Jump to content

Search the Community

Showing results for tags 'diễn biến hòa bình'.

  • Search By Tags

    Type tags separated by commas.
  • Search By Author

Content Type


Forums

  • Tin Tức Thời Sự
    • Thời Sự Việt Nam
    • Tin Quốc Tế
    • Tin Cộng Đồng Người Việt Hải Ngoại
    • Bình Luận Thời Sự
    • Khoa Học & Kỹ Thuật - Môi Trường
    • Kinh Tế
    • Biển Đông
    • Thể Thao
    • Thế Giới Động Vật
  • Đời Sống Xã Hội & Tâm Linh
    • Sức Khỏe
    • Tìm Hiểu Tôn Giáo
    • Tử Vi & Phong Thủy
    • Quê Hương Ký Sự
    • Tâm Linh
    • Xã Hội
  • Văn Hóa & Nghệ Thuật
    • Phụ Nử
    • Lịch Sử
    • lời hay ý đẹp
    • Văn Hóa & Nghệ Thuật
    • Online Study
    • Truyện ngắn Audio
  • Vườn Thơ
    • Thơ Sáng Tác
    • Thơ Đấu Tranh
    • Thơ Sưu Tầm
  • Âm Nhạc
    • Thông Tin Âm Nhạc
    • Nhạc Online
    • Cải Lương - Tân Cổ
    • Quán Khuya
  • Giải Trí
    • Thư Giãn
  • Phim & Nhạc
    • Phim Online
    • Thông Tin Điện Ảnh
    • Đời Nghệ Sỹ
  • Thông Báo
    • Cập nhật lượng khách truy cập

Categories

  • Videos
    • Âm Nhạc
    • Film online
    • Thễ Thao
    • Thế Giới Động Vật
    • Thảm Họa Hàng Không
    • Kinh Tế
    • Khoa Học
  • Tin Tức
    • RFA
    • Thời Sự Việt Nam
    • Thế Giới
    • Người Việt Hải Ngoại
    • RFI
    • Thời Sự Hoa Kỳ
    • Khung Trời Mới
    • ĐKN
    • NTD
    • The Saigon Post
    • Nửa Vòng Trái Đất TV
    • Culture Chanel
    • Chuyễn Động Toàn Cầu
    • VIETV NETWORK
    • Tự Lực Bookstore
    • Thế Giới Tiêu Điểm
    • LITTLE SAIGON NEWS
    • VietCatholicNews
    • English News
  • Bình Luận - Thời Sự
    • Sài Gòn TV Bên Kia Màn Khói
    • Điểm Tin Trong Tuần
    • Đọc Báo Vẹm
    • Người Việt TV
    • VOA
    • Truyền Hình Calitoday
    • Biển Đông
    • PhoBolsaTV
    • SBTN
    • BBC Tiếng Việt
    • Saigon TV 57.5
    • Việt Thảo tonight
    • Kinh Tế Gia Nguyễn Xuân Nghĩa
    • TV Tuần-san
    • 2VNR
    • Mẹ Nấm
    • Tiếng Vọng Về Nguồn (TVVN)
    • VIETLIVE TV
    • SET TV (Saigon Entertainment Television)
    • Viet TV Australia
    • Trung Quốc Không Kiểm Duyệt
    • LSTV
    • Chiến Tranh Ukraine
    • Sỗ Tay Quân Sự
    • Nguoi Viet Channel
    • Chão Lửa Trung Đông
  • Đời Sống
    • Tử Vi & Phong Thủy
    • Lịch Sử & Văn Hóa
    • Tâm Linh
    • Tinh Hoa TV
    • Ẫm Thực
    • Sức Khỏe
    • Biết tõ cùng ai ?
    • Online Study
  • Văn Hóa Nghệ Thuật
    • Văn Học Nghệ Thuật

Find results in...

Find results that contain...


Date Created

  • Start

    End


Last Updated

  • Start

    End


Filter by number of...

