Jump to content

Search the Community

Showing results for tags 'vấn đề hôm nay'.

  • Search By Tags

    Type tags separated by commas.
  • Search By Author

Content Type


Forums

  • Tin Tức Thời Sự
    • Thời Sự Việt Nam
    • Tin Quốc Tế
    • Tin Cộng Đồng Người Việt Hải Ngoại
    • Bình Luận Thời Sự
    • Khoa Học & Kỹ Thuật - Môi Trường
    • Kinh Tế
    • Biển Đông
    • Thể Thao
    • Thế Giới Động Vật
  • Đời Sống Xã Hội & Tâm Linh
    • Sức Khỏe
    • Tìm Hiểu Tôn Giáo
    • Tử Vi & Phong Thủy
    • Quê Hương Ký Sự
    • Tâm Linh
    • Xã Hội
  • Văn Hóa & Nghệ Thuật
    • Phụ Nử
    • Lịch Sử
    • lời hay ý đẹp
    • Văn Hóa & Nghệ Thuật
    • Online Study
    • Truyện ngắn Audio
  • Vườn Thơ
    • Thơ Sáng Tác
    • Thơ Đấu Tranh
    • Thơ Sưu Tầm
  • Âm Nhạc
    • Thông Tin Âm Nhạc
    • Nhạc Online
    • Cải Lương - Tân Cổ
    • Quán Khuya
  • Giải Trí
    • Thư Giãn
  • Phim & Nhạc
    • Phim Online
    • Thông Tin Điện Ảnh
    • Đời Nghệ Sỹ
  • Thông Báo
    • Cập nhật lượng khách truy cập

Categories

  • Videos
    • Âm Nhạc
    • Film online
    • Thễ Thao
    • Thế Giới Động Vật
    • Thảm Họa Hàng Không
    • Kinh Tế
    • Khoa Học
  • Tin Tức
    • RFA
    • Thời Sự Việt Nam
    • Thế Giới
    • Người Việt Hải Ngoại
    • RFI
    • Thời Sự Hoa Kỳ
    • Khung Trời Mới
    • ĐKN
    • NTD
    • The Saigon Post
    • Nửa Vòng Trái Đất TV
    • Culture Chanel
    • Chuyễn Động Toàn Cầu
    • VIETV NETWORK
    • Tự Lực Bookstore
    • Thế Giới Tiêu Điểm
    • LITTLE SAIGON NEWS
    • VietCatholicNews
    • English News
  • Bình Luận - Thời Sự
    • Sài Gòn TV Bên Kia Màn Khói
    • Điểm Tin Trong Tuần
    • Đọc Báo Vẹm
    • Người Việt TV
    • VOA
    • Truyền Hình Calitoday
    • Biển Đông
    • PhoBolsaTV
    • SBTN
    • BBC Tiếng Việt
    • Saigon TV 57.5
    • Việt Thảo tonight
    • Kinh Tế Gia Nguyễn Xuân Nghĩa
    • TV Tuần-san
    • 2VNR
    • Mẹ Nấm
    • Tiếng Vọng Về Nguồn (TVVN)
    • VIETLIVE TV
    • SET TV (Saigon Entertainment Television)
    • Viet TV Australia
    • Trung Quốc Không Kiểm Duyệt
    • LSTV
    • Chiến Tranh Ukraine
    • Sỗ Tay Quân Sự
    • Nguoi Viet Channel
    • Chão Lửa Trung Đông
  • Đời Sống
    • Tử Vi & Phong Thủy
    • Lịch Sử & Văn Hóa
    • Tâm Linh
    • Tinh Hoa TV
    • Ẫm Thực
    • Sức Khỏe
    • Biết tõ cùng ai ?
    • Online Study
  • Văn Hóa Nghệ Thuật
    • Văn Học Nghệ Thuật

Find results in...

Find results that contain...


Date Created

  • Start

    End


Last Updated

  • Start

    End


Filter by number of...

