Jump to content

Alexander L. Vuving - Biển Đông: Quốc gia nào chiếm giữ những gì ở Trường Sa? (I)


xứ việt
 Share

Recommended Posts

Một cái nhìn sâu hơn về vấn đề cơ bản chưa được thấu hiểu.

 

Tranh chấp trong vùng Biển Đông. Ảnh: The Economist
Tranh chấp trong vùng Biển Đông. Ảnh: The Economist
Các bài đàm luận liên quan đến những tranh chấp trên Biển Đông luôn tràn đầy cảm xúc một cách dễ hiểu. Nó được xem là lý do tại sao sự bàn cãi về vấn đề này nên được dựa trên những sự kiện thực tế. Và như Bill Hayton đã lưu ý, “những bằng chứng không đáng tin cậy đang làm lưu mờ các cuộc đàm luận quốc tế về những tranh chấp ở Biển Đông.” Quả thật, dường như đôi khi có một bức màn dày đang che giấu sự thật về Biển Đông.
Chẳng hạn như, hãy xem xét lập luận cho rằng Trung Quốc, không phải là kẻ gây hấn ở Biển Đông, thực ra họ chỉ đơn thuần đáp trả các hành động khiêu khích đơn phương của những quốc gia khác khác ví dụ như Việt Nam. Kết luận này dựa trên một số bằng chứng vẫn còn hồ nghi, trong đó có ý kiến cho rằng Việt Nam đã “tăng gấp đôi chủ quyền của mình” ở Biển Đông trong vòng 20 năm qua. Thậm chí còn có giả định rằng Việt Nam chiếm giữ 24 thực thể vào năm 1996 (thực ra dữ liệu thực tế hiển thị trênbản đồ thường xác định là 22), ý kiến về sự gia tăng gấp đôi con số trên là điều sai lầm. Nguồn dẫn của tuyên bố này – từ lời công bố trước Quốc hội của một quan chức quốc phòng cấp cao của Hoa Kỳ vào năm 2015 – cho thấy trong thực tế việc xác nhận 48 tiền đồn trên những thực thể được Việt Nam chiếm giữ tại quần đảo Trường Sa, là hơn 48 thực thể. Việc lấy khoảng thời gian 20 năm cũng không hoàn toàn chính xác bởi vì cách đây 21 năm Trung Quốc đã chiếm đoạt bãi Vành Khăn.
Nhưng xét trên phạm vi rộng hơn, vấn đề nằm ở chỗ ta vẫn chưa thực sự xác định rõ được những quốc gia nào đang chiếm giữ những gì tại quần đảo Trường Sa. Thật không khó để tìm kiếm những bài báo – và thậm chí đôi khi là những tư liệu, bản đồ và dữ liệu đang được xuất bản – mà nội dung chứa đựng các thông tin không chính xác, mâu thuẫn và thỉnh thoảng không đáng tin cậy. Bài viết này đang cố gắng giải quyết vấn đề nêu trên, bằng cách nhìn nhận ra quốc gia nào thực sự chiếm hữu những gì trên quần đảo Trường Sa. Để xem xét những vấn đề này, tôi đã tham khảo ý kiến từ các nguồn khác nhau, nhiều trong số đó là căn bản, và đã được phỏng vấn một số người am hiểu về các vấn đề tương tự. Các thông tin ghi nhận cũng đã được kiểm tra cẩn thận.
Việt Nam
Việt Nam hiện đang chiếm giữ 21 thực thể tại quần đảo Trường Sa, với một thực thể bị đánh mất vài ngày sau cuộc đụng độ đẫm máu vào ngày 14 Tháng Ba năm 1988 với Trung Quốc tại Bãi đá Gạc Ma (Johnson South Reef). Một danh sách đầy đủ kèm theo tên gọi và tọa độ của những thực thể này đã được công bố trong số ra ngày 22 tháng Tư năm 1988 trên báo Nhân Dân, cơ quan ngôn luận của chính phủ Việt Nam [thuộc Đảng Cộng sản Việt Nam]. Đó là:
  1. Đảo Song Tử Tây (Southwest Cay),
  2. Đá Nam (South Reef),
  3. Đá Núi Thị (Petley Reef),
  4. Đảo Sơn Ca (Sand Cay),
  5. Đảo Nam Yết (Namyit Island),
  6. Đá Lớn (Discovery Great Reef),
  7. Đảo Sinh Tồn (Sin Cowe Island),
  8. Đá Cô Lin (Collins Reef),
  9. Đá Len Đao (Lansdowne Reef),
  10. Đảo Sinh Tồn Đông (Sin Cowe East Island),
  11. Đá Lát (Ladd Reef),
  12. Đảo Trường Sa/Trường Sa Lớn (Spratly Island),
  13. Đá Tây (West Reef),
  14. Đảo Trường Sa Đông (Central Reef),
  15. Đá Đông (East Reef),
  16. Đảo Phan Vinh (Pearson Reef),
  17. Đá Tốc Tan (Allison Reef),
  18. Đá Núi Le (Cornwallis South Reef),
  19. Đá Tiên Nữ (Pigeon or Tennent Reef),
  20. Đá/Bãi Thuyền Chài (Barque Canada Reef),
  21. Đảo An Bang (Amboyna Cay).
Trong một tấm bản đồ (APMSS) đính kèm với Bản Chiến Lược An Ninh Hàng Hải Châu Á-Thái Bình Dương năm 2015, của Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ (DoD) đã xác định được 34 tiền đồn quân sự trên 21 thực thể này. Một “tiền đồn quần sự” có thể là toàn bộ một hòn đảo hay chỉ đơn thuần là một tháp canh. Chẳng hạn như, Bãi đá Đông, được tính ba lần vì thực thể này không lớn như một hòn đảo nhân tạo đơn lẻ nhưng được đánh dấu tại ba địa điểm bởi bốn căn cứ bát giác, mỗi nơi rộng khoảng vài trăm mét vuông.
 
