Jump to content

Search the Community

Showing results for tags 'nhân quyền - dân chủ'.

  • Search By Tags

    Type tags separated by commas.
  • Search By Author

Content Type


Forums

  • Tin Tức Thời Sự
    • Thời Sự Việt Nam
    • Tin Quốc Tế
    • Tin Cộng Đồng Người Việt Hải Ngoại
    • Bình Luận Thời Sự
    • Khoa Học & Kỹ Thuật - Môi Trường
    • Kinh Tế
    • Biển Đông
    • Thể Thao
    • Thế Giới Động Vật
  • Đời Sống Xã Hội & Tâm Linh
    • Sức Khỏe
    • Tìm Hiểu Tôn Giáo
    • Tử Vi & Phong Thủy
    • Quê Hương Ký Sự
    • Tâm Linh
    • Xã Hội
  • Văn Hóa & Nghệ Thuật
    • Phụ Nử
    • Lịch Sử
    • lời hay ý đẹp
    • Văn Hóa & Nghệ Thuật
    • Online Study
    • Truyện ngắn Audio
  • Vườn Thơ
    • Thơ Sáng Tác
    • Thơ Đấu Tranh
    • Thơ Sưu Tầm
  • Âm Nhạc
    • Thông Tin Âm Nhạc
    • Nhạc Online
    • Cải Lương - Tân Cổ
    • Quán Khuya
  • Giải Trí
    • Thư Giãn
  • Phim & Nhạc
    • Phim Online
    • Thông Tin Điện Ảnh
    • Đời Nghệ Sỹ
  • Thông Báo
    • Cập nhật lượng khách truy cập

Categories

  • Videos
    • Âm Nhạc
    • Film online
    • Thễ Thao
    • Thế Giới Động Vật
    • Thảm Họa Hàng Không
    • Kinh Tế
    • Khoa Học
  • Tin Tức
    • RFA
    • Thời Sự Việt Nam
    • Thế Giới
    • Người Việt Hải Ngoại
    • RFI
    • Thời Sự Hoa Kỳ
    • Khung Trời Mới
    • ĐKN
    • NTD
    • The Saigon Post
    • Nửa Vòng Trái Đất TV
    • Culture Chanel
    • Chuyễn Động Toàn Cầu
    • VIETV NETWORK
    • Tự Lực Bookstore
    • Thế Giới Tiêu Điểm
    • LITTLE SAIGON NEWS
    • VietCatholicNews
    • English News
  • Bình Luận - Thời Sự
    • Sài Gòn TV Bên Kia Màn Khói
    • OfficialVietFaceTV
    • Đọc Báo Vẹm
    • Người Việt TV
    • VOA
    • Truyền Hình Calitoday
    • Biển Đông
    • PhoBolsaTV
    • SBTN
    • BBC Tiếng Việt
    • Saigon TV 57.5
    • Việt Thảo tonight
    • Kinh Tế Gia Nguyễn Xuân Nghĩa
    • TV Tuần-san
    • 2VNR
    • Mẹ Nấm
    • Tiếng Vọng Về Nguồn (TVVN)
    • VIETLIVE TV
    • SET TV (Saigon Entertainment Television)
    • Viet TV Australia
    • Trung Quốc Không Kiểm Duyệt
    • LSTV
    • Chiến Tranh Ukraine
    • Sỗ Tay Quân Sự
    • Nguoi Viet Channel
    • Chão Lửa Trung Đông
  • Đời Sống
    • Tử Vi & Phong Thủy
    • Lịch Sử & Văn Hóa
    • Tâm Linh
    • Tinh Hoa TV
    • Ẫm Thực
    • Sức Khỏe
    • Biết tõ cùng ai ?
    • Online Study
  • Văn Hóa Nghệ Thuật
    • Văn Học Nghệ Thuật

Find results in...

Find results that contain...


Date Created

  • Start

    End


Last Updated

  • Start

    End


Filter by number of...

