Jump to content

Search the Community

Showing results for tags 'nhân quyền - dân chủ'.

  • Search By Tags

    Type tags separated by commas.
  • Search By Author

Content Type


Forums

  • Tin Tức Thời Sự
    • Thời Sự Việt Nam
    • Tin Quốc Tế
    • Tin Cộng Đồng Người Việt Hải Ngoại
    • Bình Luận Thời Sự
    • Khoa Học & Kỹ Thuật - Môi Trường
    • Kinh Tế
    • Biển Đông
    • Thể Thao
    • Thế Giới Động Vật
  • Đời Sống Xã Hội & Tâm Linh
    • Sức Khỏe
    • Tìm Hiểu Tôn Giáo
    • Tử Vi & Phong Thủy
    • Quê Hương Ký Sự
    • Tâm Linh
    • Xã Hội
  • Văn Hóa & Nghệ Thuật
    • Phụ Nử
    • Lịch Sử
    • lời hay ý đẹp
    • Văn Hóa & Nghệ Thuật
    • Online Study
    • Truyện ngắn Audio
  • Vườn Thơ
    • Thơ Sáng Tác
    • Thơ Đấu Tranh
    • Thơ Sưu Tầm
  • Âm Nhạc
    • Thông Tin Âm Nhạc
    • Nhạc Online
    • Cải Lương - Tân Cổ
    • Quán Khuya
  • Giải Trí
    • Thư Giãn
  • Phim & Nhạc
    • Phim Online
    • Thông Tin Điện Ảnh
    • Đời Nghệ Sỹ
  • Thông Báo
    • Cập nhật lượng khách truy cập

Categories

  • Videos
    • Âm Nhạc
    • Film online
    • Thễ Thao
    • Thế Giới Động Vật
    • Thảm Họa Hàng Không
    • Kinh Tế
    • Khoa Học
  • Tin Tức
    • RFA
    • Thời Sự Việt Nam
    • Thế Giới
    • Người Việt Hải Ngoại
    • RFI
    • Thời Sự Hoa Kỳ
    • Khung Trời Mới
    • ĐKN
    • NTD
    • The Saigon Post
    • Nửa Vòng Trái Đất TV
    • Culture Chanel
    • Chuyễn Động Toàn Cầu
    • VIETV NETWORK
    • Tự Lực Bookstore
    • Thế Giới Tiêu Điểm
    • LITTLE SAIGON NEWS
    • VietCatholicNews
    • English News
  • Bình Luận - Thời Sự
    • Sài Gòn TV Bên Kia Màn Khói
    • OfficialVietFaceTV
    • Đọc Báo Vẹm
    • Người Việt TV
    • VOA
    • Truyền Hình Calitoday
    • Biển Đông
    • PhoBolsaTV
    • SBTN
    • BBC Tiếng Việt
    • Saigon TV 57.5
    • Việt Thảo tonight
    • Kinh Tế Gia Nguyễn Xuân Nghĩa
    • TV Tuần-san
    • 2VNR
    • Mẹ Nấm
    • Tiếng Vọng Về Nguồn (TVVN)
    • VIETLIVE TV
    • SET TV (Saigon Entertainment Television)
    • Viet TV Australia
    • Trung Quốc Không Kiểm Duyệt
    • LSTV
    • Chiến Tranh Ukraine
    • Sỗ Tay Quân Sự
    • Nguoi Viet Channel
    • Chão Lửa Trung Đông
  • Đời Sống
    • Tử Vi & Phong Thủy
    • Lịch Sử & Văn Hóa
    • Tâm Linh
    • Tinh Hoa TV
    • Ẫm Thực
    • Sức Khỏe
    • Biết tõ cùng ai ?
    • Online Study
  • Văn Hóa Nghệ Thuật
    • Văn Học Nghệ Thuật

Find results in...

Find results that contain...


Date Created

  • Start

    End


Last Updated

  • Start

    End


Filter by number of...

