Jump to content

Search the Community

Showing results for tags 'nhân quyền - dân chủ'.

  • Search By Tags

    Type tags separated by commas.
  • Search By Author

Content Type


Forums

  • Tin Tức Thời Sự
    • Thời Sự Việt Nam
    • Tin Quốc Tế
    • Tin Cộng Đồng Người Việt Hải Ngoại
    • Bình Luận Thời Sự
    • Khoa Học & Kỹ Thuật - Môi Trường
    • Kinh Tế
    • Biển Đông
    • Thể Thao
    • Thế Giới Động Vật
  • Đời Sống Xã Hội & Tâm Linh
    • Sức Khỏe
    • Tìm Hiểu Tôn Giáo
    • Tử Vi & Phong Thủy
    • Quê Hương Ký Sự
    • Tâm Linh
    • Xã Hội
  • Văn Hóa & Nghệ Thuật
    • Phụ Nử
    • Lịch Sử
    • lời hay ý đẹp
    • Văn Hóa & Nghệ Thuật
    • Online Study
    • Truyện ngắn Audio
  • Vườn Thơ
    • Thơ Sáng Tác
    • Thơ Đấu Tranh
    • Thơ Sưu Tầm
  • Âm Nhạc
    • Thông Tin Âm Nhạc
    • Nhạc Online
    • Cải Lương - Tân Cổ
    • Quán Khuya
  • Giải Trí
    • Thư Giãn
  • Phim & Nhạc
    • Phim Online
    • Thông Tin Điện Ảnh
    • Đời Nghệ Sỹ
  • Thông Báo
    • Cập nhật lượng khách truy cập

Categories

  • Videos
    • Âm Nhạc
    • Film online
    • Thễ Thao
    • Thế Giới Động Vật
    • Thảm Họa Hàng Không
    • Kinh Tế
    • Khoa Học
  • Tin Tức
    • RFA
    • Thời Sự Việt Nam
    • Thế Giới
    • Người Việt Hải Ngoại
    • RFI
    • Thời Sự Hoa Kỳ
    • Khung Trời Mới
    • ĐKN
    • NTD
    • The Saigon Post
    • Nửa Vòng Trái Đất TV
    • Culture Chanel
    • Chuyễn Động Toàn Cầu
    • VIETV NETWORK
    • Tự Lực Bookstore
    • Thế Giới Tiêu Điểm
    • LITTLE SAIGON NEWS
    • VietCatholicNews
    • English News
  • Bình Luận - Thời Sự
    • Sài Gòn TV Bên Kia Màn Khói
    • OfficialVietFaceTV
    • Đọc Báo Vẹm
    • Người Việt TV
    • VOA
    • Truyền Hình Calitoday
    • Biển Đông
    • PhoBolsaTV
    • SBTN
    • BBC Tiếng Việt
    • Saigon TV 57.5
    • Việt Thảo tonight
    • Kinh Tế Gia Nguyễn Xuân Nghĩa
    • TV Tuần-san
    • 2VNR
    • Mẹ Nấm
    • Tiếng Vọng Về Nguồn (TVVN)
    • VIETLIVE TV
    • SET TV (Saigon Entertainment Television)
    • Viet TV Australia
    • Trung Quốc Không Kiểm Duyệt
    • LSTV
    • Chiến Tranh Ukraine
    • Sỗ Tay Quân Sự
    • Nguoi Viet Channel
    • Chão Lửa Trung Đông
  • Đời Sống
    • Tử Vi & Phong Thủy
    • Lịch Sử & Văn Hóa
    • Tâm Linh
    • Tinh Hoa TV
    • Ẫm Thực
    • Sức Khỏe
    • Biết tõ cùng ai ?
    • Online Study
  • Văn Hóa Nghệ Thuật
    • Văn Học Nghệ Thuật

Find results in...

Find results that contain...


Date Created

  • Start

    End


Last Updated

  • Start

    End


Filter by number of...

