Jump to content

Search the Community

Showing results for tags 'nhân quyền - dân chủ'.

  • Search By Tags

    Type tags separated by commas.
  • Search By Author

Content Type


Forums

  • Tin Tức Thời Sự
    • Thời Sự Việt Nam
    • Tin Quốc Tế
    • Tin Cộng Đồng Người Việt Hải Ngoại
    • Bình Luận Thời Sự
    • Khoa Học & Kỹ Thuật - Môi Trường
    • Kinh Tế
    • Biển Đông
    • Thể Thao
    • Thế Giới Động Vật
  • Đời Sống Xã Hội & Tâm Linh
    • Sức Khỏe
    • Tìm Hiểu Tôn Giáo
    • Tử Vi & Phong Thủy
    • Quê Hương Ký Sự
    • Tâm Linh
    • Xã Hội
  • Văn Hóa & Nghệ Thuật
    • Phụ Nử
    • Lịch Sử
    • lời hay ý đẹp
    • Văn Hóa & Nghệ Thuật
    • Online Study
    • Truyện ngắn Audio
  • Vườn Thơ
    • Thơ Sáng Tác
    • Thơ Đấu Tranh
    • Thơ Sưu Tầm
  • Âm Nhạc
    • Thông Tin Âm Nhạc
    • Nhạc Online
    • Cải Lương - Tân Cổ
    • Quán Khuya
  • Giải Trí
    • Thư Giãn
  • Phim & Nhạc
    • Phim Online
    • Thông Tin Điện Ảnh
    • Đời Nghệ Sỹ
  • Thông Báo
    • Cập nhật lượng khách truy cập

Categories

  • Videos
    • Âm Nhạc
    • Film online
    • Thễ Thao
    • Thế Giới Động Vật
    • Thảm Họa Hàng Không
    • Kinh Tế
    • Khoa Học
  • Tin Tức
    • RFA
    • Thời Sự Việt Nam
    • Thế Giới
    • Người Việt Hải Ngoại
    • RFI
    • Thời Sự Hoa Kỳ
    • Khung Trời Mới
    • ĐKN
    • NTD
    • The Saigon Post
    • Nửa Vòng Trái Đất TV
    • Culture Chanel
    • Chuyễn Động Toàn Cầu
    • VIETV NETWORK
    • Tự Lực Bookstore
    • Thế Giới Tiêu Điểm
    • LITTLE SAIGON NEWS
    • VietCatholicNews
    • English News
  • Bình Luận - Thời Sự
    • Sài Gòn TV Bên Kia Màn Khói
    • OfficialVietFaceTV
    • Đọc Báo Vẹm
    • Người Việt TV
    • VOA
    • Truyền Hình Calitoday
    • Biển Đông
    • PhoBolsaTV
    • SBTN
    • BBC Tiếng Việt
    • Saigon TV 57.5
    • Việt Thảo tonight
    • Kinh Tế Gia Nguyễn Xuân Nghĩa
    • TV Tuần-san
    • 2VNR
    • Mẹ Nấm
    • Tiếng Vọng Về Nguồn (TVVN)
    • VIETLIVE TV
    • SET TV (Saigon Entertainment Television)
    • Viet TV Australia
    • Trung Quốc Không Kiểm Duyệt
    • LSTV
    • Chiến Tranh Ukraine
    • Sỗ Tay Quân Sự
    • Nguoi Viet Channel
    • Chão Lửa Trung Đông
  • Đời Sống
    • Tử Vi & Phong Thủy
    • Lịch Sử & Văn Hóa
    • Tâm Linh
    • Tinh Hoa TV
    • Ẫm Thực
    • Sức Khỏe
    • Biết tõ cùng ai ?
    • Online Study
  • Văn Hóa Nghệ Thuật
    • Văn Học Nghệ Thuật

Find results in...

Find results that contain...


Date Created

  • Start

    End


Last Updated

  • Start

    End


Filter by number of...

