Jump to content

Biển Đông: Quốc gia nào chiếm giữ những gì ở Trường Sa? (II)


xứ việt
 Share

Recommended Posts

Bien Dong 5
 
Bien Dong 5
Một cái nhìn sâu hơn về vấn đề cơ bản chưa được thấu hiểu.
Các bài đàm luận liên quan đến những tranh chấp trên Biển Đông luôn tràn đầy cảm xúc một cách dễ hiểu. Nó được xem là lý do tại sao sự bàn cãi về vấn đề này nên được dựa trên những sự kiện thực tế. Và như Bill Hayton đã lưu ý, “những bằng chứng không đáng tin cậy đang làm lưu mờ các cuộc đàm luận quốc tế về những tranh chấp ở Biển Đông.” Quả thật, dường như đôi khi có một bức màn dày đang che giấu sự thật về Biển Đông.
Chẳng hạn như, hãy xem xét lập luận cho rằng Trung Quốc, không phải là kẻ gây hấn ở Biển Đông, thực ra họ chỉ đơn thuần đáp trả các hành động khiêu khích đơn phương của những quốc gia khác khác ví dụ như Việt Nam. Kết luận này dựa trên một số bằng chứng vẫn còn hồ nghi, trong đó có ý kiến cho rằng Việt Nam đã “tăng gấp đôi chủ quyền của mình” ở Biển Đông trong vòng 20 năm qua. Thậm chí còn có giả định rằng Việt Nam chiếm giữ 24 thực thể vào năm 1996 (thực ra dữ liệu thực tế hiển thị trênbản đồ thường xác định là 22), ý kiến về sự gia tăng gấp đôi con số trên là điều sai lầm. Nguồn dẫn của tuyên bố này – từ lời công bố trước Quốc hội của một quan chức quốc phòng cấp cao của Hoa Kỳ vào năm 2015 – cho thấy trong thực tế việc xác nhận 48 tiền đồn trên những thực thể được Việt Nam chiếm giữ tại quần đảo Trường Sa, là hơn 48 thực thể. Việc lấy khoảng thời gian 20 năm cũng không hoàn toàn chính xác bởi vì cách đây 21 năm Trung Quốc đã chiếm đoạt bãi Vành Khăn.
Nhưng xét trên phạm vi rộng hơn, vấn đề nằm ở chỗ ta vẫn chưa thực sự xác định rõ được những quốc gia nào đang chiếm giữ những gì tại quần đảo Trường Sa. Thật không khó để tìm kiếm những bài báo – và thậm chí đôi khi là những tư liệu, bản đồ và dữ liệu đang được xuất bản – mà nội dung chứa đựng các thông tin không chính xác, mâu thuẫn và thỉnh thoảng không đáng tin cậy. Bài viết này đang cố gắng giải quyết vấn đề nêu trên, bằng cách nhìn nhận ra quốc gia nào thực sự chiếm hữu những gì trên quần đảo Trường Sa. Để xem xét những vấn đề này, tôi đã tham khảo ý kiến từ các nguồn khác nhau, nhiều trong số đó là căn bản, và đã được phỏng vấn một số người am hiểu về các vấn đề tương tự. Các thông tin ghi nhận cũng đã được kiểm tra cẩn thận.
Xem thêm:
***
Đài Loan