Joined

  • Start

    End


Group


  1. Ngay trước cuộc họp báo chính phủ vào chiều ngày 30/6/2016 để công bố nguyên nhân cá chết miền Trung, đã có dư luận nghi ngờ về một văn bản của Tập đoàn Formosa gửi Thủ tướng chính phủ, thừa nhận lỗi xả thải gây ổ nhiễm và hứa hẹn sẽ bồi thường là giả. Bộ Trưởng TT&TT Trương Minh Tuấn ngầm đánh đồng các cuộc biểu tình bảo vệ môi trường với “thế lực thù địch”. (Ảnh: VTC) Nhưng việc Chính phủ Việt Nam mạnh miệng khẳng định lỗi thuộc về Formosa và tập đoàn này sẽ bồi thường 500 triệu USD lại làm dấy lên sự nghi ngờ rằng văn bản nhận lỗi của Formosa – “vô tình” được tán phát trên mạng xã hội – là thật và là một bước đi nhằm “dọn đường dư luận”, trước hết là nhằm xoa dịu bầu không khí chực chờ phát nổ của người dân các tỉnh miền Trung, đặc biệt ở Hà Tĩnh là cứ điểm của Formosa, và sau đó để người dân và dư luận hiểu rằng Nhà nước Việt Nam “vô can” trong vụ cá chết. Quả thật, trong suốt chiều dài công bố về nguyên nhân cá chết do lỗi của Formosa, giới quản lý nhà nước không một lời thừa nhận lỗi của mình. Bộ Tài nguyên và Môi trường – cơ quan đã phát ngôn về “nguyên nhân do thủy triều đỏ” – đã không phải chịu bất cứ một dính líu liên đới nào với vụ cá chết. Trong khi đó, người vừa được đảng bố trí kiêm chức phó trưởng ban tuyên giáo trung ương là Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông Trương Minh Tuấn còn ngầm đánh đồng các cuộc biểu tình bảo vệ môi trường của người dân Hà Nội, Sài Gòn, Hà Tĩnh… với “thế lực thù địch”. Ngay sau cuộc họp báo chính phủ ngày 30/6, một dư luận khác, đặc biệt hơn, đã xuất hiện: có thể có một “thỏa thuận ngầm” giữa chính quyền Việt Nam với phía Đài Loan để Formosa ngoan ngoãn nhận lỗi và bồi thường. Thậm chí còn có dư luận cho là đã có một cuộc “mặc cả” giữa Bộ Công an Việt Nam với Formosa về những vấn đề gì đó… Xét cho cùng, khoảng thời gian dài đến 3 tháng từ khi cá chết cho đến khi công bố nguyên nhân đã làm tan biến chất độc trong nước biển. Đó cũng là thời gian đủ dài để nếu muốn, đảng hoàn toàn có thể “xử lý nội bộ’ và “làm êm” mọi việc. Người ta cũng đặt dấu hỏi rằng liệu chuyến đi Việt Nam của Ủy viên quốc vụ viện Trung Cộng Dương Khiết Trì có liên quan gì đến “thỏa thuận Formosa”. Những tin tức ngoài lề cho biết chuyến đi này rất đáng ngờ, vì trên bề mặt thông báo thì hoàn toàn chỉ là “thúc đẩy quan hệ hợp tác song phương”, nhưng bên trong hẳn phải ẩn chứa những mưu đồ toan tính có lợi cho Trung Cộng. Việc Formosa cúi đầu nhận lỗi và bồi thường chắc chắn sẽ làm giảm đi dư luận nghi ngờ về “gốc Trung Cộng” của tập đoàn này, và do đó mũi giáo phẫn nộ của dư luận sẽ không còn chĩa thẳng vào Bắc Kinh. Cuối cùng và những vấn đề còn lại mà chính phủ Việt Nam còn “mắc nghẹn” là đòi hỏi của dư luận về sự cần kíp phải khởi tố vụ án xả thải của Formosa. Không có bất kỳ hứa hẹn nào về khởi tố vụ án Formosa trong cuộc họp báo ngày 30/6, nhưng người ta đồ rằng khi mạnh miệng tuyên bố về nguyên nhân cá chết gây ra bởi Formosa, giới quan chức chính phủ đã ngầm hiểu với nhau về sự cần kíp phải che chắn cho nhau. Cùng lắm sẽ chỉ có một quan chức cấp trung nào đó bị lôi ra thí chốt. Còn những quan chức cao hơn nhiều, đã bị dư luận nghi ngờ về nhiều khoản “lót tay”, sẽ không phải ra trước vành móng ngựa. Chưa kể đến khoản bồi thường 500 triệu USD… Đây chỉ là một số tiền nhỏ so với cái giá quá đắt mà Việt Nam phải trả về ô nhiễm môi trường, nhưng chắc chắn sẽ bị nhiều con mắt cú vọ của giới quan tham nhòm ngó trong tình cảnh “ngân sách cực kỳ khó khăn”. Nếu trước đây, người dân đã thường không lạ với nạn nhũng nhiễu cùng tỷ lệ từ vài chục phần trăm đến “cưa đôi” liên quan đến tiền bồi thường giải phóng mặt bằng tại nhiều dự án lấy đất của dân, thì 500 triệu USD cũng có thể tái hiện cảnh trạng đó, tức sẽ chỉ còn một số tiền nhỏ đến được tay lớp ngư dân không còn biển để sinh sống và chưa biết chọn nghề gì khác để sinh nhai. Lê Dung (SBTN)
  2. Gia Minh, PGĐ Ban Việt ngữ RFA 2016-06-29 In trang này Chia sẻ Ý kiến của Bạn Email Bộ Công an họp sơ kết 6 tháng đầu năm tại Hà Nội hôm 27/06/2016. Courtesy mps.gov.vn 00:00/00:00 Cơ quan chức năng Việt Nam cho biết vào chiều ngày 30 tháng 6 sẽ công bố nguyên nhân cá chết hằng loạt tại 4 tỉnh miền trung khởi đi từ Hà Tĩnh hồi đầu tháng tư vừa qua. Hai ngày trước khi công bố Bộ Công an họp sơ kết 6 tháng đầu năm và báo Hà Tĩnh đăng bài nhắc đến ‘thế lực thù địch’ lợi dụng thảm họa môi trường cá chết để phá hoại. Nhận định của những người quan tâm về điều đó ra sao? ‘Thế lực thù địch’ Truyền thông trong nước loan tin tại hội nghị sơ kết công tác 6 tháng đầu năm của Bộ Công an diễn ra sáng 28 tháng 6 ở thành phố Hồ Chí Minh, ông bộ trưởng Tô Lâm cho biết một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian tới là ‘tiếp tục ngăn chặn hoạt động kích động biểu tình’. Mạng báo Thanh Niên dẫn lời ông thượng tướng Tô Lâm, bộ trưởng Bộ Công An rằng trong thời gian 6 tháng qua ‘các thế lực thù địch, phản động triệt để lợi dụng các sự kiện chính trị, vấn đề an ninh, trật tự, môi trường gia tăng các hoạt động chống phá quyết liệt hơn…’ Nhà báo độc lập Phạm Chí Dũng có ý kiến về nhận định đó của người đứng đầu ngành công an Việt Nam: “Tôi cho rằng đánh giá của ông bộ trưởng Bộ Công an là hết sức bất công đối với lòng người, đối với những cuộc biểu tình về vụ cá chết ở Formosa. Vì theo đánh giá 6 tháng đầu năm của ông bộ trưởng Bộ Công an chỉ chuyên chú vào các ‘lực lượng thù địch’ mà ông không hề nêu lên thực trạng là những cuộc biểu tình của người dân chứ không phải cúa các ‘lực lượng thù địch’ đã bị công an tại một số tỉnh, thành đàn áp thô bạo, rất dã mạn. Đặc biệt ở thành phố Hồ Chí Minh vào ngày 8 tháng 5 năm 2016: bắt bớ, đánh đập, câu lưu hàng vài trăm người một cách thô bạo. Đó là một thực tế mà các tổ chức nhân quyền quốc tế, các chính phủ quốc tế đã lên án chính phủ Việt Nam, lên án ngành công an Việt Nam về chuyện đó. Đó là đánh giá bất công của ông bộ trưởng Bộ Công an; đã không nêu ra vấn đề đó! Thứ hai nữa sau những cuộc biểu tình về môi trường của dân chúng, ngành công an đã không thể có chứng minh nào về việc có lực lượng thù địch tham gia: tỷ lệ của lực lượng thù địch tham gia là bao nhiêu và những bằng chứng xác đáng về lực lượng thù địch- là ai, ở đâu; mà chỉ nêu chung chung là ‘lực lượng thù địch’. Nếu mà như vậy thì đánh đồng với một khối quần chúng nhân dân khổng lồ bức xúc về hằng loạt vấn đề, về cá chết, về đời sống ngư dân miền Trung nheo nhóc; mà chính phủ chưa hề chưa hề và chậm trễ trong việc công bố nguyên nhân cá chết. Và về những việc liên quan đến quốc gia, rồi liên quan đến Trung Quốc…” Ý thức người dân Một bạn trẻ Hà Nội biểu tình kêu gọi bảo vệ môi trường biển ngày 01 tháng 5 năm 2016. Mạng báo Hà Tĩnh vào ngày 28 tháng 6 có bài của tác giả Văn Lý tựa đề ‘Hãy tỉnh táo trước âm mưu lợi dụng cá chết để phá hoại!’