Joined

  • Start

    End


Group


  1. Vào những ngày 26-27/1/2011, các nhà hải dương học Trung Quốc đã nhóm họp tại một hội nghị ở Thượng Hải để thảo luận về một dự án có tên là “Biển Hoa Nam sâu thẳm” (South China Sea-Deep). Mục đích của dự án là thăm dò, khám phá Biển Đông, nơi mà Trung Quốc gọi là biển Hoa Nam hay biển Nam Trung Hoa. Theo một bài viết trên tờ The Economist ngày 10/2/2011, tổng kinh phí cho “Biển Đông sâu thẳm” là 150 triệu Nhân dân tệ (tương đương 22 triệu USD), được chi trả trong vòng 8 năm. Dự án do Quỹ Khoa học Tự nhiên Quốc gia– một cơ quan Nhà nước có trụ sở tại Bắc Kinh – thực hiện. Quỹ này không phải đơn vị duy nhất của Trung Quốc nghiên cứu về hải dương học: The Economist cho biết Trung Quốc cũng sẽ chi 400 triệu Nhân dân tệ (khoảng 58 triệu USD) để mở một trung tâm công nghệ hàng hải ở Thanh Đảo, và đầu tư tới 1,4 tỷ Nhân dân tệ (hơn 200 triệu USD) xây dựng một mạng lưới đài quan sát đáy đại dương tương tự như chương trình Neptune của Canada và Sáng kiến Đài Quan sát Hải dương của Mỹ. Điều đáng chú ý là, cả ba dự án trên cũng không phải là một vài dự án nghiên cứu Biển Đông lẻ tẻ của Trung Quốc, mà chỉ là một phần trong công cuộc nghiên cứu và tuyên truyền về biển đảo, chủ quyền lãnh thổ, v.v. từ những năm 50 của thế kỷ trước và ngày càng tiến hành một cách bài bản, đồng bộ hơn. Đặc điểm nổi bật trong hoạt động nghiên cứu và tuyên truyền của Trung Quốc là sự đồng bộ và toàn diện từ Trung ương xuống địa phương, và nhất quán giữa truyền thông chính thống (tức báo chí quốc doanh) và phi chính thống (tức mạng xã hội). Từ trung ương xuống địa phương Ông Phạm Hoàng Quân – một trong số rất ít người ở Việt Nam hiện nay (có thể đếm trên đầu ngón tay) nghiên cứu về cổ sử Trung Quốc – cho biết, Trung Quốc thực hiện nghiên cứu và phổ biến kết quả nghiên cứu về chủ quyền biển đảo trên ba cấp: Trung ương, địa phương (tỉnh thành), và hệ thống trường đại học. Ở cấp Trung ương, Trung Quốc có hẳn một viện nghiên cứu rất lớn về Biển Đông là “Trung Quốc Nam Hải Nghiên cứu Viện”, và nhiều cơ quan trực thuộc Trung ương khác như: Sở Nghiên cứu Nam Hải (Viện Khoa học Trung Quốc), Bộ Tư lệnh Hải quân, Sở Nghiên cứu Tình báo Khoa học Kỹ thuật Hải dương… Hoạt động thường xuyên của các cơ quan này là tiến hành nghiên cứu, biên soạn tài liệu, tổ chức hội thảo v.v. về chủ quyền biển đảo. Ngay từ năm 1975, Viện Nghiên cứu Biển Đông đã xuất bản “Báo cáo sơ bộ về việc điều tra tổng hợp khu vực quần đảo Tây Sa” (tức Hoàng Sa, theo cách gọi của Trung Quốc). Ở cấp tỉnh, mỗi tỉnh ven biển Trung Quốc đều có nhiều cơ quan nghiên cứu về biển đảo. Hoạt động mạnh nhất có lẽ là các cơ quan thuộc Quảng Đông, Phúc Kiến. Tháng 9 năm 1974, Bảo tàng Lịch sử Quảng Đông đã in “Hiện vật khảo cổ Tây Sa”. Năm 1976, Sở Ngoại vụ Quảng Đông tung ra một loạt tài liệu: “Địa lý các đảo Nam Hải”, “Vấn đề đối ngoại của nước ta về các đảo Nam Hải”, “Khái luận về chủ quyền của nước ta đối với các đảo Nam Hải”, v.v. Ở các trường đại học, chẳng hạn Đại học Hạ Môn trong hai năm 1975-1976 đã xuất bản trọn bộ sáu cuốn “Tổng hợp sử liệu các đảo Nam Hải nước ta”. Khoa Địa lý Đại học Sư phạm Hoa Nam xuất bản cuốn “Nghiên cứu địa danh các đảo Nam Hải” (1983). Đại học Trung Sơn xuất bản nghiên cứu chuyên đề về “Lịch sử địa lý quần đảo Nam Sa” (1991). Các tác phẩm đều được dịch sang tiếng Anh để đưa ra thế giới. Bên cạnh đó, các cơ quan Trung Quốc cũng tiến hành dịch công trình nghiên cứu của nước ngoài sang tiếng Trung để giới khoa học tham khảo. Chẳng hạn, Tập san Sử Địa, chuyên đề về Hoàng Sa - Trường Sa, của Việt Nam ra đời năm 1974 thì năm 1978 có bản tiếng Trung. Cuốn “Đất nước Việt Nam qua các đời” của học giả Đào Duy Anh (không nhắc tới Biển Đông) cũng được Trung Quốc dịch sang Trung văn với tựa đề “Việt Nam cương vực sử”. Từ báo chí chính thống đến mạng xã hội Chính quyền Trung Quốc huy động cả báo chính thống lẫn mạng xã hội vào cuộc “đấu võ mồm” để tranh giành biển đảo với các nước. Báo chí chính thống có những tờ như Nhân Dân nhật báo, hay một tờ khét tiếng chống Việt Nam lâu nay là Hoàn Cầu thời báo. Mạng xã hội thì có Sina Weibo (tương tự như Twitter hay Facebook). Khi cần “chiến” với Việt Nam, Trung Quốc sẵn sàng huy động tổng lực cả hai loại. Thật là giống với cách làm của an ninh Việt Nam, hay nói đúng hơn, với nhà nước công an trị ở Việt Nam: Khi cần “đấu tranh với các thế lực thù địch”, Nhà nước huy động cả các cơ quan ngôn luận chính thức như báo Quân Đội Nhân Dân, Công An Nhân Dân, An Ninh Thủ Đô v.v. lẫn đội ngũ dư luận viên phủ sóng trên mạng bằng hàng chục blog và hàng nghìn comment từ mỉa mai, khiêu khích tới mạt sát, chửi rủa. Tiếc là đội ngũ dư luận viên của công an và tuyên giáo Việt Nam chỉ giỏi phồng mang trợn mắt lăng nhục, ngậm máu phun… đồng bào mình thôi chứ chưa bao giờ dám “oanh tạc” nước bạn - ngoại ngữ và trình độ là cả một vấn đề. Sau sự kiện tàu Bình Minh II của Petro Vietnam bị tàu hải giám Trung Quốc cắt cáp, vào tháng 6/2011, một cuộc chiến tranh mạng đã diễn ra giữa hacker của cả hai bên, phía Việt Nam có vẻ bại trận: Hàng trăm website của Việt Nam bị hacker Trung Quốc tấn công, kể cả trang web của Trung tâm biên phiên dịch thuộc Bộ Ngoại giao Việt Nam. Xem ra bắt nạt, hành hạ người trong nhà mình bao giờ cũng dễ hơn đương đầu với thằng hàng xóm to xác, xấu tính. Cần hiểu rằng việc Bắc Kinh bật đèn xanh, thậm chí chủ động huy động blogger vào cuộc chiến truyền thông trên mạng để khẳng định chủ quyền, là một cách làm rất khôn ngoan: Họ luôn luôn có thể nói rằng đó là quan điểm của dân, không nhất thiết của chính quyền, và chính quyền không thể can thiệp, cấm cản. Nói cách khác, blogger Trung Quốc cứ việc chửi bới Việt Nam thả giàn mà chẳng làm sao cả. Nhìn về Việt Nam mà đối chiếu, ta sẽ thấy một sự thật cay đắng: Nhà nước công an trị Việt Nam thẳng tay đàn áp các blogger có tinh thần chống Trung Quốc quá mạnh và có ảnh hưởng tới cộng đồng. Điếu Cày, Tạ Phong Tần, Bọ Lập, Phạm Viết Đào, Ba Sàm, No-U Hà Nội… là những ví dụ nhãn tiền. Nói cách khác, lẽ ra phải để blogger – kênh truyền thông không chính thống – lên tiếng mạnh mẽ, càng mạnh càng tốt, thậm chí nói thay phần nhà nước ở những khía cạnh ngoại giao quá phức tạp, thì Đảng và Nhà nước làm ngược lại: phá biểu tình, đánh đập, bắt người. Trong rất nhiều trường hợp, công an Việt Nam, thay mặt cho Đảng và Nhà nước, đã phá hoại thông điệp chung về bảo vệ chủ quyền và công lý, vốn rất cần được phổ biến ra cộng đồng quốc tế. Thật là không chỉ tàn ác mà còn ngu dốt nữa. Thanh niên Trung Quốc biểu tình chống Nhật Bản. Còn đây là một thanh niên Việt Nam đang biểu tình chống người biểu tình chống Trung Quốc. --------- (*) Người viết xin để bạn đọc tự đánh giá cách hành xử của Đảng và Nhà nước là "ngu dốt" hay "bán nước". Cá nhân tôi muốn dùng từ nhẹ hơn, nên gọi đó là "sự ngu dốt". Đoan Trang (Blog Đoan Trang)
  2. Chân Như, phóng viên RFA 2016-07-13 In trang này Chia sẻ Ý kiến của Bạn Email Ông Phil Robertson, phó giám đốc tổ chức theo dõi nhân quyền khu vực Á Châu, trong cuộc phỏng vấn với Đài Á Châu Tự Do vào ngày 12 tháng 7 năm 2016. RFA 00:00/00:00 Nhân quyền tại Việt Nam ngày càng tồi tệ là nhận xét của ông Phil Robertson, phó giám đốc tổ chức theo dõi nhân quyền khu vực Á Châu, khi ông có mặt trong cuộc phỏng vấn tại thủ đô Washington vào hôm 12 tháng 7. Chân Như: Rất vui được gặp lại ông hôm nay tại trụ sở của RFA. Trước hết, ông có những thông tin gì mới về tình hình nhân quyền tại Việt Nam không thưa ông, đặc biệt là sau chuyến công du Việt Nam của vị tổng thống Hoa Kỳ vừa rồi? Phil Robertson: Theo tôi, chuyến thăm Việt Nam của Tổng Thống Barack Obama rất đặc biệt, nhưng để nói nó có ảnh hưởng, giúp gì được cho nhân quyền tại Việt Nam thì chúng tôi thấy rất ít. Anh cũng biết ông ta đã được tự do đọc diễn văn, nói những gì ông ta muốn nói, nhưng sau đó ông ta cũng đã không làm gì khác được khi những người khách ông ta mời đến nói chuyện riêng đã không đến được bởi sự cản trở của công an. Chúng tôi cũng thấy được sự quyết định quá nhanh chóng của chính quyền Hoa Kỳ khi họ đồng ý gỡ bỏ lệnh cấm vận bán vũ khí trong khi Hoa Kỳ đã không có một sự ép buộc gì với chính quyền Việt Nam về nhân quyền, một cơ hội tốt như thế đã bị bỏ mất, tôi cảm thấy thất vọng. Tôi biết là đã có rất nhiều chỉ trích ngay từ những nhà tranh đấu trong Việt Nam rằng chuyến đi vừa rồi của ông ta không giúp được gì cho tình hình nhân quyền được sáng sủa hơn. Và chính hành động này của Hoa Kỳ đã tạo cho Việt Nam hiểu chệch hướng về nhân quyền. Chúng tôi rất lo ngại vì tình hình nhân quyền ở Việt Nam ngày càng tồi tệ, không có tốt hơn. Chúng tôi thấy thêm nhiều người bị đánh, trong nhiều trường hợp, những côn đồ, theo chúng tôi nghĩ, có quan hệ với chính quyền ra tay hành hung những nhà hoạt động dân chủ. Điều này làm chúng tôi rất lo ngại vì nó có vẻ như là một chiến dịch mới, vô kỷ luật được chính quyền hậu thuẫn nhắm tới những nhà hoạt động dân chủ. Chân Như: Ông vừa nhắc đến những côn đồ được chính quyền hậu thuẫn ra tay đàn áp người dân, ông có theo dõi và biết về vụ việc của anh Lã Việt Dũng vừa mới đây bị hành hung phải nhập viện hay không? Phil Robertson: Đây là một trường hợp điển hình, khi chúng ta thấy anh Dũng đã có buổi sinh hoạt với bạn bè và bị hành hung một cách tàn nhẫn bởi những kẻ vô danh tánh trên đường về. Không ai chịu trách nhiệm về việc này… Ai cũng biết những côn đồ này có quan hệ với chính quyền nhưng lại không có bằng chứng. Anh ta có thể đến trình báo với công an, nhưng rồi công an sẽ hỏi vậy anh muốn chúng tôi làm gì? Ông Phil Robertson nhận xét: Nhân quyền tại Việt Nam ngày càng tồi tệ. RFA Trong khi theo chúng tôi hiểu thì công an biết rõ ràng sự việc, và đây là cách đối phó mới của chính quyền với những nhà hoạt động dân chủ. Kiểu chính quyền nói: “Các anh muốn biểu tình? Tôi sẽ cho các anh trả giá bằng sự đàn áp, đánh đập” và chúng ta không làm gì được. Đây là cách chính quyền cố tình phớt lờ để đàn áp chính người dân của họ. Chúng tôi rất lo ngại những sự việc này và chúng tôi đang hối thúc chính phủ Hoa Kỳ và các chính phủ khác trên thế giới phải nêu vấn đề này với chính phủ Việt Nam và cho họ biết rằng chính quyền cần phải có cuộc điều tra thật sự về những trường hợp như thế này, bắt buộc hung thủ phải lãnh trách nhiệm. Nếu cứ để những trường hợp hành hung này diễn ra hàng tháng, biến Việt Nam thành một đất nước vô pháp luật, là một đất nước không đáng được nhận những lời tung hô mà mà họ đạt được về kinh tế và chính trị bởi những nước trên thế giới. Chân Như: Theo ông thì trong bản báo cáo về nhân quyền tới đây, đâu là những vấn đề quan trọng ông sẽ đưa vào trong bản báo cho Việt Nam? Phil Robertson: Chúng tôi vẫn tiếp tục buộc chính phủ Việt Nam phải nhìn nhận những điều luật như điều 79, điều 88, điều 258 trong bộ luật hình sự của quốc gia là những quy định mà người dân biết chính phủ đem ra sử dụng nó nhiều lần để cản trở người dân được quyền tụ họp, quyền biểu tình, nói lên những gì họ muốn nói. Chúng tôi đã thấy một chính quyền mà liên tục tạo thêm luật lệ để sẵn trong túi họ hầu mang ra để trị dân khi họ cần đến để nhằm hạn chế quyền của người dân. Nhưng giờ đây chúng ta lại thấy cách làm khác, đó là hành hung và hăm dọa, trước đó chỉ là hăm dọa hoặc quấy nhiễu bằng cách công an ở nơi đó mời người dân đi “café” để nói chuyện hoặc áp lực lên công ty họ đang làm việc, áp lực lên chủ nhà, áp lực ngay đến những người thân của họ trong gia đình để hầu buộc người đó từ bỏ con đường đấu tranh. Giờ thì chúng ta lại thấy cách mới của chính phủ đó là hành hung, hoặc ném chất dơ bẩn vào nhà của họ hoặc kích động một nhóm những cựu quân nhân đến gào thét trước cửa nhà họ kiểu sử dụng luật giang hồ để cản trở các nhà dân chủ trong khi những nhà đấu tranh này chỉ muốn nói lên những điều tốt muốn đất nước được tốt đẹp hơn thôi. Chân Như: Câu hỏi cuối tôi muốn hỏi ông đó là ông nhận định sao về việc chính phủ Việt nam hoãn thi hành bộ luật hình sự 2015, mà đáng ra phải đưa vào xử dụng từ đầu tháng 7 này? Phil Robertson: Theo tôi, họ lại tiếp tục chỉnh sửa và tìm cách đưa thêm nhiều luật lệ để áp tải người dân. Ai cũng biết đây không phải là một quá trình làm việc dân chủ. Chúng ta đã thấy một số người dân tự ứng cử vào quốc hội và đơn nộp của họ bị loại nên chúng ta có thể hiểu những người trong quốc hội Việt Nam chỉ là để làm màu, để chính phủ Việt Nam có cớ khi đưa ra bằng chứng với Liên Hiệp Quốc rằng họ cũng có dân chủ. Thật sự đây là luật do đảng và cho đảng và trước giờ chưa có gì thay đổi. Họ cũng vừa mới có cuộc bầu cử và loại một số người nhưng đó chỉ là để cho quốc tế thấy họ có dân chủ thôi. Chân Như: Xin cám ơn ông đã dành cho chúng tôi cuộc chia sẻ này.
  3. Thảm họa Formosa là cái giá tất yếu phải trả cho một chính sách tăng trưởng bằng mọi giá của giới lãnh đạo đảng cộng sản Việt Nam. Lợi ích thì đảng hưởng, hậu quả thì toàn dân phải chịu. Bán nhượng đất đai, khai thác tận triệt mọi nguồn tài nguyên đất nước, giới lãnh đạo Việt Nam đang để lại cho thế hệ con cháu chúng ta thừa hưởng một đất nước tan hoang, gánh chịu mọi tại họa và nợ nần chồng chất mà họ gây ra. Sự kiện Formosa đã trở thành một hồi còi báo động cho tương lai Việt Nam. Đất nước này chừng nào còn đảng cộng sản độc quyền lãnh đạo, chừng đó dân tộc Việt Nam còn phải hứng chịu hết Formosa này đến Formosa khác. Trong một vài năm tới, nếu không có sự đổi thay nào đáng kể, những tai họa tương tự như Formosa sẽ lại giáng xuống người dân chúng ta ở Bô xít Tây Nguyên, ở nhà máy giấy Hậu Giang, ở dự án nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận. Đó là những đe dọa hiển hiện đang lơ lửng trên đầu người dân Việt Nam chúng ta. Hơn nữa, cách hành xử của giới lãnh đạo cho thấy đây là sự tiếp tay mù quáng cho một kế hoạch mà Trung quốc cộng sản đang âm mưu thôn tính đất nước và hủy diệt lâu dài dân tộc Việt Nam. Mọi người dân Việt Nam có nên còn ngồi im, để chờ đợi điều gì đó đến từ đảng cộng sản Việt Nam nữa hay không? Sự kiện Formosa đã cho chúng ta sáng tỏ rất nhiều điều, mà điều quan trọng nhất đó là: đảng cộng sản Việt Nam sẵn sàng tỉ thí dân tộc Việt Nam, sẵn sàng tỉ thí sinh mạng của từng người dân để gia tăng sự giàu có của giới lãnh đạo và để duy trì sự toàn trị của đảng cộng sản Việt Nam lên toàn xã hội. Mọi người dân Việt Nam hãy đứng lên để giành lại quyền tự quyết với chính sinh mạng và vận mệnh của minh! Quay lại sự kiện Formosa, tất cả chúng ta đã đều thấy rõ: – Thảm họa Formosa cho thấy là giới lãnh đạo Việt Nam không có năng lực để thẩm định giữa hiệu quả dự án và tác động của nó gây ra tới môi trường. Mà dường như họ chỉ tìm cách moi tiền từ các chủ đầu tư để chia nhau hưởng lợi. Chính vi thế khi có biến cố xảy ra, cả ở trung ương lẫn địa phương, họ tìm cách trì hoãn và ngăn cản điều tra, tìm mọi cách bao che cho chủ đầu tư Formosa, tìm mọi cách có thể lấp liếm được những sai phạm của họ khi chấp thuận cho Formosa đầu tư vào Hà Tĩnh như một khu tự trị trong những 70 năm. – Thảm họa Vũng Áng trách nhiệm chính thuộc về giới lãnh đạo đảng cộng sản Việt Nam. Họ đã vô cùng lúng túng khi giải quyết sự kiện. Trước sức ép dư luận, họ buộc lòng phải miễn cưỡng tổ chức điều tra, truy tìm thủ phạm, mà thực chất là tìm cách dàn xếp với thủ phạm, để lấp liếm trách nhiệm của mình. Số tiền 500 triệu đô la Mỹ không phải là kết quả của một sự đánh giá mức độ thiệt hại, mà chẳng qua là số tiền mồi chữa cháy, hòng dần làm chìm sự kiện. – Trong chính sách bồi thường, Formosa chủ trương mở các lớp huấn nghiệp để cho ngư dân rời nghề đánh cá hoặc di dời sang những địa phương khác, hoặc đi lao động nước ngoài. Đây là một chính sách thâm độc, không chỉ khiến cho một triệu ngư dân mất nghề đánh cá truyền thống, mà còn nhường ngư trường biển cho Trung Quốc độc quyền. Từ đó, Trung cộng càng rảnh tay nắm trọn vùng biển xung quanh Hoàng Sa. – Sự kiện Formosa là một thảm họa môi trường biển đe dọa nghiêm trọng các tỉnh miền Trung nói riêng và cho cả nước Việt Nam nói chung. Không những chúng ta cần đấu tranh đòi chính quyền Việt Nam và Formosa phải có trách nhiệm tẩy rửa ô nhiễm và phục hồi lại môi truờng sống của các loải hải sản trong khu vực này, mà cao hơn chúng ta phải cương quyết đòi Formosa rút khỏi Việt Nam. Chúng ta không thể để nguy cơ luôn lơ lửng trên đầu đe dọa đất nước ta. Mọi người dân Việt Nam hãy đứng lên giành lại quyền được sống trong an lành! Đảng cộng sản Việt Nam cũng sẽ chỉ đưa đất nước ta tiến được đến những « thiên đường » như Bắc Triều Tiên hoặc Venezuela mà thôi. Muốn đất nước Việt Nam phát triển lành mạnh, đòi hỏi Việt Nam phải có dân chủ và tự do. Lịch sử phát triển của nhân loại cho chúng ta thấy rõ dân chủ, tự do là tiền đề cho mọi phát triển ổn định và lâu dài của mọi dân tộc. Đặng Xương Hùng 11/7/2016 (FB Đặng Xương Hùng)
  4. Ông Lã Việt Dũng nói mình bị tấn công sau buổi ăn tối cùng các nhà hoạt động khác Một nhà hoạt động tại Hà Nội bị tấn công gây thương tích ở đầu sau cuộc gặp mặt của một đội bóng đá theo tiêu chí chống “đường lưỡi bò” của Trung Quốc. Ông Lã Việt Dũng, thành viên của đội bóng No-U FC nói với BBC Tiếng Việt: “Khi chúng tôi đá bóng thì công an đến sân rất đông có cả những công an mặc cảnh phục lẫn những an ninh chìm đến sân. Họ cũng gây áp lực với chủ sân không cho chúng tôi đá bóng nữa, nhưng chúng tôi nói đã thuê theo giờ và đã ra sân rồi thì không có lý gì không cho chúng tôi đá bóng cả.” "Khi chúng tôi đá, họ vẫn đứng bên ngoài, và an ninh vào trong rất đông," ông mô tả lại buổi tập tối ngày 10/7. Sau trận đá bóng, nhà hoạt động cùng với bạn bè “đi ăn ở nhà hàng” và ông mô tả vẫn có lực lượng an ninh “đi theo” và “ngồi chờ ở ngoài”. “Khi buổi tối ăn xong tôi về thì đi riêng trên một quãng đường thì họ có 3 xe máy. Một xe đi đầu chạy lên, lao theo tôi, đạp xe tôi ngã xuống đất. Sau đó thì cả ba xe nhảy vào, dùng gạch, dùng chân, tay đánh đấm vào mặt tôi, cho tới khi chảy máu thì họ mới bỏ đi, và khi người dân đến can thiệp,” ông Việt Dũng mô tả lại sự việc xảy ra ở Đường Lê Đức Thọ, Quận Cầu Giấy, Hà Nội. Vụ tấn công khiến ông Dũng bị thương tích ở phần đầu và phải vào bệnh viện cấp cứu. Khi được hỏi ai là người gây ra vũ tấn công, ông Dũng nói: "Tất cả những vụ việc đánh người hoạt động dân chủ không ai có thể chỉ đích danh là lực lượng công an hay chính quyền họ làm cả" "Nhưng những người đi theo chúng tôi là lực lượng công an. Sự việc lặp lại quá nhiều lần rồi. Những người đánh tôi, tôi có thể khẳng định là người của công an đánh tôi" Ông Dũng cũng thừa nhận “Chỉ có thể dựa vào dư luận thôi, còn những người như chúng tôi bị tai nạn trực tiếp, không có bằng chứng gì để có thể tố cáo được họ” “Mỗi lần chúng tôi làm tường trình, họ cũng lờ đi và nói là không có bằng chứng gì cả” BBC không có điều kiện kiểm chứng các cáo buộc trên. Ông Dũng thường tham gia các hoạt động xuống đường trong một số sự kiện ở Việt Nam Đội bóng No-U FC thường mặc đồng phục với logo vẽ đường chín đoạn mà Trung Quốc tuyên bố chủ quyền. Các nhà hoạt động của nhóm này thường có mặt trong các cuộc biểu tình phản đối hành động của Trung Quốc trên Bển Đông. Trước đó nhà hoạt động Nguyễn Chí Tuyến của nhóm này cũng từng bị đánh thương tích ở đầu. Ông Lã Việt Dũng nhận định việc ông bị tấn công có thể “một phần có sự liên quan” đến thời điểm Tòa trọng tài Thường trực công bố phán quyết về vụ kiện của Philippines trên Biển Đông. Ông nói: “Chúng tôi không biết được rằng thái độ của chính quyền cộng sản Việt Nam với việc phán quyết của Tòa Trọng tài sẽ thế nào. Và nếu họ có một nhân nhượng với Trung Quốc thì người dân sẽ phản đối, và chúng tôi sẽ là một trong những người đi tuyến đầu.” "Họ có thể đàn áp, đánh đập chúng tôi, nhưng chúng tôi vẫn sẽ tiếp tục cái con đường ấy, ngọn cờ đấy, không bỏ cuộc." Trong tối 10/7, ông Dũng đã được đưa đi cấp cứu ở Bệnh viện 354. Ông cho biết “đã được về nhà và theo dõi sức khỏe”. Ngày 12/7, Tòa Trọng tài Thường trực tại The Hague sẽ tuyên bố phán quyết về vụ kiện của Philippines về vấn đề Biển Đông. (BBC)