Hòn đảo Itu Aba (tiếng Trung Quốc: 太平島) là thực thể duy nhất mà Đài Loan chiếm giữ tại quần đảo Trường Sa. Đó cũng là thực thể có diện tích tự nhiên lớn nhất trong quần đảo này. Đài Loan đôi khi được cho là đang nắm giữ hai thực thể tại đây. Điều này có thể được suy ra từ các báo cáo của Đài Loan về việc xây dựng các cơ sở (năm 1995 và 2004) và sự đặt chân chính thức của quốc gia này (năm 2003 và năm 2012) lên bãi Ban Than. Tuy nhiên, mô tả chính xác nhất về tình trạng hiện tại của Ban Than là “chưa được chiếm giữ”.
Ban Than có bờ biển dài hơn 100 mét, nằm cách khoảng 2,5 hải lý từ Itu Aba và khoảng 4 hải lý từ đảo Sơn Ca do Việt Nam chiếm giữ. Lầu Năm Góc xác định không có tiền đồn nào trên Ban Than, và không có cơ sở nào có thể được nhìn thấy trong hình ảnh vệ tinh gần đây cũng như các hình chụp của rạn đá ngầm này. Các nguồn tin từ địa phương nói với tôi rằng cả hai quân đội Đài Loan và Việt Nam thỉnh thoảng đã mang vật liệu vào Ban Than và sử dụng chúng như là mục tiêu cho các cuộc tập trận bắn đạn thật của họ.
Trung Quốc
Ở quần đảo Trường Sa, Trung Quốc đã chiếm giữ sáu thực thể từ năm 1988 và bãi đá Vành Khăn từ năm 1995. Bảy thực thể được Trung Quốc chiếm giữ ở quần đảo Trường Sa là:
  1. Subi Reef (渚碧礁Zhubi Jiao),
  2. Gaven Reef (南薰礁Nanxun Jiao),
  3. Hughes Reef (东门礁 Dongmen Jiao),
  4. Johnson South Reef (赤瓜礁 Chigua Jiao),
  5. Fiery Cross Reef (永暑礁 Yongshu Jiao),
  6. Cuarteron Reef (华阳礁 Huayang Jiao),
  7. Mischief Reef (美济礁 Meiji Jiao).
Tháng Năm năm 2015, khi Lầu Năm Góc cho biết có tám tiền đồn của Trung Quốc tại quần đảo Trường Sa, một số người nghĩ rằng cái thứ tám là Bãi Eldad. Nhưng bản đồ APMSS ra đời vào ba tháng sau đó cho thấy có hai tiền đồn tại Bãi Vành Khăn, và không có cái nào tại Bãi Eldad. Đây là một thực tế thường bị bỏ qua.
Ngoài ra, nhiều người đã xác định nhầm một số thực thể như các Bãi Eldad, Whitsun, Ladd, và McKennan là do Trung Quốc chiếm giữ. Ví dụ như, hai bản đồ phổ biến ra đời vào năm 2015 của Reuters và AFP vẫn thể hiện vài thông tin không chính xác về các Bãi Eldad và Lankiam Cay. Tình trạng nhầm lẫn của các Bãi Eldad, Whitsun, và Ladd nguyên do là nó được suy ra từ các báo cáo về việc Việt Nam đã chống lại sự đổ bộ của quân đội Trung Quốc lên Bãi Eldad vào năm 1990, Đá Ba Đầu tháng 3 năm 1992 và Đá Lạc tháng Bảy năm 1992. Đá Ba Đầu đã được gọi theo tên tiếng Việt cho Bãi Whitsun, nhưng Đá Lạc bị nhầm tưởng là Ladd Reef (Đá Lát theo tiếng Việt), mà thực ra nó đang được Việt Nam chiếm giữ. Trên thực tế, Đá Lạc là tên tiếng Việt cho Gaven South Reef, một thực thể nâng lên khi thủy triều hạ nằm cách 2 hải lý từ bãi Gaven.
Một tấm ảnh do Philippines cung cấp hồi tháng Tư cho thấy Trung Quốc đang xây cất trên các bãi đá xuanh quanh quần đảo tranh chấp ở Trường Sa tại Biển Đông. Photo: Armed Forces of the Philippines/European Pressphoto Agency
 