Joined

  • Start

    End


Group


  1. Dịch vụ kiều hối quen thuộc với những người Việt có thân nhân ở nước ngoài (hình chỉ mang tính minh họa) Một nhà hoạt động cáo buộc với BBC về chuyện tiền do Việt kiều Mỹ gửi ông để giúp người dân khiếu kiện đất đai ở Hà Nội "bị chặn và chuyển trả lại người gửi".Từ Hà Nội, nhà hoạt động Trịnh Bá Phương, một người dân Dương Nội nói: "Gần đây có người từ Mỹ gửi tôi và một nhà hoạt động khác [ông Dũng Mai] mỗi người 200 đôla để giúp dân oan nhưng khoản tiền này sau đó bị trả lại.""Tôi tìm hiểu nguyên nhân và được người gửi báo lại lý do là tên, địa chỉ của tôi và nhà hoạt động kia nằm trong danh sách bị cấm nhận tiền.""Trước đây, tôi vẫn nhận kiều hối nhằm giúp dân Dương Nội được chuyển từ Mỹ đến tận nhà.""Việc bị ngăn nhận kiều hối khiến tôi bức xúc."Nhà hoạt động cho biết thêm: "Lâu nay người dân Dương Nội đã có đơn xin cứu đói gửi các cơ quan chính quyền do họ bị mất đất đai, nhà cửa, thất nghiệp và nghèo đói.""Chỉ có Hội Chữ thập Đỏ giúp hai thùng mì gói và hai thùng nước suối rồi thôi.""Việc ngăn chuyển tiền của kiều bào giúp đỡ chẳng khác gì triệt tiêu đường sống của dân oan và cô lập họ trên con đường đấu tranh", ông Phương cáo buộc.'Tuân thủ nghiêm túc'BBC đã liên hệ với Vietcombank, ngân hàng mà website của họ giới thiệu cung cấp dịch vụ chuyển tiền nhanh UniTeller từ Mỹ về Việt Nam.Sau khi chúng tôi gửi xác nhận thông tin về phiếu chuyển tiền không thành đề tên người nhận là ông Phương và ông Dũng Mai cho ngân hàng này, tối 13/10, BBC nhận được email phản hồi từ ông Nguyễn Hữu Kiên, phó giám đốc bộ phận PR của Vietcombank trả lời: "Vietcombank có quan hệ hợp tác với nhiều công ty chuyển tiền tại Mỹ nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu chuyển tiền kiều hối của khách hàng."Không trả lời thẳng về trường hợp ông Trịnh Bá Phương, đại diện Vietcombank viết: "Bên cạnh việc cung cấp dịch vụ với chất lượng cao nhất, trong quan hệ hợp tác với các công ty chuyển tiền, Vietcombank và các đối tác luôn cam kết tuân thủ nghiêm túc các qui định của luật pháp quốc tế và Việt Nam về Bảo mật thông tin, Phòng chống rửa tiền và chống tài trợ khủng bố".Hôm 13/10, bà Tina Le, người gửi tiền cho ông Phương xác nhận với BBC: "Tôi chỉ là người đi gởi còn tiền là của khán giả ủng hộ chương trình văn nghệ gây quỹ 'Nước mắt dân oan' tổ chức tại California cuối tháng 9/2016, trong đó có 100 đôla của cộng đồng người Việt San Diego."Hôm nay tôi đã đi nhận lại tiền và bên dịch vụ kiều hối nói họ trả tiền lại vì công an Việt Nam không cho phép ông Phương và ông Dũng Mai nhận tiền vì hai người này bị ghép tội phản động."(BBC) Đăng bởi Ha Tran on Friday, October 14, 2016 | 14.10.16
  2. Quỳnh có ông nội và ông ngoại là những sĩ quan cảnh sát dưới thời Việt Nam Cộng Hòa và cả hai ông đều bị bắt đi tù cải tạo sau 1975. Ông ngoại Nguyễn Minh Sơn là một cảnh sát điều tra, chịu trách nhiệm thẩm vấn những vụ án liên quan đến chính trị. Bố của Quỳnh - ông Nguyễn Ngọc Anh sinh năm 1956 và là một Thương phế binh VNCH. Nguyễn Ngọc Như Quỳnh sinh ngày 18/7/1979 tại Nha Trang trong một gia đình Công Giáo gốc miền Bắc. Năm 1953, ông ngoại Quỳnh là Nguyễn Minh Sơn đưa cả gia đình di cư vào Nam. Có một chi tiết đặc biệt mà ít người biết đến, Quỳnh là hậu duệ của vị Thánh tử đạo Anrê Phú Yên. Thánh Anrê được xem là một trong những vị quan thầy của Giáo lý viên và giới trẻ Công giáo thế giới. Ông được phong Thánh ngày 5 tháng 3 năm 2000 bởi Giáo hoàng Gioan Phaolô II. Hiện gia phả dòng họ còn được lưu giữ tại nhà thờ Quy Nhơn. Quỳnh có ông nội và ông ngoại là những sĩ quan cảnh sát dưới thời Việt Nam Cộng Hòa và cả hai ông đều bị bắt đi tù cải tạo sau 1975. Ông ngoại Nguyễn Minh Sơn là một cảnh sát điều tra, chịu trách nhiệm thẩm vấn những vụ án liên quan đến chính trị. Bố của Quỳnh - ông Nguyễn Ngọc Anh sinh năm 1956 và là một Thương phế binh VNCH. Giấy tờ còn ghi rõ “Binh nhì Nguyễn Ngọc Anh, số quân 76/409.342, tham gia hành quân chiến dịch Hòa Bình 23/BĐQ/2/74 và bị thương ở tọa độ ZA199.200Pleime Pleiku bởi đạn AK vào chân trái”. Sau khi Sài Gòn thất thủ, người lính biệt động Nguyễn Ngọc Anh cũng bị “lùa” đi tù cải tạo hơn một tháng. Nguyễn Ngọc Như Quỳnh học chuyên ngành Anh ngữ tại Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn TP.HCM. Sau này cô làm việc trong một Công ty du lịch nước ngoài cho tới khi bị bắt. Nguyễn Ngọc Như Quỳnh là một trong những Blogger nổi tiếng tại Việt Nam. Cô bắt đầu được công luận chú ý từ khoảng năm 2009 với bút danh Mẹ Nấm. Đây là thời điểm được cho là khó khăn lớn đối với các tiếng nói phản biện trong nước, nhất là sau khi một loạt những người bất đồng chính kiến bị bắt theo điều 88 vào cuối năm 2008. Thời gian Quỳnh lăn lộn bên ngoài, tôi đang phải chống chọi với những năm tháng trong tù. Sau khi mãn án, tôi và Quỳnh cùng làm việc chung với nhau trong Mạng Lưới Blogger Việt Nam. Đây không phải lần đầu tiên Quỳnh “ăn cơm tù”, cô từng bị giam giữ chín ngày với cáo buộc “lợi dụng quyền tự do dân chủ để xâm hại lợi ích của nhà nước” hồi tháng 9/2009. Nhìn khối công việc Quỳnh làm và những gì cô đã đóng góp cho cuộc vận động dân chủ ở Việt Nam, tôi thực sự thán phục. Không biết cô lấy thời gian, sức lực ở đâu để vừa chăm cho con, vừa đi làm và vừa góp sức tranh đấu. Sức khỏe Quỳnh không tốt, cô mắc bệnh máu loãng và mang trong người một khối u. Thi thoảng hai chị em đang trao đổi công việc, Quỳnh phải tạm ngừng để đi nằm hoặc đi uống thuốc. Hồi đầu năm, Quỳnh tâm sự với tôi “Em chỉ ngại một ngày nào đó, bệnh viện thông báo rằng khối u của em di căn, thì…”. Nói tới đó Quỳnh bỏ lửng, rồi lại thao thao bàn công việc như không có gì xảy ra. Trong khi đó, tôi không còn tâm trạng nào nói về công việc nữa. Những lúc như thế, Quỳnh lại chê tôi dở, để nỗi buồn lấn át. Tôi hơn Quỳnh hai tuổi nhưng tôi thua xa Quỳnh về kinh nghiệm sống, hiểu biết xã hội và lòng can đảm. Tôi chỉ hơn Quỳnh về kinh nghiệm ở tù thôi, nhưng điều đó, tôi cầu mong sao Quỳnh sẽ chẳng bao giờ vượt qua tôi. Ngoài áp lực từ nhà cầm quyền, từ công việc, Quỳnh còn chịu nhiều sức ép từ những kẻ không thiện chí với cô. Đôi khi vì vô tình hoặc cố ý, người đời trao cho Quỳnh những cay đắng ngoài sức chịu đựng của một con người bình thường. Nguyễn Ngọc Như Quỳnh ít nói về bản thân, vì thế những gì tôi vừa chia sẻ có lẽ khiến bạn đọc ngạc nhiên. Những người yêu mến luôn bày tỏ sự mến phục và đồng cảm với một người mẹ đơn thân như Quỳnh. Nhưng cũng không ít người coi đó là cơ hội và đề tài để tấn công cô. Sự tự vệ của Quỳnh, đôi khi càng gây thêm những rắc rối khác. Không ít lần tôi đã chứng kiến những ẩn ức, tổn thương và nỗi cô đơn mà Quỳnh phải một mình gánh chịu. Nhưng ý chí và nghị lực của Quỳnh đã giúp Quỳnh không gục ngã." Với tôi, Nguyễn Ngọc Như Quỳnh thật sự là một phụ nữ đầy bản lĩnh. Cô cản đảm không chỉ khi đối mặt với những thử thách, mà còn dám đương đầu với mọi chỉ trích và luôn tỏ thái độ sòng phẳng trước mọi vấn đề. Nhìn lại chặng đường bốn năm qua với những chiến dịch, phong trào mà Mạng Lưới Blogger Việt Nam đã khởi xướng, không nhiều để tự hào nhưng đủ để khích lệ nhau trên chặng đường khó khăn phía trước: “Lời tuyên bố của các công dân tự do”, “Tuyên bố 258”, “Dã ngoại nhân quyền”, “Cà phê 258”, “Phong trào “Không bán nước”, “No- HD981”, “Chúng Tôi Muốn Biết”, “We Are One”. Gần đây nhất là phản đối Đường lưỡi bò và các hoạt động bảo vệ môi trường. Không quá lời khi nói rằng, Nguyễn Ngọc Như Quỳnh là một trong những bloggers để lại dấu ấn đậm nét nhất trong cuộc chiến chống lại tập đoàn Formosa. Ngay từ khi thảm họa môi trường xảy ra từ sáu tháng qua cho đến khi bị bắt, Quỳnh đã liên tục có những bài viết phân tích sâu sắc, góp phần gia tăng sức mạnh cho phe “lề dân” trong cuộc chiến truyền thông với “lề đảng”. Bên cạnh đó, không thể không kể đến các hoạt động đường phố mà cô và các bạn ở Nha Trang đã thực hiện. Ngoài những việc làm cụ thể trên, Nguyễn Ngọc Như Quỳnh đã làm nhiều công việc thầm lặng khác. Một trong những “mảng” cô sốt sắng nhất là đấu tranh cho các Tù nhân lương tâm và dành mối quan tâm đặc biệt cho các nạn nhân tử vong khi “làm việc” trong các trụ sở của cơ quan công quyền. Nhưng sẽ là thiếu sót nếu không nhắc đến bà Tuyết Lan, mẹ của Nguyễn Ngọc Như Quỳnh. Giống như mẹ tôi, cô Tuyết Lan luôn là người ủng hộ tinh thần cho con gái mình trong mỗi bước đường tranh đấu. Tuổi sáu mươi của bà Lan, lẽ ra đã được nghỉ ngơi nhưng bà lại bắt đầu một chặng đường mới đầy chông gai, cơ cực. Không biết bà sẽ xoay xở ra sao để chăm cho hai đứa cháu nhỏ, một mẹ già chín mươi tuổi ốm đau bệnh tật. Và nhất là làm hậu phương cho cô con gái tù đày không biết bao giờ mới có ngày đoàn tụ. “Cô chỉ còn biết trông cậy vào Chúa thôi, cháu ạ”, lần nào nói chuyện với tôi, bà cũng nói câu ấy. Bước chân vào nhà tù, Quỳnh để lại một khoảng trống không nhỏ trong lòng người mẹ già. Và một gánh nặng quá lớn cho chúng tôi, những anh chị em của Quỳnh. Phạm Thanh Nghiên (Dân Làm Báo) Đăng bởi Tiểu Nhi on Friday, October 14, 2016 | 14.10.16
  3. Phe nhóm Nguyễn Tấn Dũng vì quá tham lam đã trúng kế của Formosa và để lại nhiều hệ lụy nghiêm trọng. Nhà cầm quyền đang dùng nhiều thủ đoạn tinh vi để gỡ cái mớ bòng bong đó với cố gắng tránh biến loạn. Việc Bộ Công An ban hành thông cáo ngày 7.9.2016 liệt đảng Việt Tân vào “tổ chức khủng bố” cũng nằm trong kế hoạch đó. Vụ bắt blogger Mẹ Nấm cũng vậy. Cuộc biểu tình ngày 2.10.2016 tại Hà Tĩnh được trang nhà Danlambao tường thuật lại với đầu đề “Hà Tĩnh nổi dậy, Formosa thất thủ, công an quân đội tháo chạy” đã làm người Việt đấu tranh ở hải ngoại phấn khởi, có người cho rằng ngày tàn của chề độ đã đến rồi. Nhưng vấn để không đơn giản như vậy. Các tài liệu mới được tiết lộ cho thấy vụ án Formosa là một vụ án rất phức tạp. Có thể nói, nhóm Nguyễn Tấn Dũng vì quá tham lam đã trúng kế của Formosa và để lại nhiều hệ lụy nghiêm trọng. Nhà cầm quyền đang dùng nhiều thủ đoạn tinh vi để gỡ cái mớ bòng bong đó với cố gắng tránh biến loạn. Nhưng sau cuộc biểu tình của trên 10.000 dân Hà Tĩnh trước trụ sở của Formosa, nhà cầm quyền nghĩ rằng các tổ chức đấu tranh khác rồi cũng sẽ dựa vào cuộc đấu tranh bảo vệ môi trường để phát động những cuộc nổi đậy, nên đang có những phương án ngăn chận mới. Việc Bộ Công An ban hành thông cáo ngày 7.9.2016 liệt đảng Việt Tân vào “tổ chức khủng bố” cũng nằm trong kế hoạch đó. Vụ bắt blogger Mẹ Nấm cũng vậy. Sự im lặng của nhà cầm quyền trước các phong trào đấu tranh bảo vệ môi trường hiện nay là một sự im lặng có tính toán. Họ đã có sẵn các biện pháp có thể xử dụng khi các giải pháp họ áp đặt chẳng những không được hưởng ứng mà còn bị phản kháng mạnh hơn. Khi cần, họ có thể biến các phong trào bảo vệ môi trường thành những cuộc nổi dậy để thanh toán. BIẾT NGƯỜI BIẾT TA Binh pháp Tôn Tử có dạy: “Tri kỷ tri bỉ, bách chiến bách thắng" (Biết người biết ta, trăm trận trăm thắng). Chúng tôi đã viết 10 bài phân tích những phức tạp của vụ án Formosa và phương thức đối phó để cho chính quyền thấy rằng các nhà đấu tranh đã nhận ra các thủ đoạn và các phương thức trấn áp của họ. Nhiều chuyên gia ở trong nước cũng đã cố gắng làm như vây. Ngày 5.10.2016, Danlambao đã đưa ra bài “Hỡi người biểu tình, hãy luôn cảnh giác...” để cảnh cáo về các thủ đoạn của chính quyền đang áp dụng. Tuy nhiên, nhiều người Việt hải ngoại vẫn coi “biểu dương khí thế” là sách lược hàng đầu, bất chấp mọi diễn biến. Có người còn đòi cả Hội Đồng Giáo Mục phải đứng lên lật đổ chế độ! Muốn đối đầu với nhà cầm quyền, công việc trước tiên vẫn là phải tìm hiểu và đưa ra ánh sáng các kế hoạch và thủ đoạn gian trá mà chính quyền đang đưa ra để đánh lừa dư luận và vô hiệu hóa mọi sự chống đối. Trong tuần qua, Tòa án huyện Kỳ Anh đã trả lại 506 đơn khởi kiện của các nạn nhân viện lý do “đơn và các tài liệu của người dân khởi kiện không đưa ra được tài liệu, chứng cứ chứng minh về những thiệt hại thực tế”. Đây là vấn đề chúng tôi đã tiên liệu trước trong bài “Đi kiện Formosa không dễ!” phổ biến ngày 29.9.2016, nhưng không ngờ Tòa án huyện Kỳ Anh đã hành động một cách ấu trĩ như vậy. Trình độ pháp lý của những người nắm cán cân công lý ở Việt Nam quá thấp. Tuy nhiên, vì trong tuần qua, một tài liệu mới liên quan đến vụ cá chết tại 4 tỉnh miền Trung được công bố đã cho chúng ta biết thêm một số dữ kiện cho thấy vụ án còn rất nhiều rắc rối, nên chúng tôi phải tạm gác lại vụ đi kiện và đề cập đến tài liệu này trước. NHỮNG TIẾT LỘ MỚI Ngày 15.7.2016, trên trang nhà The News Lens, ký giả Đào Huệ Trân ở Đài Loan đã công bố tài liệu về vụ Formosa Hà Tĩnh bằng tiếng Hoa, có lẽ do Công Ty Formosa cung cấp, được Vinhhuy Le dịch ra tiếng Việt. Tài liệu này cho chúng ta thấy rằng cuộc tranh luận giữa Formosa và chính quyền Việt Nam về vụ án cá chết rất gay cấn và tại sao chính phủ đã chọn giải pháp bồi thường như hiện nay. Formosa tiết lộ rằng vào cuối tháng 5, sau cuộc điều tra, chính phủ đã cho Formosa biết việc xã thải là do nhà thầu phụ Hàn quốc POSCO thực hiện. Nhà thầu này khi súc rửa đường ống xả thải đã cho xả trực tiếp hơn 1.000 mét khối nước thải chưa qua xử lý, gây nên thảm họa cá chết, và yêu cầu Formosa Hà Tĩnh phải gánh chịu toàn bộ trách nhiệm. Formosa cho rằng nếu chính phủ Việt Nam đã chính thức điều tra ra nhà thầu phụ POSCO vi phạm, thì chiếu theo hợp đồng, Formosa có quyền truy cứu trách nhiệm của nhà thầu phụ để đòi POSCO phải bồi thường. Do đó, Formosa yêu cầu chính phủ Việt Nam nêu tên công ty Việt Nam được nhà thầu phụ POSCO ủy nhiệm ra trên giấy trắng mực đen, để Formosa có chứng cứ đòi POSCO bồi thường. Nhưng nhà cầm quyền Việt Nam đã cự tuyệt [yêu cầu này] và nhấn mạnh: “Sự việc phát sinh trong khu vực nhà máy thì Formosa phải chịu trách nhiệm”. Formosa nhận định rằng việc này cho thấy rõ ràng phía Việt Nam không muốn xảy ra tranh chấp với công ty Hàn quốc để tránh việc có thể sẽ phải đưa nhau ra trọng tài quốc tế. TÌM TÔNG TÍCH THỦ PHẠM Theo tin từ thương nhân Đài Loan tại Việt Nam, Công ty Việt Nam UNICO là nhà thầu phụ, được Công ty POSCO của Hàn Quốc ủy nhiệm, đã sơ suất cho xả chất tẩy rửa ra ngoài. Theo hồ sơ theo dõi xả thải, tổng lượng chất tẩy rửa của nhà máy bị hao hụt hơn 1.000 tấn. Đến đây chúng ta thấy rằng Formosa đã cho Công ty POSCO của Hàn Quốc phụ trách việc xã thải. Công ty này lại cho Công ty Việt Nam UNICO thầu lại! Sau khi sưu tra tài liệu, chúng tôi được biết: Công ty trách nhiệm hữu hạn POSCO E&C Việt Nam là một công ty phụ của Công ty POSCO E&C ở Hàn quốc, có trụ sở ở Lầu 7 Diamond Plaza, 34 Lê Duẩn, Phường Bến Nghé, Quận 1, Saigon. Công ty phụ trách việc thiết kế, chế tạo và lắp đặt kết cấu thép; chế tạo và lắp đặt hệ thống đường ống áp lực công nghiệp, v.v. Ngày 26.12.2013, ông Cho Yang Cook, Giám đốc thi công thuộc nhà thầu POSCO E&C và một số cá nhân người Việt Nam liên quan đã bị kỷ luật vì sai phạm trong khi thi công không đúng kích thước thiết kế hạng mục móng cột đở đoạn cầu Ruột Ngựa. Còn Việt Nam UNICO là công ty nào? Có hai công ty khác nhau: - Công Ty TNHH UNICO LOGISTICS VIETNAM của Hàn quốc, có trụ sở ở phòng 1201, tầng 12, Tòa Nhà Hàn Việt, Minh Khai, Q. Hai Bà Trưng, Hà Nội. Công ty phụ trách vận tải chuyên biệt kết hợp giữa dịch vụ tàu biển và đường sắt. - Công ty UNICO VINA JSC của Việt Nam có trụ tở chính ở lầu 2 số 199 Điện Biên Phủ, Phường 15, Q. Bình Thạnh, Saigon, Giám Đốc là ông Nguyễn Đức Giang. Công ty có chức năng cung cấp không những thiết bị nâng, lắp đặt, bảo hành, mà còn bảo trì cho Ngành Cảng. Chúng tôi chưa có đủ tài liệu để xác định Công Ty TNHH UNICO LOGISTICS VIETNAM, Công ty UNICO VINA JSC hay Công ty Việt Nam UNION nào khác đã lãnh thầu việc xây ống dẫn nước thải cho Formosa. Hiện nay chính phủ đang giấu kín công ty phụ này. Chúng tôi đợi hai công ty nói trên lên tiếng. Nếu họ im lặng, chính họ là thủ phạm. Công ty POSCO E&C của Hàn Quốc là một công ty nổi tiếng về hối lộ và tham nhũng, vì thế Việt Nam đã trở thành một địa bàn đắc địa nhất của họ. Đã có nhiều vụ điều tra và trừng phạt về tham nhũng và hối lộ của công ty này. Thông thường, muốn trúng thầu một công tác hay một dịch vụ, người đứng thầu phải đưa cho người gọi thầu một số tiền hoa hồng (commission) bằng 15% trị giá công tác gọi thầu. Nhưng ở Việt Nam hiện nay, số hoa hồng qua nhiều gian đoạn thường lên đến 35%. Những số tiền này phải được đưa trước khi được nhận công tác. Nếu nhà thầu tính thêm tiền lời của họ là 15%, số tiền để thực hiện công tác chỉ còn lại là 50%, vì thế không có công tác nào có thể thực hiện tốt được. Vụ hệ thống xã thải ở Formosa cũng nằm trong tình trạng đó. Với hệ thống tham nhũng như vậy, chúng ta không ngạc nhiên khi thấy các cán bộ cao cấp của Đảng và Nhà Nước người nào cũng có biệt thự, nhà lầu và xe hơi hạng sang, con được gởi đi du học ngoại quốc..,, Đó là cái được họ gọi đó là “tiến lên xã hội chủ nghĩa”! TRÁCH NHIỆM DÂN SỰ VÀ HÌNH SỰ Tài liệu nói rằng giới thương nhân Đài Loan ở Việt Nam cho biết, các nhân viên của Formosa Hà Tĩnh đã phàn nàn: Nếu quả thực do nhà thầu phụ sơ suất xả chất tẩy rửa ra ngoài thì chỉ là POSCO vi phạm hợp đồng với Formosa chứ không hề vi phạm pháp luật Việt Nam. Nhưng lập luận này của Formosa là ngụy biện. - Về trách nhiệm dân sự, Công ty Formosa là cơ quan chủ quản phải chịu trách nhiệm về lỗi thiếu kiểm soát các cơ quan phụ thuộc như Công ty POSCO hay Công ty Việt Nam UNICO, gây thiệt hại cho những người khác, nên có trách nhiệm phải bồi thường. Sau khi bồi thường, Công ty Formosa mới kiện bắt Công ty POSCO trả lại số tiền bồi thường đó cho Formosa, sau đó Công ty POSCO sẽ đi kiện Công ty Việt Nam UNION để lấy lại số bồi thường đã trả cho Formosa. - Về trách nhiệm hình sự, cá nhân nào có hành vi gây phương hại đến môi trường đều phải bị truy tố theo hình luật. Những người có trách nhiệm nhưng không kiểm soát cũng có thể bị truy tố. Điều đáng ngạc nhiên là chính phủ chỉ cho điều tra về quản lý môi trường chớ không ra lệnh cho Viện Kiểm Sát mở cuộc điều tra, lập biên bản để truy tố những vi phạm luật môi trường. Phải chăng chính phủ muốn bao che? Tài liệu còn cho biết nhà cầm quyền đã dùng các mánh mung gian xảo để thiết lập các bản phúc trình ngụy tạo, bắt buộc Công ty Formosa phải nhận tội và bồi thường 500 triệu USD, sau đó lại lập một phúc trình ngụy tạo khác để giải trách nhiệm cho Công ty Formosa. Đây là những vấn đề chúng tôi sẽ trình bày sau. Ngày 13.10.2016 Lữ Giang * Bài của Ba Lym gửi tới TTHN Đăng bởi Tiểu Nhi on Friday, October 14, 2016 | 14.10.16
