Jump to content

Vì sao Trung Quốc không biên soạn được sách giáo khoa hợp lòng dân?


xứ việt
 Share

Recommended Posts

Theo thông tin từ Bộ Giáo dục Trung Quốc, bắt đầu từ năm 2016, “đạo đức và sinh hoạt” là hai lĩnh vực giáo dục bắt buộc đối với học sinh cấp 1 và 2. Tên của cuốn sách “Tư tưởng đạo đức” được thống nhất đổi thành “đạo đức và pháp trị”. Ngoài ra còn kèm quy định sử dụng tài liệu giảng dạy cũ của nhà xuất bản, không được thay thế phiên bản khác. Nói cách khác là thiết lập chương trình giảng dạy kiến thức pháp trị cho học sinh như yêu cầu đã đề ra trong cuộc họp toàn thể của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) lần thứ 18. Nói tóm lại, phương án cuối cùng Bộ Giáo dục Trung Quốc đưa ra là: thay đổi tên tài liệu giảng dạy, không thay đổi nội dung tài liệu giảng dạy.
 
(Ảnh: internet)
Hình minh họa
Chắc hẳn mọi người sẽ tự có nhận định riêng về việc giữa tiêu đề và nội dung sách, cái nào quan trọng hơn. Sự thật là với cuốn sách “Tư tưởng đạo đức” đã tẩy não thanh thiếu niên Trung Quốc trong nhiều năm qua đó, thì “nội dung” chính là điều khiến người ta không thể chấp nhận được chứ không phải là tiêu đề của nó. Ví dụ như tập 10 của “Tư tưởng đạo đức” được in lần 3 vào tháng 11/2013 có nội dung phỉ báng Pháp Luân Công. Một môn tu luyện tinh thần cổ xưa dùng các giá trị “Chân-Thiện-Nhẫn” làm nguyên tắc chỉ đạo, chỉ vì có số lượng người theo tập quá đông, nhiều hơn số Đảng viên mà bị cựu lãnh đạo Giang Trạch Dân phát động bức hại trong suốt 17 năm qua. Một ví dụ khác là trong cuốn “Đạo đức và xã hội” của học sinh lớp 6 cũng có hình ảnh và nội dung xuyên tạc, bôi nhọ Pháp Luân Công. Học tập đạo đức rốt cuộc là để dạy trẻ về tình yêu thương con người, đồng loại, hay để kích động thù hận giữa người với người?
 
Khi giáo dục các em nhỏ theo kiểu này, dần dần sẽ hình thành một quan niệm ăn sâu “Thù hận Pháp Luân Công là một tư tưởng, hành vi chính diện, đúng đắn”. Từ đó có thể nhận thấy, nội dung giảng dạy “đạo đức” cho học sinh không nhằm mục tiêu hướng đến phẩm chất cao thượng của con người, mà để hoàn thành một nhiệm vụ chính trị nào đó.
 
Ngoài “đạo đức”, thì môn ngữ văn cũng đang phải gánh một nhiệm vụ chính trị giống như thế. Vẫn sự dụng thủ pháp “bẻ cong” sự thật, nhưng nội dung có sự thay hình đổi dạng, ngợi ca những “giả anh hùng” mà ĐCSTQ hư cấu tạo nên. Những nội dung kiểu này bị người dân nghi ngờ và phê phán quá nhiều nên trong tài liệu giảng dạy môn ngữ văn phải cắt bỏ bớt đi những câu chuyện “vĩ đại, vẻ vang” nhưng hoàn toàn giả dối. Thay vào đó là một số nhân vật lịch sử như Vladimir Ilyich Lenin, Maksim Gorky, Mary Bethune, hay những  nhà khoa học nổi tiếng như Newton, Edison, Marie Curie. Ngoài ra còn có những phong cảnh thiên nhiên và văn hóa như: Phong cảnh ở Châu Phi, nông trường ở Hà Lan, phong cảnh ở Venice. Một số câu chuyện nhỏ của các nhà văn nổi tiếng thế giới như “Cô bé bán diêm” của nhà văn người Đan Mạch Andersen, hay “Robinson phiêu lưu ký” của nhà văn người Anh Daniel Defoe…
 
Mặc dù vậy, sự lên án của dư luận không vì thế mà chấm dứt, trái lại còn có xu hướng ngày càng nghiêm trọng hơn. Có người phát biểu trên internet rằng “Ngôn ngữ sử dụng trong tài liệu giảng dạy ngữ văn của học sinh tiểu học bị Tây hóa nghiêm trọng”. “Những người biên soạn tài liệu có tư tưởng “sính ngoại” hay “Hạ thấp giá trị của người Trung Quốc”. Đối mặt với những lời chỉ trích như vậy, nhà xuất bản giáo dục nhân dân đã trả lời rằng “Số lượng sách có nội dung liên quan đến nước ngoài là hơn 80 cuốn, ước tính chiếm 15% tổng số sách“, có ý nói rằng số lượng rất thấp nếu nhìn tổng thể toàn bộ số sách. Bên cạnh đó, họ cũng bày tỏ rằng nội dung các cuốn sách phần lớn đều ca ngợi và biểu dương các tác phẩm của những nhân vật ưu tú, phản ánh truyền thống cách mạng…
 
Họ vẫn lưu luyến mãi cách dùng những câu chuyện về các nhân vật “giả anh hùng” để truyền thụ điều mà họ gọi là giá trị cao, chủ đạo cho học sinh. Nhiều người không khỏi cảm thấy bối rối, với tư cách là nơi xuất bản ra những tài liệu giảng dạy, những người làm giáo dục vì sao luôn không thể tìm cho mình một vị trí chính xác? Mà Trung Quốc, với tư cách là một đất nước có đến hơn 200 triệu thiếu niên, nhi đồng, vì sao vẫn không chỉnh lý được một hệ thống tài liệu giảng dạy rõ ràng minh bạch cho học sinh tiểu học?
 