Một tấm ảnh do Philippines cung cấp hồi tháng Tư cho thấy Trung Quốc đang xây cất trên các bãi đá xuanh quanh quần đảo tranh chấp ở Trường Sa tại Biển Đông. Photo: Armed Forces of the Philippines/European Pressphoto Agency
Một tấm ảnh do Philippines cung cấp hồi tháng Tư cho thấy Trung Quốc đang xây cất trên các bãi đá xuanh quanh quần đảo tranh chấp ở Trường Sa tại Biển Đông. Photo: Armed Forces of the Philippines/European Pressphoto Agency
Bản đồ APMSS cho thấy không có thêm tiền đồn nào nữa của Trung Quốc trên bất kỳ các rạn đá ngầm khác, ngoại trừ bảy tiền đồn được liệt kê ở trên. Một số báo cáo trích dẫn nguồn tin tình báo của Philippine vào tháng Sáu năm 2015 đã cáo buộc rằng Trung Quốc khai hoang đất trên Bãi Eldad. Tuy nhiên, các nguồn tin riêng biệt tại địa phương sau đó xác nhận rằng Eldad cũng như Whitsun, McKennan, và Gaven South vẫn chưa bị chiếm giữ.
Tuy nhiên, tình trạng chưa bị chiếm giữ của các thực thể này là rất mong manh. Cả hai Bãi Eldad và Whitsun đều có giá trị chiến lược. Chúng tạo thành vành đai phía Đông của hai nhóm chính trong quần đảo Trường Sa – Bãi Tizard và Union. Chúng dần dần “trở thành” các hòn đảo. Theo chân những con thuyền đầu tiên đi đến vào giữa những năm 1990 cho thấy rằng chúng là những thực thể chỉ nổi lên khi thủy triều hạ. Nhưng ngày nay mỗi rạn đá ngầm này có 100 mét đụn cát được cho là đã phát triển lên khu vực tăng thêm về chiều cao này. Một đụn cát nhỏ hơn cũng đã xuất hiện trên Bãi McKennan, mà thường bị nhầm lẫn với Bãi Hughes nhưng thực ra nó nằm cách 1 hải lý về phía Tây. Nhiều câu chuyện trong các phương tiện truyền thông xã hội tại Việt Nam nói rằng các Bãi Eldad, Whitsun, và McKennan thường là khu vực yên ắng dành cho “trò chơi” mèo-bắt-chuột giữa Trung Quốc và Việt Nam, với thể lệ là một bên tìm cách đặt chân lên những ‘hòn đảo mới’ này trong khi bên kia cố gắng gây khó khăn cho những nỗ lực đó.
Một tình trạng tương tự đang xảy ra tại Bãi South Luconia (tiếng Mã Lai gọi là Beting Patinggi Ali) nằm cách 84 hải lý ngoài khơi Sarawak của Malaysia. Cả hai phía Trung Quốc và Malaysia đều xác nhận rằng các tàu thuyền của Trung Quốc đã liên tục có mặt tại đây kể từ năm 2013. Thú vị thay, một trong những thực thể tại bãi này, Luconia Breakers (tiếng Mã Lai gọi là Beting Hempasan Bantin), dường như đã thay đổi trạng thái từ một vùng chìm khi thủy triều dâng trở thành một “hòn đảo nhỏ”, nói theo cách của Thủ tướng Malaysia tại Sở Shahidan Kassim của Thủ tướng Chính phủ. Hình ảnh từ vệ tinh và các ảnh chụp trên không cho thấy một cồn cát dài khoảng 70 mét trên thực thể này. Chúng cũng hiển thị hình ảnh của các tàu Cảnh sát biển Trung Quốc, với những con tàu Hải quân lớn hơn của Malaysia, đang neo đậu gần “hòn đảo mới” này.
