Jump to content

Những bí ẩn của Sao Mộc sắp được hé lộ


Recommended Posts

Sau một chuyến hành trình kéo dài 5 năm, tàu vũ trụ Juno sắp tới đích đến cuối cùng là Sao Mộc khổng lồ, nơi tàu sẽ bay vào quỹ đạo và bắt đầu gửi dữ liệu về vào ngày 4 tháng 7.
 
Tàu vũ trụ này sẽ xuyên qua bức màn mây dày đặc của Sao Mộc để hé lộ những bí ẩn của nó.
 
Juno được phóng đi vào tháng 8 năm 2011 từ Mũi Canaveral thuộc bang Florida.
 
Tàu quỹ đạo này sẽ gặp phải một môi trường bất lợi trong sứ mạng kéo dài 20 tháng của nó bay quanh Sao Mộc.
 
Khoa học gia Steve Levin tham gia dự án Juno nói: ‘Sao Mộc là hành tinh lớn nhất, có môi trường bất lợi nhất trong hệ mặt trời. Và nó có từ trường lớn hơn, cực quang lớn hơn, vành đai bức xạ lớn hơn, trọng lực lớn hơn. Tất cả mọi thứ về nó thực sự là lớn hơn.’
 
Tuyến bay quanh cực của tàu vũ trụ sẽ lập bản đồ toàn bộ bề mặt hành tinh này trong 37 vòng bay quanh quỹ đạo, và tiết lộ thông tin về nguồn gốc của sao Mộc, phần bên trong của nó, khí quyển và những lực từ trường. Bức xạ của nó có cường độ cao nên phải có một hầm bức xạ.
 
Ông Levin cho biết thêm: ‘Cơ bản đó là một hộp rất lớn bằng titanium, và chúng tôi cho tất cả những thiết bị điện tử nhạy cảm nhất của chúng tôi vào trong hầm để tránh những thiệt hại mà Sao Mộc có thể gây ra.’
 
Mọi người khắp thế giới có thể theo dõi sứ mạng này trực tuyến bằng cách tải xuống phần mềm được gọi là Eyes on the Solar System từ website của NASA.
 
Tàu vũ trụ Juno được đặt tên theo một nữ thần trong thần thoại La Mã có thể nhìn xuyên qua những đám mây, và các nhà khoa học cho biết sứ mạng này sẽ hé lộ những bí ẩn của Sao Mộc và lý giải hệ mặt trời của chúng ta được hình thành ra sao.


(VOA)

Link to comment
Share on other sites

Join the conversation

You can post now and register later. If you have an account, sign in now to post with your account.

Guest
Reply to this topic...

×   Pasted as rich text.   Paste as plain text instead

  Only 75 emoji are allowed.

×   Your link has been automatically embedded.   Display as a link instead

×   Your previous content has been restored.   Clear editor

×   You cannot paste images directly. Upload or insert images from URL.

 Share


×
×
  • Create New...