Jump to content

Trump có thể trở thành Mussolini cho nước Mỹ không?


xứ việt
 Share

Recommended Posts

Một trào lưu hướng tới một chế độ toàn trị hơn dường như đang lan rộng trên khắp thế giới. Vladimir Putin đã sử dụng thành công chủ nghĩa dân tộc để xiết chặt quyền kiểm soát toàn nước Nga và có vẻ như ông được dân chúng yêu chuộng. Kể từ sau Mao Trạch Đông, Tập Cận Bình được coi là nhà lãnh đạo quyền lực nhất của Trung Quốc khi ông chủ tọa một số các ủy ban ngày càng tăng cho các quyết định quan trọng. Gần đây, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdoğan đã thay thế vị thủ tướng bằng một thuộc hạ phù hợp hơn cho các hoạt động của ông trong việc tập trung quyền hành pháp. Và một số nhà bình luận lo ngại nếu Donald Trump thắng cử Tổng Thống vào tháng 11, ông ta có thể trở thành “một Mussolini cho nước Mỹ.“

 
1-Trump.jpgLạm dụng quyền lực là chuyện xưa giống như lịch sử nhân loại. Kinh Thánh nhắc chúng ta rằng sau khi David đánh bại Goliath và sau này trở thành hoàng đế, ông cám dỗ được Bathsheba và cố tình đưa chồng của bà ra trận để cho chết. Lãnh đạo có liên quan đến việc sử dụng quyền lực làm cho quyền lực thoái hoá, đúng như lời cảnh báo nổi tiếng của Lord Acton. Và tuy nhiện khi các nhà lãnh đạo không có quyền lực – khả năng gây cho những người khác phải làm theo những gì mà chúng ta muốn – họ không thể lãnh đạo.
 
Nhà tâm lý học David C. McClelland thuộc Đại học Harvard đã có lần phân biệt có ba nhóm người tùy theo động cơ của họ. Những người quan tâm nhất về việc làm một cái gì đó cho tốt đẹp hơn, họ có một “nhu cầu cho thành tích” Những người nghĩ hầu hết về mối quan hệ thân thiện với những người khác, họ có một “nhu cầu liên kết.” Và những người quan tâm nhất về việc gây ảnh hưởng đến những người khác cho thấy họ có một “nhu cầu cho quyền lực”.
 
Nhóm người thứ ba này trở thành là các nhà lãnh đạo có hiệu năng nhất, họ làm chúng ta nhớ lại lời của Acton. Nhưng quyền lực tự bản thân nó không phải là tốt hay xấu. Giống như các chất dinh dưỡng trong việc ăn kiêng cử, khi quá ít nó tạo ra hốc hác, và khi quá nhiều nó dẫn đến béo phì. Sự trưởng thành về cảm xúc và trao dồi, đó là phương tiện quan trọng để hạn chế việc ham muốn vị kỷ về quyền lực, và các thể chế thích hợp là rất cần thiết để được sự quân bình. Đạo đức và quyền lực có thể củng cố lẫn nhau.
 
Nhưng đạo đức cũng có thể được sử dụng như là một phương tiện để gia tăng quyền lực. Machiavelli đề cập đến tầm quan trọng của đạo đức cho các nhà lãnh đạo, nhưng chủ yếu là trong các điều kiện để tạo ra ấn tượng về các biểu hiện đức hạnh có thể nhìn thấy mà họ để lại cho các người tuân phục. Sự thể hiện đức hạnh là một nguồn quan trọng của sức mạnh mềm của nhà lãnh đạo hoặc khả năng để có được những gì người ta muốn bằng cách lôi cuốn hơn là ép buộc hoặc mua chuộc. Thật vậy, đối với Machiavelli, đức tính của một bậc quân vương nên là biểu kiến (chỉ để cho người ta cảm nhận), nhưng không bao giờ là thực sự. Tôi thậm chí dám liều để khẳng định rằng nếu một bậc trị vì đã có các đức tính này và đang thực hành tất cả nó một cách cứng ngắt, thì họ bị tổn thương, trong khi sự thể hiện các loại đạo đức này là hữu ích.
 
Machiavelli cũng nhấn mạnh đến tầm quan trọng của quyền lực cứng qua cưỡng chế và mua chuộc, khi một nhà lãnh đạo phải đối mặt với sự cân nhắc cho quyền lực mềm do thu hút, “vì được yêu thương là phụ thuộc vào đối tượng của mình, trong khi mình đang lo sợ là phụ thuộc vào bản thân mình.” Machiavelli tin rằng khi người ta phải lựa chọn, tốt hơn là để bị sợ hơn được yêu. Nhưng ông cũng hiểu rằng sự sợ hãi và tình yêu không phải là đối lập nhau, và đối lập với tình yêu – đó là hận thù – đặc biệt nó là nguy hiểm đối với các nhà lãnh đạo.
 