Joined

  • Start

    End


Group


  1. Thông qua kinh nghiệm đại hội 12, những người như Trịnh Xuân Thanh đã nhận ra tác động ghê gớm của mạng xã hội mà cả hai phe Nguyễn Tấn Dũng lẫn Trương Tấn Sang đều phải dựa vào. Cũng có thể vì thế mà Trịnh Xuân Thanh đã quyết định “trở cờ” để nhảy sang “phe dân chủ”. Vụ Trịnh Xuân Thanh tiếp tục biến diễn thành một biến cố lớn đối với đảng CSVN về thảm họa rỗng mục ý thức hệ. Việc ông Thanh tuyên bố tự nguyện ra đảng trong thời gian bị điều tra về gây lỗ hơn 3,200 tỷ đồng tại PVC chỉ là “chuyện nhỏ”. Nhưng chuyện lớn hơn nhiều là bản báo cáo kiêm lá đơn ra đảng của ông Thanh “không còn tin tưởng vào đồng chí tổng bí thư” và đã trở thành tiền lệ đầu tiên về một cán bộ bị điều tra sai phạm và tham nhũng đã phản kích lại chính chủ của mình. Việt Nam lại tiềm ẩn vô số cán bộ đảng viên sai phạm kinh tế. Hẳn tiền lệ của Trịnh Xuân Thanh sẽ trở thành một bài học đáng tham khảo cho nhiều cán bộ đã về hưu hoặc còn đương chức, nhất là về kinh nghiệm đào tẩu thành công của ông Thanh. Nếu vào thời thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, xác suất cán bộ sai phạm kinh tế bị bắt giam và đưa ra tòa vẫn còn thấp, thì thời nay lại đang rơi vào tham vọng “chống tham nhũng” và nêu bật hình ảnh cùng điều được gọi là “uy tín chính trị” của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng. Với chủ trương “việc cần làm ngay” mới lộ diện từ tháng 6/2016, có thể hình dung tâm thế của ông Trọng đang muốn trở thành “Nguyễn Văn Linh thứ hai”, được nhân dân ghi dấu và lịch sử mãi mãi không quên. Chính vì thế và nói như ông Trọng, trường hợp Trịnh Xuân Thanh mới chỉ là “một ví dụ”, và sẽ còn nhiều “ví dụ” khác. Những quan chức tham nhũng đang ngày càng cuống cuồng lo sợ về tương lai phải hầu tòa và lãnh án chung thân, tử hình. Nếu vào năm 2015 tổng bí thư Trọng đã cất công sang tận Bắc Kinh để học tập kinh nghiệm chống tham nhũng của Tập Cận Bình và Ủy ban Kỷ luật trung ương Trung cộng, thì hãy coi chừng ông Trọng đang rập khuôn bài bản của Bắc Kinh vào cuộc chiến “đả hổ diệt ruồi” ở Việt Nam. Chính vì thế mới sinh ra những trường hợp có quốc tịch Malta như nữ đại biểu quốc hội Nguyễn Thị Nguyệt Hường. Nhưng Trịnh Xuân Thanh còn cao tay ấn hơn. Nhân vật này có lẽ đã tiên liệu được số phận đau đớn của mình từ trước tháng 6/2016 là thời điểm Tổng bí thư Trọng bắt đầu chỉ đạo điều tra vụ xe Lexus ở Hậu Giang, và đã tính đến một đường thoát. Nếu tin tức mà blogger Người Buôn Gió úp mở tung ra là đúng, ông Trịnh Xuân Thanh có một khả năng đã “tị nạn chính trị’ ở nước ngoài và nhân tiện móc nối liên lạc luôn với “phe địch” là ông Bùi Thanh Hiếu để “chống phá nhà nước”. Vụ việc này hiện thời đang bán tín bán nghi và khiến giới dư luận viên lẫn công an Việt Nam nhảy dựng. Những lời chửi bới, thóa mạ và lên án ông Trịnh Xuân Thanh đang ngày càng đầy lên. Trịnh Xuân Thanh sẽ trở thành một “nhà dân chủ” chăng? Đó là một giả thiết mà trước đây rất khó tưởng tượng ra đối với những người một lòng theo đảng và “còn đảng còn tiền”. Nhưng không loại trừ việc thông qua kinh nghiệm đại hội 12, những người như Trịnh Xuân Thanh đã nhận ra tác động ghê gớm của mạng xã hội mà cả hai phe Nguyễn Tấn Dũng lẫn Trương Tấn Sang đều phải dựa vào. Cũng có thể vì thế mà Trịnh Xuân Thanh đã quyết định “trở cờ” để nhảy sang “phe dân chủ”. Nếu trở thành một “nhà dân chủ”, Trịnh Xuân Thanh sẽ có vài cái lợi: được mạng xã hội công khai thông tin về mình và do đó đảng sẽ không thể ém nhẹm, tạo ra một sức ép dư luận trong và ngoài nước mà khiến những đòn bắt kín của đảng có thể bị suy giảm nặng về tính hiệu quả. Thậm chí có thể trong suy tính của mình, ông Thanh còn hy vọng ông sẽ trở thành một trường hợp “nhân quyền trong đảng” để được cộng đồng quốc tế và các chính phủ tiến bộ trên thế giới quan tâm, do đó đến một lúc nào đó sẽ được nhận quy chế tị nạn chính trị, bất chấp sự lồng lộn của đảng cũ của ông. Lê Dung (SBTN)
  2. Chỉ trong thời gian khoảng một năm từ giữa 2013 đến giữa 2014, xã hội Việt Nam đã hình thành trong lòng nó hơn hai chục tổ chức xã hội dân sự. (Ảnh tư liệu) Tín hiệu mới Vào tháng 8/2016, một lần nữa trong năm tôi nhận được tín hiệu về khả năng chính quyền Việt Nam có thể chấp nhận sự tồn tại của xã hội dân sự trong tương lai gần. Một quan chức đương chức cao cấp của đảng Cộng sản cho tôi biết: theo quan điểm của ông, cần thừa nhận và tăng cường vai trò của xã hội dân sự. Thái độ có vẻ khá cởi mở về quan điểm nhân quyền chính trị như thế là khác biệt lớn so với đúng 4 năm trước, vào tháng 8 năm 2012, khi báo Nhân Dân - cơ quan ngôn luận của đảng Cộng sản Việt Nam - còn đăng một bài viết hằn học mang tựa đề “‘Xã hội dân sự’ - một thủ đoạn của Diễn biến hòa bình”. Thậm chí đến năm 2013, tôi còn nghe kể lại là trong một cuộc họp của Ủy ban nhân dân TP HCM, một phó chủ tịch ủy ban đã giận dữ đập bàn dằn mặt cấp dưới là các lãnh đạo quận huyện và sở ngành: “Ông nào mà còn dám nói tới từ ‘xã hội dân sự’ là tôi kỷ luật liền!”. Âm thầm chấp nhận Bất chấp tiêu chí của thế giới về xã hội dân sự chẳng liên quan gì đến chuyện tham gia vào các hoạt động lật đổ chế độ chính trị, trong suốt nhiều năm qua giới quan chức “còn đảng còn mình” ở Việt Nam luôn nhìn xã hội dân sự như kẻ lăm le chiếm ghế của mình. Nhiều “bài học kinh nghiệm” từ Công đoàn Đoàn kết ở Ba Lan cho tới Cách mạng màu ở Đông Âu và Cách mạng Hoa nhài ở Bắc Phi được tâm lý vừa lo sợ vừa chống phương Tây thổi phồng thành nguy cơ ở mức hiểm họa rất cao đối với sự tồn vong của đảng và dân tộc. Nhiều nhà hoạt động dân sự ở Việt Nam đã bị chính quyền bắt bỏ tù vì cái lẽ chỉ có đảng mới bịt tai nhắm mắt ấy. Song cái gì cũng có giới hạn của nó. Tất cả những gì quá quắt và vượt xa quá quắt mà đảng cầm quyền đã tạo ra để đối xử với dân tộc đáng thương này đã khiến xã hội tự phát sinh ra xã hội dân sự - một cơ chế tự quyết định lấy quyền dân bất chấp ý chỉ “đã có đảng và nhà nước lo”. Chỉ trong thời gian khoảng một năm từ giữa 2013 đến giữa 2014, xã hội Việt Nam đã hình thành trong lòng nó hơn hai chục tổ chức xã hội dân sự - tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do văn học, tự do tôn giáo, tự do biểu tình, nhân quyền dân oan đất đai, nhân quyền tù chính trị… Chuyến đi Hoa Kỳ của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và cuộc gặp gỡ giữa ông với Tổng thống Mỹ Barack Obama vào tháng 7/2013 là một mốc quan trọng cho xã hội dân sự ở Việt Nam: với quyết tâm “không gì lay chuyển nổi” phải vào được Hiệp định TPP để cứu vãn nền kinh tế chỉ chực chờ lao xuống vực thẳm, Hà Nội lần đầu tiên phải chấp nhận sự ra đời của hàng loạt tổ chức xã hội dân sự mà không dám bắt bớ và thẳng tay vi phạm nhân quyền như từ năm 2012 về trước. Tuy nhiên, điều kiện đánh đổi của giới lãnh đạo Việt Nam khi đó mới chỉ là thả một số tù nhân chính trị. Nửa cuối năm 2013 và 10 tháng đầu năm 2014 đã phóng thích số tù nhân lương tâm nhiều chưa từng có kể từ năm 1975 - khoảng 13-14 người - được thả theo từng đợt. Cũng vào thời gian trên, trên mặt báo đảng thưa dần lối gán ghép giữa xã hội dân sự với “thế lực thù địch”. Thậm chí thi thoảng một tờ báo nhà nước còn bạo phổi đăng nguyên văn từ “xã hội dân sự”, tuy sau đó bị cơ quan tuyên giáo tuýt còi và xóa mất từ ngữ hay ho này. Thái độ của giới quan chức nói chung đối với các tổ chức xã hội dân sự bắt đầu có sự thay đổi: vẻ thù địch và coi thường trước đó chuyển sang “nghiên cứu về xã hội công dân”. Chẵn hai năm sau cuộc gặp Obama - Sang, một cuộc gặp khác diễn ra giữa người không phải nguyên thủ quốc gia mà là tổng bí thư Việt Nam - ông Nguyễn Phú Trọng - với cùng tổng thống Hoa Kỳ đã mang lại một kết quả làm đà phóng cho ông Trọng giành thắng lợi trước Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại Đại hội XII, đồng thời lần đầu tiên chế độ vẫn muốn chỉ một đảng ở Việt Nam âm thầm chấp nhận định chế Công đoàn độc lập của các quốc gia đa đảng. Cần nhớ rằng trong tâm lý của giới lãnh đạo bảo thủ ở Việt Nam, nếu xã hội dân sự nguy hiểm một thì Công đoàn độc lập nguy hiểm gấp ba lần như thế. Chẳng phải vô cớ mà cứ mỗi khi nói đến Công đoàn độc lập là giới quan chức Việt lại nhắc ngay về Công đoàn Đoàn kết cùng thành tích “lật đổ” của nó. Sau khi Tổng Bí thư Trọng và Bộ Chính trị chấp nhận sẽ triển khai Công đoàn độc lập như một điều kiện tiên quyết để Việt Nam được vào TPP, màn sương nhân quyền đã bớt xám xịt. Muốn có Công đoàn độc lập thì phải có luật Lập hội, mà đã có luật Lập hội thì lại phải công nhận, hoặc thừa nhận một số hội đoàn phi nhà nước, trong khi chính những hội đoàn phi nhà nước đó đã hình thành xã hội dân sự ở Việt Nam. Tức việc thừa nhận/công nhận Công đoàn độc lập sẽ đương nhiên dẫn đến việc thừa nhận/công nhận xã hội dân sự, và ngược lại. Thế còn quan điểm của giới học giả công an về chủ đề cực kỳ nhạy cảm đã diễn biến ra sao vào thời gian này? Thuyết âm mưu về xã hội dân sự Một trong những quan điểm mang tính sơ khai của giới học giả công an cho rằng: “Việc hình thành, phát triển xã hội dân sự sẽ tạo môi trường, điều kiện để phát triển các mặt của xã hội, tuy nhiên cần phải đặt dưới sự quản lý chặt chẽ của Nhà nước để xã hội dân sự thực sự hoạt động theo đúng mục đích, tôn chỉ của nó”. Hoặc một cách nhìn khác của học giả - điều tra viên công an được cụ thể hóa hơn: “Nhìn chung, các tổ chức xã hội dân sự này đều mang lại lợi ích, giúp Việt Nam thuận lợi hơn trong vấn đề hội nhập, tuy nhiên, như đã phân tích do bản chất xã hội dân sự là sự liên kết mềm, nên một số tổ chức khi hoạt động vẫn không tuân thủ theo pháp luật Việt Nam đã quy định; một số tổ chức bị các thế lực bên ngoài có quan điểm thù địch với Việt Nam lợi dụng nhằm phục vụ cho lợi ích riêng; một số hoạt động không đúng với tiêu chí, mục đích đề ra ban đầu; đặc biệt, một số tổ chức có hoạt động chia rẽ, gây mất đoàn kết trong nội bộ, đi ngược lại lợi ích chính đáng của người dân, hoạt động chống phá Đảng, Nhà nước… Bên cạnh đó, cũng xuất hiện các xã hội dân sự trá hình do một số tổ chức, cá nhân nước ngoài có hoạt động tài trợ tiền, kinh phí cho một số đối tượng trong nước hoạt động thành lập các hội, nhóm kiểu xã hội dân sự nhằm hoạt động chống Đảng, gây phương hại đến Nhà nước ta”. Dĩ nhiên với những quan chức “còn đảng còn mình” thì quan điểm trên là tạm chấp nhận được, và nói chung là có thể chấp nhận cho đến lúc Nhà nước Việt Nam vào được TPP thì sẽ tiến hành “hồi tố” những tổ chức xã hội dân sự bị chính quyền căm ghét nhất. Còn trước mắt, phải làm thế nào để đưa ra một số tổ chức hội đoàn có nguồn gốc nhà nước sang khu vực “xã hội dân sự”, nhưng là xã hội dân sự của nhà nước - như một bằng chứng để chứng minh với quốc tế rằng Việt Nam tôn trọng nhân quyền và đòi hỏi về xã hội dân sự của nhiều nước trên thế giới, nhưng sẽ cố gắng lấn át khối “xã hội dân sự độc lập”. Có thể từ năm 2017 trở đi, trên mảnh đất Việt Nam hỗn tạp sẽ diễn ra cuộc cạnh tranh đầy tính đố kỵ lẫn thủ đoạn chơi xấu của “xã hội dân sự quốc doanh” đối với “xã hội dân sự độc lập”. Ở một khía cạnh khác, sâu xa và ẩn giấu hơn nhiều, những quan chức “còn đảng còn tiền” lại đã từ lâu nhận ra ở các tổ chức xã hội dân sự độc lập một “tài nguyên” hiếm có: nếu biết cách lợi dụng hay ít ra là vận dụng khối tự phát nhưng đang hình thành khối này, đó sẽ là con đường đủ ngắn và đủ nhanh để bảo đảm cho một số quan chức “về với nhân dân” trong bối cảnh một Việt Nam tương lai bể dâu xung đột, hoặc tìm ra lối thoát ở phương Tây một khi nội tình trong nước “có biến”. Phạm Chí Dũng * Blog của nhà báo Phạm Chí Dũng là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ. (VOA)
  3. Trong chuyến viếng thăm chính thức lần này, tổng thống Pháp François Hollande đã đề nghị chính quyền Việt Nam trả tự do cho bốn nhà hoạt động nhân quyền. Hãng tin AFP hôm nay 07/09/2016 dẫn nguồn tin thân cận với điện Elysée cho biết như trên. Tổng thống Pháp François Hollande gặp chủ tịch Quốc Hội Việt Nam Nguyễn Thị Kim Ngân, trụ sở Quốc Hội, 06/09/2016. REUTERS/Minh Hoang Nguồn tin này nói rằng đó là một nhà ly khai Công Giáo, một sáng lập viên một đảng chính trị trong đất nước độc đảng, một nhà đấu tranh chống trưng thu đất đai và một blogger. Cả bốn người này đều bị lãnh những bản án nhiều năm tù, nhưng nguồn tin không muốn tiết lộ danh tính. Theo yêu cầu của tổng thống François Hollande, danh sách đã được quốc vụ khanh phụ trách Phát triển và Pháp ngữ, ông André Vallini, trao cho thứ trưởng Ngoại Giao Bùi Thanh Sơn. Trước chuyến thăm Việt Nam, ba tổ chức phi chính phủ trong đó có Liên đoàn Quốc tế Nhân quyền (FIDH) đã gởi thư ngỏ đến tổng thống Pháp, đòi hỏi « dành quan tâm lớn nhất cho các vụ vi phạm nhân quyền trầm trọng » tại Việt Nam, kêu gọi ông Hollande « nêu ra vấn đề này ». Còn bà Camille Blanc, chủ tịch Amnesty International France tuyên bố : « Nhân quyền không thể bị hy sinh cho các hợp đồng thương mại và khiến vấn đề an ninh bị khỏa lấp ». Về mặt công khai, tổng thống Pháp cũng đã nói vài điều về nhân quyền trong chuyến viếng thăm, cho biết ông « rất quan tâm đến Nhà nước pháp quyền ». Thanh Phương (RFI)
  4. Nhưng sự hèn kém của tuổi trẻ Việt Nam thời nay có phải do cộng sản ngu hóa là nguyên nhân duy nhất hay không ? Tôi nghĩ rằng không thể lấy điều đó ngụy biện được, điều đó hoàn toàn không hợp lý. Tuổi trẻ phải dám làm việc lớn không phải chỉ dựa trên những con đường có sẵn hoa hồng mà chính họ phải tạo ra những con đường do họ muốn nó là con đường như thế nào. Nathan Law mừng chiến thắng sau cuộc bầu cử hội đồng lập pháp hôm Chủ Nhật, 4-9. Ảnh: Reuters Hôm 05.9.2016, Nathan Law (La Quán Thông) từ đảng chính trị mới thành lập Demosisto đã thắng cử và trở thành nghị sĩ trẻ nhất trong lịch sử Hồng Kông trong cuộc bầu cử Hội đồng lập pháp Hồng Kông. Tài năng không đợi tuổi Đọc qua về tiểu sử của Nathan Law mới thấy hết được tài năng của con người và vô tận, tài năng đó chẳng có đợi tuổi, mà nó sẽ chín và trong hơn với những ai quyết tâm nuôi dưỡng và đam mê theo đuổi mục đích của mình. Năm 2016, Nathan Law là một minh chứng hùng hồn về luận điểm trên. Anh là một trong những thủ lĩnh sinh viên lãnh đạo biểu tình năm 2014. Một thế hệ mới của các nhà hoạt động chống Trung Quốc giành được ghế tại Hội đồng Lập pháp Hồng Kông, kết quả sơ bộ cho thấy. Trên thế giới chúng ta thấy có Bộ trưởng ở tuổi 27 (Thuỵ Điển), nghị sỹ ở tuổi 21 (Anh), và nhà lập pháp ở tuổi 23 (Hồng Kông). Thui chột tuổi thanh xuân Bị nhà cầm quyền cộng sản ngu hóa, nhồi sọ, dọa dẫm và đàn áp đã khiến cho tuổi trẻ Việt Nam trở thành “những con cừu, một đàn gà, vịt”. Với luận điệu của Tuyên giáo cộng sản “đã có đảng và nhà nước lo” thành ra tuổi trẻ đã bị triệt thoái hết những lý tưởng và mục đích sống của mình. Giờ đây họ chỉ biết lao vào tìm đọc các tin tức về showbiz, giải trí, tìm bắt pokemon hoặc đánh lộn giữa đường, hay trong chính nhà trường, tìm cách mua điểm, chạy việc. Những nhà hoạt động dân chủ trẻ và thành viên của Đảng Demosisto, từ trái sang phải: Joshua Wong, Nathan Law và Alex Cho. Ảnh: AFP/ Getty Images Nhưng sự hèn kém của tuổi trẻ Việt Nam thời nay có phải do cộng sản ngu hóa là nguyên nhân duy nhất hay không ? Tôi nghĩ rằng không thể lấy điều đó ngụy biện được, điều đó hoàn toàn không hợp lý. Hãy nhìn vào lịch sử nước Việt Nam thời Pháp thuộc. Nguyễn Thái Học còn rất trẻ nhưng Ông đã là một trong số những người sáng lập Việt Nam Quốc Dân Đảng và lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Yên Bái năm 1930. Mặc dù bị truy nã, giam cầm, và hành hình nhưng ông không thể khoanh tay ngồi chờ chết và quyết tâm phất cờ khởi nghĩa. Ông bị thực dân Pháp bắt và chém đầu ngày 17 tháng 6 năm 1930 tại Yên Bái khi mới 28 tuổi. Nguyễn Thái Học. Hãy nhìn vào Trần Quốc Toản chống quân Nguyên. Tháng 10 năm 1282, lúc đó ông mới 15 tuổi nên vua không cho tham dự bàn kế chống quân Nguyên. Ông thấy trong lòng hổ thẹn, phẫn khích, tay cầm quả cam, bóp nát lúc nào không biết. Sau đó Trần Quốc Toản lui về, huy động hơn nghìn gia nô và người nhà thân thuộc, sắm vũ khí, đóng chiếc thuyền, viết lên cờ sáu chữ: “Phá cường địch, báo hoàng ân” (phá giặc mạnh, báo ơn vua). Sau này, khi đối trận với giặc, tự mình xông lên trước quân sĩ, giặc trông thấy phải lui tránh, không dám chống lại. Nathan Law sinh ra tại Trung Quốc, phải đến năm 6 tuổi mới cùng mẹ chuyển đến Hồng Kông, sự thành công của anh Nathan Law cũng trải qua nhiều đau khổ, trở ngại. Nguyễn Thái Học hay xa hơn Trần Quốc Toản cũng đã trải qua đau khổ, khó khăn, tù đày, thậm chí là cái chết. Nhưng họ đã dám làm việc lớn và họ đã để lại cho hậu thế những bài học lớn lao về đam mê, nhiệt huyết, lòng yêu nước cháy bỏng cho thế hệ trẻ muôn đời sau. Tuổi trẻ dám làm việc lớn không phải chỉ dựa trên những con đường có sẵn hoa hồng mà chính họ phải tạo ra những con đường do họ muốn nó là con đường như thế nào. Nếu bạn nghĩ bạn thất bại thì bạn sẽ thất bại, nếu bạn nghĩ bạn thành công thì bạn sẽ thành công; cũng vậy, nếu bạn nghĩ bạn làm ông chủ bạn sẽ thành ông chủ, còn nếu nghĩ mình là kẻ nô lệ thì chắc chắn bạn sẽ làm nô lệ. Dù đứng trước quyền cường và bạo lực, đứng trước khó khăn và đau khổ, đừng tự thui chột trí não, đừng tự biến mình thành nô lệ, đừng bị chìm đắm trong những lời tuyên truyền dối trá mị dân của kẻ cai trị, đừng mãi biến mình thành kẻ bị trị, nô lệ. Phản tỉnh để chống lại cái ác, để xây dựng tương lai, để bảo vệ đất nước, để làm chủ cuộc đời mình, đó mới là giá trị sống đích thực của tuổi trẻ, đó mới là sự cường tráng thời thanh xuân, sự hảo sảng của một thời sung mãn, sự hào hoa của những bộ óc trí tuệ, sự quyết liệt mạnh mẽ của thanh niên. Nếu Hồng Kông có một Nathan Law ngày hôm nay thì Việt Nam sẽ không thiếu những người như Nathan Law của Việt Nam. Paulus Lê Sơn (CTM Media)
  5. Nathan Law , 23 tuổi, từng là lãnh đạo phong trào “Dù vàng", và đồng sáng lập đảng Demosisto đắc cử vẽ vang, Hồng Kông 05/09/16 Kết quả kiểm phiếu hôm nay, 5 Tháng Chín, 2016, trong cuộc bầu cử ở Hồng Kông cho thấy nhiều nhà hoạt động dân chủ chống Trung Quốc đã chiến thắng. Điều này khiến làm gia tăng mối lo tiềm tàng của Trung Quốc từ bấy lâu nay, vì vòng đối đầu chính trị mới về quyền kiểm soát của Bắc Kinh trên đặc khu này đang được hình thành. Cuộc bầu cử diễn ra hôm qua 4/9 để các cử tri đi bầu trực tiếp từ các phân khu chọn ra 35 nhà lập pháp theo khu vực trong danh sách gồm 84 ứng cử viên. Số còn lại trong Hội đồng Lập pháp 70 ghế, gồm 30 ghế gọi là đặc biệt do các đại diện của các ngành kinh doanh và thương mại được coi là thân Bắc Kinh bầu chọn; cùng với 5 ghế “siêu đại diện” của 5 ứng viên được bầu trên toàn lãnh thổ đặc khu. Đây là là cuộc bầu cử được xem là quan trọng nhất từ lúc Anh Quốc trao trả Hồng Kông về lại cho Trung Quốc năm 1997, các điểm bỏ phiếu ở Đặc khu hành chính Hồng Kông đã thu hút số lượng cử tri đi bầu kỷ lục. Có hơn 2,2 triệu người, tức khoảng 58% cử tri đã đăng ký bỏ phiếu bầu ra các nhà lập pháp lần này. Cử tri sắp hàng chờ bỏ phiếu hôm 4/9/2016 tại một địa điểm bầu cử ở Hồng Kông. Các điểm bỏ phiếu ở Đặc khu hành chính Hồng Kông đã thu hút số lượng cử tri đi bầu kỷ lục. Theo kết quả kiểm phiếu sơ bộ hôm nay, các ứng cử viên trẻ tuổi từ những cuộc biểu tình sinh viên mang danh “Dù vàng” ủng hộ dân chủ hồi năm 2014 đã giành được ghế dân cử. Trong số đó, người nổi bật giành chiến thắng lớn nhất là Nathan Law (La Quán Thông), 23 tuổi, từng là lãnh đạo phong trào “Dù vàng”, và đồng sáng lập đảng Demosisto chủ trương một cuộc trưng cầu “tự quyết” cho Hồng Kông Theo các nhà nhận định, những người mới đã tạo nên làn sóng chống Trung Quốc, một thách thức cho phe đang được Bắc Kinh hậu thuẫn. Hồi đầu tháng vừa qua, trước khi cuộc bầu cử diễn ra, một số ứng viên dân chủ ủng hộ độc lập Hồng Kông đã bị loại. Kết quả bầu cử mới đây khẳng định người Hồng Kông ngày càng muốn thoát khỏi sự kiểm soát của Trung Quốc. (CTM Media)
  6. Ba tổ chức bảo vệ nhân quyền tại Pháp vừa gửi một bức thư yêu cầu tổng thống nước này áp lực với nhà cầm quyền Hà Nội thả hết tù chính trị “tức khắc và vô điều kiện.” Bạn bè biểu tình trước tòa án ở Hà Nội khi luật sư nhân quyền Lê Quốc Quân bị đưa ra tòa phúc thẩm, ngày 18 tháng 2, 2014. Ông Quân bị y án “trốn thuế” 2 năm rưỡi tù dù ông phủ nhận hoàn toàn. (Hình: Getty Images) Ðại diện của ba tổ chức Liên Ðoàn Quốc Tế Nhân Quyền, Ủy Ban Bảo Vệ Quyền Làm Người Việt Nam và Hội Nhân QUYỀN PHÁP, viết trong bức thư gửi Tổng Thống Pháp Hollande hôm 2 tháng 9, 2016 vừa qua viết rằng: “Nhà cầm quyền CSVN sau đại hội đảng lần thứ 12 đã tăng cường các cuộc đàn áp đối với những ai phê phán chính quyền và những thành viên xã hội dân sự. Các nhà hoạt động đấu tranh cũng như những nhà bảo vệ nhân quyền là đích nhắm thường xuyên nhận chịu những cuộc bạo hành, theo dõi, ngăn cấm tự do đi lại, bắt bớ, giam giữ tùy tiện.” Ba tổ chức vừa kể nêu ra một số vụ đàn áp nhân quyền điển hình trong mấy tháng vừa qua. Ðó là tăng hạn thời hạn tạm giam, tổng cộng lên 12 tháng, với luật sư nhân quyền Nguyễn Văn Ðài. Kết án tù nhà báo tự do Nguyễn Hữu Vinh, còn được biết qua biệt hiệu Anh Ba Sàm, 5 năm tù giam hồi tháng 3 vừa qua. Ba tổ chức nhân quyền nói trên tố cáo rằng, trong bốn tháng vừa qua, nhà cầm quyền CSVN đàn áp dữ dội làn sóng biểu tình ôn hòa trên toàn quốc chống thảm trạng môi sinh chưa từng có, gây cảnh cá chết hàng loạt, và ảnh hưởng trầm trọng tới sinh kế của nhân dân tại các tỉnh miền Trung. Trong nhiều trường hợp, công an đã hành hung vô cớ và bắt bớ hàng chục người biểu tình. Theo ba tổ chức nói trên, Việt Nam quốc gia có nhiều tù nhân chính trị nhất tại Ðông Nam Á. Khoảng 130 nhà bất đồng chính kiến đang nằm sau chấn song nhà tù. Bức thư nêu trường hợp Ðức Tăng Thống Thích Quảng Ðộ, vị lãnh đạo Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất (giáo hội bị ngăn cấm hoạt động từ năm 1981), hiện bị quản thúc tại Sài Gòn. Ngài Thích Quảng Ðộ, người được đề cử ứng viên Giải Nobel Hòa Bình năm 2016, bị giam giữ tùy tiện qua nhiều hình thức tù đày hơn 30 năm qua. “Chúng tôi xin tổng thống tạo áp lực lên giới lãnh đạo Việt Nam để họ ra lệnh trả tự do tức khắc và vô điều kiện cho tất cả các tù nhân chính trị, và chấm dứt mọi hình thức sách nhiễu đối với các nhà hoạt động đấu tranh và các nhà bảo vệ nhân quyền.” Bức thư kêu gọi. Tổng Thống Pháp Francois Hollande dự trù đến Việt Nam thăm viếng vào các ngày từ 5 đến 7 tháng 9, 2016. Thông Tấn Xã Việt Nam đưa tin là “Chuyến thăm Việt Nam của Tổng Thống Pháp Francois Hollande nhằm cụ thể hóa nội hàm ‘Ðối tác chiến lược Việt Nam-Pháp.’ Nhân dịp này, hai bên cũng sẽ trao đổi các biện pháp thúc đẩy một số thỏa thuận hợp tác quan trọng trên nhiều lĩnh vực; trao đổi về các vấn đề quốc tế và khu vực cùng quan tâm.”. (Người Việt)
  7. Ngày đẹp trời đầu tháng chín giữa thu Sài Gòn, câu lạc bộ Lê Hiếu Đằng đã tổ chức cuộc gặp mặt thân tình chào đón tâm hồn thức tỉnh Mười Thôn. Anh Mười Thôn là cựu giám đốc sở Tư pháp tpHCM Võ Văn Thôn. Ngày 26.8.2016 cựu giám đốc ngành tư pháp ở thành phố lớn nhất nước Võ Văn Thôn đã tuyên bố từ bỏ đảng sau 51 năm là đảng viên cộng sản. Sinh ở quê Gò Công Đông nhưng anh Mười Thôn đã để lại tất cả năm tháng cuộc đời học hành, hoạt động chính trị, làm việc, cống hiến ở thành phố Sài Gòn. Câu lạc bộ Lê Hiếu Đằng đã tổ chức cuộc gặp mặt thân tình chào đón tâm hồn thức tỉnh Mười Thôn. Hoạt động chính trị do những người cộng sản móc nối, giao nhiệm vụ từ năm 1957. Và một cuộc đời đẹp, một tên tuổi lịch sử đã đưa Mười Thôn trở thành người cộng sản. Năm 1965, bí thư ban cán sự sinh viên học sinh khu Sài Gòn – Gia Định Hồ Hảo Hớn là một trong hai người giới thiệu và bảo đảm cho anh sinh viên luật khoa Võ Văn Thôn vào đảng cộng sản. Năm 1967 Hồ Hảo Hớn được bầu vào khu ủy viên khu Sài Gòn Gia Định. Tháng 9 năm đó, khu ủy viên Hồ Hảo Hớn ra cứ họp quán triệt nghị quyết nhiệm vụ chiến lược xuân Mậu Thân 1968, trên đường trở lại Sài Gòn, do có kẻ phản bội chỉ điểm, Hồ Hảo Hớn bị bắt. Sau này những người cùng bị bắt với Hồ Hảo Hớn vẫn truyền tụng câu đối thoại khẳng khái của Hồ Hảo Hớn với vien an ninh khai thác cung. Khu ủy viên ha? Việt cộng cỡ bự ha? Có giá đó. Cái giá là những gì có trong đầu khu ủy viên đó. Khu ủy viên ra căn cứ thấu triệt nghị quyết của đảng rồi mang nghị quyết vô Sài Gòn triển khai làm loạn ha. Nghị quyết đó là gì, khu ủy viên khai lẹ ra thì sẽ giữ được mạng sống. Không khai thì khỏi sống luôn. Chọn đi. Tất nhiên ai chả muốn sống. Vậy thì khai lẹ đi. Tôi học nghị quyết là để làm cách mạng giành độc lập cho nước, mang lại tư do cho người dân chứ không phải để khai báo đổi lấy mạng sống của tôi. Không đổi nghị quyết của đảng lấy mạng sống cho mình, Hồ Hảo Hớn đã phải nhận lấy cái chết. Ngày nay ở quận 1 trung tâm thành phố Sài Gòn có một đường phố nối rạch Bến Nghé với đường phố lớn Trần Hưng Đạo mang tên Hồ Hảo Hớn. Tối 25.8.2016, Mười Thôn thong thả đi xe đạp từ nhà anh, đường Bàn Cờ quận 3 đến đường Hồ Hảo Hớn quận 1. Cuối chiều vừa có trận mưa lớn. Đường phố được nước mưa xối rửa sạch bong và cơn gió sau mưa cũng trong lành mát lạnh. Cơn gió mát và không khí trong lành làm Mười Thôn thấy càng thêm tỉnh táo và thanh thản. Dừng lại trước bảng tên đường Hồ Hảo Hớn, trong tâm tưởng, trong bồi hồi xúc động, Mười Thôn có bao điều muốn nói với người anh lớn Hồ Hảo Hớn. Anh Ba à. Anh vẫn thường nói chúng ta vào đảng để làm cách mạng đánh đuổi kẻ cướp nước và bán nước, đánh đuổi kẻ áp bức bóc lột dân mình, giành độc lập cho đất nước, giải phóng cho người dân khỏi kiếp nô lệ. Bao nhiêu máu đã đổ ra. Chúng ta đã giành lại đất nước. Nhưng người dân vẫn chưa có tự do. Đánh đuổi được những kẻ đảng cho là cướp nước và bán nước, những kẻ đảng cho là nô dịch người dân thì đảng lại trở thành thế lực cai trị mới khắc nghiệt hơn. Người dân lại phải chịu sự nô dịch mới. Những quyền con người cơ bản, người dân vẫn chưa có. Bao nhiêu máu đã đổ ra. Bao nhiêu triệu người đã chết cho cuộc chiến tranh giành độc lập tự do của đảng đã trở thành vô nghĩa sao? Anh Ba à. Đảng đã như vậy làm sao có thể ở lại trong đảng được! Câu lạc bộ Lê Hiếu Đằng với những đảng viện cộng sản lương thiện, trung thực, đã có ba, bốn chục tuổi đảng, đã đi với đảng cộng sản suốt cuộc nội chiến Nam - Bắc đẫm máu. Là những người lương thiện, trung thực họ đã nhận ra lí tưởng cộng sản là sai trái, mất tính người, nhận ra hiện thực cộng sản là những tội ác đẫm máu con người nối tiếp nhau diễn ra không bao giờ chấm dứt và những tội ác giết chết tính người trong những người đang sống. Vì thế những đảng viên cộng sản còn lương tâm con người và còn giữ được sự trung thực với cuộc đời đã lần lượt từ bỏ lí tưởng cộng sản, giã từ đảng cộng sản. Nhà báo Kha Lương Ngãi phó Tổng biên tập tờ báo lớn của đảng bộ Sài Gòn giã từ đảng cộng sản năm 2004 khi đã có 38 tuổi đảng. Nhà văn Phạm Đình Trọng giã từ đảng cộng sản năm 2009 sau 40 năm là đảng viên cộng sản. Luật gia Lê Hiếu Đằng, từng là phó chủ tịch Mặt Trận Tổ Quốc Sài Gòn giã từ đảng cộng sản năm 2013 sau hơn 40 năm cống hiến cho đảng với tư cách đảng viên cộng sản. Phạm Đình Trọng (FB Phạm Đình Trọng)
