Jump to content

Leicester City: Bài học từ người Thái


xứ việt
 Share

Recommended Posts

Phan NgọcGửi tới BBC từ Tp HCM
  • 5 tháng 5 2016
Chia sẻ
160401095917_leicester_640x360_afp_nocreImage copyrightAFP Image captionHình chụp ông Vichai Srivaddhanaprabha và con trai và cũng là trợ lý Aiyawatt Rak.

Câu chuyện của Leicester khiến những người Việt một lần nữa phải suy ngẫm và phải ngã mũ thán phục với người láng giềng.

Giấc mơ của Vichai

Vichai Srivaddhanaprabha – ông chủ tập đoàn King Power Duty Free – mua lại Leicester năm 2010.

Sau khi giành quyền thăng hạng Premier League 2015-2016, Vichai tuyên bố sẵn sàng chi đậm với mục tiêu đưa đội bóng lọt vào top 5 sau 3 mùa giải.

Một Leicester phải chật vật trụ hạng mùa trước khiến nhiều người giễu cợt phát ngôn của Vichai.

Nhưng Vichai vẫn kiên định với giấc mơ của mình và đã thành công ngoài mong đợi. Leicester City vô địch Premier League.

Đối với Claudio Ranieri, Jamie Vardy, Riyad Mahrez hay Mark Selby (nhà vô địch thế giới môn Snooker) và người dân của vùng Đông Midlands chẳng khác gì một giấc mơ đã thành sự thật.

Giấc mơ ấy không chỉ của những người ở ngay mùa trước còn phải mải miết trốn chạy khỏi lưỡi hái tử thần.

Giấc mơ ấy không chỉ của những cổ động viên trong tiềm thức chỉ mong được thấy đội bóng hàng tuần được hít thở bầu không khí Premier League.

Giấc mơ đã thành sự thật ở nước Anh xa xôi ấy được bắt nguồn, chắp cánh và nuôi dưỡng bởi giấc mơ “hóa rồng” của nền bóng đá sát cạnh chúng ta, giấc mơ của những con người đồng màu da, chung nền văn minh lúa nước với Việt Nam.

Đó là giấc mơ của Vichai và những người Thái đam mê cuồng nhiệt trái bóng tròn.

Lòng tự tôn dân tộc

160502115616_thailand_leicester_england_

Hành trình nhiệm màu của Vichai cùng Leicester có một chất xúc tác cực kì quan trọng giúp Vichai – sự tự tôn dân tộc.

Ranieri là người đã đưa Leicester đến với chiến công kì vĩ nhất lịch sử CLB. Thế nhưng, đằng sau việc bổ nhiệm HLV người Ý thay Nigel Pearson là cả một câu chuyện đặc biệt.

Truyền thông Anh kháo nhau rằng, hè năm ngoái, James Pearson, con trai Nigel Pearson cũng là cầu thủ trẻ của Leicester cùng hai người khác sang Thái Lan du lịch.

Tại đây, nhóm cầu thủ này được cho là đã quan hệ tập thể với một gái điếm người Thái và sau đó có lời lẽ miệt thị chủng tộc đối với người này.

Chuyện đến tai Vichai. Vị chủ tịch nhanh chóng ra sa thải họ.

Nigel Pearson lập tức can thiệp. Vichai quyết định sa thải luôn ông bố Nigel, và mời Ranieri về thay thế.

Quyết định liều lĩnh ấy giúp Vichai tạo nên lịch sử. Nhưng nhìn ở khía cạnh khác phi bóng đá, lòng tự tôn dân tộc thể hiện ở đây mới là điều khiến người ta phải ngã mũ thán phục.

Các ông chủ châu Á vốn chỉ mới lấn sân sang lĩnh vực này có tiếng nói luôn bị xem là kém trọng lượng so với các đồng nghiệp Âu – Mỹ.

Họ gần như mua lại đội bóng rồi phó mặc nó cho những cấp dưới vốn am hiểu về bóng đá hơn.