  5. Có bao giờ bạn nghe tiếng gào, tiếng chửi rủa tục tằn trong đêm của một người xa lạ mà tự dưng thấy mình ứa nước mắt không? Xin đến với đồng bào tôi, bạn sẽ được trải nghiệm. Người gào, gào thét một mình, gào bằng tất cả sức lực, nghe nhức nhối như từ đáy tim. Nghe trong tiếng chửi có cả nước mắt và nỗi tuyệt vọng: “ĐM chúng mày, chúng mày muốn đánh, muốn giết, muốn bỏ tù tao không? ĐM chúng mày… chúng mày vô liền đi…” Và tiếng gào thét đó không chỉ ở một người, không chỉ ở một con xóm nhỏ mà ở khắp mọi nơi… đến độ chúng ta đau được nỗi đau của họ và dường như muốn đồng tình luôn cả với những câu chữ tục tằn này. Nếu chửi là vũ khí duy nhất của những con người cô thế, cùng quẫn, tuyệt vọng, mất hết lòng tin vào chính quyền, vào công lý xã hội thì người nghe chửi ra sao? Họ cũng là tầng lớp nạn nhân thứ hai không hơn không kém, dù trong tay họ có đầy đủ dùi cui, roi điện, mũ bảo hiểm, dụng cụ che chắn. Họ là đội ngũ nhận lệnh trực tiếp hành dân, đánh dân, trấn áp người dân thì chính họ sẽ là nạn nhân đầu tiên khi dân nổi giận. Trong cách mạng mùa xuân Ả Rập ở Tunisia và Ai Cập, một khẩu hiệu nổi bật của người dân nhắm vào lực lượng an ninh đã khiến cả công an và quân đội cùng buông súng. Khẩu hiệu này cũng nói lên sự thật khá đau lòng cho tầng lớp công an, bộ đội bị đánh đồng, bị cào bằng về nhân cách: “Đừng làm chó giữ nhà cho bọn tỷ phú mới!”. Con người sinh ra, đâu có ai tự nhiên mang tính hung hãn sẵn sàng đánh dân tàn nhẫn, đâu có ai tự nhiên trở thành chai đá trước tiếng gào thét của đồng bào mình. Nhưng sau những năm tháng “phấn đấu” và được đào tạo kỹ lưỡng về tư tưởng, đạo đức cách mạng, lực lượng an ninh của chế độ độc tài đã được huấn luyện để thực sự hạ cấp thành những “chú chó tay sai”, sẵn sàng cắn theo lệnh, bất cần lương tâm hay lý lẽ. Hình ảnh “chú chó tay sai” không chỉ ở trong ánh mắt căm hận của người dân, mà còn thể hiện trong thái độ khinh rẻ của chính cấp lãnh đạo của họ. Đặc biệt tại Việt Nam, sự tăng cường những kẻ côn đồ làm theo lệnh công an hoặc xử dụng công an mặc thường phục để làm những hành vi côn đồ đã khiến đội ngũ này ngày càng xa rời dân và nhiệm vụ của họ không còn thiêng liêng đối với chính bản thân họ. Lãnh đạo CS không hề quan tâm đến lý tưởng, nhân cách của người công an; tất cả họ muốn là một đội ngũ tay sai trung thành. Từ đó, lực lượng công an nghiễm nhiên trở thành tay chân tâm phúc của đảng, của những nhóm lợi ích. Họ được khuyến khích, ban thưởng cho thái độ ngoan ngoãn phục tùng của mình. Rút cục lại, lý tưởng của Công an Nhân dân nay chỉ còn đúng mười chữ: “Công An Nhân Dân chỉ biết Còn Đảng còn mình”. Điều này được khẳng định nhiều lần, nhiều nơi, thậm chí nó còn được thổ lộ như là ước mong của chủ tịch Nguyễn Minh Triết:“…cán bộ, chiến sĩ của Đoàn 180 an ninh vũ trang với khẩu hiệu ‘Chỉ biết còn Đảng còn mình’ luôn vững vàng bám trụ…”; hay trong diễn văn của chủ tịch Trương Tấn Sang trước quan tài của Thượng Tướng Công An Bùi Thiện Ngộ: “Với đức tính khiêm tốn, giản dị, chân tình, đồng chí thật sự là người lãnh đạo có lối sống mẫu mực, không ham danh lợi, chỉ biết còn Đảng còn mình…” Nhưng trong thâm tâm cả người nói lẫn người nghe và ở mọi cấp công an, họ đều biết rõ làm gì có chuyện “còn đảng còn mình!” . Ngay ở hiện tại, bất kỳ lúc nào lãnh đạo đảng cần chạy tội, sếp công an cần tránh trách nhiệm, họ đều sẵn sàng dùng công an cấp dưới ra làm dê tế thần không một chút do dự. Đến khi đảng rung rinh thì lại càng chắc chắn lãnh đạo lớn, lãnh đạo nhỏ sẽ bỏ chạy ra nước ngoài, nơi họ đã chuẩn bị các tổ ấm từ lâu do vợ con đứng tên. Các công an cấp nhỏ, thân phận tép riu sẽ là những người ở lại gánh chịu hậu quả. Với tình hình xuống cấp mọi mặt của xã hội hiện nay – từ học đường, đạo đức xã hội, đến trấn lột trong nhà thương, cướp bóc trên đường phố, … đặc biệt là thực phẩm đầy chất độc mà không còn ai tránh được – chính vợ con và cả cháu chắt của lực lượng công an – an ninh cũng không thoát số phận của những nạn nhân. Chính nhận thức “mình cũng là nạn nhân” này đã thúc đẩy nhiều thành viên của lực lượng công an – an ninh tại các nước cựu độc tài chuyển sang đứng với dân. Tuy nhiên, ngay ở hiện tại, khi còn đang phục vụ trong guồng máy cai trị, mỗi người công an đều đã có thể góp phần cho nỗ lực đổi thay đất nước bằng những việc nhỏ, thí dụ như: 1) Khi có các cuộc biểu tình bảo vệ cây xanh, bảo vệ môi trường, bảo vệ lãnh thổ lãnh hải của tổ quốc, … họ có thể kín đáo thông báo qua một vài đường dây về các nhân sự mà công an đang lên kế hoạch bắt giữ. 2) Kín đáo thông báo về các thủ thuật của công an sắp dùng trong các cuộc xuống đường, nơi nào công an dồn quân đông nhất, đặc biệt là các dấu hiệu để công an chìm nhận dạng nhau. 3) Nhanh chóng báo qua một vài đường dây cho cư dân mạng biết tên tuổi, địa chỉ của những tên công an ác ôn. v.v…. *** Chúng ta bắt đầu bài viết này bằng cái cảm xúc khi nghe tiếng gào thét, chửi rủa của một thanh niên trong đêm vắng. Bây giờ chúng ta đóng nó lại bằng một đoạn ghi âm đầy tính bi hài, mà bất cứ ai nghe qua đều thấy căm phẫn và trớ trêu cho bản thân những anh em công an đang phục vụ trong ngành. Chính lãnh đạo cộng sản là thủ phạm đã bôi nhọ lực lượng công an nhân dân và nền công lý của đất nước này. Đoạn ghi âm xảy ra tại nhà Ls Lê Quốc Quân. Một số công an được lệnh đến để ngăn cản không cho anh đi dự tiệc Quốc Khánh Hoa Kỳ do Đại sứ quán Mỹ tổ chức chiều tối ngày 1/7/2016. * Sau một lúc lời qua tiếng lại, người ta nghe thấy tiếng Ls Quân nói to: – Tôi là công dân Lê Quốc Quân, tôi được Đại sứ quán Hoa Kỳ mời dự lễ chiêu đãi quốc khánh của họ. Bây giờ tất cả công an đứng ở đây ngăn cản tôi… Thật bất ngờ, một giọng nói dõng dạc không kém phát ra từ phía công an: – Tôi không phải công an, tôi là côn đồ! Nguyệt Quỳnh (*) Công an Việt Nam : Tôi là côn đồ Nhấp vào nút play (►) dưới đây để nghe ↧ download file (tải xuống) * Bài của tác giả gửi tới TTHN
  6. Dân Hà Nội biểu tình ngày 1 tháng 5, 2016 chống công ty gang thép Formosa xả chất độc giết biển Việt Nam. (Hình: Hoang Dinh Nam/AFP/Getty Images) HÀ NỘI (NV) – Tuy nằm trong guồng máy tuyên truyền và bị kiềm chế trong khuôn khổ chặt chẽ của đảng cộng sản nhưng một số tờ báo tại Việt Nam vẫn “xé rào” nhằm cung cấp cho độc giả những thông tin vốn làm cho các lãnh đạo chóp bu tức giận. Vừa có một cuộc họp “giao ban” của các lãnh đạo của Ban Tuyên Giáo Trung Ương và Bộ Thông Tin Truyền Thông CSVN để hạch tội các tờ báo đã dám xé rào, đăng tải các bản tin, ý kiến “trái chiều” trong vụ công ty gang thép Formosa xả hóa chất độc hại giết biển miền Trung. Các tờ báo này bị hăm dọa trừng phạt, có thể từ tổng biên tập mất chức đến đóng cửa báo. Trong cuộc họp diễn ra ngày 5 tháng 7, 2016 ở Hà Nội, Ban Tuyên Giáo Trung Ương và Bộ Thông Tin-Truyền Thông (thường gọi tắt là Bộ 4T) ra các chỉ thị cho báo chí, truyền thanh, truyền hình, người ta thấy có 7 tờ báo bị kết tội là cung cấp thông tin “sai định hướng” mà nếu cứ tiếp tục “sẽ bị cộng tội” trong báo cáo để trừng phạt. Ba tờ Tuổi Trẻ, Giao Thông và Giáo Dục Việt Nam bị phê bình về việc thông tin bình luận Formosa bồi thường $500 triệu là “quá ít” và có ý chê trách nhà cầm quyền khi đặt câu hỏi bồi thường rồi “là hết trách nhiệm?” Tờ Lao Động ngày 30 tháng 6, 2016 thuật lời một số luật sư kêu gọi nhà nước khởi tố Formosa. Tờ Một Thế Giới cho chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan đòi hỏi “Cần nêu đích danh ai cho phép Formosa hoạt động” ám chỉ kêu gọi lôi những người như cựu Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng, cựu bí thư tỉnh ủy Hà Tĩnh là Võ Kim Cự ra để hạch tội. Hai tờ Dân Trí và VnExpress cho Tiến Sĩ Lưu Bích Hồ và Giáo Sư Chu Hảo đưa ý kiến “trái chiều” về cách đối phó của nhà nước trong vụ Formosa. Dịp này, bên cạnh những lời đe nẹt các báo nói trên xé rào, tờ Pháp Luật TPHCM bị kết tội là đã “phân tích, mổ xẻ sâu sai sót Bộ Luật Hình Sự 2015” mà ông bộ trưởng Bộ 4T kêu rằng ông đang ngồi họp trung ương đảng mà được lệnh tới để “nói trực tiếp” những sự khó chịu của “ở trên” đối với các báo đảng ăn cơm của đảng mà viết lách giống “lề trái.” Trong cuộc họp ông 4T, Trương Minh Tuấn kết tội các báo “không thực hiện nghiêm” các chỉ đạo thông tin vụ Formosa xả thải độc hại ra biển làm cá chết trắng dọc 4 tỉnh miền Trung gồm các tờ VnExpress, Người Lao Động, Dân Trí, Giáo Dục Việt Nam, Zing, Thanh Niên, Tuổi Trẻ. Ông Tuấn dọa sẽ xem xét “dừng” báo Zing vì “Zing là rất linh tinh” bởi vì báo này đã bị “nhắc rất nhiều sai phạm.” Ông đả kích các báo “chỉ khai thác, xoáy sâu vào mỗi việc” bồi thường 500 triệu đô la quá ít mà “Các anh cố tình làm việc đó.” Bộ trưởng 4T đòi hệ thống báo đài của chế độ “không đưa các bài viết có tính truy bức, kích động dư luận là phải khởi tố hay không khởi tố (Formosa). Rồi bao giờ biển mới sạch. Bây giờ đã có quan trắc, các báo có thể lấy số liệu từ các Sở TNMT.” Và cũng “đừng đặt vấn đề là bao giờ mới ăn được cá. Hôm qua có báo đã đưa vấn đề này. Tôi đã từng nhấn mạnh ngay từ đầu khi trả lời phỏng vấn là chúng ta khuyến cáo người dân không ăn hải sản trong vùng bị nhiễm độc và hải sản chết.” Hai tháng sau thảm họa, ngày 30 tháng 6, 2016, nhà cầm quyền Việt Nam mới họp báo công bố nguyên nhân cá biển chết dạt vào bờ từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên Huế là do nhà máy gang thép Formosa (đầu tư trực tiếp của tập đoàn Formosa ở Đài Loan) ở cảng Vũng Áng, Hà Tĩnh, xả hàng trăm tấn hóa chất trực tiếp ra biển. Trong đó có những chất kịch độc như cyanure, phenol kết hợp với Hydroxit Sắt, tạo thành một hỗn hợp có tỷ trọng lớn hơn nước biển, theo dòng hải lưu di chuyển theo hướng Bắc-Nam từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên-Huế. Hàng triệu con cá và các loại thủy sản khác người ta nhìn thấy dạt vào bờ chỉ là phần nhỏ của sự thiệt hại trong khi sự thiệt hại ở tầng đáy còn lớn gấp nhiều lần và sự di hại được ước tính kéo dài nhiều thập kỷ chưa chắc đã phục hồi được nếu không có một kế hoạch quy mô khoa học và vô cùng tốn kém. Hàng ngàn người dân ở Hà Nội, Sài Gòn cũng như các tỉnh có cá chết đã biểu tình rất nhiều lần đòi hỏi nhà cầm quyền phải điều tra và công khai minh bạch nguyên nhân đầu độc làm cá và các loại thủy sản, sinh vật biển chết, cũng như các kế hoạch khôi phục biển. Sự chậm trễ, mập mờ và những thông tin nhỏ giọt được đưa ra làm cho quần chúng phẫn nộ và mất tin tưởng vào lời tuyên truyền của nhà cầm quyền. Hiện người ta không biết Formosa có bị buộc phải thực hiện một hệ thống xả thải theo tiêu chuẩn tốt nhất trước khi xả chất thải ra không khí và ra biển hay chỉ bị buộc “theo chuẩn Việt Nam” tức chỉ đòi hỏi một nửa tiêu chuẩn quốc tế về xả chất thải nhà máy gang thép để tiếp tục tàn phá môi trường. Theo tin tức những ngày qua, công ty gang thép Formosa sẽ chỉ tạm dời ngày bắt đầu sản xuất chứ không đóng cửa. Một số chuyên viên phân tích cho rằng, nếu vậy, cả đất nước và con người Việt Nam sẽ chết dần chết mòn vì chất độc của Formosa và các nhà máy xả thải từ Bắc chí Nam “theo chuẩn Việt Nam” mà đảng và nhà nước CSVN đưa ra. (TN) (Người Việt)
  7. Tin cho hay một cuộc biểu tình ôn hòa của người dân Việt Nam ở giáo sứ Cồn Sẻ, tỉnh Quảng Bình với khoảng 3.000 tham dự đã bị giải tán, trấn áp. Bình luận với BBC trước tin đã xảy ra liên tục hàng loạt các cuộc biểu tình lớn nhỏ của người dân ở các địa phương bị ảnh hưởng trong vụ cá chết bất thường và hàng loạt sau khi nhà nước công bố nguyên nhân và thủ phạm gây ra vụ ô nhiễm, trong đó có cuộc biểu tình với hàng nghìn người tham gia tại giáo sứ Cồn Sẻ, tỉnh Quảng Bình, Tiến sỹ Phạm Quang Tú nói: "Tôi cho rằng trong bấy kỳ hoàn cảnh nào, các cơ quan chức năng của nhà nước, đặc biệt những người thay mặt nhà nước bảo vệ pháp luật, không thể, không nên đưa ra những hành động đàn áp người dân, có những hành động đánh đập người dân... "Giả định của tôi rằng cho dù khó khăn đến mức nào, bất kỳ hoàn cảnh nào, việc đó là không nên xảy ra, bởi vì nếu việc đó xảy ra, thì nó chỉ như là vấn đề chúng ta đổ dầu thêm vào lửa và nó sẽ làm cho việc tâm lý người dân sẽ nghi ngại rằng như vậy là nhà nước và chính quyền là những người bảo vệ pháp luật lại không đứng về phía mình. "Tôi cho rằng những hành động như vậy (đàn áp, nặng tay với dân) là tuyệt đối không được xảy ra và qua đây tôi cũng đề nghị là các cơ quan chức năng kiểm chứng lại các thông tin như vậy (các vụ biểu tình ôn hòa bị đàn áp). "Và nếu có những cá nhân, những tổ chức nào mà giả sử thực hiện những hành động như vậy với người dân, thì cần phải được nghiêm trị, cần phải được giải quyết và kiên quyết một mặt chúng ta (Việt Nam) cùng đồng hành với người dân để tìm ra các giải pháp, nhưng tất cả những hành động phản cảm như vậy, trái với yêu cầu đặt ra, trái với quy định của pháp luật, thì cần phải được loại bỏ ngay lập tức để đảm bảo vấn đề không phức tạp thêm," nhà nghiên cứu xã hội dân sự nói với BBC. Biểu tình, kiến nghị Chính quyền địa phương ở xã Cảnh Dương ở Quảng Bình đã lựa chọn phương án đối thoại với dân, theo báo Một Thế giới. Tin trên truyền thông mạng xã hội Việt Nam hôm thứ Năm cho hay sáng ngày 7/7, khoảng 3.000 người dân tại giáo xứ Cồn Sẻ thuộc huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình, địa phương nằm giáp ranh với tỉnh Hà Tĩnh, đã xuống đường biểu tình ôn hoà. Những người dân biểu tình yêu cầu chính phủ dừng hoạt động của nhà máy Formosa vì theo họ nhà máy này là 'thủ phạm huỷ diệt môi trường' biển miền Trung gây nhiều hậu quả nghiêm trọng, làm hàng triệu người dân 'phải điêu đứng về cuộc sống'. Những người biểu tình cáo buộc vụ ô nhiễm đã làm 'chết nhiều người do bị nhiễm độc' từ chất thải của hoá chất do nhà máy này xả thải ra, dẫn đến thảm hoạ mà họ gọi là “Biển chết.” Cuộc biểu tình diễn ra trong ba tiếng đồng hồ, từ lúc 9h sáng tới khoảng sau 12h thì bị giải tán. "Nhà cầm quyền đưa lực lượng đến đàn áp người dân biểu tình dẫn đến xung đột, có tiếng súng nổ, và lựu đạn cay, nhiều người dân bị bắt và bị đánh trọng thương," một trang mạng của các nhà hoạt động hôm thứ Sáu phản ánh. Cùng ngày thứ Năm, theo báo Một Thế giới, người dân một xã khác ở Cảnh Dương, cùng huyện Quảng Trạch đã gửi kiến nghị gồm bảy điểm đến chính quyền địa phương, liên quan hậu quả vụ Formosa gây sự cố môi trường nghiêm trọng. "Ngày 7/7, UBND xã Cảnh Dương (Quảng Trạch, Quảng Bình) cho biết, ngư dân địa phương đã yêu cầu lãnh đạo xã có cuộc đối thoại sau khi công bố nguyên nhân và thủ phạm gây ra cá chết," tờ Một thế giới cho hay. "Trong đó, người dân Cảnh Dương đề xuất đối với 4 tỉnh miền Trung, Chính phủ cần chỉ đạo ngành y tế khám sàng lọc sau khi Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh gây ra sự cố môi trường làm cá chết hàng loạt vì trước đó ngư dân đã sử dụng cá lờ đờ trôi dạt vào bờ trong nhiều tuần mà không biết nguồn gốc vì đâu. Tôn trọng ý kiến của ngư dân, UBND xã đã tổ chức đối thoại với 100 -120 người, với 7 nhóm ý kiến, sau đó có báo cáo kết quả đối thoại số 43/BC-UBND ngày 4/7 gửi lãnh đạo huyện Quảng Trạch." Cũng ngày 7/7, trang tin tức tổng hợp Quảng Bình cũng đưa tin về cuộc đối thoại và đăng bản báo cáo kết quả cuộc họp của ủy ban nhân dân xã với 'một bộ phận người dân' xã Cảnh Dương, trong đó nêu rõ kiến nghị của người dân địa phương: "Các ý kiến cho rằng nếu như công ty Formosa hỗ trợ cho nhân dân thì không lấy tiền hỗ trợ vì cho rằng nếu lấy hỗ trợ là tiếp tay cho công ty;" và "Có 14 ý kiến tại hội nghị đề xuất ngừng hoạt động đối với công ty Formosa Hà Tĩnh vì cho rằng sợ sự cố gây ô nhiễm như vừa qua sẽ tiếp tục tái diễn." Đóng cửa, đền bù? Tiến sỹ Phạm Quang Tú cho rằng nếu có các quyết định sai lầm từ khâu cấp phép đầu tư, xây dựng, vận hành, cho tới đền bù hậu quả môi trường trong vụ Formosa, thì đều cần phải xem xét lại. Hôm thứ Sáu, nêu quan điểm bình luận về cần làm gì nếu các quyết định từ cấp phép xây dựng, hoạt động cho Formosa, hay việc quyết định mức đền bù là không đúng đắn, không thỏa đáng và không được tham vấn ý kiến người dân ở các địa phương có thể chịu ảnh hưởng, chuyên gia về xã hội dân sự từ Hà Nội nói: "Tôi nghĩ rằng khi mà sự việc đã xảy ra, thì chúng ta (Việt Nam) cần phải có trách nhiệm nhìn lại quá trình trước đây, tức là quá trình về việc thẩm định, phê duyệt dự án Formosa, cũng như quá trình giám sát Formosa trong quá trình xây dựng nhà máy và thực hiện các yêu cầu đã được đưa ra ở trong pháp luật Việt Nam nói chung và trong các yếu tố cấp phép đối với Formosa nói riêng. "Đầu tiên chúng ta phải nói là tiến trình này là cần phải được làm, chúng ta không nên dẹp bỏ nó ngay, mà chúng ta bắt đầu làm lại để xem lại tiến trình đấy và rõ ràng nếu trong tiến trình đấy, có những cá nhân, tổ chức nào mà có những vi phạm so với quy định, yêu cầu của pháp luật, thì phải buộc xử lý những cá nhân hay tổ chức đó." Về khoản tiền bồi thường mà chính phủ Việt Nam thông báo là Formosa đã cam kết, mà dường như đã có sự đàm phán, thống nhất với chính phủ, trị giá 500.000 USD, Tiến sỹ Phạm Quang Tú nêu quan điểm: "Nên xem đó là thỏa thuận đầu tiên, không nên sử dụng đó là con số cuối cùng." Về kiến nghị yêu cầu 'đóng cửa Formosa' của người dân các tỉnh miền Trung bị ảnh hưởng ở Việt Nam, nhà nghiên cứu bình luận: "Theo luật môi trường năm 2015 chúng ta (Việt Nam) vừa thông qua, nêu rõ rằng là cá nhân hay tổ chức nào làm hại đến môi trường, ô nhiễm mỗi trường thì có trách nhiệm đền bù, khôi phục lại môi trường ấy. "Chúng ta đã xác định được Formosa là nguyên nhân gây ra đầu độc biển, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường biển của miền Trung, thì đầu tiên là phải bắt buộc Formosa phải đền bù và phục hồi lại môi trường, cũng như sinh kế của người dân, đấy là động thái đầu tiên. "Thứ hai nữa, tôi đề nghị chính quyền các cấp yêu cầu Formosa tạm dừng các hoạt động của họ lại để khắc phục các hậu quả về môi trường trước," Tiến sỹ Phạm Quang Tú nói với BBC hôm 8/7 từ Hà Nội. (BBC)
