Jump to content

Bí ẩn quan hệ Việt – Trung (phần 2)


xứ việt
 Share

Recommended Posts

Các lãnh đạo cao cấp VN - TQ dự hội nghị Thành Đô hồi tháng 9/1990. Ảnh: internet
Các lãnh đạo hai nước VN – TQ gặp nhau tại Hội nghị Thành Đô hồi tháng 9/1990. Ảnh: internet
Tiếp theo phần 1: Bí ẩn quan hệ Việt – Trung
Theo nhiều nguồn tin, Hội nghị Thành Đô (HNTĐ) diễn ra trong các ngày 3 và 4 tháng 9 năm 1990, tại Thành Đô (TQ), được cho là có nhiều phần lợi nghiêng hẳn về phía TQ.  Đến nay, thỏa hiệp này vẫn được giữ trong vòng bí mật, lý do tại sao cả Việt Nam và Trung Quốc đều không thể hoặc không muốn công bố sau nhiều thập niên, dẫn đến nhiều đồn đoán, có thể có những thông tin trong số đó là sự thật.
Bối cảnh: Thế giới từ những năm 1989, 1990, đã diễn ra những cuộc cách mạng dân chủ làm sụp đổ hệ thống các nước cộng sản Đông Âu và Liên Xô, đây là chỗ dựa và nguồn tài trợ chính cho Việt Nam thời bấy giờ. Mất nguồn hậu thuẫn vững mạnh, đồng thời lo sợ trước làn sóng dân chủ hóa lan sang Việt Nam, có thể thấy Đảng Cộng sản VN hoảng loạn và rúng động như thế nào. Tưởng chừng chế độ cộng sản sẽ trường tồn mãi mãi dựa vào sức mạnh đàn áp của công an và quân đội, nhưng điều đảng cộng sản không ngờ QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN chỉ có thể bảo vệ nhân dân chứ không thể tiêu diệt nhân dân. Do vậy, quân đội chính là nỗi ám ảnh, buộc lãnh đạo đảng CSVN phải tìm cách đề phòng hậu họa.
Trong khi đó, Việt Nam và Trung Quốc đang còn là hai nước thù địch, vừa trải qua chiến tranh biên giới 1979 và hải chiến trường sa 1988. Bộ máy tuyên truyền và cả trong hiến pháp 1980 còn nêu đích danh “bọn bá quyền Trung Quốc xâm lược”. Nếu không phải vì một nhu cầu quá cấp thiết là sự tồn vong của chế độ thì không thể dày mặt tráo trở, tức thì quay ngược 180 độ để quỵ lụy cầu cạnh TQ, còn nếu nói rằng VN buộc phải chủ động cầu hòa để ổn định tình hình và bình thường hóa quan hệ với TQ, nỗ lực đó đáng ca ngợi và tuyên truyền, sao lại phải giấu diếm, cả Việt Nam và Trung Quốc?
Thói thường sự đời tốt khoe xấu che, chắc chắn phải có thậm thụt chuyện mờ ám, khuất tất, mới không dám công khai ra ánh sáng. Trung Quốc là nước lớn, vững mạnh, trong khi Việt Nam là nước nhỏ, đang lâm vào tình trạng hiểm nghèo, rất cần một sự che chở, bảo hộ. Việt Nam vạn bất đắc dĩ phải chủ động cầu hòa, trong khi Trung Quốc chẳng có lý do gì để vô tư với Việt Nam, Đặng Tiểu Bình còn cho Việt Nam là “ăn cháo đá bát”. Cho nên, HNTĐ là câu chuyện lợi dụng lẫn nhau từ cả hai phía, trong đó, Trung Quốc nắm tuyệt đối lợi thế, sẽ là kẻ dẫn dắt và áp đặt điều kiện, biết được mức độ qụy lụy của Việt Nam khẩn thiết  bao nhiêu, Trung Quốc càng dễ bề đề ra kế hoạch thủ lợi bấy nhiêu. 