  4. Nhìn từ Hồng Kông: Tôi thần người ra ngắm. Say mê ngắm những bức ảnh Joshua Wong, Nathan Law, Lester Shum... Như lửa đốt. Vâng. Những bức ảnh có lửa. Như nhen nóng từng mạch máu, lồng ngực mình. Khi còn trong tù. Xem những hình ảnh đấy qua bản tin truyền hình, tôi đã muốn vùng dậy, co chân đạp bung nát cái khung sắt bịt bùng trước mặt. Gì đấy như thôi thúc. Như hổ nhục! VTV, truyền hình quốc gia- vẫn miệt mài với các game show tạng Đàm Vĩnh Hưng, Lại Văn Sâm. Một thế hệ trẻ, suốt ngày hô hố, mở mồm văng tục, coi những Đàm Vĩnh Hưng, Lại Văn Sâm, Lệ Rơi, Ngọc Trinh... là thần tượng. Những trò SV nhảm nhí. Những người lính cầm súng hoà cuộc nhảy nhố, lố lăng để xướng danh “chúng tôi là chiến sĩ”. Chưa bao giờ, thế hệ trẻ lại hùng hồn tự chứng minh mình bằng những trò hề vô bổ, nhố nhăng vậy. Nhìn những Joshua Wong, Nathan Law, Lester Shum... thấy lồng ngực mình như nghẹn tức. Khi dấn thân, lãnh đạo phong trào sinh viên xuống đường đòi dân chủ, Joshua Wong mới 17 tuổi. Nathan Law, Lester Shum... cũng vậy. Họ là lớp người trẻ, rất trẻ. Tại sao lớp trẻ Việt? Câu hỏi đó, nhiều khi cứ như một vết đạn, cày xoáy đâu đó trong lồng ngực, nhức nhối. Bức bối. Nhiều khi cứ nghĩ quẩn. Đội ngũ trí nhân khoa bảng thì vùi đầu câm lặng. Nhận cái bằng vinh danh cũng cúi gập mình như...(không dám ví) trước ông Chủ tịch nước. Và một thế hệ trẻ, những thế hệ trẻ chỉ biết tưng tửng hô hố cùng các game show mạt hạng. Lớp trẻ Việt đâu? Sao đến giờ, vẫn chỉ nhan nhản đến chán nhàm các lời dạy răn của những cụ già hưu như Vũ Khoan, Vũ Ngọc Hoàng oang oảng chối tai về “tha hoá quyền lực” và những mớ lý luận hồng. Công tâm, không phải không có. Thật ra, tôi cũng đã thấy, đã nghe, đã gặp được vài bạn trẻ như mong ước, kỳ vọng. Nhưng quả thật, để cháy bùng lên như một Joshua Wong, hoặc Nathan Law, Lester Shum thì... chưa thể! Nhiều lần, tâm sự cùng các anh Nguyên Ngọc, Chu Hảo, Nguyễn Quang A, Bùi Minh Quốc... rằng: Lớp già các anh. Thế hệ tôi nữa. Hình như chúng ta chỉ còn vai trò thắp lửa. Vâng. Và không ít “cụ bác” trong cái thế hệ già ấy, cả thế hệ sắp già như chúng tôi, vẫn miệt mài thắp thổi. Cố nhen giữ. Cho dù nhiều khi, cũng chỉ giá trị như một biểu trưng nhằm kích hoạt, đánh động cho những nguồn lửa của các thế hệ sau. Nhiều bận, bi quan đến mức tự hỏi “liệu thế hệ mình, liệu chúng ta có còn sống đến khi nhìn thấy sự đổi thay”? Nhìn cách phản ứng của người Hồng Kông hôm nay, nhất là lớp trẻ, và đặc biệt là cuộc nổi loạn trong lễ tuyên thệ của các tân nghị sĩ trẻ Hồng Kông hôm 12/10 vừa qua. Cho thấy cái nhu cầu “thay áo” thoát Trung đã gần như một cuộc chiến- quyết liệt! Hồng Kông, khi trao trả về Trung Quốc, đã bị thay áo. Cho dù vẫn mị mạo rằng “một quốc gia hai chế độ”. Nhưng rõ ràng, Trung Hoa đại lục (Trung Cộng) đã nhét ép lên Hồng Kông một tấm choàng khác. Tấm áo khác, suốt gần 10 năm ngứa hôi trên một thân thể Hồng Kông, vốn là biểu trưng của thịnh vượng. Còn với chúng ta. Hay chúng ta, người Việt chúng ta, những thế hệ già chúng ta, đã như chiếc áo mặc quen rồi không còn nghe thối nữa? Những mồi lửa Cay nghiệt đấy. Nhưng phải dũng cảm nhìn thật vậy, để thấy lớp trẻ Việt vì sao lâu thức? Và một khi, đã nhen thức được vài mồi lửa quí, thì nuôi giữ sao cho sớm cháy bùng thành những ngọn đuốc lớn. Công tâm. Đã dần thấy những chuyển thay, cho dù chỉ là những mồi lửa vừa nhen. Tôi biết, có những bạn trẻ đứng bên Joshua Wong, Nathan Law, Lester Shum... ngay từ lúc cao trào của cuộc cách mạng dù Hồng Kông. Tôi biết, có một Hội phụ nữ nhân quyền Việt rất trẻ. Tôi biết, có một Liên đoàn lao động Việt rất trẻ. Tôi biết, một vài nhóm hội theo mô hình các tổ chức xã hội dân sự đã từng bước manh nha hình thành. Tôi biết, một Phương Uyên mảnh khảnh nhưng bất khuất hiên ngang trước vành móng ngựa. Tôi biết, một thanh niên trẻ Võ Văn Trung 20 tuổi cắt tay viết khẩu hiệu máu đuổi Tàu. Tôi biết, một sinh viên Nguyễn Anh Tuấn với lá đơn “tự thú, xin vào tù” để phản đối điều luật mơ hồ 88. Tôi biết, một Trịnh Bá Phương với tuyên ngôn dõng dạc “nếu tôi chết, đừng chôn, hãy khiêng xác tôi khắp phố phường Hà Nội” (cho dù cả bố mẹ Phương đều phải vào tù). Tôi biết, một tù nhân thiếu niên 15 tuổi Nguyễn Mai Trung Tuấn bất khuất cỡ Lý Tự Trọng chẳng là cái đinh gì. Tôi biết, một Phạm Đoan Trang bị đánh què chân, kẹp đôi nạng gỗ vẫn hiên ngang xuống đường. Và hôm qua, là một Mẹ Nấm Nguyễn Ngọc Như Quỳnh... Ấy là những nguồn lửa quí. Vâng. Chính các bạn, mới là những người nhóm lửa. Chính các bạn mới là mồi lửa để bùng đốt. Rất thích, ấn tượng với câu nói của Joshua Wong “Tôi không muốn cuộc đấu tranh cho dân chủ phải truyền lại cho đời sau. Đây là trách nhiệm của chính thế hệ chúng tôi”. Một thế hệ trẻ. Vâng. Là họ, chứ không phải giới trí nhân khoa bảng vùi đầu câm điếc kia. Càng không phải là những lão già hưu, hoặc sắp hưu lú lẫn với thứ tư tưởng “dân chủ vạn lần” mụ mị. Những lớp trẻ ấy, mới thật sự là thế hệ thay áo. Chỉ họ, mới là lớp người dị ứng nhất, trước tấm áo choàng “giải phóng” mà các thế hệ bố mẹ ông bà chúng quen đến mức không nhận ra mùi. Nhưng nói vậy, không phải đổ gánh cho lớp trẻ. Bởi nếu còn có thể- tôi, thế hệ tôi sẵn sàng hoá tro than để các bạn cháy bùng. Và vì thế, tôi căm ghét những ai đang tâm đổ hất nước lạnh lên những mồi lửa ấy. Sách nhiễu, ngục tù, chỉ khiến họ trưởng thành và thiêu nóng thêm lòng căm thù nơi họ. Dẫu biết rằng cái nước Việt này không phải Hồng Kông. Dẫu biết rằng chốn Ba Đình kia, còn lâu mới thấy cảnh xé quăng biểu ngữ như... phỉ đái vào lời thề Trung Cộng như thế. Vẫn biết, nhiều bạn trẻ đấy. Trẻ có học đàng hoàng. Bị mấy gã công an côn đồ đấm cho vêu mặt, toét đầu hộc máu vẫn không dám “ẳng” lên một tiếng. Vẫn biết nhiều, quá nhiều bạn trẻ, rống họng gào hơn khóc cha khóc mẹ trước những “thần tượng” Lại- Đàm. Nhưng thôi, kệ. Vẫn cứ phải nhìn về phía những đốm lửa kia để nuôi lấy niềm tin. Và để lòng ta không nguội lạnh. Trương Duy Nhất (Blog RFA) Đăng bởi Ha Tran on Friday, October 14, 2016 | 14.10.16
  5. Cát Linh, RFA 2016-10-11 Blogger Mẹ Nấm bị bắt tại nhà riêng Screen captured Có nỗi sợ hãi nào phía sau đàn áp? Sau những sự kiện được dư luận gọi là lịch sử diễn ra ở Nghệ An, Hà Tĩnh cuối tháng 9 vừa qua thì ngay tuần lễ đầu tiên của tháng Mười, chính quyền Việt Nam đã thực hiện hàng loạt biện pháp bắt bớ, đàn áp lên các nhà hoạt động dân sự và bất đồng chính kiến. Trước những đàn áp ấy, những người đang đấu tranh và đang hoạt động xã hội dân sự có sợ hãi và chùn bước con đường tranh đấu của họ hay không? Sự lúng túng của nhà cầm quyền Trước tiên là một tuần sau cuộc biểu tình của hơn mười ngàn người trước cổng nhà máy gang thép Formosa thực hiện dưới sự dẫn dắt của Cha Trần Đình Lai, ngày chủ nhật 9 tháng 10, lực lượng an ninh và cảnh sát cơ động được bố trí dày đặt ở khu vực của Formosa. Tuy nhiên, đã không có cuộc biểu tình nào xảy ra ở Hà Tĩnh. Thế nhưng, cùng ngày, toàn bộ một nhóm hoạt động xã hội dân sự từ Sài Gòn xuống Vũng Tàu để trao đổi kinh nghiệm và phát triển các tổ chức xã hội dân sự ở Việt Nam đã bị bắt đi, giam giữ nhiều giờ với lý do hội thảo không xin phép. Luật sư Lê Công Định và những nhà hoạt động khác đều bị bắt và chỉ được thả vào 11 giờ đêm cùng ngày. Chưa dừng lại ở đó, sáng ngày 10 tháng Mười, blogger Mẹ Nấm Nguyễn Ngọc Như Quỳnh bị công an tỉnh Khánh Hoà bắt giữ theo điều 88 Bộ luật hình sự Việt Nam. Sự kiện này được Truyền hình An ninh đưa tin cùng với những cảnh khám xét nơi ở của Blogger Mẹ Nấm. Tin cho cho biết: "Khám xét nơi ở của Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, Cơ quan An ninh Điều tra đã thu giữ được nhiều tài liệu liên quan đến hành vi phạm tội" có nội dung: "Khởi tố Formosa"; "Formosa Get Out!"; "Cá cần nước sạch, Nước cần minh bạch". Blogger Nguyễn Tường Thuỵ khi nhận xét về điều này, ông cho biết “việc bắt blogger Nguyễn Ngọc Như Quỳnh bằng những tài liệu rất vô lý, những biểu ngữ, bích chương về phản đối Formosa, đầu độc biển miền Trung, cá chết…là một cách gián tiếp họ (Đảng Cộng sản Việt Nam) lên tiếng rằng họ Chọn Formosa” “Tôi thấy gần đây nhà cầm quyền có một loạt những hoạt động tỏ ra rất lúng túng, mà cái khó xử nhất của họ là vụ môi trường biển miền Trung bị đầu độc. Không khéo nó sẽ nổ bùng ra ở 1 mức độ hoàn toàn mất kiểm soát. Bắt blogger Nguyễn Ngọc Như Quỳnh là cũng nằm trong biện pháp của họ là muốn bảo vệ Formosa.” Nhà đấu tranh dân chủ, facebooker Đinh Quang Tuyến từ Sài Gòn cho chúng tôi biết cuộc biểu tình ngày 2 Tháng Mười của hơn 10 ngàn người dân Nghệ An, Hà Tĩnh đã tạo ra một cao trào rất mạnh mẽ, và chính từ điều này đã làm cho Đảng cầm quyền Việt Nam phải e ngại. “Nếu cao trào này để lên luôn thì việc sụp đổ của nhà cầm quyền là thấy trước mắt. Cho nên bằng bất cứ giá nào, bẩn thỉu hay cho dù là bất nhân, vi phạm quyền con người thì nhà cầm quyền vẫn ưu tiên giữ chế độ.” Cũng theo ông Tuyến, việc bắt giữ và phá bỏ cuộc hội thảo của các nhà hoạt động dân sự ở Vũng Tàu cũng không nằm ngoài mục đích của nhà nước Việt Nam bảo vệ cho Formosa “Ở đây họ làm bất cứ giá nào để hạ nguồn cảm hứng đó xuống. Họ chỉ cần giải quyết cái nguy cơ trước mắt. nếu để cảm hứng này tăng lên thì chính quyền sụp đổ tức thì. Cho nên, mình nên hiểu hành động của họ lúc này là hành động điên cuồng.” Nhóm hoạt động dân sự bị bắt tại Vũng Tàu Nhóm hoạt động dân sự bị bắt tại Vũng Tàu Facebook JB Lê Sỹ Bình ‘Đã dấn thân, thì chiến đấu đến cùng’ Thế nhưng, tất cả những hành động được cho là điên cuồng ấy vẫn không thể làm chùn bước tinh thần đấu tranh của các nhà hoạt động xã hội dân sự trong nước và những người đang hướng về người dân Kỳ Anh, Hà Tĩnh. Đó là nhận định của blogger Nguyễn Tường Thuỵ. “Theo tôi thì việc đàn áp bắt bớ này nọ của nhà cầm quyền thì về cơ bản cũng không thể làm cho phong trào dân chủ nó mất đi được.” Theo ông, những tài liệu được dùng làm bằng chứng cho tội chống phá nhà nước theo điều 88 Bộ luật hình sự Việt Nam còn là một hình thái cho thấy chính quyền đang ra sức tạo áp lực và gieo nỗi sợ hãi lên những người đấu tranh cho môi trường biển Việt Nam. Thế nhưng, mục đích đó có thực hiện được hay không thì là một chuyện khác. “Họ muốn tạo một sự sợ hãi để giảm đi sức đấu tranh của nhân dân và của những người hoạt động dân chủ. Mục đích thì đã rõ. Nhưng vấn đề là họ có đạt được mục đích hay không? Có làm cho ai sợ , chùn bước hoặc dừng bước hay không thì tôi nghĩ là KHÔNG. Có thể gieo rắc làm cho 1 vài cá nhân nào đó có thể sợ hãi, do dự, đắn đo nhưng về cơ bản thì không đẩy lùi được tinh thần đấu tranh, đòi nhân quyền dân chủ.” Đó cũng là tinh thần của Paul Trần Minh Nhật, một trong những người theo sát với phong trào giúp người dân Quỳnh Lưu khởi kiện Formosa. “Mình có thể đối diện với bất kỳ một bất trắc nào, kể cả an toàn sức khoẻ hay pháp lý nếu họ muốn. Tuy vậy em nghĩ là mình đang làm 1 việc đúng. Không có lý do gì để từ bỏ chân lý cả.” Nhà tranh đấu Đinh Quang Tuyến cũng khẳng định với chúng tôi con đường mà ông và những người bạn của ông đã chọn không có chỗ cho sự sợ hãi. “Một khi đã dấn thân thì việc có một tinh thần thép, đối với người đấu tranh có thể khác nhau một chút nhưng cơ bản là chấp nhận mọi ruổi ro, cho nên khái niệm sợ là KHÔNG. Nhưng vấn đề mà lo cho công chúng, tức những người đi theo mình thì người ta hoang mang. Tôi nghĩ là nhà cầm quyền họ bắt 1 số người hoạt động là đánh vào người đi theo, chứ không phải người đi đầu. Nên công việc của anh em đấu tranh hiện giờ quan trọng là làm sao cho xã hội không quá lo lắng, người ta yên tâm. Lúc này không phải mình sợ nhưng khôn ngoan thì mình hạn chế việc đối đầu với họ, và việc tỏ ra không sợ là quan trọng.” Sau khi xảy ra sự việc blogger Mẹ Nấm Nguyễn Ngọc Như Quỳnh bị bắt, rất nhiều cá nhân đã thể hiện trên trang mạng xã hội của mình những lời động viên nhau và cùng bày tỏ thái độ không sợ hãi. Hầu hết họ đều nói rằng đã “sẵn sàng, tinh thần vững chắc vì biết mình sống và làm theo đúng luật Việt Nam đưa ra”.
  6. Mặc Lâm, biên tập viên RFA 2016-10-11 Blogger Mẹ Nấm - Nguyễn Ngọc Như Quỳnh Courtesy photo Sau Mẹ Nấm là ai? Chỉ là mở đầu? Tin blogger Mẹ Nấm bị bắt tại nhà riêng cho tới giờ này vẫn là tin được quan tâm nhiều nhất trên mạng xã hội bởi nó liên quan trực tiếp tới vụ kiện Formosa cũng như các tiếng nói xã hội dân sự độc lập. Những người hoạt động dân chủ nhân quyền biết rằng việc Mẹ Nấm bị bắt chỉ là mở đầu cho một loạt các vụ đàn áp khác sắp tới và họ đã chuẩn bị cho tình trạng xấu nhất. Bắt Nguyễn Ngọc Như Quỳnh tức Mẹ Nấm và tạm giam theo khoản 1, điều 88 Bộ luật Hình sự về hành vi “tuyên truyền chống nhà nước” và tiếp theo là bản án nếu nhẹ nhất là 3 năm và nặng nhất có thể lên tới 20 năm tù, cho thấy quyết tâm của chính quyền trong việc ngăn cản những tiếng nói phản biện về các vấn đề mà Đảng Cộng sản Việt Nam đang phải lo đối phó trong giai đoạn hiện nay đó là thảm họa Formosa cùng những hệ lụy mà nó để lại. Ngay sau khi Mẹ Nấm bị bắt, nhiều kênh TV nhà nước đã quay phim tại chỗ và tang vật được trình chiếu lên là những tờ giấy in các khẩu hiệu công an thu được như: “Khởi tố Formosa”, “Formosa gets out”, “Cá cần nước sạch, nước cần minh bạch”. Những hình ảnh ấy như cỗ xe bị đổi hướng đi, ngược với ý muốn thuyết phục dân chúng về tội trạng của Mẹ Nấm. Mẹ Nấm có thể nói là một blogger nổi tiếng nhất hiện nay, chị được nhiều cơ quan truyền thông nước ngoài phỏng vấn trong đó có CNN để phản biện tình hình Việt Nam ra với thế giới. Mẹ Nấm cũng vinh dự đoạt giải “Người bảo vệ nhân quyền 2015” của tổ chức Civil Rights Defenders (CRD) Giải thưởng này có lẽ là mối quan tâm sâu xa nhất của nhà nước đối với Mẹ Nấm bởi danh tiếng của chị đã vượt ra khỏi lãnh thổ Việt Nam và được quốc tế thừa nhận. Nhà báo công dân, cũng là một blogger nổi tiếng Huỳnh Ngọc Chênh nhìn trường hợp của Như Quỳnh là một tất yếu khi lò lửa Formosa cần được che đậy để sức nóng của nó không tràn ra ngoài: “Do tình hình Formosa càng lúc càng căng thẳng mà mọi người cho đó là điểm “tử” của chế độ, thì đấu tranh của người dân ở 3 tỉnh miền Trung càng lúc lên càng mạnh bởi đối phó của nhà cầm quyền không thỏa đáng với yêu cầu của người dân. Những vấn đề tiền đền bù và vụ kiện Formosa ra tòa. Sắp tới sẽ có những cuộc biểu tình càng lúc càng căng thẳng và đông đảo người tham gia. Chính vì vậy cho nên chính quyền mới tìm cách trấn áp những người hoạt động xã hội dân sự.” Chuyện họ bắt nhóm của Luật sư Lê Công Định sinh hoạt xã hội dân sự ở Vũng Tàu và mới đây nhất họ bắt Mẹ Nấm thì tôi nghĩ nó nằm trong loạt trấn áp trước, đề phòng trước chuyện biểu tình nổ ra càng lúc càng đông và mạnh ở miền Trung. TS kinh tế Phạm Chí Dũng, thành viên sáng lập Hội nhà báo độc lập Việt Nam cùng cái nhìn của nhà báo Huỳnh Ngọc Chênh, ông nói: “Có khả năng đây là chiến dịch tấn công cả giới báo chí quốc doanh lẫn các blogger lề dân và chắc chắn trong đó cũng nhằm làm loãng đi cái không khí phẫn nộ của người dân, giáo dân biểu tình ở Formosa. Tôi cho rằng đây là một chiến dịch trấn áp và đặc biệt chiến dịch này được khởi động bằng cái thông báo của Bộ công an liên quan tới tổ chức Đảng Việt Tân. Có thể trong thời gian tới không khí trấn áp sẽ gia tăng.” Tin Mẹ Nấm bị bắt được nhà báo Trương Duy Nhất chia sẻ, trước tiên qua điều 88 rất phi lý mà ông là người từng có kinh nghiệm: “Các anh em chúng tôi đấu tranh làm sao để dần dần từng bước những điều luật mơ hồ như 88, như 258 mà trường hợp của tôi và Ba Sàm, những điều luật mơ hồ như thế phải loại bỏ. Hồi xưa ông Nguyễn Sinh Hùng khi còn đương chức Chủ tịch quốc hội khi bàn về sửa Bộ luật tố tụng hình sự khi đề cập đến điều này ông ta đã nói rằng: không thể để một cái tội chống nhà nước quy định chung chung như vậy, muốn bắt ai thì bắt đâu có được? Tiếc rằng trong việc xây dựng luật của chúng ta thì những người cấp tiến dám nói lên làm tác động chỉnh sửa theo xu hướng cởi mở thì nó chưa thắng thế. Cơ bản một điều luật mơ hồ muốn bắt ai thì bắt cho nên thế nào nó cũng bắt được hết.” Blogger Phạm Thanh Nghiên, với tư cách đồng sáng lập Mạng lưới blogger Việt Nam với Nguyễn Ngọc Như Quỳnh cho biết việc Mẹ Nấm bị bắt: “Trước nhất về mặt tình cảm con người thì đối với tôi bất cứ một ai bị bắt, những người tranh đấu ôn hòa nào bị bắt thì nói chung là cũng buồn, rất xúc động và lo lắng cho họ mặc dù sự lo lắng của mình không giải quyết được vấn đề gì cả nhưng rất đồng cảm. Riêng trường hợp Nguyễn Ngọc Như Quỳnh thì là một cộng sự, người mà hai chị em chúng tôi có thời gian dài làm việc với nhau, chia sẻ với nhau trong Mạng lưới blogger Việt Nam thì việc bắt Nguyễn Ngọc Như Quỳnh đương nhiên là thử thách rất lớn cho Mạng lưới blogger Việt Nam. Hỏi tôi có lo sợ không cho các thành viên khác của Mạng lưới hay cho cá nhân thì tôi khẳng định rằng diều đó không gây bất cứ một tổn hại nào về tinh thần đối với chúng tôi cả nếu hiểu theo cái nghĩa lo sợ bị bắt bởi vì dù cho bị bắt thì điều ấy cũng không có gì phải khiến cho mình hoang mang hay quá lo lắng, sợ hãi. Xác quyết một điều rằng chúng tôi đang có những nổ lực, đấu tranh để có được tự do cho bản thân mình, mặc dù sự tự do ấy có thể đánh đổi bằng nhà tù. Tự do cho bản thân mình cũng như cho Việt Nam, tất cả đều phải được hưởng quyền con người mà lẽ ra chúng ta phải được hưởng.” Sau Mẹ Nấm là ai? Đó là câu hỏi mà hầu như ai cũng muốn biết tuy không người nào trả lời chính xác được câu hỏi này, kể cả an ninh, người phụ trách việc phân loại và bắt giữ những ai bị đưa vào danh sách đen vì chống nhà nước. Nhà báo Trương Duy Nhất cho biết: “Cỡ như chị Quỳnh Mẹ Nấm mà còn bắt được thì khả năng sắp tới ai cũng có thể bị bắt có thể vào vòng lao lý được. Cách ứng xử, cách xây dựng pháp luật như thế tới cách người ta ứng dụng pháp luật như thế thì mọi công dân có thể thành tù nhân dự khuyết. Bất cứ ai cũng có thể thành Mẹ Nấm cả. Cơ bản làm thế nào để mà loại bỏ những điều luật mơ hồ đó, còn cái việc họ bảo Mẹ Nấm là chống phá tuyên truyền làm ảnh hưởng lợi ích của nhà nước, nhưng mà lợi ích gì chứ?” Ông Phạm Chí Dũng, một cán bộ đảng viên của UBND thành phố Hố Chí Minh từng bị bắt giữ vì các bài viết khác với lập trường của Đảng, cũng không thể trả lời cho chính các thành viên của Hội nhà báo độc lập mà ông là người sáng lập trước câu hỏi này: “Thực sự ra ở Việt Nam không thể biết rõ được ai là người tiếp theo tại vì nó tùy thời điểm, tùy tính chất và tùy từng người nữa. Tùy từng người và tổ chức thành thử đối với Hội nhà báo độc lập thì tôi không có bình luận gì.” Blogger Phạm Thanh Nghiên bên cạnh vai trò là một đồng sự với Nguyễn Ngọc Như Quỳnh còn là một người đàn bà tranh đấu nên chị hiểu rõ hoàn cảnh gia đình của Quỳnh khó khăn thế nào khi bị bắt: “Bất cứ sự hy sinh nào cũng có cái giá của nó đặc biệt trong một đất nước như ở Việt Nam không có quyền con người. Qua đây xin gửi đến mẹ của Như Quỳnh là bà Tuyết Lan cũng như hai đứa con của Như Quỳnh, một bé 10 tuổi và một cháu mới hơn 2 tuổi phải xa con xa mẹ trong hoàn cảnh chia lìa đấy tôi cũng từng trải qua rồi phải nói rất ngậm ngùi tuy nhiên tôi tin chắc rằng một người mạnh mẽ như Nguyễn Ngọc Như Quỳnh bất thử thách nào thì Quỳnh cũng sẽ vượt qua thôi.” Nhà báo Phạm Chí Dũng chia sẻ sự quan tâm của ông: “Cũng giống như trường hợp cô Minh Thúy trong vụ anh Ba Sàm, cô Minh Thúy cũng có hai con và người mẹ vào trong tù hai con bơ vơ không biết như thế nào. Trước anh em cũng góp được một số tiền để giúp gia đình cô Minh Thúy. Trong trường hợp này tôi cũng có nêu ra đề nghị với anh em để giúp cho gia đình cô Nguyễn Ngọc Như Quỳnh đẻ nuôi hai đứa nhỏ bởi có khả năng nếu công an khởi tố điều 88 thì cổ sẽ phải nằm hơi lâu. Tôi cũng mong qua đài RFA để nhờ bà con trong nước cũng như hải ngoại, những người quan tâm tới dân chủ nhân quyền và tình cảnh của Mẹ Nấm có đóng góp giúp dỡ cho gia đình Mẹ Nấm.” Người dân chú ý tới một điều rất cơ bản đó là những người tranh đấu bị bắt sau khi ra khỏi tù họ càng hoạt động hăng say hơn, chủ động hơn và nhất là nỗi sợ lao tù hầu như không làm chùn ý chí đấu tranh của họ. Giải pháp bắt người phản biện trong một giai đoạn nào đó chẳng những không hiệu quả mà còn làm nóng hơn tình thế nhất là hiện trạng bờ biển miền Trung trong lúc này.
  7. Đăng bởi Tiểu Nhi on Tuesday, October 11, 2016 | 11.10.16 Sau khi đưa Việt Tân vào danh sách các tổ chức khủng bố, Việt Nam tái khởi động chiến dịch đàn áp đối lập trên diện rộng. Đàn áp đối lập nay được xem như như bài trừ khủng bố. Hành động mới nhất và mạnh tay nhất trong đợt đàn áp này là khởi tố và tạm giam cô Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, 37 tuổi, blogger có nick name là “Mẹ Nấm” với cáo buộc “tuyên truyền chống nhà nước”. Blogger Mẹ Nấm với hình vẽ cá trên má bày tỏ quan điểm về môi trường biển bị Formosa đầu độc. (Hình: FB Mẹ Nấm) Cô Quỳnh không phải là nhân vật xa lạ với công chúng Việt Nam vì đã cùng nhiều nhân vật đối lập khác khởi xướng nhiều đợt vận động cho dân chủ, nhân quyền. Tờ Công an nhân dân của Bộ Công an Việt Nam giải thích lý do khởi tố và bắt giữ cô Quỳnh vì cô là “đối tượng có quá trình chống đối quyết liệt, từng nhiều lần bị cảnh cáo, xử lý nhưng càng ngày càng tỏ ra coi thường pháp luật, thách thức cơ quan chức năng, tính chất hành vi vi phạm pháp luật càng ngày càng nguy hiểm”. Tờ báo vừa kể đã liệt kê nhiều “sai phạm” của cô Quỳnh: Tham gia vào hàng loạt các “tổ chức phản động” như “Người Việt yêu nước”, “Tuyên bố công dân tự do”, “Mạng lưới blogger Việt Nam” liên tục kêu gọi tụ tập, biểu tình gây rối an ninh, trật tự. Viết và sử dụng Internet để đang hàng trăm bài viết “xuyên tạc sự thật, xuyên tạc lịch sử, phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc, bôi xấu lãnh đạo Đảng, Nhà nước và các tổ chức bộ máy công quyền, xâm hại đến uy tín của cá nhân, cơ quan tổ chức Nhà nước, làm ảnh hưởng đến lòng tin của quần chúng nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, kích động nhân dân chống lại chính quyền”. Cô Quỳnh cũng là người soạn thảo tập tài liệu “Stop police killing civilians” (Hãy ngăn chặn công an giết dân lành), giới thiệu 31 trường hợp đột tử khi được công an mời làm việc hay bị tạm giữ, tạm giam, tạm giữ. Tập tài liệu này bị coi là “đánh tráo bản chất, cho thấy sự thù nghịch lực lượng công an, khiến người đọc hiểu sai vấn đề, đồng thời xúc phạm và làm giảm uy tín của lực lượng Công an nhân dân Việt Nam, xâm hại mối quan hệ giữa nhân dân và lực lượng công an”. Có một điểm cần chú ý là dù các bài viết, ý kiến mà cô Quỳnh đã đưa lên Internet cho thấy, cô không đồng tình với Việt Tân trong nhiều vấn đề nhưng một trong những cáo buộc khiến cô bị tạm giam là đã “nhận tiền từ tổ chức khủng bố Việt Tân để in áo thun có nội dung phản đối dự án bauxite ở Tây Nguyên”. Nói cách khác, một trong những lý do khiến cô Quỳnh bị bắt là vì có quan hệ và nhận tiền khủng bố. Sau khi Việt Nam đưa Việt Tân vào danh sách khủng bố, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cho biết, Hoa Kỳ không xem tổ chức này là khủng bố. Trước khi cô Quỳnh bị bắt hai ngày, an ninh Việt Nam đã bao vây một khách sạn ở Vũng Tàu, tạm giữ khoảng 30 người tham dự cuộc tọa đàm về “Tuổi trẻ và Xã hội Dân sự”. Các phương tiện truyền thông của Công an Việt Nam khoe đây là “ổ nhóm đầu tiên liên quan đến tổ chức khủng bố Việt Tân bị bắt giữ”. Trong số những người tham dự cuộc tọa đàm và bị tạm giữ có Bác sĩ Nguyễn Đan Quế, người sáng lập Cao trào Nhân bản. Bác sĩ Quế từng bị tống giam ba lần, thời gian bị giam giữ lên tới 20 năm và chắc chắn là ông không liên quan đến Việt Tân. Trước khi công bố việc đưa Việt Tân vào danh sách các tổ chức khủng bố, các phương tiện truyền thông của Công an Việt Nam liên tục cáo buộc Giám mục Nguyễn Thái Hợp và các linh mục Giáo phận Vinh – những người đang cùng giáo dân các tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình đòi quyền được sống an lành – có quan hệ với Việt Tân. Do càng ngày càng có nhiều người, kể cả những người mà lợi ích của họ gắn bó với chính quyền Việt Nam, cũng cảm thấy thấy bảo vệ môi trường, quyền được sống an lành là tất nhiên, các phương tiện truyền thông của Công an Việt Nam vừa thông báo cha của Giám mục Nguyễn Thái Hợp là do “ta… giết”. Các hành động của vị giám mục đang trông coi Giáo phận Vinh chỉ là vì “thâm thù cộng sản”. Ngày 10 tháng 10, các Ủy viên của Ban Chấp hành Trung ương Đảng CSVN khóa 12 đã tập họp tại Hà Nội để tham dự Hội nghị thứ 4. Hội nghị này sẽ kéo dài cho đến ngày 15 tháng này. Ngoài việc thảo luận về tình hình kinh tế – xã hội, đặt định các chỉ tiêu cho kinh tế – xã hội năm tới như thường thấy, Hội nghị thứ 4 sẽ dành phần lớn thời gian cho việc tìm các giải pháp để “xây dựng và chỉnh đốn Đảng”, đối phó với “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”. “Tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” là cách mà giới lãnh đạo CSVN chỉ tình trạng đảng viên CSVN hoang mang, dao động trước các diễn biến thực tế, nghi ngờ vai trò lãnh đạo tuyệt đối của Đảng CSVN, phủ nhận chủ nghĩa xã hội, trở thành đối lập về chính trị, thậm chí tự móc nối, câu kết với các phần tử chống đối, phá hoại nội bộ. Ông Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Đảng CSVN vừa nhận định, dù đã tìm nhiều cách ngăn chặn nhưng “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong đảng viên CSVN không những không bị đẩy lùi mà còn phức tạp hơn và có thể gây ra những hậu quả khôn lường. (Người Việt)
