Jump to content

Simon Roughneen - Tương lai kinh tế Việt Nam sau Đại hội 12


xứ việt
 Share

Recommended Posts

Central_Committee_Vietnam_web_article_main_image

 

 
Hà Nội – Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp tục ở vị trí đương nhiệm trong Đảng Cộng Sản Việt Nam sau khi Đại hội Đảng kết thúc ngày 28 tháng Một vừa qua. Ông đã vượt qua trở ngại lớn nhất là Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, người có công thực hiện thành công quá trình đổi mới nền kinh tế Việt Nam.
 
Đại hội được tổ chức 5 năm một lần để chọn ra cán bộ lãnh đạo cao cấp và định hướng các chính sách. Mặc dù có bầu cử kín trong đại hội nhưng cuộc cạnh tranh giữa các đảng viên có xu hướng chính trị khác nhau đã “lan truyền rộng rãi qua nhiều blog, tin đồn, và nhiều lời bóng gió” từ mấy tuần trước đó, theo tiến sĩ danh dự Nguyễn Hùng, chuyên gia về chính phủ và vấn đề đối ngoại tại Đại học Geogre Mason, Hoa Kỳ.
 
Mặc dù Việt Nam có nền chính trị khép kín và kiểm duyệt truyền thông, nhưng lượng truy cập internet tăng chóng mặt, cùng với sự phổ biến của mạng xã hội, blog, và comment trực tuyến, thường khuyết danh, phần nào cho thấy người Việt Nam rất quan tâm đến chính trị và muốn đóng góp ý kiến về cách quản lý nhà nước. Tuy nhiên, lãnh đạo ở Việt Nam không được 94 triệu người dân bầu chọn mà họ nhờ vào số phiếu của 4,5 triệu đảng viên.
 
Sự quan tâm của công chúng về lãnh đạo Đảng còn phản ánh qua nhiều lời bình luận, thư góp ý trong vài năm gần đây, bao gồm cả Kiến nghị 72 cho dù không thành công. Kiến nghị hướng tới yếu tố dân chủ trong bản sửa đổi Hiến pháp 2013 có sự tham gia của nhiều trí thức có tên tuổi như cựu Bộ trưởng Tư pháp Nguyễn Đình Lộc.
 
Nhóm ủng hộ ông Dũng hay ông Trọng đều tham gia vào cuộc đấu khẩu trên mạng, hoặc để ca ngợi phẩm chất ứng viên hoặc để chê trách đối thủ.
 
Trong khi những lần đổi thay trước đây trong ban cán sự đảng được quản lý kỹ lưỡng, lần này được chứng kiến cuộc tranh giành quyền lực chưa từng có, tiến sĩ Nguyễn Hùng chia sẻ với báo Nikkei Asian Review.
 
Nhiều ngày trước đại hội, thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, người từng được đánh giá như một nhà cải cách trọng kinh tế, thân phương Tây, có vẻ như không còn hy vọng gì khi tin tức rò rỉ cho biết Tổng Bí thư của ông Nguyễn Phú Trọng sẽ tiếp tục đảm nhiệm vai trò này.
 
Chia rẽ quyền lực
 
Ở thời điểm hiện tại, quyền lực được phân tán trong nội bộ đảng, giữa các đảng viên và tổng bí thư, thủ tướng, và chủ tich nước. Nhiệm kì thủ tướng của ông Dũng có lẽ không cho ông cơ hội lên tổng bí thư.
 
Ông Trọng và Thủ tướng đương nhiệm có quan điểm khác nhau về quan hệ với Trung Quốc và Hoa Kỳ, nhưng chuyến thăm Washington, D.C. hồi tháng Bảy vừa rồi của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng có thể là cứu cánh cho ông vượt qua Thủ tướng Dũng.
 
Trước tình hình Việt Nam ngày càng trông vào sự hỗ trợ của Hoa Kỳ trong mối quan hệ với Trung Quốc, ông Trọng có lẽ đã nhận ra rằng cần phải xua tan những định kiến so sánh ông với những phản ứng cứng rắn của ông Dũng khi Trung Quốc có những tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông.
 
Cụ thể, năm 2014, ông Dũng đã phát biểu mạnh mẽ trước động thái của Trung Quốc như đặt giàn khoan trên vùng biển mà Việt Nam tuyên bố có chủ quyền ở biển Đông sau khi hàng trăm nhà máy của nhà đầu tư Trung Quốc và các nước khác bị người biểu tình đập phá.
 
Vào thời điểm đó, ông Trọng có vẻ ngần ngại nếu phải đưa ra lời chỉ trích hành động của Trung Quốc, dấy lên lo ngại rằng ông sẽ không coi trọng quan hệ liên minh mới đang được hình thành với Hoa Kỳ.
 
Quay lại với đại hội Đảng đầu năm 2016, rất có thể ông Trọng sẽ sớm phải đối đầu với ý kiến cho rằng ông có phần e ngại trước Trung Quốc.
 
Đối mặt với những quan điểm khác cho rằng ông nặng về vấn đề tư tưởng hơn so với ông Dũng, người có vai trò quan trọng với nguồn đầu tư trực tiếp nước ngoài như Intel hay Samsung, ông Trọng lại nhờ vào chuyến thăm Hoa Kỳ, đã cho thấy rằng Việt Nam sẵn sàng tham gia Hiệp định xuyên Thái Bình Dương (TPP) cùng 11 nước khu vực Thái Bình Dương do Hoa Kỳ dẫn đầu.
 