. Trong bài tác giả viết ‘…rồi đây nếu nguyên nhân gây nhiễm độc biển được xác định; trong trường hợp này người dân phải hết sức tỉnh tảo, sáng suốt sát cánh cũng các cơ quan chức năng; các cấp chính quyền để cùng nhau xử lý. Tất cả những hành động quá khích, ‘vơ đũa cả nắm’, đổ lỗi, trút giận lên đầu hằng vạn lao động trong và ngoài nước có mặt trong khu vực gây nhiễm độc, hay vào những cỗ máy, những công trình hứa hẹn sẽ mang lại lợi ích lâu dài cho dân tộc…, là hành vi vi phạm pháp luật, tiếp tay cho các thế lực thù địch, đi ngược lại lợi ích quốc gia, lợi ích dân tộc và lợi ích của nhân dân.” Một người dân sống tại khu vực Kỳ Anh, Hà Tĩnh lâu nay phải thất nghiệp không thể đi biển kiếm sống, hiện đang trông chờ chính phủ công bố nguyên nhân vùng biển quê anh bị nhiễm độc khiến cá chết, dân không dám ăn, không dám tắm biển. Còn ai đi biển xa về thì hải sản bán giá chỉ còn 1 phần 5 trước đây, rồi nơi thu mua mang cá đó đi tiêu thụ ở đâu không biết. Anh này nói rõ: “Không có sự gì kích động, phá hoại cả! Đó là phía Nhà nước, chính quyền tỉnh Hà Tĩnh lo sợ, nói lên vậy thôi. Chứ ở vùng này chưa có gì cả! Không ai có thể kích động được mình cả. Chỉ có mình đứng lên nói lên tiếng nói của mình chứ không ai xúi giục cả!” Chị Thu Nguyệt, một người tham gia biểu tình đòi hỏi minh bạch về nguyên nhân cá chết tại khu vực 4 tỉnh bắc Trung bộ phản bác lại ý kiến nói những người đi biểu tình như bản thân chị là do ‘thế lực thù địch xúi giục’: “Điều đó họ nói hoàn toàn sai sự thật. Trong những cuộc biểu tình tôi tham gia; nếu nói biểu tình vì Hoàng Sa, Trường Sa bị cho là ‘chính trị’ thì tôi không nói. Còn đây là biểu tình vì môi trường. Trong những cuộc biểu tình về môi trường mà hô Hoàng Sa, Trường Sa thì tôi ngăn họ lại; chúng tôi chỉ hô hào cần minh bạch, ‘cá cần nước sạch’. Chính tôi là người đi biểu tình thường xuyên nên những điều họ nói hoàn toàn sai sự thật!” Xu thế tất yếu Nhà báo độc lập Phạm Chí Dũng đưa ra nhận định nếu nguyên nhân cá chết mà chính phủ đưa ra bị cho là không trung thực, không xác đáng, thì sẽ có phản kháng. Ông nhận định: “Nói chung ngành công an rất sợ biểu tình. Vậy bây giờ họ phải làm sao? Họ phải thành thật thôi. Sợ thì muôn đời, và sợ không giải quyết được gì cả. Vì có một qui luật ‘họ càng đàn áp, thì đấu tranh càng mạnh’. Tất cả đấu tranh sinh ra từ áp bức. Đấu tranh đến một lúc nào đó để giải quyết áp bức, giải quyết bất công.” Chị Thu Nguyệt khẳng định lực lượng công an, an ninh sẽ tiếp tục đàn áp những người dân xuống đường bày tỏ quan điểm của họ trước những vấn đề xã hội, nhất là tình trạng môi sinh tồi tệ; tuy nhiên chị cho biết vẫn phải lên tiếng: “Cho dù họ ngăn cấm hay ngăn cản việc đòi hỏi quyền của mình bảo vệ môi trường cho người dân Việt Nam (dù họ ngăn cản thế nào đi nữa), tôi nói thẳng là sẵn sàng hy sinh để đi ra ngoài sát cánh cùng với anh em đứng lên bảo vệ môi trường của đất nước Việt Nam cho trong sạch. Còn việc họ đàn áp chúng tôi (điều đó đương nhiên có rồi); nhưng chúng tôi sẽ cố gắng làm để họ thấy rằng họ đang làm sai. Tôi biết điều 43, Hiến Pháp 2013 của Việt Nam (qui định) là người dân có quyền và nghĩa vụ bảo vệ môi trường nên tôi cứ dựa theo đó để làm. Tôi nói với họ nếu có bắt tôi, đưa tôi vào tù đi chăng nữa, tôi vẫn làm đúng luật của Nhà nước Việt Nam đưa ra, chứ tôi không làm sai. Họ làm sai thì phải chịu trách nhiệm. Tôi biết làm việc này sẽ không thắng lại họ đâu; nhưng phải làm để lớp trẻ thấy rằng những gì luật pháp đưa ra đều sai hoàn toàn. Mình quyết chiến cho dân tộc Việt Nam chứ không phải cho bản thân mình nữa. Nếu mình không đứng lên được thì người dân Việt Nam sẽ chết dần, chết mòn trong sự ô nhiễm này.” Theo nhà báo độc lập Phạm Chí Dũng thì chính quyền Hà Nội đang bối rối vì có ra luật biểu tình hay không thì tình trạng ức chế sẽ khiến dân chúng ‘bùng nổ’ phản kháng.
  3. Cho dù bị ném đá – thậm chí, bị tù tội, tôi vẫn buộc phải nói rằng: Chưa bao giờ, ở đâu, tôi thấy tồn tại một quốc hội kém cỏi, vô trách nhiệm, dốt tệ dốt hại như quốc hội nước ta! Làm sao có thể xảy ra chuyện 3 ngày trước khi một bộ luật – Luật Hình sự có hiệu lực (1.7.2016), Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã có phiên họp khẩn với Trưởng đoàn ĐBQH các địa phương để ra quyết định về vấn đề chưa có tiền lệ trong lịch sử tư pháp của loài người, đó là HOÃN việc thi hành vì có 3 lỗi sai nghiêm trọng trong tổng số trên 90 SAI PHẠM CẦN SỬA CHỮA!? 93 triệu người dân cả nước dẫu có nằm mơ cũng không dám nghĩ rằng gần 500 nghị sĩ – élit, tinh hoa chính trị của nước nhà lại có thể u mê đến mức thanh thản bấm nút, vui vẻ thông qua, hể hả thắng lợi khi cho phép ban hành những điều luật chắc chắn sẽ gây ra tai họa thảm khốc cho hàng triệu triệu người. Đây là điều không thể chấp nhận cho dù, đó là cách thức làm luật thô thiển, ấu trĩ của cả một hệ thống trong chính thể độc tài. Có rất nhiều điều đáng bàn trước những câu hỏi bức bách cần phải giải quyết NGAY, LUÔN để đổi thay cấu trúc, lề lối, nguyên tắc của nền chính trị vận hành như thể một trò đùa, cứ mãi hoài đem đến khổ đau, bức bối cho dân tộc, giống nòi, làm xấu mặt tổ tiên, làm ủ ê quốc tính… Thứ nhất, quốc hội phải là nơi hội tụ tinh hoa theo đúng nghĩa đen của từ này. Ông hòa thượng nọ, vị đại tá kia, ngài công nhân ấy…, có biết gì về LUẬT mà dám bấm nút để ban hành luật? Quốc hội chứ có phải là tổ chức mặt trận đâu mà phải “đủ thành phần, giới tính, dân tộc”? Chừng nào vẫn còn cái “tiêu chí” quái đản trên thì chừng đó vẫn còn sai. Thứ hai, hãy bỏ cái cách BẤM NÚT đi vì, theo đó, chẳng có ai phải chịu trách nhiệm về những điều sai. Dự luật phải mang tên người đề xướng, biểu quyết. Chính họ chứ không phải ai khác phải chịu trách nhiệm trước toàn DÂN về những kém cỏi, tắc trách, thiển cận của chính mình. Thứ ba, điều đau đớn là hầu như những người ĐÃ SAI (khóa 13) khi bấm nút thông qua bộ luật này lại đang cười rất hả hê vì tái đắc cử trong nhiệm kỳ tới!? Dân chỉ còn biết kêu trời không thấu bởi cái điệp khúc sai – kiểm điểm – rút kinh nghiệm – phê bình – cứt trâu hóa bùn liên chi hồ điệp. Nhất thiết phải KỶ LUẬT Ủy ban Tư pháp và tất cả những ai đã tiền hô, hậu ủng cho cái sự thông qua tẽn tò ấy. Thứ tư, QUỐC THỂ là điều mà các vị tai to mặt lớn mang danh “cha mẹ” của Dân nên ngẫm kỹ, nghĩ lâu trước khi hành xử với tư cách… chẳng ra gì. Các vị không thấy xấu hổ khi cái sự ê chề này phơi bày trước mắt của hàng tỷ người ở 192 quốc gia khác sao? Chẳng có người dân Việt nào đủ trơ tráo để ngẩng cao đầu khi hết lần này đến lần khác biết rõ chính những nghị sĩ của mình đang làm xấu đất nước. Thứ năm, dù sao, cũng phải ghi nhận tinh thần… dũng cảm của những người vừa mới biết là nếu không nhận sai thì tai họa chất chồng! Xin dẫn ra đây một đoạn trên báo Tuổi Trẻ, 28.6.2016,09:57 GMT+7,để thay cho lời kết – và, cũng để cho người dân biết quốc hội ta lẫn, kém đến mức nào: “Nguồn tin của Tuổi Trẻ khẳng định trong báo cáo gửi các ĐBQH khóa XIII, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho biết có tới trên 90 nội dung thuộc Bộ luật hình sự cần phải sửa đổi, bổ sung. Trong số đó, theo các chuyên gia, có những sai sót nghiêm trọng và những sai sót “không thể tin được”. Nguyên chánh tòa hình sự TAND tối cao Đinh Văn Quế từng nêu các ví dụ cụ thể như: ngoài điều 249, điều 250, điều 252 Bộ luật hình sự 2015 bị trùng lặp tình tiết định khung hình phạt thì còn điều 337 quy định tội cố ý làm lộ bí mật nhà nước; tội chiếm đoạt, mua bán, tiêu hủy tài liệu bí mật nhà nước. Tên của điều luật quy định hai tội với bốn hành vi: cố ý làm lộ bí mật nhà nước; tội chiếm đoạt, mua bán, tiêu hủy tài liệu bí mật nhà nước. Nhưng khoản 1 của điều luật này lại chỉ quy định một tội với một hành vi “cố ý làm lộ hoặc mua bán bí mật nhà nước”, còn ba hành vi: chiếm đoạt, mua bán, tiêu hủy tài liệu bí mật nhà nước thì không thấy đâu nữa. Nếu nghiên cứu kỹ Bộ luật hình sự 2015, chúng ta còn thấy một số điều luật nếu không có giải thích hoặc hướng dẫn thì không thể áp dụng được. Ví dụ: điều 175 (điều 140 Bộ luật hình sự 1999) quy định về tội “lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản” đã bỏ tình tiết “bỏ trốn để chiếm đoạt” trước đây quy định tại điểm a khoản 1 điều 140 Bộ luật hình sự. Vậy kể từ ngày 1-7-2016 (nếu bộ luật có hiệu lực thi hành) trở đi cứ vay mượn, thuê tài sản của người khác rồi bỏ trốn để chiếm đoạt thì không phạm tội sao?!” Có lẽ, chẳng còn gì để nói thêm trước sự thật sai phạm tày đình của những người đã thông qua bộ luật này! Nói như ông Nguyễn Sinh Hùng, Dân bầu ra quốc hội thì, nếu quốc hội sai, là lỗi… của Dân! Hà Văn Thịnh Huế, 28.6.2016 ( Dân Luận)