Tình trang hỗn loạn chung của các quốc gia thành phố của Ý trong thời kỳ Phục hưng là có nhiều bạo lực và nguy hiểm hơn so với thời của các nền dân chủ hiện nay, nhưng các yếu tố trong lời khuyên của Machiavelli vẫn còn liên quan đến các nhà lãnh đạo hiện đại. Ngoài sự dũng cảm của sư tử, Machiavelli cũng ca ngợi chiến lược gian giảo của con cáo. Chủ trương duy lý tưởng mà không theo thực tế ít khi định hình được thế giới, nhưng như chúng ta đánh giá các nhà lãnh đạo dân chủ hiện đại, chúng ta nên lưu tâm đến cả hai ý kiến của Machiavelli và Acton. Chúng ta cần tìm kiếm và hỗ trợ các nhà lãnh đạo có một yếu tố đạo đức của tự kiềm chế và nhu cầu về thành tích và liên kết cũng như quyền lực.
 
Nhưng theo Acton, có một khía cạnh khác trong tình trạng khó xử bên cạnh đạo đức của các nhà lãnh đạo: các đòi hỏi của các người tuân phục. Lãnh đạo là một sự kết hợp của những đặc điểm theo nhà lãnh đạo, theo yêu cầu của người tuân phục và trong bối cảnh mà hai giới này tương tác nhau. Công chúng Nga lo lắng về tình trạng của họ; dân Trung Quốc lo ngại về nạn tham nhũng tràn lan; dân Thổ Nhĩ Kỳ chia rẽ về sắc tộc và tôn giáo: Tất cả tạo nên môi trường cho các nhà lãnh đạo cảm thấy có một nhu cầu tâm lý cho quyền lực. Tương tự như vậy, để đáp ứng nhu cầu tự mãn của mình cho quyền lực, Trump phóng đại sự bất bình của một bộ phận dân chúng thông qua các dàn dựng gian manh của các chương trình tin tức trên truyền hình và phương tiện truyền thông xã hội.
 
Vấn đề là nơi nào mà các thể chế đóng một vai trò quan trọng. Trong thời khởi thuỷ của Hoa Kỳ, James Madison và các bậc quốc phụ khác đã thấy rằng không phải giới lãnh đạo và cũng không phải dân chúng sẽ là các thiên thần, và các thể chế phải được thiết lập để tăng cường các hạn chế. Từ nghiên cứu của họ về nước Cộng hòa La Mã cổ đại, họ kết luận rằng những gì là cần thiết để ngăn chặn sự phát triển của một nhà lãnh đạo quá tự phụ như Julius Caesar là một khuôn khổ thể chế để phân chia các quyền lực, theo đó các phe phái sẽ cân bằng nhau. Về xác suất của một Mussolini cho nước Mỹ thì câu trả lời của Madison là một hệ thống kiểm tra và cân bằng thể chế, nó nhằm đảm bảo cho Hoa Kỳ sẽ không bao giờ giống tình trạng của Ý vào năm 1922 – hay Nga, Trung Quốc, hay Thổ Nhĩ Kỳ ngày nay.
 
Các bậc quốc phụ của Mỹ đã tranh đấu trong một tình trạng khó xử là chúng ta muốn các nhà lãnh đạo mạnh mẽ như thế nào. Câu trả lời của họ được đặt ra nhằm để bảo vệ tự do, không phải là để tối đa hóa hiệu năng của chính phủ. Nhiều nhà bình luận đã phàn nàn về sự phân rã của thể chế, trong khi những người khác chỉ ra các thay đổi – như trong các chương trình truyền hình và phương tiện truyền thông xã hội tường thuật về tình trạng thực taị – đã làm thô tục phẩm chất của các cuộc thảo luận trong công luận. Cuối năm nay, chúng ta có thể nhận ra rằng các khuôn khổ cho quyền lực và lãnh đạo mà các bậc quốc phụ của Mỹ đề ra sẽ có khả năng đề kháng như thế nào.
_______
 

TS Đỗ Kim Thêm dịch, CTV Phía Trước

Joseph S. Nye, Project-Syndicate

 
Joseph S. Nye là cựu Phụ tá Bộ Trưởng Quốc Phòng Hoa Kỳ và Chủ tịch Ủy Ban Tình Báo Quốc Gia Hoa Kỳ, Giáo Sư Đại Học Harvard. Ông là tác giả Is the American Century Over?
 
Nguyên tác:  Do We Want Powerful Leaders?
 
Tựa đề bản dịch là của người dịch
 
(Tạp Chí Phía Trước)
Link to comment
Share on other sites

Guest
Reply to this topic...

×   Pasted as rich text.   Paste as plain text instead

  Only 75 emoji are allowed.

×   Your link has been automatically embedded.   Display as a link instead

×   Your previous content has been restored.   Clear editor

×   You cannot paste images directly. Upload or insert images from URL.

 Share


×
×
  • Create New...