“Chuyến thăm thành công của ông Trọng tới Nhà Trắng năm 2015 đã củng cố quyền lực của ông trong Đảng khi ông đồng thời chứng tỏ khả năng giải quyết tinh tế mối quan hệ ngoại giao của Việt Nam với Hoa Kỳ và Trung Quốc”, theo Lê Toàn tại đại học Monash, Úc, cho biết.
 
Yếu tố TPP
 
Ông Trọng khẳng định rằng cần tiến hành bất cứ cải cách nào nếu cần thiết ”nhằm tạo điều kiện tốt hơn để Việt Nam tham gia TPP”, mà theo tiến sĩ Nguyễn Hùng thì “TPP yêu cầu cải cách về kinh tế, quyền con người, đặc biệt là quyền của người lao động.”
 
Nhưng tiến bộ về kinh tế chưa chắc đã mang thay đổi về mặt chính trị do chính quyền kiểm soát như quyền tự do ngôn luận, ủng hộ bầu cử dân chủ, nhất là tại Việt Nam nơi chỉ có một đảng độc quyền chính trị. Những ý kiến trái chiều ủng hộ bầu cử dân chủ có thể phải đối mặt với những án tù.
 
Vào ngày 28 tháng Một, ông Trọng đã phát biểu trước đại biểu Đảng Cộng sản rằng “Đảng Cộng sản Việt Nam là đảng lãnh đạo duy nhất, nhưng vẫn có những nguyên tắc về dân chủ và tính giải trình của lãnh đạo nhà nước … dân chủ phải được cân bằng với quy định và luật pháp.”
 
Ông Dũng đã giữ tối đa hai nhiệm kỳ thủ tướng và rút khỏi chính trường, trong khi ông Trọng năm nay 71 tuổi tiếp tục giữ chức tổng bí thư trong năm năm nữa trước khi có người thay thế.
 
Nguyễn Tấn Dũng đã công du nhiều nước và trở thành người đại diện cho Việt Nam trong nhiều năm. Tuy nhiên, ông cũng bị nghi ngờ quản lý yếu kém các doanh nghiệp nhà nước và bao che cho người những thân quen. Việc này từng được ông Trọng nói bóng gió khi ông tái đắc cử. Khi đó, ông có đề cập sự cần thiết “phải giám sát quyền lực, chống tham nhũng và lãng phí.”
 
Kết quả nỗ lực giám sát còn phải chờ đến giữa nhiệm kì nếu tổng bí thư từ chức. Trong trường hợp này, có thể sẽ xảy ra một cuộc cạnh tranh quyền lực trong nội bộ Đảng, đặc biệt là khi kinh tế Việt Nam giảm tốc.
 
Lê Hồng Hiệp, chuyên gia phân tích thuộc Viện Nghiên cứu Đông Nam Á tại Singapore cho rằng sự ra đi của ông Dũng cũng sẽ không tạo ra sự xáo động nào trong chính sách kinh tế của Việt Nam, bởi vì 19 người trong Bộ Chính trị thường đưa ra quyết định cuối cùng cho tất cả các vấn đề.
 
Thay vị trí thủ tướng sắp tới là Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, ông sẽ cần phản ứng nhanh nhạy trước lo ngại của các nhà đầu tư khi biết tin ông Dũng rút khỏi chính trường, mặc dù ông Nguyễn Văn Bình sẽ tiếp tục vị trí thống đốc ngân hàng nhà nước.
 
Ông Lê Hồng Hiệp chia sẻ thêm, “cộng đồng doanh nghiệp có vẻ trầm lắng hơn trước thông tin ông Dũng không tiếp tục tham gia chính trường vì ông được đánh giá là chính trị gia có tư tưởng cải cách và ủng hộ doanh nghiệp, trong khi họ còn không chắc chắn ông Phúc và nhóm lãnh đạo mới sẽ điều hành đất nước như thế nào.”
 
Ông Phúc có thể sẽ tiếp tục đinh hướng cải cách kinh tế của ông Dũng trong bối cảnh Việt Nam đạt kỷ lục 14,5 tỷ USD vồn đầu tư nước ngoài trong năm 2015. Tốc độ phát triển kinh tế 2016 được dự đoán sẽ tăng gần 7% như năm trước.
 
Tuy nhiên, nếu sự cạnh tranh hay bè phái giữa hai ông Dũng và Trọng không lắng đi, một cuộc cạnh tranh mới có thể sẽ được dấy lên khi nguyên bộ trưởng bộ Công An Trần Đại Quang đảm nhận vị trí Chủ tịch nước.
 
Ông Hùng Nguyễn khẳng định rằng, “hiến pháp Việt Nam trao cho chủ tịch nước quyền lực đáng kể. Nếu vị chủ tịch kế nhiệm thực hiện quyền hiến pháp của ông ta, quyền lực của thủ tướng sẽ bị hạn chế.”
 
Simon Roughneen, Nikkei Asia Review
 

An Võ chuyển ngữ, CTV Phía Trước
 

© 2007-2016 Bản tiếng Việt TẠP CHÍ PHÍA TRƯỚC – www.phiatruoc.info
Link to comment
Share on other sites

Join the conversation

You can post now and register later. If you have an account, sign in now to post with your account.

Guest
Reply to this topic...

×   Pasted as rich text.   Paste as plain text instead

  Only 75 emoji are allowed.

×   Your link has been automatically embedded.   Display as a link instead

×   Your previous content has been restored.   Clear editor

×   You cannot paste images directly. Upload or insert images from URL.

 Share


×
×
  • Create New...