Southwest Cay - Đảo Song Tử Tây. Ảnh: Getty Images
Southwest Cay – Đảo Song Tử Tây. Ảnh: Getty Images
Việt Nam cũng có một hệ thống quan trắc tương tự, nhưng nó chỉ đếm có 33 tiền đồn quân sự (phía Việt Nam gọi là điểm đóng quân hay điểm đảo). Tại sao có sự khác biệt này? Tiền đồn quân sự DoD nê ra là một ngọn hải đăng trên bãi đá Tiên Nữ. Việt Nam không xem nó như một tiền đồn vì không có quân đội đóng quân tại đó – nó được điều hành bởi một công ty dân sự thuộc Bộ Giao Tthông Vận tải. Hiện chưa rõ ngọn hải đăng này được xây dựng từ khi nào, nhưng tất cả 33 tiền đồn khác của Việt Nam đã được thành lập trước năm 1989.
Bản đồ APMSS cũng chỉ ra rằng Việt Nam có 14 tiền đồn nữa ở quần đảo Trường Sa. Đem bản đồ này so sánh với những gì tồn tại trên thực tế, chúng ta có thể thấy rằng đó là 14 cơ sở canh phòng (Việt Nam gọi là nhà giàn) đang hoạt động tại sáu bãi cạn nằm về phía Tây Nam của quần đảo Trường Sa. Việt Nam đã bắt đầu thiết lập các cơ sở lâu dài trên Bãi Tư Chính (Vanguard Bank), Bãi Vũng Mây (Rifleman Bank), và Bãi Phúc Tân (Prince of Wales Bank) vào năm 1989, trên Bãi Phúc Nguyên (Prince Consort Bank) năm 1990, và trên Bãi Quế Đường (Grainger Bank) và Bãi Huyền Trân (Alexandra Bank) vào năm 1991. Những cơ sở này có diện tích từ 100 đến 250 mét vuông, và đứng trên bãi cạn với độ sâu nằm giữa 7 và 25 mét dưới mặt nước biển.
Mặc dù vậy thì các bãi cạn nằm trong quần đảo Trường Sa này đang là một vấn đề gây tranh cãi. Bởi vì những tấm bản đồ của Trung Quốc nhóm nhiều bãi cạn lại với nhau theo những đặc tính chung trên quần đảo Trường Sa và xem từng nhóm này như thể đó là một cấu trúc địa hình nổi trên mặt nước. Kết quả là, những con số mà phía Trung Quốc đưa ra về lượng thực thể do Việt Nam chiếm giữ tại quần đảo Trường Sa là khoảng giữa 27 và 30. Việt Nam lập luận rằng bởi vì các bãi cạn này nằm sâu dưới nước và trong phạm vi 200 hải lý (nautical miles) tính từ đường cơ sở của Việt Nam, chúng thuộc về thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Việt Nam theo quy định tại Điều 76 của Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (UNCLOS). Theo UNCLOS, các thực thể ngầm không thể bị xâm phạm bằng việc chiếm hữu hoặc điều gì khác.
Mười một trong số các thực thể mà Việt Nam nắm giữ tại quần đảo Trường Sa có những phần đất tự nhiên nhô cao hơn 100 mét tại thời điểm thủy triều lên cao. Những thực thể này là Đảo Song Tử Tây, Đá Nam, Đảo Sơn Ca, Đảo Nam Yết, Đảo Sinh Tồn, Đảo Sinh Tồn Đông, Đá Len Đao, Đảo Trường Sa, Đảo Trường Sa Đông, Đảo Phan Vinh, và Đảo An Bang. Bảy thực thể khác – Đá Núi Thị, Đá Lớn, Đá Cô Lin, Đá Tây, Đá Đông, Đá Tiên Nữ, và Bãi Thuyền Chài – được báo cáo