì nhiều tội danh, riêng tội trốn thuế là 5 năm. Trích: Tôi không có cơ sở để cho rằng, ông Nguyễn Thanh Tú làm việc cho đảng CSVN hay chịu sự chi phối của họ, nhưng rõ ràng việc làm này phù hợp với lợi ích của Đảng CSVN. Sau khi thông báo 18 của ông Nguyễn Thanh Tú được đưa ra, trang Viêt nam Thời Báo (vntb.org) tỏ ra rất hả hê, rằng “Tổ chức khủng bố Việt Tân sẽ bị biến mất và đối diện với nhà tù của Hoa Kỳ!”,rằng“Cách làm của ông Nguyễn Thanh Tú rất bài bản, đã đánh vào tử huyệt của Việt Tân và toàn bộ hệ thống yểm trợ cho nó (không chừng sau đó là CIA, Chính phủ Mỹ) bằng chính pháp luật của nước Mỹ” v.v... Báo chí Viêt Nam (của Nhà nước) không thấy thông tin hay bình luận gì về việc này, nhưng trang vntb.org vừa nhắc tới là một trang bảo vệ Đảng CSVN, chuyên xuyên tạc những người hoạt động dân chủ và đánh phá phong trào dân chủ ở Việt Nam. Nói thế để biết \"uy tín\" của trang báo này tới đâu và việc tung hô ông Nguyễn Thanh Tú của trang báo này có trọng lượng đến đâu. Nguồn thượng dẫn. Tôi cũng không có cơ sở để cho rằng Nguyễn Tường Thụy là đảng viên Việt Tân, tuy nhiên căn cứ vào lập luận của Nguyễn Tường Thụy, tôi nghĩ rằng ông Thụy, khi ra sức bào chữa cho đảng Việt Tân (ma) một cách cực lực, đồng thơi chụp mũ Nguyễn Thanh Tú một cách gián tiếp thì chí ít phải là cảm tình viên VT. Việc đăng ký tên Việt Tân Reform Party của Nguyễn Thanh Tú là hành động có lợi rất thiết thực cho các phong trào đấu tranh cho dân chủ, tự do, các tổ chức xã hội dân sự trong nước vì khi danh xưng Việt Tân bị cấm sử dụng, Việt Cộng không có lý do gì để vu khống, chụp mũ họ là Việt Tân nữa. Đối với cộng đồng NVTNCS ở hải ngoại, việc làm này ngăn chận sự tiếp tục vi phạm pháp luật của gia đình Hoàng Cơ Định, thuôc hạ cùng các tổ chức ngoại vi, những kẻ có ăn chịu, liên quan đến những việc làm bất chính, tránh được cho cộng đồng những tai tiếng xấu xa. Còn việc thắng thua ở tòa án thì cứ chờ. Mỹ là xứ sở của pháp luật, không phải vì có “tiếng tăm” (hăm dọa khủng bố, gian dối, lừa bịp đồng bào bằng chiêu bài kháng chiến, đấu tranh cho tự do, dân chủ…), hoạt động đã lâu, có tổ chức nhiều nơi trên thế giới, được tổng thống Mỹ George Walker Bush mời vào tòa Bạch Ốc nói chuyện trước khi tham dự hội nghị về WTO thì được miễn...đăng ký cái tên cho hợp pháp. Thời gian sẽ trả lời, đâu là chính danh, đâu là chính nghĩa? Người viết không dám ví mình với Mạnh Tử nhưng quả thật không thấy thông báo số 18 của Nguyễn Thanh Tú đánh phá một đảng phái chính trị, đấu tranh cho dân chủ, tự do cho Việt Nam, chỉ thấy Tú đang tìm cách triêt hạ một tổ chức mafia trong cộng đồng NVTNCS, đã từng lừa bịp kháng chiến, hành hung, hăm dọa nhiều người trong CĐNVTNCS, đồng thời bị nghi ngờ là thủ phạm sát hại 5 ký giả VN trong thập niên 80-90, trong đó có thân phụ mình cách đây hơn 30 năm. Người quân tử trả thù phải chờ hơn 30 năm như Nguyễn Thanh Tú cũng là điều hiếm thấy. © Thạch Đạt Lang
  2. Theo báo mạng Một Thế Giới, tại hội nghị báo cáo tiến độ, thống kê thiệt hại do thảm họa môi trường tổ chức hôm 27 tháng Tám tại tỉnh Thừa Thiên-Huế, bà Nguyễn Thị Hải Vân, cục trưởng Cục Việc Làm thuộc Bộ Lao Động Thương Binh Và Xã Hội CSVN, đã nói rằng do “người Việt Nam không ngồi một chỗ”, nên dù không ra biển đánh cá được, thì họ vẫn đi tìm việc khác để làm. Cục Việc Làm đã có cuộc điều tra, và đi đến kết luận là tỉ lệ thất nghiệp do thảm họa môi trường không cao ! Phản ứng về lời tuyên bố này, qua đài RFA chuyên gia kinh tế Ngô Trí Long đả kích nhận định của bà Hải Vân là một “cách nói suy diễn”, cũng như không tin tưởng vào con số thất nghiệp do Bộ Lao Động Cộng Sản Việt Nam thông kê. Vì một người chỉ làm việc vài ngày trong một tháng thì người đó không thể gọi là không thất nghiệp. Bên cạnh đó, còn phải xét đến mức thu nhập thực sự từ những công việc tạm thời của các ngư dân không đi đánh cá. Xin nhắc lại, theo thống kê của báo chí trong nước, có tới khoảng 60% đến 70% ngư dân miền Trung làm nghề đánh bắt gần bờ. Từ khi xảy ra thảm họa ô nhiễm môi trường hồi đầu tháng Tư đến nay, ngư dân là những người chịu ảnh hưởng trực tiếp, tất cả tàu cá phải nằm bờ. Ngoài ra, phải kể đến những ngành nghề khác có liên quan đến ngư trường và thủy hải sản cũng bị tác động nặng nề, như sự kiện nhiều hợp đồng xuất cảng hải sản của Việt Nam đã bị đối tác nước ngoài hủy bỏ vì lo ngại cá tôm bị nhiễm độc. Mới đây bà Nguyễn Thị Hải Vân vẫn khẳng định lại, dù ngư dân phải bỏ đi làm phu khuân vác thì tức là “đã có việc làm” ! (CTM)
  3. Rõ ràng, tập đoàn Lãnh đạo ĐCSVN đã nhẫn tâm phản bội & chà đạp lên thân phận của lính QĐNDVN đã hy sinh chống quân Trung cộng xâm lược để bảo vệ tổ quốc. Chưa hết, một tờ báo Công An thành Hồ, số ra ngày thứ sáu 29/3/2013, có nội dung giả dối trơ trẻn, đọc xong cái tựa đề là tôi muốn nôn mửa: “đảng là máu thịt, trái tim và khối óc của quân đội”. Người lính QĐNDVN đã sáng mắt ra chưa?... Sáng ngày 17 tháng 2 năm 2013 là ngày kỷ niệm 34 năm chiến tranh biên giới phía Bắc, các đơn vị ưu tú của QĐNDVN đã anh dũng chống quân xâm lược Trung Cộng tràn qua biên giới tấn công Việt Nam. Một phái đoàn gồm đồng bào mọi giới trong đó có các đảng viên cộng sản: Nguyễn Trọng Vĩnh - nguyên Ủy Viên TƯĐ; Ts. Nguyễn Đình Lộc - nguyên Bộ trưởng Bộ Tư Pháp; Nguyễn Trung - cựu Đại sứ CSVN tại Thái Lan; nhà thơ Việt Phương - nguyên thư ký của Thủ tướng Phạm Văn Đồng; ông Trần Đức Nguyên - thành viên Ban Tư Vấn của cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt, Gs. Phạm Duy Hiển, Ts. Nguyễn Quang A, Ts. Nguyễn Xuân Diện... và nhiều thanh niên, trí thức Hà Nội đã mang vòng hoa “Đời đời nhớ ơn các liệt sỹ chống Trung Quốc xâm lược” tới Đài Tưởng Nhớ Liệt Sỹ tại Hà Nội. Rất đáng buồn là lực lượng bảo vệ an ninh Đài Tưởng Niệm cấm đặt vòng hoa này vào viếng liệt sỹ hy sinh chống quân Trung Quốc xâm lược. Một nhân viên an ninh viện dẫn lý do rằng đoàn tưởng niệm phải đăng ký trước và qua thủ tục kiểm tra vòng hoa. Nhìn lại trận chiến chống quân xâm lăng Trung Cộng: Về phía Trung Cộng: Ngày thứ bảy 17 tháng 2 năm 1979, lúc 3 giờ 30 sáng, pháo binh Trung Cộng ào ạt pháo kích vào các vị trí quân sự của VN tại các quận Tiên Lĩnh, Hà Quảng thuộc tỉnh Cao Bằng, mở đầu cho một tổng tấn công quy mô trên một chiến tuyến dài hơn 1.000 cây số dọc theo đường biên giới Việt-Trung từ Lai Châu đến Móng Cái. Trong lịch sử chiến tranh Việt-Trung, những địa danh Cao Bằng, Lạng Sơn, Đông Khê, Thất Khê trở thành bãi chiến trường giữa hai nước. Ngay buổi sáng ngày 17 tháng 2 năm 1979, quân Trung Cộng đã tấn công 19 mục tiêu dọc theo biên giới hai nước. Trong số 26 mục tiêu bị tấn công từ cấp tiểu đoàn. Riêng Lạng Sơn, Cao Bằng, Lào Cay bị tấn công bằng cấp sư đoàn. Tổng số lực lượng vũ trang Trung Cộng trong những ngày đầu chiến dịch khoảng 80.000 quân, con số nầy tăng dần cho tới ngày cuối của chiến dịch lên tới 150.000 quân. Đó là chưa kể hàng mấy trăm ngàn binh sĩ khác giữ nhiệm vụ yểm trợ hay trừ bị ở hậu cần. Chỉ huy tổng quát mặt trận là tướng Hứa Thế Hanh, Tư lệnh Quân Khu Quảng Châu (gồm 2 tỉnh Quảng Đông & Quảng Tây). Tướng Hứa Thế Hanh đặt Bộ Tư Lệnh mặt trận tại Nam Ninh. Phụ tá cho Hứa Thế Hanh là Dương Đắc Chí, từng nổi danh khi phụ tá cho Bành Đức Hoài trong chiến tranh Triều Tiên. Trong những ngày đầu cuộc chiến, tướng Hứa Thế Hanh trực tiếp chỉ huy mặt trận tấn công Cao Bằng, Lạng Sơn, còn Tướng Dương Đắc Chí phụ trách tấn công Lào Cai, Lai Châu, Hà Giang. Trung Cộng đã điều động nhiều quân đoàn từ nhiều quân khu khác nhau: 2 Quân đoàn 13 và 14 được giao trách nhiệm tấn công Lai Châu, Lào Cai; 2 Quân đoàn 41 & 42 tấn công Cao Bằng; những Quân đoàn 43, 54 & 55 tấn công mạn Lạng Sơn và Quảng Ninh. Về phía Việt Nam: Phòng thủ biên giới Việt-Trung là trách nhiệm của những Quân khu I, II & III: Tư lệnh Quân Khu I là tướng Đàm Quang Trung không phải là tướng có khả năng. Quân khu nầy gồm cả Cao Bằng và Lạng Sơn nên chịu áp lực nặng nề nhất của quân xâm lược Trung Cộng. Trong những ngày đầu, trách nhiệm phòng thủ Lạng Sơn được giao cho Tướng Nguyễn Văn Thương, Tư lệnh sư đoàn 3. Tư lệnh Quân Khu II là tướng Vũ Lập, chịu trách nhiệm phòng thủ Lai Châu, Lào Cai và Hà Giang. Tư lệnh Quân Khu III là Nguyễn Quyết, chịu trách phòng thủ vùng Châu thổ sông Hồng và có lẽ cả Đặc khu Quảng Ninh do Sùng Lãm chỉ huy. Bộ Tổng Tham Mưu đặt tại Hà Nội trực tiếp theo dõi, giám sát và điều hợp mặt trận. Để thi hành Hiệp ước Hữu Nghị, Liên Sô gửi sang Hà Nội một phái đoàn “tham mưu” cùng với thiết giáp hạm Senyavin túc trực ngoài khơi vịnh Bắc Việt. Và có lẽ vì chủ quan vào hậu thuẫn của Liên Sô, VN đã tính toán sai lầm về quyết tâm tấn công quân mô của quân Trung Cộng, nên Hà Nội đã tung hết 3 trong 4 Quân đoàn chính quy vào trong cuộc hành quân xâm lăng Campuchia. Vì vậy, khi quân Trung Cộng bất ngờ mở cuộc tấn công, VN chỉ còn những sư đoàn 308, 312, 390... của Quân đoàn 1 đóng quanh Hà Nội. Do đó, trách nhiệm phòng thủ biên giới được giao cho những sư đoàn chính quy Quân khu như: Sư đoàn 3, 327, 337, sư đoàn Tây Sơn... khu Lạng Sơn. Sư đoàn 567, B46, sư đoàn pháo binh M66 ở Cao Bằng. Các sư đoàn 316, 345, đoàn B68, M63... ở Quân khu II, phối hợp cùng các Trung đoàn chủ lực tỉnh, các huyện đội và lực lượng công an biên phòng. Hơn một tuần sau, vì tình hình chiến sự nguy kịch, Bộ Tham mưu của QĐNDVN phải gấp rút điều động dân quân từ vùng Trung Châu, các sư đoàn chinh quy của Quân Khu IV, cùng Quân đoàn 2 từ Campuchia về tăng cường phòng thủ. Trong những ngày đầu cuộc chiến, dựa vào quân số đông đảo, tướng Hứa Thế Hữu cho áp dụng chiến thuật biển người để tấn công. Tại Lai Châu, phía cực Tây biên giới, quân Trung cộng tấn công Gò Tô, Phong Thổ trên đường tiến về tỉnh lỵ Lai Châu. Tại hướng quan trọng Lào Cai, 2 sư đoàn thuộc Quân đoàn 13 và 14 tấn công ngay vào thị xã và các xã lân cận như Thanh Bình, Bản Châu. Tại Hà Giang, họ tấn công Bản Kiệt, La Quỳnh. Hướng quan trọng thứ hai là Cao Bằng cũng bị 2 sư đoàn của các Quân đoàn 41 & 42 tấn công. Tại Quảng Ninh, 2 trung đoàn quân TC tấn công Than Phum, Cao Bá Lãnh. Riêng tại mục tiêu chủ yếu Lạng Sơn, quân TC tấn công theo thế gọng kềm bằng hai hướng: Hướng thứ nhất là 2 sư đoàn 163, 164 thuộc Quân đoàn 55 vượt Hữu Nghị Quan tấn công Đồng Đăng, cửa ngõ phía Bắc Lạng Sơn. Hướng thứ hai do 2 sư đoàn 127 & 128 thuộc Quân đoàn 43 tiến đánh từ phía Đông vào các tiền đồn ở Bản Xuân, Đồng Nội, Hải Yến. Tại khắp mặt trận, quân TC gặp phải sức kháng cự mãnh liệt của QĐNDVN, nhờ vào vị trí hiểm trở với sự yểm trợ hữu hiệu của đủ loại pháo binh 72, 85, 105, 155, 130 đến hỏa tiễn 122 ly đã gây tổn thất nặng nề cho quân TC, nhất là tại mặt trận Lạng Sơn và Cao Bằng. Về phía Lai Châu và Lào Cay bị tổn thất nhẹ hơn vì Dương Đắc Chí đã không tấn công chính diện mà dựa vào địa thế rừng núi hiểm trở để tiến quân và các mũi tấn công được pháo binh và thiết giáp yểm trợ hữu hiệu hơn. Vì tổn thất quá cao, Hứa Thế Hanh buộc phải bàn giao quyền chỉ huy các cuộc hành quân cho Dương Đắc Chí. Sau khi Dương Đắc Chí nắm quyền, chiến thuật biển người bị hủy bỏ và áp dụng tối đa hỏa lực pháo binh và thiết giáp yểm trợ bộ binh. Sau mấy ngày đêm bị pháo kích, các công sự phòng thủ lần lượt phị phá sập. Quân TC cuối cùng đã chiếm được một số mục tiêu. Riêng tại Lạng Sơn, sư đoàn 163 của TC chiếm được Đồng Đăng vào ngày 22/2/1979. Sau khi được bổ sung quân số và tiếp liệu đầy đủ, quân TC mở đợt tấn công mới. Dương Đắc Chí tận dụng tối đa quân số áp đảo, hỏa lực pháo binh và thiết giáp yểm trợ nên chỉ trong vòng một ngày, các thị xã ven biên Lai Châu, Lào Cai, Cao Bằng, Hà Giang lần lượt bị thất thủ, sau đó quân TC tiếp tục chuyển quân về phía Nam dọc theo Quốc lộ số 2 tiến đánh Cam Đường. Tại hướng tấn công chính Lạng Sơn, quân TC tung 6 sư đoàn 127, 129 thuộc Quân đoàn 43, sư đoàn 160, 161 thuộc Quân đoàn 54, sư đoàn 163, 164 của Quân đoàn 55 với hàng trăm xe thiết giáp cả đại bác yểm trợ. Về phía VN, các đơn vị phòng thủ chính gồm các sư đoàn 3, 327, 338, 347 và sư đoàn 337 mới từ Quân khu IV ra tăng viện, kết hợp thành Quân đoàn 14 để thống nhất chỉ huy. Thị xã Lạng Sơn bị pháo kích suốt ngày đêm, cuối cùng quân TC xâm nhập được thị xã và quân đội 2 nước cộng sản đã phải chiến đấu ác liệt trên đường phố, cho tới khuya đêm 14 /3/1979, quân TC hoàn toàn làm chủ thị xã Lạng Sơn. Ngày hôm sau, TC tuyên bố đã được mục đích dạy cho các lãnh đạo ĐCSVN một bài học, đơn phương ngưng bắn và sẽ lui binh. Trên đường lui binh, quân TC dùng công binh phá sập hết những công sự, đồn bót, cầu đường, trường học, chợ búa, nhà máy, bệnh viện... ở những thị xã bị chiếm đóng, kể cả hang Pắc Bó, “suối Lê Nin”, “núi Các Mác” và cuộc rút quân của Trung Cộng kéo dài đến ngày 16/ 3/1979 mới hoàn tất. Không có tài liệu chính thức nào được công bố số quân dân thương vong của hai bên tham chiến. Người ta chỉ ước lượng là trên 100.000 người cho cả hai bên trong cuộc chiến gần 30 ngày giao tranh đẫm máu sau khi khi quân TC chính thức rút quân vào ngày 16/3/1979. Trên đường tấn công, cũng như rút lui, quân TC nã đạn bừa bãi không thương hại đối với bất cứ người già, đàn bà, trẻ con mà họ gặp trên đường tiến quân. Sư đoàn 163 TC nhận được lệnh từ cấp chỉ huy là “sát cách vô luận” (giết người không bị buộc tội); do vậy, lính TC đã thẳng tay sử dụng súng tiểu liên, đại bác, hỏa tiễn, súng phun lửa... để tiêu diệt con người và tài sản từ làng này sang làng khác, số thường dân VN bị giết trên hàng ngàn người. Tại Bát Xát thuộc Lào Cai, hàng trăm phụ nữ bị đạo quân thổ phỉ Trung Cộng, một loại rợ Hung Nô của thế kỷ thứ XX hãm hiếp, bị giết dã man ngay trong ngày đầu vượt biên giới Việt-Trung thì tại thôn Tổng Chúp, xã Hưng Đạo, huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng trong ngày 9/3/1979, trước khi rút quân, quân Trung Cộng đã giết 43 người gồm phụ nữ, 20 trẻ em, trong số nầy có 7 phụ nữ mang thai. Tất cả đều bị giết bằng mã tấu, 10 người bị ném xuống giếng, hơn 30 người khác, xác bị chặt ra nhiều khúc, vứt hai bên bờ suối. Kết quả giết người dã man đó, được Đặng Tiểu Bình cười hả hê, nói: “Mười một ngày này, trên đường trở về đã quét dọn một số hang, có một số vật tư giấu ở hang nầy, hang nọ, một số thôn trang, cũng quét dọn mấy ngàn người, trên vạn người.” oOo Ngay khi quân xâm lược Trung Cộng rút lui về bên kia biên giới, trên toàn cõi Việt Nam đâu đâu cũng nghe tiếng gào thét về sự dã man của quân Trung Cộng. Những áp phích tố cáo tội ác của quân TC xâm lược được dựng lên ở các ngã ba, ngã tư đường. Tranh cổ động tràn ngập trên các bức tường nơi có nhiều người qua lại. Học sinh được học những bài học về những lần Bắc thuộc về sự tàn bạo của quân Tàu khi đô hộ VN, được hát những bài hát có những lời ca hết sức hằn học. Bia tưởng niệm những người bị quân xâm lược Trung Cộng giết hại hồi tháng 2 năm 1979 ở thôn Tổng Chúp, xã Hưng đạo, huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng (huyện bao quanh thị xã Cao Bằng). Nội dung như sau: “Vụ thảm sát tại Tổng Chúp, xã Hưng Đạo, Huyện Hòa An, quân Trung Cộng xâm lược dùng cọc tre, búa bổ củi đập chết 43 phụ nữ và trẻ em quăng xuống giếng nước.” Vậy mà 34 năm sau, những tên lãnh đạo ĐCSVN không cho làm lễ tưởng niệm những chiến sĩ đã hy sinh bảo vệ Tổ Quốc Việt Nam. Ban Văn Hóa Tư Tưởng của BCHTƯ đảng đã lập lại lệnh cấm hệ thống truyền thông đề cập đến cuộc chiến tranh xâm lược mà quân Trung Cộng thực hiện ngày 17/2/1979. Đã vậy, báo Hà Nội số ra ngày 19/9/2008 lại trâng tráo cho đăng bài ca tụng tài dùng binh thần tốc đầy mưu lược của tên giặc Tàu Hứa Thế Hanh, đã oanh liệt đập tan QĐNDVN. Hứa Thế Hữu là người chỉ huy đánh 2 tỉnh Cao Bằng và Lạng Sơn năm 1979, như một cách xát muối vào vết thương lòng của những người Việt Nam có thân nhân trong QĐNDVN đã anh dũng hy sinh để bảo vệ từng tấc đất, từng cao điểm chiến lược nơi tuyến đầu biên cương của Tổ quốc. Ngoài ra, báo còn ca tụng những anh hùng quân đội Trung Cộng như “liệt sĩ” Tiền Anh Hào trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam. Chứ không hề có một lời tôn vinh một liệt sĩ anh hùng nào trong QĐNDVN đã vị quốc vong thân, bỏ mình vì nước. Trong khi đó, tại nghĩa trang liệt sỹ Long Châu, nơi chôn xác quân xâm lược Trung Cộng tử trận trong cuộc tràn qua biên giới xâm lăng Việt Nam vào ngày 17/2/1979 thì Tập đoàn lãnh đạo ĐCSVN ra lệnh cho chánh quyền địa phương đặt vòng hoa, có ghi hàng chữ bằng tiếng Việt: “Đảng ủy, Hội đồng Nhân dân, Ủy Ban Nhân dân, Ủy Ban Mặt Trận Tổ Quốc xã Đề Thám đời đời nhớ ơn liệt sĩ liệt sĩ Trung Quốc.” Khốn nạn chưa! Tại sao bọn lãnh đạo ĐCSVN vô liêm sỉ lại chà đạp thân phận của những người lính QĐNDVN đã đổ máu để bảo vệ Tổ Quốc chống quân xâm lược Trung Cộng? Tại sao ĐCSVN bắt buộc nhân dân Việt Nam phải đời đời nhớ ơn quân xâm lược Rợ Đại Hán đã tàn sát dã man dân làng một cách man rợ? Một câu hỏi được đặt ra: “Tập đoàn lãnh đạo ĐCSVN có còn là người Việt Nam nữa hay không?” Sự kiện nầy chứng tỏ bản chất của tập đoàn lãnh đạo ĐCSVN là hiện thân những tên Thái thú của bọn Trung Nam Hải. Những tên lãnh đạo vô liêm sỉ nầy nhìn cuộc chiến biên giới năm 1979 qua lăng kính của bọn Tàu khựa. Trong khi đó, những tác phẩm của các nhà văn Việt Nam viết về cuộc chiến tranh biên giới Việt - Trung đều bị cấm đoán. Điển hình là tập truyện ngắn của Vũ Ngọc Tiến bị thu hồi và nhà xuất bản Đà Nẵng bị đóng cửa thì cuốn “Ma Chiến Hữu” của Mạc Ngôn ca ngợi người lính Trung Cộng anh hùng đã hy sinh vì Tổ Quốc Trung Hoa, lại được văn nô Trần Trung Hỷ dịch ra tiếng Việt, được nhà xuất bản Văn học Phương Nam ấn loát và phổ biến rộng rãi. Ngày nay 34 năm sau, dường như không còn chút vết tích gì về cuộc chiến đó trên quê hương Việt Nam. Hầu hết trên các tỉnh phái Bắc, nơi xảy ra các cuộc chiến, những tấm bia nào có ghi dòng chữ “quân Trung Quốc xâm lược” đều bị đục bỏ hoặc xóa sạch. Cũng có những nghĩa trang chôn cất những người lính trong QĐNDVN đã hy sinh trong trận chiến bảo vệ Tổ quốc lại đìu hiu, không khói nhang lạnh lẽo đến ngậm ngùi xót xa. Tại nghĩa trang Duyên Hải, Lào Cai là một điển hình chua xót. Cũng từ cái chủ nghĩa hy sinh cao cả ấy, các anh đã cầm súng chiến đấu với giặc thù và đã anh dũng hy sinh đền nợ nước và sự hy sinh của các anh ngày hôm nay, đã bị bọn lãnh đạo ĐCSVN phản bội trắng trợn và chà đạp tàn nhẫn lên những nấm mồ bỏ hoang của các anh. Sự hy sinh của các anh đã tan biến vào cõi hư vô, âm thầm như những cái chết vô danh. Những nấm mộ nầy vẫn nằm im lặng trong lãng quên của nhiều người; ngoại trừ nỗi buồn đau xót xa của những chiến hữu và người thân các anh còn ở lại trên cõi đời nầy. Những nấm mồ hoang vắng của các anh là chứng tích hùng hồn tố cáo sự phản bội quá trắng trợn của tập đoàn lãnh đạo ĐCSVN đã chà đạp lên thân phận của người lính QĐND Việt Nam anh hùng đã hy sinh vì Tổ quốc. Tuy vậy, trên “Blog Osin”, người đọc được biết tác giả “Biên Giới Tháng Hai” cho biết: “Chỉ có một vài bó hoa và những nén hương của lữ khách, các nghĩa trang biên giới quạnh hiu suốt ngày 17/2/1979. Tội đợi đến chiều, trao đổi với các đồng nghiệp và điện thoại cho một vài quan chức địa phương, không có một cuộc viếng thăm, không một vòng hoa và chẳng có khói nhang nào. Tôi không có các tài liệu chính thức để biết Trung Quốc và Việt Nam đã thỏa thuận với nhau những gì về cách ứng xử đối với cuộc chiến năm 1979. Nhưng tôi không nghĩ rằng, tưởng nhớ những người đã khuất lại có thể phương hại đến các cuộc viếng thăm giữa hai nước hôm nay. Tối 15 tháng 2, ngồi nói chuyện với một người đã từng lái xe tải thương ở Hà Giang trong những năm từ sau 1979, những chuyến xe có những thương binh ngồi chung với các liệt sĩ từ biên giới trở về. Xe anh bao giờ cũng có thẻ hương và một thân cây chuối chặt ngang. Nhiều khi dừng lại, mới hay trên chuyến xe, anh là người sống sót cuối cùng. Nhiều thương binh đã không kịp về tới bệnh xá dã chiến. Anh lấy hương thắp lên, cắm vào khúc chuối rồi ngủ thiếp đi bên đồng đội đã yên giấc ngàn thu. Những năm quyết lấy lại điểm cao 1509, có những chuyến xe, tối chở bộ đội lên, sáng trở về đầy xác. Những người lính ấy trong chiến tranh đã từng tranh giành những cao điểm với giặc. Giờ đây, lặng lẽ bên nhau không giành giật điều gì. Những người lính ấy không cần lễ nghi và có thể cũng không biết rằng, họ lại bị quên lãng nhanh chóng như thế. Nhưng, những người còn sống thì cần. Không phải là điểm cao 1509 đầy máu, chỉ là một nấm mồ lặng lẽ. Đừng hoảng hốt. Hàng năm, 17 tháng 2 hãy đến đấy và thắp một chút nhang khói. Hãy cầu xin sự thanh thản, cho mình.” Kết luận: Đáng lẽ ngày 17 tháng 2 hàng năm, lãnh đạo ĐCSVN phải tổ chức một buổi lễ long trọng tưởng niệm các anh hùng liệt sỹ đã hy sinh trong cuộc chiến tranh với Trung Cộng. Vì đó là dấu móc mà nhân dân Việt Nam đời đời khắc cốt, ghi xương vì bản chất hung bạo, tàn sát dã man đồng bào ta của bọn lính Trung Cộng mọi rợ. Vậy mà, bọn lãnh đạo ĐCSVN nỡ lòng nào cản trở không cho các phái đoàn với đồng bào mọi giới đến dâng hương và đặt vòng hoa tưởng niệm các anh hùng liệt sỹ vị quốc vong thân đã anh dũng hy sinh đền nợ nước trong cuộc chiến tranh chống quân xâm lược Trung Cộng ở biên giới phía Bắc cách đây 35 năm. Blogger Lã Dũng, thuật lại với VOA Việt ngữ: “Mọi người đi đến nghĩa trang Đài tưởng niệm liệt sỹ ở Bắc Sơn, Ba Đình (Hà Nội) cũng bị cản trở ở đấy. Họ không cho đưa vòng hoa vào. Cuối cùng, mọi người phải bái vọng ở ngoài mặc dù trong đoàn có rất nhiều người là cán bộ lão thành cách mạng. Không đưa được vòng hoa vào đấy, mọi người có đưa vòng hoa về Gò Đống Đa, nơi tưởng niệm anh hùng dân tộc Quang Trung Nguyễn Huệ. Mọi người có đặt 2 vòng hoa ở đó với khẩu hiệu: “Tưởng Niệm Những Chiến Sĩ Đã Hy Sinh Vì Chống Trung Quốc Xâm Lược”. Khi chúng tôi đến nơi, chúng tôi cũng vào tưởng niệm và chụp ảnh. Lúc đó, có một bảo vệ đến đọc vòng hoa khá kỹ. Khi thấy dòng chữ trên vòng hoa, họ định gỡ xuống. Chúng tôi cản, yêu cầu họ không được gỡ. Họ bảo băng rôn trên vòng hoa này không được và họ gỡ xuống dù họ không nói được một quy định nào cả. Anh bảo vệ gọi công an vào. Lúc sau, một Trung tá công an đến hống hách kêu chúng tôi gỡ vòng hoa ấy đi. Chúng tôi không đồng ý và gọi họ gọi thêm một số người tới nữa, giằng co, xô xát với chúng tôi tại Đài Tưởng Niệm đó. Khi chúng tôi vừa quay đi đến cửa thì thấy hai anh công an vệ sinh mang hai vòng đi, hạ xuống.” Rõ ràng, tập đoàn Lãnh đạo ĐCSVN đã nhẫn tâm phản bội & chà đạp lên thân phận của lính QĐNDVN đã hy sinh chống quân Trung cộng xâm lược để bảo vệ tổ quốc. Chưa hết, một tờ báo Công An thành Hồ, số ra ngày thứ sáu 29/3/2013, có nội dung giả dối trơ trẻn, đọc xong cái tựa đề là tôi muốn nôn mửa: “đảng là máu thịt, trái tim và khối óc của quân đội”. Người lính QĐNDVN đã sáng mắt ra chưa? Nguyễn Vĩnh Long Hồ (Dân Làm Báo)
