Jump to content

Cuộc chiến nồi da xáo thịt của ĐCSTQ*


xứ việt
 Share

Recommended Posts

Shi-Zhihong-676x450.jpg
 
Shi Zhiyong – lý thuyết gia của ĐCSTQ đang lấy tay che máy ảnh của phóng viên tờ báo Hồng Kông Ming Pao Daily. Hình này được chụp tại Bắc Kinh, Trung Quốc vào ngày 14 tháng 3 năm 2016 (Screen shot / Ming Pao)
 
Gần đây, một nhà nghiên cứu lỗi lạc của ĐCSTQ đã khước từ một cơ hội công khai từ chối tỏ lòng trung thành với lãnh đạo ĐCSTQ – đây là một tình huống không khoan nhượng mà ở một chừng mực nhất định đã bộc lộ tình trạng hiện tại về mặt quyền lực chính trị ở Trung Quốc.
 
Bên lề một hội nghị chính trị hàng năm, khi được phóng viên của tờ báo Hồng Kông Ming Pao Daily hỏi ông nghĩ gì khi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình được xem là lãnh đạo “cốt lõi” thế hệ mới của Trung Quốc, thì Thi Chí Hồng (Shi Zhiyong) – Phó Giám đốc một cơ quan tư vấn hàng đầu, và nguyên là Phó phòng của Uỷ ban Cố vấn Trung ương đã thẳng thừng bác bỏ bằng cách trả lời như sau: “Tôi đã trả lời câu hỏi đó rồi. Hãy đọc lại bài viết của tôi; ý kiến của tôi đã nằm hoàn toàn trong đó”.
 
Khi phóng viên chuẩn bị chụp hình, thì Shi nói “Không được chụp”, và giơ tay ra để chặn camera của phóng viên lại. Kết quả là một bức ảnh có giá trị châm biếm khi thể hiện gương mặt của Shi đang bĩu môi, cùng với thứ gì đó giống như là một vết thức ăn dính trên áo của ông, đã tạo ra một tư thế mà chắc chắn sẽ khiến cảnh sát kiểm duyệt mạng của Trung Quốc phải bận rộn.
 
Trong những bản tin thời sự, thỉnh thoảng họ thường đăng những bài viết công khai ủng hộ lãnh đạo ĐCSTQ bằng cách “đặt niềm tin vào cơ quan đầu não Trung Nam Hải”, thì sự kháng cự của Shi đã nhấn mạnh một câu châm ngôn của giới chính trị Trung Quốc: khi một nhà lãnh đạo của ĐCSTQ đòi hỏi lòng trung thành và tính nhất trí cao độ, điều đó có nghĩa là anh ta chưa đạt được nó. Đường công danh sự nghiệp của Shi Zhiyong rất khó mà tiến đến một trong những vị trí chủ chốt của ÐCSTQ khi ông này dám công khai cản trở đường lối cai trị của Tập Cận Bình. Tuy nhiên, cho dù cách thức lãnh đạo của ông Tập có bị cản trở hay không thì người ta vẫn thấy rằng hiện nay ông đã và đang nhận được rất nhiều sự ủng hộ ở cấp cao.
 
Một nhà lãnh đạo “cốt lõi”
 
Kể từ tháng 1 năm 2016, hàng chục thành viên trong giới lãnh đạo Đảng Cộng sản cấp tỉnh và cấp trung ương đã công khai tán dương Tập Cận Bình là lãnh đạo “cốt lõi” của Trung Quốc, hoặc “he xin” (hạch nhân). Trong lịch sử, chỉ có vài nhà lãnh đạo ĐCSTQ nắm giữ gần như toàn bộ quyền kiểm soát bộ máy của Đảng như Mao Trạch Đông, Đặng Tiểu Bình và Giang Trạch Dân mới được ca ngợi là những nhà lãnh đạo “cốt lõi”.
 
Nhưng Shi Zhiyong đã bày tỏ sự phản đối của mình vì ông cho rằng Tập Cận Bình đã được đăng quang quá sớm. Vào ngày 3 tháng 3 năm 2016, trong bài viết của mình – thực sự đây chính là nội dung trả lời phỏng vấn với đài Truyền hình Phượng Hoàng ở Hồng Kông có quan điểm thân Bắc Kinh, Shi đã đưa ra 3 quan điểm: 1. Đảng có giá trị “cốt lõi” trong việc lãnh đạo Trung Quốc hướng tới chủ nghĩa xã hội theo đặc trưng của Trung Quốc. 2.Ủy ban Trung ương Đảng, đặc biệt là Bộ Chính trị và Ủy ban thường vụ Bộ Chính trị là đầu mối “cốt lõi” của người nắm giữ cương vị lãnh đạo Đảng. 3. Riêng “cốt lõi lãnh đạo tập thể” của Ủy ban Thường vụ Bộ Chính trị phải được “thừa nhận một cách rộng rãi và lấy được lòng tin của nhân dân”.
 
