Jump to content

Search the Community

Showing results for tags 'vấn đề hôm nay'.

  • Search By Tags

    Type tags separated by commas.
  • Search By Author

Content Type


Forums

  • Tin Tức Thời Sự
    • Thời Sự Việt Nam
    • Tin Quốc Tế
    • Tin Cộng Đồng Người Việt Hải Ngoại
    • Bình Luận Thời Sự
    • Khoa Học & Kỹ Thuật - Môi Trường
    • Kinh Tế
    • Biển Đông
    • Thể Thao
    • Thế Giới Động Vật
  • Đời Sống Xã Hội & Tâm Linh
    • Sức Khỏe
    • Tìm Hiểu Tôn Giáo
    • Tử Vi & Phong Thủy
    • Quê Hương Ký Sự
    • Tâm Linh
    • Xã Hội
  • Văn Hóa & Nghệ Thuật
    • Phụ Nử
    • Lịch Sử
    • lời hay ý đẹp
    • Văn Hóa & Nghệ Thuật
    • Online Study
    • Truyện ngắn Audio
  • Vườn Thơ
    • Thơ Sáng Tác
    • Thơ Đấu Tranh
    • Thơ Sưu Tầm
  • Âm Nhạc
    • Thông Tin Âm Nhạc
    • Nhạc Online
    • Cải Lương - Tân Cổ
    • Quán Khuya
  • Giải Trí
    • Thư Giãn
  • Phim & Nhạc
    • Phim Online
    • Thông Tin Điện Ảnh
    • Đời Nghệ Sỹ
  • Thông Báo
    • Cập nhật lượng khách truy cập

Categories

  • Videos
    • Âm Nhạc
    • Film online
    • Thễ Thao
    • Thế Giới Động Vật
    • Thảm Họa Hàng Không
    • Kinh Tế
    • Khoa Học
  • Tin Tức
    • RFA
    • Thời Sự Việt Nam
    • Thế Giới
    • Người Việt Hải Ngoại
    • RFI
    • Thời Sự Hoa Kỳ
    • Khung Trời Mới
    • ĐKN
    • NTD
    • The Saigon Post
    • Nửa Vòng Trái Đất TV
    • Culture Chanel
    • Chuyễn Động Toàn Cầu
    • VIETV NETWORK
    • Tự Lực Bookstore
    • Thế Giới Tiêu Điểm
    • LITTLE SAIGON NEWS
    • VietCatholicNews
    • English News
  • Bình Luận - Thời Sự
    • Sài Gòn TV Bên Kia Màn Khói
    • Điểm Tin Trong Tuần
    • Đọc Báo Vẹm
    • Người Việt TV
    • VOA
    • Truyền Hình Calitoday
    • Biển Đông
    • PhoBolsaTV
    • SBTN
    • BBC Tiếng Việt
    • Saigon TV 57.5
    • Việt Thảo tonight
    • Kinh Tế Gia Nguyễn Xuân Nghĩa
    • TV Tuần-san
    • 2VNR
    • Mẹ Nấm
    • Tiếng Vọng Về Nguồn (TVVN)
    • VIETLIVE TV
    • SET TV (Saigon Entertainment Television)
    • Viet TV Australia
    • Trung Quốc Không Kiểm Duyệt
    • LSTV
    • Chiến Tranh Ukraine
    • Sỗ Tay Quân Sự
    • Nguoi Viet Channel
    • Chão Lửa Trung Đông
  • Đời Sống
    • Tử Vi & Phong Thủy
    • Lịch Sử & Văn Hóa
    • Tâm Linh
    • Tinh Hoa TV
    • Ẫm Thực
    • Sức Khỏe
    • Biết tõ cùng ai ?
    • Online Study
  • Văn Hóa Nghệ Thuật
    • Văn Học Nghệ Thuật

Find results in...

Find results that contain...


Date Created

  • Start

    End


Last Updated

  • Start

    End


Filter by number of...