  4. Với tư cách 1 người dân, một Luật sư, tôi thật sự thất vọng với Quốc hội khóa XIII. 1. Điều thất vọng đầu tiên: QH đã không ra được một nghị quyết về Biển đông khi Trung Quốc đưa giàn khoan 981 vào lãnh hải nước ta. Mặc dù Đại biểu QH là Luật sư Trương Trọng Nghĩa đã đề nghị. Nhu nhược hay đớn hèn? 2. Điều thất vọng thứ 2: Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XIII đã biểu quyết thông qua Luật Bảo hiểm xã hội. Lần đầu tiên trong lịch sử lập pháp của VIệt Nam, một Luật được QH thông qua chưa kịp có hiệu lực thì đã phải sửa đổi. Hãy nghe các Đại biểu nhận lỗi như sau: Đại biểu Trần Hoàng Ngân (Đoàn TP. HCM) nói: “Là đại biểu Quốc hội, trong quá trình xây dựng luật tôi cảm thấy buồn, xấu hổ vì Luật chưa có hiệu lực đã bị phản ứng. Lỗi tại ai?”; Đại biểu Võ Thị Dung nói “Tôi tha thiết đề nghị với Quốc hội sửa đổi nhưng phải có một lời xin lỗi với người lao động, để mình cầu thị, thật tâm trong việc sửa đổi này”; Nguyễn Thị Quyết Tâm (đoàn TP HCM) dẫn ý kiến của cử tri cho rằng, để người lao động phản ứng khi Luật chưa có hiệu lực là “có vấn đề” trong công tác làm luật. Xin hỏi mọi người rằng, ai đã làm cho các đại biểu QH phải mở miệng nhận lỗi? Xin thưa rằng, không phải các tiến sỹ, giáo sư, luật sư. Họ chính là những người công nhân bình thường, họ đã phản ứng và Chính Phủ, QH đã buộc phải sửa Luật khi chưa kịp có hiệu lực. 3. Điều thất vọng thứ 3: Ngày 27-11-2015, các đại biểu Quốc hội đã biểu quyết thông qua dự thảo Bộ luật Hình sự (sửa đổi). Bộ luật gồm 3 phần, 26 chương và 426 điều, có hiệu lực thi hành từ ngày 1-7-2016. Khi nó chưa có hiệu lực thì mọi người lại phát hiện ra Bộ luật hơn 90 lỗi/426 điều (Chiếm hơn 20%). Mức độ nghiêm trọng lớn hơn rất nhiều so với “sự cố” Điều 60 của Luật bảo hiểm. Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Nam Định Nguyễn Anh Sơn nói “Quốc hội có lỗi với dân. Lỗi trước hết thuộc về gần 500 đại biểu đã biểu quyết thông qua. Câu hỏi đặt ra là trách nhiệu thế nào? Sai rồi sửa và chỉ cần 1 câu xin lỗi là xong tất cả? 4. Thất vọng thứ 4: Nợ công tăng cao chưa từng có trong lịch sử, thuế và lệ phí tăng vọt, vấn nạn BOT mà người dân phải gánh chịu khi phải trả nhiều tiền mới được đi trên những con đường của đất nước. Sau những thất bại của QH khoá XIII, chúng ta nên đi tìm nguyên nhân. Nguyễn nhân do đâu? Do các Đại biểu ngủ quá nhiều? Do các Đại biểu có nhận thức như “quyền im lặng không phải là quyền con người”?…Do cơ chế Đảng cử dân bầu, tự hào với số lượng đại biểu là Đảng viên chiếm hơn 90 % nên mới có những đại biểu ưu tú như vậy?. Thôi trách ai được, Vị Chủ tịch QH cũng đã nói rằng Đại biểu QH do dân bầu, đại diện cho dân đã quyết thì dân phải chịu còn trách ai được nữa. Ls. Trần Thu Nam (Fb Thongtintuluatsu)
  5. Trong lúc ông Dương Khiết Trì, ủy viên Quốc Vụ Viện của Cộng Sản Trung Quốc, tới Việt Nam, thì báo Nhân Dân ở Bắc Kinh cho độc giả coi một cảnh đánh đòn rất ngoạn mục. Những nạn nhân chịu đòn là nhân viên của Ngân Hàng Nông Thôn Thương Nghiệp thành phố Trường Trị (长治), một trung tâm thương mại thuộc tỉnh Sơn Tây. Người đứng ra đánh là một vị thanh tra từ trên xuống, đóng vai cố vấn cho ngân hàng. Ðoạn phim video chụp bằng máy điện thoại di động cho thấy cảnh ông thanh tra la mắng các nhân viên ngân hàng làm ăn không ra gì cả, ông quát tháo ra lệnh họ từ nay phải thành khẩn thay đổi, rồi ông cầm roi đánh, y như thầy giáo trừng phạt đám học trò lười và dốt! Ðoạn video này có vẻ kỳ lạ. Tờ nhật báo chính thức của đảng Cộng Sản Trung Quốc đã “vạch áo cho người xem lưng,” cho thiên hạ chứng kiến hệ thống tài chánh, ngân hàng một nước giàu hạng nhì thế giới vẫn làm việc theo theo lối... thời tiền sử! Dân Hà Nội quen kể chuyện tiếu lâm đã đặt câu hỏi rằng, có phải ông Dương Khiết Trì muốn nhờ Nhân Dân Nhật Báo gửi một thông điệp răn đe cho ông Nguyễn Phú Trọng và các lãnh tụ Cộng Sản Việt Nam hay không? Ðấy chỉ là câu hỏi đang truyền ngoài đường phố Hà Nội. Gần đây các du khách đều công nhận đi taxi ở xứ Ngàn Năm Văn Vật được nghe các ông tài xế chửi đảng và nhà nước thả giàn; còn ở Sài Gòn thì chỉ được nghe các bác tài nói chuyện cá độ giải Euro rồi nghe họ than thở bị Uber cạnh tranh! Ðọc bản tin chính thức của nhà nước Cộng Sản thì chúng ta không thấy Dương Khiết Trì đe dọa câu nào cả. Cuộc họp của ủy ban chỉ đạo hợp tác song phương Việt Nam-Trung Quốc vẫn nói những lời sáo mép giống hệt như năm ngoái, năm kia: Quan hệ giữa hai nước tiếp tục phát triển tích cực, mặc dù còn tồn tại một số vấn đề cần giải quyết; hai bên trao đổi những vấn đề quan trọng, hứa không hành động khiến tình hình phức tạp thêm; giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, phù hợp với luật pháp quốc tế như DOC và COC, vân vân. Ngon lành! Nếu chỉ cần lập lại những công thức cũ rích này thì tại sao ông Dương Khiết Trì phải quá bộ “du Giang Nam” một chuyến như vậy? Những chuyện lặt vặt như đem cho 129 triệu đô la Mỹ để xây Cung Văn Hóa Hữu Nghị Việ -Trung tại Hà Nội; việc mở Lãnh Sự Quán Trung Quốc tại Ðà Nẵng, cấp đại sứ cũng làm được rồi, đâu cần đến một ủy viên Quốc Vụ Viện? Cho nên, chỉ trong hậu trường người ta mới biết lý do thực sự của chuyến đi Dương Khiết Trì. Trong hậu trường, Dương Khiết Trì phải nói đến vụ Tòa Trọng Tài Thường Trực quốc tế ở Den Haag (The Hague), nay mai sắp công bố bản phán quyết chắc chắn bất lợi cho Bắc Kinh. Tòa Trọng Tài Thường Trực xử vụ Philippines kiện Trung Cộng, chắc sẽ bác bỏ quyền của Trung Quốc làm chủ vùng Ðường Lưỡi Bò, còn gọi là vùng Chữ U. Từ cả năm nay, Bắc Kinh đã báo trước sẽ không công nhận thẩm quyền của Tòa Trọng Tài về vấn đề này, và họ tuyên bố đã có có ít nhất 47 quốc gia đã ủng hộ lập trường của họ. Liệu ông Dương Khiết Trì có tới Hà Nội để yêu cầu Nguyễn Phú Trọng đưa tên Việt Nam vào làm nước thứ 48, sau nước Gambia ở Châu Phi, hay không? Có thể thấy mục đích chuyến đi Dương Khiết Trì là để nắn lưng Nguyễn Phú Trọng coi cứng hay mềm! Cứng hơn, hay mềm hơn năm ngoái, khi còn đang đấm đá nội bộ chưa xong, cần thiên triều nâng đỡ! Nhưng chắc Dương Khiết Trì không ngu dại đòi Nguyễn Phú Trọng phải trâng tráo ủng hộ lập trường của Bắc Kinh, là không công nhận phán quyết của Tòa Trọng Tài Thường Trực. Ðòi như thế chẳng khác gì đòi người ta đào mả bố người ta lên. Nhưng dân Hà Nội chắc đã đoán trúng mục đích chuyến thăm viếng của Dương Khiết Trì: Dọa! Một điều mà Dương Khiết Trì có thể yêu cầu là sau khi có bản phán quyết, Cộng Sản Việt Nam cứ ngậm miệng không nói năng gì cả! Như vậy cũng đủ chứng tỏ lòng trung thành với đồng chí anh em 16 chữ vàng rồi! Trong bản tin chính thức của Cộng Sản Việt Nam, không thấy nhắc tới Công Ước Quốc Tế về Luật Biển (UNCLOS). Mà đó là văn bản pháp lý được Tòa Trọng Tài sử dụng khi xét xử. Trung Cộng đã ký kết UNCLOS nhưng lại không chịu nghe lời tòa án trọng tài, một nghịch lý hiển nhiên. Ðể coi Nguyễn Phú Trọng có thấy như thế hay không. Chúng ta sẽ biết cái xương sống của ông Nguyễn Phú Trọng nó mềm đến mức nào, có đủ mềm để khom lưng làm theo lệnh thiên triều hay không! Nguyễn Phú Trọng còn đang nghe ngóng, nhìn quanh chờ đợi! Nhìn qua Philippines, ông Trọng có thể thấy có thể khom lưng một chút cũng được! Vai chính trong vụ kiện là Philippines; nhưng vị tổng thống mới đắc cử là ông Rodrigo Duterte, sẽ nhậm chức ngày 30 Tháng Sáu, lại đang ỡm ờ tỏ vẻ muốn hòa hoãn với Bắc Kinh. Ông Duterte mới cử một sứ giả đi Bắc Kinh, là Arthur Tugade, người sẽ làm bộ trưởng giao thông trong chính phủ ông sắp lập. Mục đích chuyến đi chắc là hỏi vay tiền với lãi suất ưu đãi! Ông Duterte muốn xây dựng một đường xe lửa trên đảo Mindanao là nơi dân chúng đã bỏ phiếu đưa ông lên ngôi tổng thống. Thái độ hòa hoãn với Bắc Kinh của Duterte cũng là một đòn thách thức Mỹ. Ông Duterte từng nói thẳng: “Quý vị có trả giá ngang bằng chúng nó hay không? Nếu không, tôi sẽ chấp nhận thiện chí của Trung Quốc!” Ông Duterte còn tiết lộ rằng ông đã hỏi thẳng đại sứ Mỹ ở Manilla, “Các ông đứng về phía chúng tôi hay không?” Ông kể, Ðại Sứ Philip