  8. Đăng bởi Tiểu Nhi on Tuesday, October 11, 2016 | 11.10.16 Bắt một người có thêm cả trăm người mới tham gia, cả ngàn người cảm tình viên với các hoạt động đòi quyền làm người. Bắt bớ cả vài chục năm rồi có dập tắt được ao ước của con người ta muốn sống với đúng phẩm giá của mình đâu. Blogger Nguyễn Ngọc Như Quỳnh (aka Mẹ Nấm), người từ rất sớm đã bền bỉ lên tiếng đòi khởi tố và đóng cửa Formosa, vừa bị công an Khánh Hoà bắt trưa nay theo Điều 88 Bộ luật Hình sự, tội Tuyên truyền chống Nhà nước. Vậy là, thay vì tìm cách khôi phục sinh kế cho người dân và khắc phục hậu quả môi trường của thảm hoạ Formosa, chính quyền lại, một mặt tung quân trấn áp biểu tình tại miền Trung, mặt khác bắt bớ nhà hoạt động là ngòi nổ ở những địa phương khác. Tất cả những động thái này không nằm ngoài mục đích gieo rắc nỗi sợ hãi cho bất kỳ ai có ý định phản kháng, ngay cả khi sự phản kháng đó là nhằm bảo vệ không gian sinh tồn cho nhiều thế hệ người Việt. Nhưng chắc chắn chính quyền sẽ thất bại. Hãy hỏi những ngư dân miền Trung xem họ có sợ không? - Không. Mất biển, bỏ ghe rồi thì còn gì mà sợ nữa. Tương lai chỉ mở ra khi cánh cửa Formosa đóng lại, nên cứ phải tiếp tục đấu tranh cho đến khi nào chúng rút khỏi Việt Nam mới thôi. Hãy hỏi những người hoạt động khác xem họ có sợ mà rút khỏi con đường họ đã chọn không? - Không. Bắt một người có thêm cả trăm người mới tham gia, cả ngàn người cảm tình viên với các hoạt động đòi quyền làm người. Bắt bớ cả vài chục năm rồi có dập tắt được ao ước của con người ta muốn sống với đúng phẩm giá của mình đâu. Và cuối cùng, hãy nhìn thẳng vào mắt chị Nấm và hỏi xem chị ấy có sợ không? - Dĩ nhiên là không. Vậy nên, các ông nhầm rồi. Chúng tôi không sợ. Nguyễn Anh Tuấn(FB Nguyễn Anh Tuấn)
  9. BTV Mặc Lâm 2016-10-10 Blogger Mẹ Nấm Nguyễn Ngọc Như Quỳnh Mẹ Nấm Tin chúng tôi nhận được từ Việt Nam cho biết vào lúc 11 giờ 30 blogger Mẹ Nấm tức Nguyễn Ngọc Như Quỳnh bị công an tỉnh Khánh Hòa bắt giữ tại thành phố Nha Trang. Trước đó vài giờ, trên trang mạng xã hội một video clip được tải lên cho thấy blogger Nguyễn Ngọc Như Quỳnh đã cùng với bà Nguyễn Thị Nay là mẹ ruột của anh Nguyễn Hữu Quốc Duy đến trại giam Sông Lô Nha Trang để thăm Duy. Chúng tôi cố liên lạc với bà Nguyễn Thị Nay nhiều lần cũng như bà Nguyễn Thị Tuyết Lan là mẹ ruột của blogger Mẹ Nấm nhưng cả hai số điện thoại này đều bị cắt. Cho tới hơn 2 giờ chiều chúng tôi liên lạc được với chị Phạm Thanh Nghiên, là người đồng sáng lập Mạng lưới blogger Việt Nam chung với Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, sau nhiều tiếng đồng hồ tìm hiểu chị Thanh Nghiên cho chúng tôi biết như sau: “Sáng hôm nay Nguyễn Ngọc Như Quỳnh cùng với mẹ của Nguyễn Hữu Quốc Duy đến trại giam đề thăm Duy tuy nhiên công an trại giam không cho thăm với lý do là Duy bị kỷ luật, từ chối không cho gặp, theo tường thuật của cô Lan là mẹ của Quỳnh thì sau đó công an đã đưa Quỳnh vào trại giam rồi còng tay Quỳnh đưa về nhà lúc đó khoảng 11 giờ 30 trưa. Từ lúc đó công an khám nhà, thu đồ . . . cho tới 15 giờ 30 phút thì họ đưa Quỳnh đi. Có chi tiết quan trọng là trước khi đi Quỳnh bị còng tay đưa đi và Quỳnh nói lại với cô Lan mẹ Quỳnh là liên lạc thuê luật sư cho Quỳnh và Quỳnh sẽ nhịn đói từ giờ đến khi gặp luật sư mới thôi. Công an tỉnh Khánh Hòa họ bắt Quỳnh theo điều 88 khoản 1 tức là tuyên truyền chống nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam họ có cả lệnh khởi tố vụ án, khởi tố bị can và lệnh bắt khẩn cấp Nguyễn Ngọc Như Quỳnh” Cũng xin được nhắc lại vào tháng Tư năm 2015 blogger Mẹ Nấm Nguyễn Ngọc Như Quỳnh được tổ chức Civil Rights Defenders (CRD) trao giải thưởng “Người bảo vệ nhân quyền 2015” chị cũng là người đồng sáng lập ra “Mạng lưới blogger Việt Nam vào năm 2013 với hơn 100 thành viên trong và ngoài nước. Vào những ngày Formosa gây thảm họa tại 4 tỉnh miền Trung Mạng lưới blogger Việt Nam đã lên tiếng, tập trung gây chú ý và có nhiều nơi biểu tình với những nhóm nhỏ. Những việc làm tuy nhỏ bé nhưng nói lên sự quan tâm của những người viết blog đã gây sự khó chịu cho chính quyền và hôm nay blogger Mẹ Nấm bị bắt không ngoài kế hoạch muốn cho người dân không còn chú ý tới Formosa nữa.
  10. Đăng bởi Tiểu Nhi on Monday, October 10, 2016 | 10.10.16 Nguồn tin khẩn cấp gửi đến Danlambao cho hay, một thành viên của Mạng Lưới Blogger Việt Nam là cô Nguyễn Ngọc Như Quỳnh (Mẹ Nấm) vừa bị công an bắt khẩn cấp vào sáng nay, 10/10/2016. Lúc 11:30’, nhà riêng của nữ blogger này tại 24A Đặng Tất, phường Vĩnh Phước, thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hoà đã bị công an ập vào khám xét. Ít phút sau, Nguyễn Ngọc Như Quỳnh bị công an còng tay áp giải vào bên trong nhà. Người dân địa phương cho biết, hàng chục công an gồm đủ mọi thành phần đã được huy động tham gia vào vụ bắt bớ. Đến 13 giờ trưa cùng ngày, quá trình khám xét vẫn đang tiếp tục diễn ra, xung quanh khu nhà vẫn đang bị bao vây phong toả, thậm chí công an còn trèo lên cả mái nhà để lục lọi. Số điện thoại của bà Nguyễn Thị Tuyết Lan – mẹ ruột cô Quỳnh đã không thể liên lạc được. Trước đó, cũng trong buổi sáng nay, blogger Nguyễn Ngọc Như Quỳnh đã đi cùng bà Nguyễn Thị Nay - mẹ ruột tù nhân lương tâm Nguyễn Hữu Quốc Duy đến trại giam Sông Lô (Nha Trang) để yêu cầu được thăm gặp người nhà. Tuy nhiên, phía công an trại giam viện lý do Duy đang bị kỷ luật nên đã từ chối và không cho gia đình thăm gặp. Không chấp nhận với lời giải thích này, bà Nay và cô Quỳnh đã kiên quyết đấu tranh với phía trại giam. Sau đó, số điện thoại của Nguyễn Ngọc Như Quỳnh đột nhiên bị mất liên lạc. Một người dân cho biết, trong lúc đang khiếu nại với phía trại giam, cô Quỳnh và bà Nay bất ngờ bị lực lượng CA xông đến cưỡng chế và bắt lên xe đưa đi. Sau đó, phía CA tiếp tục bắt tiếp hai người bạn đi cùng cô Quỳnh là hai anh Nguyễn Bá Vinh, Biện Đình Luật nhằm bịt đầu mối và ngăn chặn việc báo tin cho gia đình. Tin mới cập nhật Thành viên của Mạng Lưới Blogger Việt Nam là cô Nguyễn Ngọc Như Quỳnh (blogger Mẹ Nấm) vừa bị công an bắt khẩn cấp vào sáng nay, 10/10/2016, với cáo buộc "tuyên truyền chống nhà nước" theo điều 88 bộ luật hình sự. Lúc 11:30’, nhà riêng của nữ blogger này tại 24A Đặng Tất, phường Vĩnh Phước, thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hoà đã bị công an ập vào khám xét. Ít phút sau, Nguyễn Ngọc Như Quỳnh bị công an còng tay áp giải vào bên trong nhà. Bị bắt vì điều 88 Người dân địa phương cho biết, hàng chục công an gồm đủ mọi thành phần đã được huy động tham gia vào vụ bắt bớ. Đến 13 giờ trưa cùng ngày, quá trình khám xét vẫn đang tiếp tục diễn ra, xung quanh khu nhà vẫn đang bị bao vây phong toả. Toàn bộ máy tính và nhà cửa đều bị khám xét, lục tung. Đồng thời, những người thân sống cùng khu nhà với cô Quỳnh đều bị khống chế theo kiểu "nội bất xuất, ngoại bất nhập". Thậm chí công an còn trèo lên cả nóc nhà để lục lọi. Theo lời một người thân trong gia đình, phía CA khi xông vào khám nhà đã đọc một văn bản được nói là "lệnh của viện kiểm sát". Tuy nhiên, khi gia đình cô Quỳnh yêu cầu được xem trực tiếp tờ lệnh thì phía CA đa từ chối và không đưa. Đến 15 giờ chiều cùng ngày, ít nhất có 10 xe công vụ và 50 viên công an đang bao vây 2 đầu đường Đặng Tất và toàn bộ con hẻm dẫn vào nhà riêng blogger Nguyễn Ngọc Như Quỳnh. Toàn bộ máy tính cùng với các thiết bị điện tử trong nhà đã bị niêm phong, thu giữ. Những người bạn của cô Quỳnh khi đến chụp ảnh đã lập tức bị công an xông vào giựt máy. Người nhà cho hay, một số viên an ninh chỉ đạo vụ khám nhà đã đe doạ miệng rằng: Nguyễn Ngọc Như Quỳnh bị bắt vì "chống phá nhà nước" và "sẽ bị đi vài năm". Quang cảnh vụ bắt giam, khám nhà blogger Nguyễn Ngọc Như Quỳnh * Cập nhật: Lúc 15:30', mẹ ruột blogger Nguyễn Ngọc Như Quỳnh là bà Nguyễn Thị Tuyết Lan cho biết, con gái bà đã bị khởi tố bắt giam với cáo buộc "tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam" theo điều 88 bộ luật hình sự. Cô Lan chat vấn côn an: "Con tôi đâu phải là tội phạm mà phải còng ta? họ trả lời : "Còng tay để tránh trường hợp chị Quỳnh tự tử". Cô Lan nói: "Con tôi không phạm tội. Nó chỉ nói lên sự thật. Ngay từ lần đầu tiên bị bắt hồi 2009, đến nay suốt 7 năm con tôi liên tục bị sách nhiễu, khủng bố và nhiều lần bị đánh đập. Con tôi không làm gì sai. Nó làm những gì pháp luật cho phép và mục đích là để đất nước được đổi thay, có tự do dân chủ. Qua nhiều việc Quỳnh làm và nhất là qua sự việc Formosa, con tôi đã liên tục lên tiếng, viết bài và có những việc làm cụ thể để đưa sự việc nghiêm trọng này ra ánh sang. Vậy tại sao phải bắt nó? Theo tôi, con tôi đang bị trả thù vì những gì nó đóng góp cho sự thật và công lý" Trước khi đi, blogger Nguyễn Ngọc Như Quỳnh dặn mẹ "Mẹ liên lạc luật sư giúp con. Con sẽ nhịn đói từ giờ đến khi được gặp luật sư" Bị bắt khi đang đấu tranh cho tù nhân lương tâm Trước đó, cũng trong buổi sáng nay, blogger Nguyễn Ngọc Như Quỳnh đã đi cùng bà Nguyễn Thị Nay - mẹ ruột tù nhân lương tâm Nguyễn Hữu Quốc Duy đến trại giam Sông Lô (Nha Trang) để yêu cầu được thăm gặp người nhà. Tuy nhiên, phía công an trại giam viện lý do Duy đang bị kỷ luật nên đã từ chối và không cho gia đình thăm gặp. Không chấp nhận với lời giải thích này, bà Nay và cô Quỳnh đã kiên quyết đấu tranh với phía trại giam. Cùng thời điểm này, bên ngoài đã xuất hiện nhiều viên an ninh thường phục và xe biển số xanh kéo đến theo dõi. Sau đó, số điện thoại của Nguyễn Ngọc Như Quỳnh đột nhiên bị mất liên lạc. Một người dân cho biết, trong lúc đang khiếu nại với phía trại giam, cô Quỳnh và bà Nay bất ngờ bị lực lượng CA xông đến cưỡng chế và bắt lên xe đưa đi. Sau đó, phía CA tiếp tục bắt tiếp hai người bạn đi cùng cô Quỳnh là hai anh Nguyễn Bá Vinh, Biện Đình Luật nhằm bịt đầu mối và ngăn chặn việc báo tin cho gia đình. Vài tiếng trước khi bị bắt, blogger Nguyễn Ngọc Như Quỳnh vẫn đang tiếp tục đấu tranh cho các tù nhân lương tâm Việt Nam TTHN tổng hợp
  11. Đăng bởi Tiểu Nhi on Sunday, October 9, 2016 | 9.10.16 Hiện tình của thời mạt pháp của Đạo Phật tại Việt Nam, người dân Việt không thể trông chờ sự xuất hiện của những vị thiền sư, cao tăng lãnh đạo dẫn dắt dân Việt đưa đất nước thoát khỏi ách cộng sản. Song với hệ thống kiểm soát chặt chẽ việc đào tạo các linh mục và sự đoàn kết và quyết tâm của giáo dân, toàn dân Việt Nam đang đặt toàn bộ niềm hy vọng về tương lai thoát ách cộng sản và họa diệt vong vào sư dấn thân nhập thế của các vị Linh mục, lãnh đạo tinh thần của giáo dân. Lịch sử cổ đại và cận đại từ Âu sang Á cho thấy thay đổi một thể chế độc tài - quân chủ chuyên chế, độc tài quân phiệt hay độc tài đảng trị - là một quá trình dài, nhiều gian khổ và tổn hao nhiều xương máu của nhân dân. Trong thời kỳ phong kiến quân chủ, Việt Nam cũng cần thời gian vài trăm năm để lật đổ một triều đại quân chủ bán nước hại dân. Chỉ khi triều đại này trở nên phường bán nước cầu vinh và sắp sửa đến giai đoạn suy tàn thì phong trào đấu tranh mới có điều kiện tạo nên sức mạnh quyết định từ sự tham gia của đại đa số quần chúng. Truớc thế kỷ 18, để lật đổ một triều vua hại dân bán nước tại Việt Nam, chỉ cần điều kiện lòng dân là đủ để cuộc chiến tiêu diệt một triều đại đạt thành công. Vũ khí không là điều kiện ắt có vì thời kỳ đó vũ khí toàn thô sơ tự tạo. Từ khi cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật bùng nổ tại các nước Âu Mỹ, cuộc đấu tranh lật đổ chế độ độc tài quân phiệt không chỉ cần lòng dân mà sức mạnh vũ lực cũng là điều kiện rất quan trọng để có thể tiêu diệt một chế độ độc đoán. Để có thể lật đổ một chế độ độc tài quân phiệt, các nước cần cả hai: nhân lực và vũ lực. Khi chế độ độc tài đảng cộng sản toàn trị xuất hiện, khởi đầu từ Nga rồi sau đó lan sang các nước Đông Âu, Tàu, Việt Nam; công cuộc vận động thay đổi hay đấu tranh chống lại và lật đổ chế độ đảng trị của đảng cộng sản trở nên vô cùng khó khăn gian khổ. Đảng cộng sản rất gian manh xảo quyệt dù tại bất cứ nước nào. Khi chưa nắm quyền thì họ tỏ ra hòa mình với người dân, đồng cam cộng khổ. Nhưng khi cướp được chính quyền thì họ mới thật sự lòi đuôi cáo, trở mặt giết hại chính những người đã từng hy sinh an toàn của mình để đùm bọc chúng (chiến dịch cải cách ruộng đất tại miền Bắc sau năm 1954, chiến dịch cải tạo công thương nghiệp tại miền Nam sau năm 1975). Họ nghiên cứu lịch sử và vận dụng kinh nghiệm về những lý do đưa đến sự tiêu diệt của các chế độ độc tài - quân chủ, quân phiệt, gia đình hay cá nhân. Để bảo vệ chế độ độc quyền đảng trị, đảng cộng sản đã đúc kết và tiến hành 2 bước song hành sau khi họ cướp được chính quyền (bằng cách lừa gạt và mê hoặc dân chúng qua bánh vẽ công bằng xã hội, từ người làm công đột biến thành người chủ (tập thể), làm theo sức lực hưởng theo nhu cầu - không làm mà vẫn được quyền hưởng): 1. Diệt cỏ: tiêu diệt tận gốc thành phần trí thức tự do phi cộng sản. 2. Cấy trồng cỏ mới (hồng - cộng sản): tuyên truyền tẩy não thế hệ trẻ, biến chúng thành lực lượng hồng vệ binh tuyệt đối trung thành và mù quáng bảo vệ một lãnh tụ duy nhất là bọn chóp bu của đảng và thần thánh hóa cá nhân lãnh đạo (Lenine tại Nga, Mao tại Tàu, Castro tại Cuba, Kim tại Bắc Hàn, Hồ tại Việt Nam). Những gì đã xảy ra tại Nga, Tàu Cuba, Bắc Hàn và cụ thể tại Việt Nam đã chứng minh chính sách tàn độc này. Đảng cộng sản Việt Nam đã lập tức triệt hại tuyệt đại đa số người trí thức sống tại miền Bắc sau năm 1954, bằng hành động đầy ải bỏ tù khổ sai. Để tiêu diệt tận gốc ba đời mầm móng đối lập, đảng cộng sản VN đã dùng nhiều hình thức gian độc. Tàn ác nhất là hành động chiêu dụ để phát hiện và tiêu diệt như cách dùng phân bón để cỏ mọc và sau đó dùng thuốc diệt cỏ giết tận gốc, đó chính là phong trào “Nhân Văn Giai Phẩm” nhằm tiêu diệt toàn bộ trí thức miền Bắc, phong trào “Cải Cách Ruộng Đất” nhằm cướp của và tiêu diệt những người kinh doanh tư sản. Suy nghĩ của toàn dân bị kiểm soát hoàn toàn qua việc tiêu hủy toàn bộ sách vở sử liệu và văn hóa cũ và thay vào đó là sách vở tài liệu về chủ nghĩa cộng sản. Hoạt động văn hóa nghệ thuật bị đảng cộng sản kiểm soát hoàn toàn và tuyệt đối theo định hướng của đảng cộng sản qua Ban tuyên vận đầy quyền lực. Vô nhân đạo nhất là hành động tách rời các em nhỏ khỏi sự dạy bảo của gia đình và định hướng tuyên truyền tẩy não các em thành người tai mắt chỉ điểm của đảng với ngay cả cha mẹ và những người thân của mình. Kết quả là đảng cộng sản đã hoàn toàn kiểm soát suy nghĩ và hành động của hầu như toàn bộ người dân miền Bắc, đến mức độ người dân miền Bắc đã trở thành cái máy và công cụ “người”. Hầu như toàn dân miền Bắc bị đảng cộng sản tẩy não hoàn toàn và suy nghĩ theo quán tính rằng người dân miền Nam bị bóc lột tận xương tủy và đời sống cơ cực và nghèo khổ đến mức độ không có chén đũa để ăn phải dùng vỏ dừa làm chén, phải ăn ngủ trong cảnh màn trời chiếu đất nhà không mái che, không có áo quần lành lặn để mặc mà phải đóng khố như trong truyện cổ tích Việt Nam: Trần Minh khố chuối. Kết quả của chính sách ngu dân là chế độ cộng sản không ngừng mở rộng từ Nga sang nhiều nước, và tưởng chừng trong thời gian không lâu cả thế giới sẽ trở thành thế giới cộng sản - quốc tế cộng sản - do Nga và Tàu lãnh đạo, và Việt Nam là “phó tướng tay sai” trung thành của hai đảng cộng sản Nga, Tàu, có nhiệm vụ đưa dân Việt làm con thiêu thân cho đàn anh Nga-Tàu. Những tưởng chế độ cộng sản là vô địch và sớm nhuộm đỏ toàn cầu trước khi thế kỷ 20 chấm dứt. Họ nắm trong tay không những bộ não của dân, bao tử của dân mà cả toàn bộ vũ khí dũng mãnh, với một lực lượng hàng trăm ngàn đảng viên công an nổi chìm đầy dẫy, cài đặt tận hang cùng ngõ hẻm sẵn sàng đến từng tổ dân phố khoảng chục gia đình, tiêu diệt trong máu lạnh và trong trứng nước những ai dám lên tiếng trái chiều với đảng. Nhưng thực tế những gì đã xảy ra trong những năm cuối cùng của thế kỷ 20 chính ngay tại cái nôi của chế độ độc tài cộng sản: đất nước Nga của Lenine và các nước Đông Âu hùng mạnh cụ thể là tại một nữa phía đông nước Đức, lại nói lên điều ngược lại: chủ nghĩa cộng sản bị phá sản, chủ nghĩa cộng sản nhanh chóng tự hủy tự diệt. Chế độ cộng sản với sức mạnh vũ khí vô địch, với lực lượng đảng viên nòng cốt cả trăm triệu nhân mạng, vững chắc như tảng băng khổng lồ đột nhiên tan chảy trong tích tắc trong khi chưa có một lực lượng chính trị chống đối chính thức nào hiện diện tại những nước này. Thế lực hay tổ chức nào đã giúp tạo nên hiện tượng đột biến khiến chế độ sắt máu và tàn bạo nhất trong lịch sử của nhân loại phải tự hoại tại Nga và lôi theo một loạt các nước cộng sản độc tài chuyên chế đàn em tại Đông Âu. Tôn giáo dấn thân cứu nước Từ khi chế độ cộng sản hiện diện trên thế giới, bắt đầu từ nước Nga, sau thế chiến thứ nhì lan nhanh đến các nước Đông Âu và Bắc Á (Mông Cổ, Tàu, Triều Tiên, Việt Nam), đã có một vài cuộc nổi dậy chống lại đảng và nhà nước cộng sản. Năm 1956 tại Hungary có cuộc nổi dậy trên khắp nước chống lại đảng cộng sản và nhà nước Hungary. Cuộc nổi dậy đã nhanh chóng bị cộng sản Nga đưa bộ đội và xe tăng sang tiêu diệt không nương tay. Năm 1980, phong trào Công nhân Công đoàn Độc lập Đoàn kết (Solidarnosc/Solidarity) do ông Lech Walesa, công nhân điện tại nhà máy đóng tàu Gdansk Ba Lan, lãnh đạo đã đứng lên chống lại đảng cộng sản Ba Lan đòi tự do dân chủ. Sau một thời gian ngắn hòa hoãn, đảng cộng sản Ba Lan thừa lệnh đảng cộng sản Nga đã nhanh chóng tiến hành đàn áp và tiêu diệt công đoàn Đoàn kết Solidarity tại Ba Lan. Đức Giáo Hoàng John Paul II người gốc Ba Lan đã công khai lên tiếng chống cộng sản và đứng về phía người dân Ba Lan. Ngài sẵn sàng về nước cùng dân Ba Lan đấu tranh giành lại quyền tự do dân chủ tiêu diệt chế độ cộng sản vô nhân đạo, vô thần dù cho có bị giết chết. Kết cuộc với truyền thống đạo giáo lâu đời của Nga và các nước Đông Âu, người các nước cộng sản Nga, Đức, Hungary, Tiệp, Ba Lan, Bulgari đã dùng đạo giáo tạo nên chất xúc tác thúc đẩy nhanh chóng tiến trình tự diệt của chế độ phi nhân cộng sản. Sự dấn thân của những vị lãnh đạo tôn giáo không chỉ xảy ra tại các nước bên trời Tây. Tại Việt Nam, lịch sử đã ghi nhận tôn giáo truyền thống là Phật Giáo cũng đã thường xuyên nhập thế cứu giúp dân, giải phóng, giành độc lập tự do cho đất nước trước nạn ngoại xâm và các chế độ hôn quân bạo chúa. Thời nhà Lý có Thiền Sư Vạn Hạnh, đã đứng ra lật đổ vua Lê Long Đỉnh hoang dâm vô đạo dựng nên triều đại nhà Lý. Thời triều đại nhà Trần có vua Trần Nhân Tông, tuy đã xuất gia đi tu nhưng khi đất nước đứng trước họa xâm lăng của quân Tàu - Nguyên đã hoàn tục lãnh đạo toàn dân đánh bại quân xâm lược Tàu. Rút kinh nghiệm từ sự sụp đổ tại các nước cộng sản đàn anh Nga và Đông Âu, đảng cộng sản Việt Nam đã tiến hành quỉ kế vô cùng thâm độc là: hoặc thẳng tay tiêu diệt (đạo Hòa Hảo, đạo Cao Đài và các giáo phái nhỏ), hoặc thâm nhập và lũng đoạn các tôn giáo lớn có uy tín, đặc biệt Phật Giáo, một đạo giáo với đại đa số người dân Việt tôn sùng và hòa cùng hai đạo khác là Đạo Lão và Đạo Khổng. Vì hệ thống kiểm soát tăng ni xuất gia tu học không được qui củ và có hệ thống để từ đó cộng sản đã dễ dàng đưa cán bộ đảng viên giả làm nhà sư trà trộn trong hàng giáo phẩm tăng ni. Trong cuộc chiến quốc cộng 1962-1975 tại miền Nam Việt Nam, nhiều cán bộ, bộ đội cộng sản nằm vùng đã đội lớp tăng ni hoạt động vừa bạo động (khủng bố bom mìn súng đạn) vừa phá rối chính trị chống lại chính quyền miền Nam