Jump to content

KHI LÃNH ĐẠO MỸ… TUỘT QUẦN (230726)


xứ việt
 Share

Recommended Posts

Nguyễn Xuân Nghĩa

363804084_670584408446408_32174908858051

Hình bên: Báo Mỹ loan tin ngày 27 Tháng Sáu, 1950, Harry Truman cho Không quân và Hải quân vào YỂM TRỢ Nam Hàn.

 

 

Xin thành thật khai báo nheng: thông thường, người ta viết xong bài mới đặt đề tựa vì dự tính rồi, đến cuối bài mới thấy kết luận khác hẳn, nên tìm ra đề tựa thích hợp. Người viết này có thói tự làm khó, là chuẩn bị kết luận rồi mới bắt đầu viết. Ngày xưa, hẳn thầy dạy luận văn lắc đầu tặc lưỡi. Thế là mất một nhà văn!
Nhưng xin khai báo thêm về chứng làm khó. Cái động từ trong đề tựa là ‘tụt’ hay ‘tuột’? Đấy có thể là chữ Nôm, lấy từ chữ Hán có bộ ‘thủ” v.v… Nhưng ngoài ý nghĩa là trợt hoặc trượt theo dốc, lại có túc từ là cái quần thì sao? Đành trộm nghĩ ‘Tụt’ là cố tình buông cái quần xuống đất, và ‘Tuột’ có thể là không cố tình, mà vẫn… mất quần. Đúng sai, ai biết thì chỉ, tôi dùng động từ này để nói lãnh đạo Mỹ bị tuột mất quần, dù chẳng muốn.
Vì để tuột trước kẻ thù!
Không, bài không nói về cha con Joe Biden, vốn quen tụt quần cho việc khác. Nội dung ở đây nghiêm trọng hơn nhiều.
Đúng 70 năm trước, Chiến tranh Cao Ly tạm dứt với hiệp ước ngưng bắn ký kết ngày 27 Tháng Bảy, 1953, sau khi bùng nổ ngày 25 Tháng Sáu, 1950 do quân Bắc Hàn tràn qua vĩ tuyến 38 tấn công Nam Hàn. Ta nên đọc lại để nhớ các thời điểm ấy, chúng có liên quan đến… Việt Nam.
Khi nhớ lại chuyện xưa, chúng ta hãy cố nghĩ đến bối cảnh.
Mãi đến 1995, dư luận Hoa Kỳ và thế giới mới biết chế độ Xô Viết đã gài điệp viên tới thượng tầng lãnh đạo của Mỹ. Tiền thân của cơ quan NSA sau này, một đơn vị Quân báo Hoa Kỳ biết được từ 1942 nhờ nghe lén và giải mật các cuộc điện đàm của mật vụ KGB và tình báo Hồng quân Liên Xô. Họ theo dõi mà không trình lên Tổng thống Franklin Roosevelt (rồi Harry Truman) vì các điệp viên là đại trí thức hay chuyên gia trong nội các và ban tham mưu của Tổng thống! Năm 1995, Quốc Hội Mỹ mới cho phổ biến “Dự án Venona” do Quân báo Mỹ tiến hành từ đầu năm 1943 tới mùa Thu 1980.
Trên diễn đàn này và trước đó từ lâu, chúng tôi đã trình bày về vụ Venona để cho thấy lãnh đạo Mỹ vô cùng tối dạ ngay giữa thời chiến. Họ bị tuột quần mà không biết khi mắc bẫy Liên Xô mà gây mâu thuẫn với Đế quốc Nhật (vụ Trân Châu Cảng ngày bảy Tháng 12, 1941 và cuộc chiến trên Thái Bình Dương). Khi Nhật đã lãnh hai trái bom nguyên tử thì Liên Xô mới khai chiến với Nhật, nhân đó chiếm luôn các quần đảo cực Bắc của Nhật.
Bị tay chân Xô Viết (Harry Hopkins, Alger Hiss…) dẫn dụ cùng Liên Xô chia đôi thế giới, Roosevelt còn giấu tật bệnh của mình cho đến chết, vào Tháng Tư 1945, ngay trước khi Thế Chiến II chấm dứt.