Goldberg trả lời: “Nếu các ông bị tấn công!” Ông Nguyễn Phú Trọng có thể nghe ngóng coi ông Duerte nói gì sau khi Tòa Trọng Tài phán quyết, để biết mà “nói theo,” vừa giữ thể diện, vừa không làm mất lòng thiên triều. Cùng thời gian Dương Khiết Trì tới Hà Nội, một đoàn tàu Trung Cộng đang tham dự cuộc thao diễn hải quân với nhiều nước khác, trong đó có Mỹ và các nước đồng minh. Những nước Châu Á cũng có hải quân dự cuộc tập trận là Ấn Ðộ, Nam Hàn, Australia, New Zealand, Philippines, Brunei, Singapore, Thái Lan, Indonesia, Malaysia. Ba nước Việt, Mên, Lèo không được mời, chắc vì hải quân chưa đủ tầm mức. Nhưng vương quốc Tonga, với 160 hòn đảo nằm giữa Thái Bình Dương, chỉ có hơn 100 ngàn dân, cũng có mặt. Tất nhiên Ðài Loan không được mời tham dự cuộc thao diễn này vì có mặt Trung Cộng. Hơn nữa, Trung Cộng còn đang đe dọa Ðài Loan, đã cắt đứt mọi liên lạc, vì tân Tổng Thống Thái Anh Văn không chịu nói câu nào về “Nguyên tắc chỉ có một nước Trung Hoa.” Nhưng xương sống lưng Bà Thái Anh Văn có vẻ còn cứng lắm; bà không tỏ ra sợ hãi. Chính phủ Ðài Bắc sắp đem bắn thử giàn phòng thủ chống hỏa tiễn PAC-3 đã mua của Mỹ từ năm 2008, năm đó Bắc Kinh đã la lối om sòm nhưng sau cùng cũng chẳng làm gì cả. Giàn phòng thủ này bảo vệ cả hòn đảo trong lúc Trung Cộng vẫn bày 1,500 hỏa tiễn trên bờ biển nhắm thẳng vào Ðài Loan. Cuộc bắn tập này sẽ diễn ra ở White Sands Missile Range, tiểu bang New Mexico, nước Mỹ, vào Tháng Bảy sắp tới. Quân đội Mỹ sẽ cung cấp mấy hỏa tiễn cũ để phóng lên, làm như tên lửa từ lục địa Trung Hoa tấn công. Ðiều đáng chú ý là hai chính phủ Mỹ và Ðài Loan không hề có quan hệ ngoại giao. Mỹ giúp Ðài Loan thử vũ khí chỉ là mối tương quan giữa người bán và kẻ mua, cũng như Mỹ vẫn cho Nhật Bản thử giàn phòng thủ PAC-3 trên đất Mỹ! Liệu ông Nguyễn Phú Trọng có theo được cái lưng cứng rắn của bà Thái Anh Văn hay không? Một người khác cũng có thể làm gương cho ông Nguyễn Phú Trọng là Bác Sĩ Mahathir Mohamad, cựu thủ tướng Malaysia. Ông già 90 tuổi này mới lên tiếng đả kích người kế vị, do chính ông nâng lên, là Thủ Tướng Najib Razak, về cái tội bán tài sản quốc gia cho Trung Cộng! Chính phủ Malaysia mới chấp nhận việc bán 1MDB, một công ty điện lực cho CGN, một công ty Trung Quốc, với giá hơn hai tỷ Mỹ kim. Chính phủ Najib đã cho CGN được miễn, mua nhiều hơn giới hạn 49% theo luật định. Ông Mahathir lên án: “Những nhà máy điện này là của nhân dân Malaysia! Ðem bán cho nước khác là sai!” Ông nói thay cho dân chúng: “Những người nông dân, những ngư dân nước mình chẳng ai hiểu những con số hàng chục tỷ đồng ringgit là cái gì cả!” Ông Mahathir còn nói thẳng: “Ðây là một chính sách quốc gia sai lầm... Nước Malaysia chủ trương mở cửa, buôn bán với tất cả các nước, nhưng đối với Trung Quốc thì khác!... Chúng ta cởi mở và thân thiện, nhưng trước hết phải nghĩ đến nhu cầu của người dân!” Vụ bán những nhà máy điện của 1MDB cũng không khác gì những vụ cho người Trung Quốc khai thác bô xít, vụ thuê rừng 50 năm, cho mở nhà máy Formosa với thời hạn 70 năm, vân vân. Ông Nguyễn Phú Trọng có thể học ông Mahathir la mắng ông Najib mà “nói thẳng” vào mặt... Nguyễn Tấn Dũng! Nhưng lên tiếng như vậy cũng đòi hỏi cái lưng của chính ông Nguyễn Phú Trọng còn đủ cứng! Ðến ngày Tòa Trọng Tài Thường Trực ở Den Haag tuyên án bác bỏ quyền của Trung Cộng trên vùng biển họ vẽ chữ U, mới biết sống lưng ông Nguyễn Phú Trọng có đủ cứng để cùng người dân Việt hô lớn “NO U” hay không. Ngô Nhân Dụng (Người Việt)
  6. Bất ngờ nổ ra vào cuối tháng 6/2016, trước hết vụ scandal Bộ luật hình sự đã khiến dư luận xã hội thêm một lần nữa phẫn nộ về từ thế ngủ ngày của đội ngũ tinh hoa gần 500 đại biểu quốc hội, và 3,600 tỷ đồng cho một kỳ bầu bán với hầu hết các ứng cử viên độc lập bị loại thẳng cánh. Một lần nữa, người ta nhớ lại câu nói bất hủ của nguyên chủ tịch quốc hội Nguyễn Sinh Hùng “Quốc hội tức là dân, dân quyết sai thì dân chịu chứ kỷ luật ai bây giờ!...”. Vụ scandal Bộ luật hình sự còn được xem là “hoành tráng” hơn vụ điều 60 của Luật bảo hiểm xã hội hồi đầu năm 2015, mà đã dẫn đến cuộc đình công kèm biểu tình của hàng trăm ngàn công nhân Pou Yuen và một số tỉnh miền Tây Nam Bộ. Tất cả đều hội tụ vào trách nhiệm của một quốc hội ngày càng tệ. Nhưng có một điểm khác biệt cơ bản: liên quan vụ điều 60 luật Bảo hiểm xã hội, giới quan chức quốc hội và chính phủ không hề lên tiếng thừa nhận sai lầm, cho đến khi nổ ra cuộc biểu tình của công nhân – khác hẳn với thái độ mau mắn lạ lùng của những quan chức quốc hội, khi thừa nhận có đến 90 sai sót trong bộ luật hình sự đã được thông qua. Ở một khía cạnh khác, báo chí nhà nước tuy biết, nhưng chỉ dám lên tiếng một cách tự phát trong vụ việc điều 60. Còn với vụ Bộ luật hình sự 2015, không hiểu từ đâu một số tờ báo nhà nước đã có được tin tức nhanh nhạy và lập tức đăng tải. Hiện tượng truyền thông đặc biệt này đã dẫn đến một giả thiết: phải chăng báo chí được “bắn tin”? Và nếu giả thiết trên là có cơ sở như đã từng tồn tại trong rất nhiều vụ việc chính trị trước đại hội 12, người chủ động cung cấp thông tin cho báo chí muốn nhắm đến mục đích gì? Điều rõ ràng là không chỉ nguyên chủ tịch quốc hội Nguyễn Sinh Hùng bị lôi ra chỉ trích, cả người tuy đang là chủ tịch quốc hội nhưng còn phải thông qua một lần bầu bán nữa mới chắc chắn – bà Nguyễn Thị Kim Ngân – cũng bị một số dư luận đòi hỏi phải từ chức hoặc phải bị cách chức. Nhìn về phía trước, kỳ họp đầu tiên của quốc hội mới sẽ diễn ra từ ngày 20 đến ngày 29/7 năm nay, với nội dung chủ yếu xoay quanh chuyện “bầu nhân sự cao cấp”. Các vị trí chủ tịch quốc hội, chủ tịch nước và thủ tướng chính phủ theo đó sẽ một lần nữa “lên thớt”, sau cuộc bầu bán đầu tiên vào tháng 3/2016. Hiển nhiên, nếu “90 sai sót” trong Bộ luật hình sự được làm rõ, Quốc hội sẽ mang tiếng không biết khi nào mới hết. Mà không chỉ quốc hội, cả chính phủ của ông Nguyễn Xuân Phúc cũng phải chịu dư luận liên đới. Không khí đưa tin nhanh nhạy của báo chí lẫn thái độ nhận sai mau mắn của một số quan chức quốc hội mang lại cảm giác dường như Quốc hội đang muốn cải thiện hình ảnh theo hướng minh bạch hóa. Thế nhưng câu hỏi đặt ra là nếu Quốc hội đã muốn tự “đổi mới”, tại sao cơ quan này lại vẫn “ngâm tôm” các bộ luật liên quan sát sườn đến quyền lợi của dân như luật Biểu tình, luật Lập hội, luật về Tôn giáo? Có một bóng đen lẩn khuất đâu đây, như đã từng vào thời gian trước đại hội 12, khi cuộc xung đột nội bộ trong đảng lên đến đỉnh điểm và đơn thư tố cáo nhau bay như bươm bướm trên… mạng xã hội. Lần này, cũng có thể là như vậy. Nhưng cả trên mặt báo nhà nước. Lê Dung (SBTN)
  7. Vào tháng 10 năm 2015, ông Trần Anh Kim, cựu sĩ quan quân đội Việt Nam bị bắt giữ tại nhà riêng. Ông Kim bị gán tội vào điều 79 đó là hoạt động lật đổ chính quyền Việt Nam. Ông là người trước đó đã phải chịu mức án 5 năm tù về tội danh này. Hai tháng sau, vào ngày 16 tháng 12 tại nhà riêng ở Hà Nội, luật sư Nguyễn Văn Đài bị an ninh Việt Nam bắt và khép vào điều luật 88 tuyên truyền chống phá nhà nước Việt Nam. Luật sư Đài trước đây cũng từng bị nhà nước Việt Nam cộng sản bắt bỏ tù với tội danh này. Tiếp đó vào tháng 6 năm 2016 an ninh Việt Nam bắt bà Cấn Thị Thêu tại nhà riêng, với một tội danh mà bà đã từng bị cộng sản VN tống vào tù trước đó là điều 245 tội gây rối trật tự công cộng. Cả ba vụ bắt bớ này đều có những đặc điểm giống nhau như. - Thứ nhất cả ba người đều đã từng bị bắt trước và kết án tù trước đó. - Thứ hai cả ba đều cùng tội danh trước đó đã bị kết án - Thứ ba , tất cả đều bị bắt ở nhà riêng. Thông thường những người đã từng bị tù rất ít khi bị bắt lại với tội danh trước đó. Nhưng cả ba người này đều bị bắt với tội danh mà họ đã từng bị kết án. Qua đó cũng thấy việc bắt giữ ba người này của chế độ Việt Nam có nhiều vấn đề. Việc bắt giữ tại gia chứng tỏ âm mưu bắt giữ là