tạo điều kiện cho cộng sản chiếm toàn bộ miền Nam. Cụ thể phong trào tăng ni xuống đường chống chính quyền đòi hòa bình trong khi cả miền Nam đang bị Việt cộng miền Bắc đội lớp Mặt trận Giải phóng miền Nam gây chiến và nhuộm đỏ! Tăng ni biểu tình mang bàn thờ xuống đường, lãnh đạo phật giáo chống chính quyền VNCH đòi thống nhất với cộng sản Thích Trí Quang, cảnh sư tăng trẻ đi biểu tình (ngày) hoạt động kinh Mac Mao Hồ (đêm) “Ni cô” Huỳnh Liên nổi tiếng cả miền Nam vì xuống đường chống chính phủ VNCH đòi thống nhất XHCN, sau 1975 tiếp tục làm ni cô kèm chức vụ: Phó Chủ tịch Ủy ban Mặt Trận Tổ Quốc TP, Ủy viên ủy Ban Trung ương Mặt Trận Tổ Quốc Việt Nam, đại biểu quốc hội của đảng cộng sản nước CHXHCN VN Đa số nhà tu hành Phật Giáo tại Việt Nam trong những thập niên từ 1975 đến nay không còn thuần túy là Phật Giáo chính thống phi cộng sản mà là Phật giáo quốc doanh, Phật giáo định hướng Xã Hội Chủ Nghĩa thờ Hồ Chí Minh ngang hàng với Phật Thích Ca trong chùa. Những vị sư Phật Giáo chính thống chuyên tu bị đuổi khỏi chùa, bị bắt tù khổ sai, bị cô lập, bị quản chế, bị khủng bố, thậm chí chùa chiền của các thầy đang trụ trì nhưng hoạt động độc lập không chịu sự quản lý của giáo hội Phật Giáo quốc doanh do đảng CSVN lập và lãnh đạo thì bị cô lập, cướp đất (cưỡng chế) và bị đập phá. Thí dụ vụ cưỡng chiếm và đập phá thành bình địa chùa Liên Trì tại Thủ Thiêm mới đây vào ngày 08/09/2016. Phật giáo thời Xã Hội Chủ Nghĩa (cộng sản): thờ Hồ Chí Minh, thờ chủ nghĩa tam vô: vô gia đình vô tổ quốc vô tôn giáo Với hiện tình của thời mạt pháp của Đạo Phật tại Việt Nam, người dân Việt không thể trông chờ sự xuất hiện của những vị thiền sư, cao tăng lãnh đạo dẫn dắt dân Việt đưa đất nước thoát khỏi ách cộng sản. Người dân cả nước thuộc tất cả tín ngưỡng đang đặt rất nhiều hy vọng vào sự lãnh đạo của các vị linh mục Thiên Chúc Giáo kết hợp cùng chư tăng ni Phật giáo độc lập và các tôn giáo khác như Cao Đài, Hòa Hảo… trong cuộc đấu tranh chống lại đảng cộng sản vô thần đang cai trị rất độc đoán và hà khắc toàn dân Việt Nam từ Bắc vô Nam. Với hệ thống kiểm soát chặt chẽ việc đào tạo các linh mục và sự đoàn kết và quyết tâm của giáo dân, toàn dân Việt Nam đang đặt toàn bộ niềm hy vọng về tương lai thoát ách cộng sản và họa diệt vong vào sư dấn thân nhập thế của các vị Linh mục, lãnh đạo tinh thần của giáo dân. Trong thời gian qua, tập đoàn sắt thép Formosa tại Vũng Áng Hà Tĩnh cấu kết với bọn gian quan cộng sản từ Hà Nội đến địa phương bí mật liên tục đổ ra biển vùng Vũng Áng hằng ngàn tấn hóa chất vô cùng độc hại bí mật mang vô Vũng Áng dưới bình phong hóa chất sử dụng cho nhà máy luyện thép, tiêu diệt sự sống của tất cả loài thủy sản dọc theo 4 tỉnh miền Trung. Đảng cộng sản từ nhân vật có quyền hành cao nhất nước là đảng trưởng (tổng bí thư) Nguyễn Phú Trọng đến các nhân vật phó tướng của đảng cộng sản như Quang, Phúc, Ngân, họ không màng gì đến sự an nguy và sinh mạng của cả chục triệu người dân sống dọc theo ven biển 4 tỉnh miền Trung đang trực tiếp bị nhiễm các loại hóa chất cực độc và người dân cả nước gián tiếp bị nhiễm độc do hành động bao che tác trách và vô nhân đạo của toàn bộ quan chức lãnh đạo từ trung ương đến địa phương, khi họ dõng dạc tuyên bố rằng không có vụ Formosa thải chất độc và tất cả hải sản đánh bắt đều an toàn để ăn. Mãi tới khi bọn lãnh đạo Formosa chính thức nhận tội sát nhân, sau đến 4 tháng từ khi người dân khám phá hiện tượng cá chết đầy biển. Quan chức cộng sản từ trung ương đến địa phương lừa gạt dân: ăn cá tắm biển, hành động bao che cho Formosa của tổng bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng, và 4 tháng sau Formosa nhận tội đã xả ra biển hàng ngàn tấn hóa chất. Giáo hội Thiên Chúa Giáo trong thời gian qua đã dấn thân cùng bà con giáo dân và lương dân đấu tranh kiên cường và không khoan nhượng với bọn cường quyền đang làm tay sai bảo vệ cho bọn sát nhân Formosa. Như Phật giáo Việt Nam vào những thế kỷ trước, thời Lý Trần, Giáo hội Thiên Chúa Giáo của thế kỷ 21 đang dấn thân nhập thế, bảo vệ dân chúng cả Lương và giáo. Hơn 10000 dân vùng Hà Tĩnh biểu tình trước cổng nhà máy Formosa dưới sự lãnh đạo của Linh Mục Đặng Hữu Nam Toàn dân Việt Nam thuộc bất kỳ tín ngưỡng hay tôn giáo khác nhau, hãy cùng nhau nhiệt tình ủng hộ hành động yêu nước thương dân của các vị Linh Mục Thiên Chúa Giáo. Toàn dân Việt Nam trong và ngoài nước, tất cả chúng ta, một lòng ủng hộ cả tinh thần lẫn vật chất cho cuộc đấu tranh đòi bồi thường thiệt hại, chống lại và tống cổ bọn sát nhân Formosa ra khỏi Vũng Áng, Hà Tĩnh - Nghệ An; đưa toàn bộ ban lãnh đạo Formosa ra tòa án hình sự xét xử tội cố ý giết người hàng loạt qua việc cố tình đổ xuống biển hàng ngàn tấn chất thải hóa chất cực độc; và đưa toàn bộ ban lãnh đạo đảng cộng sản ra tòa án nhân dân về tội cấu kết với ngoại bang gây thảm họa mội trường sống của toàn dân, mang đến họa diệt vong của dân tộc, cố ý lừa dối người dân là biển và các loại hải sản an toàn, trong khi toàn 4 tỉnh miền Trung bị Formosa đầu độc trầm trọng, để nhận tiền đút lót 500 triệu đôla của tập đoàn Formosa. Ngày 08/10/2016 Nguyễn Hùng, Trần Hoài Nam ________________ Tham khảo: Sự kiện năm 1956 ở Hungary https://vi.wikipedia.org/wiki/S%E1%BB%B1_ki%E1%BB%87n_n%C4%83m_1956_%E1%BB%9F_Hungary Đức cố Giáo Hoàng Gioan Phaolo II và sự sụp đổ của chế độ cộng sản https://vietcongonline.com/2011/04/28/d%E1%BB%A9c-c%E1%BB%91-giao-hoang-gioan-phaolo-ii-va-s%E1%BB%B1-s%E1%BB%A5p-d%E1%BB%95-c%E1%BB%A7a-ch%E1%BA%BF-d%E1%BB%99-c%E1%BB%99ng-s%E1%BA%A3n/ (Dân Làm Báo)
  12. Đăng bởi Tiểu Nhi on Friday, October 7, 2016 | 7.10.16 Lợi dụng quyền kiểm soát tự do ngôn luận, bộ chính trị Việt Nam đã chỉ đạo cấm các tờ báo nhắc tới tâm tư, nguyện vọng của những người giáo dân khiếu kiện. Thay vào đó họ bịa ra một vài người dân hớn hở nhận tiền bồi thường, một vài giáo dân giả dạng hoặc giáo dân biến chất trả lời phỏng vấn báo đài phê phán những linh mục và các đạo hữu của họ. Nhà nước Việt Nam làm gì đối phó với biểu tình phản đối Formosa ở miền Trung? Ảnh hưởng nặng nề của việc Formosa xả thải gây ra trên diện rộng ở 4 tỉnh miền Trung. Con số nạn nhân bị thiệt hại trực tiếp do việc này lên đến hàng triệu người. Đã 6 tháng trôi qua từ khi xảy ra thảm hoạ, đời sống người dân bị ảnh hưởng nặng nề, cuộc sống nhiều người đã lâm vào cảnh khốn khó. Thế nhưng đảng, nhà nước, và chính phủ Việt Nam chưa hề có động thái nào đáng kể để khắc phục môi trường và chi trả bồi thường cho người dân, mặc dù họ đã nhận tiền từ Formosa một cách nhanh chóng dễ dàng. Đó là chưa kể chính phủ tuỳ tiện nhận 500 triệu usd bồi thường của Formosa mà chưa nghe được người dân có ý kiến và nguyện vọng gì, người dân nêu ra những mức độ thiệt hại gì đối với họ Và hơn cả là Người Dân có đồng ý chấp nhận cho Formosa đền bù hay không ? số tiền đền bù là bao nhiêu ?...tất cả ý chí của người dân bị nạn đã bị chính phủ Việt Nam trắng trợn gạt sang một bên. Từ nhiều bức xúc chính đáng, người dân các tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh đã tổ chức cuộc biểu tình cũng như đưa đơn kiện Formosa ra toà án địa phương. Những cuộc biểu tình và đưa đơn này không phải phản ứng mà chính quyền mong đợi, trái lại chính quyền muốn người dân phải im lặng và chờ đợi đến khi nào chính quyền thấy họ ...thôi không có ý kiến về Formosa nữa.! Do tính chất vùng bị thiệt hại nằm trên giáo phận Vinh, rất nhiều người ngư dân vốn cũng là giáo dân giáo phận Vinh bị thiệt hại. Trên tinh thần công chính vừa giúp người dân thể hiện được ý nguyện của mình, vừa giúp được nhà cầm quyền không phải đối đầu với một đám đông vô tổ chức. Những người linh mục ở giáo phận Vinh đã đứng ra dẫn dắt người giáo dân, ngư dân trong việc khiếu kiện. Với việc hàng ngàn người đi khiếu kiện và hàng chục ngàn người biểu tình phản đối Formosa trong ôn hoà, trật tự và không có cảnh hỗn loạn bạo lực, mặc dù người dân rất bức xúc. Lẽ ra nhà cầm quyền Việt Nam phải biết ơn những người linh mục đã giúp đỡ họ trong việc gìn giữ an ninh, trật tự và đối thoại ôn hoà trên tinh thần thượng tôn pháp luật và lợi ích của nhân dân, đất nước. Thế nhưng nhà cầm quyền Việt Nam không những chẳng coi trọng nỗ lực của các chức sắc tôn giáo , đã thế lại dùng những thủ đoạn đê hèn để vu cáo, xuyên tạc hành động chính nghĩa của các vị chức sắc tôn giáo ở giáo phận Vinh. Lợi dụng quyền kiểm soát tự do ngôn luận, bộ chính trị Việt Nam đã chỉ đạo cấm các tờ báo nhắc tới tâm tư, nguyện vọng của những người giáo dân khiếu kiện. Thay vào đó họ bịa ra một vài người dân hớn hở nhận tiền bồi thường, một vài giáo dân giả dạng hoặc giáo dân biến chất trả lời phỏng vấn báo đài phê phán những linh mục và các đạo hữu của họ. Nhà cầm quyền sử dụng đội ngũ dư luận viên, xuyên tạc việc khiếu kiện thành động cơ phá hoại an ninh, trật tự. Vu cáo tập trung vào mục tiêu là những cá nhân chức sắc như linh mục Đặng Hữu Nam, Giám Mục Nguyễn Thái Hợp. Thậm chí đê hèn hơn là trích dẫn tiểu sử của Giám Mục Nguyễn Thái Hợp có thân phụ bị giết trong cải cách ruộng đất và cho đó là vì mối thù mà Đức Giám Mục đã xúi dân chúng khiếu kiện. Thử hỏi nếu không có chuyện Formosa xả độc và chính quyền bao che thì người dân có bức xúc không.? Hàng triệu người dân có bị thiệt hại đời sống của họ không.? Nếu không có những điều như thế, Giám Mục và Linh Mục giáo phận Vinh xúi dục người dân đi khiếu kiện mới hẵng nói là họ kích động. Những thủ đoạn để đàn áp ý chí chính đáng của người dân trong việc khiếu kiện này là. 1- Xuyên tạc động cơ của những người dân đi khiếu kiện, biến họ từ nạn nhân thành những kẻ gây rối, chống phá nhà nước. Qua đó làm dư luận hoang mang, bản thân người dân đi khiếu kiện cũng hoang mang, dẫn đến suy sụp ý chí và buông xuôi. 2- Tập trung công kích các chức sắc Công Giáo linh hồn của cuộc khiếu kiện. Vu cho họ tội phá hoại vì động cơ cá nhân. Đe doạ đàn áp tôn giáo bởi việc làm của họ. Mặt khác tác động lên Hội Đồng Giám Mục và các Giám Mục ở địa phương khác để gây chia rẽ. Khiến cho các Giám Mục khác lên tiếng làm giảm ý chí của các chức sắc Công Giáo Vinh. Ví dụ chẳng hạn sẽ có Giám Mục ở địa phương nào đó ca thán rằng - việc này là của cả nước, không phải của một mình người công giáo, chúng ta làm thế là tự chuốc mình đối đầu với nhà nước thì bất lợi cho chúng ta..... 3- Dùng chính quyền địa phương theo dõi và gây những khó khăn lên những giáo dân nhiệt tình và có ảnh hưởng, đe doạ đời sống của họ bằng những chính sách ở địa phương trong các việc như giấy tờ, khai sinh , đăng ký tạm trú..... 4- Dùng những giáo dân hay còn gọi là giáo gian len lỏi, tìm thông tin cung cấp cho nhà cầm quyền xuyên tạc những người đứng đầu. Tung tin gây chia rẽ những giáo dân với nhau. 5 - Mua chuộc và xúi dục những người dân không tôn giáo, những người không bị thiệt hại ở Formosa nhưng sống trên địa bàn này vào cuộc chống lại những người dân đi kiện. Sử dụng những đảng viên hưu trí, những quan chức, cán bộ đóng giả làm người dân để lên tiếng phản đôi và đòi hỏi chính quyền phải dùng mạnh tay trấn áp việc biểu tình. 6- Bưng bít thông tin về cuộc biểu tình, dùng báo chí và truyền thông đẩy hướng thông tin sang một việc nóng khác để thu hút dư luận quốc tế và dư luận trong nước sang vấn dề khác. Dùng dư luân viên, bồi bút trong ngoài khuấy động những sự kiện khác để hỗ trợ việc lái dư luận. 7- Dùng người trà trộn vào trong người dân biểu tình, có hành động quá khích như chửi bới, ném đá, đập phá để tạo cớ dùng vũ lực đàn áp những người khiếu kiện, biểu tình. 8- Kéo dài thời gian trả lời khiếu kiện , tiếp nhận ý kiến bằng những thủ đoạn như đi họp, đi công tác, chờ ý kiến chỉ đạo. 9- Dùng cảnh sát giao thông, kiểm tra liên ngành để kiểm tra trá hình ngăn cản những phương tiện giao thông chuyên chở những người dân đi kiện, phân tán và cắt đứt sự tập trung của người dân. 10- Dùng lực lượng vũ trang giả dạng người dân thường bức xúc với việc đi kiện, để cà khịa gây sự và đánh đập tàn bạo người dân đi kiện. Rồi đổ lỗi đó là những người dân thường thấy bất bình với việc đi khiếu kiện ảnh hưởng đời sống của họ, nên họ đã phản ứng như thế. 11- Bằng thủ đoạn gây tác động đến cấp cao như Hội Đồng Giám Mục, thậm chí là toà thánh Vatican ..một mặt đưa nội dung báo cáo xuyên tạc, mặt khác hứa hẹn sẽ cởi mở thêm các hoạt động tôn giáo ở Việt Nam. Qua đó gây sức ép dội từ trên xuống các chức sắc Công Giáo ở giáo phận Vinh. 12- Tập trung quân đội, công an đông đảo để sẵn sàng đàn áp thẳng tay bằng bạo lực mạnh khi các bước trước đó không mang lại hiệu quả. Trên đây khái quát 12 thủ đoạn của nhà cầm quyền Việt Nam dùng để đối phó với người dân biểu tình, khiếu kiện việc Formosa xả thải gây độc hại môi trường. Bạn đọc nào biết thêm xin bổ sung để giúp những người dân bị nạn vì Formosa có thêm hiểu biết, nhận thức để ứng phó với các thủ đoan của nhà cầm quyền Việt Nam. Người Buôn Gió (Blog Người Buôn Gió)
  13. Đăng bởi Tiểu Nhi on Thursday, October 6, 2016 | 6.10.16 Ban lãnh đạo đảng Cộng sản vẫn bất động. Họ đứng trong thế lưỡng nan, không dám làm theo nguyện vọng của dân vì há miệng ra không được sau khi đã ăn đẫy, cũng không dám đàn áp vì sợ rút dây động rừng khiến cả nước phẫn nộ, và sợ dư luận quốc tế. Trong thế giới văn minh bây giờ, ai có thể ngoảnh mặt làm ngơ khi một chính quyền đàn áp tàn bạo những người dân đòi bảo vệ môi trường sống? Hơn nữa, đảng cộng sản có tin rằng công an cảnh sát họ đang nuôi có nhẫn tâm tàn sát đồng bào máu mủ hay không? Một khẩu hiệu được nêu lên trong cuộc biểu tình của gần chục ngàn đồng bào Hà Tĩnh trước trụ sở của công ty Formosa ngày Chủ Nhật vừa qua viết: Đừng vì Formosa mà phản bội nhân dân! Đảng Cộng sản từ nửa thế kỷ nay vẫn lạm dụng danh từ nhân dân, lúc nào cũng tự xưng với danh hiệu nhân dân: lập tòa án nhân dân, bày đặt những hội đồng nhân dân, ủy ban nhân dân, thậm chí công an cảnh sát cũng tự gọi là nhân dân, và đảng đặt tên tờ báo của họ là Nhân Dân, giống hệt tờ báo Nhân Dân ở Bắc Kinh. Nhưng ai là Nhân Dân? Chính những người mới đi biểu tình đòi công lý tại trụ sở công ty Formosa Hà Tĩnh là Nhân Dân. Hàng chục ngàn người đã lên tiếng: Chính chúng tôi đây là Nhân Dân! Khi người dân một nước đứng lên đòi bảo vệ môi trường sống sạch sẽ, họ sẽ được cả thế giới ủng hộ. Các chính phủ, các nhà đầu tư, doanh nghiệp ngoại quốc sẽ phải công nhận đó là những đòi hỏi hợp lý. Dư luận quốc tế sẽ là bức tường bảo vệ cho nhân dân Hà Tĩnh, Nghệ An; đó là một lý do người dân tin tưởng rằng cuối cùng họ sẽ thắng! Năm ngoái, nhân dân Hà Nội đã biểu tình phản đối kế hoạch chặt hơn 6,000 cây xanh, hàng ngàn người biểu tình liên tục mỗi tuần; cuối cùng chính quyền cộng sản phải nhượng bộ. Từ tháng Tư năm nay, ngay sau khi cá chết ngập trắng bờ biển bốn tỉnh miền Bắc Trung phần, Nhân Dân Việt Nam đã lên tiếng. Bởi vì vụ công ty Formosa thải chất độc xuống biển tác hại lớn gấp trăm ngàn lần, gấp triệu lần kế hoạch chặt cây. Hàng triệu gia đình mất phương tiện sinh sống. Thực phẩm do tất cả ngành hải sản Việt Nam sản xuất sẽ bị thế giới nghi ngờ. Hoạt động du lịch chấm dứt. Di hại của các chất độc không biết bao nhiêu năm mới hết! Hàng ngàn trẻ em đã thất học vì ảnh hưởng của vụ Formosa. Nỗi phẫn uất của Nhân Dân Hà Tĩnh đã bùng lên từ năm 2014, khi cộng sản Trung Quốc đưa giàn khoan tìm dầu tới Vịnh Bắc Việt. Trước cảnh bất động của chính quyền cộng sản Việt Nam, dân chúng đã biểu tình phản đối ngay tại công trường đang xây dựng nhà máy Formosa, vì nhà thầu xây cất chính là một công ty Trung Cộng, China Metallurgical Group. Trung Cộng đã phải đem tầu thủy tới di tản 3,000 công nhân ra khỏi Việt Nam, sau khi các cuộc biểu tình bạo động diễn ra từ miền Trung vào miền Nam làm bốn công nhân Tàu thiệt mạng. Đối với nhân dân Nghệ An, Hà Tĩnh, Formosa là một biểu tượng của tình trạng chính quyền cộng sản lệ thuộc Trung Cộng. Các cuộc biểu tình năm nay do nguyên nhân chính là bảo vệ môi trường, nhưng ai cũng hiểu đây là một phong trào đòi bảo vệ quyền sống độc lập của dân tộc Việt Nam, không khiếp nhược chịu làm nô lệ cho đế quốc nhà Hán mới! Tinh thần phản kháng của đồng bào trong nước được nuôi dưỡng qua các mạng lưới điện tử trong mấy tháng qua vì các hành động công khai bị ngăn chặn. Một trang mạng lấy tên#IChooseFish (Tôi Chọn Cá) là lời phản đối một nhân viên hãng Formosa từng đặt câu hỏi: “Người Việt Nam muốn chọn cá hay chọn sản xuất thép?” Một bức hình ghép trên trang Facebook đã tả cảnh ông tổng thống Mỹ Barack Obama ngồi bên bàn tiệc với các quan chức Việt Nam, miệng ông nói: “I choose fish!” Ngày 29 tháng Tư vừa qua, ngư dân và những nhà buôn cá đã biểu tình ở tỉnh Quảng Bình, đổ những đống cá chết trước mặt cảnh sát, công an. Ngày 1 tháng Chín mới đây, hàng chục ngàn dân Hà Tĩnh đã biểu tình với khẩu hiệu: “Chọn Formosa hay chọn Nhân dân?’ Nhưng cho tới nay, toàn ban lãnh đạo đảng Cộng sản vẫn bất động. Họ đứng trong thế lưỡng nan, không dám làm theo nguyện vọng của dân vì há miệng ra không được sau khi đã ăn đẫy, cũng không dám đàn áp vì sợ rút dây động rừng khiến cả nước phẫn nộ, và sợ dư luận quốc tế. Trong thế giới văn minh bây giờ, ai có thể ngoảnh mặt làm ngơ khi một chính quyền đàn áp tàn bạo những người dân đòi bảo vệ môi trường sống? Hơn nữa, đảng cộng sản có tin rằng công an cảnh sát họ đang nuôi có nhẫn tâm tàn sát đồng bào máu mủ hay không? Những người cảnh sát công an đó có chấp nhận đóng mãi vai đám “chó săn” của đảng Cộng sản hay không? Chính những người công an và bộ đội được sai đi đàn áp biểu tình, họ sẽ không thể đang tâm bắn vào đồng bào, khi những người cùng máu mủ này chỉ đòi hỏi một điều giản dị: bảo vệ môi trường sống? Trước những khẩu hiệu “Cá cần nước sạch, Dân cần minh bạch,” họ có thấy lý do nào để giết người hay không? Chính những công an, bộ đội đó, họ cũng muốn cho vợ con của họ được sống trong một môi trường trong sạch! Chính họ đã nhìn thấy hình ảnh hàng triệu con cá chết! Chính họ cũng có anh em, họ hàng mất nguồn sinh sống vì nước biển nhiễm độc! Cho nên chúng ta được nhìn cảnh những cảnh sát cơ động bỏ chạy khi đụng độ với nhân dân biểu tình; hình ảnh đang lan truyền trên các mạng xã hội. Một hình ảnh tiêu biểu trong cuộc biểu tình cho thấy một vị nữ tu đứng bên các cảnh sát cơ động. Đám người đi đàn áp thì mặc đồng phục, đội nón sắt có lá chắn trước mặt, tay cầm khiên bằng nhựa cứng thủ trước ngực. Vị nữ tu, đứng bên cạnh lực lượng sẵn sàng đàn áp mình, hai tay nâng tấm bảng giấy viết rõ ràng: “VÌ CÔNG LÝ – HÃY ĐỨNG LÊN” với hai chữ in đậm: “ĐỪNG SỢ!” Trong hình chúng ta thấy những nhân viên cảnh sát cơ động quay mặt đi, và một cảnh sát viên đứng cúi đầu xuống trong khi vị nữ tu, một cô gái trẻ chừng 20 tuổi đang mỉm cười, nụ cười hiền lành, thản nhiên, nhưng cương quyết. ĐỪNG SỢ! Đó là thông điệp của đồng bào Hà Tĩnh gửi tới 90 triệu người dân Việt Nam. Không sợ hãi, vì dân Việt Nam nắm vững lẽ phải và nắm vững phương pháp đấu tranh. Như nhà tranh đấu, blogger Nguyễn Anh Tuấn chứng kiến cảnh người dân Hà Tĩnh đứng ở cổng chính và cổng sau hãng Formosa, nhiều người trèo lên tường treo các băng-rôn khẩu hiệu, nhưng không ai vào bên trong, không ai đập phá. Nguyễn Anh Tuấn nói với đài RFA, ông vô cùng cảm động khi chứng kiến tinh thần bất bạo động của những người biểu tình. Các vị linh mục hướng dẫn luôn miệng nhắc nhở, “Không được ném chai lọ, chúng ta không vào bên trong, không được ném đất đá, không được bạo động, tất cả phải ôn hòa …” Nỗi phẫn uất của người dân thể hiện rõ ràng nhưng thái độ và hành động của họ cho thấy tinh thần kỷ luật rất cao, nhờ các nhà lãnh đạo tinh thần vững chãi. Phương pháp đấu tranh bất bạo động, ôn hòa và sử dụng luật pháp sẽ tạo thêm sức mạnh cho đồng bào Nghệ An, Hà Tĩnh. Ngày 27 tháng Chín, mặc dù bị công an ngăn cản, Linh mục Anton Đặng Hữu Nam, đã hướng dẫn đồng bào đi xa gần 200 cây số đến nộp đơn kiện hãng Formosa. Tòa án Thị xã Kỳ Anh đã phải thâu nhận 506 bộ hồ sơ của các gia đình ngư dân. Người dân không còn sợ hãi, cuộc tranh đấu đã khởi đầu, sẽ đánh thức tất cả mọi người Việt Nam lời nhắn nhủ, “Đừng vì Formosa mà phản bội nhân dân;” và “Đất Nước, Danh Dự - Không phải để bán!” Dân Việt từ Bắc vào Nam sẽ nhìn đồng bào Hà Tĩnh mà noi theo tấm gương “ĐỪNG SỢ!” ĐỪNG SỢ! Chính những nhà báo ăn lương của đảng Cộng sản cũng tìm cách xé rào, cố gắng loan tin về cuộc biểu tình trên mạng. Mặc dù bị bắt buộc phải rút bản tin xuống ngay, nhưng hành động đầu tiên của họ đã cho thấy tình yêu nước và lương tâm nghề nghiệp của họ đang thao thức, đớn đau. Trong những ngày sắp tới, các thanh niên, trí thức, hàng triệu người Việt Nam khác, sẽ nghe lương tâm nhắc nhở: ĐỪNG SỢ! ĐỪNG SỢ! Huỳnh Ngọc Chênh, một blogger nổi tiếng, nói với đài RFA: Sau cuộc biểu tình này, cái gì còn còn để lại là Niềm Tin của người dân Hà Tĩnh và Nghệ An. Tin tưởng rằng sau cùng họ sẽ thắng! Với phương pháp biểu tình bất bạo động như vầy, cuối cùng người dân sẽ thắng! Người dân Hà Tĩnh và Nghệ An vững niềm tin vào lẽ phải, họ đang “tiếp máu” cho đồng bào cả nước với lời nhắc nhở: ĐỪNG SỢ! ĐỪNG SỢ! Phong trào ĐỪNG SỢ! sẽ dâng lên! Ngô Nhân Dụng (Người Việt)