Joined

  • Start

    End


Group


  1. Cho tới nay, số tiền mà chính quyền Hà Tĩnh “đặc cách” hoàn thuế cho Formosa từ tháng 5/2014 đến nay vẫn nhảy múa không ngừng. Cách đây ít ngày, con số này được nêu là 10,174 tỷ đồng. Sau đó lại có con số là 10,450 tỷ đồng. Ảnh hatinh.gov.vn Nhưng mới đây, Đất Việt - một trong số ít báo nhà nước có hơi hướng phản biện – đã cho biết “Trong báo cáo vừa trình Bộ tài chính, Tổng cục thuế cho biết, từ năm 2014 đến tháng 5/2016, Cục thuế tỉnh Hà Tĩnh đã giải quyết hoàn thuế VAT cho Formosa Hà Tĩnh số tiền lên tới 13,483.4 tỷ đồng. Bên cạnh đó, công ty này cũng nhận được nhận hàng loạt ưu đãi khác sau sự kiện xô xát xảy ra ngày 13/5/2014”. Nhưng đáng chú ý không kém là Đất Việt đã phỏng vấn một chuyên gia là Giáo sư Lê Du Phong, Nguyên quyền Hiệu trưởng trường đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội, và ông Phong cho biết cá nhân ông hết sức bất ngờ khi nhận được thông tin trên: “Tôi cũng thấy lạ, Formosa đã sản xuất gì đâu mà được hoàn thuế. Số tiền hơn 13,000 tỷ đồng là một số tiền lớn. Nếu so với con số Formosa phải bồi thường cho phía Việt Nam sau sự cố ô nhiễm môi trường biển miền Trung thì còn lớn hơn. Việc một doanh nghiệp từng nhập nhiều hóa chất độc hại và xả thải ra môi trường biển nước ta được nhận hoàn thuế và nhiều hỗ trợ ưu đãi khác, tôi thấy rất phản cảm”. Như vậy, nếu luồng dư luận cho rằng con số hoàn thuế hơn 10 ngàn tỷ đồng cho Formosa là một cách để Formosa dùng tiền phải đóng thuế nhằm bồi thường vụ cá chết là đúng, thì với con số được hoàn thuế hơn 13 ngàn tỷ đồng, Formosa không những đủ tiền bồi thường vụ cá chết mà còn được chính quyền bù lại khoảng 2 ngàn tỷ đồng! Điều đó cũng có nghĩa là trong khi gây ra vụ ô nhiễm với hậu quả lớn hơn rất nhiều lần con số 500 triệu USD bồi thường, Formosa vẫn không mảy may mất đi một đồng nào, thậm chí còn được gắn kèm một số ưu đãi về lợi ích. Và nếu quả đúng là cho tới giờ Formosa chưa có sản xuất gì như nhận định của Giáo sư Lê Du Phong, chính quyền Hà Tĩnh, và có thể liên đới trách nhiệm của Tổng cục Thuế - Bộ Tài chính, đã tổ chức việc HOÀN THUẾ KHỐNG dành cho Formosa. Một hành vi mà với quy mô thất thoát hơn 13 ngàn tỷ đồng của nó, sẽ quá xứng đáng để trở thành một vụ đại án quốc gia. Nó lớn hơn nhiều so với vụ “rút ruột” 5 ngàn tỷ đồng của Huỳnh Thị Huyền Như xét xử năm ngoái, và 9 ngàn tỷ đồng của Phạm Công Danh xét xử năm nay. Nhưng ai và cơ quan nào sẽ có trách nhiệm làm rõ vụ đại án này nếu đúng như vậy? Chỉ biết rằng, ngư dân miền Trung đang mỗi ngày lại thêm chết mòn, và chẳng ai có thể chịu đựng được mãi mãi. Lê Dung (SBTN)
  2. Dân Luận tổng hợp DL - Theo thông tin do Tổng cục thuế đưa ra 16.090 tỷ đồng là số tiền dự kiến miễn và hoàn thuế cho Formosa. Số tiền này được tính đến hết ngày 31/07/2016 và hoàn toàn không liên quan đến bạo loạn 2014. Nhà máy Formosa Hà Tĩnh. Ảnh: NLĐ 16.090 tỷ đồng miễn và hoàn thuế Với 10 tỷ USD đầu tư, dự án Formosa còn nhận được siêu ưu đãi từ Chính phủ Việt Nam. Các ưu đãi Formosa được hưởng đặc biệt có: mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp 10% trong 15 năm; miễn thuế thu nhập doanh nghiệp trong 4 năm kể từ khi có thu nhập chịu thuế và giảm 50% số thuế phải nộp trong 9 năm tiếp theo. Số tiền 16.090 tỷ dự kiến miễn và hoàn trả thuế cho Formosa này được tính cho các khoản: Hoàn thuế theo danh mục "ghi thu - ghi chi’’ sau sự cố kiện 14/5 - hơn 1.473 tỷ đồng; thuế mua hàng trong nước, GTGT nộp hộ nhà thầu đến hết 31/07/2016 - hơn 14.617 tỷ. Trong đó, riêng số tiền thuế GTGT mà Formosa nộp vào ngân sách – 9.256 tỷ. Ngoài 16.090 tỷ đồng hoàn lại do biệt đãi đầu tư cho Formosa (dự án lớn, đầu tư nhà máy thép và cảng), thì còn có thêm 71,06 tỷ đồng bồi thường thiệt hại do bạo loạn phản đối Trung Quốc ngày 14/5/2014 tại Formosa (Hà Tĩnh). Đúng luật Ông Du khẳng định, tất cả việc hoàn và nộp thuế đều đúng luật thuế GTGT, luật quản lý thuế, trên cơ sở được thanh tra Bộ Tài chính, thanh tra Tổng cục, Thanh tra Chính phủ đã kiểm tra. Trong luật đầu tư quy định, Doanh nghiệp trong và ngoài nước được ưu tiên hoàn và miễn thuế khi hoàn tất các thủ tục hành chính theo luật định. Trước đó, khi nhập hàng Doanh nghiệp sẽ khai và nộp thuế, sau sẽ hoàn lại khi đủ thủ tục. Tương tự, khi đầu tư vào bất kỳ một dự án nào, Doanh nghiệp sẽ được miễn hoàn toàn thuế nhập khẩu, vật tư thiết bị phục vụ cho dự án đó. Ông Nguyễn Văn Đức – Phó cục trưởng, Cục thuế Hà Tĩnh trả lời Infonet cho biết. Không liên quan tới sự cố bạo loạn 14/5 Đồng quan điểm với ông Du, ông Nguyễn Văn Đức – Phó cục trưởng, Cục thuế Hà Tĩnh cũng nhấn mạnh, việc hoàn miễn thuế cho Formosa là theo luật định, không liên quan đến việc bồi thường sau bạo loạn phản đối Trung Quốc năm 2014. Formosa Hà Tĩnh là 1 trong số 778 Doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi bạo loạn nói trên (Tổng cục Thuế). Do đó Bộ Tài chính miễn giảm, miễn phạt và hoàn lại số tiền thuế đã truy thu, phạt cho Formosa trước khi xảy ra bạo loạn 2014 với số tiền trị giá 71,6 tỷ đồng. Bồi thường 500 triệu USD chưa hết, nhận lại 16.000 tỷ Mới đây, vào cuối tháng 6, Formosa công khai xin lỗi Việt Nam và xin bồi thường 500 triệu USD (11.500 tỷ đồng) cho thiệt hại bởi Thảm họa môi trường Vũng Áng do Doanh nghiệp này gây ra vào đầu tháng 4. Số tiền này sẽ được ưu tiên cho người dân, đặc biệt là ngư dân các tỷ nh miền trung do thiệt hại gây ra bởi thảm họa cá chết - Bộ trưởng Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng cho hay. Ngày 28/7, phía Formosa đã thực hiện cam kết là đã chuyển số tiền bồi thường ban đầu là 250 triệu USD, thông tin từ Bộ trưởng bộ Tài nguyên và Môi trường ông Trần Hồng Hà. Thông tin nền: Bạo loạn 2014 là sự kiện những vụ biểu tình, xô xát của người dân, công nhân sau việc Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 tại vùng biển và thềm lục địa của Việt Nam vào tháng 5/2014. Các khu công nghiệp xảy ra bạo loạn thuộc TP.HCM, Đồng Nai, Bình Dương và Hà Tĩnh. Trong đó có Formosa. Formosa đánh giá mức thiệt hại gây ra bởi bạo loạn là 5.533 tỷ đồng, trong khi các công ty bảo hiểm và cơ quan chức năng đánh giá mức thiệt hại này là 4.77 tỷ đồng. Kinh tế gia Phạm Chi Lan khi đề cập đến số tiền bồi thường, đã cho BBC Tiếng Việt biết: “Đọc con số đó, tôi thấy giật mình, bởi nó tương đương với gần 500 triệu USD, gần như bằng với số tiền mà Formosa chấp nhận bồi thường ban đầu cho sự cố môi trường mà họ gây ra.” Về tổng thiệt hại theo như khai báo của các DN báo về là 9.900 tỷ đồng và 4,23 triệu USD, trong đó Formosa khai báo bị chịu thiệt hại cao nhất với số tiền lên đến 5.533 tỷ đồng. Tuy nhiên, qua rà soát của các cơ quan như bảo hiểm và cơ quan chức năng địa phương tổng số thiệt hại của các DN trên cả nước là 4.523 tỷ đồng và 4,23 triệu USD (trong đó, thiệt hại của Formosa là 4,77 tỷ đồng, các nhà thầu làm cho Formosa là 68,32 tỷ đồng). - Nguồn tham khảo: http://dantri.com.vn/kinh-doanh/du-kien-mien-va-hoan-thue-cho-formosa-hon-10450-ty-dong-20160809154811002.htm http://nld.com.vn/kinh-te/formosa-duoc-mien-hoan-thue-hon-10000-ti-dong-20160810084631816.htm http://infonet.vn/formosa-duoc-mien-hoan-thue-16000-ty-khong-lien-quan-boi-thuong-su-co-145-post206161.info (Dân Luận)
  3. Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Vietcombank (HSX: VCB) đã chính thức thông tin về sự việc “bỗng dưng mất 500 triệu đồng trong tài khoản” của khách hàng Hoàng Thị Na Hương, vốn đang gây chú ý trong dư luận. Thông cáo được Vietcombank đăng công khai trên chính website của mình. Ảnh minh họa. (Nguồn: Internet) "Việc bảo mật thông tin của khách hàng, đảm bảo an toàn giao dịch cũng như bảo vệ quyền lợi chính đáng của khách hàng luôn là mục tiêu hàng đầu trong hoạt động của Vietcombank", phía ngân hàng nhấn mạnh ngay ở đầu thông cáo. Đồng thời cho biết, ngay sau khi tiếp nhận thông báo của khách hàng Hoàng Thị Na Hương về việc tài khoản của khách hàng bị mất số tiền 500 triệu đồng vào đêm ngày 3 rạng sáng ngày 4/8/2016, Vietcombank đã có buổi làm việc với khách hàng vào chiều ngày 11/8/2016, cùng tham gia có luật sư (do khách hàng mời). Trên cơ sở thông tin do khách hàng cung cấp, có cơ sở để xác định khách hàng đã truy cập vào một trang web giả mạo (có địa chỉ http://creatingacreator.com/kob/1/index.htm) vào ngày 28/7/2016 qua máy điện thoại cá nhân. Từ việc truy cập này, thông tin và mật khẩu của khách hàng đã bị đánh cắp, sau đó tài khoản khách hàng đã bị lợi dụng vào đêm ngày 3 rạng sáng ngày 4/8/2016. Các đối tượng lừa đảo đã chuyển tiền từ tài khoản khách hàng tới nhiều tài khoản trung gian tại 3 ngân hàng khác nhau tại Việt Nam. Sau đó, đối tượng lừa đảo đã rút 200 triệu đồng qua ATM ở Malaysia. Vietcombank đã xử lý các biện pháp khẩn cấp, kịp thời khoanh giữ lại được 300 triệu đồng. Đây là các giao dịch chuyển khoản sang ngân hàng khác, chưa kịp chuyển ra khỏi hệ thống Vietcombank. Tại buổi làm việc, đại diện Vietcombank đã hướng dẫn cho khách hàng tự kiểm tra lại máy điện thoại cá nhân và phát hiện ra địa chỉ trang web giả mạo vẫn lưu trên máy của khách hàng. Việc mất tiền trong tài khoản xảy ra bởi khách hàng bị đánh cắp thông tin tài khoản do trước đó đã truy cập và khai báo thông tin trên đường link giả mạo website của ngân hàng như trên. “Vietcombank đang phối hợp với khách hàng để làm việc với cơ quan chức năng nhằm làm rõ các đối tượng chủ mưu đã thực hiện các hành vi lừa đảo này. Khách hàng đã đồng ý sẽ cung cấp máy điện thoại có lưu đường link giả mạo để tiếp tục làm việc với cơ quan chức năng”, đại diện Vietcombank cho hay. Ngân hàng này cũng thông tin, rằng từ những năm 2012, Vietcombank đã thường xuyên đăng tải thông tin trên trang thông tin điện tử chính thức của Vietcombank với nội dung cảnh báo các giao dịch giả mạo, hướng dẫn khách hàng sử dụng an toàn các dịch vụ ngân hàng điện tử. Vietcombank cũng đã trực tiếp thông tin cảnh báo cho khách hàng qua hệ thống tin nhắn SMS và email mà khách hàng đã đăng ký, đồng thời thông tin rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng. “Vietcombank khẳng định hệ thống của ngân hàng luôn an toàn, bảo mật và cam kết nỗ lực tối đa trong việc hạn chế, ngăn chặn hành vi gian lận để bảo vệ lợi ích chính đáng của khách hàng”, đại diện NH nhấn mạnh. Xuân Thắng (VietTimes)
  4. Sau hai pha trình diễn vừa đấm vừa xoa diễn ra trong vòng chưa đầy ba tháng, kịch hạ màn, mọi chuyện trởi nên tối tăm hơn người ta tưởng. Nhưng cuộc đời vốn dĩ vậy, tối tăm trong cái nhìn của người này thì lại sáng sủa, tươi mát trong mắt kẻ khác. Câu chuyện biển chết, cá chết, ngư dân thất nghiệp, kinh tế miền Trung bị khủng hoảng vẫn chưa hề dịu xuống chút nào, Formosa chỉ mới trả 250 triệu Mỹ kim tiền bồi thường thì lại có thêm chuyện nhà nước hoàn thuế cho Formosa số tiền tương đương với 500 triệu Mỹ kim. Chuyện này nghe có vẻ giống như anh tặng tôi con gà thì tôi tặng anh con chó, vì cả hai chúng ta cùng bán thịt gà và thịt chó, có qua có lại mới toại lòng nhau thì phải?! Chuyện này được các báo trong nước đưa tin với nội dung: Theo dự thảo Tổng cục Thuế vừa gửi Bộ Tài Chính về một số biện pháp hỗ trợ các doanh nghiệp (DN) bị thiệt hại do sự kiện ngày 13/5/2014 (xô xát của người dân, công nhân một số khu công nghiệp tại một số địa phương sau việc Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 trên vùng biển của Việt Nam). Lãnh đạo Tổng cục Thuế cho hay, sau sự kiện trên, cả nước ghi nhận 778 DN được đánh giá có bị ảnh hưởng, với tổng thiệt hại là 9.900 tỷ đồng và 4,23 triệu USD. Bình Dương thiệt hại nặng nhất với 537 DN, Đồng Nai 171, TP HCM 33 và Hà Tĩnh có 1 DN là Formosa. Formosa Hà Tĩnh khai báo chịu thiệt hại lên đến 5.533 tỷ đồng. Tuy nhiên, qua rà soát, số thiệt hại của các DN trên cả nước chỉ là 4.523 tỷ đồng và 4,23 triệu USD. Riêng thiệt hại của Formosa là 4,77 tỷ đồng, các nhà thầu làm cho Formosa là 68,32 tỷ đồng. Ngoài nhà máy của Formosa chịu ảnh hưởng trực tiếp, 16 nhà thầu chính (chủ yếu là DN đến từ Trung Quốc) đang thi công các hạng mục cho dự án Formosa cũng bị ảnh hưởng. Để hỗ trợ, cơ quan thuế đã thực hiện gia hạn hồ sơ khai thuế và gia hạn nộp thuế cho nhiều DN. Ngoài ra còn thực hiện cơ chế giải quyết hồ sơ hoàn thuế nhanh (hoàn trước kiểm sau cho 408 hồ sơ đề nghị, với tổng số tiền hơn 15.200 tỷ đồng). Hà Tĩnh đã hoàn cho Formosa kể từ kỳ hoàn thuế tháng 4/2014 cho đến nay số tiền 10.173 tỷ đồng, trong đó 1.185 tỷ đồng là thuế giá trị gia tăng đã nộp khâu nhập khẩu thực hiện cơ chế ghi thu ghi chi. Formosa còn được Bộ Tài Chính miễn giảm, miễn phạt và hoàn lại số tiền thuế đã truy thu, phạt trước khi xảy ra sự kiện 13/5/2014 số tiền trị giá 71,6 tỷ đồng. Đây là số tiền miễn giảm và hoàn lại khoản thuế tài nguyên, phí bảo vệ môi trường đã nộp đối với hoạt động hút cát san nền (trong đó thuế tài nguyên là 49,2 tỷ đồng, phí bảo vệ môi trường là 22,75 tỷ đồng). Như vậy, suy cho cùng thì số tiền mà Formosa Hà Tĩnh đã đền bù cho những sai phạm của họ dẫn đến biển miền Trung bị nhiễm độc nặng bằng đúng với số tiền mà nhà nước Việt Nam hoàn thuế, hỗ trợ cho họ. Trong đó có khoản đền bù những “thiệt hại” của Formosa Hà Tĩnh! Nghe có vẻ như kịch nhưng đó là sự thật. Nghĩa là chuyện nộp phạt và nhận lại quả bằng hoàn thuế đã giúp Formosa không mất đồng nào, chuyện đưa qua đưa lại chỉ đóng vai trò tượng trưng và đôi bên vẫn vui vẻ, chẳng có ai mất đồng nào. Người chịu thiệt thòi nặng nhất, mất nhiều nhất trong phi vụ này phải nói là nhân dân Việt Nam. Không còn dừng ở nhân dân miền Trung nữa mà cả quốc dân Việt Nam này bị thiệt từ hai hướng: Tiền thuế lại chảy máu và: An toàn thực phẩm bị đe dọa. Ở khía cạnh tiền thuế bị chảy máu. Trong lúc chính phủ rỗng túi, nợ ngập đầu ngập cổ, nhân dân gồng lưng đóng thuế, những nhà đầu tư man rợ làm hỏng môi trường và nguồn thu của nhân dân bị mất mà nhà nước vẫn ung dung chơi trò anh cho tui con gà tui cho anh con chó với một kẻ tội phạm giết biển Việt Nam như Formosa thì quả là đáng kinh tởm, không thể dùng từ ngữ nào hơn. Để bù khoản tiền gần 11 ngàn tỉ đồng hoàn thuế cho Formosa, nhân dân lại mỗi người còng lưng gánh thêm một thứ phí nào đó cấy gởi trong mọi mặt hàng theo giá trị gia tăng. Bên cạnh đó, vì đã có những bất minh trong việc giải quyết vấn đề biển chết, môi trường biển độc hại giữa nhà nước Cộng sản Việt Nam với Formosa nên ngân khoản để hỗ trợ ngư dân miền Trung và các nhóm ngành kinh tế có liên quan tới biển là hoàn toàn không có. Giỏi lắm vài chục ký gạo cứu tế và vài trăm ngàn đồng cho mỗi gia đình. Số tiền và gạo này chỉ giúp ngư dân cầm hơi chứ không thể thay đổi loại hình kinh tế để tạm tồn tại được. Và để cho mọi chuyện suông sẻ, nhà nước CSVN đã ngầm cho ngư dân đánh bắt trở lại một cách bình thường, từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên Huế đã đánh bắt gần bờ suốt hai tháng nay. Chỉ có một số nhỏ ngư dân vì lương tâm, trách nhiệm và vì sợ nhiễm độc nên không dám ra khơi. Số còn lại đi đánh bắt bình thường và lượng hải sản thu được họ chuyển thẳng vào miền Nam, chuyển ra miền Bắc. Như vậy, an toàn thực phẩm của cả nước đang bị đe dọa nghiêm trọng chứ không riêng gì miền Trung như trước đây. Sở dĩ có chuyện trầm trọng như vậy là vì nhà nước hoàn toàn không can thiệp, không cấm đánh bắt, cấm tiêu thụ hải sản miền Trung, không quan tâm đến sức khỏe nhân dân, và quan trọng hơn là họ muốn thả mọi việc trôi xuôi để nhân dân thấy mọi việc lại đâu vào đó. Ngư dân tiêu thụ được sản lượng thì không còn lên tiếng phản đối nhà nước hay phản đối Formosa nữa mà chỉ lo cặm cụi kiếm cơm. Trả giá cho việc làm vô lương tâm này là sức khỏe của cả nước bị đe dọa. Và khi mà vở kịch 500 triệu Mỹ Kim đền bù biển độc và gần mười một ngàn tỉ đồng hoàn thuế diễn ra, người ta sẽ đặt câu hỏi: Chính phủ, nhà nước Cộng sản Việt Nam có phải là nhà nước của nhân dân Việt Nam hay là nhà nước của Formosa, của các doanh nghiệp Trung Quốc? Và khi chấp nhận đóng một vai trong vở diễn tố tội đền bù và hoàn thuế như đang thấy, các diễn viên nhà nước CSVN nhận tiền cát-sê là bao nhiêu? Vì chắc chắn không ai chấp nhận đóng một vai diễn cực kì khó, cực kì dã tâm và phản động như vậy mà không có cát-sê! Trừ khi đó là một đám người điên! Nhưng nhà nước CSVN có thể điên trong chuyện bán nước chứ khó để mà họ điên trong việc kiếm tiền, đưa tiền vào két sắt của họ! Chắc chắn là vậy! Chưa bao giờ khái niệm “mãi quốc cầu vinh” lại hợp thời, hợp người và hợp hoàn cảnh như hiện nay! Và nhân dân Việt Nam sẽ bị bán cho đến lúc nào? Bán đến khi còn lại gì? Câu trả lời bây giờ đã quá cấp thiết, nếu nhân dân không tự trả lời cũng đồng nghĩa với nằm im chờ chết, chờ người ta đạp bầm dập trước khi lấy đi mạng sống! VietTuSaiGon (Blog RFA)
  5. Bộ Công An, Viện Kiểm Sát Tối Cao và Tòa Án Tối Cao của Việt Nam vừa tổ chức xin lỗi ông Trần Văn Thêm, một tử tù 80 tuổi, nay đang ngụ tại huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh. Dù sao ông Trần Văn Thêm cũng còn may mắn là rửa được tiếng nhơ trước khi nhắm mắt lìa đời! (Hình: VNExpress) Tính ưu việt của “pháp chế xã hội chủ nghĩa” tại Việt Nam đã tạo ra trường hợp có thể xem là duy nhất trên thế giới: Nạn nhân của một vụ cướp nhưng bị kết án tử. Mang án tử hình song được tại ngoại suốt 43 năm! Tháng 7 năm 1970, khi đi buôn thuốc lào ông Thêm và một người em họ tên là Nguyễn Khắc Văn bị cướp. Ông Thêm bị đánh tét đầu nhưng không chết còn người em họ thì thiệt mạng. Sau đó ông Thêm bị cáo buộc giết ông Văn để cướp tài sản và bị bắt. Ông Thêm kêu oan nhưng hệ thống tư pháp của nhà nước “Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa” lúc đó nhận định ông chính là hung thủ, vết thương trên đầu khiến ông Thêm từng rơi vào tình trạng “thập tử, nhất sinh” là do ông… tự tạo. Ông Thêm bị biệt giam cho đến năm 1973 thì bị mang ra xử. Cả tòa án cấp sơ thẩm lẫn tòa án cấp phúc thẩm đều tuyên tử hình. Sau ba năm bị biệt giam để điều tra, ông Thêm có thêm ba năm ngồi đếm thời gian, chờ lúc bị mang ra pháp trường xử bắn. Năm 1975, hệ thống tư pháp Việt Nam bắt được thủ phạm thật sự. Năm 1976, ông Thêm được thả. Trại giam mở cửa tống ông ra ngoài kèm với một tờ giấy cho biết ông Thêm được tha do… mất sức lao động! Hàng xóm và thân nhân ông Văn – cũng là bà con của ông Thêm, không thèm nhìn mặt ông. Họ nghĩ ông tiêu lòn nên được tại ngoại. Ðó cũng là lý do ông Thêm quyết định kêu oan. Tiến trình kêu oan của ông Thêm kéo dài hơn bốn thập niên vì ông Thêm bị tống giam không có lệnh bắt, bị phạt tử hình nhưng không có bản án nào trong tay. Tờ giấy ghi nhận chuyện ông được tha do mất sức lao động thì bị chính quyền địa phương thu rồi làm mất, trong khi hệ thống tư pháp của nhà nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam thì đòi ông Thêm phải tự chứng minh là ông đã từng bị bắt, từng bị… kết án tử hình! Ông Thêm cứ đi tới, đi lui cho tới khi kiệt sức. Cháu của ông thấy tội nghiệp nên đi thay. Cách nay hai năm, chuyện đến tai một số luật sư. Vừa thấy bất bình, vừa thấy tội nghiệp ông Thêm nên họ nhập cuộc và chỉ trong một thời gian ngắn đã moi ra cả bản án sơ thẩm lẫn phúc thẩm. Tới lúc này thì hệ thống tư pháp của nhà nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam không thể làm ngơ được nữa. Những scandal về một số oan án bùng lên vào thời điểm đó đã buộc chính quyền phải truy cứu trách nhiệm hình sự một số điều tra viên, kiểm sát viên, thẩm phán nhằm an dân. Vậy là Tòa Án Tối Cao đứng ra đảm nhận vai trò “đèn giời” để “soi xét” cho ông Thêm… Báo chí Việt Nam tường thuật rằng họ không đủ ngôn từ để diễn tả những đắng cay mà ông Thêm và gia đình phải gánh chịu trong hơn bốn thập niên vừa qua. Chỉ có thể tóm tắt là khi ông Thêm vào tù, vợ ông phải làm việc quần quật để nuôi sáu đứa con. Sau khi ông được tha vì “mất sức lao động” thì bà qua đời vì kiệt sức. Theo dân chúng ở thị trấn Chờ, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Giang thì gia đình ông Thêm thuộc loại nổi tiếng vì… nghèo. Nhiều người khẳng định với tờ Tuổi Trẻ rằng, gia đình ông chưa… chết đói là may lắm rồi! Ðáng nói là đa số vẫn tin ông Thêm nghèo đói, túng cực là do bị… báo oán vì… giết người! Mắt ông Trần Văn Thêm giờ đã mờ. Chân ông đã run, đi đứng phải có người dìu. Ông khẳng định ông không nghĩ tới chuyện đòi bồi thường mà chỉ muốn rửa tiếng nhơ đã phải mang hơn nửa cuộc đời. (Người Việt)