  4. Thói nhơ nhớp, ăn bẩn và thủ đoạn phe phái đã từ lâu được giới quan chức các cấp ở Việt Nam “thấm nhuần”. Ngay cả với Nguyễn Xuân Phúc – người đã có thâm niên làm quen với cơ quan Văn phòng chính phủ một số năm trước khi trở thành thủ tướng, cũng chỉ nắm được một bộ phận nhân sự thuộc loại “trung thành”, trong lúc còn quá nhiều nhân sự khác mà ông Phúc “chỉ hở ra là bị gài”. Ba tuần sau “biến cố Hội An” mà đã làm mất mặt Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khi để đoàn xe công tràn vào phố đi bộ, ông Phúc vừa có một động thái đáng chú ý về chấn chỉnh tác phong làm việc đối với giới quan chức các bộ ngành và tỉnh thành. Trong một văn bản truyền đạt ý kiến chỉ đạo “về việc tham gia đoàn công tác địa phương của lãnh đạo Chính phủ”,Thủ tướng Phúc yêu cầu lãnh đạo các tỉnh, thành phố không tổ chức đón đoàn trên đường đi, chỉ tổ chức đón tại địa điểm đến công tác, trừ lực lượng công an dẫn đường. Thành phần tham gia đoàn của tỉnh, thành phố không quá 3 xe hơi (bao gồm xe chung của bí thư, chủ tịch và xe chung của các sở, cơ quan khác theo yêu cầu); Thứ trưởng trở xuống, các thành phần khác tham gia đoàn công tác đi xe chung do văn phòng chính phủ bố trí (bộ trưởng được đi xe riêng). Cần nhắc lại, ngày 9/8/2016, một đoàn xe hơi sang trọng đến 30 chiếc của Thủ tướng Phúc lừ lừ tiến và chiếm lĩnh con đường chỉ dành tiêng cho người đi bộ tại Phố cổ Hội An. Lâu lắm rồi, không gian văn hóa dân tộc tĩnh mịch được UNESCO công nhận này mới bị phá vỡ bởi tiếng còi hụ dẹp đường của lớp cảnh sát giao thông kiêu binh. Cũng lâu lắm rồi, người dân Phố cổ mới ngơ ngác và kinh ngạc trước đoàn xe bất chấp biển hiệu đường cấm xe hơi. Ngay lập tức, những hình ảnh của đoàn xe Thủ tướng Phúc cùng ý kiến bày tỏ sự bất bình của nhiều du khách nước ngoài xuất hiện lên trên mạng xã hội, gây nên một làn sóng công phẫn và phản đối dữ dội. Hành vi phạm luật đã quá rõ: ông Nguyễn Xuân Phúc bị điểm âm trong vai trò thủ tướng. Sau đó, vài tờ báo nhà nước đã mau mắn viết bài thanh minh cho Thủ tướng Phúc. Nhưng không hiểu do nhiệt tình đáng nghi ngờ hay ấu trĩ kiến thức mà càng viết, những tờ báo này lại càng khiến cho người đọc có cảm giác rõ rệt là thủ tướng Việt Nam là một nhân vật rất đặc quyền, muốn đi như thế nào thì đi và luật sinh ra là để phục vụ cho cái chuyện đi đứng ấy. Để sau đó, ông Nguyễn Xuân Phúc đã phải công khai xin lỗi người dân về hành vi xe công vào đường cấm và cho rằng ông “không biết chuyện này”. Dù sao, hành động xin lỗi của ông Phúc cũng được nhiều người, kể cả giới trí thức bất đồng ở Việt Nam, đánh giá là “chưa có tiền lệ”, và đương nhiên vượt hơn hẳn mặt bằng công khai ém nhẹm của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trước đây. Vấn đề còn lại là sau lời xin lỗi, Thủ tướng Phúc sẽ làm gì để chấn chỉnh bộ máy tham mưu - một dàn quan chức quen cậy thần thế và xu nịnh, chưa tính đến việc có thể có thuộc cấp nào đó muốn “gài” tân thủ tướng? Thói nhơ nhớp, ăn bẩn và thủ đoạn phe phái đã từ lâu được giới quan chức các cấp ở Việt Nam “thấm nhuần”. Ngay cả với Nguyễn Xuân Phúc – người đã có thâm niên làm quen với cơ quan Văn phòng chính phủ một số năm trước khi trở thành thủ tướng, cũng chỉ nắm được một bộ phận nhân sự thuộc loại “trung thành”, trong lúc còn quá nhiều nhân sự khác mà ông Phúc “chỉ hở ra là bị gài”. Bởi thế, muốn tồn tại đủ lâu trên cái ghế thủ tướng, ông Phúc bắt buộc phải có những động tác quyết liệt và quyết liệt hơn hẳn để không chỉ chấn chỉnh mà còn thanh trừng một số trong giới tham mưu chuyên tác oai tác quái. Cho tới nay, chủ trương giảm thiểu “giấy phép con” để hỗ trợ doanh nghiệp của Thủ tướng Phúc, dù được dư luận đánh giá là đúng, vẫn ậm ạch trên cung đường quá nhiều lực cản ở nhiều tỉnh thành, và đặc biệt là một cơ quan tham mưu sát sườn ông Phúc – Bộ Công Thương. Lê Dung (SBTN)
  5. Cho đến giờ chưa có thông tin nào khẳng định động cơ gây ra ba cái chết của các vị lãnh đạo tỉnh Yên Bái. Thông tin ban đầu qua báo giới cho biết là chi cục trưởng kiểm lâm Yên Bái Đỗ Cường Minh đã dùng súng sát hại hai cấp trên là bí thư Cường và chủ tịch hội đồng nhân dân kiêm trưởng ban tổ chức Tuấn, sau đó Cường Minh đã tự sát. Bà Phạm Thị Thanh Trà uỷ viên trung ương đảng, phó bí thư tỉnh Yên Bái, kiêm chủ tịch uỷ ban nhân dân tỉnh Yên Bái đã trả lời báo chí rằng Đỗ Cường Minh là người hiền lành, sống hoà đồng, là người tử tế, có thể trong giây phút không làm chủ được mình nên có manh động. Nhiều người đã tín nhiệm ông Minh giữ chức vụ chi cục trưởng cục kiểm lâm Yên Bái. Thật khó hiểu tại sao Minh vẫn được tín nhiệm giữ chức vụ, là người tử tế, nhiều người tín nhiệm, công tác nhiều năm lại có thể manh động đến mức giết người. Mà không giết ai lại giết hai cán bộ lãnh đạo chủ chốt tỉnh Yên Bái.? Dư luận đặt ra nhiều chiều hướng nguyên nhân. Nguyên nhân thứ nhất là do mâu thuẫn trong việc sẽ bị phế truất chức vụ tại kỳ họp hội đồng nhân dân và tương lai sẽ đối diện với vụ án phá rừng .Cho nên Cường Minh đã manh động bắn chết hai người có thẩm quyền ra quyết định phế truất mình. Nguyên nhân này có đủ lớn đến độ Cường Minh phải dùng súng giết hai vị lãnh đạo và cầm chắc con đường chết hay không.? Rất khó, bởi chưa có bằng chứng gì Cường bị phế truất hoặc khởi tố. Vợ của Cường Minh là con của bí thư tỉnh uỷ cũ và đang thăng tiến trong bộ máy tỉnh Yên Bái, là tỉnh uỷ viên và chủ tịch hội phụ nữ tỉnh. Con gái đang học ở Thuỵ Sĩ. Gia cảnh của Cường Minh có thể nói là giàu có và sung túc. Với danh giá của bố vợ và vợ cùng bản thân, dẫu có chuyện bị mất chức cũng khó có thể khởi tố. Và dù có khởi tố đi nữa cũng không đáng để Cường Minhphải hành động như vậy. Trong bộ máy quan chức của ĐCSVN có nhiều kẻ bị khởi tố tội to gấp nhiều lần Cường Minh, nhưng chưa thấy kẻ nào có ý định muốn chết một cách quyết liệt như Cường Minh cả. Nhất là Cường Minh là một con người vốn dĩ hiền lành như nhiều người nhận định. Nguyên nhân thứ nhất nhìn thì có vẻ có lý khi diễn giải về việc nhân sự. Nhưng xét thực tế thì nó lại rất yếu, vì có thể không phải là vấn đề phế truất Cường Minh, và nếu như có thì cũng khó để Cường Minh từ giã cuộc sống hạnh phúc như vậy để đánh đổi cái chết. Nguyên nhân thứ hai mà thiên hạ đồn là do bí thư Duy Cường và anh Tuấn tổ chức lằng nhằng quan hệ tình ái với vợ Cường Minh. Dẫn đến việc Cường Minh manh động bắn chết. Thiết nghĩ đây chỉ là lời đồn ngoài lề, bởi thông thường quan hệ tình ái của cấp dưới nữ nhằm mục đích được nâng đỡ. Vợ Cường Minh là con của bí thư tỉnh uỷ cũ, việc ngoại tình một lúc với hai lãnh đạo trong tỉnh như vậy để được nâng đỡ là không cần thiết. Nhất là khi thế của Duy Cường là bí thư tỉnh uỷ nhưng lại không được vào uỷ viên trung ương đảng, nên việc quan hệ tình ái để được nâng đỡ là khó xảy ra. Nguyên nhân thứ hai cũng yếu để giải thích về vụ việc này. Vậy nguyên nhân nào có thể lớn đến mức Đỗ Cường Minh gây nên vụ thảm án động trời đó.? Chúng ta hay nhìn một cái chết đột ngột cũng không rõ nguyên nhân trước đó 10 ngày, tư lệnh quân khu 2 thiếu tướng Lê Xuân Duy vừa đảm nhận chức vụ vài tháng thì theo như báo chí nói, ông Duy bị đột tử do bệnh hiểm nghèo. Ông Duy mới được bầu làm uỷ viên trung ương Đảng, trong tiêu chuẩn nhân sự ban chấp hành trung ương Đảng có một tiêu chuẩn là sức khoẻ phải đảm bảo được thời gian làm uỷ viên BCH trung ương. Đảng CSVN chi một núi tiền để nuôi những giáo sư, bác sĩ hàng đầu đất nướclàm nhiệm vụ kiểm tra sức khoẻ cho các uỷ viên trung ương. Việc một uỷ viên trung ương trẻ và xuất thân từ quân đội như ông Duy mà mắc bệnh hiểm nghèo, đột tử ngay sau khi nhận chức vài tháng là điều không thể xảy ra. Thế nhưng ông Lê Xuân Duy trong chốc lát từ khoẻ mạnh trở thành đột tử do bệnh hiểm nghèo. Ông Lê Xuân Duy và ông Phạm Duy Cường có mối quan hệ khăng khít nhiều năm trước đó. Lúc ông Duy là chỉ huy trưởng quân sự Yên Bái, còn ông Duy Cường là phó bí thư, kiêm chủ tịch tỉnh Yên Bái. Chỉ trong vòng 10 ngày, bộ đôi khăng khít này đã chết một cách bất ngờ, cả hai đều thuộc diện cán bộ cấp cao trong đảng CSVN. Yên Bái là một địa bàn phức tạp nằm trong khối Tây Bắc. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc làm trưởng ban chỉ đạo Tây Bắc từ năm 2011 đến 2016, ông Phúc chắc không lạ gì với các nhân sự ở khu vực này. Cách đây 5 tháng, tức vào tháng ba năm 2016, ông Nguyễn Xuân Phúc đã bổ nhiệm một sĩ quan tình báo quân đội thuộc tổng cục 2 là Hầu A Lềnh làm phó trưởng ban chỉ đạo Tây Bắc. Đến 4 tháng sau vào tháng 7 năm 2016 mới bổ nhiệm Nguyễn Văn Bình là trưởng ban chỉ đạo Tây Bắc. Nhưng Tây Bắc còn có cục an ninh Tây Bắc, một lực lượng đáng gờm trong lực lương an ninh. Trước khi ông Trần Đại Quang rời khỏi chức bộ trưởng công an, cục an ninh Tây Bắc là lực lượng được Trần Đại Quang đề cử trao tặng huân chương chiến công hạng nhất. Tây Bắc mà Yên Bái là là nơi có nội tình rất phức tạp, nơi tranh giành ảnh hưởng giữa các uỷ viên Bộ Chính Trị như Nguyễn Xuân Phúc, Trần Đại Quang và có thể là cả Nguyễn Văn Bình. Tuy nhiên thì khả năng hiện tại Bình chưa thể tạo dựng được gì ở vùng đất này. Cuộc đối đầu giành quyền kiểm soát ở vùng đất nhiều tài nguyên và ảnh hưởng chính trị này, đang diễn ra giữa hai cá nhân Trần Đại Quang và Nguyễn Xuân Phúc mà thôi. Chính vì sự cạnh tranh này mà nhân sự Yên Bái có sự trớ trêu là bí thư tỉnh không được vào trung ương đảng, mà phó bí thư là môt phụ lại giành được suất uỷ viên trung ương, đó là bà Phạm Thị Thanh Trà. Ngay cả khi ông Cường chết, bà Trà cũng không nắm được chức bí thư tỉnh này. Bây giờ thì có thể tạm kết luận nguyên nhân những cái chết ở Yên Bái là do cuộc đụng độ giữa Trần Đại Quang và Nguyễn Xuân Phúc tranh giành ảnh hưởng để chuẩn bị cho tương lai tới đây. Những cái chết đột ngột của Lê Xuân Duy, Phạm Duy Cường..ở Yên Bái phải có bàn tay cỡ tổng cục 2 quân đội hoặc cục an ninh Tây Bắc mới đủ trình độ thực hiện. Cả hai người này đều có công lao giúp Nguyễn Phú Trọng dẹp bỏ mọi đối thủ để bước lên chức Tổng Bí Thư. Trước tình cảnh hai kẻ có công phò giá đầy công lao quay ra triệt hạ nhau làm Trọng khó xử, bởi thế Nguyễn Phú Trọng im lặng không đưa ra một lời nào trong những cái chết rất đáng ngờ vừa qua. Người ta nói công cuộc xây dựng đảng của Nguyễn Phú Trọng là một cuộc thanh toán giữa các phe phái với nhau dưới chiêu bài mỹ miều để mị dân. Thực tế nhìn những gì đang xảy ra, có lẽ sự thật là như vậy. Bùi Thanh Hiếu (Người Buôn Gió Blog)
  6. Thời khắc này không lẽ gì chúng ta lại không tin thêm một lần nữa người dân xứ này sẽ là hứng khởi cho cả dân tộc Việt Nam vùng lên đánh đuổi bọn giặc môi trường Formosa và những kẻ nhuộm đỏ đất biển miền Trung. Người dân Hà Tĩnh biểu tình ngày 1/9. Ảnh: Hiệp Hội Ngư Dân Miền Trung Ngày 01.09.2016, hàng vạn người dân Nghệ Tĩnh xuống đường biểu tình yêu cầu đóng cửa vĩnh viễn công ty Formosa, đồng thời đặt ra một câu hỏi hết sức hệ trọng đối với nhà cầm quyền cộng sản Hà Nội: “Chọn nhân dân hay chọn Formosa”. Trước thực tại lòng dân như vậy thì nhà cầm quyền sẽ phải tính sao đây? Nói về người dân Nghệ Tĩnh, thương về những ngư dân đang mỏi mòn trống vắng. Tố chất và khí phách của người Nghệ Tĩnh có thể nói truyền thống yêu quê hương đất nước nồng nàn và tinh thần đoàn kết, gắn bó đã làm đẹp thêm truyền thống văn hóa của người nơi đây. Dường như họ không biết mệt là gì, đói khổ, nắng nóng, đàn áp cũng không thể khuất phục họ ngày đêm tranh đấu cho môi trường sống của đất nước được trong sạch. Tôi nghĩ rằng, cái giá của người dân miền Trung phải trả thật là đắt, cái giá đắt đó đang được đong đếm bằng những hiện thực phũ phàng, ngư trường của người dân ven biển tại bốn tỉnh miền Trung bị đóng kín, điều này ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống kinh tế, văn hóa và tương lai con cháu của họ. Cái giá của họ là luôn trong tình trạng bị đánh đập, đàn áp, bắt giữ, thậm chí bỏ mạng khi họ đứng lên đòi quyền sống chính đáng. Nhưng cái đắt đó không cứa nổi vào trong họ những vết thương lòng khó chữa khỏi. Mà cái giá đắt nhất được tính bằng cả thời gian tương lai con cháu của họ. Vị tất, người dân miền Trung hiểu được cái giá mà con cháu phải trả nên họ quyết một lòng “hi sinh đời bố, củng cố đời con”. Cả năm trời những người dân nơi đây có dám ăn con cá biển dù đó là quà tặng thiên nhiên cho đời sống của họ. Đời con đời cháu của họ rồi sẽ ra sao khi nhà máy Formosa còn đó, nhà máy còn đó thì chất độc vẫn cứ điềm nhiên thải ra biển, độc tố quạch đắng trong biển cả thì cá tôm đâu còn là cá tôm. Cái nắng gắt chói chang của mùa hè nóng nực, cái gió Lào oi ả như thiêu đốt da thịt con người, thiên nhiên chẳng ưu ái người dân miền Trung là bao, cái dải đất khô cằn này chỉ còn trông chờ nương nhờ biển cả mặn mòi, ấy thế mà bọn đương quyền lại nỡ ra tay cướp nốt đi cái lựa chọn sống của họ. Thương về miền Trung, trong lòng trĩu nặng những ưu tư và lắng lo cho những người anh chị em, cảm xúc bâng khuâng tự trào vài vần thơ để giãi bày nỗi niềm: Hắt lưng ta gió Lào thiêu đốt Đống lúa bỏ hoang, biển chết thuyền tang Những con cá ngấm độc không đủ nuôi người Sống đời lao đao nói cười lịm tắt Chỉ còn nước mắt quyện máu tươi thành biển Và gian tà và đói khổ lên ngôi Ôi đất nước tôi! Chúng ta nhìn về lịch sử con người xứ Ví giặm soi vào thời kỳ phong kiến độc lập (từ thế kỷ X trở đi), miền đất Nghệ – Tĩnh nói chung và Hà Tĩnh nói riêng từng là trung tâm của nhiều cuộc kháng chiến chống ngoại xâm. Rồi đến những năm đầu thế kỷ XV, người dân nơi đây đã vùng dậy khởi nghĩa chống giặc Minh xâm lược. Điển hình là tấm gương Đặng Tất (Can Lộc) trong cuộc khởi nghĩa Trần Ngỗi; Đặng Dung (con Đặng Tất) và Nguyễn Biểu (huyện Chi La – Đức Thọ) trong cuộc khởi nghĩa Trần Quý Khoáng. Và còn bao phen họ vùng dậy chống lại ách thống trị hà khắc của bọn lại tặc cường hào, ác bá. Trong đó có cuộc khởi nghĩa của nhân dân Hương Sơn do Lê Hữu Tạo dẫn đầu (1818), rồi đến khởi nghĩa Phan Bô (1833 – 1837) ở Thạch Hà. Phong trào đấu tranh của nhân dân còn tiếp diễn trong suốt nhiều năm của triều Nguyễn. Thời khắc này không lẽ gì chúng ta lại không tin thêm một lần nữa người dân xứ này sẽ là hứng khởi cho cả dân tộc Việt Nam vùng lên đánh đuổi bọn giặc môi trường Formosa và những kẻ nhuộm đỏ đất biển miền Trung. Lê SơnTác giả gởi đến cho Dân Luận (Dân Luận)
  7. Khi sự tự tin bắt đầu tăng dần cũng là lúc ý chí đề kháng bắt đầu thức dậy và từ từ hồi phục. Tinh thần đề kháng phục hồi dần đến một mức độ mà sự bạo hành càng tàn độc của kẻ ác sẽ càng thôi thúc tính đề kháng cho tới một lúc nó bùng lên thành hành động quyết liệt dứt khoát, nhất là khi nạn nhân cảm thấy mình tới đường cùng không thể mất hơn. Ảnh: RFA Những nạn nhân của sự bạo hành mãn tính Những chuyên gia tâm lý thường không xa lạ với tâm trạng của những nạn nhân bị bạo hành dai dẳng lâu ngày. Từ bạo hành ở đây có nghĩa ức hiếp hành hạ bao gồm về mặt thể xác (cưỡng bức tình dục, đánh đập đầy đoạ thân thể, nhục hình) và/hay về mặt tinh thần (liên tục làm tổn thương tâm lý, hạ thấp nhân phẩm). Nạn nhân thường bị kẻ bạo hành cô lập cắt đứt liên lạc với thế giới bên ngoài và đẩy vào thế bị lệ thuộc vào thủ phạm, và thủ phạm có thể khống chế, kiểm soát chi phối hoàn toàn nạn nhân, và khiến nạn nhân phải nghĩ rằng mình là kẻ đang thọ ơn kẻ bạo hành như công cha nghĩa mẹ dung dưỡng mình. Lâu ngày, nạn nhân quen dần với sự bất lực của mình, an phận chịu đựng, coi đó là chuyện đương nhiên, tuyệt vọng không tin rằng mình có thể làm gì được để thoát ra khỏi tình trạng bị bạo hành. Ý chí và sức đề kháng do đó bị bào mòn triệt tiêu đưa tới tình trạng liệt kháng. Rồi trở nên vô cảm thậm chí còn cưỡng lại mọi tác động thay đổi từ bên ngoài vì sợ phá đi cái không gian sinh tồn nhỏ bé còn lại của mình mà mình đã phải trải qua nhiều đau khổ để thích ứng. Sự lệ thuộc vào kẻ bạo hành khiến nạn nhân nhiều khi còn quyết tâm bênh vực thủ phạm sợ thủ phạm mất đi thì mình cũng chẳng còn, sợ thủ phạm không mất đi mà chỉ bị thương tích xây xát thì sẽ giáng cơn tức giận lên đầu mình, mình còn khổ hơn. Trong khi đó kẻ bạo hành thường khéo léo khi xiết mạnh, khi mở để nạn nhân cảm kích thọ ơn. Ví dụ khi bị xiết cổ lâu ngày trong trạng thái gần ngạt thở, đến lúc được nhả lỏng ra cho thở dễ hơn để khỏi chết, nạn nhân dễ thấy đó là hạnh phúc và rất đội ơn kẻ bạo hành đã tử tế nương tay cho phép mình thở dễ hơn, quên đi rằng thở bình thường tự nhiên là quyền tự nhiên của mình không ai được xúc phạm tước đi. Kẻ bạo hành nhiều khi cũng rất là tử tế với nạn nhân, nhất là khi cảm thấy con run xéo mãi cũng quằn vùng vẫy, hay khi muốn thưởng cho nạn nhân đã ngoan ngoãn triệt để phục tòng. Những giây phút tử tế đó làm nạn nhân càng thêm mủi lòng, từ khổ tận cùng lên đến hạnh phúc tuyệt vời, và dễ dàng chấp nhận những năm tháng dài bị đầy đọa như là cái giá hợp lý phải trả cho giây phút hạnh phúc ngắn ngủi đó và trở nên sợ mọi sự thay đổi hiện trạng e sẽ không còn cơ hội hưởng cái cảm giác phê đã ấy. Những cơ quan xã hội muốn can thiệp giúp đỡ nạn nhân trong một gia đình mà người chồng, người cha là kẻ bạo hành lạm dụng vợ và con, không hiếm khi gặp những người vợ tuy là nạn nhân, vẫn hết mình bênh vực bảo vệ chồng, vô cảm với nỗi đau khổ của con đang bị cha lạm dụng bạo hành, thậm chí còn mắng con, bắt nó im lặng không kháng cự lại cha, và từ chối thậm chí chống lại sự giúp đỡ từ người ngoài. Khi đã bị liệt kháng và hoàn toàn bị thuần phục như con chó trung thành trong nhà, thì dù có được thả lỏng cho đi ra bên ngoài, nạn nhân vẫn sẽ ngoan ngoãn quay trở về lại với kẻ bạo hành. Lúc này nếu người ngoài muốn can thiệp giúp họ, muốn khích động sự đề kháng của họ bằng cách chửi bới tô vẽ hình ảnh kẻ bạo hành là kẻ tàn độc, hình ảnh càng tàn độc, thì càng làm họ thêm sợ hãi, liệt kháng thay vì tức giận phản kháng. Những nạn nhân đã thoát khỏi được tâm lý liệt kháng nói trên, thường trải qua tiến trình tiệm tiến, không dễ một sớm một chiều. Trước hết là họ tiếp cận được với thế giới xung quanh, tầm nhìn được mở rộng để dần thấy rằng kẻ bạo hành không phải là mạnh vô song, là tất cả thế giới của họ như họ đã từng tin, từ đó mới dần dần thấm rằng cuộc sống của họ là hiện trạng không bình thường như họ đã quen. Họ bớt tuyệt vọng và tin rằng mình có thể có một cuộc sống an toàn ngoài sự bao bọc kiểm soát chi phối của kẻ bạo hành rồi dần có thêm tự tin rằng mình không hoàn toàn bất lực mà có thể làm được cái gì đó cho cuộc sống mình khá hơn không cần phải thông qua kẻ bạo hành. Rồi bắt đầu có những rụt rè dọ dẫm thử mức độ an toàn cho mình. Trong tiến trình này trong thâm tâm họ vẫn luôn mong và hy vọng kẻ bạo hành sẽ chủ động thay đổi tử tế hơn để đôi bên hòa thuận vui vẻ cho cuộc sống dễ dàng hơn, mặc dù hy vọng đó thường hão huyền vì bản chất kẻ bạo hành khó thay đổi, nhất là nếu không bị áp lực thường trực, không cưỡng lại được. Khi sự tự tin bắt đầu tăng dần cũng là lúc ý chí đề kháng bắt đầu thức dậy và từ từ hồi phục. Tinh thần đề kháng phục hồi dần đến một mức độ mà sự bạo hành càng tàn độc của kẻ ác sẽ càng thôi thúc tính đề kháng cho tới một lúc nó bùng lên thành hành động quyết liệt dứt khoát, nhất là khi nạn nhân cảm thấy mình tới đường cùng không thể mất hơn. Hành động dứt khoát có thể như người vợ dắt con bỏ trốn sẵn sàng phá bỏ cuộc hôn nhân hoặc sẵn sàng tử chiến với kẻ bạo hành. Đặng Vũ Chấn (Việt Tân)
  8. Cho đến ngày hôm nay, đảng và nhà nước VN đã cố gắng hướng dư luận về lý do dẫn đến tình trạng cá chết hàng loạt ở Biển Đông: hành động tắc trách của Formosa trong quy trình xả thải. Đó là nguyên nhân. Từ nguyên nhân này dẫn đến chủ trương của nhà nước là sẽ gia tăng kiểm soát không để "sự cố" này tái diễn. Tuy nhiên, có phải việc Formosa tắc trách và vi phạm trong việc xả thải thực sự là nguyên nhân? Nếu không thực sự là nguyên nhân thì chủ trương ngăn ngừa dựa vào nguyên nhân đó chỉ là một chủ trương mị dân và đương nhiên - thảm hoạ môi trường sẽ tái diễn. Đâu là nguyên nhân và đâu là thủ phạm thực sự đã tàn sát tôm cá, môi trường và con người Việt Nam? Trong mấy tháng qua, từ Bộ trưởng Bộ Tài nguyên & Môi trường Trần Hồng Hà cho đến xếp lớn của ông ta là Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cùng với các bộ trưởng khác đã dàn dựng lên một màn kịch vĩ đại để lừa dân. Họ đã cố tình hướng dư luận vào chuyện 70 năm thuê bao dành cho Formosa, lôi đầu Võ Kim Cự ra mà cự; đã đem một đống gạo mốc và số tiền bồi thường ra để xoa bụng đói của dân; đã điều tra, xử lý "sự cố" công ty Đài Loan xả thải độc hại ra biển Đông. Trong khi thực chất thì đây chẳng phải là tai nạn, hay tắc trách gì cả. Đây là một âm mưu tàn sát môi trường của các đồng chí lạ nhưng rất quen từ bên kia biên giới là nhà. Thực chất là: I. Công trình sản xuất gang thép Formosa Hà Tĩnh chưa ở vào giai đoạn sản xuất để có thể xả ra lượng hoá chất độc hại như đã thấy vào đầu tháng 4, 2016 Chúng ta có thể tóm tắt như sau: Quá trình luyện thép gồm nhiều giai đoạn, trong đó có 2 giai đoạn chính: - Giai đoạn 1: Biến than đá thành than "coke". - Giai đoạn 2: Nấu than "coke" với sắt để cho ra gang hay thép tuỳ theo tỉ lệ của than "coke". Phải đến tận năm 2020 cả hai lò cao này mới thật sự đi vào sản xuất với sản lượng 7,5 triệu tấn/năm gồm 6 triệu tấn thép dẹt, 1,5 triệu tấn thép cây, thép cuộn. (1) Vào thời điểm đầu tháng 4 cá chết, lò cao số 1 vẫn đang còn ở trong giai đoạn thử nghiệm chứ chưa khánh thành và thật sự đi vào hoạt động. Chính Formosa, vào giữa tháng 6, đã tuyên bố quyết định hoãn làm lễ khánh thành, ngưng đưa lò cao số 1 vào hoạt động chính thức (2). Riêng lò cao số 2 thì dự trù cho đến quý 2/2017 mới đi vào hoạt động (3). Như vậy, cho đến ngày hôm nay, Formosa chưa thực sự đi vào sản xuất. Do đó, lượng nước thải thoát ra trong giai đoạn thử nghiệm không thể nào có đủ lượng hoá chất độc hại để dẫn đến hiện tượng cá chết kéo dài 700km từ Hà Tĩnh đến tận Nha Trang (4). Đoạn đường 700km là một đoạn đường quá dài, một vùng biển bao la để cho "nước thải" chỉ duy nhất phát xuất từ Formosa Hà Tĩnh có thể theo dòng hải lưu xuống tận nơi Nha Trang và vẫn còn đủ nồng độ độc hại giết cá. Bên cạnh đó, trong phạm vi 30 hải lý quanh nhà máy, cá sống ở phần đáy biển sâu, cân nặng trên 10 kg do ngư dân khám phá vào ngày 5/5 cũng đã chết! Phải là một lượng hoá chất độc hại thật lớn đến từ hoạt động sản xuất gang thép toàn diện. Do đó, có thể khẳng định 2 điều: 1. Những hoá chất độc hại được thoát ra từ ống thải Formosa, nhưng chúng không đến từ quy trình sản xuất (vốn chưa có, chỉ trong giai đoạn thử nghiệm) của Formosa. 