  14. Xuân Nguyên, thông tín viên RFA 2016-10-04 Cuộc biểu tình chống Formosa tại Hà Tĩnh vào sáng Chủ Nhật 2 tháng 10 năm 2016 quy tụ hơn 10 ngàn người. Citizen photo Hơn 10.000 người dân ở Thị xã Kỳ Anh hôm 2/10 đã bao vây công ty Fomosa để đòi môi trường sạch, đền bù thỏa đáng, không được xả thải chất độc xuống dòng sống Quyền và đóng cửa Fomosa. Những người dân trực tiếp tham gia nói gì về sự kiện này? Sáng ngày 2/10/2016, toàn thể Giáo dân trong hạt Kỳ Anh đã đến cổng trước và cổng sau của công ty Formosa, để hướng ứng lời kêu gọi của các Linh mục trong Giáo hạt. Đã có hơn 10.000 người bao vây công ty Formosa để yêu cầu lãnh đạo của công ty này trực tiếp đối thoại với người dân. Sự phẫn uất của người dân Từ khi xảy ra thảm họa ô nhiễm môi trường biển đến nay, người dân ở Kỳ Anh nhận được rất ít sự hỗ trợ từ phía chính quyền, dù cho chính phủ Việt Nam đã nhận 11.500 tỷ từ Công ty Fomosa, điều này khiến cho người dân không hài lòng. Tuy nhiên, điều khiến cho người dân bực bội nhiều hơn là việc Bộ Tài nguyên và Môi trường và chính quyền thị xã Kỳ Anh đã cho phép công ty Fomosa xả thải chất độc ra sông Quyền trước khi đổ ra biển. Một cô giáo ở Kỳ Anh, người trực tiếp tham gia cuộc biểu tình nói về cuộc biểu tình ngày hôm qua của hơn 10.000 người dân: “Ngày 2/10/2016 là ngày giáo dân toàn Giáo hạt hưởng ứng lời kêu gọi của cha quản hạt Kỳ Anh, các cha trong giáo hạt để tuần hành biểu tình ôn hòa, đòi Formosa phải minh bạch cho dân, đền bù thiệt hại thỏa đáng. Yêu cầu Formosa dừng ngay việc xả thải ra sông Quyền.” Cô giáo còn cho biết, đã có đến hàng trăm cảnh sát, cơ động, quân đội, dân phòng bán vũ trang, các loại xe chuyên dụng được trang bị vũ khí đầy đủ đến để bảo vệ cho công ty Formosa, và cô giáo đặt dấu hỏi về cách hành xử của chính quyền địa phương đối với công ty Formosa, cô nói: “Công ty Formosa là cái gì, mà phải hàng trăm cơ động, hàng trăm cảnh sát, hàng trăm giao thông vàng, chở bao nhiêu là máy, xe kéo, phòng cháy chữa cháy, xe thùng và trang bị trên đầu thùng bao nhiêu là máy, xe phòng cháy chữa cháy, có cả xe thùng được trang bị bao nhiêu súng ống? Người dân đã làm gì?” Anh Phục, người tham gia cuộc biểu tình ngày hôm qua cho biết, giáo xứ Dũ Yên, Kỳ Anh nơi anh sống có con sông Quyền chạy qua, dòng sông này mang lại nhiều nguồn lợi cho người dân ở đây. Tuy nhiên, từ khi biết tin bộ trưởng bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà và chính quyền thị xã Kỳ Anh và tỉnh Hà Tĩnh đã quyết định cho Fomosa xả thải chất độc ra sông Quyền, nên anh và bà con đã tham gia biểu tình: “Theo như cuộc họp báo ngày 12/09/2016 vừa rồi, họ họp báo và quyết định xả thải xuống sông Quyền trước khi chảy ra biển. Chúng tôi đang lên án vấn đề đó, chúng tôi sẽ sống chết không cho công ty Formosa xả thải ra sông Quyền, và chúng tôi sẽ bảo vệ dòng sông Quyền.” Chị Phượng, một giáo dân ở xứ Quý Hòa, Kỳ Anh, chị nói về cảm nhận của bản thân khi tham gia cuộc biểu tình trong ngày hôm qua: Cuộc biểu tình chống Formosa vào sáng Chủ Nhật 2 tháng 10 năm 2016 quy tụ hơn 10 ngàn người được người dân cả nước xem là một cuộc cách mạng của người dân Kỳ Anh Hà Tĩnh. Citizen photo “Từ trước đến nay thì hôm qua là cuộc biểu tình có đông người nhất, ở trước cổng công ty Formosa, vì nó xả ra chất thải ra sông Quyền, nên người dân uất hận, họ vào Formosa để đối thoại với những người lãnh đạo trong đó,nhưng không có một người nào ra đối thoại hay gặp dân trực tiếp cả cả, mà chỉ thấy có cảnh sát, cơ động,… chắn thành hàng ngang để bảo vệ cổng thành Formosa.” Chị Việt ở Xã Kỳ Hà, Kỳ Anh thấy rằng, trong ngày hôm qua, bà con tham gia biểu tình trong ôn hòa trật tự, không ảnh hưởng đến người khác. Sở dĩ có chuyện này là do có sự điều hành nghiêm ngặt của các linh mục và những người tổ chức cuộc biểu tình. Chị nhận định: “Chị thấy người dân đi biểu tình rất ôn hòa. Ngay từ đầu đến cuối có thấy chuyện gì xảy ra đâu. Khi đến cổng, thì dân cũng có trèo lên cổng và phất cờ mà thôi, chứ cũng không làm gì ảnh hưởng đến nhà máy, đến công ty. Khi biểu tình xong, bà con đi về trong ôn hòa, bà con có giăng một số biểu ngữ, chứ không làm gì thiệt hại cả.” Thông điệp Cuộc biểu tình đã kết thúc, nhưng tinh thần và quyết tâm của bà con ở đây vẫn không hề suy giảm. Những người dân nơi đây khẳng định sẽ tiếp tục biểu tình cho đến khi Formosa rời khỏi Việt Nam mới thôi, như chia sẻ của chị Phượng: “Sẽ đi biểu tình đến lúc nào đền bù thỏa đáng và đuổi được Formosa ra khỏi Việt Nam thì thôi. Không phải riêng bản thân em, mà tất cả mọi người dân chắc chắn muốn thế. Dù có tăng tiền đền bù đến cỡ nào đi nữa mà Formosa còn hiện diện ngày nào ở đất nước Việt Nam, thì chắc chắn nhân dân sẽ tiếp tục đấu tranh tới phút cuối, khi nào Formosa ra khỏi Việt Nam thì thôi.” Chị Việt cho biết, sở dĩ người dân quyết tâm bảo vệ môi trường là vì biển đã bị nhiễm độc nặng nề, đến bây giờ chính quyền địa phương và Formosa vẫn chưa trả lại biển sạch cho dân. Mà nay chính quyền lại chấp nhận cho Formosa xả thải chất độc ra sông Quyền, điều này làm cho quyết tâm bảo vệ môi trường sống của bà con lại càng cao. Chị quả quyết: “Lần sau dân trở lại cổng Formosa nữa thì sẽ khác. Dân ở đây không có một người nào sợ, một chút sợ cũng không có, vì họ luôn nghĩ chính quyền đã làm sai. Phía chính quyền thì cứ bao bọc cho Formosa, thậm chí tỉnh cũng đã đồng ý cho Formosa xả thải ra sông Quyền. Nếu Formosa mà xả ra sông Quyền là dân chết, xả ra biển mà dân còn chết, còn ảnh hưởng, giờ lại xả ra sông Quyền.” Riêng cô giáo ở Kỳ Anh gửi thông điệp đến chính quyền thị xã Kỳ Anh và nhà nước Việt Nam rằng, hãy lắng nghe những than thở, thao thức của người dân trong vùng thảm họa, và hãy đứng về phía dân để đuổi Formosa về nước, trả lại môi trường sống trong sạch cho người dân. Cô nói: “Qua đài phát thanh Á Châu Tự Do, tôi muốn gửi thông điệp: Ngày hôm nay, chính quyền tỉnh và thị xã Kỳ Anh phải làm rõ ràng cho dân, không phải cứ ăn bớt tiền, gạo hỗ trợ, phải làm cho đầy đủ, nhà nước ở trên phát xuống cho rõ ràng, cho họ thấy, chứ không phải à ơ cho qua chuyện. Thứ hai là chính quyền Hà Tĩnh, thị xã Kỳ Anh phải làm sao để Formosa ngừng tất cả việc xả thải đường biển và sông Quyền. Nếu không ngừng thì chính quyền Hà Tĩnh sẽ nhận nhiều hậu quả. Cũng xin nhắn gửi cho chính phủ Việt Nam, hãy đứng ra làm cho dân, và đây mới chỉ bước đầu thôi, lần sau thì sẽ khác.” Những người tham gia cuộc biểu tình trong ngày hôm qua mà chúng tôi có hội tiếp xúc đều cho biết, sẽ tiếp tục xuống đường trong ôn hòa để đấu tranh, không bao giờ chấp nhận chuyện Fomosa tiếp tục xả thải chất độc ở Kỳ Anh. Chỉ khi nào Formosa cuốn gói rời khỏi Việt Nam thì họ mới ngưng đấu tranh.
  15. Đăng bởi Tiểu Nhi on Tuesday, October 4, 2016 | 4.10.16 Trở lại câu nói của Dư Khánh Chương là mọi việc đã được giải quyết xong. Vậy, phải chăng Formosa bỏ ra 500 triệu USD là hết trách nhiệm và nghĩa vụ, không còn dính dáng gì về vụ cá chết, biển chết nữa ư? Y muốn đá quả bóng trách nhiệm cho Chính phủ Việt Nam đứng ra giải quyết vụ kiện này như là việc nội bộ của phía Việt Nam, còn Formosa không can dự và liên quan gì nữa vì đã “làm hết bổn phận và trách nhiêm” à? Người dân trương biểu ngữ bên ngoài tòa án Kỳ Anh trong khi chờ đợi tòa nhận đơn hôm 27/9/2016. Ảnh: Internet Ngày 26 và 27/9/2016 vừa qua, hàng ngàn giáo dân và ngư dân thuộc Giáo xứ Phú Yên huyện Quỳnh Lưu tỉnh Nghệ An đã vượt quãng đường gần 200 km để vào Tòa án Thị xã Kỳ Anh tỉnh Hà Tĩnh (nơi đặt nhà máy luyện thép Formosa) nộp đơn khởi kiện tập đoàn này. Tòa án Kỳ Anh đã nhận đơn của 506 hộ dân. Trước đấy, hôm 22/9/2016, hơn 1.000 hộ dân xã Kỳ Lợi (Kỳ Anh) đã gửi đến Chính phủ và Quốc hội yêu cầu được bồi thường 2.000 tỷ VNĐ cho những thiệt hại về vật chất, tinh thần, sức khỏe mà họ phải gánh chịu vì thảm họa cá chết do Formosa gây ra. Nếu yêu cầu trên không được giải quyết, họ sẽ tiến hành khởi kiện Formosa, tương tự như bà con Quỳnh Lưu vừa thực hiện! Xem ra, cuộc chiến pháp lý đòi biển sạch, môi trường sạch, chống Formosa và các thế lực tà quyền của bà con ngư dân-giáo dân miền Trung đã khởi sự! Sự kiện này đặt Tòa án Kỳ Anh nói riêng và hệ thống chính quyền các cấp nói chung vào tình thế “tiến thoát lưỡng nan”, “tứ bề thọ địch”! Đây là cuộc khởi kiện chưa từng xảy ra trong lịch sử nền tư pháp Việt Nam. Trong cuộc chiến pháp lý hy hữu này, những người khởi kiện đã được dư luận rộng rãi trong và ngoài nước đồng tình, ủng hộ! Thông thường, theo luật định, sau 5 ngày làm việc (tức ngày mai, Thứ Hai, 3/10/2016), Tòa án Kỳ Anh phải ra một trong các quyết định sau: a/ Yêu cầu nguyên đơn sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện; b/ Tiến hành thủ tục thụ lý vụ án; c/ Chuyển đơn khởi kiện cho Tòa án có thẩm quyền; d/ Trả lại đơn khởi kiện (tức không thụ lý vụ án). Nhiều người dự đoán, Tòa án Kỳ Anh sẽ không dám ra quyết định thụ lý vụ án hoặc trả lại đơn khởi kiện cho nguyên đơn (tức từ chối thụ lý vụ án) vào ngày mai, 3/10/2016, mà sẽ tìm cách câu giờ! Cách câu giờ khả dĩ nhất là Tòa sẽ yêu cầu các nguyên đơn sửa đổi, bổ sung các đơn khởi kiện để Tòa có thời gian đợi chỉ thị của Tỉnh ủy Hà Tĩnh, và cũng để cho lãnh đạo cao hơn có thời gian bàn bạc, nghiên cứu, tìm cách ứng phó trước khi có ý kiến chỉ đạo thống nhất cuối cùng! Nếu Tòa án Kỳ Anh, sau chỉ đạo của Tỉnh ủy Hà Tĩnh, nại lý do ngư dân Giáo xứ Phú Yên (Quỳnh Lưu, Nghệ An) không nằm trong vùng biển bị đầu độc ở 4 tỉnh miền Trung để trả lại đơn kiện, từ chối thụ lý vụ án này, cho dù mọi người thừa biết ngư trường đánh bắt hải sản xưa nay của họ chính là vùng biển vừa bị Formosa đầu độc, thì chẳng khác nào Tòa án Kỳ Anh đã tiếp thêm sức công phá cho quả bom FHS Hà Tĩnh! [Formosa Hà Tĩnh, CTM Media] Nhưng nếu Tòa thụ lý, mang ra xét xử, cũng đừng nên vội đoán bên nào sẽ thắng kiện, người dân hay Formosa? Nhiều luật sư đã khẳng định chắc chắn 100% là người dân sẽ thắng! Tôi cũng tin là như vậy! Nhưng ở đất nước Việt Nam ta, không thể đoán trước được kết quả bất cứ điều gì nếu chỉ đơn thuần tin vào công lý và dựa vào pháp lý! Theo thiển ý của tôi, trong vụ khiếu kiện này, nếu Tòa thụ lý và đưa ra xét xử, cho dù bên nào thắng kiện thì Chính phủ cũng sẽ là người thua! Không chỉ thua trước niềm tin và con mắt của toàn thể người dân Việt Nam, mà còn thua trước công luận quốc tế nữa! Do vậy, tôi đoán Chính phủ đang rất đau đầu tìm phương án các bên đều thắng (win-win-win). Nhưng xem ra, đây là phương án bất khả thi! Xưa nay phương án 2 bên cùng thắng (win-win) cũng là rất khó khăn và hiếm hoi, nay cả 3 bên cùng thắng (win-win-win), theo tôi, đấy chỉ là ảo tưởng! Theo thông lệ, mọi vụ án dân sự, sau khi thụ lý và trước khi đưa ra xét xử công khai, Tòa bao giờ cũng phải tiến hành thủ tục hòa giải! Nhưng phía Formosa đã sớm dội gáo nước lạnh vào khả năng này. Dư Khánh Chương, Phó Tổng Giám đốc Formosa Hà Tĩnh, được hãng tin CNA Đài Loan dẫn lời nói rằng “Vụ việc này sẽ do Chính phủ Việt Nam giải quyết. Công ty chúng tôi không can dự!” Thật là ngang ngược hết sức! Xin hỏi, chính các ngươi cách đây 3 tháng đã thú nhận là thủ phạm gây ra thảm họa cá chết, biển chết. Nay các ngươi là bị đơn của vụ kiện này, các ngươi định rũ bỏ trách nhiệm, nghĩa vụ một cách ngang ngược vậy sao? Phải chăng các ngươi nghĩ rằng đã nắm được “điểm yếu” hoặc dựa vào “thỏa thuận ngầm” gì đó với đối tác nên mới dám mạnh mồm như vậy? Cũng giống như trước đây, Chu Xuân Phàm, phát ngôn viên đối ngoại của các ngươi, đã hỗn hào thách thức Chính phủ và nhân dân Việt Nam khi tuyên bố “Chỉ có thể chọn một: hoặc là tôm cá hoặc là thép! Làm đến Thủ tướng cũng không thể chọn cả 2 được!” Chu Xuân Phàm xấc xược như vậy là bởi mấy ngày trước đó, hắn đã được bảo kê để tuyên bố như vậy! Trở lại câu nói của Dư Khánh Chương là mọi việc đã được giải quyết xong. Vậy, phải chăng Formosa bỏ ra 500 triệu USD là hết trách nhiệm và nghĩa vụ, không còn dính dáng gì về vụ cá chết, biển chết nữa ư? Y muốn đá quả bóng trách nhiệm cho Chính phủ Việt Nam đứng ra giải quyết vụ kiện này như là việc nội bộ của phía Việt Nam, còn Formosa không can dự và liên quan gì nữa vì đã “làm hết bổn phận và trách nhiêm” à? Dư Khánh Chương căn cứ vào đâu để dám nói như vậy? Chắc hẳn tên này dựa vào điều khoản nào đó của Thỏa thuận song phương giữa Chính phủ và Formosa nên mới dám mạnh mồm như vậy? Trước những thông tin trái ngược như vừa nói, nhằm minh bạch việc có hay không chuyện “đi đêm” hay “thỏa thuận ngầm” gì đó giữa Chính phủ và Formosa, xin đề nghị với Chính phủ cho công bố toàn văn Bản thỏa thuận song phương giữa Chính phủ và Formosa về việc chấp nhận 500 triệu USD tiền đền bù thảm họa môi trường biển 4 tỉnh miền Trung để nhân dân biết! Chính phủ vẫn thường nói mọi cái cần phải công khai, minh bạch. Vậy việc Chính phủ đứng ra thỏa thuận với Formosa giải quyết hậu quả của thảm họa cá chết, biển chết, nội dung và các điều khoản thỏa thuận như thế nào, rất nên và cần phải công khai để nhân dân toàn quốc, đặc biệt là các nạn nhân trực tiếp (tức ngư dân 4 tỉnh miền Trung) biết rõ và thực hiện, đồng thời cũng để làm cơ sở cho việc giám sát và thực thi thỏa thuận này! Viết đến đây thì vừa nhận được tin đang xảy ra biểu tình của 6.000 giáo dân (có tin nói là 10.000 người) trước cổng đại bản doanh Formosa ở Thị xã Kỳ Anh trong Hà Tĩnh! Đọc tin và xem các video clips cho thấy cuộc biểu tình đang diễn ra rất ôn hòa, có tổ chức, nhưng rất quyết liệt. Song cả 2 bên, người biểu tình cũng như lực lượng CSCĐ, đều giữ được bình tĩnh, chưa bên nào vượt quá giới hạn! Chưa rõ bà con giáo dân tham gia và các đức cha đứng ra tổ chức và lãnh đạo cuộc biểu tình này có bị khởi tố về tội “tụ tập đông người” hoặc “gây rối trật tự công cộng” hay không, nhưng điều rõ rệt nhất tôi thấy được qua cuộc biểu tình đang xảy ra trước Đại bản doanh Tập đoàn Formosa Hà Tĩnh là người dân đã vượt qua được nỗi sợ hãi, và sức mạnh của quần chúng nhân dân là vô địch! Quả đúng như cổ nhân xưa nay nói: “Việc gì phải đến, tất sẽ đến! Điều gì cần làm, ắt sẽ được làm”! Đây không chỉ là quy luật mà còn là ý chí và quyết tâm của con người ở bất cứ đâu và ở bất thời đại nào trên thế gian này! Nguyễn Đăng Quang (Bauxite VN)
  16. Nguyen Dinh Ngoc (Nguyen Ngoc Gia). © Dan Lam Bao Tòa phúc thẩm sẽ ra phán quyết về bản án đối với nhà phê bình ôn hòa (New York) Hôm nay Tổ chức Theo dõi Nhân quyền phát biểu rằng chính quyền Việt Nam nên phóng thích ngay lập tức blogger Nguyễn Đình Ngọc và tất cả các nhà phê bình ôn hòa đang bị giam giữ vì đã lên tiếng phê phán chính phủ, Đảng Cộng sản Việt Nam đang nắm quyền, hay các chính sách của Đảng và chính phủ. Ngày mồng 5 tháng Mười năm 2016, Tòa án Nhân dân Cấp cao tại Thành phố Hồ Chí Minh sẽ xem xét phúc thẩm đối với bản án đã kết hồi tháng Ba với tội danh viết và đăng tải trên mạng các bài viết có tính phê phán của ông. “Thể hiện quan điểm phê phán đối với chính quyền Việt Nam không nên bị coi là một tội hình sự,” ông Brad Adams Giám đốc Ban Á Châu của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền nói. “Chính quyền Việt Nam cần học cách tiếp nhận những ý kiến khác biệt, chứ không phải chỉ toàn những lời khen ngợi đảng cầm quyền và chính phủ.” Nguyễn Đình Ngọc, 50 tuổi, bút danh trên Internet là Nguyễn Ngọc Già, nguyên là nhân viên của Đài Truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh. Ông viết về các vấn đề chính trị xã hội liên quan tới dân chủ và nhân quyền cho trang tiếng Việt của Đài Á châu Tự do, và các trang web độc lập về chính trị khác như Dân Luận, Dân Làm Báo và Đàn Chim Việt. Ông cũng bày tỏ sự ủng hộ với các nhà hoạt động và blogger khác đang bị giam giữ vì đã thực thi các quyền cơ bản của mình, ví dụ như Trần Huỳnh Duy Thức, Lê Quốc Quân, Đinh Nguyên Kha và Bùi Thị Minh Hằng. Đầu tháng Mười hai năm 2014, Nguyễn Đình Ngọc viết rằng có tin tặc đang cố chiếm tài khoản Facebook và Gmail của mình. Theo cáo trạng được dẫn lại trên báo chí nhà nước, ngày 25 tháng Mười Hai năm 2014, công an nhận được công văn từ Công ty Cổ phần Bưu chính Viễn thông Sài Gòn báo rằng Nguyễn Đình Ngọc đã sử dụng mạng Internet để “phát tán các bài viết nói xấu Đảng và Nhà nước Việt Nam.” Hai ngày sau thì ông bị bắt và bị truy tố về tội “tuyên truyền chống nhà nước” theo điều 88 bộ luật hình sự. Tháng Tám năm 2015, trong khi Nguyễn Đình Ngọc đang bị tạm giam chờ xét xử, người con trai mới 20 tuổi của ông, Nguyễn Đình Vĩnh Khang, qua đời trong một tai nạn giao thông, nhưng chính quyền không cho phép ông dự đám tang con trai mình. Vào ngày 30 tháng Ba năm 2016, trong một phiên tòa được biết chỉ diễn ra trong vòng hai tiếng đồng hồ, Tòa án Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đã xử Nguyễn Đình Ngọc bốn năm tù giam, cộng thêm ba năm quản chế không được đi ra ngoài phạm vi phường cư trú. Trong chuyến thăm Việt Nam hồi tháng Năm, Tổng thống Hoa kỳ Barack Obama đã phát biểu trong một bài diễn văn rằng: “Và chúng tôi không phải không bị chỉ trích, tôi thú thực với bạn như vậy. Tôi vẫn nghe những lời chỉ trích hàng ngày. Nhưng chính sự giám sát đó, những cuộc tranh luận công khai, chỉ ra những điểm không hoàn hảo của chúng tôi, và cho phép tất cả mọi người có tiếng nói đã giúp chúng tôi phát triển mạnh mẽ hơn, thịnh vượng hơn và công bằng hơn.” Sau khi nghe những lời đó, blogger nổi tiếng Huỳnh Ngọc Chênh đã bình luận trên facebook rằng, “Nhà nước chúng tui cũng bị chỉ trích hàng ngày và nhờ thế nhà tù chúng tôi phát triển lớn mạnh.” “Ý của blogger Huỳnh Ngọc Chênh nói về tự do ngôn luận dẫn đến gia tăng số lượng tù nhân ở Việt Nam là một thực tế đáng buồn,” ông Adams nói. “Chính quyền Việt Nam cần nhận thấy rằng bỏ tù những người phê phán ôn hòa chẳng giúp được gì cho mục tiêu phát triển đất nước hay cho uy tín của chính quyền đối với người dân.” Human Rights Watch gửi đến TTHN Đăng bởi Tiểu Nhi on Monday, October 3, 2016 | 3.10.16
  17. Cả một ngày Chúa Nhật 02.10.2016, bản thân dù mệt dứ dừ nhưng có lẽ cái mệt này chả thấm thoát gì với anh chị em Nghệ Tĩnh đang căng sức chiến đấu chống lại thảm họa Formosa. Họ là những người bình thường, những nông dân, ngư dân nơi khô cằn sỏi đá đang làm nên những chiến công vĩ đại. Hình ảnh đẹp trong cuộc biểu tình phản đối Formosa sáng nay: Người biểu tình lấy nước cho lực lượng cảnh sát cơ động khi họ đang che chắn trước cổng Formosa. Ảnh: Facebook, không rõ nguồn. Tôi đã may mắn có nhiều dịp nói chuyện với người dân miền Trung, đặc biệt là người dân Nghệ An, Hà Tĩnh từ nhiều năm trước khi chưa bị bỏ tù nên cảm nhận rõ những căn tính cương trực. Họ sẵn sàng sống và cống hiến cho quê hương và cũng sẵn sàng để bảo vệ quê hương mình khi tổ quốc lâm nguy. Hôm nay tôi hỏi họ vài câu chuyện xoay quanh việc họ xuống đường biểu tình đòi buộc Formosa phải đóng cửa vĩnh viễn tại Việt Nam. Họ trả lời tôi với một khẩu khí trầm hùng mà trải lòng chân chất. Họ kể về những đau khổ và khó khăn từ khi Formosa gây ra thảm họa cho ngư dân Miền Trung và cho biển Việt Nam. Chị Xoan, một người dân tại Đông Yên trần tình: “Cuộc sống của chúng tôi khổ cực, nghề nghiệp đi biển bị chấm dứt, con cái đói khổ, học hành bị gián đoạn, tiền bồi thường thì chẳng đủ để cơm ăn qua ngày”. “Mà chúng tôi không chả cần gì cái tiền bồi thường của Formosa, chúng tôi chỉ muốn một điều là Formosa phải rời khỏi Việt Nam vĩnh viễn” – chị nói tiếp. Tôi hỏi các anh các chị có e ngại, lo sợ bị đàn áp thậm chí bị nhà cầm quyền cộng sản bỏ tù hay không? Mười người như một đều trả lời dứt khoát và đanh thép: “Chúng tôi không sợ ”. Không sợ đi tù là vì sao? Họ nói rằng “chúng tôi đang chiến đấu, một cuộc chiến thực sự để bảo vệ cho quê hương, cho tổ quốc và cho đời con cháu chúng ta, vậy thì phải hi sinh đời mình vì quê hương và tương lai của dân tộc thì âu cũng là sự hãnh diện và vinh quang của một đời người”. Nghe những con người quanh năm bám biển hay là bán mặt cho đất, bán lưng cho trời nói vậy mà tôi tự cảm thấy tự hổ thẹn với lòng mình và với những người anh chị em này. Tôi hỏi họ việc xuống đường biểu tình chống Formosa có chính đáng có phải đạo, có phù hợp với luân lý? Họ không ngần ngại mà trả lời rằng “Thứ nhất, chúng tôi xuống đường biểu tình một cách hòa bình, rất trật tự, chặt chẽ và nhân văn, chúng tôi không làm gì trái pháp luật, không gây ra bất cứ điều gì sai quấy, chúng tôi giữ căn tính của đạo Công Giáo là yêu thương và chia sẻ”. “Thứ hai, tất cả việc làm của chúng tôi là mưu cầu hạnh phúc và mưu cầu cuộc sống chính đáng cho chúng tôi và con cháu chúng tôi, và cho đất nước Việt Nam, vì thế chúng tôi thấy việc làm của chúng tôi là hết sức chính đáng và phải đạo”. Tại sao một nhà nước lúc nào cũng rêu rao là “của dân, do dân và vì dân” lại đẩy người dân vào những cảnh khốn cùng như vậy? Tại sao họ đang rên siết quằn quại trong đau khổ mà nhà nước đó lại làm ngơ? Tại sao cái nhà nước lại tìm mọi thủ đoạn để tuyên truyền vu khống những việc làm yêu nước thương nòi của người dân, tại sao lại ra sức đàn áp, đánh đập và thậm chí bắt bớ, bỏ tù người dân đang bị đẩy vào đường cùng? Đến đây, tôi chợt nhớ đến câu nói nổi tiếng “Yêu nước là phẩm chất của đức hạnh” nhưng có lẽ cái phẩm chất đó không tồn tại trong tiềm thức, tư duy và trái tim của kẻ rước Formosa vào giày xéo đất nước. Với sức mạnh đoàn kết của một khối người có thể chặn đứng con sóng dữ Formosa của người Nghệ Tĩnh, với sự anh dũng của đoàn đoàn lớp lớp hiên ngang tiến ra sa trường chiến đấu từng ngày từng giờ với Formosa thì những kẻ ra sức bảo vệ cho Formosa chỉ nhận cái kết đắng nếu họ không đứng về phía đoàn người mãnh dũng đó. Người dân Hà Tĩnh nói với tôi rằng “còn Formosa thì họ còn chiến đấu”. Tôi nghĩ rằng, cả dân tộc Việt Nam cũng đang ngày đêm chiến đấu cùng với anh chị em miền Trung ruột thịt của mình. Paulus Lê Sơn (Dân Luận)