Joined

  • Start

    End


Group


  1. Trong phiên họp thứ nhất Quốc hội khóa XIV diễn ra vào ngày 20/7/2016 tại Hà Nội, nhiều lãnh đạo và đại biểu Quốc hội nhắc tới thảm họa Formosa. Và báo chí cho rằng đây là một điều hiếm có ở Việt Nam khi một cái tên của một nhà máy được liên tục nhắc đến nhiều lần. Tuy nhiên điều cần chú ý ở đây trong toàn bộ các phát biểu, thảm họa môi trường đã cụm từ được thay thế bằng “sự cố môi trường”. Trong bài phát biểu khai mạc kỳ họp, Chủ tịch Quốc hội Việt Nam, bà Nguyễn Thị Kim Ngân có nói: "Sự cố môi trường ở các tỉnh miền Trung đã ảnh hưởng lớn đến sản xuất và đời sống của nhân dân." (*) Formosa không phải là sự cố môi trường. Nó là thảm họa đã được dự báo trước và diễn ra trong sự im lặng của hàng trăm đại biểu Quốc hội, diễn ra trước mắt các cơ quan chức năng và sự xuê xoa của lãnh đạo từ trung ương đến địa phương. Trong báo cáo tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri và nhân dân trong cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2016-2021 do Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Nguyễn Thiện Nhân trình bày có mục “hoan nghênh Chính phủ đã chỉ đạo xác minh, kết luận và công bố công khai nguyên nhân hải sản chết hàng loạt và chỉ rõ Công ty Formosa đã vi phạm pháp luật về đầu tư và bảo vệ môi trường.” Cần nhắc lại, các cơ quan chức năng đã im lặng quá lâu khi thảm họa môi trường xảy ra. Và đến nay, thảm họa này vẫn chưa có hướng khắc phục. Formosa không thể được gọi tên là sự cố khi thông tin về toàn bộ nguyên nhân gây ra thảm họa vẫn còn bị bưng bít. Các số liệu quan trắc trong những ngày xảy ra thảm hoạ vẫn không được minh bạch. Nếu các đại biểu Quốc hội có ý kiến cho rằng “Formosa đã vi phạm pháp luật về đầu tư và bảo vệ môi trường” vậy hướng xử lý là thế nào sau phiên họp ngày 30/6/2017 đến nay? Tôi đoán rằng các đại biểu QH không theo dõi tin tức từ Đài Loan, không đọc được bài trả lời báo chí của Phó Chủ tịch Tập đoàn Formosa ông Hồng Phúc Nguyên khẳng định trước báo giới rằng họ đã làm đúng “quy trình”, và không hề vi phạm pháp luật Việt Nam. Formosa là thảm hoạ, không phải là sự cố để các đại biểu QH lên tiếng ghi điểm hay thể hiện trước nghị trường. Các đại biểu QH đã im lặng, đã quan sát thảm hoạ trong một thời gian dài, và đến nay khi nhắc đến Formosa đó không còn là sự cố ghi dấu ấn của đảng và chính phủ nữa. Sai phạm cấp phép 70 năm cho Formosa không chỉ là trách nhiệm cá nhân của ông Võ Kim Cự - người được báo chí nhắc đến như một người Việt thầm lặng trong phiên họp quốc hội mới nhất. Nó là sai phạm được bảo hộ bởi chính phủ, sau khi chạy đúng quy trình bôi trơn mọi thủ tục và các giấy phép đầu tư. Formosa không phải là quyết định cá nhân của ông Võ Kim Cự, nó là quyết định của Bộ Chính trị đảng CSVN và là mục đích chung của toàn hệ thống lãnh đạo từ trung ương đến địa phương bất chấp nhiều phản đối trong một thời gian dài. Phải gọi đúng tên thảm hoạ, chỉ đúng nguyên nhân gốc rễ gây ra thảm hoạ mới có thể có phương án và hành động giải quyết cụ thể thảm hoạ này. Né tránh gọi tên thảm hoạ là cách giảm nhẹ vấn đề để đẩy hướng xử lý thông tin và quy trách nhiệm cho các cá nhân trong vụ Formosa. Tương lai Việt Nam rồi sẽ còn phải hứng chịu nhiều thảm hoạ tương tự bởi tư duy nhiệm kỳ và hành vi thôn tính lợi ích của các nhóm lãnh đạo qua từng giai đoạn. Mẹ Nấm ___________ (*) http://soha.vn/formosa-lien-tuc-duoc-nhac-o-qh-chi-co-mot-nguoi-van-im-lang-20160720142138227.htm (Dân Làm Báo)
  2. Tổng bí thư vừa yêu cầu làm rõ trách nhiệm chuyện nguyên Bộ trưởng Công thương Vũ Huy Hoàng đề nghị tặng thưởng Huân chương Lao động và phong tặng danh hiệu Anh hùng lao động cho PVC. Theo tôi, đây là chuyện ruồi muỗi, chuyện con chuột to đùng đây cũng là chuyện cần làm ngay này (còn chuyện cá chết thì cứ để nó chết): là rõ chuyện cái tư dinh khủng của ông cựu bí thư tỉnh ủy vô sản Bắc Ninh - tiền đâu để xây ra nó? Theo phóng sự điều tra của Pháp luật Việt Nam (*), ngôi biệt thự khủng của cựu bí thư tỉnh uỷ, chủ tịch HĐND Nguyễn Công Ngọ cỡ tầm triệu đô, to nhất vùng, nằm trên miếng đất vàng rộng nhiều ha được thâu mua từ người dân sinh sống chung quanh. Cái dinh khủng này tọa lạc tại khu Trần, phường Hạp Lĩnh, TP Bắc Ninh được xây dựng bằng gỗ quý, đá xanh nguyên khối, cây xanh móc từ rừng về và có cả hồ bán nguyệt cho bà bí thư rửa chân. Đây được xem là thiên đường... xã hội chủ nghĩa của ngài bí thư, chung quanh dinh của ngài có tường bao quanh kín mít, có camera quan sát phòng ngừa... thanh tra chính phủ đến khủng bố. Nhìn cảnh trí trong ngoài của cái biệt thự khủng, người ta lại phải hỏi một câu cũ rích: tiền đâu để mấy ông bà cán bộ đại diện cho giai cấp vô sản xây cất nên những thứ khủng như thế này? Thôi thì lại hướng về Ba Đình mà réo: Ngài Tổng Trọng đâu! chuyện cần làm gấp đây này! Nhưng nhớ đập chuột phe địch thì phải coi chừng đừng để bể bình chuột phe ta. 22.07.2016 Bạn đọc Danlambao (Dân Làm Báo)
  3. Philippines đã kiện Trung Quốc lên Tòa Thường trực Quốc Tế (Permanent Court of Arbitration) từ tháng Giêng 2013, và cho đến ngày 12 tháng 7 2016, Tòa Thường trực đã ra phán quyết cuối cùng cho vụ kiện. Đã có tất cả 15 vấn đề pháp lý và 3 vấn đề pháp lý bổ sung về những tranh chấp trên biển Đông mà phía Philippines đã yêu cầu Tòa Trọng Tài đưa ra phán quyết. Việt Nam nên kiện vì điều gì? Trong đó, Philippines đã có hai yêu cầu pháp lý, số 10 và số 13, đặc biệt liên quan đến việc bảo vệ ngư dân và các chiến sỹ hải quân của họ đang làm nhiệm vụ ở các đảo và bãi đá nằm trong vùng biển tranh chấp Scarborough Shoal (bãi Hoàng Nham). Qua đó, chính phủ Philippines đã cho thấy việc họ tiến hành các thủ tục pháp lý ở biển Đông không đơn thuần là vấn đề tranh chấp về chủ quyền trên tư cách quốc gia với Trung Quốc, mà đó còn là những động thái rõ ràng và chính thức nhằm bảo vệ an nguy và sinh kế trên biển Đông cho người dân Philippines. Vậy thì đối với một quốc gia, ngoài việc tuyên bố chủ quyền bằng những phương pháp chính trị, ngoại giao, hay thậm chí sử dụng đến các biện pháp quân sự, phải chăng hành động bảo vệ người dân của đất nước họ trước các mối nguy hiểm từ ngoại bang bằng hành động pháp lý cũng là một cách gián tiếp khẳng định chủ quyền trong những khu vực tranh chấp? Trên thực tế, hồ sơ của vụ án Philippines kiện Trung Quốc sở dĩ được thừa nhận thuộc về thẩm quyền và khả năng thụ lý của Tòa Trọng tài Thường trực là vì chính phủ Philippines vốn không hề đòi hỏi phán quyết từ tòa quốc tế là họ có chủ quyền (sovereignty) trong khu vực tranh chấp ở biển Đông. Hồ sơ vụ kiện chỉ xoay quanh những vi phạm về các giao ước (obligations) từ phía Trung Quốc dựa theo Công ước Quốc Tế về Luật Biển – UNCLOS mà thôi. Một câu hỏi đặt ra cho chính phủ Việt Nam, vốn là một nước trong quá khứ lẫn hiện tại, liên tục gặp phải những hành động tấn công ngư dân, tàu bè từ phía Trung Quốc ở biển Đông, cũng như đã từng gặp xung đột về mặt quân sự với Trung Quốc (sự kiện Gạc Ma năm 1988), là Việt Nam có nên xem xét việc sử dụng Công Ước Quốc Tế về Luật Biển (UNCLOS) cùng các hành động pháp lý như là một nỗ lực chính thức nhằm bảo vệ tài sản, sinh kế, cũng như an toàn tính mạng cho người dân trong vùng biển tranh chấp hay không? Bài học từ Philippines Trong đơn kiện của Philippines nêu rõ, họ yêu cầu Tòa Trọng Tài đưa ra phán quyết về việc: (1) Trung Quốc đã có những hành vi vi phạm luật biển Quốc Tế khi đã ngăn cản những ngư dân Philippines kiếm sống khi cản trở việc đánh bắt của họ tại Scarborough Shoal (bãi Hoàng Nham) trong Submission 10 (Vấn đề pháp lý số 10); và (2) Trung Quốc đã vi phạm những giao ước ký kết trong UNCLOS khi cho phép các tàu tuần tra của họ hoạt động theo một khuôn khổ hết sức nguy hiểm khi có thể gây ra những mối rủi ro nghiêm trọng khi va chạm với các tàu tuần tra của Philippines trong phạm vi của Scarborough Shoal (bãi Hoàng Nham) trong Submission 13 (Vấn đề pháp lý số 13). Kết quả từ Tòa Thường trực về 2 vấn đề pháp lý trên đã được phán quyết như sau: Đối với vấn đề pháp lý số 10, Tòa Trọng tài đã cho rằng Trung Quốc đã, từ tháng năm 2012, có nhữnh hành vi vi phạm luật biển Quốc Tế khi ngăn cản công việc đánh bắt truyền thống của các ngư dân Philippines tại Scarborough Shoal (bãi Hoàng Nham), vốn là một địa điểm đánh bắt có truyền thống [lâu đời] của nhiều ngư dân của các nước trong khu vực. Đối với vấn đề pháp lý số 13, Tòa Trọng tài đã cho rằng Trung Quốc đã vi phạm những giao ước mà họ ký kết theo Điều 94 [của UNCLOS] và vi phạm Điều luật 2, 6, 7, 8, 15, và 16 của Công ước Quốc Tế về các Quy định phòng chống va chạm trên biển năm 1972 bằng việc tạo ra những mối rủi ro nghiêm trọng cũng như sự nguy hiểm cho các tàu bè và những người dân Philippines qua phương pháp hoạt động của các tàu tuần tra của Trung Quốc vào ngày 28 tháng tư và 26 tháng năm 2012. Lập luận của phía Philippines trong quá trình tranh tụng của vụ kiện về 2 vấn đề nêu trên có thể tóm tắt như sau. Trước hết, 2 vấn đề pháp lý này đã được Tòa Thường trực xem là thuộc thẩm quyền phán xét của tòa cũng như tòa có khả năng thụ lý dựa theo các điều khoản UNCLOS qua phán quyết đầu tiên được đưa ra vào ngày 29 tháng 10, 2015. (Xin xem thêm Phán quyết về thẩm quyền và khả năng thụ lý vụ án của Tòa Thường trực) Tàu cá ĐNa 90152 bị tàu Trung Quốc đâm chìm đang được dắt vào bờ (ảnh lớn), Thuyền trưởng Đặng Văn Nhân kể lại sự việc với PV (ảnh nhỏ trên), Ngư dân Nguyễn Huỳnh Bá Biên bị thương sau khi bị tàu Trung Quốc đâm chìm. Ảnh: Lê Văn Chương – Nguyễn Thành. (Báo Đời Sống Pháp Luật) Về vấn đề pháp lý số 10, Philippines đã đưa ra những bằng chứng và lập luận để chứng minh rằng Trung Quốc đã vi phạm vào Điều 2(3) của UNCLOS và lập luận này được củng cố bởi các Điều 51(1) và 62(3) của UNCLOS. Ngoài ra, Philippines cũng cáo buộc Trung Quốc đã vi phạm Điều 279 và 300 của UNCLOS trong thời gian từ cuối tháng 4 đến hết tháng 5, 2012 khi các thuyền tuần tra của Trung Quốc đã cản trở công việc đánh bắt của các ngư dân trong khu vực Scarborough Shoal (bãi Hoàng Nham), vốn là một địa điểm tranh chấp rất khốc liệt giữa Trung Quốc và Philippines. Khoảng vào tháng 5, 2012 là thời điểm mà tranh chấp giữa Trung Quốc và Philippines tại Scarborough Shoal (bãi Hoàng Nham) gia tăng cao độ và cả 2 nước đều mang các tàu tuần tra vào khu vực. Tuy nhiên, phía Trung Quốc đã tiếp tục cho các tàu tuần tra của mình bao vây các địa điểm đánh bắt truyền thống của các ngư dân Philippines (cũng là khu vực đánh bắt của các ngư dân từ các nước khác trong khu vực, trong đó có Việt Nam), khiến cho các ngư dân này không thể đánh bắt trong thời gian đó, ngay cả khi các tàu tuần tra của Philippines đã rút đi. Vì việc sinh kế cũng như sự an toàn của các ngư dân này đã bị ảnh hưởng bởi hành vi của các tàu tuần tra Trung Quốc trong khoảng thời gian này, Tòa Thường trực đã đưa ra phán quyết là những hành vi đó của phía Trung Quốc đã vi phạm điều khoản của UNCLOS. Đối với vấn đề pháp lý số 13, Philippines đã lập luận rằng, Trung Quốc đã vi phạm Điều 21 và 94 của UNCLOS khi các tàu tuần tra của Trung Quốc xảy ra đụng độ trên biển với các tàu của Philippines vào 2 ngày, 28 tháng 4, 2012 và 26 tháng 5, 2012 trong khu vực Scarborough Shoal (bãi Hoàng Nham). Theo cáo buộc của Philippines, lực lượng hải quân Trung Quốc đã điều khiển những chiếc tàu tuần tra của họ một cách rất nguy hiểm đến sự an toàn cho các tàu và lực lượng hải quân của Philippines vì đã khiến cho các chiếc tàu của cả hai bên đối diện với nguy cơ bị va chạm mạnh trên biển. Hành động truy đuổi và tìm cách gây ra va chạm giữa các tàu tuần tra giữa hai nước của lực lượng hải quân Trung Quốc đã bị Tòa Trọng tài tuyên phán là vi phạm các điều khoản của UNCLOS, cũng như vi phạm các điều luật của Công ước Quốc Tế về các Quy định phòng chống va chạm trên biển năm 1972 (COLREGS). Qua phán quyết của Tòa Trọng tài Thường trực vào ngày 12 tháng 7/2016, rất rõ ràng là một quốc gia thành viên có thể sử dụng các thủ tục pháp lý quốc tế để bảo vệ người dân và chiến sỹ của họ trên biển dựa trên UNCLOS. Cho dù Trung Quốc có ngang ngược thế nào đi nữa, bằng chứng không thể chối cãi được chính là họ cũng là một thành viên của UNCLOS và do đó, họ cũng có nghĩa vụ tuân thủ các giao ước mà họ đã ký kết. Trước khi có được những thỏa hiệp song phương hay đa phương để giải quyết về vấn đề chủ quyền trên biển Đông, chính phủ của các quốc gia liên quan, trong đó có Việt Nam, đều có nghĩa vụ trước hết là bảo vệ sự an toàn và đảm bảo cho việc sinh kế của người dân nước họ trong những khu vực tranh chấp. Hơn bất kỳ tuyên bố nào về mặt ngoại giao nhằm khẳng định chủ quyền, hành động dùng luật pháp quốc tế để bảo vệ cho người ngư dân, người lính trên biển mới thật là lời khẳng định rõ ràng và cứng rắn nhất về sự có mặt của Việt Nam trên biển Đông./. Đoàn Nhã An (Luật Khoa)
  4. Lời bình của nhà báo Phong Dương (Cu Làng Cát): Hồi tháng 4-2016 phóng viên Lan Anh của VTC thực hiện clip có đưa đoạn clip phỏng vấn Chu Xuân Phàm, Chu đã nói đại ý chọn thép hay chọn cá tôm, không thể chọn cả 2 gây phẫn nộ dư luận cả nước. Tuy nhiên, ông Phan Tân Linh, Giám đốc sở TTTT Hà Tĩnh hành xử ngược lại dư luận. Nhà báo Lan Anh tường thuật trên trang của cô rằng: “Thế nhưng, Phan Tấn Linh, với sự mẫn cán vốn có cho những vụ việc không theo đúng chức phận của mình đã gửi ngay công văn đến Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ TTTT, Vụ Báo Chí – Ban Tuyên giáo Trung Ương, Cục Báo chí Thanh tra Bộ Thông tin truyền thông, Ban Giám đốc Đài tiếng Nói VN… đề nghị xử lý việc đăng phát nội dung liên quan đến phỏng vấn này. Ngày 25/4 em tiếp cận với Chu Xuân Phàm, thì ngày 28/4 – tức là chỉ 3 ngày sau, ông Phan Tấn Linh đã đích thân ký công văn. (Haizzz, đến đây, em trộm nghĩ, giá mà vụ việc nào – ngay như vụ Formosa thôi mà lãnh đạo tỉnh Hà Tĩnh, hay là lãnh đạo sở TTTT như ông Linh cũng năng động, nhanh chóng giải quyết, nhanh chóng cung cấp thông tin, xử lý thông tin như thế này thì hẳn là người dân Hà Tĩnh cũng đã không phải điêu đứng hứng chịu thảm họa Formosa, cả nước cũng không phải ngóng chờ lâu đến thế mới có nguyên nhân cá chết.)“ Và như mọi người đều biết, sau đó ban lãnh đạo Formosa Hà Tĩnh đã cúi đầu xin lỗi nhân dân Việt Nam, Chu Xuân Phàm mất việc, vậy thì ông Phan Tân Linh phát hành công văn bảo vệ uy danh Formosa như thế để làm gì? Để tiếp tay giết cá biển tại 4 tỉnh miền Trung trong đó có Hà Tĩnh quê hương ông? Sau vụ việc này, VOV và VTC đã phản hồi sở TTTT Hà Tĩnh rất mạnh mẽ và yêu cầu nhận thức lại. Phóng viên Lan Anh và nhóm thực hiện được khen thưởng xứng đáng. Ông Phan Tân Linh không phải một lần thực hiện việc kỳ lạ đó mà hồi năm 2015 từng yêu cầu trái khoáy đòi xử lý nhóm phóng viên báo NNVN loạt bài nông thôn mới bất công bằng với người nghèo. Loạt bài này được giải nhì giải báo chí Quốc gia vừa tổ chức 21-6 vừa qua còn công văn từ sở TTTT Hà Tĩnh rơi vào hư không. Nhà báo Bùi Lan Anh đang phỏng vấn đại diện của Formosa - ông Chu Xuân Phàm. FB Bùi Lan Anh Hà Tĩnh bây giờ ai nhiễm độc mồm? Nhân chuyện có vị quan ở Kỳ Anh chửi các nhà báo nhiễm độc mồm. Em muốn lạm tút thêm, thực ra thì ai đang nhiễm độc? Tốc độ phê duyệt cho Formosa vào Hà Tĩnh, nhanh thế nào, chắc không cần nói nữa. Vị thủ bút cho vụ này, rồi em sẽ kể về sau, vì ổng kêu đang bận chuyện quốc sự, chưa rảnh để giả nhời. Hễ ổng giả nhời, em sẽ lại hầu các mẹ. Tất nhiên, không nói, thì cái người mà ai cũng biết là ai ấy, các mẹ đều hiểu vị cựu lãnh đạo lừng lẫy gắn với Titan và Quặng sắt của tỉnh Hà Tĩnh này là ai dồi. Tút này, em muốn đề cập tới những người đang đương chức của tỉnh Hà Tĩnh, họ đã ở đâu, đã làm gì khi người dân rên xiết, khi những ngư dân của Kỳ Anh, Hà Tĩnh đứng trước hiểm họa về môi trường và cơn bĩ cực đói nghèo đang ở ngay trước mắt? Nhiều người cũng đã nói về Hà Tĩnh, nơi có vị chủ tịch trẻ tuổi nhất nước, đáng lẽ ra phải là người xông xáo, hăng hái, cống hiến như cái tuổi mà anh từng tự hào khi trúng cử Chủ tịch tỉnh? Thế nhưng, 3 tháng trôi qua, ông Nguyễn Quốc Khánh (*) chưa một lần xuất hiện, lên tiếng thể hiện thái độ về vụ việc này? Hoặc ít nhất, cũng cùng với tùy tùng, lãnh đạo kiểm tra, thị sát đại dự án, hay có vài động thái (dù có thể không mong muốn) nhưng để làm yên lòng những con dân đang ngoắc ngoải, mòn mỏi chờ đợi và hoang mang vì phía trước không có chút ánh sáng nào? Nhiều người cũng đã nói về ông Phó chủ tịch Đặng Ngọc Sơn khuyên dân ăn cá, tắm biển Vũng Áng khi chất độc của Formosa vẫn còn lắng đọng trong vùng biển này? Hay sáng nay, nhiều người bất ngờ khi đương kim Phó chủ tịch Thị xã Kỳ Anh? Nơi mà Formosa đang hoành hành, đổ thải, coi thị xã như cái bể phốt để vung vãi chất thải khắp nơi? “Cá nhiễm độc từ cái mồm của các bạn”, hay dân “náo”, báo chí “náo”… những ngày qua, đủ để thấy vì sao Kỳ Anh, Hà Tĩnh lại đang trở thành bãi đổ thải của Formosa như vậy… Không chỉ thế đâu các mẹ ạ. Nói về cảm nhận về cái sự hành xử của những “công bộc” của dân Hà Tĩnh này, em có lẽ thấu hơn ai hết! Sau khi em thâm nhập, tiếp cận ống xả thải của Formosa, tiếp cận với Chu Xuân Phàm, phòng đối ngoại của Formosa, phỏng vấn ông Phàm, với phát ngôn để đời “chọn nhà máy thép, hoặc tôm cá”, điều khiến em bất ngờ không phải là phát ngôn của Phàm, mà là sự vào cuộc vô cùng nhanh chóng, chớp nhoáng với màn gửi công văn đề nghị xử lý việc thông tin về ông Phàm của VTC – một đài truyền hình phát sóng trên phạm vi quốc gia, thuộc quản lý của cơ quan ngang bộ là VOV của ông Phan Tấn Linh, giám đốc sở TTTT Hà Tĩnh – nơi quản lý cơ quan báo chí của địa phương. Website của sở này, có đề chức năng nhiệm vụ của sở Thông tin truyền thông: là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, tham mưu giúp ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về báo chí, xuất bản, thông tin đối ngoại, bưu chính và chuyển phát; viễn thông và internet; truyền dẫn và phát sóng; tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin, điện tử; phát thanh và truyền hình; cơ sở hạ tầng thông tin truyền thông; quảng cáo trên các phương tiện báo chí, mạng thông tin máy tính và xuất bản phẩm (sau đây gọi tắt là thông tin và truyền thông); các dịch vụ công thuộc phạm vi quản lý của Sở; thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn theo sự phân cấp, ủy quyền của UBND tỉnh và theo quy định của pháp luật. Thế nhưng, ở thời điểm mà người dân, cơ quan chức năng sôi sùng sục tìm nguyên nhân cá chết, mỗi một manh mối được tìm ra, là một tín hiệu mừng để cả hệ thống chính trị cùng vào cuộc để tìm ra nguyên nhân cá chết! Thế nhưng, Phan Tấn Linh, với sự mẫn cán vốn có cho những vụ việc không theo đúng chức phận của mình đã gửi ngay công văn đến . Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ TTTT, Vụ Báo Chí – Ban Tuyên giáo Trung Ương, Cục Báo chí Thanh tra Bộ Thông tin truyền thông, Ban Giám đốc Đài tiếng Nói VN… đề nghị xử lý việc đăng phát nội dung liên quan đến phỏng vấn này. Ngày 25/4 em tiếp cận với Chu Xuân Phàm, thì ngày 28/4 – tức là chỉ 3 ngày sau, ông Phan Tấn Linh đã đích thân ký công văn các mẹ ạ. (Haizzz, đến đây, em trộm nghĩ, giá mà vụ việc nào – ngay như vụ Formosa thôi mà lãnh đạo tỉnh Hà Tĩnh, hay là lãnh đạo sở TTTT như ông Linh cũng năng động, nhanh chóng giải quyết, nhanh chóng cung cấp thông tin, xử lý thông tin như thế này thì hẳn là người dân Hà Tĩnh cũng đã không phải điêu đứng hứng chịu thảm họa Formosa, cả nước cũng không phải ngóng chờ lâu đến thế mới có nguyên nhân cá chết.) Phát ngôn của Chu Xuân Phàm ở thời điểm đó, với tư cách là người trực tiếp phỏng vấn, cá nhân em cảm nhận sự thách thức, coi thường người dân và Chính phủ Việt Nam khi bắt người dân phải lựa chọn giữa “cá và thép”! Không một người Việt có lương tâm nào khi nghe và nhìn hành động của Phàm không cảm thấy bức xúc vì sự tinh ranh, ma quái và cái sự thẳng toẹt trong khi phát ngôn của một cán bộ quản lý của Formosa ở thời điểm đó. Thế nhưng, thay vì nhìn nhận vụ việc như một người Việt bình thường, hay chí ít cũng phải tỏ thái độ như một người con của Hà Tĩnh khi quê hương đang bị đầu độc, khi bộ mặt của tỉnh nhà đang bị bôi lem, thì ông Phan Tấn Linh lại chĩa mũi dùi vào cơ quan báo chí đã có những hình ảnh ghi nhận kịp thời về thảm họa và góp phần cùng cơ quan chức năng xác định thủ phạm gây ra thảm họa cá chết ở biển miền Trung? Anh Linh ạ, người dân đã đặt lên vai anh một trách nhiệm nặng nề là quản lý, định hướng báo chí ở tỉnh Hà Tĩnh, thì ít ra, công việc của anh ở thời điểm đó, cũng phải có tí liên quan đến việc định hướng những tờ báo địa phương, đài truyền hình Hà Tĩnh phản ánh kịp thời thông tin. Hay bét ra, khi các anh không đi làm được thì cũng phải có trách nhiệm chuyển tải thông tin để cho người dân nhìn rõ ra cái sự trơ tráo, thách thức của những người làm việc ở Formosa, chứ không phải là tận dụng chút thời gian quý báu của “công bộc” để chĩa mũi tấn công vào những người đang thực hiện đúng chức năng của mình? Em trích một đoạn công văn, “nội dung trả lời phỏng vấn được cắt ghép thiếu tính thần xây dựng, giật tít gây ảnh hưởng đến uy tín của công ty và gây bức xúc, kích động trong nhân dân”! Ô anh Linh, anh có ngồi cùng bọn em trong cuộc họp phỏng vấn Formosa không mà anh biết là bọn em cắt ghép thiếu tinh thần xây dựng? Anh làm quản lý các cơ quan báo chí mà anh không hiểu rõ nguyên tắc của báo chí là được phép biên tập miễn sao không làm thay đổi nội dung sao? Anh có biết cụ thể cắt là cắt cái gì? Cắt như thế nào ở thời điểm đó không? Anh cho rằng bọn em đăng tải thì gây ảnh hưởng đến uy tín của công ty Formosa, thế còn uy tín của anh, sao rẻ thế anh? Đến lúc này, khi chính phủ công bố Formosa là thủ phạm, không thấy anh lên tiếng xin lỗi bọn em về việc đòi hỏi xử lý cơ quan báo chí ở Trung ương một cách vô lý như vậy nhỉ? Và kỳ lạ là, những thông tin liên quan đến anh Phàm được đăng tải, ngay ngày hôm sau, Ban lãnh đạo của Formosa đã phải cúi đầu xin lỗi vì phát ngôn thiếu kiểm soát của ông Phàm, thì anh Linh ơi, anh không nhìn thấy, không nghe thấy hay anh cố tình che mắt, che tai đi vậy? Anh là người quản lý báo chí, thông tin của Hà Tĩnh, của người dân Hà Tĩnh hay là loa phát ngôn của Formosa mà Formosa chưa lên tiếng vì phát ngôn của ông Phàm, anh đã phải vội vàng đòi bọn em đính chính? Đến đây thì tai em nóng quá rồi, phải đi uống cốc nước mát các mẹ ạ! Nghĩ đến những ngày tháng vừa qua, nhìn lại cái công văn là thấy lòng tan nát. Những cán bộ, công bộc của Hà Tĩnh hành xử kiểu như thế này, chẳng trách sao Formosa lại có thể hành xử như chốn không người trong những ngày vừa qua… Công văn của Phan Tấn Linh Giám đốc sở TTTT Hà Tĩnh gửi Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ TTTT, Vụ Báo Chí – Ban Tuyên giáo Trung Ương, Cục Báo chí Thanh tra Bộ Thông tin truyền thông, Ban Giám đốc Đài tiếng Nói VN… đề nghị xử lý việc đăng phát nội dung liên quan đến phỏng vấn đại diện của Formosa - ông Chu Xuân Phàm. ___ (*) Phóng viên Bùi Lan Anh nhầm, tên ông Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh là Đặng Quốc Khánh, sinh năm 1976, chủ tịch tỉnh trẻ nhất. (Ba Sàm)