  6. Vừa rồi Thanh tra chính phủ có đoàn kiểm tra tham nhũng đến làm việc tại Tcty thuốc lá Việt Nam. Cán bộ, nhân viên trong ngành thuốc mừng vui như thấy: “trời cao có mắt”. Nhưng, rút cục Thanh tra không phát hiện ra có tiêu cực gì ở Tổng công ty, kể cả việc ông Cường tiêu diệt cơ cấu nhân sự cũ của TCty ào ạt đưa người phe cánh ông vào Tổng công ty để nhận huân chương, cũng như một lúc ông sài hai xe Lexus mà đoàn thanh tra cũng không nghe, không biết, không thấy Bộ trưởng Bộ Công thương Vũ Huy Hoàng trao quyết định bổ nhiệm ông Vũ Văn Cường giữ chức vụ Chủ tịch HĐTV TCT TLVN 1. Miếng giò nạc không dễ nhường ai? Đầu năm 2013, Tổng công ty thuốc lá Việt Nam trực thuộc Bộ Công thương do Vũ Huy Hoàng làm bộ trưởng. Với doanh thu 30 ngàn tỷ mỗi năm, Tcty là miếng giò lụa nục nạc. Nhiều quan chức trong Bộ ngồi chơi xơi nước nhỏ nước giải thèm muốn về làm lãnh đạo Tcty. Biết trước khúc giò nạc có nhiều người dòm ngó, Tcty thuốc lá làm văn bản trình thủ tướng chính phủ cho được chọn lãnh đạo từ nguồn nhân sự của Tcy, sau khi ông Nguyễn Thái Sinh, Chủ tịch Hội đồng thành viên về hưu năm 2011. Thủ tướng chính phủ đồng ý. Hai nhân sự, ông Đặng Xuân Phương, phó tổng giám đốc Tổng Công ty thuốc lá Việt Nam, và ông Bùi Nhật Tiến, đương nhiệm Phó chủ tịch Hội đồng thành viên Tcty được lần lượt đề cử. Hết Phương rồi đến Tiến, thời gian xem xét kéo dài suốt cả năm 2012, cuối cùng cả hai đều ngã ngựa với lý do Bộ không thể bổ nhiệm được. Biết trước, lo trước cũng không thể lại với nhóm lợi ích đang nắm quyền lực. Bộ Công Thương: Thua lỗ nghìn tỷ vẫn thăng tiến chóng mặt Đến tháng 3 năm 2013, con tẩy lộ ra. Một kẻ lạ hoặc, có tên là Vũ Văn Cường, không biết thuốc lá là gì, đương nhiệm chánh văn phòng Bộ, có quyết định nhận chức Chủ tịch Hội đồng thành viên Tcy thuốc lá Việt Nam. Ông Vũ Văn Cường là ai? Trước tiên, ông ta là chỗ thân tín của ông Vũ Huy Hòang, tựa như ông Trịnh Xuân Thanh với ông Hoàng. Ông Thanh làm ăn thua lỗ hàng ngàn tỷ đồng vẫn được ông Hoàng giới thiệu về làm phó chủ tịch tỉnh Hậu Giang. Thân tín mới là điều quan trọng nhất. Ông Vũ Văn Cường có biết thuốc lá, kể từ khâu sản xuất đến tiêu thụ hay không, không quan trọng. Cũng không quan trọng, trước khi được điều về Bộ, ông Cường đã làm cho hai công ty Giày da Hải Phòng và Giày da Sài Gòn tuột dốc không phanh trước khi ông lên phó tổng giám đốc Tông công ty Giày da Việt Nam. Lẽ ra, ông Cường phải bị phê bình, kiểm điểm. Nhưng, cũng giống như Trịnh Xuân Thanh, đơn vị càng đi xuống, làm ăn càng thua lỗ, thất thoát, lãng phí càng nhiều thì ông Cường lại càng đi lên. Đầu tiên, ông Cường lên Bộ nhận cái chức danh lãng sẹt vụ phó Vụ Công nghiệp nhẹ. Nhờ cánh hẩu với Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng, năm sau, ông Cường được giữ tay hòm chìa khóa của Bộ với chức: Chánh văn phòng. Và để cho việc bỏ chạy giữa hai công ty giày khỏi bị thiên hạ dị nghị, cấp trên khó xem xét đề bạt cất nhắc, ông Cường còn kiếm được cả Huân chương lao động Hạng Ba. Với 30 ngàn tỷ VNĐ doanh thu,15 ngàn tỷ VNĐ nộp ngân sách mỗi năm, ngành thuốc lá thường chi tiêu tiền khủng. Đặng Xuân Phương, Bùi Nhật Tiến, không biết chi chạy chức hết bao nhiêu tỷ, cuối cùng vẫn trượt. Trượt, không phải hai ông không biết tiêu tiền. Cái chính là hai ông có nằm trong nhóm lợi ích với ông Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng hay không? Đây cũng là nguyên nhân hai ông chờ đợi hồi hộp cả năm vẫn sôi hỏng bỏng không. Thủ tướng đồng ý cho chọn người từ nội bộ ngành, hiệu lực vẫn chỉ như một tờ giấy thừa thải nằm trong ngăn kéo của Bộ. 2. Củng cố địa vị bản thân Là chỗ thân tín của Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng, tháng 3 năm 2013, Vũ Văn Cường tự tin về làm chủ tịch Hội đồng thành viên của khúc giò lụa có tên Tcty thuốc lá Việt Nam. Vũ Văn Cường coi chức vụ trong ngành thuốc lá nhà nước như những con ong, cái kiến. Theo lệnh của Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng, việc đầu tiên, ông Cường ép ông Trần Sơn Châu, ủy viên BCH đảng ủy khối doanh nghiệp trung ương, bí thư đảng ủy Tcty thuốc lá Việt Nam do các cấp đại hội Đảng bầu ra, phải viết đơn xin thôi giữ chức Bí thư Đảng ủy để đảng ủy khối phân công chức bí thư đảng ủy Tcty cho ông Cường. Tiếp đó, Bộ Công thương chỉ đạo ông Châu thôi giữ chức chủ tịch Hiệp hội thuốc lá Việt Nam (HHTLVN) để bầu cho ông Cường. Chỉ trong một thời gian ngắn, ông Cường đã chiếm giữ 3 chức vụ then chốt: bí thư đảng ủy, chủ tịch HĐTV Tcty thuốc lá Việt nam và chủ tịch HHTLVN. Nhờ có thành tích xử lý nhanh gọn người của Tcy và HHTLVN trong năm 2014, đầu Năm 2015, ông Cường nhận thêm huân chương lao động Hạng Hai. Cán bộ, công nhân viên toàn ngành thuốc lá kinh hải, chỉ còn biết cắn lưỡi, cuối mặt mỗi khi nhìn thấy ông Vũ Văn Cường. Loại được người, chiếm được quyền lực, Vũ Văn Cường bất chấp tất cả, ngang nhiên đẻ ra phòng này ban kia, bổ nhiệm người này người kia vào các chức vụ quan trọng, cứ như Tcty, HHTL Việt Nam là của riêng ông, phục vụ cho riêng ông . 3.Xây dựng bộ máy vây cánh. Ông Cường cho thành lập thêm văn phòng gọi là văn phòng của Hội đồng tư vấn (HĐTV), trước khi ông Cường về, Tcty thuốc lá đã có 1 văn phòng, và văn phòng chỉ có 1 người là trưởng phòng, đưa chiến hữu, ông Nghiêm Xuân Toàn từ Văn phòng Bộ về nhận chức trưởng phòng, kiêm thư ký riêng riêng cho ông. Nhận ông Hồ Lê Nghĩa từ Bộ về làm thành viên HĐTV, ông Hà Quang Hòa về bổ nhiệm phó TGĐ, ông Hải ( Con trai ông Hoàng ) và ông Doan về làm kiểm soát viên nội bộ Tcty. Ngay khi bà Mai được bổ xung HĐTV, lập tức ông đưa ông Toàn vào chức trưởng phòng tổ chức Tcty, đưa cháu của ông là Nguyễn Nam Giang từ bên ngoài vào thay ông Toàn làm chánh văn phòng HĐTV. Tiếp tục đưa bạn học của ông về làm thường trực Ủy ban kiểm tra đảng ủy Tcty. Ông còn tự ý ký quyết định điều động nhân viên thuộc văn phòng Tcty từ phòng này sang phòng khác thay cho Tổng giám đốc. Nhân sự ngành thuốc lá như một con bệnh ngắc ngoải được ông Vũ Văn Cường thay máu hoàn toàn Tự tin, thẳng tay xếp đặt bộ máy ở Tổng Cty xong, ông Vũ Văn Cường thò bàn tay quyền lực xuống các đơn vị thành viên có máu mặt nhất trong Tổng Cty. Ông cho 1 phó Tổng giám đốc thôi kiêm chủ tịch HĐTV Cty Thăng Long một cách rốt ráo để đưa người của cánh ông là ông Vũ Văn Thưởng – phó GĐ lên làm chủ tịch HĐTV Cty, ép ông Thủy bí thư đảng ủy, GĐ cty phải thôi chức bí thư để nhường cho ông Thưởng. Ông Thưởng cũng là đệ tử thường xuyên tháp tùng ông Cường trong các chuyến đi công tác nước ngoài. Công ty thuốc lá Thăng Long đang phát triển nhưng ông Cường vẫn điều ông Thủy GĐ Thăng Long về Tcty làm giám đốc trung tâm đào tạo và giao cho ông Thưởng kiểm luôn GĐ. Điều lạ là, ngay sau đó ông Cường bổ nhiệm ông Thưởng vào chức GĐ kiêm chủ tịch HĐTV từ giữa năm 2015 đến nay mà không rõ ông Cường căn cứ vào quy định nào? Cty thuốc lá Sài Gòn, do không đồng thuận về nhân sự theo ý ông, ông liền quyết định đưa ông Đông PGĐ lên chủ tịch Cty. Mọi quyết định của công ty đều do ông Đông nắm giữ theo cơ chế do chính ông soạn ra. Giám đốc công ty thuốc lá Sài Gòn còn chức giám đốc, nhưng chỉ còn quyền bị sai vặt và làm đốc công cho chủ tịch Hội đồng thành viên là ông Đông. Đối với hai công ty thương mại thuốc lá ( bắc và Nam ) ông Cường cũng thích làm gì thì làm. Khi Tcty cho ra mác thuốc Vinataba Premium, mặc dù đa số cán bộ Tcty không đồng tình, nhưng ông Cường vẫn kiên quyết cho ông Tuyển (một đại gia thuốc lá tư nhân ) được độc quyền bao tiêu, mặc dù Tcty đã có hai cty thương mại. Sau khi phải đốt đi hơn chục tỷ đồng vì thuốc không bán được, ông Cường lại đồng ý cho ông Tuyển trả mác thuốc này lại cho 2 Cty thương mại tiêu thụ. Cũng như vậy, Vinataba bao mềm, sau khi ông Tuyển bao tiêu nhưng không bán được thì ông Cường cũng ép 2 Cty thương mại nhận lại. Ngoài ra, từ lúc ông Cường về, ông Cường còn để cho ông Tuyển tham gia tiêu thụ một khối lượng lớn thuốc lá Thăng long, một sản phẩm đang có chênh lệch giá lớn. Ông Cường coi lợi ích của Tổng công ty không bằng lợi ích của chiến hữu, phe cánh. 4.Sài tiền, ăn chơi nổi bật. Xe con của ngươi tiền nhiệm Tcty vẫn còn dùng tốt, nhưng ông Cường không thèm dùng. Ông ra lệnh cho Cty thuốc lá Thăng Long, Cty thuốc lá Sài Gòn, mỗi công ty phải mua cho ông một xe ô tô Lexus để ông dùng riêng, một ở phía Nam, một ở phía Bắc. Vào Nam ra Bắc như con thoi chưa thỏa, ông liên tục đi công tác nước ngoài bằng tiền của Tcty và tiền của khách nước ngoài buộc phải mời, cũng như các đơn vị thành viên buộc phải mời. Rất ít tháng ông không đi nước ngoài. Có tháng ông đi đến hai, ba chuyến. Những người tiền nhiệm không hiểu ông đi nước ngoài làm gì mà đi nhiều đến vậy? Việc nổi trội thứ 2 của ông Vũ Văn Cường là chơi gôn, kể cả trong và ngoài nước. Từ ngày ông về Tcty, phong trào chơi gôn trong tầng lớp lãnh đạo phát triển mạnh mẽ hẳn lên. Ông còn tổ chức cả giải gôn để tiếp khách nước ngoài mà không sợ tốn kém. Ông còn tổ chức nhiều cuộc tất niên với đủ các tầng lớp cán bộ, báo chí, trước đây TCty mỗi năm chỉ tổ chức có một cuộc. Đặc biệt hơn, chỉ mới về ngành thuốc lá chưa đầy một năm, ông Vũ Văn Cường còn nhận được Huân chương Lao động Hạng Nhì vì thành tích ăn chơi, chi tiền nổi bật. Ông Cường chỉ hơi cay mũi một tí, khi đại hội đại biểu đảng bộ Tcty vừa qua, ông đạt số phiếu thấp nhất trong toàn bộ BCH đảng ủy TCty. 5. Dư luận tại TCty thuốc lá Việt Nam: Đa số cán bộ, Đảng viên không đồng tình với sự bành trướng về nhân sự ồ ạt từ Bộ Công thương xuống. Trong điều kiện nguồn cán bộ tại chỗ của TCty không thiếu, những người được chuyển từ bộ về Tcty chuyên môn về ngành không sâu, chưa thể hiện được tâm và tầm gây tâm lý chán nản trong đội ngũ cán bộ của Tcty. Về văn phòng HĐTV chỉ là cái tên để bổ nhiệm chức vụ vì chỉ có mỗi trưởng phòng với vai trò là thư ký riêng của chủ tịch, mọi công việc đều do các phòng của Tcty thực hiện như trước đây. Việc bổ nhiệm ông Thưởng, từ chủ tịch làm GĐ kiêm phụ trách HĐTV mà không bổ nhiệm chủ tịch trong thời gian dài, phải chăng chưa tìm được người trong lợi ích nhóm? hay tiếp tục chờ cán bộ từ Bộ về? Ông Vũ Văn Cường có thành tích nổi bật gì mà ông về Tcty chưa được một năm đã nhận Huân chương Lao động Hạng Nhì? Ông dựa vào quy định nào để sử dụng một lúc 2 xe công? Ông đi nước ngoài như con thoi để làm gì? Tiêu tốn bao nhiều tiền của nhà nước? Việc bổ nhiệm, tiếp nhận bổ nhiệm các đối tượng cán bộ bên ngoài về làm lãnh đạo Tcty, kể cả việc ký quyết định điều chuyển nhân viên trong nội bộ khối văn phòng Tcty chỉ nhằm cũng cố địa vị cá nhân, bảo vệ lợi ích nhóm?. Vừa rồi Thanh tra chính phủ có đoàn kiểm tra tham nhũng đến làm việc tại Tcty thuốc lá Việt Nam. Cán bộ, nhân viên trong ngành thuốc mừng vui như thấy: “trời cao có mắt”. Nhưng, rút cục Thanh tra không phát hiện ra có tiêu cực gì ở Tổng công ty, kể cả việc ông Cường tiêu diệt cơ cấu nhân sự cũ của TCty ào ạt đưa người phe cánh ông vào Tổng công ty để nhận huân chương, cũng như một lúc ông sài hai xe Lexus mà đoàn thanh tra cũng không nghe, không biết, không thấy? (Hết kỳ 1). Mời các bạn đón đọc Kỳ 2: Tại sao ông Vũ Văn Cường tháo chạy khỏi Giầy da Hải Phòng và Giày da Sai Gòn như thế nào? Dũng Sơn Thanh Đại Phá (FB. Lê Dũng Vova)
  7. Sau hàng loạt sai phạm chôn lấp chất thải trái phép bị phát hiện tại Hà Tĩnh, hiện nay các hướng chất vấn liên quan đến nhà máy thép Formosa đang tập trung vào những cá nhân đã từng liên quan đến dự án hoặc đã trực tiếp tiếp tay cho Formosa xả thải trên biển, trên bờ. Formosa là lỗi hệ thống, không phải là lỗi cá nhân. Đây là căn nguyên gốc rễ của mọi vấn đề tại Việt Nam. Bởi đã là lỗi hệ thống thì khó mà xử lý thẳng tay bởi chính hệ thống đã gây ra lỗi. Bản tin trên tờ Soha ngày 8/8/2016 quy trách nhiệm cho cựu Bộ trưởng Bộ TNMT Nguyễn Minh Quang trong việc phê duyệt dự án Formosa vào Việt Nam năm 2008: Sau khi Formosa có văn bản gửi Bộ TNMT để xin xây dựng đường ống xả thải ra biển vào ngày 14//7/2014 thì chỉ hơn 1 tháng sau Tổng cục Môi trường có văn bản chấp thuận cho Formosa xả thải ra biển vào ngày 26/8/2014. Cựu Bộ trưởng Bộ TNMT Nguyễn Minh Quang đã từ chối trả lời phóng viên vì theo ông Quang, trách nhiệm thẩm định hồ sơ Formosa năm 2008 là thuộc về ông Bùi Cách Tuyến - cựu Thứ trưởng phụ trách Tổng cục Môi trường. Trả lời phóng viên, ông Bùi Cách Tuyến, người được cho là phải chịu toàn bộ trách nhiệm liên quan tới việc gật đầu cho Formosa xả thải ra biển - khẳng định việc chấp thuận đưa Formosa vào Việt Nam cũng như cho dự án này xả thải ra biển là chủ trương của Ban cán sự đảng, trong đó có nhiều người chứ không riêng mình ông. “Đây là trách nhiệm chung của Ban cán sự đảng Bộ TNMT thời kỳ đó” - ông Tuyến nhận định dù thừa nhận ông là người trực tiếp ký cho phép Formosa xả thải ra biển. Và ông Tuyến nói đúng. Trong hệ thống quyền lực, không thể một Thứ trưởng ký một dự án nhiều tỷ đô la mà không có sự chấp thuận của Bộ trưởng cũng như Ban cán sự đảng bộ. Ban cán sự đảng bộ TNMT "thời đó" gồm những ai? Thưa rằng: Đó là nguyên hệ thống lãnh đạo bao gồm cả những người đang đương chức hiện tại như ông Võ Tuấn Nhân - Thứ trưởng Bộ TNMT và ông Trần Hồng Hà - Bộ trưởng Bộ TNMT! Theo ông Bùi Cách Tuyến thì rõ ràng những người chủ trương dự án vừa bao gồm cựu Bộ trưởng lẫn Bộ trưởng đương nhiệm của Bộ TNMT. Truy trách nhiệm ông cựu BT Nguyễn Minh Quang là một cách gỡ tội cho thành phần lãnh đạo mới, theo lối tư duy nhiệm kỳ của những năm lãnh đạo và tìm cách thoát tội cho toàn hệ thống có trách nhiệm. Kết quả lãnh trái đắng, hậu quả thảm họa là nhân dân? Ông Bộ trưởng Bộ TNMT hiện tại cũng đã im lặng suốt 3 tuần cho tới khi nhân dân đứng dậy yêu cầu minh bạch thông tin về thảm hoạ môi trường thì ông mới “nhận lỗi” trong lần thị sát nhà máy Formosa hôm 29/4/2016. Formosa vẫn tiếp tục hoạt động. Ống xả thải ngầm ra biển vẫn tiếp tục tồn tại vì không thể đưa lên. Đó là kết quả của hệ thống đảng đã lựa chọn sau nhiều tháng đối phó với những yêu cầu bảo vệ môi trường nhân dân. Quy trách nhiệm cho các cá nhân thì luôn dễ dàng hơn việc yêu cầu xử lý trách nhiệm của nguyên hệ thống đảng. Và xin nhắc lại, Formosa đã gây ra thảm hoạ chưa thể khắc phục tới tận hôm nay. Trách nhiệm đó không thể thuộc về cá nhân nào trong một hệ thống mà mọi quyết định đều nằm trong tay tập thể cán sự đảng. Và cần nhớ lời của cựu Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng rằng - tất cả đều do Bộ Chính trị quyết. Dự án Formosa không nằm ngoài quy luật đó. Mẹ Nấm (Danlambao)
  8. Sự cố môi trường Formosa và Alumin Nhân Cơ là những bài học lớn đối với Việt Nam khi “kích hoạt” các dự án có nhà đầu tư Trung Quốc. Hậu quả về môi trường đã rõ vậy Việt Nam nên “sai đâu sửa đó” hay giải quyết ngay từ gốc để không còn những sự cố khủng khiếp ảnh hưởng đến phát triển kinh tế xã hội cũng như cuộc sống của người dân. Formosa là một dự án có mức đầu tư cam kết lớn nhất Việt Nam từ trước đến nay và mang ý nghĩa lớn với Hà Tĩnh và thậm chí là đối với cả Việt Nam trong phát triển ngành luyện thép và công nghiệp nặng. Nhờ những giá trị lớn đó mà dự án được nhiều “biệt đãi” và bản thân Formosa cũng cam kết sẽ đảm bảo áp dụng các tiêu chuẩn ngặt nghèo nhất về phát thải. Tuy nhiên, thực tế lại đi ngược hoàn toàn những gì doanh nghiệp này cam kết. Đầu tháng 4/2016, đường ống xả thải khổng lồ chôn ngầm dài 1,5km và xả thải thẳng ra biển bị phát hiện. Ngay sau đó, người dân phát hiện cá chết trên diện rộng, khởi đầu từ Hà Tĩnh và lan dần ra Quảng Bình, Quảng Trị và đến Thừa Thiên – Huế khiến đời sống người dân 4 tỉnh miền Trung lao đao. 7 bộ ngành cùng các viện nghiên cứu, 100 nhà khoa học trong và ngoài nước đã vào cuộc để tìm nguyên nhân. 84 ngày sau khi cá chết hàng loạt được phát hiện, Formosa đã thừa nhận là nguyên nhân trực tiếp gây ra thảm họa cá chết và cam kết bồi thường 500 triệu USD để khắc phục hậu quả và cải tạo môi trường. Thiệt hại do Formosa gây ra còn chưa thống kê hết thì đến ngày 23/7 tại Tây Nguyên đã xảy ra sự cố vỡ đường ống dẫn hóa chất tại nhà máy Alumin Nhân Cơ. Sự cố vỡ đường ống dẫn xút Nhà máy Alumin Nhân Cơ cảnh báo thảm hoạ môi trường ngang tầm Formosa. Điều đáng nói là công trình này cũng do một nhà thầu Trung Quốc thi công – công ty Chalieco. Sự cố khiến một lượng kiềm từ bồn chảy ra ngoài làm 9,58 m3 kiềm tràn vỡ đã tràn ra khu vực nhà máy sân nhà máy. Trong đó một phần được thu hồi, một phần thẩm thấu xuống nền đất diện tích 600m2 và một phần theo hệ thống thoát nước mưa chảy tràn và chảy ra suối Đắk Dao qua cửa xả số 3 về phía hạ du… TS Nguyễn Thành Sơn – nguyên giám đốc Ban quản lý dự án than đồng bằng sông Hồng nói: “Nguy cơ đã được cảnh báo trước rồi. Vấn đề ở đây là công nghệ khiến cho dự án chưa đi vào vận hành, chưa bàn giao đã xảy ra sự cố rồi”. “Mức độ nguy hiểm còn phụ thuộc vào tần suất và quy mô. Như vừa rồi chỉ khoảng 9m3 rò rỉ ra môi trường thì không nguy hiểm lắm nhưng mai lại xảy ra, ngày kia lại xảy thì nguy hiểm. Hoặc 1 năm chỉ 1 lần sự cố thôi nhưng mỗi lần cả trăm tấn hoá chất thì lại thành nguy hiểm. Tuy nhiên, đây là sự cố hiếm gặp trên thế giới, mà dự án còn mới chỉ đang trong quá trình xây dựng, đến khi vận hành không biết thế nào. Cần phải nêu rõ trách nhiệm của nhà thầu ở đây là gì và có hướng xử lý người có trách nhiệm”, ông Sơn nói. Ông Sơn cũng nói thêm rằng, dự án alumin Nhân Cơn ngay trước khi làm đã được nhiều chuyên gia đánh giá là không hiệu quả vì công nghệ lạc hậu, khó có thể cạnh tranh. Đồng quan điểm, TS Lê Đăng Doanh cũng khẳng định: “Đây là một sự cố nghiêm trọng vì xảy ra trên cao nguyên, đầu nguồn sông và là mối nguy hiểm tiềm tàng, đe dọa toàn bộ môi trường các phía dưới hạ lưu. Các công trình đó do Trung Quốc thi công, việc giám sát không được chặt chẽ lắm nên cần có sự rà soát lại chứ đến lúc họ bắt đầu sản xuất và lượng phế thải tăng lên sẽ là thách thức với bảo vệ môi trường của chúng ta”. Trao đổi về sự cố này với báo chí, PGS. TS. Nguyễn Văn Phổ, Viện Công nghệ địa chất và Khoáng sản, (Hội Địa chất Việt Nam) từng cho hay, bùn đỏ trong sản xuất nhôm từ boxit có độ kiềm rất cao lên đến 12 pH (nước ở mức trung tính độ pH= 7). Trong khi đó, công nghệ của thế giới hiện nay vẫn chưa xử lý được loại xút trong bùn đỏ. Do đó, xút này xả ra ngoài thì mức độ phá hủy quá kinh khủng, mọi thứ nó đi qua đều bị tiêu diệt hết. “Ngay Trung Quốc cũng đã cấm hơn 100 nhà máy sản xuất nhôm theo hình thức chiết quặng boxit. Tây Nguyên là khu vực nằm ở vị trí đầu nguồn các con sông, suối chảy về Nam Trung bộ, Nam bộ. Nếu để xảy ra ô nhiễm môi trường liên quan đến boxit thì hậu họa sẽ khôn lường. Tôi nghĩ ở góc độ tác hại môi trường chẳng khác gì Formosa”, PGS. Phổ lo ngại. Mặc dù phía Tập đoàn Than và Khoáng sản Việt Nam (TKV) khẳng định sự cố về hóa chất nêu trên không gây ảnh hưởng đến môi trường nhưng giới chuyên gia vẫn cho rằng, đây là một sự cố rất nghiêm trọng, tiềm tàng nguy cơ ảnh hưởng lớn tới môi trường ngang với sự cố tại Formosa mới đây. Trung Quốc chọn Việt Nam để “đẩy” ngành nghề ô nhiễm? Thời báo Kinh tế Sài Gòn ngày 7/8 có đăng tải bài viết về FDI và giả thuyết nơi ẩn giấu ô nhiễm, trong đó có chỉ ra rằng, bên cạnh mục đích khai thác tài nguyên, dòng vốn FDI còn nhằm thay đổi nơi xả thải và nhất là còn nhằm tìm nơi để chôn cất chất thải không xử lý được mà ở các quốc gia phát triển, doanh nghiệp không được phép thực hiện hay không thể thực hiện do những quy định rất nghiêm ngặt về môi trường, chi phí xử lý và thuế suất xả thải rất cao. Bài báo dẫn một số nghiên cứu cho thấy, doanh nghiệp FDI từ các quốc gia và vùng lãnh thổ như Trung Quốc, Đài Loan, Hồng Kông thường ưu tiên chọn những điểm đến có chính sách môi trường kém khắt khe hơn, xem đó như một lợi thế trong cuộc đua giảm chi phí – tăng lợi nhuận so với các doanh nghiệp FDI từ các quốc gia khác như Mỹ, Anh, Nhật… Tại Việt Nam, FDI Trung Quốc chỉ đứng thứ 7 trong các nước đầu tư vào nước ta nhưng nghiên cứu được trình bày tại hội thảo “Vietnam Forum 2016: Vietnam Thirty years of Doi Moi and beyond” tổ chức hồi tháng 4/2016 tại Singapore do Viện Nghiên cứu Đông Nam Á ISEAS-Yusof Ishak tổ chức đã chỉ ra rằng: Phần lớn FDI Trung Quốc đều hướng đến các lĩnh vực khai thác tài nguyên thiên nhiên, những lĩnh vực mà chính phủ Trung Quốc luôn có rất nhiều ưu đãi cho các doanh nghiệp tiến ra toàn cầu. Tỷ lệ các dự án đầu tư vào dầu mỏ và khai khoáng của Trung Quốc vào nước ta chiếm tới 70% tổng số các dự án, trong đó đáng chú ý là các dự án sắt, thép, xi măng, bauxite. FDI Trung Quốc không quan tâm đến chuyển giao công nghệ và ngày càng có xu hướng gây ra ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Đặc biệt, việc Trung Quốc đón đầu xu hướng TPP ở nước ta nên thời gian qua đã có một làn sóng đột biến FDI Trung Quốc đầu tư vào các ngành dệt nhuộm. Điều này vừa giết chết ngành sản xuất dệt may trong nước đồng thời cũng biến Việt Nam thành một bãi rác ô nhiễm khổng lồ. FDI Trung Quốc mang theo những thiết bị mà Việt Nam hoàn toàn có thể đáp ứng được hoặc có thể có lựa chọn khác từ những nhà đầu tư thân thiện với môi trường hơn. Điều đáng quan ngại là xu hướng này diễn ra đồng thời với việc thời gian qua chính phủ Trung Quốc đã đóng cửa hàng chục ngàn nhà máy do công nghệ lạc hậu, gây ô nhiễm môi trường trầm trọng. Liệu có mối quan hệ nào giữa việc các doanh nghiệp gây ô nhiễm ở Trung Quốc đóng cửa và sau đó chuyển sang Việt Nam? Tác giả bài viết trên khẳng định, Việt Nam vẫn cần nên khó có thể từ chối FDI, vì vậy phải tăng cường thêm nguồn lực cho việc giám sát thực thi những quy định, tiêu chuẩn về môi trường để ngăn chặn kịp thời hậu quả xảy ra với môi trường. Hiện chúng ta vẫn chưa có nhiều báo cáo đánh giá, so sánh giữa kế hoạch và thực hiện tác động môi trường ở rất nhiều doanh nghiệp. Nếu làm được điều này ít ra cơ quan quản lý nhà nước sẽ có cơ hội nhìn lại những sai lệch, thiếu sót còn tồn tại trong công tác quản lý môi trường mà có hướng khắc phục kịp thời và nhất là bổ sung hay điều chỉnh những chính sách liên quan phù hợp thực tế. Nha Trang (Diễn Đàn Doanh Nghiệp)
