Jump to content

Bảo tồn xác ướp Lenin hết bao nhiêu tiền?


Recommended Posts

Xác ướp của Lenin
 
Xác Lenin, chụp năm 1991, đã được trưng bày trong tủ kính tại Quảng trường Đỏ ở Moscow hơn 90 năm
 
Chính phủ Nga vừa tuyên bố năm nay họ sẽ chi tiêu tới 13 triệu rúp, tương đương 200.000 đôla, để bảo tồn xác ướp của Lenin.
 
Số tiền này, được công bố trên trang của Cơ quan Mua sắm Nhà nước, sẽ được dùng để bảo tồn xác ướp của cố lãnh tụ Nga trong tình trạng mà trang mạng của cơ quan này gọi là "giống như thật".
 
Thông báo nói công việc phải làm là có "tính chất y tế sinh học", và ngân sách liên bang sẽ chi trả cho việc này. Vẫn theo thông báo này thì đã tìm được người cung cấp dịch vụ, mặc dù chưa được nêu danh.
 
Một phòng thí nghiệm có tên Trung tâm Nghiên cứu và Đào tạo Kỹ thuật Y tế Sinh học Nga đã tiến hành mọi sửa chữa với xác ướp của Lenin kể từ khi xác ướp này được trưng bày tại Quảng trưởng Đỏ ở thủ đô Moscow từ năm 1924.
 
Vào những năm hậu Liên Xô đã có nhiều kêu gọi đem xác Lenin đi chôn thay vì trưng bày trong một tủ kính cho công chúng vào thăm viếng.
 
Quảng trường Đỏ
 
Xác Lenin được đặt tại Quảng trường Đỏ từ năm 1924, trừ giai đoạn được tạm di tản tới Siberia trong chiến tranh
 
Một thăm dò dư luận trên mạng mới đây với hơn 8.000 người Nga cho thấy 62% ủng hộ việc chôn cất ông tử tế, mặc dù ý kiến này trước đó đã bị Điện Kremlin bác bỏ.
 
Tin về ngân sách chi tiêu cho việc bảo tồn xác Lenin đã không được chào đón vui vẻ trong số những người sử dụng mạng xã hội.
 
Trên trang web Komsomolskaya Pravda một số người đã tỏ thái độ xót xa vì chi phí cho việc giữ một "xác ướp" để trưng bày, trong khi những người khác thì phàn nàn là chính Lenin có lẽ đã phản đối việc đối xử với ông như một "thần tượng".
 
Một người mỉa mai gợi ý rằng những người cộng sản hy vọng nhân bản vị lãnh tụ Bolshevik nếu có khi nào đó họ trở lại cầm quyền và một người khác thì nói rằng nếu họ đem ông đi chôn thì trước hết nên đào xác lãnh tụ hậu Liên Xô, Tổng thống Boris Yeltsin, lên.
 
Cuộc đời Vladimir Lenin (1870-1924)
 
131113092141_moscows_red_square_624x351_
 
           Hình các lãnh tụ cộng sản tại cuộc diễu binh ở Quảng trường Đỏ, Moscow thời Liên Xô
 
Lenin là một trong số các nhân vật chính trị và nhà tư tưởng cách mạng hàng đầu của Thế kỷ 20, người đã tạo ra cuộc chiếm quyền của phái Bolshevik tại Nga năm 1917 và trở thành nguyên thủ đầu tiên của Liên Xô.
 
151216164210_lenin_lady_624x415_rianovos
 
                                                                   Thương nhớ Lenin
 
Vladimir Ilich Ulyanov ra đời ở Simbirsk bên dòng sông Volga ngày 22/04 năm 1870 trong một gia đình có học.
 
Ông học giỏi hồi nhỏ và vào trường luật để tiếp tục học lên. Nhưng tại đại học, ông tiếp thu tư tưởng cấp tiến, bị tác động và ảnh hưởng mạnh bởi vụ người anh trai (Alexander) bị xử tử do tham gia một nhóm cách mạng Nga (nhóm Ý Dân).
 
Bị đuổi học vì tư duy cực đoan, ông tốt nghiệp khoa luật với tư cách sinh viên ngoại khóa năm 1891.
Đến St Petersburg và trở thành nhà cách mạng chuyên nghiệp, ông bị bắt và đầy đi Siberia, nơi ông cưới Nadezhda Krupskaya.
 
Sau khi hết hạn đi đầy và lấy bí danh là Lenin (từ 1901), ông chủ yếu sống tại Tây Âu trong hơn một thập niên sau đó và trở thành một trong số nhân vật hàng đầu của phong trào cách mạng quốc tế, thủ lĩnh phái 'Bolshevik' trong Đảng Công nhân Xã hội Dân chủ Nga.
 
Năm 1917, nước Nga kiệt quệ vì Thế Chiến 1 là môi trường chín muồi cho thay đổi. Người Đức hỗ trợ Lenin với hy vọng ông sẽ làm suy yếu nỗ lực chiến tranh của Nga và giúp ông về nước.
 
Sau khi trở về Lenin đã hoạt động chống lại chính phủ lâm thời vừa mới lật đổ chế độ Nga hoàng.
Sau đó, ông dẫn dắt cuộc đảo chính mà sau được gọi là Cách mạng Tháng 10.
 
160122121258_lenin_putin_640x360_afp_noc
 
                                              Người đóng vai Lenin ngày nay tại Nga
 
Ngay sau đó, Nga rơi vào nội chiến 3 năm liền và phái Bolshevik đã chiến thắng, kiểm soát toàn bộ đất nước.
 
Trong thời gian có cuộc cách mạng, chiến tranh và nạn đói, Lenin đã tỏ ra sự khinh thường tới lạnh người trước đau khổ của vô số đồng bào ông và đàn áp đối lập không nương tay.
 
Dù là người tàn nhẫn, Lenin cũng có đầu óc thực tiễn. Khi mô hình xã hội chủ nghĩa khiến kinh tế Nga ngưng trệ, ông đã áp dụng chính sách Kinh tế Mới và cho phép một phần hoạt động kinh doanh tư nhân.
 
Chính sách này được tiếp tục vài năm sau khi ông qua đời.
 
Năm 1918, Lenin thoát chết trong đường tơ kẽ tóc khi bị ám sát nhưng cũng bị thương nặng.
 
Sức khỏe ông suy yếu dần và năm 1922 ông bị một cú đột quỵ và không bao giờ phục hồi toàn bộ.
 
Trong những năm sắp qua đời, Lenin tỏ ra lo ngại về bộ máy ngày càng quan liêu hóa của chế độ và quyền lực ngày càng tăng của người sau đó sẽ kế nhiệm ông là Joseph Stalin.
 
Lenin chết ngày 24 tháng 1 năm 1924 và thi hài được ướp để cho vào lăng tại Hồng trường, Moscow.
 
(BBC)
Link to comment
Share on other sites

Join the conversation

You can post now and register later. If you have an account, sign in now to post with your account.

Guest
Reply to this topic...

×   Pasted as rich text.   Paste as plain text instead

  Only 75 emoji are allowed.

×   Your link has been automatically embedded.   Display as a link instead

×   Your previous content has been restored.   Clear editor

×   You cannot paste images directly. Upload or insert images from URL.

 Share


×
×
  • Create New...