  8. RFA 2016-09-01 Chủ tịch của Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhân dân Trung Quốc, Trương Đức Giang (phải) và Thủ tướng Canada, Justin Trudeau tại Bắc Kinh, Trung Quốc, hôm 1/9/2016. AFP photo Thủ tướng Canada Justin Trudeau hôm qua cho biết ông đã đề cập đến vấn đề nhân quyền trong cuộc nói chuyện giữa ông và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Phát biểu tại buổi tiếp tân do Hội đồng kinh doanh Canada- Trung Quốc tổ chức ở Thượng Hải vào hôm qua, Thủ tướng Canada cho biết đối thoại về vấn đề nhân quyền với Trung Quốc không dễ dàng nhưng là điều cần thiết. Ông cho biết ông thúc giục lãnh đạo Trung Quốc phải tôn trọng quyền tự do bày tỏ ý kiến và làm hơn nữa để bảo vệ nhân quyền. Trước đó, nhân chuyến thăm Trung Quốc lần này của thủ tướng Justin Trudeau, các công ty Canada và Trung Quốc đã ký các thỏa thuận thương mại trị giá khoảng 915 triệu đô la bao gồm các lĩnh vực thủy sản và công nghệ sạch. Trung Quốc hiện cũng đang tìm cách để đạt được một hiệp ước tự do thương mại với Canada tương tự như những gì Trung Quốc đã đạt được với Australia và New Zealand trước kia. Tuy nhiên, Bộ trưởng phụ trách thương mại Canada, Chrystia Freeland hôm qua nói với báo giới rằng Canada không vội vã để đạt được thỏa thuận này với Trung Quốc.
  9. Kính Hòa, phóng viên RFA 2016-08-31 Ảnh chụp sau khi bà Vũ Minh Khánh (thứ ba từ phải) trình bày trước Quốc hội Canada trường hợp chồng mình là luật sư nhân quyền Nguyễn Văn Đài bị cầm tù ở Việt Nam. Bà Anne Quach Minh Thu là người thứ hai từ trái sang. Ảnh do bà Anne Quach Minh Thu cung cấp. Nữ dân biểu Canada gốc Việt và Nhân quyền Việt Nam Vào tháng Sáu năm nay, bà Vũ Minh Khánh vợ của tù nhân chính trị Luật sư Nguyễn Văn Đài có mặt tại quốc hội Liên bang Canada để trình bày về trường hợp của chồng mình. Giúp đỡ bà Khánh trong các cuộc gặp mặt các giới chức Canada có nữ dân biểu trẻ tuổi Anne Quach Minh Thu. Bà Anne Quach Minh Thu là thành viên đảng Tân dân chủ của Canada, năm nay 34 tuổi, được bầu làm Hạ nghị sĩ liên bang hai lần, năm 2011 và 2015. Cha mẹ bà là người Việt Nam đến Canada tị nạn sau biến cố 1975. Từ Canada bà Anne Quach Minh Thu dành cho Kính Hòa một cuộc trò chuyện về nhân quyền Việt Nam . Kính Hòa: Thưa bà, câu hỏi đầu tiên là với tư cách thành viên của Quốc hội Canada, bà thấy cuộc đấu tranh vì nhân quyền bên trong Việt Nam như thế nào? Bà Anne Quach Minh Thu: Tôi nghĩ rằng cuộc đấu tranh vì nhân quyền bên trong Việt Nam rất quan trọng, rất chính danh. Vì thế mà mỗi lần tôi có cơ hội gặp các vị đại diện của chính quyền Việt Nam, Ngài Đại sứ, hay là ai đó nói chuyện với tôi về Việt Nam thì tôi đều nói về tầm quan trọng của nhân quyền, và tầm quan trọng bảo vệ quyền ấy. Tôi nghĩ rằng tất cả con người sống trên hành tinh này đều có quyền được tôn trọng những quyền cơ bản, điều đó rất quan trọng đối với tôi, cũng như tất cả những thành viên của Hạ viện, vì chúng tôi đại diện cho khu vực bầu cử của chúng tôi, và cả nước Canada. Trên bình diện quốc tế chúng tôi muốn cải thiện điều kiện sống của những người xung quanh chúng ta. Bởi vì Việt Nam và Canada có quan hệ với nhau về ngoại giao, văn hóa, kinh tế, vì thế rất quan trọng chuyện đề cập tới vấn đề nhân quyền, điều đó là một trong những giá trị mà tôi tôi trọng, tôi rất hài lòng khi làm việc theo hướng đó. Kính Hòa: Bà đã giúp đỡ vợ của một luật sư bị cầm tù tại Việt Nam cất lên tiếng nói khi bà ấy sang Canada, bà có ngại là điều ấy sẽ làm xấu đi quan hệ của bà với các nhà ngoại giao Việt Nam ở Ottawa không? Bà Anne Quach Minh Thu: Tôi đã đề nghị các bạn tôi trong đảng Tân Dân chủ, như là phát ngôn nhân Hélène Laverdière ở bộ ngoại giao, Cheryl Hardcastle ở tiểu bang nhân quyền quốc tế của Hạ viện, gửi một lá thư tới Bộ trưởng Bộ ngoại giao Stephane Dion để nêu lên trường hợp của ông Nguyễn Văn Đài. Vợ ông ấy là bà Vũ Minh Khánh đã đến đây nói về trường hợp của chồng bà để cho ông Bộ trưởng ngoại giao có thể nêu lên vấn đề nhân quyền trong các quan hệ ngoại giao với Việt Nam. Tôi nghĩ rằng điều đó là quan trọng nếu chúng ta muốn tiếp tục quan hệ ngoại giao với Việt Nam cũng như với những quốc gia khác, khi chúng ta có những mối quan hệ thương mại, trao đổi sinh viên, quan hệ văn hóa, thì chúng ta muốn những người Canada đến Việt Nam, những người Việt Nam đến Canada có thể nói những vấn đề về nhân quyền mà không bị đe dọa. Tôi nghĩ là tôi không cần phải đặt câu hỏi là điều đó được những người đại diện Việt Nam đón nhận như thế nào. Tôi nghĩ là nên tố cáo những bất công theo một cách thức ngoại giao và tôn trọng nhau. Đó là những điều tôi làm mỗi khi gặp các vị đại diện Việt Nam hay Ngài Đại sứ. Không phải lúc nào họ cũng đồng ý những gì tôi nói. Và tôi nghĩ việc quan trọng ở đây là nói chuyện được với những người đó, tạo ra một lối mở hướng về tự do, và một ngày nào đó chúng ta có thể cải thiện tình hình nhân quyền ở Việt Nam. Người Việt tại Canada Bà Anne Quach Minh Thu. Hình do bà gửi RFA. Kính Hòa: Bà vừa là một nhà chính trị Canada, và cũng là người gốc Việt Nam, từ vị trí đó bà thấy sự hội nhập của cộng đồng người Việt vào xã hội Canada như thế nào? Bà Anne Quach Minh Thu: Chúng ta có nhiều nhà hoạt động nghệ thuật, thể thao ở Canada là người Việt Nam, tôi có thể đưa cho ông một danh sách những người Việt đoạt những giải thưởng ở Canada, những trường hợp rất vinh dự. Chúng ta có những bác sĩ, luật sư, nhạc sĩ, giáo sư. Người Việt hiện diện trong mọi lĩnh vực của đời sống Canada. Từ khi những người đầu tiên đến đây, tức là những thuyền nhân tị nạn, người Việt dấn thân vào mọi mối quan tâm của đất nước Canada. Tôi rất tự hào mình là thành viên của một cộng đồng như vậy. Ngoài ra còn có sự giao hòa văn hóa nữa, từ khi người Việt đến, ngoài những nhà hàng Việt Nam còn có những sự kiện văn hóa nữa, chẳng hạn như tổ chức lễ Tết ở Montreal chẳng hạn, cả cộng đồng dân cư đều chung vui, đẹp tuyệt vời. Đó là sự chia sẻ văn hóa với nhau, những nền văn hóa song hành với nhau, phát triển hài hòa với nhau, tôi rất tự hào về điều đó. Tôi không phải là người Việt Nam đầu tiên là thành viên Hạ viện Canada, nếu tôi nhớ không lầm thì tôi là người thứ ba. Và tôi nghĩ là sẽ còn nữa. Và như thế là chúng ta sẽ có những cách nhìn khác nhau, suy nghĩ khác nhau, và đó là nền dân chủ. Kính Hòa: Câu hỏi cuối cùng thưa bà, là một phụ nữ thuộc nhóm thiểu số, bà có khó khăn gì không khi vươn lên làm chính trị tại Canada? Bà Anne Quach Minh Thu: Nói chung mọi sự diễn ra tốt đẹp. Tại khu vực bầu cử của tôi, ở thành phố lớn, nơi có đại đa số người dân là người Quebec da trắng, thì cứ nghĩ là sẽ gặp khó khăn, nhưng mà thực ra là ngược lại. Người ta dễ dàng chấp nhận tôi, một phụ nữ trẻ Việt Nam, và khuyến khích tôi. Có người nghĩ là tôi không nói được tiếng Pháp, rồi họ ngạc nhiên một cách thú vị khi tôi nói tôi là giáo viên dạy tiếng Pháp, họ rất vui. Họ nhìn những thành quả tôi làm được chứ không nhìn xem tôi thuộc sắc tộc nào. Người ta công nhận những việc làm của tôi, nhìn tôi như một người của cả cộng đồng mà không phân biệt nguồn gốc chủng tộc. Tôi rất mong mọi người có thể có những trải nghiệm đẹp như thế của tôi. Kính Hòa: Xin cám ơn bà.
  10. Mặc Lâm, biên tập viên RFA 2016-08-31 Thảm họa quốc gia về ô nhiễm môi trường đã hiển hiện qua sự kiện cá chết hàng loạt ở các tỉnh ven biển miền Trung. Giới khoa học cho rằng đây là hậu quả của nhiều thập niên phát triển kinh tế bằng mọi giá và xem nhẹ việc hủy hoại môi trường. AFP Kêu gọi cộng đồng hợp sức khởi kiện Formosa Formosa cho đến nay vẫn được chính phủ cho phép hoạt động sau khi đồng ý chi trả số tiền 500 triệu đô la cho hành vi xả thải bất hợp pháp gây thảm họa môi trường cho 4 tỉnh miền Trung. Tuy nhiên số tiền tượng trưng này không thể bù đắp những thiệt hại to lớn về môi trường cũng như kinh tế của từng gia đình tại khu vực nó gây tai họa. Từ bức xúc này 18 tổ chức xã hội dân sự tại Việt Nam đã gửi thư kêu gọi cộng đồng hợp sức khởi kiện Formosa để đòi lại quyền lợi chính đáng mà Formosa phải trả. Bức thư đề ngày 30 tháng 8 có chữ ký của đại diện 18 tổ chức xã hội dân sự đang hoạt động tại Việt Nam trình bày diễn tiến mà công ty gang thép Formosa tại Vũng Áng đã gây ra cho người dân cũng như môi trường và các di lụy khác. Theo nội dung bức thư, Formosa đã được chính phủ Việt Nam ưu đãi kể cả sau khi công ty này thừa nhận đã gây nên thảm họa và sự ưu ái đó được chính phủ của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc thể hiện khi tiếp tục cho phép nó hoạt động. Với số tiến 500 triệu đô la bồi thường, chính phủ cũng chưa chứng minh được sẽ giúp gì cho người dân bị trực tiếp là nạn nhân của Formosa, cũng như những phát hiện gần đây cho thấy Formosa tiếp tục chôn chất thải tại nhiều khu vực lân cận nơi nó đặt nhà máy. Những thực tế này đã làm cho cả nước rúng động nhưng Formosa không có một biểu hiện gì thay đổi trong khi sản xuất, điều này sẽ dẫn tới những nguy hiêm khác về môi trường mà Formosa sẽ tạo ra cho con người và môi trường sống của Việt Nam. Căn cứ những dữ kiện vừa nói, bức thư kêu gọi việc đưa Formosa ra trước tòa án để trả lời công khai các câu hỏi những gì mà nó trực tiếp gây ra. Bức thư đang được dư luận chú ý và đây là hoạt động dân sự mang tính tập thể được xem là mạnh mẽ và tích cực nhất với sự chính danh của các tổ chức xã hội dân sự. TS Nguyễn Quang A, người tích cực nhất trong việc kêu gọi thành lập các tổ chức xã hội dân sự, cũng là đơn vị ký tên trong thư kêu gọi cho chúng tôi biết về mục tiêu của bức thư, không nhất thiết phải kiện Formosa tại các tòa án Việt Nam mà có thể nhắm tới mục tiêu xa hơn là tòa án quốc tế sau khi các nhà nghiên cứu luật cho biết phải làm gì: “Tôi nghĩ cái chuyện kiện Formosa bất kể ai cảm thấy mình có lợi ích của mình vì Formosa vi phạm là có quyền khởi kiện. Có thể là một ngư dân, có thể là một tổ chức xã hội dân sự cũng có thể là một số tổ chức và kiện ở đây không nhất thiết phải gắn bó ràng buộc vào quy định pháp lý của Việt Nam. Có Việt kiều đã kiện nhà nước Việt Nam ở Yên Bái tại sao người Việt Nam không kiện Formosa ở Đài Loan hay ở đâu đó mà nghĩ lầm là dứt khoát phải kiện ở Hà Tĩnh, ở Hà Nội hay kiện ở Sài Gòn? Vấn đề kiện ở đây phải hiểu theo nghĩa rộng như vậy. Không phải nhờ mấy ông công an hay tòa án của Việt Nam này bởi vì kiện mấy ông ấy cũng như con kiến kiện củ khoai tại vì các ông ấy và Formosa nhiều khi đã trở thành bao che cho nhau hay thông đồng với nhau rồi thì rất khó đúng như anh nói.” Formosa phải được định đúng tội và phải bội thường đúng Ông Nguyễn Bắc Truyển, nhà hoạt động cho tự do tôn giáo và nhân quyền, đại diện cho Hội Tù nhân chính trị và tôn giáo Việt Nam nói với chúng tôi về nhận định của riêng ông khi cùng ký tên vào lá thư này: Người dân Hà Nội biểu tình chống tập đoàn Đài Loan Formosa ở trung tâm thành phố Hà Nội vào ngày 01 tháng 5 năm 2016. AFP PHOTO. “Các tổ chức xã hội dân sự đều mong muốn Formosa phải được định đúng tội danh và phải bội thường đúng với giá trị mà họ đã gây ra cho bốn tỉnh miền Bắc Trung bộ. Hiện nay người dân trong nước họ biết rất nhiều về tình trạng Formosa thải những chất độc ra vùng biển Việt Nam nó ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của rất nhiều người dân tại đó và những vùng chung quanh. Bản thân tôi đã gần 6-7 tháng nay đã không dám ăn cá biển vá khi có dịp ra chợ gặp những người buôn bán về cá biển thì họ cũng nói rằng việc mua bán kinh doanh cá biển hết sức khó khăn và họ không dám lây nguồn cá từ vùng biển, không biết vùng nào nhưng họ đều sợ và do đó nó ảnh hưởng đến đời sống người dân rất lớn. Những người dân trực tiếp đến vùng biển bị thiệt hại thì họ quyết tâm rất cao, họ muốn Formosa phải bồi thường đúng với các thiệt hại cũng như nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam phải kiện Formosa ra tòa. Những tổ chức xã hội dân sự thì mong cái tuyên bố này được đẩy mạnh và xa hơn nữa đền từng người dân và đó là trách nhiệm thuộc về xã hội dân sự bởi họ có mối tương quan tương thích với những nhóm người, nhóm cộng động trong đất nước thì họ phải thúc đẩy điều đó. Tôi thấy rằng Đức cha Nguyễn Thái Hợp vừa đưa ra những kêu gọi giáo dân công giáo phải quan tâm về môi trường nói chung và Formosa nói riêng. Vấn đề này đã được thúc đẩy rất tốt ở những vùng biển Hà Tĩnh, Nghệ An và nó đi vào đời sống người công giáo. Tôi là một thiện nguyện viên ở Văn phòng Công lý và Hòa Bình tôi thường xuyên tiếp xúc với giáo dân và tôi thấy họ quan tâm rất đặc biệt tới tình trạng ô nhiễm môi trường mà vừa rồi là vụ Formosa.” Linh mục Đặng Hữu Nam thuộc giáo xứ Phú Yên, với tư cách là chủ chăn của 1.200 giáo dân tại nơi mà ảnh hưởng của thảm họa đè nặng lên tất cả mọi người không chừa một ai, cho biết hiện trạng của người dân trong giáo xứ Phú Yên, linh mục Nam nói: “Ở đây có 1.200 giáo dân, xứ Phú Yên thì 100% người ta sống vào biến sống nhờ biển và vì thế khi biển chết thì họ chết dần theo với biển. Thảm họa đã xảy ra thì cá biển chết, nhiễm độc. Chúng ta thấy hiện tượng bây giờ: thuyển nằm bờ và nếu có đi đánh bắt xa bờ chăng nữa thì khi về con người ta rất may nếu hòa vốn còn không thì lỗ, phải vay vốn đầu tư. Đánh bắt về thì cũng khó tiêu thụ trên sản phẩm mình đánh bắt về được. Bây giờ người dân vẫn còn rất hoang mang và không ai dám tiêu thụ. Chằng hạn như cách đây 3 ngày một người dân tại thành phố Vinh đã ăn con ghẹ và đã nhiễm độc nặng và chết cách đây 3 hôm cho nên việc người dân đánh bắt cá về cũng rất khó tiêu thụ, người dân không tiêu thụ cho. Hoàn cảnh của gia đình họ chúng ta thấy rất bi đát. Người ngư dân vốn đã nghèo rồi bây giờ lại càng thê thảm hơn. Họ đang đứng trước nguy cơ phá sản bởi vì nợ ngân hàng mà họ vay để đầu tư vào các phương tiện đánh bắt cá, bây giờ không sử dụng được và sẽ là món nợ làm cho người ta phá sản. Con cái của họ đang dứng trước nguy cơ không được đến trường và trong những ngày đấu năm học mới và đã tựu trường rồi thì tôi là người đang nỗ lực hết mình để vận động cho người dân cho con em đến trường. Tôi phải hứa là sẽ giúp đỡ cho con em họ về học phí để họ có can đảm cho con đến trường, đó là điều gay cấn ngay từ bây giờ. Thứ hai nữa là tất cả các tài sản đã tích cóp được thì người ta đã đem cầm cố hay bán đi mà lo cho chi tiêu hàng ngày của mình. Cho đến hôm nay thì chính phủ chưa có động thái gì tại khu vực của giáo xứ của tôi cả mặc dù đó chỉ là hỗ trợ gạo hay đưa ra lời nói gì.” Hiện trạng của người dân và môi trường đang bị đe dọa không riêng gì tại 4 tỉnh miền Trung mà còn sẽ lây lan ra cả nước đã khiến bức thư kêu gọi khời kiện Formosa nóng bỏng hơn. Người dân trong khu vực thảm họa có lẽ chờ đợi vụ kiện này hơn ai hết vì họ là nạn nhân, như lời linh mục Đặng Hữu Nam chia sẻ, đang cầm cố hay bán đi tới những vật dụng cuối cùng để sống sót, nhưng thời gian sẽ cho họ cơ hội bao lâu nữa khi sống bằng những thứ mà họ chắt chiu dành dụm bấy lâu nay là câu hỏi khó trả lời nếu vụ kiện không được thành hình.
  11. Hơn 30 nghìn giáo dân thuộc giáo phận Vinh, đã xuống đường hưởng ứng lời kêu gọi của ngài Giám mục Phaolo Nguyễn Thái Hợp về bảo vệ môi trường Trong thời gian vừa qua, có hai sự kiện lớn, gây chấn động đời sống chính trị Việt Nam. Đó là sự kiện ngày 15/8/2016, hơn 30 nghìn giáo dân của ba tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình thuộc giáo phận Vinh, đã hưởng ứng lời kêu gọi của ngài Giám mục Phaolo Nguyễn Thái Hợp về bảo vệ môi trường, tập hợp nhau nhân ngày Đức Mẹ Lên Trời. Đây là cuộc tập hợp lớn chưa từng có, liên quan tới việc đấu tranh bảo vệ môi trường. Sự kiện thứ hai, cũng gây chấn động không kém, đó là vào sáng 18/8/2016 nghi án Chi cục trưởng Kiểm lâm tỉnh Yên Bái đã sử dụng súng, bắn chết bí thư tỉnh ủy, chủ tịch hội đồng nhân dân kiêm trưởng ban tổ chức tỉnh ủy, sau đó tự sát. Tính chất của sự việc này đã làm rúng động toàn bộ hệ thống chính trị hiện nay của chế độ cộng sản Việt Nam. Một sự việc có tính chất bước ngoặt thường có hai yếu tố cấu thành, đó là sự việc chưa từng xảy ra, và sau sự việc đó, một số khía cạnh liên quan của sự việc sẽ đi theo một hướng hoàn toàn khác. Chúng ta sẽ tìm hiểu xem, bước ngoặt mà hai sự kiện này tạo ra là gì. Quá trình đấu tranh bảo vệ môi trường, cụ thể là việc lên tiếng, tập trung, diễu hành, biểu tình yêu cầu giải quyết dứt điểm vụ ô nhiễm môi trường biển bốn tỉnh miền trung, cụ thể là yêu cầu bồi thường xứng đáng cho ngư dân, làm sạch môi trường và đóng cửa công ty gây ô nhiễm Formosa chưa lúc nào dừng lại. Tuy nhiên, đó chỉ là những tiếng nói phản kháng đơn lẻ của các cá nhân, của các nhóm xã hội dân sự, hoặc của một địa phương, giáo xứ. Ngày 15/8 vừa qua, lần đầu tiên, có sự tập trung của một số đông người, hơn 30 nghìn người công giáo, nghe theo tiếng gọi bảo vệ môi trường của Đức Giám mục, lên tiếng về vấn đề môi trường. Với một số lượng người lớn chưa từng có, được tổ chức bởi các vị chức sắc công giáo của giáo phận Vinh, các giáo xứ, giáo họ khắp ba tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, người công giáo của giáo phận Vinh nói riêng, Việt Nam nói chung đã làm sững sờ tất cả hệ thống chính trị ở Việt Nam. Sự kiện lần đầu tiên, có một số lượng rất lớn người được tổ chức chặt chẽ, có người thủ lĩnh tinh thần kêu gọi, lên tiếng đấu tranh với nhà cầm quyền Việt Nam là một sự kiện đặc biệt. Nhưng chúng ta cũng nên hiểu một điều. Sự dồn nén của người dân về vấn đề cá chết, ô nhiễm môi trường trong cả nước đang sục sôi. Số người bị ảnh hưởng và nhận thức được về tác hại là vô cùng lớn, nhưng họ chưa có, chưa được tổ chức lại để lên tiếng. Vì vậy, nhà cầm quyền dễ dàng bẻ gãy sự phản kháng có tính chất đơn lẻ đó. Nhưng khi giáo phận Vinh đồng lòng lên tiếng, từ những đức cha lãnh đạo giáo phận, cho tới các giáo xứ, giáo họ người giáo dân đồng lòng đứng lên thì nhà cầm quyền Việt Nam đã không dám ra tay đàn áp số lượng người cực lớn như vậy. Ý nghĩa lớn nhất của sự kiện người công giáo đứng lên tại Vinh là sự động viên tinh thần rất lớn cho những người đấu tranh khắp cả nước, cho phong trào dân chủ. Sự kiện này cũng khẳng định, khi người dân đồng lòng, lại có sự tổ chức thì không một thế lực nào có thể ngăn cản nổi sức mạnh của người dân. Bước ngoặt dễ thấy nhất sau sự kiện này, đó là từ nay, nhà cầm quyền Việt Nam sẽ đặt giáo phận Vinh vào tầm ngắm, mục tiêu triệt hạ số một ở Việt Nam. Đồng thời, những nhà lãnh đạo phong trào phản kháng, nếu hiểu rõ về nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam thì họ cũng sẽ xác định, họ đã cưỡi lên lưng hổ, chỉ có đường tiến, không có đường lui khi thực hiện đối đầu có tổ chức với nhà cầm quyền Việt Nam. Trong quá khứ, đã có nhiều dịp, nhiều sự kiện và phong trào, tuy chưa đạt tới mức như sự kiện ngày 15/8/2016 vừa qua, nhưng cũng đã huy động được số lượng lớn người công giáo lên tiếng phản kháng. Đáng tiếc là nhà cầm quyền Việt Nam đã thực hiện thành công kế sách “rút củi đáy nồi” điều chuyển lãnh đạo tôn giáo, hạ nhiệt và giải tỏa được “cơn sốt” phản kháng của người công giáo. Chúng ta cũng biết được rằng, chỉ một giáo phận trong cả nước đứng lên, với sự đồng lòng từ các vị lãnh đạo tôn giáo tới người dân, đã huy động được sức mạnh như vậy. Trường hợp toàn bộ giáo hội công giáo Việt Nam và tất cả giáo dân cả nước đứng lên, thì sức mạnh sẽ là dời non lấp biển. Đáng tiếc, nhà cầm quyền Việt Nam đã dùng nhiều thủ đoạn phân hóa, chia rẽ đến ngày hôm nay Công giáo Việt Nam không còn là một khối thống nhất. Nguy hại hơn, rất có thể giáo phận Vinh chịu chung số phận, bị điều chuyển lãnh đạo tinh thần bằng kế sách quen thuộc “rút củi đáy nồi”. Sự kiện thứ hai, việc mâu thuẫn về lợi ích trong nội bộ lãnh đạo địa phương và trung ương là việc bình thường. Điều đó cũng đồng nghĩa với việc đấu đá và triệt hạ lẫn nhau trong nội bộ vẫn xảy ra quanh năm suốt tháng. Nhưng sự kiện một lãnh đạo ngành (nhỏ) của một tỉnh, ra tay sát hại hai lãnh đạo cao nhất của tỉnh một cách công khai, cùng lúc tự sát đã thể hiện mâu thuẫn khủng khiếp về lợi ích và bế tắc của những kẻ kém thế trong tranh đoạt. Mâu thuẫn và xung đột về lợi ích càng ngày càng gay gắt hơn khi nguồn lực của chế độ đang cạn kiệt. Sự kiện này có hai yếu tố có tính chất bước ngoặt. Đó là lần đầu tiên, một sự kiện chấn động, gây ảnh hưởng nặng nề tới uy tín của đảng cộng sản lại được công khai, họp báo sau một thời gian rất ngắn. Chúng ta phải ghi nhận vai trò, ảnh hưởng sâu rộng của hệ thống mạng xã hội đã làm tốt chức năng công khai hóa thông tin, dẫn tới việc nhà cầm quyền Việt Nam đã phải từ bỏ cách thức hành xử truyền thống, giấu nhẹm những tin tức bất lợi cho đảng và nhà nước. Từ nay, bất kể thông tin nào, báo chí lề trái và lề phải sẽ đều được (bị) công khai ngay lập tức. Bước ngoặt thứ hai, thái độ của người dân khi biết được mâu thuẫn nội bộ trong đảng cộng sản, sự triệt hạ lẫn nhau giữa các đồng chí, và cái chết của lãnh đạo. Sự vui mừng không cần che dấu, một sự hả hê không xuất phát từ sự ác ý. Chỉ có thể giải thích được hiện tượng người dân vui mừng bằng việc họ đã đặt những lãnh đạo cộng sản vào tầng lớp thống trị, còn họ tự đặt mình vào vị thế bị trị. Tầng lớp bị trị vui mừng và hả hê khi tầng lớp thống trị điêu đứng, tổn thất. Đây là bước ngoặt rõ ràng nhất về thái độ của người dân đối với đảng cộng sản và nhà cầm quyền Việt Nam hiện nay./. Nguyễn Vũ Bình Hà Nội, ngày 30/8/2016 (Blog RFA)