  9. Thực tế lâu nay, Trung Quốc và Việt Nam đều muốn làm giàu bằng mọi giá. Việt Nam đã bán tất cả những gì có thể bán được, còn Trung Quốc vẫn ngoan cố ôm chặt lấy “chủ quyền ở Biển Đông” do cướp được đảo đá của Việt Nam, cậy thế mình nước lớn. Dù sao, cũng có điểm giống nhau, đó là cả hai cùng say mê phát triển kinh tế, tự gây ô nhiễm môi trường đến mức báo động. Việt Nam đã nhìn ra vấn đề, cái giá phải trả nên đã bắt đầu chấn chỉnh chính sách đầu tư, không còn muốn phát triển kinh tế bằng mọi giá. Dù là thời đại kỹ thuật số thì nhu cầu về giấy vẫn còn rất lớn và việc xây dựng các nhà máy giấy vẫn là việc cần làm, nhưng phải đúng nơi, đúng chỗ và đúng quy chuẩn về môi trường của mỗi nước. Nhưng vì sản xuất giấy là lĩnh vực gây ô nhiễm môi trường nhiều nhất nên có thể nói, sau thảm họa môi trường cá chết ở biển miền Trung do Formosa gây ra, dư luận lại nổi sóng trước thông tin về Dự án nhà máy giấy Lee & Man ở Hậu Giang cũng là điều dễ hiểu. Thêm một lần, người ta có quyền lo ngại trước các dự án đầu tư ở Việt Nam dính dáng đến người láng giềng khó chơi phương Bắc. Ô nhiễm bên trong nhà máy giấy Lee&Man. Ảnh: NLĐ Kinh nghiệm của thế giới Canada đứng đầu thế giới trong việc sản xuất giấy từ năm 1926, trong những năm qua kỹ nghệ này gặp khó khăn phải đóng cửa nhiều nhà máy và giảm bớt nhân viên do bây giờ bị sách, báo điện tử cạnh tranh. Theo Hội lịch sử về giấy SHFQ của Quebec (Société d'Histoire Forestier du Québec) thì từ năm 1805 đến nay đã có 122 nhà máy giấy được xây dựng trong tiểu bang, nhưng hiện tại chỉ còn tồn tại khoảng 42 nhà máy. Ở Canada, UK, Ấn Độ và nhiều nước trên thế giới đã thực hiện nhiều nghiên cứu khoa học về ảnh hưởng môi trường, chất thải của nhà máy giấy và bột giấy tới thủy sinh, chuột và ảnh hưởng tới sức khỏe con người được thực hiện từ những năm 1990 trở lại đây(1-5). Theo như báo cáo từ Viện Nghiên cứu Nước Quốc gia – Canada thực hiện năm 2007, mặc dù đã có rất nhiều cải tiến trong các nhà máy sản xuất giấy và bột giấy như sử dụng quy trình tẩy trắng ECF, TCF, hay tăng cường giai đoạn xử lý nước thải thứ cấp, thế nhưng chất thải từ các nhà máy bột giấy và giấy vẫn ảnh hưởng tới môi trường thủy sinh như giảm khả năng trao đổi chất, giảm khả năng sinh sản, và sinh dục ở cá(1). Cũng theo như báo cáo này thì thành phần phát thải từ các nhà máy giấy và bột giấy rất đa dạng và khó mà kiểm soát cũng như đánh giá được từ các quá trình sản xuất bột, tẩy trắng. Vấn đề xử lý môi trường và tìm giải pháp giảm bớt ô nhiễm từ các nhà máy giấy và bột giấy là vấn đề toàn cầu. Một báo cáo khoa học khác tại Việt Nam được thực hiện đánh giá đối với Nhà máy giấy và bột giấy Bãi Bằng, một trong những nhà máy hiện đại nhất hiện nay, cũng cho các kết quả về hàm lượng kim loại nặng tích tụ trong tôm, cua cá(2). Báo cáo này cũng đề cập đến ảnh hưởng của ô nhiễm có từ nhà máy giấy và bột giấy có thể gây tác hại tới sức khỏe con người thông qua tiêu thụ tôm cá tại các dòng sông ô nhiễm. Đối với thực nghiệm trên chuột, người ta nhận thấy hiện tượng giảm cân, giảm tinh trùng, thiếu máu và gây rối loạn chức năng gan và thận ở chuột(4). Còn theo như báo cáo của Ali, và Sreekrishnan(5) thì mặc dù hơn 30 năm phát triển ngành giấy và bột giấy, những vấn đề về xử lý ô nhiễm môi trường trên thế giới thuộc các ngành này vẫn tồn tại, đặc biệt đối với những nước đang phát triển, bởi sử dụng công nghệ cũ và lạc hậu. Hơn nữa, việc sử dụng quy trình tẩy sử dụng Cl2 hoặc có dẫn xuất của chlorine. Cũng theo nhóm nghiên cứu của Ali thì mặc dù đã sử dụng những công nghệ tẩy trắng tiên tiến, nhưng qua quá trình đánh giá, kiểm tra họ vẫn phát hiện hàm lượng và thành phần dẫn xuất của Chlorine trong chất thải từ các nhà máy giấy và bột giấy. Bởi vậy, dù sử dụng công nghệ tiên tiến, nhưng những ảnh hưởng của phát thải nhà máy giấy và bột giấy tới thủy sản vẫn chưa giải quyết được. Do đó, đây là vấn đề vô cùng khẩn cấp trong xử lý thải từ các nhà máy giấy và bột giấy(5). Phải dừng chứ không phải là dự kiến Trên báo chí đưa tin Bộ Công thương dự kiến đề xuất dừng Dự án nhà máy bột giấy Lee & Man. Công luận và các nhà khoa học từ lâu rồi đã phân tích cảnh báo các hậu họa khôn lường của Nhà máy giấy Lee & Man, cho nên điều rõ ràng là phải dừng chứ không nên trù trừ rằng đây chỉ mới là dự kiến. Tuy nhiên, một câu hỏi khác được đặt ra: dừng nhà máy bột giấy tẩy trắng 165.000 tấn/năm là cấp thiết, nhưng có nên tiếp tục duy trì nhà máy sản xuất giấy cứng bao bì cao cấp sản lượng 420.000 tấn/năm của Lee & Man? Thông thường, đối với nhà máy giấy bao bì thì sẽ ít phải sử dụng tới hóa chất tẩy trắng hơn. Đối với nhà máy khử mực, sản xuất giấy chất lượng cao (in/copy, báo chí…) thì yêu cầu đặt ra trong quá trình sản xuất vẫn là có quá trình khử mực, tẩy trắng. Quá trình tẩy trắng có thể có nhiều giai đoạn tẩy trắng khác nhau tùy vào yêu cầu sản phẩm. Nhưng những hóa chất tẩy trắng thông thường có thể là H2O2, Na2SiO3, NaOH, NaHSO3, NaOCl, ClO2, O2, O3, hoặc cũng có thể là Cl2(6, 7, 8). Sau quá trình tẩy hàng loạt, các loại hóa chất độc hại sẽ bị thải ra ngoài và phải có hệ thống xử lý. Tuy nhiên, hóa chất độc hại từ các nhà máy sản xuất giấy sau quá trình nấu bột, tẩy bột đều rất khó xử lý được triệt để và để lại hậu quả lớn. Đồng thời, một lượng nước lớn được sử dụng trong quá trình sản xuất giấy và bột giấy. Theo như báo cáo của Thompson thì lượng nước có thể biến đổi rất lớn tùy vào công nghệ và có thể tiêu dùng 60m3/tấn giấy(6, 7). Dù là sản xuất bột giấy tái chế thì cũng có vô vàn các loại hóa chất độc hại sẽ thải ra ngoài. Ngay cả những nước phát triển, có hệ thống xử lý nước thải vô cùng tiên tiến, cũng vẫn còn tồn tại rất nhiều vấn đề về môi trường, huống chi những nước công nghệ còn lạc hậu. Hơn thế nữa, trong thành phần mực, và nước thải từ hệ thống tẩy trắng có nhiều thành phần kim loại nặng có thể ảnh hưởng tới sức khỏe con người và hệ thủy sản như: đồng, chì, kẽm, chromium, cadmium(6, 8). Nói chung, nước thải ra chắc chắn sẽ ảnh hưởng tới hệ thủy sinh. Các tài liệu về nước thải nhà máy giấy ra môi trường đều nhắc tới ảnh hưởng đối với cá, tôm cua(2)… và khi con người ăn các loại thủy sản này thì đương nhiên có nguy cơ bị nhiễm độc từ các loại thủy sản đó(2). Hậu Giang, nơi sông ngòi chằng chịt, nguồn lợi thủy sản là rất lớn. Bởi vậy, nếu đặt nhà máy giấy ở đó thì tất nhiên sẽ gây hại không nhỏ tới thủy sản và nguy cơ ảnh hưởng tới người dân trong khu vực là điều không cần phải bàn luận. Giải pháp Đối với Formosa gây ra thảm họa môi trường, đã có đủ lý lẽ và minh chứng để dừng dự án nhưng nhà nước ngại ảnh hưởng đến chính sách đầu tư nên mới chỉ cảnh báo nếu tái phạm sẽ đóng cửa nhà máy. Chúng tôi nghĩ, trong thực tế, đây đang là vấn đề “hạ hồi phân giải” chứ chưa “cái quan định luận”. Đối với Nhà máy giấy Lee & Man, đừng để mất bò mới lo làm chuồng. Việc làm cần nhất lúc này là phải phải lập lại báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) bởi vì theo Luật Bảo vệ môi trường 2014 (Điều 20), do không triển khai dự án trong thời gian 24 tháng kể từ thời điểm quyết định phê duyệt báo cáo ĐTM, lại thay đổi công suất, thay đổi từ sử dụng nguyên liệu tràm bông vàng sang sử dụng phế liệu giấy (nhập khẩu) v.v… nên việc lập lại báo cáo ĐMT đương nhiên là yêu cầu bắt buộc. Nếu chủ đầu tư dừng không làm nhà máy bột giấy nữa, thì nguyên liệu mới họ buộc phải mua. Nguồn nguyên liệu nội địa rất bấp bênh về chất lượng và số lượng. Nếu nhập khẩu (giấy phế thải) thì vấn đề an toàn nguyên liệu như thế nào? Trong ĐTM phải xem xét kỹ cả thiết kế dây chuyền công nghệ kỹ thuật của nhà máy giấy. Công nghệ quy trình sản xuất giấy cứng bao bì cao cấp của Lee & Man với nguyên liệu là giấy vụn (nhập khẩu) thì có sử dụng chất tẩy (hơn 7 tấn/ngày) và chất nhuộm màu (0,23 kg/tấn giấy thành phẩm), do đó, chắc chắn nước thải có màu, các chất hữu cơ khó phân hủy (có AOX hay không thì tùy thuộc vào chất tẩy trắng có chứa clo (chlorine) không), và hóa chất (có thể có kim loại nặng tùy thuộc vào chất nhuộm sử dụng). Không có công đoạn nấu bột nên không có các loại khí thải như ở nhà máy sản xuất bột giấy, tuy vậy quá trình chuẩn bị bột và xeo giấy vẫn có hơi hydrocarbon. Ngoài ra, còn có nhà máy nhiệt điện hoặc ít ra là phải có lò hơi cung cấp hơi, nên sẽ phát sinh khí thải có SOx, NOx, v.v... Hiện nay, dây chuyền sản xuất giấy làm bao bì lớn nhất Việt Nam có công suất 240.000 tấn/năm (của Cty TNHH Giấy Kraft Vina, sở hữu của Thái Lan). Trước mắt, Lee & Man chỉ mới triển khai sản xuất giấy làm bao bì từ hòm, hộp các tông đã dùng thu gom từ trong nước và nhập khẩu. Thế mà dây chuyền của Lee & Man sẽ có công suất gần gấp đôi 420.000 tấn/năm, nên khâu nguyên liệu đầu vào càng phức tạp. Thay cho lời kết Có ý kiến cho rằng Việt Nam cần nhiều giấy làm bao bì để phục vụ cho xuất khẩu hàng dệt, da giày, thủy sản. Hiện tại, giấy bao bì trong nước mới đảm bảo được 1/3, còn lại phải nhập. Nếu Lee & Man đáp ứng được các yêu cầu về môi trường, thì chỉ nên để cho sản xuất giấy bao bì, vì nước thải của bột giấy tái chế không là vấn đề lớn như nhà máy bột giấy mới từ gỗ, hay rơm, rạ. Xin nhấn mạnh lại, từ Formosa đến Lee & Man, đừng để mất bò mới lo làm chuồng. Vấn đề chính vẫn là nỗi lo về năng lực giám sát, kiểm soát và cưỡng chế thi hành luật của các cơ quan quản lý về môi trường. Ngẫm suy, nếu coi sông Hậu là vùng nhạy cảm (cấp nước sinh hoạt và nuôi trồng thủy sản) thì tốt nhất là không nên đầu tư các loại hình dự án có tiềm năng sử dụng nhiều hóa chất. TS. Tô Văn Trường ---------------------- Tài liệu tham khảo 1. A Decade of Research on the Environmental Impacts of Pulp and Paper Mill Effluents in Canada: Sources and Characteristics of Bioactive Substances, Journal of Toxicology and Environmental Health, Part B, (2006). 2. Levels of Contaminants in Effluent, Sediment, and Biota from Bai Bang, a Bleached Kraft Pulp and Paper Mill in Vietnam (1999). 3. Pulp and Paper Environmental Effects Monitoring in Canada: An Overview (2002) 4. Toxic effects of pulp and paper-mill effluents on male reproductive organs and some systemic parameters in rats (2004). 5. Aquatic toxicity from pulp and paper mill effluents: a review, (2001). 6. Paper making science and Technology, Book 7, Finland (1999) 7. The treatment of pulp and paper mill e.uent: a review. 8. Review on recent developments on pulp and paper mill waste water treatment (2015). (Bauxite VN)
  10. Cát Linh, phóng viên RFA 2016-08-05 Công nhân Việt Nam làm việc tại nhà máy thép Đài Loan Formosa, tỉnh Hà Tĩnh hôm 4/12/2015. AFP photo Trong cuộc gặp cử tri TP.HCM, chủ tịch nước Trần Đại Quang lên tiếng nói rằng sẽ xử lý nghiêm bất kỳ ai liên quan đến Formosa. Điều này có phải là điều mà người dân trong nước và những người đấu tranh cho môi trường mong muốn hay không? Không giải quyết được vấn đề Chủ tịch nước Trần Đại Quang lần đầu tiên lên tiếng về thảm hoạ môi trường gây cá chết hàng loạt ở ven biển bốn tỉnh miền Trung trong buổi tiếp xúc cử tri TP. HCM. Tuy không đề cập trực tiếp đến riêng cá nhân hay tổ chức nào, nhưng qua lời phát biểu mà báo giới trong nước tường thuật lại, có thể hiểu rằng bất cứ giới chức, bộ ngành nào có liên quan đến Formosa sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Điều này hẳn nhiên được hiểu là một dấu hiệu cho thấy sẽ có những biện pháp xử lý nghiêm minh và đúng luật. Tuy nhiên, những người đấu tranh vì môi trường và sự minh bạch thì vẫn chờ một kết quả rõ ràng hơn. Ông Nguyễn Chí Tuyến, một trong những người đấu tranh, biểu tình vì biển sạch, từ Hà Nội cho biết. “Việc họ nói thì người dân chỉ biết được vậy, chứ thật sự có thực hiện được như lời ông chủ tịch nước nói hay không, tức là không kiêng nể hoặc không ngoại trừ bất cứ cá nhân hay tổ chức nào. Sau buổi tiếp xúc cử tri của ông Trần Đại Quang với cử tri trong TP. HCM, chúng tôi phải xem sau lời nói của họ thì hành động của họ là như thế nào. Đó mới là kiểm chứng.” Theo lời ông Tuyến, cho đến thời điểm này, tất cả những gì mà ông và người dân trong nước biết được là phía công an Hà Tĩnh khởi tố hình sự đối với ông Lê Quang Hoà, giám đốc công ty môi trường Kỳ Anh liên quan đến hợp đồng vận chuyển xử lý chất thải giữa Formosa và công ty cổ phần xây dựng quản lý môi trường đô thị Kỳ Anh. “Cho đến lúc này tôi nghĩ là ông Võ Kim Cự chưa bị cái gì mang tính chất là khởi tố, cáo buộc những sai lầm hay tội của ông ấy cả. tôi nghĩ là lời phát biểu của ông chủ tịch nước Trần Đại Quang cũng chỉ là lời phát biểu thôi. Chứ còn tôi cũng như những người dân khác thì chúng tôi sẽ theo dõi từ lời nói của ông cho đến hành động của ông ấy cũng như phía nhà nước, chính phui sẽ thực hiện thế nào.” Một nhà đấu tranh khác, ông Trần Bang, từ Sài Gòn cho biết quan điểm của ông sau khi chứng kiến nhiều sự việc khác xảy ra có liên quan đến các bộ máy cấp cao của nhà nước. “Đây là cách nói của một Đảng viên Cộng sản cao cấp Trần Đại Quang. Chức mà ông phụ trách bên nhà nước là chủ tịch nước. Tôi nghĩ vì ông ấy là đãng viên cao cấp của Đảng cộng sản Việt nam, Đảng duy nhất lãnh đạo ở Việt Nam hiện nay, người ta gọi là độc tài toàn trị cộng sản. Tôi nghĩ lời nói và việc làm từ trước đến nay không liên quan với nhau.” Chia sẻ của ông Trần Bang gợi nhớ lại kỳ tiếp xúc cử tri Hà Nội trước cuộc họp Quốc hội tháng 10 năm 2014, khi đó, ông Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã công khai bày tỏ ý kiến liên quan đến chống tham nhũng, tiêu cực, ông nói rằng ‘Đánh chuột đừng để vỡ bình. Làm sao diệt được chuột mà bảo vệ được bình hoa.” Và cũng chính từ điều này mà ông Trần Bang có nhận xét về lời phát biểu của chủ tịch nước Trần Đại Quang “Đưa ông Võ Kim Cự ra làm chốt thí hay không thì đến thời điểm này thì chưa thấy. Nhưng cũng có thể, vì từ trước đến nay cũng có vài vụ đụng đến uỷ viên trung ương rồi. Thế nhưng giả sử việc này được sự đồng thuận với cấp cao hơn thì sao?Điều đó chúng tôi mới quan tâm. Chứ còn đưa ông Võ Kim Cự ra làm chốt thí thì cũng là bình thường. Không giải quyết được vấn đề.” “Formosa cút khỏi Việt Nam” Hai bảo vệ người Trung Quốc bên trong khu công nghiệp Formosa Hà Tĩnh hôm 3/12/2015. Chỉ trong một tháng, đã có sự lên tiếng chính thức từ nhân tố được cho là liên quan trực tiếp đến Formosa là nguyên bí thư tỉnh uỷ Hà Tĩnh , ông Võ Kim Cự, lời phát biểu của chủ tịch nước Trần Đại Quang, người dân Việt Nam vẫn tiếp tục thực hiện những cuộc biểu tình nhỏ để phản đối, đồng loạt đưa cao biểu ngữ “Formosa cút khỏi Việt Nam.” Và cũng chính chủ tịch nước Trần Đại Quang trước đây có lên tiếng với báo giới rằng “Nếu Formosa còn tái phạm thì sẽ đóng cửa.” Ông Nguyễn Chí Tuyến bày tỏ sự quan tâm đến sự tồn tại của Formosa ở Việt Nam trong tương lai: “Một doanh nghiệp với một nền công nghệ, tiền án như thế mà họ tồn tại trong vòng 70 năm nữa thì nó sẽ gây tác hại cho môi trường, cho những sinh vật sống nói chung, con người nói riêng đến như thế nào nữa thì không thể tưởng tượng được.” Ông Trần Bang, người vừa tham gia cuộc biểu tình mới nhất ở Sài Gòn cùng với biểu ngữ “Formosa cút khỏi Việt Nam” cho biết: “Chúng tôi không những mong muốn là phải mang những kẻ duyệt, đưa dự án này về Hà Tĩnh và quá trình kiểm tra cấp phép, kiểm soát xả thải chất độc ra Hà Tĩnh ra trước vành móng ngựa, Formosa phải đền bù cho những nạn nhân bị ảnh hưởng. Điều nữa là chúng tôi mong muốn phải đóng cửa Formosa.” Chi tiết hơn về những mong muốn của mình cũng như của toàn thể người dân và những người chịu thiệt hại trực tiếp từ thảm hoạ môi trường do Formosa gây ra, ông nói: “Cứ nghĩ rằng những người dân tại vùng đó không dám ăn cá biển thì mới khủng khiếp thế nào. Có một số người đã vào Sài Gòn để xin việc vì họ có thuyền, có đồ dùng mà không đánh cá được. đánh cá về thì không ai mua. Rõ ràng người dân mong muốn là đóng cửa Formosa.” Ngay sau phát biểu của người vừa được ứng cử vào vị trí cao nhất trong bộ máy lãnh đạo nhà nước, thì Uỷ viên Bộ chính trị, Thường trực Ban bí thư, ông Đinh Thế Huynh có tiếp xúc với cử tri thành phố Đà Nẵng, và cho biết sẽ “rà soát toàn bộ quá trình cấp phép, phê duyệt dự án với Formosa”. Và như những gì người dân trong nước vừa bày tỏ, có thể thấy điều mà họ chờ đợi là những điều nhiều mang ý nghĩa thực tế, minh bạch và tác động lâu dài.
  11. Báo chí Việt Nam hôm 4/8 đưa tin ông Đặng Quốc Khánh, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Hà Tĩnh vừa yêu cầu các sở, ban, ngành tự nhận hình thức kỷ luật trong vụ một nhà máy của hãng Formosa, Đài Loan, xả chất thải độc hại, gây ra thảm họa môi trường biển hồi đầu tháng 4. Người dân tiêu hủy cá chết ở tỉnh Quảng Bình, ngày 28/4/2016. Yêu cầu bằng văn bản của vị chủ tịch tỉnh Hà Tĩnh được gửi đến các giám đốc các sở Tài nguyên và Môi trường, Công thương, công an tỉnh, trưởng Ban quản lý khu kinh tế tỉnh, chủ tịch UBND thị xã Kỳ Anh, và một số đơn vị khác. Chủ tịch tỉnh yêu cầu họ phải “tổ chức tự kiểm điểm và chỉ đạo kiểm điểm nghiêm túc trách nhiệm của tập thể, cá nhân có liên quan” trong việc nhà máy của Formosa xả thải, gây hại cho môi trường, cũng như trong việc chôn lấp chất thải công nghiệp nguy hại không đúng quy định bị phát hiện gần đây. Văn bản của ông chủ tịch cũng yêu cầu các cơ quan kê trên “tự nhận hình thức kỷ luật và có hình thức kỷ luật nghiêm theo quy định của pháp luật”. Từ thành phố Hồ Chí Minh, nhà hoạt động vì dân chủ Đỗ Đức Hợp, người đã tích cực lên tiếng về vụ Formosa, bình luận với VOA rằng việc nhà chức trách Hà Tĩnh sẽ “tự nhận hình thức kỷ luật” là một “sự bất công” đối với nhân dân. Ông Hợp nói rõ hơn: “Anh sai đến đâu thì anh sẽ phải chịu trách nhiệm trước tòa. Chứ không có thể nào mà anh làm sai xong nói thôi cho tôi xin là nhận cái sai đó và cho tôi xin lỗi và nhận hình thức kỷ luật. Đó là quá vô lý. Đối với người dân Việt Nam, trong nước, điều đó nó thực sự là quá vô lý. Nếu mà họ cứ làm mãi như vậy thì đất nước này sẽ tan nát hơn. Anh làm xảy ra một cái tệ như vậy mà anh đòi cái mức xử lý nó nhẹ nhàng đi thì nó bất công với người dân lắm, những cái gì mà người dân Việt Nam nói chung và người dân 4 tỉnh miền trung đang bị gánh chịu nói riêng”. Nhà hoạt động Đỗ Đức Hợp dẫn lại những thông tin đã được báo chí trong nước đăng về nhiều vụ xét xử trong vài năm qua trong đó những cán bộ, quan chức vi phạm pháp luật chỉ nhận những bản án hoặc hình phạt nhẹ nhàng, còn ngược lại, khi dân thường vi phạm, họ nhận những mức án nặng. Ông Hợp nhận xét: “Người dân trong nước bây giờ người ta cũng tỏ tường rồi. Đánh tráo khái niệm của người cộng sản. Việc mà họ làm tốt được một tí xíu thì họ phóng đại lên gấp 10 lần. Nhưng mà họ làm sai, nếu nó to như cái cột đình thì họ thu nhỏ lại bằng cái con kiến. Họ không nên dựa vào cái thành tích tham gia cách mạng hoặc cái gì đó họ đã làm tốt trước đó để họ chịu hoặc nhận các cái mức án hoặc mức xử lý nhẹ nhất. Cái đó không được”. Vụ xả chất thải của một nhà máy sắp vận hành thuộc Formosa đã gây ra thảm họa cá chết hàng loạt ven biển 4 tỉnh miền trung Việt Nam hồi đầu tháng 4. Chính văn bản của chủ tịch tỉnh Hà Tĩnh yêu cầu cấp dưới kiểm điểm và tự nhận hình thức kỷ luật cũng nêu rõ “vụ việc Công ty TNHH Gang thép Hưng nghiệp Formosa Hà Tĩnh xả thải, gây ra sự cố môi trường biển và một số doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân chôn lấp chất thải rắn, đổ rác thải không đúng quy định trên địa bàn thị xã Kỳ Anh trong thời gian qua, đã gây hậu quả nghiêm trọng, ảnh hưởng đến kinh tế - xã hội và gây bức xúc trong quần chúng nhân dân, làm ảnh hưởng đến an ninh trật tự và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh”. Ông Khánh, chủ tịch tỉnh, yêu cầu rằng việc kiểm điểm và tự nhận hình thức kỷ luật phải “hoàn thành và báo cáo UBND tỉnh trước ngày 15/8”. An Tôn (VOA)
