Jump to content

ĐIỂM TIN TRONG TUẦN (5/5): Năm Đinh Dậu, Tản Mạn về Gà - 01/27/17

By xứ việt, 01/30/17
  • 295 views
  • 0 comments

Con gà đứng vị trí thứ 10 trong 12 con giáp và là loại gia cầm rất thân quen trong đời sống người nông dân và trong văn hóa của Việt Nam . Dù biết bao nhiêu biến đổi thăng trầm của lịch sử, dù thế giới có văn minh đến đâu, thực phẩn cũng đã phát triển rất nhiều, nhưng thịt gà vẫn được coi như là một loại thức ăn ngon, quý trong mọi gia đình tại Việt Nam....Trong đời sống thôn quê, gà còn là chiếc đồng hồ báo thức chính xác trong đời sống nông gia, bà con nông dân cứ nghe tiếng gà gáy sáng là biết giờ giấc để ra đồng cày cấy, các loại thú tiêu khiển vùng quê trong đó có môn đá gà, ban đầu chủ yếu là mua vui, tuy nhiên dần dà thú vui này được các tay ” máu me cờ bạc” biến thành cuộc sát phạt . Gà trống được phân biệt với gà mái bởi bộ lông sặc sỡ, đuôi dài bóng láng, cái mào đỏ thắm, lớn hơn mào của gà mái. Người xưa còn cho rằng, gà có 5 đặc tính, văn, vũ , dũng , nhân, tín. Văn, vì gà trống có mào đỏ và đẹp như mũ của quan văn. Vũ, là 2 cái cựa gà sắc bén, là khí giới của nó. Dũng là tướng hùng dũng của gà trống, nhân là lòng thương đồng loại của gà, thấy thức ăn là gọi gà khác đến ăn, còn tín là luôn giữ đúng giờ gáy sáng. Trong ngôn ngữ dân gian VN, người ta dùng gà để ám chỉ nhiểu lãnh vực hay hiên tượng khác nhau: ... Nếu một người nào làm việc gì cứ lăng xăng, vội vã, xốn xang, người ta ví như gà mắc đẻ . Hay “ông nói gà bà nói vịt’ , 2 người đối thoại ko ăn khớp, người nói một đằng, người kia nói một nẻo. Câu ca dao khuyên nhủ sự đoàn kết , “khôn ngoan đối đáp người ngoài, gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau” . Những danh lam thắng cảnh của VN cũng có tiêng gà gáy trong đó: Gio đưa cành trúc la đà, tiếng chuông thiên mụ, canh gà Thọ Xương. Trong thi ca VN THơ Nguyễn Bính cũng có tiếng gà trong câu thơ : Tiếng gà nghe vọng đêm thâu, Giật mình ngỡ tiếng còi tàu năm xưa. Về hội họa và điêu khắc của Việt Nam, chúng ta thấy nhiều hình ảnh gà lưu truyền trong dân gian. Tranh làng Ðông Hồ vẽ gà mái với đàn gà con tượng trưng cho tình mẫu tử là những bức tranh giàu chất nghệ thuật. Nói lan man về gà, sau cùng BT nhớ đến một câu chuyện vui về gà trong ngày tết, Chuyện kể rằng, tại một làng nọ có một cụ đồ gàn độc thân, đời sống rất thanh bạch, có thể nói là nghèo, nhưng cụ lại vướng phải cái tật tự cao, nên không được cảm tình của những người chung quanh... Vào dịp cuối năm cụ có một con gà duy nhất để cúng tế tổ tiên, nhưng không hiểu sao bỗng dưng con gà bị biến mất... Với tính tự cao khinh người, cụ không thèm đi tìm và cũng chẳng thèm hỏi han ai... Cụ bèn làm một bài tứ tuyệt khuyến cáo kẻ bắt gà, dán ngay trước cổng; Hôn qua tớ mất một con gà,Ai lỡ bắt rồi nhớ thả ra,Ðứa nhỏ bảo nhau cùng đứa lớn,Ðàn ông khuyên nhủ với đàn bà....Chờ vài ngày, không thấy gà về nhưng khi ra cổng, cụ thấy một bài thơ họa rất chỉnh và còn có phần hay hơn cả thơ của cụ nữa; Hôm qua tớ bắt được con gà,Lỡ bắt rồi ai dại thả ra,Ðứa nhỏ nhổ lông cùng đứa lơn,Ðàn ông ăn thịt với đàn bà ....Cụ đồ đọc xong, mới chợt tỉnh “Thiên ngoại hữu thiên, nhân ngoại hữu nhân” (người tài vẫn có người tài hơn, vỏ quit dày có móng tay nhọn). Cụ thơ thẩn đi vào và từ đó con người cụ thay đổi hẳn, biết điều hơn và thân thiện , cởi mở với mọi ngưới hơn....Mời anh KH góp ý, anh có chuyện gà nào để chia xẻ với ktg?

Recommended Comments

Comments

There are no comments to display.



IP.Board Videos by DevFuse

×
×
  • Create New...