Jump to content

Chuyện kinh doanh của phụ nữ Việt


xứ việt
 Share

Recommended Posts

Hạ Vũ, thông tín viên RFA
2016-05-09
Email
Ý kiến của Bạn
Chia sẻ
In trang này
024_2477672.jpg
Những phụ nữ Hải Phòng chụp ảnh trong ngày đầu năm mới 17/2/2015.
icon-zoom.png AFP photo

 

Error loading: "http://www.rfa.org/vietnamese/programs/WomenMagazine/stories-of-women-doing-business-in-vietnam-05092016123443.html/audioclip.2016-05-09.7244911159"
Phần âm thanh Tải xuống âm thanh
 
 
 

 

Theo nghiên cứu mới đây của Tổ chức lao động Quốc tế (ILO) và Navigos Search, hiện tượng bất bình đẳng giới hiện nay vẫn đang xảy ra ở các doanh nghiệp Việt. Mặc dù tỷ lệ phụ nữ Việt Nam có mặt trong lực lượng lao động thuộc mức cao so với thế giới (đạt 73% – thấp hơn 9% so với nam giới), việc tham gia hoạt động kinh tế của phụ nữ vẫn là một thách thức trên thực tế.

Rà soát những thông tin tuyển dụng trên các trang web tuyển dụng uy tín, có tới 1/5 số quảng cáo đăng tuyển có đề cập đến yêu cầu về giới tính. Trong số các việc làm đăng tuyển có yếu tố giới, có tới 70% yêu cầu chỉ tuyển nam giới.

Thông qua việc công khai yêu cầu về giới khi đăng tuyển việc làm, cơ hội của nữ giới đã bị tước bỏ đáng kể trong thị trường lao động. Việc thăng tiến, vì vậy, cũng không dễ dàng như nam giới. Nhiều phụ nữ, vì thế đã lựa chọn độc lập kinh doanh.

Mục đích chính của em khi tham gia sự kiện là mong muốn được kết bạn, giao lưu, học hỏi kinh nghiệm từ các anh chị, nhất là trong lĩnh vực kinh doanh. 
- Hà My
 

Hôm 3/5/2016, Women of Sai Gon – một nhóm phụ nữ thường tổ chức các buổi họp thân mật dành riêng cho phụ nữ đã tổ chức buổi họp đầu tiên ở Hà Nội nhằm giới thiệu một hình thức sinh hoạt hội nhóm không chính thống đặc biệt dành riêng cho phụ nữ trẻ ở Sài Gòn tới Thủ đô. Hình thức sinh hoạt này, đã rất phổ biến ở Sài Gòn, thu hút được sự tham gia thường xuyên của nhiều phụ nữ và đặc biệt là những phụ nữ nước ngoài sinh sống và làm việc tại đây.

Chỉ với một thông báo ngắn gọn về việc tổ chức buổi họp nhằm kết nối, chia sẻ thông tin và đặc biệt là trao đổi các dự án khởi nghiệp trên facebook, nhóm tổ chức đã nhận được hơn 150 cá nhân đăng ký tham dự.

Hà My, một tham dự viên chia sẻ về lý do tham dự buổi offline của cô:

Đầu tiên là em cũng hơi tò mò vì em cũng chưa bao giờ tham gia một cái sự kiện như thế này. Mục đích chính của em khi tham gia sự kiện là mong muốn được kết bạn, giao lưu, học hỏi kinh nghiệm từ các anh chị, nhất là trong lĩnh vực kinh doanh. Vì em thực sự là em đang đi làm, công việc của em cũng khá ổn định nhưng mà với cái mức lương đấy thì em cũng chưa cảm thấy thỏa mãn thế nên em cũng muốn học hỏi kinh nghiệm của các anh chị đi trước.

Sau khi tham dự, em cũng đã gặp rất nhiều các anh chị, cũng học hỏi được rất là nhiều và cảm thấy rất là vui vì được quen biết tất cả mọi người”.

Khởi nghiệp là giấc mơ của rất nhiều cô gái trẻ, không thỏa mãn với công việc và mức lương thấp hoặc sự gò bó, việc tuân phục hay những bất công trong việc chi trả, thăng tiến… Hà My không phải là ngoại lệ. Hầu hết những phụ nữ tham gia buổi offline này, đều nhằm mục đích tìm kiếm cơ hội kết nối để khởi sự hoạt động kinh doanh hoặc cùng hợp tác phát triển một sản phẩm mới.