Khi Shi Zhihong bày tỏ sự bất mãn đối với Tập Cận Bình, thì rõ ràng ông ta cũng đang truyền đạt sự bất mãn từ những người hậu thuẫn của mình, đó là hai bố già chính trị Tăng Khánh Hồng và Giang Trạch Dân.
— Trần Phá Không, tác giả đồng thời là nhà phân tích các vấn đế chính trị hiện nay
 
Ý tưởng của Shi chẳng phải là những điều hoàn toàn mới mẻ. Vì nội dung mà ông ta đưa ra chỉ đơn giản là nhằm đấu tranh cho “lãnh đạo tập thể” – là một hệ thống quản trị, nơi mà quyền lực phải được phân bổ cho một nhóm, chứ không phải là tập trung quyền lực lãnh đạo về tay của một cá nhân. Các học giả chính trị Trung Quốc lưu ý rằng, vào cuối những năm 1970, khái niệm đầu tiên đã trở thành một phần của nghệ thuật hùng biện của ĐCSTQ dưới thời Đặng Tiểu Bình khi ông ra sức phục hồi Đảng sau những tội ác tàn bạo mà Mao Trạch Đông đã gây ra trong Cách mạng Văn hóa, cũng như mô hình sùng bái cá nhân của Mao (mặc dù chính bản thân Đặng Tiểu Bình đã tận dụng quyền lực nhiều hơn so với những người đồng cấp của mình).
 
Đôi khi, có vài lý thuyết gia trong nước, chẳng hạn như Hồ An Cương – Giáo sư tại Đại học Thanh Hoa nhận định rằng, thực sự thì ĐCSTQ đã mài giữa mô hình lãnh đạo tập thể kể từ cuối những năm 1920. Chức danh đúng nghĩa của lãnh đạo tập thể chỉ đơn giản là một phương tiện nhằm che giấu những người thực sự phải chịu trách nhiệm.
 
Bố già Chính trị
 
Có lẽ, cách tốt nhất để hình dung ra đường lối của ĐCSTQ là phải khẳng định phương thức hoạt động của nó tương tự như một tổ chức mafia. Rất nhiều quan chức của Đảng thường xuyên tìm kiếm sự bảo trợ chính trị từ những nhân vật có quyền lực chi phối ĐCSTQ. Và những nhân vật này đều khát khao đoạt được vị trí Bố già của Đảng. Theo Alice L. Miller, một học giả tại Học viện Hoover, chuyên nghiên cứu về các nhân vật chính trị ưu tú của Trung Quốc, nhận định rằng, ngay khi nhân vật quyền lực này đã trở thành capo di tutt’i capi, hoặc “trùm của các ông trùm” thì ông ta sẽ thường xuyên kiểm soát các vấn đề chính trị trong ngày, và không quan tâm tại thời điểm đó ai là người đang nắm giữ cương vị lãnh đạo ĐCSTQ.
 
Ví dụ như trường hợp của những quan chức hàng đầu ĐCSTQ như Lưu Thiếu Kỳ, Lâm Bưu, và Hoa Quốc Phong. Cả 3 người này đều được cài cắm để nắm giữ vị trí lãnh đạo chính thức của Trung Quốc, nhưng Mao Trạch Đông đã nắm giữ quyền uy của mình cho đến khi ông ta qua đời vào năm 1976. Tương tự, Hồ Diệu Bang và Triệu Tử Dương lần lượt thay phiên nhau làm người đứng đầu nhà nước trong những năm 1980 cho đến khi Đặng Tiểu Bình – lãnh đạo tối cao thực sự – thay thế họ khi thời cơ chín muồi.
 
“Bức tượng gỗ” Hồ Cẩm Đào – người tiền nhiệm của Tập Cận Bình – đã bị vô hiệu hóa trong suốt nhiệm kỳ của ông, vì thường xuyên bị cản trở bởi những người được Giang Trạch Dân bổ nhiệm. Đồng thời, Hồ Cẩm Đào luôn lẩn quẩn chui rúc trong cái mớ bòng bong của cái gọi là “lãnh đạo tập thể”, trong đó hầu hết cả tập thể này đều trung thành với một người nào khác.
 
