Jump to content

An ninh hạt nhân


Recommended Posts

Gia Minh, PGĐ Ban Việt ngữ
2016-04-05
Email
Ý kiến của Bạn
Chia sẻ
In trang này

Nghe hoặc Tải xuốngPhần âm thanh Tải xuống âm thanh

000_9A1SX
Các nhà lãnh đạo thế giới đến tham dự Hội nghị Thượng đỉnh An ninh Hạt nhân tại trung tâm hội nghị Walter E., Washington, DC hôm 01/4/2016.
icon-zoom.png AFP photo
 
 
 

 

Vấn đề an toàn hạt nhân được nguyên thủ các quốc gia trên thế giới bàn thảo tại thượng đỉnh diễn ra trong hai ngày 31 tháng 3 và 1 tháng tư vừa qua ở thủ đô Washington DC, Hoa Kỳ.

Ngoài việc sử dụng võ khí hạt nhân có thể gây ra những nguy cơ khôn lường cho Trái Đất và mọi loài kể cả con người trên đó; nguồn năng lượng điện hạt nhân đang được một số nước như Việt Nam nhắm đến cũng không được khuyến khích nếu như không thể bảo đảm mức độ an toàn hầu như tuyệt đối hầu không gây ra những thảm họa chết người như Chernobyl ở Nga hay Fukushima ở Nhật cách đây 5 năm.

Thượng đỉnh an ninh hạt nhân

Chủ trì thượng đỉnh an ninh hạt nhân ở thủ đô Washington DC là tổng thống nước chủ nhà Barack Obama. Có chừng 50 vị nguyên thủ và lãnh đạo dẫn đầu các phái đoàn quốc gia đến tham dự.

Trong ngày thứ hai của thượng đỉnh, tổng thống nước Mỹ nói rõ cần hợp tác thêm nữa nhằm có thể không để võ khí hạt nhân rơi vào tay những ‘kẻ điên’ (theo lời của ông Barack Obama) thuộc nhóm các tay súng thánh chiến Nhà nước Hồi giáo ISIS và những kẻ cực đoan khác.

Tổng thống Barack Obama thừa nhận là ISIS đã từng sử dụng võ khí hóa học, gồm cả khí mù tạt, tại Syria và Iraq. Và không thể nghi ngờ gì là nếu những ‘kẻ điên’ như thế có được bom nguyên tử hay nguyên liệu hạt nhân chắc chắn sẽ sử dụng để giết càng nhiều người vô tội nữa.

Thống kê được đưa ra là hiện có chừng 2 ngàn tấn nguyên liệu hạt nhân đang được tồn trữ trên khắp thế giới tại những cơ sở cả quân sự và dân sự. Mọi người đều biết chỉ cần một lượng nhỏ plutonium, khoảng cỡ trái táo, cũng đủ để giết chết hằng trăm ngàn người và phá hủy môi trường sống của họ.

Tuy nhiên mối nguy như thế có thể ngăn ngừa được bằng những biện pháp cụ thể và khả thi.

Gần đây có những nước như Argentina, Thụy Sĩ, Uzbekistan tiến hành biện pháp loại bỏ kho uranium tinh luyện của họ. Hoa Kỳ và Nhật Bản đạt được thỏa thuận chuyển lượng uranium được tinh luyện và lượng nguyên liệu plutonium của xứ Phù Tang sang Mỹ để dùng vào mục tiêu dân sự hay cuối cùng được loại bỏ.

Tuy nhiên, tại thượng đỉnh an toàn hạt nhân năm nay vắng mặt tổng thống Vladimir Putin của Nga. Đây là nước có kho võ khí nguyên tử ngang ngửa với Hoa Kỳ.

Phóng xạ bị đánh cắp

Một phúc trình gần đây của nhóm có tên Nuclear Threat Initiative ( tạm dịch Sáng Kiến Mối Nguy Nguyên tử) đưa ra cảnh báo là nhiều nguồn phóng xạ không được bảo đảm an toàn và rất có khả năng bị đánh cắp.

Theo cảnh báo thì những nguyên liệu để chế tạo thứ được gọi là ‘bom bẩn’ vẫn còn rải rác khắp nơi trên thế giới tại hằng ngàn bệnh viện cũng như những khu sử dụng chất phóng xạ cao trong ngành công nghiệp ảnh và điều trị y tế.

Tại những quốc gia đang phát triển như Việt Nam tình trạng an toàn hạt nhân cũng bị cho là vấn đề lớn.

Thông tin cho biết trong chừng 13 năm qua, tại Việt Nam có 7 vụ mất nguồn phóng xạ gây nguy hiểm khiến nhiều người dân rất lo lắng.