  12. Việc cổ phẩn hóa Mobifone chắc chắn sẽ do chính phủ mới phụ trách. Không còn làm chủ được cuộc chơi, vụ áp-phe lần 2 của Nguyễn Thanh Phượng và Lê Nam Trà đứng trước nguy cơ đổ bể. Để vớt vát công sức mấy năm dàn trận, Nguyễn Thanh Phượng cùng Lê Nam Trà quyết định “ăn non”: hoàn tất việc Mobifone mua lại 95% cổ phần của AVG ngay trước khi HNTW 14 diễn ra (ký hợp đồng vào trưa ngày 25/12/2015). Năm 2015, MobiFone đạt doanh thu đạt 36.900 tỷ đồng và lợi nhuận 7.395 tỷ đồng, đứng thứ 3 về doanh thu và thứ 2 về lợi nhuận trên thị trường viễn thông Việt Nam. So với năm 2014, doanh thu tăng nhẹ nhưng không đạt chỉ tiêu 39.700 tỷ đồngđề ra cho năm 2015. Lợi nhuận tuy đạt chỉ tiêu 7.300 tỷ đồng nhưng có được điều này là do trong cả năm 2015, Mobifone đã cắt giảm mạnh chi phí cho đầu tư mua sắm, vận hành mạng lưới và phát triển kinh doanh. Hành động này được đánh giá là “Mobifone đang ăn vào tương lai” vì cắt giảm chi phí đồng nghĩa với những tụt hậu về công nghệ, suy giảm chế độ chăm sóc khách hàng và mất sức cạnh tranh trong việc phát triển thị trường đối với 2 ông lớn còn lại là Viettel và người anh VNPT. Lê Nam Trà nhận quyết định bổ nhiệm chức vụ Tổng Giám đốc Mobifone từ ngày 11/12/2014, đến ngày 31/12/2014 thì kiêm nhiệm phụ trách chức vụ Chủ tịch MobiFone thay cho ông Mai Văn Bình nghỉ hưu theo chế độ. Qua kết quả kinh doanh 2015, có thể thấy “dấu ấn Lê Nam Trà” cho sự phát triển của Mobifone gần như là con số “0”, tất cả thành quả đều thừa hướng từ 20 năm phát bền vững của Mobifone mang dấu ấn đậm nét của cố Chủ tịch Lê Ngọc Minh. Trong khi đó, về mặt chiến lược, chính sách và quản trị doanh nghiệp, sự xuống dốc của Mobifone về văn hóa doanh nghiệp, hiệu quả công việc, tinh thần của cán bộ công nhân viên và những quyết định mang tính “phá hoại”, “trục lợi” đang là những điểm đáng nói của Lê Nam Trà trong suốt năm 2015. 1. Xây dựng văn hóa “kim tiền” Sau khi nhận Quyết định Tổng Giám đốc, Lê Nam Trà đã nhanh chóng trình và được phê duyệt của chính phủ đề án tái cơ cấu Mobifone theo mô hình mới Tổng công ty. Khoác lên mình chiếc áo mới rộng hơn, Lê Nam Trà thoải mái vẽ lên bộ máy mới cồng kềnh với rất nhiều phòng, ban, đơn vị mới với rất nhiều đơn vị chức năng nhiệm vụ trùng lặp. Mobifone đứng trước thay đổi nhân sự chủ chốt lớn chưa từng có trong lịch sử hơn 20 năm phát triển của mình với hàng loạt bổ nhiệm mới, luân chuyển lãnh đạo đơn vị, rất nhiều lãnh đạo thuộc chế độ cũ bị o ép, giáng chức hoặc điều chuyển sang những vị trí mới không còn giá trị. Cơ hội thuộc về những người còn lại, ngay lập tức, làn sóng đầu tư “ghế ngồi” bùng nổ và lan tỏa mạnh mẽ trong Mobifone. Thời điểm đầu năm 2015, không còn ai ở Mobifone quan tâm đến công việc chuyên môn chính, lãnh đạo thì bỏ bê công việc để đi lo lót vị trí, nhân viên thì liên tục cập nhập tình hình các sếp để lựa chọn nguyện vọng về đơn vị mới. “Ghế ngồi” giờ là một món hàng hot, mỗi ghế là một cuộc tranh chấp, đấu giá căng thẳng với giá sàn là 1 triệu đô cho mỗi ghế trưởng đơn vị, lãnh đạo phòng ban và không có giá trần… Hệ quả của văn hóa “kim tiền” này là 1 bộ máy làm việc cồng kềnh, kém hiệu quả, rất nhiều lãnh đạo bị sắp xếp sai chuyên môn, kinh nghiệm. Tinh thần làm việc của cán bộ công nhân viên mất ổn định, văn hóa doanh nghiệp của Mobifone suốt 20 năm bị phá hủy. 2. Chỉ định thầu tư vấn cho Công ty Chứng khoán Bản Việt của con gái Thủ tướng Tháng 09 năm 2015, Lê Nam Trà vội vã ký quyết định chỉ định thầu tư vấn xác định giá trị doanh nghiệp, xây dựng phương án cổ phần hóa và IPO cho Công ty Chứng khoán Bản Việt, công ty có Chủ tịch là bà Nguyễn Thanh Phượng, con gái thủ tướng đương nhiệm. Việc chuyển từ Credit Suisse sang chỉ định thầu cho Bản Việt cho thấy rất nhiều sự bất minh. Cha con ông Dũng muốn đẩy nhanh tiến độ cổ phần hóa Mobifone vào đầu năm 2016 thay vì giữa 2016, để đảm bảo hoàn tất việc này trước khi nhiệm kỳ thủ tướng kết thúc vào phiên họp Quốc hội đầu tiên của khóa mới diễn ra vào tháng 6 năm 2016. Việc cổ phần hóa Mobifone được coi là một trong những cú chót của gia đình thủ tướng nếu như ông không đắc cử Tổng Bí Thư khi Đại hội Đảng XII diễn ra. Và với việc con gái Thủ tướng trực tiếp lên phương án cổ phần hóa, có thể thấy mọi lợi ích đều đã rơi vào tay một số người và rời xa lợi ích chung của Mobifone. 3. Gấp gáp mua 95% cổ phần của AVG Tháng 01 năm 2016, khi thủ tướng Dũng gặp khó trong cuộc chạy đua chức vụ Tổng Bí Thư với ông Trọng, Lê Nam Trà ngay lập tức nhận thực hiện chỉ đạo, gấp rút mua 95% cổ phần của AVG với giá 8.900 tỷ. Câu hỏi đặt ra là Mobifone đã định giá và mua AVG như thế nào, tại sao AVG lại có giá 8.900 tỷ trong khi giá trị của AVG hiện nay, dựa trên tài sản gồm hệ thống mạng lưới như các trạm phát sóng, đầu thu, các phụ kiện trang thiết bị đi kèm, hệ thống vận hành mạng lưới, hệ thống xử lý tín hiệu, thuê bao… ước tính khoảng 1.600-2.000 tỷ đồng, chưa kể khấu hao và lỗ lũy kế lên đến 1.000 tỷ. Hiện tại, AVG vẫn đang tiếp tục lỗ 1 tỷ/ngày. Câu trả lời tưởng như khó mà lại dễ vì chủ tịch Phạm Nhật Vũ của AVG là em trai Phạm Nhật Vượng, Chủ tịch Vin group và là 1 đệ tử thân cận của Thủ tướng. Trong quá trình định giá AVG, êkip của Lê Nam Trà sử dụng quân xanh để tăng giá lên cao chót vót và hình thức mua bán có rất nhiều sai phạm do quá trình chuẩn bị gấp gáp. Giá trị thực tế của AVG chỉ ở mức tối đa 1.000 tỷ đồng, vậy Mobifone đã mua đắt gần 8.000 tỷ, vậy 8.000 tỷ này đi đâu. Mobifone vẫn là doanh nghiệp 100% vốn nhà nước, vậy 8.000 tỷ này là tài sản quốc gia, trách nhiệm thất thoát này thuộc về ai? Cuộc chơi kinh doanh tài chính với miếng bánh Cổ phần hóa Mobifone Câu chuyện bắt đầu vào năm 2012, khi Nguyễn Thanh Phượng cùng “bộ đôi Masan” Nguyễn Đăng Quang và Hồ Hùng Anh âm mưu thực hiện vụ áp-phe đình đám trong lĩnh vực viễn thông: sát nhập Gtel vào Mobifone. Gtel khi đó đang trong tình trạng thua lỗ triền miên, khách hàng liên tục bỏ mạng, công nghệ di động 2G lạc hậu, chính phủ từ chối cấp giấy phép 3G, đối tác VinpelCom bỏ của chạy lấy người để lại 450 triệu USD đã đầu tư vào hạ tầng mạng di động. Với kết quả kinh doanh bết bát như vậy, Masan khi đó chỉ cần bỏ ra 50 triệu USD là có thể mua lại toàn bộ cổ phần của Gtel. Công ty cổ phần chứng khoán Bản Việt do Nguyễn Thanh Phượng làm chủ tịch theo kịch bản sẽ được chỉ định thầu làm tư vấn cho vụ sát nhập và có nhiệm vụ định giá Gtel lên cao chót với ở mức 500 triệu USD mặc cho những kết quả kinh doanh ảm đảm. Sau khi sát nhập thành công với Mobifone (được định giá 2 tỷ USD), Masan sẽ chiếm 20% cổ phần trong liên doanh mới. Thông qua việc tăng vốn góp để đầu tư 4G, Masan sẽ nâng tỷ lệ cổ phần nắm giữ lên 30% và bộ ba Phượng – Quang – Anh nghiễm nhiên đút túi 3 tỷ USD sau khi bán toàn bộ số cổ phần này cho các nhà đầu tư nước ngoài (Mobifone được dự đoán có giá trị IPO khoảng10 tỷ USD) Ai đã hy sinh để cứu Mobifone khỏi vụ áp-phe? Dù có tính toán kỹ lưỡng đến đâu, Nguyễn Thanh Phượng cùng bộ đôi Masan cũng không thể biết được kế hoạch của mình lại bị đổ bể phút chót bởi một con người đang cận kề cái chết: ông Lê Ngọc Minh – chủ tịch đương nhiệm lúc đó của Mobifone – người đang bị ung thư giai đoạn cuối. Là một người trọn đời gắn bó với sự phát triển của Mobifone, ông Minh không cam tâm để tâm huyết của mình cùng toàn thể cán bộ công nhân viên Mobifone trong suốt 20 năm phút chốc đổ xuống sông xuống biển. Khi tình hình sức khỏe ngày càng đi xuống, ông Minh quyết tâm dành quỹ thời gian còn lại của mình để làm nên một câu chuyện lịch sử: cứu Mobifone khỏi sự sát nhập với Gtel. Ông Minh đã cung cấp toàn bộ thông tin chi tiết về kế hoạch của Phượng cho phe “Tổng bí thư” để cầu cứu, đồng thời bằng mọi cách trì hoãn quá trình cổ phần hóa Mobifone, đưa Credit Suisse vào làm tư vấn cổ phẩn hóa Mobifone chứ không phải là Bản Việt, gửi toàn bộ chi tiết kế hoạch của nhóm Nguyễn Thanh Phượng và Masan cho các báo lề trái qua đó tạo nên một cơn bão dư luận vào thời điểm đó. Với sức ép của dư luận cùng ý chí sắt đá của cố Chủ tịch Lê Ngọc Minh, kế hoạch của Nguyễn Thanh Phượng cuối cùng bị đổ bể. Ông Minh, với tâm thế của một người không có gì để mất, đã tạo nên một điều kỳ diệu và giúp Mobifone tiếp tục phát triển ổn định trong hai năm kế tiếp. Cay cú trước hành động phá rối của ông Minh, Nguyễn Thanh Phượng ngay lập tức đẩy ông Minh khỏi Mobifone ngay khi doanh nghiệp này tách khỏi Tập đoàn VNPT và sát nhập về Bộ Thông tin - Truyền thông năm 2014. Tiếp theo đó, Nguyễn Thanh Phượng bí mật sắp xếp với lãnh đạo Bộ Thông tin truyền thông để đưa đệ tử thân cận Lê Nam Trà ngồi vào chiếc ghế mà ông Minh để lại. Cuộc chơi mới Khi đã đẩy được Lê Nam Trà vào ghế Chủ tịch Mobifone, Nguyễn Thanh Phượng ung dung tính toán để thực hiện tiếp kế hoạch của mình. Việc đầu tiên là gạt bỏ Credit Suisse và chỉ thầu thầu tư vấn cổ phấn hóa Mobifone cho Công ty chứng khoán Bản việt. Kịch bản cũ đã bị lộ, không thể tiếp tục dùng quân bài Gtel nên Nguyễn Thanh Phượng cùng Lê Nam Trà phải lựa chọn một quân cờ mới, đó là AVG của Phạm Nhật Vũ, em trai Phạm Nhật Vượng, một doanh nhân thân cận và trung thành của gia đình Thủ tướng Dũng. Tương tự như Gtel, AVG chỉ là một đống đổ nát với số lượng thuê bao ít ỏi, công nghệ truyền hình vệ tinh thế hệ đầu đã lạc hậu, không tự sản xuất được nội dung nên không có doanh thu phát sinh từ quảng cáo. Tình trạng kinh doanh bết bát, AVG lỗ lũy kế đến 1.000 tỷ đồng và nợ gần 2.000 tỷ tiền đầu tư cơ sở hạ tầng. Để hợp lý hóa việc sát nhập AVG, một doanh nghiệp kinh doanh truyền hình chứ không phải viễn thông, Lê Nam Trà đã móc nối với Lãnh đạo Bộ Thông tin – Truyền thông để xin chủ trương của chính phủ cho phép Mobifone đầu tư vào lĩnh vực truyền hình. Với sự giúp đỡ của Nguyễn Thanh Phượng, con gái Thủ tướng Dũng, chủ trương này nhanh chóng được chính phủ phê duyệt. Bước ngoặt từ Hội Nghị TW 13 Khi phe Thủ tướng Dũng có dấu hiệu đuối thế trước phe của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng tại HNTW 13, Nguyễn Thanh Phượng và Lê Nam Trà nhận thấy hai điều: không thể mạo hiểm bằng mọi giá sát nhập AVG vào Mobifone và không thể hoàn thành việc cổ phần hóa Mobifone vào cuối nhiệm kỳ Thủ tướng (trước tháng 06/2016) vì đó sẽ là thời điểm ông Dũng cần đàm phán với phe ông Trọng để toàn bộ êkip được hạ cánh an toàn. Việc cổ phẩn hóa Mobifone chắc chắn sẽ do chính phủ mới phụ trách. Không còn làm chủ được cuộc chơi, vụ áp-phe lần 2 của Nguyễn Thanh Phượng và Lê Nam Trà đứng trước nguy cơ đổ bể. Để vớt vát công sức mấy năm dàn trận, Nguyễn Thanh Phượng cùng Lê Nam Trà quyết định “ăn non”: hoàn tất việc Mobifone mua lại 95% cổ phần của AVG ngay trước khi HNTW 14 diễn ra (ký hợp đồng vào trưa ngày 25/12/2015). Sai phạm chồng chất sai phạm Giá trị thật sự của AVG được tính toán không đến 1.000 tỷ đồng, tuy nhiên Lê Nam Trà đã ký quyết định mua lại 95% với giá 8.900 tỷ, cao hơn giá trị thực 8.000 tỷ đồng. Số tiền này được Vin Group giải ngân cho Lê Nam Trà cùng một số lãnh đạo của Bộ Thông tin – Truyền thông bằng các bất động sản trong – ngoài nước và các tài khoản ngân hàng nhiều triệu USD ở nước ngoài, mỗi người bỏ túi từ 5%-10%. Để kịp hoàn tất hợp đồng mua bán trước HNTW 14, Lê Nam Trà đã chỉ đạo không chuẩn bị hồ sơ, lập dự án trình Bộ Kế hoạch – Đầu tư và Bộ Tài chính thẩm định theo đúng quy trình (vì nếu làm đúng quy trình chắc chắn sẽ không được duyệt) mà chỉ thông qua móc nối với một số lãnh đạo Bộ Thông tin – Truyền thông để trình thẳng lên Chính phủ. Dù rất vội vã mua AVG, nhưng sau khi hoàn tất hợp đồng, do lo sợ tính pháp lý không đảm bảo, Lê Nam Trà chỉ đạo nhân viên giữ kín toàn bộ thông tin và không được gây ra bất cứ động tĩnh nào. Mobifone có thành lập Ban Truyền hình để tiếp quản AVG và phát triển kinh doanh truyền hình nhưng đến thời điểm này vẫn án binh bất động, chờ đợi vụ việc chìm xuống. Ngay sau khi bài báo “Lê Nam Trà – tay trong con gái Thủ tướng phá hoại 20 năm phát triển bền vững của Mobifone” được đăng trên các báo lề trái vạch trần các sai phạm ở Mobifone dưới thời Lê Nam Trà, Lê Nam Trà mới vội vã đính chính: “chúng tôi đang tiếp quản AVG” trên các báo lề phải. Việc mua AVG đã làm chậm tiến độ cổ phẩn hóa và làm giảm mạnh giá trị vốn hóa của Mobifone. Mobifone đã hoàn thành việc xác định giá trị doanh nghiệp dựa trên giá trị số sách vào ngày 30/06/2015. Tuy nhiên với việc mua lại AVG vào ngày 25/12/2015, việc xác định giá trị doanh nghiệp sẽ phải thực hiện lại dựa trên giá trị sổ sách vào ngày 31/12/2015. Ngoài ra, với việc đưa vào kế hoạch kinh doanh dự phòng lỗ 700 tỷ đồng cho AVG trong năm 2016, nợ đọng của AVG 2.000 tỷ, lỗ lũy kế 1.000 tỷ, giá trị vốn hóa của Mobifone chắc chắn sẽ giảm vài tỷ USD so với con số 10 tỷ USD được ước tính ban đầu. Trong bối cảnh nợ công ngày càng tăng, ngân sách sẽ bị thất thoát đi vài tỷ USD chỉ vì một nhóm người chia chác nhau cái lợi 8.000 tỷ đồng (gần 400 triệu USD). Tháng 2 năm 2012, Nguyễn Thanh Phượng, cô con gái duy nhất của thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, chính thức giữ chức chủ tịch Hội Ðồng Quản Trị của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Bản Việt (Viet Capital Bank). Như vậy, tại thời điểm đó, bà Phượng nắm trong tay tới 4 công ty khác nhau cùng có tên là Bản Việt gồm công ty đầu tư chứng khoán Bản Việt (VCSC), công ty quản lý quỹ đầu tư Bản Việt (VCAM hay Vina Capital) và công ty bất động sản Bản Việt (VCRE). Tháng 09 năm 2015, Công ty đầu tư chứng khoán Bản Việt (VCSC) được chỉ định thầu thực hiện tư vấn xác định giá trị doanh nghiệp, xây dựng phương án cổ phần hóa và IPO cho Mobifone. Trong khi đó, Công ty Quản lý Quỹ đầu tư Bản Việt (Vina Capital) từ 2013 đã âm thầm mua lại 90% các trạm xã hội hóa của Mobifone. Với những động thái này, Nguyễn Thanh Phượng và Lê Nam Trà đang âm mưu những gì? Tháng 7 năm 2011, Ngân hàng Gia Ðịnh bán 100 triệu cổ phiếu với giá 10,000 đồng/cổ phiếu nhằm tăng vốn điều lệ từ 2000 tỉ đồng lên thành 3000 tỉ đồng. Công ty VCSC Việt của bà Phượng đứng ra lãnh vai trò tư vấn phát hành cổ phiếu nên qua đó, Nguyễn Thanh Phượng đã mua lại một lượng đáng kể cổ phần của ngân hàng Gia Định rồi trở thành thành viên Hội Ðồng Quản Trị, đổi tên ngân hàng này thành “Ngân hàng Thương mại Cổ phần Bản Việt”. Kịch bản tương tự hoàn toàn có thể xảy ra với Mobifone khi VCSC tiếp tục nắm vai trò tư vấn cổ phần hóa. Thông qua việc phát hành cổ phiếu, tăng vốn điều lệ, tăng vốn góp để phục vụ phát triển công nghệ 4G, Nguyễn Thanh Phượng sẽ mua được phần lớn cổ phiếu được bán ra với vỏ bọc các Quỹ đầu tư nước ngoài. Liệu sau đó, Mobifone có bị đổi tên thành Tổng công ty Viễn thông Bản Việt? Vina Capital đang nắm trong tay hơn 90% tổng số trạm xã hội hóa của Mobifone với số vốn bỏ ra được vay từ Ngân hàng Bản Việt. Trong số 3 nhà mạng lớn, Mobifone là đơn vị có số lượng trạm ít hơn cả nên nhu cầu tăng số lượng trạm là rất cấp thiết. Mobifone đặt mục tiêu phát sóng thêm hơn 12.000 trạm mới trong 2016. Kịch bản nào nếu VSCS “tư vấn” Mobifone mua lại từ Vina Capital toàn bộ số trạm xã hội hóa này và hoàn trả bằng cổ phiếu với giá gốc 10.000 đồng/cổ phiếu. Nguyễn Thanh Phượng đương nhiên sẽ có thêm được một số lượng lớn cổ phần của Mobifone với giá cực rẻ. Không cần phải là chuyên gia tài chính để tính toán được lợi nhuận từ số cổ phần Mobifone mà bà Phượng sẽ nắm giữ thông qua tăng vốn và bán trạm, khi mà VCSC định giá Mobifone có giá trị sổ sách chỉ ở mức 2 tỷ USD, còn giá trị IPO dự kiến (trước khi có việc mua AVG) là 10 tỷ USD. Lời ngỏ: Tại thời điểm tôi viết bài này, việc điều tra những sai phạm của Mobifone và cá nhân ông Lê Nam Trà khi mua 95% cổ phần của AVG đã chính thức được bắt đầu. Bản thân ông Trà cũng đang chạy khắp các cửa để cố gắng đưa vụ việc chìm xuống. Với số tiền lớn thu được từ khoản chênh lệch gần 8000 tỷ đồng mua đắt AVG, tôi nghĩ ông Trà hoàn toàn có đủ khả năng tài chính để làm được việc này. Ngoài ra, tôi cũng được biết hiện nay Nhà nước đang yêu cầu gia đình Thủ tướng Dũng phải chuyển trả cho ngân sách một số tiền lớn để đền bù trách nhiệm mà ông Dũng và các quả đấm thép đã gây ra. Trách nhiệm cá nhân có thể được cho qua thông qua việc đền bù nhưng Mobifone là một doanh nghiệp lành mạnh và bền vững, xin hãy cứu nó không bị hủy hoại từng ngày bởi những con người có tư duy lợi ích cá nhân, lợi ích nhóm. Kính đề nghị Chính phủ mới, Ban Nội chính TW, Thanh tra Chính phủ, Kiểm toán Nhà nước cùng các cơ quan có chức năng thanh tra, kiểm tra khác của Đảng, Nhà nước, Chính phủ hãy làm rõ các vấn đề sau: 1. Làm rõ tính hợp pháp, hợp lệ của Quyết định chỉ định thầu tư vấn định giá và cổ phần hóa doanh nghiệp của ông Lê Nam Trà cho Công ty Cổ phần chứng khoản Bản Việt (VCSC). Việc chỉ định thầu này hoàn toàn không có cơ sở và thiếu căn cứ pháp lý. Hủy bỏ tư cách tư vấn của VCSC chính là cứu lấy Mobifone. 2. Làm rõ tính hợp pháp của Quyết định mua 95% cổ phần AVG với giá 8.900 tỷ đồng mà ông Lê Nam Trà đã ký vào ngày 25/12/2015. Làm rõ trách nhiệm cá nhân của ông Lê Nam Trà và một đồng chí Thứ Trưởng Bộ Thông tin Truyền thông trong việc này. Việc định giá AVG chỉ được Mobifone trình lên Bộ Thông tin Truyền thông và lấy í kiến của Thủ tướng chứ hoàn toàn không qua Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch – Đầu tư thẩm định như đúng quy định về quản lý tài chính của doanh nghiệp nhà nước. Cảm ơn nhà báo Phan Nam – Báo Diễn đàn doanh nghiệp đã đề cập những thông tin khách quan trong bài báo: “Mobifone chờ gì ở AVG?” đăng ngày 26/2/2016. 3. Làm rõ trách nhiệm của cá nhân ông Lê Nam Trà trong việc để các công ty sân sau như ITT lũng đoạn thị trường tại Mobifone. Công ty ITT, sân sau của ông Lê Nam Trà (hiện đã được bán phần lớn cổ phần cho Vina Capital của Nguyễn Thanh Phượng), đã lũng đoạn thị trường viễn thông tại Trung tâm Thông tin di động khu vực II, IV, VI, nay là Trung tâm Mạng lưới Miền Nam – Mobifone. Công ty ITT và một số công ty sân sau khác bằng các hình thức thông thầu, chỉ định thầu bất hợp pháp, triển khai trước đấu thầu sau, đã trúng gần như tất cả các gói thầu của Mobifone về dịch vụ kỹ thuật, mua bán thiết bị viễn thông tại Miền Nam và đang trúng rất nhiều gói thầu tại Miền Trung và Miền Bắc nhờ sức ép của Chủ tịch Mobifone – Lê Nam Trà. Với việc Mobifone tăng tốc đầu tư trong năm 2016 (tổng mức đầu tư hơn 31.000 tỷ đồng, tăng gấp 3 lần so với các năm trước đó), việc để các công ty sân sau bao sân là trái quy định, trái pháp luật, vi phạm nghiêm trọng Luật đấu thầu và là hành vi tham nhũng, gây thất thoát nghiêm trọng. Nguyễn Văn Tung (Dân Làm Báo)
  13. Trong khi Việt Nam vẫn tiếp tục điều tra vụ tấn công vào hệ thống mạng của hai sân bay lớn nhất nước, theo các nhà quan sát, nhiều người dân trong nước vẫn bày tỏ nghi ngờ về sự dính líu từ phía quốc gia đông dân nhất thế giới. Sau vụ hacking làm tê liệt máy tính của hãng hàng không quốc gia Vietnam Airlines cuối tháng trước, hôm 2/8, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã yêu cầu các cơ quan trong nước chú ý tới “đảm bảo an ninh, an toàn thông tin mạng”. Thông cáo báo chí của ông Phúc có đoạn nói “phải chủ động phối hợp rà soát loại trừ các mã độc cũng như phòng, chống tin tặc”. Dù nghi can chính, nhóm hacker 1937cn của Trung Quốc đã lên tiếng bác bỏ mình là thủ phạm, theo ông Trần Bang, cựu chiến binh cuộc chiến biên giới, nhiều người dân Việt vẫn chưa hết hoài nghi thủ phạm từ nước láng giềng. Ông nói thêm: “Kinh nghiệm dân tộc, cũng như một nghìn năm đô hộ của giặc Tàu, và mười mấy cuộc chiến tranh của dân tộc Việt Nam chống xâm lược phương bắc, cho nên khi đụng đến vấn đề dân tộc, vấn đề chủ quyền quốc gia, an ninh quốc gia thì đa số người Việt nghĩ ngay đến giặc phương bắc, kẻ thù truyền kiếp của người Việt Nam. Cảnh giác cao độ đã ăn sâu vào tâm khảm của người Việt Nam. Người dân Việt Nam không thể nào tin được vào 16 chữ vàng và 4 tốt được”. Trong cuộc họp báo thường kỳ của chính phủ hôm 2/8, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Trương Minh Tuấn kêu gọi “các cơ quan báo chí và cộng đồng mạng tránh những hành vi khiêu khích và thách thức không cần thiết, làm ảnh hưởng sự phát triển kinh tế xã hội và an ninh của quốc gia”. Tuyên bố này được đưa ra sau khi có tin hacker trong nước đã đánh sập nhiều trang web của Trung Quốc. Tuy nhiên, tin này chưa thể được kiểm chứng độc lập. Trả lời câu hỏi của báo Thanh Niên, trích dẫn lo ngại của dư luận về việc hạ tầng viễn thông của Việt Nam phụ thuộc vào các thiết bị của nước láng giềng, khiến dễ bị khống chế, ông Tuấn nói rằng “việc sử dụng nhiều thiết bị Trung Quốc là do lịch sử để lại, do điều kiện kinh tế của VN, do luật đấu thầu còn hạn chế, cũng do cách tiếp cận linh hoạt của các thương hiệu nước này”. Tuy nhiên, quan chức này nói rằng Việt Nam sẽ “rà soát, đánh giá và kiểm soát tốt hơn, yêu cầu cụ thể về an toàn thông tin trong đấu thầu mua sắm thiết bị viễn thông, đặc biệt trong các dự án quan trọng”. Sau các vụ tấn công mạng, kinh tế gia Lê Đăng Doanh viết trên Facebook: “… Chúng ta phải cảnh giác, chiến đấu, nhất quyết không bị khuất phục. Những ai còn muốn vay của Trung Quốc, còn mơ màng 16 chữ vàng hãy mở mắt ra. Tình hình đã chuyển sang giai đoạn chiến đấu mới, không thể tiếp tục sai lầm thêm nữa”. Trước các nghi ngờ và quan ngại của công chúng, ông Dương Danh Dy, nhà nghiên cứu về quan hệ Việt – Trung, nói với VOA Việt Ngữ rằng “dân người ta hiểu như vậy là đúng rồi”. Cựu quan chức ngoại giao từng nhiều năm công tác ở quốc gia đông dân nhất thế giới nói thêm: “Như tôi đã nói rất nhiều lần, Trung Quốc không từ bất kỳ thủ đoạn nào để phá hoại, tấn công Việt Nam. Tôi nghĩ còn phải chuẩn bị nhiều cái nữa. Họ làm mà các anh không chuẩn bị thì các anh sẽ còn ngạc nhiên về nhiều chuyện khác”. Các vụ tấn công mạng xảy ra ít ngày sau khi một phụ nữ ở Trung Quốc được trích dẫn nói rằng hộ chiếu của bà đã bị nhân viên hải quan của Việt Nam ghi một từ bậy bằng tiếng Anh, khiến Bắc Kinh yêu cầu phía Hà Nội điều tra vụ việc. Trước đó, nhân viên cửa khẩu của Việt Nam đã không đóng dấu nhập cảnh vào hộ chiếu in bản đồ “đường lưỡi bò” của công dân Trung Quốc để khẳng định chủ quyền. Hiện cũng chưa rõ là phía Việt Nam có nhờ chính quyền Bắc Kinh giúp điều tra vụ tin tặc hay không. (VOA)
  14. DL - Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định trong buổi tiếp xúc cử tri thành Phố Hải Phòng rằng việc cấp phép 70 năm cho Formosa là đúng luật vào sáng này 3/8. Trong khi đó, chỉ mới chiều ngày 2/8, Bộ trưởng Trần Hồng Hà lại nói rằng Hà Tĩnh sai khi cấp giấy phép đầu tư cho doanh nghiệp 70 năm. Bộ TN&MT: UBND tỉnh Hà Tĩnh cấp phép đầu tư 70 năm cho Formosa là sai thẩm quyền Họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 7/2016. Ảnh VGP Thủ Tướng Nguyễn Xuân Phúc nói đúng Tại buổi tiếp xúc cử tri Hải Phòng sáng ngày 3/8, Thủ tướng khẳng định, việc cấp phép 70 năm cho dự án của Công ty gang thép Hưng nghiệp Formosa tại Hà Tĩnh là đúng luật. Bên cạnh đó, ông Phúc còn nói rằng Formosa Hà Tĩnh gây ra ô nhiễm môi trường biển ở 4 tỉnh miền Trung đã bị xử lý, nếu tái phạm sẽ bị đóng cửa. Trước đó, vào chiều tối 2/8, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng cho biết thêm rằng số tiền nửa tỷ USD mà Formosa cam kết đền bù sẽ được chi hết cho bà con ngư dân bị thiệt hại và khắc phục hậu quả môi trường, chứ không đưa vào ngân sách nhà nước. Bộ trưởng Trần Hồng Hà khẳng định là sai Chiều 2/8, trả lời báo giới về vấn đề cho Formosa thuê đất và cấp phép đầu tư 70 năm. Bộ trưởng Trần Hồng Hà khẳng định, “Hà Tĩnh sai khi cấp giấy phép đầu tư cho doanh nghiệp 70 năm. Việc cấp phép đầu tư 70 năm cho doanh nghiệp phải thuộc thẩm quyền Chính phủ chứ không phải của tỉnh”. Cũng theo ông Hà, đã có sự buông lỏng quản lý Nhà nước, thiếu giám sát của các cơ quan chức năng tại địa phương, trong đó có cơ quan chuyên trách về lĩnh vực môi trường ở Hà Tĩnh. Đồng quan điểm, GS.TSKH Lê Du Phong, Nguyên quyền Hiệu trưởng trường Đại học kinh tế quốc dân nhấn mạnh: “Thời điểm đó mà Hà Tĩnh cấp phép 70 năm cho Formosa là hoàn toàn sai. Ở đây là có trách nhiệm của ông Võ Kim Cự”. “Việc cấp phép của Formosa và vấn đề ô nhiễm môi trường nghiêm trong bắt nguồn từ cái sai của ông Cự chứ không thể lôi các ban ngành ra để chống chế,” ông Phong cho hay. Ngoài ra, Trưởng văn phòng Chính Phủ, ông Mai Tiến Dũng còn cho biết số tiền đền bù thiệt hại của Formosa sẽ dành cho người dân 4 tỉnh miền Trung. Việc bồi thường sẽ được công khai, minh bạch, đúng người. ------------------ [1] http://cafef.vn/formosa-ha-tinh-duoc-cap-phep-70-nam-la-dung-luat-20160803163259104.chn [2] http://www.doisongphapluat.com/tin-tuc/tin-trong-nuoc/ha-tinh-da-vuot-quyen-khi-cap-phep-dau-tu-70-nam-cho-formosa-a156443.html [3] http://www.tienphong.vn/xa-hoi/kiem-tra-lai-toan-bo-tinh-phap-ly-cua-du-an-formosa-1034394.tpo [4] http://baodatviet.vn/chinh-tri-xa-hoi/tin-tuc-thoi-su/cap-phep-formosa-70-nam-cac-bo-tin-tuong-dia-phuong-3315273/ (Dân Luận)