Trên thực tế, những người có chuyên môn, thậm chí người dân thường ở Trung Quốc đều nói rằng việc biên soạn tài liệu giảng dạy cho học sinh tiểu học không phải là một việc quá khó giống như lên trời. Bởi vì chỉ cần nhìn vào sự thực cuộc sống là đã có được gợi ý tốt nhất rồi. Hãy cùng xem hai câu chuyện thực tế sau:
 
Một câu chuyện xảy ra ở huyện Trường Vũ, tỉnh Thiểm Tây. Câu chuyện kể rằng, có một gia đình đã nuôi dưỡng được 3 người con và cùng thi đỗ vào trường đại học Thanh Hoa – trường danh tiếng bậc nhất của Trung Quốc. Khi phóng viên đến phỏng vấn gia đình mới hay ông nội của các em là người rất thích đọc các cuốn cổ thư của Trung Quốc như: “Sử ký”, ” Tư trì thông giám”, ” Thái căn đàm”. Các em từ bé đến lớn đều sống trong hoàn cảnh này và nhận được cách giáo dục “mưa dầm thấm lâu”. Những cuốn sách này dạy người đọc cách tu thân dưỡng tính, biết nhìn xa trông rộng, đối nhân xử thế. Lời nói và việc làm mẫu mực của ông nội là phương pháp giáo dục tốt và có ảnh hưởng rất lớn đến các cháu ngay từ nhỏ.
 
Câu chuyện thứ hai là về em học sinh cấp ba, 17 tuổi đến từ Trùng Khánh đã được nhận vào học tại trường đại học New York – một trong những trường thuộc top đầu trên thế giới. Khi tiếp nhận phỏng vấn, mẹ của em học sinh đã tự hào nói: “Bắt đầu từ 5 tuổi, con trai tôi đã đọc thuộc lòng các cuốn sách cổ kinh điển như “Luận Ngữ”, “Tam Tự Kinh”, “Đệ Tử Quy” và hơn 100 các bài thơ cổ kinh điển.” Học “Luận Ngữ” đã đem lại những ảnh hưởng sâu sắc đến tính nết của trẻ. Nhờ thế mà trong tính nết của con trai tôi có “thành thật, hiếu học, tôn sư, tích cực, lương thiện và có ý thức trách nhiệm đối với xã hội.” Có thể nói rằng, nhờ thụ hưởng giáo dục từ các cuốn sách kinh điển của Nho gia, mà em học sinh này đạt được thành tích như ngày nay.
 
Nói đến các tác phẩm kinh điển của Nho Gia, trong lịch sử mấy ngàn năm của Trung Quốc đâu chỉ ảnh hưởng đến một em học sinh này? Những tiêu chuẩn và yêu cầu của “Lễ, nghĩa, nhân, trí, tín, ôn, lương, cung, kiệm, nhượng” xuyên suốt trong các tác phẩm, có thể nói đã kiến tạo ra toàn bộ truyền thống văn hóa và nền tảng hệ thống đạo đức của Trung Quốc. Không kể đến việc các vị Hoàng Đế trong tất cả các triều đại lịch sử của Trung Quốc đều dùng Nho gia làm phép tắc trị quốc, làm cái gốc của việc dạy học, trồng người mà ngay cả người hiện đại ngày nay cũng càng ngày càng nhận thức ra tầm quan trọng của Nho giáo. Các nước Hàn Quốc, Nhật Bản họ đều rất coi trọng giáo dục lễ nghi đối với người dân. Đối với bất kỳ một ai, tĩnh tĩnh lại nhìn thì sẽ không khó để nhìn ra tác dụng to lớn của Nho gia trên phương diện giáo dục.
 
Sự thật và đạo lý quá rõ ràng, bày đặt ngay ở trước mặt, ngành giáo dục của chính phủ sao còn cần phải “vò đầu bứt tai” và “suy nghĩ khổ sở”? Tranh luận không ngừng có phải bởi vì người dân Trung Quốc đã nhìn thấy rằng, việc coi trọng các tác phẩm kinh điển, khôi phục lại văn hóa truyền thống mới là xu hướng phát triển đúng đắn? Những yêu cầu và lên án của người dân chẳng phải là muốn nói như vậy sao? Hiển nhiên, “thuận theo thiên ý, thuận theo lòng dân” mới là thượng sách!
 
Mai Trà biên dịch
 
 
( Đại Kỷ Nguyên)
Link to comment
Share on other sites

Guest
Reply to this topic...

×   Pasted as rich text.   Paste as plain text instead

  Only 75 emoji are allowed.

×   Your link has been automatically embedded.   Display as a link instead

×   Your previous content has been restored.   Clear editor

×   You cannot paste images directly. Upload or insert images from URL.

 Share


×
×
  • Create New...