Jump to content

Ai là người ký lệnh bắt Giang Trạch Dân?


xứ việt
 Share

Recommended Posts

The Epoch Times vừa dẫn một nguồn tin từ Trung Quốc cho biết, nguyên Tổng bí thư ĐCSTQ Giang Trạch Dân đã bị đưa ra khỏi nhà và hiện đang bị quân đội giam giữ tại Bắc Kinh.
 
Biệt đội cảnh sát vũ trang thực hiện vụ bắt giữ trên do Chánh Văn phòng Bộ Công an chỉ huy. Sau đó họ đưa Giang Trạch Dân đến căn cứ quân đội thuộc quân đội vùng Bắc Kinh và giao cho một Thiếu tướng và một Đại tá thuộc Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Hoa (PLA). Nguồn tin mô tả, có một người mặc thường phục xuất hiện vào thời điểm bắt Giang, có thể là đặc vụ.
 
Nguồn tin cho biết thêm, lệnh bắt Giang Trạch Dân được phê chuẩn trực tiếp từ Cục Chỉ huy Trung ương – cơ quan cao nhất trong Quân đội. Nhiệm vụ này được thực hiện cực kỳ bí mật.
 
Nguồn tin cho biết lệnh bắt Giang được đưa ra trực tiếp từ Quân ủy Trung ương, lực lượng vũ trang lớn nhất của chính quyền và được thực thi một cách tuyệt mật.
 
Trang Epoch Times đang xác định thông tin trên, chỗ Giang Trạch Dân bị giam giữ hiện vẫn chưa được rõ, cũng chưa có báo cáo chính thức nào về vấn đề này.
 
Nếu thông tin trên là chính xác thì cũng không có gì ngạc nhiên vì từ gần hai năm qua, chính quyền Bắc Kinh đã chuẩn bị mọi thứ, từ dọn đường dư luận, sửa đổi luật… để quyết bắt Đại Lão Hổ-Giang Trạch Dân.
 
http://tamnhin.net/stores/news_dataimages/thanhhuyen/072015/02/15/482d6892937a5294d54e2dba13458ec8_noi-tang.jpg
Ông Giang Trạch Dân và vây cánh cũ
Mới đây nhất, hôm 25/5/2016, hai cận thần của các tướng quân đội về hưu đầy quyền lực ở Trung Quốc, tay chân thân tín của Giang Trạch Dân, đã bị bắt.
 
Trịnh Ân Sủng, một luật sư nhân quyền nổi tiếng ở Thượng Hải hiện đang bị quản thúc tại gia sau những va chạm với các quan chức liên hệ mật thiết với phe cánh họ Giang, vào tháng 3 đã tiết lộ với Epoch Times: “Giang Trạch Dân và con trai của ông đã bị giới hạn nhiều hoạt động“.
 
Ông Trịnh khẳng định nguồn tin của mình cực kỳ đáng tin cậy. Thực tế việc ông Giang và người thân không còn đến những nơi thư giãn quen thuộc của họ đã chứng minh cho nguồn tin này.
 
Trao đổi với Đài Phát thanh Hy Vọng vào ngày 14/6, ông Trịnh cho biết ông đã nhận được 1 lá thư mời họp mặt các bạn cùng lớp, trong đó có 1 lãnh đạo cấp cao trong chính phủ: “Họ nói với tôi anh phải đến, bởi vì chúng ta sẽ ăn mừng sự kiện Giang Trạch Dân sắp sửa kết thúc”.
 
Ông Trịnh cho biết các nhân viên cảnh sát phụ trách việc giám sát, đã bắt đầu công khai nói về việc giam lỏng của ông Giang và các con trai của ông.
 
Hồi đầu tháng 6, báo chí Hồng Kông tiết lộ con trai cả của Giang Trạch Dân là Giang Miên Hằng bị giam lỏng tại một địa điểm không được tiết lộ ngoài Thượng Hải.
 
Việc bắt Giang Trạch Dân là đỉnh điểm của cuộc chiến quyền lực giữa lãnh đạo hiện giờ Tập Cận Bình và Giang Trạch Dân, kéo dài từ khi ông Tập lên nắm quyền.
 
Giang Trạch Dân sinh năm 1926, là “hạt nhân của thế hệ lãnh đạo thứ 3″ của Đảng Cộng sản Trung Quốc, ông giữ chức Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc từ năm 1989 tới năm 2002, Chủ tịch nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa từ năm 1993 tới năm 2003, và là Chủ tịch Quân ủy Trung ương từ năm 1989 tới năm 2004.
 
Giang Trạch Dân lên nắm quyền lãnh đạo sau sự kiện những cuộc phản kháng trên Quảng trường Thiên An Môn năm 1989 với chức vụ Tổng bí thư. Giang Trạch Dân đã thực sự trở thành “lãnh đạo tối cao” trong thập niên 1990.
 
Được biết đến là một trong những khuôn mặt chính trị lôi cuốn của Trung Quốc, Giang Trạch Dân bị chỉ trích vì quá cẩn thận với hình ảnh đời sống cá nhân, và quá nhún nhường trước Nga và Mỹ. Các thành viên Đảng Cộng sản theo đường lối cứng rắn Trung Quốc buộc tội Giang Trạch Dân là một lãnh đạo quá thiên cải cách, người đã hợp pháp hóa hoàn toàn cho chủ nghĩa tư bản.
 
Năm 2002, Giang Trạch Dân rời khỏi Ban Thường trực Bộ chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc nhường đường cho một “thế hệ lãnh đạo thứ tư” đứng đầu là Hồ Cẩm Đào, đánh dấu sự khởi đầu quá trình chuyển tiếp quyền lực kéo dài trong vài năm.
 
Dù vậy Giang Trạch Dân vẫn giữ chức chủ tịch cơ quan đầy quyền lực là Quân ủy Trung ương, đa số các thành viên cơ quan này là các sĩ quan quân đội chuyên nghiệp.
 
Ngày 19/9/2004, sau một cuộc gặp bốn ngày với 198 thành viên Ban chấp hành Trung ương, Giang Trạch Dân đã từ chức Chủ tịch Quân ủy Trung ương, vị trí cuối cùng trong Đảng của ông.
 
(Tri thức trẻ)
Link to comment
Share on other sites

Guest
Reply to this topic...

×   Pasted as rich text.   Paste as plain text instead

  Only 75 emoji are allowed.

×   Your link has been automatically embedded.   Display as a link instead

×   Your previous content has been restored.   Clear editor

×   You cannot paste images directly. Upload or insert images from URL.

 Share


×
×
  • Create New...