Joined

  • Start

    End


Group


  1. Ngày 22/9, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội “bất ngờ” cho ý kiến vào dự thảo Luật về Hội. Kết thúc cuộc họp này, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cũng “bất ngờ” cho rằng dự thảo Luật đã đủ điều kiện để trình ra Quốc hội thảo luận, cho ý kiến tại kỳ họp thứ 2 vào tháng 10 tới. Bà Ngân yêu cầu khi Luật về hội được ban hành, phải chấm dứt tình trạng các hội không tự chủ về kinh phí hoạt động. Ảnh: VPQH Tâm thế của giới lãnh đạo Việt Nam là khó đoán định và quá khó lường, đặc biệt liên quan thiết thân đến những quyền dân như quyền tự do lập hội. Thậm chí bà Ngân còn nhắc lại một giai điệu nhàm cũ của nhiều lãnh đạo “không để nợ dân lâu hơn nữa”. Cần nhắc lại, điều mà giới lãnh đạo luôn ra rả về “món nợ với dân” thực ra đã kéo dài suốt từ Hiến pháp năm 1992, tức suýt soát một phần tư thế kỷ. Từ năm 2013, dự thảo Luật về Hội mới được một số quan chức nhắc đến, tiếp sau tiến trình “bình thường hóa quan hệ Việt – Mỹ”. Cứ mỗi năm, giới quan chức quốc hội từ Nguyễn Sinh Hùng đến Nguyễn Hạnh Phúc lại nhắc lại hứa hẹn sẽ cho ra đời Luật lập Hội (đây là cái tên “nguyên thủy” của luật này) càng sớm càng tốt. Nhưng trong khi người dân tiếp tục chờ dài cổ thì vẫn không thấy tăm hơi bóng dáng Luật về Hội ở đâu. Tuy nhiên, điều có vẻ đáng ngạc nhiên là tin tức “sắp thông qua Luật về Hội” xuất hiện mới đây, trong khi chỉ mới vào đầu tháng 9/2016, khi công bố chương trình làm việc của Quốc hội kỳ họp 2, không có thông tin cụ thể nào về dự thảo Luật về Hội sẽ được đưa ra để xem xét. Thậm chí còn có tin ngoài lề cho biết chính chủ tịch quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân là người “chống” Luật về Hội. Đang có những nghi ngờ lớn từ phía các tổ chức xã hội dân sự độc lập ở Việt Nam đối với động thái bất ngờ muốn thông qua Luật về Hội của Quốc hội. Một số nhà đấu tranh dân chủ nghi ngờ rằng việc chuẩn bị dự thảo để ban hành Luật về Hội tới đây của chính quyền là âm mưu để họ lập ra những tổ chức hội đoàn được họ công nhận nhằm loại bỏ các tổ chức xã hội dân sự. Do đó cần phải phản biện mạnh mẽ về vấn đề này, dựa trên Công ước, Điều ước mà Việt Nam đã tham gia ký kết với quốc tế và chính Hiến pháp của họ. Quan trọng nhất là các văn bản pháp luật đều khẳng định nếu pháp luật Việt Nam có quy định khác với các Công ước, Điều ước quốc tế mà VN đã tham gia ký kết thì thực hiện theo các Công ước, Điều ước quốc tế. Điều 119 quy định: " Mọi văn bản pháp luật khác phải phù hợp với Hiến pháp". Từ đó dẫn chiếu ra các hiến định về quyền làm chủ của công dân, quyền con người, các quyền tự do dân chủ, không bị phân biệt đối xử .... Các quy định mập mờ trong Dự thảo Luật về Hội đều có nội dung trái với Công ước, Điều ước quốc tế và hiến định. Đặc biệt là các quy định mập mờ tại Điều 8 về các hành vi bị nghiêm cấm, các quy định tại Điều 9 về các lĩnh vực hoạt động trùng lắp sẽ là trở ngại lớn cho các tổ chức xã hội dân sự độc lập. Đây chính là những kẽ hở, nếu luật này được Quốc hội thông qua thì họ sẽ công nhận các tổ chức quốc doanh trùng tên và trùng lắp trong lĩnh vực hoạt động với các tổ chức xã hội dân sự độc lập. Nếu sau đó chính quyền sẽ dùng các tổ chức quốc doanh này kiện các tổ chức độc lập về tranh chấp tên và lĩnh vực hoạt động thì mọi chuyện sẽ hài hước ra sao ? Lê Dung (SBTN)
  2. Việc làm của ông Ba Sàm Nguyễn Hữu Vinh 'có sức ảnh hưởng lớn' tới suy nghĩ của nhiều người, nhiều thành phần trong xã hội, trong khi điều 258 được đem ra xét xử và khép tội blogger nổi tiếng này cùng cộng sự là tội danh thuộc lĩnh vực 'trật tự, hành chính' chứ không phải là 'xâm phạm an ninh quốc gia', theo quan điểm của một luật sư từ Việt Nam. Blogger Ba Sàm Nguyễn Hữu Vinh và cộng sự bị xét xử theo điều 258 Bộ luật Hình sự của nhà nước Việt Nam. Trả lời phỏng vấn của BBC Việt ngữ hôm 23/9/2016, Luật sư Nguyễn Hà Luân, một trong sáu luật sư tham gia tranh tụng tại phiên phúc thẩm xét xử cựu Trung tá an ninh Việt Nam và đồng sự Nguyễn Thị Minh Thúy, nêu quan điểm: "Trước hết, tôi thấy cần giải thích rằng, theo quy định của Bộ luật Hình sự Việt Nam 1999, thì điều 258 là một tội danh thuộc loại 'Tội xâm phạm trật tự quản lý hành chính' chứ không phải loại tội 'Xâm phạm an ninh quốc gia' như một số người vẫn quan niệm," luật sư nói. Sau đây là cuộc trao đổi giữa BBC với Luật sư Nguyễn Hà Luân: BBC: Có tin nói tại phiên phúc thẩm, Viện kiểm sát khước từ tranh biện với luật sư? Đại diện Viện Kiểm sát (VKS) không khước từ tranh biện, mà là tranh biện không đến cùng của từng vấn đề để làm sáng tỏ sự thật. Có thể nhận xét rằng, tại phiên xử này, đại diện VKS đã có sự tranh biện tốt hơn so với phiên toà sơ thẩm. Tuy nhiên, vai trò của VKS khi buộc tội là " phải có nghĩa vụ chứng minh" cho lập luận buộc tội của mình vẫn không được thực hiện đúng quy định. Các Luật sư chỉ yêu cầu họ phải thực hiện cụ thể, có căn cứ pháp luật và không được nói chung chung để rồi suy đoán chủ quan và không phù hợp với quy định của pháp luật về tố tụng, nhưng họ không đáp ứng được yêu cầu đó. Chứng cứ là hợp pháp? Ông Ba Sàm Nguyễn Hữu Vinh là một trong những blogger được nhiều người biết đến trên truyền thông mạng xã hội ở Việt Nam. BBC: Ông có thể tóm tắt một số điểm mấu chốt theo Viện Kiểm sát? Quan điểm của VKS là chứng cứ thu thập được là hợp pháp và đã tuân thủ đúng quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự. Lập luận của VKS là: Các chứng cứ được in trực tiếp từ máy tính thuộc sở hữu của 2 bị cáo, các máy tính này chỉ có các bị cáo dùng và bảo mật... như vậy, việc thu thập và chuyển hoá dữ liệu điện tử thành bản in giấy đó là hợp pháp. Từ lập luận khẳng định các tài liệu giấy in đó là của ông Vinh, bà Thuý. VKS suy đoán theo hướng buộc họ phải chịu trách nhiệm về toàn bộ nội dung của các bài viết đã được in ra giấy. BBC: Vậy các luật sư đã trả lời thế nào, thưa ông? Chúng tôi cho rằng chứng cứ dùng để kết tội ông Nguyễn Hữu Vinh và cô Minh Thuý là không hợp pháp. Do các chứng cứ đó được thu thập không đúng quy định. Lập luận này dựa trên căn cứ: Việc thu thập và chuyển hoá dữ liệu điện tử sang các tài liệu ( giấy in ..) đã không được thực hiện đúng quy định (Điều 5 Thông tư liên tịch số 10/2012/TTLT - Bộ Công an - Bộ quốc phòng - Bộ Tư pháp - Bộ Thông tin truyền thông - Viện KSND tối cao - TAND tối cao ngày 10/9/2012). Do thu thập và chuyển hoá không đúng quy định, các tài liệu đó không thể được coi là chứng cứ hợp pháp để cáo buộc tội trạng cho ông Vinh và cô Thuý. BBC: Theo ông, việc y án cho ông Vinh và bà Thúy có là chỉ dấu của những án liên quan đến Điều 258 sẽ luôn bị xử nặng? Tôi không nghĩ như vậy. Toà án vẫn luôn cân nhắc từng trường hợp, kể cả sự cân nhắc đó khiến người bị cáo buộc vi phạm điều 258 phải chịu mức án nặng hoặc nhẹ hơn so với mức độ "gây hại" đã bị cáo buộc. Việc ông Vinh đã làm có sức ảnh hưởng lớn tới suy nghĩ của nhiều người, nhiều thành phần trong xã hội. Đối với điều 258 và nội dung của nó, chắc chắn trong một thời gian dài nữa sẽ tiếp tục có tác động đến xã hội Việt Nam với tư cách là một điều luật hình sự . Đây là một điều luật đã, đang và sẽ không được cụ thể hoá, nên việc áp dụng điều luật này sẽ không có sự thống nhất. Trên đây là ý kiến và quan điểm riêng của Luật sư Nguyễn Hà Luân, mời quý vị theo dõi thêm tin bài của BBC Việt ngữ liên quan phiên xử phúc thẩm tại đây và tại đây. (BBC)
  3. Mẹ của bà Nguyễn Thị Minh Thúy, cộng sự của blogger Nguyễn Hữu Vinh, nói với BBC rằng bà ‘hụt hẫng’ về việc tòa phúc thẩm y án. ‘Phiên tòa công khai’ nhưng nhiều nhà hoạt động, nhà báo tự do bị ngăn cản trên đường đến dự Phiên phúc thẩm ở Hà Nội ngày 22/9 xét xử ông Nguyễn Hữu Vinh và cộng sự giữ nguyên mức án ban đầu. Ông Vinh từng là chủ trang Anh Ba Sàm. Trong sáu năm, cho đến khi chủ trang bị bắt giữ năm 2014, trang Ba Sàm đã thu hút hàng triệu độc giả trong và ngoài nước. Tháng 3/2016, ông Nguyễn Hữu Vinh, tức blogger Anh Ba Sàm bị Tòa án Nhân dân Hà Nội tuyên phạt 5 năm tù giam, cộng sự của ông, bà Nguyễn Thị Minh Thúy, bị phạt 3 năm tù. Tòa phúc thẩm giữ nguyên mức án này. Ông Vinh và bà Thúy bị bắt giam từ tháng 5/2014. 'Không còn quan trọng' Hôm 23/9, trả lời BBC, bà Nguyễn Thị Thuyên, mẹ của bà Thúy, nói: “Tôi cảm thấy hụt hẫng.” “Hôm qua, tôi cứ nuôi hy vọng rằng con gái mình sẽ được về, nhưng kết cục như vậy là quyền của tòa.” “Tôi vẫn tin Thúy bị oan, nó đi làm thuê kiếm tiền nuôi con thôi. Bây giờ hai con trai của Thúy còn rất nhỏ [9 tuổi], không được chăm sóc chu đáo trong lúc bố các cháu đã có vợ sau.” Bà cũng cho hay gia đình không được thăm nuôi cũng như nhận thư từ Thúy từ dịp Tết 2016. “Mong muốn lớn nhất của tôi bây giờ là Thúy được về nuôi con”, bà nói thêm. Trong khi đó, ông Nguyễn Hà Luân, một trong sáu luật sư tham gia tranh tụng tại phiên phiên phúc thẩm, kể: “Chiều 21/9, trước khi phiên xử diễn ra, tôi là luật sư cuối cùng vào trại giam B14 Bộ Công An để làm việc với ông Nguyễn Hữu Vinh.” “Khi đề cập đến tin bên ngoài cho rằng Nguyễn Hữu Vinh có thể đi nước ngoài để đánh đổi lấy tự do cho mình, ông cười tươi trả lời: " Mức án với tôi lúc này không còn quan trọng, khi tôi cũng đã đi đến nửa thời gian rồi.” “Tôi sẽ không đi đâu cả, dù là Đức hay Mỹ. Tôi vẫn còn nhiều việc để làm ở đây.", luật sư thuật lại lời ông Vinh. (BBC)
  4. " Một lần nữa, tôi tuyên bố là tôi vô tội. Tôi tự hào vì những gì mình đã làm từ 9 năm qua, 7 năm làm báo và 2 năm đi tù . Tôi cảm ơn tấm lòng của mọi người, của những độc giả trong nước và quốc tế. Tôi thực sự bất ngờ với những bài báo, cuốn sách đã viết về tôi. Tôi cảm kích với Minh Thuý vì sự chia sẻ và những gì mà cô ấy đã gánh chịu. Đề nghị Toà án giảm án và hãy trả tự do ngay cho cô ấy. Tôi cũng cảm ơn các Luật sư của tôi. Tất cả những gì đang diễn ra ngày hôm nay trên đất nước chúng ta đã chứng minh rằng, những việc tôi đã làm và những người đi trước đã làm là đúng đắn. Tôi chấp nhận tất cả, kể cả cái chết cũng không làm tôi phải ân hận" Anh Ba sàm Nguyễn Hữu Vinh và cô Nguyễn Thị Minh Thúy tại phiên tòa 22/9 Tôi tin bà Minh Hà, vợ của người tù nổi tiếng Basam Nguyễn Hữu Vinh đã viết lại lời tuyên bố của chồng bà không sai một chữ nào, bởi Vinh đã ngẫm nghĩ nó hơn hai năm trong nhà giam còn bà Hà không thu nó bằng máy ghi âm mà thu nó bằng trái tim của một người vợ đập bởi sự thao thức của chồng mình. Những thao thức của Basam không đến từ bản án rừng rú ngày 22 tháng 9 năm 2016 mà là tiếng chuông đêm vọng lên từ những rạn nứt của đất đai dưới chân người nông dân. Những tài nguyên quý giá của đất nước bị đào xới, ăn cắp lạnh lùng. Những bản án oan khuất của hàng ngàn người dân vô tội trên khắp đất nước giống như anh đang nhận lãnh. Những sâu dân mọt nước ngày một lộng hành hơn trên tấm lưng đen đúa của người nông dân, công nhân ngay cả công chức lương thiện. Những hạt gạo trắng tinh bị bọn đầu nậu sang nhượng rồi lấy hết phần lời trên từng gốc lúa được tưới bằng nước mắt. Những con người của thế kỷ 20 gục xuống trong các nhà máy hiện đại được bảo kê bởi cụm từ “nhân công giá rẻ” thời nay. Những bức tranh bẩn thỉu không giới hạn của hậu cung cộng sản, nơi mà rác và tiền nằm lẫn lộn trong các kho bạc cá nhân. Và hơn hết tất cả, những bằng chứng mới nhất về hiểm họa Trung Quốc. Basam Nguyễn Hữu Vinh là người không mệt mỏi cùng với đồng sự đưa những cái “những” ấy lên AnhBasam, Dân Quyền và Chép Sử Việt những trang Internet vượt ngưỡng người xem trong nhiều năm, đánh động cho người dân Việt đang mê ngủ hãy bừng tỉnh cơn say ngàn năm Bắc thuộc cũng như vực thẳm mất nước gần kề. Anh bị tống giam vì đã dám thức tỉnh người dân, phạm trù mà cộng sản xem là tối kỵ. Với họ, chừng nào dân chúng còn u mê, quấn mình trong chiếc chăn ấm mang tên no say thì chừng đó chế độ sẽ tồn tại chung với cảm giác no say tự mãn của dân chúng. No: bằng những thực phẩm giá rẻ đầy độc chất. Say: những huấn từ êm ái, những show diễn kích dục, những bài báo kích động lòng tự hào không có thật, những tấm gương giàu có đầy máu và lừa đảo, những bay bổng lâng lâng từ thứ rượu hảo hạng được pha chế bằng các chủ thuyết bốc mùi. Basam Nguyễn Hữu Vinh là người chọn lựa, vận động, làm ấm, kích thích những bài viết soi rọi sự thật để người dân tỉnh thức. Đó là tội của anh. Và có lẽ cộng sản không bắt giữ anh lâu đến thế nếu anh đừng phạm cái tội lớn nhất trong thiên hạ: Phanh phui các thủ đoạn đen tối của Bắc kinh. Basam Nguyễn Hữu Vinh đã chọn những bài viết bén ngọt đâm sâu vào sự thâm hiểm của Bắc kinh khiến không ít lần đại sứ Tàu tại Hà nội giận điên vì bất lực. Anh biết trước việc mình làm sẽ dẫn đến ngày hôm nay, trước phiên tòa mang tên “cung hỉ” và chấp nhận nó như chấp nhận một kết quả không thể nào đảo khác khi tìm cho mình con đường khó khăn nhất để đi. Hãy cố ngủ đi anh dù nhà giam có chật, có hôi hám nhưng đó là nơi duy nhất anh cảm nhận được máu của những người nằm trước anh, “những người đi trước” trong tuyên bố của anh ngày hôm qua. Họ là tiền nhân, cũng như anh sẽ xứng đáng là tiền nhân mở con đường hoan lạc cho dân tộc. Chúng tôi biết đường còn xa lắm, nhưng chúng tôi cũng biết rằng không có con đường nào bền vững được xây dựng trên vật liệu bán nước và ăn cắp niềm tin của dân chúng. Con đường của anh ngược chiều với Nguyễn Phú Trọng bởi anh càng đi xa thì quan lộ của ông ta càng ngắn lại. Chúc mừng anh, bởi điều thú vị là: cái quan lộ ấy càng thênh thang thì cái tên Basam Nguyễn Hữu Vinh lại càng sáng chói. Cánh Cò (Blog RFA)
  5. Tôi vô tội Anh Ba Sàm Nguyễn Hữu Vinh Một lần nữa, tôi tuyên bố là tôi vô tội. Tôi tự hào vì những gì mình đã làm từ 9 năm qua (1) Tôi cảm ơn tấm lòng của mọi người, của những độc giả trong nước và quốc tế. Tôi thực sự bất ngờ với những bài báo, cuốn sách đã viết về tôi. Tôi cảm kích với Minh Thuý vì sự chia sẻ và những gì mà cô ấy đã gánh chịu. Đề nghị Toà án giảm án và hãy trả tự do ngay cho cô ấy. Tôi cũng cảm ơn các Luật sư của tôi. Tất cả những gì đang diễn ra ngày hôm nay trên đất nước chúng ta đã chứng minh rằng, những việc tôi đã làm, và những người đã làm trước tôi là đúng đắn. Tôi chấp nhận tất cả, kể cả cái chết cũng không làm tôi phải ân hận" ___________________ Đó là những gì mà tôi đã cố gắng ghi lại lời nói sau cùng của anh Ba Sàm Nguyễn Hữu Vinh trong phiên toà phúc thẩm vào lúc 18g24' ngày 22/9/2016 ở TAND cấp cao tại Hà Nội. (1) - Tức 7 năm với Anh Ba Sàm và 2 năm trong tù. Ls Nguyễn Hà Luân(FB. Luân Lê)
  6. Mặc Lâm, biên tập viên RFA 2016-09-22 Blogger Ba Sàm Nguyễn Hữu Vinh và bà Nguyễn Thị Minh Thúy tại phiên tòa phúc thẩm ở Hà Nội ngày 22/9/2016. AFP Một bản án không có chứng cứ buộc tội Bản án phúc thẩm đối với ông Ba Sàm Nguyễn Hữu Vinh và bà Nguyễn Thị Minh Thúy cho thấy những dự báo của người hiểu chuyện không hề sai so với điều mà người ta gọi là án bỏ túi. Mặc Lâm có chi tiết một ngày trước phiên xử và sau khi có kết quả bản án như sau: Sau hơn chín tiếng đồng hồ chờ đợi của hàng ngàn người bên ngoài tòa án, cuối cùng tòa Phúc thẩm tuyên y án cho ông Ba Sàm Nguyễn Hữu Vinh 5 năm tù và bà Nguyễn Thị Minh Thúy 3 năm tù. Ông Nguyễn Hữu Vinh bị cơ quan an ninh điều tra Bộ công an bắt khẩn cấp vào ngày 05 tháng 05 năm 2014 cùng với bà Nguyễn Thị Minh Thúy, người cộng sự của ông trong việc post các bài viết mà chính quyền cho là có nội dung xấu lên trang blog Anhbasam cũng như hai trang Dân Quyền và Chép Sử Việt. Phiên tòa sơ thẩm ngày 23 tháng 03 năm 2016 tuyên ông Vinh 5 năm tù giam, bà Thúy 3 năm tù giam theo điều 258 Bộ luật hình sự. Vào lúc 7 giờ sáng của ngày xử án phúc thẩm, đường vào Toà án cấp cao tại Hà Nội bị chặn nhiều phía. Những biện pháp này nhằm ngăn chặn những người ủng hộ ông Nguyễn Hữu Vinh tới gây áp lực trước cổng tòa án như từng xảy ra nhiều lần trước đây. Tuy nhiên cũng có khoảng vài mươi người cầm giấy viết tay phản ứng phiên tòa nhưng không có ai bị bắt. Lúc 10 giờ sáng nhà báo Phạm Thành có mặt trong những người tới ủng hộ ông Nguyễn Hữu Vinh kể lại ngay trong lúc công an dằn co với dân chúng: “Hiện nay chúng tôi đang đứng trước cửa Tòa tối cao xét xử Ba Sàm. Chúng tôi đứng cách tòa hàng nửa cây số nhưng mà an ninh vẫn tiếp tục xua đuổi chúng tôi không cho chúng tôi ủng hộ. Nói là phiên tòa công khai nhưng có cho ai vào đâu, an ninh dày dặc các nơi, chúng tôi chỉ có khoảng 4-5 chục người thôi còn xét xử thì chắc khoảng 12 giờ mới xong.” Cùng lúc ấy trên trang mạng xã hội hàng chục video live được đưa lên, trong đó một ý kiến đáng chú ý được chúng tôi ghi nhận như sau: “Người ta bắt anh Ba Sàm cùng với cộng sự của anh vì điều luật 258. Trong khi điều 258 của Bộ luật hình sự Việt Nam là một điều luật vi hiến, trái lại và đi ngược lại các quyền tự do các quyền chính đáng của con người đã được công nhận trong công ước quốc tế cũng như các luật quốc tế khác. Đây là điều luật được đặt ra nhằm bỏ tù những người có tiếng nói thẳng thắn và phản biện các vấn đề xã hội gây bất lợi cho vị trí chế độ cũng như sự cầm quyền của chế độ độc tài của cộng sản Việt Nam Chừng nào điều 258 chưa được bác bỏ những người bị bỏ tù oan như anh Ba Sàm, chị Nguyễn Thị Minh Thúy và rất nhiều blogger khác sẽ vẫn chưa dừng lại và có thể ngày mai, ngày kia có thể là tôi. Đây không phải là điều bất công duy nhất còn những điều bất công khác, những điều xảo trá khác nữa, những tai họa những đau hổ khác nữa dưới rất nhiều hình thức mà một ngày nào đấy sẽ chạm đến bạn, gia đình bạn hoặc những người chung quanh bạn.” Blogger Ba Sàm Nguyễn Hữu Vinh và bà Nguyễn Thị Minh Thúy tại phiên tòa phúc thẩm ở Hà Nội ngày 22/9/2016. AFP PHOTO. Một ngày trước khi phiên tòa phúc thẩm bắt đầu Luật sư Trần Quốc Thuận, một trong sáu luật sự bảo vệ quyền lợi cho ông Ba Sàm Nguyễn Hữu Vinh và Nguyễn Thị Minh Thúy chia sẻ nhận xét, ông nói: “Đây là một bản án không có chứng cứ buộc tội. Chứng cứ buộc tội gần như là không đảm bảo. Bản án sơ thẩm đã dựa vào những chứng cứ không hợp pháp để buộc tội cho Nguyễn Hữu Vinh Ba Sàm. Nếu chỉ tuân theo pháp luật của Việt Nam thôi thì với tinh thần mới của Bộ luật tố tụng hình sự mới thì anh Nguyễn Hữu VInh chẳng có tội gì. Còn với ngành tư pháp Việt Nam, tòa án Việt Nam thì làm sao mà lường được?” Bà Lê Thị Minh Hà vợ của ông Ba Sàm Nguyễn Hữu Vinh cho biết bà không hề nghĩ tới việc Tòa phúc thẩm có giảm án cho chồng bà hay không mà quan trọng nhất là bà cùng với các luật sư đấu tranh cho sự vô tội của ông Nguyễn Hữu Vinh. Vì vô tội nên không có lý do gì để xin giảm án cả: “Tính thời hạn giam giữ thì chúng tôi cũng đã khó chấp nhận. Tức nhiên bình thường thì người ta cho rằng cứ thoát khỏi nhà tù là được rồi nhưng tôi lại không bao giờ có suy nghĩ ấy mặc dù bọn họ cũng rất nhiều lần đề nghị giảm án, nhưng mà chồng tôi có tội đâu mà giảm án? Cho tới ngày hôm nay, trước khi xử án một ngày thì tất cả luật sư đều cho rằng anh Nguyễn Hữu Vinh vô tội cơ mà thì làm sao mọi người cứ quan tâm đến chuyện giảm án? Vô tội vì với nhà nước pháp quyền này mọi thứ đều được chỉ định thì cần gì quan tâm đến hy vọng hay không? chỉ cần mình cố gắng làm một cái gì mình còn có thể làm được để chứng minh cái bản án sơ thẩm là sai trái và vi phạm pháp luật.” Bà Thuyên mẹ của chị Nguyễn Thị Minh Thúy một đồng sự với ông Ba Sàm Nguyễn Hữu Vinh tỏ ra phấn khởi trong niềm hy vọng con mình sẽ được thả ngay trong ngày hôm nay, bà nói với chúng tôi: “Tôi hy vọng nó sẽ giảm án vào ngày mai và cũng là ngày nó cho về. Tất cả mọi vật tôi đã đặt trước mỗi lần thăm nuôi Thúy nhưng vừa rồi tôi chẳng đặt gì cả, kề cả công an ở B14 tôi cũng bảo họ rằng tôi từ biệt các anh tôi sẽ không bao giờ tới đây nữa. Tôi hy vọng lắm anh ạ.” Bà Đinh Ngọc Thu, người điều hành blog Ba Sàm, sau khi Nguyễn Hữu Vinh bị bắt bà Thu vẫn liên tục điều hành trang blog này ngày càng có nhiều người vào xem hơn, thậm chí số người truy cập còn lớn hơn lúc trước, chia sẻ với chúng tôi về phiên phúc thầm hôm nay bà cho biết: “Rất khó có thể đoán được điều gì sẽ diễn ra ở phiên xử ngày mai, vì những thông tin mà tôi nhận được, tình hình có vẻ hơi căng thẳng. Được biết, lần này họ không gửi giấy báo vào cho anh Vinh và cô Minh Thúy, mà chỉ báo bằng miệng rằng phiên xử phúc thẩm sắp diễn ra. Đây là một kiểu khủng bố tinh thần trước phiên xử. Nhưng mà tôi vẫn mong hai người sẽ được giảm án. Nếu anh Vinh được giảm bớt 2 năm, bản án còn 3 năm, và cô Minh Thúy được giảm xuống còn 2 năm rưỡi, thì họ đã sắp thi hành xong bản án. Tính đến hôm nay, cả hai người đã ở tù gần 2 năm 5 tháng. Tôi luôn cầu mong họ sớm được trả tự do.” Nhà báo, blogger Trương Duy Nhất cũng từng bị xét xử cùng với tội danh 258 mà ông Nguyễn Hữu Vinh ngày hôm nay, chia sẻ kinh nghiệm của ông như sau: “Người ta chỉ chủ yếu là có xử thôi chứ nó được ấn định từ lâu lắm rồi. Người xét xử đó họ cũng không thể nào làm khác đi được. Ở một phiên phúc thẩm chỉ có thay đổi khi có xảy ra trong hai trường hợp thứ nhất bị cáo có tình tiết mới gì đó mà tòa phúc thẩm xem xét lại và quyết đinh. Thứ nhì, mà điều này rất quan trọng, đó là bị cáo nhận tội rồi thành thật xin giảm án, cin tha tội thế này thế nọ. Nhưng cái đó đối với anh Vinh Ba Sàm cũng như tôi thì không lẽ anh Vinh đứng ra nhận tội và xin khoan hồng sao? Và anh Vinh cũng quá biết chuyện này vì anh từng là sĩ quan an ninh cao cấp mà. Cho nên việc xử án nặng hơn hay là nhẹ hơn hay để họ tuyên vô tội thì gần như không thể vì khác gì họ tự vả vào mặt họ? Bản án như thế nào có nặng hơn hoặc nhẹ hơn nói thật là không quan trọng vào lúc này vì người ta đã bắt giam rồi thì bản án nhẹ hơn hay nặng hơn cũng không thuyết phục được Ba Sàm.” Sau khi bản án được đưa ra với kết quả y án luật sư Trần Vũ Hải người bị chánh án đuổi ra khỏi tòa trước khi nghị án nửa giờ cho chúng tôi biết: “Chúng tôi rất đáng tiếc vụ án này đã diễn ra không dân chủ, tranh tụng như ban đầu ông chánh án chủ tọa hứa hẹn. Khi mở đầu phiên tòa ông có nói rằng sẽ nghe đầy đủ các bên nhưng thực chất cuối cùng tất cả những lập luận tranh luận của chúng tôi mà Viện kiểm sát không đối đáp được và thậm chí nhiều lúc chủ tọa đã đỡ cho kiểm sát viên nên không còn khách quan của phiên tòa và đã y án đối với hai bị cáo.” Dư luận quan tâm cho rằng vụ án Ba Sàm Nguyễn Hữu Vinh cũng như phiên xử bà Cấn Thị Thêu hai ngày trước không những không làm chùn chân những người muốn lên tiếng cho thực trạng dân chủ nhân quyền cho Việt Nam mà còn gây cho người dân tâm lý không còn sợ hãi và hàng trăm Cấn Thị Thêu hay Ba Sàm khác đã xuất hiện trong cộng đồng.