có những phần tự nhiên nhô cao khỏi mặt nước khi thủy triều lên. Những thực thể này có thể hội đủ điều kiện để được gọi là “hòn đảo” hay “bãi đá” và có từ đó có thể tạo ra các vùng lãnh hải phù hợp với UNCLOS. Ba thực thể – Đá Lát, Đá Tốc Tan, và Đá Núi Le – chỉ nổi lên khỏi mặt nước vào những thời điểm thủy triều hạ. Theo ngôn ngữ của UNCLOS, chúng có thể được gọi là những thực thể “nâng lên khi thủy triều hạ”, mà không được xem như một vùng lãnh hải, đặc quyền kinh tế, hay thềm lục địa.
Philippines
Phương tiện truyền thông của Philippines thường báo cáo rằng họ có chín hoặc mười thực thề do Philippines nắm giữ tại quần đảo Trường Sa. Thực thể thứ mười là Irving Reef (Philippines gọi là Balagtas), nằm giữa bãi Loaita và hòn đảo West York. Không tồn tại cơ sở xây dựng nào trên bãi đá ngầm này, nhưng các nguồn tin chưa được xác minh báo cáo rằng tàu hải quân Philippines thay phiên nhau canh phòng thực thể này. Nếu điều này là đúng, thì tình trạng của Irving cũng tương tự như một số thực thể bỏ trống khác đang được theo dõi bởi các tàu của Trung Quốc và Việt Nam.
Theo đó, chín thực thể do Philippines nắm giữ ở quần đảo Trường Sa là:
  1. Northeast Cay (Filipino: Parola),
  2. Thitu Island (Pagasa),
  3. Loaita Cay (Panata),
  4. Loaita Island (Kota),
  5. West York Island (Likas),
  6. Flat Island (Patag),
  7. Nanshan Island (Lawak),
  8. Second Thomas Shoal (Ayungin),
  9. Commodore Reef (Rizal).
Danh sách phía trên không khớp với các danh sách phổ biến hơn về những thực thể mà Philippines chiếm giữ tại khu vực của Panata. Hầu hết các dẫn xuất từ Philippine thông dịch tên tiếng Anh của Panata là Lankiam Cay, một cồn cát nhỏ nằm cách 8 hải lý về phía Đông–Đông Bắc của Đảo Loaita. Hầu hết các tài liệu quốc tế liệt kê Lankiam Cay và Đảo Loaita là hai thực thể riêng được Philippines chiếm giữ tại Bãi Loaita. Nhưng bản đồ APMSS cho thấy không có tiền đồn nào tại Lankiam Cay. Thay vào đó, nó chỉ ra tiền đồn thứ hai của Philippine nằm tại Bãi Loaita ở một rạn đá ngầm chưa được xác định về phía Tây Bắc của đảo Loaita. Một số dẫn xuất từ Trung Quốc và Việt Nam xác định thực thể do Philippines chiếm giữ này là Loaita Nan. Tuy nhiên, hệ tọa độ thông thường gắn với Loaita Nan (100 42.5 ‘ Bắc, 1140 19,5′ Đông) dính với rạn đá ngầm ở rìa Tây của bãi Loaita, nơi không có cơ sở xây dựng nào được nhìn thấy từ hình ảnh vệ tinh trong Google Maps. Đồng thời, các cơ sở nhỏ có thể được nhìn thấy tại Loaita Cay (10044 ‘ Bắc, 1140 21′ Đông), mà đây có thể được coi như là một phần của Loaita Nan nhưng thực sự nó nằm về phía Đông thông qua một kênh sâu bảy mét. Loaita Cay cách 6,5 hải lý về phía Tây Bắc của đảo Loaita.
 