  15. Thiếu tướng Lưu Xuân Cải, Phó chủ tịch Hội Cựu chiến binh Hải Phòng, đưa ra lời cảnh báo rùng rợn rằng nếu nhà chức trách Việt Nam “không quan tâm đến môi trường”, sau 10 năm có thể sẽ “thấy quái thai hàng loạt ở các tỉnh ven biển”. Thủ tướng Phúc “khẳng định ý kiến của thiếu tướng Cải rất đúng, Đảng và Nhà nước sẽ tiếp thu ý kiến này”. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc. Các trang tin lớn của Việt Nam đưa tin Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã gặp gỡ cử tri Hải Phòng hôm 3/8. Tin cho hay nhiều cử tri “bày tỏ bức xúc” về việc một nhà máy của tập đoàn Formosa, Đài Loan, chưa chính thức vận hành đã xả chất thải độc hại ra biển ở Hà Tĩnh. Một cử tri là Thiếu tướng Lưu Xuân Cải, Phó chủ tịch Hội Cựu chiến binh Hải Phòng, đưa ra lời cảnh báo rùng rợn rằng nếu nhà chức trách Việt Nam “không quan tâm đến môi trường”, sau 10 năm có thể sẽ “thấy quái thai hàng loạt ở các tỉnh ven biển”. Cựu chiến binh Cải đề nghị thủ tướng cho biết việc cấp đất cho Formosa xây dựng nhà máy trong 70 năm là đúng hay sai. Ông Cải kiến nghị phải sửa luật nếu cần thiết và “phải xử lý người làm sai”. Theo báo chí Việt Nam, Thủ tướng Phúc “khẳng định ý kiến của thiếu tướng Cải rất đúng, Đảng và Nhà nước sẽ tiếp thu ý kiến này”. Thủ tướng trả lời các cử tri rằng việc cấp phép cho Formosa thuê đất 70 năm ở Hà Tĩnh là đúng. Ông giải thích là luật hiện hành của Việt Nam “quy định nếu dự án có đầu tư lớn, ở vùng đặc biệt khó khăn với tổng vốn gần 11 tỉ đôla thì được ưu đãi”. Riêng về vấn đề gây ô nhiễm môi trường, Thủ tướng Phúc khẳng định sai phạm của Formosa đã rõ. Ông tỏ ra kiên quyết khi nói rằng họ phải bị “xử lý nghiêm” và “nếu tái diễn thì đóng cửa”. Ngư dân tiêu hủy cá chết ở tỉnh Quảng Bình, ngày 28/4/2016. Báo chí cũng ghi nhận thủ tướng Việt Nam nói với các cử tri Hải Phòng rằng nhà chức trách không khởi tố vụ Formosa vì “nếu khởi tố thì 30 năm sau chưa đền bù được, lấy được tiền đền bù của họ rất phức tạp”. Về lời phát biểu nêu trên của Thủ tướng Phúc, Luật sư Trần Vũ Hải ở Hà Nội cho rằng trên thế giới có những vụ kiện về môi trường khác nhau, thời gian giải quyết khác nhau, song trong trường hợp cụ thể ở Hà Tĩnh, có thể không mất rất nhiều năm. Ông Hải nói với VOA: “Tôi cho rằng là ông Phúc có thể đã nhận được sự tư vấn sai. Tôi nghĩ là có sự tư vấn sai của cái nhóm chuyên gia về pháp lý nào đấy đối với ông Phúc. Trong trường hợp này chính quyền Việt Nam có thể sử dụng tất cả các khả năng pháp luật của mình để yêu cầu Formosa bồi thường. Còn hiện nay vấn đề khởi tố vụ án hay không, thì tôi nghĩ rằng nếu đủ điều kiện thì phải khởi tố vụ án”. Tuy nhiên, Luật sư Hải cũng chỉ ra rằng do Bộ luật Hình sự mới của Việt Nam đang tạm hoãn áp dụng, nên hiện nay nhà chức trách không thể khởi tố vụ án đối với pháp nhân – tức là một công ty hay một tổ chức, mà chỉ có thể khởi tố đối với cá nhân, nhưng kể cả việc truy trách nhiệm cá nhân cũng không đơn giản. Ông Hải phân tích: “Cá nhân là ai? Đây là một sự thật là xác định không dễ. Xác định người trách nhiệm đầu tiên là nhà thầu hay là ông chủ gây ra? Nhưng ông chủ thì chịu trách nhiệm về dân sự. Nhưng nhà thầu thì chịu trách nhiệm trực tiếp về hình sự nếu là người gây ra [ô nhiễm]. Theo tôi hiểu, cũng là một mớ bòng bong cũng không dễ chấm dứt, cũng mất mấy năm ở Việt Nam”. Mặc dù khó, vị luật sư vẫn cho rằng có thể khởi tố hình sự vụ án được vì vụ Formosa “có đủ yếu tố cấu thành tội phạm”, ngoài ra ông Hải cũng chỉ ra rằng theo luật Việt Nam, các tội liên quan đến môi trường có thể khởi tố mà không cần có yêu cầu của người bị hại. Cuối tháng 6, chính phủ Việt Nam họp báo tuyên bố Formosa đã gây thảm họa ô nhiễm biển ở miền trung. Hãng này đã nhận trách nhiệm, đồng thời chấp nhận đền bù cho chính phủ Việt Nam 500 triệu đôla để khắc phục. Tuy nhiên, mới đây ngư dân Mai Thạnh ở Hà Tĩnh, một trong những người bị ảnh hưởng bởi vụ việc, nói với VOA rằng ông chưa nhận được “bất kỳ khoản nào” từ số tiền vừa kể. (VOA)
  16. "Phát hoảng", "rợn người" là những từ được một số báo Việt Nam dùng khi đưa tin về phóng sự "Thâm nhập cơ sở sản xuất xúc xích và pate bẩn" mới phát trên kênh chính, VTV1, của đài truyền hình quốc gia. Trong phần một của chương trình gồm hai phần, nhóm phóng viên của Trung tâm tin tức VTV24 mô tả quá trình chế biến thực phẩm tại một cơ sở tại Chương Mỹ, Hà Nội qua các cảnh nguyên vật liệu được đưa vào máy xay, được trộn với một số loại hương liệu và sau đó đem luộc chín. Một đôi chỗ trong clip kéo dài bốn phút có cảnh vài con ruồi bay lên, rồi lại đậu xuống chỗ để gan, bì lợn. Chất lượng hình ảnh của phóng sự ổn định như khi quay chính thức, không giống cảnh quay trộm, quay lén bằng các loại máy phổ thông bỏ túi. Trong phóng sự, người được nêu là chủ cơ sở nói chuyện niềm nở, thân thiện, trả lời mọi thắc mắc và không có vẻ gì giấu diếm quy trình sản xuất, thậm chí còn tạo điều kiện cho nhóm quay phim làm việc bằng cách luộc thay vì hấp chín để rút ngắn thời gian cho ra thành phẩm. Gan, bì lợn, bột mỳ là những nguyên liệu chính để làm pate. Hàn the và gia vị tạo màu, tạo mùi tuy không phải là thành phần bắt buộc nhưng "là chuyện nhiều nơi sản xuất pate, giò chả vẫn làm, và được chấp nhận là an toàn nếu tỷ lệ hàn the trộn vào thấp", một số cơ sở sản xuất loại thực phẩm này tại Hà Nội nói với BBC. Thâm nhập hay dàn dựng? Nếu chỉ xem hình mà không nghe tiếng, có lẽ nó không mấy khác biệt so với những phóng sự khác mà VTV từng làm về các làng nghề, hay các cơ sở chế biến món ăn truyền thống nào đó của Việt Nam. Thế nhưng phóng sự khiến người xem "phát hoảng" hay "rợn người", bởi người dẫn chương trình liên tục mô tả về bầu không khí "bốc mùi hôi thối", về tình trạng mọi loại nguyên liệu trừ bột mỳ "đều trong ôi thiu, không rõ xuất xứ", hoặc được "tích trữ lâu ngày trong tủ lạnh", hay "ruột lợn còn nhớt, chảy nước, bốc mùi". Quy trình chế biến được phóng viên nhấn mạnh là "được phù phép bằng đủ các loại phụ gia không rõ xuất xứ" nhằm "đuổi" mùi ôi thiu. Lời kết tội dường như đã được chốt lại ngay từ những giây đầu tiên: đây là cơ sở sản xuất bẩn, và "mọi mánh lới nhằm đem lại lợi nhuận cao, chi phí thấp đều được áp dụng". Trong lúc một số người ca ngợi nhóm phóng viên đã "vất vả, làm công việc nguy hiểm" để đem đến những thông tin hữu ích cho người xem, thì nhiều người đặt câu hỏi về mức độ "thật" của phóng sự. Người xem không đặt câu hỏi về độ sạch hay bẩn của thành phẩm do nơi này sản xuất, nhưng đánh giá chương trình không thuyết phục được người xem. Người dùng Facebook Thùy An viết rằng phóng sự này "vô lý", "dựng 100%", và "không mang tính chân thật". Một số người khác cho rằng phóng sự đã được "diễn" lại, sau khi cơ sở đã bị phát hiện là sử dụng nguyên liệu "bẩn". Chi tiết nhóm phóng viên "phối hợp cùng cảnh sát giao thông đội số 12, công an TP Hà Nội" chặn đường để "kiểm tra hành chính" vào sáng sớm hôm sau, khi chủ cơ sở này trên đường trở về sau khi đi giao hàng và thu gom nguyên liệu, càng khiến người ta nghi ngờ về khả năng dựng lại nội dung câu chuyện. Việc điều tra, 'phá án' không phải là chuyện hiếm xảy ra trong nghề báo trên thế giới. Các phóng sự theo dõi câu chuyện thường được thu lén để đảm bảo tính khách quan, trung thực những gì diễn ra, hoặc được dựng lại để giúp khán giả hiểu tường tận những gì đã diễn ra. Tuy nhiên, những nội dung được dựng lại, cho dù bằng chính những người trong cuộc hay dùng người đóng thế để mô tả các tình tiết, đều luôn cần được giải thích rõ ngay trong phóng sự để tránh gây nhầm lẫn, hiểu lầm từ phía khán giả. Đây không phải là lần đầu tiên chương trình của VTV bị đặt câu hỏi về độ trung thực, chính xác. Mới đây, quá trình xác minh của công an cho thấy phóng viên của đài truyền hình quốc gia từng "nhờ dân chặt hạ cây rừng để làm phóng sự phá rừng" ở Đắk Lắk, báo Người Lao động nói. Phóng sự "chổi quét rau" cũng của VTV, theo đó nói một số người trồng rau ở Thanh Hóa lừa người tiêu dùng, đã gây phẫn nộ ở địa phương. Trong vụ này, VTV thừa nhận phóng viên "vi phạm quy trình tác nghiệp, phản ánh không trung thực sự việc và có dàn dựng một số cảnh quay". (BBC)
  17. Một thợ lặn của Formosa đã tử vong sau khi lặn xuống biển Vũng Áng. Courtesy of baogiaothong.vn Nhấp vào nút play (►) dưới đây để nghe:http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/stories-of-divers-in-formose-case-av-07312016082011.html/073116-av.mp3 Ngay sau khi biển miền Trung bị nhiễm độc, số thợ lặn làm việc tại Formosa đã được đi khám sức khỏe tổng quát, tuy vậy cho đến nay sau gần 3 tháng các thợ lặn vẫn chưa nhận được kết quả khám bệnh. Diễn biến vụ việc thế nào, và cuộc sống của các thợ lặn Formosa hiện nay ra sao và các chuyên gia nói gì về vụ việc này? Cuộc sống của các thợ lặn Formosa Sau khi biển thuộc 4 tỉnh Bắc Trung bộ bị nhiễm độc, nhiều thợ lặn thuộc Công ty cổ phần xây dựng và cung ứng lao động Quốc tế Nibelc sau khi lên bờ đã cảm thấy tức ngực, khó thở. Trong đó có ông Lê Văn Ngày quê ở Nha Trang đã tử vong. Theo báo Lao Động ngày 21/7/2016, thợ lặn Nguyễn Huy ở thị xã Ninh Hòa đã đánh động dư luận: “Hãy nhìn thẳng vào thực tế, thời điểm cá chết, chúng tôi ai cũng mệt mỏi, choáng váng, ngứa ngáy như nhau. Nay Formosa đã nhận trách nhiệm gây ra tình trạng cá chết hàng loạt, ngư dân được đền bù, còn các thợ lặn chúng tôi thì sao? Vì sao đưa chúng tôi đi khám ở Bệnh viện (BV) Trung ương Huế, công ty Nibelc cũng không đưa kết quả khám cho chúng tôi?” Nói về tình trạng sức khỏe của người thân hiện nay, từ Hà Tĩnh chị Hồng, vợ của một thợ lặn ở Formosa cho biết: “Chồng tôi cứ bị mỏi mệt, tôi bảo anh ấy đi truyền huyết thanh nhưng anh ấy cứ bảo mệt không muốn ăn cơm. Lấy chồng thợ lặn lúc này hết sức vất vả, cuộc sống của chúng tôi từ khi xảy ra vụ Formosa đã bị ảnh hưởng, hết sức khó khăn. Công ty Nibelc chờ đến nay đã gần 3 tháng mà vẫn chưa thấy gì về kết quả khám bệnh, còn Formosa đến giờ cũng không nói gì đến kết quả khám cho thợ lặn. Bây giờ chúng tôi rất lo, nếu bị nhiễm bệnh thì lấy đâu ra tiền để chữa trị đây?” Anh Hoàng Quang, một thợ lặn của Công ty Nibelc bày tỏ: “Tình trạng của tôi bây giờ nói chung nó không được khỏe như trước đây, đầu đôi khi như là bị choáng và có cảm giác ngây ngây như mình bị say sóng, lồng ngực thì có cảm giác như bị bó. Còn chuyện kết quả khám nhiễm độc chì thì họ vẫn bảo là chúng tôi cũng chưa chắc có được hay không? Hỏi bên công ty Nibelc thì họ bảo BV Huế chưa trả, BV Huế thì không trả lời.” Anh Hoàng Quang cho biết thêm, cuộc sống của các thợ lặn Formosa hiện nay hết sức khó khăn do không có việc làm, một phần vì sức khỏe suy sụp. Anh chia sẻ: “Hiện tại cái nghề lặn ở vùng nước như ở quê tôi thì đa số không làm được gì, bắt cá bắt tôm thì không dám ăn, bán cũng chả có ai mua. Bây giờ ở nhà không có việc làm nên phải đi làm thuê, làm mướn ở cách nhà mấy chục cây số, làm phụ hồ cũng có. Nói chung phải làm để mỗi ngày kiếm tiền từ 120-150 ngàn đồng để mua sữa cho con và phụ giúp gia đình. Chứ chuyên môn của tôi thì chả làm gì được bây giờ.” Bệnh viện giấu kết quả khám bệnh? Viết trên trang Facebook cá nhân ngày 22/7, LS. Trần Vũ Hải, Chủ nhiệm Văn phòng Luật sư Trần Vũ Hải đã cho rằng: “Thông tin các thợ lặn đi khám sức khoẻ nhưng không được trao kết quả đã được các báo loan tin. Nhưng chưa thấy Bộ Y tế hay cơ quan có thẩm quyền nào khác quan tâm, lẽ ra các cơ quan này chỉ cần yêu cầu bệnh viện cung cấp kết quả cho các thợ lặn, dư luận và nhân dân sẽ hết dị nghị.” Một thợ lặn đang mô tả với đài VTC ống xả chất thải của xưởng Formosa mà anh thấy dưới đáy biển tại Vũng Áng. Youtube screenshot Trao đổi với RFA, từ Hà Nội LS. Trần Vũ Hải cho biết: “Chúng tôi đang cho một số thợ lặn kiểm tra sức khỏe và sẽ tìm công ty trước đây là chủ quản của họ rồi sẽ làm việc với công ty đấy. Cho dù chi phí khám sức khỏe là tương đối cao, nhưng chúng tôi đã có các nhà hảo tâm và những mạnh thường quân sẵn sàng giúp. Chúng tôi sẽ tiến hành từng bước, trước mắt đang đợi kết quả kiểm tra sức khỏe cách đây một tuần, sau đó sẽ thông báo cho họ. Còn nếu họ muốn công khai kết quả này thì sẽ công khai, vì kết quả khám này là bí mật của Bệnh viện và bệnh nhân.” Theo VTC News ngày 20/7/2016, Công an huyện Quảng Trạch đã thông báo nguyên nhân tử vong của thợ lặn Lê Văn Ngày là do bị suy tim cấp, không phải do nhiễm độc. Theo đó "Không có dấu hiện tác động ngoại lực; giám định hóa pháp trong phủ tạng và máu không tìm thấy các chất độc..." Bà Đỗ Thị Hòa, vợ của thợ lặn Lê Văn Ngày cho biết, bản thông báo gia đình bà nhận được do Công an huyện Quảng Trạch ký từ ngày 17/5/2016 nhưng phải đến ngày 18/7/2016 gia đình bà mới nhận được. Theo bà, kết luận cho rằng anh Ngày chết do suy tim là không thuyết phục. Bà tiếp lời: “Tôi tên Đỗ Thị Hòa, chồng tôi là lao động chính, giờ anh ấy mất rồi còn tôi có làm gì được đâu, tôi không hiểu ra làm sao nữa. Họ nói như vậy thì tôi có biết gì đâu? Tôi đang nghi ngờ về lý do vì sao anh ấy mất, tôi không hiểu vì sao họ nói anh ấy bị bệnh tim to? Chồng tôi đã làm thợ lặn từ nhỏ tới lớn, trước đây anh ấy đã lặn ở đấy 6 tháng rồi về, đâu có sao?” Anh Hoàng Quang, một người thường xuyên lặn chung cùng với thợ lặn Lê Văn Ngày thấy rằng, anh không tin vào kết luận của cơ quan điều tra, vì kết quả đó không có tính thuyết phục. Anh giải thích: “Anh Ngày cùng với tôi và nhiều người nữa lặn trong tuần ấy, theo tôi nếu anh Ngày có bệnh tim thì nó phải có biểu hiện trước đó hoặc có một đôi lần xảy ra thì mới có thể tử vong. Nhưng anh Ngày từ trước đây vẫn bình thường, không có biểu hiện gì, trong dòng họ anh Ngày không ai bị bệnh tim bẩm sinh. Cho nên suy nghĩ của tôi thấy rằng, anh ấy ra đi trong thời điểm cao trào Formosa xả thải thì có thể anh ấy bị huyết áp cao hay gì đó kết hợp với bị nhiễm độc thì mới tử vong.” Ý kiến chuyên gia Đánh giá về trách nhiệm của ngành Y tế một Bác sĩ ở Sài Gòn, yêu cầu dấu danh tính giải thích: “Theo tôi hiểu thì với điều kiện ở VN thì không đến một tháng sẽ có kết quả và có thể trả lời được. Không thể thoái thác được. Theo Luật Khám chữa bệnh thì bệnh nhân và cha mẹ vợ con phải được biết; thứ 2 là giả thiết bị nhiễm độc cấp mà anh không cho bệnh nhân biết, rồi để thời gian trôi đi chất độc hại ngấm vào thì ai sẽ chịu trách nhiệm? Trường hợp như thế này thì đương sự cần kiến nghị lên Thanh tra Bộ Y tế, Cục Quản lý Khám chữa bệnh và Bộ trưởng Bộ Y tế.” Chúng tôi đã nhiều lần liên lạc tới lãnh đạo BV Trung ương Huế, PGS-TS. Phạm Như Hiệp, theo chỉ dẫn của Thư ký và trực tiếp liên lạc tới ông Phan Phương Đông, Giám đốc Chi nhánh Quảng Bình - Công ty cổ phần Xây dựng và Cung ứng lao động Quốc tế Nibelc, một nhà thầu của Formosa Hà Tĩnh để tìm hiểu vụ việc nhưng đã không nhận được sự trả lời. Nhắn nhủ đến các thợ lặn và thân nhân của họ về trách nhiệm Công ty chủ quản, BV Trung ương Huế và các cơ quan liên quan trong vụ việc này, LS. Trần Vũ Hải chỉ rõ: “Đối với chúng tôi về nguyên tắc là phải khám sức khỏe, xét nghiệm vì mình là LS thì phải dựa vào bằng chứng, làm bất cứ cái gì cũng phải dựa trên cơ sở bằng chứng, chứ không thể kiện vu vơ được. Ở đây bằng chứng làm sức khỏe của mình có bị ảnh hưởng hay không, do đó phải có kết luận hoặc giám định của cơ sở y tế. Vì thế bà con nào có khó khăn thì phía chúng tôi sẽ tìm nguồn tài trợ để đưa các bà con ấy đi khám.” Điều 140 Bộ luật Lao động quy định, trong trường hợp xảy ra những sự cố bất ngờ, những tai nạn bất ngờ thì trách nhiệm của người sử dụng lao động là phải có những biện pháp, phương án ứng cứu khẩn cấp để khắc phục sự cố này. Luật sư Vũ Như Hảo (Đoàn luật sư tỉnh Khánh Hòa) cho rằng, nhiều vấn đề phải làm rõ để đảm bảo các thủ tục tố tụng. Theo ông: “Bản thông báo giải quyết vụ việc mới chỉ dựa trên bản khám nghiệm tử thi. Trong thông báo kết quả đã có nêu các thợ lặn khác cũng bị triệu chứng tương tự (ho, tức ngực, khó thở). Vì vậy, cần thiết phải khởi tố để điều tra nguyên nhân trực tiếp từ đâu dẫn đến suy tim cấp.” Anh Vũ(RFA)
  18. Bao giờ mới hết cảnh người phụ nữ Việt Nam phải đau khổ lo sợ mỗi khi chông ra khơi đánh cá Phim phóng sự chiến tranh Syria của VTV đang được mổ xẻ sôi nổi trên thế giới mạng về mức độ giả tạo của nó, với đầy đủ dẫn chứng kịch bản đã được sao chép từ đâu. Nhưng nhiều người đặt câu hỏi xa hơn về sự cần thiết của phóng sự này, dù thật hay giả. Liệu dân tộc Việt Nam có cần thêm phim này để biết thế nào là nỗi khổ đau chiến tranh không? Trong lúc còn bao loại khổ đau khác trên cả nước, sao các ký giả can đảm không đi theo các tàu đánh cá của ngư dân Việt để quay trực tiếp cảnh ác độc của hải quân Tàu? Còn nếu ít can đảm hơn, sao ký giả không làm phóng sự cảnh sống của bà con cao nguyên, cảnh những bà con bỗng mất ruộng vườn mưu sinh, cảnh người không nhà lê lết đêm khuya giữa thành phố? Nhưng cũng từ phóng sự Syria, nhiều người giật mình nhận ra không chỉ riêng phim này mà đang có cả một trận dịch trên cả nước: ĐUA NHAU LÀM NHỮNG VIỆC KHÔNG CẦN THIẾT. Trước hết là hàng loạt những tuyên bố không chỉ dư thừa mà còn nhảm nhí, vô nghĩa của các lãnh tụ: - Thượng tướng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Nguyễn Chí Vịnh tuyên bố cám ơn Trung Quốc đã để yên cho Việt Nam tìm kiếm xác 2 máy bay quân sự Việt Nam rơi liên tiếp trong hải phận Việt Nam. - Đại sứ Việt Nam tại Liên Hiệp Quốc tuyên bố sẽ thảo luận việc cho phép Trung Quốc vào thăm dò dầu khí trong vùng biển của Việt Nam. Hóa ra hiện nay Trung Quốc đã rút lại Đường lưỡi bò và công nhận hải phận của Việt Nam? hay lần trước, khi kéo dàn khoan Hải Dương 981 vào biển Việt Nam, Bắc Kinh có xin phép? - Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng dặn dò Việt kiều Mỹ nhớ đoàn kết, đùm bọc nhau. Thế thì những công an hằn học đi tịch thu từng thùng trà đá miễn phí ở vỉa hè, đi bắt giữ từng chiếc xe tặng cơm cho người nghèo dù chỉ 1 lần mỗi tháng,... là lực lượng của ai? - Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam tuyên bố sẽ làm mọi cách để sinh viên Việt Nam trở thành công dân toàn cầu. Trong lúc sinh viên chỉ đụng đến chuyện của chính đất nước Việt Nam, chủ quyền Việt Nam, các em đã bị đuổi học, đuổi chỗ thuê nhà, và ngay cả giam giữ, thì kiếm đâu ra “công dân toàn cầu”?... Và không chỉ lời nói, cơn dịch hiện nay còn bao gồm cả vô số hành động vừa không cần thiết vừa chạm ngưỡng mất trí: - Nhà nước lập gấp rút một hội đồng để xử lý Hoa hậu Kỳ Duyên về tội... hút thuốc lá. - Nhà nước lấy tiền thuế của dân nuôi đội quân Thanh niên Xung phong để đi làm những việc hạ cấp. Đám này mặc đồng phục, đội mũ sắt nhưng mang nhãn hiệu “công ty trách nhiệm hữu hạn”. - Công an diện đồng phục thẳng nếp, đi lượm rác tại vài khu nhiễm độc chất thải Formosa rồi chụp hình đăng báo, gọi đó là “làm sạch biển”. - Mặt trận Tổ quốc, không trực thuộc bộ nào hay cơ quan chuyên môn nào, nay tổ chức phái đoàn đi kiểm tra an toàn thực phẩm. - Đoàn Thanh niên Cộng sản cho đoàn viên xuống đường làm “giải phân luồng sống”. Tức mạng đoàn viên nay rẻ hơn cả hàng cọc nhựa vẫn dùng làm giải phân luồng tạm. - Và dư thừa hơn cả là trong vòng nửa năm đã có 3 lần bầu với kết quả y hệt nhau, cho cùng 3 chức danh ở thượng đỉnh, và chỉ có đúng 3 ứng viên. Sự khác biệt duy nhất là màu áo, mức độ nói vấp, và độ nghiêng của cần cổ giữa 2 lần tuyên thệ cách nhau vài tuần... Cơn dịch hiện tại cũng không thiếu những kế sách vượt tầm suy nghĩ của người bình thường: - Dự luật xem việc vượt đèn vàng cũng là vi phạm như vượt đèn đỏ, và đòi trừng phạt cả hai. Những người làm luật có hiểu công dụng của đèn vàng là gì không? - Chính phủ dự tính lập các “siêu ủy ban”, vượt trên các bộ, để điều hành các dự án lớn. Nhưng các siêu ủy ban vẫn chỉ dùng người từ guồng máy cũ, và vẫn đặt dưới văn phòng thủ tướng. Nói cách khác đó là tên mới của công thức cũ dưới thời ông Nguyễn Tấn Dũng, một công thức để lại các núi nợ công hiện nay với mớ sắt vụn Vinashin, Vinalines, Vina... - Các tỉnh càng nghèo đói càng đòi xây cho được các khu tượng đài nghìn tỉ. Gần đây nhất là kế hoạch xây tượng đài bố con ông Hồ, không phải tại quê quán Nghệ An nhưng tại Qui Nhơn. - Các tỉnh cực nghèo sát biên giới phía Bắc đua nhau lên kế hoạch xây đường cao tốc, và không phải để nối với các khu công nghiệp nội điạ nhưng để xuyên núi rừng nối với Trung Quốc... Trước hiện tượng trăm hoa điên nở này, không chỉ cô Tạ Bích Loan mà hàng triệu người Việt khác đều buộc phải đặt câu hỏi: Động cơ gì? Có ít nhất 3 động cơ sau đây: 1. Truyền thống “nổ” do Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng để lại, sau những tuyên bố “không hữu nghị viễn vông”, “dân được làm mọi việc pháp luật không cấm”,... và được bồi thêm bởi các tuyên bố “chém tướng” của Bộ trưởng Đinh La Thăng, khiến các lãnh tụ khác, đặc biệt Tứ trụ mới lên ngôi, cảm thấy áp suất phải chứng tỏ “tố chất lãnh tụ”. 2. Nhu cầu chung của mọi cấp cán bộ: phải tạo hình ảnh “có hoạt động” thì mới có ngân sách. Và có ngân sách thì mới có phần thu nhập riêng. Với tình trạng bội chi xuyên thủng trần hiện nay, nhu cầu tạo dáng lại càng cấp thiết. 3. Cứ xông ra hù dọa người yếu bóng vía để kiếm “bánh mì”. Hiện tượng các phái đoàn MTTQ đi kiểm tra an toàn thực phẩm chỉ là một trong nhiều dạng bắt chước sáng tạo các chiến sĩ công an áo xanh, áo đen đang len lén ra đường kiểm tra giao thông. Câu hỏi chót: Thế còn ai đang làm những việc thực sự cần thiết để điều hành quốc gia? Vũ Thạch * Bài của tác giả gửi đến TTHN
