Jump to content

ĐIỂM TIN TRONG TUẦN (3/5): Tết Giàu, Tết Nghèo của Người VN - 01/27/17

By xứ việt, 01/30/17
  • 281 views
  • 0 comments

Chúng tôi điểm qua bài nhận định “Tết giàu Tết nghèo” của đài Á Châu Tự Do. Nhiều triệu người Việt Nam đang chuẩn bị đón Tết Nguyên đán Đinh Dậu, trong ý nghĩa xum hợp vào thời khắc thiêng liêng, khi năm mới khởi sự với hy vọng về những thay đổi tốt đẹp cho bản thân và gia đình. Tuy nhiên Dư luận ghi nhận những hiện tượng xảy ra trong nước đang làm biến dạng những tập tục tốt đẹp của ngày Tết., trong một Xã hội phân hóa cùng cực. Từ giã năm cũ Bính Thân nhiều tai họa từ hạn hán Tây nguyên, xâm nhập mặn ở đồng bằng sông Cửu Long, thảm họa môi trường 4 tỉnh Bắc Trung Bộ và gần nhất là lũ chồng lũ ở miền Trung. Việt Nam bước vào năm mới Dinh Dậu trong bối cảnh xã hội phân hóa bất bình đẳng kinh tế gia tăng nghiêm trọng. Luật sư Trần Quốc Thuận, nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội từ Saigon nhận định: Khi một xã hội phân hóa giàu nghèo đến cùng cực, người thì quá giàu có, trong khi người thì không có đủ áo mặc, trong mùa đông không có giày để mang, Tết thì cũng không có tiền để có một bữa cơm ngon. Đó chính là dấu hiệu của một xã hội không tốt đẹp mà người cầm quyền phải là người chịu trách nhiệm đầu tiên trong việc điều chỉnh lại cuộc sống cho nó ra con người hơn…Còn Đối với nhà thơ, nhà báo Thanh Thảo hiện sống và làm việc ở Quảng Ngãi, thì khu vực này trước Tết đã bị lũ lụt mưa dầm kéo dài, đến thời điểm giáp Tết vẫn còn mưa mà. Thiên tai, thời tiết xấu ảnh hưởng trực tiếp đến sinh kế của người trồng rau, người trồng hoa bán Tết. Những ngày trước tết Đinh Dậu, những người bán hoa tết gặp phải tình cảnh hoa ế ẩm, lỗ nặng.Tại nhiều địa phương, một số tiểu thương phải bán tống bán tháo các loại hoa cây cảnh trước tết để thu hồi vốn. Nhà thơ, nhà báo Thanh Thảo nhận định rằng , VN bây giờ sự cách biệt giàu nghèo ngày càng lớn, cùng một cái Tết, cùng với tình trạng khó khăn của người nghèo thì ở những thành phố lớn người giàu vẫn chơi những thứ hàng xa xỉ có thể đến hàng tỷ đồng. Xã hội như thế tạo sự hụt hẫng lớn… Bên cạnh vấn đề khác biệt giàu nghèo, môi khi Tết đến, dư luận nói nhiều về những sự biến dạng trong phong cách mừng xuân của một số người trong xã hội. Theo Luật sư Trần Quốc Thuận, phong tục đi chùa, nhà thờ ngày Tết trong tinh thần cầu bình an, lành mạnh là việc tốt, nhưng đừng nên đến đó để cầu xin lợi lộc. Theo LS Thuận, điều rất đáng tiếc là có người có chức có quyền cao vào hàng nhất của Việt Nam cũng đi quỳ, cũng đi lạy, cũng đi xin. Họ đáng bị phê phán, khi những người có chức có quyền đến quỳ lạy xin thần thánh, chắc là xin giữ vững quyền chức và túi tiền bất chính của mình. Thậm chí trước đây còn có trường hợp những người mang cúng hình nhân để cầu xin cho đối thủ chính trị của mình bị thần linh tiêu diệt…còn chuyện cấp dưới đi thăm cấp trên để tặng quà cáp thì vừa qua Ban Bí thư cũng có văn bản cấm chuyện quà cáp lễ Tết, không biết lệnh cấm đó vừa qua hiệu lực đến đâu…” Thưa anh KH, tóm lại, BT thì đồng ý với những gì mà nhà báo Thanh Thảo đã chia xẻ về hiện tượng “Tết giàu tết nghèo” “Tết vẫn phải Tết , người có nhiều tỷ đồng hay người chỉ có dăm bảy trăm ngàn thì vẫn Tết, trong khả năng của mình cũng vui vẻ đón xuân mới, vì Tết không phải chuyện tiền bạc, bây giờ người ta cứ nghĩ Tết phải thật nhiều tiền…nhưng không nhất thiết phải như thế đâu…hồi xưa nghèo lắm mà vẫn có Tết, bây giờ cũng vậy…Tết là ngày vui, là xum họp gia đình , nghèo mấy đi làm ăn xa đến Tết cố gắng về quê xum họp gia đình. Đấy mới là Tết, còn chuyện xa hoa, mua sắm thực chất không quyết định cho tinh thần của Tết đâu.” Mời anh KH góp ý.

Recommended Comments

Comments

There are no comments to display.



IP.Board Videos by DevFuse

×
×
  • Create New...