 

000_991M2-400
Tổng thống Mỹ Barack Obama và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong một cuộc họp song phương bên lề Hội nghịThượng đỉnh An ninh Hạt nhân tại trung tâm hội nghị Walter E. Washington hôm 31/3/2016. AFP photo

 

Vụ việc gần nhất là vào đầu năm nay nguồn phóng xạ CS-137 tại Nhà máy Xi măng Bắc Kạn bị mất. Đây là nguồn phóng xạ bị Ngân hàng BIDV của tỉnh Bắc Kạn phong tỏa để thi hành án, thu hồi tài sản thế chấp.

Trong năm 2015 tại tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu xảy ra vào tháng ba nguồn phóng xạ để do mức thép Co-60 được cho bị thất lạc khi bàn giao tài sản tại nhà máy thép Pomina 3 ở Khu Công nghiệp Phú Mỹ 1, huyện Tân Thành, tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu.

Một tháng sau đó, giám đốc Sở Khoa học- Công nghệ tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu loan báo tìm được một thiết bị nặng chừng 6-7 kilogram nghi có chứa nguồn phóng xạ bị rò rỉ.

Vào tháng 9 năm 2014, công an thành phố Hồ Chí Minh cho biết tìm được nguyên nhân việc thất lạc thiết bị chứa phóng xạ của Công ty Apache trên địa bàn thành phố này. Đó là do kẻ trộm vào công ty ăn cắp thiết bị để bán cho những người kinh doanh ve chai, đồng nát.

Vào những năm 2007, 2006, 2005 và 2003 đều có báo cáo vụ việc mất nguồn phóng xạ ở Việt Nam.

Tiến sĩ Nguyễn Nhị Điền, giám đốc Viện Nghiên cứu Hạt nhân Đà Lạt cho biết chính quyền Việt Nam giao cho Bộ Khoa học Công nghệ phụ trách vấn đề an toàn hạt nhân. Hai thông tư 22 năm 2014 và 13 năm 2015 có đầy đủ mọi qui định trong lĩnh vực này.

Đối với những vụ mất cắp nguồn phóng xạ tại Việt Nam trong mười mấy năm qua, ông Nguyễn Nhị Điền có ý kiến:

“ Đúng rồi có một vài lần chưa tìm thấy. Nhưng thứ nhất nguồn đó cũng là nguồn nhỏ, thứ hai có làm thông tin tuyên truyền cho người dân rồi: nếu ai phát hiện thì báo, không sử dụng. Hy vọng hiện nay chúng nằm ở những hố rác chôn sâu hoặc ở đâu đó chứ không ở trong người dân.”

 

Điện hạt nhân tại Việt Nam khó an toàn

Chính quyền Việt Nam cũng đã thông qua kế hoạch xây dựng nhà máy điện nguyên tử tại Ninh Thuận. dù rằng cho đến nay kế hoạch bị trì hoãn theo kế hoạch đưa ra.

Nhiều ý kiến của giới chuyên môn cho rằng Việt Nam chưa thể làm điện hạt nhân vì thiếu nguồn kinh phí, thiếu nguồn nhân lực để có thể vận hành một cách an toàn các nhà máy. Trong khi đó nếu gặp sự cố thì tác hại của nhà máy điện nguyên tử sẽ rất lớn, khó lường.

Tiến sĩ Nguyễn Nhị Điền nói về vấn đề lùi lại dự án điện nguyên tử tại Việt Nam:

Vẫn đang tiến triển nhưng do các yêu cầu an toàn ngày càng cao hơn nên dự án phải lùi một số năm để đạt an toàn theo chuẩn quốc tế. Sau vụ Fukushima một số yêu cầu an toàn cao hơn nên ta phải đáp ứng những yêu cầu đó. Một số việc cần phải hoàn thiện thì khi đó mới có thể xây dựng được.

 

000_998YQ-400
Tổng thống Mỹ Barack Obama, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Pháp Francois Hollande trong một phiên họp của nhóm P5 + 1 tại Trung tâm Hội nghị Walter E. Washington vào ngày 01 tháng 4 năm 2016 tại Washington, DC. AFP photo

 

Nói chung bây giờ Nhà nước hổ trợ tốt cho các chương trình nghiên cứu, tốt hơn trước, kinh phí nhiều hơn.

 

Chương trình năng lượng nguyên tử tại Việt Nam có hai việc: thứ nhất là nhà máy điện hạt nhân, thứ hai là ứng dụng năng lượng nguyên tử vì mục đích hòa bình tức trong công nghiệp, trong y tế. Hiện nay nghiên cứu của Việt Nam tập trung vào hai lĩnh vực đó.”