  12. Theo dõi báo chí chính thống “lề phải” những ngày vừa qua, tôi thấy rất thú vị vì báo chí trong nước phê phán rất mạnh mẽ những hiện tượng tiêu cực, bất công xã hội, tấn công cả những nhân vật quyền cao chức trọng, đề cập cả những vấn đề đụng chạm đến thể chế chính trị. Ngôn từ sử dụng thậm chí giống như báo chí “lề dân” ở hải ngoại hoặc trên các mạng xã hội. T/g Nguyễn Tiến Trung Trong số những bài đó, có một bài nổi bật khiến tôi chú ý, đó là bài “Nhận diện nhóm lợi ích bán nước, hại dân” của tác giả Xuân Dương trên báo Giáo Dục ngày 26/7/2016. Tác giả đã thẳng thắn chỉ ra “nhóm lợi ích” quyền lực cao nhất nước đang “bán nước”, “hại dân”, “biến Nhà nước thành công cụ trấn áp nhân dân”,… Lòng dân căm phẫn Bản thân tôi là một nạn nhân của một chế độ tư pháp bất công cũng cảm thấy một chút an ủi khi cuối cùng báo chí nhà nước đã công nhận rằng nhóm lợi ích đầy quyền lực đã “biến Nhà nước thành công cụ trấn áp nhân dân”, trong đó không chỉ có gia đình tôi mà còn hàng triệu người dân bị mất đất, bị xử oan, bị bắt bớ vì các lý do chính trị, tôn giáo, vì thực hành các quyền căn bản của con người. Tác giả Xuân Dương còn quyết liệt hơn nữa khi kết luận: “Để bảo vệ Tổ quốc, để đoàn kết toàn dân, để xây dựng một thể chế chính trị ‘do dân và vì dân’ cần tiêu diệt những kẻ bán nước, hại dân đó!” Để giải thích hiện tượng này, có lẽ tựa đề bài báo “Nhân đạo quá, nhân đạo không chịu nổi!” của tác giả Đào Tuấn trên báo Lao Động ngày 23/7/2016 nói rõ hơn cả tâm trạng của nhân dân Việt Nam hiện nay: không chịu nổi. Chính là như thế, người dân Việt Nam hiện nay đã hết chịu nổi với tình trạng “dân làm chủ” là hình thức, còn “đảng [cộng sản] lãnh đạo” và “nhà nước quản lý” thì quá yếu kém, tồi tệ, bất công. Hai ngọn cờ đã gãy Hai ngọn cờ mà đảng cộng sản đưa ra để tạo tính chính danh cầm quyền là “độc lập dân tộc” và “chủ nghĩa xã hội” đã thất bại thảm hại. Độc lập dân tộc sao được khi phải nhượng cho Trung Quốc hai ngọn Giả Sơn và Lão Sơn mà quân đội Việt Nam đang trấn giữ vào năm 1999, khi để mất đảo Gạc Ma năm 1988, còn các liệt sỹ, cựu chiến binh trong các cuộc chiến chống Trung Quốc xâm lược thì bị quên lãng. Lực lượng vũ trang, an ninh có suy nghĩ gì khi biết những thông tin này không? Về kinh tế thì đến 90% tổng thầu các công trình lớn rơi vào tay Trung Quốc, nhập siêu từ Trung Quốc liên tục tăng cao và ngày càng nặng nề. Các khái niệm như “chủ nghĩa xã hội”, “kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa” thì đến bây giờ các vị giáo sư, tiến sỹ “đáng kính” trong Hội đồng lý luận trung ương vẫn còn tranh cãi nhau về ý nghĩa của nó là gì. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc mới đây còn đặt ra một câu hỏi gây nhíu mày về tính “công bằng” của chủ nghĩa xã hội mà đảng cộng sản rêu rao vài chục năm nay: “Chúng ta phải làm sao để con cháu của nông dân, công nhân, người nghèo đều có cơ hội học tập, tiến thân, kể cả cơ hội trở thành lãnh đạo của đất nước trong tương lai”. Một sỹ quan an ninh mà tôi có dịp tiếp xúc cũng công nhận với tôi rằng anh thấy xấu hổ khi là một đảng viên cộng sản. Anh cảm thấy tội lỗi khi phải im lặng trước hiện trạng đất nước, bởi vì “đồng chí” trong đảng cộng sản bây giờ nghĩa là đồng lõa phi pháp với những kẻ “bán nước hại dân”. Ba phạm trù quyền lực Luật sư Trần Quốc Thuận, nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội đã thẳng thắn chỉ ra trên BBC vào ngày 21/7/2016 "...Cần có một cuộc đại cải cách toàn diện thì may ra Việt Nam có lối ra. Còn nói rằng mình chọn người này không chọn người kia, thì cuối cùng mình chỉ chọn những người đã được chọn rồi thì làm sao có quốc hội thực sự của dân được." Trọng tâm của cuộc “đại cải cách toàn diện” này bắt buộc phải giải quyết tận gốc vấn đề chính trị của Việt Nam, liên quan đến những thành tố quan trọng nhất của quốc gia, ngoài thành tố lãnh thổ thì đó là nhân dân, pháp luật và chính quyền. Về nhân dân, dân phải thực sự nắm quyền làm chủ đất nước, bắt đầu bằng các quyền quan trọng nhất như trưng cầu dân ý, phúc quyết hiến pháp, tự do ứng cử - bầu cử, và quyền tư hữu. Những quyền làm chủ này phải hiện thực và bình đẳng đến từng người dân cụ thể chứ không phải chỉ trên khẩu hiệu hay giấy tờ. Nói cách khác, dân quyền phải hiện thực. Về pháp luật, hiển nhiên rằng cần phải xây dựng nhà nước pháp quyền: mọi người bình đẳng trước pháp luật, không ai được độc quyền nhà nước, đứng trên pháp luật như tình trạng hiện nay. Nền pháp luật chuẩn mực đó phải bắt đầu từ bản hiến pháp của toàn dân để đảm bảo dân quyền và giới hạn quyền lực của chính quyền. Về chính quyền, đặc điểm quan trọng nhất của nền dân chủ là lãnh đạo phải do dân bầu ra qua bầu cử tự do và công bằng, có định kỳ. Nghĩa là chính quyền phải chính danh. Hay nói cách khác, chính quyền phải chính trực với bản hiến pháp và pháp luật chuẩn mực đó, chính trực với nhân dân. Ba phạm trù quyền lực này liên quan chặt chẽ với nhau như ba chân kiềng của nền dân chủ: dân quyền hiện thực, pháp quyền chuẩn mực, chính quyền chính trực. Theo tôi, để cuộc “đại cải cách” sắp tới thật sự “toàn diện” thì cần phải giải quyết triệt để ba vấn đề này. Không thể tiếp tục chấp nhận ba yếu tố giả dối “dân làm chủ, đảng lãnh đạo, nhà nước quản lý” mà đảng cộng sản đưa ra nữa. Vì thật ra quyền lực chỉ tập trung vào tay một đảng, hoàn toàn không có “dân" và “nhà nước". Khi đó, nhân dân sẽ đoàn kết với nhau trên cơ sở một nền pháp luật chuẩn mực, và cùng nhau hậu thuẫn cho một chính quyền do dân bầu ra. Đó mới là cơ sở vững chắc để đoàn kết dân tộc. Và dân tộc có đoàn kết thì mới có thể bảo vệ lãnh thổ trước nạn ngoại xâm đã và đang gặm nhắm bờ cõi. Vụ tin tặc Trung Quốc tấn công hệ thống mạng của các sân bay của Việt Nam chiều ngày 29/7, gây nguy hiểm đến an toàn bay, cho thấy cuộc chiến đã hiển hiện ngay trên các đô thị của đất nước chứ không phải chỉ ở các quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa, vùng biên giới hay vùng Tây Nguyên đang khai thác bô-xít nữa. Điều kiện sắp chín muồi Vậy làm thế nào để có thể tiến hành “đại cải cách toàn diện” khi Nhà nước đã trở thành “công cụ trấn áp nhân dân” của những kẻ “bán nước hại dân”? Lê-nin, bậc thầy của người cộng sản, đã nêu ra ba điều kiện để một cuộc cách mạng thành công. Đó là nhà cầm quyền không thể cai trị theo kiểu cũ được nữa, nhân dân không chịu đựng nổi nữa, và có một tổ chức chính trị lãnh đạo dẫn dắt cách mạng. Hiện tại, rõ ràng nhà cầm quyền không kiểm soát tình hình được như trước nữa. Người dân công khai phản kháng trên các mạng xã hội như Facebook, công khai kêu gọi nhau xuống đường biểu tình, công khai tẩy chay bầu cử, công khai đi đòi những người bị bắt giữ vô cớ, trái pháp luật… Về lòng dân thì như trên đã nói, báo nhà nước cũng đăng: “không chịu nổi”. Như vậy, hai điều kiện đầu của cách mạng đã có ở Việt Nam, chỉ còn một điều kiện cuối cùng là phải xuất hiện một tổ chức chính trị có uy tín, đông, mạnh để lãnh đạo cách mạng. Đó cũng là lý do tại sao các lãnh đạo đảng cộng sản luôn nhắc nhở quân đội, công an: ”Tuyệt đối không để hình thành các tổ chức chính trị đối lập”. Theo tôi quan sát trên mạng xã hội, đã có nhiều tổ chức chính trị không cộng sản xuất hiện ở Việt Nam. Khi bầu cử tự do ở Miến Điện đã có tới 92 đảng ra tranh cử. Việt Nam có lẽ sẽ có nhiều hơn con số đó. Nhưng đảng nào sẽ đi vào lịch sử như đảng Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ ở Miến Điện? Hãy là người Việt đoàn kết Trước hiểm họa ngoại xâm, môi trường ô nhiễm, thực phẩm bẩn,... đe dọa không gian sinh tồn của dân tộc, người Việt đoàn kết - tiếng nói của đại thể người Việt - cần nối vòng tay lớn với nhau, cùng nhau lên tiếng, cùng nhau hành động để thiết lập “dân quyền hiện thực, pháp quyền chuẩn mực, chính quyền chính trực” ở Việt Nam. Chỉ khi đó, những kẻ “bán nước hại dân” mới không còn chỗ hoành hành trên đất nước này. Chỉ khi đó, đất nước này mới có nền tảng vững chắc để trường tồn. Tham khảo: Nhận diện nhóm lợi ích "bán nước, hại dân” http://giaoduc.net.vn/gdvn-post169682.gd Nhân đạo quá, nhân đạo không chịu nổi! http://laodong.com.vn/su-kien-binh-luan/nhan-dao-qua-nhan-dao-khong-chiu-noi-575675.bld Nguyễn Tiến Trung (VOA) (tienbo.org)
  13. Thảo Nguyên DL - Vượt qua 81 ứng cử viên là các cá nhân/tổ chức bảo vệ nhân quyền nổi bật trên khắp thế giới, ông Nguyễn Quang A vinh dự lọt vào top 10 ứng viên của giải thưởng Hoa Tulip về Nhân quyền (Human rights Tulip) năm 2016 và trở thành người Việt Nam đầu tiên được đề cử giải thưởng danh giá này. Theo thông tin từ fanpage chính thức của ĐSQ Hà Lan tại Việt Nam (https://www.facebook.com/HollandinVietnam/), giải thưởng “Human Rights Tulip” là giải thưởng hàng năm của Hà Lan giành cho tổ chức hay nhà hoạt động nhân quyền đã thực thi quyền con người một cách sáng tạo. Trong 91 ứng cử viên có 10 người được tổ chức Công lý & Hòa bình đề cử. Năm nay, TS. Nguyễn Quang A cùng với sáu tổ chức, ba cá nhân bảo vệ nhân quyền lần lượt đến từ Mexico, Pakistan, Yemen, Peru và một vài nước khác đã được đề cử vào vòng bình chọn công khai. Theo danh sách này, TS. còn có thể coi là đại diện duy nhất của khu vực Đông Á và Đông Nam Á - nơi còn có nhiều hạn chế về Nhân Quyền - để trở thành một đề cử viên của giải thưởng nói trên. “Ông Quang A được đề cử vì đã khuyến khích công dân thực hiện quyền của mình, quyền đã được Hiến pháp Việt Nam công nhận; ông đã truyền cảm hứng cho rất nhiều người trẻ.” –ĐSQ Hà Lan cho biết. Điều này hoàn toàn trùng khớp với thông điệp mà ông đã từng nêu trong suốt chiến dịch vận động ứng cử của ông (chiến dịch nổi bật nhất trong khoảng bốn tháng đầu năm do chính ông phát động): “Quyền ta, ta cứ làm.” Nguyễn Anh Tuấn (Đà Nẵng) - một nhà hoạt động nhân quyền trẻ nổi bật tại Việt Nam, thừa nhận rằng mình được truyền cảm hứng từ những việc làm cũa TS. Nguyễn Quang A. Đồng thời kêu gọi mọi người bầu chọn cho ông. Thông tin trên nhanh chóng lan tỏa và được cộng đồng mạng hưởng ứng nhiệt tình. Chỉ sau sáu giờ đồng hồ từ thời điểm bắt đầu, số lượt bình chọn cho ông Quang đã đứng đầu danh sách. Nếu đoạt giải thưởng, ông sẽ lãnh giải ngay tại The Hague, nơi mà phán quyết về tranh chấp chủ quyền trên biển Đông giữa Trung Quốc và Philippines được đưa ra hơn một tháng trước. Sự ngẫu nhiên này dường như cũng rất “khéo” khi mà TS. Nguyễn Quang A còn được biết đến với vai trò một người ủng hộ chủ quyền theo công lý quốc tế một cách mạnh mẽ. Và chắc chắn, việc này cũng sẽ giúp thu hút sự chú ý của những người quan tâm nhân quyền chú ý nhiều hơn đến tình hình dân chủ, nhân quyền tại Việt Nam. Nếu các bạn muốn ủng hộ TS. Nguyễn Quang A thì xin làm theo các bước sau: B1. Vào link: www.humanrightstulip.nl B2. Chọn: Candidates and voting B3: Chọn: Nguyễn Quang A B4: Vote và nhập địa chỉ email B5: Vào email để xác nhận thông tin. (Dân Luận)
  14. Bùi Minh Quốc (VNTB) - Tôi tin rằng nếu làm tốt công tác binh vận, lực lượng đi đàn áp sẽ chỉ đàn áp chiếu lệ, bởi phần lớn binh lính sĩ quan đều là con em nhân dân đang quằn quại trong lầm than và phẫn uất. Hai tiếng cách mạng ở đây không liên quan gì đến bạo lực, vũ trang lật đổ, mà chỉ nhằm xác định rõ tính chất và mục tiêu đấu tranh tạo nên một chuyển biến chính trị xã hội sâu sắc triệt để từ chế độ độc tài toàn trị hiện hành sang chế độ dân chủ - thiết lập quyền làm chủ thực sự của nhân dân - bằng phương cách ôn hoà, như Cách mạng Xanh. Đây là cuộc cách mạng hoà bình, công khai, hợp hiến, hợp pháp. Tất nhiên giới cầm quyền độc tài luôn tìm mọi cách, trắng trợn và tinh vi, đàn áp cuộc cách mạng này, nhưng càng đàn áp, họ tất yếu phải vi phạm hiến pháp, luật pháp do chính họ nặn ra. Và như thế họ tất yếu ngày càng lún sâu vào con đường tự sát về chính trị và văn hoá. Đầu thế kỷ 20, cụ Phan Châu Trinh đề ra khẩu hiệu, cũng tức là xác định ba việc hệ trọng nhất, ba việc có tính nền móng cho sự phát triển xã hội Việt Nam là : Xin cho phép tôi nương theo tinh thần và nội dung ấy, căn cứ vào thực tế Việt Nam hiện nay mà nêu ra bốn việc : NÂNG DÂN TRÍ, HƯNG DÂN KHÍ, LẬP DÂN QUYỀN, VƯỢNG DÂN SINH. Trong bốn việc nêu trên, thiết yếu nhất là LẬP DÂN QUYỀN. Tất nhiên bốn việc quan hệ mật thiết với nhau, làm tốt việc này sẽ tác động tốt cho việc kia. Vậy bây giờ làm thế nào để LẬP DÂN QUYỀN với tốc độ nhanh nhất trong điều kiện và khả năng có thể ? Tôi thấy trước hết phải làm sao cho toàn xã hội cùng nhận thức rõ về dân quyền. Phải bắt đầu từ từng người, từng gia đình, từng tổ chức từng ngày tích cực chủ động cùng giúp nhau nhận thức rõ về dân quyền và vạch ra kế hoạch, biện pháp cùng đứng lên giành dân quyền. Muốn vậy phải rốt ráo thúc đẩy dân vận, đảng vận/quan vận, nghị vận, binh vận cùng đứng lên đòi món nợ quyền dân, trước hết là các quyền cơ bản như “quyền tự do ngôn luận,”“quyền tự do báo chí, xuất bản,” “quyền tự do biểu tình,” “quyền tự do hội họp, lập hội, lập nghiệp đoàn,” “quyền tự do ứng cử bầu cử” từ lâu đã long trọng ghi trên Hiến pháp nhưng chỉ tồn tại trên giấy. Trong tình hình hịện nay, cần tập trung đòi quyền tự do lập hội. Các hội do nhà nước nuôi (bằng tiền thuế của dân) đang đà lâm vào khủng hoảng và bế tắc. Gần 68 ngàn tỷ mỗi năm nuôi các hội này mà suốt bao năm qua họ một mực im lìm trước tình hình đất nước bị giặc bành trướng chiếm đất chiếm biển chiếm đảo, trước tình cảnh nhân dân bị cướp đất, bị nhiễm bệnh vì thực phẩm bẩn, độc từ Trung Quốc tràn sang, trước hành vi xả thải đầu độc đất, biển như bọn Formosa Hà Tĩnh đã làm với sự tiếp tay của không ít quan chức từ địa phương tới trung ương, và chắc chắn còn nhiều Formosa khác trên đất nước ta chưa bị phát hiện. Nhân dân dứt khoát không thể chấp nhận nuôi mãi các thứ hội đoàn ăn hại và vô tích sự như thế. Chính quyền độc tài toàn trị muốn duy trì cái gọi là ổn định chính trị của họ bằng biện pháp tiếp tục dùng công cụ bạo lực để cướp đất dân, áp bức dân đã dẫn đến tình trạng phản ứng tự phát vô chính phủ kể cả phản ứng bằng bạo lực. Ngay trong giới cầm quyền cũng đã công khai diễn ra tình trạng “đồng chí ăn thịt đồng chí” một cách bạo liệt. Vậy nên cuộc cách mạng LẬP QUYỀN DÂN tiến hành một cách hoà bình, công khai, hợp hiến, hợp pháp chính là sự lựa chọn tối ưu của toàn xã hội. Và của cả giới cầm quyền. Tình hình đó cho thấy đã chín muồi điều kiện để công dân đứng lên tự hiện thực hoá quyền tự do lập hội đã ghi trong Hiến pháp, tự lập ra các hội đoàn tự nuôi tự quản của mình mà chính quyền độc tài cũng không thể đàn áp được. Và tôi tin rằng nếu làm tốt công tác binh vận, lực lượng đi đàn áp sẽ chỉ đàn áp chiếu lệ, bởi phần lớn binh lính sĩ quan đều là con em nhân dân đang quằn quại trong lầm than và phẫn uất. LẬP QUYỀN DÂN, TIẾN LÊN, VIỆT NAM ! Tháng 8/2016. (ijavn.org)
  15. Chúc mừng ông Tô Lâm, ông đã chặn được cuộc tiếp khách của tôi, song ông bôi bẩn lên mặt chế độ này hơi nhiều! Chỉ chuyện không gặp được mình cũng nói quá nhiều cho Lax Konrad, Sứ quán Đức và EU và thế giới về tình hình nhân quyền ở Việt Nam! Nguyễn Quang A Ba loại chặn hôm qua Anh Lax Konrad vừa thay Felix Schwarz ở Sứ quán Đức. Anh muốn gặp những bạn của Felix để giữ quan hệ và tìm hiểu tình hình. Anh mời mình gặp, nhưng mình ở quê, ra Hà Nội hơi khó. Anh đồng ý nhận lời mời của mình về làng mình chơi. Xe anh vào đến cổng làng thì thấy 1 chiếc xe ủi chắn ngang đường nên không đi được (như vậy loại 1 là chặn xe), anh đành rẽ sang chùa để xe. Anh gọi điện thông báo, mình bảo thế đi bộ vào đi. Anh đi bộ và người ta viện cớ xây dựng gì đó chặn không cho anh đi (loại chặn thứ 2: chặn nhà ngoại giao Đức). Anh lại báo cho mình, mình bảo mình sẽ ra đón. Mình ra thì 4 người chặn, đẩy mình vào nhà và nói rằng muốn vào nhà nói chuyện với mình. Mình bảo: – Tôi có lịch tiếp khách, đang đi đón khách; các ông không được mời mà còn ngăn cản tôi thì tôi không cho các ông vào nhà, kẻ nào vào tôi đánh gãy chân. Họ cứ đứng trước cổng và chặn (loại chặn thứ 3: chặn công dân Việt Nam). 1 trong 4 người hóa ra là ông Bí thư chi bộ ĐCSVN ở làng này. Tôi vào nhà post clip thứ nhất và gọi bảo Konrad chắc là khó gặp nên anh hãy về chỗ để xe và thăm chùa, đợi 30 phút nếu tôi không ra tiếp anh được thì về Hà Nội luôn. Ra ngõ vẫn thấy 4 người ngồi ở đầu ngõ; tôi rẽ trái đi qua nhà ông chú ra ngõ thì thấy 2 người chặn với lý do chữa điện, nhìn thấy 2 người mặc đồng phục EVN loay hoay trên cột điện (lúc đấy không nhà nào mất điện cả: cho nên rất có thể là người ta đóng vai nhân viên EVN thôi). Có dây chăng ngang đường ghi cấm đi (song trẻ con và người khác vẫn đi); tôi qua đó, họ xúm lại chặn. Về nhà post clip thứ 2 và bảo Konrad về Hà Nội đi. 10 phút sau cả đội biến mất, tôi ra chùa và đã được nhắc tới trong stt về ăn cướp. Như thế họ đã tổ chức chặn rất kỹ lưỡng, huy động xe xúc của 1 người trong làng, huy động EVN (hay đóng giả EVN) và tiến hành 3 loại chặn khác nhau với sự huy động Đảng, chính quyền. Công an điều khiển tất tần tật. Nhà nước cảnh sát ai cũng nói rồi. Cảnh sát điều khiển cả Đảng CS mới là tột chiêu. Đúng là Đảng-Nhà nước cảnh sát. Nguyễn Quang A Nguồn: FB A Nguyen Quang Kể thêm về loại chặn thứ 3 Xe của Kondrad không vào được nhà minh vì có 1 xe chắn ngang đường làng. Anh phải đỗ xe bên chùa và định đi bộ vào nhà mình, song bị an ninh chặn với lý do xây dựng. Mình bảo Konrad thế quay lại ra thăm chùa Diên Quang, mình định ra chùa gặp anh ấy. An ninh chặn tiếp. Còn vẽ ra chuyện chữa điện không cho Konrad vào và mình ra. Chúc mừng ông Tô Lâm, ông đã chặn được cuộc tiếp khách của tôi, song ông bôi bẩn lên mặt chế độ này hơi nhiều! Chỉ chuyện không gặp được mình cũng nói quá nhiều cho Lax Konrad, Sứ quán Đức và EU và thế giới về tình hình nhân quyền ở Việt Nam! Youtube:https://www.facebook.com/a.nguyenquang.16/videos/vb.100006541548683/1847265052168195/?type=2&theater Nguyễn Quang A FB A Nguyen Quang Không những chặn mà còn cướp đồ Mình nhờ Konrad mag hộ chai nước rửa bát, cậu con trai mình đưa cho anh ở Hà Nội. Không gặp được mình anh đành nhờ nhà chùa đưa lại cho mình (anh nói có mua 1 gói bánh cho bà cụ nhà mình nữa). Mình ra chùa. Hỏi. Họ trả lời: Sau khi ông nước ngoài đi một lúc có người đến lấy mang đi. Một chú tiểu hỏi: sao lại lấy đồ của nhà chùa? Người đó trả lời: họ là CA! Có mang lại mình cũng chẳng nhận, xứ xài đi. Muốn xin thì cứ nói, nhưng ăn cướp như thế thì nhục quá. Nguyễn Quang A Nguồn: FB A Nguyen Quang (boxitvn)
  16. “...Đây là sự ức chế của tâm lý bị đè nén của những con người mà cả cuộc đời bị tuyên truyền những điều dối trá và không có cơ hội nào để có thể chống trả lại những áp bức, bóc lột bằng phương tiện bạo lực do Nhà nước cộng sản này gây ra, chỉ có những sự kiện như vừa xảy ra là một cơ hội cho người dân được xả ra những ức chế, những cái cay đắng, đau khổ mà người dân bị đè nén...” - LS Lê Thị Công Nhân. LS Lê Thị Công Nhân. Có một nghịch lý xảy ra, cộng đồng mạng Việt Nam tràn ngập những chia sẻ bày tỏ sự vui mừng, hả hê trái ngược hoàn toàn với câu nói “nghĩa tử là nghĩa tận”, truyền thống tốt đẹp mà người ngàn xưa để lại. Tại sao lại có một nghịch lý như thế này? Có phải người Việt Nam sống ác đến độ vô lương giống như một bài viết của tác giả Khánh Nguyên được đăng trên tờ báo VTC hay vì nguyên do nào khác? Việt Nam Thời Báo (VNTB) đã có cuộc trao đổi với luật sư Lê Thị Công Nhân để tìm lời giải đáp xoay quanh những câu hỏi này. PV: Thưa luật sư, thông thường người Việt mình hay tỏ ra đau buồn, khóc thương khi có người chết, nhưng điều này đã bị đảo ngược hoàn toàn khi mà trong mấy ngày qua cộng đồng mạng Việt Nam chứng kiến như một làn sóng người đã vui mừng, hả hê khi hay tin ba quan chức cấp cao của tỉnh Yên Bái bị chết bằng súng vào ngày 18/8/2016. Theo luật sư thì tại sao lại có một nghịch lý thế này? Ls.Lê Thị Công Nhân: Sự kiện ba quan chức cấp cao của tỉnh Yên Bái chết trong một vụ án mà người ta mới xác định là do bắn bằng súng, có thể là bắn nhau hoặc có thể bị bắn, hoặc cũng có thể có những người khác liên quan bởi vì thông tin trên báo đài được phép xuất bản trong nước thì thấy có rất nhiều chi tiết gây nên những tò mò, những ý kiến mở rộng thêm để điều tra vụ án. Câu hỏi liên quan đến hiện tượng tâm lý có vẻ như bất thường trong sự kiện vừa qua đó là nhiều người dân có thái độ không lấy gì làm đau buồn, tiếc thương trong sự kiện này. Thậm chí còn thể hiện quan điểm của mình về mặt chính trị của vấn đề bởi đây là những quan chức cấp cao nhất của một tỉnh thì cũng là cấp của một quốc gia bởi các tỉnh liên kết lại thì thành một quốc gia. Và ông Chi cục trưởng kiểm lâm (Đỗ Cường Minh) cũng là một chức vụ rất quan trọng bởi Yên Bái là một tỉnh có nhiều diện tích rừng chứ không như ở thủ đô Hà Nội, Sài Gòn hay một số tỉnh thành khác. Cũng xin chia sẻ về quan điểm cá nhân của tôi cũng là một người cảm thấy có một sự hả lòng, hả dạ nhất định khi nghe những tin tức đó. Tôi là một dân đen và tôi không ngần ngại thể hiện cảm xúc của mình, tôi có mượn trang facebook của chồng tôi để viết một status ngắn ngắn. Sở dĩ tôi có cái cảm giác và thái độ như vậy là vì đối với riêng bản thân tôi, tôi sinh ra và sống dưới chế độ độc tài Cộng sản Việt Nam tôi thấy rõ rằng, giờ tôi đã gần 40 tuổi thì cả cuộc đời của tôi đã bị cai trị như là một nô lệ và nhà nước này là tên nô lệ hết sức thâm độc, khát máu trong việc nô dịch người dân Việt Nam. Họ đã tuyên truyền, nhồi sọ người dân Việt Nam để làm cho người dân Việt Nam trở nên những con người sống trong sự dối trá một cách hoàn toàn cố ý hoặc những người nào không cố ý thì cũng trở nên tê liệt, trơ lì về mặt cảm xúc. Đấy là những suy nghĩ riêng của tôi. Và bây giờ khi Internet bùng nổ, mạng xã hội bùng nổ thì người ta mới bắt đầu được tiếp cận nhiều hơn với những thông tin sự thật, những thông tin đa chiều và người ta bắt đầu dần dần mạnh dạn thể hiện những suy nghĩ của mình, những cảm xúc của mình trong sự bớt sợ sệt, bớt giả tạo, chính vì thế mà hiện thực này có vẻ như mâu thuẫn với hiện tượng tâm lý trên chứ thật ra không có gì mâu thuẫn cả. Đối với những người dân đen như tôi, những người bị cai trị như những tên nô lệ, khi mà tôi thấy những tên chủ nô, những tên cai nô tức là những đám lâu la, những tên lãnh đạo của đất nước Việt Nam này với cái thể chế chính trị rất bất nhân, dối trá, được xây dựng và duy trì bằng sự bạo lực, nên khi tôi thấy những tên quan chức cấp cao, những tên lãnh đạo trong bộ máy nhà nước bị nhận một kết cục trong cuộc đời thì với những người dân đen như tôi, tôi nói thật là tôi chấp nhận bị ném đá khi chia sẻ những suy nghĩ của mình đó là tôi cảm thấy hả lòng, hả dạ mà như tôi đã chia sẻ. Đây là sự ức chế của tâm lý bị đè nén của những con người mà cả cuộc đời bị tuyên truyền những điều dối trá và không có cơ hội nào để có thể chống trả lại những áp bức, bóc lột bằng phương tiện bạo lực do Nhà nước cộng sản này gây ra, chỉ có những sự kiện như vừa xảy ra là một cơ hội cho người dân được xả ra những ức chế, những cái cay đắng, đau khổ mà người dân bị đè nén, bị gây bởi một cái Nhà nước, bởi một cái quản lý hành chính hết sức tăm tối, bóc lột xấu xa chứ hoàn toàn không phải là một câu chuyện cá nhân của anh hay của tôi, của những người đã nằm xuống mà đây là một hiện tượng mang tính xã hội rộng lớn và có những uẩn khuất như vậy. PV: Ngay sau đó, báo chí Nhà nước đã cho đăng một bài viết có tựa đề “Khi kẻ vô lương đùa cợt trên nỗi đau tột cùng của thảm án” của tác giả Khánh Nguyên, đại khá bài báo đã chỉ trích những người có biểu hiện vui mừng khi các quan chức của tỉnh Yên Bái bị chết, luật sư nói sao với hành động của báo Nhà nước. Ls.Lê Thị Công Nhân: Đấy là một bài báo (Khi kẻ vô lương đùa cợt trên nỗi đau tột cùng của thảm án), trước hết tôi khẳng định rằng mỗi một cá nhân hay một tờ báo đều có quyền nói lên suy nghĩ của họ, quyền này tôi tôn trọng. Tiếp theo, tôi nói ý kiến thứ hai của tôi là việc họ sử dụng phương tiện báo chí để nói lên điều đó ở Việt Nam mà cách họ làm là hoàn toàn bất công. Bất công là vì sao? Ở Việt Nam không hề có xuất bản tư nhân, không hề có báo chí tư nhân cho nên khi anh sử dụng quyền được nói lên chính kiến của anh dù anh là cá nhân hay tổ chức nhưng quyền đó được thực hiện một cách độc quyền qua những phương tiện truyền thông được cấp phép. Ngược lại chúng ta có thể thấy những mạng xã hội, những trang blog…mà được coi là trái phép và những ngưởi quản lý những cái trang truyền thông mà nôm na gọi là “lề trái”, những trang cá nhân Facebook chẳng hạn để lên tiếng thì ngay lập tức là bị coi, bị đối xử một cách miệt thị như những tên tội phạm. Cho nên vấn đề không phải cứ thực hiện quyền của mình là đã công bằng mà anh phải thực hiện quyền đó bằng cách thức công bằng ít nhất phải có sự đáp lại hai bên, mà cả hai bên phải được ở trong tình trạng an toàn, trong một mức độ trung bình ngang nhau thế mới gọi là công bằng. Cho nên khi bài báo đó (Khi kẻ vô lương đùa cợt trên nỗi đau tột cùng của thảm án) xuất hiện thì tôi nhắn mạnh rằng, họ hoàn toàn có quyền cho những người không hề cảm thấy đau buồn về cái chết những quan chức kia là những kẻ vô lương. Họ có quyền nói lên suy nghĩ của họ nhưng cái cách họ sử dụng truyền thông một cách độc quyền như vậy, độc quyền tuyệt đối trong nội bộ lãnh thổ Việt Nam thì đó lại là một sự bất công mà như tôi đã nói những người dân như tôi, những người sống trong một xã hội không hề có tự do thông tin, tự do báo chí cũng như tự do xuất bản nên không còn cách nào khác phải nói lên trên các phương tiện mà nó nhỏ bé hơn, đơn giản hơn mặc dù không phủ nhận nói vô cùng hiện đại đó là trên facebook chẳng hạn. Khi đọc những bài báo như vậy, tôi sử dụng quyền nói lên chính kiến của mình và không những thế, tôi còn có suy nghĩ hơi trẻ trong bài viết mà tôi đăng ở trang facebook của chồng tôi là tôi định đưa thêm một câu; “kính mời những người mà đau lòng, tiếc thương những tên quan chức kia cứ việc khóc thương, tôi hoàn toàn không dùng hoặc tôi không có khả năng dùng bất kỳ một phương tiện để bịt mồm họ, bắt họ giống tôi”. Vậy thì vấn đề dân chủ được đặt ra ở đây là tôi cũng có quyền yêu cầu họ không được phép gán ghép cho tôi bất kỳ tội hình sự hoặc là dùng những biện pháp bạo lực đối xử với tôi khi tôi nói lên chính kiến của tôi trong vụ việc ba quan đầu tỉnh Yên Bái bị chết trong vụ bắn nhau. Chưa có kết luận chính thức nhưng rõ ràng cho thấy đây không phải là vụ việc đơn giản, một vụ việc cực kỳ nghiêm trọng mà số “3” trong toán học là số nhiều, một vụ thảm án rất nghiêm trọng vì hai vị quan chức đứng đầu tỉnh lại bị như vậy. PV: Thưa luật sư! Có một nguồn dư luận nói rằng: Đã là con người thì phải có nhân quyền, trong đó có quyền “không phân biệt đối xử”, vậy tại sao ba quan chức cấp cao của tỉnh Yên Bái bị chết lại bị người dân trong đó có những người hoạt động dân chủ ở Việt Nam vui mừng, một cách hành xử có phần không đúng chuẩn mực nhân quyền vậy có phải là đang đấu tranh vì dân chủ, nhân quyền hay là đang chuyển từ độc tài này sang độc tài khác? Luật sư nói sao về nguồn dư luận này? Ls. Lê Thị Công Nhân: Theo tôi cái nguồn dư luận ấy nếu có thật lòng thì đó là cái não trạng nô lệ còn nếu như không thật lòng thì đấy là một tên an ninh mạng, một tên cảnh sát tư tưởng lão làng. Chúng ta thường nhầm lẫn giữa việc, nếu một người đấu tranh dân chủ hoặc một nền dân chủ thì phải tạo ra các thiên thần hay một xã hội hoàn hảo nó không có nghĩa như vậy. Dân chủ đó là khi tất cả mọi người được quyền nói lên chính kiến của mình, được quyền tự lựa chọn và chịu trách nhiệm với quyết định lựa chọn của mình mà không bị áp đặt bởi những bạo lực khiến cho con người ta không còn những lời nói và những việc làm đúng như chủ ý của họ, chính vì thế mà họ không còn phải chịu trách nhiệm với việc làm của mình. Đấu tranh dân chủ không phải là điều đưa tất mọi người trở thành những bậc thánh nhân, luôn sống trong sự tha thứ mà dân chủ là một nền tảng đưa đến một xã hội công bằng. Khi mà cộng sản với một xã hội không có dân chủ và khi mà họ thấy những người dân chủ tỏ thái độ hả hê, thỏa mãn như một cái công lý được thực thi, như một định mệnh được thực thi đối với những tên quan tham thì những luồng dư luận của cộng sản tận dụng, lợi dụng yếu tố tâm lý vẫn còn e dè, vẫn còn sợ sệt, vẫn còn câu nệ vào những cái văn hóa giáo điều, cổ xưa, lạc hậu để đánh vào điểm yếu của lòng người đó là đem những câu chuyện nào là truyền thống dân tộc, văn hóa Việt Nam phải tiếc thương người chết. Nếu chúng ta có một nền văn hóa như vậy thì nền văn hóa của chúng ta không bình thường. Bởi vì con người, chúng ta nhìn thấy trong lịch sử của chúng ta có rất nhiều tên tội đồ, trong lịch sử phong kiến với truyền thống văn hóa ngàn năm của đất nước ta thì ngay cả khi những tên tội đồ mà bị chết thì chúng ta vẫn lên án, lên án cho đến tận bây giờ chứ không phải chỉ trong sách sử. Vậy thì đó là những tên giặc ngoại xâm chúng ta dễ dàng nhận ra, nhưng những tên giặc nội xâm cũng là những tên tội đồ thì khi chết chúng ta lại không nhận ra điều đấy. Rất nhiều người cảm thấy ngại ngùng khi chia sẻ niềm thỏa mãn, hả dạ, hả lòng của mình. Tôi không thuộc trường hợp ấy mà tôi cổ vũ một lối sống rằng những người nào tiếc thương vô hạn, đau đớn khôn nguôi trước cái chết của những tên quan kia thì cứ việc đăng đàn mà tán tụng, mà tiếc thương, nhưng phải tôn trọng những người thấy được những tên đó là những tên tội đồ, những tên quan tham và khi chúng chết như vậy chúng tôi là những dân đen, chúng tôi thấy hả lòng hả dạ, chúng tôi được quyền nói lên chính kiến của mình. Các anh tiếc thương, các anh cứ đến mà viếng vòng hoa, mà gửi phong bì, mà khóc nức nở có ai cấm đâu. VNTB chân thành cám ơn những chia sẻ của luật sư Lê Thị Công Nhân. Hàn Giang(Việt Nam Thời Báo)