  8. Khi nào chế độ thay đổi ? Chế độ chính trị sẽ phải thay đổi khi tình hình đất nước có những đặc trưng: -Lãnh đạo thối nát,chia rẽ và bất lực trước những vấn nạn chính trị, kinh tế và xã hội. -Mâu thuẫn giữa giai tầng thống trị và các tầng lớp dân bị trị mỗi lúc sâu sắc. -Quần chúng bất mãn và mất niềm tin vào chế độ. -Các hoạt động đối kháng của người dân gia tăng và diễn ra ngày càng có tổ chức. -Mô hình phát triển không còn phù hợp cho sự canh tân quốc gia và xu thế thời đại. Sự thay đổi diễn ra dưới hình thức nào sẽ tùy thuộc vào điều kiện từng nước. Trong thời gian qua thế giới đã chứng kiến các biến cố chính trị xảy ra ở các nước Bắc Phi, Trung Đông,Nam Mỹ Đông Âu và Á Châu , chẳng hạn: -Nhân dân bất mãn nổi dậy với sự hỗ trợ của báo chí, truyền thông và xã hội dân sự đã chủ động cuộc cách mạng ở Tunisia, Ai Cập và Yemen. -Các quốc gia xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu tự giải thể chế độ độc đảng cộng sản để chuyển qua dân chủ tự do. -Các quốc gia độc tài ở Irak, Lybya và A Phú Hãn thay đổi nhờ sự can thiệp của quốc tế. -Tại Miến Điện-Đông nam Á, Giới quân nhân cầm quyền hợp tác với đối lập thực hiện bầu cử tự do để dẹp bỏ chế độ quân phiệt. Tất cả các quốc gia cải cách chính trị đều là những chế độ độc tài. Các nước độc tài, độc đảng còn sót lại trên thế giới trong đó có Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam (CHXHCNVN ) cũng sẽ không tránh được tiến trình giải thể vì dẹp bỏ độc tài chuyển qua dân chủ là một tiến trình tự nhiên và là một sự cân thiết khách quan. Việt Nam có thể tiến hành cải cách chế độ không ? Trong tình hình hiện nay cải cách là vấn đề sống còn của Việt Nam, là yêu cầu cấp bách. Sự phát triển của đất nước bị kìm hãm hàng chục năm qua chủ yếu là do Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN) dẫn dắt dân tộc đi con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội dựa trên chủ nghĩa Mác – Lênin, một ý thức hệ mang đến cho nhân loại lợ ít hại nhiều và đã bị nhiều nước trên thế giới vất bỏ. Vậy mà Đảng vẫn nhấn mạnh lấy chủ nghĩa Mác – Lênin làm nền tảng tư tưởng, kiên định theo con đường xã hội chủ nghĩa. Trong buổi lễ kỷ niệm 70 năm ngày thành lập đảng 3/2/2000, Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu tuyên bố: “Chúng ta đã đổi mới, nhưng chúng ta quyết không đổi mầu. Những khó khăn và những thử thách sẽ không ép buộc được chúng ta đi ra ngoài con đường xã hội chủ nghĩa“ Nhân 100 ngày sinh của cố tổng bí thư Nguyễn Văn Linh vào ngày 1/07/2015,Tân tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng khẳng định trong diễn văn “Trong điều kiện nước ta, không có sự cần thiết khách quan để lập nên cơ chế chính trị đa nguyên, đa đảng đối lập. Thừa nhận đa đảng đối lập có nghĩa là tạo điều kiện cho sự ngóc đầu dậy ngay tức khắc và một cách hợp pháp các lực lượng phản động.… hoạt động chống Tổ quốc, chống nhân dân, chống chế độ. Đó là điều mà nhân dân ta dứt khoát không chấp nhận“. Trong Báo cáo trước Đại hội 12 vào tháng giêng 2016, Nguyễn Phú Trọng đã lập lại „con đường đi lên chủ nghĩa xã hội của nước ta là phù hợp với thực tiễn của Việt Nam và xu thế phát triển của lịch sử. Những tuyên bố của Nguyễn Phú Trọng và giới lãnh đạo cho thấy Đảng không muốn cải cách .và sẽ tìm đủ cách để duy trì, bảo vệ chế độ độc đảng XHCN . Tuy nhiên đây là ý đảng chứ không phải ý dân. Thực trạng đất nước và hiên trạng nôi bộ đảng đang tạo ra thời cơ và thuận lợi cho tiến trình cải cách toàn diện chế độ độc đảng. Thực trạng đất nước Trong 40 năm qua , ĐCSVN đã khai thác tối đa các nguồn lực cũng như thay đổi liên tục các chính sách cho sự phát triển đất nước,nhưng đến nay Việt nam vẫn tụt hậu .Quốc gia đang đứng trước những vấn nạn: Lợi tức bình quân đầu người quá kém so với các quốc gia láng giềng – mức tăng trưởng thấp – công nghiệp lệ thuộc nước ngoài, nợ công,nợ doanh nghiệp quốc doanh và nợ nước ngoài chồng chất – số doanh nghiệp phá sản tăng nhiều – tham ô, lãng phí tràn lan – tài nguyên bị khai thác cạn kiệt, môi trường sống bị ô nhiễm và bất công xã hội ngày càng trầm trọng. Sự bế tắc phát triển của mô hình kinh tế thị trường theo định hướng XHCN. Sau những thất bại trong giai đoạn 1976-1985 Đảng thay đổi sách lươc chuyển nền kinh tế chỉ huy sang cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước .Thời kỳ 1986-2000 gọi là thời kỳ „Đổi mới“ .Nền kinh tế dần dần được thị trường hóa.Song Đảng vẫn chủ trương kinh tế quốc doanh là chủ đạo, chi phối các thành phần khác. Năm 2000, tổng sản lương nội địa (GDP) bình quân đầu người đạt 396 USD tăng lên 1061 USD vào năm 2010. Việt Nam có độ tăng tưởng kinh tế khoảng 5,88% trong giai đoạn 2011-2015, mức chậm nhất kể từ năm 2010. Tổng sản lượng nội địa (GDP) năm 2015 đạt khoảng 204 tỉ USD, bình quân đầu người 2.228 USD. Vì kiên trì theo đuổi mô hình kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, một sự pha trộn chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa xã hội cũng như trì hoãn cải cách thể chế, nên nền kinh tế quốc gia đã không phát triển thực sự. Việt Nam đã tụt hậu hàng chục năm so với các quốc gia trong khu vực.. GDP bình quân đầu người của Việt Nam năm 2014 bằng 3/5 Indonesia, 2/5 Thái Lan, 1/5 Malaysia, 1/15 Hàn Quốc và 1/27 của Singapore. GDP bình quân đầu người của Việt Nam đi sau Thái Lan 20 năm, Malaysia 25 năm, Hàn Quốc 30-35 năm… Công nghệ lạc hậu 2 – 3 thế hệ so với mức trung bình của thế giới. GDP bình quân đầu người vào năm 2014 của Việt Nam (2032 USD),Singapore (56.284 USD) và Malaysia (11.307 USD). Sau 29 năm “đổi mới” lợi tức đầu người của Việt Nam tăng 401 % trong khi Singapore tăng 836 % và Malaysia tăng 727 %. cũng với khoảng thời gian tương tư . Ngày 23.02.2016 tại Hà Nội, Ngân hàng Thế giới và Chính phủ Việt Nam công bố lộ trình phát triển tới năm 2035. Theo đó nếu Việt Nam nghiêm túc cải cách thể chế kinh tế và chính trị theo các khuyến cáo, thì cũng phải 20 năm nữa người Việt Nam mới có mức thu nhập tương đương các nước láng giềng như Mã Lai ở thời điểm 2010. Trong 124 nền kinh tế trên thế giới đượcNgân hàng thế giới ( World Bank) đánh giá, có 52 nền kinh tế ở mức thu nhập trung bình, trong đó có 35 nước đã rơi vào bẫy thu nhập trung bình, nhưng chỉ có 13 nước đã vượt qua được cái bẫy này để trở thành những nước có thu nhập cao. Ở khu vực Đông Á có 5 nền kinh tế là Nhật Bản, Hong Kong, Đài Loan, Hàn Quốc, Singapore nằm trong số đó. Thường các nước bị sa vào bẫy thu nhập trung bình khi tốc độ tăng trưởng bị trì trệ kéo dài nhiều năm mà không vượt qua được mức thu nhập trung bình (khoảng từ 2000 đến 4000 USD/năm). Việt Nam thuộc nhóm nước thu nhập trung bình thấp. Đất nước phát triển, nhân dân có đời sống sung túc chủ yếu là do thiện chí và khả năng của những người lãnh đạo quốc gia. Sau đệ nhị thế chiến 2 nước Đức và Nhật chỉ cần 70 năm (1945 -2015) để đi lên từ hoang tàn, đổ nát của một quốc gia chiến bại trong chiến tranh, trở thành một quốc gia cường thịnh nhất nhì trên thế giới với thu nhập bình quân đầu người là 45,588 dollars/năm (Đức) và 37,390 dollars/năm (Nhật). Nam Hàn là nước có một hoàn cảnh, ví trí địa dư tương tự như Việt Nam, cũng chịu chiến tranh, cũng bị chia cắt Bắc Nam nhưng chỉ trong 62 năm (1953 – 2015) chính phủ Nam Hàn đã xây dựng đất nước của họ từ nghèo nàn, lạc hậu thành một quốc gia tiên tiến về mọi mặt với thu nhập bình quân đầu người là 35,277.00 dollars/năm.Trong khi tại nước ta, Đảng cộng sản Việt Nam “,đỉnh cao của trí tuệ “ đã làm được gì cho tổ quốc và nhân dân Việt Nam sau 70 năm độc quyền cai trị? Chiến tranh, tai họa, hận thù và tụt hậu với thu nhập bình quân đầu người khoảng 2.000 dollars/năm !. Bộ trưởng bộ kế hoạch và đầu tư Bùi Quang Vinh phát biểu tại Đại Hội Đảng lân thứ 12 “ Việt Nam vẫn là nước nghèo.. …So sánh là khập khiễng, nhưng chúng ta đã có 40 năm hòa bình, 30 năm đổi mới. Đây là thời gian tương đương với thời gian để Nhật BảnĐài loan,Hàn Quốc từ nghèo nàn ,lạc hậu trở thành những nền kinh tế phát triển”. Nhìn lại 30 năm qua, ông Vinh nhận xét: “Một hệ thống chính trị phù hợp với nền kinh tế kế hoạch hóa, đặc biệt là nền kinh tế trong thời kỳ chiến tranh, nay đã không còn phù hợp với nền kinh tế thị trường, thậm chí trở thành rào cản. Vì vậy, đổi mới hệ thống chính trị đồng bộ với đổi mới kinh tế là yêu cầu cấp bách”. Nền kinh tế Việt Nam lệ thuộc nước ngoài, nhất là Trung Quốc. - Khu vực đầu tư nước ngoài (FDI) Theo số liệu từ Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), tính đến ngày 20.6.2015, đã có 103 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam với 18.529 dự án còn hiệu lực với tổng số vốn đăng ký là 257,8 tỷ USD, Trong đó,các doanh nghiệp Nhật Bản đã đổ hơn 37 tỷ USD đầu tư vào Việt Nam với 2.661 dự án, đứng thứ hai sau Hàn Quốc.. Các nước thuộc Đông Nam Á (ASEAN) rót hơn 54 tỷ USD vào Việt Nam với 2.632 dự án..Các dự án FDI của ASEAN đầu tư vào Việt Nam chủ yếu theo hình thức 100% vốn nước ngoài ,tập trung nhiều nhất trong lĩnh vực công nghiệp chế biến chế tạo với 1.009 dự án, tổng vốn đầu tư đăng ký là 22,2 tỷ USD, chiếm 40,8% vốn đầu tư đăng ký lĩnh vực kinh doanh bất động sản đứng thứ 2 với 97 dự án với tổng vốn đầu tư đăng ký với 16,6 tỷ USD, chiếm 30,4%.Đứng thứ 3 là lĩnh vực xây dựng với 175 dự án đầu tư đăng ký và tổng vốn đầu tư 3,24 tỷ USD, chiếm 5,9% tổng vốn đầu tư đăng ký. Còn lại là các lĩnh vực khác.Về nguồn vốn đầu tư, Singapore dẫn đầu với 1.428 dự án, tổng vốn đầu tư là 32,2 tỷ USD, chiếm 60,8% tổng vốn đăng ký; đứng thứ 2 là Malaysia với 499 dự án, tổng vốn đăng ký là 12,06 tỷ USD, chiếm 22,1% tổng vốn đầu tư; Thái Lan đứng thứ 3 với 392 dự án, tổng vốn đầu tư là 6,8 tỷ USD chiếm 12,5% tổng vốn đầu tư. Nền kinh tế Việt Nam phụ thuộc cao vào xuất cảng và đầu tư nước ngoài (FDI) .Khu vực FDI với vốn đầu tư lớn, công nghệ và khả năng quản lý hiệu quả đã trở thành bộ phận quan trọng nhất trong nền kinh tế, chiếm tới hơn 70% tỷ trọng xuất khẩu của cả nước trong năm 2015 và là bộ phận có mức xuất siêu lớn nhất trong nền kinh tế. Xuất khẩu hàng hoá năm 2015 ước tính đạt 162,4 tỷ USD, tăng 8,1% so với năm 2014 . Kim ngạch xuất khẩu khu vực có vốn đầu tư nước ngoài ước tính đạt 115,1 tỷ USD, tăng 13,8%; khu vực trong nước ước tính đạt 47,3 tỷ USD, giảm 3,5%. Không chỉ chiếm một tỷ trọng áp đảo trong xuất khẩu, mà ngay cả những mặt hàng xuất khẩu chủ lực nhất và đem lại nhiều giá trị nhất cho Việt Nam hiện nay cũng đang nằm trong tay các doanh nghiệp FDI. Ở thời điểm hiện tại Việt Nam đang là nước phụ thuộc rất nhiều vào xuất khẩu khi đóng góp tới 83% GDP. Điều này chắc chắn sẽ còn tiếp tục diễn ra trong ít nhất là hơn 20 năm tới, khi mà Việt Nam vẫn chưa đủ điều kiện để chuyển sang mô hình tăng trưởng dựa vào tiêu dùng nội địa vì lợi tức đầu người của Việt Nam vẫn còn thấp.. Điều này có nghĩa là Việt Nam có thể sẽ rơi vào tình trạng cơ cấu nền kinh tế mất cân bằng nghiêm trọng trong tương lai khoảng 10-15 năm tới, khi mà khối doanh nghiệp FDI rời Việt Nam và chuyển sang các quốc gia khác… Ngoài những tính toán chính trị và thương mãi, Các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào Việt Nam nhằm tận dụng lợi thế lương công nhân thấp, giá năng lượng rẻ ,ưu đãi thuế vụ cũng như ít bị ràng buộc về luật lao động và môi trường. Vì thiếu công nghệ phụ liệu và khả năng đảm nhận chuyển giao kỹ thuật nên Việt nam đến nay không hưởng lợi nhiều từ khu vực FDI cho sự phát triển đất nước.Thậm chí xã hội còn phải hứng chịu nhiều hậu quả nghiêm trọng vì nạn ô nhiễm (Bô-xít, Vũng Áng…) và tham nhũng gây ra bởi các doanh nghiệp nước ngoài. Nhiều doanh nghiệp trong nước phải giải thể vì không đủ sức cạnh tranh.Nói chung Việt Nam chẳng thâu lợi gí ở khu vực FDI ngoài việc trưng dụng nhân công cho các công việc gia công,lắp ráp, bao bì… - Kinh tế phụ thuộc Trung cộng Thiếu hụt cán cân thương mại trên chục tỷ USD trong quan hệ buôn bán với Trung Cộng là căn bệnh thường niên của Việ Nam.Năm 2013 Việt nam nhập siêu gần 24 tỷ USD, năm 2014 con số nhập siêu từ Trung Quốc tăng gần 29 tỷ USD, tính đến tháng 10.2015 tổng kim nghạch xuất nhập Việt-Trung đạt 58,7 tỷ USD , nhập siêu là 26,833 tỷ USD tăng 15,3 % so với cùng kỳ năm 2014.. Các mặt hàng chủ chốt mà Việt Nam nhập khẩu từ Trung Quốc là các nguyên liệu phục vụ cho quá trình sản xuất hàng hóa ở Việt Nam, mà một phần lớn là để xuất khẩu như vải, sắt thép, nguyên phụ liệu dệt may, da giầy và các loại linh kiện máy móc thiết bị. Như vậy, quá trình sản xuất hàng hóa của các lĩnh vực quan trọng nhất ở Việt Nam phụ thuộc vào nguồn cung cấp nguyên liệu từ Trung Quốc. Sự yếu kém của các ngành công nghiệp trong nước cũng khiến Việt Nam lệ thuộc phần nhiều vào sự cung ứng máy móc, linh kiện nhập khẩu từ Trung Quốc. Một yếu tố khác, Trung Quốc đang ảnh hưởng mạnh đến kinh tế Việt Nam, là tiền tệ và tài chính.iệc Việt Nam có mức độ trao đổi kinh tế thương mại rất lớn với Trung Quốc khiến cho những biến động tỷ giá của đồng nhân dân tệ ở Trung Quốc dễ dàng tác động tới tỷ giá đồng tiền Việt Nam. Chẳng hạn như việc Trung Quốc phá giá đồng nội tệ sẽ buộc chính phủ Việt Nam phải điều chỉnh tỷ giá đồng VND để tránh những bất lợi trong thương mại với Trung Quốc, nhưng điều này khiến tỷ giá VND với USD bị thay đổi và ảnh hưởng lớn tới hàng loạt các doanh nghiệp khác.Đặc biệt đồng nhân dân tệ vừa được quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) công nhận là một trong năm đồng tiền dự trữ trên thế giới, thì áp lực này sẽ tăng lên một khi Trung Quốc có thể dựa vào sự phụ thuộc về kinh tế của Việt Nam để buộc phải sử dụng đồng nhân dân tệ trong giao dịch thanh toán giữa hai nước. Dù Việt Nam có ký bao nhiêu hiệp định kinh tế thương mại đi nữa, nhưng nếu không có sự chuyển hướng chính trị mạnh mẽ, thì sự chi phối của kinh tế Trung Quốc sẽ vẫn tác động.Mỹ, Nhật Bản, Cộng đồng Âu Châu (EU) và các nước ký kết Hiệp định thương mại tư do (TPP và EVFTA) có muốn giúp Việt Nam thoát sự lệ thuộc kinh tế của Trung Quốc qua hàng loạt các quy định, thì trước hết ĐCSVN phải có quyết tâm „ thoát Trung“ đưa Việt Nam ra khỏi ảnh hưởng Trung Quốc…. - Nợ công nước chồng chất. Nợ công ,tính đến cuối năm 2014, tổng nợ công của Việt Nam, bao gồm nợ của chính phủ, nợ được chính phủ bảo lãnh và nợ của chính quyền địa phương ước tính là 2,35 triệu tỉ đồng (khoảng 110 tỉ đô la ). Riêng nợ nước ngoài là 65,46 tỷ USD tương đương 41,5% tổng sản lương nội địa (GDP) . Vào tháng 5/2016, chuyên gia kinh tế Tiến Sĩ Lê Ðăng Doanh cho rằng nếu tính đủ các khoản nợ từ cấp xã đến nợ xây dựng cơ bản của các bộ ngành, địa phương, nợ của doanh nghiệp nhà nước (DNNN) thì nợ công của Việt Nam có lẽ lên đến 110-120% GDP, khoảng trên 4,5 triệu tỷ đồng, tương đương khoảng 220 tỷ USD.Thậm chí có những đánh giá không chính thức cho rằng tỷ lệ nợ công của Việt Nam đang vào khoảng 150%/GDP, tức lên đến khoảng 300 tỷ USD, hoàn toàn có thể làm cho nền kinh tế Việt Nam bị phá sản trong ít năm tới. Tính đến 2015, Các doanh nghiệp nhà nước vay 1,6 triệu tỷ VNĐ, nhưng sử dụng vốn không hiệu quả, và có thể mất khả năng thanh toán. Nợ xấu trong các ngân hành tăng vì sự tổ chức yếu kém của các tổ chức tín dụng. Tình trạng thiếu cơ chế giám sát, quản lý không minh bạch đã dung dưỡng cho căn bệnh lãng phí, quan liêu, tham nhũng hoành hành, khiến nguồn vốn lớn bỏ ra không thu hồi được, làm gánh nặng nợ xấu tăng lên. Một đặc điểm của chính sách kinh tế Việt Nam là lấy doanh nghiệp nhà nước làm chủ đạo và chính sách khiếm hụt ngân sách để thúc đẩy tăng trưởng. Doanh nghiệp nhà nước được cấp tín dụng khá dễ dãi từ hệ thống các ngân hàng thương mại nên nhiều doanh nghiệp nhà nước vay mượn xả láng và sử dụng đồng vốn một cách vô trách nhiệm. Nợ xấu ở Việt Nam còn gắn chặt với kinh doanh bất động sản. Nhìn thấy lợi nhuận khổng lồ trong bất động sản, lợi dụng chính sách nới lỏng tiền tệ của Nhà nước,nhiều DNNN đã nhảy vào hoạt động kinh doanh bất động sản thay vì hoạt dđộng sản xuất… Theo số liệu của Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia, trong năm 2015 , nợ xầu khoảng 120.000 tỷ đồng. Tuy nhiên, con số này chưa tính đến 243.000 tỷ đồng nợ xấu đang “mắc kẹt” tại Công ty quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng (VAMC).Công ty VACM có chức năng mua lại nợ xấu hoặc tìm mọi cách mượn tiền (phát hành trái phiếu, vay nước ngoài..) để trả nợ . Có 2 tác nhân khiến cho nợ công của Việt Nam sẽ còn tiếp tục tăng nhanh trong những năm tới là doanh nghiệp nhà nước (DNNN )và đầu tư công. Đối với vốn vay cho DNNN lâu nay chúng ta không tính vào nợ công, nhưng đáng ra là phải tính. Đầu tư công cũng vậy, hệ thống quy hoạch, trách nhiệm quản lý quy hoạch, sự phân công, phân cấp quản lý cho các địa phương rất yếu kém,nên tạo ra những chuyện tranh nhau làm dự án, đua nhau làm trụ sở, đền đài, lăng tẩm… bất chấp Ngân sách nhà nước (NSNN) có còn tiền hay không. Vì thế nợ công của các địa phương được cộng dồn lại và đẩy lên Trung ương. Cuối cùng tất cả nợ đó đổ hết lên vai người dân, lên thế hệ tương lai. Từ năm 2014, những chủ nợ lớn nhất của Việt Nam là Ngân hàng thế giới (WB) và Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế (IMF) đã bắt đầu siết lại quy chế và các điều kiện cho vay tín dụng. Đan Mạch, Thụy Điển, Úc… cũng phải thẳng tay cắt giảm viện trợ hỗ trợ phát triển chính thức ( ODA) đối với chính phủ Việt Nam. Vào tháng 3/2016, Ngân Hàng Phát Triển Á Châu (ADB) tuyên bố chấm dứt cho vay ưu đãi.Trong suốt giai đoạn 1994- 2014, Việt Nam đã vay mượn đến 80 tỷ USD vốn ODA. Hiện thời, nợ công của Việt Nam đã lên khoảng 1,500 USD/ đầu người. Nhưng trên thực tế, con số này còn lớn hơn nhiều. Cả hiện tại và