có tính toán từ trước của cơ quan an ninh, nó không giống như vụ bắt giữ vì vụ việc nào đó vừa xảy ra hoặc bắt tại tại hiện trường. Nếu như bắt tại hiện trường, như cách thông thường nói là bắt quả tang, bắt nóng thì cách bắt giữ ba người trên gọi là bắt nguội. Bắt nguội nằm trong một chủ ý sẵn có là đưa người bị bắt vào danh sách bắt và đến thời điểm cần phục vụ mưu đồ nào đó thì mới bắt. Còn khi chưa cần vẫn để đó. Với kiểu bắt nguội ba người trên, sẽ khiến những người đấu tranh khác phải lo sợ, vì họ không biết mình sẽ bị bắt bao giờ, vì tội gì. Nhưng đấy chỉ là công dụng phụ của việc bắt giữ ba người này. Bởi hầu hết những người đấu tranh bây giờ không còn e sợ đến chuyện bị bắt tù. Mục đích việc bắt giữ ba người này của an ninh Việt Nam là việc bắt để có cái đàm phán với phương Tây về nhân quyền, nhân đó đòi hỏi những yêu sách về viện trợ kinh tế, cho vay. Trong lúc Bắt nguội còn là cơ hội để các tướng lĩnh an ninh cần có thành tích để chứng tỏ sự hữu ích của mình . Trước tiên các tướng lĩnh an ninh cho dư luận viên thổi phồng về mức độ nguy hiểm của các lực lượng đối kháng là mối đe doạ của chế độ, sau đó tiến hành bắt vài người. Tiếp đó đưa những báo cáo xuyên tạc và thổi phồng về những người này để chứng tỏ mình với những đồng chí trong Đảng. Nhưng đánh giá chung thì việc bắt ba người trên nằm trong ý đồ chính trị thời điểm nhiều hơn. Đây là thời điểm mà vị thế Việt Nam xuống rất xấu, các chiêu bài mà Việt Nam dưa ra để quốc tế chú ý đến mình đều không đạt được kết quả. Không chứng minh được những tiến bộ để thế giới hy vọng và giúp đỡ. Chế độ Việt Nam quay sang lối mòn thủ đoạn đầy tiêu cực đã làm bao nhiêu năm qua, là tiếp tục bắt người đấu tranh nhân quyền, cho quốc tế phải quan tâm đến nhân quyền tại Việt Nam và qua đó Việt Nam có những đòi hỏi xin xỏ về kinh tế. Tuy nhiên quốc tế đã quá nhàm chán với trò bất nhân này của chế độ cộng sản, họ có lên tiếng đòi tha những người bị bắt, nhưng không nhún mình nhường nhịn yêu sách của cộng sản Việt Nam ở việc bắt người như trước kia . Quốc tế đã nhận ra một điều rằng với những kẻ táng tận lương tâm như chế độ Việt Nam, thì việc sốt sắng can thiệp và thoả hiệp yêu sách với chế độ CSVN sẽ không làm chế độ này thức tỉnh nhân bản hơn. Trái lại, càng khiến CSVN càng nghĩ rằng việc bắt giữ người là món hời dễ khai thác và cứ thế tiếp tục. Cộng sản VN bắt người như những kẻ bắt cóc tống tiền, không thấy người đến xin chuộc dù đánh tiếng các kiểu. Bởi thế chúng giam giữ những người trên như kiểu giam con tin và không hề đưa ra xét xử hoặc có tiến triển gì theo trình tự tố tụng. Đến nay thì Trần Anh Kim, Nguyễn Văn Đài vẫn bị giam giữ trong cái gọi là thời hạn điều tra bất tận, như trước đây nhà báo Nguyễn Hữu Vinh tức Ba Sàm từng bị cảnh tương tự. Ở vụ án trước luật sư Nguyễn Văn Đài bị bắt vào tháng 2 năm 2007, đến tháng 5 năm 2017 đã có phiên xử toà xử anh cùng với Lê Thị Công Nhân. Tính từ thời điểm bị bắt đến khi xử có 2 tháng. Còn ông Trần Anh Kim ở vụ bắt giữ trước vào tháng 7 năm 2009 đến tháng 12 năm 2009 bị đưa ra toà xét xử, tính từ khi bắt giữ đến khi xử là 5 tháng. Tại lần bắt này tính đến nay, luật sư Nguyễn Văn Đài đã bị giam giữ hơn 6 tháng mà không hề có kết luận điều tra, ông Trần Anh Kim đã 8 tháng cũng không có kết luận điều tra, tuy cả hai đều bị cáo buộc tội danh mà họ đã từng bị cáo buộc trước đó. Sự khác biệt về diễn tiến tố tụng bị kéo dài ở lần này so với lần trước, đã khẳng định mục đích bắt giam những người trên của chế độ cộng sản Việt Nam là muốn có thời gian để cò kè, mặc cả với quốc tế. Nếu không chúng đã mang họ ra xử nhanh chóng như trước kia chúng đang được quốc tế sẵn lòng cho vay tiền. Minh chứng thêm là việc kéo dài quá hạn thời gian xét xử phúc thẩm đối với anh Ba Sàm Nguyễn Hữu Vinh. Điều 242 của luật tố tụng hình sự Việt Nam quy định việc kháng cáo trong trường hợp Nguyễn Hữu Vinh là 90 ngày, trước đó 15 ngày phải có thông báo cho luật sư, viện kiểm sát và bị cáo. Nhưng đơn kháng cáo của Nguyễn Hữu Vinh toà án đã nhận vào ngày 7 tháng 4 năm 2016, đến hôm nay là ngày 27 tháng 6, tức đã 80 ngày toà án nhận được đơn kháng cáo. Nhưng vẫn chưa có thông báo xử phúc thẩm. Trong khi lẽ ra từ 5 ngày trước theo luật định toà án đã phải có thông báo lịch xét xử phúc thẩm. Việc kéo dài thời gian tố tụng và xâm phạm thời hạn tố tụng cũng là một chiêu trò để gây chú ý dư luận quốc tế của chế độ CSVN. Hòng trông mong kiếm chác được gì qua sự quan tâm của quốc tế. Nhưng càng làm vậy càng khiến dư luận quốc tế thấy rõ bộ mặt xảo trá và gian hiểm của chế độ CSVN. Cách thu hút quan tâm kiểu như thế này đã lỗi thời, nó vẫn được sử dụng chẳng qua vì phù hợp với bản chất độc ác của chế độ. Nếu là một chế độ có chút tự trọng, cộng sản Việt Nam nên chọn cách thả những người này vô điều kiện. Cách đó chắc chắn sẽ gây chấn động sự quan tâm thế giới theo cách tích cực, khiến dư luận và chính phủ các nước quan tâm và hy vọng sự đổi mới của chế độ Việt Nam nhiều hơn. Còn cứ tiếp tục trò bỉ ổi như vây, cộng sản Việt Nam chỉ như con thú đôc ác đang dẫy dụa trong thời khắc cuối cùng của cuộc đời. Ở một khía cạnh khác nhìn về những người bị bắt trên , họ đều đã từng bị tù đày vì tội danh như thế trước đó. Điều ấy khiến những người dân càng cảm phục vì sự dấn thân của họ, những người đã chiến đấu không khoan nhượng, không sờn lòng để theo đuổi lý tưởng của mình. Nhà tù và gông cùm lao lý, luật pháp bẻ cong...không làm cho họ chùn bước. Họ xác định được chân lý, được con đường đúng đắn mà dân tộc này cần phải theo đuổi và khẳng định, bất chấp hạnh phúc cá nhân mình, bất kể những tai hoạ do việc mình làm. Cũng như nhà khoa học đứng trước giàn thiêu vẫn khẳng định định lý '' trái đất quay ''. Những người bị cộng sản Việt Nam cầm tù hôm nay đã nêu trên cũng hiên ngang đón nhận hình phạt của chế độ cộng sản Việt Nam này , để khẳng định chân lý cộng sản Việt Nam không bao giờ đem lại điều tử tế cho dân tộc Việt Nam. Họ là những người bất khuất, kiên cường. Chúng ta hãy Người Buôn Gió (Blog Người Buôn Gió)
  8. Nguyên Tổng bí thư đảng CSTQ Giang Trạch Dân. Mấy ngày nay có hai sự kiện gây tiếng vang lớn từ Trung Quốc. Một là tin từ Hồng Kông và từ báo mạng Đại Kỷ Nguyên báo tin đêm 10/6 ông Giang Trạch Dân, nguyên Tổng bí thư đảng CSTQ đã bị bắt tại nhà riêng, hiện bị giam giữ tại một nhà giam đặc biệt ở Thượng Hải. Trước đó, hai con trai của ông Giang là Giang Miên Hằng và Giang Miên Khang, lãnh đạo các ngành thông tin, giao thông ở Thượng Hải, cũng đã bị giam. Thượng Hải vốn là địa bàn ảnh hưởng lớn nhất của phe phái Giang trong mấy chục năm nay. Giang Trạch Dân là con hổ lớn nhất - Vương Hổ - bị sa lưới trong chiến dịch ‘’Đả hổ diệt ruồi’’ do Tập Cận Bình chủ trương từ hai năm nay. Hơn 60 vạn cán bộ, trong đó có hơn 20 vạn cán bộ cao cấp trong đảng CS và bộ máy Nhà nước Trung Cộng đã bị truy tố và xét xử. Lần đầu tiên một số Ủy viên Thường vụ Bộ chính trị xưa nay được coi là bất khả xâm phạm bị truy tố và vào tù. Chu Vĩnh Khang, trùm dầu mỏ và trùm an ninh đã bị vào tù. Bạc Hy Lai bị tù chung thân. Tướng Từ Tài Hậu bị chết trong tù. Tướng Quách Bá Hùng từng là phó bí thư Quân ủy TƯ bị tống giam. Giang Trạch Dân là nhân vật cao cấp nhất cùng cả phe nhóm Thượng Hải với hệ thống gia đình trị của ông ta sa lưới là đòn quyết định của Tập Cận Bình theo phương châm nhổ cỏ tận gốc, giữa lúc có tin Giang đang chuẩn bị một cú ‘đảo chính cung đình’’. Có hai nhân vật quan trọng đang có nguy cơ bị quét tiếp là nguyên Chủ tịch nước Tăng Khánh Hồng và Ủy viên thường vụ Bộ chính trị hiện tại chức Lưu Vân Sơn phụ trách ngành Tuyên huấn và được coi là người của Giang. Hiện nay dư luận TQ tập trung chờ đợi việc gì sẽ xảy ra sau khi nhóm Giang bị sa lưới toàn bộ? Sẽ có phiên tòa tối cao xét xử công khai vụ án cực lớn ‘’Âm mưu đảo chính trước Đại hội 