  17. Theo tác giả, đây là nhà dân chủ số 1 ở Việt Nam. Ảnh gốc lấy từ Reuters. Vừa rồi đọc bài “Đôi Điều Trao Đổi Với Tác Giả Nguyễn An Dân” của Kông Kông trên trang Anh Ba Sàm ngày 23.08.2016, thấy có những điểm lý thú, tôi tò mò tìm đọc thêm về bài viết Nổ Súng Yên Bái: Việc đảng hay việc dân của tác giả Nguyễn An Dân. Đi tìm trên mạng, không thấy có bài viết nào ở trong nước “phúc đáp” bài của ông Dân. Nhận thấy những điều tác giả Kông Kông “trao đổi” với ông Nguyễn An Dân tuơng đối đã đầy đủ, không cần phải nói thêm, duy chỉ có mấy chữ “Người Dân Chủ” trong bài của Nguyễn An Dân khiến tôi hơi bị “bức xúc”, nên suy nghĩ, viết thêm bài này. Nếu có gì sai, sót, xin sẵn sàng nghe ý kiến của quý vị để học hỏi thêm. Tự điển Merriam Webster định nghĩa Người Dân Chủ (Democrat) như sau: A person who believes in or support democracy, dịch sang tiếng Việt: Người dân chủ là một người tin tưởng vào khái niệm Dân Chủ hoặc ủng hộ (bằng lời nói, hành động) khái niệm đó. Chữ Democracy là môt khái niệm nhưng đồng thời cũng là một định chế. Định chế (Institution) do hiến pháp (Constitution) quy định nên có thể thay đổi, lý luận tùy theo chế độ cai trị của từng quốc gia. Do đó Lê-Nin, ông tổ cộng sản Nga đã nói rằng: “dân chủ vô sản là dân chủ gấp triệu lần dân chủ tư sản”. Dân chủ là dân chủ. Lấy tiêu chuẩn, mẫu mục nào để đánh giá so sánh dân chủ vô sản với dân chủ tư sản? Các lãnh đạo CSVN chộp lấy câu nói này, lập lại như những con vẹt để biện hộ, bào chữa cho chế độ độc tài của họ. Một bài viết đăng trên Tạp chí Cộng sản, ngày 11-3-2016 “Thực hành và phát huy dân chủ qua 30 năm đổi mới”, có đoạn: “Dân chủ xã hội chủ nghĩa là dân chủ đối với quảng đại quần chúng nhân dân lao động, là chế độ dân chủ vì lợi ích của đa số. Dân chủ xã hội chủ nghĩa không loại trừ đấu tranh giai cấp, nó kiên quyết đấu tranh chống lại mọi hành vi đi ngược lại những chuẩn mực dân chủ, vi phạm những giá trị dân chủ chân chính của nhân dân. Do vậy, trong nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, dân chủ và chuyên chính không tách rời nhau, dân chủ gắn liền với pháp luật, kỷ cương, kỷ luật.” Như vậy, hiểu theo sự diễn giải về Dân Chủ của người CS, dân chủ và chuyên chính (độc tài) không tách rời nhau. Thế thì, tất cả những ai có lời nói, hành động đi ngược lại các chính sách, chủ trương của nhà nước, của chế độ đều là phản động, chống phá, có âm mưu lật đổ chính quyền, vi phạm pháp luật… Trên thế giới làm gì có quốc gia nào vừa chuyên chế, vừa theo chế độ dân chủ? Tuy nhiên, chỉ từ thời gian sau thập niên 90, khi gia nhập nền kinh tế thị trường, danh từ “nhà dân chủ” mới xuất hiện ở Việt Nam, do đảng CS sáng tạo ra, để chỉ tất cả những người khác chính kiến với chế độ, không phân biệt việc làm của họ, từ viết báo, bình luận trên facebook, đòi hỏi công đoàn độc lập đến tự do báo chí, từ những người biểu tình chống bất công xã hội, chống giàn khoan HD 981, những người dân oan đi đòi hỏi công lý cho chính bản thân hay cho gia đình, là những nhà dân chủ, để lấy lý do đàn áp, bắt giam, kết tội… Ba chữ “nhà dân chủ” hay “người dân chủ” cũng bị đám dư luận viên, công an mạng dèm xiểm, chửi bới bằng những ngôn từ thô tục, mất dạy như nhà dâm chủ, nhà rận chủ… Ở các nước Mỹ, Canada, Đức, Pháp, Ý, Nhật…, nói chung là các nước theo chế độ dân chủ, tự do trên thế giới, không ai gọi một người phản đối sự bất công, một chính sách hay chủ trương của chính quyền, của chế độ là “người dân chủ” (democrat). Cá nhân người đó có thể là đảng viên cộng hòa hay không theo đảng phái nào, họ chỉ thực hiện cái quyền của mình được hiến pháp quy định và định chế cho phép. Chữ Democrat chỉ có nghĩa nói về một người cảm tình viên hay đảng viên đảng dân chủ, một dân biểu, thượng nghị sĩ thuộc đảng dân chủ. Trong bài của mình, phần nói với người dân chủ, ông Nguyễn An Dân viết: “Ở những người đang tranh đấu dân chủ thì theo tôi càng không nên khuyến khích hay cổ động cho những tư duy như ông Minh, mà là chúng ta chỉ nên cổ động những người đang ở trong hoàn cảnh như ông Minh đứng ra thừa nhận cái sai (nếu bản thân có) và dựa vào nhân dân, cùng với nhân dân và những đảng viên tiến bộ tranh đấu vạch ra cái sai của hệ thống mà ông ấy đang công tác để đòi công lý-công bằng cho mình (nếu bị oan khuất theo giả định của quần chúng là “quít làm cam chịu”) dựa trên đạo đức-pháp luật và quy tắc ứng xử xã hội”. Không biết căn cứ vào đâu, bài báo trên dư luận lề trái, status trên facebook nào, của ai mà ông Nguyễn An Dân lại có thể viết như vậy? Đi dạo hết trên mạng, từ hai trang Đàn Chim Việt, qua Dân Làm Báo, Dân Luận, Anh Ba Sàm… tìm những cái tên quen thuộc như Phạm Thanh Nghiên. Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, Nguyễn Tường Thụy, Nguyễn Lân Thắng… tôi không thấy có lời bình nào khuyến khích hay cổ động cho tư duy của ông Minh, cũng không thấy những nụ cười hả hê, thích thú trong nhận định của họ. Hơn thế nữa, “tư duy” của ông Minh ra sao? Có bằng chứng, nhân chứng nào quả quyết chắc chắn ông Minh là thủ phạm giết ông Cường và ông Tuấn rồi sau đó tự tử không? Hay tất cả chỉ là kết luận điều tra đầy mờ ám, khuất tất, thiếu logic của công an Yên Bái? Ngay từ đầu bài, chính Nguyễn An Dân cũng viết Đỗ Cường Minh là nghi phạm. Không ai chối cãi có mâu thuẫn, tranh chấp quyền lợi, địa vị, chỗ ngồi giữa Đỗ Cường Minh, Ngô Ngọc Tuấn, Phạm Duy Cường. Tuy nhiên, căn cứ vào kết luận điều tra sơ sài, cẩu thả, cố tình che giấu sự thật, nguyên nhân vụ án mạng để suy ra tư duy của Đỗ Cường Minh rồi bực tức trước sự hả hê, thích thú của công luận, viết bài khuyên nhủ, dạy bảo người khác, đồng thời chĩa mũi dùi vào những người tranh đấu chống bất công xã hội, tìm cách đổ lỗi cho họ phải, chăng là hành động… an dân? Một điều khác nữa, giả sử rằng thật sự ông Minh có “tư duy” “đoàng” hai ông Ngô Ngọc Tuấn, Phạm Duy Cường để trả thù thì liệu ai, nhà dân chủ nào, hay chỉ bạn thân, đồng nghiệp, đàn em của ông Minh có thể biết được “tư duy”, hoàn cảnh ông Minh để vận động ông đứng ra thừa nhận cái sai, dựa vào dân để cùng dân vạch ra cái sai của hệ thống để đòi công lý, công bằng cho mình? Tôi không biết ông Nguyễn An Dân đang sống ở đâu? Hàng ngày ông có đọc báo không? Bao nhiêu kiến nghị của các “lão thành cách mạng”, bao nhiêu đơn từ kêu oan của người dân mất đất, của các án oan, tử tù… có cái nào được phúc đáp, trả lời, chưa nói đến chuyện giải quyết? Ông Nguyễn An Dân viết: “Chúng ta đang ở trong thời bình chứ không phải thời chiến, tiếng súng nổ thanh toán nhau một cách công khai như thế cũng là điều không nên khuyến khích dù đến từ tư duy nào”. Không biết lúc các ông Nguyễn Bá Thanh, Phạm Quý Ngọ chết, ông Nguyễn An Dân có tịnh khẩu 3 ngày để tôn trọng nỗi đau của gia đình nghi can, gia đình nạn nhân không nhỉ? Không khuyến khích thanh toán nhau bằng súng đạn công khai, thế có khuyến khích thanh toán nhau bằng thuốc độc, bằng phóng xạ một cách êm ái không hở ông… An Dân? Nói tóm lại, những người yêu nước, những người tranh đấu cho dân chủ, tự do, cho độc lập dân tộc, cho dân oan, cho tự do báo chí… từng bị bắt giam giữ, tù tội, đánh đập, hăm dọa, tra tấn… ở trong nước, chắc không ai có đủ tiêu chuẩn để trở thành người dân chủ, do đó họ không phản biện bài viết của Nguyễn An Dân cũng là điều dễ hiểu. Họ đã bị kết án, bị theo dõi ngày đêm, vừa ra khỏi nhà đã bị chục cái đuôi đeo theo nên chẳng có ai (rảnh rỗi thời gian), có tâm trí để đi tìm hiểu tư duy của các cán bộ, đảng viên đang bất mãn vì bị chèn ép, vì không được ăn đồng, chia đều, bị hi sinh, tế thần như ông Đỗ Cường Minh. Người dân chủ theo quan niệm của tôi, như vậy chỉ có thể là các đảng viên đảng cộng sản chứ không ai khác. Chính Nguyễn Phú Trọng đã từng tuyên bố: Dân chủ đến thế là cùng, không thể dân chủ hơn được Thạch Đạt Lang (Ba sàm)
  18. Mặc Lâm, biên tập viên RFA 2016-08-24 Nguyễn Hữu Thiên An (trái) và Nguyễn Hữu Quốc Duy tại tòa hôm 22/8/2016. Photo courtesy of hanoimoi.com.vn Phiên xử Nguyễn Hữu Quốc Duy qua lời kể của người mẹ Tòa án Nhân dân tỉnh Khánh Hòa hôm 23 tháng 8 xét xử Nguyễn Hữu Quốc Duy với bản án mà dư luận cho rằng án bỏ túi cùng với sự bắt giam trái phép người theo dõi. Không những giam giữ 11 người từ Sài Gòn ra quan sát, tham dự phiên tòa mà công an Khánh Hòa còn tùy tiện giam giữ mẹ của Quốc Duy trong suốt thời gian tòa xét xử. Bà Nguyễn Thị Nay kể lại diễn tiến câu chuyện của chính bà: Công an phường trước đó có tới nói với gia đình tôi là Nguyễn Hữu Quốc Duy, con của ông bà ngày mai ra tòa, ông bà ra dự phiên tòa, công an phường họ nói vậy. Gia đình chúng tôi gồm có hai vợ chồng tôi và hai đứa con ra tòa nhưng vào cổng tòa không được, công an tứ phía chặn quá đông nên gia đình tôi xin vô tòa thì khởi đầu họ nói có giấy mời không? Không có giấy mời thì không được vô. Tôi mới nói chúng tôi là ba là mẹ mà cũng không được sao? Thì một công an nói thôi tôi cho ông vô chứ không cho bà vô. Chồng tôi nghe vậy thì ảnh đi vô nhưng tới cổng thì nó không cho ông xã tôi vô nữa nó nói bây giờ tôi không cho ai vô nữa hết khi nào có giấy tòa mời tôi mới cho vô. Tôi đứng ở ngoài tôi nói: trời ơi con tôi bị xử mà sao vợ chồng tôi không được vô? Khi tôi nói như vậy thì công an nó chặn chung quanh còn công an nữ nó tới quây tôi lại như vách tường. Tôi không biết có phải công an hay là ai mà làm kỳ cục, tôi hỏi chị có phải là công an không, nếu công an thì xưng danh ra còn không phải mà ôm người tôi như vậy chị móc túi tôi hay sao? Lúc đó thì họ dang ra và thằng công an mà bắt con tôi nó thấy tôi móc điện thoại ra để ghi âm thì nó tới nó chụp tay tôi nó đẩy tôi lên xe Jeep của nó. Lúc đó tôi loạn xạ không biết gì, nó bấm hai tay của tôi bầm như thế này. Nó đưa tôi lên xe Jeep chở về Vĩnh Lương xa tới mười mấy cây số, nó đưa tôi tới công an phường và cho tôi ngồi ở đó. Lúc tôi đói bụng quá thì nó mua bánh mì cho tôi ăn. Nó nói khi tòa xử xong thì bà mới được về. Mặc Lâm: Trong suốt thời gian Nguyễn Hữu Quốc Duy bị giam giữ bà có được phép thăm gặp Quốc Duy hay không? Bà Nguyễn Thị Nay: Nó không bao giờ cho tôi được thăm nuôi. Có lần tôi nghe phong phanh con tôi bị nhốt tại Ninh Hòa thì tôi đem đồ ăn ra công an nó nhìn tên nó nói là anh Nguyễn Hữu Quốc Duy không được nhận đồ ăn tại đây, tại trại giam Ninh Hòa. Tôi trở về tỉnh trở về công an tỉnh tôi mới nói là tại sao tôi không được đem đồ ăn ra? Họ nói bà cứ để đồ ăn tại tỉnh chúng tôi đem ra. Họ nói ở đó không có căng tin tôi không biết mua gì nên chỉ mua mấy bánh tráng, mấy gói mì gói hay chà bông. Tuần nào cũng vậy cháu nó trong suốt 9 tháng tháng nào cũng vậy tôi đều đặn là giấy do phường khóm chứng rồi gửi đồ cho trại giam rồi trại giam gửi cho đồn công an cứ như vậy. Luật sư bào chữa Mặc Lâm: Chúng tôi được biết trước đây bà có yêu cầu hai luật sư Võ An Đôn và Nguyễn Khả Thành bảo vệ quyền lợi cho Quốc Duy, không biết lý do gì mà hôm nay luật sư của em lại là ông Phan Bạch Mai? Bà Nguyễn Thị Nay: Tôi nghe phong phanh con tôi ra tòa tôi lên Viện kiểm sát tôi xin mời luật sư ở ngoài bào chữa con tôi thì họ nói đã có luật sư bào chữa rồi, thằng Duy nó chọn luật sư rồi. Tôi làm cái đơn khiếu nại, tôi nói tại sao con tôi trong trại giam chưa từng biết luật sư nào mà lại biết ông luật sư Bạch Mai này? Tôi tìm tới nhà ông luật sư Bạch Mai tôi hỏi tại sao ông chưa gặp con tôi mà ông bào chữa thì ổng nói là lúc ổng bào chữa cho một người nơi đó thì thằng Duy nó thấy nó qua nó nhờ bào chữa cho nó. Tôi mới hỏi anh bào chữa cho con tôi bao nhiêu án phí thì anh ta nói miễn phí. Tôi run quá tôi nói anh bào chữa cho con tôi miễn phí thì tôi rất là sợ. Vì không ai tốt đến nỗi không quen biết mà bào chữa miễn phí cho con tôi cả. Vậy thì anh chính là người của công an đưa tới, tôi khẳng định như vậy. Tôi làm đơn khiếu nại thì chẳng ai trả lời tôi. Mặc Lâm: Tội danh của Quốc Duy là tuyên truyền chống nhà nước, cụ thể em đã làm gì thưa bà? Bà Nguyễn Thị Nay: Nó viết trên mạng cái mặt trái của xã hội nói về những người trong đảng chuyên môn ăn hối lộ, nó có viết như vậy. Nó đưa ra cụ thể những người nào làm việc bao nhiêu năm mà tiền đâu xây nhà 5-10 tỷ? tôi không biết cụ thể nhưng nhiều người đọc trang của nó nói rằng không có gì đáng để nói trong khi người khác viết còn nhiều hơn nữa. Nó chụp con tôi là nó muốn làm điển hình đề hù dọa người khác. Pháp luật nhà nước như vầy thì sao con tôi nó không chửi cho được? Nó chửi nhà nước giống như mớ giẻ rách. Mấy ổng nói với tôi con bà chửi như vậy thì bà không có quyền gặp nó không có quyền thấy nó. Mặc Lâm: Cuối cùng xin bà cho biết bản án 3 năm tù cho Quốc Duy theo bà có chấp nhận được không vì nếu theo đúng điều 88 Bộ luật hình sự thì hình phạt cao hơn rất nhiều. Bà Nguyễn Thị Nay: Chiều nó thả tôi ra tôi về hỏi thăm thì người chung quanh họ nói con tôi bị kết án 3 năm thì tôi rất bức xúc. Con tôi phải trắng án vì luật sư là của công an đưa ra nên tôi rất bức bối vì con tôi không có tội gì hết. Tôi thấy phiên tòa này tôi chưa từng thấy vì con tôi không có tội mà nó cố ghép tội cho con tôi nó cố làm như vậy không cho tôi gặp con tôi. Mặc Lâm: Xin cám ơn bà.
  19. Thảo Nguyên Cộng tác viên Dân Luận Ảnh: Robin Grace DL - Cho đến thời điểm này, vụ nổ súng khiến ba người chết tại Yên Bái sáng ngày 18/8/2016 vẫn còn nhiều điều chưa rõ ràng. Tuy nhiên, sự việc này đã tạo ra một những cuộc thảo luận gây nhiều tranh cãi xung quanh. Đó có lẽ cũng là điều dễ hiểu khi mà bản thân sự việc chứa các tiêu chí của tin tức như: lạ, có xung đột, thời sự,… Tuy nhiên, các bình luận mở rộng có một xu hướng cổ súy hành vi xả súng trên, hả hê đắc thắng, thậm chí tôn vinh những người có hành vi bạo lực, đặc biệt xuất hiện ở một số diễn đàn ủng hộ dân chủ nhân quyền lâu nay, đã khiến người viết mong muốn làm sáng tỏ một câu hỏi quan trọng: Thế nào là một người bảo vệ nhân quyền? Bài viết dưới đây xin nêu ra khái niệm chung về người bảo vệ Nhân quyền, đồng thời các tiêu chuẩn tối thiểu mà một người bảo vệ nhân quyền cần phải có. Bên cạnh đó, cũng xin chỉ ra tại sao xu hướng cổ súy cho việc giết chóc trong vụ nổ súng sáng ngày 18/8 lại là xu hướng đi ngược lại những giá trị mà một người bảo vệ nhân quyền theo đuổi. Theo định nghĩa của Cao ủy nhân quyền Liên Hợp Quốc (OHCHR): “Người bảo vệ nhân quyền” (Human Rights defenders) là cụm từ mô tả những người có những hành động cá nhân hoặc cùng với người khác để khuyến khích hay bảo vệ các Quyền con người. Dù gần như không có tiêu chí cụ thể nào cho việc trở thành người bảo vệ nhân quyền, ba tiêu chuẩn tối thiểu dưới đây vẫn được OHCHR chỉ ra như một điều kiện cần. Mà theo đó, không một người bảo vệ nhân quyền nào được phép cổ vũ cho hành vi vi phạm nhân quyền, đặc biệt là hành vi giết người, dù vì bất cứ lý do gì. 1. Công nhận tính phổ quát của quyền con người: Người bảo vệ Nhân quyền cần chấp nhận tính phổ quát của Quyền con người như trong Tuyên ngôn Quốc tế về Nhân quyền (1948) đã nêu. Họ không thể chấp nhận quyền của một nhóm người này và đồng thời từ chối quyền của một nhóm người khác. Chiếu tiêu chuẩn này vào vụ xả súng tại Yên Bái, sẽ khó phàn nàn việc bạn cảm thấy vui hay buồn hay hả hê, sung sướng trước những cái chết đó, bởi đó là cảm xúc tự nhiên của bạn. Tuy nhiên nếu bạn là một người bảo vệ nhân quyền thì cần xem xét lại điều này. Đồng ý rằng quan chức thường có chung một xu hướng hành xử khi có quyền lực trong tay, và họ là những người vi phạm nhân quyền nhiều nhất, nhưng điều đó không khiến cho quyền con người của họ bị suy giảm hay bị tước đoạt nếu có thể. Vậy với vai trò của một người bảo vệ nhân quyền, tại sao bạn lại hả hê, thậm chí cổ súy cho hành động vi phạm nhân quyền trắng trợn như vậy? 2. Ai đúng, ai sai – điều đó có tạo ra sự thay đổi gì không? Tiêu chuẩn này được diễn giải như sau: Không phụ thuộc việc bạn - người bảo vệ nhân quyền đứng về bên nào, và quan điểm của nhóm mà bạn bảo vệ đúng hay sai, khi mà bạn tranh đấu cho quyền hay một nhóm quyền, ví dụ như quyền sở hữu, quyền tự do biểu đạt, quyền tự do tôn giáo,… thì bạn vẫn thực sự là một người bảo vệ nhân quyền. Tiêu chuẩn này có thể thấy rõ trong ví dụ sau đây: Bắt đầu nhiệm kỳ của mình, đương kim tổng thống Philippines, ông Duterte, đã cho giết hàng loạt người có dính líu đến việc buôn bán và sử dụng ma túy. Và các nhà hoạt động nhân quyền của Philippines đã kịch liệt phản đối hành vi trên, thì dù nhóm người mà họ bảo vệ quyền (những người nghiện ma túy) đi chăng nữa, thì công việc của họ vẫn thực sự là công việc bảo vệ nhân quyền. Quay trở lại vụ xả súng Yên Bá, rất có thể bạn đang bị chỉ trích bởi vì bạn tin rằng những người đã chết kia có đầy đủ quyền con người, đặc biệt là quyền được sống, tự do, an toàn thân thể3 như tất cả những người khác; thật đạo đức giả khi không hả hê trước những cái chết của “đám quan tham”, thì hãy cứ yên tâm rằng bạn vẫn đang là một người bảo vệ nhân quyền thực thụ. Bởi điều mà bạn theo đuổi, chính là các giá trị phổ quát, thứ mà ai cũng được công nhận như bất kỳ ai, không phân biệt tuổi tác, giới tính, màu da, biên giới,… hay thậm chí ngay cả mức độ lương thiện. 3. Hành động ôn hòa: Tiêu chuẩn còn lại chính là: người bảo vệ nhân quyền luôn phải giữ hành động ôn hòa. Hay trong một số tài liệu, tiêu chí này được diễn đạt như kỷ luật phi bạo lực (nonviolent discipline). Nghĩa là với tư cách người bạo vệ nhân quyền, bạn không được cho phép mình có hành vi bạo lực lên người khác, ngay cả khi hành vi đó chỉ là lời nói bạo lực. Dù ngắn gọn, tuy nhiên để đảm bảo tiêu chuẩn này thì không phải là một điều dễ dàng. Xung quanh vụ xả súng tại Yên Bái, rất nhiều người đã lớn tiếng tung hô người xả súng rằng họ anh dũng ra sao, rằng người bị bắn xứng đáng phải chết như thế nào,… tất cả những lời nói đó đồng nghĩ với việc cổ xúy bạo lực, lời nói bạo lực như vậy cũng đồng nghĩa với hành vi bạo lực. Vậy đấy, ngay khi bày tỏ thái độ và cảm xúc của bạn, hãy nhớ lại những giá trị mà bạn theo đuổi. Lời cuối: Bảo vệ nhân quyền tại Việt Nam, nơi mà quyền con người chưa được đảm bảo, thực sự là một công việc nhiều gian nan và nguy hiểm. Không những thế, làm việc trong môi trường áp lực, thậm chí bị chà đạp tự do cá nhân khiến không ít nhà hoạt động bảo vệ nhân quyền trở nên stress, mệt mỏi. Việc này đôi khi dẫn đến việc họ muốn công cuộc họ theo đuổi có thể đi nhanh hơn bằng cách này hay cách khác. Tuy nhiên, điều tuyệt vời của loại công việc này nằm ở chỗ nó định ra một loạt các giá trị cốt lõi mà bạn theo đuổi. Và những giá trị cốt lõi đó mặc nhiên trở thành giới hạn hoặc định khu cho hoạt động của bạn. Do vậy, để đạt được thành công (người viết thực sự muốn bạn thành công trên con đường bạn chọn) bạn cần phải luôn bám sát các giá trị cốt lõi đó, bất chấp hoàn cảnh bạn phải đối mặt, và đừng thỏa hiệp với các giá trị như vậy bằng bất cứ giá nào. (Dân Luận)
  20. Sau bài "phường bán nước hại dân" một còm yêu cầu mình giải thích đảng ngồi xổm lên pháp luật là như thế nào và nêu các dẫn chứng cụ thể. Xét thấy: đáp ứng yêu cầu trên nếu dùng còm thì khá dài nên mình viết bài này. "Ngồi xổm" hay "ngồi chồm hỗm" là kiểu ngồi gập chân lại, đùi áp vào bụng và ngực, mông không chấm chỗ. Không giống như những kiểu ngồi khác kiểu này chân không được nghỉ vì mông không tiếp xúc và ở bên trên chỗ ngồi. Ngồi xổm là tư thế ngồi hay dùng khi đi ị. Theo cách nói dân dã có phần dung tục, để tỏ ý coi thường hay khinh bỉ một cái gì đó người ta hay doạ "ị vào nó". Bởi vậy câu có cấu trúc "'chủ ngữ' ngồi xổm lên 'chỗ ngồi'" thường để ám chỉ chủ ngữ ở trên và coi thường "chỗ ngôi". Chẳng hạn nói đảng ngồi xổm lên pháp luật ám chỉ đảng ở trên hay ngoài vòng và coi thường pháp luật. Coi thường, xem thường hay khinh nhờn pháp luật chỉ hiện tượng không chấp hành hay chấp hành không nghiêm gọi chung là vi phạm pháp luật. Những năm gần đây mặc dù đảng và nhà nước liên tục hô hào "sống làm việc theo pháp luật", "xây dựng nhà nước pháp quyền", "thượng tôn pháp luật", "kỷ cương, tình thương, trách nhiệm"... nhưng hiện tượng coi thường pháp luật ở Việt Nam vẫn ngày càng nhiều và trở thành phổ biến. Gu gồ "coi thường pháp luật" cho ra khoảng gần 2.000.000 kết quả, tiếp "số lượng tù nhân" thấy Việt Nam hiện có 40 nhà tù giam giữ khoảng từ 4 đến 6 vạn phạm nhân. Số lượng phạm nhân gia tăng dẫn tới tình trạng quá tải của hệ thống nhà tù nên năm 2016 bộ công an đã trình đề án cho phạm nhân ra tù trước thời hạn và được chính phủ chấp thuận cho thực hiện vào năm 2017. Nếu xét đến cả những hậu quả của coi thường pháp luật với xã hội như: môi trường sống của người dân ngày càng bị hủy hoại nặng nề, thực phẩm chứa hoá chất độc hại có mặt trong bữa ăn của hầu khắp các gia đình, tham nhũng tràn lan, tệ nạn xã hội gia tăng thì hiện tượng này đã tới mức đáng báo động. Không mấy khó khăn để nhận thấy sở dĩ "hạ tắc loạn" là do "thượng bất chính". Đảng lực lượng duy nhất lãnh đạo xã hội, nắm cả ba quyền không những là kẻ đầu têu, khơi mào mà còn "coi thường pháp luật" thuộc hàng số dzách. Tất nhiên, khác với các công dân đơn lẻ vi phạm pháp luật của đảng là kiểu có tổ chức, có hệ thống, trên cả ba lĩnh vực lập, hành, tư pháp. Điển hình và nổi bật nhất là đã tước bỏ, hạn chế những quyền tự do của con người, của công dân ghi trong hiến pháp. Cách tước đoạt tuỳ thuộc vào từng giai đoạn cách mạng. Giai đoạn hãy còn được dân mê đắm, mụ mị tin yêu, đảng không ngại ngần tước bỏ những quyền tự do thậm chí cả quyền sống của dân miễn sao là đạt được mục đích của mình. Cải cách ruộng đất giết oan hàng vạn người vô tội, vụ án nhân văn giai phẩm tước quyền sáng tác và đày đọa hàng trăm văn nghệ sĩ chỉ bằng những phiên tòa đấu tố sơ sài và những lệnh miệng đã diễn ra trong thập kỷ 50 thế kỷ trước là giai đoạn dân tộc vẫn đang ngây ngất với "lừng lẫy Điện Biên chấn động địa cầu" do đảng lãnh đạo. Sau hai sự kiện trên dù có bị sứt mẻ đôi chút nhưng niềm tin mù quáng còn lại của dân vẫn đủ để đảng tước bỏ quyền tư hữu ruộng đất, công cụ sản xuất của họ trong phong trào hợp tác hoá nông nghiệp diễn ra tiếp ngay sau đó. Đến thời bao cấp, tiến hành "giải phóng miền Nam" thì cái niềm tin còn lại đó lại được hâm nóng bởi lòng "căm thù địch" và tình cảm "vì miền Nam ruột thịt" khiến dân miền Bắc hầu như tự nguyện để đảng tước bỏ nhiều quyền tối thiểu của một con người. Sau khi hội nhập đổi mới, tham gia ký kết các công ước quốc tế về nhân quyền, trước sự đòi hỏi gay gắt về các quyền tự do dân chủ, đảng không thể trắng trợn như trước nhưng vẫn tước bỏ bằng cách cố tình trì hoãn ban hành các điều luật như luật biểu tình, luật lập hội hoặc đưa vào những điều luật để hạn chế quyền tự do ngôn luận như các điều 79, 88, 258, nghị định cấm khiếu kiện đông người, cấm tụ tập nơi công cộng... Nắm cả lập pháp, hành pháp lẫn tư pháp đảng dễ dàng thao túng pháp luật. Hiến pháp được coi là bộ luật cơ sở để xây dựng hệ thống pháp luật nhưng hễ có đụng chạm tới lợi ích của mình, đảng lại giao cho quốc hội bù nhìn sửa đổi. Nên trong vòng 70 năm Việt Nam đã có tới 5 hiến pháp là HP 1946, HP 1959, HP 1980, HP 1992, HP 2013. Và thật trớ trêu HP 1946, HP đầu tiên lại được đánh giá là tiến bộ nhất so với các HP ra đời sau nó, còn các điều trong HP 2013 thì mâu thuẫn nhau chẳng hạn như điều 4 và điều nói về việc công dân tham gia quản lý nhà nước. Hệ thống luật được quốc hội thảo luận, thông qua rồi ban hành thì chồng chéo, vi hiến đến nỗi chính các đại biểu cũng phải thú nhận "Việt Nam có một rừng luật nhưng lại chuyên sử dụng luật rừng" hay "luật pháp ở Việt Nam biến con khủng long thành con thạch sùng dễ như bỡn". Các văn bản dưới luật do chính quyền các cấp ban hành cũng đầy rẫy nhưng bất hợp lý, vi hiến, mâu thuẫn với các bộ luật đang sử dụng. Hội nghị tổng kết năm 2015 của ngành tư pháp cho biết kiểm tra 76.453 văn bản thì có tới 12.453 mắc các lỗi hết hiệu lực, trái pháp luật, chồng chéo, không còn phù hợp. Các vụ án oan nổi tiếng của các ông Nguyễn Thanh Chấn, Huỳnh Văn Nén, Trần Văn Thêm được đưa ra ánh sáng trong thời gian gần đây chỉ là phần nổi của tảng băng chìm có tên "những bê bối của ngành tư pháp Việt Nam". Ngành mang các đặc điểm như xử theo chỉ thị của đảng, thường xuyên nhạo báng công lý, chuyên dùng án bỏ túi, xử đúng cũng được mà sai cũng được. Với số lượng hơn 4 triệu đảng viên tham gia hầu như toàn bộ các cương vị lãnh đạo quản lý từ cơ sở tới TW đảng đã góp một phần không nhó số lượng đảng viên của mình vào đội ngũ các công dân coi thường pháp luật. Được bảo kê vì có "nhân thân tốt" cái số lượng không nhỏ này đã không ngại ngần vi phạm, lợi dụng kẽ hở pháp luật để "ăn của dân không chừa một thứ gì","làm nghèo đất nước". Sự coi thường pháp luật của đảng xuất phát từ nhiều nguyên nhân trong đó có một nguyên nhân mà khi đọc lên nghe rất cù nhầy là "coi thường pháp luật vì coi thường pháp luật" nhưng lại đúng vì cái "coi thường" là nguyên nhân này cũng rất có hệ thống, nhất quán từ quan điểm, chủ trương đến hành động. Khi còn đương chức cố TBT Lê Duẩn đã có lúc bất cần tới luật pháp qua câu nói bất hủ: "Nhà nước ta là nhà nước XHCN, nhà nước do dân và vì dân chứ không phải là nhà nước tư bản của giai cấp tư sản. Chúng nó cần pháp luật để cai trị bóc lột nhân dân còn chúng ta là nhà nước XHCN chúng ta không cần pháp luật. Chúng ta chỉ cần phê bình và tự phê bình là đủ". Các hậu duệ sau này đã biết dùng luật pháp để trị dân, đã nói tới xây nhà nước pháp quyền nhưng cũng chỉ dừng lại ở mức coi nó là công cụ, là "thể chế hoá đường lối lãnh đạo của đảng", "văn kiện chính trị pháp lý quan trọng thứ hai sau cương lĩnh chính trị". Quan niệm về pháp luật như vậy nên khi cần đảng không ngần ngại đặt các chủ trương đường lối của đảng lên trên pháp luật. Luật về an ninh, môi trường đã không ngăn được dự án khai thác bauxite ở Tây Nguyên vì đó là chủ trương lớn của đảng. Cuối tháng 3 đầu tháng 4 năm nay ba ông Sang, Hùng, Dũng vốn một thời hét ra lửa dù không bị kỷ luật gì vẫn phải ngậm ngùi rời chính trường sớm hơn 3 tháng so với nhiệm kỳ bởi luật tổ chức quốc hội không quan trọng bằng cơ cấu nhân sự của đảng. Gần đây Fomosa gây ra thảm họa môi trường tại miền Trung vi phạm nghiêm trọng luật bảo vệ môi trường nhưng vì "tình hữu nghị", vì chọn phát triển bằng mọi giá, có thể vì đã trót nhận tiền... đảng đã kiên quyết không khởi kiện và chỉ nhận tiền đền bù bằng đúng số tiền ưu đãi thuế cho doanh nghiệp này. Có thể vì tên nước có cụm từ XHCN nên đảng rất thích dùng cụm từ này để thêm thắt vào các tên gọi. Trước đây thì có "Con người mới XHCN", "tổ, đội lao động XHCN", "tập thể XHCN", và gần đây thì liên tục hô hào xây "nhà nước pháp quyền XHCN". So sánh nhà nước pháp quyền XHCN với nhà nước pháp quyền của các nước dân chủ ở phương Tây thấy chỉ khác nhau là có sự lãnh đạo của đảng. Chợt phát hiện ra: đảng ngày càng "ngồi xổm" trên pháp luật không phải chỉ để "ị" vào nó mà còn để đẩy nhanh tốc độ xây nhà nước pháp quyền XHCN. Nhà nước mà mỗi lần nghe nhắc tới thì hình ảnh đảng đang ngồi chồm hỗm trên chiếc xí xổm ghi hai chữ "pháp luật" lại hiện về. Trần Hoàng Lan (Dân Làm Báo)