tương lai đều bế tắc với các khoản nợ nước ngoài đang đến hạn và sẽ đến hạn. Ngay trước mắt, chính quyền đang tìm đủ mọi cách để đè đầu dân chúng thu thuế nhằm bù đắp khó khăn ngân sách, nhưng ai cũng hiểu trong đó có phần để trả nợ nước ngoài. - Quốc nạn tham nhũng và tệ trạng lãng phí của công Tham nhũng trong xã hội như một hiện tượng xã hội bình thường, phát xuất từ những điều kiện nhân sinh, dĩ nhiên hiện diện mọi nơi, ngay cả tại những quốc gia tư bản, dân chủ hiến định, pháp trị và đa nguyên. Tuy nhiên, tại những quốc gia này, tệ nạn tham nhũng mang tính đột biến và lẻ tẻ. Hoàn toàn khác biệt với tham nhũng tại các quốc gia độc tài, độc đảng như Việt Nam, Trung Cộng và Bắc Triều Tiên mang tính hệ thống và là một quốc nạn. Tình hình tham nhũng ở Việt Nam là đặc biệt nghiêm trọng, với những biểu hiện vừa tinh vi, phức tạp, vừa trắng trợn, lộ liễu, xảy ra trên nhiều lĩnh vực, nhiều cấp, nhiều ngành, có những điểm giống và khác nhau so với tình hình tham nhũng ở các nước khác, nhưng đặc điểm nổi bật là tính phổ biến. Cựu Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu đã phát biểu: “Tham nhũng ở nước ta là do cả cơ chế lẫn con người”. Nạn tham nhũng bắt đầu xuấthiện từ giữa những năm 1980, khi đất nước bước vào thời kỳ Đổi mới.Nhưng nó nảy nở và bùng phát trong suốt thập niên 1990 và trở thành cao trào trong các thập niên kế tiếp. Thủ phạm của quốc nạn tham nhũng là những đảng viên gạo cội của Đảng từ cấp cơ sở cho đến cấp Trung ương, chứ không phải là những người dân. Song gánh chịu quốc nạn tham nhũng này lại là toàn bộ 92 triệu người dân Việt Nam, là những người gò lưng đóng thuế cho ngân sách nhà nước để cho tham quan trong Đảng chia nhau xà xẻo!. Chính chế độ độc đảng toàn trị là mụ đỡ để các „nhóm lợi ích“ ra đời thả cửa tham nhũng và lộng quyền.Các tập đoàn, đại công ty trong hệ thống kinh tế nhà nước là ổ nuôi bọn quan tham .Chế độ độc đảng đã dung túng các nhóm trục lợi suốt 30 năm dưới bình phong „đổi mới“ và nay các nhóm này thâu tóm được cả quyền và tiền và đang tập hợp nhau thao túng và lũng đoạn cả bộ máy Đảng và Nhà nước. Lợi ích nhóm cấu kết thành băng đảng là nguy cơ lớn đáng lo hơn bất kỳ sự đe dọa nào.Trầm trọng nhất là hoạt động rửa tiền, câu kết lũng đoạn thị trường tiền tệ. Chính sách sử dụng cán bộ méo mó, phát triển nạn chạy chức, chạy quyền, “buôn quan”, “buôn vua”, sắp xếp cán bộ trên cơ sở “quan hệ, tiền tệ, hậu duệ” chứ không sử dụng người có tài đức. Vào thời điểm kết thúc chính phủ tham nhũng Nguyễn Tấn Dũng và cũng chấm dứt vai trò bộ trưởng công thương của ông Vũ Huy Hoàng, trên mặt báo chí nhà nước bất chợt rộ lên một chiến dịch lên án “những dự án nghìn tỷ đắp chiếu gây lãng phí, lãi mẹ đẻ lãi con, ngân sách thất thoát… thiệt hại lớn hơn cả tham nhũng”. Những dẫn chứng điển hình về nạn lãng phí là nhà máy xơ sợi 7, 000 tỷ đồng ở Hải Phòng “đắp chiếu” và dự án nhà máy lên đến 8,104 tỷ đồng đang phơi mưa nắng của Công ty cổ phần Gang thép Thái Nguyên (TISCO).Con số 7,000 – 8,000 tỷ đồng bốc hơi trên có thể xây được hàng chục trường trung học khang trang hoặc hàng trăm trạm xá, cùng vô số nhà tình thương. Trước đây, tham nhũng tại Việt Nam chủ yếu xảy ra trong các lĩnh vực kinh tế, nhưng ngày nay đã lan sang các lĩnh vực vốn được coi trọng về đạo lý như giáo dục, y tế, thực hiện chính sách xã hội, nhân đạo, từ thiện, phòng, chống dịch bệnh. Có thể chia tham nhũng thành 2 loại: tham nhũng lớn và tham nhũng vặt: Tham nhũng lớn: xảy ra chủ yếu liên quan đến dự án thu mua lớn và phổ biến trong các dự án xây dựng công cộng và tư nhân, bệnh viện; trong các hợp đồng vũ khí và quốc phòng, trong công nghệ vũ khí mới. Tham nhũng vặt: còn được gọi là tham nhũng hành chính , tham nhũng quan liêu, là loại tham nhũng diễn ra thường ngày, khi các nhân viên công chức tiếp xúc với quần chúng trực tiếp. Những vụ tham nhũng vặt còn hay xảy ra khi người dân và các công ty tìm cách né tránh nghĩa vụ và các khoản thuế và khi các viên chức lạm dụng quy định theo ý của họ bằng cách cố gắng bòn rút tiền từ các công dân và các công ty. Quốc nạn tham nhũng và lãng phí tài sản quốc gia hiện nay là vấn đề nhức nhối của Xã hội , làm cạn kiệt tài sản đất nước. - Bất công xã hội và nạn thất nghiệp gia tăng Tỷ lệ thất nghiệp mỗi lúc gia tăng vì các doanh nghiệp giải thể và tạm ngưng hoạt động.Gần 68.000 doanh nghiệp phải ngưng hoạt động trong năm 2014 và hơn 80.000 doanh nghiệp giải thể trong năm 2015 Bốn tháng đầu năm 2016 có hơn 29.000 doanh nghiệp đóng cửa . . 117.300 người có trình độ cao đẳng chuyên nghiệp không có việc làm. Sinh viên tốt nghiệp đại học ( cử nhân,thạc sĩ) không tìm được việc lên đến 225.500 người. Số người thiếu việc làm và việc làm không ổn định còn nhiều, nhất là ở khu vực nông thôn. Tỷ lệ lao động khu vực phi chính thức còn cao (khoảng 56%). Vai trò quả đấm thép của doanh nghiệp nhà nước (DNNN) thì tệ hơn, dù nắm sở hữu rất lớn về tài sản vẫn không tạo ra nhiều công ăn việc làm. DNNN tạo ra 1,7 triệu việc làm, bằng 14,4% tổng số việc làm trong khu vực doanh nghiệp và bằng 3,2% tổng số lao động trong nền kinh tế. Gần 60% việc làm là từ khu vực tư nhân và 26% là từ khu vực đầu tư nước ngoài (FDI). Việt Nam dân số 90 triệu nhưng có đến 11 triệu người hưởng lương do ngân sách nhà nước đài thọ. Con số này bao gồm cán bộ, công chức, người ăn lương hưu, hưởng trợ cấp từ ngân sách nhà nước, kể cả các hội đoàn „đảng nô“ như Mặt trận tổ quốc, Công đoàn…. Việt Nam có trên 2,2 triệu công chức . Theo khái niệm của Luật cán bộ, họ là các đối tượng thuộc cơ quan Nhà nước, tổ chức chính trị (đảng CS) hay xã hội làm việc trên khắp 63 tỉnh thành Việt Nam. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã có lần nhận xét: “có tới 30% số công chức không có cũng được, bởi họ làm việc theo kiểu sáng cắp ô đi, tối cắp ô về không mang lại bất cứ thứ hiệu quả công việc nào”, đã ít nhiều cho thấy thực trạng cồng kềnh và trì trệ của giới công chức Việt Nam. Nếu đối chiếu con số này với một phân tích khác của nguyên Bộ trưởng Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Vũ Đức Đam rằng: “cứ hình dung nếu ngân sách thu 100 đồng…có 65% chi cho thường xuyên, trong số này khoảng một nửa là chi lương cho công chức, viên chức”, thì mới thấy một lượng ngân sách nhà nước đã bị lãng phí ra sao. Sự phân hóa giàu nghèo hiện nay ở Việt Nam có xu hướng phân thành hai cực rõ rệt..Đã có những hiện tượng báo chí đã nêu lên rằng một số quan chức có thu nhập quá cao với rất nhiều nhà đất và vợ con tiêu xài một cách xa hoa, lãng phí, trong khi một số người dân, nhất là trẻ em ở những vùng sâu và hẻo lánh hiện nay thiếu cả quần áo để mặc..Chính sách về an sinh xã hội, giảm nghèo còn chồng chéo, hiệu quả thấp; số hộ nghèo ổ các huyện vẩn còn trên 30%; đời sống của một bộ phận nhân dân còn nhiều khó khăn, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số. Về măt văn hóa, đạo đức xuống cấp, lối sống gây bức xúc; tệ nạn xã hội gia tăng. - Hoạt động dân chủ và yêu nước ngày càng phát triển Trong những năm qua, các hoạt động đối kháng chính trị của dân chúng trong nước với sự hỗ trợ của các tổ chức người Việt hải ngoại và quốc tế ngày càng phát triển mạnh mẽ.Các cuộc đấu tranh đăt trọng tâm vào việc đòi Đảng và Nhà nước phải tôn trọng và thực thi các quyền tư do và dân chủ cơ bản đã được ghi trong các văn kiện Liên Hiệp Quốc và cả Hiến Pháp của CHCHCNVN, cũng như lưu tâm dư luận về hiễm họa xâm lược của Trung Cộng. Các chiến dịch phản kháng diển ra rất có tổ chức .Các cuộc biểu tình của dân oan đòi lại nhà, đất đã bị đảng và nhà nước cướp đoạt xảy ra khắp nơi.Hành đông ngang ngược của Trung Cộng tại Biển Đông và thái độ nhu nhược của giới lãnh đạo Đảng và Nhà nước trước các hoạt động quân sự của Trung Cộng ở các quần đảo Hoàng Sa va Trường Sa đã gây phẫn nộ trong mọi thành phần xã hội khiến hàng ngàn người bất chấp đàn áp và băt bớ đã xuống đường phản đối. Việc vô trách nhiệm về môi trường biển miền Trung, thảm họa cá chết và công khai đàn áp người dân biểu tình vì môi sinh càng làm cho người dân căm hờn. Ngày nay, cùng với mạng xã hội, hệ thống báo chí , thông tin Internet người dân ngày càng hiểu rõ bản chất của Đảng và chế độ độc đảng, đã mạnh dạn thành lập các hội đoàn công dân. Các hoat động thể hiện lòng yêu nước và tự do đã được liên kết rộng lớn.Một xã hội dân sự đã thành hình đang trên đường phát triển thành diễn đàn dân chủ dân thân cho nhân quyền, dân quyền và công bằng xã hội. - Hiện trạng của đảng cộng sản Việt nam Đảng cộng sản Việt nam hiện nay đang lâm vào một thế khủng hoảng nghiêm trọng. Đảng không mạnh như chúng ta tưởng, họ tồn tại là nhờ vào các công cụ trấn áp nhân dân như công an, quân đội .Đảng đã mất chính danh lãnh đạo, mất khả năng giải quyết những vấn nạn kinh tế,xã hội và không còn được dân tín nhiệm. Ngay trong nội bộ của cấp lãnh đạo, của những người gọi là cầm cân nảy mực cũng cấu xé giành giật nhau. Nội bộ phân hóa sâu sắc Việc trong nội bộ ban lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt nam có sự chia rẽ sâu sắc là điều không thể chối bỏ. Đó là mâu thuẫn giữa phe bảo thủ , phe cải cách và phe trục lợi . Đây không chỉ là sự mâu thuẫn về quyền lợi giữa các cá nhân lãnh đạo đảng CSVN, mà còn là mâu thuẫn về chủ trương, chính sách và đường lối giữa các thế lực chính trị.Phe bảo thủ kiên trì bảo vệ Đảng với chính sách đối ngoại thân Trung cộng và theo đuổi kinh tế thi trưởng XHCN ,lấy kinh tế quốc doanh làm chủ đạo.Phe cải cách thiên về Tây phương và chủ trương kinh tê thi trường ,khuyến khích tư doanh .Còn phe thứ ba gọi là phe lợi ich hay phe trục lợi, hướng đến bất kỳ cái gì mang lại cho họ nhiều lợi ích nhất nên các thành viên hiên diện ổ cả hai phe bảo thủ và cải cách. Mức độ xung đột và phân hóa trong Bộ chính trị và Trung ương đảng đang gia tăng từ các Hội nghị trung ương (HNTU) này sang HNTU khác. Tranh giành quyền-tiền bất chính đã làm cho ngay cả nội bộ mỗi phe cũng không tin nhau. Không “đấu đá” trực tiếp với nhau được, các phe phái trong đảng CSVN dùng mạng ảo để bôi bẩn đối thủ trước ngày bầu bán nhóm chóp bu của Đảng trong Đại hội lần thứ 12.Trước dư luận trong và ngoài nước kết quả Đại hội đảng được ghi nhận chỉ là sự biểu thị chia rẽ, thối nát và bất lực của lớp lãnh đạo đảng và nhà nước. Đảng bị thao túng thành nhóm trị và gia đình trị Thời gian qua dư luận xã hội nhiều phen xôn xao về chuyện „thái tử đảng“ , thuật ngữ để chỉ cán bộ trẻ là con, em, người thân của các vị lãnh đạo hoặc nguyên lãnh đạo ” được nâng đỡ, bồi dưỡng và thăng chức nhanh đến chóng mặt vào bộ máy lãnh đạo các cơ quan công quyền hoặc những doanh nghiệp “khủng”, “béo bở”, “ngon ăn”. Không ít người mỉa mai một cách chua chát: “Con ông cháu cha”, “Con quan thì lại làm quan”, “Một người làm quan, cả họ được nhờ“ Như Nguyễn Thanh Nghị, con trai của Nguyễn Tấn Dũng, trở thành Bí thư trẻ tuổi nhất nước (39t) tại tỉnh Kiên giang, nơi phất cờ của ông Dũng trước đây. Người con trai khác của ông Dũng, Nguyễn Minh Triết mới 25t cũng vừa nhẩy vào Ban chấp hành tỉnh Bình định. Nguyễn Xuân Anh mới 39 tuổi, con trai của cựu Ủy viên Bộ chính trị kiêm Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra trung ương Nguyễn Văn Chi, cũng vừa nắm Bí thư tỉnh ủy Đà Nẵng. Cũng tại đây Nguyễn Bá Cảnh mới 32, con của cố Trưởng ban nội chính trung ương Nguyễn Bá Thanh, đã được bầu vào Ban chấp hành Đà Nẵng. Danh sách các con cái của nhiều Ủy viên Bộ chính trị, Ủy viên trung ương đảng trên chỉ là một phần rất nhỏ bị lộ ra, như phần nổi của tảng băng. Nhiều cán bộ cao cấp về hưu cũng lại báo động về tệ trạng các quan lớn lợi dụng quyền lực để tham nhũng và gia đình trị theo khẩu lệnh “nhất hậu duệ, nhì tiền tệ, ba quan hệ”. Chủ nghĩa giành độc quyền cho cá nhân và gia đình trị đã bộc phát trong Đảng. Bước phát triển này cho thấy chiều hướng thoái trào từ đảng trị sang nhóm trị và nay đang chuyển thành gia đình trị và độc tài cá nhân. Nhân dân và đảng viên mất niềm tin vào Đảng Tình trạng suy thoái về chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống trong một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên và tình trạng tham nhũng, lãng phí, quan liêu, những tiêu cực và tệ nạn xã hội tiếp tục diễn biến trầm trọng, cùng với sự phân hóa giàu nghèo và sự yếu kém trong quản lý, điều hành của nhiều cấp, nhiều ngành đã làm nhân dân không còn tin vào Đảng và Nhà nước nữa. Trong đảng CSVN, số các đảng viên phản đối Đảng tiếm quyền làm chủ của dân đang phát triển nhanh chóng.Họ nhận xét rằng việc độc đảng lãnh đạo toàn thể đất nước là vô lý và mang tai hại cho dân tộc .Có nhiều đảng viên bộc lộ sự bất mãn về đường lối lệ thuộc Trung Cộng và hoài nghi về chủ trương kiên trì xây dựng một chủ nghĩa xã hôi,không biết bao giờ mới „hoàn thiện“.Ngày càng có nhiều đảng viên trải lại thẻ đảng và gia nhập hàng ngũ những người đấu tranh cho dân chủ hóa đất nước. Kết luận Sự tồi tệ của đất nước ngày nay và nguy cơ mất độc lập –chủ quyền bắt nguồn từ sự áp đặt chủ nghĩa Mác-Lênin và chế độ độc đảng. Nên từ bỏ ý hệ cộng sản và chuyển hóa độc tài qua dân chủ là một yêu cầu cấp bách. Chỉ có dân chủ hóa đất nước mới là thoát lộ cho đất nước ra khỏi thảm trạng tụt hậu và lệ thuộc Trung Cộng Chế độ độc đảng cộng sản đã bị giải thể ở nhiều quốc gia trên thế giới, sớm muộn cũng phải thay đổi toàn diện ở Việt Nam, mọi sự níu kéo chỉ là tạm thời. Việt Nam đang đứng trước bước ngoặt của cải cách đế phát triển.Thời cơ và thuận lợi rất lớn. © Vũ Ngọc Yên © Đàn Chim Việt
  9. Thêm chú thíchCác fanpage của các báo tại Việt Nam sẽ bị kiểm soát Cục Báo chí tại Việt Nam yêu cầu tăng cường quản lý nội dung fanpage Facebook của các tòa soạn. Công văn 779/CBC-TTPC do Cục trưởng Cục Báo chí Lưu Đình Phúc ký nói các báo “chưa có cơ chế kiểm duyệt chặt chẽ các ý kiến bình luận”. Văn bản này nói “rà soát toàn bộ hoạt động cung cấp nội dung thông tin trên fanpage chính thức, tránh bị đối tượng xấu lợi dụng” "Để đảm bảo hoạt động cung cấp nội dung thông tin trên các trang fanpage của cơ quan báo chí tuân thủ theo đúng quy định của pháp luật hiện hành, Cục Báo chí yêu cầu các cơ quan báo chí chủ động rà soát toàn bộ hoạt động cung cấp nội dung thông tin trên fanpage chính thức, tránh bị đối tượng xấu lợi dụng," Văn bản này được trang web chính thức của Bộ Thông tin - Truyền thông của Việt Nam dẫn lại. “Dự kiến trong thời gian tới đây, các cơ quan chức năng của Bộ Thông tin – Truyền thông sẽ tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý nghiêm đối với những trường hợp cung cấp nội dung vi phạm trên môi trường mạng,” tờ VietnamNet tường thuật. Nhiều tờ báo tại Việt Nam coi Facebook là một trong những kênh tương tác quan trọng với độc giả. Hôm 7/6, fanpage chính thức của báo Thanh Niên, một trong những tờ báo lớn tại Việt Nam bất ngờ đóng cửa. Khi ấy, fanpage này có hơn 1,1 triệu lượt người thích. 'Không chấp nhận phản biện' Trả lời BBC Tiếng Việt từ Thành phố Hồ Chí Minh, luật sư Phạm Công Út nhận định: “Hình thức mở trang fanpage bằng trang mạng Facebook ở VN có hấp dẫn người ta vào đọc và bình luận hay không thì theo tôi, có thể dựa vào các tiêu chí là trang đó phải hay, đáng tin cậy, được nhiều người ưa thích và đặc biệt tôn trọng ý kiến bình luận của các thành viên tham gia trang Fanpage đó, nhất là những ý kiến khác biệt với chủ đề mà trang đó đưa ra trong một status [nội dung đăng tải]”. “Càng nhiều tranh luận thì bài viết nào đó của một trang fanpage sẽ hấp dẫn dẫn hơn, đa chiều hơn, có thể làm sáng tỏ nhiều góc nhìn về một sự kiện hơn,” Vị luật sư từ Đoàn Luật sư Thành phố Hồ Chí Minh nói. “Công văn số 779 chỉ điều chỉnh đối với chủ thể là các trang fanpage của các trang báo mạng chứ không điều chỉnh những người sử dụng tài khoản Facebook." Luật sư Phạm Công Út nói việc kiểm soát fanpage có thể 'giết chết sự hấp dẫn' của các phản biện trên mạng "Do đó, nếu một trang fanpage nào đó tự ý xóa bỏ bình luận hoặc ngăn nhận các thành viên có quan điểm khác biệt thì có thể trang fanpage đó chỉ còn lại những thành viên “ngoan ngoãn”, không chấp nhận phản biện, dẫn đến sự quyến rũ, hấp dẫn bị mất đi và không lâu sau sẽ trở thành một trang chết, vì chẳng mấy ai viếng thăm.” “Những người thích phản biện, thích nói ngược hay thích thể hiện mình thì sẽ tìm đến những trang fanpage nào đó thoáng hơn, tôn trọng ý kiến của các thành viên hơn để tham gia mà không phải là trang fanpage của báo mạng trong nước. Và như thế thì quyền tự do ngôn luận và tương tác của người ta vẫn không vì thế mà mất đi mà nó chỉ chuyển từ nơi này sang nơi khác mà thôi. 'Giết chết sự hấp dẫn' Luật sư Út lấy ví dụ từ một câu chuyện: “Để băng qua một con đường, người đi bộ nơi đó thường bị tai nạn giao thông, chính quyền không quản lý xuể đành phải trồng thảm cỏ phân cách và để bảng “Cấm đi lên cỏ”. Vì nhu cầu qua đường, người ta vẫn phải bước lên thảm cỏ thành một con đường mòn để băng qua đường.Tai nạn giao thông vẫn xảy ra nên chính quyền phải làm một con lươn bằng bê tông ngăn cách có chiều cao và để bảng cấm người đi bộ băng qua đường. Nhưng vì nhu cầu qua đường, người ta vẫn phải mạo hiểm trèo qua con lươn bằng bê tông để băng qua đường. Tai nạn giao thông vẫn xảy ra nên cuối cùng chính quyền phải làm một cầu bộ hành cho người đi bộ băng qua đường. Lúc ấy thì không còn tai nạn nữa" "Quyền tự do ngôn luận cũng là một nhu cầu không thể cấm đoán được như vậy. Nhà nước cũng phải tạo diễn đàn cho người dân biểu lộ suy nghĩ của mình, nếu cấm thì họ vẫn sẽ tìm cách… vượt tường lửa bằng cách vào các fanpage từ hải ngoại để thỏa mãn nhu cầu “ăn nói” của mình mà thôi.” Người đọc báo tương tác trên mạng xã hội với các báo Khi được hỏi liệu đưa ra một công văn như vậy, mà các báo phải xử lý đến hàng triệu tương tác mỗi ngày thì sự quản lý có thực hiện được không, luật sư Công Út nói: “Tất nhiên đó là điều không thể quản lý hết, nhưng chỉ khi nào gặp sự cố như vô tình hoặc cố ý “tạo điểm nóng dư luận” thì lúc ấy fanpage ấy có thể sẽ bị thanh tra, kiểm tra, đình bản, rút thẻ nhà báo, cách chức nếu là ban biên tập của tờ báo đó… Mà chuyện này gần đây đã xảy ra với vài nhà báo trong nước rồi”. Nhận định về việc áp dụng công văn này, luật sư Út cho biết: “Công văn này không phải là một văn bản quy phạm pháp luật, nhưng mang tính mệnh lệnh và phục tùng của cơ quan chuyên ngành mà các tờ báo trong nước phải chịu sự quản lý và phải chịu các chế tài bằng các hình phạt tiền, phạt đình bản… áp dụng cho các “quan báo” nên tôi nghĩ là cũng sẽ phải khả thi thôi." "Nhưng công văn này sẽ góp phần giết chết sự hấp dẫn của các tờ báo trong nước, nhất là đối với lượng độc giả không nhỏ có sử dụng trang mạng Facebook,” Luật sư Công Út nhận định. (BBC)