  7. Toà phúc thẩm tuyên y án đối với ông Nguyễn Hữu Vinh - Anh Ba Sàm ( 5 năm tù giam) và trợ lý Nguyễn Thị Minh Thuý (3 năm tù giam) theo điều 258 Bộ Luật Hình Sự 1999. Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội xét xử phúc thẩm vụ án Nguyễn Hữu Vinh và Nguyễn Thị Minh Thúy - Ảnh: TTXVN Sáng 22-9, Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội mở phiên xét xử phúc thẩm bị cáo Nguyễn Hữu Vinh (tức blogger Ba Sàm, 60 tuổi, ngụ Q.Đống Đa) và Nguyễn Thị Minh Thúy (36 tuổi, ngụ Q.Ba Đình).Xử phúc thẩm vụ blogger Ba SàmCả hai bị cáo bị xét xử với tội "Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân".Trước đó, ngày 23-3, TAND TP.Hà Nội đã tuyên phạt ông Nguyễn Hữu Vinh 5 năm tù, bà Nguyễn Thị Minh Thúy 3 năm tù cùng về tội danh nêu trên.Bản án sơ thẩm thể hiện tháng 9-2013 và tháng 1-2014, Nguyễn Hữu Vinh đã vào trang chủ wordpress.com đăng ký lập và sử dụng hai blog diendanxahoidansu.wordpress.com (blog Dân quyền) và blog chepsuviet.wordpress.com (blog Chép sử Việt).Từ khi lập blog đến khi hai bị cáo bị cơ quan điều tra bắt, blog Dân quyền đã đăng hơn 2.000 bài viết, còn blog Chép sử Việt đăng 383 bài, thu hút hàng triệu lượt truy cập.Cơ quan an ninh điều tra Bộ Công an đã trưng cầu giám định đối với các bài viết trên hai blog Chép sử Việt và Dân quyền.Kết quả giám định của Bộ Thông tin và Truyền thông đã xác định trên blog có 24 bài viết sai sự thật, không có căn cứ, gây ảnh hưởng đối với lòng tin của nhân dân vào các chính sách của Đảng và Nhà nước.Tại phiên tòa phúc thẩm, có tất cả 6 luật sư tham gia bào chữa cho cả hai bị cáo.Khai trước tòa, bị cáo Nguyễn Hữu Vinh cho rằng bản án sơ thẩm có nhiều căn cứ gây oan sai cho bị cáo và vi phạm nghiêm trọng luật tố tụng. Bị cáo cũng cho rằng bản án không đưa ra được bằng chứng buộc tội và các bằng chứng cho thấy bị cáo chỉ đạo Thúy đăng các bài viết sai sự thật trên các blog.Đối với các đồ vật bị thu giữ trong ngày khám xét, bị cáo Vinh cho rằng tư liệu trong máy tính của bị cáo đã bị sửa chữa, một số video bị mất. Toà phúc thẩm tuyên y án đối với ông Nguyễn Hữu Vinh - Anh Ba Sàm ( 5 năm tù giam) và trợ lý Nguyễn Thị Minh Thuý (3 năm tù giam) theo điều 258 Bộ Luật Hình Sự 1999. Luật sư lão thành Trần Quốc Thuận, trả lời phỏng vấn đài nước ngoài sau phiên toà : đây là phiên toà của thế kỷ 19. Vâng, đây không phải là phiên toà văn minh của thế kỷ 21. (TTHN Online)
  8. Ông Chu Hảo- một cựu viên chức cao cấp Đảng CSVN vừa lên tiếng kêu gọi mở các cuộc đối thoại giữa đại diện của nhà cầm quyền CSVN và giới bất đồng chính kiến. Chu Hảo (Ảnh: xuandienhannom) Ông Chu Hảo cảnh cáo rằng, sự thất bại của các cuộc đàm phán sẽ dẫn đến bạo động về chính trị. Ông Chu Hải, cựu thứ trưởng Bộ Công nghệ và Môi trường Cộng sản Việt Nam nói rằng, vụ bắn chết hai viên chức nhà nước cao cấp tại tỉnh Yên Bái vừa qua là một ví dụ điển hình đáng lo ngại cho thấy các cuộc tranh chấp quyền lực có thể làm bùng nổ bạo động. Ông này cho rằng cần phải mở các cuộc đối thoại giữa các cán bộ lãnh đạo đảng Cộng sản Việt Nam và các nhà tranh đấu trong hoà bình trong nội bộ đảng cũng như nhân dân trong nước, kể cả hải ngoại. Ông Chu Hảo viết trong một bài báo cho rằng, tầng lớp ủng hộ các đảng phái đối lập và các tổ chức xã hội dân sự hiện nay chưa đủ mạnh để tạo ảnh hưởng đối với chính quyền. Nhưng sẽ khó tránh nguy cơ xung đột vượt khỏi tầm kiểm soát như vụ nổ súng mới đây tại tỉnh Yên Bái, nếu nhà cầm quyền CSVN không chủ động mở các cuộc đối thoại để đáp ứng đòi hỏi của họ. Vụ tấn công trên được giải thích rộng rãi trên các phương tiện truyền thông xã hội như là hậu quả của một cuộc tranh giành quyền lực và đấu đá trong nội bộ, liên quan đến tham nhũng tại địa phương. Đa số cư dân mạng hoan nghênh hành vi của nghi can giết người và chỉ có một số ít bày tỏ sự ủng hộ cấp lãnh đạo bị giết chết. Ông Chu Hảo nói rằng sự kiện nói trên là dấu hiệu của mối đe doạ sự bất ổn xã hội và chính trị, vì người dân nổi giận, bắt đầu phản ứng trước nạn tham nhũng, và không còn chút niềm tin nào đối với những người đứng đầu đảng Cộng sản Việt Nam cầm quyền. Ông Chu Hải hiện là giám đốc Nhà Xuất Bản Trí Thức đặt văn phòng tại Hà Nội, đã phát hành nhiều cuốn sách dịch thuật kinh điển về chính trị, triết học, văn hoá, xã hội và tôn giáo. Song Châu (SBTN)
  9. Blogger Basàm Nguyễn Hữu Vinh và người cộng sự, bà Nguyễn Thị Minh Thủy, tại Tòa án Nhân dân Hà Nội ngày 23 tháng 3 năm 2016. AFP photo Ngày mai toà án cộng sản VN sẽ dựng một phiên toà xảo trá để xét xử anh Ba Sàm tức Nguyễn Hữu Vinh. Phiên toà phúc thẩm này diễn ra khi anh Ba Sàm đã đi hết nửa mức án mà toà sơ thẩm tuyên. Trong những người làm thông tin của lề dân, không có ai vượt được qua Ba Sàm về tốc độ làm việc. Hàng núi thông tin khổng lồ được anh chia sẻ và đăng lại trên trang Ba Sàm kèm với những lời bình rất xúc tích. Điều ấy chứng tỏ anh phải đọc rất kỹ từng bài viết, từng thông tin. Và cũng không có ai vượt qua được anh về tính khách quan, sự cân nhắc lựa chọn thông tin nào có lợi và bổ ích cho độc giả. Ở Ba Sàm có sự tinh tế cảm nhận được nguồn thông tin bài viết, có sự bao quát rộng để nhìn thấy lợi ích của bài viết đến công cuộc khai mở dân trí. Đặc biệt những lời bình của anh trong mỗi bài viết như ánh sáng soi tỏ cho người đọc nắm được nội dung bài viết. Tất cả những gì anh làm đều hướng đến mục đích chung là hướng cho người đọc đến những thông tin đa chiều. Việc mà chế dộ cộng sản Việt Nam đang bằng mọi thủ đoạn để làm ngược lại. Ở một vị trí độc lập, anh Ba Sàm luôn giữ cho trang của mình được sự độc lập có chọn lựa. Không phải sự độc lập tào lao bất kể cái gì cũng đưa tuốt tuồn tuột lên để câu khách đọc. Hầu như lúc Ba Sàm quản trị trang web của mình, người đọc hiếm thấy những bài của nhà đấu tranh này phê phán nhà dân chủ kia. Khó có người quản trị trang web nào có thể giữ được lòng mình một cách khách quan như vậy. Đa số những người làm tin, điểm tin nào, cũng có cảm tình với phe nhóm nào đó, vì thế trong đống hàng hà đa số tin tức đưa, họ chọn những tin có lợi cho nhóm của mình hoặc bất lợi cho nhóm khác mà họ không ưa. Ba Sàm không có chuyện đó, anh là một người làm báo lớn, một nhân cách lớn và hướng đến một mục đích lớn. Cái khoảng trống mà anh để lại trong nền thông tin lề dân bây giờ vẫn là một khoảng trống mà chưa có trang tin, người làm tin nào có thể thay thế được. Thậm chí có thể còn là nhiều năm nữa cũng không có cá nhân nào, nhóm nào có thể thay thế được. Bởi không nhiều người hội tụ được những điểm ưu việt như anh. Những năm trước khi Ba Sàm còn chưa bị bắt, lượng thông tin ngồn ngộn, phong phú, hấp dẫn của trang Ba Sàm khiến cho bất cứ người nào muốn tìm hiểu, đều sáng dậy mở trang Ba Sàm đầu tiên để theo dõi. Những tin nóng hổi đều được cập nhật ở đây, và có những tin rất quan trọng cho những người tìm hiểu về chuyên môn hay vụ việc nào đó. Tôi thích nhất ở Ba Sàm không phải là những tin nóng hổi, nhanh nhất...mà là những mẩu tin tưởng chừng như vun vặt vì dụ ông này thăm chỗ kia, đơn vị này ký kết cái nọ, cuộc gặp mặt của hội đoàn của đảng ở đâu đó.... đấy chính là những tư liệu bổ sung quý báu cho những bài viết của tôi. Bây giờ thì mỗi lần viết, tôi phải tự lần mò đi tìm, đi tra mất rất nhiều thời gian hơn. Trong ba ngày liên tiếp, những người yêu chuộng tự do trên đất nước Việt Nam phải chứng kiến hai sự việc rất đau lòng. Vào ngày 20 là phiên tử bất nhân của toà án cộng sản Việt Nam kết án người phụ nữ dũng cảm Cấn Thị Thêu. Chỉ trong một vụ việc đất đai ở Dương Nội chị Thêu đã phải hai lần ra toà, hai lần chịu án tù, lần trước với người chồng của chị. Chế độ cộng sản đã đi đến cùng của sự bất nhân, chưa có một vụ cướp đất nào mà xử người dân tù đến 2 lần liên tiếp như vậy. Dường như chế độ này đang điên cuồng như tên tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đang thể hiện, chúng sẵn sàng chà đạp tất cả mọi sự phản kháng, ý kiến bất đồng để thể hiện sự độc quyền, độc tài. Chúng muốn nói không ai có thể làm gì chúng, và chúng không phải nhân nhượng, không phải e dè sự bất mãn , bức xúc của quần chúng nhân dân. Chỉ có quyết định của Đảng là vượt lên hết tất cả mọi giá trị pháp luật cũng như đạo lý. Ngày 22 tới đây, đảng cộng sản VN lại muốn thể hiện sự tàn bạo để uy hiếp dân chúng qua phiên toà xét xử Nguyễn Hữu Vinh và Nguyễn Thị Minh Thuý, bằng những chiêu trò vô đạo, chà đạp lên mọi thủ tục trình tự của pháp luật. Ba Sàm Nguyễn Hữu Vinh đã trả lời luật sư Trần Vũ Hải trước ngày xử rằng ông đã ngồi tù 2,5 năm rồi chả có gì ngại phải chịu thêm 2,5 nữa. Hãy để cho các luật sư không bị sức ép khi cất lên tiếng nói của mình. Như thế Nguyễn Hữu Vinh đã ý thức được cuộc chiến này, không phải sự thắng thua nằm ở chỗ bên công lý, yêu tự do bị đè bẹp. Mà hơn cả là sự thắng thua nằm ở ý chí không bao giờ bị đè bẹp. Đảng csvn dưới sự lãnh đạo độc tôn của Nguyễn Phú Trọng, tập hợp được quyền lực vào tay mạnh hơn bao giờ hết, để triệt tiêu những tiếng nói đòi tự do ngôn luận, đòi quyền con người. Sẽ có nhiều cuộc biểu tình, phản kháng bị đàn áp dã man hơn những năm trước kia rất nhiều. Nhưng đừng vì thế mà những người yêu tự do, công bằng sợ hãi mà chùn bước. Hơn lúc nào hết, ngày mai ở phiên toà xét xử Nguyễn Hữu Vinh phải cần có nhiều người ủng hộ anh có mặt. Dẫu bị đàn áp, bị phân tán, bị dẹp tan...nhưng đó là sự thắng lợi của bạo lực từ chế độ cộng sản, còn sự thắng lợi về ý chí yêu chuộng tự do, dân chủ, quyền con người thuộc về những người dân. Đấy chính là điều mà anh Ba Sàm Nguyễn Hữu Vinh đã thể hiện qua lời nhắn với luật sư Trần Vũ Hải. Người Buôn Gió (Blog Người Buôn Gió)
  10. Phóng viên Dân Luận DL - Luật sư Hà Huy Sơn cũng như các luật sư bào chữa khác đều khẳng định bà Cấn Thị Thêu chỉ thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo, thậm chí là quyền biểu tình đúng theo quy định của pháp luật chứ không “gây rối trật tự công cộng” như cáo buộc. Luật sư Võ An Đôn (trái) và Lê Khả Thành, hai người bào chữa cho bà Cấn Thị Thêu. Ảnh: FB Võ An Đôn Bản án oan sai, không khách quan Ngày 20/9, bà Cấn Thị Thêu, một dân oan Dương Nội, đồng thời là người đấu tranh vì quyền đất đai bị kết án 20 tháng tù giam trong phiên sơ thẩm tại toà án Nhân Dân quận Đống Đa, Hà Nội. Nói về kết quả phiên toà này, theo nhận định của luật sư Hà Huy Sơn thì đây là bản án oan, không khách quan, kết án người dân đi thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo một cách hợp pháp. Luật sư Lê Khả Thành nói rằng “Quan điểm của tôi và cả 4 luật đều bào chữa theo hướng chị Thêu vô tội. Bản án 20 tháng tù là quá nặng và oan.” Còn luật sư Võ An Đôn viết trên trang cá nhân sau phiên toà rằng đây là một bản án “đã được áp đặt” từ trước. Diễn biến bên trong phiên toà sơ thẩm Theo luật sư Thành, cả 4 luật sư đều cố gắng bào chữa theo hướng bà Thêu vô tội. Chủ toạ cũng tạo điều kiện cho phía các luật sư và bà Cấn Thị Thêu nêu lên quan điểm của mình dù vẫn có bị ngắt vài lần. Chỉ tiếc là phía bên VKS cho tranh luận rất ít, không tranh luận hết các ý kiến mà các luật sư đưa ra. Luật sư Sơn cho biết rằng dù quyết định của toà án là xử công khai nhưng trong phiên toà chỉ có khoảng 40 người, ngoài ông Trịnh Bá Khiêm là chồng của bà Thêu thì còn lại toàn là cán bộ các cơ quan an ninh toà án, không có người dân trong khán phòng. Về tình hình sức khoẻ bà Thêu, luật sư Thành nhận thấy bà Thêu có ốm hơn những lần gặp trước trong quá trình điều tra, nhưng tinh thần rất tỉnh táo. “Hai tay chị Thêu bị còng nhưng bước ra tòa rất hiên ngang, không chịu khuất phục trước sức mạnh của quyền lực nhà nước đã làm những người dự phiên tòa phải kính nể.” - luật sư Đôn viết trên trang cá nhân. Khoảng 12 giờ trưa, toà án quận Hà Đông tuyên bà Thêu 20 tháng tù giam. Các luật sư bào chữa dẫn lời cuối cùng của bà Thêu trước toà rằng mình là người nông dân bị thu hồi đất một cách bất công, với giá là hơn 200 ngàn đồng, nhưng để cho các doanh nghiệp bán lại với giá trên 30 triệu đồng, tức là gấp hơn 100 lần, đẩy gia đình bà ấy đến chỗ ko có công ăn việc làm. Đây là bất công xã hội. Luật sư Đôn cũng dẫn lời bà Thêu gửi lời cảm ơn đến tất cả bà con dân oan và bạn bè khắp nơi đến tòa đồng hành cùng gia đình bà. Những điểm bất hợp lí của bản án Ông Hà Huy Sơn chỉ ra những điểm bất hợp lí trong bản cáo trạng của Viện kiểm sát (VKS): Thứ nhất, cáo trạng của VKS nói có nguồn tin báo của nhân dân nhưng không đưa ra được bằng chứng chứng minh được có nguồn tin báo để làm căn cứ khởi tố vụ án. Thứ 2 là dự liệu camera của toà nhà Vincom số 50A Nguyễn Phú Thanh là một chứng cứ bất hợp pháp mà VKS đã dùng để cáo buộc bà Thêu. Trong 5 nhân chứng có 2 người làm chứng dự toà nhưng lời khai của họ thể hiện sự mâu thuẫn, không khách quan. “Trong một đám đông mà họ khăn khăn nói rằng nhận ra bà Thêu nhưng tất cả chứng cứ như clip chiếu tại toà thì không có một căn cứ nào chứng minh bà Thêu đã nằm ra đường hay cản trở giao thông. Những người làm chứng đều nhận dạng bằng lưng hay là không rõ mặt. Đây là nhận định không khách quan, trái với quy định pháp luật là nhận dạng phải nhìn rõ mặt.” Cũng theo luật sư Sơn, bản chất vụ việc này là bà Thêu thực hiện quền hợp pháp của công dân là quyền khiếu nại tố cáo, thậm chí quyền biểu tình được hiến pháp quy định. Cơ quan công an phải có trách nhiệm duy trì trật tự giao thông và bảo đảm quyền khiếu nại, tố cáo hay là quyền biểu đạt của công dân. Nhưng trong vụ việc này thì cơ quan công an đã đưa chiếc xe buýt tới để bắt những người khiếu nại tố cáo và đưa hàng chục nhân viên, thanh viên không mặc sắc phục đến để bắt người, gây ra sự hiếu kì của người dân qua đường. Gây ách tắc giao thông là do lực lượng công an ngày hôm đó. Cùng quan điểm với luật sư Sơn, luật sư Đôn cho rằng trong đoạn clip dùng để kết án bà Thêu có hình ảnh nhiều người nằm ra đường, đó chỉ là những phản xạ tự nhiên của con người khi bị bắt. Hơn nữa, trước đó bà con chỉ đứng trên lề đường. Chính 2 chiếc xe buýt đến bắt người mới gây cản trở giao thông. Ngoài ra, luật sư Thành còn chỉ ra một điểm sai của bản cáo trạng rằng bà Thêu bị bắt quả tang. Nhưng thời điểm bị bắt bà Thêu đang ngủ ở nhà sau khi sự việc xảy ra gần 2 tháng thì không thể gọi là “bắt quả tang”. (Dân Luận)
  11. Thông cáo phát hành ngay: Việt Nam: Hãy trả tự do cho 2 bloggers đang bị giam cầm Blogger Nguyễn Hữu Vinh và cộng sự Nguyễn Thị Minh Thúy Tòa Phúc thẩm sắp xét xử vụ những người phê phán ôn hòa bị kết tội (New York, ngày 20 tháng Chín năm 2016) – Hôm nay Tổ chức Theo dõi Nhân quyền tuyên bố rằng chính quyền Việt Nam cần hủy bỏ bản án mang động cơ chính trị đã tuyên với hai blogger, và phóng thích họ khỏi trại giam. Ngày 22 tháng Chín năm 2016 Tòa án Nhân dân Cấp cao tại Hà Nội sẽ xử phiên phúc thẩm đối với blogger nổi tiếng Nguyễn Hữu Vinh và cộng sự Nguyễn Thị Minh Thúy, những người đã điều hành trang web phê phán chính quyền Việt Nam. Công an bắt giữ Nguyễn Hữu Vinh (bút danh Ba Sàm) và Nguyễn Thị Minh Thúy vào tháng Năm năm 2014 và cáo buộc họ với tội danh “lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích nhà nước” theo điều 258 bộ luật hình sự Việt Nam. Tháng Ba năm 2016, Tòa án Nhân dân Thành phố Hà Nội kết án Nguyễn Hữu Vinh năm năm tù và Nguyễn Thị Minh Thúy ba năm tù. Vợ của Nguyễn Hữu Vinh, bà Lê Thị Minh Hà, nói rằng gia đình chưa được gặp ông trong hơn 11 tháng qua dù đã nhiều lần gửi đơn đề nghị. “Chính quyền Việt Nam cứ khăng khăng cho rằng cung cấp tin tức độc lập cho công chúng Việt Nam là một hành vi phạm tội,” ông Brad Adams, Giám đốc Ban Á Châu của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền nói. “Giờ đây tòa phúc thẩm đang có một cơ hội quan trọng để khẳng định quyền tự do ngôn luận ở Việt Nam.” Nguyễn Hữu Vinh, 60 tuổi, nguyên là sĩ quan công an và Đảng viên Đảng Cộng sản, xuất thân từ một gia đình cộng sản có tiếng. Vào tháng Chín năm 2007, ông thành lập blog Ba Sàm. Sử dụng khẩu hiệu “Phá vòng nô lệ,” mục tiêu được tuyên bố của Ba Sàm là đưa tin tức từ nhiều góc nhìn đến với độc giả. Ba Sàm dẫn các đường kết nối với các “tin nóng” – đôi lúc kèm theo các bình luận ngắn của người điều hành blog – về các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, môi trường và thời sự quốc tế từ rất nhiều nguồn, trong đó có cả báo chí nhà nước và các blog cá nhân. Blog cũng đăng những bài xã luận phê bình và bản dịch sang tiếng Việt của các bài báo nước ngoài liên quan đến tình hình xã hội và chính trị Việt Nam. Trong sáu năm hoạt động, tính đến thời điểm Nguyễn Hữu Vinh và Nguyễn Thị Minh Thúy bị bắt, Ba Sàm đã thu hút hàng triệu độc giả trong và ngoài nước Việt Nam. Trong phiên xử hồi tháng Ba, công an đã quản chế nhiều người khiến họ không đến được tòa án để bày tỏ tinh thần đoàn kết. Tuy nhiên, hàng chục blogger và nhà hoạt động nhân quyền vẫn tìm được cách tổ chức một cuộc biểu tình kêu gọi trả tự do cho họ ngay trên vỉa hè đối diện tòa án. Công an đã câu lưu một số người, trong đó có nhà hoạt động nhân quyền nổi tiếng Nguyễn Quang A. Năm 2016, chính quyền gia tăng đàn áp các cây viết trên Internet, Tổ chức Theo dõi Nhân quyền phát biểu. Trong chín tháng đầu năm 2016, các tòa án ở Việt Nam đã xét xử và tuyên án tù đối với ít nhất là 18 blogger và nhà hoạt động vì đã vi phạm một số điều trong bộ luật hình sự có nội dung hình sự hóa tự do ngôn luận và tôn giáo. “Việt Nam có cả ngàn tờ báo, trang web, đài phát thanh và truyền hình của nhà nước để đăng tải các tin tức được chính quyền cho phép, thế mà vẫn đi truy tố những blogger và nhà báo dũng cảm không chịu đưa tin theo đúng đường lối,” ông Adams nói. “Các nhà lãnh đạo Việt Nam cần biết rằng bỏ tù những nhà báo và blogger này không thể khiến họ ngừng đưa tin về thực trạng đất nước tới những người dân Việt Nam. Các nhà tài trợ và đối tác thương mại quốc tế cần công khai gây sức ép để Việt Nam chấm dứt đàn áp những công dân đang thực thi các quyền cơ bản của mình một cách ôn hòa.” Để biết thêm các báo cáo của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền về Việt Nam, vui lòng truy cập: http://www.hrw.org/vi/asia/vietnam Để biết thêm thông tin, vui lòng liên hệ: Ở San Francisco, Brad Adams (tiếng Anh): +1-347-463-3531 (di động); hoặc [email protected]. Twitter: @BradMAdams Ở Bangkok, Phil Robertson (tiếng Anh, tiếng Thái): +66-85-060-8406 (di động); hoặc [email protected]. Twitter: @Reaproy Ở Washington, DC, John Sifton (tiếng Anh): +1-646-479-2499 (di động); hoặc [email protected]. Twitter: @johnsifton * hrwasia <[email protected]> gửi tới TTHN
