Jump to content

THẮNG MỸ KHÔNG KHÓ!


xứ việt
 Share

Recommended Posts

355849906_648957070609142_84992095425588

 

Nguyễn-Xuân Nghĩa
(Viết cho Việt Báo từ ngày 14 Tháng 11 2003 trong Chiến dịch tấn công Iraq, nay yết lại ở đây để nhắc tới Venona Project)
Những thế lực coi Hoa Kỳ là kẻ thù có thể kết luận như vậy, nếu theo dõi lịch sử cận đại của đệ nhất siêu cường này, chưa nói gì đến việc đang xảy ra tại Iraq...
Sau phiên họp khẩn cấp trong tòa Bạch Ốc để đối phó với tình hình Iraq, Tổng trưởng Quốc phòng Donald Rumsfeld đã lên máy bay đi Guam, khởi sự một chuyến Á du trong sáu ngày để thảo luận với lãnh đạo Nhật Bản và Nam Hàn về kế hoạch tái phối trí quân sự tại Á châu cho thế kỷ 21.
Kế hoạch được trù tính từ lâu và chỉ là một phần của chiến lược toàn cầu nhằm đối phó với những đe dọa muôn mặt của một hình thái chiến tranh mới sau khi chiến tranh lạnh kết thúc: khủng bố với kỹ thuật hiện đại.
Trên đường đi Guam, ông Rumsfeld gặp gỡ báo chí để nói về chuyến đi, và ta thấy ngay vì sao đánh thắng Hoa Kỳ, đệ nhất siêu cường thế giới, không phải là điều khó.
Truyền thông Mỹ chỉ loan tải chuyến đi, vốn có mục tiêu chiến lược và trường kỳ, như một cuộc vận động chiến thuật, nhằm thuyết phục Nhật Bản đảo ngược quyết định của họ là hoãn gửi 700 binh lính qua Iraq, sau khi thấy lực lượng bảo an của Ý trong liên quân 32 nước tại Iraq bị quân khủng bố tấn công. Bệnh cận thị và cách sàng lọc tin tức của truyền thông Mỹ tất nhiên ảnh hưởng đến lối nhìn của dư luận và khiến cho các bộ óc ưu tú nhất của Hoa Kỳ cũng chẳng thể nhìn xa hơn một thời khoảng vài năm.
Lý do một phần vì hệ thống truyền thông Mỹ có cái nhìn thiên tả, một phần nữa vì tự bản chất, họ không thể nhìn xa hơn loại đề tài hấp dẫn cho công chúng, cho giới tiêu thụ. Ưu điểm kinh tế của một xã hội tư bản là một nhược điểm về chính trị, khiến một quốc gia tư bản như Hoa Kỳ không thể nào trở thành một đế quốc bền vững, như người ta đã thấy lại Liên Xô hay trong lịch sử lâu dài hơn của nhân loại - mà truyền thông và công chúng Mỹ chỉ nhìn thấy được có một mẩu.
*
Ngay trong giai đoạn sinh tử của Đệ Nhị Thế Chiến, dưới các chính quyền Roosevelt và Truman, giới lãnh đạo Mỹ trong đảng Dân chủ chẳng những không hiểu gì về thực chất của chủ nghĩa cộng sản mà còn bị tình báo của Liên Xô xâm nhập vào tới cấp cao nhất:
Phụ tá Ngoại trưởng Alger Hiss là điệp viên của Liên Xô, y như Phụ tá Bộ trưởng Ngân khố (kinh tế gia) Harry Dexter White, phụ tá Đổng lý Văn phòng của Roosevelt là Lauchlin Curie, hoặc một ông trùm của OSS, tiền thân của CIA, là Duncan Lee, hay Harry Hopkins, cố vấn đặc biệt của Roosevelt về chánh sách kinh tế.
Ngay cả Henry Wallace, Phó Tổng thống của Roosevelt trong bốn năm sinh tử 1940-1944, là một người không thân cộng thì cũng là một điển hình của loại người Lenin gọi là “bọn ngu xuẩn hữu ích”. Ông ta coi Churchill và nước Anh là kẻ thù (không phải đối thủ mà kẻ thù), trong khi chủ trương kết thân với Stalin và nức nở ngợi ca chế độ cải tạo của Liên Xô, sau khi được thăm viếng một trại cải tạo dưới sự dàn dựng của phù thủy Liên Xô có lẽ còn hay hơn trại Cổng Trời hay Thanh Cẩm của ta.
Những yếu kém về nhận thức của lãnh đạo Mỹ có thể chỉ làm hại Hoa Kỳ, nhưng vì cái thế quá lớn của xứ này, nhiều dân tộc khác bị họa lây.
Alger Hiss bị tố cáo là điệp viên của Liên Xô mà vẫn được Roosevelt tín nhiệm vì không tin sự tố cáo, và mời làm cố vấn cho đối sách của Mỹ tại Á châu sau khi hắn bố trí cho Roosevelt thượng đỉnh Yalta để chia đôi thế giới và mở màn cho gần nửa thế kỷ chiến tranh lạnh. Trong vai trò cố vấn về Á châu cho Roosevelt, Hiss còn góp phần làm thay đổi chính sách Mỹ tại Trung Quốc và đưa tới việc Tưởng Giới Thạch bị hy sinh.