  10. Sau nhiều chục ngày chối bay chối biến, diễn trò bịp bợm mị dân, đổ thừa cho các nguyên nhân trời ơi đất hỡi và lẻo lự, vỗ yên lòng dân với các thông tin, phát ngôn dối trá của các lãnh đạo đảng, nhà nước như: “...Thủy, hải sản sinh trưởng bình thường... Biển đã sạch, đã an toàn...Các mẫu xét nghiệm nguồn nước xả thải của Formosa đều đạt tiêu chuẩn cho phép của bộ tài nguyên và môi trường Việt Nam... Chưa có bằng chứng nào cho thấy Formosa xả thải có liên hệ đến tình trạng cá chết hàng loạt...” Kèm cặp với các trò diễn phát ngôn linh tinh là hình ảnh các quan lãnh đạo thừa hành tắm biển, ăn hải sản mang bộ mặt như đưa đám trên các phương tiện truyền thông nói, nghe, nhìn... Cuối cùng thì “đảng ta” phải chịu phép, phải công bố nguyên nhân và thủ phạm gây ra thảm họa môi trường giết cá, giết sinh vật biển của 4 tỉnh miền Trung tác động lên đời sống của người dân cả nước. Điều khá buồn cười là mặc dù đảng, nhà nước tập trung mọi nguồn lực chính trị vào cuộc và vận động chuyên gia Hoa Kỳ, Đức, Nhật, Do Thái hỗ trợ tìm nguyên nhân lẫn thủ phạm đầu độc biển, giết biển. Thế mà suốt ba tháng điều tra cá chết cho đến lúc đăng đàn công bố nước xả thải trong quá trình chạy thử nghiệm của nhà máy thép Formosa - là tác nhân, là thủ phạm gây ra thảm họa cá chết trắng bờ nhưng vẫn không thấy tài liệu, hồ sơ nghiên cứu, phản biện, bản kết luận điều tra khoa học, bài bản với số liệu chuyên nghiệp nằm ở đâu? Họp báo hoành tráng công bố nguyên nhân, thủ phạm gây thảm họa môi trường, có truyền thống quốc tế tham dự đưa tin nhưng các đại diện chính phủ CSVN không thể hiện tính chuyên nghiệp trí tuệ, chỉ thấy báo cáo miệng với thứ ngôn ngữ lưu manh vu khống, chụp mũ hằn học, cay cú nhắm vào các thế lực thù địch tưởng tượng của ông Trương Minh Tuấn, bộ trưởng bộ thông tin truyền thông kiêm phó trưởng ban tuyên giáo trung ương có đoạn đáng xấu hổ như sau: “...Thời gian vừa qua, dư luận trên các mạng xã hội đã có nhiều ý kiến phản ứng về việc chậm trễ công bố nguyên nhân cá chết... Tuy nhiên, sự phản ứng thái quá và suy diễn không dựa trên kết quả điều tra đã làm nhiễu loạn thông tin, gây bất lợi đến quá trình điều tra... ...Nhân đây tôi cũng nói thẳng rằng, có một số thế lực chống phá chế độ đã lợi dụng tình trạng cá chết để công kích sự lãnh đạo của đảng và sự quản lý của nhà nước, thậm chí kích động để gây mất trật tự công cộng, gây bất an trong nhân dân... ...Quan điểm của chúng tôi là tôn trọng sự bức xúc của người dân, nhưng không thể chấp nhận việc lợi dụng sự bức xúc đó để kích động chống phá đảng, chống phá nhà nước... ...Đảng và nhà nước không hề có chủ trương che giấu thông tin...” Với các phát ngôn láo lếu của các ông bộ trưởng Trương Minh Tuấn, Trần Hồng Hà, Mai Tiến Dũng không đúng sự thật về nguyên nhân môi trường biển bị nhiễm độc và cố tình lươn lẹo bao che, chạy tội cho thủ phạm gây thảm họa cá chết. Phát ngôn như thế, không phải là che giấu tội phạm, bưng bít thông tin thì là gì hả các ông lãnh đạo đảng, nhà nước “ta”! Thật ra việc công bố thông tin về nguyên nhân và thủ phạm gây ra thảm họa cá chết mang tính hủy diệt, không phải phát xuất từ việc chính phủ có thiện chí minh bạch thông tin, giải tỏa bất an, bức xúc dồn nén trong lòng người dân mà nó đến từ yếu tố bên ngoài tác động vào. Việc CSVN công bố nguyên nhân cá chết bắt nguồn từ phóng sự cá chết trắng bờ biển miền Trung được phát sóng trên kênh truyền hình PTS gây sự chú ý của nhân dân Đài Loan. Phóng sự cá chết của đài truyền hình PTS tác động lên những nhà hoạt động môi trường, thu hút sự quan tâm của các vị dân cử vào cuộc buộc tập đoàn Formosa minh bạch thông tin và họ chủ động tiến hành thu thập thông tin, bằng chứng, điều tra làm rõ về nguyên nhân cá chết có liên quan đến đại công ty Formosa hay không có liên quan đến Formosa? Không kể thời gian vận động thu thập thông tin, chứng cứ chỉ tính thời gian đưa vụ việc Formosa vào nghị trường Đài Loan. Thật khá bất ngờ là sau một thời gian ngắn kỷ lục, chỉ có hai ngày, kể từ lúc những nhà hoạt động môi trường và các đại biểu dân cử tổ chức họp báo đưa vào chương trình nghị sự của quốc hội Đài Loan vào ngày 16/06 thì ngày 18/06 đại diện tập đoàn Formosa chủ động thú tội gây ra thảm họa môi trường làm cá chết trắng bờ biển miền Trung? Thời gian đại diện tập đoàn Formosa chủ động nhận tội gây thảm họa cá chết cũng là lúc lãnh đạo CSVN ỡm ờ thông báo đã có kết luận điều tra nguyên nhân cá chết nhưng lãnh đạo CSVN viện dẫn những lý do rất con nít. Thực chất là chờ “chỉ đạo” từ đâu đó trước khi công bố nguyên nhân cá chết! Có lẽ lãnh đạo CSVN cù cưa, cù nhầy chậm tuyên bố nguyên nhân, thủ phạm gây ra thảm họa môi trường là do chưa nhận được chỉ đạo từ trung ương Bắc Kinh? Cụ thể là lãnh đạo đảng, nhà nước CSVN phải đợi Dương Khiết Trì sang đưa ra kịch bản cho lãnh đạo chính phủ Việt Nam với lãnh đạo của Formosa Hà Tĩnh hợp đồng diễn trò và không khó để thấy hợp đồng diễn trò công bố nguyên nhân cá chết trong văn ngôn sặc mùi tuyên giáo có thu hình được Trần Nguyên Thành chủ tịch Hội Đồng Quản Trị của Formosa Hà Tĩnh ê a đọc có thu hình phát tán trên các phương tiện truyền thông nói, nghe, nhìn của lề đảng như sau: “Kính thưa lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ và Nhân dân Việt Nam. Tôi là Trần Nguyên Thành, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty TNHH Gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh. Hôm nay, tôi cùng với Ban Lãnh đạo Công ty xin thay mặt cho hơn 6.300 cán bộ và nhân viên Công ty xin phát biểu về sự cố môi trường tại bốn tỉnh miền Trung vừa qua như sau: Kính thưa quý vị, Công ty chúng tôi đến Việt Nam với mong muốn đầu tư và phát triển bền vững, lâu dài để đóng góp tích cực cho sự phát triển kinh tế tỉnh Hà Tĩnh nói riêng và Việt Nam nói chung. Tuy nhiên, trong quá trình vận hành thử của Công ty chúng tôi và qua kết quả kiểm tra, nghiên cứu, đánh giá của Đoàn kiểm tra liên ngành do Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, của các nhà khoa học Việt Nam và Quốc tế cho thấy những sự cố đã xảy ra trong nhà máy của chúng tôi là nguyên nhân gây ra sự cố môi trường làm hải sản chết hàng loạt tại bốn tỉnh miền Trung của Việt Nam, gồm: Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế trong thời gian vừa qua (Giai đoạn vận hành thử do các nhà thầu phụ được Công ty chúng tôi tuyển chọn và ký hợp đồng thực hiện)... ...Công ty chúng tôi xin lỗi Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ và Ngài Thủ tướng Chính phủ Việt Nam vì đã gây ra sự cố môi trường trong thời gian vừa qua, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống, sản xuất, việc làm của người dân và môi trường biển bốn tỉnh miền Trung Việt Nam. Chúng tôi xin cam kết thực hiện bồi thường thiệt hại về kinh tế cho người dân, hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp, bồi thường xử lý ô nhiễm, phục hồi môi trường biển tại bốn tỉnh miền Trung Việt Nam. Chúng tôi cam kết khắc phục triệt để các tồn tại, hạn chế của hệ thống xử lý chất thải, hoàn thiện công nghệ của nhà máy theo yêu cầu của các Bộ, ngành Việt Nam và Ủy ban Nhân dân tỉnh Hà Tĩnh. Công ty chúng tôi sẽ phối hợp với các Bộ, ngành của Việt Nam và các tỉnh miền Trung xây dựng các giải pháp đồng bộ để kiểm soát môi trường biển miền Trung, đảm bảo phòng, chống các sự cố môi trường tương tự như đã xảy ra và tạo niềm tin với người dân Việt Nam và bạn bè quốc tế. Chúng tôi xin cam kết thực hiện đúng và đầy đủ các cam kết với Chính phủ Việt Nam liên quan đến vụ việc này và cam kết không tái diễn các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường và tài nguyên nước của Việt Nam. Chúng tôi mong rằng bằng sự chân thành từ trái tim, sự nỗ lực tối đa trong việc giải quyết sự cố này, chúng tôi sẽ nhận được sự cảm thông của Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam. Chúng tôi vô cùng biết ơn Chính phủ đã có chỉ đạo tìm ra nguyên nhân sự cố môi trường tại bốn tỉnh miền Trung vừa qua. Chúng tôi tha thiết mong muốn người dân Việt Nam rộng lượng và tha thứ cho chúng tôi. Chúng tôi mong muốn sẽ tiếp tục nhận được sự chỉ đạo, giúp đỡ của Đảng, Nhà nước, Chính phủ và Ngài Thủ tướng Chính phủ Việt Nam; Sự hợp tác tích cực từ người dân Việt Nam trong việc hỗ trợ, tạo điều kiện cho chúng tôi khắc phục các sự cố đã xảy ra, giúp cho Công ty phát triển bền vững và lâu dài, hướng tới một tương lai tốt đẹp trên tinh thần hiểu biết, thông cảm và vì lợi ích của các bên. Công ty chúng tôi sẽ đóng góp tích cực vào sự nghiệp phát triển bền vững về kinh tế, xã hội và bảo vệ môi trường của Việt Nam nói chung và bốn tỉnh miền Trung của Việt Nam nói riêng. Xin trân trọng cảm ơn!” Những người Việt Nam trải nghiệm cộng sản không ai lấy làm lạ khi xem video clíp thấy ông Trần Nguyên Thành, chủ tịch Hội Đồng Quản Trị Formosa Hà Tĩnh đọc lời xin lỗi Đảng, Nhà nước, Quốc hội và Chính phủ Việt Nam. Vai diễn Trần Nguyên Thành “thành khẩn cúi đầu nhận tội” giống y chang kịch bản đọc lời thú tội mẩu do công an mớm ý lẫn viết sẵn được trình chiếu trên các kênh truyền hình trong các vụ án bỏ túi của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Dù vậy, trong lời đọc nhận tội, nhận trách nhiệm sai phạm, xin lỗi sặc mùi tuyên giáo do an ninh điều tra làm đạo diễn, ông Trần Nguyên Thành cũng đã khéo léo, khôn ngoan chỉ ra thủ phạm chính trong sự cố cá chết như sau: “...Những sự cố đã xảy ra trong nhà máy của chúng tôi là nguyên nhân gây ra sự cố môi trường làm hải sản chết hàng loạt tại bốn tỉnh miền Trung của Việt Nam, gồm: Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế trong thời gian vừa qua... do các nhà thầu phụ được Công ty chúng tôi tuyển chọn và ký hợp đồng thực hiện...” Ông Trần Nguyên Thành đã chỉ ra thủ phạm đầu độc biển là các nhà thầu phụ và mọi người đều biết nhà thầu phụ trong khu liên hợp Formosa không ai khác chính là Trung Quốc. Yếu tố Trung Quốc đầu độc biển đã lộ rõ ý đố “bàn giao” Biển Đông và được củng cố ở một đoạn khác trong lời đọc thú tội, xin lỗi của ông Trần Nguyên Thành chủ tịch Hội Đồng Quản Trị Formosa Hà Tĩnh phát tán trên hệ thống loa đài lề đảng như sau: “...Chúng tôi xin cam kết thực hiện bồi thường thiệt hại về kinh tế cho người dân, hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp, bồi thường xử lý ô nhiễm, phục hồi môi trường biển tại bốn tỉnh miền Trung Việt Nam...” Đại diện Formosa thành khẩn cúi đầu nhận tội? Thố lộ ý đồ cho ngư dân chuyển đổi nghề nghiệp cũng có nghĩa rằng CSVN thực hiện thỏa thuận bàn giao biển cho Dương Khiết Trì, Ủy viên quốc vụ viện, Chủ tịch ủy ban chỉ đạo hợp tác song phương Việt - Trung trong chuyến đi đến Việt Nam ban “huấn thị” trước khi đám “hát xẩm” Việt Nam công bố nguyên nhân và thủ phạm đầu độc biển triệt nguồn sống ngư dân miền Trung nói riêng, diệt chủng dân tộc Việt Nam nói chung trong âm mưu thôn tính Việt Nam. Sự thật thì thảm họa môi trường do yếu tố Trung Quốc nằm trong khu liên hợp Formosa tiến hành thực hiện chỉ là vỏ bọc của gói âm mưu thâm độc của bá quyền Đại Hán. Vỏ bọc đầu độc biển là nhằm cưỡng chế ngư dân bỏ biển “giải phóng mặt biển” để cộng đảng Việt bàn giao cho cộng đảng Tàu thiết lập bản đồ hình lưỡi bò và vùng nhận dạng hàng không (ADIZ) trên Biển Đông. Và dưới vỏ bọc áp đặt chủ quyền trên biển, trên không ở Biển Đông, bất chấp luật pháp quốc tế của Tàu cộng là bước chuẩn bị cho kế hoạch sáp nhập Việt Nam thành một tỉnh tự trị như Tây Tạng, Tân Cương, Quảng Đông theo lời khẩn cầu của Linh - Mười - Đồng trong hội nghị Thành Đô năm 1990. Lãnh đạo cộng đảng Tàu hơn ai hết, biết việc sáp nhập Việt Nam là nhiệm vụ bất khả thi nếu không chia cắt Việt Nam, không thay đổi được hiện trạng cư dân lương lẫn giáo, cộng sản lẫn không cộng sản sinh sống trên dải đất Thanh - Nghệ - Tĩnh - Bình - Trị - Thiên vốn gai góc gan dạ, có truyền thống yêu nước, có tinh thần đoàn kết cao độ, tốt đạo đẹp đời. Do đó đầu độc biển để chia cắt Bắc – Nam, để triệt nguồn sống, hủy diệt tinh thần lẫn thể chất trong nghèo đói bệnh tật của cư dân miền Trung, là lực lượng có khả năng ngăn chận làm thất bại âm mưu sáp nhập Việt Nam vào Tàu của hai đảng cộng sản Việt – Trung. Nói thế không có nghĩa là ngồi trông chờ những gia đình cộng sản phản tỉnh giàu truyền thống yêu nước hay khoán trắng những người công giáo đoàn kết thống nhất của các tỉnh thành miền Trung trở thành lực lượng tiên phong xung trận bẻ gãy âm mưu bán nước của cộng đảng Việt, diệt trừ tham vọng cướp nước của cộng đảng Tàu. Trước họa diệt vong, trước nguy cơ mất nước đã gần kề, mỗi người Việt Nam phải nhập cuộc đấu tranh và đấu tranh như thế nào để hiệu quả? Không có cách nào khác là phải đấu tranh có tổ chức... là tổ chức, tổ chức và tổ chức... 4.7.2016 Lê Nguyên (Dân Làm Báo)
  11. Kính thưa – Toàn thể Đồng bào Việt Nam trong và ngoài nước – Các chính phủ dân chủ năm châu, các cơ quan nhân quyền quốc tế. Cho tới hôm nay, đã gần ba tháng kể từ vụ cá chết ở Vũng Áng rồi khắp bờ biển 4 tỉnh miền Trung. Đất nước Việt Nam lần đầu tiên gánh chịu một thảm họa nghiêm trọng bất ngờ ập xuống, tàn phá môi trường, gây ảnh hưởng lên hàng triệu đồng bào làm những nghề liên quan tới biển, cũng như đang từ từ giáng xuống toàn thể Dân tộc với những di hại khôn lường trên bao thế hệ. Thảm họa này cũng kéo theo những mối nguy cho chủ quyền đất nước trên lãnh hải và lãnh thổ, trong tình hình Trung Quốc đang tìm mọi cách thôn tính Biển Đông. Thế mà tới tận lúc này, người dân thay vì thấy một chính quyền luôn tự xưng là “của dân, do dân và vì dân” nỗ lực chu toàn trách nhiệm, thì lại chỉ chứng kiến những hành động gieo hoang mang và gây công phẫn từ giới lãnh đạo chính trị mà có vẻ nằm trong một chiến dịch tổng lực nhằm dẹp yên vụ cá chết, nhất là sau cuộc họp báo công bố thủ phạm và nguyên nhân của thảm họa chiều ngày 30-06-2016 tại Hà Nội. Chiến dịch tổng lực đó đã biểu hiện cụ thể như sau: 1- Cung cách bưng bít vô lương tâm của Bộ Thông tin và Truyền thông. Tin nhắn điện thoại nay bị chặn những từ khoá như “Formosa”, “Vũng Áng”, “cá chết”… Báo chí nhà nước đã không đưa một dòng nào về hai cuộc biểu tình lớn vì môi trường đầu tháng 05, trái lại cáo buộc một số người tội “kích động” dân chúng xuống đường “gây rối loạn”. Ngày 13-05, báo Nông Thôn Ngày Nay bị phạt 140 triệu đồng vì in trên ấn phẩm Thế Giới Tiếp Thị bài “Nhân dân mãi mãi là người đến sau”, và “Lời than thở của các loài cá”. Ngày 30-05, VTV 6 phát chương trình “60 phút mở – Chia sẻ trên mạng xã hội để làm gì?” nhằm khẳng định video clip “Hai con cá chết trong nước biển Vũng Áng?” của VTC là ngụy tạo, đồng thời đấu tố MC Phan Anh vì đã đưa nó lên trang FB của mình. Hôm 06-06, tờ Giáo Dục và Thời Đại Online phải rút xuống bài viết “Nguyên nhân cá chết liên quan đến thủ phạm gây ra nguyên nhân đó” sau khi nó lan truyền với tốc độ chóng mặt trên mạng xã hội. Ngày 10-06, huyện Vĩnh Linh tỉnh Quảng trị đã phát hiện 30 tấn cá đông lạnh có chứa chất độc phenol với nồng độ nguy hiểm, truyền thông nhà nước lại tiếp tục đăng tải các nội dung phi khoa học, đưa ra các nhận định theo hướng trấn an dối gạt người dân từ các quan chức và trí thức của chế độ. 2- Hành vi đàn áp vô pháp luật của Bộ Công an. Cuối tháng 04-2016, hai phóng viên tự do đi làm phóng sự về cá chết tại Quảng Bình, Hà Tĩnh, Nghệ An đã bị công an bắt nhốt, tra khảo, hành hạ trong nhiều ngày. Trong các cuộc xuống đường vì môi trường tháng 05 và đầu tháng 06 tại Hà Nội và Sài Gòn, rất nhiều công an bịt mặt, vận thường phục hoặc côn đồ đầu gấu được thuê mướn đã xông vào đánh đập dã man những người biểu tình, kể cả trẻ thơ và phụ nữ. Chưa hết, an ninh, dân phòng, thanh niên xung phong còn bắt một số biểu tình viên về đồn đánh cho nhừ tử; thậm chí còn nhốt họ vào trại hỗ trợ xã hội nhiều ngày, bỏ đói, hành hạ, làm nhục. Ngoài ra, công an mật vụ còn bao vây các bãi biển miền Trung không cho bất cứ ai chụp ảnh, quay phim hay nói chuyện với ngư dân lâm nạn. Nhiều phóng viên đi lấy tin ở vùng biển này đã bị tấn công đến đổ máu. Quan chức bộ Công an còn cho rằng những người biểu tình là theo sự xúi giục của “các lực lượng thù địch”, và đã chuẩn bị phương án đàn áp trong ngày công bố 30-06 cũng như trong thời gian tới đây. 3- Biện pháp ngăn chặn vô nhân đạo của Bộ Y tế. Đó là cấm xét nghiệm hay thông báo kết quả xét nghiệm cho những ai bị ngộ độc biển hay ngộ độc cá. Nạn nhân đầu tiên là thợ lặn Lê Văn Ngày, chết hôm 24-04-2016, sau khi thi công xây dựng đê chắn sóng ở cảng Sơn Dương. Hàng loạt thợ lặn ở khu công nghiệp này cũng có biểu hiện bị nhiễm độc nước biển. Tuy vậy, sau gần một tháng kiểm tra sức khỏe, họ chẳng những không nhận được kết quả mà còn bị đe dọa chấm dứt hợp đồng lao động. Gia đình một thợ lặn còn tiết lộ có người “muốn đưa mấy anh em thợ lặn đi khám, nhưng bác sĩ trong Sài Gòn nói rằng trên Bộ cấm rồi nên họ không dám làm… và rằng bây giờ đi khắp VN, cả Hà Nội, Huế, SG cũng không có ai dám cho kết quả xét nghiệm.” (theo RFA 27-05-2016). Nhưng mặt khác, kể từ đầu tháng 5-2016 đến nay, Bộ Y tế lên tiếng phụ họa chủ trương tuyên truyền của nhà nước “Biển cơ bản là sạch”, bất chấp nhiều hiểm họa tiềm tàng ở khu vực ven bờ. Ngày 10-05, Viện Kiểm nghiệm An toàn Vệ sinh Thực phẩm Quốc gia của Bộ đã nhanh chóng xác nhận 139 mẫu hải sản “an toàn” của bốn tỉnh miền Trung được đánh bắt xa bờ, nhưng lại bỏ mặc việc xét nghiệm độ nhiễm độc của hải sản gần bờ (theo RFI 01-06-2016). 