  12. Đây là một câu hỏi mà từ năm 2013 đến nay, khá nhiều trí thức được gọi chung là “bất đồng chính kiến,” đặc biệt là những người phản biện nhưng vẫn chưa quyết định ra khỏi đảng Cộng Sản, quan tâm và có phần còn kỳ vọng. Những người bất đồng chính kiến Việt Nam gặp Phó Thủ tưởng Đức năm 2014 Chỉ có điều, thoát thân từ trong lòng chế độ nhưng có hiểu được tim gan của chế độ đó hay không lại một chuyện không dễ. Thực tế chua chát đã phản lại kỳ vọng đó. “Quăng phao” nhưng sao không “ôm phao?” Vào năm 2013 khi lần đầu tiên diễn ra một phong trào trí thức đối lập rộng lớn có tên là “Kiến Nghị 72” đòi bỏ Điều 4 Hiến Pháp, nhóm trí thức bất đồng đã yêu cầu các nhân vật tổng bí thư, chủ tịch nước, thủ tướng chính phủ cần đối thoại để tìm ra lối thoát cho dân tộc. Nhưng Bộ Chính Trị im bặt. Sang năm 2014, khi nổ ra vụ hạ đặt giàn khoan HD 981 của Trung Quốc ở Biển Đông, giới trí thức trong nhóm này và trong vài nhóm trí thức khác lại yêu cầu Bộ Chính Trị phải đối thoại để xử lý dứt khoát vấn đề đối sách với Bắc Kinh. Bộ Chính Trị vẫn im bặt. Từ năm 2015 đến nay, “Nhóm 61” – một tập hợp mới của một số trí thức đảng viên và những người thuộc phong trào học sinh và sinh viên ở Sài Gòn trước năm 1975 – đã vài lần gửi thư yêu cầu cho Bộ Chính Trị, vẫn về nhu cầu đối thoại và ít nhất “một cuộc gặp.” Nhưng từ Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng trở xuống, không một quan chức nào hồi âm. Kỳ vọng có được một cuộc đối thoại đúng nghĩa cũng bởi thế ngày càng vô vọng. Thậm chí không có nổi lấy một cuộc gặp cho ra gặp giữa giới quan chức với “trí thức bất đồng.” Vì sao lại ngơ ngác như thế? Có một cái gì đó trục trặc hoặc tính toán không khớp của những người muốn đối thoại chỉ với “thành viên Bộ Chính Trị.” Trong vài năm gần đây, đã xuất hiện quan điểm “Chúng ta đối thoại là quăng phao cho họ” của một số trí thức muốn đối thoại. Cơ sở chính của tư tưởng “quăng phao” này là chế độ Cộng Sản đã ở vào giai đoạn cuối và hoàn toàn bế tắc, do vậy “họ” rất cần một lối thoát thông qua cơ chế đối thoại với trí thức và người dân. Quan điểm trên vừa có lý nhưng lại cũng có phần không thực tế. Hiển nhiên, nếu so sánh với thời Việt Nam vào WTO năm 2007 và các đại hội đảng trước đây thì nay phần lớn phạm trù kinh tế – chính trị đã biến thái theo sắc màu quá tiêu cực, số phận đảng trở nên mong manh chưa từng có trong suốt chiều dài lịch sử luôn được tuyên truyền là “quang vinh” của nó. Thế nhưng vì sao đến tận lúc này đảng vẫn không chịu đối thoại với trí thức bất đồng theo cách mà chính quyền Liên Xô đã đối thoại với nhóm dân chủ của Viện Sĩ Sakharov vào những năm cuối thập kỷ 1990 của thế kỷ trước? Rõ là chưa có một cuộc đối thoại nào để chính quyền Việt Nam có cơ hội “ôm phao.” Trong hai năm 2014 và 2015, có diễn ra vài lần lãnh đạo cơ quan tuyên giáo và Hội Đồng Nhân Dân TPHCM “mời cà phê” với một số trí thức bất đồng. Cứ tưởng những lãnh đạo này sẽ bắt đầu lắng nghe ý kiến phản biện và sau đó còn có cơ chế đối thoại thường kỳ, nhưng té ra chỉ là buổi khuyên can “các chú/các anh thôi đừng đi biểu tình làm gì,” hay “không nên gửi thư kiến nghị cho trung ương nhiều quá,” để cuối cùng lại “mọi việc đã có đảng và nhà nước lo.” Người được coi là “cải cách” nhất trong giới lãnh đạo cấp địa phương cũng chỉ ngồi nghe các trí thức bất đồng giãi bày tâm tư, bức xúc, nhưng sau đó chẳng có bất kỳ hồi âm nào cho những tình cảm sốt ruột tuổi tác này. Vậy câu hỏi trần trụi cần đặt thẳng ra là giới lãnh đạo Việt Nam có nhu cầu đối thoại và có muốn đối thoại, hay là không? Đảng có nhu cầu đối thoại hay không? Chỉ đến gần đây mới xuất hiện ý kiến “rút kinh nghiệm” rằng chỉ có thể thực hiện được đối thoại và có được kết quả với hai điều kiện: Giới lãnh đạo có nhu cầu đối thoại, những người muốn đối thoại có được sự ủng hộ đông đảo và rộng rãi của các tầng lớp nhân dân. Nhiều trí thức cũng tự hỏi là cần phải làm gì để tạo điều kiện cho cuộc đối thoại ấy sẽ diễn ra. Lại có ý khác cho rằng không còn hy vọng gì đối với lãnh đạo trong nước sau đại hội 12. “Họ” đã hết thuốc chữa sau khi đã tranh thủ được Mỹ thỏa mãn về cả ba mặt: chính trị (tôn trọng chế độ hiện hữu), kinh tế (dễ dãi các điều kiện TPP) và quân sự (bán vũ khí sát thương). Do chưa có điều kiện xuất hiện những tổ chức chính trị đối lập, cũng như chưa hình thành được một xã hội dân sự đủ mạnh để làm đối trọng với chính quyền, nên cuộc đối thoại phải do phía đảng độc quyền lãnh đạo chủ động mời gọi để tránh một cuộc xung đột không được kiểm soát không thể không xảy ra nếu có thêm nhiều tiếng súng nữa tương tự như chín tiếng mới phát nổ ở Yên Bái vừa qua. Vấn đề là làm thế nào để cho “phía đảng độc quyền lãnh đạo chủ động mời gọi?” Phải làm gì, trong lúc trí thức bất đồng thì không kìm được nỗi sốt ruột năm tháng, nhưng những người được đề nghị đối thoại lại ngoảnh mặt làm ngơ? Một ý kiến khác, thực tế hơn, cho rằng đừng hy vọng gì về “bản lĩnh đối thoại” của giới lãnh đạo ngày nay. Họ còn đang phải dành đến 99% thời gian và tâm trí để lo đối phó triệt hạ nhau trong nội bộ, lấy đâu ra hơi sức để ngồi nói chuyện với mấy ông trí thức. Mà cứ nghe đến trí thức là họ lại lắc đầu quầy quậy. Trường hợp hiếm hoi trong những năm qua là ông Trương Tấn Sang, một nhân vật lãnh đạo có đôi chút tiếp cận với giới trí thức đa chiều và kể cả trái chiều quan điểm. Thời còn là chủ tịch nước, ông thỉnh thoảng chủ động tổ chức một cuộc gặp “anh em trí thức” tại nhà ông, trong đó có những gương mặt có hơi hướng bất đồng. Tuy nhiên, tất cả cũng chỉ dừng lại ở đó, gặp gỡ có vẻ thân tình nhưng phát biểu chung chung, ăn uống với nhau một lát rồi ai về nhà nấy. Trong khi đó, từ ông Nguyễn Phú Trọng đến ông Nguyễn Tấn Dũng, và ông Nguyễn Sinh Hùng và các nhân vật Bộ Chính Trị sau đó, chẳng thấy ai làm được dù tối thiểu như ông Sang. Có vẻ như đảng chưa có nhu cầu đối thoại, ít ra cho đến lúc này. Chưa kể đến sĩ diện của đảng là cao vời vợi, dù sắp chết đến nơi vẫn còn vời vợi cao. Tâm lý đầu tiên và luôn có là “ta đường đường là ủy viên Bộ Chính Trị, sao phải hạ mình ngồi ngang hàng và nói chuyện với mấy tay trí thức chỉ là đảng viên thường?” Chưa kể đến việc nếu có xảy ra một cuộc đối thoại trong mơ, cái gì sẽ được nói ra? Chẳng lẽ giới lãnh đạo đầy sĩ diện và ảo tưởng quyền lực lại chịu ngồi im để nghe “đám trí thức nhiều chuyện” răn dạy sự cần kíp phải bỏ ngay Điều 4 Hiến Pháp, chấm dứt ngay sự độc tôn lãnh đạo của đảng cầm quyền, thoát Trung và cả thoát Cộng, chống tham nhũng từ ngay trong nhà mình… Toàn những chuyện quá khó nghe và quá khó nuốt! Toàn những chuyện “bỏ đảng là tự sát!” Về phần mình, như một số trí thức bất đồng đã tự nhìn lại, những người muốn đối thoại chưa phải, hoặc còn lâu nữa mới trở thành một đám đông đủ mạnh để buộc đảng cầm quyền phải tỏ ra tôn trọng và ngồi vào bàn đàm phán. Tương lai đối thoại cũng vì thế vẫn một màu xám xịt. Nhưng lại vẫn có những tình huống mà dù muốn hay không, chính quyền cũng phải “chủ động mời gọi đối thoại.” Khi nào đảng sẽ phải “chủ động đối thoại?” Gần đây, nhận thấy việc cưỡng chế vài cơ sở tôn giáo là quá khó, chính quyền đã phải phát thư mời cho những cơ sở tôn giáo này, đề nghị đến trụ sở chính quyền để “đối thoại.” Cần lưu ý, rất nhiều trường hợp chính quyền cưỡng chế giải tỏa đất của dân đã chỉ dùng từ “vận động” mà không hề quan tâm đến cơ chế đối thoại. Hoặc do không thể đàn áp được phong trào biểu tình phản đối Formosa của giáo dân và ngư dân ở miền Trung lên đến vài chục ngàn người, chính quyền địa phương đang buộc phải tìm cách thương lượng, đối thoại và thỏa mãn một phần yêu sách của người biểu tình, chủ yếu thông qua đại diện cấp sở ngành. Đối thoại đã manh nha thành hình như thế, ở những nơi và vào những thời điểm cực chẳng đã đối với chính quyền, ở cấp địa phương mà không phải cấp trung ương, đối thoại với nông dân, ngư dân, tiểu thương – những người bị coi là “sắp làm loạn” – chứ không phải với những trí thức “chưa nguy hiểm lắm.” Đó là kịch bản khả dĩ nhất về đối thoại ở Việt Nam hiện thời và trong những tháng tới. May ra đến cuối năm 2017 hoặc đầu năm 2018, khi chính thể Việt Nam phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng toàn diện về phá sản kinh tế, vỡ nợ ngân sách, phản kháng xã hội bùng nổ và có thể cả một cuộc tấn công vừa phải của Trung Quốc, giới quan chức lãnh đạo cao cấp mới cuống cuồng ngó ngàng đến “nhu cầu đối thoại” và mới bắt đầu tìm đến vài ba tổ chức hội đoàn độc lập, thay vì đối thoại với cả xã hội dân sự. Phạm Chí Dũng (Người Việt)
  13. Trong tiếng Anh, có một từ mà tiếng Việt chưa có cách dịch ngắn gọn tương ứng, là từ “government critic”, tức là “người phê phán/ chỉ trích chính quyền”. Những người đó ở Việt Nam có thể được gán cho đủ danh hiệu hoặc chụp cho đủ thứ mũ, như “nhà hoạt động nhân quyền”, “nhà dân chủ”, “phản động”, “thế lực thù địch, chống phá chế độ”… Nhưng thật ra có khi họ chỉ đơn giản là những blogger, facebooker trông thấy nhiều bất công, nhiều điều bất ổn, tệ hại trong cách điều hành đất nước của chính quyền, thì họ lên tiếng, và trong lúc lên tiếng thì họ chẳng ngại công kích, rồi chửi thẳng cả đám lãnh đạo độc tài, bất tài. Họ nhận được từ xã hội rất nhiều phản ứng khác nhau, thậm chí trái ngược nhau: Khen ngợi, nể phục, xa lánh, tránh mặt, thờ ơ, mỉa mai, mạt sát, chửi ngược lại… Ở thế hệ của tôi – những “government critic” có tuổi đời từ khoảng 20 đến 40 – chúng tôi gặp tất cả các phản ứng trên từ xã hội, trong đó có khá nhiều lời khen, rằng chúng tôi “trẻ, dũng cảm, không sợ cường quyền...”. Cá nhân tôi, nếu được khen thì thích hơn là bị chê (tất nhiên), nhưng cảm giác ngượng ngùng là chủ yếu, vì quả thật nếu được hỏi tôi tự đánh giá mình thế nào, tôi sẽ nói rằng: TÔI KHÔNG HỀ DŨNG CẢM. Tôi không dũng cảm, mà chẳng qua là một dạng may mắn và “điếc không sợ súng”, “chưa thấy quan tài chưa đổ lệ” thôi. Tôi và cả thế hệ 20-40 của tôi đã may mắn không phải trải qua những gì mà hàng triệu người phải nếm trải sau năm 1954 ở miền Bắc và sau 1975 ở miền Nam. Chúng tôi chưa từng bị cướp nhà, đuổi lên vùng kinh tế mới, nơi rừng thiêng nước độc mà mọi thứ đều phải cuốc bằng tay, chặt bằng dao, bị rắn rết cắn chết thì chôn. Chúng tôi chưa từng bị bỏ tù cả chục năm chỉ vì tội yêu và hát nhạc vàng, lại dám hỏi “màu vàng là màu của đồi trụy, như nhạc vàng là nhạc đồi trụy, thế sao cờ đỏ có ngôi sao vàng?”. Chúng tôi chưa từng bị công an chặn bất thình lình giữa phố để kiểm tra giấy tờ, và vì không mang theo chứng minh thư nhân dân mà bị đưa về đồn nhốt cả đêm cho muỗi cắn. Chúng tôi chưa từng bị công an vừa thẩm vấn vừa dí điếu thuốc lá cháy đỏ vào trán vào tay đến thành sẹo – vết sẹo tôi nhìn thấy trên cánh tay một người Sài Gòn mà khi cuộc hỏi cung đó diễn ra, anh chỉ mới 15 tuổi, cả gan vượt biên và bị bắt lại. Giả sử, Việt Nam bây giờ vẫn như những năm từ 1975 đến 2000, thì liệu chúng tôi có dám tỏ thái độ, dù chỉ là một cái… lườm hoặc nhìn thẳng vào mặt công an không? Tôi không biết những người khác thì thế nào, còn với riêng tôi, câu trả lời thành thực là: Không chắc đâu. Trước cổng đồn CA quận Hai Bà Trưng, Hà Nội, tối 23/9/2015. Ngày 23/9 tới đây sẽ là tròn một năm sự kiện “công an bắt người, cướp đồ, cả phá Lương Tâm TV”. Vào tối 23/9 năm ngoái ở Hà Nội, sau khi CA bắt sáu bạn trẻ làm việc cho Lương Tâm TV, có một nhóm khoảng ba chục người đã đến trước cổng đồn CA quận Hai Bà Trưng để yêu cầu CA trả tự do cho sáu bạn, chấm dứt nạn bắt giữ tùy tiện. Việc làm của họ, sau này, bị CA đánh giá như một sự “khủng bố” cơ quan công quyền, nghĩa là hành động tày trời. 40 năm về trước (tức là khoảng sau năm 1975), những người làm như họ có thể bị CA bắn chết ngay tại chỗ. 30 năm về trước, những người làm như họ có thể bị CA bắt, sau đó vài tháng bị tuyên án tử hình. 20 năm về trước, những người làm như họ có thể bị CA bắt, bị tuyên án chung thân hoặc vài chục năm tù. 10 năm về trước, những người làm như họ có thể bị CA bắt, bị dí án 5-7 năm tù. Năm 2015, những người làm như họ chỉ bị CA nện cho một trận, đẩy ra khỏi khu vực cổng đồn rồi bố trí xe vệ sinh chạy qua chạy lại phun nước cho sạch đường. Như thế rõ ràng là có sự thay đổi theo hướng bớt rừng rú hơn. Sự thay đổi này chẳng phải do chính quyền công an trị ở Việt Nam tự nhiên trở nên nhân hậu hơn, mà (có thể) là do chính quyền buộc phải học cách hành xử văn minh hơn để còn hội nhập với khu vực và thế giới; và do số người bất mãn, “phản động” bây giờ đông hơn xưa nhiều quá, CA không đủ nguồn lực để tiêu diệt hết, chỉ đủ sức để tạm thời kiểm soát được thôi. Dù thế nào thì tôi vẫn phải nói rằng: Tôi không hề dũng cảm, mà chẳng qua là “điếc không sợ súng” mà thôi, hay nói cách khác, vì tôi chưa từng phải trải qua hay chứng kiến những gì hàng triệu người ở các thế hệ trước chúng tôi đã phải nếm trải. Tôi cho là các nhà hoạt động dân chủ ở thế hệ chúng tôi nên nghĩ đến điều đó để khiêm tốn hơn và tôn trọng người đi trước hơn, còn các bạn trẻ bây giờ nên hiểu điều đó để mạnh mẽ hơn. Phạm Đoan Trang (Blog Đoan Trang)
  14. Mai Tú Ân (VNTB) - Trong chuyến đi thăm Việt Nam gần đây, Tổng Thống Pháp Holland đã trao cho Hà Nội yêu cầu trả tự do cho mục sư Nguyễn Công Chính, anh Trần Huỳnh Duy Thức, chị Bùi Hằng, anh Ba Sàm. Trước đó TT Mỹ B.Obama trong chuyến thăm Việt Nam cũng có những yêu cầu tương tự... Thật hạnh phúc khi đọc được trên tường nhà văn Phạm Thành thông báo đặc biệt của Nhà Thờ Thái Hà, Hà Nội về việc tổ chức Thánh Lễ cầu nguyện cho tù nhân lương tâm vào ngày 18/9/2016. Bởi vì ngày 20/9 sẽ là ngày ra tòa của người phụ nữ đấu tranh cho dân oan Cấn Thị Thêu. Ngày 22/9 là ngày ra tòa Phúc Thẩm của Anh Ba Sàm Nguyễn Hữu Vinh và cộng sự Vũ Thị Minh Thúy. Thế là cùng với Ngày Cầu Nguyện Cho Hòa Bình 20/9/2016 thì Nhà Thờ Thái Hà cũng tổ chức cầu nguyện cho các tù nhân lương tâm, cầu nguyện cho những con người đấu tranh can đảm đang phải chịu tù đầy bất công trong ngục tù của CS. Chắc rằng trong những ngày ấy, chị Cấn Thị Thêu và anh Ba Sàm Nguyễn Hữu Vinh sẽ nghe được lời cầu nguyện chân thành từ đáy lòng của tất cả những người tham gia buổi lễ, đang cầu nguyện những điều tốt đẹp cho họ. Để rồi họ sẽ bước vào những phiên tòa độc ác đó bằng sự thanh thản và vững tin nhất. Không chỉ có nhà thờ Thái Hà mà cả những giáo phận miền Trung của Đức Cha Nguyễn Thái Hợp, của linh mục Đặng Hữu Nam... cũng sẽ có những buổi cầu nguyện cho hòa bình, cho tù nhân lương tâm. Rồi Hội Ân Xá Quốc Tế cũng đã gửi thư cho những người cầm quyền Hà Nội yêu cầu trả tự do ngay cho 82 tù nhân lương tâm và chính trị. Trong chuyến đi thăm Việt Nam gần đây, Tổng Thống Pháp Holland đã trao cho Hà Nội yêu cầu trả tự do cho mục sư Nguyễn Công Chính, anh Trần Huỳnh Duy Thức, chị Bùi Hằng, anh Ba Sàm. Trước đó TT Mỹ B.Obama trong chuyến thăm Việt Nam cũng có những yêu cầu tương tự... Các tổ chức XHDS, các tôn giáo cùng nhiều nhân vật tên tuổi khác ở Việt Nam cũng đã gửi cho chính quyền các yêu cầu đòi tự do cho các tù nhân lương tâm. Đồng bào hải ngoại ở khắp thế giới cũng liên tục tiếp sức bằng các buổi cầu nguyện, biểu tình cho đến các hoạt động văn nghệ gây quĩ trợ giúp TNLT . Và cuối cùng là những người dân bình thường như chúng tôi nữa khi chúng tôi yêu thương và trân trọng những con người can đảm như các anh, các chị lắm. Từ đáy lòng của mình, mỗi người chúng tôi luôn biết rằng chúng tôi mắc nợ các anh, các chị. Một món nợ tinh thần mà chỉ có thể trả được khi mỗi người, tùy theo sức của mình và bằng mọi cách có thể đấu tranh liên tục với nhà cầm quyền cho đến khi các anh, các chị được tự do hoàn toàn. Chưa bao giờ có nhiều sự quan tâm đặc biệt của nhiều tổ chức ở trong và ngoài nước, của nhiều những người nổi tiếng ở khắp nơi trên thế giới, trong đó có cả Tổng Thống Mỹ và Pháp đến sự tự do của những tù nhân lương tâm ở Việt Nam nhiều như bây giờ. Và sớm muộn gì những con người bị đày ải trong các lao tù cũng sẽ là người chiến thắng. Các anh các chị hãy ấm lòng nhé vì tất cả mọi người luôn ở bên các anh, các chị... (ijavn.org)
  15. RFIĐăng ngày 17-09-2016 Sửa đổi ngày 17-09-2016 12:23 Nông dân mất đất ở Dương Nội biểu tình đòi thả 5 người đang bị giam (DR) Trong một thông cáo đưa ra hôm nay, 17/09/2016, tổ chức nhân quyền của Mỹ Human Rights Watch ( HRW ) kêu gọi Việt Nam hủy bỏ mọi cáo buộc và trả tự do cho bà Cấn Thị Thêu, một nhà hoạt động vì quyền lợi đất đai, sắp ra tòa vào đầu tuần tới. Theo HRW, ngày 20/09 tới, một tòa án ở Hà Nội sẽ mở phiên tòa xử bà Cấn Thị Thêu về hành vi “gây rối trật tự công cộng” theo điều 245 bộ luật hình sự, vì bà cùng với một số người khác đã tiến hành biểu tình ôn hòa ở Hà Nội ngày 10/06/2016 phản đối trưng thu đất đai. Trong bản thông cáo, ông Brad Adams, giám đốc châu Á của HRW nhấn mạnh : “Mâu thuẫn giữa nông dân và chính quyền trong việc trưng thu đất đai đã trở thành một vấn nạn nghiêm trọng ở Việt Nam trong những năm gần đây”. Theo ông Adams, chính quyền nên « cải cách luật đất đai và cơ chế đền bù, thay vì trừng phạt những người dân bị mất đất». Thông cáo của HRW cho biết bà Cấn Thị Thêu đã từng bị kết án 15 tháng tù giam vào tháng 09/2014, với cáo buộc « chống người thi hành công vụ » vì bà đã chụp ảnh và quay phim quá trình cưỡng chế giải tỏa đất đai ở phường Dương Nội, quận Hà Đông, Hà Nội. HRW nhắc lại rằng vào tháng 06/2006, chính quyền địa phương quyết định trưng thu đất nông nghiệp ở phường Dương Nội và chuyển đổi khu vực này thành đất đô thị. Hàng trăm hộ gia đình đã biểu tình phản đối sự thiếu minh bạch trong quá trình trưng thu và đền bù không thỏa đáng cho những gia đình bị mất sinh kế. (RFI)
  16. Đăng bởi Hai Hoang Van on Thứ Bảy, ngày 17 tháng 9 năm 2016 | 17.9.16 Nếu đã quay đầu thật sự, thì Thanh sẽ tự ý thức “những gì thuộc về người dân cần trả cho người dân”. Nếu Thanh có tham nhũng thì tự khắc hãy trả lại số tiền đó cho người dân, thông qua các tổ chức xã hội dân sự. Đây không phải là mua chuộc hay đổi chác, mà là một sự sòng phẳng “có qua, có lại”, và cho họ thấy Thanh đang đứng về phía họ. Thêm chú thích Công an phát lệnh truy nã quốc tế với ông Trịnh Xuân Thanh. Nguồn: internet Vào khuya đêm qua 16/9, Bộ Công an đã ra quyết định truy nã đối với Trịnh Xuân Thanh. Nhiều tờ báo cho biết lệnh truy nã không chỉ được thực hiện trên toàn quốc mà còn “truy nã quốc tế”. Nói đến “truy nã quốc tế” nghe có vẻ nghê gớm, nhưng thật ra chả có quái gì nguy hiểm cho trường hợp của Thanh, vì Việt Nam làm gì có thẩm quyền phát lệnh truy nã quốc tế. Nó chẳng qua chỉ là một cái thông báo được chuyển tới một số quốc gia mà VN có ký kết tương trợ tư pháp, với nội dung đại loại như chúng tôi đang truy nã thằng Thanh, nó có ở trên đất nước của các bạn thì bắt giữ giùm chúng tôi. Việc ký kết tương trợ tư pháp của VN với các quốc gia khác về việc dẫn độ chỉ đếm trên đầu ngón tay. Chẳng ăn nhằm gì vì hầu hết các quốc gia văn minh không có ký kết tương trợ tư pháp về việc dẫn độ với VN. Trong trường hợp của Thanh, thẩm quyền truy nã quốc tế sẽ thuộc về Tổ chức Cảnh sát Hình sự Quốc tế (Interpol). Nếu Interpol phát lệnh truy nã Thanh thì lúc này nó gần như có giá trị pháp lý toàn cầu vì tổ chức này có đến 190 quốc gia thành viên, nhưng nó cũng đòi hỏi một thủ tục nhiêu khê. Giả sử trong thời gian tới, Interpol ra quyết định truy nã Thanh thì cũng chưa đủ để bắt giữ Thanh dẫn giải về lại VN . Bởi lẽ Interpol không tham gia vào việc truy tìm và bắt giữ đối tượng, mà họ cũng chỉ phát đi thông báo là thành viên VN đang truy nã ông Thanh, các quốc gia thành viên nếu phát hiện ông Thanh đang ở trên quốc gia thì họ có nghĩa vụ bắt giữ ông Thanh giùm VN. Chỉ thế thôi! Và ngay cả khi Thanh bị cảnh sát nước sở tại túm theo quyết định truy nã của Interpol hoặc yêu cầu từ chính quyền VN , không có nghĩa là Thanh bị dẫn giải về lại VN liền, mà cảnh sát sở tại sẽ tiến hành điều tra cáo buộc, sự truy nã có chính xác không và vụ việc có mang yếu tố chính trị hay không. Nếu Thanh không nhận tội cáo buộc từ nhà nước VN, mà phản bác lại cáo buộc mang tính chất chính trị thì cũng rất khó xử cho quốc gia đã túm được Thanh. Và trong trường hợp này Thanh hoàn toàn có quyền khởi kiện ra tòa án tại quốc gia sở tại để chống lại việc dẫn giải về lại VN. Yêu cầu dẫn giải Thanh là một quá trình không dễ nuốt, vì vụ việc của Thanh giờ đây đã mang yếu tố chính trị. Như vậy, vấn đề Thanh có bị túm đem về VN hay không sẽ phụ thuộc hoàn toàn vào hệ thống pháp luật và chính trị ở quốc gia mà Thanh đang lưu trú, chứ cũng chẳng phải “truy nã quốc tế” gì nghe phát ớn. Nhưng cũng không dễ dàng gì cho Thanh để thuyết phục chính phủ quốc gia sở tại tin rằng mình là một người đối kháng, bất đồng ly khai với hệ thống chính trị hiện hành của VN chứ không phải là người tham nhũng, sai phạm trong quản