Thực hay hư: Khi Trung Quốc ngang ngược đưa giàn khoan Hải Dương 981 vào hoạt động trong phần lãnh hải thềm lục địa Việt Nam, vụ việc gây phẫn nộ cho người dân Việt Nam, trong đó, một phần do phản ứng khó hiểu, chậm chạp, nhu nhược, lúng túng như đang bị khống chế… của đảng và nhà nước Việt Nam. Trong thời gian này, báo chí Trung Quốc, Tân Hoa Xã và Hoàn Cầu Thời Báo cùng nhau công bố cái gọi là những sự thật về “kỷ yếu hội nghị” như sau: “Vì sự tồn tại của sự nghiệp xây dựng Chủ nghĩa Cộng sản, Đảng Cộng sản và Nhà nước Việt Nam đề nghị phía Trung Quốc giải quyết các mối bất đồng giữa hai nước. Phía Việt Nam sẽ cố gắng hết sức mình để vun đắp tình hữu nghị lâu đời vốn có giữa hai đảng và nhân dân hai nước do chủ tịch Mao Trạch Đông và Chủ tịch Hồ Chí Mình đã dày công xây đắp trong quá khứ. Và Việt Nam bày tỏ mong muốn sẵn sàng chấp nhận làm một khu vực tự trị thuộc chính quyền Trung ương tại Bắc Kinh, như Trung Quốc đã dành cho Nội Mông, Tây Tạng, Quảng Tây…
Phía Trung Quốc đồng ý chấp nhận đề nghị nói trên, và cho Việt Nam thời gian 30 năm (1990-2020) để Đảng Cộng sản Việt Nam giải quyết các bước tiến hành cần thiết cho việc gia nhập đại gia đình các dân tộc Trung Quốc“.
Việc đề ra điều khoản này rõ ràng không phù hợp với mong muốn và yêu cầu của phía Việt Nam, đây chỉ có thể là sự khôn lõi của Trung Quốc. Nếu phía Việt Nam đề nghị được bảo hộ, tức là can thiệp bằng quân sự khi xảy ra bạo loạn lật đổ, tất nhiên Trung Quốc sẽ chẳng khờ khạo mà chấp nhận một cách vô tư, với lý do không thể can thiệp quân sự vào một nước có chủ quyền, như thế sẽ bị quốc tế lên án và cấm vận. Muốn vậy, trừ phi VN phải cung cấp cho họ một danh nghĩa, tức là danh chính ngôn thuận. Và còn gì thuận lợi hơn khi Việt Nam trở thành một khu tự trị thuộc Trung Quốc, khi đó, việc điều binh khiển tướng sang Việt Nam cũng chỉ là việc nội bộ mà thôi. Nếu có  một thỏa hiệp như thế, không gì khác hơn là giao kèo bán nước của ĐCSVN, và phải được giấu kín, ngược lại, TQ sẽ sử dụng nó như là sợi dây xỏ mũi VN, bao lâu còn chưa công bố, vẫn còn giá trị lợi dụng.
Liệu Việt Nam đã từng có nhu cầu và yêu cầu được TQ bảo hộ không?
Những gì diễn ra trên thực tế có tương thích với nội dung của mật ước không?
Thái độ và cách hành xử của Việt Nam đối với TQ, và Trung Quốc đối với Việt Nam có như là con tin bị TQ khống chế và bị điều khiển không?
Nếu đáp án là có, có nghĩa rằng bạn đang có trong tay: Mật Ước Thành Đô.
____