  5. Hà Nội, ngày 18 tháng 7 năm 2016 Kính gửi Quốc hội khoá 14 của nước Cộng Hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam Đồng kính gửi các quý vị - Nguyễn Phú Trọng, Tổng bí thư ĐCSVN, - Trần Đại Quang, Chủ tịch nước CHXHCNVN, - Nguyễn Xuân Phúc, Thủ tướng Chính phủ nước CHXHCNVN, - Nguyễn Thị Kim Ngân, Chủ tịch Quốc hội khoá 14 T/g Nguyễn Trung Xin thưa, Vì những thảm hoạ môi trường đã, đang xảy ra và những hệ luỵ đang uy hiếp sự tồn vong của đất nước, tôi là công dân Nguyễn Trung, xin trân trọng đề nghị Quốc Hội khoá 14 tiến hành trưng cầu ý dân cho ba (ba) vấn đề sau đây: 1. Đóng cửa và xoá bỏ khu công nghiệp Vũng Áng Formosa đang tồn tại và hoạt động theo giấy phép hiện hành. 2. Chuyển cảng biển Sơn Dương với tính chất là một bộ phận cấu thành của khu công nghiệp Vũng Áng Formosa thành cảng biển BT(Build and Transfer – xây dựng và chuyển giao) của nước Cộng Hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, do chủ thể Khu công nghiệp Vũng Áng Formosa xây dựng và chuyển giao cho phía Việt Nam theo luật pháp của nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam dành cho thể thức “xây dựng & chuyển giao (BT)”. 3. Quốc hội khoá 14 ra lời kêu gọi nhân dân đứng lên đoàn kết bảo vệ môi trường: Toàn dân dốc sức cứu môi trường bị xâm hại như cứu hoả cho đất nước, đồng thời nỗ lực bảo vệ, tôn tạo môi trường hiện còn gìn giữ được; cùng nhau hậu thuẫn, thúc đẩy và giám sát trong cả nước việc thực thi pháp luật và các chủ trương chính sách đã ban hành liên quan đến bảo vệ môi trường; tham gia sửa đổi hệ thống luật pháp và các chủ trương chính sách hiện hành liên quan đến nhiệm vụ bảo vệ môi trường trong tình hình mới của đất nước; tranh thủ mọi sự giúp đỡ có thể của cộng đồng thế giới cho việc cứu và bảo vệ môi trường của đất nước. II Xin được kiến giải sau đây cho ba việc cần phải làm nêu trên: 1. Về đóng cửa khu công nghiệp Vũng Áng Formosa Xem xét mọi mặt những sự việc đã xảy ra và các hệ luỵ trong thực tiễn nước ta từ nhiều năm nay, gần đây nhất là tình trạng bế tắc và những gánh nặng nhiều mặt ngày càng lớn đất nước đang phải chịu đựng do việc khai thác bauxite Tây Nguyên; đánh giá sự lũng đoạn nham hiểm từ bên ngoài và tình trạng yếu kém chưa từng có do tha hoá tệ hại của hệ thống chính trị và quản trị quốc gia, lại trong bối cảnh đất nước đang cùng một lúc phải đối phó với nhiều khó khăn chồng chất – từ tình trạng đất nước đang bên miệng hố chiến tranh của khu vực và nguy cơ bị xâm lược, đến biết bao nhiêu thách thức kinh tế - chính trị - văn hoá – xã hội dồn dập.., cá nhân tôi thấy phải đóng cửa ngay khu công nghiệp Vũng Áng Formosa. Đây là giải pháp vô cùng cấp bách, đỡ tổn thất nhất và bớt đau đớn nhất cho đất nước, ngõ hầu mở được lối thoát cho quốc gia ra khỏi tình thế nguy hiểm hiện nay. Thực tế đang cho thấy: Ung nhọt Vũng Áng Formosa còn tồn tại thêm một ngày, đất nước sẽ thối vỡ thêm một ngày. Cần dứt khoát cấm việc sản xuất thép tại đây, vì các lý do: (a) công nghệ sản xuất thép Formosa đem về Vũng Áng lạc hậu và gây ô nhiễm nặng rất khó xử lý, lại thêm sự quản lý và giám sát từ phía nước ta có quá nhiều yếu kém và lỗ hổng, (b) từ hàng chục năm nay cung đã vượt cầu khiến thị trường thép trên thế giới hầu như đóng băng, mặt khác quy mô sản xuất thép của Vũng Áng Formosa quá lớn và những ưu đãi ngoại lệ đến khó hiểu nó được hưởng có thể đè bẹp công nghiệp thép hiện có trong nước ta, (c) toàn bộ khu công nghiệp Vũng Áng Formosa hiện nay hàm chứa và đang phát sinh quá nhiều hiểm hoạ mọi mặt – bao gồm cả lĩnh vực an ninh quốc phòng – vượt tầm xử lý hiện nay của nước ta, (d) đẩy nước ta lún sâu vào tình trạng là bãi thải công nghiệp cho nước ngoài, gia tăng sự lệ thuộc kinh tế - chính trị của đất nước, tạo điều kiện cho bên ngoài lũng đoạn ngày càng sâu vào nội tình nước ta… Để giảm thiểu tổn thất cho phía nước ta cũng như cho bên đầu tư nước ngoài, sau khi quyết định đóng cửa khu công nghiệp Vũng Áng Formosa, có thể đàm phán cấp phép mới cho khu kinh tế này theo đúng pháp luật hiện hành và thuận chiều với con đường phát triển của nước ta trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại như đã ghi trong Hiến pháp 2013 – bao gồm cả những vấn đề liên quan đến bảo vệ môi trường, kiên quyết loại bỏ các ưu đãi vượt/phá luật hoặc xâm hại chủ quyền và an ninh quốc gia. 2. Về việc chuyển cảng Sơn Dương của khu công nghiệp Vũng Áng Formosa thành cảng biển BT của Việt Nam Các đặc quyền khu công nghiệp Vũng Áng Formosa được hưởng, cách vận hành của nó mang tính loại trừ hoặc vô hiệu hoá sự quản lý và quyền giám sát của nước chủ nhà, cùng với thời hạn thuê đất 70 năm và những hình thức lũng đoạn khác đã xảy ra, về nhiều mặt khu công nghiệp Vũng Áng Formosa đậm nét của một vùng đất tô nhượng ngay trên vị trí chiến lược của nước ta. Thực tế địa kinh tế và địa chính trị hiện nay của nước ta và trong khu vực không cho phép nước ta chấp nhận thực trạng này, nhất là đất nước ta đang ở trong tình trạng bên miệng hố chiến tranh của khu vực và cùng một lúc đang phải đối phó với nhiều thách thức hiểm nghèo từ nhiều phía. Trong bối cảnh như vậy, không thể chấp nhận có một cảng nước sâu có tính chất chiến lược của đất nước và trong khu vực Biển Đông là cảng Sơn Dương lại nằm lọn trong tay nước ngoài – cụ thể ở đây là Khu công nghiệp Vũng Áng Formosa, với các thành phần tham gia có không ít nghi vấn. Nhất thiết cần khắc phục ngay thực trạng đất nước trên thực tế đang “bị thọc sườn” như vậy, bằng việc chuyển đổi ngay cảng Sơn Dương với tính chất là cảng riêng của khu công nghiệp Vũng Áng Formosa thành cảng Sơn Dương “BT”, do nhà nước Việt Nam trực tiếp vận hành với các thể thức “BT” của luật pháp Việt Nam dành cho nhà đầu tư nước ngoài. 3. Về việc Quốc hội khoá 14 kêu gọi nhân dân cả nước đứng lên bảo vệ môi trường Do những nguyên nhân chủ quan của trình độ phát triển, chế độ chính trị và con người, những nguyên nhân của tự nhiên, nhìn chung tình trạng ô nhiễm và huỷ hoại môi trường ở nước ta có thể nói đang ở mức báo động. Biến đổi khí hậu như đang diễn ra càng làm cho tình hình thêm quyết liệt. Tuy nhiên cần nhấn mạnh tệ nạn tham nhũng và những hệ luỵ, các hành động ăn cắp và ăn cướp tài nguyên quốc gia, cung cách làm ăn “bóc ngắn cắn dài.., kẻ ăn ốc người đổ vỏ…”, sự bất cập của hệ thống chuyên môn và quản trị quốc gia, cùng với thực trạng chưa tạo ra được sự quan tâm đúng mức của từng người dân cho bảo vệ môi trường đang là những nguyên nhân trầm trọng nhất. Đất nước đứng trước tình hình môi trường bị ô nhiễm hay phá huỷ đang gây ra những tổn thất ngày càng khó khắc phục, thậm chí đang kìm hãm hoặc kéo lùi sự phát triển của đất nước, mang lại ngày càng nhiều khó khăn và bất hạnh cho nhân dân, an ninh và tiền đồ phát triển của quốc gia bị uy hiếp. Đặc biệt thảm hoạ Formosa trên vùng biển Miền Trung đang gây ra nhiều hậu quả rất nghiêm trọng và lâu dài chưa lường hết được về các mặt bảo vệ môi trường sống, kinh tế nói chung và kinh tế biển nói riêng, bảo vệ biển đảo quốc gia, an ninh quốc phòng; quy mô vùng biển bị huỷ hoại quá lớn chưa có lý giải thuyết phục. Cần phải công khai minh bạch cho cả nước biết rõ toàn bộ tình hình của thảm hoạ này, phương hướng và các bước đi khắc phục để huy động sự tham gia của cả nước, tranh thủ sự giúp đỡ của cộng đồng quốc tế. Đã đến lúc Quốc hội khoá 14 cần kêu gọi toàn thể nhân dân đứng lên cứu môi trường bị xâm hại như cứu hoả cho cả nước, chung tay bảo vệ và tôn tạo môi trường còn gìn giữ được. Quốc hội quyết định ngay việc dứt khoát nghiêm cấm mọi hành vi trấn áp tinh thần và nỗ lực của nhân dân đứng lên bảo vệ môi trường. Tình hình đã đến lúc phải coi sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc trong giai đoạn và hoàn cảnh cụ thể hiện nay của đất nước bắt đầu từ cứu môi trường bị xâm hại như cứu hoả cho cả nước, kêu gọi toàn dân dốc toàn lực và ý chí cho gìn giữ và bảo vệ môi trường để đẩy mạnh đất nước phát triển. Điều này chẳng những đúng với đòi hỏi khắc phục thảm hoạ môi trường đang xảy ra trên phần lớn biển Miền Trung, đúng với đấu tranh chặn đứng nạn ăn cắp và ăn cướp tài nguyên quốc gia, đúng với tạo áp lực bảo vệ và thực thi pháp luật – kỷ cương quốc gia nói chung và nhiệm vụ bảo vệ môi trường nói riêng, đúng với những đòi hỏi bảo vệ sức khoẻ và hạnh phúc của nhân dân, xây dựng văn hoá của nếp sống văn minh, đúng với đòi hỏi thực hiện và nâng cao vai trò là chủ đất nước của nhân dân… Có một nhân dân đoàn kết và làm chủ đất nước như thế, Việt Nam là bất khả xâm phạm và sẽ có tất cả! Tôi chỉ lo hiểu biết của mình không nói lên hết được những điều cần nói ở đây. Song tôi hoàn toàn tin rằng trong hoàn cảnh hiện nay của đất nước, vận động cả nước đứng lên cứu môi trường bị xâm hại như cứu hoả, ra sức bảo vệ và tôn tạo môi trường còn gìn giữ được sẽ là bước đi đầu tiên mở ra con đường đổi đời đất nước và từng người dân. III Tôi hình dung được cái giá đất nước phải trả rất lớn và cả nước phải nỗ lực rất gian khổ trên các phương diện kinh tế, chính trị, pháp lý, đối ngoại… cho thực hiện ba việc phải làm đã trình bầy trên (phần I). Sẽ là vô cùng đau đớn, song tôi cả quyết đấy là con đường “rẻ nhất” (với nghĩa đỡ tổn thất nhất) và là duy nhất mở ra cho đất nước lối thoát khỏi những nguy hiểm nhiều bề hiện nay, nhờ đó nước ta giảm được tụt hậu, và đồng thời có thể tạo ra thế và lực chuyển sang một giai đoạn phát triển mới. Ba việc cực khó và vô cùng quan trọng này đòi hỏi cả nước phải hy sinh phấn đấu rất lớn, chính vì thế cần tổ chức trưng cầu ý dân để được chấp thuận và để cả nước một lòng một chí quyết tâm thực hiện. Cả nước sẽ sát cánh cùng với Quốc hội và Chính phủ phát huy trí tuệ, nghị lực và mọi nguồn lực để tìm ra cách thực hiện – đúng với tinh thần ngàn đời nay của đất nước: Thuận mọi bề không dân đành chịu, khó triệu bề dân liệu cũng xong! Thiết nghĩ, trong bối cảnh hiện tại của đất nước ta và khu vực, lựa chọn ba việc phải làm như trình bầy trên sẽ dấy lên một tinh thần Việt Nam mới đất nước lúc này nhất thiết phải có, để có thể đứng vững trên Biển Đông đầy sóng gió, và để làm được nghĩa vụ của mình vì hoà bình, hợp tác và phát triển đối với cộng đồng khu vực và quốc tế. Quyết định trưng cầu ý dân về tiến hành ba việc trọng đại này, Quốc hội khóa 14 hiển nhiên sẽ khai phá được cho chính mình con đường nương tựa vào nhân dân để xây dựng nhà nước pháp quyền của dân, do dân, vì dân phù hợp với những đòi hỏi mới của đất nước trong bối cảnh của khu vực và thế giới hôm nay. Thư ngỏ này tôi đồng gửi đến Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch nước Trần Đại Quang, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc và Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân với mong mỏi các quý vị, với tính cách là những đại diện cao nhất của Đảng Cộng Sản Việt Nam trong hệ thống chính trị của đất nước, sẽ làm cho Đảng của mình trở thành động lực quyết định của cả nước trong việc thực hiện ba việc phải làm đầy thách thức và khó khăn gian khổ này. Tôi khát khao được bộc bạch với nhân dân cả nước ba việc hệ trọng phải làm nêu trong thư ngỏ này. Vì vậy, tôi kính mong Quốc hội khoá 14 trả lời kiến nghị của tôi cũng dưới hình thức thư ngỏ để bạch hoá với cả nước ý kiến của Quốc hội. Trân trọng Nguyễn Trung (nguyên trợ lý cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt) Tác giả gửi cho viet-studies ngày 18-7-16 (Viet-studies)
  6. Tính đến nay gần trọn một tuần người dân và báo chí vào cuộc phát hiện các địa điểm chôn lấp chất thải đưa về từ nhà máy Formosa tại Hà Tĩnh. Các báo Tuổi Trẻ, Thanh Niên, Người Đưa Tin, Vietnamnet… tập trung đưa tin hàng ngày, riêng báo Tài Nguyên Môi Trường – cơ quan ngôn luận của Bộ TNMT im lặng sau khi trích dẫn vài phát biểu an toàn của Phó thủ tướng và Bộ trưởng đầu ngành. Sáng 18/7/2016, báo Thanh Niên đưa tin “Phát hiện thêm 10 điểm chôn trộm chất thải của Formosa” (1). Trả lời vấn đề này, ông Dương Tất Thắng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh cho rằng: sự cố chôn lấp chất thải của Formosa là một bài học rất lớn đối với Hà Tĩnh và để giải quyết vấn đề này phải cần một quá trình lâu dài. “Chúng tôi đã phải trả một cái giá không tính toán được liên quan đến vấn đề môi trường môi sinh, dư chấn tâm lý của người dân, thiệt hại cả tinh thần, vật chất”. Thật ra, các lãnh đạo và các quan chức không ai phải trả giá gì cho sự quan liêu, thiếu trách nhiệm và tính tham lam vô độ của các cá nhân, tổ chức đã tiếp tay cho Formosa đầu độc môi trường. Người phải trả giá bằng sức khoẻ, bằng những mối lo ngại sẽ bị ảnh hưởng trong tương lai là nhân dân – những người đang sống chung với thảm hoạ. Tháng 4, cá chết biển chết, người lay lắt vì mất nghề, vì bỏ biển. Chưa có một động thái xử lý rõ ràng và hướng khắc phục hậu quả nặng nề đã xảy ra thì các sai phạm lần lượt bị báo chí phơi bày. Theo công bố của ông Trần Hồng Hà – Bộ trưởng Bộ Tài nguyên Môi trường thì nhà máy thép Formosa đã mắc phải 53 vi phạm trong quá trình cho chạy thử nghiệm. Không có thêm thông tin cụ thể gì về các điểm vi phạm này. Quá trình xử lý Formosa vẫn đang được chia thì tương lai, nghĩa là “sẽ xử lý theo quy định của pháp luật”. Tuy nhiên ở đây, với thoả thuận đền bù 500 triệu đô la, đại diện chính phủ Việt Nam đã đứng ra kêu gọi nhân dân “khoan hồng” cho kẻ huỷ diệt. Đến nay, sau hàng loạt tình tiết mới, chưa thấy đại diện của cơ quan chức năng nào đứng ra phát biểu. Tại sao các cơ quan chức năng im lặng? Câu hỏi này có lẽ không quá khó để trả lời. Xin mượn lời Người Quan Sát trong bài viết “Formosa nhận lỗi, đảng nhận tiền – nhân dân nhận thảm hoạ” để nhắc chúng ta nhớ và biết mình phải làm gì: “Formosa nhận lỗi nhưng chưa nhận tội. Cũng không cho biết trong những lỗi đó đã thải xuống biển những chất độc gì và hàm lượng bao nhiêu. Đảng nhận tiền nhưng không biết những thiệt hại đối với môi trường đến kinh tế, sức khoẻ và đời sống của người dân nghiêm trọng ra sao. Đảng cũng cương quyết không nhận lỗi lẫn nhận tội khi đã biết rõ nguyên nhân cá chết cả tháng trước, nhưng vẫn phớt lờ để ngư dân ra biển, vẫn không một cảnh báo chính thức về hiểm họa tiêu thụ thức ăn hải sản có nguy cơ nhiễm độc. Chỉ có người dân là đóng vai trò nạn nhân lẫn khán giả và nhận thảm hoạ trong bi kịch Cá Chết Formosa.” (2) Đừng im lặng, hãy lên tiếng yêu cầu khởi tố các cá nhân liên quan đến thảm hoạ môi trường mang tên Formosa. Link tham khảo : (1) http://thanhnien.vn/…/phat-hien-them-10-diem-chon-trom-chat… (2) http://danlambaovn.blogspot.com/…/formosa-nhan-loi-ang-nhan… Nguyễn Ngọc Như Quỳnh – Mẹ Nấm (FB Nguyễn Ngọc Như Quỳnh)
  7. Tuyến ống nước sạch sông Đà - Hà Nội bị vỡ Tôi tham gia bảo vệ 1 bị cáo trong vụ án này kể từ giai đoạn kết thúc điều tra; nghiên cứu hồ sơ vụ án, không thể chấp nhận được với nguyên tắc pháp chế mà chúng ta đều yêu cầu thực thi trong mọi lĩnh vực “Mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật”, cụ thể là: - Dự án đường nước Sông Đà – Hà Nội là dự án nhóm A, do VINACONEX làm chủ đầu tư, mọi quyết định do Hội đồng quản trị và Ban Tổng giám đốc VINACONEX quyết định về phân bổ vốn đầu tư, tiến độ, kỹ thuật, giám sát, nghiệm thu, bảo hành,… - Các bị cáo trong vụ án này là nhận công việc qua ký kết hợp đồng với VINACONEX , họ đã thực hiện cơ bản đúng với hợp đồng đã ký kết;… - Việc giám định trong vụ án này có nhiều sai phạm cả hình thức và nội dung; - Sai phạm cơ bản dẫn đến đường ống bị vỡ, gây thiệt hại, ảnh hưởng đến đời sống nhân dân, gây bức xúc cho công luận chính là: khảo sát thiếu đầy đủ về hệ thống đất đai đặt đường ống để có thiết kế đảm bảo độ bền vững của hệ thống không bị lún, va đập,áp suất, cong gãy, vỡ,…Do vậy mà tất cả những lần vỡ đường ống đều xẩy ra tại đoạn đầm lầy, ao hồ,…có nền đất móng đặt đường ống không đảm bảo. Mặt khác, chất liệu, kỹ thuật làm đường ống và kỹ thuật đặt đường ống đều do lãnh đạo VINACONEX quyết định. Các bên ký kết hợp đồng chỉ là người thực thi theo đúng cam kết, điều khoản trong hợp đồng. Do đó, các đơn vị ( hay nói cụ thể là các bị cáo trong vụ án này) họ thực hiện đúng hợp đồng đã ký kết với VINACONEX thì không thể buộc tội cho họ được. Nếu có sai phạm thì lãnh đạo VINACONEX phải chịu trách nhiệm trước pháp luât. Thế nhưng vụ án này thì ngược lại: người thực hiện đúng hợp đồng đã ký kết với VINACONEX thì bị truy tố; lãnh đạo VINACONEX làm sai dự án, thi công, kỹ thuật,…và trái pháp luật thì bỏ ra ngoài vụ án với lý do là “nhân thân tốt” (Theo quy định của pháp luật thì nhân thân tốt chỉ là một tình tiết giảm nhẹ khi lượng hình; nếu đây trở thành án lệ thì mọi tội phạm mà có nhân thân tốt thì được miễn truy cứu trách nhiệm hình sự hay sao?). Không vì dư luận, để trấn an dư luận mà đưa một số người làm tốt thí, còn kẻ phạm tội chính thì nhởn nhơ ngoài vòng pháp luật. Đừng để nền tư pháp nước nhà trở nên độc nhất vô nhị trên thế giới này !.Đừng để cho dân dị nghị: Lôi kéo nhau thành bè phái, chạy chức, chạy quyền,..để có nhiều bổng lộc, có điều kiện tham nhũng và để trở thành vùng cấm được pháp luật che chắn !? Trần Đình Triển (FB Trần Đình Triển)
  8. Người Việt cư ngụ tại Đài Loan biểu tình ngày 18 tháng 6, 2016 chống công ty Formosa xả chất thải độc hại giết thủy sản suốt dọc 4 tỉnh miền Trung Việt Nam. (Hình: Sam Yeh/AFP/Getty Images) ĐÀI BẮC (NV) – Một viên chức cấp cao Tập đoàn Formosa dẫn các quy định của Việt Nam để nói họ không gây thảm họa cá biển chết dọc 4 tỉnh miền Trung mà đẩy trách nhiệm lại cho nhà cầm quyền Việt Nam. Theo tờ Đài Bắc Thời Báo (Taipei Times) hôm 13 Tháng 7, ông Hồng Phú Nguyên (Hong Fu-yuan) chủ tịch của Tập Đoàn Nhựa và Sợi Formosa FPG (Formosa Plastics Group) đưa ra các dẫn chứng để nói rằng hai loại hóa chất (bị cáo buộc là họ đã dùng) làm cho cá biển chết tại khu vực gần nhà máy luyện gang thép của họ ở Hà Tĩnh “đều nằm bên dưới mức chuẩn cho phép” của nhà cầm quyền Việt Nam. Theo ông này, hai xét nghiệm về các mẫu nước lấy tại 6 địa điểm trên biển gần cảng Vũng Áng, nơi đặt nhà máy luyện gang thép Formosa) vào các ngày 23 tháng 4, 2016 và 5 tháng 5, 2016 cho thấy mức độ hóa chất phenol đo được bên dưới 0.001 milligrams/lít, tức bên dưới mức cho phép theo chuẩn của nhà cầm quyền Việt Nam là 0.03 milligrams/lít. Đồng thời, nồng độ của cyanide là dưới 0.004 milligrams/lít tức là bên dưới mức 0.01 milligrams/lít mà Việt Nam ấn định. “Người ta có thể dùng các con số này để phán xét xem chất thải do nhà máy (Formosa Hà Tĩnh) xả ra đã làm cá biển chết hàng loạt hay không,” ông Hồng Phú Nguyên nói trên tờ Đài Bắc Thời Báo. Như vậy, theo ông này, nhà máy gang thép ở Vũng Áng đã không làm gì trái với các quy định về xả chất thải do nhà cầm quyền Việt Nam ấn định. Sau khi chính phủ CSVN cho họp báo ngày 30 tháng 6, 2016 công bố nguyên nhân cá biển chết suốt dọc 4 tỉnh miền Trung Việt Nam từ Hà Tĩnh tới Thừa Thiên- Huế, nói Formosa “nhận trách nhiệm” gây ra thảm họa cũng như chấp nhận bồi thường $500 triệu, đây là lần đầu tiên người ta thấy một viên chức cấp cao của tập đoàn này lên tiếng về vụ việc. Không đủ thuyết phục Cũng trong bài báo trên thuật lời bà Lâm Nhân Huệ (Lin Jen-hui) tổng thư ký Hội Thẩm Phán Môi Trường bình luận rằng những dữ liệu do ông Hồng Phú Nguyên đưa ra không đầy đủ, vì chúng thiếu những dẫn chứng căn bản như các vị trí được phối hợp lấy mẫu nước để xét nghiệm cũng như ai đã thực hiện các xét nghiệm đó. Tập đoàn Formosa “chỉ tiết lộ kết quả xét nghiệm hai loại hóa chất trong khi còn nhiều loại hóa chất khác cũng được sử dụng. Điều đó cho thấy những dữ liệu mà ông ta đưa ra không đủ thuyết phục,” bà Huệ nói. Theo bà này, lời tuyên bố của Formosa không đi đôi với những lời nhận trách nhiệm gần đây là đã làm ô nhiễm môi trường và đề nghị bồi thường $500 triệu. “Nếu tập đoàn Formosa tin rằng họ bị kết tội oan uổng, tại sao họ lại xin lỗi và đề nghị bồi thường $500 triệu?” Bà Huệ hỏi như vậy và nói tập đoàn Formosa nên công bố kết quả cuộc điều tra của phía nhà cầm quyền Việt Nam. Formosa bị xác nhận là thủ phạm gây ra thảm họa cá chết trắng biển là kết luận của nhà cầm quyền Việt Nam tại cuộc họp báo được tổ chức vào ngày 30 tháng 6, 2016, khi thảm họa này sắp tròn ba tháng. Theo đó, nước do Formosa thải ra tại khu vực Vũng Áng, Hà Tĩnh, chứa nhiều độc tố như phenol, cyanide, chúng kết hợp với nhiều loại hóa chất khác, tạo thành phức hợp theo dòng hải lưu đến tận Thừa Thiên-Huế làm hải sản và sinh vật biển chết hàng loạt. Sau thảm họa, ngày 25 tháng 6, 2016, Formosa đã hoãn khai trương lò luyện thép số 1. Tuy nhiên trong tương lai, nếu Formosa chính thức hoạt động và xả tới 45,000 mét khối nước thải/ngày đúng như mức mà Bộ Tài Nguyên-Môi Trường của Việt Nam cho phép thì tầm vóc của thảm họa kế tiếp sẽ lớn gấp nhiều lần. Nói cách khác, không bao giờ loại trừ được khả năng Formosa có thể tạo ra một thảm họa mới khiến cá chết trắng suốt 3,000 cây số bờ biển chạy dọc Việt Nam. Bài báo trên trang điện tử của tờ Taipei Times. (Hình chụp qua màn hình) Tại cuộc họp báo hôm 30 tháng 6 nói trên, song song với việc xác định Formosa là thủ phạm gây ra thảm họa cá chết, ông Trần Hồng Hà, bộ trưởng Tài Nguyên-Môi Trường của Việt Nam thừa nhận, Việt Nam có đặt ra tiêu chuẩn (Tiêu Chuẩn 52), kiểm soát 12 thông số của gang thép, đồng thời xác lập một số quy chuẩn, trong đó có Quy Chuẩn 40 về nước thải công nghiệp với yêu cầu cao hơn Tiêu Chuẩn 52. Tuy nhiên đối với nước do Formosa thải ra, Việt Nam chỉ áp dụng Tiêu Chuẩn 52 dù “Tiêu Chuẩn 52 không bao quát!” Viên bộ trưởng Tài Nguyên-Môi Trường của Việt Nam thú nhận chính quyền Việt Nam “chưa tiên liệu được các chất thải của Formosa” và hệ thống quan trắc mà Việt Nam đòi hỏi ở Formosa “không quan trắc được phenol, cyanide” thành ra “pháp luật còn lỗ hổng,” kể cả lỗ hổng “không giám sát trong quá trình thử nghiệm.” Ngày 16 tháng 6, ba dân biểu của Quốc Hội Đài Loan và đại diện một số tổ chức phi chính phủ (NGO), trong đó có Liên Minh Theo Dõi và Thực Thi Công Ước về Nhân Quyền, Hiệp Hội Luật Sư Môi Trường, Văn Phòng Trợ Giúp Công Nhân và Cô Dâu Việt Nam ở Đài Loan đã tổ chức một cuộc họp báo, đề nghị chính quyền Đài Loan phải điều tra xem Formosa có lên quan đến thảm họa cá chết tại Việt Nam hay không (?). Cuộc họp báo công bố nguyên nhân và thủ phạm gây ra thảm họa cá chết trắng bờ biển bốn tỉnh phía Bắc miền Trung không đề cập đến trách nhiệm cá nhân của bất kỳ viên chức nào, kể cả những kẻ từng thẳng tay vứt các đề nghị giao Vũng Áng cho hải quân vì có núi cao che chắn, có độ sâu, độ rộng thích hợp để tiếp nhận cả hàng không mẫu hạm, dễ tổ chức tiếp liệu nên giúp gia tăng khả năng bảo vệ vịnh Bắc Bộ, gia tăng khả năng kiểm soát hoạt động lưu thông cả trên bộ lẫn trên biển từ miền Nam và miền Trung ra miền Bắc Việt Nam, để đặt Vũng Áng vào tay Formosa, cho dù điều đó đã được cảnh báo liên tục là có khả năng tạo ra đủ thứ nguy cơ đối với cả quốc phòng lẫn kinh tế. Chỉ có Formosa xin lỗi chính quyền và nhân dân Việt Nam kèm cam kết bồi thường $500 triệu. Sẽ không có truy cứu trách nhiệm hình sự bất kỳ ai vì theo ông Mai Tiến Dũng – bộ trưởng, chủ nhiệm Văn Phòng Chính Phủ – thì Việt Nam chỉ “đánh kẻ chạy đi chứ không đánh kẻ chạy lại.” Trong cuộc họp báo công bố thủ phạm và nguyên nhân gây ra thảm họa cá chết, chính quyền Việt Nam chỉ xác định “Formosa đã để xảy ra ô nhiễm môi trường nghiêm trọng,” chứ không xác định Formosa đã vi phạm các qui định về bảo vệ môi trường của Việt Nam hay xả nước có độc tố sai với giấy phép đã cấp. Trong thảm họa cá chết, khi “pháp luật còn lỗ hổng” trong việc tiên liệu-kiểm soát nước thải của Formosa thì Formosa sẽ trả $500 triệu bồi thường như thế nào? Hiện dư luận tại Việt Nam đang chú ý đến hàng trăm tấn chất thải rắn được nhà máy Formosa đưa đi chôn lấp không những tại nhiều địa điểm ở Hà Tĩnh mà còn cả ở tỉnh khác. Chúng độc hại đến đâu, chưa có kết luận nhưng ít nhất, người ta hiểu là có sự dấm dúi của một số viên chức ở một số cấp với Formosa để đổ bất hợp pháp chất thải công nghệ. (TN/GĐ) (Người Việt)
  9. Nguyễn Tường Thụy 2016-07-15 In trang này Chia sẻ Ý kiến của Bạn Email Bản đồ vùng tranh chấp trên Biển Đông. AFP Philippines dám kiện còn Việt Nam thì không Tham vọng về đường 9 đoạn của Trung Quốc (TQ) là nguyên nhân gây khủng hoảng ở Biển Đông từ nhiều chục năm nay. Vì vậy, phán quyết của Tòa trọng tài thường trực tại La Hay đã đóng góp quan trọng cho mục tiêu chung giải quyết tranh chấp Biển Đông trong hòa bình. Nguyên nhân thắng lợi của Philippines (PLP) trước hết là ở lẽ phải, đồng nghĩa với việc TQ không có chính nghĩa. Xét về mặt lịch sử, TQ chưa bao giở thực hiện chủ quyền với tư cách nhà nước trên vùng biển đảo được khoanh bởi một đường lưỡi bò chiếm tới 85% diện tích Biển Đông. Xét về địa lý, những vùng mà TQ nhận chủ quyền cách lục địa tới 2000 km, vào sát bờ biển các quốc gia khác như Việt Nam (VN), Malaysia, PLP, Brunei trông thật khó coi, chồng lên cả vùng đặc quyền kinh tế của các quốc gia này. Nguyên nhân thắng lợi của PLP còn ở chỗ họ dám kiện. Đầu năm 2013, Manila đã đưa TQ ra Tòa án của Liên Hiệp Quốc căn cứ vào Công ước Luật Biển để thách thức các yêu sách của TQ. Với yêu sách đường 9 đoạn, TQ muốn phong tỏa toàn bộ đường ra đại dương suốt chiều dài biển của VN, trong khi PLP với tính chất một quần đảo, họ chỉ bị ảnh hưởng từ phía tây. Trên thực tế, xung đột trên Biển Đông chủ yếu xảy ra giữa TQ và VN, nóng lên từ Hải chiến Hoàng Sa năm 1974. Sau đó là Hải chiến Trường Sa 1988 và tiếp theo là các cuộc đụng độ khác liên tục cho đến nay. TQ ngang ngược bắn giết, đánh chìm tàu, cướp cá và ngư cụ của ngư dân VN mà không một sự phản đối nào của VN làm chúng chùn bước. Trong khi đó, xung đột giữa TQ và PLP chỉ là vụ TQ chiếm bãi đá ngầm Vành Khăn của PLP năm 1995 và bãi cạn Scarborough vào giữa năm 2012. Cũng chính vì vụ tranh chấp bãi cạn Scarborough mà gần như ngay lập tức, PLP đã khởi kiện TQ vào tháng 1/2013. Nhắc lại như thế để thấy một điều kỳ lạ là tham vọng đường 9 đoạn của TQ ảnh hưởng đến VN hơn PLP nhiều lần nhưng PLP lại là nước dám đưa TQ ra Tòa án quốc tế và đã thắng kiện, còn VN thì không. Thắng lợi không chỉ của riêng nhân dân Philippines Cùng với việc không dám đưa TQ ra Tòa án quốc tế, VN còn đàn áp những cuộc biểu tình chống TQ rất khốc liệt. Nhiều cuộc biểu tình người tham gia đã bị hốt gọn về đồn công an. Nhiều người biểu tình chống TQ bị đánh đập tàn nhẫn, bị mất việc làm cùng với những sách nhiễu khác. Nạn nhân điển hình của việc cấm biểu tình chống TQ là Bùi Thị Minh Hằng. Chị đã bị đưa đi cải tạo ở trại Thanh Hà và sau đó là án 3 năm tù. Người dân Philippines và công dân Việt Nam tại Philippines vui mừng trước phán quyết của tòa trọng tài quốc tế về biển Đông sáng 12/7/2016. Bất chấp đàn áp của nhà cầm quyền, Phong trào Mùa Hè 2011 vẫn được duy trì, giữ lửa cho đến hôm nay. Ngày 30/10/2011, đội bóng NO-U đã được thành lập, ra sân đều đặn trong mỗi chủ nhật, đến nay đã được 200 buổi. Đội bóng cũng từng nhiều lần bị gây khó khăn, sách nhiễu, bị đuổi hết từ sân này đến sân khác. Nhiều bữa ăn sau trận đấu, sau buổi luyện tập hoặc kỷ niệm ngày thành lập bị cắt điện, ném chai lọ, bị đánh trên đường về làm nhiều người bị thương tích. Đội bóng NO-U và Phong trào NO-U với biểu tượng cắt đường lưỡi bò được duy trì trên khắp mọi miền đất nước. Phong trào được hun đúc bởi tinh thần yêu nước, lúc âm ỷ, lúc thì bùng cháy đã góp phần làm nên chiến thắng ở Tòa trọng tài ngày 12/7/2016. Tòa đã tuyên bố đường chín đoạn của TQ là vô giá trị. Hơn ai hết ở VN, những người vui mừng nhất phải là những người kiên trì đấu tranh đầy gian khổ, hy sinh đòi xóa bỏ đường lưỡi bò trong suốt 5 năm qua. Lê Dũng, một thành viên tích cực của Phong trào NO-U đã viết trên trang facebook của mình: “Trong nửa thập kỷ qua, chúng tôi bền bỉ với cuộc đấu tranh cắt lưỡi bò mà Tàu cộng vẽ ra hòng chiếm đoạt biển Đông của Việt Nam chúng ta. Nhiều người trong chúng tôi đã bị tấn công, đã đổ máu, bị bôi nhọ, bị bỏ tù, bị chính quyền vu khống là phản động, là dở hơi, là bị thần kinh, là những kẻ đánh bóng tên tuổi.... Và cách đây vài giờ, Toà án Quốc tế đã phán quyết điều mà chúng tôi đã hy sinh thầm lặng, làm không mệt mỏi trong suốt nửa thập kỷ qua: chúng tôi đã là người chiến thắng bọn Tàu cộng! Chính quyền Việt Nam nợ chúng tôi một lời xin lỗi”. Bà dân biểu Liên bang Hoa Kỳ Loretta Sanchez người bạn lớn của phong trào dân chủ Việt Nam cũng vui thay: “Tôi hoan nghênh phán quyết của Tòa trọng tài Quốc tế, đã tuyên bố Trung Quốc hoàn toàn không có cơ sở pháp lý nào để tuyên bố chủ quyền trong khu vực Biển Đông. Đây là một thắng lợi quan trọng cho người dân Phi Luật Tân cũng như người dân Việt Nam mà chủ quyền lãnh thổ của họ đã bị liên tục đe dọa khi Trung Quốc hung hăng xâm lấn các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa”. Thắng lợi này không chỉ của riêng nhân dân PLP, nhưng nhất định không phải là của những kẻ chủ trương đàn áp phong trào NO-U, không phải của những kẻ phá rối và đe dọa, sách nhiễu những người tham gia các buổi lễ tưởng niệm ngày mất Hoàng Sa, Gạc Ma hàng năm cũng như lễ tưởng niệm các liệt sĩ đã ngã xuống trong cuộc chiến đấu chống quân xâm lược TQ ở biên giới phía Bắc. Việt Nam phải làm gì? Phán quyết của tòa La Hay đóng góp quan trọng cho mục tiêu chung giải quyết tranh chấp Biển Đông trong hòa bình, tạo nên nền tảng pháp lý cho cuộc đấu tranh với TQ ở Biển Đông. Vấn đề ở chỗ, nhà cầm quyền VN có biết và dám lợi dụng điều kiện thuận lợi đó hay không. Ngay sau phán quyết của Tòa, Người phát ngôn Bộ ngoại giao VN Lê Hải Bình nói: “Việt Nam hoan nghênh việc Tòa trọng tài đã đưa ra phán quyết cuối cùng ngày 12/7/2016”. Tại cuộc họp báo ngày 14/7, ông Lê Hải Bình cũng cho biết: “Việt Nam đề nghị Tòa đặc biệt quan tâm đến các quyền và lợi ích pháp lý của Việt Nam ở Biển Đông và Việt Nam sẽ xem xét các bước đi tiếp theo để bảo vệ quyền và lợi ích quốc gia”. Thật khó biết thực tâm của nhà cầm quyền như thế nào vì họ nói, làm và suy nghĩ rất khác nhau. Việt Nam đã lệ thuộc quá nặng nề vào TQ bởi một hệ tư tưởng quái đản trên tất cả các mặt kinh tế, chính trị văn hóa, tới mức khó tin được họ có muốn chống TQ, muốn thoát khỏi vòng cương tỏa của TQ hay không. Trong xã hội, đã có quá nhiều giọng tuyên truyền rằng, TQ mạnh lắm, làm sao chống nổi, rằng VN cũng không vừa, đuổi cả dân TQ đi để chiếm đảo của nó, rằng VN vong ân bội nghĩa, nó đánh cho là phải… Từ sau Hội nghị Thành Đô, người ta còn đồn đoán về một cuộc chuyển giao vào năm 2020 với bức tranh tồi tệ nhất từ khi lập nước. Cầu cho điều ấy mãi mãi chỉ là đồn đoán. Nếu thực sự hoan nghênh phán quyết của Tòa trọng tài, thì nhà cầm quyền VN phải làm gì? Sau phán quyết của Tòa, TQ đang bị cô lập. Mặc dù TQ khoe có tới 60 nước ủng hộ mình nhưng con số công khai đứng về phía họ chưa đếm hết đầu ngón tay. Việc Tòa bác bỏ tham vọng đường 9 đoạn là cơ sở để giải quyết những xung đột ở Biển Đông, tạo cho VN vị thế mới trên bàn đàm phán. Một nội dung trong phán quyết vô cùng quan trọng là Tòa không công nhận 7 bãi đá mà TQ chiếm đóng ở Trường Sa là đảo dân sinh. Nó là những bãi đá được tôn tạo làm hỏng hệ sinh thái biển. Vì vậy, TQ không có quyền tuyên bố về lãnh hải hay vùng đặc quyền kinh tế ở các đảo này. Chính vì tuyên bừa, nhận bậy mà nhiều chục năm nay, TQ đã ngang ngược hoành hành, bắt giết, cướp bóc ngư dân VN. Tuy nhiên, vì là đơn kiện của Philippines nên Tòa không phán quyết những gì không liên quan đến Philippines. Vì vậy, liệu VN có noi theo Philippines khởi kiện TQ về một vụ tương tự về Hoàng Sa để có một kết quả tương tự như không có một cấu trúc nào ở Hoàng Sa được phép có lãnh hải hay đặc quyền kinh tế để ngư dân VN tiếp tục được đánh bắt cá ở ngư trường quen thuộc từ ngàn đời nay. Một điều cần phải làm gấp nữa là kiện TQ ra Tòa quốc tế về vụ họ đánh chiếm toàn bộ Hoàng Sa của VN năm 1974 và đảo Gạc Ma năm 1988 khi các đảo này đang được quân đội VN trấn giữ. Việc bác bỏ yêu sách 9 đoạn của TQ cũng tạo điều kiện thuận lợi hơn cho VN trong vụ kiện này. Có ý kiến cho rằng, theo luật quốc tế, nếu có tranh chấp lãnh thổ mà giữa các kháng nghị có một khoảng gián đoạn 50 năm hoặc nhiều hơn thì những đòi hỏi lãnh thổ trở nên vô hiệu. Nếu đúng là như vậy thì việc TQ xâm lược Hoàng Sa đến nay đã 42 năm, chỉ còn 8 năm nữa thì VN sẽ vĩnh viễn mất Hoàng Sa. Việc kiện ra tòa án quốc tế để đòi lại Hoàng Sa, một phần Trường Sa trở nên cấp bách. Nếu nhà cầm quyền VN thực sự vì đất nước, vì dân tộc thì những việc làm trên phải tiến hành ngay. Lúc này là thời cơ vô cùng thuận lợi cho họ làm những việc đó để ổn định tình hình ở Biển Đông, thu hồi biển đảo về cho Tổ quốc, chuộc lại những sai lầm mà họ đã gây ra. Mặc dù Trung Quốc đe phán quyết của Tòa trọng tài sẽ làm gia tăng xung đột và có thể dẫn tới đối đầu nhưng điểm yếu của chúng là không có chính nghĩa và đang bị cô lập. Nếu Đảng và Chính phủ VN đứng hẳn về phía nhân dân, đặt lợi ích của Tổ Quốc, của Nhân dân lên trên hết thì không có gì phải sợ TQ. Lịch sử chiến đấu chống quân xâm lược TQ của cha ông ta đã chứng tỏ điều đó. *Nội dung bài viết không phản ảnh quan điểm RFA.
  10. GS Ngô Vĩnh Long trả lời phỏng vấn ngày 12-7-2016 của phóng viên báo Quân Đội Nhân Dân Câu hỏi 1: Xin cho biết ý kiến về việc Tòa bác các quyền lịch sử và đường 9 đoạn của Trung Quốc? Thông cáo báo chí của Toà Trọng tài Thường tực (11 trang) và bản phán quyết (501 trang), trình bày rất chi tiết quá trình quyết định của Toà và khẳng định vùng độc quyền kinh tế (EEZ) của Công Ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (UNCLOS, năm 1982) đối với các nước ven biển. Từ đó Toà kết luận rằng Trung Quốc không có cơ sở pháp lý để đòi chủ quyền và các tài nguyên ở các khu vực biển trong phạm vi đường chín đoạn, tức đường lưỡi bò. Kết luận trên đi đôi với điểm thứ hai là các cấu trúc hiện đang tranh chấp trong toàn vùng Trường Sa tự nó trong dạng tự nhiên không có khả năng nuôi dưỡng con người và đời sống kinh tế cho nên chỉ có thể là các bãi đá (rocks) hay bãi đá ngầm (reefs) và chỉ có được tối đa là 12 dặm chủ quyền. Phán quyết nầy nhấn mạnh là toàn bộ Trường Sa không có vùng độc quyền kinh tế (Exlusive Economic Zone, EEZ) 200 dặm. Như thế tất cả các vùng biển nằm ngoài các cấu trúc đang được tranh chấp đều là vùng nước quốc tế. Do đó việc Trung Quốc đã dùng lý luận “quyền lịch sử” và đường lưỡi bò để chiếm đóng các bãi đá của nước khác rồi từ đấy đòi chủ quyền các vùng biển xung quanh các thực thể nầy là phi pháp. Câu hỏi 2: Phán quyết của Tòa có lợi như thế nào với Phi-líp-pin? Phán quyết nói rõ là các bãi ngầm như Scarborough không có 12 dặm chủ quyền. Thêm vào đó là nó nằm trong EEZ của Phi, nên thuộc chủ quyền Phi. Việc Trung quốc cấm Phi đánh cá là trái phép. Trung Quốc đã vi phạm chủ quyền của Phi. Câu hỏi 3: Tân Tổng thống Phi-líp-pin Rodrigo Duterte được cho là có thái độ mềm mỏng với Trung Quốc hơn so với người tiền nhiệm. Xin cho biết dự báo về chính sách của Phi-líp-pin tại Biển Đông trong thời gian tới? Tân Tổng thống Rodrigo Duterte được cho là có thái độ mềm mỏng có thể là vì ông ấy là “phe tả” và chống Mỹ như có một số bài báo đã viết. Nhưng cũng có thể là ông ấy đã biết Philippines sẽ thắng kiện nên không muốn để cho Trung Quốc có cơ hội leo thang. Việc ông ấy đã nói là sẽ đàm phán với Trung Quốc và sẽ sẵn sàng cộng tác với Trung Quốc trong việc phát triển các vùng biển tranh chấp thì tôi thấy bề ngoài có vẻ nhượng bộ, nhưng khi đàm phán hợp tác trên vùng biển mà theo phán quyết là của Philippines thì tôi nghĩ Trung Quốc sẽ khó bắt chẹt hơn trong tương lai. Câu hỏi 4: Trung Quốc vẫn thực thi chính sách 3 không với vụ kiện – không tham gia, không thừa nhận và không thực thi. Xin cho biết ý kiến về tính pháp lý của vụ kiện? Chính sách 3 không của Trung Quốc chỉ làm cho Trung Quốc không được sự đồng tình của thế giới thôi. Phán quyết của Toà Thường trực cho thấy hai vế đầu (không tham gia và không thừa nhận) đã thất bại rồi. Trung Quốc cho rằng phán quyết không có tính ràng buộc, nhưng phán quyết nói rõ là có tính cách ràng buộc trên phương diện pháp lý. Lẽ dĩ nhiên Toà án không có thực lực để bắt Trung Quốc thực thi, nhưng toà án công luận thế giới sẽ gây sức ép nếu Trung Quốc vẫn tiếp tục ngoan cố. Câu hỏi 5: Phán quyết của Tòa ảnh hưởng tới Trung Quốc như thế nào? Xin cho biết dự báo về những bước đi tiếp theo của Trung Quốc sau phán quyết? Phán quyết của Toà rõ ràng cho biết là Trung Quốc đã cố tình vi phạm các điều khoản của luật quốc tế mà Trung Quốc đã ký kết. Bước đi tốt nhất sắp tới cho Trung Quốc là từ từ chấp nhận phán quyết nầy bằng cách đàm phán với các nước trong khu vực và ASEAN để tạo điều kiện giảm căng thẳng và xây dựng hợp tác mới trong trình trạng hoà bình. Nếu Trung Quốc cứ khăng khăng tiếp tục chính sách hiện nay thì tôi nghĩ các nước trên thế giới sẽ phải tìm cách giúp cho Trung Quốc hiểu biết hơn. Câu hỏi 6: Phán quyết của Tòa có lợi hay hại gì cho Việt Nam? Việt Nam cần phải làm gì trong thời gian tới? Phán quyết của Toà phần lớn là có lợi cho Việt Nam. Một là vì Việt Nam có bờ biển, lãnh hải và vùng độc quyền kinh tế dài nhất và rộng nhất ở khu vực Biển Đông. Hai là Việt Nam chiếm đóng nhiều thực thể nhất ở Trường Sa. Theo phán quyết thì Việt Nam được toàn quyền hưởng EEZ tính từ bờ biển vì không có chồng lấn với ai, và Việt Nam hoàn toàn có quyền khai thác dầu hỏa ở các khu vực như khu Tư Chính mà Trung Quốc đã đem tầu ra dọa đuổi làm các nước khác sợ phải rút. Trung Quốc, sau phán quyết, khó có thể sử dụng đường lưỡi bò để tiếp tục liếm các vùng lãnh hải và vùng độc quyền kinh tế của Việt Nam cũng như đe doạ các thực thể ở Trường Sa. Trong thời gian tới Việt Nam nên sử dụng một cách hữu hiệu phán quyết nầy để bảo vệ quyền lợi của Việt Nam trên các vùng chủ quyền của mình cũng như quyền lợi của người dân Việt Nam, trong đó có ngư dân, trên biển cả. Xin nhắc lại là điểm 2 của phán quyết đã đề cập đến ở trên khẳng định là tất cả các thực thể ở Trường Sa, trong đó có đảo Itu Aba (Ba Bình) là đảo có tranh chấp lớn nhất không chỉ ở Trường Sa và Hoàng Sa, cũng chỉ được 12 dặm chủ quyền vùng biển chung quanh. Do đó, bất chấp ai nắm chủ quyền Hoàng Sa, cũng không có quyền đe doạ các thuyền bè hay đánh đắm tàu cá của ngư dân khi đến gần 12 hải lý như Trung Quốc đã làm đối với ngư dân Việt Nam. Câu hỏi 7: Phán quyết của Tòa có ảnh hưởng thế nào tới các quốc gia khác có tuyên bố chủ quyền tại Biển Đông? Các quốc gia khác có tuyên bố chủ quyền trước hết là có thể trở lại Công Ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) để khẳng định chủ quyền và đàm phán với nhau về những chồng lấn. Không được dựa vào việc dùng vũ lực xâm chiếm rồi từ đó đòi hỏi đàm phán. Câu hỏi 8: Xin cho biết ý kiến về bước đi tiếp theo của Mỹ, ASEAN trong thời gian tới? Mỹ sẽ tiếp tục kêu gọi mọi bên tuân thủ phán quyết của Toà Thường trực và sẽ tiếp tục có sự hiện diện trên Biển Đông, trong đó có việc cho tàu đi tuần tra để phòng ngừa sự leo thang bất ngờ của Trung Quốc. Còn đối với ASEAN thì Trung Quốc sẽ tiếp tục gây chia rẽ cũng như lũng đoạn. Nhưng các nước có lợi ích trực tiếp vì thế sẽ phải lên tiếng mạnh hơn để vận động dư luận thế giới. Câu hỏi 9: Tình hình Biển Đông trong thời gian tới dự báo sẽ thế nào? Trung Quốc sẽ tiếp tục vùng vẫy và khiêu khích. Nhưng Mỹ, EU, Nhật, Úc, Ấn Độ, và nhiều nước khác đã cảnh báo Trung Quốc là làm như thế thì Trung Quốc sẽ tự cô lập hoá chính mình thôi. Các nước trong và ngoài khu vực sẽ cố gắng hoà hoãn để Trung Quốc không có cớ leo thang, nhưng nếu Trung Quốc vẫn cứ cố tình gây hấn thì các nước bắt buộc phải có chính sách thiết thực với Trung Quốc vì đây là vấn đề an ninh của toàn thế giới cũng như vấn đề cốt lõi của luật pháp quốc tế. Câu hỏi 10: Xin cho biết trong lịch sử đã có vụ kiện nào tương tự như vậy hay không? Nếu có, các bên đã thực thi phán quyết ra sao? Đã có nhiều vụ kiện tương tự, tuy không giống hoàn toàn, mà chính phán quyết có đề cập đến từ trang 400 trở đi. Phần lớn các phán quyết được thi hành, tuy các nước lớn cậy mạnh nên ít thi hành hơn. Một trong những trường hợp đó là vụ Nicaragua kiện Mỹ năm 1986 trước Toà án Công lý Quốc tế (International Court of Justice) về việc đào mỏ trong vùng biển của nước nầy và Mỹ bị xử thua nhưng không thực thi phán quyết. Nhưng việc không thực thi nầy đã làm cho Quốc hội Mỹ phải cắt hết các tài khoản mà chính quyền Tổng thống Ronald Reagan dùng để chống chính thể Sandanista ở Nicaragua cũng như đã thúc đẩy các nước Trung Mỹ (Central America) tìm giải pháp hoà bình cho Nicaragua. Vấn đề hiện nay cũng tương tự như vụ kiện ở trên. Tuy Toà án Thường trực không có cơ chế để cưỡng chế Trung Quốc thực thi và Trung Quốc sẽ không rời bỏ các đảo nhân tạo mà Trung Quốc đã xây cất, áp lực của dư luận thế giới sẽ dần dần có ảnh hưởng tích cực. (Viet-studies)
  11. Tuần duyên Philippines và Nhật cùng luyện tập chống cướp biển ở ngoài khơi Vịnh Manila, ngày 13/07/2016. TED ALJIBE / AFP Phán quyết của Tòa Trọng Tài Thường Trực La Haye ngày 12/7 /2016 theo hướng phủ nhận hầu hết các đòi hỏi chủ quyền của Trung Quốc trên Biển Đông đã được dư luận quốc tế rộng rãi ủng hộ và ghi nhận như một thắng lợi ngoại giao của Philippines trước Trung Quốc. Tuy nhiên, Washington đằng sau tuyên bố ủng hộ quyết định của Tòa, đã kín đáo nhắc nhở các nước có liên quan như Philippines, Việt Nam hay Indonesia cũng như một số quốc gia châu Á khác nên bình tĩnh hành động, không làm dấy lên căng thẳng trong khu vực. Một quan chức Mỹ, giấu tên, hôm qua (13/07) cho biết quan điểm của Washington lúc này là các nước có liên quan cần phải kiềm chế để có thể đi đến giải quyết các vấn đề tranh chấp một cách có lý không bị cảm xúc lấn át. Bộ trưởng Quốc Phòng Ashton Carter, ngoại trưởng John Kerry và một số quan chức khác của chính quyền Mỹ đã trực tiếp gửi thư, điện hoặc thông qua các cơ quan đại diện Mỹ đến các nước liên quan trực tiếp và những nước có quan tâm nhiều đến quyết định vừa rồi của Tòa Trọng Tài. Nội dung thông điệp, theo quan chức Mỹ nói trên, « là kêu gọi tất cả mọi người trấn tĩnh, không nên có ý đồ tập hợp chống Trung Quốc, đó là điều có thể dẫn tới hiểu lầm là Hoa Kỳ đang tập hợp liên minh kiềm chế Trung Quốc ». Hoa Kỳ có lý do để đưa ra thông điệp hòa dịu, bởi vì ngay sau khi Tòa ra phán quyết, ngoài phản ứng của Trung Quốc là bác bỏ thẳng thừng, một vài nước liên quan đã có những động thái có thể làm tình hình xấu đi. Trong đó có Đài Loan. Hiện Đài Bắc đang chiếm hòn đảo lớn nhất trong quần đảo Trường Sa là Ba Bình, mà họ đặt tên là đảo Thái Bình. Theo phán quyết của Tòa thì đó chỉ là một bãi đá và Đài Loan cũng không có « quyền lịch sử » nào ở Ba Bình. Ngay lập tức, hôm qua Đài Loan đã điều tàu chiến ra đảo. Bà tổng thống Thái Anh Văn còn lên tận chiến hạm giao nhiêm vụ bảo vệ lãnh thổ lãnh hải của Đài Loan. Philippines, nước đứng ra khởi kiện và là đồng minh của Mỹ, ngay sau khi có phán quyết thuận lợi, cũng đã giữ bình tĩnh, kêu gọi các bên liên quan kiềm chế, phản ứng có chừng mực. Theo một quan chức Mỹ, nếu ông Benigno Aquino nổi tiếng cứng rắn với Bắc Kinh thì tân tổng thống Rodrigo Duterte hiện vẫn còn là một « ẩn số ». Trước khi có quyết định của Tòa Thường Trực, bộ trưởng Quốc Phòng Philippines Delfi Lorenzana cho biết đã trao đổi với người đồng cấp Mỹ Ashton Carter và được biết Hoa Kỳ và Trung Quốc đã cam kết với nhau phản ứng có chừng mực về phán quyết của Tòa. Ông Lorenzana bổ sung, Philippines hứa hành động tương tự. Phản đối gay gắt phán quyết của Tòa, nhưng Bắc Kinh tiếp tục kêu gọi đàm phán với Manila và coi đây là lúc để đặt lại vấn đề « theo đúng hướng ». Ít nhiều thì đó cũng là một dấu hiệu chuyển biến đầu tiên. Sau một ngày cao giọng lên án, chỉ trích phán quyết của Tòa, hôm nay tờ báo chính thức của đảng Cộng Sản Trung Quốc, Nhân Dân Nhật Báo khẳng định, Bắc Kinh đã cho thấy có thể giải quyết các vấn đề lãnh thổ qua đàm phán. Tờ báo dẫn chứng bằng hiệp định phân định biên giới trên biển trong vịnh Bắc Bộ đã ký được với Việt Nam, cũng như họ đang đàm phán với Hàn Quốc về vấn đề lãnh hải… Tuy vậy, hôm qua, Bắc Kinh vẫn có một động thái xác quyết chủ quyền ở các khu vực họ đang chiếm giữ trên Biển Đông bằng việc đưa hai chiếc máy bay dân sự hạ cánh tại hai sân bay mà họ vừa xây dựng trên những đảo mới bồi đắp trong quần đảo Trường Sa. Một hành động bị Washington đánh giá là gây căng thẳng nhiều hơn là hòa dịu. Giới phân tích chính trị đều nhận định phán quyết của Tòa Trọng Tài Thường Trực là một thất bại lớn của Trung Quốc trên trường ngoại giao quốc tế. Nhưng quyết định của Tòa chỉ có thể tạo đà để các bên tiến tới đàm phán giải quyết các tranh chấp. Các nước có liên quan cũng như có lợi ích trong khu vực đang nóng này cần bình tĩnh, tỉnh táo nhìn nhận thực chất vấn đề, không nên hành động thái quá và nhất là tránh làm dấy lên bầu không khí dân tộc chủ nghĩa. Điều đó có thể phá hỏng một phán quyết hoàn toàn mang ý nghĩa trung gian, hòa giải của Tòa La Haye. Anh Vũ (RFI)
  12. Nghiên cứu sinh Nguyễn Ngọc Lan Ngày 12/7/2016, Tòa Trọng tài Thường trực tại The Hague (PCA) ra phán quyết chung cuộc vụ Philippines kiện Trung Quốc về 'Đường Chín Đoạn', hay còn gọi là 'Đường Lưỡi Bò' trên Biển Đông. Nội dung phán quyết bác bỏ yêu sách chủ quyền và đường chín đoạn của Trung Quốc trên Biển Đông. BBC Tiếng Việt đã có cuộc trao đổi qua email với Nguyễn Ngọc Lan, Nghiên cứu sinh Tiến sỹ, Khoa Luật, Đại học Cambridge, về sự kiện này. 1. Ý nghĩa của phán quyết này? Phán quyết này có ý nghĩa vô cùng quan trọng không chỉ đối hai bên tranh chấp mà còn đối với toàn bộ các quốc gia liên quan trên Biển Đông. Phán quyết khẳng định việc sử dụng biện pháp tài phán trong việc giải quyết tranh chấp một cách hoà bình là một lựa chọn hoàn toàn khả thi và đem lại kết quả tích cực. Phán quyết này, cùng với Phán quyết về thẩm quyền tháng 10/2015, bác bỏ rất nhiều luận điểm thường được Trung Quốc sử dụng nhằm chối bỏ khả năng áp dụng các biện pháp tài phán để giải quyết các tranh chấp ở Biển Đông. Phán quyết cho thấy Toà Trọng tài mặc dù phải đối mặt với một vụ tranh chấp rất phức tạp và cực kì nhạy cảm về mặt chính trị vẫn có thể đưa ra quyết định về các vấn đề pháp lý quan trọng. Phán quyết góp phần khẳng định vai trò của luật quốc tế và tinh thần thượng tôn pháp luật, và khẳng định rằng trước luật pháp, các quốc gia đều bình đẳng như nhau. Về mặt nội dung, Tòa Trọng tài đã thiết lập các chuẩn mực pháp lý đối với các yêu sách trên biển, qua đó khẳng định vai trò trung tâm của UNCLOS và luật quốc tế nói chung trong các tranh chấp về biển. Tòa cũng đã làm rõ các yêu sách vốn từ trước đến nay hết sức mơ hồ về mặt pháp lý mà Trung Quốc duy trì tại Biển Đông, từ đó làm rõ phạm vi tranh chấp. Phán quyết mở đường cho các nỗ lực tiếp theo để giải quyết tranh chấp Biển Đông một cách hoà bình và công bằng nhất, thông qua các cơ chế song phương hay khu vực. Mặc dù phần lớn sự chú ý đều dồn vào các phần của phán quyết liên quan đến đường chín đoạn và quy chế đảo, các vấn đề khác mà Toà xem xét như nghĩa vụ và trách nhiệm pháp lý của Trung Quốc đối với các hành vi của ngư dân Trung Quốc trên biển, đối với hành vi của các tàu chấp pháp Trung Quốc, đối với việc khai thác tài nguyên thiên nhiên biển và bồi đắp đảo đe doạ đến môi trường biển, việc Trung Quốc tuyên bố lệnh cấm đánh bắt cá hàng năm, đều cung cấp cơ sở pháp lý quan trọng để các quốc gia khác trên Biển Đông, chịu ảnh hưởng bởi các hành vi này, có thể phản đối và có các biện pháp phù hợp. 2. Trung Quốc nói không chấp nhận phán quyết này và cho rằng PCA không có quyền tài phán đối với tranh chấp trên Biển Đông, vậy điều gì sẽ xảy ra sau vụ kiện này? Trung Quốc luôn tuyên bố không chấp nhận thẩm quyền của Toà trọng tài theo Phụ lục VII, mặc dù theo quy định của UNCLOS, một khi quốc gia trở thành thành viên của Công ước, quốc gia đó mặc nhiên đã công nhận thẩm quyền của các cơ quan tài phán được thành lập theo Công ước, bao gồm Toà trọng tài. Mặc dù Trung Quốc không tham gia quá trình tranh tụng cũng như tuyên bố không chấp nhận phán quyết của Toà Trọng tài, UNCLOS quy định một phán quyết của cơ quan tài phán theo Công ước mang tính ràng buộc đối với các bên tranh chấp. Điều này có nghĩa là Trung Quốc, với tư cách là thành viên của Công ước có nghĩa vụ thực thi pháp quyết này. Việc Trung Quốc không thực thi phán quyết đồng nghĩa với việc Trung Quốc vi phạm quy định của luật quốc tế. Tuy nhiên, cần phải thừa nhận là luật quốc tế không có một cơ chế cưỡng chế bắt buộc có thể áp dụng đối với quốc gia. Nói cách khác, trong trường hợp Trung Quốc nhất quyết không tuân thủ phán quyết của Toà trọng tài, về lý thuyết, Philippines khó có một cơ chế cưỡng chế nào để ép buộc Trung Quốc phải thực thi. Tuy nhiên, trên thực tế, trong lịch sử giải quyết tranh chấp quốc tế theo con đường tài phán, rất hiếm có trường hợp nào mà các quốc gia lại chống đối hoàn toàn phán quyết của một toà quốc tế. Việc tuân thủ có thể không diễn ra ngay lập tức và đầy đủ, nhưng về lâu dài, có thể thấy phán quyết của toà có tác động quan trọng trong việc thay đổi hành vi, thái độ của các quốc gia có liên quan và các quốc gia có xu hướng thực hiện các hành động của mình theo hướng phù hợp với những gì mà toà quốc tế yêu cầu. Đối với vụ kiện này, Trung Quốc có thể sẽ không tuân thủ phán quyết ngay lập tức, và các tuyên bố chính thức của Trung Quốc sẽ vẫn luôn khẳng định phán quyết không ảnh hưởng gì đến mình. Một số chuyên gia lo ngại rằng Trung Quốc có thể sẽ trở nên hung hăng hơn trên Biển Đông như một cách để đáp trả lại phán quyết, ví dụ như tiếp tục đẩy mạnh cải tạo đảo, thành lập Vùng nhận diện phòng không (ADIZ). Tuy nhiên, một số chuyên gia khác cũng có nhận định rằng đây có thể chỉ là phản ứng ban đầu. Về lâu dài, khó có thể mong chờ Trung Quốc sẽ tuyên bố chấp nhận phán quyết, nhưng dưới sức ép của các quốc gia có liên quan, cũng như của cộng đồng quốc tế dựa trên phán quyết, Trung Quốc có thể sẽ dần có những điều chỉnh trong quá trình đàm phán với các quốc gia khác trong khu vực. Cần lưu ý rằng Philippines cũng từng tuyên bố rằng quốc gia này xem vụ kiện là là bước đầu tiên, chứ không phải biện pháp cuối cùng để giải quyết toàn bộ tranh chấp Biển Đông một cách hoà bình. 3. Việt Nam có thể tham khảo điều gì từ vụ kiện này trong trường hợp muốn giải quyết tranh chấp giữa Việt Nam với Trung Quốc trên Biển Đông bằng biện pháp pháp lý? Trong trường hợp Việt Nam muốn sử dụng biện pháp tài phán để giải quyết tranh chấp với Biển Đông, vụ kiện này có một số vấn đề đáng lưu ý về khía cạnh pháp lý: Thứ nhất, việc sử dụng bằng chứng trong quá trình tranh tụng: Phán quyết của Toà có nhắc đến và xem xét rất nhiều bằng chứng trước khi đưa ra kết luận. Toà đã làm rõ giá trị của các loại bằng chứng khác nhau, ví dụ như bằng chứng lịch sử, bằng chứng từ hình ảnh vệ tinh, các khảo sát hàng hải, bản đồ địa lý v.v... Toà cũng từ chối xem xét một số bằng chứng do Philippines đưa ra và Toà cũng tìm kiếm các bằng chứng một cách độc lập. Việc thu thập bằng chứng và sử dụng bằng chứng như thế nào phục vụ các lập luận pháp lý là vấn đề quan trọng mà một quốc gia khi tham gia trang tụng cần phải lưu ý để có thể đảm bảo xây dựng bộ hồ sơ một cách tốt nhất. Thứ hai, một vụ tranh chấp khi đưa ra trước toà quốc tế sẽ phải trải qua một giai đoạn kéo dài vài năm để đi đến phán quyết cuối cùng. Vụ tranh chấp này kéo dài ba năm, có thể được xem là tương đối ngắn so với thời gian trung bình để giải quyết một tranh chấp trước toà (một vụ kiện trước Toà án Công lý quốc tế - ICJ – có thể kéo dài đến hơn một thập kỷ). Tuy nhiên điều này đòi hỏi quốc gia tham gia phải có sự chuẩn bị kỹ lưỡng về mọi mặt, nhân lực, chuyên môn, tinh thần để có thể theo đuổi vụ kiện một cách tốt nhất, đặc biệt trong hoàn cảnh mà quốc gia bị kiện chắc chắn sẽ tạo rất nhiều áp lực để chối bỏ giá trị của vụ kiện. 4. Phải chăng tòa không công nhận quyền lịch sử của Trung Quốc ở Biển Đông nghĩa là cũng không công nhận quyền lịch sử của các nước khác, như Việt Nam? Cần phải có sự phân biệt giữa các khái niệm pháp lý khác nhau: chủ quyền với đảo (territorial sovereignty), quyền lịch sử (historic rights) và quyền chủ quyền (sovereign rights). Khái niệm đầu liên quan đến việc xác định ai có chủ quyền đối với đảo (đất), hai khái niệm sau liên quan đến quyền của quốc gia đối với việc sử dụng các nguồn tài nguyên ở các vùng nước xung quanh các đảo (biển). Vụ kiện này không liên quan đến chủ quyền đối với các đảo, vì Philippines không đưa vấn đề này ra trước Toà và bản thân Toà cũng không có thẩm quyền để giải quyết vấn đề này. Philippines chỉ yêu cầu Toà bác bỏ yêu sách của Trung Quốc đối với toàn bộ vùng nước trên Biển Đông dựa trên “quyền lịch sử”. Toà tuyên bố rằng UNCLOS đã quy định một vùng biển có tên “vùng đặc quyền kinh tế” có chiều rộng 200 hải lý tính từ đường cơ sở, và trong vùng biển này quốc gia có “quyền chủ quyền”, tức là đặc quyền trong việc khai thác tài nguyên thiên nhiên. Sự ra đời của vùng đặc quyền kinh tế và “quyền chủ quyền” đặt dấu chấm hết cho các yêu sách dựa trên “quyền lịch sử” để yêu sách các vùng biển vốn thuộc quyền chủ quyền của các quốc gia khác. Như vậy, Toà bác bỏ yêu sách “quyền lịch sử” của Trung Quốc đối với các vùng biển trên Biển Đông. Việt Nam chưa từng yêu sách “quyền lịch sử” đối với toàn bộ vùng biển ở Biển Đông. Yêu sách của Việt Nam đối với các vùng biển trên Biển Đông đều dựa trên cơ sở các vùng biển như vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa theo UNCLOS. Lập trường của Việt Nam là Việt Nam có đầy đủ bằng chứng lịch sử đế chứng mình chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Đây là một vấn đề liên quan đến chủ quyền đối với đảo, là vấn đề hoàn toàn khác. Hơn nữa, bản thân Toà Trọng tài cũng nói rõ các bằng chứng lịch sử để chứng minh chủ quyền đối với đảo sẽ khác các bằng chứng lịch sử để chứng minh quyền lịch sử đối với các vùng biển. Hai vấn đề này khác biệt nhau. Vì thế phán quyết của Toà Trọng tài không đồng nghĩa với việc Toà bác bỏ tuyên bố chủ quyền của Việt Nam đối với các đảo trong hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa dựa trên các bằng chứng lịch sử, cũng như không bác bỏ tuyên bố của Việt Nam đối với các vùng biển trên Biển Đông phù hợp với UNCLOS. 5. Tòa phán quyết ‘không cấu trúc’ nào ở Trường Sa được có vùng đặc quyền kinh tế. Điều này có ý nghĩa như thế nào, đặc biệt là những chi tiết phán quyết dựa trên đặc điểm tự nhiên, không tính những gì Trung Quốc đã xây cất thêm? Tuyên bố của Toà Trọng tài rằng không có cấu trúc nào ở Trường Sa có vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa là một điểm quan trọng và có ý nghĩa, dù có gây khá nhiều bất ngờ cho giới quan sát (không phải vì nội dung của tuyên bố, mà vì Toà đã chấp nhận tuyên bố một vấn đề, tuy quan trọng và cần thiết, nhưng không được Philipppines yêu cầu). Tuyên bố này tác động không chỉ đối với Philippines và Trung Quốc là hai bên tranh chấp, mà còn tất cả các quốc gia khác hiện có yêu sách đối với Trường Sa. Mỗi quốc gia vì thế phải đánh giá tác động cụ thể của tuyên bố này đối với chính sách của mình trên Biển Đông. Phán quyết này góp phần bác bỏ hoàn toàn yêu sách Biển Đông của Trung Quốc dựa trên "đường chín đoạn". Điều này là bởi vì mặc dù Trung Quốc chưa từng đưa ra một lời giải thích chính thức nào đối với yêu sách đường lưỡi bò, các hành vi của Trung Quốc cũng như giới học giả cho thấy Trung Quốc có thể dựa trên hai cơ sở chính là (i) quyền lịch sử (đã bị Toà bác bỏ) hoặc(ii) đường chín đoạn là đường biên giới ngoài của các vùng nước được tạo ra bởi các đảo trong quần đảo Trường Sa. Với việc tuyên bố rằng các thực thể trong quần đảo Trường Sa không thể tạo ra vùng biển rộng tới 200 hải lý, và vì thế không thể có thể vùng biển rộng như đường chín đoạn, Toà đã bác bỏ hoàn toàn mọi cơ sở mà Trung Quốc có thể dựa vào để yêu sách đường chín đoạn. Việc Toà tuyên bố các thực thể địa lý chỉ có thể được xem xét dựa trên điều kiện tự nhiên, cùng với tuyên bố rằng việc xây dựng, cải tạo đảo là làm trầm trọng tranh chấp, đã khẳng định tính phi pháp của các hoạt động bồi đắp, xây cất đảo của Trung Quốc. Việc Toà xác định các thực thể ở quần đảo Trường Sa chỉ có thể có tối đa một vùng biển 12 hải lí cũng góp phần thu hẹp các vùng biển chồng lấn trên Biển Đông, vì thế làm thu hẹp các vùng biển tranh chấp. Dựa vào phán quyết, các quốc gia liên quan có thể tiến hành xác định rõ ràng hơn vùng biển nào là vùng biển có tranh chấp, để từ đó tiến hành đàm phán, phân định hay khai thác chung nếu phù hợp. Trong quá trình Toà lý luận về quy chế đảo theo điều 121 UNCLOS, Toà cũng đã làm rõ các yêu cầu pháp lý để một thực thể có thể được xem là đảo, đảo đá hay bãi nửa nổi nửa chìm. Phán quyết vì thế tạo ra chuẩn mực pháp lý khách quan đối với điều 121 mà các quốc gia khác có thể áp dụng trong các tranh chấp khác, ví dụ như đối với các thực thể trong quần đảo Hoàng Sa, hay các thực thể trong tranh chấp ở Biển Hoa Đông. Phán quyết là một án lệ rất quan trọng không chỉ đối với việc giải quyết tranh chấp ở Biển Đông mà còn đối với sự phát triển của luật biển quốc tế nói chung. Đây là lần đầu tiên một phán quyết của Toà quốc tế phân tích và làm rõ các điều khoản quan trọng của UNCLOS như Điều 121, lần đầu tiên một toà quốc tế tuyên bố một quốc gia vi phạm nghĩa vụ thiện chí theo Điều 300 UNCLOS. Vì thế, tác động của phán quyết chắc chắn sẽ vượt ra khỏi phạm vi của tranh chấp Biển Đông và sẽ là nguồn luật quan trọng để các quốc gia khác trên thế giới tham khảo trong quá trình áp dụng UNCLOS và luật biển nói chung. Nguyễn Ngọc Lan Nghiên cứu sinh Tiến sỹ, Khoa Luật, ĐH Cambridge (BBC)