lý kinh tế như cáo buộc của nhà cầm quyền. Vì vậy, để làm được điều này Thanh đang rất cần sự ủng hộ của người bất đồng, và người đấu tranh của Việt Nam. Nếu giới này mà quay lưng lại với Thanh, xem Thanh là “một kẻ tham nhũng hay một gã ngã ngựa vì đấu đá nội bộ chứ bất đồng chính trị con mẹ gì” thì coi như Thanh tiêu. Nhưng nếu giới này lên tiếng ủng hộ Thanh, tin tưởng Thanh là người đã quay đầu thật sự, đứng về phía Thanh thì Thanh hoàn toàn có thể tin tưởng vào tương lai của mình và gia đình sẽ được định cư ở một quốc gia khác. Giới này thông qua các tổ chức xã hội dân sự họ sẽ tác động đến chính phủ sở tại dưới nhiều hình thức khác nhau để ngăn chặn việc Thanh bị dẫn giải về lại VN. Đây cũng là lý do để giải thích vì sao nhóm giải cứu cho Thanh đã liên hệ với Gió, nhờ Gió hỗ trợ. Đây là một chiến lược giải cứu đúng hướng. Gió đã đồng ý hợp tác và hỗ trợ Thanh rất tốt ở bước đầu. Nhưng để các tổ chức xã hội dân sự đồng ý hỗ trợ cứu nguy cho Thanh hay không là một việc khó, vì nó không mang tư cách cá nhân dễ ra quyết định một mình như Gió. Và tính chất chưa rõ ràng trong vụ việc của Thanh sẽ làm họ cân nhắc kỹ lưỡng. Dù khó nhưng không có nghĩa là không làm được, nếu Thanh hiểu về cách vận hành của các tổ chức xã hội dân sự và tính cách của giới đấu tranh VN. Không khó để tìm kiếm được sự tin tưởng và ủng hộ của họ. Họ là những người đấu tranh cho một thể chế dân chủ và một xã hội tôn trọng quyền con người, trong đó bao gồm cả lòng khoan dung và sự tha thứ cho những ai biết quay đầu, không phải đẩy ai vào đường cùng của cuộc sống. Tôi tin họ sẽ hỗ trợThanh như Gió đã làm trong thời gian vừa qua. Nếu Thanh đã thật sự quay đầu thì Thanh cần làm ngay những việc sau đây: 1. Thanh không nên di chuyển từ quốc gia này đến quốc gia khác mà ở yên một chỗ giữ bình tĩnh và chủ động đối mặt với cáo buộc từ chính quyền Việt Nam. Trong bối cảnh này, Thanh càng trốn thì càng chết. Khi Thanh có dấu hiệu lẩn trốn mà bị cảnh sát nước sở tại bắt được sẽ vô cùng bất lợi cho Thanh. Thanh cần thuê ngay một luật sư chuyên về Luật quốc tế và Nhân quyền ở nước sở tại để tư vấn, và nhờ họ hỗ trợ làm ngay một hồ sơ giải trình, trong đó phủ nhận các cáo buộc từ chính phủ liên quan vấn đề tham nhũng và quản lý kinh tế. Cần chứng minh việc mình bị phát lệnh truy nã vì mình là một nhà ly khai với hệ thống chính trị và là nạn nhân của hành vi “thanh trừng chính trị”. Sau đó gửi hồ sơ này đến Interpol và nhà chức trách của quốc gia sở tại. Khi làm điều này nó không chỉ chứng minh Thanh chỉ chạy trốn khỏi hệ thống chính trị và pháp luật của một quốc gia độc tài, chứ Thanh không trốn chạy trong một quốc gia dân chủ và pháp quyền, mà nó còn chứng minh rằng Thanh đã quay đầu thật sự, tự tin sẵn sàng một cuộc chiến pháp lý với chính quyền VN. Nếu tình hình diễn biến xấu, vì quan hệ ngoại giao của nước sở tại với VN, Thanh đối diện với nguy cơ bị dẫn giải về VN, thì luật sư cần áp dụng pháp luật quốc tế để tìm kiếm giải pháp khác cho vấn đề của Thanh. Chẳng hạn nếu Thanh đang ở Châu Âu khởi kiện luôn ra Tòa án Nhân quyền Châu Âu để chống lại việc bị dẫn giải về lại VN vì lý do chính trị. Chưa bàn đến việc thắng thua, việc khởi kiện này sẽ làm gián đoạn và đình chỉ tạm thời việc dẫn giải Thanh, giúp Thanh có thêm thời gian vận động tìm kiếm sự ủng hộ. 2. Công bố hồ sơ này rộng rãi trên phương tiện truyền thông một cách danh chính ngôn thuận. Tự mình làm việc này chứ không nên qua trung gian, nhờ người khác kể lể câu chuyện thay cho mình như giai đoạn vừa qua. Giai đoạn chơi trò trốn tìm, giật gân đã kết thúc. Đây là giai đoạn cất tiếng nói chính thức để xóa tan sự nghi ngờ để tìm kiếm sự ủng hộ. Chủ động liên hệ với truyền thông quốc tế để làm việc này. Chứng tỏ mình là một người đã ly khai hoàn toàn khỏi hệ thống chính trị và đang đối đầu với nó. 3. Liên hệ với các tổ chức xã hội dân sự, tổ chức cộng đồng của người Việt nhờ họ giúp đỡ. Sự việc sẽ xoay đổi cục diện nếu các tổ chức này cùng với các đối tác của họ là các tổ chức phi chính phủ ra một thông cáo bày tỏ quan điểm về việc này theo chiều hướng có lợi cho Thanh. Họ sẽ tác động dưới nhiều cách khác nhau để chống lại việc dẫn giải một cách hiệu quả. Thanh còn may mắn hơn các quan chức khác có thể làm được điều này vì Thanh không có tên trong danh sách sổ đen là kẻ thù của xã hội dân sự. Cũng không có một báo cáo nào cho thấy trong quá trình nắm quyền Thanh đã có hành vi vi phạm nhân quyền và chà đạp nhân phẩm con người. Thanh cần phải tận dụng tối đa vào điều đó. Thanh có lợi thế, vì đối với quốc gia dân chủ trên thế giới, đặc biệt là các quốc gia Châu Âu, họ khá “dị ứng” với thể chế chính trị của VN hiện nay. Thanh không cần thuyết phục họ hoàn toàn tin tưởng vào Thanh, Thanh chỉ phản bác cáo buộc để chính phủ sở tại thấy rằng cáo buộc từ chính quyền VN là “không rõ ràng” và có “động cơ chính trị” trong đó, thì pháp luật quốc gia tiên tiến theo nguyên tắc “thà bỏ sót còn hơn giết nhầm” sẽ được áp dụng cho Thanh. Nếu đã quay đầu thật sự, thì Thanh sẽ tự ý thức “những gì thuộc về người dân cần trả cho người dân”. Nếu Thanh có tham nhũng thì tự khắc hãy trả lại số tiền đó cho người dân, thông qua các tổ chức xã hội dân sự, các tổ chức cộng đồng, để các tổ chức này thực hiện những việc phục vụ vì người dân và vì cộng đồng. Đây không phải là mua chuộc hay đổi chác, mà là một sự sòng phẳng “có qua, có lại”, và cho họ thấy Thanh đang đứng về phía họ. Qua sự việc của Thanh, nó như là một bài học đắt giá cho những ai đang cỗ vũ và duy trì một hệ thống chính trị độc tài. Nó chứng tỏ rằng, không một ai trong một thể chế như vậy được an toàn trước pháp luật ngay cả khi mình và gia đình qua nhiều thế hệ đã gắn chặt với nó và được nó che chở. Khi sa cơ lỡ vận mới cảm nhận và thấu hiểu giá trị của một thể chế dân chủ và pháp quyền là quan trọng như thế nào. Và nó cũng đưa ra một cảnh báo đối với những ai đang nắm quyền, nếu không muốn chừa đường thoát thân thì cứ tiếp tục làm kẻ thù của xã hội dân sự và chà đạp nhân quyền. Phạm Lê Vương Các (FB Phạm Lê Vương Các)
  17. September 16, 2016 Cô Tạ Phong Tần (trái) và cô Trang Khanh Trần tại buổi lễ. (Hình: Linh Nguyễn/Người Việt) Linh Nguyễn/Người Việt LOS ANGELES, California (NV) – Blogger Tạ Phong Tần vừa được PTV, một tổ chức bất vụ lợi, trợ giúp nạn nhân tị nạn bị ngược đãi, trao giải “Anh Hùng Nhân Quyền 2016” lúc 7 giờ tối Thứ Năm, 14 Tháng Chín, tại buổi dạ tiệc gây quỹ Giải Nhân Phẩm lần thứ sáu ở Los Angeles. “Chúng tôi tối nay được hân hạnh tiếp đón ba vị khách danh danh dự được chọn trao giải, gồm cô Tạ Phong Tần (giải ‘Anh Hùng Nhân Quyền 2016’); Giám Sát Viên Los Angeles County Mark Ridley-Thomas (giải ‘Community Engagement Award’); và tài tử George Takei, đóng vai Sulu trong loạt phim Star Trek (giải ‘City of Second Chances Award’),” ông Trip Oldfield, giám đốc điều hành PTV, tuyên bố khai mạc buổi dạ tiệc. MC Jennifer Fisher, thành viên hội đồng quản trị, nói về các trường hợp người tị nạn được các tổ hợp luật sư nhận giúp miễn phí và mời cô Trang Khanh Trần, giám đốc điều hành BPSOS Orange County, giới thiệu cô Tần. Qua lời thông dịch sang tiếng Anh của cô Trang Khanh, cô Tần nói: “Tôi đã sống trong xã hội Việt Nam cộng sản 41 năm rồi, và tôi nhận thấy rằng nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam đã phá tan nát cái đất nước này như thế nào. Tài nguyên cạn kiệt, môi trường sống ô nhiễm trầm trọng, đạo đức xã hội ngày càng xuống cấp, bộ máy chính phủ tham nhũng ngập tràn, lừa bịp và bóc lột thậm tệ dân chúng, người dân sống cam chịu, thụ động, thiếu hiểu biết về quyền con người của mình nên sống cam chịu không khác chi con vật, đó là chỉ có quyền ăn, ngủ, làm việc, chơi, chớ không có quyền khác.” Cô Tạ Phong Tần trong giây phút gặp lại Luật Sư Kim Ng sau khi nhận giải. (Hình: Linh Nguyễn/Người Việt) Nói đến đây cô quá xúc động, nghẹn lời, bật khóc khiến cử tọa đứng lên vỗ tay tỏ vẻ ngưỡng mộ. Sau vài giây, cô nói tiếp: “Là người Việt, ai mà không khỏi đau lòng trước tình cảnh đó, nhưng khả năng của một cá nhân như tôi không thể làm việc gì to tát hơn cho đất nước. Cái mà tôi có là kiến thức, là trí tuệ và kỹ năng về công nghệ thông tin. Những côi báo của tôi đem đến sự thật xã hội Việt Nam cho người đọc, làm cho người Việt Nam hiểu được sức mạnh nội tại và hào khí anh hùng của dân tộc từ xưa đến nay.” “Từ đó, người đọc ý thức được giá trị bản thân mình, ý thức được quyền con người của mình, từ đó biết đấu tranh đòi quyền con người cho chính mình, đòi hỏi nhà cầm quyền phải có trách nhiệm với dân, với nước, phải biết tôn trọng dân chúng. Ðó là quyền thiêng liêng bất khả xâm phạm, nếu không có quyền con người, nếu không có lòng tự trọng, lòng tự tin, nếu không có danh dự, liêm sỉ thì bạn chỉ là con vật biết nói không hơn không kém,” cô nói và phải dừng lại vì xúc động. “Cho nên, dù ở trong nhà tù Cộng Sản, tôi cũng luôn luôn cương quyết với nguyên tắc thà chết như một con người còn hơn sống như một con vật, từ đó tôi không bao giờ có sự thỏa hiệp, nhượng bộ trước những đòi hỏi vô lý, những thủ đoạn đàn áp tù nhân chính trị bẩn thỉu của bọn cai ngục Cộng Sản Việt Nam,” cô khẳng định. “Với tư cách một cựu tù chính trị, tôi muốn nhắn gởi đến những người Việt Nam đang đấu tranh cho dân chủ, nhân quyền ở Việt Nam rằng không ai tôn trọng bạn nếu bạn không biết tôn trọng chính mình. Không ai đấu tranh giùm cho bạn nếu chính bạn không đấu tranh cho chính bản thân mình. Hãy hành động, nếu bạn muốn bạn là một con người.” “Xin cám ơn quý vị đã ủng ủng hộ tôi, đã ủng hộ cho tự do nhân quyền Việt Nam,” cô nói giữa tiếng vỗ tay của hàng trăm người tham dự cùng đứng lên. Trước đó, cô Trang Khanh Trần, phụ trách phần thông dịch, cho cử tọa biết blogger Tạ Phong Tần từng được “Giải Nhân Quyền Hellman Hammett” của Human Rights Watch năm 2011; giải “Phụ Nữ Can Ðảm Của Thế Giới” do Ngoại Trưởng John Kerry và phu nhân Tổng Thống Barack Obama trao ngày 8 Tháng Ba, 2013 tại hội trường Dean Acheson của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ ở thủ đô Washington, DC. Cô Tạ Phong Tần (giữa) bên cạnh ân nhân và đồng hương. (Hình: Linh Nguyễn/Người Việt) “Cô một trong số bốn người được lọt vào vòng trong đề cử giải thưởng báo chí 2013 của ‘Index on Censorship,’ tổ chức quốc tế chuyên bảo vệ quyền tự do bày tỏ quan điểm và quyền tự do báo chí, trụ sở tại London, Anh. Cô là người Việt Nam đầu tiên được đề cử giải thưởng này,” cô Trang nói. Cũng qua lời cô Trang, ngày 19 Tháng Chín, 2015, blogger Tạ Phong Tần được Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ đưa từ nhà tù Việt Nam sang Mỹ. Hiện nay, cô đang sống tại thành phố Anaheim, Nam California. Cô tiếp tục viết báo và hồi ký trên nhật báo Người Việt, kể về thời gian hơn bốn năm tù Cộng Sản. Ông Niels Frenzen, chủ tịch Hội Ðồng Quản Trị PTV, phát biểu: “Với những ngược đãi xảy ra khắp nơi trên thế giới, số người tị nạn cũng ngày càng gia tăng, thủ tục xin tị nạn trở nên vô cùng phức tạp. Chỉ có 5% người xin nhập cư là được chấp thuận không có luật sư can thiệp. Rất may nhờ sự hợp tác của PTV với những luật sư tình nguyện, các chứng cớ bị ngược đãi do các luật sư này cung cấp giúp những người tị nạn chính đáng thoát tay bạo quyền. Ðó là những lý do chúng tôi tổ chức tiệc tri ân những người hy sinh rất nhiều thời gian giúp những người tị nạn có một cuộc sống thứ hai ở Hoa Kỳ.” Tiếp theo là phần trao giải “Community Engagement Award” và giải “City of Second Chances Award.” Xen kẽ là phần nói chuyện của ông Ben Christopher, một phụ nữ chuyển giới tính, gốc Cameroon, được PTV giúp đỡ, nói về những kinh nghiệm bị ngược đãi, không được chấp nhận trong xã hội ở quê nhà, nay là một kỹ sư sinh sống tại Los Angeles. Riêng trường hợp cô Tạ Phong Tần, có một cảnh vô cùng cảm động xảy ra trước khi mọi người ra về. Ðó là cô gặp lại những luật sư từng giúp đỡ về phương diện pháp lý. Cô ôm lấy nữ Luật Sư Kim Ng và hai người vui mừng, nước mắt dàn dụa. “Tôi ủng hộ hội PTV vì họ làm những công việc đầy ý nghĩa, như giúp đỡ người tị nạn từ 70 quốc gia khác nhau, từ giấy tờ di trú, y tế, bảo hiểm, trợ giúp về sức khỏe tinh thần, không phân biệt chủng tộc, giới tính, nguồn gốc. Riêng chị Tần, tôi thấy chị là người phụ nữ dũng cảm,” Luật Sư Kim nói. Luật Sư Tuấn Uông, một cộng sự của Luật Sư Kim, chia sẻ: “Cô ấy (Tạ Phong Tần) là một anh thư, dám đứng lên tranh đấu vì nhân quyền.” ————— Liên lạc tác giả: [email protected]
  18. Căn cứ đơn xin trợ giúp của giáo dân các giáo xứ Đông Yên, Quý Hòa, Song Ngọc, Cồn Sẻ, Xuân Hòa, Tân Mỹ, Nhân Thọ, Đan Sa, Chợ Sàng và Tân Phong; Căn cứ vào sự sẵn sàng cộng tác và giúp đỡ của các cha quản xứ liên quan cũng như tình hình thực tế đời sống khốn khổ của các nạn nhân vùng trực tiếp chịu thiệt hại bởi thảm họa ô nhiễm môi trường biển miền Trung; Đức Giám Mục Phaolô đã ký quyết định số 2316/QĐ-TGM thành lập Ban Hỗ Trợ Các Nạn Nhân Thảm Họa Ô Nhiễm Môi Trường Biển tại Giáo phận Vinh, gồm: 1/ Linh mục Giuse Phan Sỹ Phương; 2/ Linh mục Phêrô Hoàng Biên Cương; 3/ Linh mục Giuse Nguyễn Công Bắc; và và một số linh mục cộng tác với Ban. Ban này có nhiệm vụ căn cứ trên đơn xin hỗ trợ và thực tế đời sống để giúp các nạn nhân nhận được sự đền bù cách tương xứng và công bằng. Ban này hoạt động theo quy định của Giáo luật và luật Quốc gia. Quyết định này đã được Đức Giám Mục Phaolô ký và đóng dấu ngày 13/9/2016 và có hiệu lực từ ngày ký. (Giáo Phận Vinh)
  19. Đăng bởi Ha Tran on Thứ Bảy, ngày 17 tháng 9 năm 2016 | 17.9.16 Những biểu hiện của thể chế dân chủ đa nguyên Những biểu hiện bề ngoài của một thể chế xã hội đa nguyên là những gì bộc lộ ra bề mặt của những vận động nội tại, từ sự hình thành và những tương tác từ bên trong giữa các thành tố xã hội, thể hiện ra bề mặt thành những đặc điểm nhận dạng. Có những biểu hiện mang tính chất chung tồn tại ở mọi loại thể chế, nhưng có những biểu hiện chỉ có thể có, nếu tính chất đa nguyên của thể chế được đảm bảo. Qua những biểu hiện bên ngoài có thể nhận dạng một thể chế thực sự là đa nguyên hay chỉ là sự biến dạng dưới tác động của ý chí. – Sở hữu tư nhân Trong thể chế chính trị Đa nguyên, sỡ hữu tư nhân là nền tảng cơ sở của chế độ sở hữu. Một trong những ý thức đầu tiên khi thoát khỏi thế giới động vật của loài người là ý thức về sở hữu. Những ký hiệu ngôn ngữ đầu tiên của loài người là dấu hiệu xác định quyền sở hữu. Theo các nhà nghiên cứu cổ sinh ngữ, từ “của tôi” nằm trong nhóm từ vựng đầu tiên của ngôn ngữ con người. Như vậy, cơ sở của các tương tác xã hội có xuất xứ từ các quan hệ sở hữu. Quyền sở hữu cá thể là một quyền thuộc các quyền tự nhiên, quyền của Tạo hoá, thiêng liêng và bất khả xâm phạm. Mọi xung đột trong các tương tác xã hội từ sơ khai cho đến hiện đại, đều có nguồn gốc từ quyền sỡ hữu. Trong cuộc sống hàng ngày, những cố gắng sáng tạo đầu tiên của con người chính là cố gắng chuyển những của cải chưa có chủ sở hữu thành sở hữu của mình. Những va chạm, giành giật và những xung đột đầu tiên trong cộng đồng người là tranh giành quyền sở hữu. Trong lịch sử, mọi cuộc chiến tranh đều có nguồn gốc từ khát vọng chiếm đọat, chiếm đoạt đất đai, rừng biển, chiếm đoạt tài nguyên, của cải, chiếm đoạt phụ nữ v.v… Sở hữu tư nhân là nền tảng, là cơ sở tồn tại không thể chối bỏ của xã hội. Các tương tác giữa các chủ sở hữu cụ thể của từng tài sản tạo ra các tương tác xã hội, hình thành nên các hình thái kết cấu khác nhau của xã hội, có mục đích gia tăng tài sản thuộc sỡ hữu của từng cá thể thành phần. Trong một xã hội đa nguyên, vì vậy, tồn tại tất cả mọi loại hình sỡ hữu khác nhau, xuất phát từ tính đa dạng của sự hình thành tài sản và sản phẩm lao động. Mọi hình thức sở hữu khác, sở hữu gia đình, sỡ hữu nhóm, sở hữu tập thể, sở hữu hội đoàn, sở hữu công xã, sở hữu nhà nước, sở hữu toàn dân v.v..đều có nguồn gốc xuất phát từ sở hữu tư nhân, thúc đẩy bởi mục đích cá thể, có mục đích thoả mãn nhu cầu sở hữu tư nhân, chỉ tồn tại và có giá trị khi trong các loại sở hữu đó, sở hữu tư nhân không bị phá hoại. Trong mọi hình thái xã hội, nền tảng của ổn định trật tự là sự rõ ràng, minh bạch của sở hữu. Nếu tất cả mọi thứ tài sản trong xã hội đều có chủ sở hữu được xác định rành mạch, hợp lý, xác đáng, được bảo vệ bằng luật pháp độc lập, xung đột chiếm đoạt, một loại xung đột có màu sắc bạo lực sẽ không có môi trường phát triển. Tài sản công, tài sản toàn dân hay tài sản thuộc sở hữu nhà nước là loại tài sản mà chủ sở hữu của nó chỉ là một khái niệm, một chủ thể vô hình, trên thực tế là những tài sản vô chủ, là nguồn gốc của sự phát sinh tư tưởng chiếm đoạt, tư hữu hoá, trước hết của các cá nhân có cơ hội, tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với các loại tài sản vô chủ, có quyền lực chi phối đối với các tài sản đó, tạo ra các xung đột giành giật, dẫn đến sự tan vỡ tính nhất quán của tinh thần xã hội, tha hoá nền đạo đức của hệ thống, phát sinh nguy cơ dẫn đến sự tan rã, sụp đổ của chế độ. Còn có tài sản chưa được định rõ chủ sỡ hữu, còn tài sản chưa được gắn với một điều luật cụ thể, còn có nguy cơ kích thích thèm khát chiếm đoạt, gây ra sự phân hoá, tiềm ẩn rối loạn, bất ổn định. Các thể chế chính trị, trong đó quy định các chế độ sở hữu không dựa trên nền tảng sở hữu cá thể, huỷ bỏ và không thưà nhận sở hữu tư nhân, là những thể chế duy ý chí, trái quy luật. Trong mọi hình thái xã hội, mọi cấp độ văn hoá, khi sinh hoạt vật chất và tinh thần của con người còn tồn tại, xu thế chiếm hữu tư nhân hoá là xu thế tự phát, tự nhiên, không một thứ lý tưởng nào, không một áp lực nhân tạo nào ngăn cản được. Mọi hình thức sở hữu nếu không đáp ứng nhu cầu tư nhân hoá, cá thể hoá, nó sẽ tự tạo ra những rào cản ngay trong cơ chế hoạt động, cản trở phát triển, tiêu hao năng lượng chung của xã hội. Chủ nghĩa cộng sản với chủ trương xoá bỏ mọi loại sở hữu là một chủ nghĩa không tưởng, phản khoa học. Còn con người, thì còn sở hữu. Nhu cầu sở hữu là thuộc tính của con người, và quyền sở hữu là quyền tự nhiên của loài người. Không thể có xã hội loài người mà không có sở hữu. Không còn sở hữu sẽ không còn các hoạt động tương tác giữa các cá thể, xã hội trở nên bất động và chết cứng. Chủ nghĩa cộng sản khi chủ trương hướng tới mộ̣t xã hội không còn sở hữu là tự đào mồ chôn mình. Xã hội xã hội chủ nghĩa, giai đoạn quá độ tiến tới xã hội cộng sản, chỉ thưà nhận các hình thức sở hữu khác nhau với tư cách là các hình thức sở hữu quá độ, trong một chu trình lần lượt biến mất, đầu tiên và trước hết là sở hữu tư nhân, sau đó là sở hữu tập thể, sở hữu nhà nước và cuối cùng là sở hữu toàn dân. Vì vậy, chủ nghĩa xã hội khi hoàn thành giai đoạn tạo dựng cơ sở vật chất, sẽ huỷ bỏ sở hữu cá thể. Các chủ doanh nghiệp tư nhân, các chủ sở hữu cá thể của các phương tiện sản xuất sẽ là những đối tượng đầu tiên bị thanh lọc khỏi hệ thống kinh tế xã hội. Xã hội đa nguyên là sự thống nhất hài hoà lợi ích của toàn bộ cộng đồng trên cơ sở thoả mãn cao nhất quyền sở hữu của từng cá thể riêng biệt. Mỗi cá thể riêng biệt có quyền sở hữu hoàn toàn tài sản của mình trên nguyên tắc không xâm phạm quyền sở hữu của người khác. Khát vọng sở hữu trong thể chế đa nguyên là một loại động lực của phát triển. Quyền sở hữu hoàn toàn và tuyệt đối với sản phẩm lao động của mình chính là nguồn kích thích sự sáng tạo không mệt mỏi của mỗi cá thể, nguồn năng lượng đổi mới không ngừng của tiến bộ xã hội. – Tự do cá nhân Nếu nguyên tử là thành phần cơ sở tạo ra vật chất, thì cá nhân con người là cơ sở hình thành nên xã hội. Cá nhân là nguyên tử của xã hội. Xã hội không thể tồn tại và phát triển dựa trên nguyên tắc phủ nhận cá nhân. Tương tác đầu tiên của loài người là tương tác giưã các cá thể khác giới, tạo ra tế bào đầu tiên của xã hội loài người là gia đình. Công xã nguyên thuỷ là sự kết hợp đầu tiên giữa các cá thể có chung lợi ích và nhu cầu liên kết. Loài người tiến hoá, các kết cấu đơn giản từ bộ tộc, bộ lạc tiến dần tới các hình thức xã hội đa tầng, đa dạng, đa diện, các mối liên kết, các hoạt động tương tác giữa các cá thể trở nên đan xen, chồng chéo, các va chạm lợi ích phát triển phức tạp dần, tạo ra các xung đột có tính chất và quy mô vượt khả năng tự giải quyết, xuất hiện nhu cầu trung gian của lực lượng hoà giải, độc lập về lợi ích và cùng có thoả thuận uỷ nhiệm của các phía xung đột. Đó là vai trò trọng tài, khởi thuỷ là cá nhân, hoặc một nhóm cá nhân có uy tín, dần trở thành một bộ phận xã hội, thoát ly khỏi sản xuất, chuyên nghiệp và quan liêu hoá. Đây chính là nguồn gốc và là chu trình rút gọn của lịch sử hình thành của Nhà