2. Chất thải không chỉ được đổ ra môi trường từ Formosa Hà Tĩnh mà còn được thải ra từ những "nguồn" khác, ở những địa điểm khác. Để thấy rõ hơn cho 2 điểm trên, chúng ta phải nhắc đến hiện tượng cá chết nằm ngoài khu vực biển Đông: II. Cá không chỉ chết trên biển - dọc 4 tỉnh miền Trung, mà ở khắp sông hồ trải dài suốt 3 miền Bắc Trung Nam Sau khi các quan chức của Bộ Tài nguyên & Môi trường lên đồng tập thể với câu thần chú tảo nở hoa thủy triều đỏ để mong xỏ mũi dân theo hướng Formosa không phải là thủ phạm, thì tôm cá thay nhau phơi bụng khắp nơi trên 4 vùng chiến thuật, và thi đua chết rất đúng... quy trình như sau (5): - Ngày 04.05.2016, cá chết hàng loạt được phát hiện ở thượng nguồn sông Bưởi, Thanh Hoá; - Một ngày sau, 05.05.2016, xuống tận phía nam, hàng loạt cá trên sông La Ngà chết tại tỉnh Đồng Nai; - Cùng ngày, 05.05.2016, 11 tấn cá bị chết trên sông Lạch Bạng, Thanh Hoá; - Ngày 09.05.2016, hàng ngàn con cá nuôi lồng bè ở huyện đảo Phú Quý, Bình Thuận, bị chết; - Ngày 15.05.2016, cá trên sông Bưởi tại Thanh Hoá lại một lần nữa chết hàng loạt; - Ngày 17.05.2016, từ Thanh Hoá hiện tượng cá chết chạy xuống sông Hinh, Phú Yên; - Ngày 17.05.2016, cá chuyển sang chết hàng loạt tại kênh Nhiêu Lộc, Thị Nghè, Sài Gòn; - Ngày 08.06.2016, 5 tấn cá chết được vớt lên từ hồ Hoàng Cầu, Hà Nội; - Ngày 10.06.2016, cá chết hàng loạt trên sông Thương, Bắc Giang; - Ngày 13.06.2016, Tôm hùm chết hàng loạt ở khu vực biển ở xã Xuân Phương trên Sông Cầu, Phú Yên; Tại sao có chuyện lạ vậy? Sau khi cuốn phim Formosa nhận lỗi, đảng nhận tiền, dân nhận thảm họa được trình chiếu, rõ ràng là cá chết không phải là tảo nở hoa thuỷ triều đỏ gì cả mà do hoá chất độc hại được thải ra từ Formosa Hà Tĩnh. Vậy thì cách gì mà Formosa có thể xả thải từ Vũng Áng xả qua Thanh Hoá, xả về Bắc Giang, xả lên Hà Nội, xả xuống Phú Yên, xả sang Bình Thuận, xuống tận Sài Gòn, qua đến Đồng Nai...? Quy trình tội ác chỉ có thể rơi vào một hay cả 3 trường hợp sau đây: Một là: chính Ba Đình chủ trương đi "mượn" chất thải ma dzê in Bắc Kinh để đêm đêm đi đánh du kích sông hồ Việt Nam nhằm chứng minh cho cái thuyết tác động của các độc tố hóa học thải ra từ hoạt động của con người trên đất liền và trên biển và hiện tượng dị thường tự nhiên kết hợp với tác động của con người tạo nên làm tôm cá... chán không muốn sống; Hai là: chính Bắc Kinh, sau khi "cúp điện" Formosa, xả thải ma dzê in Bắc Kinh nhưng dán nhãn Formosa Tai-Oan ở Vũng Áng, đã mở chiến dịch đả cá diệt tôm trên bình diện rộng; Ba là: Một là + Hai là. Các đồng chí "ta" và đồng chí "bạn" hợp đồng tác chiến để đánh cho tôm chết đánh cho cá nhào. Kết quả của cú giao kèo, hợp đồng tác chiến này là Ba Đình ngoan ngoãn nghe theo lệnh của Dương Khiết Trì qua tận Hà Nội vào ngày 27/06/2016 để 3 ngày sau, nhà nước công bố tội phạm Formosa, nhận bồi thường 500 triệu đô - tương đương 11.500 tỷ đồng, sau khi biết trước là Formosa sẽ nhận lại 16.090 tỷ đồng qua cái gọi là bồi hoàn thuế. Và tuyên bố: đánh kẻ chạy đi chứ không đánh người chạy lại. III. Formosa là phương tiện, Bắc Kinh là thủ phạm, Ba Đình là đồng phạm Nhìn lại xuyên suốt toàn bộ diễn tiến của sự việc rõ ràng là: - Formosa, một công ty của Đài Loan chỉ là phương tiện mà Bắc Kinh dùng để tàn phá môi trường và tiêu diệt dần mòn con người Việt Nam. Chủ động và thủ phạm tại Formosa Hà Tĩnh là Tập đoàn MCC - China Metallurgical Group Corporation (Tập đoàn Luyện kim Trung Quốc, thuộc sở hữu của nhà nước Trung Cộng và là nhà thầu chính của Dự án xây dựng Nhà máy Thép Tổng hợp Formosa Hà Tĩnh (6) (7). - Hoá chất độc hại không những chỉ được "xuất quân" tại Hà Tĩnh mà còn được ra quân từ nhiều địa điểm khác trên khắp Việt Nam. - Chất thải không đến từ quy trình sản xuất của Formosa mà đến từ những "nguồn" khác. Phải chăng chúng đến từ nước xả thải của 150 nhà máy gang thép ở Trung cộng và được lén lún chuyển về Vũng Áng? Còn rất nhiều hành vi chuyển chất thải độc hại từ những nhà máy sản xuất gang thép của Trung cộng sang Việt Nam và âm thầm xả xuống biển Đông đang nằm trong tình trạng đảng bám ghế, hải quân bám bờ và ngư dân phải bỏ nghề. Những hành vi này vẫn chưa được phát hiện, trừ một trường hợp mới nhất được người dân khám phá vào ngày 8.8.2016 tại vùng biển Hà Tĩnh-Quảng Bình (8). Formosa được thuê bao tổng cộng 70 năm để làm "căn cứ địa" tại miền Trung Việt Nam trong đó nhà thầu chính và đa số "công nhân" đến từ Trung cộng. Bên cạnh đó là hàng trăm căn cứ địa khác của Tàu cộng dưới dạng công trình xây dựng, được đảng và nhà nước CSVN chủ trương cho thuê bao dài hạn và trở thành những vùng bất khả xâm đối với người Việt. Từ nguyên nhân giả dối là công ty Đài Loan Formosa vi phạm xả thải và chủ trương ngăn chặn, kiểm soát công ty này trong quá trình xử lý chất thải sang đến nguyên nhân thật sự và thủ đoạn thâm độc của Bắc Kinh cho chúng ta thấy thảm hoạ Vũng Áng chỉ là màn khởi đầu. Nếu đảng cộng sản vẫn tiếp tục độc tôn lãnh đạo và cai trị, những cú lừa vĩ đại do Ba Đình dàn dựng sẽ tái diễn; thủ đoạn thâm độc của Bắc Kinh sẽ trở thành một chiến dịch diệt chủng dài hạn. Và đất nước, con người Việt Nam sẽ trở thành những vùng đất chết, biển chết, những con người bệnh tật, ngắc ngoải theo số phận bi đát của dân tộc. Vũ Đông Hà ___________________ (1) http://www.thesaigontimes.vn/145199/Sieu-du-an-thep-10-ti-do-la-My-se-chay-thu-trong-thang-6.html (2) http://www.thesaigontimes.vn/147821/Nha-may-Formosa-Ha-Tinh-hoan-khanh-thanh-chua-hoat-dong.html (3) http://m.nongnghiep.vn/nhung-me-thep-dau-tien-tren-dai-cong-truong-formosa-post156594.html (4) http://m.nongnghiep.vn/dan-bang-hoang-vi-ca-bop-chet-hang-loat-post163096.html (5) http://danlambaovn.blogspot.com/2016/07/co-ban-tay-cua-trung-nam-hai-trong-tham.html (6) http://danlambaovn.blogspot.com/2016/08/formosa-va-mcc-ky-i.html (7) http://danlambaovn.blogspot.com/2016/08/formosa-va-mcc-ky-2.html (8) http://danlambaovn.blogspot.com/2016/08/nguoi-dan-phat-hien-va-nghi-rang.html (Dân Làm Báo)
  9. "Vụ Yên Bái cũng có thể đơn thuẩn là một tai nạn, dù khó tin tới mức nào. Quan chức cộng sản cao cấp hay gia đình họ cũng có quyền hưởng những trớ trêu lãng xẹt của số phận. Song bức màn bí mật có lẽ là đặc điểm nhận dạng cuối cùng của những người cộng sản sau tiến trình biến tướng và chà đạp chính lý tưởng của họ." Khi đọc tin về vụ nổ súng ở Yên Bái, tôi không sốc. Ở thời sấp ngửa câu view này, chúng ta đã moi sạch và bị moi sạch vốn cảm xúc thực của mình, để rồi bơm trở lại và được bơm trở lại những cảm xúc pha chế. Khả năng sốc trước tin bạo lực hầu như không còn nữa. Những vụ cướp giết hiếp xuất hiện hàng ngày như hoa hậu và bóng đá. Có những ngày như 27 tháng 11 năm ngoái, đến báo chí cũng uể oải với quá nhiều máu của 11 vụ án mạng và 12 xác chết. Sau những Nghệ An 2/7/2015, Bình Phước 7/7/2015, Yên Bái 12/8/2015, Gia Lai 23/8/2015, Thanh Hóa 1/11/2015 và gần đây nhất, Lào Cai 9/8/2016, ba mạng người ở Yên Bái quá khiêm tốn để tấn công kỷ lục quốc gia về choáng và sốc. Tôi cũng không thấy mình có bất kì một biểu hiện nào của thương cảm. Mỗi cái chết đều đáng rỏ ít nhất một giọt nước mắt, và trái với hình dung không tưởng của chúng ta, những kẻ rất xấu xa vẫn được tiễn đưa bằng rất nhiều khói hương và thương tiếc. Song vấn đề của phần lớn các quan chức trong một chính quyền kiểu Việt Nam là họ không có một diện mạo riêng nào hết. Họ nhuộm tóc và rẽ ngôi giống nhau, phụ nữ thì đều uốn tóc. Thân hình họ phát triển mạnh ở những an toàn khu như nhau. Họ đoàn kết trong những chiếc áo sơ mi trắng giắt trong quần màu đen và cả trong những chiếc quần tắm nhiều màu trên bãi biển, phụ nữ thì trong những chiếc áo dài râm ran hoa và kim tuyến. Họ sống sót qua những lộ trình tiến thân như nhau để giành một chỗ ngồi nhạy cảm như nhau trên những chiếc ghế cùng một loại gỗ quý cùng một gu chạm trổ trong những văn phòng cùng một phong cách trang trí ở những trụ sở cùng một mô hình thiết kế. Họ đọc những bài diễn văn trùng nhau và ra những chỉ đạo giống hệt nhau, cả tốc độ nói và cách ngắt câu của họ cũng y chang nhau. Họ chung sở thích về xe hơi, về tường cổng bao quanh biệt thự, về tủ kính phòng khách, về trường học cho con cái, về cặp xách đi họp, về nén hương dâng trong đền thờ, về các điếu văn, vòng hoa và cả những người phúng viếng trong tang lễ của chính họ. Bây giờ, các đồng chí Yên Bái còn kết thúc cuộc đời đồng phục của mình bằng cùng một kiểu chết từ cùng một vũ khí. Nhưng thương cảm là điều hoàn toàn riêng tư, từ riêng một con người gửi đến một con người riêng biệt. Làm sao tôi có thể khóc cho một cái khuôn đúc? Cùng kiểu trang phục và tóc, ai hói thì ngoại lệ Khi đọc tin về vụ nổ súng ở Yên Bái, tôi chỉ nhận ra ở mình một cảm giác: sự háo hức. Như những người đã được nền văn minh gọt rũa kha khá, tôi cố kiềm chế cái cảm xúc không phải đó, nhưng vô ích. Nó chẳng liên quan gì đến sự hả hê thường thấy của dân đen ở mọi xã hội khi những con thúalpha sa lưới, nhất là khi giới quyền lực mà người ta vừa thù ghét vừa muốn tham dự tự thanh toán lẫn nhau. Nó cũng không phải là sự hào hứng, rằng tiếng súng Yên Bái báo hiệu ngày tàn của bạo chúa. Không ở đâu giới quyền lực thanh trừng nhau kinh hoàng như ở Trung Quốc, mà ngày sụp đổ của nhà nước bạo chúa khổng lồ ấy vẫn chỉ nằm trong tiên đoán vô vị. y/cBa chiếc ghế còn dính máu ở Yên Bái vẫn là niềm khao khát của không biết bao nhiêu người: hệ thống vẫn nhanh chóng phục hồi và tự củng cố. Ngày tàn nào mà đáng ao ước thế? Sự háo hức của tôi hoàn toàn cá nhân, nó đơn giản là cảm giác tò mò, thích thú của một người viết trước một cơ hội bất ngờ. Ngày 16 tháng 11 năm 1959, khi đọc một cột tin ngắn về vụ thảm sát cả gia đình một điền chủ giàu có ở trang 39 tờ New York Times, Truman Capote cũng không cưỡng nổi một cảm giác như vậy. Ông không ngồi yên ở bàn viết được nữa mà phải chạy đi chạy lại, bồn chồn, phấn khích, ám ảnh. Tác phẩm của ông viết về vụ án ấy, tiểu thuyết phóng sự Máu lạnh (Cold Blood), khai phá một trường phái văn chương mới, Tân Tân văn (New Journalism), trở thành kinh điển và biến tác giả thành triệu phú. Cái Thiện may ra có thể làm điểm tựa, nhưng cái Ác là nguồn cảm hứng và lợi nhuận lớn của các nhà văn. Somerset Maugham từng than rằng vừa là nhà văn vừa là gentleman – đúng ra phải là gentleperson, ở thời giới tính đại đồng này – thì hơi khó. Cùng kiểu quần tắm và bụng Quả là khó. Tôi chọn một vế. Nhà văn. Trong đầu tôi, cuốn tiểu thuyết xã hội về Việt Nam những năm tháng này gào lên đòi được viết. Với một mở đầu đầy ắp triển vọng: ba xác chết cao cấp chào một ngày làm việc tốt đẹp như mọi ngày, ngay tại đầu não quyền lực của một hệ thống tuy thất bại về nhiều phương diện, song luôn xuất sắc trong việc bưng bít xung đột và tuyên truyền đồng thuận. Hiện thực, một lần nữa giàu sáng kiến hơn hư cấu. Dường như không buồn chờ trí tưởng tượng hạn hẹp của các nhà văn nữa, nó quăng một mâm cỗ ba đầu người lên bàn, phủ cờ đỏ sao vàng và nhếch mép đứng chờ các đầu bếp văn chương mò công thức nấu theo. Tất nhiên tôi chỉ có thể mò. Báo chí Việt Nam, biết thân phận “bắt đái dầm phải đái dầm, cho ngồi bô mới được phần ngồi bô” của mình, được vứt cho cái vỏ trấu nhạt phèo của hạt gạo sự thật để nhằn đi nhằn lại đến rát lưỡi là đã mừng. Đó phải là một hạt gạo đen thui, vĩnh viễn chìm trong máu đỏ và sẽ nhanh chóng bị gạt bỏ khỏi sự chú ý của công luận. Chúng ta sẽ không bao giờ có lời giải cho câu đố Yên Bái. Rất nhiều hoa, và kiểu tóc cũng đoàn thể như nhau Truman Capote cũng đứng trước một câu đố của tội ác. Ông chỉ có trong tay một hiện trường với bốn xác chết và vỏn vẹn 45 dollar trong két bị mất. Song ông có sáu năm trời để thực hiện 6,000 trang ghi chép từ hàng trăm cuộc phỏng vấn, với từng người trong cái thị trấn hẻo lánh nơi xảy ra vụ thảm sát, với từng nhân viên điều tra vụ án, với từng người thân, bạn bè, đồng nghiệp của các nạn nhân. Khi hai hung thủ bị bắt, ông đến gặp họ hơn hai trăm lần trong tù, lần theo mọi địa điểm trên đường họ chạy trốn, có mặt từ đầu đến cuối những phiên tòa xét xử họ, và chứng kiến giờ khắc họ bị treo cổ. Để viết ra 130,000 chữ, chữ nào cũng đơn giản là sự thật. Từ loại kẹo cao su mà các hung thủ thích nhai nhất đến từng giấc mơ mà họ còn nhớ. Từ ông chủ điền trang bị giết, “bốn mươi tám tuổi, sức khỏe tuyệt hảo, đeo kính và chỉ cao 1,77 m nhưng dáng dấp vẫn oai vệ, vai rộng, tóc chưa hề chớm bạc, gương mặt vuông vức đầy nghị lực, nước da trẻ trung, răng trắng và khỏe, có thể cắn quả óc chó dễ như bỡn, nặng gần 70 Kg và không hề lên một gam từ ngày tốt nghiệp ngành canh nông ở đại học Kansas” đến ông hàng xóm “chỉ ở cách đó chưa đầy một trăm mét nhưng không hề nghe tiếng súng vì hôm đó có gió. Gió Tây, thổi bạt tiếng súng đi hướng khác. Giữa hai nhà lại có một nhà kho chất lương thực đến tận nóc, ngăn hết mọi tiếng động”. Sau 500 trang tiểu thuyết người thật việc thật, Truman Capote cung cấp một lời giải sửng sốt: đó đơn thuần là một tai nạn tâm lý, hoàn toàn ngẫu nhiên như một tai nạn thiên nhiên, các nạn nhân cũng có thể bị sét đánh chết. Vụ Yên Bái cũng có thể đơn thuẩn là một tai nạn, dù khó tin tới mức nào. Quan chức cộng sản cao cấp hay gia đình họ cũng có quyền hưởng những trớ trêu lãng xẹt của số phận. Song bức màn bí mật có lẽ là đặc điểm nhận dạng cuối cùng của những người cộng sản sau tiến trình biến tướng và chà đạp chính lý tưởng của họ. Nó phủ lên tất cả, khiến một chuyện tình cũng thành thông tin cấm đoán và sau mỗi đồng chí về hưu là một âm mưu căng thẳng. Như người con gái bạc mệnh của ông Lê Duẩn không thể kể câu chuyện thật của mình được nữa: trí nhớ của ông viện sĩ Sô-viết lôi cuốn hơn những lời bộc bạch muộn nào đó rất nhiều, ông chi cục trưởng kiểm lâm Đỗ Cường Minh cũng không còn cơ hội trần tình nữa. Trí tưởng tượng dân gian đã bay bổng: Tình tiết, diễn biến đằng sau 8 vỏ đạn tại trụ sở Văn phòng Tỉnh ủy Yên Bái quá nhiều kịch tính; chức vụ của các nhân vật chính gắn liền với quá nhiều quyền lực, thứ quyền lực được chia chác rắc rối trong bóng tối, ở một môi trường quá thối nát, tại một xã hội quá tha hóa, của một đất nước quá mông muội, thuộc một thời đại quá bạo loạn. Đó là chưa kể những chất liệu đầy hứa hẹn khác: một tiểu sử tiến thân nhờ nhà vợ trong bối cảnh một xã hội vẫn đậm đặc tính gia trưởng, và rừng, rừng vàng bao la, mỏ kim cương của một tỉnh miền núi kém phát triển trong một quốc gia nghèo đang phanh thây xẻ thịt tài nguyên của chính mình… Tất cả đã sẵn sàng cho một thriller chính trị, thể loại có lẽ nghiêm túc nhất để lột tả sự băng hoại của đất nước này. John le Carré có thể ghen với các đồng nghiệp Việt Nam. Tôi đã có một cái tên cho thriller Yên Bái: Súng nguyện hồn ai. Hiện thực thường giàu sáng kiến hơn hư cấu. Song hư cấu có thể giàu sáng tạo hơn hiện thực. Phạm Thị Hoài (Báo Trẻ)
  10. Thảm sát Yên Bái đã báo trước một cái điềm quá xấu như thế: cuộc khủng hoảng nội bộ đảng từ bán công khai trước đó chuyển sang một giai đoạn mới - thế công nhiên và mãnh liệt theo cách “không cho chúng nó thoát”. Đồ thị gia tốc biến động xã hội - chính trị kéo theo biến động chính trị - xã hội ở Việt Nam đã tăng dần rồi tăng đột biến trong 4 năm qua, với đỉnh gần nhất mang tên “Thảm sát Yên Bái”. Giờ đây khi xâu chuỗi lại quá khứ không quá xa, chúng ta có thể tự hỏi rằng phải chăng sự kiện “người anh hùng áo vải” Đoàn Văn Vươn ở Tiên Lãng đầu năm 2012 - dùng súng hoa cải và mìn chống trả đoàn cưỡng chế đất đai Hải Phòng - đã thắp lên một điềm báo đen tối cho cuộc xung đột nội bộ đảng triền miên sau đó? Từ dân bắn quan chuyển hóa quan bắn quan Sáu tháng sau vụ Đoàn Văn Vươn, Hội nghị trung ương 6 của đảng cầm quyền nổ ra trận đấu đá quyền lực cạn tàu ráo máng đầu tiên sau nhiều năm sóng yên bể lặng. Cũng là lần đầu tiên, những thủ lĩnh phe đảng như Trương Tấn Sang và Nguyễn Phú Trọng sử dụng thủ pháp “đánh hội đồng” nhằm xử lý dứt khoát một đồng chí của mình - Nguyễn Tấn Dũng - khi đã nhận ra nguy cơ không còn trừu tượng về “sự tồn vong của đảng”. Thế nhưng lịch sử đảng khi đó vẫn chưa phải là một ca khúc khải hoàn, mà đã chuyển những giọt nước mắt cay đắng của Đoàn Văn Vươn đến ri rỉ trên khóe mắt mờ đục của tổng bí thư Việt Nam. Có khác chăng với bóng đêm trong đảng là nước mắt sáng rỡ của kẻ anh hùng bị sa vào vòng lao lý. Nhưng chính hành động tựa như “hảo hán Lương Sơn Bạc” của Đoàn Văn Vươn lại dẫn đến lời cảnh cáo thứ hai cho chế độ cầm quyền: Đặng Ngọc Viết. Tháng 9 năm 2013, Thái Bình bùng lên vụ dân bắn quan: phẫn uất tột độ vì bị đền bù đất đai quá tệ và còn bị cưỡng chế thô bạo, một nông dân tên Đặng Ngọc Viết đã dùng súng ngắn bắn thẳng vào một số quan chức tỉnh này, sau đó tự sát. Sự kiện chấn động này bùng nổ không chỉ trong công luận quốc nội mà cả trên mặt truyền thông quốc tế. Chỉ ít tháng sau đó, vào đầu năm 2014, xã hội và chính giới bất chợt ồn ào về một vụ “tự sát” khác: Thượng tướng Phạm Quý Ngọ, Thứ trưởng bộ Công an. Những cuộc thăm dò bỏ túi về dư luận xã hội cho thấy kết quả ngược chiều với huấn thị của tuyên giáo và công an rằng tướng Ngọ đã bị ung thư mà chết. Vào lúc ấy, cuộc xung đột quyền lực giữa phe đảng và phe chính phủ tạm lắng để chuẩn bị cho giai đoạn tiếp theo sôi động hơn nhiều vào cuối năm 2014. Từ giữa năm 2014, một số người ngỡ ngàng khi nghe việc Nguyễn Bá Thanh, nhân vật được Tổng bí thư Trọng rút từ Đà Nẵng ra trung ương để ngấp nghé một cái ghế trong Bộ Chính trị kiêm Trưởng ban nội chính trung ương, phải đi nước ngoài điều trị với một căn bệnh gần tương tự tướng Phạm Quý Ngọ: ung thư. Tiếp đến là cả nông dân cũng biết đến nội tình bục vỡ của đảng. Đến cuối năm 2014, bất chấp hai cơ quan tuyên giáo trung ương và ban bảo vệ chăm sóc sức khỏe cán bộ trung ương ra sức trấn an và định hướng dư luận, cái chết của ông Nguyễn Bá Thanh vẫn ập đến, một phần được xác nhận bởi một trang mạng thình lình nổi loạn và thu hút hầu như toàn bộ sự chú ý của cả nước lẫn quốc tế: Chân Dung Quyền Lực. Cho tới giờ, mặc dù nhiều người vẫn nghi ngờ Chân Dung Quyền Lực được hậu thuẫn bởi nhóm ủng hộ “đồng chí X”, nhưng có lẽ rất ít người biết nó thực sự thuộc về ai. Sự ra đi của Trưởng ban Thanh là “quả báo” thứ hai sau cái chết đầy nghi ngờ của Thứ trưởng Ngọ. Hội nghị trung ương 10 vào tháng Giêng năm 2015 với đỉnh cao chói lọi của Nguyễn Tấn Dũng đã đưa phe đảng vào một tâm thế đảo điên: trước Đại hội XII chưa đầy một năm, cả Nguyễn Phú Trọng, Trương Tấn Sang, Nguyễn Sinh Hùng, Tô Huy Rứa, Đinh Thế Huynh… đều có nguy cơ phải ra đi nếu không quyết liệt thực thi “biện pháp thời chiến”. Những thủ đoạn tranh chấp quyền lực trước và trong Đại hội XII cũng đã được “nâng lên một tầm cao mới”, kinh khiếp hơn nhiều. Lần này không chỉ là đơn thư tố cáo được gửi theo đường nội bộ, mà quá nhiều vụ việc nội bộ được những bàn tay bí ẩn tung lên mạng xã hội. Thậm chí nửa năm trước Đại hội XII còn suýt xảy ra một vụ “bị ám sát”: Bộ trưởng quốc phòng Phùng Quang Thanh. Dẫu sau đó tướng Thanh vẫn trở về Việt Nam an toàn, nhưng lại bị biệt tích trong “Thành”, kéo theo vô số đồn đoán về các vụ bắt bớ và thanh trừng “tạo phản” với số lượng lớn trong nội bộ đảng. Để tiếp nối, tuy giành được thắng lợi gần như tuyệt đối tại Đại hội XII, không khí bình yên giả tạo trong đảng cũng chỉ kéo dài thêm được khoảng 7 tháng. Bốn năm sau sự kiện Đoàn Văn Vươn, sân khấu chính trị công khai tắm máu: tháng 8/2016, Chi cục trưởng kiểm lâm tỉnh Yên Bái dùng súng ngắn nã thẳng vào hai quan chức bí thư tỉnh và chủ tịch hội đồng nhân tỉnh này, sau đó được tường thuật là “tự sát” với một viên đạn không phải vào thái dương hay dưới cằm mà trổ từ gáy ra trước (?!). Cả ba đều tử vong nhanh chóng và đều được khâm liệm nhanh không kém. Có thể ghi nhận đây là lần đầu tiên từ năm 1975 đã xảy ra vụ quan chức bắn chết nhau hàng loạt như thế. Trước đây, thỉnh thoảng cũng xảy ra một vụ quan chức bắn nhau, nhưng chỉ ở cấp thấp (chủ yếu cấp xã). Còn giờ đây, cái chết đến với cả giới quan chức cao cấp - những chân đứng trong Ban chấp hành trung ương đảng. 4 năm. Từ dân bắn quan đã chuyển thành quan bắn quan. Khủng hoảng mới: Sẽ không quan chức nào an toàn Chỉ vài ngày trước vụ thảm sát Yên Bái, Quốc hội đã họp bàn về Luật cảnh vệ. Theo đó, khá nhiều “yếu nhân” như nguyên tổng bí thư, nguyên ủy viên Bộ Chính trị, và đương nhiên tất cả các ủy viên Bộ Chính trị hiện nay đều được đặc ân có cảnh vệ bảo vệ. Trong cuộc họp bàn này, đã hiện rõ nhu cầu “tha thiết được bảo vệ” - không phải như một thời trang quyền lực, mà là một thực tế cần thiết. Ngay sau vụ Yên Bái, dân chúng Việt lại phải chuẩn bị tinh thần để đóng thêm một khoản thuế nữa - dành cho việc bảo vệ các nhân vật lãnh đạo không chỉ cấp trung ương mà ở cả cấp địa phương. Bây giờ thì không một quan chức nào còn an toàn. Ở Việt Nam, không một địa phương nào là không có mâu thuẫn, thậm chí nhiều chính quyền địa phương nổ ra xung đột nội bộ rất nặng nề, đặc biệt về quyền lực và lợi ích nhóm. Sau vụ quan chức bắn nhau ở Yên Bái, điều chắc chắn sẽ xảy ra là nhiều quan chức ở nhiều tỉnh thành khác sẽ đòi có cơ chế cảnh vệ bảo vệ cá nhân họ, đồng thời sẽ ban hành cơ chế kiểm tra vũ khí, chất nổ… tại những cuộc họp quan trọng của thành/tỉnh ủy, ủy ban nhân dân tỉnh/thành, thậm chí xuống cả cấp quận/huyện… Không khí họp hành sẽ bước vào thời chiến. “Vừa nghe tin trên mạng về mấy đồng chí bị bắn ở Yên Bái, đến chiều không khí cơ quan bọn này nặng nề phát sợ luôn. Bên ngoài thì bảo vệ cùng cảnh sát được tăng cường gấp đôi, soát xét từng người vào cổng, bên trong mọi người im re như không biết gì, nhưng cứ lấm lét nhìn nhau xa cách chưa từng thấy…” - một cán bộ thuộc một cơ quan kiểm tra đảng địa phương thổ lộ. Bây giờ thì không còn quan chức nào an toàn. Nghe nói trước vụ thảm sát Yên Bái, ông Đỗ Cường Minh còn dự họp với dàn lãnh đạo tỉnh và xưng hô với nhau theo đúng điệu “đồng chí”. Nhưng những phát đạn lạnh lùng và quả quyết sau đó đã xác quyết ranh giới cuối cùng: tình đồng đội và từ “đồng chí” xưng hô cửa miệng với nhau đã bị hất tuột vào vô thức, để thay bằng một ý chí sẵn sàng thanh trừng và diệt trừ nhau. Điều được gọi là “nhân học chính trị” ở Việt Nam đã tiệm cận giới hạn bùng nổ súng đạn. Bây giờ thì không còn quan chức nào an toàn. Thậm chí với một số “đồng chí uỷ viên Bộ Chính trị”, phương án chuyển đổi chỗ ngủ đêm có thể trở thành một nhu cầu chính trị - tương đương với nhu cầu ăn uống. Phía trước còn cả một con đường “không biết đến cuối thế kỷ này có được chủ nghĩa xã hội hoàn thiện ở Việt Nam hay không” như Tổng Bí thư Trọng mong ước. Sẽ còn vô số cuộc xung đột và tranh giành quyền lực lẫn tiền bạc ghê gớm trong “chuyến tàu vét”, giữa các nhóm quyền lực - lợi ích mới và cũ, cùng bắt bớ nội bộ sẽ gia tăng. Chủ nghĩa đa trung tâm quyền lực cũng từ đó sẽ sinh sôi nảy nở bằng xu thế chia rẽ và cát cứ như lũ quét không cách nào cản được. Sẽ ngày càng nhiều quan chức tự nguyện nghỉ hưu sớm. Sẽ tấp nập quan chức theo gương nữ doanh nhân Nguyễn Thị Nguyệt Hường để nhập quốc tịch Malta hoặc một quốc tịch nào đó đủ để thoát thuế và thoát thân. Sẽ ngày càng lộ rõ lớp quan chức công khai “đặt vé” và lên máy bay hướng đến trời Tây, không một lần ngoái lại quốc tịch Việt. Để lại cuộc khủng hoảng kinh tế và khủng hoảng xã hội trong một đất nước gần như cạn kiệt tài nguyên và bị phá phách tan hoang… Thảm sát Yên Bái đã báo trước một cái điềm quá xấu như thế: cuộc khủng hoảng nội bộ đảng từ bán công khai trước đó chuyển sang một giai đoạn mới - thế công nhiên và mãnh liệt theo cách “không cho chúng nó thoát”. Sẽ không còn một quan chức nào an toàn. Thời thế đảo điên. Chuyện gì cũng có thể xảy ra! Phạm Chí Dũng * Blog của nhà báo Phạm Chí Dũng là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ. (VOA)