4- Hoạt động trấn an nực cười và hỗ trợ lấy có của viên chức nhà nước. Chiều 25-05, tại bãi biển Nhật Lệ, Liên đoàn Lao động tỉnh Quảng Bình đã làm Lễ phát động “Tuần làm sạch môi trường và tắm biển” nhằm truyền tải thông điệp biển an toàn, hải sản sạch để nhân dân và du khách yên tâm tắm táp, sử dụng hải sản rõ nguồn gốc, tham gia làm sạch bãi biển… Từ ngày 01 đến 08-06, Bộ Tài nguyên &Môi trường tổ chức Tuần lễ Biển và Hải đảo VN mà chẳng hề nhắc đến thảm họa sinh thái. Tối 14-06, tại quảng trường Ba Đình, Đoàn Thanh niên CS đã phát động chương trình “Góp cờ cùng ngư dân bám biển”, tặng cho họ 2,5 triệu lá cờ đỏ như một thông điệp hãy thôi bám bờ khóc than mà ra khơi bám biển để “giữ chủ quyền” cho đảng… Mặt khác, tại một số địa phương đã xuất hiện tình trạng thôn, xóm tổ chức thu tiền của các hộ gia đình được cấp gạo hỗ trợ với lý do trả phí vận chuyển, hoặc cấp gạo nhưng không đủ số lượng quy định. (Báo Mới 18-05). Xã Lộc Vĩnh, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên-Huế đã được giải ngân 2,023 tỉ đồng hỗ trợ ngư dân thiệt hại, nhưng đến nay Ủy ban xã vẫn chưa chịu cấp phát cho họ và số tiền này có nguy cơ bị thất thoát. (FB Thanh Niên Công Giáo 07-06). Chính phủ hứa sẽ hỗ trợ tiêu thụ số thủy sản đánh bắt xa bờ, nhưng một tàu đánh cá thuộc thôn Đông Yên, xã Kỳ Lợi, huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh đánh bắt được gần 30 tấn cá mu ở ngoài 30 hải lý rồi cập cảng Vũng Áng ngày 30-05 thì chẳng có cơ quan nào chịu thu mua. Rốt cuộc số cá bị thối rữa. Nói chung, chương trình hỗ trợ của nhà cầm quyền đối với ngư dân lâm nạn nơi có nơi không, chỗ nhiều chỗ ít. 5- Thái độ lấp liếm và dung túng vô trách nhiệm của Chính phủ. Sau sứ điệp ngầm “Hãy an tâm” mà TBT Nguyễn Phú Trọng nhanh chóng trao cho tập đoàn Formosa Hà Tĩnh ngày 22-04-2016, các quan chức liên tục có những tuyên bố kiểu câu giờ và đánh lạc hướng. Như ngày 02-06, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng thông báo: “Đã tìm ra nguyên nhân cá chết nhưng chưa công bố vì đang phản biện” !?! Bên cạnh đó, Chính phủ còn từ khước sự giúp đỡ của Hoa Kỳ (theo tiết lộ của Đại sứ Ted Osius ngày 08-06 tại Washington DC) và của Đài Loan (theo tiết lộ của một viên chức nước này trong một cuộc họp báo ở Đài Bắc hôm 16-06). Đúng ngày họp báo 30-06, bộ trưởng Trương Minh Tuấn hùng hồn tuyên bố: “Ngay từ đầu những người đứng đầu Đảng, Nhà nước đã quyết liệt chỉ đạo yêu cầu điều tra nhanh chóng xác định nguyên nhân, thủ phạm gây ra, đánh giá hậu quả gây ra, hỗ trợ người dân bị ảnh hưởng…”. Thế nhưng, chẳng có “quan” nào phải từ chức, bị truy cứu trách nhiệm dân sự hay hình sự vì đã để xảy ra thảm hoạ. Thậm chí chẳng có “quan” nào đứng lên xin lỗi toàn dân và các nạn nhân, vì đã phát biểu lừa gạt công luận hoặc từng ra tay đàn áp người bảo vệ môi trường. Trước ngày họp báo, đã xuất hiện bức thư nhận lỗi của Formosa. Điều tra nguyên nhân thảm hoạ môi trường là vấn đề kỹ thuật và pháp lý, lẽ ra kết quả phải công bố trước khi công ty nhận lỗi về mình. Vậy mà ngược lại. Điều đó cho thấy Chính phủ chờ thuyết phục Formosa thừa nhận trước mới dám công bố nguyên nhân sau. Như thế là có sự phối hợp nhịp nhàng giữa đôi bên trong sự kiện nghiêm trọng này để đối phó công luận! Bộ trưởng Mai Tiến Dũng cũng cho hay: Vì Formosa đã nhận lỗi trước người dân VN, đưa ra 5 cam kết về bồi thường hỗ trợ, nên Chính phủ cũng có “chính sách độ lượng” mà không truy tố!?! Điều này phải chăng có liên hệ với việc hoãn thi hành Bộ luật Hình sự sửa đổi vốn phải có hiệu lực ngày 01-07. Vì với Điều 235, khoản 5, điểm (d) trong Bộ luật này, Formosa phải bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn. Ngoài việc chấp nhận sự “đổ thừa” của Formosa là do mất điện trong vài ngày đầu tháng 4-2016, nên các chất kịch độc phenol và cyanur chảy tràn ra biển, chấp nhận để Formosa tiếp tục hoạt động như một ổ độc chất lâu dài cho môi trường đất nước và một nguy cơ tiềm tàng cho an ninh tổ quốc, nhà cầm quyền lại tự ý chấp nhận 500 triệu đôla bồi thường mà không thông qua sự đánh giá tường tận của chuyên gia và phán quyết nghiêm túc của tòa án về tác hại khủng khiếp do Formosa gây ra trong hiện tại và tương lai. Như thế là vi phạm Hiến pháp lẫn pháp luật. Ngoài ra, đó là số tiền bèo bọt, vô nghĩa, mang tính cách lăng nhục, một hình thức đấm mõm quan chức và bố thí cho nạn nhân, kết quả sự thỏa thuận trên lưng nhân dân của một nhà nước vô trách nhiệm với một tội phạm môi trường khét tiếng. Với cái giá đó, đảng Cộng sản đang bán rẻ hiện tại và tương lai dân tộc! Tất cả vụ việc này đang gây phản ứng mạnh mẽ trong công luận nhân dân và thậm chí trên báo giới “lề đảng” Trước tình hình đó, các tổ chức xã hội dân sự và chính trị ký tên dưới đây tuyên bố: 1- Cực lực lên án nhà cầm quyền Cộng sản, cụ thể là Bộ Chính trị, sau thời gian dài của thảm họa quốc gia, đã chẳng có một phán quyết nghiêm chỉnh nào về thủ phạm tội ác, một biện pháp hữu hiệu nào để khôi phục môi trường, một hỗ trợ đúng nghĩa nào cho các nạn nhân thảm họa. Ngược lại, sau khi để cho Formosa chiếm giữ một khu vực quan trọng về an ninh quốc phòng, với những điều kiện ưu đãi cách kỳ lạ, để rồi tuôn ra độc chất hủy hoại môi trường chưa từng có, nay nhà cầm quyền vẫn cho nó ung dung tồn tại và hoạt động để tiếp tục gieo tai ương, thay vì đưa nó ra truy tố trước pháp luật và đóng cửa nó vĩnh viễn. 2- Kịch liệt phê phán chính phủ VN thay vì cúi đầu nhận lỗi trước nhân dân, bãi nhiệm và truy tố những quan chức dính líu tới tiến trình cho phép một tác nhân nước ngoài vào gây hiểm họa cho chính Tổ quốc và Đồng bào, thì lại bày ra màn trình diễn “nhận lỗi” của một tội phạm được ngay đặc xá, như khúc dạo đầu để đảng CS tiếp tục trục lợi trên lưng nhân dân VN, những người sẽ tiếp tục hứng chịu thảm họa bởi cung cách độc tôn lãnh đạo và điều hành đất nước của đảng. Cung cách này dựa trên điều 4 Hiến pháp hết sức ngang ngược và sự hỗ trợ của một Quốc hội chỉ biết im lặng. 3- Tha thiết kêu gọi toàn thể Đồng bào, các lực lượng quần chúng (sinh viên học sinh, nông dân, ngư dân, công nhân), các cộng đồng tôn giáo, các tổ chức xã hội dân sự độc lập tiếp tục xuống đường thường xuyên và đông đảo, tỏ quyền lực nhân dân, tạo sức mạnh quần chúng để đòi đảng và nhà cầm quyền cộng sản phải trả lẽ trước công lý. Bởi lẽ cái chết của biển cũng như của cá chỉ là ngọn của vấn đề, gốc chính là cái chết của lương tâm, của đạo đức, của lý trí và của chính trị nơi hàng lãnh đạo mà ngày càng lộ rõ là vô Tổ quốc và vô Dân tộc. 4- Cụ thể đề nghị với toàn thể Đồng bào “Một Tháng Hành Động Vì Môi Trường Việt Nam”, kể từ ngày 6/7/2016 đến 6/8/2016. Trong tháng này, chúng ta sẽ kêu gọi nhau thực hiện những hành động sau : – mặc áo trắng có biểu tượng cá chết khi ra đường; – biểu tình cá nhân hay tập thể để đòi đóng cửa Formosa; – tổ chức các đoàn đi hỗ trợ ngư dân, đặc biệt hỗ trợ pháp lý để kiện Formosa ra tòa; – và mọi sáng kiến cần thiết khác. Riêng Đồng bào hải ngoại, xin hãy tổ chức triển lãm hình ảnh toàn bộ vụ Formosa cũng như có những hoạt động lên án tội ác phá hủy môi trường của thủ phạm lẫn đồng lõa để vận động quốc tế ủng hộ nhân dân Việt Nam. Làm tại Việt Nam ngày 04 tháng 07 năm 2016 Các tổ chức xã hội dân sự độc lập: 1- Báo Sài Gòn. Đại diện: Linh mục Lê Ngọc Thanh 2- Diễn đàn Bauxite Việt Nam. Đại diện: Giáo sư Phạm Xuân Yêm. 3- Diễn đàn Xã hội Dân sự. Đại diện: Tiến sĩ Nguyễn Quang A 4- Giáo hội Liên hữu Lutheran VN-HK. Đại diện: Mục sư Nguyễn Hoàng Hoa 5- Giáo hội Phật giáo Hòa Hảo Thuần túy. Đại diện: Các ông Lê Văn Sóc, Lê Quang Hiển 6- Hội Anh em Dân chủ. Đại diện: Mục sư Nguyễn Trung Tôn. 7- Hội Bảo vệ Quyền tự do Tôn giáo. Đại diện: Bà Hà Thị Vân 8- Hội Bầu bí Tương thân. Đại diện: Ông Nguyễn Lê Hùng 9- Hội Cựu Tù nhân Lương tâm. Đại diện: Bác sĩ Nguyễn Đan Quế và Linh mục Phan Văn Lợi 10- Hội cựu Tù nhân LT thanh niên Công giáo. Đại Diện: Anh Nguyễn văn Oai. 11- Hội Người dân Đòi quyền sống: Đại diện: Bà Hồ Thị Bich Khương 12- Khối Nhơn sanh đạo Cao Đài. Đại diện: các Chánh trị sự Hứa Phi, Nguyễn Kim Lân, Nguyễn Bạch Phụng. 13- Khối Tự do Dân chủ 8406. Đại diện: Kỹ sư Đỗ Nam Hải. 14- Mạng lưới Các Tổ chức XHDS Độc lập. Đại diện: Ông Vũ Quốc Ngữ 15- Người Bảo vệ Nhân quyền. Đại diện: Ông Vũ Quốc Ngữ 16- Nhóm Linh mục Nguyễn Kim Điền. Đại diện: Linh mục Nguyễn Hữu Giải. 17- Phong trào liên đới Dân Oan. Đại diện: Bà Trần Ngọc Anh. 18- Tăng đoàn Giáo hội PGVNTN. Đại diện: Hòa thượng Thích Không Tánh. Một số tổ chức chính trị và dân sự khác: 1- Đảng Dân chủ Nhân dân Việt Nam. Đại diện: Bác sĩ Lê Nguyên Sang 2- Đảng Việt Tân. Đại diện: ông Hoàng Tứ Duy 3- Họp Mặt Dân Chủ. Đại diện: Ông Lâm Đăng Châu 4- Tổ chức Tranh đấu đòi Nhân quyền tại VN của Người Việt Hải ngoại (MRVN). Đại diện: Ts. Nguyễn Tiến Thành 5- Trung tâm Việt Nam Hannover (CHLB Đức) Đại diện: Ông Lê Nam Sơn (Ba sàm)
  12. Ảnh: AccessNow.org Khoảng 20 vụ ngăn chặn Internet ở Việt Nam và một số quốc gia khác đã góp phần đưa đến một nghị quyết của Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc vào ngày 1 tháng 7, nhằm lên án các quốc gia ngăn chặn hoặc quấy nhiễu việc tiếp cận Internet của người dân. Báo mạng The Hill của Hoa Kỳ trong cùng ngày đưa tin nghị quyết được thông qua bằng sự đồng thuận của hội đồng gồm 47 nước. Nghị quyết "dứt khoát lên án những biện pháp cố tình ngăn chặn hoặc quấy nhiễu việc tiếp cận hoặc việc lan truyền thông tin trên mạng". Nghị quyết gọi những biện pháp đó là "vi phạm luật nhân quyền quốc tế", và kêu gọi tất cả các nhà nước không thi hành hoặc ngưng thi hành những biện pháp này. Được biết từ năm 2012 đến nay, Hội Đồng Nhân Quyền đã thông qua 2 nghị quyết về quyền kỹ thuật số, nhưng đây là lần đầu tiên thông qua nghị quyết chống ngăn chặn Internet. Tổ chức Access Now tranh đấu cho quyền kỹ thuật số đã ghi nhận được ít nhất 15 vụ ngăn chặn Internet trên toàn cầu trong năm 2015, và 20 vụ trong nửa đầu năm nay. Theo báo mạng Engadet.com, một trong những vụ ngăn chặn Internet đầy tai tiếng là vụ nhà cầm quyền Cộng Sản Việt Nam ngăn chặn Internet, giữa lúc có chuyến công du của Tổng Thống Hoa Kỳ Barack Obama vào cuối tháng 5. Access Now cũng ghi nhận chính sách hạn chế Internet tại Nga, Trung Cộng và Thổ Nhĩ Kỳ. Một thành viên của Access Now là ông Deji Olukotun, nói rằng những vụ ngăn chặn Internet làm hại mọi người, và cho phép những vụ đàn áp nhân quyền xảy ra trong bóng tối và không bị trừng phạt. Huy Lam (SBTN)
  13. Vào tháng Bảy năm 2016 sẽ diễn ra cuộc đối thoại nhân quyền Việt – Úc. Như vậy là sau một thời gian dài lắng tiếng, người Úc đã quyết định dấn sâu hơn nữa vào công cuộc đòi hỏi quyền làm người cho dân chúng Việt Nam. Vài nhà bất đồng chính kiến Việt Nam có dịp tiếp xúc với giới quan chức ngoại giao Úc và các tổ chức nhân quyền ở Úc đã cho biết phía Úc ngày càng đặc biệt quan tâm đến nhân quyền Việt Nam. Hơn cả thế, chính phủ Úc đang muốn hướng đến hiệu quả nhân quyền không chỉ bằng những tuyên bố mà còn bằng hành động cụ thể. Những dấu hiệu trên cho thấy giới đấu tranh dân chủ nhân quyền Việt Nam không đến nỗi phải quá bi quan sau chuyến thăm việt Nam của Tổng thống Hoa Kỳ Obama. Một sự việc đáng chú ý là chỉ sau chuyến đi trên khoảng 2 tuần, Nghị viện châu Âu đã tung ra một bản nghị quyết về vấn đề nhân quyền Việt Nam, mang số hiệu 2016/2755 (RSP). Khác với bản nghị quyết gần nhất về nhân quyền cũng của tổ chức này vào năm 2009 được coi là khá mềm mỏng, bản nghị quyết lần này được một số nhà đấu tranh đánh giá có nét như một bản cáo trạng, lời lẽ đanh thép và đề cập đến hầu hết các vấn nạn nhân quyền bị xâm hại ở Việt Nam như tự do tôn giáo, tự do báo chí, tự do biểu tình, tự do hội họp…, cùng nhiều người bất đồng bị chính quyền bắt giam. Cần nhắc lại, hành động đàn áp mới nhất của chính quyền Việt Nam xảy đến đối với những người biểu tình bảo vệ môi trường vào tháng 5/2016, đã bị cộng đồng quốc tế chỉ trích gắt gao. Theo Tổ chức nhân quyền Freedom House, trong thời gian gần đây chính quyền Việt Nam đang nỗ lực hạn chế hơn nữa tất cả mọi hình thức của những quyền căn bản đối với người dân trong nước. Theo tổ chức Human Rights Watch, năm 2015 có ít nhất 45 bloggers và nhà tranh đấu tại Việt Nam đã bị những công an thường phục đánh đập. Và hiện nay chính quyền Việt Nam vẫn đang giam giữ khoảng 150 tù nhân chính trị. Truyền thông - một trong những phạm vi thuộc đời sống sinh hoạt của người dân - vẫn đang bị chính quyền kiểm soát gắt gao nhất. Tổ chức Phóng viên Không Biên giới xếp Việt Nam đứng thứ 175 trong danh sách 180 quốc gia và lãnh thổ về mức độ tự do báo chí, chỉ trích chính quyền đang ra sức đàn áp những nhà báo nào không đi theo đúng đường lối của nhà nước. Chính Trợ lý Ngoại trưởng Hoa Kỳ phụ trách Dân chủ, Nhân quyền và Lao động - ông Tom Malinowski - đã phải khẳng định “chưa có tiến bộ nào để chúng tôi có thể nói là nhà nước Việt Nam đã đáp ứng đúng cam kết vể cải cách pháp lý”. Từ sau Hiến pháp năm 1992, chính quyền Việt Nam vẫn còn nợ người dân các luật biểu tình, luật lập hội và luật tự do tôn giáo… Một nhà phân tích thời cuộc nêu ra một nhận định: đang xuất hiện những dấu hiệu cho thấy người Mỹ không hoàn toàn “buông” nhân quyền Việt Nam. Nhưng thay vì đặt vấn đề này thành ưu tiên như trước đây, Mỹ đang tập trung “đối tác quân sự” với Việt Nam trên căn bản vấn đề Biển Đông. Còn nhân quyền đang được Mỹ “chuyển giao” cho nghị viện châu Âu, để tiến hành thường xuyên những cuộc đối thoại nhân quyền với chính quyền Việt Nam, và hơn thế nữa là hỗ trợ Xã hội dân sự ở Việt Nam. Lê Dung (SBTN)
  14. Sau mấy năm Hội cựu chiến binh không mời cha tôi đi họp thì sáng nay họ lại mời ba tôi ra. Buổi họp cựu chiến binh đã trở thành buổi đấu tố cha tôi đã không giáo dục được con cái là tôi. Tôi không có thời gian nên không viết dài dòng. Tôi chỉ muốn nói về cái lập luận quan trọng nhất của các‪ Cựu Chiến Binh là nhờ ‎Đảng Cộng Sản họ mới có nhà cửa, lương hưu, trong đó có nhà tôi. Do đó tôi phải biết ơn đảng cộng sản. T/g Nguyễn Tiến Trung Thứ nhất, tôi khẳng định là từ khi đảng cộng sản lên nắm quyền cho đến nay, người dân Việt Nam chưa bao giờ có ‪Quyền Làm Chủ, trong đó những quyền quan trọng nhất là quyền quyết định những vấn đề quan trọng của quốc gia qua trưng cầu dân ý, quyền phúc quyết ‎Hiến Pháp, quyền tự do ứng cử, tự do bầu cử để bầu ra lãnh đạo quốc gia, quyền sở hữu đất đai, tài sản của mình. Bao nhiêu máu xương đã đổ mà đến nay dân không có quyền làm chủ đất nước mà đảng lại bắt dân biết ơn đảng cộng sản là sao? Thứ hai, đảng cộng sản đã thu hút người dân ủng hộ “sự nghiệp‎ Cách Mạng” của đảng bằng cách nêu cao ngọn cờ “‎Xã Hội Chủ Nghĩa” để đem lại ‪Bình Đẳng cho tất cả mọi người. Thế nhưng xã hội Việt Nam hiện tại đang đầy rẫy bất công, trong đó bất công lớn nhất là bất công ‎Chính Trị: chỉ một nhóm người được thành lập đảng để cai trị quốc gia mà không cần thông qua bầu cử, biến bầu cử thành hình thức. Các công dân khác lập đảng để ra ứng cử phục vụ quốc dân đồng bào thì bị vu khống là “lật đổ‪Chính Quyền“, bị đàn áp, sách nhiễu, bắt bớ. Từ bất công chính trị dẫn tới bất công xã hội, bất công kinh tế, bất công giáo dục,… Các anh hùng liệt sỹ hi sinh để đem lại ‎Độc Lập, ‪Tự Do, bình đẳng cho từng người dân. Ai dám tuyên bố các cựu chiến binh chiến đấu hi sinh để cho một đảng độc quyền ‪Nhà Nước, đứng trên ‪Pháp Luật thì cứ vỗ ngực xưng tên cho các cựu chiến binh và toàn thể nhân dân Việt Nam “chiêm ngưỡng”. Thứ ba, đảng cộng sản không hề có bất cứ tài sản gì để ban phát cho bất cứ ai. Nhà cửa, lương hưu của lực lượng vũ trang và cựu chiến binh đều lấy từ tiền thuế của dân. Những từ như “‪Quân Đội nhân dân”, “‪Công An nhân dân” là để nhắc nhở các ông nhớ điều đó. Tiền hoạt động của đảng cộng sản lấy từ ngân sách nhà nước, tức là tiền thuế của dân. Do đó đảng cộng sản phải biết ơn dân chứ không phải ngược lại là bắt dân biết ơn đảng. Thứ tư, giả sử đảng cộng sản có công gì đi nữa thì việc lợi dụng cái công lao đó để tự cho mình có quyền cai trị nhân dân Việt Nam đến muôn đời thì đó không còn là sự hi sinh nữa mà là sự lợi dụng, lạm dụng xương máu của đồng bào để mưu lợi cho một thiểu số cầm quyền. Thứ năm, nếu các ông cựu chiến binh cho rằng nhờ có đảng cộng sản nên các ông mới có nhà cửa, lương hưu thì nếu như có một cái băng đảng mafia buôn ma túy cho tiền các ông thì các ông cũng trung thành với cái băng đảng tội phạm đó à? Vì cái lợi nhỏ trước mắt của cá nhân mình mà lờ đi bất công xã hội rộng khắp, nạn ngoại xâm đang lăm le, thì đó là cái thứ người gì? Tôi tin các cựu chiến binh cộng sản chân chính, liêm khiết, lý tưởng thật sự sẽ rất xấu hổ vì có những “đồng chí” như các ông. Bản thân tôi cũng quen biết rất nhiều với các cựu chiến binh chân chính như vậy. Còn nhiều luận điểm các ông đưa ra và tôi cũng còn nhiều thứ để nói nhưng viết vậy cũng dài rồi. Nếu các ông cựu chiến binh ở khu vực tôi ở đủ dũng cảm, tự tin vào chính nghĩa của mình thì cứ tổ chức lên truyền hình đối chất với tôi, kiểu như VTV chất vấn MC Phan Anh. Cứ để cho người dân phán xét! Nguyễn Tiến Trung (FB Nguyễn Tiến Trung)