  19. Ông Võ Kim Cự, nguyên Bí thư, nguyên Chủ tịch Hà Tĩnh, người đưa Dự án Formosa vào Vũng Áng. File photo Quan chức Việt khó xóa vết chàm Formosa Nhấp vào nút play (►) dưới đây để nghehttp://www.rfa.org/vietnamese/programs/ReviewOnlineDomesticPress/how-can-officials-erase-the-formosa-s-tattoos-nn-07292016095223.html/vnn072916.mp3 Trận bão số 1 của năm 2016 thổi vào miền Bắc gây nhiều thiệt hại, cũng là lúc dư luận Việt Nam đang có một trận bão khác với mắt bão là ông Võ Kim Cự, nguyên Bí thư, nguyên Chủ tịch Hà Tĩnh, người đưa Dự án Formosa vào Vũng Áng. Trách nhiệm của toàn hệ thống Trong những ngày qua ông Võ Kim Cự đã bị truyền thông báo chí nhà nước vùi dập tàn tệ, dù cha đẻ của dự án Formosa rõ ràng không thể là người đơn thương độc mã trao cho Formosa 3.000 ha đất và mặt nước ở Vũng Áng trong thời hạn 70 năm, để thành lập Khu liên hợp gang thép và cảng nước sâu Sơn Dương với vốn đầu tư 10 tỷ USD. Báo Tuồi Trẻ Online ngày 27/7 dẫn lời ông Nguyễn Ngọc Phương, Phó trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Bình nói rằng, vụ Formosa, trách nhiệm không chỉ cá nhân ông Võ Kim Cự, ông Cự không phải là người quyết định và một mình ông cũng không thể quyết định cho cả tổ chức, hệ thống, các bộ ngành. Trước đó vào sáng 25/7 Đại biểu Quốc hội Trương Trọng Nghĩa đại diện cho cử tri Saigon, từ hành lang Quốc hội đã đề nghị Ủy ban kiểm tra Trung ương xem xét trách nhiệm cụ thể của ông Võ Kim Cự vì những sai phạm ở Formosa. Theo VTC News, LS Trương Trọng Nghĩa nói rằng cơ quan nắm cây roi kỷ luật của Đảng có thể mở điều tra ông Võ Kim Cự giống như cách làm với ông Trịnh Xuân Thanh nguyên Phó Chủ tịch tỉnh Hậu Giang. Theo Đại biểu Trương Trọng Nghĩa và VTC News, sự vào cuộc của Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đảng không nên chậm trễ vì có thể gây ra những dư luận bất lợi. Cần làm rõ ông Võ Kim Cự có sai phạm hay không, mức độ sai phạm như thế nào và có ảnh hưởng đến các cương vị hiện tại của ông Võ Kim Cự hay không. Ông Võ Kim Cự thôi chức Bí thư, chủ tịch Hà Tĩnh trước thềm Đại hội Đảng 12. Ngày 16/10/2015 Bộ Chính trị đã điều động ông Cự về làm Bí thư Đảng đoàn Liên minh hợp tác xã Việt Nam, sau đó ông Cự tiếp tục trúng cử Đại biểu Quốc hội khóa 14 và được đưa vào Ủy ban Kinh tế Quốc hội. Như vậy ông Võ Kim Cự vẫn là lãnh đạo cao nhất ở Hà Tĩnh cho tới giữa tháng 10/2015, ông không thể không biết việc Formosa thiết lập đường ống xả thải ngầm dài 1,5 km dưới đáy biển, cũng như việc Formosa chuẩn bị sản xuất thử. Những sự kiện này giải thích qui kết của đại biểu Nguyễn Ngọc Phương, Phó trưởng đoàn đại biểu Quảng Bình, khi ông cho rằng, ông Võ Kim Cự không thể chối bỏ trách nhiệm cá nhân của mình. Trao đổi với chúng tôi vào tối ngày 28/7/2016, Luật sư Lê Văn Luân thuộc Đoàn Luật sư Hà Nội nói rằng, cần phân biệt hành vi Formosa xả thải chất độc chưa qua xử lý qua đường ống đặt ngầm không thể kiểm soát và trách nhiệm của ông Võ Kim Cự, người ký giấy phép cho Formosa. LS Lê Văn Luân tiếp lời: “… Không thể qui được cho ông Võ Kim Cự về hành vi nếu có xả thải độc. Đối với ông Cự là việc thẩm quyền cấp phép giấy đầu tư thôi, về Luật Đầu tư thôi. Còn việc xúc xả là hành vi trực tiếp, truy tố, khởi tố người trực tiếp gây ra những hậu quả nghiêm trọng đó. Và thứ hai là truy tố cả người có liên quan, ở đây là đầu tư và giám sát quản lý vì anh chịu trách nhiệm nên đã xảy ra việc đó. Đây là về công tác quản lý nhà nước, những cán bộ nào liên quan đến quản lý lãnh vực này và quản lý trực tiếp Formosa thì chắc chắn phải chịu trách nhiệm trước pháp luật, còn Formosa là chủ thể trực tiếp thôi.” Báo Người Lao Động, bản tin trên mạng ngày 26/7 dẫn lời LS Trương Trọng Nghĩa, đoàn đại biểu Quốc hội TP.HCM nói rằng, hiện nay vẫn chưa có quy trình nào được khởi động xem xét trách nhiệm của ông Cự liên quan đến Formosa Hà Tĩnh. Về trách nhiệm của các bộ ngành có liên quan trong vụ Formosa, LS Trương Trọng Nghĩa dẫn lời ông Nguyễn Thiện Nhân, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam báo cáo kiến nghị của cử tri và nhân dân với Quốc hội tân nhiệm. Theo đó, cần phải xem xét trách nhiệm của các tổ chức cá nhân có liên quan trong việc cấp phép, quản lý và giám sát Formosa vừa qua. Một phần nhà máy thép Formosa của Đài Loan tại huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh hôm 4/12/2015. AFP PHOTO. Như vậy về phía Chính quyền, ngoài ông Võ Kim Cự là người vận động cho dự án, nguyên Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, nguyên Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải còn có 14 Bộ trưởng và thuộc cấp cần phải xem xét trách nhiệm, khi cấp tốc phê duyệt để chỉ trong vòng 6 tháng, mà Formosa đã nhận được giấy phép đầu tư 70 năm ngược qui trình. Đó là nói về mặt chính quyền, về mặt Đảng sẽ dính líu tới nguyên Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh, đương kim Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và tất cả các Ủy viên Bộ Chính Trị khóa 11. Nhận định về vấn đề những ai phải chịu trách nhiệm và ai sẽ là người chịu trách nhiệm cao nhất, khi chấp thuận cho Formosa đầu tư vào Vũng Áng với những ưu đãi ngoài sức tưởng tượng, TS Nguyễn Quang A nhà hoạt động dân quyền nguyên Chủ tịch Viện Nghiên cứu Phát triển IDS từ Hà Nội phát biểu với RFA: “Toàn bộ việc cho Formosa vào…quá trình hoạt động ấy hoàn toàn là trách nhiệm của Đảng Cộng sản Việt Nam và người đứng đầu là ông Nguyễn Phú Trọng …Ông ấy thực sự phải là một người chịu trách nhiệm cao nhất về cái thảm họa môi trường này, bất luận kể cả việc ông Cự ký sai lẫn ông Nguyễn Tấn Dũng hay ông Hoàng Trung Hải vi phạm pháp luật khi đã làm ngược với pháp luật. Tất cả các quan chức này đều là cán bộ cao cấp của đảng Cộng sản Việt Nam vi phạm pháp luật như thế thì người chịu trách nhiệm chính là ông đảng trưởng Nguyễn Phú Trọng… Nếu ông ấy tỉnh ra… lệnh là phải xử thì cũng giống hệt như ông ấy chỉ thị xử ông Thanh ở Hậu Giang, ông Cự cũng thế, nếu ông ấy quyết thì sẽ xử… khả năng này là ít…” Theo dõi sát báo chí Việt Nam, có thể thấy rằng nhờ Quốc hội tân nhiệm khởi sự các phiên họp, nên báo chí mới có dịp cạy miệng ông Võ Kim Cự, sau khi Chủ tịch Quốc hội lên tiếng chê trách thái độ trốn chạy báo chí của đương sự. Cũng khá ngạc nhiên khi báo chí nhà nước được kiểm soát chặt bởi Bộ Thông tin Truyền thông và Ban Tuyên giáo Trung ương, thời gian trước nhiều thông tin hậu thảm họa cá chết bị gỡ bỏ, nhưng nay lại hợp đồng tác chiến tấn công trực diện ông Võ Kim Cự và báo chí cũng tha hồ để các vị đại biểu Quốc hội thẳng thừng về sự dính líu của toàn hệ thống Chính trị, trong việc cấp phép cho Formosa vào Vũng Áng. Ông Cự có thể ngồi tù 20 năm Giả dụ ông Võ Kim Cự bị làm dê tế thần thì ông và các cấp lãnh đạo có lien quan có thể bị truy tố về tội gì. LS Lê Văn Luân trả lời câu hỏi này: “Trách nhiệm đến đâu xử lý đến đó, theo thông tin cung cấp thì ông Cự đã làm ngược, nói qui trình thì quan trọng nhất không phải là qui trinh nào mà vấn đề trình tự thủ tục theo luật định. Nếu ông ấy làm sai, sai ở đây là đảo ngược qui trình 50 năm và vượt quá thẩm quyền, ông ấy phê duyệt 70 năm trước khi chính phủ chấp thuận là hoàn toàn sai. Sau đó được chấp thuận khi xin ngược lại thì đó hoàn toàn là một chuyện khác. Bây giờ gây ra hậu quả thì đó là hậu quả của hành vi sai. Hành vi hợp thức hóa hoàn toàn khác với việc đúng luật, cái đấy ông Cự phải chịu trách nhiệm. Còn quy trình ở đây là mơ hồ chung chung, quy trình là người ta tự đặt ra. Giới luật sư gọi là trình tự thủ tục theo luật định trong đó vấn đề thẩm quyền rất quan trọng, nếu mà đã sai, sai ở đây có thể hiểu là ngược, hoặc đứt đoạn, không chấp hành đúng thì đều là hành đông vi phạm nghiêm trọng. Tất cả những cái đó đều phải bị xét xử trước pháp luật về tội cố ý làm trái qui định nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng.” Theo Luật hình sự về tội cố ý làm trái qui định nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng, điều 165 khoản 3 qui định phạm tội gây thiệt hại từ một tỷ đồng trở lên, hoặc gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng khác, thì bị phạt tù từ mười năm đến hai mươi năm. Khoản 4 ghi rõ, người phạm tội còn có thể bị tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản, cấm đảm nhiệm chức vụ hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm. Như vậy ông Võ Kim Cự và các cấp thẩm quyền cao hơn ở Trung Ương bị chi phối bởi điều luật vừa nêu. Bởi vì phần trách nhiệm về thẩm quyền quản lý nhà nước trong vụ Formosa gây thiệt hại tới mức độ không thể tính được thành tiền. LS Lê Văn Luân tiếp lời: “Như ông Trần Hồng Hà nói, dự án này không đơn giản là một dự án kinh tế mà liên quan ảnh hưởng cả an ninh quốc phòng. Thế thì chuyện này là vội vàng xảy ra từ thời điểm trước, chính phủ trước, bắt đầu từ năm 2008 thời ông Nguyễn Tấn Dũng, lúc đó có một loạt dự án khác đưa về chứ không chỉ có Formosa. Cái này là vội vàng mà bây giờ gây ra hậu quả tiền lệ chưa từng có. Đúng là nó ảnh hưởng đến cả an ninh quốc gia.” Luật sư Lê Văn Luân nói với chúng tôi, qua vụ Formosa để lấy lại niềm tin của nhân dân thì chính quyền Việt Nam phải thượng tôn pháp luật, đây là mục tiêu của bất cứ quốc gia nào kể cả nhà nước Việt Nam. Đương nhiên phải sử dụng pháp luật để điều chỉnh xã hội và không nhân nhượng với bất kỳ ai, đặc biệt là quan chức, bởi vì quan chức mới là người có cơ hội, có quyền lực có khả năng để tham nhũng, để lạm dụng những kẽ hở. Cho tới ngày 28/7/2016, chính quyền Việt Nam chưa truy tố Formosa ra tòa, cũng chưa có quy trình xem xét trách nhiệm quản lý của ông Võ Kim Cự và các giới chức có lien quan ở Trung uơng cũng như địa phương. Nam Nguyên(RFA)
  20. Nam Nguyên, phóng viên RFA 2016-07-27 In trang này Chia sẻ Ý kiến của Bạn Email Formosa và khoản tiền 500 triệu USD tiền bồi thường sau thảm họa cá chết. File photo 00:00/00:00 Chính phủ Việt Nam trong báo cáo gởi Quốc hội chỉ nói tới thiệt hại trong vụ cá chết hàng loạt ở 4 tỉnh ven biển miền Trung, mà không đề cập tới trách nhiệm của bất kỳ cơ quan hay cá nhân nào ở Trung ương cũng như địa phương. Sự kiện này hé lộ một khả năng mới về việc chế tài Formosa Vũng Áng theo một hình thức nào đó, ngoài tiền đền bù 500 triệu USD. Formosa có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự? Thông tin Đại biểu Quốc hội đặt vấn đề xem xét cẩn trọng sự tồn tại của Formosa Hà Tĩnh, cũng như ý kiến thành lập Ủy ban Lâm thời của Quốc hội điều tra công ty này, dẫn tới dự đoán Formosa có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Trao đổi với chúng tôi, TS Phạm Chí Dũng, nhà phân tích thời sự độc lập từ Saigon cho biết, có nhiều thông tin là nhà nước tính tới chuyện phải có hành động nào đó để chế tài một số nhân vật của Formosa, thậm chí nghĩ tới phương án đóng cửa Formosa. Tuy vậy, TS Phạm Chí Dũng nhận định: “Tôi không tin tưởng lắm, cũng như không nghĩ rằng việc tổ chức điều tra Formosa của nhà nước Việt Nam lại có thể dẫn tới kết quả hoàn toàn. Tại vì một trong những nhân vật tai tiếng nhất hiện nay là ông Võ Kim Cự, nguyên Bí thư Hà Tĩnh, ông Cự hiện nay đang chịu một số dư luận cho là ‘cõng rắn cắn gà nhà’. Ông Võ Kim Cự lại là người có mối quan hệ sâu rộng với một số lãnh đạo cấp cao trên nhà nước. Thành thử nếu không giải quyết chuyện Võ Kim Cự thì không thể nói chuyện điều tra Formosa, điều tra Formosa sẽ dẫn tới trách nhiệm của những người liên quan như ông Võ Kim Cự.” Ông Võ Kim Cự, nguyên Bí thư, Chủ tịch Hà Tĩnh biện minh với báo chí nhà nước là bản thân ông không có gì sai trái, đồng thời choàng trách nhiệm cho Trung ương về việc cấp phép 70 năm cho Formosa Vũng Áng. Sự kiện này cho thấy khó có khả năng truy cứu trách nhiệm ông Võ Kim Cự. Nhân vật này, sau khi thành công đưa Formosa vào Vũng Áng Hà Tĩnh, đã chuyển sang làm Chủ tịch Liên minh hợp tác xã Việt Nam, tiếp tục đắc cử Quốc hội, thậm chí được chọn làm thành viên Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Khóa 14 hiện nay. Một trong các phản ứng được Đài RFA ghi nhận về trường hợp ông Võ Kim Cự là từ Giáo sư Nguyễn Minh Thuyết, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, thanh thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội.” “Nếu xét về trách nhiệm của ông Võ Kim Cự trong vụ Formosa thì tôi thấy rằng không nên đưa một người như thế vào Ủy ban kinh tế của Quốc hội.” Trách nhiệm của Đảng Cộng sản Việt Nam? Câu chuyện ông Võ Kim Cự sử dụng các kênh thông tin báo chí chính thức của Nhà nước, trả lời khá bài bản về việc Hà Tĩnh dưới thời ông làm Bí thư, Chủ tịch Tỉnh đã làm đúng quy trình, thủ tục trong việc cấp giấy chứng nhận đầu tư 70 năm cho Formosa, làm cho dư luận cảm thấy ông có chỗ dựa vững vàng. TBT Nguyễn Phú Trọng hôm 22/4 tới thăm công trình cảng Sơn Dương thuộc Dự án Formosa thuộc khu công nghiệp Vũng Áng ở Hà Tĩnh. Ông Võ Kim Cự còn nhắc lại khi Thanh tra Chính phủ nêu vấn đề Hà Tĩnh cấp phép 70 năm, thì sau đó Bộ kế hoạch Đầu tư đã đề nghị tiếp tục giữ nguyên quy định thời hạn 70 năm và ý kiến nay đã được cấp có thẩm quyền đồng ý. Cấp có thẩm quyền mà ông Cự đề cập ở mốc thời gian đó, chính là Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải và các Bộ trưởng đã tham mưu cho Thủ tướng. Tuy vậy báo Dân Trí, bản tin trên mạng ngày 26/7/2016, trích lời ông Lê Hồng Lĩnh, người phát ngôn của Thanh tra Chính phủ đã phản bác quan điểm của ông Võ Kim Cự. Theo đó, tại thời điểm thanh tra tháng 7/2014, việc Hà Tĩnh cấp giấy phép chứng nhận đầu tư cho Formosa 70 năm là sai quy định tại Điều 52 Luật đầu tư 2005 và các quy định của pháp luật có liên quan. Được biết sau đó Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã hợp thức hóa việc cấp phép 70 năm cho Formosa. Trước trận bão dư luận đòi xử lý trách nhiệm ông Võ Kim Cự và sự liên quan của các cấp thẩm quyền cao hơn. Trả lời Cát Linh Đài RFA, TS Nguyễn Quang A, nhà hoạt động dân quyền, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển IDS từ Hà Nội nhận định: “Toàn bộ việc cho Formosa vào, quá trình hoạt động ấy hoàn toàn là trách nhiệm của Đảng Cộng sản Việt Nam và người đứng đầu là ông Nguyễn Phú Trọng. Ông ấy thực sự phải là một người chịu trách nhiệm cao nhất về thảm họa môi trường này, bất luận kể cả việc ông Cự ký sai lẫn ông Nguyễn Tấn Dũng hay ông Hoàng Trung Hải vi phạm pháp luật khi đã làm ngược với pháp luật. Tất cả các quan chức này đều là cán bộ cao cấp của đảng Cộng sản Việt Nam vi phạm pháp luật như thế, thì người chịu trách nhiệm chính là ông đảng trưởng Nguyễn Phú Trọng… Nếu ông ấy tỉnh ra, lệnh là phải xử thì cũng giống hệt như ông ấy chỉ thị xử ông Thanh ở Hậu Giang, ông Cự cũng thế, nếu ông ấy quyết thì sẽ xử… khả năng này là ít.” Khả năng truy tố Formosa TS Nguyễn Quang A e ngại việc xử lý trách nhiệm ông Võ Kim Cự và những cấp trên dính tới dự án Formosa có thể bị chìm xuồng. Nhà phản biện còn cho là, khó biết tình hình sẽ diễn biến ra sao, nếu người dân đòi truất quyền đại biểu Quốc hội của ông Võ Kim Cự và những người có trách nhiệm liên quan. Ngày 30/6/2016 vừa qua, khi họp báo công bố Formosa là thủ phạm thảm họa môi trường, phía Việt Nam cho biết đã phát hiện Formosa có 53 hành vi vi phạm liên quan đến thiết kế, vận hành, xây dựng thi công…quan trọng nhất là Formosa đã tự ý thay đổi công nghệ rẻ tiền hơn nhưng phát sinh nhiều chất thải hơn… Với những vi phạm như thế là quá đủ để khởi tố vụ án, chưa cần xét tới việc xả thải chưa qua xử lý ra biển gây ra thảm họa cá chết hàng loạt. Lúc đó khi trả lời câu hỏi của báo chí nước ngoài, ông Mai Tiến Dũng, Bộ trưởng Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ vẫn để ngỏ khả năng truy tố Formosa. Giới phân tích cho rằng, trước dư luận sôi sục về hậu quả thảm họa môi trường và việc tiếp tục cho rằng quá trình cấp phép cho Formosa Hà Tĩnh không sai trái. Khẳng định vi phạm pháp luật xuất phát từ nhà máy thép Formosa, thì chính phủ Việt Nam sẽ phải khởi tố một vài người có trách nhiệm của nhà máy này.
  21. Dự án Núi Pháo có diện tích hơn 9 km2, là một trong những mỏ vonfram đa kim có trữ lượng lớn nhất thế giới. Dự án này được giao cho CTCP Tài nguyên Masan - Masan Resources (thuộc tập đoàn Masan) quản lý và khai thác. Ông Nguyễn Đăng Quang, Masan thâu tóm mỏ Núi Pháo như thế nào? Ngay lập tức sau khi có thông tin Bộ TN&MT thanh tra toàn diện về tài nguyên môi trường của Công ty Núi Pháo, cổ phiếu MSN của CTCP Tập đoàn Masan đã giảm 0,7% trong phiên giao dịch ngày 26/07/2016 về mức 66.500 đồng/cổ phiếu. Như báo chí đã đưa tin, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã thống nhất với đề xuất của UBND tỉnh Thái Nguyên sẽ tiến hành ngay việc thanh tra toàn diện về tài nguyên môi trường của công ty Núi Pháo bắt đầu từ đầu tháng 8 tới. Việc thanh tra sẽ bao gồm một số lĩnh vực thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Tài nguyên và Môi trường như: bảo vệ môi trường, khoáng sản, tài nguyên nước, đất đai. Bộ Tài nguyên và Môi trường cũng yêu cầu công ty Núi Pháo đánh giá toàn diện tác động tới môi trường, cuộc sống của người dân do các hoạt động của công ty gây ra. Trên cơ sở đó sẽ phối họp với UBND tỉnh Thái Nguyên xem xét phạm vi các hộ dân tại xóm 3, xóm 4 xã Hà Thượng, huyện Đại Từ có thể phải di dời; báo cáo chi tiết về quá trình thực hiện và các nội dung thay đổi về quy mô, công suất, công nghệ khai thác và chế biến (làm rõ việc từng chủng loại và khối lượng hóa chất sử dụng) so với báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được phê duyệt. Đồng thời lập kế hoạch đầu tư, lắp đặt, vận hành hệ thống quan trắc liên tục, tự động đối với nước thải theo quy định. Trước đó, người dân sinh sống quanh khu vực mỏ Núi Pháo đã nhiều lần kiến nghị về tình trạng ô nhiễm do khai thác vonfram tại mỏ Núi Pháo nhưng không được giải quyết dứt điểm. Dự án Núi Pháo có diện tích hơn 9 km2, là một trong những mỏ vonfram đa kim có trữ lượng lớn nhất thế giới. Dự án này được giao cho CTCP Tài nguyên Masan - Masan Resources (thuộc tập đoàn Masan) quản lý và khai thác. Chân dung ông chủ quyền lực của Masan Nhắc đến đế chế Masan không thể không nhắc đến ông chủ quyền lực Nguyễn Đăng Quang, Chủ tịch HĐQT Masan Group. Ông được biết đến là người giàu thứ hai trên thị trường chứng khoán với tổng tài sản hơn 10.000 tỷ đồng. Ông Nguyễn Đăng Quang trong một sự kiện nội bộ của MSN. Ông là cổ đông lớn nhất sở hữu 46% cổ phần của CTCP Masan, công ty mẹ trực tiếp và gián tiếp nắm giữ 51% cổ phần của CTCP Tập đoàn Masan. Bà Nguyễn Hoàng Yến, vợ ông Quang, là Thành viên HĐQT kiêm Phó TGĐ Masan Group, Thành viên HĐQT của Masan Consumer. Với gần 22 triệu cổ phiếu MSN đang nắm giữ, bà Nguyễn Hoàng Yến hiện là người giàu thứ 4 trên TTCK Việt Nam. Ông Nguyễn Đăng Quang sinh năm 1963, ông có bằng Tiến sỹ vật lý và thạc sỹ quản trị kinh doanh. Hiện ông đang giữ các chức vụ như: Chủ tịch HĐQT kiêm TGĐ CTCP Masan Chủ tịch HĐQT CTCP Tập đoàn Masan (Masan Group – MSN) Chủ tịch HĐQT Masan Consumer Phó Chủ tịch thứ nhất Techcombank Chủ tịch Công ty TNHH Masan (US) LLC Chủ tịch Công ty Khai thác chế biến khoáng sản Núi Pháo Thành viên HĐQT Vinacafe Biên Hòa Thành viên HĐTV Tecom Capital Tài sản của gia đình ông được tính thông qua việc ông và vợ sở hữu 46,09% cổ phần của CTCP Masan (Masan Corp); Vợ ông Quang, bà Nguyễn Hoàng Yến sở hữu 21,78 triệu cổ phiếu MSN, tương đương 2,93% cổ phần của Masan Group, trị giá xấp xỉ 1.800 tỷ đồng; ông cũng sở hữu trên 10% cổ phần của CTCP Khoáng sản Minh Tiến. Ngoài ra, ông Quang cùng gia đình sở hữu 1,5% cổ phần của Techcombank. Ông Nguyễn Đăng Quang được giới truyền thông gọi là “người dạy người Nga dùng mì gói và tương ớt” khi những lô mì gói đầu tiên của ông đã thành công trên thị trường Nga cách đây khoảng 20 năm. Đến năm 2002, ông Quang đưa Masan trở về quê nhà bằng việc tung ra thị trường sản phẩm đầu tiên: Nước tương Chin-su. Sang năm 2003 thì bắt đầu có thêm nước mắm Chin-su. Đến năm 2007, Masan mới bắt đầu đánh chiếm thị trường mì gòi bằng sản phẩm Omachi. Hiện tại, Masan Consumer đang thống lĩnh thị trường nước mắm, nước tương với hơn 3/4 thị phần. Trong phân khúc mì ăn liền, thị phần của công ty đến cuối năm 2011 vào khoảng 16%, đứng thứ 2 sau Acecook Việt Nam. Mới đây, Công ty con của MSN là Masan Nutri Science công bố mua nốt 30% cổ phần tại CTCP Nông nghiệp Quốc tế (Anco) và nâng tỷ lệ sở hữu lên 100%. Trước đó, Anco cũng đã mua thêm 10,9% cổ phần của Công ty TNHH MTV Việt Nam Kỹ nghệ Súc sản (Vissan) và nâng tỷ lệ sở hữu lên 24,9%. Để đạt được thương vụ này, Anco đã bỏ ra bình quân 106.000 đồng/cp với tổng số tiền là khoảng 2.136 tỷ đông để mua 24,9% cổ phần Vissan. Mục tiêu của Masan Nutri Science là trực tiếp vận hành và tích hợp toàn bộ chuỗi giá trị đạm độc vật từ thức ăn chăn nuôi, chăn nuôi, giết mổ và chế biến thịt có thương hiệu. Theo đó việc mua Anco và Vissan là một trong các bước thực hiện chiến lược này. "Phả hệ" nhà Masan. Đây mới chỉ là những công ty do MSN trực tiếp sở hữu. Thương vụ M&A phức tạp và đình đám Trước đó, công ty Núi Pháo được thành lập năm 2004 và được cấp giấy phép khai thác năm 2005, thời điểm này đối tác nước ngoài là Tibron Canada đang nắm giữ 70% mỏ Núi Pháo, Việt Nam chỉ có 30%. Tuy nhiên, khủng hoảng kinh tế khiến Tibron năm 2007 đã bán lại Núi Pháo cho Quỹ đầu tư Dragon Capital, thế nhưng Dragon Capital cũng không thể lo liệu vốn để khai thác dự án và buộc phải tạm dừng khai thác vào năm 2008. Những biến cố trên của Núi Pháo là cơ hội để ông Nguyễn Đăng Quang, bấy giờ là Phó Chủ tịch Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam (Techcombank) và Chủ tịch tập đoàn Masan tham gia vào dự án Núi Pháo với việc tập đoàn này mua lại toàn bộ 70% cổ phần tại Công ty Núi Pháo từ tay Dragon Capital vào năm 2010. Đến thời điểm hiện tại, Masan Group công bố đã nắm giữ 74,3% vốn tại dự án Núi Pháo. Trong các ngành công nghiệp như: ô tô, khai thác mỏ, điện tử, chế tạo vũ khí…, vonfram là kim loại cứng không thể thay thế. Năm 2016, Masan Resources dự kiến doanh thu trong khoảng 4.500-5.100 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 220 - 660 tỷ đồng. Sở dĩ lợi nhuận được dự kiến trong biên độ rộng là vì giá vonfram biến động khó lường. Masan Resources hiện chiếm 36% thị phần vonfram thế giới và mục tiêu của công ty là 50% vào năm 2020. Thương vụ Masan mua lại dự án Núi Pháo được xem là một thương vụ M&A kéo dài thời gian và phức tạp nhất từ trước đến nay với một loạt các giao dịch phát hành hối phiếu nhận nợ, quyền chọn mua, quyền chọn bán. Phải đến cuối năm 2013, thương vụ này mới chính thức được hoàn tất. Để khai thác siêu dự án này, Masan đã thành lập tới 4 pháp nhân để tiếp quản dự án Núi Pháo, gồm Masan Horizon, Masan Resources, Masan Thai Nguyen Resources và Nui Phao Mining. Trong đó, Masan Resources (MSR) là công ty nắm vai trò đầu mối và Nui Phao Mining là công ty trực tiếp được cấp giấy phép khai thác thay cho liên doanh Nuiphaovica trước đây. Để vận hành mỏ Núi Pháo, MSN cần tới 4 công ty con. Tại ĐHCĐ thường niên 2016, Masan Group đặt kế hoạch doanh thu là 42.000-45.000 tỷ đồng, tăng trưởng 37%-47%. Trong đó, doanh thu của Masan Resource dự kiến đạt 200-230 triệu USD, tăng trưởng 57%- 80% nhờ sản lượng khai thác tăng. Kế hoạch lợi nhuận sau thuế năm 2016 của Masan Group là 1.900-2.000 tỷ đồng, tăng trưởng 29%- 35%, trong đó dự kiến lợi nhuận sau thuế của Masan Resources từ 10-30 triệu USD, tăng trưởng 44,7%-344% với giả định giá bán vẫn ở mức thấp. Năm 2015, Masan Group đạt 30.628 tỷ đồng doanh thu, tăng trưởng 90% so với năm 2014. Doanh thu thuần của Masan Resources giảm nhẹ còn 2.658 tỷ đồng, giảm 5,9% so với năm 2014 do giá bán giảm mặc dù sản lượng tăng, tuy nhiên lợi nhuận sau thuế vẫn ở mức tốt là 84 tỷ đồng, tăng trưởng 136,5%. Kết thúc quý 1/2016, sản lượng sản xuất của mỏ Núi Pháo cải thiện nhưng giá bán giảm đã làm hạn chế khả năng sinh lời của dự án này. Dù vậy, Masan Resources vẫn đạt lợi nhuận sau thuế 11 tỷ đồng trong quý 1/2016 so với khoản lỗ 89 tỷ đồng của cùng kỳ năm ngoái. Trong quý 1/2016, Masan Group đạt 8.770 tỷ đồng doanh thu, tăng 145% so với cùng kỳ năm ngoái, và 253 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế . Trong khi đó, mỏ Núi Pháo tiếp tục có dòng tiền tự do âm do trả lãi cao và đầu tư xây dựng cơ bản 435 tỷ đồng, chủ yếu để xây dựng hồ xử lý nước thải và các dự án khác nhằm cải thiện hiệu suất khai thác mỏ. Nguyễn Tuân Theo Infonet (Kiến thức trẻ)
