Jump to content

Trương Nhân Tuấn - Trí thức VN không nên tiếp tục việc "dò đá qua sông".


xứ việt
 Share

Recommended Posts

Đảng CSVN dò đá qua sông là bắt chước đảng CSTQ. Mục đích của họ là làm thế nào để giữ vững chế độ, tránh đi vào vết xe đổ của LX và các nước XHCN Đông Âu, đồng thời hội nhập vào thế giới.

Đảng CSVN (và TQ) họ phải dò dẫm từng viên đá, vì tất cả (những gì mới) đối với họ đều có thể tiềm ẩn một đe dọa cho chế độ. Sẩy chân một bước, chế độ sụp đổ, số mạng của họ cũng tiêu vong. Họ chỉ bước đi khi thấy rằng hòn đá dưới chân đã chắc chắn. Và khi bước sai, cần thoái lui, họ cũng thoái bộ trong an toàn vì tất cả đã được tính toán từ trước.
 
rez_621_TCBlandaquasong.jpgNhưng người "trí thức" VN thì không cần phải "dò đá qua sông". Bản thân họ không hề bị đe dọa tiêu vong. Ngược lại, chính người trí thức mới là sự đe dọa tồn vong của (tất cả các tập đoàn độc tài trên thế giới), như đảng CSVN.
 
Sự hiểu biết như là ánh sáng mà sự độc tài là bóng tối. Trí thức VN phải ý thức rằng những người cầm quyền sợ họ chớ không phải ngược lại.
 
Vấn đề là trí thức VN vẫn không (hay chưa) là ánh sáng để có thể tỏa chiếu xóa tan bóng tối mông muội. Bởi vì họ vẫn còn đang trong tình trạng "dò đá qua sông".
 
Sự thay đổi ngoạn mục ở Miến Điện đã gợi hứng cho trí thức VN. Nhiều người mơ ước một Thein Sein của VN.
 
Tôi cho rằng đây là một sai lầm lớn. Nếu không có một lực lượng dân chủ lớn mạnh, đủ để làm áp lực, và nếu cần thiết lật đổ chế độ, thì phe quân phiệt Miến Điện sẽ không bao giờ nhượng bộ.
 
Yếu tố cốt lõi của việc dân chủ hóa là một lực lượng dân chủ lớn mạnh. Nếu có một Thein Sein (hay Gorbachev) thì việc dân chủ hóa sẽ xảy ra trong ôn hòa. Vậy thôi.
 
Bà Aung San Suu Kyi đơn giản là một trí thức dũng cảm. Kiến thức (chuyên môn) của bà không khác kiến thức của trí thức VN. Bà Aung San Suu Kyi cũng không hề là một "nhà tư tưởng". Sự can đảm đã nung đúc bà trở thành một "trí thức chính trị" lỗi lạc.
 
Trên thế giới này có nhiều nước phát triển với mức độ khác nhau. Lý do khác biệt về lịch sử, về văn hóa, về địa chính trị... tạo nên sự khác nhau này. Nhưng điểm chung của mọi quốc gia phát triển bền vững là có cùng một mô hình chính trị.
 
Bà Aung San Suu Kyi trở thành một trí thức chính trị lỗi lạc vì bà không mất thì giờ "dò đá qua sông", mất thì giờ định nghĩa lại các khái niệm về chính trị, về luật... của kho tàng văn hóa chính trị thế giới. VN thất bại, không có một phong trào dân chủ lớn mạnh, vì trí thức VN cố gắng tạo "bản sắc" cho riêng mình. Họ bắt chước y như đảng CSVN, cũng tìm một mô hình chính trị riêng cho (phe phái) họ, như mô hình "kinh tế thị trường theo định hướng XHCN".
 
Kiến thức nhân loại có nhiều như núi. Chỉ cần ta học tập, hiểu và áp dụng nó mà thôi. Nếu mà trí thức Nhật (cũng loay hoay dò đá qua sông như trí thức VN) thì nước Nhật đã không được như ngày hôm nay. Trí thức Nam Hàn (và Đài Loan) cũng vậy. Họ đâu có mất thì giờ (như trí thức VN). Thấy Nhật thành công là họ bưng nguyên mô hình của Nhật về để áp dụng cho nước mình. Từ giáo dục cho tới kinh tế.
 
Trí thức VN, cũng như đảng CSVN, cứ tưởng mình là "đỉnh cao trí tuệ". Các việc "sáng chế lại", hay "tân trang lại" những tư tưởng đã hiện hữu, dưới hình thức nào, thì cũng là "bắt chước". Mà việc "ngụy trang" lên đó (như bằng một cách gọi khác), đều chỉ thể hiện sự thiếu lương thiện mà thôi.
 
Chưa nói đó là việc vô ích, mất thì giờ.
 
Trương Nhân Tuấn
 
(FB Trương Nhân Tuấn)
Link to comment
Share on other sites

Join the conversation

You can post now and register later. If you have an account, sign in now to post with your account.

Guest
Reply to this topic...

×   Pasted as rich text.   Paste as plain text instead

  Only 75 emoji are allowed.

×   Your link has been automatically embedded.   Display as a link instead

×   Your previous content has been restored.   Clear editor

×   You cannot paste images directly. Upload or insert images from URL.

 Share


×
×
  • Create New...