  11. Bộ máy tuyên truyền nhà nước Cộng sản Việt Nam vẫn tiếp tục đánh lừa nhân dân khi cho rằng Thanh niên "luôn trọn niềm tin với Đảng, trân trọng, bảo vệ và tiếp nối xứng đáng truyền thống hào hùng của Đảng và dân tộc, của thế hệ cha anh; nêu cao lòng yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội; có ý thức, trách nhiệm, nhiệt huyết xây dựng và bảo vệ Tổ quốc XHCN." (báo Quân đội Nhân dân (QĐND) ,27/06/2016) Thanh niên đã lơ là việc học tập Chủ nghĩa Cộng sản trong nhà trường dù là môn học bắt buộc. Sự thật là thanh niên đã chán đảng vả chủ nghĩa Mác-Lenin và Tư tưởng Cộng sản Hồ Chí Minh đến tận cổ cả trong lời nói và hành động. Họ đã không đồng tình với đảng từ sau ngày 30/4/1975. Tại sao? Bởi vì cùng với đại đa số đồng bào cả nước, Thanh niên đã coi Chủ nghĩa Cộng sản mà đảng lấy làm kim chỉ nam cho mọi hành động để xây dựng đất nước là giáo điều, lạc hậu và đi ngược lại trào lưu tiến bộ của nhân loại. Họ cũng thắc mắc như nhiều người Việt Nam khác là tại sao nước Nga và người dân Nga đã nổi lên phá tan gông cùm Cộng sản năm 1992, sau 70 năm bị cai trị hà khắc mà đảng CSVN lại ôm lấy như khuôn vàng thước ngọc để noi theo và áp đặt lên toàn dân? Cũng có người muốn biết: phải chăng vì các lãnh đạo đảng từ thời Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh (1986-1991) đến Đỗ Mười (1991-1997), Lê Khả Phiêu (1997-2001) và Nông Đức Mạnh (2001-2010) đã cam kết thi hành nghiêm chỉnh yêu cầu bảo vệ 16 chữ vàng do nước đàn anh Trung Quốc đưa ra cho Việt Nam thi hành nên Việt Nam không dám từ bỏ chủ nghĩa Cộng sản, chừng nào Trung Quốc chưa thay đổi? Nội dung 16 chữ là: Sơn thủy tương liên, Lý tưởng tương thông, Văn hóa tương đồng, Vận mệnh tương quan. Theo định nghĩa được phổ biến rộng rãi thì nội dung này có nghĩa là: "sông núi gắn liền, cùng chung lý tưởng, hòa nhập văn hóa, có chung định mệnh", và được dịch là "Láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai." Lãnh đạo Việt-Trung từng khoe hai nước cùng do hai đảng Cộng sản lãnh đạo và cùng dựa trên nền tảng Xã hội Chủ nghĩa. Chỉ khác ngôn từ là phía Trung Hoa hành động “theo chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc”. Còn Việt Nam thì minh thị trong Cương lĩnh đảng (bổ sung và phát triển, 2011): "Đảng lấy chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động." Chủ trương này cũng được ghi vào Điều 4 Hiến pháp năm 2013, theo đó Việt Nam "Lấy chủ nghĩa Mác – Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội.” Do đó không lạ khi thấy đảng CSVN tiếp tục chống đổi mới chính trị, bác bỏ đa nguyên đa đảng, không chấp nhận cho tư nhân ra báo và chống luôn cả việc thành lập các tổ chức chính trị, xã hội. Chính phủ cũng lấy cớ “còn có sự khác biệt giữa các bộ” nên chưa thể trình Quốc hội dự luật biểu tình. Bộ Quốc phòng, một trong số Bộ góp ý với Bộ Công an, tác giả dự luật biểu tình, thì cho rằng nếu có luật biểu tình là “đổi mới chính trị”, đe dọa quyền lãnh đạo của đảng! Hành động có chủ ý này của nhà nước đã đi ngược lại điều 25 của Hiến pháp (2013) viết rằng: "Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định." Như vậy chừng nào chưa có luật thì việc lập hội và biểu tình hãy còn xa vời. Trong hành động, Thanh niên đã lơ là việc học tập Chủ nghĩa Cộng sản trong nhà trường dù là môn học bắt buộc. Họ cũng coi thường việc học tập và làm theo điều gọi là "tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh", đơn giản vì đạo đức của ông Hồ đã do đảng thêu dệt ra nhiều hơn những điều có thật khi ông còn sống. Chẳng hạn như đảng đã che giấu chuyện ông Hồ có vợ. Ít nhất 3 người phụ nữ là Tăng Tuyết Minh (người Trung Hoa), Nguyễn Thị Minh Khai và Nông Thị Xuân đã được nhiều người nhắc đến có quan hệ sống chung với ông Hồ. Riêng bà Xuân còn có con với ông Hồ, đặt tên là Nguyễn Tất Trung hiện còn sống tại Hà Nội. Thanh niên cũng chán đảng vì đảng đã chứng minh nói "trăm voi không được bát nước xáo", "nói một đàng làm một nẻo", hay đã "đánh trống bỏ giùi" nhiều lần rồi. Bằng chứng lịch sử Bằng chứng thì nhiều vô cùng. Chỉ muốn nêu ra đây vài sự kiện lịch sử: - Sau năm 1954, Đảng bắt thanh niên miền Bắc tòng quân vào giải phóng đồng bào miền Nam khỏi điều gọi là "ách thống trị kìm kẹp và đàn áp của Đế quốc Mỹ và chính quyền tay sai Ngô Đình Diệm". - Trong Nam, lực lượng Cộng sản miền Bắc ở lại miền Nam sau Hiệp định Geneve 1954 từ dưới Vỹ tuyến 17, cũng đã tổ chức và cưỡng chế thanh niên sống trong vùng họ kiếm soát gia nhập đoàn quân ngụy danh “Mặt trận Giải phóng miền Nam” để phá hoại chính quyền non trẻ VNCH. Nhưng sau 20 năm chiến tranh huynh đệ tương tàn tính từ 1954-1975 đã có khoảng trên 1.1 triệu quân Cộng sản được ước tính đã tử thương, trong số đó có 300.000 quân nhân mất tích (chưa tìm được xác). Trên 600,000 người lính khác bị thương. Tài liệu cũng ghi nhận phía Việt Nam Cộng hòa có từ 250.000-316.000 quân lính chết và số bị thương là 1.170.000 người. Trong số quân Đồng minh của VNCH bị thương vong thì Hoa Kỳ chiếm đa số với 58.209 tử trận, 2.000 Mất tích và 305.000 bị thương. Tổn thất của phía VNCH được ghi từ 250.000-310.000 binh sỹ tử trận hoặc mất tích và khoảng 1.170.000 bị thương. Tuy nhiên số thường dân thương vong được ghi lại có từ 2 đến 4,000,000 người. Nhưng hậu quả của cuộc chiến do miền Bắc chủ động chống chế độ Việt Nam Cộng Hòa là tự nó đã vạch ra sự giả dối và lừa đảo thanh niên hai miền Nam-Bắc của Chính quyền Cộng sản Việt Nam do ông Hồ Chí Minh lãnh đạo. Đó là chỉ sau khi đặt chân vào Thủ đô Sài Gòn hoa lệ và các thành phố miền Nam, quân lính Cộng sản mới vỡ lẽ ra họ bị đánh lừa. Nhân dân miền Nam không hề bị kìm kẹp như đảng tuyên truyền mà đời sống vật chất của họ còn sung túc vạn lần hơn người dân miền Bắc. Có người lính miền Bắc đã so sánh miền Nam là thiên đàng hạ giới và miền Bắc là địa ngục trần gian. Từ thất vọng này chồng lên những điều đảng nói không thật khác đã khiến thanh niên tuyệt vọng khi thấy rằng từ kẻ “chiến thắng ngoài chiến trường”, họ đã bị nhân dân miền Nam khinh thường và lên án là “kẻ xâm lược” , hay “quân cướp” đáng khinh bỉ. Vì vậy sau ngày đất nước chính thức thống nhất (02/07/1976) để cho đảng Cộng sản độc quyền cai trị, mọi người đã hy vọng đất nước sẽ tiến nhanh và tiến mạnh về mọi mặt để giúp dân sung có đời sống sung túc hơn. Và ai cũng mong được sống trong một xã hội mới có công bằng xã hội và đoàn kết toàn dân để anh em Nam-Bắc một nhà cùng nắm gay nhau xây dựng lại quê hương. Nhưng giấc mơ vừa chớm nở đã biến thành nỗi thất vọng ê chề cho đội ngũ Thanh niên, những người đã may mắn còn sống sau cuộc chiến. Bởi vì sau 10 năm kéo xã hội miền Nam xuống ngang hàng trâu ngựa với xã hội miền Bắc, đường lối kinh tế gọi nôm na là là “kế hoạch hóa, chỉ huy, bao cấp và tem phiếu” và chiến dịch “đánh tư sản mại bản” ở miền Nam năm 1977 của Phó Thủ tướng Phạm Hùng để đẩy dân thành thị miền Nam đi vùng kinh tế mới, đã xô cả nước đến bờ vực thẳm. Hàng trăm ngàn người miền Nam, kể cả đội ngũ trí thức đã tìm đường trốn khỏi Việt Nan dù biết một sống mười chết trên Biển Đông hay trên đất liền qua ngả Cao Miên. Thanh niên cũng đã thấy các trại tù lao động được mệnh danh "cải tạo" được dựng lên từ Nam ra Bắc để giam cầm quân-cán-chinh, văn nghệ sỹ và các lãnh tụ đảng phái và lãnh dạo tôn giáo miền Nam một thời gian dài hơn lời hứa của đảng. Khi có lệnh tập trung học tập thì đảng bảo chỉ vài tuần hay vài tháng, nhưng đã kéo dài từ 1 đến 17 năm ròng rã ở những nơi rừng thiêng nước độc làm cho nhiều người chết vì bị tra tấn, thiếu ăn và bệnh tật. Có những nhân vật nổi tiếng của miền Nam như cựu Thủ tướng Phan Huy Quát, cựu Phó Thủ tướng Trần Văn Tuyên và Thi sỹ Vũ Hoàng Chương là nạn nhân của miệng lưỡi người Cộng sản. Cuộc chiến Cao Miên 1979-1989 Nhưng chỉ hai năm sau ngày phải “đổi mới hay là chết” để cứu nguy đất nước của nhóm Trường Chinh-Nguyễn Văn Linh tại Đại hội đảng VI và 5 năm sau ngày 30/4/1975, đảng CSVN lại xâm lăng Cao Miên dưới chiêu bài trả đũa quân Pol Pot đã phát động cuộc chiến dành lại đất ở biên giới Tây Nam. Nhưng Việt Nam cũng đã phải trả một giá quá đắt về nhân mạng của Thanh niên và trước sự lên án của Thế giới trong cuộc xâm lăng Cao Miên. Theo tài liệu của Bách khoa toàn thư mở thì “Toàn cuộc chiến (tới năm 1988, bao gồm cả thời kỳ chiếm đóng Campuchia), có khoảng từ 10.000 tới 15.000 quân nhân Việt Nam chết và lối 30.000 bị thương. Tính chung với thường dân thì từ năm 1977 tới tháng 10-1989 tổng số có lối 55.300 người chết hoặc bị thương. Về phía người Cao Miên, theo cùng tài liệu, tính từ tháng 6-1977 đến tháng 12-1978 có 38.563 chết hoặc bị thương và 5.800 bị bắt the thống kê của Việt Nam. Từ tháng 12-1978 tới 5-1979 số chết và bị thương là 30.000, hàng vạn người khác bị bắt. Tới năm 1988, số dân Cao Miên có 100.000 người chết vì bệnh tật và đói khát do chiến tranh với Việt Nam gây ra." Tất nhiên số thống kê này không bao gồm trên 1 triệu người Cao Miên bị chết dưới bàn tay diệt chủng đẫm máu của lực lượng Khmer đỏ do Pol Pot cầm đầu được Trung Hoa ủng hộ. Chiến tranh biên giới Việt - Trung Để cứu đàn em Pol Pot đồng thời gây áp lực chống Việt Nam, lãnh tụ Trung Hoa Đặng Tiểu Bình khi ấy đã xua từ 400,000 đến 600,000 quân sang đánh Việt Nam dưới chiêu bài gọi là “dạy cho Việt Nam một bài học” từ ngày 17/02/1979 đến 16/03/1979. Sau đó, Trung Quốc lại mở cuộc chiến biên giới đẫm máu thứ hai từ 1984 đến 1990 nhằm chiếm một số cao điểm chiến lược dọc biên giới, trong đó có cao điểm 1509, Việt Nam gọi là núi Đất hay Lão Sơn (Laoshan, theo phía Trung Hoa) thuộc huyện Vỵ Xuyên của tỉnh Hà Giang. Không có thống kê nào được công bố cho biết tổn thất của đôi bên. Việt Nam tuyên bố 10.000 dân thường bị thiệt mạng, trong khi con số 45,000 thường dân và quân lính Việt Nam thương vong đã được nói đến thường xuyên. Về tổn thất của Trung Quốc, phía Việt Nam tuyên bố có 26.000 lính Trung Hoa chết, 37.000 bị thương, 280 xe tăng bị phá hủy. Trung Quốc tuyên bố 6.954 chết, 14.800 bị thương (nguồn khác của Trung Quốc thống kê có 8.531 chết, 21.000 bị thương). Riêng tại mặt trận Vỵ Xuyên, Việt Nam tuyên bố đã loại khỏi vòng chiến đấu khoảng 7.500 quân Trung Quốc. Cho đến nay, chỉ có Bí thư Tỉnh ủy Hà Giang, Triệu Tài Vinh tiết lộ tại một buổi lễ ở Hà Nội ngày 14/7/2016: "Trong 5 năm chiến đấu bảo vệ biên giới (1984 - 1989), Hà Giang là nơi đương đầu với cuộc chiến ngay từ đầu và là địa phương thoát khỏi cuộc chiến muộn nhất, chịu nhiều tổn thất. Hơn 4.000 chiến sĩ hy sinh, hơn 9.000 cán bộ chiến sĩ bị thương." Như vậy, người thanh niên Việt Nam đã không có giây phút nào để hưởng thụ hòa bình. Sau 3 cuộc chiến, từ nội chiến Bắc-Nam 1954-1975, chiến tranh với Cao Miên 1978-1988 và chiến tranh biên giới Việt-Trung 1979-1990, đảng CSVN đã giết lần hồi không biết bao nhiêu trăm ngàn thanh niên tuấn tú là rường cột của đất nước. Để rồi bây giờ, sau 30 năm gọi là đổi mới, Thanh niên vẫn chưa thấy tương lai của họ ở đâu hay sẽ không bao giờ có? Vì vậy nếu những Thanh niên đã ra khỏi cuộc chiến là lớp người thất vọng với đảng nhiều hơn bất cứ thành phần nào trong số dân 90 triệu người dân bây giờ, thì con cháu họ đang sống ra sao? Thanh niên thất nghiệp Hãy đọc: "Tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên, đặc biệt khu vực thành thị tăng mạnh và không có dấu hiệu giảm cho thấy đây là căn bệnh trầm kha của nhóm tuổi này. Theo Bản tin cập nhật thị trường lao động Việt Nam sáng 18/3/2016 (Bộ Lao động Thương binh và Xã hội), trong quý IV/2015, tỷ lệ thất nghiệp giảm nhẹ so với quý III song vẫn tăng so với cùng kỳ 2014. Nhóm có trình độ cao đẳng chuyên nghiệp đứng ở vị trí cao nhất là 8,16%, tiếp theo là cao đẳng nghề 3,44%. Tỷ lệ thất nghiệp trong nhóm tuổi thanh niên là 7,21%, gấp 3,3 lần tỷ lệ chung. Trong đó, thanh niên thành thị là 12,21%. Đáng lưu ý, tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên độ tuổi 20-24 có trình độ chuyên môn kỹ thuật ở mức rất cao: cao đẳng chuyên nghiệp là 19,58% và đại học trở lên 20,79%." (Theo Zing.VN, 18/03/2016) Trong một báo cáo của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội tháng 12/2015 thì số cử nhân và thạc sĩ thất nghiệp hiện nay chiếm tỷ lệ thất nghiệp 20% (225.500 người). Báo Zing.VN viết: "Theo đánh giá, số lượng cử nhân, thạc sĩ không có việc làm gia tăng đáng kể so với con số 199.000 người của quý trước. Bên cạnh đó còn có 117.300 người có trình độ CĐ cũng đang thất nghiệp, tăng rất nhiều và nhanh so với vài tháng trước đây." Phó Giáo sư Trần Xuân Nhĩ - Nguyên Thứ trưởng Bộ GD&ĐT nói: "Đây là điều đáng lo ngại." Còn PGS Văn Như Cương thì cho rằng: "225.500 người là sự lãng phí về thời gian, tuổi trẻ." Giáo sư Cương còn phê bình: "Do đào tạo không sát với thực tế, nhà trường vốn chỉ dạy những gì họ có chứ không dạy điều xã hội cần." Trong khi đó, báo Tuổi Trẻ Online đưa tin ngày 18/03/2016 rằng: "Hiện nhóm thanh niên từ 15-24 tuổi thất nghiệp chiếm trên 53%. Có 20% thanh niên thất nghiệp trình độ Cao đẳng, gần 21% trình độ từ Đại học trở lên." Theo số liệu được ông Doãn Mậu Diệp, Thứ trưởng Bộ ao động-Thương binh-Xã hội (LĐTB&XH, cho biết tại "Hội thảo công bố bản tin cập nhật thị trường lao động quý 4 năm 2015", thì: "Tính đến quý 4 năm 2015, số người có việc làm đã đạt 53,5 triệu người/tổng số 54,59 triệu người từ 15 tuổi trở lên. Tức là vẫn còn trên 1 triệu người trong độ tuổi lao động đang thất nghiệp. Trong đó nữ giới thất nghiệp chiếm gần 44%, thất nghiệp ở khu vực thành thị chiếm gần 48%, thất nghiệp trong nhóm thanh niên (15-24 tuổi) chiếm trên 53%." Du học không về nước Đó là tình trạng thất nghiệp của thành phần thanh niên có học hàm đàng hoàng ở trong nước. Nhưng ngoài lý do không tìm được việc làm vì thiếu kinh nghiệm nghề nghiệp còn có vấn đề không có tiền lót tay, qùa cáp và quen biết hay không được ai gửi gắm. Câu chuyện 12/13 quán quân của cuộc thi "Đường lên đỉnh Olympia" do VTV3 tổ chức được du học nước ngoài nhưng sau khi tốt nghiệp đã không về nước là một bài học khác cho lối dùng người của nhà nước CSVN. Tác giả Hành Thiện coi đầy là “một con số nhức nhối” và nói rằng: "Tôi không trách các em bởi các em có quyền lựa chọn con đường mình đi." Tuy nhiên ông cũng nói: "Tình trạng xin việc phải có phong bì lót tay đang là căn bệnh trầm kha của xã hội. Người ta không cần nhân tài. Anh có tài nhưng muốn vào chỗ này, chỗ kia thì cũng phải có tài… chính, hay phải có thân, có thế. Rõ ràng, bạn trẻ nào có khát vọng cống hiến cho đất nước tất sẽ nản lòng. Nói thế mới thấy xót xa số tiền ba tỉ USD mà người Việt bỏ ra hàng năm cho con em du học, con số tương đương với tổng kim ngạch xuất khẩu gạo hay tiền bán dầu thô của cả nước." Bài viết của Hành Thiện kể tiếp: "Vị Tiến sĩ với 5 bài viết trên báo quốc tế/năm vẫn lo trượt.. lao động tiên tiến cuối năm. Xin kể về chuyện của Tiến sĩ N.T.A, một trong nhiều du học sinh được đưa vào cuốn sách "Tấm gương người làm khoa học" (tập 12), một câu chuyện khiến người ta phải suy nghĩ. N.T.A có khát vọng cống hiến cho đất nước, muốn trở về Tổ quốc sau gần chục năm du học ở Pháp và Mỹ, nhưng khi về làm việc trong nước lại cảm thấy có nhiều điều cay đắng." Ông Thiện kể tiếp: "Tiến sĩ N.T.A kể với tôi, anh đã chọn con đường trở về nước, sau khi tốt nghiệp tiến sĩ tại Pháp và sau tiến sĩ tại Mỹ. Khi làm việc ở nước ngoài, anh là nhà khoa học được đánh giá cao, còn khi về làm việc ở một viện nghiên cứu ở Việt Nam, với cùng một công việc nghiên cứu, cùng một số lượng bài báo công bố quốc tế, anh được đánh giá thậm chí không bằng cả những người mới ra trường, và suýt không nhận được danh hiệu lao đông tiên tiến, nếu như không có ý kiến của một cựu du học sinh khác trong cuộc họp Hội đồng thi đua. Sau này, chính anh cựu du học sinh này cũng đã xin chuyển cơ quan." Chuyện đút lót, chạy chức, chạy quyền, chuyện bè phái và cả chuyện tham nhũng không còn là những thứ nghe lạ tai trong xã hội Việt Nam, hay đó là chuyện của người lớn hoặc là những thứ “đặc sản” của cán bộ, đảng viên. Bởi vì khi con cái thấy cha mẹ, anh chị có thể sống giầu và làm giầu dễ dàng bằng nước bọt thì chúng cũng tìm cách hưởng thụ từ những đồng tiến bất chính kia. Một cuộc nghiên cứu của Bộ Nội Vụ phối hợp với Quỹ dân số Liên Hiệp Quốc tại Việt Nam (UNFPA) tổ chức ngày 2-3-2016 cho thấy: "Về hành vi nguy cơ sức khỏe như hút thuốc lá, sử dụng rượu bia của thanh niên trước đây thường có mẫu tương đối nhỏ, sử dụng hình thức phỏng vấn hoặc phát phiếu tự điền dẫn đến việc các số liệu hiện tại có thể chưa phản ánh chính thức tỉ lệ có hành vi nguy cơ trong thanh niên Việt Nam hiện tại. Tuy nhiên, các số liệu này đã cho thấy một tỉ lệ tương đối cao của thanh niên Việt Nam hút thuốc lá và uống rượu bia"(Theo báo Tuổi Trẻ online) Một viên chức Bộ Nội vụ cho biết các quán bia rượu hiện nay đang thu hút rất đồng thanh niên nhưng không cho biết họ lấy tiến đâu mà ăn nhậu như thế. Nghiện ma tuý Trong khi đó, theo một bài trên Website Khám phá ngày 30/05/2016 thì: "Hiện nay, không ít người trẻ tuổi đang tìm vui trong những cuộc chơi thác loạn thâu đêm suốt sáng, lạm dụng ma túy đá để đạt được hưng phấn, mê mẩn không còn suy nghĩ hay lo lắng gì nữa. Đáng buồn hơn, độ tuổi những đối tượng này đang có xu hướng trẻ hóa. Điều này đang đặt ra thách thức đối với cơ quan chức năng, cũng như gia đình và toàn xã hội. Có rất nhiều con đường, rất nhiều lý do để người nghiện đến với ma túy đá, nhưng lí do phổ biến nhất là họ cho rằng nó là một thú chơi sành điệu và không gây nghiện. Thật ra, đó chỉ là suy nghĩ của người sử dụng, cố bao biện cho hành vi sai trái của mình. Trên thực tế, loại ma túy này rất độc cho não, sử dụng nhiều sẽ gây nghiện, gây nhiễm độc và suy nhược thần kinh, suy kiệt cơ thể, gây bệnh cho tim, giảm trí nhớ, mất trí nhớ và rối loạn tâm thần. Còn hiện tượng người sử dụng ma túy đá không thấy vật vã điên loạn như khi dùng heroin nên lầm tưởng là ma túy đá không gây nghiện, chính sự hiểu lầm và chủ quan này đã làm gia tăng số người nghiện ma túy đá lên theo cấp số nhân như hiện nay." Nhưng có ai biết Việt Nam hiện có bao niêu con nghiện? Một báo cáo của nhà nước đăng trên báo điện tử Tiếng Chuông, cơ quan báo chuyên về những tệ nạn xã hội cho biết: "Tính đến tháng 9/2014, cả nước có 204.377 người sử dụng ma tuý, trong đó 85% tiêm chích các loại ma tuý như heroin. Những người tiêm chích ma tuý chiếm ưu thế trong nhóm nhiễm HIV tại Việt Nam, chiếm 45% số người nhiễm HIV (Uỷ Ban Quốc Gia phòng, chống AIDS và phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm, 2012)." Thực tế tình hình là như thế mà báo Quân đội Nhân dân vẫn cố tình tìm cách chạy quanh cho rằng những thiếu sót của thanh niên hiện nay là: "Do đặc điểm tâm lý lứa tuổi và một phần do hạn chế về nhận thức, thanh niên là đối tượng trọng điểm để các thế lực thù địch, phản động mua chuộc, lôi kéo, kích động…, nhằm thực hiện chiến lược “diễn biến hòa bình”, chống phá sự nghiệp cách mạng của Đảng và nhân dân ta."(báo Quân đội Nhân dân, 27/06/2016) Bài báo đã làm ngơ thái độ chán đảng của Thanh Niên khi viết rằng: "Các thế lực phản động, cơ hội, chống đối chính trị… luôn triệt để lợi dụng đặc điểm tâm lý nhạy cảm, ham tiếp cận cái mới, thích tự do, tự khẳng định mình… của thanh niên, trong khi vốn sống và nhận thức chính trị-xã hội của họ còn hạn chế, để dụ dỗ, lôi kéo, tiêm nhiễm bằng cả vật chất và văn hóa, lối sống thực dụng, ngoại lai. Đồng thời, họ cũng lợi dụng những sơ hở, buông lỏng trong công tác quản lý, hoặc một bộ phận thanh niên đua đòi theo trào lưu, lối sống thực dụng, đòi xét lại quá khứ…, để lôi kéo, kích động, tập hợp thanh niên tham gia, hòng gây mất an ninh trật tự, chống đối chính quyền." Viết như thế nhưng đảng đâu biết Thanh niên cũng như một số không nhỏ cán bộ đảng viên đã “tự diễn biến” và “tự chuyển hóa” xa đảng từ khuya rồi? -/- Phạm Trần (Dân Làm Báo)