nước. Như vậy, quá trình tiến hoá của loài người, khởi đầu và cuối cùng đều do và bằng các hoạt động cá nhân. Chất lượng của tiến hoá hoàn toàn phụ thuộc vào chất lượng và năng lực từng cá thể. Tất cả các thể chế chính trị trong đó tồn tại những chính sách khống chế và kiểm soát tự do cá nhân, kiềm chế phát triển năng lực cá nhân là những chính thể phản khoa học, chống lại tiến hoá của nhân loại. Tự do cá nhân bao gồm toàn bộ các quyền gắn kết với sự ra đời của con người như một thực thể của thiên nhiên vũ trụ, một sản phẩm của Tạo hoá. Đó là quyền tự do đi lại, tự do cư trú, tự do kiếm kế sinh nhai, tự do tìm kiếm và tổ chức lao động, tự do mưu cầu tương lai, tự do tìm kiếm cứu cánh và phương tiện tự vệ, tự do lập hội, tự do tín ngưỡng, tự do thờ tự, tự do tư tưởng, tự do ý kiến, tự do truyền bá và phổ biến thông tin, tự do báo chí, ngôn luận, tự do hội họp, tự do tìm kiếm thông tin và bảo vệ bí mật thông tin cá nhân, tự do phát triển cá nhân, là quyền gắn với sinh mệnh của cá nhân như một thực thể của Tự nhiên. Vì vậy, về nguyên tắc, không có một thế lực nhân tạo nào có quyền quy định các quy tắc khống chế, kiểm soát và điều chỉnh quyền tự do cá nhân của con người. Mọi điều luật hạn chế và kiểm soát quyền tự do cá nhân dựa vào quyền lực, không có sự tự nguyện của các cá thể, là những điều luật trên thực tế không có hiệu lực, tự bị vô hiệu hoá và là nguồn gốc của phản kháng xã hội. Nhà nước cộng sản chủ trương xây dựng một xã hội không giai cấp, không sở hữu, không tiền tệ, không hàng hoá, không trao đổi. Xã hội là một cộng đồng nhất thể hoá, đơn nguyên, trong đó không có gì là thuộc về cá nhân. Vai trò cá nhân bị xoá bỏ, tính cách cá nhân bị hoà tan. Chế độ cộng sản là chế độ chuyên chế độc đảng. Xã hội được quản trị bằng quyền lực chuyên chính của đảng cầm quyền. Bằng chính sách “trăm năm trồng người”, đảng cộng sản chủ trương thông qua hệ thống giáo dục từ mẫu giáo tới đại học, bằng hệ thống các phương tiện thông tin tuyên truyền, tạo ra thế hệ những cá thể không còn tư tưởng riêng, nhân sinh quan và quan niệm đạo đức đồng nhất, ước vọng và ý chí trùng khớp với lý tưởng của đảng cầm quyền. Giá trị cá nhân được đánh giá bằng lòng trung thành với lý tưởng của đảng, với ý thức hệ cộng sản. Lợi ích cá nhân được gắn với sự tận tụy và phục tùng vô điều kiện trật tự kỷ cương do hệ thống đảng thiết lập. Xã hội không còn những cá thể có tính cách riêng biệt, trở thành một cộng đồng thụ động, sơ cứng. Điều này giải thích một thực tiễn tại Việt Nam từ nhiều năm dưới quyền cai trị của đảng cộng sản, là hiện tượng Việt Nam có rất nhiều thần đồng, nhiều tài năng khi nhỏ tuổi, nhưng không có nhân tài, không có tên tuổi khi trưởng thành.Tất cả các nhân tài khi bị ghép thành bộ phận của guồng máy chế độ đã hoàn toàn bị tan biến.Tài năng vượt cấp trên và tư duy độc lập là mầm mống của phản loạn. Xã hội chỉ được quyền phục tùng, không được phép nghĩ, quyền nghĩ là độc quyền duy nhất của bộ chính trị, trung ương của bộ máy cầm quyền. Mọi tài năng phải thoát được ra khỏi Việt Nam, thoát khỏi chế độ cộng sản chuyên chế mới có thể thành đạt. Vì vậy, trong xã hội đa nguyên, mọi quy định liên quan tới quyền tự do cá nhân được bắt buộc thông qua bằng nguyên tắc trực tiếp, cá nhân người chịu sự chi phối của quy định phải là người có tiếng nói cuối cùng. Đó là nguyên tắc đồng thuận và trực tiếp. Các cơ chế đại diện hay đa số không có giá trị đối với các quyền tự nhiên của con người. Trong xã hội hiện đại, tự do cá nhân được hiểu là quyền tự do hành động theo những gì người đó quan niệm là đúng. Như vậy, hành vi cá nhân chỉ có nguy cơ bị phán xét khi cố tình làm trái ngay với chính quan niệm đúng của mình. Tuy nhiên, xã hội là một tổng thể thống nhất của các cá thể. Xã hội đa nguyên bảo vệ và bảo đảm cao nhất quyền tự do cá nhân trên nguyên tắc không vi phạm quyền tự do cá nhân của các cá thể khác. Lợi ích xã hội là lợi ích bao trùm, trong đó lợi ích cá nhân được bảo đảm. Sự dung hoà giữa các lợi ích cá thể được vận hành theo nguyên tắc đảm bảo tăng trưởng cho lợi ích bao trùm, trong đó mọi lợi ích thành phần đều tăng trưởng. Mọi sự dàn xếp xung đột không dẫn đến tăng trưởng chung, trong đó tăng bên này tạo ra giảm của bên kia sẽ không được luật pháp thừa nhận. – Luân phiên cầm quyền. Một biểu hiện khác về bản chất so với các thể chế chính trị khác, vừa có tính tự nhiên vưà là điều kiện cần có của một thể chế dân chủ đa nguyên, là sự luân phiên cầm quyền một cách hoà bình của các lực lượng chính trị khác nhau trong xã hội. Khái niệm cầm quyền của tổ chức đảng cộng sản vẫn còn là khái niệm cai trị, một khái niệm phong kiến lạc hậu gắn cầm quyền với tên tuổi triều đại, trong đó dân chúng là đối tượng cai trị của chế độ, là số đông dân chúng bị trị, có lợi ích đối nghịch và tình cảm đối kháng với thế lực cầm quyền.Trong tư duy chính trị hiện tại của các lãnh đạo cộng sản Việt Nam, chính quyền và chế độ không phải là hai thiết chế khác nhau, có tính độc lập tương đối với nhau, mà chính quyền chỉ là công cụ của chế độ, có chức năng cai trị dân, trấn áp đối kháng và bảo vệ sự tồn tại của chế độ. Thay đổi chính quyền là thay đổi chế độ, cuộc chiến thay đổi chính quyền là cuộc chiến lật đổ của lực lượng thù địch với chế độ. Lật đổ gắn liền với đổ máu và thù hận. Lịch sử cách mạng đẫm máu dưới sự lãnh đạo của chính đảng cộng sản đã trở thành nỗi sợ bị cướp quyền, nỗi sợ thanh toán nợ trong não trạng các lãnh đạo cộng sản. Đa nguyên chính trị là tự do chính trị. Tự do chính trị là quyền tự do tư tưởng và quyền tự do lập hội kết hợp với nhau, chính là tự do đảng phái. Quyền tự do tư tưởng và tự do chính trị được bảo đảm trong xã hội dân chủ đa nguyên là nguồn gốc của tính đa đảng phái trong sinh hoạt chính trị xã hội. Tất cả mọi đảng phái, bất kể nội dung, hình thức, bất kể quy mô lớn nhỏ, đều được tôn trọng như nhau, có tư cách pháp nhân bình đẳng. Hoạt động chính trị là những hoạt động thực tiễn của các đảng chính trị nhằm biến các triết lý tư tưởng của đảng phái mình thành các chính sách giải pháp được áp dụng vào đời sống xã hội của cộng đồng, trong đó có các hoạt động cổ động khuếch trương ảnh hưởng của triết lý tư tưởng mà mình tôn vinh. Giành quyền được áp dụng các chính sách của mình vào thực tế cuộc sống trở thành một nhu cầu chính đáng của mọi tổ chức chính trị. Quyền cầm quyền là quyền bình đẳng của mọi tổ chức chính trị. Quyền cầm quyền không phải quyền cai trị của một thiểu số đối với đám đông dân chúng, mà ngược lại là quyền được cống hiến sản phẩm trí tuệ của mình, quyền được dùng cố gắng của mình phục vụ cho lợi ích cộng đồng, coi sự thắng lợi của triết lý là sự vinh quang của tổ chức. Chế độ chính trị của một quốc gia trong quan niệm của chủ nghĩa đa nguyên là hệ thống các giá trị được toàn thể công dân quốc gia, trong đó có các tổ chức chính trị, thừa nhận bằng cơ chế trưng cầu trực tiếp, là hệ thống những giá trị nền tảng, bất khả xâm phạm. Chế độ chính trị có nghĩa vụ trung thành với hệ thống giá trị đó và có chức năng bảo vệ tính bất khả xâm phạm của các giá trị đó. Vì vậy chế độ chính trị, một khi đã được quyết định lựa chọn trên nền tảng hệ thống giá trị, là một chế độ ổn định với mọi tổ chức chính trị cầm quyền. Chế độ không thay đổi theo chính phủ cầm quyền, mà chỉ thay đổi khi thay đổi hệ thống giá trị. Thời gian cầm quyền của chính phủ có thể dài ngắn tuỳ theo năng lực và uy tín, các tổ chức chính trị có tư tưởng và triết lý khác nhau có thể luân phiên cầm quyền, nhưng chế độ thì liên tục. Chế độ dân chủ đa nguyên là lựa chọn của chúng ta. Luân phiên cầm quyền là một cơ chế đáp ứng nhu cầu cạnh tranh chính trị của các lực lượng chính trị, các đảng phái khác nhau. Nhưng luân phiên cầm quyền cũng là một đảm bảo cần thiết cho ổn định chính trị và thúc đẩy tiến bộ. Trong khi ở các thể chế phi dân chủ, sự khác biệt về tư tưởng triết lý, sự đối đầu về đường lối chính sách thường tạo ra bất ổn định xã hội, thì cơ chế luân phiên cầm quyền tạo không gian cạnh tranh lành mạnh và minh bạch, giải toả các mâu thuẫn đối kháng, biến chúng thành các xung lực thúc đẩy tiến bộ. Trong cố gắng nỗ lực phục vụchệ thống giá trị chung, các đảng chính trị dần trở thành đồng minh, các khác biệt chỉ còn là biện pháp và cấp độ sáng tạo. Trên một phương diện khác, cơ chế luân phiên cầm quyền luôn tạo ra lực lượng chính trị đối lập, trên thực tế là tổ chức chính trị không chiếm được đa số phiếu để lập ra chính phủ cầm quyền. Bị thúc ép bởi cạnh tranh uy tín, đảng đối lập tự trở thành tổ chức phản biện các chính sách của đảng cầm quyền, lực lượng gíám sát không bỏ sót một hành vi có tính chất tham nhũng hay lạm dụng quyền lực của đảng cầm quyền. Cuối cùng thì xã hội là người hưởng lợi. Vì vậy, tồn tại đảng đối lập là một cơ chế mang tính nguyên tắc được thưà nhận trong một thể chế dân chủ đa nguyên, được luật pháp bảo vệ và đạo đức xã hội khuyến khích. (bài tiếp theo có các nội dung: Nhà nước trung tính, dân chủ trực tiếp, xã hội dân sự… ) Bùi Quang Vơm (Ba sàm)
  20. Bị trúng mấy phát đạn của Kami, An Dân, Gió thấy mạng mình cũng mỏng manh như thành tích đấu tranh cho tự do, dân chủ, phong trào No-U trước đây. Thế là Gió lạnh cẳng, tìm cách bỏ cuộc sớm để tự cứu lấy thân và gia đình. Điều này không ai có thể trách cứ Gió được, nhưng do lúc đầu Gió nổ hơi bạo về mình, về những cuộc gặp gỡ các nhân vật bí mật từ Houston tới Berlin nên bây giờ bị hố. Ảnh minh họa. Nguồn: internet Mặt Trận Trọng – Thanh đã kết thúc? Như một ngọn đèn dầu sắp tắt, trước khi tàn rụi còn lóe sáng lên rồi mới chịu ngủm đi, mặt trận Trọng – Thanh, đột ngột im tiếng súng sau hai đợt pháo dồn dập của Người Buôn Gió vào ngày 14.09.2016, cùng sự tham chiến của hai xạ thủ ưu tú (XTƯT) – làm ăn tùy theo từng vụ, thuộc loại săn tiền thưởng (Bounty Hunter), khá nổi tiếng cộng đồng mạng – Kami, Nguyễn An Dân cùng các fans của Gió. Sau khi Buôn Gió chính thức tuyên bố ngưng bắn, không làm xạ thủ cho Xuân Thanh nữa, không gian trở lại yên tĩnh hoàn toàn, không còn tiếng ầm ì của pháo 130 ly, tiếng cắc bùm của CKC hay CheyTac M200 dù khói súng vẫn còn mù mịt. Cộng đồng mạng, nhất là thành phần “phản động” ngơ ngác nhìn nhau, thất vọng hoàn toàn. Mọi người đang hồi hộp, háo hức trông chờ những viên đạn pháo của xạ thủ Buôn Gió cho nổ tan tành tổng hành dinh của tổng Trọng, chợt thở ra chán chường, thất vọng. Có người phát biểu: Đúng là đầu voi đuôi chuột. Một số người (trong trung ương ĐCS) thở ra nhẹ nhõm, khẽ khàng hỏi nhau: Thằng Thanh hết đạn rồi sao? Không có lẽ? Nghe nói nó định quất sụm bà chè cả trung ương lẫn anh cả Trọng mà? Có người vẫn còn đang run rẩy như cầy sấy, lắp bắp, thì thào, tiếng được tiếng không: Thằng Gió mà…tiếp tục… ít ngày nữa, chắc tôi… tiêu… Nói chung, khi Buôn Gió bất ngờ tuyên bố công khai, từ bỏ nhiệm vụ xạ thủ cho Thanh thì có người mừng, người lo, người thất vọng, người nguyền rủa, nhưng chắc ai cũng muốn tìm biết nguyên nhân nào Gió chia tay Thanh trong mặt trận này một cách nhanh chóng như vậy? Sau viên đạn trái khói điều chỉnh tọa độ đầu tiên của Gió, hầu hết mọi người đều nhận định rằng: Đây là môt mặt trận sinh tử không có đường thối lui, chỉ có sống hay chết. Đó cũng chính là ý trong câu nói của Gió với Thanh trước khi quyết định nhận vai trò pháo thủ cho Thanh – Thanh và những nhân vật bí ẩn đã cười và đồng ý. Vậy tại sao, dù mặt trận chưa ngã ngũ nhưng phần thắng đang nghiêng về phía mình, Gió bất chợt buông bỏ mọi việc? Nếu hiểu Gió, vốn là một giang hồ từng trải, nhiều kinh nghiệm chiến đấu để sống còn, dù trình độ văn hóa kém nhưng thông minh, nhanh nhẹn, sắc bén, biết mình, biết người, biết nhận định thời cơ, chụp lấy dịp may nhưng đồng thời biết tiến, biết lùi đúng lúc, biết buông bỏ khi thấy nguy hiểm cận kề… thì sẽ không ngạc nhiên về quyết định bất chợt này của Gió. Hãy đọc những lời khuyên của Gió viết cho Trịnh Xuân Thanh để hiểu rằng, bản thân Gió lúc đầu biết là nguy hiểm khi nhận lời làm pháo thủ cho Thanh, nhưng không thể thấy rõ nguy hiểm đến mức nào. Gió chỉ đơn giản nghĩ nguy hiểm là cho Thanh thôi, chứ bản thân mình thì không có gì đáng ngại. Cho đến khi bị Kami, Nguyễn An Dân, hai tay “săn tiền thưởng” khá nổi tiếng tấn công, bắn sẻ, Gió mới giật mình nhận ra, mình đang đối đầu với nguy hiểm thực sự, có lẽ còn hơn cả nguy hiểm đối với Thanh vì gia đình Gió còn ở Việt Nam và bản thân mình vẫn chưa nhận được thường trú hay tị nạn tại Đức. Do đó, có thể Gió nhắn tin khuyên Thanh nên ngừng lại việc tấn công, trả thù cả Trọng và ĐCSVN – Thư Gió gửi cho Thanh khá dài, người viết chỉ trích dẫn những đoạn liên quan đến việc Gió ngưng chiến. Trích: “Tôi viết cho Trịnh Xuân Thanh thế này. – Tôi nghĩ anh hãy yên lặng, với khả năng anh có, anh dễ dàng tạo được cho mình một cuộc sống ở bất kỳ đâu trên thế giới này. Trọng Lú không thể với tới anh, tội gì anh phải nói hay làm gì nữa cho mệt. Hôm qua Trọng đã sai Huynh chỉ đạo báo chí ngưng đưa tin về anh, hoặc có đưa thì ẩn dưới không được lên trang nhất, ở những vj trí khó tìm. Anh đừng chú trọng đến chuyện đòi công lý, công bằng, dân chủ nữa, đó là một cuộc chiến dài và hao tổn thể xác cũng như tinh thần. Cuộc đấu tranh đòi dân chủ là của những nhà dân chủ. Cuộc chiến giữa những phe phái trong đảng là của những phe phái đó tiếp diễn với nhau. Anh đã ra ngoài rồi, sống cuộc sống bình lặng và chăm lo cho hai đứa bé mà anh đã nhận từ trại mồ côi để chúng lớn khôn, hưởng cuộc sống văn minh. Việc làm khuấy động của chúng ta vừa qua đã ảnh hưởng đến những nhà đấu tranh dân chủ trong và ngoài nước. Họ đang có những kế hoạch lớn lao, những hoạch định lý tưởng đẹp đẽ …chúng ta ở góc độ nào đó, đã thực sự có lỗi khi đã làm ảnh hưởng đến công cuộc mà họ đã bỏ bao nhiêu tâm sức” Tại sao ngay từ đầu Gió không nói với Thanh những điều này? Phải chăng khi bắn viên đạn đầu tiên vào thành trì của tổng Trọng cách đây khoảng gần 2 tuần, Gió chưa nhận thức được rằng mình đã khai chiến với cả một chế độ có đầy đủ phương tiện, tài chánh, vật lực, nhân lực cũng như thủ đoạn phản công? Chưa chắc! Với đầu óc thông minh, sắc sảo, nhạy bén, có thể Gió nhận biết những nguy hiểm khi mình tham gia canh bạc, nhưng vì những hứa hẹn của Thanh và bộ tham mưu quá hấp dẫn làm mờ lý trí Gió. Hơn nữa, khi đưa ra lý do từ bỏ cuộc chiến vì nhận thấy viêc làm của mình, giúp Thanh trả thù Trọng, đảng CSVN, hay tìm công lý là làm cản trở, ảnh hưởng đến những kế hoạch đòi hỏi tự do, dân chủ của các mạng xã hội, các tổ chức, đoàn thể đang đấu tranh với chế độ CS… Người Buôn Gió đã ngụy biện. Trích: “Họ là những nhà tư tưởng, lý luận và chiến lược gia dân chủ hàng đầu như họ tự nhận, đang hướng cả một phong trào dân chủ đang lớn mạnh đi trên con đường chính nghĩa, và dường như họ thấy kết quả sắp thành công. Chúng ta đừng nên vô tình khuấy nước để làm sổng mất con cá của họ. Nếu không cả đời anh và tôi không gánh được, vì anh biết, con cá sổng bao giờ cũng là con cá to nhất, to đến mức không ai hình dung bởi không ai nhìn thấy bởi vì đã bắt đươc đâu mà thấy. Nhưng người ta căn cứ vào cái quẫy đuôi tạo thành sóng để ước lượng con cá to đến đâu. Lúc đó thì cả cuộc đời anh lẫn tôi không bù đắp được, nếu họ thương tình, đời chúng ta đổi được một cái vảy con cá ấy là may mắn lắm rồi”. Gió không nhận mình là một nhà dân chủ cũng đúng. Ngay cả những người đấu tranh thât sự cho tự do, dân chủ cho đất nước, cho người dân, không ai dám nhận mình là nhà dân chủ, nhà tư tưởng, chiến lược gia dân chủ hàng đầu như Gió viết ở trên. Ngoài ra, so với việc tù tội, bị giam giữ, tra tấn, kết án, đe dọa, triệt đường sinh sống… của Phạm Thanh Nghiên, Trần Huỳnh Duy Thức, Điếu Cày, Tạ Phong Tần… thành tích tranh đấu của Gió quá mỏng, quá ít. Tuy nhiên, việc phơi bày, tố cáo những tệ trạng tham nhũng, hối lộ, rút ruột công trình của cán bộ, đảng viên đảng CS, những bao che, nâng đỡ hoặc đấu đá, giành ăn, thanh toán nhau trong nội bộ đảng CS thì chẳng có gì để gọi là làm cản trở, gây khó khăn hay ảnh hưởng đến những hoạt động tranh đấu của các tổ chức xã hội dân sự, hội đoàn…, mà ngược lại còn có thể thúc đẩy thêm sự tham gia của nhiều người vào các tổ chức này, những người trước đây vốn thờ ơ với hiện trạng bi đát của xã hội. Chẳng có tổ chức dân sự, hội đoàn nào đi tìm bắt các nhà dân chủ trong vụ Trọng – Thanh. Gió chỉ vờ vịt, so sánh bất cập. Một nguyên nhân khác – theo sự nhận định của người viết – không kém phần quan trọng, đưa đến quyết định buông bỏ cuộc chiến của Gió có thể là lá thư xin được xét xử công khai của Thanh gửi bộ chính trị ĐCSVN ngày 11.9.2016 với nhân sự do Thanh đề nghị. Tất nhiên đời nào Cả Trọng chịu. Gian ác, nham hiểm, thủ đoạn, lì lợm, ngoan cố… như Ba Ếch còn bị Trọng quất một phát văng từ Hà Nội về miền Tây câu cá, đuổi gà… thì Thanh là cái đếch gì mà đòi đàm phán? Nhận ra được điều này, đồng thời bị trúng mấy phát đạn của Kami, An Dân, Gió thấy mạng mình cũng mỏng manh như thành tích đấu tranh cho tự do, dân chủ, phong trào No-U trước đây. Thế là Gió lạnh cẳng, tìm cách bỏ cuộc sớm để tự cứu lấy thân và gia đình. Điều này không ai có thể trách cứ Gió được, nhưng do lúc đầu Gió nổ hơi bạo về mình, về những cuộc gặp gỡ các nhân vật bí mật từ Houston tới Berlin nên bây giờ bị hố. Trích: “Anh hãy chọn nơi nào đó sống yên bình, cộng sản không thể vượt qua đống hàng rào quan hệ pháp lý quốc tế để mò đến anh, khi anh ở vai trò nhà đầu tư thế này, chỉ cần anh tạo công việc cho 5 đến 10 người làm là anh yên tâm vị thế của mình ở nước sở tại. Tôi nghĩ, với người đã từng trải qua những chức vụ lo công việc cho cả ngàn người như anh, thì việc tạo công ăn việc làm cho dăm mười người ở đây chả nghĩa lý gì. Chẳng những cộng sản không với được đến anh, mà cả những người chống cộng sản họ cũng không thể làm gì được anh. Nếu họ làm được thì không có chuyện Nguyễn Phương Hùng, Nguyễn Ngọc Lập, Phùng Tuệ Châu …nghênh ngang đi lại giữa Bolsa như vậy”. Cộng đồng người Việt tị nạn cộng sản sẽ chẳng ai đụng đến Trịnh Xuân Thanh làm gì, Thanh sống, chết, làm gì không liên quan đến họ, nhưng những người CS thì chưa chắc. Nếu Thanh biết quá nhiều bí mật trọng đại, nguy hiểm đến sự sinh tồn của đảng hay nắm giữ các bằng chứng nguy hại cho chế độ, các lãnh đạo cộng sản trong quá khứ hoặc đương thời, Thanh có thể bị sát hại. Vợ con Thanh qua Pháp ngày, tháng nào, an ninh CS đã nắm rõ. Họ có thể bí mật theo dõi vợ con Thanh và rồi sẽ tìm ra Thanh đang ở nơi đâu. Việc chế độ CS đưa một toán sát thủ đi hạ sát Thanh không phải là một chuyện khó đối với CSVN. Nếu cần, họ cũng có thể nhờ Quốc Tế Tình Báo Sở của Trung Cộng giúp đỡ, Tổng Trọng là một kẻ thâm hiểm, thù dai vả thủ đoạn. Chưa chắc Trọng sẽ tha thứ, cho dù Thanh hoàn toàn im lặng, không cựa quậy, lên tiếng gì nữa cho đến cuối đời. Bằng những lời khuyên nhủ “chí tình” Buôn Gió chỉ muốn phủi tay, trốn tránh trách nhiệm những việc đã làm với Thanh vừa qua, dính dáng đến Trọng và đảng CSVN. Trích: “Tuy nhiên nếu anh vẫn muốn theo đuổi cuộc chiến của mình, cuộc chiến với Trọng lú hay cuộc chiến đấu tranh đòi sự công bằng. Anh cần có sự liên kết, làm việc với các luật sư quốc tế, luật sư về kinh tế, có chuyên môn am hiểu ngành nghề kinh doanh. Qua những luật sư này, họ sẽ có những liên hệ với các hãng truyền thông quốc tế để hỗ trợ sự vụ. Rất nhiều người luật sư, nhà báo đang sẵn sàng giúp đỡ anh. Và lời sau cùng, dù anh có chọn quyết định nào, khi anh cần, tôi vẫn ở bên anh như một người bạn tri kỷ. Với những vừa qua. Ở hai số phận và hai cuộc đời rất khác xa nhau, định mệnh đẩy chúng ta đi cùng một chặng đường nhỏ ngắn ngủi, cùng chơi một trận bóng hè đường. Nhưng đó là một đoạn đường ngắn, một trận bóng nhỏ mà chúng ta có thể mất đi đến cả tính mạng.” Đoạn trích trên đây chứng tỏ Gió thật sự lạnh cẳng. Nếu những nhân vật thần bí ở phía sau lưng Thanh, tìm được Gió từ Houston tới Berlin, có được số điện thoại của Gió thì chẳng lẽ tình báo, an ninh của Trọng lại chịu dưới cơ, không tìm ra? Tại sao ngay từ những ngày đầu, Gió không khuyên Thanh nên trực tiếp tìm đến những luật sư, những nhà báo, truyền thông quốc tế… để nhờ yểm trợ? Giờ này nằm cạnh vợ con ở một nơi nào đó, Xuân Thanh đang nghĩ gì về những điều Gió vừa viết cho mình? Chắc chắn là không vui và cũng chẳng yên tâm. Trở về VN nhận tội với tổng Trọng ư? Chết là cái chắc, nhưng chết như thế nào mới đáng nói. Hơn nữa, trở về VN, Thanh sẽ làm liên lụy, gây nguy hiểm thêm cho nhiều người, những người đã ăn chịu với Thanh hoặc đã giúp Thanh trốn đi. Nhưng biết tìm ai thay thế Gió để tiếp tục trận chiến với Trọng? Luật sư, truyền thông báo chí, cộng đồng NVHN… chắc chắn là không ổn và rất tốn kém. Đi chung một đoạn đường ngắn ngủi, trong khoảng thời gian chưa đến 2 tuần, nhưng cuộc chia tay với Gió cũng để lại cho Thanh một nỗi chua chát, đắng cay lẫn điên đầu, chưa biết phải ứng phó ra sao, làm gì trong những ngày sắp tới? Thôi đành phải hát mấy câu: Đến đây là xong nửa chuyện, chưa biết rồi ai sẽ cứu ai? Thạch Đạt Lang (Ba Sàm)