Tiến sĩ Phùng Liên Đoàn, một chuyên gia về điệt hạt nhân lâu năm ở Hoa Kỳ nay đã về hưu, có ý kiến về vấn đề xây dựng nhà máy điện nguyên tử tại Việt Nam:

“Về vấn đề xây dựng nhà máy điện nguyên tử tại Việt Nam thì hầu hết các chuyên viên đều từ lâu đã nói đó là sự gọi là ‘ngông cuồng’ của ‘trưởng giả học làm sang’. Thấy người ta làm thì cũng nói làm. Từ lúc (đun củi nấu cơm) dùng than làm nhà máy điện cũng chưa xong, xây đập nước làm thủy điện cũng xây dối. Cả Đông Nam Á đến nay chưa có ai có điện hạt nhân, Việt Nam đi trước để cho oai. Thực sự tâm trạng của những người làm chính sách ( Việt Nam) muốn rằng người Việt Nam giỏi lắm: người ta làm không được, ta đi trước.

Thế nhưng đâu có biết rằng nhà máy điện hạt nhân là một nhà máy rất tinh vi; và đụng đến nó thì tốn rất nhiều tiền, thứ hai có nhiều rủi ro vì không biết sử dụng.

Tai nạn nhà máy điện hạt nhân không gây ra nguy hiểm như nhiều người sợ. Bởi vì Chernobyl, Fukushima không làm chết nhiều người bằng số đi khai thác than, khai thác dầu mỏ…

Nguy hiểm nhất của nhà máy điện hạt nhân là làm ‘kiệt quệ’. Đụng đến là giống như mua chiếc xe Mercedes hiện đại mà không biết sử dụng. Chiếc xe có lao xuống vực chỉ một người chết nhưng tốn hằng trăm ngàn đô la.

Xây nhà máy điện hạt nhân khi chưa có đủ sức, chưa có đủ người điều khiển, chưa có đủ vật dụng để xây nhà máy cho tốt; chuyện gì cũng phải nhờ ngoại quốc cả. 1 kilowatt giờ điện làm ra đều nhờ người ta cả. Thế rồi còn khi vận hành không đúng cách do các thiết bị hiện đại tránh tai nạn sẽ khiến nhà máy ngưng khi có sự cố. Lúc đó tiền 10-15 tỷ đô là mất đi.

Người ta tuyên bố xây nhà máy mà không có tiền, bắt con cháu trả nợ. Giống như xây nhà máy lọc dầu Dung Quất, sau 17 năm mới xong, nhưng khi xong thì lại lỗ vốn.

Ông Amano giám đốc Cục nguyên tử lực của Thế giới đã sang Việt Nam nói với thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng rằng Việt Nam không nên làm điện hạt nhân.

Theo tôi cả chục năm nữa Việt Nam cũng chưa có điện hạt nhân đâu trong khi đó có những cách khác làm điện rẻ hơn.”

Một chuyên gia khác là giáo sư Nguyễn Khắc Nhẫn, người gốc Việt hiện ở Pháp, luôn lên tiếng phản đối kế hoạch theo đuổi điện hạt nhân của Việt Nam. Ông này khẳng định Việt Nam không thể và không nên phí phạm chạy theo nguồn năng lượng không mấy an toàn như thế.

Theo giáo sư Nguyễn Khắc Nhẫn, nếu xem xét tất cả các khâu trong dây chuyền sản xuất, đi từ mỏ uranium đến việc quản lý rác thải, thì lượng khí thải CO2 không thể nào bỏ qua được.

Vị giáo sư này nêu rõ lúc này là thời điểm quan trọng để Việt Nam rút ngắn sự chậm trễ trong phát triển năng lượng xanh. Việt Nam cần nhanh chóng đầu tư vào các lĩnh vực có thể nêu tên sau đây theo thứ tự quan trọng: sinh khối, mặt trời, gió. Đồng thời cũng lưu ý rằng đóng góp của tất cả các nguồn năng lượng tái tạo đều hữu ích và cần thiết cho việc giảm khí thải CO2.

Link to comment
Share on other sites

Join the conversation

You can post now and register later. If you have an account, sign in now to post with your account.

Guest
Reply to this topic...

×   Pasted as rich text.   Paste as plain text instead

  Only 75 emoji are allowed.

×   Your link has been automatically embedded.   Display as a link instead

×   Your previous content has been restored.   Clear editor

×   You cannot paste images directly. Upload or insert images from URL.

 Share


×
×
  • Create New...