  13. Theo tin của CNN, Tòa án Trọng tài Thường trực (Permanent Court of Arbitration) viết tắt là PCA đặt tại The Hague cho rằng Philippines đúng khi chống lại các đòi hỏi của Trung Cộng trong tranh chấp chủ quyền Biển Đông. Đừng lầm lẫn giữa PCA và Tòa án Công lý Quốc tế (International Court of Justice) gọi tắt là ICJ, cũng đặt tại The Hague, có quyền thụ lý và giải quyết các tranh chấp giữa các hội viên LHQ. Tòa Trọng tài Thường trực nhận xét rằng Trung Cộng không có một cơ sở pháp lý nào để đòi quyền lịch sử đối với tài nguyên trong “đường chín gạch” mở rộng nhiều trăm hải lý từ phía nam và đông của đảo Hải Nam. Tòa cũng nhận xét không có một vùng nổi bật trên biển (sea features) nào mà Trung Cộng cho là của họ có khả năng tạo ra một EEZ (Exclusive Economic Zone) để qua đó giúp cho Trung Cộng quyền sở hữu các tài nguyên như cá, dầu, khí trong vòng 200 hải lý tính từ đất liền. Cũng theo CNN, tòa khẳng định “Trung Quốc đã vi phạm chủ quyền của Philippines” vì đã xâm phạm, quấy phá, khai thác dầu khí, xây dựng các đảo nhân tạo và thất bại trong việc ngăn chận tàu Trung Cộng đánh cá trong vùng biển thuộc chủ quyền Philippines. Tòa cũng tìm thấy Trung Cộng đã “tạo sự hư hại trầm trọng” đến vùng san hô chung quanh các đảo nhân tạo do Trung Cộng xây dựng và “vi phạm trách nhiệm duy trì và bảo vệ hệ thống sinh thái rất mong manh” trong biển. Các tàu đánh cá Trung Cộng cũng diệt chủng loại rùa biển hiếm với một quy mô lớn. Trong một thông cáo báo chí công bố tức khắc sau phán quyết, chính phủ Philippines “khẳng định một cách mạnh mẽ sự tôn trọng đối với phán quyết lịch sử của tòa như là một đóng góp quan trọng vào xung đột đang diễn ra” tại Biển Đông. Ngược lại, theo Tân Hoa Xã, Trung Cộng cho rằng phán quyết của PCA không hợp luật và PCA không có quyền tài phán về chủ quyền. Trung Cộng “không chấp nhận và cũng không thừa nhận phán quyết”. Không cần đọc bản tin Tân Hoa Xã, các nhà phân tích quốc tế cũng biết Trung Cộng sẽ bỏ qua mọi phán xét và dư luận thế giới. Tập Cận Bình cũng đã biết trước Tòa án Trọng tài Thường trực sẽ nhận xét như thế nào nhưng y có sách lược riêng và sẽ không từ bỏ hay dừng lại. Mặc dù bộ máy tuyên truyền Trung Cộng luôn rêu rao chủ quyền Biển Đông “không thể tranh cãi của Trung Quốc và đã chứng minh qua hai ngàn năm lịch sử”, giới lãnh đạo Trung Cộng cũng biết những lý luận đó chỉ là củi để đun nồi nước sôi dân tộc cực đoan Đại Hán chứ không thể dùng để thuyết phục các quan tòa một khi cuộc tranh chấp được đưa ra trước một tòa án quốc tế. Bằng chứng, tháng 1 năm 2013, khi chính phủ Philippines chính thức đệ trình hồ sơ kiện Trung Cộng trước Tòa án Trọng tài Thường trực. Hồ sơ của Philippines nộp lên gồm mười bộ với gần bốn ngàn trang tài liệu chứng minh chủ quyền của Philippines và phản bác các luận cứ cũng như quan điểm đường lưỡi bò chín đoạn của Trung Cộng. Trung Cộng không dám ra tranh tụng trước tòa. Chủ trương của Trung Cộng là gặm nhấm từng phần của Biển Đông. Sau Hoàng Sa, tháng 8 năm 1988 lần đầu tiên Trung Cộng đặt chân lên quần đảo Trường Sa sau trận Gạc Ma. Từ năm 1989 đến năm 1992 Trung Cộng chiếm một số đảo nhỏ khác của Trường Sa. Tháng 2 năm 1995 Trung Cộng chiếm đảo Vành Khăn (Mischief Reef) và một đảo khác do quân đội Philippines đóng. Mặc dù Tòa án Trọng tài Thường trực không có quyền buộc Trung Cộng phải rút ra khỏi “đường chín gạch”, chủ trương của chính phủ Phi đang gây tiếng vang rộng lớn, đáng được ca ngợi và cổ võ. Chính phủ Philippines không ngồi đó chờ Đệ thất Hạm đội Mỹ trực tiếp đương đầu với Trung Cộng để bảo vệ vùng biển của Philippines vì họ biết điều đó không xảy ra. Chính phủ Philippines cũng không sa vào cái bẫy “đàm phán song phương” do Trung Cộng bày ra để kéo dài từ năm này qua tháng nọ như Trung Cộng đã từng làm với Liên Xô từ thập niên 1960 cho đến khi Liên Xô tan rã 1991. Trong vị thế một nước nhỏ, yếu về quân sự, tài nguyên và dân số như Philippines so đối với Trung Cộng, các chính sách có thể làm được là tận dụng mọi luật pháp quốc tế, gây cảm tình trong dư luận thế giới, gây căng thẳng, gây chú ý và nếu cần chủ động gây bất ổn giữa các cường quốc có quyền lợi trong khu vực tranh chấp ở Biển Đông. Đừng quên, Trung Cộng chuyên gây bất ổn nhưng là một quốc gia sợ bất ổn nhất. Tại sao Việt Nam không làm tương tự như Philippines? Đơn giản, dù nhỏ, Philippines vẫn là một quốc gia tự do, độc lập, dân chủ, có chủ quyền. Việt Nam hoàn toàn khác. Việt Nam không có một chính phủ có đủ tính chính danh tức một chính phủ hợp hiến và hợp pháp. Không một chức vụ nào từ thấp đến cao tại Việt Nam do chính lá phiếu của người dân quyết định. Quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc, trong thực chất là quan hệ giữa đảng CSVN và đảng CSTQ. Do đó, nếu có kiện tụng, chẳng lẽ đảng CSVN lại đi kiện đảng CSTQ ? Điều đó chẳng khác gì con kiện cha, trò kiện thầy. Lãnh đạo Trung Cộng đi trong gan ruột của lãnh đạo CSVN. Nếu tách ra khỏi quỹ đạo Trung Cộng và mở rộng quan hệ mật thiết về kinh tế chính trị với các nước dân chủ phương Tây, không sớm thì muộn đảng CS sẽ mất đi vai trò cai trị. Dù đã nhiều lần bị “cho roi cho vọt”, hai đảng CS cũng cùng một cơ chế độc tài. Trong thế giới chỉ còn hai anh em “sớm sớm chung nghe tiếng gà gáy cùng” phải biết nương tựa lẫn nhau để tồn tại. Môi hở răng sẽ lạnh. Quyền lợi của đảng CSVN luôn được giới lãnh đạo đảng đặt trên sự sống còn của dân tộc. Đất nước, biển trời, quê hương, tổ quốc chỉ là những khẩu hiệu tuyên truyền treo trước cổng ngân hàng của giới lãnh đạo CSVN. Trần Trung Đạo (Dân Làm Báo)
  14. Vũ Ngọc Yên 12-7-2016 Tòa Trọng Tài Thường Trực (Permanent Court of Arbitration – PCA), trụ sở tại Peace Palace ở The Hague, thủ đô Hoà Lan, là tổ chức liên chính phủ thường trực giải quyết các tranh chấp quốc tế giữa các quốc gia thành viên bằng biện pháp trọng tài và các biện pháp hòa bình khác. Ngày thứ ba 12.07.2016 Tòa đã công bố phán quyết vụ Phi Luật Tân (Philippines) kiện Trung Cộng về “đường 9 đoạn” trên Biển Đông. Tòa PCA nhìn nhận cáo trạng của Phi cáo buộc Trung Công đã chiếm cứ nhiều đảo một cách phi pháp, đồng thời Tòa đã bác bỏ những yêu sách chủ quyền của Trung Cộng trên các quấn đảo ở Biển Đông. Quân dân Phi phất cờ trên đảo Pasaga (Thị Tứ )- đảo này thuộc chủ quyền Việt Nam Trong thời gian qua Trung cộng luôn tuyên bố chủ quyền gần như trọn vẹn Biển Đông (80 %), bao gồm cả những vùng biển, hải đảo của nhiều quốc gia láng giềng trong đó có Phi Luật Tân. Nhưng nay các yêu sách chủ quyền này của Trung Cộng nêu ra đã bị năm thẩm phán trọng tài quốc tế phản bác. Theo phán quyết, các sự kiện lịch sử hay bản các bản đồ xưa mà Trung Cộng sử dụng làm chứng cứ để hỗ trợ cho tuyên bố chủ quyền “đường lưỡi bò” của mình đều không có cơ sở pháp lý. Tòa cho rằng Trung Cộng không có quyền lịch sử ở lãnh hải. Đây là một phán quyết quốc tế đầu tiên trong vụ tranh tụng. Phán quyết này có thể dẫn đến những căng thẳng mới trong vùng. Là trục giao lưu hàng hải của nền thương mại thế giới và có nhiều tài nguyên tôm cá, dầu hỏa và khí đốt nên Biển Đông mang ý nghĩa chiến lược rất quan trong. Đường 9 đoạn, còn gọi là đường lưỡi bò, của Trung Quốc ở Biển Đông. Đảo hay rạn đá ngầm? Vào năm 2013, Phi đã khiếu nại lên tòa trọng tài PCA về các cơ sở pháp lý mà Trung Quốc sử dụng để đặt ra đường lưỡi bò cũng như tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông. Sau nhiều năm thương thảo, Tòa đã công nhận sự khiếu nại của Phi Luật Tân. Trong khi đó, Trung Cộng ngay từ đầu đã khẳng định không tham dự xét xử và sẽ không chấp thuận phán quyết. Phán quyết về chủ quyền lãnh thổ trên các đảo, dãi san hô, bãi cạn, đá ngầm, vùng cát bồi ở biển đông vượt quá thẩm quyền của Công Ước Luật Biển Liên Hiệp Quốc (UNCLOS) và không liên hệ đến sự diễn giải của luật biển quốc tế. Thực tế Tòa Án Thường Trực không thể cho ra phán quyết trong các vụ tranh tụng chủ quyền lãnh thổ. Phi Luật Tân đã không đặt vấn đề chủ quyền trong đơn khiếu nại. Trong đơn khiếu nại Phi nêu quan điểm pháp lý về các thực thể tranh cãi (đảo, san hô, bãi sạn, rạn đá) trong vùng biển. Trung Cộng quả quyết những thực thể chiếm đóng là các đảo và dựa vào đó mà mở rộng chủ quyền lãnh hải theo UNCLOS. Phi Luật Tân ngược lại khẳng định đó chỉ là những rạn đá ngầm lúc chìm lúc nổi nên không thể căn cứ vào mà đưa ra yêu sách lãnh hải. Phi quả quyết rằng UNCLOS chưa bao giờ công nhận chủ quyền lãnh hải dựa trên đảo “nhân tạo” bao giờ. Bắc Kinh không có lý do gì để dùng chúng làm “điểm mốc” biện hộ cho đường chín khúc được. Chính phủ Phi Luật Tân còn cho rằng một khi thủy triều xuống sẽ thấy các gò đá mà Trung Cộng cướp được của Phi nằm trong thềm lục địa nước Phi. Vì thế xét theo UNCLOS, sự chiếm đóng của Trung Cộng trên các đảo là phi pháp. Việt Nam sẽ có phản ứng? Phi Luật Tân thắng kiện. Tòa Án Quốc tế đã ủng hộ cáo trạng của nước này và bác bỏ yêu sách chủ quyền dựa trên những chứng cứ lịch sử và cách diễn giải UNCLOS biện minh cho “đường lưỡi bò” của Trung Cộng. Phán quyết này sẽ khích lệ nhân dân Việt Nam đòi lại quyền làm chủ trên những quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa mà Trung Cộng đang chiếm đóng. Nhưng liệu nhà nước CHXHCN Việt Nam có can đảm hành động như chính quyền Phi Luật Tân hay không? (anhbasam)
  15. Gia Minh, PGĐ Ban Việt ngữ RFA 2016-07-12 In trang này Chia sẻ Ý kiến của Bạn Email Người dân Philippines biểu tình phản đối trước Tòa Đại sứ Trung Quốc ở Manila hôm 12/7/2016. AFP 00:00/00:00 Một thắng lợi của công lý quốc tế Tòa Trọng tài Thường Trực-PCA tại La Haye chính thức công bố phán quyết về vụ việc Philippines kiện Trung Quốc về đường đứt khúc 9 đoạn vẽ ra tại Biển Đông nhằm tuyên bố chủ quyền ở đó. Ngay sau khi có phán quyết, Gia Minh phỏng vấn luật sư - tiến sĩ Hoàng Ngọc Giao,viện trưởng Viện Nghiên cứu Chính sách Pháp luật và Phát triển của Việt Nam tại Hà Nội. Trước hết ông cho rằng phán quyết của PCA là một thắng lợi của công lý quốc tế: TS Hoàng Ngọc Giao: Phán quyết này khẳng định công lý, pháp lý quốc tế đã được thực thi một cách rõ ràng; một thắng lợi chung cho các quốc gia chứ không phải một mình Philippines bởi lẽ tác động tiếp theo của phán quyết này là sẽ có lợi cho việc duy trì trật tự pháp luật quốc tế đã định hình. Nó cũng vạch ra mưu toan dùng các hành vi quân sự, chính trị một cách vô trách nhiệm cũng không thể nào làm thay đổi được trật tự pháp lý quốc tế hiện nay cũng như xóa bỏ trật tự pháp lý quốc tế hiện nay theo ý chỉ chủ quan của một quốc gia. Bởi lẽ luật pháp quốc tế được kiến thiết, kiến tạo trên cơ sở đồng thuận của tất cả các quốc gia; cho nên không một quốc gia nào có quyền vẽ lại luật này cả. Dưới góc độ như vậy tôi đánh giá đây là một chiến thắng của công lý quốc tế. Và có lợi cho tất cả các quốc gia về mặt nhận thức về trật tự pháp luật quốc tế, có lợi cho những quốc gia đặc biệt là những quốc gia nạn nhân trong khu vực Biển Đông. Đó là căn cứ để chúng ta cần phải giải quyết những tranh chấp một cách hòa bình phù hợp với Công ước Quốc tế về Luật biển năm 1982. (Phán quyết) cũng là một bài học cho Trung Quốc, một lời cảnh báo đối với Trung Quốc cần phải ứng xử, hành xử phù hợp với luật pháp quốc tế chứ không thể cậy sức mạnh quân sự của mình để phá rối trật tự pháp luật quốc tế. Gia Minh: Thưa ông chính dù Trung Quốc nói không tôn trọng phán quyết của PCA và mọi người có phán đoán sắp đến Trung Quốc tiếp tục sự hiện diện của họ tại Biển Đông, theo ông sự hiện diện đó sắp đến sẽ bị tác động ra sao? TS Hoàng Ngọc Giao: Ngay từ khi Philippines khởi kiện Trung Quốc ra PCA, Bắc Kinh phủ nhận thẩm quyền của tòa, tuyên bố không chấp nhận phán quyết của PCA. Điều đó rõ ràng và bằng hành động họ cũng bác bỏ mọi chuyện liên quan đến câu chuyện này. Thế nhưng chúng ta nên nhìn theo góc độ: Trung Quốc không phải sống trên một hành tinh mà chung quanh không có quốc gia khác. Trung Quốc tồn tại và phát triển trong mối quan hệ với cộng đồng các quốc gia. Đó là yếu tố chúng ta cần phải thấy. Do đó Trung Quốc không thể một mình một sân, một mình một luật chơi được. Tòa quốc tế The Hague trong một phiên xử ngày 5/10/2015 (ảnh minh họa). Bởi từ những hành động liên quan đến biển này, thì hành vi không chấp nhận trật tự luật pháp quốc tế của Trung Quốc - đặc biệt lần này không chấp nhận phán quyết của PCA, sẽ thể hiện rõ Trung Quốc là một chủ thể hay một quốc gia không có sự tin cậy trong quan hệ quốc tế. Chắc chắn các quốc gia phải xem xét lại đường lối đối ngoại của mình đối với Trung Quốc về các vấn đề chính trị, ngoại giao và kể cả kinh tế. Còn nếu Trung Quốc lại làm tới, leo thang bằng những hành vi quân sự tiếp theo để tỏ rõ không chấp nhận PCA thì theo tôi Trung Quốc cũng sẽ nhận phải những hậu quả bị cô lập trong quan hệ kinh tế, sẽ bị những chế tài về kinh tế mà các quốc gia khác sẽ xử lý giống như trong trường hợp của nước Nga/ Putin liên quan đến câu chuyện Ukraine. (Nga) đã và đang phải chịu những chế tài kinh tế từ các nước EU cũng như Hoa Kỳ. Về điều này, nhất là trong bối cảnh kinh tế hiện nay, Trung Quốc có nhiều bê bối, nội bộ Trung Quốc có nhiều vấn đề; Trung Quốc có tiếp tục hành vi quấy rối hay tiếp tục thực hiện tham vọng ở Biển Đông và đổi lấy sẽ phải nhận lấy sự cô lập trong cộng đồng quốc tế, nhận lấy sự tẩy chay cũng như những chế tài về kinh tế, thậm chí phản ứng bằng hành vi quân sự của những nước khác trước những hành vi quân sự của Trung Quốc hay không? Chắc các nhà làm chính sách Trung Quốc phải tính đến điều đó. Nếu họ không tính đến, tôi tin kịch bản diễn ra sẽ rất phức tạp. Nhưng có thêm ý nghĩa nữa: nếu Trung Quốc hành xử như một quốc gia bất chấp tất cả mọi luật lệ, bất chấp tiếng nói của tất cả các quốc gia khác, trước những hành vị phá rối của Trung Quốc thì dường như phán quyết của PCA là căn cứ, là điểm hội tụ tất cả những quốc gia chống lại Trung Quốc. Đó là một sức mạnh, đoàn kết các quốc gia trong cũng như ngoài khu vực trước hành động leo thang vũ lực của Trung Quốc tại Biển Đông. Việt Nam cần phải kiên quyết hơn Gia Minh: Ông nói đó là một thắng lợi về mặt pháp luật quốc tế. Và những quốc gia tranh chấp (tại Biển Đông) có cơ sở có lợi, vậy những nước như Việt Nam sắp tới nên như thế nào để có thể bảo vệ được quyền lợi tại Biển Đông? TS Hoàng Ngọc Giao: Theo tôi có thể nói Việt Nam là một nạn nhân rất nặng nề trong những hành vi bành trướng, thôn tính hoặc sử dụng vũ lực của Trung Quốc. Do đó việc đấu tranh ngoại giao, đặc biệt đấu tranh pháp lý đây là thời cơ rất thuận lợi cho Việt Nam. Chính phủ Việt Nam cần phải kiên quyết hơn nữa trước những hành vi của Trung Quốc. Đặc biệt ngay ngày hôm nay, Trung Quốc tiếp tục có hành vi sử dụng vũ lực trên Biển Đông: dùng tàu đâm chìm tàu cá của Việt Nam. Trước bối cảnh như thế chính phủ Việt Nam không thể nào chỉ dừng lại ở việc tuyên bố phản đối thông qua người phát ngôn của Bộ Ngoại giao. Chính phủ Việt Nam cần phải có quyết đoán chính trị trong thời điểm này. Cần phải tính đến việc khởi kiện và cần phải có những biện pháp đấu tranh ngoại giao khác để gây áp lực lên Trung Quốc buộc phải chấp hành trật tự pháp luật quốc tế cũng như Công ước Luật biển năm 1982. Gia Minh: Ông nói rằng phán quyết của PCA là yếu tố giúp cho các nước đoàn kết lại; nhưng trong ASEAN vừa rồiCampuchia vẫn ủng hộ cho Trung Quốc? TS Hoàng Ngọc Giao: Tôi muốn nói đó là tâm điểm để đoàn kết sức mạnh của các quốc gia trước hành vi bành trướng, bá quyền của Trung Quốc ở Biển Đông là tôi muốn nói đến các quốc gia có chính sách đối ngoại có trách nhiệm đối với cộng đồng quốc tế, có thái độ nghiêm túc đối với việc tuân thủ luật pháp quốc tế. Đó là những quốc gia sẽ đoàn kết lại với nhau; chứ tôi không nói đến những quốc gia vì động cơ kinh tế, vì những động cơ cá nhân mà vô trách nhiệm, không có thái độ gọi là có trách nhiệm đối với trật ự pháp luật quốc tế, cũng như đối với vấn đề duy trì hòa bình và an ninh quốc tế. Không nói đến những quốc gia đó; và số đó không có nhiều. Số những quốc gia đó thể hiện thái độ, chính sách không nhất quán, có tính chất gọi là cơ hội. Những quốc gia đó không đáng kể về mặt qui mô, không đáng kể về tiếng nói chính trị, không đáng kể về vị thế trong quan hệ các quốc gia Những quốc gia có trách nhiệm là những quốc gia lớn, những quốc gia có tiềm lực, những quốc gia luôn thể hiện trách nhiệm đối với trật tự pháp lý quốc tế. Chúng ta thấy rõ: Hoa Kỳ, Nhật Bản, Úc, Ấn Độ, Châu Âu và một loạt những nước khác- những nước phát triển. Đó là những quốc gia mà trong đường lối đối ngoại luôn lấy tiêu chí luật pháp quốc tế làm căn cứ cho các mối quan hệ quốc tế; chứ họ không thể nào chấp nhận hành vi phá bĩnh, bác bỏ luật pháp quốc tế cả. Gia Minh: Cám ơn ông.
  16. Về chuyện Formosa lén lút chôn trộm chất thải chưa qua xử lý Một xe tải chở chất thải chưa qua xử lý, màu đen, sền sệt, bốc mùi hôi thối, kèm mùi hoá chất nồng nặc đã bị phát hiện chôn trộm ở Kỳ Anh, Hà Tĩnh. Số lượng hơn 100 tấn. Thông tin này nóng nhất trong sáng nay vì điểm xuất phát của chiếc xe là trung tâm phân loại rác thải của Formosa. Chất thải Formosa chôn tại đất của Giám đốc Công ty Môi trường – Đô thị TX Kỳ Anh. Nhiều người bất ngờ, nhưng cá nhân tôi hoàn toàn không. Bởi theo những gì tôi nắm được, việc xử lý không đúng quy định của Formosa và đồng bọn (đối tác) đã xảy ra nhiều lần. Lần này chỉ đơn giản là họ phát huy kinh nghiệm đã được tích luỹ. Để làm rõ mối liên quan với Formosa, tôi mạn phép được cung cấp đầy đủ thông tin các mẹ hình dung. * Hệ thống xử lý nước thải của Formosa đã vận hành từ tháng 6-2015. Bùn thải phát sinh (chất sền sệt, màu đen) được Formosa chứa trong các bồn khổng lồ. Tôi có hình quay nhưng để ở ổ cứng chưa lấy được. Đến tháng 5-2016, Formosa chưa chuyển giao cho đơn vị có chức năng xử lý. * Công ty cổ phần tư vấn xây dựng và quản lý đô thị Kỳ Anh là đơn vị có ký hợp đồng thu gom chất thải (chủ yếu là chất thải sinh hoạt) với Formosa. Năm 2015, công ty này nhận của Formosa 825 tấn. Đáng lẽ, họ phải vận chuyển đến nhà họ xử lý rác thải Phú Hà. Nay phát hiện họ xử lý bằng chôn trộm chất thải theo tôi bùn thải của Formosa. Hiện chưa thấy văn bản nào nói về chức năng xử lý bùn thải cho Formosa của công ty này. * Vào ngày 22-1-2016, Formosa từng bị phát hiện quản lý không chặt chẽ chất thải chứa các thành phần hoá chất nguy hại. Khối lượng ghi nhận khoảng 105 tấn, được giao cho Công ty môi trường Phú Hà. Trong khi công ty Phú Hà chưa đủ hồ sơ thủ tục để được xử lý. * Tháng 3-2016, Formosa từng bị phát hiện chuyển giao chất thải công nghiệp cho Công ty Hữu Lượng. Công ty này chưa đủ điều kiện xử lý rác thải công nghiệp và họ cũng đem đổ bậy! Sự trơ trẽn của Formosa và đối tác thì không phải bàn thêm nữa. Tôi chỉ muốn đặt câu hỏi lớn cho trách nhiệm của Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Tĩnh trong việc quản lý, giám sát. Liệu có vấn đề gì? Công ty môi trường đô thị Kỳ Anh tiền thân là một hợp tác xã. Họ mới nhận được dự án xử lý rác thải hơn 20 tỉ đồng từ nguồn ngân sách. Thậm chí, xe chở chất thải của họ cũng được nhà nước cấp tiền mua! Ra là còn dùng vào việc bẩn thỉu cho Formosa? Formosa được lợi. Đối tác của họ được lợi. Còn ai được lợi nữa không, tôi chưa chắc rõ! Nhưng chắc chắn, hậu quả dân Kỳ Anh sẽ gánh hết! Bạch Hoàn12-7-2016 (Blog Tễu)
  17. Biểu hiệu của Tòa Án Trọng Tài Thường Trực Trả lời báo giới ngày 07/07/2016, giáo sư Carlyle Thayer, thuộc Học viện Quốc phòng Úc, đưa ra một số nhận định về khả năng phản ứng của Trung Quốc, Hoa Kỳ và các tác động đối với quan hệ Trung Quốc-ASEAN trước các phán quyết của Tòa Trọng Tài trong vụ Philippines kiện các đòi hỏi chủ quyền lãnh thổ của Trung Quốc ở Biển Đông. 1. Tòa Án Trọng Tài Thường Trực La Haye thông báo ra phán quyết vào ngày 12/07/2016. Nhiều khả năng phán quyết của Tòa có lợi cho Philippines, bất chấp sự phản đối của Bắc Kinh. Giáo sư nghĩ gì về phản ứng của Trung Quốc đối với phán quyết của Tòa ? Ngoài việc nhắc lại luận điệu bác bỏ thẩm quyền của Tòa và chỉ trích Philippines dùng đến trọng tài quốc tế, ông nghĩ gì về việc Bắc Kinh đáp trả trong lĩnh vực ngoại giao ? Giáo sư có nghĩ là Bắc Kinh cũng sẽ sử dụng các biện pháp trả đũa khác, về kinh tế và quân sự để thể hiện sự bất bình của mình ? Đương nhiên, Trung Quốc sẽ không thay đổi thái độ và bác bỏ các phán quyết của Tòa Án Trọng Tài. Có thể chúng ta sẽ chứng kiến một chiến dịch tuyên truyền « gây sốc và sợ hãi ». Trung Quốc sẽ nắm bắt mong muốn của tổng thống Philippines để mở các cuộc đàm phán sau khi Tòa ra phán quyết. Bắc Kinh sẽ cố gắng đạt được một thỏa thuận với Philippines và phớt lờ các phán quyết. Có thể đó là hình thức tài trợ cho cơ sở hạ tầng, như dự án đường sắt tàu cao tốc giữa Manila và Clark, và gây áp lực với tổng thống Duterte giảm bớt sự hiện diện quân sự của Mỹ tại Philippines, đổi lại hai bên sẽ có quan hệ song phương tốt hơn. Điều cơ bản là Trung Quốc sẽ tiếp tục củng cố sự hiện diện dân sự trên các đảo nhân tạo ở Biển Đông, thông qua việc xây dựng nhiều cơ sở hạ tầng hơn, đưa nhiều quan chức chính phủ ra đó hơn và thậm chí tổ chức cho các nước trong khu vực tới thăm những nơi này. Trung Quốc sẽ không gia tăng quân sự hóa các đảo nhân tạo ngay lập tức mà sẽ tiến hành từng bước. Trung Quốc quan tâm theo dõi cuộc bầu cử tổng thống Mỹ. 2. Theo giáo sư thì Washington sẽ có phản ứng ra sao với phán quyết của Tòa ? Washington sẽ phối hợp tấn công ngoại giao cùng với các nước có lập trường tương tự để gây sức ép đòi Trung Quốc tuân thủ phán quyết. Hoa Kỳ sẽ cảnh giác duy trì một sự hiện diện quân sự nhằm ngăn ngừa Trung Quốc tiến hành xây dựng tại bãi cạn Scarborough. Và Washington sẽ cố gắng củng cố mối quan hệ với chính quyền Duterte nhằm ngăn cản mọi khả năng tiến tới của Trung Quốc. Khả năng hành động của Mỹ sẽ bị hạn chế nếu tổng thống Duterte « chơi » lá bài Bắc Kinh và Washington và khối ASEAN thì vẫn chia rẽ. 3. Theo giáo sư, liệu phán quyết của toà sẽ tạo ra một bước ngoặt trong quan hệ Trung Quốc – ASEAN hay không? Tôi nghĩ đến lời dạy của sử gia Thucydide : « Ai cũng biết, vấn đề công lý chỉ được đặt ra giữa những bên ngang bằng nhau về sức mạnh, (còn không) kẻ mạnh thì làm bất cứ những gì có thể, còn kẻ yếu thì phải chấp nhận những gì họ phải chấp nhận ». Chừng nào ông Hun Sen còn giữ nguyên lập trường lên án Tòa Án Trọng Tài, thì ASEAN khó có thể có được một lập trường thống nhất hiệu quả. Các quan chức cao cấp ASEAN đã soạn thảo tuyên bố về Tòa Án Trọng Tài, nhưng không đạt được đồng thuận chung để trình các ngoại trưởng thông qua. Khối ASEAN, kết hợp với những chuyện tương tự mà tôi đã nói, sẽ tiếp tục « đi tìm Chén Thánh », tức là một bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông, mang tính ràng buộc và nếu như có được thì bộ quy tắc này sẽ mang lại hòa bình và an ninh cho tất cả các nước. ASEAN sẽ không tìm thấy Chén Thánh và rồi bền bỉ theo đuổi các cuộc tham khảo với Trung Quốc. ASEAN, với các thành viên mới, không còn là một cộng đồng ngoại giao thống nhất nữa, giống như hồi khối này chống lại sự can thiệp của Việt Nam vào Cam Bốt (1979-1989). ASEAN có rất nhiều lợi ích trong quan hệ với Trung Quốc và thượng đỉnh kỷ niệm 25 năm đối thoại ASEAN-Trung Quốc được dự trù tổ chức trong tháng Tám này. (RFI)