  21. Hòa Ái, phóng viên RFA 2016-08-17 Một tù nhân nhận quần áo mới trước khi được trả tự do tại một nhà tù ở ngoại ô Hà Nội vào ngày 31 tháng 8 năm 2015. AFP photo Những tin nhắn kêu cứu từ nhà tù Việt Nam Trong khoảng 2 tháng qua, Ban Việt ngữ Đài Á Châu Tự Do nhận được một số tin nhắn kêu cứu từ trại giam Xuân Nguyên, Hải Phòng và từ một vài nhà tù khác ở Việt Nam. Điều kiện sống bị vi phạm Vài tin nhắn ngắn gọn qua tài khoản Facebook của Hòa Ái với nội dung cho biết họ là phạm nhân đang ở trại giam Xuân Nguyên, Hải Phòng nhờ Đài RFA lên tiếng về hoàn cảnh tù nhân bị ngược đãi. Đồng thời, Ban Việt ngữ cũng nhận được tin báo từ một số gia đình của phạm nhân ở trại giam Xuân Nguyên rằng người thân kêu cứu vì bị đói, bị cưỡng bức lao động và có những trường hợp bị tra tấn hay biệt giam đến chết. Lần theo những thông tin vừa nêu, chúng tôi tìm đến các cựu tù nhân từng có thời gian thụ án tại trại giam Xuân Nguyên và vừa được mãn án trong năm 2015. Họ cho biết tiêu chuẩn khẩu phần ăn của một phạm nhân được nhận trong một tháng bao gồm 17 kg gạo, 800 gram cá, 700 gram thịt và 0,7 lít nước mắm. Tuy nhiên, khẩu phần này luôn bị cắt xén và họ bị ép viết đơn không muốn nhận quà từ gia đình. Hàng tháng gia đình của phạm nhân đến thăm gặp một lần và chuyển tiền cho trại giam ghi vào sổ lưu ký để trừ dần mỗi khi phạm nhân mua thức ăn, thuốc men, vật dụng cá nhân ở căn-tin. Một cựu phạm nhân sắc tộc thiểu số, kể lại thời gian chín tháng ở phân trại 71 thuộc trại giam Xuân Nguyên: “Chín tháng ở trại giam 71, chỗ ăn chỗ nằm chỗ ngủ chật chội, thiếu nước. Chế độ ăn uống vẫn phát theo đợt trong tuần vào thứ Hai và thứ Sáu. Mỗi người được 2 miếng thịt to hơn ngón chân cái một tí, có lúc được cá. Mỗi đợt chế độ, gia đình đến thăm gặp không được gửi đồ ăn bên ngoài, không cho gửi vào bất cứ cái gì, bắt buộc em phải mua những đồ trong trại giam thì đắt quá. Em ví dụ, 10 ngàn đồng mua 3 quả cà chua to hơn đầu gón chân cái một tí thôi mà đôi lúc còn bị dập, bị nát. Em thấy chế độ đó không hợp lý.” Không chỉ là thức ăn mà thuốc men cũng vậy. Phạm nhân bị buộc phải mua thuốc với giá đắt gấp 2, 3 lần giá cả thị trường. Thuốc đặc trị như thuốc lao là loại thuốc cấp miễn phí cho phạm nhân nhưng họ phải mua thì mới có. Bị tra tấn dã man Qua tìm hiểu, trại giam Xuân Nguyên từng được báo giới trong nước ghi nhận là một nơi kỷ luật. Cán bộ trại giam như Trung tá Nguyễn Văn Kiều, Phó Giám thị Hà Đình Thêm cho báo Lao Động biết từ năm 2014, sản phẩm do phạm nhân trực tiếp tham gia lao động sẽ được chia tùy theo năng suất và hạnh kiểm. Trong trường hợp làm tốt sẽ được thưởng và số tiền thưởng sẽ đưa cho phạm nhân khi họ mãn án. Mặc dù vậy, các cựu tù nhân ở trại giam này mà Đài Á Châu Tự Do tiếp xúc cho biết bị ép phải lao động theo hình thức khoán sản phẩm. Số lượng sản phẩm dư ra sau khi đáp ứng chỉ tiêu bắt buộc bị chia đôi cho cán bộ trong trại. Phạm nhân cho rằng họ bị cưỡng bức lao động với mức tiền công rẻ mạt chứ không phải là tiền thưởng. Các cựu tù nhân của trại giam Xuân Nguyên cho biết thêm phạm nhân sẽ bị trù dập, đánh đập, biệt giam nếu những đơn tố cáo của họ vượt ra ngoài phạm vi của nhà giam. Và đây là nỗi ám ảnh kinh hoàng nhất của những tù nhân. Họ kể lại lời nói của cán bộ trại giam Xuân Nguyên rằng nhà nước cho phép đánh đập và dìm phạm nhân vào bể nước chết thì thôi. Cựu tù nhân Điếu Cày Nguyễn Văn Hải (trái) ngồi cạnh Tổng thống Mỹ Barack Obama trong Ngày Tự do Báo chí Thế giới tổ chức tại Washington DC ngày 1/5/2015. AFP photo Nhiều phạm nhân bị đánh đến ngất xỉu, bị còng chân tay và bị dìm vào bể nước trong thời tiết giá rét, có phạm nhân bị cán bộ dựng chuyện đưa vào biệt giam đã phẫn uất thắt cổ tự vẫn... Anh Quỳnh, một người lãnh án hình sự, ở trại giam Xuân Nguyên trong 12 năm, nói với Hòa Ái từ năm 2003 đến năm 2015, có khoảng 2% phạm nhân bị chết oan ức và những tù nhân thiệt mạng như thế bị ém nhẹp một cách trắng trợn. Anh Quỳnh nhắc đến trường hợp phạm nhân bị đánh đến chết: “Còn có những trường hợp bị trận đòn thật căng, đánh trước mặt những tù nhân khác. Chúng tôi chứng kiến có những trường hợp bị đánh trực tiếp và người đấy 1 tháng sau thì chết nhưng lại tung tin đồn ra là chết vì bị SIDA/AIDS”. Những lời kêu cứu của tù nhân không chỉ ở trại giam Xuân Nguyên mà còn từ các nhà giam khác ở Việt Nam rằng phạm nhân bị giới hạn quyền con người nhưng không vì thế mà họ bị cán bộ trại giam lạm quyền hành hạ một cách nhẫn tâm. Chúng tôi liên lạc với cựu tù nhân lương tâm Blogger Điếu Cày-Nguyễn Văn Hải, ông chia sẻ mặc dù Quốc Hội phê chuẩn hồi năm 2011 và Nhà nước Việt Nam năm 2014 thông qua Công ước Liên Hiệp Quốc chống tra tấn và các hình thức trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo hoặc hạ nhục con người nhưng những trại tù ông từng ở qua đều đối xử vô cùng khắc nghiệt với tù nhân. Cựu tù nhân Nguyễn Văn Hải hồi tưởng cảnh tượng xảy ra ở trại tù Cái Tàu, Cà Mau mà ông từng chứng kiến: “Một lần tôi chứng kiến một tù nhân mới đưa vào trại. Trong khi khám đồ thì tù nhân đó bị lấy một món đồ nên tù nhân đó không chịu nên mới xông ra giành lại thì bị xúm lại đánh hội đồng. Sau đó tù nhân này bị đưa thẳng vào phòng quản trị của trại. Thường tù nhân bị đưa đi làm việc trong phòng đó là bị cùm chân vào trong cái ghế rồi mới làm việc và trong quá trình làm việc bị đánh thì không thể chạy được. Đại úy Phú “Ma” chạy chiếc xe gắn máy từ cổng vào đến bậc thềm của phòng quản trị thì rồ máy lên lao xe thẳng vào thằng nhỏ đang bị cùm. Nó lùi xe ra rồi lại lao vào nữa, 5-6 lần như vậy rồi mới xông vào đánh. Sau khi đánh thì đưa thằng nhỏ vào biệt giam cùm luôn”. Không luật pháp Blogger Điếu Cày-Nguyễn Văn Hải nêu lên Thông tư 37 của Bộ Công An quy định phân loại và giam giữ phạm nhân là văn bản vi phạm nhân quyền, thậm chí vi phạm ngay cả Luật thi hành án hình sự của Quốc Hội, và vi phạm Hiến pháp cũng như Công ước chống tra tấn mà Việt Nam đã tham gia ký kết. Ông Nguyễn Văn Hải trích dẫn nội dung của Thông tư 37: “Trong Luật Thi hành án hình sự khi phạm nhân có vi phạm nội quy trại giam, mức kỷ luật cao nhất có thể bị giam riêng không quá 10 ngày nhưng theo Thông tư 37 thì giam riêng đến 3 tháng và có thể gia hạn. Điều 28, trong Luật là tù nhân được tiếp nhận thông tin từ bên ngoài, được học tập học nghề nhưng trong Thông tư 37 của Bộ Công An thì những quyền này bị tước đi hết và còn có Thông tư số 2 của Bộ Giáo Dục, cả hai thông tư này tước đoạt hết quyền tù nhân có thể nhận sách vở từ bên ngoài.” Đài Á Châu Tự Do ghi nhận cựu tù nhân lương tâm Luật sư Lê Quốc Quân từng tuyệt thực phản đối trại giam không cho ông nhận Kinh Thánh. Mới đây nhất, tù nhân lương tâm Trần Huỳnh Duy Thức lên tiếng trại giam số 6 Thanh Chương, Nghệ An cưỡng bức lao động và để trả đũa sự bất tuân của anh Thức, trại giam cúp điện trong buồng giam liên tục 8 tiếng đồng hồ trùng với thời gian lao động mỗi ngày. Những tiếng kêu cứu của các tù nhân lương tâm nói riêng và của tù nhân ở Việt Nam nói chung đang trông đợi lương tri thế giới giúp đỡ họ để thoát khỏi sự đọa đày bị hành hạ, ngược đãi theo như báo cáo có tựa đề “Nhà tù trong nhà tù” tại Việt Nam vừa được Tổ chức Ân xá Quốc tế lần đầu tiên công bố hồi tháng 7 năm nay. Trong báo cáo có đoạn viết rằng, “Ân xá Quốc tế đưa ra bản báo cáo này là để góp phần gia tăng quyền làm người của mọi cá nhân, để đóng góp vào việc giảm tra tấn không riêng gì cho các tù nhân lương tâm mà cho toàn thể tù nhân tại Việt Nam”. Báo cáo của tổ chức Ân xá Quốc tế cũng ghi rõ bản báo được viết với mục đích xây dựng để chính quyền Việt Nam dựa vào đó cải thiện chính sách và để giúp cộng đồng thế giới có tài tiệu nói chuyện với chính phủ Việt Nam.
  22. Đảng cộng sản, Dân tộc, Khủng hoảng và Lối thoát Trong hiệp thương, phía các đảng đối lập, các nhà bất đồng chính kiến cần nối kết toàn dân để bảo vệ chủ quyền và thăng tiến con người, xã hội Việt Nam. Còn đảng cộng sản cần cái gì nhất? Suy cho cùng thì họ cần sự an toàn cho chính tài sản, bản thân của mỗi lãnh đạo và các đảng viên. Ai sẽ bảo đảm được cho họ điều này? Đảng cộng sản Việt Nam đã tồn tại hơn 80 năm, lẽ ra với khoảng thời gian này đủ cho 3 thế hệ người Việt Nam đứng vững, khẳng định tài năng và vị thế người Việt, dân tộc Việt với 5 châu bốn biển. Nhưng qua 80 năm, hôm nay thì sao? Rừng đã hết, Biển đã chết và Đất đang từng ngày rơi vào tay giặc. Nguyên do bởi đâu? Bởi Tham lam, Bảo thủ dẫn tới Sa lầy và tự hủy. Đồng ý rằng: Sự tham lam là yếu tính mà bất cứ ai, bất cứ thể chế chính trị nào cũng có chứ không riêng gì các đảng viên cộng sản. Tuy nhiên có cái tham như tham của của Washington và Lincoln lại trở thành vĩ nhân cứu tinh cho thể chế và cho chính giống nòi,dân tộc của họ. Khác với những cái tham của Mao Trạch Đông, Giang Trạch Dân thì đang đưa chính sự nghiệp,giống nòi và dân tộc của họ vào ngõ cụt lịch sử văn minh của nhân loại. Việt Nam đang đối diện với những khó khăn không lối thoát Rõ ràng mức thu nhập thực sự của người Việt Nam tại quốc nội hôm nay đang dưới 30.000.000/năm chứ không phải 2.200 USD (xấp xỉ 50 triệu đồng). Thất nghiệp tràn lan, trong khi đó nợ công ngày càng cao ngất. Môi trường sống cạn kiệt dần, bệnh tật gia tăng trong khi đó các hệ thống bảo hiểm xã hội xuống dốc nghiêm trọng. Nền y tế và giáo dục thật sự đang khủng hoảng toàn tuyến. khiến người dân hoang mang khi nghĩ tới bệnh viện và trường học. Một cơ chế cai trị khép kín đang tự hủy Từ trên xuống dưới xuyên suốt một cơ chế lãnh đạo vì lợi ích cá nhân được hợp pháp hóa qua “ luật rừng “ và được bảo kê có hệ thống trong lợi ích nhóm. Đây chính là những mắt xích nguy hiểm nhất đang từng giờ lũng loạn chế độ, gây khủng hoãng xã hội và có nguy cơ dẫn tới sự sụp đổ dây chuyền mà chế độ này khó thoát khỏi. Cứ lấy “phi vụ” làm ăn trong dự án Formosa ra làm ví dụ thì chúng ta thấy rõ có 5 điểm nguy hại trong cơ chế hiện hành. Thứ nhất, thấy lợi hoa mắt bất chấp hậu quả. Bắt dầu từ một mối lợi hàng ngàn tỷ đô đã khiến các quan chức bu vào lên kế hoạch “ kịp thời tác chiến” để lấy tiền mặt bất chấp hậu quả sau đó sẽ là gì. Thứ hai, làm liều và ẩu. Trong “ phi vụ làm ăn ” này những kẻ có quyền chỉ nhắm vào những đồng tiền mặt để hốt nhanh, rút nhanh nên cấp trên đã lệnh cho cấp dưới và và cấp dưới cứ thế mà cấp tốc khép kín các dự án không cần trưng cầu dân ý. Chỉ trong chớp mắt của lịch sử, vùng đất hơn 3000 ha thuộc 5 xã của huyện Kỳ Anh gồm Kỳ Lợi, Kỳ Phương, Kỳ Liên, Kỳ Long và Kỳ Thịnh ở Hà Tĩnh với hơn 2.000 hộ dân, gần 10.000 nhân khẩu phải gấp rút di dời thậm chí từ hợp đồng thuê đất 50 năm khi chuyển sang 70 năm không có sự tham vấn của luật sư, lãnh đạo vẫn cứ ký tuốt. Thứ ba, sa lầy vẫn bảo thủ. Ngay cả khi biển chết, ngư dân hoang mang, Bộ chính trị vẫn ngấm ngầm đưa ra những chỉ thị tuyên truyền dối trá để bao biện và nguy hại hơn là khi sức ép dân chúng, sức ép công luận bắt Formosa cúi đầu nhận tội, nhưng cho tới nay vẫn chưa công khai truy tố thủ phạm và đồng phạm. Phải chăng sự quanh co bao biện, câu giờ để nhằm tiếp tục trục lợi từ nhiều phía? Thứ tư, không thể dứt khoát xử lý nghiêm vì “ lỗi hệ thống”. bây giờ vụ việc đã bị phanh phui, “cờ bí thí tốt”, trường hợp Võ Kim Cự và một số nhân vật khác sắp “ lên thớt” nhưng đã quá muộn vì so với những mối lợi khổng lồ đã vào nhà các quan chức và mối họa môi trưởng biển chết hàng chục năm tới thì dẫu có “ thí bao nhiêu tốt” cũng vô dụng. Bởi vì máu của các quan tham nhúng chàm trong phi vụ Formosa không đủ để rửa sạch tội của họ càng không thể rửa sạch biển Việt Nam. Thứ năm, vô vọng trong giải pháp. Dám chắc rằng với tư duy cục bộ và cơ chế độc đảng như bây giờ thì đảng cộng sản Việt Nam đang và sẽ hoàn toàn bế tắc trong việc đưa ra giải pháp khoa học, xử lý cách minh bạch và hiệu quả vấn đề môi trường biển và quyền lợi của Ngư dân Việt Nam. Lối thoát nào cho Đảng và nhân dân Việt Nam? Nhanh chóng hợp thức hóa luật biểu tình. Suy cho cùng thì biểu tình bất bạo động không chỉ là một văn hóa mà còn là một sức mạnh. Biểu tình đúng nghĩa không chỉ là tiếng kêu cứu mà chính là hồi còi để cảnh tĩnh, vãn hồi trật tự xã hội. Chỉ có giải pháp này mới thực sự nối kết đem lại sức mạnh tổng lực của nhân dân Việt Nam lúc này. Khiêm nhường nhận tội và thành thực xin lỗi nhân dân. Không có hành động nào vĩ đại hơn nghĩa cử này. Biết rằng đã quá muộn và lòng dân cũng chẳng tin vào cái gọi là “ hành động cúi đầu nhận tội” nhưng ít nữa những nghĩa cử ấy đến từ chính lãnh đạo Việt Nam hôm nay sẽ phần nào làm nguôi ngoai cơn thịnh nộ dân oan khắp nơi vốn như những ngọn núi nham thạch đang chực phun trào bất cứ lúc nào. Hành động này sẽ mở ra một một lối thoát hiểm cho chính đảng cộng sản Việt Nam trước khi họ bị đẩy xuống vực lịch sử. Trong thực tế không ai đẩy họ xuống vực, nhưng cái cỗ xe cơ chế hôm nay thật sự đã quá cũ nát, hết nhiên liệu không thể lên nổi cái dốc vô vọng “ XHCN ” và càng không thể quay đầu vì vận mệnh lịch sử đang đặt họ vào thế hiểm giữa dốc thẳm. Họ sắp rơi tự do là điều không tránh khỏi. Việc họ sớm hợp thức hóa luật Biểu tình và xin lỗi nhân dân là cách thế duy nhất để họ được rơi vào lòng dân. Ngoài cách này thì sẽ không còn cách nào khác và sẽ thê thảm biết bao khi một lần nữa Việt Nam lại vào cảnh nội chiến. Cuộc chiến này càng khốc liệt thì con cáo Trung cộng càng dễ săn mồi và đại họa thuộc Hán càng đến gần. Ngoài hai giải pháp không trên đây, hiện tại và tương lai gần đảng cộng sản Việt Nam sẽ không có lối thoát nào khác ngoài việc tận dụng “ sức trâu” của giới an ninh để “câu giờ trên ghế nóng” mà định mệnh lịch sử dân tộc đã phán quyết rõ ràng là phải giải tán vô điều kiện. Cũng có ý kiến cho rằng họ đang được sự hậu thuẫn chắc chắn từ Trung cộng. Trong thực tế đó chỉ là những luận điệu “an thần cho chế độ”, thiếu tính thực tế vì ngay chính Trung cộng hôm nay cũng đang bên bờ vực thẳm sụp đổ. Sức nóng của dân oan tại Trung quốc hôm nay đã lên tới đỉnh điểm cộng với các hiểm họa khủng bố, phân hóa nội bộ và sự phẫn nộ lâu năm của các sắc tộc, các tổ chức ly khai bị Trung cộng đàn áp lâu nay, nên một cuộc nội chiến phân tranh tại Trung Hoa lục địa là điều sẽ diễn ra trong nay mai mà mục đích của mọi lực lượng nhắm tới để tận diệt đó là đảng cộng sản Trung quốc. Sự bắt nạt, thị uy với các nước nhỏ láng giềng mà Trung Cộng thường thể hiện thật sự đó chỉ là một loại hình tự vệ. Trong thực tế Trung cộng hôm nay đang rất yếu cả về kinh tế lẫn thực lực quân sự. Lại có ý kiến dự đoán là ngày chung cuộc, sự sụp đổ của Cộng sản Trung cộng sẽ đến sớm và đến trước Việt Nam vì nhiều nguyên nhân khác nhau, nhưng nguyên do cơ bản vẫn là đảng cộng sản Trung quốc đang bị phân hóa nội bộ cách khốc liệt và không được hầu hết nhân dân Trung quốc ủng hộ, nếu không muốn nói là đang bị lên án gay gắt. Việc Trung cộng khi nào sụp đổ và sẽ sụp đổ như thế nào là vấn đề mà nhiều người mong đợi để qua đó suy đoán ngày tàn của chế độ cầm quyền ở Việt Nam. Tuy nhiên với những khủng hoảng hiện tại ở Việt Nam thì Trung Cộng không thể cứu vãn chế độ này. Nói một cách chính xác rằng trong thực tế là các doanh nghiệp Trung quốc tại Việt Nam đang thao túng lãnh đạo Việt Nam nhiều hơn là giới cầm quyền Trung Cộng. Tại Việt Nam, nếu tiếp tục phanh phui những tác hại của các doanh nghiệp Trung Quốc như đang làm ở Formosa Vũng Áng thì ngày giải tán chế độ này đến càng gần vì khi quyền lợi bất chính của các doanh nghiệp này bị nhân dân lật tẩy, lên án thì phải rút. Suy cho cùng thì Trung cộng không bảo vệ cái chế độ này mà chỉ bảo vệ quyền lợi của họ đang có mặt trên đất Việt Nam. Và khi hệ thống chân rết kinh tế này bị cắt, các điểm cát cứ bị vô hiệu hóa thì sẽ vỡ trận. Vậy nên khi nào Trung cộng buông tay và khi nào Việt Nam sụp đổ là tùy thuộc vào hành động của nhân dân chứ cả hai đảng cộng sản này không có quyền quyết định. Minh bạch với Nhân Dân. Trước nguy cơ mất nước và sự tồn vong của chế độ này, một sự minh bạch về cơ chế yếu kém và lời mời gọi toàn dân Việt Nam vào cuộc chung tay cứu nguy cho đất nước hôm nay là trách nhiệm và là sứ mệnh tất yếu mà đảng cộng sản Việt Nam phải nhanh chóng thực hiện. Nếu để quá muộn, khi hồi chuông dân oan nổi dậy và sức ép quốc tế đè lên, lúc đó thì bất cứ tiếng kêu cứu nào nhằm cũng cố chế độ đến từ danh nghĩa cộng sản đều vô hiệu. Mở hội nghị diên hồng mới. Việc hiệp thương, đối thoại với các đảng đối lập các nhà bất đồng chính kiến tại Việt Nam là điều hết sức cấp bách để hợp sức vãn hồi trật tự xã hội và đi tìm giải pháp cứu nguy cho đất nước lúc này. Vì sao lại gọi là hiệp thương? Suy cho cùng thì chính trị là một cuộc mua bán lương tâm. Trong “ phi vụ” này, phía các đảng đối lập, các nhà bất đồng chính kiến cần cái gì nhất? Họ đang cần nối kết toàn dân để bảo vệ chủ quyền và thăng tiến con người, xã hội Việt Nam. Còn đảng cộng sản cần cái gì nhất? Suy cho cùng thì họ cần sự an toàn cho chính tài sản, bản thân của mỗi lãnh đạo và các đảng viên. Ai sẽ bảo đảm được cho họ điều này? Trong phi vụ hiệp thương này, Cộng sản chỉ có lợi, còn mọi thiệt hại, mọi hậu quả của hơn 80 năm qua sẽ chỉ được khắc phục cách khoa học và đứng vững cách chính nghĩa khi ổn định được lòng dân và sự can thiệp của các nước văn minh. Điều này cộng sản Việt Nam chẳng những không bao giờ làm được mà họ cầm quyền thêm một tháng là thêm họa cho toàn dân. Việc để lại một giang sơn tan hoang đổ nát, mất chủ quyền với cảnh sống tồi tệ của 90 triệu con dân Việt Nam hôm nay đã là một bằng chứng rõ ràng mà cộng sản Việt Nam không có quyền lựa chọn trong hiệp thương, ngoại trừ đôi bên thống nhất với nhau những phương án có thể tận dụng như những người đi buôn đồng nát, chế biến phế liệu nữa mà thôi. Và trách nhiệm của các đảng đối lập là gì? Là phải hoàn toàn chấp nhận sự đổ nát này và một lần nữa cùng toàn dân đứng dậy làm lại từ đầu – Một sự hiệp thương, một sự chấp nhận mang tính tất yếu. Sự hiệp thương này đến càng muộn thì ý nghĩa và lợi ích của đảng cộng sản sẽ bị rút ngắn và thay vào đó sẽ là gi ? Là tự hủy. Việc thu xếp “một hội nghị diên hồng mới” là điều không khó nhưng tìm đúng những người có thực tài, có “ chính danh và uy tín” để đăng cai và thực hiện việc này là điều không dễ đối với hoàn cảnh nhân sự tại quốc nội hôm nay. Tuy nhiên việc này không khó so với việc đi tìm sự đồng thuận từ phía đảng Cs để mở hội nghị diên hồng mới, vì hầu hết các đảng viên là “ nhất trí cao từ lâu rồi” nhưng luôn bị kẹt ở dàn nhân sự chóp bu, những kẻ ù lỳ nấp kín và an phận trong cái mu rùa cơ chế. Tuy nhiên đứng trước tình thế cáp bách như hiện nay và khi đối diện với những nguy cơ đổ nát trong tương lai gần, bắt buộc Đảng Cộng sản phải lựa chọn: giải tán vô điều kiện hoặc bị nhân dân nổi dậy lật đổ. Sẽ không hoang tưởng khi cho rằng ngày tàn của chế độ này đang tới, chính họ biết rõ điều đó nhưng không có giải pháp cứu vãn. Sự bám víu cơ chế để câu giờ quyền lực đang tới hồi kết và nguy cơ một cuộc tháo chạy đang âm thầm diễn ra từ cấp cao nhất. Họ đang bất chấp danh dự, uy tín để tận thu những khoản oan toàn và sẵn sàng cho một cuộc chạy trốn lịch sử, bỏ lại 90 triệu dân với hàng ngàn hệ lụy khủng khiếp. Hậu quả của 80 năm cộng sản tại Việt Nam đang đổ dồn lên vai của các đảng đối lập, các nhà bất đồng chính kiến và hơn ai hết 90 triệu dân lành Việt Nam đang từng ngày sống trong nơm nớp lo sợ vì thảm họa môi trường và thảm họa Hán hóa. Họ đã biết rõ chính quyền này đang lừa dối nhân dân cách trơ trẽn. Xưa Vua Duy Tân nói : “ Tay bẩn lấy nước mà rửa, nước bẩn lấy máu mà rửa ”, nhưng bây giờ biển bẩn, thực phẩm nhiễm độc tràn lan lòng dân hoang mang, Đảng Cộng Sản lấy gì mà rửa, lấy gì mà hiệu triệu nhân dân đây? Phải thay đổi. Paulus - Bắc Việt (VNTB)