Nghị sĩ Harry Truman khá tầm thường, mới là Phó Tổng thống từ Tháng Giêng đã lên kế nhiệm. Dĩ nhiên Truman chẳng biết gì về mạng điệp viên Xô Viết ở chung quanh, việc Mỹ có dự án Manhattan làm bom nguyên tử mà còn không biết.
Trở lại Chiến tranh Cao Ly…
Sau khi đắc cử năm 1948 để tự mình là Tổng thống giữa trào lưu mới là Chiến Tranh Lạnh, Truman chỉ định Dean Acheson (1893-1971) làm Ngoại trưởng từ 1949. Và có chánh sách ngoại giao riêng: một sự tối dạ huy hoàng vì sau Roosevelt, đến lượt Truman tuột quần, dù tưởng mình là anh hùng lãnh đạo thế giới chống làn sóng đỏ của cộng sản.
Khi Liên Xô đã mở màn Chiến Tranh Lạnh (và Mao vừa thắng tại Hoa Lục vào Tháng 10, 1949, một phần nhờ sự đần độn trước đó của Truman, mà thôi, để đó), chính quyền Truman vô tình cho Stalin và Mao tín hiệu sai.
Tháng Giêng 1950, Ngoại trưởng Acheson phát biểu trước National Press Club về đối sách của Hoa Kỳ tại Châu Á và nêu tên một số quốc gia trong vành đai phòng vệ của Mỹ. Trong số đồng minh, Dean Acheson không nói gì về Đại Hàn Dân Quốc (tên chính thức của Nam Hàn sau khi xứ sở chia đôi từ 1948) dù các đơn vị Hoa Kỳ có mặt tại đấy cho đến giữa năm 1949.
Đây không là sự lãng quên, lú lẫn của Acheson mà là lập trường của Chính quyền Truman: Hoa Kỳ đã hoàn tất nhiệm vụ trên bán đảo Triều Tiên nên một xứ độc lập như Nam Hàn phải trông cậy vào thế giới văn minh và Hiến chương Liên Hiệp Quốc!
Đê mê… là Đéo mẹ! Viết cái này hơi lâu vì cứ phải ngừng gõ, bước ra vườn để khỏi văng tục.
Xin quý vị và các bạn đọc lại phần trên. Rồi nhìn qua bên kia, xem Stalin và Mao nghĩ sao? Hai nước đã làm chủ Bắc Hàn, Kim Nhật Thành là đảng viên Cộng sản Xô viết đươc Liên Xô đưa về lãnh đạo Bắc Hàn. Họ hỏi nhau Truman bật đèn xanh hả? Thì ta lao tới! Lãnh đạo Mỹ tuột quần là vậy.
May là Liên Xô giận lẫy vụ Đài Loan (Trung Hoa Dân Quốc) vào Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc nên tẩy chay và không phủ quyết việc Liên Hiệp Quốc kết án cuộc chiến và cho Mỹ lãnh đạo lực lượng quân sự quốc tế tại đây.
Nhìn lại, đây là cuộc chiến thừa thãi mà thảm khốc: ba triệu người thiệt mạng, tổn thất dân sự còn vượt Thế Chiến II hay cuộc chiến tại Việt Nam. Thừa thãi vì đáng lẽ Hoa Kỳ không tạo khoảng trống đầy cám dỗ cho Liên Xô và Trung Cộng.
Cũng cuộc chiến đó còn làm Hoa Kỳ hiểu sai về hình thái chiến tranh tại Việt Nam từ 1954 trở về sau. Mà có lẽ còn chẳng biết Trung Cộng đã đưa quân và võ khí từ Triều Tiên xuống yểm trợ Việt Minh chống Pháp trước 1954. Họ mới thắng trận Điện Biên Phủ - cách gọi tên, thay vì Phủ Điện Biên, là của các đồng chí cao cấp do Bắc Kinh gửi xuống. Rồi Trung Cộng tái diễn trò đó tại miền Bắc trong trận chiến “giải phóng miền Nam”…
Nhiều người Mỹ chưa nhìn ra chuyện ấy.
Sau này, Hoa Kỳ còn cãi nhau về công/tội của Truman.