  18. Hồi mình còn ở nhà, mấy lần thấy chuyện anh em bị đánh. Lần thứ nhất là ông JB Nguyễn Hữu Vinh bị đánh ở Đồng Chiêm.http://www.bbc.com/vietnamese/vietnam/2010/01/100108_dong_chiem_updates.shtmlChính quyền huyện Mỹ Đức đập cây thánh giá trên núi do bà con giáo dân xây dựng, hôm ấy có hàng trăm công an cơ động ở thành phố về bao vây giáo xứ Đồng Chiêm , phong toả không cho bà con ra khỏi làng, đồng thời đập tan tành cây thánh giá trên núi. Đập thánh giá tan tành, công an chính quy rút về, để lại lá chắn vỡ, vỏ lựu đạn hơi cay, còng số 8 vương đầy giáo xứ. Mình cả ông Jb Vinh đi vào còn nhặt được cả một đống. Sau đó mọi người giáo dân nơi khác kéo về Đồng Chiêm cầu nguyện, chính quyền xã An Phú cho một xe ben đổ đất đá chặn đường độc đạo vào làng. Mọi xe cộ phải dừng từ xa để người giáo dân đi bộ lội ruộng vào giáo xứ. Trên đoạn đường vào như thế, chính quyền cho dân phòng, công an mặc thường phục cà khịa và đánh đập bất cứ ai họ nghi là có ảnh hưởng.Ông Jb Vinh vác máy ảnh ra đống đất chụp, bị cả bọn công an lẫn dân phòng xúm lại đánh ngất bất tỉnh. Mình chạy đến vực ông ấy dậy đưa vào nhà thờ cho các xơ chữa trị.http://www.gxvn-stuttgart.de/?p=570Lúc ấy bọn công an, dân phòng vẫn đứng đầy đó, mình cố chụp được mấy cái ảnh mới đưa ông ấy đi về nhà thờ. Chả biết lúc đó chúng nó xông đến đánh mình thì sao.? Lúc vực ông Vinh đi trong đầu vẫn còn câu hỏi vậy.Lần thứ hai là ông Guse Lê Quốc Quân, tức luật sư Lê Quốc Quân bị đánh ngay tại chân nhà riêng. Mình chạy đến đưa đi viện, ông Quân bảo gọi điện báo công an đến viện làm chứng. Mình bảo gọi làm đéo gì, cứ để bệnh viện nó khám làm hồ sơ đâu đó mình hãy gọi. Gọi vào chúng nó bảo bác sĩ sửa hồ sơ đi thì sao. Ông Quân vốn học luật nên thích rành rẽ, ông gọi điện cho công an đến. Y rằng bọn công an vào lôi bác sĩ sang phòng bên dặn gì một lúc. Bọn bác sĩ ra khám kêu không sao, thương nhẹ, chẳng cấp giấy tờ gì cả.http://danlambaovn.blogspot.com/2012/08/ls-le-quoc-quan-bi-anh-vao-ngay-1982012.htmlHai câu chuyện này cũng được các trang mạng và các hãng truyền thông nhắc đến nhiều, nhắc lại chút để dẫn chuyện sau đây thôi. Số là mình thấy anh em thân thiết bị đánh, cũng lo không biết khi mình bị đánh sẽ thế nào. Mình mới đem lo ngại đó hỏi một người từng trải. Anh ta bảo.- Mày vớ được cái gì xiên chết mẹ chúng nó đi, không thì cố nhớ mặt thằng nào phục mà xiên cho nó một nhát, nhớ là phải xiên chết luôn, hoặc cho nó tàn phế suốt đời. Đừng có xiên xướt da rồi mày tù mọt gông.Mình không đồng ý, mình nói mình là người viết, phải đấu tranh ôn hoà, bất bạo động, kể cả bị đánh cũng ngồi im. Tính mình hiền lành, từ bé đến giờ không dám đánh ai cả. Nhìn thấy máu gà còn sợ muốn ngất, huống chi là máu người.Anh kia chửi.- Đm mày mà nghĩ thế, chúng nó biết chúng nó càng đánh cho. Vì nó biết mày không dám làm gì.Mình nói.- Làm sao mình làm thế, làm thế nó chết mình tử hình, mạng mình sao đổi mạng nó được.Anh kia lại chửi.- Đấy, chính mày nghĩ thế nó mới làm. Mày quý mạng mày, nó không quý mạng nó à. Chơi với bọn này cứ phải chơi tới bến nó mới ngại. Mày so thế mà không nghĩ là cũng so sao ?. Nó cũng nghĩ mạng mày bằng thế đéo nào mạng nó. Mày chỉ là thằng lưu manh, vô học, đéo có tiền đồ gì ở cái xã hội này. Trong khi nó học hành mấy năm, gia đình chạy chọt hàng trăm triệu có chỗ làm ở Hà Nội. Tương lai, tiền đồ nó hơn mày, vốn liếng bỏ ra cuộc đời nó cũng hơn mày. Giờ nó mà biết mày sẵn sàng đổi mạng với nó, thì bố thằng an ninh nào dám đánh mày. Kể cả thằng lính quèn an ninh mới ra trường mạng nó cũng gấp mầy lần cái mạng bèo bọt của mày.Mình bảo cách như anh nghĩ không được, như thế thì em sợ lắm. Anh ấy bảo.- Thế thì tao bảo mày cách này nhé, khi nào mày bị đánh. Mày tìm xem quê cái thằng chỉ huy bọn đánh mày ở đâu. Lân la về đó tìm mộ tổ họ nhà nó, hay mộ bố, mẹ nó cũng được. Rồi mày thuê mấy thằng đầu trọc, mặc áo cà sa, mày mang lễ ra mộ bố mẹ nó tế. Cần thì làm cái cọc dâu như trong phim trừ quỷ, đóng mẹ xung quanh mộ nhà nó hai ba cái cho có . Rồi quay clip tung lên mạng, cho cả làng xã họ mạc nhà nó phải chịu tiếng là có thằng làm quan trên Hà Nội không biết hại người ta ra sao. Để người ta oán kéo về tận mộ tổ mà tế. Đm ở quê họ đồn kinh lắm, mà đồn thế thì thằng đó về quê cắm mặt không dám ngẩng đầu, cả họ nhà nó chịu tiếng thay cho nó. Ở quê ai người ta canh mộ đâu, rình lúc nào đồng vắng người làm chớp nhoáng dăm ba phút là đâu vào đó, hình ảnh , âm thanh ngon lành. Mày cứ khấn tthật to là không biết mồ mả ông bà có động gì không mà con cháu làm quan ác thế, nay cháu có chút lễ mong ông bà khuyên bảo con cháu, và xin đóng mấy cái cọc để giữ yên long mạch không bị động....cứ thế là ngon rồi.Mình nói.- Làm thế ác quá, ai lại đi lôi mồ mả nhà người ta ra thế.Ông anh xã hội tức mình bảo.- Thôi, thế thì kệ mẹ mày, đừng hỏi tao. Chúng nó biết mày sợ cái gì, nó làm cái đó. Còn mày biết nó sợ cái gì, mà không dám làm. Tao còn vài chiêu nữa, nhưng kiểu của mày thì nói cũng bằng thừa. Mình nài nỉ.- Anh có cách nào nhân văn, ôn hoà, được mọi người đồng cảm thì bảo em., chứ hai cách kia thì em không dám làm.Ông anh nể tình, nói.- Hai cách kia mày không dám làm, còn cách thứ ba này đúng như mày yêu cầu. Mày biết về cái gọi là nghệ thuật trình diễn, sắp đặt...cái con mẹ gì đó chứ.?Mình đáp.- Vâng, em cũng biết, bọn nó bày quang gánh, rổ rá, treo dây rợ, gào hú kiểu thằng Đào An Khánh chứ gì.?Ông anh.- Đúng, đúng cái bọn đó, cái bọn có lúc nó sơn vẽ lên người, nó băng bó bột, nó dán băng leo trên miệng....linh tinh đấy. Mày biết không, thế giới họ rất thích cái kiểu như mình gọi là nhố nhăng ấy, đm cái gọi là sắp đặt, hậu hiện đại, đường phố đó đó. Giờ mày mà bị đánh nhé, làm mẹ luôn cái triển lãm nghệ thuật sắp đặt, tượng hình, siêu tưởng kết hợp thực tế. Mày giữ nguyên băng bó nằm làm vật triển lãm, cho treo tranh ảnh, hình vẽ những người bị đánh khác, nếu được gọi những người từng bị đánh trước đó lại, tái tạo lại hình ảnh họ lúc bị đánh trước đó bằng bông băng, mực đỏ...ghi chú ngày tháng, tên tuổi nơi xảy ra.... biến thành một cuộc triển lãm nghệ thuật như vây quốc tế họ mới ấn tượng. Họ mới can thiệp mạnh may ra bớt được nạn đánh người về sau.Mình nghe xong lắc đầu.- Làm thế kỳ quá anh ạ.Mình nói dứt câu, ông anh xã hội đứng dậy chỉ tay ra cửa.- Biến, từ giờ đừng hỏi tao về chuyện này nữa. (blog nguoibuongio)
  19. Nam Nguyên, phóng viên RFA 2016-07-08 In trang này Chia sẻ Ý kiến của Bạn Email Nhà máy thép Formosa Hà Tĩnh, ảnh chụp tháng 12 năm 2015. AFP 00:00/00:00 Cần tránh thảm họa tái diễn Báo chí Việt Nam tiếp tục có nhiều tin bài về thảm họa môi trường biển miền Trung do Formosa Hà Tĩnh gây ra. Dư luận chung hướng tới việc phải làm rõ trách nhiệm từ đầu của chính quyền để tránh những thảm họa như thế tái diễn. Theo TS Phạm Chí Dũng, một nhà báo tự do, nhà hoạt động xã hội dân sự độc lập, thì người dân không còn tin tưởng vào những gì chính quyền nói. Qua vụ Formosa gây ra thảm họa môi trường quá lớn, hủy diệt biển và sinh kế của hàng trăm ngàn ngư dân, chính phủ Việt Nam cần phải có những quyết định khẩn cấp. Từ Saigon, TS Phạm Chí Dũng phát biểu: “Những vấn đề mà Bộ Khoa học Công nghệ, Bộ Tài nguyên Môi trường cần phải làm khẩn cấp ngay lúc này là kiện Formosa ra tòa, tòa nào đó thì do chính phủ Việt Nam phải chọn. Nhưng phải kiện có kết quả và hiệu quả để làm yên dân, đồng thời lấy lại công bằng cho người dân. Thứ hai nữa là xem xét, rà soát, điều tra lại toàn bộ qui trình cấp phép cho Formosa và xem những quan chức nào từ cao tới thấp dính vào qui trình cấp phép và có nhiều dấu hiệu sai lệch, kể cả những dấu hiệu đồn đoán là có nhận hối lộ trong đó. Những quan chức đó phải đưa ra xử nghiêm trước pháp luật chứ không phải chỉ xử lý hành chính. Đó là những vấn đề cần kíp ngay trước mắt, ngay lúc này…” Báo điện tử Tiền Phong ngày 4/7 dẫn lời Phó Giáo sư Tiến sĩ Bùi Thị An, Viện trưởng Viện Tài nguyên, môi trường và phát triển cộng đồng, ủy viên Ủy ban Khoa học Công nghệ Môi trường của Quốc hội trả lời phỏng vấn, xin trích nguyên văn:“Cần thiết phải truy lại toàn bộ trách nhiệm của những người đã ký phê duyệt dự án, người đánh giá môi trường, giám sát thi công, vận hành của Formosa. Mới chỉ là vận hành thử đã như vậy, còn khi Formosa khai thác thật sẽ như thế nào? Chỉ khi tìm ra nguyên nhân chính xác, truy trách nhiệm chính xác người ta mới sợ, không bao giờ cho tái diễn một dự án như Formosa bữa.” PGSTS Bùi Thị An nói với Tiền Phong Online, chính quyền nên thừa nhận sự yếu kém, đã để có những lỗ hổng trong quản lý, cấp phép đầu tư. Cần quyết liệt và minh bạch, từ kêu gọi đầu tư, người phê duyệt, đến chuyện nhà đầu tư sản xuất cái gì, áp dụng công nghệ gì, lượng tiền ra sao. Bà Bùi Thị An kêu gọi minh bạch, vì chỉ có minh bạch thì người dân mới có thể giám sát được. Chỉ khi nào minh bạch thì mới chấm dứt được những sự cố môi trường nghiêm trọng như vừa qua. Không bao giờ đánh đổi môi trường lấy bất cứ điều gì. Bà An cũng đặt câu hỏi, số tiền 500 triệu USD họ đưa ra dựa trên cơ sở nào? Việt Nam có thể nhân nhượng, nhưng để khôi phục lại sinh thái biển sẽ phải mất bao nhiêu tiền? Hệ sinh thái biển chính là sự sống của tảo, của cá, tôm… các sinh vật đó lại liên quan đến sự sống con người. Chuyện đó quan trọng lắm và có thể nói là vô giá. Ngày 2/7/2016, Theo SohaNews và Trí Thức Trẻ, Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình cũng phát biểu là cần thanh tra, kiểm tra xem trong quá trình thẩm định, cấp phép, phê duyệt cho Formosa có tiêu cực không, nếu có phải xử lý, đây cũng là việc hợp lòng dân. Được biết Formosa là chủ đầu tư đại dự án Khu liên hợp gang thép Hà Tĩnh, gồm nhà máy luyện thép, nhà máy nhiệt điện và Cảng nước sâu Sơn Dương. Dự án này được giao 3.300 ha diện tích mặt đất và mặt nước ở vị trí trọng yếu an ninh quốc phòng và nhận được những ưu đãi quá mức đầy nghi vấn. Giấy phép đầu tư được cấp năm 2008 vốn đăng ký 10,5 tỷ USD, giai đoạn 1 sản xuất từ 7,5 triệu tấn tới 10,5 triệu thép mỗi năm, qua giai đoạn 2 sẽ nâng công suất lên 22 triệu tấn thép/năm. Formosa Hà Tĩnh được ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp 10% trong khi doanh nghiệp trong nước là 22%, miễn thuế thu nhập trong bốn năm và giảm 50% số thuế phải nộp trong 9 năm tiếp theo; được miễn thuế nhập khẩu máy móc, thiết bị…Formosa Hà Tĩnh được cấp phép đầu tư 70 năm thay vì theo luật định là không quá 50 năm. Quyết định trái pháp luật này bị Thanh tra Chính phủ phát hiện vào đầu năm 2015, tuy nhiên Thủ tướng chính phủ lúc đó là ông Nguyễn Tấn Dũng đã hợp thức hóa quyết định sai trái này. Tại cuộc họp báo công bố nguyên nhân gây ra tình trạng cá chết hàng loạt ở 4 tỉnh miền Trung chiều 30/6/2016 ở Hà Nội, chính phủ Việt Nam cũng cho chiếu một đoạn video với lời phát biểu nhận lỗi của ông Trần Nguyên Thành, chủ tịch hội đồng quản trị công ty gan thép Hưng nghiệp Formosa Hà Tĩnh. Được biết ông Võ Kim Cự, Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã Việt Nam, nguyên Chủ tịch Ủy ban Nhân dân, nguyên Bí thư Tỉnh ủy Hà Tĩnh được báo chí cho là một trong những người vận động ráo riết cho dự án Formosa Hà Tĩnh. Nếu truy cứu toàn bộ trách nhiệm những ai đã góp phần cho phép Formosa vào Việt Nam, trao cho nó những ưu đãi quá mức và trái luật thì danh sách này rất dài trong đó phải kể đến cựu Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, cựu Bí thư tỉnh ủy Võ Kim Cự, một loạt các cựu bộ trưởng khoa học Công nghệ, Công thương, Tài nguyên Môi trường và thuộc cấp. Khi Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình nói, cần kiểm tra quá trình thẩm định, cấp phép, phê duyệt cho Formosa xem có tiêu cực hay không, có ý kiến cho rằng chiến dịch làm trong sạch Đảng mà Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đang phát động sẽ không thể thiếu Formosa. Nhà hoạt động dân quyền TS Phạm Chí Dũng từ Saigon nhận định: “Nhiều người đang cho rằng ông Võ Kim Cự chỉ là một con ruồi, còn con hổ nằm cao hơn nữa, bắt đầu từ việc cấp phép chứng nhận 70 năm, bắt đầu từ con ruồi Võ Kim Cự và có thể lên cao hơn nữa biết đâu có thể dính tới cả ông Nguyễn Tấn Dũng là một con hổ ở cao hơn... Nhưng tôi rất hồ nghi chuyện này vì nếu ông Nguyễn Phú Trọng muốn chọn Formosa làm một tiêu điểm để đả hổ diệt ruồi, thì ngay từ khi cá chết ông Trọng đã không đi thăm Formosa một cách đáng nghi ngờ như vậy và sau chuyến đi đó không có một lời lẽ nào về chuyện xả thải của Formosa…Tôi cho rằng tầm của Nguyễn Phú Trọng chưa đủ để đụng tới các quan chức cấp cao cho dù ông Trọng có muốn chăng nữa.” Bao giờ biển an toàn? Sau khi Việt Nam công bố và Formosa Hà Tĩnh nhận tội xả thải chưa qua xử lý ra môi trường biển trong 5 ngày vì lý do chập điện, Formosa hứa đền bù 500 triệu USD. Hiện nay Chính phủ Việt Nam vẫn trong giai đoạn lên kế hoạch trợ giúp người dân những vùng bị hại, cũng như chưa nói gì được về việc xử lý ô nhiễm, phục hồi môi trường biển. VnExpress ngày 6/7/2016 trích lời TS Vũ Đức Lợi, Phó chủ tịch Hội đồng khoa học quốc gia tìm nguyên nhân cá chết hàng loạt, theo đó nhóm nghiên cứu đang theo dõi sự hấp thu và biến thiên của các độc tố để trả lời biển an toàn hay chưa và đưa ra các phương án xử lý ô nhiễm. Các nhà nghiên cứu đã lặn xuống biển thực hiện khảo sát, lấy mẫu trầm tích, để xác định hàm lượng độc tố phenol hay xyanua còn tồn dư bao nhiêu, phân hủy ra sao và chuyển hóa thành chất gì. Bao giờ biển an toàn, hải sản không còn nhiễm độc là điều mà cả nước trông đợi, chứ không chỉ riêng người dân 4 tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế. Ngày 28/6 báo điện tử Dân Trí đưa tin, Bộ trưởng Lao động -Thương binh - Xã hội Đào Ngọc Dung cho biết, sẽ có chương trình dạy nghề và tạo việc làm cho hơn 1 triệu lao động ở 4 tỉnh miền Trung bị ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp từ thảm họa cá chết hàng loạt. Ngày 5/7, VnExpress trích lời Thứ trưởng Bộ Lao động -Thương binh -Xã hội Doãn Mậu Diệp đã đưa ra con số thấp hơn nhiều, theo đó ước tính có 263.000 lao động bị ảnh hưởng do Formosa xả thải, trong đó có 100.000 lao động trực tiếp. Thứ trưởng Diệp nói rằng, ngư dân thì phải sống nhờ biển, mưu sinh từ biển. Việc chuyển đổi hoàn toàn lao động bị ảnh hưởng sang nghề khác có lẽ là câu chuyện không khả thi và cũng không nên làm. Tuy vậy ông Diệp cho biết sẽ triển khai dự án tổng thể về dạy nghề, việc làm và xuất khẩu lao động, ưu tiên những huyện nghèo ven biển bị ảnh hưởng. Trên thực tế, ngư dân muốn bám biển, muốn môi trường biển được phục hồi, họ không hài lòng về cách thức chính quyền xử lý chậm chạp, sau khi đã xác định Formosa gây thảm họa. Đó cũng là lý do hàng ngàn giáo dân Cồn Sẻ, xã Quảng Lộc, Thị trấn Ba Đồn tỉnh Quảng Bình biểu tình phản đối vào chiều ngày 7/7/2016 và đã bị công an giải tán bằng vũ lực. Một cư dân Cồn Sẻ nói với Đài Á châu Tự do: “Mục đích cuộc biểu tình của bà con thì như chúng ta biết sau thảm họa môi trường hoàn cảnh của đại đa số bà con (đánh bắt gần bờ và xa bờ) lâm vào cuộc sống khó khăn. Từ cả trăm năm nay người dân bám biển, các nguồn tài chính cung cấp cho gia đình đều từ biển. Rơi vào hoàn cảnh này họ bức xúc; đặc biệt khi biết thông tin do chính quyền Việt Nam công bố thủ phạm là Formosa, và chính quyền đã nhận tiền bồi thường 500 triệu (đô la). Rồi còn có nhu cầu đưa bà con ra nước ngoài làm việc khiến bà con nổi giận hơn...” Ngày 30/6 vừa qua khi họp báo công bố việc Formosa Hà Tĩnh nhận lỗi và bồi thường 500 triệu USD, các Bộ trưởng Tài nguyên Môi trường và Bộ trưởng Chủ nhiệm văn phòng chính phủ chưa làm giới khoa học trong ngoài nước hài lòng. Sự kiện 5 ngày chập điện xả thải không qua xử lý của Formosa ở Vũng Áng chỉ đưa ra biển phenol, xyanua, hydroxít sắt, cũng như việc độc tốc kết hợp dạng phức được cho là quá sơ sài khó thuyết phục. Giới chuyên môn đặt nhiều dấu hỏi về các độc chất khác từng được loan báo ban đầu như nồng độ crôm và ammonia cao gấp 9 lần quy chuẩn ở biền Lăng Cô Huế đã không được nói tới. Trong bản tin của VnExpress về khả năng cuối tháng 7 sẽ có câu trả lời bao giờ biển miền Trung an toàn, tờ báo mạng dẫn nhiều ý kiến về khả năng biển tự làm sạch, tức phục hồi tự nhiên cũng như có thể trồng mới san hô, từ đó tạo môi trường thuận lợi để cá và các sinh vật khác phát triển. Tuy không ước đoán biển miền Trung sẽ mất thời gian bao lâu, 5 năm 10 năm hay 50 năm để phục hồi. Nhưng theo VnExpress, các nhà khoa học đều có chung nhận định là để giải pháp phục hồi tự nhiên và nhân tạo trở thành hiện thực, thì điều kiện là biển phải không tiếp nhận thêm chất thải hay tác động từ hoạt động đánh bắt của con người, nếu không các chất độc sẽ tiếp tục cộng hưởng, môi trường biển tiếp tục ô nhiễm. Được biết Formosa Hà Tĩnh chạy thử cuối năm 2015, cho ra lò 4.700 tấn thép cuộn cán nóng và 6.000 tấn than cốc. Chỉ với từng ấy sản phẩm mà Formosa đã gây ra thảm họa môi trường biển miền Trung. Thử hỏi khi chạy đúng công suất 10,5 triệu tấn thép mỗi năm trong giai đoạn 1 và sẽ lên tới 22 triệu tấn/năm khi hoàn thành đầy đủ, thì khó biết điều gì sẽ xảy ra.
  20. Nhà máy gang thép của Formosa Hà Tĩnh xây dựng tại Việt Nam – Ảnh: vietportal.cz Theo thông tin đăng trên trang web của Tập đoàn Luyện kim Trung Quốc (MCC) thì chính MCC là nhà thầu chính của các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật cho Formosa Hà Tĩnh. Quá trình hình thành Tập đoàn Luyện kim Trung Quốc (MCC) Tiền thân của Tập đoàn Luyện kim Trung Quốc là Công ty Luyện kim Trung Quốc được thành lập năm 1982. Đến năm 1994, do nhu cầu thành lập tập đoàn để gia tăng tính cạnh tranh tại thị trường nước ngoài, nhiều đơn vị thiết kế, đơn vị thăm dò thị trường và đơn vị thi công công trình đã được sáp nhập vào công ty. Từ đây, Tập đoàn Luyện kim Trung Quốc chính thức ra đời. Các đơn vị sáp nhập trở thành các công ty con của MMC như: Công ty Kỹ thuật công trình CISDI (CISDI Engineering Group), Công ty TNHH công trình quốc tế Trường Thiên CIE (Changtian International Co., Ltd), Công ty Tư vấn kỹ thuật công trình luyện coke và chịu nhiệt ARCE (Coking& Refactory Engineering Consulting Corp.)… MCC là tập đoàn kinh doanh đa ngành từ khai thác tài nguyên, sản xuất sản phẩm từ bột giấy đến bao thầu xây dựng (từ thiết kế đến thi công). Trụ sở Tập đoàn Luyện kim Trung Quốc tại Bắc Kinh – Ảnh: mcc.com.cn Đến tháng 12.2015, MCC được sáp nhập vào Tập đoàn Khoáng sản Trung Quốc (China Minmetals). “Cái bắt tay” giữa MCC Trung Quốc và Formosa Hà Tĩnh Vào ngày 10.10.2012, lễ ký hợp đồng hợp tác giữa MCC và Formosa Hà Tĩnh đã được tổ chức. Theo hợp đồng, ba công ty con CISDI, CIE và ARCE sẽ phụ trách các dự án khác nhau của Formosa Hà Tĩnh, bao gồm xây lò luyện sắt, thiết kế lò gia nhiệt EPC, thiết kế và xây dựng lò sản xuất coke, cung cấp thiết bị và tổ chức tập huấn… Lễ ký hợp đồng hợp tác giữa MCC và Formosa Hà Tĩnh trong dự án nhà máy gang thép tại Việt Nam – Ảnh: mcc.com.cn Một bằng chứng khác chứng minh quá trình hợp tác giữa MCC và Formosa Hà Tĩnh chính là việc Công ty TNHH Bảo Dã Thượng Hải (Shanghai Baoye Group Corp. Ltd.), một công ty con khác của MCC, đã đưa hình ảnh nhà máy Formosa Hà Tĩnh vào phần giới thiệu các dự án nước ngoài mà công ty đang thực hiện trên trang web chính thức của công ty. Ngoài ra, dự án nhà máy giấy Chánh Dương (Zhengyang Paper Plaint Project) cũng được nhắc đến. Dự án nhà máy gang thép của Formosa Hà Tĩnh được đăng vào mục dự án nước ngoài trên trang web của Công ty Bảo Dã Thượng Hải – Ảnh: sbc-mcc.com Gần đây nhất, trong hai ngày 23 và 24.4.2015, ông Quốc Văn Thanh, Chủ tịch MCC, đã có cuộc gặp với ông Vương Văn Uyên (William Wang), Chủ tịch Tập đoàn Formosa; bà Vương Thụy Hoa (Susan Wang), Phó chủ tịch và ông Trần Nguyên Thành (Chen Yuancheng), Chủ tịch Formosa Hà Tĩnh. Trong cuộc gặp, ông Quốc Văn Thanh đã khẳng định dự án Nhà máy gang thép Formosa Hà Tĩnh là một trong những dự án chứng tỏ được khả năng cạnh tranh của MCC cũng như sự tin tưởng của Tập đoàn Formosa dành cho MCC. Đáp lại, ông Vương Văn Uyên cũng xem Nhà máy gang thép Formosa Hà Tĩnh là dự án tiêu biểu cho sự hợp tác giữa hai bên. Ngoài ra, ông Trần Nguyên Thành còn bày tỏ mong muốn MCC phân bổ thêm nguồn nhân lực và thiết bị để hoàn thành công trình đúng tiến độ. Lãnh đạo hai tập đoàn gặp nhau năm 2015, ông Trần Nguyên Thành, Chủ tịch Formosa Hà Tĩnh (vòng đỏ) cũng có mặt – Ảnh: mcc.com.cn Cẩm Bình (Một Thế Giới)
  21. Cần tránh thảm họa tái diễn http://www.rfa.org/vietnamese/programs/ReviewOnlineDomesticPress/the-shuddering-truth-nn-07082016100816.html/vnn070816.mp3 Báo chí Việt Nam tiếp tục có nhiều tin bài về thảm họa môi trường biển miền Trung do Formosa Hà Tĩnh gây ra. Dư luận chung hướng tới việc phải làm rõ trách nhiệm từ đầu của chính quyền để tránh những thảm họa như thế tái diễn. Theo TS Phạm Chí Dũng, một nhà báo tự do, nhà hoạt động xã hội dân sự độc lập, thì người dân không còn tin tưởng vào những gì chính quyền nói. Qua vụ Formosa gây ra thảm họa môi trường quá lớn, hủy diệt biển và sinh kế của hàng trăm ngàn ngư dân, chính phủ Việt Nam cần phải có những quyết định khẩn cấp. Từ Saigon, TS Phạm Chí Dũng phát biểu: “Những vấn đề mà Bộ Khoa học Công nghệ, Bộ Tài nguyên Môi trường cần phải làm khẩn cấp ngay lúc này là kiện Formosa ra tòa, tòa nào đó thì do chính phủ Việt Nam phải chọn. Nhưng phải kiện có kết quả và hiệu quả để làm yên dân, đồng thời lấy lại công bằng cho người dân. Thứ hai nữa là xem xét, rà soát, điều tra lại toàn bộ qui trình cấp phép cho Formosa và xem những quan chức nào từ cao tới thấp dính vào qui trình cấp phép và có nhiều dấu hiệu sai lệch, kể cả những dấu hiệu đồn đoán là có nhận hối lộ trong đó. Những quan chức đó phải đưa ra xử nghiêm trước pháp luật chứ không phải chỉ xử lý hành chính. Đó là những vấn đề cần kíp ngay trước mắt, ngay lúc này…” Báo điện tử Tiền Phong ngày 4/7 dẫn lời Phó Giáo sư Tiến sĩ Bùi Thị An, Viện trưởng Viện Tài nguyên, môi trường và phát triển cộng đồng, ủy viên Ủy ban Khoa học Công nghệ Môi trường của Quốc hội trả lời phỏng vấn, xin trích nguyên văn: “Cần thiết phải truy lại toàn bộ trách nhiệm của những người đã ký phê duyệt dự án, người đánh giá môi trường, giám sát thi công, vận hành của Formosa. Mới chỉ là vận hành thử đã như vậy, còn khi Formosa khai thác thật sẽ như thế nào? Chỉ khi tìm ra nguyên nhân chính xác, truy trách nhiệm chính xác người ta mới sợ, không bao giờ cho tái diễn một dự án như Formosa bữa.” PGSTS Bùi Thị An nói với Tiền Phong Online, chính quyền nên thừa nhận sự yếu kém, đã để có những lỗ hổng trong quản lý, cấp phép đầu tư. Cần quyết liệt và minh bạch, từ kêu gọi đầu tư, người phê duyệt, đến chuyện nhà đầu tư sản xuất cái gì, áp dụng công nghệ gì, lượng tiền ra sao. Bà Bùi Thị An kêu gọi minh bạch, vì chỉ có minh bạch thì người dân mới có thể giám sát được. Chỉ khi nào minh bạch thì mới chấm dứt được những sự cố môi trường nghiêm trọng như vừa qua. Không bao giờ đánh đổi môi trường lấy bất cứ điều gì. Bà An cũng đặt câu hỏi, số tiền 500 triệu USD họ đưa ra dựa trên cơ sở nào? Việt Nam có thể nhân nhượng, nhưng để khôi phục lại sinh thái biển sẽ phải mất bao nhiêu tiền? Hệ sinh thái biển chính là sự sống của tảo, của cá, tôm… các sinh vật đó lại liên quan đến sự sống con người. Chuyện đó quan trọng lắm và có thể nói là vô giá. Ngày 2/7/2016, Theo SohaNews và Trí Thức Trẻ, Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình cũng phát biểu là cần thanh tra, kiểm tra xem trong quá trình thẩm định, cấp phép, phê duyệt cho Formosa có tiêu cực không, nếu có phải xử lý, đây cũng là việc hợp lòng dân. Được biết Formosa là chủ đầu tư đại dự án Khu liên hợp gang thép Hà Tĩnh, gồm nhà máy luyện thép, nhà máy nhiệt điện và Cảng nước sâu Sơn Dương. Dự án này được giao 3.300 ha diện tích mặt đất và mặt nước ở vị trí trọng yếu an ninh quốc phòng và nhận được những ưu đãi quá mức đầy nghi vấn. Giấy phép đầu tư được cấp năm 2008 vốn đăng ký 10,5 tỷ USD, giai đoạn 1 sản xuất từ 7,5 triệu tấn tới 10,5 triệu thép mỗi năm, qua giai đoạn 2 sẽ nâng công suất lên 22 triệu tấn thép/năm. Formosa Hà Tĩnh được ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp 10% trong khi doanh nghiệp trong nước là 22%, miễn thuế thu nhập trong bốn năm và giảm 50% số thuế phải nộp trong 9 năm tiếp theo; được miễn thuế nhập khẩu máy móc, thiết bị…Formosa Hà Tĩnh được cấp phép đầu tư 70 năm thay vì theo luật định là không quá 50 năm. Quyết định trái pháp luật này bị Thanh tra Chính phủ phát hiện vào đầu năm 2015, tuy nhiên Thủ tướng chính phủ lúc đó là ông Nguyễn Tấn Dũng đã hợp thức hóa quyết định sai trái này. Tại cuộc họp báo công bố nguyên nhân gây ra tình trạng cá chết hàng loạt ở 4 tỉnh miền