  23. Thanh Trúc, phóng viên RFA 2016-08-14 Các đại diện với bản Tuyên bố 2015 của cộng đồng tổ chức Xã hội dân sự ASEAN: Cộng đồng ASEAN phục vụ người dân. aseanpeople.org Mấy năm gần đây, tại những hội nghị hay diễn đàn khu vực về phát triển, nhân quyền và tôn giáo do ASEAN khởi xướng, Việt Nam đã cử những tổ chức xã hội dân sự được nhà nước hỗ trợ đến tham gia nhằm phản biện quan điểm tự do dân chủ mà các tổ chức xã hội dân sự độc lập trong và ngoài nước nêu lên. Cản trở những người xã hội dân sự độc lập tham gia hội nghị? Hội nghị chính thức ở thủ đô Dili của Đông Timor tuần lễ đầu tháng Tám này là Diễn Đàn Người Dân Đông Nam Á từ ngày 3 đến ngày 5 do các tổ chức xã hội dân sự độc lập Đông Nam Á đồng thực hiện với trên 800 đại diện các nước, trong đó có Việt Nam. Trước đó 2 ngày , Hội Nghị Tự Do Tôn Giáo Hay Niềm Tin Đông Nam Á lần 2, do BPSOS ở Hoa Kỳ tổ chức cũng tại Dili từ ngày 1 đến ngày 2 tháng Tám. Tiến sĩ Nguyễn Đình Thắng, giám đốc điều hành BPSOS, cho biết: “Từ năm 2005 các quốc gia trong vùng Đông Nam Á đã thúc đẩy vấn đề phát triển xã hội dân sự bằng cách tạo nên một thế liên minh với nhau để cùng nhau tranh đấu cho nhân quyền, tự do, dân chủ trong toàn vùng. Thấy rằng đấy là một môi trường rất nguy hiểm, chính quyền Việt Nam một mặt ngăn chặn không cho những tổ chức xã hội dân sự thực sự ở Việt Nam được hình thành và được tới lui với bạn bè của mình trong khu vực, mặt khác họ dựng lên những tổ chức xã hội dân sự giả, gọi là quốc doanh, gởi đến những diễn đàn đó, đóng kịch như là tiếng nói của người dân ở trong nước. Năm nay, cũng diễn đàn ấy tổ chức tại Dili, Đông Timor thì đã đưa được 17 người ở trong nước đến Đông Timor. Tức là tổng cộng 20 người nhưng 17 người đến được, 3 người bị chặn lại.” Đây là những người thuộc các tổ chức xã hội dân sự độc lập trong nước, tiến sĩ Nguyễn Đình Thắng nói tiếp, hoàn toàn khác với những người thuộc các tổ chức xã hội dân sự quốc doanh đã và đang đến tham dự diễn đàn những lần trước cũng như lần này: “Chúng tôi biết họ là quốc doanh vì 2 lý do. Thứ nhất từ năm 2009 chúng tôi đã đối mặt với họ hàng năm, họ vẫn là tổ chức như vậy không bao giờ thay đổi . Thứ hai, tên của họ là VUFO Vietnam Union Of Friendship Organizations - Liên Hiệp Các Tổ Chức Hữu Nghị. VUFO báo cáo trực tiếp với Mặt Trận Tổ Quốc. Cũng có Hội Liên Hiệp Phụ Nữ - Vietnam Women Union, Vietnam Peace And Development Committee - Ủy Ban Hòa Bình Và Phát Triển Việt Nam VUSTA.” Về các xã hội dân sự độc lập từ trong nước đến Đông Timor lần này, ông Nguyễn Đình Thăng nói: “Các xã hội dân sự độc lập thì gồm Hội Phụ Nữ Nhân Quyền Việt Nam, Hội Dân Oan Đòi Quyền Sống đang được hình thành, Khối Nhơn Sanh Đạo Cao Đài, Nhóm Tín Đồ Phật Giáo Hòa Hảo Độc Lập Miền Tây, đại diện của Bàn Tròn Đa Tôn Giáo Việt Nam, đại diện Mạng Lưới Các Tổ Chức Xã Hội Dân Sự Độc Lập, Hội Phát Huy Tự Do Tôn Giáo Hay Niềm Tin Việt Nam và còn khoảng năm bảy hội nữa.” Cuộc gặp gỡ giữa Hội Phụ Nữ Nhân Quyền Việt Nam với bà Jenifer và hai đồng sự, Đại Sứ Quán Hoa Kỳ tại Hà Nội ngày 18/11/2013. Courtesy of vnwhr.net Cô Tuyết Đinh sống tại Hoa Kỳ, thành viên của Hội Phụ Nữ Nhân Quyền Việt Nam, tổ chức xã hội dân sự độc lập, đã sang Đông Timor tham dự hội nghị, cho biết: “Ban tổ chức có danh sách những xã hội dân sự do chính phủ Việt Nam tài trợ, đó là những tổ chức quốc doanh được ghi danh, được chính thức công nhận ở diễn đàn Đông Nam Á. Em là thành viên của Hội Phụ Nữ Nhân Quyền Việt Nam đi dự hội nghị xã hội dân sự vùng Đông Nam Á. Hội Phụ Nữ Nhân Quyền Việt Nam có 2 người và một số cảm tình viên. Em đại diện cho hội ở hải ngoại, có một thành viên chính thức ở Việt Nam ra nhưng có những thành viên khác thì một số đã bị tịch thu hộ chiếu rồi.” Đại diện tổ chức xã hội dân sự nhà nước: Việt Nam rất có nhân quyền Với nhiệm vụ lên tiếng thay cho nhà cầm quyền trong nước, các tổ chức xã hội dân sự của nhà nước Việt Nam không có chung tiếng nói và lập trường như các tổ chức xã hội dân sự độc lập có đại diện ở trong và ở ngoài nước đến diễn đàn, là nhận định của cô Võ Thị Kim, đại diện Khối Nhơn Sanh Cao Đài, tổ chức xã hội dân sự độc lập: “Một bên là phi chính phủ nhưng mà do chính phủ lập ra, còn bên đây là tiếng nói của người dân, có nghĩa là tiếng nói của mình để cho bạn bè quốc tế hiểu rõ, còn tiếng nói bên kia là họ nói cho chính quyền. Mình cũng có phát biểu, nói ở Việt Nam không có tự do tôn giáo. Tôn giáo bị nhà nước cấm đoán và không cho cơ hội phát triển, nghĩa là Cao Đài độc lập bị nhà nước đàn áp. Sau đó, buổi họp tiếp tục thì có cô tên Giang nói là ở Việt Nam rất có nhân quyền, một cô khác cũng bên quốc doanh thì phát biểu là Việt Nam không cấm đoán ai đi dự hội nghị của diễn đàn dành cho người dân hết mà tại vì dân không có tiền nên họ không đi thôi.” Theo lời kể của cô Tuyết Đinh, trong những ngày đầu của hội nghị và trong những cuộc hội thảo, các tổ chức xã hội dân sự độc lập nhiều lần được tán thưởng và vỗ tay khi nêu lên những vấn đề vi phạm nhân quyền trầm trọng ở Việt Nam: “Trước một cử tọa cả mấy trăm người như vậy thì phái đoàn Việt Nam họ ngồi nghe và họ rất bực bội. Vào buổi hội thảo cuối cùng có một trường hợp tiêu biểu là cô Trần Giang, tổ chức xã hội dân sự quốc doanh ở Việt Nam có tên tiếng Anh viết tắt là LIN. Cô Trần Giang phát biểu rất gay gắt, nói rằng tất cả những tổ chức xã hội dân sự khác hoặc những người lưu vong không được lên tiếng nói về những vấn đề ở Việt Nam vì những người đó không có văn phòng ở Việt Nam, không được phát biểu ở những hội nghị của vùng Đông Nam Á.” Ngay sau khi cô Trần Giang của tổ chức xã hội dân sự quốc doanh phát biểu, một tham dự viên người Malaysia đã phản bác lời cô Trần Giang, nói rằng không nhất thiết chỉ người trong nước mà tất cả những người sống ở nước ngoài đều có quyền quan tâm đến tình trạng của đất nước mình. Tham dự viên người Malaysia đó đã dùng ngay đất nước Đông Timor để chứng minh rằng chính thủ tướng hoặc tổng thống nước này từng là những người sống ở nước ngoài, sự hoạt động của những tổ chức xã hội lưu vong và những người lưu vong đã giúp cho quốc gia của mình dành lại được độc lập và tự do: “Lời phát biểu của cô tham dự viên người Mã Lai đó được tất cả mọi người có mặt trong phòng vỗ tay hoan nghênh. Sau khi cô Mã Lai lên tiếng thì một tham dự viên khác của Miến Điện cũng lên tiếng và người Đông Timor cũng lên tiếng phản bác lại lời phát biểu của cô Giang.” Không chỉ nói những lời trái chiều đối với những điều mà các tổ chức xã hội dân sự độc lập trình bày, cô Võ Thị Kim của Khối Nhơn Sanh Cao Đài kể tiếp, thành viên các tổ chức xã hội dân sự do nhà nước lập ra và gởi đi cũng tránh không tiếp xúc hay sinh hoạt cùng các tổ chức xã hội dân sự độc lập: “Ví dụ kêu họ ký vào bản tin chung nói về biển đảo thì họ không dám ký, hỏi họ vấn đề giống như được ban tổ chức ở đó công nhân nhưng mà họ cứ nói trái chiều thành ra có sự khác nhau về quan điểm.” Đường dây viễn liên của đài Á Châu Tự Do cũng đã kết nối về người được nhắc tên trong bài này, cô Giang Trần, tức Trần Vũ Ngân Giang. Rất tiếc cô Ngân Giang đã từ chối không trả lời.
  24. "Chống cộng" là sinh hoạt nổi bật nhất của người Việt tỵ nạn. Tinh thần chống cộng nơi người Việt tỵ nạn, tuy tiềm tàng nhưng còn rất mạnh. Tiếc là không có ai đủ tài để khơi dậy và kết hợp tinh thần ấy nên sự chống cộng tuy ồn ào nhưng không có hiệu quả. Ngoài những hoạt động chống cộng có sách lược của các đảng phái, các tổ chức chính trị, điều người viết muốn lạm bàn cùng đồng hương các giới về sự chống cộng của một số ít hội đoàn, đặc biệt nhất là sự “chống cộng tự do” của những cá nhân trong tập thể người Việt nước ngoài. Họ chống cộng theo bản năng, không cần có đồng minh, không cần để ý đến thời thế, đến tình hình chính trị trong giai đoạn cực kỳ phức tạp như hiện nay. “Con người là một con vật chính trị” (Aristote), ai cũng có quyền có lập trường và hành vi chính trị. Nhưng thể hiện hành vi chính trị mà lại không có ý thức chính trị đi kèm chỉ là sự tự hại. Không ai phản đối sự chống cộng nhưng cách hô hào và mục đích của họ có thể làm cho người ta nghĩ họ đang bị dẫn dắt bởi sự hận thù, không phải là sự thôi thúc của lòng yêu nước. Chống cộng như thế có thể bị phản ứng ngược. Năm ngoái, tôi đã viết bài “Loạn” để nói lên một khía cạnh phức tạp của sự chống cộng: sự chụp mũ bừa bãi và vô tội vạ đến nỗi dân Việt tỵ nạn, những ngưới có máu mặt, ít còn ai là người Quốc Gia. Nay, tôi nêu lên vài khía cạnh vô lý khác của sự chống cộng: chống cộng có định hướng, đó là “định hướng Việt Nam Cộng Hoà (VNCH) và Cờ Vàng”. Theo “định hướng” này, ai chống cộng mà không tôn xưng VNCH và vinh danh lá Cờ Vàng là “chống cộng cuội”! Mời quý vị đọc: “Bao lâu những người cs hay lính vc dù là cảnh tỉnh (phản tỉnh?)hay hồi chánh không có một lời ăn năn thống hối đối với Quân Dân Cán Chính VNCH cũng như chào kính Lá Cờ Vàng thì người Việt Quốc Gia tỵ nạn cs hải ngoại phải tẩy chay bằng mọi giá”! Dù chỉ là phát biểu của một cá nhân tôi đọc được trên “net” không đáng quan tâm, nhưng ý tưởng như thế xuất hiện khá phổ thông trong sinh hoạt chống cộng hiện nay. Người Việt hải ngoại có nhiều thành phần hiểu biết cao thấp khác nhau. Không ai ngạc nhiên khi những phát biểu như thế từ những người cực đoan, kém hiểu biết chính trị. Điều lạ lùng là có những nhà văn, nhà báo có bề dày về chuyện viết lách; những trí thức có bằng cấp cao ngất ngưỡng; những cựu sĩ quan viên chức cao cấp của VNCH…lại cứ ra rả như thế quanh năm suốt tháng. Những lời đanh thép trên, nếu được phát biểu trước năm 1975, khi VNCH còn tồn tại, sẽ được nhiều người đồng tình vì có tính cảnh giác cao trước một kẻ thù xảo quyệt. VNCH không còn, quân cán chính chỉ còn lại một lớp người gần đất xa trời làm được gì mà bảo người ta phải “ăn năn thống hối” với mình?! Còn Lá Cờ Vàng? Cờ Vàng tự nó không phải thần thánh, xuất hiện ở đâu thì ở đó có chính nghĩa. Nó cũng theo mệnh nước nổi trôi, cùng quân dân cán chính phiêu bạt bốn phương trời. Hiện nay, nếu có chút suy tư thì sẽ thấy sinh mệnh của nó gắn liền với số phận của những cựu quân cán chính VNCH, một thành phần đã quá già nua, lại đang chia năm xẻ bảy, đang tố cáo chửi bới nhau vung vít, đang sống nhờ đất khách thác chôn quê người.Muốn Cờ Vàng mãi mãi tồn tại với dân tộc, hãy làm cho nó có ý nghĩa cao hơn, được nhiều thành phần dân tộc chấp nhận hơn. Cứ buộc mọi người tuyên dương Cờ Vàng trong khi “những người con Cờ Vàng” thì bôi bẩn nó bằng những cuộc biểu tình “ruồi bu” không khác gì sơn đông mãi võ (ngoại trừ những cuộc biểu tình chính đáng, có quy mô lớn chống các phái đoàn và lãnh đạo cộng sản…). Tôi nhớ cách đây khá lâu, tại nam California, một tốp mười mấy người trương Cờ Vàng biểu tình chống một ca sĩ (TN?) mang giây nịt có hình ngôi sao. Rồi những lần chống ca sĩ quốc nội trình diễn tại hải ngoại, cha me ông bà thì trương Cờ Vàng biểu tình chống đối bên ngoài trong khi con cháu lại mua vé vào xem bên trong. Những sự việc như thế xảy ra hoài, chẳng ra thể thống gì cả. Nó có thể tạo ra một khoảng cách giữa hai thế hệ trong các gia đình/cộng đồng Việt Nam. Đã có một số giới trẻ khi nghe “chống cộng” và thấy Cờ Vàng họ nhún vai, tuy không dám ra mặt chống đối nhưng đối với họ đó là “old fashion” của những “old men”! Càng tung hô và buộc người khác tôn trọng Cờ Vàng trong tình trạng phản chính trị đó, kẻ thù càng vổ tay vui mừng. VC là kẻ muốn người Việt Nam có ác cảm với Cờ Vàng, muốn biến sự nghiệp chống cộng của chúng ta trở thành phi chính nghĩa. Những ai, bất luận thành phần nào, vô tình hay cố ý, làm cho tinh thần chống cộng trở nên một mớ hổn tạp bầy nhầy như thế đã tiếp tay đắc lực cho VC. Đây không phải là một sự võ đoán hoặc chụp mũ mà là một sự thật, một sự thật mà chỉ có những kẻ cuồng tín hoặc kém hiểu biết, hoặc cả hai mới không thấy. Chống cộng là sự nghiệp chung của dân tộc Việt Nam, trong cũng như ngoài nước. Để sự nghiệp này ngày càng phát triển và sinh hoạt lâu dài, có hiệu quả, cần phải có sự kết hợp các thành phần dân tộc và các thế hệ già trẻ. Nếu chỉ có nhóm chống cộng theo “định hướng” nói trên (không phải tất cả cựu quân cán chính VNCH) thì sự chống cộng đó không có sức mạnh tổng thể và sẽ đi vào ngõ cụt. Khi những “người con Cờ Vàng” quân cán chính VNCH như họ khuất bóng, còn ai để chống cộng!? Trong nước, có khá nhiều đoàn thể và cá nhân chống chế độ CSVN. Thế mà ở hải ngoại nhóm người đó cho rằng họ “chống cộng cuội”! Đơn giản vì họ không “ăn năn thống hối đối với Quân Dân Cán Chính VNCH cũng như không chào kính lá Cờ Vàng”! Những người chống cộng theo “định hướng” này không biết rằng người Việt Nam trong nước chống chế độ cộng sản hiện nay là muốn thay thế một thể chế khác tốt đẹp hơn, họ đâu chống cộng để tái dựng VNCH? Có thể họ không hoặc chưa biết lá Cờ Vàng thì làm sao buộc họ “chào kính”?! Vả lại, đấu tranh ở trong nước trước nanh vuốt của cộng sản sắt máu và tàn bạo, nếu muốn sống và tiếp tục đấu tranh, họ đâu dám “chào kính lá Cờ Vàng”, dù khi họ ra hải ngoại. Thật là những ý nghĩ điền rồ của những con người thất chí và hoang tưởng. Mới đây, chuyện nhà báo Điếu Cày lại được hâm nóng khi ông ta xuất hiện ở San Jose, California. Cũng như lần trước tại Washington DC. (20/11/2014), lần này ông ta cũng bị buộc phải trả lời câu hỏi “Hồ Chí Minh là người yêu nước, là tội đồ dân tộc, hay yêu nước nhưng lầm đường”? Ông ta không trả lời trực tiếp theo mong muốn của nhóm cực đoan Cờ Vàng nên lại bị lên án và chống đối gay gắt. Cái trò tố cáo “Điếu Cày ra hải ngoại để nội tuyến” lại xuất hiện. [Vừa qua, tin tức báo chí cho rằng xác Hồ Chí Minh tại Ba Đình không phải là người Việt Nam mà là người Tàu (Hồ Tập Chương?). Vậy thì Hồ Chí Minh người Việt ở đâu? Biểu Điếu Cày nhận xét về Hồ Chí Minh, Hồ Chí Minh nào?]. Điếu Cày không muốn bình luận về cá nhân ông Hồ là quyền của ông ta. Khác với người miền Nam, người miền Bắc (như Điếu Cày) chịu ảnh hưởng nặng nề nhân vật Hồ Chí Minh này, không thể một sớm một chiều mà từ “ông” sang “thằng”, từ “bác Hồ vô vàn kính yêu” sang “tên tội đồ dân tộc” được! Buộc những người sinh ra, lớn lên, hấp thụ giáo dục dưới chế độ cộng sản suy nghĩ và phát biểu như mình sao được. Ép những người đã từng phục vụ chế độ cộng sản phải chưởi bới hạ nhục lãnh đạo khai sinh chế độ đó mà một thời họ đã tôn xưng chỉ là một sự truy bức chính trị, vừa không cần thiết cho đại nghiệp chống cộng chung, vừa chứng tỏ kẻ ép buộc có nhân cách kém, có sự hiểu biết thấp, và đặc biệt có bản chất quân phiệt độc tài không thích hợp cho sự đấu tranh đòi tự do dân chủ. Qua thời gian làm việc, Điều Cày đã thấy được chân tướng xấu xa của kẻ cầm quyền. Ông ta trở lại chống đảng CSVN, chống đường lối và chủ trương của chế độ này, đó là những gì người Việt Nam chúng ta đang cần. Cùng nhau, tìm cách để giải thể chế độ CSVN quan trọng và cấp bách hơn những lời chửi bới và hạ nhục nhân vật Hồ Chí Minh của bất cứ ai, kể cả nhân vật Điếu Cày. (Bạn sẽ phản biện rằng Hồ Chí Minh là linh hồn, là thần tượng của chế độ CSVN, đánh sập thần tượng đó thì chế độ CSVN sẽ tiêu vong? Hồ Chí Minh đã bị lên án, chưởi bới, hạ nhục… đã mấy chục năm rồi thế mà CSVN vẫn còn đó, bạn không thấy sao? Cứ tiếp tục nghiên cứu và viết về tội ác của ông ta một cách nghiêm túc và lịch sự nhưng đừng nghĩ rằng đó là điều quan trọng nhất để giải thể cộng sản. Đặc biệt, không nên dùng những lời lẽ nặng nề hạ cấp để chửi bới ông ta vì làm như thế tuy có thể “tự sướng” nhưng sẽ phản tác dụng). Ngoài sự chống đối và chụp mũ tứ tung những người quốc gia, những nhà đấu tranh trong nước, họ chống đối và chụp mũ luôn cả Đại Sứ Mỹ tại Việt Nam. Vừa qua, song song với việc Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí Thư Đảng CSVN thăm viếng Hoa Kỳ; Đại Sứ Mỹ tại Việt Nam, ông Ted Osius đã đến nói chuyện với cư dân Việt tại Nam California và San Jose. Tại những nơi này ông ta từ chối đứng dưới lá Cờ Vàng nên bị chống đối. Bài báo “Ông Đại Sứ Hai Chiều” của Duyên Lãng Hà Tiến Nhất và bài “Hãy Tống Cổ Tên Đại Sứ Mỹ Chối Bỏ Cờ Vàng Ted Osius Ra Khỏi Cộng Đồng Tỵ Nạn Việt Nam” ký tên Người lính già Oregon, với các danh vị và khẩu hiệu kèm theo: cựu sĩ quan VNCH, đương kiêm tỵ nạn tại Mỹ (đương kim tỵ nạn tại Mỹ?), quyết bảo vệ Cờ Vàng chống VC cho đến hơi thở cuối cùng… là nổi bật nhất cho sự chống đối này. Theo Duyên Lãng HTN, ông Ted Osius vừa là Đại Sứ Mỹ tại Việt Nam vừa là Đại Sứ Việt Nam tại Mỹ, một “người Mỹ gốc VC”, ý nói Đại Sứ Mỹ làm tay sai của VC! Duyên Lãng HTN nghĩ rằng, Mỹ cũng như Đại Sứ Mỹ cũng phải chống cộng theo “định hướng VNCH và Cờ Vàng” như ông ta và “đồng chí” của ông ta chăng? Sau khi rút khỏi Nam Việt Nam vào tháng Tư năm 1975, Mỹ trở lại bang giao với Việt Nam là để khôi phục chế độ VNCH và Cờ Vàng chăng? Đúng là chuyện “mơ giữa ban ngày”. Không hiểu gì về Mỹ, không thấy được tình hình hết sức phức tạp và nguy hiểm cho đất nước Việt Nam trước âm mưu thôn tính của kẻ thù phương Bắc mà cứ phóng tay chụp mũ, chụp mũ cả ông Đại Sứ Mỹ mới kinh. Người lính già Oregon càng khiếp hơn, đòi tống cổ Đại Sứ Mỹ ra khỏi cộng đồng Việt Nam tại Mỹ”! Cộng đồng Việt Nam là cái gì? Là một “private property” hay một địa phương nào đó có người Việt sinh sống? Nếu “private property” thì được, nhưng có dám “tống cổ” một viên chức cao cấp của Mỹ không? Nếu là một địa phương có đông người Việt ở, những kẻ “đương kiêm tỵ nạn” ấy đang ăn nhờ ở đậu trong nhà người ta lấy tư cách gì mà đòi “tống cổ” ông chủ ra khỏi nhà? Người Việt Nam tại Mỹ có lãnh thổ và chủ quyền riêng chăng? Nếu không thì đúng là loạn ngôn, đúng là “Ếch nằm đáy giếng coi trời bằng vung”! Người yêu ta xấu với người Yêu nhau thì lại bằng mười phụ nhau (Kiều, Nguyễn Du) Chống cộng và yêu Cờ Vàng kiểu mê sảng và vĩ cuồng như thế là bôi bẩn tinh thần chống cộng và Cờ Vàng rồi, làm sao thuyết phục được ai?! Chống Đại Sứ Mỹ tức là chống chính sách Mỹ đối với Việt Nam và biển Đông. Trước sự hung hăng độc chiếm biển Đông, khống chế toàn vùng Đông Nam Á của Trung cộng, ai cũng thấy Mỹ đang lôi kéo Việt Nam để cùng đối phó. Người Việt trong cũng như ngoài nước đều mong muốn CSVN đi với Mỹ để thoát hoạ Hán hoá. “Theo Tàu mất nước, theo Mỹ mất đảng”. Không phải đơn thuần vì xã giao mà Tổng Thống Mỹ phá lệ, tiếp Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí Thư Đảng CSVN, một đảng độc tài toàn trị, tại phòng Bầu Dục, Toà Bạch Ốc. Có thể đó là một sự tương nhượng về phía Mỹ, chấp nhận sự tiếp tục cầm quyền của Đảng CSVN để đổi lấy những thứ khác quan trọng hơn. Ngoài việc đó, có thể Mỹ phải thoả mãn những đòi hỏi khác của CSVN trong đó có sự chống cộng và lá Cờ Vàng của người Việt tại Hoa Kỳ. Ông đại sứ từ chối “chào kính” lá Cờ Vàng không phải ông ta ghét lá cờ đó mà như ông ta nói: “Làm như thế tôi sẽ mất job”! Đại sứ không thể đi ngược lại chính sách của chính phủ. Không ai tin chính sách ve vãn CSVN của Mỹ là quan tâm đến số phận của dân tộc Việt Nam, lại càng không phải “thương” tập đoàn lãnh đạo cộng sản. Họ muốn có đồng minh để chống Tàu, kẻ đang thách thức vị thế của họ tại Đông Nam Á và cả trên thế giới. Hy vọng, qua việc này, dân tộc Việt Nam sẽ được “hưởng lộc”, thoát được nạn Bắc thuộc. Nếu Mỹ không can thiệp và thoả hiệp, CSVN vẫn còn đó và nguy cơ mất nước rất lớn. Nếu Mỹ can thiệp và thoả hiệp mà không cần thay đổi thể chế chính trị liền thì CSVN vẫn còn đó nhưng nguy cơ mất nước không còn. Cả hai trường hợp đều xấu, nghĩa là CSVN vẫn còn đó, nhưng trường hợp thứ hai ít xấu hơn nhiều. Tôi tin hầu hết dân Việt trong cũng như ngoài nước đều mong điều này xảy ra. Riêng nhóm chống cộng có “định hướng” thì không, họ đòi lật đổ CSVN với bất cứ giá nào! Với sức mạnh quân sự vô song, Mỹ vẫn không nghĩ đến việc lật đổ CSVN. Họ, một số người chống cộng “có định hướng” ở hải ngoại không có tấc sắt trong tay, không có mảnh đất cắm dùi, lại “đương kiêm tỵ nạn” xa cả nửa vòng trái đất thế mà cứ lớn tiếng đòi “tiêu diệt cộng sản”, tái dựng VNCH cho bằng được! Trong bài “Vai Trò Của Việt Nam Cộng Hoà Trong Sự Nghiệp Chống Cộng” tôi viết cách nay đúng hai năm (tháng 7 năm 2013) có đoạn: “…Liệu VNCH có còn đóng vai trò nào trong sự nghiệp chống cộng không? Theo tôi, có! Đó là tinh thần chống cộng triệt để; đó là giá trị tương đối của tự do dân chủ; đó là tinh thần yêu nước chống ngoại xâm bảo vệ tổ quốc; đó là những giá trị thiêng liêng về văn hoá, thuần phong mỹ tục… của dân tộc mà VNCH tôn xưng và bảo vệ trong khi chế độ cộng sản miền Bắc (cũng như hiện nay) không có được. Nhưng điều tôi muốn nhấn mạnh ở đây là chống cộng không phải để khôi phục VNCH. VNCH đã đi vào lịch sử. VNCH là chế độ dân chủ do dân bầu lên, không phải là chế độ vương quyền, vua bị cướp ngai vàng phải bôn tẩu chờ ngày lấy lại ngôi báu. Sau cộng sản, VN phải có một chế độ dân chủ tự do khác do dân bầu, bao gồm những giá trị của VNCH hay hơn thế nữa, tuyệt đối không thể có một VNCH tái sinh với các cấp lãnh đạo và quan chức cũ. Các lãnh đạo cao cấp của VNCH phần lớn đã qua đời, số ít còn lại đã già nua bệnh tật, ngay cả hàng ngũ nòng cốt là các sĩ quan cấp Tá, cấp Uý cũng đã trên dưới bảy, tám mươi rồi thì làm được cơm cháo gì nữa? Chống cộng để khôi phục VNCH là điều không tưởng…” Cũng như phần đông con dân của VNCH, tôi chưa bao giờ có ý tưởng VNCH sẽ được tái dựng, tôi sẽ trở về cố quốc lấy lại những gì đã mất. Lịch sử đã sang trang. Cũng như mọi người, tôi hy vọng chế độ CSVN sớm cáo chung hay biến thể để nước Việt được độc lập và có chủ quyền, để dân Việt có tự do và dân chủ. Trước âm mưu bành trướng lộ liễu và ngang ngược của Trung cộng, tôi nghĩ Mỹ sẽ có biện pháp ngăn chận, nhân đó Việt Nam sẽ thay đổi. Không phải vô cớ mà Đại Sứ Mỹ Ted Osius viếng các cộng đồng Việt Nam và tuyên bố: “Tình hình sẽ thay đổi. Việt Nam sẽ có tự do dân chủ”. Nếu được như ông nói, tương lai của dân tộc Việt Nam sẽ tươi sáng hơn bây giờ. Tôi không cổ võ mọi hình thức hoà hợp hoà giải trá hình đầu hàng cộng sản, nhưng trong khi người Việt chưa có cách nào để loại bỏ chế độ CSVN, mọi sự tác động (của bất cứ ai) làm giảm được sự độc tài toàn trị của chế độ đó, đem ít nhiều tự do và dân chủ đến cho người dân đều được hoan nghênh. Ai chống lại mà không có kế sách thay thế đều là những kẻ hoang tưởng, những kẻ mù quáng thù quá hoá…mất khôn. Họ không thể là người yêu nước mà chỉ là những kẻ phá hoại đi ngược lại với ước vọng của toàn dân. Sacramento, CA thượng tuần tháng 8 năm 2015 Định Nguyên (Thông Luận)
  25. Trừ phi có một sự thay đổi đột ngột đến xã hội VN, như là một cuộc chiến tranh với TQ, khiến cho dân chúng trở nên quân phiệt, hiếu chiến, khó có thể tưởng tượng được rằng con đường để thay đổi thể chế chính trị ở VN sẽ là con đường nào khác ngoài đấu tranh bất bạo động. Vài tháng trước, mình viết một bài về sự cần thiết của dân chủ đối với sự phát triển của VN – một điều không mới – và sự chưa sẵn sàng của xã hội VN đối với một mô hình như thế – một điều ai đã tham gia lâu vào chủ đề này ít nhiều cũng sẽ nhận ra. Guồng quay của lịch sử có thể không phụ thuộc vào quyết định của chúng ta, đến một lúc nào đó sự thay đổi về tình trạng kinh tế sẽ dẫn đến sự thay đổi thể chế chính trị (mặc dù sức ỳ chính trị của một xã hội có thể đẩy lùi tiến trình này lại rất lâu dài, hay nói cách khác, ảnh hưởng của quyết định luận kinh tế phải chia sẻ với ảnh hưởng của quyết định luận văn hóa). Vai trò của những người đấu tranh, và tầng lớp trí thức, có hai việc. Một là gắng hết sức mình để tạo ra một môi trường mà khi một sự thay đổi thực sự diễn ra, khi VN đón nhận một thể chế chính trị mới, xã hội VN sẽ sẵn sàng để đón nhận nó, cả về tư duy lẫn tiềm lực. Hai là phải đẩy nhanh tiến trình lịch sử càng sớm càng tốt, vì mỗi ngày đất nước còn chưa ở vào đúng vị trí để phát huy hết tiềm lực của mình là mỗi ngày chúng ta tụt hậu so với thế giới. Trên con đường đó, sẽ có rất nhiều bài toán cần phải giải quyết; ở mỗi bước ngoặt sẽ là một song đề đòi hỏi sự tính toán, lựa chọn kĩ càng, bởi vì mỗi lựa chọn sai lầm đều có thể dẫn đến một mô hình dân chủ méo mó sau này. Bước đầu tiên để giải quyết khó khăn là nhận ra được khó khăn. Bài viết này được giành để chỉ ra những thử thách đó, mặc dù bản thân người viết cũng chưa tìm được ra lời giải. Những ý tưởng trong bài đều không mới. Ít nhiều chúng đã được nhắc tới trong các tác phẩm của Gene Sharp (nổi bật nhất là cuốn cẩm nang Từ Độc tài đến Dân chủ, nhưng mình chỉ mới nhìn qua phần phụ lục), và qua các tác phẩm của các thế hệ những người Marxist và các nhà hoạt động xã hội đi trước. Dù vậy, chiến lược đấu tranh đòi hỏi sự linh hoạt và sát địa bàn trong lí luận phương thức hành động, và sự giống và khác nhau giữa những phong trào đi trước ở các nước khác so với VN cần phải được chỉ ra, để tiếp thu những cái tốt và tránh khỏi những vết xe đổ (vốn rất rất nhiều). Bài viết sẽ sử dụng một số case study của các phong trào bất bạo động nổi bật, nhất là phong trào của Martin Luther King và Mahatma Gandhi. Nhưng một điều cần lưu ý là tình trạng ở VN khác rất xa tình trạng xã hội ở Ấn Độ và Hoa Kì trong quá khứ. Hai trăm triệu người Ấn Độ phải đối mặt với một nhúm người thực dân ở một đảo quốc cách xa đó hàng vạn dặm, sự độc lập của họ bị giam giữ bởi không phải ai khác ngoài chính họ (Tolstoy, 1908). Những người da đen ở miền Nam phải đối mặt với kì thị xã hội và một hệ thống tư pháp dung dưỡng sự kì thì đó, nhưng dù sao thì họ vẫn sống trong một nền dân chủ hoàn thiện, trong đó họ hoàn toàn có thể thay đổi luật pháp một cách chính danh. Ở VN, nơi mà pháp quyền không tồn tại, đó là một câu chuyện khác. 1. Một nhận thức đúng về phong trào Mọi cuộc cách mạng xã hội, bất kể dưới hình thức nào, đều không đi theo một con đường thẳng. Chúng là một quá trình phá vỡ thế quân bình xã hội cũ (social eliquibrium), và thay vào đó một thế quân bình mới, với những mâu thuẫn mới, nhưng bản thân xã hội sẽ đạt được một mức phát triển cao hơn. Mọi cuộc cách mạng và phong trào xã hội cần một chiến lược hoạt động, nhưng mọi chiến lược đều buộc phải gây ra thất vọng. Cách mạng Pháp khởi đầu với nhà ngục Bastille bị tấn công và Ancien Régime bị lật đổ, nhưng lại kết thúc với Robespirre và triều đại kinh hoàng (Reign of Terror) của ông ta. Tuyên ngôn giải phóng Nô lệ của Abraham Lincoln đặt chế độ nô lệ ra ngoài vòng pháp luật, đem lại tự do cho hàng triệu người da màu, nhưng lại không thúc đẩy được quyền bình đẳng giữa người da màu và da trắng, để đến 100 năm sau người da màu lại xuống đường tiến về Washington, dưới sự dẫn dắt của Martin L. King, đòi quyền lợi một lần nữa. Nói cách khác, do lỗi con người, do trở lực của những thế lực bảo thủ vốn sẽ nảy sinh một cách tự nhiên mỗi khi có một thế lực muốn thay đổi trỗi dậy (Pareto, 1935), kịch bản hậu cách mạng có thể không diễn ra như những nhà cách mạng dự tính, hoặc thay đổi có thể đến quá chậm nó làm nản lòng những người ủng hộ phong trào và tăng uy tín cho những kẻ phản đối. Điều này đòi hỏi chúng ta phải đặt ra một mục tiêu thực dụng, tương ứng với tiềm lực của phong trào, đồng thời chuẩn bị một tập thái độ phù hợp với những sai lệch chắc chắn sẽ xảy ra so với kịch bản. Chỉ bằng đó thì con đường hậu cách mạng mới ít gặp sóng gió. Một vấn đề khác liên quan đến sự kiên nhẫn của chúng ta và tính cấp bách của thời sự. Liệu chúng ta có đủ kiên nhẫn để xây dựng một đấu tranh lâu dài, tiêu hao, giành lấy những mục tiêu nhỏ để tích lũy thành cái lợi lớn hay chúng ta sẽ đánh một đòn tổng lực, giành lấy chiến thắng quyết định không thì hy sinh trong cố gắng? Điều này phụ thuộc rất nhiều vào cái môi trường mà phong trào đang hoạt động – xã hội VN – và sự khó đoán định của chính trị đương thời. Theo như Freedman (2015), phong trào độc lập của Gandhi không đẩy được người Anh ra khỏi tiểu lục địa, mà chỉ giúp gia cố thêm tư tưởng rằng vùng đất đó quá rộng lớn và quá đông dân để họ có thể cai trị. Không có sức ép từ sự tàn phá của Thế chiến thứ 2 cái tư tưởng đó sẽ còn ít sức nặng hơn nữa. Ở VN, căng thẳng giữa người dân và chính quyền luôn hiện hữu, nhưng chưa bao giờ đủ cao đến mức có thể tạo ra thay đổi. Nó luôn luôn cần một sự kiện nào đó, như cá chết, TQ khoan dầu ở Biển Đông, quan chức nào đó bị phát hiện tham nhũng,… để châm ngòi và tiếp nhiên liệu cho đám đông. Không có sức ép từ trước những sự việc như vậy sẽ dễ dàng bị bỏ qua. Nhưng không có những sự kiện như vậy sức ép sẽ không bao giờ bùng phát thành một cuộc khủng hoảng. 