Pagasa Island (Thitu Island). Ảnh: AFP
Pagasa Island (Thitu Island). Ảnh: AFP
Giữa năm 1970 và năm 1978, Philippine đã đến chiếm giữ bảy thực thể trong quần đảo Trường Sa, với sự đóng quân của quân đội trên năm hòn đảo. Hòn đảo Flat, nằm cách khoảng 6 hải lý về phía Bắc của đảo Nanshan, được cai quản bởi một đơn vị đồn trú tại căn cứ Nanshan đến năm 2011, khi một số cơ sở có hình dáng như vỏ ốc được xây dựng trên đảo Flat như một nhà ở hiện hữu lâu dài hơn. Một tài liệu được công bố bởi một mạng truyền hình địa phương trong năm 2004 báo cáo rằng chỉ có bốn binh sĩ đang canh phòng cả hai thực thể này từ căn cứ của họ tại Nanshan. Một cách thức tương tự có thể được áp dụng cho các thực thể tại bãi Loaita, với đảo Loaita có chức năng làm khu vực của các đơn vị đồn trú cho đến khi một cơ sở bổ sung khác được xây dựng trên Loaita Cay. Một số nguồn tincho biết Lankiam Cay từng có một bờ biển dài hơn năm héc ta trong quá khứ, nhưng những cơn sóng mạnh mẽ đến từ một trận bão đã quét sạch bờ cát của hòn đảo, để lại đằng sau cấu trúc calcarenite có thể được nhìn thấy khi thủy triều hạ.
Ngày đầu tiên khi Philippines chiếm giữ bãi đá Commodore vẫn chưa được xác định rõ. Quân đội Philippines đã đặt chân lên rạn đá ngầm này vào tháng 8 năm 1980 và xóa bỏ sự đánh dấu của Malaysia đã được xác định ở đó một vài tháng trước, nhưng vẫn không thể biết được liệu họ có ở lại hay rời khỏi sau khi tới hoạt động. Một báo cáo cho rằng họ đã bỏ rơi nó từ năm 1986, nhưng nó hiện tại đang bị chiếm giữ bởi một đội quân.
Năm 1999, Philippines chiếm giữ bãi Second Thomas bằng cách cho tàu chở xe tăng BRP Sierra Madre đến và sử dụng nó như một căn cứ trú ẩn cho một đơn vị đồn trú nhỏ. Đáng chú ý, Lầu Năm Góc không xem căn cứ này của Philippines tại bãi Second Thomas như một tiền đồn, mặc dù các quan điểm trái ngược khác nổ ra rộng rãi ở Philippines. Bãi đá này cũng chỉ là thực thể chỉ nhô cao khi thủy triều hạ trong số các thực thể khác được chiếm giữ bởi Philippines. Tất cả tám thực thể khác đều có thể được nhìn thấy nổi trên mặt nước khi thủy triều lên.
Còn tiếp…
 

Alexander L. Vuving, Tạp chí Diplomat

Ka Đặng chuyển ngữ, CTV Phía Trước

(Tạp Chí Phía Trước)

Link to comment
Share on other sites

Join the conversation

You can post now and register later. If you have an account, sign in now to post with your account.

Guest
Reply to this topic...

×   Pasted as rich text.   Paste as plain text instead

  Only 75 emoji are allowed.

×   Your link has been automatically embedded.   Display as a link instead

×   Your previous content has been restored.   Clear editor

×   You cannot paste images directly. Upload or insert images from URL.

 Share


×
×
  • Create New...