  12. Ba nhân vật chính trong vụ thanh toán bằng súng ở Yên Bái. Nguồn: Tintho.com/ internet Sáng ngày 18/8/2016, khi miền Bắc đang chuẩn bị đối phó với cơn bão Thần Sét thì cả nước bất ngờ bị một cơn bão khác gây chấn động, nhức nhối dư luận xã hội – “cơn bão lòng” ở Yên Bái. Vụ Bí thư Tỉnh ủy Phạm Duy Cường và Chủ tịch HĐND tỉnh kiêm Trưởng ban Tổ chức Tỉnh ủy Ngô Ngọc Tuấn đã bị bắn chết làm rúng động dư luận cả nước. Hậu quả là 2 cán bộ đứng đầu tỉnh Yên Bái tử vong. Nghi phạm không ai xa lạ mà chính là ông Đỗ Cường Minh, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm tỉnh Yên Bái, là cán bộ cấp dưới, đồng chí của hai nạn nhân. Mặc dù nghi phạm chính của vụ án đã chết, nhưng cơ quan điều tra vẫn khởi tố vụ án để tiếp tục điều tra và làm rõ những diễn biến phát sinh. Hàng loạt câu hỏi liên quan đến vụ án mạng chưa từng có ở Yên Bái và cả nước đang được đặt ra. Nguyên nhân vụ án chưa được sáng tỏ vì đang trong quá trình điều tra. Nhiều giả thuyết được đặt ra như thủ phạm bị tâm thần, công tác bổ nhiệm, bố trí cán bộ, công tác sáp nhập Chi cục Kiểm lâm và Chi cục Phát triển lâm nghiệp … đã bị phủ nhận thông qua câu trả lời báo giới của bà Phạm Thị Thanh Trà, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái trong buổi họp báo vào chiều cùng ngày. Đánh giá của bà Trà về nghi phạm là “trước đây vốn là người rất hiền lành, luôn cố gắng hoàn thành tốt công việc, nhiệm vụ được giao, trong đối nhân xử thế không có vấn đề gì”. Được biết, ông Minh có nhân thân tốt, là con rể của nguyên Bí thư Tỉnh ủy Yên Bái, vợ Minh là Tỉnh ủy viên, Chủ tịch Hội phụ nữ Yên Bái. Tuy nhiên, em trai Minh là Đỗ Phú Giang năm 2011 phạm tội giết người, bị Tòa án tuyên phạt 20 năm tù giam, hiện đang thụ án. Trong buổi họp báo, phóng viên các báo đặt ra nhiều câu hỏi như: hung thủ có để lại thư tuyệt mệnh không, nguyên nhân vụ án có liên quan đến tình ái, công việc làm ăn hay không, nhưng theo ông Đặng Trần Chiêu, giám đốc công an tỉnh Yên Bái, vì đang trong quá trình điều tra nên chưa thể kết luận điều gì. Hy vọng rằng đơn vị điều tra độc lập của Bộ Công an vào cuộc để làm sáng tỏ nguyên nhân vụ án thật khách quan, chính xác, trấn an dư luận, ổn định tình hình an ninh, trật tự của địa phương. Mọi việc đều có nguyên nhân của nó, lý do gì chưa thể biết nhưng chắc chắn xuất phát từ mâu thuẫn nào đó, có thể là mâu thuẫn về quyền lợi kinh tế, chính trị hay về danh dự. Theo tâm lý học, nghi phạm nếu không bị tâm thần, mắc chứng trầm cảm, bị xúi giục, kích động, dùng chất kích thích thì khi giết người rồi tự sát, chắc hẳn đang bị ức chế, bế tắc vấn đề gì đó trong cuộc sống. Việc sát hại lãnh đạo của nghi phạm rõ ràng có sự chuẩn bị từ trước, mâu thuẫn xảy ra án mạng không phải đột xuất mà đã nảy sinh từ trước, âm ỉ rồi bộc phát, bùng nổ khi vượt qua ngưỡng kiềm chế. Tất nhiên, bất luận vì lý do gì thì hành vi giải quyết mâu thuẫn bằng bạo lực, giết người đều đáng bị xã hội lên án, phản đối. Có thể nói thêm, tâm lý nghi phạm là rất cực đoan, lạm quyền (trong sử dụng súng), manh động, liều lĩnh, bất chấp, coi “cái tôi” của mình rất lớn. Ai là hung thủ gây ra cái chết cho 3 người? Có đồng phạm hay không? Có tổ chức hay không? Phát súng “tự sát” của ông Minh dấu vết đến từ phía sau? Có nghi phạm nào khác hay không ? Ông Minh chính là thủ phạm hay nghi phạm, khi chưa có quyết định của quan tòa? Những bài báo đưa tin đầu tiên bị gỡ xuống (thay vì đính chính), nguyên nhân phần đông người đọc có thái độ “vô cảm”, “hả hê” ? Chiều 18/8, tại cuộc họp báo, lãnh đạo tỉnh Yên Bái tuyên bố không khởi tố vụ án, vì nghi phạm và nạn nhân đều đã chết, nhưng đến 23 giờ khuya cùng ngày thì tuyên bố khởi tố vụ án để tìm động cơ gây án, Có nhân chứng nhìn thấy sự việc hay không? Có camera ghi hình hay không? Vật chứng thu được tại hiện trường là gì? Tin nhắn, email, điện thoại, facebook, thư tuyệt mệnh, nếu có, được thu thập và làm rõ? … Đó là những câu hỏi mà dư luận đang đặt ra hiện chưa có lời giải đáp. Trên đây tất cả chỉ là “có thể”, nghĩa là suy đoán, vì ta không thể suy diễn, “làm thay” công an điều tra được. Nhưng một điều có thể khẳng định là, công tác bảo vệ an ninh của Tỉnh ủy Yên Bái quá lỏng lẻo. Việc ông Đỗ Cường Minh (không phải là người làm việc thường xuyên tại trụ sở Tỉnh ủy) mang súng trong người vào cổng tỉnh ủy mà không bị công an canh gác phát hiện. Sau đó ông Minh sang Văn phòng tỉnh ủy để xin phép lên gặp ông Cường tại phòng làm việc, vẫn không bị phát hiện mang súng thì còn khả dĩ. Nhưng tiếp đó ông Minh đến phòng Bí thư Tỉnh ủy để bắn ông Cường mấy phát đạn rồi đóng cửa phòng, sang phòng Trưởng ban Tổ chức Tỉnh ủy (cách phòng Bí thư Tỉnh ủy đến 150 m) bắn ông Tuấn nhiều phát nữa, vẫn không bị phát hiện, trước khi ông Minh được tin là “tự sát”. Súng của sát thủ là súng K59, không giảm thanh, bắn đến 8 viên đạn, lực lượng an ninh của Tỉnh ủy Yên Bái đang trong giờ làm việc (khoảng 7h45’ sáng), chắc chắn không phải chỉ một người, có hệ thống camera theo dõi, thế mà không ai phát hiện là điều không thể chấp nhận. Vấn đề quản lý súng, quản lý việc sử dụng súng của cán bộ cũng rất đáng bàn. Đây không phải là vụ án đầu tiên có liên quan đến việc cán bộ thi hành công vụ dùng súng giết người. Trước đây, từng có nhiều vụ tương tự, có thể kể ra hàng loạt như: Ngày 20/10/2013, Võ Minh Tuấn (quê huyện Can Lộc, Hà Tĩnh), cán bộ kế toán tại Lâm trường Trường Sơn, đã dùng súng AK giết chết người yêu. Ngày 17/8/2015, Đoàn Văn Tam, nguyên cán bộ Hạt Kiểm lâm huyện An Minh, tỉnh Kiên Giang, do mâu thuẫn về tiền bạc, đã dùng súng truy sát người tình. Ngày 23/8/2015, Lê Văn Hùng, cán bộ Phân trại số 2, trại giam Nghĩa An (Quảng Trị) đã dùng súng bắn chết lãnh đạo là ông Trần Đức Hùng (Phó trưởng Phân trại số 2) do mâu thuẫn trong công việc. Ngày 29/6/2016, Nguyễn Văn Tùng, cán bộ của Trại giam Đồng Vải (Quảng Ninh) dùng súng bắn bạn gái rồi tự sát. Ngày 30/6/2016, một cảnh sát giao thông tỉnh Tuyên Quang trong khi thi hành công vụ đã dùng súng bắn đạn cao su bắn vào đầu một thanh niên gây trọng thương. Súng của người thi hành công vụ lẽ ra chỉ được sử dụng khi thật cần thiết để đối phó với kẻ nguy hại cho xã hội, ngăn chặn cái ác, bảo vệ người chính nghĩa yếu thế đang bị kẻ xấu đe dọa tính mạng, thế nhưng mỗi khi nó bị người có quyền lực lạm dụng thì hậu quả thật khôn lường. Vấn đề quản lý súng, quản lý việc sử dụng súng trước hết bắt nguồn từ việc quản lý, sử dụng con người. Bão đang đe dọa Bắc Bộ. Tai họa ập đến không chỉ trên trời mà còn ở bên trong con người. “Cơn bão Yên Bái” để lại một tiền lệ xấu về chính trị, an ninh ở Việt Nam. Trên mạng facebook, nhân vụ này có người comment rằng: “Tại phiên họp thường kỳ tháng 7 của Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nói: ‘Ta đã bắn chỉ thiên quá nhiều, không trúng ai cả, bây giờ phải bắn có địa chỉ, không thế nói xong là xong việc’”. Đúng là vụ này đã “bắn có địa chỉ”. Một số facebooker, blogger khác thì nhắc đến đoạn văn cuối truyện Chí Phèo của Nam Cao: “Cả làng Vũ Ðại nhao lên. Họ bàn tán rất nhiều về vụ án không ngờ ấy. Có nhiều kẻ mừng thầm. Không thiếu kẻ mừng ra mặt. Có người nói xa xôi: “Trời có mắt đấy, anh em ạ!”. Người khác thì nói toạc ra: “Thằng nào chứ hai thằng ấy chết thì không ai tiếc! Rõ thật bọn chúng nó giết nhau, nào có phải cần đến tay người khác đâu”. Mừng nhất là bọn hào lý ở trong làng. Họ tuôn đến hỏi thăm, nhưng chính là để nhìn lý Cường bằng những con mắt thỏa mãn và khiêu khích. Ðội Tảo, không cần kín đáo, nói toang toang ngay ngoài chợ, trước mặt bao người: “Thằng bố chết, thằng con lớp này không khỏi người ta cho ăn bùn”. Ai chả hiểu “người ta” đó là chính ông. Bọn đàn em thì bàn nhỏ: “Thằng mọt già ấy chết, anh mình nên ăn mừng”. Những người biết điều thì hay ngờ vực, họ chép miệng nói: “Tre già măng mọc, thằng ấy chết, còn thằng khác, chúng mình cũng chẳng lợi tí gì đâu…”. Mù Cang Chải (VOA)
  13. Sáng ngày 18/8/2016, khi miền Bắc đang chuẩn bị đối phó với cơn bão Thần Sét thì cả nước bất ngờ bị một cơn bão khác gây chấn động, nhức nhối dư luận xã hội - “cơn bão lòng” ở Yên Bái. Vụ Bí thư Tỉnh ủy Phạm Duy Cường và Chủ tịch HĐND tỉnh kiêm Trưởng ban Tổ chức Tỉnh ủy Ngô Ngọc Tuấn đã bị bắn chết làm rúng động dư luận cả nước. Hậu quả là 2 cán bộ đứng đầu tỉnh Yên Bái tử vong. Nghi phạm không ai xa lạ mà chính là ông Đỗ Cường Minh, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm tỉnh Yên Bái, là cán bộ cấp dưới, đồng chí của hai nạn nhân. Mặc dù nghi phạm chính của vụ án đã chết, nhưng cơ quan điều tra vẫn khởi tố vụ án để tiếp tục điều tra và làm rõ những diễn biến phát sinh. Hàng loạt câu hỏi liên quan đến vụ án mạng chưa từng có ở Yên Bái và cả nước đang được đặt ra. Nguyên nhân vụ án chưa được sáng tỏ vì đang trong quá trình điều tra. Nhiều giả thuyết được đặt ra như thủ phạm bị tâm thần, công tác bổ nhiệm, bố trí cán bộ, công tác sáp nhập Chi cục Kiểm lâm và Chi cục Phát triển lâm nghiệp ... đã bị phủ nhận thông qua câu trả lời báo giới của bà Phạm Thị Thanh Trà, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái trong buổi họp báo vào chiều cùng ngày. Đánh giá của bà Trà về nghi phạm là “trước đây vốn là người rất hiền lành, luôn cố gắng hoàn thành tốt công việc, nhiệm vụ được giao, trong đối nhân xử thế không có vấn đề gì”. Được biết, ông Minh có nhân thân tốt, là con rể của nguyên Bí thư Tỉnh ủy Yên Bái, vợ Minh là Tỉnh ủy viên, Chủ tịch Hội phụ nữ Yên Bái. Tuy nhiên, em trai Minh là Đỗ Phú Giang năm 2011 phạm tội giết người, bị Tòa án tuyên phạt 20 năm tù giam, hiện đang thụ án. Trong buổi họp báo, phóng viên các báo đặt ra nhiều câu hỏi như: hung thủ có để lại thư tuyệt mệnh không, nguyên nhân vụ án có liên quan đến tình ái, công việc làm ăn hay không, nhưng theo ông Đặng Trần Chiêu, giám đốc công an tỉnh Yên Bái, vì đang trong quá trình điều tra nên chưa thể kết luận điều gì. Hy vọng rằng đơn vị điều tra độc lập của Bộ Công an vào cuộc để làm sáng tỏ nguyên nhân vụ án thật khách quan, chính xác, trấn an dư luận, ổn định tình hình an ninh, trật tự của địa phương. Mọi việc đều có nguyên nhân của nó, lý do gì chưa thể biết nhưng chắc chắn xuất phát từ mâu thuẫn nào đó, có thể là mâu thuẫn về quyền lợi kinh tế, chính trị hay về danh dự. Theo tâm lý học, nghi phạm nếu không bị tâm thần, mắc chứng trầm cảm, bị xúi giục, kích động, dùng chất kích thích thì khi giết người rồi tự sát, chắc hẳn đang bị ức chế, bế tắc vấn đề gì đó trong cuộc sống. Việc sát hại lãnh đạo của nghi phạm rõ ràng có sự chuẩn bị từ trước, mâu thuẫn xảy ra án mạng không phải đột xuất mà đã nảy sinh từ trước, âm ỉ rồi bộc phát, bùng nổ khi vượt qua ngưỡng kiềm chế. Tất nhiên, bất luận vì lý do gì thì hành vi giải quyết mâu thuẫn bằng bạo lực, giết người đều đáng bị xã hội lên án, phản đối. Có thể nói thêm, tâm lý nghi phạm là rất cực đoan, lạm quyền (trong sử dụng súng), manh động, liều lĩnh, bất chấp, coi “cái tôi” của mình rất lớn. Ai là hung thủ gây ra cái chết cho 3 người? Có đồng phạm hay không? Có tổ chức hay không? Phát súng "tự sát" của ông Minh dấu vết đến từ phía sau? Có nghi phạm nào khác hay không ? Ông Minh chính là thủ phạm hay nghi phạm, khi chưa có quyết định của quan tòa? Những bài báo đưa tin đầu tiên bị gỡ xuống (thay vì đính chính), nguyên nhân phần đông người đọc có thái độ "vô cảm", "hả hê" ? Chiều 18/8, tại cuộc họp báo, lãnh đạo tỉnh Yên Bái tuyên bố không khởi tố vụ án, vì nghi phạm và nạn nhân đều đã chết, nhưng đến 23 giờ khuya cùng ngày thì tuyên bố khởi tố vụ án để tìm động cơ gây án, Có nhân chứng nhìn thấy sự việc hay không? Có camera ghi hình hay không? Vật chứng thu được tại hiện trường là gì? Tin nhắn, email, điện thoại, facebook, thư tuyệt mệnh, nếu có, được thu thập và làm rõ? ... Đó là những câu hỏi mà dư luận đang đặt ra hiện chưa có lời giải đáp. Trên đây tất cả chỉ là “có thể”, nghĩa là suy đoán, vì ta không thể suy diễn, “làm thay” công an điều tra được. Nhưng một điều có thể khẳng định là, công tác bảo vệ an ninh của Tỉnh ủy Yên Bái quá lỏng lẻo. Việc ông Đỗ Cường Minh (không phải là người làm việc thường xuyên tại trụ sở Tỉnh ủy) mang súng trong người vào cổng tỉnh ủy mà không bị công an canh gác phát hiện. Sau đó ông Minh sang Văn phòng tỉnh ủy để xin phép lên gặp ông Cường tại phòng làm việc, vẫn không bị phát hiện mang súng thì còn khả dĩ. Nhưng tiếp đó ông Minh đến phòng Bí thư Tỉnh ủy để bắn ông Cường mấy phát đạn rồi đóng cửa phòng, sang phòng Trưởng ban Tổ chức Tỉnh ủy (cách phòng Bí thư Tỉnh ủy đến 150 m) bắn ông Tuấn nhiều phát nữa, vẫn không bị phát hiện, trước khi ông Minh được tin là “tự sát”. Súng của sát thủ là súng K59, không giảm thanh, bắn đến 8 viên đạn, lực lượng an ninh của Tỉnh ủy Yên Bái đang trong giờ làm việc (khoảng 7h45’ sáng), chắc chắn không phải chỉ một người, có hệ thống camera theo dõi, thế mà không ai phát hiện là điều không thể chấp nhận. Vấn đề quản lý súng, quản lý việc sử dụng súng của cán bộ cũng rất đáng bàn. Đây không phải là vụ án đầu tiên có liên quan đến việc cán bộ thi hành công vụ dùng súng giết người. Trước đây, từng có nhiều vụ tương tự, có thể kể ra hàng loạt như: Ngày 20/10/2013, Võ Minh Tuấn (quê huyện Can Lộc, Hà Tĩnh), cán bộ kế toán tại Lâm trường Trường Sơn, đã dùng súng AK giết chết người yêu. Ngày 17/8/2015, Đoàn Văn Tam, nguyên cán bộ Hạt Kiểm lâm huyện An Minh, tỉnh Kiên Giang, do mâu thuẫn về tiền bạc, đã dùng súng truy sát người tình. Ngày 23/8/2015, Lê Văn Hùng, cán bộ Phân trại số 2, trại giam Nghĩa An (Quảng Trị) đã dùng súng bắn chết lãnh đạo là ông Trần Đức Hùng (Phó trưởng Phân trại số 2) do mâu thuẫn trong công việc. Ngày 29/6/2016, Nguyễn Văn Tùng, cán bộ của Trại giam Đồng Vải (Quảng Ninh) dùng súng bắn bạn gái rồi tự sát. Ngày 30/6/2016, một cảnh sát giao thông tỉnh Tuyên Quang trong khi thi hành công vụ đã dùng súng bắn đạn cao su bắn vào đầu một thanh niên gây trọng thương. Súng của người thi hành công vụ lẽ ra chỉ được sử dụng khi thật cần thiết để đối phó với kẻ nguy hại cho xã hội, ngăn chặn cái ác, bảo vệ người chính nghĩa yếu thế đang bị kẻ xấu đe dọa tính mạng, thế nhưng mỗi khi nó bị người có quyền lực lạm dụng thì hậu quả thật khôn lường. Vấn đề quản lý súng, quản lý việc sử dụng súng trước hết bắt nguồn từ việc quản lý, sử dụng con người. Bão đang đe dọa Bắc Bộ. Tai họa ập đến không chỉ trên trời mà còn ở bên trong con người. “Cơn bão Yên Bái” để lại một tiền lệ xấu về chính trị, an ninh ở Việt Nam. Trên mạng facebook, nhân vụ này có người comment rằng: “Tại phiên họp thường kỳ tháng 7 của Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nói: ‘Ta đã bắn chỉ thiên quá nhiều, không trúng ai cả, bây giờ phải bắn có địa chỉ, không thế nói xong là xong việc’”. Đúng là vụ này đã “bắn có địa chỉ”. Một số facebooker, blogger khác thì nhắc đến đoạn văn cuối truyện Chí Phèo của Nam Cao: “Cả làng Vũ Ðại nhao lên. Họ bàn tán rất nhiều về vụ án không ngờ ấy. Có nhiều kẻ mừng thầm. Không thiếu kẻ mừng ra mặt. Có người nói xa xôi: “Trời có mắt đấy, anh em ạ!”. Người khác thì nói toạc ra: “Thằng nào chứ hai thằng ấy chết thì không ai tiếc! Rõ thật bọn chúng nó giết nhau, nào có phải cần đến tay người khác đâu”. Mừng nhất là bọn hào lý ở trong làng. Họ tuôn đến hỏi thăm, nhưng chính là để nhìn lý Cường bằng những con mắt thỏa mãn và khiêu khích. Ðội Tảo, không cần kín đáo, nói toang toang ngay ngoài chợ, trước mặt bao người: “Thằng bố chết, thằng con lớp này không khỏi người ta cho ăn bùn”. Ai chả hiểu “người ta” đó là chính ông. Bọn đàn em thì bàn nhỏ: “Thằng mọt già ấy chết, anh mình nên ăn mừng”. Những người biết điều thì hay ngờ vực, họ chép miệng nói: “Tre già măng mọc, thằng ấy chết, còn thằng khác, chúng mình cũng chẳng lợi tí gì đâu...”. Mù Cang Chải * Các bài viết được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ. (VOA)
  14. Sau khi cấp tốc đóng hòm chôn ngay 3 cái xác lãnh đạo bị lãnh đạn tại Yên Bái, truyền thông lề đảng đã được chỉ thị phi tang chứng cứ thông tin có thể dẫn đến việc điều tra truy tìm thủ phạm thứ 4 trong vụ các đồng chí giết nhau vào sáng ngày 18.08.2016. Viên đạn “xuyên từ sau gáy ra trước” bắn vào Đỗ Cường Minh - Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm đã được cho quay 180 độ thành từ trước ra đằng sau bởi các nhà báo Kắt mạng cho... đúng quy trình. Sau khi án mạng xảy ra, ông Vàng À Sàng, Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Yên Bái cho biết“Riêng ông Đỗ Cường Minh bị một viên đạn xuyên từ sau gáy ra trước, nhập viện trong tình trạng tim ngừng đập.” Thông tin này được đăng tải bởi báo Tiền Phong và blogger Hoàng Trần của Danlambao đã dựa vào đó để đưa ra nghi vấn về một hung thủ thứ 4 đã bắn chết Đỗ Cường Minh, trong bài viết "Tình tiết đáng ngờ trong vụ thanh trừng đẫm máu tại Yên Bái" (1). Bài viết nguyên thuỷ đăng trên Tiền Phong vẫn còn nằm trong bộ nhớ của Google theo đường link này: http://webcache.googleusercontent.com/search?q=cache:E6TyrqtRVbsJ:m.tienphong.vn/phap-luat/bi-thu-chu-tich-hdnd-tinh-yen-bai-bi-ban-da-tu-vong-1040083.tpo+&cd=2&hl=en&ct=clnk&gl=th Câu “Riêng ông Đỗ Cường Minh bị một viên đạn xuyên từ sau gáy ra trước, nhập viện trong tình trạng tim ngừng đập.”trong bài viết trên đã biến mất và được thay thế bằng câu: "Riêng ông Đỗ Cường Minh bị một viên đạn vào đầu, nhập viện trong tình trạng tim ngừng đập." (2) Trong bài đã được chỉnh sửa theo ý đảng này, câu "Ông Vàng À Sàng, Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Yên Bái, cho biết nạn nhân Phạm Duy Cường và Ngô Ngọc Tuấn đều bị bắn 3 phát vào bụng, tử vong trước khi nhập viện." cũng đã bị các nhà báo kắt mạng cắt bỏ. Câu này phải bị... kắt mạng vì đó chính là thông tin làm lộ hàng trò lừa bịp của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc như đã phân tích trong bài "Nguyễn Xuân Phúc diễn kịch trên xác đồng chí vừa bị bắn chết" (3) Một bài báo khác trên trang Đất Việt chỉnh sửa "chính xác", rất rõ theo ý đảng hơn với câu: "Riêng ông Đỗ Cường Minh bị một viên đạn xuyên từ trước ra sau gáy". (4) Hành vi thay đổi thông tin để chôn giấu sự thật cho chúng ta thấy rõ vì sao một án mạng quan trọng như vậy mà cơ quan chức năng đã phải bối rối ngay từ đầu tuyên bố không điều tra và sau khi dư luận đặt vấn đề thì mới tuyên bố phải khởi tố vụ án để điều tra. Tuy nhiên, chưa kịp điều tra thì ngay lập tức 3 xác chết đã được cấp tốc đóng nắp quan tài để đem chôn đi những chứng cứ quan trọng nhất. Sự việc xảy ra vào 7h45 sáng ngày 18/8 thì "6 giờ chiều 18/8, thi thể nghi phạm Đỗ Cường Minh cũng đã được đưa về nhà chuẩn bị lo hậu sự"và tối cùng ngày cả 3 xác chết đều được... an toàn nằm trong quan tài đóng kín (5). Trước sự việc mập mờ, chứng cứ từ thông tin cho đến xác chết bị xoá chôn, cuộc "khởi tố và điều tra" sẽ đi vào hố đen sâu thẳm thì Công an Nhân dân đã làm quan toà, gọi ngay Đỗ Cường Minh là hung thủ (6): Nhưng cũng chính các bồi bút công an này lại nói đây là một... hung thủ hiền lành."Có thể do giây phút không làm chủ được bản thân nên có những suy nghĩ, biểu hiện cực đoan dẫn tới manh động như vậy". Trong cuộc họp báo chiều ngày 18/8, bà Phạm Thị Thanh Trà, Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái cũng nói rằng "trong cuộc sống ông Minh sống rất hòa đồng, là người hiền lành, luôn cố gắng hoàn thành nhiệm vụ được giao." (6) Con người hiền lành này, theo bà Trà - "Có thể do giây phút không làm chủ được bản thân nên có những suy nghĩ, biểu hiện cực đoan dẫn tới manh động như vậy". "Hung thủ hiền lành" đó trong trạng thái "không làm chủ được bản thân, biểu hiện cực đoan" đã (theo thông tin lề đảng) bắn 3 phát đạn vào đầu bí thư tỉnh uỷ Yên Bái. Cũng con người "hiền lành" nhưng "không làm chủ được bản thân" ấy đi bộ thêm 150 mét, cười chào hỏi với nhiều người trên đường đi, và sang phòng khác, bắn 3 phát đạn vào đầu chủ tịch hội đồng nhân dân. Và sau đó bắn vào đầu mình, chiều nào của viên đạn thì theo ý đảng lòng lang dạ sói. Cái chết của 3 kẻ nằm trong bộ máy cai trị độc tài đã làm cho người dân bị trị "hả hê". Đó là tâm lý bình thường. Vượt qua khỏi sự "hả hê" đó chúng ta thấy rõ thêm bản chất của những con người cộng sản "học tập, sống, chiến đấu theo gương Hồ Chí Minh". Họ không chỉ hèn với giặc ác với dân mà còn ác với nhau. Hoà tan trong cái ác đó là bản chất cực kỳ láo khoét. Họ là những tên sát nhân lừa đảo. Từ Yên Bái cho đến bãi biển Cửa Việt, từ 8 viên đạn bắn vào nhau cho đến 8 tên cộng sản cởi trần tắm biển (7) để xúi người dân chết dần chết mòn trong cái gọi là "Người dân Miền trung sẽ có cả thép, cả cá và cả một môi trường biển sạch, đẹp, an toàn", tất cả đều bộc lộ rõ bản chất lừa đảo và tàn bạo của những con người cộng sản Việt gian. Vũ Đông Hà ------------------- (1) http://danlambaovn.blogspot.com/2016/08/tinh-tiet-ang-ngo-trong-vu-thanh-trung.html (2) http://www.tienphong.vn/Phap-Luat/bi-thu-chu-tich-hdnd-tinh-yen-bai-bi-ban-da-tu-vong-1040083.tpo (3) http://danlambaovn.blogspot.com/2016/08/nguyen-xuan-phuc-dien-kich-tren-xac-ong.html (4) http://baodatviet.vn/chinh-tri-xa-hoi/tin-tuc-thoi-su/bi-thu-chu-tich-hdnd-yen-bai-bi-ban-da-tu-vong-3316701/ (5) http://soha.vn/hinh-anh-2-dam-tang-tren-cung-mot-con-pho-o-yen-bai-20160819115119697.htm (6) http://cand.com.vn/ANTT/Chan-dung-hung-thu-sat-hai-Bi-thu-Chu-tich-HDND-tinh-Yen-Bai-404741/ (7) http://danlambaovn.blogspot.com/2016/08/tran-hong-ha-bo-truong-bo-lua-ao-va-sat.html#more (Dân Làm Báo)
  15. Theo như báo chí nói Đỗ Cường Minh chết vì phát đạn xuyên qua sau gáy trổ ra đằng trước. Một lúc sau báo đưa tin Đỗ Cường Minh tự sát. Hãy khoan nói đến nguyên nhân vụ việc, giờ chúng ta chỉ nói Đỗ Cường Minh chết nhanh và chôn nhanh có lợi cho ai.? Giả sử đây là một vụ do mâu thuẫn ăn chia, phân quyền, chia chức dẫn đến Đỗ Cường Minh xách súng bắn chết hai đồng chí cấp trên của mình. Bắn chết hai đại ca rồi Đỗ Cường Minh thả súng giơ tay đầu hàng. Một cuộc điều tra sẽ được mở, Đỗ Cường Minh sẽ khai ra những uẩn ức của mình, một phiên toà được xử. Tất cả những gì bê bối trong hậu trường quan chức cộng sản Việt Nam được phơi bày trước bàn dân thiên hạ. Dư âm của vụ hạ sát giữa các đồng chí lãnh đạo cấp cao sẽ còn ngân dài đến cả hàng năm trời. Uy tín của Đảng sẽ như miếng rẻ rách trong con mắt quần chúng nhân dân. Nguyễn Phú Trọng sau khi giở mọi thủ đoạn và tiểu xảo học từ quan thầy Trung Cộng đã đoạt được quyền lực tuyệt đối là TBT khoá 12. Để che đậy thủ đoạn của mình, Trọng đã ca ngợi hội nghị thành công %, một lớp lãnh đạo mới đoàn kết, kết quả đại hội là tinh thần gắn bó, đoàn kết ABC. Mọi thứ phải tốt đẹp trong nội bộ như vậy thì mới chứng tỏ kết quả bầu cho Nguyễn Phú Trọng là xứng đáng. Nếu bầu mà trong nội bộ rối ren, không thống nhất thì kết quả bầu ấy chả có nghĩa gì. Bởi thế Trọng vờ phải hân hoan thông báo % đại biểu đại hội khoá 12 đã bầu ông ta làm TBT. Bây giờ thì pằng, pằng... tiếng súng vang lên ở Yên Bái. Nói tượng trưng là vậy chứ chưa ai nghe thấy tiếng súng ở trong uỷ ban tỉnh, một nơi đông người, bảo vệ nghiêm ngặt và đầy râỹ camera. Chết cả ba, câu chuyện bùng lên rồi sẽ chìm xuống. Một vụ án do thần kinh có vấn đề. Uy tín của đảng Trọng bị sứt mẻ tí chút. Nhưng như nói trên, nếu Đỗ Cường Minh còn sống và kết quả điều tra không phải Minh bị tâm thần, mà do những mâu thuẫn ăn chia với nhau. Đảng của Trọng sẽ khốn đốn thế nào. Thế nên nhìn ra, Đỗ Cường Minh chết nhanh lại còn có lợi cho Đảng của Trọng. Chúng ta nên nhớ, Đỗ Cường Minh vẫn còn sống sau khi đưa vào bệnh viện. Ngay trong sáng hôm đó Nguyễn Xuân Phúc được lệnh của Trọng đã có mặt tại Yên Bái rất nhanh. Sau khi Phúc thăm Minh về thì bác sĩ tuyên bố Minh không thế cứu nổi, giao xác ngay cho người nhà chiều hôm ấy để lo hậu sự. Bác sĩ bệnh viên đa khoa Yên Bái cho biết, hai lãnh đạo cao cấp Tuấn và Cường đã chết trước khi vào bệnh viện. Chỉ còn Minh đang thoi thóp. Chắc hẳn Trọng và bè đảng của mình trong BCT nhận tin ấy, đã quyết đoán ngay rằng Minh phải chết ngay lập tức. Những cái đầu trong bộ chính trị như Quang, Tô Lâm, Huynh , Chính đều đủ kinh nghiệm và độ lạnh để nhận thức việc Minh cần chết sớm sẽ có lợi cho Đảng thế nào. Bởi ba trong số họ từ ngành công an mà lên. Hai tên còn lại là Trọng, Huynh từ ngành tuyên giáo , báo chí mà ra. Trong vụ này Phúc Hói một lần nữa cho thấy chỉ là một tên đầu sai, chứa bã đậu trong óc nhưng thích háo danh được ngoi lên nhờ lòng cung cúc bảo gì nghe nấy. Phúc trên cương vị thủ tướng đã có mặt ngay tại Yên Bái để chỉ đạo việc chấm dứt mạng sống của Minh. Chỉ có cương vị như Phúc lúc đó xuất hiện ra lệnh mới khiến được bác sĩ bệnh viên đa khoa Yên Bái chấm dứt cứu chữa cho Minh và trả xác cho gia đình nhanh chóng. Hàng lô câu hỏi như hiện trường bắn, tư thế bắn, đường đạn đi thế nào tất cả sẽ được tái tạo dàn dựng sau này, nếu như cần thiết. Vì sao nói Phúc Hói nhận lệnh của Trọng.? Bởi Phúc đến Yên Bái và chỉ thị cho phó bí thư Yên Bái Dương Văn Thống lên làm bí thư thay thế ngay trong ngày xảy ra án mạng. Bổ nhiệm ngay bí thư tỉnh không phải làm quyền hạn của thủ tướng, nó phải có sự đồng ý của Tổng Bí Thư và Trưởng Ban Tổ Chức Trung Ương. Ở trong việc bổ nhiệm này, Phúc chắc hẳn đã được Trọng chỉ đạo trước khi đi lên Yên Bái. Và nếu thế thì việc chấm dứt nhanh mạng sống của Đỗ Cường Minh để dẹp yên nhanh chóng dư luận, không để hậu quả tai tiếng kéo dài cũng được Trọng tính đến khi giao phó cho Phúc đi. Bài viết này chỉ luận việc Đỗ Cường Minh chết, chết nhanh, chôn nhanh là có lợi cho ai. Công an Yên Bái xác định ông Minh tự sát ở phòng ông Tuấn. Công an Yên Bái xác định ông Minh đã bắn ông Cường trước, vì ông Minh tự sát ở phòng ông Tuấn. http://news.zing.vn/ban-bi-thu-yen-bai-xong-ong-minh-con-chao-hoi-can-bo-khac-post674776.html Nhưng một bài báo khác dẫn lời ông Chiêu giám đốc công an tỉnh Yên Bái thì trong mỗi phòng của ông Tuấn và Cường có 4 vỏ đạn. Tại hiện trường, ở mỗi phòng xảy ra án mạng có 4 vỏ viên đạn. Phòng làm việc của ông Cường cách phòng ông Ngô Ngọc Tuấn hơn 150m, cửa đóng kín. http://us.24h.com.vn/tin-tuc-trong-ngay/vi-sao-do-cuong-minh-mang-duoc-sung-vao-tinh-uy-yen-bai-c46a812637.html Báo Vnxperss đưa lời ông giám đốc bệnh viện. '' Ông Vàng Ả Sàng, Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Yên Bái, cho biết Bí thư Tỉnh ủy Phạm Duy Cường và Chủ tịch HĐND Ngô Ngọc Tuấn đều bị bắn 3 phát vào bụng và ngực, tử vong trước khi nhập viện.'' Phải chăng ông Minh đã bắt trượt hay bắn cảnh cáo phát đầu tiên ở phòng ông Cường, vậy viên đạn đó găm đi đâu.? Tất cả là 8 vỏ đạn, ông Cường và ông Tuấn lĩnh 3 phát, ông Minh lĩnh một phát. Còn một phát găm ở đâu, vì sao lại trượt ở khoảng cách rất gần trong phòng làm việc. ? Ông Minh không phải quân nhân, không phải kiểm lâm nòi. Thế nhưng ông lanh lùng toan tính như một tay cao bồi thực thụ. Từ lúc bắn ông Cường xong đi thản nhiên chào hỏi mọi người đến 150 mét, rồi sang phòng ông Tuấn bắn ba phát vào người ông Tuấn. Sau đó cẩn thận kê súng vào gáy mình, một cách lựa không phải là dễ dàng để kết liễu đời mình. Rất khó để một con người chưa giết ai bao giờ, nhất là dùng súng có thể hành động như thế. Sở dĩ có thêm phần nghi vấn sau phần Đỗ Cường Minh chết nhanh, chôn nhanh có lợi cho ai. Là vì đảng của Trọng muốn Minh chết nhanh để dẹp yên dư luận, không gây tiếng xấu cho đảng. Nên càng phải bàn thêm các nghi vấn ở vụ này, để Nguyễn Phú Trọng hiểu rằng việc dẹp dư luận không hề dễ dàng tí nào. Bạn nào có nghi vấn gì thêm hãy đưa ra để dư luận bàn. Đó cũng là một cách đòi minh bạch sự thật mà đảng cộng sản Việt Nam rất e ngại. Bùi Thanh Hiếu (Blog Người Buôn Gió)