  22. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tuyên thệ nhậm chức sau khi được Quốc hội bỏ phiếu tán thành, Hà Nội, 26/7/2016. Ông Nguyễn Xuân Phúc hôm 26/7 tuyên bố “không để tái diễn” vụ Formosa, trong khi có ý kiến nói ông đang phải “xử lý di sản” của người tiền nhiệm để lại. Sau khi được Quốc hội khóa 14 tái bầu với đa số phiếu tán thành và chỉ có 4 người phản đối, ông Phúc đã lại tuyên thệ nhậm chức thêm một lần nữa, và có bài phát biểu, trong đó ông nói rằng Việt Nam “đang đứng trước nhiều vận hội phát triển, nhưng cũng gặp không ít khó khăn, thách thức”. Thủ tướng Phúc nói thêm rằng “để phát triển nhanh và bền vững, để tăng năng suất lao động, tăng hiệu quả đầu tư, phải đẩy mạnh cải cách thể chế, chấn hưng giáo dục và khoa học công nghệ, đặc biệt là bảo vệ môi trường trong quá trình phát triển, quyết không vì phát triển mà hủy hoại môi trường”. Ông nói tiếp: “Sự kiện Formosa là bài học sâu sắc về chính sách tiếp nhận, và quản lý các dự án đầu tư nước ngoài. Chúng ta quyết không để tái diễn. Phải rà soát lại những dự án lớn, kiểm soát chặt chẽ các cam kết về môi trường, về chuyển giao công nghệ”. Tuyên bố của người đứng đầu chính phủ Việt Nam được đưa ra gần một tháng sau khi Formosa “nhận trách nhiệm” và đồng ý đền bù vì gây ra thảm họa cá chết ở 4 tỉnh miền Trung. Về phát biểu của ông Phúc, ông Nguyễn Đình Hà, một ứng viên quốc hội độc lập, nói với VOA Việt Ngữ: “Tuyên bố của ông Phúc cũng đáng ghi nhận, nhưng mà người Việt Nam nghe những câu phát biểu, những câu khẩu hiệu hay lời hứa đã quá nhiều rồi, và bây giờ người ta muốn nhìn thấy những hành động thực tế. Ví dụ như là, những người gây ra vụ Formosa này phải bị xử lý về mặt pháp luật đối với những gì họ đã làm sai, trái pháp luật cũng như những sự tắc trắc, vô trách nhiệm của họ. Trong vụ việc này còn rất nhiều người liên đới nữa cần phải bị truy cứu trách nhiệm”. Mấy ngày qua, báo chí Việt Nam đăng tải nhiều bài viết về việc ký cấp phép hoạt động 70 năm cho Formosa của ông Võ Kim Cự, cựu bí thư tỉnh ủy Hà Tĩnh. Trả lời báo chí trong nước hôm 26/7, đại biểu Quốc hội Trương Trọng Nghĩa cho rằng Ủy ban Kiểm tra Trung ương nên xem xét trách nhiệm của ông Cự trong các quyết định trước đây liên quan đến dự án Formosa Hà Tĩnh. Theo đánh giá của nhà hoạt động Nguyễn Đình Hà, đương kim thủ tướng Việt Nam đang phải “dọn bãi chiến trường” của người tiền nhiệm. Đầu năm 2008, văn phòng của cựu Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng được cho là đã “đồng ý về chủ trương và nguyên tắc” đối với dự án Formosa Hà Tĩnh. Trang web của Văn phòng chính phủ Việt Nam hồi tháng Chín năm 2015 dẫn lời ông Dũng phát biểu tại lễ khánh thành một dự án của Formosa ở Hà Tĩnh rằng “Thành công của Tập đoàn Formosa không chỉ là thành công, là lợi ích của Formosa mà còn là thành công, là lợi ích của Hà Tĩnh và của Việt Nam”. Ông Dũng, khi ấy, “cũng lưu ý Formosa cần hết sức quan tâm đến việc kiểm soát chặt chẽ tiến độ, chất lượng; đảm bảo an toàn lao động; đảm bảo chấp hành tốt pháp luật của Việt Nam cũng như những cam kết khi đầu tư; thực hiện tốt công tác bảo vệ môi trường…” VOA Việt ngữ không thể liên lạc được với ông Dũng cũng như Văn phòng chính phủ Việt Nam để phỏng vấn. (VOA)
  23. Lời bình của LS. Lê Luân: CHẠY Đang có một cuộc tháo chạy dành cho những đại gia, chỉ còn dư luận viên ba củ hay trí thức mê ngủ ở lại với đất nước hoặc những người không có cơ hội ra nước ngoài. Bà đương kim đại biểu quốc hội mà còn âm thầm có quốc tịch Malta. Giám đốc CEO của tập đoàn FPT với ước mơ làm thủ tướng vào năm 1997 nay đã đưa cả nhà sang Mỹ định cư vì không có cơ hội cạnh tranh vào chức vị đứng đầu chính phủ. Ai còn chưa tỉnh ngủ thì nên tiếp tục hạnh phúc với thứ hạng của mình. Tự nhiên tôi lại chợt nhớ đến bài thơ Chạy Giặc của cụ Nguyễn Đình Chiểu ngày xưa. Năm 2015, FPT là tập đoàn lớn thứ 3 ở Việt Nam, với nhiều thế mạnh về công nghệ thông tin và viễn thông. Theo các trang tin điện tử lớn ở Việt Nam, cựu Tổng giám đốc tập đoàn FPT Trương Đình Anh mới đây đã “cùng cả nhà sang Mỹ định cư và làm việc lâu dài”. Tin tức trên VietNamNet, CafeF và Trí Thức Trẻ trong các ngày 24 và 25/7 không cho biết thêm ông Anh sẽ làm gì ở Mỹ. VOA chưa liên lạc được với ông Anh để phỏng vấn. Trong ngày 23/7, cả gia đình ông Anh gồm hai vợ chồng và 4 con trai đã bay sang Mỹ. Ông Trương Đình Anh là cháu của ông Trương Gia Bình, chủ tịch Hội đồng quản trị của tập đoàn tư nhân FPT với nhiều thế mạnh về công nghệ thông tin và viễn thông. Năm 2015, FPT là tập đoàn lớn thứ 3 ở Việt Nam. Đầu năm 2011, ông Anh trở thành tổng giám đốc của FPT. Vào tháng 9/2012, ông đã xin từ nhiệm với lý do “những khác biệt trong hoạch định chiến lược và phương thức điều hành với Hội đồng quản trị FPT không thể giải quyết”. Ông Anh nổi danh ở Việt Nam từ năm 1997 khi trở thành người nổi bật nhất trong số 10 gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu của năm, đồng thời còn do ông đã tuyên bố: “Ước mơ của tôi là trở thành tỷ phú năm 35 tuổi và trở thành Thủ tướng năm 40 tuổi”. Ông đã sớm trở thành tỷ phú tiền Việt nhưng giấc mơ làm thủ tướng chưa thành hiện thực. Năm nay ông Anh 46 tuổi. Việc ông Anh đưa gia đình định cư ở Mỹ diễn ra chỉ ít ngày sau khi báo chí Việt Nam dẫn số liệu của Tổ chức Di cư Quốc tế và Vụ Liên Hiệp Quốc về vấn đề kinh tế và xã hội cho thấy từ năm 1990 đến năm 2015 có hơn 2,5 triệu người Việt Nam di cư ra nước ngoài. Tính trung bình trong 26 năm, mỗi năm có khoảng gần 100 nghìn người Việt di cư. Hầu hết những người này đi đến các nước phát triển, trong đó tập trung đông nhất là ở Mỹ, với hơn 1,3 triệu người. Tiến sỹ Lê Đăng Doanh, cựu viện trưởng Viện Quản lý Kinh tế Trung ương, nói với VOA rằng việc nhiều doanh nhân và người giàu Việt Nam rời đất nước đi làm ăn, sinh sống ở nước khác cho thấy có những vấn đề môi trường sống và kinh doanh. Mặt khác, theo ông, điều đó đồng thời cũng dẫn đến những mất mát đối với Việt Nam. Ông nói: “Đang có cái nguy cơ là không chỉ có tiền vốn mà ngay cả các nhân tài kinh doanh của Việt Nam cũng đi ra ngoài lập nghiệp. Và từ đó, họ sẽ đổ tiền vốn vào đấy, họ tạo công ăn việc làm cho cái nước ấy, họ nộp thuế vào ngân sách cho những nước ấy, và ít đóng góp hơn cho Việt Nam”. Nhiều nhà quan sát và báo chí Việt Nam nhìn vào sự ra đi của những người được coi là ưu tú của Việt Nam với nhiều lo ngại. Song Tiến sỹ Doanh cho rằng điều đó cũng có mặt tích cực: “Theo tôi, đấy là một cái sức ép lành mạnh nhưng rất là mạnh mẽ đối với chính phủ Việt Nam phải cải cách cái hệ thống quản trị của Việt Nam, phải nâng cao năng lực cạnh tranh của Việt Nam, giảm các cái chi phí về thời gian và tiền bạc để kinh doanh ở Việt Nam, bao gồm cả chi phí chính thức và lẫn các chi phí không chính thức hiện nay lên rất cao”. Trong ấn bản "Sách dữ liệu về di cư và kiều hồi 2016" ở các quốc gia trên thế giới, Ngân hàng Thế giới cho biết, Việt Nam nằm trong top 10 quốc gia di cư ra nước ngoài nhiều nhất khu vực Đông Á - Thái Bình Dương tính đến năm 2013. Ngoài Mỹ, trong 26 năm qua, người Việt đi định cư nhiều ở Pháp - 125,7 nghìn người, Đức - gần 113 nghìn người, Canada - 182,8 nghìn người, Australia - 227,3 nghìn người, và Nam Triều Tiên - 114 nghìn người. An Tôn (VOA)
  24. Vụ việc nữ sinh Lê Thị Hà Vi ở Đắk Lắk bị cưa chân oan, nguyên do Bệnh viện Đa khoa Cư Kuin "có sai sót". Nhưng lãnh đạo Sở Y tế khẳng định không vi phạm quy trình khám chữa bệnh (!?) Gần đây, khi lý giải về những vụ việc nghiêm trọng gây thiệt hại về tài sản của nhà nước, hay của công dân thậm chí là cả tính mạng của không ít người thì các cán bộ có trách nhiệm đều lên tiếng khẳng định rằng họ đã thực hiện đúng quy trình. Hẳn chúng ta ai cũng còn nhớ vụ việc vào năm 2013, khi lực lượng chức năng của Đài Loan đã phát hiện, thu giữ 600 bánh heroin có trọng lượng tới 229 kg, trị giá khoảng 300 triệu USD, được cất giấu trong 12 loa thùng trên chuyến bay cất cánh từ sân bay Tân Sơn Nhất đi tới sân bay Đào Viên (Đài Loan). SVụ việc một lượng ma túy hơn 200 kg dễ dàng vượt qua tất cả các hệ thống kiểm tra tối tân bắng người, bằng máy móc tinh vi và cả chó nghiệp vụ của cơ quan An ninh và Hải quan Việt nam là một vụ việc cực kỳ nghiêm trọng. Vậy mà ông Trần Mã Thông, Phó Cục trưởng Cục Hải quan TP.HCM đã khẳng định "xanh rờn" rằng Cục Hải quan TPHCM đã làm đúng quy trình, không có sai phạm. Hay như vụ việc nữ sinh Lê Thị Hà Vi ở Đắk Lắk bị cưa chân oan, nguyên do Bệnh viện Đa khoa Cư Kuin "có sai sót trong quá trình điều trị do trình độ chuyên môn hạn chế, khi có diễn biến xấu xảy ra đã không được xử trí kịp thời" theo như kết luận của Sở Y tế Đắk Lắk. Tuy vậy, lãnh đạo Sở Y tế tỉnh này vẫn một mực nhận định rằng bệnh viện đó không vi phạm quy trình khám chữa bệnh (!?) Tương tự như thế, trong ngành y tế đã có rất nhiều những trẻ nhỏ vô tội đã chết sau khi tiêm phòng vắc xin và những người có trách nhiệm trong ngành y tế vẫn khẳng định là họ thực hiện đúng quy trình. Nghiêm trọng hơn, ở khu vực miền Trung trong những năm trước đây, vì lợi ích cục bộ của một vài nhà máy thủy điện người ta đã bỏ qua chức năng căn bản của những hồ chứa nước, đó là khả năng điều tiết lũ. Để tăng công suất phát điện cho những nhà máy, chủ doanh nghiệp đã xả lũ hết sức tùy tiện, điều đó gây ra hậu quả hết sức thảm khốc. Riêng năm 2014, theo thống kê đã có 41 người chết, 5 người mất tích và 74 người bị thương do mưa lũ. Mưa lũ cũng làm đổ, sập, trôi 410 ngôi nhà; tốc mái, hư hỏng 1.271 ngôi nhà và ngập 425.573 ngôi nhà. Vậy mà điều trần trước Quốc hội lãnh đạo Bộ Công thương vẫn khẳng định rằng, thủy điện miền Trung đã xả lũ đúng quy trình. Trong vấn nạn chạy chức, chạy quyền hiện nay thì cũng vậy. Những người đứng đầu các cơ quan nhà nước thường nói “đúng quy trình” nhằm để biện minh cho việc việc bổ nhiệm người thân hay tay chân của mình và cũng là cách để họ phủ nhận người tài vào các vị trí lãnh đạo. Như chuyện ông Trịnh Xuân Thanh một doanh nhân ở Đông Âu trở về, đã được cất nhắc làm lãnh đạo của Tổng công ty Xây lắp dầu khí Việt Nam (PVC), là một người phải chịu trách nhiệm chính trong việc thua lỗ 3,2 ngàn tỉ đồng của công ty này. Theo đánh giá của Ủy ban Kiểm tra TW thì ông Trịnh Xuân Thanh phải chịu trách nhiệm trong việc đã để PVC “thua lỗ triền miên, thiệt hại kinh tế cực kỳ nghiêm trọng, tạo dư luận xấu, làm giảm niền tin của nhân dân với Đảng và nhà nước”. Vậy mà không biết nhờ phép mầu nào mà ông Trịnh Xuân Thanh lại được "ưu ái" điều động về giữ các chức vụ khác ở Bộ Công Thương. Rồi sau đó lại được lãnh đạo tỉnh ủy Hậu Giang xin đích danh về giữ chức Phó Chủ tịch UBND tỉnh. Chưa hết trong cuộc bầu cử ĐBQH khóa 14 vừa qua ông Trịnh Xuân Thanh còn trúng cử ĐBQH với tỷ lệ phiếu bầu cao nhất của tỉnh Hậu Giang. Vậy mà khi vụ việc vỡ lở, một số các bộ của Ban Tổ chức TW, Bộ Công thương và tỉnh uy Hậu Giang vẫn khăng khăng rằng quá trình bổ nhiệm ông Thanh làm đúng quy trình. Mới nhất là thảm họa môi trường ở khu vực 4 tỉnh bắc Trung bộ, do công ty Formosa Hà Tĩnh gây ra trên diện rộng, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường cũng như cuộc sống của hành triệu người dân sống ở khu vực này và thiệt hại kinh tế có thể đến 1.000 tỷ USD. Khi vụ việc vỡ lở thì người ta mới té ngửa về việc làm ăn tắc trách của các lãnh đạo nhà nước ở các cấp, đặc biệt là vai trò của ông Võ Kim Cự - nguyên Bí thư Tỉnh uỷ Hà Tĩnh, người chịu trách nhiệm chính. Điển hình là báo cáo đánh giá tác động của Dự án Formosa hầu như không được đề cập tới. Vậy mà, dưới nhan đề "Ông Võ Kim Cự nói về Formosa: Băn khoăn, nhưng đúng quy trình!", trong cuộc trao đổi với Báo Giao thông tối 25/7/2016, ĐBQH Võ Kim Cự - nguyên Bí thư Tỉnh uỷ Hà Tĩnh đã khẳng định như vậy, khi dư luận đặt nhiều câu hỏi về trách nhiệm của ông và lãnh đạo Hà Tĩnh trong vụ việc liên quan đến Formosa. Theo ông Võ Kim Cự còn khẳng định rằng cho đến lúc này "Không Bộ nào không đồng ý chọn Formosa", chưa hết ông Cự còn được người ta phê chuẩn làm Ủy viên Ủy ban Kinh tế Quốc hội mà bất chấp sự bức xúc của người dân. Việc hàng loạt vụ việc nhạy cảm gần đây thường được người những có trách nhiệm giải thích là “đúng quy trình” đã cho thấy, những phát ngôn như vậy của các quan chức lãnh đạo là chuyện hết sức phổ biến, nó đồng nghĩa với việc “chúng tôi (Nhà nước) không chịu trách nhiệm”. Đây không chỉ là sự vô trách nhiệm của bộ máy nhà nước ở Việt nam mà còn là sự coi thường nhân dân, mà còn là biểu hiện xa dân. Trong lịch sử loài người quan hệ giữa kẻ cai trị và người bị trị cũng khó có thể tìm thấy trường hợp tương tự như ở Việt nam hiện nay. Từ điển tiếng Việt định nghĩa, quy trình là một danh từ để chỉ trình tự phải tuân theo để tiến hành một công việc nào đó. Như vậy cụm từ “đúng quy trình” cho thấy cái quy trình quản trị nhà nước ở Việt Nam không phải để phục vụ người dân như quy định của Hiến pháp. Mà cái quy trình này luôn được những người trách nhiệm trong bộ máy nhà nước tận dụng nhằm để chối tội và trốn tránh trách nhiệm trước người dân. Như ông Nguyễn Sỹ Cương Ủy viên Thường trực Ủy ban Pháp luật của Quốc hội đã bức xúc khi cho rằng "Thật lạ lùng là cái gì cũng đúng quy trình! Tiêm chết người rồi vẫn khẳng định là... đúng quy trình, bỏ tù oan đến cả 10 năm vẫn... đúng quy trình, bỏ lọt 230 kg ma túy qua cửa khẩu vẫn... đúng quy trình. Tôi cho rằng đấy chỉ là sự biện hộ và rũ bỏ trách nhiệm một cách vô cảm.". Đó là nguyên nhân vì sao mà trong buổi thảo luận cho ý kiến về chương trình giám sát năm 2017 của Quốc hội (QH) vào sáng ngày 25/7/2016, khi đánh giá về thực trạng của bộ máy nhà nước ở Việt Nam, ĐBQH Bùi Việt Phương tỉnh Ninh Bình đã thốt lên "Bán không từ thứ gì, ăn không từ thứ gì" khi nói về bộ máy công chức hiện nay. Điều đó đã cho thấy, ở Việt Nam hiện nay cái quy trình mà ban lãnh đạo của Đảng CSVN đang sử dụng để quản trị và điều hành đất nước chỉ là thứ quy trình để hại người dân mà thôi! Ngày 25/07/2016 © Kami (Blog RFA)
  25. TTHN: Thông tin này chỉ đúng với số anh em thợ lăn tại khu vực Vũng Áng, chứ nói chung với người dân ở các nơi thì không đúng. Ở Vũng Áng hiện nay người dân đã bị nghi nhiễm độc chì rất nhiều, nhờ qua các kết quả khám tại các BV công và tư ở VN thì họ mới biết. Lấy nguyên cớ là tránh để các đối tượng thù địch lôi kéo nhân viên, Bộ Y Tế đã ngầm chỉ đạo suốt toàn ngành là không được xét nghiệm máu cho ngư dân ở vùng ô nhiễm Formosa? Lời thề Hippocrates “phiên bản Việt Nam” Khi Formosa chấp nhận bồi thường cho thảm họa môi trường do tập đoàn thép này gây ra 500 triệu đô-la về tài khoản của chính phủ Hà Nội, ngư dân đã không còn thiết tha gì số tiền đó nhỏ hay to nữa. Ước mơ của họ là được đi xét nghiệm chì. Đến đây vô vàn câu hỏi hoài nghi được dư luận đặt ra với Bộ Y Tế và y đức người thầy thuốc Việt Nam. Tất cả bệnh nhân đến từ Hà Tĩnh-trung tâm của thảm họa môi trường đều bị mọi bệnh viện từ chối khám kiểm tra sức khỏe. Đến đây những người có lương tri không khỏi nghi ngờ rằng lời thề Hippocrates có được gìn giữ hay không. Hầu hết sinh viên y khoa trên thế giới đều coi lời thề trước lúc tốt nghiệp mà Hippocrates đã khởi xướng là nguyên tắc bất di bất dịch . Lời thề này gồm 7 điều. Ứng với vụ việc ngư dân miền Trung Việt Nam bị từ chối xét nghiệm máu sau thảm họa Formosa, chúng ta thấy rõ ràng tinh thần của ông tổ ngành y không được thực hiện tại Việt Nam: Điều thứ hai: Tôi sẽ chỉ dẫn mọi chế độ có lợi cho người bệnh tùy theo khả năng và sự phán đoán của tôi, tôi sẽ tránh mọi điều xấu và bất công. Điều thứ ba, câu thứ hai: Tôi suốt đời hành nghề trong sự vô tư và thân thiết. Trong lúc xảy ra vụ Formosa, khi người bệnh đến, ngay lập tức bác sỹ trong các bệnh viện từ chối khám bệnh, đó là họ đã không chỉ dẫn những chế độ có lợi cho người bệnh. Đây là một lần vi phạm. Với lý do rằng nhà nước hoặc công an không cho xét nghiệm cho đối tượng ngư dân có liên quan đến thảm họa Formosa nên đã từ chối trách nhiệm của người bác sỹ, họ đã không vô tư và không thân thiết với người bệnh, đó là thêm một lần vi phạm nữa. Nếu tiếp tục mổ xẻ bảy điều trong lời thề của các bác sỹ, chúng ta còn thấy các bác sỹ Việt Nam bị ép buộc dẫn đến vi phạm sâu sắc tinh thần của lời thề Hippocrates, bởi họ còn phải thề trung thành với lời dạy của bác Hồ, với lá cờ Tổ quốc định hướng xã hội chủ nghĩa. Phải nói là, trên thế giới có gì tốt đẹp thì khi về đến Việt Nam chắc chắn sẽ bị biến dạng: Lời thề tốt nghiệp bác sỹ y khoa ở Việt Nam bị biến dạng rõ rệt so với lời thề Hippocrates. i. Lời thề Hyppocrates là phổ thông trên thế giới. Khi soạn ra lời thề này, ông đã tin rằng sau một thời gian đủ dài nó sẽ được tất cả các nước coi là nguyên lý phổ quát và bảo lưu. Chắc ông chẳng thể ngờ được là lời thề bị biến dạng ở Trung Quốc thời đàn áp Pháp Luân Công và ở Việt Nam thời thảm họa Formosa. Hippocrates, dù vĩ đại đến mấy, cũng không thể tưởng tượng nổi một ngày nào đó xuất hiện chủ nghĩa cộng sản làm cho công trình của ông bị bóp méo đến như vậy. Bộ Y Tế có thể mãi bịt miệng dư luận? Đạo đức của lương y thời xã hội chủ nghĩa vốn đã chẳng giống nơi nào trên thế giới. Thêm vào sự kiện Formosa, đã chẳng còn ai tin vào hệ thống y tế này nữa, nhưng vẫn phải chung sống với nó. Anh Nguyễn Văn Hóa, một thanh niên công giáo ở giáo phận Vinh là một người hoạt động xã hội dân sự độc lập. Anh và nhóm bạn đã đến Vũng Áng từ khi cá chết trắng dọc biển miền Trung chỉ mấy ngày đầu và tiếp xúc với ngư dân. Khi ngư dân hết thảy bị từ chối khám chữa bệnh ở các bệnh viện công và tư ở miền Bắc, một vài hộ ngư dân đã nhờ anh Hóa bí mật đưa đi khám xét nghiệm ở các bệnh viện miền Nam. Sau nhiều chuyến xét nghiệm thành công, sự việc cuối cùng bị bại lộ, anh Nguyễn Văn Hóa và nhóm bạn của mình bị chặn không được tới khu dân cư chịu thảm họa Formosa nữa, đồng thời bị đe dọa đến sức khỏe và nhân phẩm. Theo trao đổi với thanh niên Nguyễn Văn Hóa, chúng tôi biết được rằng có anh hay không có anh thì người dân nghi nhiễm độc Formosa vẫn sẽ đi xét nghiệm được. Không sức mạnh nào có thể cấm tiệt người dân đi xét nghiệm. Lệnh cấm chỉ làm cho Bộ Y Tế và các bác sỹ trong ngành bị lên án chậm hơn chút xíu mà thôi. Các bệnh viện phía Nam dễ dàng cho kết quả xét nghiệm máu vì nghĩ rằng người bệnh nói giọng miền Trung đang đi làm thuê ở Sài Gòn. Cộng thêm việc nhiều tổ chức và cá nhân có chuyên môn y tế quốc tế đang hoạt động chìm nổi khắp cả thế giới, không có cách nào để ngăn người dân Việt Nam lấy được kết quả xét nghiệm. Đây có thể coi là một trong những bài báo tổng kết y đức xung quanh vụ Formosa sớm nhất (tuy còn sơ sài), nhưng trong tương lai chắc chắn sẽ còn vô số những bài viết phản ánh thực trạng một cách chi tiết. Và chắc chắn sẽ có những bài viết kèm theo bệnh án, hóa đơn, chứng từ, viết bởi những bác sỹ chân chính bị đè nén lâu năm. Tham khảo: Lời thề Hyppocrates phổ thông trên thế giới gồm 7 điều hoặc 9 điều tùy từng nước, nhưng toàn bộ tinh thần lời thề được các nước giữ nguyên ( trừ Việt Nam và Trung Quốc) : https://vi.wikipedia.org/wiki/L%E1%BB%9Di_th%E1%BB%81_Hippocrates Bác sỹ Hồ Hải phân tích sự biến dạng về lời thề ngành y ở Việt Nam: http://bshohai.blogspot.fr/2013/08/nhung-phat-kien-vi-ai-nhat-cua-y-khoa.html Trong bài viết này, tác giả dùng chữ “bác sỹ” theo nghĩa rộng để gọi chung cho bác sỹ và cử nhân kỹ thuật y sinh. Kiều Phong (Việt Nam Thời Báo)

×
×
  • Create New...