Một người biết lý lịch hành tung của Hiss và dù truy tố không xong vẫn bị truyền thông Mỹ ghi nhớ rất kỹ và đánh không thương tiếc trong vụ Watergate chính là Richard Nixon. Oán thù chồng chất từ lâu mà người Việt chúng ta ít biết! Cũng như không hiểu vì sao, truyền thông Mỹ viết rất dài về “Madame” Tưởng Giới Thạch và “Ba chị em nhà họ Tống” để cạo sửa lý lịch lẫn lịch sử và xóa sạch cái tội mù lòa của họ khi họ ngợi ca Stalin và Mao Trạch Đông.
Nhưng, đó là truyện xưa và chúng ta sẽ còn có dịp “ôn cố tri tân” với một danh sách những kẻ bội phản còn dài dằng dặc và được truyền thông lẫn các sử gia thiên tả của Mỹ giấu diếm rất kỹ.
Số là từ năm 1942, quân báo Hoa Kỳ giải được mật mã của quân báo và mật vụ Liên Xô và thấy được KGB gài điệp viên vào trong bộ máy chính trị của Tổng thống F.R. Roosevelt nên xin được theo dõi, nhưng không thông báo cho chính quyền vì họ sợ bị tiết lộ. Đó là Dự Án Venona, khởi sự từ 1943, kéo dài mấy chục năm.
Mãi đến 1996, Quốc hội Mỹ mới cho phép công bố toàn bộ kết quả của "The Venona Project" này.
*
Truyện nay, chuyện Iraq, Hoa Kỳ đang diễn lại tấn tuồng mà thành ngữ Việt Nam diễn tả rất tuyệt: “chưa đánh người thì mặt đỏ như vang, đánh xong người, mặt vàng như nghệ”.
Nhập cuộc thì Hoa Kỳ chủ trương gây chấn động tâm lý (shock and awe) bằng võ khí siêu đẳng và kết thúc màn quân sự một cách ngoạn mục. Bước kế tiếp, khi đi vào chính trị và nhân sự, tức là văn hóa và giao tiếp, Hoa Kỳ trượt chân.
Khi viên tướng chỉ huy lực lượng Trung tâm Âu-Á (CENTCOM), một người Mỹ ưu tú gốc Ả Rập, lượng định rằng đối thủ của Mỹ tại Iraq có thể có chừng 5.000 quân, chúng ta biết là Hoa Kỳ gặp vấn đề. Khi báo cáo bi quan để chối tội của trưởng trạm CIA tại Iraq lại được tung cho báo chí (tờ Philadelphia Inquirer), mà Tổng trưởng Quốc phòng lại chưa đọc, như ông xác nhận trong chuyến đi Guam, người ta thấy vấn đề nó rắc rối hơn mình nghĩ. Nói về tay súng và hỏa lực, con số 5.000 là quá lớn; nói về khả năng tác hại cho Mỹ thì số đó quá nhỏ.
Sự kiện ấy cho thấy sự mù lòa không chỉ của truyền thông mà của cả hệ thống tình báo, và hệ thống nào cũng có dụng ý chính trị riêng của mình, bất kể tới quyền lợi sinh tử của Hoa Kỳ.
Bên lề của lối đánh du kích chính trị trong hậu phương, ta thấy là sau khi tấn công Iraq để gây chấn động tâm lý trong thế giới Hồi giáo hầu gián chỉ mọi toan tính hợp tác hoặc dung túng khủng bố, Mỹ bị đánh tỉa tại chỗ mà chưa xác định nổi kẻ thù là (những) ai.
Hãy thử nói sơ về thành phần đó mà xem. Định nghĩa kẻ thù là tàn dư từ đảng Baath của Saddam Hussein (như luận cứ chính thức của chính quyền Bush) là điều vừa sai vừa nguy. Đảng này có tới hơn một triệu đảng viên, và tàn dư nếu còn thì cũng vài chục ngàn, là điều không thể có, nếu không, tình hình còn nguy ngập hơn nhiều. Bảo rằng đó là tàn dư của quân đội Saddam thì cũng sai, lực lượng này bị Saddam bỏ rơi và có khi trở thành phiến loạn thổ phỉ chứ cũng chẳng muốn cầm súng để đưa Saddam về Baghdad. Phần tử trung kiên của Saddam, nếu còn, có lẽ không thể lên đến số ngàn.
Nhưng, Iraq không chỉ có thành phần ủng hộ hay chống Saddam. Nhiều người không ưa chế độ độc tài và thối nát của cha con Saddam Hussein nhưng cũng chẳng muốn xứ sở bị nằm dưới sự cai trị của ngoại bang, dù là “ngoại bang có thiện chí” như Hoa Kỳ - nếu họ tin rằng Mỹ có thiện chí. Họ có thể cầm súng tấn công hoặc ít ra là không hợp tác với “quân giải phóng” hay “chiếm đóng” do Mỹ chỉ huy, tùy theo cách gọi.
Họ là “Mặt trận Quốc gia Giải phóng Iraq” hay “Mặt trận Quốc gia Kháng chiến Hồi giáo Iraq” và có thể ghét Mỹ còn hơn ghét Saddam Hussein.