  16. Hội nghị công bố biển Miền Trung đã sạch. Ảnh: Xuân Long ĐỒNG HÀ, QUẢNG TRỊ (CTM Media) - Sáng hôm 22 Tháng Tám, 2016, tại Thành Phố Đồng Hà, Tỉnh Quảng Trị đã tổ chức một hội nghị để công bố biển 4 tỉnh Miền Trung đã sạch dưới sự chủ trì của Bộ Trưởng TN-MT Trần Hồng Hà. Ông Hà nói rằng ngay sau khi hiện tượng cá chết ở 4 tinh Miền Trung xảy ra, Bộ MT-TN đã huy động một lực lượng lớn để quan trắc môi trường biển, và đã có kết quả khách quan, toàn diện. Về phía chuyên gia thì Giáo Sư Mai Trọng Nhuận lên đọc báo cáo rồi công bố hai kết luận, một của nhóm nghiên cứu thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội và một của Bộ Y Tế về tình trạng môi trường biển. Cả hai kết luận đó đều cho rằng nước biển Miền Trung đã đạt quy chuẩn để tắm và nuôi thủy sản. Theo như phát biểu của ông Bộ Trưởng Trần Hồng Hà thì cho đến nay các hoạt động của Bộ TN-MT là quan trắc môi trường biển, nghĩa là chỉ theo dõi chứ chưa có hoạt động làm sạch biển thì không thể nào vùng biển 4 tỉnh Miền Trung bị nhiễm độc tự nó làm sạch được trong thời gian mấy tháng. Vùng biển Minamata ở Tỉnh Kumamoto bị nhiễm độc, chính quyền Nhật ra sức làm sạch vùng biển đó thế mà phải mất 40 năm mới dám tuyên bố đã làm sạch biển. Trong suốt thời gian đó không một ngư dân Nhật nào được đánh bắt cá ở vùng biển Minamata. Theo các nhà hoạt động xã hội thì chẳng ai tin vào những gì mà nhà nước CSVN công bố, hay nói cách khác là họ công bố điều gì thì phải hiểu ngược lại. Một sự bất tín, vạn sự bất tin. Những phát ngôn vô liêm sỉ, vô trách nhiệm và giết người sẽ còn tiếp tục đến bao giờ? Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà (thứ 3 từ trái sang) cùng thứ trưởng Võ Tuấn Nhân (bìa trái) tắm biển Cửa Việt. Ảnh: Quang Hà. Ngày hôm qua, 22/8/2016, báo chí truyền thông trong nước loan tin rộng rãi với hình ảnh ông Bộ Trưởng Tài Nguyên và Môi Trường Trần Hồng Hà cùng nhiều lãnh đạo CSVN khác đã xuống tắm biển và ăn hải sản (dĩ nhiên với mục đích cho rằng hải sản đánh bắt tại đây đã an toàn để tiêu thụ) ở bãi biển Cửa Việt, huyện Gio Linh, Quảng Trị, nơi các đây 4 tháng đã nổ ra vụ cá chết hàng loạt và môi trường bị hủy hoại. Truyền thông dẫn lời ông Trần Hồng Hà phát biểu như sau với VnExpress “Đến thời điểm này, thấy biển đẹp không, tắm biển thích không? Các nhà khoa học nói biển miền Trung an toàn. Việc thực hiện nghiên cứu rất bài bản, có nhiều phản biện. Tại sao mình không tắm biển”. Được biết là vào buổi sáng cùng ngày, ông Bộ Trưởng Trần Hồng Hà đã chủ tọa một hội nghị để công bố tình hình nước biển ở 4 tỉnh Miền Trung. Ông Hà cho biết là theo “hội đồng khoa học” thì nước biển Miền Trung đã “đạt chuẩn cho hoạt động bơi lội, nuôi trồng thủy sản, và riêng cá biển đã an toàn hay chưa thì chỉ còn chờ thêm nghiên cứu từ Bộ Y Tế”. Cách đây 3 tháng, sau khi vụ cá chết nổ ra, các quan chức CSVN đã có hành động vừa vô liêm sỉ, vừa vô trách nhiệm, vừa giết người là trong khi một đàng họ tiếp tục giấu diếm không công bố các kết quả nghiên cứu về lý do và tình trạng nước biển bị nhiễm độc, đàng khác một nhóm cán bộ da trắng bụng mỡ kéo nhau xuống biển tắm và đứng ăn (cái mà họ gọi là) thủy sản đánh bắt tại chỗ. Vào thời điểm đó, ai cũng biết là nước biển đang bị nhiễm độc rất trầm trọng mà bằng chứng cụ thể là đã có ngư dân bị mất mạng và nhiều người khác, vì bất cẩn cũng như vì sinh kế phải liều mạng xuống nước bắt cá, đã bị nhiễm độc gây thương tích trên cơ thể. Trong hoàn cảnh đó, đem trưng bày và phổ biến rộng rãi những hình ảnh quan chức tắm biển với mục tiêu đánh lừa để trấn an dư luận bất kể hậu quả là có thể có người tin theo và mang họa thì không chỉ là vô liêm sỉ, vô trách nhiệm mà còn là giết người nữa. Các quan chức CSVN (vì phải nhắm mắt cắn răng làm theo lệnh trên đưa xuống) có thể đã được chuyên viên ý tế bảo đảm dặn dò rằng chỉ cần xuống nhúng người qua loa để dàn cảnh chụp hình rồi sau đó lên tắm rửa bôi thuốc thì chắc chắn nước biển không đủ độc để hại các quan, chứ o ép quá thì không chừng đã có biến cố Quảng Trị trước cả biến cố Yên Bái! Những thứ mà các quan gắp ăn để chụp hình biểu diễn và bảo là đánh bắt tại chỗ thì đương nhiên phải là hải sản tốt lành do đầu bếp chọn lọc không chừng phải đến từ nước ngoài để bảo đảm. Phổ biến những hình ảnh này với cùng mục đánh lừa dư luận cũng lại là một hành động vô liêm sỉ, vô trách nhiệm và giết người vì sẽ khiến cho những người dân vùng đó hoặc khờ dại tin theo, hoặc vì khó khăn sinh kế phải đành làm liều ăn thử, có thể mất mạng vì lời gian dối của các quan. Lãnh đạo thay phiên nhau tắm biển và ăn hải sản để khẳng định biển và hải sản an toàn trở lại. Đó là chuyện cách đây vài tháng. Ngày hôm nay, mới chỉ 4 tháng sau khi sự việc nổ ra, và cho tới giờ phút này, trong khi nhà nước CSVN nói chung, và Bộ Tài Nguyên và Môi Trường của ông Trần Hồng Hà nói riêng, chưa hề làm bất cứ việc gì trong hướng cải tạo môi trường bị nhiễm độc, thì chính ông Hà và các quan chức của Ông lại tái diễn trò hề vô liêm sỉ, vô trách nhiệm và giết người mà các ông ấy đã làm cách đây vài tháng. Không ai là không biết câu chuyện ô nhiễm vùng biển Minamata bên nước Nhật, với tầm mức rất nhỏ so với tai họa hiện nay tại miền Trung nước ta, khiến nước Nhật, với kỹ thuật tân tiến vượt bực, đã phải mất hơn 40 năm mới tạm đưa được vùng biển này trở lại tình trạng an toàn. Trong khi đó, vấn nạn của nuớc ta lớn hơn gấp bội, nhà nước CSVN không làm gì cả mà ông Bộ Trưởng Tài Nguyên và Môi Trường công khai tuyên bố là nước biển đã sạch trở lại và hải sản đã an toàn để ăn vào bụng, thì quả thực là một phép lạ mà người điên cũng không thể tin được. Ông Hà nói ông ta dựa trên kết quả nghiên cứu của ”hội đồng khoa học”. Cái hội đồng khoa học mà ông Hà nói đến là cái hội đồng ma nào, gồm những ai thì không ai biết. Những người nằm trong cái hội đồng khoa học ma đó người dân Việt muốn biết tên để mai này đem ra xét xử hình sự, phải chịu trách nhiệm cho những cái chết của ngư dân Việt Nam. Bộ Trưởng Tài Nguyên và Môi Trường chính là bộ phận trách nhiệm về tài nguyên và môi trường của cả nước. Ông Trần Hồng Hà, cùng các quan tham đồng loã, vì tham nhũng, ăn hối lộ, trong những năm qua đã thông đồng với Formosa, lén lút cho doanh nghiệp với thành tích tệ hại nhất hành tinh này tàn phá đất nước Việt Nam, gây ra thảm họa to lớn khủng khiếp khiến nhiều người đã mất mạng, hàng bao nhiêu triệu người mất nghề mất nghiệp, và hậu quả tàn khốc còn kéo dài nhiều thập niên trước mặt. Tội của ông Trần Hồng Hà và các quan chức đồng phạm là tội hình sự! Trong suốt thời gian qua nhiều cuộc biểu tình đã diễn ra ở trong và ngoài nước đòi hỏi ông Trần Hồng Hà phải bị sa thải và bị xử phạt hình sự, nhưng nhà nước CSVN vẫn không hề đáp ứng. Họ, với cả hệ thống tham nhũng, vẫn để cho ông Hà tiếp tục có những phát ngôn vô liêm sỉ, vô trách nhiệm và giết người như nói ở trên. Nhìn những thân thể béo tròn, bụng phệ, da trắng nhởn mỡ màng của các quan tham Bộ Tài Nguyên và Môi Trường, tiêu biểu cho cả hệ thống tham nhũng của Đảng Cộng Sản Việt Nam hiện nay, đứng tắm biển và phát ngôn lếu láo chết người trên thân xác của những ngư dân hốc hác tiều tụy vì hậu quả của việc làm của họ, người ta phải khó khăn lắm mới dằn được lòng để máu nóng không bốc lên đầu vì tức giận. Người Việt thường nói “cuộc đời có vay thì có trả”! Đảng Cộng Sản Việt Nam đã nợ người dân Việt Nam rất nhiều! Hoàng Trường (CTM)
  17. Bộ Tài Nguyên-Môi Trường CSVN mở một cuộc họp ở thị trấn Ðông Hà, tỉnh Quảng Trị tuyên bố rằng nước biển miền Trung đã “sạch, đẹp, an toàn” và dân lại còn “có cả thép” nữa. Giáo dân giáo xứ Quý Hòa, Hà Tĩnh, biểu tình sáng 21 tháng 8, 2016, đa số là ngư dân chịu ảnh hưởng nặng nề nhất sau vụ thảm họa môi trường. (Hình: GNsP) “Người dân miền trung sẽ có cả thép, cả cá và cả một môi trường biển sạch, đẹp, an toàn.” Ông Trần Hồng Hà, bộ trưởng Tài Nguyên-Môi Trường của Việt Nam cả quyết như thế tại “Hội nghị báo cáo kết quả đánh giá hiện trạng môi trường biển từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên Huế,” tổ chức buổi sáng ngày 22 tháng 8, 2016. Tham gia hội nghị, ngoài các quan chức của Bộ TN&MT, còn có giới chức của “Viện Hàn Lâm Khoa Học Việt Nam, các nhà khoa học trong, ngoài nước và đại diện các địa phương chịu thiệt hại trong vụ Formosa xả thải.” Cho đến nay, chưa có dấu hiệu gì đời sống người dân hồi sinh trên một dọc biển dài hơn 200 km từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên Huế. Tàu thuyền phơi nắng trên bãi, hàng quán đìu hiu, du khách chẳng thấy. Có nhiều người nhìn thấy cái đói trước mặt đã bỏ xứ mà đi, theo nhiều bài viết gần đây. Theo các bản tin tường thuật rất dài của tất cả các báo ở trong nước, không thấy có một vấn đề xã hội tức hệ quả của vụ biển bị đầu độc được được thông báo giúp dân giải quyết ngoài những lời kêu ca của một số quan chức đầu tỉnh. Chỉ thấy Bộ TN-MT đưa một vài ông giáo sư đại học tới loan báo tóm tắt một ít kết quả khảo sát tại một số vùng biển với những nhận xét là biển miền Trung đang có dấu hiệu hồi sinh. Tại hội nghị nói trên, tờ Người Ðưa Tin thuật lời ông Giáo Sư Tiến sĩ Mai Trọng Nhuận – Ðại Học Quốc Gia Hà Nội, thay mặt nhóm tác giả nghiên cứu trình bày báo cáo kết quả hiện trạng môi trường biển tại 4 tỉnh từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên-Huế rằng, “Kết quả phân tích môi trường biển từ Hà Tĩnh đến Quảng Bình cũng như nghiên cứu các mẫu lấy từ 19 bãi biển trong khu vực cho thông số kết quả quan trắc đều nằm trong quy định tiêu chuẩn môi trường (chuẩn Việt Nam) cho phép.” Báo Người Ðưa Tin thuật tiếp lời của ông Nhuận là “tuy nhiên, một số khu vực cách bờ 1.5km có dòng xoáy cục bộ, trong đó có cảng Sơn Dương (Hà Tĩnh), phía Ðông bãi biển Nhật Lệ (Quảng Bình), hòn Sơn Chà (Huế) khả năng phân tán các chất trong nước kém hơn, đồng thời khả năng tích lũy độc tố trong trầm tích cao hơn cần tiếp tục được theo dõi, giám sát chặt chẽ. Như vậy, 16 bãi biển còn lại đã đảm bảo an toàn. So sánh mức độ giữa các địa phương, các nhà khoa học cho rằng, môi trường biển Quảng Trị và Thừa Thiên-Huế có lượng phenol, xyanua thấp hơn Quảng Bình, Hà Tĩnh.” Tờ Người Ðưa Tin thuật lời ông Nhuận cả quyết, “Các thông số đặc trưng môi trường biển, trầm tích biển ở phần lớn các khu vực đã nằm trong giới hạn cho phép, đạt quy chuẩn đối vùng bãi tắm, thể thao dưới nước và nuôi trồng thủy sản, bảo tồn thủy sinh.” Cá biển miền Trung chết dạt trắng bờ suốt một dọc từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên Huế từ đầu tháng 4 2016 do nhà máy gang thép xả chất thải dộc hại ra biển. Người dân tại Việt Nam ở các vùng biển bị ảnh hưởng và cả Sài Gòn, Hà Nội đã biểu tình nhiều ngày đòi đuổi Formosa ra khỏi Việt Nam và phải có các biện pháp phục hồi sự sống cho biển. Trước sự phẫn nộ của quần chúng, nhà cầm quyền trung ương chậm chạp quy tụ “7 bộ, ngành cùng các viện nghiên cứu, 100 nhà khoa học trong và ngoài nước vào cuộc tìm hiểu nguyên nhân.” Sau gần 2 tháng mới kết luận được nguyên nhân làm cá chết, sau hơn 4 tháng mới có thông tin về việc biển 4 tỉnh miền Trung đã an toàn hay chưa. Trên các trang mạng xã hội đã không thiếu những lời nghi ngờ sự thành thật, vì dân vì nước của những kẻ cầm đầu guồng máy đảng và nhà nước. Trong cuộc họp kể trên, người ta thấy ông Ðỗ Hữu Tuấn, phó cục trưởng Cục An Toàn Thực Phẩm , Bộ Y Tế, trình bày báo cáo về chất lượng an toàn đối với thủy sản, hải sản tại 4 tỉnh miền Trung. Tuy nhiên, ông Tuấn nói “hiện chưa có kết quả chính xác đánh giá độ an toàn thủy sản.” Trên tờ Tuổi Trẻ có một phóng ảnh chụp lại một phần báo cáo của Bộ Y Tế Hà Nội về mức độ an toàn của hải sản tại khu vực. Người ta dọc thấy báo cáo viết khá mơ hồ là “hàm lượng một số chất ô nhiễm trong hải sản giảm dần theo thời gian…” Tức là các hóa chất độc hại vẫn còn đó, ăn chưa được, chỉ không nói thẳng. Ðời sống hàng triệu người dân miền Trung bị ảnh hưởng vì biển bị đầu độc đang đối diện với một tương lai bất định. Hồi tháng 4 vừa qua, sau khi cá biển chết hàng loạt tại 4 tỉnh miền Trung, nhiều quan chức và lãnh đạo các tỉnh như Hà Tĩnh, Quảng Bình, Ðà Nẵng,… đã xuống tắm biển, ăn cá nhằm trấn an dân chúng rằng biển vẫn sạch và an toàn, nhưng sau đó cá tiếp tục chết và biển tiếp tục bị đầu độc. Truyền thông xã hội ở Việt Nam gọi việc làm này của các quan chức là lừa dối người dân. Trong khi người đứng đầu Bộ TN&MT khẳng định biển “đã sạch” thì dân chúng địa phương ở Nghệ An và Hà Tĩnh tiếp tục tuần hành phản đối đòi đuổi Formosa cút khỏi Việt Nam. Hôm Chủ Nhật, 21 tháng 8, 2016 vừa qua, khoảng 1,000 giáo dân giáo xứ Phú Yên, tỉnh Nghệ An và 500 giáo dân giáo xứ Quý Hòa, thuộc giáo hạt Kỳ Anh, giáo Phận Vinh, xuống đường biểu tình yêu cầu nhà cầm quyền bồi thường và lo lắng cho cuộc sống của bà con sau vụ thảm họa ô nhiễm môi trường biển. Theo tường thuật của trang mạng Tin Mừng Cho Người Nghèo, giáo dân giáo xứ Quý Hòa đa số là bà con ngư dân bám biển và là một trong những nơi chịu ảnh hưởng nặng nề nhất sau vụ thảm họa môi trường. Giáo xứ Quý Hòa, thuộc xã Kỳ Hà, huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh, cách khu công nghiệp Formosa khoảng vài cây số. “Bà con ngư dân nơi đây cũng cho biết, bà con đã mất hết ngư nghiệp, đi đánh bắt cá về không ai mua, làm muối cũng không có nơi tiêu thụ, nhà cầm quyền không một hỏi thăm, hay hỗ trợ hoặc chuyển đổi nghề nghiệp cho bà con.” “Cuộc sống của bà con ngư dân giáo xứ Quý Hòa nói riêng, đặc biệt bà con ngư dân miền Trung nói chung đang rơi vào đói nghèo, bế tắc và thất học.” (Người Việt)
  18. Chắc phải đau xót, tiếc nuối, cảm thương Phạm Duy Cường, Ngô Ngọc Tuấn ghê gớm lắm nên trong tứ trụ triều đình, ba người đã lâm bệnh… thụt lưỡi, đêm quên ăn, ngày quên ngủ, thần thái dật dờ nơi thượng giới, biệt tăm, biệt tích, không thể thốt thành lời chia buồn với nạn nhân. Vụ án mạng vào khoảng 8 giờ sáng ngày 18.08.2016 tại trụ sở ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái đã làm chấn động cả nước với 3 người chết, hai nạn nhân và người thứ ba được kết luận là thủ phạm – theo cuộc điều tra cực kỳ nhanh chóng và hiệu quả của công an Việt Nam. Nếu ba người chết trong án mạng nói trên là dân đen thì chắc chắn “chuyện chẳng có gì mà ầm ĩ”. Nội cái chuyện giao thông ở VN không thôi, hằng ngày có ít nhất vài chục người gặp tai nạn chết, chẳng ai quan tâm, lo lắng, tỏ lòng thương hại, ngay cả một cái chép miệng, một tiếng than tội nghiệp cũng không, ngoại trừ thân nhân, bạn bè người quá cố. Tuy nhiên vụ án mạng này, 3 người chết là 3 quan chức (thứ dữ) vua biết mặt, chúa biết tên, cho nên nó mới gây ồn ào, náo nhiệt khắp nơi, nhất là trên cộng đồng mạng “lề trái”. Cố gắng bịt hai tai, che hai mắt để khỏi nghe, đọc những lời bình luận hả hê, hớn hở, hân hoan, hồ hởi của những kẻ không biết xót thương đồng loại, không nhỏ một giọt nước mắt, không một lời ai điếu cho kẻ ra đi, không một lời từ biệt, phân ly – những lời bình luận mà nhà “đạo đức học” kiêm ký (tên) giả Khánh Nguyên trên báo điện tử VTC News đã dạy dỗ, mắng mỏ là không có lương tri… để thông cảm với niềm đau tột cùng, sự mất mát vô cùng lớn lao của đảng CSVN, nhưng vẫn không được nên đành phải tát nước theo mưa, bàn thêm (ngoài lề) về hậu quả của vụ án mạng. Bí thư tỉnh ủy Phạm Duy Cường là đảng viên trung ương, cao cấp trong hàng ngũ lãnh đạo, đang sống chuyển sang từ trần, Ngô Ngọc Tuấn là chủ tịch hội đồng nhân dân tỉnh Yên Bái, từ giã cõi đời, ra đi không lời chia tay, nhưng Nguyễn Phú Trọng – Tổng bí thư ĐCSVN, Nguyễn Thị Kim Ngân – Chủ tịch quốc hội, Trần Đại Quang – Chủ tịch nước, không thấy lên tiếng hay xuất hiện trước công chúng, báo chí, truyền thông. Chắc phải đau xót, tiếc nuối, cảm thương Phạm Duy Cường, Ngô Ngọc Tuấn ghê gớm lắm nên trong tứ trụ triều đình, ba người đã lâm bệnh… thụt lưỡi, đêm quên ăn, ngày quên ngủ, thần thái dật dờ nơi thượng giới, biệt tăm, biệt tích, không thể thốt thành lời chia buồn với nạn nhân. Chỉ có Nguyễn Xuân Phúc xuất hiện vào khoảng 11 giờ sáng tại bệnh viện đa khoa Yên Bái, phòng cấp cứu, mấy tiếng đồng hồ sau khi án mạng xảy ra, chắc để học hỏi phương pháp hồi sinh người đã chết hoặc kiểm soát lại lần chót, có đúng là các “đồng chí” của mình đã thật sự ra đi chưa? Tình nghĩa đồng chí thắm thiết đến thế là cùng, không thể thắm thiết hơn. Cũng có giả thuyết cho rằng tứ trụ triều đình lạnh cẳng nên không ai dám xuất hiện trong đám tang của Ngô Ngọc Tuấn, Phạm Duy Cường, cũng không gửi vòng hoa phân ưu hay cho thuộc hạ đại diện ghi sổ tang. Được gọi là lễ tang cao cấp do chính phủ tổ chức, nhưng chỉ có các đoàn đại biểu và cấp bộ trưởng như bộ trưởng bộ công an Tô Lâm, Nguyễn Chí Dũng bộ trưởng bộ kế hoạch, đầu tư…tham dự. Suy nghĩ sâu xa, giả thuyết này hợp lý hơn cả. Bởi nếu chịu khó so sánh các chi tiết, những tuyên bố, trả lời phỏng vấn của Đặng Trần Chiêu, giám đốc công an Yên Bái, với tiết lộ của Vàng À Sàng giám, đốc bệnh viện đa khoa Yên Bái, sẽ thấy ngay sự mờ ám, vô lý, khuất tất trong kết luận điều tra của công an Yên Bái. Phạm Duy Cường bị bắn ba viên đạn hay 4 viên? Nếu là 3 viên tại sao lại có 4 vỏ đạn, còn nếu là 4 viên thì viên thứ tư bắn vào đâu? Có tìm được đầu đạn thứ tư không? Trong khoảng cách gần 3-4 m đối diện nhau trong phòng, khó lòng bắn trật. Hơn nữa viên đạn Đỗ Cường Minh tự bắn vào đầu, trổ từ phía sau ót ra phía trước mặt cũng không thể giải thích được. Tang lễ được tổ chức tại nhà ông Phạm Duy Cường, Bí thư Tỉnh ủy Yên Bái. Ảnh: báo NLĐ. Chính sự khác biệt này làm nẩy sinh dư luận, nghi ngờ rằng Đỗ Cường Minh (có thể) không phải là thủ phạm bắn chết Ngô Ngọc Tuấn, Phạm Duy Cường, mà là một nhân vật thần bí, ngay chính tứ trụ triều đình cũng không biết là ai. Biết đâu là một sát thủ, theo lệnh của Nguyễn Tấn Dũng, dùng trò khủng bố thuộc hạ Nguyễn Phú Trong để trả thù vụ Trịnh Xuân Thanh, Vũ Huy Hoàng, đồng thời răn đe những kẻ đang có mưu toan tấn công các công ty của Nguyễn Thanh Phượng? Người cộng sản là chúa nghi ngờ và cũng cực kỳ gian ác, nham hiểm. Giữa các đồng chí họat động chung nhiều năm, sống chết có nhau vẫn tiềm ẩn những thủ đoạn, những âm mưu thâm độc, sẵn sàng hãm hại, tiêu diệt nhau khi bất đồng quan điểm, đường lối, chính sách hay vì tranh giành địa vị, chức vụ, quyền lực. Có thể nói không sợ sai lầm rằng, nội bộ đảng CSVN hiện đang rất hoang mang, rúng động vì án mạng tại Yên Bái. Đã tới lúc những kẻ quen ăn trên, ngồi trước, đè đầu, cưỡi cổ, khinh bỉ, chà đạp người dân bắt đầu biết run sợ. Tuy nhiên, nỗi lo sợ đó không phải xuất phát từ người dân mà từ chính trong nội bộ, nỗi lo vì sợ các “đồng chí” của mình hãm hại, thanh toán mới kinh hoàng, mới làm cho những tên đầu sỏ như Nguyễn Phú Trọng, Nguyễn Xuân Phúc, Trần Đại Quang, Nguyễn Thị Kim Ngân… ăn không ngon, ngủ không yên. Chính nỗi lo sợ đó đã khiến Tô Lâm cho hàng trăm công an bảo vệ đám tang của Phạm Duy Cường, Ngô Ngọc Tuấn, phóng viên vào tác nghiệp cũng bị kiểm tra, lục soát kỹ lưỡng. Bài viết đăng trên báo 24h: “Vụ 2 lãnh đạo Yên Bái bị bắn: Hai đám tang trên một con phố”, có đoạn: “Không khí nơi đây khác biệt bởi ngoài công tác chuẩn bị tang lễ tại 2 gia đình nói trên, hàng trăm cán bộ công an đứng phong tỏa hiện trường và bảo vệ an ninh khu vực. Mọi công tác tác nghiệp của phóng viên đều được kiểm soát chặt chẽ”. Sợ cũng phải. Không tăng cường an ninh, không lục soát, khám xét phóng viên vào làm việc, chụp ảnh, viết phóng sự… khi các quan chức như Tô Lâm đến viếng, trao vòng hoa chia buồn, đột ngột xuất hiện chi cục phó kiểm lâm X 35, tỉnh YZ nào đó, “đoàng” thêm đồng chí Tô Lâm và một vài đồng chí lãnh đạo khác, lũ dân ngu khu đen cả nước lại có dịp vỗ tay cười hỉ hả với nhau thì mất mặt đảng ta quá. Bà Tòng Thị Phóng, phó chủ tịch quốc hội đã đề nghị thêm một số chức vụ lãnh đạo cần phải được bảo vệ đặc biệt. Sau vụ án mạng tại Yên Bái, sắp tới, người dân có thể sẽ phải è cổ ra đóng thêm tiền thuế “bảo vệ yếu nhân” cho các quan chức nhà sản cấp tỉnh ủy. Cũng tốt thôi! Để các đồng chí lãnh đạo yên tâm phục vụ đất nước, phục vụ nhân dân tỉnh nhà. Biết sợ là một chuyện, biết ăn năn, sám hối hay không lại là chuyện khác. Từ biết sợ chuyển sang biết sám hối là một bước rất dài, nhất là khi người ta có lòng tham quá độ, tài sản, tiền bạc quá nhiều. Thạch Đạt Lang (Ba Sàm)