Vốn cái gì cũng đòi bú, thành phần ưu tú bảo Truman sáng suốt trong Chiến Tranh Cao Ly vì không dồn quân leo thang chiến tranh.
Họ bú hơi thấp vì chết kẹt giữa việc Hoa Kỳ đại thắng trong Thế Chiến II (1945) rồi nhục nhã tháo chạy khỏi Việt Nam (1975). Giới am hiểu quân sự, không riêng Tướng Douglas MacArthur (1880-1964), lại trách Chính quyền Truman để mấy năm dập dình và chiến tranh kết thúc chẳng ra chi. Cho nên cuộc chiến không thể có giải pháp ngoại giao vì Chính quyền Truman làm gì có chiến lược ngoại giao?
Nhưng, người Mỹ nên nhìn sang… bên kia chiến hào. Cho đến ngày nay, lãnh đạo Bắc Kinh vẫn chính thức nhắc đến thành tích của Trung Cộng trong Chiến tranh Cao Ly!
Của đáng tội, sự ngây dại của Hoa Kỳ là điều dễ hiểu! Quân lực Mỹ có đến 12 triệu lính nên đại thắng sau Thế Chiến II là trở về hưởng “cổ tức hòa bình” (peace divident, như thời Bill Clinton sau khi Liên Xô tan rã): ngân sách quân sự từ 40% Tổng sản lượng GDP vào năm 1945, thì chỉ còn 5% vào năm 1950. Khi quân số 12 triệu giảm mất 90% thì tìm lính ở đâu để bảo vệ thế giới tự do?
Thật ra không khác thời Tổng thống Jimmy Carter cũng đòi rút quân khỏi Nam Hàn sau cái trớn nhục nhã tại Việt Nam! Mà có khác chi thời nay: quân phí (chi tiêu cho quân sự) của Hoa Kỳ từ 4,5% GDP vào năm 2010, giờ đây mấp mé 3% và còn giảm! Và năm ngoái quân lực Mỹ (gồm toàn tự nguyện) đã không đạt chỉ tiêu tuyển mộ.
Viết vậy thì nên… làm báo - vì thiếu chính xác: năm 2022, số tuyển mộ binh linh Hoa Kỳ đạt 75% mục tiêu. Tức là hụt một phần tư, đê mê chưa? Chỉ hụt có 25% mà thôi, Biden ôi.
Hoa Kỳ đang quan tâm đến Đài Loan, chi tiền cho quân dân Ukraine, cần bảo vệ quyền tự do hàng hải tại Đông Hải và nối liền Ấn Độ Dương với Thái Bình Dương, v.v. Nhưng đa số dân Mỹ không biết hoặc không cần biết. Khái niệm ‘công dân giáo dục’ đã bị lọt mương rồi.
Thành phần ưu tú làm tiền trên doanh trường và trong chính trường thì biết điều khác: Trung Cộng không thể thắng Mỹ được nên thể nào cũng đề nghị đàm phán để khỏi gây ra chiến tranh lạnh. Họ, thành phần ưu tú này, chuẩn bị tham dự việc đàm phán đó.
Họ không tuột cầu mà tự ý tụt quần.
__
Hình bên: Báo Mỹ loan tin ngày 27 Tháng Sáu, 1950, Harry Truman cho Không quân và Hải quân vào YỂM TRỢ Nam Hàn.
theo dainamaxforum
Link to comment
Share on other sites

Join the conversation

You can post now and register later. If you have an account, sign in now to post with your account.

Guest
Reply to this topic...

×   Pasted as rich text.   Paste as plain text instead

  Only 75 emoji are allowed.

×   Your link has been automatically embedded.   Display as a link instead

×   Your previous content has been restored.   Clear editor

×   You cannot paste images directly. Upload or insert images from URL.

 Share


×
×
  • Create New...