Có hay không một thỏa hiệp bán nước?

MỘT VỊ THIẾU TƯỚNG YÊU CẦU TÔNG KẾT CUỘC CHIẾN 1979 – 1984 VÀ CÔNG KHAI THỎA HIỆP THÀNH ĐÔ.
 
Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam
Độc Lập Tự Do Hạnh Phúc

 

Hà Nội ngày 20 tháng 07 năm 2014
Kính gửi:
 
– Đ/C Tổng Bí thư BCHTW Đảng
– Các đ/c Uỷ viên Bộ Chính Trị
– Các đ/c Uỷ viên Ban Bí thư TW Đảng
– Các đ/c ủy viên Trung ương Đảng khóa XI.

 

Tôi là: Lê Duy Mật – Thiếu tướng – Nguyên Phó Tư lệnh – Tham mưu trưởng Quân khu 2 và Tư lệnh Mặt trận 1979-1984 (Hà Giang) thay mặt một số đảng viên xin được nêu thắc mắc và kiến nghị như sau:
Cuộc chiến tranh biên giới 1979 – 1984 cũng là một trong những cuộc chiến đẫm máu vô cùng đau thương trong lịch sử nước ta. Đây là cuộc chiến tương tự các cuộc chiến Bạch Đằng,Chi Lăng, Đống Đa, nhưng tại sao đã qua 30 năm mà cuộc chiến này vẫn không được tổng kết, đúc rút kinh nghiệm phục vụ cho mục tiêu bảo vệ Tổ quốc cấp thiết trước mắt, Việc tổng kết này vô cùng cần thiết và sẽ rất hữu ích khi mà đối tượng chiến đấu vẫn là một, khi mà quân xâm lựợc đang cận kề chứ không xa xôi như trong các cuộc chiến chống Pháp, chống Mỹ. Bên cạnh đó các chính sách đối với gia đình liệt sĩ và những người chống xâm lược năm 1979 – 1984, chúng tôi đã nhiều lần đề nghị nhưng vẫn không được giải quyết, mà chỉ có những lời hứa hẹn xuông.
Ảnh: Tướng Lê Duy Mật, thứ tư trái sang đứng cạnh Tướng Đoàn Khuê, tại Mặt trận biên giới phía Bắc.
Phải chăng có một nguyên nhân mà chúng tôi săp nêu lên sau đây.
Chúng ta đều biết mọi tiêu cực trong xã hội hiện nay từ Trung Quốc gây ra, khiến cho nước ta sản xuất lẹt đẹt, lạc hậu, đã thế, họ lại còn có những lời sỉ nhục đôi với cả dân tộc ta: “Việt Nam là con hoang, loại vô liêm sỉ, phải cho thêm vài bài học”.
Vậy mà, lãnh đạo ta không hề có một phản ứng nào!
Rồi khi bọn xấu trà trộn trong đám biểu tình được xúi giục phá phách gần 1000 nhà máy của Hàn Quốc, Đài Loan, Singapore, Trung Quốc, thì công an lúc đó làm ngơ, sau đó mới xuất hiện, chỉ xử lý qua loa và xin lỗi xin đền bù thiệt hại cho họ. Trong khi đó Tung Quốc đâm phá gần 30 tàu, thuyền của chúng ta thì không quyết liệt đòi bồi thường, mà chỉ “nhẹ nhàng” lên án.
Khi có hiện tượng bất thường nho nhỏ về dân sự thì lập tức nửa đêm đại sứ của Việt Nam ở Bắc Kinh bị gọi đến để nhận thư phản kháng, còn khi Trung Quốc gây hại cho ta thì chỉ có cán bộ Bộ Ngoại giao Việt Nam đến gặp cơ quan Lãnh sự Trung Quốc tại Hà Nội để giao công hàm phản kháng.
Lạ lùng nhất là tỉnh ủy Quảng Đông mà lại ngang nhiên gửi công văn cho Bộ Ngoại giao Việt Nam yêu cầu phải thực hiện 16 việc phải làm. Một thái đọ trịch thượng, coi thường nước ta rất vô lễ mà ta vẫn chịu đựng.
Trung Quốc tự tiện cho giàn khoan vào xâm nhập lãnh hải Việt Nam bất chấp mọi ý kiến phản đối của nhân dân ta và dư luận các nước lên án. Khi rút đi, họ tuyên bố là do họ đã xong việc. Trung Quốc làm như vậy mà ta vẫn khen Trung Quốc là bạn tốt, 16 chữ vàng và 4 tốt. Đến nỗi dư luận thế giới cũng phải ngạc nhiên về thái độ quá ư nhu nhược của chúng ta.
Ngạc nhiên hơn là Nhà nước đàn áp những người biểu tình chống xâm lược ở trong nước mà chỉ khuyến khích biểu tình ở nước ngoài.