9x chính là thế hệ của những cô gái độc lập, tự tin, sẵn sàng thành công theo cách riêng của mình và theo đuổi con đường riêng của mình. Họ nhạy bén với thị trường, cởi mở với sự thay đổi và hoàn toàn mềm mỏng, khéo léo cũng như có kỹ năng tin học, ngoại ngữ và biết cách kết nối, tạo lập mạng lưới hỗ trợ hoạt động kinh doanh của mình.

Hơn nữa, thực tế và khoa học đều chứng minh rằng nam làm tốt khi tập trung vào một việc nhất định nhưng nữ làm tốt hơn nhiều việc chồng chéo. Bộ não của nữ thiên về sắp xếp và quản lý cũng như biết chú ý đến từng chi tiết, đa số bạn nữ đòi hỏi sự hoàn hảo trong công việc vì vậy sản phẩm của họ có thể đáp ứng đúng hay thậm chí là hơn cả yêu cầu của khách hàng hay thị trường. Cơ hội thành công hoặc đầu tiên là thuyết phục nhà đầu tư vì thế cũng cao hơn.

Vạn sự khởi đầu nan

 

000_Hkg10257099.jpg-400.jpg
Hai nông dân trở về nhà sau một ngày làm đồng ở ngoại ô Hà Nội hôm 18/2/2016. AFP photo

 

Tuy nhiên, khởi nghiệp không bao giờ là một việc dễ dàng, đặc biệt với phụ nữ. Ngoài việc phải cân bằng giữa cuộc sống, thiên chức chăm sóc gia đình và công việc điều hành kinh doanh, họ còn phải đối diện với rào cản xã hội về phụ nữ thành đạt trong xã hội Khổng giáo trọng nam khinh nữ luôn yêu cầu nữ giới phải liễu yếu đào tơ. Ngoài ra, thị trường Việt Nam luôn luôn biến động do tâm lý đám đông, sự thiếu hiểu biết của khách hàng cũng như việc bắt chước, copy vô tội vạ các ý tưởng kinh doanh.

Hơn hết, họ còn phải chịu ảnh hưởng của những vấn đề tưởng chừng như không thể xẩy ra và hoàn toàn không liên quan đến năng lực kinh doanh hay chất lượng sản phẩm cũng như nỗ lực cân bằng cuộc sống – công việc, v.v. của họ nhưng lại xẩy ra trên đất nước Việt Nam và ảnh hưởng nghiêm trọng tới hoạt động sản xuất, kinh doanh của họ.

Cô Nhung – người bán nước mắm ở Diễn Châu (Nghệ An) chia sẻ về hiện tượng mua dự trữ nước mắm bất thường gần đây, do ảnh hưởng của thảm họa cá chết hàng loạt tại vùng biển miền Trung:

“Dân họ không hiểu thì họ cứ thế mua nhiều. Mua về dự trữ. Họ không hiểu, họ nghĩ nước mắm là lấy cá chết đó về làm nhưng mà không phải như thế. Cá muối để lấy nước mắm, người ta phải muối từ một năm đến hơn một năm cơ mà. Nhưng họ cứ nghĩ cá ấy về làm nên họ sợ, cứ mua dự trữ. Hôm 30/4 cơ quan cô bán hết, cháy nước mắm luôn.  Bán hết hàng dự trữ, phải điều công nhân đi làm ngày 1/5 để đóng thêm hàng”.