Đó chính là điểm khiến Vichai và tư duy của ông này trở nên khác biệt.

Bóng đá Việt học được điều gì?

160503132055_leicester_624x351_afp_nocreImage copyrightAFP

Vichai không phải người Thái Lan đầu tiên sở hữu một CLB ở Châu Âu.

Đi đầu trong lĩnh vực này là cựu Thủ tướng Thaksin Shinawatra khi mua lại Man City hồi năm 2007.

Dù rất quyết tâm, mối lương duyên của ông với Man City vẫn được xem là thất bại.

Song không vì thế mà người Thái bỏ cuộc.

Thực tế dù thất bại nhưng Thaksin vẫn có những đóng góp nhất định cho bóng đá Thái Lan.

Trong khoảng thời gian ngắn ngủi, ông đã kịp tạo điều kiện cho nhiều ngôi sao trẻ của xứ chùa Vàng sang tập luyện ở môi trường bóng đá đỉnh cao như Man City. Nổi bật là Teerasin Dangda.

Tiền đạo tuyển Thái Lan sau đó còn có vinh dự được khoác áo UD Almeria – một CLB thi đấu ở La Liga lúc bấy giờ và cũng có chủ sở hữu là người Thái Lan.

Ông trời không phụ lòng người. Đến khi Vichai tiếp quản Leicester, người Thái chính thức đặt được dấu ấn của mình.

Chúng ta thấy được gì từ những thương vụ trên?

Đó không đơn thuần là những chiến lược kinh doanh thông thường. Nó xuất phát từ lòng đam mê và trên hết là phục vụ giấc mơ “hóa rồng” của bóng đá Thái.

Kể từ khi Thaksin gây tiếng vang khi mua lại Man City, hầu như năm nào các tên tuổi lớn của bóng đá thế giới cũng có những chuyến du đấu đến đất nước này.

Công tác đào tạo trẻ cũng được hưởng lợi khi các ông chủ người Thái thâu tóm các CLB châu Âu.

Lại phải nhắc đến Vichai, theo nhiều nguồn tin, đã có hẳn gần 30 tài năng trẻ độ tuổi U17 của Thái Lan được đưa sang luyện tập lâu dài ở Leicester City.

Giới chức bóng đá Thái Lan thoạt nghe thì có vẻ điên rồ khi vẽ ra giấc mơ World Cup ngay tại nước Nga sau 2 năm nữa.

Nhưng hãy nhìn lộ trình mà họ vạch ra và sự giúp sức như một lẽ tất yếu của các doanh nhân nước này khi bị thuyết phục bởi lộ trình cực kì nghiêm túc ấy.

Và thành quả như chúng ta đã thấy, Thái Lan đã lọt vào vòng loại cuối cùng World Cup 2018.

Họ giờ đã ngồi chung mâm với những Nhật Bản, Hàn Quốc hay Australia chứ chẳng còn là Việt Nam như quá khứ đã lùi vào quá xa nữa rồi.

Nhìn lại làng bóng Việt, chúng ta cũng không thiếu những ông bầu máu bóng đá và mong muốn được cống hiến.

Song cái thiếu ở đây chính là một mô hình, một cơ chế làm bóng đá hợp lí từ VFF để có thể thuyết phục rằng những thương vụ đầu tư của họ chắc chắn sẽ dẫn đến thành công.

Và một lần nữa, chúng ta lại phải cúi đầu trước người Thái!

Bài viết thể hiện văn phong và quan điểm của tác giả.

 

(bbc)

Link to comment
Share on other sites

Join the conversation

You can post now and register later. If you have an account, sign in now to post with your account.

Guest
Reply to this topic...

×   Pasted as rich text.   Paste as plain text instead

  Only 75 emoji are allowed.

×   Your link has been automatically embedded.   Display as a link instead

×   Your previous content has been restored.   Clear editor

×   You cannot paste images directly. Upload or insert images from URL.

 Share


×
×
  • Create New...