Jump to content

Những điều cần biết về bệnh Parkinson


xứ việt
 Share

Recommended Posts

Việt Hà, phóng viên RFA
2016-06-20
Email
Ý kiến của Bạn
Chia sẻ
In trang này
000_BI2M5.jpg
Cựu võ sĩ quyền anh Muhammad Ali (giữa) đến dự một cuộc họp báo tại Câu lạc bộ Báo chí Quốc gia ở Washington hôm 24/5/2011.
icon-zoom.png AFP photo

 

 
 
00:00/00:00
Phần âm thanh Tải xuống âm thanh
 
 

 

Sự ra đi của võ sĩ quyền anh huyền thoại người Mỹ Mohammad Ali mới đây khiến nhiều người chú ý đến một trận đấu lâu dài khác mà ông đã trải qua suốt gần nửa quãng đời còn lại của mình, đó là trận đấu chống chọi với căn bệnh Parkinson đã khiến ông yếu đi rất nhiều trong những năm cuối đời.

Đã có những ý kiến cho rằng những trận so găng trên khán đài với những cú đấm liên tục vào đầu có thể là nguyên nhân khiến ông bị bệnh Parkinson, căn bệnh của não. Nhưng các nhà khoa học Mỹ thì cho rằng, đây chưa hẳn là nguyên nhân chính khiến ông bị bệnh Parkinson.

Nguyên nhân từ đâu

Hình ảnh của võ sĩ quyền anh huyền thoại Mohammad Ali những năm cuối đời thường gắn liền với chiếc xe đẩy, cánh tay run run, dù gương mặt ông vẫn luôn nở nụ cười khi xuất hiện trước công chúng. Suốt từ năm 1984 đến khi qua đời vào hôm 3 tháng 6 năm nay, Mohammad Ali đã phải chống chọi với căn bệnh Parkinson, một căn bệnh của não khiến các cử động của ông gặp nhiều khó khăn.

Bệnh Parkinson xuất hiện khi có một số tế bào thần kinh nằm ở một phần của não, thường được gọi là chất đen, bị chết hoặc mất khả năng hoạt động. Những tế bào này sản sinh ra một chất gọi là dopamine. Chất này làm cho các cơ bắp của cơ thể hoạt động phối hợp với nhau nhịp nhàng. Nếu khoảng 80% tế bào thân kinh sản sinh ra dopamin bị hư, thì các triệu chứng của bệnh Parkinson sẽ xuất hiện. Các triệu chứng thường thấy của bệnh bao gồm run tay chân, cằm, môi, cử động chậm chạp. Người bệnh cảm thấy rất khó khởi động một động tác, khó xoay trở người, khi đi cũng như khi đứng, nằm. Người bệnh cũng thường khó giữ thăng bằng và vì vậy dễ bị ngã và do đó dễ bị chấn thương.

Có hai yếu tố nguy cơ chính mà chúng tôi xem xét. Thứ nhất là yếu tố gene di truyền. Ngoài ra là yếu tố môi trường, chủ yếu liên quan đến các loại thuốc diệt côn trùng. 
- Tiến sĩ Peter Schimdt 

Theo quỹ bệnh Parkinson của Mỹ, hiện cả thế giới có từ 7 đến 10 triệu người mắc bệnh Parkinson. Nguy cơ bị bệnh tăng cao hơn ở người lớn tuổi. Tuy nhiên theo quỹ này ước tính thì có đến 4% những người bị bệnh Parkinson có độ tuổi dưới 50. Nam giới có hơn 1,5 lần nguy cơ bệnh so với nữ giới. Nói về nguy cơ bệnh ở các nhóm độ tuổi, Tiến sĩ Peter Schmidt, Phó giám đốc Quỹ Parkinson quốc gia của Mỹ cho biết:

Bệnh Parkinson nhìn chung là bệnh của tuổi già. Chúng tôi ước tính khoảng 1,5 đến 2% những người có độ tuổi trên 65 bị bệnh này. Tất nhiên, có một số trường hợp người trẻ cũng bị, chúng tôi cũng thấy một số trường hợp hiếm hoi bệnh phát triển ở trẻ nhỏ, ở người dưới 18 tuổi. Có một số người phát hiện bệnh khi mới ngoài 30 hoặc 40. Con số người bị bệnh sẽ nhiều lên khi tuổi lớn lên. Phần lớn những người bị bệnh ở độ tuổi dưới 40 là do yếu tố gene.Yếu tố gene này khiến họ dễ bị bệnh Parkison hơn những người khác.