  18. CTV Danlambao - Nhà cầm quyền CSVN sắp mở phiên toà phúc thẩm blogger Nguyễn Ngọc Già, tên thật Nguyễn Đình Ngọc với cáo buộc “tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam” theo điều 88 BLHS. Dự kiến, phiên toà sẽ diễn ra vào lúc 13h 30 phút ngày 5/10/2016, tại trụ sở tòa án thành phố nhân dân TP.HCM, địa chỉ: số 131, Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường Bến Thành, Quận 1. Ban đầu, phiên phúc thẩm lẽ ra đã được diễn ra hôm 7/9 nhưng đã bị hoãn lại mà không rõ lý do. Tại phiên sơ thẩm hồi cuối tháng 3/2016, blogger Nguyễn Ngọc Già bị kết án 4 năm tù giam và 3 năm quản chế. Không chấp nhận bản án bất công như trên, ông đã gửi đơn kháng cáo đến tòa án tối cao, yêu cầu xét xử lại. Được biết, blogger này đã chỉ định ông Hà Huy Sơn làm luật sư bào chữa cho mình tại phiên tòa phúc thẩm. Nguồn tin gửi đến Danlambao cho hay, sau gần 2 năm bị giam giữ, sức khỏe của ông đã giảm sút đi nhiều nhưng tinh thần đấu tranh vẫn rất vững vàng. Nguyễn Ngọc Già là ai? Blogger Nguyễn Ngọc Già tên thật Nguyễn Đình Ngọc sinh ngày 13/2/1966 tại Phan Thiết, Bình Thuận. Xuất thân từ gia đình “cách mạng”. Bố là đảng viên 50 năm tuổi đảng và bà nội ông được phong là “mẹ Việt Nam anh hùng”. Năm 1996-2009, ông làm việc tại Đài truyền hình TP HCM, giữ chức phó trưởng phòng kế hoạch dự án. Năm 2008-2009, từng giữ chức phó trưởng ban tư liệu. Nhưng sau đó ông xin nghỉ việc tại đài truyền hình và chuyển sang kinh doanh bất động sản. Qua bút danh Nguyễn Ngọc Già, ông có nhiều bài viết mang tính lý luận sâu sắc đăng tải trên Dân Làm Báo, góp phần không nhỏ cho công cuộc đấu tranh dân chủ. Các bài viết của Nguyễn Ngọc Già được đánh giá là có sức “công phá” thẳng vào chế độ CSVN. Ông bị bắt tại nhà riêng (địa chỉ: căn hộ 2EP1 - 11 (G11 - 4) Skygarden 1, khu phố 6, phường Tân Phong, quận 7, TpHCM) vào đầu tháng 12/2014. Trong thời gian giam giữ, con trai út của ông là Nguyễn Đình Vĩnh Khang cũng qua đời trong một tai nạn giao thông ở tuổi 19. CTV Danlambao danlambaovn.blogspot.com
  19. Vậy sao đồng bào ta không cùng nhau chia sẻ kế sách chuẩn bị lương thảo để sống cầm hơi bằng cháo lỏng qua ngày, hẹn ngày giờ tạm dừng lại cuộc sống đời thường, tọa kháng tại nhà bất bạo động, tạm không nhóm chợ, học sinh thôi tạm nghĩ học, công nhân tạm nghĩ đến sở, mọi người tạm thôi đi lại, tạm thôi coi hát, tiệm quán tạm đóng cửa giống như chiều 30 Tết? Bây giờ thì ai cũng rõ cái bộ mặt thật của đảng CSVN và CSTQ đến nỗi không ai còn có niềm tin vào đảng nữa (có chăng chỉ là bọn sâu mọt, giáo điều để ngồi đó độc tài hút máu dân lành). Còn xã hội thì tham ô thối nát từ trên xuống dưới, đạo đức xuống tới mức đáy, người dân thật phải gù lưng ra mà sống vì không còn biết cách nào khác. Những người có cơ hội ra đi (kể cả bọn con ông cháu cha của chúng) khỏi nước thì lần lượt ra đi tìm đường sống. Rốt lại cả nước chỉ còn lại bọn độc tài hút máu và những người dân đen thấp cổ bé miệng, hé răng là bị chúng thẳng tay đàn áp dã mang giống như các cuộc biểu tình phản đối Formosa vừa rồi. Xã hội VN thật chán sống đến nỗi cái cột đèn đi được cũng đi dân ta thì trúng kế của Bắc Kinh rồi. Dân ta bỏ đi thì bọn Bắc Kinh đưa người của chúng sang nước ta đồng hóa dân ta từ từ chiếm trọn nước ta thành lập Hiệp chủng quốc Đại Hán. Bè lũ bán nước cùng với chúng vơ vét tài nguyên đổi ra thành tiền, cướp đất cướp quyền sống của dân ta như mọi người đều biết cả nhưng đấu tranh thì đã bao nhiêu năm nay kêu gào tự do dân chủ nhân quyền mà rốt lại ĐCSVN ngày càng mạnh tay đàn áp và cũng cố quyền lực của chúng đến nỗi cả nước như một nhà tù vĩ đại, chẳng còn tìm được niềm tin ở nơi nào nữa. Nếu những người dân còn chút tình dân tộc đất nước mà không biết hiệp lực đoàn kết đồng lòng dùng nhu thắng cương thì chẳng còn chút hy vọng nào cho những người nói tiếng Việt giữ được nước Việt của tiền nhân cha ông để lại. Hãy cùng nhau lợi dụng sức mạnh thông tin toàn cầu ngày nay, kêu gọi khối đại đoàn kết dân tộc lấy bài học lịch sử "lấy nhân nghĩa để thắng hung tàn; lấy trí nhân để thay cường bạo" thì mới quét sạch bè lũ độc tài tham quyền cố vị bán nước hại dân. Bài học lịch sử đó là khi quân Nguyên kéo sang đánh nước ta, Đức Trần Hưng Đạo đã dùng diệu kế kêu gọi toàn dân rút vào những nơi cố thủ bỏ nhà không vườn trống để phá vỡ chiến lược lấy chiến tranh nuôi chiến tranh tức là không cho quân địch cướp lương thực của ta để nuôi quân của chúng, thì quân thù từ phương xa đến, ăn hết lương thực của chúng mang theo rồi chúng sẽ trở nên đói mà không có sức chống cự khi quân ta phản công. Nhờ đó mà sau Hội Nghị Diên Hồng toàn dân ta một lòng theo kế sách của Trần Hưng Đạo phản công mà thắng quân thù giữ nước. Vậy dân ta hãy áp dụng kế sách đi ấy mà chống lại ĐCSVN và quét sạch chúng đi để gìn giữ nước Việt dân Việt. Hãy nhớ lại, những người vượt biển ngày xưa mà hiện đang lưu vong xứ người, đồng bào ta đã phải liều chết, bỏ công việc và đời sống sinh hoạt thường ngày cần có ăn, uống, ngủ, nghĩ mà ra đi tìm cái sống giữa muôn ngàn nguy hiểm cái chết gần kề hoặc chết trên biển cả, hoặc bị CS bắt đi tù đầy khổ sở... mà đến được các trại tỵ nạn cũng không biết tương lai sẽ về đâu. Vậy mà họ vẫn một lòng nhất quyết ra đi vì cái thời đó không có phương tiện thông tin đại chúng để cùng nhau hiệp lực chống lại cái đảng CSVN cường hào ác bá. Nay thì thời thế đã khác hẳn, chúng ta đang có phương tiện truyền thông đại chúng là internet, mạng lưới điện toán toàn cầu. Vậy sao đồng bào ta không cùng nhau chia sẻ kế sách chuẩn bị lương thảo để sống cầm hơi bằng cháo lỏng qua ngày, hẹn ngày giờ tạm dừng lại cuộc sống đời thường, tọa kháng tại nhà bất bạo động, tạm không nhóm chợ, học sinh thôi tạm nghĩ học, công nhân tạm nghĩ đến sở, mọi người tạm thôi đi lại, tạm thôi coi hát, tiệm quán tạm đóng cửa giống như chiều 30 Tết, để cả nước giống lên tiếng nói biểu tình bất bạo động mà bọn công an, công an chìm giả dạng làm côn đồ và dự luận viên chẳng thể nào vào nhà đánh đập hay đàn áp ai được. Cùng lúc kêu gọi kiều bào khắp nơi trên thế giới chung sức một lòng, tạm ngưng về thăm thân nhân luôn trong lúc phát động khởi nghĩa bất bạo động. Cùng nhau cứ ăn tết nghèo, không nhậu nhẹt, không phung phí lương thảo mà chia sớt cho những người nghèo đói, không bạo động mà toàn bộ bất động (chỉ có bệnh viện là mở cửa lo cho người bệnh) yêu cầu ĐCSVN trả lại quyền lãnh đạo đất nước cho toàn dân, yêu cầu Liên Hiệp Quốc giúp đỡ giám sát bầu cử tự do dân chủ để lập lên chính phủ mới đa nguyên đa đảng tự do dân chủ thì mới diệt được hoạ CS mà gìn giữ đất Việt. Nhờ phương tiện truyền thông mạng lưới toàn cầu, nhờ lãnh đạo của nhà báo tự do, và lãnh đạo những nhóm xã hội dân sự cùng với những người lãnh đạo yêu nước muốn từ bỏ CS hiệp lực lại với nhau phát lệnh khỏi nghĩa hẹn ngày giờ nhất định, kêu gọi đồng bào đồng tâm chuẩn bị để cả nước dường như dừng lại thì mới thắng CSVN. CSVN ác ôn thật, nhưng nếu dân ta chịu cúi đầu cho CSVN cai trị thì dân ta còn ác đối với con cháu chúng ta hơn cả bọn CSVN. CSVN bóc lột, đàn áp khiến cho dân ta khổ nhưng chính dân ta làm dân ta khổ hơn nữa khi không đồng lòng hiệp lực để hạ bệ chúng và dân ta tự làm khổ mình khi kiếm được đồng tiền (kể cả nhận được sự trợ giúp từ thân nhân ở nước ngoài) lại đi phung phí vào café thuốc lá và rượu chè nhậu nhẹt, mua vé văn nghệ… để rồi trở nên bị CSVN làm cho trở nên ngu dân để bị chúng tiếp tục đàn áp. Ai cũng thủ và chỉ biết nghĩ đến mình trước nên cứ chìu theo chúng đút lót thì chúng càng vơ vét và ngồi chơi xơi nước trong khi mọi người phải gù lưng ra để chịu đựng mà không biết bao giờ mới chấm dứt. Đừng đợi Mỹ, Pháp, Nhật vào giúp chúng ta, mà 80 triệu đồng bào ta (vì trừ khoảng 10 triệu đang theo CS) phải giúp cho chính mình trước. Vụ Thiên An Môn rất đau đớn nhưng chẳng có phương Tây nào giúp được. Dân Bắc Hàn đã rên xiếc bao lâu nay vẫn không ai giúp được. Dân ta cũng không ngoại lệ. Chỉ còn cách cùng nhau đoàn kết hạ bệ CSVN. Hãy nhớ lại, những ngày trước 30/04/1975 cả miền Nam trường học tự đóng cửa, công sở tự bỏ trống, bệnh viện cũng bỏ hoang, cả nước VNCH tán loạn chạy thoát thân vậy mà sau đó miền Nam vẫn trở lại cuộc sống đời thường được. Còn đàng này cả nước không tán loạn mà chỉ tạm dừng mọi sinh hoạt đời thường để toạ kháng tại nhà bất bạo động để cả nước gây tiếng vang ra cả thế giới thì CSVN không còn cách nào ngồi lỳ để đọa đày dân ta nữa. Nhờ thời cơ thuận lợi hiện nay, các nước tự do dân chủ đều có toà sứ quán ở VN. Khi có một cuộc biểu tình bất bạo động như vậy đến nỗi nhân niên các toà đại cũng ở nhà cả nước cứ như chiều 30 Tết kéo dài một tuần lễ nhiều lắm là hai tuần thì ĐCSVN sẽ bị phế truất và các đảng yêu nước chân chính sẽ được Liên Hiệp Quốc gởi quân đến giữ hoà bình trật tự và một cuộc bầu cử tự do dân chủ sẽ thành lập tiến tới một giai đoạn tốt đẹp cho dân và nước VN. Bạn đọc (Dân Làm Báo)
  20. Ông Vũ Ngọc Hoàng. Ảnh: Nhật Minh/ Vnexpress Báo Vietnamnet vừa đăng một bài viết đáng chú ý của ông Vũ Ngọc Hoàng, nguyên Phó trưởng ban Tuyên giáo Trung ương, với tựa đề “Kiểm soát quyền lực: Nhiều việc bị lấy cớ là 'nhạy cảm' để không minh bạch thông tin". Ngoài chủ đề kiểm soát quyền lực mà ông Hoàng đã đặc biệt trăn trở từ trước đại hội 12, ông Vũ Ngọc Hoàng nêu quan điểm: “Cần phát huy tốt vai trò của xã hội dân sự lành mạnh. Ở đây, cần hiểu cho đúng xã hội dân sự với tư cách là các tổ chức và phong trào lành mạnh, hợp pháp, do nhân dân tự giác và tự nguyện lập ra. Nó không phải là một hình thái kinh tế - xã hội nào mà là một bộ phận hợp thành của xã hội hiện tại; không phải là tổ chức của nhà nước mà ngân sách phải cấp kinh phí và cũng không phải là đơn vị kinh tế hoạt động vì mục đích lợi nhuận. Các tổ chức này ra đời và tồn tại nhằm bảo vệ lợi ích chính đáng của nhân dân, tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, xây dựng xã hội; nó là phương thức rất quan trọng để thực thi quyền dân chủ của nhân dân. Nó đã từng tồn tại và đang tồn tại trong xã hội Việt Nam truyền thống trước đây và trong xã hội Việt Nam hiện tại, tất nhiên là chưa hoàn chỉnh, chưa hiện đại”. Có thể ghi nhận, đây là lần đầu tiên một quan chức cao cấp (dù vừa về hưu), nhưng đặc biệt làm việc trong khối tuyên giáo, công khai dùng cụm từ “xã hội dân sự” trên mặt công luận. 4 năm trước, vào tháng 8 năm 2012, báo Nhân Dân - cơ quan ngôn luận của đảng Cộng sản Việt Nam - còn đăng một bài viết hằn học mang tựa đề “Xã hội dân sự’ - một thủ đoạn của Diễn biến hòa bình”. Vào gần cuối năm 2015, trong không khi “náo nức đón TPP”, Chủ nhiệm văn phòng quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc bất ngờ cho báo chí biết về việc “Quốc hội đang chuẩn bị một số luật liên quan đến xã hội dân sự”. Tuy nhiên sau đó đã chẳng thấy tăm hơi luật nào về xã hội dân sự, và cụm từ “xã hội dân sự” cũng bặt tăm trên mặt báo chí nhà nước. Hiện vẫn chưa rõ nội hàm của cụm từ “xã hội dân sự lành mạnh” mà ông Vũ Ngọc Hoàng đề cập là gì. Tuy nhiên, cùng với tin tức về “Dự thảo Luật về Hội đã đủ điều kiện để trình ra quốc hội thảo luận” mà bà Nguyễn Thị Kim Ngân – chủ tịch quốc hội đã phát ra vào ngày 22/9/2016 – cùng thời điểm với bài viết của ông Vũ Ngọc Hoàng về “kiểm soát quyền lực”, có những dấu hiệu cho thấy có vẻ lần này đảng cầm quyền muốn “thông qua thật” đối với vài định chế về Xã hội dân sự và quyền tự do lập hội của người dân. Tuy nhiên, một thực tế rất trần trụi, là với những quan chức “còn đảng còn mình” thì đối sách về xã hội dân sự là tạm chấp nhận được. Nói chung là có thể chấp nhận cho đến lúc Nhà nước Việt Nam vào được TPP, thì sẽ tiến hành “hồi tố” những tổ chức xã hội dân sự bị chính quyền căm ghét nhất. Còn trước mắt, phải làm thế nào để đưa ra một số tổ chức hội đoàn có nguồn gốc nhà nước sang khu vực “xã hội dân sự” -xã hội dân sự của nhà nước. Để chứng minh với quốc tế rằng, Việt Nam tôn trọng nhân quyền và đòi hỏi về xã hội dân sự của nhiều nước trên thế giới, nhưng sẽ cố gắng lấn át khối “xã hội dân sự độc lập”. Ở một khía cạnh khác, sâu xa và ẩn giấu hơn nhiều, những quan chức “còn đảng còn tiền” lại đã từ lâu nhận ra ở các tổ chức xã hội dân sự độc lập một “tài nguyên” hiếm có. Nếu biết cách lợi dụng, hay ít ra là vận dụng khối tự phát nhưng đang hình thành khối này, đó sẽ là con đường đủ ngắn và đủ nhanh để bảo đảm cho một số quan chức “về với nhân dân”, trong bối cảnh một Việt Nam tương lai bể dâu xung đột, hoặc tìm ra lối thoát ở phương Tây một khi nội tình trong nước “có biến”. Lê Dung (SBTN)
  21. Bộ Ngoại giao Mỹ hôm thứ Hai bày tỏ lo ngại về hai phán quyết của tòa án Việt Nam kết án tù một nhà hoạt động tranh đấu cho quyền sử dụng đất và y án tù đối với hai blogger chính trị. Bộ Ngoại giao Mỹ yêu cầu phóng thích ba người vừa bị kết án tù. Ảnh chụp lại từ internet. Phát biểu trong cuộc họp báo hàng ngày, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Mark Toner nói: “Việc nhà chức trách Việt Nam sử dụng những điều khoản hình sự để trừng phạt những người thực hành quyền tự do biểu đạt là điều đáng lo ngại.” Ông nói thêm: “Chúng tôi kêu gọi chính phủ phóng thích ba người này cũng như những tù nhân lương tâm khác và cho phép tất cả người dân Việt Nam bày tỏ quan điểm chính trị của mình và tụ tập một cách ôn hòa mà không sợ bị trả đũa.” Hôm thứ Năm tuần trước, một tòa án cấp cao hơn đã giữ nguyên bản án 5 năm tù giam đối với ông Nguyễn Hữu Vinh, 60 tuổi, tức blogger Anh Ba Sàm, và bản án 3 năm tù giam đối với cộng sự của ông, bà Nguyễn Thị Minh Thúy, 36 tuổi. Tòa án tái khẳng định họ đã lạm dụng quyền tự do của mình và gây tổn hại cho lợi ích của nhà nước. Hai blogger này bị tuyên án vào tháng Ba và kể từ đó những tổ chức nhân quyền và tự do báo chí đã kêu gọi nhà chức trách trả tự do cho họ. Hôm 20 tháng 9, Tòa án Nhân dân Quận Đống Đa ở Hà Nội kết án bà Cấn Thị Thêu 20 tháng tù giam về cáo buộc gây rối trật tự công cộng. Đây là lần thứ hai nhà hoạt động vì quyền sử dụng đất này bị giam giữ về tội trạng tương tự. Bà Thêu, 54 tuổi, bị kết tội tại một phiên tòa kéo dài nửa ngày, ba tháng sau khi bà bị bắt vì biểu tình bên ngoài cơ quan công quyền phản đối điều mà bà gọi là những vụ chiếm đất phi pháp. (VOA)
  22. Với một tập thể kỷ luật, đoàn kết, tràn đầy Đức Tin và bất bạo động như vậy, chính quyền CSVN sẽ phải kiêng dè khi nghĩ đến chuyện đàn áp. Bởi vì một chính sách đàn áp sai lầm có thể dẫn đến sự sụp đổ nhanh hơn của chế độ, hiện đang có quá nhiều bất ổn, mâu thuẫn nội bộ như Đảng CSVN hiện nay. Linh Mục Đặng Hữu Nam đang điều động giáo dân tại tòa án Kỳ Anh, Hà Tĩnh. Trong những ngày qua, sự kiện 600 giáo dân Nghệ An đi về Hà Tĩnh để khởi kiện Formosa đã là nức lòng những người Việt còn quan tâm đến tình hình đất nước Việt Nam. Có thể nói, bất kể kết quả vụ kiện ra sao, đây đã trở thành một sự kiện lịch sử ở Việt Nam trong hơn 40 năm bị cai trị bởi chế độ độc tài CSVN. Sự kiện xảy ra nhanh chóng và dồn dập đến nỗi, nhiều người dân trong nước vẫn còn chưa kịp biết tin. Có người biết tin rồi mà vẫn không tin là chuyện này lại có thể xảy ra. Làm sao ngư dân lại có thể thực hiện vụ đi kiện này mà không bị công an đàn áp? Tuy nhiên, với những người đã theo dõi những diễn biến tại Giáo Phận Vinh kể từ sau vụ thảm họa môi trường, thì lại cho rằng sự kiện này hoàn toàn khả thi, đối với một tập thể đoàn kết nhất trong cuộc chiến bảo vệ môi trường, đòi lại nguồn sống cho ngư dân Miền Trung. Câu hỏi đầu tiên: tại sao công an đã không đàn áp, ngăn chặn vụ kiện? Lưu ý rằng công an Nghệ An đã biết trước việc này ít nhất là một ngày. Nhưng họ chỉ dừng lại ở mức làm khó dễ, đe dọa các chủ xe nhận chở ngư dân đi kiện, chứ không dám ngăn chặn, đàn áp khi giáo dân tập trung tại giáo xứ của Linh Mục Đặng Hữu Nam trước giờ khởi hành sáng sớm ngày 26/09. Câu trả lời: số đông! 600 ngư dân được tập hợp qui củ, đàn áp không dễ. Họ lại là những kẻ cùng khổ nhất của xã hội Việt Nam ngày hôm nay. Những người ngư dân nghèo, nay đã bị tước đi phương tiện mưu sinh cuối cùng: biển và tôm cá. Họ bị đẩy vào đường cùng, trong khi chính quyền CSVN vẫn chưa có một động tác nào để giúp đỡ cụ thể, ngoài 15 ký gạo mốc mà một số ngư dân đã không thèm nhận! Vào những năm 1930, 1931, cũng ở chính Nghệ An, Hà Tĩnh, những con người cùng khổ đã làm nên một Xô Viết Nghệ Tĩnh, một sự kiện được cho là cuộc khởi nghĩa đầu tiên do Đảng CSVN lãnh đạo. Chính quyền CSVN đã lợi dụng xương máu của người nghèo để làm nên cách mạng vô sản. Cho nên họ hiểu rõ hơn ai hết sức mạnh của những kẻ khốn cùng. Họ không dám đàn áp, vì sợ nhận thêm những sự phản kháng của mạnh hơn, lan rộng hơn sang các địa phương khác. Câu hỏi thứ hai: làm sao có thể tổ chức được một sự kiện khó khăn, đầy tính mạo hiểm như vậy? Câu trả lời: tính tổ chức, một trong những thế mạnh của Công Giáo từ trước đến nay so với các tôn giáo khác. Đã biết là Công Giáo có tính tổ chức cao, nhưng khi nhìn Linh Mục Đặng Hữu Nam sắp xếp, điều động gần 600 giáo dân của mình trong suốt cuộc hành trình hai ngày, những nhà tổ chức sự kiện chuyên nghiệp cũng phải nghiêng mình bái phục! Trong suốt quá trình đi kiện, Linh Mục Nam luôn dặn giáo dân phải biết tôn trọng pháp luật, giữ gìn trật tự, hành xử văn minh. Ông nhắc giáo dân thấy rác là phải lượm, vì chúng ta đi đấu tranh bảo vệ môi trường. Ngay cả khi có người của côn an trà trộn vào đám đông để gây rối, giáo dân cũng biết cách làm theo lời của cha để loại kẻ này ra khỏi tập thể, chứ không bị náo loạn. Linh Mục Nam luôn luôn thể hiện thái độ tương kính, cảm thông đối với chính quyền địa phương, nhưng không kém phần cương quyết khi cần thiết. Đáp lại, những giáo dân đã làm theo lời của vị lãnh đạo tinh thần này gần như tuyệt đối. Giáo dân xếp hàng đi vào khuôn viên tòa án trật tự, ngồi chờ kiên nhẫn, tay lần chuỗi Mân Côi cầu nguyện, và khi được yêu cầu, họ cùng hát thánh ca, hay bài hát Trả Lại Cho Dân: “Trả lại đây cho nhân dân tôi, quyền tự do, quyền con người…”. Nhìn cảnh tượng này, những nhà đấu tranh trong nước đã thốt lên rằng đây là một tập thể mẫu mực nhất của phong trào đấu tranh bất bạo động, mà tất cả những tổ chức đấu tranh bất bạo động trong nước hiện nay cần phải học hỏi. Nhìn Linh Mục Đặng Hữu Nam, tuổi chưa đến 40, đứng ra tổ chức vụ đi kiện, người ta cũng thấy được bóng dáng của một nhà lãnh đạo trẻ mẫu mực, để dẫn dắt một đất nước Việt Nam đi đến dân chủ tự do thành công trong tương lai. Tính tổ chức và khả năng lãnh đạo của Công Giáo là chìa khóa thành công của sự kiện lịch sử này. Nó cũng trả lời cho câu hỏi của nhiều người đã đặt ra khi theo dõi vụ kiện: tại sao Phật Giáo không làm được điều này, khi mà mới đây chính quyền CSVN đã san bằng chùa Liên Trì trước sự căm phẫn của hàng triệu người Việt Nam? Bởi vì CSVN đã thành công trong việc phá hoại khối đoàn kết Phật Giáo trong suốt 40 năm qua, đối với một tôn giáo vốn không có tính tổ chức chặt chẽ từ truyền thống như Công Giáo. Mà không chỉ có Phật Giáo mới là nạn nhân của chính quyền CSVN. Tất cả các tôn giáo còn lại, như Cao Đài, Hòa Hảo, Tin Lành… đều chịu cùng một chung số phận đàn áp, cũng bởi vì không có một tổ chức đoàn kết chặt chẽ với số đông như Công Giáo. Câu hỏi thứ ba: đâu là nguyên nhân sự đoàn kết này? Câu trả lời: Đức Tin! Giáo dân tin vào Chúa Trời. Giáo Dân tin vào Cha. Nhìn cách giáo dân nghe lời Linh Mục Nam, công an CSVN cảm nhận được là giáo dân sẵn sàng hy sinh tính mạng vì vị lãnh đạo tinh thần của mình. Và đáp lại Đức Tin của giáo dân, không chỉ có một mình Linh Mục Nam gánh vác trọng trách. Ông được sự đồng tình của các vị Linh Mục khác và Đức Giám Mục Nguyễn Thái Hợp của Giáo Phận Vinh. Giáo dân Nghệ An đi kiện ra đến Hà Tinh là được các giáo xứ khác ở địa phương tiếp đón, mời ăn trưa. Và không ngừng ở đó. Trong ngày 26/09, Đức Tổng Ngô Quang Kiệt đã thân hành từ Ninh Bình đi đến Hà Tĩnh để đồng hành cùng giáo dân. Thêm vào đó, Linh Mục Lê Ngọc Thanh của Dòng Chúa Cứu Thế Sài Gòn mới đây đã lên tiếng kêu gọi mọi người hãy đóng góp, gây quĩ để hỗ trợ cho vụ kiện của giáo dân. Lời kêu gọi lập tức đã được hưởng ứng nhiệt liệt khắp nơi. Với một tập thể kỷ luật, đoàn kết, tràn đầy Đức Tin và bất bạo động như vậy, chính quyền CSVN sẽ phải kiêng dè khi nghĩ đến chuyện đàn áp. Bởi vì một chính sách đàn áp sai lầm có thể dẫn đến sự sụp đổ nhanh hơn của chế độ, hiện đang có quá nhiều bất ổn, mâu thuẫn nội bộ như Đảng CSVN hiện nay. Như Linh Mục Đặng Hữu Nam có nói, vụ kiện này chỉ mới là khởi đầu cho một hành trình đấu tranh còn dài của ngư dân, giáo dân. Sẽ còn rất nhiều khó khăn trước mắt. Nhưng ông đã tiên liệu trước, và sẵn sàng cùng giáo dân đi đến cùng. Trên các trang mạng xã hội, những nhà đấu tranh trong nước thuộc mọi thành phần, tôn giáo đã gởi những lời chúc mừng đến Linh Mục Đặng Hữu Nam và giáo dân. Hình như mọi người đã thấy lối đi chung cho phong trào đấu tranh vì tự do, dân chủ trong nước. Hãy đoàn kết lại chung quanh người Công Giáo, để tạo thành một khối đông lớn hơn nữa, có tính tổ chức cao hơn nữa. Làm được như vậy, người sẽ phải sợ hãi chính là công an và chính quyền CSVN, chứ không phải là người dân như hiện nay. Tình thế sẽ thay đổi, và cuộc đấu tranh bất bạo động của người dân Việt Nam chắc chắn sẽ đi đến đích sau cùng. Đoàn Hưng (SBTN)