  21. Đăng bởi Thùy Trâm vào Thứ Tư, ngày 14 tháng 9 năm 2016 | 14.9.16 Gió thổi ngược Kami tác giả "Hội nghị Thành Đô" tự thú. Ảnh minh họa Trong bài mới nhất “Kami - Bàn về hiện tượng Người Buôn Gió và nhận thức của những người ủng hộ Dân chủ”, Kami đánh giá blogger Người Buôn Gió là một cây bút có uy lực hàng top ten hiện nay. Theo tôi Top 1 phải dành cho Kami người sáng tác câu chuyện Hội Nghị Thành Đô 2020 Việt Nam thành 1 tỉnh của Tàu. Câu chuyện bịa này được Kami tung ra ngày 01/12/2010 dưới tựa đề “Wikileaks – Kế hoạch cho Việt nam được hưởng quy chế Khu tự trị trực thuộc chính quyền Trung ương tại Bắc kinh.” Kami bịa ra chuyện Wikileaks công bố một tài liệu “tuyệt mật” động trời liên quan đến Việt nam… Bài viết đã nhanh chóng trở thành một niềm tin trong công chúng rằng đến năm 2020 Việt Nam thành 1 tỉnh của Tàu. Trong bài mới viết Kami thú nhận sử dụng phương pháp “40/60”, do Joseph Goebbels, Bộ trưởng tuyên truyền khét tiếng của Đức Quốc xã nghĩ ra. Muốn thuyết phục và định hướng dư luận chỉ cần 60% thật còn 40% là bịa. Để tạo niềm tin cuối bài Hội Nghị Thành Đô 2020 Kami viết : ”Xin vui lòng chờ tổ chức Wikileaks họ sẽ chính thức công bố trong một thời gian gần đây cho mọi người toàn thế giới rõ.” Gần sáu năm nay Wikileaks chưa đưa ra 1 thông tin nào về việc này. Qua Người Buôn Gió Kami tự thú: “Với blogger Người Buôn Gió hãy hiểu anh ta là một nhà văn, để đọc cho vui và đừng coi là người viết chính luận để rồi trách cứ. Nhà văn mà không hư cấu, không bịa để có những ý tưởng sáng tạo thì sao họ có thể viết được? ...” Điều đáng tiếc cho đến nay vẫn còn người tìm cách chứng minh điều bịa đặt nói trên là “sự thật”. Rồi kêu gọi “thoát Trung” vì chỉ còn 3 năm nữa Việt Nam trở thành một tỉnh lẻ của Tàu. Sự thật cộng sản là một tổ chức Quốc Tế. Cộng sản Việt Nam chỉ là 1 chi bộ của đảng Cộng sản Quốc Tế. Cũng chính vì thế đúng ngày hôm nay 14-9 vào năm 1958, Phạm Văn Đồng gửi Công hàm bán nước đến thủ tướng Quốc vụ viện Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Chu Ân Lai xác nhận chủ quyền Hoàng Sa và Trường Sa là của Trung cộng. Khi cộng sản cướp chính quyền từ chính phủ Trần Trọng Kim năm 1945 người dân Việt đã mong ước xây dựng một nền cộng hòa thay vì cộng sản. Sau trên 70 năm bán nước và tàn phá đất nước đảng Cộng sản đang trên đà phá sản. Người dân Việt vẫn ước mơ Việt Nam chuyển đổi từ một đất nước cai trị bởi cộng sản sang một thể chế cộng hòa. Vì đây là con đường đúng đắn đưa đất nước thoát khỏi khủng hoảng hòa nhập cùng thế giới văn minh. Nguyễn Quang Duy Melbourne Úc Đại Lợi 14-9-2016 * Bài phản ánh văn phong và quan điểm riêng của tác giả, sống tại Úc Đại Lợi. Tác giả gửi tới VA News từ Melbourne Úc Đại Lợi Ps – Xin chuyển 2 bài viết của Kami. Wikileaks – Kế hoạch cho Việt nam được hưởng quy chế Khu tự trị trực thuộc chính quyền Trung ương tại Bắc kinh Wikileaks – Kế hoạch cho Việt nam được hưởng quy chế Khu tự trị trực thuộc chính quyền Trung ương tại Bắc kinh Và cái gì chờ đợi cũng đã đến, khi tổ chức Wikileaks công bố một tài liệu “tuyệt mật” động trời liên quan đến Việt nam. Đó là biên bản họp kín giữa ông Nguyễn Văn Linh Tổng BT Đảng CSVN, ông Đỗ Mười Chủ tịch HĐBT đại diện cho phía Việt nam và ông Giang Trạch Dân Tổng BT và ông Lý Bằng Thủ tướng Chính phủ đại diện cho phía Trung quốc trong hai ngày 3-4/9/1990 tại Thành đô. Trong tài liệu tuyệt mật liên quan tới Việt nam này của mình, Wikileaks khẳng định thông tin dưới đây nằm trong số 3.100 các bức điện đánh đi từ Hà nội và Thành phố Hồ Chí Minh của cơ quan ngoại giao Hoa kỳ tại Việt nam gửi chính phủ Hoa kỳ, tài liệu này có đoạn ghi rõ “… Vì sự tồn tại của sự nghiệp xây dựng thành công CNCS, Đảng CSVN và nhà nước Việt nam đề nghị phía Trung quốc giải quyết các mối bất đồng giữa hai nước. Phía Việt nam xin làm hết mình để vun đắp tình hữu nghị lâu đời vốn có giữa hai đảng và nhân dân hai nước do Chủ tịch Mao trạch Đông và Chủ tịch Hồ Chí Minh dày công xây đắp trong quá khứ và Việt nam bảy tỏ mong muốn đồng ý sẵn sàng chấp nhận và đề nghị phía Trung quốc để Việt nam được hưởng quy chế Khu tự trị trực thuộc chính quyền Trung ương tại Bắc kinh như Trung quốc đã từng dành cho Nội Mông, Tây Tạng, Quảng tây…. Phía Trung quốc đã đồng ý và chấp nhận đề nghị nói trên, cho thời hạn phía Việt nam trong thời hạn 30 năm (1990-2020)để Đảng CSVN giải quyết các bước tiến hành cần thiết cho việc gia nhập đại gia đình các dân tộc Trung quốc”. Những ngày này, những tin tin thời sự quốc tế thuộc hàng đầu trên các kênh truyền hình ngoại quốc nổi tiếng như BBC, CNN.. chắc chắn sẽ là tin về sự căng thẳng của hai miền Nam – Bắc Triều tiên đang đứng trên bờ vực của một cuộc chiến tranh trên bán đảo Triều tiên chắc chắn là vấn đề số một và vấn đề thứ hai là những thông tin mà tổ chức Wikileaks dọa sẽ công bố công khai những tin tức tuyệt mật của ngành ngoại giao Hoa kỳ. Được biết những thông tin mà Wikileaks dọa công khai bao gồm 251.287 tài liệu mà Wikileaks có được là tin trao đổi giữa 250 đại sứ quán và lãnh sự quán Hoa Kỳ tại hơn 90 nước trên thế giới với Washington. Cũng theo thông báo của tổ chức Wikileaks cho biết hiện nay họ có trong tay những thông tin liên quan đến Việt nam, đó là những tài liệu từ các cuộc trao đổi giữa các nhà ngoại giao Hoa Kỳ ở Việt Nam và chính phủ Mỹ, với hơn 2.300 bức điện tín gửi đi từ Đại sứ quán Hoa Kỳ ở Hà Nội và gần 800 từ Lãnh sự quán ở thành phố Hồ Chí Minh. Theo họ, trong số hơn 3100 điện tín này có cả những loại thuộc diện “tuyệt mật”. Cho tới nay Wikileaks mới công bố nội dung của hơn 200 bức điện tín trong số hơn 251.287 bức mà họ có và trong số các thông tin ít ỏi được công bố nhỏ giọt ngày hôm nay (30/11)có hai tin liên quan đến Trung quốc và Bắc Triều tiên rất có giá trị. Đó là tin các quan chức Trung quốc tuyên bố ủng hộ thống nhất hai miền Bắc và Nam Triều tiên vào thời gian sau hai năm lãnh tụ Kim Jong Il qua đời, và chính quyền mới của nước Triều tiên thống nhất sẽ do chính quyền Soul quản lý. Và tin thứ hai là phát biểu của một quan chức cao cấp Trung quốc nói với Thứ trưởng Ngoại giao Nam Triều tiên, khi cho biết rằng thế hệ lãnh đạo trẻ Trung quốc hiện nay không hài lòng và coi chính thể ở Bắc Triều tiên của gia đình họ Kim là đưa trẻ hư không biết nghe lời. Hai tin rò rỉ kiểu này khác hẳn với sự hiểu biết và phán đoán của mọi người về thái độ của Trung quốc với Bắc Triều tiên, đó là ai cũng nghĩ rằng bằng mọi giá không bao giờ Trung quốc bỏ rơi nước láng giềng cộng sản đàn em này. Có lẽ những tin bí mật của Wikileak tiết lộ rất có giá trị như họ thông báo trước, vì thế sẽ còn có nhiều tin động trời trong số 3.100 bức điện từ các cuộc trao đổi giữa các nhà ngoại giao Hoa Kỳ ở Việt Nam và chính phủ Mỹ, được gửi đi từ Đại sứ quán Hoa kỳ ở Hà nội và Lãnh sự quán tại TP Hồ Chí minh. Những ngày gần đây, không chỉ có các chính khách Hoa kỳ, mà hầu hết các chính khách trên thế giới đang ở tâm trạng hồi hộp, căng thẳng đến nghẹt thở khi chờ đón sự công bố của tổ chức Wikileaks trong đó có các chính khách hàng đầu của Việt nam cũng hết sức lo lắng khi những điều “tuyệt mật” sẽ bị Wikileaks dọa sẽ công bố. Đoạn tin đầu nói trên về Biên bản họp kín tháng 9/1990 tại Thành Đô giữa lãnh đạo cao cấp Việt nam và Trung quốc, cũng chỉ là một tin mang tính chất giả thiết của tác giả mà nó có nhiều khả năng khi bị bạch hóa có thể xảy ra mà thôi, chứ đó không phải tin chính thức của Wikileaks. Điều quan trọng ở đây là, những chuyện gì sẽ xảy ra tiếp theo đối với đảng CSVN nếu như tin này là tin chính thức do Wikileaks công bố trong một ngày gần đây. Chúng ta có quyền phỏng đoán và chuẩn bị tinh thần cho mọi người và cá nhân mình trước sự thật không mấy tốt đẹp, mà nó liên quan tới sự tồn tại của đảng CSVN trong vai trò lãnh đạo xã hội và nhà nước. Vì nếu khi ta đối chiếu với các tin tức liên quan đến việc phía Việt nam đã cho Trung quốc thuê nhiều chục ngàn hecta rừng đầu nguồn biên giới, lá cờ Trung quốc có 6 ngôi sao (thay vì cờ Trung quốc chỉ có 5 ngôi sao)xuất hiện tại một nhà hàng Trung quốc tại Vũng tàu, hay Dự án boxit Tây nguyên và gần đây nhất là tin Trung quốc tiến hành thu hồi hàng loạt cột mốc biên giới với Việt nam có từ thời Hiệp định Pháp-Thanh (1887) … Trong đàm phán biên giới, họ ép ta làm ta mất một nửa thác Bản Giốc, dân ta cũng không được đặt chân đến Ải Nam quan nữa, tất cả ta mất hàng trăm km2 đất. Họ xóa hiệp định phân định ranh giới vịnh Bắc Bộ giữa hai Chính phủ Pháp – Thanh (do lịch sử để lại) đòi chia lại, ăn hơn của ta một phần hải phận thì giả thiết trên là hoàn toàn có cơ sở xảy ra. Những cái đó có phải là những bước tiến hành âm thầm trong kế hoạch 30 năm để đưa Việt nam trở thành một Khu tự trị của nước Cộng hòa Nhân dân Trung hoa hay không? Trong cuộc sống thì cái gì cũng có thể xảy ra, vì sẽ có những điều sự thật lại nằm trong những điều mà ta tưởng rằng không thể có hay không thể xảy ra. Vấn đề nêu trên là một ví dụ nhỏ, có thể lắm chứ. Xin vui lòng chờ tổ chức Wikileaks họ sẽ chính thức công bố trong một thời gian gần đây cho mọi người toàn thế giới rõ. Ngày 01/12/2010 © Kami Bàn về hiện tượng Người Buôn Gió và nhận thức của những người ủng hộ Dân chủ Bàn về hiện tượng Người Buôn Gió và nhận thức của những người ủng hộ Dân chủ. Ảnh minh họa nguồn Bùi Thanh Hiếu & vanews file Mời xem thêm » LS Vũ Đức Khanh đề nghị ông Trịnh Xuân Thanh tổ chức họp báo quốc tế tại Canada Vụ Trịnh Xuân Thanh: Việt Nam chưa thể dẫn độ tội phạm Tổng BT Nguyễn Phú Trọng không hài lòng việc Bộ CA làm ngơ vụ Trịnh Xuân Thanh Ông Trịnh Xuân Thanh ‘vẫn chưa lộ diện’ Bàn về hiện tượng Người Buôn Gió và nhận thức của những người ủng hộ Dân chủ Ba sai lầm của Nguyễn Phú Trọng trong cuộc nội chiến Với blogger Người Buôn Gió hãy hiểu anh ta là một nhà văn, để đọc cho vui và đừng coi là người viết chính luận để rồi trách cứ. Nhà văn mà không hư cấu, không bịa để có những ý tưởng sáng tạo thì sao họ có thể viết được? Thiết nghĩ việc làm từ trước đến nay của blogger Người Buôn Gió cũng là việc hợp quy luật của truyền thông, đó là việc cần thiết chứ đâu có thừa? Nhưng có lẽ về phía bạn đọc nên cố gắng hiểu rằng, blogger Người Buôn Gió đang sáng tác văn chương chứ đâu viết chính luận thì mọi việc đều ổn cả. Một vấn đề nóng mà dư luận xã hội đang rất quan tâm trong lúc này là vụ việc của ông Trịnh Xuân Thanh, nguyên Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang, một nạn nhân được dùng như một con vật tế thần trong cuộc chiến giành quyền lực trong nội bộ ban lãnh đạo của Đảng CSVN, đã chủ động xin ra khỏi đảng. Thậm chí ông Trịnh Xuân Thanh đã bỏ trốn, vì sợ lo sự an toàn tính mạng của mình và đã công khai tuyên bố “tiếp tục đứng ra đối đầu với Nguyễn Phú Trọng." theo lời của blogger Người Buôn Gió. Phải thừa nhận, loạt 11 bài "Trịnh Xuân Thanh Dê tế thần" blogger Người Buôn Gió vừa qua trở thành tâm điểm của dư luận, nhờ nó người ta quên phắt đi chuyện Án mạng ở Yên Bái, thậm chí cả Forrmosa Hà Tĩnh. Nói thế để thấy blogger Người Buôn Gió là một cây bút có uy lực hàng top ten hiện nay. Tranh cãi Có một vài ý kiến phản bác, thậm chí chỉ trích blogger Người Buôn Gió xung quanh vụ việc này, đặc biệt họ không đồng tình là việc anh ta đã "bốc thơm" nghi can Trịnh Xuân Thanh trở thành người hùng. Tôi thì không đồng tình với sự phê phán này, nhất là trong điều kiện ông Trịnh Xuân Thanh mới chỉ là nghi can, chứ chưa trở thành tội phạm khi chưa có phá quyết của Tòa Án. Nói vậy chứ, song với các tội lỗi của ông Trịnh Xuân Thanh ở trong việc Tổng Công ty cổ phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam (PVC) lỗ 3.500 tỷ đồng cũng việc ông ta như thao túng Công ty Bia Halico thì quá đủ để ... không thể chấp nhận giúp đỡ được. Trước hết cần phải khẳng định, quyền tự do biểu đạt ý kiến, chính kiến hay nói rộng hơn việc nhận định, đánh giá cũng như bình luận là quyền bất khả xâm phạm của mỗi cá nhân. Tuy nhiên điều đó phải nằm trong khuôn khổ của luật pháp, chuẩn mực đạo đức, văn hóa, xã hội của mỗi quốc gia. Điều đó cho thấy, tự do ngôn luận, tự do biểu đạt cũng có giới hạn nhất định. Nghĩa là bạn không cho phép bạn cổ vũ bạo lực, giết chóc hay cổ súy việc bài xích tôn giáo, hay cổ động cho việc phá vỡ nền tảng của luân thường đạo lý v.v... như thế là đủ. Song việc trong bài mới nhất, blogger Người Buôn Gió cho rằng "Trịnh Xuân Thanh vừa gửi hôm qua một lá đơn đến Bộ Chính Trị yêu cầu mở cuộc xét xử công bằng về tội của anh ta. Thanh sẵn sàng chịu xuất hiện khi có phiên toà xét xử anh ta vụ thất thoát 3000 tỷ, nhưng phải có những luật sư, nhà báo, đại diện nhân quyền quôc tế...anh ta sẽ về đứng trước phiên toà." đã cho thấy blogger Người Buôn Gió hết sức nhẹ dạ cả tin. Vì nghi can Trịnh Xuân Thanh là ai, dựa vào cái gì để ra cái điều kiện "láu cá" mà chắc chắn sẽ không bao giờ xảy ra, đó là "phải có những luật sư, nhà báo, đại diện nhân quyền quôc tế...". Điều có ngủ mơ cũng không thấy trong chế độ Cộng sản. Phải chăng, Trịnh Xuân Thanh đã có tình qua mặt và lợi dụng sự cả tin blogger Người Buôn Gió, để PR cho cá nhân mình mà Người Buôn Gió không biết? Quan chức Việt Nam thời nay chỉ có tiền, làm gì có chuyện tình nghĩa, một khi triết lý sống của họ như thế thì chuyện qua cầu rút ván là chuyện bình thường. Cuộc chiến lôi kéo sự ủng hộ của quần chúng. Trong một xã hội khi thông tin, đặc biệt là thông tin về chính trị đã bị bưng bít như ở Việt Nam hiện nay, khi mà các thông tin đều bị định hướng theo hướng có lợi cho chính quyền và những thông tin bị coi là "nhạy cảm" nhanh chóng biến mất khi bị tuyên giáo tuýt còi. Điều đó đã càng kích thích sự thèm khát tin tức trái chiều của dân chúng, đó là lý do vì sao các tin tức chưa được kiểm chứng trở thành món ăn tinh thần “khoái khẩu” của đa số người dân, kẻ cả những người mang danh là trí thức không ư chế độ. Điều này đã được một số cá nhân hay tổ chức chính trị chống đối nhà nước Việt Nam, lâu nay đã triệt để khai thác, với mục đích nhằm lung lạc tinh thần của người dân, tạo ra sự mất lòng tin vào chế độ. Điều mà lâu nay Đảng CSVN gọi là "Diễn biến Hòa bình". Nghĩa là trong cuộc đối đầu với nhà cầm quyền Việt Nam hiện nay, các cá nhân hay tổ chức chính trị đã tận dụng việc sử dụng truyền thông để tiến hành và thực hiện cuộc chiến tranh tâm lý, trên cơ sở một ma trận thông tin thực ảo lẫn lộn, để tấn công vào sự nghi ngờ, thậm chí là bất mãn của dân chúng, một hậu quả của việc nhà nước bưng bít thông tin như ở Việt Nam. Xin khẳng định đây là điều cần thiết và phù hợp cần được cổ vũ. Trong bài viết của tác giả Vladimir Yakovlev trên blog của ông Phạm Nguyên Trường, có đoạn viết rằng "Một phương pháp khác, gọi là “40/60”, do Joseph Goebbels, Bộ trưởng tuyên truyền khét tiếng của Đức Quốc xã, nghĩ ra. Theo kỹ thuật này, cần thiết lập một kênh truyền thông, ban đầu cần phổ biến 60% thông tin nói tốt về kẻ thù. Sau khi đã được đối phương tin tưởng thì 40% còn lại được sử dụng nhằm truyền bá thông tin xuyên tạc, phương pháp này cực kỳ hiệu quả vì được nhiều người tín nhiệm. Trong Thế chiến II, có một đài phát thanh được lực lượng chống phát xít rất tín nhệm. Người ta tin rằng đó là đài phát thanh của Anh và tin tất cả những thứ nó nói. Nhưng phải sau chiến tranh người ta mới biết rằng đấy là đài của Đức Quốc xã, hoạt động theo nguyên tắc “40/60” của tiến sĩ Goebbels". Theo tôi, đây là một kinh nghiệm kinh điển, cần được phổ biến rộng rãi và phát huy. Từ đó để thấy cần phải hiểu rằng, blogger Người Buôn Gió đã và đang thực hiện theo hướng đi đúng đắn như vậy. Tiếc rằng những người những nhân vật đấu tranh hay ủng hộ Phong trào DC ở Việt Nam không hiểu được thủ thuật này. Từ trước đến nay, hễ cứ tác giả hay tờ báo nào có hơi hướng khen cộng sản, chê phong trào DC một chút thì họ lồng lên, như gái ngồi phải lá han và chửi rủa. Đầu óc của những kẻ như thế thử hỏi thì sẽ dẫn dắt được ai và xã hội tương lai sẽ như thế nào, khi giao cho những kẻ cực đoan như thế nắm giữ quyền lực? Nếu đối chiếu với câu thành ngữ“Bọn ngu, thường rất đông”, sẽ thấy rằng những kẻ như thế thì vô cùng đông trong cộng đồng đấu tranh DC. Đây là một điều bất hạnh của người Việt Nam chúng ta. Về blogger Người Buôn Gió Theo nhìn nhận và đánh giá của cá nhân tôi, blogger Người Buôn Gió là người có khiếu viết lách thiên phú. Với vốn sống của một kẻ hạ lưu ở thành thị, cộng với ảnh hưởng của sự đam mê đọc các cuốn tiểu thuyết kiếm hiệp, điều đó đã giúp cho một anh ta có một lối viết dân dã, phù hợp với hợp khẩu vị với giới bình dân. Nói không ngoa rằng, blogger Người Buôn Gió có thể coi là bản sao của Nhà Văn Nguyên Hồng, một nhà văn tài năng trong quá khứ và cũng vì giống như Nguyên Hồng, nên blogger Người Buôn Gió có khả năng cuốn hút số đông thuộc giới người lao động tay chân. Với lối viết nửa đùa, nửa thật; thực thì ít nhưng hư cấu, bịa đặt thì nhiều, mang dáng dấp sách kiếm hiệp chỉ mang tính giải trí nên rất có khả năng cuốn hút, đây là cách viết giúp người đọc giải trí, đọc cho vui. Tuy nhiên bên cạnh việc khéo léo sử dụng các thông tin bịa đặt, suy diễn đó đã khiến cho một số đông tin là thật, lại là một thành công lớn của blogger Người Buôn Gió, trong việc độ tập hợp cũng như lôi kéo đám đông, với mục đích nhằm lung lạc tinh thần của người dân, mất lòng tin vào chế độ. Đóng góp này là điều phải được ghi nhận, dẫu rằng không ít ý kiến cho rằng như trang viết đó chỉ có giá trị dùng để gói xôi và dành cho mấy ông xích lô hay bà bán khoai nướng bên vỉa hè đọc. Việc tôi khẳng định việc blogger Người Buôn Gió trong khi viết sử dụng các thông tin "thực thì ít nhưng hư cấu, bịa đặt thì nhiều", trước hết là vì anh ta viết theo lối văn chương. Chính anh ta từng nói với tôi rằng, khi viết, thông tin đúng sai anh ấy không quan tâm, anh viết chỉ để bênh kẻ yếu, cứ yếu là bênh, còn các thông tin thực về nội chính thì anh không có điều kiện tiếp cận nên không rõ. Blogger Người Buôn Gió với khả năng giàu trí tưởng tượng, chính về thế anh có thể nghĩ ra những chuyện câu chuyện không bao giờ có nhưng như thật. Vậy mà rất lắm kẻ tin, đây là thành công của blogger Người Buôn Gió. Song về lâu dài thì là điều nguy hiểm cho vấn đề phát triển dân trí nên phải nhắc đến để đánh động. Ví dụ mới nhất khi blogger Người Buôn Gió đưa tin, Đinh Thế Huynh quỳ mọp lạy Ba Dũng xin làm đệ tử thì là chuyện xin được khẳng định là bịa 100%. Vì khi ấy, những người chuyên viết về mảng nội chính đều biết rằng, trước Đại hội Đảng 12, nguy cơ Nguyễn Tấn Dũng có khả năng phá tan đảng là có thật, và BCH TW cũng thấy nguy cơ đó nên đã đồng thuận chủ trương loại Ba Dũng khỏi chức vụ Tổng Bí thư. Song do Đinh Thế Huynh lúc đó được Bắc Kinh lựa chọn sẽ giữ chức Tổng Bí thư, thì Ban CHTW Đảng không chịu, vì thế mới có chuyện đồng ý để Trọng Lú nắm tiếp chức vụ Tổng BT thêm một thời gian là 2 năm. Nói thế để thấy, các thông tin từ blogger Người Buôn Gió từ trước đến nay viết trên blog cá nhân đều na ná như thế. Có gì là thực đâu, vì là sáng tác văn chương mà. Tuy vậy. tôi luôn ủng hộ cách làm cũng như cách viết văn hiện nay của blogger Người Buôn Gió trong giai đoạn trước mắt, vì việc sử dụng thuyết âm mưu để chống một chế độ độc tài đang bóp nghẹt quyền tự do báo chí của dân chúng, thì đây là điều bắt buộc phải làm, cái đó nó có lợi nhiều hơn có hại. Tuy nhiên khi đưa tin tức sự kiện dễ bị người ta kiểm chứng, thì blogger Người Buôn Gió nên tuân thủ nguyên tắc viết báo. Nghĩa là các thông tin đó người ta sẽ kiểm chứng độ chính xác và trung thực của các thông tin do anh ta đưa ra. Hệ quả Người Việt Nam vốn dân trí đã thấp, thụ hưởng một nền giáo dục mang tính "đồng phục"do nhà nước áp đặt trong thời gian quá dài. Với lý do đó, nên khả năng suy luận hay đánh giá một vấn đề khi tiếp nhận thông tin, của không chỉ của người dân lao động, mà kể cả trí thức cũng hầu như bị tê liệt. Họ không có cái tư duy đó. Chính vì thế đã biến họ trở thành những người nhẹ dạ, cả tin, mau quên và thêm nữa là có sở thích a dua, thậm chí là bầy đàn. Tình trạng ai nói gì cũng tin, cũng tưởng thật, dần dẫn đến tình trạng hễ ai các ý kiến khác với quan điểm của mình thì coi là kẻ xấu, quy chụp là thành viên Việt Tân hay dư luận viên Cộng Sản là điều đang diễn ra hết sức phổ biến của đại chúng. Người ta đã khẳng định rằng "Đa phần người Việt Nam chúng ta đón nhận những ý kiến phản biện bằng sự suồng sã của con vẹt và thói hách dịch của kẻ bề trên. Nó là biểu hiện cho sự cùm trói tư duy, không chấp nhận bất cứ quan điểm nào khác chủ kiến của mình và chỉ gìn giữ những định kiến mà không cần liên hệ với giá trị hiện thời – tự coi tầm hiểu biết của mình là chân lý bất biến.". Đó là điều rất chính xác. Cái tư duy đó cộng với các thông tin suy diễn thậm chí là bịa đặt của blogger Người Buôn Gió đưa ra (trừ vụ liên lạc với Trịnh Xuân Thanh) theo kiểu văn chương, những thông tin đã làm cho nó nhiều người tin và tưởng thật. Vì người ta đâu có hiểu rằng, blogger Người Buôn Gió là một nhà văn đúng nghĩa, chứ đâu phải là một nhà báo viết chính luận. Tạm kết: Triết gia Hy Lạp thời cổ đại Socrates đã khẳng định rằng: "Tư duy mạnh thì bàn về tư tưởng. Tư duy trung bình thì bàn về sự kiện. Kẻ tư duy yếu chỉ bàn chuyện bếp núc". Chính vì thế, trong giới viết lách cũng cần những người uyên bác để bàn về tư tưởng, triết học; hay những nhà báo có năng lực để bàn về sự kiện và hãy để những nhà báo công dân như blogger Người Buôn Gió lo việc bếp núc. Người cầm bút dù ở vị trí nào, cũng phải nhớ vai trò và trách nhiệm khai phóng dân trí khi cầm bút, dù là ở tư cách nhà văn hay nhà báo. Tuy vậy, với blogger Người Buôn Gió hãy hiểu anh ta là một nhà văn, để đọc cho vui và đừng coi là người viết chính luận để rồi trách cứ. Nhà văn mà không hư cấu, không bịa để có những ý tưởng sáng tạo thì sao họ có thể viết được? Thiết nghĩ việc làm từ trước đến nay của blogger Người Buôn Gió cũng là việc hợp quy luật của truyền thông, đó là cần thiết chứ đâu có thừa? Nhưng có lẽ về phía bạn đọc nên cố gắng hiểu rằng, blogger Người Buôn Gió đang sáng tác văn chương chứ đâu viết chính luận thì mọi việc đều ổn cả. Trách nhiệm của tôi luôn phải là một nhà báo công tâm, với mục đích để thúc đẩy sự tiến bộ dân trí để phát triển của đất nước. Tôi chưa bao giờ nghĩ rằng tôi là người tranh đấu tranh dân chủ hay làm chính trị. Vì thế xin đừng nghĩ tôi suy nghĩ giống với các bạn. Không phải bây giờ, mà cách đây 6-7 năm tôi đã thấy con đường các bạn đi là sai, không đúng với những gì tôi biết và tôi đã sớm chỉ trích. Chính vì, phong trào của các bạn như thế đến, nên hôm nay luôn tỏ ra là một sự chống đối ô hợp và thiếu tổ chức. Đấy không phải là việc hoạt động đấu tranh dân chủ đúng nghĩa. Chỉ khuyên các bạn, hãy tìm hiểu để biết rằng, đối lập chính trị không chỉ duy nhất là chống đối. Nếu hiểu ra điều này và cộng với việc chăm học hỏi để bổ xung kiến thức chính trị và bớt chém gió đi, vì chính trị là một môn khoa học, đừng làm chính trị bằng cảm hứng. Có như thế thì hệ thống chính trị của Việt Nam mới có thể hy vọng thay đổi được được. Ngày 13/09/2016 © Kami Blog RFA