  19. Ngày 18 tháng 8 năm 2016 tại văn phòng tỉnh uỷ tỉnh Yên Bái, chi cục trưởng kiểm lâm Đỗ Cường Minh đã dùng súng ngắn k59 của Nga bắn chết bí thư tỉnh uỷ Phạm Duy Cường và chủ tỉnh hội đồng nhân dân kiêm trưởng ban tổ chức tỉnh uỷ Ngô Ngọc Tuấn. Lúc ban đầu tin cho biết hai người bị bắn tại hội trường, nhưng sau đó tin cải chính hai ông Cường và Tuấn bị bắn chết tại phòng làm việc. Sự việc được cho là diễn ra lúc 7 giờ 45 phút trước cuộc họp của hội đồng nhân dân tỉnh Yên Bái họp bàn về điều động nhân sự. Trong vụ họp báo buổi chiều cùng ngày, ông thiếu tướng , giám đốc công an tỉnh Yên Bái ông Đặng Trần Chiêu tuyên bố vì hung thủ đã chết, nên không khởi tố vụ án. http://thethaovanhoa.vn/xa-hoi/chu-tich-tinh-yen-bai-noi-ve-dong-co-vu-no-sung-n20160818164235675.htm Nhưng chỉ một lúc sau, nhận chỉ thị từ Bộ Chính Trị, ông Đặng Trần Chiêu lại tuyên bố sẽ khởi tố vụ án, lý do ông đưa ra đây là vụ việc phức tạp, còn có nhiều liên quan. http://vietnamnet.vn/vn/phap-luat/ho-so-vu-an/322022/khoi-to-vu-ban-chet-bi-thu-chu-tich-hdnd-yen-bai.html Hầu hết các báo lúc đầu đều đưa tin hai ông Cường và Tuấn bị bắn trọng thương, bệnh viện nỗ lực cứu chữa. Một tấm hình cho biết ngay khi nghe tin xảy ra vụ việc, thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã lên Yên Bái để thăm bệnh tình hai nạn nhân. http://thethaovanhoa.vn/xa-hoi/thu-tuong-nguyen-xuan-phuc-tham-cac-nan-nhan-vu-no-sung-yen-bai-n20160818142747778.htm Ông Vàng A Sảng giám đốc bệnh viện đa khoa Yên Bái cho báo Vnexpress biết hai ông Cường và Tuấn mỗi ông bị bắn ba phát vào ngực và bụng, tử vong trước khi nhập viện. Vậy khi thủ tướng Phúc đến thăm hai ông Cường và Tuấn, là thăm xác chết.? Bài trên báo Thể Thao Văn Hoá còn nói rõ ông Phúc đến bệnh viên thăm và chỉ đạo các bác sĩ nỗ lực cứu chữa hết mình. Các báo đều thống nhất đưa tin ông Minh bắn 8 phát súng chia đều cho hai ông Cường, Tuấn mỗi ông 4 viên. Vậy như lời ông Sảng nói, còn 2 viên đạn đã bắn đi đâu.? http://vnexpress.net/tin-tuc/phap-luat/bi-thu-va-chu-tich-hdnd-tinh-yen-bai-bi-ban-chet-nghi-pham-tu-sat-3454458.html Thông tin đáng chú ý nhất là đông cơ của việc giết hai quan chức đầu tỉnh này của Đỗ Cường Minh lại được VTV tức truyền hình nhà nước VN nói rằng ông Minh bị thần kinh. Nhưng tại sao một người thần kinh lại lặng lẽ đi vào từng phòng những người cấp trên trực tiếp, có quyền quyết định về chức vụ của mình để lặng lẽ bắn hạ từng người một. Trước phiên họp sẽ công bố quyết định thuyên chuyển nhân sự và cắt giảm nhân sự. Tại sao ông Minh không bắn ai khác mà lại chỉ bắn đúng hai người sắp thông báo quyết định nhân sự có liên quan đến ông ta như vậy.? Một chi tiết nữa được các báo đưa lên rồi hạ xuống, đó là việc ông Minh bị một phát đạn bắn đằng sau gáy xuyên ra đằng trước, bài báo Tiền Phong chỉ mô tả đường đi viên đạn . Chi tiết này sau đó được diễn giải bằng việc ông Minh tự sát bắn vào đầu mình. Từ đằng sau gáy, một tư thế bắn tự sát thật khó tin. Ông Đỗ Cường Minh ngay hồi đầu năm 2016 có trả lời phỏng vấn truyền hình Yên Bái về tình trạng bảo vệ rừng, ông nói lưu loát, không cần nhìn bất kỳ giấy tờ, văn bản nào. Bố vợ ông Minh từng là bí thư tỉnh Yên Bái, vợ ông cũng là một quan chức cấp cao trong tỉnh. Bà phó bí thư tỉnh Yên Bái Phạm Thị Thanh Trà thông tin cho dư luận biết rằng ông Minh là người hiền lành, hoà đồng, luôn hoàn thành tố nhiệm vụ, được tín nhiệm giới thiệu tiếp tục giữ chức vụ hiện nay. Nhưng nếu ông Minh không bất đồng về việc chuyển nhân sự, thì tại sao ông phải bắn hai người có quyền thuyên chyển trước buổi họp ra quyết định như vậy.? Rõ ràng mâu thuẫn của ông Minh với ông Cường Bí Thư và ông Tuấn tổ chức là tại việc thuyên chuyển, cắt giảm nhân sự theo nghị quyết 39 của tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng. Nguyên nhân chính của sự việc nằm ở đây. Nghị quyết 39 dưới chiêu bài tinh giảm biên chế, nhưng thực ra là sát nhập một số cơ quan vào với nhau, qua đó để tăng cường sự quản lý của Đảng. Nói nôm na, đây là chiêu trò để tăng quyền lực vào tay Đảng , tức các bí thư và cao nhất là tổng bí thư. Một thủ đoạn khéo léo để thâu tóm quyền lực êm ái của Nguyễn Phú Trọng. Khi thực thị nghị quyết này, những nhân sự nào kháng cự lại sự tập quyền của đảng sẽ bị thanh trừng dưới mỹ từ là tinh giảm biên chế. Vụ thảm sát cán bộ cấp cao Yên Bái đã giáng một đòn rất nặng vào toan tính duy trì chế độ Đảng uỷ tập quyền mà cụ thể là quyền lực vào tay bí thư của Nguyễn Phú Trọng. Là người có bằng giáo sư xây dựng Đảng và đang tiến hành công cuộc xây dựng Đảng. Nguyễn Phú Trọng hẳn nhiên phải là người chiụ trách nhiệm nhiều nhất trong vụ việc này. Bởi tính giáo điều, không nhìn nhận thực tế là cán bộ đảng viên các cấp coi nhau như kẻ thù, như chính bản thân ông ta coi đối thủ chính trị từng là đồng chí của mình như kẻ thù. Nhìn lại những cái chết của Phạm Quý Ngọ, Nguyễn Bá Thanh trước kia và của Phạm Duy Cường, Ngô Ngọc Tuấn ngày hôm nay đều có nguyên nhân là từ những quyết định xây dựng Đảng CSVN của tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng mà ra. Đằng sau sát thủ Đỗ Cường Minh, còn một sát thủ nữa là Nguyễn Phú Trọng. Một khi mâu thuẫn về nhân sự căng thẳng đến mức các quan chức đầu tỉnh hạ sát nhau như vậy, ai cũng có thể thấy rằng chính trường Việt Nam trong tương lai tới đây sẽ còn nhiều biến động. Bùi Thanh Hiếu (Blog Người Buôn Gió)
  20. Sân bay Tân Sơn Nhất đang đi vào “vận rủi” của nó. Sau khi bị một nhóm tin tặc mà người ta nghi là có bàn tay Trung cộng hack màn hình sân bay vào tháng 7/2016, những ngày gần đây đường băng sân bay này lại trở nên quá tải, nhiều máy bay phải bay vòng vòng trên trời 30 phút, thậm chí đến cả giờ đồng hồ mới được hạ cánh. Ảnh giaoduc.net.vn Một lần nữa, nhu cầu mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất được “đảng ta” đặt ra một cách đầy quyết liệt, trong bối cảnh dự án sân bay Long Thành còn lâu mới được khởi công do chưa tìm ra “tiền đâu” . Hiện nay, những sân bay hiện đại có công suất thiết kế cỡ nhất nhì châu Á 80 triệu khách/năm (nay đang khai thác 45 triệu/năm) là Check Lap Kok của Hongkong cũng chỉ rộng hơn sân bay Tân Sơn Nhất 50 ha (Check Lap Kok 1,200 ha, Tân Sơn Nhất 1,150 ha). Để đáp ứng sản lượng 60 triệu khách/ năm trở lên, sân bay Tân Sơn Nhất phải có hai đường băng song song cách nhau hơn 1,200 m theo tiêu chuẩn ICAO (hiện nay hai đường băng sân bay Tân Sơn Nhất cách cách nhau 250 không thể khai thác cùng lúc). Thế nhưng một nhà báo có thâm niên làm việc trong ngành hàng không Việt Nam là Nguyễn Đình Ấm (Hà Nội) đã nói thẳng rằng dù diện tích đủ để thiết lập một sân bay khổng lồ với hơn 3,000 ha thời VNCH, nhưng do từ sau 1975 sân bay Tân Sơn Nhất bị lấn chiếm diện tích méo mó (nơi mà đại gia nhóm lợi ích quân đội lấy cớ chiếm đoạt làm sân golf, nhà hàng, khách sạn, chung cư), việc làm hai đường băng cách nhau cả km với diện tích hiện tại là khó. Từ nhiều năm qua, một số cá nhân đã bất chấp luật pháp lấy 157 ha đất vàng để làm sân golf, nhà hàng, khách sạn kinh doanh kiếm lời riêng. Vậy những cá nhân đó là ai? Câu trả lời mà ai cũng biết: Nhóm lợi ích quân sự. Dù đất trống trong sân bay vẫn còn, nhưng một bàn tay đen đúa nào đó vẫn quyết cắt 157 ha đất vàng trong sân bay cho tập đoàn Him Lam làm sân golf, mặc cho sân bay này bị tắc nghẽn nghiêm trọng. Được biết, dự án sân golf trong sân bay bận rộn nhất Việt Nam do Tập đoàn Him Lam của ông Dương Công Minh làm chủ đầu tư. Tập đoàn nổi tiếng với loạt scandan như: xây không phép sân tập golf và nhà hàng Him Lam; tự ý lấn chiếm hành lang sông Sài Gòn, xây vượt tầng trái phép; coi thường pháp luật, ngang nhiên cưỡng đoạt tài sản của DN khác; lọt danh sách đen cưỡng chế nợ của Bộ Tài Chính với số tiền nợ lên tới 34,8 tỷ đồng…. Nổi tiếng với những bê bối tày đình như thế nhưng không hiểu sao tập đoàn này vẫn được bảo kê để lập lãnh địa riêng trên 157 ha đất trong sân bay. Thậm chí chủ tập đoàn này còn nhẫn tâm đầu độc người dân thành phố bằng 200 tấn thuốc trừ sâu đổ xuống sân golf Tân Sơn Nhất mỗi năm nhưng vẫn không bị truy cứu trách nhiệm? Cũng phải kể đến một nhân vật có máu mặt khác - Đại tá Phùng Quang Hải - “chủ” một doanh nghiệp lớn trong quân đội mà được biết đã chiếm được rất nhiều khu đất vàng ở nhiều địa phương trên toàn quốc,trong đó có đất ở sân bay Tân Sơn Nhất. Tuy nhiên sau vụ “tướng Thanh đi Pháp chữa bệnh” vào tháng 6/2015 và từ đó Phùng Quang Thanh gần như “mất tích” trên bàn cờ chính trị, nghe nói số phận của Đại tá Phùng Quang Hải cũng không khả quan hơn. Còn có đồn đoán rằng ông Hải đang phải chịu một chế độ quản thúc nào đó hoặc đã bị bắt. Tuy nhiên dù ông Hải “không còn nữa”, lợi ích nhóm quân sự vẫn là một bí mật kinh khủng và là một thách thức khủng khiếp đối với chính quyền dân sự. Từ tháng 10/ 2015 đến nay, cuộc bàn bạc giữa phía quân sự với đại diện nhà chức trách dân sự về việc dùng đất quân sự để mở rộng Tân Sơn Nhất đã qua 7 phiên bàn nhưng vấn chưa đi tới đâu. Hiển nhiên, chiến dịch được coi là “chống tham nhũng” của Tổng bí thư Trọng sẽ mất điểm nghiêm trọng nếu không trấn dẹp được nhóm lợi ích quân sự ở khu vực sân bay Tân Sơn Nhất. Lê Dung (SBTN)
  21. Sự kiện đồng chí Chi cục trưởng kiểm lâm tỉnh Yên Bái ra tay sát hại 2 quan chức đầu tỉnh đang làm thiên hạ rúng động. Lòng người ngổn ngang, ly tán. Các lãnh đạo cao nhất của các địa phương trốn biệt, cáo lão về quê, hay giả bệnh không chịu đi họp nếu trong cuộc họp có mặt đồng chí trưởng Kiểm Lâm. Hàng chục tỉnh thành có kiểm lâm đều rơi vào tình trạng nguy hiểm chết lâm sàng này. Nhưng phải làm sao để tránh xảy ra tình trạng Yên Bái tiếp diễn, khi sáng ra mở cửa thì thấy lù lù một tên Kiểm Lâm đứng đó với một cáy súng thì tiêu ma hết cả Đảng lẫn Chính Quyền. Mâu thuẫn trong nội bộ là đặc trưng không thể tách rời, ý chí chiến đấu để loại trừ nhau trong Đảng chính là sự thăng tiến hữu cơ của Đảng ta. Các đảng viên, càng to càng thanh toán nhau, giết nhau để tranh quyền đoạt vị chính là sức mạnh vô địch của Đảng ta. Kiểm Lâm là cái chi chi. Bọn đó nửa người nửa ngợm, nửa CS nửa lưu manh giang hồ, nên hành vi bất ngờ, khó đỡ. Chúng lại có đồng đảng là bọn lâm tặc, nhiều tiền lắm của vì bán gỗ. Hai lực lượng ấy mà kết hợp lại tấn công Đảng thì bỏ mẹ, chạy đi đâu cho thoát. Cứ tưởng tượng vào một ngày đẹp trời, bọn Kiểm lâm súng cầm tay tràn vào Hà Nội. Bọn lâm tặc theo sau, cưa, cưa xích và máy chém gầm vang. Bọn Liên Quân ấy lê máy chém đi khắp thủ đô tìm lãnh đạo xử tử. Đảng của chúng ta sợ không kịp vãi đái ra quần, chạy mô cho thoát. Kinh khủng quá. Nhớ khi xưa, vị lãnh tụ kính yêu của giai cấp vô sản Vladimir Ilick Lenin đã từng sáng suốt nhận định rằng, CNXH chỉ có thể sụp đổ bởi bọn có chữ Kiểm, như Kiểm Lâm, Kiểm Ngư, Kiểm Toán, Kiểm Điểm..v..v.. Thôi, tránh voi chẳng xấu. Giờ là thời của bọn kiêu binh Kiểm Lâm rồi. Thuận theo Trời thì sống, nghịch là chểt không kịp ngáp. "Hãy cho chúng vào nước Chúa để chúng không chống lại Chúa" Do vậy, BCT đã quyết định kiện toàn bộ máy, đưa lực lượng Kiểm Lâm vào làm nòng cốt của Đảng, làm thanh gươm và lá chắn của Đảng. Lực lượng Kiểm Lâm được cơ cấu lãnh đạo thay cho bộ ba CA, AN và Quỗc Phòng, để bộ ba này đi chỗ khác chơi. Ngoài ra có những chỉ thị cho toàn thể đảng viên như : - Phục tùng các đồng chí Kiểm Lâm vô điều kiện. Không được làm các đồng chí ấy buồn hay bực mình mà gặp nạn súng nổ đầu rơi. - Không quan hệ tình ái ngoài luồng với vợ các đồng chí thuộc ngành Kiểm Lâm. Ngành khác thì được chứ Kiểm Lâm thì đừng. - Nhà nào có con gái quen người của Kiểm Lâm thì cho chúng lấy nhau khẩn cấp; không để lâu gây họa. Phải giữ Đảng như giữ con ngươi của mắt mình. Không giữ được nhiều thì ít, giữ được bao nhiêu hay bấy nhiêu. Thôi thì có cũng hơn không Có chút lông còn hơn trọc lốc.. Sống chiến đấu, lao động và học tập theo gương Kiểm Lâm vĩ đại ! Mai Tú Ân(FB Mai Tú Ân)
  22. Tại hội nghị về cải cách hành chính sáng ngày 17/8/2016, thủ tướng CSVN Nguyễn Xuân Phúc đã đề cập chuyện đoàn xe tháp tùng ông đi vào đường cấm ở phố cổ Hội An vừa qua, và nhận khuyết điểm này có trách nhiệm của thủ tướng. Ông Phúc còn thiếu rất nhiều lời xin lỗi khác. (Hình: Thanh Niên) Ông Phúc giải thích thêm là khi ông đi bộ vào khu phố đi bộ cả cây số, ô tô đi phía sau đi vào đường cấm, ông không biết nhưng vẫn nghiêm khắc nhìn nhận: “Ở đây phải thấy rằng trách nhiệm của thủ tướng trong việc quán xuyến đoàn công tác chưa tốt. Và thủ tướng phải xin lỗi người dân, mong người dân thông cảm”. Có thể ghi nhận rằng, đã rất lâu rồi mới có một quan chức cao cấp thể hiện lời xin lỗi một cách công khai, liên quan trực tiếp đến một việc và phần hành trách nhiệm cụ thể của mình. Trước lời xin lỗi của ông Phúc, đã có khá nhiều lời xin lỗi khác của giới quan chức. Nhưng tuyệt đại đa số đều chung chung, và liên quan đến nhiều vấn đề chứ không thuộc một hành vi trách nhiệm của mình. Trào lưu “xin lỗi” có thể đã khởi động từ năm 2011, khi tân chính phủ của thủ tướng CSVN nhiệm kỳ 2 Nguyễn Tấn Dũng cố gắng tạo nên một gương mặt hoa mỹ trước bàn dân thiên hạ. Thỉnh thoảng, người ta lại thấy Thủ tướng Dũng ra trước Quốc hội để xin lỗi về một nhiệm vụ tổng quát nào đó, chẳng hạn như trách nhiệm điều hành kinh tế - xã hội. Cũng thỉnh thoảng, vài ba bộ trưởng bắt chước Thủ tướng Dũng để “xin lỗi”. Tuy vậy sau nhiều lần lặp đi lặp lại, báo chí nhà nước và giới chuyên gia đã phải sốt ruột: “Xin lỗi nhưng rồi làm gì nữa?”. Thực ra đã chẳng làm gì cả! Nhiều lời xin lỗi đã được phát ra như một thứ một mị dân chính trị. Còn sau đó mọi việc vẫn như cũ và ngày càng tệ hơn. Sau vụ đoàn xe công của thủ tướng Phúc lừ lừ tiến vào đường chỉ dành cho người đi bộ ở Phố cổ Hội An, dư luận xã hội đã phản ứng và chỉ trích sôi động thói quan quyền và coi thường văn hóa của giới quan chức. Nhưng vài tờ báo nhà nước đã cố gắng lấp liếm khi cho rằng xe công đi vào đường cấm là do “được ưu tiên”, và thủ tướng Phúc đã xuống đi bộ chứ không ngồi trên đoàn xe công ấy. Cũng rất ít dư luận cho rằng ông Phúc sẽ đưa ra một lời xin lỗi công khai như ông đã làm vào ngày 17/8 vừa qua. Với lời xin lỗi công khai và liên quan cụ thể đến trách nhiệm của mình về vụ xe công và đường cấm Hội An, đây là lần đầu tiên kể từ khi nhậm chức thủ tướng, ông Nguyễn Xuân Phúc đã làm một hành động can đảm và có tính liêm sỉ. Ít ra điều này cũng tạo nên sự khác biệt đáng kể với đời thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, bị coi là “phá chưa từng có” trước đó; và một phần lớn giới quan chức trung – cao hiện thời không còn biết liêm sỉ là gì. Câu hỏi còn lại được dành cho Thủ tướng Phúc là: một khi đã xin lỗi việc xe công vào đường cấm, đến bao giờ Thủ tướng Phúc sẽ nhân danh chính phủ để đưa ra lời xin lỗi chính thức về vụ “cá chết Formosa”, lời giải thích về nguồn cơn của con số 500 triệu USD bồi thường của Formosa. Và trên hết, là công khai một kế hoạch cụ thể của chính phủ về hàng loạt việc cần phải làm như bồi thường thỏa đáng cho ngư dân bị thiệt hại, truy tố giới lãnh đạo Formosa Hà Tĩnh và những quan chức Việt Nam có liên quan về công tác điều hành quản lý. Ông còn phải thay mặt cho cả bộ công an xin lỗi những người biểu tình đã bị công an và “côn đồ” đánh đập tàn tệ, chỉ vì dám xuống đường hô hào bảo vệ môi trường biển… Chỉ làm được thế, ông Phúc mới bắt đầu cho dân thấy “chính phủ kiến tạo” của ông không chỉ là một khái niệm thùng rỗng. Lê Dung (SBTN)
  23. Khi nhận xét mục đích cuộc chiến vừa qua, Lê Duẩn, bí thư thứ nhất đảng Lao Động, tiền thân của đảng Cộng Sản Việt Nam (CSVN) ngày nay, đã nói ngắn gọn: “Ta đánh Mỹ là đánh cho Liên Xô, đánh cho Trung Quốc...” Câu nói nầy được nhà văn Vũ Thư Hiên ghi lại trong sách Đêm giữa ban ngày (Hồi ký chính trị của một người không làm chính trị), Nxb. Văn Nghệ, California, 1997, tr. 422, phần chú thích. Sau đó, Nguyễn Mạnh Cầm, ngoại trưởng CSVN từ 1991 đến 2000, tiết lộ trong bài phỏng vấn của đài BBC ngày 24-1-2013 nhan đề là “Một lần lầm lỡ thời cơ mất cả trăm năm”. Nguyễn Mạnh Cầm nhắc lại lời Lê Duẩn hơi khác: “Ta đánh là đánh cả cho Trung Quốc, cho Liên Xô.” Đây chỉ là lời Lê Duẩn nói mà không viết thành văn bản, nên hai người trên đây thuật lại có phần khác nhau đôi chút. Hoặc sự khác biệt nầy do Lê Duẩn nói hai lần khác nhau, từ ngữ khác nhau, nên nghe khác nhau, nhưng đại ý chung không khác nhau. Lê Duẩn, người gốc tỉnh Quảng Trị, học đến năm nhất niên bậc trung học (tức lớp 6 ngày nay) thì bỏ học, xin đi làm công nhân sở Hỏa xa Đà Nẵng, rồi ra làm sở Hỏa xa Hà Nội. Tại đây, Lê Duẩn gia nhập đảng Cộng Sản Đông Dương (CSĐD), bị bắt đày ra Côn Đảo hai lần. Sau khi CS cướp chính quyền năm 1945, Lê Duẩn được thả ra và được CS cử làm Xứ ủy Nam bộ năm 1946. Ngày 20-1-1951, Hồ Chí Minh ra lệnh giải tán Xứ uỷ Nam bộ và thay bằng Trung ương cục miền Nam, cũng do Lê Duẩn đứng đầu. Trong khi đó, do những khó khăn khi mới cướp được chính quyền, Hồ Chí Minh tuyên bố giải tán đảng CSĐD ngày 11-11-1945 để hòa giải với các đảng phái và tổ chức chính trị khác. Sau đó, do lệnh của Stalin, Hồ Chí Minh triệu tập Đại hội lần thứ hai đảng CSĐD tại xã Vinh Quang, huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang từ 11 đến 19-2-1951, tuyên bố đảng CSĐD ra hoạt động công khai trở lại và chia thành 3 đảng riêng biệt của ba nước Việt Nam, Lào và Miên. Đảng CS Việt Nam từ nay lấy tên là đảng Lao Động. Danh xưng nầy cũng do Stalin đặt. (Nguyễn Văn Trấn, Viết cho Mẹ và Quốc hội, California, Nxb. Văn Nghệ, 1995, tr. 149.) Trong dịp nầy, đảng Lao Động thành lập Bộ chính trị đầu tiên gồm có 7 người là: Hồ Chí Minh (chủ tịch đảng LĐ), Trường Chinh (tổng bí thư), Lê Duẩn, Hoàng Quốc Việt, Võ Nguyên Giáp, Phạm Văn Đồng, Nguyễn Chí Thanh. Năm 1954, đất nước bị chia hai theo hiệp định Genève (20-7-1954). Bắc Việt Nam do đảng Lao Động cai trị; Nam Việt Nam theo chính thể Quốc Gia. Lê Duẩn cùng Võ Văn Kiệt, Mai Chí Thọ, Cao Đăng Chiếm... được CS bí mật cài lại ở Nam Việt Nam để chỉ huy Trung ương cục miền Nam (TƯCMN). (Huy Đức, Bên thắng cuộc, tập I: Giải phóng, New York: Osinbook, 2012, tt. 271-272). Tháng 10-1954, Trung ương cục miền Nam đổi lại thành Xứ uỷ Nam bộ, và cũng do Lê Duẩn lãnh đạo. Trong khi Lê Duẩn ở Nam Việt Nam, thì tại Bắc Việt Nam diễn ra cuộc Cải cách ruộng đất giai đoạn thứ 5, bắt đầu từ sắc luật ngày 14-6-1955 của Hồ Chí Minh. Đây là cuộc CCRĐ “long trời lỡ đất”, đưa đến cái chết của 172,008 người bị quy là địa chủ. (Đặng Phong chủ biên, Lịch sử kinh tế Việt Nam 1945-2000, tập II: 1955-1975, Hà Nội: Nxb Khoa Học Xã Hội, tr. 85.) Đảng Lao Động thành công trong cuộc CCRĐ lần nầy, cào bằng xã hội nông thôn, tiêu diệt tận gốc giới “trí phú địa hào (trí thức, phú thương, địa chủ, cường hào) và các thành phần bị CS nghi ngờ. Từ đây đảng Lao Động làm chủ đất đai và nền nông nghiệp Bắc Việt Nam, nhưng ngược lại gây bao nhiêu thảm cảnh đau thương cho nông dân và cho cả toàn dân Bắc Việt Nam. Trước sự oán thán và bất mãn của dân chúng Bắc Việt Nam, tại hội nghị Trung ương đảng lần thứ 10, đảng Lao Động giả vờ sửa sai. Ngày 29-10-1956 trong cuộc mít-tinh lớn trước Nhà Hát Nhân Dân tại Hà Nội. Võ Nguyên Giáp thay mặt Hồ Chí Minh và Trung ương đảng Lao Động chính thức thừa nhận những sai lầm nghiêm trọng trong cuộc CCRĐ. (Nguyễn Minh Cần, “Xin đừng quên! Nửa thế kỷ trước”, điện báo Ánh Dương, ngày 3-2-2006.) Nghị quyết của hội nghị Trung ương đảng LĐ lần thứ 10 được đăng lên báo Nhân Dân ngày 30-10-1956, theo đó Trường Chinh Đặng Xuân Khu mất chức tổng bí thư tuy vẫn còn trong Bộ chính trị đảng LĐ; Hoàng Quốc Việt, Lê Văn Lương ra khỏi Bộ chính trị; Lê Văn Lương thôi giữ chức trưởng ban Tổ chức TƯĐ. Hồ Chí Minh, chủ tịch đảng kiêm luôn tổng bí thư, Lê Đức Thọ (được vào Bộ chính trị từ 1955) giữ chức trưởng ban Tổ chức TƯĐ, bổ sung thêm Phạm Hùng, Nguyễn Duy Trinh, Lê Thanh Nghị vào Bộ chính trị đảng LĐ. Khi cuộc CCRĐ lần thứ 5 xảy ra, Lê Duẩn là thành viên Bộ chính trị đảng Lao Động, nhưng không có mặt ở Hà Nội, mà đang nằm vùng ở Nam Việt Nam. Từ giữa tháng 6-1956, Lê Duẩn ẩn trốn ở Sài Gòn và soạn thảo bản “Đề cương cách mạng miền Nam”. Khi Trường Chinh rời chức tổng bí thư, Hồ Chí Minh cho gọi Lê Duẩn ra Hà Nội. Trong Bộ chính trị đầu tiên từ năm 1951, Lê Duẩn đứng thứ 3 sau Hồ Chí Minh và Trường Chinh. Lê Duẩn về đến Hà Nội ngày 4-6-1957. (Huy Đức, sđd., tr.274.) Lê Duẩn được triệu tập ra Hà Nội phụ tá cho Hồ Chí Minh có thể vì hai lý do: Thứ nhứt, lúc xảy ra cuộc CCRĐ bị dân chúng bất mãn, oán thán, Lê Duẩn đang ở Nam Việt Nam, không có mặt ở Hà Nội, nghĩa là không tham dự tại chỗ vào những quyết định của cuộc CCRĐ. Điều đó chứng tỏ cho dân chúng Bắc Việt Nam thấy rằng tuy Lê Duẩn ở trong Bộ chính trị đảng LĐ, nhưng Lê Duẩn là người ngoại phạm, hay ít nhất là “vô can” trong những sai lầm lớn lao của cuộc CCRĐ, nên lúc đó Lê Duẩn được xem là chưa bị dân chúng phản đối. Vì vậy HCM gọi Lê Duẩn trở ra Bắc để củng cố lại Bộ chính trị đảng CS. Thứ hai, trước khi ký kết hiệp định Genève, Châu Ân Lai cùng Hồ Chí Minh hội họp ở Liễu Châu (Quảng Tây) từ 3 đến 5-7-1954, quyết định CSVN sẽ gài người ở lại Nam Việt Nam sau khi Việt Nam bị chia hai, nhằm trường kỳ mai phục, chờ đợi thời cơ tiếp tục chiến tranh. Muốn tái chiến ở Nam Việt Nam, Hồ Chí Minh phải gọi Lê Duẩn ra Bắc để bàn thảo kế hoạch tấn công Nam Việt Nam, vì Lê Duẩn nằm vùng lâu nay ở miền Nam, hiểu rõ tình hình miền Nam và đã từng soạn “Đề cương cách mạng miền Nam” từ năm 1956. Vào cuối năm 1958, Lê Duẩn được bí mật gởi vào Nam Việt Nam lần nữa để nghiên cứu thêm tình hình tại chỗ. Khi trở ra Bắc Việt Nam, Lê Duẩn viết bản báo cáo, đề nghị đánh chiếm Nam Việt Nam bằng võ lực. (Stanley Karnow, Vietnam A History, New York: The Viking Press, 1983, tt 237-238.) Bản báo cáo của Lê Duẩn là nền tảng của quyết định quan trọng của hội nghị Trung ương đảng LĐ lần thứ 15 ở Hà Nội. Tại hội nghị nầy, ngày 13-5-1959, ban chấp hành Trung ương đảng LĐ đưa ra hai nghị quyết: Thống nhất đất nước tức đánh chiếm miền Nam bằng võ lực và đưa miền Bắc tiến lên xã hội chủ nghĩa. Nghị quyết đăng trên báo Nhân Dân ngày 14-5-1959. Vào năm sau, tại Hà Nội, từ 5-9 đến 10-9-1960, diễn ra Đại hội đảng LĐ lần thứ III, chính thức xác nhận hai mục tiêu lớn trên đây của đảng LĐ là: Xây dựng BVN tiến lên xã hội chủ nghĩa và “giải phóng” NVN bằng võ lực. Cuối Đại hội nầy, Hồ Chí Minh được bầu là chủ tịch đảng LĐ; Lê Duẩn được bầu làm bí thư thứ nhứt (không phải là tổng bí thư), thay Trường Chinh vì những sai lầm của Trường Chinh trong cuộc CCRĐ. Bộ chính trị mới của đảng LĐ gồm 11 ủy viên chính thức và 2 uỷ viên dự khuyết. Như thế, sự rút lui của Trường Chinh ra khỏi chức tổng bí thư đảng Lao Động sau cuộc CCRĐ đã mở đường cho Lê Duẩn bước lên nắm quyền lãnh đạo đảng LĐ và từ đây thăng tiến trong sự nghiệp chính trị. Đó là một hệ quả quan trọng của cuộc CCRĐ mà ít được chú ý đến. Diễn tiến chiến tranh từ 1960 đến 1975 hầu như ai cũng biết. Chỉ xin lưu ý là sau hội nghị Liễu Châu với Châu Ân Lai từ ngày 3 đến ngày 5-7-1954, thì tại hội nghị lần thứ 6 Ban chấp hành Trung ương đảng LĐ khóa II ngày 15-7-1954, Hồ Chí Minh đưa ra chủ trương: “Mỹ không những là kẻ thù của nhân dân thế giới mà Mỹ đang biến thành kẻ thù chính và trực tiếp của nhân dân Việt Nam, Lào. Mũi nhọn của ta cũng như mũi nhọn của thế giới đều chĩa vào Mỹ. Chính sách của Mỹ là mở rộng và quốc tế hóa chiến tranh Đông Dương. Chính sách của ta là tranh thủ hòa bình để chống lại chính sách chiến tranh của Mỹ...” (Hồ Chí Minh toàn tập, tập 7:1953-1955, xuất bản lần thứ hai, Hà Nội: Nxb. Chính Trị Quốc Gia, 2000, tt. 313-315.) Khai mạc Đại hội III đảng LĐ tại Hà Nội ngày 5-9-1960, Hồ Chí Minh nhấn mạnh: “Ngày nào chưa đuổi được đế quốc Mỹ ra khỏi miền Nam nước ta, chưa giải phóng miền Nam khỏi ách thống trị tàn bạo của Mỹ-Diệm, thì nhân dân ta vẫn chưa thể ăn ngon, ngủ yên. Bởi vậy không thể nào tách rời cuộc đấu tranh bảo vệ hòa bình, thống nhất nước nhà với cuộc đấu tranh chống đế quốc Mỹ.” (Hồ Chí Minh toàn tập tập 10 1960-1962, Hà Nội: Nxb Chính Trị Quốc Gia, xuất bản lần thứ hai, 2000, tr. 200.) Sau đó, vào cuối hội nghị, Hồ Chí Minh đưa ra