Ngoài thành phần đó, kẻ thù của Mỹ còn có thể là các lãnh chúa bộ tộc thuộc hệ phái Sunni, xưa nay được chế độ Saddam ưu đãi và không muốn bị mất đặc quyền trong một xã hội mà đa số dân (60%) lại thuộc sắc tộc Shiite. Vì vậy, trong thành phần này có người hợp tác với Liên quân, có người chống, và lập trường của họ thay đổi tùy theo chánh sách của Mỹ đối với dân Shiite (và với Iran ở đàng sau). Một lực lượng thứ ba có thể là kẻ thù của Mỹ tại Iraq là các thế lực Hồi giáo quá khích hiện đang hoạt động tại Syria hay Jordan và có khi đã có móc nối với lực lượng khủng bố al-Qaeda.
Ngoài ra, người ta không loại bỏ trường hợp của các nhóm quá khích thuộc sắc tộc Kurd (có sự yểm trợ của Thổ Nhĩ Kỳ - Turkey) hay Shiite (có sự yểm trợ của Iran) và xâm nhập từ các biên giới với Thổ, Kuweit hay Iran. Nếu hai thành phần Kurd và Shiite này lại kết hợp với các lực lượng Sunni và khủng bố al-Qaeda chỉ trong mục tiêu trước mắt là đánh Mỹ, sau đó giết nhau, kế hoạch “dân chủ hóa Iraq” của Hoa Kỳ coi như bị đe dọa.
*
Trong chiến lược gây chấn động tâm lý để gián chỉ khủng bố, Hoa Kỳ đã tấn công Iraq, và sau khi bị khựng, tuần qua Mỹ lại tung “Búa Sắt” hay “Thiết Trùy” (tên chiến dịch, Iron Hammer) để ảnh hưởng tới sự chọn lựa của các thành phần trong cuộc. Chiến thuật hăm dọa ồn nào này, với máy bay AC-130, đại bác 105 ly và trực thăng Apache, được tiến hành cùng với việc thúc giục chính quyền lâm thời Iraq phải đảm nhiệm một vai trò tích cực hơn. Truyền thông dốt nát của Mỹ vội nhớ đến Việt Nam và gọi đó là “Iraq hóa” cuộc chiến, để Mỹ có thể sớm phủi tay ra về.
Điều đó là bất khả vì nếu nhớ lại danh sách của những kẻ thù được liệt kê rất tóm lược ở trên, người ta không tin là cái Hội đồng Lâm thời của Iraq sẽ đảm nhận được vai trò ổn định về chính trị và xã hội trong khi Hoa Kỳ lo phần vụ quân sự. Huống hồ, giữa Mỹ và các nhóm Iraq “thân Mỹ” trong Hội đồng, người ta đã thấy có chuyện không vui. Bên này đổ lỗi cho bên kia về những trì chậm tại chỗ và thời hạn do Liên Hiệp Quốc quy định (ngày 15 tháng 12, tức là đúng một tháng nữa) để xây dựng khung sườn cho một xứ Iraq ổn định coi như sẽ không đạt được.
Lạc quan lắm, ta sẽ thấy cảnh đảo chính và chỉnh lý như đèn kéo quân tại Việt Nam sau khi Hoa Kỳ “thay đổi chế độ” bằng cách lật đổ ông Diệm năm 1963.
Bi quan hơn, người ta nên chờ đợi một đòn biểu dương của khủng bố trong nay mai, để chứng minh rằng “thắng Mỹ không khó”. Bi thảm nhất, người ta thấy quân khủng bố lý luận không sai, nếu mình theo dõi xem các chính khách và ứng viên tranh cử đang nói và làm những gì vào tuần qua với sự cổ võ của truyền thông báo chí. Họ cho là thắng Bush không khó và tìm đủ mọi cách thực hiện điều đó!
---
Ghi chú lại, cho thêm đau: khi còn là biện lý, Richard Nixon đã truy tố Alger Hiss về tội gián điệp mà không được vì quá thời hạn hiệu tố nên chỉ có thể gài bẫy trong lời khai của Hiss về một vụ khác. Alger Hiss chỉ bị hai tội khan man khi hữu thệ và lãnh năm năm tù. Nhưng vì truy tố Alger Hiss, sau này Nixon bị báo chí đánh không thương tiếc trong vụ Waterg
Link to comment
Share on other sites

Join the conversation

You can post now and register later. If you have an account, sign in now to post with your account.

Guest
Reply to this topic...

×   Pasted as rich text.   Paste as plain text instead

  Only 75 emoji are allowed.

×   Your link has been automatically embedded.   Display as a link instead

×   Your previous content has been restored.   Clear editor

×   You cannot paste images directly. Upload or insert images from URL.

 Share


×
×
  • Create New...