  22. Đăng bởi Hai Hoang Van on Thứ Tư, ngày 14 tháng 9 năm 2016 | 14.9.16 Thư ngỏ gửi ông Trịnh Xuân Thanh Luật sư Vũ Đức Khanh, thành viên của Luật sư Đoàn tỉnh bang Ontario, Canada Ottawa, ngày 14 tháng 9 năm 2016. Kính gửi ông Trịnh Xuân Thanh. Kính thưa ông Thanh, Tôi, Luật sư Vũ Đức Khanh, thành viên của Luật sư Đoàn tỉnh bang Ontario, Canada, hiện đang sống và làm việc tại thủ đô Ottawa, Canada. Ngoài công việc chính là hành nghề luật sư, tôi thỉnh thoảng cũng có viết báo bình luận, phân tích thời sự Việt Nam cũng như khu vực Châu Á - Thái Bình Dương. Vì thế tôi có một vài quan hệ nhất định với một số cơ quan truyền thông nổi tiếng quốc tế và Việt Nam hải ngoại. Thời gian gần đây, tôi tình cờ có theo dõi một số diễn biến liên quan đến vụ việc ông xin "ra khỏi Đảng Cộng sản Việt Nam," và đặc biệt nhất, tôi muốn nhấn mạnh đến lá thư đề ngày 11 tháng 9 năm 2016 của ông gửi "các anh chị trong Bộ Chính trị và Ban Bí thư" của Đảng Cộng sản Việt Nam. Trong lá thư vừa nêu, tôi đặc biệt chú ý đến hai sự việc sau đây, và tôi nghĩ trong chừng mực nào đó, tôi có thể giúp ông được một việc gì đó hữu ích. Thứ nhất, về đề nghị của ông để có một cuộc họp do Tổng Bí thư (TBT) và Uỷ ban Kiểm tra Trung ương (UBKTTW) Đảng Cộng sản Việt Nam tổ chức cho phép ông được "tự do" trình bày quan điểm của ông về "kết luận" của TBT và UBKTTW về những việc làm của ông mà ông cho là "sai trái, chụp mũ" và không công bằng! Về kiến nghị của ông, tôi đơn giản nghĩ rằng nó sẽ không bao giờ khả thi, cho nên tôi mạo muội gợi ý là tôi sẽ đứng ra tổ chức một buổi họp báo quốc tế cho ông tại thủ đô Ottawa, Canada vào thời điểm thuận tiện nhất cho ông. Tôi nghĩ ông có thể thông qua diễn đàn này để tự do trình bày, minh bạch hoá tất cả những gì liên quan đến vụ việc này. Và đây là cách tốt nhất để ông có thể minh oan và bảo vệ thanh danh của mình. Thứ hai, cũng trong lá thư nói trên, ông có đưa ra một khẳng định rằng ông "hiện nay đang ở nước ngoài" và ông chỉ sẽ trở lại Việt Nam khi ông "thấy trong nước không có một bản án chụp mũ, gây oan". Tôi nghĩ trong điều kiện khách quan và chủ quan của ông hiện nay, việc ông trở lại Việt Nam trong thời gian tới là điều không tưởng. Vì thế tôi mạn phép đề nghị ông nên suy nghĩ tới giải pháp "xin quy chế tỵ nạn chính trị" càng sớm càng tốt. Về việc này thì cá nhân tôi và nhiều người bạn của tôi ở Canada cũng như ở một vài nơi khác trên thế giới có thể giúp được ông một cách nghiêm túc và hữu hiệu. Với tư cách của một luật sư, tôi bảo đảm với ông rằng một khi tôi chính thức thụ lý hồ sơ của ông, mọi thông tin chi tiết liên quan đến vụ việc ông xin tỵ nạn chính trị sẽ được cá nhân tôi và các đồng sự bảo mật tối đa. Vài hàng kính ông để tường và hy vọng sớm nhận được thư hồi âm của ông. Trân trọng. Luật sư Vũ Đức Khanh Khanh VU DUC, LL.M., LL.B., LL.L. Barrister & Solicitor VDK LAW OFFICE * Luật sư Vũ Đức Khanh gửi tới TTHN
  23. Ai muốn ứng dụng cách đấu tranh để nắm chắc phần thua trong tay không? Ai muốn học cách để đi từ thất bại này đến thất bại khác không? Câu hỏi nghe như đùa nhưng chính chúng ta (bao gồm cả tác giả) lại là những chuyên gia "không tập mà giỏi" của loại chiến thuật đó. Chúng ta còn rất sẵn lòng truyền bá cho người khác và rất hăng hái góp phần thực hiện luôn. Này nhé, - Có phải cứ hễ thấy có người hoạt động hăng say ngoài đời hay phát biểu thẳng thắn trên mạng về những điều cấm kỵ, một thời gian dài mà không bị bắt, ta lại bắt đầu nghi ngờ và truyền tiếp cho người chung quanh cái dấu hỏi to tướng về người đó: "Liệu hắn có phải là công an hay người công an gài không?". Hay lại "Động cơ của hắn là gì?". Cho đến khi công an đến nhà đọc lệnh lôi "hắn" đi giam thì ta mới hết nghi ngờ và ca ngợi "hắn" là người đấu tranh can đảm. Và như thế ta tự cho nhau công thức số 1: Chỉ những anh chị em đang ngồi tù mới là những người đấu tranh thật. - Có phải cứ hễ thấy ở nơi nào đó tổ chức một sự kiện lớn thành công, từ hội họp cả trăm người đến biểu tình cả ngàn người tham dự, mà không bị đàn áp, ta nghi ngờ ngay và truyền tiếp cho người chung quanh: "Chắc phải có thương lượng gì đó với công an rồi. Không thể có giải thích nào khác được". Và chỉ khi đến những lần tổ chức kế tiếp bị trấn áp hung bạo, ta mới hết lòng thương quí và cảm phục "những anh chị em đã dấn thân". Và thế là ta tự tạo công thức số 2: Chỉ những anh chị em bị trấn áp, không tổ chức được sự kiện gì lớn nữa, mới thật sự rõ là những người đấu tranh chân chính, không thương lượng với kẻ ác. - Có phải cứ hễ thấy ai nhận tiền thường xuyên từ bà con hải ngoại để làm việc từ thiện , ta lại tự thấy có bổn phận phải cảnh giác theo dõi xem bao lâu thì người đó bị đồng tiền hủ hóa. Ngay cả khi họ đăng công khai các khoản chi thu trên mạng, ta vẫn không ngừng nghi ngờ. Và khi người đó bắt đầu bước tới tranh đấu cho những người cùng khổ, ta xem như đã đủ dữ kiện để kết luận "hắn chỉ đi đấu tranh để kiếm tiền". Còn những người tự bỏ tiền túi ra thì lại bị ta xem là quá no đủ, không cần phải lo kiếm sống nữa nên muốn kiếm danh, thích làm "nhà" dân chủ này, "nhà" hoạt động nọ. Từ đó ta có công thức số 3: Chỉ những người hoàn toàn không có phương tiện tự thân và từ chối nhận phương tiện hoạt động từ bất cứ ai khác, nghĩa là bất đắc chí ngồi yên ở nhà, mới là những người đấu tranh có uy tín và đáng tin. Và còn nhiều công thức quái gỡ khác nữa do chính ta đẻ ra và ứng dụng để đi đến một ngõ cụt đương nhiên. Đó là: (1) Người đàng hoàng phải là người muốn đấu tranh nhưng bất lực, không làm được gì cả; và (2) Hiển nhiên ai cũng muốn làm người đàng hoàng. Với tổng kết đó, ta không thất bại mới là chuyện lạ. Và đó cũng chính là câu trả lời cực to cho thắc mắc lâu nay: Tại sao lực lượng dân chủ chưa lớn mạnh? Điều đáng mừng là ngày càng nhiều người nhận ra mức tác hại và sự vô lý của các công thức "cầu thua" nêu trên. Có người mạnh mẽ kêu gọi: bằng đó năm kinh nghiệm đã quá đủ! Thật vậy, có lẽ đã đến lúc chúng ta phải hành xử ngược lại: - Khi thấy bạn hoạt động tích cực mà chưa bị bắt, ta tìm hiểu xem bí quyết thành công của bạn là gì để ta nhân rộng. Ngay cả nếu đó là sự cho phép theo kiểu "trăm hoa đua nở" của công an thì ta càng gấp rút tận dụng khe cửa hé mở để nhân rộng rồi mở toang cánh cửa ra. Và cũng không quên chuẩn bị để tranh đấu ngay cho bạn nếu bị bắt. Chỉ như vậy số bạn đồng hành của ta mới tăng lên đáng kể và tình đồng đội sống chết có nhau mới thực sự thành hình. - Khi thấy có nơi nào tổ chức được một sự kiện thành công, ta cần đặt câu hỏi phải chăng hội đoàn đó đã nắm được nguyên tắc tạo SỐ ĐÔNG và biết nhiều hơn ta về phương pháp đấu tranh bất bạo động? Tại sao ta không vui mừng tìm đến học hỏi để đem về nhân rộng? - Khi thấy có người làm việc thiện nguyện tốt đẹp, ta cứ để anh chị em đó tính sổ sách với các vị mạnh thường quân đã đóng góp tiền bạc. Nếu người trong cuộc họ hài lòng với cách làm việc của nhau thì ta thắc mắc làm gì? - Khi thấy những anh chị em được hỗ trợ phương tiện để đi đấu tranh, ta mong ước nguồn hỗ trợ đó được dồi dào hơn nữa, và ngày càng nhiều anh chị em được hỗ trợ để có thể bỏ ra một phần lớn đời sống của mình cho đấu tranh, cho tương lai dân tộc. Chúng ta khi nhìn Hồng Kông trỗi dậy đã từng mong ước Việt Nam có được những Nathan Law, Joshua Wong, ..., đúng không? Tất cả những lãnh tụ sinh viên học sinh đó đều được sự hỗ trợ vững chắc từ các thương gia có lòng. Xa hơn nữa, chúng ta phải xóa càng nhiều lằn ranh càng tốt giữa hàng ngũ những người hoạt động. Đó là những lằn ranh không đáng có và chỉ làm chúng ta tê liệt, từ lằn ranh giữa các tôn giáo, đến lằn ranh giữa hoạt động XHDS và vận động chính trị, đến lằn ranh giữa người Kinh và Thượng, đến lằn ranh giữa người chống đối trong đảng và ngoài đảng, ... Và có lẽ quan trọng hơn hết là tinh thần dám học, dám thử những điều mới. Tự ái dân tộc cần được dẹp qua bên để học hỏi những kinh nghiệm đấu tranh mà các dân tộc khác đã phải trả giá nặng nề mới học được. Trong số những bài học đó, chúng ta sẽ nhận ra bản chất con người ở đâu cũng thế: bị trấn áp ai chẳng sợ; được khen ngợi ai chẳng bay bổng; bị công luận so sánh hơn kém ai chẳng bực người đang đứng cạnh; được cho đặc lợi ai chẳng muốn có thêm; ... nhưng điều gì và cách nào đã khiến các dân tộc khác vượt qua được tất cả những điều bình thường và tầm thường đó để xiết chặt tay nhau vì tương lai đất nước. Vũ Thạch (Việt Tân)
  24. Vào lúc 7 giờ sáng ngày 08-09-2016, nhà cầm quyền Quận 2, thành phố Sài Gòn đã huy động xe cứu thương, xe cứu hỏa, xe phá sóng và 50 xe ô-tô chở khoảng 500 nhân viên thuộc nhiều ban ngành (công an đa phần mặc thường phục), trang bị súng ống, dùi cui, roi điện, bình hơi cay, phá cổng xông vào chùa Liên Trì ở khu đô thị mới Thủ Thiêm. Họ dùng loa phóng thanh đọc cái gọi là “lệnh cưỡng chế” rồi lục soát mọi căn phòng, đồng thời cấm người trong chùa điện thoại, quay phim, chụp ảnh. Đang khi đó, với không ít lực lượng hung dữ, họ phong tỏa mọi con đường đến chùa (thậm chí canh giữ từ xa và từ cả mấy hôm trước) để ngăn chận mọi hành động hiệp thông và phản đối (cụ thể của Hội đồng Liên tôn Việt Nam sáng ngày 08-09) Theo ghi nhận tức thời, Hòa thượng Viện chủ Thích Không Tánh đã dứt khoát từ chối đề nghị “bồi thường” và “hoán đổi” đưa ra trước đó nhiều lần của nhà cầm quyền, cũng như không ký vào bất cứ giấy tờ nào của lực lượng cưỡng chế. Các vị sư khác trong chùa thì tọa kháng để phản đối cách bất bạo động. Lợi dụng việc Hòa thượng Viện chủ ngất xỉu do phẫn uất trước hành vi ngang ngược và phải đem đi cấp cứu (có sự tháp tùng của Thượng tọa Trú trì), nhà cầm quyền đã buộc các vị sư còn lại cùng chuyển các hũ tro cốt và đồ đạc lên xe đưa về Cát Lái xa xôi, tống vào ngôi nhà hẻo lánh mà họ đã xây để hoán đổi nhưng hoàn toàn không có công năng của một ngôi chùa. Nay thì chùa Liên Trì đã bị hoàn toàn phá hủy. Như thế là một cơ sở của Phật giáo có giá trị văn hóa lâu đời (hơn 70 năm), có ảnh hưởng tâm linh quan trọng (nơi vô số Phật tử đến lễ bái kinh kệ và gởi tro cốt cầu siêu), có đóng góp nhân quyền kiến hiệu (làm chỗ tá túc cho dân oan khiếu kiện, chỗ an ủi cho thương binh VNCH, chỗ sinh hoạt cho các tổ chức xã hội dân sự độc lập) đã hoàn toàn bị xóa sổ sau nhiều cơ sở tôn giáo tại địa bàn Thủ Thiêm, để nhà cầm quyền tiến tới việc xây dựng một khu đô thị mới, tự hào sẽ hiện đại nhất Đông Nam Á, sạch bóng mọi dấu vết tôn giáo tâm linh, đúng theo tâm địa vô thần duy vật. Trước sự việc đau thương và bất nhẫn này, các tổ chức xã hội dân sự độc lập ký tên dưới đây tuyên bố: 1- Nhiệt liệt hoan nghênh và cảm phục Hòa thượng Thích Không Tánh cùng chư tăng chùa Liên Trì -trong tình thế căng thẳng ấy- đã tỏ ra bất khuất khi quyết liệt từ chối tự di dời chùa, từ chối nhận tiền bồi thường và không chấp thuận hoán đổi, để bảo vệ sự tồn tại rất cần thiết của cơ sở Phật giáo lâu năm này, sự tự do tôn giáo rất quan trọng giữa lòng xã hội, và để bảo đảm nhu cầu tâm linh rất chính đáng của cư dân khu đô thị mới. 2- Cực lực phản đối nhà cầm quyền Cộng sản VN từ trung ương tới địa phương đã dựa vào một nguyên tắc được hiến định và luật hóa nhưng hoàn toàn phi lý và ngang ngược: “Đất đai, tài nguyên... do Nhà nước đại diện chủ sở hữu” (Hiến pháp đ. 53, Luật Đất đai điều 5), để tự tiện trục xuất người dân (cá nhân hay tập thể) khỏi nơi cư trú và sinh hoạt, mà đa phần vì lý do kinh doanh, lợi ích tài chính, gây nên thảm trạng dân oan lên tới hàng triệu người. Não trạng bất nhân và bất công, độc đoán và độc địa này phát xuất từ hành động cướp chính quyền từ tay nhân dân cách đây 71 năm, tước bỏ mọi nhân quyền lẫn dân quyền từ đó cho tới hiện giờ, và tước đoạt nhiều mảng đất đai của Tiên tổ mà dâng cho ngoại bang để hy vọng giữ vững quyền lực. 3- Nghiêm khắc nhắc nhở những kẻ cướp đoạt tài sản nhân dân –và qua đó chà đạp tự do tôn giáo– trong bộ máy cai trị rằng: nhân nào sinh quả ấy, mọi hành vi tội ác thế nào cũng bị trừng phạt; và rằng kháng thư này là một trong những hồ sơ của bản cáo trạng mà nhân dân và lịch sử dành cho đảng và nhà cầm quyền Cộng sản trong tòa án công lý tương lai. Bản cáo trạng này mới đây còn được nối dài thêm tội ác cướp đoạt quyền của nhân dân được sống trong môi trường an lành và Tổ quốc được có một lãnh hải an ninh, qua việc nhà cầm quyền góp tay với Formosa Trung Quốc làm nhiễm độc biển. 4- Tha thiết kêu gọi chính phủ Hoa Kỳ đặt lại Việt Nam vào Danh sách các Nước cần Quan tâm đặc biệt (CPC) vì những vi phạm quyền con người, nhất là quyền tự do tôn giáo một cách liên tục, và vì những chủ trương tìm kiếm lợi nhuận cho phe đảng cách phi pháp. Chúng tôi cũng kêu gọi mọi chính phủ dân chủ năm châu hãy có những biện pháp chế tài đối với chế độ bóc lột và đàn áp nhân dân tại Việt Nam. Làm tại Việt Nam ngày 11 tháng 09 năm 2016 Các tổ chức xã hội dân sự độc lập đồng ký tên: Bạch Đằng Giang Foundation. Đại diện: Thạc sĩ Phạm Bá Hải. Ban Vận động Văn đoàn Độc lập VN. Đại diện: PGS TS Hoàng Dũng Diễn đàn Bauxite Việt Nam. Đại diện: Giáo sư Phạm Xuân Yêm Diễn đàn Xã hội Dân sự. Đại diện: Tiến sĩ Nguyễn Quang A Hiệp hội Đoàn kết Công nông. Đại diện: Mục sư Đoàn Văn Diên Hội Ái hữu Tù nhân Chính trị và Tôn giáo VN. Đại diện: Ông Nguyễn Bắc Truyển Hội Anh em Dân chủ. Đại diện: Mục sư Nguyễn Trung Tôn Hội Bảo vệ Quyền Tự do Tôn giáo. Đại diện: Cô Hà Thị Vân. Hội Bầu bí Tương thân. Đại diện: Ông Nguyễn Lê Hùng. Hội Cựu tù nhân Lương tâm. Đại diện: Bác sĩ Nguyễn Đan Quế Hội đồng Liên tôn Việt Nam. Đại diện: Các Đồng chủ tịch: Mục sư Nguyễn Hoàng Hoa, Linh mục Phan Văn Lợi, Chánh trị sự Hứa Phi, Nhân sĩ Lê Văn Sóc, Hòa thượng Thích Không Tánh. Hội Giáo chức Chu Văn An. Đại diện: Thầy Vũ Mạnh Hùng. Hội Người dân Đòi quyền sống. Đại diện: Bà Hồ Thị Bich Khương Hội Nhà báo Độc lập. Đại diện: Tiến sĩ Phạm Chí Dũng Khối Tự do Dân chủ 8406. Đại diện: Lm Nguyễn Văn Lý và Ks Đỗ Nam Hải Mạng lưới Blogger Việt Nam. Đại diện: Bà Phạm Thanh Nghiên Người Bảo vệ Nhân quyền. Đại diện: Ông Vũ Quốc Ngữ. Nhóm Linh mục Nguyễn Kim Điền: Linh mục Nguyễn Hữu Giải Nhóm Từ đảng. Đại diện: Ông Vi Đức Hồi Phong trào Liên đới Dân oan. Đại diện: Bà Trần Ngọc Anh Sài Gòn báo. Đại diện: Linh mục Lê Ngọc Thanh Tổ chức Bảo vệ Tôn giáo và Sắc tộc. Đại diện: ông Huỳnh Trọng Hiếu Tổ chức Tập hợp Vì Nền Dân chủ. Đại diện BS Nguyễn Quốc Quân. Các tổ chức chính trị đồng ký tên 1- Đại Việt Quốc Dân Đảng. Đại diện: Ông Trần Trọng Đạt, Chủ tịch 2- Việt Nam Quốc Dân Đảng. Đại diện: Ông Lê Thành Nhân, Chủ tịch Hội đồng Chấp hành TƯ (Dân Luận)
  25. FB Hà Huy Sơn Dân oan Cấn Thị Thêu trong một phiên tòa trước đây về cái gọi là tội gây rối trậ tự công cộng - Ảnh Internet Tòa án quận Đống Đa mở phiên tòa xét xử công khai bà Nông dân Cấn Thị Thêu: Thời gian: 8 giờ 30 ngày 20/09/2016. Địa điểm: 157B Chùa Láng, Đống Đa, Hà Nội. Thư mời tham dự phiên toà ngày 20/9/2016. Thưa quý vị. Ngày 20/9 tới đây toà án quận Đống Đa đưa mẹ tôi ra xét xử lúc 8h tại 157B -chùa láng, Đống Đa, Hà Nội. Có 4 Ls tham gia bào chữa cho mẹ tôi gồm: 1: Ls Hà Huy Sơn 2: Ls Lê Văn Luân 3: Ls Võ An Đôn 4/ Ls Nguyễn Khả Thành Ngày 10/6/16 khi đang ngủ mẹ tôi đã bị nhà cầm quyền Hà Nội huy động lực lượng hơn 70 người trang bị vũ trang đến bắt và còng tay đưa đi. Ngay khi vào trại giam mẹ tôi đã tuyệt thực 13 ngày để phản đối hành vi bắt người tuỳ tiện của công an HN. Hậu quả đợt tuyệt thực này mẹ tôi đã bị nôn ra máu và đi tiểu ra máu. Mẹ tôi bị bắt chỉ vì đứng lên đấu tranh bảo vệ quyền sở hữu ruộng đất cho người nông dân. Nhiều tổ chức quốc tế đã lên tiếng yêu cầu Việt Nam trả tự do cho mẹ tôi . Cụ thể ngày 26/6/2016, Dân Biểu Liên Bang Úc, Chris Hays đã gửi cho Bộ Trưởng Ngoại Giao Úc Julie Bishop yêu cầu Úc phải lên tiếng vì sự tự do cho mẹ tôi. Ngày 29/6 Bà Barbara Lochbihler là một thành viên của quốc hội Châu Âu đã gặp phó chủ tịch quốc hội VN, ông Uông Chu Lưu cùng phái đoàn, yêu cầu trả tự do cho mẹ tôi. Tiếp đó đại diện khối EU tại Hà Nội cũng đã tổ chức gặp vị Ls của gia đình tôi. Ngày 12/8/2016 ông Ian M Britza, MLA - Thành viên Hội đồng Lập pháp, Đại diện cho Morly -Quốc Hội Bang Tây Australia đã đệ thư đến thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu trả tự do cho mẹ tôi Cấn Thị Thêu. Cao ủy LHQ, tổ chức ân xá quốc tế cùng nhiều tổ chức nhân quyền khác đã phản ứng trước việc VN bắt gian mẹ tôi. Các đại sứ quán gồm Anh, Mỹ, Úc và Thuỵ Sĩ đã gặp chúng tôi để tìm hiểu việc mẹ tôi bị bắt. Và mới đây hôm 7-9 tổng thống nước Pháp đã đề nghị Việt Nam trả tự do cho mẹ tôi. ( ngoài ra còn 3 người khác. người làm việc với tổ chức ân xá quốc tế đã xác nhận với tôi tin này ). Trước đó 3 tổ chức nhân quyền quốc tế đã thông báo về tình trạng vi phạm nhân quyền của VN và thúc giục tổng thống pháp quan tâm đến nhân quyền nhân chuyến thăm Việt Nam. Cộng đồng người Việt ở khắp Năm Châu, giáo sứ Thái Hà và các tổ chức XHDS đã có nhiều hoạt động trong việc đòi tự do cho mẹ tôi. Thưa quý vị. Bất chấp dư luận và chính phủ các nước dân chủ phương tây, bất chấp công lý và sự thật nhà cầm quyền Hà Nội đã quyết định đưa mẹ tôi ra xét xử. Và định quy chụp cho mẹ tôi điều 245 BLHS. Đây là phiên toà mà những kẻ có tội xét xử người vô tội. Mẹ tôi bị bắt chỉ vì đã đứng lên đòi quyền lợi chính đáng của người nông dân. Vì vậy tôi viết thư này kính mời tất cả bà con dân oan, bạn hữu hãy đến hỗ trợ và tiếp thêm sức mạnh cho mẹ tôi. Sự có mặt của quý vị là niềm an ủi, động viên lớn cho gia đình tôi. Và tôi tin rằng với số đông người tham dự sẽ khiến nhà cầm quyền Hà Nội phải cân nhắc trước khi có ý định bỏ tù mẹ tôi. Rất mong sự góp mặt của quý vị. Xin cảm ơn sự quan tâm của quý vị. Trịnh Bá Phương 10/9/2016 (tiengdanvietmedia)

×
×
  • Create New...