Một số học giả cho rằng Luconia Breakers đã được khai hoang thành một hòn đảo nhân tạo của Malaysia vào thời điểm nào đó trước năm 2009. Tuy nhiên, lập luận này là vô nghĩa. Là quốc gia ven biển có vùng đặc quyền kinh tế EEZ qua rạn đá ngầm này, Malaysia có mong muốn mạnh mẽ trong việc giữ cho thực thể này chìm trong nước. Một phán quyết năm 2012 của Tòa án Công lý Quốc tế nói rằng “thực thể chìm dưới nước khi thủy triều dâng không thể nào bị chiếm đoạt”. Sau sự việc đó, Luconia Breakers có thể được bảo vệ một cách hợp pháp khỏi tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc cho đến khi nó vẫn còn chìm dưới nước.
Một số người đã đặt câu hỏi rằng liệu sự nhô cao nhanh chóng như thế có thực sự đã xảy ra một cách tự nhiên trong một khoảng thời gian ngắn như vậy không. Nhưng điều này hầu như khó xảy ra. Sự xuất hiện của những cồn cát nhỏ đã được biết tới trong vài thập kỷ qua ở một số rạn đá ngầm ở quần đảo Trường Sa, với các Bãi Eldad, Whitsun, McKennan, và Ban Than là một số ví dụ nổi bật. Với sự giúp sức của các con sóng và ngọn gió, trầm tích san hô có thể hình thành nên các đụn cát đang phát triển hoặc bị rửa trôi – như là trường hợp của Bãi Lankiam Cay – mà không có bất kỳ chuyển động nhô lên nào của phần đá ngầm.
Bằng chứng thủy văn do Philippines nêu ra tại Tòa án Trọng tài Thường trực cho thấy rằng ba trong số bảy thực thể do Trung Quốc nắm giữ, bao gồm Fiery Cross, Cuarteron và Johnson South, có một phần nhô lên khỏi mặt nước khi thủy triều dâng cao, nhưng bốn thực thể khác, bao gồm cả Subi, Gaven, Hughes, và Vành Khăn là những bãi chìm dưới mặt nước khi thủy triều lên cao ở thể tự nhiên ban đầu trước khi chúng được cải tạo từ năm 2013 đã biến tất cả bảy thực thể này thành các hòn đảo nhân tạo.
Malaysia
Giống như trường hợp của Philippines, số lượng các thực thể do Malaysia nắm giữ tại quần đảo Trường Sa thay đổi khác nhau tùy thuộc vào cách định nghĩa. Hầu hết đều cho rằng có khoảng năm hoặc tám thực thể. Malaysia có quân đội đóng quân và có các cơ sở được xây dựng trên năm thực thể sau:
  1. Swallow Reef (tiếng Mã Lai gọi là Layang-Layang), từ năm 1983,
  2. Kiêu Ngựa (Ubi), từ năm 1986,
  3. Mariveles Reef (Mantanani), từ năm 1986,
  4. Erica Reef (Siput), từ năm 1999,
  5. Investigator Shoal (Peninjau), từ năm 1999.
Một số nguồn tin còn liệt kê thêm ba thực thể khác, bao gồm các Bãi Dallas (Laya), Royal Charlotte (Semarang Barat Besar), và Louisa (Semarang Barat Kecil), được chiếm giữ bởi Malaysia. Tuy nhiên, nhiều nguồn tin hiểu biết và đáng tin cậy gần đây đến từ Malaysia, Brunei, và Hoa Kỳ đã xác nhận rằng trên thực tế không có quân đội nào đóng quân trên ba thực thể này.
Malaysia được cho rằng đã “chiếm” Bãi Dallas giống như cách mà Philippines đã làm với hòn đảo Flat. Quân đội gần đó tại Bãi Ardasier, cách khoảng 3 hải lý từ Bãi Dallas, có lẽ đã xem xét và ghé thăm nơi dây một cách thường xuyên. Mặt khác, các Bãi Royal Charlotte và Louisa hầu như khó có thể được xem là “đã bị chiếm giữ”. Mặc dù có một ngọn hải đăng trên Royal Charlotte, các du khách nói rằng nó đã không còn hoạt động nữa và cũng không có cơ sở nào khác trên rạn đá ngầm này. Các du khách cũng thấy rằng Louisa cũng đang bị bỏ hoang mà không có bất kỳ cơ sở nào khác hơn là một ngọn hải đăng có hình tiêm bi, mà nó thì cũng không hoạt động. Trong số tám thực thể, các Bãi Swallow, Mariveles, Erica, Royal Charlotte, và Louisa có một số phần tự nhiên nhô lên khi thủy triều dâng cao, trong khi Ardasier, Dallas, và Investigator chỉ nhô lên khi thủy triều hạ. Những ngọn hải tiêu trên Royal Charlotte và Louisa có thể đã được xây dựng bởi Malaysia trong những năm 1980 như một hình thức khẳng định chủ quyền đối với hai rạn đá ngầm này.