Chẳng lẽ một dân tộc Việt Nam anh hùng đã ba lần chiến thắng Nguyên Mông, đã có Điện Biên phủ lừng lẫy năm châu chấn động địa cầu mà nay lại hèn kém như vậy sao! Chúng tôi cho rằng nguyên nhân sâu xa là ở Thỏa hiệp Thành Đô ngày 4/9/1990 của một số vị lãnh đạo. Chúng tôi chưa rõ thực hư thế nào mà chỉ biết sau này những hiện tượng tiêu cực xảy ra đã thể hiện nội dung của bản Thỏa hiệp đó. Xin trích một đoạn Thỏa hiệp Thành Đô: “Vì sự tồn tại của sự nghiệp xây dựng Chủ nghĩa Cộng sản, Đảng Cộng sản và Nhà nước Việt Nam đề nghị phía Trung Quốc giải quyết các mối bất đồng giữa hai nước. Phía Việt Nam sẽ cố gắng hết sức mình để vun đắp tình hữu nghị vốn lâu đời vốn có giữa hai đảng và nhân dân hai nước do Chủ tịch Mao Trạch Đông và Chủ Tịch Hồ Chí Minh đã dày công xây đắp trong quá khứ. Và Việt Nam bày tỏ mong muốn sẵn sàng chấp nhận làm một khu vực tự trị thuộc chính quyền Trung ương tại Bắc Kinh, như Trung Quốc đã dành cho Nội Mông, Tây Tạng, Quảng Tây…
Phía Trung Quốc đồng ý và đồng ý chấp nhận đề nghị nói trên, và cho Việt Nam thời gian 30 năm (1990-2020) để Đảng Cộng sản Việt Nam giải quyết các bước tiến hành cần thiết cho việc gia nhập đại gia đình các dân tộc Trung Quốc”. (Hết trích) (1).
Vì vậy, chúng tôi yêu cầu trong hội nghị TW này Bộ chính trị, Ban Bí thư cần công bố các văn bản của Thỏa hiệp Thành Đô, để chứng minh thực hư thế nào. Nếu Thỏa hiệp Thành Đô là đúng như vậy thì rõ ràng là một bản thỏa hiệp rất nguy hiểm cho đất nước như là phản bội Tổ Quốc. Vì vậy, chúng tôi đề nghị Hội nghị TW xem xét và ra tuyên bố phản bác bản thỏa hiệp đó, chấn chỉnh lại tổ chức, kỷ luật những người đã ký và những người thực hiện sau này. Có như vậy Đảng ta mới thực sự là một Đảng chân chính, dám nhận khuyết điểm, dám công khai khuyết điểm như Bác Hồ đã nói: “Một Đảng mà không dám nhận khuyết điểm, công khai khuyết điểm là một Đảng hỏng”.
Theo điều lệ Đảng (điều 3 khoản 3), Đảng là của nhân dân lao động, Đảng của toàn thể đảng viên vì vậy chúng tôi có quyền yêu cầu phải công khai các hoạt động của những người lãnh đạo để dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra như trong các Nghị quyết TW đã đề ra.
Trên đây là những kiến nghị tâm huyết và bức xúc của đảng viên. Tôi mong rằng: Bộ chính trị, Ban bí thư nên tôn trọng ý kiến của các đảng viên cơ sở và thực hiện các việc nói trên. Tóm lại là:
1- Tổng kết cuộc chiến tranh chống quân xâm lược năm 1979, thực hiện chính sách qui tập mồ mả ghi công các anh hùng liệt sĩ trong cuộc chiến tranh chống quân xâm lược cũng như bao cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ Quốc trước đây của dân tộc ta, tổ chức kỷ niệm trọng thể hàng năm.
2- Công khai bản Thỏa hiệp Thành Đô tháng 9/1990 để toàn dân, toàn Đảng biết được thực hư và ra tuyên bố để giải thích các hiện tượng tiêu cực. Thỏa hiệp Thành Đô là thứ ung nhọt đang di căn khắp cơ thể đất nước ta.
Nguy cơ mất nước đang là sự thật, mong các đồng chí có lương tâm, vì sự nghiệp của tổ quốc mà thực hiện cho được. Nếu ở Hội nghị Trung ương X này không ra được bản tuyên bố thì yêu cầu đưa vào chương trình Đại hội Đảng bất thường hoặc Đại hội 12.
Chúng tôi chờ mong hồi đáp của các đồng chí.
Kính
Thiếu tướng Lê Duy Mật
(1) Theo tin của Tân Hoa xã Trung Quốc và báo Hoàn cầu Trung Quốc
Thạch Nhan
(Ba Sàm)
Link to comment
Share on other sites

Guest
Reply to this topic...

×   Pasted as rich text.   Paste as plain text instead

  Only 75 emoji are allowed.

×   Your link has been automatically embedded.   Display as a link instead

×   Your previous content has been restored.   Clear editor

×   You cannot paste images directly. Upload or insert images from URL.

 Share


×
×
  • Create New...