18, nhằm ngăn chặn Tập Cận Bình lên thay Hồ Cẩm Đào để đưa Bạc Hy Lai lên ‘’, trong đó Giang là kẻ chủ mưu, cùng Chu Vĩnh Khang, Bạc Hy Lai, Tăng Khánh Hồng, Từ Tài Hậu , Quách Bá Hùng ... là tòng phạm chính. Vấn đề quan trọng nhất là từ vụ án này, số phận của đảng CSTQ sẽ ra sao? Chính Tập Cận Bình đã than vãn là Quân Giải phóng TQ đã bị hư hỏng từ trên cao nhất, đảng CSTQ đã bị suy yếu cùng cực, mất hết uy tín trong xã hội, cần có một sự cải tổ tận gốc. Trong đảng CSTQ đã có đòi hỏi ‘’xóa bài, làm lại từ đầu‘’, giải thể đảng CS, lập nên một đảng mới . Cũng có ý kiến nên trở về với nền dân chủ, theo chủ nghĩa Tam Dân của Tôn Trung Sơn – Dân chủ, Dân quyền, Dân sinh. Theo Đại Kỷ Nguyên, trong 15 năm qua trong phong trào ‘’Thoát đảng CS‘’ đã có hơn 200 triệu người từ bỏ đảng CS và các tổ chức ngoại vi của đảng, như Đoàn Thanh Niên, Đoàn Phụ nữ, Tổng công đoàn, Hội Nông dân, Đoàn Thiếu nhi, Hội trí thức, Hội Nhà báo, Hội Luật gia, Hội nhà kinh doanh ... Có hai sự kiện gây nên sự sa sút nghiêm trọng uy tín vốn đã nghèo nàn của đảng CSTQ. Một là cuộc tàn sát mấy nghìn thanh niên sinh viên ở Thiên An Môn tháng sáu 1989, và cuộc đàn áp đầy ải hàng chục triệu thành viên Pháp Luân Công trong cả nước từ năm 1999 đến nay, trong đó nổi lên tội ác diệt chủng là cướp phủ tạng của tù nhân còn sống như tim, gan, mật, thận, mắt để bán với giá rất cao cho kẻ giàu sang và quan chức lâm bệnh. Trong khi dư luận TQ và quốc tế bàn tán đến tương lai, số phận của đảng CSTQ thì một cuốn sách được phát hành ở Hồng Kông, Đài Loan và lan tràn cực nhanh vào lục địa. Đó là cuốn sách Từ biệt Bộ Tổng Tham Mưu Quân Giải phóng Trung Quốc’’ (tên tiếng Anh là Farewell to the Chinese Liberation Army General Staff - The Memoirs of Luo Yu). Cuốn sách ra đầu năm nay, đã tái bản 3 lần, bán chạy như tôm tươi. Luo Yu (La Vũ) con trai duy nhất của Đại tướng La Thụy Khanh Tổng Tham mưu trưởng QGP Trung quốc, từng tham gia Vạn lý Trường Chinh, Chiến tranh Triều Tiên, từng sang VN nghiên cứu tình hình năm 1962 cùng Nguyên soái Diệp Kiếm Anh. La Thụy Khanh cùng Đặng Tiểu Bình bị Mao và Lâm Bưu trừng trị trong cuộc Cách mạng Văn hóa Vô sản. La khốn quẫn nhảy lầu từ lầu ba không chết nhưng gãy chân vào năm 1968, được phục hồi danh dự năm 1975. La Vũ sinh năm 1944, gia nhập quân đội sớm, cùng bố bị tù khi 24 tuổi, năm 1977 được trở lại quân đội, năm 1987 là Trưởng phòng thiết bị hàng không của Bộ Tổng Tham mưu, với cấp đại tá khi 43 tuổi. Nếu cứ theo đảng CS, La Vũ có thể sớm lên cấp tướng và không kém gì tướng Lưu Á Châu, con rể Lý Tiên Niệm, và tướng Lưu Nguyên, con Lưu Thiếu Kỳ. Tháng 6/1989 khi cuộc thảm sát Thiên An Môn xảy ra, La Vũ cực kỳ bất mãn, xin từ chức . Năm 1990 La Vũ lấy vợ , cô Leung Kwok Hing (Lương Quốc Hưng), một doanh nhân và cũng là một ca sỹ nổi tiếng. Ngay sau đó anh bị khai trừ vì bỏ sinh hoạt đảng. La Vũ có tư duy độc lập, cho rằng con đường của Đặng Tiểu Bình là sai, phản dân chủ và là ‘’xây dựng chủ nghĩa tư bản quan liêu thối nát rất nguy hiểm’’. Năm 1992 La Vũ cùng vợ lặng lẽ sang Hoa Kỳ, sống tại Harrisburg, Pennsylvania, tập trung viết sách báo và viết hồi Ký. Một nét rất đặc biệt là La Vũ và Tập Cận Bình vốn là hai bạn chí thiết vì hai ông bố La Thụy Khanh và Tập Trọng Huân là hai đồng chí công thần lập quốc đều bị Mao và Lâm Bưu trừng phạt. La Vũ cùng Tập Cận Bình mới lớn lên đều qua cuộc sống bi đát về nông thôn sinh sống tự lập, rất thông cảm với nhau. La Vũ thường gửi thư cho Tập Cận Bình để góp ý và khuyên răn. Một số lá thư được đưa ra công khai.Gần đây nhất La khuyên Tập nên giả từ quá khứ một cách kiên quyết, quả đoán, giải thể đảng CS lập nên thể chế Dân chủ đa đảng, từ đó có thể hòa bình thống nhất Trung Quốc với Đài Loan, hòa nhập với cộng đồng quốc tế. Trong thư ngỏ cuối cùng nhà Dân chủ La Vũ khẩn thiết khuyên Tập Cận Bình nên nghiên cứu chuyện Tưởng Kinh Quốc con Tưởng Giới Thạch khi lên làm Thủ tướng Đài Loan đã chấm dứt chế độ độc đảng của Quốc Dân đảng, dựng nên chế độ dân chủ đa đảng, mở ra thời kỳ phát triển kinh tế thần kỳ, làm gương cho lục địa. Trung Quốc đang ở ngã ba đường. Tập Cận Bình có đủ sáng suốt và nghị lực để khi cờ đã đến tay dám làm nên chuyện lớn, vì dân vì nước, chuyển hẳn mô hình cai trị và thể chế chính trị vì tương lai hạnh phúc của hơn một tỷ nhân dân Trung Quốc hay không? Chọn con đường nào sẽ còn có ảnh hưởng cực lớn đến đất nước ta, đến toàn khu vực và toàn thế giới. Bùi Tín Blog Bùi Tín * Blog của nhà báo Bùi Tín là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ. (VOA)
  9. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng Trong bài viết “Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng cần phải tuyên thệ trước Quốc hội” đăng trên Bauxite Việt Nam ngày 14/4 vừa qua, cựu đại tá công an Nguyễn Đăng Quang cho rằng Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch nước và Thủ tướng Chính phủ đã tuyên thệ trung thành với Tổ quốc, Nhân dân và Hiến pháp trước Quốc Hội khóa XIII thì không lẽ gì Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng là người được Điều 4 Hiến pháp với nội dung “Đảng Cộng sản Việt Nam là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội” mặc định là lãnh tụ tối cao của quốc gia, tức đứng trên cả 3 người kia, lại không phải tuyên thệ trước Quốc Hội nhân khai mạc Quốc Hội khóa XIV vào tháng 7 tới. Trước hết, cần hoan nghênh ông Nguyễn Đăng Quang đã thừa nhận quan điểm trong bài “Thay đổi 3 chức vụ lãnh đạo chủ chốt của Nhà nước trước nhiệm kỳ là trái Hiến pháp” của ông đăng ngày 21/3 vừa qua cũng trên Bauxite Việt Nam là sai lầm khi thừa nhận tính hợp Hiến của việc Quốc Hội khóa XIII tại kỳ họp cuối bầu bà Nguyễn Thị Kim Ngân thay ông Nguyễn Sinh Hùng làm Chủ tịch Quốc hội, ông Trần Đại Quang thay ông Trương Tấn Sang làm Chủ tịch nước và ông Nguyễn Xuân Phúc thay ông Nguyễn Tấn Dũng làmThủ tướng Chính phủ qua thừa nhận tuyên thệ của ba lãnh đạo mới này trước Quốc Hội. Tiếp theo, cho dù hiểu chủ ý của ông Quang là nhằm đưa Đảng CSVN vào thế “há miệng mắc quai” để không có thể tiếp tục phản bội lợi ích của Tổ quốc và của nhân dân, người viết bài này vẫn không thể tán thành đề xuất của ông dựa trên Điều 4 Hiến pháp vì quy định này bản thân nó là vi Hiến. Điều 4 Hiến pháp khi quy định “Đảng cộng sản Việt Nam là lực lượng lãnh đạo Nhà nước” cũng là quy định đảng này lãnh đạo Quốc Hội vì Nhà nước gồm Lập pháp, Hành pháp và Tư pháp. Như vậy Điều 4 Hiến pháp đi ngược ngay Điều 2 Hiến pháp theo đó “Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam do Nhân dân làm chủ; tất cả quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân” và Điều 69 Hiến pháp theo đó “Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của Nhân dân, cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất”, tức ngoại trừ nhân dân khôngmột thế lực nào có thể lãnh đạo, ra lệnh cho Quốc Hội. Nói cách khác, quy định Đảng CSVN lãnh đạo Nhà nước trong đó có Quốc Hội là phủ nhận nhân dân và bởi tính chất vi Hiến này mà Điều 4 Hiến pháp dứt khoát phải được xóa bỏ.Quan điểm này đã được tôi nói rõ từ tháng 6/2010 trong bài trả lời phỏng vấn của Đài Tiếng nói Hoa Kỳ có tựa đề “TS Cù Huy Hà Vũ, từ khởi kiện Thủ tướng đến yêu cầu xóa bỏ điều 4 Hiến pháp”. Mặc dầu vậy vẫn còn cửa cho người đứng đầu Đảng CSVN tuyên thệ trước Quốc Hội. Đó là được Quốc Hội bầu vào một trong bốn chức vụ là Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc Hội, Thủ tướng và Chánh án Tòa án nhân dân tối cao như quy định tại Khoản 7 Điều 70 Hiến pháp. Đối với các đảng viên ĐCSVN thì nhiều người trong số họ cho rằng Việt Nam nên theo mô hình Tổng bí thư Đảng cộng sản làm Chủ tịch nước được áp dụng ởtất thảy các nước cộng sản còn lại gồm Trung Quốc, Lào, Triều Tiên và Cubanhằm loại trừ nguy cơ Nhà nước ly khai khỏi Đảng cộng sản hay “phi Đảng hóa Nhà nước”. Tôi thì có quan