Vì “lãnh đạo tập thể” trong bè phái chính trị của Giang Trạch Dân vẫn còn làm mưa làm gió nên buộc lòng Tập Cận Bình phải đưa ra hàng loạt chính sách của mình thông qua các kênh khác nhau.
 
Trong quá trình củng cố vị trí thật sự của riêng mình, Tập Cận Bình đã và đang bị lôi kéo vào những gì mà một số nhà bình luận chính trị gọi là một “cuộc chiến sống còn” với trưởng lão tiền nhiệm này – cựu Bố già rất nổi tiếng Giang Trạch Dân, kể từ khi ông Tập lên nắm quyền vào cuối năm 2012. Mặc dù Tập Cận Bình đã bảo đảm giữ được chỗ đứng vững chắc của mình, nhưng rất nhiều cận thần cũng như phụ tá hàng đầu của Giang Trạch Dân vẫn bị thanh trừng trong chiến dịch chống tham nhũng của Tập. Đồng thời, một cuộc cải cách quân sự và công khai duyệt lại các cơ quan tuyên truyền của nhà nước là những nỗ lực rõ ràng nhằm củng cố quyền lực và đưa ra các tín hiệu quan trọng. Tuy nhiên, Giang vẫn nắm giữ được phần nào sức ảnh hưởng của mình, bằng chứng là những ý kiến gần đây của nhà lý luận cộng sản Shi Zhihong.
 
Shi nổi lên vào đầu những năm 1990 sau khi đã viết rất nhiều bài cho một tạp chí truyền thông nhà nước ở Thượng Hải nhằm ủng hộ kế hoạch cải cách kinh tế của Đặng Tiểu Bình trong những năm đầu thập niên 1990. Sau đó, ông từng là thư ký cho Tăng Khánh Hồng – nguyên Phó Chủ tịch nước và nguyên là thành viên của Ủy ban Thường vụ Bộ Chính Trị. Và vai trò của Shi càng nổi bật hơn trong thời gian dài trở thành người cố vấn cho Giang Trạch Dân.
 
Cuộc chiến nồi da xáo thịt của ĐCSTQ
 
Hơn chục năm qua, Giang Trạch Dân vẫn tiếp tục gây ảnh hưởng đáng kể từ phía sau hậu trường thông qua những nỗ lực  của Tăng Khánh Hồng lắm mưu nhiều kế.
 
Tăng Khánh Hồng nhận ra rằng bè phái chính trị của Giang đã được cài đặt ở các vị trí chủ chốt trong bộ máy chính quyền, và họ đã kế nhiệm nhau bởi các nhân vật khác đã gây sức ảnh hưởng trong các chu kỳ lãnh đạo: La Cán, tiếp theo là Chu Vĩnh Khang đã kiểm soát tất cả bộ máy anh ninh và pháp luật. Tướng Từ Tài Hậu và Quách Bá Hùng điều khiển quân đội. Lưu Vân Sơn đứng đầu cơ quan tuyên truyền và sau đó được thăng chức lên Ủy ban Thường vụ Bộ Chính trị, và còn cựu bí thư thành ủy Trùng Khánh Bạc Hy Lai được cho là ứng cử viên cho một ghế trong Ủy ban Thường vụ, cho đến khi xảy ra sự phản bội bởi người phụ tá của mình tên là Vương Lập Quân. Bạc Hy Lai xuất hiện là để phát huy quá trình kế thừa di sản của Giang khi diễn ra những sự kiện đầy biến động vào năm 2012, thời gian này, tất cả mọi thứ đều bị đảo lộn. Tuy nhiên, cũng trong năm 2012, Bạc Hy Lai đã bị thanh trừng sau khi cấp phó của ông ta là Vương Lập Quân cố gắng đào tẩu vào Lãnh sự quán Mỹ ở Thành Đô.
 
Vì vậy, khi Shi Zhihong bàn về giá trị của một “cốt lõi lãnh đạo tập thể” là phải được “thừa nhận một cách rộng rãi và lấy được lòng tin của nhân dân” thì rõ ràng Shi đang đề cập đến “những đồng nghiệp của mình đang là quan chức của Đảng, trong đó bao gồm luôn những lão thành cách mạng”. Đây là nhận định của Trần Phá Không (Chen Pokong), tác giả của cuốn “Machiavelli ở Bắc Kinh”, đồng thời là nhà phân tích các vấn đế chính trị hiện nay, thường xuyên đăng bài viết của mình trên trang Đài Á châu Tự do phiên bản tiếng Hoa.
 
“Khi Shi Zhihong bày tỏ sự bất mãn đối với Tập Cận Bình, thì rõ ràng ông ta cũng đang truyền đạt sự bất mãn từ những ngườihậu thuẫn mình, đó là bố già chính trị Tăng Khánh Hồng và Giang Trạch Dân”, Chen viết.
 
Ông Cheng Li – Giám đốc Viện nghiên cứu thuộc Trung tâm Trung Quốc John L. Thornton, và là một thành viên cao cấp chuyên hoạch định các chương trình chính sách đối ngoại tại Viện Brookings 0 đã viết trong một cuốn sách đề cập đến tình hình chính trị Trung Quốc như sau: Trong những năm gần đây, mặc dù chiến dịch chống tham nhũng của Tập Cận Bình đã làm suy yếu mạng lưới của Giang, nhưng cơ quan ra quyết định cao nhất của cả nước vẫn còn gây sức ép nặng nề với ông Tập. “Trong năm 2012, Giang Trạch Dân đã đóng một vai trò quan trọng trong việc định hình nhân sự của Uỷ ban Thường vụ”.
 
Có đến 4 trong số 7 thành viên của Ủy ban Thường vụ Bộ Chính trị được hiểu là phe cánh của Giang, và những người này được cho là đã liên tục gây khó khăn cho Tập Cận Bình trong việc bổ nhiệm các nhân sự chủ chốt. Trường hợp đề cử sĩ quan quân đội nên được bầu làm Phó chủ tịch Ủy ban Quân sự trung ương, là một ví dụ điển hình.
 
Vì “lãnh đạo tập thể” trong bè phái chính trị của Giang Trạch Dân vẫn còn làm mưa làm gió nên buộc lòng Tập Cận Bình phải đưa ra hàng loạt chính sách của mình thông qua các kênh khác nhau – tiến hành một cuộc cải cách quân sự toàn diện, hình thành nên “những nhóm nhỏ lãnh đạo” trong các lĩnh vực quan trọng như kiểm soát Internet, và đích thân kiểm tra năng lực của từng cán bộ ngay tại nơi làm việc của họ trong bộ máy tuyên truyền.
 
Tập Cận Bình cũng không ít lần đối diện với nhiều sự kháng cự khi nỗ lực phá vỡ các chiến lược bế tắc vốn đã ăn sâu trong mô hình lãnh đạo tập thể: Gần đây, một số quyết định kiểm duyệt gây tò mò và cách tuyên truyền không nhất quán đã hạ thấp danh tiếng của Tập Cận Bình trong vài tuần vừa qua – do bàn tay nhào nặn của người đứng đầu bộ máy tuyên truyền Lưu Vân Sơn, dựa theo nhận định của một số nhà phân tích.
 
Và Shi Zhiyong đã từ chối khuật phục trước Tập Cận Bình, thay vào đó, ông ta ra sức ủng hộ cơ cấu lãnh đạo tập thể.
 
Năm ngoái, Shi đã thể hiện lòng trung thành của mình trong một tình huống công khai hơn, mặc dù có vẻ rất vụng về và lỗi thời: Phát biểu với các phóng viên tại hội nghị chính trị hàng năm, Shi dứt khoát bác bỏ những tin đồn cho rằng sếp cũ của mình là Tăng Khánh Hồng đang nằm trong mục tiêu của cơ quan chống tham nhũng của ĐCSTQ, sau khi trang web của cơ quan này đã đăng một bài viết khó hiểu liên quan đến một vương tử tham nhũng của triều Thanh (Khánh Thân Vương). Câu hỏi đặt ra là phải chăng bài viết khác thường này đang phản ánh một sự thật – đã được lan truyền một cách rộng rãi nhằm ám chỉ Tăng Khánh Hồng, vì cái tên Trung Quốc và khuynh hướng chính trị của ông ta về bề mặt là cực kỳ giống với nhân vật vương tử triều Thanh kia.
 
Sự gan dạ [trong việc từ chối khuất phục trước Tập Cận Bình] của Shi dường như chỉ có ý nghĩa xác nhận cho các nghi ngờ nói trên.
 
Tác giả: Larry Ong, Epoch Times | Dịch giả: Trà Văn Kính
 
*TTHN đổi tựa đề, gốc "Lý thuyết gia của ĐCSTQ biết rõ ai là Bố già chính trị của mình"
 
(Việt Đại Kỷ Nguyên)
Link to comment
Share on other sites

Guest
Reply to this topic...

×   Pasted as rich text.   Paste as plain text instead

  Only 75 emoji are allowed.

×   Your link has been automatically embedded.   Display as a link instead

×   Your previous content has been restored.   Clear editor

×   You cannot paste images directly. Upload or insert images from URL.

 Share


×
×
  • Create New...