Jump to content

Pháp rụt rè « chuyển trục » sang châu Á


xứ việt
 Share

Recommended Posts

Minh AnhĐăng ngày 07-04-2016 Sửa đổi ngày 07-04-2016 14:00
mediaTổng thống Pháp, François Hollande và thủ tướng Ấn Độ Narenda Modi, tại New Delhi, ngày 25/01/2016.REUTERS/Adnan Abidi

Từ lâu châu Á được xem như là một « góc chết » trong chính sách đối ngoại của Pháp. Nhưng từ những năm 1990, khu vực này được định nghĩa như là một thách thức chiến lược hàng đầu. Sự chuyển hướng đó vẫn còn có những bước đi khá dè dặt. Đối diện với chính sách xoay trục của Hoa Kỳ sang châu Á, dù với phương tiện khá khiêm tốn, nhưng Paris cũng đang dần tăng tốc hợp tác với châu Á theo cách riêng của mình. Trên đây là nhận định của Lina Sankari, trên trang mạng Mediapart. Bài viết đề tựa «Châu Á: Từ ‘góc chết’ đến ngoại giao đa diện».

Đa dạng hóa sự hiện diện của Pháp tại châu Á – Thái Bình Dương

Trước tiên bài viết tóm lược lại các chính sách ngoại giao của Pháp tại khu vực. Ngay từ năm 1964, tướng De Gaulle đặt cơ sở đầu tiên với bài diễn văn Phnom Penh, chỉ trích Mỹ can thiệp quân sự vào Việt Nam và thiết lập bang giao với Trung Quốc. François Mitterand còn đi xa hơn với vài cử chỉ mang đậm dấu ấn như vào năm 1991, thỏa thuận Paris về Cam Bốt và năm 1993, ông là nguyên thủ Pháp đầu tiên đến thăm Việt Nam kể từ năm 1945, trong khi đất nước này vẫn bị cấm vận của Hoa Kỳ.

Say mê văn hóa châu Á, tổng thống Jacques Chirac cùng với cố thủ tướng Lý Quang Diệu khởi động đối thoại Á-Âu (ASEM), nhằm làm đối trọng với Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (APEC), do Hoa Kỳ thống trị. Vào thời điểm đó, Jacques Chirac đã cố gắng thiết lập quan hệ ưu tiên với Trung Quốc, sau nhiều năm gián đoạn vì vụ đàn áp ở Thiên An Môn và các vụ bán vũ khí của Pháp cho Đài Loan. Tầm nhìn chính trị của Pháp còn vươn tới tận Nhật Bản. Chính tại đây, Pháp đã duy trì thành công các mối quan hệ đầy tham vọng, bất chấp cuộc tranh cãi ầm ĩ trong nước do việc nối lại các vụ thử hạt nhân vào năm 1995.

Đến đời tổng thống Nicolas Sarkozy, quan hệ song phương với Trung Quốc trở nên bất trắc do cuộc khủng hoảng kinh tế 2008, các vụ nổi dậy của người Tây Tạng, thất bại ngoại giao phát sinh từ cuộc rước đuốc Olympic tại Paris và cuối cùng là hành động can thiệp trực tiếp của Pháp tại Libya. Do đó, ông Sarkozy tìm cách thực  hiện một chính sách tái cân bằng hướng đến các nước mới trỗi dậy, đi đầu là Ấn Độ và Indonesia.

 
 

Về phần mình, ông François Hollande, ngay khi trở thành tổng thống nước Pháp, đã không giấu diếm thiện chí đa dạng hóa sự hiện diện của nước Pháp tại châu Á – Thái Bình Dương, dù biết là phải cạnh tranh trực tiếp với chiến lược « xoay trục » về hướng đông của Hoa Kỳ muốn làm đối trọng với ảnh hưởng của Trung Quốc trong khu vực.

Để đánh dấu bước ngoặt này, vào tháng 8/2013, ông Laurent Fabius, cựu ngoại trưởng Pháp đã đến thăm trụ sở của Hiệp Hội Các Quốc Gia Đông Nam Á (ASEAN). Trong bài phát biểu, ông nêu bật chiến lược mới của Pháp và vai trò hàng đầu mà châu Á nắm giữ trong nền kinh tế thế giới.

Ông nói : « Cho dù Pháp có hiện diện trong khu vực, sự xoay trục này của Pháp phần lớn không mang tính quân sự, mà dường như Hoa Kỳ muốn làm […]. Sự chuyển trục của chúng tôi mang đậm tính chất ngoại giao. Chính phủ mới của Pháp xem việc phát triển các mối quan hệ với châu Á là một ưu tiên ».