kết luận: “Hiện nay, đế quốc Mỹ là kẻ thù chính của nhân dân thế giới và nó đang trở thành kẻ thù chính và trực tiếp của nhân dân Đông Dương, cho nên mọi việc của ta đều nhằm chống Mỹ...” (Hồ Chí Minh, sđd. tr.319.) Như thế rõ ràng trong cuộc khởi binh tấn công Nam Việt Nam năm 1960, CSVN chống Mỹ không phải để “cứu nước”, mà để chống lại “kẻ thù chính của nhân dân thế giới”. Ở đây “kẻ thù chính của nhân dân thế giới”, với CS có nghĩa là kẻ thù của phong trào CS quốc tế do Liên Xô và Trung Quốc đứng đầu. Mà kẻ thù của Liên Xô và Trung Quốc lúc đó không ai khác hơn là Mỹ hay Hoa Kỳ. Vì vậy, Lê Duẩn mới tóm lược cụ thể “Ta đánh Mỹ là đánh cho Liên Xô, đánh cho Trung Quốc”. Hậu quả của cuộc chiến là quân đội Việt Nam Cộng Hòa mất 224,000 người, bị thương trên 1 triệu người (Webter’s New World Dictionary of the Vietnam War, New York: 1999, tr. 58.) Về phía quân đội CS, theo số liệu do nhà cầm quyền CS Hà Nội công bố ngày 4-4-1995 với thông tấn xã AFP (Agence France Press) thì CS Bắc Việt Nam và CS Nam Việt Nam chết 1,100,000 người, bị thương 600, 000 người. (Google: Vietnam War Casualities.) Cũng theo tiết lộ của CS Hà Nội với AFP ngày 4-4-1995, thì số lượng thường dân chết trong chiến tranh lên đến 4 triệu người, chia đều cho hai miền Bắc Việt Nam và Nam Việt Nam, nghĩa là mỗi miền 2 triệu người. Một số tài liệu khác cho thấy số lượng thương vong ở cả hai bên Bắc Việt Nam và Nam Việt Nam hơi khác. Tuy nhiên, căn cứ theo số lượng thương vong do nhà cầm quyền Hà Nội cho biết, thì thử hỏi tiêu hao 4 triệu sinh linh người Việt để “đánh Mỹ là đánh cho Liên Xô, đánh cho Trung Quốc” là công hay tội? Trong lịch sử các nước trên thế giới, chưa có một nước nào tự nguyện sử dụng 4 triệu sinh linh đồng bào của mình để phục vụ chiến tranh cho một nước khác. Chưa có ai khen những kẻ sử dụng xương máu đồng bào mình để phục vụ nước ngoài là những người yêu nước, mà ai cũng liệt những tên nầy vào loại tay sai hay lính đánh thuê, đã “tiêu máu của dân, / Như tiêu giấy bạc giả!” (Thơ của Phùng Quán, “Chống tham ô lãng phí”.) Chỉ có đảng CSVN mới vinh danh lãnh tụ của họ, dùng tiền của dân làm lăng cho Hồ Chí Minh tại Hà Nội và làm đền thờ Lê Duẩn. Vì Lê Duẩn là người Quảng Trị nên được đảng bộ Quảng Trị làm đền thờ. Thế mà đảng bộ Quảng Bình cũng làm thêm một đền thờ nữa, viện cớ ông tổ ba đời của Lê Duẩn là người Quảng Bình. Sau năm 1975, tại Sài Gòn, mà CS đổi tên là Thành phố Hồ Chí Minh, tại trường Thánh Thomas tức trường Nhà Thờ Ba Chuông (Nhà thờ Thánh Thomas d’Aquin) trên đường Trương Minh Ký (sau năm 1975, CS đổi thành đường Lê Văn Sỹ), ở lớp 10, diễn ra một vụ án đặc biệt. Các em học sinh khép cửa lớp lại, lập một tòa án đặc biệt gồm có ba học sinh giữ ba vai trò: một chánh án, một biện lý và một luật sư biện hộ. Người bị đưa ra xét xử là Hồ Chí Minh. Sau khi tranh cãi, học sinh chánh án tuyên bố tử hình Hồ Chí Minh. Các em đem hình Hồ Chí Minh treo trên tường xuống, cho nổ một trái pháo, tan tành hình Hồ Chí Minh. Ngay sau đó, cả ba học sinh đều bị công an CS bắt. Em học sinh giữ vai luật sư biện hộ cho Hồ Chí Minh được công an thả ra vì bênh vực Hồ Chí Minh. Còn hai em giữ vai chánh án và vai biện lý, bị bắt giam, bị đưa đi học tập. Hai em bị đưa ra tận ngoài Cao Bằng tại trại giam Ma Thiên Lãnh. Khi Trung Cộng tấn công vùng biên giới năm 1979, trại tù Cao Bằng phải di chuyển. Hai em bị chuyển về trại Thanh Cẩm ở Thanh Hóa, và cuối cùng được thả ra sau năm 1990. Ngay từ năm 1975, các em học sinh Trường Nhà Thờ Ba Chuông ở Sài Gòn đã can đảm thiết lập tòa án xét xử Hồ Chí Minh. Tòa án của các em làm cho mọi người nhớ đến tòa án Nuremberg (Đức) và toà án Bertrand Roussel. Tòa án Nuremberg ở Đức xét xử các viên chức Đức Quốc Xã từ tháng 11-1945, sau thế chiến thứ hai và kéo dài trong nhiều năm. Trong khi đó, trong thời gian chiến tranh Việt Nam, một nhà triết học Anh là Bertrand Roussell đã thành lập Tòa án Quốc tế ngày 15-11-1966 để xét xử Hoa Kỳ về “tội ác” chiến tranh ở Việt Nam trong khi Hoa Kỳ giúp Việt Nam Cộng Hòa chống cộng sản. Tòa án nầy họp hai lần. Lần đầu tại Stockholm (Thụy Điển) từ 2 đến 13-5-1967 và lần thứ hai tại Copenhagen (Đan Mạch) từ 20-11 đến 1-12-1967. Thế mà từ năm 1930 là năm đảng CSVN được thành lập cho đến ngày nay, chỉ có những quyển sách, những bài báo đưa ra những vụ án lớn, phê phán CSVN, mà không hiểu vì sao lại chưa có một tòa án lương tâm nào được thiết lập để công khai xét xử tội ác của Hồ Chí Minh, Lê Duẩn và đảng CSVN. Tạp chí Polska Times tức Thời báo Ba Lan ngày 5/3/2013 đưa ra một bản xếp hạng 13 nhà độc tài đẫm máu nhất thế kỷ 20, trong đó có Hồ Chí Minh. Theo báo nầy, trong 24 năm cầm quyền của mình, Hồ Chí Minh đã gây ra cái chết của 1,7 triệu người Việt qua cuộc chiến tranh đẫm máu. Chắc chắn sau khi chế độ CSVN sụp đổ, sẽ có tòa án xét xử các lãnh tụ CS như các tòa án ở Đông Âu. Trong khi chờ đợi thời khắc lịch sử sẽ đến, ngay từ bây giờ người Việt có thể thiết lập một tòa án lương tâm ở một trong ba nơi sau đây: - Ở trong nước: rất khó thực hiện dưới sự đàn áp của CSVN. - Ở hải ngoại. Có thể thực hiện được. Ban tổ chức phiên tòa sẽ mời tất cả các bên: 1) Bên phía những người phản đối Hồ Chí Minh và CSVN. 2) Phía nhà cầm quyền CS trong nước, hoặc những người ủng hộ CS, nhất là những người hay về nước giao lưu với CS. 3) Phía trung lập, vô cảm với tình trạng đất nước. Tòa án nầy có thể thiết lập được nếu có một tổ chức đứng ra lo liệu. Xin lưu ý đừng quyên tiền bạc vì việc quyên tiền bạc rất dễ làm mất uy tín phiên tòa và những nhân vật tham gia việc xét xử. - Nếu hai nơi trên đây không tổ chức được, có thể nhờ một tạp chí, nhất là tạp chí điện tử, đứng ra tổ chức phiên tòa, gồm đầy đủ các thành phần của tòa án, thu thập và trình bày đầy hồ sơ từ các phía (phía chống cộng, phía cộng sản, phía trung lập), công bố đầy đủ tài liệu công khai trên báo chí, rồi cuối cùng mời độc giả bỏ phiếu cho ý kiến để kết luận. Quý vị độc giả nghĩ sao về sự thiết lập một tòa án lương tâm như thế? Trần Gia Phụng (Danlambao)
  24. Phải nói ngay: VTV là chương trình chính của đài Truyền hình Việt Nam, là kênh thông tin có nhiệm vụ “cao quý” là tuyên truyền cho chế độ! Selfie cùng thủ tướng ở Phố cổ Hội An. Ảnh: Quang Hiếu/VGP Hôm 8 tháng 8, phái đoàn mấy chục xe hơi dán kiếng râm của ông Nguyễn Xuân Phúc, Thủ tướng Việt Nam, nối đuôi nhau chạy trên Phố Đi Bộ ở Hội An đang bị công luận Lề Trái soi bói từng chi tiết, bàn tán rất sôi nổi về tính cách “vi phạm luật pháp”! Lướt qua báo chí Lề Phải thì không thấy nói gì đến chuyện “vi phạm luật” của phái đoàn mà chỉ nói đến việc Thủ tướng “tạo khí thế mới để du lịch phát triển” (!) ngoại trừ tờ báo địa phương là baoquangnam.vn biện minh. Trang web nầy cho biết là phái đoàn của ông Thủ tướng đã xuống xe tại ngã tư Lê lợi – Cường Để, từ đó đi bộ về hướng Chùa Cầu, khoảng 500 mét, để tìm hiểu dân tình và có dịp trao đổi với khách du lịch. Có cả ảnh “du khách” chụp selfie với ông Thủ tướng (!) Còn lý do đoàn xe phải chạy trên phố đi bộ vì khu vực hẹp nên không thể quay đầu! Người từng trải ở Hội An chắc phải nhớ hình ảnh châm biếm trên báo Tự Do, trước năm 1975, vẽ cảnh 2 người đứng hai bên lề đường ở Hội An đang bắt tay! Ý nói mức độ hẹp của đường phố. Vì thế đọc lướt qua giải thích của baoquangnam.vn thì thấy giải thích có lý, có thể nói là “rất có lý” (!) Nhưng, nếu sự thật đúng như thế, thì lãnh đạo Hội An, người đứng ra tổ chức để đoàn xe “không thể quay đầu” phải bị trừng phạt! Vì nhỡ có tai biến thì chắc chắn Thủ tướng khó thể thoát thân! Đó là chưa nói đến bộ phận riêng lo về an ninh cho Thủ tướng cũng ngu xuẩn không kém! Chỉ có thể chấp nhận việc đoàn xe chạy trên Phố Đi Bộ nếu lúc đó đang có nguy hiểm cho bản thân Thủ tướng! Riêng với ông Thủ tướng thì có 2 vấn đề: 1) Ông thăm viếng một thành phố Di sản Thế giới để quảng cáo du lịch, cũng chính là quê hương ông, mà không hề hay biết có luật “Phố Đi Bộ” (?) vậy thì mục đích của ông chỉ là “cỡi ngựa xem hoa” đúng với câu nói dân gian “Vua về làng như Thành hoàng về miếu”! Còn nếu quảng cáo du lịch thì hóa ra ông đang hướng dẫn khách du lịch cứ chạy xe trên Phố Đi Bộ! 2) Sự việc cỏn con (từ an ninh đến tính cách thăm viếng) mà không có sự hiểu biết tối thiểu thì liệu với cương vị Thủ tướng ông sẽ làm được gì? Còn VTV, là cơ quan tuyên truyền của chế độ, tại sao không giải tỏa công luận? Vì dư luận càng ầm ĩ thì uy tín của Thủ tướng sẽ bị ảnh hưởng. Chuyện quá dễ sao chưa làm? Hay không thể? Hãy cho trình chiếu một vài đoạn videos theo “lộ trình đi bộ” của ông Thủ tướng, từ ngã tư Lê Lợi – Cường Để đến Chùa Cầu, mà khỏi cần bình luận thêm! Việc dễ như thế tại sao không làm? Nhưng, cho đến lúc nầy, đã 3 ngày trôi qua, nếu VTV trình chiếu video (như gợi ý) thì hãy coi chừng! Những kỹ xảo chắp nối (photoshop) thì dân Lề Trái rành lắm, như đã từng bóc mẽ! Kể cả vụ mới nhất là VTV chui lên tận rừng sâu, rất hiểm trở (vì cứ tưởng là chẳng ai dám mò tới đó kiểm chứng!) để làm phóng sự “bắt tại trận bọn lâm tặc đang phá rừng” mà nạn nhân lại là bé gái “người dân tộc”, mới 14 tuổi! VTV mượn cưa, nói với cha mẹ và cháu là muốn chứng minh sự cực khổ ở rừng sâu để đưa tin, nhờ cháu cưa cây ngay tại rẫy gia đình, vứt cho cháu 100.000, cha mẹ cháu 200.000 đồng, không nói một lời (!) rồi đem về trình chiếu… “bọn lâm tặc”! VTV đang ở đâu? Sao không ra tay cứu giúp ông Thủ tướng đang phải hứng mưa đá của Lề Trái? Kông Kông (Ba sàm)
  25. Ban Tuyên giáo Đảng và Công an Cộng sản Việt Nam đã tận dụng “Việt Nam Canh Tân Cách Mạng Đảng (Việt Tân) làm quân bài chống các cuộc biểu tình của dân đòi đóng cửa Formosa. Chiến thuật chính trị hóa có mục đích xấu trước phản ứng gay gắt của dân đòi nhà nước phải sớm trả lại biển sạch, đất không nhiễm độc cho dân còn có mục đích xuyên tạc và vu khống đồng bào Công giáo của Giáo phận Vinh, nạn nhân trực tiếp của Formosa. Đầu tiên, Công an TPHCM đã cáo buộc Việt Tân nhúng tay vào hai cuộc biểu tình ngày 1 và 8/05/2016 tại Sài Gòn với điều gọi là “ âm mưu tạo bạo loạn chính trị”. Báo VnExpress đưa tin:” Ngày 14/5, Công an TP.HCM cho biết, ngày 1 và 8/5 tại trung tâm thành phố đã diễn ra nhiều cuộc tụ tập đông người, có lúc lên đến hàng nghìn với các băng rôn kêu gọi bảo vệ môi trường. Điều tra của công an TP.HCM cho thấy, lợi dụng tình hình cá chết hàng loạt ở miền Trung, Tổ chức Việt Tân đã kích động dư luận, lôi kéo đám đông tụ tập, gây rối và "âm mưu tạo bạo loạn chính trị". Tổ chức này lập những nhóm hỗ trợ, chuẩn bị nước, phát bánh mì, phát tiền cho người tham gia. Những người cầm đầu sẽ hô hào, căng băng rôn, khẩu hiệu. Cảnh sát xác định, trong số những thanh niên bị tổ chức này lôi kéo có nhiều người có tiền án tiền sự. Họ mang theo cả hơi cay, có nhiều hành vi quá khích gây thương tích cho lực lượng chức năng. Thậm chí, sau đó các đối tượng giật dây, kích động gây rối còn dùng các trang mạng xã hội để đe dọa lực lượng các cơ quan chức năng với tuyên bố “treo thưởng” nếu ai truy lùng được cán bộ chiến sĩ công an hay thành viên TNXP nào tham gia giữ trật tự (mà chúng gọi là ngăn cản biểu tình), sẽ được thưởng 5 triệu đồng; truy được người nào “hành hung” được chúng thưởng 20 triệu đồng.” Đó là ngôn ngữ của Công an. Thật hư ra sao thì sau 3 tháng vẫn không thấy có bằng chứng nào được trưng ra. Công an Saì Gòn cũng vẽ ra thêm rằng:”Đằng sau động thái gây rối là âm mưu phá hoại cuộc bầu cử diễn ra vào 22/5 tới (bầu Quốc hội và Hội đồng Nhân dân các cấp) . Việt Tân đã kêu gọi gây rối ở khắp các tỉnh thành từ ngày 15 đến 22/5 với mục đích gây bạo loạn.” Đến ngày bầu cử không có chuyện gì xẩy ra và sau đó không thấy Công an nhắc đến Việt Tân nữa. Nhưng hình ảnh Công an, mật vụ Saì Gòn đàn áp dã man và bắt đi nhiều người dân biểu tình chống Formosa ở Sài Gòn đã được gửi đi khắp thế giới. Báo VNExpress còn lồng vào bài viết tin nói về hai cựu tù nhân lương tâm Trương Minh Tam và Chu Mạnh Sơn (Antôn Chu Mạnh Sơn) bị tạm giữ khi họ đi thăm dân, làm phóng sự và chụp ảnh vùng cá chết ở Hà Tĩnh và Qủang Bình. Câu chuyện chẳng có gì nếu báo đài nhà nước không quy chụp hai anh là “thành viên Việt Tân” có hành động “xuyên tạc, gây kích động trong quần chúng nhân dân” mà vẫn được thả ra. Dựa theo tài liệu của Công an, Báo Giao Thông viết về anh Tam:” Thực hiện chỉ đạo của số cầm đầu phong trào "Con đường Việt Nam", chiều ngày 26/4/2016, Trương Minh Tam vào khu công nghiệp Formosa, Hà Tĩnh. Tại đây, đối tượng đã quay phim, chụp hình, phỏng vấn ở xã Kỳ Lợi, Kỳ Hà, thị xã Kỳ Anh, Hà Tĩnh. Ý đồ của chúng nhằm biên tập phóng sự, tán phát lên các trang mạng xấu để kích động, biểu tình gây phức tạp về ANTT (an ninh trật tự)trên địa bàn.” Tuy bị cáo buộc như thế nhưng anh Tam đã được thả ngày 04/05/2016. Trước đó, ngày 02/05/2016, Công an tỉnh Qủang Bình cũng đã trả tự do cho tù nhân lương tâm Chu Mạnh Sơn. Công an đã tung tin về anh Sơn, một thanh niên đấu tranh Công giáo rằng:”Đối tượng Chu Mạnh Sơn khai nhận, Sơn được nhiều cá nhân, tổ chức phản động trong ngoài nước liên hệ, trong đó tổ chức phản động "Việt Tân" tại Mỹ lôi kéo, đề nghị tham gia; hiện Chu Mạnh Sơn là thành viên nhóm "Việt Tân tương trợ" - nhóm kín do "Việt Tân" lập ra trên mạng xã hội Facebook.” Bài viết của báo Giao Thông cho biết tiếp:”Ngày 30/4/2016, Chu Mạnh Sơn cùng một số đối tượng đón xe khách vào (huyện Qủang Trạch) Quảng Bình thu thập thông tin, hình ảnh quần chúng nhân dân tụ tập gửi cho các đối tượng để tán phát trên các trang mạng phản động nhằm xuyên tạc, gây kích động trong quần chúng nhân dân.” Rõ ràng là có gì lấn cấn không minh bạch trong trường hợp bắt hai anh Trương Minh Tam và Chu Mạnh Sơn. Họ đã bị quy kết có hành động xấu, có liên hệ với Việt Tân, tổ chức chính trị đã bị Công an Việt Nam ghi vào sổ đen là “khủng bố”, nhưng họ vẫn được trả tự do thì cũng hơi lạ. VIỆT TÂN-FORMOSA-NGHỆ AN Thế rồi, chỉ trước 3 ngày Giáo phận Vinh mở chiến dịch làm sạch môi trường (7/8/2016) thì Đại tá Nguyễn Hữu Cầu, Đại biểu Quốc hội khóa XIV, Giám đốc Công an tỉnh Nghệ An khẳng định:” Trong sự cố môi trường biển vừa qua, nhóm phản động Việt Tân đã lợi dụng để kích động, lôi kéo nhân dân.” Tuy nói vung xích chó như thế tại phiên họp của các đại biểu Hội đồng Nhân dân Tỉnh sáng 4/8/2016, nhưng ông Công an to đầu này lại không có bằng chứng nào đưa ra. Theo tin của báo Công an Nghệ an điện tử thì ông Cầu đã:”Khẳng định, nhóm phản động Việt Tân lợi dụng sự cố môi trường để kích động, lôi kéo người dân vi phạm pháp luật.” Người đứng đầu ngành Công an Nghệ An, nơi có Tòa Giám mục Giáo phận Vinh do Đức cha Nguyễn Thái Hợp cai qủan, được trích dẫn nói rằng:” Các đối tượng Việt Tân ở Nghệ An hiện nay tương đối nhiều, là 1 trong 4 trọng điểm mà Việt Tân tập trung chống phá quyết liệt nên không thể mất cảnh giác được. Hiện nay, tổ chức phản động Việt Tân kích động rất nhiều về vấn đề ô nhiễm môi trường ở miền Trung.” Nếu chỉ nói khơi khơi để lấy điểm mà không đưa ra được bằng cớ nào thì Giám đốc Công an Nghệ An, Đại tá Nguyễn Hữu Cầu chỉ đổ thêm dầu vào lửa để vu oan cáo vạ cho việc làm ngay chính và nghiêm chỉnh của giáo dân địa phận Vinh, nói chung và vị chủ chiên Đức cha Nguyễn Thài Hợp nói riêng. Câu hỏi đật ra là tại sao nhà nước và Công an CSVN phải dựa vào Việt Tân để chụp mũ trên 500 nghìn người Công Giáo địa phận Vinh gồm Nghệ An, Hà Tĩnh và một phần Qủang Bình là những nạn nhận trực tiếp đang phải gánh chịu những khó khăn kinh tế và môi trường nghiệm trọng của Formosa ? Có điều rõ nhất là đảng, nhà nước Trung ương và chính quyền Cộng sản địa phương ở 4 tỉnh lâm nạn gồm Hà Tĩnh, Quảng Bình, Đà Nẵng và Huế-Thừa Thiên đã hoang mang và mất định hướng trong công tác phục hồi môi trường và cứu dân bị nạn. Đảng và nhà nước Cộng sản Việt Nam đã chính trị hóa các cuộc biều tình chống ô nhiễm môi trường, đòi đền bù thiệt hại công bằng và đòi đóng cửa Formosa để vảo vệ sự sống còn của các thế hệ tương lai. Do đó, không lạ gì khi ta nghe Đại tá Cầu phân bua:” Muốn làm rõ phải có thời gian chứ không phải ngày một, ngày hai được. Đảng và Nhà nước đã vào cuộc rất quyết liệt, đầy đủ tài liệu chứng cứ để đối tượng không chối cãi được. Việt Tân đã lợi dụng sự việc để kích động bà con nhân dân đi biểu tình tuần hành chống phá, đề nghị cử tri tỉnh nhà và đại biểu HĐND hết sức cảnh giác, không mắc bẫy Việt Tân, không nghe kẻ xấu lôi kéo, xúi giục làm tình hình an ninh trật tự phức tạp. Hiện nay lực lượng công an cả Bộ và tỉnh đã triển khai nhiều giải pháp cương quyết.” Nói thế nhưng Công an Nghệ An không có khả năng làm bất cứ việc gi giúp dân thỏa mãn yêu cầu mau biết ngày nào có biển sạch để yên tâm ra khơi đánh bắt như trước ngày xẩy ra cá chềt 6/04/2016? Lời nói của ông Cầu chỉ như “tất nước theo mưa” giống lập luận của Trung ương Hà Nội nhằm vỗ về dân cho nguôi ngoai là chính, không đem lại kết qủa gì. Nhưng khi ông Cầu đem Việt Tân vào để bôi đen, xuyến tạc và mạ lỵ đòi hỏi chính đáng của các nạn nhân trên địa bàn Nghệ An là ông đã tự sỉ nhục mình vì để lộ ra mình thiếu kiến thức của một viên chức ngành an ninh. PHẢN ỨNG CỦA DÂN Trước những lời “châu ngọc” của ông Cầu, độc gỉa ở Việt Nam lên tiếng trên VNExpress. Hãy đọc:” Đai tá Cầu bảo Việt Tân nhiều lắm sao không túm lấy vài thằng cho bà con xem coi.” -“Em chả nghe ai xúi cả, bố Việt Tân cũng chả xúi được em. Nhưng nhiều bất công, tham nhũng quá!” -“ Dân đâu có ngu mà bị lôi kéo. Đảng cứ thật trong sạch, minh bạch xem nào, đảm bảo dân theo vô điều kiện.” -- Đề nghị chính quyền bắt lấy một "con Việt tân", chụp ảnh đưa lên cho toàn dân thiên hạ biết hình hài nó thế nào. Một người bức xúc:”Nếu Việt Tân "kích động" bạo loạn gây ảnh hưởng xấu đến tình hình là cần phải loại bỏ thì Nhà nước hãy "động viên" toàn thể nhân dân nhất tề đứng lên tiêu diệt giặc.” -- Người khác bảo Nhà nước:”Việt Tân là thằng nào dám dám xúi dục dân. Dân bây giờ họ khôn lắm có thằng Việt Tân nào xúi họ được đâu!” Hay : “ Dân bức xúc vì tham nhũng và bạo quyền chẳng nghe ai xúi dục cả…” “…Ở đâu cũng nhan nhản tham nhũng . Xử thì toàn đại án mà rút kinh nghiệm hoài . Mấy ông làm được dân tin tưởng thì dù ai lôi kéo cũng vậy thôi.” “Dân bây giờ đã hiểu quá rõ rồi. Bọn nào là bọn bán nước hại dân đã rõ….Việt Tân là ai mà chúng ta sợ họ vậy, nếu họ là bóng đêm mà chúng ta là ánh sáng thì sợ gì người dân không nhận ra ánh sáng.” -- Em chẳng phải nghe ai xúi dục cả. Tại nhiều việc cán bộ làm cho người dân bức xúc thôi….Ông Nguyễn hữu Cầu có thể chỉ ra những ai , địa chỉ ... là người , tổ chức Việt tân để người dân biết mà phòng tránh !” Như thế thấy rõ lá bùa Việt Tân mà các quan chức Công an sử dụng để đánh lận con đen, cốt làm lu mờ chống Formosa của dân không còn được ai để ý nữa. Mọi phản ứng muốn đảng hãy nhìn lại mặt mình trong gương xem tại sao dân càng ngày càng xa lánh cán bộ đảng viên và không còn bị mê hoặc bởi những chiếc bánh vẽ nữa ! NGUYỄN PHÚ TRỌNG-FORMOSA Nhưng có vẻ như Tổng Bí thư đảng Nguyễn Phú Trọng vẫn còn mơ ngủ hay đi trong sương mù trong cuộc chiến môi trường với Formosa. Tại cuộc tiếp xúc với cử tri Hà Nội ngày 6/8 (2016), ông Trọng được báo chí đảng tường thuật: “Đề cập đến những sai phạm tại Formosa, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cho rằng, đây là sự cố rất đáng tiếc. Riêng vụ này, chúng ta đã tốn rất nhiều công sức và đây là đấu tranh chứ không phải chỉ là thương lượng. Chúng ta đấu tranh có lý, có tình dựa trên các bằng chứng, chứng cứ cụ thể, buộc lãnh đạo Formosa phải cúi đầu nhận lỗi, hứa khắc phục hậu quả, thay đổi công nghệ, hứa không tái phạm và cũng đã nhận đền bù. Nếu họ tiếp tục tái phạm, chúng ta sẽ kiến quyết xử lý nghiêm theo quy định pháp luật. Từ đây cũng rút ra bài học đắt giá về công tác bảo vệ môi trường.” (Infonet) Ông Trọng còn nói cho an lòng dân:”Các bác lo bồi thường xong chúng ta cho qua, không phải đâu, TƯ đã họp chỉ đạo nhiều lần. Đây mới là xử lý bên ngoài, còn đi sâu vào bên trong xử lý trách nhiệm cá nhân, tập thể, kết luận ngay thì chưa được, nhưng phải làm.” Formosa đã hứa không tái phạm, nhưng ông Trọng có nắm giao bằng chuôi hay bằng lưỡi ? Ông đã nhận 500 triệu dollars bồi thường để đền bù cho dân và dọn sạch mội trường, nhưng ông lại chưa biết mức độ thiệt hại chính xác của dân và của biển bao nhiêu. Ông cũng không thể bảo đảm Formosa sẽ không tái phạm nên ông đã để dân sống trong lo âu phập phồng không có bảo đảm trong tương lai. Vì vậy tại cuộc họp, theo Infornet, cử tri Phạm Huy Hòa (phường Liễu Giai, quận Ba Đình) cho biết, cử tri lo ngại sự cố môi trường biển do Formosa gây ra cá chết hàng loạt ở 4 tỉnh miền Trung vừa qua, ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của người dân các tỉnh này. Mới đây, lại phát hiện Formosa vận chuyển chất thải rắn ra chôn ở một điểm khác ở Hà Tĩnh cũng như chuyển chất thải rắn ra cả Phú Thọ. Cử tri Pham Huy Hòa thẳng thắn:”Quốc hội đã đã giao Uỷ ban KHCN giám sát, cử tri theo dõi. Tuy nhiên, theo cử tri Hòa, trường hợp ông Võ Kim Cự, người đã ký cấp phép cho Formosa 70 năm, lại chưa được xem xét. “Một người như vậy không xứng đáng đại diện cử tri, ông Cự nên ứng xử văn hóa là từ chức.” Ông Vỏ Kim Cự, Đại biểu Quốc hội là nguyên Chủ tịch, Bí thư tỉnh Hà Tĩnh, đã vượt quyền Thủ tướng ký cho Formosa Đài Loan thuê đất 70 năm và được hưởng nhiều ưu đãi trong dự án Formosa Hà Tĩnh. Bộ Tư pháp đã được lệnh điều tra xem có cá nhân hay tổ chức nào của đảng và nhà nước đã phạm lỗi trong vụ Formosa, nhưng chưa biết đến bao giờ mới có câu trả lời. Chỉ biết ông Trọng đã nói với cử tri Hà Nội hôm 06/08/2016 rằng:”Qua vụ việc này và một số vụ vi phạm, hủy hoại môi trường thời gian qua đã cho chúng ta những bài học sâu sắc, đắt giá và càng thấy rõ: không phải thu hút đầu tư với bất cứ giá nào mà cần chú trọng bảo vệ môi trường, phát triển bền vững. Những xử lý vừa qua liên quan tới sự cố môi trường do công ty Formosa gây ra mới chỉ là bước đầu. Tới đây sẽ tiếp tục làm rõ trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân liên quan nhưng phải đảm bảo đúng nguyên tắc và quy trình.” “Nguyên tắc” và “quy trình” là hai cụm từ mênh mông. Bên Nhà nước thì nói ông Cự làm sai nhưng ông Cự lại qủa quyết ông làm đúng luật và đúng “quy trình” nên cuộc điều tra cho ra nhẽ còn mất nhiều thời gian lắm Bên phía Chính phủ của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng nói sẽ không loại trừ một ai trong cuộc điều tra đã để xẩy ra vụ Formosa, kế cả những viên chức đã nghỉ hưu. Nhưng tuyệt nhiên không thấy ai đả động đến chân lông của nguyên Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, người chịu trách nhiệm tòan diện và cao nhất trong các hoạt động của Chính phủ trong suốt 10 năm giữ chức Thủ tướng. Nếu Công an CSVN cứ tiếp tục mê man với con bài Việt Tân để hù họa dân khi họ biểu tình đòi làm sạch môi trường và đòi phải đóng cửa Formosa để bảo vệ Tổ quốc khỏi sự lũng đoạn của Trung Cộng đứng sau Đài Loan, thì sự tăm tối này chỉ để họa cho dân. -/- Phạm Trần (SBTN)

×
×
  • Create New...