điểm ngược lại, Nhà nước là của toàn dân nên “phi Đảng hóa Nhà nước” hay “dân chủ hóa chế độ” là tất yếu. Tuy nhiên dân chủ hóa không có nghĩa thay đổi chế độ chính trị chỉ sau một đêm, mà phải bắt đầu bằng minh bạch hóa chính sách Nhà nước gắn liền với chống tham nhũng. Với lại suy cho cùng mục đích của dân chủ hóa chế độ là để có một chính quyền minh bạch, liêm khiết bởi chỉ có thế thì mới toàn tâm toàn ý phục vụ nhân dân. Nói cách khác, chống tham nhũng là bước đi quan trọng và tất yếu để chuyển một chế độ độc tài sang chế độ dân chủ. Thực tế cho thấy các cuộc biểu tình của người dân trên khắp Việt Nam suốt hàng chục năm qua, dù nhằm chống Trung Quốc xâm lược, chống chính quyền cưỡng đoạt đất đai hay bảo vệ môi trường, đều có cùng nguyên nhân là chính quyền tham nhũng. Các nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam cũng không tránh khỏi là nạn nhân của chính quyền tham nhũng ấy. Báo cáo của Phòng Thương Mại Mỹ (Amcham) do ông Gaurav Gupta, chủ tịch Amcham trình bày tại Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam (VBF) tổ chức ngày 2/12/2014 tại Hà Nội đã không úp mở: “Phòng Thương Mại Mỹ cũng cho rằng bất ổn gây ra bởi sự thiếu minh bạch, tham nhũng tiếp tục là thách thức lớn nhất trong kinh doanh đối với các doanh nghiệp Mỹ tại Việt Nam.” Với nhìn nhận như trên, tôi cho rằng Tổng bí thư Đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng làm Chủ tịch nước sẽ là giải pháp bảo đảmcho công cuộc chống quốc nạn tham nhũng do chính ông phát động đi đến thành công. Căn cứ của đề xuất này là như sau. Ai cũng biết rằng tham nhũng trước hết và chủ yếu là từ bộ máy Nhà nước mà ra. Do đó, muốn chống được tham nhũng ở một nước độc đảng như Việt Nam thì người cầm chịch chống tham nhũng cần phải ở cương vị lãnh đạo Nhà nước miễn là vị trí đó độc lập với quản lý ngân sách quốc gia. Để nói, chỉ có nắm chức Chủ tịch nước thì Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng mới có thể phát huy tối đa và hiệu quả vai trò Trưởng Ban chỉ đạo phòng, chống tham nhũng trung ương của ông. Có ý kiến cho rằng tập trung nhiều quyền lực vào một người sẽ rất nguy hiểm cho quốc gia. Điều này là tuyệt đối đúng nếu Tổng bí thư Đảng CSVN bê bối, tham nhũng ngồi vào ghế Chủ tịch nước. Ngược lại, nếu là người thực sự chống tham nhũng thì với chức vụ đứng đầu Nhà nước Tổng bí thư Đảng CSVN sẽ có đủ quyền lực cần thiết để diệt trừ quốc nạn này. Về cá nhân Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, mọi chỉ dấu cho thấy ông không tham nhũng. Thực vậy, nếu bản thân ông Trọng hoặc vợ con ông dính tới tham nhũng thì chắc chắn Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng - “bố già tham nhũng” - đã tung tài liệu “phản đòn” trong bối cảnh hai bên đại chiếnđể giành chức Tổng bí thư tại Đại hội XII Đảng CSVN kết thúc vào tháng 1 năm nay. Thế nhưng đãchẳng có tài liệu nào như vậy xuất hiện. Bên cạnh đó, hình ảnh Tổng bí thư Trọngnấc lên khi không kỷ luật được Thủ tướng Dũng dù dính líu tham nhũng siêu nghiêm trọng tại Vinashin, Vinalines là các tập đoàn kinh doanh do Dũng lập ra tại Hội nghị trung ương 6 Khóa XI Đảng CSVN họp vào tháng 10/2012 cho thấy ôngTrọng là người thực tâm chống tham nhũng. Bản thân tôi, Cù Huy Hà Vũ, xác nhận Tổng bí thư Trọng đã chỉ ra chính xác hang ổ tham nhũng bởi khi bị giam tại Trại tạm giam B14 – Bộ công an từ tháng 11/2010 đến tháng 4/2011 về “Tội tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” tại Điều 88 Bộ Luật hình sự, tôi đã được nguyên Tổng giám đốc Vinashin Trần Quang Vũ bị giam ở buồng bên cay đắng thổ lộ: “Nguyễn Tấn Dũng đạo đức giả, đã lấy tiền của Vinashin mà vẫn đẩy bọn tôi vào tù!” Ngoài ra, giải pháp Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng làm Chủ tịch nước cũng sẽ giúp chấm dứtbê bối Nhà nước do Chủ tịch nước Trần Đại Quang, nguyên Bộ trưởng công an, man trá lý lịch gây ra. Cổng thông tin điện tử Quốc Hội nước CHXHCNVNvà các kênh truyền thông khác của Nhà nước Việt Namđều công bố Chủ tịch nước Trần Đại Quang sinh ngày 12/10/1956. Thế nhưng sự thật lại không phải thế. Trong bài “Thầy của Chủ tịch nước Trần Đại Quang tự hào kể chuyện trò cũ” đăng ngày 3/4/2016, trên báo Pháp lý - Cơ quan Hội luật gia Việt Nam, thầy Phạm Thạnh, 81 tuổi,nguyên Hiệu trưởng trường trung học phổ thông Kim Sơn B (Kim Sơn, Ninh Bình), từng dạy học ông Trần Đại Quang, kể: “Lúc đầu, trò Quang học ở trường Giáp bắc Ân Hòa. Khi đó trường toàn là nhà bằng tre, lợp bằng rạ, xung quanh tường đắp đất dày hàng mét, mỗi lớp có một nhà riêng. Đến năm 1968, nhà trường chuyển xuống đường ngang Ân Hòa. Anh Quang học ở đó đến năm 1971 thì ra trường.Cùng lứa với anh Quang, ở trường này hàm đại tá, thiếu tướng có rất nhiều. Ai sau này cũng trở lại trường thăm thầy nên tôi biết nhiều lắm. Nhưng liệt sỹ cũng nhiều, có khi đến 50% là liệt sỹ, bởi năm 1971 khi vừa ra trường, nhiều anh đi bộ đội đến tận năm 1975”. Năm học ở Việt Nam kết thúc vào tháng 6. Do đó, khi tốt nghiệp phổ thông cấp III (nay gọi là trung học phổ thông) vào tháng 6/1971, ông Trần Đại Quang chỉ mới 14 tuổi 8 tháng! Thực ra trên thế giới không hiếm người tốt nghiệp trung học phổ thông trước tuổi quy ước nhiều năm nhưng tất cả những “thần đồng” đó đều sinh ra trong những gia đình trí thức, hay chí ít trong những gia đình khá giả, nghĩa là không phải làm bất cứ công việc nào khác ngoài đèn sách. Những “thần đồng” như vậy chắc chắn được báo chí đưa tin. Đằng này, theo lời kể của ông Phan Thanh Ngọ, bạn học 3 năm phổ thông cấp III với ông Trần Đại Quang, được dẫn trong bài “Cậu trò nghèo trường làng thành Chủ tịch nước” đăng trên báo An ninh thế giới - Bộ Công an ngày 9/4/2016, ông Quang sinh ra trong một gia đình nông dân nghèo, bố đi đơm đó bắt tôm cá trên sông, mẹ đi bán chuối, nên phải chăn trâu cắt cỏ, chăn gà chăn vịt, nuôi lợn nuôi gà... “Nhưng do nhà anh Quang bố mất sớm, mẹ ngược xuôi bán hàng nuôi sáu người con – vẫn ông Ngọ kể - nên anh ấy càng nhiều việc hơn, hầu như chẳng có thời gian nghỉ ngơi”. Do đó, nếu ông Trần Đại Quang tốt nghiệp phổ thông trung học khi mới 14 tuổi 8 tháng thì chắc chắn báo chí Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã chẳng bỏ qua cơ hội để tuyên truyền cho “tính ưu việt của nền giáo dục xã hội chủ nghĩa” khi biến con nhà nông dân nghèo, bản thân lao động chân tay quần quật đến mức “chẳng có thời gian nghỉ ngơi” thành “thần đồng” cũng nhưcho hình mẫu “Cháu ngoan Bác Hồ học tập tốt, lao động tốt”! Ngoài ra, Bộ giáo dục chắc cũng đã đưa vội ông Quang ra nước ngoài học đại học hay chí ít vào một trường đại học trong nước. Thế nhưng đã không có bất kỳ bài báo nào về một “thần đồng” có tên Trần Đại Quang và trên thực tế tận 10 năm sau khi tốt nghiệp trung học phổ thông, vào năm 1981, ông Quang mới đặt chân vào đại học, cụ thể là Đại học an ninh, khi ông đã là sĩ quan công an. Tóm lại, ngày sinh của Chủ tịch nước Trần Đại Quang chắc chắn không phải là ngày 12/10/1956 và với một Chủ tịch nước khai man năm sinh như vậy thì chẳng những toàn dân Việt Nam phải gánh nỗi nhục quốc thể mà ngay đại cuộc chống tham nhũng do Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng phát động cũng không tránh khỏi thất bạiê chề vì gian dối cấp nguyên thủ quốc gia, không nghi ngờ gì nữa, là nơi trú ẩn vững chắc nhất cho tham nhũng! Tin rằng Ủy ban thẩm tra tư cách Đại biểu Quốc Hội của Quốc Hội khóa XIV sẽ đề nghị Hội đồng bầu cử quốc gia không công nhận tư cách Đại biểu Quốc Hội của Chủ tịch nước Trần Đại Quang do đã khai man tuổi đồng thời công bố cho toàn dân biết. Cũng tin rằng lời nói phải này – Quốc Hội khóa XIV bầu Tổng bí thư Đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng làm Chủ tịch nước để diệt trừ đến nơi đến chốn quốc nạn tham nhũng – sẽ có người nghe! Tiến sĩ Luật Cù Huy Hà Vũ * Bài của tác giả gửi tới TTHN.

×
×
  • Create New...