Trung chiều 30/6/2016 ở Hà Nội, chính phủ Việt Nam cũng cho chiếu một đoạn video với lời phát biểu nhận lỗi của ông Trần Nguyên Thành, chủ tịch hội đồng quản trị công ty gan thép Hưng nghiệp Formosa Hà Tĩnh. Được biết ông Võ Kim Cự, Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã Việt Nam, nguyên Chủ tịch Ủy ban Nhân dân, nguyên Bí thư Tỉnh ủy Hà Tĩnh được báo chí cho là một trong những người vận động ráo riết cho dự án Formosa Hà Tĩnh. Nếu truy cứu toàn bộ trách nhiệm những ai đã góp phần cho phép Formosa vào Việt Nam, trao cho nó những ưu đãi quá mức và trái luật thì danh sách này rất dài trong đó phải kể đến cựu Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, cựu Bí thư tỉnh ủy Võ Kim Cự, một loạt các cựu bộ trưởng khoa học Công nghệ, Công thương, Tài nguyên Môi trường và thuộc cấp. Khi Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình nói, cần kiểm tra quá trình thẩm định, cấp phép, phê duyệt cho Formosa xem có tiêu cực hay không, có ý kiến cho rằng chiến dịch làm trong sạch Đảng mà Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đang phát động sẽ không thể thiếu Formosa. Nhà hoạt động dân quyền TS Phạm Chí Dũng từ Saigon nhận định: “Nhiều người đang cho rằng ông Võ Kim Cự chỉ là một con ruồi, còn con hổ nằm cao hơn nữa, bắt đầu từ việc cấp phép chứng nhận 70 năm, bắt đầu từ con ruồi Võ Kim Cự và có thể lên cao hơn nữa biết đâu có thể dính tới cả ông Nguyễn Tấn Dũng là một con hổ ở cao hơn... Nhưng tôi rất hồ nghi chuyện này vì nếu ông Nguyễn Phú Trọng muốn chọn Formosa làm một tiêu điểm để đả hổ diệt ruồi, thì ngay từ khi cá chết ông Trọng đã không đi thăm Formosa một cách đáng nghi ngờ như vậy và sau chuyến đi đó không có một lời lẽ nào về chuyện xả thải của Formosa…Tôi cho rằng tầm của Nguyễn Phú Trọng chưa đủ để đụng tới các quan chức cấp cao cho dù ông Trọng có muốn chăng nữa.” Bao giờ biển an toàn? Sau khi Việt Nam công bố và Formosa Hà Tĩnh nhận tội xả thải chưa qua xử lý ra môi trường biển trong 5 ngày vì lý do chập điện, Formosa hứa đền bù 500 triệu USD. Hiện nay Chính phủ Việt Nam vẫn trong giai đoạn lên kế hoạch trợ giúp người dân những vùng bị hại, cũng như chưa nói gì được về việc xử lý ô nhiễm, phục hồi môi trường biển. VnExpress ngày 6/7/2016 trích lời TS Vũ Đức Lợi, Phó chủ tịch Hội đồng khoa học quốc gia tìm nguyên nhân cá chết hàng loạt, theo đó nhóm nghiên cứu đang theo dõi sự hấp thu và biến thiên của các độc tố để trả lời biển an toàn hay chưa và đưa ra các phương án xử lý ô nhiễm. Các nhà nghiên cứu đã lặn xuống biển thực hiện khảo sát, lấy mẫu trầm tích, để xác định hàm lượng độc tố phenol hay xyanua còn tồn dư bao nhiêu, phân hủy ra sao và chuyển hóa thành chất gì. Bao giờ biển an toàn, hải sản không còn nhiễm độc là điều mà cả nước trông đợi, chứ không chỉ riêng người dân 4 tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế. Ngày 28/6 báo điện tử Dân Trí đưa tin, Bộ trưởng Lao động -Thương binh - Xã hội Đào Ngọc Dung cho biết, sẽ có chương trình dạy nghề và tạo việc làm cho hơn 1 triệu lao động ở 4 tỉnh miền Trung bị ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp từ thảm họa cá chết hàng loạt. Ngày 5/7, VnExpress trích lời Thứ trưởng Bộ Lao động -Thương binh -Xã hội Doãn Mậu Diệp đã đưa ra con số thấp hơn nhiều, theo đó ước tính có 263.000 lao động bị ảnh hưởng do Formosa xả thải, trong đó có 100.000 lao động trực tiếp. Thứ trưởng Diệp nói rằng, ngư dân thì phải sống nhờ biển, mưu sinh từ biển. Việc chuyển đổi hoàn toàn lao động bị ảnh hưởng sang nghề khác có lẽ là câu chuyện không khả thi và cũng không nên làm. Tuy vậy ông Diệp cho biết sẽ triển khai dự án tổng thể về dạy nghề, việc làm và xuất khẩu lao động, ưu tiên những huyện nghèo ven biển bị ảnh hưởng. Trên thực tế, ngư dân muốn bám biển, muốn môi trường biển được phục hồi, họ không hài lòng về cách thức chính quyền xử lý chậm chạp, sau khi đã xác định Formosa gây thảm họa. Đó cũng là lý do hàng ngàn giáo dân Cồn Sẻ, xã Quảng Lộc, Thị trấn Ba Đồn tỉnh Quảng Bình biểu tình phản đối vào chiều ngày 7/7/2016 và đã bị công an giải tán bằng vũ lực. Một cư dân Cồn Sẻ nói với Đài Á châu Tự do: “Mục đích cuộc biểu tình của bà con thì như chúng ta biết sau thảm họa môi trường hoàn cảnh của đại đa số bà con (đánh bắt gần bờ và xa bờ) lâm vào cuộc sống khó khăn. Từ cả trăm năm nay người dân bám biển, các nguồn tài chính cung cấp cho gia đình đều từ biển. Rơi vào hoàn cảnh này họ bức xúc; đặc biệt khi biết thông tin do chính quyền Việt Nam công bố thủ phạm là Formosa, và chính quyền đã nhận tiền bồi thường 500 triệu (đô la). Rồi còn có nhu cầu đưa bà con ra nước ngoài làm việc khiến bà con nổi giận hơn...” Ngày 30/6 vừa qua khi họp báo công bố việc Formosa Hà Tĩnh nhận lỗi và bồi thường 500 triệu USD, các Bộ trưởng Tài nguyên Môi trường và Bộ trưởng Chủ nhiệm văn phòng chính phủ chưa làm giới khoa học trong ngoài nước hài lòng. Sự kiện 5 ngày chập điện xả thải không qua xử lý của Formosa ở Vũng Áng chỉ đưa ra biển phenol, xyanua, hydroxít sắt, cũng như việc độc tốc kết hợp dạng phức được cho là quá sơ sài khó thuyết phục. Giới chuyên môn đặt nhiều dấu hỏi về các độc chất khác từng được loan báo ban đầu như nồng độ crôm và ammonia cao gấp 9 lần quy chuẩn ở biền Lăng Cô Huế đã không được nói tới. Trong bản tin của VnExpress về khả năng cuối tháng 7 sẽ có câu trả lời bao giờ biển miền Trung an toàn, tờ báo mạng dẫn nhiều ý kiến về khả năng biển tự làm sạch, tức phục hồi tự nhiên cũng như có thể trồng mới san hô, từ đó tạo môi trường thuận lợi để cá và các sinh vật khác phát triển. Tuy không ước đoán biển miền Trung sẽ mất thời gian bao lâu, 5 năm 10 năm hay 50 năm để phục hồi. Nhưng theo VnExpress, các nhà khoa học đều có chung nhận định là để giải pháp phục hồi tự nhiên và nhân tạo trở thành hiện thực, thì điều kiện là biển phải không tiếp nhận thêm chất thải hay tác động từ hoạt động đánh bắt của con người, nếu không các chất độc sẽ tiếp tục cộng hưởng, môi trường biển tiếp tục ô nhiễm. Được biết Formosa Hà Tĩnh chạy thử cuối năm 2015, cho ra lò 4.700 tấn thép cuộn cán nóng và 6.000 tấn than cốc. Chỉ với từng ấy sản phẩm mà Formosa đã gây ra thảm họa môi trường biển miền Trung. Thử hỏi khi chạy đúng công suất 10,5 triệu tấn thép mỗi năm trong giai đoạn 1 và sẽ lên tới 22 triệu tấn/năm khi hoàn thành đầy đủ, thì khó biết điều gì sẽ xảy ra. Nam Nguyên (RFA)
  22. Lời bình của Huy Đức: Lượng các chất ô nhiễm mà Formosa Hà Tĩnh sẽ thải ra môi trường là những con số khủng khiếp: khí thải (gần 36 triệu tấn/năm), nước thải (trên 28.000 tấn/năm các chất ô nhiễm); lượng phenol và xyanua trong nước thải của Formosa trước khi xử lý là 120 tấn/năm hay 0,36 tấn/ngày… Chỉ riêng chất thải rắn (gần 9 triệu tấn/năm) đã đủ biến VŨNG ÁNG THÀNH MỘT VÙNG ĐẤT CHẾT. Thời hạn giao đất 70 năm đâu còn ý nghĩa gì khi bãi rác sẽ là vĩnh viễn! Nếu những người cấp phép không phản bác được các số liệu và lập luận được nêu trong bài này thì còn chờ gì nữa. Chiều nay BÀI BÁO ĐÃ BỊ KIỂM DUYỆT, phải gỡ ra khỏi TBKTSG online, tôi xin đưa text lên đây: Formosa Hà Tĩnh: phát thải “siêu độc”, quản lý “chưa tiên liệu”? Thứ Năm, 7/7/2016, 07:41 (GMT+7) Trả lời báo chí tại cuộc họp báo ngày 30-6-2016, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN-MT) Trần Hồng Hà nói rằng: “Về quy chuẩn môi trường, trước đây vì nhiều lý do nên một số ngành ô nhiễm được ưu tiên. Ví dụ trong ngành luyện kim, luyện thép… nếu để tiêu chuẩn cao sẽ khó khả thi nên phải hạ thấp hơn chuẩn bình thường để ngành đó tồn tại, phát triển”(VnExpress). Vậy “trước đây”, hay nói đúng hơn là cho đến thời điểm này, các vấn đề môi trường của ngành thép được quản lý như thế nào để bây giờ Formosa Hà Tĩnh gây ra thảm họa môi trường ven biển miền Trung, đến nỗi Bộ trưởng Bộ TN-MT Trần Hồng Hà phải thừa nhận:“Có thể nói ta chưa tiên liệu được các chất thải của Formosa” (Tuổi Trẻ)? Phát thải “siêu độc” của Formosa Thật ra, từ năm 2009, Cục Thẩm định và Đánh giá tác động môi trường (Tổng cục Môi trường, Bộ TN-MT) đã cho xuất bản tài liệu “Hướng dẫn lập báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án luyện gang thép” (Hướng dẫn ĐTM). Hướng dẫn ĐTM này gồm lời nói đầu và 8 chương, đưa ra các phân tích chi tiết về công nghệ luyện gang thép, các tác động môi trường, các biện pháp giảm thiểu tác động môi trường, chương trình quản lý và giám sát môi trường, tham vấn ý kiến cộng đồng và cuối cùng là khung hướng dẫn kỹ thuật lập báo cáo ĐTM dự án đầu tư xây dựng nhà máy luyện gang thép. Hướng dẫn ĐTM này đã nêu rất rõ “…trong quá trình xây dựng và vận hành các dự án đầu tư xây dựng nhà máy luyện gang thép sẽ gây ra những tác động tiêu cực tới môi trường. Vì vậy cần phải tiến hành đánh giá tác động môi trường cho dự án, nhằm mục đích phân tích, đánh giá và dự báo những tác động có lợi và có hại, trực tiếp và gián tiếp, trước mặt và lâu dài mà các hoạt động của dự án có thể ảnh hưởng đến tài nguyên và môi trường khu vực, để từ đó xây dựng các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường, đồng thời giúp cho cơ quan chủ đầu tư dự án có những quyết định toàn diện và đúng đắn về các giải pháp phát triển dự án gắn với bảo vệ môi trường”. Với những gì được viết ra một cách chi tiết trong hướng dẫn này, thật khó hiểu với sự thừa nhận của Bộ trưởng Bộ TN-MT Trần Hồng Hà ở trên. Cân bằng nguyên vật liệu và năng lượng để sản xuất ra 1 tấn thép thô từ nhà máy liên hợp gang thép như của Formosa mà Bộ TN-MT hướng dẫn (xem hình). Theo hướng dẫn ĐTM này để tính toán với công suất giai đoạn 1 là 15 triệu tấn thép/năm, Formosa Hà Tĩnh sẽ thải ra môi trường với tải lượng các chất ô nhiễm (xem bảng). Đó quả là những con số khủng khiếp cho dù xét theo bất cứ nguồn ô nhiễm nào: khí thải (gần 36 triệu tấn/năm), nước thải (trên 28.000 tấn/năm các chất ô nhiễm) hay chất thải rắn (gần 9 triệu tấn/năm). Tất nhiên đây là tải lượng ô nhiễm trước khi được xử lý bằng các hệ thống kiểm soát ô nhiễm không khí, xử lý nước thải và quản lý chất thải rắn. Một điều đáng lưu ý, đó là tổng lượng phenol và xyanua trong nước thải của Formosa trước khi xử lý là 120 tấn/năm hay 0,36 tấn/ngày (cho rằng nhà máy vận hành 330 ngày/năm), tính theo tài liệu hướng dẫn ĐTM của Bộ TN-MT ở trên. Như vậy, tính ra trong năm ngày nhà máy mất điện và không thể xử lý được nước thải, tổng lượng phenol và xyanua đã thải ra biển Vũng Áng mà Bộ TN-MT công bố đó là nguyên nhân chính gây ra thảm họa cá chết hàng loạt từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên – Huế trong tháng 4-2016 vừa qua, là 1,82 tấn (giả định chạy theo công suất của giai đoạn 1). “Chỉ” 1,82 tấn phenol và xyanua trong năm ngày, mà phá hủy gần như toàn bộ rạn san hô trên 200 cây số bờ biển miển Trung mà có khi cần đến cả trăm năm để phục hồi. “Chỉ” 1,82 tấn phenol và xyanua trong năm ngày, mà hàng triệu ngư dân miền Trung điêu đứng vì mất ngư trường trong vài tháng qua và sẽ còn khó khăn không biết đến bao giờ. Nếu tính theo giấy phép xả thải mà Formosa đã được cấp với lưu lượng 45.000 mét khối/ngày, chỉ riêng với nồng độ phenol hay xyanua cho phép đều là 0,585 mg/l, thì tổng lượng phenol và xyanua sẽ thải ra biển Vũng Áng trong điều kiện Formosa vận hành ổn định và xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn cho phép sẽ là 17,37 tấn/năm, tức là lớn gấp 9,5 lần so với lượng thải của năm ngày gây ra thảm họa. Vậy liệu rằng hệ sinh thái biển miền Trung kia, vốn đã bị phá hủy gần như toàn bộ “chỉ” với 1,82 tấn phenol và xyanua, có tiếp tục chịu đựng nổi trong 70 năm tới khi còn tiếp nhận hàng năm một số lượng phenol và xyanua “ổn định” là 17,37 tấn/năm, đó là chưa kể Formosa còn dự kiến nâng công suất nhà máy lên 1,5 lần, đạt 22 triệu tấn thép/năm cũng sẽ dẫn đến lượng phát thải gấp 1,5 lần như thế? Xem ra Bộ TN-MT cần phải nỗ lực nhiều để có bộ quy chuẩn nước thải cũng như giấy phép xả thải phù hợp cho Formosa Hà Tĩnh, thay cho bộ Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp sản xuất gang thép QCVN 52:2013/BTNMT đang được áp dụng và “chưa tiên liệu được các chất thải của Formosa” với chỉ 12 thông số. Để tham khảo, Hướng dẫn về môi trường, sức khỏe và an toàn của Tổ chức Tài chính quốc tế (IFC) áp dụng cho nước thải của các nhà máy sản xuất thép liên hợp như Formosa quy định đến 25 thông số, trong đó có rất nhiều thông số về kim loại nặng mà QCVN 52:2013/BTNMT không quy định. Sau nước thải là khí thải Dư luận chưa chú ý đến nhiều về khí thải từ Formosa Hà Tĩnh, cho dù đó cũng là một nguồn ô nhiễm cực lớn, có lẽ do khu liên hợp gang thép này chưa vận hành toàn bộ dây chuyền sản xuất. Theo tính toán ở trên, chỉ riêng phát thải CO2 của Formosa Hà Tĩnh đã đạt đến 34,5 triệu tấn/năm, so với tổng lượng phát thải khí nhà kính năm 2020 của tất cả các ngành sản xuất và xây dựng là 68,3 triệu tấn/năm (không kể ngành công nghiệp sản xuất năng lượng), theo báo cáo dự báo phát thải khí nhà kính của Bộ TN-MT năm 2014. Nghĩa là, chỉ riêng khu liên hợp gang thép Formosa Hà Tĩnh, phát thải khí nhà kính đã chiếm đến trên 50,5% tổng lượng phát thải khí nhà kính trong toàn bộ các ngành sản xuất và xây dựng tại Việt Nam! Ta biết rằng Việt Nam là một trong những nước dễ bị tổn thương nhất thế giới do biến đổi khí hậu, và những thảm họa do thiên tai như hạn hán, lũ lụt và những hiện tượng thời tiết cực đoan khác xảy ra khắp cả nước trong thời gian qua với cường độ tác hại ngày càng lớn cũng như tần suất xảy ra ngày càng dày đặc đã chứng minh điều đó. Vậy thì không rõ khi vận hành toàn bộ dây chuyền sản xuất, Formosa Hà Tĩnh sẽ tiếp tục góp phần làm nghiêm trọng thêm tác động do biến đổi khí hậu đến mức nào? Cùng với CO2 còn là những chất ô nhiễm khác độc hại không kém, đó là bụi và khí kim loại gần 1 triệu tấn/năm có nguy cơ rất cao gây ra các bệnh về đường hô hấp, trong đó có ung thư phổi. Ngoài ra, SO2 và NOx là những khí gây ra mưa axit, làm suy giảm chất lượng đất, chất lượng nước, giảm năng suất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản, cũng đạt đến lượng phát thải theo thứ tự là 33.000 tấn/năm và 34.500 tấn/năm. Tương tự nước thải, khí thải cũng có quy định riêng, đó là Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp sản xuất thép QCVN 51:2013/BTNMT. Quy chuẩn này quy định 11 thông số cho khí thải sản xuất thép nói chung, và 11 thông số cho khí thải sản xuất cốc (luyện cốc). Trong khi đó, hướng dẫn về môi trường, sức khỏe và an toàn của IFC áp dụng cho khí thải của các nhà máy sản xuất thép liên hợp như Formosa quy định chung đến 18 thông số, không phân biệt quy trình sản xuất. Có hai điều đáng nói về QCVN 51:2013/BTNMT, đó là quy định chỉ tiêu dioxin/furan chỉ được áp dụng từ ngày 1-1-2017, và nồng độ bụi cho phép cao gấp 2-5 lần so với hướng dẫn của IFC (100 mg/Nm3 so với 20-50 mg/Nm3, trong đó IFC đề nghị áp dụng 20 mg/Nm3 khi trong bụi phát hiện có các kim loại độc hại). Dioxin, thành phần chính của chất độc màu da cam mà không lạ gì với người dân Việt Nam, là tác nhân gây chết người, ung thư và để lại nhiều di chứng về sức khỏe cho nhiều thế hệ; Dioxin/Furan là những hợp chất có độc tính cao nhất được biết trong khoa học cho đến nay. Trong khi đó, bụi phát sinh từ các ống khói nhà máy liên hợp sản xuất thép có tính chất là bụi lơ lửng (SPM), trong đó hàm chứa rất nhiều các kim loại nặng độc hại khác nhau như asen, thủy ngân, cadmi, chì, niken, crôm, kẽm, mangan… Vậy thì, dioxin/furan độc hại như thế, sao chỉ yêu cầu áp dụng từ ngày 1-1-2017? Bụi lơ lửng phức tạp với nhiều kim loại nặng độc hại như thế, dựa vào đâu để cho phép thải với nồng độ quá cao so với tiêu chuẩn quốc tế? Ngoài ra, hiện nay giấy phép xả thải chỉ mới được áp dụng cho nước thải và chất thải công nghiệp, chất thải nguy hại, còn giấy phép xả thải cho khí thải chỉ được áp dụng sau ngày 1-1-2018, theo quy định trong Nghị định số 38/2015/NĐ-CP. Với nguy cơ ô nhiễm do khí thải của Formosa Hà Tĩnh như hiện nay, rõ ràng không có lý do gì phải trì hoãn việc áp dụng giấy phép xả thải cho khí thải đến sau ngày 1-1-2018. Việc áp dụng giấy phép xả thải cho khí thải càng sớm càng tốt sẽ góp phần ngăn ngừa thảm họa môi trường do ô nhiễm không khí từ Formosa Hà Tĩnh có thể gây ra cho đồng bào miền Trung. Kiểm soát ô nhiễm ở Formosa, cần đầu tư 1 tỉ đô la Mỹ! Theo báo cáo nghiên cứu “Modelling and Analysis of Environmental Pollution in an integrated steel plant” (Mô hình hóa và phân tích ô nhiễm môi trường của một nhà máy liên hợp gang thép) do Giáo sư K. Vizayakumar đến từ Indian Institute of Technology (Viện Công nghệ Ấn Độ) thực hiện năm 2001, thống kê cho thấy để các hệ thống kiểm soát ô nhiễm trong các dự án liên hợp gang thép hoạt động thực sự hiệu quả, chi phí đầu tư cho các hệ thống này chiếm đến 10% tổng vốn đầu tư dự án. Nghĩa là với quy mô đầu tư 10 tỉ đô la Mỹ của dự án Formosa Hà Tĩnh, chi phí để đầu tư cho các hệ thống xử lý khí thải, xử lý nước thải và quản lý chất thải rắn tại đây cần đến 1 tỉ đô la Mỹ. Trong khi đó, hệ thống xử lý nước thải 45.000 mét khối/ngày mà Formosa tự cho là hiện đại chỉ tốn có 45 triệu đô la Mỹ, chưa bằng 1/22 con số 1 tỉ đô la Mỹ nhu cầu đầu tư ở trên. Vậy liệu rằng Formosa có dành đến 955 triệu đô la Mỹ còn lại để đầu tư vào hệ thống xử lý khí thải và quản lý chất thải rắn, để đảm bảo tuân thủ về môi trường theo các chuẩn mực quốc tế? Hay “nếu để tiêu chuẩn cao sẽ khó khả thi nên phải hạ thấp hơn chuẩn bình thường để ngành đó tồn tại, phát triển”, nên Formosa đã và sẽ còn tiếp tục lợi dụng để rồi môi trường của Việt Nam sẽ bị ô nhiễm, người dân của Việt Nam sẽ còn tiếp tục bị trả giá? Chỉ có Bộ TN-MT với vai trò là cơ quan quản lý nhà nước trực tiếp và cao nhất trong Chính phủ về các lĩnh vực môi trường, tài nguyên nước, biến đổi khí hậu… mới có thể trả lời những câu hỏi đó. Đăng Nguyễn (Thời báoKinh tế SG)
  23. Ngay sau khi nguyên nhân cá chết được công bố, dư luận cả nước không thôi bàn luận về vấn đề của Formosa. Mặc dù truyền thông nhà nước đã có hẳn một chiến dịch định hướng dư luận và kêu gọi sự tha thứ của người dân cho những sót của formosa, nhưng có lẽ không mấy người đồng tình. Người dân không cần số tiền 500 triệu USD bởi nó quá rẻ mạt so với hậu quả mà Formosa gây ra. Người dân, họ chỉ cần biển trở lại như xưa, họ muốn được ra khơi đánh cá, muốn vậy Formosa phải ra đi. Như chúng ta đã biết trong chiến tranh Việt Nam, Mỹ đã sử dụng chất diệt cỏ phát quang, chỉ sau cuộc chiến chúng ta mới thấy được hậu quả của nó - nạn nhân chất độc da cam/dioxin vẫn còn đó những nỗi đau Nhưng hậu quả của Formosa không phải đợi sau này mới thấy mà nó hiện hữu ngay trước mắt, nếu chúng ta im lặng là chấp nhận án tử hình. Nơi nào Formosa đặt nhà máy nơi đó sẽ trở thành vùng đất ô nhiễm, người dân chết dần, chết mòn vì ung thư. Formosa ở Hà Tĩnh mới chạy thử đã gây thảm họa như vậy, nếu nó vận hành hết công xuất thì không ai dám bảo đảm điều gì. Nỗi đau mất chồng của chị Nguyễn Thị Thương (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+) Xâu chuỗi các sự kiện chúng ta nhận thấy rằng sự đầu độc biển miền Trung là có chủ đích, một âm mưu rất thâm độc. Nó vừa hủy hoại môi trường, vừa phá kinh tế, lại vừa loại bỏ được ngư dân. Vấn đề không phải là xin lỗi, đền bù, hay tha thứ mà là phải mất ít nhất 50 năm hệ sinh thái biển của miền trung mới có thể phục hồi. Một sự thật quá quá khủng kiếp. Sự thật đó nó khiến ngay cả những người lâu nay có thái độ ôn hòa cũng phải lên tiếng. Đã đến lúc không thể im lặng, hãy nói tiếng nói của lương tri, của trách nhiệm. Rồi đây cuộc sống của hàng triệu người sống nhờ vào biển sẽ đối diện với một tương lai bất định. Những con thuyền sẽ không bao giờ ra khơi trở lại, ngư dân bỏ biển, những đứa trẻ không được đến trường. Tiếc thay biển mấy ngàn năm cha ông giữ gìn nay đành phải bông bỏ, tiếng sóng sẽ không còn dì dào như ngày xưa mà sẽ gào thét trách móc. Tương lai nào cho ngư dân vùng biển miền trung? Có lẽ câu trả lời phỏng vấn báo Infonet ngày 26/4 của ông Huỳnh Tấn Vinh, Tổng Giám đốc Furama Resort, Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Đà Nẵng đã nói lên tất cả: “Ngoài kia thì giàn khoan, đảo nhân tạo, căn cứ quân sự, ra là bị bụp. Trong bờ thì không còn cá, không còn san hô. Vậy thì ngư dân chỉ còn nước úp thúng mà thôi". Không chỉ có ngư dân đi biển treo tàu, hàng ngàn người nuôi hải sản rơi vào cảnh trắng tay, cá nuôi sắp đến ngày thu hoạch lăn ra chết hàng loạt. Hãy nghe tâm sự của một người dân nuôi hải sản ở Hà Tĩnh để thấy được tình cảnh xót xa như thế nào: “Mất trắng rồi anh ạ. 38 ao nuôi chỉ còn chừng chưa đầy tháng nữa là cho thu hoạch, với nguồn thu dự kiến trên 25 tỷ đồng. Nhưng thật không thể đau xót hơn, khi chỉ sau một đêm sau khi bơm nước biển vào, phần lớn ao nuôi trong số đó chết sạch. Nuôi con tôm chúng tôi đếm bằng giờ, bằng ngày, lăn lộn trên ao nuôi không ngưng nghỉ để kiểm soát dịch bệnh, xem con tôm lớn, nên khi phải tự tay xúc từng bao tôm đi tiêu hủy, chúng tôi xót vô cùng” (theo Dân trí 05/07/2016) Còn về du lịch biển thì coi như bị xóa xổ là chắc chắn. Không ai dại gì tắm biển mà biết nước biển độc, không ai dám ăn con cá, con tôm vùng biển nhiễm độc. Chính vì vậy, khách quan mà nói với 500 triệu USD sẽ không thấm vào đâu so với thiệt hại mà Formosa gây ra cho người dân ven biển miền Trung. Còn chi phí để làm sạch được môi trường biển lấy đâu? Một sự thiệt hại quá lớn. Bài học đau xót của thảm họa Minamata ở Nhật Bản không ai không biết. Dù đã hơn 50 năm nhưng hậu quả kinh hoành của nó vẫn còn hành hạ biết bao nhiêu người. Với lượng độc như hiện nay rất có thể biển miền Trung sẽ là Minamata thứ hai. Chúng ta đừng nghĩ rằng biển miền Trung nhiễm độc không liên quan tới mình, đó không phải là câu chuyện của mình vì chúng ta không ở đó. Thói quen thờ ơ trước các vấn đề xã hội, vấn đề của đất nước sẽ có lúc chúng ta phải trả giá. Vậy nên đừng sống im lặng, hãy có ý thức về việc chung của đất nước. Đừng để cái đầu bị chưng dụng, đừng hành động như những con rối. Đất nước này không của riêng ai, chúng ta lên tiếng không có nghĩa là chống đối, là phản động mà chúng ta chống lại cái ác, cái xấu để cuộc sống tốt đẹp hơn. Chúng ta lên tiếng là đấu tranh cho những điều mang lại lợi ích chung cho cả dân tộc để có một tương lai tươi sáng. Lã Yên (Dân Luận)
