Jump to content

Vì sao Obama đến Việt Nam vào tháng Năm?


xứ việt
 Share

Recommended Posts

Sau một thời gian lặng lẽ đủ dài, quan hệ Việt – Mỹ dường như có đôi chút ấm lại bằng thông báo của Washington về việc Tổng thống Obama sẽ công du Việt Nam vào tháng 5/2016.
 
image_30.png?itok=_67gizoG
 
Điều có vẻ kỳ quặc là vào lần này, tin tức về cuộc công du đối ngoại cũng xuất phát từ phía Mỹ chứ không phải từ Hà Nội.

Những sự kiện đối ngoại Mỹ - Việt gần nhất đã diễn ra vào năm 2015. Tháng 2/2015, đại sứ Mỹ Ted Osius bất ngờ thông tin về chuyến đi rất đặc biệt của tướng Trần Đại Quang – bộ trưởng công an – đến Hoa Kỳ. Quả nhiên chỉ sau đó nửa tháng, tướng Quang đã đi Mỹ.

Đến tháng 5/2015, không phải phía Việt Nam mà lại là Ted Osius thông báo Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng sẽ có chuyến công du Washington. Trong khi nhiều người còn bán tín bán nghi, đến tháng Bảy năm đó ông Trọng đã đi Mỹ.

Tuy nhiên, chuyến công du đáp lễ Việt Nam của Tổng thống Obama đã không diễn ra vào tháng 11/2015 như dự kiến. Một số tin tức cho biết phía Mỹ cảm thấy “quá thất vọng” trước thành tích nhân quyền không những không cải thiện mà còn tồi tệ hơn của Việt Nam. Những gì mà Tổng bí thư Trọng nói ngon trớn ở Washington về dân chủ và nhân quyền thực ra chỉ như một màn ảo thuật mà người Mỹ biết rõ nhưng không nói ra.

Tháng 10/2015, “tứ trụ” Việt Nam tiếp đón chủ tịch Trung cộng Tập Cận Bình. Lúc này, sức căng của sợi dây mà Hà Nội đang cố đu đã vượt quá sức chịu đựng của bản thân nó. Rõ ràng người Mỹ, vốn thẳng thắn hơn nhiều, đã không thích thế. Obama từ chối đến Hà Nội vào cuối năm  2015 là một lẽ gần như đương nhiên.

Một lý do không kích thích Obama đến Việt Nam vào cuối năm trước là cuộc xung đột quyền lực trong Bộ chính trị Việt Nam chưa có lối ra, và nhân vật tổng bí thư cùng dàn lãnh đạo mới chỉ có thể biết sau đại hội 12 của Việt Nam.

Còn bây giờ, chính trị Việt Nam đã trải qua một cung đường gai góc, dù còn lâu mới là chặng cuối. Cuối cùng, vẫn lại là Nguyễn Phú Trọng – người mà Obama đã tiếp đón một cách hy vọng tại Phòng bầu dục vào tháng Bảy năm ngoái.

Hy vọng của Obama là có cơ sở. Thành tích lớn nhất của Việt Nam hoàn toàn không phải là cải thiện nhân quyền, mà là cải thiện với gia tốc nhanh hơn quan hệ “giao lưu quân sự” với Hoa Kỳ - yếu tố mà Việt Nam cần hơn lúc nào hết để giảm bớt nguy cơ bị người bạn vàng Bắc Kinh chực chờ thôn tính.

Sau 3 năm đu dây, kể từ 2013, sự thật cho đến lúc này là Việt Nam không thể dựa vào Putin ở nước Nga xa xôi. Chỉ còn lại một nước Mỹ xa xôi hơn, nhưng không còn quá xa cách.

Sau khi lần đầu tiên dám dõng dạc tuyên bố tàu Mỹ “đi qua vô hại” ở vùng biển Hoàng Sa, Việt Nam lại cử Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đi Mỹ dự hội nghị ASEAN với thông điệp đề nghị Mỹ tăng cường sự hiện diện hơn nữa ở Biển Đông.

Lá bài của Việt Nam đã rõ. Cuối cùng thì giới lãnh đạo Việt Nam cũng không còn đủ kiên nhẫn để đu dây giữa Mỹ và Trung cộng. Rất dễ té lộn nhào.

Logic Việt – Mỹ cũng theo đó phát triển. Tính bất ngờ nhưng đầy tự tin đến mức chắn chắn của Mỹ khi thông báo về chuyên thăm Việt Nam của Tổng thống Obama vào tháng 5/2016 đã cho thấy đây là một kế hoạch có tính toán, đã được chuẩn bị tước và chỉ chờ “kết quả” xong dàn lãnh đạo mới của Việt Nam thì sẽ tiến hành.

Nếu không có gì thay đổi, quan hệ Việt – Mỹ sẽ nồng ấm trở lại trong ít nhất nửa đầu năm 2016, đặc biệt về “giao lưu hải quân”.

Thế nhưng Trung cộng cũng sẽ lộn ruột để gia tăng đột biến hoạt động gây hấn đối với Việt Nam trong năm nay.

Lê Dung 
 
(SBTN)
Link to comment
Share on other sites

Join the conversation

You can post now and register later. If you have an account, sign in now to post with your account.

Guest
Reply to this topic...

×   Pasted as rich text.   Paste as plain text instead

  Only 75 emoji are allowed.

×   Your link has been automatically embedded.   Display as a link instead

×   Your previous content has been restored.   Clear editor

×   You cannot paste images directly. Upload or insert images from URL.

 Share


×
×
  • Create New...