Trong khi đó, Huệ -  một cô gái trẻ cũng quê ở Diễn Châu Nghệ An, hiện đang bán lẻ Hải sản Nghệ an tại Hà Nội đang làm ăn rất thuận lợi do sự tin tưởng của khách hàng về nguồn hải sản tươi, sạch do chính anh em, họ hàng cô đánh bắt trong vùng biển Nghệ An; chia sẻ về những mất mát của cô trong thời gian gần đây, do ảnh hưởng của thảm họa cá chết hàng loạt tại biển miền Trung tới tâm lý người tiêu dùng:

“Hải sản Nghệ An thì nó không bị ảnh hưởng gì, tivi – báo đài cũng nói rõ ràng từ lâu rồi mà chị. Bọn em vẫn ăn đều vì nó có bị ảnh hưởng gì đâu, có bị làm sao đâu ạ.  Khách hàng của em thì bị giảm mất khoảng 40%. Thực ra thì một số khách vẫn ăn hải sản. Có một chị thì cũng nói chuyện rất là vui: Em ơi, chị ăn rồi em ạ! Hai hôm nay không thấy bị làm sao, ngon em ạ! Em cũng bảo với mọi người là quả thật là bị tâm lý thôi chứ còn không có bị làm sao cả. Biển Nghệ An là không bị ảnh hưởng. Người ta đã khẳng định rồi. Bây giờ chỉ còn có mỗi Nghệ An là người dân đi được biển. Thậm chí người ta còn phải cung cấp cho các vùng trong nữa. Bởi vì trong các vùng trong kia người ta có ra khơi được nữa đâu…”.

40% khách hàng thân thiết đã từ chối sản phẩm yêu thích do cô cung cấp. Có thể nói, như vậy là cô đã mất đi toàn bộ lợi nhuận của hoạt động kinh doanh này. Khi được hỏi về quê hương miền Trung của mình, cô nghẹn ngào không thể nói thêm. Chưa có thông tin về vùng biển Nghệ an, tuy nhiên, thông tin cá chết ở các vùng nước lợ thuộc tỉnh Thanh Hóa đã gây hoang mang cho người dân khắp cả nước. Chất độc, kim loại nặng mà các nhà máy Trung Quốc được chính quyền CSVN làm ngơ cho phép xả thải bừa bãi vào biển, đất liền cũng như không khí đang đầu độc không chỉ sinh vật biển mà còn là lòng tin, cơ hội kinh doanh cũng như sức khỏe của mỗi người Việt trên khắp cả nước.

Trong một môi trường đầy bất công, bấp bênh và thiếu bình đẳng; vẫn có rất nhiều những nữ doanh nhân thành đạt, đóng góp cho đất nước rất nhiều sản phẩm chất lượng tốt trong nhiều ngành hàng. Đặc biệt trong lĩnh vực thời trang (Minh Hạnh), sữa (Vina Milk, TH True Milk), hàng không (Vietjet air) v.v. đều là những doanh nghiệp lớn, dẫn đầu ngành hàng và do phụ nữ lãnh đạo.

Tuy nhiên, những “thảm họa” khôn lường như vụ cá chết hàng loạt ở vùng biển miền Trung không chỉ bây giờ mới diễn ra và ảnh hưởng nghiêm trọng tới tâm lý tiêu dùng của khách hàng. Trước tới nay vẫn luôn có những cuộc khủng hoảng mà đúng ra, chính quyền hoàn toàn có thể ngăn chặn hoặc dự báo hay định hướng thị trường nhằm giảm thiểu rủi ro không cần thiết cho các doanh nghiệp. Tiêu biểu như việc Trung Quốc thu mua ồ ạt các mặt hàng nông sản dẫn đến giá một số loại nông sản tăng cao trong một thời điểm, khiến các doanh nghiệp chế biến nông sản phải lao đao vì giá nguyên liệu đầu vào...v.v

Nếu đất nước không có quá nhiều rủi ro “vô lý” như thảm họa cá chết do chất xả thải của nhà máy công nghiệp không được kiểm soát hay sự phân biệt đối xử bất bình đẳng đối với nữ doanh nhân… Việt Nam, chắc chắn đã có nhiều hơn nữa những sản phẩm, dịch vụ chất lượng cao, được sản xuất và quản lý bởi những người phụ nữ Việt mạnh mẽ, đam mê làm giàu cho chính mình và xã hội.

Mọi ý kiến đóng góp cho chuyên mục xin gửi về địa chỉ email: [email protected].

Link to comment
Share on other sites

Guest
Reply to this topic...

×   Pasted as rich text.   Paste as plain text instead

  Only 75 emoji are allowed.

×   Your link has been automatically embedded.   Display as a link instead

×   Your previous content has been restored.   Clear editor

×   You cannot paste images directly. Upload or insert images from URL.

 Share


×
×
  • Create New...