  15. Được biết ông Đặng Xương Hùng đã từ bỏ tương lai nghề nghiệp trong ngành ngoại giao để dấn thân đấu tranh cho quá trình dân chủ hóa ở Việt Nam, chúng tôi thực hiện cuộc trò chuyện với ông để hiểu thêm về cách thức vận hành và tổ chức của bộ máy quyền lực ở Việt Nam. Ông Đặng Xương Hùng và nhà văn Vũ Thư Hiên. Nguồn: FB Đặng Xương Hùng. Nguyễn Thị Từ Huy : Trước tiên, ông có thể cho biết, ông đã đến với ngành ngoại giao như thế nào, là một lựa chọn cá nhân, hay là tuân theo mong muốn của gia đình… ? Đặng Xương Hùng : Tôi đến với ngành ngoại giao là do yếu tố gia đình. Bố và anh trai cả của tôi đều làm ở Bộ Ngoại giao. Bố tôi là bạn của ông Nguyễn Cơ Thạch, cố Bộ trưởng Ngoại giao. Hai ông là đồng hương với nhau, quê tại Nam Định, đã cùng nhau làm việc ởỦy ban kháng chiến liên khu ba (trước 1954). Khi Bộ ngoại giao được thành lập, ông Thạch đã rủ (hoặc đưa) Bố tôi về đây làm cùng nhau. Vốn tiếng Pháp của Bố tôi cũng khá. Tôi vốn học giỏi ở những môn tự nhiên (toán, lý, hóa) hơn, nên khi thi vào đại học (năm 1978), tôi đã chọn thi vào Đại học Bách khoa. Lúc đó, đại học Ngoại giao không có trong danh sách để thi, mà họ đi thu nạp sinh viên từ con em trong ngành, có kết quả tốt ở các trường đại học khác. Năm đó, tôi được 21 điểm, chỉ thiếu nửa điểm là đi học ở nước ngoài (đây là sự đáng tiếc, tôi sẽ nhớ đến suốt đời, vì rằng trong bài thi toán tôi đã có sự nhầm không thể tưởng tượng được, đó là 2 :1=1/2, nếu không nhầm ở đây bài thi toán tôi sẽ có điểm rất cao). Sau đó, đã có một người của trường đại học ngoại giao (anh Nguyễn Hồng Phong) đã đến gia đình tôi, thuyết phục đưa tôi vào đại học ngoại giao. Tất nhiên, gia đình tôi ai cũng đồng ý, bản thân tôi không thích thú lắm, vì rằng nó đi ngược với ý thích muốn làm nghiên cứu khoa học của tôi. Tuy nhiên, cuối cùng cậu thanh niên mới có 17 tuổi cũng đã đồng ý theo ý kiến mọi người và cậu ta cũng phải thừa nhận rằng vào ngoại giao là một diễm phúc và danh giá thời bấy giờ. Tuy nhiên, khi vào sơ tuyển tại đại học ngoại giao, tôi gặp khó khăn, do ngoại hình của tôi vô cùng tệ hại, mắt híp bẩm sinh, thấp bé, lúc đó tôi chỉ nặng có 38 kg, ngoại hình này không thể đủ để vào làm ngoại giao đại diện cho Việt Nam tiếp xúc với người nước ngoài. Nhưng số phận vẫn muốn đẩy tôi vào với ngành ngoại giao. Câu chuyện lại một lần nữa liên quan đến ông Nguyễn Cơ Thạch. Năm đó, ông Thạch đang làm Thứ trưởng, phụ trách trường đại học ngoại giao. Khi được nghe báo cáo về trường hợp của tôi, con ông Đặng Thế Xương, ông Thạch đã nói « Nó bé thì nó sẽ lớn và sẽ nên người, cứ cho nó vào ». Thế là tôi đã trở thành sinh viên trường đại học ngoại giao. Năm 1983, sau khi tốt nghiệp đại học ngoại giao, tôi đã chính thức vào Bộ Ngoại giao, làm ở Vụ Châu Á 2 (phụ trách Lào và Cămpuchia). Nguyễn Thị Từ Huy : Trong tư cách một người làm ngoại giao, hẳn ông đã có nhiều đóng góp ? Tại sao ông không tiếp tục đóng góp qua con đường ngoại giao mà lựa chọn từ bỏ hệ thống, nghĩa là lựa chọn một cuộc sống bấp bênh và cả nguy hiểm nữa ? Đặng Xương Hùng : Thật lòng, theo cách nghĩ của tôi, tôi đóng góp không nhiều cho ngành ngoại giao và cho đất nước. Tôi chỉ là một công chức hoàn thành nhiệm vụ. Tôi là một người làm ngoại giao rất xoàng, tầm thường. Ăn nói không thật trôi chảy, tiếng Pháp, tiếng Anh không thật giỏi. Ngoài ra, ngoại hình cũng làm tôi trở ngại rất nhiều, nhất là những năm đầu tiên. Tôi thực sự tự ti về hình ảnh của mình, đã có lúc, khi thấy một số người bạn rời bỏ ngành ngoại giao, tôi đã có ý định tương tự, nhưng quả thực tôi không có cơ hội và năng lực cần thiết nào khác để mà có thể từ bỏ được. Hơn nữa, cùng với năm tháng, tôi đã tự trả lời cho chính mình câu hỏi tại sao mình không thành công trong ngành ngoại giao cho lắm. Mình sẽ không thể giỏi lên ở một môi trường mà mình ít có lòng yêu mến. Điều này thì có phần hơi bào chữa, nhưng vẫn có giá trị sự thật. Tiếp nữa, là việc có « thành công » ở một cơ quan nhà nước như Bộ ngoại giao thì ta phải có sự hiểu biết nhất định về « luật chơi » của nó. Những thứ luật chơi phải là người thật tinh quoái mới nhận biết hết được. Hoặc nếu anh không đủ tinh quoái thì chí ít anh phải đủ « hèn » để kìm nén những ý kiến cá nhân, răm rắp tuân thủ ý kiến lãnh đạo. Cả hai thứ trên tôi đều không có. Tôi đã nhận thức ra từ khá lâu rằng Bộ ngoại giao mới chỉ dừng lại ở chỗ là môi trường để tôi kiếm ra đồng tiền nuôi sống tôi và gia đình, chứ nó ít là môi trường cho tôi sự thoải mái. Càng ngày tôi lại càng cảm thấy Bộ ngoại giao mất dần ký ức đẹp của nó trong tôi. Có một cái gì đó không thật ổn trong ngành ngoại giao. Những người tâm huyết vắng dần, đồng nghĩa với việc cán bộ « tinh khôn » tăng dần. Những cuộc đấu đá, chạy chọt để lên chức, lên quyền, đi luân chuyển nước ngoài ngày càng trở thành những câu chuyện thường ngày ở Bộ. Những câu nói thật tình chỉ nghe được ở những buổi chơi golf và những buổi rượu bia bạn bè vui vẻ. Ai cũng tỏ quan tâm tình hình khó khăn của đất nước, nhưng để chịu suy nghĩ sâu thêm hoặc thực thi ý nghĩ của mình thì ít người quan tâm thể hiện, hoặc không dám hoặc chặc lưỡi chấp nhận sự bình yên. Đó là cái vòng luẩn quẩn của Bộ ngoại giao nói riêng và của cả hệ thống nói chung. Người thực sự yêu ngành nghề của mình hiếm lắm. Cả xã hội đang sống với cảnh nhanh tay kiếm lợi từ chỗ đứng riêng của mình. Công an, quân đội, bác sĩ, giáo viên, đều như vậy. Trong một lần phỏng vấn về chuyện visa của các sứ quán bên ngoài, tôi đã từng ví nó như thể công an giao thông đứng đường ăn chặn lộ phí vậy. Cái tệ hại của chế độ này là đảng cộng sản muốn mua sự trung thành và ngoan ngoãn của công chức nhà nước bằng việc ban phát bổng lộc nào đó cho từng ngành nghề, nếu không ban phát được họ bịt mắt cho qua những tiêu cực ngành nghề mà đó tạo ra. Thí dụ như họ bỏ qua cho công an những nhũng nhiễu mà công an gây ra cho nhân dân, thậm chí đổ lỗi là do người dân. Bỏ qua cho giáo viên việc dạy thêm. Bỏ qua cho bác sĩ trong việc nhận phong bì. Với ngoại giao chúng tôi được họ mua bằng những chuyến đi công tác nước ngoài và lệ phí visa. Trong bộ chúng tôi hay đùa nhau rằng, rốt cuộc chỉ là « vấn đề Cămpuchia » (mâu thuẫn nội bộ các sứ quán là vấn đề chia chác lệ phí visa). Nguyễn Thị Từ Huy: Câu chuyện visa cụ thể là thế nào, thưa ông? Đặng Xương Hùng: Chuyện visa, khi tôi tiết lộ những chi tiết cụ thể, tôi biết những người bạn tôi ở Bộ ngoại giao chắc sẽ trách tôi nhiều lắm. Vì rằng chỉ mới ba, bốn năm nay thôi, tôi vẫn còn sống vì nó và kiếm ra đồng tiền vì nó. Nhưng cái lòng tôi muốn nói ra vì rằng tôi có một người bạn còn trẻ ở Bộ mới lần đầu ra nước ngoài và khi tiếp xúc với câu chuyện visa, đã thốt lên rằng : « Thu tiền lệ phí visa như thế làm mất uy tín của Bộ Ngoại giao quá anh nhỉ ». Tôi đã trả lời : « Đi công tác ở sứ quán, không có tiền chia từ visa, mình không còn thừa ra đồng nào để mà tiết kiệm đâu em ạ. Rồi em sẽ quen dần thôi ». Và vì rằng cả hai chúng tôi đều cùng một ý nghĩ là thà nếu nhà nước cho chúng tôi hưởng một chế độ tiền lương chính đáng tương đương nào đó, còn hơn là dành cho chúng tôi một « chế độ mập mờ » để chúng tôi phải « gian dối » trong lệ phí visa. Nhưng từ lâu tôi đã có câu trả lời cho mình là, do nhà nước không thể có đủ để cung cấp cho chúng tôi một khoản tiền chính đáng nào đó, nên họ cho chúng tôi một «mảnh sân » để chúng tôi « tự do trong kín đáo » kiếm thêm để bù vào. Họ sẽ bịt mắt cho qua. Câu chuyện visa có thể tóm tắt như sau : Bộ Tài chính quy định một visa có giá là 35 đô la Mỹ. Số tiền này sẽ đưa vào ngân sách nhà nước. Có chia để lại cho Bộ Ngoại giao một phần. Bảng lệ phí visa theo giá nói trên lẽ ra phải treo công khai tại nơi làm lãnh sự của các sứ quán. Nhưng nếu chỉ thu như vậy, các sứ quán chỉ làm « không công » cho nhà nước, tức không có chênh lệch nào cả. Bộ Tài chính hàng năm có tổ chức đoàn sang kiểm tra các sứ quán nhất là những sứ quán có số thu lệ phí cao. Tuy nhiên, đấy là cái dịp để các bên đóng kịch. Sứ quán sẽ đóng kịch bằng việc treo bảng lệ phí visa lên để cho cán bộ Tài chính trông thấy rồi cất ngay đi. Nộp cho Bộ Tài chính đủ biên lai thu tiền visa đúng với giá 35 đô la đó. (Chúng tôi có hai loại biên lai, một nộp cho bộ tài chính, một biên lai cho khách theo giá thực thu, cái này sẽ hủy đi ngay sau đó). Một lần kiểm tra như vậy cũng là dịp Bộ Ngoại giao « bồi dưỡng » cho cán bộ tài chính nói riêng và Bộ Tài chính nói chung về việc cho qua sự việc này. Theo tôi thì các Bộ Ngành của Việt Nam đều làm như vậy. Bỏ qua việc làm ăn mập mờ để thu về một « khoản thù lao » nào đó. Giá thực thu một visa cho khách ở các cơ quan đại diện ngoại giao mỗi nơi một khác. Ngay cả trong một nước cũng có khi khác nhau. Thí dụ ở Genève, chúng tôi thu 70 CHF, sứ quán ở Bern thu 80 CHF. Tại Paris, hình như họ thu 70 euros. Để lý giải cho việc chênh lệch đó, có cơ quan đại diện bị bí khi bị chất vấn thì giải thích rằng phần chênh lệch là chi phí hành chính và chi phí xin chấp nhận xuất nhập cảnh từ một công ty du lịch trong nước. Phần lớn các công ty du lịch làm dịch vụ xin phép nhập xuất cảnh đều là có chân của Bộ Công an, vì như vậy việc xin phép sẽ được nhanh hơn. Tóm lại, nhà nước định ra một giá cho visa, các sứ quán lẽ ra chỉ được thu như thế hoặc hơn lên đôi chút về những chi phí hành chính. Nhưng nếu làm như thế cán bộ ngoại giao đi công tác nước ngoài sẽ không còn có thêm được gì. Đã nhiều năm Bộ Ngoại giao đã rất muốn điều chỉnh tìm ra một phương cách thu sao cho hợp lý, cho chính đáng hơn. Nhưng đều bất lực. Cuối cùng, đều chấp nhận nhắm mắt cho qua chấp nhận như vậy. Cũng là ân huệ mà nhà nước muốn đổi lấy sự trung thành của các cán bộ ngoại giao và cũng là cách mà các quan chức ngoại giao đủ sống khi ở nước ngoài. Họ chỉ có lương cơ bản chừng khoảng 500 USD/tháng. Cuối hàng tháng, chúng tôi dùng phần chênh lệch, chia cho các nhân viên sứ quán. Đây cũng là câu chuyện gây mẫu thuẫn nội bộ do chia chác. Ai được chia, chia tỷ lệ bao nhiêu ? Có những nơi phần chia visa mới là phần quan trọng nhất trong các khoản thu nhập. Trước khi xin đi luân chuyển, mọi người đều tìm hiểu thu nhập visa ở nơi đó là bao nhiêu. Có những nơi rất cao ở khoản này, thí dụ ở San Fancisco, Washington, London, Paris… Vậy nên, người ta mới lý giải được tại sao ông Thứ trưởng Ngoại giao, ủy viên trung ương đảng lại đi làm Tổng Lãnh sự tại San Fancisco, một chức vụ trong ngoại giao chỉ hơn cấp Lãnh sự của tôi một cấp. Tôi cũng chỉ mong rằng một ngày nào đó, đất nước thay đổi, để những người đi làm ngoại giao không còn phải cam chịu những chê trách trong visa, hộ chiếu, thay vào đó là những khoản thu nhập chính đáng, xứng đáng với công việc và năng lực của họ. Paris – Genève, tháng 6/2016 Nguyễn Thị Từ Huy (Blog RFA)
  16. Hannah Arendt, trong cuốn « Bản chất của chủ nghĩa toàn trị » có viết câu này : « Bởi vì nếu ta chỉ biết, mà không hiểu [tôi nhấn mạnh – NTTH] rằng ta đấu tranh chống lại cái gì, thì chúng ta sẽ còn ít biết và ít hiểu hơn nữa rằng ta đấu tranh cho cái gì. » (La nature du totalitarisme, Payot, 1990, p.43). Câu này đọc qua dường như khó hiểu. Ý của Arendt là, vào thời điểm bà làm nghiên cứu về chủ nghĩa toàn trị, nó là một hiện tượng rất mới trong lịch sử, chưa hề có một hình thái chính trị nào giống nó trong quá khứ, nên rất khó để hiểu được nó, bởi vì các công cụ được dùng để hiểu các hình thức quyền lực của quá khứ không thể áp dụng để hiểu chủ nghĩa toàn trị. Nhưng dù nó khó hiểu như thế, dù chưa hiểu được nó thì vẫn phải đấu tranh chống lại nó. Vấn đề là ở chỗ : liệu có thể chống lại một thứ mà ta không hiểu hay không ? Và vì ta đã không hiểu ta đang đấu tranh chống lại thứ gì nên lại càng khó mà biết rõ ta đấu tranh để xây dựng cái gì. Đấy là lí do khiến châu Âu trong đại chiến II đã rơi vào một tình thế mà C.Day Lewis (1904-1972), « một nhà thơ Anh diễn tả hết sức đúng khi nói rằng : « chúng ta đã từng sống với những giấc mơ cao quý/ và giờ đây bảo vệ cái ác chống lại cái tồi tệ nhất » (La nature du totalitarisme, Payot, 1990, p.43). Nghịch lý của nhân loại là như vậy : trong khi mơ một giấc mơ cao quý, và để chống lại cái tồi tệ nhất, thì con người lại bảo vệ cái ác. Điều này chẳng phải đã diễn ra ngay chính với lịch sử thế kỷ XX của Việt Nam chúng ta hay sao ? Người Việt Nam đã liên tục tiến hành các cuộc cách mạng, rồi các cuộc chiến tranh, nhưng chúng ta có thực sự hiểu chúng ta chống lại điều gì, và nhất là chúng ta có thực sự hiểu chúng ta đấu tranh cho cái gì ? Câu hỏi được đặt ra, bởi vì sau bao nhiêu hy sinh xương máu, người Việt giờ đây đối diện với rất nhiều thảm họa, trong đó có thảm họa mất độc lập, thảm họa diệt vong do bị đầu độc và môi trường bị hủy diệt. Sau bao nhiêu hy sinh xương máu để chống lại thân phận nô lệ, giờ đây người Việt vẫn mang tròng nô lệ, dù rằng nhiều người sẽ không thừa nhận rằng họ đang mang thân phận nô lệ này. Hai câu hỏi này : « chúng ta đấu tranh chống lại cái gì ? » và « chúng ta đấu tranh vì cái gì ? » cũng chính là hai câu hỏi mà giới tranh đấu hiện nay ở Việt Nam cần đặt ra cho mình, và cần tìm câu trả lời, nếu họ thực sự muốn thành công trong cuộc đấu tranh của họ. Hơn nữa, nếu những người đang tranh đấu hiện nay không đặt ra cho mình câu hỏi này và không tìm cách trả lời, thì giả định (một giả định mang tính chất không tưởng ở thời điểm này) : trong trường hợp may mắn, họ thành công, thì không có gì đảm bảo rằng họ sẽ không lặp lại lịch sử, cái lịch sử vẫn còn là đương đại : Hồ Chí Minh đã dẫn dắt cả dân tộc đấu tranh cho cái mà ông ấy gọi là tự do, nhưng rốt cuộc, thực tế mà dân tộc phải gánh chịu lại là tình trạng nô lệ. Lộ trình mà Hồ Chí Minh vạch ra cho dân tộc là như vậy : đường đến tự do cũng lại chính là đường về nô lệ. Lộ trình này, những người đang tranh đấu hiện nay hoàn toàn có thể lặp lại, nếu họ không xác định được họ đấu tranh để xây dựng cái gì. Giữa Paris và Roma, 24/6/2015 Nguyễn Thị Từ Huy (Blog RFA)
  17. Cá chết hàng loạt ở dọc biển miền Trung Trong thảm họa của đất nước, biển bị đầu độc, cá chết xếp lớp dưới đáy biển và cá chết nổi trắng thê lương, dày đặc trên mặt biển trải dải hàng trăm kilomet thì một trang mạng cá nhân của một người làm truyền thông chia sè một clip của đài truyền hình cấp nhà nước về cái chết của cá ở vùng biển bị đầu độc là việc quá nhỏ nhặt, thường tình và chính đáng. Đó là quyền tư do báo chí, tự do tư tưởng, tự do ngôn luận, tự do biểu đạt chính kiến đã được hiến định, không vi phạm bất cứ điều luật tố tụng hình sự nào. Liên tiếp hai máy bay hiện đại nhất, kì vọng nhất của đất nước gặp nạn ngoài biển, máy bay tan tành, cả chục người đang là nhân lực quí hiếm của đất nước chết thảm theo máy bay. Đồng cảm, chia sẻ với nỗi đau, nỗi bất an lớn đó của đất nước, trang facebook của nhóm nhà báo trẻ đã đưa ra các tình huống: Máy bay bị bắn; Máy bay bị giông lốc quật xuống biển vỡ tan; Máy bay chất lượng kém do tham nhũng trong ngành quốc phòng luôn bị đóng dấu mật…, để các nhà báo thảo luận vì sao chiếc máy bay thứ hai là máy bay tuần tra, trinh sát hiện đại, đắt tiền Casa 212, có tính ổn định, an toàn cao nhưng vừa bay ra biển đã tan xác. Diễn đàn đó của trang facebook cũng chỉ là một sinh hoạt dân sự lành mạnh, bình thường, quá nhỏ nhặt, thường tình và hợp pháp. Dồn dập những tai ương ngoài biển cướp đi mạng sống của hàng ngàn dân lành, cướp nguồn sống của hàng triệu người dân đánh cá. Kéo dài đã nhiều năm vấn nạn cướp đất, cướp đi nguồn sống của hàng vạn gia đình nông dân trên khắp cả nước. Liên tiếp những sự biến thách thức nghiêm trọng an ninh đất nước, nỗi đau mất lãnh thổ thiêng liêng đã diễn ra và đang hiển hiện nguy cơ mất cả giang sơn gấm vóc, mất cả nòi giống Lạc Hồng. Lồ lộ quá nhiều quan chức hư đốn ngang nhiên tham nhũng của cải của nước, tham nhũng quyền lực của dân, vô liêm sỉ và trắng trợn thách thức người dân khi đưa những đứa con non nớt, công tử bột, cuộc đời trống rỗng, chưa thử thách, rèn luyện, chưa công tích, đóng góp, không một chút năng lực quản lí, lãnh đạo vào những vị trí nắm quyền lực lớn của nhà nước và nắm hàng ngàn tỉ đồng tiền vốn làm ăn sinh lời của dân để rồi quyền lực của dân trở thành quyền lực của riêng con ông cháu cha, nền hành chính nước nhà khép kín âm u, trì trệ, cồng kềnh, quan liêu, chỉ biết hành dân, để rồi hàng trăm, hàng ngàn tỉ đồng vốn liếng là mồ hôi nước mắt của dân, là máu của nền kinh tế đất nước bị thất thoát, thua lỗ, mất mát dễ dàng, mau lẹ. Trước những tai họa và vấn nạn nguy khốn như vậy thì cả hệ thống truyền thông hùng hậu của nhà nước lạnh lùng làm ngơ, bình chân như vại nhưng lại quá xăng xái, sôi sục bất thường khi lôi hai sự việc cỏn con, vụn vặt, thường tình, hợp pháp kia ra hằn học xét nét, gay gắt lên án. Đài truyền hình quốc gia hùng hổ huy động cả một đội ngũ những nhà báo, nhà thơ, tiến sĩ vào một chương trình truyền hình kéo dài cả tiếng để áp đảo, cật vấn, tra hỏi, truy bức một người đơn độc: “Động cơ gì? Động cơ gì mà chia sẻ clip cá chết?”, biến một chương trình truyền hình văn hóa xã hội thành màn đấu tố sôi sục, ngột ngạt và lạc lõng giữa kỉ nguyên dân chủ và văn minh tin học. Xu thế dân chủ hóa cho người dân được làm mọi việc pháp luật không cấm và công nghệ thông tin đã xóa đi mọi khoảng cách không gian và thời gian, đưa người dân tiếp cận với mọi thông tin, mọi sự thật. Mảnh vỡ của máy bay CASA 212. Ảnh: Cổng TTĐT Bộ Quốc phòng Tờ báo đã coi phẩm chất một nhà báo cần có suy nghĩ, có tư duy, có chính kiến riêng phải như phẩm chất một con chó chỉ biết có miếng ăn và sự trung thành với miếng ăn, tờ báo với tổng biên tập có phẩm chất của con chó mà họ cho là cao quí đó đã hô lên hiệu lệnh khởi xướng cuộc đấu tố, luận tội diễn đàn Nhà Báo Trẻ đã dùng từ “tan xác” với chiếc máy bay Casa 212 bị nạn ngoài biển và những tờ báo quốc doanh cũng có phẩm chất như tờ báo khởi xướng cùng với những tướng lãnh võ biền một sao, hai sao, những nhà báo, nhà thơ, tiến sĩ, quan chức và cả bộ máy quyền lực nhà nước ào ào lao vào cuộc đấu tố, luận tội từ “tan xác” quá nhỏ nhặt, thường tình trên diễn đàn Nhà Báo Trẻ kia. Cuộc đấu tố những nghệ sĩ, những nhà văn hóa, nhà khoa học trong vụ Nhân Văn – Giai Phậm, cuộc đấu tố những nhân cách trung thực, những trí tuệ chói sáng, những khí phách trung kiên trong vụ án Xét lại chống lại sự lạc lối đi theo tư tưởng Mao của đảng cộng sản đã đánh tan tác một thế hệ trí thức tài năng vừa hình thành đội ngũ đi đầu, mở đường cho sự phát triển của đất nước. Hậu quả cuộc đấu tố nặng nề đến mức đội ngũ trí thức bị đánh tan tác cho đến tận hôm nay vẫn mamh mún, liêu xiêu, ngơ ngác, lơ láo chưa hoàn hồn, cho đến hôm nay chỉ có những cá nhân trí thức ít ỏi, nhỏ bé, lẻ loi, đơn độc và rúm ró trong sợ hãi, không có một đội ngũ trí thức đủ mạnh, đủ dũng khí, bản lĩnh định hướng, soi sáng con đường đi cho đất nước. Cải cách ruộng đất phát động số đông nông dân không thước đất cắm dùi, chỉ biết cắm mặt làm thuê, nghèo khổ, mù chữ vào cuộc đấu tố, bức hại những người chủ đất giỏi giang biết tổ chức sản xuất làm ra của cải nuôi cả xã hội. Bục đấu tố nào cũng liền kề pháp trường giữa cánh đồng và hàng trăm ngàn chủ đất lương thiện có công lớn với dân với nước đã bị dẫn từ bục đấu tố ra pháp trường nhận lấy cái chết tức tưởi. Dù vị tư lệnh tối cao cuộc cải cách ruộng đất có đứng trên diễn đàn Quốc hội trình diễn màn xin lỗi mùi mẫm ứa nước mắt nhận sai lầm của cuộc đấu tố tàn bạo, man rợ trong cải cách ruộng đất thì cuộc đấu tố đó đã đánh một đòn chí tử làm tan rã, li tán khối đoàn kết đùm bọc của dân tộc Việt Nam, để lại hậu quả cho đến tận hôm nay vẫn chưa thể hàn gắn, dân tộc Việt Nam vẫn li tán trong phân chia giai cấp, trong khác biệt ý thức hệ, để lại một nỗi đau, một vết nhơ hằn sâu mãi mãi trong lịch sử Việt Nam đã có quá nhiều đau khổ. Những người chồm chồm nhảy lên đấu tố những chủ đất có công tổ chức sản xuất tạo ra miếng ăn nuôi xã hội, nuôi cuộc kháng chiến chống Pháp là những người nông dân chân đất áo đụp, nghèo khổ, mù chữ, làm thuê. Còn những người xăng xái xông ra đấu tố “Động cơ gì? Động cơ gì mà chia sẻ clip cá chết?”, những tướng lĩnh, quan chức, nhà nọ, nhà kia hằm hè kết tội diễn đàn Nhà Báo Trẻ chỉ vì chữ “tan xác” đều là những người xúng xính với quần là, áo lượt, đều bằng cấp đầy mình, học hàm học vị chót vót nhưng hành xử của họ vẫn không khác những người nông dân chân đất, áo đụp, mù chữ, vẫn chưa đủ nhân cách và tri thức làm chủ con người mình, vẫn chỉ là đám đông, là công cụ của những phong trào, những chiến dịch và căn tính nông dân thời manh mún, hủ lậu vẫn làm chủ, chi phối, dẫn dắt họ! Lấy đấu tố thay cho luật pháp, lấy quyền uy thay cho lẽ phải, chỉ diễn ra ở xã hội mông muội chưa có pháp luật. Công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước bằng hành xử vô pháp luật, lấy đấu tố thay cho pháp luật, lấy quyền uy thay cho lẽ phải thì lối hành xử đó chỉ đưa xã hội về thời hồng hoang mông muội, làm sao có thể công nghiệp hóa, hiện đại hóa! Phạm Đình Trọng (Ba sàm)

×
×
  • Create New...