  24. CƠ SỞ KHOA HỌC TÍNH TOÁN THIỆT HẠI THẢM HỌA SINH THÁI TẠI VÙNG BIỂN MIỀN TRUNG VIỆT NAM TỪ THẢM HỌA FORMOSA VŨNG ÁNG:1000 TỶ USD VÀ KHÔNG FORMOSA Cấu trúc bài viết này gồm 5 phần: – Phần 1: cung cấp thông tin về lượng và chất các hệ sinh thái biển Việt Nam, đặc biệt là ở dọc bờ biển 4 tỉnh miền Trung nơi bị ảnh hưởng trực tiếp từ thảm họa Formosa Vũng Áng. Mục đích cung cấp cho cơ sở tính toán thiệt hại; – Phần 2: cung cấp phương pháp tính toán các giá trị của các hệ sinh thái biển làm cơ sở chuyển đổi sang các giá trị thiệt hại; – Phần 3: cung cấp chi tiết tính toán thiệt hại về mặt sinh thái của các hệ sinh thái dọc bờ biển 4 tỉnh miền Trung làm cơ sở để Việt Nam yêu cầu Formosa bồi thường thiệt hại. Đồng thời cũng cung cấp thông tin để thấy rằng sự thiệt hại môi trường và tài nguyên khủng khiếp như thế nào, từ những chính sách đầu tư ngu xuẩn. Cũng là thông điệp để các nhà đầu tư đã, đang và muốn có đầu tư vào Việt Nam cần phải cẩn trọng cam kết bảo vệ môi trường thay vì lợi dụng chính quyền, qua mặt người dân; – Phần 4: cung cấp thông tin về việc sử dụng tiền cho việc đền bù, đặc biệt là công việc bảo đảm an sinh của ngườì dân và nghiên cứu khoa học nhằm phục hồi lại chức năng sinh thái của các hệ sinh thái biển; – Phần 5: kết luận và yêu cầu. 1- PHÂN BỐ VÀ NHỮNG GIÁ TRỊ CỦA CÁC HỆ SINH THÁI BIỂN (RỪNG NGẬP MẶN, CỎ BIỂN VÀ SAN HÔ) CỦA VIỆTNAM 1.1- Đa dạng sinh học biển Việt Nam Vùng biển Đông Nam Á được đánh giá là vùng biển bậc nhất của của hệ sinh thái biển trên thế giới về mức độ đa dạng thành phần loài sình vật. Hình 1 bản đồ hệ số đa dạng sinh học dựa trên chỉ số Shannon’s Index (SI) (hệ số đo lường mức đa dạng về thành phần giống loài các sinh vật biển) được tổ chức môi trường thế giới UNEP đánh giá và xếp loại năm 2014. Nằm giáp ngay với Philippine và gần với Indonesia, tuy nhiên, mức độ đa dạng sinh học của hệ sinh thái biển của Việt Nam lại kém hơn rất nhiều so với mức độ đa dạng sinh học của Philippine và Indonesia. Điều này là do yếu tố kiến tạo địa tầng tự nhiêni. Vùng biển từ Quảng Ngãi ra tới Quảng Ninh và vùng biển Kiên Giang chỉ số SI được đánh giá từ 5,4 đến 6,5 với vùng mở rộng ra cả vùng bên ngoài quần đảo Hoàng Sa hoặc sang tới vùng biển của Campuchia. Tuy nhiên, vùng từ Quảng ngãi trở vào Vũng Tàu, chỉ số SI không thay đổi nhưng chỉ một dải hẹp sát bờ, còn lùi ra vài chục km mức độ đa dạng sinh học đã giảm xuống chỉ ở mức 4,3 đến 5.4. Đặc biệt vùng biển của vùng ĐBSCL (Đồng bằng sông Cửu Long), chỉ số SI chỉ còn đạt 3,2 đến 4.3 [1]. Hình 1: Bản đồ biểu diễn chỉ số Shannon’s Index of Biodiversity năm 2014 (Nguồn UNEP) 1.2- Hệ sinh thái rừng ngập mặn Việt Nam là quốc gia có đường bờ biển kéo dài dọc đất nước lên đến 3290 km. Tuy nhiên, sự phân bố và độ phủ (diện tích) cũng như năng suất sinh học của hệ sinh thái rừng ngập mặn (RNM) của Việt Nam lại rất hẹp và thấp. Hình 2. Phân bố và năng suất sinh học (NSSH) RNM chủ yếu phân bố ở vùng ĐBSCL. NSSH của RNM ở vùng ĐBSCL và vùng miên trung từ Nghệ An đến Đà Nẵng tuy chỉ ở mức trung bình của thế giới nhưng lại là những vùng có NSSH cao của RNM Việt Nam. Vùng RNM của các tỉnh ven biển phía bắc NSSH tương đối thấp. Ở Việt Nam đã ghi nhận 35 loài chủ yếu và 40 loài tham gia rừng ngập mặn [2]. Vùng ven biển Bắc Trung Bộ (BTB), gồm 6 tỉnh (Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên –Huế) có 30.974 ha đất ngập mặn, trong đó có 1.885 ha có RNM, 2.505 ha đất nuôi trồng thủy sản (NTTS), và 26.584 ha đất tiềm năng trồng RNM hoặc NTTS [3]. 1.3- Hệ sinh thái cỏ biển Khác với các loài rong biển là thực vật bậc thấp. Cỏ biển là những thực vật bậc cao, tổ chức cơ thể phân chia thành thân rễ lá. Hệ sinh thái cỏ biển thường phân bố rất rải rác nơi nền đáy cát, hoặc cát với rất ít bùn, nhiều ánh sáng. Cỏ biển phân bố ở vùng nước sâu thường không quá 6 m. Tthành phần loài cỏ biền rất ít. Hình 3 cho thấy ở vùng biển đa dạng nhất Phillipine chỉ đạt 12 – 15 loài. Ở vùng biển Bắc Trung Bộ của Việt Nam số loài chỉ đạt ở mức 3-6, vùng từ Phú Yên đến Ninh Thuận thành phần loài có thể tăng lên đến 7- 9. Trong khi đó vùng bờ biển của ĐBSCL nơi biển đục do phù xa nhiều không là môi trường thích hợp cho những loài cỏ biển sống đáy cần nhiều ánh sáng để quang hợp phát triển. Ở Việt Nam đã tìm được 16 loài cỏ biển. Diện tích cỏ biển tại 4 tỉnh miền Trung nơi bị ảnh hưởng trực tiếp từ thảm họa Formosa Vũng Áng là 2.170 ha (Bảng 1) Bảng 1: Diện tích cỏ biển phân bố ở vùng biển 4 tỉnh miền Trung Hà Tĩnh, Quảng Bình, Thừa Thiên Huế và Đà Nẵng [5]. Hình 3: phân bố (năm 2015) và mức độ đa dạng thành phần loài (năm 2003) của hệ sinh thái cỏ biển ở Việt Nam (Nguồn: UNEP) [6]. 1.4- Hệ sinh thái san hô Hệ sinh thái san hô, đó là một hệ sinh thái đặc thù, ở đó san hô là những loài động vật phát triển nên một nền đáy đá, đá vôi, là động vật nhưng các loài san hô đều phải sống cộng sinh với các loài tảo (ngoại trừ các loài san hô sừng phát triển ở các vùng biển sâu). Chính vì thế, hệ sinh thái san hô thường phân bố ở những vùng biển có độ sâu không quá 30 m, nơi cường độ ánh sáng trong nước có thể đáp ứng như cầu quang hợp của các loài tảo sống cộng sinh. Hình 4 biểu diễn sự phân bố của san hô ở biển Việt Nam và ở 4 tỉnh miền Trung từ Nghệ An đến Đà Nẵng [7]. Hình 4: Phân bố của hệ sinh thái san hô ở vùng biển Việt Nam và 4 tỉnh miền Trung năm 2015 (Nguồn: UNEP) Theo số liệu của UNEP thì tổng diện tích phân bố của san hô toàn cầu là 284.300 km2. Indonesia và Phillipine là hai quốc gia có diện tích san hô lớn nhất khoảng hơn 20.000 km2. Trong đó Việt Nam đứng ở vị trí 35 về diện tích san hô trên thế giới, với tổng diện tích là 1270 km2 so với Indonesia và phillipine. Trung Quốc đứng thứ 31 với diện tích là 1510 km2 [8]. Vùng biển Việt Nam tập trung khoảng 340 loài san hô trong tổng số 800 loài của thế giới, phân bố rộng rãi từ Bắc tới Nam. Rạn san hô biển tập trung với mật độ cao ở vùng biển Nha Trang, Trường Sa, Hoàng Sa, biển Hòn Mun – Khánh Hòa. Sống cùng với hệ sinh thái này là trên 2000 loài sinh vật đáy và cá trong đó khoảng 400 loài cá san hô cùng nhiều hải sản có giá trị kinh tế cao như tôm hùm, bào ngư, trai ngọc, hải sâm… Ở vịnh Hạ Long, phát hiện được 205 loài san hô cứng, 27 loài san hô mềm. Ở Côn Đảo, có 219 loài san hô, tập trung thành khu vực lớn kèm theo 160 loài cá san hô [9]. Cùng với hai hệ sinh thái RNM và cỏ biển, hệ sinh thái san hô đóng góp giá trị kinh tế cao nhất hành tinh về giá trị sinh thái. Nếu quản lý tốt 1 km2 hệ sinh thái san hô hàng năm có thể cung cấp 15 tấn cá và các loại đặc hải sản. Giá trị sinh thái và giá trị về đa dạng sinh học của hệ sinh thái san hô (TEEB = the Economisc of Ecosystems and Biodieversity) là khoảng 1.25 USD/ha/năm từ dịch vụ du lịch, bảo vệ đới bờ, bảo vệ sinh học và nguồn lợi thủy sản [10]. 2- PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ CÁC GIÁ TRỊ KINH TẾ CỦA CÁC HỆ SINH THÁI BIỂN Một nghiên cứu tổng kết đánh giá những giá trị sinh thái của 9 hệ sinh thái đặc biệt toàn cầu dưới sự kết hợp giữa các trường đại học đến từ Mỹ, Anh, Châu Âu và các tổ chức liên hiệp quốc như UNEP và Viện nghiên cứu tài nguyên môi trường của Châu Âu năm 2012 đăng trên tạp chí Ecosystem Service, Elsevier [11]. Dựa vào kết quả của 320 nghiên cứu cho 300 điểm nghiên cứu cứu trên toàn cầu, với bốn nhóm thông số của 22 thông số (Bảng 2) và chi tiết hóa thành 90 thông số cụ thể để đo lường giá trị sinh thái của 10 loại hình sinh thái. Bảng 2: Các nhóm và thông số đánh giá giá trị 10 loại hình sinh thái đặc trưng được tổng kết từ 300 điểm nghiên cứu bao gồm: 1) Vùng biển xa bờ = open sea (14); 2) hệ sinh thái san hô = coral reefs (94); 3) Hệ sinh thái ven bờ = coastal systems (28); 4) Hệ sinh thái đất ngập nước ven biển = coastal wetlands (139); 5) Hệ sinh thái đất ngập nước ngọt = inland wetlands (168); 6) Hệ sinh thái sông hồ = Rivers and lakes (15); 7) Hệ sinh thái rừng nhiệt đới = tropical forest (96); 8) Hệ sinh thái rừng ôn đới = temperate forest (58); 9) Hệ sinh thái rừng gỗ = woodlands (21); 10) Hệ sinh thái đồng cỏ = grass lands (32). Các giá trị trung bình, lớn nhât và nhỏ nhất của mỗi loại hình sinh thái biểu diễn ở Bảng 3. Bốn hệ sinh thái trong khung màu đỏ là các hệ sinh thái biển. Sẽ được sử dụng để thảo luận và tính toán cho Phần 3 áp dụng cho đánh giá thiệt hại của thảm họa Formosa Vũng Áng. Bảng 3: Giá trị sinh thái của 10 loại hình sinh thái(USD/ha/năm tính vào thời điểm giá USD năm 2007) Việc tính toán này được tính theo các tỷ số để cần bằng tôi đa giữa các vùng miền, giữa các hệ sinh thái, và được qui đổi từ tiền địa phương ra đồng Đô la tại thời điểm năm 2007. Như vậy: Hệ sinh thái vùng biển xa bờ có tổng số giá trị kinh tế là 491 USD/ha/năm, thấp nhất trong 4 hệ sinh thái biển và ven bờ. Trong đó có giá trị tổng và các giá trị cho các nhóm thông số từ 1 đến 4 là: 491 USD = 102 + 65 + 5 + 315 USD. Hệ sinh thái san hô có giá trị vượt lên rất nhiều so với các hệ sinh thái khác. Trong đó tổng giá trị và lần lượt các giá trị đóng góp cho các nhóm thông số từ 1 đến 4 là: 352.249 USD = 55.724 + 171.478 + 16.210 + 108.837 USD. Hệ sinh thái ven bờ có giá trị tổng và các giá trị cho các nhóm thông số là: 28.917 USD = 2.396 + 25.847 + 375 + 300 USD. Hệ sinh thái đất ngập nước ven bờ có giá trị tổng và các giá trị cho các nhóm thông số là: 193.845 USD = 2.998 + 175.515 + 17.138 + 2.193 USD Kết quả chi tiết giá trị đóng góp của mỗi loại hình sinh thái ứng với mỗi thông số của 4 nhóm thông số và 22 thông số chi tiết với giá trị trung bình. Đây là bảng dữ liệu thuyết phục để sử dụng tính toán cho thảm họa Formosa Vũng Áng thiệt hại lên các hệ sinh thái ven biển 4 tỉnh miền Trung, và cũng là cơ sở tính toán phân phối tiền đền bù cho người dân, cũng như tiền lưu trữ cho an sinh xã hội liên quan đến sự mất mát cho đến khi phục hồi của các hệ sinh thái này. Đa dạng sinh học và mức độ phân bố của các hệ sinh thái biển Việt Nam hầu hết đều nằm ở ngưỡng trung bình so với thế giới. Vì thế giá trị trung bình ở Bảng 4 là thuyết phục áp dụng cho thực tế ở Việt Nam. Bảng 4: Tính toán chi tiết giá trị sinh thái cho mỗi 22 thông số của mười loại hình sinh thái (USD/ha/năm) 3- TÍNH TOÁN THIỆT HẠI SINH THÁI DO THẢM HỌA FORMOSA VŨNG ÁNG Theo thông báo của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên Môi trường Trần Hồng Hà, ngày 30 tháng 6 về thảm họa Formosa Vũng Áng thì tổng thiệt hại diện tích san là 400 ha, chiếm 50% diện tích san hô phân bố ở 4 tỉnh miền Trung bị ảnh hưởng. Mặc dù ông Trần Hồng Hà cùng quan chức chính phủ cho rằng hệ sinh thái RNM không bị ảnh hưởng và không tính hệ sinh thái cỏ biển trong khu vực. Nhưng kết quả người dân cho biết nhiều nơi RNM bị chết. Vì thế trong bài này việc tính toán được dựa trên diện tích thống kê của các báo cáo khoa học trong nước. Vùng biển xa bờ, tại thời điểm này chưa có đánh giá về ảnh hưởng của chất thải Formosa đến vùng biển xa bờ. Hệ sinh thái san hô: 400 ha san hô đã bị chết, tại thời điểm chính quyền Hà Nội điều tra, tháng 5 và tháng 6 năm 2016. Tuy nhiên, việc đánh giá ảnh hưởng lên hệ sinh thái san hô sẽ còn phải tiếp tục. Những chỗ san hô chết hiện nay là do nồng độ quá cao của độc tố, chết do sốc. Nhưng dư lượng của chất độc vẫn còn tồn dư nhiều trong trầm tích đáy và rất nhiều hấp thụ vào những khoang cơ thể của san hô. Chì cần một lượng rất nhỏ san hô sẽ âm thầm chết. Việc đánh giá ảnh hưởng của độc tố từ xả thải của Fomosa xảy ra hồi đầu tháng 4 năm 2016 cần phải tiến hành lên hàng chục năm. Việc tính toán thiệt hại ở bài viết này đối với hệ sinh thái san hô mới chỉ dừng lại ở mức thiệt hại trước mắt. Dựa vào thông tin Phần 2, 1 ha san hô một năm cung cấp352.249 USD = 55.724 + 171.478 + 16.210 + 108.837 theo 4 nhóm thông số đánh giá ở trên ta sẽ có kết quả áp dụng cho 400 ha, san hô bị phá hủy do thảm họa Formosa Vũng Áng và áp dụng cho 50 năm với hy vọng sự phục hồi của hệ sinh thái san hô, kết quả thu được như ở Bảng 5. Hệ sinh thái ven bờ, chỉ môi trường ven bờ nói chung. Với 20 hải lý (= 37,04 km) chiều ngang tính từ bờ biển ra. Vùng ảnh hưởng mà độc tố đã quét dọc theo bờ biển 4 tỉnh miền Trung là 250 km. Như vậy tổng diện tích vùng ven bờ cũng là hệ sinh thái ven bờ là 30,04 km (rộng) x 250 km (dài) = 9.260 km2 (=926.000 ha). Tính toán cho mặt nước, thì tổng diện tích mặt nước sẽ là 926.000 ha. Và với Hệ sinh thái ven bờ có giá trị tổng và các giá trị cho các nhóm thông số là:28.917 USD = 2.396 + 25.847 + 375 + 300 USD, Vì dòng hải lưu và biển mở, nên trường hợp này tính toán áp dụng cho 1 năm. Kết quả ở mục 3.1 Bảng 5. Tuy nhiên, ảnh hưởng vùng này đối với hệ sinh thái nền đáy sẽ được trù đi diện tích cỏ biển là 2.170 ha, và 800 ha san hô, và cũng áp dụng cho ít nhất là 30 năm (cơ sở từ thảm họa Minamita). Ta có kết quả thiệt hại đối với hệ sinh thái ven biển từ thảm họa Formosa Vũng Áng như mục 3.2 Bảng 5. Ở Bảng 1, ta có 2.170 ha hệ sinh thái cỏ biển nằm trong vùng bị tàn phá bởi thảm họa Formosa Vũng Áng. Với kết quả từ Phần 2:Hệ sinh thái đất ngập nước ven bờ có giá trị tổng và các giá trị cho các nhóm thông số là: 193.845 USD = 2.998 + 175.515 + 17.138 + 2.193 USD. Và cũng áp dụng cho 30 năm (cơ sở từ thảm họa Minamita). Ta có kết quả như ở Bảng 5. Ở mục 1.2, ta có có 30.974 ha đất ngập mặn nằm trong vủng Bắc Trung Bộ, trong đó có 1.885 ha có RNM, 2.505 ha đất nuôi trồng thủy sản (NTTS), và 26.584 ha đất chưa sử dụng. Và cũng áp dụng với hệ sinh thái đất ngập nước ven bờ, và 30 năm như tình toán cho cỏ biển. Ta sẽ có kết quả lần lượt cho giá trị thiệt hại lên RNM, đất NTTS và đất chưa sử dụng như mục 4.2, 4.3 và 4.4 Bảng 5 như sau. Bảng 5. Thiệt hại sinh thái của thảm họa Formosa Vũng Áng lên hệ sinh thái biển đọc 4 tỉnh miền Trung (đơn vị: USD) Ghi chú: (NA: không áp dụng) 4- SỬ DỤNG VÀ QUẢN LÝ TIỀN ĐỀN BÙ Theo phương pháp tính toán như ở Phần 2 và kết quả ở Bảng 5, thì: 4.1. Sử dụng + Số tiền thiệt hại hơn 70 tỷ USD ở cột (1) Bảng 5, là những giá trị được tính bằng những giá trị hàng hóa, có giá cả trực tiếp ở thị trường (direct market values). Phần này chính là nguồn tài nguyên phục vụ trực tiếp cho những người dân có những hoạt động liên quan đếnh đánh bắt và tiêu thụ các sản phẩm do đánh bắt từ biển ít nhất 50 năm, nghĩa là 3 thế hệ người Việt phải tối thiểu đam bảo cuộc sống cũng gia đình như việc học hành của con cái. Phần này bổ xung cho phần tính toán của luật sư Lê Văn Luân và Trịnh Mộc Thường [12, 13]. Một phần sẽ được dùng chi trả cho việc nghiên cứu phục hồi nguồn dược liệu và phục hồi nguồn gene từ môi trường biển. Trong khi đó số thiệt hại ở các cột (2) (3) (4) là những giá trị không trực tiếp từ thị trường (indirect maker values), nó măng nặng giá trị chức năng phục vụ của các hệ sinh thái. + Số tiền thiệt hại hơn 889 tỷ USD ở cột (2) Bảng 5, chính là sự thiệt hại vì mất đi qui luật tự nhiên về chức năng cân bằng sinh thái. Nghĩa là sau khi bị thảm họa, các hệ sinh thái biển này không còn chức năng tự nhiên của nó. Khoản thiệt hại này chiến gần hết số tiển thiệt hại. Số tiền thiệt ại này sẽ được dùng trong các hoạt động nghiên cứu và xây dựng cho mục đích phục hồi các chức năng tự nhiên của các hệ sinh thái. + Số tiền thiệt hại hơn 27 tỷ USD ở cột (3) Bảng 5, chính là số sự thiệt hại do các sinh vật mất đi vùng sinh sản, và sâu xa hơn là mất đi nguồn gene khi quá trình sinh sản đã bị ảnh hưởng. Số tiền này sẽ được sử dụng trong các nghiên cứu phục hồi các bãi sinh sản và vườn ươm sinh thái dưới đáy biển. + Số tiền thiệt hại hơn 12 tỷ USD ở cột (4) Bảng 5, chính là số tiền thiệt hại đối với các dịch vụ du lịch và liên quan du lịch biển, và các nhu cầu về giải trí nghệ thuật liên quan biển. Một phần số tiền này sẽ được sử dụng để chi trả cho các hoạt động du lịch biển, và các dịch vụ phục phụ du lịch kèm theo. Một phần số tiền này sẽ được sử dụng cho các hoạt động nhằm duy trì và phát triển các loại hình nghệ thuật liên quan đến biển. 4.2. Quản lý – Số tiền này sẽ được quản lý bằng một ủy ban độc lập do dân bầu ra, thành phần là những người đại diện của những nhóm bị tổn thương bao gồm cả các ngư dân, nhà khoa học, nhà nghệ thuật…. – Nhóm đại diện quản lý đại diện này phải xây dựng lộ trình và kế hoạch sữ dụng số tiền này và các hoạt động đảm bảo an sinh và phục hồi sinh thái cho chặng đường 30 và 50 năm. – Tất cả mọi hoạt động của ủy ban này cùng việc sử dụng số tiền này phải được trưng cầu và giám sát của người dân. 5- KẾT LUẬN VÀ YÊU CẦU – Áp dụng 50 năm phục hồi của san hô và 30 năm phục hồi của các hệ sinh thái cỏ biển, RNM (chủ yếu là nền đáy) thì tổng thiệt hại qui ra USD sẽ là 1.000.553.486.297 (1000 tỷ USD) không bao gồm tiền nạo hút cải tạo môi trường. Yêu cầu chính quyền Hà Nội cung cấp báo cáo điều tra chi tiết để các nhà khoa học đánh giá độ tin cậy về thông báo kết quả của chính quyền. Nếu không người dân có quyền đòi Formosa bồi thường như tình toán trong bài viết này. Và quan trọng là KHÔNG FORMOSA. – Việc áp dụng 30 năm cho sự phục hồi đối với các hệ sinh thái cỏ biển, RNM, vùng ven biển và đất ngập nước khác, là dựa trên cơ sở dữ liệu từ thảm họa thủy ngân ơ Vinh Minamita. Mức thiệt hại này sẽ giảm đi theo số năm, tùy thuộc vào mức độ hút nạo đáy biển rửa tấy chất độc mà Formosa thực hiện. – Yêu cầu chính quyền Hà Nội cung cấp tên theo danh thức hóa học của gần 300 loại hóa chất mà Formosa nhập và sử dụng. Từ đó sẽ giúp người dân và các nhà khoa học giám sát việc tẩy rửa chất độc mà Formosa sẽ thực hiện. – Bản tính toán này được dựa trên mức tái tạo của hệ sinh thái san hô là 50 năm, và với diện tích 400 ha. Tuy nhiên, thực tế việc chính quyền Hà Nội kết luận chỉ 400 ha san hô bị ảnh hưởng là không thỏa đáng. Những mảng san hô chưa bị chết trắng đang đứng đó đã không còn chức năng sinh thái nữa, chúng có thể sẽ chết dần mòn trong tương lai. – Việc bỏ qua thiệt hại về RNM và hệ sinh thái cỏ biển cũng như các hệ sinh thái khác, càng chứng tỏ chính quyền Hà Nội không thực tâm trong việc kiềm soát xả thải của Formosa cũng như việc bảo về tài nguyên thiên nhiên của VN. TS Nguyễn Thị Hải Yến, CHLBĐ --------------------- [1] http://data.unep-wcmc.org/ [2] (http://de.slideshare.net/NinhHuong/rng-ngp-mn) [3] http://xttm.agroviet.gov.vn/Site/vi-vn/76/tapchi/141/145/824/Default.aspx [4] http://data.unep-wcmc.org/datasets/39 [5]http://lrc.tnu.edu.vn/upload/collection/brief/46439_842015103129hesinhthaicobien.pdf. [6] http://data.unep-wcmc.org/datasets/9 [7] http://data.unep-wcmc.org/datasets/1 [8]http://coral.unep.ch/Coral_Reefs_files/reef%20area%20by%20country%20.jpg [9] http://www.biendong.net/the-gioi-dai-duong/tai-nguyen-bien/1366-tim-hiu-h-sinh-thai-rn-san-ho.html [10] http://coral.unep.ch/Coral_Reefs.html [11] http://ac.els-cdn.com/S2212041612000101/1-s2.0-S2212041612000101-main.pdf?_tid=8e95a3cc-41b5-11e6-9be1-00000aab0f02&acdnat=1467616051_aac27473c311f348bf70cf7bb9040a6b. [12] và [13]https://anhbasam.wordpress.com/2016/07/03/8999-uoc-tinh-mot-phan-thiet-hai-kinh-te-do-formosa-gay-ra/ (Ba Sàm)
  25. Họp báo của chính phủ Việt Nam công bố kết luận điều tra Formosa gây ô nhiễm biển khiến cá chết hàng loạt tại miền Trung Lời xin lỗi và cam kết bồi thường 500 triệu USD của Formosa, vẫn chưa thể được coi là thành tâm và thỏa đáng, cho đến khi các câu hỏi pháp lý quan trọng nhất vẫn chưa có câu trả lời. Theo luật pháp Việt nam, Đài Loan hay chuẩn mực quốc tế, cam kết bồi thường 500 triệu USD của Formosa, trừ phi nó đã được chính phủ Việt nam ký xác nhận đồng ý, vẫn chỉ là một tuyên bố ý chí đơn phương có thể không thực hiện, hoặc rút lại bất cứ lúc nào. Cam kết bồi thường cần được hợp pháp hóa dưới hình thức một Thỏa thuận (Hợp đồng) bồi thường với chữ ký xác nhận của các bên liên quan. Nó sẽ là cơ sở pháp lý cho việc sử dụng tiền bồi thường và qui định các hệ quả pháp lý. Thông thường, một Thỏa thuận như vậy ít nhất cũng phải xác định rõ ý nghĩa và mục đích của khoản tiền; phạm vi, đối tượng những người được nhận tiền; quyền và nghĩa vụ, trách nhiệm của bên trả tiền cũng như của bên nhận tiền sau khi nhận tiền. Đặc biệt phải qui định cụ thể, với việc trả bồi thường, bên trả tiền sẽ được loại trừ, giải phóng khỏi những nghĩa vụ, trách nhiệm nào; người nhận tiền sẽ không còn các quyền nào. Các chủ thể có quyền yêu cầu Formosa bồi thường thiệt hại Chính phủ Việt nam: có quyền yêu cầu Formosa bồi thường những tổn thất về môi trường biển, làm mất giá trị kinh tế biển và thất thu về thuế do kinh tế biển ở các vùng bị ô nhiễm giảm sút, v.v. Khoản tiền 500 triệu USD cho các thiệt hại như vậy vẫn có thể chưa thỏa đáng. Chính phủ còn có quyền yêu cầu Formosa trả tiền khắc phục hậu quả ô nhiễm và đưa vùng biển bị ô nhiễm trở lại trạng thái như trước khi ô nhiễm. Khoản tiền này chắc chắn lớn hơn 500 triệu USD rất nhiều. Formosa xin lỗi chính phủ và nhân dân Việt Nam trước kết luận điều tra của chính phủ. Theo thông lệ quốc tế, các khoản tiền được gọi là tiền bồi thường không phải là tiền nhằm hỗ trợ những người thiệt hại để họ có tương lai tốt hơn, hay phát triển kinh tế ở những địa phương bị thiệt hại; cũng không phải là khoản tiền đã bao gồm chi phí tái tạo môi trường. Khi đàm phán với chính phủ, chắc chắn Formosa sẽ yêu cầu chính phủ chịu trách nhiệm đảm bảo cho họ không bị những cá nhân chịu thiệt hại khởi kiện dân sự. Tuy nhiên, theo thông lệ và chuẩn mực quốc tế, chính phủ không có quyền tổng quát thay mặt các cá nhân bị thiệt hại nói chung, mà phải được sự ủy quyền của riêng từng người. Do đó, dù trong Thỏa thuận có điều khoản buộc chính phủ bảo đảm như vậy, nó cũng không giúp được gì cho Formosa khi có tranh chấp về thẩm quyền tại một Tòa án ở Đài Loan. Cơ quan công quyền Đài Loan nói họ hoan nghênh Thỏa thuận đã đạt được giữa chính phủ Việt Nam và Formosa. Nếu đúng vậy, chính phủ cần công bố toàn văn Thỏa thuận đó cho công luận biết. Chính quyền địa phương: nơi chịu ảnh hưởng ô nhiễm có quyền yêu cầu Formosa bồi thường các thiệt hại cho địa phương mình như: thất thu thuế (đánh bắt và tiêu thụ hải sản giảm, dân cư chuyển đến sinh sống ở địa phương khác); doanh thu của các ngành kinh doanh khác như du lịch giảm; do ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người dân trên địa bàn; cũng như yêu cầu Formosa chịu chi phí chuyển đổi ngành nghề cho các ngư dân. Các Hiệp hội nghề nghiệp: có quyền khởi kiện buộc Formosa bồi thường tổn thất do giảm tiền hội phí vì hội viên giảm thu nhập; tổn thất do bảo lãnh vay vốn cho hội viên là ngư dân, v.v. Các cá nhân: có quyền yêu cầu Formosa bồi thường các thiệt hại vật chất, tính mạng và sức khỏe do Formosa gây ra cho bản thân. Hiện nay, do Formosa đã thừa nhận mình gây ra ô nhiễm, nên việc khởi kiện của các cá nhân rất thuận lợi. Căn cứ vào Thỏa thuận này, mới có thể biết khoản tiền đó sẽ được sử dụng thế nào, vì mục đích gì và cho ai. Nếu đó là khoản tiền Formosa đồng ý bồi thường theo yêu cầu của chính phủ, nó được phép sử dụng cho các mục đích do hai bên thỏa thuận. Chỉ trong trường hợp đó, tiền bồi thường mới có thể được chuyển cho Quỹ bảo vệ môi trường Việt Nam. Dù thật ra, Quỹ bảo vệ môi trường Việt Nam chỉ là nơi tiếp nhận nguồn vốn từ ngân sách nhà nước, các tài trợ đóng góp của các nguồn khác. Tiền bồi thường không phải nguồn thu ngân sách Nhà nước, càng không phải là tài trợ của Formosa. Theo thông lệ quốc tế, đây chỉ là tiền bồi thường cho chính phủ, cho nhà nước Việt Nam. Nên dù chính phủ đã chấp nhận khoản tiền bồi thường, các pháp nhân, tổ chức, cá nhân khác vẫn hoàn toàn có quyền tiếp tục khởi kiện buộc Formosa phải bồi thường. Đó có thể là các Hiệp hội, doanh nghiệp và các cá nhân chịu thiệt hại. Ngay cả khi Thỏa thuận bồi thường buộc chính phủ Việt Nam bảo đảm cho Formosa không bị các cá nhân khởi kiện đi chăng nữa, họ vẫn có thể kiện Formosa tại một Tòa án có thẩm quyền của Đài Loan, nếu thấy mình không được bồi thường thỏa đáng. Một người Việt biểu tình tại Đài Loan hôm 18/6 vì tin rằng hàng tấn cá chết do nhà máy Formosa sả thải độc ra biển Tòa án Đài Loan sẽ quyết định người khởi kiện cá nhân có bị ràng buộc bởi Thỏa thuận giữa Formosa và chính phủ Việt Nam hay không? Câu trả lời chắc chắn sẽ là: Không! Trừ trường hợp bồi thường cho chính phủ Việt Nam, không nên thành lập một Quĩ bồi thường hay bất kỳ hình thức Quĩ nào để quản lý các khoản tiền bồi thường của Formosa. Chỉ cần thành lập ban quản lý tiền bồi thường là đủ. Các cá nhân bị thiệt hại cần có người đại diện tại ban quản lý. Những đại diện này nên là các luật sư có kinh nghiệm, mỗi luật sư chỉ nên đại diện cho một số có giới hạn những người bị thiệt hại. Đã diễn ra biểu tình tại Đài Loan phản đối công ty Formosa hôm 18/6/2016 tại thủ đô Đài Bắc của Đài Loan Những việc cần làm trước mắt Trước mắt, cần đàm phán ký kết Thỏa thuận bồi thường với Formosa (nếu chưa có). Chắc chắn đó là một việc khó khăn, rất dễ “sai một ly đi một dặm”. Vì Formosa là người rất có kinh nghiệm đối phó với những vụ tương tự. Tuy vậy, phía Việt nam có 02 “Vũ khí” đàm phán rất hiệu quả là: quyền buộc Formosa tạm ngừng hoạt động vô thời hạn và quyền khởi kiện cá nhân của người bị thiệt hại. Mục tiêu đàm phán nên là: buộc Formosa phải ký cam kết thực hiện tối thiểu 03 nghĩa vụ cơ bản: Đưa môi trường bị hủy hoại trở về trạng thái ban đầu khi chưa bị ô nhiễm; Bảo đảm không tái phạm gây ô nhiễm dưới bất kỳ hình thức, mức độ nào; và Bảo đảm đền bù thỏa đáng cho những người bị thiệt hại, bảo đảm quyền khởi kiện khi họ thấy tiền bồi thường chưa thỏa đáng. Luật sư cho rằng cần kiểm tra toàn bộ dây chuyền sản xuất tại nhà máy của Formosa ở Vũng Áng, tỉnh Hà Tĩnh. Thái độ ngạo mạn của Formusa khi tuyên bố hoặc là tôm cá, hoặc là sắt thép, cũng có thể là thái độ và kiểu lập luận chung của các nhà đầu tư muốn đưa công nghệ lạc hậu, có khả năng hủy hoại môi trường vào Việt Nam. Chúng ta cần tỏ rõ thái độ dứt không chấp nhận điều này. Vì thế, rất nên lấy việc xử lý Fomosa làm tấm gương cho họ. Do đó, việc thứ 2 cần làm với Formosa là xử lý hình sự, buộc Formosa phải nộp tiền phạt và truy cứu trách nhiệm hình sự đối với các cá nhân lãnh đạo Formosa. Nếu chính phủ Việt Nam “đánh kẻ chạy đi, không đánh kẻ chạy lại”, thì một công dân hay tổ chức Việt Nam vẫn có thể làm đơn đề nghị Viện công tố Đài Loan tiến hành điều tra truy tố Formusa gây ô nhiễm môi trường theo luật Đài Loan. Quan chức chính phủ trả lời báo chí về nguyên nhân cá chết ở miền Trung sau ba tháng điều tra. Song song đó, nên ngay lập tức kiểm tra lại toàn bộ dây chuyền sản xuất và hệ thống xử lý nước thải để trả lời câu hỏi Formosa đã đủ điều kiện chính thức đi vào sản xuất chưa? Đây là công việc phải rất cẩn trọng, chỉ sơ xuất nhỏ cũng ảnh hưởng rất lớn đến môi trường. Vì vậy cần có sự tham gia của các chuyên gia quốc tế, hoặc hiệp hội bảo vệ môi trường Quốc tế, không nên chỉ để cơ quan thẩm định của Việt Nam làm. Chỉ đến khi tuyệt đối bảo đảm an toàn mới cho vận hành lại. Đó không chỉ là biện pháp phòng ngừa, mà còn rất hữu hiệu trong đàm phán buộc Formosa phải chấp nhận bồi thường thỏa đáng và trong tương lai không còn dám hủy hoại môi trường Việt Nam. Chính phủ Việt Nam nên hết sức thận trọng khi cho Formosa chính thức sản xuất. Chỉ khi họ đáp ứng yêu cầu bồi thường thiệt hại, về cơ bản khắc phục xong các hậu quả đối với môi trường biển và đã đổi mới công nghệ đáp ứng điều kiện ngăn ngừa đến mức cao nhất khả năng xẩy ra ô nhiễm môi trường, thì mới cho hoạt động. Tất nhiên, nhiều người muốn đóng cửa Formosa. Nhưng một mặt, chúng ta không biết trong giấy phép, hay thỏa thuận đầu tư với Formusa có những quy định nào có thể loại trừ một số quyền của chính phủ Việt Nam, hay về các điều kiện để đóng cửa một dự án đầu tư? Mặt khác, không cần phải đóng cửa vĩnh viễn, cơ quan chức năng vẫn có thể tạm ngừng không cho nhà máy này hoạt động, cho đến khi nó đảm bảo được các tiêu chuẩn về môi trường, các điều kiện đảm bảo không tái phạm gây ô nhiễm. Nên mời chuyên gia nước ngoài và các tổ chức có chuyên môn về môi trường tham gia kiểm tra an toàn môi trường với các dự án tương tự, theo ý kiến luật sư. Vedan, Formosa, Lee & Man, đều là các doanh nghiệp Đài Loan. Họ có điểm chung, cho rằng người Việt Nam sẽ chấp nhận tất cả để làm kinh tế. Nên họ đều thích đưa công nghệ lạc hậu vào Việt Nam, đều rất ngoan cố khi phải chấp nhận có lỗi và cũng rất láu cá khi đàm phán bồi thường thiệt hại. Vì thế, cũng nên tạm thời đóng cửa nhà máy giấy Lee & Man ở Hậu giang cho đến khi nó đảm bảo hoạt động mà không gây ô nhiễm. Nên mời chuyên gia nước ngoài, các tổ chức, Hiệp hội có chuyên môn sâu về bảo vệ môi trường tham gia vào Ủy ban kiểm tra điều kiện an toàn môi trường đối với các dự án, nhà máy tương tự như Formusa, Lee & Man. Sự tham gia của họ một mặt cho các nhà đầu tư khác thấy Việt nam cương quyết nói không với các công nghệ bẩn; mặt khác, kết luận của một ủy ban có sự tham gia của chuyên gia nước ngoài cũng sẽ là các bằng chứng có tính thuyết phục cao khi phải tranh chấp với nhà đầu tư nước ngoài tại các Hội đồng xét xử quốc tế. Tiến sỹ Nguyễn Vân Nam Luật sư từ thành phố Hồ Chí Minh Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả, một luật sư từ thành phố Hồ Chí Minh. (BBC)

×
×
  • Create New...