Hiệp ước xuyên Thái Bình Dương

Việc tái định vị này của Pháp diễn ra trong bối cảnh một loạt các hiệp ước tự do trao đổi mậu dịch được ký kết. Một trong những hiệp ước quan trọng nhất trong số đó là hiệp ước xuyên Thái Bình Dương. Nếu như được nghị viện của các nước liên quan phê chuẩn, hiệp ước này sẽ tạo ra một vùng trao đổi tự do mậu dịch lớn nhất hành tinh. Hiệp ước Xuyên Thái Bình Dương liên quan đến 12 quốc gia gồm Hoa Kỳ, Canada, Mêhicô, Chi-lê, Peru, Nhật Bản, Malaysia, Việt Nam, Singapore, Brunei, Úc và New Zealand. Tức chiếm đến 40% Tổng Sản phẩm quốc nội của toàn cầu.

Châu Á là đối tác kinh tế thứ hai của Pháp. Và 18% các cơ sở làm ăn của Pháp trên toàn cầu đều tập trung tại châu lục này. Trong đó, chỉ tính riêng tại Nhật Bản, Úc, Singpore và Hồng Kông không thôi cũng đã tập trung đến 80% các chi nhánh của Pháp. Tuy cũng muốn tiếp tục chính sách « đối tác toàn diện » do cựu tổng thống Jacques Chirac thiết lập với Trung Quốc năm 1997, nhưng ông François Hollande không muốn chỉ tập trung vào một điểm được cho là quá quan trọng đó, vào lúc mà cường quốc kinh tế thứ hai thế giới đang trở thành đối tượng của một cuộc tranh giành ngày càng gia tăng giữa các đối tác châu Âu, đặc biệt là Đức, và thâm hụt cán cân mậu dịch vẫn là một điểm gây cản trở.

Để thực hiện được việc này, chính phủ Pháp đã lên chương trình một chuỗi các chuyến công du đến Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, Việt Nam. Trong bối cảnh của chính sách ngoại giao chủ yếu mang đậm chất kinh tế, Paris cũng không bỏ qua những nền kinh tế đang trỗi dậy ở « hàng thứ cấp » như Philippines và Lào chẳng hạn.

Từ cố vấn chiến lược đến hợp tác quốc phòng

Ngoài các mặt hàng xuất khẩu truyền thống, điện Elysée còn nhắm đến việc củng cố các đối tác trên cơ sở nhu cầu của những nước có liên quan nhưng đồng thời cũng hợp tác cả trong lĩnh vực quốc phòng. Paris đã phát triển một thiện chí hiếm hoi trên phương diện bán vũ khí. Phân nửa các hợp đồng được ký kết tập trung vào châu Á và Ấn Độ giữ vị trí hàng đầu.

Từ tham khảo chiến lược đến hợp tác quốc phòng, Paris tìm cách đa dạng hóa khả năng phát huy tại Indonesia, Malaysia, Mông Cổ và Việt Nam. Và kể từ giờ Pháp cũng tham gia vào Đối thoại Shangri-La, diễn đàn an ninh khu vực được tổ chức hằng năm, vào lúc mà châu Á đang có nhiều căng thẳng dưới các hình thức khác nhau.

Câu hỏi đặt ra : Với tư cách là một cường quốc hạng trung, liệu Pháp có đủ phương tiện để đọ sức với Hoa Kỳ hay không ? Đối mặt với hiện thực, Paris đã chọn chiến lược đi vòng, cho dù là khá rụt rè. Trong bối cảnh khủng hoảng chủ nghĩa tư bản ngày càng trầm trọng, bất chấp lời cảnh bảo của Hoa Kỳ, Pháp đã gia nhập Ngân Hàng Đầu Tư Hạ Tầng Châu Á AIIB. Đòn bẩy tài chính cho dự án vành đai kinh tế Con Đường Tơ Lụa, nối liền Trung Quốc với các thị trường châu Âu, đi ngang qua Nga, Trung Á, Trung Đông và Đông Âu.

Dự án đầy tham vọng nhưng còn chứa đựng cả « một tầm nhìn chính trị, nhằm chống khủng bố bằng cách phát triển kinh tế », như lời nhận định của cựu thủ tướng Dominique de Villepin. Theo ông, Con Đường Tơ Lụa rất có thể cũng sẽ góp phần tạo thành một nền tảng đa phương mới, cho phép nước Pháp đầu tư trên trường chính trị, không chỉ đơn giản là kinh tế và quân sự, đặt châu Á thành một thách thức hàng đầu.

(rfi)

Link to comment
Share on other sites

Guest
Reply to this topic...

×   Pasted as rich text.   Paste as plain text instead

  Only 75 emoji are allowed.

×   Your link has been automatically embedded.   Display as a link instead

×   Your previous content has been restored.   Clear editor

×   You cannot paste images directly. Upload or insert images from URL.

 Share


×
×
  • Create New...