Bên cạnh yếu tố gene di truyền, có một số nguyên nhân làm tăng nguy cơ bị bệnh Parkison ở một người. Tiến sĩ Peter Schimdt nói tiếp:

Có hai yếu tố nguy cơ chính mà chúng tôi xem xét. Thứ nhất là yếu tố gene di truyền. Nếu trong gia đình cùng dòng máu với bạn có hai người bị Parkison thì bạn có nguy cơ bị bệnh Parkison cao hơn những người khác. Ngoài ra là yếu tố môi trường, chủ yếu liên quan đến các loại thuốc diệt côn trùng. Có một loại thuốc diệt côn trùng là rotenone có liên quan đến bệnh Parkison. Thậm chí người ta đã dùng rotenone để tạo Parkison ở động vật. Có một số loại thuốc diệt côn trùng khác cũng làm tăng nguy cơ bị bệnh Parkinson. Người sử dụng thuốc diệt côn trùng không đeo găng tay, khẩu trang thì có nguy cơ bị bệnh cao. Ngoài ra có một yếu tố nguy cơ nhỏ khác nữa.

Theo tiến sĩ Schimdt, dường như cũng có mối liên quan giữa hút thuốc lá và bệnh Parkison. Dù các nhà khoa học chưa khẳng định chắc chắn mối liên hệ giữa Nicotine có trong thuốc lá và bệnh Parkinson nhưng dường như Nicotine có thể bảo vệ não khỏi bị ảnh hưởng của bệnh Parkinson. Tiến sĩ Schimdt nói mối liên hệ này vẫn cần phải được nghiên cứu thêm để xác định cho chính xác.

Ảnh hưởng đến người bệnh ra sao?

 

000_Was3605852.jpg-400.jpg
Một bác sĩ về thần kinh học chăm sóc sức khỏe cho một bệnh nhân Parkinson. AFP photo

 

Liên quan đến trường hợp của võ sĩ quyền anh Mohammad Ali, có không ít người nghi ngờ rằng những vết thương trong não của võ sĩ do bị đấm liên tục vào đầu ở những trận so găng trong nhiều năm trời đã khiến ông bị bệnh Parkinson khi còn khá trẻ. Ông được chẩn đoán bị bệnh Parkison vào năm 1984 khi mới 42 tuổi.

Các nhà khoa học cũng đã tiến hành các nghiên cứu tìm hiểu về mối liên quan giữa những chấn thương ở cơ thể nói chung và ở đầu nói riêng với bệnh Parkinson. Tuy nhiên các kết quả cho đến giờ vẫn chưa chỉ ra chắc chắn mối liên hệ giữa hai yếu tố này. Tiến sĩ Peter Schmidt giải thích:

Chúng ta thấy trường hợp của võ sĩ Mohamad Ali và nghĩ là có thể có mối liên hệ này rõ ràng hơn là thực sự. Nếu bạn có gene bị bệnh Parkinson thì bị thương ở đầu có thể khiến có nguy cơ cao hơn bị bệnh Parkinson. Một nghiên cứu gần đây ở San Francisco quan sát  hai nhóm người. Một nhóm bị thương ở đầu và nhóm bị thương ở nơi khác trong cơ thể. Và họ thấy có nguy cơ cao hơn ở nhóm người bị thương ở đầu. Tuy nhiên bằng chứng liên quan giữa bệnh và bị thương ở đầu không rõ lắm. Nếu chúng tôi  nhìn vào nghiên cứu về những chấn thương liên tục ở đầu ở những người lính hoặc những vận động viên trong giải bóng bầu dục nhà nghề Mỹ thì chúng tôi thấy là chấn thương liên tục ở đầu ảnh hưởng nhiều hơn đến phần nhận thức hơn là phần vận động.

Trong khoảng 2 đến 3 năm cuối đời, sức khỏe của võ sĩ quyền anh Mohammad Ali yếu đi rất nhiều. Đã có lúc có tin đồn cho rằng ông không thể nói được nữa. Ông phải nhập viện nhiều lần vì các bệnh liên quan đến đường hô hấp, và viêm đường tiểu. Ngay trước khi qua đời, ông cũng đang được điều trị bệnh về đường hô hấp.