2. Sự lựa chọn về phương thức chiến lược Xã hội VN vốn không phải là một xã hội hiếu chiến. Lịch sử VN rất hiếm có cuộc nổi dậy của nông dân nào chống lại triều đình, trừ những cuộc nổi dậy của các bộ tộc ít người ở vùng cao. Dân VN dù trải qua rất nhiều cuộc chiến chống ngoại xâm nhưng vẫn là một dân tộc thuần nông, ít có tham vọng phiêu lưu đến những vùng đất khác. Sự mở rộng lãnh thổ phần lớn là nhờ bang giao và di cư hơn là chinh phạt. Phương thức sản xuất tự cung tự cấp, ít đòi hỏi việc giao thương, tổ chức hành chính địa phương kiểu làng xã và thứ văn hóa nó sản sinh, đều đóng góp vào đặc điểm chung này, nhưng điểm mấu chốt vẫn là tính cách người Việt nói chung ngại xung đột, tranh chấp – vì cái lợi của tập thể thì lại càng không. Trừ phi có một sự thay đổi đột ngột đến xã hội VN, như là một cuộc chiến tranh với TQ, khiến cho dân chúng trở nên quân phiệt, hiếu chiến, khó có thể tưởng tượng được rằng con đường để thay đổi thể chế chính trị ở VN sẽ là con đường nào khác ngoài đấu tranh bất bạo động. Con đường đấu tranh bằng bạo động, như là cách tổ chức Black Panthers đấu tranh cho quyền bình đẳng chủng tộc ở Mĩ, hay như là IRA đấu tranh giành độc lập cho Ireland vào những năm 1910s là một ngõ cụt. Không những nó là một chiến lược tồi tề, lấy thế yếu của phong trào đối đầu với thế mạnh của chính quyền, nó còn đặt ra một điềm báo tồi tệ. Giả sử phong trào thành công bằng con đường xung đột vũ trang, mô hình tổ chức chặt chẽ, tập quyền, phân chia thứ bậc cần có của một tổ chức quân sự có thể hủy hoại tinh thần dân chủ của phong trào. Những thành phần không tham gia, không đóng góp vào cuộc đấu tranh sẽ nghiễm nhiên trở nên không quan trọng, không có tiếng nói, trong khi những người “có công” nghiễm nhiên trở thành giai cấp nắm đặc quyền. Phương thức hoạt động của một tổ chức quân sự trong đó mệnh lệnh được phát đi từ trên xuống dưới cũng không phù hợp với một xã hội dân chủ vốn dựa trên sự đồng thuận của số đông để ra những quyết định tập thể. Lựa chọn đấu tranh còn lại duy nhất là phương thức bất bạo động, nhưng bản thân nó cũng đặt ra rất nhiều song đề cần được hóa giải. 3. Đấu tranh bất bạo động Đấu tranh bất bạo động là phương pháp hiện thực hóa các mục tiêu chính trị, chủ yếu là các thay đổi xã hội, qua các hoạt động như biểu tình, đình công, bất tuân dân sự, bất hợp tác chính trị,… hay các phương pháp khác mà không cần sử dụng đến bạo lực. Phương thức này được xây dựng từ trên lí thuyết của Henry David Thoreau, Leo Tolstoy, Gene Sharp và John Rawls, và qua sự thực hành của Mahatma Gandhi, Martin L. King, Aung San Suu Kyi,… trong cộng đồng của họ. Ngay tại thời điểm này trên thế giới vẫn có rất rất nhiều hoạt động bất bạo động đang diễn ra, như phong trào Black Lives Matter và Pride Parade ở Bắc Mĩ, các cuộc cách mạng vừa nổ ra cách đây vài năm ở Ai Cập, Hồng Kông và Ukraine. Khi các mối căng thẳng xã hội trở nên sâu sắc mà không thể giải quyết được bằng các phương tiện chính trị truyền thống, đấu tranh bất bạo động trở thành một lựa chọn. Bất bạo động có mấu chốt nằm ở chỗ giữ được mặt bằng đạo đức cao hơn kẻ mà chúng ta đối đầu, và dùng sức ép mềm của truyền thông và tuyên truyền, cũng như sức ép “rắn” bóp nghẹt tài chính để đạt được mục tiêu chính trị mong muốn. Nhưng mặc dù nó đã góp phần giải phóng người Ấn Độ khỏi ách thuộc địa của người Anh, đòi được quyền đối xử bình đẳng cho người da màu ở Mĩ, phương pháp này không hề đảm bảo sự thành công chắc chắn. Rất nhiều phong trào nổ ra nhưng không mang lại kết quả, hoặc kết quả mang lại không như mong đợi. Ở Việt Nam, các cuộc biểu tình chống TQ, chống chính quyền, chống các tập đoàn tư bản nổ ra với tần suất tăng dần trong vài năm trở lại đây. Gần đây nhất là vụ biểu tình “Tôi chọn cá” chống lại một tập đoàn nước ngoài bị nghi là xả thải gây ô nhiễm ra môi trường. Việt Nam có một lực lượng cư dân mạng khổng lồ so với tổng dân số, cộng với tiếng nói của những người biểu tình đã tạo lên một áp lực khá lớn đối với việc ra quyết sách của chính quyền. Nhưng đó là tất cả. Có gì đó vẫn thiếu, vẫn kìm hãm tiềm lực của phong trào, làm cho nó có thanh thế mà không có kết quả. a) Một yếu điểm của tất cả các phong trào bất bạo động trên thế giới là thời lượng của nó. Có những phong trào với cường độ mạnh mẽ nhưng không duy trì được sức ép liên tục đủ để khiến xã hội thay đổi, như là Cách mạng Ô ở Hồng Kông 2 năm trước. Sự bất tuân dân sự của Gandhi và người Ấn Độ kéo dài hơn 27 năm từ 1920 đến 1947. Civil Rights Movement ở Mĩ bắt đầu từ năm 1951 cho đến tận 1968, được tiếp nối đến tận ngày nay bởi hoạt động của các nhóm thiểu số khác như nữ quyền, đồng tính. Phong trào ở VN, trái lại, có vẻ rất khó để duy trì và kéo dài. Nguyên nhân đầu tiên có lẽ là do việc thiếu một cá nhân lãnh đạo. Chúng ta thiếu một lãnh đạo có năng lực để điều hành, chưa kể đến một lãnh đạo tinh thần để hiệu triệu lòng người. Những người tự xưng là đấu tranh cho dân chủ hiện nay không ai có được phẩm chất thu hút được đám đông (charisma) để khiến đám đông phải nghe lời mình nói. Người bình thường không ai biết họ là ai, họ làm gì, họ có năng lực, phẩm chất gì; ngoài những người ở cùng hội với họ. Phần vì có quá nhiều “họ”, quá nhiều anh hùng, mà các anh hùng lại rất thích đấu đá với nhau; phần vì những nỗ lực tự quảng bá bản thân của họ bằng bằng cấp, danh hiệu, bằng những phát ngôn kêu oanh oách hay những câu chửi chính quyền tục tĩu đều không mang lại kết quả, hoặc phản tác dụng. Biểu tình ở VN thì rất nhiều, nhưng hình như chưa có ai chịu bỏ thời gian để viết một bài diễn văn để diễn thuyết trước đám đông, thay vào đó có lẽ họ thích chửi nhau trên mạng hơn. Một người lãnh đạo phong trào lí tưởng không nhất thiết phải là một vị thánh. Gandhi có rất nhiều bồ nhí và bị đồn thổi là có sở thích tình dục kì dị; Martin L. King trong đời tư là một kẻ nghiện rượu và cẩu thả; Nelson Mandela bị bắt vì các hoạt động khủng bố bạo lực chống lại chính quyền Apartheid. Nhưng ở một chừng mực nào đó mỗi phong trào phải có một chút sự sùng bái cá nhân (the cult of personality). Những lãnh đạo bên trên vẫn xây dựng thành công biểu tượng của mình thành những con người đầy lí tưởng, tận tụy vì mục tiêu đấu tranh và kiên quyết không thỏa hiệp. Phần vì con người ta tin vào điều người muốn tin và một vài bê bối đời tư không đủ để đánh đổ một biểu tượng đã được gây dựng, phần vì những người phụ trợ của họ làm rất tốt việc tuyên truyền: lời lẽ phát ngôn của họ được mài dũa, hành động của họ được bào chữa hoặc giải thích, và họ duy trì được một lượng khán giả nhất định. Để xây dựng được một hiện tượng như thế ở VN vừa dễ vừa khó. Dân VN không có truyền thống mộ đạo, vì vậy một lãnh đạo mới không phải cạnh tranh hình ảnh với một vị thần nào cả, nhưng cũng vì lẽ đó mà việc giữ cho lòng tin của đám đông ở một mức đủ để tạo ra những con sóng xã hội là một điều rất khó khăn. Ông Hồ Chí Minh trước và sau Cách mạng tháng Tám vốn cũng đã bỏ rất nhiều thời lượng hoạt động của mình để xây dựng mình như một nhà yêu nước với đạo đức sáng chói (lấy tên là Nguyễn Ái Quốc – người họ Nguyễn yêu nước, tự viết sách về mình,…) Thời buổi dân trí càng cao và đa nghi những chiêu trò như thế khó mà mang lại tác dụng như khi đất nước còn dưới ách Pháp thuộc. b) Đấu tranh bất bạo động là một chiến lược, có nghĩa là nó phải dự tính đến phản ứng của đối tượng mà nó định tác động đến. Chính quyền không phải là một đối tượng tĩnh mà chỉ cần có đủ sức ép lên nó nó sẽ tự thay đổi. Phong trào bất bạo động ở VN nếu xảy ra chắc chắn sẽ phải chịu sự phá hoại của các cơ quan chính quyền trước, trong và sau sự kiện cũng như là sức ép phản đối của các thành phần bảo thủ. Nếu họ (chính quyền) dụng vũ lực để chống lại phong trào, đó là điều tốt cho chúng ta. Thời đại hiện nay là thời đại của truyền thông, mỗi hình ảnh bạo lực của chính quyền đều là một công cụ tuyên truyền lợi hại, có khả năng lôi kéo thêm sự bất bình của người dân và phản ứng của quốc tế. Nhưng nếu họ chọn lấy nhu thắng cương, dùng sự trì hoãn để chọc tức đám đông nóng máu, cài cắm người để kích động bạo lực trong phong trào, hay dùng thỏa hiệp để ru ngủ người lãnh đạo, đó là một mối nguy cần phải tỉnh táo để đối phó. Khoảnh khắc phong trào rơi vào một trong các kịch bản đó là khoảng khắc nó bắt đầu lung lay. Đó là lí do chúng ta rất cần một khuôn khổ đạo đức (moral principle) để tự kiềm chế. Không phải ngẫu nhiên mà phong trào của Gandhi và King, và Cuộc cách mạng Hồi giáo ở Iran năm 1979 là những trường hợp kiểu mẫu của đấu tranh bất bạo động. Người Ấn Độ, những người da đen ở miền Nam nước Mĩ và người Iran theo đạo Hồi đều là những cộng đồng giàu tín ngưỡng, rất mực mộ đạo. Đức tin của họ vào thần linh, hay vào lẽ phải (phương pháp đấu tranh của Mahatma Gandhi được gọi là satyagraha hay là “khăng khăng vào lẽ phải”) giúp họ thực hiện những hoạt động biểu tình mang tính biểu tượng cao như tuyệt thực, tự thiêu,… và giúp họ giữ phẩm giá trước đòn roi đàn áp của chính quyền. Cùng là đấu tranh cho quyền lợi của người da màu, nhưng sau 4 năm đấu tranh bất bạo động không kết quả, Nelson Mandela và đảng ANC của ông ta chuyển sang phương thức khủng bố phá hoại. Ông ta bị bắt, bị kết án phản quốc và cầm tù 33 năm. Sự thiếu một quy chuẩn đạo đức từ tôn giáo có thể một phần nào đó giải thích cho sự khác biệt giữa hai phong trào này. Phần lớn các tôn giáo trên thế giới đều khuyến khích việc lấy thiện thắng ác, lấy nhân từ thắng hung dữ (Phật giáo, tuy nhiên, lại khuyến khích sự án binh bất động, và vì thế, dung dưỡng sự nguyên trạng status quo – một lí do nó rất được ưa chuộng bởi nhà cầm quyền ở VN). Đó là một bản lề tốt cho hoạt động của các nhóm bất bạo động, giữ cho họ không rơi vào trạng thái cực đoan, nhưng cũng không bỏ cuộc giữa chừng, không thỏa hiệp trước bất hạnh. Nhưng người Việt Nam chưa bao giờ là một dân tộc mộ đạo. Trên đất VN có sự xuất hiện của rất nhiều tôn giáo, nhưng không tôn giáo nào có khả năng thay đổi tín ngưỡng thờ tổ tiên của người Việt. Người Việt Nam thích cúng bái, nhưng ít có ai đi sâu vào tìm hiểu giáo lí, hay tự mình sống theo những khuôn khổ gò bó của tôn giáo. Chúng ta khó mà “giơ má bên kia cho kẻ xúc phạm tát nốt” như cách Jesus dạy con chiên được. Bạo lực sẽ rất dễ bị đáp trả bằng bạo lực, hoặc bằng quy hàng. c) Đặt trong bối cảnh chủ quyền Việt Nam thường xuyên bị đe dọa và khiêu khích từ gã khổng lồ phương Bắc, chính quyền VN thường nghiễm nhiên được đóng vai người bảo vệ Tổ quốc. Những sự phản kháng chính quyền cũng có thể theo đó mà nghiễm nhiên bị coi như hành động phản quốc. Mỗi lần quan hệ VN-TQ nóng lên như thế, phong trào dân chủ lại đứng trước một song đề: sát cánh với chính quyền để tuyên truyền chống TQ sẽ mâu thuẫn với chương trình từ trước của chính họ, nhưng chỉ trích chính quyền (kêu rằng chính quyền không đủ cứng rắn trước TQ) dễ dàng đặt họ vào thế yếu trong cuộc chiến truyền thông, vì lí lẽ nào cũng dễ bị đánh bật trước truyền thông của nhà nước, trong điều kiện tinh thần dân tộc dâng cao và vinh quang trong quá khứ được chính quyền khơi gợi lại. Án binh bất động cũng không phải là một lựa chọn tốt, vì bản chất của phong trào là nó phải là một cái gai trong mắt chính quyền, hiện diện thường xuyên và liên tục, như những người du kích quấy rối doanh trại địch. d) Trong khi phong trào của Martin Luther King đoàn kết lại đại bộ phận người da đen chống lại hệ thống tư pháp và những kì thị xã hội, phong trào đòi độc lập của Gandhi đoàn kết người Ấn Độ lại chống thực dân Anh, một phong trào như vậy ở VN khó mà tìm thấy sự đoàn kết tương tự. Một phong trào muốn được mở rộng ra khỏi một nhóm thiểu số nhất định cần phải tìm được một điểm chung trong lợi ích của các nhóm khác mà có thể đạt được nếu như thay đổi mong muốn diễn ra. Nhưng phong trào càng được mở rộng lợi ích chung này càng phải lớn và càng cấp bách, nếu không nó sẽ bị lấn át bởi những toan tính riêng, lợi ích riêng của từng nhóm. Ví dụ: một bộ phận nông dân bị thu hồi đất để phục vụ việc xây các khu công nghiệp, lợi ích của họ sẽ nằm ở việc được quyền sở hữu đất thực sự cho riêng mình, để có quyền quyết định xem có nên bán hay không, hoặc ít nhất có quyền đòi hỏi giá đền bù cao hơn. Chuyện thay đổi thể chế chính trị chỉ là quan tâm thứ yếu của họ, và chỉ quan trọng nếu chính quyền mới giao cho họ quyền sở hữu đất tư. Một bộ phận công nhân ở các khu công nghiệp miền Nam phải chịu đựng điều kiện làm việc khắc khổ của các ông chủ tư bản, và liên tục đình công (3.016 vụ trong thời gian từ 2008 đến 2012, Báo Pháp Luật, 2013). Mục tiêu đấu tranh của họ sẽ phải là điều kiện làm việc tốt hơn, được trả bảo hiểm đầy đủ,… Mục tiêu thay đổi chính quyền chỉ là mối quan tâm thứ yếu và chỉ quan trong nếu như họ được đảm bảo những yêu cầu đó khi chính quyền mới hoạt động. Các phong trào ở VN từ trước đến nay chưa bao giờ đoàn kết được những mối quan tâm đó lại. Hiện tại người ta vẫn sử dụng con bài chủ nghĩa dân tộc và chống độc tài toàn trị làm công việc đoàn kết nói trên, nhưng nếu không chỉ ra được một lợi ích kinh tế thực sự đằng sau việc cái mục tiêu chính trị của phong trào, những con bài trên là không đủ. Ngoài ra, sự xao nhãng về mục tiêu chung cũng khiến cho năng lượng của cả phong trào khó dồn vào một kênh quyết định hơn. e) Thể chế chính trị hiện tại ở VN không chỉ được bảo vệ bởi chính quyền, mà còn bởi tầng lớp các tập đoàn có lợi ích gắn liền với đặc quyền hưởng từ chế độ. Quyền lực tài chính của họ là một trở ngại không dễ gì vượt qua, mà lại khó bị ảnh hưởng bởi những chiến thuật của bất bạo động như cách mà những người biểu tình da màu bóp nghẹt đường làm ăn của những doanh nghiệp cỡ nhỏ ở Birmingham, miền Nam Hoa Kì khiến cho bản thân những doanh nhân này phải tạo sức ép lên tiểu bang để thay đổi luật lệ. Ở Hồng Kông 2 năm về trước, cùng một chiến thuật , dù ban đầu nhận được rất nhiều sự ủng hộ của dân chúng cũng dần đối mặt với sự lạnh nhạt của các chủ hộ kinh doanh khi công việc của họ bị gián đoạn quá lâu. Ở VN một sự gián đoạn cưỡng bức như thế chắc chắn sẽ còn phản tác dụng mạnh mẽ hơn. Như Phan Chu Chinh đã chỉ ra từ gần 100 năm về trước, cái dân tộc tính của người Việt khiến họ ít khi nào quan tâm đến lợi ích tập thể, mà luôn đặt lợi ích trước mắt của bản thân lên hàng đầu. Tệ hại hơn, phong trào ở VN khó nhận được sự cam kết tận tụy của các thành viên. Những ai dám đi vào con đường hoạt động chuyên nghiệp bị nhìn với ánh mắt kì thị, “lũ ăn cơm nhà vác tù và hàng tổng”, “bọn phản động”, cùng với đó là sức ép từ gia đình, dòng họ; nó không như là ở các xã hội phương Tây khi các đơn vị xã hội đó ít có ảnh hưởng lên cá nhân, và vì thế, con người tự do làm những điều mình mong muốn hơn. f) Trở ngại cuối cùng, và có lẽ cũng là trở ngại cấp bách nhất là việc xây dựng một tổ chức vững mạnh. Ngoài những khó khăn truyền thống như tài chính (King dành phần lớn thời gian hoạt động của mình đi gây quỹ cho Civil Rights Movement), lãnh đạo, an ninh,… một bài toán đặt ra có thể có tác động rất lớn cho cục diện nền dân chủ của VN sau này trong trường hợp phong trào thực sự thành công. Đó là bài toán về hình thái của tổ chức này: liệu nó nên là tự phát (spontaneous) hay theo cấp bậc (hierachical)? Tập trung (centralized) hay phân tán (decentralized)? 4. Hình thái phù hợp cho tổ chức Hình thái phù hợp cho một tổ chức sẽ quyết định bản chất và phương thức hành động của nó. Một tổ chức với cơ sở thành viên hoạt động phân tán, độc lập với nhau, ít phụ thuộc vào chỉ đạo của một bộ máy cao hơn sẽ khó tham gia vào các hoạt động phối hợp đồng bộ hơn, nhưng lại có khả năng bám sát tình hình địa phương hơn, khó bị ảnh hưởng nếu như bộ máy trung ương bị tấn công hơn,… Bản chất và phương thức hành động của một phong trào phải phù hợp với tính chất của xã hội nơi nó hoạt động, hệ quả của sự thay đổi xã hội mà nó mang lại phụ thuộc vào đó. Phong trào mùa xuân Arab là một ví dụ cho sự tàn phá xã hội của các chính quyền toàn trị, đến nỗi khi đất nước có điều kiện để xây dựng dân chủ, họ không còn “nguyên liệu” là các tổ chức đối lập, người dân không còn biết đến văn hóa đối lập và sự tôn trọng pháp quyền để thực hiện nữa. Nếu phương thức hành động không phù hợp với tính chất xã hội, kết quả sẽ lại thêm một thử nghiệm xã hội què quặt khác. Về tổng quát, một tổ chức mới ra đời sẽ phải đứng trước hai lựa chọn về mô hình của mình: hoặc là phân tán hoặc là tập trung. Phân tán có lợi đối với tổ chức ở chỗ nó tạo kiện cho tổ chức lan sâu và rộng hơn, thích nghi với không khí chính trị riêng của từng địa phương. Sự tự phát giúp các tổ chức con chủ động hơn trong việc ra chương trình của mình. Giống như các đơn vị du kích trong quân sự, nó cho phép sự thích nghi cao với hoàn cảnh, và vì thế, khả năng tồn tại cao hơn. Tổ chức phân tán thích hợp cho những chiến dịch tiêu hao dài hơi, vì khả năng hoạt động không cần nhiều kinh phí, độc lập với ngân sách của tổ chức trung ương. Việc tiêu diệt một bầy muỗi khó khăn hơn rất nhiều chuyện tiêu diệt một con vật lớn hơn. Giả sử khi phong trào thực sự thành công, những người thuộc tổ chức cũ ở địa phương sẽ dễ dàng hình thành một bộ máy chính quyền địa phương hơn so với những người thuộc một tổ chức tập trung được cử đến bởi một bộ máy xa xôi. Nói cách khác, tổ chức phân tán giúp việc lấp đầy vào khoảng trống quyền lực ở địa phương được dễ dàng hơn trong kịch bản hậu toàn trị. Tuy vậy, một tổ chức phân tán với gốc rễ mạnh ở địa phương là điều kiện thuận lợi để duy trì cuộc đấu tranh kéo dài, nhưng nó khó có thể đẩy cao cường độ của phong trào lên mức đình điểm. Nói theo ngôn ngữ quân sự, tổ chức phân tán khó mà tạo ra được những trận đánh quyết định, gây ra những thay đổi ngay lập tức. Sức ép của nó có thể không tạo được hiệu quả trông thấy lên chính quyền trung ương trong một thời gian dài, trong khi nếu có 1 sự kiện đột ngột xảy ra đòi hỏi việc chớp thời cơ nhanh chóng, tổ chức phân tán kém hiệu quả hơn một tổ chức với bộ máy tập trung. Việc lập nên chính quyền địa phương là một chuyện, họp nhau lại để tạo thành một chính quyền trung ương lại là chuyện khác; nó đòi hỏi bắt buộc phải có một bên trung gian làm kênh đối thoại cho các tổ chức con, để lợi ích của các bên được bảo đảm với sự hy sinh lợi ích tối thiểu (kịch bản win-win). Về mặt trận tuyên truyền, một tổ chức phân tán thiếu một tiếng nói chính thức, đại diện cho toàn bộ các tổ chức con, dễ dàng bị lấn át, đánh đồng và bôi nhọ bởi truyền thông nhà nước. Đó là điều đang xảy ra đối với phong trào Black Lives Matter ở Hoa Kì, khi một nhóm ở một thành phố gây ra bê bối các nhóm khác trên toàn quốc phải chịu chung gánh nặng hình ảnh. Một lựa chọn còn lại là tổ chức tập trung, với bộ máy gồm các cơ quan con được phân cấp trách nhiệm rõ ràng. Kích cỡ của một tổ chức như thế còn tùy thuộc vào phản ứng của chính quyền, khả năng tuyên truyền và tổ chức của những người lãnh đạo và khả năng gây dựng tài chính. Nó có thể mang tính đại chúng (popularity) nhiều hơn hoặc ít hơn một hệ thống các tổ chức phân tán, nhưng nó có khả năng đẩy sự kiện lên đến đỉnh điểm. Nó có một tiếng nói chính thức và khả năng chớp thời cơ hành động nhờ sự hành chính hóa (bureaucratization). Nhưng cùng một lúc, chính sự tập trung lãnh đạo có thể giết chết tinh thần dân chủ của phong trào. Những người lãnh đạo có thể quan tâm đến việc giữ chỗ của mình trong tổ chức hơn là đẩy mạnh chương trình hoạt động của phong trào. Gặp được lãnh đạo tốt, năng lượng của cả một bộ máy tập trung vào một điểm quyết định; trong khi với kẻ khác, nó sẽ bị phân tán và tiêu hao vào chuyện đấu đá nội bộ. Tổ chức tập trung là một ván bài được ăn cả ngã về không. Một mặt, nó tạo cơ hội thành công lớn hơn cho phong trào, nhưng mặt khác, nó mạo hiểm tất cả, vì nó hữu hình và “phần cứng” của nó có thể bị tiêu diệt. Một mô hình tốt cho một tổ chức đối lập tương lai, vì vậy, cần phải là một hỗn hợp giữa hai mô hình nói trên, kết hợp với nhau để giữ lại những điểm mạnh và lấp đầy những điểm yếu. Khoảng cách giữa lên kế hoạch và thực hiện, tuy vậy, còn rất xa. Điểm mấu chốt của nó là liệu sẽ có một cá nhân với đủ năng lực và phẩm chất để xây dựng một mô hình như vậy? Nhưng chính với người lãnh đạo vẫn còn nhiều thử thách đòi hỏi lựa chọn. 5. Sự sùng bái cá nhân Như đã nói ở bên trên, sự sùng bái cá nhân ở một chừng mực nào đó là nguồn khích lệ cho một phong trào, đồng thời là bản lề đạo đức để nó không đi chệch hướng. Nhưng nó cũng có thể gây ra sự phá hủy tiềm tàng đối với tinh thần dân chủ của phong trào sau này. Con người ta có xu hướng tin và nghe theo một cá nhân với sức hấp dẫn hơn là một tổ chức với vô số khuôn mặt nhưng kì thực chẳng có khuôn mặt nào. Một con người đơn lẻ có vẻ đáng tin cậy và dễ gần hơn một bộ máy mà người bình thường không ai hiểu cơ cấu hoạt động của nó ra sao, dựa vào cái gì để tin nó. Đảng Quốc Xã có lẽ sẽ không bao giờ nhận được nhiều sự ủng hộ từ dân Đức đến thế nếu không có gương mặt đại diện của Adolf Hitler. Mặt khác, cũng giống như một tổ chức tập trung, việc quy tụ tinh thần và hình ảnh lại một đơn vị nhỏ hơn (tổ chức phân tán -> tổ chức tập trung -> cá nhân) sẽ đẩy căng thẳng lên cao hơn, một điểm quyết định. Ở đó cuộc chiến tuyên truyền sẽ chuyển từ chính sách chính trị sang công kích cá nhân. Mọi lời nói và hành động của người lãnh đạo sẽ bị soi mói. Đề ra một sách lược hiệu quả để điều khiển tâm lí dư luận đã khó, bản thân người lãnh đạo cũng sẽ chịu một áp lực tâm lí nặng nề không phải ai cũng kham được. Những khuôn mặt hiện tại của phong trào dân chủ ở VN gây ra nhiều tổn hại cho chính phong trào hơn là do sự tác động của chính quyền. Hậu quả mà họ để lại sẽ còn lâu dài, nhưng cũng đặt ra một cơ hội. Kẻ bứt phá được hình ảnh bản thân của mình khỏi hình ảnh những “nhà dân chủ” truyền thống sẽ gây được sự chú ý lớn – một điểm khởi đầu thuận lợi. 6. Về sự thống trị của tư tưởng Những “nhà dân chủ” hiện tại có một khiếm khuyết rất lớn. Trong cách nói, cách viết, cách tuyên truyền trên mạng xã hội của họ thiếu sự mềm mại và linh hoạt cần có của những người làm tuyên truyền. Tuyên truyền là một hình thức thuyết phục trên quy mô lớn. Mặc dù cái gì được lặp đi lặp lại mãi cũng thành chân lí, có những ý tưởng quá sống sượng, quá đối lập với những tư tưởng có sẵn của người Việt, đến mức các nỗ lực cấy nó vào đầu người ta chỉ có phản tác dụng. Lấy tư tưởng về dân chủ làm ví dụ. Từ trước đến nay mỗi khi nhắc về nó các “nhà dân chủ” đều coi nó như một chân lí, một thứ thuần tốt đẹp, tự nhiên đúng; trong khi sự thực thì nó chỉ là một mô hình ít xấu xa nhất mà con người mới nghĩ ra. Nó có đầy những khiếm khuyết của nó. Hitler lên nắm quyền bằng con đường dân chủ. Những người Nhật Bản sống ở Mĩ trong thời kì Thế chiến thứ 2 cũng bị bắt đi sống cách li bằng một đạo luật dân chủ (Roosevelt, 1942). Dân chủ có thể ngăn cản những biện pháp mạnh tay cần thiết cho đất nước do bị chặn bởi những nhóm lợi ích, những kẻ vận động hành lang. Dân chủ cũng có vài loại, dân chủ trực tiếp và dân chủ đại diện; mỗi thời điểm, mỗi xã hội mà hình thức này hay kia sẽ hợp lí hơn, nhưng nó không bao giờ hoàn hảo hay đáp ứng được hết lợi ích của mọi nhóm người. Mỗi khi truyền thống nhà nước khai thác vào những điểm yếu đó, họ không đủ kiến thức cũng như can đảm để đi ngược lại niềm tin sẵn có của mình để thay đổi cách thức tuyên truyền. Và vì thế, thông tin của họ thường cũng một chiều chẳng khác gì thông tin từ truyền thông nhà nước. Thêm một ví dụ nữa về hình ảnh ông Hồ Chí Minh. Sự kiêu ngạo và thiếu cân nhắc của các nhà dân chủ khiến cho họ nghĩ rằng vài bài báo, vài tấm ảnh của họ có thể làm lung lay một ý niệm vốn đã được những người CS bỏ công xây dựng hơn nửa thế kỉ đến nay. Con người ta nhiều khi thà phớt lờ sự thật còn hơn là để nó phá vỡ niềm tin đã được củng cố của mình, chưa kể là các thông tin trên chưa chắc đã là sự thật. Trước dân VN, ông Hồ không thể hiện mình là một người Cộng Sản, mà là một người yêu nước, một người theo chủ nghĩa dân tộc. Cái đó hầu như không thể tấn công, nhất là khi lịch sử hiện đại VN ít có nhân vật nào có thể đứng ngang hàng với ông Hồ. Tấn công vào hình ảnh ông Hồ là cách làm bỏ qua điểm yếu mà đánh vào điểm mạnh của kẻ địch, là cách làm tối kỵ trong chiến lược. Sự thiếu hiểu biết về tâm lí đám đông cũng như về chính thứ mà họ nhận là đang truyền bá khiến cho các nhà dân chủ, mặc dù với sự trợ giúp đắc lực của internet và mạng xã hội, vẫn không thể thắng được cuộc chiến tư tưởng suốt bao năm nay. Mặc dù căng thẳng về kinh tế là điều kiện tiên quyết, thiếu sự chuẩn bị về tinh thần cho đám đông, khiến cho họ chấp nhận vô điều kiện rằng dân chủ tự do là giải pháp thay thế cho thể chế chính trị hiện tại, là một bước tụt hậu lớn của phong trào. 7. Kết luận Đấu tranh chính trị đã khó khăn, đấu tranh chính trị trong vai kẻ bị áp bức còn khó hơn gấp bội. Tiền bạc, thời gian, công sức và tri thức phải bỏ ra mà không chắc là sẽ có kết quả. Chưa kể có thể nguy hiểm đến bản thân và những người chung quanh. Nhưng khó khăn không có nghĩa là chúng ta không làm. Bài viết này chỉ với mục đích giúp phong trào dân chủ ở VN được lèo lái tốt hơn, hoạt động hiệu quả hơn và làm sao đảm bảo những gì chúng ta giành được đúng là những gì chúng ta đã mong đợi. Bởi vì, như đã nói bên trên, mỗi ngày đất nước chưa vào đúng vị trí để phát huy hết tiềm lực là mỗi ngày chúng ta tụt hậu so với thế giới. Trịnh Hoàng Phi ____________Nguồn tham khảo: Freedman, L. (2015). Strategy: a history. Oxford University Press. Lam Sơn (4.9.2013). Hàng ngàn vụ đình công không hợp pháp tại khu vực phía Nam. Xuất bản bởi Báo Pháp Luật. Nhận từ địa chỉ: http://baophapluat.vn/xa-hoi/hang-ngan-vu-dinh-cong-khong-hop-phap-tai-khu-vuc-phia-nam-93068.html Pareto, V. (n.d.). On the Equilibrium of the Social Systems. In Talcott Parsons, Theories of Society; Foundations of Modern Sociological Theory, 2 Vol., The Free Press of Glencoe, Inc., 1961. Phan, C. C., (11.19.1925). Đạo Đức và Luân Lí học Đông Tây. Roosevelt, F. D. (1942). Executive Order 9066. Historical Documents: Children of the Camps. United States, 19. Tolstoy, L. (1937). A Letter to a Hindu. Recollections and Essays, trans. A. Maude, 21, 413-432. Nguồn không được trích dẫn: Fukuyama, F. (2011). The origins of political order: from prehuman times to the French Revolution. Macmillan. (FB Trịnh Hoàng Phi)

×
×
  • Create New...