  23. Chế độ CSVN sẽ tìm cách câu giờ, cù cưa đàm phán, kéo dài thời gian, không trả lời vụ kiện rõ ràng, dứt khoát, mục đích để làm cho ngư dân bỏ cuộc vì tốn thời gian, công sức, tiền bạc trở nên mệt mỏi, chán nản buông xuôi. Do đó cần phải gia tăng áp lực thật mạnh mẽ để giải quyết vấn đề bồi thường thiệt hại, yêu cầu Formosa phải đóng cửa, rời khỏi Việt Nam trong thời gian ngắn nhất. Đoàn xe đưa ngư dân đi nộp đơn kiện ở Tòa án Kỳ Anh. Ảnh: Facebook Ngày 26.09.2016, khoảng 600 ngư dân Quỳnh Lưu, Nghệ An đã tập trung, di chuyển bằng nhiều xe buýt về thị xã Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh để khởi kiện tập thể khu công nghiệp Formosa, tác nhân gây ra vụ ô nhiễm môi trường khủng khiếp ở VN khiến cá chết hàng loạt, kéo dài hơn 240 km ở 4 tỉnh miền Trung Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế – để đòi bồi thường thiệt hại, đồng thời yêu cầu công ty Formosa, đóng cửa khu công nghiệp ở thị xã Kỳ Anh, rời khỏi Việt Nam. Đây cũng là lần đầu tiên CSVN phải đối mặt với một nguy cơ, chế độ bị đe dọa sụp đổ, trong lịch sử thành lập đảng 71 năm. Bên cạnh ngân sách rỗng tuếch, nợ công đã vượt qua mức an toàn, sự đấu đá kịch liệt trong nội bộ đảng đã đến mức lộ liễu, công khai, Formosa cũng là một tử huyệt kết liễu sự tồn tại của chế độ phi nhân, gian ác, hiểm độc nhất trong lịch sử nhân loại. Việc chính quyền Hà Tĩnh cho công an tìm cách ngăn chận, không cho đồng bào tập trung, kéo về tòa án thị xã Kỳ Anh bằng cách đe dọa, ngăn cản các công ty cho thuê mướn xe buýt cho thấy, chế độ CS Hà Nội bắt đầu sợ hãi khi tử huyệt bị đe dọa. Tại sao Formosa lại là tử huyệt của đảng CSVN? Độc giả chắc còn nhớ, ngày 22.04.2016 Nguyễn Phú Trọng, TBT đảng CS vẫn thản nhiên đẫn đoàn tùy tùng đến thăm khu công nghiệp này sau khi tin tức về thảm họa đã lan truyền khắp nơi trên mạng, báo chí lề phải cũng như lề trái, trong và ngoài nước. Chắc chắn Nguyễn Phú Trọng đã được thuộc hạ báo cáo tường tận về tình hình thảm họa, nhưng thay vì đến tận nơi bị ô nhiễm để tìm hiểu, ước lượng thiệt hại, tầm mức ảnh hưởng của môi trường đến đời sống ngư dân… Trọng lại vui vẻ đến thăm kẻ gây ra thảm họa. Cuộc thăm viếng, làm việc với lãnh đạo Formosa và Ủy ban ND Hà Tĩnh, phải chăng là một lời cam kết: Không có chuyện gì phải lo lắng, đã có chúng tôi bảo vệ các anh. Sau khi tin tức thảm họa Formosa lan truyền làm rúng động cả nước lẫn hải ngoại, ngày 08.05.2016 tôi đã viết một bài, đăng trên ABS với tựa đề: “Làm cách nào để kiện Formosa ra tòa về tội làm ô nhiễm môi trường?”. Khi viết bài lúc đó, tôi đánh giá khả năng kiện Formosa gần như bằng không, nhưng nay xác suất để vụ kiện trở thành hiện thực đã dần dần lộ rõ qua việc 600 người dân huyện Kỳ Anh kéo về Hà Tĩnh khởi kiện tập thể. Nếu việc khiếu kiện tiến triển tốt đẹp, lôi kéo thêm tất cả ngư dân các nơi bị thảm họa tham gia, vụ kiện sẽ tạo thành một cơn địa chấn, một trận đại hồng thủy cuốn trôi đảng CSVN ra biển. Tất nhiên ĐCSVN sẽ chống trả đến cùng, bằng mọi phương tiện, thủ đoạn gian ác, đê tiện, hèn hạ để giữ vững chế độ. Để cho vụ kiện Formosa thành công, đòi hỏi ngư dân phải có kế hoạch, chuẩn bị từng bước thật kỹ càng, chi tiết. Đây là một cuộc chiến đấu sinh tử, liên hệ tới vận mệnh quốc gia, dân tộc, đòi hỏi sự hi sinh lớn lao, một ý chí kiên quyết, một sức chịu đựng bền bỉ. Dưới đây là một số trong những bước cần thiết, nên được thực hiện gấp: 1. Thành lập ngay môt quỹ pháp lý cho vụ kiện. Kêu gọi mọi thành phần trong xã hội, những người có khả năng trong và ngoài nước, đóng góp tài chánh. 2. In, phát tờ rơi cho mọi tầng lớp dân chúng trong xã hội, nói rõ về lý do, nguyên nhân vụ kiện. Thông báo trên mạng internet, báo online, Facebook, Twitter… mọi diễn tiến. 3. Liên lạc chặt chẽ, trao đổi thông tin, phối hợp làm việc với chính phủ các nước, các hội đoàn, tổ chức… quan tâm đến môi trường bờ biển, đến thảm họa do Formosa gây ra như chính phủ Đài Loan… 4. Những luật sư đại diện cho ngư dân trong vụ kiện nên tham khảo ý kiến với các chuyên viên luật pháp, các tổ hợp luật sư đặc trách về môi trường, rành rẽ về công pháp quốc tế nổi tiếng thế giới ở New York, London, Paris… 5. Phải tính đến việc chế độ CS thẳng tay đàn áp, bắt giữ, tra tấn, khủng bố những người tham gia ký tên vào đơn khởi kiện. Nên đề phòng việc những người lãnh đạo, các luật sư trực tiếp hoặc gián tiếp tham gia cố vấn pháp luật cho ngư dân bị hăm dọa, hành hung, bôi nhọ, vu khống, bắt cóc… 6. Trường hợp cá nhân cầm đơn tập trung khiếu kiện như ngư dân Kỳ Anh vào ngày 26.09.2016 nên đề phòng bị đàn áp bằng vũ khí sát thương dẫn đến đổ máu, bị thương tích… cần chuẩn bị phương tiện cấp cứu, băng bó, nước uống, lương thực, dụng cụ chống hơi ngạt… Việc xã hội có thêm vài trăm ngàn người dân thất nghiệp, vài triệu người đói khổ… không phải là mối lo của ĐCSVN. Đảng CSVN chỉ lo sợ mất quyền lãnh đạo, do đó khi cần, để bảo vệ chế độ họ sẽ dùng công an, quân đội bắn giết người dân như Đặng Tiểu Bình đã làm với người dân Trung Hoa năm 1989 ở Thiên An Môn. Chế độ CSVN sẽ không bao giờ nhượng bộ trong việc bảo vệ Formosa, vì thế không nên tin tưởng bất cứ lời hứa nào của lãnh đạo CS, từ Nguyễn Phú Trọng, Nguyễn Xuân Phúc đến Trần Đại Quang, Nguyễn Thị Kim Ngân… Chế độ CSVN sẽ tìm cách câu giờ, cù cưa đàm phán, kéo dài thời gian, không trả lời vụ kiện rõ ràng, dứt khoát, mục đích để làm cho ngư dân bỏ cuộc vì tốn thời gian, công sức, tiền bạc trở nên mệt mỏi, chán nản buông xuôi. Do đó cần phải gia tăng áp lực thật mạnh mẽ để giải quyết vấn đề bồi thường thiệt hại, yêu cầu Formosa phải đóng cửa, rời khỏi Việt Nam trong thời gian ngắn nhất – Điều chỉ có thể xẩy ra khi đảng CSVN sụp đổ. Do đó vụ kiện này không thể buông ngang mà phải được thực hiện cho đến khi đạt được kết quả cuối cùng. Ngư dân ở 4 tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế hãy chuẩn bị tinh thần cho vụ kiện thế kỷ 21, vụ kiện này sẽ là trận chiến cuối cùng giữa người dân với đảng, chế độ CSVN. Các tổ chức, hội đoàn, các mảng xã hội dân sự cũng như toàn dân trong nước nên sẵn sàng tiếp tay, chung sức với ngư dân trong cuộc chiến này. Tuy nhiên ngư dân , các vị lãnh đạo phong trào khiếu kiện cũng nên cảnh giác, không vì quá năng nổ, bức xúc mà để cho các đảng phái, tổ chức vốn đã có quá khứ lường gạt, bịp bợm gian dối giật dây, điều khiển… dẫn đến hậu quả tránh vỏ dưa, gặp vỏ dừa. Nếu ngư dân thắng lợi, được bồi thường thỏa đáng, Formosa phải rời khỏi Việt Nam, đảng CSVN có thể sẽ tự động tan rã, trả lại tự do, dân chủ cho người dân. Còn nếu thất bại, đất nước VN sẽ bị tàn phá không thương tiếc, sau Formosa sẽ đến nhà máy thép Hoa Sen, Cà Ná và nhiều dự án phá hoại môi trường khủng khiếp khác sẽ được thực hiện. Tương lai Việt Nam trở thành một tỉnh tự trị của Tầu là điều không thể tránh khỏi. Thạch Đạt Lang (Ba sàm)
  24. Đăng bởi Tiểu Nhi on Thứ Ba, ngày 27 tháng 9 năm 2016 | 27.9.16 ĐÓNG GÓP ỦNG HỘ PHÁP LÝ CHO DÂN KIỆN FORMOSA Cả ngày hôm qua, chúng ta đã thấy 600 người đại diện cho 600 gia đình ở vùng thuộc giáo xứ Phú Yên, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An - một điểm nhỏ trong 4 tỉnh Miền Trung bị thiệt hại trực tiếp từ việc xả thải vô trách nhiệm của nhà máy thép Formosa - đi kiện. Theo cách tính toán án phí ban đầu cho 600 hồ sơ này đã lên tới gần 3 tỉ đồng tiền Việt Nam. Dân ở đây đã nghèo lại mắc cái eo, nên thật khó khăn để có tiền đóng án phí. Cha Antôn Đặng Hữu Nam và một số ân nhân đã âm thầm và công khai góp sức cho việc này. Trong tương lai, vụ kiện chắc chắn sẽ còn được nhiều dân nghèo khác của 4 tỉnh bị thiệt hại đâm đơn kiện đòi đề bù thiệt hại, vì đó là quyền lợi chính đáng của họ. Và qua họ, biển Việt Nam có thể được tẩy uế và nòi giống Việt Nam bớt chút phần bị đe dọa. Chỉ trong ngày hôm qua, nhiều anh chị em đã qua mạng Facebook và các cách thức khác đã đề nghị chúng tôi đứng kêu gọi trợ giúp cho dân khiếu kiện. Hôm nay (27.09.2016), sau khi đã trao đổi với một số người, chúng tôi quyết định tự nguyện tiếp nhận những đóng góp của anh chị em khắp nơi đóng góp cho dân đikiện Formosa. Ở thời điểm này tập trung cho dự án Dân Phú Yên - Quỳnh Lưu kiện Formosa, nên mọi đóng góp có nghĩa chuyển về hết cho cha Antôn Đặng Hữu Nam là người đang cùng với dân đi khiếu kiện. Quý vị có thể chuyển tiền đến: 1. Chuyển khoản trực tiếp: Đặng Hữu Nam Maritime Bank (USD): 22001372001570. Maritime Bank (VNĐ): 22001012900830. 2. Chuyển tiền mặt: - Miền Bắc: Linh mục Giuse Trịnh Ngọc Hiên, Bề trên DCCT Hà Nội, 180/2 Nguyễn Lương Bằng, quận Đống Đa, Hà Nội - đt: 0936051221 - Miền Nam: Linh mục Antôn Lê Ngọc Thanh, Phòng CLHB, 38 Kỳ Đồng, quận 3, Sài Gòn. Kính chúc anh chị em bình an, Xin phước lành của Thiên Chúa là tình yêu và sức mạnh ở cùng anh chị em. Sài Gòn, ngày 27.09.2016 Lm. Antôn Lê Ngọc Thanh (CSsR)
  25. Bài viết này nằm trong chuỗi bài theo chủ đề “Hành trình về dân chủ đa nguyên”, với ý tưởng vừa đi vừa thảo luận, nhằm tìm hiểu bản chất và kết cấu của một thể chế dân chủ đa đảng, như đích đến của hành trình. Nội dung bài này đề cập “Lộ trình tới dân chủ đa đảng”, đáng lẽ được đưa ra sau khi xem xét các chủ đề khác, như Hiến Pháp, hệ thống giá trị, kết cấu Nhà nước, cấu trúc nền Dân chủ, hệ thống bầu cử... Nhưng nhân tiện có bài viết “Đã đến lúc cần phải đối thoại” của Giáo sư Chu Hảo, đăng trên AnhBaSam ngày 23/08/2016 và bài “Đối thọai và lòng tin” của Tiến sĩ Nguyễn Thị Từ Huy, đăng ba kỳ liên tiếp từ ngày 31/08/2016 cũng trên AnhBaSam. Bài viết này đưa ra lộ trình năm bước, dựa trên tư tưởng đối thoại, có thể là một ý kiến đóng góp thêm cho cuộc thảo luận rộng rãi. Đối thoại có thể đã trở thành một lựa chọn được khẳng định. Tuy vậy, cũng nên nhắc lại nguyên tắc của chúng ta là “không một ý kiến nào bị cấm nêu ra, không một chủ đề nào cấm bàn đến và không tư tưởng nào là thống soái”. Tự do tư tưởng là nguyên tắc của sinh hoạt dân chủ. Trang AnhBaSam có một phương ngôn: “tôi không đồng ý với điều bạn nói, nhưng tôi sẵn sàng chết để bảo vệ quyền được nói ra điều đó của bạn”. Đối thoại với đảng cộng sản cầm quyền là con đường ngắn nhất, thực tế và khả thi nhất. Không có con đường nào dẫn đến thay đổi chế độ một cách hoà bình, thân thiện và tiết kiệm hơn con đường chính đảng cầm quyền tự nguyện hoà giải thông qua đối thoại với các thành phần chính trị khác của xã hội. Không có đập bỏ, không có loại trừ, không có ân oán, thù hận. Cầm quyền không phải là một cuộc tranh đoạt quyền lợi, không phải là cuộc chiến giành giật quyền áp đặt ý thức hệ. Cầm quyền là một vinh dự, niềm kiêu hãnh được cống hiến. Nhưng để đối thoại, nói đúng hơn để đảng cộng sản có thế chấp nhận đối thoại, có hai việc cần làm, một là làm cho đảng viên, nhất là các đảng viên cao cấp trong bộ máy lãnh đạo đảng cộng sản nhận thức thực chất nhu cầu bức thiết và chính đáng phải thay đổi thể chế chính trị, từ bỏ độc đoán chuyên chế, thứ hai, phải tạo bằng được áp lực buộc đảng cộng sản phải chấp nhận đối thoại vì lợi ích của chính đảng cộng sản trên nền lợi ích quốc gia dân tộc. Đây sẽ là cuộc cách mạng cuối cùng. Lộ trình bao gồm Năm bước đi, chúng ta sẽ thảo luận công khai cho từng bước, tuy nhiên, cuộc đấu tranh đang còn ở phía trước, trong lúc chưa đủ giác ngộ để tin rằng trong một xã hội dân chủ, sự khác biệt tư tưởng, khác biệt ý thức hệ không tạo ra đối kháng, không tạo ra kẻ thù, có thể thái độ và hành xử của nhà cầm quyền vượt ra ngoài giới hạn, chưa kể trong số những kẻ cuồng tín mông muội mà còn nắm quền lực, không thể lường trước tất cả. Vì vậy, sẽ có những nội dung phải thảo luận chi tiết trong một phạm vi hẹp hơn. Người viết xin không nêu ra ở đây. Đó cũng là nguyên tắc thông thường. Lộ trình Năm bước tới dân chủ đa nguyên. 1- Bước một - Làm thay đổi thể chế chính trị tại Việt Nam từ chế độ độc đảng chuyên chính sang chế độ dân chủ đa đảng theo tiêu chí Tự Do - Công lý - Tiến bộ. Bước đi này có hai nội dung: A - Tạo áp lực, bao gồm các nội dung sau: 1- Thành lập Mặt trận dân chủ thống nhất, là Liên minh hay Uỷ ban Liên minh các tổ chức, các lực lượng dân chủ và xã hội dân sự cả trong nước và nước ngoài, tổ chức vận động xây dựng và tổ chức quần chúng. - Thảo luận và công bố tuyên bố chung cuả Mặt trận. - Bầu chủ tịch và thường vụ Mặt trận. - Bầu ban kiểm tra. - Thông qua quy ước sinh hoạt. 2- Cung cấp phương tiện và tổ chức tuyên truyền, bồi dưỡng nâng cao nhận thức chính trị cho quần chúng với mục tiêu thành lập Mặt trận dân tộc theo phương châm toàn bộ và toàn diện. 3- Tổ chức tập dượt các hình thức biểu dương lực lượng. 4- Hình thành các Uỷ ban tự quản do dân bầu trực tiếp tại địa phương cơ sở có quy mô tăng dần từ cấp làng, xóm, thôn, xã, tổ dân, tiểu khu, phường. 5- Tổ chức biểu tình ôn hoà, quy mô từng bước lớn dần, phản đối các chính sách sai trái của chính phủ, phản ứng kịp thời các diễn biến chính trị xã hội có biểu hiện tiêu cực. 6- Tiến tới tẩy chay chính sách, bất tuân pháp luật, làm tê liệt từng phần cuả hệ thống. B- Vận động đối thoại: 1- Vô hiệu hoá các công cụ chuyên chính của chế độ bằng các biện pháp dân sự, tập trung các vụ án chính trị, các biện pháp đàn áp biểu tình. 2- Tiếp cận vận động đối tượng. 3- Tổ chức đối thoại bàn tròn, giải toả và điều chỉnh khác biệt. 4- Thoả thuận quy trình hình thành chính phủ chuyển tiếp. 2- Bước hai - Thành lập chính phủ chuyển tiếp - Chính phủ chuyển tiếp là quy ước thoả thuận sau đối thoại, là chính phủ đương quyền, nhưng chịu sự giám sát của Hội đồng chính phủ có sự tham gia của các đại diện chính của Mặt trận. - Chủ tịch Hội đồng Chính phủ chuyển tiếp là Tổng bí thư đảng cộng sản, hoặc một đại diện toàn quyền của đảng cộng sản cầm quyền. - Nghị quyết của Hội đồng lâm thời có hiệu lực pháp lý cao nhất trong giai đoạn chuyển tiếp. Chính phủ chuyển tiếp có ba nhiệm vụ chính: - Thành lập Hội đồng soạn thảo Hiến Pháp - Thành lập Uỷ ban An ninh quốc gia, chống đảo chính và bạo loạn. - Thành lập Uỷ ban chuẩn bị Tổng tuyển cử, thảo thư mời Liên Hợp Quốc. 3- Bước ba - Bầu cơ quan lập pháp tức là bầu Quốc hội hay Hạ viện, theo nguyên tắc phổ thông, trực tiếp, bỏ phiếu kín và có sự giám sát của Liên Hợp Quốc. - Quốc hội phê chuẩn và công bố Hiến pháp. 4- Bước bốn - Bầu cơ quan Nhà nước, bao gồm: - Bầu Tổng thống hay Chủ tịch nước theo nguyên tắc phổ thông, trực tiếp bỏ phiếu kín và có giám sát quốc tế. - Bầu Thượng viện hay Hội đồng Nhà nước, theo thể thức gián tiếp đại diện, bỏ phíếu kín theo quy tắc số phiếu từ trên xuống. 5- Bước năm - Quốc hội thông qua quyết định công nhận Thủ tướng chính phủ do đảng hay liên minh đảng chiếm quá bán số ghế trong Quốc hội đề cử, và cơ cấu nội các do thủ tướng đề nghị. - Quốc hội biểu quyết quy trình phê chuẩn các luật do chính phủ kiến nghị. *** Trong lộ trình này, rõ ràng, bước một, có ý nghĩa quyết định bước đi này có thể tóm tắt như sau. Muốn làm thay đổi từ chế độ độc đảng sang chế độ dân chủ đa đảng, phải có đối thoại. Muốn có đối thoại phải tạo được áp lực. Muốn tạo được áp lực phải tạo ra tổng hợp lực cuả tất cả các tổ chức chính trị và xã hội, quy tụ, giáo dục và tổ chức quần chúng. Đảng cầm quyền sẽ chỉ chịu chấp nhận đối thoại khi không còn năng lực kiểm soát xã hội, khi quyền kiểm soát xã hội nằm trong tay phong trào quần chúng. Trong lời kêu gọi đối thoại, Giáo sư Chu Hảo nói “Vì chưa có điều kiện xuất hiện những tổ chức chính trị đối lập, cũng như chưa hình thành được một xã hội dân sự đủ mạnh để làm đối trọng với chính quyền, nên cuộc Đối thoạt này phải do phía đảng độc quyền lãnh đạo chủ động mời gọi để tránh một cuộc xung đột không được kiểm soát không thể không xảy ra nếu có thêm nhiều tiếng súng nữa tương tự như 9 tiếng mới phát nổ ở Yên Bái vừa qua”. Thực ra ông Chu Hảo không muốn xảy ra chuyện quá khích không thể kiểm soát, chẳng hạn như chuyện những tiếng súng khác tương tự Yên bái, nhưng không chỉ nhằm vào quan đầu tỉnh, mặc dù rõ ràng mong muốn của ông là “xuất hiện những tổ chức chính trị hay dân sự đủ mạnh để đối trọng với đảng”. Bà Từ Huy có lẽ còn sốt ruột hơn, “Để có một cuộc đối thoại với chính quyền trong tương lai, phải bắt đầu bằng việc mở ra không chỉ một mà nhiều cuộc đối thoại giữa các nhóm, các tổ chức, đảng phái nhỏ lẻ hiện nay của người Việt. Một liên minh, nếu muốn được hình thành thì các nhóm phân tán hiện nay cần có nhu cầu đối thoại và cần mở ra được các cuộc đối thoại. Để có thể đối thoại được với chính quyền, người Việt cần có khả năng đối thoại với nhau và cần nhanh chóng đi tới tiến hành đối thoại với nhau”. Khi nhìn vào thực trạng, bà Từ Huy thất vọng, “phải chăng một lý do nữa khiến người Việt không tập hợp lại được với nhau là vì ai cũng tự thấy mình giỏi, người này tự thấy mình giỏi hơn những người khác, nhóm này tự thấy mình giỏi hơn các nhóm khác? Phải chăng vì thế mà các nhóm người Việt đấu tranh cho dân chủ, nhóm nào nhóm nấy đi con đường riêng của mình, chia rẽ, tách rời, tồn tại trong manh mún nhỏ lẻ ? Lẽ nào cứ mãi manh mún rời rạc như vậy mà bất lực nhìn con tàu Việt Nam từ từ chìm xuống biển Đông”. Đó là một sự thực thật đáng tiếc. Trong khi không một tổ chức nào, khi công bố thành lập, không tuyên bố rằng tổ chức của mình lấy dân chủ hoá xã hội làm mục đích, nhưng lại thấy một tổ chức khác đấu tranh cho dân chủ theo lối của họ là không thể chấp nhận và không thể hợp tác. Nếu những người cùng tôn thờ dân chủ mà không chịu được sự khác biệt trong phương sách hành động của nhau, nếu những người cùng trận tuyến với nhau còn không thể đối thoại tìm kiếm sự thống nhất với nhau, thì kẻ đối diện với chúng ta, những lãnh đạo cộng sản thủ cựu, giáo điều và ngạo mạn trên chiếc ngai quyền lực, có thể chấp nhận đối thoại với chúng ta không, trong khi điều chúng ta cần không chỉ là đối thoại chung chung, mà là đối thoại để đi đến chấp nhận các yêu sách và chương trình của chúng ta. Dù khác biệt đến đâu, những khác biệt đó có thể đến từ nhiều nguyên nhân, từ lịch sử hình thành tổ chức, từ quan niệm cuộc sống, từ thói quen, từ cá tính v.v... nhưng cái chung của chúng ta là văn hoá dân chủ, điều có thể khẳng định rằng chúng ta hơn hẳn những kẻ mê muội chủ nghĩa cộng sản. Nếu gạt bỏ những khác biệt bề ngoài, nhiều khi vặt vãnh ấy, chúng ta sẽ chỉ là những bộ phận gắn liền trên một cơ thể. Mỗi người, mỗi tổ chức, dù hoạt động nhiều hay ít hiệu quả khác nhau, thủ lĩnh của nó có thể nhiều hay ít năng lực, nhưng dù ít còn hơn không, và nhất là dù vô ích nó cũng sẽ không là kẻ có hại. Với lại, cũng nên nói rõ một điều rằng, phần bánh của ai, tất nhiên phụ thuộc vào cống hiến và đóng góp của người đó. “Gái có công, chồng không phụ”. Nhưng trước hết phải có bánh. Không lẽ giành nhau chiếc bánh giấy? Phải có bò đã rồi mới cãi nhau về cách mổ chứ! Nếu trong chúng ta, ai cũng chỉ thấy mình to, mình quan trọng, và cách khôn ngoan hơn người là tìm cách chiếm phần hơn về mình, bất chấp lợi ích chung, thì chính chúng ta đang bị “diễn biến”, nhưng là diễn biến cộng sản hoá, một ngày nào đó, lại có người gọi lầm mình là “Trọng Lú”. Cho nên, thú thực, tôi rất thông cảm khi bà Từ Huy buộc phải đưa ra đề nghị, “Nếu trong hàng ngũ cao cấp đương nhiệm có một vị lãnh đạo cộng sản đủ năng lực, đủ can đảm và đặt lợi ích quốc gia cao hơn lợi ích cá nhân và lợi ích của đảng, để tiến hành các thao tác cần thiết nhằm chuyển đổi thế chế chính trị một cách ôn hòa theo xu hướng dân chủ, thì vị lãnh đạo đó xứng đáng được người dân bầu làm Tổng thống của một nước Việt Nam dân chủ”. Ở bước thứ hai trong lộ trình năm bước mà chúng ta đang thảo luận cũng có một đề nghị tương tự. Tổng thống lâm thời, hay Chủ tịch Hội đồng chính phủ chuyển tiếp cần, và có thể buộc phải là Tổng bí thư hay một đại diện toàn quyền của đảng cộng sản cầm quyền. Vì chỉ có thế mới tránh được đổ máu, hoặc ít nhất là tránh được hỗn loạn, tiết kiệm tiền của của dân. Phía trước đang là những bước đi khó khăn nhất, nhưng chúng ta hoàn toàn tự tin, vì chúng ta đang đi đúng hướng. Tiếng súng Yên Bái, Vụ trộm cắp Trịnh Xuân Thanh báo hiệu những đổ vỡ từng mảng. Nguyễn Tấn Dũng, Đinh La Thăng, Trần Đại Quang, Phùng Quang Thanh... những trái bom nổ chậm đang còn đó. Chúng sẽ nổ. Việc của chúng ta là chuẩn bị tốt hành trang và với tư thế sẵn sàng. Cơ hội có thể đến nhanh hơn sự hình dung cuả chúng ta, nhanh hơn rất nhiều. Bùi Quang Vơm (Dân Làm Báo)

×
×
  • Create New...