Brunei
Thực thể duy nhất ở quần đảo Trường Sa mà Brunei tuyên bố chủ quyền là Louisa. Theo các báo cáo chính thức của Malaysia và Brunei, một Giao dịch Thư tín được ký kết trong năm 2009 đã “cuối cùng đã nêu rõ sự phân định lãnh hải, thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế” giữa hai nước. Các thỏa thuận dứt khoát cho thấy rằng Brunei có chủ quyền trên hai lô dầu khí mà bãi Louisa nằm trong đó.
Mặc dù Malaysia vẫn chưa chính thức bỏ tuyên bố chủ quyền của mình đối với thực thể này, nhưng thỏa thuận kia với Brunei đã làm suy yếu đáng kể tuyên bố đó của Malaysia. Khi cả Malaysia và Brunei đã tuyên bố chủ quyền của họ trên Louisa trên cơ sở quyền quốc gia ven biển, và sự xác nhận lãnh hải, thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Brunei từ phía Malaysia là tương đương với việc dâng quả bóng Louisa cho khung thành Brunei. Tuy nhiên, điều này dường như chỉ là một sự hiểu ngầm chứ không phải là một thỏa thuận chính thức. Các trao đổi thư tín vẫn chưa được công bố công khai, và thậm chí nếu nó sẽ được công bố công khai, có nhiều khả năng cũng sẽ không có đề cập nào liên quan tới Louisa. Điều này nhất định cũng giống như trường hợp với khu vực Limbang, hay các tranh chấp lãnh thổ khác giữa Brunei và Malaysia.
Với tất cả các chú ý ập trung vào những tranh chấp trên Biển Đông, vẫn còn quá ít sự rõ ràng về các thực tế nền tảng như quốc gia nào sở hữu những gì. Như Bill Hayton đã minh chứng, có rất nhiều tài liệu lịch sử đã “sử dụng các cơ sở tin cậy từ đó có thể viết nên lịch sử đáng tin”. Hy vọng rằng bài viết này là một bước đi đúng hướng để vén tấm màn dày che giấu sự thật về những tranh chấp này.
Ka Đặng chuyển ngữ, CTV Phía Trước
Alexander L. Vuving, Tạp chí Diplomat
_______
Alexander L. Vuving là giáo sư tại Trung tâm châu Á–Thái Bình Dương Daniel K. Inouye chuyên Nghiên cứu lĩnh vực An ninh. Quan điểm thể hiện trong bài viết này là của cá nhân và không phản ánh quan điểm của Chính phủ Hoa Kỳ, Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ, và Trung tâm châu Á–Thái Bình Dương.
2007-2016 Bản tiếng Việt TẠP CHÍ PHÍA TRƯỚC – www.phiatruoc.info
Link to comment
Share on other sites

Join the conversation

You can post now and register later. If you have an account, sign in now to post with your account.

Guest
Reply to this topic...

×   Pasted as rich text.   Paste as plain text instead

  Only 75 emoji are allowed.

×   Your link has been automatically embedded.   Display as a link instead

×   Your previous content has been restored.   Clear editor

×   You cannot paste images directly. Upload or insert images from URL.

 Share


×
×
  • Create New...