Jump to content

Yêu cầu không để bộ luật tố tụng hình sự bị hoãn vô thời hạn


xứ việt
 Share

Recommended Posts

Sáng ngày 02-07, luật sư Trần Vũ Hải thuộc Đoàn Luật sư Hà Nội, đã phát lời kêu gọi cộng đoàn luật sư cùng thân hữu lên tiếng mạnh mẽ để bộ luật tố tụng hình sự (BLTTHS) năm 2015 không bị quốc hội CSVN đình hoãn vô thời hạn. Ông nói rằng một điểm mới, rất quan trọng của BLTTHS này, là người nào nếu bị công an triệu tập hay mời lên khi chưa khởi tố bị can đều có quyền mời luật sư đi cùng, tránh những "oan gia" do kém hiểu biết hoặc bị đe dọa...
 
2.7.2016_yeu_cau_khong_de_bo_luat_hinh_s
Ông Huỳnh Văn Nén phải ngồi tù oan hơn 17 năm vì bị bức cung (ảnh: A.Chiến)
BLTTHS 2015 và bộ luật hình sự (BLHS) 2015 đã bất ngờ bị đình hoãn thi hành chỉ 24 giờ trước ngày 2 bộ luật này có hiệu lực thi hành. Việc đình hoãn được giải thích là do có gần 100 lỗi sai sót trong văn bản BLHS 2015 và nhiều ý kiến về nhiều điều khoản trong bộ luật này. Việc này khiến BLTTHS 2015 cũng không có hiệu lực từ 1-7-2016, và có thể bị hoãn vô hạn định nếu BLHS 2015 không được sửa đổi điều chỉnh kịp thời. Luật tổ chức cơ quan điều tra hình sự, và Luật thi hành tạm giữ, tạm giam cũng bị đình hoãn theo.
 
Nếu BLTTHS 2015 tiếp tục bị trì hoãn, sẽ đồng nghĩa các luật sư có thể tiếp tục bị các rào cản của luật cũ và cách suy nghĩ cũ, khiến khó hoạt động hiệu quả khi hành nghề. Ở chương VII về “Bào chữa và Đại diện” của BLTTHS 2015, được các luật sư hy vọng nội dung của chương này giúp nâng cao vị thế của người bào chữa trong tố tụng hình sự, đặc biệt là trong giai đoạn tố tụng điều tra.
 
Luật sư Trần Thành (Đoàn luật sư Sài Gòn) nói rằng BLTTHS 2015 quy định chi tiết cụ thể về quyền của bị can, bị cáo, người bị tạm giữ và người bị bắt khẩn cấp. Theo các điều khoản này, người bị bắt giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị tạm giữ, bị can và bị cáo đều có quyền trình bày ý kiến, trình bày lời khai, không buộc phải đưa ra lời khai chống lại chính mình hoặc buộc phải nhận mình có tội.
 
Có thể hiểu người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo có quyền không phải khai báo, cũng như không buộc phải nhận mình có tội trước cơ quan tiến hành tố tụng hình sự. Tuy không trực tiếp ghi nhận quyền im lặng cho người bị bắt khẩn cấp, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo, nhưng trong thực tế khi làm việc với các cơ quan tố tụng, họ có quyền không trả lời một số câu hỏi mà họ cho là chống lại họ.
 
Tiếc là quốc hội CSVN tiếp tục không chấp nhận người bị tạm giữ, bị can được quyền im lặng để chờ luật sư, để quyền con người được đảm bảo hơn.
 
Vũ Minh Ngọc
 
(SBTN)
Link to comment
Share on other sites

Join the conversation

You can post now and register later. If you have an account, sign in now to post with your account.

Guest
Reply to this topic...

×   Pasted as rich text.   Paste as plain text instead

  Only 75 emoji are allowed.

×   Your link has been automatically embedded.   Display as a link instead

×   Your previous content has been restored.   Clear editor

×   You cannot paste images directly. Upload or insert images from URL.

 Share


×
×
  • Create New...