Một nghiên cứu gần đây ở San Francisco quan sát  hai nhóm người. Một nhóm bị thương ở đầu và nhóm bị thương ở nơi khác trong cơ thể. Và họ thấy có nguy cơ cao hơn ở nhóm người bị thương ở đầu.
- Tiến sĩ Peter Schmidt 
 

Theo các bác sĩ, những người bị bệnh Parkinson thường dễ bị mắc các bệnh về đường hô hấp như viêm phổi chẳng hạn. Nguyên nhân là do bệnh liên quan đến các vấn đề vận động, do đó người bệnh gặp khó khăn khi nuốt. Có trường hợp người bệnh nuốt nhầm vào đường thở, vào phổi và bị viêm đường hô hấp, phổi như trong trường hợp của Mohammad Ali. Ngoài ra, bệnh cũng có thể khiến người bệnh bị táo bón thường xuyên.

Việc điều trị bệnh Parkinson hiện nay chủ yếu dựa vào thuốc và tập luyện là chủ yếu để làm chậm sự phát triển của bệnh. Một số trường hợp bệnh nhân có thể được chỉ định phẫu thuật đặt điện cực kích thích não sâu. Đây là một kỹ thuật mới trong điều trị Parkinson giai đoạn muộn và khi người bệnh gặp các tác dụng phụ của thuốc, không đáp ứng hoặc đáp ứng kém với điều trị thuốc. Phẫu thuật giúp giảm chứng run và cứng đờ ở người bệnh. Từ năm 2012, Việt Nam cũng đã bắt đầu triển khai thực hiện phẫu thuật này cho một số người bệnh. Tuy nhiên, đây cũng không phải là biện pháp có thể điều trị khỏi hoàn toàn căn bệnh. Nói về hướng điều trị bệnh Parkinson trong tương lai, tiến sĩ Peter Schmidt cho biết:

Có hai bước để điều trị Parkinson, một là ngăn chặn sự phát triển của bệnh, thứ hai là để phục hồi chức năng đã bị mất đi do bệnh. Phục hồi chức năng bao gồm việc hồi phục lại những chức năng ở bộ não mà chúng ta chưa làm được. Nhưng để làm chậm lại sự  phát triển của bệnh là điều mà chúng tôi đang nghiên cứu ở các phòng thí nghiệm. Chúng tôi không chỉ nghiên cứu điều chế thuốc mà còn hướng dẫn mọi người trong cách sống tự chăm sóc bản thân theo hướng tích cực, giúp cơ thể thích ứng.

Theo tiến sĩ Peter Schmidt, làm chậm sự phát triển của bệnh và cải thiện cuộc sống của người bệnh là một quá trình gồm ba bước. Thứ nhất là nghiên cứu tìm ra các loại thuốc điều trị bệnh. Thứ hai là tìm được bác sĩ chuyên khoa hiểu rõ về bệnh và cách điều trị thích hợp với từng bệnh nhân. Bước thứ ba là giúp người bệnh tự chủ động đối phó với bệnh tật của mình bao gồm việc tập thể dục, tuân thủ các hướng dẫn của bác sĩ.

Võ sĩ Mohammad Ali đã sống chung với căn bệnh Parkinson suốt hơn 30 năm qua. Dù căn bệnh gây thêm nhiều khó khăn cho cuộc sống của ông nhưng người ta vẫn thấy ông tích cực tham gia các hoạt động cộng đồng, xuất hiện trước công chúng. Tại thế vận hội Olympic 2012 ở London, thế giới đã chứng kiến ông mang cờ thế vận hội tại lễ khai mạc với sự giúp đỡ của vợ mình.

Tiến sĩ Schmidt cho biết tại Quỹ bệnh Parkinson quốc gia Mỹ, đã có một nghiên cứu cho thấy có những bệnh nhân sống với căn bệnh Parkinson hơn 50 năm qua mà vẫn có thể có một cuộc sống chất lượng tại nhà với gia đình mình. Theo ông một trong những yếu tố khiến một số người có thể sống lâu với căn bệnh là vì họ phát hiện bệnh khi còn trẻ và do đó khả năng thích ứng của các nơ rôn thần kinh trong não với bệnh tốt hơn so với những người phát hiện bệnh khi lớn tuổi. Tuy nhiên điều quan trọng hơn cả vẫn là sự hiểu biết căn bệnh của người bị bệnh và sự chăm sóc đúng cách của chính người bệnh và bác sĩ.

Link to comment
Share on other sites

Guest
Reply to this topic...

×   Pasted as rich text.   Paste as plain text instead

  Only 75 emoji are allowed.

×   Your link has been automatically embedded.   Display as a link instead

×   Your previous content has been restored.   Clear editor

×   You cannot paste images directly. Upload or insert images from URL.

 Share


×
×
  • Create New...